You are on page 1of 5

HÓA CÔ TRẦM

ÔN GIỮA KỲ 1 HOÁ 11 – ĐỀ SỐ 4 (2223)


I. TRẮC NGHIỆM: 7 ĐIỂM.
Câu 1: Chất nào sau đây không dẫn điện được?
A. KCl rắn, khan.
B. NaOH nóng chảy.
C. CaCl2 nóng chảy.
D. HBr hòa tan trong nước.
Câu 2: Trong dung dịch axit axetic (CH3COOH)có những phần tử nào?
A. H+, CH3COO-.
B. H+, CH3COO-, H2O.
C. CH3COOH, H+, CH3COO-, H2O.
D. CH3COOH, CH3COO-, H+.
Câu 3: Dãy gồm các ion có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là:
A. NH4+, NO3-, HCO3-, OH-. B. K+, H+, SO42-, OH-.
C. Na+, NH4+, H+, CO32-. D. Ca2+, Fe2+, NO3-, Cl-.
Câu 4: Cho phản ứng hóa học NaOH + HCl → NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng
phương trình ion rút gọn với phản ứng trên?
A. 2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl. B. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O.
C. NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O. D. KOH + HNO3 → KNO3 + H2O.
Câu 5: Chọn câu trả lời sai
A. Giá trị [H+] tăng thì độ axit tăng. B. Giá trị pH tăng thì độ axit tăng.
C. Dung dịch pH < 7 làm quì tím hóa đỏ. D. Dung dịch pH = 7: trung tính.
Câu 6: Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết:
A. Những ion nào tồn tại trong dung dịch.
B. Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất.
C. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.
D. Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li.
Câu 7: Cho thí nghiệm như hình vẽ, bên trong bình có chứa khí NH3, trong chậu thủy tinh chứa nước
có nhỏ vài giọt phenolphthalein. Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là:
A. Nước phun vào bình và chuyển thành màu xanh.
B. Nước phun vào bình và chuyển thành màu hồng.
C. Nước phun vào bình và không có màu.
D. Nước phun vào bình và chuyển thành màu tím.
Câu 8: Cho các kim loại sau: Al, Cu, Ag, Fe, Cr, Au. Số kim loại tác dụng được với dung dịch axit
HNO3 đặc nguội là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 9: Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào là đúng:
A. nitơ không duy trì sự hô hấp vì nitơ là một khí độc.
B. vì có liên kết ba nên phân tử nitơ rất bền và ở nhiệt độ thường nitơ khá trơ về mặt hóa học.
C. khi tác dụng với kim loại hoạt động, nitơ thể hiện tính khử.
D. số oxi hóa của nitơ trong các hợp chất và ion AlN, N2O4, NH4+, NO3-, NO2- lần lượt là: -3, -
4, -3, +5, +3.
Câu 10: Kẽm photphua được ứng dụng dùng để
A. làm thuốc chuột. B. thuốc trừ sâu.
C. thuốc diệt cỏ dại. D. thuốc nhuộm.
Câu 11: Cho dãy các chất sau: HCl, H2SO4, H3PO4, NaOH, C2H5OH, Ba(OH)2, Fe(NO3)3, NH4Cl, KAlO2.
Số chất điện li mạnh là:
A. 6. B. 7. C. 8. D. 9.
Câu 12: HNO3 chỉ thể hiện tính axit khi tác dụng với các chất thuộc dãy nào dưới đây?
A. CaCO3, Cu(OH)2, Fe(OH)2, FeO. B. CuO, NaOH, FeCO3, Fe2O3.
C. Fe(OH)3, Na2CO3, Fe2O3, NH3. D. KOH, FeS, K2CO3, Cu(OH)2.
Câu 13: Khi nhiệt phân hoàn toàn các muối AgNO3, NaNO3, Zn(NO3)2 thì chất rắn thu được sẽ là:
A. Ag2O, NaNO2, ZnO. B. Ag, NaNO2, ZnO.
C. Ag, NaNO2, Zn. D. Ag2O, Na2O, ZnO.

Câu 14: Chỉ dùng một hóa chất để phân biệt các dung dịch (NH4)2SO4, NH4Cl, Na2SO4. Hóa chất đó là:
A. BaCl2. B. NaOH. C. Ba(OH)2. D. AgNO3.
Câu 15: Cho các phương trình phản ứng sau:
1. N2 + 3H2  2NH3
2. Fe3O4 + 10HNO3 đ  3Fe(NO3)3 + NO2 + 5H2O
3. Fe2O3 + 6HNO3 đ 2Fe(NO3)3 + 3H2O
4. Fe(OH)3 + 3HNO3 đ Fe(NO3)3 + 3H2O
5. NH4Cl → NH3 + HCl
6. NH4NO3 + NaOH → NH3 + NaNO3 + H2O
7. 3NH3 + 3H2O + AlCl3 → Al(OH)3 + 3NH4NO3
Có bao nhiêu phản ứng thuộc loại phản ứng trao đổi ion?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 16: Trong các chén X, Y, Z, T đựng các chất rắn nguyên chất. Đem nung nóng các chất trong không
khí đến phản ứng hoàn toàn thấy trong chén X không còn gì cả, chén Y còn lại một chất rắn màu
trắng tan tốt trong nước cho dd trong suốt không màu. Chén Z còn lại một chất rắn màu nâu đỏ,
còn chén T còn lại một chất lỏng. Các chất nào đã được đựng trong mỗi chén lúc đầu?
A. X: NH4HCO3; Y: NaNO3; Z: Fe(NO3)2; T: Hg(NO3)2.
B. X: NH4NO3; Y: Zn(NO3)2; Z: Mg(NO3)2; T: AgNO3.
C. X: (NH4)2CO3; Y: Ca(NO3)2; Z: Al(NO3)3; T: Au(NO3)3.
D. X: NH4Cl; Y: Cu(NO3)2; Z: Fe(NO3)3; T: NH4NO2.

Câu 17: Bệnh đau dạ dày có thể là do lượng axit HCl trong dạ dày quá cao. Để giảm bớt lượng axit khi
bị đau, người ta thường dùng chất nào sau đây?
A. Muối ăn ( NaCl ). B. Thuốc muối ( NaHCO3 ).
C. Đá vôi ( CaCO3 ). D. Chất khác.
Câu 18: Trong công nghiệp, phần lớn lượng nitơ sản xuất ra được dùng để
A. làm môi trường trơ trong luyện kim, điện tử.
B. tổng hợp phân đạm.
C. sản xuất axit nitric.
D. tổng hợp amoniac.
Câu 19: Để điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm người ta dùng:
A. KNO3 và H2SO4đặc. B. NaNO3 và HCl.
C. NO2 và H2O. D. NaNO2 và H2SO4 đ.
Câu 20: Khi cho Cu vào ống nghiệm đựng dung dịch HNO3 loãng có hiện tượng gì xảy ra?
A. Xuất hiện dung dịch màu xanh, có khí không màu bay ra.
B. Xuất hiện dung dịch màu xanh và có khí không màu bay ra ngay trên mặt thoáng của dung
dịch.
C. Xuất hiện dung dịch màu xanh, có khí màu nâu bay ra trên miệng ống nghiệm.
D. Dung dịch không màu, khí màu nâu xuất hiện trên miệng ống nghiệm.
Câu 21: Thuốc nổ đen là hỗn hợp của các chất nào sau dây:
A. KNO3 và S. B. KNO3, C và S.
C. KClO3, C và S. D. KClO3 và.C.
Câu 22: Photpho đỏ được lựa chọn để sản xuất diêm an toàn thay cho photpho trắng vì lí do nào sau đây?
A. Photpho đỏ không độc hại đối với con người.
B. Photpho đỏ không dễ gây hảo hoạn như photpho trắng.
C. Photpho trắng là hoá chất độc, hại.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 23: Phản ứng hoá học nào sau đây không đúng?
A. 2KNO3  t
2KNO2 + O2 .
B. 2Cu(NO3)2 

t
2CuO + 4NO2 + O2.
C. 4AgNO3 

t
2Ag2O + 4NO2 + O2.
D. 4Fe(NO3)3 

t
2Fe2O3 + 12NO2 + 3O2.
Câu 24: Axit nitric đặc, nguội có thể phản ứng được đồng thời với các chất nào sau đây?
A. Fe, Al(OH)3, CaSO3, NaOH. B. Al, Na2CO3,, (NH4)2S, Zn(OH)2.
C. Ca, CO2, NaHCO3, Al(OH)3. D. Cu, Fe2O3,, Fe(OH)2, K2O.

Câu 25: Khí NH3 có thể tác dụng với tất cả các chất trong nhóm sau:
A. HCl, NaOH, FeCl3, SO2. B. H2SO4, PbO, CuCl2, Cl2.
C. KOH,O2, HCl, KCl. D. HCl, O2, Cl2, CuO.
Câu 26: Cho các chất FeO, Fe2O3, Fe(NO3)2, CuO, FeS, Fe, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe(NO3)3. Số chất
tác dụng được với HNO3 giải phóng khí NO là:
A. 7. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 27: Photpho trắng và photpho đỏ là
A. 2 chất khác nhau. B. 2 chất giống nhau.
C. 2 dạng đồng phân của nhau. D. 2 dạng thù hình của nhau.
Câu 28: Axit H3PO4 và HNO3 cùng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây
A. CuCl2, KOH, NH3, Na2CO3. B. KOH, NaHCO3, NH3, ZnO.
C. MgO, BaSO4, NH3, Ca(OH)2. D. NaOH, KCl, NaHCO3, H2S.
II. TỰ LUẬN: 3 ĐIỂM.
Câu 29: Trộn lẫn 100ml dd HCl 0,012M với 100ml dd NaOH 0,01M. pH của dung dịch thu được là
A. 12.
B. 3,7.
C. 3.
D. 2.
Câu 30: Cho 200 ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M, muối thu được có
khối lượng là
A. 14,2 gam. B. 15,8 gam. C. 16,4 gam. D. 11,9 gam.
Câu 31: Hòa tan hoàn toàn 21,5 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, FeO, Cu(NO3)2 cần dùng hết 430 ml dung
dịch H2SO4 1M thu được hỗn hợp khí Y (đktc) gồm 0,06 mol NO và 0,13 mol H2 đồng thời thu
được dung dịch Z chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Cô can dung dịch z thu được 56,9 gam
muối khan. Thành phần phần trăm về khối lượng của Zn trong hỗn hợp X có giá trị gần nhất là
A. 25,50%. B. 18,20%. C. 20,50%. D. 22.5%.
HẾT
BẢNG ĐÁP ÁN
1.A 2.C 3.D 4.D 5.B 6.C 7.B 8.D 9.B 10.A
11.B 12.C 13.B 14.C 15.C 16.A 17.B 18.D 19.A 20.C
21.B 22.D 23.C 24.D 25.D 26.D 27.A 28.A 29.C 30.A
31.B

You might also like