You are on page 1of 33

Bài 1: Nhập môn hóa học

I. Đối tượng nghiên cứu hóa học


- Hóa học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về thành phần,
cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của chất cũng như ứng dụng của chúng.
II. Vai trò của hóa học trong đời sống và sản xuất

- Hóa học có vai trò quan trọng trong đời sống, sản xuất và nghiên cứu khoa học. Ví dụ:
+ Các chất hóa học được sử dụng làm nhiên liệu; nguyên liệu, vật liệu để sản xuất.

+ Điều chế các loại thuốc phòng và chữa


bệnh cho con người, thiết bị y tế, mĩ
phẩm,
+ Sản xuất phân bón, chất dẻo, các chất
hóa học được sử dụng trong phòng thí
nghiệm, ...

III. Phương pháp học tập hóa học


- Để học tốt môn Hóa học, chúng ta cần có phương pháp học tập đúng đắn thông qua
1
một số hoạt động được thực hiện trên lớp học cũng như ở nhà:
+ Ôn tập và nghiên cứu bài học trước khi đến lớp.
+ Rèn luyện tư duy hóa học.
+ Ghi chép.
+ Luyện tập thường xuyên.
+ Thực hành thí nghiệm.
+ Sử dụng thẻ ghi nhớ.
+ Hoạt động tham quan, trải nghiệm.
+ Sử dụng sơ đồ tư duy.
- Phương pháp học tập hóa học nhằm phát triển năng lực hóa học, bao gồm:
+ Phương pháp tìm hiểu lí thuyết.
+ Phương pháp học tập thông qua thực hành, thí nghiệm.
+ Phương pháp luyện tập, ôn tập.
+ Phương pháp học tập trải nghiệm.
IV. Phương pháp nghiên cứu hóa học
1. Phương pháp nghiên cứu hóa học
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: là sử dụng những định luật, nguyên lí, quy tắc,
cơ chế, mô hình, … cũng như các kết quả nghiên cứu đã có để tiếp tục làm rõ những vấn
đề của lý thuyết hóa học.
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: là nghiên cứu những vấn đề dựa trên kết quả
thí nghiệm, khảo sát, thu thập số liệu, phân tích, định lượng…
- Phương pháp nghiên cứu ứng dụng: nhằm mục đích giải quyết các vấn đề hóa học
được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau.
2. Các bước nghiên cứu hóa học
- Phương pháp nghiên cứu hóa học thường bao gồm một số bước:
(1) Xác định vấn đề nghiên cứu;
(2) Nêu giả thuyết khoa học;
(3) Thực hiện nghiên cứu (lý thuyết, thực nghiệm, ứng dụng)
Viết báo cáo: thảo luận kết quả và kết luận vấn đề.Ví dụ: Các bước để nghiên cứu thành
phần hóa học và bước đầu ứng dụng tinh dầu tràm trà trong sản xuất nước súc miệng.

2
BÀI TẬP

3
4
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHƯƠNG NGUYÊN TỬ
I. THÀNH PHẦN CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
Neutron
Electron

Proton
1. Sự tìm ra hạt electron
- Năm 1897, Nhà vật lí người Anh Thomson phát hiện ra tia âm cực và những tia này bị hút về cực
dương nên chúng mang điện tích âm. Những hạt tạo thành mang điện tích âm là các Electron, kí hiệu là e.
2. Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử
- Năm 1911, Rơ-đơ-pho khám phá ra được hạt nhân của nguyên tử.
+ Nguyên tử có cấu tạo rỗng gồm hạt nhân ở trung tâm có khối lượng lớn và lớp vỏ là các electron
chuyển động xung quanh hạt nhân.
+ Nguyên tử trung hòa về điện: số đơn vị điện tích dương của hạt nhân bằng số đơn vị điện tích âm của
các electron trong nguyên tử.
3. Cấu tạo hạt nhân nguyên tử
a. sự tìm ra hạt proton
+ +
- Năm 1918, Rơ-đơ-pho phát hiện ra hạt mang + Proton
+
điện tích dương gọi là proton, kí hiệu là p. Neutron
b. sự tìm ra hạt neutron +
- Năm 1932, chat-uých phát hiện ra hạt neutron có khối +
lượng xấp xỉ khối lượng của proton, nhưng không mang điện tích.

Kết luận về Nguyên tử

+ Mang điện dương (+)


Hạ t proton (p) + Điện tích tương đố i +1
+ mp =1,673.10-24g
Hạ t Nhâ n 1amu
5
Hạ t neutron (n)
+ Khô ng mang điện tích
+ Điện tích tương đố i 0
+ mp =1,675.10-24g
Lớ p vỏ + Mang điện tích â m (-)
Cá c electron (e) 1amu
+ Điện tích tương đố i -1
+ me =9,11.10-28g
- Khố i lượ ng nguyên tử : mnguyên tử = (số p).mp + (số n).mn +( số e).me
 (số p).mp + (số n).mn (vì me rấ t nhỏ )
- Số proton (p)= số electron (e) (Vì nguyên tử trung hò a về điện)
- Đơn vị khố i lượ ng nguyên tử kí hiệu là amu
- cô ng thứ c tính khố i lượ ng nguyên tử 1 amu= 1,66. 10-24g
- Điện tích: qe= -1,602.10-19 C và qp= 1,602.10-19 C

→ Khối lượng của nguyên tử chỉ tập trung ở hạt nhân

II. HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ, NGUYÊN TỐ HÓA HỌC, ĐỒNG VỊ


1. Hạt nhân nguyên tử
a. Điện tích hạt nhân
- Điện tích hạt nhân là +Z, số đơn vị điện tích hạt nhân là Z.
Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton (p) = số electron (e)
Ví dụ: số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử oxi là 8, vậy nguyên tử oxi có 8 proton và 8 electron

b. Số khối (A)
Số khối (A)= Z + N = P + N = E + N
Ví dụ: Nguyên tử Natri có 11 electron và 12 neutron thì số khối là: A = E + N = 11 + 12 = 23
c. Nguyên tố hóa học
- Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân (cùng số hạt proton).
- Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử (Z) của
nguyên tố.
Số khố i A Kí hiệu nguyên tố
ZX
- Kí hiệu nguyên tử:
hó a họ c
Số hiệu
nguyên tử
Ví dụ: nguyên tử Na có số proton = 11 và số neutron bằng 12. Ta có:
Tên nguyên tố Kí hiệu Số Proton (P) Số Neutron (N) Số khối (A) Số Electron (e)
Hydrogen H 1 0 1 1
Helium He 2 2
Lithium Li 3 7
Beryllium Be 4 9 4
Boron B 5 6
Carbon C 6 12
Nitrogen N 7 7
Oxygen O 8 16
Fluorine F 9 10
Neon N 10 10
Sodium Na 11 23
Magnesium Mg 12 12 12
Aluminium Al 13 27
Silicon Si 14 14

6
Phosphorus P 15 16 15
Sunfur S 16 32
Chlorine Cl 17 18
Argon Ar 18 40
Potassium K 19 20
Calcium Ca 20 40
Chromium Cr 24 52
Manganese Mn 25 30
Iron Fe 26 56
Nickel Ni 28 59
Copper Cu 29 35
Zinc Zn 30 35
Bromine Br 35 80
Silver Ag 47 108
Iodine I 53 127 53
2. Đồng vị, nguyên tử khối trung bình
a. Đồng vị
- Đồng vị là tập hợp các nguyên tử có cùng số proton (P), cùng số hiệu nguyên tử (Z) nhưng khác nhau
số neutron (N). Do đó, số khối (A) của chúng khác nhau.
Ví dụ: nguyên tử Cacbon có 3 đồng vị trong tự nhiên là:

- Các đồng vị bền phải thỏa mãn:


b. Nguyên tử khối trung bình
- Nguyên tử khối của một nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn
vị khối lượng nguyên tử (1 amu)
- Để xác định nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố người ta thường sử dụng phương pháp phổ
khối lượng (Mass Spectrometry – MS).
- Gọi ᾹX là nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố. A1, A2 .. Là nguyên tử khối của các đồng vị
có % nguyên tử lần lượt là a1%, a2% …

Trong đó: là nguyên tử khối trung bình của X.


Ai là nguyên tử khối đồng vị i.
ai là tỉ lệ % số nguyên tử đồng vị thứ i.
- Lưu ý: + Trong một số bài toán người ta thường coi nguyên tử khối bằng số khối.
+ Nếu nguyên tố chỉ có 2 đồng vị thì b= 100 – a
Ví dụ: Trong tự nhiên, Chlorine có hai đồng vị là và có tỉ lệ
phần trăm số nguyên tử tương ứng là 75,76% và 24,24%

III. CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ


1. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử

7
- Theo mô hình nguyên tử của Rutherford – Bohr, các electron chuyển động trên những quỹ đạo hình
tròn hay hình bầu dục xác định xung quanh hạt nhân.
- Theo mô hình hiện đại, trong nguyên tử các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và
không theo một quỹ đạo xác định, tạo thành đám mây electron.
Orbital nguyên tử (AO) là khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà tại đó xác suất tìm
thấy electron là lớn nhất (khoảng 90%).
+ Một số AO thường gặp là s, p, d, f
+ Các AO có hình dạng khác nhau: AO s có dạng hình cầu, AO p có dạng hình số tám nổi còn gọi là
AO p (tùy theo vị trí của AO p trên hệ trục tọa độ descartes sẽ gọi là AO px, py và pz).

2. LỚP VÀ PHÂN LỚP


a. Lớp electron

Mô hình nguyên tử theo Rutherford –Bohr(a)


Và cấu trúc nguyên tử aluminium theo mô hình này (b)
- Trong nguyên tử, mỗi electron có một mức năng lượng nhất định. Các electron thuộc cùng một lớp
có năng lượng gần bằng nhau.
n 1 2 3 4 5 6 7

Tên lớp K L M N O P Q
- Càng xa hạt nhân thì các electron có năng lượng càng
lớn. Vậy lớp K (n=1) là lớp gần hạt nhân nhất và năng lượng
thấp nhất. Số e tối đa trong mỗi phân lớp là 2n 2, với n là số
thứ tự lớp e (n≤4).
b. Phân lớp electron
- Các electron thuộc cùng một phân lớp có năng lượng
bằng nhau
- Số lượng lớp thứ n có n phân lớp (với 4 lớp đầu)
- Có 4 loại phân lớp: s – p - d - f
Ví dụ: + lớp K (n=1) : 1s
8
+ lớp L (n=2) : 2s 2p
+ lớp M (n=3) : 3s 3p 3d
+ lớp N (n=4) : 4s 4p 4d 4f
- Số electron tối đa trong một phân lớp : Phân lớp s chứa tối đa 2 electron ; Phân lớp p chứa tối đa 6
electron ; Phân lớp d chứa tối đa 10 electron ; Phân lớp f chứa tối đa 14 electron
Ví dụ: + lớp L (n=2) : 2s2 2p6
→ Vậy lớp L (n=2) chứa tối đa 8 electron
+ lớp N (n=4) : 4s2 4p6 4d10 4f14
→ Vậy lớp N (n=4) chứa tối đa 32 electron
- Từ các ví dụ trên số electron tối đa của lớp thứ n là 2n 2 và lớp electron đã có đủ số electron tối đa gọi
là electron bão hòa.
c. Số Orbital nguyên tử trong phân lớp electron
AO chứa 0e: AO trống
- Mỗi Orbital chứa tối đa 2 electron. AO chứa 1e: AO chứa 1 electron độc thân
AO chứa 2e: AO chứa 2electron ghép đôi
- Số electron tối đa trong một phân lớp:
+ Phân lớp s chứa tối đa 2 electron có 1AO + Phân lớp p chứa tối đa 6 electron có 3AO
+ Phân lớp d chứa tối đa 10 electron có 5AO + Phân lớp f chứa tối đa 14 electron có 7AO

9
IV. CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ:
1. Nguyên lí vững bền
- Ở trạng thái cơ bản, các electron trong nguyên tử chiếm lần lượt có mức năng
lượng từ thấp đến cao:
→ 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d …
2. Cách viết cấu hình electron
+ Bước 1: Xác định số electron của nguyên tử (Z=E=P)
+ Bước 2: Phân bố các electron theo thứ tự các AO có mức năng lượng tăng
dần, theo các nguyên lí và quy tắc phân bố electron trong nguyên tử
1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p 6s 4f 5d …
(phân lớp s chứa 2e, phân lớp p chứa 6e, phân lớp d chứa 10 e, phân lớp f chứa 14e)
+ Bước 3: Viết cấu hình electron theo thứ tự các phân lớp trong một lớp và thứ tự các lớp electron.
- Các nguyên tố có electron cuối cùng điền vào phân lớp nào thì nó là nguyên tố đó (s, p, d, f)
Chú ý: + Nếu cấu hình là 3d44s2 thì chuyển thành 3d54s1
+ Nếu cấu hình là 3d94s2 thì chuyển thành 3d104s1
3. Biểu diễn cấu hình electron theo ô orbital
+ Viết cấu hình electron của nguyên tử.
+ Biểu diễn mỗi AO bằng một ô vuông, AO cùng phân lớp thì viết liền, khác lớp thì tách nhau. Thứ tự
ô orbital từ trái sang phải như cấu hình electron.
+ Điền electron vào từng ô orbital theo thứ tự lớp và phân lớp. Mỗi electron = 1 mũi tên.
+ Quy tắc Hund: Trong mỗi phân lớp chưa bão hòa, các electron sẽ phân bố vào các orbital sao cho
số electron độc thân là tối đa.
+ Nguyên lí Pau – Li: Trên 1 orbital nguyên tử chứa tối đa 2 electron và có chiều tự quay ngược nhau.
Ví dụ: K (Z=19) thứ tự mức năng lượng orbital: 1s22s22p63s23p64s1
Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p64s1 (có 4 lớp electron và 6 phân lớp electron)
hoặc viết gọn lại [Ar] 4s1
Cấu hình electron theo ô orbital của K:
4. Đặc điểm của lớp ngoài cùng của nhóm
- Từ cấu hình electron nguyên tử có thể dự đoán dược tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố hóa học.
+ Các nguyên tử có 8 electron lớp ngoài cùng là nguyên tố khí hiếm (trừ He chỉ có 2 electron ở lớp
ngoài cùng). Các kim loại này rất khó tham gia phản ứng hóa học.
+ Các nguyên tử có 1 đến 3 electron lớp ngoài cùng đều là các kim loại (trừ H, He, B). Tính kim
loại thể hiện qua khả năng nhường electron trong các phản ứng hóa học (tính khử).
+ Các nguyên tử có 5 đến 7 electron lớp ngoài cùng đều là các phi kim. Tính phi kim thể hiện qua
khả năng nhận electron trong các phản ứng hóa học. (tính oxi hóa)
+ Các nguyên tử có 4 electron lớp ngoài cùng có thể là kim loại hoặc phi kim.
Ví dụ: Viết cấu hình electron và biểu diễn theo ô orbital của các nguyên tố sau và cho biết (KL, PK, hay
KH)
Mg (Z=12): …………………………… Cl (Z=17):……………………………………..

O (Z=8):………………………….......... Cu (Z=29): …………………………………….

Cr (Z=24):…………………………… P (Z=15): ……………………………………..

Fe (Z=26): ……………....................... Ne (Z=10): ……………………………………


10
Phần 1: Cấu tạo nguyên tử
Câu 1: Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm tìm ra một hạt cấu tạo nên nguyên tử.

A. Thí nghiệm tìm ra electron B. Thí nghiệm tìm ra neutron.


C. Thí nghiệm tìm ra proton. D. Thí nghiệm tìm ra hạt nhân.
Câu 2: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các hạt nhân nguyên tử là
A. Electron và neutron B. Electron và proton
C. Neutron và proton D. Electron, neutron và proton
Câu 3: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là
A. Neutron và proton B. Electron, neutron và proton
C. Electron và proton D. Electron và neutron
Câu 4: Trong nguyên tử, hạt mang điện là
A. electron B. electron và neutron C. proton và neutron D. proton và electron
Câu 5: Hạt mang điện trong nhân nguyên tử là:
A. electron B. Proton C. neutron D. proton và neutron
Câu 6: Electron được phát minh năm 1897 bởi nhà bác học người Anh Tom–xơn (J.J. Thomson). Từ khi
được phát hiện đến nay, electron đã đóng vai trò to lớn trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như : năng
lượng, truyền thông và thông tin..
Trong các câu sau đây, câu nào sai ?
A. Electron là hạt mang điện tích âm.
B. Electron có khối lượng 9,11. 10–28 gam.
C. Electron chỉ thoát ra khỏi nguyên tử trong những điều kiện đặc biệt.
D. Electron có khối lượng đáng kể so với khối lượng nguyên tử .
Câu 7: Tìm câu sai trong các câu sau ?
A. Trong nguyên tử hạt electron mang điện âm. B. Trong nguyên tử, hạt nhân mang điện dương.
C. Trong nguyên tử, hạt neutron mang điện dương. D. Trong nguyên tử, hạt neutron không mang
điện.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nguyên tử nhẹ nhất là hidro.
B. Khối lượng nguyên tử hidro xấp xỉ bằng khối lượng của hạt proton và neutron.
C. Các hạt cơ bản có khối lượng xấp xỉ bằng nhau.
D. Điện tích của hạt electron và hạt proton là điện tích nhỏ nhất được biết đến trong tự nhiên.
Câu 9: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Nguyên tử được cấu thành từ các hạt cơ bản là proton, neutron và electron
B. Hầu hết hạt nhân nguyên tử được cấu thành từ các hạt proton và neutron
C. Vỏ nguyên tử được cấu thành bởi các hạt electron
D. nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
Câu 10: Thông tin nào sau đây không đúng
A. Proton mang điện tích dương, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 1 amu.
B. Electron mang điện tích âm, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 0 amu.
C. Neutron không mang điện, khối lượng gần bằng 1 amu.
D. Nguyên tử trung hòa về điện, có kích thước lớn hơn so với hạt nhân, nhưng có khối lượng gần bằng
khối lượng hạt nhân.
Câu 11: phát biểu nào sai khi nói về neutron?
A. Tồn tại trong hạt nhân nguyên tử B. Có khối lượng bằng khối lượng proton
C. có khối lượng lớn hơn khối lượng electron D. không mang điện
Câu 12: Nhận định nào sau đây không đúng
A. Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều chứa proton và notron
11
B. Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện
C. Vỏ electron mang điện tích âm và chuyển động xung quanh hạt nhân
D. Khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân
Câu 13: Đặc điểm của electron là
A. Mang điện tích dương và có khối lượng B. Mang điện tích âm và có khối lượng
C. Không mang điện tích và có khối lượng D. Mang điện tích âm và không có khối lượng
Câu 14: Nhận định nào sau đây là không đúng
A. Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều chứa proton và neutron
B. Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ và trung hòa về điện
C. Lớp vỏ nguyên tử chứa electron mang điện tích âm
D. Khối lượng nguyên tử hầu hết tập trung ở hạt nhân
Câu 15: Cho biết 1g electron có bao nhiêu hạt
A. 1,098.1027 hạt B. 1,098.1030 hạt. C. 6,022.1023 hạt. D. 2,195.1027 hạt.

Câu 16: Tính khối lượng của 1 mol electron (Biết hằng số Avogadro có giá trị là 6,022.1023)
A. 1,097.10-3 (g) B. 5,486.10-4 (g) C. 6,022.105 (g). D. 5,486.10-7 (g).

Câu 17: Nguyên tử R có điện tích lớp vỏ nguyên tử là -41,6.10-19- C. khẳng định nào sau đây là không
chính xác?
A. Lớp vỏ nguyên tử R có 26 electron B. Hạt nhân nguyên tử R có 26 proton
C. Hạt nhân nguyên tử R có 26 neutron D. Nguyên tử R trung hòa về điện

Câu 18: Cho các phát biểu sau


(1) tất cả các hạt nhân nguyên tử đều được cấu tạo từ hạt proton và neutron
(2) Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở vỏ
(3) Trong nguyên tử, số electron bằng số proton
(4) Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là proton và electron
(5) Trong nguyên tử, hạt electron có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại.
Số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

12
PHẦN 2: HẠT NHÂN NGUYÊN TỬ, NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỒNG VỊ
Câu 1: Trong nguyên tử, quan hệ giữa số hạt electron và proton là
A. Bằng nhau B. Số hạt electron lớn hơn số hạt proton
C. Số hạt electron nhỏ hơn số hạt proton D. Không thể so sánh được các hạt này
Câu 2: Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng
A. số khối B. điện tích hạt nhân
C. số electron D. tổng số proton và neutron
Câu 3: Nguyên tử luôn trung hoà điện nên
A. tổng số hạt neutron luôn bằng tổng số hạt electron.
B. tổng số hạt neutron luôn bằng tổng số hạt proton.
C. tổng số hạt electron luôn bằng tổng số hạt proton.
D. tổng số hạt neutron và proton luôn bằng tổng số hạt electron.
Câu 4: Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của chất và
A. Không mang điện B. Mang điện tích dương
C. Mang điện tích âm D. Có thể mang điện hoặc không mang điện
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tất cả hạt nhân nguyên tử được cấu tạo bởi 2 loại hạt là proton và neutron.
B. Trong nguyên tố số proton bằng số electron.
C. Trong nguyên tử số proton luôn bằng số hiệu nguyên tử Z.
D. Khối lượng của nguyên tử tập trung chủ yếu ở khối lượng của hạt nhân nguyên tử.
Câu 6: Kí hiệu nguyên tử cho ta biết những gì về nguyên tử X ?
A. Số hiệu nguyên tử và số khối B. Chỉ biết nguyên tử khối trung bình của nguyên
tử
C. Số hiệu nguyên tử D. Số khối
Câu 7: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng
A. Số khối B. Số proton
C. Số neutron D. Số neutron và số proton
Câu 8: Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho một nguyên tử của một nguyên tố hóa học vì nó
cho biết
A. số khối A. B. Nguyên tử khối của nguyên tử.
C. Số hiệu nguyên tử Z. D. Số khối A và số hiệu nguyên tử Z.
Câu 9: Các đồng vị của nguyên tố hóa học được phân biệt bởi yếu tố nào dưới đây?
A. Số neutron. B. Số electron hoá trị. C. Số proton. D. Số lớp electron.
Câu 10: Số khối của nguyên tử bằng tổng
A. số p và n B. số p và e C. số n, e và p D. số điện tích hạt nhân
Câu 11 Nhận định nào không đúng ? Hai nguyên tử và
A. là đồng vị của nhau. B. có cùng số electron.
C. có cùng số neutron. D. có cùng số hiệu nguyên tử
Câu 13: Một đồng vị của nguyên tử Phosphorus là . Nguyên tử này có số electron là:
A. 32 B. 17 C. 15 D. 47
Câu 14: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Số khối bằng tổng số hạt proton và electron. B. Số khối là số nguyên.
C. Số khối bằng tổng số hạt proton và neutron. D. Số khối kí hiệu là A.
Câu 15: Một nguyên tố hóa học có thể có nhiều nguyên tử có khối lượng khác nhau vì lí do nào dưới
đây?
A. Hạt nhân có cùng số neutron, nhưng khác nhau về số proton.
B. Hạt nhân có cùng số proton, nhưng khác nhau về số neutron.
C. Hạt nhân có cùng số neutron, nhưng khác nhau về số electron.
D. Hạt nhân có cùng số proton và số electron.
Câu 16: Cho sơ đồ của một nguyên tử X được biễu diễn như sau, chọn câu không đúng.

13
A. X là nguyên tử thuộc nguyên tố Lithium.
B. Số khối của X bằng 7.
C. Trong X, số hạt mang điện nhiều hơn hạt mang điện là 2.
D. Số hạt mang điện trong hạt nhân là 7

Câu 17: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là đúng?
A. Đồng vị là các nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số neutron.
B. Đồng vị là những nguyên tố có cùng vị trí trong bảng tuần hoàn.
C. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số hạt neutron.
D. Đồng vị là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân nhưng khác nhau về số neutron.
Câu 18: Các nguyên tử nào dưới đây thuộc cùng một nguyên tố hóa học ?
A. 147 G ; 168 M B. 168 L ; 22
11 D
C. 157 E ; 22
10 Q
D. 168 M ; 178 L
Câu 19: Nguyên tử của nguyên tố A có 56 electron, trong hạt nhân có 81 neutron. Kí hiệu của
nguyên tử nguyên tố A là
A. B. C. D.
Câu 20: Cho những nguyên tử của các nguyên tố sau:

1 2 3 4
Những nguyên tử nào sau đây là đồng vị của nhau ?
A. 1 và 2 B. 2 và 3 C. 1, 2 và 3 D. Cả 1, 2, 3, 4
Câu 21: Chọn định nghĩa đúng về đồng vị :
A. Đồng vị là những nguyên tố có cùng số khối.
B. Đồng vị là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân.
C. Đồng vị là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân và cùng số khối.
D. Đồng vị là những nguyên tử có cùng số proton, khác nhau số neutron.
Câu 22: Một nguyên tử có 8 proton, 8 neutron và 8 electron. Chọn nguyên tử đồng vị với nó:
A. 8 proton, 9 neutron, 8 electron B. 9 proton, 8 neutron, 9 electron
C. 8 proton, 8 neutron, 9 electron D. 8 proton, 9 neutron, 9 electron
Câu 23: Cho 3 nguyên tử: . Những nguyên tử nào là đồng vị của một nguyên tố?
A. X và Z B. X và Y C. X, Y và Z D. Y và Z
Câu 24: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử: ?
A. X và Z có cùng số khối. B. X, Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học.
C. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hoá học. D. X và Y có cùng số neutron.
Câu 25: Cho các phát biểu sau
(1) trong một nguyên tử luôn có số proton bằng số electron bằng bằng số đơn vị điện tích hạt nhân
(2) Tổng số proton và số electron trong một hạt nhân được gọi là số khối
(3) Số khối là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử
(4) Số proton bằng số đơn vị điện tích hạt nhân
(5) Đồng vị là các nguyên tố có cùng số proton nhưng khác nhau về số neutron
Số phát biết không đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 26: Cho các phát biểu sau, phát biểu nào đồng vị?
A. Những phân tử có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt neutron là đồng vị của nhau
B. Những ion có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt electron là đồng vị của nhau
C. Những chất có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về hạt neutron là đồng vị của nhau
D. Những nguyên tử có cùng số hạt proton nhưng khác nhau về số hạt neutron là đồng vị của nhau
Câu 27: Có những phát biểu sau đây về các đồng vị của một nguyên tố hóa học
(1) Các đồng vị có tính chất hóa học giống nhau
(2) Các đồng vị có tính chất vật lí khác nhau
(3) Các đồng vị có cùng số electron ở vỏ nguyên tử
(4) Các đồng vị có cùng số proton nhưng khác nhau về số khối
14
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 28: Trong tự nhiên, oxygen có 3 đồng vị là , , , có bao nhiêu loại phân tử O 2?
A.3 B. 6 C. 9 D. 12

PHẦN 3: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ


Câu 1: Phát biểu nào sau đây về sự chuyển động của e trong nguyên tử theo mô hình hiện đại là đúng?
A. các e chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân theo quỹ đạo hình tròn.
B. các e chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân theo quỹ đạo hình bầu dục.
C. các e chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo những quỹ đạo xác định.
D. tất cả đều đúng.
Câu 2: Theo mô hình nguyên tử Rutherford –Bord, Vị trí nào trong số các vị trí A, B, C, D trong hình sau
mà electron không xuất hiện

A. vị trí A B. Vị trí B C. Vị trí C D. Vị trí D


Câu 3: Số electron tối đa chứa trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là:
A. 2, 6, 8, 18 B. 2, 8, 18, 32 C. 2, 4, 6, 8 D. 2, 6, 10, 14
Câu 4: Phân lớp d đầy điện tử (bão hòa) khi có số electron là
A. 5 B. 10 C. 6 D. 14
Câu 5: Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết chặt chẽ nhất với hạt nhân?
A. Lớp N B. Lớp L C. Lớp M D. Lớp K
Câu 6: Phân lớp 4f có số electron tối đa là
A. 6. B. 18. C. 10. D. 14.
Câu 7: Nguyên tử nào trong hình vẽ dưới đây có số e lớp ngoài cùng là 5?

1 2 3 4
A. 1 và 2 B. 1 và 3 C. 3 và 4 D. 1 và 4
Câu 8: Nguyên tử nào trong hình vẽ dưới đây có số e lớp ngoài cùng là 8

1 2 3 4
A. 1 và 2 B. 1 C. 3 và 4 D. 2
Câu 9: Lớp N có số phân lớp electron bằng
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10: Lớp M có số orbital tối đa bằng
A. 3. B. 4. C. 9. D. 18.
Câu 11: Cấu hình e của nguyên tố calcium (Z=20) là 1s 2s 2p 3s 3p 4s . Tìm câu sai?
2 2 6 2 6 2

A. Lớp K có 2e. B. Lớp L có 8e. C. Lớp M có 6e. D. Lớp N có 2e.


Câu 12: Lớp electron thứ 3 có bao nhiêu phân lớp?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

15
Câu 13: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Số phân lớp electron có trong lớp N là 4 B. Số phân lớp electron có trong lớp M là 4
C. Số orbital có trong lớp N là 9 D. Số orbital có trong lớp M là 8
Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Lớp K là lớp xa hạt nhân nhất
B. các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng bằng nhau
C. Các electron trên cùng phân lớp có mức năng lượng bằng nhau D. lớp N có 4 orbital
Câu 15: Phát biểu nào đúng khi nói về các orbital trong một phân lớp electron
A. Có cùng sự định hướng không gian
B. Có cùng mức năng lượng
C. Khác nhau về mức năng lượng
D. Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm mỗi phân lớp
Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng
A. Lớp M có 9 phân lớp B. Lớp L có 4 orbital
C. Phân lớp p có 3 orbital D. Năng lượng của electron trên lớp K là thấp
nhất

PHẦN 4: CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ


Câu 1: Cấu hình electron nào dưới đây không đúng?
A. 1s22s2 2p63s1 B. 1s2 2s22p5 C. 1s22s22p63s13p3 D. 1s22s22p63s23p5
Câu 2: Nguyên tử của nguyên tố 11X có cấu hình electron là
A. 1s22s22p63s2 B. 1s22s22p6 C. 1s22s22p63s1 D. 1s22s22p53s2
Câu 3: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s 2s 2p 3s 3p 4s . Số hiệu nguyên tử của X là
2 2 6 2 6 1

A. 20 B. 19 C. 39 D. 18
Câu 4: Ở trạng thái cơ bản cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s23p1. Số hiệu
nguyên tử của nguyên tố X là
A. 14 B. 12 C. 13 D. 11
Câu 5: Cấu hình electron nào sau đây viết sai?
A. 1s22s22p5 B. 1s22s22p63s23p64s1 C. 1s22s22p63s23p64s24p5 D.
1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s
2 2 6 2 6 3 2

Câu 6: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X có dạng 1s22s22p63s23p3. Phát biểu nào sau đây sai?
A. X ở ô số 15 trong bảng tuần hoàn. B. X là một phi kim.
C. Nguyên tử của nguyên tố X có 9 electron p. D. Nguyên tử của nguyên tố X có 3 phân lớp e.
Câu 7: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử fluorine (Z=9)
A. 1s22s22p3 B. 1s22s22p4 C. 1s22s32p4 D. 1s22s22p5
Câu 8: Nguyên tử nguyên tố phosphorus (Z=15) có số electron độc thân là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 9: Cho biết các trường hợp sau đây:

(1) (2)
a) Trường hợp nào vi phạm nội dung nguyên lí Pauli
A. (1) B. (2)
C. Cả (1) và (2) D. Không trường hợp nào cả
b) Trường hợp nào vi phạm nội dung nguyên lí Hund
A. (1) B. (2)
C. Cả (1) và (2) D. Không trường hợp nào cả
Câu 10: Cấu hình electron nào dưới đây là của nguyên tử nguyên tố X (Z=24)?
A. [Ar] 3d54s1 B. [Ar] 3d44s2 C. [Ar] 4s24p6 D. [Ar] 4s14p5

16
Câu 11: Nguyên tử nguyên tố M có tổng số electron và proton là 22. Cấu hình electron nguyên tử nguyên
tố M là
A. 1s22s22p63s1 B. 1s22s22p63s23p1 C. 1s22s22p63s2 C. 1s22s22p3
Câu 12: Cấu hình electron của nguyên tử một nguyên tố là 1s 2s 2p 3s 3p 4s . Nguyên tố đó là
2 2 6 2 6 2

A. Ca B. Ba C. Sr D. Mg
Câu 13: Trong các cấu hình electron dưới đây, cấu hình nào không tuân theo nguyên lí Pauli?
A. 1s22s1 B. 1s22s22p5 C. 1s22s22p63s2 D. 1s22s22p73s2
Câu 14 Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng nguyên lý Pauli khi điền electron vào AO?
↑↓ ↑ ↑↓↑ ↑↑
a b c d
A. a B. b C. a và b D. c và d

Câu 15: Nguyên tử M có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p5. Nguyên tử M là
A. 11Na B. 18Ar C. 17Cl D. 19K
Câu 16: Cấu hình e nào sau đây là của nguyên tử Fe ?
A. [Ar]3d64s2 B. [Ar]4s23d6 C. [Ar]3d8 D. [Ar]3d74s1
Câu 17: Nguyên tử các nguyên tố X, Y, Z có cấu hình electron là
X : 1s22s22p63s23p4 Y : 1s22s22p63s23p6 Z : 1s22s22p63s23p64s2
Trong các nguyên tố X, Y, Z nguyên tố kim loại là
A. X. B. Z. C. Y. D. X và Y.
Câu 18: Cho cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố sau:
a) 1s22s1 b) 1s22s22p63s23p1 c) 1s22s22p5
d) 1s 2s 2p 3s 3p
2 2 6 2 4
e) 1s 2s 2p 3s
2 2 6 2

Cấu hình của các nguyên tố phi kim là


A. a, b. B. b, c. C. c, d. D. b, e.
Câu 19: Cấu hình electron nào dưới đây viết không đúng?
A. 1s22s22p63s23p64s23d6 B. 1s2 2s22p5 C. 1s2 2s22p63s1 D. 1s22s22p63s23p5
Câu 20: Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s 3p . X là nguyên tố
2 5

A. kim loại B. phi kim C. khí hiếm D. kim loại hoặc phi
kim
Câu 21: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử kim loại ?
A. 1s22s22p63s23p4 B. 1s22s22p63s23p5 C. 1s22s22p63s1 D. 1s22s22p6
Câu 22: Hình vẽ nào sau đây vi phạm nguyên lý Pauli khi điền electron vào AO?
↑↓ ↑ ↑↓↑ ↑↑

a b c d
A. a B. b C. a và b D. c và d
Câu 23 Cấu hình của nguyên tử sau biểu diễn bằng orbital. Thông tin nào không đúng khi nói về cấu
hình đã cho?
↑↓ ↑↓ ↑ ↑ ↑

1s2 2s2 2p3


A. Nguyên tử có 7 electron B. Lớp ngoài cùng có 3 electron
C. Nguyên tử có 3 electron độc thân D. Nguyên tử có 2 lớp electron
Câu 24: Nguyên tử X có cấu hình electron là 1s 2s 2p63s23p1. Hạt nhân nguyên tử X có
27 2 2

A. 13 proton và 14 neutron. B. 13 proton và 14 electron.


C. 14 proton và 13 neutron. D. 14 proton và 14 electron.
Câu 25: Trong số các kí hiệu sau đây của orbital, kí hiệu nào là sai?
A. 2d B. 2p C. 3d D. 4f
Câu 26: Nguyên tử của nguyên tố aluminium có 13 electron. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Phân lớp electron ngoài cùng của aluminium có 3e.
B. Lớp electron ngoài cùng của aluminium có 1e.

17
C. Lớp L(lớp thứ 2) của aluminium có 6e.
D. Lớp electron ngoài cùng của aluminium có 3e.
Câu 27: Câu nào dưới đây là đúng nhất ?
A. Tất cả các nguyên tố mà nguyên tử có 3 electron ở lớp ngoài cùng đều là kim loại hoạt động mạnh.
B. Các nguyên tố mà nguyên tử có 5 electron ở lớp ngoài cùng thường là phi kim.
C. Tất cả các nguyên tố mà nguyên tử có 4 electron ở lớp ngoài cùng đều là phi kim.
D. Tất cả các nguyên tố mà nguyên tử có 8 electron ở lớp ngoài cùng đều là kim loại.
Câu 28: Nguyên tố có Z = 27 thuộc loại nguyên tố nào
A. s. B. p. C. d. D. f.
Câu 29: Nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc khối nguyên tố p ?
A. Fe (Z = 26) B. Na (Z=11) C. Ca (Z=20) D. Cl (Z=17)
Câu 31: Nguyên tử X có điện tích hạt nhân là +15 . Ở trạng thái cơ bản X có bao nhiêu electron ở lớp ngoài
cùng
A. 5 B. 4 C. 3 D. 7

Câu 32: Nguyên tử X ở lớp thứ 3 (lớp ngoài cùng) có chứa 5 electron. X có điện tích hạt nhân là
A. 14. B. 10. C. 15. D. 18.
Câu 33: Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các
phân lớp p là 8. Nguyên tố X là
A. O (Z=8) B. Cl (Z=17) C. Al (Z=13) D. Si (Z=14)
Câu 34 Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 6 electron. Số đơn
vị điện tích hạt nhân của nguyên tố X là
A. 6 B. 8 C. 14 D. 16
Câu 35: Một nguyên tử chứa 20 neutron trong hạt nhân và có cấu hình electron là: 1s 22s22p63s23p64s2.
Nguyên tử đó là:
A. B. C. D.
Câu 36: Trong nguyên tử 17Cl, số e ở phân mức năng lượng cao nhất là
A. 5. B. 5. C. 9. D. 11.
Câu 37: Số e ở phân lớp ngoài cùng của nguyên tử X (Z=16) (ở trạng thái cơ bản) là
A. 2. B. 4. C. 6. D. 8.
Câu 38 Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử K (Z=19) là :
A. 4s1. B. 3s1. C. 2s1. D. 3d1.
Câu 39 Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3p1 . Số hiệu nguyên tử của
nguyên tố X là
A. 13 B. 14 C. 12 D. 11
Câu 40: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trên phân lớp p là 13 electron. X thuộc nguyên tố gì ?
A. Nguyên tố p B. Nguyên tố f C. Nguyên tố d D. Nguyên tố s
Câu 41: Nguyên tử X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Hãy xác định câu sai trong các câu sau khi nói về
nguyên tử X
A. Lớp ngoài cùng của X có 6 e B. Hạt nhân nguyên tử X có 16 e
C. Trong bản tuần hoàn X nằm ở chu kì 3. D. X nằm ở nhóm VIA.
Câu 42: Có bao nhiêu nguyên tố hóa học mà nguyên tử có electron cuối cùng điền vào phân lớp 2s
A. 4 B. 2 C. 1 D. 3
Câu 43: Electron cuối cùng phân bố trong nguyên tử X là 3d8. Số electron lớp ngoài cùng của X là
A. 2. B. 4. C. 6. D. 8.
Câu 44: Nguyên tố C (Z=6) có số electron độc thân ở trạng thái cơ bản là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 45: Nguyên tố Cl (Z=17) có số electron độc thân ở trạng thái cơ bản là
A. 7 B. 5 C. 1 D. 3
Câu 46: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp p là 10 . Nguyên tố X thuộc loại
A. nguyên tố p B. nguyên tố f C. nguyên tố s D. nguyên tố d
Câu 47: Khẳng định nào sau đây đúng ?
A. Các nguyên tử của nguyên tố khí hiếm có 8 e ở lớp ngoài cùng
B. Các nguyên tử có 1, 2, 3 e ở lớp ngoài cùng là nguyên tử của các nguyên tố kim loại
18
C. Tất cả các nguyên tử của nguyên tố hóa học đều có số neutron lớn hơn số proton
D. Electron cuối cùng của nguyên tử 30Zn điền vào phân lớp d. Zn là nguyên tố d
Câu 48: Nguyên tử Fe có kí hiệu . Cho các phát biểu sau về Fe
(1) nguyên tử của nguyên tố Fe có 8 electron ở lớp ngoài cùng
(2) Nguyên tử của nguyên tố Fe có 30 neutron trong hạt nhân
(3) Fe là một phi kim
(4) Fe là một nguyên tố d
Trong các phát biểu trên, phát biểu đúng là
A. (1), (2), (3) và (4) B. (1), (2) và (4) C. (2) và (4) D. (2), (3) và (4)
Câu 49: Cho các phát biểu sau:
(a) Electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo những quỹ đạo xác định.
(b) Các electron trên cùng một lớp có mức năng lượng bằng nhau.
(c) Số electron tối đa ở lớp L (n=2) là 8.
(d) Nguyên tử Mg (Z=12) có 1 electron ở lớp ngoài cùng.
(e) Các nguyên tử có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng thường là nguyên tử của nguyên tố phi kim.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.

Câu 50 Cho các phát biểu sau:


(a) Khối lượng nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân.
(b) Ở trạng thái cơ bản, số electron ở lớp vỏ nguyên tử bằng số proton trong hạt nhân.
(c) Nguyên tử O (Z=8) thuộc loại nguyên tố s.
(d) Nguyên tử Cl (Z=17) có cấu hình electron là 1s22s22p63s13p6.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 51: Ở trạng thái cơ bản, số orbital s có chứa electron của nguyên tử có số hiệu 20 là
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 52: Nguyên tử của nguyên tố X có e ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của nguyên tố Y
cũng có e ở mức năng lượng 3p và có 1 e ở lớp ngoài cùng. Nguyên tử X và Y có số e hơn kém nhau là
2. Nguyên tố X, Y lần lượt là
A. Khí hiếm và kim loại B. Kim loại và kim loại
C. Kim loại và khí hiếm D. Phi kim và kim loại

Câu 53: Nguyên tố X được sử dụng rộng rãi để chống đóng băng và khử băng như một chất bảo quản.
Nguyên tố Y là nguyên tố thiết yếu cho các cơ thể sống, đồng thời nó được sử dụng nhiều trong sản xuất
phân bón. Nguyên tử của nguyên tố X có electron ở mức năng lượng cao nhất là 3p. Nguyên tử của
nguyên tố Y có một electron ở lớp ngoài cùng 4s. Nguyên tử X và Y có số electron hơn kém nhau là 3.
Nguyên tử X và Y lần lượt là
A. Khí hiếm và kim loại. B. Kim loại và khí hiếm. C. Kim loại và kim loại. D. Phi kim và kim loại.

Câu 54: Phân lớp có năng lượng cao nhất trong cấu hình electron của 2 nguyên tử A, B lần lượt là 3p và
4s. Tổng số electron của 2 phân lớp này bằng 5 và hiệu số electron của chúng bằng 3. Số hiệu nguyên
tử của 2 nguyên tố A, B là
A. 17 và 18 B. 16 và 19 C. 15 và 20 D. 14 và 21

Câu 55: Hợp kim cobalt được sử dụng rộng rãi cho các bộ phận động cơ máy bay vì độ bền nhiệt độ cao
là một yếu tố quan trọng. Nguyên tử cobalt có cấu hình electron ngoài cùng là 3d 74s2. Số hiệu nguyên
tử của cobalt là
19
A. 24. B. 25. C. 27. D. 29.

Câu 56: X được dùng làm chất bán dẫn trong kĩ thuật vô tuyến điện, chế tạo pin mặt trời. Nguyên tử của
nguyên tố X có 3 lớp electron. Lớp ngoài cùng có 4 electron. Xác định số hiệu nguyên tử của X
A. 11 B. 12 C. 13 D. 14

Câu 57: Một nguyên tố mà nguyên tử có 4 lớp electron, có phân lớp d, lớp ngoài cùng đã bão hòa
electron. Hãy tính tổng số electron s và electron p của nguyên tố này
A. 20 B. 8 C. 12 D. 22

Câu 58: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron của phân lớp s là 7. Tổng số phân lớp electron của X là
A. 7 B. 6 hoặc 7 C. 5 hoặc 7 D. 6

Câu 59: Cation X3+ có cấu hình electron ở lớp vỏ ngoài cùng là 2s 22p6. Cấu hình electron của phân lớp
ngoài cùng của nguyên tử X là
A. 3s1. B. 3s2. C. 3p1. D. 2p5

Câu 60 Anion Y2- có cấu hình e phân lớp ngoài cùng là 2p6. Số hiệu nguyên tử của Y là
A. 8. B. 8. C. 10. D. 7.

Câu 61: Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. Nguyên tử M là
A. Na. B. K. C. Ne. D. F.

Câu 62: Ion M2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Nguyên tử M là
A. K B. S C. Cl D. Ca

Câu 63: Cation X2+ và Y- lần lượt có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 2p6 và 3p6. Hợp chất được tạo ra
giữa X và Y có công thức
A. MgCl2 B. BaCl2 C. CaF2 D. MgF2
DẠNG 1: XÁC ĐỊNH SỐ KHỐI, CÁC LOẠI HẠT CƠ BẢN TRONG NGUYÊN TỬ, HỢP
CHẤT, ION

 ĐỐI VỚI NGUYÊN TỬ


- Số thứ tự ô nguyên tố = số Z = số p = số e
- Số khối A = Z + N
- Tổng số hạt mang điện: P + E = 2Z
- Hạt không mang điện là N
- Tổng số hạt cơ bản là S = P + E + N = 2Z + N
 Đối với ION

20
- Ion dương (cation) Mn+ : Thì M nhường (cho ) n e thành ion Mn+
VD: X X3+ + 3e
(p, n, e) (p, n, e – 3)
Để hình thành lên cation X3+ thì số p, n được giữ nguyên còn số e thì nhường 3e.
- Ion âm (anion) Xm- : Thì X nhận m e thành ion Xm-
VD: X + 2e   X2-
(p, n, e) (p, n, e + 2)
Để hình thành lên anion X2- thì số p, n được giữ nguyên còn số e thì nhận 2e.

Câu 1: Hạt nhân của nguyên tử có số neutron là:


A. 65 B. 29 C. 36 D. 94

Câu 2: Số proton và số neutron có trong một nguyên tử aluminium ( ) lần lượt là


A. 13 và 13. B. 13 và 14. C. 12 và 14. D. 13 và 15.

Câu 3: Hạt nhân của nguyên tử nào có số hạt neutron là 28?


A. B. C. D.

Câu 4: Tổng số hạt proton, neutron và electron trong là


A. 19 B. 28 C. 30 D. 32

Câu 5: Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, neutron, electron là 52 và có số khối là 35.
Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là ?
A. 18. B. 17. C. 23. D. 15.

Câu 6: Nguyên tử đồng có kí hiệu là .Số hạt proton, neutron và electron tương ứng của nguyên tử
này là
A. 29, 29, 29. B. 29, 29, 35. C. 29, 35, 29. D. 35, 29, 29.

Câu 7: Trong nguyên tử tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là
A. 13 hạt B. 14 hạt C. 12 hạt D. 1 hạt

Câu 8: Tổng số hạt proton, neutron và electron có trong nguyên tử là


A. 123 B. 37 C. 74 D. 86

21
Câu 9: Trong phân tử KNO3 tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là ( Cho
)
A. 48 hạt B. 49 hạt C. 50 hạt D. 51 hạt

Câu 10: Trong phân tử H2SO4 tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là ( Cho
)
A. 52 hạt B. 53 hạt C. 54 hạt D. 55 hạt

Câu 11: Tổng số hạt neutron, proton, electron trong -



A. 52 B. 35 C. 53 D. 51

Câu 12: Số proton, neutron và electron của lần lượt là


A. 24, 28, 24 B. 24, 28, 21 C. 24, 30, 21 D. 24, 28, 27

Câu 13: Số proton, neutron và electron trong ion lần lượt là :


A. 26, 30, 29 B. 23, 30, 23 C. 26, 30, 23 D. 26, 27, 26

Câu 14: Anion X2- có số electron là 10; số neutron là 8 thì số khối của nguyên tử X là
A. 18. B. 16. C. 14. D. 17.

Câu 15: Tổng số electron trong ion ( , ) là


A. 50 B. 57 C. 58 D. 61

DẠNG 2: XÁC ĐỊNH MỘT NGUYÊN TỐ KHI BIẾT TỔNG SỐ HẠT CƠ BẢN TRONG
NGUYÊN TỬ VÀ PHÂN TỬ HỢP CHẤT

1. Công thức tính số hạt trong nguyên tử


- S là tổng số hạt cơ bản
S = P + E + N = 2Z + N
- a là hiệu số hạt mang điện ( tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện )
a = P + E – N = 2Z – N

2. Công thức tính số hạt trong ION đơn nguyên tử


22
Nếu ion An+

Nếu ion Bm-

3. Công thức tổng số hạt cơ bản trong phân tử hợp chất


Giả sử phân tử hợp chất A có dạng MxNy với x nguyên tử M và y nguyên tử N
Đề cho tổng số hạt cơ bản và hiệu số hạt mang điện với số hạt không mang điện thì:

Câu 1: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử X là 18, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 6. Nguyên tử X có số hạt proton là
A. 7. B. 6. C. 5. D. 4.

Câu 2: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử X là 34, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 10. Nguyên tử X có số hạt mang điện là
A. 11. B. 22. C. 23. D. 12.

Câu 3: Hạt nhân của nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Số
electron trong A là
A. 12 B. 24 C. 13 D. 6

Câu 4: Trong nguyên tử Al, số hạt mang điện tích dương là 13, số hạt không mang điện là 14. Số hạt
electron trong Al là bao nhiêu
A. 13 B. 15 C. 27 D. 14

Câu 5: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử M là 82, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 22. Nguyên tử cố số hạt proton là 
23
A. 26. B. 29. C. 24. D. 25.

Câu 6: X là nguyên tố hóa học có thành phần của chất có tác dụng oxi hóa và sát khuẩn cực mạnh,
thường được sử dụng với mục đích khử trùng và tẩy trắng trong lĩnh vực thủy sản, diệt nhuộm, xử lí
nước cấp, nước thải, nước bể bơi. Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử X là 52, trong đó tổng số hạt
mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Nguyên tử X có số hạt proton là
A. 9. B. 17. C. 35. D. 18.

Câu 7: Các hợp chất của nguyên tố Y được sử dụng như là vật liệu chịu lửa trong các lò sản xuất sắt,
thép, kim loại màu, thủy tinh và xi măng. Oxide của Y và các hợp chất khác cũng được sử dụng trong
nông nghiệp, Công nghiệp hóa chất và xây dựng. Nguyên tử Y có tổng số hạt là 36. Số hạt không mang
điện bằng 1 nửa hiệu số giữa tổng số hạt với số hạt mang điện âm. Xác định số electron của Y.
A. 12. B. 13. C. 14. D. 10.

Câu 8: Nitrogen giúp bảo quản tinh trùng, phôi, máu và tế bào gốc. Biết nguyên tử Nitrogen có tổng số
hạt là 21. Số hạt không mang điện chiếm 33,33%. Xác định số đơn vị điện tích hạt nhân của nitrogen
A. 6. B. 14. C.8. D. 7.

Câu 9: Magnesium oxide (MgO) được sử dụng để làm dịu cơn đau ợ nóng và chua của chứng đau dạ dày.
Tổng số hạt mang điện trong hợp chất MgO là 40. Số mang điện trong nguyên tử Mg nhiều hơn số hạt
mang điện trong nguyên tử O là 8. Xác định điện tích hạt nhân của Mg và O lần lượt là
A. +12; +8. B. +8; +12. C. +13; +7. D. +7; +13.

Câu 10: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử X là 24, trong đó tổng số hạt mang điện gấp đôi số hạt
không mang điện. Nguyên tử X là nguyên tố gì
A. C. B. N. C. S. D. O.

Câu 11: Cho nguyên tử X có tổng số hạt là 34, trong đó tổng số hạt mang điện gấp 1,83 lần số hạt không
mang điện. Nguyên tử X có số hạt mang điện là
A. 24 B. 6 C. 23 D. 22

24
Câu 12 Nguyên tử của nguyên tố hóa học X có tổng số hạt proton, neutron, electron là 180. Trong đó
tổng các hạt mang điện gấp 1,4324 lần số hạt không mang điện. nguyên tử X có số hạt electron là
A. 17 B. 35 C. 53 D. 18

Câu 13: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 28. Trong đó số hạt không mang điện chiếm
khoảng 35,71 % tổng các loại hạt. X là
A. S B. N C. F D. O

Câu 14: Tổng số hạt cơ bản trong M2+ là 90, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang
điện là 22. M là
A. Cr. B. Cu. C. Fe. D. Zn.

Câu 15: Tổng số hạt cơ bản trong ion X3- là 49, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn không mang
điện là 17. X là ?
A. P B. N C. C D. S

Câu 16: Tổng số hạt cơ bản trong M+ là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang
điện là 31. M là
A. Na. B. K. C. Ag D. Rb.

Câu 17: Tổng số hạt cơ bản của phân tử MCl2 là 164, trong đó tổng số hạt mang điện hơn số hạt không
mang điện là 52. M là (Biết ZCl=17)
A. Ca B. Mg C. Cu D. Zn

25
Câu 18: Oxit B có công thức là X 2O. Tổng số hạt cơ bản trong B là 92, trong đó tổng số hạt mang điện
nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. B là. Biết (ZO=8)
A. Ag2O B. K2O C. Li2O D. Na2O

Câu 19: Tổng số hạt cơ bản của phân tử CaX2 là 288, trong đó tổng số hạt mang điện hơn số hạt không
mang điện là 72. X là. Biết (ZCa=20)
A. Chlorine. B. Bromine. C. Iodine. D. Fluorine.

Câu 20: Hợp chất X được tạo bởi nguyên tử M với nguyên tử nitơ là M 3N2 có tổng số hạt cơ bản là 156,
trong đó tổng số hạt mang điện hơn số hạt không mang điện là 44. Công thức phân tử của X là. Biết
(ZN=7)
A. Ca3N2 B. Mg3N2 C. Zn3N2 D. Cu3N2
Câu 21: Tổng số hạt proton, notron và electron trong 2 nguyên tử A và B là 142, trong đó tổng số hạt
mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn
của A là 12. A, B lần lượt là
A. K, Mn. B. Cr, Zn. C. Na, Cl. D. Ca, Fe.

DẠNG 3: BIỆN LUẬN KHI BIẾT TỔNG SỐ HẠT CƠ BẢN

Từ điều kiện Z ≤ N ≤ 1,52Z 1≤ ≤ 1,52 1≤ ≤ 1,52


Giải hệ phương trình trên ta có công thức

≤Z≤ ( với 82 nguyên tố đầu trong bảng tuần hoàn )

Chú ý: - Để giải nhanh thường sử dụng Z ≤ và lấy giá trị số nguyên gần nhất
- Phải kết hợp với thử lại tìm A ( nếu thỏa mãn thì nhận dựa vào A và Z)
Câu 1: Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử của nguyên tố X là 40. X là nguyên tố hóa học nào dưới đây?
A. Na. B. Al. C. P. D. Si.

26
Câu 2: Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 34. X là nguyên tố hóa học nào dưới
đây ?
A. Li. B. F. C. Na. D. Mg

Câu 3: Một nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 46. X là nguyên tố hóa học nào dưới
đây ?
A. Li. B. F. C. P. D. Mg

Câu 4: Nguyên tử X có tổng các hạt là 52. X là


A. Cl. B. K. C. Na. D. Br.

27
DẠNG 4: BÀI TẬP VỀ ĐỒNG VỊ
Công thức tính:

Trong đó :
- A1 , A2……………………Ai là số khối của mỗi đồng vị từ 1 đến i.
- a1 , a2…………………….ai là phần trăm ứng với mỗi đồng vị và a1+a2+………ai = 100%.
- Nếu nguyên tố chỉ có 2 đồng vị thì a2 = 100% - a1

Câu 1: Đồng có 2 đồng vị chiếm 73% và chiếm 27%.Khối lượng nguyên tử trung bình của Cu

A. 63,45 B. 63,63 C. 63,54 D. 64,63

12 13
Câu 2: Nguyên tố cacbon có hai đồng vị bền: 6 C chiếm 98,89% và 6 C chiếm 1,11%. Nguyên tử khối
trung bình của nguyên tố carbon là:
A. 12,022 B. 12,011 C. 12,055 D. 12,500

Câu 3: Biết rằng trong tự nhiên Potassium có 3 đồng vị (93,08%); (0,012%); (6,9%). Khối
lượng nguyên tử trung bình của nguyên tố Potassium là
A. 34,91 B. 39,14 C. 39,53 D. 34,14

Câu 4: Một nguyên tố X tồn tại dưới dạng ba đồng vị tự nhiên có thông tin được cho trong bảng dưới
đây?
% số nguyên tử trong tự
Đồng vị Số khối
nhiên
1 90,51 20
2 0,27 21
3 9,22 22
Xác định nguyên tử khối trung bình của X
A. 20,1871 B. 21,0895 C. 20,0976 D. 20,9105

28
Câu 5: Krypton là một trong những khí hiếm được ứng dụng trong chiếu sáng và nhiếp ảnh. Ánh sáng
của Krypton có nhiều dải phổ, do đó nó được sử dụng nhiều làm tia laser có mức năng lượng cao. Quan
sát biểu thị phổ khối của Krypton

a) Krypton có bao nhiêu đồng phân bền?


A. 5 B. 6 C. 7 D. 8
a) Tính giá trị nguyên tử khối trung bình của Krypton.
A. 83,888 B. 84,888 C. 82,888 D. 85,888

Câu 6: Nguyên tố Bo có 2 đồng vị (x1%) và (x2%), nguyên tử khối trung bình của Bo là 10,8.
Giá trị của x1% là:
A. 80% B. 20% C. 10,8% D. 89,2%

Câu 7: Trong tự nhiên, nguyên tố đồng có hai đồng vị là và . Nguyên tử khối trung bình của
copper là 63,546. Thành phần phần trăm tổng số nguyên tử của đồng vị là
A. 27%. B. 50%. C. 54%. D. 73%.

Câu 8: Trong tự nhiên Oxi có 3 đồng vị 16O(x1%) , 17O(x2%) , 18O(4%), NTKTB của Oxygen là 16,14.
Phần trăm đồng vị 16O là
A. 6% B. 90% C. 86% D. 10%

29
Câu 9: Trong tự nhiên, magnesium có 3 đồng vị bền là , , . Phương pháp phổ khối
lượng xác định đồng vị chiếm tỉ lệ phần trăm số nguyên tử là 11%. Biết rằng nguyên tử khối
trung bình của Mg là 24,32. Tính % số nguyên tử của đồng vị và đồng vị lần lượt là
A. 79% và 10% B. 10% và 79% C. 69% và 20% D. 20% và 69%

Câu 10: Trong tự nhiên nguyên tố Bromine có hai đồng vị là và . Nếu nguyên tử khối trung bình
của Bromine là 79,91 thì phần trăm của hai đồng vị này lần lượt là
A. 54,5% và 45,5% B. 35% và 65% C. 45,5% và 54,5% D. 61,8% và 38,2%

Câu 11: Copper trong thiên nhiên gồm hai đồng vị 63Cu và 65Cu có tỉ số . Khối lượng nguyên
tử trung bình của Cu là
A. 64 B. 63,9 C. 63,4 D. 64,4

Câu 12: Nguyên tử khối trung bình của bromine là 79,91. Bromine có hai đồng vị. Biết 81
Br chiếm
45,5%. Số khối của đồng vị thứ 2 là
A. 79 B. 80 C. 78 D. 82

30
Câu 13: Oxi có 3 đồng vị với phần trăm số nguyên tử mỗi đồng vị tương ứng là x1, x2, x3 .
Trong đó x1 = 15x2 và x1 – x2 = 21x3. Số khối trung bình của các đồng vị là
A. 17,14 B. 16,14 C. 17,41 D. 16,41

Câu 14: Sb chứa hai đồng vị chính 121Sb và 123Sb, khối lượng nguyên tử trung bình của Sb là 121,75.
Phần trăm khối lượng của đồng vị 121Sb trong Sb2O3 (MO = 16) là
A. 62,50% B. 25,94% C. 52,20% D. 51,89%

Câu 15: Trong tự nhiên, nguyên tố copper có 2 đồng vị 63Cu và 65Cu, trong đó đồng vị 65Cu chiếm khoảng
27% về khối lượng. Phần trăm khối lượng của 63Cu trong Cu2O là
A. 88,82% B. 63% C. 64,29% D. 32,14%

31
DẠNG 5: BÀI TẬP VỀ KÍCH THƯỚC, KHỐI LƯỢNG RIÊNG, ĐƯỜNG KÍNH, BÁN KÍNH
NGUYÊN TỬ

4 3
+ Nguyên tử có dạng hình cầu nên V nguyên tử = R ( với R là bán kính nguyên tử )
3
+ 1A0 = 10-10m = 10-8cm 1nm = 10-9m = 10-7cm
+1 mol nguyên tử chứa N = 6,02.1023 nguyên tử
+ 1amu = 1,66.10-24 g
+ me bé hơn nhiều so với mp, mn nên khối lượng nguyên tử tập trung chủ yếu ở hạt nhân
mnguyên tử = mhạt nhân + mlớp vỏ electron mhạt nhân = (vì me << mp ~ mn )
Câu 1: Nguyên tử có đường kính lớn gấp khoảng 10000 lần đường kính hạt nhân. Nếu ta phóng đại hạt
nhân lên thành một quả bóng có đường kính 8 cm thì đường kính nguyên tử sẽ là
A. 200 m. B. 800 m. C. 600 m. D. 1200 m.

Câu 2: Biết 1 mol nguyên tử iron (Fe) có khối lượng bằng 56g, một nguyên tử sắt có 26 electron. Số hạt
electron có trong 5,6g sắt là:
A. 15,66.1024 B. 15,66.1021 C. 15,66.1022 D. 15,66.1023

Câu 3: Nếu thừa nhận các nguyên tử Calcium (Ca) đều có hình cầu, biết thể tích một nguyên tử Ca là
32.10–24 cm3, lấy  = 3,14, thì bán kính của Ca tính theo nm (1nm = 10–9m) sẽ là :
A. 0,197 nm. B. 0,144 nm. C. 0,138 nm. D. 0,112 nm.

Câu 4: Bán kính nguyên tử iron (Fe) vào khoảng 0,13 nm. Vậy thể tích tính theo đơn vị cm 3 của một
nguyên tử iron vào khoảng :
A.16.33.10–24 cm3. B. 9,20. 10–24 cm3. C. 10,62.10–24 cm3. D. 5,17.10–24 cm3.

32
Câu 5: Cho biết nguyên tử Zn có bán kính nguyên tử và khối lượng mol nguyên tử lần lượt là 0,138 nm
và 65 gam/mol. Biết thể tích của Zn chỉ chiếm 72,5% thể tích tinh thể. Tính khối lượng riêng của tinh
thể Zn ( Số Avogađro N = 6,023.1023)
A. 5,15g/cm3 B. 7,79g/cm3 C. 9,81g/cm3 D. 7,11g/cm3
Câu 6: Ở 20 C DAu = 19,32 g/cm . Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử Au là những hình cầu chiếm
0 3

75% thể tích tinh thể. Biết khối lượng nguyên tử của Au là 196,97. Bán kính nguyên tử của Au là
A. 4,11.10-8cm B. 1,14.10-8cm C. 4,41.10-8cm D. 1,44.10-8cm

Câu 7: Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử sắt là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn
lại là các khe rỗng giữa các quả cầu, cho nguyên tử khối của Fe là 55,85 và ở 20 0C khối lượng riêng
của Fe là 7,87g/cm3. Bán kính nguyên tử gần đúng của Fe ở 200C là
A. 1,41A0 B. 1,67A0 C. 1,29A0 D. 1,97A0

33

You might also like