You are on page 1of 3

Từ ấy

1. Hoàn cảnh ra đời


Từ ấy là bài thơ có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố
Hữu, là cái mốc đánh dấu thời điểm (1937) và được kết nạp Đảng năm 1938 - Tố Hữu
giác ngộ và gặp ánh sáng lí tưởng cộng sản. Đó cũng chính là tuyên ngôn nghệ thuật của
Tố Hữu. Tự nhận định về Từ ấy, anh viết: "Từ ấy: là một tâm hồn trong trẻo của tuổi
mười tám, đôi mươi đi theo lí tưởng cao đẹp, dám sống, dám đấu tranh".
2. Nội dung: Tâm nguyện cao đẹp của người thanh niên trẻ trung nhiệt tình cách mạng:
Niềm say mê mãnh liệt và vui sướng tràn trề cùng với nhận thức mới về lẽ sống, sự
chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn khi gặp gỡ và được giác ngộ lí tưởng cộng sản.
3. Tứ thơ: Tứ thơ "Từ ấy" bắt nguồn từ cảm hứng của thời điểm Tô Hữu đón nhận lí
tưởng cách mạng.
3. Nhan đề “Từ ấy”
– “Từ ấy” chính là thời điểm Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng – tháng 7 năm
1938.- Trong khổ thơ thứ nhất của bài thơ tác giả đã lặp lại nhan đề ấy như một sự nhấn
mạnh thời điểm nhà thơ giác ngộ lí tưởng cách mạng
4. phân tích
Khổ 1: Diễn tả niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng
.Ý 1 Hai câu thơ đầu tiên
"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
/ Mặt trời chân lí chói qua tim
+ Hai chữ "từ ấy" trong nhan đề và mở đầu bài thơ đã tô đậm giây phút thiêng liêng, sự
kiện trang trọng trong đời của Tố Hữu, là bước ngoặt lớn lao cho thanh niên tiểu tư sản
trở thành một chiến sĩ cộng sản thay đổi về nhận thức, về lẽ sống.
+ Khi đó, chàng thanh niên trẻ trung nhiệt huyết đã tìm đến ánh sáng và chân lí của Đảng,
của Cách mạng và tư tưởng Mác Lênin
+ Bằng những ảnh ẩn dụ: “ nắng hạ, mặt trời chân lý, chói qua tim” Tố Hữu khẳng định,
lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ.
+ Hình ảnh "mặt trời chân lí" là hình ảnh tượng trưng vô cùng đặc sắc cho lí tưởng Cách
mạng, chủ nghĩa Mác Lênin đã đem đến ánh sáng, con đường mới cho dân tộc ta khi đất
nước đang trong hiểm nguy, bế tắc, chính vì vậy, Đảng như một mặt trời đem lại sự sống,
và niềm hi vọng cho chúng ta
+ "Nắng hạ" là ánh nắng đẹp nhất, sáng nhất, rực rỡ nhất trong một năm, mang theo cả
hơi ấm rạo rực giống như nhiệt huyết, tinh thần của tuổi trẻ
+ Hai động từ "bừng" và "chói" đều có cường độ mạnh, thể hiện sự tác động vô cùng
mạnh mẽ của Đảng và những chân lí mới đến chàng thanh niên trẻ
+ Rõ ràng, ánh sáng của chân lí đã đập tan bóng đêm nô lệ, khai sáng và đặt niềm tin sâu
sắc vào sự giải phóng dân tộc, đem lại nhận thức mới cho người thanh niên trẻ tuổi
Ý 2. Hai câu thơ tiếp theo "Hồn tôi là một vườn hoa lá/ Rất đậm hương và rộn tiếng
chim"
ở hai câu sau , phút pháp trữ tình lãng mạn cùng với hình ảnh so sánh “hồn tôi là một
vườn hoa lá” đã diễn tả cụ thể niềm sung sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến
với lý tưởng cộng sản.
+ "Hồn" là phần vô hình, vô thực, chẳng ai biết hình dạng nó ra sao, đem so sánh với
"một vườn hoa lá" tâm hồn từ hình tượng vô hình thành hữu hình.
+ Hình ảnh so sánh làm nổi bật lên sự bừng tỉnh, niềm hạnh phúc của tác giả
Ánh sáng chói lọi của lý tưởng, nguồn sống mãnh liệt của mặt trời cách mạng tác động
vào tâm hồn nhà thơ, tạo ra sự biến đổi sâu sắc.
+ Có lẽ rằng, sau khi được giác ngộ lý tưởng cách mạng, tâm hồn người thanh niên trí
thức trẻ như mảnh vườn trong mùa đông giá lạnh bỗng hoá mảnh hồn thơ đầy hương sắc
giữa mùa hạ, mang đến nguồn sinh lực dồi dào cho biết bao tâm hồn trẻ trung, nhiệt
huyết.
+ Nhịp thơ sôi nổi cùng với hai tính từ “đậm”, “rộn” được sử dụng thật thẩm mỹ, đặc biệt
với lối vắt dòng đặc sắc, hai câu thơ của Tố Hữu diễn tả chân thực, tinh tế bao cảm xúc
dâng trào, niềm vui, niềm hạnh phúc vô hạn trong buổi đầu gặp gỡ lý tưởng
 Chính lý tưởng cộng sản đã làm cho tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm
yêu đời, la,f cho cuộc sống con người có ý nghĩa hơn
Luận điểm 2 : Biểu hiện những nhận thức về lẽ sống trong cuộc đời nhà thơ ( khổ 2)
“ Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
Khi giác ngộ lí tưởng Tố hữu đã khẳng định quan niệm mới về lẽ sống. Đó là sự gắn bó
hài hòa giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người.
- tác giả sử dụng hàng loạt các động từ thể hiện sự gắn bó, gần gũi: :buộc, trang trải, gần
gũi
+ Động từ “buộc” thể hiện một ý thức tự nguyện và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn
vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người. “Buộc” còn có
nghĩa là tự mình phải có trách nhiệm gắn bó với cộng đồng. Mọi người ở đây là những
người lao khổ, những con người cùng chung giai cấp vô sản.
+ Từ “trang trải” khiến ta liên tưởng tới tâm hồn của nhà thơ đang trải rộng với cuộc
đời: tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể.
-“Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời” là tác giả nói đến tinh thần đoàn kết. “Khối đời” là
hình ảnh ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung một cảnh ngộ, cùng chung một
lí tưởng, đoàn kết với nhau, gắn bó chặt chẽ với nhau, cùng phấn đấu vì một mục đích
chung: đấu tranh giành lại quyền sống và quyền độc lập dân tộc.
Đg: Như vậy, toàn bộ khổ thơ trên bằng lối sử dụng những từ ngữ chính xác, giàu ẩn
ý, nhà thơ đã gửi gắm một cách sâu sắc về tư tưởng, tình cảm của mình. Đó là tình yêu
thương con người của Tố Hữu gắn với tình cảm hữu ái giai cấp. Nó thể hiện niềm tin của
tác giả vào sức mạnh đoàn kết, câu thơ trên cũng là một lời khẳng định: khi cái tôi chan
hòa với cái ta, khi cá nhân hòa vào tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh nhân lên gấp bội.
Luận điểm 3 : Sự chuyển biến sâu sắc về tình cảm trong tâm hồn nhà thơ
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ...”
+ Lý tưởng cộng sản giúp nhà thơ không chỉ có được lẽ sống mới mà còn vượt qua tình
cảm ích kỷ, hẹp hòi cá nhân để có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng lao khổ. Đó
là tình thân yêu ruột thịt trong gia đình.
- Kết cấu định nghĩa “tôi…là” được sử dụng xuyên suốt khổ thơ tạo nhịp điệu khỏe
khoắn, nhấn mạnh ý thức vững vàng của nhà thơ khi gắn kết với cộng đồng
- Điệp từ “của” kết hợp với hệ thống từ xưng hô chỉ quan hệ máu mủ “anh”, “em”, “con”:
tình cảm của nhà thơ với quần chúng nhân dân gần gũi, khăng khít như anh em ruột thịt.
Nhà thơ cảm nhận bản thân mình là một thành viên trong gia đình quần chúng lao khổ.
- Điệp từ “vạn” kết hợp với các hình ảnh “vạn nhà”, “vạn kiếp phôi pha”, “vạn đầu em
nhỏ”: thể hiện những số phận cơ cực, vất cả, nhỏ bé trong xã hội. Từ đó nói lên tình nhân
ái bao la, mang tính giai cấp của nhà thơ.
Đg -> Tấm lòng đồng cảm, xót thương của nhà thơ còn được biểu hiện thật xúc động,
chân thành khi nói tới “ những kiếp phôi pha”, những em nhỏ “ không áo cơm”. Từ tình
cảm xúc động ấy mà người thanh niên Tố Hữu sẽ hăng say hoạt động cánh mạng. Bởi
những con người lao khổ chính là đối tượng cách mạng, thứ ánh sáng mà nhà thơ hướng
tới.
=> Tố Hữu tự nguyện chọn một chỗ đứng trong lòng dân tộc, coi mình là một thành viên
ruột thịt trong gia đình quần chúng cần lao => thể hiện tinh thần dân tộc, tính nhân đạo
sâu sắc của nhà thơ.
Nghệ thuật:

You might also like