You are on page 1of 5

BÀI TẬP TỰ LUYỆN

ĐỀ PEN - I SỐ 04

PEN-I VẬT LÍ - THẦY ĐỖ NGỌC HÀ

1. Mối liên hệ giữa tần số góc ω và tần số f của một dao động điều hòa là
f 1
A. ω = . B. ω = .
2π f

C. ω = 2πf . D. ω =

.
f

2. Tốc độ truyền âm có giá trị lớn nhất trong môi trường nào sau đây?
A. Nhôm. B. Khí ôxi.
C. Nước biển. D. Nước tinh khiết.

3. Máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm gồm p cặp cực. Khi máy hoạt động, rôto quay đều với tốc độ n vòng/giây. Suất điện động
do máy tạo ra có tần số (tính bằng Hz) là
p
A. . B. 60pn.
n

C.
1
.
D. pn.
pn

4. Trong sơ đồ khối của máy phát thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận nào sau đây?
A. Mạch tách sóng. B. Mạch khuếch đại.
C. Micrô. D. Anten phát.

5. Quang phổ liên tục do một vật rắn bị nung nóng phát ra
A. chỉ phụ thuộc vào bản chất của vật đó. B. không phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của vật đó.
C. chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ của vật đó. D. phụ thuộc vào cả bản chất và nhiệt độ của vật đó.

6. Một nguồn điện một chiều có suất điện động E đang phát điện ra mạch ngoài với dòng điện có cường độ I. Công suất của nguồn điện được
tính bằng công thức nào sau đây?
A. P = EI. B. P = EI2.
C. P = E2I. D. P = E2I2.
7. Lần lượt chiếu các ánh sáng đơn sắc: đỏ, tím, vàng và cam vào một chất huỳnh quang thì có một trường hợp chất huỳnh quang này phát
quang. Biết ánh sáng phát quang có màu chàm. Ánh sáng kích thích gây ra hiện tượng phát quang này là ánh sáng
A. vàng. B. đỏ.
C. tím. D. cam.
8. Hạt nhân 235

 92
U hấp thụ một hạt nơtron thì vỡ ra thành hai hạt nhân nhẹ hơn. Đây là
A. quá trình phóng xạ. B. phản ứng nhiệt hạch.
C. phản ứng phân hạch. D. phản ứng thu năng lượng.
9. Độ cao của âm là một đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với
A. tần số âm. B. cường độ âm.
C. mức cường độ âm. D. đồ thị dao động âm.
10. Điện áp xoay chiều giữa hai đầu một đoạn mạch có biểu thức u = 311cos(100πt + π) (V). Giá trị hiệu dụng của điện áp này là
A. 622 V. B. 220 V.
C. 311 V. D. 440 V.

11. Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ). Mốc thế
năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là
1
B. kA .
2

A. mω A . 2 2

2
1 1
C. 2
mω A. D. kA.
2 2

12. Chùm tia X được tạo thành bởi các hạt gọi là
A. prôtôn. B. nơtron.
C. êlectron. D. phôtôn.

13. Trong chân không, tia tử ngoại có bước sóng trong khoảng
A. từ 760 nm đến vài milimét. B. từ 10-12 m đến 10-9 m.
C. từ 380 nm đến 760 nm. D. từ vài nanômét đến 380 nm.
14. Số nuclôn có trong hạt nhân 144
 56
Ba là

Trang 1/5
A. 56. B. 144.
C. 88. D. 200.

15. Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R và cuộn cảm thuần mắc nối tiếp. Khi đó, cảm kháng của cuộn cảm có giá trị
bằng 2R. Hệ số công suất của đoạn mạch là
A. 0,89. B. 0,50.
C. 0,45. D. 0,33.

16. Một chất bán dẫn có giới hạn quang dẫn là 4,97 μm. Năng lượng kích hoạt (năng lượng cần thiết để giải phóng một êlectron liên kết thành
êlectron dẫn) của chất đó là
A. 0,44 eV. B. 0,48 eV.
C. 0,35 eV. D. 0,25 eV.

17. Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với điện tích cực đại của tụ điện là Q0 và cường độ dòng điện cực đại
trong mạch là I0. Chu kì dao động riêng của mạch LC này là
2πQ0 Q0
A. T = . B. T = .
I0 2πI0
I0 2πI0
C. T = . D. T = .
2πQ0 Q0

18. Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình x = 4cos(2πt + φ) (cm). Gốc thời gian là lúc vật qua vị trí có li độ x = –2
cm theo chiều dương trục Ox. Giá trị của φ là
2π π
A. rad. B. − rad.
3 3

2π π
C. − rad. D. rad.
3 3

19. Chiếu một chùm sáng đơn sắc hẹp tới mặt bên của một lăng kính thủy tinh đặt trong không khí. Khi đi qua lăng kính, chùm sáng này
A. không bị lệch khỏi phương truyền ban đầu. B. bị đổi màu.
C. bị thay đổi tần số. D. không bị tán sắc.
2
20. Một khung dây phẳng diện tích 20 cm đặt trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ hợp với vectơ pháp tuyến của mặt phẳng khung dây
một góc 60o và có độ lớn 0,12 T. Từ thông qua khung dây này là
A. 2,4. 10-4 Wb. B. 1,2. 10-4 Wb.
C. 1,2. 10-6 Wb. D. 2,4. 10-6 Wb.

21. Một con lắc đơn dao động điều hoà với tần số
2
Hz tại nơi có gia tốc trọng trường 10 m/s2. Độ dài dây treo của con lắc bằng
π

A. 50 cm. B. 62,5 cm.


C. 25,5 cm. D. 22,5 cm.

22. Một sợi dây dài đang có sóng ngang hình sin truyền qua theo chiều dương của trục Ox. Tại thời điểm t0, một đoạn của sợi dây có hình dạng
như hình bên. Hai phần tử dây tại M và N lệch pha nhau

π π
A. . B. .
6 3
2π 5π
C. . D. .
3 6

23. Ban đầu (t = 0) một mẫu chất phóng xạ nguyên chất có N0 hạt nhân. Chu kì bán rã của chất phóng xạ này là T. Sau thời gian 4T, kể từ t = 0,
số hạt nhân đã bị phân rã của mẫu chất phóng xạ này là
1 15
A. N0 . B. N0 .
4 16
1 1
C. N0 . D. N0 .
16 8

24. Một máy biến áp có cuộn sơ cấp 1000 vòng dây được mắc vào mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng 110 V. Khi đó điện áp hiệu
dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 242 V. Bỏ qua mọi hao phí của máy biến áp. Số vòng dây của cuộn thứ cấp là
A. 2500. B. 1100.
C. 2000. D. 2200.
25. Dao động của một vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số 2 Hz với biên độ lần lượt là 4 cm và 8 cm. Biết hai

dao động thành phần lệch pha . Tốc độ cực đại của vật trong quá trình dao động là
3

Trang 2/5
A. 150 m/s. B. 50 cm/s.
C. 134 m/s. D. 87 cm/s.

26. Một sợi dây căng ngang đang có sóng dừng với hai đầu cố định. Tại thời điểm t0, một đoạn của sợi dây có hình dạng như hình bên (khi
duỗi thẳng sợi dây nằm trên đường thẳng xx') và phần tử dây tại M đang đi xuống. Khi đó, phần tử dây tại N đang

A. đi lên. B. đi xuống.
C. đi ngang. D. đứng yên.

27. Hai điện tích điểm q1 và q2 đặt cách nhau 2 cm trong không khí, lực đẩy tĩnh điện giữa chúng là 13,5 mN. Biết q1 + q2 = 5. 10–8 C và q2 >
q1. Giá trị của q2 là
A. 1,2. 10–8 C. B. 3,0. 10–8 C.
C. 2,4. 10–8 C. D. 3,2. 10–8 C.

28. Một sóng điện từ truyền trong chân không với bước sóng λ = 360 m, cường độ điện trường cực đại và cảm ứng từ cực đại của sóng là E0 và
E0 √3
B0. Ở một thời điểm nào đó, tại một điểm trên phương truyền sóng cường độ điện trường có giá trị và đang tăng. Sau đó khoảng thời
2
B0
gian ngắn nhất là bao nhiêu thì cảm ứng từ tại đó bằng ?
2

A. 400 ns. B. 100 ns.


C. 200 ns. D. 300 ns.

29. Xét nguyên tử hiđrô theo mẫu nguyên tử Bo. Biết: khi êlectron chuyển từ quỹ đạo P về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước
sóng 93,3 nm; khi êlectron chuyển từ quỹ đạo P về quỹ đạo M thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng 1096 nm. Khi êlectron chuyển từ
quỹ đạo M về quỹ đạo K thì nguyên tử phát ra phôtôn có bước sóng là
A. 1092,3 nm. B. 594,7 nm.
C. 102 nm. D. 85,9 nm.

30.
−3
10
Đặt một điện áp xoay chiều có tần số 50 Hz vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn dây nối tiếp với tụ điện có điện dung 2
F . Biết điện áp
π
π
hai đầu cuộn dây và điện áp hai đầu đoạn mạch có cùng giá trị hiệu dụng nhưng lệch pha nhau . Độ tự cảm của cuộn dây là
3

A. 10 mH. B. 10√3 mH.


C. 50 mH. D. 25√3 mH.

31. Một con lắc lò xo có vật nặng khối lượng 200 g treo thẳng đứng dao động điều hoà. Chiều dài tự nhiên của lò xo là 30 cm. Lấy g = 10
m/s2. Khi lò xo có chiều dài 28 cm thì vận tốc của vật bằng không và lúc đó lực đàn hồi của lò xo có độ lớn là 2 N. Năng lượng dao động
của con lắc là
A. 0,10 J. B. 0,20 J.
C. 0,02 J. D. 0,08 J.

32. Bắn hạt α có động năng 4 MeV vào hạt nhân N đứng yên thu được hạt prôtôn và hạt O. Biết phản ứng này thu năng lượng là 1,21
14
 7
17
 8

MeV, hạt prôtôn bay ra theo hướng vuông góc với hướng bay của hạt α. Coi khối lượng các hạt tính theo u xấp xỉ bằng số khối của chúng.
Động năng của hạt prôtôn là
A. 1,746 MeV. B. 1,044 MeV.
C. 0,155 MeV. D. 2,635 MeV.
33. Một học sinh thực hiện thí nghiệm, đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi vào hai đầu đoạn mạch điện gồm
ba linh kiện: cuộn cảm thuần, tụ điện và điện trở thuần mắc nối tiếp. Sau đó dùng một ampe kế lí tưởng đặt lần lượt vào hai đầu của từng
linh kiện thì hai trong ba lần ampe kế chỉ cùng giá trị 1,6 A lần còn lại ampe kế chỉ 1 A. Mạch điện khi không mắc ampe kế có hệ số công
suất là
A. 0,96. B. 0,86.
C. 0,68. D. 0,69.

34. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách từ hai khe hẹp đến màn quan sát là 0,8 m. Làm thí nghiệm với ánh sáng có
bước sóng λ thì trên màn quan sát, tại điểm M cách vân sáng trung tâm 2,7 mm có vân tối thứ 5 tính từ vân sáng trung tâm. Giữ cố định các
1
điều kiện khác, giảm dần khoảng cách giữa hai khe đến khi tại M có vân sáng lần thứ 3 thì khoảng cách hai khe đã giảm  mm.  Giá trị
3

của λ là
A. 0,72 μm. B. 0,48 μm.
C. 0,64 μm. D. 0,45 μm.

35. Một vật thật AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính. Ban đầu ảnh của vật qua thấu kính là A1B1 là ảnh thật. Giữ thấu kính cố
định di chuyển vật dọc trục chính lại gần thấu kính một đoạn 2 cm thì thu được ảnh của vật là A2B2 vẫn là ảnh thật và cách A1BTrang
1 3/5
A2 B2 5
một đoạn 30 cm. Biết tỉ số chiều dài ảnh sau và ảnh trước là = . Tiêu cự thấu kính là
A1 B1 3

A. 15 cm. B.

B. 30 cm.
C. 45 cm. D. 10 cm.
36. Đặt một điện áp xoay chiều ổn định vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R, cuộn cảm thuần L và tụ điện có điện dung C có
thể thay đổi được. Điều chỉnh điện dung C sao cho điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt giá trị cực đại. Khi đó, điện áp hiệu dụng trên
R là 75 V và khi điện áp tức thời hai tụ điện là 50√6 V thì điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch là 75√6 V. Điện áp xoay chiều đặt vào
hai đầu đoạn mạch có giá trị hiệu dụng là
A. 150 V. B. 150√2 V .
C. 75√3 V . D. 75√6 V .
37. Một sợi dây căng ngang đang có sóng dừng ổn định. Hình bên mô tả hình dạng đoạn dây MN của sợi dây ở hai thời điểm khác nhau. Biết
M1 M2 8
= , bước sóng trên dây là 50 cm , khoảng cách lớn nhất giữa hai đầu M và N của đoạn dây này bằng 15,7 cm. Biên độ dao động
N1 N2 5

của M trên sợi dây gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 1,2 cm. B. 1,5 cm.


C. 2,0 cm. D. 2,3 cm.
38. Một con lắc đơn có chiều dài 1 m treo vào điểm Q cố định. Từ vị trí cân bằng O, kéo con lắc về bên phải đến A rồi thả nhẹ. Mỗi khi vật
nhỏ đi từ phải sang trái ngang qua O thì dây vướng vào đinh nhỏ tại C, vật dao động trên quỹ đạo AOB (được minh họa bằng hình bên).
Biết α1 = 60 và α2 = 90. Bỏ qua mọi ma sát. Lấy g = π2 (m/s2). Chu kì dao động của con lắc là

5 5
A. s. B. s.
6 3
5 5
C. s. D. s.
4 2

39. Ở mặt chất lỏng, có hai nguồn A và B dao động cùng pha theo phương thẳng đứng, phát ra hai sóng kết hợp có bước sóng λ. Gọi O là trung
điểm đoạn AB, I là trung điểm đoạn thẳng AO. Ở mặt chất lỏng, M là một điểm dao động với biên độ cực đại, cùng pha với hai nguồn và
gần điểm I nhất. Biết AB = 6,8λ. Độ dài đoạn MI có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,57λ. B. 0,76λ.
C. 1,04λ. D. 1,44λ.

40. Đoạn mạch AB mắc nối tiếp gồm điện trở R, cuộn dây có điện trở thuần r và độ tự cảm L =
3
H, tụ điện có điện dung C thay đổi được.
π

Đặt vào hai đầu A, B một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và tần số f = 50 Hz . Thay đổi điện dung C sao cho mạch luôn
có tính cảm kháng. Độ lệch pha giữa điện áp trên đoạn mạch chứa cuộn dây và tụ điện so với điện áp trên đoạn mạch AB là α. Hình bên là
đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của α vào C. Giá trị r gần nhất với giá trị nào sau đây?

Trang 4/5
A. 50 Ω. B. 20 Ω.
C. 30 Ω. D. 40 Ω.

Trang 5/5

You might also like