You are on page 1of 2

Vai trò của triết học Mác-Lênin trong giai đoạn cách mạng 1975:

“Luận cương đến Bác Hồ và Người đã khóc


Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lenin”

(“Người đi tìm hình của nước”- Chế Lan Viên)

Qua suốt 10 năm ròng rã “đi hỏi khắp bóng cờ châu Mỹ, châu Phi”, qua “những đất tự do, những
trời nô lệ”, đã thấy nhiều “con đường cách mạng”, nghiên cứu cách mạng Mỹ 1776, cách mạng
Pháp 1789… Nhưng chỉ đến khi đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.
Lênin (tháng 7/1920), Nguyễn Ái Quốc mới như tìm ra chân lý và “vui mừng đến phát khóc lên”,
Người khẳng định: “Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin
tưởng biết bao!… Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!” và sau
này Người đã đúc kết: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con
đường cách mạng vô sản”.

Chủ nghĩa Mác-Lênin khẳng định: “trong xã hội tư bản chủ nghĩa, tất cả các giai cấp, các tầng lớp
trung gian bị bóc lột đều đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Nhưng, “Trong tất cả các giai cấp hiện
đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng. Tất cả các
giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp”. Ở Việt Nam,
thực dân Pháp xâm lược, chúng lập ra chế độ thống trị tàn bạo, thi hành các chính sách cai trị
chuyên chế, biến giai cấp tư sản mại bản và địa chủ phong kiến thành tay sai đắc lực. Chúng thực
hiện chính sách đàn áp, khủng bố hết sức dã man, tàn bạo, chia rẽ dân tộc, tôn giáo... Chúng vơ vét
tài nguyên và bóc lột sức lao động nhân dân Việt Nam “tới tận xương tủy”, thực hiện chính sách độc
quyền, kìm hãm sự phát triển kinh tế độc lập của nước ta, thực hiện chính sách ngu dân… khiến đời
sống của dân ta bị bần cùng hóa, nền kinh tế bị què quặt, gây nên những hậu quả nghiêm trọng kéo
dài nhiều năm. Giai cấp nông dân bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Tình cảnh bần
cùng, thống khổ của giai cấp nông dân đã làm tăng thêm lòng căm thù đế quốc và phong kiến tay
sai. Giai cấp công nhân ra đời bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột. Giai cấp tư sản bị tư sản Pháp
và tư sản người Hoa cạnh tranh chèn ép. Tầng lớp tiểu tư sản bao gồm học sinh, trí thức, những
người làm nghề tự do… đời sống bấp bênh, dễ bị phá sản trở thành người vô sản, cũng có lòng yêu
nước, căm thù đế quốc, thực dân. Vì vậy, hình thành những mâu thuẫn đan xen nhau, song mâu
thuẫn cơ bản và chủ yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản
động. Sự thống trị, áp bức và bóc lột càng tăng thì mâu thuẫn đó càng sâu sắc, tất yếu dẫn đến một
cuộc cách mạng giải phóng giai cấp vô sản, giai cấp bị áp bức, bóc lột.
Đáp ứng yêu cầu cấp thiết đó, đông đảo nhân dân trên khắp mọi miền đất nước đã anh dũng chiến
đấu chống thực dân Pháp xâm lược,“hầu như có bao nhiêu người An Nam thì có bấy nhiêu trung
tâm kháng chiến”. Nhưng do phần lớn vua quan hủ bại, khiếp sợ "tàu to, súng lớn"... nên từ năm
1862 đã ký hòa ước "nhượng" cho Pháp 3 tỉnh miền Đông, tiếp theo là các hiệp ước khác - thực chất
là hàng ước "bán nước"... Gần một thế kỷ, hơn 300 cuộc khởi nghĩa "chỉ có thể dấy lên rồi tắt".
Nguyên nhân là do không có đường hướng phù hợp. Ngọn cờ theo hệ ý thức phong kiến thất bại
thảm hại, "... sông núi không còn nước mắt để khóc các bậc anh hùng"; nhiều người xuất thân "khoa
bảng" kịch liệt phê phán Nho giáo, bất hợp tác với triều đình… Tư tưởng dân chủ tư sản xuất
hiện "như một chân trời mới", nhưng cũng "chẳng đưa đến đâu xa" rồi nhanh chóng tỏ rõ sự "bất
lực hoàn toàn".... Các phong trào yêu nước tiêu biểu như: Phong trào Cần Vương do các văn thân, sĩ
phu yêu nước lãnh đạo, diễn ra sôi nổi trong cả nước và kéo dài hơn 10 năm từ 1885 đến 1896; các
cuộc nổi dậy chống quân xâm lược ở các vùng địch chiếm đóng, tiêu biểu như: khởi nghĩa Trương
Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương, Nguyễn Hữu Huân; các cuộc đấu tranh của nhân dân
các địa phương trung du miền núi, nổi bật nhất là khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo
(1884 - 1913); các cuộc khởi nghĩa: Hương Khê (1885 - 1896) do Phan Đình Phùng và Cao Thắng
lãnh đạo; Ba Đình (1886 - 1887) do Phạm Bành và Đinh Công Tráng đứng đầu; Bãi Sậy (1885 -
1889) do Nguyễn Thiên Thuật chỉ huy; cuộc nổi dậy ở Hưng Hóa (1885 - 1889) của Nguyễn Quang
Bích; phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu
Trinh lãnh đạo; cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo. Các phong trào là sự tiếp
nối truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử,
nhưng do thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã
lần lượt thất bại. Dù đã viết nên những trang sử hết sức oanh liệt, nhưng cuộc kháng Pháp từ cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX “chỉ có thể dấy lên rồi tắt, chính vì thiếu lực lượng lãnh đạo đủ năng
lực”. Cách mạng Việt Nam chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước, đặt ra yêu
cầu cấp bách phải có một ánh sáng mới soi đường, dẫn dắt.
Việc xác định con đường, định hướng tư tưởng có thể nói là điều kiện tiên quyết trong mọi cuộc
cách mạng, là nền tảng cơ sở để dẫn tới thành công. Người đã quan tâm và nghiên cứu kỹ lưỡng các
cuộc cách mạng của Mỹ năm 1776 và cách mạng Pháp năm 1789 và rút ra được nhiều bài học quý
giá, nhất là vấn đề liên minh công nông. Tuy vậy, theo Người: “Cách mệnh Pháp cũng như cách
mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ
thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”. Chỉ có thành công của cách
mạng Tháng Mười Nga, tiếp xúc, nghiên cứu về dự thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa
của Lênin, đối chiếu với thực tiễn cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ, Người khẳng định: “muốn cứu
nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản”. Trong
“Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin”, Người đã nói: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất
cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình
trong buồng mà tôi nói to lên, như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày
đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”. Như vậy, con
đường cách mạng vô sản là con đường duy nhất, là chân lý soi rọi, đưa cách mạng Việt Nam phát
triển và thành công.
Từ đó, con đường cách mạng vô sản không chỉ là sự lựa chọn sáng suốt, đúng đắn của riêng lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc, mà khi vận dụng vào thực tiễn cách mạng Việt Nam thì “cách mạng vô sản trở
thành lựa chọn tất yếu của cách mạng Việt Nam”. Bởi sau khi tiếp thu lý luận Mac- Lênin, Người
đã bổ sung và vận dụng một cách sáng tạo lý luận về cách mạng không ngừng, lý luận về thời cơ và
tình thế cách mạng, qua đó, phát triển sáng tạo các luận điểm này khi ứng dụng vào thực tiễn cách
mạng vô sản ở Việt Nam. Chánh cương vắn tắt của Đảng do Người soạn thảo, đã khẳng định: “Làm
tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Làm tư sản dân
quyền cách mạng đánh đổ thực dân Pháp xâm lược đem lại độc lập dân tộc. Làm thổ địa cách mạng
là đánh đổ bọn phong kiến, địa chủ đem lại ruộng đất cho dân cày (sau này, cả hai cuộc cách mạng
cùng tiến hành song song ấy được gọi là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân). Bên cạnh đó,
nhận thức được giá trị sâu sắc của tư tưởng đoàn kết quốc tế, Đảng tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và
giúp đỡ quốc tế, kết hợp chặt chẽ giữa phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng
của các lực lượng hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thể giới, kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để thực hiện các mục tiêu cách mạng. Đây là điều hoàn toàn
phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam.

You might also like