You are on page 1of 357

TS.

Khương Thị Thu Hương (chủ biên)


TS. Lê Thị Vân Anh, TS. Trần Khánh Vân

GIÁO TRÌNH

SINH LÝ THỰC VẬT


TẬP 1
PHẦN LÝ THUYẾT

NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT


2
LỜI NÓI ĐẦU

Môn Sinh lý thực vật cung cấp kiến thức cơ sở cho nhiều ngành đào tạo liên quan
đến thực vật như Sinh học, Công nghệ sinh học, Khoa học cây trồng, Quản lý tài
nguyên rừng và môi trường, Lâm học, Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Nông nghiệp
công nghệ cao, Bảo vệ thực vật…

Nhằm đa dạng nguồn tài liệu học tập cho sinh viên, cũng như cập nhật thành tựu
mới của khoa học công nghệ trong lĩnh vực nghiên cứu sinh lý thực vật, được sự hỗ
trợ của Trường Đại học Lâm nghiệp, TS. Khương Thị Thu Hương cùng tập thể tác
giả biên soạn cuốn Giáo trình Sinh lý thực vật, tập I. Phần lý thuyết.
Nội dung cuốn sách gồm 7 chương, trong đó TS. Khương Thị Thu Hương (Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội) làm chủ biên và biên soạn
chính toàn bộ cuốn sách, với sự tham gia của TS. Trần Khánh Vân (Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội) trong chương 5 và TS. Lê Thị Vân Anh (Trường Đại học Khoa học
Công nghệ Hà Nội) trong chương 6.

Cuốn sách được biên soạn theo hướng tiếp cận các chức năng sinh lý dựa trên đặc
điểm cấu tạo giải phẫu - hình thái, làm rõ bản chất của các quá trình sinh lý trong
cây và các liên hệ ứng dụng trong thực tiễn. Đặc biệt ở chương 3 mô tả khá chi tiết
cấu trúc của bộ máy quang hợp, phần mà các giáo trình trước đây còn chưa đề cập đến.

Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã kế thừa các kiến thức kinh điển trong các
nguồn tài liệu có độ tin cậy cao, đồng thời cập nhật các kết quả nghiên cứu mới
trong các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín.

Nhóm tác giả chân thành cảm ơn GS.TS. Vũ Văn Vụ (Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên), PGS. TS. Nguyễn Văn Mã (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2) đã góp ý
chỉnh sửa bản thảo cuốn sách.

Dù đã rất cố gắng, tuy nhiên chắc cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót. Các
tác giả rất mong nhận được sự chia sẻ và ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách
được chỉnh sửa, hoàn thiện trong lần tái bản.
Trân trọng cảm ơn!

Chủ biên
TS. Khƣơng Thị Thu Hƣơng

3
4
GIỚI THIỆU MÔN SINH LÝ THỰC VẬT

Sinh lý thực vật là một chuyên ngành khoa học nghiên cứu các quá trình sinh lý diễn
ra trong cơ thể thực vật và sự tương tác của các quá trình đó với các yếu tố môi
trường sống.

Môn học Sinh lý thực vật dựa trên kiến thức nền tảng của các môn học khoa học sinh
học khác như Hóa sinh, Lý sinh, Sinh học phân tử, Sinh học tế bào, Hình thái và giải
phẫu thực vật, Sinh thái học… Ngược lại, Sinh lý thực vật lại hỗ trợ việc tiếp thu kiến
thức các môn học đó.

Hiểu biết các quá trình sinh lý trong cơ thể thực vật là cơ sở cho các môn khoa học
liên quan đến thực vật như Công nghệ tế bào thực vật, Công nghệ gen thực vật, Các
hợp chất thứ cấp ở thực vật, Cây rừng, Thực vật học, Hệ sinh thái rừng, Trồng rừng,
Khoa học cây trồng…

Hơn thế nữa, những kiến thức của môn Sinh lý thực vật làm cơ sở cho các biện pháp
tác động, điều chỉnh cây trồng theo hướng có lợi cho con người.

Nội dung cuốn giáo trình được chia làm 7 chương, mỗi chương tương ứng một quá
trình sinh lý riêng biệt ở mức độ tế bào hoặc mức độ cơ thể. Nội dung cơ bản của
các chương này được tóm tắt như sau:

Chương 1. Sinh lý tế bào thực vật


Cấu trúc của tế bào thực vật, các đặc tính lý hóa của chất nguyên sinh và các hoạt
động sinh lý diễn ra ở mức độ tế bào như trao đổi nước, trao đổi chất tan, những
kiến thức này sẽ làm nền tảng cho các hoạt động sinh lý diễn ra ở mức độ cơ thể.

Chương 2. Trao đổi nước ở thực vật


Tìm hiểu về quá trình hút nước ở rễ, vận chuyển nước trong cây và sự thoát hơi nước
ở lá.

Chương 3. Quang hợp ở thực vật


Sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng dự trữ trong các hợp
chất hữu cơ và quá trình vận chuyển chúng trong cây, tạo nguồn dự trữ năng lượng
sống cho thực vật cũng như các sinh vật khác trên Trái đất.

Chương 4. Hô hấp ở thực vật


Sự phân giải oxy hóa các chất hữu cơ được tổng hợp từ quá trình quang hợp thành
năng lượng sinh học cung cấp cho mọi hoạt động sống của cây.

5
Chương 5. Dinh dưỡng khoáng - nitơ ở thực vật
Quá trình hấp thu, vận chuyển và đồng hóa các chất khoáng, nitơ trong cơ thể thực
vật.

Chương 6. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật


Kết quả hoạt động của các quá trình sinh lý trên đây là làm cho cây lớn lên, ra hoa,
kết quả, già rồi kết thúc chu trình sống của mình bằng một cái chết sinh học đã được
lập trình sẵn đó chính là sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.

Chương 7. Tính chống chịu các nhân tố phi sinh học bất lợi ở thực vật
Trong quá trình sống cây thường xuyên phải đối mặt với các tác nhân phi sinh học
bất lợi như hạn, mặn, lạnh, nhiệt độ cao, ngập úng… Dưới những tác hại của các
nhân tố này, cây cần phải có các phản ứng để chống chọi lại đảm bảo duy trì ổn
định các hoạt động sinh lý, nhằm giúp cây có thể sinh trưởng và phát triển bình
thường trong điều kiện tự nhiên.

Kiến thức của các chương này luôn có mối liên hệ logic với nhau, cũng như mối liên
hệ khăng khít của chúng trong cơ thể thực vật. Chủ động tìm hiểu được bản chất của
từng quá trình đó sẽ giúp cho việc học môn sinh lý thực vật không bị nhàm chán, đơn
điệu như kiểu học gạo, học thuộc lòng, mà nhiều người vẫn thường gán ghép cho nó.

6
MỤC LỤC

Lời nói đầu ............................................................................................................................. 3


Giới thiệu môn sinh lý thực vật ............................................................................................. 5
Mục lục .................................................................................................................................. 7

Chƣơng 1. SINH LÝ TẾ BÀO THỰC VẬT .................................................................... 15


1.1. Khái quát về cấu trúc và chức năng sinh lý của tế bào thực vật ................................... 15
1.1.1. Thành tế bào (plant cell wall) ........................................................................... 15
1.1.2. Màng sinh chất (cell membrane/plasma membrane) ........................................ 24
1.1.3. Nhân (nucleus) .................................................................................................. 25
1.1.4. Chất nguyên sinh (cytoplasm) ........................................................................... 26
1.2. Các đặc tính lý hóa của chất nguyên sinh ..................................................................... 32
1.2.1. Đặc tính hóa keo................................................................................................ 32
1.2.2. Đặc tính vật lý của chất nguyên sinh ................................................................ 34
1.3. Hoạt động trao đổi nước của tế bào thực vật ................................................................ 35
1.3.1. Trao đổi nước theo phương thức thẩm thấu ...................................................... 35
1.4. Hoạt động trao đổi chất tan của tế bào thực vật ............................................................ 40
1.4.1. Sự hấp thu chất tan vào tế bào theo cơ chế thụ động ........................................ 41
1.4.2. Sự trao đổi chất tan vào tế bào thực vật theo cơ chế chủ động ......................... 42
1.4.3. Quan điểm hiện đại về sự trao đổi chất khoáng vào tế bào thực vật ................. 44
1.5. Nuôi cấy tế bào - mô thực vật ....................................................................................... 46
1.5.1. Giới thiệu chung ................................................................................................ 46
1.5.2. Các bước thực hiện nuôi cấy tế bào - mô thực vật ............................................ 49
1.5.3. Các phương thức nuôi cấy tế bào - mô thực vật ............................................... 50
1.5.4. Các hướng nghiên cứu và ứng dụng của nuôi cấy tế bào - mô thực vật ........... 52
Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................... 56

Chƣơng 2. SỰ TRAO ĐỔI NƢỚC CỦA THỰC VẬT ................................................... 57


2.1. Nước trong cây và vai trò của nước đối với đời sống của thực vật .............................. 57
2.1.1. Nước trong cơ thể thực vật ................................................................................ 57
2.1.2. Vai trò của nước đối với cây ............................................................................. 58
2.1.3. Các nhóm cây sinh thái khác nhau về chế độ nước........................................... 59
2.1.4. Đặc tính của nước ............................................................................................. 60
2.2. Sự hút nước của rễ cây từ đất ....................................................................................... 61
2.2.1. Các dạng nước trong đất ................................................................................... 61
2.2.2. Rễ là cơ quan hút nước chính của cây............................................................... 62
2.2.3. Sự vận chuyển của nước từ đất vào rễ .............................................................. 63
2.2.4. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh lên quá trình hút nước ở rễ ................. 64

7
2.3. Sự vận chuyển nước trong cây ...................................................................................... 66
2.3.1. Các cơ chế vận chuyển nước trong cây ............................................................. 67
2.3.2. Các con đường vận chuyển nước trong rễ cây .................................................. 69
2.3.3. Sự vận chuyển nước trong thân cây .................................................................. 71
2.3.4. Sự vận chuyển nước trong lá cây ...................................................................... 74
2.4. Sự thoát hơi nước của cây ............................................................................................. 75
2.4.1. Ý nghĩa của sự thoát hơi nước đối với đời sống của cây .................................. 75
2.4.2. Sự thoát hơi nước qua cutin .............................................................................. 76
2.4.3. Sự thoát hơi nước qua khí khổng ...................................................................... 77
2.4.4. Ảnh hưởng của nhân tố ngoại cảnh đến sự thoát hơi nước ............................... 86
2.4.5. Một số thông số đánh giá quá trình thoát hơi nước ........................................... 87
2.5. Sự cân bằng nước trong cây .......................................................................................... 89
2.5.1. Khái niệm về cân bằng nước ............................................................................. 89
2.5.2. Cân bằng nước dương ....................................................................................... 89
2.5.3. Cân bằng nước âm ............................................................................................. 89
2.6. Cơ sở sinh lý của việc tưới nước hợp lý cho cây trồng................................................. 90
2.6.1. Xác định lượng nước tưới thích hợp ................................................................. 90
2.6.2. Xác định thời điểm tưới nước thích hợp ........................................................... 90
2.6.3. Xác định phương pháp tưới thích hợp............................................................... 91
Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................... 93

Chƣơng 3. QUANG HỢP Ở THỰC VẬT........................................................................ 94


3.1. Khái niệm về quang hợp ở thực vật .............................................................................. 94
3.1.1. Định nghĩa và bản chất của quá trình quang hợp .............................................. 94
3.1.2. Các hình thức quang hợp ở sinh vật .................................................................. 94
3.1.3. Ý nghĩa của quang hợp đối với tự nhiên và con người ..................................... 96
3.2. Cơ quan và bào quan quang hợp ................................................................................... 97
3.2.1. Lá cây ................................................................................................................ 97
3.2.2. Lục lạp - bào quan quang hợp ......................................................................... 100
3.2.3. Bộ máy quang hợp .......................................................................................... 104
3.2.4. Sắc tố quang hợp ............................................................................................. 109
3.3. Cơ chế quang hợp ....................................................................................................... 117
3.3.1. Phản ứng sáng (light reactions) ....................................................................... 117
3.3.2. Phản ứng tối (dark reactions) …. .................................................................... 126
3.4. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp ............................................. 140
3.4.1. Ảnh hưởng của ánh sáng ................................................................................. 140
3.4.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ .................................................................................. 146
3.4.3. Ảnh hưởng của nước ....................................................................................... 148

8
3.4.4. Ảnh hưởng của CO2 ........................................................................................ 149
3.4.5. Ảnh hưởng của chất khoáng............................................................................ 151
3.5. Quang hợp và năng suất cây trồng .............................................................................. 153
3.5.1. Quan hệ giữa quang hợp và năng suất ............................................................ 153
3.5.2. Biện pháp điều chỉnh quang hợp để nâng cao năng suất cây trồng ................ 155
3.6. Quá trình vận chuyển sản phẩm đồng hóa trong cây .................................................. 159
3.6.1. Cấu tạo phloem ............................................................................................... 159
3.6.2. Quá trình vận chuyển chất hữu cơ trong phloem ............................................ 160
Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................. 163

Chƣơng 4. HÔ HẤP Ở THỰC VẬT .............................................................................. 165


4.1. Khái quát chung .......................................................................................................... 165
4.1.1. Định nghĩa ....................................................................................................... 165
4.1.2. Vai trò của hô hấp đối với thực vật ................................................................. 165
4.1.3. Nguyên liệu ..................................................................................................... 166
4.2. Bộ máy hô hấp ............................................................................................................ 167
4.2.1. Cấu tạo của ty thể ............................................................................................ 167
4.2.2. Chức năng của ty thể ....................................................................................... 168
4.3. Cơ chế hô hấp ............................................................................................................. 169
4.3.1. Hô hấp hiếu khí ............................................................................................... 169
4.3.2. Hô hấp yếm khí ............................................................................................... 177
4.3.3. Sự vận chuyển điện tử và phosphoril hóa trong hô hấp .................................. 179
4.4. Cường độ và hệ số hô hấp........................................................................................... 183
4.4.1. Cường độ hô hấp ............................................................................................. 183
4.4.2. Hệ số hô hấp (RQ – Respiration quotient) ...................................................... 184
4.5. Hô hấp và các hoạt động sinh lý quan trọng trong cây ............................................... 185
4.5.1. Hô hấp và quang hợp ...................................................................................... 185
4.5.2. Hô hấp và hút nước, hút khoáng ..................................................................... 186
4.5.3. Hô hấp và tính chống chịu của thực vật .......................................................... 186
4.6. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình hô hấp .................................... 187
4.6.1. Nhiệt độ ........................................................................................................... 187
4.6.2. Hàm lượng nước trong mô .............................................................................. 188
4.6.3. Thành phần khí CO2 và O2 trong không khí ................................................... 188
4.6.4. Dinh dưỡng khoáng ......................................................................................... 188
4.7. Hô hấp và vấn đề bảo quản nông sản.......................................................................... 189
4.7.1. Mối quan hệ giữa hô hấp và bảo quản ............................................................ 189
4.7.2. Các biện pháp điều chỉnh hô hấp trong bảo quản nông sản ............................ 190
Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................. 192

9
Chƣơng 5. DINH DƢỠNG KHOÁNG - NITƠ ............................................................. 193
A. Dinh dƣỡng khoáng .................................................................................................... 193
5.1. Khái niệm về chất khoáng và nguyên tố thiết yếu ...................................................... 193
5.1.1. Nguyên tố khoáng ........................................................................................... 193
5.1.2. Nguyên tố thiết yếu ......................................................................................... 193
5.1.3. Phân loại các nguyên tố khoáng ...................................................................... 195
5.2. Vai trò các nguyên tố khoáng ..................................................................................... 197
5.2.1. Vai trò chung ................................................................................................... 197
5.2.2. Vai trò sinh lý của một số nguyên tố khoáng thiết yếu
và triệu chứng thừa - thiếu của chúng trong cây ............................................. 198
5.3. Sự hấp thụ các chất khoáng ở thực vật ....................................................................... 209
5.3.1. Cấu tạo cơ quan hút khoáng ............................................................................ 209
5.3.2. Cơ chế hút khoáng ở thực vật.......................................................................... 209
5.4. Tác động của ngoại cảnh đến quá trình hút khoáng.................................................... 214
5.4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hút khoáng .................................................... 214
5.4.2. Ảnh hưởng của độ thoáng khí đến quá trình hút khoáng ................................ 214
5.4.3. Ảnh hưởng của độ pH đến quá trình hút khoáng ............................................ 215
5.4.4. Ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình hút khoáng ........................................ 215
5.4.5. Ảnh hưởng của độ ẩm đất đến quá trình hút khoáng ...................................... 215
5.5. Sự vận chuyển chất khoáng trong cây ........................................................................ 216
5.5.1. Vận chuyển từ đất vào xylem .......................................................................... 216
5.5.2. Vận chuyển trong phloem (mạch rây) ............................................................. 216
B. Dinh dƣỡng nitơ .......................................................................................................... 217
5.6. Vai trò của nitơ (N) đối với thực vật........................................................................... 217
5.6.1. Vai trò của nitơ trong cây ................................................................................ 217
5.6.2. Triệu chứng thừa và thiếu nitơ trong cây ........................................................ 217
5.7. Các nguồn nitơ cung cấp cho thực vật ........................................................................ 218
5.7.1. Phân bón vô cơ ................................................................................................ 218
5.7.1. Phân bón hữu cơ .............................................................................................. 218
5.7.3. Nitơ khí quyển ................................................................................................. 218
5.8. Sinh học cố định nitơ tự do ......................................................................................... 218
5.8.1. Các con đường cố định nitơ tự do ................................................................... 218
5.8.2. Ý nghĩa của quá trình cố định nitơ tự do trong tự nhiên ................................. 219
5.8.3. Các nhóm vi sinh vật cố định đạm .................................................................. 220
5.8.4. Sự cộng sinh giữa vi khuẩn cố định đạm và rễ cây họ đậu ............................. 222
5.8.5. Cơ chế của quá trình cố định nitơ phân tử theo con đường sinh học .............. 224
5.9. Quá trình đồng hóa và biến đổi nitơ trong thực vật .................................................... 226
5.9.1. Quá trình khử nitrate ....................................................................................... 226

10
5.9.2. Đồng hóa amon và tổng hợp acid amin........................................................... 228
5.10. Sinh học nấm rễ ........................................................................................................ 229
5.10.1. Khái niệm và phân loại ................................................................................. 229
5.10.2. Phân loại nấm rễ ............................................................................................ 230
5.10.3. Vai trò của nấm rễ ......................................................................................... 231
5.11. Bón phân hợp lý cho cây trồng ................................................................................. 232
5.11.1. Hàm lượng phân bón thích hợp ..................................................................... 233
5.11.2. Loại phân bón thích hợp................................................................................ 235
5.11.3. Xác định tỷ lệ phân bón và thời điểm bón phân thích hợp ........................... 235
5.11.4. Phương pháp bón phân thích hợp.................................................................. 236
5.12. Kỹ thuật trồng cây không cần đất ............................................................................. 237
5.12.1. Trồng cây trong nước - thủy canh (hydroponics systems) ............................ 237
5.12.2. Trồng cây theo khí canh (aeroponics systems) ............................................. 239
Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................. 240

Chƣơng 6. SINH TRƢỞNG - PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT ..................................... 241


6.1. Khái quát chung .......................................................................................................... 241
6.1.1. Khái niệm sinh trưởng và phát triển ................................................................ 241
6.1.2. Mối quan hệ giữa quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật .................... 241
6.1.3. Đặc điểm sinh trưởng phát triển ở thực vật ..................................................... 242
6.1.4. Chu trình phát triển của thực vật có hoa ......................................................... 244
6.2. Các chất điều hòa sinh trưởng và phát triển của thực vật ........................................... 245
6.2.1. Khái niệm ........................................................................................................ 245
6.2.2. Nhóm chất kích thích sinh trưởng ................................................................... 246
6.2.3. Nhóm chất ức chế sinh trưởng ........................................................................ 261
6.2.4. Các nhóm chất điều hòa sinh trưởng khác trong cây ...................................... 267
6.2.5. Nguyên tắc sử dụng chất điều tiết sinh trưởng ................................................ 267
6.3. Sự nảy mầm của hạt .................................................................................................... 268
6.3.1. Biến đổi hóa sinh ............................................................................................. 269
6.3.2. Biến đổi sinh lý ............................................................................................... 269
6.3.3. Tác động của ngoại cảnh đến sự nảy mầm của hạt và ứng dụng .................... 269
6.4. Sự tương quan sinh trưởng giữa các bộ phận trong cây ............................................. 270
6.4.1. Hiện tượng ưu thế ngọn................................................................................... 270
6.4.2. Tương quan giữa hệ thống rễ, thân, lá ............................................................ 270
6.4.3. Tương quan giữa cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản ............................ 270
6.5. Sự hình thành hoa ....................................................................................................... 271
6.5.1. Sự cảm ứng hình thành hoa bởi nhiệt độ thấp (sự xuân hoá) .......................... 271
6.5.2. Sự cảm ứng ra hoa bởi ánh sáng (quang chu kỳ) ............................................ 272

11
6.6. Sự hình thành quả và sự chín của quả ......................................................................... 276
6.6.1. Sự hình thành quả ............................................................................................ 276
6.6.2. Sự chín của quả ............................................................................................... 278
6.7. Sự vận động của thực vật ............................................................................................ 279
6.7.1. Khái niệm chung ............................................................................................. 279
6.7.2. Vận động định hướng (hướng động) ............................................................... 279
6.7.3. Sự vận động cảm ứng ...................................................................................... 283
6.8. Sinh lý sự hóa già, sự ngủ nghỉ và sự chết của thực vật ............................................. 283
6.8.1. Sự hóa già và chết ở thực vật .......................................................................... 283
6.8.2. Sự rụng của các cơ quan ở thực vật (abscission) ............................................ 285
6.8.3. Sự ngủ nghỉ của thực vật ................................................................................. 286
Câu hỏi ôn tập ......................................................................................................... 290

Chƣơng 7. TÍNH CHỐNG CHỊU CÁC NHÂN TỐ PHI SINH HỌC


BẤT LỢI Ở THỰC VẬT .............................................................................. 291
7.1. Nguyên lý chung ......................................................................................................... 291
7.2. Tính chống chịu hạn của cây ...................................................................................... 293
7.2.1. Khái niệm về hạn............................................................................................. 293
7.2.2. Tác hại của hạn đối với cây ............................................................................. 294
7.2.3. Cơ chế chống chịu hạn của cây ....................................................................... 298
7.2.4. Một số biện pháp tăng tính chống chịu hạn cho cây ....................................... 305
7.3. Tính chống chịu mặn của cây ..................................................................................... 308
7.3.1. Khái niệm về mặn ........................................................................................... 308
7.3.2. Tác hại của nồng độ muối cao đối với cây ...................................................... 309
7.3.3. Cơ chế chống chịu mặn của cây ...................................................................... 313
7.3.4. Một số giải pháp tăng tính chịu mặn ............................................................... 318
7.4. Tính chống chịu nhiệt độ cao bất lợi của cây ............................................................. 321
7.4.1. Khái niệm về nhiệt độ cao bất lợi ở thực vật .................................................. 321
7.4.2. Tác hại của nhiệt độ cao đối với cây ............................................................... 322
7.4.3. Phản ứng và sự thích nghi của cây đối với nhiệt độ cao ................................. 326
7.4.4. Các giải pháp tăng khả năng chống chịu nóng ở cây trồng ............................. 328
7.5. Tính chống chịu nhiệt độ thấp của cây ....................................................................... 330
7.5.1. Nhiệt độ thấp bất lợi ở thực vật ....................................................................... 330
7.5.2. Tác hại của nhiệt độ thấp đối với thực vật ...................................................... 331
7.5.3. Cơ chế chống chịu và thích nghi của cây đối với nhiệt độ thấp...................... 333
7.5.4. Một số giải pháp tăng tính chống chịu lạnh cho cây ....................................... 336
7.6. Tính chống chịu úng của cây ...................................................................................... 338
7.6.1. Khái niệm ........................................................................................................ 338

12
7.6.2. Tác hại của ngập úng đối với cây trồng .......................................................... 338
7.6.3. Các đặc điểm thích nghi của thực vật ngập úng.............................................. 339
7.6.4. Các giải pháp nâng cao tính chống chịu ngập úng cho cây trồng ................... 341
Câu hỏi ôn tập .................................................................................................................. 342
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 344

13
14
Chương 1
SINH LÝ TẾ BÀO THỰC VẬT

1.1. Khái quát về cấu trúc và chức năng sinh lý của tế bào thực vật
Như các sinh vật khác, tế bào thực vật vừa là đơn vị cấu tạo và vừa là đơn vị chức
năng của cơ thể thực vật. Theo logic đó, các quá trình sinh lý ở mức độ cơ thể đều dựa trên
cơ sở các hoạt động sinh lý ở mức độ tế bào.
Tế bào thực vật bao gồm đầy đủ các thành phần cơ bản cấu tạo nên tế bào như các
nhóm sinh vật khác: màng nguyên sinh chất, nhân, các bào quan (Hình 1.1). Tuy nhiên, so
sánh với tế bào động vật, tế bào thực vật có một số điểm khác biệt, từ đó tạo nên những
đặc điểm riêng biệt của giới thực vật.
Điển hình nhất trong sự khác nhau
này chính là sự xuất hiện thành tế bào, tạo
nên bộ khung nâng đỡ của tế bào và của cơ
thể thực vật. Sự có mặt của lục lạp, một
dạng lạp thể có chứa sắc tố diệp lục để
giúp cho cây quang hợp, chính là cơ sở
cho hình thức dinh dưỡng tự dưỡng ở thực
vật. Nếu ở tế bào động vật, không bào nằm
rải rác trong tế bào thì ở thực vật các
không bào được tập hợp lại thành một
không bào lớn nằm ở trung tâm, chiếm
một thể tích đáng kể trong tế bào. Không
bào ở thực vật đóng vai trò rất quan trọng
trong sự trao đổi chất của tế bào. Ngoài ra
ở tế bào thực vật còn có sự xuất hiện các
hạt (plastids) làm nhiệm vụ dự trữ các chất
cho cây. Hình 1.1. Cấu trúc tế bào thực vật

1.1.1. Thành tế bào (plant cell wall)


1.1.1.1. Cấu trúc thành tế bào
Thành (vách) tế bào là phần ngoài cùng bao bọc tế bào thực vật. Bên ngoài thành tiếp
giáp với bản ngăn giữa các tế bào, bên trong tiếp giáp với màng nguyên sinh chất (Hình
1.2) nên thành tế bào chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong sự trao đổi chất và tương
tác giữa các tế bào. Thành tế bào được mô tả lần đầu tiên năm 1665 bởi Robert Hooke

15
(Hooke, 1665). Thành tế bào dày hơn màng sinh chất nên có thể dễ dàng quan sát được
bằng kính hiển vi quang học.
Cấu tạo chung của thành tế bào bao gồm các thành phần chủ yếu: nhóm polychacarid
như cellulose, hemicellulose, pectin; lignin; glucoprotein; protein... ngoài ra thành tế bào
còn có mặt một số nguyên tố khoáng như Bo, Ca...; trong quá trình sống thành của các tế
bào vỏ ngoài cơ quan có thể thấm thêm suberin, sáp, cutin… để đảm bảo chức năng của
chúng. Tỷ lệ các thành phần này trong tế bào thường thay đổi theo loại tế bào, loài cây và
điều kiện sống của chúng. Theo nghiên cứu của Sjostrom, 1993, ở cây thân gỗ điển hình,
cellulose chiếm 45%; hemicellulose chiếm 25%; lignin chiếm 25%; pectin và các thành
phần khác 5% (Sjostrom, 1993).

Hình 1.2. Sơ đồ mô tả các lớp cấu trúc thành tế bào thực vật (http://bioenergy.ccrc.uga.edu)
Thành tế bào được tạo bởi 3 lớp (Hình 1.2) được hình thành từ các thời điểm khác
nhau trong quá trình phân bào và với thành phần cấu trúc khác nhau:
a) Bản giữa (middle lamella)
Là lớp hình thành đầu tiên trong quá trình phân bào, tạo nên thành ngăn cách giữa
các tế bào cạnh nhau. Cấu tạo chủ yếu từ các hợp chất pectic và protein.
b) Thành sơ cấp (primary wall)
Thành sơ cấp được hình thành sau lớp bản giữa, được cấu tạo (Hình 1.3) bởi sự đan
xen các thành phần khác nhau chủ yếu là cellulose (25%), hemicellulose (25%), pectin
(35%), một lượng nhỏ protein (1-8%) và một số chất khác (Taiz và Zeiger, 2010). Tuy
nhiên tỷ lệ này được tìm thấy có sự dao động theo loài và giữa các loại tế bào khác nhau
trong cây.
Trong đó cellulose chiếm tỷ lệ lớn là 1,4-linked β-D-glucose; Hemicellulose chủ
yếu là xyloglucan, glucuronoxylan, arabinoxylan, glucomannan, và galactomannan và họ
polysaccharide pectin mà tất cả đều có chứa 1,4α-D-galacturonic acid, điển hình như các
dạng đã được phân lập: Homogalacturonans, rhamnogalacturonans, và substituted
galacturonans.

16
Các chất khoáng như Ca, Bo được tìm thấy trên thành tạo các liên kết đồng hóa trị có
vai trò kết dính các thành phần tạo cấu trúc vững chắc cho thành tế bào. Các phân tử
protein, glucoprotein trong thành tham gia điều chỉnh sự sinh trưởng, phân chia tế bào và
tạo nên sự tương tác với các tác nhân sinh học xâm nhập vào tế bào và có vai trò trong khả
năng chống chịu các nhân tố vô sinh bất lợi như hạn, mặn, lạnh, úng…

Hình 1.3. Cấu trúc thành sơ cấp (theo Sticklen, 2008)


Trong cây, thành sơ cấp thường rất phát triển ở các tế bào cấu tạo cơ quan còn non
và tồn tại suốt đời sống của cây thân thảo thuộc nhóm các loài cây chỉ có một kiểu cấu tạo
sơ cấp. Ở các loài có hai kiểu cấu tạo sơ cấp và thứ cấp như cây thân gỗ, thành sơ cấp
thường dày và chiếm tỷ lệ chủ yếu ở các tế bào cơ quan còn non có cấu tạo sơ cấp như lá,
thân và rễ non. Trong khi ở các phần cây có cấu tạo thứ cấp như thân, rễ già hơn rất phát
triển thành thứ cấp.

Hình 1.4. Cấu tạo thành thứ cấp


c) Thành thứ cấp (secondary wall)
Thành thứ cấp thường dày và cứng hơn thành sơ cấp, tạo nên khả năng chống chịu
các tác động cơ học cho cây. Tuy nhiên, nó vẫn chứa các thành phần protein, enzyme tạo
nên sự mềm dẻo cho phép tế bào sinh trưởng và phân chia.

17
Thành thứ cấp được chia làm ba lớp S1, S2, S3 (Hình 1.2), cấu tạo chủ yếu từ các
hợp chất carbohydrate, thành phần cơ bản tạo nên sinh khối của cây. Ngoài các thành phần
cấu trúc như thành sơ cấp, thành thứ cấp được gia cố thêm một lượng lớn lignin. Trong cấu
trúc này các sợi cellulose được nhấn chìm trong mạng lưới của hemicellulose (xylan,
glucuronoxylan, arabinoxylan, hay glucomannan) và lignin (Hình 1.4). Sự đan xen chặt
chẽ của các mạng lưới này tạo nên tính kỵ nước của thành thứ cấp dẫn đến hạn chế hoạt
động của các enzyme ưa nước, đây là đặc điểm đặc trưng của thành thứ cấp.
Ở cây gỗ, các tế bào nằm ở giữa trục của thân và rễ, thành tế bào chứa tỷ lệ lignin
đặc biệt lớn làm cho các tế bào không hút được nước để sinh trưởng phát triển nên bị chết
gọi là sự hóa gỗ tạo nên các mạch gỗ (mạch xylem) rỗng không thấm nước rất thuận lợi
cho sự vận chuyển nước và các chất khoáng từ rễ qua thân lên lá và ngoài ra còn làm
nhiệm vụ chống đỡ chủ yếu cho cây. Ngược lại các tế bào làm nhiệm vụ dẫn truyền nằm
trong lớp vỏ của phần thân và rễ cây gọi là libe (phloem) chứa tỷ lệ lớn hơn là cellulose
cùng với nhiều loại protein khác nhau nên thành thường mềm hơn và chúng không phải
đảm nhiệm chức năng nâng đỡ mà làm nhiệm vụ dẫn truyền các chất hữu cơ từ lá qua thân
xuống rễ.
Ngoài ra trong thành thứ cấp còn rất phát triển ở những loại tế bào làm nhiệm vụ
nâng đỡ trong cây như tế bào mô sợi gỗ, tế bào đá.
* Lignin
Lignin là dạng polimer được trùng hợp từ rất nhiều monomer là các hợp chất phenol
thuộc 3 loại: p-coumaryl alcohol, coniferyl alcohol và sinapyl alcohol, tỷ lệ từng loại thay
đổi theo loài. Tỷ lệ lignin trong thành tế bào thay đổi theo loại tế bào và loài cây, ở thân gỗ
điển hình lignin chiếm khoảng 25%.
Lignin có đặc tính kỵ nước lại rất cứng rắn, tập trung nhiều trong mạch gỗ tạo nên
con đường vận chuyển nước và các chất vô cơ rất hiệu quả trong cây. Ngoài ra lignin còn
có vai trò chống lại sự tấn công của sâu bệnh (được chỉ ra bởi các nghiên cứu Bhuiyan và
cs., 2009; Moura và cs., 2010) hoặc có ý nghĩa trong chống chịu với các nhân tố vô sinh
bất lợi (Moura và cs., 2010). Chức năng chống đỡ các tác động cơ học trong cây chủ yếu là
nhờ lignin, do vậy mà hợp chất này có mặt rất nhiều ở các mô làm nhiệm vụ nâng đỡ.
Ở những loài thực vật được sử dụng trong công nghiệp sản xuất bột giấy và nhiên
liệu sinh học thì lignin lại được coi là thành phần không có lợi, bởi vì nó làm giảm hiệu
suất phân tách, thủy phân cellulose và hemicellulose. Ngược lại, lignin lại là thành phần
làm nên độ cứng rắn trong chất lượng gỗ xây dựng nhà cửa, nội thất đồ mỹ nghệ hay ván
ép nhân tạo. Vì vậy, có rất nhiều nghiên cứu điều chỉnh hàm lượng lignin trong thành tế
bào được phân tích kỹ trong bài viết của tác giả Baucher, 2003 trên tạp chí Hóa sinh và Sinh
học phân tử (Baucher và cs., 2003). Công việc này được tiến hành nhờ vào những hiểu biết
về quá trình sinh tổng hợp lignin (đã được mô tả khá chi tiết bởi Boerjan và cs., 2003).

18
Đây là một
quá trình sinh lý
hóa diễn ra rất
phức tạp đòi hỏi
sự tham gia của
rất nhiều enzyme
khác nhau (Hình
1.5). Dựa trên
những hiểu biết
về quá trình tổng
hợp lignin các
nhà khoa học đã
nghiên cứu để
điều chỉnh hàm
lượng lignin
trong cây theo
hai hướng:
- Hướng
điều khiển làm
tăng hàm lượng
lignin để nâng
cao độ cứng rắn
cho thành tế bào
từ đó có thể nâng Hình 1.5. Sơ đồ tóm tắt quá trình sinh tổng hợp lignin ở tế bào thực vật
(Boerjan và cs., 2003)
cao chất lượng
Trong hình: PAL (phenylalanine ammonia-lyase); TAL (Tyrosine
gỗ. Một giải pháp Ammonia Lyase); C4H (cinnamate 4-hydroxylase); 4CL (4-coumarate:
theo hướng sử CoA ligase); C3H (p-coumarate 3-hydroxylase); COMT (caffeic acid O-
methyltransferase); F5H (ferulate 5-hydroxylase); CCoAOMT (caffeoyl-
dụng công nghệ CoA O-methyltransferase); CCR (cinnamoyl-CoA reductase); CAD
gen là điều khiển (cinnamyl alcohol dehydrogenase); HCT (p-hydroxycinnamoyl-CoA:
làm tăng biểu quinate shikimate p hydroxycinnamoyltransferase); guaiacyl (G), syringyl
(S), and p-hydroxyphenyl (H) là các monolignol (đơn phân cấu tạo lignin).
hiện của gen tổng Trong đó, dạng S và G có ở thực vật hạt kín, H và G có ở thực vật hạt trần.
hợp protein
enzyme xúc tác cho một phản ứng nào đó trong quá trình tổng hợp lignin. Korth và cs, năm
2001 đã điều chỉnh làm tăng hoạt tính enzyme phenylalanine ammonia-lyase(PAL) lên 150
lần, kết quả là làm tăng hàm lượng lignin ở cây thuốc lá (Korth và cs., 2001). Khi tăng
cường biểu hiện gen mã hóa ở cây thuốc lá và bạch dương (Franke và cs., 2000).
- Một hướng khác được nghiên cứu khá phổ biến là làm giảm hàm lượng lignin trong
tế bào để làm tăng hiệu suất sản xuất bột giấy và nhiên liệu sinh học. Theo hướng này có

19
thể tiến hành bất hoạt gen bằng công nghệ RNAi hoặc chuyển đoạn gen tương đồng mã
hóa tổng hợp protein enzyme xúc tác cho một phản ứng nào đó của quá trình tổng hợp
lignin. Ví dụ, như bất hoạt gen tổng hợp Cinnamic Acid 4-Hydroxylase (C4H) ở thuốc lá
(Sewalt và cs., 1997) hay ở lúa (Gengshou, 2013) hoặc 4-hydroxycinnamate CoA ligase
(4CL) ở lúa (Gengshou, 2013), ở cà chua (Millar và cs., 2007), giảm biểu hiện gen tổng
hợp caffeoyl-CoA O-methyltransferase (CCoAOMT) ở ngô (Li và cs., 2013), hoặc giảm
hoạt tính enzyme caffeic acid O-methyltransferase ở bạch dương (Zhong và cs., 2000).
* Cellulose
Cellulose là hợp chất cao phân tử được cấu tạo từ các đơn phân là 1.4 β-D-glucose,
có công thức cấu tạo là (C6H10O5)n, trong đó n có thể nằm trong khoảng 5000-14000, là
thành phần chủ yếu cấu tạo nên thành tế bào thực vật.
Trong thành tế bào nhiều phân tử cellulose kết hợp với nhau thành bó sợi nhỏ, các bó
sợi nhỏ lại tập hợp lại thành bó sợi lớn hơn liên kết với các phân tử hemicellulose và pectin
để tạo nên cấu trúc thành tế bào (Hình 1.6).

Hình 1.6. Cấu trúc cellulose trong thành tế bào thực vật
Tỷ lệ cellulose trong thành tế bào phụ thuộc nhiều vào loại tế bào và loài cây. Ví dụ
ở bông cellulose chiếm trên 90%; trong khi ở cây thân gỗ tỷ lệ này là 40-50% (Albersheim
và cs., 2011). Trong cấu trúc giải phẫu của cây, cellulose có mặt nhiều trong thành các tế
bào mô mềm, mô dày và libe với đặc tính chung là thành thường mềm.
Sinh khối của cây chủ yếu được tạo thành từ các polysaccharides cấu trúc thành thứ
cấp như cellulose, hemicellulose, pectin cung cấp nguồn nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu
sinh học (Margeot và cs., 2009; Galbe và Zacchi, 2007) hoặc tạo nguồn nguyên liệu để sản
xuất bột giấy hay vải, sợi (Ververis và cs., 2004).

20
Hình 1.7. Tóm tắt quá trình sinh tổng hợp cellulose
Trong hình: CS (cellulose synthase) FBP (fructose-1,6 biphosphate) FK (glucokinase)
G6PDH (glucose-6-phosphate dehydrogenase) 1PFK (fructose-1-phosphate kinase) PGI
(phosphoglucoisomerase) PGM (phosphoglucomutase) PTS (system of
phosphotransferases) UGP (pyrophosphorylase UDPGIc) Fru-bi-P (fructose-1,6-bi-
phosphate) Fru-6-P (fructose-6-phosphate) Glc-6-P (glucose-6-phosphate) PGA
(phosphogluconic acid), UDPGIc (uridine diphosphoglucose).
Quá trình sinh tổng hợp cellulose diễn ra trong cây rất phức tạp, được tóm tắt thành
sơ đồ trong hình 1.7 dưới đây. Việc nghiên cứu quá trình sinh tổng hợp cellulose ngoài
việc làm thỏa mãn về mặt tri thức, còn có thể giúp các nhà khoa học nghiên cứu điều khiển
làm tăng hàm lượng cellulose phục vụ cho ngành công nghiệp nhiên liệu sinh học, công
nghiệp bột giấy hay công nghiệp dệt may... trong thực tiễn cellulose còn được dùng làm tá
dược để sản suất thuốc.
Từ sơ đồ trong hình 1.7 cho thấy cellulose được tạo thành từ quá trình chuyển hóa
glucose, sản phẩm sơ cấp của quá trình quang hợp. Do đó, việc điều chỉnh tăng hiệu suất
quá trình quang hợp có thể tăng được hàm lượng cellulose trong cây nói riêng và sinh khối
của cây nói chung. Hoặc có thể điều khiển biểu hiện gen theo hướng làm tăng hàm lượng
cellulose như đã được tiến hành ở cây Jute (Corchorus capsularis L.) thuộc chi đay bằng
cách tăng cường biểu hiện gen UDP-glucose pyrophosphorylase gen (Jianmin Qi và cs.,
2013), trên lúa (Sumiyoshi và cs., 2013) và một số loài cây khác.

1.1.1.2. Những biến đổi có thể xảy ra trong quá trình phát triển của tế bào
a) Hóa gỗ
Hóa gỗ thực chất là quá trình lignin hóa trong đó lignin được tổng hợp nhiều và lấp
đầy vào các khoảng trống của cellulose làm cho thành tế bào rất rắn chắc, giòn, mất tính

21
đàn hồi. Quá trình này xảy ra rất mạnh ở thành thứ cấp của các tế bào mô nâng đỡ và mô
gỗ. Loài cây nào có tỷ lệ tế bào hóa gỗ càng lớn thì chất lượng gỗ càng tốt (lim, nghiến…).
b) Hóa suberin (hóa bần)
Sự hóa suberin thành tế bào xảy ra chủ yếu ở các tế bào mô bì thứ cấp hoặc tế bào
nội bì của rễ cây (Hình 1.8b) hay ở lớp vỏ củ bị ngấm suberin làm cho tế bào ngăn cản quá
trình trao đổi nước, không khí và các vi sinh vật. Suberin thực chất là este của acid suberic
và glycerin, có đặc điểm không cho nước và không khí đi qua. Sự hóa bần giúp bảo vệ cây
tránh mất nước và sự xâm nhập của các tác nhân sinh học hoặc có thể gây nên trạng thái
ngủ nghỉ sâu của củ, hạt. Hóa bần xảy ra ở tế bào nội bì của rễ có vai trò tạo nên áp suất rễ
- một động lực bên dưới của quá trình dẫn truyền các chất vô cơ trong cây.
c) Thấm cutin và sáp
Thành của các tế bào biểu bì bao phủ lá, quả, thân, rễ non của cây thường thấm thêm
cutin (Hình 1.8a) và sáp để bảo vệ, hạn chế thoát hơi nước và ngăn cản sự xâm nhập của vi
sinh vật.

Hình 1.8. Một số sự biến đổi của thành tế bào


Cutin ở những tế bào của cơ quan còn non thường mỏng hơn ở các tế bào trưởng
thành và già. Lớp này được gia cố dày lên khi cây sống trong điều kiện môi trường khô hạn
và mỏng đi thậm chí không có khi cây sống trong môi trường thủy sinh. Đây cũng chính là
đặc điểm để giúp cây dễ dàng thích nghi với điều kiện môi trường sống của chúng.
Ở một số loài biểu bì còn có sự tích tụ các chất khoáng như Si, CaCO3 tạo thành gai
(Hình 1.8c) hoặc sần sùi thô giáp trên bề mặt lá như ở tre, lúa và một số loài cỏ một lá mầm.

22
1.1.1.3. Chức năng của thành tế bào
Do thành nằm ngoài cùng của tế bào nên giữ nhiều chức năng quan trọng trong sự
trao đổi chất của bản thân tế bào cũng như sự tương tác với tế bào khác và với môi trường
bên ngoài.
Trong quá trình trao đổi chất, thành tế bào cho phép trao đổi ion và vận chuyển các
chất đi qua. Trên thành có các kẽ hở do các yếu tố cấu trúc thành sắp xếp không khít nhau
tạo nên, nhờ đó các chất có thể dễ dàng được vận chuyển qua để đi vào hoặc đi ra khỏi tế
bào. Sự liên kết các khoảng trống này giữa các tế bào với nhau tạo nên hệ thống vận
chuyển vật chất giữa các tế bào gọi là con đường vận chuyển apoplast.
Tỷ lệ và thành phần của các yếu tố cấu trúc thành tạo nên sự khác biệt nhờ đó có thể
phân biệt các loại tế bào khác nhau.
Thành tế bào có vai trò như khung giữ hình dạng ổn định cho tế bào rồi cho mô, cơ
quan đặc biệt là cấu trúc màng thứ cấp nhờ đặc điểm cứng chắc tạo bởi lignin.
Tạo sự tương tác giữa các tế bào cạnh nhau và sự liên lạc giữa các tế bào với nhau
thông qua các protein xuyên thành và hệ thống các sợi liên bào.
Các phân tử protein trên thành tế bào có thể tiếp nhận thông tin từ môi trường để từ
đó truyền vào trong nhân giúp cây có thể phản ứng lại kịp thời với sự thay đổi liên tục của
điều kiện môi trường.
Bảo vệ tế bào chống lại các tác nhân gây bệnh và côn trùng nhờ các protein liên kết
chéo trên thành tế bào (Showalter, 1993); (Greenberg, 1997) hay sự este hóa gốc methyl
của phân tử pectin (Lionetti và cs., 2012) và tăng tính chống chịu với nhân tố vô sinh bất
lợi của môi trường như úng và hạn (Komatsu và Yanagawa, 2013).
Điều tiết chế độ nước và nhiệt của cây nhờ các lớp chất liên kết như cutin (ở lớp tế
bào biểu bì của thân, lá...), sáp (ở tế bào biểu bì của lá, thân, quả), suberin (bần) (ở lớp tế
bào bần của thân, rễ).
Việc nghiên cứu tìm hiểu thành phần cầu tạo thành tế bào ngoài việc giúp chúng ta
hiểu rõ thành tế bào được hình thành và phát triển như thế nào còn cho phép ứng dụng
phục vụ nhiều mục đích của con người như trong thực phẩm, nông nghiệp, lấy gỗ, lấy sợi,
công nghiệp các hợp chất sinh học (biocomposites) hay nhiên liệu sinh học (biofuels)... Vì
vậy, trên thế giới, nhiều phương pháp xác định các thành phần cấu trúc thành tế bào được
nghiên cứu đề xuất, đặc biệt với các thành phần có khả năng ứng dụng cao như xác định
các polysaccharides bằng phương pháp sắc ký khí kết hợp khối phổ (gas chromatography–
mass spectrometry (GC-MS) (Pettolino và cs., 2012) hay sử dụng kỹ thuật kính hiển vi
laser cùng tiêu điểm (Gierlinger và cs., 2012).
Dựa vào thành phần cấu trúc thành tế bào, các nhà khoa học đã sử dụng các enzyme
phân giải thành phần chính cấu trúc thành tế bào để thu được tế bào trần, ứng dụng trong
nuôi cấy tế bào trần hoặc dung hợp tế bào trần tạo con lai soma mang các đặc tính mong
muốn hoặc các nghiên cứu khoa học khác. Phương pháp tách tế bào trần này được gọi là

23
phương pháp enzyme. Cooking, 1960 là người đầu tiên trên thế giới thành công khi sử
dụng phương pháp này để thu được và tái sinh thành công tế bào trần từ tế bào đỉnh rễ cây
cà chua con sinh ra từ hạt (Cocking, 1960).
Năm 2009, Zhai và cs đã sử dụng hỗn hợp 1% cellulase, 1% macerozyme để tách
thành công tế bào trần của cây mầm Arabidopsis thaliana 14 ngày tuổi (Zhai và cs., 2009).
Gần đây nhất, năm 2016, Kuzminsky và cs cũng đã sử dụng 2% cellulase và 1%
macerozyme để tách thành công thành tế bào mô giậu của một số loài cây thân gỗ vùng
Địa Trung Hải để nghiên cứu tính chống chịu các nhân tố vô sinh bất lợi của môi trường
(Kuzminsky và cs., 2016).

1.1.2. Màng sinh chất (cell membrane/plasma membrane)


1.1.2.1. Cấu trúc
Màng sinh chất hay còn gọi là màng tế bào là lớp ngoài cùng của chất nguyên sinh
tiếp giáp với thành tế bào. Lớp này có cấu trúc của màng cơ sở (Hình 1.9) gồm lớp kép
phospholipid, protein xuyên màng tạo nên các kênh vận chuyển trên màng, protein tạo lưới
giá đỡ, protein ngoại vi, glucoprotein, glucolipid…

Hình 1.9. Cấu trúc màng sinh chất


Nhờ cấu trúc rất tinh vi và linh động kể trên mà màng sinh chất có tính chất điển
hình của màng sinh học: có tính thấm chọn lọc, nghĩa là chỉ cho các chất có lợi cho tế bào
như các chất dinh dưỡng đi vào trong và các chất không có lợi cho tế bào như các chất thải
đi ra ngoài để loại khỏi tế bào.

1.1.2.2. Chức năng


Do vị trí nằm ngoài tế bào chất trong thành tế bào nên màng sinh chất đảm nhiệm
nhiều chức năng quan trọng của tế bào như cho phép vận chuyển vật chất qua màng để
thực hiện sự trao đổi chất của tế bào, tạo nên con đường vận chuyển qua tế bào chất hay
gọi là con đường vận chuyển symplast. Trong quá trình hình thành và phát triển tế bào,

24
màng sinh chất còn làm nhiệm vụ điều hòa tổng hợp và lắp ráp các sợi cellulose cấu tạo
thành tế bào. Tiếp nhận và vận chuyển các tín hiệu từ môi trường ngoài vào tế bào để điều
tiết sự sinh trưởng, phân hóa tế bào và phản ứng lại các tác động của môi trường đến tế bào.

1.1.3. Nhân (nucleus)


1.1.3.1. Cấu tạo
Nhân tế bào (Hình 1.10) thường có hình cầu hoặc ovan kéo dài, đường kính khoảng
10 µm. Cấu tạo gồm hai lớp màng sinh học (màng cơ sở) bao bọc cơ chất bên trong gọi là
chất nhân. Trên màng có các lỗ nhỏ đường kính 400 Å, sự trao đổi chất giữa nhân và tế
bào chất được thực hiện qua các lỗ này. Chất nhân chứa chủ yếu là protein chiếm 50-80%
chất khô, bao gồm loại không phải histon như các enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp
ADN, ARN và các quá trình trao đổi chất khác và loại histon có khả năng liên kết với
ADN để cấu trúc nên nhiễm sắc thể; ADN chiếm 5-10%; ARN 0.5-3.3% chất khô, còn lại
là lipid và các chất khác.

Hình 1.10. Cấu tạo nhân tế bào


(http://micro.magnet.fsu.edu/cells/plants/nucleus)
Hạch nhân (nucleolus)
Hạch nhân hay còn được gọi là nhân con có chứa chất nhiễm sắc cuộn lại nằm ở
trung tâm của nhân, bắt màu sẫm khi nhuộm nhân. Đây là nơi tổng hợp ribosom của tế bào.

1.1.3.2. Chức năng


Như tất cả các loại tế bào của cơ thể sống khác, nhân tế bào thực vật là trung tâm
điều khiển và điều hòa mọi hoạt động của tế bào thông qua quá trình sinh tổng hợp protein.
Nhân có vai trò quyết định trong quá trình tổng hợp protein và cũng là nơi tái bản ADN và
sao mã ARN, cũng như trao đổi nucleic acid. Đây là nơi lưu giữ thông tin di truyền của tế
bào và truyền thông tin di truyền qua các thế hệ nhờ cơ chế tái bản ADN.
Giữa nhân và tế bào chất thường xuyên có sự trao đổi vật chất và tín hiệu để điều
khiển, điều hòa biểu hiện của gen, đảm bảo hoạt động sống bình thường của tế bào cũng
như để phản ứng lại các tác động của môi trường lên cơ thể thực vật.

25
1.1.4. Chất nguyên sinh (cytoplasm)
Là phần nằm trong màng sinh chất bao gồm chất tế bào (cytosol) và các bào quan
(cell organelles), ngoại trừ nhân tế bào.

1.1.4.1. Chất tế bào (cytosol)


a) Cấu tạo
Chất tế bào (chất nguyên sinh, tế bào chất) là phần cơ chất bên trong màng tế bào,
ngoài nhân và các bào quan. Chất tế bào chiếm khoảng 40-50% thể tích tế bào, có chứa
hàng nghìn phân tử khác nhau liên quan đến quá trình sinh tổng hợp của tế bào.
Thành phần hóa học của chất tế bào rất đa dạng và thường xuyên biến động trong
quá trình phát triển của tế bào và thực vật. Ở tế bào điển hình, chất tế bào thường gồm
80-90% là nước, 10-20% chất khô. Trong chất khô: 75% là protein, 15-20% là lipid, còn
lại là các chất khác.
Do tế bào chất chứa lượng lớn nước nên sự thay đổi hàm lượng nước trong tế bào có
ảnh hưởng rất lớn đến tính chất lý hóa của chất nguyên sinh, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt
động sinh lý của tế bào và của toàn bộ cơ thể thực vật.
b) Chức năng sinh lý
Về chức năng, chất tế bào là nơi diễn ra các phản ứng hóa học, các quá trình chuyển
hóa năng lượng cho sự sinh trưởng, sửa chữa và sinh sản của tế bào. Cơ chất tế bào là nơi
trung chuyển vật chất giữa các bào quan và với nhân tế bào, đồng thời là nơi thu nhận các
sản phẩm trao đổi chất của tế bào để đưa đến nơi dự trữ, sử dụng chúng hoặc để loại ra
khỏi tế bào.
Nhờ sự chuyển động ổn định của cơ
chất tế bào mà vật chất sống trong tế bào
được di chuyển liên tục, cung cấp các dưỡng
chất sống đến các bào quan, nơi cần thiết với
chức năng của chúng. Chất tế bào cũng là nơi
loại đi các sản phẩm không cần thiết trong
quá trình trao đổi chất diễn ra trong nhân và
các bào quan. Tế bào chất giữ vai trò chìa
khóa trong quá trình sinh tổng hợp, vận
chuyển và loại thải protein của tế bào. Hầu
như tất cả protein trong tế bào đều được tổng Hình 1.11. Không bào ở tế bào thực vật
hợp bởi ribosom nằm trong tế bào chất. Cơ (http://wsccbiology)
chất tế bào cung cấp môi trường phù hợp cho sự vận chuyển ARNm đến các ribosom để
tiến hành quá trình sinh tổng hợp protein.
Sự vận chuyển vật chất từ tế bào này đến tế bào khác có thể được thực hiện qua cơ
chất của tế bào, qua cầu sinh chất tạo nên con đường vận chuyển symplast trong cây. Đây

26
chính là con đường vận chuyển khó khăn hơn rất nhiều so với con đường apoplast và chịu
sự kiểm soát chặt chẽ của tế bào.

1.1.4.2. Không bào (vacuole)


a) Cấu tạo
Khác với tế bào động vật ở tế bào thực vật không bào được hình thành từ sự tập hợp
các bọt nhỏ trong tế bào mô phân sinh để tạo thành một không bào lớn nằm ở giữa tế bào
gọi là không bào trung tâm (Hình 1.11). Không bào là một túi màng đơn, chứa dịch tế bào
bên trong. Thành phần của dịch bào bao gồm các acid hữu cơ, đường, acid amin, protein,
các sắc tố, các chất dự trữ, các chất vô cơ và các chất có hoạt tính sinh lý khác.
b) Chức năng sinh lý
Trong cơ thể thực vật, không bào có nhiều vai trò sinh lý rất quan trọng của tế bào
như: Điều tiết áp suất thẩm thấu của tế bào; kiểm soát thể tích và sức trương của tế bào;
điều tiết quá trình trao đổi nước và các chất vô cơ, hữu cơ trong tế bào; phân giải các hợp
chất cao phân tử thành các phân tử thấp; ở một số loại tế bào không bào còn làm nhiệm vụ
dự trữ các chất cho tế bào.

1.1.4.3. Lục lạp (chloroplast)


Là bào quan có chứa nhiều diệp lục để thực hiện chức năng quang hợp tổng hợp chất
hữu cơ cho cây.
a) Cấu tạo
Ở thực vật bậc cao, lục lạp có mặt nhiều nhất ở tế bào mô đồng hóa của lá và các cơ
quan còn non có màu xanh lục của cây như thân non, quả non, đài hoa, cuống lá.

Hình 1.12. Cấu tạo lục lạp


Lục lạp thường có dạng hình trứng và có xu hướng quay mặt có tiết diện lớn về phía
ánh sáng để đón nhận ánh sáng mặt trời. Số lượng lục lạp có thể là 40-50 lục lạp/tb và thay
đổi nhiều theo loài cây và điều kiện chiếu sáng. Cấu trúc lục lạp (Hình 1.12) gồm 2 lớp

27
màng có cấu trúc màng cơ sở bao bên ngoài, bên trong chứa chồng hạt grana được cấu tạo
từ màng thylakoid, nơi chứa nhiều sắc tố quang hợp và các chất vận chuyển điện tử để thực
hiện pha sáng của quang hợp.
Chồng hạt grana này nằm trong khối cơ chất còn gọi là stroma, nơi chứa nhiều
enzyme để thực hiện pha tối của quang hợp. Ngoài ra, trong cơ chất lục lạp còn chứa ADN
dạng vòng giúp lục lạp có thể tự tổng hợp được một số protein cho mình.
b) Chức năng
Nhờ đặc điểm cấu trúc như trên mà lục lạp có thể thực hiện quá trình quang hợp tổng
hợp chất hữu cơ cho tế bào. Đặc biệt quang hợp chính là quá trình sinh lý giữ vai trò trọng
yếu để cấu thành năng suất cây trồng. Ngoài ra, lục lạp cùng với ty thể còn thực hiện quá
trình di truyền ngoài nhân hay còn gọi là di truyền qua tế bào chất. Chi tiết về bào quan lục
lạp sẽ được đề cập đến trong Chương 3 của cuốn sách này.

1.1.4.4. Ty thể (mitochrondrion)


a) Cấu tạo
Ty thể được cấu tạo gồm hai lớp màng, màng ngoài bao bọc ty thể và màng trong
gấp nếp tạo thành gờ răng lược ăn sâu vào phần cơ chất bên trong (Hình 1.13).

Hình 1.13. Cấu trúc ty thể


Trên lớp màng trong chứa 4 phức hợp tham gia vào chuỗi truyền điện tử và tổng hợp
năng lượng ATP trong quá trình hô hấp (xem chi tiết trong Chương 4).
Trong phần chất nền tập trung nhiều enzyme hô hấp để thực hiện các phản ứng sinh
hóa của chu trình Krebs của quá trình hô hấp hiếu khí.
Ngoài ra trong cơ chất của ty thể còn chứa các phân tử ADN vòng, lipid và các chất
khác.
b) Chức năng
Nhiệm vụ của ty thể trong tế bào là thực hiện quá trình hô hấp để cung cấp năng
lượng cho mọi hoạt động sống của cây. Ngoài ra, cùng với lục lạp, ty thể còn thực hiện quá
trình di truyền một số tính trạng qua tế bào chất.

28
Chi tiết về cấu tạo và chức năng của ty thể sẽ được trình bày chi tiết trong Chương 4
của giáo trình này.

1.1.4.5. Bộ máy Golgi (Golgi apparatus)


a) Cấu tạo
Bộ máy Golgi gồm các thể lưới, túi, bóng xếp liền nhau thành bó (Hình 1.14). Số
lượng và sự phân bố các bó này phụ thuộc vào từng loại tế bào. Ở tế bào chóp rễ ngô chứa
từ 300-600 bó/tế bào (Mollenhauer và Morré, 1994) nhưng số lượng này lại chỉ là 25 ở cây
Epilobium hirsutum thuộc họ rau dừa nước (Staehelin và Moore, 1995).
b) Chức năng
Bộ máy Golgi là chế biến protein
được vận chuyển từ lưới nội chất đến, biến
đổi glucoprotein và gluco hóa các nhóm
của các gốc xerin, methionin, thirozin. Bộ
máy Golgi có vai trò quan trọng trong sự
hình thành thành tế bào (Dupree và Sherrier,
1998). Hai loại polychacarid là pectin và
hemicellulose chiếm đến 50-80% sinh khối
khô của thành tế bào (Brett và Waldron,
1996) được tổng hợp tại bộ máy Golgi
(Dupree và Sherrier, 1998); Sản xuất enzyme
tiêu hóa nội bào; Vận chuyển và bảo quản
lipid; Hình thành lysosome (Hình 1.14). Hình 1.14. Cấu trúc bộ máy Golgi
và sự hình thành lysosom
1.1.4.6. Lysosome
Trong tế bào lysosome chứa các enzyme thực hiện tiêu hóa nội bào; dung giải các tế
bào chết, các hợp chất không cần thiết trong tế bào. Với chức năng như vậy nên trong cây
lisosom có mặt rất nhiều ở cơ quan bài tiết. Lysosom được hình thành trong bộ máy Golgi
từ quá trình dung hợp (Hình 1.14)

1.1.4.7. Lưới nội chất (rough endoplasmic reticulum)


a) Cấu tạo
Lưới nội chất gồm hệ thống các ống, xoang, túi có màng dày 5-6 nm, có thể có các
riboxom đính vào gọi là lưới nội chất hạt, hoặc không có gọi là lưới nội chất trơn.
b) Chức năng
Lưới nội chất trơn hình thành gluxit, lipid, tecpenoit. Lưới nội chất hạt tổng hợp
protein cấu tạo nên màng, cấu trúc vi lưới nội chất - con đường vận chuyển các chất nội
bào, tương tác giữa các tế bào qua sợi liên bào, các enzyme tổng hợp polysacarit.

29
1.1.4.8. Ribosome
a) Cấu tạo
Có dạng như các hạt hình tròn, đường kính 20-30 nm, có mặt ở tất cả các tế bào
sống. Ở tế bào thực vật, ribosome được tìm thấy nhiều trong tế bào chất, trên bề mặt lưới
nội chất hạt, trong ti thể và lạp thể, ở hai dạng tự do và dạng liên kết. Dạng ribosome liên
kết gắn với lưới nội chất hạt, đây là điểm tổng hợp protein trong tế bào. Tổng hợp protein
cũng diễn ra ở cả các ribosome tự do.
Ribosome gồm protein và ARN ribosome.

Hình 1.16. Ribosome tham gia


Hình 1.15. Mạng lưới nội chất hạt vào quá trình sinh tổng hợp protein
Về cấu trúc, ribosome gồm hai tiểu phần (Hình 1.16), là tiểu phần nhỏ: 40S và tiểu
phần lớn 60S. Khi tế bào chuẩn bị tổng hợp protein, ARN thông tin (ARNm) được tạo
thành trong nhân sau đó được vận chuyển đến ribosome trong tế bào chất. Khi đó hai tiểu
phần sẽ cùng tiến đến và kết hợp với ARNm để bắt đầu quá trình tổng hợp protein.
b) Chức năng
Ribosome là trung tâm tổng hợp protein trong tế bào. Trong quá trình tổng hợp
protein, ribosome làm nhiệm vụ sắp xếp các phân tử amino acid để cấu tạo nên chuỗi
polypeptide dựa trên trình tự các nucleotit của phân tử ARN thông tin.

1.1.4.9. Vi thể
Là các thể có hình cầu d = 0,2 - 1,5 µm, được cấu tạo bởi màng đơn sinh học bao bọc
cơ chất dạng hạt bên trong. Trong tế bào thực vật có hai kiểu vi thể là peroxisome và
glyoxysome. Peroxisome tham gia vào quá trình quang hô hấp chủ yếu xảy ra ở thực vật
C3. Glyoxysome chứa các enzyme cần thiết cho sự chuyển hóa lipid thành đường và
thường xuất hiện khi hạt chứa dầu nảy mầm.

30
1.1.4.10. Oleosome

Hình 1.17. Oleosome và peroxisome trong tế bào thực vật


Là bào quan được bao bọc bởi lớp màng đơn phospholipid (Hình 1.17), làm nhiệm
vụ dự trữ lipid. Lipid này sẽ được chuyển hóa thành đường khi hạt nảy mầm nhờ sự tham
gia của glyoxysome.

1.1.4.11. Vi ống, vi sợi và các sợi trung gian


Các vi sợi, vi ống và sợi trung gian trong tế bào chất tạo thành bộ khung của tế bào
(Hình 1.18). Đây là cơ sở để hình thành thoi tơ vô sắc trong phân bào và của hoạt tính vận
động của tế bào.
a) Vi sợi
Cấu tạo từ các sợi protein actin, có vai trò nâng đỡ, cố định màng nguyên sinh chất;
tham gia vào quá trình vận động chất nguyên sinh; tạo mối liên hệ giữa các tế bào cạnh
nhau nhờ sự hình thành các liên kết và cầu nối tế bào.

Hình 1.18. Vi ống, vi sợi và các sợi trung gian


b) Vi ống
Cấu tạo từ các tubulin là cơ sở để hình thành thoi tơ vô sắc trong phân bào. Vi ống và
vi sợi đều có khả năng trùng hợp và giải trùng hợp các đơn phân cấu tạo nên chúng, từ đó
giúp tế bào chất có sự chuyển đổi từ trạng thái gel sang trang thái sol và ngược lại để thực
hiện các chức năng sinh lý và thích ứng với sự thay đổi của điều kiện môi trường.

31
c) Các sợi trung gian
Được cấu tạo từ các protein khác nhau, nằm trong chất nguyên sinh có vai trò tạo nên
tính vững chắc cho chất nguyên sinh.

1.2. Các đặc tính lý hóa của chất nguyên sinh


Tế bào chất là nơi diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào (không kể trong màng nhân
và các bào quan). Vì vậy, các đặc tính lý hóa của chất nguyên sinh có ảnh hưởng trực tiếp
đến các chức năng của tế bào như sự gấp nếp tạo cấu trúc không gian của phân tử protein,
sự phân giải của các enzyme, sự truyền các tín hiệu nội bào, và vận chuyển vật chất nội
bào, sự định vị của các phân tử và bào quan trong tế bào…

1.2.1. Đặc tính hóa keo


a) Chất nguyên sinh là một hệ keo
Trong chất nguyên sinh có chứa các đại phân tử như protein, acid nucleic,
lipoprotein, đường… chúng đều có kích thước lớn (1-200 nm) nên khi hòa tan trong nước
sẽ tạo thành một dung dịch keo.
Khác với các dung dịch keo khác, dung dịch keo của chất nguyên sinh có đặc tính rất
phức tạp, bởi thành phần của nó chứa nhiều các loại hợp chất khác nhau, có mức độ phân
tán khác nhau và hoạt tính cũng khác nhau. Hơn thế nữa, hệ keo chất nguyên sinh còn
thường xuyên thay đổi và phụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố môi trường bên ngoài, đặc biệt là
lượng nước.
Hệ keo chất nguyên sinh rất ưa nước do có chứa các đại phân tử ưa nước như
protein, acid nucleic, đường… Từ đó làm tế bào luôn háo nước, tạo động lực cho quá trình
hút nước ở tế bào, nhất là khi không bào chưa trưởng thành.
Keo nguyên sinh chất có thể tồn tại ở trạng thái sol, coaxecva, gel.

Hình 1.19. Các trạng thái của keo nguyên sinh chất (Hoàng Minh Tấn và cs., 2006)
Sol: Là trạng thái chất nguyên sinh có nhiều nước, các hạt keo phân tán đồng đều và
liên tục trong nước. Ở trạng thái này chất nguyên sinh rất linh động, quá trình trao đổi chất

32
diễn ra rất thuận lợi. Khi cây hoạt động sinh trưởng mạnh như ở giai đoạn cây còn non, ra
hoa, thì chất nguyên sinh ở trạng thái sol (Hình 1.19a).
Trạng thái coaxecva: Là trạng thái chất nguyên sinh mà trong nó các hạt keo có
màng nước mỏng đi nhưng đồng đều. Hạt keo không dính nhau thành khối mà tồn tại độc
lập, chỉ rút ngắn khoảng cách xích lại gần nhau. Những hạt keo gần nhau còn có chung một
màng nước mỏng nữa tạo nên các thể coaxecva. Ở trạng thái coaxecva, chất nguyên sinh
có lượng nước giảm đi nên các hoạt động trao đổi chất cũng bị giảm đi so với trạng thái
gel, nhưng không bị cản trở mạnh như trạng thái gel. Đây là trạng thái của chất nguyên
sinh khi tế bào cơ quan trong giai đoạn già, có các hoạt động sống giảm (Hình 1.19b).
Gel: Là trạng thái chất nguyên sinh bị mất nước nhiều, khác với ở trạng thái
coaxecva, các hạt keo có màng nước mỏng đi không đồng đều, chúng dính kết với nhau tạo
thành cấu trúc võng lập thể (Hình 1.19c).
Lúc này keo chất nguyên sinh ở trạng thái rắn. Quá trình trao đổi chất và các hoạt
động sinh lý bị cản trở, giảm đến mức tối thiểu. Đây là trạng thái tương ứng với tế bào, cây
ở đang tiềm sinh, hay ngủ nghỉ.
b) Khả năng chuyển đổi giữa các trạng thái khác nhau của keo nguyên sinh chất tạo
nên đặc tính hóa keo của chất nguyên sinh giúp cây thích ứng với điều kiện môi trường.
Đặc tính hóa keo là khả năng chất nguyên sinh chuyển từ trạng thái sol (lỏng) sang
trạng thái gel (rắn) hoặc ngược lại, khi điều kiện môi trường thay đổi.
Chiều biến đổi từ sol → gel phản ánh hoạt động sống của tế bào, cơ quan thực vật.
Lúc điều kiện môi trường thuận lợi tế bào, cơ quan hoạt động mạnh thì gel → sol, và
ngược lại khi cây gặp điều kiện bất lợi, thì sol → gel làm cơ quan, cơ thể thực vật rơi vào
trạng thái ngủ nghỉ.
Tính chất này phụ thuộc chặt chẽ vào sự thay đổi về nhiệt độ, nồng độ ion hydro,
chất điện phân hay các tác động cơ học khác gây nên.
Ý nghĩa sinh lý: Đặc tính hóa keo giúp cho cây có khả năng dễ dàng thích ứng với
điều kiện ngoại cảnh, thể hiện ở chỗ khi cây gặp điều kiện ngoại cảnh bất lợi, thì tế bào
chất chuyển từ sol → gel làm tế bào rơi vào trạng thái ngủ nghỉ để bảo vệ tế bào và cơ thể
thực vật.
c) Sự ngưng kết
Các phân tử vật chất trong hệ keo nguyên sinh chất đều tích điện, nếu các phân tử
keo mang điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau. Nếu sức đẩy lớn thì hệ keo
bền, ngược lại nếu sức hút lớn thì các phân tử keo có xu thế xích lại gần nhau tạo thành
khối, khối này lớn dần và lắng xuống gọi là hiện tượng ngưng kết.
Hiện tượng ngưng kết phụ thuộc vào sự ra tăng nồng độ các chất điện phân tác nhân
làm triệt tiêu mất điện tích của các phân tử keo và phụ thuộc vào nồng độ các phân tử
keo - yếu tố làm tăng lực hút của các phân tử keo.

33
1.2.2. Đặc tính vật lý của chất nguyên sinh
1.2.2.1. Độ nhớt chất nguyên sinh
Độ nhớt là ma sát, lực cản xuất hiện khi các lớp vật chất trượt lên nhau. Độ nhớt của
tế bào phụ thuộc vào hàm lượng nước trong chất nguyên sinh, lực liên kết giữa các phân tử
protein riêng biệt và cấu tạo của phân tử protein, nhiệt độ môi trường.
Ý nghĩa sinh lý của độ nhớt: Độ nhớt liên quan đến mức độ trao đổi chất của tế bào.
Độ nhớt giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi chất. Ngược lại khi độ nhớt
tăng, sự di chuyển của vật chất trong tế bào sẽ khó khăn hơn, lượng nước giảm xuống, nên
gây kìm hãm quá trình trao đổi chất.
Do đó, tế bào của các cơ quan còn non đang tăng trưởng có độ nhớt giảm, tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi chất. Tế bào cơ quan trưởng thành, già có độ nhớt cao
hơn, nhất là khi tế bào ở trạng thái ngủ nghỉ, độ nhớt đặc biệt cao, làm kìm hãm quá trình
trao đổi chất.
Khi độ nhớt tăng lên, quá trình trao đổi chất giảm xuống, tương ứng với tính chống
chịu của cơ quan thực vật với điều kiện môi trường bất lợi. Khi cây gặp điều kiện bất lợi
với môi trường, mà độ nhớt cao (trong ngưỡng) thì chất nguyên sinh giữ được độ bền
vững, các hoạt động sống sẽ giảm, nhờ đó cây có khả năng chống chịu tốt.
Độ nhớt tăng khi cây gặp nhiệt độ thấp và ngược lại. Khi nhiệt độ quá thấp độ nhớt
tăng lên quá cao làm cản trở hoàn toàn hoạt động sống của cây, kèm theo các tổn thương
màng dễ làm cây bị chết.
Các ion trong môi trường có hóa trị 1 như K+, Na+, NH4+… có khả năng làm giảm độ
nhớt, tăng hoạt động sinh lý; các ion hóa trị cao như Ca2+, Al3+, Mg2+ thì ngược lại. Do đó,
khi cây gặp rét, nếu bổ sung các ion hóa trị nhỏ như có thể làm giảm độ nhớt và tăng khả
năng chống chịu cho cây trồng. Trong thực tiễn, dân gian thường dùng tro bếp để chống rét
cho mạ xuân, cơ sở khoa học của kỹ thuật này chính là trong tro bếp chứa nhiều K+ tác
động làm giảm độ nhớt tăng tính chống chịu nhiệt độ thấp cho tế bào.
Khi cây gặp hạn, lượng nước trong tế bào giảm xuống, làm tăng độ nhớt của chất
nguyên sinh, gây ức chế sự trao đổi chất trong tế bào. Lúc này các phản ứng giữ nước cho
tế bào bằng cách tăng cường các hợp chất có hoạt tính thẩm thấu như đường, prolin, glycin
betain… hay phản ứng đóng khí khổng để hạn chế thoát hơi nước… có thể kìm hãm sự
tăng quá cao của độ nhớt chất nguyên sinh, bảo vệ tế bào không bị chết.

1.2.2.2. Tính vận động của chất nguyên sinh


Chất nguyên sinh có khả năng vận động. Khả năng này phụ thuộc vào nhiệt độ, hàm
lượng oxy do cần sử dụng năng lượng ATP từ quá trình hô hấp. Nhờ sự vận động này mà
vật chất trong tế bào có điều kiện lưu thông, để thực hiện trao đổi chất thuận lợi.

34
1.2.2.3. Tính đàn hồi của chất nguyên sinh
Tính đàn hồi là khả năng quay về trạng thái ban đầu sau khi bị lực tác dụng làm
biến dạng của chất nguyên sinh. Tính đàn hồi tỷ lệ thuận với tính chống chịu của cây, tỷ lệ
nghịch với cường độ trao đổi chất.
Tính đàn hồi cho phép tách được các tế bào trần và dung hợp chúng để tạo con lai
soma trong công nghệ lai tế bào trần.

1.3. Hoạt động trao đổi nƣớc của tế bào thực vật
1.3.1. Trao đổi nước theo phương thức thẩm thấu
1.3.1.1. Hiện tượng khuếch tán và thẩm thấu
Khuếch tán là sự vận chuyển của phân tử vật chất từ nơi có nồng độ cao (thế năng
hóa học cao) đến nơi có nồng độ thấp (thế năng hóa học thấp) cho đến khi cân bằng nồng
độ trong toàn hệ thống. Ví dụ như sự di chuyển của phân tử tinh dầu trong lọ dầu gió trong
phòng hay khi hòa tan đường vào nước (xem thêm trong Mục 2.1 Chương 2).
Thẩm thấu là một hiện tượng đặc biệt của khuếch tán, ở đó chất tham gia khuếch tán
là nước và nước phải đi qua một màng bán thấm. Màng bán thấm là màng chỉ cho nước và
dung môi đi qua mà không cho các chất tan đi qua. Như vậy hiện tượng thẩm thấu là sự
khuếch tán của các phân tử nước qua màng bán thấm.
Nước nguyên chất là nước có nồng độ cao nhất, trong một dung dịch dung môi là
nước thì nếu nồng độ chất tan càng lớn thì nồng độ nước càng nhỏ. Nếu hai dung dịch
được ngăn cách nhau bằng một lớp màng bán thấm thì nước sẽ di chuyển từ nơi có nồng độ
chất tan thấp/dung dịch loãng hơn (có lượng nước nhiều hơn) đến nơi có nồng độ chất tan
cao/dung dịch đậm đặc hơn (có lượng nước ít hơn). Quá trình di chuyển đó của nước gọi là
quá trình thẩm thấu. Sự di chuyển của nước qua màng bán thấm từ nơi có nồng độ cao đến
nơi có nồng độ thấp gọi là qui luật thẩm thấu.
Lực gây ra sự chuyển động của nước qua màng gọi là áp suất thẩm thấu.

1.3.1.2. Áp suất thẩm thấu


Một túi được tạo từ một lớp màng bán thấm (feroxyanua đồng), bên trong có chứa
dung dịch đường và được gắn với một ống thủy tinh, tạo thành một thẩm thấu kế (Hình
1.20), dựa trên mô tả của Pfeffer, 1877 (Hoàng Minh Tấn và cs., 2006).
Khi nhúng túi này vào một cốc nước nguyên chất, thì nước sẽ di chuyển theo qui luật
thẩm thấu đi từ ngoài vào trong màng nhanh hơn nước đi từ trong ra ngoài, làm nước trong
túi tăng lên, dẫn đến tăng áp suất thủy tĩnh trong túi. Khi áp suất thủy tĩnh trong túi tăng thì
nước đi ra ngoài cũng tăng lên, đến một thời điểm nước đi ra và đi vào túi ngang bằng

35
nhau thì một cân bằng động được thiết lập. Áp suất thủy tĩnh tương ứng với trạng thái cân
bằng động đó được gọi là áp suất thẩm thấu của dung dịch đường trong túi.
Mọi dung dịch có chứa chất tan đều tồn tại trong nó một áp suất thẩm thấu (mặc dù
không phải qua màng).
Dung dịch có áp suất thẩm thấu càng cao, thì khả năng hút nước càng mạnh.
Áp suất thẩm thấu của dung dịch được tính theo công thức Vant Hoff (Hoàng Minh
Tấn và cs., 2006):
п = RTCi (1.1)
Trong đó: п: Áp suất thẩm thấu (atm = atmosphere)
R: Hằng số khí = 0.0821
T: Nhiệt độ (K) = toC + 273
C: Nồng độ dung dịch tính theo M/l
i : Hệ số Vant Hoff biểu thị theo mức độ ion hóa
i = 1 + α(n – 1)
α = Hệ số điện li
n: Số ion mà phân tử phân li, ví dụ với NaCl có n = 2
Với những chất không điện li thì i = 1.
Như vậy theo phương trình (1.1) trên đây thì áp suất thẩm thấu phụ thuộc vào nồng
độ chất tan trong dung dịch, nhiệt độ dung dịch, sự điện li của dung dịch, theo thời gian và
nhịp điệu trong ngày.
a) Áp suất thẩm thấu của tế bào thực vật
Trong tế bào thực vật trưởng thành có không bào lớn chiếm phần lớn thể tích của tế
bào, trong không bào có chứa dịch bào. Do đó, áp suất thẩm thấu của tế bào chính là áp
suất thẩm thấu của dịch bào. Nồng độ dịch bào thay đổi theo loại tế bào, loài cây, hoạt
động trao đổi chất của tế bào nên áp suất thẩm thấu của tế bào cũng thay đổi theo. Áp suất
thẩm thấu của tế bào là động lực qui định sự vận chuyển nước qua lớp màng sinh chất.
b) Hệ thống thẩm thấu
Tế bào thực vật là một hệ thống thẩm thấu sinh học.
Nếu có hai dung dịch hay một dung dịch và nước nguyên chất ngăn cách nhau bằng
một lớp màng thì tạo thành một hệ thống thẩm thấu.
Hệ thống thẩm thấu ngoài cơ thể thì gọi là hệ thống thẩm thấu vật lý. Ví dụ thẩm
thấu kế như mô tả trong trên đây.

36
c) Tế bào thực vật là một hệ thống thẩm thấu sinh học

Hình 1.20. Thẩm thấu kế (a) và tế bào thực vật (b) (Hoàng Minh Tấn và cs., 2006)
Tế bào thực vật chứa không bào lớn, trong không bào có chứa dịch bào. Bao quanh
không bào là lớp chất nguyên sinh mỏng được bọc trong màng tế bào. Dựa theo mô hình
thẩm thấu kế (Hình 1.20a), thì dịch bào tương đương dung dịch đường, lớp màng sinh chất
bao bọc quanh không bào tương đương lớp màng bán thấm; dung dịch ngâm tế bào tương
đương với cốc đựng bọc dung dịch đường trong thẩm thấu kế (Hình 1.20b).
Tuy nhiên tế bào thực vật là một phần của cơ thể sống, sự vận chuyển vật chất qua
màng sinh chất tuân theo qui luật sinh học. Do đó tế bào thực vật được gọi là một hệ thống
thẩm thấu sinh học.
d) Sự khác biệt giữa hệ thẩm thấu sinh học ở tế bào thực vật và thẩm thấu vật lý
Thành phần của dịch bào rất linh động phụ thuộc vào các hoạt động sống của tế bào
nên thay đổi theo loài cây, giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây và chịu ảnh hưởng của
điều kiện môi trường. Trong khi đó nồng độ dung dịch trong hệ thẩm thấu vật lý là cố định.
Điểm khác biệt rất quan trọng của lớp màng sinh chất là nó mang bản chất sinh học
nên là một màng bán thấm sinh học. Nghĩa là nó không phải chỉ cho nước mà cho cả chất
tan đi qua một cách có chọn lọc. Chỉ những chất có lợi cần thiết cho tế bào mới được đi
qua. Đặc tính này bị mất đi khi tế bào bị chết và lúc đó nó sẽ giống như một hệ thẩm thấu
vật lý.
Hệ thẩm thấu trong tế bào thực vật là hệ thống kín chứ không mở như hệ thẩm thấu
vật lý. Nước sau khi được hút vào tế bào sẽ được vận chuyển vào không bào, làm tăng thể
tích của tế bào gây nên một áp lực lên thành tế bào làm cản trở sự vận chuyển nước vào
tế bào.
Như vậy, so với hệ thống thẩm thấu vật lý thì sự trao đổi nước theo qui luật thẩm
thấu của tế bào thực vật phức tạp hơn nhiều.

37
1.3.1.3. Sự trao đổi nước của tế bào thực vật theo qui luật thẩm thấu
Khi đặt tế bào mô thực vật tách rời vào một dung dịch, sự vận chuyển của nước sẽ
theo chiều của gradient nồng độ của nước, nghĩa là ngược chiều gradient nồng độ chất tan
có trong dịch bào.
Khi đó, nếu dung dịch có nồng độ nhỏ hơn nồng độ dịch bào gọi là dung dịch nhược
trương; ngược lại gọi là dung dịch ưu trương; còn nếu nồng độ dung dịch và dịch bào bằng
nhau gọi là dung dịch đẳng trương. Nếu so sánh áp suất thẩm thấu giữa dịch bào và dung
dịch, thì áp suất thẩm thấu của dung dịch nhược trương nhỏ hơn của dịch bào; của dung
dịch ưu trương lớn hơn dịch bào và của dung dịch đẳng trương bằng của dịch bào.
Nếu ngâm tế bào thực vật vào nước hoặc một dung dịch nhược trương
Khi đó tế bào sẽ hút nước vào không bào làm thể tích của không bào tăng, ép ngược
trở lại chất nguyên sinh và thành tế bào một lực để chống lại, lực này gọi là sức căng
trương nước (T). Nếu áp suất thẩm thấu của dịch bào (п) càng tăng, nước được vận
chuyển vào không bào càng lớn thì giá trị T càng tăng, càng làm cản trở quá trình di
chuyển của nước vào tế bào. Đến một thời điểm áp suất thẩm thấu dịch bào (п) phát triển
hết sức trương nước thì sức căng trương nước T đạt cực đại và sự vận chuyển nước vào tế
bào bị ngừng lại. Lúc này tế bào ở trạng thái bão hòa (no) nước và đạt kích thước cực đại.
Ta có п = T.

Hình 1.21. Minh họa sự trao đổi nước của tế bào thực vật trong dung dịch
Khi tế bào ở trạng thái thiếu nước thì п > T và п – T = S, S được gọi là sức hút nước
của tế bào.

38
Nếu S = 0, nghĩa là P = T thì tế bào đã bão hòa nước. Do đó, giá trị S luôn luôn lớn
hơn hoặc bằng 0. Nếu S càng lớn thì nhu cầu nước của tế bào càng cao.
Như vậy, áp suất thẩm thấu đã tạo ra sức hút nước của tế bào. Dựa vào áp suất thẩm
thấu hay sức hút nước của tế bào có thể xác định được thời điểm cần cung cấp nước cho
cây. Việc này cần thiết để xây dựng một chế độ tưới nước hợp lý cho cây trồng.
Trường hợp này tương ứng với trạng thái cây trồng được cung cấp đủ nước, luôn tươi
tắn, sinh trưởng phát triển tốt (Hình 1.21a).
Nếu ngâm tế bào vào dung dịch đẳng trương
Khi đó sự di chuyển của nước vào và ra khỏi tế bào là bằng nhau nên kích thước tế
bào không thay đổi (Hình 1.21b).
Nếu ngâm tế bào thực vật vào một dung dịch ưu trương
Khi đó theo qui luật thẩm thấu, nước từ trong tế bào sẽ vận chuyển ra ngoài làm cho
chất nguyên sinh co lại tách ra khỏi thành tế bào gây nên hiện tượng co nguyên sinh (Hình
1.21c).
Có ba trạng thái co nguyên sinh (Hình 1.22):
Co nguyên sinh góc là chất
nguyên sinh tách ra khỏi thành ở các
góc tế bào làm màng ở vị trí này hơi
lõm xuống. Đây là trạng thái quan sát
được lúc bắt đầu co nguyên sinh, nghĩa
là tế bào vừa được đặt vào dung dịch.
Nếu nước tiếp tục ra ngoài, làm
tế bào bị mất nước nhiều hơn, chất
nguyên sinh lõm sâu xuống, gọi là co
nguyên sinh lõm.
Tế bào tiếp tục bị mất nước, tế
bào chất tách hoàn toàn khỏi thành tế
bào gây nên hiện tượng co nguyên sinh
lồi. Như vậy có thể thấy, việc tế bào Hình 1.22. Các trạng thái co nguyên sinh chất
của chất nguyên sinh
chất co nguyên sinh nhiều hay ít, ở
trạng thái co nguyên sinh nào phụ
thuộc vào độ chênh nồng độ giữa dung dịch ưu trương và dịch bào.
Nếu đem tế bào thả vào dung dịch nhược trương thì tế bào lại trở về trạng thái ban
đầu gọi là hiện tượng phản co nguyên sinh.
Co nguyên sinh và phản co nguyên sinh chỉ xảy ra ở các tế bào sống. Khi tế bào chết
cả hai hiện tượng này đều không còn.

39
Trong cơ thể thực vật, sự trao đổi nước giữa tế bào rễ cây và dung dịch keo đất cũng
tuân theo qui luật vận chuyển nước của tế bào mô thực vật tách rời đặt trong dung dịch,
như mô tả trên đây. Tuy nhiên do quá trình thoát hơi nước ở lá diễn ra rất mạnh nên sự di
chuyển của nước từ dung dịch đất vào dịch bào có một số điểm khác làm cho dung dịch
của dịch bào thường xuyên lớn hơn dung dịch đất. Do đó, nước luôn có xu thế vận chuyển
vào trong tế bào rễ.
Trong trường hợp bị hạn, quá trình hút nước của cây giảm làm tế bào xẹp lại, lá, thân
non rủ xuống đó là trạng thái cây bị héo.

1.3.1.4. Trao đổi nước theo phương thức hút trương


Khái niệm: Hút trương là sự hút nước của các cao phân tử ưa nước hay của các mao
quản chưa đạt trạng thái bão hòa đến khi no nước.
Tế bào chất được cấu tạo từ các cao phân tử ưa nước như protein, acid nucleic,
đường, nucleoprotein… Khi những hợp chất này chưa bão hòa nước thì chúng luôn có xu
thế hút nước đến khi bão hòa, tạo thành các hạt keo nguyên sinh chất. Đây là một động lực
thường xuyên đưa nước vào tế bào.
Theo cấu trúc thành tế bào như đã được mô tả trong Mục 1.1.1 của chương này, trên
thành luôn tồn tại hệ thống các mao quản (kẽ hở nhỏ), chúng hút nước bằng lực mao quản.
Khi mao quản và các hạt keo nguyên sinh chất chưa bão hòa nước thì chúng hút
nước vào đến khi bão hòa. Sau đó, do hoạt động trao đổi chất của tế bào và sự vận chuyển
nước sang các tế bào khác (do tế bào bị mất nước từ quá trình thoát hơi nước ở lá cây)
chúng lại thiếu bão hòa, và lại hút nước vào để đạt bão hòa. Cứ như vậy, trạng thái bão hòa
và chưa bão hòa luôn tồn tại trong tế bào thực vật. Nhờ đó quá trình trao đổi nước thường
xuyên được diễn ra trong tế bào và cơ thể thực vật.
Cả hai hiện tượng hút nước của các hạt keo nguyên sinh chất và mao quản trên
thành tế bào gọi là sự trao đổi theo phương thức hút trương.
Ở các tế bào còn non chưa xuất hiện không bào nên chưa thể hút nước theo phương
thức thẩm thấu thì sự trao đổi nước chủ yếu diễn ra theo phương thức hút trương. Tương tự
như ở các bào quan sự trao đổi nước cũng diễn ra theo cơ chế hút trương, tuy nhiên do
không có mao quản nên chỉ nhờ các hạt keo.
Ngoài ra, ở thực vật còn có hiện tượng xitoriz. Đây là hiện tượng tế bào mất nước do
bay hơi trong môi trường không khí khô. Lúc đó tế bào mất nước rất nhanh, nhăn nheo lại.
Trong hiện tượng này T < 0 => S = п + T.

1.4. Hoạt động trao đổi chất tan của tế bào thực vật
Sự hấp thụ và loại thải các chất tan vào và ra khỏi tế bào là tính thấm của tế bào.
Màng tế bào có tính thấm chọn lọc, nghĩa là chỉ cho chất tan có lợi cho tế bào đi vào và
loại đi các chất có hại - sản phẩm của quá trình trao đổi chất ra khỏi tế bào.

40
1.4.1. Sự hấp thu chất tan vào tế bào theo cơ chế thụ động
Trong tế bào thực vật sự hấp thu thụ động các chất tan có thể theo gradient thế năng
hóa học (thế hóa) hoặc hiệu điện thế (thế điện).
Nồng độ các chất tan càng cao thì có thế năng hóa học càng cao. Hiệu điện thế xuất
hiện do sự phân bố không đồng đều của các điện tích giữa trong và ngoài màng. Hiệu điện
thế là động lực cho sự xâm nhập của các ion tích điện trái dấu qua màng tế bào.
Các chất vận chuyển từ nơi có thế năng hóa học/hiệu điện thế cao đến nơi có thế
năng hóa học và hiệu điện thế thấp hơn. Về bản chất, đây là cơ chế khuếch tán của chất tan
qua màng sinh chất (Hình 1.23).

Hình 1.23. Sự vận chuyển chất tan qua màng tế bào


Sự trao đổi chuyển chất tan theo phương thức khuếch tán bị động qua màng tế bào có
các đặc điểm đặc trưng sau:
Không cần năng lượng ATP của tế bào, do đó không phụ thuộc vào quá trình trao đổi
chất của tế bào;
Phụ thuộc chặt chẽ vào gradient nồng độ chất tan, và chiều vận chuyển theo chiều
gradient chất tan.
Chỉ vận chuyển các ion có tính thấm qua màng sinh học. Do trong tế bào hệ thống
màng sinh học được cấu tạo bởi chủ yếu là phospholipid nên các ion chất tan phải hòa tan
trong lipid mới được vận chuyển qua màng.
Tốc độ vận chuyển ở cơ chế này phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
- Gradient nồng độ chất tan: nếu sự chênh lệch nồng độ chất tan càng lớn thì các chất
tan xâm nhập qua màng càng nhanh;

41
- Kích thước phân tử chất tan: nếu kích thước phân tử chất tan càng nhỏ thì tốc độ
xuyên qua màng càng nhanh, và ngược lại. Nếu phân tử chất tan có kích thước lớn thì cần
có sự hỗ trợ khác mới xuyên được qua màng, và có thể không vận chuyển được nếu kích
thước quá lớn;
- Tính tan của ion chất tan trong lipid càng cao thì tốc độ vận chuyển càng lớn;
Các yếu tố này cũng chính là điều kiện để các chất tan được vận chuyển qua màng
tế bào.
Sự khuếch tán có xúc tác trong tế bào
Trong tế bào sự vận chuyển chất tan qua màng theo cơ chế khuếch tán bị động mặc
dù vẫn đảm bảo các điều kiện như mô tả trên đây, nhưng vẫn có thể cần đến sự hỗ trợ khác
để thúc đẩy quá trình vận chuyển diễn ra nhanh hơn. Đó là sự khuếch tán có xúc tác (Hình
1.23). Quá trình vận chuyển này không cần sự tham gia của năng lượng ATP nên vẫn là cơ
chế vận chuyển bị động.
Ionophor: Là các chất hữu cơ trên màng có thể dễ dàng liên kết với một hoặc một số
ion để vận chuyển qua màng mà không cần năng lượng, những chất này còn được gọi là
chất mang (Hình 1.23). Sự liên kết này mang tính đặc hiệu cao. Khi các chất mang này tác
động lên màng làm tính thấm của màng tăng lên, tạo điều kiện cho các chất tan dễ dàng
vận chuyển qua màng.
Kênh ion: Trên màng sinh học còn tồn tại các lỗ xuyên màng có kích thước khác
nhau tạo nên các kênh vận chuyển ion qua màng (Hình 1.23). Kênh này vận chuyển có
chọn lọc theo kích thước, nghĩa là chỉ những ion có kích thước nhỏ hơn đường kính của
kênh mới được xuyên qua và mang tính đặc hiệu. Mỗi kênh có một cơ chế hoạt động riêng.
Sự đóng mở kênh có thể đòi hỏi các điều kiện cụ thể khác nhau và có thể bị chi phối bởi
điều kiện môi trường.
Thế xuyên màng: Sự vận chuyển của các ion qua màng, tạo nên sự chênh lệch ion
giữa trong và ngoài màng. Sự chênh lệch này hình thành một hiệu điện thế xuyên màng.
Hiệu điện thế xuyên màng thường âm phía bên trong tế bào và có giá trị giao động từ
50 đến 200 mV (Hoàng Minh Tấn và cs., 2006). Nhờ hiệu điện thế xuyên màng mà các
cation được vận chuyển xuôi chiều gradient điện trường từ ngoài vào trong, còn anion kết
hợp với ion H+ để tạo thành cation rồi vận chuyển vào trong tế bào.

1.4.2. Sự trao đổi chất tan vào tế bào thực vật theo cơ chế chủ động
Sự trao đổi chất tan vào tế bào thực vật theo cơ chế chủ động là sự di chuyển chất tan
qua màng cần có sự tham gia của năng lượng ATP (Hình 1.23).
Khác hẳn sự vận chuyển khuếch tán bị động, sự vận chuyển chủ động này có thể
ngược chiều gradien nồng độ và phụ thuộc chặt chẽ vào sự trao đổi chất của tế bào do bắt
buộc phải có sự tham gia của năng lượng ATP (Hình 1.23). Ngoài ra quá trình này còn có

42
tính đặc hiệu cho từng loại tế bào và từng ion chất tan, các chất tan được vận chuyển có thể
tan hoặc không tan trong lipid.
Ví dụ như sự vận chuyển của các chất khoáng khi ta bón phân cho cây, hay sự hấp
thụ chất khoáng của các cây ngập mặn.
Trong quá trình vận chuyển chủ động năng lượng ATP dùng để hoạt hóa chất mang
làm cho chất mang có thể liên kết được với ion để tạo phức ion - chất mang; hoạt hóa kênh
protein trên màng làm mở kênh để ion xuyên qua màng. Năng lượng ATP cho quá trình
vận chuyển này được lấy từ quá trình hô hấp nên nó sẽ bị kìm hãm hoặc ức chế hoàn toàn
khi hoạt động hô hấp bị giảm hoặc ngừng trong trường hợp cây thiếu oxy. Hiện tượng này
thường gặp khi cây gặp úng, môi trường đất bị yếm khí, hô hấp của rễ bị ức chế nên cơ chế
hấp thụ chất tan chủ động cũng bị ức chế.
Do đó, trong thực tiễn khi bón phân cho cây trồng để tăng cường hiệu quả hấp thụ
các ion khoáng, cần đảm bảo bảo môi trường đất tơi xốp thoáng khí bằng các kỹ thuật như
xới xáo, làm cỏ xục bùn…; hay phá váng nước sau mưa để giảm thiểu tác hại của ngập úng
đến cây trồng (xem thêm trong Mục 7.6, Chương 7).
Vận chuyển chủ động theo quan điểm chất mang
Quan điểm chất mang là quan điểm được thừa nhận rộng rãi nhất từ trước đến nay.
Theo quan điểm này, trên màng tế bào tồn tại các chất đặc biệt làm nhiệm vụ vận chuyển
chất tan qua màng, gọi là chất mang. Chất mang có bản chất là protein, thường kết hợp với
ion ở bên ngoài màng và ly giải ra ở bên trong màng (Hình 1.24).

Hình 1.24. Quá trình vận chuyển chất tan theo cơ chế chủ động
nhờ chất mang có hai điểm kết hợp
Trong hình: (a). Phân tử chất mang là protein xuyên màng có hai vị trí kết hợp; (b).
Ion kết hợp với chất mang ở một vị trí kết hợp; (c). Chất mang được hoạt hóa bằng năng
lượng ATP để tạo phức chất mang − ATP - ion 2; (d). Phức chất mang − ATP - ion giải
phóng ion vào tế bào; (e). Chất mang kết hợp ion khác ở vị trí kết hợp thứ hai; (f). Tạo
phức chất mang – ATP - ion 2; (g). Chất mang giải phóng năng lượng đồng thời giải phóng
ion 2 ra ngoài tế bào.

43
Quá trình này được tóm tắt thành các giai đoạn sau:
Hoạt hóa chất mang:
Chất mang + ATP Chất mang* + ADP
Tạo phức ion – chất mang:
Chất mang* + ion Chất mang* - ion
Giải phóng ion:
Photphatase
Chất mang* - ion Chất mang + ion (được giải phóng vào tế bào)
Trong quá trình vận chuyển trên năng lượng ATP dùng để hoạt hóa chất mang
làm cho chúng có thể kết hợp được với ion để tạo thành một phức chất ion - chất mang
(Hình 1.24c).
Sự kết hợp giữa ion và chất mang tương tự như sự kết hợp giữa enzyme và cơ chất,
nó cũng mang tính đặc hiệu và hiệu ứng bão hòa. Tính đặc hiệu là một vị trí kết hợp trên
chất mang chỉ có thể kết hợp được với với 1 ion mà nó vận chuyển thôi. Có những chất
mang có hai vị trí kết hợp thì nó có thể vận chuyển được 2 ion có điểm kết hợp phù hợp
(Hình 1.24).
Hiệu ứng bão hòa là nếu ion được vận chuyển vào tế bào quá nhiều đến một nồng độ
nhất định nó sẽ đạt trạng thái bão hòa, khi đó nó sẽ không được vận chuyển nữa cho đến
khi nồng độ của nó bị giảm đi trong tế bào.

1.4.3. Quan điểm hiện đại về sự trao đổi chất khoáng vào tế bào thực vật
Quan điểm hiện đại cho rằng trao đổi các chất tan là một quá trình sinh lý rất phức
tạp, nó liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, đặc biệt là hô hấp do có liên quan
đến cung cấp năng lượng ATP cho quá trình vận chuyển chủ động.
Trong quá trình vận chuyển, kể cả vận chuyển theo phương thức khuếch tán bị động,
đều có sự tham gia của các protein nằm trên trên màng tế bào (Hình 1.25). Do vậy các
protein vận chuyển xuyên màng giữ vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tế
bào. Trong tế bào một số lượng gen đáng kể của bộ gen chịu trách nhiệm mã hóa protein
vận chuyển.
Chẳng hạn, ở sinh vật prokaryote, Haemophilus influenzae, dạng sống đầu tiên được
giải trình tự toàn bộ hệ gen, chỉ có 1734 gen thì trên 10% trong số này mã hóa protein có
liên quan đến chất vận chuyển qua màng (Taiz và Zeiger, 2010). Ở Arabidopsis, loài cây
mô hình phổ biến nhất trong nghiên cứu sinh học thực vật có 849 gen chiếm 4.8% tổng số
gen trong tế bào mã hóa chất vận chuyển qua màng (Taiz và Zeiger, 2010).
Các protein vận chuyển trên màng tế bào được chia làm 3 loại: protein chất mang,
protein kênh xuyên màng, protein bơm xuyên màng (Hình 1.25). Trong đó protein chất
mang và protein kênh xuyên màng tham gia vào quá trình vận chuyển bị động, còn protein
bơm xuyên màng tham gia vào quá trình vận chuyển chủ động.

44
Hình 1.25. Các loại protein vận chuyển trên màng tế bào
Các protein kênh vận chuyển xuyên màng tế bào
Protein kênh vận chuyển xuyên màng (Hình 1.25) thực chất là các protein xuyên
màng có cấu tạo đặc biệt tạo thành một lỗ trên màng tham gia vận chuyển chọn lọc chất tan
qua màng.
Kích thước của lỗ và mật độ điện tích bề mặt bên trong của màng quyết định tính đặc
hiệu của chất tan/ion mà nó vận chuyển.
Vận chuyển qua protein kênh xuyên màng nhanh hơn rất nhiều so với vận chuyển
qua protein chất mang. Chẳng hạn vận chuyển qua chất mang điển hình có tốc độ 100-
1000 ion/phân tử chất mang/1 giây. Tốc độ này chậm hơn 106 lần so với vận chuyển qua
kênh protein xuyên màng (Taiz và Zeiger, 2010). Một kênh protein xuyên màng vận
chuyển được 108 ion/giây(Taiz và Zeiger, 2010).
Sự mở và đóng kênh vận chuyển xuyên màng đòi hỏi tín hiệu chuyên biệt. Chẳng
hạn khi cây bị căng thẳng về nước, abscisic acid (ABA) được tổng hợp nhiều hơn trong
cây và đóng vai trò hoạt hóa kênh vận chuyển K+, làm K+ vận chuyển ra khỏi tế bào khí
khổng, kéo theo nước ra ngoài, làm khí khổng đóng để giảm thoát hơi nước, giữ nước bảo
vệ cây (Osakabe và cs., 2013). Ngoài ra nhiều tác giả khác cho rằng ABA còn kích hoạt cả
kênh vận chuyển Ca2+, và anion tham gia vào quá trình làm giảm sức trương nước của tế
bào khí khổng gây đóng khí khổng (Murata và cs., 2001; Vishwakarma và cs., 2017).
Các protein chất mang
Khác với protein kênh xuyên màng protein chất mang không tạo thành kênh. Trong
quá trình vận chuyển nhờ chất mang, mỗi chất vận chuyển ion chất tan kết hợp với một
điểm trên protein chất mang. Do vậy, protein chất mang có tính đặc hiệu cao với cơ chất
(ion hoặc chất tan) mà nó vận chuyển.
Tuy nhiên, protein vận chuyển cũng có thể vận chuyển một vài ion/chất tan thuộc
cùng họ hàng. Ví dụ, ở thực vật, protein chất mang vận chuyển ion K+ trên màng sinh chất
có thể vận chuyển cả Rb+ và Na+ thêm cùng K+, nhưng K+ thường được ưu tiên hơn.

45
Ngược lại protein này lại không thể vận chuyển anion như Cl- hay chất tan không mang
điện tích như đường sucrose.
Khi ion kết hợp với chất mang làm thay đổi cấu tạo của protein chất mang, nhờ sự
thay đổi này mà ion được vận chuyển sang bên kia của màng.
Protein bơm xuyên màng
Protein bơm xuyên màng (Hình 2.25) là những phân tử protein nằm trên màng tham
gia vận chuyển tích cực chất tan qua màng, trong đó nó sử dụng trực tiếp năng lượng ATP
để bơm chất tan ngược chiều gradient thế năng điện hóa hay nồng độ chất tan.
Nhìn chung quá trình vận chuyển chất tan như các chất khoáng ở rễ diễn ra rất phức
tạp. Hiện nay, cơ chế của các quá trình vận chuyển đó đang dần dần được làm sáng tỏ.
Thậm chí các protein vận chuyển kể trên được mã hóa bởi gen nào, tín hiệu kích hoạt nó là
gì, chúng hoạt động ra sao cũng đã được nhiều nghiên cứu thực hiện. Trong giới hạn
chương trình không cho phép chúng tôi đi nghiên cứu quá sâu về các quá trình đó. Bạn đọc
quan tâm có thể tìm đọc các bài báo bằng tiếng Anh trên các tạp chí quốc tế uy tín.

1.5. Nuôi cấy tế bào - mô thực vật


1.5.1. Giới thiệu chung
1.5.1.1. Khái niệm
Nuôi cấy tế bào - mô thực vật là phương thức nuôi cấy in vitro tế bào, mô, cơ quan
hoặc toàn bộ cơ thể thực vật trong môi trường dinh dưỡng và điều kiện vô trùng có kiểm soát.
Khởi đầu bằng công bố thí nghiệm nuôi cấy tế bào đơn và đề suất Giả thuyết về tính
toàn năng của tế bào của nhà khoa học người Đức - Haberland, G, 1902, Viện Hàn lâm
Khoa học Đức. Tuy thí nghiệm của ông không thành công, nhưng các nhà khoa học sau đó
đã chứng minh được bằng thực nghiệm, và ông được coi như là “cha đẻ” của nuôi cấy tế
bào - mô thực vật.
Trải qua một thời gian dài nghiên cứu cho đến những thập kỷ cuối của thế kỷ XX,
nuôi cấy tế bào - mô thực vật đã được ứng dụng rất rộng rãi như một lĩnh vực quan trọng
của công nghệ sinh học thực vật.

1.5.1.2. Cơ sở sinh học của nuôi cấy tế bào - mô thực vật


Trước đây khi đề cập đến cơ sở khoa học của nuôi cấy tế bào - mô thực vật, người ta
thường nhắc đến tính toàn năng của tế bào hoặc sự trẻ hóa tế bào. Mặc dù thừa nhận nền
tảng của nuôi cấy mô, tế bào thực vật là tính toàn năng của tế bào tuy nhiên về mặt sinh
học để nuôi cấy thành công một tế bào hay mô, cơ quan thực vật thì phải dựa vào nhiều
hơn thế các quá trình sinh học. Sự trẻ hóa tế bào thực chất là kết quả của quá trình phản
phân hóa tế bào.
Thực tế cho thấy, ngoài những quá trình sinh học để tái sinh in vivo một cơ thể như
phân chia, kéo giãn tế bào để đưa đến sự sinh trưởng cùng với sự phân hóa tế bào để tạo

46
nên sự phát triển thì trong nuôi cấy tế bào - mô thực vật cần có sự phản phân hóa và tái
phân hóa lại tế bào thực vật. Đó là toàn bộ cơ sở sinh học để nuôi cấy thành công tế bào,
mô thực vật trong môi trường in vitro được cung cấp đầy đủ các điều kiện cần thiết khác,
tóm tắt trong Hình 1.26.
Tính toàn năng của tế bào được
hiểu rằng tất cả các tế bào cấu tạo cơ thể
thực vật đều chứa toàn bộ thông tin di
truyền đủ để mã hóa hình thành một cơ
thể hoàn chỉnh. Ở các mô chức năng
trong cơ thể thực vật chỉ một phần tiềm
năng di truyền đó được biểu hiện qui
định một chức năng nhất định. Theo đó,
mỗi tế bào khi tách ra khỏi cơ thể nếu
được nuôi cấy trong điều kiện thích hợp
thì có thể phát triển thành một cơ thể
Hình 1.26. Cơ sở sinh học của nuôi cấy
hoàn chỉnh có khả năng sinh sản. mô, tế bào thực vật
Được nghiên cứu rất nhiều nhưng giả thiết tính toàn năng của tế bào thực vật chỉ
được chứng minh hoàn chỉnh nhất bởi nghiên cứu của Vasil và cs., 1965 khi thu được cây
thuốc lá có thể ra hoa bình thường từ nuôi cấy tế bào đơn trong điều kiện in vitro (Vasil và
Hildebrandt, 1965).
Sự sinh trưởng (phân chia và kéo giãn tế bào) và sự phát triển (phân hóa) của tế bào,
mô nuôi cấy in vitro tương tự như ở tế bào, mô in vivo (xem phần 6.1, Chương 6).
Sự phân hóa, phản phân hóa và tái phân hóa
Phân hóa (differenciation) là quá trình biến đổi từ một tế bào mới được sinh ra từ mô
phân sinh, chưa thực thiện được chức năng thành tế bào có thể thực hiện được chức năng ở
một mô nào đó.
Phản phân hóa (dedifferenciation) là quá trình chuyển một tế bào mô chức năng thành
tế bào chỉ có khả năng phân chia (tế bào mô phân sinh). Ví dụ như tế bào mô đồng hóa ở lá
trưởng thành không có khả năng phân chia được nuôi cấy trong môi trường có tổ hợp
hormone phù hợp sẽ chuyển hóa thành tế bào mô phân sinh (mô sẹo), phân chia liên tục.
Sau khi phân chia để tăng số lượng tế bào, tế bào mô sẹo lại được phân hóa để hình
thành phôi vô tính, chồi hay rễ, quá trình này gọi là quá trình tái phân hóa (redifferenciation).
Trong điều kiện in vitro quá trình sự phân hóa, phản phân hóa và tái phân hóa phụ
thuộc chặt chẽ vào thành phần phytohormone bổ sung vào môi trường nuôi cấy.

1.5.1.3. Các điều kiện cần thiết để thực hiện nuôi cấy tế bào - mô thực vật
Để thực hiện nuôi cấy tế bào - mô thực vật cần có các điều kiện sau:

47
Người thực hiện cần có hiểu biết cơ bản về nuôi cấy tế bào - mô thực vật, thành thạo
các kỹ thuật nuôi cấy tế bào - mô thực vật.

(a) (b)
Hình 1.27. Box cấy vô trùng (a) và phòng nuôi cây (b)
Trang thiết bị, phòng thí nghiệm: Cần đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất để thực hiện
nuôi cấy tế bào - mô thực vật như: hệ thống phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn: phòng cấy
mẫu với box cấy vô trùng (Hình 1.27 a); phòng nuôi cây (Hình 1.27 b) với hệ thống điều
chỉnh nhiệt độ (điều hòa), ánh sáng, giàn đặt mẫu cách ly để vô trùng; phòng chuẩn bị môi
trường với các tủ đựng hóa chất, máy chỉnh độ pH, nồi hấp khử trùng môi trường, tủ sấy
dụng cụ...; khu vực rửa dụng cụ cách ly để đảm bảo vệ sinh...; khu vực luyện cây, vườn ươm.
Hóa chất: Gồm thành phần môi trường nuôi cấy in vitro và các loại hóa chất để khử
trùng mẫu: môi trường nuôi cấy gồm giá thể (agar, phytagel…); đường; các khoáng đa
lượng, khoáng vi lượng; các vitamin và không thể thiếu các chất điều hòa sinh trưởng như
auxin (Indole-3-acetic acid (IAA), Indole-3-butyric acid (IBA), α-naphthaleneacetic acid
(NAA), 2,4-dichlorophenoxyacetic acid (2,4-D)…), cytokinin (Benzin amino purin (BAP),
adenine purin (AP), zeatin (Z), kinetin (Ki), Thidiazuron (TDZ)...). Tùy theo từng loại cây
và cơ quan nuôi cấy mà người ta có thể sử dụng các loại môi trường riêng. Trong đó môi
trường cơ bản MS (Murashige Skoog) (Bảng 1.1) được dùng rất phổ biến cho nhiều đối
tượng cây trồng, môi trường WPM (woody plant medium) thường dùng để nuôi cấy cây
thân gỗ…
Hóa chất khử trùng mẫu gồm các chất tẩy rửa như: xà phòng, javen; cồn (cồn khử
trùng và cồn đốt); H2O2, NaClO, HgCl2... và các hóa chất khác đệm pH, NaOH, HCl…
Dụng cụ: Gồm dụng cụ cấy mẫu: banh cấy, dao cắt mẫu, lưỡi dao, khay inox; đèn
cồn; bình đựng mẫu, các chai lọ đựng hóa chất, đũa thủy tinh khuấy môi trường…
Bảng 1.1. Thành phần các chất trong môi trường MS

STT Tên hợp chất Đơn vị (mg/l) STT Tên hợp chất Đơn vị (mg/l)
Khoáng đa lượng Khoáng vi lượng
1 CaCl2 332.02 10 KI 0.83
2 KH2PO4 170.00 11 MnSO4.H2O 16.90
3 KNO3 1900.000 12 Na2MoO4.H2O 0.25

48
STT Tên hợp chất Đơn vị (mg/l) STT Tên hợp chất Đơn vị (mg/l)
4 MgSO4 180.54 13 ZnSO4.7H2O 8.60
5 NH4NO3 1650.000 Vitamin
Khoáng vi lượng 14 Glycine 2.00
6 CoCl2.6H2O 0.025 15 Myo-Inositol 100.00
7 CuSO4.5H2O 0.025 16 Nicotinic acid 0.50
8 FeNaEDTA 36.70 17 Pyridoxine HCl 0.50
9 H3.BO3 6.20 18 Thiamine HCl 0.10
(Theo Murashige Skoog, 1962)

1.5.2. Các bước thực hiện nuôi cấy tế bào - mô thực vật
Để tiến hành nuôi cấy tế bào - mô thực vật cần thực hiện các bước cơ bản như mô tả
trong Hình 1.28.

Hình 1.28. Các bước nuôi cấy tế bào - mô thực vật


Chọn lọc cây mẹ: Để sản phẩm nuôi cấy có giá trị cao thì mẫu cấy cần có nguồn gốc
rõ ràng và từ cây trội có nhiều đặc tính quí.
Chọn loại vật liệu khởi đầu: Tùy theo loài và mục đích nuôi cấy để chọn các bộ phận
vào mẫu thích hợp, có thể là hạt, chồi bánh tẻ, mảnh lá hoặc rễ…
Chuẩn bị môi trường nuôi cấy: Môi trường nuôi cấy bao gồm giá thể (agar) chứa
đường cung cấp nguồn carbon cho mẫu cấy; các nguyên tố khoáng đa lượng, vi lượng, các
vitamin và các chất điều hòa sinh trưởng. Tùy theo loài, loại mẫu và mục đích nuôi cấy để

49
lựa chọn thành phần môi trường và nhất là loại và nồng độ chất điều hòa sinh trưởng phù
hợp. Sau khi điều chỉnh pH phù hợp (thường là 5.8), môi trường được hấp khử trùng ở
121oC trong 20 phút.
Khử trùng mẫu nuôi cấy (vào mẫu): Đây là bước làm sạch mẫu trước khi đưa vào
môi trường in vitro: loại đi các bụi bẩn, tác nhân vi sinh vật (nấm, vi khuẩn…) bằng cách
xử lý với các loại hóa chất ở nồng độ và thời gian phù hợp.
Cấy mẫu vào môi trường phù hợp: Tùy theo mục đích nuôi cấy, mẫu có thể được
chuyển sang môi trường cảm ứng tạo chồi (trẻ hóa mẫu) hoặc tạo đa chồi, cảm ứng tạo mô
sẹo, hay cảm ứng tạo phôi vô tính. Mẫu sau khi tạo mô sẹo có thể được chuyển tiếp sang
môi trường tạo phôi vô tính, sau đó tạo chồi hoặc tái sinh chồi trực tiếp từ mô sẹo. Chồi
sau khi thu được sẽ được chuyển sang giai đoạn nhân nhanh nếu là mục đích vi nhân
giống. Hoặc được chuyển ngay sang môi trường tạo rễ, để tạo cây hoàn chỉnh.
Tạo cây hoàn chỉnh (tạo rễ): Các chồi đạt chiều cao khoảng 2-3 cm, khỏe mập được
chuyển sang môi trường tạo rễ. Môi trường tạo rễ thường chứa auxin, tuy nhiên cũng có
những loài dễ tính có thể ra rễ ngay trên môi trường không chứa chất điều hòa sinh trưởng.
Mỗi chồi sau khi ra rễ sẽ tạo thành cây hoàn chỉnh.
Luyện cây: Đây là một bước khá quan trọng có ý nghĩa quyết định tỷ lệ sống của cây
con. Vì cây con vừa được tạo ra vốn đang sống trong điều kiện in vitro, trong phòng thí
nghiệm khá lý tưởng về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và sạch… Do vậy, để chúng thích nghi
với điều kiện tự nhiên cần có bước cho chúng làm quen (thích nghi dần) với môi trường
mới. Tùy theo loài, điều kiện thí nghiệm giai đoạn này có thể được thực hiện bằng cách mở
nắp bình cây trong phòng nuôi cấy, đưa chúng ra môi trường ngoài phòng thí nghiệm tiếp
xúc với ánh sáng yếu, nhiệt độ vừa phải gần với điều kiện phòng cây trước khi chuyển ra đất.
Trồng cây ra đất: Cây con được nhẹ nhàng lấy ra khỏi bình sau đó trồng trên giá thể
là đất mùn trộn với các phế phẩm hữu cơ như vụn xơ dừa, chấu hun, hoặc dớn (với các loài
lan)… Ở các phòng thí nghiệm trang bị tốt, có thể thêm một phòng đệm (buồng sinh
trưởng) để nuôi cây trong giá thể đất mùn (được khử trùng), để đảm bảo cây thích ứng sinh
trưởng tốt trong điều kiện ex vitro trước khi chuyển chúng ra ngoài tự nhiên. Hoặc chuyển
ngay cây con đã thích nghi ra nhà kính có điều chỉnh ánh sáng, độ ẩm thích hợp.

1.5.3. Các phương thức nuôi cấy tế bào - mô thực vật


Về nguyên tắc, mọi tế bào, mô thực vật đều có thể được nuôi cấy để tạo cây hoàn
chỉnh. Tuy nhiên, tìm được điều kiện môi trường thích hợp để tái sinh thành công là vấn đề
căn bản.
Trong thực tiễn nghiên cứu và ứng dụng, các phương thức nuôi cấy tế bào - mô thực
vật (Hình 1.29) gồm có nuôi cấy mô phân sinh đỉnh chồi (Hình 1.30) hoặc đỉnh rễ, nuôi
cấy hạt (nuôi cấy phôi hữu tính), nuôi cấy tạo phôi vô tính (Hình 1.31), nuôi cấy mô sẹo,
nuôi cấy bao phấn, nuôi tế bào trần, nuôi cấy hạt phấn, nuôi cấy cơ quan gồm nuôi cấy
thân, rễ, lá, nội nhũ, ống phấn, bao phấn…).

50
Hình 1.29. Các phương thức nuôi cấy tế bào - mô thực vật (NCTBM TV)

Hình 1.30. Phương thức nuôi cấy mô phân sinh

Hình 1.31. Nuôi cấy tạo phôi soma cây cà chua microtom (Khuong và cs., 2013)
a. Phôi hình cầu; b. phôi hình tim; c. phôi hình cá đuối; d. phôi hình thành lá mầm non;
e. phôi trưởng thành với mô phân sinh chồi (e1) và hai lá mầm (e2);
f. chồi non thu được từ phôi vô tính; g. Cây con có nguồn gốc từ phôi vô tính được trồng trong đất.

51
Tùy theo mục đích nuôi cấy mà người ta lựa chọn phương thức phù hợp. Thông
thường để nhân giống vô tính hay chọn nuôi cấy mô phân sinh chồi (chồi mắt, chồi ngủ) vì
khả năng tái sinh của mô mạnh nên dễ thành công và ít bị các biến đổi di truyền trong quá
trình nuôi cấy, hơn nữa có thể dễ dàng lựa chọn được cây mẹ tốt so với nuôi cấy từ hạt.

1.5.4. Các hướng nghiên cứu và ứng dụng của nuôi cấy tế bào - mô thực vật
Hiện nay, nuôi cấy tế bào - mô thực vật đã được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi,
mang lại những thành tựu to lớn ở cả Việt Nam và trên thế giới. Trong đó các hướng
nghiên cứu ứng dụng chính được tóm tắt trong Bảng 1.2.

1.5.4.1. Nhân giống in vitro (nhân giống vô tính, vi nhân giống)


Đây là lĩnh vực ứng dụng đầu tiên và hiệu quả nhất hiện nay. Ưu điểm của phương
pháp này là trong một thời gian ngắn có thể tạo ra một lượng cây giống lớn đồng đều về
hình thái và di truyền. Ngoài ra, nó không phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, có thể
tiến hành quanh năm. Phương pháp này càng trở nên ưu việt khi muốn nhân nhanh những
giống cây trồng quý hiếm hoặc khó hay không thể nhân được bằng các phương pháp khác.
Với các cây lâm nghiệp dòng trội sử dụng phương thức nhân giống in vitro cho hiệu quả
rất cao và đang được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất như bạch đàn, keo lai, keo tai tượng,
keo lá chàm…
Bảng 1.2. Tóm tắt các hướng nghiên cứu và ứng dụng của NCMTB TV

STT Hƣớng nghiên cứu Ứng dụng


Tạo cây con số lượng lớn tương đối đồng
1 Nhân giống in vitro
đều, sản xuất ở qui mô công nghiệp.
2 Tạo cây sạch bệnh Tạo cây con không bị nhiễm bệnh.
3 Tạo cây đơn bội Tạo cây con từ ống phấn.
4 Tạo thể lai soma Dung hợp tế bào trần.
5 Bảo tồn nguồn gen quí hiếm Bảo tồn in vivo và in vitro.
6 Cứu phôi có sức sống kém Cứu phôi lai xa, phôi non, phôi khó tái sinh.
Tạo cây chuyển gen mang đặc tính chống
7 Cải thiện giống cây trồng bằng chuyển gen
chịu, năng suất tốt hơn.
Cải thiện giống cây trồng bằng chọn dòng tế Tạo giống mới chống chịu điều kiện bất lợi tốt
8
bào hơn.
Tạo sản phẩm ứng dụng trong dược phẩm,
9 Sản xuất chất chuyển hóa
mỹ phẩm.

1.5.4.2. Tạo cây trồng sạch bệnh để phục tráng giống


Nuôi cấy tế bào - mô thực vật luôn được tiến hành trong điều kiện vô trùng, cây con
tạo ra không nhiễm một loại nấm hay vi sinh vật nào nên là cây sạch bệnh. Đặc biệt nuôi

52
cấy mô phân sinh có thể tạo ra cây con hoàn toàn sạch virút, một tác nhân sinh vật khó loại
trừ nhất trong các phương pháp nhân giống truyền thống. Cơ sở của cơ chế này đến nay
vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Một số nguyên nhân được xét đến là do trong cây virút
vận chuyển trong mạch dẫn, meristem không có hệ thống vận chuyển này; tại meristem có
nồng độ auxin và cytokinin cao nên ức chế sự nhân lên của virút; mô phân sinh có cơ chế
kháng virút hiệu quả hơn các loại tế bào khác, ngăn cản sự nhân lên của virút; mô phân
sinh phân chia quá nhanh cản trở sự nhân lên của virút. Do đó, trong thực tiễn người ta
thường sử dụng phương pháp này để phục tráng các giống cây trồng bị sâu bệnh, nhất là
virút. Ở nước ta đã phục tráng thành công nhiều giống cây trồng như đu đủ, tỏi, hành, các
cây họ cam quýt, khoai tây, thuốc lá, khoai môn, các loài hoa lan, loa kèn…

1.5.4.3. Tạo cây đơn bội


Nuôi cấy tế bào - mô thực vật được sử dụng để nuôi cấy hạt phấn tách rời, tạo được
cây con đơn bội (1n) dùng trong các nghiên cứu di truyền. Ở những loài sinh trưởng chậm,
người ta cũng có thể dùng cây đơn bội làm nguyên liệu để lưỡng bội hay đa bội hóa, nhanh
hơn rất nhiều so với các phương pháp lai tạo truyền thống. Nuôi cấy hạt phấn đã thành
công trên nhiều đối tượng cây trồng như lúa, lúa mì, lúa mạch, ngô, hạt tiêu…

1.5.4.4. Tạo thể lai soma


Các tế bào thực vật sau khi được loại bỏ vách tế bào sẽ tạo thành tế bào trần (protoplast).
Dùng phương pháp lai (dung hợp) các tế bào trần từ các nguồn gốc khác nhau sẽ tạo được
thể lai soma, rồi nuôi cấy tạo thành giống mới có nguồn gốc từ 2 loài hoặc hai dòng thực
vật khác nhau. Ứng dụng thành công trên rất nhiều đối tượng cây trồng như thuốc lá, cải
dầu, ngô, lúa, lúa mì, hoa cúc, hoa đồng tiền, thông, anh đào, cà phê, đậu tương...

1.5.4.5. Bảo tồn nguồn gen quý hiếm


Bằng phương pháp nuôi cấy tế bào - mô thực vật có thể bảo tồn được nguồn gen quí
hiếm. Các loài cây có nguy cơ tuyệt chủng, sinh trưởng chậm, khó sinh sản ngoài tự nhiên
được đưa vào nhân nhanh trong điều kiện in vitro, sau đó được nuôi trồng, bảo vệ trong
các khu vực bảo tồn có kiểm soát. Hoặc các mẫu nuôi cấy cũng có thể được bảo tồn in
vitro. Với phương pháp này nước ta đã bảo tồn thành công nhiều loài đặc hữu có giá trị cao
như thông đỏ, thông pà cò, thủy tùng, lim xanh, trà mi hoa đỏ, trà mi hoa vàng, các loài lan
bản địa như lan kim tuyến, lan gấm…

1.5.4.6. Cứu phôi có sức sống kém


Ở các loài thực vật khó sinh sản bằng hình thức hữu tính, phôi tạo thành sức sống
kém nếu được nuôi cấy các phôi này trong điều kiện in vitro trên môi trường thích hợp có
thể dễ dàng thu được cây con có khả năng sinh sản tốt. Nuôi cấy tế bào - mô thực vật cũng
là phương pháp được sử dụng để cứu các phôi lai xa thường khó tái sinh trong điều kiện
in vivo.

53
1.5.4.7. Cải thiện giống cây trồng bằng chuyển gen
Chuyển gen ở thực vật là kỹ nghệ đưa một gen có nguồn gốc bất kỳ vào cơ thể thực
vật để cải thiện hoặc tạo mới một tính trạng nào đó (Hình 1.32, 1.33). Trong phương pháp
này, công nghệ nuôi cấy tế bào - mô thực vật là không thể thiếu để tái sinh các tế bào mang
gen biến nạp thành cây chuyển gen. Đây được coi là bước đột phá của công nghệ sinh học
thực vật nửa sau thế kỷ XX và phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Hình 1.32. Quá trình sàng lọc ở thế hệ T1/T2 cây cà chua microtom mang cấu trúc gen
kháng thuốc diệt cỏ glufosinate/Basta (Khuong và cs., 2013)
Trong hình: cây T1 sau 20 ngày trên môi trường in vitro bổ sung 15 mg/l glufosinate
(a) và cây đối chứng (b); Cây T2 1 tuần tuổi (c) và cây đối chứng trồng trong đất sau
khi phun basta 75 mg/l; mũi tên chỉ các cá thể cây không mang gen bar.
Nghiên cứu tạo cây trồng chuyển gen mang những đặc tính hữu ích đã được triển
khai phổ biến trên thế giới và đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Những thành tựu điển
hình đã được ứng dụng trong thực tiễn như ngô, bông, đậu tương củ cải đường chuyển gen
kháng côn trùng, kháng thuốc diệt cỏ; đủ đủ, khoai tây kháng virút; ngô, củ cải đường
chống chịu hạn; lúa kháng côn trùng... Nhiều cây thân gỗ cũng đã được nghiên cứu chuyển
gen thành công và đã được thương mại hóa như cây bạch dương chuyển gen kháng côn
trùng ở Trung Quốc...

Hình 1.33. Đủ đủ được lây nhiễm virút PRSV, cây chuyển gen (trái)
và cây không chuyển gen (phải) (Gonsalves và cs., 2000)
Mặc dù, vẫn còn có tranh cãi trong việc ứng dụng cây trồng biến đổi gen, tuy nhiên
tính đến năm 2015 đã có 26 loại cây trồng biến đổi gen được cấp chứng nhận và thương
mại hóa trên thế giới. Theo báo cáo của ISAAA, hiện đã có 36 quốc gia nhập khẩu sản
phẩm biến đổi gen nhưng không trồng cây biến đổi gen, 28 nước và Việt Nam là quốc gia

54
thứ 29 (năm 2015) cho phép trồng cây biến đổi gen. Báo cáo của ISAAA năm 2016 cho
thấy có đến trên 86% tổng diện tích đất nông nghiệp của quốc gia này trồng cây chuyển
gen, trong đó con số này là 92% với ngô, 93% với bông, 94% với đậu tương, cải dầu 90%,
100% với củ cải đường, 14% với Alfalfa…

1.5.4.8. Cải thiện giống cây trồng bằng chọn dòng tế bào
Bằng phương pháp chọn dòng tế bào xử lý mô tế bào nuôi cấy in vitro ở các điều
kiện phi sinh học bất lợi như hạn, mặn, lạnh… Sau khi chọn lọc tái sinh các tế bào chống
chịu (sống sót) thành cây con rồi tiến hành phân tích, đánh giá, khảo nghiệm sự ổn định di
truyền qua các thế hệ. Cuối cùng sẽ thu được giống cây trồng mới có khả năng chống chịu
điều kiện bất lợi tốt hơn. Với hướng nghiên cứu này ở nước ta đã tạo thành công giống lúa
chống chịu hạn bằng thổi khô mô sẹo.

1.5.4.9. Sản xuất chất chuyển hóa


Thực vật có khả năng tổng hợp, chuyển hóa, tạo ra các hợp chất thứ cấp thuộc nhóm
alkanoid, steroid… có tác dụng chữa bệnh hoặc dùng trong sản xuất mỹ phẩm. Tuy nhiên,
trong tự nhiên quá trình này đòi hỏi thời gian rất dài để có được một hàm lượng nhất định
trong cây. Bằng phương pháp nuôi cấy mô sẹo, hoặc mô cơ quan tách rời của các loài cây
dược liệu trong môi trường in vitro thích hợp có thể nhanh chóng thu được mô bào sản
xuất các sản phẩm trao đổi thứ cấp, chiết xuất chúng từ các mô nuôi cấy này sẽ thu được
các chế phẩm ứng dụng sản xuất thuốc hoặc mỹ phẩm.
Thách thức lớn nhất trong hướng nghiên cứu này là tìm được điều kiện môi trường
thích hợp để tăng hàm lượng và chất lượng các sản phẩm trao đổi thứ cấp.
Với hướng nghiên cứu ứng dụng này, ở Việt Nam đã tạo thành công cây con, nuôi
cấy sinh khối tế bào bằng bioreactor và tạo rễ bất định bằng nuôi cấy mô tế bào cây sâm
Ngọc Linh (Panax vietnamensis, Ha et Grushv.), một loại dược liệu quí, đặc hữu của nước
ta. Hoặc thành công với nhân sinh khối mô sẹo cây hoàng liên để chiết xuất berberin, hay
nuôi cấy tạo rễ tơ từ rễ cây tam thất (Panax notoginseng) để thu các hoạt chất quý và nhiều
các cây trồng khác.

55
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hãy phân tích các điểm khác biệt cơ bản nhất của tế bào thực vật so với thực vật
động vật?
2. Thành tế bào thực vật có cấu tạo như thế nào? Chúng giữ chức năng gì trong cây?
Các hướng nghiên cứu điều khiển cấu trúc thành tế bào thực vật phục vụ mục đích ứng
dụng của con người?
3. Màng sinh chất có cấu tạo như thế nào? Phân tích các chức năng của màng sinh chất?
4. Phân tích các đặc điểm cấu tạo cơ bản và chức năng của các bào quan trong tế bào?
5. Trình bày đặc điểm cấu tạo và phân tích các chức năng của chất nguyên sinh trong
cơ thể thực vật?
6. Mô tả các đặc tính lý hóa của chất nguyên sinh? Phân tích tác động của các nhân
tố môi trường lên những đặc tính này?
7. Sự trao đổi nước trong tế bào thực vật diễn ra theo những phương thức nào? Phân
tích những đặc điểm cơ bản của từng phương thức?
8. Sự trao đổi nước qua màng tế bào thực vật khác gì so với sự trao đổi nước trong
một hệ thống thẩm thấu vật lý?
9. Hãy cho biết sự trao đổi nước của tế bào trong các kiểu dung dịch ưu trương, đẳng
trương, nhược trương? Liên hệ với sự hút nước của rễ cây?
10. Sức hút nước của tế bào là gì? Sức hút nước của tế bào bị ảnh hưởng của các yếu
tố nào? Ý nghĩa của việc xác định sức hút nước trong tế bào thực vật?
11. Co nguyên sinh là gì? Giải thích tại sao tế bào lại xảy ra hiện tượng co nguyên sinh?
12. Mô tả các phương thức trao đổi chất tan trong tế bào thực vật?
13. Nêu quan điểm hiện đại về trao đổi chất tan trong tế bào thực vật?
14. Nuôi cấy tế bào - mô thực vật là gì? Phân tích cơ sở sinh học của nuôi cấy tế
bào - mô thực vật?
15. Trình bày những điều kiện cần thiết để ứng dụng công nghệ nuôi cấy tế bào - mô
thực vật trong thực tiễn?
16. Hãy nêu các phương thức và hướng ứng dụng của nuôi cấy tế bào - mô thực vật?

56
Chương 2
SỰ TRAO ĐỔI NƢỚC CỦA THỰC VẬT

2.1. Nƣớc trong cây và vai trò của nƣớc đối với đời sống của thực vật
2.1.1. Nước trong cơ thể thực vật
1.1.1. Lượng nước trong cây
Nước là khởi nguồn của sự sống và có vai trò không thể thiếu đối với sự sống trên
Trái đất nói chung và thực vật nói riêng.
Để đảm bảo thực hiện được các hoạt động sống của mình, tế bào và cơ thể thực vật
chứa một lượng lớn nước. Trong tế bào, không bào là bào quan chiếm đến trên 90% thể
tích của tế bào được lấp đầy nước. Trong cơ thể thực vật, nước chiếm khoảng 70 - 90%
khối lượng của cây.
Lượng nước này phụ thuộc rất nhiều vào loài cây, loại mô, giai đoạn sinh trưởng
phát triển và điều kiện môi trường. Thực vật thủy sinh như thủy tảo cơ thể chứa 90 - 98%
là nước (Vũ Văn Vụ và cs., 2012). Ở các loài rau như xà lách, cà rốt, cà chua, dưa chuột,
bắp cải… nước chiếm từ 87 - 95% trọng lượng tươi của cây (Vũ Văn Vụ và cs., 2012);
ngược lại ở các loài cây thân gỗ, có cấu tạo chủ yếu là tế bào chết thì lượng nước trong cây
ít hơn, từ 35 - 70% (Taiz và Zeiger, 2010), trong đó cơ quan chứa nhiều nước nhất là lá cây
70 - 82%, còn phần thân gỗ chứa ít nước hơn 40 - 50% (Vũ Văn Vụ và cs., 2012). Nhìn
chung trong cơ thể thực vật, các cơ quan còn non đang phát triển chiếm lượng nước lớn
hơn ở cơ quan già, cơ quan ngủ nghỉ. Hạt là phần chứa ít nước nhất của cây 5 - 15% (Taiz
và Zeiger, 2010), tuy nhiên khi nảy mầm hạt sẽ hấp thụ một lượng rất lớn nước, nếu thiếu
nước ở giai đoạn này hạt sẽ nảy mầm kém thậm chí không nảy mầm.

2.1.1.2. Các dạng nước trong cây


Trong cây nước tồn tại ở hai dạng: nước tự do và nước liên kết.
Nước tự do chiếm tỷ lệ chủ yếu trong cây và thường giữ nguyên được các đặc tính lý
hóa của nó. Nước tự do giữ vai trò quan trọng đối với các hoạt động sinh hóa, sinh lý trong
cây. Hầu như các vai trò quan trọng của nước như làm dung môi, tham gia phản ứng hóa
học, vào quá trình quang hợp, hô hấp, vận chuyển vật chất trong cây (xem phần 1.2 dưới
đây) đều thuộc về nước tự do.
Trong cây nước tự do có thể được tìm thấy trong tế bào (tế bào chất, không bào – gọi
là symplast), trong các khoảng gian bào (gọi là apoplast), và trong hệ mạch dẫn (xylem và
phloem). Khi cây gặp lạnh nước trong apoplast thường bị đóng băng trước, do điểm đóng
băng của nó thường cao hơn nước trong symplast, gây ảnh hưởng đến các hoạt động sống
của tế bào thậm chí làm tế bào chết.

57
Nước tự do chiếm một tỷ lệ lớn trong cây ở giai đoạn còn non, đang sinh trưởng.
Nhưng khi hạt chuyển sang trạng thái ngủ nghỉ thì nước tự do bị rút hết ra ngoài, làm hạn
chế quá trình trao đổi chất, còn lại chỉ là một lượng nước liên kết có lực hút lớn với các
phân tử chất keo trong nguyên sinh chất.
Nước liên kết là lớp nước mỏng bao quanh các hợp chất có ái lực hóa học với nước.
Nước liên kết phân bố trong nguyên sinh chất, liên kết với các thành phần chất keo của
chất nguyên sinh bởi một lực đủ lớn để không bị lấy đi. Nước liên kết chiếm một tỷ lệ nhỏ
trong cây, tuy nhiên lại có ý nghĩa lớn giúp cây chống chịu với điều kiện môi trường bất
lợi. Do đó, ở những loài cây chống chịu hạn, chịu nóng tốt như xương rồng sa mạc có hàm
lượng nước liên kết rất cao.

2.1.2. Vai trò của nước đối với cây


Trong cơ thể thực vật nước giữ những vai trò vô cùng quan trọng, chi phối sự sống
còn của tế bào và cả cơ thể. Cụ thể là các vai trò chính sau:
- Nước giữ vai trò quyết định cấu trúc tế bào và các hoạt động sống của tế bào.
Nước là thành phần quan trọng cấu trúc chất nguyên sinh, chiếm đến 90% khối lượng
chất nguyên sinh. Nước có vai trò quyết định sự ổn định và các đặc tính lý hóa của chất
nguyên sinh, cấu trúc tế bào đảm bảo hoạt động sống cho tế bào. Nếu thiếu nước chất
nguyên sinh chuyển từ dạng lỏng (sol), linh động, thuận lợi cho các hoạt động trao đổi
chất, sang dạng keo đặc (coaxecva, gel) làm cho sự vận chuyển của vật chất trở nên khó
khăn, các phản ứng sinh hóa bị cản trở, dẫn đến giảm mức độ hoạt động sống của tế bào và
của cây.
Sức căng trương nước của tế bào được hình thành khi tế bào hấp thụ nước, có ý
nghĩa quyết định hình dạng của tế bào, trạng thái và các hoạt động sinh lý của cơ thể thực
vật. Khi tế bào mất nước sức căng trương nước giảm, tế bào bị co nguyên sinh, xẹp lại, làm
cây bị héo rủ, ảnh hưởng đến các hoạt động sống của cây. Nếu lượng nước mất nhiều có
thể làm tế bào và cơ thể thực vật bị chết.
Duy trì áp suất thẩm thấu của tế bào có ý nghĩa sống còn trong chống chịu hạn, mặn,
lạnh.
- Nước tham gia trực tiếp vào nhiều phản ứng sinh hóa trong tế bào.
Nước cung cấp điện tử để khử CO2 trong quang hợp thông qua quá trình quang phân
li nước, tham gia oxy hóa nguyên liệu hô hấp, và các phản ứng thủy phân khác trong tế bào.
- Nước là dung môi quan trọng nhất trong cây.
Trong vai trò dung môi, nước làm môi trường cho các phản ứng sinh hóa diễn ra.
Nước tham gia hòa tan các chất hữu cơ và vô cơ, làm môi trường vận chuyển vật
chất nội bào và giữa các tế bào, cơ quan với nhau trong cơ thể thực vật. Trong cây sự vận

58
chuyển chất khoáng và sản phẩm đồng hóa được diễn ra trong mạch dẫn chứa đầy nước.
Các chất khoáng trong đất muốn được hấp thụ vào rễ thì phải hòa tan trong nước và được
hấp thụ cùng với nước vào mạch xylem. Quá trình hấp thụ nước bị cản trở sẽ làm giảm
hàm lượng các chất khoáng được hấp thu từ rễ. Các sản phẩm của quá trình quang hợp
cũng được vận chuyển cùng với nước trong mạch phloem. Nếu thiếu nước quá trình này bị
ứ chệ sẽ làm ức chế quá trình quang hợp.
- Nước có vai trò điều chỉnh chế độ nhiệt trong cây thông qua quá trình thoát hơi nước
Cây liên tục hấp thụ nước và mất nước, phần lớn lượng nước cây hút vào từ rễ bị mất
qua quá trình thoát hơi nước ở lá. Sự thoát hơi nước ở lá kèm theo tỏa nhiệt từ bức xạ mặt
trời đến lá.
- Nước tham gia điều chỉnh quang hợp thông qua quá trình thoát hơi nước
Quá trình thoát hơi nước qua khí khổng tạo điều kiện cho khí CO2 được khuếch tán
vào lá để quá trình quang hợp được diễn ra. Do vậy, trong điều kiện bất lợi như hạn, mặn,
khi cây bị mất cân bằng nước, khí khổng có xu thế đóng lại để giữ nước cho cây, phản ứng
này đã gây cản trở sự xâm nhập CO2 vào lá dẫn đến giảm quá trình quang hợp trong cây.
Ngoài ra, sự thoát hơi nước ở lá còn tạo nên động lực quan trọng nhất cho quá trình hấp
thu và vận chuyển nước, chất khoáng trong cây.
- Nước có vai trò bảo vệ cây chống lại các căng thẳng phi sinh học như hạn, mặn,
nhiệt độ cao…
Nước có ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc của protein, acid nucleic, polysaccharides và
các hợp chất khác trong tế bào, và khả năng chống chịu của thực vật với các căng thẳng từ
các yếu tố phi sinh học. Hàm lượng nước liên kết trong tế bào có vai trò bảo vệ các phân tử
những hợp chất quan trọng này tránh sự các tác hại bởi điều kiện môi trường bất lợi. Vì
thế, ở những cây trồng chống chịu tốt với các căng thẳng phi sinh học như hạn, nhiệt độ
cao, thường có hàm lượng nước liên kết rất cao, và nước được giữ trữ trong cây rất nhiều,
chẳng hạn như trường hợp cây xương rồng, loài cây có thích nghi với điều kiện khắc
nghiệt ở sa mạc.
Như vậy, nước vừa tham gia cấu trúc tế bào và cơ thể thực vật; lại vừa tham gia vào
các phản ứng sinh hóa, các quá trình sinh lý trong cây, có ý nghĩa quyết định sự sinh
trưởng và năng suất cây trồng. Khi thiếu nước tất cả các quá trình trao đổi chất, các hoạt
động sinh lý bị xáo trộn; kìm hãm sinh trưởng phát triển, giảm quá trình hình thành cơ
quan sinh sản, thụ phấn, thụ tinh; cuối cùng làm giảm năng suất cây trồng (xem thêm trong
Chương 7, Mục 7.2 của cuốn sách này). Do vậy, trong trồng trọt cần cung cấp đủ nước cho
cây trồng để thu được năng suất cao nhất.

2.1.3. Các nhóm cây sinh thái khác nhau về chế độ nước
Nhu cầu nước của thực vật không giống nhau quyết định vùng sinh thái phân bố của
chúng, theo đó thực vật được chia làm hai nhóm lớn là nhóm thực vật thủy sinh, và nhóm
thực vật sống trên cạn.

59
a) Nhóm cây thủy sinh
Bao gồm các loài thực vật sống trong môi trường nước như ao, hồ, sông, suối, biển,
đồng ruộng… Ở nhóm này có những loài thích nghi sống hoàn toàn trong nước, với toàn
bộ cơ thể chìm trong nước như các loài tảo, rong ở biển, rong ở nơi nước ngọt; có những
loài chỉ phần rễ, thân trong nước, còn lá nổi trên mặt nước như sen, súng…
b) Nhóm thực vật sống trên cạn
Nhóm này chia làm thực vật ẩm sinh, nhóm cây trung sinh và nhóm cây hạn sinh.
c) Nhóm cây ẩm sinh (hydrophyte)
Bao gồm các loài thực vật sống trong môi trường ẩm ướt như có độ ẩm đất và độ ẩm
không khí cao.
d) Nhóm cây trung sinh (mesophyt)
Bao gồm những cây sống ở vùng có độ ẩm vừa phải: Các cây họ lúa, cây ăn quả, rau,
các loài cây lâm nghiệp, cây công nghiệp. Phần lớn các loài cây trồng của nước ta thuộc
nhóm này. Nhóm cây trồng này không cần quá nhiều nước như các nhóm thực vật trên,
song khả năng chống chịu với khô hạn lại không cao.
e) Nhóm cây hạn sinh (xelophyt)
Gồm các loài cây sống thích nghi tốt trong điều
kiện khô hạn, lượng nước ít. Điển hình của nhóm này
là các loài cây sống ở sa mạc, hay miền Trung, Tây
Nguyên ở Việt Nam nơi thường xuyên bị khô hạn kéo
dài. Những loài cây này có nhiều đặc điểm thích nghi
giúp chúng có thể sinh trưởng phát triển bình thường
trong điều kiện căng thẳng nước kéo dài. Những loài
cây chống chịu mặn, lạnh cũng thuộc nhóm này do các
điều kiện mặn, lạnh cũng gây nên căng thẳng nước cho
Hình 2.1. Cấu tạo phân tử nước
cây (xem thêm trong Chương 7).

2.1.4. Đặc tính của nước


2.1.4.1. Tính phân cực
Nước được cấu tạo từ một nguyên tử oxy và hai nguyên tử hydro. Phân tử nước có
tính lưỡng cực: Nguyên tử oxy cực âm và hydro cực dương (Hình 2.1).

2.1.4.2. Lực cố kết


Các phân tử nước có thể tương tác lẫn nhau qua liên kết hydro và tính phân cực. Cực
âm - cực dương của nước hút nhau qua liên kết hydro, nhờ đó chúng tạo thành cột nước
không bị đứt gãy trong lòng mạch xylem khi vận chuyển nước trong thân cây.

60
2.1.4.3. Lực bám dính
Phân tử nước có đặc tính bám dính. Nhờ đặc tính này chúng có xu hướng bám vào
thành mạch gỗ trong quá trình vận chuyển nước trong cây, làm cho cột nước không bị đứt
gẫy trong lòng mạch. Nhưng lực bám dính không lớn, nên dưới tác dụng của lực kéo rất
mạnh từ quá trình thoát hơi nước, các phân tử nước dễ dàng bị lôi bật ra khỏi thành mạch
để được vận chuyển đi lên trong thân.
Những đặc tính này của nước cũng góp một phần nhỏ vào động lực vận chuyển nước
trong thân cây (xem phần sau).

2.2. Sự hút nƣớc của rễ cây từ đất


2.2.1. Các dạng nước trong đất
Hàm lượng nước tổng số trong đất, được tính bằng phần trăm so với khối lượng đất
khô của đất gọi là độ ẩm của đất, ký hiệu là %. Tuy nhiên, không phải tất cả lượng nước
trong đất đều có ý nghĩa với cây, mà còn phụ thuộc vào sự vận chuyển của nước trong đất
và lực liên kết của nước với đất.
Trong đất tồn tại ba dạng nước: nước trọng lực, nước mao quản, nước màng và nước
ngậm. Các dạng nước này có đặc điểm khác nhau và không phải dạng nào cây cũng dễ
dàng sử dụng được.

2.2.1.1. Nước trọng lực


Là nước lấp đầy trong các khe hở của đất. Đặc điểm của dạng này là rất linh động,
chảy từ cao xuống thấp do tác động của trọng lực. Nước trọng lực xuất hiện lúc trời mưa,
chảy xuống lòng đất tạo thành mạch nước ngầm. Khi nước chảy chậm rễ cây có thể hấp thu
được, tuy nhiên như vậy sẽ gây ngập úng ảnh hưởng không tốt cho cây trồng (xem chi tiết
về tác hại của ngập úng lên cây trồng trong Mục 7.5, Chương 7 của cuốn sách này).

2.2.1.2. Nước mao quản


Đất có kết cấu hạt tạo nên các mao quản đất. Lượng nước lấp đầy các mao quản của
đất nhờ lực mao quản gọi là nước mao quản. Đây là dạng nước có ý nghĩa sinh học lớn
nhất cho cây, cây có thể hấp thụ dễ dàng nhất, vì nó chảy rất chậm.

2.2.1.3. Nước màng và nước ngậm


Nước màng là nước bao quanh các hạt đất tạo nên lớp màng nhờ khả năng thủy hóa
của các hạt đất. Ở dạng này cây chỉ sử dụng được nước ở các lớp màng xa trung tâm mang
điện, có lực liên kết nhỏ với hạt đất.
Nước ngậm là nước còn lại trong đất khi phơi khô, đây là các phân tử nước nằm sát
các hạt đất, có lực liên kết mạnh nên cây không thể hút được.

61
2.2.2. Rễ là cơ quan hút nước chính của cây
Trong cơ thể thực vật rễ cây là cơ
quan hấp thụ nước chính của cây. Rễ cây
có đầy đủ các đặc điểm để thuận lợi cho
việc thực hiện chức năng hút nước. Trong
cấu trúc chiều dọc của rễ gồm 5 phần bao
gồm:
Chóp rễ làm nhiệm vụ bảo vệ mô
phân sinh đầu rễ;
Mô phân sinh đầu rễ chứa tế bào mô
phân sinh chịu trách nhiệm cho quá trình
sinh trưởng kéo dài rễ; Miền phân hóa
(miền kéo dài) làm nhiệm vụ phân hóa
chức năng các tế bào được sinh ra từ mô
phân sinh đầu rễ;
Miền hấp thụ (miền lông hút) làm
nhiệm vụ hấp thụ nước và các chất khoáng
hòa tan cho cây. Cả 4 miền này được mô
Hình 2.2. Cấu trúc lát cắt dọc
tả trong hình 2.2; với 4 miền cấu trúc rễ
Miền trưởng thành (miền thành niên)
với đặc điểm cấu tạo thứ cấp, có chứa mô phân sinh thứ cấp có thể làm tăng đường kính
cho rễ các cây thân gỗ. Miền này có cấu tạo tương tự thân thứ cấp.
Như vậy, nước chỉ được cây hút vào tại miền lông hút, phần rễ có cấu tạo sơ cấp với
đặc điểm có nhiều lông hút. Ở miền thành niên không thể hút được nước bởi vì không có tế
bào lông hút, hơn nữa lớp tế bào ngoài cùng không cho phép vận chuyển nước, do trong
vách của chúng được thấm vật liệu kỵ nước phổ biến nhất là bần – suberin.
Cấu tạo miền lông hút
Lông hút thực chất là do tế bào biểu bì kéo
dài ra tạo thành, mang đầy đủ các đặc điểm phù
hợp với chức năng hút nước cho cây (Hình 2.3)
như không có cutin bao phủ như các tế bào biểu bì
khác; nhân và tế bào chất tập trung ở đầu tận cùng
phía ngoài của lông hút nơi diễn ra hoạt động sinh
lý mạnh nhất của quá trình hút nước; không bào
trung tâm lớn làm nhiệm vụ dự trữ nước.
Số lượng và chiều dài lông hút qui định diện
tích bề mặt hấp thụ nước và lệ thuộc chặt chẽ vào Hình 2.3. Cấu tạo lông hút

62
điều kiện môi trường. Khi cây gặp môi trường khô hạn, độ dài miền lông hút thường tăng
lên, với số lượng lông hút nhiều hơn và dài hơn. Ở lúa mạch đen 4 tháng tuổi, lông hút
được tìm thấy chiếm 60% diện tích bề mặt của rễ (Taiz và Zeiger, 2010). Ngược lại, ở
những thực vật thủy sinh lông hút thường không phát triển, vì các phần khác nhau của rễ,
hoặc cả cây đều có thể trao đổi nước.
Ngoài ra, một số đặc điểm khác trong
cấu tạo giải phẫu (Hình 2.4) của rễ cũng góp
phần tạo thuận lợi cho rễ hút nước như: Tế bào
ngoại bì và lớp mô mềm vỏ dày để làm nhiệm
vụ lọc nước; kiểu bó dẫn phóng xạ (bó gỗ và
libe nằm xen kẽ nhau) để tạo thuận lợi cho sự
vận chuyển nước vào xylem; nội bì có vòng
đai caspary để tạo một chiều duy nhất vận
chuyển nước từ ngoài vào trong mạch xylem
qua lớp tế bào nội bì (Hình 2.4), đây là đặc
điểm có ý nghĩa quyết định sự hình thành áp
suất rễ, một động lực bên dưới của quá trình Hình 2.4. Cấu tạo giải phẫu rễ cây một lá
vận chuyển nước trong thân cây. mầm với vành đai caspary ở tế bào nội bì.

Vành đai caspary thực chất là do vách tế bào nội bì thấm suberin (bần), một ester có
đặc tính không thấm nước. Quá trình hóa bần không giống nhau ở rễ cây một lá mầm và
hai lá mầm. Ở rễ cây một lá mầm, tế bào nội bì hóa bần 5 mặt, trong đó 4 mặt xuyên tâm
và 1 mặt tiếp tuyến phía trong (Hình 2.4), trên lát cắt ngang tế bào này có dạng hình chữ U
quay đáy vào trong tủy, nên tế bào này hoàn toàn không có khả năng dẫn truyền nước. Vì
vậy, xen giữa các tế bào hóa bần có tế bào không hóa bần làm nhiệm vụ hút nước từ ngoài
vào trong xylem, tế bào này gọi là tế bào hút (Hình 2.4).
Ở rễ cây hai lá mầm, quá trình hóa bần chỉ xảy ra với 4 mặt xuyên tâm, nên tế bào
nội bì vẫn có thể vận chuyển được nước qua hai vách tiếp tuyến (Hình 2.5b).
Sự phát triển của bộ rễ thay đổi theo lượng nước trong môi trường của chúng. Rễ
thực vật trên cạn luôn có xu hướng phát triển mạnh hơn, ăn sâu hơn để tìm kiếm nguồn
nước ngầm đảm bảo hút đủ nước cho cây trong điều kiện khô hạn. Đặc tính này được gọi
là tính hướng nước dương. Cơ chế chính xác của tính hướng nước chưa biết rõ, tuy nhiên
nhiều tác giả cho rằng chóp rễ có thể là bộ phận cảm thụ độ ẩm của đất, từ đó tế bào điều
khiển hoạt động của mô phân sinh đầu rễ làm rễ dài ra và ăn sâu vào trong đất.

2.2.3. Sự vận chuyển của nước từ đất vào rễ


Sự di chuyển của nước từ đất vào rễ còn gọi là sự hấp thụ nước ở rễ, về thực chất đó
là sự vận chuyển nước từ bên ngoài vào trong tế bào rễ.
Nước được vận chuyển từ đất vào rễ ở lông hút theo gradient thế năng nước. Thế
năng nước của dung dịch đất lớn hơn thế năng nước trong tế bào lông hút, nên nước vận

63
chuyển từ đất vào tế bào rễ. Đây là cơ chế vận chuyển bị động, không cần sự tham gia của
năng lượng ATP của tế bào. Trong điều kiện bình thường, do hoạt động sống của cây và
đặc biệt là quá trình thoát hơi nước, làm cho thế năng nước của tế bào rễ luôn nhỏ hơn thế
năng nước của đất, duy trì động lực thường xuyên cho quá trình hút nước của rễ.
Trong điều kiện khô hạn, đất rất khô, thế năng nước của đất có thể giảm xuống dưới
hệ số héo (cây héo không có khả năng phục hồi). Lúc đó cây bị mất sức trương hoàn toàn,
héo rủ, quá trình mất nước bởi thoát hơi nước bị ngừng, nên thế nước của tế bào rễ cũng bị
giảm. Ngay cả lúc này thế năng nước của đất vẫn lớn hơn thế nước rễ. (Taiz và Zeiger,
2010). Điều đó có nghĩa là thế năng nước của đất luôn lớn hơn hoặc bằng thế năng nước
của tế bào rễ.
Trong trường hợp thế năng nước của tế bào rễ cân bằng dung dịch đất, nhưng rễ cây
vẫn luôn có xu thế hút nước vào lông hút. Đây là cơ chế hấp thu chủ động và cần có sự
tham gia của năng lượng ATP, gặp phổ biến khi cây sống trong điều kiện khô hạn. Năng
lượng cung cấp cho quá trình này lấy từ quá trình hô hấp của rễ. Do vậy, khi gặp căng
thẳng về nước cần tạo điều kiện cho đất thoáng khí để hô hấp diễn ra thuận lợi, đảm bảo đủ
năng lượng cho cây hút nước.
Như vậy, nước luôn được hút một chiều từ dung dịch đất vào trong tế bào lông hút,
quá trình này có thể được thực hiện đơn giản theo cơ chế thẩm thấu bị động không cần
năng lượng, hoặc vận chuyển chủ động với sự tham gia của năng lượng ATP.
Trong quá trình hấp thụ nước của rễ, sự tiếp xúc khăng khít giữa rễ và các hạt đất có
ý nghĩa rất quan trọng. Thực tế thấy rằng, khi chuyển cây từ chậu đất này sang chậu đất
khác, đã phá vỡ mối quan hệ này nên trong chậu mới cây không thể hút nước ngay được,
thường thì cây có biểu hiện bị héo, cho đến khi rễ mới được hình thành cắm vào đất, mối
tương tác rễ - đất được thiết lập lại, cây mới có khả năng hút nước. Do đó, khi chuyển nơi
sống của cây cần có biện pháp bảo vệ cây trong những ngày đầu để tránh cho cây bị căng
thẳng hạn.
Quá trình vận chuyển nước từ đất vào rễ phụ thuộc vào quá trình sinh lý bên trong
cây như quá trình thoát hơi nước ở lá, sự trao đổi chất trong tế bào rễ là hai yếu tố cơ bản
tạo nên áp suất âm ở tế bào lông hút so với dung dịch đất. Khi các quá trình này bị giảm
bởi một nguyên nhân nào đó (hạn, mặn, lạnh, úng), làm giảm động lực, dẫn đến giảm sự
hút nước của rễ cây. Đây là hậu quả gián tiếp của nhân tố ngoại cảnh bất lợi lên quá trình
hấp thụ nước của rễ.

2.2.4. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh lên quá trình hút nước ở rễ
2.2.4.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ có ảnh hưởng đến các phản ứng sinh hóa, nên vừa có ảnh hưởng đến sự trao
đổi nước, vừa ảnh hưởng đến các hoạt động sống khác của rễ.
Nhiệt độ tối ưu cho hấp thụ nước ở rễ là 25-30oC, đây cũng là khoảng nhiệt độ thích
hợp cho các hoạt động sinh lý của cây. Khi nhiệt độ tăng hoặc giảm ngoài khoảng nhiệt
này đều ít nhiều có ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước của rễ.

64
Khi nhiệt độ giảm làm giảm sức hút nước của rễ, nếu nhiệt độ quá thấp sự hút nước ở
rễ có thể bị ức chế hoàn toàn. Trong khi đó nước trong cây vẫn tiếp tục bị mất đi bởi quá
trình thoát hơi nước, gây mất cân bằng nước cho cây, làm cây bị héo. Hiện tượng này gọi
là hạn sinh lý gây ra khi cây gặp nhiệt độ thấp, dưới 10oC.
Có nhiều nguyên nhân gây ức chế hấp thụ nước của rễ trong điều kiện nhiệt độ thấp.
Trong đó có thể kể đến một số nguyên nhân sau:
Do lạnh làm tăng độ nhớt, giảm tính thấm của nguyên sinh chất gây cản trở sự xâm
nhập và vận chuyển nước vào rễ . Ví dụ, ở 0oC độ nhớt của chất nguyên sinh có thể tăng
lên 3-4 lần so với ở 20oC (Hoàng Minh Tấn và cs., 2006).
Sự giảm thoát hơi nước của lá khi gặp lạnh do đóng khí khổng (bởi sự gia tăng của
abscisic acid (ABA), do sự phát triển của bộ lá giảm hoặc phản ứng rụng lá ở những loài
thích nghi với lạnh, làm giảm động lực quan trọng của dòng vận chuyển nước trong cây,
dẫn đến giảm sự hút nước của rễ.
Hô hấp của rễ giảm nên làm giảm nguồn năng lượng cho sự vận chuyển tích cực của
nước vào rễ.
Ngoài ra khi cây gặp lạnh sự sinh trưởng của rễ bị giảm, thậm chí lông hút có thể bị
chết và không phục hồi được trong điều kiện nhiệt độ quá thấp và kéo dài.
Tuy nhiên, tùy theo mức độ giảm của nhiệt độ, khả năng chống chịu của cây trồng
mà tác động của nhiệt độ đến cây trồng là khác nhau. Những loài cây mẫn cảm với nhiệt độ
thấp như thực vật nhiệt đới: cà chua, dưa chuột, đậu đỗ… có thể ngừng hút nước khi nhiệt
độ xung quanh 5oC. Trong khi đó các loài thực vật ôn đới có thể hút nước bình thường ở
nhiệt độ dưới 0oC, là do chúng có các cơ chế để thích nghi với nhiệt độ thấp. Rụng lá mùa
đông để giảm thoát hơi nước hay rơi vào trạng thái ngủ nghỉ cũng là các phản ứng thường
thấy ở một nhóm thực vật chống chịu lạnh. Khi nhiệt độ tăng lên nhiệt độ giới hạn
30-40oC, sự hút nước cũng bị ức chế. Đây là một trong số các tác hại của nhiệt độ cao đến
các quá trình sinh lý của cây trồng (xem chi tiết trong Mục 7.4, Chương 7). Nguyên nhân
của hiện tượng này liên quan đến những hư hại của màng tế bào, sự phá hủy, biến tính của
các hợp chất hữu cơ như protein, lipid, acid nucleic… gây xáo trộn trao đổi chất trong tế
bào rễ. Thực tế cho thấy rễ cây nhất là lông hút rất mẫn cảm với nhiệt độ, có thể bị thối
nhũn khi gặp nhiệt độ cao.
Những giải pháp để giảm tác động của nhiệt độ bất lợi (nóng, lạnh) lên sự hút nước, tăng
tính chống chịu lạnh được trình bày ở Mục 7.4 và 7.5, Chương 7 của cuốn sách này.

2.2.4.2. Oxy
Oxy cần thiết để cho quá trình hô hấp của rễ, có ảnh hưởng gián tiếp lên sự hút nước
của rễ.
Nồng độ oxy trong không khí là 21%, tuy nhiên trong đất con số này thấp hơn nhiều
và thay đổi theo từng loại đất. Đất càng chặt thì lượng oxy trong đất càng ít, nồng độ thích
hợp nhất cho sự hút nước là 10-12%.

65
Sự hút nước của rễ bị ức chế khi oxy trong đất giảm dưới 10%, và ngừng hẳn khi oxy
trong đất giảm dưới 5%. Lúc này rễ cây chuyển sang hô hấp yếm khí, gây hại cho cây trồng.
Oxy trong đất giảm khi cây bị ngập úng tạm thời lúc trời mưa to, đất thoát nước
không kịp hoặc ngập úng quanh năm ở những vùng đầm lầy ven biển. Lúc này cây trồng
phát triển các cơ chế để chống chịu úng (xem trong Mục 7.6, Chương 7).
Để đảm bảo lượng oxy tối ưu cho cây hút nước, trong trồng trọt cần chú ý các kỹ
thuật như làm đất kỹ trước khi reo, xới xáo đất tơi xốp, làm cỏ sục bùn, phá váng sau mưa,
sục khí trong trồng cây thủy canh… Hay chọn tạo giống cây trồng chống chịu ngập úng để
trồng ở những nơi hay bị ngập úng.

2.2.4.3. Nồng độ dung dịch đất


Bản chất sự vận chuyển từ đất vào tế bào lông hút nhờ cơ chế thẩm thấu. Động lực
cho quá trình này là gradient thế năng nước, mà gradient thế năng nước lại có quan hệ tỷ lệ
nghịch với nồng độ dung dịch đất. Do đó, có thể nói nồng độ dung dịch đất có tác động
trực tiếp lên sự hấp thụ nước của rễ.
Cụ thể, rễ cây hút nước khi thế năng nước cao hơn ở dung dịch đất và thấp hơn ở tế
bào lông hút. Đồng nghĩa là nồng độ dung dịch đất nhỏ hơn nồng độ dịch bào.
Khi nồng độ dung dịch đất cao hơn nồng độ dịch bào của lông hút, rễ cây không thể
hút được nước gây nên hạn sinh lý. Trường hợp này gặp khi cây bị căng thẳng mặn (xem
chi tiết trong Mục 7.3, Chương 7).

2.2.4.4. Sức giữ nước của đất


Nước trong đất không phải nước nguyên chất mà tồn tại trong dung dịch keo đất, các
phân tử nước bao quanh các hạt keo đất và bị đất giữ lại bởi lực liên kết giữa nước với các
hạt keo đất. Cây chỉ hút được các phân tử nước này khi sức hút nước của rễ cây thắng lực
giữ nước của đất. Phần nước còn lại có lực liên kết lớn với hạt keo đất, cây không thể hút
được gọi là hệ số héo.

2.3. Sự vận chuyển nƣớc trong cây


Sau khi xâm nhập vào cây từ rễ, nước được vận chuyển trong cây theo hai con đường
là vận chuyển nước khoảng cách ngắn và vận chuyển nước khoảng cách dài.
Vận chuyển nước khoảng cách ngắn
Vận chuyển khoảng cách ngắn chỉ sự di chuyển của nước từ tế bào này sang tế bào
khác theo chuỗi trong các lớp tế bào của mô thực vật, hay còn gọi là vận chuyển theo chiều
ngang. Trong cây sự vận chuyển khoảng cách ngắn xảy ra ở rễ khi nước được vận chuyển
từ tế bào lông hút vào mạch xylem; hay là con đường vận chuyển của nước từ ống mạch
xylem ra các lớp tế bào của vỏ ở thân cây; hoặc sự di chuyển của nước từ gân lá sang các
tế bào thịt lá, qua khí khổng để thoát ra ngoài ở lá cây.

66
Ở đường đi này không có hệ thống dẫn chuyên hóa, nước phải đi qua tế bào sống nên
gặp trở ngại từ lực cản của chất nguyên sinh, do đó thường khó khăn hơn. Động lực của
con đường này là gradient sức hút nước, sức hút nước của tế bào nhận lớn hơn của tế bào
cho. Theo đó, nước di chuyển từ ngoài lông hút qua các lớp tế bào của vỏ rễ vào mạch gỗ,
từ gân lá đến khí khổng, và từ mạch gỗ ở thân ra các tế bào ở vỏ cây.
Vận chuyển nước khoảng cách dài
Ngược lại, sự sự vận chuyển của nước trong ống mạch xylem ở thân gọi là vận
chuyển khoảng cách dài, hay còn gọi là vận chuyển theo chiều dọc. Độ dài của con đường
vận chuyển này phụ thuộc vào chiều cao của cây.
Ở con đường vận chuyển nước khoảng cách dài, nước được vận chuyển trong một hệ
thống mạch dẫn chuyên hóa là mạch xylem. Nhờ động lực chủ yếu là lực kéo từ quá trình
thoát hơi nước ở lá cây.

2.3.1. Các cơ chế vận chuyển nước trong cây


Nước được vận chuyển trong cơ thể thực vật nhờ cơ chế khuếch tán, thẩm thấu và
theo dòng khối.

2.3.1.1. Vận chuyển nước theo cơ chế khuếch tán


Trong dung dịch phân tử nước tiếp tục vận chuyển, va chạm vào các phân tử khác và
trao đổi động năng. Sự trà trộn phân tử trong dung dịch là kết quả của sự giao động nhiệt
ngẫu nhiên. Sự di chuyển ngẫu nhiên này được gọi là khuếch tán. Nước vận chuyển theo
cơ chế khuếch tán diễn ra nhanh ở con đường vận chuyển khoảng cách ngắn trong tế bào,
nhưng rất chậm ở vận chuyển khoảng cách dài trong mạch xylem.

2.3.1.2. Vận chuyển nước theo dòng khối


Cơ chế vận chuyển nước thứ hai là vận chuyển nước theo dòng khối (bulk flow/
mass flow), là sự vận chuyển có phối hợp của một nhóm phân tử trong một khối. Đây là sự
vận chuyển thường gặp nhất trong phản ứng với gradient áp suất, ví dụ như sự vận chuyển
nước trong các ống dẫn nước, ở dòng sông, dòng chảy của nước mưa.
Vận chuyển theo dòng khối là cơ chế vận chuyển chủ yếu trong mạch xylem. Cơ chế
vận chuyển này cũng được dùng để giải thích cho sự vận chuyển của nước xuyên qua đất
và qua vách tế bào của mô thực vật. Ngược với vận chuyển bằng cơ chế khuếch tán, vận
chuyển theo dòng khối không phụ thuộc vào gradient nồng độ chất tan, nhưng phụ thuộc
vào gradient áp suất.

2.3.1.3. Vận chuyển nước theo cơ chế thẩm thấu


Vận chuyển nước theo cơ chế thẩm thấu được điều khiển bởi gradient thế năng nước.
Màng tế bào có tính thấm chọn lọc, nghĩa là nó cho phép vận chuyển nước và các phân tử
chất tan nhỏ, không tích điện xuyên qua dễ dàng hơn các phân tử chất tan lớn và tích điện.

67
Tương tự, vận chuyển theo cơ chế khuếch tán và theo dòng khối, thẩm thấu diễn ra
ngẫu nhiên trong phản ứng với lực điều khiển (động lực). Trong cơ chế khuếch tán đơn
giản, vật chất vận chuyển xuôi chiều gradient nồng độ; vận chuyển theo dòng khối vật chất
vận chuyển xuôi chiều gradient áp suất, thì vận chuyển trong cơ chế thẩm thấu, nước chịu
ảnh hưởng của cả hai áp lực trên. Chiều hướng và tỷ lệ dòng nước được vận chuyển xuyên
màng được xác định bởi tổng hai lực điều khiển gradient nồng độ và gradient áp suất thẩm,
gọi là gradient năng lượng tự do của nước hay gradient thế năng của nước. Nghĩa là nước
có xu hướng vận chuyển từ nơi có thế năng nước cao đến nơi có thế năng nước thấp hơn.
Khái niệm thế năng nước là năng lượng tự do của nước trong một đơn vị thể tích
nước (J/m3). Thế năng nước ký hiệu là ψ (psi), được tính theo công thức:
Ψ = ψs + ψp + ψg (2.1)
(Taiz và Zeiger, 2010)
Trong đó: Ψs, Ψp, Ψg lần lượt chỉ tác động của chất tan, áp suất và trọng lực lên
năng lượng tự do của nước;
Ψs: thế năng chất tan hay thế năng thẩm thấu; chất tan làm giảm năng
lượng tự do của nước bởi vì nó làm loãng nước. Nghĩa là dung dịch có
nồng độ chất tan càng cao thì thế năng nước càng giảm.
Nước nguyên chất có Ψs = 0, như vậy Ψs của một dung dịch có chất tan, luôn có giá
trị < 0.
Với những chất không điện ly như đường sucrose, thế năng thẩm thấu được tính theo
phương trình Van’t Hoff:
Ψs = - RTCs (2.2)
(Taiz và Zeiger, 2010)
Trong đó: R = 8.32 J mol–1 K–1: Hằng số khí;
T = toC+ 273 (K): Nhiệt độ tuyệt đối;
Cs: Nồng độ chất tan.
Với những chất điện ly thì Cs phải được nhân với số hạt được phân ly để tính toán số
hạt được phân rã, được tính theo phương trình (1.1) ở Chương 1.
Ψp: Áp suất thủy tĩnh (hydrostatic pressure) của dung dịch, trong đó nếu Ψp dương
làm tăng thế năng nước, ngược lại Ψp âm thì làm giảm thế năng nước. Đôi khi Ψp còn
được gọi là thế năng áp suất. Áp suất thủy tĩnh dương trong tế bào là áp suất có liên quan
đến áp suất trương (tugor pressure). Ψp cũng có thể có giá trị âm như trường hợp trong
mạch xylem, trong vách giữa các tế bào. Áp suất âm bên ngoài tế bào có ý nghĩa quan
trọng cho sự vận chuyển khoảng cách dài của nước trong cây.

68
Ψg: Thông thường trọng lực làm cho nước được vận chuyển đi xuống, Ψg phụ thuộc
vào độ cao của nước, mật độ của nước và gia tốc của nước.
Thế năng nước trong tế bào
Khi nhắc đến sự vận chuyển nước trong tế bào, giá trị Ψg thường bị bỏ qua, vì có giá
trị không đáng kể so với Ψp và Ψs. Khi đó thế năng nước trong tế bào được tính:
Ψw = ψ s + ψ p (2.3)
Nước tinh khiết có Ψp = 0; áp suất tuyệt đối của nước = 0,1 MPa (mega pascal)
= 1 atm (atmosphere). Nếu không có chất tan trong nước thì ψs = 0, khi đó Ψw = 0.
Nước vận chuyển vào trong tế bào theo gradient thế nước. Do đó, nếu đặt tế bào
trong dung dịch chất tan, nước có thể vận chuyển từ dung dịch vào trong tế bào nếu dung
dịch có thế năng nước lớn hơn thế năng nước của dịch bào. Ngược lại nước cũng có thể ra
khỏi tế bào nếu thế năng nước của dung dịch nhỏ hơn thế năng nước của dịch bào.
Khái niệm thế năng nước có hai ý nghĩa, trước tiên thế năng nước điều khiển sự vận
chuyển nước xuyên màng tế bào; sau đó thế năng nước thường được sử dụng để đánh giá
trạng thái nước của cây. Do sự mất nước từ quá trình thoát hơi nước nên cây luôn trong
tình trạng có thế năng nước không bão hòa, rất hiếm khi được trạng thái hydrat hóa hoàn
toàn. Do vậy, tế bào luôn luôn có xu thế hút nước vào tế bào.
Thế năng nước trong cây
Sự sinh trưởng của tế bào, quá trình quang hợp, và năng suất cây trồng tất cả đều
chịu ảnh hưởng rất lớn bởi thế năng nước. Các hoạt động sống của cây, sự hấp thụ nước từ
rễ, cùng với quá trình thoát hơi nước ở lá làm cho trong cây luôn tồn tại một gradient thế
nước theo chiều giảm dần từ rễ lên thân. Từ đó qui định chiều vận chuyển của nước là từ
dưới lên trên, gọi là dòng đi lên. Theo Taiz và Zeiger, 2010, thế năng nước trong cây là
một chỉ số phản ánh sức khỏe của cây, được ví như là nhiệt độ của cơ thể người (Taiz và
Zeiger, 2010).

2.3.2. Các con đường vận chuyển nước trong rễ cây


Nước sau khi được vận chuyển từ dung dịch đất vào tế bào lông hút, sẽ tiếp tục được
vận chuyển qua nhiều lớp tế bào ở vỏ rễ để vào mạch xylem. Đây được gọi là con đường
vận chuyển khoảng cách ngắn trong cây.
Nước đi từ lông hút vào xylem theo ba con đường là màng sinh chất, symplast và
apoplast.
Ở con đường apoplast (con đường không bào) (Hình 2.5a): Nước đi qua vách và các
khoảng gian bào. Apoplast là hệ thống liên tục của vách tế bào và các khoảng gian bào
trong mô thực vật. Do vận chuyển ở con đường này không đi qua màng sinh chất, chất
nguyên sinh mà chỉ đi trong các khoảng trống của tế bào nên nước được di chuyển khá
dễ dàng.

69
Nước đi từ vách tế bào lông hút → vách ngoại bì → vách mô mềm vỏ → vách nội bì.
Đến nội bì con đường này bị chặn lại bởi vành đai caspari (Hình 2.5b), do vách tế
bào nội bì hóa bần tạo thành. Vành đai này không thấm nước, nên nước bắt buộc phải sáp
nhập vào con đường symplast để vào được mạch xylem.

Hình 2.5. Con đường vận chuyển nước ở rễ (a)


và vành đai caspary ở rễ cây hai lá mầm (b)
Con đường vận chuyển xuyên màng (Hình 2.5a): Nước đi từ tế bào này sang tế bào
khác qua màng sinh chất. Theo đó nước vận chuyển xuyên qua màng vào tế bào ở mặt này
và xuyên màng đi ra khỏi tế bào ở mặt khác, cứ như vậy nước đi từ tế bào này sang tế bào
khác theo chuỗi. Như vậy ở con đường này nước xuyên qua hai vị trí trên màng sinh chất,
vào và ra khỏi tế bào.
Con đường symplast (con đường qua tế bào): Nước đi qua cầu sinh chất. Cụ thể
đường đi của nước như sau:
Nước đi từ Lông hút → ngoại bì → mô mềm vỏ → nội bì → trụ bì → mạch xylem.
(Hình 2.5a)
Vận chuyển nước ở con đường symplast và màng tế bào thường khó khăn hơn, tốc
độ vận chuyển chậm hơn so với con đường apoplast do nước phải đi qua màng tế bào chất,
chất nguyên sinh. Tuy nhiên, trong ba con đường này, hiện nay vẫn chưa thể xác định được
con đường nào chiếm ưu thế hơn trong sự vận chuyển nước trong cây.
Vận chuyển nước trong rễ có thể bị giảm khi rễ gặp nhiệt độ thấp, điều kiện yếm khí
hoặc bị xử lý với chất ức chế hô hấp như cyanide. Do hô hấp rễ bị ức chế, sự vận chuyển
nước cũng kém đi.

70
2.3.3. Sự vận chuyển nước trong thân cây
2.3.3.1. Vận chuyển nước khoảng cách ngắn
Sau khi đi vào mạch xylem, nước được vận chuyển từ dưới lên trên theo chiều dọc
của thân cây. Ngoài ra, ở thân cây nước còn được vận chuyển theo chiều ngang từ ống
mạch xylem ra các lớp tế bào của vỏ thân cây, để đảm bảo các hoạt động sống cho các lớp
tế bào sống bao bọc lõi gỗ của thân. Sự vận chuyển này cũng tương tự với đoạn rễ thành
niên của cây, nơi có cấu tạo thứ cấp tương tự phần thân cây gỗ.
Về cơ bản đường di chuyển của nước ở con đường này cũng tương tự như rễ, theo ba
con đường là apoplast, xuyên màng sinh chất, và symplast. Tuy nhiên ở đây nước đi từ
trong mạch xylem nằm ở trung tâm của thân cây ra ngoài, theo hướng ly tâm. Trong con
đường apoplast ở thân (và cả ở tế bào lá), nước đều không bị ngăn cản bởi vành đai caspari
như ở rễ.
Ở thân cây gỗ nước chỉ vận chuyển đến lớp tế bào tầng sinh bần nằm trong lớp vỏ
cây mà không vận chuyển ra các lớp tế bào ngoài cùng. Sở dĩ như vậy là vì các tế bào ở
lớp ngoài cùng này đã bị hóa bần trong quá trình sinh trưởng của thân cây, nên không có
khả năng thấm nước, chúng trở thành tế bào chết, sẽ bị bong ra khỏi cây, thay thế vào đó
lớp tế bào mới được sinh ra từ tầng sinh bần.

2.3.3.2. Vận chuyển nước khoảng cách dài trong mạch xylem
a) Cấu trúc mạch xylem
Mạch xylem trong cây
là một tổ chức được chuyên
hóa rất cao đến mức hoàn hảo
đảm bảo vận chuyển nước
hiệu quả nhất (Hình 2.6).
Mạch xylem gồm hai
loại là mạch gỗ và quản bào.
Trong đó quản bào là mạch
dẫn nước duy nhất có mặt ở
nhóm thực vật hạt trần kém
tiến hóa hơn. Ở thực vật hạt
kín ngoài quản bào, nước còn
được vận chuyển bởi mạch gỗ.
Cả mạch gỗ và quản bào
đều là những tế bào chết, rỗng
giữa, xếp chồng lên nhau làm Hình 2.6. Cấu trúc mạch gỗ và quản bào (a) và hình ảnh hiển
thành hệ thống ống thông suốt vi điện tử mạch gỗ (420x) (b) (Taiz và Zeiger, 2010).

71
từ rễ qua thân lên gân lá. Trên vách ngăn ngang có các bản ngăn ngang, với các lỗ (hàng
lỗ) kích thước lớn, nằm xiên hoặc nằm ngang, đảm bảo cho dòng nước được vận chuyển
liên tục theo chiều dọc thân từ mạch này sang mạch khác. Trên vách ngăn dọc cũng có các
lỗ nhưng nhỏ hơn, để nước có thể vận chuyển theo chiều ngang sang các mạch, quản bào
khác hoặc ra các tế bào lớp ngoài ở vỏ thân.
Tính chuyên hóa cao của xylem còn thể hiện ở chỗ vách tế bào đặc biệt là vách thứ
cấp được lignin hóa rất mạnh, làm cho ống mạch dẫn không bị bẹp, tắc trong quá trình dẫn
truyền. Hơn nữa đặc tính lignin hóa còn làm cho mạch không thấm nước, để hiệu quả dẫn
truyền nước được cao nhất.
So với quản bào thì mạch gỗ có kích thước lớn hơn, ngắn hơn, các bản lỗ nằm ngang,
với các lỗ lớn hơn, là loại mạch tiến hóa hơn, đảm bảo vận chuyển nước hiệu quả hơn
(Hình 2.6). Do vậy, mạch gỗ có mặt ở hầu hết các thực vật hạt kín, nhóm thực vật tiến hóa
hơn, nhưng lại không có ở thực vật hạt trần.
b) Các động lực cho quá trình vận chuyển nước trong mạch xylem
Vận chuyển nước trong mạch xylem là con đường vận chuyển dài nhất, có thể lên
đến hàng trăm mét ở những cây thân gỗ lớn. So với vận chuyển theo chiều ngang ở con
đường vận chuyển khoảng cách ngắn, nước được vận chuyển trong mạch xylem mặc dù có
dễ dàng hơn do mạch đã được chuyên hóa, song vẫn phải chịu một lực cản từ sức hút của
lực trọng trường (trọng lực) để nâng được cột nước lên cao trong ống mạch.

Hình 2.7. Quá trình vận chuyển nước trong cây


Vậy làm thế để cột nước có thể dâng cao được lên đến lá cho quá trình thoát hơi nước
diễn ra nhất là ở những cây gỗ lớn cao hàng trăm mét? Đó chính là nhờ ba loại động lực:

72
áp suất rễ, lực kéo từ quá trình thoát hơi nước, các lực trung gian (Hình 2.7). Tổng hợp các
lực này phải thắng được trọng lực từ tâm trái đất thì nước mới được vận chuyển đi lên
trong thân.
* Lực đẩy của áp suất rễ
Do sự vận chuyển nước tích cực qua các tế bào nội bì của rễ nhờ năng lượng từ quá
trình hô hấp, sinh ra một lực đẩy cột nước lên cao, lực đó gọi là áp suất rễ. Áp suất rễ sẽ
mất đi nếu cây gặp phải các tác nhân ức chế các hoạt động sống, đặc biệt là quá trình hô hấp
của cây. Khi đó sự vận chuyển nước trong thân bị giảm, gây nên căng thẳng hạn cho cây.
Áp suất rễ được quan sát rõ nhất qua hiện tượng chảy nhựa: cắt ngang thân cây bất
kỳ như bạch đàn, xà cừ, sau một thời gian thấy trên bề mặt lát cắt, phía gốc cây có chất
dịch chảy tràn ra và ứ giọt lại, đó chính là dòng nước được đẩy lên từ rễ nhờ áp suất rễ.
Áp suất rễ thường có trị số nhỏ, chỉ 0.1 MPa (megapascal), nên thường chỉ có ý
nghĩa với các cây bụi, nhỏ, với các cây gỗ cao thì áp suất rễ gần như không có ý nghĩa. Lúc
này, để nước được vận chuyển trong thân cần một lực lớn hơn, khỏe hơn, đó chính là lực
kéo từ quá trình thoát hơi nước.
* Lực kéo từ sự thoát hơi nước
Sự chênh lệch sức hút nước khá lớn giữa không khí (độ ẩm không khí <100%) và bề
mặt lá làm cho quá trình thoát hơi nước xảy ra mạnh mẽ ở lá cây. Các tế bào lá thiếu bão
hòa hơi nước, thế năng nước của chúng giảm, sức hút nước tăng lên so với các tế bào bên
dưới, làm chúng luôn có xu thể hút nước trở vào từ các tế bào ở phía dưới. Cứ như vậy làm
phát sinh một lực hút nước từ dưới lên bề mặt lá, nhờ quá trình thoát hơi nước (quá trình
này được mô tả chỉ tiết ở Mục 4 dưới đây).
Trong cây sự thoát hơi nước ở lá diễn ra rất mạnh và liên tục, nên sức kéo của thoát
hơi nước trong xylem cũng liên tục.
Hơn nữa lực kéo này có trị số rất lớn, trên 10 atm, phụ thuộc vào quá trình thoát hơi
nước ở lá. Nên đây là động lực chính để nước được vận chuyển liên tục trong mạch xylem.
Tác động của lực kéo từ quá trình thoát hơi nước không phải chỉ lên sự vận chuyển
nước trong thân, mà nó còn góp phần quan trọng làm giảm thế năng nước của tế bào rễ, từ
đó thúc đẩy quá trình hấp thụ nước của rễ cây. Trong điều kiện bất lợi, thoát hơi nước của
lá giảm, cũng là một nguyên nhân làm giảm sự hấp thụ nước và cả các chất khoáng ở rễ.
* Các lực trung gian
Ngoài động lực chính là thoát hơi nước và áp suất rễ, dòng vận chuyển nước trong
xylem còn có sự đóng góp của một số lực trung gian như lực cố kết, lực bám dính. Các lực
này có được là do đặc tính của phân tử nước tạo nên trong mạch xylem (xem Mục 1.4).

73
Nhìn chung các lực trung gian này thường có ý nghĩa quan trọng đối với sự vận
chuyển nước ở các cây thân bụi. Ở các cây gỗ cao hàng trăm mét, động lực chính để nước
được vận chuyển trong thân, vẫn là gradient áp suất hay gradient thế năng nước giảm dần
từ dưới lên trên nhờ quá trình thoát hơi nước ở lá (Hình 2.7).
* Sự vận chuyển nước trong mạch xylem phải đối mặt với một số thách thức vật lý
Theo Taiz và Zeiger, 2010, các thách thức
này được sinh ra bởi sức căng lớn của nước
trong mạch xylem của các cây thân gỗ và những
loài cây khác. Đầu tiên là sức căng nước tạo một
lực rất mạnh lên vách tế bào, có thể làm cho ống
mạch bị bẹp nếu mạch yếu. Tuy nhiên, nhờ đặc
điểm chuyên hóa cao, vách thứ cấp của xylem
rất dày và được lignin hóa mạnh nên quản bào
và mạch gỗ có thể thích nghi chống lại được áp
lực này.
Thứ hai là nước với sức căng lớn ở trạng
thái siêu ổn định vật lý (physical metastable
state), tuy nhiên khi sức căng của nước trong
mạch tăng lên làm khuynh hướng đẩy khí vào
ống mạch qua các lỗ nhỏ li ti trên vách tế bào
Hình 2.8. Hiện tượng tạo bọt khí
mạch, tạo nên các hạt khí (air seeding) trong ống cản trở dẫn truyền trong mạch xylem
quản bào và mạch gỗ (Hình 2.8). Hoặc khi cây (Taiz và Zeiger, 2010)
gặp nhiệt độ đóng băng, khả năng hòa tan của
khí giảm làm phát sinh các bóng khí (cavitation) trong lòng mạch xylem (Hình 2.8). Cả hạt
khí và bóng khí đều gây cản trở quá trình vận chuyển nước trong xylem. Sự cản trở của
hạt/bọt khí trong quá trình dẫn truyền nước được hình dung như là vấn đề của các bọt khí
trong dòng nhiên liệu của động cơ ôtô, hay bọt khí trong mạch máu.
Để giảm thiểu tác hại của hạt/bọt khí, dòng nước khuynh hướng ngoặt rẽ ngang sang
các ống mạch bên cạnh qua các lỗ nhỏ trên vách dọc của mạch (Hình 2.8). Vào ban đêm
khi thoát hơi nước giảm, thế năng áp suất trong mạch xylem tăng lên làm cho hơi nước,
bóng, bọt khí tự tan rã trong nước. Ở một vài cây có áp suất rễ lớn có thể làm bóng khí co
lại và tan rã.

2.3.4. Sự vận chuyển nước trong lá cây


Nước hút vào từ rễ được đẩy lên gân lá nhờ các động lực của quá trình dẫn truyền
nước trong xylem. Từ gân chính nối liền thân qua cuống lá, nước được đưa đến các tế bào
thịt lá qua mạng lưới các gân phụ trong phiến lá. Nước từ xylem của gân phụ được vận
chuyển qua tế bào bao quanh bó mạch sang các tế bào mô đồng hóa bằng các con đường

74
vận chuyển nước khoảng cách ngắn. Sự vận chuyển này tương tự như trường hợp vận
chuyển nước trong rễ cây, từ lông hút vào xylem hay từ mạch xylem ra các lớp tế bào bên
ngoài vỏ ở thân cây. Nghĩa là nước cũng theo các con đường xuyên màng tế bào, apoplast
và symplast (Hình 2.5).
Động lực quyết định tốc độ và chiều hướng di chuyển của nước ở lá là gradient thế
năng nước. Thế năng nước giảm dần từ ống mạch xylem, tế bào bao quanh bó mạch, các tế
bào mô đồng hóa gần gân đến các tế bào mô xốp gần khe khí khổng. Sự mất nước của các
tế bào gần khí khổng ra ngoài qua quá trình thoát hơi nước tạo nên độ thiếu bão hòa nước,
nên các tế bào này luôn có xu hướng hút nước, làm cho dòng vận chuyển nước từ mạch
xylem ở gân qua tế bào bao quanh bó mạch, các tế bào mô đồng hóa, đến các tế bào mô
xốp, gần khí khổng luôn được duy trì (Hình 2.7).
Dưới áp suất âm tạo ra từ sự thoát hơi nước ở khí khổng, dòng nước được vận
chuyển trong khoảng gian bào luôn có xu hướng tiến về phía khí khổng để thoát ra ngoài.

2.4. Sự thoát hơi nƣớc của cây


2.4.1. Ý nghĩa của sự thoát hơi nước đối với đời sống của cây
Thoát hơi nước là sự mất nước ra khỏi cây ở dạng khí, chủ yếu qua khí khổng.
Cơ thể thực vật hút nước vào ở rễ cây, cây chỉ sử dụng 1% lượng nước hút được cho
các hoạt động trao đổi chất, còn lại 99% bị mất đi qua quá trình thoát hơi nước. Hút vào rồi
để bị mất đi gần hết như vậy, nhưng cây vẫn cần mẫn làm, bởi vì thoát hơi nước có rất
nhiều ý nghĩa sinh lý quan trọng đối với hoạt động sống của cây.
Thoát hơi nước là động lực chủ yếu của quá trình hút và dẫn truyền nước cùng các
chất khoáng trong cây.
Thoát hơi nước ở lá làm sản sinh một áp suất âm trong mạch xylem. Chính áp suất
này là động lực quan trọng nhất cho quá trình vận chuyển nước ở trong xylem. Nó đặc biệt
có ý nghĩa với những cây gỗ lớn có chiều cao trên 10 m, vì ở những dạng thực vật này các
động lực khác như áp suất rễ, các lực trung gian gần như không có ý nghĩa.
Sự thoát hơi nước ở lá làm giảm thế năng nước ở tế bào rễ cây, tạo nên sự chênh lệch
áp suất thẩm thấu giữa tế bào rễ và đất, động lực cho quá trình hấp thụ nước cho cây. Nhờ
thoát hơi nước mà trong cây tồn tại một gradient thế năng nước giảm dần từ rễ lên lá, tạo
động lực cho quá trình di chuyển đi lên của nước.
Thoát hơi nước tạo động lực quan trọng cho quá trình trao đổi chất khoáng.
Thoát hơi nước tạo độ thiếu bão hòa nước nhất định tạo điều kiện cho sự trao đổi
chất thúc đẩy sự sinh trưởng phát triển của cây. Trong cây, các chất khoáng được hấp thu
và vận chuyển cùng với nước ở rễ và trong mạch xylem, do đó thoát hơi nước không chỉ có
ý nghĩa với quá trình trao đổi nước mà còn cả với quá trình trao đổi khoáng.

75
Vì vậy, trong điều kiện môi trường bất lợi như hạn, mặn, nhiệt độ thấp… cây rơi vào
trạng thái căng thẳng mất cân bằng nước, khí khổng có xu thế đóng lại để giữ nước cho
cây, khi đó cả quá trình hấp thụ và trao đổi nước và các chất khoáng trong cây đều bị giảm
(xem Chương 7).
Thoát hơi nước ở lá qua khí khổng tạo điều kiện cho sự trao đổi khí, sự xâm nhập
của CO2 vào lá để thực hiện quá trình quang hợp.
Khi khí khổng mở để thực hiện thoát hơi nước, đã tạo thuận lợi cho CO2 khuếch tán
vào trong lá để cây quang hợp tổng hợp chất hữu cơ cho sự sinh trưởng phát triển và cấu
thành năng suất.
Khi cây gặp điều kiện bất lợi, khí khổng đóng làm hạn chế sự xâm nhập của CO2 vào
lá, đây là một trong những nguyên nhân làm giảm quang hợp thực, giảm năng suất cây trồng.
Thoát hơi nước làm giảm nhiệt độ bề mặt lá, bảo vệ cây tránh sự đốt nóng của ánh
sáng mặt trời.
Ánh sáng mặt trời cần thiết cho quá trình quang hợp. Tuy nhiên, dưới điều kiện ánh
sáng cao, năng lượng ánh sáng được sắc tố diệp lục hấp thu vượt quá khả năng quang hợp
của lá, phần dư thừa này sẽ được thải ra ngoài ở dạng nhiệt (xem cơ chế tại Chương 3), để
bảo vệ bộ máy quang hợp khỏi ức chế quang. Khi nước rời khỏi lá ở dạng khí trong quá
trình thoát hơi nước, đã mang theo năng lượng nhiệt ra ngoài, làm mát bề mặt lá. Đây là
phản ứng bảo vệ quan trọng của cây trong những lúc ban trưa, của những ngày nắng nóng.
Mặc dù thoát hơi nước là một quá trình sinh lý có ý nghĩa rất lớn đối với cơ thể thực
vật, tuy nhiên nếu cây mất nước quá nhiều bởi thoát hơi nước, trong khi sự hút nước ở rễ
lại diễn ra không thuận lợi sẽ gây hại cho cây. Do đó, trong trường hợp cây gặp khó khăn
trong sự hút nước như bị hạn, mặn, lạnh, thì phản ứng đầu tiên của cây là đóng khí khổng
để giữ nước cho cây. Phản ứng này có liên quan đến hormone thực vật là abscisic acid
(xem Chương 7). Để thích nghi với các điều bất lợi đó, cây thường phát triển các đặc điểm
để hạn chế thoát hơi nước như giảm số lượng khí khổng, giảm diện tích lá, lỗ khí được phủ
lớp cutin dày, lớp cutin ở bề mặt lá dày lên, phản ứng cuộn lá, rụng lá mùa đông, lá biến
thành gai như thực vật sa mạc (xương rồng), lá tiêu giảm thành hình kim như thực vật xứ
lạnh (thông), hay cơ chế đóng khí khổng ban ngày mở ban đêm và các biến đổi trong quá
trình đồng hóa CO2 ở thực vật CAM (crassulacean acid metabolism) (xem chi tiết trong
Chương 3)…

2.4.2. Sự thoát hơi nước qua cutin


Tế bào biểu bì bao bọc cơ quan thực vật đều được phủ một lớp cutin ở mặt bên ngoài
để bảo vệ cây khỏi sự mất nước.
Tuy nhiên, ở những giai đoạn cây, cơ quan còn non, hay cây trong bóng râm, nơi
không khí ẩm ướt có lớp cutin mỏng, vẫn diễn ra sự thoát hơi nước qua bề mặt lớp tế bào
biểu bì.

76
Thoát hơi nước qua cutin thực chất là quá trình bay hơi nước khỏi bề mặt lá. Lớp tế
bào biểu bì là điểm bay hơi nước quan trọng nhất trong lá ở điều kiện ánh sáng yếu và độ
ẩm vừa phải (Buckley và cs., 2017).
Khi cây ở giai đoạn còn non, thoát hơi nước qua cutin tương đương với thoát hơi
nước qua khí khổng. Ở những cây có cơ quan trưởng thành, biểu bì với lớp cutin dày thì
thoát hơi nước qua cutin rất yếu chỉ bằng 10-20%, còn lại là thoát hơi nước qua khí khổng.
Do đó, ở những cây thích nghi với điều kiện khô hạn, lớp cutin thường dày để giữ nước
nhằm hạn chế sự suy giảm các quá trình sinh lý, sinh hóa, sự sinh trưởng phát triển của cây.

2.4.3. Sự thoát hơi nước qua khí khổng


Thoát hơi nước qua khí khổng là con đường thoát hơi nước chủ yếu của cây, xảy ra ở
tất cả các thực vật, và phụ thuộc vào cấu tạo, số lượng, sự phân bố, hoạt động của khí
khổng ở bề mặt lá, cũng như các điều kiện ngoại cảnh.

2.4.3.1. Diễn biến quá trình thoát hơi nước qua khí khổng
Khí khổng (lỗ khí) là khe hở nhỏ trên bề mặt biểu bì trên và biểu bì dưới ở lá, thông
giữa các khoảng gian bào của tế bào mô đồng hóa với không khí bên ngoài. Qua khe khí
khổng, hơi nước từ bên trong lá được khuếch tán vào khí quyển và CO2 từ khí khổng đi
vào lá (Hình 2.9), quá trình này được tóm tắt như sau:
Nước từ các tế bào mô đồng hóa (mô dậu và mô xốp), hóa hơi → khoảng gian bào ở
phần mô đồng hóa (chủ yếu là xốp) → qua lỗ khí ra ngoài khí quyển.

Hình 2.9. Quá trình thoát hơi nước ở lá cây

77
Quá trình này cụ thể được chia làm các giai đoạn sau:
Sự vận chuyển của nước từ tế bào mô đồng hóa vào khoảng gian bào.
Ở giai đoạn này nước ở dạng lỏng được hóa hơi và đi qua vách tế bào ra khoảng gian
bào ở thịt lá.
Trên vách tế bào luôn có các mao quản nhỏ, là các kẽ hở giữa các phân tử cellulose,
hemicelluose (xem phần vách tế bào trong chương 1) và luôn ẩm ướt. Nước kết dính các
bó vi sợi fibril, và các thành phần ưa nước khác (Hình 2.10), tạo thành lớp màng mỏng
nước trên bề mặt ngoài của vách. Nước được bay hơi từ lớp màng mỏng nước này ra ngoài
khoảng gian bào của tế bào thịt lá (Hình 2.10). Sự mất nước theo cách này tạo nên một áp
suất âm cho nước, nên nước được kéo vào phía vách để thoát ra ngoài.
Tế bào mô đồng hóa trong thịt lá tiếp xúc với khí quyển trực tiếp thông qua các
khoảng gian bào. Trong hai loại tế bào mô đồng hóa ở thịt lá thì mô khuyết (mô xốp) nằm
sát biểu bì dưới có nhiều khoảng gian bào hơn ở lớp mô dậu nằm sát biểu bì trên (xem
phần cấu tạo lá ở Chương 2). Với nhiều khoảng gian bào kích thước lớn như vậy làm cho
tổng diện tích bề mặt gian bào của thịt lá rất lớn. Những khoảng gian bào này thông với khí
khổng đã tạo thuận lợi cho quá trình thoát hơi nước ở lá. Nước được kéo từ mạch xylem
vào vách tế bào để từ đó bay hơi vào khoảng gian bào ở thịt lá.

Hình 2.10. Các giai đoạn của quá trình thoát hơi nước ở lá (Taiz và Zeiger, 2010)

78
Sự khuếch tán của hơi nước từ khoảng gian bào ra ngoài qua khe khí khổng.
Sau khi bay hơi vào các khoảng gian bào, nước được khuếch tán ra ngoài không khí
theo hai cách, có thể qua lớp cutin, hoặc qua khí khổng. Lớp cutin hay sáp phủ trên bề mặt
lá tạo nên một hàng rào ngăn cản quá trình mất nước ở lá. Taiz và Zeiger, 2010, ước tính
cây chỉ mất 5% nước qua cutin, còn lại nước thoát ra ngoài qua khí khổng.
Cơ chế của sự di chuyển nước từ khoảng gian bào ra ngoài tuân theo qui luật khuếch
tán, do đó sự vận chuyển này được kiểm soát bởi gradient nồng độ hơi nước giữa khoảng
gian bào và không khí bên ngoài. Nồng độ hơi nước lớn hơn ở khoảng gian bào và nhỏ hơn
ở ngoài không khí trên bề mặt lá làm cho hơi nước bị khuếch tán ra ngoài (Bảng 2.1.).
Hơi nước được khuếch tán rất nhanh trong không khí, nhanh hơn rất nhiều so với sự
khuếch tán nước ở dạng lỏng trong tế bào, do sức cản của chất nguyên sinh. Nếu gọi thời
gian trung bình cần thiết để một phân tử khuếch tán một khoảng cách L là T, thì T được
tính như sau:
T = L2/Ds (2.4)
(Taiz và Zeiger, 2010)
Trong đó: Ds là hệ số khuếch tán.
Khoảng cách để phân tử nước khuếch tán từ điểm bay hơi trong lá ra không khí bên
ngoài sấp xỉ 1 mm (10-3m).
Hệ số khuếch tán của nước trong không khí là Ds = 2.4 × 10–5 m2 s–1
Khi đó thời gian trung bình để nước đến được khoảng không của lá là T = 0.042s.
Vậy nên khuếch tán thỏa mãn để làm di chuyển hơi nước xuyên qua pha khí trong lá.
Thật thỏa đáng khi thời gian này ngắn hơn 2.5 lần so với sự khuếch tán của đường glucose
xuyên qua tế bào 50 µm (Taiz và Zeiger, 2010). Sự khuếch tán trong không khí nhanh hơn
trong chất lỏng.
Sự thoát hơi nước ở lá phụ thuộc hai nhân tố: Sự chênh lệch hơi nước giữa khoảng
gian bào (Bảng 2.1) với không khí bên ngoài và điện trở khuếch tán.
Trong khi thể tích của khoảng gian bào trong lá là nhỏ, thì diện tích bề mặt khoảng
gian bào ở vách tế bào có lớp màng nước luôn ẩm ướt, nơi mà nước bốc hơi để ra ngoài lại
tương đối lớn, và thay đổi theo loài.
Ví dụ % thể tích khoảng gian bào lá so với tổng thể tích lá, chiếm khoảng 5% ở
thông (cây lá kim), 10% ở ngô, 30% ở lúa mạch và 40% ở cây thuốc lá. Trong khi đó diện
tích bề mặt bên trong, nơi mà nước bốc hơi có thể gấp 7-30 lần diện tích bên ngoài của lá
(Taiz và Zeiger, 2010). Tỷ lệ cao hơn của diện tích bề mặt so với thể tích khoảng gian bào
tạo khuynh hướng cân bằng hơi nước bên trong lá.

79
Bảng 2.1. Sự chênh lệch nồng độ và thế năng, độ ẩm giữa khoảng gian bào
trong lá và khí khổng (Taiz và Zeiger, 2010)

Độ ẩm Hơi nƣớc
Vị trí tƣơng Nồng độ Thế năng
đối 3
(mol/m ) (MPa)
o
Trong khoảng gian bào (25 C) 0.99 1.27 -1.38
o
Ngay bên trong khí khổng (25 C) 0.95 1.21 -7.04
o
Ngay bên ngoài khí khổng (25 C) 0.47 0.60 -103.7

2.4.3.2. Hình thái, cấu tạo và sự phân bố của khí khổng


a) Hình thái, cấu tạo khí khổng
Khí khổng là khe hở trên bề mặt lớp tế bào biểu bì lá, được tạo nên giữa hai tế bào
bảo vệ (tế bào khí khổng) có hình hạt đậu, có vách ngoài mỏng hơn, vách trong dày (Hình
2.11). Trong tế bào khí khổng có nhân, các lục lạp và các bào quan khác (Hình 2.11).

Hình 2.11. Cấu tạo khí khổng


a. Khí khổng trong lá cây; b. Mô hình lát cắt dọc khí khổng; c. Lát cắt ngang khí khổng,
ch: phòng ẩn khí khổng, os: khe khí khổng.
Các đặc điểm cấu tạo này có liên quan chặt chẽ đến sự đóng mở khí khổng để thực
hiện chức năng thoát hơi nước.

80
Khác hẳn các tế bào biểu bì khác, khí khổng chứa lục lạp để có thể thực hiện quá
trình quang hợp. Đường tạo ra từ quang hợp làm thay đổi sức trương của khí khổng gây
đóng mở khí khổng để thực hiện quá trình thoát hơi nước.
b) Sự phân bố khí khổng
Trong cây khí khổng phân bố chủ yếu ở lá cây, ngoài ra cũng gặp ở các bộ phận khác
như thân non, quả non…
Trên lá cây khí khổng nằm trong lớp tế bào biểu bì, được bao quanh bởi các tế bào
biểu bì. Vị trí của khí khổng có thể nằm ngang hàng với các tế bào biểu bì (lá xà cừ), nhô
lên so với tế bào biểu bì (cây hoa hồng) hoặc nằm tụt sâu so với các tế bào biểu bì để hạn
chế mất nước như ở các cây chịu hạn (lá thông).
c) Số lượng và sự phân bố khí khổng
Số lượng và sự phân bố khí khổng thay đổi theo loài cây. Tùy theo loài cây nó có thể
tập trung nhiều hơn hoặc chỉ có ở biểu bì dưới hoặc ngang bằng giữa hai lớp biểu bì trên và
dưới của lá (Bảng 2.2.).
Ở những loài cây sống trong môi trường thường xuyên có căng thẳng về nước, khí
khổng thường chỉ hoặc chủ yếu tập trung ở mặt dưới của lá để hạn chế sự mất nước cho
cây. Cây ở nước khí khổng tập trung nhiều ở mặt trên (lúa mì). Lá cây mọc chìm trong
nước không có khí khổng, do cây không cần thoát hơi nước. Cây có lá mọc xiên đứng khí
khổng phân bố tương đối đồng đều ở cả hai mặt của lá (ngô). Lá cây xếp nằm ngang, khí
khổng tập trung nhiều ở mặt dưới (hướng dương, đậu hà lan) hay chỉ có ở mặt dưới (táo
tây, nhựa ruồi, sồi).
Bảng 2.2. Số lượng và sự phân bố khí khổng ở một số loài cây

Loài Mặt trên lá Mặt dƣới lá


Lúa mì 33 14
Ngô 52 68
Hướng dương 85 156
Đậu Hà lan 40 218
Cây nhựa ruồi 0 165
Táo tây 0 300
Sồi 0 450

Trong bảng, đơn vị là khí khổng/1 mm2 lá


d) Sự đóng mở khí khổng
Khi tế bào khí khổng hút nước vào làm thay đổi sức căng trương nước của tế bào, tế
bào trương lên, sinh ra một áp lực (áp suất trương) ép vào vách tế bào. Do vách ngoài
mỏng hơn nên bị đẩy nhiều hơn kéo vách trong của tế bào căng ra phía ngoài, làm hai vách

81
trong của tế bào bảo vệ tách nhau ra, đó là trạng thái khí khổng mở (Hình 2.11b), để thực
hiện thoát hơi nước. Ngược lại, khi tế bào khí khổng mất nước, giảm sức sức trương, sẽ bị
xẹp lại thì hai vách trong áp sát vào nhau, là trạng thái khí khổng đóng (Hình 2.11b).

2.4.3.3. Quy luật vận động của khí khổng


Sự đóng mở khí khổng bị điều khiển bởi sức trương nước của tế bào khí khổng. Do
đó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố có thể tác động đến áp suất trương nước này.
Ở đa số các loài thực vật độ, mở của khí khổng tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng
chiếu vào nó. Khi có ánh sáng khí khổng bắt đầu mở; cường độ ánh sáng tăng dần, độ mở
khí khổng cũng tăng dần và đạt cực đại vào giữa ngày, lúc cường độ ánh sáng lớn nhất.
Sau đó sang buổi chiều cường độ ánh sáng giảm dần, độ mở khí khổng cũng giảm dần và
đóng hoàn toàn vào ban đêm (Hình 2.12).
Tuy nhiên, khi cường độ ánh sáng quá cao, khí khổng đóng để bảo vệ cây trồng khỏi
bị mất nước.
Ở thực vật mọng nước (thực vật CAM), khí khổng đóng ban ngày và mở ban đêm để
bảo vệ cho cây khỏi bị mất nước quá nhiều. Đây là phản ứng thích nghi quan trọng của
nhóm thực vật này trong điều kiện khắc nghiệt khô hạn, nắng và nóng kéo dài.
Một số thực vật khác như cà chua, khí khổng có thể mở cả ngày lẫn đêm.
Khi gặp trời mưa kéo dài, các tế bào biểu bì bị trương nước ép lên tế bào khí khổng
làm khí khổng đóng lại. Hiện tượng này gọi là đóng khí khổng bị động.
Tuy nhiên, sự đóng mở này còn phụ thuộc vào các yếu tố khác, có các cơ chế điều
chỉnh khác và có thể không tuân theo các qui luật trên.

2.4.3.4. Cơ chế điều chỉnh sự vận động của khí khổng


Sự đóng mở khí khổng phụ thuộc chặt chẽ vào hai yếu tố là đặc điểm cấu tạo của khí
khổng với đặc điểm vách trong dày hơn vách ngoài và sức căng trương nước của tế bào khí
khổng. Trong đó đặc điểm cấu tạo tế bào khí khổng là yếu tố có tính ổn định, không bị chi
phối bởi các yếu tố môi trường bên ngoài. Sức trương nước của tế bào khí khổng có thể
thay đổi, và bị chi phối bởi các yếu tố tác động đến khả năng trao đổi nước của tế bào khí
khổng. Do đó, những yếu tố tác động có thể làm thay đổi sức căng trương nước của tế bào
khí khổng là những yếu tố có tác động đến sự đóng mở khí khổng.
a) Sự đóng mở khí khổng được điều khiển bởi ánh sáng
Ánh sáng cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp. Khi có ánh sáng lục lạp
trong tế bào khí khổng bắt đầu quang hợp tổng hợp chất hữu cơ, làm sản sinh ra đường.
Đường là một chất có hoạt tính thẩm thấu cao, nên khi lượng đường trong tế bào khí khổng
tăng lên sẽ làm tăng áp suất thẩm thấu, tế bào có xu thế hút nước vào làm tăng sức trương

82
nước, tế bào khí khổng mở. Khi cường độ ánh sáng càng tăng thì quang hợp tăng làm
lượng đường tăng theo, kết quả là độ mở khí khổng tăng.
Ngược lại khi ánh sáng giảm, thì quang hợp giảm, lượng đường giảm, tế bào khí
khổng hút ít nước hơn, nên độ mở khí khổng giảm theo.
Đáng chú ý là quan hệ giữa độ mở khí khổng với cường độ ánh sáng không phải luôn
đồng thuận. Đó là khi cường độ ánh sáng quá cao, vào thời điểm giữa trưa, độ mở khí
khổng có xu thế giảm, để bảo vệ cây.
Tác động của ánh sáng đến sự đóng mở khí khổng được mô tả trong Hình 2.12 dưới
đây:

Hình 2.12. Tác động của ánh sáng đến sự đóng mở khí khổng
Ngoài ra, tác động kiểm soát sự đóng mở khí khổng của ánh sáng ngoài cơ chế có
liên quan đến quang hợp như giải thích trên đây, còn có sự tham gia của loại quang phổ
ánh sáng xanh. Ánh sáng xanh có tác dụng kích thích khí khổng mở, cơ chế của sự kiểm
soát này có sự tham gia của carotenoid loại zeaxanthin. Zeaxanthin trong tế bào khí khổng
tăng lên theo cường độ ánh sáng làm thay đổi hàm lượng theo hướng tăng các chất có hoạt
tính thẩm thấu như Cl-, malat-, NO3-, K+, Ca2+ làm tế bào khí khổng hút nước vào gây mở
khí khổng.
b) Tác động của ion K+ lên sự đóng mở khí khổng
Trong số các ion có mặt trong tế bào khí khổng thì ion K+ có hoạt tính thẩm thấu
mạnh nhất. Khi tế bào khí khổng tích lũy ion K+, sẽ tế bào khí khổng tăng hút nước vào,
tăng sức trương và làm khí khổng mở (Hình 2.13a).
Khi ion K+ rời khỏi tế bào khí khổng ra ngoài tế bào biểu bì, làm tăng áp suất của tế
bào biểu bì, nước đi từ khí khổng ra tế bào biểu bì nơi có nồng độ K+ cao hơn. Kết quả là
làm sức trương nước của khí khổng giảm, khí khổng đóng lại (Hình 2.13b).

83
+
Hình 2.13. Ảnh hưởng của ion K lên sự đóng mở khí khổng
+
(những chấm trong hình chỉ ion K )
c) Sự tích lũy abscisic acid (ABA) gây đóng khí khổng
Abscisic acid (ABA) là một hormone thực vật, được biết có vai trò quan trọng với
tính chống chịu các điều kiện bất lợi của môi trường, đặc biệt là các căng thẳng liên quan
đến nước. Một phản ứng phổ biến ở thực vật là khi rơi vào trạng thái căng thẳng nước (như
hạn, mặn, lạnh), hàm lượng ABA được tích lũy tăng làm khí khổng đóng để hạn chế mất
nước, bảo vệ cây trồng. Những quan sát thực tế cũng cho thấy khi bổ sung ABA ngoại sinh
khí khổng của lá có xu thế đóng lại, mức độ đóng khí khổng phụ thuộc vào nồng độ ABA
xử lý (Hình 2.14).

Hình 2.14. Ảnh hưởng của ABA ngoại sinh lên độ mở khí khổng
ở cây Brassica napus (Zhu và cs., 2010a)
a. Tác động của ABA nồng độ khác nhau lên độ mở khí khổng.
EtOH: ethanol; Stomatal aperture: độ mở khí khổng.
b. Hình ảnh hiển vi độ mở khí khổng ở cây xử lý ABA 20 µm (bên phải)
và ở cây đối chứng không xử lý ABA (bên trái). Ctl – control: đối chứng.

84
Cơ chế kiểm soát sự đóng mở khí khổng của ABA được rất nhiều nhà khoa học trên
thế giới quan tâm, hiện đã được nghiên cứu ở mức độ phân tử, và có nhiều bài báo công bố
với các cách giải thích khác nhau.
Nhìn chung đây là một cơ chế rất phức tạp, với sự tham gia của nhiều gen và protein,
có sự kiểm soát của các kênh vận chuyển vật chất trên màng tế bào khí khổng.

Hình 2.15. Mô hình cơ chế gây đóng khí khổng của ABA (Christmann và cs., 2005)
Điểm chung nhận được của hầu hết các nhà khoa học là ABA điều khiển đóng mở
khí khổng có liên quan đến sự thay đổi hàm lượng các chất có hoạt tính thẩm thấu trong tế
bào khí khổng.
Ngược với sự tăng cường hàm lượng zeaxanthin trong ánh sáng xanh, sự tích lũy của
ABA đã kích hoạt các quá trình trao đổi ion, anion trên màng tế bào khí khổng, làm các
chất có hoạt tính thẩm thấu như Cl-, malat-, NO3-, K+ vận chuyển ra các tế bào biểu bì xung
quanh kéo theo nước đi ra khỏi tế bào gây giảm sức trương, đóng khí khổng (Hình 2.15).
ABA làm tăng tính mẫn cảm của màng với Ca2+, kênh vận chuyển Ca2+ tăng cường
làm kích hoạt các kênh trao đổi anion, làm cho các anion như Cl-, malat-, NO3- vận chuyển
ra khỏi tế bào khí khổng, dẫn đến mất phân cực màng tế bào khí khổng. Sự mất phân cực
này đã kích hoạt kênh vận chuyển K+, làm K+ di chuyển ra khỏi tế bào khí khổng, kéo theo
nước ra khỏi tế bào khí khổng gây giảm sức căng, kết quả là làm khí khổng đóng.
d) Sự đóng mở khí khổng được kiểm soát bởi CO2 trong lá
Nồng độ CO2 cao trong khoảng gian bào của lá gây đóng khí khổng. Cơ chế gây
đóng khí khổng của CO2 được nghiên cứu từ những năm 90 của thế kỷ XX. Cơ chế này
được tóm tắt là CO2 điều tiết đóng mở khí khổng thông qua kênh anion và K+ trên màng tế
bào khí khổng, tương tự như trường hợp của ABA. Điều này giải thích tại sao quang hợp
lại giảm khi nồng độ CO2 trong môi trường tăng cao (xem Chương 3).

85
2.4.4. Ảnh hưởng của nhân tố ngoại cảnh đến sự thoát hơi nước
2.4.4.1. Bản chất sinh học và vật lý của quá trình thoát hơi nước
a) Bản chất sinh học
Quá trình thoát hơi nước ở lá vừa mang bản chất sinh học, vừa mang bản chất vật lý.
Thoát hơi nước ở lá mang bản chất sinh học ở chỗ, nó được thực hiện ở lá là một thực thể
sống, và được điều chỉnh bởi quá trình sinh học, đó là các cơ chế điều chỉnh sự đóng mở
khí khổng. Với bản chất sinh học thoát hơi nước chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong
như loài cây, tuổi lá, diện tích lá, số lượng và sự phân bố, vị trí của khí khổng trên lá, các
yếu tố tác động đến sự đóng mở khí khổng.
b) Bản chất vật lý
Bay hơi nước là quá trình khuếch tán của nước qua bề mặt thoáng như vũng nước, ao
hồ, sông, biển… Thoát hơi nước cũng tương tự bay hơi nước, chỉ khác đó là sự khuếch tán
của nước qua các khe nhỏ (khe khí khổng), hay đó chính là quá trình bay hơi của nước qua
lỗ nhỏ.
Cả hai quá trình bay hơi nước và thoát hơi nước đều có chung bản chất là phân tử
nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi và di chuyển theo gradient nồng độ hơi nước ra khỏi
lá. Chúng đều tuân theo công thức Dalton và chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh
như nhiệt độ, độ ẩm không khí, gió, ánh sáng…
Công thức bay hơi nước của Dalton:
K  F  f  760S
V= (2.3)
P
(Vũ Văn Vụ và cs., 2012)
Trong đó: V: Tốc độ thoát hơi nước;
K: Hằng số thoát hơi nước;
F: Áp suất thoát hơi nước bão hòa ở bề mặt bay hơi;
f: Áp suất hơi nước của khí quyển;
S: Diện tích bề mặt bay hơi (diện tích lá);
P: Áp suất không khí nơi thí nghiệm.
Hiệu số của áp suất hơi nước bão hòa ở bề mặt bay hơi (F) và áp suất hơi nước của
khí quyển (f) được gọi là độ thiếu bão hòa hơi nước (F – f). Từ công thức (2.3) cho thấy
trong cùng một thời gian, cùng địa điểm, cùng diện tích bề mặt bay hơi S, thì tốc độ thoát
hơi nước V tỷ lệ thuận với độ thiếu bão hòa hơi nước. Độ thiếu bão hòa hơi nước lại phụ
thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm không khí, ánh sáng, gió.

86
2.4.4.2. Tác động của các nhân tố ngoại cảnh đến quá trình thoát hơi nước
a) Ảnh hưởng của nhiệt độ
Khi nhiệt độ tăng thì áp suất hơi nước bão hòa ở bề mặt bay hơi (F) tăng, trong khi
đó áp suất hơi nước của khí quyển (f) ít thay đổi, dẫn đến độ thiếu bão hòa hơi nước (F – f)
tăng. Kết quả là làm tốc độ thoát hơi nước (V) tăng và ngược lại. Tuy nhiên khi nhiệt độ
tăng quá cao thì cây có phản ứng đóng khí khổng để bảo vệ cho lá, cây.
b) Ảnh hưởng của độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí tương đương với áp suất hơi nước của khí quyển (f), nếu f càng
nhỏ thì (F – f) tăng, làm giá trị V tăng, thoát hơi nước diễn ra càng mạnh. Trong trường
hợp độ ẩm không khí quá thấp, kết hợp nhiệt độ cao, làm thoát hơi nước quá mạnh, sẽ làm
cho cây thoát hơi nước quá nhiều gây nên hạn chế sự sinh trưởng phát triển của cây.
c) Ảnh hưởng của gió
Gió mang đi lớp không khí ẩm ở bề mặt lá, thay vào đó lớp không khí khô hơn, làm
(F – f) tăng, dẫn đến tăng thoát hơi nước. Do đó, gió càng mạnh thì thoát hơi nước càng
nhanh. Nếu gió khô, nóng kết hợp với nhiệt độ cao, độ ẩm không khí thấp, sẽ làm tăng
cường thoát hơi nước rất mạnh, gây nên hạn nặng cho cây. Đây chính là đặc điểm của gió
Tây Nam, hay gặp ở các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên của nước ta vào mùa khô, làm
cho cỏ cây bị mất nước khô héo, thậm trí có thể bị chết.
d) Ảnh hưởng của ánh sáng
Tác động của ánh sáng đến quá trình thoát hơi nước là gián tiếp thông qua hoạt động
khí khổng. Ánh sáng làm khí khổng mở để thoát hơi nước diễn ra. Ở đa số các loài thực vật
khí khổng mở ban ngày và đóng vào ban đêm, do đó thoát hơi nước cũng diễn ra chủ yếu
vào ban ngày, và tăng dần theo sự tăng của độ mở khí khổng khi cường độ ánh sáng tăng.
Ở một số loài thực vật sống trong điều kiện khắc nghiệt (thực vật CAM), thoát hơi
nước lại diễn ra vào ban đêm, do khí khổng chỉ mở ban đêm. Đây là đặc điểm thích nghi để
bảo vệ cây tránh sự mất nước không kiểm soát được trong điều kiện khô hạn.
Như vậy, sự thoát hơi nước có thể được điều hòa theo cơ chế đóng mở khí khổng
hoặc cơ chế ngoài khí khổng. Khi điều hòa theo cơ chế đóng mở khí khổng nó thể hiện bản
chất sinh học, còn khi điều hòa theo cơ chế ngoài khí khổng nó thể hiện bản chất vật lý.

2.4.5. Một số thông số đánh giá quá trình thoát hơi nước
Như các phân tích trên đây cho thấy, thoát hơi nước là một quá trình sinh lý rất quan
trọng và gắn liền với khả năng chống chịu của cây với điều kiện môi trường gây căng
thẳng nước. Để so sánh, đánh giá quá trình thoát hơi nước ở các cây trồng khác nhau, có
thể sử dụng các thông số như cường độ thoát hơi nước, hệ số thoát hơi nước, hiệu suất
thoát hơi nước. Mỗi thông số có cách tính và ý nghĩa khác nhau.

87
2.4.5.1. Cường độ thoát hơi nước
Cường độ thoát hơi nước được tính là lượng nước (g/kg) bay hơi trên một đơn vị
diện tích lá (dm2/m2) trong một đơn vị thời gian (phút/h). Cường độ thoát hơi nước là một
chỉ số có độ biến động cao, phụ thuộc vào loài cây, giai đoạn sinh trưởng phát triển và điều
kiện sinh thái.
Thông qua xác định cường độ thoát hơi nước có thể biết được khả năng thoát hơi
nước của cây trồng, đây cũng được coi là một đặc tính sinh lý của giống. Thoát hơi nước
cho biết nhu cầu nước của cây, vì phần lớn (99%) lượng nước cây hút vào bị thoát ra ngoài
qua quá trình thoát hơi nước. Qua đó xác định được lượng nước cây cần cho từng giai đoạn
khác nhau hoặc trong suốt đời sống của cây, từ đó có chế độ tưới nước hợp lý cho cây
trồng để đạt được năng suất cao nhất. Đó chính là các ý nghĩa của chỉ số cường độ thoát
hơi nước.

2.4.5.2. Hệ số thoát hơi nước


Hệ số thoát hơi nước được tính bằng lượng nước bay hơi để tạo nên 1 gam chất khô.
Chỉ số này cũng phụ thuộc vào giống cây trồng và điều kiện môi trường. Ví dụ, hệ số thoát
hơi nước của lúa là 680, nghĩa là cây cần thoát đi 680 g nước để tạo nên 1g chất khô, con
số này ở khoai tây 640, dưa hấu 580, ngô 170, rau dền là 300 (Hoàng Minh Tấn và cs.,
2006).
Hệ số thoát hơi nước cho ta biết được nhu cầu nước của cây trồng và lượng nước cần
cung cấp cho cây để tạo nên một năng suất cần đạt được.

2.4.5.3. Hiệu suất thoát hơi nước


Hiệu suất thoát hơi nước được tính bằng lượng chất khô cây tích lũy được khi cây bị
mất đi 1 kg nước bởi quá trình thoát hơi nước. Chỉ tiêu này thường giao động từ 1 đến 8
(Hoàng Minh Tấn và cs., 2006), thay đổi phụ thuộc loài cây và điều kiện môi trường. Hiệu
suất thoát hơi nước gắn liền với hiệu quả của quá trình quang hợp, trong đó có sự khuếch
tán vào lá của CO2.

2.4.5.4. Tỷ số thoát hơi nước


Thoát hơi nước thông qua khí khổng tạo điều kiện cho CO2 vào lá để thực hiện
quang hợp. Một câu hỏi đặt ra là cây mất bao nhiêu nước để CO2 vào lá đủ cho quang hợp.
Tỷ số thoát hơi nước biểu thị mối quan hệ giữa lượng nước mất đi với lượng CO2
vào lá được đồng hóa bởi quá trình quang hợp. Tỷ số thoát hơi nước là lượng nước cây mất
đi bởi thoát hơi nước để cố định được 1 phân tử CO2 trong quang hợp. Theo đó, giá trị tỷ
số thoát hơi nước được tính là lượng nước cây mất đi chia cho lượng CO2 được đồng hóa
bởi quang hợp. Ví dụ, ở một thực vật điển hình, cần mất đi 500 phân tử nước để cố định
được một phân tử CO2 bởi quá trình quang hợp, có nghĩa là tỷ số thoát hơi nước là 500.

88
Đôi khi nghịch đảo của thông số này còn được gọi là hiệu quả sử dụng nước của cây. Nếu
ở cây có tỷ số thoát hơi nước là 500, thì hiệu của sử dụng nước của cây đó là 1/500 = 0.002
(Taiz và Zeiger, 2010).
Tương tự như hiệu suất thoát hơi nước, tỷ số thoát hơi nước cũng thay đổi theo loài
cây, và điều kiện môi trường, phụ thuộc vào các yếu tố có ảnh hưởng đến quang hợp, thoát
hơi nước của cây.

2.5. Sự cân bằng nƣớc trong cây


2.5.1. Khái niệm về cân bằng nước
Cân bằng nước của cây được xác định bằng lượng nước hút vào và lượng nước thoát
ra. Nếu gọi lượng nước thoát đi là T và lượng nước hút vào là A thì tỷ lệ T/A biểu thị cân
bằng nước trong cây. Khi T/A ≤ 1 thì cây ở trạng thái cân bằng nước, nếu T/A > 1 thì cây
mất cân bằng nước.

2.5.2. Cân bằng nước dương


Khi độ thiếu bão hòa hơi nước trong cây thấp, cây dễ dàng hút nước để bù đắp lượng
nước thiếu hụt đó. Lúc đó T/A ≈ 1. Để đảm bảo được tỷ lệ này thì quá trình thoát hơi nước
và hút nước luôn được phối hợp một cách nhịp nhàng. Biểu hiện quan sát được là cây luôn
ở trạng thái tươi, thuận lợi cho các hoạt động sinh lý và hình thành năng suất.

2.5.3. Cân bằng nước âm


Khi độ thiếu bão hòa hơi nước trong cây lớn, cây thoát hơi nước quá mạnh vượt quá
khả năng hút nước của rễ. Lượng nước hút vào không đủ để bù lại lượng nước mất đi. Khi
đó T/A luôn luôn > 1. Biểu hiện cây thiếu nước bị héo rủ do bị giảm sức trương, gây hại
cho các hoạt động sinh lý và tạo năng suất của cây trồng. Nếu thời gian cây bị rơi vào trạng
thái cân bằng nước âm ngắn, được cung cấp nước kịp thời cây có thể phục hồi lại trạng thái
cân bằng nước, giảm tác hại của cho cây.
Trong thực tế, cây trồng sinh trưởng bình thường luôn có sự dao động về thế cân
bằng nước giữa cân bằng dương và âm, đó là do sự thoát hơi nước phụ thuộc vào sự đóng
mở khí khổng, hoặc thay đổi theo nhịp điệu ngày đêm và sự giao động nhẹ của các yếu tố
môi trường.
Trạng thái cây mất cân bằng nước thường gặp trong điều kiện môi trường bất lợi như
hạn, mặn, lạnh. Khi cây mất cân bằng nước sẽ gây một loạt các biến đổi tiêu cực cho các
quá trình sinh sinh, sinh hóa, sinh trưởng phát triển và sinh sản, từ đó tác động đến năng
suất cây trồng. Tùy theo mức độ thiếu nước và khả năng chống chịu của cây, các tác hại
này có thể nhiều hay ít (xem chi tiết trong Chương 7).
Các phản ứng thường thấy, tức thời của thực vật khi bị mất cân bằng nước là đóng
khí khổng để hạn chế mất nước.

89
2.6. Cơ sở sinh lý của việc tƣới nƣớc hợp lý cho cây trồng.
Như đã phân tích ở trên, nước có vai trò vô cùng quan trong đối với sự sinh trưởng
phát triển và hình thành năng suất của cây trồng. Do đó, để thu được năng suất cao trong
trồng trọt cần đảm bảo chế độ nước hợp lý cho cây. Trong canh tác, nước là yếu tố cần
quan tâm đầu tiên.
Mặt khác, nước là tài nguyên hữu hạn, nhất là với kịch bản biến đổi khí hậu phức tạp
hiện nay việc sử dụng nước tiết kiệm là rất cần thiết.
Tưới nước hợp lý cho cây trồng là cung cấp vừa đủ lượng nước cần thiết cho nhu cầu
sinh lý của cây để tạo điều kiện cho cây hình thành năng suất cao nhất. Lượng nước này
thay đổi theo loài cây, giai đoạn sinh trưởng phát triển và chế độ nước của môi trường
sống. Như vậy, tưới nước hợp lý cho cây là tưới nước đúng nhu cầu sinh lý cây trồng, đúng
thời điểm cây cần, và đúng phương pháp.

2.6.1. Xác định lượng nước tưới thích hợp


Lượng nước tưới thích hợp là lượng nước cây cần để tạo nên một năng suất tối ưu,
hay gọi là nhu cầu nước của cây. Nhu cầu nước này phụ thuộc vào từng loài và từng giai
đoạn sinh trưởng khác nhau của cây.
Có nhiều quan điểm khác nhau về cách chuẩn đoán nhu cầu nước của cây. Phương
pháp xác định là đo cường độ thoát hơi nước của cây qua từng giai đoạn. Người ta đã tính
toán được rằng 99% lượng nước cây hút vào thoát ra ngoài qua quá trình thoát hơi nước,
nghĩa là cây chỉ sử dụng 1% cho các hoạt động sống mà thôi, từ đó tính được nhu cầu nước
của cây.

2.6.2. Xác định thời điểm tưới nước thích hợp


Nhu cầu nước của cây thay đổi theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây.
Giai đoạn cây còn non, đang sinh trưởng phát triển và sinh sản cây cần nhiều nước hơn giai
đoạn cây già, và ngủ nghỉ.
Trong đó, có những giai đoạn nếu thiếu nước ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh
trưởng phát triển và năng suất cây trồng, gọi là giai đoạn khủng hoảng về nước. Ở đa số
loài cây trồng, giai đoạn khủng hoảng là phân cành/đẻ nhánh, khi cây hình thành hoa, thụ
tinh và tạo quả/hạt. Tác hại của việc thiếu nước ở giai đoạn này được phân tích trong
Chương 7. Vì vậy, trong trồng trọt cần đặc biệt chú ý cung cấp đủ nước ở các giai đoạn
này.
Cây có thể lấy nước cho nhu cầu sinh lý từ đất, môi trường sống của cây trồng. Khi
môi trường không cung cấp đủ nước cho cây thì cần phải tưới nước cho cây. Do vậy, cần
phải xác định đúng thời điểm cần tưới nước cho cây. Để xác định được khi nào cần tưới
nước cho cây có thể thực hiện theo một số phương pháp sau đây:

90
2.6.2.1. Dựa vào kinh nghiệm
Quan sát đất và cây để chuẩn đoán cây thiếu nước và quyết định tưới. Đất có màu
sáng, khô, cây có biểu hiện giảm sức căng trương nước, hơi héo là cần tưới nước ngay, nếu
để trễ mới tưới thì khả năng phục hồi của cây kém, cây rơi vào trạng thái héo sâu, có thể
làm cây chết.

2.6.2.2. Xác định hệ số héo của đất


Lượng nước còn lại trong đất mà cây không thể hút được nên cây bị héo sâu, nghĩa là
cây héo không có khả năng phục hồi, gọi là hệ số héo của đất. Hệ số héo của đất được xác
định bằng cách trồng cây trong chậu đất, không tưới nước, đến khi cây héo hoàn toàn thì
đem xác định lượng nước còn lại trong đất để tính hệ số héo của đất. Hệ số héo có quan hệ
với đặc điểm sinh lý của loại cây trồng trên đất, nhưng là một chỉ số đặc trưng cho đất chứ
không phải cho cây. Hệ số héo của các loại đất khác nhau là khác nhau, và trong cùng một
loại đất thì hệ số héo với các loại cây trồng khác nhau cũng khác nhau do khả năng hút
nước của hệ rễ của chúng không giống nhau. Ví dụ, hệ số héo của đất cát thô là 0.9; đất cát
mịn là 2.6; sét pha nhẹ là 4.8; sét pha nặng là 9.7; trong khi đất sét nặng là 16.2 (Vũ Văn
Vụ và cs., 2012).

2.6.2.3. Dựa vào chỉ tiêu sinh lý


Nồng độ dịch bào, áp suất thẩm thấu, sức hút nước của lá cây, độ mở của khí khổng
là các chỉ tiêu rất nhạy cảm với chế độ nước trong đất. Do vậy, có thể sử dụng các chỉ tiêu
sinh lý này để xác định được khi nào cần tưới nước cho cây. Phương pháp xác định xem
chi tiết trong Giáo trình sinh lý thực vật. Tập II. Phần thực hành (Khương Thị Thu Hương
và Nguyễn Văn Việt, 2017).

2.6.3. Xác định phương pháp tưới thích hợp


Tùy theo từng loại cây trồng, điều kiện cung cấp nước và thiết bị tưới mà có phương
pháp tưới thích hợp.
Tưới ngập, tưới tràn: Áp dụng với các loài có nhu cầu nước cao như lúa và các cây
khác, khi việc cung cấp nước thuận lợi.
Tưới rãnh: Xả nước vào các rãnh cây trồng, nước từ đây sẽ ngấm đến phẫn rễ cây.
Áp dụng cho các cây hoa màu trong điều kiện có nhiều nước tưới.
Tưới phun mưa, phun sương: Áp dụng với cây rau, hoa và cây cảnh, khi có thiết bị
kỹ thuật thích hợp.
Tưới nhỏ giọt: Cung cấp vừa đủ lượng nước theo nhu cầu của cây. Áp dụng với các
cây trồng có nhu cầu nước vừa phải, ở nơi nguồn nước sạch hiếm, và cần có dụng cụ để
nhỏ giọt đến từng gốc cây. Ví dụ, trên cây ăn quả, cây công nghiệp ở những nơi khan hiếm

91
nguồn nước tưới; hoặc với cây cà chua, dâu tây... trong hệ thống trồng rau sạch trong nhà
kính, nhà lưới nhằm tiết kiệm nguồn nước sạch.
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, hệ thống tưới nước phun mưa,
phun sương, nhỏ giọt đã được áp dụng rất rộng rãi tại các cơ sở trồng rau, hoa theo hướng
phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Thực tế ở nhiều nước có nền nông nghiệp sạch phát
triển như Isael, Nhật Bản và các quan sát ở Việt Nam cho thấy các phương pháp tưới này
rất hiệu quả, vừa đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho cây trồng, lại vừa tiết kiệm nước.
Các phương pháp tưới tiên tiến này có đòi hỏi chi phí đầu tư cao hơn các phương pháp tưới
truyền thống (tưới ngập, tràn, tưới rãnh), nhưng lại rất phù hợp với nền sản xuất nông
nghiệp sạch công nghệ cao trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, nguồn nước
sạch khan hiếm như hiện nay.

92
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hãy phân tích vai trò của nước đối với cơ thể thực vật?
2. Phân tích sự phù hợp của cấu tạo rễ cây với chức năng hút nước?
3. Rễ cây hấp thụ nước như thế nào? Quá trình này chịu ảnh hưởng của các yếu tố
ngoại cảnh nào?
4. Mô tả quá trình di chuyển của nước từ lông hút vào xylem?
5. Nước được vận chuyển trong thân cây như thế nào? Phân tích các động lực để
nước vận chuyển được trong thân lên đến những độ cao hàng trăm mét ở cây thân gỗ?
6. Thoát hơi nước làm mất đi một lượng rất lớn nước cây hút vào từ rễ, vậy tại sao
cây vẫn cần thực hiện thoát hơi nước?
7. Quá trình thoát hơi nước diễn ra như thế nào ở thực vật?
8. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài đến quá trình thoát hơi
nước?
9. Quá trình đóng mở khí khổng diễn ra như thế nào? Yếu tố nào tham gia vào điều
khiển sự đóng mở khí khổng?
10. Cân bằng nước trong cây là gì? Có những nguyên nhân nào gây mất cân bằng
nước trong cây?
11. Thế nào là tưới tiêu nước hợp lý cho cây trồng? Cần phải làm gì để đảm bảo việc
tưới tiêu nước cho cây trồng là hợp lý?

93
Chương 3
QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

3.1. Khái niệm về quang hợp ở thực vật


3.1.1. Định nghĩa và bản chất của quá trình quang hợp
Quá trình quang hợp có thể được hiểu là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ từ các
chất đơn giản là CO2 và H2O dưới tác dụng của ánh sáng và có sự tham gia của sắc tố diệp
lục.
Thực chất, quang hợp là quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng
hóa học chứa đựng trong các hợp chất hữu cơ sản phẩm của quá trình quang hợp nhờ các
sắc tố quang hợp. Do vậy, chỉ những cơ thể chứa sắc tố quang hợp mới thực hiện được quá
trình này. Tuy nhiên, sản phẩm của quang hợp lại được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp
cho tất cả các sinh vật khác trên Trái đất.
Về mặt hóa học, quang hợp là quá trình oxy hóa khử, trong đó năng lượng mặt trời
được sử dụng để oxy hóa nước và khử khí CO2 từ đó tổng hợp nên chất hữu cơ. Quá trình
này diễn ra ở trong lục lạp cụ thể là trên màng thylakoid nơi định vị bộ máy quang hợp của
cây xanh.

3.1.2. Các hình thức quang hợp ở sinh vật


Khoảng năm 1930, nhà khoa học C.B. Van Niel đã khám phá thấy hai hình thức
quang hợp là quang hợp thải oxy và quang hợp không thải oxy (Van Niel, 1931) (Bảng
3.1).

3.1.2.1. Hình thức quang hợp không thải oxy


Đây là hình thức quang hợp diễn ra trong điều kiện môi trường yếm khí. Ở hình thức
này, không cần thậm chí bị ức chế bởi sự có mặt của oxy, nhưng nó cần sự có mặt của hợp
chất khử chứa lưu huỳnh (H2S) và oxy hóa H2S nhờ năng lượng ánh sáng để tạo ra lưu
huỳnh. Mặc dù không tạo ra oxy nhưng hình thức quang hợp này vẫn có những vai trò nhất
định trong việc điều chỉnh nguồn oxy ở thời đại nguyên sinh và duy trì Trái đất ở thời
Trung cổ (Johnston và cs., 2009).
Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp không thải oxy được mô tả như sau:
Ánh sáng
CO2 + 2H2S (CHOH) + H2O + 2S (3.1) (#)
Sắc tố quang hợp

94
Quang hợp không thải oxy diễn ra ở vi khuẩn sống bằng các hình thức quang tự
dưỡng hoặc dị dưỡng trong môi trường kỵ khí ở nước ngọt, mặn, trong đất đặc biệt trong
lớp đất bùn ở đáy ao hồ nơi bị ô nhiễm.
Bảng 3.1. So sánh hai hình thức quang hợp thải oxy và không thải oxy

Đặc điểm so sánh Quang hợp thải oxy Quang hợp không thải oxy
Bào quan thực hiện Lục lạp Không có lục lạp
Diệp lục, carotenoid, Diệp lục vi khuẩn, bacterioviridin,
Sắc tố
phycobilin carotenoid vi khuẩn
Xảy ra ở bước sóng 400 - 700 nm Khoảng 700 nm
+ +
Chất khử CO2 NADPH + H NADH + H
H2S, hợp chất vô cơ và hợp chất
Chất cho điện tử Chỉ là H2O
khử hữu cơ
Giải phóng oxy Có Không
Hệ thống quang hóa 2 (1 và 2) 1
Trung tâm phản ứng 2 (P680 và P700) 1 (Loại I: P840 hoặc Loại II: P890)
Quá trình phosphoril hóa Quá trình phosphoril hóa vòng
Quá trình phosphoril hóa
không vòng chiếm ưu thế chiếm ưu thế
Hiệu ứng Emerson (*) Có Không được báo cáo

(*) Hiệu ứng Emerson là hiệu ứng tăng cường tỷ lệ quang hợp khi lục lạp được chiếu
sáng ở hai bước sóng 680 và 700 nm tương ứng cực đại hấp thu của hai trung tâm phản
ứng được đề xuất lần đầu tiên bởi nhà sinh học người Mỹ, Emerson Robert (Emerson, 1957).
Trong cơ thể của chúng sắc tố quang hợp có đặc điểm khác với diệp lục ở cây xanh
về cấu trúc, phổ hấp thụ ánh sáng và được gọi là diệp lục vi khuẩn (xem thêm trong phần
sắc tố quang hợp). Người ta chia các sinh vật này làm ba nhóm: vi khuẩn xanh, vi khuẩn
tía và các vi khuẩn khác với các đặc điểm về hình thái, cấu trúc khác nhau (Jack Farineau
và Morot - Gaudry, 2011). Nhóm vi khuẩn này đã và đang được nghiên cứu, ứng dụng
trong xử lý ô nhiễm môi trường.

3.1.2.2. Hình thức quang hợp thải oxy


Đây là hình thức quang hợp tạo ra sản phẩm là oxy phân tử từ quá trình oxy hóa phân
tử nước nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời.
Phương trình tổng quát được miêu tả như sau:
Ánh sáng
CO2 + 2H2S (CHOH) + O2 (3.2) (#)
Diệp lục

(#) Trong cả hai phương trình (3.1) và (3.2), CHOH tương ứng với 1/6 glucose (C 6H12O6)
và sản phẩm khi khử 1 phân tử CO2; đây là dạng khử của C từ dạng có mức oxy hóa cao

95
nhất là CO2 và là dạng cần thiết cho các quá trình sống của tế bào. Các phản ứng này là
các phản ứng trao đổi điện tử và năng lượng, để chuyển hóa nguồn năng lượng hóa học và
vật lý bên ngoài vào phân tử carbohydrate trong tế bào, mà thực chất là các phản ứng oxy
hóa khử (xem ở phần sau).
Quang hợp thải oxy xảy ra ở sinh vật có sắc tố diệp lục và sống bằng hình thức tự
dưỡng. Chúng có thể là sinh vật prokaryote đại diện chính là tảo lam; hay eukaryote như
tảo, thực vật bậc cao gồm hạt trần, hạt kín và dương xỉ. Trong cuốn sách này chủ yếu đề
cấp đến hình thức quang hợp thải oxy ở thực vật bậc cao.

3.1.3. Ý nghĩa của quang hợp đối với tự nhiên và con người
Quang hợp là quá trình sinh lý rất quan trọng đối với sự sống của không chỉ thực vật
mà với tất cả các sinh vật trên Trái đất.
Quang hợp cung cấp chủ yếu nguồn chất hữu cơ cho hoạt động sống của mọi sinh vật
trên Trái đất. Quang hợp là phương thứ tự dưỡng đặc trưng ở thực vật, trong khi với các
sinh vật khác là phương thức dị dưỡng.
Qua phân tích thành phần chất khô người ta thấy rằng trong cây 90-95% chất hữu cơ
do quá trình quang hợp tạo thành (Zhu và cs., 2010b), hầu hết các chất hữu cơ này do con
người và các sinh vật dị dưỡng sử dụng. Người ta ước tính 110 tỷ tấn chất hữu cơ được
tổng hợp/năm, con người khai thác sử dụng 80 tỷ tấn. Sản lượng của thực vật trồng trọt
hàng năm 10 tỷ tấn, trong đó 5 tỷ tấn được sử dụng làm thức ăn cho người và động vật.
Quang hợp làm cân bằng tỷ lệ O2/CO2 trong khí quyển đảm bảo cho hoạt động sống
của mọi sinh vật trên Trái đất và làm trong sạch không khí bảo vệ môi trường. Tất cả sinh
vật trên Trái đất đều cần O2 và thải CO2 trong quá trình hô hấp. Lượng CO2 còn lớn hơn rất
nhiều do sự phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật, hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch
của các nhà máy và các phương tiện giao thông của con người. Nhờ quá trình quang hợp
hấp thu lượng CO2 và thải O2 đã giữ cân bằng O2 và CO2 ổn định trong khí quyển, O2
khoảng 21%: CO2 khoảng 0.03%. Vai trò này có ý nghĩa quan trọng trong việc làm giảm
hiệu ứng nhà kính và hạn chế tác động đến biến đổi khí hậu đảm bảo cho hoạt động bình
thường của con người và các sinh vật khác trên hành tinh. Vì vậy, trồng cây nâng cao độ
che phủ của rừng hay cây xanh đô thị luôn được coi là một chiến lược đúng đắn để bảo vệ
môi trường ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Liên quan đến lượng CO2 mà các hoạt động
của con người thải ra gây nguy hại cho môi trường, sinh học hiện đại đang phát triển một
nguồn năng lượng tái tạo mới hydrogen nhờ hoạt động quang hợp đặc biệt là quang hợp
của các vi sinh vật trong các lò phản ứng sinh học sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời.
Riêng đối với con người, quang hợp cung cấp nguồn năng lượng trực tiếp hoặc gián
tiếp cho mọi nhu cầu của con người. Thức ăn mà con người sử dụng có thể có nguồn gốc
trực tiếp từ quang hợp như lương thực, rau xanh, củ quả… hoặc gián tiếp như các thực
phẩm động vật, vi sinh vật. Thuốc chữa bệnh cho con người cũng có liên quan đến quá

96
trình quang hợp… Các nguồn năng lượng con người sử dụng đều là các sản phẩm của quá
trình quang hợp như năng lượng hóa thạch từ than đá, dầu mỏ, than bùn, năng lượng truyền
thống khác như củi, rơm rạ... đến nguồn năng lượng sinh học từ việc lên men xác thực vật
(rơm, rạ, mùn cưa, bã mía...) hay hydrogen từ chính hoạt động quang hợp của các loài tảo,
vi sinh vật. Quang hợp cung cấp nguồn nguyên liệu đa dạng, phong phú cho các ngành
công nghiệp như công nghiệp gỗ, giấy, thuốc lá, đường, dệt may… Sự phát triển các ngành
công nghiệp này hoàn toàn phụ thuộc vào quá trình quang hợp ở thực vật.
Do quang hợp có vai trò quyết định năng suất cây trồng trên cơ sở mối quan hệ với
các quá trình sinh lý khác trong cây, nên điều khiển quang hợp để tăng năng suất cây trồng
được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu.
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học sinh học và các ngành khoa học khác,
quang hợp nhân tạo ngoài cây xanh đã và đang được nghiên cứu mở ra một triển vọng ứng
dụng rất quan trọng. Tuy nhiên, dù có thành công thì cũng không thể và không bao giờ
thay thế hoàn toàn được quang hợp của cây xanh. Như vậy, nhờ quang hợp mà thực vật có
một vai trò và sứ mệnh vô cùng to lớn với sự sống của các sinh vật trên Trái đất.

3.2. Cơ quan và bào quan quang hợp


3.2.1. Lá cây
Ở thực vật lá là cơ quan quang hợp chính của cây mặc dù các bộ phận khác có chứa
diệp lục như thân non, quả non, đài hoa, cuống lá, bẹ lá và các phần xanh khác của cây
cũng có thể thực hiện quá trình quang hợp. Để thực hiện được chức năng này, lá cây có cấu
tạo hình thái và giải phẫu và những biến đổi phù hợp đảm bảo quá trình quang hợp được
diễn ra thuận lợi nhất trong cây và trong các điều kiện môi trường khác nhau.
Về hình thái lá thường có dạng bản, hướng sáng dương, có khả năng vận động để
hướng mặt trên của lá (nơi chứa nhiều lục lạp) về phía ánh sáng mặt trời để hấp thụ được
nhiều năng lượng ánh sáng cho quang hợp. Sự định hướng là theo đường chiếu sáng thể
hiện khá rõ ở các loài như bông, đậu tương, đậu lupin, và các loài thuộc họ cẩm quì…
(Taiz và Zeiger, 2010).
Khi giải phẫu lá cây, quan sát thấy có nhiều điểm khác biệt giữa các loài hay các
nhóm thực vật khác nhau. Các đặc điểm cấu tạo này thể hiện sự ảnh hưởng và phụ thuộc
lớn vào điều kiện môi trường, đặc biệt là chế độ chiếu sáng.
Ở các loài cây lá kim và cây một lá mầm, do lá mọc theo hướng song song với đường
chiếu sáng, ánh sáng chiếu đồng đều ở các phía của lá, nên lá có cấu trúc đồng nhất giữa
mặt trên và mặt dưới. Thể hiện ở chỗ chỉ có một loại tế bào mô đồng hóa nằm trong lớp
biểu bì có cấu tạo cũng giống nhau ở các mặt của lá. Tế bào mô đồng hóa thường có màng
lõm vào để tăng diện tích bề mặt thực hiện quang hợp (Hình 3.1; 3.7).

97
Hình 3.1. Cấu tạo giải phẫu lát cắt lá thông
(Pinus needle) (https://gardenculturemagazine.com)

Hình 3.2. Giải phẫu lát cắt ngang lá cây hai lá mầm

Ở lá cây hai lá mầm (Hình 3.2) do mặt trên nhận ánh sáng trực xạ còn mặt dưới nhận
ánh sáng tán xạ nên có cấu tạo hai mặt trên dưới khác nhau còn được gọi là kiểu cấu tạo
“lưng bụng”. Trên lát cắt ngang như mô tả trong Hình 3.2, lớp biểu bì trên bao phủ bề mặt
trên của lá thường gồm một lớp tế bào có kích thước lớn hơn, có lớp cutincun dày hơn và
tập trung ít khí khổng hơn để hạn chế sự mất nước và bảo vệ lá tránh các tác động bất lợi
của bức xạ mặt trời nhất là vào thời điểm giữa trưa nắng nóng hay ở những vùng có khí
hậu khắc nghiệt mùa hè. Trong khi biểu bì dưới lớp tế bào này mỏng hơn, tầng cuticun

98
(cutin) cũng mỏng hơn, đặc biệt có số lượng khí khổng nhiều hơn so với biểu bì trên (xem
thêm trong Chương 2, phần cấu tạo và sự phân bố khí khổng). Biểu bì lá ngoài đặc điểm
trong suốt cho ánh sáng dễ dàng đi qua, các khí khổng phân bố chủ yếu ở biểu bì dưới để
thực hiện sự trao đổi khí và thoát hơi nước cho cây. Mặc dù khí khổng chỉ chiếm 1% diện
tích lá nhưng chúng hấp thụ CO2 rất nhanh. Cây thầu dầu 1 cm2 lá hấp thụ 0,07 cm3 CO2/h
trong khi đó 1 cm2 dung dịch kiềm thì chỉ hấp thu 0,015 cm3 CO2/h.
Thịt lá có mô đồng hóa gồm hai loại là mô giậu và mô xốp (Hình 3.2). Trong đó, mô
giậu nằm sát biểu bì trên, có dạng hình trụ được xếp khá sát nhau theo chiều thẳng đứng,
chỉ để chừa các khoảng gian bào nhỏ chứa khí và nước cho quá trình quang hợp.
Mô xốp nằm dưới mô giậu trên lớp biểu bì dưới, các tế bào xếp không sát nhau để
chừa các khoảng gian bào lớn, các khoảng trống này thông với khí khổng để cung cấp CO 2
và H2O cho quang hợp. Các tế bào này cũng chứa lục lạp nhưng ít hơn so với mô giậu. Với
đặc điểm cấu tạo này, chức năng chủ yếu của tế bào mô giậu là quang hợp, trong khi của tế
bào mô xốp thiên nhiều hơn về trao đổi khí.
Bề dày và sự phân bố lớp tế bào mô giậu và mô xốp phụ thuộc nhiều vào loài và điều
kiện chiếu sáng. Ở các loài cây ưa sáng như keo, bạch đàn, mô giậu có thể được quan sát ở
cả mặt trên và dưới của lá. Ví dụ, ở lát cắt ngang lá keo lai quan sát thấy có hai lớp mô giậu
ở trên và hai lớp mô giậu ở mặt dưới của lá (Hình 3.3). Trong khi đó các loài cây khác như
xà cừ, cây vạng trứng thì mô giậu chỉ xuất hiện ở mặt trên của lá, còn mô xốp nằm bên dưới.
Nếu cây sống trong điều kiện ánh sáng yếu thì có thể chỉ có mô xốp mà không có mô giậu.
Giải phẫu bên trong tế bào cho thấy
bề dày của vách tế bào mô đồng hóa có
ảnh hưởng đến sự khuếch tán của CO2
vào lục lạp để thực hiện quá trình quang
hợp (Terashima và cs., 2011). Để khả
năng quang hợp được thực hiện tốt hơn
hơn, lá ở ngoài sáng quan sát được có
hàm lượng enzyme rubisco nhiều hơn lá
trong bóng mặc dù về đường kính và số
lượng tế bào không có sự khác biệt lớn
giữa lá trong bóng và lá ngoài sáng của
cùng một loài (Terashima và cs., 2011). Hình 3.3. Cấu tạo giải phẫu lá keo lai

Lá được chiếu sáng nhiều hơn có độ dày


lớn hơn so với lá trong bóng, đặc điểm này có thể do sự gia tăng về chiều cao tế bào tạo
nên (Terashima và cs., 2001; Terashima và cs., 2011; Jiang và cs., 2011). Lục lạp nằm ở
gần trục của lá có điểm bão hòa ánh sáng thấp hơn lục lạp phân bố ở xa trục của lá
(Terashima và cs., 2011).

99
Ngoài các đặc điểm kể trên, trong lá còn có hệ mạch dẫn gọi là gân lá làm nhiệm vụ
dẫn truyền nước, chất khoáng (ở phần mạch xylem) cho lá quang hợp, và dẫn các sản phẩm
quang hợp (ở phần mạch phloem) đến nơi sử dụng. Hệ gân ở lá chia làm hai cấp là gân
chính và gân phụ. Gân chính liên thông với hệ mạnh dẫn của thân (cành) và hệ thống gân
phụ phân nhánh từ gân chính theo các kiểu khác nhau tùy theo loài để tạo thành hệ gân
mạng lưới (gặp nhiều ở cây hai lá mầm) hoặc hệ gân song song (gặp chủ yếu ở cây một lá
mầm). Giữa các gân phụ này còn tồn tại một mạng lưới các gân con nhỏ đảm bảo thực hiện
chức năng dẫn truyền hiệu quả đến tận các tế bào mô đồng hóa của thịt lá.

3.2.2. Lục lạp - bào quan quang hợp


Lục lạp là bào quan chuyên hóa thực hiện chức năng quang hợp, xuất hiện ở một số
loài tảo và thực vật bậc cao.

3.2.2.1. Hình thái, kích thước và số lượng lục lạp


Về hình thái, lục lạp có hình dạng rất đa dạng, ở bậc thấp có hình cốc, sao, hình bản,
vuông... Ở thực vật bậc cao sống trên cạn lục lạp thường có dạng hình bầu dục, với kích
thước khoảng 5 µm chiều dài và 2.5 µm chiều rộng (Staehelin, 2003).
Với hình dạng này, lục lạp có thể xoay bề mặt có diện tích lớn hay nhỏ tiếp xúc với
ánh sáng tùy thuộc vào cường độ ánh sáng chiếu tới lá để bảo vệ cây trong điều kiện ánh
sáng cao, cũng như tăng hiệu quả quang hợp trong điều kiện ánh sáng thấp (Davis và
Hangarter, 2012) (Wada, 2013). Sự vận động này của lục lạp có thể được kiểm soát bởi thể
thụ cảm ánh sáng xanh (Banas và cs., 2012).
Thực vật bậc cao chứa khoảng 20-100 lục lạp/tế bào mô đồng hóa. Số lượng này thay
đổi phụ thuộc vào loài và điều kiện sinh trưởng. Ở thầu dầu (Ricinus communis) là 3.107 –
5.107 lục lạp/1 mm2, ở gừng (Panax ginseng) là 1.7–4.9 106/cm2. Ở điều kiện ánh sáng cao,
thực vật C3 có nhiều hơn lục lạp/tế bào mô thịt lá (47 lục lạp/tế bào) so với thực vật C4 (20
lục lạp/tế bào) (Stata và cs., 2014).

3.2.2.2. Các dạng lục lạp


Có hai loại lục lạp có cấu trúc, chức năng khác nhau:
Thực vật C4 (ngô, kê, cói, mía, cỏ lồng vực, rau dền…) có lục lạp tế bào thịt lá và tế
bào bao quanh bó mạch (Hình 3.4). Trong đó, lục lạp tế bào thịt lá nằm trong tế bào mô
giậu và mô xốp, có cấu trúc thylacoid rất phát triển, không có mặt enzyme rubisco, chúng
thực hiện quá trình cố định CO2 của quang hợp trong chu trình C4 nhờ enzyme phosphoenol
pyruvate carbocarboxylase. Lục lạp tế bào bao bó mạch nằm cạnh bó mạch dẫn, chúng có
cấu trúc thylacoid kém phát triển, grana không có hoặc nếu có thì rất nhỏ, nhưng chứa rất
nhiều tinh bột, và có hàm lượng lớn enzyme rubisco, đây là nơi diễn ra quá trình khử CO2
theo chu trình Calvin của quang hợp.

100
Thực vật C3 (lúa, đậu đỗ, cam, chanh, khoai tây...) và thực vật CAM (dứa, xương
rồng, các cây vùng sa mạc) chỉ có một loại lục lạp ở tế bào thịt lá, chúng thực hiện chu
trình Calvin của quang hợp.

Hình 3.4. Giải phẫu lá ngô - thực vật C4

3.2.2.3. Thành phần hóa học của lục lạp


Ở tế bào lá điển hình, trong 100% chất khô của lục lạp có chứa 30-45% là protein;
20-40% là lipit; còn lại là các nguyên tố khoáng như Zn, Mg, Mn, K, Cu… đặc biệt là Fe
có đến 80% Fe của lá nằm trong lục lạp, vitamin như A, D, E, K và sắc tố quang hợp như
diệp lục và carotenoid.

3.2.2.4. Cấu trúc lục lạp


Quan sát dưới kính hiển vi điện tử cho thấy lục lạp gồm có 3 phần (Hình 3.5):
Màng lục lạp: Lục lạp được bao bọc bởi hai lớp màng có cấu trúc kép phospholipit
như màng cơ sở là màng ngoài và màng trong (Hình 3.5.b). Giữa hai lớp màng này có một
khoảng trống mỏng (gọi là intermembrane space) rộng khoảng 10-20 nm. Vai trò của màng
là bảo vệ và kiểm soát các chất đi vào và đi ra khỏi lục lạp. Mặc dù lớp màng này cũng
tương tự như cấu trúc ty thể, tuy nhiên nếu lớp màng trong của ty thể có đặc điểm gấp nếp
thành cấu trúc hình răng lược thì trong lục lạp lớp màng này trơn nhẵn.
Cơ chất stroma: Bên trong lớp màng trong là phần cơ chất stroma (Hình 3.5a, b).
Đây là phần chất lỏng nhầy, không màu, chứa nhiều protein, các enzyme thực hiện các
phản ứng tối để cố định và khử CO2 để chuyển hóa năng lượng quang năng hấp thụ từ phản
ứng sáng ở dạng các hợp chất oxy hóa khử cao năng thành các hợp chất hữu cơ phức tạp
cần thiết cho tế bào là carbohydrate và các sản phẩm trung gian của quang hợp. Do vậy,
phần cơ chất stroma là nơi diễn ra pha tối của quá trình quang hợp.

101
Hình 3.5. Cấu tạo lục lạp (Theo http://www.mun.ca/biology)
Lục lạp hình ảnh hiển vi (a) và hình mô phỏng
(b); Màng thylakoid hình ảnh hiển vi (c) và hình mô phỏng (d).
Ngoài ra, trong cơ chất lục lạp còn chứa các phân tử ADN dạng vòng, ARN và ribosom
để giúp lục lạp có thể tự tổng hợp được một số protein cho riêng mình. Một cấu trúc rất quan
trọng cho quá trình quang hợp có mặt trong stroma là màng thylakoid với cấu trúc grana.
Màng thylakoid: Nằm bên trong phần cơ chất stroma là hệ thống màng thylakoid.
Bản chất màng thylakoid là lớp màng trong có cấu trúc cơ bản như màng sinh học cơ sở
(Hình 3.6), trên đó có định vị bộ máy quang hợp , phần chứa các sắc tố quang hợp như
diệp lục và các loại carotenoid (Hình 3.7) như hệ quang hóa I, II; phức hợp cytochrome
b6f; phức hợp tổng hợp ATP và các chất vận chuyển điện tử, nên đây chính là nơi diễn ra
pha sáng của quá trình quang hợp.
Hệ thống màng thylakoid cấu trúc theo kiểu bao quanh tạo thành các túi thylakoid có
dạng hình đĩa, với khoảng trống bên trong, các khoảng trống này gọi là lumen thylakoid,
nơi nhận ion H+ trong quá trình diễn ra phản ứng sáng của quang hợp (Hình 3.6). Độ pH
trong lumen thylakoid phụ thuộc vào cường độ ánh sáng cây nhận được và có ý nghĩa quan
trọng trong việc hoạt hóa cơ chế điều chỉnh quang hợp có tên gọi là NPQ (Non
photochemical quenching) để thích ứng với môi trường có ánh sáng cao, một cơ chế được
nghiên cứu rất sôi động trên thế giới trong những năm gần đây (Horton và cs., 2008;
Johnson và cs., 2011; Ruban và Murchie, 2012; Petrou và cs., 2014; Ware và cs., 2014;
Ruban, 2016)…
Tên gọi thylakoid có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp, từ "thylakos" có nghĩa là túi. Các
đĩa túi thylakoid xếp chồng nên nhau tạo thành granum, mỗi granum chứa 10-20 thylakoid,

102
số nhiều của granum gọi là grana (Hình 3.5c, d; Hình 3.6a). Một tế bào lá điển hình có
40-50 grana/lục lạp. Mỗi grana có kích thước 4-6 µm. Kiểu cấu trúc grana này làm tăng
đáng kể diện tích bề mặt thực hiện phản ứng sáng của của quang hợp ở thực vật.

Hình 3.6. Cấu tạo granum (a) và màng thylakoid (b)(Taiz và Zeiger, 2010)
Sự phân bố của tổ chức bộ máy quang hợp trên màng thylakoid:

Hình 3.7. Sự định vị các cấu trúc của bộ máy quang hợp
trên màng thylakoid (Allen và Forsberg, 2001)

103
Hệ thống màng thylakoid chia làm hai loại: thylakoid cấu tạo grana gọi là grana
lamellae và phần thylakoid nằm trong stroma không chứa cấu trúc grana gọi là stroma
lamellae. Như đã trình bày trên, màng thylakoid định vị các thành phần của bộ máy quang
hợp, tuy nhiên theo tác giả Allen và cs 2001, hệ quang hóa 1 và phức hợp tổng hợp ATP
phân bố chủ yếu ở phần thylakoid nằm bên ngoài tiếp giáp với cơ chất stroma của grana
lamellae và phần stroma lamellae, trong khi hệ quang hóa 2 và phức hợp cytochrome b6f
nằm ở phần grana lamellae (Hình 3.7).

3.2.2.5. Chức năng của lục lạp


Như phân tích ở trên, lục lạp là bào quan có chứa các yếu tố cần thiết để thực hiện
chức năng quang hợp cho cây. Tuy nhiên, các nghiên cứu chuyên sâu đã chỉ ra rằng tại lục
lạp không diễn ra toàn bộ quá trình tổng hợp chất hữu cơ sản phẩm của quá trình quang
hợp. Thực tế, trong lục lạp chỉ diễn ra toàn bộ các phản ứng sáng, hấp thụ và chuyển hóa
năng lượng ánh sáng thành năng lượng oxy hóa khử trong các hợp chất cao năng như ATP,
NADPH2 và sử dụng nguồn năng lượng này để cố định và khử CO2 cho đến sản phẩm là
đường triophosphate; các quá trình biến đổi tiếp theo được thực hiện trong tế bào chất của
tế bào. Ngoài ra, lục lạp còn thực hiện di truyền một số tính trạng ngoài nhân nhờ chứa
trong nó các phân tử ADN và ARN, ribosome.

3.2.3. Bộ máy quang hợp


Bộ máy quang hợp có cấu tạo vô cùng phức tạp, gồm bốn siêu phức protein chính
định vị trên màng thylakoid (Hình 3.8): Hai hệ quang hóa 1 và 2 (ký hiệu là PSI và PSII),
phức hợp Cyt b6f và phức hợp ATPase.

Hình 3.8. Cấu trúc bộ máy quang hợp (Allen và cs., 2011)

104
Trong hình 3.8 là các protein và phức hợp protein chủ yếu của bộ máy quang hợp ở thực vật bậc
cao (Arabidopsis thaliana) gồm: PhotosystemII (PSII); cytochrome b6f (Cyt b6f); photosystem
(PSI); ATP synthase; và Rubisco. Các tiểu phần được ký hiệu bằng các chữ cái đơn; phần có ba
chữ cái đầu đại diện cho phần của phức, chẳng hạn, psa – PSI, psb – PSII, pet – Cyt b6f và chất
mang điện tử thứ cấp, atp - ATP synthase; và rbc - Rubisco.

Bốn siêu phức này có đầy đủ đặc điểm cấu tạo phù hợp để đảm bảo thực hiện quá
trình hấp thu năng lượng ánh sáng, chuyển hóa năng lượng quang năng thành năng lượng
hóa học, vận chuyển điện tử để tổng hợp ATP và NADPH là những sản phẩm của phản
ứng sáng (xem chi tiết trong phần 3.3.1) được dùng trong pha tối để tổng hợp chất hữu cơ
cho quang hợp. Sự thay đổi một trong các phức này dưới tác động của điều kiện môi
trường sẽ tác động đến hoạt động quang hợp và ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

3.2.3.1. Hệ quang hóa (photosystem)


Hệ quang hóa (photosystem - PS) là các siêu phức protein màng ngoài và trong, có
tính tổ chức rất cao định vị trên màng thylakoid. Mỗi hệ quang hóa bao gồm phức hợp thu
nhận ánh sáng, còn gọi là antenna nằm phía ngoài liên kết với phần lớn các sắc tố quang
hợp, làm nhiệm vụ hấp thụ năng lượng ánh sáng; và trung tâm phản ứng còn gọi là phức
hợp lõi, nằm bên trong nơi diễn ra sự phân tách điện tử cho quá trình vận chuyển điện tử.
Ở sinh vật quang hợp thải oxy, hệ quang hóa được chia thành 2 loại dựa trên sự khác
biệt trong phức hợp lõi: Type I – PSI, type II – PSII.
Type I (PSI) chứa phức Fe-S và type II (PSII), chứa phức quinon – protein. Trong đó
PSII phân bố chủ yếu ở trong bó grana, PSI nằm ở phần grana bên ngoài và rìa cơ chất
stroma (Hình 3.7).
Do có liên kết với nhiều sắc tố nên nhiệm vụ của hệ quang hóa là hấp thụ ánh sáng,
phân tách điện tử sơ cấp, và điều chỉnh quang hợp. Các protein cấu tạo nên hệ quang hóa
có thể được mã hóa từ các gen trong lục lạp hoặc từ gen nhân, được tổng hợp trong tế bào
chất sau đó được vận chuyển đến lục lạp.
a) Hệ quang hóa 1 (Photosystem I - PSI)
Ở tảo và thực vật bậc cao, PSI được cấu tạo gồm phức hợp hấp thụ ánh sáng nằm
phía ngoài và trung tâm phản ứng nằm bên trong (Hình 3.9 a).
* Phức hợp hấp thụ ánh sáng I (Light harvesting complex I – LHCI)
Phức hợp hấp thụ ánh sáng PSI, còn được gọi là LHCI (hoặc Lhca) (LHC là từ viết
tắt của Light Harvesting Complex), bao gồm bốn protein màng (ký hiệu Lhca1-4) với
chuỗi polypeptid khoảng 20-24 kD, được mã hóa bởi bốn gen nhân có tên gọi trùng với tên
protein là lhca1, lhca2, lhca3 và lhca4.
Các protein này kết hợp với diệp lục a, b, violaxanthin và lutein làm nhiệm vụ hấp thu
năng lượng ánh sáng và truyền về trung tâm phản ứng và bảo vệ chống lại ức chế quang.

105
PSI liên kết với khoảng 173 phân tử diệp lục (Amunts và cs., 2010). Khoảng 20 phân tử
diệp lục định vị giữa LHCI và lõi PSI, các sắc tố trung gian này có liên quan đến sự vận
chuyển năng lượng từ phức hợp thu nhận ánh sáng LHCI đến trung tâm phản ứng PSI
(Ben-Shem và cs., 2003). Ngoài ra, một vài LHCI bị gắn gốc phosphate có liên quan đến
hiện tượng gọi là “sự di chuyển trạng thái” (state transitions) trong quang hợp, cơ chế cho
phép cân bằng năng lượng giữa hai hệ quang hóa.
* Trung tâm phản ứng I (RCI – PSI reaction centre)
Trung tâm phản ứng của PSI (Hình 3.9b) nằm trong phức hợp lõi PSI (PSI core
complex) tạo bởi hai tiểu phần chính là PsaA và PsaB, được mã hóa bởi hai gen lục lạp lần
lượt là psaA và psaB (Bengis và Nelson, 1975, 1977); 13 tiểu phần khác, 2 phylloquinones
(A1), và 3 cụm Fe4S4 (FX, FA và FB) (Scheller và cs., 2001; Ben-Shem và cs., 2003).
Trung tâm phản ứng PSI chứa 6 phân tử diệp lục, được tổ chức thành 3 thể nhị trùng phân
(dimer) liên kết với các protein lõi, trong đó hai phân tử diệp lục tạo thành cặp đặc biệt
P700 với cực đại hấp thu ở 700 nm, đây là chất cho điện tử trong quá trình phân tách điện
tử; hai diệp lục khác là chất nhận điện tử sơ cấp (A0); hai diệp lục khác nữa nằm giữa P700
và A0, ký hiệu là A - diệp lục đi kèm (Hình 3.9b). Sáu phân tử diệp lục này được chia làm
ba cặp nối liền với PsaA và PsaB (Hình 3.9b).

Core complex
a b

Hình 3.9. Cấu trúc hệ quang hóa 1


a. Cấu tạo PSI dựa trên cấu trúc tinh thể (Ben-Shem và cs., 2003);
b. Các phân tử có liên quan đến sự phân tách điện tích và vận chuyển điện tử
trong trung tâm phản ứng của PSI (theo Nelson và Yocum, 2006).
b) Hệ quang hóa 2 (Photosystem II - PSII)
Tương tự PSI, PSII cũng bao gồm hai phần chính là phức hợp lõi chứa trung tâm
phản ứng và phức hợp hấp thụ ánh sáng II (Hình 3.10).

106
* Phức hợp hấp thụ ánh sáng II (Light harvesting complex II – LHCII)
Trong hai hệ quang hóa thì PSII thực hiện nhiệm vụ hấp thụ năng lượng ánh sáng
nhiều hơn so với PSI, do vậy, hệ thống entenna của nó cũng lớn hơn nhiều và được chia
làm hai phần nằm bên ngoài gọi là phức hợp thu nhận ánh sáng ngoài (peripheral Lhc
antennas) gồm hai loại khác nhau về kích thước và vị trí là phức hợp lớn (major) và phức
hợp nhỏ (minor); và phức hợp thu nhận ánh sáng trong (internal antenna complexes).
* Phức hợp hấp thụ ánh sáng lớn của PSII (LHCII)
LHCII mang cấu trúc phức dị tam phân, gồm ba tiểu phần đồng dạng (isoforms) là
Lhcb 1-2-3 (Hình 3.10) (Jansson, 1999). Protein Lhcb liên kết với nhiều phân tử diệp lục
và carotenoid. Đặc biệt, ở mỗi tiểu phần đơn phân của LHCII phối hợp với 8 Chls a, 6 Chls
b và 4 xanthophylls (Liu và cs., 2004). Các carotenoid như lutein, violaxanthin và
neoxanthin có vai trò rất quan trọng bên cạnh chức năng hấp thụ ánh sáng còn làm nhiệm
bảo vệ.
Phức hợp thu nhận ánh sáng LHCII kết hợp với lõi PSII ở các vị trí khác nhau thông
qua các protein hệ phức hợp thu nhận ánh sáng nhỏ nằm phía trong, giữa phức hợp thu
nhận ánh sáng lớn phía ngoài LHCII và phức hợp lõi PSII như CP24, CP26 và CP29
(Caffarri, Kouril et al. 2009).
Các phân tích về cấu trúc chỉ ra rằng phức hợp thu nhận ánh sáng LHCII liên kết với
phần lớn (~80%) diệp lục của PSII, và được tổ chức rất tinh vi đảm bảo truyền 90-95%
năng lượng ánh sáng hấp thu được về trung tâm phản ứng (Caffarri và cs., 2011).
* Phức hợp thu nhận ánh sáng nhỏ của PSII
Antena nhỏ của PSII gồm ba protein đơn phân: CP29, CP26 và CP24, các protein
này lần lượt là sản phẩm của gen nhân lhcb 4-5-6. Chúng được xắp xếp gần với các protein
lõi như CP43 (CP26) và CP47 (CP24, CP29). Cả ba protein này kết hợp với khoảng 10%
diệp lục và 20% violaxanthin của toàn bộ phức. Nhiệm vụ của chúng trong quang hợp là
thu năng lượng ánh sáng, truyền năng lượng từ phức hợp thu nhận ánh sáng lớn phía ngoài
về trung tâm phản ứng và làm nhiệm vụ bảo vệ quang (photoprotection) nhờ cơ chế giải
phóng năng lượng kích thích ở dạng nhiệt (NPQ).
* Phức hợp thu nhận ánh sáng bên trong
Nằm bên trong của phức hợp thu nhận ánh sáng nhỏ trong phần phức hợp lõi (core
complex), có hai protein thuộc loại phức hợp thu nhận ánh sáng bên trong là CP47 (PsbB)
và CP43 (PsbC) (Hình 3.10), chúng lần lượt liên kết với 16 và 14 phân tử diệp lục, cùng
một vài phân tử β-carotene. Sự có mặt của β-carotene ở đây liên quan đến sự dập tắt
(quenching) trạng thái triplet ngăn ngừa sản sinh oxy singlet của P680 triplets do có sự tái
tổ hợp để hình thành P680*+ Pheo*- (Nelson và Yocum 2006).
Phần phức hợp thu nhận ánh sáng phía trong này khá nhỏ (chỉ gồm hai phân tử
protein CP43 và CP47 liên kết với 30 phân tử diệp lục và một vài carotenoid), nhiệm vụ

107
của chúng chủ yếu là nhận năng lượng ánh sáng từ các diệp lục ở phức hợp thu nhận ánh
sáng nhỏ phía ngoài truyền đến, để từ đó truyền về trung tâm phản ứng và bảo vệ trung tâm
phản ứng tránh các tác hại gây ra bởi sự dư thừa năng lượng hấp thu từ ánh sáng.
* Trung tâm phản ứng (RCII - PSII Reaction center)
PSII được tìm thấy chủ yếu ở dạng nhị trùng phân (dimer), mỗi đơn phân của nó ở
mỗi phức hợp lõi (RCII) có chứa ít nhất 27 đến 28 tiểu phần (Dekker và Boekema, 2005).
Trung tâm phản ứng của PSII có cấu trúc dimer, mỗi dimer được cấu tạo bởi hai protein
D1 (PsbA) và D2 (PsbD) (Hình 3.10) mã hóa bởi hai gen nhân tương ứng là psbA và psbD;
kết hợp với 6 phân tử diệp lục: 2 pheophytins (PhD1, PhD2), 2 phân tử β-carotene molecules
(CarD1, CarD2), 2 phân tử plastoquinones QA, QB, và các cofactor khác cho chuỗi vận
chuyển điện tử (Zouni và cs., 2001; Ferreira và cs., 2004).

Hình 3.10. Cấu trúc mô hình cho siêu phức PSII-LHCII (Caffarri và cs., 2009)
Trong đó, 2 trong 6 diệp lục của RCII tạo thành cặp đặc biệt, ký hiệu P680, có cực
đại hấp thu ở bước sóng 680 nm. Cặp này hoạt động như một chất cho điện tử sơ cấp. Hai
phân tử diệp lục “đi kèm” tương tự như ở PSI vẫn chưa biết rõ vai trò, trong khi hai phân
tử diệp lục khác nằm gần entena bên trong CP43 và CP47 hoạt động như các diệp lục cầu
nối làm nhiệm vụ vận chuyển năng lượng từ phức hợp thu nhận ánh sáng phía trong đến
cặp diệp lục đặc biệt ở RCII (Ferreira và cs., 2004), và chúng có liên quan đến cơ chế bảo
vệ trung tâm phản ứng P680 chống lại các tác hại gây ra bởi ánh sáng cao (Stewart và
Brudvig, 1998).

3.2.3.2. Phức hợp giải phóng oxy (Oxygen evolution complex - OEC)
Phức hợp OEC nằm gần ngay PSII, cấu tạo bao gồm 4 ion Mn định vị ở góc của khối
tứ diện và ion Ca2+ định vị ở vùng trung tâm tạo nên cụm Mn4Ca (Ferreira và cs., 2004).

108
Cụm này kết nối với protein D1 thông qua tyrozine Z (Yz), CP43 và ít nhất 3 protein mã
hóa bởi gen trong nhân tế bào là PsbO (33kDa), PsbP (23 kDa) và PsbQ (16 kDa) góp phần
làm ổn định cho phức. Phức hợp OEC là nơi diễn ra quá trình quang phân li nước để giải
phóng oxy phân tử vào khí quyển, proton H+ phóng thích vào lumen thylakoid và điện tử
tham gia vào quá trình vận chuyển điện tử.

3.2.3.3. Phức hợp Cyt b6f


Phức hợp Cyt b6f là chất nhị trùng phân mà mỗi đơn phân bao gồm đơn vị con là
cytochrome f, cytochrome b và protein Rieske-type 2Fe-2S (FeSR) (Kurisu và cs., 2003).
Phức hợp Cyt b6f định vị ở vị trí trung tâm của chuỗi vận chuyển điện tử quang hợp giữa
PSI và PSII. Nó đảm bảo vận chuyển điện tử kết nối hai hệ quang hóa bởi sự oxy hóa
plastoquinone từ PSII (PQH2) và khử plastocyanin, phân tử vận chuyển điện tử đến PSI.
Trong cùng thời gian này, nó xúc tác chuyển proton từ stroma tại vị trí giao với màng
thylakoid vào trong lumen. Hoạt động này góp phần tạo ra ∆pH xuyên màng, một tác nhân
cần thiết cho quá trình tổng hợp ATP quang hợp.

3.2.3.4. Phức hợp tổng hợp ATP (ATP synthase complex)


Trong quang hợp, ATP được tổng hợp
bởi một phức hợp enzyme có tên gọi là
phức hợp tổng hợp ATP (ATP synthase).
Đây là một phức hợp enzyme lớn có kích
thước 400 kDa, gồm hai thành phần là CFo
và CF1 (Hình 3.11). CFo là phần liên kết
với màng thylakoid, có khả năng chứa 4
chuỗi polypeptide là a, b, b′, c tạo thành
một kênh xuyên màng cho phép proton đi
qua (Hình 3.11). CF1 là được tạo thành từ 3
bản sao của chuỗi polypeptides α và β phần
cắm hẳn vào stroma và một số chuỗi peptid
khác như γ, δ, ε (Hình 3.11). Trong đó,
điểm phân giải (trung tâm hoạt động) của
enzyme làm nhiệm vụ tổng hợp ATP nằm
trong chuỗi β của CF1.
Hình 3.11. Phức hợp tổng hợp ATP
3.2.4. Sắc tố quang hợp (Taiz và Zeiger, 2010)
Quá trình quang hợp của cây xanh được thực hiện với sự tham gia của hai nhóm sắc
tố là diệp lục và carotenoid (ở tảo có nhóm sắc tố phycobillin) định vị trên màng thylakoid
của bào quan lục lạp. Các sắc tố này đảm bảo chức năng hấp thụ năng lượng ánh sáng (chủ
yếu với diệp lục) và bảo vệ bộ máy quang hợp (chủ yếu nhờ carotenoid) trong điều kiện
môi trường bất lợi. Trong lục lạp, sắc tố chỉ phân bố ở hai hệ quang hóa PSI và PSII ở

109
dạng tự do hoặc liên kết với các phân tử protein trong phức hợp thu nhận ánh sáng (LHCI
và LHCII).

3.2.4.1. Diệp lục (Chlorophylls)


Diệp lục là sắc tố quan trọng nhất thực hiện hấp thụ năng lượng ánh sáng cho quang
hợp. Trong cây diệp lục có mặt nhiều nhất ở tế bào thịt lá tạo cho lá có màu xanh lục,
ngoài ra còn xuất hiện ở một số bộ phận khác có màu xanh như thân non, cuống lá, đài
hoa, quả xanh…
a) Cấu tạo và tính chất diệp lục
* Cấu tạo diệp lục
Diệp lục được cấu tạo (Hình 3.12) gồm nhân porphyrin được tạo thành từ bốn vòng
pyrol liên kết với nhau bằng các cầu nối metyl, tạo nên nhân porphyrin với nguyên tử Mg ở
giữa. Nguyên tử Mg này liên kết với bốn nguyên tử N của bốn vòng pyrol.

Hình 3.12. Sơ đồ công thức cấu tạo diệp lục


Điểm đặc biệt của cấu trúc này là có các nối đôi đơn cách đều tạo cho diệp lục có khả
năng hấp thu mạnh năng lượng ánh sáng. Trong đó, vòng pyron thứ hai ở diệp lục a gắn
nhóm methyl trong khi diệp lục b là nhóm aldehit. Đặc điểm này tạo nên sự khác biệt về
quang phổ hấp thụ của diệp luc a và b (Hình 3.13). Nhân pocphyrin liên kết với một vòng

110
xyclopental và đuôi phytol gồm 20 nguyên tử C (C20H39OH). Đuôi phytol có đặc tính kỵ
nước tạo điều kiện cho diệp lục dễ dàng liên kết và tương tác với các phân tử protein trên
màng thylakoid. Các đặc điểm cấu tạo này tạo điều kiện cho sự tương tác giữa diệp lục và
protein trên màng thylakoid tạo nên phức hợp tổ chức bậc cao của bộ máy quang hợp đảm
bảo hấp thu và truyền năng lượng ánh sáng hiệu quả về trung tâm phản ứng của hệ quang
hóa (Liu và cs., 1964; Jordan và cs., 2001).
Ở thực vật bậc cao có hai loại diệp lục là diệp lục a và diệp lục b (Hình 3.12). Công
thức phân tử của diệp lục a là: C55H72O5N4Mg và của diệp lục b là: C55H70O6N4Mg với
một sự khác biệt nhỏ trong cấu trúc hóa học ở vòng pyrol thứ 2, với diệp lục a là methyl
còn với diệp lục b là nhóm aldehit (Hình 3.12). Điểm khác biệt này tạo nên quang phổ hấp
thụ khác nhau giữa hai loại diệp lục a và b. Trong đó, diệp lục a được tìm thấy ở cả phần
phức hợp thu nhận ánh sáng nơi hấp thu năng lượng ánh sáng và trung tâm phản ứng nơi
làm nhiệm vụ phân tách điện tử, trong khi diệp lục b chỉ có mặt ở phần phức hợp thu nhận
ánh sáng, vậy nên tỷ lệ chla/b thường được sử dụng để nghiên cứu sự thay đổi của trung
tâm phản ứng và phức hợp phức hợp thu nhận ánh sáng.
* Đặc tính hóa học của diệp lục
Diệp lục không tan trong nước chỉ tan trong dung môi hữu cơ như cồn, aceton,
benzen, este… Do đó, để tách chiết diệp lục ra khỏi lá cây bắt buộc phải sử dụng các dung
môi này, trong đó aceton được dùng phổ biến nhất.
Khi cho dịch chiết diệp lục phản ứng với kiềm sẽ xảy ra phản ứng xà phòng hóa:
Chlorophyll là một este của acid chlorophyllic với hai rượu phytol (C20H39OH) và
methanol (CH3OH), nên khi phản ứng với kiềm như KOH tạo nên hợp chất chlorophyllat
vẫn có màu xanh.
Tuy nhiên, khi phản ứng với acid, nhân Mg của diệp lục sẽ bị thay thế bởi hai
nguyên tử H tạo nên hợp chất pheophytin có màu nâu và không có khả năng quang hợp.
Điều đó chỉ ra Mg có vai trò rất quan trọng trong quang hợp. Pheophytin có thể phản ứng
với muối kim loại khác và nguyên tử H+ lại bị thay thế bởi nguyên tố kim loại này để tạo
nên hợp chất cơ kim có màu xanh rất bền.
Diệp lục có thể dễ dàng bị phân hủy bởi ánh sáng gọi là quang oxy hóa (phương trình
3.3; 3.4) hoặc bởi các enzyme nội bào như chlorophyllase, chlorophyll peroxidase và
chlorophyll oxidase dẫn đến mất màu xanh. Trong tế bào, diệp lục được bảo vệ bởi màng
lục lạp và các phân tử protein, và chịu sự phân hủy tự nhiên bởi các enzyme này theo
“chương trình” hóa già cơ quan của cơ thể thực vật hoặc phản ứng điều chỉnh của cây khi
bị stress. Thực tế cho thấy trong ống nghiệm dịch chiết lá cây có thể nhanh chóng bị giảm
nồng độ diệp lục nếu bị chiếu sáng mạnh. Do vậy, các thí nghiệm tách chiết sắc tố diệp lục
thường được thực hiện trong điều kiện ánh sáng yếu, lưu ý này đặc biệt quan trọng với các
thí nghiệm liên quan đến định lượng hàm lượng diệp lục. Quá trình này được diễn tả bằng
phương trình (3.3; 3.4) sau đây:

111
Chl + hv -> Chl* (diệp lục ở trạng thái kích thích) (3.3)
Chl* + O2 -> ChlO2 (diệp lục bị oxy hóa mất màu) (3.4)
* Đặc tính quang học của diệp lục
Diệp lục có khả năng hấp thu năng lượng ánh sáng để chuyển từ trạng thái cơ bản lên
trạng thái kích thích. Ở trạng thái kích thích mức năng lượng của diệp lục khá cao, sẽ có xu
hướng mất năng lượng để trở về trạng thái ban đầu. Hai trong các cách đó là phát năng
lượng ánh sáng ở dạng huỳnh quang và lân quang.
Phát huỳnh quang
Là ánh sáng phát ra từ phân tử diệp lục trong quá trình chuyển từ trạng thái kích
thích singlet về trạng thái cơ bản. Huỳnh quang diệp lục đo được ở bước sóng 720 nm. Chu
kỳ bán rã của diệp lục phát huỳnh quang là 0.1 ns cho PSI và 0.5 ns cho PSII (Pedros và
cs., 2008). Huỳnh quang diệp lục không có tác động tiêu cực cho cây, mà ngược lại bằng
việc đo huỳnh quang diệp lục các nhà khoa học có thể nghiên cứu chuyên sâu về cấu trúc,
hoạt động quang hợp cũng như các phản ứng của cây với điều kiện môi trường bất lợi.
Việc xác định huỳnh quang diệp lục có thể tiến hành dễ dàng nhờ máy phân tích huỳnh
quang như các thế hệ máy PAM (Pulse Amplitute Modulation). Quan sát bằng mắt thường,
khi chiếu sáng tới dung dịch diệp lục thấy dung dịch có màu đỏ thẫm, nếu tắt nguồn sáng
dung dịch có màu xanh như cũ, màu đỏ thẩm đó chính là huỳnh quang diệp lục.
* Phát lân quang
Lân quang được phát ra ở dạng bước sóng ngắn của diệp lục ở trạng thái triplet khi
năng lượng không được dập tắt bởi carotenoid. Quang phổ của diệp lục phát lân quang
được quan sát thấy ở bộ máy quang hợp trưởng thành ở bước sóng 955, 975, và 995 nm
với chu kỳ bán rã lần lượt là ~1.9, ~1.5, và 1.1-1.3 ms, lâu hơn nhiều so với trạng thái diệp
lục phát huỳnh quang (Krasnovsky và Kovalev, 2014). Để quan sát lân quang, thực
hiệntương tự huỳnh quang chỉ khác là khi tắt nguồn sáng thì màu đỏ còn lưu lại một thời
gian ngắn nữa. Cả hai hiện tượng này đều xảy ra trong giai đoạn đầu khi diệp lục hấp thu
năng lượng ánh sáng.
b) Quang phổ hấp thu của diệp lục
Trong vùng quang phổ nhìn thấy từ 380-700 nm, diệp lục hấp thụ mạnh nhất ở vùng
ánh sáng đỏ, với cực đại là 662 nm (diệp lục a) và 642 (diệp lục b) và vùng ánh sáng xanh
tím, với cực đại là 430 nm (diệp lục a) và 453 nm (diệp lục b), còn các vùng khác cây
quang hợp yếu hoặc không quang hợp (Hình 3.13). Ánh sáng xanh lục do diệp lục của lá
không hấp thu nên phản xạ lại tạo màu xanh cho lá cây.

112
Chlorophyll a
Chlorophyll b
Soret

Qy

OD
Qx

350 400 450 500 550 600 650 700 750

 (nm )

Hình 3.13. Quang phổ hấp thu của diệp lục ở thực vật trong aceton 80%
(Stéfano Caffarri - AMU, France)
Trong hình, Qx là phổ hấp thụ tương ứng sự di chuyển của diệp lục từ trạng thái cơ
bản S0 lên trạng thái kích thích S2. Qy là phổ hấp thu tương ứng sự di chuyển diệp
lục từ trạng thái cơ bản S0 đến trạng thái kích thích S1. Đỉnh Soret là quang phổ tăng
cường của diệp lục trong vùng ánh sáng xanh của quang phổ nhìn thấy.

Cây xanh cũng chỉ hấp thu được một phần khoảng 5% năng lượng mặt trời chiếu
xuống Trái đất. Ánh sáng xanh lục (ở bước sóng khoảng 550 nm) nằm trong vùng diệp lục
hấp thu không hiệu quả nên phản xạ lại tạo màu xanh cho lá cây. Từ quang phổ hấp thu
cực đại của từng loại diệp lục được xác định bằng máy đo quang phổ trong các loại dung
môi khác nhau, ở các nồng độ nhất định, có thể tiến hành định lượng hàm lượng diệp lục
tổng số và diệp lục thành phần có trong lá cây.
Vì ở trong lá cây, diệp lục liên kết với các protein khác nhau nên cực đại hấp thu của
các loài cây khác nhau có chút ít khác khau. Dựa vào quang phổ hấp thu của diệp lục để
người ta chế tạo ra các loại bóng đèn khác nhau để đạt được quang hợp tối ưu, nhằm nâng
cao năng suất cây trồng trong hệ thống trồng cây nhân tạo.
c) Vai trò của diệp lục trong quang hợp
Trong cây, diệp lục thực hiện chức năng hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời và
truyền năng lượng hấp thu được theo cơ chế cộng hưởng về trung tâm phản ứng. Tại đây,
nhờ cặp diệp lục a đặc biệt ở trung tâm phản ứng năng lượng quang năng được biến đổi
thành năng lượng hóa học ở dạng oxy hóa khử.
Bên cạnh khả năng hấp thu trực tiếp năng lượng từ ánh sáng thì diệp lục cũng có thể
tiếp nhận năng lượng kích thích từ các phân tử diệp lục khác và từ các phân tử carotenoid,
đồng thời nó cũng có thể truyền năng lượng cho các diệp lục khác (Hình 3.14) hoặc tỏa
năng lượng ra ngoài ở dạng nhiệt, một cơ chế được hoạt hóa bởi chính cơ thể thực vật, gọi
là NPQ (Nonphotochemical quenching) (Hình 3.18) và các phương trình sau:

113
Chl1 + hv → Chl1* (3.5)
Chl1* + Chl2 → Chl2* + Chl1 (3.6)
Cars + hv → Car* (3.7)
Car* + Chl → Chl* + Car (3.8)
Trong các phương trình trên:
(3.5): Phân tử diệp lục 1 hấp thu năng lượng ánh sáng và trở thành dạng kích thích.
(3.6): Phân tử diệp lục 1 có mức năng lượng cao truyền năng lượng kích thích cho
diệp lục 2 nằm bên cạnh nó.
(3.7): Carotenoid hấp thu năng lượng ánh sáng trở thành trạng thái kích thích.
(3.8): Carotenoid truyền năng lượng hấp thu được cho phân tử diệp lục nằm cạnh nó,
làm cho phân tử này trở thành trạng thái kích động điện tử, sẵn sàng truyền tiếp cho các
phân tử diệp lục khác hoặc về trung tâm phản ứng.

Hình 3.14. Sơ đồ vận chuyển năng lượng của diệp lục và carotenoid

3.2.4.2. Carotenoid
a) Cấu tạo và sự phân bố
Carotenoid được tìm thấy ở tất cả các cơ thể sinh vật quang hợp, ngoại trừ các đột
biến không có khả năng sống ngoài phòng thí nghiệm. Về mặt hóa học, carotenoid có cấu
trúc phân tử dài với nhiều cầu nối liên kết đôi, đặc điểm này cho phép chúng có khả năng
hấp thu năng lượng ánh sáng (Hình 3.15). Với bản chất kỵ nước, trong lục lạp carotenoid
định vị tự do hoặc liên kết với các protein trong phức hợp thu nhận ánh sáng hoặc ở trung
tâm phản ứng của hai hệ quang hóa. Ở thực vật tồn tại các dạng carotenoid chính là

114
carotene và xanthophylls như lutein, zeaxanthin, neoxanthin, violaxanthin,
antheraxanthin… Trong đó, carotene thường được liên kết với phức hợp lõi (core
complex) của hệ quang hóa 1 và 2, trong khi xanthophyll có mặt chủ yếu ở phức hợp anten
bên ngoài của hai hệ quang hóa (Yamamoto và Bassi, 1996).
Quang phổ hấp thu của caroten là vùng ánh sáng xanh có bước sóng từ 400 - 550 nm
(Hình 3.16).

Hình 3.15. Công thức hóa học một số carotenoid ở thực vật
Caroten
Caroten có công thức C40H56 là loại hidrocarbon chỉ tan trong dung môi hữu cơ. Thực
vật có 3 dạng α, β, δ caroten. Caroten là tiền vitamin, có rất nhiều trong cà rốt, gấc, đu đủ
chín… Trong bộ máy quang hóa, carotene đặc biệt là β-carotene được tìm thấy chủ yếu
trong phần trung tâm của hệ quang hóa 1 và 2 (Yamamoto và Bassi, 1996), nơi nó giữ
nhiệm vụ quan trọng là bảo vệ cho trung tâm phản ứng khỏi tác động của ức chế quang
trong điều kiện ánh sáng cao.
Xanthophyll (màu vàng thẫm)
Xanthophyll là dẫn xuất có chứa oxy của caroten, công thức hóa học C40H56On
(n=1-6), tương ứng với số nguyên tử O có một loại xantophyll: ví dụ cryptoxanthin
(C40H56O), violaxanthin (C40H56O4), antheraxanthin (C40H56O3), zeaxanthin (C40H56O2)…

115
Hình 3.16. Quang phổ hấp thu của một số carotenoit quan trọng
trong acetone 80% với sự có mặt của phức hợp protein quang hợp
Trong đó, violaxanthin, antheraxanthin và zeaxanthin được tạo ra liên tiếp bởi phản
ứng de-epoxidation/epoxidation của violaxanthin và zeaxanthin trong chu kỳ xanthophyll.
Ở hệ quang hóa 2, khoảng 75% violaxanthin liên kết với phần phức hợp thu nhận ánh sáng
lớn phía ngoài (Ruban và Horton, 1999; Caffarri và cs., 2001) và loại carotenoid này liên
quan đến có chế bảo vệ thông qua chu kỳ xanthophyll (Demmig-Adams, 1990; Bassi và
Caffarri, 2000). Chu kỳ xanthophyll này rất quan trọng trong việc bảo vệ chống lại ánh
sáng cao bất lợi (Adams và Adams, 1996; Jin và cs., 2003; Latowski và cs., 2011; Golovko
và cs., 2012). Trong vai trò này, chúng sẽ thực hiện giải phóng bớt năng lượng dư thừa
được hấp thu quá nhiều bởi các phân tử diệp lục ở các lớp phức hợp thu nhận ánh sáng bên
ngoài của hệ quang hóa, đặc biệt là hệ quang hóa 2, để tránh sự quá tải dẫn đến tác động
tiêu cực đến cấu trúc và hoạt động của trung tâm phản ứng.
b) Vai trò của carotenoid trong quang hợp
* Ổn định cấu trúc và sự xắp xếp của phức hợp protein trên màng thylakoid
Trong cấu trúc mô hình của LHCII, hai phân tử carotenoid đã được tìm thấy ở phần
trung tâm của phức tạo nên thanh chống chéo trong phức giúp ổn định trong định vị của
protein. Điều đó được khẳng định bởi một thực tế rằng không thể nhận được một phức
LHCII bền vững mà không có sự có mặt của carotenoid (Plumley và Schmidt 1987,
Paulsen, Finkenzeller et al. 1993.
* Hấp thu năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng hấp thu được cho diệp lục
Trong quang hợp, carotenoid cũng có khả năng hấp thu năng lượng ánh sáng
(phương trình (3.7); Hình 3.16), nhờ các liên kết đôi trong cấu trúc của nó (Hình 3.15). Khi
hấp thu ánh sáng nó cũng chuyển từ trạng thái cơ bản S0 lên hai trạng thái kích thích S1, 2

116
với mức năng lượng cao hơn, trong đó S1 là trạng thái suy tàn do mất năng lượng của S2.
Nhân tố có tác động đến mức năng lượng của S1 và S2 là số lượng cầu nối đôi trong cấu
trúc phân tử của carotenoid (Cogdell và cs., 1992; DeCoster và cs., 1992).
Tuy nhiên, carotenoid không thể tự mình truyền năng lượng hấp thu được về trung
tâm phản ứng mà phải qua trung gian là diệp lục (phương trình 3.8; hình 3.14). Do vậy, với
chức năng hấp thu năng lượng ánh sáng nó có tên gọi là sắc tố phụ.
Có hai con đường khác nhau để truyền năng lượng từ carotenoid đến diệp lục: Một là
năng lượng truyền trực tiếp từ trạng thái S2 của carotenoid đến mức Qx của diệp lục a qua
cơ chế Förster (Mimuro và Katoh, 1991; Owens và cs., 1992), đây được biết là con đường
chủ yếu ở thực vật bậc cao. Hai là năng lượng từ trạng thái S2 suy tàn xuống S1 sau đó
truyền đến mức Qy của diệp lục a, có khả năng bởi cơ chế Dexter (Gradinaru và cs., 2000;
Croce và cs., 2001). Frank và cs năm 1993 cho rằng phần lớn năng lượng được truyền từ
S1 đến diệp lục a tìm thấy ở vi khuẩn (Frank và cs., 1993).
* Bảo vệ chống lại quang oxy hóa
Từ năm 1956, Sistrom đã cho rằng chức năng chủ yếu của carotenoid là bảo vệ
chống lại các hư hại quang oxy hóa (Sistrom và cs., 1956), điều này được thể hiện rõ ở các
vi khuẩn quang hợp bị đột biến thiếu carotenoid tỏ ra mẫn cảm hơn với các tác hại gây ra
bởi tác động kép của oxy và ánh sáng so với chủng vi khuẩn đối chứng (Sistrom và cs.,
1956). Chức năng này giải thích sự có mặt của carotenoid ở tất cả các sinh vật quang hợp
thải oxy. Trong vai trò bảo vệ, carotenoid có khả năng “quét dọn” oxy singlet (singlet
oxygen scavenging), dập tắt diệp lục triplet (chlorophyll triplet quenching), tham gia vào
cơ chế tỏa ra năng lượng dư thừa ở dạng nhiệt (NPQ). Đây là các cơ chế để chống lại sự
hình thành ROS tác nhân gây nên những hậu quả tiêu cực của ánh áng cao.

3.3. Cơ chế quang hợp


Quá trình quang hợp được chia thành hai giai đoạn còn gọi là phản ứng (pha) sáng
(light reactions/ the light-dependent reactions) và phản ứng (pha) tối. Tuy nhiên, cần hiểu
rằng tên gọi này chỉ mang nghĩa tương đối vì với các phát hiện sau này cho thấy ánh sáng
cần thiết cho cả hai giai đoạn, trong đó phản ứng sáng sử dụng ánh sáng trực tiếp còn phản
ứng tối được điều khiển bởi ánh sáng (xem các phân tích trong mục 3.1.2).

3.3.1. Phản ứng sáng (light reactions, light dependent reactions)


Phản ứng sáng là giai đoạn đầu của quá trình quang hợp, gồm giai đoạn quang vật lý,
quang hóa học, sự vận chuyển điện tử và quá trình phosphoril hóa quang hợp. Bản chất của
pha sáng là quá trình hấp thu năng lượng ánh sáng và biến đổi năng lượng ánh sáng thành
năng lượng hóa năng trong các hợp chất cao năng là ATP và NADPH 2. Đồng thời với quá
trình biến đổi này là sự giải phóng oxy phân tử qua quá trình quang phân li nước trong giai
đoạn quang hóa. Toàn bộ quá trình này phụ thuộc hoàn toàn vào ánh sáng, nên gọi là phản
ứng sáng hoặc pha sáng.

117
3.3.1.1. Quang vật lý
Quang vật lý là giai đoạn đầu của phản ứng sáng, được đặc trưng bằng sự hấp thu
năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng hấp thu được về trung tâm phản ứng của phân
tử diệp lục; sự phân tách điện tử tại trung tâm phản ứng.
a) Bản chất của ánh sáng
Ánh sáng vừa mang bản chất hạt, vừa mang bản chất sóng. Bản chất sóng được xác
định bởi chiều dài bước sóng là khoảng cách giữa các đỉnh sóng liên tiếp, ký hiệu bằng chữ
Hy lạp λ (lambda). Tần số là số lượng đỉnh sóng trong một đơn vị thời gian, ký hiệu chữ
Hy lạp nu (v). Mối liên hệ giữa chiều dài bước sóng (λ) và tần số (v) với tốc độ ánh sáng
(c) được biểu thị bằng phương trình sau:
v = c/λ (3.9)
Trong đó, c = 3 × 108 m.s-1 trong môi trường chân không.
Ánh sáng cũng được miêu tả như là hạt, gọi là photon có chứa một lượng chính xác
năng lượng gọi là lượng tử. Năng lượng của photon (E) phụ thuộc vào tần số của ánh sáng,
được diễn tả theo định luật Planck như sau:
E = hv = hc/λ (3.10)
Trong đó h (hằng số Planck ) = 6.63 x 10-34 J.s.
Trong ánh sáng mặt trời, mắt chúng ta chỉ mẫn cảm với một phạm vi nhỏ của tần số
bước sóng, từ 380 nm (tím) đến khoảng 700 nm (đỏ), gọi là vùng ánh sáng nhìn thấy của
quang phổ điện từ. Ánh sáng có bước sóng ngắn với tần số cao có mức năng lượng cao.
Bước sóng dài có tần số thấp có mức năng lượng thấp. Ánh sáng có tần số cao hơn, bước
sóng ngắn hơn là vùng cực tím (dưới 380 nm), và ánh sáng có tần số thấp hơn, với bước
sóng dài hơn là vùng hồng ngoại (trên 700 nm). Lượng năng lượng ánh sáng được hấp thu
bởi phân tử hoặc vật chất gọi là phổ hấp thụ. Máy đo quang phổ (spectrophotometer) là
công cụ đo ánh sáng hấp thụ bởi phân tử vật chất có trong mẫu, được sử dụng để định
lượng các chất hấp thu ánh sáng có trong mẫu.
Điện tử (electron) là hạt mang điện tích âm được phân bố mức năng lượng riêng
quanh hạt nhân. Vùng có khả năng tìm được điện tử cao hơn 90% gọi là obital nguyên tử.
Mỗi obital nguyên tử có một mức năng lượng chính xác được điều biến bởi các mức năng
lượng khác thấp hơn. Trong trường hợp phân tử, obital phân tử là kết quả sự kết hợp giữa
obital nguyên tử với nhiều mức thấp ở trạng thái rung lắc, quay. Khi nguyên tử hay phân tử
hấp thu một photon, điện tử sẽ chuyển từ obital năng lượng thấp (thường gọi là trạng thái
cơ bản S0) lên obital mức năng lượng cao hơn (trạng thái kích thích singlet S1). Tuy nhiên,
phù hợp với luật cơ lượng tử, sự di chuyển này chỉ có thể xảy ra nếu năng lượng ánh sáng
tương ứng với năng lượng khác nhau giữa hai trạng thái (S0 và S1).

118
b) Sự hấp thu năng lượng ánh sáng của sắc tố quang hợp
Trong bộ máy quang hợp sự hấp thu năng lượng ánh sáng diễn ra tại phần phức hợp
thu nhận ánh sáng của hai hệ quang hóa, nơi tập trung nhiều diệp lục mà chủ yếu là diệp
lục b.
Sắc tố quang hợp (diệp lục và carotenoid) sau khi hấp thu năng lượng ánh sáng sẽ
chuyển từ trạng thái cơ bản S0 lên trạng thái kích thích singlet (S1, S2), hoặc triplet (T) ký
hiệu dấu (*) như trong phương trình (3.7 và 3.9) trên đây. Nếu điện tử kích thích duy trì
spin của mình như trạng thái cơ bản thì gọi là trạng thái kích thích singlet, nếu spin của
chúng bị đảo ngược thì đó là trạng thái kích thích triplet. Sự di chuyển từ trạng thái cơ bản
lên trạng thái triplet rất hiếm khi xảy ra, thường thì trạng thái triplet được di chuyển từ
trạng thái kích thích singlet (S0 -> S1, S2…Sn) (Hình 3.16).

Hình 3.17. Các con đường giải phóng năng lượng kích thích của phân tử diệp lục
trong dung dịch (Stéfano Caffarri - AMU - France)
Trong hình 3.17: energy: năng lượng; S0 = electronic ground state: điện tử ở trạng
thái cơ bản; A = photon absorption: hấp thu photon ánh sáng; S = singlet, S1, S2, Sn:
trạng thái kích thích singlet S1, S2, Sn; excited vibrational states: các trạng thái rung
động kích thích; excited rotational sates not show: trạng thái kích thích quay tròn
không thể hiện; F = fluorescence (emission): phát huỳnh quang; P = phosphorescence:
lân quang; T = triplet state: trạng thái triplet; IC = internal conversion: chuyển đổi nội
bộ; ISC = intersystem crossing: sự giao nhau giữa các hệ thống.

Ở trạng thái kích thích, sau khi hấp thu năng lượng ánh sáng, phân tử sắc tố rất
không ổn định (chúng chỉ ổn định trong một vài nano giây (ns), 1 ns = 10-9s). Điện tử kích
thích của diệp lục có thể trở về trạng thái cơ bản ban đầu thông qua các con đường khác
nhau, mỗi con đường phóng thích một mức năng lượng khác nhau (Hình 3.17).
c) Sự phân bổ năng lượng kích thích của diệp lục
Ở trong cây, năng lượng kích thích của diệp lục sẽ được phân bổ vào 4 con đường
chính để trở về trạng thái cơ bản ban đầu (Hình 3.18): phản ứng quang hóa cho quang hợp;
huỳnh quang; nhiệt NPQ (Nonphotochemical quenching) và giao thoa hệ thống

119
(Intersystem crossing). Theo nhiều nhà khoa học năng lượng phân bổ vào các con đường
này là cạnh tranh nhau, phụ thuộc vào đặc tính của diệp lục và điều kiện môi trường.

Hình 3.18. Các hình thức sử dụng năng lượng kích thích của diệp lục
(Stéfano Caffarri - AMU - France)
Trong hình: Chl: diệp lục; 1Chl*: diệp lục ở trạng thái kích thích; photosynthesis: năng lượng cho
quang hợp; fluorescence: huỳnh quang diệp lục; NPQ = Nonphotochemical quenching: năng lượng
giải phóng ở dạng nhiệt; intersystem crossing: năng lượng giao thoa trong hệ thống, có thể hình
thành diệp lục triplet (3Chl*) là trạng thái kích thích dễ dàng chuyển năng lượng cho oxy phân tử
để hình thành oxy singlet, từ đó tạo thành ROS (reactive oxygen species).

* Năng lượng cho phản ứng quang hóa trong quang hợp (photosynthesis)
Đây là phần năng lượng kích thích được chuyển hóa thành năng lượng hóa học tại
trung tâm phản ứng, để từ đó tiếp tục được biến đổi thành ATP, NADPH2 sử dụng trong
phản ứng tối nhằm tạo ra sản phẩm quang hợp.
Phần năng lượng sử dụng vào mục đích này là có ích cho cây, tuy nhiên lại phụ thuộc
vào khả năng chuyển hóa của bộ máy quang hợp. Trong điều kiện ánh sáng thấp cây có thể
chuyển đến 90% năng lượng hấp thu của diệp lục (Bjorkman và Demmig, 1987), nhưng
trong điều kiện ánh sáng cao, năng lượng được hấp thụ quá nhiều trong khi chỉ một phần
nhỏ được chuyển hóa trong phản ứng quang hóa. Phần bị dư thừa thì sẽ được chuyển hóa
vào các con đường khác thậm chí có thể làm tăng căng thẳng oxy hóa gây nguy hiểm cho cây.
* Phát huỳnh quang (fluorescence)
Năng lượng phát ra ở dạng huỳnh quang không có tác động tiêu cực cho cây, dễ dàng
đo được bằng máy phân tích huỳnh quang. Dựa và phân tích huỳnh quang diệp lục người
ta có thể tính được mức năng lượng cho hoạt động quang hợp, NPQ, hiệu suất chuyển hóa
năng lượng quang năng của bộ máy quang hợp… Phân tích huỳnh quang diệp lục có thể
đánh giá được tình trạng “sức khỏe” của bộ máy quang hợp, hoạt động quang hợp, từ đó
biết được phản ứng của quang hợp với điều kiện môi trường bất lợi. Do đó, có thể nói năng
lượng huỳnh quang diệp lục là một công cụ rất hữu hiệu cho nghiên cứu quang hợp.

120
* NPQ (nonphotochemical quenching)
Phần năng lượng kích thích tỏa ra ngoài ở dạng nhiệt gọi là NPQ (nonphotochemical
quenching), theo nhiều nhà khoa học đây là một cơ chế an toàn, rất quan trọng để bảo vệ
cây trồng trong điều kiện ánh sáng cao (Ruban, 2016). NPQ được hoạt hóa bởi chính cơ
thể thực vật, phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện chiếu sáng. Trong điều kiện ánh sáng cao
NPQ cao, và ngược lại NPQ thấp khi cây được chiếu ánh sáng có cường độ thấp (Khuong
và cs., 2014). NPQ dễ dàng đo được bằng máy phân tích huỳnh quang diệp lục thông qua
các thông số huỳnh quang trên lá cây nguyên vẹn (Krause và cs., 1982).
* Giao thoa hệ thống (Intersystem crossing)
Năng lượng kích thích ở trạng thái singlet không bền có thể chuyển thành trạng thái
triplet. So với singlet (1Chl*), trạng thái triplet (3Chl*) bền hơn nhiều do vậy năng lượng có
thể được chuyển cho oxy phân tử để hình thành oxy singlet (1O2). Oxy singlet rất hoạt hóa,
dễ dàng oxy hóa các hợp chất hữu cơ quan trọng trong tế bào như protein, acid nucleic,
lipid… tạo thành ROS (reactive oxygen species) gây nguy hiểm cho cây (Krieger-Liszkay
và cs., 2008). Trong trường hợp này ROS được tạo thành do năng lượng ánh sáng dư thừa
của diệp lục, và cạnh tranh với NPQ trong điều kiện ánh sáng cao. Cụ thể, dưới điều kiện
ánh sáng cao, cây sẽ mã hóa rất nhiều NPQ nhờ đó có thể giảm ROS, giảm ức chế quang
cho cây. Thực tế cho thấy ở Arabidopsis thaliana, những cây đột biến có NPQ cao thể hiện
khả năng chống chịu tốt hơn với ánh sáng cao so với cây có NPQ đối chứng hoặc thấp hơn
(Dall'Osto và cs., 2005). Với lý do này NPQ là một chủ đề được nghiên cứu rất sôi động
trên thế giới, tuy nhiên đến nay cơ chế của NPQ vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ.
d) Quá trình vận chuyển năng lượng của diệp lục và sự phân tách điện tích ở trung tâm
phản ứng
Hiệu suất của quá trình quang hợp phụ thuộc vào hai nhân tố là sự truyền năng lượng
ánh sáng hấp thụ được từ các phân tử sắc tố đến trung tâm phản ứng và sự chuyển hóa
năng lượng kích thích thành năng lượng oxy hóa khử (redox) bởi sự phân tách điện tích ở
trung tâm phản ứng.
Trong lá cây, năng lượng mà diệp lục hấp thu được có thể được chuyển qua hàng loạt
các diệp lục sắp xếp trật tự trên màng thylakoid đến trung tâm phản ứng P680 hoặc P700 theo
cơ chế cộng hưởng (Hình 3.19), theo sơ đồ tóm tắt như sau:
Dl + hv → DL* -> -> -> -> P680*/P700* (3.11)
Tại trung tâm phản ứng, sự phân tách điện tích này phụ thuộc vào trạng thái quang
hợp của cây. Phân tách điện tử phải diễn ra thật nhanh để cạnh tranh năng lượng với các
con đường phóng thích năng lượng kích thích khác (Hình 3.18). Sự phân tách năng lượng
được thực hiện bởi một cặp diệp lục đặc biệt nằm ở trung tâm phản ứng.

121
Hình 3.19. Sự vận chuyển năng lượng đến các sắc tố bên cạnh theo cơ chế cộng hưởng
và sự phân tích điện tích ở trung tâm phản ứng
Năng lượng kích thích từ các phân tử diệp lục chuyển về được sử dụng để kích thích
cặp diệp lục đặc biệt P680 (1.2 V) và P700 (0.49 V) thành dạng khử mạnh P680* (-0.75 V)
và P700* (-1.2 V). Cặp đặc biệt này là chất cho điện tử sơ cấp được dùng để khử
pheophytin (trong PSII) và hai phân tử diệp lục (Ao trong PSI) trong một khoảng thời gian
rất ngắn (vài pi giây –ps; 1ps = 10-12s). Sự vận chuyển điện tử từ diệp lục kích thích ở
trung tâm phản ứng đến chất nhận điện tử sơ cấp là sự kiện quang hóa sơ cấp chuyển hóa
năng lượng kích thích thành năng lượng hóa học. Sau khi phân tách điện tích, P680+ và
P700+ trở thành các chất oxy hóa. P680+ có tính chất oxy hóa rất mạnh, có thể oxy hóa
nước bằng cách giữ điện tử từ phức hợp giải phóng oxy (OEC) thông qua tyrosine Yz để
bù lại điện tử đã chuyển cho pheophytin. P700+ giữ điện tử từ plastocyanin, để khép lại quá
trình vận chuyển điện tử vòng. Sau khi phân tách điện tử ở PSII, sẽ bắt đầu quá trình vận
chuyển điện tử.
Như vậy, kết quả của giai đoạn quang vật lý là năng lượng ánh sáng dưới dạng các
sóng dao động điện từ của các hạt photon đã chuyển thành năng lượng kích thích electron
của phân tử diệp lục ở trung tâm phản ứng.

3.3.1.2. Quang hóa học


Quang hóa học gồm ba quá trình cơ bản là quang phân li nước, vận chuyển điện tử
và phosphoril hóa quang hợp.
a) Quang phân li nước
Bản chất của quá trình quang phân li nước là cặp điện tử đặc biệt ở trung tâm phản
ứng P680 sau khi nhận năng lượng kích thích từ diệp lục trở thành chất oxy hóa mạnh
P680*, đã oxy hóa 2 phân tử H2O thành oxy phân tử và điện tử thông qua tyrozine Yz. Quá

122
trình này diễn ra tại phức hợp OEC nằm gần PSII (Hình 3.8 và 3.19). Mặc dù cơ chế giải
phóng oxy vẫn còn nhiều tranh cãi, hiện nay đã được biết rằng oxy được giải phóng qua 5
bước oxy hóa 2 phân tử nước thông qua 5 trạng thái oxy hóa S của cofactor manganese từ
S0 đến S4 và năng lượng để cho quá trình oxy hóa H2O được lấy từ ánh sáng (Kok và cs.,
1970; Tommos và Babcock, 1998). Quá trình này được mô tả như sau:
2 H2O  (S0 → S1→S2 → S3→ S4 →S0)  O2 + 4 H+ + 4e- (3.12)
Mỗi sự chuyển qua từ S0 đến S4, 1 electron và 1 proton được sản xuất ra và trạng
thái S4 tự phân hủy để giải phóng O2 và trở về trạng thái S4 (Nelson và Yocum, 2006).
Điện tử electrons được chuyển từ cụm Mn4Ca thông qua Tyrosine (YZ) oxy hóa khử đến
P680* (Keough và cs., 2011) và đi vào chuỗi truyền điện tử. Proton giải phóng ra được vận
chuyển vào lumen thylakoid và được sử dụng để tổng hợp ATP bởi phức hợp ATPsynthase
trong lục lạp. Oxy phân tử được giải phóng vào khí quyển qua lỗ khí trên bề mặt lá cây.
Toàn bộ quá trình quang phân ly nước có thể được tóm tắt qua 4 phương trình sau:
4Chl + 4hv 4Chl*
4Chl* + 4H2O 4ChlH+ + 4OH (3.13)
4OH 2H2O + O2 (3.14)
Ánh sáng
2H2O 4H+ + O2 + 4e- (3.15)
[ Diệp lục
b) Quá trình vận chuyển điện tử
Quá trình vận chuyển điện tử được thực hiện theo hai con đường là vòng và không
vòng với sự tham gia của hệ thống các chất vận chuyển điện tử trong hai hệ quang hóa 1 và
2 (Hình 3.20). Cơ sở cho sự vận chuyển này là sư chênh lệch thế năng oxy hóa khử giữa
chúng.
Ở PSII, sau khi điện tử được tách ra từ quá trình phân tách điện tử ở trung tâm phản
ứng, cặp diệp lục đặc biệt P680 ở trạng thái kích thích P680* là chất cho điện tử sơ cấp, có
lực khử mạnh đã oxy hóa pheophytin, lúc này pheophytin trở thành chất nhận điện tử đầu
tiên. Plastoquinon A (QA) được khử bởi pheophytin oxy hóa (Pheo-), quá trình này diễn ra
trong 250-300 ps; điện tử được chuyển từ QA đến Quinon B (QB) trong khoảng 100 μs
(Nelson và Yocum, 2006). Từ QB điện tử được chuyển đến phức hợp cytochrome b6f (Cyt
b6f).
Trong quá trình vận chuyển điện tử không vòng, plastoquinone (PH2) chuyển 2 điện
tử từ pheophytin đến Cyt b6f qua hai con đường: một qua cytochrome b và một qua protein
Rieske (FeSR). Cytochrome f nhận điện tử từ FeSR rồi chuyển cho plastocyanin (PC), điện
tử từ PC sẽ được dùng để khử P700* khi đã bị oxy hóa bởi năng lượng kích thích từ diệp lục.

123
Cyt b chuyển điện tử đến Cyt b thứ hai, phân tử khử plastoquinone phía mặt trong
stroma của màng thylakoid. Chu kỳ quinone này đã cho phép lấy hai proton từ stroma vào
lumen để chuyển một điện tử trong chuỗi vận chuyển điện tử không vòng (PSII – Cyt –
PSI). Những proton này tạo nên thế năng điện – hóa điều chỉnh tổng hợp ATP trong lục lạp
(Hình 3.20).
Ở hệ quang hóa 1, như đã phân tích trong phần phân tách điện tử trên đây, cặp diệp
lục đặc biệt ở trung tâm phản ứng sau khi nhận năng lượng kích thích từ các phân tử diệp
lục lân cận, trở thành trạng thái kích động điện tử P700* với mức năng lượng cao dẫn đến
phân tách điện rồi chuyển cho chất nhận điện tử đầu tiên A0, khi đó P700* trở thành chất
cho điện tử sơ cấp.
Các điện tử từ chất nhận sơ cấp A0 sẽ đi qua một loạt các chất nhận điện tử trung
gian là các phức protein gắn với cụm Fe4S4 liên kết chặt chẽ với nhau trên màng thylakoid
ngày nay có tên là ferredoxin (Fx, FA, FB, FD...). Bước cuối cùng dưới tác động của
ferredoxin-NADP+ oxidoreductase (FNR), ferredoxin khử NADP+ thành NADPH ở phía
mặt trong stroma, để hoàn thành chuỗi vận chuyển không vòng bắt đầu từ phản ứng quang
phân li nước ở OEC gần PSII. NADPH này là sản phẩm sơ cấp của chuỗi vận chuyển điện
tử quang hợp.
Như vậy, điện tử sau khi được phân tách ở PSII đã được vận chuyển đến PSI, cuối
cùng dùng để tổng hợp NADPH, chứ không quay trở về PSII, tạo nên con đường vận
chuyển điện tử không vòng, hay còn gọi là sơ đồ vận chuyển điện tử quang hợp hình chữ
Z, được mô tả lần đầu tiên bởi Hill và Bendal, 1960 (Hill, R. và Bendall, F.1960). Ở con
đường này, P680* sau khi bị mất điện tử được bù lại bởi điện tử phân tách từ quá trình
quang phân li nước.
Từ PSI, còn tồn tại con đường vận chuyển thứ hai, khi ferredoxin không khử NADP +
thành NADPH, nhưng chuyển điện tử trực tiếp đến Cyt f của phức hợp Cyt b6f cuối cùng
đến PSI thông qua PC, để khép kín chu trình, gọi là con đường vận chuyển điện tử vòng
(Hình 3.20). Con đường vận chuyển điện tử vòng làm tăng cường vận chuyển proton vào
trong lumen thylakoid để tạo ∆pH. Toàn bộ proton được tạo thành từ quá trình quang phân
li nước và vận chuyển điện tử ở mức Cyt b6f tạo nên gradient pH cần thiết để tổng hợp
ATP.
Thêm vào đó, pH thấp trong lumen là nhân tố cần thiết để điều khiển cơ chế bảo vệ
quang giải tỏa năng lượng kích thích của diệp lục ở trạng thái triplet (trạng thái nguy hiểm
cho cây) thông qua cơ chế NPQ và chu kỳ xanthophyll trong điều kiện ánh sáng cao
(Ruban, 2016, 2017).
Kết thúc quá trình vận chuyển điện tử vòng, hợp chất cao năng ATP đã được tạo
thành. ATP này cùng với NADPH từ con đường vận chuyển không vòng sẽ được sử dụng
trong phản ứng tối để khử CO2 tạo nên chất hữu cơ sản phẩm của quá trình quang hợp.

124
Hình 3.20. Sơ đồ con đường vận chuyển điện tử trong quang hợp
c) Quá trình phosphoril hóa quang hợp
Trong tế bào thực vật, ATP có thể được tổng hợp từ quá trình phosphoril hóa quang
hợp trong lục lạp và phosphoril hóa oxy hóa trong ty thể. Quá trình phosphoril hóa quang
hợp là quá trình tổng hợp ATP và NADPH với sự tham gia của năng lượng ánh sáng. Cơ
chế của quá trình này còn nhiều tranh cãi, hiện nay đã được thừa nhận rộng rãi rằng
phosphoril hóa quang hợp được thực hiện thông qua cơ chế hóa thẩm, lần đầu tiên được đề
nghị năm 1960 bởi Peter Mitchell (Taiz và Zeiger, 2010).
Theo mô tả của Taiz và cs, 2010, ATP được tổng hợp bởi phức hợp enzyme lớn
(400kD), gọi là ATP synthase. Như mô tả trong mục 2.3.4, enzyme này gồm 2 phần CFo
và CF1: phần CFo quay về phía màng có vai trò tạo kênh xuyên màng nơi proton có thể đi
qua, hàm lượng proton có trong lumen là tác nhân kích hoạt mở kênh này; CF1 nằm trong
stroma có vai trò là phần của phức trực tiếp thực hiện tổng hợp ATP (Hình 3.11).
Nguyên tắc của cơ chế hóa thẩm là sự chênh lệch về ion. Toàn bộ proton được tạo
thành từ quá trình quang phân li nước và vận chuyển điện tử ở mức Cyt b6f tạo nên
gradient pH, màng thylakoid ở phía stroma kiềm hơn (ít ion H+), còn phía lumen thì acid
hơn (nhiều ion H+ hơn). Gradient này điều khiển tổng hợp ATP từ ADP và gốc phosphate
vô cơ (Pi) nhờ phức hợp ATP synthase, theo phương trình sau:
ADP + Pi -> ATP (3.16)
Theo Haraux và cs., 1998, thì để tổng hợp 1 phân tử ATP cần đến 4 ion H+ (Haraux
và De Kouchkovsky, 1998). Sự hình thành các proton để kích hoạt cơ chế này cần có sự
tham gia của năng lượng ánh sáng hấp thụ bởi diệp lục. Do đó, thiếu ánh sáng sẽ không thể
hình thành được ATP trong quang hợp. Quá trình vận chuyển điện tử đã hình thành điều

125
kiện cần thiết để thực hiện tổng hợp ATP, nên người ta thường nói quá trình tổng hợp ATP
gắn liền với quá trình vận chuyển điện tử. Khi cây gặp điều kiện bất lợi như hạn, mặn…
làm màng thylakoid bị tổn thương, dẫn đến mất thế năng điện hóa và gradient H+, ATP
không được hình thành, cản trở hoạt động pha tối của quá trình quang hợp.

3.3.2. Phản ứng tối (dark reactions) - các con đường đồng hóa CO2 ở thực
vật (CO2 assimilation pathways)
Phản ứng tối (còn được gọi là phản ứng không phụ thuộc ánh sáng - light
independent reactions) bao gồm một loạt các phản ứng sinh hóa thực hiện quá trình đồng
hóa (cố định và khử) CO2 để tạo ra đường sản phẩm của quá trình quang hợp nhờ sử dụng
ATP, NADPH2 sản phẩm của các phản ứng sáng và các enzyme quang hợp có mặt trong
cơ chất stroma. Nếu pha sáng diễn ra trên màng thylakoid và bắt buộc phải có sự tham gia
của ánh sáng thì quá trình đồng hóa CO2 diễn ra trong phần stroma của lục lạp và không
cần sự tham gia trực tiếp của ánh sáng, nên được gọi là các phản ứng tối hay pha tối. Mối
liên hệ giữa hai nhóm phản ứng sáng và phản ứng tối thể hiện trong (Hình 3.21).

Hình 3.21. Mối liên quan giữa pha sáng và pha tối trong quang hợp
Hiện nay, tồn tại 3 con đường đồng hóa CO2 trong quang hợp ở thực vật, tương ứng
với ba nhóm thực vật khác nhau là C3, C4 và CAM. Trong đó chu trình Calvin diễn ra ở
khoảng 90% thực vật trên Trái đất.

3.3.2.1. Chu trình Calvin (Calvin cycle)


Chu trình Calvin do nhà bác học Mỹ là Calvin và cs của ông phát hiện và công bố lần
đầu tiên vào những năm 50 của thế kỷ trước (Calvin, 1950). Khám phá này đã mang đến
cho ông giải Nobel về hóa học năm 1961 (Calvin, 1961). Đây là con đường đồng hóa CO2
xảy ra ở tất cả các sinh vật quang hợp từ tảo nguyên thủy cho đến phần thực vật hạt kín
tiến hóa, trong đó. Ở một số nhóm thực vật có thể có các con đường đồng hóa CO2 khác
như C4, CAM đi kèm, tuy nhiên trong các nhóm thực vật này để đồng hóa hoàn toàn CO2
thành đường glucose thì vẫn cần có sự tham gia của chu trình Calvin. Do sản phẩm đầu
tiên của chu trình là hợp chất có 3C (3-PGA) nên có tên gọi là chu trình C3. Nhóm thực vật
cố định CO2 theo con đường này gọi là thực vật C3. Ví dụ, như các cây trồng: lúa, đậu đỗ,

126
khoai, sắn, cam chanh, vải, nhãn... Chu trình Calvin gồm 3 giai đoạn (Hình 3.22): cố định
CO2, khử CO2 và tái sinh chất nhận, được tóm tắt trong bằng phương trình sau:
6CO2 + 12NADPH + 12H+ + 18ATP → C6H12O6 + 6H2O + 12NADP+ + 18ADP+ + 18 Pi
(3.17)

Hình 3.22. Các giai đoạn của chu trình Calvin


a) Giai đoạn cố định CO2
Chất nhận CO2 đầu tiên là hợp chất 5C có tên gọi là ribulozo-1,5-bisphosphate
(RuBP). RuBP kết hợp với 1 nguyên tử C của CO2 khí quyển để tạo thành 2 phân tử 3-
phosphoglyceric acid (3-PGA). 3-PGA là sản phẩm đầu tiên của chu trình có 3 nguyên tử
C do đó chu trình Calvin còn được gọi là chu trình C3. Phản ứng xảy ra dưới sự xúc tác của
enzyme đặc trưng là ribulose-1,5-bisphosphate carboxylase/oxygenase (rubisco).
Ribulose-1,5-bisphosphate carboxylase/oxygenase
RuBP +CO2 2 3-PGA (3.18)
Như vậy, trong giai đoạn này CO2 của khí quyển được cố định từ chất vô cơ thành
chất hữu cơ ổn định trong lục lạp là 3-PGA, nên quá trình này được gọi là quá trình cố định
CO2. Đây là phản ứng đầu tiên của quá trình tạo ra sản phẩm quang hợp, nên enzyme
rubisco đóng vai trò rất quan trọng. Các nhà khoa học cũng đã đưa ra khả năng rằng có thể
tăng cường hiệu suất quang hợp bằng sự thay đổi trong biểu hiện gen rubisco (Spreitzer và
Salvucci, 2002). Theo báo cáo của Feller và cs., 2008, rubisco là protein được tìm thấy
nhiều nhất trong lá cây, chiếm 50% protein hòa tan ở lá thực vật C3 (20-30% nitơ tổng số
trong lá) và 30% ở thực vật C4 (5-9% nitơ tổng số của lá) (Feller và cs., 2008).
Rubisco là enzyme có hai điểm tương tác với hai chất nền khác nhau là O2 và CO2,
khi kết hợp với CO2 nó thể hiện hoạt tính carboxylase thực hiện cố định CO2 để tạo ra 3-
PGA trong quá trình quang hợp, khi kết hợp với O2 nó thể hiện hoạt tính oxygenase để
hình thành phosphoglycolate trong chu trình C2 (hô hấp sáng, quang hô hấp), gặp phổ biến
ở thực vật C3 hơn là ở các nhóm thực vật khác (C4 và CAM).

127
Chu trình C2 có thể làm mất 25% carbon được cố định bởi phản ứng carboxy hóa
(Andrews và Lorimer, 1987), do đó nó có thể làm giảm hiệu suất của quang hợp tuy nhiên nó
lại có ý nghĩa trong sự thích nghi của thực vật với điều kiện môi trường bất lợi (xem chi tiết
trong phần chu trình C2 dưới đây). Hai phản ứng này có tính cạnh tranh với nhau rất mạnh.
Trong phạm vi giới hạn của loài rubisco nghiêng về phản ứng nào phụ thuộc vào một
vài yếu tố như đặc tính của rubisco, tỷ lệ CO2/O2, nhiệt độ và lượng nước trong môi trường
(Spreitzer và Salvucci, 2002; Andersson và Backlund, 2008). Ái lực của rubisco với CO2
khá cao, đủ để phản ứng carboxy hóa xảy ra ngay cả khi lục lạp có đủ nồng độ O2. Tỷ lệ
nồng độ CO2/O2 trong không khí ở 25oC được tính toán là 2.5-3 (Taiz và Zeiger, 2010).
Trong điều kiện môi trường có nồng độ CO2 thấp, O2 cao thì rubisco thiên về thể hiện hoạt
tính oxygenase và ngược lại nếu tỷ lệ CO2 cao trong khi O2 thấp thì hoạt tính carboxylase
chiếm ưu thế và không xảy ra quang hô hấp. Do vậy, dễ dàng hiểu rằng hiệu suất quang
hợp có thể bị giảm khi tỷ lệ CO2/O2 giảm. Khi nhiệt độ tăng làm tỷ lệ CO2/O2 giảm kết quả
là hoạt tính rubisco thiên về oxy hóa dẫn đến hô hấp sáng (Taiz và Zeiger, 2010).
Mặc dù là phản ứng tối nhưng rubisco chỉ hoạt động vào ban ngày, hoạt động tốt
nhất ở pH cao và phụ thuộc vào nồng độ Mg2+ trong stroma. Điều kiện này chỉ có thể đạt
được khi lục lạp được chiếu sáng. Khi đó do ion H+ vận chuyển đến lumen thylakoid đề
hình thành gradient pH cho quá trình tổng hợp ATP làm tăng pH trong stroma (có thể đạt
pH = 7-8). Cũng trong thời điểm này ion Mg vận chuyển từ màng thylakoid đến stroma
làm tăng nồng độ Mg trong stroma, tạo nên điều kiện thuận lợi để rubisco hoạt động tốt.
Cùng với đặc điểm RuBP không được tái tạo khi thiếu ánh sáng, có thể nói rằng ánh sáng
là nhân tố điều chỉnh chu trình Calvin, khi thiếu ánh sáng chu trình Calvin không diễn ra.
Điều đó chỉ ra rằng ánh sáng không chỉ cần thiết cho các phản ứng sáng mà cần cho cả các
phản ứng tối của quang hợp.
b) Giai đoạn khử CO2
3-PGA sau khi được hình thành trong phản ứng cố định CO2 sẽ được khử bởi
NADPH2 hình thành trong phản ứng sáng để tạo thành hợp chất đường 3 carbon,
Glyceraldehyde-3-phosphate (G3P). Phản ứng này diễn ra theo hai bước: Đầu tiên mỗi
phân tử 3-PGA nhận một nhóm phosphate từ ATP để biến đổi thành một hợp chất có 2
nhóm phosphate là 1,3-bisphosphoglycerate acid (1,3 BPGA) và ADP nhờ sự xúc tác của
enzyme 3-Phosphoglycerate kinase (phương trình 3.19). Sau đó, 1,3-bisphosphoglycerate
acid được khử, nhận 2 điện tử từ NADPH và làm khử mất 1 nhóm phosphate để tạo thành
đường 3 carbon gọi là aldehyt phosphoglyceric (phương trình 3.20).
3-Phosphoglycerate kinase
12 ( 3-PGA) + 12ATP 12 (1,3 BPGA) + 12ADP (3.19)

NADP: glyceraldehyde-3-phosphate dehydrogenase


12 (1,3BPGA) + 12NADPH + 12H+ 12 GP + 12 NADP+ + 12 Pi (3.20)

128
c) Giai đoạn phục hồi chất nhận RuBP
Để tiếp tục cố định CO2 trong chu trình mới thì chất nhận CO2 là RuBP phải được tái
sinh. Trong giai đoạn này, 3 phân tử chất nhận CO2 - RuBP được tái sinh từ 5/6 phân tử
G3P trong đó sử dụng 3 phân tử ATP được sử dụng để nhận các phân tử carbon trong chu
kỳ mới. 1/6 phân tử G3P được vận chuyển đến tế bào chất để tổng hợp sucrose và cho các
quá trình chuyển hóa tinh bột khác trong lục lạp. Giai đoạn này là một quá trình phức tạp,
gồm nhiều bước, được tóm tắt bằng các phương trình sau:
Triose phosphate isomerase
5 G3P 5 DHAP (Dihydroxyaceton phosphate) (3.21)

Aldolase
3 G3P + 3 DHAP 3F1,6BP (Fructozo -1,6-bisphosphate) (3.22)

Fructose-1,6-bisphosphatase
3 F1,6BP + 3 HOH 3 F6P (Fructoz 6-phosphate) + 3 Pi (3.23)

Transketolase
2 G3P + 2 F6P 2E4P (Erythrose-4-phosphate) + 2Xu5P (Xiluloz-5phosphate)
(3.24)
Sedoheptuloz bisphosphatealdolaza
2 E4P + 2 DHAP 2 S1,7BP (Sedoheptulozo-1,7 bisphosphate) (3.25)

Sedoheptuloz bisphosphateaza
2 S1,7BP + 2 HOH 2 S7P (Sedoheptuloz -7 phosphate) + 2 Pi (3.26)

Transketolase
2 S7P +2 G3P 2R5P(ribose-5phosphate) +2Xu5P(xylulose-5phosphate)
(3.27)
Ribuloz-5-phosphate epimerase
4 Xu5P 4 ribulose-5-phosphate (Ru5P) (3.28)

Ribose-5-phosphate isomerase
2 R5P 2 Ru5P (3.29)

Ribulose-5-phosphate kinase
6 Ru5P + 3ATP 6RuBP + 3 ADP (3.30)
RuBP sau khi được tái sinh lại quay lại phản ứng carboxy hóa để khép kín chu trình
(Hình 3.22).

129
Trong quá trình trên, một vài phân tử fructose-6-phosphate (đường 6C) ở phản ứng
(3.24) bên trên đi ra khỏi chu trình Calvin và chuyển hóa thành glucose và các chất hữu cơ
khác cần thiết cho tế bào như tinh bột, đường sucrose, amino acid, lipis, acid nucleic… phụ
thuộc vào điều kiện trong tế bào. Trong đó đường 6C này sẽ được di chuyển từ lục lạp vào
tế bào chất khi có ánh sang (Schleucher và cs., 1989). Ở ngoài sáng, tinh bột chuyển thành
đường sucrose là một hợp chất được tổng hợp trong tế bào chất.
Theo phân tích của Taiz và cs, 2010, với ánh sáng đỏ bước sóng 680 nm, 1 mol
lượng tử của photon ánh sáng có chứa 175 kJ (42 kcal) (Taiz và Zeiger, 2010). Vậy theo
tính toán, lượng tử tối thiểu cần thiết để cố định 1 mol CO2 là 8 photon, tuy nhiên theo kết
quả thực nghiệm con số này là 9-10 (Taiz và Zeiger, 2010).
Từ đó suy ra năng lượng tổi thiểu để khử 6 mol CO2 thành 1 mol đường 6C (hexose)
là xấp xỉ 6 × 8 × 175 kJ = 8400 kJ (2016 kcal). Trong khi oxy hóa hoàn toàn 1 mol đường
6C như fructose hiệu suất về năng lượng chỉ đạt 2804 kJ (673 kcal) (Taiz và Zeiger, 2010).
So sánh giữa năng lượng cần để tổng hợp 1 mol fructose là 8400 trong khi năng lượng sản
sinh từ nó chỉ đạt 2804 kJ, chúng ta thấy tổng hiệu suất nhiệt động lực tối đa của quang
hợp chỉ đạt khoảng 33%. Tuy nhiên, nhóm của ông cho rằng phần năng lượng ánh sáng
không chỉ được sử dụng để sản sinh ra ATP và NADPH từ phản ứng sáng mà là được sử
dụng cả trong hoạt động của chu trình Calvin (Taiz và Zeiger, 2010).
Thêm vào đó, RuBP chỉ được tái sinh trong điều kiện có ánh sáng, hoạt tính của
enzyme rubisco được tăng cường bởi ánh sáng. Ánh sáng là nhân tố kích hoạt sự vận
chuyển ion Mg2+ vào trong stroma để tăng cường hoạt động của enzyme rubisco. Ngoài
rubisco một vài enzyme khác như: glyceraldehyde-3-phosphate dehydrogenase, fructose-
1,6-bisphosphatase, sedoheptulose-1,7-bisphosphatase, ribulose-5-phosphate kinase cũng
được điều chỉnh bởi ánh sáng. Điều đó chỉ ra vai trò quan trọng của ánh sáng trong việc
điều chỉnh chu trình Calvin cũng như quá trình hình thành chất hữu cơ ở cơ thể thực vật.

3.3.2.2. Chu trình C2 (hô hấp sáng)


a) Khái niệm
Trong điều kiện có ánh sáng, nồng độ CO2 thấp, O2 cao enzyme rubisco thể hiện hoạt
tính oxygenase kết hợp với O2 không khí để oxy hóa ribulose-1,5-bisphosphate tạo ra sản
phẩm đầu tiên là một hợp chất 2 - carbon phosphoglycolate (Hình 3.23) nên được gọi là
chu trình C2 hay hô hấp sáng (quang hô hấp). Mặc dù có tên gọi hô hấp sáng nhưng thực
chất chu trình C2 không giải phóng ra năng lượng như hô hấp tối (xem phần hô hấp tối
trong Chương 4).
b) Điều kiện xảy ra chu trình C2
Chu trình C2 xảy ra đồng thời với chu trình Calvin do có sử dụng chung chất nhận là
ribulose-1,5-bisphosphate (RuBP). RuBP vừa là chất nhận CO2 trong chu trình Calvin vừa

130
là chất nhận O2 trong chu trình C2 (Hình 3.23). Cả hai quá trình này chỉ xảy ra trong điều
kiện có ánh sáng. Trong khi đó hô hấp tối không cần điều kiện này.
Chu trình C2 chỉ xảy ra khi cây gặp điều kiện thuận lợi cho enzyme rubisco thể hiện
hoạt tính oxygenase đó là ở nồng độ CO2 trong lục lạp thấp, O2 cao. Enzyme rubisco xúc
tác phản ứng mở đầu trong chu trình C2 có hai hoạt tính oxygenase và carbocarboxylase.
Theo đó, rubisco vừa kết hợp với CO2 để carboxyl hóa RuBP trong chu trình Calvin, vừa
kết hợp O2 để oxy hóa RuBP trong chu trình C2. Nếu cùng nồng độ thì ái lực của rubisco
với CO2 cao hơn với O2. Hai quá trình này lại xảy ra trong cùng một địa điểm là cơ chất
lục lạp. Do đó, để hoạt tính oxygenase của rubisco được thể hiện thì cần có nồng độ O2 cao
và CO2 thấp.
Chu trình C2 cần sự tham gia của cả ba bào quan trong tế bào là lục lạp, ty thể và
peroxixom. Mỗi bào quan này thực hiện một công đoạn của chu trình chu trình C2 (Hình
3.23). Hơn thế nữa, vị trí của ba bào quan này trong tế bào mô đồng hóa lại khá gần nhau
tạo thuận lợi cho quá trình chu trình C2.
c) Đặc điểm của chu trình C2
Ba điều kiện trên đây cũng là ba đặc điểm của chu trình C2, ngoài ra chu trình này
còn có một số đặc điểm sau:
- Chỉ xảy ra ở loại tế bào lá thực vật có lục lạp như tế bào mô đồng hóa, khi có
ánh sáng.
Chu trình C2 có tính cạnh tranh cao với quang hợp. Do quá trình này xảy ra đồng thời
với chu trình Calvin, dùng chung chất nhận O2 là RuBP và enzyme xúc tác phản ứng đầu
tiên là rubisco. Hơn nữa, các phản ứng này lại xảy ra tại cùng một địa điểm là cơ chất lục
lạp nên chu trình C2 có tính cạnh tranh rất cao với quang hợp (Hình 3.24). Bởi vì chu trình
C2 cạnh tranh với quang hợp nên rất khó để xác định tỷ lệ chu trình C2 trong lá nguyên
vẹn. Hai phân tử 2-phosphoglycolate (2x2C=4C) cần để tạo nên một phân tử
3-phosphoglycerate (3C), giải phóng 1CO2, nên về lý thuyết 1/4C đi vào quá trình chu
trình C2 được giải phóng ra ngoài dạng CO2. Phân tích, tính toán trên lá cây hướng dương
cho thấy, tỷ lệ quang hợp hiện nay xấp xỉ đạt 120-125% so với tỷ lệ quang hợp đã xác định
(Taiz và Zeiger, 2010). Nghĩa là do tác động của chu trình C2 nên làm giảm khả năng
quang hợp thật của lá nên giá trị tỷ lệ quang hợp thực đo được là quang hợp đã bị hô hấp
sáng làm giảm đi rồi.
Ở điều kiện nhiệt độ không khí 25oC, tỷ lệ carboxy hóa so với oxy hóa được tính
toán từ 2.5-3. Chu trình C2 làm giảm hiệu quả cố định CO2 trong quang hợp lên đến 50-
90% (Taiz và Zeiger, 2010), từ đó là giảm hiệu suất quang hợp. Chu trình C2 làm mất từ
20-50% sản phẩm quang hợp lại không tạo thành ATP, nên những cây không có hô hấp
sáng thì năng suất cao hơn rất nhiều.

131
Hình 3.23. Sơ đồ đơn giản thể hiện mối quan hệ giữa quang hợp và chu trình C 2
- Chu trình C2 xảy ra chủ yếu ở thực vật C3, trong khi rất ít hoặc hầu như không xảy
ra ở thực vật C4.
Sở dĩ có sự phân biệt giữa hai nhóm thực vật là vì điều kiện nồng độ O2 cao và CO2
thấp cho hô hấp sáng dễ dàng đạt được hơn ở thực vật C3 so với cây C4. Đặc tính này
được xuất phát từ chỗ thực vật C3 và C4 có nhiều điểm khác biệt trong cấu tạo giải phẫu lá
và quá trình quang hợp, được thảo luận nhiều trong các báo cáo gần đây (Gowik và
Westhoff, 2011; Wang và cs., 2012). Ở thực vật C4, quang hợp diễn ra cả trong tế bào bao
quanh bó mạch và tế bào thịt lá. Trong chu trình C4 (xem Chương 3), tế bào thịt lá luôn
bơm CO2 vào trong tế bào bao quanh bó mạch bên cạnh ở dạng malate, điều này đảm bảo
nồng độ CO2 luôn cao hơn O2 ở xung quanh enzyme rubisco. Hiệu quả rõ rệt của chu trình
C4 là chuyển từ CO2 nồng độ loãng trong tế bào thịt lá sang nồng độ đậm đặc ở tế bào bao
quanh bó mạch. Đặc điểm này làm cho chu trình C2 diễn ra tối thiểu ở nhóm thực vật C4.
Hơn nữa, điểm bù CO2 của thực vật C3 cao khá cao 37-70 ppm (Black, 1971), trong
khi ở thực vật C4 là 0-10 ppm (Downton và Tregunna, 1968). Điều này chỉ ra rằng thực vật
C4 có khả năng sử dụng nhiều CO2 bên ngoài hơn so với thực vật C3. Vì vậy, trong cùng
một điều kiện thí nghiệm như nhau lượng CO2 mà thực vật C4 hấp thu cho quang hợp sẽ
nhiều hơn so với thực vật C3. Đây cũng là lý do làm quang hợp ở thực vật C4 hiệu quả hơn
ở cây C3.
Quá trình hô hấp sáng được tăng cường khi nồng độ O2, cường độ ánh sáng và nhiệt
độ tăng. Đây là các điều kiện thuận lợi để enzyme rubisco thể hiện hoạt tính oxygenase
thay vì carboxylase.
c) Bản chất sinh hóa của chu trình C2
Về bản chất chu trình C2 là một dạng hỗ trợ cho chu trình Calvin trong điều kiện môi
trường bất lợi.
Quá trình này là một chuỗi gồm ít nhất 10 phản ứng sinh hóa với sự xúc tác của các
enzyme khác nhau (Hình 3.24, Bảng 4.3).
Trong đó, điểm đặc biệt nhất của quá trình này là ở khả năng đồng ái lực của rubisco
với cả CO2 và O2. Sở dĩ có được khả năng này là vì cấu trúc của enzyme rubisco có một

132
điểm kết hợp, trong khi giữa CO2 và O2 cùng chứa O2 nên rubisco không thể phân biệt
được nên kết hợp với chất nào cho quang hợp, do đó nó kết hợp được với cả hai. Vì lẽ đó
nó thể hiện đồng thời hai hoạt tính carboxylase trong chu trình Calvin và oxidase trong chu
trình C2. Tuy nhiên, ái lực của rubisco với CO2 vẫn lớn hơn O2. Trong ống nghiệm, ở cùng
nồng độ, rubisco của thực vật hạt kín cố định CO2 với tốc độ nhanh hơn 80 lần so với phản
ứng oxy hóa (Taiz và Zeiger, 2010). Bởi vậy mà hoạt tính oxygenase chỉ được biểu hiện
trong những điều kiện nhất định như nồng độ CO2 thấp, O2 cao, nếu kèm theo nhiệt độ và
ánh sáng cao phản ứng diễn ra càng nhanh hơn.
Cụ thể, trong điều kiện bình thường, enzyme rubisco kết hợp với CO2 xúc tác phản
ứng đầu tiên của chu trình Calvin trong quang hợp, cố định CO2 vào chất nhận RuBP để
tạo thành sản phẩm đầu tiên là 2 phân tử 3-PGA trong phản ứng 3.18.
Ở một số loài thực vật C3, khi gặp điều kiện ánh sáng cao, nồng độ O2 cao và nhiệt
độ cao, kèm theo lượng CO2 trong lá thấp, enzyme rubisco có thể kết hợp với O2 để oxy
hóa RuBP thành 2 phân tử 2 phosphoglycolate (phản ứng (1) bảng 3.2). Rubisco là một
enzyme có hàm lượng lớn nhất chiếm 30% tổng số các protein enzyme trong lá cây (Taiz
và Zeiger, 2010).
Bảng 3.2. Các phản ứng diễn ra trong quá trình chu trình C 2
Ribulose-1,5-bisphosphate carboxylase/oxygenase
2Ribulose-1,5-bisphosphate +2O2 → 2phosphoglycolate + 2 3-phosphoglycerate + 4H+ (3.31)
Phosphoglycolate phosphatase
2 Phosphoglycolate + 2 H2O → 2 glycolate + 2 Pi (3.32)
Glycolate oxidase
2 Glycolate + 2 O2 → 2 glyoxylate + 2 H2O2 (3.33)
Catalase
2 H2O2 → 2 H2O + O2 (3.34)
Glyoxylate:glutamate aminotransferase
2 Glyoxylate + 2 glutamate → 2 glycine + 2 α-ketoglutarate (3.35)
Glycine decarboxylase
Glycine + NAD + H + H4-folate → NADH + CO2 + NH4+ + methylene-H4-folate
+ +
(3.36)
Serine hydroxymethyltransferase
Methylene-H4-folate + H2O + glycine → serine + H4-folate (3.37)
Serine aminotransferase
Serine + α-ketoglutarate → hydroxypyruvate + glutamate (3.38)
Hydroxypyruvate reductase
Hydroxypyruvate + NADH + H+ → glycerate + NAD+ (3.39)
Glycerate kinase
Glycerate + ATP → 3-phosphoglycerate + ADP + H+ (3.40)
Trong bảng, chữ in nghiêng bên trên mỗi phản ứng là tên enzyme xúc tác cho phản ứng bên
dưới.

133
Tóm tắt diễn biến của chu trình C2
Quá trình chu trình C2 được bắt đầu trong lục lạp bằng phản ứng oxy hóa 2 phân tử
RuBP bởi enzyme ribulose-1,5-bisphosphate oxygenase thành 2 phân tử
2phosphoglycolate (3.31). Sau đó, 2 phân tử phosphoglycolate được biến đổi thành 2 phân
tử glycolate dưới tác dụng của enzyme phosphoglycolate phosphatase (3.32).
Tiếp đó, glycolate di chuyển vào trong peroxyxom bị oxy hóa thành glyoxylate và
H2O2 bởi enzyme glycolate oxidase (3.33). Sau đó, H2O2 bị phân giải thành H2O và O2
(3.34), glyoxylate bị amin hóa để tạo thành acid amin glycin dưới sự xúc tác của enzyme
glutamate aminotransferase (3.35).
Glycin rời khỏi peroxisome và di chuyển vào ty thể. Tại đây, phức hợp đa enzyme
glycine decarboxylase xúc tác chuyển hóa 1 phân tử glycin, 1 phân tử NAD + và 1 phân tử
H4-folate thành 1 phân tử methylene-H4-folate, giải phóng CO2 vào không khí (3.36). Sau
đó, một phân tử glycin còn lại kết hợp với methylene-H4-folate tạo thành một phân tử
serin, và trả lại ty thể 1 phân tử H4-folate (3.37).

Hình 3.24. Sơ đồ đơn giản của quá trình quang hô hấp

134
Tiếp đó, serin rời khỏi ty thể di chuyển đến peroxysom, nơi nó được chuyển hóa đầu
tiên bởi chuyển vị amin thành hydroxypyruvate (3.38), rồi bị khử bởi NADH thành
glycerate (3.39). Cuối cùng glycerate quay trở lại lục lạp và được phosphoril hóa thành 3
phosphoglycerate (3.40).
Như vậy, tổng kết lại trong chu trình C2, 2 phân tử phosphoglycolate (2x2C), bị mất
từ chu trình Calvin bởi phản ứng oxy hóa RuBP, được chuyển hóa thành 1 phân tử 3-
phosphoglycerate (3C) và 1 CO2. Nghĩa là có đến 75% (3/4) carbon đi vào chu trình C2
được quay trở lại chu trình Calvin ở dạng 3-phosphoglycerate, cây chỉ bị mất 25% (1/4)
carbon ở dạng CO2 thải ra ngoài môi trường.
Chu trình C2 là một quá trình sinh hóa khá phức tạp, tuy có nhiều điều đã được làm
sáng tỏ, nhất là liên quan đến sự kết hợp đồng thời cả CO2 và O2 của rubisco như những
tóm tắt trên đây. Tuy nhiên vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để tăng cường hiểu biết của chúng
ta về chức năng của chu trình C2 với cơ thể thực vật.
e) Ý nghĩa của chu trình C2
Mặc dù qua chu trình C2, phần lớn lượng carbon bị mất bởi phản ứng oxy hóa RuBP
được quay trở lại chu trình Calvin (như là 3 phosphoglycerate) (Hình 3.23). Nhưng những
phân tích khác nhau vẫn chỉ ra sự cạnh tranh giữa chu trình C2 với quang hợp, làm giảm
hiệu suất của quang hợp, mất đi từ 25-50% sản phẩm sơ cấp của quang hợp, dẫn đến giảm
năng suất cây trồng.
Điều này đã được quan sát bằng thực tiễn rằng, trên cùng một diện tích canh tác,
năng suất thu được ở thực vật C3 như lúa thường thấp hơn sơ với canh tác thực vật C4 như
ngô, đó là do ở thực vật C4 hô hấp sáng thấp hoặc gần như không có.
Chu trình C2 được coi là trở ngại đáng kể hạn chế tiềm năng năng suất của thực vật
C3, trong đó các loài cây ngũ cốc quan trọng như lúa, khoai tây, cà chua… Vì thế, trong
thực tiễn sản xuất người ta thường chọn giống không có chu trình C2.
Trên thế giới đã có những nghiên cứu điều chỉnh hô hấp sáng hoặc tăng khả năng
đồng hóa CO2 do hô hấp sáng sinh ra, hoặc hạn chế điều kiện cho hô hấp sáng (CO2 cao,
O2 thấp)… bằng các phương pháp khác nhau kể cả công nghệ chuyển gen để giảm tác hại
của hô hấp sáng lên năng suất cây trồng. Tuy nhiên, những thành công để ứng dụng được
trong sản xuất vẫn chưa nhiều. Chẳng hạn Peterhansel và cs, 2011, đã báo cáo bằng việc
điều chỉnh giảm hô hấp sáng ở cây Arabidopsis đã quan sát thấy có sự tăng cường quang
hợp và sinh khối (Peterhansel và Maurino, 2011). Điểm hạn chế là kết quả các nghiên cứu
này chưa ổn định ở các thế hệ con cháu và mới chỉ dừng ở qui mô phòng thí nghiệm.
Tuy nhiên, chu trình C2 lại được coi như là một cơ chế điều chỉnh quang hợp ở thực
vật C3 trong điều kiện môi trường bất lợi. Một số phân tích chỉ ra vai trò của hô hấp sáng
trong bảo vệ cây trồng chống lại căng thẳng từ các nhân tố phi sinh học đặc biệt trong điều
kiện ánh sáng cao, nhiệt độ cao, giúp cây ngăn ngừa những hư hại do oxy hóa, bảo vệ bộ

135
máy quang hợp chống lại ức chế quang (Kozaki và Takeba, 1996; Voss và cs., 2012).
Nghiên cứu gần đây trên cây thuốc lá cho thấy hô hấp sáng đóng vai trò quan trọng trong
quá trình điều chỉnh chuỗi vận chuyển điện tử trong điều kiện ánh sáng thay đổi (Huang và
cs., 2015). Hay khi môi trường không thuận lợi sản phẩm của chu trình Calvin bị dư thừa
thì cây có biểu hiện tăng cường chu trình C2 làm hạn chế chu trình Calvin và ngược lại khi
sản phẩm chu trình Calvin thiếu thì giảm chu trình C2 để lấy lại cân bằng cho cây.
Ngoài ra hô hấp sáng còn tạo ra các acid amin như glixin, sezin và một số sản phẩm
trung gian khác cho quá trình chuyển hóa nitơ và các quá trình trao đổi chất khác trong cơ
thể thực vật.

3.3.2.3. Chu trình C4


Chu trình C4 còn có tên gọi là chu trình Hatch - Slack để tưởng nhớ hai nhà khoa học
Marshall Davidson Hatch và C. R. Slack đã lần đầu tiên làm sáng tỏ ở Australia năm 1967
(Slack và Hatch, 1967). Đây là con đường đồng hóa CO2 xảy ra ở một số thực vật nhiệt
đới: ngô, mía, cao lương, cỏ lồng vực, cỏ gấu, rau dền,… Sản phẩm đầu tiên của chu trình
là hợp chất 4C (oxaloaxetat), CO2 được khử bởi enzyme phosphoenol pyruvate.

Hình 3.25. Quá trình cố định CO2 ở thực vật C4 (Taiz và Zeiger, 2010)
Thực chất con đường đồng hóa carbon của nhóm thực vật C4 là sự liên hợp giữa hai
chu trình C4 và C3. Con đường này được coi là hiệu quả hơn nhiều so với ở thực vật C3.
Nếu ở thực vật C3 tham gia vào quá trình quang hợp chỉ có một loại tế bào mô đồng hóa ở
thịt lá gồm mô giậu và mô xốp thì ở thực vật C4 ngoài tế bào thịt lá còn có thêm tế bào bao
quanh bó mạch (Hình 3.25). Quá trình này bao gồm 4 giai đoạn sau:

136
a) Giai đoạn cố định CO2 diễn ra ở tế bào thịt lá
Quá trình cố định CO2 diễn ra ở tế bào thịt lá bởi chất nhận phosphoenolpyruvic
(PEP) dưới sự xúc tác của enzyme phosphoenol pyruvic carboxylaza (E-PEP) để tạo thành
hợp chất 4C (malate và/hoặc aspartate) thông qua sản phẩm trung gian là oxaloacetate
(AOA). Enzyme này có hoạt tính mạnh gấp 100 lần so với rubisco carboxylaza nên quang
hợp ở thực vật C4 mạnh hơn thực vật C3 rất nhiều. Quá trình này được diễn tả qua hai
phương trình như sau:
Phosphoenolpyruvate (PEP) carboxylase
Phosphoenolpyruvate + HCO3 –→ oxaloacetate + Pi (3.41)
b) Vận chuyển acid 4C vào tế bào bao quanh bó mạch
Sau khi hình thành, ở một vài loài oxaloacetate được khử thành malate nhờ enzyme
NADP: malate dehydrogenase (phương trình 3.42); trong khi ở một số loài khác aspartate
aminotransferase chuyển hóa oxaloacetate thành aspartate (phương trình 3.43).
NADP: malate dehydrogenase
Oxaloacetate + NADPH + H+ → malate + NADP+ (3.42)
Aspartate aminotransferase
Oxaloacetate + glutamate → aspartate + α-ketoglutarate (3.43)
Malate và aspartate lúc này sẽ được vận chuyển vào tế bào thịt lá nhờ cầu sinh chất
hoặc sợi liên bào, để tiếp tục quá trình khử CO2.
c) Giai đoạn khử CO2 của hợp chất 4C ở trong tế bào bao quanh bó mạch
Trong tế bào bao quanh bó mạch, nhờ enzyme NAD(P) malic, malate bị bẻ gãy thành
pyruvate và giải phóng CO2 (phương trình 3.44). Sau đó, CO2 này sẽ được cố định bởi
rubisco trong chu trình Calvin để tổng hợp đường (tương tự như với thực vật C3 được mô
tả trên đây). Đôi khi CO2 có thể được tái tạo bởi sự chuyển hóa oxaloacetate thành
phosphoenolpyruvate nhờ enzyme phosphoenolpyruvate carboxykinase và ATP (phương
trình 3.45). Như vậy, sản phẩm của phản ứng khử CO2 có thể là pyruvate hoặc
phosphoenolpyruvate (phương trình 3.44, 3.45).
NAD(P) malic enzyme
Malate + NAD(P)+ → pyruvate + CO2 + NAD(P)H + H+ (3.44)
Phosphoenolpyruvate carboxykinase
Oxaloacetate + ATP → phosphoenolpyruvate + CO2 + ADP (3.45)
d) Giai đoạn tái sinh chất nhận phosphoenolpyruvate
Ở bước này pyruvate quay trở lại tế bào thịt lá và biến đổi thành phosphoenolpyruvate
nhờ enzyme pyruvate-orthophosphate dikinase và với sự tham gia của ATP để khép kín
chu trình (phương trình 3.46) (hình 3.25).

137
Pyruvate–orthophosphate dikinase
Pyruvate + Pi + ATP → phosphoenolpyruvate + AMP + PPi (3.46)

Pyrophosphatase
PPi (pyrophosphate) + H2O → 2 Pi (3.47)
PEP lúc này có thể nhận phân tử CO2 khác để bắt đầu tiếp một chu trình mới.
Trong chu trình C4, tế bào thịt lá luôn bơm CO2 vào trong tế bào bao quanh bó mạch
bên cạnh ở dạng malate, điều này đảm bảo nồng độ CO2 luôn cao hơn O2 ở xung quanh
enzyme rubisco. Việc chuyển từ CO2 nồng độ loãng trong tế bào thịt lá sang nồng độ đậm
đặc ở tế bào bao quanh bó mạch là ưu thế rõ rệt nhất thực vật C4 vì đặc điểm này làm cho
chu trình C2 diễn ra tối thiểu ở nhóm thực vật C4. Nhờ đó thực vật C4 có tỷ lệ quang hợp
cao hơn các nhóm thực vật khác. Mặt khác, tỷ lệ hô hấp tối cũng thấp hơn, nên thực vật C4
có điểm bù CO2 thấp hơn so với thực vật C3.
Các enzyme của chu trình trình C4 phần lớn là chung với các enzyme của quá
trình đường phân trong hô hấp (xem Chương 4), ngoại trừ enzyme PEP carboxylase.
PEP carboxylase là enzyme đóng vai trò chìa khóa trong quang hợp ở cây C4, có ý nghĩa
quyết định việc hạn chế hô hấp sáng. .Điểm hoạt hóa của enzyme này kết hợp thuận lợi với
bicarbonate hơn là với carbon dioxide, bicarbonate khác biệt nhiều so với khí O2 phân tử
nên oxygen không thể tạo nên sự ức chế cạnh tranh. Hơn nữa, PEP carboxylase có ái lực
cao với bicarbonate cho phép enzyme kéo CO2 vào trong tế bào thông qua cân bằng
bicarbonate ngay cả khi lượng CO2 giảm trong bầu khí quyển ở nơi sống khô và nóng
(Koning, 1994). Ở cây đột biến thiếu hụt PEP carboxylase làm mất đi cơ chế hiệu quả để
cô đặc nồng độ CO2 trong tế bào bao quanh bó mạch dẫn đến sự tăng rõ rệt chu trình C2,
quan sát được trên cây Amaranthus edulis (Dever và cs., 1996). Vậy nên, enzyme này là
điểm tiến hóa của thực vật C4 ở khía cạnh sinh hóa.
Tương tự chu trình C3, ánh sáng cũng tham gia điều chỉnh hoạt tính của các enzyme
quan trọng của chu trình C4 như PEP carboxylase, NADP: malate dehydrogenase, pyruvate
- orthophosphate dikinase.
Hiện nay được biết chu trình C4 diễn ra ở 8100 loài thực vật của 16 họ, đại diện cho
3% tổng số loài thực vật trên Trái đất (Elizabeth, 2013). Con đường đồng hóa carbon của
thực vật C4 là rất hiệu quả, tạo năng suất sinh học lớn hơn rất nhiều so với các nhóm thực
vật khác. Xét về mặt tiến hóa thì con đường này tiến hóa hơn các con đường khác.

3.3.2.4. Con đường CAM (Crassulacean Acid Metabolism)


Đây là con đường quang hợp xảy ra ở các thực vật mọng nước sống trong điều kiện
khô hạn, nhất là ở sa mạc. Để thích nghi với điều kiện khô hạn kéo dài như vậy nhóm thực
vật này có đặc điểm khí khổng chỉ mở vào ban đêm, ban ngày khí khổng đóng, do đó
chúng đã chọn lọc cho mình một phương thức quang hợp riêng. Nếu ở chu trình C4 giai

138
đoạn cố định CO2 để tạo acid 4C xảy ra ở tế bào thịt lá trong khi quá trình khử CO2 của các
acid 4C để rồi cố định lại CO2 trong chu trình Calvin lại xảy ra ở tế bào bao quanh bó
mạch, nghĩa là có sự phân biệt về không gian. Ở chu trình CAM có sự phân biệt về thời
gian: cố định CO2 để tạo acid 4C diễn ra ban đêm khi khí khổng mở; quá trình khử CO2
diễn ra ban ngày (Hình 3.26).
Ban đêm khi nhiệt độ không khí xuống thấp, khí khổng mở để thoát hơi nước, CO2
xâm nhập vào lá qua khí khổng và được cố định bởi PEP carboxylase trong tế bào chất và
cũng biến đổi thành hợp chất 4C AOA, malat sản phẩm chuyển hóa từ AOA được dự trữ
trong dịch bào. Ban ngày malat được chuyển từ không bào vào lục lạp và lập tức bị khử
bởi enzyme NADP-malic, CO2 giải phóng từ quá trình này được sử dụng cho chu trình
Calvin để tạo ra các hợp chất hữu cơ và ATP dung để tái sinh PEP khép kín chu trình.
Nhờ con đường này mà thực vật mọng nước chống chịu rất tốt với điều kiện khô hạn.
Nhưng vì quang hợp trong điều kiện khó khăn như vậy nên cường độ quang hợp của chúng
thấp. Thực vật sử dụng chu trình CAM để đồng hóa carbon có khả năng tăng cường hiệu
quả sử dụng nước. Điển hình như để giành được 1g CO2 thực vật CAM phải mất 50 -100 g
nước, so sánh với giá trị này là 250 đến 300 g ở cây C4 và 400 đến 500 g ở cây C3 (Taiz L
và Zeiger E (2010)). Vậy nên thực vật CAM có lợi thế cạnh tranh cao trong môi trường
khô hạn. Tuy nhiên, do sống trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như vậy do đó năng suất
sinh học và khả năng sinh trưởng cũng thấp hơn so với các nhóm khác. Đại diện của nhóm
thực vật CAM như cây dứa, cây vani, cây thùa, cây thuốc bỏng...

Hình 3.26. Con đường đồng hóa CO2 của thực vật CAM
starch: tinh bột; Pi: gốc phosphate vô cơ; Calvin cycle: chu trình Calvin

139
Theo phân tích của Taiz và cs, enzyme PEP carboxylase của hai chu trình C4 và
CAM đều được điều chỉnh bởi quá trình phosphoril hóa (Taiz L và Zeiger E (2010).
Enzyme PEP carboxylase ở cả hai nhóm thực vật này bị ức chế bởi malate và kích hoạt bởi
glucose-6-phosphate. Quá trình phosphoril hóa ở enzyme CAM làm giảm ức chế malate và
tăng cường hoạt động của glucose-6-phosphate.

3.4. Ảnh hƣởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
Trong thực tế, quá trình quang hợp chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố môi trường. Do
đó, sự sinh trưởng và năng suất thu được từ cây trồng là kết quả sự tương tác của quá trình
quang hợp với các nhân tố môi trường trên cơ sở mối quan hệ với các quá trình sinh lý
khác đặc biệt là quá trình hô hấp.
Hô hấp và quang hợp là hai quá trình sinh lý có mối quan hệ ngược nhau nhưng lại
phụ thuộc nhau. Quang hợp thực hiện tổng hợp đường, carbohydrate và các hợp chất hữu
cơ khác để kiến tạo tế bào và đảm bảo các hoạt động sống, trong khi đó hô hấp lại thực
hiện quá trình phân giải các hợp chất này để hình thành năng lượng cung cấp cho các hoạt
động sống của cây. O2 được sinh ra trong quang hợp là nguyên liệu không thể thiếu để hô
hấp và CO2 sinh ra từ hô hấp được cây dùng để quang hợp. Như vậy, cả hai quá trình này
đều cần thiết phải diễn ra để đảm bảo cho cây tồn tại và phát triển, và chỉ khi quá trình
quang hợp lớn hơn quá trình hô hấp thì cây mới có sự tích lũy chất hữu cơ và hình thành
được năng suất. Năng suất cây trồng cao hay thấp phụ thuộc vào lượng chất hữu cơ cây
trồng tích lũy được nhiều hay ít. Có thể biểu thị mối quan hệ này bằng phương trình (3.48)
sau đây:
Chất hữu cơ tích lũy = quang hợp – hô hấp (3.48)
Tuy nhiên, trong thực tế lượng chất hữu cơ cây trồng tích lũy được bao nhiêu trong
cây còn phụ thuộc vào các quá trình sinh lý khác và sự thích ứng của cây với sự thay đổi
của các tác nhân môi trường mà trước hết phải kể đến các nhân tố có ảnh hưởng đến quá
trình quang hợp. Theo phân tích của các nhà khoa học gần đây, quang hợp là quá trình mẫn
cảm nhất với các điều kiện môi trường vô sinh bất lợi (Ashraf và Harris, 2013; Gururani và
cs., 2015).
Dựa vào các phân tích ảnh hưởng của ngoại cảnh đến quang hợp, con người có các
ứng dụng trong thực tiễn để điều chỉnh quang hợp nhằm thu được năng suất tối ưu.

3.4.1. Ảnh hưởng của ánh sáng


Ánh sáng là điều kiện cơ bản để thực hiện quá trình quang hợp, thiếu ánh sáng quang
hợp không thể diễn ra. Như đã phân tích trong phần cơ chế quang hợp trên đây, ánh sáng
không chỉ cung cấp năng lượng để tiến hành quang hợp trong phản ứng sáng mà còn tham
gia điều chỉnh quang hợp thông qua các enzyme chìa khóa trong chu trình đồng hóa CO2 ở
các phản ứng tối. Ảnh hưởng của ánh sáng đến quang hợp thuộc nhóm tác động trực tiếp ở
cả cường độ và thành phần quang phổ.

140
3.4.1.1. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng
Cường độ ánh sáng biểu thị lượng năng lượng ánh sáng (photon) mà cây trồng có thể
hấp thu trong quang hợp. Cường độ ánh sáng có thể được xác định bằng lượng năng lượng
rơi trên bề mặt của bộ phận cảm quang (sensor) của máy đo cường độ ánh sáng trong một
đơn vị thời gian trên một thiết bị đo cường độ ánh sáng. Đơn vị tính cường độ ánh sáng có
thể là W/m2 (W = watt, m2 = mét vuông) hoặc µmol/m2s (micro mol photon trên 1 mét
vuông trong một giây) hoặc µE/m2s (micro Einstein trên 1 m2 trong 1 giây) hoặc lux.
Cường độ ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp đến quang hợp và là tác nhân môi trường
thay đổi nhiều nhất mà cây trồng phải đương đầu chống chọi trong quá trình tồn tại và phát
triển. Bởi lẽ cường độ ánh sáng thay đổi liên tục trong ngày, theo mùa, theo vùng sinh thái
và hàng năm theo sự biến đổi của khí hậu…
Ba giá trị cường độ ánh sáng quan trọng nhất tác động đến quang hợp là điểm bù ánh
sáng, điểm bão hòa ánh sáng và thời gian chiếu sáng.
a) Điểm bù ánh sáng
Mỗi loài cây bắt đầu quang hợp ở một mức năng lượng khác nhau. Cường độ ánh
sáng mà tại đó cây bắt đầu quang hợp gọi là cường độ ánh sáng tối thiểu, giá trị cường độ
này thường khá thấp có thể là ánh sáng hoàng hôn, đèn điện yếu… Từ giá trị này khi
cường độ ánh sáng tăng lên thì cường độ quang hợp cũng tăng theo tương quan tỷ lệ thuận,
đến một thời điểm mà cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp thì giá trị cường độ ánh
sáng tại thời điểm đó gọi là điểm bù ánh sáng. Như vậy, cây trồng chỉ có thể tích lũy sinh
khối khi cường độ ánh sáng cao hơn điểm bù ánh sáng. Giá trị điểm bù ánh sáng thay đổi
phụ thuộc theo loài và điều kiện chiếu sáng mà nó nhận được.
Trong cùng một loài cây, lá bị chắn ánh sáng bởi lá khác có điểm bù ánh sáng thấp
hơn lá được chiếu sáng trực tiếp (Ellsworth và Reich, 1993). Những loài cây chịu bóng
thường xuyên sinh sống trong điều kiện ánh sáng yếu dưới tán của các loài cây khác thì có
điểm bù ánh sáng thấp hơn loài cây ưa sáng (Lacointe và cs., 2004), được quan sát rõ dưới
tán rừng mưa nhiệt đới (Sterck và cs., 2013). Ở thực vật ưa sáng điểm bù ánh sáng thường
nằm trong khoảng 10 đến 20 µmol/m2s; trong khi ở thực vật chịu bóng giá trị này là 1 đến
5 µmol/m2s(Taiz và Zeiger, 2010).
Walters và cs, 1999 phân tích 76 nghiên cứu về khả năng chịu bóng của các loài cây
thân gỗ sống ở vùng ôn đới (Walters và Reich, 1999), ông phân chia thực vật thành 3
nhóm: nhóm chịu bóng sinh trưởng được trong điều kiện <4% ánh sáng mặt trời, nhìn
chung có điểm bù ánh sáng thấp, 2.5 µmol/m2s, cây chống chịu bóng trung bình sống được
ở điều kiện 4-12% ánh sáng mặt trời, có điểm bù ánh sáng từ 4.5-9 µmol/m2s; cây không
chịu bóng sống được ở >12% ánh sáng mặt trời, có điểm bù ánh sáng lên đến 39 µmol/m2s
(Craine và Reich, 2005).
So sánh giữa các nhóm thực vật thì các loài C4 có điểm bù ánh sáng thấp hơn thực
vật C3.

141
Ứng dụng trong thực tiễn trồng trọt
Trong kỹ thuật trồng cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp, khi muốn xen canh hai loài
trên cùng một thửa ruộng hoặc trồng rừng đa tầng thì cây tầng trên phải có điểm bù ánh
sáng cao hơn cây tầng dưới. Khi ánh sáng xuyên qua các tầng trên thì ở các tầng dưới lá
vẫn nhận được ánh sáng cao hơn điểm bù để vẫn có sự tích lũy chất hữu cơ. Ngược lại, nếu
tầng dưới nhận ánh sáng dưới điểm bù thì các cây này không có sự tích lũy và dần dần sẽ
bị chết đi. Khi điều chỉnh tăng diện tích lá để tăng quang hợp cũng cần lưu ý quan hệ này ở
các lá giữa các tầng khác nhau trên cùng một cây trong quần thể cây trồng để đảm bảo
được năng suất tối ưu.
Tương tự trong hình thức canh tác nông nghiệp công nghệ cao, trồng cây trong nhà
kính, nhà lưới cũng cần chú ý cung cấp đủ ánh sáng trên điểm bù, có thể đạt điểm bão hòa
ánh sáng và điều chỉnh mật trồng phù hợp cho từng loại cây để thu được năng suất và hiệu
quả kinh tế cao nhất.
b) Điểm bão hòa ánh sáng
Trên điểm bù ánh sáng, nếu cường độ ánh sáng tiếp tục tăng thì cường độ quang hợp
cũng tăng theo quan hệ tỷ lệ thuận. Đến một một điểm nào đó cường độ quang hợp tăng
chậm lại và không tăng nữa. Giá trị cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp đạt
cực đại gọi là điểm bão hòa ánh sáng của quang hợp (Hình 3.27).
Sau điểm bão hòa, nếu cường độ ánh sáng tiếp tục tăng thì cường độ quang hợp vẫn
đạt giá trị cực đại tiếp một thời gian nữa. Nhưng nếu cường độ ánh sáng tiếp tục tăng quá
mạnh thì sẽ gây nên ức chế quang, có tác động tiêu cực đến tổ chức bộ máy và hoạt động
quang hợp. Lúc này không những cường độ quang hợp không tăng mà ngược lại quang
hợp còn bị giảm, thậm chí cây trồng có thể bị chết. Do vậy, tác động của cường độ ánh
sáng đến quang hợp của cây trồng có thể được diễn tả bằng sơ đồ sau đây:

Hình 3.27. Ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến quang hợp
Iqh: Cường độ quang hợp; Ihh: Cường độ hô hấp; Iqh max: Cường độ quang hợp đạt cực đại.

142
Để đạt được độ bão hòa quang hợp, cường độ ánh sáng có mối quan hệ chặt chẽ với
các nhân tố khác nhau trong quang hợp như chuỗi vận chuyển điện tử, hoạt tính của
enzyme rubisco, một số cơ chế trao đổi triose phosphate...; cũng như nồng độ CO2 bão hòa,
nhiệt độ và các tác nhân ngoại cảnh khác.
Điểm bão hòa ánh sáng thay đổi tùy theo loài, tuổi lá, tuổi cây, nhóm cây sinh thái,
nhiệt độ, hàm lượng CO2,... Giữa hai nhóm cây ưa sáng và chịu bóng có nhiều điểm khác
nhau trong quang hợp (Bảng 3.3). Các cây ưa sáng thường có điểm bảo hòa ánh sáng cao
hơn cây chịu bóng. Cây ưa sáng như thông rụng lá, keo trắng thì điểm bão hòa ánh sáng
cao hơn cây chịu bóng như dẻ, sam tía.
Trong cùng một cây các lá ở các vị trí khác nhau, ở độ tuổi khác nhau có điểm bão
hòa ánh sáng khác nhau, nên rất hiếm có một giá trị cường độ ánh sáng mà quang hợp đạt
bão hòa cho toàn bộ cây. Một nghiên cứu đã chỉ ra, phần lớn các lá của loài Atriplex
triangularis (một loài thực vật có hoa ưa sáng, thuộc họ dền sống ở châu Âu) đạt quang
hợp bão hòa ở ánh sáng 500 và 1000 µmol/m2s, dưới ánh sáng mặt trời toàn phần khoảng
2000 µmol/m2s (Taiz và Zeiger, 2010). Rau diếp có thể sinh trưởng tốt ở cường độ ánh
sáng 400-600 µmol/m2s của ánh sáng đèn nhân tạo trong buồng sinh trưởng (Weiguo và
cs., 2012). Những thực vật có điểm bão hòa ánh sáng cao, điểm bù ánh sáng thấp như thực
vật C4 thì thường có năng suất sinh học rất cao.
Bảng 3.3. So sánh đặc điểm liên quan đến quang hợp
ở cây ưa sáng và cây chịu bóng

Đặc điểm so sánh Cây ƣa sáng Cây chịu bóng


Ở mức tế bào
Kích thước tế bào Lớn Nhỏ
Kích thước lục lạp Nhỏ Lớn
Tỷ lệ diệp lục/Rubisco Thấp Cao
Chla/b Cao Thấp
Ở mức độ cơ quan
Kích thước lá Dày - nhỏ Mỏng - lớn
Độ dẫn khí khổng Cao Thấp
Khả năng quang hợp Cao Thấp
Ở mức độ cơ thể
Tỷ lệ diện tích lá thấp Cao
Tỷ lệ rễ/chồi Cao Thấp
Hướng lá Mọc xiên Mọc ngang
Khả năng quang hợp Cao Thấp
Điểm bù ánh sáng Cao Thấp

143
Ứng dụng trong sản xuất
Trong thực tiễn sản xuất nông lâm nghiệp, để đảm bảo được năng suất tối ưu cần tạo
điều kiện để cây trồng nhận được ánh sáng bão hòa quang hợp. Điều này rất quan trọng với
các hệ thống trồng cây nhân tạo và trong kỹ thuật trồng xen canh trong nông nghiệp hay
trồng cây dưới tán rừng.

3.4.1.2. Thành phần quang phổ


Trong ánh sáng mặt trời chiếu xuống Trái đất thì ánh sáng trực xạ chiếm 60% (trong
đó bức xạ sinh lý - bức xạ sử dụng cho quang hợp chiếm 30-40%), ánh sáng khuếch tán
(tán xạ) chiếm 40% (bức xạ sinh lý chiếm 50-90%). Nghĩa là cây hấp thụ ánh sáng khuếch
tán mạnh hơn ánh sáng trực xạ. Phần lớn bức xạ kích hoạt quang hợp được hấp thụ bởi các
lá nằm dưới tán.
Chất lượng ánh sáng phản ánh bởi màu sắc tương ứng với độ dài bước sóng. Mặt trời
phát ra bước sóng từ 280 đến 2800 nm, được phân bố vào ba vùng: cực tím (100-380 nm);
ánh sáng nhìn thấy (380-700 nm); hồng ngoại 700-2800 nm). Trong các vùng ánh sáng
này, quang hợp chỉ xảy ra ở những vùng ánh sáng đơn sắc mà diệp lục có thể hấp thu.
Theo các phân tích trong phần sắc tố quang hợp (Mục 3.2.4), chỉ có hai vùng ánh sáng là
xanh tím (420-470 nm) và ánh sáng đỏ (600-700 nm) là cây có khả năng quang hợp mạnh
nhất vì đó là hai vùng ánh sáng mà diệp lục hấp thu mạnh nhất (Hình 3.13).
Nếu cùng cường độ ánh sáng thì ánh sáng đỏ có số lượng quang tử nhiều hơn ánh
sáng xanh tím, theo định luật quang hóa thì tốc độ phản ứng quang hóa của ánh sáng đỏ sẽ
lớn hơn. Vì vậy, ánh sáng đỏ kích thích quang hợp nhiều hơn ánh sáng xanh tím (Vũ Văn
Vụ và cs., 2012). Nhưng nếu cùng số lượng quang tử như nhau, thì ánh sáng xanh tím làm
tăng quang khử NADP lên gấp hai lần ánh sáng đỏ, kích thích enzyme RuBP - carboxylaza
và kích thích sự hình thành lục lạp còn ánh sáng đỏ thì không, do đó ánh sáng xanh tím có
tác dụng hoạt hóa quang hợp mạnh hơn ánh sáng đỏ (Vũ Văn Vụ và cs., 2012). Phân tích ở
cà chua cho thấy ánh sáng xanh làm tăng hàm lượng diệp lục a, b, carotenoid so với ánh
sáng đỏ, hàm lượng các loại sắc tố này tăng lên rõ rệt khi lá cây nhận được ánh sáng hỗn
hợp xanh, đỏ và xanh lục (Xiaoying và cs., 2012).
Những thay đổi về hình thái và sinh hóa kết hợp với các chức năng đặc biệt. Trong
bộ máy quang hợp giữa hai hệ quang hóa có một chút khác biệt về protein phức hợp thu
nhận ánh sáng kết hợp với lượng sắc tố diệp lục a và b và carotenoid khác nhau đưa đến
quang phổ hấp thu của PSI và PSII có đôi chút khác biệt. PSI giàu diệp lục a hấp thu nhiều
ánh sáng đỏ xa (>700 nm), trong khi PSII giàu diệp lục b hơn quang phổ hấp thu cực đại
nằm trong vùng ánh sáng đỏ (650 nm). Thông thường hai hệ quang hóa hoạt động trong
một chuỗi nên năng lượng kích thích phải cân bằng để tối ưu hóa hiệu suất quang hợp. Tuy
nhiên, một vài trường hợp sự mất cân bằng này xảy ra sẽ đưa đến hậu quả là hiệu suất dòng
vận chuyển điện tử sẽ giảm (Wollman 2001). Khi đó, cơ thể thực vật sẽ có những thay đổi
để thích nghi như kích hoạt cơ chế điều chỉnh tạm thời để cân bằng năng lượng giữa hai hệ

144
quang hóa gọi là hiện tượng “di chuyển trạng thái” trong quang hợp, trong đó có sự thay
đổi kích thước phức hợp thu nhận ánh sáng giữa PSI và PSII. Sự thích nghi được tìm thấy
trong tự nhiên như các cây chịu bóng có tỷ lệ trung tâm phản ứng của PSII/PSI là 3/1,
trong khi tỷ lệ này là 2/1 ở cây ưa sáng (Anderson, 1986). Nghiên cứu trên cây Betula
pendula Roth trong điều kiện in vitro cho thấy cây quang hợp mạnh hơn ở ánh sáng xanh
so với dưới ánh sáng đỏ (Sæbø và cs., 1995).
Chất lượng ánh sáng tác động đến quang hợp thông qua bộ máy quang hợp và cả sự
vận chuyển sản phẩm quang hợp (Sæbø và cs., 1995). Như vậy, ánh sáng không những ảnh
hưởng đến cường độ quang hợp mà còn ảnh hưởng đến chất lượng quang hợp. Sự tác động
đó có thể là trực tiếp (như nêu trên) hoặc có thể là gián tiếp thông qua các tác nhân khác
như nhiệt độ, CO2, H2O (sẽ đề cập ở phần sau)…
Liên hệ thực tiễn
Trồng cây trong tự nhiên, do không điều khiển được chế độ ánh sáng, nên để tạo điều
kiện cho quang hợp chủ yếu bằng cách điều khiển chế độ chăm sóc, canh tác: như thời vụ,
mật độ để cây trồng có khả năng hấp thụ và sử dụng hiệu quả năng lượng đó vào quang hợp.
Hiện nay, với xu hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hệ thống trồng cây
trong nhà kính, nhà lưới phát triển mạnh. Trong điều kiện môi trường có kiểm soát này,
bằng việc chế tạo các loại đèn nhân tạo con người có thể điều chỉnh được cả cường độ và
chất lượng ánh sáng phù hợp với từng loài cây trồng để quang hợp đạt cao nhất nhằm tạo
năng suất tối ưu. Trước đây, một số loại đèn nhân tạo đã được sử dụng phổ biến trong các
nhà kính như đèn huỳnh quang với đặc điểm giàu ánh sáng xanh tím và đỏ phù hợp cho số
lớn cây trồng, tuy nhiên loại đèn này có độ bền không cao, ánh sáng dễ bị thay đổi theo
thời gian. Đèn phóng điện cường độ cao (High intensity discharge - HID) như đèn metal
halide và high-pressure sodium có hiệu quả bức xạ quang hợp (PAR) cao nhất đạt 40%.
Tuy nhiên, có nhược điểm sinh nhiệt lớn và sự phân bố quang phổ thiên về ánh sáng xanh
tím, vàng và làm thay đổi tỷ lệ tia đỏ/đỏ xa so với ánh sáng tự nhiên. Gần đây công nghệ
đèn LED (light-emitting diodes) đã phát triển và được ứng dụng phổ biến trong hệ thống
môi trường có kiểm soát. Ưu điểm nổi bật của đèn LED là hiệu quả phát xạ cho quang hợp
rất cao đạt 80-100%; tỏa ra ánh sáng xanh tím, xanh lục, da cam, đỏ và đỏ xa với các đặc
tính như ánh sáng mặt trời, nhiệt lượng tỏa ra thấp, kích thước nhỏ. Chất lượng ánh sáng
đèn LED có thể đảm bảo cấu trúc và hoạt động quang hợp sự đồng hóa sản phẩm quang
hợp để đảm bảo sự sinh trường phát triển bình thường của thực vật như ánh sáng tự nhiên
(Darko và cs., 2014). Cường độ và thời gian chiếu sáng có thể dễ dàng điều chỉnh phù hợp
với từng loại cây trồng. Nên đây là một công nghệ ánh sáng mới để phát triển nông nghiệp
trong môi trường nhân tạo, hướng đi tiên tiến để đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm
cho 9 tỷ người vào năm 2050.
Trong trồng cây lâm nghiệp có thể sử dụng phương pháp này để sản xuất cây con ở
qui mô công nghiệp cung cấp nguồn giống cho trồng rừng sản xuất và phủ xanh đất trống
đồi núi trọc.

145
3.4.1.3. Thời gian chiếu sáng
Thời gian chiếu sáng là độ dài tổng thời gian của cường độ và chất lượng ánh sáng
mà cây nhận được để tiến hành quang hợp trong ngày, hay còn gọi là quan chu kỳ. Chỉ số
này quyết định đến lượng chất hữu cơ cây tích lũy trong ngày, và cả sự nở hoa của thực vật
hạt kín (sẽ được phân tích trong Chương 6, Mục 6.5.2), từ đó chi phối sinh trưởng và năng
suất cây trồng.
Liên hệ thực tiễn
Trong điều kiện tự nhiên, như ở miền Bắc nước ta, có 4 mùa rõ rệt thì thời gian chiếu
sáng trong ngày dài ngắn phụ thuộc theo mùa. Do đó, cần lựa chọn mùa vụ trồng cây thích
hợp để đảm bảo thời gian cây quang hợp đủ dài để đạt năng suất cao nhất. Trong hệ thống
trồng cây sử dụng ánh sáng nhân tạo, có thể điều chỉnh được thời gian chiếu sáng thì việc
đảm bảo đủ thời gian chiếu sáng cho cây quang hợp có thể được thực hiện rất dễ dàng.

3.4.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ


Quá trình quang hợp bao gồm một loạt các phản ứng sinh hóa với sự xúc tác của các
protein enzyme. Nhiệt độ môi trường tác động đến tất cả các phản ứng sinh hóa trong quá
trình quang hợp, vậy nên phản ứng với nhiệt độ luôn rất phức tạp. Ở đây chúng ta xem xét
tác động của nhiệt độ đến quang hợp trong điều kiện không khí bình thường có nồng độ
CO2 bão hòa.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng quang hợp, tốc độ sinh trưởng của cây,
độ lớn của diện tích đồng hóa, sự hình thành và phân hủy diệp lục, tốc độ vận chuyển của
electron trên chuỗi truyền điện tử quang hợp và tốc độ vận chuyển các sản phẩm quang
hợp từ lục lạp đến các cơ quan khác.
Thông thường có ba giới hạn nhiệt độ cần lưu ý là ngưỡng nhiệt độ giới hạn dưới,
nhiệt độ cực thuận (tối ưu) và ngưỡng nhiệt độ giới hạn trên (Hình 3.28).

Hình 3.28. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp của thực vật

146
Ngưỡng giới hạn dưới: Là nhiệt độ mà cây bắt đầu quang hợp. Ở nhiệt độ thấp
o
0-10 C các enzyme quang hợp hoạt động không hiệu quả, nên cường độ quang hợp không
cao. Giới hạn này thường khá thấp ở nhóm cây ôn đới và cao hơn ở nhóm cây nhiệt đới
(Bảng 3.4).
Nhiệt độ tối ưu (còn gọi là nhiệt độ cực thuận) là khoảng nhiệt độ mà cường độ
quang hợp đạt cực đại. Tuy nhiên, để cường độ quang hợp đạt cực đại, ngoài nhiệt độ
thuận lợi cần có sự tương tác với các tác nhân bên trong và bên ngoài khác tác động đến
quang hợp.
Ngưỡng nhiệt độ giới hạn trên là giá trị nhiệt độ mà trên đó cây sẽ ngừng quang hợp.
Trong khoảng nhiệt độ từ ngưỡng giới hạn dưới đến nhiệt độ tối ưu, cường độ quang hợp
tăng tỷ lệ thuận với sự tăng của nhiệt độ. Ở trong khoảng nhiệt này, trong điều kiện CO 2
bão hòa, hoạt tính của các enzyme đặc biệt là rubisco xúc tác phản ứng cố định CO2 tăng
đồng thuận với nhiệt độ. Ở cây phật thủ (Fingered citron) có thể chịu được nhiệt độ dưới
40oC, quang hợp không bị ảnh hưởng, tuy nhiên ở 45oC lá cây bắt đầu xuất hiện các tín
hiệu của ROS (Chen và cs., 2012).
Phản ứng của quang hợp với nhiệt độ đóng vai trò quan trọng trong sự thích ứng của
cây trồng với các môi trường khác nhau. Những cây sống ở vùng núi Anpơ(Alpes) có khả
năng cố định CO2 ở nhiệt độ gần 0oC. Ngược lại, những cây sống trong vùng thung lung
Chết (Death Valley) ở California có quang hợp cực đại ở nhiệt độ xấp xỉ 50oC (Taiz và
Zeiger, 2010). Cây sinh trưởng trong vùng khí hậu lạnh có thể duy trì quang hợp tốt hơn ở
nhiệt độ thấp so với cây sinh trưởng trong điều kiện khí hậu ấm (Bảng 3.4).
Bảng 3.4. Giới hạn nhiệt độ của một các nhóm cây sinh thái khác

Nhiệt độ giới Nhiệt độ giới


Nhóm thực vật Nhiệt độ tối ƣu
hạn dƣới hạn trên
25 - 30
Cây nhiệt đới 5-7 40 - 50
35 - 40 (C4)
Cây vùng lạnh và ôn đới Dưới 0 vài độ 8 - 15 18 - 20
Cây vùng sa mạc 40 58 (80 - 90)

Tác động của nhiệt độ đến cây phụ thuộc vào loài cây, trạng thái sinh lý, thời gian tác
dụng, giới hạn nhiệt độ và các điều kiện sinh trưởng khác. Cũng tương tự ánh sáng nhiệt độ
không chỉ ảnh hưởng đến cường độ quang hợp mà còn ảnh hưởng đến chất lượng các sản
phẩm quang hợp.
Liên hệ thực tiễn
Trong thực tiễn sản xuất ngoài tự nhiên cần chú ý đến yếu tố thời vụ để đảm bảo
nhiệt độ thích hợp với từng loại cây trồng để quang hợp tối ưu và sự tích lũy chất khô cũng
tối ưu. Việc điều chỉnh nhiệt độ tối ưu cũng như các điều kiện thuận lợi khác có thể thực
hiện được trong hệ thống trồng cây nhân tạo để đảm bảo năng suất cây trồng đạt cao nhất.

147
3.4.3. Ảnh hưởng của nước
Các vai trò của nước đối với quang hợp và ảnh hưởng khi thiếu nước: Trong quá
trình quang hợp nước là nguyên liệu trực tiếp của phản ứng sáng, đóng vai trò là chất cho
H+ và điện tử trong quá trình quang phân ly nước.
Hàm lượng nước trong lá và trong không khí ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi
nước, tác động đến sự đóng mở khí khổng, từ đó ảnh hưởng đến sự xâm nhập CO 2 vào tế
bào lá. Thoát hơi nước còn điều hòa nhiệt độ cho lá để giúp là thực hiện tốt quá trình quang
hợp. Khi thiếu nước khí khổng đóng lại để giảm thoát hơi nước làm cho CO2 không vào
được lá (Flexas và cs., 2004). Khi tế bào lá bão hòa hơi nước thì khí khổng mở to nhất tạo
điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khí của lá.
Nước ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây kéo theo tác động đến sự hình
thành và phát triển bộ máy quang hợp. Thiếu nước làm giảm diện tích cơ quan đồng hóa,
bộ máy quang hợp có thể bị phá hủy.
Ở mức độ tế bào, nước là dung môi cho các phản ứng hóa sinh của quang hợp và
đảm bảo trạng thái keo của nguyên sinh chất, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của hệ
thống enzyme quang hợp. Thiếu nước dẫn đến thay đổi trạng thái keo nguyên sinh chất làm
ảnh hưởng đến tốc độ quang hợp trong cây. Trạng thái này có thể tồn tại khá lâu sau khi đã
cung cấp đủ nước làm cho tác hại của sự thiếu nước dài hơn so với thời gian thiếu nước.
Nước là nhân tố không thể thiếu để vận chuyển sản phẩm quang hợp. Tốc độ vận
chuyển các sản phẩm đồng hóa bị tác động nghiêm trọng khi thiếu nước, có thể làm ứ trệ
quá trình này dẫn đến phản ứng ức chế ngược lên quá trình quang hợp. Do đó, thiếu nước
có thể làm hạn chế thậm chí ngừng hoàn toàn quá trình quang hợp ở thực vật. Khi hàm
lượng nước trong lá đạt trạng thái bão hòa và thiếu bão hòa 5-10% thì quang hợp đạt cực
đại. Nếu độ thiếu bão hòa tăng trên 10% thì quang hợp bị giảm, nếu tăng trên 30% thì
quang hợp ngừng (Vũ Văn Vụ và cs., 2012).
So sánh giữa các nhóm thực vật với con đường đồng hóa carbon khác nhau, thì đại
diện nhóm thực vật C4 có thể giữ ổn định hoạt động quang hợp ở nhiệt độ cao tốt hơn so
với đại diện nhóm thực vật C3. Tuy nhiên, ở nhiệt độ thấp thì hiệu suất quang hợp thực vật
C3 lại cao hơn so với thực vật C4 (Ehleringer và Björkman, 1977).
Khi cây bị hạn hán, thì quang hợp là quá trình sơ cấp bị ảnh hưởng (Chaves, 1991).
Tuy nhiên, tùy theo khả năng chống chịu hạn của từng loài cây, giai đoạn sinh trưởng bị
hạn của cây, thời gian bị hạn, mức độ thiếu nước mà mức độ ảnh hưởng đến quang hợp rất
khác nhau. Nhìn chung phản ứng của quang hợp khi cây gặp hạn rất phức tạp (xem chi tiết
trong chương 7 của cuốn sách này).
Liên hệ thực tiễn
Vì các tác động nghiêm trọng của sự thiếu nước đến quang hợp nói riêng và đến các
hoạt động sống của cây nói chung, nên trong thực tiễn trồng trọt cần phải cung cấp đủ
nước cho cây sinh trưởng phát triển tốt, quá trình quang hợp tối ưu. Bên cạnh đó, trong bối

148
cảnh hạn hán xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn bởi biến đổi khí hậu, cần nghiên
cứu chọn tạo ra các giống cây trồng có khả năng chống chịu hạn tốt. Hoặc sử dụng các
biện pháp làm tăng khả năng chống chịu hạn của cây để đảm bảo quang hợp ít bị ảnh
hưởng nhất, từ đó giữ ổn định được năng suất và phẩm chất cây trồng khi gặp hạn hán.

3.4.4. Ảnh hưởng của CO2


CO2 là nguyên liệu cung cấp carbon cho phản ứng tối của quang hợp. CO2 trong khí
quyển là nguồn cung cấp CO2 cho quang hợp. Lá cây lấy CO2 từ không khí qua lỗ khí
khổng (Hình 3.29). Do đó, nồng độ CO2 trong không khí ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động quang hợp. Tác động của CO2 đến quang hợp có tương tác với các tác nhân sinh thái
khác đặc biệt là ánh sáng. Tương tự ánh sáng thì để đánh giá ảnh hưởng của CO 2 đến
quang hợp người ta cũng xét đến hai chỉ tiêu là điểm bù và điểm bão hòa CO2 của quang
hợp (Hình 3.30).

Hình 3.29. Quá trình thâm nhập của CO2 vào lục lạp (Taiz và Zeiger, 2010)
Điểm bù CO2 của quang hợp: Nồng độ CO2 để cây bắt đầu quang hợp là 0.008-
0.01%. Khi nồng độ CO2 tăng thì cường độ quang hợp tăng lên, nhưng cường độ hô hấp thì
không tăng, đến một thời điểm nào đó thì cường độ quang hợp ngang bằng cường độ hô
hấp. Nồng độ CO2 trong không khí mà tại đó cây đạt được sự cân bằng giữa quang hợp và
hô hấp gọi là điểm bù CO2 của quang hợp.

149
Điểm bù CO2 thay đổi theo loài cây và điều kiện sinh thái. Điểm bù CO2 của thực vật
C4 khoảng 8-20 ppm, thấp hơn nhiều so với thực vật C3 là 40-60 ppm (Sikolia và cs.,
2009). Ở cùng điều kiện sinh thái thực vật C4 đạt điểm bù CO2 nhanh ở so với thực vật C3
(Sikolia và cs., 2009).
Điểm bão hòa CO2 của quang hợp: Sau điểm bù nếu nồng độ CO2 vẫn tăng thì
quang hợp tiếp tục tăng, nhưng sự tăng này về sau sẽ chậm dần và sau đó không tăng nữa,
mặc dù nồng độ CO2 tiếp tục tăng. Khoảng giá trị nồng độ CO2 của không khí mà tại đó
cường độ quang hợp đạt cực đại thì được gọi là điểm bão hòa CO2 của quang hợp. Nghiên
cứu của Mauney và cs cho thấy tỷ lệ trao đổi CO2 tăng 15% ở cây bông, 41% ở đậu tương
trong nhà kính có nồng độ CO2 630 ppm so với ở điều kiện CO2 330 ppm dẫn đến tăng
sinh khối khô 110% (bông) và 380% (đậu tương) (Mauney và cs., 1978). So sánh giữa các
nhóm thực vật thì điểm bão hòa của thực vật C4 thấp hơn nhiều so với thực vật C3.
Sau điểm bão hòa nếu nồng độ CO2 vẫn tiếp tục tăng thì cường độ quang hợp không
tăng nữa mà có xu thế giảm xuống. Theo Thomas và cs, sự giảm quang hợp ở nồng độ CO2
cao có thể liên quan đến sự tích lũy tinh bột trong lá (Thomas và cs., 1975) và thường gắn
liền với sự giảm hàm lượng nitơ và rubisco trong lá (Makino và Mae, 1999). Sự tích lũy
tinh bột của lá có thể ức chế biểu hiện của các gen điều khiển quang hợp (Makino và Mae,
1999).

Hình 3.30. Ảnh hưởng của CO2 đến quang hợp ở thực vật C3 và C4
Iqh: Cường độ quang hợp; Ihh: Cường độ hô hấp; Iqh max: Cường độ quang hợp đạt cực đại.
Điểm bão hòa CO2 của đa số thực vật dao động trong khoảng 0.06-0.1%. Nồng độ
CO2 trong không khí là 0.03-0.04%. Như vậy, nồng độ CO2 này không đáp ứng được nhu
cầu tối thích cho quang hợp ở tất cả các loài gây nên hạn chế quang hợp và năng suất cây
trồng. Do vậy, nhiều loài cây trồng như cà chua, rau diếp, dưa chuột có thể tăng hiệu suất
quang hợp trong điều kiện nhà kính có nồng độ CO2 cao hơn khí quyển.

150
Quá trình quang hợp hấp thụ CO2, tuy nhiên lượng CO2 trong khí quyển luôn được
bù đắp nhờ hoạt động của các nhà máy công nghiệp hàng năm đã bổ sung khoảng trên 5 tỷ
tấn CO2 vào khí quyển. Số lượng này đang được khuyến cáo giảm bằng các nguồn năng
lượng sạch như năng lượng sinh học, năng lượng gió, ánh sáng mặt trời… bởi tác động của
CO2 trong biến đổi khí hậu. Hơn nữa, do sự phân giải các chất hữu cơ của các vi sinh vật
và hô hấp của các sinh vật khác cũng bổ sung một lượng lớn CO2 vào khí quyển cũng phần
nào đảm bảo CO2 cho quang hợp.
Trong một tiểu môi trường khí hậu cây sinh sống, khi cây quang hợp làm giảm hàm
lượng CO2 của không khí bao quanh cây. Mặc dù nhờ dòng khí lưu thông liên tục trong
không khí cũng đã cải thiện phần nào sự thiếu hụt CO2 này, nhưng việc tăng nồng độ CO2
trong lớp không khí bao quanh thực vật vẫn rất cần thiết để tạo năng suất cao hơn. Việc
này có thể thực hiện được qua một số hoạt động như: Tăng cường bón phân hữu cơ và xới
xáo đất tơi xốp hoặc bón vôi để tạo pH thích hợp… để thúc đẩy hoạt động phân giải các
hợp chất hữu cơ của các vi sinh vật và hô hấp của rễ cây để tăng lượng CO 2 xung quanh
cây cho quang hợp. Trên qui mô lớn hơn có thể sử dụng hệ thống dẫn khí CO 2 từ các khu
công nghiệp ra các cánh đồng để bón cho cây cũng là biện pháp tốt để tăng năng suất từ
quang hợp được áp dụng ở các nước tiên tiến. Hoặc sử dụng điều chỉnh nồng độ CO 2 trong
hệ thống trồng cây trong nhà kính để quang hợp và năng suất đạt được tối ưu.

3.4.5. Ảnh hưởng của chất khoáng


Dinh dưỡng khoáng và quang hợp là hai quá trình liên quan mật thiết với nhau. Các
chất khoáng có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quang hợp, từ đó tác động đến năng
suất cây trồng. Ảnh hưởng của chất khoáng đến quang hợp dựa trên vai trò của chúng với
quang hợp:
Chất khoáng tham gia cấu tạo các phân tử protein, acid nucleic để cấu tạo màng và
cơ chất lục lạp (N, S…), phospholipid (P…), enzyme (N, S, Mn…), hệ thống sắc tố (Mg,
N, Fe) để cấu trúc bộ máy quang hợp, các chất trong chuỗi truyền điện tử (Fe, K, Zn….),
các hợp chất cao năng như ATP, NADPH2 (P), gốc phosphate vô cơ (Pi)…
Tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng ánh sáng tạo thành năng lượng hóa
học trong các phân tử ATP (như Mn, Fe, S…).
Các nguyên tố vi lượng hoạt hóa các enzyme tham gia vào các phản ứng của quang
hợp (Fe, Mn, Cu, Zn, Cl, B…). Ảnh hưởng đến tính thấm của màng tế bào, điều chỉnh hoạt
động của khí khổng (K…), thay đổi độ lớn, diện tích, cấu tạo giải phẫu và thời gian sống
của cơ quan đồng hóa (như N, S, P, Mg….)…
Trong các nguyên tố khoáng kể trên quan trọng nhất phải kể đến các nguyên tố: N, P,
K, đây cũng là các chất khoáng được quan tâm cung cấp cho cây trồng nhiều nhất.

151
Vai trò của N đến quang hợp
N trong lục lạp chiếm 75% tổng số N trong tế bào. Sự trao đổi và đồng hóa N trong
tế bào liên quan chặt chẽ với hoạt động quang hợp ngược lại sự hình thành và hoạt động
của bộ máy quang hợp lại là nguồn N hữu cơ cung cấp cho cây.
Trong cây N cấu tạo nên protein, acid nucleic, diệp lục là các thành phần cơ bản nhất
để cấu thành bộ máy quang hợp: Hệ thống màng trong lục lạp, cơ chất lục lạp, sắc tố… N
tham gia cấu tạo nên tất cả các enzyme quang hợp nên có vai trò quan trọng trong trao đổi
chất và năng lượng trong quang hợp. N có vai trò trong quá trình hình thành, tích lũy và
vận chuyển các sản phẩm quang hợp.
Do đó, thực tiễn sản xuất nông, lâm nghiệp cho thấy, khi bón phân đạm cho cây thì
diệp lục được hình thành làm cho lá có màu xanh đậm, đó là do sự tăng hàm lượng diệp
lục, diện tích lá tăng lên rất nhanh làm hoạt động quang hợp cũng tăng nhanh. Ngược lại
khi thiếu N lá cây thường có màu vàng, khô và rụng là do diệp lục bị phân hủy, cùng với
các hợp chất chứa N khác trong tế bào dẫn đến quang hợp giảm sút rất nhanh. Tuy nhiên,
việc bón nhiều phân N cho cây có thể làm cho lá phát triển diện tích quá lớn trong khi sự
phát triển của mô nâng đỡ trong cây không tương xứng sẽ dẫn đến hiện tượng lốp đổ (như
ở lúa) làm giảm năng suất hoặc quá trình chuyển hóa N trong cây diễn ra chậm có thể làm
cây bị ngộ độc amon và chết trong trường hợp N được bón quá nhiều. Do đó, khi chăm sóc
trồng cây cần chú ý bón phân đạm hợp lý để tăng diện tích lá và khả năng quang hợp từ đó
tăng năng suất cây trồng.
Vai trò của P trong quang hợp
P cấu tạo nên phospholipid để cấu trúc nên hệ thống màng tế bào nói chung và màng
trong lục lạp nói riêng như màng lục lạp và màng thylacoid. P nằm trong thành phần của
các chất phosphoril hóa (NADP, ADP, ATP, NADPH2) và các sản phẩm trung gian của
quang hợp như 3-PGA, G3P, F6P, R5P, Ru5P… Các chất hữu cơ giàu năng lượng được
hình thành trong quang hợp đều có sự tham gia của gốc phosphate vô cơ (Pi).
Do đó, sử dụng phân lân để tăng cường P cho cây sẽ kích thích sự hình thành bộ máy
quang hợp và hoạt động quang hợp của cây. Nếu thiếu P thì lục lạp không được hình
thành, phản ứng sáng và tối đều bị ức chế… dẫn đến quang hợp giảm sút nghiêm trọng.
Vai trò của K trong quang hợp
K có vai trò trong việc đóng mở khí khổng, quyết định sự xâm nhập của CO2 vào lá.
K có vai trò trong quá trình vận chuyển các sản phẩm của quang hợp để quang hợp diễn ra
bình thường không bị ức chế ngược. K làm tăng khả năng thủy hóa của keo nguyên sinh
chất, tăng khả năng giữ nước, giảm độ nhớt của chất nguyên sinh đảm bảo giữ ổn định hoạt
động quang hợp trong điều kiện hạn hoặc lạnh. K có khả năng hoạt hóa một số enzyme
tham gia vào quang hợp như RuBP – Carboxylaza, ATP – aza, các enzyme kinaza… Khi
hàm lượng K trong mô giảm 0.2-0.6% chất khô thì tổng hợp diệp lục bị ức chế, khí khổng

152
đóng, trao đổi gluxit bị rối loạn, cây tích lũy nhiều monosaccaride và acid amin trong lá
làm quang hợp bị đình trệ (Vũ Văn Vụ và cs., 2012).
Do đó, bón phân đủ phân K cho cây sẽ tăng cường hoạt động quang hợp và tăng
năng suất cây trồng.
Vai trò của các nguyên tố khác
Mg tham gia cấu trúc phân tử diệp lục, Fe tham gia tổng hợp diệp lục. Thiếu Mg, Fe
lá bị vàng, quang hợp bị giảm sút.
Ca có vai trò quan trọng với trạng thái keo nguyên sinh chất, trung hòa tác hại gây
độc của một số acid hữu cơ, tham gia điều chỉnh pH và hoạt động của một số enzyme
quang hợp. Thiếu Ca lá vàng, rễ cây sẽ bị thối.
Các nguyên tố vi lượng hoạt hóa các enzyme tham gia vào các phản ứng của quang
hợp chẳng hạn: Mn cấu trúc phức hợp OEC tham gia vào quá trình quang phân li nước; Mg
điều tiết hoạt động của enzyme rubisco; Fe, S, N cấu trúc phức hợp Cyt b6f; Zn, Fe, Cl,
Bo… Cu tham gia vào quá trình vận chuyển điện tử quang hợp...
Phun phân vi lượng qua lá sẽ kích thích tổng hợp diệp lục, kích thích các hoạt động
quang hợp và vận chuyển các sản phẩm quang hợp.
Tóm lại, các chất khoáng có quan hệ rất chặt chẽ đến quá trình quang hợp, ảnh
hưởng trực tiếp và gián tiếp lên nhiều khía cạnh của quá trình quang hợp. Do đó, muốn
quang hợp đạt tối ưu, để năng suất tối ưu thì phải chú ý cung cấp đầy đủ các nguyên tố
khoáng cho cây.

3.5. Quang hợp và năng suất cây trồng


3.5.1. Quan hệ giữa quang hợp và năng suất
3.5.1.1. Năng suất cây trồng
Năng suất cây trồng phản ánh lượng chất hữu cơ cây trồng tích lũy được từ hoạt
động quang hợp. Năng suất cây trồng gồm hai loại: năng suất sinh học và năng suất kinh
tế. Năng suất sinh học được quyết định bởi quang hợp; Năng suất kinh tế ngoài hoạt động
quang hợp còn được quyết định bởi quá trình vận chuyển và tích lũy chất hữu cơ về cơ
quan kinh tế.
a) Năng suất sinh học
Năng suất sinh học là tổng lượng chất khô tích lũy được trong tất cả các bộ phận của
cây trên một đơn vị diện tích đất trồng trọt trong một đơn vị thời gian nhất định (vụ, năm,
hay chu kỳ sinh trưởng). Năng suất sinh học được tính theo biểu thức 3.49 (Vũ Văn Vụ và
cs., 2012) sau:
FCO2 .K e.L
C=  kg / ha / ngày đêm  (3.49)
1000

153
Trong đó: C(kg/ha/ngày đêm): Lượng chất khô mà cây trồng tích lũy được trên diện
tích 1 ha trong 1 ngày đêm.
FCO2(g): Lượng CO2 cây trồng đồng hóa được trên một đơn vị diện tích lá
1 m2/ngày đêm;
L(m2 lá/ha): Diện tích lá của toàn bộ cây trồng trên 1 ha;
Ke: Hệ số hiệu quả của quang hợp (thông thường Ke = 0.3-0.5, trong điều
kiện bất lợi thì Ke = 0);
1000: Hệ số đổi từ g → kg.
Nếu cây trồng có thời gian sinh trưởng là n ngày thì năng suất sinh học được tính
theo công thức 3.50 (Vũ Văn Vụ và cs., 2012) dưới đây:
n FCO2 . K e. L

I 1 100000
(3.50)

Trong đó: n: Số ngày sinh trưởng của cây trồng;


100000 hệ số qui đổi kg → tạ.
Các thông số khác tương tự phương trình 3.49.
(Xem thêm trong mục 3.5.2.1 dưới đây).
b) Năng suất kinh tế
Năng suất kinh tế là lượng chất khô mà cây trồng tích lũy được ở các bộ phận kinh tế
lớn nhất đối với con người trên một đơn vị diện tích trồng trọt trong một khoảng thời gian
(vụ, mùa, năm). Theo tác giả Vũ Văn Vụ, năng suất kinh tế được tính theo công thức 3.51
(Vũ Văn Vụ và cs., 2012) sau đây:
Nskt = Nssh.Kkt (3.51)
Trong đó: Nskt: Năng suất kinh tế;
Nssh: Năng suất sinh học;
Kkt: Hệ số kinh tế.
Tùy theo từng loại cây trồng mà Kkt khác nhau: cây sử dụng thân lá thì Kkt = 1(≈1),
cây lấy củ hạt, quả… thì Kkt < 1.
(Xem thêm trong mục 3.5.2.2 dưới đây).

3.5.1.2. Mối quan hệ giữa quang hợp và năng suất cây trồng
Năng suất cây trồng được hình thành dựa trên mối quan hệ giữa quá trình hô hấp và
quang hợp (phương trình 3.48). Theo đó, lượng chất hữu cơ tích lũy để hình thành năng

154
suất cây trồng bằng chất hữu cơ tạo thành từ quang hợp trừ đi lượng chất hữu cơ bị phân
giải trong quá trình hô hấp.
Khi phân tích thành phần hóa học của các sản phẩm nông nghiệp (chủ yếu là đường,
tinh bột, protein, lipid…) người ta thấy: C chiếm 45%, O 42-45%, H 6.5%; tổng 3 nguyên
tố này chiếm 93-95% khối lượng chất khô (phần còn lại <10% là các chất khoáng thu được
sau khi tro hóa thực vật). Như vậy, khoảng 90-95% sản phẩm thu hoạch lấy từ CO2 của
không khí và H2O thông qua quá trình quang hợp. Từ đó, người ta khẳng định quang hợp
quyết định 90-95% năng suất cây trồng.
Tuy nhiên, vai trò của quang hợp trong việc hình thành năng suất cần được hiểu dựa
trên mối quan hệ của quang hợp với các quá trình sinh lý khác như trao đổi nước cung cấp
nước cho quang hợp; quá trình sinh trưởng của cây trong việc hình thành và phát triển cơ
quan bộ máy quang hợp; quá trình dinh dưỡng khoáng cung cấp các chất khoáng cần thiết
tham gia vào quá trình quang hợp như phân tích trên đây; sự trao đổi chất khí cung cấp
CO2; và nhất là sự thích ứng của cơ thể thực vật nói chung và cơ quan, bộ máy quang hợp
nói riêng với điều kiện môi trường sống của chúng. Vì vậy, có thể nói rằng quang hợp có
vai trò quyết định năng suất cây trồng trên cơ sở mối quan hệ với các quá trình sinh lý khác
và sự tương tác của cây với môi trường sống. Do đó, để tăng năng suất cây trồng không thể
bỏ qua các biện pháp điều chỉnh quang hợp (Foyer và cs., 2017). Hơn nữa, về lý thuyết
thực vật có thể sử dụng 30% quang năng cho quang hợp, nhưng thực tế thực vật bậc cao
mới chỉ sử dụng được 0.5-1%, cao nhất là ở tảo cũng chỉ đạt 5%, nên khả năng nâng cao
năng suất cây trồng nhờ điều chỉnh hoạt động quang hợp là vô cùng lớn.

3.5.2. Biện pháp điều chỉnh quang hợp để nâng cao năng suất cây trồng
3.5.2.1. Biện pháp nâng cao năng suất sinh vật học
Từ biểu thức tính năng suất sinh học (3.49) chúng ta dễ dàng thấy năng suất sinh học
của cây trồng phụ thuộc vào 3 nhóm chỉ tiêu: L: Diện tích lá của quần thể cây trồng; Hoạt
động quang hợp của quần thể gồm: FCO2 tương đương với cường độ quang hợp và Ke phản
ánh khả năng tích lũy nên tương đương với hiệu suất quang hợp của quần thể. n là thời
gian sinh trưởng của cây tính từ lúc cây mọc (xuất hiện lá có khả năng quang hợp) đến khi
thu hoạch. Do vậy, các biện pháp nâng cao năng suất sinh học bao gồm: Điều chỉnh diện
tích lá; Điều chỉnh hoạt động quang hợp; Điều chỉnh thời gian quang hợp.
a) Điều chỉnh diện tích lá
Cơ sở khoa học
Bề mặt lá là cơ quan quang hợp tổng hợp nên các chất hữu cơ tạo ra năng suất cây
trồng. Do đó, tăng diện tích lá là biện pháp quan trọng để tăng năng suất cây trồng.
Tuy nhiên, nếu quần thể cây trồng có diện tích lá quá cao thì lá tầng trên sẽ che khuất
ánh sáng của các lá tầng dưới, các lá tầng dưới có thể nhận ánh sáng dưới điểm bù. Nghĩa

155
là các chất hữu cơ tạo ra có thể không đủ để bù đắp lượng chất tiêu hao do hô hấp của toàn
bộ cây. Từ đó, xuất hiện một mâu thuẫn sâu sắc giữa quang hợp và hô hấp là: các lá tầng
trên đóng vai trò sản suất, còn các lá tầng dưới đóng vai trò tiêu thụ các sản phẩm quang
hợp. Nếu số lá sản suất nhỏ hơn hoặc bằng số lá tiêu thụ thì quần thể không có tích lũy,
không tạo được năng suất, duy trì lâu tình trạng này quần thể sẽ bị lụi tàn. Ngược lại nếu
diện tích lá quá nhỏ sẽ không nhận đủ được năng lượng ánh sáng để quang hợp dẫn đến
không đảm bảo được năng suất cây trồng.
Do đó, diện tích lá tối ưu của một quần thể là diện tích lá đảm bảo cho hiệu suất
quang hợp là cao nhất. Cần xác định diện tích lá tối ưu để làm cơ sở cho việc điều chỉnh
diện tích lá của quần thể.
Các chỉ tiêu xác định diện tích lá:
Chỉ số diện tích lá (hệ số lá) được đo bằng số m2 lá/1 m2 đất trồng. Đây là chỉ tiêu
quan trọng làm cơ sở để tăng diện tích lá. Thế năng quang hợp là chỉ tiêu đánh giá khả
năng quang hợp của một quần thể trong suốt chu kỳ sinh trưởng của cây. Chỉ số này được
đo bằng số mét vuông lá của quần thể tính theo từng ngày trong suốt đời sống của cây. Trị
số của nó có thể lên đến hàng triệu m2/ha.
Điều chỉnh nâng cao diện tích lá
Diện tích lá tối ưu thay đổi theo giống (ví dụ ở giống lúa cũ 2-3 m2 lá/1m2 đất, giống
lúa mới là 6-8 m2lá/1m2/đất), nên chọn giống có hệ số lá tối ưu cao là một hướng quan
trọng của các nhà chọn giống. Với lúa, tiêu chuẩn chọn lọc là: thấp cây, góc lá nhỏ (lá xếp
trên cây theo xu hướng song song với đường chiếu sáng) và lá cứng, một giống như vậy ta
có thể cấy dày và bón đạm để tăng diện tích lá mà không bị lốp đổ. Sử dụng phân bón, đặc
biệt là phân đạm để tăng nhanh diện tích lá. Tuy nhiên, cần bón cân đối với P, K để tránh
hiện tượng lốp đổ. Điều chỉnh mật độ cây trồng thích hợp để đến khi quần thể cây trồng
phát triển tối đa thì cho diện tích lá tối ưu. Mật độ cây trồng phụ thuộc vào giống, mức độ
thâm canh, độ màu mỡ của đất. Phòng trừ sâu bệnh và các tác nhân phá hại bộ lá, có biện
pháp kéo dài tuổi thọ của lá như sử dụng GA3 (gibberellin) để giữ ổn định diện tích lá tối ưu.
b) Điều chỉnh hoạt động quang hợp
Cường độ quang hợp: Phản ánh khả năng quang hợp của quần thể cây trồng, được
tính bằng lượng CO2 cây hấp thụ hoặc lượng O2 cây thải ra hay lượng chất khô tích lũy
được/một đơn vị diện tích lá/một đơn vị thời gian (mg CO2/1 dm2 lá/H2O; g chất khô/
1 dm2 lá/h). Chỉ tiêu này thay đổi theo giống, giai đoạn sinh trưởng, tuổi lá và điều kiện
ngoại cảnh…
Hiệu suất quang hợp: Là lượng chất khô tích lũy được/1 m2 lá/đơn vị ngày đêm. Hiệu
suất quang hợp phản ánh khả năng tích lũy của quần thể cây trồng (phương trình 3.11) nên
hiệu suất quang hợp phản ánh năng suất cây trồng.

156
Hiệu suất quang hợp cũng thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng, thường thì giai đoạn
nào có hoạt động quang hợp mạnh nhất (như giai đoạn làm đòng trổ bông ở lúa) thì giai
đoạn đó có hiệu suất quang hợp cao nhất.
Biện pháp nâng cao hoạt động quang hợp: Chọn tạo giống có cường độ và hiệu suất
quang hợp cao để cho hoạt động quang hợp tối ưu (xem thêm mục 5.23); Tạo điều kiện
cho cây trồng hoạt động quang hợp tốt nhất, bằng cách sử dụng các biện pháp như: bố trí
thời vụ phù hợp nhất; bón phân cân đối và hợp lý; đảm bảo đầy đủ nước (cần chú ý các
giai đoạn khủng hoảng nước như giai đoạn ra hoa, kết quả, hình thành cơ quan dự trữ; đảm
bảo cung cấp đủ ánh sáng cho cây quang hợp; phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng;…
c) Điều chỉnh thời gian quang hợp
Thời gian quang hợp là thời gian quang hợp trong ngày, trong năm, và tuổi thọ của
cơ quan quang hợp lá cây.
Thời gian quang hợp trong ngày là chu kỳ quang tại nơi trồng cây. Chỉ tiêu này con
người có thể điều chỉnh dễ dàng nếu trồng cây trong nhà kính có sử dụng chu kỳ quang
nhân tạo. Với hệ thống canh tác tự nhiên thường điều chỉnh theo hướng kéo dài thời gian
chiếu sáng bằng việc bổ sung đèn điện.
Thời gian quang hợp trong năm, tùy theo đặc điểm của từng giống cây trồng có thể
bố trí trồng nhiều vụ/năm, xen canh gối vụ để tận dụng năng lượng ánh sáng mặt trời.
Tuổi thọ của lá để có thể kéo dài tuổi thọ của lá người ta chủ yếu sử dụng phương
pháp bón phân đầy đủ và cân đối, đảm bảo đầy đủ nước và phòng trừ sâu bệnh hại lá.

3.5.2.2. Biện pháp nâng cao năng suất kinh tế


Vì năng suất kinh tế là sự tích hợp của năng suất sinh học với hệ số kinh tế (phương
trình 3.51). Vậy nên, muốn nâng cao năng suất kinh tế thì phải nâng cao năng suất sinh học
và hệ số kinh tế. Các biện pháp nâng cao năng suất sinh học như trình bày trong mục
3.5.2.1 trên đây. Để nâng cao hệ số kinh tế có thể tiến hành các biện pháp sau:
Chọn giống có hệ số kinh tế cao. Kkt là một chỉ tiêu phản ánh đặc tính của giống nên
chọn giống có hệ số kinh tế cao là một hướng quan trọng để nâng cao năng suất kinh tế.
Biện pháp huy động chất hữu cơ về cơ quan kinh tế: Nước có vai trò rất quan trọng
trong sự vận chuyển các chất hữu cơ từ cơ quan đồng hóa về cơ quan dự trữ (hạt, củ,
quả,…) từ đó quyết định năng suất kinh kế. Do đó, trong giai đoạn hình thành cơ quan kinh
tế cần phải cung cấp đầy đủ nước cho cây. Nếu thiếu nước ở giai đoạn này sẽ kìm hãm tốc
độ vận chuyển các chất hữu cơ về cơ quan kinh tế thậm trí có thể gây nên hiện tượng
“chảy ngược dòng” làm giảm năng suất nghiêm trọng.
Phân bón có tác dụng tăng cường dòng vận chuyển vật chất về cơ quan dự trữ đặc
biệt là K, P. Cung cấp đầy đủ các nguyên tố khoáng như Cu, Mn, Mo, Zn, B... và các chất

157
điều hòa sinh trưởng là biện pháp kích thích dòng vận chuyển chất hữu cơ về tích lũy trong
cơ quan kinh tế.
Ngoài ra, cần bố trí thời vụ hợp lý để đảm bảo cung cấp các điều kiện ánh sáng, nhiệt
độ… thuận lợi và sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh tốt sẽ tạo mọi điều kiện thuận
lợi để cho cây sản xuất và tích lũy các chất hữu cơ từ đó nâng cao năng kinh tế.

3.5.2.3. Quan điểm hiện đại về điều chỉnh quang hợp để nâng cao năng suất
cây trồng
Các quan điển hiện đại trên thế giới nhấn mạnh mối quan hệ của quang hợp trong sự
tương tác với điều kiện môi trường. Quang hợp của cây trồng trong điều kiện hiện nay
chưa đạt được bão hòa bởi các điều kiện môi trường không thuận lợi, từ đó kìm hãm năng
suất cây trồng (Murchie và cs., 2009). Từ việc phân tích các nhân tố kìm hãm quang hợp
có thể có các biện pháp điều chỉnh quang hợp hiệu quả để tăng năng suất cây trồng.
Hàm lượng CO2 trong khí quyển: Như phân tích trong mục 3.4.4 trên đây, hàm lượng
CO2 trong không khí hiện nay chưa đảm bảo cho quang hợp đạt bão hòa. Cùng với các giải
pháp hạn chế phát thải khí nhà kính sẽ càng làm cho lượng CO2 này giảm đi từ các phương
tiện giao thông hay các nhà máy công nghiệp sử dụng năng lượng hóa thạch như sinh học
năng lượng điện, năng lượng sinh học, năng lượng mặt trời... Do đó, tăng lượng CO2 trong
môi trường xung quanh cây trồng là một giải pháp để tăng hiệu suất quang hợp.
Các điều kiện môi trường vô sinh bất lợi như hạn, mặn, ánh sáng cao - thấp, nhiệt độ
cao - thấp đều là các nhân tố làm giảm mạnh sinh trưởng và hiệu quả quang hợp do đó
chọn lọc các kiểu gen có khả năng thích ứng tốt với điều kiện môi trường có ý nghĩa quan
trọng trong nông nghiệp (Boyer, 1982) (xem thêm trong Chương 7). Từ thực tế trên, việc
nghiên cứu sử dụng công nghệ gen vào các cơ chế điều chỉnh ở mức độ phân tử để tăng
khả năng chống chịu, bảo vệ bộ máy quang hợp, duy trì ổn định hoạt động quang hợp trong
điều kiện môi trường bất lợi là quan điểm hiện đại về điều chỉnh ảnh hưởng để tăng năng
suất cây trồng. Chẳng hạn như đề xuất của Ruban mới đây là tăng khả năng bảo vệ bộ máy
quang hợp trong điều kiện ánh sáng cao nhờ cơ chế NPQ (non -photochemical quenching –
một cơ chế giải phóng năng lượng dư thừa của diệp lục ở dạng nhiệt) (Ruban, 2017).
Điều chỉnh việc chuyển hóa năng lượng ánh sáng trong phản ứng sáng để tăng hiệu
suất quang hợp được nhiều nhà khoa học đề xuất như điều chỉnh tăng cường chuỗi vận
chuyển điện tử (Foyer và cs., 2017; Gollan PJ và 2017, 2017); tác động vào sự vận chuyển
proton trên màng thylakoid để tăng quang hợp được đề xuất bởi nhóm của Kramer (Davis
và cs., 2017).
Việc điều chỉnh hoạt tính của các enzyme tham gia vào chu trình Calvin có thể tăng
được hiệu suất quang hợp và tăng năng suất cây trồng. Theo hướng này, tăng cường hoạt
tính enzyme sedoheptulose - 1, 7 - biphosphatase trong chu trình đồng hóa CO2 có thể dẫn
đến tăng quang hợp, sinh khối và năng suất hạt lúa mì trong điều kiện nhà kính báo cáo bởi

158
(Driever và cs., 2017), ở thuốc lá bởi (Lefebvre và cs., 2005). Rubisco enzyme đóng vai trò
chìa khóa của quá trình đồng hóa carbon cũng được đề xuất vào mục tiêu điều chỉnh để
tăng hiệu quả quang hợp (Parry và cs., 2013) (Carmo-Silva và cs., 2015), cường biểu hiện
hoạt tính enzyme rubisco ở tảo có thể tăng cường quang hợp 28%; sinh trưởng 32%, sinh
khối 46%, sản xuất lipit 41% (Wei và cs., 2017).
Chuyển con đường đồng hóa ở thực vật C3 sang thực vật C4 bằng cách điều chỉnh
hoạt động của enzyme rubisco với CO2 nhằm giảm chu trình C2 và tăng cường hiệu quả sử
dụng nước và nitơ cũng được đề xuất như là một giải pháp quan trọng để tăng quang hợp ở
cây trồng (Long và cs., 2006; Reyna-Llorens và Hibberd, 2017). Bởi vì như phân tích trong
mục 3.2.2, con đường đồng hóa ở thực vật C4 hiệu quả hơn rất nhiều so với thực vật C3.
Gần đây nhất Leister và cs đã đề nghị tăng cường quang hợp bằng các đa dạng di
truyền mới (Dann và Leister, 2017).

3.6. Quá trình vận chuyển sản phẩm đồng hóa trong cây
Các chất hữu cơ sau khi được tổng hợp ở tế bào đồng hóa (hoặc tế bào bao quanh bó
mạch với cây C4) sẽ được vận chuyển vào mạch dẫn ở gân lá để vận chuyển đến các cơ
quan dự trữ và cơ quan bộ phận khác. Trong cây loại mạch làm nhiệm vụ vận chuyển chất
hữu cơ là mạch phloem (libe). Quá trình vận chuyển này có nhiều điểm khác so với quá
trình vận chuyển nước trong mạch gỗ.

3.6.1. Cấu tạo phloem


Phloem được tìm thấy ở cả mô mạch sơ cấp và thứ cấp của cây. Ở phần cây có cấu
tạo thứ cấp phloem nằm ở phần vỏ cây ngăn cách với mạch gỗ bởi lớp tầng sinh mạch thứ
cấp (phần nhày nhớt có màu trong bao quanh lõi gỗ của cây thân gỗ). Phloem có cấu tạo
gồm mạch rây và tế bào kèm (Hình 3.31). Trong đó, mạch rây làm nhiệm vụ dẫn truyền
đường và các chất hữu cơ khác, còn tế bào kèm nằm cạnh mạch rây (Hình 3.31) làm nhiệm
vụ hỗ trợ quá trình dẫn truyền. Trên vách ngăn dọc của mạch rây có các đám lỗ ngăn
ngang thông giữa các mạch rây gọi là đĩa rây để vận chuyển theo chiều dọc và các đám lỗ
trên vách dọc mạch rây gọi là vùng rây để vận chuyển theo chiều ngang (Hình 3.31). Phần
rỗng trong mạch rây nơi vận chuyển chất hữu cơ gọi là ống rây (Hình 3.31). Trong mô
phloem còn có chứa tế bào sợi, tế bào đá làm nhiệm vụ nâng đỡ hoặc tế bào mô mềm còn
gọi là nhu mô libe/mô mềm libe làm nhiệm vụ dự trữ, tế bào này rất phát triển ở những cây
có nhựa mủ.
Ở các gân nhỏ của lá hoặc mạch sơ cấp của thân thường có các tế bào bao quanh bó
mạch, đây là nơi diễn ra quá trình đồng hóa CO2 ở thực vật C4 (xem trong phần 3.3.3.2).
Khác với mạch gỗ mạch phloem luôn luôn là tế bào sống. Vì vậy, quá trình vận chuyển các
chất hữu cơ trong nó tuân theo qui luật sống và thường phức tạp khó khăn hơn so với vận
chuyển nước trong mạch gỗ.

159
Hình 3.31. Cấu tạo phloem

3.6.2. Quá trình vận chuyển chất hữu cơ trong phloem


Trong quá trình sinh trưởng cây cần năng lượng cho các hoạt động sống của mình.
Nguồn năng lượng sống đó lấy từ đường sản phẩm của quá trình quang hợp. Sau khi được
tổng hợp ở lá (gọi là source) đường được vận chuyển đến các nơi tiêu thụ và cơ quan dự
trữ (gọi là sink) như đỉnh chồi, thân, rễ, quả, hạt… Sản phẩm quang hợp được vận chuyển
từ source đến sink thông qua ống rây. Khác với vận chuyển trong mạch xylem, những lá ở
vị trí cao nhất sẽ vận chuyển đường xuống đỉnh chồi, các lá thấp nhất sẽ vận chuyển xuống
rễ, còn các lá trung gian có thể vận chuyển theo cả hai hướng trên. Dòng vận chuyển đi
xuống này ngược lại với dòng vận chuyển đi lên của nước và chất khoáng hòa tan trong xylem.
Tốc độ vận chuyển trong mạch rây khá nhanh, đạt 1-1.5 g/h/cm(Taiz và Zeiger, 2010).
Thành phần các chất được vận chuyển trong phloem
Khi phân tích dịch phloem cho thấy các chất được vận chuyển trong mạch phloem
bao gồm nước, đường, amino acid, protein, hormone sinh trưởng, các chất vô cơ (Bảng 3.5).
Bảng 3.5. Thành phần của dịch phloem (nhựa cây)

Thành phần các chất Nồng độ (mg/l)


Đường 80 - 106
Amino acid 5.2
Acid hữu cơ 2.0 - 3.2
Protein 1.45 - 2.20
K 2.3 - 4.4
Cl 0.355 - 0.675
P 0.350 - 0.550
Mg 0.109 - 0.122

Theo (Taiz và Zeiger, 2010)

160
Trong đó, nước là chiếm tỷ lệ nhiều nhất, trong các chất tan thì carbohydrate là chất
vận chuyển chính (Bảng 3.4). Sucrose là đường không khử, có khả năng phản ứng thấp nên
được vận chuyển phổ biến nhất trong mạch rây. Các dạng đường khử khác có chứa nhóm
aldehide và ketone như glucose, fructose thì không được vận chuyển trong ống rây.
Hợp chất nitrogen được tìm thấy trong phloem chủ yếu ở dạng amino acid và amide,
đặc biệt là glutamate và aspartate cùng các amide của chúng là glutamine và asparagine.
Phần lớn các hormone thực vật nội sinh như auxin, gibberellin, cytokinin và acid
abscisic (xem thêm trong Chương 6 của cuốn sách này) đều được tìm thấy trong mạch rây.
Sự vận chuyển khoảng cách dài của các hormone diễn ra ở một phần nhỏ trong ống rây.
Các nucleotide phosphate và các protein cũng được tìm thấy trong dịch phloem.
Protein được tìm thấy chủ yếu là protein dạng sợi, protein kinase (như protein
phosphorylation), thioredoxin (khử disulfide), ubiquitin (protein turnover), chaperones
(protein tạo gấp nếp), và các chất ức chế protease (chất bảo vệ các protein trong phloem).
Các chất vô cơ hòa tan bao gồm K, Mg, P, Cl (Bảng 3.4). Ngược lại, NO3-, Ca, S, Fe
thường đứng yên trong phloem (Taiz và Zeiger, 2010).
Các cơ chế vận chuyển:
Khuếch tán: Diễn ra khi các phân tử vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có
nồng độ thấp hơn. Quá trình vận chuyển này không đòi hỏi năng lượng vì các phân tử chất
tan vận chuyển xuống theo gradient nồng độ của chúng.
Bơm proton: Sử dụng năng lượng từ
ATP để tạo nên gradient điện hóa, trong
đó nồng độ proton cao hơn ở một mặt của
màng nguyên sinh chất.
Chất đồng vận chuyển: Là kênh vận
chuyển có đòi hỏi năng lượng ATP. Trong
đó chất đồng vận chuyển mang hai phân
tử trong cùng một thời gian: một phân tử
được vận chuyển theo gradient nồng độ
giải phóng năng lượng, năng lượng này
được sử dụng để vận chuyển phân tử khác
ngược chiều gradient nồng độ. Trong đó,
có hai dạng đồng vận chuyển:
Symporter là chất vận chuyển hai phân tử
cùng hướng hoặc là cùng vào trong tế bào
hoặc cùng ra ngoài tế bào; Antiporter là Hình 3.32. Quá trình vận chuyển chất hữu cơ
dạng vận chuyển hai phân tử ngược chiều
nhau, một phân tử vào trong tế bào và phân tử khác ra khỏi tế bào.

161
Vận chuyển theo mô hình dòng khối:
Cơ chế của quá trình vận chuyển trong phloem ở thực vật hạt kín được giải thích theo
mô hình dòng khối, đề xuất đầu tiên bởi (Münch, 1930). Đây là mô hình được thừa nhận
rộng rãi nhất.
Theo thuyết dòng khối các chất tan được vận chuyển theo gradient áp suất thẩm thấu
giữa vùng source và sink. Quá trình vận chuyển này diễn ra theo cả hai cơ chế bị động và
chủ động. Ở vùng source lá cây, năng lượng cần thiết để vận chuyển sản phẩm quang hợp
từ tế bào sản xuất (tế bào thịt lá - mô giậu) vào tế bào bao quanh bó mạch, sau đó được đẩy
vào trong ống rây thông qua trung gian là tế bào kèm (Hình 3.32). Ở vùng sink năng lượng
cần để vận chuyển sản phẩm đồng hóa từ ống rây vào tế bào sink. Trong ống rây chất hữu
cơ được vận chuyển bị động theo cơ chế khuếch tán không cần sự tham gia của năng lượng
ATP (Hình 3.32).
Đường sau khi được vận chuyển vào trong ống rây làm tăng nồng độ chất tan dẫn
đến giảm thế năng nước ở ống rây. Sự chênh lệch thế năng nước này làm nước vận chuyển
từ mạch xylem vào ống rây theo cơ chế thẩm thẩm (Hình 3.32). Khi đó thế năng nước và
tăng sức trương trong ống rây tại vùng source được tăng lên, cao hơn so với vùng sink. Sự
chênh lệch thế nước này chính là động lực cho sự vận chuyển từ vùng source đến vùng
sink.
Tại vùng sink, do hoạt động trao đổi chất của tế bào diễn ra mạnh mẽ cho sự sinh
trưởng hoặc sự chuyển hóa đường thành tinh bột hay các chất dự trữ nên hàm lượng đường
của vùng sink luôn thấp hơn trong ống rây.
Nhưng nếu vùng sink là các tế bào dự trữ như củ cải đường hay mía, thì lượng đường
trong tế bào sink có thể cao hơn trong ống rây. Khi đó cần đến cơ chế bơm proton,
antiporter sử dụng năng lượng ATP để đẩy đường vào không bào của tế bào sink.
Sau khi đường rời khỏi ống rây tại vùng sink, làm tăng thế năng nước của ống rây,
nước vận chuyển từ ống rây sang mạch xylem (Hình 3.32). Sự vận chuyển nước ra khỏi
phloem ở vùng sink làm giảm thế năng thẩm thấu và sức trương trong phloem ở vùng sink.
Sự giảm này đã duy trì hướng vận chuyển từ vùng source đến vùng sink.

162
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Quang hợp là gì? So sánh các hình thức quang hợp ở sinh vật? Giải thích tại sao
nói quang hợp quyết định hình thức tự dưỡng ở thực vật bậc cao?
2. Phân tích vai trò của quang hợp với bản thân cơ thể thực vật, với con người và các
sinh vật khác trên Trái đất?
3. Mô tả cấu tạo của lá và phân tích sự phù hợp giữ cấu tạo đó với chức năng quang
hợp?
4. Phân tích sự phù hợp của cấu tạo cơ quan quang hợp với chức năng mà nó đảm
nhiệm?
5. So sánh cấu tạo và chức năng của PSI và PSII?
6. Phân tích sự phù hợp trong cấu tạo của diệp lục với chức năng hấp thu năng lượng
ánh sáng?
7. Nêu cấu tạo, sự phân bố và chức năng của carotenoid trong bộ máy quang hợp?
8. Giải thích sự thay đổi của diệp lục và carotenoid để thích ứng với sự thay đổi của
cường độ ánh sáng mà cây nhận được?
9. Trong quang hợp oxy phân tử được hình thành từ đâu? Quá trình này diễn ra như
thế nào?
10. Trong phản ứng sáng của quang hợp diệp lục thực hiện chức năng của mình như
thế nào?
11. Sự chuyển hóa năng lượng quang năng thành năng lượng hóa năng trong quang
hợp được diễn ra ở đâu và như thế nào?
12. Mô tả quá trình vận chuyển điện tử trong quang hợp?
13. Tại sao quá trình tổng hợp ATP trong quang hợp lại được gọi là quá trình quang
phosphoril hóa?
14. Phản ứng tối và phản ứng sáng của quang hợp diễn ra ở hai địa điểm khác nhau,
chúng có mối liên hệ với nhau không? Hãy phân tích mối liên hệ đó nếu câu trả lời là có?
15. Có các con đường đồng hóa carbon nào diễn ra ở thực vật bậc cao? Phân tích sự
giống và khác nhau giữa các con đường đó?
16. Hãy giải thích tại sao quang hợp ở thực vật C4 lại có hiệu quả cao hơn thực vật
C3? Với những ưu thế của thực vật C4, con người có thể thực hiện việc biến đổi con đường
đồng hóa C3 thành C4 ở thực vật C3 được không? Hãy tìm minh họa để giải thích?
17. So sánh quang hợp của thực vật C3, C4 và CAM?

163
18. Phân tích ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình quang hợp? Điều gì sẽ xảy ra
nếu cây trồng nhận được ánh sáng quá cao? Liên hệ trong thực tiễn trồng trọt?
19. Phân tích ảnh hưởng của CO2 đến quang hợp? Hãy giải thích tại sao quang hợp bị
ức chế ở nồng độ CO2 cao?
20. Phân tích ảnh hưởng của nước đến quang hợp? Điều gì sẽ xảy ra nếu cây trồng bị
thiếu nước? Liên hệ trong thực tiễn trồng trọt?
21. Phân tích ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp?
22. Phân tích ảnh hưởng của chất khoáng đến quang hợp? Tại sao cần cung cấp đủ
các chất khoáng cho cây? Liên hệ trong thực tiễn trồng trọt?
23. Phân tích mối quan hệ giữa quang hợp với năng suất cây trồng?
24. Năng suất cây trồng là gì? Cần phải điều chỉnh quang hợp như thế nào để tăng
năng suất cây trồng?
25. Phân tích quan điểm hiện đại về điều chỉnh quang hợp để tăng năng suất cây
trồng?
26. Sản phẩm quang hợp được vận chuyển ở đâu trong cây? Quá trình vận chuyển
này diễn ra như thế nào?

164
Chương 4
HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

4.1. Khái quát chung


4.1.1. Định nghĩa
Hô hấp là quá trình phân giải oxy hóa các chất hữu cơ với sự tham gia của oxy không
khí cho đến sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cung cấp
cho tất cả các hoạt động sống của cây và tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình
sinh tổng hợp các chất khác nhau trong cây.
Như vậy, hô hấp không chỉ là quá trình phân giải thuần túy mà còn tham gia vào quá
trình tổng hợp ở nghĩa là cung cấp một số nguyên liệu cho một số công đoạn của quá trình
tổng hợp các chất khác. Ở đây muốn nói đến vai trò của các sản phẩm trung gian của quá
trình hô hấp.
Phương trình đơn giản của hô hấp được viết như sau:
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O - Q (kcal + to)
Tuy nhiên, hô hấp là một quá trình oxy hóa khử xảy ra rất phức tạp bao gồm hàng
loạt các phản ứng hóa sinh liên tục dưới sự xúc tác của một hệ thống enzyme đặc hiệu. Quá
trình này được chia thành hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: Quá trình oxy hóa cơ chất hô hấp với sự tham gia của hệ thống enzyme
oxy hóa khử và sự tách điện tử và H+ ra khỏi cơ chất hô hấp để hình thành nên các chất
khử mạnh như NADH+H+, FADH2, NADPH+H+ và giải phóng CO2 vào không khí
Giai đoạn 2: Quá trình oxy hóa liên tục NADH, FADH2, NADPH với sự tham gia
của oxy không khí để giải phóng năng lượng tích lũy trong các liên kết cao năng của ATP
và hình thành nên H2O.
Theo đó phương trình tổng quát của hai giai đoạn được viết như sau:

C6H12O6 + 6H2O → 6CO2 + 12H+


12H+ + 6O2 → 12H2O – Q (kcal + to)
C6H12O6 + 6 O2 → 6CO2 + 6H2O - Q (kcal + to)

4.1.2. Vai trò của hô hấp đối với thực vật


Hô hấp cung cấp năng lượng cho hầu như tất cả các hoạt động của cây.
Quang hợp là quá trình tích lũy năng lượng ánh sáng mặt trời vào trong các chất hữu
cơ thì trong quá trình hô hấp năng lượng đó được giải phóng ra để cung cấp cho các hoạt

165
động sống của cây như các quá trình phân chia và sinh trưởng của tế bào, quá trình trao đổi
chất như vận chuyển vật chất ngược chiều gradient nồng độ, và đặc biệt giúp cây chống
chịu được với các điều kiện bất lợi của môi trường…
Như vậy, năng lượng được sinh ra từ quá trình hô hấp có nguồn gốc sâu xa từ năng
lượng ánh sáng mặt trời.
Trong cây chỉ trừ phần năng lượng dùng trong các phản ứng đồng hóa carbon trong
pha tối là lấy từ ánh sáng mặt trời thông qua các phản ứng sáng của quang hợp, còn lại
năng lượng cho tất các cả hoạt động sống khác đều lấy từ quá trình hô hấp.
Sản phẩm trung gian của hô hấp được dùng làm nguyên liệu tổng hợp các chất hữu
cơ khác nhau.
Một số sản phẩm trung gian của quá trình hô hấp, ví dụ như đường pentozo – P,
fructose – P, acetyl coenzym – A, các acid amin, các ketoacid… được dùng làm nguyên
liệu để tổng hợp các hợp chất hữu cơ khác nhau trong cơ thể như protein, lipid, acid
nucleic, glucid. Điều đó có nghĩa hô hấp không chỉ là quá trình phân giải đơn thuần mà nó
còn mang ý nghĩa tổng hợp vật chất hay nói cách khác hô hấp vừa là quá trình dị hóa vừa
mang đặc tính của quá trình đồng hóa.
Hô hấp có thể điểu chỉnh được để mang lại lợi ích cho con người
Trong sản xuất, việc hiểu biết về hô hấp giúp ta điều chỉnh hô hấp theo hướng có lợi
cho con người như tránh hô hấp yếm khí có hại cho cây, khống chế hô hấp trong việc bảo
quản nông sản phẩm để giảm thiểu sự hao hụt chất hữu cơ do hô hấp của nông sản phẩm.

4.1.3. Nguyên liệu


Điều kiện đầu tiên để cho hô hấp có thể xảy ra là trong mô thực vật phải có những
hợp chất hữu cơ làm nguyên liệu cho các phản ứng oxy hóa.
Glucose là nguyên liệu phổ biến nhất cho hô hấp, do vậy các mô tả về quá trình hô
hấp điển hình thường diễn tả quá trình phân giải glucose. Có thể nói đó là kiến thức kinh
điển qua các thời kỳ phát triển của khoa học sinh học.
Tuy nhiên, những hợp chất carbon khử có nguồn gốc từ quá trình phân giải tinh bột,
hay quang hợp như disaccharide sucrose, hexose phosphate và triose phosphates; các chất
đồng phân có chứa fructose như fructan, và các đường khác; hay như lipids (triacylglycerols
sơ cấp), các acid hữu cơ, và đôi khi cả protein cũng được tế bào sử dụng làm nguyên liệu
hô hấp.
Tóm lại, nguyên liệu hô hấp là các hợp chất hữu cơ khác nhau như glucose, các sản
phẩm của quá trình chuyển hóa tinh bột, lipid, acid hữu cơ, protein, tuy nhiên phổ biến
nhất là glucose.

166
4.2. Bộ máy hô hấp
4.2.1. Cấu tạo của ty thể
Khác với quang hợp, trong cơ thể thực vật không có cơ quan hô hấp chuyên biệt.
Quá trình hô hấp được thực hiện trong một bào quan nằm trong tế bào chất đó là ty thể. Vì
thế, ty thể được coi như là trung tâm sản sinh ra năng lượng của tế bào hay còn gọi là nhà
máy điện của tế bào (cell powerhouse). Trong cấu tạo ty thể có rất nhiều đặc điểm để phù
hợp với chức năng hô hấp của tế bào.
Trong tế bào thực vật ty thể có dạng hình cầu, dạng que hay dạng sợi dài: đường kính
0,5-1 μm, chiều dài 1-5 μm.
Số lượng ty thể trong một tế bào phụ thuộc vào hoạt động trao đổi chất của mô bào
đó. Cơ quan nào có hoạt động trao đổi chất mạnh thì số lượng ty thể nhiều và ngược lại.
Thành phần chủ yếu của ty thể là protein chiếm 70% khối lượng khô, được chia làm
hai loại là protein hòa tan như các protein enzyme và protein không hòa tan như các
protein tham gia cấu tạo nên các phức hợp chức năng định vị trên màng trong của ty thế.
Ngoài ra trong ty thể còn có lipid chiếm khoảng 27% chủ yếu là phospholipid, còn lại là
ADN và ARN riêng của ty thể.
Ty thể được cấu tạo bởi ba phần: màng ngoài bao bọc; màng trong ty thể và khoang
ty thể (Hình 4.1).

Hình 4.1. Cấu trúc ty thể, hình mô


phỏng ty thể (a), hình ảnh hiển vi
điện tử (b); cấu trúc màng trong
ty thể (c)

167
Màng ngoài
Màng ngoài có cấu trúc của màng cơ bản (màng sinh học), được cấu tạo từ hai lớp kép
lipid tương tự như màng sinh chất hay màng ngoài lục lạp; nó có bề dày khoảng 5 – 7nm.
Về chức năng, màng ngoài có nhiệm vụ bao bọc, bảo vệ và quyết định tính thấm đối
với các chất đi ra và đi vào ty thể.
Màng trong
Màng trong (Hình 4.1c) của ty thể gồm một hệ thống màng ăn sâu vào không gian
bên trong ty thể tạo thành những nếp gấp như những răng lược. Đặc điểm này làm gia tăng
đáng kể diện tích bề mặt của màng trong tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vận chuyển
điện tử và phosphoril hóa oxy hóa diễn ra trên đó. Trên bề mặt màng trong có rất nhiều hạt
hình cầu có chân gọi là các thể hình nấm (oxisome/hạt). Mỗi oxisome có cấu tạo gồm 3
phần, đầu, thân và chân. Trong đó phần đầu có hình tròn giống như mũ nấm, bên trong
chứa các enzyme cho quá trình tổng hợp ATP.
Về chức năng màng trong ty thể chứa nhiều enzyme tham gia vào chuỗi chuyển vận
electron và phosphoryl hóa.
Cơ chất ty thể
Màng trong bao quanh một khối chất nền cơ bản được gọi là cơ chất ty thể
(Hình 4.1a,b).
Cơ chất ty thể có thành phần hóa học chủ yếu là protein chiếm 50%, phần lớn trong
số đó là các enzyme của chu trình Krebs và các enzyme khác (xem trong phần cơ chế hô
hấp); chiếm một tỷ lệ nhất định lipid và các nguyên tố khoáng. Ngoài ra chất nền còn chứa
các phân tử ADN dạng vòng và ARN, ribosom cho quá trình tổng hợp một số protein của
riêng ty thể.
Cơ chất ty thể là nơi diễn ra các phản ứng oxy hóa chất hữu cơ của chu trình Krebs.
Khoang ty thể
Ty thể có hai khoảng trống là bên ngoài và bên trong, trong đó khoảng trống bên
ngoài ngăn cách giữa màng trong và màng ngoài; còn khoảng trống bên trong được hình
thành do hai lớp màng trong gấp nếp lại tạo thành, hay đó chính là khoảng trống bên trong
của răng lược (Hình 4.1c).
Vai trò của các khoang ty thể là tham gia vào quá trình tổng hợp ATP thông qua việc
điều chỉnh điện tử H+ trong khoang.

4.2.2. Chức năng của ty thể


Thực hiện oxy hóa các chất hữu cơ để giải phóng năng lượng tích lũy trong các phân
tử ATP.

168
Ty thể cung cấp các hợp chất trung gian để thực hiện quá trình sinh tổng hợp một số
hợp chất quan trọng cho cây như chlorophyll, cytochrome, pyrimidine, steroid, alkaloid...
Chất nền ty thể có chứa các enzyme cho sinh tổng hợp chất béo.
Ty thể là nơi tổng hợp một số amino acid. Đầu tiên là acid glutamic và acid aspartic.
Những hợp chất này được tổng hợp từ acid α-ketoglutaric và oxaloacetic tương ứng. Các
amino acid khác được tổng hợp bằng phương pháp chuyển hóa hoặc chuyển vị amin (nhóm
–NH2) từ acid glutamic và acid aspartic.
Ty thể là nơi dự trữ và giải phóng Ca2+ khi tế bào cần.
Ngoài ra, do trong ty thể có chứa riboxom, ADN và ARN riêng của mình nên có khả
năng tổng hợp một số protein riêng và thực hiện chức năng di truyền ngoài nhân một số
tính trạng được qui định bởi protein ty thể.

4.3. Cơ chế hô hấp


Hô hấp ở thực vật có hai hình thức, hô hấp hiếu khí và hô hấp yếm khí. Với sự tham
gia bắt buộc của oxy không khí, nguyên liệu hô hấp được oxy hóa tới sản phẩm cuối cùng
là CO2 và H2O và giải phóng năng lượng, được gọi là quá trình hô hấp hiếu khí.
Ngoài ra, khi cây rơi vào điều kiện không có oxy, thì hô hấp hiếu khí chuyển sang
hình thức hô hấp yếm khí, hay còn gọi là quá trình lên men. Trong hai hình thức này hô
hấp hiếu khí xảy ra ở tất cả thực vật trên Trái đất. Trong khi lên men chỉ là hình thức hô
hấp tạm thời khi môi trường không có oxy.
Nhìn chung hô hấp là quá trình rất phức tạp gồm rất nhiều các phản ứng sinh hóa
khác nhau với sự tham gia của một số lượng lớn các enzyme đặc biệt là ở hình thức hô hấp
hiếu khí.

4.3.1. Hô hấp hiếu khí


Hô hấp hiếu khí là hình thức hô hấp chủ yếu đảm bảo được nguồn năng lượng cho
các hoạt động sống của tế bào. Hình thức này xảy ra ở tất cả các tế bào trong cơ thể thực
vật trong điều kiện có O2. Quá trình này được chia làm ba giai đoạn: đường phân, chu trình
Krebs; quá trình vận chuyển điện tử và phosphoril hóa hô hấp, được tóm tắt trong Hình 4.2.
Trong đó, đường phân là quá trình phân giải yếm khí đường glucose thành pyruvate
và giải phóng 2 ATP, 2 NADH, quá trình này diễn ra trong tế bào chất. Chu trình Krebs
tiếp tục oxy hóa hoàn toàn pyruvate thành sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O, giải phóng
2 ATP, 6 NADH và 2 FADH2 và điện tử, quá trình này diễn ra trong cơ chất ty thể. Vận
chuyển điện tử và phosphoril hóa thực chất là hai quá trình riêng biệt nhưng có sự kết hợp
chặt chẽ với nhau trên màng trong ty thể để tạo ra sản phẩm là 32-34 ATP. Chi tiết các giai
đoạn này được trình bày ngay sau đây.

169
Hình 4.2. Sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp hiếu khí

4.3.1.1. Quá trình đường phân


a) Diễn biến
Diễn ra trong tế bào chất, dưới sự xúc tác của một loạt các enzyme oxy hóa khử khác
nhau, phân tử đường glucose được phân giải thành acid pyruvic. Quá trình này không đòi
hỏi sự tham gia của oxy nên còn được gọi là giai đoạn yếm khí của quá trình hô hấp hiếu
khí. Đường phân là giai đoạn chung cho cả quá trình hô hấp hiếu khí và yếm khí.
Phương trình tổng quát của quá trình đường phân như sau:
C H O + 2ADP + 2NAD + 2H PO → 2C H O + 2NADH + 2ATP
6 12 6 3 4 3 4 3 2

Thực chất đường phân là một quá trình sinh lý rất phức, gồm ít nhất 11 phản ứng,
được chia thành ba giai đoạn nhỏ là hoạt hóa đường, phân giải đường và hình thành ATP
và NADH (Hình 4.3).
Hoạt hóa đường
Ở giai đoạn đầu tiên này, phân tử đường được hoạt hóa nhờ ATP để thành đường
hexozophosphate. Giai đoạn này cần 2 phân tử ATP để biến đổi glucose thành fructozo-
1,6-diphosphate qua trong gian fructozo-6-diphosphate.
Phân giải đường
Sau khi hình thành, 2 phân tử fructozo - 1,6 - diphosphate bị phân giải thành 2
triozophosphate là 3- phosphoglyceral aldehyde và dihydroxy aceton phosphate. Trong đó

170
hai đường ba carbon này có thể chuyển hóa lẫn nhau. Dihydroxy aceton phosphate sau đó

Hình 4.3. Quá trình đường phân


Trong hình mol – molecule: Phân tử

171
được chuyển thành 3- phosphoglyceral aldehyde.
Giai đoạn hình thành ATP và NADH
Đây là giai đoạn oxy hóa liên tục 3- phosphoglyceral aldehyde với sự tham gia của
NAD để hình thành nên acid pyruvic đồng thời giải phóng ATP tự do và NADH.
Giai đoạn hình thành ATP và NADH
Đây là giai đoạn oxy hóa liên tục 3- phosphoglyceral aldehyde với sự tham gia của
NAD để hình thành nên acid pyruvic đồng thời giải phóng ATP tự do và NADH.
b) Kết quả
Oxy hóa một 1 phân tử glucose bằng con đường đường phân tạo ra 2 phân tử
pyruvate, 2ATP tự do và 2NADH2, mà 1NADH2 sau quá trình phosphoril hóa có mức năng
lượng tương đương 3ATP. Như vậy, giai đoạn đường phân ngoài 2 phân tử acid pyruvic thì
còn tạo ra năng lượng tương đương 8ATP.
Trong điều kiện có oxy, pyruvate sau khi tạo thành rời khỏi tế bào chất, di chuyển
đến ty thể để thực hiện quá trình phân giải tiếp theo trong chu trình Krebs.
Còn nếu không có oxy thì pyruvate sẽ ở lại tế bào chất và bị biến đổi trong quá trình
lên men yếm khí.

4.3.1.2. Chu trình Krebs


a) Diễn biến
Pyruvate sau khi đi qua hai lớp màng của ty thể sẽ được di chuyển vào trong cơ chất.
Tại đây, nó bị oxy hóa triệt để với sự xúc tác của một hệ thống các enzyme đặc hiệu để giải
phóng CO2 và H2O; đồng thời tạo ra các chất khử có mức năng lượng cao như NADH2,
FADH2 và giải phóng ATP tự do.
Phương trình tổng quát của chu trình Krebs như sau:
2 C3H4O3 + 6 H2O → 6 CO2 + 2 ATP + 10 [H2]

Trong quá trình trên, pyruvate trước khi tham gia vào chu trình Krebs, được
decarboxy hóa bởi enzyme pyruvate dehydrogenase, tạo ra sản phẩm là NADH (từ NAD+),
CO2, và acetic acid ở dạng acetyl-CoA (Hình 4.4).
Enzyme pyruvate dehydrogenase tồn tại ở dạng phức gồm một vài enzyme có khả
năng phân giải toàn bộ 3 bước của quá trình oxy hóa, ba bước đó là decarboxylation,
oxidation, và kết hợp với CoA.
Phản ứng tiếp theo là tổng hợp hợp chất 6C citrate (acid citric) nhờ sự kết hợp của
acetyl coenzyme A với hợp chất 4C là oxaloaxetic acid, mở đầu cho chu trình Krebs. Do
hợp chất đầu tiên của chu trình là acid citric, nên người ta còn gọi là chu trình citric. Sau
đó citrate sẽ tiếp tục được biến đổi liên tục qua các acid: aconitate, izocitrate,

172
oxalosuccinate, α-xetoglutarate, succinyl coA, succinate, fumartate, malate và cuối cùng
quay trở lại oxaloaxetate acid để khép kín chu trình. Các phản ứng của quá trình này và các
enzyme xúc tác được tóm tắt trong Hình 4.4 dưới đây.
Quan sát chu trình Krebs trong Hình 4.4 cho thấy các acid trong chu trình hầu hết
đều có 3 nhóm – COOH nên chu trình này có thể gọi là chu trình tricarboxylic acid (chu
trình TCA – Tricarboxylic acid).

Hình 4.4. Chu trình Krebs (chu trình citric acid - citric acid cycle)
b) Kết quả
Sau khi oxy hóa hoàn toàn 2 phân tử pyruvate, chu trình Krebs tạo ra 3 phân tử CO 2,
2 ATP tự do, 10 cặp H+ (8NADH2 và 2FADH2), các điện tử H+ này sẽ được chuyển tới O2
không khí, qua quá trình vận chuyển điện tử, năng lượng giải phóng ra được tích lũy trong
các phân tử ATP qua quá trình phosphoril hóa ở mức coenzyme (xem phần sau). Kết quả
cuối cùng về năng lượng sau khi 2 phân tử pyruvate trải qua chu trình Krebs là 30ATP.
c) Ý nghĩa
Là chu trình cơ bản nhất cho tất cả thế giới sinh vật, bởi vì nó tạo ra một lượng năng
lượng rất lớn 30 ATP sau khi oxy hóa hoàn toàn 2 phân tử pyruvate từ quá trình đường
phân. Đây là nguồn năng lượng chủ yếu cung cấp cho các hoạt động sống của cây.
Chu trình Krebs tạo ra rất nhiều các sản phẩm trung gian mà chúng là nguyên liệu để

173
tổng hợp nên các chất hữu cơ khác. Ví dụ, như các xetoacid được dùng để tổng hợp acid
amin, sau đó sẽ tổng hợp nên protein; Axetin – CoA đóng vai trò trung tâm trong trao đổi
lipid, các steroid, terpenoid, isoprinoite, phytochrom, gibberillin (GA3), abscisic acid
(ABA) hay tổng hợp nên chlorophyll, acid nucleic...
Ngoài ra, khả năng chịu phân đạm, chịu nóng của cây liên quan đến chu trình Krebs
nhờ sự tham gia của một số hợp chất trung gian như pyruvate, fumarate, malate,
oxaloacetate, succinate... trong quá trình đồng hóa amon, giúp cây giải độc amon khi hàm
lượng NH3 trong cây tăng lên do bón dư thừa nitơ hoặc sự phân giải các hợp chất chứa nitơ
bởi nhiệt độ cao khi cây gặp nóng.

4.3.1.3. Chu trình pentose phosphate


a) Diễn biến
Song song với con đường đường phân và chu trình Krebs của quá trình hô hấp hiếu
khí trình bày trên đây, trong tế bào còn một con đường hô hấp hiếu khí khác nữa là chu
trình pentose phosphate. Đây là quá trình phân giải triệt để glucoze không qua giai đoạn
đường phân mà oxy hóa trực tiếp đường glucose-6-phosphate một sản phẩm của quá trình
phosphatase đường glucose (Hình 4.5).
Hai phản ứng đầu tiên của chu trình là oxy hóa chuyển hóa hợp chất đường 6C,
glucose-6phosphate thành đường 5C ribulose-5-phosphate, giải phóng 1 CO2. Tiếp đó
ribulose-5-phosphate được biến đổi thành hai sản phẩm trung gian với quá trình đường
phân glyceraldehyde-3-phosphate và fructose-6 phosphate. Bởi vì đường 6C glucose-6-
phosphate có thể được tái sinh từ glyceraldehyde-3-phosphate và cả fructose-6 phosphate
nhờ các enzyme của quá trình đường phân (Hình 4.2), và đường phân được ưu tiên trước
sau đó mới đến chu trình pentose phosphate, nên 6 lần quay vòng của chu trình được tóm
tắt bằng phương trình sau:
6glucose-6-P + 12NADP+ + 7H2O → 5glucose-6-P + 6CO2 + Pi + 12NADPH + 12H+
Trong đó, 6 phân tử glucose-6-phosphate trải qua chu trình pentose phosphate thì
được tái tạo được 5 phân tử, và chỉ 1 phân tử bị oxy hóa để tạo ra 12 phân tử NADPH.

174
Hình 4.5. Chu trình pentose phosphate (Taiz và Zeiger, 2010)
Nếu chu trình Krebs dùng enzyme khử là NAD+, thì ở chu trình pentose phosphate
dùng NADP (Nicotinamid adenin dinucleotid phosphate). Theo đó, sản phẩm trọng nhất
của chu trình là NADPH2 và kèm theo giải phóng CO2.
Đây cũng là chu trình hô hấp hiếu khí xảy ra khi có đủ O2 vì các phân tử NADPH2
cần được oxy hóa bởi oxy không khí để tạo thành năng lượng ATP.
Do có sử dụng chung các enzyme của quá trình đường phân nên chu trình này chỉ
xảy ra khi các enzyme của đường phân có hoạt tính mạnh, trong mối quan hệ này đường
phân vẫn được ưu tiên hơn.
Khi oxy hóa hết 1 phân tử glucose qua chu trình pentose phosphate này tạo ra 12
NADPH2.
b) Ý nghĩa của chu trình

175
Chu trình này sẽ tạo ra một nguồn năng lượng lớn chứa đựng trong 12 phân tử
NADPH2 cung cấp cho các hoạt động sống của cây.
Ở những bào quan không có diệp lục như hạt tinh bột, hoặc trong lục lạp khi không
có ánh sáng, chu trình pentose phosphate có thể cung cấp NADPH cho các phản ứng sinh
tổng hợp như sinh tổng hợp lipid, đồng hóa nitơ (Taiz và Zeiger, 2010).
Chu trình tạo ra một số sản phẩm trung gian mà quan trọng nhất là đường 5C
(pentose phosphate), là xuất phát điểm để tổng hợp nên nhiều hợp chất rất quan trọng trong
cây như nucleic acid (ADN và ARN), các hormone sinh trưởng như auxin, cytokinin, các
hợp chất phenol như acid amino thơm, lignin, flavonoids, và phytoalexins...

4.3.1.4. Chu trình glyoxylic


Chu trình glyoxylic là một dạng biến thể của chu trình Krebs, trong đó thực hiện
chuyển đổi hợp chất 2C acetyl-CoA kết hợp với oxaloacetate thành succinate. Sau đó, một
mặt succinate được biến đổi qua một loạt các phản ứng sinh hóa, với sự xúc tác của rất
nhiều các enzyme khác nhau để tái sinh oxaloacetate khép kín chu trình (Hình 4.6). Quá
trình này diễn ra trong glyoxysom.

Hình 4.6. Chu trình Glioxylic (Taiz và Zeiger, 2010)


cytosol: tế bào chất; mitochondrion: ty thể; gyloxylate cycle: chu trình glyoxylate.
Mặt khác succinate được vận chuyển từ glyoxysom đến ty thể để thực hiện chuyển

176
hóa thành malate (Hình 4.6). Tiếp đó malate rời ty thể ra ngoài tế bào chất để tổng hợp
nên glucose bởi một loạt các enzyme khác nhau. Chi tiết quá trình này được thể hiện (trong
Hình 4.6).
Chu trình glioxylic thực hiện sự biến đổi lipid thành carbohydrate (glucose), không
tạo ra nhiều năng lượng như chu trình Krebs sau đó, carbohydrate (glucose) tiếp tục được
biến đổi qua quá trình đường phân và chu trình Krebs để tạo đủ năng lượng cho tế bào.
Không phải tất cả các thực vật đều chuyển hóa lipid thành đường như chu trình
glioxylic. Thực tế, chu trình này được phát hiện ở vi khuẩn, nấm mốc và một số thực vật,
đặc biệt là quá trình nảy mầm của những hạt chứa nhiều dầu như đậu. Trong quá trình nảy
mầm của những hạt cây có dầu do kết quả của sự phân giải các acid béo sẽ tạo nên lượng
lớn acetic acid (axetyl-CoA). Acid này sẽ tham gia vào chu trình glioxylic acid để tạo
thành glucose, dạng đường khử được chuyển hóa từ hạt (lá mầm) lên các mô của cây mầm.
Ý nghĩa của chu trình glioxylic.
Glioxylic là chu trình có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nảy mầm của các hạt
thực vật mà chất dự trữ là lipid. Nhờ chu trình này thực hiện chuyển hóa lipid thành
glucose, sau đó glucose được biến đổi bởi chu trình Krebs để tạo ra năng lượng cho các
hoạt động trao đổi chất của hạt mầm.
Các sản phẩm trung gian của chu trình có thể tham gia vào quá trình chuyển hóa
carbohydrate, tổng hợp acid nucleic...

4.3.2. Hô hấp yếm khí


Khi lượng O2 trong môi trường quanh tế bào thực vật giảm dưới 5%, thì hô hấp sẽ
chuyển sang hô hấp yếm khí. Ở con đường này, chất hữu cơ không được oxy hóa triệt để
mà cắt thành các chất có mạch carbon ngắn hơn như rượu etylic (ethanol), acid lactic... Hô
hấp yếm khí ở thực vật phổ biến nhất là hai hình thức lên men rượu và lên men lactic.
Quá trình hô hấp yếm khí được chia thành hai giai đoạn kế tiếp nhau: đường phân và
lên men.
Quá trình đường phân trong hô hấp yếm khí xảy ra tương tự như đường phân trong
hô hấp hiếu khí được mô tả ở trên (Mục 4.3.1.1). Bản chất của quá trình đường phân là
phân giải yếm khí đường glucose thành pyruvate (Hình 4.3). Sau đó, pyruvate được biến
đổi tiếp theo hai con đường hoặc là lên men rượu hoặc là lên men lactic.

4.3.2.1. Lên men rượu


Đây là quá trình lên men chủ yếu thực vật, xảy ra ở mầm đậu Hà lan, lúa, đại mạch
vào những ngày đầu sau khi nảy mầm,... Cũng có thể xảy ra trong mô thực vật được cung
cấp O2 bình thường gọi là lên men hiếu khí như mô mọng nước của táo, cam, quýt…
Trong quá trình lên men rượu, pyruvate biến đổi yếm khí thành rượu ethanol qua

177
trung gian là acetaldehyde (Hình 4.7). Quá trình này cần sử dụng 2NADH, được lấy từ quá
trình đường phân.
Như vậy, kết quả, từ một phân tử glucose qua quá trình lên men rượu chỉ tạo ra
2ATP và 2 phân tử ethanol (Hình 4.7).

Hình 4.7. Lên men rượu

4.3.2.2. Lên men lactic


Quá trình lên men lactic (lactate) cũng có thể xảy khi bảo quản khoai tây trong điều
kiện khí nitơ. Trong quá trình này pyruvate được biến đổi trực tiếp thành lactate (Hình
4.8). Sự biến đổi này làm tiêu tốn 2 NADH của quá trình đường phân. Kết quả là từ 1 phân
tử glucose qua lên men lactic chỉ tạo được 2 ATP và 2 phân tử lactate.

Hình 4.8. Quá trình lên men lactate

178
4.3.2.3.Ý nghĩa của quá trình hô hấp yếm khí
Quá trình lên men cho hiệu quả năng lượng rất thấp, khi lên men yếm khí 1 phân tử
glucose, chỉ tạo ra được 2 ATP ở cả hai hình thức lên men rượu và lactate. Hơn nữa các
sản phẩm lên men là rượu ethanol và lactate nếu được tích lũy trong tế bào có thể gây độc
cho cây. Ngoài ra nếu tế bào chỉ có thể thực hiện được hình thức này sẽ làm thiếu các sản
phẩm trung gian vốn là một sản phẩm khá quan trọng của chu trình Krebs, cho quá trình
tổng hợp các hợp chất quan trọng khác như carbohydrate, lipid, ADN, ARN, chất điều tiết
sinh trưởng, diệp lục, đồng hóa nitơ...
Vì vậy, trong thực tiễn trồng trọt cần hạn chế để cây xảy ra hô hấp yếm khí, bằng
cách chú ý các biện pháp cung cấp đủ O2 cho cây như làm cỏ sục bùn, xới xáo cho đất tơi
xốp, tháo nước, phá váng sau khi mưa tránh xảy ra tác hại của ngập úng.
Tuy nhiên, đây lại là quá trình bắt buộc, một phản ứng thích nghi của cây trong điều
kiện yếm khí tạm thời. Khi đó, cây rất cần năng lượng cho các phản ứng sinh hóa, phân tử
để chống chịu, nhưng hô hấp hiếu khí không thể diễn ra, nên thay vì tế bào không có một
ATP nào thì 2 phân tử ATP từ quá trình lên men 1 phân tử glucose cũng ít nhiều có ý nghĩa.

4.3.3. Sự vận chuyển điện tử và phosphoril hóa trong hô hấp


Trong quá trình phân giải chất hữu cơ trình bày bên trên (giai đoạn 1), sản phẩm tạo
ra lúc này (ngoài CO2 thải ra ngoài không khí, các hợp chất trung gian, H2O2) gồm hai loại
là ATP tự do, và các hợp chất khử cao năng NADH2, FADH2 và có thể NADPH2 (trong
chu trình pentose phosphate). Các điện tử H+ trong các hợp chất khử cao năng sẽ được vận
chuyển qua các chất vận chuyển điện tử trung gian để cuối cùng đến O2 không khí và tạo
thành H2O. Sự chênh lệch năng lượng giữa các thế năng oxy hóa khử liên tiếp sẽ được tích
lũy trong ADP+ để hình thành ATP trong quá trình phosphoril hóa oxy hóa. Cả hai quá
trình này đều diễn ra trên màng trong của ty thể.

4.3.3.1. Sự vận chuyển điện tử


Chuỗi vận chuyển điện tử phân giải dòng điện tử từ NADH2 và FADH2 đến O2, chất
nhận điện tử cuối cùng của quá trình hô hấp, tạo thành H2O thải ra ngoài. Toàn bộ quá
trình oxy hóa NADH được tóm tắt thành phương trình sau:
NADH + H+ + 1⁄2 O2 → NAD+ + H2O
Thế năng khử của cặp NADH/NAD+ (-320 mV) và của cặp H2O/1/2O2 (+810 mV),
theo tính toán lượng năng lượng tự do giải phóng ra đạt khoảng 220 kJ mol–1 (52 kcal mol–1)
cho mỗi cặp điện tử 2H+.
Bởi vì thế năng oxy hóa khử của cặp succinate/fumarate cao hơn (+30 mV), chỉ
152 kJ mol–1 (36 kcal mol–1) của năng lượng tự do được giải phóng cho mỗi cặp điệp tử
(2H+) sinh ra trong quá trình oxy hóa succinate. Vai trò của chuỗi vận chuyển điện tử là

179
thực hiện oxy hóa NADH (và FADH2) và trong quá trình này sử dụng một chút năng lượng
tự do được giải phóng tạo thành grandient proton điện hóa, ∆H+ xuyên màng trong ty thể.
Chuỗi vận chuyển điện tử trong hô hấp ở thực vật cũng tương tự các dạng sống khác,
bao gồm các chất truyền điện tử trung gian, được sắp xếp thành 4 phức hợp đa protein, ký
hiệu là I, II, III, IV. Các chất vận chuyển điện tử trong 4 phức này được sắp xếp một cách
rất trật tự theo thứ tự như mô tả dưới đây, tạo thành một chuỗi vận chuyển điện tử nằm ở
phần đầu của oxisom trên lớp màng trong ty thể (Hình 4.1c).
Quá trình vận chuyển điện tử diễn ra như sau (Hình 4.9):
Phức hệ I: Điện tử từ NADH được chuyển tới tới Ubiquinone (UQ) còn gọi là phức
hệ NADH dehydrogenase. Chất mang điện tử trong phức hệ I bao gồm FMN (Flavin
mononucleotide), tương tự FAD về mặt hóa học và một vài trung tâm Fe-S.
Ubiquinone (UQ): Là chất mang proton và điện tử nhỏ có thể hòa tan trong lipid. Nó
không kết hợp với protein như các phức hợp khác và nó có thể khuếch tán trong nhân kỵ
nước của lớp màng kép của màng trong ty thể.

Hình 4.9. Chuỗi vận chuyển điện tử trong hô hấp


Phức hệ II (succinate dehydrogenase): Thực hiện oxy hóa succinate nên còn được
gọi là succinate dehydrogenase, đương lượng khử của phản ứng này được chuyển qua FAD
và nhóm protein Fe-S để đến bể ubiquinone (UQ). Phức hợp này không bơm proton.
Phức hệ III: Phức oxy hóa này khử ubiquinone (ubiquinol) và chuyển điện tử qua
trung tâm Fe-S, hai loại cytochrome (b565 và b560), và cytochrome c1 liên kết trên màng
đến cytochrome c. 4 proton/2H+ được bơm bởi phức hợp III.
Cytochrome c là một protein nhỏ gắn lỏng lẻo trên bề mặt màng trong và làm việc
như là một chất mang di động chuyển điện tử giữa hai phức hợp III và IV (Hình 4.9).

180
Phức hợp IV (cytochrome c oxidase): Phức hợp này chứa 2 trung tâm hình chóp (Cu A
và CuB) và cytochrome a và a3. Phức hợp IV là oxidase cuối cùng và thực hiện khử 4
electron của O2 thành H2O. Hai proton được bơm cho mỗi cặp điện tử được khử (Hình 4.9).
Cả về mặt cấu trúc và chức năng, ubiquinone và phức hợp cytochrome bc1 rất giống
với phức hợp cytochrome b6f trong chuỗi vận chuyển điện tử quang hợp (Chương 3).

4.3.3.2. Sự hình thành năng lượng trong hô hấp của thực vật
ATP là một hợp chất rất quan trọng, có khả năng tích lũy lượng lớn năng lượng giải
phóng trong quá trình oxy hóa. Trong hô hấp sự oxy hóa các hợp chất hữu cơ có liên kết
với quá trình phosphoril hóa của ADP, với sự tham gia của gốc phosphate vô cơ Pi để hình
thành ATP. Sự hình thành ATP do sự tích lũy năng lượng giải phóng từ quá trình oxy hóa
các hợp chất hữu cơ nên gọi là quá trình phophorin hóa oxy hóa và đó là quá trình hình
thành năng lượng trong hô hấp.
a) Phosphoryl hóa ở mức nguyên liệu
Phosphoryl hóa ở mức nguyên liệu là quá trình phosphoril hóa oxy hóa được thực
hiện nhờ sự oxy hóa trực tiếp chất hữu cơ nguyên liệu của hô hấp. Quá trình này được xảy
ra ở 2 phản ứng, phản ứng đầu tiên trong quá trình đường phân, phản ứng thứ hai trong chu
trình Krebs, phương trình phản ứng như sau:
G3P + Pi + ADP + NAAD + H2O → 3-PGA + ATP + NADH2
Acetyl CoA
Acid α- xetoglutaric + NAD + ADP + Pi → A.succinic + ATP + NADH2 + CO2
Quá trình phosphoril này chỉ tích lũy lượng nhỏ (<10%) trong toàn bộ năng lượng hô
hấp của tế bào sống.
b) Phosphoryl hóa ở mức độ enzyme
Phosphoryl hóa ở mức độ enzyme (phosphoril hóa oxy hóa) là quá trình phosphoril
hóa xảy ra trong quá trình vận chuyển điện tử từ NADH2 và FADH2 là các hợp chất khử
mạnh được hình thành trong quá trình đường phân và chu trình Krebs đến O2 không khí để
tạo thành H2O và giải phóng năng lượng, năng lượng đó được dùng để tổng hợp ATP.
Trong quá trình vận chuyển điện tử (Hình 4.9), khi điện tử đi qua các chất vận
chuyển điện tử trung gian có thế oxy hóa khử khác nhau thì năng lượng được giải phóng
ra. Năng lượng đó được liên kết vào các liên kết cao năng phosphate của phân tử ATP
thông qua quá trình tổng hợp ATP nhờ phức hợp ATP synthase trên màng trong ty thể.
Quá trình đó gọi là quá trình phosphoryl hóa oxy hóa.
Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển điện tử không phải tất cả các chặng mà điện tử
đi qua, năng lượng giải phóng ra đều được tổng hợp nên ATP. Người ta nhận thấy rằng khi
sự chênh lệch thế oxy hóa khử giữa hai thành viên kế tiếp nhau của chuỗi vận chuyển điện
tử phải trên 0.15 V thì năng lượng tỏa ra mới đủ để tổng hợp 1 ATP.

181
Trong chuỗi vận chuyển điện tử có 3 vị trí đạt được điều kiện đó là:
NAD → FMN (hoặc FAD)
Xyt b → Xyt c
Xyt a → O2
Về lý thuyết mức năng lượng được hình thành từ các hợp chất khử này đã được chỉ
ra như sau:
1 NADH -> 3 ATP
1 FADH2 -> 2 ATP
Quá trình phosphoril hóa được thực hiện bởi phức hợp enzyme FoF1-ATP synthase
(còn được gọi là phức hợp V), gồm hai
thành phần F1 và Fo (Hình 4.10). F1 là
phức hợp protein ngoài màng nằm ở mặt
trong cơ chất của màng ty thể, được cấu
tạo từ ít nhất 5 tiểu phần khác nhau và có
chứa trung tâm hoạt động làm nhiệm vụ
chuyển hóa ADP và Pi thành ATP. Fo là
phức hợp protein trong màng gồm ít nhất
3 chuỗi polypeptide khác nhau, tạo thành
kênh proton xuyên qua màng trong ty thể.
Sự di chuyển của ion H+ qua kênh này
gắn liền với quá trình xúc tác của phần
F1 để tổng hợp ATP, để tổng hợp 1 ATP
cần 3 ion H+ xuyên qua Fo. Cấu tạo và
chức năng của phức FoF1-ATP synthase
tương tự như phức hợp enzyme CFo-CF1
Hình 4.10. Cấu trúc ATP synthase ty thể
ATP synthase trong phosphosin hóa
quang hợp. Do màng ty thể không thấm với ion H+ nên tế bào cần bơm proton từ khoảng
trống giữa hai lớp màng xuyên qua Fo để vào trong cơ chất ty thể tạo nên gradient điện hóa
trên màng trong ty thể (Hình 4.10). Gradient H+ này cũng có vai trò trong sự vận chuyển
các hợp chất hữu cơ của chu trình Krebs, Pi… vào và ra khỏi ty thể cho quá trình tổng hợp
ATP diễn ra. Cơ chế tổng hợp ATP này gọi là cơ chế hóa thẩm, tương tự như ở quá trình
quang hợp.
Số lượng ATP được tổng hợp phụ thuộc vào bản chất của chất cho điện tử. Thí
nghiệm với ty thể tách rời trong ống nghiệm cho thấy số lượng ATP được tổng hợp trong
mỗi lần vận chuyển 1 cặp điện tử đến O2 không khí là 2.4 - 2.7 (Taiz và Zeiger, 2010).

182
Để tổng hợp 1 phân tử ATP thì tế bào cần 4 H+ trong đó 3 H+ được dùng để điều
khiển phức FoF1 ATP synthase và 1 H+ dùng để vận chuyển ADP và Pi từ khoảng trống
giữa hai màng vào trong cơ chất ty thể do sự vận chuyển này là ngược chiều gradient áp suất.
Bảng 4.1. Tổng kết năng lượng được hình thành trong hô hấp hiếu khí

Phosphoryl hóa ở Phosphoryl hóa Tổng số


Quá trình
mức cơ chất oxy hóa ATP

Glycolysis 2 ATP 2 NADH = 6 ATP 8

Co A 2 NADH = 6 ATP 6

6 NADH = 18 ATP
Chu trình Kreps 2ATP 24
2 FADH2 = 4 ATP

Tổng số 4 ATP 34 ATP 38

Theo lý thuyết thống kê trong Hình 4.2 và Bảng 4.1, khi oxy hóa hoàn toàn 1 phân tử
glucose sẽ thu được từ 38 ATP. Tuy nhiên trong thực tế tế bào đã sử dụng một phần năng
lượng này cho sự di chuyển của ADP, Pi và pyruvate từ tế bào chất vào trong cơ chất của
ty thể. Do đó hiệu suất năng lượng thực là mỗi NADPH chỉ tạo ra 2.5 ATP và với FADH
là 1.5 ATP, và tổng năng lượng tế bào thu được khi oxy hóa hoàn toàn 1 phân tử glucose là
31 ATP. Đây là nguồn năng lượng thiết yếu cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể
thực vật.
Hô hấp vô hiệu và hô hấp hữu hiệu
Quá trình phosphoril hóa và chuỗi vận chuyển điện tử trong hô hấp luôn diễn ra song
song với nhau. Nhưng năng lượng ATP chỉ được tạo thành khi chúng liên kết với nhau.
Khi sự kết hợp này xảy ra, thì quá trình hô hấp được gọi là hô hấp hữu hiệu.
Khi gặp các điều kiện bất lợi như hạn hán, nóng, lạnh, sâu bệnh… gây tổn thương
cấu trúc màng trong của ty thể làm cho 2 quá trình đó bị tách rời nhau thì ATP không được
tạo thành mà năng lượng bị thải ra ngoài dạng nhiệt, gọi là hô hấp vô hiệu. Khi hô hấp vô
hiệu xảy ra, sẽ dẫn đến thiếu năng lượng cho các hoạt động sống của cây, ảnh hưởng đến
sự sinh trường và hình thành năng suất của cây trồng. Do đó, trong trồng trọt cần có biện
pháp để hô hấp vô hiệu xảy ra thấp nhất.

4.4. Cƣờng độ và hệ số hô hấp


4.4.1. Cường độ hô hấp
Cường độ hô hấp là lượng khí O2 cây hấp thụ vào hoặc lượng CO2 thải ra trên một
đơn vị khối lượng mẫu trong một đơn vị thời gian (mgO2 (CO2)/kg/h). Cường độ hô hấp
phản ánh khả năng hô hấp của mô, cơ quan, cơ thể thực vật.

183
Cường độ hô hấp rất biến động thay đổi theo loài cây, và tỷ lệ thuận với mức độ hoạt
động sinh lý của cơ quan, bộ phận, của cây đó. Mô cơ quan còn non đang sinh trưởng có
hoạt động sống mạnh thì cường độ hô hấp cao và ngược lại. Giai đoạn nảy mầm ra hoa
hoạt động trao đổi chất mạnh thì cường độ hô hấp lớn, giai đoạn ngủ nghỉ thì ngược lại.
Trong đó hô hấp ở giai đoạn nảy mầm được coi là cao nhất trong cả chu trình sống bình
thường của thực vật. Từ đó, dựa vào cường độ hô hấp người ta có thể điều chỉnh theo
hướng có lợi cho con người.
Ngoài ra cường độ hô hấp chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nhiều yếu tố ngoại cảnh.

4.4.2. Hệ số hô hấp (RQ - Respiration quotient)


Khái niệm: Hệ số hô hấp (RQ) là tỷ số giữa lượng CO2 thải ra và lượng O2 lấy vào
trong hô hấp ở điều kiện và thời gian nhất định.
Phụ thuộc vào nguyên liệu của hô hấp, hệ số hô hấp cũng khác nhau. Người ta xác
định hệ số hô hấp căn cứ vào các phản ứng đốt cháy các nguyên liệu hô hấp khác nhau như
các chất béo, carbohydrate, các protein.
Đối với carbohydrate, nguyên liệu chủ yếu của hô hấp như saccarite hoặc tinh bột hệ
số hô hấp là 1. Ví dụ oxy hóa triệt để gluxit:
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O
6CO 2
RQ = =1
6O 2

Đối với lipid, hệ số hô hấp là 0.7. Ví dụ oxy hóa triệt để acid stearic ta có:
C18H36O2 + 26O2 → 18CO2 + 18H2O
18CO2
RQ = = 0, 69
26O2

Đối với protein, hệ số hô hấp dao động từ 0.8 – 0.9.


Đối với các acid hữu cơ chứa lượng oxy nhiều thì RQ > 1. Ví dụ oxy hóa acid oxalic
ta có:
2C2H2O4 + O2 → 4CO2 + 2H2O
4CO2
RQ = =4
O2

Ý nghĩa của RQ:


Xác định RQ cho ta khả năng chẩn đoán được cây đang hô hấp loại chất nào hoặc
đang trong tình trạng hô hấp nào. Ví dụ, RQ của hạt thóc, ngô thường bằng 1. Khi ta xác
định RQ của chúng lớn hơn 1 thì chứng tỏ chúng đang hô hấp trong điều kiện thiếu oxy.

184
Bởi nếu tế bào được cung cấp đầy đủ oxy và quá trình oxy hóa xảy ra hoàn toàn cho tới khi
tạo ra sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O. Nếu thiếu một trong các điều kiện trên hệ số hô
hấp sẽ thiên về phía lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1. Vậy việc cung cấp oxy cho mô cũng ảnh
hưởng lớn đến hệ số hô hấp.
Trong bảo quản nông phẩm, việc xác định RQ cho nguyên liệu hô hấp giúp ta đề
xuất các biện pháp bảo quản thích hợp. Nguyên liệu hô hấp nào có RQ càng nhỏ thì cần
nhiều oxy hơn để hô hấp vì vậy mà biện pháp bảo quản càng chặt chẽ hơn. Ví dụ, bảo quản
hạt đậu đỗ thì đòi hỏi phải cẩn thận và chặt chẽ hơn hạt ngũ cốc.
Trong sản xuất, việc xác định RQ giúp ta đề xuất các biện pháp gieo và chăm sóc cây
trồng hợp lý hơn. Với các hạt hoặc cây trồng có RQ càng nhỏ thì càng cần nhiều oxy hơn
nên biện pháp làm đất phải kỹ hơn. Ví dụ, đất trồng đậu tương thì phải xới xáo tơi xốp hơn
đất trồng ngô.

4.5. Hô hấp và các hoạt động sinh lý quan trọng trong cây
4.5.1. Hô hấp và quang hợp
Hô hấp và quang hợp là hai quá trình sinh lý có vai trò rất quan trọng đến trao đổi
chất và năng lượng trong cây. Mối liên hệ giữa chúng sẽ quyết định sự tích lũy chất hữu cơ
và năng suất cây trồng.
Quang hợp hấp thu CO2 để tổng hợp chất hữu cơ và thải O2; còn hô hấp thì hấp thu
O2 để phân giải chất hữu cơ và thải CO2. Do đó có thể nói quang hợp và hô hấp là hai quá
trình đối kháng nhau. Nhưng cây không thể không hô hấp vì hô hấp cung cấp năng lượng
cho mọi hoạt động sống của cây, chỉ trừ năng lượng ATP cho các phản ứng tối của quá
trình quang hợp là được lấy từ ánh sáng mặt trời.
Tuy nhiên quang hợp và hô hấp còn có những mối liên hệ mật thiết với nhau ở các
hợp chất trung gian. Cả hai quá trình đều có chung các chất như: nhóm carbohydrate
(3-PGA, G3P, GlucoseP, fructoseP, pentoseP...); các enzyme oxy hóa khử redox (NAD,
NADH2, FAD, FADH2, NADP, NADPH2...); đều có quá trình phosphoril hóa và các chuỗi
vận chuyển điện tử để tổng hợp nên ATP.
Trong trồng trọt, con người xem xét mối quan hệ này trong phương trình 3.48 trong
Chương 3, để tiện theo dõi mô tả lại như sau:
Năng suất sinh học = lượng chất hữu cơ tạo thành trong quang hợp - chất hữu cơ tiêu
hao trong hô hấp.
Từ đó, đưa ra biện pháp điều chỉnh để tăng cường hoạt động quang hợp, giảm hô hấp
vô hiệu xuống tối thiểu. Việc điều chỉnh này sẽ giúp tăng cường tích lũy chất hữu cơ mà
vẫn đảm bảo được cho hô hấp diễn ra để cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của
cây. Từ đó sẽ tăng năng suất cây trồng.

185
Điều chỉnh diện tích lá tối ưu để điều hòa mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp ở
các tầng lá khác nhau đảm bảo cho quần thể tích lũy chất hữu cơ cao nhất để hình thành
năng suất (Xem thêm trong Chương 3).

4.5.2. Hô hấp và hút nước, hút khoáng


Trong quá trình trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng, hô hấp có vai trò rất quan
trọng, cả trong sự hút nước, hút khoáng ở rễ, vận chuyển nước, khoáng trong cây và đồng
hóa khoáng.
Hô hấp cung cấp năng lượng và phương tiện (CO2 để tạo H2CO3 → H+ làm nguyên
liệu trao đổi cation; các xetoacid tham gia đồng hóa nitơ, để giải độc amoni...), cho quá
trình hút nước, hút khoáng thực hiện được → hô hấp giảm thì cây không hút được nước,
khoáng → cần làm đất tơi xốp, cung cấp đủ O2 cho cây hô hấp.
Ngược lại, hai quá trình này lại cung cấp nguyên liệu (H2O và các ion khoáng) để hô
hấp có thể diễn ra được và diễn ra thuận lợi.
Trong điều kiện môi trường bất lợi như ngập úng, rễ cây thiếu O2, nên hô hấp chuyển
sang yếm khí, dẫn đến thiếu năng lượng cho hoạt động hút nước, hút khoáng, làm cây
không hút được nước, khoáng. Trong điều kiện lạnh, nóng các enzyme hô hấp hoạt động
kém hoặc bị biến tính phân hủy bởi nhiệt độ cao, hô hấp giảm hoặc ức chế hoàn toàn làm
giảm quá trình hút nước hút khoáng của cây.
Do vậy, trong trồng trọt, cần làm đất tơi xốp, thoáng khí cung cấp đủ O 2 cho cây
hô hấp.
Ngược lại, quá trình hút nước và hút khoáng lại cung cấp nguyên liệu cho hô hấp.
Trao đổi nước cung cấp nước cho các phản ứng thủy phân trong chu trình Krebs, làm dung
môi, môi trường cho các phản ứng hô hấp diễn ra và vận chuyển các sản phẩm hô hấp.
Dinh dưỡng khoáng cung cấp các ion khoáng để hoạt hóa các enzyme và các chất vận
chuyển điện tử trong hô hấp, để hô hấp có thể diễn ra được và diễn ra thuận lợi (xem thêm
phần ảnh hưởng của nước và khoáng lên hô hấp).

4.5.3. Hô hấp và tính chống chịu của thực vật


4.5.3.1. Hô hấp và tính chịu các nhân tố phi sinh học bất lợi
Khi cây gặp điều kiện môi trường bất lợi như hạn, mặn, lạnh, nóng, ngập úng, lún
đổ... nhìn chung quá trình hô hấp đều bị giảm, tuy theo mức động nghiêm trọng của các
yếu tố bất lợi cây có thể ngừng hô hấp, dẫn đến giảm năng lượng cho các hoạt động sống
của cây. Trong khi ở những điều kiện này, cây rất cần năng lượng để hoạt hóa các cơ chế
chống chịu lại. Ví dụ, khi gặp hạn, cây cần năng lượng để hút nước, khoáng bằng cơ chế
tích cực. Hay khi cây gặp nhiệt độ cao, protein bị phân hủy giải phóng ra NH 2. Nếu bón
nhiều đạm cho cây thì lượng NH2 cũng dư thừa trong cây. NH2 tích lũy sẽ gây độc cho cây.
Hô hấp tạo ra các xetoacid để đồng hóa lượng NH2 dư thừa, làm giảm nồng độ của chúng

186
nên có thể giải độc amon cho cây. Do đó, khi cây gặp nóng hoặc bị bón quá nhiều phân
đạm cần tăng cường hô hấp để cây tăng tính chống chịu với các điều kiện bất lợi đó.
Như vậy, khi gặp điều kiện bất lợi dùng các kỹ thuật thâm canh để đảm bảo hoạt
động hô hấp diễn ra thuận lợi cũng là một biện pháp để tăng cường tính chống chịu của
cây trồng.

4.5.3.2. Hô hấp và tính chịu sâu bệnh của cây


Khi bị sâu bệnh trong cây có một cơ chế làm quá trình phosphoril hóa và oxy hóa các
hợp chất hữu cơ bị tách rời nhau làm giảm hàm lượng ATP (năng lượng lúc này chủ yếu
được sản sinh ở dạng nhiệt) lượng Pi (gốc phosphate vô cơ) tăng lên. Do đó phản ứng bảo
vệ đầu tiên của cây là tăng quá trình hô hấp để bổ sung kịp thời lượng ATP bị thiếu hụt đó,
làm giảm tối thiểu các tác hại lên cây.
Hơn nữa, các sản phẩm do hô hấp sinh ra như các hợp chất phenol, tanin, quinol…
có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn cũng được tăng lên khi cây bị bệnh.
Ngoài ra hô hấp của cây còn có tác dụng oxy hóa độc tố do vi sinh vật tiết ra và làm
giảm hoạt tính của các enzyme thủy phân của vi sinh vật.
Như vây, tăng cường độ hô hấp cho cây chính là phản ứng miễn dịch của cây chống
lại sâu bệnh. Do đó, trong thực tiễn trồng trọt khi cây bị sâu bệnh việc xới xáo đất, làm cỏ
sục bùn để tăng cường độ quá trình hô hấp là rất cần thiết. Ngoài ra, nếu làm giảm tối đa sự
tách biệt giữa hai quá trình oxy hóa chất hữu cơ, vận chuyển điện tử và phosphoril hóa
trong điều kiện bị bệnh tật cũng là một giải pháp rất tốt để tăng tính chống chịu sâu bệnh
cho cây.
Từ các phân tích trên đây, có thể nói rằng duy trì ổn định hoạt động sinh lý hô hấp
là một cơ chế chống chịu quan trọng của cây nhằm giảm tác hại của các yếu tố bất lợi lên
cây trồng.

4.6. Ảnh hƣởng của các nhân tố môi trƣờng đến quá trình hô hấp
4.6.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến hô hấp thông qua hoạt động của các enzyme xúc tác các
phản ứng sinh hóa trong hô hấp. Trong khoảng nhiệt từ ngưỡng nhiệt độ tối thiểu đến nhiệt
độ tối thích, thường từ 0-25oC, khi nhiệt độ tăng 10o thì cường độ hô hấp tăng 2 lần.
Ngưỡng nhiệt độ của hô hấp của loài thay đổi nhiều theo loài, và nhóm cây sinh thái
khác nhau.
Nhiệt độ tối thấp: −10-0oC, một số thực vật hàn đới (thông lá nhọn) có thể hô hấp ở
nhiệt độ −25oC.
Nhiệt độ tối ưu: 25-35oC. Ở khoảng nhiệt độ này các enzyme hô hấp hoạt động tốt
nhất nên quá trình hô hấp diễn ra mạnh nhất, cường độ hô hấp quan sát được cao nhất.

187
Nhiệt độ giới hạn trên: 45-55oC. Nếu nhiệt độ tăng cao hơn thì các protein enzyme bị
biến tính, cấu trúc chất nguyên sinh bị phá hủy dẫn đến làm rối loạn các phản ứng trao đổi
chất, thậm trí làm cây chết. Những loài cây chịu nóng tốt có thể chịu được nhiệt độ cao hơn
60-80oC.

4.6.2. Hàm lượng nước trong mô


Nước là dung môi cho các phản ứng oxy hóa khử, đồng thời tham gia trực tiếp vào
chu trình Krebs với vai trò là nguyên liệu do đó nước rất quan trọng, và có ảnh hưởng trực
tiếp đến hô hấp.
Ảnh hưởng của hàm lượng nước trong mô thực vật lên hô hấp khác nhau ở các loại
mô khác nhau. Nếu là hạt thì hàm lượng nước trong hạt càng giảm thì cường độ hô hấp
giảm và ngược lại. Dựa vào nguyên lý này để bảo quản các loại hạt người ta sử dụng
phương pháp phơi, sấy khô.
Nếu là các mô tươi sống như rau, quả, hoa… thì khi độ ẩm đạt bão hòa hoặc gần bão
hòa thì cường độ hô hấp là nhỏ nhất, khi độ ẩm giảm thì lúc đầu cường độ hô hấp tăng, sau
đó nếu nước giảm quá nhiều thì cường độ hô hấp lại giảm xuống (hô hấp vô hiệu chiếm tỷ
lệ lớn). Do đó, để bảo quản các loại nông sản này thì phải giữ độ ẩm bão hòa.

4.6.3. Thành phần khí CO2 và O2 trong không khí


4.6.3.1. Ảnh hưởng của O2
O2 tham gia trực tiếp vào các phản ứng oxy hóa chất hữu cơ trong hô hấp và là chất
nhận điện tử cuối cùng trong chuỗi truyền điện tử để hình thành ATP và H2O. Do đó nồng
độ O2 trong không khí có ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp.
Nồng độ O2 giảm thì hô hấp giảm, nếu nồng độ O2 giảm dưới 5% thì hô hấp chuyển
sang yếm khí (Vũ Văn Vụ và cs., 2012), duy trì lâu cây sẽ chết do bị ngộ độc bởi các sản
phẩm từ quá trình lên men.
Nồng độ O2 thuận lợi nhất là khoảng 20%, gần với nồng độ O2 khí quyển (21%).

4.6.3.2. Ảnh hưởng của CO2


CO2 sản phẩm của hô hấp, nhưng phản ứng decarboxyl hóa là phản ứng thuận nghịch
nên nếu hàm lượng CO2 cao trong môi trường thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch
và hô hấp bị ức chế, nghĩa là CO2 tăng cao thì hô hấp giảm. Do đó, người ta đề xuất
phương pháp bảo quản nông phẩm bằng cách tăng khí CO2 (đôi khi tăng cả N2).

4.6.4. Dinh dưỡng khoáng


Các nguyên tố khoáng có vai trò quan trọng trong hô hấp, thể hiện ở cả vai trò cấu
trúc và điều tiết.

188
Các nguyên tố khoáng có thể tham gia cấu trúc bộ máy hô hấp như N, P, S… tham
gia cấu tạo các phân tử protein, acid nucleic, phospholipid… cấu trúc lên ty thể và các
phức hợp trên màng hay trong cơ chế ty thể.
Các nguyên tố khoáng tham gia vào quá trình điều tiết các phản ứng oxy hóa các chất
hữu cơ, thông qua vai trò hoạt hóa các enzyme hô hấp như các nguyên tố Fe, P, S, Zn… Bởi
vậy nguyên tố khoáng có ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp. Ngoài ra, ion khoáng còn có thể
làm thay đổi tính thấm của màng ty thể, điện thế oxy hóa khử. Từ đó ảnh hưởng đến tốc độ
và chiều hướng của các phản ứng trong hô hấp nên có ảnh hưởng gián tiếp đến hô hấp.
Thiếu các nguyên tố khoáng hô hấp sẽ bị giảm. Tùy theo thiếu nguyên tố nào, mức
độ thiếu bao nhiêu mà mức ảnh hưởng cũng theo đó tăng hay giảm. Ngược lại hô hấp lại
có vai trò cung cấp năng lượng cho quá trình hút khoáng chủ động, Nên hai quá trình này
có quan hệ biện chứng với nhau.

4.7. Hô hấp và vấn đề bảo quản nông sản


4.7.1. Mối quan hệ giữa hô hấp và bảo quản
Mục tiêu của bảo quản nông sản là cần phải giữ để không làm thay đổi về khối lượng
và chất lượng của nông sản trong thời gian bảo quản. Để làm được việc đó, cần phải loại đi
tất cả các nguyên nhân có thể gây giảm về khối lượng và chất lượng nông sản trong bảo quản.
Có hai nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chất và lượng nông sản trong bảo quản. Thứ
nhất là sự phá hủy của các tác nhân sinh học như nấm, vi sinh vật và sinh vật tấn công
nông sản. Thứ hai là quá trình sinh lý bất khả kháng - hoạt động hô hấp của bản thân nông
sản. Trong đó nguyên nhân thứ hai có quan hệ chi phối với nguyên nhân thứ nhất trong
việc đảm bảo mục tiêu bảo quản nông sản.
Khi nông sản trong trạng thái sống cần bảo quản, hoạt động sinh lý chủ đạo (nếu
không muốn nói là duy nhất) và không thể thiếu là hô hấp. Tuy nhiên, hô hấp lại gây hại
cho bảo quản bởi một số nguyên nhân sau:

4.7.1.1. Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của nông sản
Bản chất của hô hấp là oxy hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng (hô
hấp hữu hiệu) hoặc không giải phóng năng lượng (hô hấp vô hiệu). Điều đó có nghĩa là,
khi hô hấp diễn ra sẽ làm nông sản bị tiêu hao các chất hữu cơ dẫn đến giảm cả về lượng
và về chất của nông sản. Cường độ hô hấp ở nông sản càng mạnh, sự giảm này càng nhiều.

4.7.1.2. Hô hấp làm tăng độ ẩm của nông sản


Theo cơ chế của quá trình hô hấp trình bày ở phần trên, khi hô hấp diễn ra sẽ sản sinh
ra H2O. Nước sẽ được tích tụ trong nông sản gây tăng độ ẩm tác động ngược trở lại làm
tăng hô hấp cho nông sản.

189
4.7.1.3. Hô hấp làm tăng nhiệt độ nông sản
Hô hấp sản sinh ra năng lượng ở dạng nhiệt tự do, nhiệt này được tích tụ lại gây tăng
nhiệt độ nông sản. Sự gia tăng nhiệt này lại tác động ngược trở lại làm tăng hô hấp, tạo nên
hiệu ứng vòng tròn. Sự tăng nhiệt này gọi là hiện tượng tự sinh nhiệt.
Khi nhiệt độ tăng quá cao sẽ dẫn đến phá hủy nông sản, làm giảm nghiêm trọng chất
lượng và cả khối lượng nông sản.

4.7.1.4. Hô hấp làm thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản nông sản
Trong hoạt động hô hấp nông sản hấp thụ O2 và thải ra CO2, do đó làm giảm lượng
O2 và tăng lượng CO2 trong môi trường bảo quản. Nếu lượng O2 giảm quá 5% thì nông sản
sẽ chuyển sang hô hấp yếm khí làm phân hủy nhanh chóng nông sản.

4.7.1.5. Hô hấp làm gia tăng hoạt động các vi sinh vật gây hại cho bảo quản
nông sản
Sự gia tăng nhiệt độ và độ ẩm của nông sản sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm và các
vi sinh vật phát triển dẫn đến phá hủy nông sản rất nhanh.
Từ đó rút ra nguyên tắc chung cho bảo quản dựa trên điều chỉnh hoạt động hô hấp là
cần phải giảm hô hấp đặc biệt là hô hấp vô hiệu xuống mức tối thiểu để giữ cho nông sản ít
bị biến đổi nhất về lượng và về chất trong quá trình bảo quản.
Để làm được việc đó cần có các biện pháp để khống chế hoạt động hô hấp ngay sau
khi thu hoạch nông sản.

4.7.2. Các biện pháp điều chỉnh hô hấp trong bảo quản nông sản
Nguyên lý để đưa ra các biện pháp khống chế hô hấp là dựa vào tác động của các
nhân tố ngoại cảnh làm giảm hoạt động hô hấp của thực vật. Theo logic đó ta có các biện
pháp bảo quản sau đây.

4.7.2.1. Khống chế độ ẩm nông sản


Ngưỡng độ ẩm để giảm hô hấp của nông sản thay đổi theo loại nông sản.
Với các loại hạt như ngũ cốc, ngô, điều, cà phê… thì cần phải phơi, sấy khô hạt để
độ ẩm của hạt đạt dưới độ ẩm tới hạn, khoảng 10-13% (Hoàng Minh Tấn và cs., 2006). Ở
độ ẩm này hô hấp của hạt giảm đến mức nhỏ nhất, hạt rơi vào trạng thái ngủ nghỉ, có thể
bảo quản được trong thời gian dài. Tuy nhiên, để tránh sự tích lũy lượng nước nhỏ sinh ra
khi hạt vẫn còn hô hấp thì thi thoảng cần mang hạt ra phơi để tránh hiện tượng tăng độ ẩm,
làm tăng hô hấp trong thời gian bảo quản.
Với các loại rau, hoa quả tươi thì ngược lại, để bảo quản cần đảm bảo độ ẩm đạt bão
hòa hoặc gần bão hòa bằng cách thường xuyên phun nước cho chúng. Vì ở loại nông sản

190
này, nếu độ ẩm giảm sẽ làm tăng hô hấp vô hiệu, kết hợp với nông sản bị héo, dẫn đến
giảm chất lượng và khối lượng.

4.7.2.2. Khống chế nhiệt độ nông sản


Ở điều kiện nhiệt độ thấp hô hấp sẽ giảm, hoạt động các vi sinh vật cũng giảm. Do
đó, bảo quản lạnh là phương pháp bảo quản hiện đại rất phổ biến hiện nay.
Tuy nhiên, tùy từng loại nông sản mà nhiệt độ bảo quản là khác nhau. Ví dụ, khoai
tây bảo quản ở nhiệt độ 4oC, trong khi cam chanh là 6oC còn bắp cải ở 1oC… (Hoàng Minh
Tấn và cs., 2006); hoa tươi cắt cành bảo quản theo công nghệ của Israel ở 2-4oC, độ ẩm
85-95% (Hãng Gadot Agro của Israel).
Bảo quản nông sản ở nhiệt độ thấp ngoài việc đảm bảo được mục tiêu bảo quản, còn
có một hiệu ứng khác lên nông sản, gọi là hiện tượng xuân hóa. Xuân hóa là hiện tượng
cảm ứng ra hoa bởi nhiệt độ thấp (xem Chương 6). Kết quả là làm cho cây trồng ở vụ sau
ra hoa sớm hơn, cây sinh trưởng phát triển tốt, rút ngắn thời gian sinh trưởng. Ví dụ, xử lý
lạnh cho củ giống hoa loa kèn, củ khoai tây giống, hạt thông.
Ở phương pháp này có thể sử dụng tủ lạnh, kho lạnh điều chỉnh được nhiệt độ cho
phù hợp với từng loại nông sản.

4.7.2.3. Khống chế thành phần khí trong môi trường bảo quản nông sản
Phương pháp này thực hiện các biện pháp khác nhau để tăng CO2, giảm O2 để giảm
hô hấp, nhưng phải đảm bảo giảm cả về độ ẩm, để tránh xảy ra hô hấp yếm khí. Trong môi
trường có nồng độ khí được điều chỉnh như vậy thì hoạt động của vi sinh vật cũng được
khống chế.
Để khống chế thành phần không khí có thể sử dụng các biện pháp sau đây: Dùng túi
polyethylene, hay chum, vại sành sứ có đặt trong đó bột hút ẩm; Hoặc tiên tiến hơn là bảo
quản trong môi trường khí biến: CO2, N2, O2, đặc biệt là CO2 và O2 với tỷ lệ nhất định.

4.7.2.4. Khống chế hô hấp bằng công nghệ hiện đại


Ở các nước tiên tiến công nghệ bảo quản sau khi thu hoạch rất được quan tâm bởi
bảo quản nông sản được lâu giá nông sản sẽ ít bị lệ thuộc vào thị trường.
Công nghệ bảo quản kết hợp nhiều biện pháp khống chế hô hấp như khống chế nhiệt
độ và nồng độ khí O2… rất được ưa chuộng. Ví dụ, để bảo quản táo, người nông dân ở
Pháp sử dụng kho lạnh với công nghệ yếm khí. Táo sau khi được chất đầy kho sẽ được
đóng cửa kín, không khí trong phòng được hút hết ra, chỉ để O2 ở nồng độ 1%, với nhiệt độ
ổn định 0,8°C. Trong điều kiện này táo có thể giữ được tươi nguyên đến 8 tháng.

191
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Hô hấp là gì? Phân tích vai trò của hô hấp đối với thực vật?
2. Nguyên liệu hô hấp là gì? Các loại nguyên liệu khác nhau ảnh hưởng như thế nào
đến hô hấp?
3. Trong cơ thể thực vật hô hấp diễn ra ở đâu? Phân tích các đặc điểm cấu tạo của
bào quan hô hấp với chức năng hô hấp mà nó đảm nhiệm?
4. So sánh các hình thức hô hấp ở thực vật?
5. Trình bày các hình thức hô hấp hiếu khí ở thực vật?
6. Hô hấp yếm khí ở thực vật diễn ra như thế nào? Ý nghĩa của hình thức hô hấp này
với thực vật?
7. Sự vận chuyển điện tử trong hô hấp diễn ra như thế nào? Nêu ý nghĩa của quá
trình vận chuyển điện tử trong hô hấp?
8. Năng lượng trong hô hấp được hình thành như thế nào? So với sự hình thành năng
lượng ATP trong pha sáng của quang hợp, tổng hợp ATP ở quang hợp có điểm gì giống và
khác nhau?
9. Quang hô hấp là gì? Phân tích các điều kiện và đặc điểm của quang hô hấp?
10. Bằng hiểu biết hiện nay hãy giải thích sự tồn tại của quang hô hấp trong quá trình
chọn lọc tự nhiên ở thực vật?
11. Phân tích bản chất sinh hóa của quang hô hấp?
12. Cường độ hô hấp ở thực vật là gì? Cường độ hô hấp bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
nào?
13. Trình bày khái niệm và ý nghĩa của hệ số hô hấp?
14. Phân tích mối quan hệ giữa hô hấp và các hoạt động sinh lý cơ bản của thực vật?
15. Phân tích tác động của các nhân tố môi trường lên hô hấp ở thực vật?
16. Phân tích mối quan hệ giữa hô hấp và bảo quản nông sản?
17. Có những phương pháp nào để khống chế hô hấp trong bảo quản nông sản?

192
Chương 5
DINH DƢỠNG KHOÁNG - NITƠ

A. DINH DƢỠNG KHOÁNG


Dinh dưỡng khoáng và N2 có vai trò rất quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển
của thực vật. Năng suất của nền nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào việc cây trồng có hấp
thu được đầy đủ loại và hàm lượng các chất khoáng cần thiết hay không.
Dinh dưỡng khoáng là quá trình hấp thu và sử dụng chất khoáng trong cây. Nghiên
cứu dinh dưỡng khoáng là trung tâm để cải tiến nền nông nghiệp hiện đại, bảo vệ môi trường
cũng như để hiểu được mối tương quan giữa sinh thái thực vật trong hệ sinh thái tự nhiên.

5.1. Khái niệm về chất khoáng và nguyên tố thiết yếu


5.1.1. Nguyên tố khoáng
Có hai quan niệm về nguyên tố khoáng trong cây: Theo quan niệm thứ nhất nguyên
tố khoáng là các nguyên tố chứa trong phần tro của thực vật. Đốt thực vật ở nhiệt độ cao
(khoảng 60oC) sẽ thu được tro thực vật. Phân tích thành phần tro này là phương pháp được
dùng để phát hiện các nguyên tố khoáng trong cây. Khi tro hóa thực vật các nguyên tố C,
O, H, N sẽ mất đi dưới dạng khí CO2, hơi H2O, NO2, O2 hoặc N2... phần còn lại là tro chỉ
chiếm khoảng 5% khối lượng khô chứa các chất khoáng trong cây. Các nguyên tố C, H, O,
N là thành phần chủ yếu cấu tạo nên các chất hữu cơ trong cây. Chúng xâm nhập vào cây
dưới dạng H2O, khí CO2 qua quá trình quang hợp, O2 qua quá trình hô hấp, NH3, NO3 qua
quá trình dinh dưỡng nitơ. Với quan điểm này thì N không phải là nguyên tố khoáng.
Theo quan niệm thứ hai, các nguyên tố được cây lấy vào từ đất (trừ C, H và O có
nguồn gốc từ CO2 và H2O) được gọi là các nguyên tố khoáng. Theo quan niệm này thì N là
nguyên tố khoáng vì nó được rễ hấp thu từ đất. Theo đó, các phân bón có N (phân đạm)
đều được gọi là phân khoáng. Quan niệm này hiện nay được nhiều người thừa nhận.
Hàm lượng các nguyên tố khoáng trong cây khác nhau rất lớn. Chúng phụ thuộc vào
loài cây, vào các bộ phận khác nhau, giai đoạn sinh trưởng và điều kiện sinh trưởng...

5.1.2. Nguyên tố thiết yếu


Khi phân tích thành phần hóa học của thực vật, người ta phát hiện ra có đến hơn 60
nguyên tố có trong thành phần của cây. Mỗi nguyên tố có chức năng riêng, chỉ khác nhau
về tầm quan trọng và số lượng nhiều hay ít. Tuy nhiên, trong số này chỉ có một số nguyên
tố nhất định là tối cần thiết cho cây gọi là các nguyên tố thiết yếu.

193
Một nguyên tố là nguyên tố thiết yếu nếu nó có vai trò sinh lý rất quan trọng cho sự
sinh trưởng, phát triển của cây mà nếu thiếu chúng, cây không thể hoàn thành chu trình
sống của mình.
Bằng phương pháp trồng cây trong dung dịch và các phương pháp nghiên cứu dinh
dưỡng chính xác khác, người ta đã phát hiện ra có khoảng 19/60 nguyên tố dinh dưỡng
thiết yếu đối với cây. Đó là: C, H, O, N, O, P, K, Mg, Ca, Fe, Cu, Mn, Zn, B. Mo, Cl, Na,
Si, Ni (Bảng 5.1). Nguyên tố khoáng là nguyên tố thiết yếu nếu cây được cung cấp những
nguyên tố khoáng này cũng như năng lượng từ ánh sáng mặt trời và nước thì cây sẽ tự tổng
hợp được tất cả các hợp chất mà cây cần cho sinh trưởng bình thường .
Bảng 5.1. Các nguyên tố được coi là nguyên tố thiết yếu cho đa số các loài thực vật bậc cao

Số nguyên tử tƣơng
Kí hiệu Nồng độ trong khối lƣợng
Nguyên tố a đối so sánh với
hóa học khô (% hoặc ppm)
molypden
Có nguồn gốc từ H2O và CO2
Hydro H 6 60,000,000
Carbon C 45 40,000,000
Oxygen O 45 30,000,000
Có nguồn gốc từ đất
Nguyên tố đại lượng
Nitơ N 1,5 1,000,000
Kali K 1,0 250,000
Canxi Ca 0,5 125,000
Magie Mg 0,2 80,000
Phospho P 0,2 60,000
Lưu huỳnh S 0,1 30,000
Silic Si 0,1 30,000
Nguyên tố vi lượng
Clo Cl 100 3,000
Sắt Fe 100 2,000
Bo B 20 2,000
Mangan Mn 50 1,000
Natri Na 10 400
Kẽm Zn 20 300
Đồng Cu 6 100
Niken Ni 0,1 2
Molypden Mo 0,1 1

(Theo Taiz và Zeiger, 2014)


a
Những giá trị cho các nguyên tố H,C,O và nguyên tố đại lượng là %. Những giá trị
cho các nguyên tố vi lượng được thể hiện bằng ppm- (part per million- một phần một triệu)

194
Như vậy, điều kiện để một nguyên tố được coi là nguyên tố khoáng thiết yếu được cụ
thể hóa như sau :
- Nguyên tố đó phải được trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất của cây.
- Chức năng của nguyên tố đó không thể thay thế được bởi bất kỳ nguyên tố nào khác.
- Khi thiếu nguyên tố khoáng đó, cây không thể hoàn thành được chu trình sống.

5.1.3. Phân loại các nguyên tố khoáng


5.1.3.1. Phân loại theo hàm lượng trong cây
Căn cứ vào hàm lượng khoáng chứa trong cây, người ta chia các nguyên tố khoáng
trong cây thành ba nhóm:
- Nhóm các nguyên tố đại lượng: Các nguyên tố chiếm một lượng lớn, từ 10-1 đến 10-4 %
khối lượng chất khô trong cây, gồm: C, H, O, N, P, K, S, Mg, Ca...
- Nhóm các nguyên tố vi lượng: Các nguyên tố chiếm một lượng nhỏ, từ 10-5 đến 10-7 %
khối lượng chất khô trong cây, gồm: Fe, Cu, Zn, B, Mo, Na, Ni, Co...
- Nhóm các nguyên tố siêu vi lượng: Các nguyên tố chiếm một lượng rất nhỏ, từ 10-8
đến 10-14% khối lượng chất khô trong cây, gồm: Hg, Au, Se, Ag...
Trong một số trường hợp, sự khác nhau về hàm lượng nguyên tố đại lượng và vi
lượng trong mô thực vật không lớn như trong bảng 5.1. Ví dụ, ở một số thực vật, tế bào thịt
lá chứa nhiều Fe và Mn hơn là S hoặc Mg. Và nhiều nguyên tố thường có hàm lượng lớn
hơn nhu cầu tối thiểu của cây.

5.1.3.2. Phân loại theo chức năng sinh lý trong cây


Một số nhà nghiên cứu cho rằng sự phân loại nguyên tố khoáng theo nhóm đại lượng
hoặc vi lượng là không hợp lý về mặt sinh lý và đã đề nghị phân loại các nguyên tố thiết
yếu theo các chức năng sinh lý và vai trò sinh hóa của chúng trong cây (Evans và Sorger,
1966; Mengel và Kirkby, 1987). Theo đó, các nguyên tố khoáng được chia thành 4 nhóm
sau đây:
Nhóm 1: Nhóm các nguyên tố tham gia cấu tạo nên các hợp chất hữu cơ trong cây
gồm N và S.
- Nitơ (N) là thành phần cấu tạo nên amino acid, amid, protein, acid nucleic, nucleotid,
coenzyme...
- Lưu huỳnh (S) là thành phần của cysteine, cystine, methionine và protein. Ngoài ra,
S cũng tham gia cấu tạo nên acid lipoic, coenzyme A, thiamine pyrophosphate,
glutathione, biotin, adenosine-5’-phosphosulfate, và 3-phosphoadenosine.
Nhóm 2: Nhóm các nguyên tố tham gia vào phản ứng truyền năng lượng hoặc duy trì
cấu trúc nội bào, gồm: P, Si và B.

195
- Phospho (P) tham gia vào cấu trúc của các phân tử đường phosphate, acid nucleic,
nucleotides, coenzyme, phospholipid, phytic acid... Bên cạnh đó, P cũng đóng vai trò rất
quan trọng trong các phản ứng tạo năng lượng ATP. Ngoài ra, P còn cấu tạo các phân tử
phospholipid để tham gia cấu trúc hệ thống màng sinh học trong tế bào.
- Silic (S) tồn tại dưới dạng silica (SiO2) vô định hình ở thành tế bào. Silic góp phần
tạo nên độ cứng cũng như sự đàn hồi cho thành tế bào thực vật.
- Bo (B) tạo phức hợp với mannitol, polymannurotic acid và các thành phần khác của
thành tế bào. Nguyên tố B tham gia vào pha kéo dài tế bào cũng như sự chuyển hóa acid
nucleic.
Nhóm 3: Nhóm các nguyên tố xuất hiện trong mô dạng ion tự do, hoặc ion liên kết
với cơ chất, có vai trò như chất dinh dưỡng, gồm: K, Na, Mg, Ca, Mn, và Cl.
- Kali (K) được coi là cofactor cho khoảng hơn 40 loại enzyme. Kali cũng là cation
chủ yếu trong việc thiết lập sức trương của tế bào và duy trì cân bằng electron của tế bào.
- Canxi (Ca) là thành phần của phiến lamella của thành tế bào. Nguyên tố này cũng là
cofactor của một số loại enzyme tham gia vào quá trình thủy phân ATP và phospholipid.
Canxi đóng vai trò như chất truyền tin thứ cấp trong quá trình điều hòa trao đổi chất.
- Magie (Mg) là nguyên tố tham gia vào cấu tạo nhiều loại enzyme trong quá trình
truyền phosphate. Đây cũng là nguyên tố cấu tạo nên phân tử diệp lục.
- Clo (Cl) cần thiết cho các phản ứng quang tổng hợp tạo thành O2.
- Mangan (Mn) là nguyên tố cần thiết cho hoạt động của một số enzyme như
dehydrogenase, decarboxylase, kinase, oxidase và peroxidase.
- Natri (Na) tham gia vào quá trình tái tạo phosphoenolpyruvate của cây C4 và CAM.
Nguyên tố này có thể thay thế vai trò của nguyên tố K trong một số quá trình sinh lý ở thực
vật.
Nhóm 4: Nhóm các nguyên tố dinh dưỡng liên quan đến sự truyền điện tử, gồm: Fe,
Cu, Zn, Mo và Ni.
- Sắt (Fe) là nguyên tố có trong cấu trúc của cytochrome và protein không có nhân
hem; Fe tham gia vào quá trình quang hợp, cố định nitơ và hô hấp.
- Kẽm (Zn) tham gia vào cấu tạo của enzyme dehydrogenase, glutamic dehydrogenase,
carbonic anhydrase...
- Nguyên tố đồng (Cu) là thành phần cấu tạo nên acid ascorbic oxidase, tyrosinase,
cytochrome oxidase hay plastocyanin.
- Niken (Ni) là thành phần của enzyme urease. Niken tham gia vào quá trình cố định
nitơ nhờ vi khuẩn.
- Molipden (Mo) là nguyên tố tham gia cấu tạo nên enzyme nitrogenase, nitratee
reductase và xanthine dehydrogenase.

196
5.1.3.3. Phân loại theo khả năng di động của nguyên tố khoáng trong cây
Các nguyên tố khoáng có thể được phân loại dựa trên sự di chuyển của chúng trong
cây và xu hướng chuyển vị khi có sự thiếu hụt dinh dưỡng. Dựa vào sự linh động của các
nguyên tố, người ta chia ra 2 loại nguyên tố (Bảng 5.2) như sau:
Các nguyên tố di động (linh động): Nguyên tố có thể di chuyển từ lá già đến lá non
(N, K, Mg, P, Cl, Na, Zn, Mo).
Các nguyên tố không di động: Cây không thể tái sử dụng (Ca, S, Fe, B, Cu)
Bảng 5.2. Phân loại nguyên tố khoáng dựa trên khả năng di động trong cây

Nguyên tố di động Nguyên tố không di động


Nitơ Canxi
Kali Lưu huỳnh
Magie Sắt
Phospho Bo
Clo Đồng
Natri
Kẽm
Molypden

(Theo Taiz và Zeiger, 2010)


(Lưu ý: Các nguyên tố trên được sắp xếp theo thứ tự giảm dần về hàm lượng của
chúng trong cây).

5.2. Vai trò các nguyên tố khoáng


5.2.1. Vai trò chung
5.2.1.1. Vai trò kiến tạo tế bào (vai trò cấu trúc)
Các nguyên tố khoáng là thành phần của các chất hữu cơ tham gia xây dựng nên tế
bào và cơ thể. Ví dụ như N trong thành phần cấu trúc protein, P trong thành phần
phospholipid cấu trúc hệ thống màng sinh học trong tế bào, vật chất di truyền; S trong cấu
trúc acid amin và protein; Ca trong cấu trúc vách ngăn giữa các tế bào...

5.2.1.2. Vai trò điều tiết các hoạt động sống của cơ thể
Sự tham gia của các nguyên tố khoáng trong việc điều tiết các quá trình trao đối chất
trong tế bào và cơ thể thực vật được thể hiện như sau:
Sự điều tiết thể hiện ở khả năng làm thay đổi tính chất hóa lý của hệ keo chất nguyên
sinh: Các ion hóa trị 1 làm tăng độ ngậm nước, giảm độ nhớt do đó tăng cường trao đổi
chất, các ion hóa trị 2, 3 (Al3+, Mg2+, Ca2+...) thì ngược lại.

197
Tham gia vào cấu trúc hay hoạt hóa các enzyme như Fe, Cu là thành phần của các
coenzyme hô hấp tham gia vận chuyển electron; S là thành phần của Co-A, Mg2+ hoạt hóa
enzyme rubisco, K hoạt hóa các enzyme kinase, Zn hoạt hóa trung tâm phản ứng P680…
Nitơ tham gia vào cấu trúc các protein enzyme, phytohormone điều chỉnh sinh
trưởng và phát triển của cây. Điều tiết áp suất thẩm thấu cho tế bào như ion K+.
Sự có mặt của các ion đối kháng trong hệ keo tạo ra môi trường cân bằng sinh lý cho
hoạt động của tế bào
Ví dụ, trồng lúa mì trong môi trường chỉ có NaCl hoặc CaCl2 rễ lúa bị ức chế sinh
trưởng. Trong môi trường chứa hỗn hợp NaCl và CaCl2 cây sinh trưởng tốt hơn.

5.2.2. Vai trò sinh lý của một số nguyên tố khoáng thiết yếu và triệu chứng
thừa - thiếu của chúng trong cây
2.2.1. Vai trò sinh lý của một số nguyên tố đại lượng
a) Phospho (P)
Trong đất dạng tồn tại của P có ý nghĩa cho cây là khoáng H2PO4-, HPO42-. Trong
cây phospho tồn tại ở dạng PO43- có trong thành phần của nhiều hợp chất quan trọng như
phospholipid, acid nucleic... Cơ quan sinh sản, bộ phận non, cơ quan dự trữ (quả và hạt) là
nơi tập trung nhiều P. Cây sử dụng nhiều P ở hai thời kỳ nảy mầm và quả chín, hạt chín.
Vai trò của P trong cây
Trong cây P đảm nhận nhiều vai trò quan trọng trong cấu trúc tế bào và các quá trình
trao đổi chất. Cụ thể như sau:
Là thành phần của chất nguyên sinh và nhân tế bào, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá
trình phân chia tế bào, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và lớn lên của cây trồng. Các bộ phận
non, có mô phân sinh hoạt động mạnh luôn có nhu cầu P cao.
Tham gia vào thành phần cấu trúc nhiều loại hợp chất hữu cơ quan trọng trong tế bào
như phospholipid cấu trúc màng tế bào; ATP, ADN, ARN.
Tạo liên kết phosphate cao năng trong các hợp chất hữu cơ như các dạng đường có
gắn gốc Pi trong các phản ứng sinh hóa quang hợp, hô hấp. Trong quang hợp nó có vai trò
tăng cường tổng hợp sắc tố, tham gia vào phosphoril hóa quang hợp, thúc đẩy sự tổng hợp
các hợp chất hữu cơ. Trong hô hấp P tham gia vào phosphoril hóa oxy hóa. Trong trao đổi
nước, P tác động tích cực đến sự tổng hợp các hợp chất hữu cơ ưa nước, làm tăng cường
trao đổi nước của tế bào.
Là thành phần của chất nguyên sinh nên ảnh hưởng lến đến tính thấm của tế bào, ảnh
hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng cũng như khả năng chống chịu của cây. P làm

198
tăng tính chịu lạnh cho cây, thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ và các mô phân sinh. P có vai
trò làm tăng lượng nước liên kết keo, tăng khả năng chịu hạn.
P cần cho tất cả các loại cây trồng nhưng rõ rệt nhất là với cây họ đậu, vì ngoài khả
năng tham gia trực tiếp vào các quá trình sống của cây, chúng còn thúc đẩy khả năng cố
định đạm của vi sinh vật cộng sinh.
Triệu chứng thiếu P
Khi cây trồng bị thiếu P thường quan sát thấy các biểu hiện như: cây thấp; lá nhỏ,
ngắn, hẹp với màu xanh đậm; lá già chuyển sang màu nâu đỏ và tím; thân cây bé và khẳng
khiu; rễ kém phát triển.
Ví dụ: Ở lúa, khi thiếu P thì lá nhỏ hẹp màu lục đậm, đẻ nhánh ít, trỗ bông chậm,
chín kéo dài, nhiều hạt xanh và lửng, ở ngô: cây sinh trưởng chậm, lá chuyển dần sang
vàng, huyết dụ. Hay ở khoai tây (Hình 5.1a).
Khi cây thiếu P, cây có thể huy động P từ cơ quan già sang cơ quan non, nên P còn
được gọi là “nguyên tố dùng lại”. Tuy nhiên, thừa P có thể dẫn đến thiếu Zn. Bởi vì hai
nguyên tố này có tính đối kháng. Sự di chuyển Zn từ rễ lên thân có thể bị giảm khi hàm
lượng P trong mô thừa, vì Zn sẽ bị giữ chặt trong các tế bào ở rễ cây. Nguyên tố Zn khi đó
sẽ trở thành thành phần của sợi ở rễ và do đó không thể được vận chuyển lên các phần phía
trên của cây.
Trồng cây trên đất acid và đất kiềm hoặc đất kaolinit thì thường có hiện tượng thiếu
phospho ở cây.
Nguồn phân P và cách bón bổ sung P cho cây
P cung cho cây có trong phân chuồng, phân phospho vi sinh, supe phosphate (dạng
đơn, kép); phosphate tự nhiên, phosphate amon...
Phân P hay còn gọi là phân lân là một loại phân khó tan trong nước (khó tiêu), do đó
nó thường được bón lót trước khi trồng cây là chủ yếu. P có thể được bón dưới dạng phân
vi sinh vào đất cho cây ở giai đoạn nẩy mầm hoặc cây con. Bón lót phân phosphat tự nhiên
trước khi cho nước vào ruộng nếu pH của đất thấp. Bón phân phosphat với liều lượng
15-30 kg P/ha.
b) Kali (K)
Dạng K+ trong đất mà cây có thể sử dụng được là dạng muối hòa tan trong nước (ion
K+). Trong cây K tồn tại ở dạng K+ và chiếm hàm lượng cao đặc biệt ở mô phân sinh
chiếm tới 50% các chất khoáng và tập trung nhiều ở củ của các loài cây lấy củ, Trong cây,
K tồn tại ở dạng tự do hay hút bám trên bề mặt các hạt keo, K không tham gia cấu trúc hợp
chất hữu cơ nào, thuộc nhóm “nguyên tố sử dụng lại”.

199
Vai trò của K trong cây
Điều chỉnh các đặc tính hệ keo chất nguyên sinh từ đó ảnh hưởng đến tốc độ và chiều
hướng của các quá trình xảy ra trong tế bào: tăng độ ngậm nước, giảm độ nhớt... do đó
tăng cường độ trao đổi chất và tăng cường tính chống chịu rét cho cây.
Điều chỉnh tính thấm của tế bào, K là nguyên tố có hoạt tính thẩm thấu cao, nên có
thể tham gia điều chỉnh áp suất thẩm thấu của tế bào từ đó tham gia điều tiết sự trao đổi
nước cho tế bào. Được quan sát rất rõ trong vai trò điều chỉnh sự đóng mở khí khổng thông
qua điều chỉnh sức trương của tế bào lỗ khí, do đó gián tiếp điều chỉnh chế độ nhiệt, quá
trình trao đổi nước, khoáng và sự xâm nhập CO2 vào lá. Trong vai trò này K được coi là
nguyên tố có tác động đến phản ứng chống chịu căng thẳng nước trong cây, do đó sự tích
lũy K+ thường quan sát được khi cây gặp hạn (Martìnez và cs., 2003). Kali còn làm tăng
khả năng chống lốp đổ, chống sâu bệnh cho lúa.
Điều chỉnh dòng vận chuyển các chất hữu cơ trong mạch libe đặc biệt là vận chuyển
chất dự trữ về cơ quan kinh tế, vì vậy K có ý nghĩa quan trọng trong tăng năng suất kinh tế
và phẩm chất nông sản.
Hoạt hóa các enzyme của quá trình trao đổi chất phổ biến nhất là nhóm enzyme
kinase (phosphat) có vai trò chuyển hóa gốc phosphat trong quá trình trao đổi
carbohydrate, lipid hay protein… như enzyme pyruvate kinase, mitogen-activated protein
kinase (MAPK), AMP-activated protein kinase (AMP-K)…
K tăng cường tổng hợp diệp lục, thúc đẩy quang hợp, hô hấp.
Tham gia vào điều chỉnh vận động ở thực vật như phản ứng cụp lá ở cây trinh nữ.
Kali (K) cần cho tất cả thực vật nhưng với cây trồng mà sản phẩm thu hoạch chứa
nhiều gluxit thì bón K là tối cần thiết để đạt năng suất và chất lượng cao. Bón K còn phát
huy hiệu quả của lân (P) và đạm.
Triệu chứng thiếu K
Khi cây bị thiếu K lá thường bị khô rồi héo rũ vì mất sức trương. Triệu chứng thiếu
K ở lúa (Hình 5.1a): lá xanh thẫm có đốm vàng; mép lá có màu nâu và đỉnh lá già có đốm
nâu; đòng lúa cũng có đốm nâu và sự tạo hạt bị giảm sút; thân cây yếu và dễ bị đổ.
Triệu chứng thừa K
Khi cây được cung cấp thừa K có thể dẫn đến trì hoãn sự chín và gây thiếu Ca và Mg
do K có tính đối kháng với Ca và Mg (Bhuiyan và cs., 2009).
Nguồn phân K và cách bón phân K bón cho cây
Nguồn phân K là phân chuồng, kali clorua; kali sulfate.
Phân K, trừ loại phân K hữu cơ, K vô cơ là dạng dễ tiêu. Bên cạnh những loại phân
kali có hàm lượng K cao (50% K), những loại phân KCl có hàm lượng K thấp hơn (41% và

200
33% K hay 58% và 40% K2O) đều rất phổ biến trên thị trường. Đa số các loại cây trồng
đều không mẫn cảm với hàm lượng Cl- trong phân KCl. Phân K2SO4 thì chủ yếu được
dùng để phun lá cho các loài cây ăn quả. Ngoài ra, có thể dùng tro các sản phẩm phụ của
lúa (rơm, rạ) để bón cho đất sau mỗi vụ trồng hoặc bón cho mạ đông xuân để tăng cường
tính chống chịu lạnh.
c) Magie (Mg)
Trong đất Mg tồn tại ở dạng hòa tan trong dung dịch đất. Các dạng Mg trong đất mà
cây có thể sử dụng được là dạng dolomit gồm MgCO3, MgCO3.MgCO3. Thông thường chỉ
đất cát ven biển là thiếu Mg.
Vai trò của Mg trong cây
Mg là thành phần cấu trúc bắt buộc của diệp lục (chiếm đến 15-20% Mg của toàn bộ
cơ thể thực vật).
Tham gia hoạt hóa nhiều loại enzyme quan trọng như decarboxylase và
dehydrogenase trong chu trình Krebs, rubisco trong chu trình Calvin, kinase….
Là cầu nối giữa ATP và enzyme trong quá trình phosphoril hóa.
Triệu chứng thiếu Mg
Triệu chứng thiếu hụt Mg khác nhau giữa các loài thực vật mặc dù chúng xuất hiện
chung một số đặc điểm. Mg là nguyên tố di động (linh động) trong cây nên triệu chứng
thiếu hụt Mg luôn xuất hiện ở các lá già trước và sau đó là ở các lá non hơn (Hình 5.1b) do
có sự di chuyển Mg2+ từ các lá già về lá non khi hàm lượng Mg không đủ. Các gân lá bị
vàng hoặc mất màu xanh và thiếu Mg trầm trọng có thể gây ra các vết hoại tử trên lá và
trong một số trường hợp thì lá có thể bị xoắn, sau đó rụng. Những triệu chứng này là đặc
trưng cho một số cây hai lá mầm như nho, đậu, khoai tây hay cà chua. Ở cây củ cải đường,
triệu chứng thiếu Mg thường bị nhầm sang bệnh do virus. Ở các loại cây ngũ cốc và một lá
mầm thì triệu chứng thiếu hụt Mg lại có biểu hiện khác. Các lá già sẽ xuất hiện các đốm
xanh đậm do sự tập trung diệp lục để chống lại màu vàng nhạt của lá. Sau đó, các lá sẽ trở
nên xanh lướt và có sọc vằn. Đặc biệt đầu lá sẽ bị mất màu, chuyển sang màu trắng.
Nguồn phân Mg và cách bón Mg cho cây
Mg cung cấp cho cây có thể có trong phân chuồng, phân MgCl2, khoáng đolomit.
Bón Mg cho cây bằng cách phun dung dịch MgCl2; bón phân hòa tan Mg như
kiezerit khi cây có triệu chứng thiếu Mg.
d) Canxi (Ca)
Trong đất Ca tồn tại ở dạng Ca2+ trên bề mặt hạt keo. Trong cây Ca tập trung nhiều ở
lá già, thân và thường liên kết với một số chất hữu cơ. Ca là nguyên tố không linh động.

201
Vai trò của Ca trong cây
Có thể tạo liên kết hóa trị phụ làm cầu nối các nucleotit với nhau, kiên kết ARN với
protein trong riboxom, ADN-Protein trong nhân, làm ổn định cấu trúc không gian của
chúng.
Canxi (Ca) liên kết với pectin ở vách tế bào tạo pectat - Ca nối các thành phần cấu
trúc vách với nhau, đảm bảo cấu trúc vững chắc của thành tế bào.
Canxi (Ca) ảnh hưởng đến sinh trưởng của rễ, thiếu Ca rễ ngừng sinh trưởng, không
tạo lông hút, hóa nhầy và chết.
Canxi (Ca) làm giảm độ ưa nước, tăng độ nhớt chất nguyên sinh, tăng khả năng
chống chịu điều kiện môi trường bất lợi.
Canxi (Ca) kích thích hoạt động của các enzyme amylase, protease, lipase,
phosphatase.
Canxi (Ca) có thể điều chỉnh pH tế bào bằng cách trung hòa acid hữu cơ tạo ra trong
hô hấp tránh gây hại cho tế bào.
Ca có vai trò trong việc nâng cao tính chống chịu các điều kiện bất lợi từ môi trường
như hạn, mặn, nóng.
Triệu chứng thiếu Ca
Thiếu Ca (Hình 5.1c) lá bị trắng hoặc mất màu, cuộn hoặc xoắn đầu lá ở những lá
non; vết hoại tử xuất hiện ở những gân phụ của phiến lá; lá già chuyển màu nâu rồi chết;
cây còi cọc, chậm phát triển và các điểm sinh trưởng (ngọn thân, ngọn cành) bị chết.
Nguồn phân Ca và cách bón Ca cho cây
Ca bón cho cây có trong phân chuồng; phân CaCl2; khoáng gypsum (thạch cao);
khoáng đolomit; khoáng pyrit; phân supe phot phat đơn và kép.
Bón phân chuồng hoặc tro rơm rạ để cân bằng lượng Ca trong đất nếu đất chứa ít Ca.
Phun CaCl2 vào lá cây nếu cây có triệu chứng thiếu Ca trầm trọng
Bón khoáng gypsum khi đất thiếu Ca và có pH cao (đất có hàm lượng Na và K cao).
Bón vôi vào đất acid để tăng pH đất cải tạo đất chua. Bón khoáng pyrit để làm giảm hiệu
quả của NaHCO3 đối với sự hấp thu Ca.
e) Lưu huỳnh (S)
Trong đất S ở dạng vô cơ hay hữu cơ. Các gốc sulfat là dạng cây hút chủ yếu.
Trong cây, S tập trung nhiều ở lục lạp và ti thể.
Vai trò của lưu huỳnh trong cây
Cấu trúc nên các amino acid quan trọng cystein, cystin, methionine từ đó cấu tạo nên
protein.

202
Tham gia cấu trúc: Nucleoprotein, các sản phẩm trung gian (tinh dầu hành tỏi, hợp
chất glucoside) các chất có hoạt tính sinh học cao như: enzyme, vitamin, kháng sinh
(penicillin) do tham gia cấu trúc các chất có hoạt tính sinh học cao như trên nên có vai trò
điều tiết hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
Triệu chứng của cây khi thiếu S
Biểu hiện của cây khi thiếu S (Hình 5.1d) là lá non có màu vàng, lục nhạt, xuất hiện
các vết chấm đỏ do mô chết. Đối với cây lúa, rất khó để phân biệt về mặt hình thái các
triệu chứng thiếu S hay N vì các biểu hiện tương đối giống nhau; khi thiếu S, đầu tiên bẹ lá
sẽ có màu vàng, sau đó màu vàng sẽ lan sang toàn bộ phiến lá và cả cây sẽ chuyển sang
màu xanh nhạt vào thời kỳ đẻ nhánh.
Do đó, thiếu S trong thời kỳ cây sinh trưởng sinh dưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
năng suất của cây (Akira, 1978).
Nguồn phân S và cách bón S cho cây
Phân S có thể bón cho cây gồm: Amon sulfate; supe phốt phát đơn; kali sulfate;
gypsum; sulfate được bọc urê.
Để bón phân S cho cây có thể trộn trấu ủ hoai vào đất; làm khô đất sau khi thu hoạch
để tăng hàm lượng oxit sulfua cho vụ trồng tiếp theo. Bón 15-20 kg S/ha sẽ có hiệu quả
cho vụ trồng tiếp theo.

5.2.2.2. Vai trò sinh lý của các nguyên tố vi lượng


a) Bo (B)
Cây hút B ở dạng BO3- hoặc BO32-. B có nhiều ở cây hai lá mầm và trong cây thì B
tập trung nhiều ở cơ quan sinh sản.
Vai trò của B trong cây
B có khả năng tạo phức với nhiều loại chất hữu cơ: đường, rượu, phenol; khi tạo
phức với glucid (các nhóm OH) làm tăng tính đàn hồi của vách tế bào.
B làm tăng cường sự vận chuyển sản phẩm quang hợp tới mô phân sinh, cơ quan sinh
sản và cơ quan dự trữ.
B có ảnh hưởng rõ rệt đến mô phân sinh đỉnh, có thể liên quan đến vai trò của Bo
trong tổng hợp ARN. B ảnh hưởng đến quá trình phân hóa hoa, thụ phấn thụ tinh và đậu
quả.
Triệu chứng thiếu B
Khi cây hấp thụ không đủ B, đỉnh sinh trưởng bị chết (Hình 5.1e), cây ra hoa ít và dễ
rụng, hạt phấn nảy mầm chậm, tỷ lệ đậu quả giảm. Thiếu B cây bị rối loạn trao đổi chất,
tích tụ chất polyphenol, chất này khi bị oxy hóa tạo thành quinon gây độc cho cây.

203
Với các cây lấy củ, các mô bên trong củ bị thối tạo thành các vùng đen hay nâu, gây
nên bệnh rỗng ruột thường bắt gặp ở củ cải, cà rốt. Với một số loại rau cũng rất nhạy cảm
với sự thiếu B, ví dụ ở cây súp lơ hay bị nâu, ở táo bị khô ruột… Ở các cây họ đậu thiếu B
ảnh hưởng đến quá trình cố định N, làm giảm tỷ lệ đậu quả, hạt nhỏ.
Nguồn phân B và cách bón B cho cây
Bón B ở dạng chế phẩm phân vi lượng có tác dụng thúc đẩy sự hình thành quả, đậu
quả và tăng năng suất cây trồng.
b) Đồng (Cu)
Vai trò của Cu trong cây
Cu là thành phần cấu trúc của nhiều hệ enzyme oxy hóa khử trong tế bào: polyphenol
oxidase, ascobinoxydase, hay kích thích hoạt tính của các enzyme của quá trình trao đổi
nitơ như protease, nitratereductase.
Cu tham gia vào các phản ứng sáng của quang hợp, ảnh hưởng tích cực đến quá trình
tổng hợp diệp lục và bảo đảm sự bền vững của diệp lục.
Cu là thành phần cấu tạo của enzyme plastocyanin (chất vận chuyển điện tử trong
pha sáng quang hợp).
Triệu chứng thiếu Cu
Cây vàng lá, trắng và khô ngọn (Hình 5.1f), ít hoa, hạt lép.
Sự bón nhiều đạm đã làm xuất hiện hiện tượng thiếu Cu có làm giảm năng suất và
chất lượng cỏ làm thức ăn chăn nuôi. Bón nhiều lân cũng làm giảm hàm lượng đồng và
năng xuất ở cam quýt.
Triệu chứng thừa Cu
Khi thừa Cu thường gây ra sự thiếu sắt, kẽm và liên quan đến sự cung cấp N và Mo.
Tạo sựu cân đối giữa Cu, Fe, Zn, Mo và N là điều kiện cần thiết ngăn chặn độc hại do thừa
Cu.
Nguồn phân bón Cu và cách bón Cu cho cây
Phun dung dịch chứa muối đồng tan trong nước lên lá, ví dụ phun 0,02-0,05%
CuSO4 với 600-1000 lít/ha, hoặc ngâm hạt giống trong vòng 6-12 giờ trước lúc gieo.
Bón các muối đồng không hòa tan trong nước chỉ hòa tan trong acid xitric như đồng
oxit và các silicat, các muối đồng amôn phosphate với lượng bón 10-25 kg Cu/ha.
c) Kẽm (Zn)
Vai trò của Zn trong cây
Là thành phần cấu trúc hoặc hoạt hóa một số enzyme quan trọng như: dehydrogenase,
carbonic anhydrase, aldolase, isomerase, phosphorilase.

204
Kẽm có vai trò quan trọng đối với quang hợp là thành phần cấu trúc enzyme carbonic
anhydrase xúc tác phản ứng giải phóng CO2 từ H2CO3 cung cấp cho quang hợp, phương
trình phản ứng như sau:
Carbonic anhydrase (chứa Zn)
CO2 + H2O H2CO3
Kẽm xúc tác enzyme tổng hợp tiền chất của auxin (triptophan).
Kẽm tăng cường tổng hợp protein, thiếu Zn cây có hiện tượng tích tụ acid amin và
amid.
Triệu chứng thiếu Zn
Lá cây hẹp và nhỏ, phiến lá mất màu xanh trong khi ở gân lá vẫn giữ được màu xanh,
các đốm chết xuất hiện khắp trên bề mặt lá, kể cả gân lá, chóp lá và mép (Hình 5.1g), do
tác động đến quá trình sinh trưởng của lục lạp, cây bị rối loạn sinh trưởng do thiếu auxin.
Các triệu chứng này xuất hiện chủ yếu ở các lá đã trưởng thành hoàn toàn (lá thứ 2 và 3 từ
trên xuống).
Nguồn phân bón Zn và cách bón Zn cho cây
Có thể bón Zn cho cây bằng cách phun dung dịch kẽm sulfat lên lá. Zn thường có
hiệu quả rõ rệt lên các cây hòa thảo như lúa, ngô…
d) Mangan (Mn)
Dạng Mn cây sử dụng là Mn2+. Trong cây Mn tập trung nhiều ở lá.
Vai trò Mn trong cây
Mn có vai trò đặc biệt trong quang hợp: Tổng hợp diệp lục, tạo cầu nối liên kết diệp
lục - protein, làm tăng hoạt tính quang hóa, tham gia vào quang phân li nước.
Trong hô hấp Mn là thành phần cấu trúc của một số enzyme oxy hóa khử như:
decarboxylase, dehidrogenase...
Triệu chứng thiếu Mn
Khi thiếu Mn lá thường bị mất màu ở gân và xuất hiện các vết hoại tử trên bề mặt lá
(Hình 5.1h). Sự mất màu này có thể xảy ra ở lá già, lá non tùy theo loài cây và tốc độ sinh
trưởng. Nếu thiếu nặng cây có thể bị khô và chết.
Triệu chứng thừa Mn
Thừa Mn thường xuất hiện phổ biến hơn sự thiếu Mn và thường xuất hiện ở các vùng
đất phèn kèm với ngộ độc sắt, đất chua trũng yếm khí. Nguyên nhân được biết là do ở đất
có pH thấp, cây dễ dàng hấp thụ Mn vào tế bào làm cho nồng độ Mn trong tế bào tăng lên
rất cao, gây độc cho cây. Hàm lượng Mn từ 800-900 ppm trở lên trong mô lá thường là độc

205
hại. Thiệt hại do nhiễm độc Mn có thể rất nặng và kéo dài cả tuần sau đó. Có thể khắc phục
bằng cách bón vôi cho đất.
Nguồn phân bón Mn và cách bón Mn cho cây
Mn có thể được bón cho cây ở dạng phân mangan chelate, mangan sulfate
(MnSO4.4H2O), mangan clorua (MnCl2.4H2O)… Có thể bón bằng cách phun chế phẩm
phân vi lượng cho cây.
e) Molipden (Mo)
Cây sử dụng Mo ở dạng MoO42-. Mo rất cần thiết cho các loại cây có khả năng cố
định nitơ tự do (như cây họ đậu).
Vai trò của Mo trong cây
Mo chủ yếu tham gia vào quá trình dinh dưỡng N bởi Mo là thành phần cấu trúc của
enzyme nitrate reductase, nitrit reductase và nitrogennase cùng với Fe.
Mo có vai trò quan trọng đối với nhiều quá trình sinh lý sinh hóa trong cây như: dinh
dưỡng khoáng (hút chất khoáng, cố định nitơ và khử nitrate), hô hấp (các phản ứng oxy
hóa - khử), quang hợp (hoạt hóa diệp lục và sự khử CO2); chuyển hóa carbohydrate và có
vai trò trong khả năng chống chịu điều kiện bất lợi. Hiệu quả của Mo được nhận thấy ở
nhiều loại cây rõ rệt nhất là ở cây họ đậu, và các loại cây họ thập tự (bắp cải, súp lơ), các
loại cây họ bầu bí (dưa bở, dưa chuột, bầu bí), các loại rau như cà chua, khoai tây, cây lấy
dầu: lạc, đậu tương, hướng dương và các cây cố định đạm khí trời: tảo, bèo dâu. Thực tế
cho thấy khi bổ sung thêm Mo cho cây họ đậu người ta thấy tăng sự hình thành nốt sần,
tăng khả năng cố định N và đồng hóa NO3-.
Triệu chứng thiếu Mo
Thiếu Mo gặp phổ biến đối với môi trường đất chua. Biểu hiện thiếu Mo của cây
trồng tương tự như trường hợp thiếu đạm và trên cây thường quan sát được rõ nhất ở
những lá giữa và lá già (Hình 5.1i). Khi thiếu Mo lá cây họ đậu chuyển sang màu vàng lục,
thân và lá màu tím, nốt sần nhỏ. Ở các cây họ khác lá cũng ngả màu vàng, phiến lá bị thu
hẹp lại và uốn cong rồi khô dần.
Nguồn phân Mo và cách bón Mo cho cây
Mo thường được bón cho cây ở dạng muối Mo như natri molybdat
(Na2MoO4.2H2O), molybden (IV) oxit (MoO3); amon molybdat (NH4)6Mo7O24.4H2O hoặc
dùng nguồn khoáng vật như molybdenit MoS2 và các molybdat canxi, chì để sản xuất Mo.
Các muối Mo thường được trộn với phân lân tạo thành phân lân có chứa Mo hoặc
trộn với phân phức N P K, hoặc phân chuồng để bón cho cây, số lượng bón 100-200 g/ha.
Hiện nay, trên thị trường có phân supe lân chứa 0,2% Mo. Hoặc dùng phun chế phẩm Mo
lên lá cho cây.

206
f) Sắt (Fe)
Vai trò của Fe trong cây
Trong cây Fe giữ nhiều vai trò quan trọng như: cần Fe là thành phần cấu tạo
Fe-porphyrin và ferredoxin nên cần thiết cho quá trình vận chuyển điện tử quang hợp và
các phản ứng oxy hóa - khử trong tế bào.
Fe hoạt hóa nhiều enzyme như catalase, succinate dehydrogenase và aconitase
(aconitate hydratase)… Do vậy, thiếu sắt làm giảm hiệu suất quang hợp và hạn chế quá
trình tổng hợp, trao đổi chất trong cây.
Triệu chứng thiếu và thừa Fe
Khi cây bị thiếu Fe (Hình 5.1j) toàn bộ phiến lá mất màu xanh chuyển trắng hoặc
vàng nhạt để lộ rõ các đường gân lá màu xanh. Nếu thiếu Fe nặng, toàn bộ lá (cả phần gân
lá) sẽ chuyển sang màu vàng và sau đó lá bị mất màu hoàn toàn có màu trắng nhợt. Triệu
chứng thiếu sắt xuất hiện trước hết ở các lá non, sau đến lá già, vì Fe không di động từ lá
già về lá non.
Khi cây hấp thụ quá nhiều Fe sẽ gây ngộ độc Fe (Hình 5.1k), thường xuất hiện ở nền
đất trũng, chua, phèn. Cây trồng bị ngộ độc sắt trên lá xuất hiện nhiều đốm nâu như rỉ sắt,
bộ rễ kém phát triển, nhiều rễ đen.
Nguồn phân Fe và cách bón Fe cho cây
Fe bón cho cây có thể lấy từ Sắt (II) sulfat (FeSO4.7H2O); Sắt (III) sulfat
(Fe2(SO4)3.4H2O); Sắt (II) carbonate (FeCO3.2H2O); chelate (EDTA-Fe)... Bón Fe cho cây
có thể bằng cách phun qua lá.

207
Hình 5.1. Triệu chứng thiếu một
số nguyên tố khoáng ở cây trồng
(Theo
http://hort.ifas.ufl.edu/nutdef/pic57.shtml;
http://www.pthorticulture.com;
http://www.scielo.br)

208
5.3. Sự hấp thụ các chất khoáng ở thực vật
5.3.1. Cấu tạo cơ quan hút khoáng
Cơ quan hút khoáng chủ yếu của cây là rễ, ngoài ra lá cũng là cơ quan hấp thụ một số
nguyên tố khoáng như Fe, Mg, Cu, Mo...
Sự thích nghi của bộ rễ với chức năng hút khoáng
Chức năng quan trọng nhất của rễ là hấp thụ nước và các ion khoáng. Rễ cây có đặc
điểm về cấu trúc hình thái, khả năng sinh trưởng và hoạt động sinh lý phù hợp với chức
năng hút nước và hút khoáng của chúng (xem thêm trong Chương 2).
Trước hết rễ có những biến đổi để thích nghi với chức năng hấp thụ: Vách tế bào
biểu bì mỏng, không thấm cutin; từ biểu bì hình thành vô số lông hút làm tăng diện tích bề
mặt tiếp xúc của rễ lên rất lớn; tế bào vỏ rễ có nhiều khoảng gian bào để dự trữ nước và ion
khoáng; tế bào nội bì có đai caspary làm cho rễ có khả năng điều chỉnh dòng vật chất vào
trụ mạch dẫn.
Khả năng của cây trong việc hấp thu nước và chất khoáng từ đất có mối quan hệ chặt
chẽ tới khả năng phát triển và lan rộng của hệ rễ. Rễ cây có khả năng đâm sâu, lan rộng
trong lòng đất để chủ động tìm nguồn nước và chất dinh dưỡng nuôi cây. Khả năng này thể
hiện ở tính hướng nước và hướng hóa của rễ. Rễ cây có thể đâm sâu 1,5-2 m, có loại rễ
đâm sâu từ 5-10 m. Rễ cây thường lan rộng gấp 2-3 lần đường kính tán lá của cây. Nhờ
khả năng phân nhánh mạnh, nhất là sự phát triển của hệ thống lông hút nên tổng độ dài
chung của bộ rễ có thể đạt tới hàng chục triệu m/ha. Bề mặt tổng cộng của rễ và lông hút
có thể gấp 130 lần diện tích bề mặt đất có rễ bám. Nhờ đó làm diện tích bề mặt rễ tiếp xúc
với đất rất lớn tạo thuận lợi cho quá trình hút nước, hút khoáng. Phân tích thí nghiệm kiểm
tra hệ thống rễ của cây lúa mạch đen vụ đông sau 16 tuần sinh trưởng, báo cáo của
Dittmer, 1937, cho thấy có13×106 rễ sơ cấp và rễ bên và có tổng độ dài khoảng 500 km,
diện tích bề mặttương đương 200 m2; cây này có hơn 1010 lông hút và có tổng diện tích bề
mặt là 300 m2 (Dittmer, 1937). Theo ước tính của Taiz và Zeiger, 2010, ở sa mạc, rễ của
cây mesquite (genus Prosopis) có thể ăn sâu 50 m vào lòng đất; những cây trồng hàng
năm có rễ sinh trưởng 0.1-2 m, trải rộng 0.3-1 m; rễ cây ăn quả thường cắm sâu khoảng
1m, nhưng tổng chiều dài rễ có thể đạt 12-18 km/cây (Taiz và Zeiger, 2014).
Sự phân bố của rễ trong đất chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: thành phần cơ
giới, tính chất, pH của đất; hàm lượng nước, khoáng, độc tố, vi sinh vật...

5.3.2. Cơ chế hút khoáng ở thực vật


Các chất khoáng muốn đi vào cây thì trước hết phải tan trong dung dịch đất và được
hấp phụ trên bề mặt rễ.
Hấp thụ khoáng theo phương thức trao đổi ion.

209
Các ion khoáng được hấp phụ trên bề mặt rễ theo phương thức trao đổi ion giữa đất
và lông hút. Có hai phương thức trao đổi ion: trao đổi tiếp xúc (trao đổi trực tiếp) hoặc trao
đổi gián tiếp thông qua H2CO3 trong dung dịch. Trong quá trình hô hấp của rễ, CO2 được
tạo thành. Trên bề mặt của rễ sẽ xảy ra phản ứng trao đổi ion H+ với các cation, trao đổi
ion HCO3- với các anion trong đất. Sự trao đổi ion giữa rễ và đất theo đúng hóa trị và
đương lượng của các ion. Chất khoáng sau khi hút bám lên bề mặt rễ sẽ được đi vào tế bào
để vận chuyển vào bên trong rễ và đi lên các bộ phần trên mặt đất hoặc tham gia một số
quá trình chuyển hóa ngay tại rễ.
Theo quan niệm hiện nay, quá trình hút các chất khoáng của cây là một quá trình
sinh lý rất phức tạp, tiến hành theo nhiều cơ chế khác nhau vừa có tính chất thụ động
không liên quan đến các quá trình trao đổi chất, vừa có tính chất chủ động liên quan mật
thiết đến các quá trình trao đổi chất trong thực vật. Sau đây là hai cơ chế hấp thụ chất
khoáng cơ bản: cơ chế thụ động và cơ chế chủ động.

5.3.2.1. Cơ chế hút khoáng bị động


Theo cơ chế này rễ cây có thể hút các chất khoáng một cách thụ động nhờ quá trình
khuếch tán, thẩm thấu và quá trình hút bám trao đổi. Đây là quá trình mang tính chất vật lý
đơn thuần. Đặc trưng của cơ chế hút khoáng bị động là:
Quá trình xâm nhập chất khoáng không cần cung cấp năng lượng, không liên quan
đến trao đổi chất và không có tính chọn lọc;
Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ ion trong và ngoài tế bào, từ
nồng độ cao đến nồng độ thấp;
Chỉ vận chuyển các chất có thể hòa tan trong lipid và có tính thấm đối với màng tế
bào;
Tốc độ xâm nhập của các chất tan (V) vào tế bào được xác định theo công thức :
V = Const. K. M-1/2 (Co - Ci)
Trong đó: K: hệ số biểu thị tính tan của chất tan trong lipid;
M: phân tử lượng của chất tan khuếch tán;
Co; Ci: nồng độ các chất khuếch tán ở ngoài và trong tế bào;
Const: hằng số khuếch tán.
Như vậy tốc độ xâm nhập chất tan vào tế bào phụ thuộc vào ba yếu tố:
Tính hòa tan của chất tan trong lipid (K) càng cao thì xâm nhập càng mạnh;
Phân tử lượng của chất tan (M) càng nhỏ thì càng dễ xâm nhập;
Sự chênh lệch nồng độ chất khuếch tán càng lớn thi ion xâm nhập càng nhanh.

210
Đối với chất điện ly: Chính điện tích của chúng đã có cản trở tới việc chúng xâm
nhập vào tế bào. Chất có độ điện ly càng thấp thì chúng đi qua màng tế bào càng nhanh.
Các ion hóa trị 1 (Na+, K+ ) đi vào tế bào nhanh hơn các ion có hóa trị 2 (Ca2+, Mg2+ ), Cl-,
I- vào tế bào dễ hơn SO42- .
Nếu cùng độ điện ly, chất nào có ion màng hydrate lớn khó thẩm thấu hơn chất có
kích thước ion lớn. Những ion cần cho đời sống của cây như P, K có thể đi vào tế bào rất
nhanh và tập trung ở trong đó mặc dù nồng độ đã cao hơn rất nhiều lần so với nồng độ của
nó ở môi trường.
Tuy nhiên, khi có đủ các điều kiện cho sự khuếch tán thì tốc độ khuếch tán tự nhiên
chậm hơn rất nhiều so với khuếch tán của chất tan trong tế bào. Như vậy, ở trong tế bào
tồn tại một số cơ chế bổ trợ nào đó để đẩy nhanh tốc độ khuếch tán. Đó chính là khuếch tán
có xúc tác. Đây cũng là cơ chế xâm nhập chất tan thụ động vì không tiêu tốn năng lượng
của quá trình trao đổi chất. Có thể có một số cơ chế sau:
Ionophor
Đây là các chất có bản chất hóa học có khả năng liên kết với các ion. Ionophor có
nghĩa là “chất mang ion” vì các hợp chất này xúc tác vận chuyển ion qua màng kép
phospholipid của tế bào mà không cần năng lượng. Vì các ionophor này là các thực thể hòa
tan được trong lipit. Đã có các nghiên cứu về bản chất hóa học và cơ chế hoạt động mang
ion của các chất đóng vai trò là các ionophor. Các chất này thường được chiết xuất từ các
vi sinh vật như valinomycine từ Streptomyces, chất nonactine từ Actinomyces… để nhập
các ion vào cơ thể vi sinh vật. Khi các chất này tác động lên màng thì làm cho tính thấm
của màng tăng lên làm sự xâm nhập của ion qua màng rất dễ dàng. Sự kết hợp giữa
ionophor với các ion mang tính đặc hiệu cao.
Kênh ion
Trên màng sinh chất và màng không bào có rất nhiều lỗ xuyên qua màng có đường
kính lớn hơn kích thước của các ion, tạo nên các kênh cho các ion dễ dàng xuyên qua. Tuy
nhiên, các kênh ion cũng có tính đặc hiệu. Mỗi ion có kênh hoạt động riêng và cũng có thể
đóng và mở và tùy theo điều kiện cụ thể.
Thế xuyên màng
Quá trình vận chuyển các ion qua màng dẫn đến sự chênh lệch nồng độ ion hai phía
của màng và tạo nên một thế hiệu xuyên màng. Hiệu điện thế đo được có thể đạt 50-200 mV
và thường mang điện tích âm phía bên trong tế bào. Nhờ thế xuyên màng này mà các
cation có thể đi theo chiều điện trường từ ngoài vào tế bào, còn các anion có thể liên kết
với ion H+ để vận chuyển vào trong. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có ý kiến thống nhất về
mức độ tham gia của quá trình khuếch tán trong sự hút chất khoáng của cây. Một số ý kiến
cho rằng quá trình khuếch tán có ý nghĩa đáng kể trong sự hút chất khoáng ở môi trường

211
đất mặn, hoặc khi cây già, khi rễ cây bị thương tổn... Một số ý kiến khác lại cho rằng một
phần đáng kể của bộ rễ gồm thành tế bào, gian bào, và một phần nguyên sinh chất được
các ion khuếch tán qua lại tự do.
Quá trình hút bám trao đổi
Các chất khoáng được hấp thu thụ động dựa trên nguyên tắc các ion mang điện trái
dấu trao đổi với nhau khi hút bám trên bề mặt rễ hoặc nằm trong các khoảng không gian tự
do của thành tế bào rễ. Cơ chế hút bám trao đổi này biểu hiện rõ rệt ở giai đoạn đầu tiên
của quá trình hút khoáng. Các ion đi vào rễ nhờ hút bám trên các gốc mang điện trái dấu
trên thành cenllulose và màng sinh chất và nhờ việc đẩy ra ngoài một lượng tương đương
các ion cùng dấu đã bám trên đó.
Quá trình phân phối theo cân bằng Donnan
Các ion được phân phối cân bằng giữa môi trường trong và ngoài tế bào rễ qua màng
ngăn cách. Màng này chỉ cho một số ion đi qua mà không cho một số ion khác đi qua. Cân
bằng Donnan giải thích hiện tượng nồng độ chất khoáng trong dịch tế bào cao hơn nhiều so
với môi trường ngoài nhau sau: khi các ion xâm nhập vào dịch tế bào được liên kết với các
chất khác trong tế bào, nhờ vậy gradient nồng độ vẫn giữ được cân bằng trong suốt thời
gian hút khoáng.
Tuy nhiên, bằng kết quả thực nghiệm, các nhà sinh lý thực vật đã chỉ ra nhiều thiếu
sót của các cơ chế hút khoáng theo tính chất thụ động như:
Giữa sự hút nước và hấp thụ các chất khoáng không có mối quan hệ chặt chẽ;
Giữa các ion cùng dấu không có quan hệ cạnh tranh nhau trong quá trình hấp thụ;
Không thể xem màng tế bào là một màng lọc thụ động khi áp dụng cân bằng Donnan
để giải thích sự xâm nhập của các ion vào tế bào.

5.3.2.2. Cơ chế hút khoáng chủ động


Quá trình hút chủ động các nguyên tố khoáng ở hệ rễ có liên quan đến quá trình trao
đổi chất của tế bào. Đây là quá trình chọn lọc và chủ động. Phần lớn các chất khoáng được
hấp thụ vào cây theo cách chủ động này. Sự vận chuyển tích cực khác với sự vận chuyển bị
động ở những đặc điểm sau:
- Không phụ thuộc vào gradient nồng độ, có thể vận chuyển ngược gradient nồng độ.
- Cần sử dụng năng lượng ATP và chất mang.
- Có thể vận chuyển các ion hay các chất không thấm hay thấm ít với màng lipoprotein.
- Có tính đặc hiệu cho từng loại tế bào và từng loại chất.
ATP và chất mang được cung cấp từ quá trình trao đổi chất, mà chủ yếu là quá trình
hô hấp. Như vậy lại một lần nữa chúng ta thấy rằng: Quá trình hấp thụ nước và các chất
khoáng đều liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ.

212
Có rất nhiều quan điểm đưa ra nhằm giải thích cơ chế hút khoáng chủ động, trong đó
thuyết chất mang được thừa nhận rộng rãi nhất.
* Thuyết chất mang
Thuyết chất mang cho rằng trên màng sinh chất, trong quá trình trao đổi chất hình
thành nên những chất không chỉ có khả năng tương tác với các nguyên tố khoáng của môi
trường ngoài mà còn vận chuyển chúng qua màng. Các chất này được gọi là chất mang.
Chúng có nhiệm vụ tổ hợp với các ion ở phía ngoài màng và giải phóng ion phía trong
màng.
Điều quan trọng là thừa nhận một phức hợp trung gian chất mang ion như là một
phương tiện thuận lợi cho việc vận chuyển ion qua màng. Để phức hợp này được hình
thành, trước tiên chất mang phải được hoạt hóa bằng năng lượng của ATP và enzyme
phosphokinase. Vì vậy, đây là một quá trình vận chuyển tích cực ion liên quan đến quá
trình trao đổi chất của tế bào. Khi chất mang được hoạt hóa nó dễ dàng kết hợp với ion và
đưa ion vào bên trong. Nhờ enzyme phosphate mà ion được tách khỏi phức hệ để giải
phóng vào bên trong màng. Ion giải phóng tham gia tương tác với các phân tử của nguyên
sinh chất, còn chất mang quay trở lại bề mặt màng và lại tiếp tục vận chuyển các nguyên tố
khoáng.
Quá trình này có thể chia làm ba giai đoạn (xem thêm Chương 1): Hoạt hóa chất
mang; Tạo phức hệ ion - chất mang; Giải phóng ion ra khỏi phức hợp chất mang.
Trong ba giai đoạn, chỉ có giai đoạn đầu tiên cần năng lượng để hoạt hóa chất mang.
Theo quan niệm này, chất mang là phương tiện vận chuyển, nhờ nó mà ion chui qua
được màng ngăn cách giữa môi trường trong và ngoài, còn các ion tự do thì không chui
qua được.
Về bản chất hóa học của chất mang, nhiều tác giả cho rằng có chất mang chuyên hóa
(chỉ chuyên mang một ion nào đó) và có chất mang chung (mang bất kỳ ion nào). Các chất
mang ấy có thể là các acid amine và protein lưỡng tính, có thể là sản phẩm trao đổi trung
gian của glucid như glucozamine và galactozamine. ATP - ase, các phosphatid, sản phẩm
trao đổi nitrogen và protein, các enzyme oxy hóa - khử, và cũng có thể là các nucleoproteid.
Cơ chế vận chuyển phức hệ ion - chất mang hiện cũng còn những quan điểm khác
nhau. Theo ý kiến nhiều tác giả, phức hợp ion - chất mang tan trong nước và có thể khuếch
tán qua màng lipoprotein theo gradient nồng độ (chất mang khuếch tán). Chất mang có thể
quay trên màng và chuyển ion từ mặt này sang mặt kia của màng (chất mang quay). Chất
mang có thể vận chuyển ion vào trong tế bào bằng cách trượt dọc thành các lỗ đầy nước
của màng (chất mang trượt). Cuối cùng chính các protein co duỗi giữ vai trò chất mang. Sự
vận chuyển ion được thực hiện bởi sự co và duỗi theo nhịp điệu của mạch peptid (chất
mang co duỗi).

213
Như vậy, sự xâm nhập các chất vào tế bào được thực hiện bởi hai cơ chế thụ động và
chủ động. Nhìn chung cả hai cơ chế này đều diễn ra song song trong cây. Nếu một trong
hai phương thức trên bị ức chế thì sự hút các chất cũng bị ức chế. Tuy nhiên, nhiều tác giả
phủ nhận tính thụ động của cơ chế hút khoáng và cho rằng tất cả các chất khoáng và các
chất hữu cơ của môi trường bên ngoài đều bị tế bào chiếm lấy một cách chủ động. Các tác
giả này chỉ công nhận cơ chế trao đổi chất (sự hút khoáng liên quan đến trao đổi chất), còn
cơ chế không trao đổi chất phải thông qua hiện tượng ẩm bào (pinocytosis) và thực bào
(fagocytosis).

5.4. Tác động của ngoại cảnh đến quá trình hút khoáng
Sự hấp thu các chất khoáng vào cây là một quá trình sinh lý phức tạp, phụ thuộc vào
nhiều điều kiện khác nhau, trong đó điều kiện ngoại cảnh rất quan trọng.

5.4.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự hút khoáng


Nhiệt độ, đặc biệt là nhiệt độ của đất có ảnh hưởng rất lớn đến sự hút khoáng của rễ
cây. Nhiệt độ ảnh hưởng đến cả hút khoáng chủ động và thụ động. Sự khuếch tán tự do bị
động của các chất khoáng phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ càng thấp thì tốc độ khuếch tán
các chất càng giảm. Nhiệt độ thấp làm hô hấp rễ giảm và rễ thiếu năng lượng cho sự hút
khoáng tích cực. Về mùa đông, khi nhiệt độ của đất hạ xuống đến 10-12oC, sự hút nước và
chất khoáng của cây trồng bị đình trệ.
Trong giới hạn nhiệt độ nhất định, thường từ 35-40oC thì với đa số cây trồng ở vùng
nhiệt đới, tốc độ xâm nhập chất khoáng tăng theo nhiệt độ. Nhưng nếu nhiệt độ vượt quá
giới hạn tối ưu thì tốc độ hút khoáng giảm và có thể bị ngừng khi nhiệt độ đạt trên 50 oC.
Khi nhiệt độ quá cao thì hệ thống lông hút vốn rất nhạy cảm với nhiệt độ sẽ bị rối loạn hoạt
động sống và có thể bị chết.
Giới hạn nhiệt độ thích hợp cho quá trình hút khoáng của cây ở các vùng khí hậu
khác nhau có sự khác biệt khá lớn. Về cơ chế ảnh hưởng của nhiệt độ lên quá trình hút
khoáng, nhiều tác giả cho rằng: nhiệt độ ảnh hưởng chủ yếu lên quá trình trao đổi chất
thông qua hoạt động của các enzyme và sự liên kết giữa các phần tử trong chất nguyên sinh
với các nguyên tố khoáng.

5.4.2. Ảnh hưởng của độ thoáng khí đến quá trình hút khoáng
Ảnh hưởng của nồng độ O2 trong đất
O2 trong đất cần thiết cho hô hấp của rễ để tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống
của cây, trong đó có quá trình hút khoáng. Nồng độ O2 trong đất thấp hơn nhiều so với
nồng độ O2 trong khí quyển và nó thay đổi tùy theo kết cấu của đất và mức độ ngập nước.
Theo một số tác giả nếu nồng độ O2 trong đất dưới 2% thì tốc độ hút khoáng giảm hẳn, sự
hút chất khoáng đạt mức cao nhất khi hàm lượng này ở khoảng 2-3%. Nếu nồng độ O2 lớn

214
hơn 3% thì tốc độ hút khoáng không thay đổi. Tuy nhiên lại có tác giả cho rằng nếu nồng
độ O2 trong đất giảm xuống dưới 10% đã giảm sút sự hút khoáng, còn dưới 5% cây chuyển
sang hô hấp yếm khí rất nguy hiểm cho cây, rễ cây hoàn toàn thiếu năng lượng cho hút
khoáng.
Nhìn chung hệ thống rễ của cây trồng rất nhạy cảm O2 nên khi thiếu O2 thì ức chế
sinh trưởng của rễ, ức chế hút nước, hút khoáng của rễ. Vì vậy, khi bón phân để tăng hiệu
quả sử dụng phân bón, cần phải có các biện pháp kỹ thuật làm tăng hàm lượng O2 cho đất
như làm đất tơi xốp trước khi gieo trồng, làm cỏ sục bùn thường xuyên, phá váng sau
mưa... Ngoài ra cần chọn các giống chịu úng để trồng ở các vùng thường xuyên bị úng.
Ảnh hưởng của nồng độ CO2, N2, H2S
Sự tích lũy CO2, N2, H2S và các khí khác trong đất úng ngập có tác động ức chế hoạt
động hút khoáng của hệ rễ.

5.4.3. Ảnh hưởng của độ pH đến quá trình hút khoáng


Độ pH của môi trường ảnh hưởng rất lớn đến sự hấp thu chất khoáng của rễ cây. Ảnh
hưởng của pH lên sự hút khoáng của rễ có thể là trực tiếp và cũng có thể là gián tiếp.
pH của môi trường ảnh hưởng đến sự xâm nhập ưu thế anion hay cation. Trong môi
trường kiềm việc hút cation mạnh hơn anion, còn trong môi trường acid thì ngược lại. Độ
pH còn ảnh hưởng đến độ hòa tan và khả năng di động của các chất khoáng và do đó ảnh
hưởng đến khả năng hút khoáng của rễ. Ví dụ trong môi trường bị acid hóa độ linh động
của Ca, P, Na bị giảm, trong khi đó độ linh động của Al, Mn... lại tăng đến mức có thể gây
độc cho cây. Ngược lại trong môi trường kiềm độ linh động của P và các nguyên tố vi
lượng giảm.
Hệ vi sinh vật đất rất quan trọng cho sự dinh dưỡng khoáng của rễ. pH có ảnh hưởng
đến hoạt động của các vi sinh vật trong môi trường. Nói chung pH môi trường dao động
quanh khoảng trung tính là thuận lợi nhất cho hoạt động của vi khuẩn. Khi độ pH của môi
trường vượt quá giới hạn sinh lý (quá kiềm hay quá acid) thì mô rễ đặc biệt là lông hút bị
thương tổn và sự hút khoáng bị ức chế.

5.4.4. Ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình hút khoáng
Ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ khoáng và nitơ trên cơ sở ánh sáng liên
quan chặt chẽ với quá trình quang hợp, quá trình trao đổi nước của thực vật. Quang hợp tạo
ra năng lượng và lực khử liên quan đến quá trình hấp thụ, vận chuyển và trao đổi khoáng,
nitơ. Sự thoát hơi nước liên quan đến hấp thụ nước và các ion khoáng hòa tan trong nước.

5.4.5. Ảnh hưởng của độ ẩm đất đến quá trình hút khoáng
Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ với quá trình trao đổi khoáng và nitơ. Hàm lượng nước
tự do trong đất nhiều giúp cho việc hòa tan nhiều ion khoáng. Các ion hòa tan dễ dàng hấp

215
thụ theo dòng nước vào hệ rễ của cây. Độ ẩm cao giúp hệ rễ sinh trưởng tốt và tăng diện
tiếp xúc của hệ rễ với các phân tử keo đất làm quá trình hút bám trao đổi các chất khoáng
và nitơ giữa rễ và đất được tăng cường.

5.5. Sự vận chuyển chất khoáng trong cây


5.5.1. Vận chuyển từ đất vào xylem
Rễ cây hấp thụ chất khoáng nhờ vào lông hút và các tế bào biểu bì bằng sự thẩm
thấu. Trong quá trình vận chuyển này nước đóng vai trò rất quan trọng. Hầu hết các chất
khoáng được cây hấp thụ đều hòa tan được trong nước. Sự vận chuyển của chất khoáng từ
đất và tế bào lông hút về cơ bản tuân theo cơ chế vận chuyển chất tan qua màng tế bào
(xem Chương 1). Trong cây các chất khoáng được vận chuyển theo các con đường mà
nước đi qua (xem Chương 2). Vận chuyển chất khoáng trong cây có mối quan hệ rất chặt
chẽ và lệ thuộc vào quá trình vận chuyển nước trong cây.
Sau khi vào lông hút chất khoáng được vận chuyển đến mạch xylem nằm trong trục
của rễ cây theo con đường apoplast và symplast.
Chất khoáng đi qua các lớp tế bào của vỏ rễ, qua nội bì, trụ bì thông qua khoảng
trống trong thành tế bào (con đường apoplast) hoặc vận chuyển đến tế bào bên cạnh qua
cầu sinh chất (symplast). Sau khi vào đến mạch xylem, chất khoáng được vận chuyển cùng
với nước theo hướng ngọn từ rễ qua thân lên lá.
Trong thân cây chất khoáng sau đó được vận chuyển bằng cơ chế khuếch tán trong
xylem đến các phần xa hơn và vận chuyển chủ động hoặc bị động vào trong các mô khác
của cây.
Khi các mô xylem vận chuyển nước và chất khoáng vào lá, qua các mô dẫn sơ cấp và
vô số các mô dẫn thứ cấp. Từ điểm cuối của mỗi mạch xylem, nước và chất khoáng có thể
được khuếch tán vào các tế bào lá khác. Khoảng 99% nước được vận chuyển đến lá sẽ bị
mất thông qua sự thoát hơi nước. Điều này cho thấy sự vận chuyển nước và chất khoáng
trong xylem dường như là vô nghĩa. Tuy nhiên, sự mất nước này là một phần rất quan
trọng bởi nó tạo động lực chủ yếu cho sự chuyển động của nước và khoáng trong toàn bộ
cơ thể thực vật.

5.5.2. Vận chuyển trong phloem (mạch rây)


Mạch phloem vận chuyển các sản phẩm của quá trình quang hợp từ lá đến các vùng
sinh trưởng và cơ quan dự trữ của cây (xem Chương 3). Ngoài ra mạch phloem cũng có vai
trò truyền những tín hiệu hóa học và góp phần phân bố lại các ion khoáng và các hợp chất
khác trong suốt cơ thể thực vật.

216
B. DINH DƢỠNG NITƠ
5.6. Vai trò của nitơ (N) đối với thực vật
5.6.1. Vai trò của nitơ trong cây
Nitơ (N) vừa có vai trò cấu trúc, vừa tham gia trong các quá trình trao đổi chất và
năng lượng. Nitơ có vai trò quyết định đến toàn bộ các quá trình sinh lý của cây trồng và
do đó nó quyết định năng suất và chất lượng nông phẩm thu hoạch.
Nitơ là nguyên tố đặc thù cấu trúc protein mà protein lại có vai trò rất quan trọng đối
với cây như:
- Nitơ cấu tạo nên protein là thành phần chủ yếu tham gia cấu trúc nên hệ thống chất
nguyên sinh trong tế bào, cấu tạo nên hệ thống màng sinh học, các bào quan trong tế bào,
thành phần bắt buộc của các enzyme.
- Nitơ có trong thành phần của acid nucleic (ADN và ARN). Ngoài chức năng duy trì
và truyền thông tin di truyền, acid nucleic đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh
tổng hợp protein, sự phân chia và sự sinh trưởng của tế bào...
- Nitơ là thành phần quan trọng của diệp lục, là một trong những yếu tố quyết định hoạt
động quang hợp của cây, cung cấp chất hữu cơ cho sự sống của các sinh vật trên Trái đất.
- Nitơ là thành phần của một số phytohormone như auxin và cytokinin. Đây là những
chất quan trọng trong quá trình phân chia và sinh trưởng của tế bào và của cây.
- Nitơ tham gia vào thành phần của ADP, ATP có vai trò quan trọng trong trao đổi
năng lượng của cây.
- Nitơ tham gia vào thành phần của phytochrome có nhiệm vụ điều chỉnh quá trình sinh
trưởng, phát triển của cây có liên quan đến ánh sáng như phản ứng quang chu kỳ, sự nảy
mầm, tính hướng quang. Vì vậy, cây rất nhạy cảm với cả hai trường hợp thiếu và thừa N.

5.6.2. Triệu chứng thừa và thiếu nitơ trong cây


Khác với nhiều nguyên tố khoáng thiết yếu trong cây, N có tác dụng hai mặt đến
năng suất cây trồng, cây trồng thừa hay thiếu N đều có hại.
Thừa N: khác với các nguyên tố khác, việc thừa N có ảnh hưởng rất nghiêm trọng
đến sinh trưởng, phát triển và hình thành năng suất ở cây trồng. Cây sinh trưởng quá mạnh,
thân lá tăng nhanh đặc biệt là lá trong khi đó mô cơ phát triển không kịp nên cây rất yếu,
dễ lốp đổ. Hiện tượng các lá bên trên phát triển diện tích lớn làm che khuất ánh sáng của
các lá tầng dưới làm giảm mạnh sự tích lũy chất khô, gây giảm năng suất nghiêm trọng và
có trường hợp không có thu hoạch, thậm chí gây chết quần thể cây trồng.
Thiếu N: thiếu N cây sinh trưởng kém, diệp lục không được tổng hợp đầy đủ, lá
vàng, đẻ nhánh và phân cành kém, sút giảm hoạt động quang hợp và tích lũy, giảm năng
suất. Tùy theo mức độ thiếu đạm mà năng suất giảm nhiều hay ít. Trong trường hợp có
triệu chứng thiếu đạm thì chỉ cần bổ sung phân đạm ngay thì cây vẫn có thể sinh trưởng và
phát triển bình thường trở lại.

217
5.7. Các nguồn nitơ cung cấp cho thực vật
Cơ thể thực vật có thể lấy N từ nhiều nguồn khác nhau như nguồn vô cơ, hữu cơ.

5.7.1. Phân bón vô cơ


Phân đạm được sản xuất tại các nhà máy công nghiệp. Gồm hai loại chính đạm amon
và đạm nitrate:
Đạm amon gồm các loại như amon sulfate (NH4)2SO4 có chứa 20-21% N và 23-24%
S; Amoni clorua (NH4Cl) chứa 24-25% N và 75% Cl-; Diamon phosphate (DAP) phức
chứa 2 yếu tố nitơ và phospho với tỷ lệ 18-20% N và 46-50%P2O5; Urê (CO(NH2)2): chứa
44-48% N ở dạng amin (NH2)…
Đạm nitrate gồm các loại như: Sodium nitratee (natri nitrate -NaNO3) chứa 16% N
và 25% Na2O và một ít vi lượng Bo; Cancium nitratee (canxi nitrate -Ca(NO3)2) là loại
phân kiềm mạnh chứa 15-15,5% N và 25% CaO, rất có lợi cho vùng đất chua; Cancium
magie nitratee (canxi-magie nitrate) chứa 13-15% N và 8% MgO dễ tan; Amon
nitratee (NH4NO3) (đạm hai lá) chứa 33-35% N ở cả 2 dạng NH4+ và NO3-…

5.7.2. Phân bón hữu cơ


Nguồn N hữu cơ từ các hợp chất chứa N trong cơ thể sinh vật là xác chết sinh vật,
phế thải động, thực vật (như phân chuồng, phân bắc, phân xanh). Dạng này cây trồng
không thể đồng hóa trực tiếp được mà cần nhờ hoạt động của các vi sinh vật (phân vi sinh)
để chuyển hóa thành NH4+ hoặc NO3- thì cây mới hấp thu được.

5.7.3. Nitơ khí quyển


Đây là dạng N phân tử tồn tại tự do trong khí quyển, bình thường cây không sử dụng
được vì chúng ở dạng khí trơ. Tuy nhiên nhờ hoạt động của các vi sinh vật cố định đạm
chúng được chuyển thành NH4+ cây dễ dàng sử dụng được thông qua quá trình cố định
đạm. Hoặc nhờ sự phóng điện trong cơn dông có thể oxy hóa N trong khí quyển thành
dạng NO và NO2 sau đó các dạng N này hòa tan với nước mưa và rơi xuống đất cung cấp
cho cây trồng.

5.8. Sinh học cố định nitơ tự do


5.8.1. Các con đường cố định nitơ tự do
Nitơ (N) trong khí quyển tồn tại dưới dạng khí N2 và chiếm khoảng 79% thể tích
không khí. Mặc dù sống trong “đại dương nitơ” nhưng thực vật nói chung không có khả
năng đồng hóa trực tiếp được. Do N phân tử là dạng khí trơ với mối liên kết ba rất bền, đòi
hỏi một lượng năng lượng hoạt hóa rất lớn nên bình thường rất khó phản ứng với các phân
tử khác để tạo thành hợp chất. Để cây sử dụng được thì N khí quyển cần được biến đổi
thành NO3- hoặc NH4+, trong một quá trình gọi là cố định N, được thực hiện trong tự nhiên
hoặc nhờ hoạt động của các nhà máy công nghiệp.

218
5.8.1.1. Cố định nitơ bằng con đường nhân tạo
Tại các nhà máy công nghiệp sản xuất phân đạm, liên kết ba bền vừng của N phân tử
được bẻ gẫy dưới điều kiện nhiệt độ cao và áp suất cao. Chẳng hạn, để thu được NH3 từ N2
cần điều kiện nhiệt độ độ 200oC với áp suất 200 atm (Taiz và Zeiger, 2010) hay muốn tổng
hợp cyanamide calcium (CaCN) phải dùng lò điện. Bằng con đường này N khí quyển được
cố định 1784.105 tấn/năm 2014 (FAO, 2015).

5.8.1.2. Cố định nitơ bằng con đường tự nhiên


Trong tự nhiên, tồn tại ba con đường cố định N sau đây:
Tia chớp (lightning) trong các cơn mưa giông chuyển hóa hơi nước và oxy không khí
thành các gốc tự do hydroxyl (HO•), nguyên tử hydro (H•), nguyên tử oxy (O•) có tính
năng hoạt hóa cao có thể chuyển N2 thành HNO3, rơi xuống mặt đất cùng nước mưa. Vì
vậy, sau trận mưa giông, cây thường tươi tốt hơn vì được bổ sung thêm đạm vô cơ từ nước
mưa. Với con đường này có thể cố định được khoảng 8% tổng số N được cố định ngoài tự
nhiên (Taiz và Zeiger, 2010).
Cố định đạm qua các phản ứng quang hóa (photochemical reactions) giữa khí oxide
(NO) với ozone (O3) thành acid nitric (HNO3). Con đường này chiếm khoảng 2% tổng số
N được cố định tự nhiên (Taiz và Zeiger, 2010). Tổng lượng N được cố định từ hai con
đường trên là khoảng 190.105 tấn/năm (Taiz và Zeiger, 2010).
Cố định N bằng con đường sinh học nhờ các vi khuẩn, tảo cố định đạm chuyển hóa
N2 thành amoni (NH4+). Con đường này chiếm 90% tổng số N được cố định trong tự nhiên.
Đây cũng được coi là một nguồn N sinh học cho cây.

5.8.2. Ý nghĩa của quá trình cố định nitơ tự do trong tự nhiên


Hiện nay, mặc dù việc sản xuất phân đạm có thể đáp ứng một nhu cầu lớn và ngày
càng tăng nguồn N cho cây trồng. Theo ước tính của FAO, 2015, nhu cầu phân đạm của
thế giới năm 2018 là 1190.105 tấn/năm tăng 1.4% so với năm 2014 (FAO, 2015).
Tuy nhiên, việc sản xuất và sử dụng đạm vô cơ từ các nhà máy phân đạm có thể gây
tác động xấu đến con người và môi trường. Việc sử dụng quá nhiều phân đạm vô cơ đã làm
cho môi trường đất và nước bị ô nhiễm, hàm lượng nitrate tích lũy trong nhiều loại sản
phẩm nông nghiệp cũng tăng đến mức báo động gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Chính vì vậy, thay thế phân đạm vô cơ bằng đạm sinh học sẽ góp phần làm cho môi trường
sinh thái nông nghiệp bền vững hơn.
Lượng N sinh học được tích lại trong đất nhờ các vi sinh vật cố định đạm có ý nghĩa
rất lớn đối với nông nghiệp, đặc biệt là các nước có nền công nghiệp phân hóa học chưa
phát triển.

219
Do đó, việc phát hiện ra các nhóm vi sinh vật có khả năng cố định N2 và sử dụng
chúng như một nguồn phân bón hữu hiệu là biện pháp tích cực làm giàu nguồn đạm cho
đất và giảm bớt nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do sử dụng quá nhiều phân bón hóa học.
Việc trồng xen các cây họ đậu (có khả năng cố định N sinh học) với các cây trồng khác
hay trồng các cây họ đậu cải tạo đất là biện pháp canh tác hợp lý, có hiệu quả cao và được
ứng dụng ngày càng nhiều nhằm tăng năng suất cây trồng. Các hướng nghiên cứu ứng
dụng công nghệ sinh học để cải biến các vi sinh vật cố định đạm, để tăng cường số lượng
các loài cây trồng có khả năng cố định đạm sinh học được coi là một hướng đi mới hướng
đến một nền nông nghiệp bền vững.

5.8.3. Các nhóm vi sinh vật cố định đạm


5.8.3.1. Nhóm vi sinh vật tự do
Dựa vào nhu cầu O2 có thể phân biệt vi sinh vật cố định đạm sống tự do trong đất
thành hai nhóm: nhóm hiếu khí và nhóm kỵ khí.
Nhóm vi sinh vật hiếu khí sống tự do trong đất thường gặp như loài Azotobacter
chroococcum, A.Vinelandii và nhiều loài khác trong chi Azotobacter.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến mối quan hệ giữa Azotobacter và cây
trồng. Chúng có tác dụng làm tăng cường nguồn thức ăn N cho cây. Nhờ đặc tính oxy hóa
hiếu khí trong quá trình trao đổi chất nên hiệu quả cố định N cao hơn nhiều so với nhóm kỵ
khí. Trung bình khi tiêu thụ 1g glucoza, Azotobacter có khả năng đồng hóa được 10-15mg
N2. Tác dụng của Azotobacter đối với cây trồng còn được chứng minh ở khả năng tạo các
chất kích thích sinh trưởng như thymine, acid nicotinic, acid pantotenic, biotin… Ngoài ra,
còn có chi Beijerinckia cũng là loại vi khuẩn hiếu khí cố định N2 nhưng có khả năng chịu
chua cao hơn nhiều so với Azotobacter.
Nhóm vi sinh vật kỵ khí sống tự do thuộc chi Clostridium, đặc biệt là loài
C.pasteurianum có hoạt tính cố định N2 cao hơn các loài khác của chi này. Từ quá trình lên
men butyric:
C6H12O6 C3H7COOH + 2CO2 + 4H+
Hydro trong quá trình này được Clostridium sử dụng để kết hợp với nitơ
2N2 + 3H2 2NH3
Hiện nay ngoài loài C. pasteurianum người ta còn nhận thấy có nhiều loài thuộc chi
Clostridium khác cũng có khả năng cố định nitơ phân tử. Đó là các loài C.butyricum,
C.butylicum, C.beijerinckia, C.aceticum, C.multifermentans, C.pectinovorum,
C.acetobutylicum, C.felsineum. Vi khuẩn thuộc loài C.pasteurianum thường có hoạt tính
cố định nitơ cao hơn các loài Clostridium khác. Khi đồng hóa hết 1 g thức ăn carbon,

220
chúng thường tích lũy được khoảng 5-10 mg nitơ. Khả năng cố định nitơ của các loài trong
chi Clostridium còn phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện nuôi cấy. Việc bổ sung các phân
khoáng chứa P, K và Mo vào đất thường làm tăng cường sự phát triển của Clostridium
trong đất. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở những vùng đất chua, khi không tìm thấy sự phát
triển của Azotobacter thì Clostridium vẫn có mặt với số lượng đáng kể. Số lượng của
chúng trong vùng rễ bao giờ cũng nhiều hơn ngoài vùng rễ.

5.8.3.2. Vi khuẩn lam (tảo lam) sống tự do và cộng sinh


Vi khuẩn lam thường sống ở các ruộng lúa vùng châu Á, tiêu biểu là các loài như
Aulosira fertilissima (Ấn Độ), Tolypothrix (Nhật Bản), Anabaena azotica (Trung Quốc)...
Đa số các loài vi khuẩn lam có khả năng cố định N2 sống tự do trong đất và trong
nước, nhưng cũng có một số ít loại có đời sống cộng sinh với thực vật. Chẳng hạn các dạng
cộng sinh với nấm trong một số loài địa y. Một số loài tảo lam cố định N 2 có đời sống nội
sinh trong các xoang của địa tiền hoặc còn gặp ở cả một số loài dương xỉ, một số loài tuế.
Đặc biệt đáng chú ý là loài Anabaena azollae cộng sinh trong bèo hoa dâu (bèo hoa
dâu là một loài dương xỉ thuộc giống Azolla) một loại cây dùng làm phân xanh và làm thức
ăn gia súc có ý nghĩa rất lớn ở các nước châu Á. Anabaena azollae sống trong khoang khí
của bèo hoa dâu gồm rất nhiều sợi tảo trông giống như những chuỗi hạt.
Trong khoang lá bèo hoa dâu ngoài vi khuẩn lam Anabaena còn có các loại
Pseudomonas radicicola và các loại Azotobacter. Vi khuẩn lam đã cung cấp cho các vi
khuẩn khác các sản phẩm quang hợp, còn vi khuẩn thì lại cung cấp nitơ đã cố định được
cho vi khuẩn lam.
Ngoài dạng cộng sinh với bèo hoa dâu, một số loài vi khuẩn lam còn có thể cộng
sinh trong các nốt sần của loài cỏ ba lá (Trifolium alexandrinume). Đa số các loại vi khuẩn
lam có khả năng cố định N2 thích hợp phát triển trong các môi trường trung tính hoặc
kiềm.
Bổ sung vào đất các chất hữu cơ giàu carbon (rơm, rạ...), phân P và phân K là những
biện pháp rất tích cực để đẩy mạnh sự phát triển của vi khuẩn lam và làm tăng cường hoạt
động cố định nitơ của chúng. Trong số các nguyên tố vi lượng cần thiết đối với sự phát triển
và đối với hoạt động cố định nitơ của vi khuẩn lam đáng chú ý hơn cả Mo, B, Co, Mn...

5.8.3.3. Vi khuẩn nốt sần cộng sinh


Vai trò cố định N2 quan trọng nhất thuộc về nhóm vi sinh vật cộng sinh trong các nốt
sần (Hình 5.2) của rễ cây. Hiện nay, người ta đã phát hiện được hơn 600 loài cây có vi sinh
vật sống cộng sinh có khả năng cố định N thuộc nhiều họ khác nhau. Ở một số cây gỗ hoặc
cây bụi nhiệt đới thuộc họ Rabiaceae, các nốt sần chứa vi khuẩn cố định N2 không phải ở
rễ mà ở trên lá.

221
Đối với nông nghiệp thì cây họ đậu vẫn có giá
trị nhất, chúng có thể cố định được khoảng
80-300 kg N/ha. Ví dụ như cây linh lăng có thể cố
định được 300kg N/ha, đậu cô ve 80-120 kg/ha. Vi
khuẩn sống cộng sinh trong cây bộ đậu
(Leguminosales) được xếp vào một chi riêng là
rhizobium, nhưng hiện nay người ta chia vi khuẩn
nốt sần thành 2 nhóm:
Nhóm mọc nhanh (vi khuẩn nốt sần cỏ ba lá,
đậu Hòa Lan, mục túc...) thuộc chi Rhizobium. Đây
là nhóm vi sinh vật có hoạt động cố định N2 mạnh
nhất.
Nhóm mọc chậm (vi khuẩn nốt sần đậu tương,
Hình 5.2. Rễ cây họ đậu
lạc...) thuộc chi Bradyrhizobium. và các nốt sần
Các vi sinh vật này thường tập trung ở vùng gần chóp rễ, nơi tập trung nhiều
polysaccharide và vùng hình thành lông hút. Rễ cây có khả năng tiết ra nhiều chất như
đường, acid hữu cơ, acid amine, vitamine, đặc biệt là flavonoid và betain... để hấp dẫn các
vi sinh vật này.
Mối quan hệ tương hỗ giữa các cây họ đậu và các vi khuẩn nốt sần là quan hệ cộng
sinh không bắt buộc. Cây họ đậu cung cấp glucid, nguồn năng lượng ATP và các chất khử
mạnh như NADH2 để vi khuẩn tiến hành hoạt động khử nitơ phân tử N2 thành NH3 còn vi
khuẩn cung cấp enzyme nitrogenase để thực hiện phản ứng cố định N tự do tạo thành NH3
cung cấp cho cây. Tuy nhiên mối quan hệ này là không bắt buộc, vì khi cây họ đậu vẫn có
thể sinh trưởng được khi không có vi khuẩn ví dụ như giai đoạn cây mầm, hay khi vi
khuẩn mới nhiễm vào rễ, chúng sống như dạng kí sinh, chưa đồng hóa được N2 hoặc cây
sống nhờ vào các nhờ nguồn N từ phân đạm vô cơ hoặc N trong phân hữu cơ. Ngược lại,
rhizobium cũng có thể sống tự do trong đất mà không cần sự hỗ trợ dinh dưỡng từ cây chủ.
Nhưng trong điều kiện nghèo N, chúng có xu thế kết hợp cộng sinh với nhau thông qua
việc trao đổi các tín hiệu.

5.8.4. Sự cộng sinh giữa vi khuẩn cố định đạm và rễ cây họ đậu


5.8.4.1. Sự xâm nhập của vi khuẩn vào rễ
Các vi khuẩn xâm nhập vào cây qua lông hút và vào tế bào nhu mô rễ. Đôi khi nó có
thể đi qua những tế bào bị thương của biểu bì, đặc biệt là ở chỗ phân nhánh của rễ bên.
Vi khuẩn nốt sần tác động trở lại bằng cách sản sinh ra một chất nhầy ngoại bào có
bản chất polysaccharide (lipochitin oligosaccharide). Chất này thúc đẩy cây tổng hợp nên
enzyme polygalacturonase tác động nên màng lông rễ, làm cho màng mềm dẻo hơn và vi
khuẩn có thể xâm nhập dễ dàng hơn.

222
Nếu vi khuẩn nốt sần của một loài nhất định nào đó không thể lây nhiễm được thì
chúng không kích thích hình thành enzyme polygalactoronase ở rễ được. Khi nào trong
nhu mô rễ, vi khuẩn có khả năng tiết ra các chất hòa tan vỏ tế bào và dưới tác động của vi
khuẩn, các tế bào nhu mô vỏ bị phản phân hóa hóa và phân chia mạnh hình thành nên các
nốt sần.

5.8.4.2. Quá trình hình thành nốt sần ở rễ cây họ đậu


Các dấu hiệu gây nên sự lây nhiễm vi khuẩn và phát triển các nốt sần có liên quan
đến một vài gen đặc hiệu trong cả vật chủ và thể cộng sinh (rhirobium). Gen đặc hiệu ở
thực vật điều khiển hình thành nốt sần gọi là gen nodulin (Nod); các gen tham gia quá trình
này ở vi khuẩn gọi là gen nodulation (nod), gồm các gen như nodA, nodB, và nodC được
tìm thấy ở tất cả các vi khuẩn rhizobium, và các gen đặc hiệu cho các loài cây vật chủ như
nodP, nodQ, and nodH; or nodF, nodE, and nodL. Riêng gen nodD được coi là có vai trò
cốt yếu vì sản phẩm protein của nó là NodD - điều khiển phiên mã của các gen nod khác.
Mối quan hệ cộng sinh giữa cây chủ và rhizobium được bắt đầu bằng việc di chuyển
của vi khuẩn về phía rễ nhờ các tín hiệu hóa học được tiết ra từ rễ cây đặc biệt là các hợp
chất isoflavoid và betain. Những hợp chất này hoạt hóa protein NodD của vi khuẩn. Vùng
promotor của tất cả các operon nod (ngoại trừ nodD) có chứa trình tự mang đặc tính bảo
toàn cao gọi là nod box. Sự kết hợp giữa NodD đã hoạt hóa với nod box sẽ cảm ứng phiên
mã các gen nod khác. Hoạt động của các gen này tổng hợp nên các nhân tố Nod được coi
là một dấu hiệu quan trọng thiết lập mối quan hệ cộng sinh giữa rễ cây và vi khuẩn.
Các nhân tố Nod có bản chất là các lipochitin oligosaccharide. Để phản ứng lại các
nhân tố Nod, ở rễ cây chủ sản sinh ra các thụ thể (receptor) là các lectin đặc biệt có bản
chất là protein kết hợp với đường (sugar-binding protein). Các nhân tố Nod hoạt hóa các
lectin này bằng cách tăng cường thủy phân cầu phosphoanhydride của nucleoside di- và
triphosphates. Sự hoạt hóa lectin này điều khiển các rhizobium tiến đến với các cây chủ
phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình gắn kết của rhizobium vào vách tế bào rễ.
Nhân tố Nod cảm ứng làm xoắn tế bào rễ (Hình 5.3a,b). Vách tế bào rễ phản ứng với
nhân tố Nod và cho phép tế bào vi khuẩn tiến thẳng đến bám sát vào bề mặt ngoài của
màng sinh chất của tế bào rễ. Phía trong của màng sinh chất tế bào rễ tại điểm nhiễm vi
khuẩn xảy ra sự dung hợp các túi Golgi tạo thành sợi nhiễm (infection thread) (Hình 5.3c).
Sợ nhiểm này sẽ sinh trưởng và ăn sâu vào các lớp tế bào vỏ rễ (Hình 5.3d,e,f). Dưới tác
động của vi khuẩn, tế bào vỏ được phản phân hóa và phân chia rất mạnh hình thành lên nốt
sần.
Trong tế bào rễ vi khuẩn tiếp tục phân chia cho đến khi nhận được một tín hiệu
ngừng phân chia từ cây chủ thì quá trình phân chia dừng lại. Lúc này vi khuẩn bắt đầu tăng
kích thước và phân hóa thành một bào quan nội cộng sinh cố định N trong tế bào rễ gọi
bacteroid. Đây chính là nơi diễn ra quá trình cố định N trong nốt sần rễ cây họ đậu.

223
Hình 5.3. Quá trình lây nhiểm vi khuẩn và tạo nốt sần ở cây họ đậu (Taiz và Zeiger, 2010)

5.8.5. Cơ chế của quá trình cố định nitơ phân tử theo con đường sinh học
Quá trình cố định nitơ xảy ra trong các bacteroit trong nốt sần. Trong bacteroit có
định vị enzyme chìa khóa nitrogenase xúc tác cho phản ứng biến đổi N2 thành NH3.
NH3 sau khi tạo thành sẽ tiếp tục hình thành các hợp chất hữu cơ chứa nitơ trong
mạch dẫn xylem và tiếp đó tham gia vào quá trình trao đổi chất của cây. Ngược lại cây ký
chủ sẽ cung cấp cho bacteroit các hợp chất gluxit, năng lượng và các cơ chế bảo vệ quá
trình cố định nitơ.
Các bacteroit được nuôi bằng các anion hữu cơ như succinat, malat, pyruvat. Các
anion này được hình thành trong tế bào chất cây chủ và thấm qua membran bacteroit. Các
anion kể trên là cơ chất cho các phản ứng của chu trình Krebs tiến hành trong bacteroit.
Sản phẩm của chu trình Krebs trong bacteroit như NADH sẽ là chất khử để tiến hành khử
feredoxin - một thành viên của phức hợp nitrogenase vốn định vị trong bacteroit. NADH
cũng là cơ chất cho sự phosphoril hóa oxy hóa định vị ở membran bacteroit. Sản phẩm của
quá trình này tạo ra ATP cũng để cung cấp cho phản ứng khử N2 thành NH3.
Để thực hiện cố định nitơ theo con đường sinh học, cây có các 4 điều kiện sau:
- Có lực khử mạnh với thế năng oxy hóa khử cao (NAD, NADP, Feredoxin, Plavodoxin).
- ATP đủ năng lượng ATP (16ATP/1N2) và có sự tham gia của nguyên tố khoáng Mg,
Mo.

224
- Có sự tham gia của enzyme nitrogenaza.
- Phải tiến hành trong điều kiện yếm khí vì enzyme nitrogenase bị bất hoạt trong môi
trường có oxy.
Các cây họ đậu có khả năng điều chỉnh việc thấm và duy trì trong nốt sần một lượng
oxy thấp chỉ vừa đủ để cho tế bào hô hấp mà không làm bất hoạt enzyme nitrogenase.
Trong tễ bào nốt sần có chứa một protein hem kết hợp với oxy gọi là leghemoglobin, có
vai trò vận chuyển oxy đến tế bào vi khuẩn trong nốt sần để có thể hô hấp. Leghemoglobin
có chức năng tương tự như hemoglobin trong cơ thể người, tuy nhiên áp lực với oxy của nó
có thể cao hơn gấp 10 lần.
Trong 3/4 điều kiện trên, tất cả các loài cây đều có thể có được, ngoại trừ enzyme
nitrogenase chỉ được sản sinh bởi các vi sinh vật cố định đạm.
Vậy nên vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình cố định N thuộc về nitrogenase.
Theo phân tích của Burgess và Lowe, 1996, nitrogenase là một enzyme hai thành phần bao
gồm 2 phân tử protein có kích thước lớn nhỏ khác nhau:
Fe - Protein: 60 Kdal, chứa 4 nguyên tử Fe và S linh động trong mỗi phân tử enzyme
và liên kết thành phức chất 4Fe-4S (Burgess và Lowe, 1996).
Fe - Mo - Protein: 200-250 Kdal, mỗi phân tử chứa 2 nguyên tử Mo, 28-34 nguyên
tử Fe và 18-24 nguyên tử S linh hoạt, trong đó Fe và S liên kết với nhau thành một số phức
hợp (Burgess và Lowe, 1996).
Thực chất quá trình cố định N phân tử bằng con đường sinh học là quá trình khử N2
thành NH3 với sự tham gia của enzyme nitrogenase và ATP. Cơ chế của quá trình này rất
phức tạp và có thể được mô tả tóm tắt trong Hình 5.4 và bằng phương trình sau đây:
N2 + 8e– + 8H+ + 16ATP → 2NH3 + H2 + 16ADP + 16Pi
Trong quá trình khử N2 thì cơ chất (N2) được liên kết và được khử tại Fe - Mo -
protein, còn Fe - protein là nguồn cung cấp điện tử để khử. Quá trình này đòi hỏi nguồn
năng lượng ATP, năng lượng này do hô hấp tế bào rễ của cây chủ cung cấp. Để khử 1 phân
tử N2 thì cần 16 phân tử ATP (Hình 5.4).
Electron từ feredoxin và FAD được đi vào trung tâm chứa Fe có trong thành phần
Fe-Pr của nitrogenase và được truyền qua con đường Fe-Fe vào trung tâm Mo trong thành
phần của Fe-Mo-Pr, tại đây thì Mo lập tức bị khử do nó có khả năng phản ứng rất nhanh
với N2, còn các N2 có kích thước từ 4-5 Ao trên bề mặt nitrogenase sẽ xâm nhập vào
nitrogenase, tại đây hai mối liên kết của N= bị bẻ gãy còn mối liên kết thứ 3 sẽ bị gãy khi
kết hợp với H2. Các H2 được hoạt hóa bởi các D-nitrogenase, kết quả hình thành NH3, NH3
sẽ liên kết với các acid xeto để tạo thành các acid amin.

225
Hình 5.4. Quá trình cố định N phân tử theo con đường sinh học

Trong hình: ox - oxidation: oxy hóa; red - reductase: khử; pi: gốc PO43- .

Khả năng cố định N phân tử của vi sinh vật là rất lớn, chúng tiến hành trong những
điều kiện bình thường (to, áp suất...) và các nhóm vi khuẩn sống trong những điều kiện
khác nhau (nhóm hiếu khí, kỵ khí, sống tự do, sống cộng sinh...) nhưng chúng đều tham
gia cố định N2 với các hệ enzyme đặc biệt có đặc tính xúc tác mạnh ngay trong cơ thể sinh
vật. Quá trình cố định N2 về quy mô không bằng quá trình đồng hóa CO2 ở thực vật xanh
nhưng đã góp phần to lớn trong việc duy trì và bổ sung chất dinh dưỡng cho đất bị hao hụt
do cây hút hoặc bị rửa trôi góp phần tránh diệt vong vì đói đạm.

5.9. Quá trình đồng hóa và biến đổi nitơ trong thực vật
Cây hấp thu nitơ ở dạng nitơ hữu cơ nhờ các vi sinh vật chuyển hóa thành dạng NH4+
và NO3-; nitơ vô cơ cây chủ yếu sử dụng trực tiếp ở dạng NH4+ và NO3-; nitơ phân tử cũng
được quá trình cố định đạm biến đổi thành NH4+ hoặc NO3-. Quá trình sử dụng N trong
cây chủ yếu diễn ra hai quá trình đồng hóa và biến đổi nitrate (NO3-) và amon (NH4+). Việc
tích lũy nhiều N ở dạng này có thể gây ngộ độc nitratee hoặc ngộ độc amon. Khi nông phẩm
còn tồn dư nhiều nitratee và amon cũng sẽ gây độc cho người và vật nuôi sử dụng chúng.

5.9.1. Quá trình khử nitratee


Quá trình chuyển nitơ từ dạng NO3- thành NH3 gọi là quá trình khử nitrate (amon
hóa, đồng hóa nitrate). Trong cây quá trình khử nitrate xảy ra ở các platid của tế bào rễ
(với cây thân gỗ) hoặc ở lục lạp của lá (với cây thân thảo). Một số loài có thể diễn ra ở cả
hai nơi.
Quá trình khử nitrate diễn ra theo hai bước liên tiếp với sự tham gia của hai enzyme
nitratee reductase và nitrite reductase (Hình 5.5).

226
Nitrate reductase: Có cấu trúc gồm hai tiểu phần giống hệt nhau (homo - dimer) kích
thước từ 100-114 Kdal. Đây là enzyme cảm ứng, chỉ được hình thành khi có một lượng cơ
chất NO3- nhất định. Trong thành phần của nó có flavin và Mo, tập trung nhiều ở tế bào
chất. Nitrate redutase tham gia vào giai đoạn đầu của của quá trình khử nitrate để khử NO3-
thành NO2-, giai đoạn này cần có lực khử NAD(P).H+. Phương trình phản ứng diễn ra như
sau:
NO3– + NAD(P)H + H+ + 2e– → NO2– + NAD(P)+ + H2O

Hình 5.5. Sơ đồ quá trình khử nitrate trong cây


Nitritreductase: là một monomer trọng lượng phân tử 60-70Kdal, có chứa trung tâm
4Fe-S nhân heme và không chứa flavin. Enzyme này nhận e từ feredoxin, khử NO2- →
NH3, phương trình phản ứng như sau:
NO2– + 6Fdred + 8H+ + 6e– → NH4+ + 6Fdox + 2H2O
Những cây có quá trình khử NO3- ở lá có liên quan chặt chẽ với ánh sáng vì quang
hợp cung cấp lực khử NADH.H+ nhờ phản ứng sáng và ferredoxin trong chuỗi vận chuyển
điện tử quang hợp (Hình 5.6).
Sự khử NO3- ở rễ lực khử do hô hấp cung cấp.

227
Hình 5.6. Sự tham gia của quang hợp trong quá trình khử nitrite ở lá cây

5.9.2. Đồng hóa amon và tổng hợp acid amin


Amon được hình thành từ quá trình khử NO3-, cố định N khí quyển hoặc cây hút trực
tiếp từ đất sẽ tham gia tổng hợp acid min hoặc tạo amid gọi là quá trình đồng hóa amon
(Hình 5.7).

Hình 5.7. Các con đường đồng hóa amon và tổng hợp acid amin ở thực vật
Con đường đồng hóa amon trong cây
Hiện nay có 3 con đường đồng hóa amon trong cây là amin hóa khử, tạo gốc amin,
và chuyển hóa amin. Amin hóa khử acid: là quá trình biến đổi acid -cetoglutaric, fumaric,
oxaloacetic trong chu trình Krebs tiếp nhận NH4+ hình thành nên acid amin glutamic,
aspactic, như các phương trình phản ứng sau đây:

228
Acid α – xetoglutaric + NH3 + NADH2 → Acid glutamic + H2O + NAD
Fumaric + NH3 → Aspactic
Oxaloaxetic + NH3 + NADH2 → Aspactic + H2O + NAD
Sự tạo gốc amin:
Glutamic tiếp tục nhận NH3 tạo thành amin:
Acid glutamic + NH3 + ATP → Glutamin + H2O + ADP + Pi
Chuyển vị amin:
Là con đường chuyển nhóm amin từ một acid amin này sang một acid keto để tạo
nên acid amin khác, các acid amin này sẽ cấu trúc nên các phân tử protein.
Acid glutamic + Acid pyruvic → Alanin + Acid α – ketoglutaric.
Từ các acid amin được tạo thành này qua hàng loạt các phản ứng khác nhau để hình
thành nên các loại acid amin khác và từ đó thực vật có thể tạo các protein và các hợp chất
thứ cấp của thực vật chứa N trong cơ thể thực vật.
Khi trong tế bào có thừa NH3 sự tạo thành gốc amin có ý nghĩa quan trọng trong việc
giải độc cho tế bào, đồng thời đây cũng là con đường tích lũy NH3 cho các phản ứng tổng
hợp sau này.

5.10. Sinh học nấm rễ


5.10.1. Khái niệm và phân loại
Nấm rễ (mycorrhizal) là hiện tượng cộng sinh giữa nấm và rễ cây ở thực vật có mạch
trên cạn, trong đó thực vật cung cấp các chất hữu cơ cho nấm thông qua quá trình quang
hợp và ngược lại nấm giúp cây hấp thu nước và các chất khoáng từ đất. Nấm rễ đóng vai
trò quan trọng trong quá trình phát triển của thực vật cũng như nhiều hệ sinh thái đặc biệt
với các loài cây thân gỗ trong các hệ sinh thái rừng. Được biết có đến hơn 90% các loài
thực vật có quan hệ với nấm theo hình thức nấm rễ và phụ thuộc vào mối quan hệ này để
tồn tại (Gianinazzi, 1986; Wang và Qiu, 2006a), trong đó 336 họ đại diện 99% thực vật có
hoa được tìm thấy nhiễm nấm (Brundrett, 2009).
Ở thực vật nhiễm nấm được chia thành hai nhóm: Nhóm nhiễm nấm mạnh (nhiễm
nấm bắt buộc) gồm những cây trong đó sự sinh trưởng phát triển của cây chịu ảnh hưởng
lớn bởi nấm rễ (thông nhựa, vân sam, sồi, thông rụng lá…) và loại nhiễm yếu (nhiễm nấm
không bắt buộc) trong đó nấm rễ hầu như không ảnh hưởng gì đến cây. Ngoài ra, có những
loài cây gỗ nhiễm vi khuẩn như: dương hòe, keo vàng, nhót… mà không có nấm rễ, hoặc
có những loài không nhiễm nấm và vi khuẩn. Thực vật thủy sinh không có nấm rễ.

229
5.10.2. Phân loại nấm rễ
Nấm rễ được chia làm hai loại chính là nấm rễ trong và nấm rễ ngoài.
Nấm rễ trong (endomycorrhizal/Arbuscular Mycorrhizal Fungi, AM) (Hình 5.8a) là
hình thức hội sinh giữa nấm và thực vật trong đó sợi nấm xâm nhập vào trong các lớp tế
bào rễ, có thể xuyên qua vách, màng sinh chất, đôi khi tạo thành những búi sợi nấm bên
trong tế bào. Những tế bào có các cuộn sợi nấm bên trong đều là các tế bào sống, ở một số
tế bào do tác động của tế bào chất sợi nấm bị hòa tan hoặc bị biến đổi. Các sợi nấm từ đất
xâm nhập qua lông hút hoặc tế bào biểu bì của vỏ rễ.
Trường hợp này lông hút vẫn được duy trì.
Phần lớn trong số trên 92% loài thực vật ở cạn nhiễm nấm rễ là nấm rễ trong (Wang
và Qiu, 2006a), phổ biến nhất ở họ lan, đỗ quyên, các loài cây thân thảo. Ở hầu hết các
trường hợp nấm sẽ bị chết nếu không lấy được nguồn carbon từ cây chủ. Các loài cây trồng
quan trọng như lúa, ngô, lúa mì, mạch... đều có nấm rễ trong. Nấm rễ trong là cộng sinh
bắt buộc ở tất cả các loài thuộc họ lan, đặc biệt ở giai đoạn đầu trong chu trình sống của
chúng trước khi các lá có diệp lục được hình thành (Dearnaley và cs., 2012).

Hình 5.8. Mô phỏng nấm rễ trong (a) và nấm rễ ngoài (b)


Nấm rễ ngoài (ectomycorrhizal)
Là hiện tượng sợi nấm bao quanh hoặc xâm nhập vào các lớp tế bào bên ngoài (biểu
bì) hoặc một số sợi có thể xuyên vào các khoảng gian bào của mô mềm vỏ rễ nhưng không
xuyên qua vách tế bào. Các sợi nấm gắn kết với nhau và bao lại thành bọc chắc quanh rễ
và đâm sâu vào đất như lông hút, còn lông hút thật của cây không còn (Hình 5.8 b và 5.9).
Do đó, nấm rễ ngoài chiếm giữ vị trí rất quan trọng trong đời sống thực vật nhiễm chúng.

230
Hình 5.9. Nấm rễ ngoài ở cây thông
Nấm rễ ngoài gặp ở khoảng 10% các họ thực vật trong đó phần lớn là các loài cây
thân gỗ như các họ bạch đàn, sồi, thông, cáng lò, hoa hồng, dầu (hai cánh), lan (Wang và
Qiu, 2006b). Theo Rinaldi và cs, 2008 có đến 20000 đến 25000 loài nấm rễ ngoài (Rinaldi
và cs., 2008). Một loài thực vật có thể nhiễm nhiều loài nấm rễ khác nhau như ở thông
nhiễm đến 15 loài nấm rễ ngoài (Saari và cs., 2005).
Thuộc nhóm nấm rễ ngoài còn có dạng nấm không xuyên vào lớp tế bào nào của rễ,
mà chỉ bám vào đầu rễ hoặc phân bố xung quanh rễ của một số loài cây gỗ nhất định, còn
gọi là nấm bao quanh. Loại nấm này có ảnh hưởng nhiều đến phản ứng của đất và khả
năng hấp thụ chất khoáng của rễ cây.

5.10.3. Vai trò của nấm rễ


Nấm rễ có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của thực vật do
chúng làm tăng đáng kể quá trình hút nước và hút khoáng cho cây. Nấm rễ làm cải thiện
tích cực đặc tính của môi trường đất như độ ẩm, độ phì nhiêu, vi sinh vật đất... gây kích
thích sinh trưởng cho cây trồng.
Nguyên cứu của Harth, 1936 ở thông cho thấy, ở công thức có nấm rễ thì diện tích
hút nước và khoáng tăng nhiều lần so với cây không nhiễm nấm, trong đó lượng khoáng
hút vào tăng đáng kể: 86% N, 75%K, 234%P (Mahendra và George, 2010). Nhiều kết quả
phân tích cho thấy nấm rễ (nấm rễ ngoài) có thể giúp cây dễ dàng hấp thụ Pi từ trong đất để
cung cấp cho các quá trình trao đổi phosphat quan trọng trong cây (Becquer và cs., 2014).
Nấm rễ làm tăng quá trình đồng hóa Ca, Mg, Fe... Ngoài ra, nấm rễ còn làm tăng khả năng
chống chịu hạn, mặn và các tác nhân sinh học như sâu bệnh cho cây.
Tác động tích cực của nấm rễ lên quá trình trao đổi nước và chất khoáng và khả
năng chống chịu cho cây có thể do các nguyên nhân sau:
- Nấm rễ làm tăng đáng kể diện tích bề mặt rễ hút nước, khoáng.

231
- Nấm rễ làm tăng chất tiết của rễ để tạo môi trường thích hợp cho sự hút khoáng.
- Nấm tiết các enzyme hòa tan chất khoáng (N, P) tạo điều kiện thuận lợi cho sự hấp
thụ của rễ.
- Các sợi nấm chết cung cấp N, P, K… cho cây.
- Nấm rễ có thể chuyển cho cây những chất cây không hút được từ đất.
- Nấm rễ có thể tiết ra các chất tiết gây độc cho các vi sinh vật đất hại rễ cây. Những
thay đổi đặc tính vật lý của đất bởi nấm rễ có thể tác động tích cực đến khả năng chịu hạn
và làm giảm căng thẳng do muối gây ra.
Nấm rễ có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng với cây lâm nghiệp đặc biệt với cây trồng
ở vùng đất trống, đồi núi trọc. Bởi vì, cây gỗ thường là đối tượng thực vật sinh sống ở
những vùng đất nghèo dinh dưỡng và ít được chăm sóc bón phân, nên chủ yếu chúng tự lấy
chất dinh dưỡng từ đất để sinh trưởng phát triển. Ở những khu rừng nhiệt đới ẩm cây có
thể dễ dàng lấy được nấm từ đất. Tuy nhiên, với những vùng đất khô cằn, nấm rễ khó phát
triển thì cần bổ sung nấm rễ cho cây.
Phương pháp bổ sung nấm rễ cho cây có thể trộn nấm với đất sau đó dùng đất này
đóng bầu trồng cây con hoặc bón trực tiếp vào đất nơi trồng cây. Ngày nay, các dạng chế
phẩm nấm rễ đã được nghiên cứu và sản xuất ở dạng viên, bột hay dung dịch rất dễ vận
chuyển và cho hiệu quả cao, được dùng khá phổ biến.
Với các ý nghĩa tích cực của nấm rễ lên sinh trưởng phát triển thực vật, nhiều quốc
gia trên thế giới đã nghiên cứu và phát triển các chế phẩm nấm rễ bón cho cây trồng.
Những cải biến di truyền nấm rễ để tăng hiệu quả cộng sinh lên thực vật, kích thích sinh
trưởng phát triển cây trồng cũng đã và đang được quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam,
những năm gần đây nhiều nghiên cứu phân lập, đánh giá đa dạng di truyền nấm rễ ở nhiều
loài cây đã được triển khai. Một số chế phẩm nấm rễ cũng đã được sản xuất thành công,
kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy có thể nâng cao sinh trưởng một số loài cây thân gỗ
như bạch đàn, keo... ví dụ như chế phẩm AM của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
(Đông, 2015).

5.11. Bón phân hợp lý cho cây trồng


Trong trồng trọt việc bón phân cho cây trồng nếu bón ít không đủ nhu cầu cho cây
thì cây không cho năng suất cao, ngược lại nếu bón quá nhiều sẽ gây độc cho cây, có thể
gây kìm hãm sự sinh trưởng, phát triển thậm chí làm cây chết (Hình 5.10). Do đó để đạt
được hiệu quả kinh tế cao cần tuân thủ các nguyên tắc bón phân hợp lý cho cây trồng.

232
Hình 5.10. Mối quan hệ giữa nồng độ chất khoáng trong cây
và sinh trưởng/năng suất cây trồng
Nguyên tắc bón phân hợp lý cho cây trồng
Bón phân cho cây trồng được coi là hợp lý khi cung cấp đúng loại và lượng phân bón
thích hợp, đúng thời điểm cây cần, và đúng phương pháp. Việc tuân thủ đúng 4 nguyên tắc
bón này ngoài việc giảm tối đa chi phí đầu vào cho việc sản xuất hàng nông sản còn làm
tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, và không gây ảnh hưởng đến môi trường.

5.11.1. Hàm lượng phân bón thích hợp


Về nguyên tắc lượng phân bón thích hợp (LPB) được xác định theo công thức
(Hoàng Minh Tấn và cs., 2006):

Theo đó, để xác định lượng phân bón thích hợp lý thì cần xác định nhu cầu dinh
dưỡng của cây, khả năng cung cấp của đất và hệ số sử dụng phân bón. Với mỗi loại phân
bón lượng phân bón thích hợp sẽ không giống nhau, và đều được xác định theo công thức
trên.

5.11.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của cây


Nhu cầu dinh dưỡng là lượng chất dinh dưỡng cây cần qua các thời kỳ sinh trưởng để
tạo nên một năng suất kinh tế tối đa. Nhu cầu dinh dưỡng có hai mặt: mặt lượng là số
lượng chất dinh dưỡng cần thiết để tạo ra một đơn vị năng suất và mặt chất là các nguyên

233
tố dinh dưỡng khác nhau mà cơ thể cần thiết nhất trong mỗi thời kỳ sinh trưởng nhất định
để cho một năng suất cao nhất.
Nhu cầu dinh dưỡng thường được tính bằng gam/kg hoặc kg/tấn. Ví dụ: Đối với cây
lúa: 14 kg N/tấn, 6 kg P2O5 /tấn, 41 kg K2O/tấn, đối với cây ngô: 30 kg N/tấn, 6 kg P2O5/tấn,
30 kg K2O/tấn.
Nhu cầu này thay đổi theo từng loại cây, điều kiện thâm canh, thời tiết... Mỗi loại cây
trồng, trên một điều kiện lập địa nhất định, với mỗi loại phân bón cần một lượng khác
nhau.
Có thể xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây cho cả chu kỳ sống hoặc cho từng giai
đoạn sinh trưởng nào đó của cây. Phương pháp xác định bằng cách phân tích hàm lượng
các chất dinh dưỡng trong cây vào giai đoạn cây tích lũy tối đa trước khi thu hoạch lúc các
bộ phận của cây chưa bị rơi rụng, rồi qui ra đơn vị sản phẩm thu hoạch. Từ đó tính ra
lượng chất dinh dưỡng cây cần để đạt năng suất ở điều kiện đang xác định. Ví dụ, ở lúa thì
người ta phân tích hàm lượng N, P, K trước khi cây chín hoàn toàn, lúc các bộ phận của
cây vẫn còn nguyên vẹn chưa bị thất thoát.
Có thể sử dụng phương pháp trồng cây trong dung dịch để xác định chỉ tiêu này.

5.11.1.2. Khả năng cung cấp của đất


Khả năng cung cấp của đất chính là độ màu mỡ của đất và được xác định bằng các
phương pháp sau:
Phương pháp phân tích hóa học
Xác định thành phần các nguyên tố trong đất ở dạng tổng số (dễ tiêu, hấp phụ, giữ
chặt trong đất) và dễ tiêu.
Phương pháp sinh học
Gieo hạt lên một lượng đất nhất định, chỉ bón nước tinh khiết, đến khi cây con hút
hết các chất dinh dưỡng thì đem phân tích hàm lượng các chất trong cây thu được. Lấy trị
số này trừ đi hàm lượng các chất trong hạt trước khi gieo sẽ thu được khả năng cung cấp
chất dinh dưỡng của đất.

5.11.1.3. Hệ số sử dụng phân bón


Là tỷ lệ chất dinh dưỡng mà cây sử dụng được so với lượng phân bón vào đất. Chỉ số
này thay đổi theo từng loại phân bón và về nguyên tắc được cung cấp bởi nhà sản xuất
phân bón.
Số liệu ở bảng 5.3 cho thấy trung bình 100 kg N bón vào đất cây cà phê chỉ sử dụng
được trung bình 36 kg để cho sản phẩm thu hoạch, 100 kg P2O5 bón vào đất cây chỉ sử
dụng 5 kg, 100 kg K2O cây chỉ sử dụng 39 kg. Như vậy vấn đề ở đây làm thế nào để tăng

234
hiệu quả sử dụng phân bón thì hiệu quả đầu tư sẽ cao và sản xuất cà phê sẽ mang lại hiệu
quả kinh tế cao.
Bảng 5.3. Hệ số sử dụng phân bón đối với cà phê kinh doanh

Hệ số sử dụng phân bón (%)


Loại phân
Phạm vi biến động Trung bình
Đạm (N) 33-43 36
Lân (P2O5) 3-7 5
Ka li (K2O) 35-48 39

(Theo Lê Minh Châu và cs., 2017)


Đối với phân chuồng sau khi bón 1 năm thì hệ số sử dụng chất dinh dưỡng trong
phân trung bình là 25,1% đối với đạm, 10,2% đối với lân và 23,8% đối với kali.

5.11.2. Loại phân bón thích hợp


Thông thường N, P, K là 3 loại phân bón cần cung cấp với hầu hết các loại cây trồng.
Tuy nhiên tùy theo nhu cầu của từng loại cây trồng, thành phần, đặc tính của đất để xác
đinh loại cần bón, có thể cần bón thêm loại phân vi lượng nào. Chẳng hạn, với các loại đất
chua không nên bón những loại phân có tính axcid cao; hay đất kiềm không bón các loại
phân có tính kiềm cao. Ví dụ, ở những vùng đất quá chua, phèn thì nên sử dụng phân lân
nung chảy hoặc lân có trong NPK để bón cho cây. Không nên sử dụng phân có gốc axít
(phân lân supe) sẽ làm tăng độ chua của đất, cây không hấp thu được dinh dưỡng, bộ rễ
không phát triển được.
Tùy theo, loại phân bón mà thành phần chất dinh dưỡng trong phân cũng không
giống nhau. Ví dụ, mặc dù là loại phân đạm, nhưng amôn sulfat (NH4)2SO4 lại chứa 20-
21% N và 23-24% S; nhưng phân đạm amôn clorua (NH4Cl) chứa 24-25% N và 75% Cl-.
Do đó, khi bón phân cho cây trồng cần tìm rõ xem loại cây này cần loại phân gì, tỷ lệ
bao nhiêu tùy theo từng thời kỳ sinh trưởng, và nó được trồng trên loại đất có tính chất ra
sao…

5.11.3. Xác định tỷ lệ phân bón và thời điểm bón phân thích hợp
Đối với mỗi loại cây trồng cần xác định tỷ lệ các loại phân bón và thời kỳ bón phân
thích hợp.

5.11.3.1. Xác định tỷ lệ phân bón thích hợp


Với ba loại chất dinh dưỡng cơ bản là N, P, K, tồn tại một tỷ lệ nhất định để cây sinh
trưởng phát triển tốt nhất và cho năng suất cao nhất. Tỷ lệ này thay đổi theo từng loài cây.
Ví dụ, tỷ lệ N:P:K ở ngô: 3 : 0,6 : 3; ở lạc: 4,2 : 0,7 : 2,5; lúa mùa: 1,6 : 1,1 : 3,1.

235
Lượng phân bón được khuyến cáo cho cà phê (Bảng 5.4) nhằm duy trì, cải thiện độ
phì nhiêu của đất và đạt năng suất từ 2,5-3 tấn cà phê nhân/ha đối với khu vực Tây Nguyên
và khu vực Đông Nam Bộ:
Bảng 5.4. Hàm lượng N-P-K cần bón cho cây cà phê trồng trên đất đỏ bazan

Lƣợng bón Lƣợng bón Lƣợng bón


Năng suất Lƣợng
Loại phân khu vực khu vực theo tài liệu
cà phê nhân phân bón
Tây Nguyên Đông Nam Bộ khuyến nông
Đạm (N) 350-380 313 313 300
Lân (P) 2500-3000 100-120 94 110 150
Kali (K) 300-350 294 294 300

Đơn vị: kg/ha, theo Lê Minh Châu và cs., 2017

5.11.3.2. Thời điểm bón phân thích hợp


Vì mỗi thời kỳ sinh trưởng cây cần lượng chất dinh dưỡng khác nhau với lượng phân
bón khác nhau. Do đó, cần xác định nhu cầu dinh dưỡng trong từng thời kỳ để bón phân có
hiệu quả cao nhất.
Với mỗi loại cây trồng có hai thời kỳ bón phân quan trọng nhất là thời kỳ khủng
hoảng và thời kỳ hiệu suất cao nhất.
Thời kỳ khủng hoảng là thời điểm mà nếu thiếu chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sinh trưởng và phát triển và năng suất của cây.
Thời kỳ hiệu suất cao nhất: Lượng chất dinh dưỡng cần ít nhất cho một đơn vị sản
phẩm thu hoạch để đạt hiệu quả cao nhất.
Ví dụ ở lúa: với phospho, thời kỳ hiệu suất cao nhất là cây mạ; thời kỳ khủng hoảng là
làm đòng. Với nitơ, thời kỳ hiệu suất cao nhất là làm đòng; thời kỳ khủng hoảng là đẻ nhánh.

5.11.4. Phương pháp bón phân thích hợp


Tùy theo từng loại cây trồng, từng loại phân bón mà lựa chọn phương pháp bón phân
sau đây:

5.11.4.1. Bón lót


Bón trước lúc gieo trồng cung cấp chất dinh dưỡng ban đầu cho cây. Tùy theo loại
phân, loại cây trồng mà bón lượng khác nhau. Thường thì lân, vôi do hiệu quả chậm cây
cần nhiều vào thời kỳ đầu nên có thể bón lót lượng lớn hoặc toàn bộ. Phân đạm, K hiệu
quả nhanh, dễ bị rửa trôi, ta bón lót lượng vừa phải còn chủ yếu bón thúc.

5.11.4.2. Bón thúc


Bón nhiều lần theo thời kỳ cây cần, vừa hiệu quả lại tránh lãng phí do rửa trôi. Tùy
theo loại cây trồng và nhu cầu của cây để chia số lần bón và lượng bón hợp lý.

236
5.11.4.3. Bón phun qua lá
Phương pháp này vừa tiết kiệm mà hiệu quả lại cao nhất. Có thể sử dụng các phương
tiện hiện đại, bón với diện tích rộng, kết hợp với tưới nước và phun thuốc trừ sâu. Áp dụng
cho các loại phân dễ tan trong nước, có tác dụng tốt khi hoạt động của rễ bị giảm sút do đất
mặn hoặc khô hạn. Áp dụng với cây rau, hoa, cây cảnh, cây giống, với phân vi lượng, chất
điều hòa sinh trưởng, chế phẩm dinh dưỡng thì phun qua lá đạt hiệu quả cao nhất.

5.12. Kỹ thuật trồng cây không cần đất


Kỹ thuật trồng cây không cần đất gồm hai kỹ thuật chính là: trồng cây trong nước
(thủy canh) và trồng cây trong không khí (khí canh)

5.12.1. Trồng cây trong nước - thủy canh (Hydroponics systems)


Kỹ thuật trồng cây trong đó cây không trồng trên đất mà trồng trong dung dịch dinh
dưỡng (Hình 5.11). Dung dịch dinh dưỡng (ví dụ Bảng 5.5) là một hỗn hợp các nguyên tố
khoáng cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển và cấu thành năng suất ở cây trồng. Hàm
lượng và tỷ lệ các nguyên tố khoáng thay đổi theo từng loại cây trồng.

Hình 5.11. Hệ thống trồng cây thủy canh


Bảng 5.5. Thành phần dinh dưỡng của dung dịch Hoagland để trồng cây

Thể tích
Khối Nồng độ
Nồng độ dung dịch
lƣợng của Nguyên Nồng độ cuối cùng
Thành phần dung mẹ/L dung
phân dung tố của nguyên tố
dịch gốc dịch cuối
tử dịch gốc
cùng
Nguyên tố đa lượng
KNO3 101.10 1000 101.01 6.0 N 16000 224
Ca(NO3)2.4H2O 236.16 1000 236.16 4.0 K 6000 235
NH4H2PO4 115.08 1000 115.08 2.0 Ca 4000 160
MgSO4.7H2O 246.48 1000 246.49 1.0 P 2000 62
S 1000 32
Mg 1000 24

237
Thể tích
Khối Nồng độ
Nồng độ dung dịch
lƣợng của Nguyên Nồng độ cuối cùng
Thành phần dung mẹ/L dung
phân dung tố của nguyên tố
dịch gốc dịch cuối
tử dịch gốc
cùng
Nguyên tố vi lượng
KCl 74.55 25 1.864 2.0 Cl 50 1.77
H3BO3 61.83 12.5 0.773 2.0 B 25 0.27
MnSO4.H2O 169.01 1.0 0.169 2.0 Mn 2.0 0.11
ZnSO4.7H2O 287.54 1.0 0.288 2.0 Zn 2.0 0.13
CuSO4.5H2O 249.68 0.25 0.062 2.0 Cu 0.5 0.03
H2MoO4
161.97 0.25 0.040 2.0 Mo 0.5 0.05
(85% MoO3)
NaFeDTPA
468.20 64 30.0 0.3-1.0 Fe 16.1-53.7 1.00-3.00
(10% Fe)
Nguyên tố tùy chọn
NiSO4.6H2O 262.86 0.25 0.066 2.0 Ni 0.5 0.03
Na2SiO3.9H2O 284.20 1000 284.20 1.0 Si 1000 28

Cây trồng trong dung dịch tốt hơn cây trồng trong đất, vì rễ cây sinh trưởng tốt, hô
hấp mạnh do tiếp xúc tốt với oxy và do đó hấp thụ tốt nước, các chất khoáng hòa tan trong
dung dịch (Hình 5.12).

Hình 5.12. Cây trồng trong đất có kích thước cây nhỏ hơn với bộ rễ lớn hơn (trái);
Cây trồng thủy canh có bộ rễ nhỏ hơn nhưng cây lớn hơn, nhiều quả hơn (phải)
Trồng cây trong dung dịch là một phương pháp trồng cây có nhiều ưu điểm và hiện
nay được sử dụng ngày càng phổ biến trong hình thức canh tác nông nghiệp công nghệ cao
đối với các loại cây rau, quả cho sản phẩm sạch và có giá trị kinh tế cao hơn so với trồng
cây bằng phương pháp truyền thống trên đất (Bảng 5.6).

238
Bảng 5.6. So sánh hình thức canh tác truyền thống và thủy canh ở cây rau diếp

Năng suất Lƣợng nƣớc sử dụng Năng lƣợng sử dụng


Hình thức trồng cây 2
(kg/m /năm) (l/kg/năm) (kJ/ngày/năm)
Truyền thống 3.9 ±0.21 250 ± 25 1100 ± 75
Thủy canh 41 ± 6.1 20 ± 3.8 90,000 ± 11,000
(Theo Lages Barbosa, 2015)

5.12.2. Trồng cây theo khí canh (aeroponics systems)


Kỹ thuật trồng cây trong đó cây không trồng trên đất, không trồng trong dung dịch
mà trồng trong không khí (Hình 5.13). Nguyên lý của phương pháp này là chất dinh dưỡng
sẽ được phun dưới dạng sương mù vào bộ rễ, kích thích cây ra rễ mà không cần đến sự
tham gia của đất.
Như vậy, rễ cây không trực tiếp nhúng vào dung dịch dinh dưỡng. Tùy vào nhu cầu
dinh dưỡng của từng loại cây, từng giai đoạn sinh trưởng - phát triển của cây mà thời gian
phun và số lần phun trong ngày được điều chỉnh. Vì có thể điều khiển thời gian phun, hàm
lượng dinh dưỡng… nên có thể tính chính xác chế độ dinh dưỡng cho từng cây, chẳng hạn
cây lấy lá có thể tăng thêm hàm lượng Na, cây lấy củ thêm K.
Ưu điểm của phương pháp này là dung dịch dinh dưỡng thừa sẽ được thu lại, lọc, bổ
sung để tiếp tục sử dụng và việc áp dụng công nghệ khí canh có thể giảm nhiều chi phí về
nước, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Trồng cây theo phương pháp khí canh không sử
dụng đất nên môi trường có độ sạch cao, cây sạch bệnh. Khi trong hệ thống có một cây bị
nhiễm bệnh thì có thể di chuyển ra khỏi hệ thống để không ảnh hưởng đến cây khác.
Trồng cây theo kỹ thuật này, bộ rễ cây luôn được tiếp xúc với không khí sẽ hô hấp
hiếu khí đến mức tối đa và sẽ nhận được nhiều nước, các chất khoáng trong suốt quá trình
sinh trưởng của chúng.

Hình 5.13. Sơ đồ cơ bản của phương pháp trồng cây khí canh
Đây là phương pháp trồng cây hiện đại được phổ biến ở các nước phát triển như Hà
Lan, Isael, Pháp, Mỹ, Nhật Bản... với các cây rau ăn lá, rau ăn quả sạch, có chất lượng cao
hay các loại cây thuốc - cây có rễ được dùng chế biến dược liệu hoặc sản xuất vitamin và
đặc biệt có thể trồng trái vụ với năng suất rất cao.

239
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nêu ý nghĩa của việc nghiên cứu dinh dưỡng khoáng đối với thực vật?
2. Nêu vai trò của nguyên tố khoáng đối với thực vật và điều kiện để nguyên tố
khoáng là nguyên tố thiết yếu?
3. Trình bày các con đường vận chuyển vật chất trong cây?
4. Nêu sự thích nghi của hệ rễ đối với chức năng hút khoáng của thực vật và cơ chế
hút khoáng của hệ rễ?
5. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến quá trình hút khoáng?
6. Nêu vai trò sinh lý của một số nguyên tố khoáng đối với thực vật?
7. Trong các nguyên tố đại lượng và vi lượng sau đây : N, P, K, Mg, Fe, Cu, Zn, Co,
Mo, những nguyên tố nào liên quan đến hàm lượng diệp lục trong lá ?
8. Khi đất thiếu Mg, cây có thể lấy Mg từ đâu cho các lá non ?
9. Vì sao khi trồng cây họ Đậu lại phải bón phân vi lượng chứa Mo?
10. Trình bày vai trò của nitơ và ý nghĩa của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con
đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nitơ của thực vật?
11. Vì sao nói “thực vật tắm mình trong biển nitơ” mà vẫn thiếu nitơ? Làm thế nào
để nitơ trong không khí trở thành dạng nitơ có thể sử dụng được? Nêu cơ chế và điều kiện
thực hiện quá trình này?
12. Nấm rễ là gì? Nêu vai trò của nấm rễ đối với sự phát triển của cây? Tại sao nói
nấm rễ là cần thiết hơn đối với cây lâm nghiệp?
13. Thế nào là bón phân hợp lý? Phân tích cơ sở khoa học và vai trò của biện pháp
đó đối với năng suất cây trồng và môi trường?
14. Trình bày về các kỹ thuật trồng cây không cần đất? Phân tích các ưu điểm của
các hệ thống này?

240
Chương 6
SINH TRƢỞNG - PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT

6.1. Khái quát chung


6.1.1. Khái niệm sinh trưởng và phát triển
Sinh trưởng là quá trình tăng không thuận nghịch về kích thước (khối lượng và thể
tích) của tế bào, mô hay cả cơ thể thực vật. Cơ sở của sự sinh trưởng là do tăng số lượng và
kích thước tế bào, hay đó là kết quả của sự phân chia và kéo dãn tế bào kèm theo đó là sự
thay đổi về thành phần vật chất bên trong tế bào.
Ví dụ như sự tăng chiều cao cây, tăng diện tích lá, tăng chiều dài rễ…
Tuy nhiên trong cơ thể thực vật có những sự thay đổi về kích thước tế bào do thay
đổi sức căng trương nước, có tính thuận nghịch như trường hợp tế bào khí khổng làm đóng
mở khí khổng (xem Chương 2) không được coi đó là sự sinh trưởng.
Phát triển là những biến đổi về chất trong tế bào, mô và toàn cây dẫn đến sự thay đổi
về hình thái và chức năng của chúng. Nếu coi sinh trưởng là sự thay đổi về lượng thì phát
triển là sự biến đổi về chất. Cơ sở của sự phát triển là sự phân hóa tế bào. Phân hóa là sự
biến đổi bên trong làm tế bào sau khi được hình thành từ quá trình phân chia và đã hoàn
thành pha kéo dãn để làm cho chúng có thể thực hiện được các chức năng khác nhau. Nói
cách khác, để đưa đến một sự phát triển trong cơ thể thực vật cần có sự kết hợp của sự sinh
trưởng và phân hóa tế bào.
Ví dụ về quá trình phát triển như sự nảy mầm của hạt, sự ra hoa của cây…

6.1.2. Mối quan hệ giữa quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Trong quá trình phát triển của cơ thể thực vật, sinh trưởng và phát triển thường diễn
ra đan xen nhau, rất khó tách bạch. Có thể xem đây là hai mặt của quá trình biến đổi chất
và lượng luôn song hành trong chu trình sống của cơ thể cây.
Ví dụ, sự nảy mầm của hạt là sự phát triển trong đó xảy ra sự phân chia và phân hóa
chức năng tế bào để hình thành những cơ quan mới như rễ mầm, lá mầm, chồi mầm. Tuy
nhiên trong quá trình nảy mầm, cũng cũng diễn ra sự tăng kích thước của cơ quan này.
Như vậy trong quá trình phát triển có quá trình sinh trưởng.
Một ví dụ khác, sự tăng đường kính cây thân gỗ là quá trình sinh trưởng. Tuy nhiên,
trong quá trình tăng trưởng ngoài hoạt động chủ là sự phân chia của tế bào từ mô phân sinh
bên (nằm dọc theo trục của thân, rễ) để làm tăng số lượng tế bào còn có cả sự phân hóa tế
bào thể hiện ở chỗ các tế bào được sinh ra từ mô phân sinh bên (chủ yếu là tầng sinh mạch)

241
nằm phía bên ngoài được phân hóa thành mô libe (phloem) và các tế bào bên trong phân
hóa thành mô gỗ (xylem). Trong quá trình phân hóa này số lượng các tế bào phân hóa
thành mô gỗ nhiều hơn số lượng tế bào phân hóa thành libe, do đó mà đường kính lõi gỗ
của cây thân gỗ luôn chiếm một tỷ lệ đáng kể trong sự sinh trưởng của thân cây. Như vậy,
trong quá trình sinh trưởng có đan xen quá trình phát triển.

6.1.3. Đặc điểm sinh trưởng phát triển ở thực vật


a) Sự sinh trưởng của thực vật diễn ra tại các mô phân sinh
Mô phân sinh được đặc trưng bởi hoạt động phân chia tế bào theo hình thức nguyên
phân làm cho cơ thể thực vật lớn lên (sinh trưởng). Đây là loại tế bào chịu trách nhiệm
chức năng sinh trưởng trong cây.
Mô phân sinh ở thực vật gồm ba loại là mô phân sinh đỉnh (ngọn), mô phân sinh bên
và mô phân sinh lóng, với các chức năng sinh trưởng khác nhau. Hoạt động của mô phân
sinh đỉnh (đỉnh chồi, đỉnh rễ) giúp cây sinh trưởng chiều dài chồi và rễ; mô phân sinh bên
gồm tầng sinh mạch (sinh ra mạch libe bên ngoài và mạch gỗ bên trong) và tầng sinh vỏ
(sinh ra các lớp tế bào vỏ thân, rễ) kết quả làm tăng đường kính của thân và rễ ở cây thân
gỗ chủ yếu là cây hai lá mầm; ở cây một lá mầm, sự tăng chiều dài của lóng là kết quả hoạt
động của mô phân sinh lóng nằm giữa các lóng của cây. Như vậy, sự sinh trưởng của thực
vật là kết quả hoạt động của các loại mô phân sinh trong cây. Khi cây mất đi các loại mô
này thì cây không thể sinh trưởng được. Ví dụ, bẻ bỏ ngọn cây thì cây không thể tăng
trưởng được chiều cao cho cây, mà thay vào đó là sự phát triển các chồi bên kết quả của
hiện tượng ưu thế ngọn (xem thêm phần tương quan sinh trưởng).
b) Sinh trưởng ở thực vật diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời
Trong cấu trúc của cơ thể thực vật mô phân sinh luôn tồn tại trong suốt đời sống của
cây. Hoạt động không ngừng của các loại tế bào này đưa đến sự sinh trưởng liên tục cho
thực vật. Đây là nét đặc trưng trong sự sinh trưởng của thực vật so với động vật.
Sự sinh trưởng phát triển liên tục ở thực vật biểu hiện bằng sự gia tăng kích thước cơ
quan (thân, rễ, lá, hoa, quả) và cơ thể từ khi cây còn non đến khi trưởng thành hoặc sự thay
mới các cơ quan như lá, hoa, quả diễn ra trong suốt đời sống của cây. Quan sát điển hình
nhất là sự sinh trưởng phát triển không giới hạn ở cây thân gỗ lâu năm.
c) Sự sinh trưởng phát triển ở thực vật chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện môi
trường sống
Giống như các sinh vật khác, sự sinh trưởng phát triển của thực vật cũng tuân theo
bản thiết kế di truyền đã định sẵn đặc trưng cho từng loài. Tuy nhiên, biểu hiện của bản
thiết kế riêng biệt này ở thực vật lại chịu sự tác động rất lớn từ yếu tố môi trường bên
ngoài. Tiến trình phát triển cá thể cây là kết quả sự tương tác với điều kiện môi trường
thông qua cơ chế điều hòa của các hormon thực vật.

242
Cơ thể thực vật không có khả năng di động, nên để có thể tồn tại, sinh trưởng và phát
triển chúng phải không ngừng chống chọi với sự thay đổi liên tục của điều kiện môi
trường. Do đó, các hoạt động sinh lý như quang hợp, hô hấp, trao đổi nước, khoáng… đều
rất mẫn cảm với điều kiện môi trường bên ngoài.
Đặc điểm dễ bị chi phối của các điều kiện môi trường sống làm cho các quá trình
sống của cây dễ bị thay đổi, sự sinh trưởng phát triển của cây bị lệ thuộc nhiều vào điều
kiện ngoại cảnh. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác đó lại là yếu tố cơ bản để có thể dễ dàng
điều khiển sự sinh trưởng phát triển cây trồng theo hướng có lợi cho con người. Cũng bởi
lý do này mà chúng ta có thể dễ dàng nuôi cấy thành công một tế bào tách rời, hay một mô
thực vật thành cơ thể hoàn chỉnh, thể hiện tính toàn năng của tế bào thực vật. Điều mà rất
khó đạt được ở động vật, ngoại trừ trường hợp tế bào gốc.
d) Sinh trưởng của thực vật gồm sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
Sinh trưởng sơ cấp xuất hiện ở phần cây có cấu tạo sơ cấp và do mô phân sơ cấp
gồm mô phân sinh đỉnh chồi và đỉnh rễ và mô phân sinh lóng (ở cây 1 lá mầm) đảm nhiệm.
Kết quả hoạt động của các mô phân sinh này làm cho cây tăng trưởng về chiều cao (thân,
cành cao lên, rễ dài ra). Mô mạch làm nhiệm vụ dẫn truyền của cây có cấu tạo sơ cấp được
sinh ra từ mô mạch sơ cấp cũng là một loại mô phân sinh sơ cấp. Ở cây một lá mầm và cây
hai lá mầm thân thảo, sinh trưởng sơ cấp chiếm giữ vị trí chủ đạo trong suốt đời sống của
cây, nên hầu hết các dạng cây này chỉ có cấu tạo sơ cấp mà không có cấu tạo thứ cấp, cây
chủ yếu phát triển chiều cao và hạn chế về đường kính. Tuy nhiên, ở cây hai lá mầm thân
gỗ sinh trưởng sơ cấp chỉ tồn tại ở giai đoạn cây còn non hoặc ở thân và rễ non. Phần thân
và rễ trưởng thành được thay thế bằng sinh trưởng thứ cấp.
Sinh trưởng thứ cấp là quá trình sinh trưởng chiều ngang làm tăng đường kính của
thân và rễ, gặp chủ yếu ở cây thân gỗ. Sinh trưởng thứ cấp ở thực vật là kết quả hoạt động
của mô phân sinh thứ cấp gồm tầng sinh bần - lục bì (tầng sinh vỏ) và tầng sinh mạch thứ
cấp (tượng tầng). Tầng sinh bần hoạt động phân chia để tạo ra các tế bào bên ngoài phân
hóa thành bần và tế bào bên trong phân hóa thành lục bì. Bần là lớp tế bào có vách hóa bần
không thấm nước và không khí nên sau một thời gian tế bào bị chết và bong ra khỏi cây ở
dạng mảng (bạch đàn) hoặc dạng vảy (xà cừ)…, sau đó lại được thay thế bằng lớp tế bào
mới sinh ra từ tầng sinh bần - lục bì. Lớp tế bào lục bì nằm bên trong có chứa lục lạp nên
quan sát trên lát cắt ngang có màu xanh lục.
Tầng sinh mạch thứ cấp là lớp tế bào trong suốt nằm giữa phần vỏ và lõi gỗ khi bóc
lớp vỏ ở cây thân gỗ. Mô phân sinh này sinh ra các tế bào bên ngoài phân hóa thành
phloem (libe) và các tế bào bên trong phân hóa thành xylem (gỗ). Trong quá trình này số
lượng tế bào phân hóa thành gỗ luôn lớn hơn số lượng tế bào phân hóa thành phloem. Do
đó, thực tế cho thấy lõi gỗ luôn có đường kính lớn hơn phần vỏ cây có chứa phloem.
Đường kính của cây thân gỗ chủ yếu do hoạt động của tầng sinh mạch thứ cấp tạo nên.

243
Sinh trưởng thứ cấp là đặc trưng sinh trưởng của cây hai lá mầm thân gỗ. Một số cây
một lá mầm như cau bụng, dừa cũng quan sát thấy có đường kính lớn tuy nhiên đó là kết
quả hoạt động của tầng dày nằm trong trục của thân chứ không phải tầng sinh mạch thứ
cấp, vì ở những dạng thực vật một lá mầm này không có mô phân sinh thứ cấp.

6.1.4. Chu trình phát triển của thực vật có hoa


Chu trình phát triển của thực vật có hoa là một quá trình rất phức tạp, trải qua nhiều
giai đoạn phát triển khác nhau. Thông thường chu trình sống của một cây được bắt đầu từ
giai đoạn nảy mầm, tiếp đó là sự hình thành và phát triển của cơ quan sinh dưỡng thân, rễ,
lá gọi là giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng; sau đó đến sự hình thành và phát triển của cơ
quan sinh sản (hoa, quả) gọi là giai đoạn sinh trưởng sinh sản (sinh thực), cuối cùng kết
thúc chu trình bằng cái chết sinh học và để lại hạt có khả năng nảy mầm để khép kín chu
trình và bắt đầu chu trình sống mới với sự nảy mầm của các hạt mới sinh ra. Toàn bộ chu
trình này được tóm tắt như sau:

Hình 6.1. Chu trình sống của thực vật có hoa


Trong chu trình sống của cây như mô tả bên trên, yếu tố quyết định sự chuyển tiếp từ
giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh sản là sự cân bằng
hormone trong cây giữa hai nhóm chất kích thích và ức chế sinh trưởng. Trong thực tiễn
trồng trọt, tùy theo từng loại cây trồng mà chú ý phát triển giai đoạn sinh trưởng sinh
dưỡng hay sinh sản để thu được năng suất kinh tế cao nhất.
Dựa vào thời gian của chu kỳ sinh trưởng phát triển, cây trồng được chia thành cây
một năm, hai năm hay cây nhiều năm.
Cây một năm là cây kết thúc chu kỳ sống của mình trong một năm. Ví dụ như cây
lúa, ngô, khoai, sắn... Cây hai năm là cây mà chu kỳ sống diễn ra trong hai năm, trong đó
năm đầu thường là giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, sau một mùa đông lạnh thì chúng ra
hoa kết quả và kết thúc chu kỳ sống của mình. Ví dụ như bắp cải, su hào, lúa mì... Cây
nhiều năm là cây có chu kỳ sống kéo dài nhiều năm. Chúng có thể ra hoa kết quả một lần

244
rồi chết như tre nứa... hoặc ra hoa nhiều lần như các loại cây ăn quả, cây công nghiệp lâu
năm...

6.2. Các chất điều hòa sinh trƣởng và phát triển của thực vật
6.2.1. Khái niệm
Chất điều hòa sinh trưởng và phát triển thực vật (hormone thực vật, phytohormone)
là những chất hữu cơ có bản chất hóa học khác nhau, được tổng hợp với liều lượng rất nhỏ
ở các tế bào, cơ quan bộ phận không chuyên hóa sau đó được vận chuyển đến các tế bào,
cơ quan bộ phận khác; chúng có hoạt tính sinh học rất cao thực hiện điều tiết các quá trình
sinh trưởng phát triển cũng như các phản ứng thích nghi của thực vật với điều kiện môi
trường sống từ giai đoạn hợp tử đến khi kết thúc chu trình sống.
Các phytohormone trong cây gồm auxin (IAA), cytokinins (CKs), abscisic acid
(ABA), ethylene (ET), gibberellins (GAs), salicylic acid (SA), brassinosteroids (BRs),
jasmonates (JAs), strigolactone (SL)… trong đó salicylic acid, brassinosteroid, jasmonate,
strigolacton là các phytohormone phát hiện sau, mới nhất là strigolacton. Phytohormone
được tìm thấy không chỉ ở thực vật bậc cao mà cả ở các dạng tảo (algar) với chức năng
tương tự như ở thực vật bậc cao.
Dựa vào nguồn gốc người ta chia phytohormone thành hai nhóm là phytohormone tự
nhiên (nội sinh) do chính cơ thể thực vật sản sinh ra và phytohormone nhân tạo (ngoại
sinh) do con người tổng hợp. Ngày nay, bằng con đường tổng hợp hóa học, con người đã
tổng hợp nên nhiều hợp chất khác có vai trò sinh lý tương tự như phytohormone nhằm điểu
chỉnh quá trình sinh trưởng phát triển của cây theo hướng làm tăng năng suất và chất lượng
nông sản. Ví dụ, các chế phẩm của auxin như: 2.4D (2,4-Dichloropheroxy acetic acid),
NAA (Naphthalene acetic acid)… được dùng rất phổ biến để kích thích ra rễ cho cây giâm
hom, nuôi cấy mô, hay chiết ghép.
Phân loại hormone thực vật
Dựa vào hoạt tính sinh học, phytohormone được phân làm hai nhóm là chất kích
thích sinh trưởng và ức chế sinh trưởng. Trong đó chất kích thích sinh trưởng là những
phytohormone ở nồng độ sinh lý có tác động kích thích sự sinh trưởng của cây. Ví dụ,
auxin, cytokinin, gibberellin. Chất ức chế sinh trưởng là những chất mà nhìn chung chúng
có ảnh hưởng ức chế sự sinh trưởng của cây như ethylen, acid abscisic (ABA)...
Ngày nay cơ chế điều khiển của phytohormone trong các quá trình sống của tế bào,
cơ thể thực vật đã được nghiên cứu ở mức độ phân tử. Tác động của chúng được biết
không riêng lẻ mà liên quan đến một mạng lưới rất phức tạp các quá trình trao đổi chất,
sinh hóa, sinh lý khác nhau trong cây và chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi các yếu tố môi
trường bên ngoài. Trong các phản ứng chống chịu của thực vật với điều kiện môi trường
bất lợi phytohormone đóng một vai trò rất quan trọng, là tâm điểm nghiên cứu của nhiều
nhà khoa học trên thế giới (Wani và cs., 2016).

245
6.2.2. Nhóm chất kích thích sinh trưởng
6.2.2.1. Auxin
a) Giới thiệu chung
Auxin là chất điều hòa sinh trưởng phát triển thực vật đầu tiên được phát hiện và
nghiên cứu dựa trên thí nghiệm của Charle Darwin và con trai ông, Francis (năm 1881);
của Boysen-Jensen (1913) và của Fritz Went (1926). Chính Fritz Went đã đặt tên cho chất
hóa học điều khiển quá trình vận động hướng sáng của cây là “auxin”, nghĩa là “tăng lên”.
Năm 1935, nhà bác học người Hà Lan đã xác định được bản chất hóa học của auxin là hợp
chất acid-3-indolacetic acid (IAA) (Hình 6.2). Đến nay, con người đã tổng hợp ra nhiều
hợp chất hóa học có hoạt tính sinh lý tương tự IAA, gọi là auxin tổng hợp.

Idole-3- acetic acid 4-chloroindole-3-acetic acid 2,4-Dichloropheroxyacetic acid


IAA 4-Cl-IAA 2,4 D

Idole-3- butyric acid


IBA 2-Methroxy- 3,6-Dichlorobenzoic acid

Hình 6.2. Công thức hóa học của auxin tự nhiên (IAA) và một số auxin tổng hợp hóa học
Auxin được tổng hợp nhiều nhất ở chồi ngọn, và ở các cơ quan đang sinh trưởng và
phân chia mạnh như lá non, quả non và phôi hạt. Từ cơ quan tổng hợp, auxin được vận
chuyển phân cực theo hướng gốc đến cơ quan khác.
Trong cơ thể thực vật có hai con đường tổng hợp auxin chính là con được phụ thuộc
vào tryptophan (có tiền chất là tryptophan) và con đường không phụ thuộc vào tryptophan
(có tiền chất là indole-3-glycerol-phosphate). Tuy nhiên, con đường không phụ thuộc vào
tryptophan đến nay vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Hình 6.3 giới thiệu con đường tổng
hợp phụ thuộc vào tryptophan.
Auxin trong cây có thể tồn tại ở dạng tự do có hoạt tính và dạng liên kết không có
hoạt tính. Khi cây có nhu cầu auxin dự trữ ở dạng liên kết sẽ được chuyển hóa thành dạng
có hoạt tính sinh lý. Trong cây auxin có thể bị phân hủy bởi quá trình oxy hóa nhờ enzyme
IAA-oxidase hoặc dưới tác động của áng sáng (quang oxy hóa IAA).

246
Sự kích thích sinh trưởng phát triển của auxin được điều khiển một họ gen
AUX/AIA, biểu hiện của phần lớn các gen này bị kích thích trong vòng 5-60 phút sau khi
xử lý auxin(Taiz và Zeiger, 2010). Các con đường dịch mã các tín hiệu gây nên các cảm
ứng vai trò của auxin cũng đã được nghiên cứu trên thế giới.

Hình 6.3. Các con đường tổng hợp auxin phụ thuộc vào tryptophan
trong cơ thể thực vật (Taiz và Zeiger, 2010)
b) Vai trò sinh lý và ứng dụng của auxin
Auxin kích thích trương giãn tế bào và sự sinh trưởng của cơ quan và cây
Sự trương giãn tế bào được thực hiện dựa trên cơ sở sự trương giãn vách tế bào và sự
gia tăng khối lượng và thể tích của chất nguyên sinh.
Cơ chế gây kích thích kéo giãn vách tế bào của auxin đã được nghiên cứu kỹ, mô tả
tóm tắt trong Hình 6.4. Dưới tác dụng của auxin, proton (H+) được bơm chủ động từ tế bào
chất vào thành tế bào làm giảm pH tại đây, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của
enzyme expansin. Expanxin một loại enzyme có khả năng làm nới rộng không thuận
nghịch (irreversibly) vách tế bào, được hoạt hóa trong điều kiện pH thấp. Lúc này trong
vách tế bào, expansin phân hủy liên kết giữa các bó vi sợi xelluloese (microfibril) với nhau

247
và với các yếu tố cấu trúc vách đặc biệt là hemicellulose làm cho cấu trúc vách trở nên
lỏng lẻo hơn. Các bó vi sợi cellulose không bị buộc bởi hemicellulose và gắn kết với nhau
nữa nên có thể chuyển động tự do trong vách khi có một lực gây giãn như sức căng. Lúc
này, dưới tác dụng của áp suất thẩm thấu từ không bào, thành tế bào được kéo giãn. Tuy
nhiên cần lưu ý sự giãn này là giãn toàn bộ kích thước tế bào, hay thường được gọi là giãn
theo chiều ngang, khác với hiệu ứng kéo dài tế bào theo chiều dọc của gibberillin.

Hình 6.4. Auxin có tác dụng kích thích kéo giãn tế bào
+
plasma membrane: màng tế bào; cell wall: thành tế bào; H pump: bơm proton;
expansins: enzyme phân hủy fibril và cellusose
Cùng lúc đó trong tế bào chất, auxin kích thích các gen tổng hợp các thành phần cấu
trúc vách tế bào và chất nguyên sinh làm tăng quá trình tổng hợp protein, phospholipid,
cellulose, pectin, hemicellulose, acid nucleic… Kết quả là làm tăng khối lượng và thể tích
tế bào, kích thích sự sinh trưởng mô, cơ quan và cơ thể thực vật. Xử lý auxin ngoại sinh có
thể kích thích sinh trưởng thân và bao lá mầm (Taiz và Zeiger, 2010).
Auxin kích thích vận động có hướng của thực vật (hướng quang (phototropism),
hướng trọng lực (gravitropism)…)
Thực vật có khả năng vận động hướng hệ chồi về phía ánh sáng để hấp thu năng
lượng ánh sáng mặt trời cho quang hợp, và hướng hệ rễ xuống đất để hấp thu nước và chất
dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng.
Khả năng phản ứng của thực vật với các tác nhân kích thích (ánh sáng, trọng lực)
này, được biết có liên quan đến sự phân bố lại auxin ở rễ và chồi.
Giải thích với trường hợp tính hướng quang (Hình 6.5), khi cây nhận được ánh sáng
đồng đều, auxin phân bố đều theo trục của thân. Nhưng khi có ánh sáng không đồng đều,
dưới tác dụng của hai flavoprotein, phototropins 1 và 2, auxin được phân bố lại, di chuyển
tập trung về phía không có ánh sáng và kích thích các tế bào ở đây trương giãn và sinh
trưởng mạnh hơn so với các tế bào phía được chiếu sáng. Kết quả là làm cây uốn cong chồi

248
về phía ánh sáng. Thí nghiệm về tính hướng sáng này được nghiên cứu lần đầu tiên bởi nhà
khoa học Darwin, 1980, khi ông phát hiện ra auxin, nhưng chưa rõ được bản chất của nó
nên lúc đó ông gọi là “tác nhân” gây uốn cong chồi về phía ánh sáng. Với tính hướng trọng
lực thì sự phân bố lại của auxin diễn ra ở đỉnh rễ ngược chiều của trọng lực. Nghĩa là nếu
đặt rễ nằm ngang thì auxin tập trung nhiều ở phía trên kích thích tế bào phía sinh trưởng
nhanh hơn làm rễ uốn cong xuống đất, theo chiều của lực trọng trường. Ở rễ cây thẳng
đứng thì auxin tập trung đều quanh đỉnh rễ làm rễ cắm sâu xuống đất.

Hình 6.5. Cơ chế gây nên tính hướng sáng của auxin (Bailey, 2018)
Auxin tham gia điều chỉnh hiện tượng ưu thế ngọn.
Ưu thế ngọn là hiện tượng sự sinh trưởng của chồi ngọn hoặc rễ chính ức chế sự sinh
trưởng của chồi bên hoặc rễ bên. Nếu chồi ngọn hoặc rễ chính bị cắt đi thì chồi bên, rễ bên
sẽ được giải ức chế và được kích thích phát triển (Hình 6.6).
Ví dụ, ở Hình 6.6 cho thấy khi xử lý auxin ngoại sinh lên cây đã bị cắt bỏ ngọn thì
chồi bên không hình thành. Điều này chứng tỏ, hàm lượng auxin được tổng hợp ở chồi
ngọn cao có liên quan đến sự ức chế sự hình thành chồi bên và gây nên hiện tượng ưu thế
ngọn.
Giải thích cơ chế của hiện tượng này, có hai quan điểm cho rằng auxin có liên quan
trực tiếp hoặc gián tiếp.
Quan điểm auxin có liên quan trực tiếp cho rằng trong cây auxin được tổng hợp
nhiều nhất ở đỉnh chồi và vận chuyển xuống phía dưới. Trên đường đi xuống này nó đã
gây ức chế sự phát triển của chồi bên. Khi ngắt chồi ngọn đi, hàm lượng auxin giảm, chồi
bên không bị ức chế nữa, nên phát triển kéo dài được. Tuy nhiên ngày này theo phân tích
của Taiz và Zeiger, 2010 từ các kết quả nghiên cứu trước đó cho thấy, bằng thực nghiệm
đã chỉ ra khi ngắt chồi ngọn đi thì hàm lượng auxin trong chồi bên không giảm mà thậm
chí còn tăng lên, ví dụ như quan sát trên cây đậu phaseolus vulgaris, thấy tăng lên 5 lần

249
sau 4 h ngắt ngọn (Taiz và Zeiger, 2010). Cùng một số nghiên cứu nữa đã chỉ ra sự không
phù hợp của quan điểm auxin ức chế trực tiếp chồi bên.

Hình 6.6. Auxin điều chỉnh hiện tượng ưu thế ngọn


Quan điểm auxin ức chế chồi bên gián tiếp,
cho rằng cùng với auxin, có thể có hormone khác
có liên quan như cytokinin hoặc ABA. Phân tích
của Taiz và Zeiger, 2010 chỉ ra rằng khi xử lý chồi
bên với cytokinin thì chồi bên được kích thích phát
triển bất chấp hiệu ứng auxin cao của chồi ngọn.
Trong cây auxin được tổng hợp chủ yếu ở chồi
ngọn, trong khi cytokinin được tổng hợp chủ yếu ở
đỉnh rễ có thể có một mối liên quan với ưu thế
ngọn. Ngoài ra, một quan sát khác cũng cho thấy
khi ngắt bỏ chồi ngọn hàm lượng ABA trong chồi
bên giảm. Mức độ cao của auxin trong chồi ngọn
có thể đã giữ hàm lượng cao của ABA trong chồi
bên gây sự ức chế chồi bên. Khi ngắt chồi ngọn, Hình 6.7. Minh họa sự kích thích hình
làm giảm sự ức chế lên chồi bên. thành rễ bên của auxin

Trong thực tiễn sản xuất, ứng dụng hiện tượng ưu thế ngọn, với cây cảnh người ta
thường cắt bỏ chồi ngọn để tăng số lượng cành (chồi bên) cho việc tạo hình cây cảnh; áp
dụng với cây ăn quả, cây công nghiệp (bông, cà phê, điều, hồ tiêu…) sẽ tăng số lượng quả,
tăng năng suất trồng trọt; hay áp dụng với cây bầu bí, su su để tăng ngọn làm rau ăn, với
dưa để tăng số lượng quả…
Auxin kích thích sự hình thành rễ bên và rễ phụ.
Trong cây rễ bên được hình thành từ tế bào trụ bì (pericycle cell) nằm bên trong nội
bì của cấu trúc rễ ở miền hấp thụ với nhiều lông hút bao quanh. Trong quá trình này auxin
có tác động khởi động, kích thích các tế bào trụ bì phân chia làm nhanh chóng kéo dài
mầm rễ bên xuyên qua các tế bào vỏ và biểu bì để hình thành rễ bên (Hình 6.6).

250
Rễ phụ là rễ được hình thành từ một bộ phận không phải rễ. Sự kích thích hình thành
rễ phụ của auxin được quan sát rõ nhất trong nuôi cấy mô tế bào. Nếu trong môi trường chỉ
có auxin thì từ mảnh mô (lá, thân…) chỉ hình thành rễ mà không có chồi. Ví dụ quan sát
trên cây cà chua microtom cho thấy, nếu môi trường bổ sung 1 mg/l IAA thì chồi ra rễ
nhanh hơn với số chồi tạo rễ là 97%, trung bình 7.8 rễ/chồi, trong khi ở môi trường không
có hormone, chỉ 60% chồi ra rễ với trung bình 2 rễ/chồi (Khuong và cs., 2013).
Trong thực tiễn vai trò kích thích ra rễ của auxin đã được ứng dụng rất phổ biến để
kích thích ra rễ trong giâm hom cây lâm nghiệp: ví dụ sử dụng 2.4D để kích thích ra rễ của
cành keo, bạch đàn giâm hom..., giâm, chiết, ghép cây ăn quả (cam, quýt, bưởi, chanh…)
và đặc biệt không thể thiếu auxin trong nhân giống in vitro. Tuy nhiên khi sử dụng auxin
để kích thích ra rễ cần lưu ý hoạt tính của các dạng auxin khác nhau sẽ có tác động không
giống nhau, và cần nghiên cứu thăm dò để xác định nồng độ cho hiệu quả cao nhất.
Auxin kích thích sự hình thành, sinh trưởng của quả và tạo quả không hạt.
Ở thực vật có hoa hạt kín, sau quá trình thụ tinh kép, túi phôi sẽ phát triển thành hạt
với hai thành phần chính là phôi và nội nhũ. Hạt phát triển tiết ra auxin nội sinh kích thích
cho bầu nhuỵ phát triển thành quả (Hình 6.8). Vì vậy quả chỉ được hình thành sau thụ tinh
vì nếu không có thụ tinh sẽ không có hạt để tiết auxin nội sinh.

Hình 6.8. Sơ đồ auxin kích thích hình thành quả và tạo quả không hạt
Trong thực tiễn sản xuất, con người đã xử lý auxin trước khi có quá trình thụ phấn và
thụ tinh. Auxin ngoại sinh sẽ khuếch tán vào bầu nhuỵ và kích thích bầu phát triển thành
quả mà không qua quá trình thụ tinh vì vậy tạo quả không hạt (Hình 6.8). Ví dụ ở dâu tây
(Hình 6.9) cho thấy ở dâu tây, "quả" dùng để ăn là quả giả hình thành do sự phồng lên của
đế hoa, trên đó có quả thật (achene) chứa hạt hình thành do sự thụ tinh kép. (Hình 6.9) cho
thấy, khi quả thật (mang hạt) bị loại bỏ, quả giả phát triển rất yếu so với trường hợp chưa
bị loại bỏ quả thật (Hình 6.9a), nhưng khi loại bỏ quả thật và xử lý auxin (Hình 6.9c) thì

251
quả giả lại phát triển mạnh. Điều này chứng tỏ hạt tiết ra auxin và kích thích sự hình thành
quả.
(a)
(b) (c)

Đế hoa
phồng lên
tạo
quả “giả”

Quả thật

Hình 6.9. Auxin kích thích tạo quả không hạt (Galston, 1994; Taiz và Zeiger, 2010).
(a): Quả "giả" hình thành do sự phồng lên của đế hoa; (b): Quả "giả" khi bị loại bỏ quả thật;
(c): Quả "giả" khi loại bỏ quả thật và phun auxin
Auxin ức chế sự rụng lá, hoa, quả và sự chín của quả.
Auxin có tác dụng ức chế sự hình thành tầng rời ở cuống lá, hoa, quả vì vậy kìm hãm
sự rụng của các cơ quan này. Tác động này của auxin đối kháng với ABA và ethylene. Với
vai trò này auxin được ứng dụng để duy trì hoa, lá, quả trên cây lâu.
Auxin cũng làm chậm quá trình chín của quả. Vì vậy muốn làm quả chín chậm thì xử
lý auxin cho cây từ lúc quả còn xanh. Tác động này đối kháng với ethylene. Vai trò này
được ứng dụng để làm chậm quá trình chín của quả.
Sự vận chuyển auxin cảm ứng sự phát triển chồi hoa.
Khi xử lý cây Arabidopsis với chất ức chế vận chuyển auxin (NPA) kết quả là hoa
phát triển không bình thường, điều đó gợi ý rằng sự vận chuyển auxin trong mô phân sinh
hình thành hoa có liên quan đến sự vận chuyển auxin (Taiz và Zeiger, 2010).
Ngoài ra auxin còn được biết có liên quan đến phản ứng chống chịu căng thẳng
(stress) như khi bị thương (wounding).
Một số ứng dụng auxin và các chất tổng hợp thuộc nhóm auxin.
Auxin được sử dụng thương mại trong nông nghiệp và trồng trọt từ khoảng trên 60
năm trở lại đây, tuy nhiên việc nghiên cứu nó đã được bắt đầu trong nuôi cấy mô tế bào
thực vật trước cả cả thế kỷ, với nhiều mục đích khác nhau dựa trên các vai trò sinh lý của
auxin trong cây.
Trong công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật, auxin được sử dụng rất phổ biến để
kích thích chồi in vitro ra rễ trong vi nhân giống, đặc biệt với những loài khó ra rễ việc bổ

252
sung auxin vào môi trường tạo rễ là bắt buộc. Auxin cũng được dùng phổ biến để kích
thích tạo mô sẹo, phôi vô tính, kết hợp một lượng nhỏ với cytokinin để kích thích tạo
chồi… Do đó cùng với cytokinin, hormone auxin là không thể thiếu trong tất cả các phòng
thí nghiệm nuôi cấy mô tế bào thực vật.
Sử dụng auxin để kích thích ra rễ trong giâm, chiết ghép. Ví dụ, xử lý đầu dưới của
cành giâm trong auxin làm tăng hô hấp, tăng dòng dẫn chất dinh dưỡng và kích thích quá
trình tạo rễ. Ví dụ nhúng đầu dưới của cành hom keo lai trong dung dịch IBA (400 ppm)
sau đó cắm ngay vào bầu để kích thích hom ra rễ nhanh.
Để tăng tạo quả đơn tính, tăng năng suất thu hoạch quả cà chua và một số cây trồng
khác, sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng nhóm auxin (ví dụ, 2,4D diclophenoxy acetic
acid với nồng độ 50 ppm) có tác dụng hình thành quả đơn tính không hạt. Trong trường
hợp đó, quả sinh trưởng nhan hơn, và chứa nhiều đường hơn. Đồng thời với sự gia tăng tốc
độ sinh trưởng của quả do sự phân bố lại các chất dinh dưỡng, sinh trưởng của các cơ quan
sinh dưỡng cũng bị chậm lại.
Để ngăn chặn sự rụng quả, sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng nhóm auxin sẽ cho
hiệu quả khả quan nhất. Các chất điều hòa sinh trưởng nhóm auxin gây ra dòng bổ sung
các chất dinh dưỡng đi đến quả, ngăn ngừa sự hình thành lớp phân cắt (tầng rời). Xử lý cây
lấy quả bằng cách phun NAA 10 mg/l 2 tuần trước khi thu hoạch.
Sử dụng trong việc diệt cỏ: với nồng độ cao các chất điều hòa sinh trưởng thuộc
nhóm auxin (ví dụ 2.4D – 2.4 diclophenoxy acetic acid) có thể dùng làm thuốc diệt cỏ.
Do nồng độ auxin tối ưu để kích thích sinh trưởng ở các cây là không giống nhau nên
có thể cho phép sử dụng 2.4D làm chất diệt cỏ dại có chọn dọc để diệt cỏ dại hai lá mầm
trong các ruộng lúa, ngô…
Tuy nhiên, khi sử dụng auxin cần lưu ý các nguyên tắc sử dụng hormone sinh trưởng
trình bày trong Mục 6.2.5 sau đây. Đặc biệt lưu ý với auxin vì khi sử dụng quá nồng độ có
thể gây ức chế, mang lại hiệu quả ngược với mong muốn.

6.2.2.2. Gibberellin
a) Giới thiệu chung
Gibberellin được ghi nhận lần đầu tiên năm 1926, bởi nhà khoa học người Nhật Bản,
Eiichi Kurosawa khi nghiên cứu bệnh lúa vống (cây cao vống, không tạo hạt) gây ra bởi
nấm gibberella fujikuroi (Stowe và Yamaki, 1957). Vào khoảng những năm 1930, các nhà
khoa học Nhật Bản đã kết tinh được hai dạng gibberellin và gọi chúng là gibberellin A và
B từ chủng nấm gibberella fujikuroi. Những năm 1955 - 1956, các nhà khoa học đã xác
định được cấu trúc hóa học của hoạt chất tách từ dịch chiết cây lúa bệnh bởi nấm
Gibberella fujikuroi gây nên hiện tượng sinh trưởng quá mạnh ở lúa và đặt tên là acid
Gibberellic (GA3). Sau đó, vào năm 1958, acid gibberellic cũng được tìm thấy trong cây

253
đậu tây khỏe mạnh. Từ đó, acid gibberellic được coi là một loại phytohormone bởi hai đặc
tính là được tổng hợp trong cây và có hoạt tính kích thích sinh trưởng thân.
Đến năm 2003, đã có 126 loại gibberellin đã được phát hiện và phân lập từ thực vật,
nấm và vi khuẩn (Taiz và Zeiger, 2010) và được gọi tên là Ax hay GAx trong đó x là chữ
số Ả Rập theo trình tự thời gian được phát hiện (x = 1-126). Tuy nhiên, chỉ có 4 loại được
biết có hoạt tính sinh học cao là GA1, GA3, GA4 và GA7, sử dụng rộng rãi nhất là GA3.
Những năm gần đây, gibberellin đã được nghiên cứu ở mức độ phân tử để hiểu rõ về cơ
chế tác dụng của gibberellin trong cây.
Gibberellin được tìm thấy ở thực vật bậc cao, một số loài nấm và vi khuẩn. Trong cơ
thể thực vật gibberellin được phân bố chủ yếu trong phôi non, và các cơ quan đang sinh
trưởng như lá, rễ, quả, hạt, chồi.
Gibberellin vận chuyển thụ động không phân cực trong hệ thống dẫn (mạch gỗ và
libe).
b) Vai trò sinh lý và ứng dụng của gibberellin
Gibberellin kích thích sự sinh trưởng thân, cành, lá và lóng cây họ Cỏ.
Gibberellin kích thích kéo dài thân ở rất nhiều loài thực vật (ví dụ Hình 6.10 a, b, c),
nhưng tác dụng điển hình nhất là ở cây nguyên vẹn của các cây đột biết lùn (Hình 6.10c)
và các cây có pha sinh trưởng hoa thị (rosette plants) (Hình 6.10 a, b). Đây chủ yếu là các
cây thuộc họ cỏ có giai đoạn đầu sinh trưởng có lá xếp thành hình hoa thị, nhưng giai đoạn
sau là có thể có kiểu sắp xếp khác trên thân (Hình 6.10.a, b). Ở các loài cây bị đột biến gen
có liên quan đến quá trình tổng hợp và chuyển hóa gibberellin sẽ gây nên đột biến lùn, ví
dụ trường hợp cây cà chua microtom.
Giống như auxin, gibberellin thuộc nhóm phytohormone kích thích nên có tác dụng
kích thích sự sinh trưởng. Tuy nhiên, khác với auxin gibberellin tác động kích thích tăng
chiều cao thân của GA trong khi auxin kích thích sinh trưởng bề ngang thân. Ngoài ra phân
tích ví dụ trong Hình 6.10c cho thấy, GA1 có tác động kích thích mạnh mẽ lên sự sinh
trưởng của cây ngô đột biến lùn làm cây cao lên, nhưng không có tác dụng nào đáng kể
nên cây ngô kiểu dại.
Ngược lại, auxin chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng thân cây bình thường và
không có tác dụng đối với cây đột biến lùn. Mặt khác, trong khi GA có tác dụng kích thích
kéo dài lóng ở cây hòa thảo (Hình 6.10 a,b) trong khi auxin lại không có tác dụng này. Dựa
vào sự khác biệt này, tùy loại đối tượng cây trồng có thể chọn auxin hay gibberellin hoặc
chọn cả 2 với tỷ lệ nhất định để kích thích sinh trưởng cho thân cây.

254
Hình 6.10. Tác dụng kích thích sinh trưởng của GA3 lên bắp cải (Tanimoto, 2012)
(a) và cây Arabidopsis thaliana (b); cây ngô đột biến lùn (c)
(Taiz và Zeiger, 2010)
Tác dụng kích thích sinh trưởng kéo dài của gibberellin cũng được quan sát trong
nuôi cấy mô tế bào thực vật ở các loài như cà chua (Khuong và cs., 2013), hay trên cây keo
nuôi cấy in vitro…
Trong thực tiễn gibberellin được ứng dụng để tăng sinh trưởng chiều cao của cây lấy
sợi làm tăng thu sợi bông, sợi đay gai… Tăng thu hoạch sinh khối như ở cây cỏ ba lá làm
thức ăn cho gia súc hay phun GA3 với nồng độ 25 mg/l đã tăng thu hoạch sinh khối xanh
của cây đậu (nhưng lại giảm năng suất hạt). Xử lý gibberellin cho mía đường có thể tăng
năng suất mía lên 20 tấn/ha, năng suất đường lên 2 tấn/ha (Taiz và Zeiger, 2010).
Trong nuôi cấy mô tế bào thực vật có thể bổ sung GA3 để nhanh chóng thu được
chồi đạt độ cao tiêu chuẩn để tạo cây con, hoặc để kích thích kéo dài chồi chuyển gen
nhằm rút ngắn thời gian tái sinh cây chuyển gen.
Gibberellin kích thích sự nảy mầm của hạt.
Các nghiên cứu cho thấy GA được tổng hợp tại phôi và được giải phóng vào nội nhũ
của hạt. Tại đây nó kích thích quá trình tổng hợp enzyme amylase và các enzyme thủy
phân khác, giúp thủy phân, phân hủy các chất dinh dưỡng trong nội nhũ, đặc biệt là quá
trình thủy phân tinh bột thành đường, từ đó cung cấp năng lượng cho quá trình nảy mầm
của hạt. Nhờ đó gibberellin có khả năng phá ngủ và kích thích hạt nảy mầm. Đây là hiệu
quả rất điển hình của gibberellin và đối kháng với BAB, loại hormone duy trì ngủ nghỉ, ức
chế nảy mầm.
Trong thực tiễn gibberellin được ứng dụng để kích thích nảy mầm của củ, hạt, chồi
như ở khoai tây hay ở hạt lúa đại mạch ứng dụng trong sản xuất mạch nha dùng cho ngành
công nghiệp bánh kẹo, nước giải khát; phá ngủ khoai tây. Với những loại hạt khó nảy mầm
do ngủ nghỉ sinh lý do hàm lượng ABA cao có thể xử lý với gibberellin để phá ngủ.

255
Gibberellin cảm ứng sự hình thành hoa và phân hóa giới tính.
Gibberellin có thể thay thế các tác nhân cảm ứng hình thành hoa như chu kỳ quang
hay nhiệt độ thấp (xem Mục 6.6 dưới đây) ở nhiều loài cây đặc biệt là các cây họ cỏ có giai
đoạn sinh trưởng hoa thị.
Ví dụ với cây “Giant sequoia” ở công viên Sequoia, California, Mỹ là cây có kích
thước lớn nhất thế giới với chiều cao 97 m và đường kính 8 m. Bình thường loại cây này
cần 70-100 năm để ra hoa và cần khoảng 2 năm để hoa trưởng thành. Tuy nhiên, chỉ sau
8 tuần phun dung dịch GA3, cây 14 tuần tuổi có thể ra hoa (Pharis và Ross, 1986).
Vậy nên gibberellin được coi như một thành phần của hormone ra hoa ở một số loài
nhưng không kích thích ở các loài khác. Với vai trò này có thể sử dụng gibberellin để kích
thích cây ngày dài ra hoa trong điều kiện ngày ngắn (su hào, bắp cải), cây nhiều năm ra
hoa sớm…
Sự phân hóa giới tính ở thực vật được điều khiển bởi yếu tố bên trong, tuy nhiên
cũng chịu những tác động của nhiều tác nhân môi trường (chu kỳ quang, trạng thái dinh
dưỡng), trong đó có liên quan đến gibberellin. Theo đó gibberellin ức chế phát triển hoa cái
và kích thích phát triển hoa đực, ví dụ ở dưa chuột, cây gai dầu, rau bina… Ứng dụng vai
trò này trong thực tiễn để tăng tỷ lệ hoa đực cho cây đơn tính, như bầu bí.

Hình 6.11. GA kích thích sự chuyển pha sinh trưởng sinh dưỡng sang pha sinh sản
(Pharis và Ross, 1986; Taiz và Zeiger, 2010)
Trong hình, (a): Cây Giant Sequoia ở công viên Sequoia, California, Mỹ; (b): Cây
Giant Sequoia sau 8 tuần xử lý GA3 ở giai đoạn 14 tuần tuổi.
Gibberellin kích thích sự hình thành quả và tạo quả không hạt.
Hiệu quả này cũng tương tự như auxin. Tuy nhiên, GA có tác dụng đặc trưng với một
số loại cây trồng như nho, anh đào làm tăng tỷ lệ đậu quả, tăng trọng lượng và kích thước
quả.

256
Ứng dụng trong thực tiễn để tạo quả không
hạt, ví dụ, phun GA với nồng độ 50 ppm để tạo nho
không hạt hoặc ít hạt với năng suất cao (Hình 6.12).

6.2.2.3. Cytokinin
a) Giới thiệu chung
Năm 1955, Skoog và Miler tách từ chế phẩm
hấp mẫu DNA của tinh dịch cá trích một chất kết Hình 6.12. GA kích thích tạo ra nho
không hạt, quả to và nhiều quả hơn
tinh, sản phẩm biến tính của DNA, có tác dụng (Taiz và Zeiger, 2010)
khởi động và duy trì sự phân bào mô tủy cây thuốc
lá và đặt tên là kinetin (6-furfurilaminopurin). Năm 1973, Letham tách từ hạt ngô non một
chất có tác dụng tương tự kinetin và đặt tên là zeatin. Zeatin được coi là cytokinin tự nhiên
trong khi đó kinetin là cytokinin tổng hợp. Zeatin có 2 đồng phân là cis-zeatin và trans-
zeatin và cả hai đều có hoạt tính sinh lý (Hình 6.13). Cho đến nay, con người đã tổng hợp
được nhiều hoạt chất có hoạt tính tương tự zeatin, một số trong số đó được giới thiệu trong
(Hình 6.13).

Hình 6.13. Cấu tạo hóa học của một số loại cytokinin
Trong cơ thể thực vật, cytokinin có nhiều trong hạt, quả đang lớn, các mô phân sinh
đang hoạt động.
Cytokinin được tổng hợp chủ yếu ở mô phân sinh đỉnh rễ và vận chuyển không phân
cực đến các bộ phận khác của cây theo mạch gỗ. Cytokinin bị phân hủy bằng con đường
hóa học dưới tác dụng của enzyme cytokinin oxidase.

257
b) Vai trò sinh lý và ứng dụng của cytokinin
Cytokinin điều khiển sự phân chia tế bào trong chồi và rễ.
Mặc dù cùng là phytohormone thuộc nhóm kích thích sinh trưởng, nhưng khác với
auxin và gibbrellin, cytokinin kích thích sinh trưởng thông qua quá trình kích thích phân
chia tế bào. Tuy nhiên, tác dụng kích thích phân chia tế bào của cytokinin chỉ có thể được
thực hiện khi có mặt auxin. Vì vậy, cytokinin và auxin cùng điều tiết chu kỳ tế bào.
Cytokinin kích thích sinh trưởng chồi bằng cách tăng quá trình phân chia tế bào ở
mô phân sinh.
Thực hiện vai trò này cytokinin kích thích sự tổng hợp acid nucleic, protein, đặc biệt
là các protein cần thiết cho quá trình phân chia tế bào…
(Hình 6.14) cho thấy ở cây chuyển gen AtCKX1 làm tăng biểu hiện của enzyme
cytokinin oxidase (enzyme phân hủy cytokinin) gây ra sự giảm hàm lượng cytokinin dẫn
đến làm giảm quá trình sinh trưởng của cây. Lát cắt giải phẫu dọc mô phân sinh đỉnh cây
kiểu dại và đột biến cho thấy mô phân sinh đỉnh của cây chuyển gen có kích thước và số
lượng tế bào ít hơn so với cây kiểu dại. Điều này chứng tỏ cytokinin có tác dụng làm tăng
quá trình phân chia tế bào ở mô phân sinh từ đó kích thích sự sinh trưởng chồi.
(A) (B)
Hình 6.14. Ảnh hưởng của cytokinin đến sự
sinh trưởng chồi. Trong hình: WT: cây
hoang dại (đối chứng) , AtCKX1: cây thuốc
lá chuyển gen gây tăng biểu hiện enzyme
cytokinin oxydase (enzyme phân hủy
cytokinin); Kiểu hình toàn bộ cây thuốc lá
chuyển gen so với cây kiểu dại (bên trái);
WT Lát cắt dọc mô phân sinh đỉnh chồi của cây
thuốc lá chuyển gen so với cây kiểu dại
(bên phải) (Werner và cs., 2001)

WT AtCKX1
AtCKX1

Trong kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật, cytokinin được sử dụng để kích thích
ra chồi và làm tăng hệ số nhân giống. Chúng có thể được sử dụng phối hợp với auxin để
điều khiển phát sinh hình thái của mô nuôi cấy. Nếu trong môi trường nuôi cấy bổ sung
nhiều hơn cytokinin so với auxin thì mô nuôi cấy kích thích tạo chồi (đa chồi) ngược lại
nếu môi trường chứa nhiều auxin hơn mô nuôi cấy sẽ được kích thích tạo rễ. Ở môi trường
tỷ lệ auxin và cytokinin tương đương và nồng độ cao thì kích thích tạo mô sẹo (callus)
(Hình 6.15).

258
Hình 6.15. Ảnh hưởng của tương quan nồng độ auxin (IAA) và cytokinin (kinetin) bổ sung
vào môi trường nuôi cấy mô đến sự tái sinh mô cây thuốc lá (Taiz và Zeiger, 2010)
Cytokinin ức chế sự sinh trưởng
rễ bằng cách kích thích sự phân hóa
các tế bào mô phân sinh rễ.
Ngược lại so với chồi, sự giảm
hàm lượng cytokinin trong cây chuyển
gen có tác dụng làm tăng sinh trưởng
rễ so với cây kiểu dại (Hình 6.16),
đồng thời cây chuyển gen cũng có kích
thước mô phân sinh rễ lớn hơn (Hình
6.16). Điều này chứng tỏ cytokinin
kích thích phân hóa các tế bào trong
Hình 6.16. Ảnh hưởng của cytokinin đến sự sinh
mô phân sinh, làm giảm tổng số tế bào trưởng của rễ cây thuốc lá (Werner và cs., 2001).
phân chia, do đó làm giảm quá trình WT: cây kiểu dại, AtCKX1: cây thuốc lá chuyển gen
sinh trưởng rễ. gây siêu biểu hiện enzyme cytokinin oxidase

Cytokinin ức chế hiện tượng ưu thế ngọn và kích thích sự hình thành chồi bên.
Cùng với auxin, cytokinin điều khiển tương quan giữa hiện tượng ưu thế ngọn và sự
phân hóa chồi. Bình thường, auxin được tổng hợp ở ngọn, và được chuyển xuống các cơ
quan phía dưới, trên đường vận chuyển này nó đã ức chế sự phân hóa chồi. Khi chồi ngọn
bị cắt, lượng auxin giảm nên không còn tác dụng ức chế. Lúc này cytokinin được tổng hợp
và vận chuyển đến chồi bên để kích thích quá trình phân chia tế bào hình thành chồi mới
(Hình 6.17). Hiệu quả này của cytokinin là đối kháng so với auxin.
Trong môi trường nuôi cấy mô, nếu chỉ có cytokinin mà không có auxin thì chỉ hình
thành chồi. Lợi dụng hiệu quả này, người ta sử dung cytokinin để tăng sự hình thành chồi
trong nuôi cấy mô để tăng hệ số nhân giống.

259
(a)

(b)

Hình 6.17. Cytokinin ức chế ưu thế ngọn,


kích thích hình thành chồi (Taiz và Zeiger,
2010)
Trong hình: IPT: Adenosine phosphate-
isopentenyltransferase, enzyme tổng hợp
cytokinin; CKX: Cytokinin oxidase, enzyme
phân hủy cytokinin; apical meristem: mô
phân sinh đỉnh; axillary bud: chồi bên; IAA:
Indol acetic acid (auxin); CK: cytokinin.

(a). Khi đỉnh sinh trưởng chưa bị cắt, auxin được tổng hợp và vận chuyển xuống
dưới, ức chế sự tổng hợp cytokinin (IPT off - IPT "tắt") và kích thích quá trình phân hủy
cytokinin (CKX on - CKX "bật") làm hàm lượng cytokinin giảm không đủ để kích thích
tạo chồi bên. (b). Khi đỉnh sinh trưởng bị cắt, auxin không được tổng hợp, IPT thoát khỏi
ức chế dẫn đến tăng quá trình tổng hợp cytokinin và được vận chuyển đến vị trí mô phân
sinh chồi bên để kích thích tạo chồi mới.
Cytokinin là “hormone trẻ hóa”
Cytokinin làm tăng quá tình tổng hợp các yếu tố làm mới tế bào, đặc biệt là tổng hợp
protein, nucleic acid và diệp lục, và ức chế quá trình phân hủy các thành phần này, nhờ đó
nó kím hãm quá trình hóa già của mô, cơ quan và cơ thể cây. Do đó duy trì hàm lượng
cytokinin trong mô, cây sẽ luôn kích thích tạo mới tế bào, cơ quan thực vật. Bởi vậy
cytokinin được gọi là “hormone trẻ hóa”.
Trong thực tiễn sản xuất, sử dụng các biện pháp kích thích phát triển bộ rễ (bằng
dinh dưỡng và nước) có thể tăng tổng hợp cytokinin có ý nghĩa trong việc kéo dài tuổi thọ
của cây. Ngược lại, khi giảm sinh trưởng bộ rễ làm giảm lượng cytokinin trong cây sẽ giúp
cây kìm hãm sinh trưởng cơ quan sinh dưỡng và chuyển sang hình thành hoa, quả. Ví dụ
trong kỹ thuật đảo quất cảnh để điều khiển cây ra hoa, quả vào đúng dịp tết.
Cytokinin kích thích sự nảy mầm và phá ngủ của hạt.
Cytokinin kích thích sự nảy mầm và phá ngủ của hạt nhưng có tác dụng không đặc
hiệu như gibberellin. Điều cần chú ý là trong thực tiễn sản xuất, mọi tác động lên bộ rễ đều
ảnh hưởng đến sự tổng hợp cytokinin nội sinh trong cây và sẽ ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng và phát triển của cây.

260
Cytokinin điều khiển sự thoát hơi nước của cây.
Cùng với abscisic acid (xem ở Mục 6.2.3.2), cytokinin có vai trò điều khiển sự thoát
hơi nước của cây thông qua việc làm tăng mật độ khí khổng hoặc/và kích thích mở khí
khổng trên lá. Các nghiên cứu trên cây Arabidopsis thaliana chỉ ra rằng cytokinin và
abscisic acid là hai chất điều hòa sinh trưởng có tác dụng đối ngược nhau, trong đó abscisic
acid trong điều kiện hạn hán kích thích làm giảm độ mở khí khổng còn cytokinin trong
điều kiện cây thoát khỏi điều kiện hạn hán kích thích làm tăng độ mở khí khổng, từ đó làm
tăng quá trình thoát hơi nước của cây (Marchadier và Hetherington, 2014). Tuy nhiên,
những nghiên cứu trên cây cà chua chỉ ra rằng cytokinin làm tăng sự thoát hơi nước trên
toàn cây chủ yếu thông qua sự tăng mật độ khí khổng trên một đơn vị diện tích lá (Farber
và cs., 2016).
Ngoài ra cytokinin còn được biết có vai trò bảo vệ ARN trong quá trình tổng hợp
protein stress, lục lạp, ty thể khi cây bị stress (Nguyễn Văn Mã, 2015).

6.2.3. Nhóm chất ức chế sinh trưởng


6.2.3.1. Ethylene
a) Giới thiệu chung
Năm 1910, lần đầu tiên ethylene được chứng minh là một sản phẩm tự nhiên giải
phóng từ cam và có tác dụng làm chuối chín. Tuy nhiên, phải đến năm 1959, ethylene mới
được coi là một loại phytohormone vì nó là sản phẩm tự nhiên của quá trình trao đổi chất
và với một lượng nhỏ có thể gây những hiệu ứng sinh học cao.
Ở thực vật, ethylene được tổng hợp trong tất cả các bộ phận của cây nhưng nhiều
nhất ở cơ quan già và quả đang chín. Khác với các hormon khác, ethylene là chất khí nên
đươc vận chuyển bằng con đường khuếch tán, do đó phạm vi vận chuyển không xa.
b) Vai trò sinh lý và ứng dụng của ethylene
Ethylene kích thích sự chín.
Sự chín ở quả là một quá trình sinh lý bao gồm các phản ứng enzyme phân hủy thành
tế bào làm quả mềm hơn; sự phân hủy tinh bột và tăng tích lũy đường làm quả có vị ngọt;
sự xuất hiện của một số hợp chất hữu cơ làm thay đổi màu sắc, xuất hiện mùi thơm.
Ở rất nhiều loài thực vật như táo, chuối, xoài, đào... ngay cả khi đã cắt khỏi cây, quả
vẫn tiếp tục chín. Sự chín này là do sau khi cắt khỏi cây, quá trình hô hấp tế bào tăng
mạnh, làm tăng hàm lượng ethylene kích thích quả chín. Sự có mặt của ethylene làm tăng
hoạt tính enzyme liên quan đến quá trình chín của quả và tăng tính thấm của tế bào thịt
quả. Vì vậy, quá trình chín diễn ra nhanh chóng. Những quả này thuộc nhóm "climacteric".
Tuy nhiên, có một số loài quả khác như chanh, cam, bưởi, nho, dứa chỉ chín khi còn
ở trên cây. Ở những nhóm cây này, sự chín của quả không phụ thuộc vào sự tăng quá trình
hô hấp và hàm lượng ethylene. Những quả này thuộc nhóm “nonclimacteric”.

261
Trong thực tiễn sản xuất, ethylene được dùng nhiều để kích thích quả thuộc nhóm
climacteric chín nhanh và chín đều. Ngược lại, để làm chậm quá trình chín của quả (để bảo
quản được lâu hơn) người ta hạn chế sự tổng hợp ethylene bằng cách rút dần khí này ra
theo độ chín của quả hoặc giảm nhiệt độ để giảm quá trình sinh tổng hợp ethylene.
Ví dụ, xử lý ethylene hoặc chất sản sinh ra ethylene là ethrel cho quả trên cây hoặc
sau khi thu hái sẽ kích thích quả chín nhanh và chính đồng đều, áp dụng ở cà chua, nho,
chuối, cam quýt…
Khí ethylene sử dụng trong quá trình chín của quả (cà chua, chuối…). Trong sản xuất
người ta dùng đất đèn CaC2 khi phản ứng với nước tạo ra khí acetylene, sau đó, dưới tác
dụng của vi sinh vật, khí acetylene chuyển thành khí ethylene.
Ethylene kích thích sự rụng.
Sự rụng của lá, quả phụ thuộc vào sự hình thành tầng rời (Hình 6.18a) ở cuống lá mà
quá trình này phụ thuộc vào tỷ lệ tương quan giữa auxin và ethylene. Ethylene hoạt hóa sự
tổng hợp các enzyme phân hủy như cellulose, pectinase có tác dụng phân hủy thành tế bào
tạo thành tầng rời. Hình 6.18b cho thấy tương tác của auxin và ethylene trong việc điều
hòa sự rụng lá. Khi lá non, quá trình tổng hợp auxin diễn ra mạnh và được vận chuyển
xuống phía dưới (cuống lá) làm ức chế sự mẫn cảm của vùng cuống lá với ethylene do đó
ức chế sự rụng. Ngược lại, khi lá già, quá trình tổng hợp auxin giảm, vùng nhạy cảm với
ethylene thoát khỏi ức chế bởi auxin, nên xảy ra quá trình tổng hợp các enzyme phân hủy
thành tế bào như cellulose và pectinase tạo thành tầng rời, kích thích sự rụng.
(a)
(b)

Tầng rời Tầng rời


Hóa
vàng

Hình 6.18. Ethylene điều khiển sự rụng lá (Morgan, 1984)


Trong hình: (a): sự hình thành tầng rời ở cây bông móng tay (jewlweed). Thành tế bào của 2, 3 lớp
tế bào bị phân hủy bởi các enzyme thủy phân hình thành tầng rời; (b): tương quan giữa auxin và
ethylene điều khiển sự rụng lá.
Ethylene kích thích sự ra hoa, đặc biệt là hoa trái vụ ở nhiều loài thực vật.
Ethylene được chứng minh là kích thích sự ra hoa ở cây dứa (Ananas sativa), cây
xoài (Mangifera indica). Đối với những loài cây đơn tính, ethylene có thể thay đổi giới
tính của hoa. Ví dụ, khi xử lý dưa chuột (Cucumis sativus) bằng ethylene làm tăng sự hình
thành hoa cái.

262
Ethylene kích thích sự giãn tế bào theo hướng bên.

Air Ethylene
Hình 6.19. Phản ứng của cây đậu Hà Lan 10 ngày Hình 6.20. Sự hình thành lông hút ở rễ
tuổi khi xử lý bởi ethylene ở nồng độ 10 ppm so cây rau diếp 10 ngày tuổi khi xử bằng
với đối chứng (Gepstein và Thimann, 1980). ethylene ở nồng độ 10 ppm sau 24 giờ
Trong hình, air: cây xử lý bằng không khí làm đối (bên phải) (Abeles và cs., 1992)
chứng, Ethylene: cây xử lý bởi ethylene

Hình 6.19 mô tả phản ứng của cây đậu Hà Lan mọc trong tối khi xử lý bằng ethylene
ở nồng độ 0.1 ul/l. Ở nồng độ này, ethylene thay đổi chiều hướng sinh trưởng của cây con
bằng cách tăng sinh trưởng chiều ngang, giảm sinh trưởng chiều dài dẫn đến hiện tượng
phình to ở phía dưới tạo thành móc câu.
Ethylene cảm ứng hình thành rễ và lông hút ở rễ.
Ethylene cảm ứng hình thành rễ bên ở thân và thậm chí từ một rễ khác. Khi xử lý
auxin cho đoạn thân cây cà chua cho kết quả ra nhiều rễ hơn cây đối chứng. Tuy nhiên, khi
xử lý tương tự trên cây đột biến không nhạy cảm với ethylene thì cây không ra rễ. Điều
này chứng tỏ auxin kích thích sự ra rễ bên ở thực vật thông qua hoạt động điều hòa của
ethylene.
Ethylene cũng được chứng minh có tác dụng kích thích tạo lông hút ở rễ. Hình 6.20
cho thấy cây rau diếp xử lý bằng ethylene có số lượng lông hút ở rễ nhiều hơn so với cây
đối chứng (xử lý bằng không khí).
Ethylene tác dụng giúp cây thích nghi với điều kiện ngập úng.
Khi cây ở điều kiện ngập úng, hàm lượng oxy trong thân, rễ giảm sẽ tăng tổng hợp
ethylene. Các nghiên cứu trên lúa đã chứng minh trong điều kiện ngập úng hàm lượng
ethylene có thể tăng lên 50 lần so với bình thường (Khan và cộng sự, 1987). Nồng độ
ethylene tăng sẽ làm tăng sự mẫn cảm của các tế bào với GA vì vậy là tăng nhanh quá trình
kéo dài lóng ở lúa, giúp cây vươn cao thoát khỏi điều kiện ngập úng. Mặt khác, trong điều
kiện ngập úng, nồng độ ethylene cao còn góp phần làm tăng tổng hợp các enzyme giúp các
tế bào ở hô hấp theo con đường yếm khí, làm giảm nhu cầu sử dụng oxy mà vẫn tạo ra
được năng lượng cho cây hoạt động.

263
6.2.3.2. Abscisic acid
a) Giới thiệu chung
Abscisic acid (ABA) được phát thiện khi nghiên cứu hiện tượng ngủ của chồi và hiện
tượng rụng lá. Năm 1961, Addicott và cộng sự đã tách từ quả bông già khô một chất ở
trạng thái tinh thể có tác động kích thích sự rụng lá và đặt tên là abscisin (có nghĩa là rụng,
rời ra). Chất này ức chế sự sinh trưởng của các đoạn bao lá mầm do auxin gây nên. Năm
1963, Okuma và Cornforth cùng xác định được cấu trúc của ABA.
ABA được tổng hợp chủ yếu ở lá, đầu bao rễ và trong cơ quan sinh sản, trong hạt nảy
mầm. ABA được tổng hợp nhiều trong giai đoạn cây trải qua điều kiện bất lợi. Ví dụ, như
trong điều kiện hạn, hàm lượng ABA trong lá có thể tăng gấp 50 lần trong vòng từ 4 đến 8
giờ.
ABA được vận chuyển bằng cả mạch gỗ và mạch rây, tuy nhiên nó được vận chuyển
chủ yếu bởi mạch rây.
b) Vai trò sinh lý của ABA và những ứng dụng trong thực tế
ABA được coi là hormone “stress”.
Khi cây gặp điều kiện môi trường bất lợi thì hàm lượng ABA tăng mạnh nhằm điều
khiển các phản ứng thích nghi với điều kiện bất lợi. Sau đây sẽ trình bày một số ví dụ về
ảnh hưởng của ABA trong điều kiện stress:
ABA kích thích sự đóng lỗ khí trong điều kiện hạn.
Trong điều kiện hạn, hàm lượng ABA trong lá có thể tăng lên đến 50 lần trong
khoảng từ 4 đến 8 giờ. Việc tăng nồng độ ABA trong lá là kết quả của cả 2 quá trình tăng
sinh tổng hợp và tăng vận chuyển ABA từ các nơi khác về lá dẫn đến việc đóng lỗ khí
nhanh chóng để hạn chế mất nước. Cơ chế tác động của ABA đến sự đóng tế bào lỗ khí đã
được nghiên cứu kỹ. Như đã biết, lỗ khí cấu tạo từ 2 tế bào hình hạt đậu (guard cell) và sự
đóng lỗ khí liên quan đến sự vận chuyển nước ra khỏi tế bào hình hạt đậu. ABA đã kích
hoạt các quá trình trao đổi ion, anion trên màng tế bào khí khổng, làm các chất có hoạt tính
thẩm thấu như Cl-, malat-, NO3-, K+ vận chuyển ra khỏi tế bào khí khổng kéo theo nước đi
ra gây giảm sức trương, đóng khí khổng (Hình 2.15 Chương 2). Kết quả là làm nước được
vận chuyển ra khỏi tế bào dẫn đến việc đóng lỗ khí (Hình 6.21).

264
Hình 6.21. ABA kích thích đóng tế bào lỗ khí thông qua việc làm tăng nồng độ ion
2+
Ca trong tế bào hình hạt đậu (Mansfield và McAinsh, 1995). Phần trên biểu đồ: xử lý
2+
ABA làm tăng nồng độ ion Ca trong tế bào hình hạt đậu; Phần dưới: 5 phút sau khi
2+
xử lý ABA, kích thước lỗ khí giảm dần và đóng hẳn sau 20 phút; Cytosolic Ca
2+
concentration after addition of ABA: nồng độ Ca trong tế bào hình hạt đậu; Control:
đối chứng; Stomatal aperature: độ mở tế bào lỗ khí; Size of stomatal opening: độ mở
của khí khổng

Ở điều kiện thiếu nước, ABA kích thích sự phát triển của rễ và ức chế sự phát triển
của chồi.
Hình 6.22 mô tả tỷ lệ sinh trưởng của rễ so với sinh trưởng của chồi của cây đột biến
(không có khả năng tổng hợp ABA) và cây kiểu dại. Quan sát hình ta thấy trong khoảng từ
15 giờ đến 60 giờ sau khi chuyển cây từ điều kiện bình thường sang điều kiện thiếu nước,
tỷ lệ sinh trưởng của rễ/thân tăng mạnh ở cây kiểu dại (có quá trình tổng hợp ABA bình
thường). Trong khi đó, tỷ lệ này không thay đổi ở cây đột biến mất khả năng tổng hợp
ABA. Điều này chứng tỏ ABA có tác dụng kích thích sự phát triển của rễ và hạn chế sự
phát triển của chồi trong điều kiện thiếu nước. Đây cũng là một đặc điểm thích nghi giúp
cây vượt qua giai đoạn "tress" nhằm làm tăng khả năng hút nước và giảm khả năng mất
nước qua lá và các bộ phận phía trên mặt đất.

265
Hình 6.22. Tỷ lệ sinh trưởng rễ so với chồi trong điều kiện thiếu nước (watet stress
conditions) (Saab và cs., 1990). Wild type (+ABA): cây kiểu dại có thể tổng hợp ABA
bình thường; ABA-deficient mutant: cây đột biến giảm tổng hợp ABA. Trục tung: tỷ lệ
sinh trưởng rễ so với chồi (root:shoot ratio); trục hoành: thời gian sau khi chuyển cây
từ điều kiện bình thường sang điều kiện thiếu nước

ABA điều khiển quá trình vận chuyển muối khi cây sống trong điều kiện stress mặn.
Một trong những cơ chế giúp cây chống chịu với điều kiện mặn là loại bỏ Na+ qua
mô lá hoặc tăng tích lũy ion này trong không bào. Cả hai phương thức này đều liên quan
đến quá trình vận chuyển Na+ từ rễ lên các bộ phận phía trên (chồi, lá) của cây. Quá trình
vận chuyển này được thực hiện thông qua vai trò truyền tín hiệu của ion Ca 2+. Các nghiên
cứu khoa học đã chỉ ra sự tăng nồng độ Ca2+ trong cây được điều khiển bởi sự tăng hàm
lượng ABA. Nói một cách khác, trong điều khiện mặn, ABA được tổng hợp nhanh chóng
làm tăng hàm lượng Ca2+ và đến lượt mình, ion này có vai trò truyền tín hiệu giúp quá trình
vận chuyển Na+ ra khỏi rễ, làm giảm áp suất thẩm thấu ở rễ cây, giúp cây chống chịu mặn.
ABA kích thích sự rụng quả.
Cùng với ethylene, ABA kích thích sự hình thành tầng rời gây nên sự rụng. Khi có
tác nhân cảm ứng sự rụng như nhiệt độ quá cao hay quá thấp, úng, hạn, sâu bệnh... thì hàm
lượng ABA trong lá, quả tăng lên nhanh gây nên sự rụng của chúng.
Trong thực tiễn sản xuất để giảm sự dụng có thể dùng hormone đối kháng như auxin.
Ngoài ra, có thể việc chăm bón cây tránh các yếu tố vô sinh bất lợi cũng làm giảm quá
trình tạo ABA trong cây, làm chậm quá trình rụng lá, quả.
ABA kích thích sự ngủ nghỉ.
Trong cơ quan đang ngủ nghỉ, hàm lượng ABA tăng lên gấp 10 lần so với cơ quan
dinh dưỡng nên ức chế sự nảy mầm. Sự ngủ nghỉ kéo dài cho đến khi nào lượng ABA
giảm xuống đến mức tối thiểu.

266
Trong thực tiễn sản xuất, có thể xử lý bằng hormone đối kháng với ABA như GA để
phá ngủ, kích thích nảy mầm. Cũng có thể xử lý bằng nhiệt độ ví dụ như bảo quản lạnh có
thể làm giảm hàm lượng ABA rất nhanh và hạt và củ có thể nảy mầm khi gieo.
ABA kích thích sự hóa già.
Mức độ hóa già của các cơ quan và của cây gắn liền với sự tích lũy ABA. Khi hình
thành cơ quan sinh sản và dự trữ là lúc ABA được tổng hợp nhiều nhất và tốc độ hóa già
cũng tăng lên.
Trong thực tiễn sản xuất, nhằm ức chế sự hóa già người ta có thể dùng hormone đối
kháng như dùng auxin để chống rụng quả hoặc kích thích bộ rễ phát triển nhằm tăng lượng
cytokinin ngăn chặn sự hóa già.

6.2.4. Các nhóm chất điều hòa sinh trưởng khác trong cây
Ngoài các 5 nhóm hormon kể trên, còn có một số phytohormone khác được phát hiện
sau, có tác dụng điều khiển quá trình sinh trưởng phát triển của cây như các polyamine,
salicylic acid, brassinosteroid, jasmonate, strigolacton
* Polyamine có vai trò trong các quá trình tổng hợp DNA, RNA, protein và quá trình
phân bào. Các polyamine thực chất tham gia vào các phản ứng sinh hóa đa dạng trong quá
trình hình thành ống phấn, hình thành rễ, phát sinh phôi, phát triển hoa và quá trình chín
của quả. Các dạng polyamine có thể kể đến là putrexine, spermidine, spermine.
* Jasmonic acid (JA) là một chất ức chế sinh trưởng, có tác dụng làm kích thích quá
trình già và làm chậm quá trình sinh trưởng. Hàm lượng JA cũng tăng mạnh khi cây trải
qua các giai đoạn bất lợi.
* Salicylic acid (SA) có tác dụng điều tiết quá trình sinh nhiệt trong cây loa kèn
(Lilium) và trong phản ứng của thực vật đối với các tác nhân gây bệnh.
* Brassinosteroid (BRs) thuộc nhóm hợp chất steroid, có phạm vi tác dụng rất rộng
đối với nhiều quá trình hoạt động của cơ thể thực vật như tăng sinh trưởng của thân, sinh
trưởng của ống phấn, hoạt hóa bơm proton, tăng sản xuất ethylene...
* Strigolacton được phát hiện lần đầu tiên là chất tiết ra từ cây chủ để kích thích sự
nảy mầm của hạt ở cây thuộc chi Striga (vì vậy có tên là Strigolacton)(Cook và cs., 1966).
Sau này, hormone này còn được chứng minh có vai trò ức chế hình thành chồi bên tương
tự như cytokinin và kích thích quan hệ cộng sinh giữa rễ cây và nấm mycorrhiza (Mikihisa
và cs., 2015).

6.2.5. Nguyên tắc sử dụng chất điều tiết sinh trưởng


Để ứng dụng có kết quả các phytohormone hoặc các chất điều hòa sinh trưởng tổng
hợp cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

267
Hormone đưa từ ngoài vào trong cây chỉ có tác dụng khi thiếu hormone đó trong mô
cây. Hiện tượng này thường xuất hiện trong những giai đoạn đặc biệt như khi hạt, chồi ngủ
nảy mầm, ra hoa, tạo quả, cũng như khi tính nguyên vẹn của cây bị phá hủy (ví dụ như khi
chiết cành, giâm cành) hoặc trong mô tách rời khỏi cây (chẳng hạn như trong nuôi cây mô
tế bào thực vật); trong một số trường hợp khi cây ở trong điều kiện môi trường bất lợi ngăn
cản sự hình thành hormone như ngập úng, hạn, mặn, chua phèn, lạnh…
Chỉ cung cấp hormone khi cây ở trạng thái sẵn sàng tiếp nhận hormone: khả năng
này phụ thuộc vào trạng thái chung cả các quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể thực vật.
Cung cấp hormone cần đi kèm với việc đảm bảo đầy đủ các điều kiện sinh trưởng. Vì
hormone là chất điều hòa sinh trưởng phát triển, mà quá trình sinh trưởng và phát triển chỉ
được thực hiện khi quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường với sự có mặt của nước và
các yếu tố dinh dưỡng và các điều kiện sinh trưởng khác như ánh sáng, nhiệt độ…
Cần phải chọn nồng độ thích hợp: Trong cơ thể thực vật, cơ chế điều hòa của các
hormone đến các hoạt động sinh lý của cây phụ thuộc rất nhiều vào nồng độ. Cùng một
loại hormone với nồng độ thấp có thể gây kích thích sinh trưởng nhưng ở nồng độ cao lại
có tác dụng ức chế. Vì vậy, ứng dụng hormone nhất là cho mục đích sản xuất cần có quá
trình nghiên cứu, thử nghiệm kỹ lưỡng để chọn được nồng độ tối ưu nhất cho mục đích sử
dụng hormone.
Nguyên tắc đối kháng: Tất cả các hoạt động sinh trưởng, phát triển đều là kết quả
tương quan của 2 nhóm hormone ức chế và kích thích sinh trưởng. Chúng có quan hệ đối
kháng nhau trong cây, ví dụ GA đối kháng với ABA trong điều chỉnh sự nảy mầm, ngủ
nghỉ của hạt; ABA/ethylene đối kháng với auxin trong điều chỉnh sự rụng (xem phần
6.8.2). Vì vậy, khi xử lý hormone ngoại sinh cần chú ý đến sự tương quan đối kháng giữa
các hormone để cho hiệu quả cao nhất.
Nguyên tắc phối hợp: Một quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể có thể là sự
phối hợp tác động của nhiều hormone. Chẳng hạn như quá trình sinh trưởng của cây là kết
quả tác động của cả auxin và gibberellin. Vì vậy, khi xử lý hormone ngoại sinh, có thể
dùng phối hợp nhiều hormone để làm tăng hiệu quả kích thích (hoặc ức chế) sinh trưởng.
Cẩn thận trong khi ứng dụng các chất điều hòa sinh trưởng vào sản xuất nông nghiệp.
Vì sử dụng hormone như một con dao hai lưỡi, nếu sử dụng đúng thì mang lại hiệu quả
tích cực. Tuy nhiên nếu dùng không đúng có thể gây kìm hãm sinh trưởng phát triển của
mô, cây và nhất là có thể tác động không tốt đến sức khỏe con người, vật nuôi và môi
trường đất, nước.

6.3. Sự nảy mầm của hạt


Sự nảy mầm của hạt có thể xem là giai đoạn khởi đầu cho chu trình sinh trưởng phát
triển của cây. Từ hạt đang ngủ nghỉ chuyển sang trạng thái nảy mầm là cả một quá trình
biến đổi sâu sắc và nhanh chóng về sinh lý, sinh hóa xảy ra trong hạt.

268
6.3.1. Biến đổi hóa sinh
Đặc trưng nhất của sự biến đổi hóa sinh trong quá trình nảy mầm là sự tăng đột ngột
hoạt động thủy phân xảy ra trong hạt. Các hợp chất dự trữ (tinh bột, lipid…) được phân
giải thành các đơn phân. Chính vì vậy mà các enzyme thủy phân đặc biệt là amylase được
tổng hợp mạnh và hoạt tính cũng được tăng nhanh khi bắt đầu quá trình nảy mầm. Kết quả
là thủy phân tinh bột thành đường làm nguyên liệu cho quá trình hô hấp tế bào, giải phóng
năng lượng cho các hoạt động nảy mầm. Việc thủy phân tinh bột thành đường cũng làm
tăng áp suất thẩm thấu giúp hạt hút nước tốt hơn. Với hạt chứa nhiều protein, hoặc lipid thì
hoạt tính enzyme proteinase và lipase tăng mạnh hơn...

6.3.2. Biến đổi sinh lý


Trong quá trình nảy mầm hoạt động sinh lý chủ đạo là quá trình hô hấp để phân giải
các hợp chất hữu cơ dự trữ trong hạt nhằm cung cấp năng lượng và các chất cần thiết cho
quá trình nảy mầm của hạt. Vì vậy, để tìm hiểu về quá trình hô hấp như xác định cường độ
hô hấp, sử dụng vật liệu hạt mầm cho kết quả rõ rệt nhất.
Sự cân bằng hormone giữa ABA và GA là một tác nhân chìa khóa để kích thích hạt
nảy mầm. Khi hạt đang ngủ nghỉ, hàm lượng ABA cao hơn. Nhưng khi hạt ngấm nước,
phôi phát động sinh trưởng và kích thích tạo nhiều GA làm hàm lượng của chúng tăng
mạnh và cao hơn so với hàm lượng ABA giảm dần. Hạt chỉ nảy mầm được khi cân bằng
chuyển dịch về phía GA.

6.3.3. Tác động của ngoại cảnh đến sự nảy mầm của hạt và ứng dụng
6.3.3.1. Nhiệt độ
Giới hạn nhiệt độ cho sự nảy mầm phụ thuộc vào các loại hạt khác nhau. Tuy nhiên,
nhiệt độ phù hợp cho sự nảy mầm ở đa số thực vật vào khoảng 25-28oC, với các cây nhiệt
đới, giá trị này nằm trong khoảng 30-35oC.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng hóa sinh, các quá trình sinh lý và khi
mầm xuất hiện thì ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của mầm.
Khi nảy mầm nếu gặp nhiệt độ thấp là điều kiện cho cây trải qua quá trình xuân hóa,
ảnh hưởng tốt cho quá trình sinh trưởng phát triển của thế hệ sau.

6.3.3.2. Hàm lượng nước trong hạt


Nước là điều kiện rất quan trọng cho sự nảy mầm. Hạt chỉ nảy mầm khi hàm lượng
nước đạt từ 50-70%.
Vai trò chính của nước là dung môi cho các phản ứng hóa sinh trong hạt nảy mầm và
là điều kiện cần thiết cho quá trình hô hấp của hạt, cho quá trình sinh trưởng của mầm.
Ngâm hạt vào nước là biện pháp đầu tiên trong kỹ thuật ngâm ủ hạt giống.

269
6.3.3.3. Hàm lượng oxy
Oxy cần cho quá trình hô hấp trong hạt, tạo năng lượng cho mọi hoạt động trong quá
trình nảy mầm. Hàm lượng oxy cần thiết cho nảy mầm ở các hạt là không giống nhau. Ví
dụ, lúa mì nảy mầm thuận lợi trong không khí trong khi hạt lúa có thể nảy mầm tốt ở trong
nước khi nồng độ oxy chỉ 0.2%.

6.4. Sự tƣơng quan sinh trƣởng giữa các bộ phận trong cây
6.4.1. Hiện tượng ưu thế ngọn
Ưu thế ngọn là một hiện tượng chồi ngọn phát triển ức chế sự sinh trưởng của chồi
bên. Khi chồi ngọn được loại bỏ, chồi bên được giải phóng khỏi ức chế sẽ lập tức sinh
trưởng. Ưu thế ngọn là một hiện tượng rất phổ biến ở thực vật.
Ưu thế ngọn được điều khiển bởi tương quan giữa auxin và cytokinin. Bình thường
auxin được tổng hợp ở ngọn và vận chuyển xuống dưới nên ức chế sự hình thành chồi bên.
Khi chồi ngọn bị cắt, chồi bên thoát khỏi ức chế, lúc này dưới tác dụng của cytokinin, chồi
bên hình thành. Mặt khác, về mặt dinh dưỡng, khi chồi ngọn phát triển mạnh sẽ thu hút
dinh dưỡng về phía mình làm chồi bên nghèo dinh dưỡng và không sinh trưởng được.
Trong thực tiễn sản xuất, việc loại bỏ chồi ngọn, là biện pháp kỹ thuật nhằm tạo
hình, làm trẻ hóa cây cho vườn cây ăn quả và cây công nghiệp. Có hai phương pháp loại bỏ
ưu thế ngọn là phương pháp đốn đau (đốn sát gốc) và phương pháp đốn phớt phần ngọn.
Đốn đau sẽ cho chồi non hơn và làm cây trẻ hóa nhưng chậm thu hoạch hơn đốn phớt. Do
đó, tùy mục tiêu cải tạo vườn cây mà ta chọn phương pháp đốn phù hợp.

6.4.2. Tương quan giữa hệ thống rễ, thân, lá


Tương quan về sinh trưởng giữa hệ thống rễ, thân và lá là tương quan kích thích,
trong đó sự sinh trưởng của bộ phận này kích thích bộ phận khác sinh trưởng theo. Ví dụ,
khi bộ rễ sinh trưởng tốt kích thích sự sinh trưởng mạnh của than, lá.
Cơ sở sinh lý của hiện tượng này là do rễ là cơ quan tổng hợp cytokinin và vận
chuyển lên cung cấp sự sinh trưởng của các chồi, làm trẻ hóa các bộ phận trên mặt đất.
Ngược lại, khi chồi ngọn và lá non là nguồn auxin và gibberellin cho sự hình thành và phát
triển bộ rễ. Mặt khác, về mặt dinh dưỡng, khi bộ rễ phát triển mạnh sẽ hút và cung cấp
nước tốt hơn cho các bộ phận trên mặt đất và ngược lại, khi thân chồi phát triển thì quá
trình quang hợp diễn ra tốt hơn sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho rễ phát triển.
Trong thực tiễn sản xuất, muốn thân lá phát triển mạnh thì chỉ cần có biện pháp kích
thích bộ rễ sinh trưởng mạnh.

6.4.3. Tương quan giữa cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản
Là loại tương quan ức chế trong đó khi thân lá phát triển mạnh thì ức chế sự hình
thành cơ quan sinh sản (ra hoa, tạo quả). Đến lượt mình, khi hoa quả hình thành ức chế sự
sinh trưởng của cơ quan sinh dưỡng.

270
Cơ sở của hiện tượng này là do các hormone hình thành trong cơ quan sinh dưỡng và
cơ quan sinh sản có tác dụng đối kháng nhau. Các chất kích thích sinh trưởng được hình
thành trong cơ quan dinh dưỡng ức chế sự hình thành hoa, còn các chất ức chế sinh trưởng
được hình thành mạnh trong các cơ quan sinh sản và dự trữ lại ức chế cơ quan sinh dưỡng.
Mặt khác, về mặt dinh dưỡng, khi cơ quan dinh dưỡng phát triển mạnh sẽ ưu tiên nguồn
dinh dưỡng cho mình và do đó thiếu chất dinh dưỡng cho việc hình thành cơ quan sinh sản,
dự trữ. Khi hoa được hình thành thì nó là trung tâm thu hút chất dinh dưỡng về mình khiến
các cơ quan dinh dưỡng bị kìm hãm sinh trưởng.
Trong thực tế sản xuất, muốn kéo dài quá trình sinh trưởng sinh dưỡng (chẳng hạn
đối với các cây lấy thân, lá) cần có các biện pháp kích thích bộ rễ phát triển để tăng sinh
trưởng của thân lá. Cũng có thể bón đạm hoặc dùng chất kích thích sinh trưởng như
cytokinin. Với những cây lấy củ hoặc hạt, việc ức chế cơ quan sinh dưỡng khi đã đạt đến
mức nhất định là cần thiết để tập trung dinh dưỡng cho cơ quan sinh sản và dự trữ phát
triển tối ưu. Có thể sử dụng biện pháp như ngăn chặn sự phát triển của bộ rễ bằng việc
giảm tưới nước, hạn chế cung cấp đạm, hoặc chặt bớt rễ (đảo quất)… từ đó ức chế sự sinh
trưởng thân lá để cây chuyển sang giai đoạn ra hoa. Cũng có thể sử dụng biện tuốt lá (ở
đào) để kích thích hoa ra sớm hơn thời vụ vào thời điểm mong muốn.

6.5. Sự hình thành hoa


Sự hình thành hoa là dấu hiệu của việc chuyển tiếp cây từ giai đạn sinh trưởng phát
triển dinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng phát triển sinh sản bằng việc chuyển hướng
đột ngột từ hình thành mầm chồi và lá sang hình thành mầm hoa. Yếu tố có tính chất quyết
định sự chuyển đổi này là các nhân tố cảm ứng hình thành hoa. Đây là giai đoạn đầu của
quá trình hình thành hoa, tiếp sau đó là các giai đoạn như hình thành mầm hoa; Sinh
trưởng của hoa, sự phân hóa hoa và sự phân hóa giới tính. Sự phân hóa giới tính có thể
được điều chỉnh bởi các nhân tố bên ngoài kết hợp với gibberellin. Do vậy, trong các giai
đoạn trên sự cảm ứng hình thành hoa là giai đoạn có tính chất quyết định sự nở hoa. Yếu tố
cảm ứng cho sự hình thành hoa là nhân tố ngoại cảnh chi phối các tín hiệu bên trong cây,
trong đó quan trọng nhất là nhiệt độ thấp và ánh sáng.

6.5.1. Sự cảm ứng hình thành hoa bởi nhiệt độ thấp (sự xuân hóa)
6.5.1.1. Giới thiệu chung
Có những loài thực vật chỉ có thể ra hoa kết quả khi trong giai đoạn sinh trưởng của
mình trải qua một mùa đông (nhiệt độ thấp) (Hình 6.23).
Ví dụ, cây lúa mì mùa đông (Triticum aesstinum) chỉ ra hoa, tạo quả nếu hạt của
chúng được gieo từ mùa đông. Hạt của chúng được vùi dưới tuyết qua mùa đông, đến mùa
xuân thì nảy mầm, sinh trưởng phát triển và ra hoa tạo quả bình thường. Nếu đem gieo hạt
vào mùa xuân thì hạt vẫn nảy mầm, cây vẫn sinh trưởng nhưng không có hoa.

271
Hiện tượng cây chỉ ra hoa khi được gieo qua một mùa đông lạnh được gọi là “sự
xuân hóa”.

Hình 6.23. Hiện tượng xuân hóa (vernalization) ở cây Arabidopsis thaliana (Noh và cs., 2004).
Cây bên trái: không xử lý lạnh; cây bên phải: xử lý lạnh ở 4°C trong 40 ngày cho ra hoa 3 tuần
sau khi kết thúc giai đoạn xử lý lạnh
Giới hạn nhiệt độ thấp cho thời gian xuân hóa rất khác nhau tùy từng loại thực vật.
Nhìn chung giới hạn này nằm khoảng dưới 10oC và nhiệt độ tối ưu là khoảng 7oC (Lang
1965). Đối với cây lúa mì đông khoảng giới hạn nhiệt độ này là từ 0oC - 4oC.
Thời gian tác động xuân hóa cũng biến đổi tùy thuộc vào giống và loài cây, khoảng
50 ngày. Đối với giống lúa mì đông, thời gian tác động của nhiệt độ thấp cần thiết là
khoảng 35-60 ngày đêm.

6.5.1.2. Bản chất sinh lý của hiện tượng xuân hóa


Đỉnh sinh trưởng (chồi) là nơi tiếp nhận kích thích nhiệt độ thấp. Do chồi chứa mô
phân sinh nên khi tiếp nhận kích thích nhiệt độ thấp, nó có thể truyền kích thích đến các tế
bào con qua quá trình phân chia.
Bản chất sinh lý của xuân hóa là sự gia tăng hàm lượng GA, loại hormone có tác
dụng kích thích chuyển từ pha sinh trưởng sang pha sinh sản. Tuy nhiên, việc xử lý GA
ngoại sinh chỉ có tác dụng xuân hóa với một số loài cây nhất định.

6.5.1.3. Ứng dụng của sự xuân hóa trong thực tiễn


Trong thực tiễn sản xuất, để giảm thời gian gieo trồng, chăm bón, có thể xử lý nhiệt
độ sớm cho hạt (ví dụ cây lúa mì đông) trước khi đem gieo. Bằng việc xử lý nhiệt độ thấp,
người ta có thể biến cây lúa mì đông thành lúa mì xuân, cây hai năm thành cây một năm.
Ví dụ khác là người ta thường xử lý củ giống hoa loa kèn ở nhiệt độ thấp để cây ra hoa trái
vụ đúng vào dịp tết Nguyên Đán.

6.5.2. Sự cảm ứng ra hoa bởi ánh sáng (quang chu kỳ)
6.5.2.1. Giới thiệu chung
Chu kỳ quang là tương quan thời gian ngày và đêm. Thời gian chiếu sáng có thể thay
đổi theo mùa. Chẳng hạn ở nước ta dân gian có câu: “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,

272
ngày tháng mười chưa cười đã tối”, điều đó có nghĩa rằng mùa hè là thời điểm ngày dài,
đêm ngắn, trong khi mùa thu - đông thì ngược lại ngày ngắn đêm dài.
Chu kỳ quang có vai trò rất quan trọng đối với sự điều chỉnh quá trình ra hoa ở thực
vật hạt kín.
Dựa vào phản ứng ra hoa của thực vật đối với chu kỳ quang người ta phân thực vật
thành ba nhóm là thực vật ngày ngắn, thực vật ngày dài và thực vật trung tính.
Thực vật ngày ngắn gồm những thực vật ra hoa khi có thời gian chiếu sáng trong
ngày ngắn hơn thời gian chiếu sáng tới hạn. Phần lớn thực vật ở vùng nhiệt đới là cây ngày
ngắn, ví dụ như cây cà phê (Coffea arabica), cây lúa (Oryza sativa), cây mía (Saccharum
officinarum),...
Thực vật ngày dài là những thực vật ra hoa khi độ dài chiếu sáng trong ngày dài hơn
thời gian chiếu sáng tới hạn. Phần lớn thực vật vùng ôn đới là thực vật ngày dài, ra hoa vào
cuối mùa xuân hay mùa hè, ví dụ như rau bina (Spinacia oleraceae), lúa đại mạch
(Hordeum vulgare), lúa mì (Triticum aestivum), yến mạch (Avena sativa),...
Nhóm thực vật trung tính không mẫn cảm với quang chu kỳ mà chúng chỉ ra hoa khi
đạt mức độ sinh trưởng nhất định. Những loài cây này có thể ra hoa, quả quanh năm mà
không phụ thuộc vào quang chu kỳ. Ví dụ cây hướng dương (Helianthus annuus), cà chua,
hoa hồng...

6.5.2.2. Bản chất sinh lý của hiện tượng cảm ứng hình thành hoa bởi quang chu kỳ
Theo phân tích của Taiz và Zeiger, 2010, cho thấy với cây ngày dài khi làm gián đoạn
khoảng thời gian ban đêm (thời gian tối) bằng cách chiếu sáng ngắt quãng thì cây vẫn ra
hoa bình thường. Ngược lại, với cây ngày ngắn, sự gián đoạn này ức chế sự nở hoa (Hình
6.24a). Điều này chứng tỏ, không phải là độ dài ngày mà chính là độ dài ban đêm (thời
gian tối) quyết định sự ra hoa ở thực vật. Cây ngắn ngày cần đêm đủ dài để cảm ứng ra
hoa. Ngược lại, cây dài ngày yêu cầu thời gian ban đêm ngắn hơn thời gian tới hạn để ra hoa.

Hình 6.24. Bản chất sinh lý của hiện tượng cảm ứng tạo hoa bởi quang chu kỳ
(Taiz và Zeiger, 2010).
Trong hình: a: Ảnh hưởng của quang chu kỳ đến sự hình thành hoa;
b: Ảnh hưởng của loại ánh sáng đến sự hình thành hoa

273
Hình 6.24b làm tương tự như ở thí nghiệm trên đối với cây ngày ngắn (cây đêm dài),
tuy nhiên lúc này, sử dụng 3 loại ánh sáng khác nhau là ánh sáng trắng (bao gồm 7 tia sáng
đơn sắc), ánh sáng đỏ (có bước sóng 660 nm) và ánh sáng đỏ xa (có bước sóng 730 nm) để
gây gián đoạn thời gian ban đêm. Kết quả cho thấy ánh sáng đỏ và ánh sáng trắng có thể
gây gián đoạn thời gian ban đêm và làm độ dài ban đêm bị ngắt quãng, dẫn đến cây ngắn
ngày không ra hoa. Điều này chứng tỏ, ánh sáng đỏ (ánh sáng ban ngày) là nguyên nhân
gây nên hiện tượng cảm ứng hình thành hoa bởi quang chu kỳ ở thực vật.
Vậy cây có thể "nhận biết" sự thay đổi độ dài chiếu sáng trong ngày như thế nào để
"ra hoa"? Các nhà khoa học đã tìm ra sắc tố có khả năng hấp thu ánh sáng đỏ và thay đổi
trạng thái hóa học của mình để điều tiết quá trình ra hoa. Sắc tố này là phytochrome (P).
Phytochrome là phân tử protein cấu tạo bởi hai thành phần là chuỗi polypeptide (gọi là
apoprotein) gắn với một phần hấp thu ánh sáng (gọi là chromophore). Ở thực vật bậc cao,
chromophore là chuỗi vòng tetrapyrrole hay còn gọi là phytochromobilin (Hình 6.25), tồn
tại ở hai dạng là cis (Pr) và trans (Pfr), trong đó dạng trans (Pfr) là dạng có hoạt tính sinh
học, có khả năng làm tăng tính thấm của màng, thay đổi thế điện hóa, giải phóng enzyme
liên kết, làm tăng các quá trình sinh lý, gây nở hoa. Do đó, phản ứng nở hoa sẽ được quyết
định bởi hàm lượng của Pfr trong cây.

Hình 6.25. Cấu tạo hóa học của phytochrome


Trong hình, cis isomer: đồng phân cis; trans isomer: đồng phân trans;
Pr: phytochrome hấp thụ ánh sáng đỏ; Pfr: phytochrome hấp thụ ánh sáng đỏ xa

274
Hai dạng này có thể chuyển đổi lẫn nhau (sơ đồ bên dưới và Hình 6.25).
Ánh sáng đỏ (660 nm)
Pr Pfr
Ánh sáng đỏ xa (730 nm)

Ban ngày Pr hấp thu năng lượng ánh sáng đỏ (660 nm) chuyển thành Pfr làm tăng
hàm lượng Pfr trong cây, gây kích thích thực vật dài ngày ra hoa và ức chế thực vật ngắn
ngày. Ngược lại ban đêm Pfr hấp thu năng lượng ánh sáng đỏ xa (730 nm) chuyển hóa
thành Pr làm giảm hàm lượng Prf trong cây gây nên hiện trượng xảy ra ngược lại, kích
thích ra hoa ở thực vật ngày ngắn và ức chế ở thực vật ngày dài.
Cơ quan cảm ứng quang chu kỳ là lá cây ở giai đoạn lá non đã nở hoàn toàn (lá
trưởng thành), do lá ở giai đoạn này mẫn cảm với ánh sáng nhất trong khi lá quá non hoặc
lá già kém nhạy cảm với ánh sáng. Phytochrom dạng Pr hấp thu ánh sáng đỏ chuyển thành
Pfr đã kích thích tạo hormone ra hoa ở lá, hormone này tác động vào mô phân sinh đỉnh
chồi làm thay đổi sự phân hóa hình thành mầm chồi sang hình thành mầm hoa.
Cây cần số chu kỳ quang nhất định (thay đổi theo loài) để ra hoa. Sau khi đã cảm
ứng ra hoa nghĩa là đã hình thành mầm hoa rồi thì có thể sống trong điều kiện chu kỳ
quang nào cũng được.

6.5.2.3. Ứng dụng của sự cảm ứng ra hoa bởi quang chu kỳ trong thực tiễn
Trong việc nhập nội giống cây trồng: Với những cây lấy củ, hạt thì khi quang chu kỳ
của nơi xuất xứ phải phù hợp với quang chu kỳ của nơi chuyển đến. Ngược lại, với những
cây ăn lá thì không cần chú ý đến quang chu kỳ.
Trong việc bố trí thời vụ trồng, đặc biệt là bố trí hệ thống trồng xen canh, luân canh:
cần chú ý bố trí sao cho cây trồng được gieo cấy vào đúng mùa (phù hợp với quang chu kỳ
của cây) để cho năng suất tối ưu.
Trong việc làm tăng năng suất của các cây không lấy củ, hạt: ví dụ với cây mía,
thuốc lá... là cây ngày ngắn (đêm dài). Muốn ức chế sự ra hoa để cây tập trung chất dinh
dưỡng cho thân hoặc lá, người ta thường bắn pháo sáng vào ban đêm để gây gián đoạn thời
gian ban đêm.
Điều khiển quang chu kỳ để cho hoa, quả trái vụ, vào những dịp lễ tết để tăng hiệu
quả kinh tế. Ví dụ thắp đèn chiếu sáng cho thanh long (cây ngày dài) để kéo dài chu kỳ
quang làm thanh long cho quả quanh năm nhất là vào dịp tết Nguyên Đán.
Ngoài ra, khi lai giống mà bố mẹ không có quang chu kỳ giống nhau thì cần thực
hiện quang chu kỳ nhân tạo để chúng ra hoa cùng một lúc, thuận lợi cho sự thụ phấn, thụ
tinh.

275
6.6. Sự hình thành quả và sự chín của quả
6.6.1. Sự hình thành quả
6.6.1.1. Sinh lý sự thụ phấn và thụ tinh
Sự thụ phấn, thụ tinh là khởi đầu cho sự hình thành quả và hạt.
a) Cơ chế thụ phấn và thụ tinh
Thụ phấn là quá trình chuyển hạt phấn từ nhị sang tiếp xúc với đầu nhuỵ. Để có thể
thực hiện được sự di chuyển này, thực vật có thể tự mình làm gọi là tự thụ phấn, gặp trong
trường hợp hoa hoặc cây lưỡng tính. Với các cây đơn tính (hoa đơn tính khác gốc), gọi là
giao phấn (thụ phấn chéo) thì phải nhờ các tác nhân bên ngoài như nước, gió, côn trùng,
động vật (chim) hay nhờ con người. Tương ứng mỗi tác nhân này là một hình thức thụ
phấn.

Hình 6.26. Cấu tạo hạt phấn và bộ nhuỵ (Reece và Campbell, 2011)
Trong hình: (a) hạt phấn trước khi nảy mầm; (b): hạt phấn nảy mầm;
(c): hạt phấn nảy mầm và sinh trưởng theo hướng kéo dài đến noãn
Hạt phấn (Hình 6.26) là một cấu trúc bao gồm một vách dày chung chứa 2 tế bào gọi
là tế bào sinh sản và tế bào ống phấn. Ngay sau khi hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ, tế bào
ống phấn hút nước từ chất nhầy ở đầu nhuỵ và nảy mầm tạo thành ống phấn. Ống phấn
sinh trưởng, chui qua đầu nhuỵ, kéo dài đến tận noãn. Đồng thời, tế bào sinh trưởng phân
chia nguyên phân một lần tạo hai tinh tử có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n). Hai tinh tử theo
ống phấn di chuyển đến noãn. Song song với sự nảy mầm của ống phấn, noãn cũng xảy ra
quá trình phát triển hình thành một cấu trúc gọi là túi phôi gồm một lớp vách dày chứa 1 tế
bào trứng đơn bội (n), 3 thể định hướng đơn bội (n), 2 nhân đối cực đơn bội (n) và 1 nhân
trung tâm lưỡng bội (2n).
Ngay sau khi theo ống phấn vào đến noãn, tinh tử được giải phóng vào trong túi
phôi. Tại đây xảy ra sự kết hợp của một tinh tử (n) với tế bào trứng (n) tạo thành hợp tử

276
lưỡng bội (2n) và sự kết hợp của tinh tử còn lại (n) với nhân trung tâm (2n) để tạo thành tế
bào tam bội (3n) phát triển thành nội nhũ. Đó chính là quá trình thụ tinh ở thực vật, do có
hai sự kết hợp của hai tinh tử với tế bào trứng và nhân trung tâm nên được gọi là sự thụ
tinh kép. Đây chính là điểm khác biệt của thực vật so với động vật.
Hợp tử ngay sau khi hình thành phân chia liên tiếp nhiều lần rồi xảy ra sự phân hóa
để phát triển thành phôi. Tế bào nội nhũ tam bội cũng phân chia liên tiếp để tạo thành nội
nhũ với vai trò cung cấp chất dinh dưỡng nuôi phôi. Phôi và nội nhũ cấu tạo lên hạt trong
đó vỏ túi phôi sẽ phát triển thành vỏ hạt.
b) Một số tác nhân ảnh hưởng đến quá trình sự thụ phấn và thụ tinh
Hàm lượng auxin nội sinh trong hạt phấn có vai trò quan trọng trong quá tình nảy
mầm và kéo dài của tế bào ống phấn theo vòi nhuỵ vào đến túi phôi để thực hiện quá trình
thụ tinh. Nếu lượng auxin này thiếu thì tế bào ống phấn không thể nảy mầm hoặc không
sinh trưởng kéo dài tới túi phôi. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, xử lý auxin ngoại sinh cho
hoa mới nở có tác dụng làm tăng tỷ lệ đậu quả.
Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn và thụ tinh. Khi nhiệt độ thấp, hạt
phấn không nảy mầm, ống phấn không sinh trưởng được sẽ làm quá trình thụ tinh không
diễn ra tạo hạt lép. Đó là trường hợp hoa nở gặp rét, làm giảm năng suất cây trồng. Nhưng
nếu nhiệt độ quá cao cũng làm sự sinh trưởng của ống phấn không bình thường gây ảnh
hưởng đến quá trình thụ tinh.
Độ ẩm không khí có ảnh hưởng trực tiếp đến sự nảy mầm của hạt phấn. Nếu độ ẩm
quá thấp hạt phấn sẽ không nảy mầm được. Ví dụ trong giai đoạn nở hoa mà gặp gió Tây
Nam ở miền Trung khô nóng thì sẽ làm giảm năng suất cây trồng nghiêm trọng. Tuy nhiên,
khi hoa nở mà gặp mưa to thì hạt phấn sẽ khó bám trên đầu nhuỵ hoặc gây trôi hạt phấn
cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự thụ phấn, thụ tinh. Nếu độ ẩm không khí quá cao, là
điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển gây bệnh cho hoa.
Ngoài ra, gió to cũng không thuận lợi cho quá trình thụ phấn vì hạt phấn nhẹ sẽ bị
gió cuốn đi. Tuy nhiên nếu gió thổi không quá lớn (gió heo may thổi nhẹ) sẽ là một tác
nhân tốt để đưa hạt phấn đến núm nhụy trong hình thức thụ phấn nhờ gió.
Vì vậy, trong sản xuất, ta cần quan tâm đến việc bố trí thời vụ cây trồng hợp lý, sao
cho nở hoa gặp điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình thụ phấn và thụ tinh, tránh các đợt
rét, gió to, thời tiết khô nóng, hoặc mưa nhiều...

6.6.1.2. Sự hình thành quả và quả không hạt


a) Cơ chế hình thành quả
Sau khi thụ tinh, cả hợp tử và nội nhũ đều phân chia liên tiếp nhiều lần tạo thành
phôi và nội nhũ của hạt, vỏ túi phôi phát triển thành vỏ hạt. Phôi hạt lúc này là nơi tổng
hợp mạnh mẽ các chất kích thích sinh trưởng như auxin và gibberellin, có thể cả cytokinin.

277
Các chất này sẽ khuếch tán vào bầu và kích thích bầu lớn lên hình thành quả. Vì vậy quả
chỉ được hình thành khi có quá trình thụ tinh. Nếu không có quá trình thụ tinh sẽ không có
hormone thì hoa sẽ rụng.
b) Quả không hạt
Vì sau khi hình thành, hạt chứa phôi sản xuất hormone kích thích sự hình thành quả
từ bầu hoa. Dựa vào cơ chế tự nhiên này trong thực tiễn sản xuất, có thể phun hormone
ngoại sinh cho hoa trước khi thụ tinh để tạo quả không hạt. Tùy từng loại quả mà có thể
chọn phun auxin hoặc gibberellin. Ví dụ, để tạo nho không hạt người ta dùng gibberellin
hay tạo quả dâu tây không hạt thì dùng auxin.
Tuy nhiên trong tự nhiên, cũng có hiện tượng quả được phát triển mà không có thụ
tinh, và hình thành quả không hạt. Trường hợp này có thể là do các nguyên nhân như: hàm
lượng auxin trong bầu lớn nên không cần tới auxin trong phôi nên bầu hoa phát triển thành
quả ngay cả khi thụ tinh chưa xảy ra. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do di truyền,
gặp ở các loài như dứa, dâu tây, cam, chanh, lê, dưa chuột, chuối, một số giống dưa hấu...;
hoặc cũng có thể do những tác nhân ngoại cảnh như nhiệt độ thấp làm quá trình thụ tinh
xảy ra nhưng phôi bị thui đi không phát triển, gặp ở một số loài như cà tím, bầu bí, cà
chua, nho, anh đào khi ở điều kiện lạnh.

6.6.2. Sự chín của quả


Sự chín của quả bắt đầu sau khi quả đó đã sinh trưởng và đạt đến độ phát triển đầy
đủ, xác lập được trạng thái sinh lý mới. Sự chín của quả là một quá trình biến đổi sinh lý,
sinh hóa diễn ra rất nhanh và toàn diện.

6.6.2.1. Những biến đổi sinh lý


a) Biến đổi hô hấp
Ở quả đã đạt đến độ phát triển đầy đủ và bắt đầu chuyển sang giai đoạn chín, thường
có sự tăng rất nhanh về cường độ hô hấp gọi là hô hấp bùng phát.
Dựa vào sự tăng nhanh quá trình hô hấp, có thể chia quả thành 2 nhóm: Nhóm quả có
quá trình chín ngay cả khi đã tách rời khỏi cây như chuối, mít, đu đủ, xoài, nhãn, vải. Ở
nhóm quả này, quá trình hô hấp tăng rất nhanh thúc đẩy quá trình chín xảy ra nhanh. Nhóm
quả còn lại có quá trình hô hấp tăng nhanh nhưng chậm hơn so với nhóm 1 thì thường chín
chậm hơn. Đây là nhóm quả chỉ xảy ra quá trình chín khi còn đang ở trên cây.
b) Biến đổi hormone
Như đã đề cập trong phần hormone thực vật, quá trình chín của quả phụ thuộc chặt
chẽ vào tương quan giữa auxin và ethylene. Trong giai đoạn đầu hàm lượng auxin cao để
kích thích quả sinh trưởng. Sau đó, auxin bị phân hủy giảm dần và ethylene được tổng hợp
nhanh. Ethylene tăng nhanh chính là nguyên nhân kích thích hô hấp bột phát.

278
Do đó, trong thực tế sản xuất, có thể xử lý ethylene ngoại sinh để kích thích quả chín.

6.6.2.2. Những biến đổi hóa sinh


Khi quả chín, có sự biến đổi hóa sinh rất mạnh mẽ và nhanh chóng, gắn liền với
những biến đổi màu sắc, độ mềm, mùi, vị đặc trưng cho từng loại quả
a) Biến đổi màu sắc
Trong quả xanh, hàm lượng diệp lục rất cao nhưng lượng carotenoid thấp hơn nên
màu sắc của quả chủ yếu là màu xanh lục. Trong thời gian này, quang hợp của quả cũng
đóng góp một phần quan trọng cung cấp các chất cho quả. Khi quả chín, diệp lục bị phân
hủy nhanh chóng, trong khi đó caroteinoid thì không bị phân hủy nên màu sắc quả chuyển
dần từ màu xanh (của diệp lục) sang màu vàng, da cam, đỏ (màu của carotenoid).
b) Biến đổi độ mềm
Trong quả xanh, thành tế bào được tạo bởi cellulose, pectin liên kết rất chặt chẽ làm
quả cứng. Khi quả chín, enzyme pectinase hoạt động mạnh làm phân hủy lớp thành tế bào,
khiến cho các tế bào rời rạc làm quả mềm dần.
c) Biến đổi về hương vị
Trong quả xanh có chứa rất nhiều các acid hữu cơ, tanin, alkaloid... nên thường có vị
chua, chát, đắng. Khi quả chín, các chất trên bị phân hủy, đồng thời quá trình trao đổi chất
theo hướng tăng sản sinh ra các loại đường, các este nên quả thường giảm độ chua, chát mà
tăng độ ngọt và có mùi thơm.

6.7. Sự vận động của thực vật


6.7.1. Khái niệm chung
Khác với động vật, thực vật không di chuyển mà mọc cố định bám vào giá thể. Tuy
nhiên, cơ thể thực vật vẫn không ngừng vận động để đáp ứng với các điều kiện môi trường
xung quanh.
Sự vận động ở thực vật gồm hai kiểu là vận động định hướng (hướng động) và vận
động cảm ứng.

6.7.2. Vận động định hướng (hướng động)


6.7.2.1. Khái niệm
Những vận động xuất hiện dưới tác động từ một phía của một tác nhân gây cảm ứng
nào đó của ngoại cảnh (ánh sáng, trọng lực, nguồn nước, phân bón…), trong đó hướng của
kích thích quy định hướng của phản ứng sinh trưởng của cơ quan thực vật gọi là vận động
định hướng (tính hướng động).

279
Nếu sự sinh trưởng của cơ quan thực vật tiến đến nguồn tác nhân gây cảm ứng được
gọi là tính hướng dương như chồi hướng sáng dương; ngược lại nếu sự sinh trưởng của
thực vật tiến ra xa nguồn tác nhân gây cảm ứng gọi là tính hướng kích thích âm, ví dụ như
rễ hướng quang âm.

6.7.2.2. Các kiểu hướng động


Tùy thuộc vào các tác nhân gây hướng động, người ta phân chia thành hướng trọng
lực, hướng sáng, hướng hóa, hướng nước, hướng tiếp xúc…
a) Hướng trọng lực
Khoảng đầu thế kỷ XIX, các nhà khoa học đã tạo được máy hồi chuyển. Trong máy
đó người ta đặt cây mầm ở vị trí nằm ngang được buộc vào trục quay của máy như trên
Hình 6.27.
(a)
(b)
Hướng quay

Máy hồi chuyển

Đế

Hướng quay (d)


(c)

Máy hồi chuyển

Vật đệm

Hình 6.27. Thí nghiệm chứng minh tính hướng trọng lực của thực vật (Pickard, 1973)
Trong hình: a,c: cây gắn vào máy hồi chuyển quay chậm để triệt tiêu trọng lực;
b,d: máy không quay.
Nếu máy không quay thì sau một thời
gian xác định, rễ uốn cong về phía dưới, tức là
rễ hướng trọng lực dương (Hình 6.27d), còn
thân uốn cong lên trên, tức là thân hướng trọng
lực âm (Hình 6.27b). Nếu cho máy hồi chuyển
quay với vận động đủ để triệt tiêu trọng lực,
thì cây (chồi cũng như rễ) sẽ sinh trưởng dài ra
theo hướng ngang song song với mặt đất mà Hình 6.28. Sự uốn cong của cây mầm
không uốn cong hướng động (Hình 6.27a,c). Arabidopsis về phía sáng (bên phải)
(Huala và cs., 1997)
Như vậy, chính lực hút của Trái đất (trọng lực)
là nguyên nhân gây nên sự uốn cong theo hướng trọng lực.

280
b) Hướng sáng
Hệ chồi trên mặt đất có xu thế tiến đến nguồn chiếu sáng gọi là hướng quang dương
để giúp lá cây hấp thụ năng lượng ánh sáng cho quá trình quang hợp, trong khi hệ rễ lại có
xu hướng tránh xa nguồn ánh sáng, hướng quang âm để giúp rễ cây đâm sâu vào trong đất
hấp thụ nước và chất khoáng cho cây (Hình 6.4 và 6.25).
c) Hướng hóa
Hướng hóa là sự uốn cong sinh trưởng do tác động một chiều của hóa chất (chất dinh
dưỡng). Những uốn cong hướng hóa là đặc trưng đối với ống phấn và rễ cây. Ống phấn
sinh trưởng hướng đến noãn để đưa hạt phấn đến noãn giúp quá trình thụ tinh xảy ra.
Rễ luôn sinh trưởng uốn cong tới nguồn chất dinh dưỡng. Nếu chất dinh dưỡng
không được trộn đều trong đất, mà phân bố thành các ổ, rễ sẽ sinh trưởng hướng về ổ dinh
dưỡng đó.
d) Hướng nước
Hướng nước là một trường hợp đặc biệt của hướng hóa. Đó là những uốn cong
hướng động của rễ trong trường hợp nước phân bố không đều trong môi trường. Hướng
nước dương là đặc trưng của hệ rễ
e) Hướng tiếp xúc
Là phản ứng của thực vật đối với tác động cơ học (tiếp xúc) một phía. Hướng tiếp
xúc là thuộc tính của thực vật thân leo và thân bò. Nhiều loài dùng tua cuốn (thực chất là lá
biến dạng) mọc thẳng cho đến khi tiếp xúc với bờ rào. Số lớn các cây thân leo (nho, dưa
leo…) và thân bò (bầu, bí…) có tua cuốn. Các loại cây này dùng tua cuốn nắm bắt các vật
cứng khi nó tiếp xúc.

6.7.2.3. Cơ chế hướng động ở thực vật


Sự uốn cong hướng động xuất hiện là do tốc độ sinh trưởng giãn dài không đồng đều
của các tế bào tại hai phía của cơ quan. Nguyên nhân của sinh trưởng giãn dài không đều là
do sự phân bố không đều của auxin ở hai phía.
Hình 6.29 mô tả thí nghiệm chứng minh khi có sự chiếu sáng không đều, có sự phân
bố auxin theo chiều ngang về hướng không có ánh sáng. Để quan sát được sự phân bố
auxin, các nhà khoa học đã chuyển cấu trúc gen DR5:GUS là cấu trúc nhân tạo cho phép
xác định được vị trí của auxin bằng phản ứng nhuộm màu. Bộ phận nào cho kết quả màu
xanh chứng tỏ ở đó có sự phân bố auxin.
Hình 6.29b cho thấy khi xử lý cây bởi NPA (1-N-Naphthylphthalamic acid) là chất
ức chế sự vận chuyển auxin thì auxin phân bố đều ở cả hai phía của thân cây, và cây không
uốn cong. Nhưng khi không xử lý, (Hình 6.29a) cho thấy dưới tác động của ánh sáng
không đồng đều, auxin được phân bố theo chiều ngang về phía không có ánh sáng và kích
thích sinh trưởng ở phía này mạnh hơn so với phía còn lại, kết quả là cây uốn cong về phía
có ánh sáng.

281
Hình 6.29. Sự phân bố theo chiều ngang của auxin trong
(a) (
phản ứng hướng sáng của cây có thể được quan sát ở cây
b Arabidopsis thaliana chuyển gen mang cấu trúc DR5:GUS
(Taiz và Zeiger, 2010)
) a. Sự phân bố auxin theo chiều ngang về phía không có
ánh sáng được biểu hiện bằng phần màu xanh trên hình
vẽ. Nồng độ auxin cao ở phía không có ánh sáng kích thích
sự sinh trưởng kéo dài mạnh hơn phía còn lại, kết quả cây
uốn cong về phía ánh sáng.
b. Xử lý cây bằng NPA (1-N-Naphthylphthalamic acid) là
chất ức chế sự vận chuyển auxin thì auxin phân bố đều ở
cả hai phía của thân cây, và cây không uốn cong.

Tương tự (Hình 6.30) mô tả cơ chế hướng địa của cây.

a. Khi đặt thẳng


1. IAA được tổng
hợp ở thân và vận
chuyển xuống rễ

Vỏ
Vùng
(cortex)
Mô mạch (stele) sinh 2. Khi rễ ở thế thẳng đứng, các
trưởng hạt statolith lắng xuống phần
kéo cuối cùng của tế bào chóp rễ,
dài kích thích vận chuyển auxin theo
chiều thẳng đứng từ dưới lên và
Chóp rễ đồng đều ở cả hai bên đến vùng
sinh trưởng kéo dài để điều
1 tế bào chóp rễ khiển sự sinh trưởng của rễ
(phóng to)

Hạt
statolith
b. Khi đặt ngang

6. Nồng độ auxin ở phía


trên thấp, kích thích rễ
sinh trưởng mạnh hơn.
Kết quả là rễ uốn cong
theo hướng trọng lực

5. Nồng độ auxin ở nửa 4. Phần lớn auxin lúc 3. Khi rễ nằm ngang, các
dưới lớn ức chế sự sinh này vận chuyển đến hạt statolith lắng xuống
trưởng kéo dài vùng sinh trưởng kéo phần dưới của chóp rễ,
dài ở nửa dưới của rễ kích thích vận chuyển
auxin xuống phía dưới

Hình 6.30. Mô hình giải thích sự phân bố lại auxin trong phản ứng hướng trọng lực ở cây ngô
(Hastenstein và Evan, 1988)

282
6.7.3. Sự vận động cảm ứng
6.7.3.1. Khái niệm
Vận động cảm ứng là kiểu vận động thay đổi vị trí cơ quan của cây trong không gian
trước một tác nhân kích thích không định hướng. Nguyên nhân của vận động cảm ứng là
do sự thay đổi sức trương nước, sự vận động chất nguyên sinh trong tế bào, các biến đổi
sinh lý sinh hóa theo nhịp đồng hồ sinh học. Mục đích của kiểu vận động này là để thích
nghi trong phản ứng tự vệ và bắt mồi.

6.7.3.2. Các loại vận động cảm ứng


Có hai loại vận động cảm ứng là vận động cảm ứng theo đồng hồ sinh học và vận
động cảm ứng theo sức trương nước của tế bào.
Vận động cảm ứng theo đồng hồ sinh học chủ yếu ở thực vật là vận động ngủ và vận
động nở hoa theo nhịp ngày đêm. Ví dụ như vận động nở hoa quỳnh vào ban đêm, vận
động nở hoa của hoa mười giờ, cây hoa nghệ tây và hoa cây tuylip hoa nở vào buổi sáng và
khép lại vào lúc chạng vạng tối…
Vận động theo sức trương nước của tế bào là vận động không có sự phân chia và lớn
lên của tế bào của cây, chỉ liên quan đến sức trương nước của tế bào gốc (của lá, tua cuốn,
lông đa bào) có sự lan truyền kích thích và phản ứng nhanh tại một miền chuyên hóa của
cơ quan. Ví dụ, như vận động tự vệ của cây trinh nữ: khi có va chạm, chuyển nhanh ion K+
ra khỏi tế bào ở phía dưới gốc lá làm tế bào ở đây mất nước giảm sức căng trương nước,
khiến cho lá cụp xuống. Một ví dụ khác là hiện tượng vận động bắt mồi: khi con mồi chạm
vào lá, sức trương nước của các tế bào giảm làm các gai tua, lông cụp xuống làm thành các
nắp đậy lại để giữ con mồi.

6.8. Sinh lý sự hóa già, sự ngủ nghỉ và sự chết của thực vật
6.8.1. Sự hóa già và chết ở thực vật
6.8.1.1. Khái niệm
Già và chết là những pha kết thúc chu trình sống của thực vật.
Già được hiểu là sự suy thoái của nhiều phản ứng tổng hợp các hợp chất hữu cơ tạo
mới tế bào trong khi tăng cường quá trình phân giải, dẫn đến sự chết của tế bào. Sự chết là
đỉnh điểm của sự hóa già, khi tế bào ngừng hoàn toàn các hoạt động sống.
Ở thực vật, thuật ngữ “già” và “chết” có thể được áp dụng không chỉ với toàn cây mà
có thể đối với một cơ quan riêng biệt như lá, quả, hoa. Đặc biệt ở thực vật, ngay cả ở
những cây còn đang có quá trình sinh trưởng mạnh thì vẫn có một bộ phận mô chết (ví dụ
mạch gỗ, lớp bần ở vỏ thân, vỏ rễ thứ cấp...). Tuy nhiên, quan sát sự hóa già rõ nhất là ở lá
cây.

283
Biểu hiện dễ thấy nhất của sự hóa già diệp lục bị phân hủy mạnh và nên ở lá thường
thấy màu vàng, đỏ của carotenoid do chúng bị phân giải chậm hơn. Sự tích lũy chất khô
giảm, lượng nước giảm dẫn đến sinh khối giảm.
Trong cây sự hóa già và chết tự nhiên được lập trình sẵn trong tế bào, được điều
khiển bởi một mạng lưới các tín hiệu phân tử khác nhau và rất phức tạp. Tuy nhiên chương
trình này chịu ảnh hưởng rất lớn từ điều kiện môi trường. Do đó khi gặp điều kiện môi
trường bất lợi, quá trình này được thúc đẩy sớm hơn và nhanh hơn làm cơ quan, cơ thể
thực vật có thể già và chết trước sự già và cái chết sinh học của chúng. Ví dụ, khi gặp hạn
lá cây nhanh chóng chuyển từ màu xanh sang vàng rồi chết.

6.8.1.2. Cơ sở sinh học của sự hóa già và chết


Sự hóa già của cây có thể diễn ra ở mức độ cơ thể, điển hình nhất ở cây một năm ra
hoa một lần rồi chết (monocarpic senescence), ở mức độ cơ quan như sự hóa già của lá,
hoa, quả; hay ở mức độ tế bào như tế bào mạch gỗ và quản bảo trong mô xylem trong trục
thân cây, tế bào bần của lớp vỏ thứ cấp của thân, rễ cây.
Sự hóa già diễn ra theo một trật tự các sự thay đổi về sinh hóa và tế bào, sinh lý,
được điều khiển bởi các gen khác nhau.
a) Về tế bào học
Trong tế bào sẽ có một vài bào quan bị phá hủy trong khi một số khác sẽ duy trì hoạt
động. Chẳng hạn ở lá bào quan đầu tiên bị phá hủy là lục lạp với sự phá hủy của diệp lục,
protein cấu trúc bộ máy quang hợp trên màng thylakoid và các enzyme trong stroma dẫn
đến sự mất màu xanh của lá, giảm hoạt động quang hợp; trong khi nhân vẫn duy trì hoạt
động vì cần thiết cho quá trình điều khiển các giai đoạn sau của sự hóa già.
b) Về sinh hóa
Khi quá trình hóa già diễn ra, trong tế bào tăng cường quá trình tổng hợp mới các
enzyme thủy phân như protease, nuclease, lipase, và enzyme phân giải diệp lục
chlorophylase... Sự tổng hợp các enzyme hóa già này có liên quan đến một số gen chuyên
biệt.
c) Về phân tử
Các quan sát thấy rằng hàm lượng các mARN trong lá giảm mạnh khi ở giai đoạn
già, nhưng bên cạnh đó một số mARN đặc biệt lại tăng lên nhiều. Những gen giảm biểu
hiện trong quá trình hóa già (senescence down-regulated genes (SDGs)) cảm ứng các gen
mã hóa protein có liên quan đến quá trình quang hợp. Tuy nhiên quá trình hóa già liên
quan đến nhiều gen, nhiều quá trình hơn là sự điều chỉnh giảm quang hợp ở lá.
Các gen bị cảm ứng trong quá trình hóa già (senescence-associated genes (SAGs))
mã hóa tổng hợp các protein thủy phân như proteases, ribonucleases, và lipases, cũng như
các enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp hormone ức chế sinh trưởng như ethylene, ABA.

284
d) Về sinh lý
Sự hóa già ở thực vật được biểu hiện ở sự giảm các hoạt động quang hợp, hô hấp,
trao đổi nước dấn đến giảm các hoạt động sống của cây.
Quá trình này được điều chỉnh bởi cân bằng hai nhóm hormone kích thích sinh
trưởng và ức chế sinh trưởng. Các hormone kích thích sinh trưởng đặc biệt là cytokinin có
tác dụng hoạt hóa các gen làm tăng cường quá trình tổng hợp protein, acid nucleic, các yếu
tố làm mới tế bào và tăng hoạt tính hấp thu của tế bào do đó có thể làm chậm quá trình hóa
già, duy trì sự trẻ hóa.
Ngược lại nhóm hormone ức chế nhất ethylene, ABA hoạt hóa các gen tổng hợp các
protein enzyme xúc tác quá trình phân giải và kìm hãm hoạt động của các gen tổng hợp
làm giảm quá trình tạo mới chất sống trong tế bào. Các hormone này được tăng cường tổng
hợp khi cây hình thành cơ quan sinh sản.
Chính vì vậy, mà cây thường tích lũy hàm lượng lớn các hormone ức chế sinh trưởng
này ở cơ quan già hay khi cây gặp điều kiện môi trường bất lợi. Trong thực tiễn, có thể làm
chậm lại quá trình già bằng cách xử lý hormone kích thích sinh trưởng như cytokinin.
Ngoài ra, sự hóa già ở thực vật còn được giải thích qua tương quan chức năng giữa rễ
và lá có vai trò chủ yếu trong quá trình già của cây. Sự giảm sinh trưởng của rễ làm giảm
lượng cytokinin được cung cấp cho cơ quan trên mặt đất và giảm hoạt tính tăng sinh của
các mô phân sinh là nguyên nhân gây lên sự già của toàn cây.
Đối với cây 1 năm, quá trình ra hoa kết quả gây ức chế sự sinh trưởng bộ rễ vì vậy
làm ảnh hưởng đến chế độ nước, quang hợp, tổng hợp protein… Vì vậy, làm giảm hoạt
động sống chung của cây. Với thực vật nhiều năm (cây thân gỗ), sự già được giải thích dựa
vào mức độ tăng chiều cao thân cây làm giảm mối liên hệ giữa lá và rễ.

6.8.1.3. Ý nghĩa sinh học của sự hóa già và chết


Sự hóa già có một ý nghĩa sinh học lớn. Đó là một biện pháp thích nghi của cây đối
với các điều kiện môi trường bất lợi. Trong điều kiện bất lợi cây hóa già, nhưng nếu điều
kiện môi trường được khắc phục, có thể xảy ra quá trình “trẻ hóa”. Như vậy, sự hóa già
giúp cây tồn tại và thoát qua giai đoạn bất lợi của môi trường.
Tương tự, sự chết cũng có ý nghĩa sinh hoạt lớn. Chẳng hạn hiện tượng chết một
phần còn có ý nghĩa để bảo vệ những bộ phận khác của cây khỏi các tác nhân sâu bệnh.
Khi một bộ phận của cây bị bệnh, ngay lập tức tại vùng này tế bào sẽ tiết ra các chất độc
thuộc nhóm chất phenol, bao quanh lấy vùng bị bệnh để cô lập hạn chế việc lây lan bệnh
sang các vùng khác.

6.8.2. Sự rụng của các cơ quan ở thực vật (Abscission)


Về khái niệm, rụng là sự phân tách các cơ quan như lá, hoa, quả ra khỏi cơ thể cây.
Ví dụ; rụng lá mùa thu đông, rụng hoa, rụng quả.

285
Sự rụng là một quá trình sinh lý phức tạp
có liên quan đến tuổi và sự hóa già của cơ quan,
cây và chịu sự tác động của yếu tố môi trường.
Bản chất của sự rụng là ở cuống của cơ
quan hình thành một tầng rời (separation zone).
Tầng rời gồm một vài lớp tế bào mô mềm, có
kích thước nhỏ hơn, gian bào nhỏ, không hóa bần
và lignin, mô dẫn chứa các mạch dẫn thường
ngắn dẫn ngắn và không có tế bào mô nâng đỡ
làm cho vùng này yếu hơn các vùng khác. Trừ
các tế bào ở phía dưới sát thân cây của tầng rời bị
hóa bần, lignin hóa tạo thành lớp bảo vệ vết rụng Hình 6.31. Tầng rời ở cuống lá
(Hình 6.31).
Khi xuất hiện tín hiệu cảm ứng rụng, trong tế bào tầng rời xảy ra sự thay đổi trao đổi
chất theo đó tăng cường tổng hợp enzyme phân giải yếu tố gắn kết các tế bào với nhau như
pectinase làm cho các tế bào này liên kết với nhau rất yếu, rời rạc. Cơ quan lúc này chỉ còn
liên hệ với thân bằng bó mạch mỏng manh. Dưới tác dụng của sức nặng của lá, quả, và tác
động cơ học khác như gió thì lá, quả có thể rời khỏi thân, gây nên hiện tượng rụng.
Sự rụng trong cây được điều chỉnh bởi cân bằng hormone auxin và ethylene/ABA,
trong đó auxin đóng vai trò chủ đạo. Khi cơ quan, cây còn non đang tăng trưởng auxin
được tổng hợp nhiều vận chuyển hướng gốc đã kìm hãm hình thành tầng rời ở cuống cơ
quan (lá, hoa, quả), nên kìm hãm sự rụng lá, hoa, quả. Khi lá già hàm lượng auxin giảm,
đồng thời ethylene/ABA được tổng hợp tăng lên, kích thích hình thành tầng rời.
Ethylene/ABA có tác dụng đối kháng tuyệt đối với auxin nên khi cây gặp điều kiện
bất lợi (hạn, mặn, lạnh) tế bào tăng tích lũy chúng gây nên sự hóa già và rụng lá, hoa, quả.
Cytokinin ngăn cản quá trình hóa giá nên cũng có tác dụng kìm hãm sự rụng.
Hiện tượng rụng nhất là rụng lá có ý nghĩa sinh học rất lớn đối với cây đặc biệt khi
cây rơi vào môi trường bất lợi. Chẳng hạn khi cây gặp căng thẳng về nước sự tích lũy
Ethylene/ABA gây rụng lá sẽ làm giảm diện tích cơ quan thoát hơi nước nên có thể giữ
được nước cho cây, làm tăng cường khả năng chống chịu của cây. Đó cũng chính là cơ sở
sinh lý cho hiện tượng rụng lá mùa đông.

6.8.3. Sự ngủ nghỉ của thực vật


6.8.3.1. Khái niệm
Sự ngủ nghỉ ở thực vật là trạng thái ngừng sinh trưởng trong một giai đoạn nhất định
trong chu trình sinh trưởng phát triển ở thực vật.

286
Hoạt động sinh trưởng của thực vật bậc cao luôn chịu tác động theo mùa rõ rệt.
Nhưng cây lâu năm có mùa sinh trưởng nhanh, có mùa sinh trưởng chậm và thậm chí có
thời gian ngừng sinh trưởng và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ. Còn những thực vật hàng
năm thì chu kỳ sống kết thúc bằng sự chết của cây, nhưng các hạt, củ của chúng vẫn sống
trong trạng thái ngừng sinh trưởng và ngủ nghỉ.
Trong thời kỳ ngủ nghỉ, các quá trình trao đổi chất và các quá trình sinh lý trong cơ
thể giảm sút mạnh mẽ và dẫn đến việc ngừng sinh trưởng hoàn toàn.
Sự ngủ nghỉ được xem là một phản ứng thích nghi của thực vật và là một đặc tính di
truyền của loài.

6.8.3.2. Phân loại trạng thái ngủ nghỉ


Có hai trạng thái ngủ nghỉ ở thực vật là ngủ nghỉ bắt buộc và ngủ nghỉ sâu
a) Ngủ nghỉ bắt buộc
Ngủ nghỉ bắt buộc xảy ra khi gặp điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi như sự thiếu
nước, nhiệt độ thấp, quang chu kỳ không thích hợp...
Ví dụ, hạt phơi khô có độ ẩm từ 10-14% thì chúng bước vào trạng thái ngủ nghỉ.
Nhưng khi ngâm hạt vào nước thì chúng lập tức nảy mầm. Hoặc thực vật khi vào mùa
đông nhiệt độ, độ ẩm thấp không thuận lợi cho sự sinh trưởng nên rụng lá và ngủ nghỉ
đông, khi mùa xuân đến có điều kiện thuận lợi, chúng lại nảy lộc đâm chồi mạnh mẽ.
b) Ngủ nghỉ sâu
Ngủ nghỉ sâu là hiện tượng xảy ra không phải do điều kiện ngoại cảnh bất lợi cho
sinh trưởng mà do nguyên nhân nội tại, trong vòng đời có một giai đoạn phải ngủ nghỉ.
Ví dụ, củ khoai tây, củ hành, củ tỏi... sau khi thu hoạch mà đem gieo trồng ngay kể
cả trong điều kiện thuận lợi thì vẫn không nảy mầm. Chúng cần trải qua một gian đoạn ngủ
nghỉ sâu trước khi bước sang giai đoạn mới. Một số hạt có vỏ dày cũng cần có giai đoạn
ngủ nghỉ nhất định. Ngủ nghỉ sâu là một phản ứng thích nghi của cây có tính lịch sử đã trở
thành đặc tính di truyền của giống.

6.8.3.3. Nguyên nhân của ngủ nghỉ sâu


Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến trạng thái ngủ nghỉ sâu.
a) Do sự cân bằng hormone
Sự cân bằng hormone trong cây để điều chỉnh trạng thái ngủ nghỉ là sự cân bằng giữa
GA và ABA. Trạng thái ngủ nghỉ đến là do làm lượng hormone ABA tăng mạnh, làm ức
chế toàn bộ quá trình trao đổi chất, đặc biệt là ức chế sự tổng hợp các enzyme thủy phân
giúp phân giải tinh bột thành đường nên kìm hãm mạnh quá trình hô hấp tạo năng lượng
cho hạt nảy mầm. Trạng thái ngủ nghỉ sẽ chấm dứt hoàn toàn khi hàm lượng ABA giảm tới

287
mức tổi thiểu. Vì vậy hạt cần có thời gian nhất định để phân hủy dần ABA, giai đoạn này
chính là giai đoạn ngủ nghỉ sâu của hạt.
b) Do cấu tạo của lớp vỏ hạt, vỏ củ
Một số loài như hạt keo, lim, táo, đào, mận, củ khoai tây có lớp vỏ hạt được cấu tạo
từ các tế bào đá, tế bào hóa gỗ, hóa bần mạnh (khoai tây) nên rất cứng không thấm nước
thấm khí do đó không thể tiến hành trao đổi chất bình thường và chúng không thể nảy
mầm được. Chúng cần có thời gian nhất định để tăng dần tính thấm của lớp vỏ này thì hạt
mới nảy mầm được.
c) Do phôi hạt chưa chín xong về sinh lý
Ở một số loài do phôi chưa chín về mặt sinh lý nên cần có thời gian chín sau khi thu
hoạch gọi là thời kỳ chín sau. Chín sinh lý tức là phôi hạt đã hoàn thành mọi quá trình biến
đổi để sẵn sàng tạo ra một cơ thể mới khi gặp điều kiện thích hợp. Trong nhiều trường hợp,
hạt đã chín hình thái (vỏ hạt và vỏ quả đã chín) nhưng phôi hạt chưa chín. Vì vậy, cần có
thời gian để hạt chín sinh lý trước khi nảy mầm.

6.8.3.4. Các biện pháp điều chỉnh trạng thái ngủ nghỉ
Từ việc hiểu biết nguyên nhân gây ra trạng thái ngủ nghỉ, ta có thể can thiệp để điều
chỉnh sự ngủ nghỉ theo hướng có lợi cho con người. Sự điều chỉnh có thể diễn ra theo 2
hướng: phá bỏ trạng thái ngủ nghỉ kích thích hạt nảy mầm hoặc kéo dài trạng thái ngủ nghỉ
để bảo quản.
a) Các biện pháp phá ngủ
Để phá ngủ người ta thường dùng các biện pháp sau đây:
Biện pháp cơ giới: Thường được sử dụng đối với những loại hạt cứng. Người ta chà
xát cho mỏng vỏ, ghè nẹp cho nứt vỏ (không gây thương tổn phôi hạt); hoặc dùng acid
ngâm bào mòn mỏng lớp vỏ ngoài... Với củ khoai tây có thể làm xây xát lớp vỏ bần bên
ngoài củ. Tuy nhiên, biện pháp cơ giới rất dễ gây thương tổn phôi và dễ dàng cho nấm
bệnh xâm nhập.
Biện pháp tăng tính thấm cho vỏ hạt và củ như xếp một lớp hạt với một lớp cát ẩm
thì sau thời gian nhất đinh, tính thấm của hạt tăng lên và hạt có thể nảy mầm. Biện pháp
này thường được áp dụng với các loại hạt có vỏ cứng ở các nước ôn đới như hạt đào, hạt
mận... Cũng có thể sử dụng hóa chất để làm tăng tính thấm như nitric acid xử lý cho hạt lúa
trước khi gieo...
Sử dụng hormone: Đây là biện pháp phá ngủ đạt hiệu quả cao nhất. Người ta thường
dùng GA3 để kích thích nảy mầm. Ví dụ, khoai tây mới thu hoạch có thể phun GA3 với
nồng độ 2-5 ppm rồi ủ thì củ có thể nảy mầm ngay mà không cần chờ giai đoạn ngủ nghỉ.

288
Xử lý nhiệt độ thấp: Khi xử lý nhiệt độ thấp, hàm lượng GA tăng và hàm lượng ABA
giảm. Ví dụ, xử lý nhiệt độ thấp cho hành tỏi, hoa loa kèn, lay ơn thì không những chúng
nảy mầm ngay mà sự sinh trưởng của cây con cũng rất tốt, cây ra hoa sớm.
b) Kéo dài trạng thái ngủ nghỉ
Biện pháp kéo dài trạng thái ngủ nghỉ thường được áp dụng trong bảo quản, vì trạng
thái ngủ nghỉ là trạng thái bảo quản tốt nhất, ít hao hụt nhất. Ví dụ, dùng hormone (auxin)
ức chế nảy mầm của khoai tây, hành tỏi…
Có thể sử dụng chất hóa học (MH - malein hirazit) hoặc bảo quản trong điều kiện
nhiệt độ thấp như trong tủ lạnh, trong kho lạnh. Nhiệt độ thấp làm hạt không thể nảy mầm
nhưng chúng lại dễ nảy mầm khi đem gieo ra ruộng.

289
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nêu khái niệm sinh trưởng, phát triển, mối quan hệ giữa quá trình sinh trưởng và
phát triển ở thực vật. Phân tích các đặc điểm sinh trưởng ở thực vật?
2. Nêu khái niệm về chất điều hòa sinh trưởng phát triển ở thực vật. Chất điều hòa
sinh trưởng phát triển ở thực vật có những đặc điểm chung nào?
3. Trình bày vai trò sinh lý của auxin trong cơ thể thực vật?
4. Trình bày vai trò sinh lý của gibberellin trong cơ thể thực vật? Sự khác nhau về tác
dụng kích thích sinh trưởng của auxin và gibberellin là ở chỗ nào?
5. Trình bày vai trò sinh lý của cytokinin trong cơ thể thực vật? Phân tích mối quan
hệ giữa auxin và cytokin trong việc điều hòa ưu thế ngọn và những ứng dụng của hiện
tượng này trong thực tiễn sản xuất?
6. Trình bày vai trò sinh lý của ethylene trong cơ thể thực vật? Phân tích mối quan hệ
giữa ethylene và auxin trong việc điều khiển sự rụng (lá, quả)?
7. Trình bày vai trò sinh lý của abscisic acid? Tại sao gọi abscisic acid là “hormone
stress”?
8. Trình bày những ứng dụng của hormone tự nhiên và hormone tổng hợp trong thực
tiễn sản xuất?
9. Phân tích vai trò, tương quan tỷ lệ giữa auxin và cytokinin trong công nghệ nuôi
cấy mô tế bào thực vật?
11. Phân tích mối tương quan sinh trưởng giữa các bộ phận của cây?
12. Nêu những biến đổi sinh lý, sinh hóa đặc trưng cho quá trình này mầm của hạt.
Trình bày những biện pháp điều chỉnh sự nảy mầm của hạt trong sản xuất?
13. Nêu khái niệm hướng động? Có những loại hướng động nào? Trình bày cơ sở
sinh lý của hiện tượng hướng động ở thực vật (lấy ví dụ vận động hướng sáng và hướng
đất)?
14. Trình bày khái niệm và cơ sở sinh lý và những ứng dụng thực tế của sự ngủ nghỉ,
hiện tượng già và chết ở thực vật?
15. Trình bày cơ chế sinh lý và những ứng dụng thực tiễn của sự cảm ứng hình thành
hoa bởi nhiệt độ (sự xuân hóa) và ánh sáng (quang chu kỳ) ở thực vật?

290
Chương 7
SINH LÝ TÍNH CHỐNG CHỊU CÁC NHÂN TỐ
PHI SINH HỌC BẤT LỢI Ở THỰC VẬT

7.1. Nguyên lý chung


Cơ thể thực vật không có khả năng di động, tồn tại trong một môi trường luôn biến
đổi không ngừng. Muốn tồn tại, sinh trưởng và phát triển thực vật phải có khả năng chống
chịu với các điều kiện bất lợi của môi trường.
Năng suất và chất lượng cây trồng bị ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố môi trường
bên ngoài. Môi trường bất lợi sẽ làm cho quá trình quang hợp không đạt được trạng thái
bão hòa, gây ảnh hưởng đến hàm lượng chất hữu cơ cây tích lũy để cấu thành năng suất.
Từ năm 1982, Boyer đã ước tính các nhân tố môi trường có thể làm hạn chế năng suất cây
trồng lên đến 70% (Boyer, 1982). Theo số liệu của FAO năm 2007, trên thế giới chỉ có
3.7% diện tích đất trồng là không bị tác động của các điều kiện môi trường bất lợi (FAO.,
2007). Do vậy, một lượng lớn và ngày càng tăng các nghiên cứu khoa học đã công bố trên
các tạp chí quốc tế uy tín về tính chống chịu của thực vật với điều kiện môi trường vô sinh
bất lợi (Cramer và cs., 2011). Các kết quả nghiên cứu này sẽ làm cơ sở để điều chỉnh khả
năng chống chịu của cây trồng nhằm giảm thiệt hại cho nền nông nghiệp toàn cầu đặc biệt
trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến phức tạp như hiện nay.
Các nhân tố môi trường bất lợi tác động đến thực vật rất đa dạng, ở khía cạnh sinh
thái học chia thành hai nhóm: Một là nhóm nhân tố hữu sinh (biotic stress) bao gồm các tác
nhân sinh vật gây bệnh, phá hoại mùa màng như nấm, vi khuẩn, vi rút, sâu, côn trùng...;
Hai là nhóm nhân tố vô sinh (phi sinh học) (abiotic stress) như hạn, mặn, nhiệt độ (nóng,
lạnh), ánh sáng cao - thấp, ngập úng (dư thừa nước và thiếu oxy), kim loại nặng, tia UV,
lốp đổ… Trong giới hạn chương trình môn học, cuốn tài liệu này chỉ đề cập đến một số
nhân tố vô sinh bất lợi thường gặp nhất ở thực vật.
Trong các nhân tố vô sinh kể trên (nước, nhiệt độ, ánh sáng, oxy (ngập úng), hay kim
loại...) đều cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của thực vật. Chúng chỉ trở nên bất lợi
khi sự thiếu hụt hoặc dư thừa vượt quá ngưỡng giới hạn chịu đựng của thực vật. Giá trị
ngưỡng này thay đổi phụ thuộc vào giới hạn của loài cây (yếu tố di truyền), nhóm cây sinh
thái khác nhau (sự thích nghi), giai đoạn sinh trưởng (tuổi mô, cơ quan, cơ thể), loại tế bào
(mô)...
Thông thường, khi cây gặp điều kiện vô sinh bất lợi ở góc độ tế bào, các protein nằm
trên vách tế bào sẽ là yếu tố đầu tiên cảm ứng, đón nhận “tín hiệu”, sau đó “tín hiệu” được
truyền vào trong nhân tế bào qua tế bào chất (Cassab, 1998). Tại nhân tế bào thông tin “tín

291
hiệu” sẽ được phân tích, xử lý và đưa ra “tín hiệu” trả lời bằng các cơ chế điều hòa biểu
hiện của gen, để qui định việc kích hoạt, tăng cường hay ngừng tổng hợp một hay nhiều
loại protein có liên quan. Biểu hiện ra ngoài là những thay đổi các đặc điểm lý – hóa của tế
bào chất, phản ứng sinh hóa, sự trao đổi chất trong tế bào, hay các thay đổi quá trình sinh
lý hoặc các đặc điểm giải phẫu ở mức độ cơ thể.
Cơ thể thực vật sẽ phản ứng lại các điều kiện bất lợi ở các mức độ khác nhau: trước
tiên là thay đổi để thích ứng tạm thời, sau đó nếu điều kiện bất lợi tồn tại lâu dài thì cơ thể
phải thay đổi để thích nghi với sự hình thành các đặc điểm biến đổi có tính ổn định cao
trong suốt đời sống cá thể và có thể di truyền sang thế hệ sau. Trong trường hợp những
thay đổi của thực vật không đáp ứng được mức độ trầm trọng của điều kiện bất lợi, các mô,
cơ quan sẽ bị phá hủy và cuối cùng cơ thể thực vật sẽ bị chết. Điều này xảy ra khi vượt quá
ngưỡng giới hạn chịu đựng của thực vật.
Một tế bào thực vật điển hình chứa trên 30000 gen, số lượng protein chưa rõ, với trên
200 cơ chế điều chỉnh sau dịch mã (Cramer và cs., 2011), do đó phản ứng của cơ thể thực
vật với môi trường bất lợi là vô cùng phức tạp (Santos và cs., 2016).

Hình 7.1. Tác hại của các tác nhân phi sinh học bất lợi lên cây trồng
Dấu hiệu chung liên quan đến nhiều nhân tố vô sinh bất lợi đó là gây căng thẳng oxy
hóa bởi việc sản sinh nhiều ROS (Reactive Oxygen Species) (Hình 7.1). ROS là cụm từ chỉ
toàn bộ các dạng oxy có khả năng phản ứng cao nhưng chỉ tồn tại trong một thời gian
ngắn, có thể chuyển hóa lẫn nhau như superoxide anion (O2*−), hydrogen peroxides (H2O2),
và hydroxyl radical (*HO), oxygen singlet (1O2), ozôn... Chúng được sinh ra trong quá

292
trình kích hoạt điện tử hay trong quá trình oxy hóa khử dưới tác động của các điều kiện
môi trường bất lợi như hạn, mặn, nóng, lạnh, ánh sáng cao, tia UV cao, kim loại nặng, chất
diệt cỏ hay gặp các tác nhân gây bệnh… Các dạng oxy phản ứng này có thể oxy hóa, làm
hư hại các phân tử protein, lipid, acid nucleic dẫn đến những hư hỏng trong quá trình trao
đổi chất và cấu trúc tế bào, từ đó tác động đến các quá trình sinh lý, sinh hóa trong cây.
Hormone thực vật đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh phản ứng của thực vật
với môi trường bất lợi. Trong đó, phải kể đến hai hormone thuộc nhóm chất ức chế sinh
trưởng là ABA và etylen (xem thêm về hai hormone này trong Chương 6). ABA là
hormone chịu trách nhiệm điều khiển nhiều quá trình sinh lý sinh trưởng quan trọng trong
cây như nảy mầm, rụng lá, rụng hoa quả, sự hóa già, các cơ chế bảo vệ,… đồng thời là chất
điều chỉnh trung tâm trong phản ứng với nhiều loại tác nhân bất lợi đặc biệt là căng thẳng
về nước, nên được gọi là hormone “stress”.

7.2. Tính chống chịu hạn của cây


7.2.1. Khái niệm về hạn
7.2.1.1. Định nghĩa
Hạn là từ để chỉ trạng thái mất cân bằng nước trong cây, khi lượng nước cây hút vào
không đủ để bù lại lượng nước cây sử dụng và mất đi qua quá trình thoát hơi nước.

7.2.1.2. Phân loại hạn


Dựa vào mức độ phục hồi của cây khi gặp hạn người ta chia hạn làm hai loại hạn tạm
thời và hạn sâu. Hạn tạm thời là mức độ hạn làm cây thiếu nước ít, trong một thời gian ngắn,
có khả năng phục hồi trạng thái sinh lý bình thường cao. Hạn sâu là mức độ hạn làm cây
thiếu nước nhiều, trong một thời gian dài, và thường khó hoặc không có khả năng phục hồi.
Dựa vào loại tác nhân gây hạn chia làm các loại hạn đất, hạn không khí và hạn sinh lý.
a) Hạn đất
Hạn đất là đất không có đủ nước để cung cấp cho cây. Hạn đất thường xảy ra ở
những nơi có khí hậu khắc nghiệt như sa mạc, hoặc các địa phương có lượng mưa trung
bình thấp, kéo dài hoặc xuất hiện nhiều đợt trong năm. Hạn đất hiện nay xuất hiện ngày
càng nhiều với mức độ và tần suất ngày càng cao do hậu quả của biến đổi khí hậu, gây nên
nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho loại hình canh tác truyền thống của nhiều quốc gia trên
thế giới trong đó có Việt Nam (miền Trung, Tây, Đông Nam Bộ…).
b) Hạn không khí
Hạn không khí là do độ ẩm không khí quá thấp (hoặc kèm theo nhiệt độ cao, gió…)
làm quá trình thoát hơi nước ở lá diễn ra quá mạnh, trong khi rễ cây không hút kịp nước để
bù đắp dẫn đến hạn.

293
Ở Việt Nam hạn không khí thường gặp nhất ở những nơi, mùa có khí hậu khô, gió,
nóng như miền Trung (gió Lào), mùa khô ở Tây Nguyên (gió mùa Đông Bắc, gió Tây
Nam)...
c) Hạn sinh lý
Hạn sinh lý là hạn gây ra do trạng thái sinh lý của cây không cho phép cây hút nước
mặc dù môi trường bên ngoài có đủ nước để cung cấp cho cây. Hạn sinh lý thường xảy ra
khi nhiệt độ thấp (lạnh), đất thiếu oxy (ngập úng) hoặc có hàm lượng muối cao (mặn) làm
cản trở quá trình hấp thụ nước của rễ cây. Các phản ứng, cơ chế thích nghi của thực vật với
hạn sinh lý sẽ trình bày kỹ hơn trong phần tính chống chịu mặn, lạnh, ngập úng.

7.2.2. Tác hại của hạn đối với cây


Tác nhân phi sinh học bất lợi nói chung hạn nói riêng sẽ tác động đến toàn bộ hệ
thống sinh học trong cây theo một mạng lưới rất phức tạp từ mức độ phân tử gen, protein
đến mức độ sinh hóa, giải phẫu, sinh lý, toàn bộ quá trình sinh trưởng phát triển và năng
suất của cây trồng.
Hạn ảnh hưởng lên các hoạt động sinh lý và sự sinh trưởng của cơ thể thực vật theo
nhiều con đường khác nhau dẫn đến một loạt các thay đổi trong cấu tạo giải phẫu, các phản
ứng sinh hóa, quá trình sinh lý ở các mức độ khác nhau, cuối cùng gây nên những xáo trộn
trong hoạt động sống của cơ thể thực vật. Mức độ ảnh hưởng thay đổi theo mức độ hạn
nghiêm trọng hay hạn vừa hay hạn nhẹ; giai đoạn bị hạn của cây; khả năng chống chịu của
cây là chống chịu tốt, trung bình hay mẫn cảm với hạn. Theo Wood, 2005, hạn có thể làm
mất trên 50% năng suất cây trồng (Wood, 2005).

7.2.2.1. Ở mức độ tế bào


Nước là thành phần chủ yếu và với chức năng vô cùng quan trọng trong tế bào (xem
thêm trong Chương 2). Sự thay đổi lượng nước dẫn đến thay đổi thế năng thẩm thấu của tế
bào tác động đến rất nhiều mặt của quá trình trao đổi chất và hoạt động sinh lý của tế bào.
Trong điều kiện hạn thực vật có xu thế giảm quá trình tổng hợp song song với tăng quá
trình phân giải các chất trong tế bào nên làm nhanh quá trình già hóa và sự chết của cơ
quan và cơ thể thực vật.
Hạn (và mặn) làm thay đổi thành thành phần một số hợp chất trong tế bào như lipit
màng, protein, acid nucleic và sự trao đổi chất khác thường... Hạn làm tăng tương tác giữa
protein-protein dẫn đến tăng quá trình biến tính và phân giải gây ảnh hưởng đến chức năng
của các protein trong tế bào.
Khi cây bị thiếu nước đặc tính của chất nguyên sinh bị ảnh hưởng theo hướng tăng
độ nhớt, giảm khả năng thủy hóa. Sự thay đổi này làm hạn chế quá trình trao đổi chất, sự
kéo dãn và phân chia tế bào…

294
Quan sát trên cây thầu dầu, Heckenberger và cs đã báo cáo rằng hạn làm giảm đáng
kể mật độ tế bào biểu bì, mô dậu và mô xốp so với ở điều kiện bình thường (Heckenberger
và cs., 1998). Cũng với công trình nghiên cứu này nhóm tác giả đã chỉ ra hạn không chỉ tác
động riêng lẻ đến quá trình phân chia hoặc kéo giãn tế bào mà tác động đồng thời lên cả
hai quá trình đó (Heckenberger và cs., 1998). Từ đó, có ảnh hưởng tiêu cực đến các quá
trình sinh lý, sinh trưởng phát triển và hình thành năng suất của cây trồng.

7.2.2.2. Ở mức độ cơ thể


a) Hạn làm giảm sự sinh trưởng các cơ quan trong cây
Hạn làm giảm diện tích lá, sự kéo dài thân, và sự tăng sinh của rễ, giảm khả năng nảy
mầm và sinh trưởng cây con. Giảm diện tích cơ quan đồng hóa có thể tác động đến quá
trình quang hợp và sinh khối của cây. Sự giảm sinh trưởng phát triển của rễ có thể tác động
đến quá trình hút nước, khoáng, sinh tổng hợp các hormone sinh trưởng ở rễ đặc biệt là
cytokinin. Sinh trưởng của thân giảm có thể gây ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển các
chất và chức năng dự trữ của cây.
Hạn làm giảm khả năng kéo giãn và phân chia tế bào mầm lá dẫn đến làm chậm và
ngừng sớm quá trình phát triển của lá, kết quả là giảm kích thước lá so với ở cây được
cung cấp đủ nước, nghiên cứu trên thầu dầu bởi (Heckenberger và cs., 1998).
Gây căng thẳng về nước trong giai đoạn sinh trưởng cây mầm ở ngô cho thấy hạn
làm giảm quá trình phân chia, kéo dài tế bào dẫn đến giảm mật độ tế bào và chiều dài rễ
mầm (Sacks và cs., 1997).
b) Hạn làm giảm hoạt động quang hợp
Như đã nêu trong chương 3, nước là nguyên liệu trực tiếp tham gia vào nhiều công
đoạn của quang hợp như quang phân ly nước, điều tiết hoạt động của các enzyme quang
hợp, quá trình vận chuyển điện tử và vận chuyển sản phẩm quang hợp trong mạch
phloem…
Theo phân tích của Ashraf và cs, 2013 và nhiều tác giả trước đó, quang hợp là quá
trình sinh lý mẫn cảm nhất và là quá trình sơ cấp bị tác động bởi các điều kiện vô sinh bất
lợi nói chung, và hạn nói riêng phân tích bởi (Ashraf và Harris 2013).
Hạn làm giảm thậm chí ức chế quang hợp dẫn đến giảm sinh khối cây trồng bởi tác
động của nó đến nhiều thành phần từ cấu tạo bộ máy quang hợp đến hoạt động quang hợp.
Khi cây gặp hạn hoạt động các gen quang hợp giảm dẫn đến giảm hoạt tính các
enzyme quang hợp. Điển hình nhất là enzyme rubisco và cũng như các enzyme khác như
phosphoenolpyruvate carboxylase, nicotinamide adenine dinucleotide phosphatemalic,
fructose-1, 6-bisphosphatase, pyruvateorthophosphatedikinase, pyruvate orthophosphate
dikinase giảm dẫn đến giảm hiệu quả của quá trình đồng hóa carbon (Farooq và cs., 2009).

295
Hạn tác động đến thành phần và hàm lượng sắc tố quang hợp, giảm hàm lượng diệp
lục, tăng cường loại sắc tố carotenoit, làm lá nhanh già và rụng; gây hư hại bộ máy quang
hợp bởi sự mất cân bằng giữa việc sản sinh ROS và cơ chế bảo vệ chống oxy hóa để giảm
ROS.
Thiếu nước quá trình vận chuyển sản phẩm quang hợp về cơ quan tiêu thụ bị ứ trệ có
thể gây ức chế ngược hoạt động quang hợp. Sự giảm độ mở khí khổng khi cây gặp hạn làm
giảm sự xâm nhập CO2 vào lá dẫn đến giảm hoạt động quang hợp.
Ngoài ra tác động của sự thiếu nước nên quá trình vận chuyển điện tử, quang phân ly
nước, lượng sắc tố quang hợp… gây nên sự giảm sinh tổng hợp ATP cũng là một nguyên
nhân làm giảm quang hợp trong điều kiện hạn.
Sự giảm quang hợp bởi hạn được quan sát trên rất nhiều loài cây chẳng hạn như cây
dâm bụt (Egilla và cs., 2005), lúa (Wang và cs., 2005; Chen và cs., 2011), keo (Kebbas và
cs., 2015), bạch đàn (Valdes và cs., 2013; Granda và cs., 2014)…
c) Hạn làm giảm hoạt động hô hấp
Hạn làm giảm cường độ và hiệu quả năng lượng của quá trình hô hấp. Trước tiên
những tác động tiêu cực của hạn lên quá trình quang hợp có ảnh hưởng gián tiếp lên quá
trình hô hấp do hô hấp sử dụng một lượng lớn carbohydrate sản phẩm từ quang hợp để tạo
ra năng lượng cho hoạt động sống của cây. Quan sát trên lúa mì cho thấy trong số 50% sản
phẩm quang hợp được vận chuyển xuống rễ thì có đến 60% của số lượng này bị phân giải
bởi hoạt động hô hấp (Lambers và cs., 1996).
Thêm vào đó, sự tăng sinh ROS của ty thể trong điều kiện hạn làm tăng quá trình oxy
hóa protein, lipid màng, acid nucleic… (Hình 7.1) gây hư hại bộ máy hô hấp, tác động tiêu
cực đến chu trình Krebs, chuỗi vận chuyển điện tử và quá trình phosphoril hóa dẫn đến
tăng hô hấp vô hiệu, giảm hiệu quả năng lượng của quá trình hô hấp.
d) Hạn làm giảm quá trình trao đổi nước
Hạn làm giảm thế năng nước, sức căng trương nước của tế bào, hiệu quả sử dụng
nước của cây, quan sát trên cây dâm bụt (Egilla và cs., 2005), lúa (Chen và cs., 2011), đậu
tương (Jumrani và Bhatia, 2018), keo (Kebbas và cs., 2015), bạch đàn (Valdes và cs.,
2013; Granda và cs., 2014)…
Sự gia tăng nhanh của hàm lượng ABA khi cây gặp hạn làm đóng khí khổng ngay
khi cây gặp hạn, giảm mật độ khí khổng để giảm sự thất thoát nước từ quá trình thoát hơi
nước dẫn đến giảm động lực cho quá trình hấp thụ - vận chuyển nước và chất khoáng trong
cây, cũng như giảm sự xâm nhập CO2 vào lá ảnh hưởng tiêu cực đến quang hợp. Hạn làm
giảm hiệu quả sử dụng nước từ đó tác động đến sự sinh trưởng phát triển của thực vật. Khi
cây xương rồng Opuntia ficus-indica gặp hạn lượng nước trong cây giảm mạnh lên đến
57% (Nerd và Nobel, 2006).

296
e) Hạn làm giảm quá trình dinh dưỡng khoáng
Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình dinh dưỡng khoáng, thiếu nước hạn chế
mạnh quá trình hấp thụ, vận chuyển và đồng hóa khoáng trong cây. Hậu quả này có thể do
nguyên nhân từ sự đóng khí khổng, giảm diện tích lá, sinh trưởng rễ, hàm lượng nước trong
tế bào, cây và những biến đổi sinh hóa trong tế bào… Theo phân tích của Faroop, 2009,
hạn làm giảm năng lượng cần thiết cho quá trình đồng hóa, trao đổi các ion khoáng như
NO3-, NH4+, SO42-, PO43- là những ion cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển thực vật; quá
trình xâm nhập của N, K bị cản trở; hàm lượng P, PO43- bị giảm mạnh (Farooq và cs., 2009).
f) Hạn tác động đến sự phân bổ vật chất trong cây
Hạn (kết hợp với mặn) có tác động đến sự phân chia sinh khối trong cây theo hướng
tăng cường tỷ lệ rễ/chồi. Trong điều kiện hạn cây thường có xu thế tích lũy chất hữu cơ ở
rễ nhằm làm tăng sức hút nước của rễ, sự giảm sinh khối lá do giảm sinh trưởng lá để hạn
chế sự mất nước bởi quá trình thoát hơi nước. Sự giảm quang hợp và tổng hợp đường ở lá
(vùng source) làm giảm sự vận chuyển đường vào và ra khỏi phloem để tích lũy trong cơ
quan dự trữ (vùng sink). Sự thiếu nước tác động đến quá trình dự trữ các chất ở không bào.
g) Hạn làm gia tăng sự sản sinh ROS
Hạn cũng như các nhân tố vô sinh bất lợi khác có thể làm gia tăng sự sản sinh ROS
(Hình 7.1). Sự tích lũy ROS được cơ thể thực vật phản ứng lại bằng các cơ chế enzyme
(xanthine oxidase, superoxide dismutase, amino acid oxidases và glucose oxidase…) và
không enzyme (khi có nồng độ O2 cao) (xem Mục c). Sự tăng sinh của ROS sẽ dẫn đến
tăng quá trình phân giải các lipid cấu trúc màng, acid nucleic và các loại protein tham gia
vào chức năng cấu trúc và chức năng điều tiết trong tế bào, gây nên tác hại vô cùng lớn
trong tế bào như sự phá hủy cấu trúc màng tế bào, các bào quan như lục lạp, ty thể, màng
nhân…; gây rối loạn các phản ứng sinh hóa trong tế bào.
h) Hạn làm giảm sự sinh sản của cây trồng
Hạn làm ức chế sự hình thành hoa, giảm sự thụ tinh dẫn đến giảm năng suất cây
trồng. Giai đoạn hình thành cơ quan sinh sản cây rất cần nước để tăng khả năng phân chia
kéo dài mầm hoa. Nếu thiếu nước ở giai đoạn này số lượng hoa (bông) trên cây sẽ bị giảm,
hoa ngắn, số lượng và kích thước nhụy, hạt phấn giảm. Để thực hiện quá trình thụ tinh
nước cần thiết cho sự sinh trưởng ống phấn, giao tử đực, cái tạo và tạo môi trường thuận
lợi cho sự kết hợp giao tử. Hạn ở giai đoạn này làm giảm hiệu suất thụ tinh dẫn đến giảm
tỷ lệ đậu quả, kết hạt. Quá trình hình thành quả - hạt hay các bộ phận kinh tế khác cũng cần
nước để huy động chất hữu cơ tổng hợp từ lá, nên thiếu nước thời kỳ này làm giảm khối
lượng quả, củ, hạt, theo đó năng suất bị ảnh hưởng nghiêm trọng (Bảng 7.1).
Kết quả nghiên cứu trên đậu tương cho thấy, gây hạn ở giai đoạn cảm ứng hình thành
hoa, tạo quả và hình thành hạt làm giảm số lượng hoa, quả, hạt dẫn đến giảm năng suất
(Sionit và Kramer, 1977; Jumrani và Bhatia, 2018). Do đó, trong trồng trọt thời kỳ hình
thành hoa, thụ tinh, hình thành quả - hạt được coi là các giai đoạn khủng hoảng về nước.

297
i) Hạn gây giảm mạnh năng suất cây trồng
Năng suất cây trồng được hình thành từ kết quả hoạt động quang hợp ở lá trong mối
quan hệ tương tác với các quá trình sinh lý khác và sự thích ứng với điều kiện môi trường.
Tất cả những tác động tiêu cực của hạn kể trên lên cơ thể thực vật sẽ làm ảnh hưởng rất
mạnh mẽ đến năng suất cây trồng. Tùy theo loài cây, giai đoạn gặp hạn, mức độ bị hạn, sự
giảm năng suất có thể nhiều hay ít (Bảng 7.1).
Bảng 7.1. Sự giảm năng suất kinh tế gây ra bởi hạn

Loài cây Giai đoạn gây hạn Năng suất giảm (%)
Hình thành hoa (hạn trung bình) 53-92
Hình thành hoa (hạn nặng) 48-94
Lúa
Hình thành hạt (hạn trung bình) 30-55
Hình thành hạt (hạn nặng) 60
Hình thành hoa 32-92
Ngô Hình thành cơ quan sinh dưỡng 25-60
Hình thành hạt 79-81
Lúa mì Hình thành hạt 49-57
Đậu gà Hình thành hoa 45-69
Đậu triều Hình thành hoa 40-55
Cây lê Hình thành hoa 58-87
Đậu tương Hình thành hoa 46-71
Hướng dương Hình thành hoa 60
Khoai tây Nở hoa 13
Cải dầu Hình thành hoa 30
(Theo Farooq và cs., 2009)

Theo thống kê của Faroop và cs, 2009, hạn có thể làm giảm rõ rệt thậm chí lên đến
trên 90% năng suất cây trồng nhất là khi cây bị hạn ở giai đoạn sinh sản (Bảng 7.1)
(Farooq và cs., 2009). Kết quả phân tích từ Bảng 7.1 cho thấy ở ngô năng suất giảm
37-92% nếu gây hạn ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực và từ 25-60% nếu gây hạn ở giai
đoạn sinh trưởng sinh dưỡng; ở lúa tùy theo mức độ nghiêm trọng của hạn ở giai đoạn sinh
sản năng suất có thể giảm 48-94%, trong khi thiếu nước ở giai đoạn hạt năng suất giảm ít
hơn từ 30-60%; các quan sát tương tự cũng gặp ở các loài khác như lúa mì, đậu tương,
hướng dương, khoai tây, đậu đũa… (Bảng 7.1)

7.2.3. Cơ chế chống chịu hạn của cây


Phản ứng, thích nghi của thực vật để sống sót trong điều kiện hạn hán được cảm ứng
ở nhiều mức độ như phân tử, tế bào, cơ thể ở nhiều khía cạnh khác nhau như hình thái -

298
giải phẫu, sinh hóa, sinh lý.
Chống chịu hạn được hiểu là khả năng sinh trưởng, nở hoa, hình thành năng suất
kinh tế khi cây được cung cấp nước dưới điểm cực thuận. Để đương đầu với hạn, trước tiên
thực vật phải bảo vệ chống lại sự mất nước, nghĩa là phải giữ được nước trong cây. Sau đó
là kích hoạt các cơ chế để duy trì khả năng hút nước, tiếp đến là một loạt các phản ứng
nhằm duy trì các hoạt động sống của cây khi bị thiếu nước. Giống như các cơ chế chống
chịu điều kiện bất lợi khác, việc hiểu được các cơ chế chống chịu hạn sẽ giúp con người
tìm kiếm các giải pháp điều khiển tăng khả năng chống chịu hạn cho cây. Mặc dù hiện nay
đã có rất nhiều công trình công bố liên quan đến khả năng chịu hạn, theo thống kê năm
2011 có đến trên 4000 bài báo đăng tải trên các tạp chí quốc tế (Cramer và cs., 2011) và
nhiều nghiên cứu bổ sung thêm vào con số đó trong 7 năm qua, tuy nhiên cơ chế chống
chịu hạn vẫn cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ.

7.2.3.1. Các cơ chế về giải phẫu - hình thái


a) Phản ứng trốn hạn
Cây sinh trưởng rất nhanh, tranh thủ thời gian mưa có nước, đến mùa khô thì ngừng
sinh trưởng và rơi vào trạng thái ngủ nghỉ. Thời gian nở hoa là đặc điểm quan trọng để
thích nghi với hạn, chu kỳ sống ngắn có thể giúp cây trốn hạn. Chọn giống ngắn ngày để
trồng trong những vùng có khí hậu khô hạn theo mùa được cho là một giải pháp tốt. Tuy
nhiên, cần chú ý năng suất cây trồng phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng được cung cấp
đủ nước. Cây phải kết thúc quá trình hình thành năng suất trước khi vào mùa khô thì mới
bảo toàn được năng suất.
Nhóm thực vật CAM thường sinh sống trong điều kiện khắc nghiệt, khô hạn, nắng
nóng kéo dài đã hình thành một cơ chế thích nghi rất hiệu quả là đóng khí khổng vào ban
ngày để hạn chế mất nước và mở khí khổng ban đêm để CO2 xâm nhập vào lá cho cây
quang hợp. Đồng thời cơ chế quang hợp cũng có những đặc điểm thích nghi tương ứng
(xem thêm trong Chương 3).
b) Phản ứng chống chịu hạn
Phản ứng chống chịu hạn bao gồm các cơ chế như hạn chế sự mất nước, duy trì khả
năng hút nước, giữ nước cho cây.
Khi gặp hạn cây hạn chế mất nước bằng cách kiểm soát sự thoát hơi nước qua khí
khổng trên bề mặt lá với các đặc điểm như đóng khí khổng, phủ cutin lên lỗ khí (lá thông),
giảm số lượng khí khổng, khí khổng tập trung ở mặt dưới của lá…
Gia cố thêm phấn, sáp, bề dày tầng cutin, lớp bần (suberin) ở lớp tế bào mô bì nhằm
hạn chế sự mất nước, duy trì thế năng nước của tế bào cũng là những đặc điểm chống chịu
hạn tốt cho cây. Cuộn cụp lá (tre, lúa...), lá biến thành gai, kim (xương rồng, cây lá kim)

299
hoặc rụng lá mùa khô để giảm bề mặt thoát hơi nước…

Hình 7.2. Tác động của hạn lên sự sinh trưởng rễ lúa sau 38 ngày gieo hạt (Jaleel và cs., 2009)
Trong hình: Nip, sl13, sl 34, sl 45, sl 50 là các genotype nghiên cứu.
Duy trì sự hút nước của cây bằng cách rễ phát triển mạnh, cắm sâu xuống hướng đến
nguồn nước (Hình 7.2), lông hút phát triển tăng về số lượng và chiều dài. Số lượng, đường
kính mạch gỗ dẫn nước tăng lên. Tăng áp suất thẩm thấu và sức hút nước của rễ. Các đặc
điểm của rễ như sinh khối, chiều dài, độ sâu, mật độ là các đặc tính chống chịu hạn chủ yếu
của cây. Độ sâu, dày của rễ đóng góp đáng kể cho việc rút nước từ đất khi cây gặp hạn.
Rễ cây là cơ quan chịu trách nhiệm hút nước từ đất trong khi lá là cơ quan thực hiện
chức năng thoát hơi nước làm mất đi phần lớn nước cây hút vào từ rễ. Do đó khi cây gặp
hạn lá sẽ có phản ứng rất quan trọng như thu nhỏ diện tích lá, ngược lại bộ rễ thì ra tăng
kích thước theo hướng tiến đến nguồn nước làm tăng tỷ lệ rễ/chồi để đảm bảo hạn chế mất
nước và tăng cường hút nước từ rễ cây.

7.2.3.2. Cơ chế sinh lý


a) Tăng cường bảo toàn nước ở mô và tế bào
Khi cây gặp hạn duy trì hàm lượng nước trong cây rất quan trọng giúp cây chống
chịu được giai đoạn nguy kịch về nước. Theo đó, các đặc điểm như lượng nước trong mô
lá thường được lấy là chỉ tiêu sinh lý phản ánh khả năng chống chịu hạn của cây, thường
được xác định vào buổi sáng và buổi trưa. Ở một số loài tăng sự tích trữ nước ở thân theo
hướng tăng cường mô mềm dự trữ nước như cây xương rồng.
Sự điều chỉnh khả năng thẩm thấu cho phép tế bào giảm thế năng thẩm thấu nhằm
tăng gradient thế nước và duy trì sức căng là cơ chế phản ứng chính để giúp tế bào cân

300
bằng giữa lượng nước và hoạt động của chất tan trong tế bào chất, duy trì hoạt động sinh lý
của cây trong môi trường thiếu nước.
b) Tăng cường cơ chế bảo vệ chống oxy hóa
Hạn hán làm sản sinh nhiều ROS, do đó cây sẽ kích hoạt các cơ chế bảo vệ chống lại
sự oxy hóa của ROS. Các cơ chế này bao gồm cả cơ chế enzyme (superoxide dismutase
(SOD), catalase, peroxidase, ascorbate peroxidase và glutathione reductase) và không
enzyme (cystein, reduced glutathione và ascorbic acid). Trong môi trường hạn, sự gia tăng
của các enzyme chống oxy hóa và các thành phần không enzyme chống oxy hóa này là
một phản ứng rất quan trọng của cây.
ROS trong cây được loại đi chủ yếu nhờ các enzyme chống oxy hóa và hoặc lipit hòa
tan và các phân tử “quét dọn” hòa tan trong nước là cơ chế hiệu quả nhất để chống lại căng
thẳng oxy hóa. Các peroxidase và peroxiredoxin, 4 enzyme liên quan trong chu kỳ
ascorbate-glutathione (như ascorbate peroxidase, dehydroascorbate reductase,
monodehydroascorbate reductase và glutathione reductase) là con đường cho phép “quét
dọn” sạch sẽ các gốc superoxide và H2O2. Các enzyme này có mặt trong tế bào chất, lục
lạp, ty thể, peroxisomes. Ascorbate peroxidase là enzyme chìa khóa chống oxy hóa trong
cây trong khi glutathione reductase giữ vai trò trung tâm trong việc duy trì quá trình khử
glutathione khi cây bị căng thẳng.
Trong cơ chế enzyme SOD đóng vai trò quan trọng phân giải superoxide thành O2 và
H2O2, bước đầu tiên trong hệ thống “quét dọn” ROS. Carotenoit và các thành phần khác
như cysteine, ascorbic acid, α-tocopherol cũng tham gia vào quá trình “quét dọn” gốc tự do
oxygen singlet và các gốc oxy hóa lipid để giúp giảm ROS. Carotenoid như β-carotenes
giữ vai trò chìa khóa trong việc giảm ROS khi cây gặp hạn, cùng một vài carotenoit khác
thực hiện việc chống lại căng thẳng do ánh sáng cao gây ra.
c) Duy trì ổn định cấu trúc màng tế bào
Trong các phản ứng chống chịu hạn thì duy trì ổn định cấu trúc màng tế bào là rất
quan trọng không chỉ có ý nghĩa với màng nguyên sinh chất mà với cả các bào quan trong
tế bào như ty thể, lạp thể, nhân… Vì vậy, sự ổn định cấu trúc màng là một chỉ tiêu sinh lý
quan trọng dùng để sàng lọc khả năng chống chịu hạn của cây. Việc lựa chọn này xuất phát
từ logic sự ổn định cấu trúc màng giảm mạnh (gây ra chủ yếu bởi ROS bằng việc gây biến
tính, phân hủy protein, lipid màng) khi cây bị căng thẳng.
d) Duy trì sinh trưởng của cây nhờ các hormone
Hormone thực vật hay còn còn gọi là chất điều tiết sinh trưởng như auxin,
gibberellin, cytokinins, ethylene và abscisic acid (ABA), có tác động điều hòa sinh trưởng
phát triển thực vật ở một liều lượng rất nhỏ (xem trong Chương 6). Khi cây gặp hạn hàm
lượng các chất kích thích sinh trưởng (auxin, gibberellins, cytokinin) giảm mạnh trong khi
đó nhóm chất ức chế sinh trưởng ethylene và abscisic acid tăng mạnh.

301
Trong số đó ABA là một hormone quan trọng nhất đóng vai trò trung tâm, được gọi
là “hormone stress”, liên quan đến hạn cũng như nhiều tác nhân bất lợi khác như mặn, nóng,
lạnh… Theo thống kê, phân tích của Sah và cs, 2016, Vishwakarma và cs, 2017, cùng một
số tác giả khác trước đó, cho thấy ABA còn liên quan đến tính chống chịu kim loại nặng,
tia UV (Sah và cs. 2016; Vishwakarma và cs. 2017). ABA có mặt ở hầu hết tất cả thực vật
có hoa. Hàm lượng ABA được tích lũy rất nhanh khi cây bị căng thẳng nên được coi là tín
hiệu cho phản ứng với thích nghi với điều kiện bất lợi và đã được làm sáng tỏ ở mức độ
phân tử bởi nhiều báo cáo gần đây như (Sah và cs., 2016; Vishwakarma và cs., 2017).
Khi cây sinh trưởng trong điều kiện bình thường thì ABA có vai trò đối nghịch với
gibberrilin trong điều chỉnh quá trình ngủ nghỉ và nảy mầm của hạt. Khi cây gặp hạn ABA
được biết là có tác động đối ngược với cytokinin. Ở điều kiện căng thẳng này nếu hàm
lượng ABA tăng lên thì hàm lượng cytokine lại bị giảm mạnh do sự hạn chế sinh trưởng
của rễ cơ quan không chuyên trách làm nhiệm vụ tổng hợp cytokinin, cả hai sự thay đổi
này đều hữu ích giúp cây chống lại hạn.
Sự tích lũy của ABA khi cây gặp hạn dẫn đến nhiều thay đổi về sinh lý, sinh trưởng
phát triển của cây như tăng cường tỷ lệ sinh khối khô của rễ/chồi kết quả từ sự ức chế phát
triển lá để giảm diện tích thoát hơi nước và tăng cường sinh trưởng và độ ăn sâu của rễ vào
đất; sự đóng khí khổng để giữ nước lại cho hoạt động sống của cây do hạn chế thoát hơi
nước (Tuteja, 2007; Vishwakarma và cs., 2017). Hay nói cách khác ABA kiểm soát quá
trình thoát hơi nước của cây khi cây gặp hạn.
Ở mức độ phân tử ABA cảm ứng nhiều gen liên quan đến căng thẳng về nước trong
cây. Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy khi xử lý cây với ABA cùng một số
hormone khác như γ-aminobutyric acid và salicylic acid ngoại sinh có thể làm tăng khả
năng chống chịu hạn cho cây bằng cách duy trì nước và sự ổn định cấu trúc màng tế bào
(Li và cs., 2017).
Trong cây ethylen là một hormone ức chế sinh trưởng (xem trong Chương 6) điều
khiển quá trình già và chết tự nhiên của cơ quan và cây. Tham gia vào quá trình chống chịu
hạn (mặn), ethylene kích thích hóa già và làm rụng lá để kiểm soát mất nước của cây. Sự
tăng cường tổng hợp ethylene khi cây gặp hạn được quan sát trên đậu tương (Arraes và cs.,
2015), thuốc lá (Trujillo và cs., 2008)…
Nghiên cứu trên đậu tương trong số 68 gen tham gia vào quá trình dịch mã tổng hợp
ethylene, khi cây gặp hạn 61.8 % số gen này được được biểu hiện, trong đó ở giống mẫn
cảm với hạn 33.3 % chủ yếu biểu hiện ở lá, các giống chống chịu hạn 42.9 % chủ yếu biểu
hiện ở rễ (Arraes và cs., 2015).
e) Điều chỉnh hàm lượng các chất tan có liên quan đến áp suất thẩm thấu
Một trong những chiến dịch chống chịu hạn của cây là điều chỉnh hàm lượng một số
chất hữu cơ có liên quan đến áp suất thẩm thấu trong tế bào. Những chất tan này bao gồm

302
các hợp chất có trọng lượng phân tử thấp, khả năng hòa tan tốt và đặc biệt không gây độc
khi tích lũy hàm lượng cao trong tế bào chất. Chúng tham gia vào quá trình chống chịu hạn
bằng nhiều cách khác nhau như điều chỉnh áp suất thẩm thấu, giải độc gây ra bởi ROS, ổn
định cấu trúc màng, và cấu trúc tự nhiên của các enzyme và protein.
Tham gia điều chỉnh thẩm thấu một cơ chế duy trì vai trò của nước, tránh gây tổn
thương cho chất nguyên sinh giữ ổn định các đặc tính của chất nguyên sinh (độ nhớt, tính
đàn hồi…) để đảm bảo duy trì (ít gây xáo trộn nhất) các hoạt động trao đổi chất trong tế
bào chất, và các bào quan khi gặp điều kiện bị căng thẳng về thẩm thấu (hạn). Tham gia
vào cơ chế này bao gồm các phân tử và ion có hoạt tính thẩm thấu như đường, proline,
glycinebetaine, acid hữu cơ, Carotenoit, Ca2+, K+, Cl-,… Khi gặp hạn, sự tích lũy các chất
tan này làm thế năng thẩm thấu của tế bào thấp, tế bào có xu thể hút nước vào để duy trì
sức căng và các hoạt động sống khác.
Trong các chất này thì prolin và glycinebetaine được nghiên cứu nhiều nhất. Prolin là
một trong số chất tan có vai trò quan trọng nhất trong phản ứng chống chịu hạn, nó được
tích lũy hàm lượng cao trong lá khi tế bào bị thiếu nước, cả trong điều kiện in vitro (Handa
và cs., 1986), có mặt trong cả thực vật, động vật và vi khuẩn. Nghiên cứu trên cây cỏ
Bermuda grass, Barnett và cs báo cáo rằng hàm lượng proline tự do tăng 10-100 lần ở đỉnh
chồi khi được cảm ứng với hạn (Barnett và Naylor, 1966).
Glycinebetaine (N, N, N-trimethyl glycine) đóng vai trò quan trọng trong chống chịu
không chỉ với hạn mà với cả các tác nhân bất lợi khác như mặn, lạnh, nóng…
Tương tự như prolin, glycinbetain cũng được tích lũy cao khi cây gặp hạn. Trên
thế giới cũng đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng công nghệ gen để tăng cường hàm lượng
hai protein này nhằm tăng cường khả năng chống chịu hạn của cây (Giri, 2011; Hayat và
cs., 2012).

7.3.2.3. Cơ chế phân tử


Chống chịu hạn là tính trạng rất phức tạp, có liên quan đến cả một hệ thống gen trong
tế bào, hay còn gọi là tính trạng đa gen. Khi cây gặp hạn, biểu hiện của hệ thống gen này sẽ
bị thay đổi theo hướng tăng cường hoặc giảm gây ra bởi các cơ chế điều chỉnh biểu hiện
gen ở các cấp độ khác nhau như phiên mã, sau phiên mã, dịch mã, sau dịch mã. Thay đổi
trong biểu hiện gen dẫn đến làm tăng hoặc giảm hàm lượng các protein mà chúng điều
khiển tổng hợp (Hình 7.3). Chẳng hạn trong một nghiên cứu báo cáo khi bị stress nước,
hàm lượng proline, asparagine, valin trong cây tăng lên, trong khi đó acid glutamic và
alanine lại bị giảm (Barnett và Naylor, 1966).
Các protein liên quan đến tính chịu hạn được chia làm 2 nhóm: protein chức năng và
protein điều khiển.
a) Nhóm protein chức năng
Protein chức năng liên quan đến các phản ứng chống chịu hạn như giữ nước, bảo vệ
màng, bảo vệ tế bào, được tóm tắt như sau:

303
* Protein aquaporin: Là một họ gồm nhiều protein nằm bên trong màng sinh chất và
màng không bào có vai trò kiểm soát sự vận chuyển nước qua màng tế bào. Một số nghiên
cứu chỉ ra rằng hoạt động của chúng có mối liên hệ với protein phosphoryn hóa, Ca, độ
pH… (Farooq và cs., 2009).
* Các gen mã hóa protein enzyme - chìa khóa tổng hợp các chất có hoạt tính thẩm
thấu: thường là các protein có trọng lượng phân tử thấp như rượu, đường, proline, glycine,
betaine, putrescine… Hàm lượng các protein này tăng nhanh khi tế bào bị cảm ứng hạn,
giúp cây chống chịu với sự thiếu nước.
* Các protein bảo vệ các đại phân tử và giữ ổn định cấu trúc màng tế bào: protein
LEA (late embryogenesis abundant), chaperon, protein kết hợp với mRNA…; hạn chế sự
mất nước như protein phản ứng với ABA: RAB (responsive to ABA) và các protein dự trữ.
Nhóm protein này liên quan đến nhiều tác nhân bất lợi khác nhau trong đó có hạn.

Hình 7.3. Cơ chế phân tử của tính chịu hạn


* Protein enzyme giải độc ROS như ascorbate peroxidase, dehydro ascorbate
reductase, monodehydro ascorbate reductase và glutathione reductase.
b) Nhóm protein điều khiển
Là những protein có chức năng trong điều khiển biểu hiện gen, dẫn truyền tín hiệu
trong phản ứng với căng thẳng nước, bao gồm: Yếu tố dịch mã: (MYB, MYC, bZlP, PLC –
Phospholipase C); Các protein kinase (CDPK - Calcium-dependent protein kinase, MAPK
- Mitogen-activated protein kinase; MAPKK – protein kinase thực hiện phosphoril hóa
protein MAPK, MAPKKK –protein kinase phosphoril hóa MAPKK); 14-3-3 protein.

304
7.2.4. Một số biện pháp tăng tính chống chịu hạn cho cây
Hạn là tác nhân gây giảm nghiêm trọng sinh trưởng và năng suất cây trồng (Bảng
7.2). Từ những tác hại của hạn lên cây trồng cho thấy sự cần thiết phải cung cấp đủ nước
cho cây trồng. Do đó hiểu rõ về tác hại, phản ứng và cơ chế chống chịu hạn để từ đó điều
chỉnh làm giảm ít nhất các thiệt hại của hạn lên cây trồng là rất cần thiết, đặc biệt trong bối
cảnh biến đổi khí hậu đang diễn biến rất phức tạp.
Các giải pháp để nâng cao khả năng chống chịu hạn của cây được chia làm 2 nhóm:
Biện pháp điều khiển sinh lý sinh hóa (khởi động); Biện pháp điều khiển ở mức độ phân tử
(chọn tạo giống cây trồng chống chịu hạn).

7.2.4.1. Các biện pháp khởi động tính chống chịu hạn
a) Tôi hạt giống
Ngâm hạt để khởi động quá trình trao đổi chất cho hạt nảy mầm nhưng hạt chưa nhú
rễ mầm thì phơi khô, lặp lại nhiều lần trước khi gieo, cây con lớn lên có khả năng chịu hạn.
Biện pháp tôi hạt giống thường làm tăng tỷ lệ, tốc độ nảy mầm, cây mầm đồng đều (Kaya
và cs., 2006). Tôi hạt giống được sử dụng cho nhiều loại cây trồng trong đó có lúa. Du và
Tuong, 2002 đã báo cáo sử dụng thành công dung dịch KCl 4% và CaHPO4 bão hòa để tôi
hạt nâng cao khả năng chống chịu hạn cho lúa (Du và Tuong, 2002). Sử dụng biện pháp tôi
hạt đã làm tăng năng suất lúa mì lên 44% so với công thức đối chứng không tôi hạt (Ajouri
và cs., 2004).
b) Sử dụng chất điều tiết sinh trưởng thực vật
Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng bằng cách phun lên lá các hormone thực vật
ngoại sinh có thể tăng khả năng chống chịu hạn như GA3, acid 1-aminocyclopropane-1-
carboxylic, acid jasmonic, benzyl adenine, acid salicylic, acid acetylsalicylic… (Farooq và
cs., 2009).
c) Xử lý các nguyên tố vi lượng
Ngâm hạt trước khi gieo hoặc phun lên lá các nguyên tố vi lượng như Mo, Cu, Zn...
hoặc đa lượng như Ca để tăng khả năng chống chịu hạn.
d) Sử dụng chất bảo vệ thẩm thấu
Trong cây các chất điều tiết thẩm thấu bao gồm proline, trehalose, fructan, mannitol,
glycinebetaine và các chất khác. Các chất này đều được điều khiển tăng tổng hợp khi cây
gặp hạn. Tuy nhiên, không phải cây nào cũng sản xuất đủ để giúp cây chống chịu hạn. Do
vậy, nhiều nghiên cứu đã bổ sung chúng ở dạng ngoại sinh… hoặc dùng chiến lược điều
khiển ở mức di truyền như chuyển gen để làm tăng hàm lượng của chúng trong cây nhằm
tăng cường khả năng chống chịu hạn cho cây.

305
e) Sử dụng các chất làm giảm thoát hơi nước, tăng hiệu quả sử dụng nước
Bổ sung cho cây các chất như silicon, acetat đồng, usnic, usnat amon... có thể làm
giảm thoát hơi nước và tăng hiệu quả sử dụng nước, từ đó tăng khả năng chống chịu và năng
suất cây trồng so với công thức đối chứng không xử lý. Ví dụ: Bón 12,5 kg usnic/ha tăng
năng suất đậu đỗ 37.7%, kê 34%, dưa hấu 26%... so với đối chứng (Vũ Văn Vụ và cs., 2012).
Theo phân tích của Farooq, 2009, sử dụng silicon làm tăng đáng kể tính chống chịu
hạn qua việc tăng hiệu quả sử dụng nước và vận chuyển nước, quang hợp, sinh khối khô
của cây…, được nghiên cứu trên sắn, lúa mì, lúa... (Farooq và cs., 2009). Chen và cs, 2011,
silicon có thể tăng hiệu quả hoạt động quang hóa và điều chỉnh hấp thụ chất khoáng ở rễ
nhờ đó tăng cường khả năng chống chịu hạn ở lúa (Chen và cs., 2011).

7.2.4.2. Biện pháp chọn tạo giống cây trồng chống chịu hạn
Biện pháp điều khiển ở mức độ phân tử là sử dụng các phương pháp khác nhau để
thu được giống cây trồng mang một hay nhiều gen qui định tính trạng chịu hạn (Hình 7.4).
a) Sàng lọc kiểu gen tạo vật liệu khởi đầu (thanh lọc giống)
Đây là bước vô cùng phức tạp, công phu đòi hỏi nhiều thời gian và công sức do phải
làm việc với một số lượng rất lớn mẫu. Ở bước này, dựa vào các chỉ tiêu khác nhau như
thời gian sinh trưởng ngắn để chọn lọc giống trốn hạn, các chỉ tiêu giải phẫu, sinh lý, khả
năng phục hồi, sống sót sau khi gây hạn nhân tạo… để chọn được các kiểu gen tiềm năng
có khả năng chống chịu hạn.
b) Phân tích tính trạng số lượng (QTL) và lập bản đồ gen
Chọn lọc các đoạn gen mang tính trạng chịu hạn và lập bản đồ gen để tạo vật liệu cho
các hướng chọn tạo giống tiếp theo.
c) Chọn lọc cây trồng chống chịu hạn bằng chỉ thị phân tử
Phương pháp này sử dụng marker phân tử là các đoạn ADN để chọn ra các giống cây
trồng có khả năng chống chịu hạn tốt. Phương pháp chọn giống cây trồng bằng chỉ thị phân
tử có nhiều ưu điểm, được sử dụng rất rộng rãi để chọn lọc được giống mang đặc điểm di
truyền mong muốn, trong một khoảng thời gian ngắn. Đây là phương pháp rất có ý nghĩa
với các cây trồng lâu năm như cây lâm nghiệp, cây ăn quả, công nghiệp và cũng được sử
dụng phổ biến cho các cây ngắn ngày như lúa, ngô, lúa mì, đậu tương, bông… (Collard và
Mackill, 2008).

306
Hình 7.4. Chiến lược chọn tạo giống cây trồng chống chịu hạn
Trong hình QTL: Quantitative trait locus (tính trạng số lượng)

d) Tạo cây trồng chuyển gen chống chịu hạn


Các gen mã hóa các protein chống chịu hạn được nhân dòng và chuyển vào cây
trồng. Sau các bước sàng lọc, đánh giá, khảo nghiệm đồng ruộng cây chuyển gen, cuối
cùng thu nhận được giống cây trồng chống chịu hạn. Một số ví dụ: Nghiên cứu của Fei,
2013 cho thấy cây lúa thường biểu hiện gen quang hợp ở thực vật C4 Maize-specific
pyruvate orthophosphate dikinase độc lập hoặc kết hợp với maize C4-specific
phosphoenolpyruvate carboxylase tăng cường 45-60% (ở điều kiện gây hạn trung bình) và
80-120% (ở điều kiện gây hạn nặng), hoạt tính enzyme phosphoenolpyruvate carboxylase
ở cây chuyển gen tăng 3-5 lần, kết quả dẫn đến tăng năng suất 20% so với cây đối chứng ở
cả hai điều kiện gây hạn (Fei và cs., 2013). Cây lúa chuyển gen pea manganese superoxide
dismutase thể hiện tăng cường khả năng chống chịu hạn nhờ tăng hoạt tính chống oxy hóa,
một cơ chế để “quét dọn” ROS (Wang và cs., 2005).
Hu và cs, 2006, báo cáo tăng cường biểu hiện gen phản ứng với hạn SNAC1 (Stress
responsive NAC1) đã tăng khả năng chịu hạn và mặn ở lúa, báo cáo bởi (Hu và cs., 2006).
Cây thuốc lá chuyển gen tăng cường biểu hiện gen p5cs làm tăng 10-18 lần hàm lượng
proline, từ đó tăng sinh khối rễ, sự phát triển hoa ở điều kiện hạn so với điều kiện đối
chứng (Kavi Kishor và cs., 1995).
e) Quy tụ gen tạo giống cây trồng mang đa gen chịu hạn
Đây là một phương pháp rất triển vọng với tính chịu hạn, vì đó là tính trạng đa gen,
việc qui tụ gen sẽ làm tăng khả năng chống chịu hạn. Sau khi thiết lập được bản đồ gen

307
QTL, sử dụng các marker phân tử để chọn ra các cá thể mang kiểu gen chịu hạn mong
muốn, sau đó cho lai với nhau rồi chọn lọc thể đồng hợp tử ở đời sau. Lặp lại các bước này
vài lần cho đến khi qui tụ được một số gen điều chỉnh khả năng chịu hạn vào một genotype
(kiểu gen) sẽ thu được giống mới mang đa gen chịu hạn.
Một nghiên cứu gần đây nhất của Feng, 2018, đã chỉ ra thành công khi sử dụng của
phương pháp này, kết quả thu được 4 dòng ở thế hệ F3 qui tụ được các gen QTL khác nhau
thể hiện chống chịu hạn và hàm lượng nitrogen thấp tốt hơn so với các thế hệ bố mẹ của
chúng (Feng và cs., 2018).
f) Chọn dòng tế bào chống chịu hạn
Sử dụng công nghệ tế bào thực vật để chọn dòng tế bào có khả năng chống chịu hạn,
sau đó tái sinh in vitro để thu được cây con. Tiếp đó tiến hành đánh giá kiểu hình, phân
tích ở mức phân tử, sinh hóa, sinh lý hiệu quả và tính ổn định của tính trạng chống chịu
hạn ở các thế hệ con cháu để thu được giống mới chống chịu hạn. Ở Việt Nam, viện Công
nghệ Sinh học - Viện Hàn lâm và Công nghệ Việt Nam đã dùng phương pháp thổi khô mô
sẹo để chọn được hai giống lúa chịu hạn DR1, DR2. Nhóm nghiên cứu của Chu Hoàng
Mậu, 2013 đã dùng phương pháp thổi khô kết hợp với chiếu xạ chọn lọc được ba dòng lạc
RM48, R46 và RM47 ở thế hệ thứ 5 có khả năng chịu hạn, đề nghị đưa đi khảo nghiệm
(Vũ Thị Thu Thủy và cs., 2013).

7.3. Tính chống chịu mặn của cây


7.3.1. Khái niệm về mặn
Nhiễm mặn là loại đất/nước có hàm lượng muối tan dư thừa có thể gây ức chế sinh
trưởng phát triển của cây. Các ion khoáng gây mặn có thể là: K+, Na+, Ca2+, Mg2+, Al3+,
Fe2+, Cl-, SO42-… trong đó chủ yếu là do NaCl. Theo thống kê của FAO, 2008 có đến trên
6% diện tích đất trên hoàn cầu bị nhiễm mặn (FAO., 2008), từ đó đến nay con số này ngày
càng tăng, ước tính của Flowers, 2013, là 900×106 ha (Flowers, 2004), tình trạng này đang
gây một thách thức cho nền nông nghiệp toàn cầu, đe dọa an ninh lương thực thế giới,
trong đó có Việt Nam.
Ở nước ta đất mặn có hai loại chủ yếu, loại thứ nhất đất mặn do NaCl phân bố dọc bờ
biển (do nhiễm NaCl từ nước biển). Theo thống kê năm 1980, loại đất mặn này chiếm 3%
đất tự nhiên của cả nước. Hiện nay do tác động của biến đổi khí hậu, hiện tượng xâm nhập
mặn diễn ra mạnh làm gia tăng đáng kể diện tích đất nhiễm mặn ở các địa phương ven
biển, đặt biệt là Đồng bằng sông Cửu Long, nơi chiếm đến 40% GDP nông nghiệp của cả
nước, gây tác động nghiêm trọng cho nền nông nghiệp nước ta. Theo báo cáo từ Viện
Khoa học Thủy lợi, năm 2011 ở vùng Đồng bằng Nam Bộ, có đến 2500×103 ha đất bị
nhiễm mặn với nồng độ muối từ 1-4 g/l, trên 1300×103 ha có nồng độ muối trên 4 g/l.

308
Tại tỉnh Bến Tre, nước mặn ở nồng độ muối 2‰ đã xâm nhập sâu trên 60 km vào
các sông chính. Kết quả đo độ mặn trên sông Hàm Luông (3/2016) cho thấy tại huyện Chợ
Lách độ mặn đã lên đến 2.4‰. Tình trạng này rất nguy hiểm cho nền nông nghiệp Bến Tre
vì đây là vùng sản xuất cây giống và cây ăn quả lớn của tỉnh gồm sầu riêng, chôm chôm,
măng cụt, cây có múi.
Loại thứ hai đất mặn do Al, Fe (đất phèn) phân bố ở nhiều vùng của Đồng bằng sông
Cửu Long. Loại này đất mặn thường kèm theo pH axít nên gọi là đất mặn chua, loại đất
này với cả hai đặc tính mặn và chua đều có tác động không tốt đến cây.

7.3.2. Tác hại của nồng độ muối cao đối với cây
Mặn gây hạn sinh lý, mất cân bằng ion trong cây, gây độc do tích lũy lượng lớn ion
Na và Cl-, cuối cùng làm giảm sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng. Tương tự các
+

tác nhân phi sinh học khác, tùy theo loài, giai đoạn sinh trưởng phát triển, nồng độ muối
trong môi trường mà mức độ ảnh hưởng là khác nhau. Có thể chia tác hại của mặn ở các
quá trình sinh lý chính: Sự nảy mầm, quang hợp, hô hấp, trao đổi nước, trao đổi khoáng,
căng thẳng oxy hóa và năng suất cây trồng (Hình 7.5).

7.3.2.1. Mặn gây hạn sinh lý cho cây


Sự tích lũy muối trong đất làm tăng áp suất thẩm thấu của đất, sự gia tăng này gây
cản trở quá trình hút nước của rễ gây nên hiện lượng hạn sinh lý làm mất cân bằng nước
trong cây. Ở khía cạnh này tác hại của hạn tương tự như hạn đã được trình bày trong
Mục 7.2 trên đây.

7.3.2.2. Tác hại của mặn lên sự nảy mầm


Mặn tác động lên quá trình nảy mầm ở nhiều khía cạnh. Nồng độ muối cao ngăn cản
sự thẩm thấu của nước vào hạt, gây ngộ độc bởi các thay đổi hoạt tính enzyme trong quá
trình trao đổi acid nucleic, protein, giảm khả năng sử dụng các chất dự trữ trong hạt.
Những ảnh hưởng này làm giảm tỷ lệ và khả năng nảy mầm của hạt. Cùng với hạn, mặn
làm giảm khả năng nảy mầm và sinh trưởng cây mầm hướng dương, quan sát bởi (Kaya và
cs., 2006). Nghiên cứu gần đây trên ngô cho thấy xử lý hạt với dung dịch NaCl 240 mM
làm giảm 32% tỷ lệ nảy mầm, 80% chiều dài rễ mầm, 78% chồi mầm (Khodarahmpour và
cs., 2012).

7.3.2.3. Tác động của mặn lên quang hợp


Tác động chung của mặn là làm giảm quang hợp, có thể gây ra bởi các nguyên nhân
sau: Giảm đồng hóa CO2 do thay đổi tính thấm của màng tế bào thịt lá và sự đóng khí
khổng gây ra bởi sự tăng hàm lượng ABA, ngộ độc muối, tăng cường hóa già (giảm sắc
tố), thay đổi hoạt tính của enzyme, tác động ức chế ngược do sự giảm hoạt động của vùng
sink, sự vận chuyển điện tử, hoạt động quan hóa ở PSII…

309
Theo phân tích của Parihar và cs., 2015, sự giảm quang hợp của cây trong điều kiện
mặn được gây ra chủ yếu bởi sự giảm thế năng nước (Parihar và cs., 2015). Quang hợp bị
ức chế, diệp lục giảm khi nồng độ Na+ và/hoặc Cl- được tích lũy trong lục lạp. Giảm hàm
lượng diệp lục cũng xảy ra với cả các căng thẳng phi sinh học khác, nên được coi là một
chỉ số sức khỏe của cây được sử dụng trong rất nhiều nghiên cứu tính chống chịu điều kiện
bất lợi phi sinh học khác nhau.
Có nhiều nguyên nhân gây giảm hàm lượng diệp lục, một trong số đó có liên quan
đến những hư hại ở màng tế bào. Nghiên cứu trên O.sativa, cho thấy xử lý ở nồng độ
NaCL 100 mM hàm lượng sắc tố quang hợp đều giảm trong đó diệp lục a giảm 30%, diệp
lục b giảm 45% và carotenoid giảm 36% so với đối chứng (Chutipaijit và cs., 2011). Quan
sát của Saha và cs, 2010 cho thấy diệp lục a, b và carotenoid giảm trong khi huỳnh quang
diệp lục lại tăng lên dưới sự tăng cường của nồng độ NaCl. Cụ thể sự giảm này ở diệp lục
tổng số là 31%, diệp lục a 22%, diệp lục b 45%, carotene 14%, xanthophyll 19% so với đối
chứng (Saha và cs., 2010).
Trong bộ máy quang hợp hệ quang hóa 2 (PSII) là phần mẫn cảm nhất với mặn. Một
số nghiên cứu chỉ ra rằng mặn gây ảnh hưởng đến hiệu suất quang hóa của PSII, chuỗi vận
chuyển điện tử và tỷ lệ đồng hóa CO2, protein trung tâm phản ứng D1 (Piotr và Grazyna,
2005; Mittal và cs., 2012).
Nồng độ muối cao đã cảm ứng sinh tổng hợp ABA gây đóng khí khổng để hạn chế
thoát hơi nước dẫn đến các hậu quả tương tự như với hạn: giảm lượng CO2 vào trong lá
cho quang hợp dẫn đến giảm hiệu suất quang hợp, tăng cường ức chế quang và căng thẳng
oxy hóa gây ra bởi sự chuyển thành ROS phần năng lượng kích thích dư thừa mà diệp lục
hấp thu nhưng lại không được sử dụng trong pha tối của quang hợp. Tác động trực tiếp của
căng thẳng về thẩm thấu gây nên sự sinh trưởng của cây là ức chế sự kéo giãn tế bào do tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp của ABA.

7.3.2.4. Mặn gây tích lũy ROS


Tác động chung của mặn là cảm ứng tăng tích lũy quá mức ROS nguyên nhân gây
peroxy hóa lipid, oxy hóa protein, bất hoạt các enzyme, hư hại ADN và các thành phần
khác của tế bào, là nguyên nhân chính gây độc tế bào của muối.
Sự gia tăng của ROS trong điều kiện mặn được quan sát ở nhiều loài cây như lúa, cà
chua, khoai tây, chanh, đậu hà lan, cây mù tạt… Do đó, các cơ chế giảm ROS được coi là
quan trọng để giảm tác hại của mặn gây ra với cây trồng, được trình bày dưới đây.

7.3.2.5. Mặn tác động lên sự dinh dưỡng khoáng trong cây
Trước tiên là do mặn làm giảm sự hấp thụ nước của cây nên hạn chế sự dinh dưỡng
khoáng ở rễ.
Mặn làm kìm hãm sự hút khoáng và mất cân bằng khoáng trong cây gây ra do sự
cạnh tranh giữa ion Na+, Cl- với K+, Ca2+, NO3-. Đã được báo cáo rằng sự gia tăng Na+ và

310
ion Cl- dẫn đến giảm N, P, Ca, K và Mg, quan sát ở cây thì là (MA., 2006), ở cây bạc hà và
cỏ roi ngựa (Tabatabaie và Nazari, 2007) và cây một loài thuộc họ hoa tán Trachyspermum
ammi (Ashraf và Orooj, 2006) và cúc la mã (Baghalian và cs., 2008)…
Tăng ion Na+ dẫn đến cản trở quá trình dinh dưỡng K+ do hai ion này có bản chất
hóa học tương tự nhau nên Na+ ức chế mạnh sự hấp thụ ion K+ của rễ. K+ là cation có mặt
nhiều nhất trong tế bào với các vai trò quan trọng như hoạt hóa các enzyme, duy trì sức
trương của tế bào, thế năng của màng… Sự giảm ion K+ cũng là một nguyên nhân gián tiếp
của mặn làm ức chế sinh trưởng của cây.
Ở mức độ tế bào, Na+ gây ức chế hoạt động của nhiều enzyme gây ra bởi sự thay đổi
hàm lượng ion K+ hay tỷ lệ Na+/K+ bị phá vỡ. Trong điều kiện này ion Ca2+ như là một cứu
cánh có thể duy trì được sự vận chuyển ion K+ vào trong tế bào. Ca2+ thông qua con đường
dấu hiệu gian bào có thể điều chỉnh được hoạt động của các chất vận chuyển K +/ Na+. Ca2+
có thể ngăn chặn trực tiếp sự xâm nhập của Na+ thông qua các kênh vận chuyển không
chọn lọc trên màng tế bào.
Quan sát ở cả loài mẫn cảm và chống chịu mặn cho thấy, điều kiện mặn còn cảm ứng
kích hoạt bơm H+ ở màng nội chất.
Những tác động của mặn lên sự trao đổi chất khoáng ở rễ dẫn đến mất cân bằng ion
trong cây, làm ảnh hưởng đến các quá trình trao đổi chất và các quá trình sinh lý sinh hóa
trong cây.

7.3.2.6. Mặn làm thay đổi trao đổi chất của tế bào
Sự tích lũy hàm lượng cao của các phân tử chất hữu cơ có khối lượng phân tử thấp
trong tế bào bao gồm: polyol mạch thẳng như glycerol, mannitol, sorbitol; polyol mạch
vòng như inositol, pinitol… amino acid như glutamate, proline và các betaine như glycine
betaine, alanine betaine… và các chất chống oxy hóa trong tế bào. Tuy nhiên, sự tích lũy
các chất này không gây tổn hại cho các enzyme và cấu trúc tế bào như Na+ và Cl- mà
ngược lại nó có vai trò điều chỉnh hệ thẩm thẩu trong cây dưới điều kiện hạn, làm cân bằng
nồng độ muối cao ở trong và ngoài tế bào, chống lại nồng độ cao của ion Na + và Cl- trong
không bào, giảm các tác hại của mặn gây ra bởi ROS.
Sự tích lũy hàm lượng peroxy hóa lipid và proline là một sự điều chỉnh tốt để cây
chống lại môi trường nồng độ muối cao, nghiên cứu trên vừng bởi (Koca và cs., 2007).
Khi nghiên cứu trên ngô cho thấy hàm lượng các chất có hoạt tính chống oxy hóa cao
như superoxide dismutase, ascorbate peroxidase, guaiacol peroxidase và glutathione
reductase được tăng cường ở giống ngô chống mặn cao hơn so với ở giống mẫn cảm với
muối (Neto và cs., 2006).
Nghiên cứu của Meloni và cs, 2003 trên hai giống bông, chỉ ra tác động của mặn làm
tăng các chất chống oxy hóa và giảm quang hợp nhưng phản ứng ở hai giống là không

311
giống nhau. Hoạt tính enzyme glutathione reductase tăng cường 53% ở giống Pora nhưng
ko tăng theo sự tăng của nồng độ NaCl (50-200 M/m3), trong khi không thay đổi ở giống
Guazuncho; quang hợp và độ mở khí khổng đều giảm ở hai giống khi bị mặn, tuy nhiên ở
giống Pora quang hợp giảm ít hơn so với giống Guazuncho; diệp lục bị giảm đáng kể chỉ
quan sát được ở giống Guazuncho, trong khi đó hiệu suất quang hóa của PSII không bị tác
động nhiều bởi các nồng độ muối xử lý. Giống Pora chống chịu mặn tốt hơn được cho là
kết quả của sự gia tăng chất chống oxy hóa đã làm giảm tác hại của ROS khi cây gặp mặn
(Meloni và cs., 2003).

7.3.2.7. Tác động của mặn lên sinh trưởng phát triển của cây
Tác hại của mặn đến cây trồng là ức chế sinh trưởng, thúc đẩy nhanh quá trình phát
triển và hóa già của cơ quan và của cây, thậm chí làm cây chết nếu để cây bị mặn ở nồng
độ cao, kéo dài. Đánh giá tác động của mặn lên sinh trưởng có thể được biểu diễn bằng
Hình 7.5 dưới đây.
Sự ức chế sinh trưởng là hư hại sơ cấp từ đó gây nên những triệu chứng khác thông
qua chương trình điều khiển sự chết của tế bào, cây. Sự tích lũy hàm lượng cao Na+ và Cl-
gây độc cho tế bào và cho cây trong đó Cl- được biết là nguy hiểm hơn (Tavakkoli và cs.,
2010). Nồng độ Cl- gây độc là 4-7 mg/g ở những loài mẫn cảm và 15-50 mg/g ở các loài
chống chịu tốt (Xu và cs., 2000).
Nghiên cứu trên cây đậu cho thấy, NaCl ở nồng độ thấp và trung bình gây tăng chiều
cao cây, không thay đổi số lượng và diện tích lá, nhưng nồng độ cao gây giảm chiều cao,
giảm diện tích lá, giảm hàm lượng diệp lục và đặt biệt áp suất thẩm thấu giảm mạnh với sự
tăng cường của nồng độ muối (Amira và Qados, 2011).

Hình 7.5. Tóm tắt tác động của mặn lên cây trồng

312
Tác giả Tavakkoli và cs, khi nghiên cứu trên cây đậu tằm cho rằng dưới tác động của
nồng độ cao NaCl gây giảm sinh trưởng và năng suất cây trồng, tuy nhiên tác động của hai
ion là khác nhau, hàm lượng cao của Cl- gây giảm khả năng quang hợp, giảm hiệu suất
quang hóa do diệp lục bị phân giải, trong khi ion Na+ cao gây lên sự điều chỉnh đóng mở
khí khổng làm giảm hàm lượng CO2 cho cây quang hợp (Tavakkoli và cs., 2010). Sự giảm
sinh khối lá so với thân gây ra bởi mặn báo cáo bởi (Munns và Tester, 2008). Mặn tác động
lên sự sinh trưởng của tế bào lá non nên làm giảm diện tích lá, tác động đến tỷ lệ diện tích
lá. Tỷ lệ diện tích lá là tỷ số giữa diện tích lá và sinh khối khô của nó. So sánh tỷ lệ diện
tích lá giữa điều kiện mặn và đối chứng cho thấy khả năng chống chịu mặn của cây.
Phương pháp đo được mô tả trong phần thực hành của môn học này (Khương Thị Thu
Hương và Nguyễn Văn Việt, 2017).

7.3.2.8. Tác động của mặn lên năng suất cây trồng
Khi những quá trình sinh lý sinh hóa, sự sinh trưởng phát triển của cây trồng bị đe
dọa bởi môi trường có nồng độ muối cao mà tác động trực tiếp là quá trình quang hợp, kết
quả cuối cùng là năng suất cây trồng bị giảm. Mức độ giảm phụ thuộc vào nồng độ muối,
khả năng chống chịu của cây, giai đoạn bị mặn.
Nghiên cứu của Nahar và Hasanuzzaman, 2009, trên cây đậu xanh cho thấy, số lượng
quả/cây, số lượng hạt chắc/quả, khối lượng hạt có xu hướng giảm khi mức độ mặn tăng, rõ
nét nhất là bị mặn ở giai đoạn sinh sản (hình thành hoa). Cụ thể, xử lý đậu xanh với NaCl ở
nồng độ 250 mM năng suất giảm từ 66-77% ở ba kiểu gen khác nhau (Nahar and
Hasanuzzaman, 2009). Kết quả nghiên cứu ở lúa cho thấy với sự tăng dần nồng độ NaCl từ
0-150mM đã tăng sự ức chế nảy mầm, giảm các chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao cây, diện
tích lá, chỉ số diện tích lá (Hasanuzzaman và cs., 2009). Riêng với năng suất giảm từ 36-50%
năng suất ở 4 kiểu gen khác nhau khi xử lý ở NaCl 150 mM (Hasanuzzaman và cs., 2009).
Tác động ức chế khả năng sinh sản của cây khi bị mặn có thể do sự cạnh tranh về
carbohydrate giữa sự sinh trưởng của cơ quan sinh dưỡng và sự phát triển của cơ quan sinh
sản. Ngoài ra, theo Abdullah và cs., 2001, mặn còn làm giảm khả năng sống của hạt phấn
dẫn đến gia tăng tỷ lệ hạt (quả đậu) lép (Abdullah và cs., 2001). Báo cáo của Greenway và
Munns, 1980, ở nồng độ NaCl 200 mM, năng suất của loài chống chịu mặn tốt như củ cải
đường chỉ giảm 20%, loài chống chịu trung bình như bông có thể giảm 60%, trong khi loài
mẫn cảm với mặn (không có khả năng chống chịu) như đậu tương có thể bị chết
(Greenway và Munns, 1980).

7.3.3. Cơ chế chống chịu mặn của cây


7.3.3.1. Định nghĩa về tính chống chịu mặn của thực vật
Là khả năng cây trồng có thể sinh trưởng và hoàn thiện vòng đời của mình trên nền
môi trường có chứa nồng độ muối cao.

313
7.3.3.2. Phân loại cây trồng chống chịu mặn
Nhóm cây chống chịu mặn yếu còn gọi là nhóm cây mẫn cảm với mặn không thể
sống được trong môi trường có nồng độ muối dưới 0.4%. Ví dụ như ngô, lúa, đậu đỗ, khoai
tây, sầu riêng... Lúa Hè Thu bị quéo mọng và chết mạ khi gặp độ mặn 0.2-0.3%. Sầu riêng
bị cháy lá, rụng lá, chết cây khi độ mặn trong đất xấp xỉ 0.1%.
Nhóm cây chống chịu mặn trung bình thường có khả năng chịu được (không bị chết)
ở môi trường có nồng độ muối 0.4-0.6%. Ví dụ: cà chua, khoai tây, hướng dương, bông…
Nhóm cây chống chịu mặn tốt có khả năng sinh trưởng phát triển bình thường và vẫn
cho năng suất cao ở nồng độ muối 0.7-1%. Ví dụ: bầu bí, củ cải đường, lúa mì, dưa hấu,
cói, một số giống lúa chịu mặn…

7.3.3.3. Cơ chế chống chịu mặn ở thực vật


Tính chống chịu mặn là một tính trạng phức tạp, đa gen có liên quan đến nhiều đặc
điểm sinh học trong cây từ mức độ phân tử đến các đặc điểm giải phẫu - hình thái, các quá
trình sinh lý, sinh hóa trong cây.
a) Cơ chế về giải phẫu - hình thái
Những thay đổi trong đặc điểm giải phẫu hình thái quan sát được khi cây bị mặn
nhằm giảm sự mất nước, tăng cường khả năng giữ nước do hạn sinh lý như giảm số lượng
và diện tích lá (lá ít, nhỏ); Lá dày phát triển mô mềm dự trữ nước; Số lượng khí khổng
giảm, khí khổng có xu thế đóng; Bề mặt tế bào biểu bì có lớp cutin và sáp được phủ dày
hơn; giảm hình thành mô dẫn, lignin hóa gỗ sớm; Phát triển rễ thở để lấy oxy cho cây trong
hô hấp của cây vùng ngập mặn. Trong sự phân bổ chất khô, sinh trưởng của cây có xu thế
giảm tỷ lệ các bộ phận trên mặt đất để giảm sự thoát hơi nước giữ cân bằng nước trong cây.
Trong cây phát triển các tế bào mô mềm làm nhiệm vụ dự trữ muối gọi là các hạch
muối. Các tế bào này làm nhiệm vụ thu gom muối ở các tế bào khác của thân, lá, do đó
nồng độ muối ở các tế bào này rất cao có thể gấp 60 lần so với các tế bào khác. Sau một
thời gian thì hạch này vỡ ra giải phóng muối ra ngoài. Một số các loài thực vật khác hình
thành các túi muối, tuy nhiên các túi muối này chỉ đóng vai trò là những kho chứa muối mà
không bị loại thải ra ngoài như hạch muối.
b) Cơ chế về sinh lý - sinh hóa
Ở khía cạnh sinh lý sinh hóa, cây chống lại các tác hại của mặn bằng cách điều chỉnh
thoát hơi nước, thẩm thấu để chống lại hạn sinh lý, kiểm soát sự hấp thụ ion và vận chuyển
muối, chống lại căng thẳng oxy hóa (ROS)…
Điều chỉnh thoát hơi nước, thẩm thấu để chống lại hạn sinh lý
Trong điều kiện mặn, nồng độ cao của muối ở môi trường xung quanh gây nên áp lực
thẩm thấu đối với các tế bào rễ làm cản trở quá trình hấp thụ nước dẫn đến hạn sinh lý cho

314
cây. Ứng phó với hoàn cảnh này, một mặt cây điều chỉnh áp suất thẩm thấu bên trong tế
bào rễ tăng lên cao hơn áp suất thẩm thấu của môi trường bên ngoài, tạo sức hút nước đảm
bảo cho rễ cây hút được nước, đây là yêu cầu rất cấp bách mà cây cần thực hiện đầu tiên.
Mặt khác cây phát triển các cơ chế làm hạn chế sự mất nước vừa đủ để vẫn đảm bảo động
lực cho sự hấp thụ, vận chuyển nước và chất khoáng trong cây.
Để điều chỉnh tăng áp suất thẩm thấu, tế bào tập trung các ion Na+ và Cl- vào trong
không bào. Sự bơm các ion muối tích trữ trong không bào, được coi là một giải pháp rất
hữu hiệu và có tính chất chiến lược vì vừa làm giảm nồng độ muối ở chất nguyên sinh
tránh gây hại cho các bào quan như ty thể, lục lạp, ribosom, các chất cao phân tử trong chất
nguyên sinh vừa tạo điều kiện thuận lợi cho tế bào có thể hút được nước từ môi trường
ngoài (Nguyễn Văn Mã, 2015).
Tuy nhiên, thế thẩm thấu trong không bào cần được cân bằng với thế thẩm thấu của
chất nguyên sinh. Tế bào có thể đạt được cân bằng này bằng cách tăng cường tổng hợp các
chất hữu cơ hòa tan không gây ảnh hưởng tiêu cực đến các phản ứng sinh hóa trong tế bào,
gồm các nhóm như đường, polyol, acid amin và amon bậc 4…(xem Mục 7.3.2.6 trên đây).
Sự tích lũy các chất này trong tế bào có thể làm tăng áp suất thẩm thấu để tăng khả năng
hút nước hoặc hạn chế sự mất nước.
Để hạn chế sự mất nước, trong điều kiện mặn cây thường tăng tích lũy ABA có tác
dụng điều chỉnh hạn chế độ mở khí khổng, tăng bề dày tầng cutin, giảm sự phát triển bề
mặt lá…
Kiểm soát sự hấp thụ ion và vận chuyển muối
Trong điều kiện mặn, cây có thể kiểm soát sự hấp thụ ion Na+ bằng cách điều chỉnh
cân bằng với hấp thụ Ca2+. Sở dĩ có cơ chế này là vì ion Na+ có thể xâm nhập vào rễ cây
bằng con đường mẫn cảm với Ca2+. Tuy nhiên, trong cây cũng tồn tại con đường hấp thụ
Na+ không phụ thuộc vào Ca2+ (Nguyễn Văn Mã, 2015). Ca có vai trò làm giảm tác động
của mặn bằng cách gây ức chế tích lũy Na+ ở rễ và ở chồi, đồng thời kích thích việc tích
lũy K+ ở đó. Nồng độ cao của ion Na+ trong môi trường làm tăng nồng độ Ca2+ trong chất
nguyên sinh. Ngoài ra rễ cây còn có khả năng bơm thải Na+ ra ngoài môi trường nhờ kênh
Na+/H+ antiporter và năng lượng ATP qua con đường SOS (Salt Overly Sensitive). Tuy
nhiên, việc bơm trực tiếp Na+ không quan sát thấy ở thực vật (Nguyễn Văn Mã, 2015). Từ
những quan sát thực tế trong nhiều nghiên cứu cho thấy, sự trao đổi Na+/H+ ở màng tế bào
có vai trò quan trọng trong cơ chế chống chịu mặn ở thực vật.
Trong điều kiện mặn cây hấp thụ nhiều ion Na+, nhưng nồng độ ion này lại quan sát
được không tăng ở rễ trong khi lại tăng cao ở chồi. Kết quả của nhiều phân tích thực
nghiệm cho thấy trong các điều kiện mặn khác nhau, nồng độ Na+ ở rễ thay đổi rất ít, trong
khi nồng độ ion này ở chồi có sự biến động rõ rệt. Nguyên nhân của hiện tượng này được
biết là do ở rễ có hai phương thức để giảm nồng độ Na+ là loại thải ra ngoài nhờ kênh
Na+/H+ antiporter và vận chuyển lên chồi qua mạch xylem. Sự vận chuyển này làm tăng

315
đáng kể nồng độ Na+ trong chồi và lá, gây hại nghiêm trọng đến các chồi non và lá non khi
cây nhiễm mặn. Do vậy, cây cần phát triển các cơ chế để hạn chế sự vận chuyển ion Na +
lên chồi, có thể bằng cách hạn chế sự xâm nhập của Na+ vào xylem và tăng cường sự loại
thải nó ra khỏi xylem (xem thêm trong tài liệu của tác giả Nguyễn Văn Mã, 2015).
Chống lại căng thẳng oxy hóa
Như phân tích trong Mục 7.3.2.4. trên đây, môi trường mặn làm gia tăng sự tích lũy
ROS dẫn đến rối loạn trao đổi chất trong cây. Trong điều kiện này, tương tự như ở điều
kiện hạn tế bào tăng cường tổng hợp các chất chống oxy hóa có bản chất enzyme hoặc
không enzyme và các cơ chế “quét dọn” loại đi các gốc oxy hoạt hóa (xem thêm trong
phần b, Mục 7.2.3.2 trên đây).
c) Cơ chế về phân tử
Ở mức độ phân tử, các nhà khoa học đã sử dụng công cụ omics (genomics,
transcriptomics, proteomics, metabolomics) để phân tích cơ chế và các thành phần tham
gia chống chịu mặn cho cây qua đó để nghiên cứu tăng cường khả năng chống chịu mặn
cho cây trồng.
Genomics
Cây trồng chống chịu mặn có thể có một số gen phản ứng với căng thẳng trong khi
những gen này không có mặt ở những cây trồng mẫn cảm với mặn đây được coi là sự khác
biệt về mặt cấu trúc hệ gen. Theo Munns, 2005 các gen có thể tăng cường tính chống chịu
mặn nằm trong ba nhóm chức năng chính: Kiểm soát sự hấp thụ và vận chuyển muối như
gen SOS1,2,3 (salt overly sensitive); Chức năng thẩm thấu hoặc bảo vệ như các gen tham
gia tổng hợp các chất prolin, glycin betain, một số loại đường…; Thúc đẩy cây trồng sinh
trưởng nhanh trong đất mặn gồm các gen tham gia tổng hợp các hormone, nhân tố phiên
mã, protein kinase, protein phosphatise, và các phân tử khác… So sánh với hạn, khi cây
gặp mặn nhiều gen bị tác động hơn.
Transcriptomics
Ở mức độ phiên mã, thực vật có thể điều chỉnh biểu hiện gen chịu trách nhiệm quan
trọng trong chống chịu mặn trong cây. Có thể chia làm các nhóm sau:
- Các nhân tố phiên mã là các protein kết hợp với trình tự ADN đặc hiệu nhằm kiểm
soát quá trình phiên mã thông tin di truyền từ ADN đến ARNm và chịu trách nhiệm biểu
hiện các gen liên quan đến phản ứng thích ứng và thích nghi với mặn. Ví dụ: MYB-like
proteins, protein MADS, các protein homeobox, các proein bZip (basic region leucine
zipper), hay protein zinc finger…
- Các kinase MAP (Mitogen-activated protein kinase - MAPK) được biết đóng vai trò
chìa khóa trong sự phát triển cũng như chống chịu nhiều cẳng thẳng, đại diện nhóm này
như: MPK kinase kinase, MPK kinase (MKK), và MPK.

316
- Các microRNAs được biết như là các chất ubiquitous điều chỉnh biểu hiện gen ở cơ
thể eukaryotic. Ở thực vật các phân tích chức năng đã chỉ ra một vài miRNAs đóng vai trò
sống còn trong chống chịu căng thẳng sinh học và phi sinh học. Liên quan đến tính chống
chịu mặn có các miRNAs sau: miR156, miR158, miR159, miR165, miR167, miR168,
miR169, miR171, miR319, miR393, miR394, miR396, and miR397 được điều chỉnh tăng
cường, và miR398 được điều chỉnh giảm,…
Proteomics
Ba nhóm protein tham gia vào quá trình chống chịu mặn gồm nhóm protein cấu trúc,
nhóm protein hoạt tính và nhóm protein làm thay đổi hoạt tính. Nhiều hướng tiếp cận khác
nhau được sử dụng để nghiên cứu các protein tham gia chống chịu mặn ở thực vật như các
phân tích ở mức độ gen, phiên mã, sau dịch mã, bất hoạt hoặc tăng cường biểu hiện gen,
tương tác protein - protein, định vị mô và dưới tế bào, các ảnh hưởng đến kiểu hình…
Các nhóm protein bị tác động bởi mặn như protein liên quan đến dấu hiệu mặn, vận
chuyển ion, trao đổi năng lượng như quang hợp, hô hấp, carbohydrate, protein liên quan
đến “stress” (enzyme ROS), cytoskeleton và các protein liên quan đến cytoskeleton và các
enzyme tham gia vào các quá trình trao đổi thứ cấp.
Metabolomics
Nghiên cứu về trao đổi chất được phân tích trong những thay đổi trong mối quan hệ
gen - protein - chất trao đổi, đóng vai trò quan trọng để hiểu phản ứng chống chịu mặn ở
thực vật.
Liên quan đến các chất điều chỉnh thẩm thấu của tế bào, sự giảm thế năng nước do có
chứa nồng độ cao các ion muối làm tăng cường căng thẳng thấm thấu lên tế bào thực vật.
Khi cây bị mặn, tế bào thực vật có xu hướng tăng cường các chất điều chỉnh thẩm thấu để
tăng cường áp suất thẩm thấu cho tế bào nhất là tế bào rễ để tạo điều kiện cho cây có thể
hút được nước. Theo hướng này tế bào tăng tích lũy lượng muối cao trong tế bào (Na +,
K+…), tổng hợp và tích lũy một số chất hữu cơ có hoạt tính thẩm thấu cao như đường, acid
hữu cơ, acid amin…, đặc biệt tăng tổng hợp prolin và glycin betain… và các chất chống
oxy hóa khi cây gặp hạn.
Theo nhiều nghiên cứu tính chống chịu mặn có liên quan đến quá trình trao đổi các
hormone điều tiết sinh trưởng phát triển thực vật như jasmonic acid, salicylic acid, triazoles,
auxin, cytokinin, gibberellin, ethylen, ABA, brassinosteroids… (Hamdia và Shaddad,
2010; Parihar và cs., 2015; Joshi và cs., 2018). Khi xử lý các hormone này lên hạt hoặc cây
con, hoặc cây trưởng thành có thể tăng cường khả năng chống chịu mặn. Ví dụ khi xử lý cà
chua với salicylic acid cho thấy có sự tăng tích lũy Na+ từ đó tăng khả năng hấp thụ nước,
tăng chống chịu với mặn... (Hamdia và Shaddad, 2010; Mimouni và cs., 2016).
Tăng cường chất trao đổi lipid để đảm bảo tính nguyên vẹn của màng tế bào, màng
lục lạp và màng thylakoid và các bào quan khác. Ví dụ như tăng tổng hợp dihydrolipoamide

317
dehydrogenase, enoyl-ACP reductase, 3-ketoacyl-acyl carrier protein synthase I, họ protein
phospholipase/ carboxyesterase, aputativelongchain-fatty-acid-CoA ligase. Giảm sinh tổng
hợp monogalactosyl diacylglycerol, các enzyme liên quan đến sinh tổng hợp các galactosyl
glycerolipids (như monogalactosyl diacylglycerol, digalactosyl diacylglycerol), thành phần
chính của màng trong lục lạp và màng thylakoid, được quan sát ở lục lạp ngô bị xử lý mặn
(Zörb và cs., 2009).

7.3.4. Một số giải pháp tăng tính chịu mặn


Để ngăn chặn tác hại của mặn lên cây trồng có nhiều giải pháp đã được đưa ra, có thể
chia thành các nhóm: Cải tạo đất, ngăn chặn nước mặn; Các biện pháp kỹ thuật thâm canh;
Cải thiện giống cây trồng nâng cao khả năng chống chịu mặn.

7.3.4.1. Cải tạo đất mặn, ngăn chặn nước mặn


Sử dụng các biện pháp thau chua, rửa mặn để giảm nồng độ muối như tháo nước
ngọt vào ruộng để pha loãng nồng độ muối trong đất, giảm áp suất thẩm thấu của dung
dịch đất, tạo điều kiện cho cây hút nước. Sử dụng vôi và lân để cải tạo đất chua mặn, làm
tăng độ pH của đất, giúp cây hút khoáng dễ dàng. Sử dụng biện pháp ép phèn, hạ phèn: đào
kênh rạch, tháo nước vào để làm giảm nồng độ nhôm, sắt trong tầng đất canh tác.
Ngăn chặn sự xâm nhập mặn bằng việc củng cố hệ thống đê bao của các ruộng vườn
cho chắc chắn. Dự trữ nước ngọt để tưới cho cây trồng ăn quả trong những tháng mùa triều
lên nhiễm mặn. Hạn chế tối đa việc tưới nước nhiễm mặn cho cây trồng khi độ mặn >2ppm.

7.3.4.2. Các biện pháp kỹ thuật thâm canh


Để hạn chế mất nước qua quá trình thoát hơi nước và giảm nhu cầu cần nước của
cây, đối với các nhà vườn trồng cây ăn quả nên tỉa bớt cành và ngắt bớt lá, không nên xử lý
cho cây ra hoa trong giai đoạn cây gặp mặn để tránh giảm năng suất. Giữ ẩm đất cho cây
bằng cách phủ gốc rơm rạ, lục bình, cỏ khô… Chuyển đổi phương thức canh tác chọn
trồng các giống cây có nhu cầu nước ít, chống chịu mặn cao thay vì giữ phương thức canh
tác truyền thống, hiệu quả kinh tế không cao.
a) Biện pháp khởi động tính chống chịu mặn
Tôi hạt giống trong môi trường mặn (CaSO4, CaCl2, KCl, NaCl...) làm phôi hạt có
những thay đổi trong tế bào chất về mặt sinh hóa, sinh lý, phân tử, giúp cây con lớn lên có
khả năng chống chịu mặn tốt hơn. Kết hợp các biện pháp chăm sóc, bón phân hợp lý sẽ
nâng cao khả năng chống chịu mặn cho cây. Xu và cs, 2011 báo cáo có thể tăng cường tính
chống chịu mặn ở giai đoạn nảy mầm của lúa bằng việc ngâm với hemoglobin (Xu và
cs., 2011).
b) Bổ sung một số hợp chất ngoại sinh
Do mặn làm giảm các chất chống oxy hóa, tác động đến sinh trưởng và trao đổi thứ
cấp trong cây (Zhou và cs., 2018), nên khi bổ sung các chất chống oxy hóa ngoại sinh có

318
thể làm hạn chế tác hại của mặn cho cây, nghiên cứu trên lúa mì (Sakr và El-Metwally,
2009). Bổ sung hormone sinh trưởng có thể tăng cường chống chịu mặn cho cây. Phân tích
của (Hamdia và Shaddad, 2010) cho thấy, xử lý GA3 tăng cường tích lũy prolin, tăng hàm
lượng diệp lục so với đối chứng khi cây gặp mặn.
Xử lý CaSO4 có thể duy trì tính thấm của màng, tăng cường hàm lượng Ca2+, N, K+
giảm nồng độ Na+ tích lũy trong lá cây cà chua ở điều kiện mặn cao (Hamdia và Shaddad,
2010). Xử lý glycin betain ngoại sinh tăng tính thấm cho tế bào tăng tính chống chịu mặn
cho cây (Hamdia và Shaddad, 2010).

7.4.4.3. Cải thiện giống cây trồng nâng cao khả năng chống chịu mặn
Tương tự với tính chống chịu các điều kiện phi sinh học bất lợi khác, để nâng cao
khả năng chống chịu mặn, cải thiện di truyền (cải thiện giống) có ý nghĩa bền vững, ổn
định. Tuy nhiên thường phức tạp, khá tốn kém đòi nhiều công sức và chi phí tài chính.
a) Thanh lọc giống
Sử dụng các đặc điểm di truyền số lượng chống chịu mặn như tỷ lệ nảy mầm, sự
giảm số lượng và sinh khối lá, sinh khối rễ, hàm lượng các chất điều chỉnh thẩm thấu, hàm
lượng các chất chống oxy hóa... so sánh các đặc điểm phân tích ở cây trồng xử lý mặn với
ở cây trồng trong điều kiện đối chứng không bị mặn để chọn ra các giống cây trồng chống
chịu mặn cao.
b) Khảo nghiệm đánh giá khả năng chống chịu mặn của giống thanh lọc được ở mức
độ đồng ruộng
Lai tạo các giống có khả năng chống chịu tốt với nhau để tổ hợp các gen chịu trách
nhiệm điều khiển chống chịu mặn vào cùng một kiểu gen có kiểu hình chống chịu mặn tốt.
Giống chống chịu mặn tốt có thể được dùng để lai tạo với các giống có các ưu điểm khác
để tạo ra các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt và khả năng chống chịu mặn cao.
Theo hướng này năm 2013, các giống lúa lai tạo OM9581, OM108-200, SH2-2 (OM105)
được Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long đề xuất sản xuất thử nghiệm trong vùng nhiễm
mặn (≤0.3%).
c) Dùng phương pháp chọn dòng tế bào chống chịu mặn
Sử dụng phương pháp chọn dòng tế bào thông qua nuôi cấy mô có thể tạo ra được
các giống chống chịu mặn tốt. Ở Cuba với bằng phương pháp chọn lọc rồi tái sinh các tế
bào mô sẹo sống sót trên môi trường có độ mặn cao, sau đó tiến hành đánh giá, khảo
nghiệm đã tạo được các giống khoai tây, củ cải đường chống chịu mặn tốt (Nguyễn Văn
Mã, 2015).
d) Dùng chỉ thị phân tử (MAS)
Với phương pháp MAS đã sử dụng thành công alen HKT mới từ Triticum
monococcum để tăng cường khả năng chống chịu mặn của lúa mì, năng suất tăng
25%(Munns và cs., 2012).

319
e) Tạo giống cây trồng chuyển gen chống chịu mặn
Tạo giống cây trồng chống chịu mặn đã được nghiên cứu trên nhiều loại cây trồng,
được thống kê trong Bảng 7.2. Tăng cường biểu hiện gen Alfin1 dẫn đến tăng sinh trưởng
rễ và chồi, tăng tính chống chịu mặn ở cây alfafa (Winicov, 2000). Chuyển gen HAL1 ở
nấm men lên cây cà chua tăng cường tỷ lệ K/Na tăng tính chống chịu mặn (Gisbert và
cs., 2000).
Bảng 7.2. Một số đối tượng cây trồng được nghiên cứu chuyển gen chịu mặn

Loài Số lƣợng công trình công bố


Arabidopsis thaliana 14
Brassica napus và juncea 3
Chanh 1
Dưa hấu 2
Cà chua 5
Alfafa 2
Thuốc lá 19
Lúa 17
Cà tím 1
Khoai tây 2

(Theo Flowers, 2004)

Hình 7.6. Khả năng chống chịu mặn của cây Brassica chuyển gen cường biểu hiện gen AtNHX1
và cây đối chứng (WT) trong sự có mặt của NaCl 200 mM (Zhang và cs., 2001)

320
Theo thống kê của Flowers, 2004, các gen được chuyển nhiều nhất bao gồm: Betaine
aldehyde dehydrogenase - BADH; betB, choline dehydrogenase - CDH; Mannitol
1‐phosphate dehydrogenase - mt1D (mannitol); Proton sodium exchanger - HNX1; Yeast
halotolerance gen - Hal2… (Flowers, 2004).
Cà chua chuyển gen có thể sinh trưởng, ra hoa, hình thành quả ở nồng độ NaCl
200 mM, tăng cường tích lũy muối ở lá nhưng không tích lũy ở quả, cây chuyển gen
(Zhang và Blumwald, 2001).
Cây cải brassica chuyển gen cường biểu hiện gen AtNHX1 mã hóa vacuolar Na+/H+
antiports có thể sinh trưởng, ra hoa và hình thành hạt trong khi cây đối chứng không
chuyển gen không phát triển được, gần như bị chết ở nồng độ NaCl 200 mM (Hình 7.6)
(Zhang và cs., 2001).

7.4. Tính chống chịu nhiệt độ cao bất lợi của cây
7.4.1. Khái niệm về nhiệt độ cao bất lợi ở thực vật
Nhiệt độ cao bất lợi (heat stress) là nhiệt độ đủ nóng trong một khoảng thời gian đủ
lớn để gây lên những hư hại không thuận nghịch đến sự phát triển và thực thiện chức năng
của thực vật. Hay nói cách khác nhiệt độ vượt nhiệt độ cực thuận của một loài sẽ gây lên
căng thẳng về nhiệt độ cho loài đó. Thông thường khoảng nhiệt độ cực thuận của một loài
bất kỳ có thể dao động trong 10oC (Larkindale và cs., 2005). Nếu gặp nhiệt độ ngoài
ngưỡng nhiệt này 5oC đều đòi hỏi cây phải có các cơ chế thích nghi khác nhau để duy trì
hoạt động sống theo hướng ít bị tác động tiêu cực nhất. Nhiệt độ giới hạn này thay đổi theo
loài và nhóm cây sinh thái khác nhau.
Giá trị nhiệt độ mà tại đó cây trồng không thể sống sót được, bị chết được gọi là giới
hạn nhiệt độ sống sót của loài. Giới hạn nhiệt độ sống sót của các loài nằm trong khoảng
40-55oC (Larkindale và cs., 2005), ngưỡng nhiệt này tác động đến sự phân bố của thực vật
và vùng trồng cây nông nghiệp trên thế giới.
Thông thường các cây ôn đới chống chịu nhiệt độ cao kém hơn, nên giới hạn nhiệt
độ trên thường thấp hơn ở 35-40oC so với cây nhiệt đới chịu được đến trên 45oC. Dựa vào
sự thích ứng với nhiệt độ Hall, 2001, chia cây trồng ngắn ngày làm hai nhóm cây trồng
mùa lạnh và nhóm cây trồng mùa ấm (Bảng 7.3) (Hall, 2001).
Bảng 7.3. Một số loài cây trồng ngắn ngày thích nghi với mùa mát và ấm

Cây mùa lạnh Cây mùa ấm


Lúa mạch, cải dầu, lê, lúa mì, rau bina, mù tạt, Bông, đậu gà, cây bầu bí, ngô, khoai mì, đậu
đậu lăng, củ cải, cải, khoai tây, rau diếp, đậu tương, hướng dương, thuốc lá, cà chua, đâu
lupin, cây lanh, lúa mạch đen, yến mạch, đậu xanh, hồ tiêu, đậu lima, khoai lang…
tằm…
( Theo Hall, 2001)

321
Tác hại của nhiệt độ đến cây trồng phụ thuộc vào mức nhiệt, tốc độ gia tăng nhiệt,
thời gian cây tiếp xúc với nhiệt độ cao, loài cây, giai đoạn bị tác động… Nếu mức nhiệt
càng cao tác hại càng lớn; Sự gia tăng nhiệt nhanh sẽ tác động nghiêm trọng hơn sự gia tăng
nhiệt từ từ do sự thích ứng của cây không kịp thời; thời gian cây tiếp xúc với nhiệt độ cao
càng dài thì tác hại sẽ tăng lên; loài cây mẫn cảm với nhiệt độ cao sẽ bị tác động nghiêm
trọng hơn loài cây chống chịu với nhiệt độ cao, chẳng hạn nghiên cứu của Almeselmani và
cs., 2012 cho thấy lúa mì C306 (chống chịu nhiệt độ cao) bị tác động ít hơn giống
PBW343 (mẫn cảm với nhiệt độ cao) khi bị phơi nhiễm trong điều kiện nhiệt độ cao
35/25oC (ngày/đêm) (Almeselmani và cs., 2012). Giai đoạn cây còn non đang sinh trưởng,
hình thành hoa, quả, thụ tinh được coi là mẫn cảm với nhiệt độ cao, nếu cây bị tác động
nhiệt ở các giai đoạn này tác hại sẽ nghiêm trọng hơn khi cây già, ở trạng thái ngủ nghỉ.
Trong môi trường tự nhiên nhiệt độ cao thường kèm theo hạn do đó nóng có thể tác
động trực tiếp đến cây trồng hoặc gián tiếp thông qua hạn.

7.4.2. Tác hại của nhiệt độ cao đối với cây


7.4.2.1. Ở mức độ tế bào
Ở mức độ tế bào nhiệt độ cao có thể gây nên các thay đổi trong tổ chức cấu trúc tế
bào bao gồm màng tế bào, các bào quan, tế bào chất, và các chức năng của chúng.
Nhiệt độ cao có thể làm các hợp chất hữu cơ trong tế bào bị phân hủy. Trong đó
nghiêm trọng nhất là protein vì protein giữ những vai trò đặc biệt quan trọng như cấu trúc
tế bào và các bào quan, hay điều tiết là các enzyme xúc tác các phản ứng sinh hóa trong tế
bào. Khi protein bị biến tính kết hợp với sự thay đổi đặc tính lipid bởi nhiệt độ cao, cấu
trúc màng tế bào và các bào quan bị tác động dẫn đến thay đổi tính thấm, không kiểm soát
được sự trao đổi chất của màng làm rò rỉ các chất có lợi ra ngoài, xâm nhập của các chất
bất lợi vào tế bào làm tế bào nhanh chóng bị ngộ độc và chết. Lục lạp không ngăn cản
được sự xâm nhập của các axít hữu cơ vào trong màng thylakoid, làm diệp lục bị phản ứng
tạo thành pheophytin gây nên các vết màu nâu trên lá, hoặc cũng có thể do chính phân tử
diệp lục bị phân hủy bởi enzyme chlorophyllase nội bào.
Protein enzyme bị biến tính do các liên kết hydro, sulfua bị phá hủy làm mất cấu trúc
không gian ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng xúc tác của chúng, dẫn đến rối loạn
các phản ứng sinh hóa trong tế bào.
Đặc biệt ở điều kiện nhiệt độ cao, protein và các hợp chất chứa nitơ khác như axít
nucleic, diệp lục, hormone… bị phân hủy giải phóng NH3 gây ngộ độc amon cho cây.
Trong điều kiện này cây cần tăng cường hô hấp để tăng quá trình đồng hóa amon giải độc
cho cây. Tuy nhiên điều này lại trở nên khó khăn do hô hấp bị giảm, hô hấp vô hiệu tăng
làm giảm hiệu quả năng lượng cho cây dẫn đến giảm khả năng chống chịu của cây với
nhiệt độ cao.

322
Thêm vào đó sự giảm tổng hợp các protein bình thường và thay đổi phiên mã, dịch
mã các protein sốc nhiệt, tăng cường sản xuất các hormone thực vật như ABA, các chất
chống oxy hóa, và các phân tử chất bảo vệ khác… cũng thường quan sát được khi cây bị
tác động bởi nhiệt độ cao.

7.4.2.2. Ở mức độ cơ thể


Các tác động của nhiệt độ cao ở mức độ tế bào trên đây đưa đến một loạt những thay
đổi trong các quá trình sinh lý ở mức độ cơ thể, các tác động chính được chỉ ra trong (Hình
7.7). Theo đó nhiệt độ cao có thể làm ức chế quá trình nảy mầm, giảm hoạt động quang
hợp, mất cân bằng nước, tăng cường căng thẳng oxy hóa, thay đổi sự phân bổ chất khô,
dẫn đến giảm sinh trưởng, phát triển không bình thường, giảm sinh sản, năng suất và chất
lượng cây trồng… Trong đó, quá trình quang hợp và sự sinh sản, hình thành năng suất và
chất lượng nông sản là các quá trình mẫn cảm nhất với nhiệt độ cao.
a) Tác động lên quang hợp
Sự gia tăng nhiệt độ làm enzyme Rubisco giảm ái lực với CO2, tăng ái lực với O2 do
đó tăng cường hô hấp sáng dẫn đến giảm hiệu suất quang hợp. Trong điều kiện nhiệt độ
cao hoạt tính enzyme Rubisco bị giảm thậm chí bị phân hủy hoàn toàn nếu nhiệt độ quá
cao. Quá trình tái tạo phục hồi enzyme này diễn ra rất chậm khi nhiệt độ được cải thiện, do
đó quang hợp rất khó được khôi phục.
So sánh với thực vật C4, cây C3 bị tác động mạnh hơn bởi nhiệt độ cao, có thể do sự
phân bổ năng lượng khác nhau và sự mẫn cảm của các enzyme xúc tác các phản ứng đồng
hóa ccarbon đặc biệt là rubisco (Lipiec và cs., 2013).

Hình 7.7. Tác hại chính của nhiệt độ cao đến thực vật ở mức độ cơ thể
Nghiên cứu của Crafts-Brander và Salvucci, 2002, cho thấy quang hợp thực của ngô
bị ức chế nếu nhiệt độ bề mặt lá trên 38°C và mức độ nghiêm trọng càng tăng nếu nhiệt độ

323
tăng càng nhanh; hoạt tính enzyme phosphoenolpyruvate carboxylase bắt đầu giảm nếu
nhiệt độ bề mặt lá trên 40oC; trong khi đó enzyme rubisco giảm hoạt tính ở nhiệt độ 32.5oC
và bất hoạt hoàn toàn ở 45oC; thêm vào đó sự giảm của 3-phosphoglyceric acid và tăng của
ribulose-1, 5-bisphosphate khi tăng nhiệt độ là phù hợp với sự giảm hoạt động của rubisco;
điều đó chỉ ra rằng sự mẫn cảm của enzyme rubisco là tác nhân chính gây nên sự giảm
quang hợp thực của ngô ở nhiệt độ cao (Crafts-Brander và Salvucci, 2002).
Tính chịu nhiệt của màng được đo bằng sự rò rỉ chất điện giải từ các đĩa lá phải chịu
nhiệt độ cao. Sự duy trì chức năng của màng ở nhiệt độ cao là yếu tố chủ yếu để đảm bảo
chức năng quang hợp và hô hấp.
b) Tác động lên sinh trưởng cây trồng
Trong các giai đoạn sinh trưởng của cây, nảy mầm là giai đoạn bị tác động đầu tiên.
Nhiệt độ cao làm giảm tỷ lệ nảy mầm, cây mầm không bình thường, sinh trưởng của chồi
mầm và rễ mầm giảm, thậm chí làm cây mầm chết non.
Chiều cao cây, số lượng chồi, và toàn bộ sinh khối giảm. Nhiệt độ cao làm mất nước
trong tế bào làm giảm kích thước, sự sinh trưởng và sinh sản của tế bào từ đó dẫn đến giảm
sinh trưởng của cây. Sự giảm tỷ lệ đồng hóa thực cũng là nguyên nhân đưa đến sự giảm tỷ
lệ sinh trưởng tương đối của cây trong điều kiện nhiệt độ cao, được quan sát trên ngô, kê,
mía đường (Hasanuzzaman và cs., 2013).
Giai đoạn phát triển sinh dưỡng gặp nhiệt độ cao lá thường có biểu hiện bất thường
như có vết sọc trên lá, cháy lá gây ra do các vết hoại tử trên bề mặt lá, gây ảnh hưởng đến
sự sinh trưởng phát triển của cây.
c) Tác động lên sự sinh sản, năng suất và chất lượng nông sản ở cây trồng
Ở giai đoạn sinh sản nếu gặp nhiệt độ cao trong thời gian dài cây có thể sẽ giảm số
lượng hoa hoặc không ra hoa, không ra hạt, hình thành quả. Nhiệt độ cao và cả các điều
kiện bất lợi khác làm mất khả năng sinh sản của cây trồng, gây ra bởi rất nhiều nguyên
nhân như nhiệt độ cao làm hư hại quá trình giảm phân ở cả cơ quan sinh sản đực và cái làm
không hình thành giao tử đực và cái; Sự sinh trưởng của ống phấn, nảy mầm của hạt phấn
bị tác động; Sức sống của trứng giảm, đầu nhụy và vòi nhụy không bình thường, giảm hiệu
quả thụ phấn và thụ tinh; Cản trở sự sinh trưởng của nội nhũ, và thể tiền phôi… Ví dụ trên
cây cà chua trong nghiên cứu của Peet và cs., 2002 (Hình 7.8). Tất cả những tác động đến
quá trình sinh sản này ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất cây trồng.
Ở lúa khi thụ phấn toàn bộ hạt phấn bị đẩy ra ngoài gây bất dục đực 100% ở nhiệt độ
ngày/đêm 35.5/23.1oC, do mức nhiệt này đã cảm ứng di truyền bất dục đực ở lúa.
Cây lúa mì gặp nhiệt độ trên 35oC trong thời gian ngắn, lá bị già úa nhanh chóng,
hàm lượng diệp lục giảm dẫn đến quang hợp giảm, làm giảm nguồn chất hữu cơ để hình
thành bông và hạt, dẫn đến số lượng và khối lượng hạt giảm, thành phần dưỡng chất trong
hạt cũng giảm, gây ảnh hưởng đến cả chất lượng hạt và năng suất.

324
Nhiệt độ cao có thể làm cho cây chết non trước cái chết sinh học được lập trình trong
cây. Đậu hà lan là loài cây xứ lạnh, rất mẫn cảm với nhiệt độ cao trong ngày, có thể chết
nếu nhiệt độ vượt quá 35oC. Trong khi đó lúa mạch chống chịu nhiệt rất tốt có thể hình
thành hạt trong điều kiện nhiệt này và không gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất.

Hình 7.8. Tác động của nhiệt độ cao lên sự sinh sản ở cà chua (Peet và cs., 2002)
Sự hình thành hoa của kiểu gen chống chịu nóng (a) và kiểu gen mẫn cảm với nhiệt
(b); Hình thái bao phấn của kiểu gen chống chịu (c) và kiểu gen mẫn cảm (d); Sự nảy mầm
in vitro của hạt phấn trong điều kiện bình thường của kiểu gen chống chịu (e) và kiểu gen
mẫn cảm (g); Trong điều kiện nhiệt độ cao của kiểu gen chống chịu (f) và kiểu gen mẫn
cảm (h).
Ở lúa mạch, nhiệt độ cao quá giới hạn trên làm giảm số lượng bông/ m2, giảm khối
lượng hạt, số lượng hạt/bông, giảm hàm lượng protein trong hạt dẫn đến giảm năng suất và
chất lượng hạt. Ở bông, nhiệt độ cao làm ảnh hưởng đến cả năng suất và chất lượng sợi của
bông. Ở lúa thơm và không thơm, nhiệt độ cao làm giảm năng suất và hàm lượng amylase
trong hạt. Chu kỳ nhiệt bất thường tác động đến sự sinh tổng hợp chất béo ở cây hướng
dương.
Không chỉ nhiệt độ giữa ngày mà nhiệt độ cao vào ban đêm cũng tác động đến cây
trồng. Ở mức nhiệt độ cao ban đêm làm tăng quá trình hô hấp dẫn đến mất một lượng đáng
kể nguồn carbon cho cây, ức chế sự hình thành và phát triển hoa làm giảm năng suất cây
trồng. Nhiệt độ cực thuận cho năng suất cao nhất của ngũ cốc được xác định là từ 20-30oC.
Với ngô năng suất cao nhất thu được nếu nhiệt độ trong giai đoạn thụ phấn và hình thành
hạt 32oC.

325
7.4.3. Phản ứng và sự thích nghi của cây đối với nhiệt độ cao
Các phản ứng thích nghi, thích ứng của cây với nhiệt độ cao nhằm giúp cây trồng
duy trì được sinh trưởng và năng suất hoặc bị tác động ít nhất có thể phụ thuộc vào một số
cơ chế sinh lý đặc biệt là quá trình quang hợp, tăng cường các chất bảo vệ, tăng cường tính
ổn định của màng, phản ứng tránh nhiệt.

7.4.3.1. Các phản ứng tránh nóng


Để thích ứng với điều kiện nhiệt độ cao thực vật phát triển các cơ chế tránh nóng.
Chẳng hạn như sự phản xạ lại các tia bức xạ mặt trời đặc biệt là hồng ngoại để giảm nhiệt
độ đốt nóng mô lá. Khả năng này đặc biệt phát triển ở thực vật sa mạc, nhóm thực vật có
thể phản xạ lại đến 70% tia hồng ngoại.
Sự vận động của phiến lá quanh cuống lá tránh hướng vuông góc với đường chiếu
sáng hoặc phản ứng cuộn lá nhằm giúp bề mặt lá tiếp nhận ít nhiệt lượng mặt trời hơn, nhất
là vào giờ ban trưa thời điểm nóng nhất trong ngày.
Tăng cường thoát hơi nước một mặt gây nên sự mất cân bằng nước cho cây khi gặp
điều kiện bất lợi tuy nhiên đây cũng là quá trình sinh lý làm giảm nhiệt độ của bề mặt lá
tránh tổn thương do nhiệt và duy trì hoạt động quang hợp của cây khi gặp nhiệt độ cao.
Một số biến đổi khác trong giải phẫu như tăng cường phủ cutin, sáp, phấn cũng có
vai trò bảo vệ cây trồng trong điều kiện nhiệt độ cao. Nghiên cứu trên lúa mì cho thấy lá
phủ phấn có thể hạ 0.70oC so với lá không phủ phấn (Richards và cs., 1986).

7.4.3.2. Duy trì cấu trúc của hệ thống màng và bảo vệ chất nguyên sinh
a) Duy trì ổn định cấu trúc màng tế bào
Một trong những triệu chứng điển hình của căng thẳng nhiệt độ là sự hóa già của mô
gây ra do hư hại màng kết hợp với sự tăng cường trạng thái lỏng của các lipid màng,
peroxy hóa lipid, sự phân hủy protein bởi nhiệt độ cao. Sự bão hòa lipid màng được coi là
yếu tố quan trọng trong bảo vệ hệ thống màng chống chịu nhiệt độ cao. Tăng tỷ lệ acid béo
bão hòa trong tổng số lipid màng có thể tăng cường nhiệt độ tan chảy của màng và ngăn
ngừa khả năng cảm ứng nhiệt làm tăng tính lỏng của màng. Do đó, để duy trì trạng thái
lỏng của màng, cây trồng thường tăng hàm lượng các acid béo bão hòa (các phân tử acid
béo không có nối đôi hoặc chỉ có duy nhất một nối đôi) và điều chỉnh sự trao đổi chất của
chúng trong phản ứng với nhiệt độ cao. Vì vậy, tăng mức độ bão hòa của acid béo rất có ý
nghĩa quan trọng để duy trì tính ổn định của màng và tăng cường tính chống chịu nhiệt của
cây trồng.
b) Tăng cường tích lũy các hợp chất bảo vệ trong điều kiện nhiệt độ cao
Sự tích lũy các chất bảo vệ hệ thẩm thấu là những hợp chất trao đổi tham gia trực
tiếp điều chỉnh áp suất thẩm thấu tế bào được coi là một có chế thích nghi quan trọng trong

326
cây để chống lại nhiệt độ cao. Tương tự trong tính chống chịu hạn, mặn, hiện nay các chất
bảo vệ hệ thẩm thấu được biết đến phổ biến là proline, glycine betaine và các loại đường
tan có vai trò cần thiết để duy trì cân bằng nước trong tế bào, sự ổn định của màng và tạo
hệ đệm cho thế năng oxy hóa khử trong tế bào. Với hướng tiếp cận bằng công nghệ chuyển
gen, Dobra và cs., 2010 đã làm tăng cường tổng hợp prolin ở cây thuốc lá dẫn đến giảm thế
năng thẩm thấu và tăng sản xuất các sắc tố bảo vệ xanthophyll dưới điều kiện nhiệt độ cao
(Dobra và cs., 2010).
Glycine betaine là chất tan quan trọng trong tính chống chịu nhiều điều kiện bất lợi
phi sinh học liên quan đến nước ở thực vật. Allakhverdiev và cs, 2008 đã chỉ ra rằng sự sản
xuất glycine betaine trong lục lạp có thể duy trì hoạt tính của enzyme rubisco bằng cách cô
lập gần màng thylakoid và ngăn ngừa sự bất hoạt của rubisco bởi nhiệt độ cao
(Allakhverdiev và cs., 2008).
Sự tăng cường các chất bảo vệ chống lại các hư hại do oxy hóa (ROS) như carotenoid,
các hợp chất phenol… cũng được coi là cơ chế quan trọng giúp cây trồng chống lại căng
thẳng nhiệt độ cao. Chẳng hạn nghiên cứu trên cà chua và dưa hấu cho thấy sự cảm ứng
nhiệt dẫn đến tăng cường tích lũy các hợp chất phenol cũng như ức chế oxy hóa chúng là
cơ chế thích nghi giúp cây chống lại căng thẳng nhiệt độ (Rivero và cs., 2001).
Ngoài ra các hormone sinh trưởng như abscisic acid, salicilic acid, ethylene,
cytokinin, auxin cũng có liên quan đến tính chống chịu nhiệt độ cao ở thực vật, được phân
tích bởi (Kotak và cs., 2007).
c) Tăng hàm lượng nước liên kết
Lượng nước liên kết bao gồm các phân tử nước bao quanh các hợp chất hữu cơ bởi
một lực nhất định từ quá trình thủy hóa hóa học của các ion, các phân tử, các chất trùng
hợp hoặc liên kết trong các thành phần cấu trúc.
Lượng nước liên kết không có nhiều ý nghĩa trong quá trình trao đổi chất nhưng có
vai trò quan trọng trong tính chống chịu nóng và hạn, lạnh của cây trồng. Ở cây xương
rồng, lượng nước liên kết tăng đáng kể chiếm đến 2/3 lượng nước trong cây, là một trong
những cơ chế giúp cây thích nghi được với điều kiện xa mạc khắc nghiệt.

7.4.3.3. Duy trì hoạt động quang hợp


Quang hợp là quá trình sinh lý đóng vai trò then chốt trong sinh trưởng, phát triển và
hình thành năng suất cây trồng. Ở tất cả các loại cây trồng duy trì hoạt động quang hợp
trong điều kiện nhiệt độ cao liên quan trực tiếp đến khả năng chống chịu căng thẳng nhiệt
độ. Trong đó quan trọng nhất là duy trì hàm lượng và hoạt động của enzyme rubisco, đồng
thời với các cơ chế làm giảm tác động của ROS lên bộ máy quang hợp. Do đó, các giải
pháp điều chỉnh quang hợp có ý nghĩa rất lớn để tăng khả năng chống chịu nhiệt độ cao
của cây trồng.

327
7.4.3.4. Các cơ chế phân tử phản ứng với nhiệt độ cao
Tương tự các tính chống chịu điều kiện bất lợi phi sinh học khác, chống chịu nhiệt độ
cao bất lợi là một tính trạng đa gen, có liên quan đến nhiều đặc tính sinh hóa, trao đổi chất
nhằm giúp cây phát triển và duy trì khả năng chống chịu nhiệt độ cao. Các loài thực vật có
khả năng thích ứng với khoảng nhiệt độ cao lớn chủ yếu nhờ vào sự lập trình lại quá trình
phiên mã, dịch mã và trao đổi chất và cả cơ chế chết của tế bào dẫn đến sự chết của cơ
quan hoặc toàn bộ cơ thể cây trong điều kiện căng thẳng nhiệt độ cao. Trong đó, đặc tính
phân tử quan trọng nhất của tính chống chịu nhiệt độ cao là tăng cường biểu hiện (phiên
mã, dịch mã) các gen sản xuất các protein sốc nhiệt (HSPs - Heat Shock Proteins) và các
protein khác như protein LEA (Late Embryogenesis Abundant), gen mã hóa protein
enzyme tham gia vào chu trình Calvin, các protein liên quan đến duy trì ổn định cấu trúc
màng tế bào, các protein enzyme có tính năng chống oxy hóa, các nhân tố giúp kéo dài quá
trình tổng hợp protein lục lạp, các gen liên quan đến tổng hợp các chất bảo vệ...
Các phân tích ở mức độ dịch mã cho thấy, sự tích lũy nhiều hơn của các sHSPs ở
giống chống chịu nóng tốt so với giống mẫn cảm và chống chịu trung bình, được quan sát
trên lúa (Jagadish và cs., 2010), lúa mì (Almeselmani và cs., 2012), nho, cà chua và nhiều
cây trồng khác.

7.4.4. Các giải pháp tăng khả năng chống chịu nóng ở cây trồng
7.4.4.1. Các biện pháp kỹ thuật tác động bên ngoài
Để nâng cao tính chống chịu nóng nhằm hạn chế tác hại đến năng suất cây trồng có
thể sử dụng các biện pháp kỹ thuật tác động bên ngoài như sử dụng phương pháp tôi hạt
giống của Ghenken, xử lý các nguyên tố vi lượng như Bo, Zn, Cu, Se… hoặc xử lý acid
hữu cơ như acid malic, acid fumaric… để giúp cây giải độc amon khi protein, acid nucleic
và các hợp chất chứa nitơ khác bị phân giải bởi nhiệt độ cao.
Cung cấp cho cây trồng các hợp chất bảo vệ ngoại sinh như prolin, glycin betain, các
hợp chất chống oxy hóa, hay một số hormone thực vật có thể tăng tính chống chịu nóng
của thực vật. Mặc dù các hợp chất này thường được cây tích lũy nhiều hơn khi gặp nhiệt
độ cao, nhưng chúng thường không đủ, và cần bổ sung thêm để tăng tính chống chịu.
Rasheed và cs., 2011 đã báo cáo rằng ngâm chồi mắt của cây mía đường với dung
dịch prolin (20 mM) và glycin betain (20 mM) dẫn đến giảm đáng kể sản sinh H2O2, tăng
cường lượng đường hòa tan, ion K+, Ca2+ từ đó tăng cường tính chống chịu nóng (Rasheed
và cs., 2011). Tuy nhiên, bổ sung prolin thể hiện tác động nhiều hơn so với glycin betain
trong nghiên cứu này. Nghiên cứu trên cây đậu gà (Cicer arietinum L.), Kaushal và cs,
2011 báo cáo, xử lý prolin ngoại sinh có thể tăng khả năng chống chịu nóng nhờ tác động
làm giảm hư hại màng, tăng lượng nước và hàm lượng diệp lục, giảm 20% lượng H2O2 so
với công thức không xử lý ở cùng điều kiện nhiệt độ cao (45/40oC) (Kaushal và cs., 2011).
Đây là nhóm phương pháp đơn giản, dễ thực hiện tuy nhiên thường bị hạn chế bởi sự
đa dạng di truyền của giống cây trồng.

328
7.4.4.2. Chọn tạo giống cây trồng tăng cường tính chống chịu nóng
Tương tự tính chống chịu các tác nhân bất lợi khác, cải thiện di truyền tính chống
chịu nóng là giải pháp tác động vào yếu tố bên trong, có ý nghĩa rất bền vững, tuy nhiên lại
rất khó khăn và phức tạp. Các phương pháp thường được sử dụng là sàng lọc các kiểu gen
có khả năng chống chịu nóng (thanh lọc giống); Lai tạo nhằm qui tụ các đặc điểm di truyền
chống chịu nóng; Chọn giống dựa vào chỉ thị phân tử (MAS); Chuyển gen nâng cao tính
chống chịu nóng.
a) Sàng lọc kiểu gen chống chịu nóng
Như đã đề cập bên trên, tính chống chịu nóng là tính trạng đa gen, có liên quan đến
nhiều đặc tính sinh lý, sinh hóa, hình thái giải phẫu và các cơ chế phân tử khác nhau. Dựa
vào các phản ứng và các đặc tính thích nghi của cây trồng với nhiệt độ cao để đưa ra một
bộ các “tiêu chí” chọn lọc các kiểu gen chống chịu nóng, trong đó bao gồm cả các phân
tích kiểu hình, chọn lọc các đặc điểm di truyền số lượng (QTLs), chọn lọc phân tử các đặc
tính chống chịu nóng.
Sàng lọc kiểu gen chống chịu nóng có thể được tiến hành trong điều kiện gây nóng
nhân tạo và ngoài đồng ruộng. Chọn lọc ngoài đồng ruộng thường rất phức tạp để phân lập
tính chống chịu nóng nói riêng và chống chịu điều kiện bất lợi do cây trồng bị tác động
cùng lúc bởi các tác động bất lợi khác nhau, tuy nhiên những đặc điểm chọn lọc được có
thể mang lại thành công có tính ứng dụng thực tiễn cao. Chọn lọc trong điều kiện môi
trường có kiểm soát thường đòi hỏi chi phí cao và thực tế là các đặc tính chọn lọc được
thường khó thích ứng được với điều kiện tự nhiên.
b) Lai tạo qui tụ gen chịu nóng
Do tính chống chịu điều kiện bất lợi là tính trạng đa gen, nên chọn lọc hoặc tác động
vào một gen thường mang lại hiệu quả chống chịu không cao. Lai tạo hữu tính nhằm qui tụ
nhiều gen chống chịu nóng có thể tạo ra giống mới có khả năng chống chịu tốt hơn với
điều kiện môi trường phi sinh học bất lợi.
c) Chọn giống chống chịu nóng bằng chỉ thị phân tử
Phương pháp chọn giống chống chịu điều kiện bất lợi bằng chỉ thị phân tử được sử
dụng khá phổ biến và thường có hiệu quả cao với các dấu hiệu phân tử có độ bao phủ di
truyền rộng (nghĩa là có liên quan đến nhiều đặc tính chống chịu), đã được nghiên cứu rõ
ràng ở mức độ kiểu hình hay những biểu hiện chắc chắn có thể quan sát, định lượng được.
Tuy nhiên, phương pháp này có hiệu quả không cao với các đặc tính phức tạp như tính
chống chịu nóng. Cơ sở đa gen và các việc phát hiện ít các đặc tính di truyền số lượng
chống chịu nóng là các hạn chế rất lớn cho phương pháp chọn giống chống chịu nóng bằng
chỉ thị phân tử, so với việc sử dụng nó với các tính chống chịu khác như hạn, mặn.

329
d) Tạo giống cây trồng chuyển gen chống chịu nóng
Tạo giống cây trồng chuyển gen được nghiên cứu khá phổ biến để nâng cao tính
chống chịu điều kiện môi trường bất lợi. Với các tính trạng đa gen như tính chống chịu
nóng việc tác động vào một gen riêng lẻ thường có hiệu quả không cao. Kết hợp với những
tính an toàn sinh học và khả năng thương mại hóa sản phẩm chuyển gen còn nhiều tranh
cãi làm cho khả năng ứng dụng các kết quả nghiên cứu tạo giống cây trồng chống chịu
điều kiện bất lợi còn nhiều hạn chế. Hiện nay các đặc tính được lựa chọn tác động tâp
trung vào quá trình quang hợp, tăng cường hàm lượng các chất bảo vệ trong điều kiện nhiệt
độ cao và tăng cường biểu hiện các protein sốc nhiệt. Ngoài chuyển gen, phương pháp gây
đột biến hoặc di truyền ngược áp dụng với các protein sốc nhiệt cũng đã được tiếp cận.
Bằng chuyển gen làm tăng cường biểu hiện gen hsp101, Katiyar-Agarwal và cs, 2003 đã
tạo thành công cây lúa chuyển gen chống chịu nóng (Katiyar-Agarwal và cs., 2003).

7.5. Tính chống chịu nhiệt độ thấp của cây


7.5.1. Nhiệt độ thấp bất lợi ở thực vật
Thực vật có khả năng thích ứng khác nhau với nhiệt độ thấp, phụ thuộc vào bản chất
di truyền (loài), các nhóm cây sinh thái, giai đoạn sinh trưởng phát triển, khả năng kích
hoạt các cơ chế thích ứng của cơ thể… Thực vật nhiệt đới và cận nhiệt đới bao gồm các
loài cây trồng quan trọng như lúa, ngô, bông, đậu tương… thường không hoặc có khả năng
chống chịu lạnh kém hơn so với thực vật ôn đới. Những loài mẫn cảm với lạnh có thể bị
hại ở nhiệt độ dưới 10-15oC. Ví dụ Ca cao chết ở dưới 8oC, mạ xuân 3 lá chết ở dưới 10oC,
cây bông chết ở dưới 3oC.
Giới hạn này ở cây ôn đới là 0-5oC. Nhiều loài cây ôn đới có thể sống sót ở nhiệt độ
-5oC đến -30oC, thậm chí loài thông (Pinus sylvestris L.) có thể chịu được nhiệt độ -80oC
trong mùa đông nhưng lại có thể bị hại ở nhiệt độ -10oC trong mùa hè (Beck và cs., 2004),
do trong mùa đông chúng ở trạng thái ngủ nghỉ nên chống chịu tốt hơn. Cây lúa mạch đen
bình thường sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 22oC, có thể bị chết khi nhiệt độ hạ xuống -5oC. Tuy
nhiên, nếu cho cây này sống 1-2 tuần ở 2oC thì nó có thể sống sót ở nhiệt độ -30oC, điều
này có thể do trong cơ thể chúng đã hoạt hóa các cơ chế thích nghi với nhiệt độ thấp
(Fowler và cs., 1977).
Các giai đoạn sinh trưởng khác nhau có khả năng chống chịu nhiệt độ thấp khác
nhau. Thông thường giai đoạn ngủ nghỉ cây có khả năng chống chịu lạnh tốt nhất. Trong
khi giai đoạn sinh sản, cây con được coi là mẫn cảm nhất với nhiệt độ thấp.
Nghiên cứu của nhóm tác giả Hoàng Minh Tấn và Nguyễn Quang Thạch cho thấy, ở
lúa tính mẫn cảm với lạnh tăng dần từ khi hạt bắt đầu nảy mầm đến giai đoạn 1, 2, 3 lá.
Giai đoạn mạ 3 lá là giai đoạn mẫn cảm nhất với nhiệt độ thấp (Hoàng Minh Tấn và cs.,
2006). Ngoài ra lúa gặp lạnh ở giai đoạn ra hoa, hình thành bông thì năng suất có thể bị
giảm rất nghiêm trọng.

330
Thời gian cây trồng bị phơi nhiễm và mức độ giảm nhiệt độ thấp cũng tác động đến
tính chống chịu của cây. Nếu thời gian gặp lạnh càng dài và nhiệt độ giảm nhanh và mức
nhiệt càng thấp thì tác hại sẽ càng trầm trọng. Ngược lại, nếu cây bị xử lý lạnh trong một
khoảng thời gian ngắn, hoặc nhiệt độ giảm từ từ, mức nhiệt cao hơn thì cây bị hại sẽ ít hơn.
Dựa vào mức nhiệt độ thấp chia làm hai loại chống chịu nhiệt độ thấp là chống chịu
lạnh khi cây gặp nhiệt độ trên 0oC và chống chịu băng giá khi cây gặp nhiệt độ dưới 0oC.

7.5.2. Tác hại của nhiệt độ thấp đối với thực vật
Nhiệt độ thấp tác động đến cây theo hai cách, một là bởi riêng nhiệt độ thấp khi cây
gặp nhiệt độ trên 0oC; hai là bởi sự mất nước của tế bào và mô khi bị đông lạnh ở nhiệt độ
dưới 0oC.
Những tác hại chung lên cây khi cây gặp lạnh là ở mức độ tế bào làm hư hại màng và
chất nguyên sinh, rối loạn quá trình trao đổi chất, tăng sinh ROS, từ đó gây ảnh hưởng tiêu
cực đến các quá trình sinh lý như quang hợp, hô hấp, sự trao đổi nước, khoáng, quá trình
sinh trưởng phát triển ở mức độ cơ thể, cuối cùng làm giảm năng suất cây trồng.

7.5.2.1. Tác động đến màng tế bào và chất nguyên sinh


a) Tác động đến đặc tính chất nguyên sinh
Lạnh làm tăng độ nhớt của chất nguyên sinh gây cản trở quá trình trao đổi chất trong
tế bào. Độ nhớt là một đặc tính quan trọng của chất nguyên sinh có ảnh hưởng rất lớn đến
quá trình trao đổi chất, chi phối các hoạt động sinh lý của tế bào.
b) Tác động đến cấu trúc màng trong tế bào
Khi gặp nhiệt độ thấp, hệ thống màng sinh học trong tế bào chuyển từ trạng thái lỏng
rất linh động sang trạng thái đông đặc kém linh động. Sự thay đổi này làm ngăn cản quá
trình thực hiện chức năng của màng: Sự trao đổi chất qua màng tế bào và các bào quan bị
cản trở do bơm ion bị bất hoạt hoặc ít nhất là giảm hoạt động, tính thấm của màng bị thay
đổi làm mất sức căng của tế bào, gây rò rỉ điện tích, gây co nguyên sinh; Màng thylakoid
không thực hiện được chức năng quang hợp, hậu quả là năng lượng ánh sáng hấp thu được
sẽ tăng cường sản sinh ROS gây căng thẳng oxy hóa; chức năng hô hấp của màng ty thể bị
ức chế dẫn đến tăng hô hấp vô hiệu.
Nhiệt độ gây ra sự chuyển dịch này của màng tế bào gọi là nhiệt độ chuyển pha.
Ngưỡng nhiệt độ chuyển pha thay đổi theo loài cây, loài mẫn cảm với lạnh như lúa, ngô, cà
chua, khoai lang, bông… nhiệt độ chuyển pha 10-15oC, ở những loài chống chịu lạnh tốt
nhiệt độ chuyển pha thấp hơn nhiều. Nếu nhiệt độ giảm thấp hơn nhiệt độ chuyển pha thì
cấu trúc của màng sẽ bị phá hủy, toàn bộ quá trình trao đổi chất trong tế bào, trong cây bị
rối loạn nghiêm trọng, thậm chí làm cây chết.
Khi cây gặp nhiệt độ dưới 0oC, sự mất nước trong tế bào và mô do đông đặc là một
nhánh khác gây hại cho màng tế bào. Ở lá cây tuyết sơn lâm (Pachysandra terminalis

331
Sieb.et Zucc), trên 75% lượng nước trong lá bị đóng băng trong các khoảng gian bào khi
gặp nhiệt độ băng giá. Sự đóng băng nước trong các khoảng gian bào chắc chắn làm phá
hủy màng, gây chết tế bào, vì cấu trúc kép của màng sinh học phụ thuộc vào tương tác kỵ
nước với pha nước của tế bào không thể được thay thế bởi băng nước đá.
Những thay đổi trong tế bào bởi nhiệt độ thấp có thể thuận nghịch nếu thời gian cây
gặp lạnh ngắn, có khả năng phục hồi nhanh. Tuy nhiên cũng có thể không thuận ngịch và
không có khả năng phục hồi khi cây gặp nhiệt độ quá thấp, hay trong thời gian dài.
c) Làm thay đổi thành phần các chất trong tế bào
Tỷ lệ acid béo không bão hòa/bão hòa tăng lên ở những loài cây chống chịu lạnh.
Hàm lượng các chất điều chỉnh thẩm thấu tăng lên, các chất bảo vệ chống lại ROS, các
hormone sinh trưởng đặc biệt là ABA tăng gây kìm hãm sinh trưởng của cây… trong điều
kiện nhiệt độ thấp có ý nghĩa giúp cây chống chịu lạnh tốt hơn. Thay đổi hoạt động của
hàng loạt gen có liên quan trong tế bào là quan sát thường thấy ở cây trồng bị lạnh.
Khi cây gặp lạnh, sự tăng cường sản sinh ROS trong tế bào nhất là trong lục lạp và ty
thể gây nên những tác hại oxy hóa, làm ức chế các hoạt động sinh lý, sinh trưởng của cây.

7.5.2.2. Tác động đến các quá trình sinh lý


Nhìn chung lạnh làm giảm các hoạt động sinh lý trong cây, thậm chí làm ức chế hoàn
toàn khi cây gặp nhiệt độ quá thấp.
Nhiệt độ thấp làm ức chế quá trình quang hợp, gây ra bởi các nguyên nhân như diệp
lục và cả lục lạp bị phân hủy, tổng hợp diệp lục giảm; Hoạt động quang hóa của PSII và
chuỗi vận chuyển điện tử bị cản trở (Hình 7.9) do đặc tính của màng thylakoid bị thay đổi
cùng những tác động lên cấu trúc của bộ máy quang hợp; Quá trình đồng hóa carbon bị
giảm do hoạt động của các enzyme quang hợp bị giảm hoặc ức chế hoàn toàn, kết hợp với
lượng CO2 khuếch tán vào lá giảm do khí khổng đóng; Quá trình vận chuyển sản phẩm
quang hợp bị ức chế do mất nước bởi nhiệt độ thấp gây ức chế trở lại quá trình quang hợp.
Tác động của lạnh lên quang hợp bị ảnh hưởng đồng thời bởi các nhân tố phi sinh
học khác đặc biệt là ánh sáng.
Nhiệt độ thấp làm ức chế quá trình hô hấp, gây ra do sự giảm hoạt tính các enzyme
hô hấp, các tổn thương màng và căng thẳng oxy hóa bởi ROS sản sinh trong ty thể. Hô hấp
vô hiệu tăng dẫn đến thiếu năng lượng cho các hoạt động sống của cây.
Quá trình trao đổi nước bị mất cân bằng, do lạnh làm giảm quá trình hấp thụ nước
của rễ, gây hạn sinh lý làm cây héo và có thể chết nếu cây gặp nhiệt độ hạ quá thấp, nước
trong tế bào và trong cây bị đóng băng. Nhiều loài cây trồng mẫn cảm với lạnh có thể héo
và chết khi nhiệt độ hạ xuống dưới 10oC.

332
Hình 7.9. Tác động của lạnh lên quang hợp ở cây dâm bụt (Hibiscus rosa - sinensis) sau khi bị xử
-2 -1
lý 18 giờ ở điều kiện ánh sáng 500 μmol.m .s và nhiệt độ khác nhau(Paredes và Quiles, 2015).
Trong hình: (Y(II) - the quantum yield of PS II: hiệu suất quang hóa của PSII; ETR - the relative
electron transport rate: Tỷ lệ vận chuyển điện tử tương đối; control: công thức đối chứng (nhiệt độ
thân/rễ 24°C/24°C); chilled plant: công thức toàn bộ cây bị xử lý lạnh (nhiệt độ thân/rễ 10/10°C);
chilled stem: công thức chỉ có thân cây bị xử lý lạnh (nhiệt độ thân/rễ 10/24°C): irradiance PAR:
cường độ ánh sáng; trong các đường cong, dấu (*) chỉ sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(ANOVA, p<0.05).

7.5.2.3. Tác động lên quá trình sinh trưởng và hình thành năng suất
Lạnh làm chậm các quá trình sinh trưởng của cây như quá trình nảy mầm diễn ra
chậm hơn, khả năng đẻ nhánh, phân cành giảm, sự sinh trưởng các cơ quan như lá, rễ đều
giảm.
Nhiệt độ thấp làm quá trình hình thành hạt phấn, ống phấn, cơ quan sinh sản bị ức
chế, hạt phấn không nảy mầm, dẫn đến quá trình thụ tinh không xảy ra làm năng suất cây
trồng giảm. Tùy theo mức độ giảm nhiệt và khả năng chống chịu của cây mà năng suất
giảm nhiều hay ít. Ở lúa thời kỳ trỗ bông mà gặp rét thì tỷ lệ hạt nép tăng, năng suất giảm
nghiêm trọng.

7.5.3. Cơ chế chống chịu và thích nghi của cây đối với nhiệt độ thấp
Nhìn chung khi gặp lạnh cây trồng thường chống chịu bằng các cơ chế cơ bản như ổn
định cấu trúc hệ thống màng sinh học trong tế bào; Tăng cường tích lũy các chất điều chỉnh
hệ thẩm thấu, các protein chống chịu lạnh; Kích hoạt các quá trình sinh lý ngủ nghỉ; thay
đổi biểu hiện gen.

7.5.3.1. Duy trì ổn định cấu trúc hệ thống màng sinh học trong tế bào
Khi cây gặp điều kiện bất lợi, việc duy trì ổn định cấu trúc hệ thống màng sinh học
trong tế bào có ý nghĩa quyết định khả năng chống chịu của cây. Vì hư hại cấu trúc màng

333
sinh chất và màng các bào quan tác động đến toàn bộ các quá trình trao đổi chất, hoạt động
sinh lý của tế bào, duy trì sự sống của tế bào. Trong điều kiện nhiệt độ thấp, ở những thực
vật thích nghi với lạnh có xu thế tăng hàm lượng các acid béo không bão hòa, vì những
acid này tham gia cấu tạo phospholipd, có khả năng làm tăng độ lỏng cho màng, ngăn cản
sự thay đổi cấu trúc màng, ngoài ra chúng còn có khả năng tương tác với các protein bảo
vệ khác khi cây chống chịu lạnh. Thêm vào đó, đường trong vai trò là một chất điều chỉnh
hệ thẩm thấu, giúp bảo vệ màng tránh khỏi bị mất nước và đông đặc nhờ tương tác với lớp
kép lipid.

7.5.3.2. Tăng cường tích lũy các chất điều chỉnh hệ thẩm thấu
Tăng cường tích lũy các hợp chất điều chỉnh thẩm thấu có trọng lượng phân tử thấp,
khả năng hòa tan cao, đóng vai trò chìa khóa trong bảo vệ tế bào chống lại lạnh giá. Bởi vì
những hợp chất này có khả năng điều chỉnh thẩm thấu tế bào, duy trì tính ổn định cho hệ
thống màng và các protein, enzyme trong tế bào, giải độc gây ra bởi ROS. Ngoài ra chúng
còn bảo vệ các bào quan tránh bị mất nước và đông đặc. Những hợp chất này bao gồm các
loại đường như glucose, fructose, sucrose, trehalose và raffinose; sugar alcohols như
sorbitol, ribitol, inositol; các hợp chất chứa nitơ trọng lượng phân tử thấp như proline,
glycine betaine, alanine betaine, proline betaine và polyamines…
Sự tích lũy các hợp chất này được phát hiện ở nhiều loài cây như lúa, lúa mì, lúa
mạch, lúa miến, ngô, rau bina, củ cải đường… và trong cả các điều kiện bất lợi khác như
hạn, mặn, nhiệt độ cao…
Do vậy, đã có những nghiên cứu bổ sung glycine betain hay proline ngoại sinh lên
những cây trồng có hàm lượng ít hoặc không tích lũy các chất này, hoặc chuyển gen làm
tăng hàm lượng của chúng trong cây, thể hiện tăng cường khả năng chống chịu các điều
kiện bất lợi trong đó có nhiệt độ thấp.

7.5.3.3. Tăng cường tổng hợp các chất bảo vệ chống lại ROS
Trong điều kiện lạnh, ROS được tăng sinh, để giúp tế bào giải độc ROS, hạn chế tác
hại, tăng tính chống chịu nhiệt độ thấp, cây trồng thường tăng cường các hợp chất chống
oxy hóa enzyme như superoxide dismutase, glutathione peroxidase, glutathione reductase,
ascorbate peroxidase and catalase, và các chất không enzyme như tripeptidthiol,
glutathione, ascorbic acid (vitamin C) và α-tocopherol (vitamin E), carotenoid…

7.5.3.4. Tăng cường tổng hợp các protein bảo vệ


Trong điều kiện nhiệt độ thấp, cây trồng tăng cường tổng hợp một số protein có vai
trò bảo vệ cấu trúc màng, ngăn cản quá trình đông đặc màng, được gọi là
“antifreeze proteins” (AFPs). Đây là một nhóm các protein có khả năng ức chế hình thành
các tinh thể nước đá, được tìm thấy ở nhiều nhóm sinh vật có khả năng sống trong điều

334
kiện băng giá như cá, côn trùng, động vật, nấm, vi khuẩn và thực vật. Ở thực vật bậc cao,
các protein này được phân lập, xác định đặc tính và nghiên cứu nhiều ở các loài như lúa mì
mùa đông, lúa mì mùa xuân, lúa mạch mùa đông, lúa mạch mùa xuân, lúa mạch đen mùa
đông… (Griffith và Yaish, 2004). Một số ví dụ cho “antifreeze proteins” như dehydrin
proteins (DHNs), heat-shock proteins (HSPs), LEA proteins, Glucanase – AFP, chitinase –
AFP, các protein apoplastic…
Các protein nội bào đóng vai trò bảo vệ tế bào cũng được tăng cường tổng hợp trong
điều kiện băng giá như dehydrin, các protein liên quan đến trao đổi carbohydrate, 14-3-3
protein, cryoprotective, kinase regulator.

7.5.3.5. Điều chỉnh biểu hiện của gen


Để giúp cây chống chịu lạnh, tế bào đã kích hoạt các cơ chế điều chỉnh biểu hiện
gen. Sự điều chỉnh này theo hướng tăng cường biểu hiện một số gen này và giảm biểu hiện
của các gen khác. Ví dụ trong điều kiện lạnh các nhóm gen được tăng cường biểu hiện như
nhóm gen tổng hợp protein chống chịu lạnh: COR (cold regulated) như COR tmc-ap3 và
COR14b; nhóm gen BLT (barley low temperature) gồm BLT14, BLT63, BLT801, BLT4;
và ELIP (early light inducible protein) và các gen liên quan đến quá trình trao đổi amino
acid như tăng cường sinh tổng hợp prolin, glycin betain, ABA… Trong khi các gen khác
được điều chỉnh giảm biểu hiện, như các gen liên quan đến quang hợp như gen tổng hợp
protein LHC (light harvesting complex) và plastocyanin.
Tăng cường ABA và các hormone thực vật khác
Tăng cường tổng hợp ABA có ý nghĩa lớn trong tính chống chịu lạnh và các tác nhân
bất lợi khác. Sự tích lũy nhiều ABA trong cây giúp cây rơi vào trạng thái ngủ nghỉ
có thể dễ dàng qua được điều kiện khắc nghiệt. Ở thực vật nhiệt đới, trước khi vào mùa
đông, sự tích lũy của ABA tăng gây rụng lá và bước vào giai đoạn ngủ nghỉ, nhờ đó chúng
có thể tồn tại qua được mùa đông có nhiệt độ giảm từ -30 đến -40oC, tuy nhiên lại có thể
chết khi nhiệt độ tăng lên đến 1-2oC trong mùa hè (Hoàng Minh Tấn và cs., 2006).
Nghiên cứu của Huang và cs, 2017, trên cây cỏ gà cho thấy bổ sung ABA ngoại sinh
có thể duy trì ổn định màng tế bào, tăng hoạt động của PSII, tăng biểu hiện của các gen
chống chịu lạnh… từ đó tăng khả năng chống chịu lạnh (Huang và cs., 2017).
Nhìn chung sự tham gia của ABA trong chống chịu điều kiện vô sinh bất lợi trong đó
có nhiệt độ thấp là rất phức tạp, có liên quan đến cả một mạng lưới các gen và các quá
trình sinh học khác nhau, được phân tích khá rõ bởi (Gusta và cs., 2005).
Các hormone khác như geberilin, salicylic acid và ethylen… cũng được biết có liên
quan đến tính chống chịu lạnh của thực vật.

7.5.3.6. Duy trì các hoạt động sinh lý, sinh sản và hình thành năng suất
Diệp lục và lục lạp không bị phân hủy đảm bảo duy trì hoạt động quang hợp trong
điều kiện lạnh. Ở những loài cây chống chịu lạnh, còn quan sát thấy sự tăng hàm lượng sắc

335
tố diệp lục b và carotenoid chủ yếu các sắc tố thuộc nhóm xanthophyll (violaxanthin
+ antheraxanthin + zeaxanthin) đặc biệt là zeaxanthin do chúng đóng vai trò quan trọng
chống oxy hóa gây ra bởi lạnh giúp bảo vệ bộ máy quang hợp. Giảm sự mẫn cảm của
quang hợp vơi nhiệt độ thấp.
Hoạt động hô hấp có bị giảm nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả năng lượng cho các hoạt
động sống.
Ở những cây chống chịu lạnh những quá trình sinh lý khác như trao đổi và vận
chuyển nước, vật chất vô cơ và hữu cơ không bị ức chế nhiều, nên về cơ bản các hoạt động
sinh lý vẫn diễn ra. Do đó, quá trình sinh trưởng phát triển vẫn diễn ra bình thường.
Các hoạt động của quá trình sinh sản như hình thành hoa, thụ tinh, thụ phấn bị tác
động tiêu cực ít, nên năng suất vẫn hình thành. Tuy nhiên, tùy theo những mức độ giảm
của nhiệt độ, khả năng chống chịu của cây mà năng suất giảm nhiều hay ít. Ở những loài
chống chịu lạnh tốt thường thì năng suất bị giảm ít, trong khi những loài mẫn cảm sẽ bị tác
động giảm nhiều hơn.

7.5.4. Một số giải pháp tăng tính chống chịu lạnh cho cây
Những hiểu biết về cơ chế chống chịu lạnh ở thực vật trình bày trên đây, làm cơ sở
cho các nghiên cứu giải pháp chống chịu lạnh ở cây trồng, nhằm giảm thiểu các tác hại do
nhiệt độ thấp gây ra trong trồng trọt.

7.5.4.1. Tôi luyện hạt giống


Tiến hành xử lý hạt giống ở điều kiện lạnh trước khi gieo có thể tăng cường chống
chịu lạnh cho cây. Ví dụ, xử lý lạnh cho cà chua trong 11 ngày làm cây con không bị chết
rét trong khi công thức đối chứng trên 60% cây con bị chết (Hoàng Minh Tấn và cs., 2006).

7.5.4.2. Xử lý các hợp chất ngoại sinh


Xử lý các chất retardant như CCC (chlorocholine chloride), AMO 1618 (piperidin
carboxilate), etanolamin có thể làm thay đổi cấu trúc màng, hạ nhiệt độ chuyển pha, tăng
khả năng chống chịu lạnh cho cây trồng (Hoàng Minh Tấn và cs., 2006). Trong đó, CCC
có thể vừa tăng tính chống chịu lạnh, vừa tăng khả năng chống đổ nên được sử dụng rộng
rãi hơn (Hoàng Minh Tấn và cs., 2006).
Xử lý nguyên tố vi lượng: Cu, Mn, Mo, N, K, Bo, Fe… có thể tác động vào tính chất
lý hóa của nguyên sinh theo hướng tăng tính chống chịu lạnh cho cây. Phun các loại phân
bón qua lá có chứa các nguyên tố dinh dưỡng và vi lượng này sẽ giúp cây tăng sức chống
chịu và tăng khả năng phục hồi sau đợt bị rét, làm giảm tác hại do lạnh gây ra trên cây trồng.
Bón sulfate amon 0,25% tăng chịu lạnh và tăng 4-5 tạ/ha (Hoàng Minh Tấn và cs.,
2006); Có nơi ngâm hạt giống trong dung dịch 20 g supephotphat + 20 g tro bếp/lít nước
làm tăng tính chịu lạnh cho cây (Hoàng Minh Tấn và cs., 2006).
Xử lý 0.5 mM acid salicylic cho cây ngô non có thể cảm ứng các enzyme chống oxy
hóa, từ đó làm giảm tác hại của lạnh đối với cây (Janda và cs., 1999).

336
Trên thế giới các nghiên cứu bổ sung các chất điều chỉnh thẩm thấu, bảo vệ tế bào
ngoại sinh như prolin, glycin betain… cũng đã được tiến hành, kết quả thu được thể hiện
tăng khả năng chống chịu lạnh cho cây.
Ngoài ra, các biện pháp kỹ thuật như che phủ nilon, bón phân hoai mục, tro bếp
(chứa nhiều K có thể làm giảm độ nhớt chất nguyên sinh) để tăng tính chịu rét cho mạ
xuân là các biện pháp dân gian thường dùng.

7.5.4.3. Cải thiện giống cây trồng chống chịu lạnh


Giống như tính chống chịu các điều kiện phi sinh học bất lợi khác, cải thiện giống
cây trồng theo hướng nâng cao khả năng chống chịu lạnh luôn là giải pháp quan trọng nhất
của các nhà khoa học mặc dù rất khó khăn, và tốn kém.
Trước tiên cần tiến hành thanh lọc nhanh giống để chọn lọc ra các kiểu gen mang các
đặc tính chống chịu lạnh, dùng làm vật liệu khởi đầu.
Sau đó tiến hành khảo nghiệm và đánh giá trong điều kiện phòng thí nghiệm và quan
trọng hơn là đánh giá ngoài đồng ruộng để chọn lấy dòng có khả năng chống chịu lạnh bền
vững làm nguyên liệu cho lai tạo giống.
Lai tạo có định hướng để tổ hợp các gen qui định tính chịu lạnh vào một kiểu gen
nhằm tạo giống mới có đặc tính chịu lạnh tốt nhất, rồi đưa trồng ở những nơi thường xuyên
có nhiệt độ thấp kéo dài.
Các phương pháp ứng dụng công nghệ sinh học như chọn giống chịu lạnh bằng chỉ
thị phân tử, chọn dòng tế bào chịu lạnh, chuyển gen chịu lạnh cũng được nghiên cứu khá
phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Chọn giống chịu lạnh bằng chỉ thị phân tử là phương
pháp ít tốn thời gian và công sức hơn so với phương pháp lai tạo nhất là với các loài cây có
thời gian sinh trưởng dài. Tuy nhiên, hiệu quả chống chịu thường phụ thuộc vào mức độ
phủ di truyền của marker phân tử lựa chọn.
Công nghệ chuyển gen làm tăng tính chống chịu lạnh dựa chủ yếu vào những hiểu
biết về cơ chế phân tử của phản ứng thích nghi với nhiệt độ thấp ở thực vật. Hiện nay rất
nhiều gen đã được chuyển vào cây trồng thể hiện tăng tính chống chịu lạnh ở nhiều mức độ
khác nhau (Bảng 7.4).
Bảng 7.4. Một số kết quả chuyển gen chống chịu lạnh

Vai trò trong tế Biểu hiện chống chịu


Tên gen chuyển Cây chủ
bào của cây chuyển gen
gpat Glycerol 3- Tăng hàm lượng
Hoạt động quang hợp bị hại ít hơn
phosphate acid béo không Thuốc lá
so với cây không chuyển gen
acyltransferase bão hòa
Hoạt động quang hợp tăng 20% so
sod Superoxide
Giảm ROS Thuốc lá với cây không chuyển gen trong điều
dismutase
kiện lạnh

337
Vai trò trong tế Biểu hiện chống chịu
Tên gen chuyển Cây chủ
bào của cây chuyển gen
cor15a Cold regulated Tăng cường tính Arabidopsis Tăng cường tính chống chịu lạnh in
gen chống chịu lạnh thaliana vitro của chất nguyên sinh và lục lạp.
mn-sod Mn-Superoxide Giảm ROS trong Giảm tác hại của hạn và tăng cường
Cỏ linh lăng
dismutase ty thể sống sót qua mùa đông
gst/gpx Glutathione- Giải độc do thuốc Cây chuyển gen tăng cường biểu
Stransferase và diệt cỏ và các Thuốc lá hiện GST/GPX thể hiện tăng tính
glutathione peroxidase chất độc chống chịu lạnh và mặn
Cây chuyển gen antisens tăng
prodh Proline Sinh tổng hợp Arabidopsis
cường chống chịu lạnh và mặn so
dehydrogenase prolin thaliana
với cây đối chứng
HOS10 Encodes an
Nhân tố phiên mã Lúa Tăng cường tính chống chịu lạnh
R2R3-type protein
Điều khiển
SCOF1cold-inducible
SGBF-1 như là Đậu tương Tăng cường chống chịu băng giá
zinc finger protein
nhân tố phiên mã
CuCOR19citrus Ức chế oxy hóa
Thuốc lá Tăng tính chịu lạnh
dehydrin lipid
Sinh tổng hợp Hàm lượng glycin betain cao, tăng
codA Choline oxidase A Lúa
glycin betain tính chịu lạnh và mặn
Sinh tổng hợp Arabidopsis
codA Choline oxidase A Chống chịu lạnh, mặn
glycin betain thaliana
(Theo Sanghera và cs., 2011)

7.6. Tính chống chịu úng của cây


7.6.1. Khái niệm
Úng là khái niệm chỉ hiện tượng dư thừa nước trong trồng trọt. Đây là hiện tượng
gặp khá phổ biến ở nước ta. Ngập úng có nhiều cấp độ khác nhau: Có những nơi ngập úng
quanh năm gặp ở những vùng trũng luôn ứ đọng nước; Có những nơi chỉ ngập úng vào
mùa mưa lũ; Có những nơi chỉ ngập úng thời gian ngắn sau những trận mưa lớn.
Dựa vào mức độ dư thừa nước chia làm các loại: Nếu lượng nước tồn đọng chỉ nhấn
chìm bộ rễ thì gọi là úng; Nếu nước dâng lên nhấn chìm cả chồi thì gọi là ngập, trong đó
nếu chỉ một phần chồi bị chìm trong nước gọi là ngập một phần, còn trường hợp toàn bộ
cây bị chìm trong nước thì gọi là ngập toàn phần.

7.6.2. Tác hại của ngập úng đối với cây trồng
Tác hại của ngập úng đối với cây phụ thuộc vào mức độ dư thừa nước, thời gian
ngập úng, loài cây, giai đoạn sinh trưởng phát triển và khả năng chống chịu của cây trồng.
Trong môi trường ngập úng, nước bị bão hòa, các mao quản đất bị lấp đầy nước,
chiếm chỗ của không khí, nên tạo môi trường yếm khí. Do đó, tác hại cơ bản nhất của ngập
úng là do đất thiếu oxy cho cây hô hấp.

338
Khi đất thiếu oxy, rễ cây chuyển sang hô hấp yếm khí dẫn đến thiếu năng lượng cho
quá trình hấp thu nước và chất khoáng. Thêm vào đó lên men yếm khí nhất sẽ sản xuất các
chất gây ngộ độc cho rễ cây. Từ đó, gây ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý, sinh trưởng
phát triển và năng suất của cây. Ví dụ: ở lúa khi bị ngập 25% chiều cao thì năng suất giảm
18-25%, còn khi ngập 75% chiều cao thì giảm 30-50% (Hoàng Minh Tấn và cs., 2006).
Khi cây gặp úng, ROS được sản sinh nhiều hơn trong điều kiện bình thường, gây hư
hại các phản ứng trao đổi chất trong tế bào, như quang hợp, hoạt động của PSII, ức chế chu
trình Calvin (Ashraf và Harris, 2013). Trong tế bào, ty thể, lục lạp, peroxisomes là những
điểm sản sinh ROS, nên các quá trình sinh lý diễn ra trong nó đều ít nhiều bị tác động bởi
ROS. Do đó không chỉ quang hợp mà hô hấp cũng bị tác động, cộng với lượng oxy giảm
làm ức chế mạnh quá trình hô hấp của cây trong điều kiện ngập úng.
Khi cây gặp úng, lượng các nguyên tố khoáng hấp thụ vào rễ bị giảm mạnh, như các
nguyên tố P, K, N, Ca, Mg, B, Cu và Zn…
Ngập úng có thể gây nên hạn sinh lý, ảnh hưởng tiêu cực đến các quá trình sinh lý
trong cây, đặc biệt là quang hợp. Phản ứng đầu tiên của cây khi gặp úng là đóng khí khổng,
làm hạn chế thoát hơi nước dẫn đến giảm hấp thụ nước ở rễ, vận chuyển nước trong thân,
tác động đến các hoạt động sinh lý, sinh hóa trong cây. Lượng CO2 khuếch tán vào lá giảm
bởi khí khổng đóng, và sự giảm hàm lượng diệp lục, giảm diện tích lá, thúc đẩy lá già yếu,
cộng với tăng ROS trong lục lạp đã làm giảm tỷ lệ quang hợp thực, hiệu suất hoạt động của
PSII trong điều kiện ngập úng.
Ngập úng làm giảm sinh trưởng, phát triển, giảm năng suất cây trồng, thậm chí có
thể làm cây chết, không có thu hoạch trong trường hợp cây bị ngâm trong nước lâu ngày,
khả năng chống chịu kém.

7.6.3. Các đặc điểm thích nghi của thực vật ngập úng
7.6.3.1. Thay đổi trong hình thái giải phẫu
Ngập úng gây nên những biến đổi trong hình thái giải phẫu như làm cây tăng về
chiều cao (Hình 7.10). Ở những cây thân gỗ sống trong điều kiện ngập úng xuất hiện nhiều
lỗ vỏ để lấy oxy và đảm bảo cân bằng nước trong cây.
Cây ngập úng sản sinh nhiều rễ bất định hơn để đảm bảo hấp thu đủ nước và khoáng
cho cây khi rễ chính bị hư hại.
Một đặc điểm quan trọng khác của cây khi bị úng là sự gia tăng các khoảng trống
chứa khí trong lớp vỏ của thân nhất là rễ, làm tăng độ xốp trong cây (Hình 7.10). Các
khoảng gian bào này tạo một con đường vận chuyển oxy từ lá đến rễ, nơi đang bị yếm khí
bởi ngập úng. Cùng với đặc điểm phát triển lớp suberin (bần) ở lớp vỏ thân, rễ làm giảm sự
mất oxy trong quá trình vận chuyển này, giúp cây tăng cường chống chịu ngập úng.

339
Các thực vật sống trong đầm lầy ở các vùng ngập mặn ven biển như sú, bần, vẹt,
đước… thường xuất hiện các rễ nhô lên khỏi mặt nước làm nhiệm vụ lấy oxy cho rễ bị
yếm khí nằm sâu dưới bùn, chúng được gọi là “rễ thở”. Những loài thực vật ngập nước như
lúa cũng rất phát triển các khoảng gian bào chứa khí này, nhờ đó chúng có thể sống thường
xuyên trong nước được.
Những cây bị ngập nước toàn phần thường vươn dài thân rất nhanh để đảm bảo cho
lá được tiếp xúc với khí quyển, để thực hiện các chức năng sống cho cây. Đặc điểm này
được thấy rất rõ ở những giống lúa chống chịu úng, chúng thường có khả năng vươn dài
long, bẹ lá rất nhanh, khả năng phục hồi tốt sau khi nước rút…

Hình 7.10. Sự thay đổi về hình thái (a), chiều cao cây (b) và độ xốp của cây (c)
khi thân cây bị ngập 6 cm trong nước trong 40 ngày ở cây Lotus tenuis
(một loài cây thuộc họ đậu, chi cỏ ba lá chân chim) (Striker, 2012)
Trong hình: flooded plant: cây bị ngập, stem hypertrophy: phình thân, water depth: mực nước bị
ngập, adventitious roots: rễ bất định; control plant: cây đối chứng không bị ngập nước;
plant height: chiều cao cây; day of experience: ngày thí nghiệm; porosity: độ xốp;
treatments: công thức xử lý; shoot: chồi; root: rễ; flooding: ngập; control đối chứng.

7.6.3.2. Cơ chế bảo vệ chống oxy hóa của cây trồng chống chịu úng
Tất cả các cây trồng đều có khả năng giải độc ROS bằng cách tăng cường tổng hợp
các hợp chất chống oxy hóa khác nhau thuộc hai loại enzyme và không enzyme. Khả năng
chống chịu phụ thuộc vào lượng các chất này được sản sinh nhiều hay ít.
Nghiên cứu trên đậu triều (pigeon pea) cho thấy, hàm lượng các chất chống oxy hóa
như superoxide dismutase, catalase, peroxidase và ascorbate peroxidase tăng cường đáng
kể khi cây bị ngập úng (Kumutha và cs., 2009). Báo cáo này chỉ ra rằng khi cây trồng bị

340
ngập úng đã kích hoạt hệ thống bảo vệ chống oxy hóa, giúp cây làm giảm tác hại bởi ROS,
thông qua đó tăng cường tính chống chịu ngập úng.

7.6.3.3. Các thay đổi ở cấp độ phân tử ở cây trồng chống chịu ngập úng
Trong điều kiện ngập úng thiếu oxy, trong cây có sự thay đổi trong quá trình trao đổi
protein, carbohydrate và năng lượng. Khi thiếu oxy cây có xu thế tăng cường tích lũy acid
amin và thay đổi cả tương quan acid amin theo hướng giảm glutamate, aspartate và một số
amid và tăng cường tổng hợp alanine, γ–aminobutyrate và putrexin. Trao đổi carbohydrate
và năng lượng giữ vai trò quan trọng trong khả năng chống chịu với điều kiện kỵ khí. Khi
không có oxy cho hô hấp hiếu khí thì đường phân là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu
cho tế bào. Tuy nhiên, quá trình này cũng chỉ cung cấp một lượng năng lượng ít ỏi cho cây
(xem Chương 4), do đó ngay khi rơi vào điều kiện yếm khí cây thường bị khủng hoảng
năng lượng trầm trọng. Sự tăng mạnh của các enzyme tham gia vào quá trình trao đổi tinh
bột và đường cho cả quá trình đường phân và lên men có thể tăng khả năng chống chịu
điều kiện thiếu oxy. Các phân tích cho thấy hoạt tính của pyruvate decarboxylase – enzyme
chìa khóa điều khiển quá trình lên men ethanol tăng mạnh trong điều kiện kỵ khí. Ở cây
thuốc lá, lúa và Arabidopsis chuyển gen làm tăng hàm lượng enzyme này quan sát thấy sự
tăng khá mạnh acetaldehyt và ethanol, dẫn đến tăng cường khả năng chống chịu thiếu oxy
khi bị ngập úng thấy rất rõ ở lúa và Arabidopsis ( (Nguyễn Văn Mã, 2015).
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây trồng trong điều kiện ngập úng đã thể hiện rõ
nét các cơ chế điều chỉnh tăng hoặc giảm các các gen có liên quan. Hiểu rõ các gen này để
phân lập, xác định đặc tính rồi chuyển gen vào cây trồng biểu hiện yếu sẽ tạo được các
giống cây mới có khả năng chống chịu ngập úng (Hình 7.11).

7.6.4. Các giải pháp nâng cao tính chống chịu ngập úng cho cây trồng
7.6.4.1. Các biện pháp kỹ thuật thâm canh
Điều chỉnh chế độ tưới tiêu nước hợp lý cho cây trồng: Đào rãnh, nạo vét kênh
mương, khơi thông dòng chảy để tránh ứ đọng nước sau mưa. Đặc biệt với cây trồng cạn,
rất mẫn cảm với dư thừa nước, chúng có thể dễ dàng bị chết nếu bị đọng nước lâu ngày.
Sau khi thoát nước nếu cần có thể phá váng, sục bùn, xới xáo đất để tăng lượng oxy
khuếch tán vào đất giúp cây nhanh chóng phục hồi.
Ngoài ra bổ sung các hợp chất vô cơ như N, K… cũng có thể tăng tính chống chịu
ngập úng cho cây. Ashraf và cs., 2011, đã bổ sung K cho đất và phun lên lá kết quả là giảm
tác hại ngập úng trên cây bông (Ashraf và cs., 2011). Xử lý nitrate cho đất hạn chế tác hại
của ngập úng lên cây ngô (Ashraf và Rehman, 1999).

7.6.4.2. Chọn tạo giống cây trồng chống chịu ngập úng
Chọn tạo giống cây trồng chống chịu ngập úng để đưa vào trồng ở những nơi có
nguy cơ hoặc vùng trũng thường xuyên bị ngập úng. Ví dụ ở nước ta đã chọn tạo được các

341
giống lúa chống chịu úng tốt, với nhiều đặc điểm chống chịu như có chiều cao trung bình
lớn từ 110-130 cm để trồng ở những nơi bị úng không thường xuyên; Giống lúa có khả
năng vươn theo độ sâu để trồng ở những nơi ngập úng nặng, thường xuyên…
Ứng dụng công nghệ chuyển gen để tạo cây trồng chống chịu ngập úng. Ví dụ Locus
polygenic định vị ở nhiễm sắc thể số 9 (SUB1) có vai trò kiểm soát kéo dài chồi khi cây bị
ngập úng, chuyển gen biểu hiện một gen của locus này là Sub1A-1 ở lúa có thể tăng cường
tính chống chịu ngập úng ở các dòng chuyển gen so với cây không chuyển gen (Hình 7.11).

Hình 7.11. Kiểu hình chống chịu ngập úng của giống lúa Liaogeng (LG)(Striker, 2012)
Trong mỗi hình trên, bên trái là kiểu gen đối chứng giống LG không chuyển gen; Bên phải là kiểu
gen LG chuyển gen Sub1A-1(ubi:SUB1A-1) thể hiện khả năng chống úng tốt hơn cây đối chứng
không chuyển gen.

342
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân tích nguyên lý chung trong tính chống chịu các điều kiện bất lợi ở thực vật?
2. Hạn là gì? Hạn có ảnh hưởng như thế nào đến thực vật và năng suất cây trồng?
3. Khi gặp hạn cơ thể thực vật có những phản ứng gì để chống chịu lại hạn?
4. Phân tích các giải pháp nâng cao tính chống chịu hạn cho cây trồng?
5. Mặn là gì? Phân tích các tác hại của mặn đến thực vật?
6. Cây sống trong điều kiện mặn cần có những đặc điểm thích nghi gì?
7. Tính chống chịu mặn của cây trồng có thể được cải thiện bằng cách nào?
8. Nhiệt độ thấp gây hại như thế nào cho cây?
9. Dưới tác động của nhiệt độ thấp, cây trồng có những biến đổi như thế nào để thích
nghi?
10. Con người có thể làm gì để nâng cao tính chống chịu nhiệt độ thấp cho cây
trồng?
11. Ngập úng gây tác hại gì cho cây trồng?
12. Khi gặp ngập úng cây có những biến đổi gì để thích ứng?
13. Có những giải pháp nào để giảm thiểu tác hại của ngập úng trong trồng trọt?

343
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Adams B, Adams W (1996). The role of xanthophyll cycle carotenoids in the
protection of photosynthesis. Trends in Plant Science 1:21-26.
2. Albersheim P, Darvill A, Roberts K, Sederoff R, Staehelin A (2011). Plant Cell
Walls: From Chemistry to Biology... New York: Garland Science.
3. Allen JF, de Paula WB, Puthiyaveetil S, Nield J (2011). A structural phylogenetic
map for chloroplast photosynthesis. Trends Plant Sci 16:645-655.
4. Allen JF, Forsberg J (2001). Molecular recognition in thylakoid structure and
function. Trends in Plant Science 6:317-326.
5. Amunts A, Toporik H, Borovikova A, Nelson N (2010). Structure determination and
improved model of plant photosystem I. J Biol Chem 285:3478-3486.
6. Anderson JM (1986). Photoregulation of the composition, function, and structure of
thylakoid membranes. Plant Physiol 37:93–136.
7. Andersson I, Backlund A (2008). Structure and function of Rubisco. Plant Physiol
Biochem 46:275-291.
8. Andrews TJ, Lorimer GH (1987). The Biochemistry of Plants. Book - eds Hatch, M
D & Boardman, N K 10:131–218.
9. Ashraf M, Harris PJC (2013). Photosynthesis under stressful environments: An
overview. Photosynthetica 51:163-190.
10. Banas AK, Aggarwal C, Labuz J, Sztatelman O, Gabrys H (2012). Blue light
signalling in chloroplast movements. J Exp Bot 63:1559-1574.
11. Bassi R, Caffarri S (2000). Lhc proteins and the regulation of photosynthetic light
harvesting function by xanthophylls. Photosynthesis Research 64:243-256.
12. Baucher M, Halpin C, Petit-Conil M, Boerjan W (2003). Lignin: genetic engineering
and impact on pulping. Crit Rev Biochem Mol Biol 38:305-350.
13. Ben-Shem A, Frolow F, Nelson N (2003). Crystal structure of plant photosystem I.
Nature 426:630-635.
14. Bengis C, Nelson N (1975). Purification and properties of the photosystem I reaction
center from chloroplasts. JBiolChem 250:2783-2788.
15. Bengis C, Nelson N (1977). Subunit structure of chloroplast photosystem I reaction
center. JBiolChem 252:4564-4569.
16. Bhuiyan N, Selvaraj G, Wei Y, King J (2009). Role of lignification in plant defense.
Plant Signal Behav 4:158–159.

344
17. Bjorkman O, Demmig B (1987). Photon yield of O2 evolution and chlorophyll
fluorescence characteristics at 77K among vascular plants of diverse origins. Planta
170:489-504.
18. Black CC (1971). Ecological implications of dividing plants into groups with distinct
photosynthetic production capacities. In: JB Cragg, (Ed), Advances in Ecological
Research Academic Press, New York, Ny:87-114.
19. Boerjan W, Ralph J, Baucher M (2003). Lignin biosynthesis. Annu Rev Plant Biol
54:519-546.
20. Boyer JS (1982). Plant productivity and environment. Science 218:443-448.
21. Brett C, Waldron K (1996). Physiology and Biochemistry of Plant Cell Walls. Book
publisher: Chapman and Hall, London 2nd edn.
22. Buckley T, John G, Scoffoni C, Sack L (2017). The Sites of Evaporation within
Leaves. Plant Physiology 173:1763–1782.
23. Caffarri S, Croce R, Breton J, Bassi R (2001). The major antenna complex of
photosystem II has a xanthophyll binding site not involved in light harvesting.
JBiolChem 276:35924-35933.
24. Caffarri S, Kouril R, Kereiche S, Boekema EJ, Croce R (2009). Functional
architecture of higher plant photosystem II supercomplexes. Embo J 28:3052-3063.
25. Calvin M (1950). The path of carbon in photosynthesis. Harvey Lect Series 46:218-
251.
26. Calvin M (1961). "The Nobel Prize in Chemistry 1961 Melvin Calvin". nobelprizeorg
Retrieved January 14, 2011.
27. Carmo-Silva E, Scales JC, Madgwick PJ, Parry MAJ (2015). Optimizing Rubisco
and its regulation for greater resource use efficiency. Plant, Cell and Environment
38:1817–1832.
28. Chaves MM (1991). Effects of water deficits on carbon assimilation. Journal of
Experimental Botany 42:1-16.
29. Chen WR, Zheng JS, Li, Y.Q. , al. e (2012). Effects of high temperature on
photosynthesis, chlorophyll fluorescence, chloroplast ultrastructure, and antioxidant
activities in fingered citron. Russ J Plant Physiol 59:732-740.
30. Christmann A, Hoffmann T, Teplova I, Grill E, Muller A (2005). Generation of
active pools of abscisic acid revealed by in vivo imaging of water-stressed
Arabidopsis. Plant Physiol 137:209-219.
31. Cocking EC (1960). A Method for the Isolation of Plant Protoplasts and Vacuoles.
Nature 187:962–963.

345
32. Cogdell RJ, Andersson PO, Gillbro T (1992). Carotenoid Singlet States and Their
Involvement in Photosynthetic Light-Harvesting Pigments. JPhotochemPhotobiolB
15:105-112.
33. Craine JM, Reich PB (2005). Leaf-level light compensation points in shade-tolerant
woody seedlings. New Phytol 166:710-713.
34. Croce R, Muller MG, Bassi R, Holzwarth AR (2001). Carotenoid-to-chlorophyll
energy transfer in recombinant major light-harvesting complex (LHCII) of higher
plants. I. Femtosecond transient absorption measurements. BiophysJ 80:901-915.
35. Dall'Osto L, Caffarri S, Bassi R (2005). A mechanism of nonphotochemical energy
dissipation, independent from PsbS, revealed by a conformational change in the
antenna protein CP26. Plant Cell 17:1217-1232.
36. Dann M, Leister D (2017). Enhancing (crop) plant photosynthesis by introducing
novel genetic diversity. Phil Trans R Soc B 372:doi:10.1098/rstb.2016.0380.
37. Darko E, Heydarizadeh P, Schoefs B, Sabzalian MR (2014). Photosynthesis under
artificial light: the shift in primary and secondary metabolism. Philos Trans R Soc
Lond B Biol Sci 369:20130243.
38. Davis GA, Rutherford AW, Kramer DM (2017). Hacking the thylakoid proton
motive force for improved photosynthesis: modulating ion flux rates that control
proton motive force partitioning into Dc and DpH. Phil Trans R Soc B
372:doi:10.1098/rstb.2016.0381.
39. Davis P, Hangarter R (2012). Chloroplast movement provides photoprotection to
plants by redistributing PSII damage within leaves. Photosynthesis Research
112:153–161.
40. DeCoster B, Christensen RL, Gebhard R, Lugtenburg J, Farhoosh R, Frank HA
(1992). Low-lying electronic states of carotenoids. BiochimBiophysActa 1102:107-
114.
41. Dekker JP, Boekema EJ (2005). Supramolecular organization of thylakoid
membrane proteins in green plants. BiochimBiophysActa 1706:12-39.
42. Demmig-Adams B (1990). Carotenoids and photoprotection in plants: A role for the
xanthophyll zeaxanthin. BiochimBiophysActa 1020:1-24.
43. Dever LV, Bailey KJ, Lacuesta M, Leegood RC, Lea PJ (1996). The isolation and
characterization of mutants of the C4 plant Amaranthus edulis. Comp Rend Acad Sci
3:919–959.
44. Downton WJS, Tregunna EB (1968). Carbon dioxide compensation-its relation to
photosynthetic carboxylation reactions, systematics of the Gramineae, and leaf
anatomy. Can J Bot 46:207-215.

346
45. Driever SM, Simkin AJ, Alotaibi S, Fisk SJ, al. e (2017). Increased SBPase activity
improves photosynthesis and grain yield in wheat grown in greenhouse conditions.
Phil Trans R Soc B 372:doi:10.1098/rstb.2016.0384.
46. Dupree P, Sherrier DJ (1998). The plant Golgi apparatus. Biochim Biophys Acta
1404:259-270.
47. Ehleringer JR, Björkman O (1977). Quantum yields for CO2 uptake in C3 and C4
plants. Plant Physiol 59:86–90.
48. Elizabeth A (2013). C4 photosynthesis. Current Biology 23:R594–R599.
49. Ellsworth DS, Reich PB (1993). Canopy structure and vertical patterns of
photosynthesis and related leaf traits in a deciduous forest. Oecologia 96:169-178.
50. Emerson R (1957). Dependence of yield of photosynthesis in long wave red on
wavelength and intensity of supplementary light. Science 125:746.
51. Feller U, Anders I, Mae T (2008). Rubiscolytics: fate of Rubisco after its enzymatic
function in a cell is terminated. Journal of Experimental Botany 59:1615–1624.
52. Ferreira KN, Iverson TM, Maghlaoui K, Barber J, Iwata S (2004). Architecture of the
photosynthetic oxygen-evolving center. Science 303:1831-1838.
53. Flexas J, Bota J, Loreto F, Cornic G, Sharkey TD (2004). Diffusive and metabolic
limitations to photosynthesis under drought and salinity in C(3) plants. Plant Biol
(Stuttg) 6:269-279.
54. Foyer CH, Ruban AV, Nixon PJ (2017). Photosynthesis solutions to enhance
productivity. Philos Trans R Soc Lond B Biol Sci 372.
55. Frank HA, Farhoosh R, Aldema ML, DeCoster B, Christensen RL, Gebhard R,
Lugtenburg J (1993). Carotenoid-to-bacteriochlorophyll singlet energy transfer in
carotenoid-incorporated B850 light-harvesting complexes of Rhodobacter
sphaeroides R-26.1. PhotochemPhotobiol 57:49-55.
56. Franke R, McMichael CM, Meyer K, Shirley AM, Cusumano JC, Chapple C (2000).
Modified lignin in tobacco and poplar plants over-expressing the Arabidopsis gene
encoding ferulate 5-hydroxylase. Plant J 22:223-234.
57. Galbe M, Zacchi G (2007). Pretreatment of lignocellulosic materials for efficient
bioethanol production. Adv Biochem Eng Biotechnol 108:41-65.
58. Gengshou X (2013). Repression of Lignin Synthesis in Rice by C4H and 4CL using
RNAi. International Journal of Bioscience, Biochemistry and Bioinformatics 3:226-
228.
59. Gierlinger N, Keplinger T, Harrington M (2012). Imaging of plant cell walls by
confocal Raman microscopy. Nat Protoc 7:1694-1708.

347
60. Gollan PJ L-MY, Tiwari A, Tikkanen M,, 2017 AE-M (2017). Interaction between
photosynthetic electron transport and chloroplast sinks triggers protection and
signalling important for plant productivity. Phil Trans R Soc B
372:doi:10.1098/rstb.2016.0390.
61. Golovko T, Dymova O, Zakhozhiy I, Dalke I, Tabalenkova G (2012).
Photoprotection by carotenoids of Plantago media photosynthetic apparatus in
natural conditions. Acta Biochim Pol 59:145-147.
62. Gonsalves D, Ferreira S, Manshardt R, al e (2000). Transgenic Virus Resistant
Papaya: New Hope for Controlling Papaya Ringspot Virus in Hawaii. Plant Health
Progress - Plant Health Reviews - 21 June 2000
63. Accession DOI:10.1094/PHP-2000-0621-1001-RV.
64. Gowik U, Westhoff P (2011). The Path from C3 to C4 Photosynthesis. Plant
Physiology January 55:56-63
65. Gradinaru CC, van Stokkum IHM, Pascal AA, van Grondelle R, Van Amerongen H
(2000). Identifying the pathways of energy transfer between carotenoids and
chlorophylls in LHCII and CP29. A multicolor, femtosecond pump - probe study.
Journal of Physical Chemistry B 104:9330-9342.
66. Greenberg JT (1997). Programmed Cell Death in Plant-Pathogen Interactions. Annu
Rev Plant Physiol Plant Mol Biol 48:525-545.
67. Gururani MA, Venkatesh J, Tran LS (2015). Regulation of Photosynthesis during
Abiotic Stress-Induced Photoinhibition. Mol Plant 8:1304-1320.
68. Haraux F, De Kouchkovsky Y (1998). Energy coupling and ATP synthase.
Photosynth Res 57:231–251.
69. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần Văn Phẩm (2006). Giáo trình sinh lý
Thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp:1-366.
70. Hooke R (1665). Micrographia: or, Some physiological descriptions of minute
bodies made by magnifying glasses. London: J Martyn and J Allestry, 1st ed.
71. Horton P, Johnson MP, Perez-Bueno ML, Kiss AZ, Ruban AV (2008).
Photosynthetic acclimation: does the dynamic structure and macro-organisation of
photosystem II in higher plant grana membranes regulate light harvesting states?
Febs J 275:1069-1079.
72. Huang W, Hu H, Zhang SB (2015). Photorespiration plays an important role in the
regulation of photosynthetic electron flow under fluctuating light in tobacco plants
grown under full sunlight. Front Plant Sci 6:621.
73. ISAAA (2014). 19 Years of Biotech Crops in the World. isaaaorg International
Service for the Acquisition of Agri-biotech Applications (ISAAA).

348
74. ISAAA (2016). ISAAA Annual Report: 2016.
http://www.isaaa.org/resources/publications/annualreport/2016/default.asp.
75. Jack Farineau, Morot-Gaudry J-F (2011). La photosynthèse: Processus physiques,
moléculaires et physiologiques. Éditions Quae:1- 362.
76. Jansson S (1999). A guide to the Lhc genes and their relatives in Arabidopsis. Trends
Plant Sci 4:236-240.
77. Jiang CD, Wang X, Gao HY, Shi L, Chow WS (2011). Systemic regulation of leaf
anatomical structure, photosynthetic performance, and high-light tolerance in
sorghum. Plant Physiol 155:1416-1424.
78. Jianmin Qi G, Xu J, Niu X, al. YZe (2013). Overexpression of UDP-glucose
pyrophosphorylase gene could increase cellulose content in Jute (Corchorus
capsularis L.). Biochemical and Biophysical Research Communications 442:153-
158.
79. Jin E, Yokthongwattana K, Polle JE, Melis A (2003). Role of the reversible
xanthophyll cycle in the photosystem II damage and repair cycle in Dunaliella
salina. Plant Physiol 132:352-364.
80. Johnson MP, Brain AP, Ruban AV (2011). Changes in thylakoid membrane
thickness associated with the reorganization of photosystem II light harvesting
complexes during photoprotective energy dissipation. Plant Signal Behav 6:1386-
1390.
81. Johnston DT, Wolfe-Simon F, Pearson A, Knoll AH (2009). Anoxygenic
photosynthesis modulated Proterozoic oxygen and sustained Earth's middle age.
Proc Natl Acad Sci U S A 106:16925-16929.
82. Jordan P, Fromme P, Witt HT, Klukas O, Saenger W, Krauss N (2001). Three-
dimensional structure of cyanobacterial photosystem I at 2.5 A resolution. Nature
411:909-917.
83. Keough JM, Jenson DL, Zuniga AN, Barry BA (2011). Proton coupled electron
transfer and redox-active tyrosine Z in the photosynthetic oxygen-evolving complex.
J Am Chem Soc 133:11084-11087.
84. Khương Thị Thu Hương, Nguyễn Văn Việt (2017). Giáo trình sinh lý thực vật. Tập
II. Phần thực hành. Nhà xuất bản Nông nghiệp:1-97.
85. Khuong TTH, C. R, S. C (2014). The function of PsbS protein in plant
photosynthesis regulation. VNU Journal of Natural Sciences and Technology 30:1-
10.
86. Khuong TTH, Crete P, Robaglia C, Caffarri S (2013). Optimisation of tomato Micro-
tom regeneration and selection on glufosinate/Basta and dependency of gene
silencing on transgene copy number. Plant Cell Rep.

349
87. Kok B, Forbush B, McGloin M (1970). Cooperation of charges in photosynthetic O2
evolution-I. A linear four step mechanism. Photochem Photobiol 11:457-475.
88. Komatsu S, Yanagawa Y (2013). Cell wall proteomics of crops. Front Plant Sci 4:17.
89. Koning RE (1994). C4 and CAM Cycles. Plant Physiology Information Website
http://plantphysinfo/plant_physiology/c4camshtml.
90. Korth KL, Blount JW, Chen F, Rasmussen S, Lamb C, Dixon RA (2001). Changes
in phenylpropanoid metabolites associated with homology-dependent silencing of
phenylalanine ammonia-lyase and its somatic reversion in tobacco. Physiologia
Plantarum 111:137-143.
91. Kozaki A, Takeba G (1996). Photorespiration protects C3 plants from
photooxidation. Nature volume 384 557–560.
92. Krasnovsky AA, Jr., Kovalev YV (2014). Spectral and kinetic parameters of
phosphorescence of triplet chlorophyll a in the photosynthetic apparatus of plants.
Biochemistry (Mosc) 79:349-361.
93. Krause GH, Vernotte C, Briantais JM (1982). Photoinduced quenching of
chlorophyll fluorescence in intact chloroplasts and algae. BiochimBiophysActa
679:116-124.
94. Krieger-Liszkay A, Fufezan C, Trebst A (2008). Singlet oxygen production in
photosystem II and related protection mechanism. Photosynth Res 98:551-564.
95. Kurisu G, Zhang H, Smith JL, Cramer WA (2003). Structure of the cytochrome b6f
complex of oxygenic photosynthesis: tuning the cavity. Science 302:1009-1014.
96. Kuzminsky E, Meschini R, Terzoli S, Pavani L, Silvestri C, Choury Z, Scarascia-
Mugnozza G (2016). Isolation of Mesophyll Protoplasts from Mediterranean Woody
Plants for the Study of DNA Integrity under Abiotic Stress. Front Plant Sci 7:1168.
97. Lacointe A, Deleens E, Ameglio T, Saint-Joanis B, Lelarge C, Vandame M, Song
GC, Daudet FA (2004). Testing the branch autonomy theory: a C-13/C-14 double-
labelling experiment on differentially shaded branches. Plant, Cell &amp;
Environment 27:1159-1168. .
98. Latowski D, Kuczynska P, Strzalka K (2011). Xanthophyll cycle--a mechanism
protecting plants against oxidative stress. Redox Rep 16:78-90.
99. Lefebvre S, Lawson T, Zakhleniuk OV, Lloyd JC, Raines CA (2005). Increased
Sedoheptulose-1,7-Bisphosphatase Activity in Transgenic Tobacco Plants Stimulates
Photosynthesis and Growth from an Early Stage in Development. Plant Physiol
138:451–460.
100. Li X, Chen W, Zhao Y, Xiang Y, Jiang H, Zhu S, Cheng B (2013). Downregulation
of caffeoyl-CoA O-methyltransferase (CCoAOMT) by RNA interference leads to
reduced lignin production in maize straw. Genet Mol Biol 36:540-546.

350
101. Lionetti V, Cervone F, Bellincampi D (2012). Methyl esterification of pectin plays a
role during plant–pathogen interactions and affects plant resistance to diseases.
Journal of Plant Physiology 169 1632 - 1630.
102. Liu CF, Liu NC, Bailar JC (1964). A specific synthesis for bis(bipyridine) ruthenium
compounds. InorgChem 3:1197-1198.
103. Liu Z, Yan H, Wang K, Kuang T, Zhang J, Gui L, An X, Chang W (2004). Crystal
structure of spinach major light-harvesting complex at 2.72 A resolution. Nature
428:287-292.
104. Long SP, Zhu XG, Naidu SL, Ort DR (2006). Can improvement in photosynthesis
increase crop yields? Plant Cell Environ 29:315-330.
105. Makino A, Mae T (1999). Photosynthesis and Plant Growth at Elevated Levels of
CO2. Plant Cell Physiol 40:999-1006
106. Margeot A, Hahn-Hagerdal B, Edlund M, Slade R, Monot F (2009). New
improvements for lignocellulosic ethanol. Curr Opin Biotechnol 20:372-380.
107. Mauney JR, Fry KE, Guinn G (1978). Relationship of Photosynthetic Rate to Growth
and Fruiting of Cotton, Soybean, Sorghum, and Sunflower. Crop Sci 259-263.
108. Millar DJ, Long M, Donovan G, Fraser PD, Boudet AM, Danoun S, Bramley PM,
Bolwell GP (2007). Introduction of sense constructs of cinnamate 4-hydroxylase
(CYP73A24) in transgenic tomato plants shows opposite effects on flux into stem
lignin and fruit flavonoids. Phytochemistry 68:1497-1509.
109. Mimuro M, Katoh T (1991). Carotenoids in photosynthesis: Absorption, transfer and
dissipation of light energy. Pure ApplChem 63:123-130.
110. Mollenhauer HH, Morré DJ (1994). Structure of Golgi apparatus. Protoplasma
180:14-28.
111. Moura JC, Bonine CA, de Oliveira Fernandes Viana J, Dornelas MC, Mazzafera P
(2010). Abiotic and biotic stresses and changes in the lignin content and composition
in plants. J Integr Plant Biol 52:360-376.
112. Münch E (1930). Die Stoffbewegungen in der Pflanze. Gustav Fischer, Jena,
Germany.
113. Murata Y, Pei Z-M, Mori IC, Schroeder J (2001). Abscisic Acid Activation of Plasma
Membrane Ca2+ Channels in Guard Cells Requires Cytosolic NAD(P)H and Is
Differentially Disrupted Upstream and Downstream of Reactive Oxygen Species
Production in abi1-1 and abi2-1 Protein Phosphatase 2C Mutants. The Plant Cell
13: 2513–2524.
114. Murchie EH, Pinto M, Horton P (2009). Agriculture and the new challenges for
photosynthesis research. New Phytol 181:532-552.

351
115. Nelson N, Yocum CF (2006). Structure and function of photosystems I and II.
Annual Review of Plant Biology 57:521-565.
116. Osakabe Y, Arinaga N, Umezawa T, Katsura S, Nagamachi K, Tanaka H, Ohiraki H,
Yamada K, Seo SU, Abo M, Yoshimura E, Shinozaki K, Yamaguchi-Shinozaki K
(2013). Osmotic stress responses and plant growth controlled by potassium
transporters in Arabidopsis. Plant Cell 25:609-624.
117. Owens TG, Shreve AP, Albrecht AC, Murata N (1992). Dynamics and mechanism of
singlet energy transfer between carotenoids and chlorophylls: Light harvesting and
non- photochemical fluorescence quenching. In: Research in Photosynthesis Vol.I.
Kluwer Academic Publishers, Dordrecht, pp 179-186.
118. Parry MA, Andralojc PJ, Scales JC, Salvucci ME, Carmo-Silva AE, Alonso H,
Whitney SM (2013). Rubisco activity and regulation as targets for crop
improvement. J Exp Bot 64:717-730.
119. Pedros R, Moya I, Goulas Y, Jacquemoud S (2008). Chlorophyll fluorescence
emission spectrum inside a leaf. Photochem Photobiol Sci 7:498-502.
120. Peterhansel C, Maurino VG (2011). Photorespiration redesigned. Plant Physiol
155:49-55.
121. Petrou K, Belgio E, Ruban AV (2014). pH sensitivity of chlorophyll fluorescence
quenching is determined by the detergent/protein ratio and the state of LHCII
aggregation. Biochim Biophys Acta 1837:1533-1539.
122. Pettolino FA, Walsh C, Fincher GB, Bacic A (2012). Determining the
polysaccharide composition of plant cell walls. Nat Protoc 7:1590-1607.
123. Reyna-Llorens I, Hibberd JM (2017). Recruitment of pre-existing networks during
the evolution of C4 photosynthesis. Phil Trans R Soc B
372:doi:10.1098/rstb.2016.0386.
124. Ruban AV (2016). Nonphotochemical Chlorophyll Fluorescence Quenching:
Mechanism and Effectiveness in Protecting Plants from Photodamage. Plant Physiol
170:1903-1916.
125. Ruban AV (2017). Quantifying the efficiency of photoprotection. Philos Trans R Soc
Lond B Biol Sci 372.
126. Ruban AV, Horton P (1999). The xanthophyll cycle modulates the kinetics of
nonphotochemical energy dissipation in isolated light-harvesting complexes, intact
chloroplasts, and leaves of spinach. Plant Physiol 119:531-542.
127. Ruban AV, Murchie EH (2012). Assessing the photoprotective effectiveness of non-
photochemical chlorophyll fluorescence quenching: A new approach. Biochim
Biophys Acta 1817:977-982.

352
128. Sæbø A, Krekling T, Appelgren M (1995). Light quality affects photosynthesis and
leaf anatomy of birch plantlets in vitro. Plant Cell Tiss Organ Cult 41:177–185.
129. Scheller HV, Jensen PE, Haldrup A, Lunde C, Knoetzel J (2001). Role of subunits in
eukaryotic Photosystem I. BiochimBiophysActa 1507:41-60.
130. Schleucher J, Vanderveer P, Sharkey T (1989). Export of Carbon from Chloroplasts
at Night. Plant Physiol 118:1439–1445.
131. Sewalt V, Ni W, Blount JW, Jung HG, Masoud SA, Howles PA, Lamb C, Dixon RA
(1997). Reduced Lignin Content and Altered Lignin Composition in Transgenic
Tobacco Down-Regulated in Expression of L-Phenylalanine Ammonia-Lyase or
Cinnamate 4-Hydroxylase. Plant Physiol 115:41-50.
132. Showalter AM (1993). Structure and function of plant cell wall proteins. Plant Cell
5:9-23.
133. Sikolia S, Beck E, Onyango JC (2009). Carbon Dioxide Compensation Points of
Some Dicots of the Centrospermeae Species and Their Ecological Implications for
Agroforestry. International Journal of Botany 5:67-75.
134. Sistrom WR, Griffiths M, Stanier TY (1956). The biology of a photosynthetic
bacterium which lacks colored carotenoids. Cell Comp Physiol 48:473-515.
135. Sjostrom E (1993). Wood Chemistry. Academic Press, San Diego.
136. Slack C, Hatch M (1967). Comparative studies on the activity of carboxylases and
other enzymes in relation to the new pathway of photosynthetic carbon dioxide
fixation in tropical grasses. The Biochemical Journal 103:660 -665.
137. Spreitzer R, Salvucci M (2002). Rubisco: structure, regulatory interactions, and
possibilities for a better enzyme". Annual Review of Plant Biology 53:449–475.
138. Staehelin LA (2003). Chloroplast structure: from chlorophyll granules to supra-
molecular architecture of thylakoid membranes. Photosynth Res 76:185-196.
139. Staehelin LA, Moore I (1995). The plant Golgi apparatus: structure, functional
organization and trafficking mechanisms. Annu Rev Plant Physiol Plant Mol Biol
46:261-288.
140. Stata M, Sage T, Rennie T, Khoshravesh R, Sultmanis S, Khaikin Y, Ludwig M,
Sage RF (2014). Mesophyll cells of C4 plants have fewer chloroplasts than those of
closely related C3 plants. Plant Cell Environ 37:2587–2600.
141. Sterck FJ, Duursma RA, Pearcy RW, Valladares F, Cieslak M, Weemstra M,
Turnbull M (2013). Plasticity influencing the light compensation point offsets the
specialization for light niches across shrub species in a tropical forest understorey. J
Ecol 101:971-980.

353
142. Stewart DH, Brudvig GW (1998). Cytochrome b(559) of photosystem II.
BiochimBiophysActa 1367:63-87.
143. Sticklen MB (2008). Plant genetic engineering for biofuel production: towards
affordable cellulosic ethanol. Nat Rev Genet 9:433-443.
144. Sumiyoshi M, Nakamura A, Nakamura H, Hakata M, Ichikawa H, Hirochika H, Ishii
T, Satoh S, Iwai H (2013). Increase in cellulose accumulation and improvement of
saccharification by overexpression of arabinofuranosidase in rice. PLoS One
8:e78269.
145. Taiz L, Zeiger E (2010). Plant Physiology. Book 5e Edition:111-143.
146. Terashima I, Hanba YT, Tholen D, Niinemets U (2011). Leaf functional anatomy in
relation to photosynthesis. Plant Physiol 155:108-116.
147. Terashima I, Miyazawa S, Hanba Y (2001). Why are sun leaves thicker than shade
leaves? Consideration based on analyses of CO2 diffusion in the leaf. J Plant Res
144:93–105.
148. Thomas JF, Raper JCD, Anderson CE, R.J. D (1975). Growth of young tobacco
plants as affected by carbon dioxide and nutrient variables. Agron J 67:685-689.
149. Tommos C, Babcock GT (1998). Oxygen production in nature: A light-driven
metalloradical enzyme process. AccChemRes 31:18-25.
150. Van Niel CB (1931). On the morphology and physiology of the purple and green
sulfur bacteria. Arch Mikrobiol 3:1-112.
151. Vasil V, Hildebrandt AC (1965). Differentiation of Tobacco Plants from Single,
Isolated Cells in Microcultures. Science 150:889-892.
152. Ververis C, Georghiou K, Christodoulakis N, Santas P, Santas R (2004). Fiber
dimensions, lignin and cellulose content of various plant materials and their
suitability for paper production. Industrial Crops and Products 19:245–254.
153. Vishwakarma K, Upadhyay N, Kumar N, Yadav G, Singh J, Mishra RK, Kumar V,
Verma R, Upadhyay RG, Pandey M, Sharma S (2017). Abscisic Acid Signaling and
Abiotic Stress Tolerance in Plants: A Review on Current Knowledge and Future
Prospects. Front Plant Sci 8:161.
154. Voss I, Sunil B, Scheibe R, Raghavendra AS (2012). Emerging concept for the role
of photorespiration as an important part of abiotic stress response. Plant Biology
15:713–722.
155. Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tấn (2012). Giáo trình sinh lý thực vật.
Nhà xuất bản Giáo dục Tái bản lần thứ mười:1- 311.
156. Wada M (2013). Chloroplast movement. Plant Sci 210:177-182.

354
157. Walters MB, Reich PB (1999). Low‐light carbon balance and shade tolerance in the
seedlings of woody plants: do winter deciduous and broad‐leaved evergreen species
differ? New Phytologist 143:143-154.
158. Wang C, Guo L, Li Y, Wang Z (2012). Systematic comparison of C3 and C4 plants
based on metabolic network analysis. BMC Syst Biol 6 Suppl 2:S9.
159. Ware MA, Belgio E, Ruban AV (2014). Comparison of the protective effectiveness
of NPQ in Arabidopsis plants deficient in PsbS protein and zeaxanthin. J Exp Bot.
160. Wei L, Wang Q, Xin Y, Lu Y, Xu J (2017). Enhancing photosynthetic biomass
productivity of industrial oleaginous microalgae by overexpression of RuBisCO
activase. Algal Research 27:366-375.
161. Weiguo F, Pingping L, Yanyou W, Jianjian T (2012). Effects of different light
intensities on anti-oxidative enzyme activity, quality and biomass in lettuce. Hort Sci
(Prague) 39:129–134.
162. Xiaoying L, Shirong G, Taotao C, Zhigang X, Tezuka T (2012). Regulation of the
growth and photosynthesis of cherry tomato seedlings by different light irradiations
of light emitting diodes (LED). African Journal of Biotechnology 11:6169-6177.
163. Yamamoto H, Bassi R (1996). Carotenoids: Localization and Function Advances in
Photosynthesis and Respiration 4:539-563.
164. Zhai Z, Jung HI, Vatamaniuk OK (2009). Isolation of protoplasts from tissues of 14-
day-old seedlings of Arabidopsis thaliana. J Vis Exp.
165. Zhong R, Morrison WH, 3rd, Himmelsbach DS, Poole FL, 2nd, Ye ZH (2000).
Essential role of caffeoyl coenzyme A O-methyltransferase in lignin biosynthesis in
woody poplar plants. Plant Physiol 124:563-578.
166. Zhu M, Simons B, Zhu N, Oppenheimer DG, Chen S (2010a). Analysis of abscisic
acid responsive proteins in Brassica napus guard cells by multiplexed isobaric
tagging. J Proteomics 73:790-805.
167. Zhu XG, Long SP, Ort DR (2010b). Improving photosynthetic efficiency for greater
yield. Annu Rev Plant Biol 61:235-261.
168. Zouni A, Witt HT, Kern J, Fromme P, Krauss N, Saenger W, Orth P (2001). Crystal
structure of photosystem II from Synechococcus elongatus at 3.8 A resolution. Nature
409:739-743.

355
TS. Khương Thị Thu Hương (chủ biên)
TS. Lê Thị Vân Anh, TS. Trần Khánh Vân

GIÁO TRÌNH

SINH LÝ THỰC VẬT


TẬP 1
PHẦN LÝ THUYẾT

Chịu trách nhiệm xuất bản


ThS. VÕ TUẤN HẢI

Biên tập: VŨ MINH HUYỀN


Chế bản: NGUYỄN MINH CHÂU
Sửa bản in: TRẦN THANH VÂN
Họa sỹ bìa: ĐẶNG NGUYÊN VŨ

NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT


70 Trần Hưng Đạo - Hoàn Kiếm - Hà Nội
ĐT: 024 3942 2443 Fax: 024 3822 0658
Email: nxbkhkt@hn.vnn.vn
Website: http://www.nxbkhkt.com.vn

CHI NHÁNH NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT


28 Đồng Khởi - Quận 1 - TP Hồ Chí Minh
ĐT: 028 3822 5062

In 100 bản, khổ 19  26,5 cm, tại Công ty TNHH In Thanh Bình.
Địa chỉ: Số nhà 432, đường K2, P. Cầu Diễn, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Số ĐKXB: 4177-2018/CXBIPH/3-133/ KHKT.
Quyết định XB số: 144/QĐ-NXBKHKT ngày 23 tháng 11 năm 2018.
In xong và nộp lưu chiểu Quý IV năm 2018.
Mã ISBN: 978-604-67-1171-1

356

You might also like