You are on page 1of 4

MOMENT LỰC.

CÂN BẰNG CỦA VẬT RẮN

Thầy giáo Đinh Trọng Nghĩa

Các em viết thêm vào vở những ý sau và nghiên cứu cho hiểu những ý này:

2) Ngẫu lực
- Hệ hai lực song song, ngược chiều, có cùng độ lớn và cùng tác
dụng vào một vật được gọi là ngẫu lực.
- Không thể tìm được hợp lực của ngẫu lực. F d
- Ngẫu lực có tác dụng làm cho vật rắn quay.  F
- Momen M của ngẫu lực là
M = Fd
trong đó F là độ lớn của mỗi lực, d là khoảng cách giữa hai giá của hai lực được gọi là cánh tay
đòn của ngẫu lực.
- Momen của ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí của trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa
ngẫu lực.
3) Điều kiện cân bằng tổng quát của vật rắn
Điều kiện cân bằng tổng quát của một vật rắn là tổng các lực tác dụng lên vật bằng không và
tổng các moment lực tác dụng lên vật đối với một điểm bất kì chọn làm trục quay bằng không
 F1 + F2 + ... + Fn = 0

 M F1 + M F2 + ... + M Fn = 0
Sau đó, các em chép đề vào vở và giải từng bài một (cả bài thầy đã giải) các bài tập sau đây.
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Bài 1. Một người đỡ một tấm gỗ AB đồng chất, tiết diện đều, có F
trọng lượng P = 200 N để nó hợp với mặt đất nằm ngang một góc
B
 = 300 bằng cách tác dụng một lực F vào đầu B của tấm gỗ như
hình bên. Lực F vuông góc với tấm gỗ. Độ lớn của lực F bằng bao
nhiêu?

Bài giải:
A
Tấm gỗ chịu tác dụng của ba lực: lực F do người tác dụng, trọng
lực P , phản lực R do mặt đất tác dụng lên đầu A . Chú ý rằng lực F và lực P có giá đồng quy tại
C và do tấm gỗ cân bằng nên lực R cũng có giá đồng quy tại C như
hình bên. C
Trọng lực P có tác dụng làm tấm gỗ quay quanh trục quay qua A
theo chiều kim đồng hồ, lực F có tác dụng làm tấm gỗ quay quanh
trục quay qua A theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Còn lực R F
không có tác dụng làm tấm gỗ quay quanh trục quay qua A do lực R B
có giá đi qua trục quay này.
Tấm gỗ AB cân bằng nên momen của lực F đối với trục quay qua G
A bằng momen của lực P đối với trục quay qua A, tức là R P
M F/A = M P/A 
A H
AB
với M F/A = F . AB , M P/A = P. AH = P. AG.cos  = P cos  nên
2
P 200 3
F = cos = . = 50 3 N  86, 6 N .
2 2 2

Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 1
Bài 2. (Bài tập tự giải) Một người đỡ một tấm gỗ AB đồng F
chất, tiết diện đều, có trọng lượng 200 N để nó hợp với mặt đất B
nằm ngang một góc  = 300 bằng cách tác dụng một lực F vào
đầu B của tấm gỗ như hình bên. Lực F hướng thẳng đứng lên trên.
Độ lớn của lực F bằng bao nhiêu? A 
ĐS : 100 N.
Bài 3. Một thanh đồng nhất OA có khối lượng m1 = 10 kg , có
đầu O được gắn vào tường thẳng đứng nhờ bản lề và đầu A buộc B
vào một sợi dây nhẹ AB . Đầu B của sợi dây nhẹ AB được buộc 
vào tường. Một vật có khối lượng m2 = 10 kg được treo vào đầu
A của thanh nhờ một đoạn dây nhẹ AD như hình bên. Biết

 = 300 và  = 600 . Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2 . O A
a) Tính lực căng T của dây AB .
D
b) Xác định lực R do bản lề tác dụng lên đầu O của thanh.
Bài giải:
a) Thanh OA chịu tác dụng của các lực: trọng lực P1 của thanh, lực căng T  của dây AD bằng
trọng lực P2 của vật treo tại A, lực căng T của dây AB và phản lực R của bản lề.
Đối với trục quay đi qua bản lề O thì phản lực R không có tác dụng làm quay, momen của phản
lực R đối với trục quay này bằng không.
Điều kiện cân bằng của thanh OA đối với trục quay đi qua bản lề O là
M T = M P1 + M P2 y
OA
T .OA sin  = P1 + P2 .OA ,
2
P1 B
+ P2 H
T= 2 = 300 N . 
sin  T
b) Thanh OA cân bằng nên ta có R
P1 + P2 + T + R = 0 . (*)  A
O x
Chọn hệ trục Oxy như hình bên. G
Chiếu (*) lên trục Ox ta được P1 D
−T cos  + Rx = 0 → Rx = Tcos = 150 3 N .
Chiếu (*) lên trục Oy ta được P2

− P1 − P2 + T sin  + Ry = 0 → Ry = P1 + P2 − T sin  = 50 N .
Vậy độ lớn của lực R và góc hợp bởi lực R với vector OA lần lượt là
R
R = Rx2 + Ry2 = 264, 6 N , tan ( R, OA) = y = 0,19245 hay ( R, OA) = 10,890 .
Rx C B
Bài 4. (Bài tập tự giải) Một thanh đồng nhất AB có khối lượng m1 = 1 kg gắn
vào bức tường thẳng đứng bởi bản lề ở đầu A, đầu B treo một vật nặng khối lượng
m2 = 1 kg và được giữ cân bằng nhờ dây BC nằm ngang với đầu C cột chặt vào

tường. Khi đó góc  = 450 . Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2 . Tính lực căng của
dây BC và phản lực của bản lề lên thanh AB. A
ĐS: 15 N , 25 N .

Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 2
Bài 5. Thanh OA có khối lượng không đáng kể, có chiều dài 20 cm, quay dễ dàng quanh trục
nằm ngang qua O và vuông góc với thanh. Một lò xo nhẹ gắn vào
điểm chính giữa C của thanh OA , đầu còn lại của lò xo gắn chặt vào A
sàn ngang. Tác dụng vào đầu A của thanh một lực F hướng thẳng F
đứng xuống dưới, vuông góc với trục quay của thanh và có độ lớn C
F = 20 N như hình bên. Khi thanh ở trạng thái cân bằng, trục của lò O
xo có phương vuông góc với thanh, thanh hợp với mặt phẳng ngang 
góc  = 300 . Lực đàn hồi do lò xo tác dụng vào thanh và lực do sàn
ngang ngang tác dụng lên đầu O của thanh có độ lớn lần lượt là B
ĐS: 34,6 N, 20 N.
Bài 6. Một cái thang AB có khối lượng 12 kg, chân A tựa trên sàn
ngang, đầu B tựa vào một bức tường thẳng đứng trơn nhẵn. Đặt thang
hợp với sàn ngang góc  = 600 thì thang đứng yên như hình bên. Xem
cái thang như một thanh đồng nhất. Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2 .
Phản lực của tường tác dụng vào thang có độ lớn bằng bao nhiêu? A 
O
ĐS: 20 3 N .
Bài 7. Một thanh đồng chất OA, tiết diện đều, khối lượng M = 3, 46 kg (lấy bằng 2 3 kg ) có
thể quay quanh bản lề ở đầu O như hình bên. Đầu A của thanh được nối bằng dây không dãn, vắt
qua một ròng rọc S , với một vật có khối lượng m0 = 1 kg , S ở cùng S
O
độ cao với O và OS = OA . Ròng rọc và dây nối có khối lượng 
không đáng kể. Bỏ qua ma sát ở ròng rọc. Gia tốc trọng trường là g ,
có độ lớn g = 10 m/s2 . Tính góc  ứng với cân bằng của hệ thống
g
và xác định phản lực Q do bản lề tác dụng lên đầu O của thanh.
ĐS:  = 600 , Q = 10 7 N , (Q, OS )  255,960 m0
Bài 8. Trò chơi nguy hiểm A
Một tấm gỗ khối lượng m nằm nhô ra khỏi cạnh bàn
một đoạn bằng 3/7 chiều dài của nó. Chiều dài của một
phần bảy tấm gỗ là L = 1 m . Người ta dùng các ròng rọc
và dây nhẹ để treo vào phần nhô ra một vật khối lượng 4m
như hình bên. Một người khối lượng 3m có thể đứng cách
mép bàn một đoạn có chiều dài nằm trong khoảng giá trị
nào để tấm gỗ vẫn nằm ngang?
ĐS: Cách mép trái từ 2,5 m đến cách mép phải 1,5 m.
Bài 9. Vận động viên uốn dẻo
Một vận động viên uốn dẻo có thể giữ cho bàn tay chạm vào trần nhà và
chân chạm vào tường, khi đó góc mà người đó tạo với phương thẳng đứng
là 45°. Hệ số ma sát của bàn tay với trần và bàn chân với tường là như
nhau và bằng  . Xác định lực N 2 tối thiểu mà vận động viên phải đẩy
bức tường (thành phần lực vuông góc với tường), và độ lớn lực N1 tương
ứng mà vận động viên phải đẩy trần (thành phần vuông góc với trần nhà).
Trần nằm ngang, và bức tường thẳng đứng. Vận động viên không gập
người, trọng lượng của anh ta là P, và khối tâm nằm chính xác ở khoảng giữa bàn tay và bàn chân.

Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 3
C. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ở trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh trục?
A. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay.
B. Lực có giá song song với trục quay.
C. Lực có giá cắt trục quay.
D. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.
Câu 2: Cánh tay đòn của lực là khoảng cách từ
A. trục quay đến giá của lực. B. trục quay đến điểm đặt của lực.
C. vật đến giá của lực. D. trục quay đến vật.
Câu 3: Momen lực có đơn vị là
A. kg.m/s2 . B. N.m . C. kg.m/s . D. N/m .
Câu 4: Một thanh đồng nhất AB có trọng lượng P được gắn vào
tường nhờ một bản lề ở đầu A và được giữ nằm ngang bằng một
dây treo thẳng đứng ở đầu B. Xét momen lực đối với bản lề, M P là
momen của trọng lực P của thanh, M T là momen của lực căng T
của dây. Chọn câu đúng. B
A
A. M T  M P . B. M T  M P .
C. M T = M P . D. T = P .
Câu 5: Một thanh chắn đường AB dài AB = 8 m , có trọng lượng P = 195 N , có trọng tâm G
cách đầu A đoạn GA = 1 m . Thanh có trục quay nằm ngang vuông góc với thanh và đi qua O cách
đầu A đoạn OA = 1,5 m như hình bên.
Để giữ thanh nằm ngang, người ta tác G O
A B
dụng vào đầu B của thanh một lực F
F
có phương thẳng đứng. Lực F có độ
lớn là
A. 195 N. B. 15 N. C. 45 N. D. 120 N.
Câu 6: Một thanh AB dài = 1 m khối lượng m = 1,5 kg . Đầu
A 
A được gắn vào trần nhà nhờ một bản lề, đầu B được giữ bằng
một dây treo thẳng đứng. Trọng tâm G của thanh cách bản lề G
một đoạn GA = 0, 4 m . Lấy gia tốc rơi tự do g = 10 m/s2 . Lực
căng của dây có độ lớn bằng B
A. 7,5 N. B. 15 N. A
C. 6 N. D. 37,5 N. F
Câu 7: Một thanh nhẹ gắn vào sàn tại B. Tác dụng lên đầu A lực 
kéo F = 100 N theo phương ngang. Thanh được giữ cân bằng nhờ
dây AC. Biết  = 300 . Lực căng của dây có độ lớn bằng
A. 115,5 N. B. 200 N.
C
C. 100 N. D. 173,2 N.
1 B
Câu 8: Một thanh sắt tiết diện đều, được đặt trên bàn sao cho
3
chiều dài của nó nhô ra khỏi mép bàn. Tại đầu nhô ra, người ta đặt một
lực F hướng thẳng đứng xuống dưới như hình bên. Khi lực F đạt tới F
giá trị 30 N thì đầu kia của thanh sắt bắt đầu bênh lên. Trọng lượng của thanh sắt bằng
A. 10 N. B. 60 N. C. 20 N. D. 30 N.

Đinh Trọng Nghĩa, Bùi Thị Hồng Thắm, giáo viên Vật lí trường THPT chuyên Lê Khiết 4

You might also like