You are on page 1of 3

Chiều tối

I. Tác phẩm

• 1. Tác giả: Hồ Chí Minh.

• – Chủ tịch Hồ Chí Minh (1980 – 1969) là nhà lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là danh nhân
văn hóa thế giới.

2. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:

Bài thơ trích trong tập “Nhật kí trong tù”, cảm hứng được gợi lên trên đường chuyển lao của Hồ Chí
Minh từ nhà tù Tĩnh Tây đến nhà tù Thiên Bảo.

II. Phân tích

1. Bức tranh thiên nhiên buổi chiều nơi rừng núi:

Ý 1: Hai câu đầu miêu tả bức tranh thiên nhiên mở ra những hình ảnh cụ thể: cánh chim, chòm mây, bầu
trời, núi rừng. Đó là những hình ảnh khi tác giả nhìn lên trời cao và hướng tầm mắt ra xa.

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”

– Một khung cảnh thiên nhiên với núi rừng lúc chiều tối. Có cách chim chiều mệt mỏi đang bay về tổ. Có
chòm mây lẻ loi, lững lờ trôi giữa tầng không. Một không gian rộng lớn, trống vắng trong cái thời khắc
cuối cùng của một ngày.

– “Quyện điểu” (chim mỏi): một cái nhìn tinh tế, cảm nhận rất sâu trạng thái bên trong của sự vật. Hình
ảnh thơ có hồn và nhuốm màu tâm trạng của thi nhân nặng nề lê bước trên đường đi đày và khát khao
một chốn dừng chân.

– “Cô vân”: chòm mây lẻ loi, cô đơn → gợi cảm giác buồn vắng.

– hình ảnh “Mạn mạn”: chỉ sự trôi chậm chậm, lững lờ của đám mây → không gian rộng, thoáng đãng,
gợi sự ung dung thư thái trong tâm hồn thi nhân.

– “Độ thiên không”: hình ảnh đám mây chuyển dịch từ chân trời này sang chân trời kia → gợi tâm trạng
cô đơn, lạc lõng trước khoảng không bao la của nhân vật trữ tình.

Ý 2 : Cảnh được miêu tả theo bút pháp cổ điển:

+ Hình ảnh chấm phá chủ yếu gợi cái hồn của tạo vật

+ Cảnh được nhìn từ cao, từ xa.

+ Cánh chim, chòm mây vốn là những hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ.

– Cảnh thơ mộng, tĩnh lặng, khoáng đạt, phản ánh vẻ đẹp của tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, yêu thiên nhiên,
một phong thái ung dung tự tại.
-Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc: Chòm mây như có hồn người , như mang tâm trạng : nó cô đơn ,
lẻ loi và lững lờ trôi giữa không gian lớn của trời chiều, nó mang nỗi buồn trong cảnh ngộ cảnh ngộ chia
lìa : cánh chim mải miết bay về rừng xanh, chòm mây trôi chậm chầm như đang ỏ lại tầng không.

→ Bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp cổ điển nhưng bình dị, gần gũi. Ẩn sau bức tranh ấy là vẻ đẹp tâm
hồn Bác: yêu thiên nhiên, bản lĩnh kiên cường và phong thái ung dung tự tại trong hoàn cảnh khắc
nghiệt. Hai câu thơ có chất thép ẩn sau chất trữ tình.

⇒ Bằng bút pháp chấm phá, hình ảnh ước lệ tượng trưng, tả cảnh ngụ tình. Bức tranh thiên nhiên chiều
tối hiện lên thật đẹp và thoáng đãng. Qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân.

2. Bức tranh cuộc sống tràn đầy niềm tin tưởng:

“Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng”

– Cảnh được miêu tả bằng bút pháp hiện đại:

+ Hình ảnh cô gái xay ngô toát lên vẻ đẹp khỏe khoắn, trẻ trung trong công việc lao động đời thường,
bình dị. Giữa núi rừng mênh mông, thiếu nữ miền sơn cước không bị hòa lẫn vào cảnh vật hay trở nên
nhỏ bé, yếu ớt mà trái lại hình ảnh cô gái chính là điểm sáng của bức tranh, là trung tâm của cảnh vật.

+ Hình ảnh chân thực, đời thường, giản dị, tạo nên bức tranh lao động trẻ trung, khỏe khoắn, đầy sức
sống.

– Hình ảnh lò than rực hồng: Thời gian chuyển về tối → nghệ thuật dùng ánh sáng chỉ bóng tối. Chỉ cần
nhìn lò than đỏ rực , người ta cũng nhận ra bóng tối đã về bao trùm vạn vật.

– Hình ảnh “lò than” xua đi cái giá lạnh của đêm cuối thu. Bức tranh chiều tối đến đây không buồn bã,
thê lương, ảm đạm mà tràn đầy sức sống ấm áp, tươi sáng.

+ Ánh sáng khơi dậy trong tâm hồn người tù khao khát chốn nghỉ chân, một gia đình bình dị, êm ấm

+ Phản ánh tâm hồn luôn hướng về ánh sáng , hướng về sự sống, hướng về cánh mạng của Hồ Chí Minh.

– Bác đã quên đi cảnh ngộ đau khổ của mình để quan tâm, chia sẻ với cuộc sống nhọc nhằn của người
lao động → tấm lòng nhân đạo sâu sắc

⇒ Bài thơ mang tên “Chiều tối” nhưng không kết thúc bằng bóng tối mà kết thúc bằng ánh sáng màu sắc
rực rỡ. Chữ “hồng” chính là nhãn tự của bài thơ, thu được cả linh hồn, sức sống của toàn bài. Cả bức
tranh bừng sáng bởi chữ “hồng”. Đồng thời thấy được sự vận động có chiều hướng lạc quan bởi luôn
hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai của Bác Hồ.

3.Ý nghĩa của lò than rực hồng ở cuối bài thơ

- Hình ảnh là than rực hồng được khắc họa đậm nét qua thủ pháp lấy sáng tả tối – lò đã rực hồng. lúc
trời tối thì mới thấy lò than đỏ rực lên. Như vậy bếp lửa của cô gái xay ngô đã hồng lên, nghĩa là buổi
chiều êm ả đã kết thúc để bước vào đêm tối.Đêm tối không lạnh lẽo âm u mà bừng sáng bởi ngọn lửa
hồng -> gợi sự nghỉ ngơi sum họp của mái ấm gia đình
-nếu hình dung cả bài thơ là bức tranh thì cái chấm lửa đỏ mà người nghệ sĩ tài hoa chấm lên đó đã
mang lại cái thần thái cho toàn cảnh và như như làm tăng thêm niềm vui, sức mạnh cho người đi
đường.

- Lò than rực hồng có thể xem là nhãn tử( chữ có mắt ) của bài thơ -> sức sống cho khung cảnh núi rừng
trong cảnh ngày tàn đêm xuống.

- Hình ảnh lò than rực hồng không chỉ có giá trị thẩm mỹ cao đầy sức gợi cảm

mà còn thể hiện đặc trưng của thơ Bác : Luôn vận động hướng về sự sống, về ánh sáng, niềm vui, sự ấm
áp. Bác đã lồng vào đó vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng tin yêu vào cuộc sống.

4.Cái tôi của nhà thơ thể hiện trong tác phẩm.

- Một cái thi nhân có sự hòa hợp, cảm thông với cảnh vật thiên , với cuộc sống của con người. Cội
nguồn của sự cảm thông ấy là tình yêu thương mênh mông của Bác dành cho thiên nhiên cho mọi sự
sống trên đời

- Một cái tôi chiến sĩ với bản lĩnh kiên cường ý chí và nghị lực mạnh mẽ, phong thái ung dung tự chủ và
sự tự do về tinh thần đã sáng tạo nên những câu thơ cảm nhận thiên nhiên thật sâu sắc và tinh tế trong
hoàn cảnh khắc nghiệt khi bị tù đày. Nói khác đi đó là chất thép ẩn sau chất trữ tình

- Một nhà thơ với phong cách độc đáo: hàm súc, hình tượng thơ luôn vận động hướng về sự sống, về
ánh sáng, niềm vui, sự ấm áp, mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại

You might also like