You are on page 1of 8

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

Môn thi: VẬT LÝ (Đề chuyên)


Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1 (2,5 điểm)

Hình 1
Một thanh cứng đồng chất có khối lượng m = 10 kg và chiều dài 240 cm đặt nằm ngang
trên hai điểm tựa A và B. Ban đầu đặt tại A một xe đồ chơi có khối lượng mA = 500 g và tại
B một xe đồ chơi có khối lượng mB = 200 g (hình 1). Cho 2 xe chuyển động thẳng đều hướng
về nhau tại cùng một thời điểm. Hai xe chuyển động trên 2 đường thẳng song song và không
va chạm với nhau, khi đi hết chiều dài của thanh thì xe rơi ra khỏi thanh. Tốc độ của xe A là
vA = 10 cm/s, của xe B là vB = 20 cm/s. Coi kích thước của xe đồ chơi là nhỏ, trong quá trình
xe chuyển động thì thanh không bị trượt khỏi hai điểm tựa.
a) Hai xe gặp nhau tại C cách A bao xa?
b) Tính độ lớn lực NA do điểm tựa A tác dụng lên thanh ở thời điểm ban đầu và khi 2 xe
gặp nhau.
c) Viết biểu thức độ lớn lực NA theo thời gian.
Câu 2 (1,5 điểm)
Cho một bình chứa đầy nước ở nhiệt độ t0 = 400C, các viên nước đá có cùng khối lượng
m = 50 g và một khối nước đá chưa biết khối lượng (viên nước đá và khối nước đá đều có
nhiệt độ là 00C). Thả viên nước đá thứ nhất vào bình thì lượng nước trào ra ngoài có khối
lượng là m. Sau khi cân bằng nhiệt thì nhiệt độ nước trong bình là t1 = 340C. Coi rằng chỉ có
sự trao đổi nhiệt giữa nước đá và phần nước còn lại trong bình.
a) Tìm khối lượng nước ban đầu trong bình.
b) Thả tiếp khối nước đá vào bình. Khi cân bằng nhiệt, khối nước đá tan hết và nhiệt độ của
nước trong bình là tX. Thả tiếp viên nước đá thứ hai vào bình, khi cân bằng nhiệt, viên nước
đá tan hết và nhiệt độ của nước trong bình là t2. Viết biểu thức nhiệt độ t2 theo tX.
c) Thả tiếp viên nước đá thứ 3 thì thấy viên nước đá không tan hết. Nhìn bằng mắt thì không
rõ viên thứ 3 đã tan được một lượng bao nhiêu. Tìm điều kiện của tX thỏa mãn bài toán.
Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4200 J/(kg.K), nhiệt lượng mà mỗi kg nước đá cần
thu vào để tan chảy hoàn toàn ở 00C là 336000 J.

Trang 1
Câu 3 (3,0 điểm)
Cho mạch điện như hình 2. Biết UAB = 12V;
R1 = 12; R3 = 30; R4 = R5 = 10; đèn Đ có
ghi 12V - 6W; R2 là biến trở; ampe kế và vôn
kế lý tưởng, điện trở dây nối và khóa K không
đáng kể.
a) Tính điện trở và cường độ dòng điện định
mức của đèn.
b) Khi K mở, tính số chỉ ampe kế và vôn kế.
c) Khi K đóng, gọi x = R2. Chứng minh công
suất tiêu thụ trên R2 có biểu thức:
2304. 𝑥 Hình 2
𝑃2 =
(5𝑥 + 220)2
d) Điều chỉnh giá trị R2 để công suất 𝑃2 lớn nhất. Tìm R2 và công suất 𝑃2 lớn nhất khi đó.
Câu 4 (2,0 điểm)
Một vật sáng nhỏ AB có dạng hình mũi tên dài 6 mm đặt vuông góc với trục chính của
một thấu kính hội tụ tiêu cự 12 cm. Điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một đoạn
d1 = 48 cm. A1 B1 là ảnh của AB qua thấu kính.
a) Tính khoảng cách từ A1 B1 đến thấu kính và chiều cao của ảnh A1 B1 . Vẽ hình minh họa.
b) Đặt thêm một gương phẳng G vuông góc với trục chính của thấu kính, nằm bên kia thấu
kính so với vật AB, mặt phản xạ quay về phía thấu kính, cách thấu kính một đoạn L = 29 cm.
Gọi A2 B2 là ảnh cuối cùng tạo bởi hệ. Tính khoảng cách từ A2 B2 tới vật.
1 1 1
Học sinh được sử dụng công thức thấu kính: = + với 𝑑, 𝑑’ xác định vị trí của vật và
𝑓 𝑑 𝑑′
ảnh đối với thấu kính; f là tiêu cự thấu kính.
Câu 5 (1,0 điểm)
Cho các dụng cụ sau:
- Nguồn điện một chiều có hiệu điện thế không đổi (chưa biết giá trị hiệu điện thế).
- 01 đoạn dây phơi được làm bằng hợp kim, có dạng hình trụ, tiết điện đều.
- 01 vôn kế lý tưởng.
- 01 điện trở R0 đã biết giá trị.
- 01 cuộn dây chỉ mảnh không dãn.
- 01 thước thẳng đo chiều dài.
- Khóa K và một số dây nối có điện trở không đáng kể.
Hãy xây dựng phương án thí nghiệm để xác định bán kính tiết diện và điện trở suất của
đoạn dây phơi.
---------- HẾT ----------

Trang 2
ĐÁP ÁN
Câu 1 (2,5 điểm)
Ý Nội dung Điểm
1.a 240
Sau thời gian 𝑡 = 10+20 = 8 s thì 2 xe gặp nhau tại C 0,25
(0,5
điểm) 𝐴𝐶 = 𝑣𝐴 . 𝑡 = 10.8 = 80 cm 0,25
1.b Phân tích lực tác dụng lên thanh:
(1,0 - Trọng lực thanh 𝑃 = 100 N,
điểm) điểm đặt tại G trung điểm của
AB;
- Trọng lực xe A 𝑃𝐴 = 5 N, điểm
0,25
đặt tại A;
- Trọng lực xe B 𝑃𝐵 = 2 N, điểm
đặt tại B;
- Phản lực NA, điểm đặt tại A;
- Phản lực NB, điểm đặt tại B.
Tại thời điểm ban đầu:
Chọn trục quay tại B, điều kiện để thanh cân bằng: 𝑁𝐴 . 𝐴𝐵 = 𝑃𝐴 . 𝐴𝐵 + 𝑃. 𝐺𝐵 0,25
Thay số: 𝑁𝐴 . 240 = 5.240 + 100.120 → 𝑁𝐴 = 55 N
Tại thời điểm hai xe gặp nhau: 0,25
Chọn trục quay tại B, điều kiện để thanh cân bằng: 𝑁𝐴 . 𝐴𝐵 = (𝑃𝐴 + 𝑃𝐵 ). 𝐶𝐵 +
𝑃. 𝐺𝐵
Thay số: 𝑁 . 240 = 7. (240 − 80) + 100.120 → 𝑁 =
164
N ≈ 54,67 N 0,25
𝐴 𝐴 3

1.c Giai đoạn 1: 2 xe vẫn còn trên thanh


(1,0 (𝟎 ≤ 𝒕 ≤ 𝟏𝟐)
điểm) Sau thời gian t, xe A đi được 10𝑡 (cm),
xe B đi được 20𝑡 (cm) 0,25
Chọn trục quay tại B:
𝑁𝐴 . 𝐴𝐵 = 𝑃𝐴 . (𝐴𝐵 − 10𝑡) + 𝑃𝐵 . 20𝑡
+ 𝑃. 𝐺𝐵
𝑡
Thay số: 𝑁𝐴 . 240 = 5(240 − 10𝑡) + 40𝑡 + 100.120 → 𝑁𝐴 = 55 − 24 (N) 0,25
Giai đoạn 2: Xe 2 rơi khỏi thanh, xe 1 vẫn còn trên thanh (𝟏𝟐 ≤ 𝒕 ≤ 𝟐𝟒)
Chọn trục quay tại B: 𝑁𝐴 . 𝐴𝐵 = 𝑃𝐴 . (𝐴𝐵 − 10𝑡) + 𝑃. 𝐺𝐵
→ 𝑁𝐴 . 240 = 5(240 − 10𝑡) + 100.120 0,25
5𝑡
→ 𝑁𝐴 = 55 − (N)
24
Giai đoạn 3: Cả 2 xe rơi khỏi thanh (𝟐𝟒 ≤ 𝒕) 0,25

Trang 3
Chọn trục quay tại B: 𝑁𝐴 . 𝐴𝐵 = 𝑃. 𝐺𝐵 → 𝑁𝐴 . 240 = 100.120 →
𝑁𝐴 = 50 (N)

Trang 4
Câu 2 (1,5 điểm)
Ý Nội dung Điểm
2.a Gọi M là khối lượng nước ban đầu trong bình.
0,25
(0,5 PT Cân bằng nhiệt: 𝑐(𝑀 − 𝑚)(𝑡0 − 𝑡1 ) = 𝜆𝑚 + 𝑐𝑚(𝑡1 − 0)
điểm)
Thay số: 4200. (𝑀 − 0,05). (40 − 34) = 336000.0,05 + 4200.0,05.34
0,25
→ 𝑀 = 1,0 kg
2.b PT Cân bằng nhiệt: 𝑐(𝑀 − 𝑚)(𝑡𝑋 − 𝑡2 ) = 𝜆𝑚 + 𝑐. 𝑚(𝑡2 − 0) 0,25
(0,5 𝑀−𝑚 𝜆𝑚 0,25
điểm) → 𝑡2 = 𝑡𝑋 − → 𝑡2 = 0,95𝑡𝑋 − 4
𝑚 𝑐𝑀
2.c Xét các trường hợp giới hạn.
0,25
(0,5 TH1: Viên thứ 3 không tan 1 chút nào:
điểm) 𝑡2 = 0,95𝑡𝑋 − 4 = 0 → 𝑡𝑋 ≈ 4,21 0 𝐶
Giả sử viên thứ 3 tan hết, khi cân bằng nhiệt, nước trong bình có nhiệt độ 𝑡3 .
Tương tự ta có 𝑡3 = 0,95𝑡2 − 4 = 0,95(0,95𝑡𝑋 − 4) − 4 = 0,952 𝑡𝑋 −
4. (0,95 + 1).
TH2: Viên thứ 3 tan gần hết: 0,25
𝑡3 = 0,952 𝑡𝑋 − 4. (0,95 + 1) = 0 → 𝑡𝑋 ≈ 8,64 0 𝐶
Kết luận 8,64 0 𝐶 > 𝑡𝑋 ≥ 4,21 0 𝐶

Trang 5
Câu 3 (3,0 điểm)
Ý Nội dung Điểm
3.a 𝑈2 122
Điện trở đèn 𝑅 = 𝑃đ𝑚 = = 24 Ω 0,25
đ𝑚 6
(0,5
điểm) Cường độ dòng điện định mức 𝐼đ𝑚 = 𝑈đ𝑚 = 0,5 𝐴
𝑃
0,25
đ𝑚

3.b Phân tích mạch: 𝑅3 𝑛𝑡 𝑅4 𝑛𝑡 𝑟 0,25


(1,0 𝑈 0,25
Số chỉ Ampe kế 𝐼 = 𝑅
điểm) 3 +𝑅4 +𝑟
12 0,25
Thay số: 𝐼 = 30+10+10 = 0,24 𝐴

Số chỉ Vôn kế 𝑉 = 𝑈3 = 𝐼. 𝑅3 = 0,24. 30 = 7,2 𝑉 0,25


3.c Phân tích mạch: [(𝑅1 𝑛𝑡 Đ 𝑛𝑡 𝑅2 ) ∥ (𝑅3 𝑛𝑡 𝑅4 )]𝑛𝑡 𝑟 0,25
(1,0 Tính điện trở tương đương:
điểm)
𝑅12Đ = 𝑥 + 36; 𝑅34 = 40
40(𝑥 + 36) 0,25
→ 𝑅𝐴𝐶 =
𝑥 + 76
40(𝑥+36) 50𝑥+2200
→ 𝑅𝑡đ = + 10 = .
𝑥+76 𝑥+76
𝑈𝐴𝐵 12.(𝑥+76)
Cường độ dòng điện mạch chính: 𝐼𝑐 = = 50𝑥+2200 0,25
𝑅𝑡đ
12.(𝑥+76) 40(𝑥+36) 48(𝑥+36)
→ 𝑈𝐴𝐶 = 𝐼𝑐 . 𝑅𝐴𝐶 = 50𝑥+2200 . = .
𝑥+76 5𝑥+220
𝑈𝐴𝐶 48(𝑥 + 36) 1 48
→ 𝐼2 = = . = 0,25
𝑅12Đ 5𝑥 + 220 𝑥 + 36 5𝑥 + 220
2304.𝑥
→ 𝑃2 = 𝐼22 𝑅2 = (5𝑥+220)2
.

3.d 2304.𝑥 2304


𝑃2 = (5𝑥+220)2 = 48400 .
25𝑥+ +2200
(0,5 𝑥

điểm) Áp dụng bất đẳng thức Cô-si 𝑃2 lớn nhất 0,25


48400
⇔ (25𝑥 + ) nhỏ nhất ⟺ 𝑥 = 44 Ω
𝑥
Khi đó 𝑃2 lớn nhất = 144/275 ≈ 0,52 W 0,25

Trang 6
Câu 4 (2,0 điểm)
Ý Nội dung Điểm
4.a 1 1 1 1 1 1
Áp dụng công thức thấu kính: 𝑓 = 𝑑 + 𝑑′ → 12 = 48 + 𝑑′ → 𝑑1′ = 16 cm 0,25
1 1 1
(1,0
điểm) 𝐴1 𝐵1 𝑑1 ′
= → 𝐴1 𝐵1 = 2 mm 0,25
𝐴𝐵 𝑑1
Vẽ hình minh họa

0,5

4.b 𝑇𝐾 𝐺 𝑇𝐾
Sơ đồ tạo ảnh: 𝐴𝐵 → 𝐴1 𝐵1 → 𝐴1 ′𝐵1 ′ → 𝐴2 𝐵2 0,25
(1,0 Khoảng cách từ 𝐴1 𝐵1 đến gương: 𝑑 = 29 − 16 = 13 cm
điểm)
Khoảng cách từ 𝐴1 ′𝐵1 ′ đến thấu kính là 𝑑2 = 13 + 29 = 42 cm 0,25
1 1 1 0,25
Áp dụng công thức thấu kính 𝑓 = 𝑑 + 𝑑′
2 2
1 1 1
Thay số 12 = 42 + 𝑑′
2

Khoảng cách từ 𝐴2 𝐵2 đến thấu kính là 𝑑2′ =16,8 cm


Khoảng cách 𝐴2 𝐵2 đến vật AB là: 𝐿 − 𝑑2′ = 48 − 16,8 = 31,2 𝑐𝑚 0,25

Trang 7
Câu 5 (1,0 điểm)
Ý Nội dung Điểm
Câu 5 Bước 1: Cuốn N vòng dây chỉ sát nhau lên thân dây phơi, sau đó tháo dây ra 0,25
(1,0 và dùng thước thẳng đo chiều dài L của dây chỉ (nên cuốn nhiều vòng để giảm
điểm) sai số)

Bước 2: 𝐿 = 𝑁. 2𝜋𝑟 → 𝑟 = 2𝜋𝑁


𝐿 0,25

Bước 3: Đo điện trở R của đoạn dây phơi 0,25


Mắc mạch điện như hình vẽ:
Phương pháp 1:
- Vôn kế mắc vào 2 đầu nguồn đo được 𝑈.
- Vôn kế mắc vào 2 đầu đoạn dây phơi chỉ
𝑈𝑑
𝑈
- Từ công thức 𝑈𝑑 = 𝑅+𝑅 . 𝑅
0
𝑈𝑑
→ 𝑅(𝑈 − 𝑈𝑑 ) = 𝑈𝑑 𝑅0 → 𝑅 = 𝑅0
𝑈 − 𝑈𝑑
Phương pháp 2:
- Vôn kế khi mắc vào 2 đầu điện trở 𝑅0 chỉ 𝑈0 .
- Vôn kế khi mắc vào 2 đầu đoạn dây phơi chỉ 𝑈𝑑 .
𝑈𝐶
- Điện trở của đoạn dây phơi là: 𝑅 = 𝑅0 .
𝑈0

Bước 4: Dùng thước đo chiều dài 𝑙 của đoạn dây phơi 0,25
Bước 5: Tính tiết diện của đoạn dây phơi: 𝑆 = 𝜋𝑟 2
𝑅𝑆
Bước 6: Tính điện trở suất của đoạn dây phơi: 𝜌 = 𝑙

---------- HẾT ----------

Trang 8

You might also like