You are on page 1of 2

Nữ quyền đích thực™: Một bài vỡ lòng ngắn về Làn sóng Thứ nhất

Nguồn:
https://old.reddit.com/r/TheRedPill/comments/46ejox/real_feminismtm_a_short_primer_on_t
he_first_wave/
Bởi: Người dùng reddit LastRevision
Ngày đăng: 2017
Giới thiệu: Tôi cảm thấy chết đi một ít ở trong lòng cứ mỗi khi thấy những người khác, đôi
lúc là cả ở trên cái diễn đàn này, nói về Chủ nghĩa Nữ Quyền Làn sóng Thứ nhất như thể nó
có một tham vọng cao thượng nào đó, và rằng Chủ nghĩa Nữ Quyền chỉ trở nên lố bịch sau
thập niên 1960. Điều này là vớ vẩn. Chủ nghĩa Nữ Quyền đã và vẫn luôn luôn [có mục đích]
là làm nhu nhược hóa (TN-emasculating, cũng có thể được dịch là thiến, hoạn) người đàn
ông, là điều dẫn đến không thể tránh khỏi sự nhu nhược hóa có tính diệt chủng mà chúng ta
thấy ngày nay.
Tôi cảm thấy buồn cười bởi vì trông nó như thể cần có các khóa học chồng chất lên các
khóa học, chuyên ngành chồng chất trên chuyên ngành, bằng tiến sĩ chồng chất lên bằng
tiến sĩ, về cái thứ nhảm nhí này khi mà tất cả những gì cần làm chỉ là xem qua nhanh một
vài trích dẫn sớm nhất từ mấy nhà Nữ Quyền đầu tiên để thấy được họ ủng hộ cái gì và tiết
lộ mục đích thực sự của họ (làm nhu nhược hóa).

Gần như mọi cuộc nói chuyện về Chủ nghĩa Nữ Quyền đều đi đến ngõ cụt khi mà Nhà Nữ
Quyền được nhắc tới lập luận rằng những sự phê bình không miêu tả đúng “Nữ Quyền
thđích thực,” mà thay vào đó nhầm lẫn với một người rơm (TN-Tức ngụy biện bù nhìn rơm)
nào đó mà chỉ có một người rất thiếu hiểu biết về Chủ nghĩa Nữ Quyền Làn sóng Thứ nhất
mới nói ra được.
Vậy thì một chút về Chủ nghĩa Nữ Quyền Làn sóng Thứ nhất.
Vào đầu thế kỷ 19 Chủ nghĩa Nữ Quyền Làn sóng Thứ nhất có hai bà mẹ: Susan B.
Anthony và Elizabeth Cady Stanton.
Hai người phụ nữ này ban đầu có các mục tiêu và ý tưởng rất khác nhau. Anthony thì nghĩ
về những người phụ nữ lao động, và muốn bình đẳng quyền người lao động:

“Anthony tập trung sự chú ý của mình vào những nhu cầu kinh tế của phụ nữ và, vào năm
1868, giúp thành lập một tổ chức lao động của phụ nữ dù tồn tại ngắn ngủi nhưng mang
tính tiên phong. Vào thời kỳ mà đa số phụ nữ trung lưu thờ ơ với phong trào công nhân
đang nổi lên, Anthony đã cố tích hợp những mục tiêu của nữ quyền với công đoàn.”
(DeBois, x)

Cái đoạn chữ in nghiêng đó với tôi nó chồi ra như một cái ngón tay cái bị sưng: “Vào thời kỳ
mà đa số phụ nữ trung lưu thờ ơ với phong trào công nhân đang nổi lên”
Phải nói cho rõ: “Người phụ nữ lao động” ở vào thời kỳ này cũng đồng nghĩa với người phụ
nữ chưa kết hôn, và người phụ nữ xấu xí. Cũng giống như đám Nữ Quyền Làn sóng Thứ ba
ngày nay cảm thấy một sự oán giận sâu sắc đối với sự mở rộng tiêu chuẩn cái đẹp tới mức
chấp nhận cả “các nhà hoạt động đòi chấp nhận sự béo phì”, những người thuộc cái Làn
sóng Thứ nhất cũng không muốn bị liên kết với mấy bà cô không chồng (TN-spinster, người
phụ nữ không chồng không con dù đã lớn tuổi).
Kể cả nếu mục tiêu của Chủ nghĩa Nữ Quyền là mở rộng tiêu chuẩn cái đẹp ra rộng nhất có
thể, phải có một tầng lớp nào đó bị loại trừ ra để cho cái đẹp có chút độ đáng tin nào đó.
Phụ nữ không muốn bị liên kết với những kẻ thua cuộc xấu xí và họ chưa từng bao giờ
muốn vậy hết.
Stanton, tuy nhiên, lại tập trung sự tấn công của bà ta vào thứ có sự phản chiếu rất gần với
Chủ nghĩa Nữ Quyền ngày nay:

“Stanton, đi theo truyền thống của… những nhà nữ quyền Không tưởng (TN-Utopian), tập
trung sự tấn công của bà ta vào sự áp bức với tình dục của phụ nữ. Bà ta đi đầu cổ vũ cho
khái niệm “sự kiểm soát của nữ giới với thân thể của chính mình,” mà bà ta dùng cụm từ
“Chủ quyền bản thân,” và… hiểu được quyền của phụ nữ được kiểm soát cơ thể của chính
họ trong mối quan hệ hôn nhân. Stanton ủng hộ luật ly hôn dễ dãi hơn, chấm dứt nạn
bán dâm, quyền kiểm soát tần suất quan hệ tình dục của phụ nữ trong hôn nhân, và
sự đền bù cho những bà vợ trước sự thừa mứa những ông chồng say rượu vũ phu.”
(DeBois, x)

Hãy để ý sự bất hòa trong nhận thức giữa vừa muốn “Chủ quyền bản thân” với “chấm dứt
nạn bán dâm”.
Giữa hai người này, Anthony “ngày một trở nên thực dụng hơn” và muốn thúc đẩy quyền
bầu cử để “giữ sự tách biệt với những cải tổ khác” (DeBois, xi).
Tôi diễn giải điều này là “thoát khỏi sự lảm nhảm cuồng tín của Stanton.” Tuy nhiên, cũng
phải khá khen cho bà ta, Stanton hiểu được những người phụ nữ trung bình; những người
phụ nữ khi đó “thờ ơ” với điều kiện lao động của những người kém may mắn hơn cũng cần
được ném cho một miếng bánh quy.
Cái miếng bánh quy này bao hàm sự hủy diệt đang trỗi dậy của trách nhiệm trong hôn nhân,
sự nữ tính, và vai trò truyền thống của phụ nữ trong mối liên hệ với đàn ông. Nếu như Chủ
nghĩa Nữ Quyền đích thực đại diện cho cái ham muốn đòi có được nhiều quyền lực hơn
nhưng phải chịu ít trách nhiệm hơn (hay là, anh biết đấy, quyền hưởng tự phong), Stanton
là người đi đầu cho cái ý tưởng này.
Đây là cái cách mà Chủ nghĩa Nữ Quyền đi từ một thiểu số nhỏ những phụ nữ tức tối và tự
cho mình có quyền đã phát triển thành bao hàm tất cả mọi người.
Phụ nữ ban đầu chẳng có quan tâm clm gì tới những người chị em xấu xí, không ai
rước của mình… nhưng lời hứa hẹn có thêm quyền lực xã hội cộng với ít trách nhiệm
hơn khiến cho nó thành một cú lừa khá dễ dụ.
Nếu như anh vẫn nghĩ là Làn sóng Nữ Quyền Thứ nhất là có giá trị, đòi hỏi của Stanton vừa
muốn tự do tuyệt đối cho hoạt động tình dục của phụ nữ (“Chủ quyền bản thân”) vừa muốn
sự chấm dứt tuyệt đối khả năng kiếm tiền của phụ nữ sử dụng hoạt động tình dục của cô ta
(bán dâm), hẳn phải khiến người nghe phải gãi đầu gãi tr*m.
KTP

You might also like