You are on page 1of 9

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

QCVN: 2013/BCT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA


VỀ MÁY ĐO ĐIỆN TRỞ KÍP ĐIỆN
National Technical Regulations for
Blasting Ohmmeters

HÀ NỘI - 2013
QCVN: 2013/BCT

Lời nói đầu

QCVN: 2013/BCT do Vụ Khoa học và Công nghệ soạn thảo, trình


duyệt; Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định; Bộ Công Thương ban
hành kèm theo Thông tư số: /2013/TT-BCT ngày tháng năm 2013.

2
QCVN: 2013/BCT
QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

VỀ MÁY ĐO ĐIỆN TRỞ KÍP ĐIỆN

National Technical Regulations for

Blasting Ohmmeters

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các mức giới hạn đối với các chỉ
tiêu kỹ thuật liên quan đến việc chế tạo, nhập khẩu, kinh doanh, sử
dụng, phương pháp kiểm tra, kiểm định đối với máy đo điện trở kíp điện.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với mọi tổ chức, cá nhân Việt
Nam, nước ngoài hoạt động liên quan tới sản xuất, nhập khẩu, kinh
doanh, thử nghiệm, kiểm định, sử dụng máy đo điện trở kíp điện trên
lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên có quy định khác.

1.3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1. Máy đo điện trở kíp điện: Là thiết bị chuyên dùng để đo điện
trở kíp điện hoặc điện trở của mạng nổ điện.

1.3.2. Dòng điện định mức: Là dòng điện do máy đo điện trở kíp
điện sinh ra trong điều kiện bình thường khi đi qua kíp mà không làm
kích nổ kíp điện; đơn vị là (mA)

1.3.3. Mạng điện nổ mìn: Là tập hợp các kíp điện và dây dẫn nối
kíp điện với nhau và với nguồn phát dòng điện.

3
QCVN: 2013/BCT
1.3.4. Kiểm định kỹ thuật an toàn: Là hoạt động kỹ thuật theo một
quy trình kiểm định nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp tình trạng kỹ
thuật an toàn của đối tượng kiểm định được quy định trong quy chuẩn
này đối với đối tượng kiểm định.

1. 4. Tài liệu viện dẫn

1.4.1. QCVN 02: 2008/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an


toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công
nghiệp.

1.4.2. QCVN 04: 2009/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an


toàn trong khai thác mỏ lộ thiên.

1.4.3. QCVN 01: 2011/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an


toàn trong khai thác than hầm lò.

1.4.4. TCVN 7079 - 0: 2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò -


Phần 0: Yêu cầu chung.

1.4.5. TCVN 7079 -1: 2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò -
Phần 1: Vỏ không xuyên nổ - Dạng bảo vệ “d”

1.4.6. TCVN 7079 -11: 2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò -
Phần 11: An toàn tia lửa - Dạng bảo vệ “i”

1.4.7. TCVN 7079 -18 : 2003 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò -
Phần 1: Đổ đầy chất bao phủ - Dạng bảo vệ “m”

1.4.8. TCVN 4255 : 2008 - Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài (mã IP)

1.4.9. ГОСТ 12.2.059 - 8: Tiêu chuẩn Liên Bang Xô Viết - Các thiết
bị gây nổ điện dùng trong ngành khai thác mỏ.

2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT

2.1. Máy đo điện trở kíp điện dùng trong môi trường không có khí
và bụi nổ .

2.1.1. Điều kiện làm việc bình thường:


4
QCVN: 2013/BCT
- Nhiệt độ: ( 0°C ÷ + 40°C);

- Độ ẩm tương đối không khí xung quanh không lớn hơn 95%.

- Áp suất khí quyển: ( 80 kPa ÷ 110 kPa ).

2.1.2. Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài không được thấp hơn cấp IP54
theo TCVN 4255: 2008 - Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài (mã IP).

2.1.3. Điện trở của vật liệu dùng để làm vỏ máy đo điện trở kíp
điện phải thỏa mãn các yêu cầu của TCVN 7079 - 0 : 2002 Thiết bị điện
dùng trong mỏ hầm lò - Phần 0: Yêu cầu chung.

2.1.4. Giá trị biên độ của dòng điện trong mạch được kiểm tra và
trên tất cả các đầu ra của máy đo điện trở kíp điện ở trạng thái định mức
và trạng thái sự cố của mạch nổ, cũng như khi có bất cứ chi tiết nào của
mạch thiết bị bị hư hại (trừ những chi tiết được bảo vệ chống hỏng hóc)
không được vượt quá 0,05 A.

2.1.5. Chi tiết được bảo vệ chống hỏng hóc là chi tiết được dập
hoặc tráng chất cách điện thành một khối gắn chặt với nguồn điện hoặc
với vỏ sao cho nguồn điện hoặc các bộ phận của mạch điện không thể
nối vào mạch được kiểm tra hoặc các đầu ra khác của thiết bị nếu bỏ
qua những chi tiết này.

Chiều dày của chất cách điện bên trên phần dẫn điện nhô ra nhất
của chi tiết được bảo vệ chống hỏng hóc không được nhỏ hơn 2mm.

Chi tiết được bảo vệ chống hỏng hóc của máy đo điện trở kíp điện
không được chịu quá 0,66 lần công suất, dòng điện và điện áp định mức
của nó trong mọi chế độ làm việc (bình thường, sự cố).

Điện trở chặn (hạn chế) không được là kiểu dây dẫn hoặc là kiểu
dây dẫn một lớp có áp dụng biện pháp chống đoản mạch cho các vòng
dây.

2.1.6. Nguồn nuôi có dòng đoản mạch lớn hơn 0,05A và các bộ
phận của mạch điện nơi có thể có dòng lớn hơn 0,05 A chạy qua khi
5
QCVN: 2013/BCT
máy đo điện trở kíp điện hoạt động ở chế độ bình thường hoặc sự cố,
trong trường hợp xung của dòng lớn hơn 0,33 lần xung an toàn làm
cháy kíp như các tiêu chuẩn về kíp quy định, phải được bọc trong vỏ có
nắp kẹp chì và nắp đó chỉ mở ra được bằng chìa chuyên dụng.

2.1.7. Nguồn nuôi chỉ được nối vào mạch đo trong thời gian đo và
phải tự động ngắt khi kết thúc thao tác đo (ví dụ như khi thả nút đo ra).

2.1.8. Phải có đèn chiếu sáng để thực hiện việc đo và kiểm tra
điện trở kíp điện ở nơi không đủ ánh sáng;

2.2. Máy đo điện trở kíp điện dùng trong môi trường có khí và bụi
nổ .

2.2.1. Máy đo điện trở kíp điện dùng trong môi trường có khí và
bụi nổ phải đáp ứng các yêu cầu của mục 2.1.

2.2.2.Máy đo điện trở kíp điện dùng trong môi trường có khí và bụi
nổ phải tuân thủ TCVN 7079 - 0: 2002 Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm
lò - Phần 0: yêu cầu chung. Tùy theo dạng bảo vệ mà nhà sản xuất lựa
chọn, máy đo điện trở kíp điện sử dụng trong môi trường có khí và bụi
nổ phải đáp ứng yêu cầu của TCVN 7079 -1: 2002: Vỏ không xuyên nổ
- Dạng bảo vệ “d”; hoặc TCVN 7079 -11 : 2002: An toàn tia lửa - Dạng
bảo vệ “i”; hoặc TCVN 7079 -18: 2003 : Đổ đầy chất bao phủ - Dạng bảo
vệ “m”.

2.2.3. Máy đo điện trở kíp điện dùng cho các hầm lò có khí hoặc
bụi nổ phải có các thông số đầu ra mang đặc tính an toàn tia lửa điện
thỏa mãn quy định của TCVN 7079 – 11: 2002 : An toàn tia lửa - Dạng
bảo vệ “i.

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy

3.1.1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, nước ngoài sản xuất, nhập
khẩu, kinh doanh máy đo điện trở kíp điện phải thực hiện chứng nhận
6
QCVN: 2013/BCT
hợp quy, công bố hợp quy, đảm bảo chất lượng sản phẩm theo quy định
của Quy chuẩn này.

3.1.2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, nước ngoài chỉ được tiến hành
sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng máy đo điện trở kíp điện
sau khi sản phẩm đã có chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy theo quy
định tại Quy chuẩn này. Trình tự, thủ tục công bố hợp quy, chứng nhận
hợp quy được quy định chi tiết tại Thông tư số 48/2011/TT-BCT ngày
30 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định
quản lý chất lượng các sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc phạm vi
quản lý của Bộ Công Thương.

3.1.3. Tổ chức thực hiện thử nghiệm, kiểm định chất lượng của
máy đo điện trở kíp điện là Tổ chức được Bộ Công Thương ra quyết
định chỉ định.

3.1.4. Cơ quan chức năng quy định tại Thông tư số 48/2011/TT-


BCT ngày 30 tháng 12 năm 2012 của Bộ Công Thương thực hiện
công tác kiểm tra sản phẩm, hàng hóa đối với việc tuân thủ Quy chuẩn
này.

3.2. Ghi nhãn

Máy đo điện trở kíp điện phải có nhãn hiệu thể hiện các thông tin:

- Loại thiết bị;

- Ký hiệu nhà máy sản xuất hoặc ký hiệu hàng hóa;

- Số hiệu của thiết bị và năm xuất xưởng;

- Ngưỡng kiểm soát hoặc đo điện trở, nếu như các ngưỡng này
không được thể hiện trên thang đo của thiết bị;

- Dấu ký hiệu mức và hình thức bảo vệ chống nổ theo quy định đối
với các thiết bị bảo vệ chống nổ ( nếu sử dụng trong môi trường nguy
hiểm cháy nổ).

7
QCVN: 2013/BCT
3.3. phương pháp thử nghiệm, kiểm định

3.3.1. Việc kiểm tra theo mục 2.1.2 theo TCVN 4255: 2008 - Cấp
bảo vệ bằng vỏ ngoài (mã IP).

3.3.2. Việc đo dòng điện theo mục 2.1.4 phải được thực hiện trong
mạch điện một chiều bằng thiết bị có điện trở trong không quá 0,5 Ω và
sai số đo không quá 2%.

Có thể thực hiện việc đo dòng trong mạch điện xoay chiều bằng
phương pháp ghi dao động xung trên bộ điện trở tải không lớn hơn 0,5
Ω.

3.3.3. Việc kiểm tra xem các yêu cầu mục 2.1.1; 2.1.6; 2.1.7 có
được thỏa mãn không được thực hiện bằng cách kiểm tra tài liệu kỹ
thuật và xem mẫu. Nếu cần thì kiểm tra giá trị xung dòng điện (mục
2.1.6). Phép đo được thực hiện bằng phương pháp ghi dao động xung
trên bộ điện trở tải có điện trở tương đương với điện trở một kíp điện.

3.3.4. Việc kiểm tra xem thiết bị có thỏa mãn yêu cầu về an toàn tia
lửa điện theo mục 2.2.3 được thực hiện theo TCVN 7079 -11 : 2002
Thiết bị điện dùng trong mỏ hầm lò - Phần 11: An toàn tia lửa - Dạng bảo
vệ “i”.

3.3.5. Tùy theo dạng bảo vệ mà nhà sản xuất lựa chọn, việc kiểm
tra thiết bị có thỏa mãn mục 2.2.2 được thực hiện theo TCVN 7079 -1:
2002: Vỏ không xuyên nổ - Dạng bảo vệ “d”; hoặc TCVN 7079 -11:
2002: An toàn tia lửa - Dạng bảo vệ “i”; hoặc TCVN 7079 -18: 2003 : Đổ
đầy chất bao phủ - Dạng bảo vệ “m”.

3. 4.Quy trình thử nghiệm, kiểm định

Tổ chức được phép thực hiện thử nghiệm, kiểm định chất lượng
đo điện trở kíp điện phải công bố quy trình thử nghiệm, kiểm định, các
thiết bị đo kiểm phục vụ kiểm định.

3.5. Quy định an toàn về sử dụng


8
QCVN: 2013/BCT
3.5.1. Trước mỗi lần sử dụng, cần kiểm tra kỹ máy đo điện trở kíp
điện như tình trạng vỏ máy, kim đo, mặt số, pin… đảm bảo máy luôn
hoạt động tốt. Trong môi trường khí nổ chỉ được phép tháo lắp kiểm tra
nguồn pin tại những vị trí an toàn không có khí và bụi nổ, nghiêm cấm
tháo lắp trong khu vực nguy hiểm.

3.5.2. Khi đo điện trở kíp điện hoặc điện trở mạng điện nổ mìn phải
đảm bảo thời gian bấm máy đo sao cho chỉ số đo được ổn định trong thời
gian nhỏ hơn 4 giây thì kết thúc đo. Sau khi đo điện trở thì hai đầu dây dẫn
của kíp phải được đấu chập lại .

3.5.3. Sau mỗi lần sử dụng phải lau chùi, vệ sinh sạch sẽ máy đo
điện trở kíp điện và giao cho người có trách nhiệm niêm cất, bảo quản
tại nơi quy định.

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

4.1.Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp Bộ Công


Thương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan
hướng dẫn và tổ chức thực hiện Quy chuẩn này.

4.2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu
chuẩn được viện dẫn tại Quy chuẩn này có sự thay đổi bổ sung hoặc
được thay thế thì thực hiện theo quy định của văn bản mới.

4.3. Trong quá trình thực hiện Quy chuẩn này, nếu phát hiện
những điều chưa phù hợp, những vấn đề chưa được quy định hoặc cần
sửa đổi, bổ sung, yêu cầu tổ chức, cá nhân báo cáo, phản ánh về Bộ
Công Thương để xem xét sửa đổi, bổ sung./.

You might also like