You are on page 1of 75

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LTTC

1. Khái niệm về tài chính


Tài chính là việc nghiên cứu làm thế nào để con người có thể phân bổ các nguồn lực
khan hiếm (nguồn tài chính: tiền…) theo thời gian (Bodie & Merton)
 Xét về hình thức bên ngoài:
- Là tất cả các hiện tượng thu, chi bằng tiền, vốn bằng tiền, các hoạt động
quản lý liên quan đến tiền bạc, tài sản, ... của các chủ thể trong XH.
 Phản ánh sự vận động của các nguồn TC (đi vào đi ra)
Kết quả: Các Quỹ tiền tệ (QTT) được tạo lập (dòng tiền đi vào: thu) và sử dụng.
(dòng tiền đi ra: chi)
- Tài chính là quá trình vận động các nguồn tài chính (hay vốn) gắn liền với
việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng nhu cầu của các chủ thể
kinh tế.

• Các quỹ tiền tệ trong xã hội:


- Quỹ tiền tệ của Nhà nước
- Quỹ tiền tệ của các DN SX hàng hoá, dịch vụ (QTT của Vingroup)
- Quỹ tiền tệ của các tổ chức tín dụng (QTT của techcombank): (kinh doanh tiền tệ,
đi vay để cho vay…)
- Quỹ tiền tệ của các doanh nghiệp bảo hiểm (khắc phục hậu quả của rủi ro, giúp cho
khách hàng khắc phục hậu quả tài chính của rủi ro)
- Quỹ tiền tệ của khu vực dân cư (quỹ tiền tệ cá nhân)
- Quỹ tiền tệ của các tổ chức xã hội.
• Đặc điểm:
- Tính sở hữu: k có 1 quỹ tiền tệ nào là vô chủ
- Tính mục đích: mỗi quỹ tiền tệ sẽ đc sử dụng tùy vào mục đích của chủ thể kinh tế
- Tính vận động, thường xuyên liên tục
Tính sở hữu là quan trọng nhất vì nó chi phối các đặc điểm khác của quỹ tiền tệ.
Mỗi quỹ tiền tệ có chủ sở hữu nhất định, chủ sở hữu đó sẽ chi phối mục đích quỹ
tiền tệ, quỹ tiền tệ có hđ thường xuyên hay k cũng do chủ sở hữu quyết định.
Quản lý quỹ tài chính sao cho tối đa các nguồn thu, tối thiểu các khoản chi, thu >=
chi, thặng dư giữa thu và chi là cao nhất.

- Quỹ tiền tệ của Nhà nước (Ngân sách Nhà nước – NSNN): Là số tiền của
Nhà nước.
- Quỹ tiền tệ của các Tổ chức tín dụng (TCTD): Điển hình là Ngân hàng
thương mại (NHTM)
- Quỹ tiền tệ của các Tổ chức xã hội (TCXH): VD: Hội cựu chiến binh, Hội
phụ nữ, Đoàn thanh niên…
Xét về bản chất bên trong:
- Quá trình vận động của các nguồn TC => Tạo lập và sử dụng QTT =>
Làm thay đổi lợi ích kinh tế của các chủ thể (một người tăng lợi ích
còn 1 người giảm lợi ích) => Bản chất của Tài chính là các quan hệ
phân phối nguồn tài chính giữa các chủ thể kinh tế (còn gọi là quan hệ
kinh tế).
Làm sao để hài hòa lợi ích kinh tế của các chủ thể
- Bao gồm:
- Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các doanh nghiệp
- Quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với dân cư
- Quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp với doanh nghiệp.
- Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với dân cư
- Quan hệ kinh tế giữa trong nước và ngoài nước
- QHKT Nhà nước vs. Doanh nghiệp: + DN nộp thuế TNDN cho Nhà nước. +
Nhà nước tài trợ quay trở lại trực tiếp hoặc gián tiếp cho DN.
VD: Năm 2009, Chính phủ VN đã chi gói kích cầu 17000 tỷ để hỗ trợ lãi suất
cho các DN vừa và nhỏ.
- QHKT Nhà nước vs. Dân cư: + Dân cư nộp thuế TNCN cho Nhà nước. + Nhà
nước cung ứng hàng hóa công cộng cho các tầng lớp dân cư.
- QHKT Doanh nghiệp vs. Doanh nghiệp:
+ Các DN mua bán, trao đổi với nhau trên Thị trường các nhân tố sản xuất, Thị
trường các nhân tố tiêu dùng.
- QHKT Doanh nghiệp vs. Dân cư:
+ Dân cư bán sức lao động cho DN.
+ DN trả lương cho dân cư.
- QHKT giữa Trong nước vs. Nước ngoài:
+ Vay nợ thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ.
+ Hiệp định vay vốn song phương.

Tài chính là tổng thể các MQH kinh tế nảy sinh trong quá trình phân phối
các nguồn tài chính thông qua việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm
đáp ứng các nhu cầu của các chủ thể trong xã hội.

• Lưu ý:
(i) Quản lý tài chính là quản lý cả 2 mặt của nó.
(ii) Bản chất của tài chính là các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị chịu sự
chi phối bởi quy luật mức độ sở hữu nguồn lực.
(iii) Tài chính là công cụ phân phối sản phẩm trong xã hội. Nó không chỉ đơn
thuần là kết quả của sản xuất – trao đổi, mà còn tác động lại đến quá trình
sản xuất – trao đổi.
(iv) Không nên đồng nhất tài chính với tiền tệ, bởi vì giữa tài chính và tiền tệ có
sự khác nhau. Tiền k sử dụng đến k gọi là tài chính
Quản lý tài chính cá nhân – về hình thức bên ngoài: làm cho quỹ tiền tệ thăng
bằng; về bản chất bên trong: làm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của chủ thể trong
điều kiện nguồn lực có hạn.
Bản chất của tài chính là các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị, và sự
phân phối này chịu sự chi phối bởi quy luật mức độ sở hữu nguồn lực.

2. Chức năng, vai trò của Tài chính

 Chức năng của Tài chính:


• Chức năng phân phối. => chức năng quan trọng nhất
• Chức năng giám đốc.
+ Chức năng là công dụng, là nội dung bản chất bên trong của 1 phạm trù, và nó
ổn định, nó không thay đổi;
+ Vai trò là sự nhận thức và vận dụng của con người về chức năng đó trong cái
điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, cho nên là nó thay đổi.
Chức năng điều tiết nền kinh tế vĩ mô mà người ta nói, không phải là chức năng,
mà chính là vai trò của tài chính trong nền kinh tế thị trường. Khi ng ta vận dụng
cái chức năng phân phối trong điều kiện nền kinh tế thị trường, thì nó có cái vai
trò là điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
• Chức năng phân phối:
- Khái niệm:
Là chức năng mà nhờ vào đó, các nguồn tài chính đại diện cho những bộ phận của cải xã
hội được đưa vào các quỹ tiền tệ (QTT) khác nhau để sử dụng cho những mục đích nhất
định của các chủ thể trong xã hội.
Đối tượng của quá trình phân phối là các nguồn tài chính (đại diện cho các quỹ tiền tệ)
Nguồn tài chính:
- Hình thức:
+Vô hình: k sờ nắm đc. VD: vị thế của DN, quyền sử dụng đất, danh tiếng…
+Hữu hình: nhìn đc, sờ đc, nắm đc, đo lường đc. VD: nhà cửa, tài sản, ô tô.
- Nội dung:
+GDP
+Nguồn tiền nước ngoài chuyển về
+Nguồn tiền năm trước chuyển sang
Chủ thể: tất cả các chủ thể kinh tế: hai tư cách: người sở hữu (VD: giáo viên) và người sử
dụng nguồn lực (VD: nhà trường..), nhà nước (người sở hữu, sử dụng nguồn lực và người
có quyền lực tuyệt đối: chỉ nhà nước mới có)
Kết quả: sau khi thực hiện phân phối xong thì quỹ tiền tệ được tạo lập và sử dụng cho mục
đích nhất định.

- Được thể hiện thông qua tính chất phân phối của các quan hệ tài chính:
+ Phân phối có hoàn trả: Tín dụng: quan hệ vay nợ
+ Phân phối không hoàn trả: NSNN: đóng thuế
+ Phân phối hoàn trả có điều kiện: Bảo hiểm
+ Phân phối nội bộ: Tài chính doanh nghiệp
1. Phân phối cái gì? [Đối tượng] = NTC
- Hình thức:
+ Hữu hình: Tiền bạc, tài sản hữu hình.
+ Vô hình: Kinh nghiệm, chất xám, vị thế.
=> Nếu chỉ đánh giá về mặt hữu hình, thì sự đánh giá đó sẽ bị phiến diện, không đúng, và
nó sẽ gây ra hậu quả.
VD: Công ty kem Tràng Tiền – thành lập từ năm 1958. Cổ phần hóa năm 2000.
Định giá: 3.2 tỷ, cho 1 doanh nghiệp có thương hiệu nức tiếng, và là chủ nhân của lô đất
“kim cương” diện tích 1500m2 tại 35 Tràng Tiền. Giá thị trường khu đất xung quanh khu
vực Hồ Hoàn Kiếm vào khoảng 1 tỷ đồng/m2
Các doanh nghiệp được cổ phần hóa trước năm 2007 đều không được tính giá trị sử dụng
đất vào định giá doanh nghiệp, công ty Tràng Tiền được định giá 3,2 tỷ đồng và cũng
được bán đúng với giá 3,2 tỷ. Nhưng cũng có những doanh nghiệp được định giá thấp,
nhưng vẫn bán được giá cao.
Sự khác nhau còn ở phương thức bán cổ phần, cổ phần của Tràng Tiền ban đầu chỉ được
bán cho nội bộ người lao động, nên chỉ bán được với giá đó. Một trường hợp khác là
khách sạn Kim Liên, cũng ở Hà Nội và rộng gấp nhiều lần công ty Tràng Tiền, được định
giá cũng chỉ có hơn 20 tỷ đồng, nhưng việc bán cổ phần rộng rãi ra công chúng, đã giúp
khách sạn Kim Liên được bán với giá cao hơn định giá, và gần hơn với giá trị thực.

- Đặc điểm:
+ Là sự phân phối dưới hình thức giá trị, nhưng không làm thay đổi hình thái giá trị. (giúp
phân biệt mối quan hệ phân phối trong tài chính với mqh khác): phân phối bằng tiền nhận
lại vẫn là tiền.
+ Là sự phân phối luôn gắn liền với sự hình thành và sử dụng các QTT nhất định.
+ Là sự phân phối diễn ra thường xuyên, liên tục bao gồm cả phân phôi lần đầu và phân
phối lại. Trong đó, phân phối lại là chủ yếu.
Phân phối lần đầu diễn ra ở đâu và phân phối cái gì?
Phân phối lần đầu diễn ra ở khu vực sản xuất nhằm hình thành các quỹ:
+ (C) – Quỹ khấu hao: Bù đắp chi phí nguyên vật liệu tiêu hao.
+ (V) – Quỹ lương, quỹ bảo hiểm.
+ (M) – Quỹ thặng dư: Thu nhập cho chủ sở hữu vốn, tài nguyên.
Phân phối lại nhằm phân phối các thu nhập cơ bản đã hình thành từ phân phối lần đầu
thành những quỹ nhỏ hơn theo chi tiết cụ thể của mục đích sử dụng, trên phạm vi rộng hơn
(VD: trong Tiền lương thì chia thành Tiêu dùng và Tiết kiệm).
Câu hỏi: Tại sao lại có phân phối lại?
+ Tạo lập NTC để cho khu vực phi SXVC tồn tại và phát triển.
+ Đảm bảo nền kinh tế phát triển cân đối, toàn diện, bền vững giữa các vùng miền, các
ngành nghề.
+ Đảm bảo công bằng xã hội, thông qua việc thu thuế và chi tiêu của NN. (giảm thiếu mất
cân bằng xã hội, chênh lệch giữa người giàu và người nghèo)
+ Sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả.
Nhà nước tham gia vào quá trình phân phối cả ở 2 giai đoạn, phân phối lần đầu và phân
phối lại.

• Chức năng giám sát


- Khái niệm:
Là chức năng mà nhờ vào đó việc kiểm tra bằng đồng tiền được thực hiện đối với quá
trình vận động của các nguồn tài chính để tạo lập các QTT hay sử dụng chúng theo các
mục đích đã định.
Giám sát cái gì? [Đối tượng của giám sát]
Đối tượng giám sát chính là quá trình phân bổ hay là phân phối nguồn lực/ nguồn tài
chính
Ai có quyền tham gia giám sát? [Chủ thể của giám sát]
Những chủ thể tham gia quá trình phân phối đều có quyền đòi hỏi việc giám sát quá trình
phân phối.
Chủ thể: Nhà nước, DN, cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức xã hội, người nước ngoài
(trong nền kinh tế mở).
Kết quả của giám sát là gì?
Phát hiện ra vấn đề và điều chỉnh theo đúng ý đồ của chủ thể. (sao kê)
Thế thì, sau cái Tết đó, đã có những phản ánh rất không hay về cái hiện tượng đó. Người
dân lên tiếng, và báo chí vào cuộc. Khi đó, Chính phủ mới đi điều tra. Và sau quá trình
kiểm tra, thì phát hiện ra 1 loạt sai phạm: hỗ trợ không đúng đối tượng (một số hộ khá,
giàu được hỗ trợ, những hộ nghèo lại không được); hỗ trợ không đủ số tiền cho hộ nghèo,
người nghèo, trong đó có nhiều trường hợp cho người nghèo kí nhận đủ số tiền được
hưởng, nhưng thực tế chỉ cho nhận về số tiền nhỏ hơn rất nhiều.
Các chỉ số tài chính là sự đo lường bằng tiền tệ của các hoạt động tài chính
- Giám sát thông qua các chỉ số tài chính:
+ Chỉ số tài chính vĩ mô: lãi suất, tỷ giá hối đoái, chỉ số lợi nhuận bình quân, chỉ số thị
trường vốn, dư nợ tín dụng... (thất nghiệp, lạm phát, GDP…)
+ Chỉ số tài chính vi mô: tỷ suất lợi nhuận, tốc độ quay vòng vốn, khả năng thanh toán...
của doanh nghiệp => đánh giá một cách toàn diện nhất.
- Đặc điểm:
+ Giám sát bằng đồng tiền
+ Giám sát rất rộng rãi, toàn diện thường xuyên, liên tục và hiệu quả.
• Mối quan hệ giữa 2 chức năng:
- Chức năng phân phối là chức năng cơ sở - đòi hỏi sự cần thiết của chức năng giám
đốc để đảm bảo cho quá trình phân phối được đúng đắn theo mục tiêu đã định. (do
nhu cầu phân phối mà tài chính ra đời)
- Ngược lại, nhờ sự vận dụng đúng đắn của chức năng giám đốc, làm cho chức năng
phân phối của tài chính có điều kiện phát triển.
Vai trò của Tài chính
• Tài chính là công cụ phân phối tổng sản phẩm quốc dân
• Tài chính là công cụ quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế
• Tài chính là công cụ kiểm soát các hoạt động trong nền kinh tế
3. Tiền đề quyết định sự ra đời và phát triển của Tài chính
• Sự ra đời của của nền kinh tế hàng hoá- tiền tệ
Làm nảy sinh các quan hệ tài chính (nhân tố khách quan)
• Sự ra đời của Nhà nước
Làm nảy sinh các quan hệ kinh tế gắn với hình thành và sử dụng QTT tập trung của Nhà
nước => hình thành lĩnh vực hoạt động tài chính Nhà nước (nhân tố thúc đẩy phát triển)
Nền KT hàng hóa – tiền tệ cho phép hình thành các QTT, và chính cái sự tạo lập và sử
dụng các quỹ đó chính là, nó làm nảy sinh các quan hệ tài chính.
Bởi vì, trong nền KT thị trường, sự phân bố nguồn lực không phải lúc nào cũng hiệu quả.
Điều này đã được khẳng định trong các tác phẩm của Keynes.
Adam Smith lập luận rằng: khi mỗi 1 cá nhân theo đuổi lợi ích của bản thân mình, thì anh
ta lại vô tình đem lại lợi ích cho toàn xã hội 1 cách tốt hơn cả, tốt hơn ngay cả khi anh ta
cố tình làm điều đấy.
Tôi phải nâng cao cơ sở vật chất, tôi phải tuyển chọn các giáo viên mẫu giáo đủ tiêu
chuẩn, để nâng cao uy tín trường học của tôi. Không hẳn vì tôi muốn những điều tốt nhất
cho những đứa trẻ, mà bởi tôi chỉ muốn nâng cao lợi nhuận của tôi mà thôi. Thế nhưng,
khi tôi làm cái điều đó vì lợi ích của tôi, thì vô tình nó lại đem lại lợi ích cho xã hội – nó
giải quyết được cái áp lực về các trường mầm non công ở khu vực nhà tôi, nó khiến trẻ em
có môi trường tốt để phát triển.
Nền KTTT hoàn hảo: mỗi chủ thể tham gia vào thị trường thì không thể quyết định đc giá
cả. Giá cả phải do hoàn toàn cung cầu quyết định. Và mọi cá nhân đều được thông tin đầy
đủ về giá cả trên thị trường. Nên người ta điều chỉnh ngay lập tức. Và không có tình trạng
thông tin bất cân xứng. Và giá và lương là linh hoạt. Cho nên mới có sự sử dụng hiệu quả.
Trong nền kinh tế thị trường, tất yếu nó tồn tại tình trạng thông tin bất cân xứng - người ta
không có đầy đủ các thông tin để mà theo đuổi cái lợi ích của bản thân mình => Nguồn
lực không sử dụng 1 cách toàn dụng được. Keynes đã chỉ ra 6 vấn đề của nền kinh tế thị
trường đấy: (1) vấn đề độc quyền, (2) vấn đề mất công bằng xã hội, (3) vấn đề Ngoại ứng,
(4) vấn đề thông tin bất cân xứng, (5) vấn đề thiếu hụt hàng hóa công cộng, (6) vấn đề
khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ.
 Sự ra đời của NN dẫn đến việc sửa chữa những khuyết tật trong quá trình phân bổ
các nguồn lực/nguồn tài chính => Làm cho việc phân bổ nguồn lực trở nên hiệu
quả hơn.
 Sự ra đời của Nhà nước là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của Tài chính. [Sẽ nghiên
cứu kỹ hơn ở phần NSNN].
Nền KT HH TT là tiền đề quyết định sự ra đời của tài chính
Nhà nước là tiền đề quyết định sự phát triển của tài chính
4. Hệ thống Tài chính
• Trong nền kinh tế, các quan hệ tài chính xuất hiện đan xen nhau, liên hệ, tác động
ràng buộc lẫn nhau trong một thể thống nhất gọi là hệ thống tài chính.
Định nghĩa Hệ thống Tài chính:
• Theo Mankiw: Hệ thống tài chính bao gồm những tổ chức (định chế) tài
chính trong nền kinh tế giúp cho tiết kiệm của người này khớp với đầu tư của
người khác. => nghĩa hẹp
• Theo WB: Hệ thống tài chính bao gồm nhiều tổ chức, công cụ và thị trường
tài chính. => rộng hơn bao quát hơn
• Theo IMF: Hệ thống tài chính gồm các chủ thể tài chính và thị trường tương
tác qua lại với nhau nhằm mục đích huy động vốn cho đầu tư và cung cấp
các phương tiện thanh toán cho hoạt động thương mại.

3 quan điểm này có 1 đặc điểm chung, đó là ng ta đề cập đến các thành phần của
HTTC – Mankiw nhắc đến TGTC, còn WB và IMF thì cho rằng ngoài TGTC, thì HTTC
còn bao gồm các chủ thể tham gia thị trường – là những người thừa vốn, những người
thiếu vốn, và cả thị trường nữa. Như vậy, đây là những quan điểm nhìn nhận HTTC ở
trạng thái tĩnh.
• HTTC là tổng thể các hoạt động tài chính trong các lĩnh vực khác nhau, nhưng
có quan hệ hữu cơ với nhau về việc hình thành và sử dụng các QTT của các chủ
thể trong nền kinh tế.
Trong nền KT có vô số các quan hệ tài chính. Tuy nhiên, các QHTC này không
phải là 1 mớ hỗn độn, mà giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có liên
quan đến nhau, tác động qua lại lẫn nhau, để hình thành nên hệ thống tài chính.
Như vậy, quan điểm này đang nhìn nhận HTTC ở dưới trạng thái động.
Cấu trúc của Hệ thống Tài chính
a) Đứng trên giác độ luân chuyển vốn thì hệ thống tài chính bao gồm:
• Người tiết kiệm
• Người đầu tư
• Các trung gian tài chính
• Thị trường tài chính
Cấu trúc của HTTC dưới quan điểm của WB và IMF bao gồm:
- Người thừa vốn – người tiết kiệm.
- Người thiếu vốn – người đầu tư.
Và 2 người này sẽ có nhu cầu gặp nhau. Người ta có thể gặp nhau thông qua 2
kênh:
- Kênh tài chính trực tiếp – Thị trường tài chính.
- Kênh tài chính gián tiếp – NHTM và các TGTC.
Toàn bộ những bộ phận này sẽ tạo nên HTTC.
Khi nghiên cứu về HTTC, chúng ta không chỉ dừng lại ở chỗ HTTC bao gồm
những thành phần nào. Nhưng quan trọng hơn, chúng ta phải hiểu được cơ chế
hoạt động của nó.
Người tiết kiệm (hộ gđ vì đặc điểm chi tiêu của hgđ là chỉ chi tiêu một phần còn
lại để dành, tiết kiệm và đầu tư để cho các khoản chi tiêu lớn sau này, cho con
cái…) có thu nhập > chi tiêu, có khoản tiền nhàn rỗi, k sử dụng đến.
Người đi vay (các DN, các chính phủ. Mục đích của DN là hđ sxkd, tạo ra lợi
nhuận, chỗ nào có nhu cầu gì, DN sẽ nhảy vào tạo ra lợi nhuận, giá trị cho DN
mà nguồn vốn của DN có hạn nên …. Với chính phủ, công vc của họ là duy trì
an ninh xh, cung cấp dịch vụ công cộng, phát triển kt => cần nhiều tiền, chính
phủ k kiếm ra tiền mà thu tiền từ các nguồn khác trong nền kt vd từ thuế, đi vay
từ quốc gia khác…. ) có chi tiêu > thu nhập => đi vay để đầu tư vào khoản chi
tiêu
HTTC: kết nối NTK với NĐV qua hai kênh trực tiếp (TTTC) và gián tiếp (Các
TGTC)
Thu nhập của TGTC: chênh lệch giữ khi cho vay và đi vay
Hệ thống: “Tổng hòa các phần tử tạo thành đc sắp xếp theo trình tự và nguyên
tắc nhất định, để tạo nên 1 hệ thống có những tính năng riêng và mới, mà từng
phần tử tạo nên ko có” (quan điểm về Lý thuyết Hệ thống, môn Điều khiển học).
HTTC có những tính năng rất riêng và rất mới. Nhưng mà bản thân cái hệ
thống này lại chịu sự tác động của từng phần tử, cho nên chỉ cần trục trặc 1 bộ
phận thôi thì cả hệ thống sẽ dừng. Chỉ cần 1 sự thay đổi của 1 yếu tố cấu thành
ở đây, thì nó cũng sẽ tạo ra cú sốc cho cả HTTC.
=> HTTC rất dễ bị tổn thương.
b) Trên giác độ tạo lập và sử dụng QTT:
HTTC do nhiều khâu tài chính hợp thành
• Khâu tài chính là nơi hội tụ của các nguồn tài chính, nơi diễn ra việc tạo lập
và sử dụng các QTT gắn liền với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chủ
thể trong nền kinh tế.
• Khâu tài chính độc lập:
(i) Nếu ở đó các hoạt động TC luôn gắn liền với một chủ thể phân phối cụ thể,
xác định; => tính sở hữu
(ii) Được xếp vào cùng một khâu TC nếu ở đó các hoạt động TC có tính đồng
nhất về hình thức các quan hệ TC và tính mục đích của QTT trong lĩnh vực
hoạt động; => tính mục đích
(iii) Phải là một điểm hội tụ của các nguồn TC, là nơi thực hiện việc "bơm" và
"hút" các nguồn TC gắn với việc tạo lập và sử dụng các QTT tương ứng; =>
tính vận động thường xuyên, liên tục.

Các khâu trong Hệ thống tài chính

Từng khâu tài chính tương đương với quỹ tiền tệ


K có sự xuất hiện của TTTC vì TTTC k là khâu độc lập (thỏa mãn tiêu chí 2,3)
trong TTTC có nhiều chủ thể cùng tham gia mỗi chủ thể là một khâu độc lập,
TTTC là trung gian, dung môi kết nối các khâu độc lập (nằm ở giữa)

Đo lường sự phát triển của Hệ thống Tài chính


 Sự phát triển của Thị trường Tiền tệ
- Tỷ số giữa tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế và GDP: M2/GDP
- Tỷ số giữa tiền gửi NH và GDP: D/GDP.
- Tỷ số giữa tổng tín dụng và GDP: CR/GDP.
- Tỷ số giữa tổng tín dụng tư nhân và GDP
- Tỷ số giữa tín dụng tư nhân trên tổng tín dụng.
 Sự phát triển của thị trường vốn:
- Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết/GDP
- Tổng giá trị trái phiếu công ty/GDP
Đo lường khối tiền
+ M1 = Tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng + Tiền gửi không kỳ hạn tại các
TCTD (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi ký phát séc, séc du lịch)
=> Đây là khối tiền giao dịch, có tính thanh khoản cao nhất.
+ M2 = M1 + Tiền gửi Ngân hàng ngắn hạn (kỳ hạn dưới 12 tháng) + Trái phiếu ngắn
hạn.
=> Đây là khối tiền mở rộng.
VN lựa chọn M2 là tổng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế. Tiêu chí chọn khối tiền:
có độ nhạy nhất định với CSTT của nhà nước, phải bao hàm hầu hết các giao dịch trong
nền kinh tế.
M1: nhạy nhất với sự thay đổi của CSTT tuy nhiên với sự phát triển của các giao dịch tài
chính thì số tiền trong M1 k chiếm quá nhiều => phạm vi bao hàm nhỏ.
M3, M4: bao hàm hết các giao dịch trong nền KT tuy nhiên có độ trơ nhất định với sự thay
đổi của CSTT: CSTT thay đổi về mặt lãi suất, TP 10 năm 30 năm k bị tác động quá nhiều
=> k phản ánh đúng
M2: hài hòa tốt nhất 2 tiêu chí.
Nhược điểm: tuy nhiên trong 1 số th k đánh giá chính xác tốc độ phát triển hệ thống tài
chính của các quốc gia vì M1 k phát triển được

+ M3 = M2 + Tiền gửi dài hạn + Trái phiếu dài hạn.


=> Đây cũng là khối tiền mở rộng.
+ M4(L) = M3 + Các loại tiền theo nghĩa rộng hơn (các loại chứng khoán, chứng từ có
giá có khả năng hoán đổi, vv.)
 Đây là khối tiền tài sản, bao gồm toàn bộ các TSTC, cả những TSTC có khả năng
hoán đổi trên thị trường.
Tiêu chí để lựa chọn khối tiền điều chỉnh, đó là:
+ Nó phải bao quát được hầu hết các giao dịch trong nền kinh tế.
+ Nó phải phản ứng nhạy với các tác động của CSTT.
Mức vốn hóa thị trường. Trước đây, cái chỉ số này của VN năm 2008 là 40%. Khi TT
chứng khoán thoái trào, thì nó chỉ còn 19%. Nhưng mà hiện nay, thì nó lại rất khả quan,
nó đã vượt qua cán mốc trên 50% GDP, thậm chí là ở mức 60% GDP.
Tại sao ng ta chỉ nói về tổng giá trị trái phiếu công ty trên GDP, mà ko đề cập đến trái
phiếu chính phủ?
Bởi vì quy mô/khối lượng của TPCP thể hiện nợ công. Mà nợ công càng cao, thì nó càng
thể hiện là HTTC nó có vấn đề, chứ ko phải là phát triển.
Chương II: Thị trường tài chính
1. Khái niệm Thị trường tài chính

SỰ HÌNH THÀNH TTTC


Sự hình thành thị trường tài chính gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường.
Nếu trong nền kinh tế hàng hóa tiền tệ nói chung, vốn đã là tiền đề của quá trình sản xuất
kinh doanh thì trong nền kinh tế thị trường – giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa
tiền tệ - vốn càng trở nên quan trọng.
Sự phát triển của kinh tế thị trường đã làm xuất hiện những chủ thể thiếu vốn, cần tìm
nguồn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng và những chủ thể có dư
thừa vốn mà chưa biết dùng vào việc gì.
<quay lại slide trước - hệ thống tài chính>
Sự phát triển năng động với tốc độ cao của kinh tế thị trường đã làm nảy sinh nhu cầu
thường xuyên và to lớn về nguồn tài chính để đầu tư tạo lập vốn kinh doanh hoặc đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng trong xã hội. Nói cách khác, sự phát triển của kinh tế thị trường đã làm
xuất hiện những chủ thể cần nguồn tài chính.
Người thiếu vốn sẽ tìm cách trang trải phần thiếu hụt của mình, ngược lại người thừa vốn
sẽ tìm cách sinh lợi số tài sản tài chính dư thừa của mình. Như vậy, trong nền kinh tế lúc
này đã xuất hiện cung và cầu về vốn. Nền kinh tế nói chung và các chủ thể kể trên nói
riêng sẽ không có cơ hội phát triển nếu cung và cầu các nguồn lực tài chính chưa gặp
được nhau.
+ Chủ thể cần nguồn tài chính trước tiên là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần một lượng
vốn nhất định. Các quy luật của nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải
không ngừng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, cải tiến trang thiết bị, đổi mới dây
chuyền công nghệ. Thông thường, nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của một
doanh nghiệp vượt quá khả năng vốn tự có của doanh nghiệp đó, nhất là khi doanh nghiệp
thực hiện các dự án lớn về đầu tư thay đổi máy móc thiết bị, công nghệ chế tạo sản phẩm
mới thì càng thiếu vốn, khiến cho doanh nghiệp thường xuyên có nhu cầu huy động nguồn
tài chính từ các chủ thể khác nhau để phát triển và mở rộng kinh doanh.
+ Chủ thể cần nguồn vốn chính tiếp theo là Nhà nước. Để thực hiện chức năng nhiệm vụ
tổ chức quản lý các hoạt động kinh tế - xã hội, nhà nước cần một lượng của cải vật chất
nhất định. Phần của cải thuộc sở hữu của Nhà nước mà Nhà nước có được, thông qua
phân phối các nguồn tài chính quốc gia dựa vào quyền lực kinh tế chính trị của mình
không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng của nhà nước, dẫn tới bội chi ngân
sách. Do vậy, Nhà nước cần huy động thêm nguồn tài chính thuộc sở hữu của các chủ thể
khác trong nền kinh tế để bù đắp bội chi ngân sách, đầu tư cho các dự án phát triển kinh
tế - xã hội.
+ Các hộ gia đình cũng là chủ thể cần nguồn vốn, để mua sắm những tài sản có giá trị lớn
hoặc chi trả khi ốm đau hay con cái đi học… Những khoản chi lớn bất thường này vượt
quá số tiền có trong tay khiến cho các hộ gia đình cũng trở thành chủ thể cần sử dụng
nguồn tài chính của các chủ thể khác.
+….
Với năng suất lao động không ngừng được nâng lên, quy mô sản xuất ngày càng mở rộng,
của cải làm ra ngày càng nhiều, kinh tế thị trường không chỉ làm nảy sinh nhu cầu to lớn
về nguồn tài chính mà còn làm xuất hiện những chủ thể có khả năng cung ứng các nguồn
tài chính.
+ Các hộ gia đình, các tầng lớp dân cư là các chủ thể có khả năng cung ứng nguồn tài
chính bằng những khoản tiền dành dụm của mỗi gia đình, mỗi cá nhân dân cư hoặc bằng
của cải thừ kê, thu nhập dư thừa không đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh.
+ Các doanh nghiệp cũng là những chủ thể có khả năng cung ứng nguồn tài chính. Trong
nền kinh tế cùng tồn tại vô số các doanh nghiệp khác nhau. Trong khi một số doanh
nghiệp cần mở rộng quy mô kinh doanh hoặc đổi mới trang thiết bị trở thành chủ thể cần
nguồn tài chính, thì cũng có một số doanh nghiệp khác có nguồn tài chính chưa dùng đến,
ngắn hạn hoặc dài hạn, như doanh thu tiêu thụ chưa có nhu cầu sử dụng, số tiền quỹ khấu
hao cơ bản chưa dùng, lợi nhuận dùng để tái đầu tư chưa dùng…
+….
Như vậy, với sự phát triển của xã hội, sự phát triển của kinh tế thị trường đã làm xuất hiện
những chủ thể cần nguồn tài chính và chủ thể cung ứng nguồn tài chính. Các chủ thể này
gặp nhau bằng nhiều cách khác nhau:
Gặp nhau trực tiếp:
Do đó, lúc đầu người thừa vốn và người thiếu vốn sẽ tìm cách gặp nhau một cách trực tiếp
và tự phát. Đây là cách thức đơn giản và sơ khai nhất, dựa trên sự quen biết tín nhiệm
nhau để vay và cho vay. Họ thoả thuận với nhau, qua đó một người sẽ sử dụng vốn của
người kia trong một thời gian cố định với điều kiện hoàn trả đúng thời hạn khoản vốn ban
đầu và một khoản “hoa hồng” tương xứng, mà chúng ta gọi là tiền lãi. Ví dụ: quan hệ anh
em, bạn bè, hàng xóm đã hiểu biết nhau đủ tín nhiệm để trao cho nhau quyền sử dụng
nguồn tài chính của mình. Với phương thức này, nhu cầu của hai bên sẽ được thoả mãn.
Hạn chế: Tuy nhiên cả người cần vốn và người có vốn đều mất rất nhiều thời gian, công
sức, tiền bạc, thậm chí mất đi cả những cơ hội trong kinh doanh để gặp được nhau. Quan
hệ vay mượn trong cách thức này chỉ trong phạm vi hẹp, khối lượng vốn vay mượn không
đáp ứng đủ nhu cầu của chủ thể cần nguồn tài chính cho những dự án đầu tư lớn.
Ưu điểm: dễ và đơn giản
Nhược điểm: trong TH hai bên k trùng khớp về nhu cầu thì giao dịch k thực hiện được
=>cần tìm người khác trùng khớp=> cần tìm nhiều người => phát sinh chi phí giao dịch
về cả thời gian ( tìm người trùng khớp với giao dịch) và chi phí về tiền bạc (nhờ chuyên
gia môi giới tìm người trùng khớp, mất phí hoa hồng)
+ thông tin bất cân xứng: xảy ra khi một bên có ít thông tin hơn bên còn lại => hậu quả:
rủi ro đạo đức ( trong việc xác định người đi vay có sử dụng tiền đúng mục đích k). người
đi vay k nhận lại đc số tiền như đc hứa ban đầu => mất lòng tin => Hệ quả 2: người có
vốn k gia nhập thị trường…..
sự lựa chọn đối nghịch ( xảy ra trc khi gd diễn ra): k pb đc người đi vay tốt và người đi
vay k tốt => người đi vay tốt bị đẩy ra khỏi thị trường, người cho vay k thu đc tiền về sẽ
rút lui khỏi thị trường tài chính. Hệ quả 1: những người đi vay tốt k vay đc vốn, người cho
vay k gia nhập vào thị trường khiến cho thị trường k hđ đc, vốn bị đọng lại k luân chuyển
giwuax người đi vay và người cho vay.
Thông qua TGTC như Ngân hàng:
Cách thức thứ hai là thông qua NH để thực hiện cung ứng nguồn tài chính và huy động
nguồn tài chính. Nhược điểm trên đã được khắc phục với sự xuất hiện của một nhóm
người đứng ra làm trung gian giữa người cần vốn và người có vốn. Cách thức này làm cho
cung cầu nguồn tài chính gặp nhau dễ dàng, thuận lợi hơn. Chủ thể cần nguồn tài chính
biết được chỗ để vay. Chủ thể cung ứng nguồn tài chính có được địa chỉ tin cậy để gửi tiền
nhàn rỗi của mình.
Tiết kiệm Chi phí giao dịch, lợi thế về mặt quy mô
Hạn chế tình trạng thông tin bất cân xứng vì để vay tiền thì DN cần chuẩn bị hồ sơ vay
vốn ở các Nh trình bày các thông tin của mình … các NH có phòng thẩm định tín dụng…
đánh giá toàn diện về tình hình tài chính của DN
Bước giám sát: sau khi vay vốn, NH giám sát các hđ của DN, DN báo cáo tiến trình với
NH => giảm thiểu rủi ro đạo đức.
=> người cho vay k còn e dè tham gia thị trường tài chính, DN tự tin đi vay tiền => nguồn
vốn đi từ người cho vay đến người đi vay thuận lợi, trơn chu hơn….
Tuy nhiên, ở cách thức này hạn chế vẫn còn vì phạm vi lựa chọn phương án cho vay của
chủ thể cung ứng nguồn tài chính còn hạn hẹp. Lãi suất ngân hàng không phải luôn luôn
hấp dẫn người có tiền gửi tiền vào ngân hàng, đặc biệt trong trường hợp gửi tiền vào, rút
tiền ra là phức tạp, phiền hà, khó khăn mà lãi suất lại không đáng kể. Về phía người cần
nguồn tài chính cũng không phải luôn luôn dễ dàng vay vốn của ngân hàng, nhất là khi
thực hiện các phương án đầu tư có sự rủi ro và mạo hiểm cao.
Gặp nhau trực tiếp thông qua công cụ tài chính
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường thúc đẩy chế độ tín dụng phát triển làm nảy sinh
nhiều hình thức huy động nguồn tài chính với các công cụ khác nhau. Bằng cách tạo ra
những công cụ tài chính, người cần vốn đã tìm cách gặp trực tiếp những người thừa vốn.
Đó có thể là giấy nợ hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu mà sau này người ta gọi chúng
là chứng khoán. Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, thương phiếu; Nhà nước phát
hành công trái, trái phiếu công trình… Đặc biệt là sự xuất hiện của công ty cổ phần với
phương tiện huy động động nguồn tài chính, tạo lập, bổ sung vốn kinh doanh là các cổ
phiếu.
Bản thân những người nắm giữ chứng khoán đầu tiên chưa nghĩ đến chuyện mua đi bán
lại chúng. Nhưng khi các chứng khoán ra đời đã làm nảy sinh nhu cầu mua bán lại các
chứng khoán, do một số người đã mua chứng khoán muốn thu lại nguồn tài chính của
mình hoặc muốn thay đổi chủ thể sử dụng nguồn tài chính của mình, họ muốn bán số
chứng khoán có trong tay cho một số người muốn mua lại số chứng khoán đó. Sau này,
cùng với sự phát triển của nền kinh tế, một thị trường nơi chuyên mua đi bán lại những
giấy tờ có giá đã được hình thành thị trường tài chính (TTTC) theo đúng nghĩa của nó
xuất hiện từ đó.
Trong nền kinh tế thị trường, sự tồn tại và phát triển của TTTC là tất yếu khách quan.
Hoạt động trên TTTC có những tác động, hiệu ứng trực tiếp tới hiệu quả đầu tư của các cá
nhân của các doanh nghiệp và hành vi của người tiêu dùng và tới động thái chung của
toàn bộ nền kinh tế, vì nó là nơi mà thông qua đó tất cả các hãng kinh doanh, các hộ gia
đình, và chính phủ trong nước hay ngoài nước có nguồn tài chính dư thừa tiết kiệm có thể
tìm kiếm, giao dịch, và ký kết hợp đồng vay mượn hay mua bán những chứng chỉ sở hữu
tài sản với các hãng kinh doanh, các hộ gia đình, và chính phủ trong nước hay ngoài nước
khác, những người có nhu cầu sử dụng các nguồn tài chính để thoả mãn các nhu cầu chi
tiêu của họ
• Định nghĩa:
Thị trường tài chính là nơi diễn ra việc chuyển giao các nguồn tài chính một cách trực
tiếp hoặc gián tiếp giữa các chủ thể kinh tế với nhau thông qua những phương thức giao
dịch và công cụ tài chính nhất định nhằm thoả mãn quan hệ cung cầu về vốn và nhằm
mục đích kiếm lời.
- Đối tượng của Thị trường tài chính: quyền sử dụng các Nguồn tài chính.
- Chủ thể của Thị trường tài chính: các chủ thể kinh tế đại diện cho những
nguồn cung và cầu về vốn nhàn rỗi tham gia trên Thị trường tài chính.
Thị trường và Chợ: đều xuất hiện hđ gd mua bán giữa 2 chủ thể.
Thị trường là tập hợp các gd tài chính
Chợ: chỉ thực hiện gd ở 1 điểm nhất định
Thị trường: ở đâu có gd tài chính ở đo là thị trường.
2. Cấu trúc của Thị trường tài chính
 CĂN CỨ VÀO PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG NGUỒN TC:
• Thị trường nợ (Debt Market)
• Thị trường vốn sở hữu (Stock Market)
• Thị trường phái sinh (Derivative Market)
 CĂN CỨ VÀO TÍNH CHẤT PHÁP LÝ
• Thị trường chính thức
• Thị trường không chính thức
 CĂN CỨ VÀO THỜI HẠN SỬ DỤNG NGUỒN TC:
• Thị trường tiền tệ (Money market)
• Thị trường vốn (Capital market)
 CĂN CỨ VÀO SỰ LUÂN CHUYỂN NGUỒN TC:
• Thị trường sơ cấp (Primary market)
• Thị trường thứ cấp (Secondary market)
 CĂN CỨ VÀO HÌNH THỨC TỔ CHỨC
• Thị trường tập trung (Exchange: Sở giao dịch)
• Thị trường phi tập trung (OTC – Over The Counter)
 Căn cứ vào phương thức huy động nguồn tài chính: căn cứ vào đặc điểm
hangf hóa đc gd trên thị trường TC
• Thị trường Nợ:
- Là thị trường mà tại đó giao dịch các chứng khoán nợ.
=> Người cần vốn huy động vốn dựa trên việc phát hành các chứng khoán nợ như
trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu....
=> Chứng khoán nợ: một thỏa thuận hợp đồng của người đi vay hứa sẽ trả người
nắm giữ công cụ nợ một số tiền nhất định thường xuyên (cả gốc và lãi) cho đến một
ngày nhất định (ngày đáo hạn), khi khoản chi cuối cùng được thực hiện.
• Thị trường Vốn chủ sở hữu:
- Là thị trường mà tại đó giao dịch các chứng khoán vốn chủ sở hữu.
=> Người cần vốn huy động vốn bằng cách phát hành các chứng khoán vốn (cổ phiếu)
bán cho những người có vốn.
=> Chứng khoán vốn: cam kết chia sẻ lợi nhuận thuần và tài sản kinh doanh cho người
nắm giữ.
Công cụ nợ: khi DN phát hành TP để vay vốn thì người mua TP là chủ nợ của DN, DN có
nghĩa vụ phải trả các khoản tiền lãi và vốn gốc khi đến hạn cho những người nắm giữu TP
này. Sau khi TP đáo hạn xong mqh cho vay, đi vay giữa chủ nợ và DN sẽ kết thúc. => k
cần quan tâm kqkd của DN
VCSH: khi mua CP, NĐT là CSH của DN khi đó sẽ k nhận đc số tiền cố định đều đặn
giống như khi mua TP, nếu DN lãi thì đc lãi, DN lỗ thì sẽ phải chịu lỗ. Khi mua CP thì lợi
ích sẽ gắn chặt với hđ kd của DN, nếu DN kinh doanh tốt thì đc hưởng, DN kinh doanh
xấu thì phải chịu => rủi ro cao hơn .
• Thị trường Phái sinh:
- Là thị trường mà tại đó giao dịch các loại hợp đồng phái sinh.
- Tài sản phái sinh (derivatives) là tài sản có giá trị phụ thuộc giá trị tài sản gốc
(underlying assets).
- Tài sản phái sinh được dùng để: phòng vệ hoặc đầu cơ.

- Căn cứ vào Tính chất pháp lý:


- Thị trường chính thức:
- Là thị trường được Pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
VD: thị trường CK sở gd HCM, sở GD HN….
- Thị trường phi chính thức: lãi suất cao, nhận tiền nhanh (tiện)
- Là thị trường không được Pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
VD: chợ đen, tiệm cầm đồ…
=> Khi tham gia thị trường không chính thức, người tham gia sẽ phải đối mặt với
nhiều rủi ro.
Với người thừa vốn: Nguy cư không đòi lại được khoản tiền cho vay.
VD: 2015, Hiệu phó trường THPT Phương Nam (Định Công) vay hàng trăm tỷ rồi bỏ
trốn.
Luật: các tổ chức, cá nhân ngoài NHTM khi cho vay tiền thì lãi suất là do 2 bên thỏa
thuận, nhưng không được vượt quá 150% lãi suất NHNN công bố.
Lãi suất công bố (2015) = 8.25% => theo đúng luật, lãi suất ko được quá 12.5%/năm.
Thực tế: đi vay với lãi suất 3-5%/tháng đến 10-15%/tháng => Là 1 dạng cho vay nặng lãi
=> không thể báo công an.
VD: Các vụ vỡ hụi: 2013 – vỡ hụi 600 tỷ ở Lạng Sơn, 2013 – vỡ hụi 300 tỷ ở tiệm vàng Ý
Loan (Đồng Nai), 11/2018 – vỡ hụi 50 tỷ ở Hậu Lộc, Thanh Hóa.
Chơi hụi: là hình thức góp vốn xoay vòng giúp chúng ta tiết kiệm tiền hoặc mượn tạm tiền
để “cứu cơn nguy cấp” thay vì phải đi vay của ngân hàng, lại không cần thủ tục phiền
phức gì cả.
Rủi ro: Việc chơi hụi chỉ dựa vào niềm tin cá nhân mà không có tài sản bảo đảm (không
có tài sản cầm cố, thế chấp) thì rất dễ gặp sự cố bất trắc. Nhất là chủ hụi, người nắm vai
trò đầu mối cũng nên xem xét có đáng tin hay không và hiển nhiên không nên coi hụi là
hình thức đầu tư để hưởng lãi suất cao. 
Chủ nợ trong quá trình gom tiền hụi cũng gặp chuyện rủi ro. Chẳng hạn, túng thiếu quá
cho nên xài đỡ, hoặc chủ hụi muốn làm giàu, lấy tiền hụi đi cho vay chỗ khác mà bị giựt
nợ thì khi đó chủ hụi xù không trả tiền, thế là bể hụi!
Hoặc mình muốn lời nhiều, không hốt giữa kỳ, đợi tới cuối mới hốt cũng dễ bị tình trạng
mấy con hụi kia sai khi hốt hụi không đóng nữa. Trường hợp này chủ hụi đáng lẽ phải đền,
còn không thì mình mất trắng. Chủ hụi có thể là lừa đảo: Họ tạo ra nhiều dây “hụi ma”
chỉ có một vài người chơi nhưng mạo danh thêm nhiều người khác để tăng thêm số lượng
phần chơi.
Người đi vay: Nguy cơ bị chiếm ddoatj tài sản do không kiểm tra kỹ các điều khoản tính
lãi.
Cơ chế cho vay ở TT tín dụng đen: thế chấp pháp lý.
Tín dụng đen: năm 2018 hoành hành. VD: Thanh Hóa, công ty Nam Long đòi nợ thuê, ép
ng ta trả lãi suất 1000%/năm.
Đổi tiền lẻ ở chùa, chiền.
 Căn cứ vào thời hạn sử dụng nguồn tài chính:
• Thị trường Tiền tệ:
- Định nghĩa:
Thị trường tiền tệ là một bộ phận của thị trường tài chính được chuyên môn hoá
trong việc chuyển giao quyền sử dụng các nguồn tài chính ngắn hạn (mua bán các
chứng khoán có kỳ hạn ban đầu nhỏ hơn 1 năm).
- Đặc điểm:
+ Là nơi giao dịch các chứng khoán nợ ngắn hạn, có tính thanh khoản cao và ít
rủi ro. => lãi suất thấp. DN tham gia TTTT cho phép DN linh hoạt về mặt kì hạn
của các công cụ tài chính, vì tính thanh khoản cao nên khi DN đầu tư 1 tín phiếu
kho bạc 3 tháng thì 2 tháng sau vẫn có người mua với giá thậm chí cao hơn….
Được hưởng 1 phần lãi suất dù k cao => giữ đc sức mua của tiền tệ, giữ đc giá trị
tiền đang có.
+ Là thị trường bán buôn, có khối lượng giao dịch lớn.
+ Chủ thể tham gia TT tiền tệ: chủ yếu là các định chế tài chính lớn: NHTW, các
TCTD, các tổ chức KT, XH và các cá nhân, trong đó NHTM đóng vai trò quan
trọng.
=> Mối quan tâm chủ yếu của các chủ thể tham gia TT tiền tệ, bao gồm cả
người mua và người bán, là tính thanh khoản.
=> Thành viên của TTTT chủ yếu là các TGTC nên quy mô giao dịch cực kỳ
lớn, độ chuyên nghiệp cao.
+ Là thị trường bán buôn, có khối lượng giao dịch lớn (đơn vị: hàng chục tỷ VNĐ)
 Các cá nhân ít có cơ hội tham gia. Chủ yếu là sự tham gia của các TGTC
+ Chủ thể tham gia TT tiền tệ là NHTW và các NĐT có tính chuyên nghiệp cao – là các
định chế, TGTC.
 NHTW: tham gia với vai trò điều hòa lưu thông tiền tệ, làm cho tổng tiền khớp với
tổng giá trị hàng hóa => Là ng điều khiển thị trường.
 TGTC: tham gia để giải quyết nhu cầu thanh khoản, vay nóng trên thị trường tiền
tệ.
- Chức năng:
+ Tạo tính thanh khoản cho nền kinh tế.
+ Huy động nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời đến người cần sử dụng.
+ Là môi trường để NHTW thực hiện chính sách tiền tệ. ( nghiệp vụ thị trường
mở:mua bán TP chính phủ thực hiện khi NHTW phát hành TP chính phủ khi
trong nền kt đang tang trưởng nóng, lạm phát quá cao ảnh hưởng đến ngành kt
gây bất ổn…. kp để đi vay tiền, NHTM mua TP chính phủ, tiền đi về kho tiền,
lượng tiền cơ sở giảm đi, lãi suất chiết khấu, tỉ lệ dự trữ bắt buộc)
NHTW thấy thị trường thiếu hụt tiền mặt thì NHTW bơm thêm tiền vào các
NHTM bằng cách mua lại TP chính phủ

+ Tạo tính thanh khoản cho nền kinh tế => Là chức năng quan trọng nhất, chủ yếu nhất
của TT tiền tệ.
+ Là môi trường để NHTW thực hiện chính sách tiền tệ.
Bởi vì, để có thể thực hiện được CSTT, NHTW phải thực hiện thông qua 1 số công cụ - Thị
trường mở, Dự trữ bắt buộc, Lãi suất chiết khấu.
Mà Thị trường mở là 1 thành phần của Thị trường tiền tệ - giúp NHTW thực hiện được
CSTT: là nơi NHTW mua vào, bán ra các chứng khoán.
 Khi nền kinh tế bị lạm phát: tình trạng thừa thanh khoản => cần rút tiền về =>
NHTW bán chứng khoán ra.
 Khi nền kinh tế có lãi suất liên ngân hàng tăng cao => tình trạng thiếu thanh
khoản => cần bơm tiền ra => mua chứng khoán vào.
 Căn cứ vào thời hạn sử dụng nguồn tài chính:
• Thị trường Tiền tệ:
- Cấu trúc:
 Căn cứ vào phạm vi của các đối tượng giao dịch:
+ Thị trường tiền tệ liên ngân hàng
+ Thị trường tiền tệ mở rộng
 Căn cứ vào đặc trưng các loại hàng hoá (loại công cụ) giao dịch trên
thị trường tiền tệ:
+ Thị trường giao dịch các khoản vốn vay ngắn hạn
+ Thị trường giao dịch mua bán các loại CK ngắn hạn
+ Thị trường ngoại hối
+ TTTT liên ngân hàng:
Là thị trường vốn ngắn hạn do NHTW tổ chức để giải quyết nhu cầu của các NHTM
muốn trao đổi với nhau các khoản vốn tạm thời thừa ở một số NH này với các khoản
vốn tạm thời thiếu ở một số NH khác thông qua các tài khoản của họ ở NHTW nhằm
bù đắp số thiếu hụt quỹ dự trữ bắt buộc.
+ TTTT mở rộng:
Là thị trường mà các chủ thể tham gia được mở rộng hơn so với TTTT liên ngân hàng,
bao gồm các NH, các Công ty kinh doanh, môi giới và công chúng…Đặc trưng của thị
trường là mua bán qua trung gian môi giới tiền tệ
+ Thị trường giao dịch các khoản vốn vay ngắn hạn: chuyên giao dịch các khoản vốn
vay dưới 1 năm. Các khoản vốn vay này được định giá trên cơ sở lãi suất, và không
chuyển nhượng được. => tính thanh khoản thấp hơn.
+ Thị trường giao dịch mua bán các loại CK ngắn hạn: chuyên giao dịch các loại CK
ngắn hạn có thể chuyển nhượng được như: tín phiếu kho bạc, thương phiếu, chứng chỉ
tiền gửi ngân hàng... Chúng được mua bán trên thị trường theo phương thức chiết khấu.
Đây là thị trường năng động, sôi nổi, là bộ phận quan trọng nhất của TTTT. => linh
hoạt , tính thanh khoản cao.
+ Thị trường ngoại hối: chuyên môn hóa việc mua bán các loại ngoại tệ và xác định tỷ
giá cho từng loại ngoại tệ trên cơ sở cung cầu đối với từng loại ngoại tệ đó
 Căn cứ vào thời hạn sử dụng nguồn tài chính:
• Thị trường Vốn:
- Định nghĩa:
Là một bộ phận của thị trường tài chính được chuyên môn hoá đối với các nguồn tài
chính dài hạn (mua bán các chứng khoán có kỳ hạn ban đầu lớn hơn hoặc bằng 1
năm).
- Đặc điểm:
+ Là nơi giao dịch các chứng khoán trung và dài hạn.
=> chia làm 2 nhóm: CK nợ trung, dài hạn và CK vốn chủ sở hữu (cổ phiếu)
=> có tính thanh khoản thấp và rủi ro cao hơn trên TTTT, do đó lãi suất thường
cao hơn TTTT.
+ Chủ thể của TT vốn: bao gồm các chủ thể phát hành, chủ thể đầu tư, chủ thể kiểm
soát, tổ chức và hỗ trợ hoạt động của thị trường.
- Cấu trúc:
+ Thị trường cho vay dài hạn
+ Thị trường CK trung hạn và dài hạn
+ Thị trường tín dụng thuê mua hay cho thuê tài chính
- Thị trường cho vay dài hạn (thị trường cho vay thế chấp – Mortgage): là thị
trường diễn ra hoạt động cho vay các nguồn tài chính dài hạn mà không cần phát
hành các chứng khoán.
- Thị trường tín dụng thuê mua hay cho thuê tài chính: là thị trường trong đó
người cung nguồn tài chính đóng vai trò là người cho thuê cam kết mua tài sản,
thiết bị theo yêu cầu của người thuê (người sử dụng nguồn tài chính) và nắm giữ
quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê.
- Thị trường chứng khoán trung và dài hạn: là bộ phận chủ yếu của thị trường vốn,
là nơi diễn ra hoạt động mua bán các loại CK trung và dài hạn.

 Căn cứ vào sự luân chuyển nguồn tài chính:


• Thị trường Sơ cấp: người bán là người phát hành
- Định nghĩa:
Là thị trường tại đó các chứng khoán được phát hành lần đầu ra công chúng.
- Đặc điểm:
+ Là thị trường hoạt động không liên tục: nó chỉ hoạt động khi có đợt phát hành
chứng khoán mới.
+ Nhà đầu tư cá nhân thường không quen thuộc với thị trường sơ cấp vì việc bán
chứng khoán cho người mua lần đầu tiên thường là các giao dịch kín.
- Chức năng:
+ Tạo ra hàng hóa mới cho nền kinh tế: Thị trường sơ cấp là nơi duy nhất cung cấp
vốn cho người phát hành chứng khoán.
Việc bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp thường được thực hiện thông qua việc
các ngân hàng đầu tư bảo lãnh phát hành (underwriting) chứng khoán.
 Căn cứ vào sự luân chuyển nguồn tài chính:
• Thị trường Thứ cấp: phát hành lại, người bán k là người phát hành
- Định nghĩa:
Là thị trường tại đó giao dịch các công cụ tài chính đã được phát hành trên thị
trường sơ cấp.
- Đặc điểm:
+ Là thị trường hoạt động liên tục.
+ Các giao dịch trên thị trường thứ cấp cung cấp nguồn vốn cho người bán chứng
khoán nhưng người phát hành chứng khoán không thu thêm được tiền từ thị trường
này
+ Người môi giới (Brokers) và Người kinh doanh (Dealers) là những thành phần
quan trọng để một thị trường thứ cấp vận hành tốt.
- Chức năng:
+ Tạo tính thanh khoản cho các hàng hóa trên thị trường tài chính.
Ví dụ: Thị trường chứng khoán New York Stock Exchange and NASDAQ; thị
trường ngoại hối, thị trường phái sinh...
Tạo tính thanh khoản cho các hàng hóa trên thị trường tài chính, bởi vì ở đó các
hàng hóa được mua đi bán lại liên tục.
 Căn cứ vào sự luân chuyển nguồn tài chính:
• Mối quan hệ giữa Thị trường sơ cấp và Thị trường thứ cấp:
- Thị trường sơ cấp cung ứng hàng hóa cho thị trường thứ cấp.
- Thị trường thứ cấp có tác động lại đến việc phát hành các chứng khoán mới
trên thị trường sơ cấp:
+ Tạo ra tính thanh khoản cho hàng hóa trên thị trường sơ cấp. Nếu k có thị trường
thứ cấp thì mua TP và giữ TP 10 năm, nếu nhà đầu tư gặp rủi ro thì họ sẽ mất. Khi
có thị trường thứ cấp thì có thể bán TP cho người khác khi cần => tính linh hoạt
trong sử dụng vốn tăng. TTTC thúc đẩy hđ tài chỉnh phát triển mạnh mẽ, mua bán
trên TTSC sôi động hơn.
+ Quyết định giá cả hàng hóa có thể phát hành được trên thị trường sơ cấp. Nếu
TTTC DN đc đánh giá tốt, tính thanh khoản cao thì lần phát hành tiếp theo sẽ đc
đánh giá cao.
Tạo ra tính thanh khoản cho hàng hóa trên thị trường sơ cấp:
+ Thị trường thứ cấp phát triển => Tạo điều kiện cho thị trường sơ cấp phát hành các
chứng khoán mới thuận lợi hơn.
+ Thị trường thứ cấp thoái trào => Là rào cản đối với việc phát hành các chứng khoán
mới của thị trường sơ cấp.
Thị trường thứ cấp quyết định giá cả của chứng khoán được phát hành trên thị trường sơ
cấp, và quyết định xem chứng khoán có thể phát hành được hay không.
VD: Công ty Kim Long.
 Căn cứ vào hình thức tổ chức:
• Thị trường tập trung/Thị trường niêm yết (Exchanges): (Môi giới)
- Định nghĩa:
Là thị trường có địa điểm giao dịch cụ thể gọi là sàn giao dịch (trading floors) để
thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán.
- Đặc điểm:
Thị trường có các chủ thể chính thức hoạt động và được điều chỉnh theo luật về
TTTC, và thường được cơ quan chủ quản (như Uỷ ban chứng khoán) giám sát.
Exchanges: mức độ chuẩn hóa cao (như siêu thị)
VD: New York Stock Exchanges (giao dịch cổ phiếu), Chicago Board of Trade (giao dịch
hàng hóa – bột mỳ, ngô, bạc, các nguyên vật liệu khác).
• Thị trường phi tập trung/Thị trường giao dịch mua quầy (Over-the-
counter - OTC): Người trung gian
- Định nghĩa:
Là thị trường không có địa điểm giao dịch tập trung, các giao dịch chỉ được thực
hiện thông qua hệ thống máy tính kết nối mạng.
- Đặc điểm:
Các chủ thể không chịu sự điều chỉnh của bất kỳ luật chính thức nào, chỉ hoạt động
theo sự thỏa thuận giữa người mua và người bán theo quy luật cung cầu trên thị
trường.
Dealers có 1 khối lượng securities muốn trade => đứng ra mua bán với bất kỳ investors
nào chấp nhận mức giá họ đưa ra.
OTC dealers giao dịch qua máy tính và biết các mức giá của các dealers khác => thị
trường OTC rất cạnh tranh ko kém thị trường tập trung.
Exchanges – mức độ chuẩn hóa cao => yết CP của hầu hết các DN lớn.
OTC – cũng giao dịch rất nh CP phổ thông của các DN.
TPCP Mỹ được giao dịch trên Thị trường nào? – Cả 2 TT, nhưng OTC nhiều hơn (khoảng
hơn 40 dealers trade).
OTC trade: NCDs, Federal funds, ngoại hối.
3. Các công cụ trên Thị trường tài chính
 Tổng quan về Công cụ (Hàng hóa) trên Thị trường tài chính:
- Định nghĩa:
Công cụ (Hàng hóa) của TTTC là các công cụ mà thông qua nó nguồn tài chính
được chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác. => hợp đồng vay nợ
Công cụ của TTTC là các chứng khoán có giá:
Chứng khoán là các chứng từ dưới dạng giấy tờ hoặc ghi trên hệ thống điện tử, xác
nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng từ đó với người phát
hành.

Như vậy, về mặt thực chất, đối tượng mua bán trên thị trường tài chính là quyền sử dụng
các nguồn tài chính, còn về mặt hình thức, đối tượng trên thị trường tài chính là các
chứng khoán.
 Tổng quan về Công cụ (Hàng hóa) trên Thị trường tài chính:
- Đặc điểm:
• Tính thanh khoản: khả năng dễ dàng chuyển thành tiền(dễ mua bán k)
Giá bán xấp xỉ giấ thị trường của tài sản
Hai điều kiện để đảm bảo tính thanh khoản của mỗi CK:
 Thời gian chuyển đổi phải nhanh chóng và phí tổn thấp (thời gian + chi phí)
 Đồng vốn của CK phải được đảm bảo tránh được sự thăng trầm giá cả của
thị trường
• Tính rủi ro: Tính rủi ro cao, sinh lời cx cao (thu nhập thực tế # thu nhập
kỳ vọng)
Hai loại rủi ro tác động tới giá CK:
 Rủi ro hệ thống (lạm phát, lãi suất, cung – cầu...) : covid 19, khủng hoảng
tài chính
 Rủi ro phi hệ thống (rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính....): rủi ro cá biệt
• Tính sinh lời:
Thu nhập từ CK:
 Lãi từ tổ chức phát hành thực hiện
 Chênh lệch giá mua và bán
 Tổng quan về Công cụ (Hàng hóa) trên Thị trường tài chính:
- Phân loại:
• Theo đặc điểm dòng tiền của tài sản mang lại cho người mua:
 Các chứng khoán nợ
 Chứng khoán vốn chủ sở hữu
 Chứng khoán phái sinh
• Theo thị trường:
 Công cụ (hàng hóa) trên TT tiền tệ
 Công cụ (hàng hóa) trên TT vốn
 Các công cụ trên Thị trường Tiền tệ
• Tín phiếu kho bạc (Treasury Bills – TB)
• Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được.
(Negotiable Bank Certificate of Deposit – NCDs)
• Thương phiếu (Commercial Papers – CP)
• Giấy chấp nhận thanh toán của NH/ Chấp phiếu Ngân hàng
(Banker’s Acceptances – BA)
• Các hợp đồng mua lại (Repurchase Agreements)
• Tín phiếu NHTW (Central Bank Bills)
• Đô la Châu Âu (Eurodollars)
 Các công cụ trên Thị trường Tiền tệ
- Đặc điểm:
 Có thời hạn từ 1 năm trở xuống
 Là các chứng khoán nợ
 Có tính thanh khoản rất cao
 Có độ rủi ro thấp
 Lợi suất kỳ vọng thấp dành cho nhà đầu tư
 Các công cụ trên Thị trường Tiền tệ
- Tín phiếu Kho bạc (Treasury Bills/T-Bills)
Tín phiếu kho bạc là chứng nhận nợ ngắn hạn của Chính phủ do Kho bạc nhà
nước phát hành nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời NSNN.
• Chủ thể phát hành: KBNN và NHTW
• Phương thức phát hành: Đấu thầu/ Bán lẻ. Chủ yếu là đấu thầu. Lựa
chọn người có lãi suất thấp nhất đến khi đủ khối lượng. Đấu thầu đơn
giá: mức lãi suất trúng thầu cao nhất sẽ áp dụng cho tất cả người
trúng thầu. Đấu thầu đa giá: đặt mức giá nào trúng thầu mức giá đó.
• Chủ thể tham gia: chủ yếu là NHTM, một lượng nhỏ do hộ gia đình,
công ty và TGTC khác nắm giữ.
• Giá phát hành: Giá đã chiết khấu. lãi suất chiết khấu.
=> Trái phiếu chiết khấu: k nhận bất kì khoản lãi nào trong suốt hời gian nắm giữ.
Mua TP chiết khấu với giá rất thấp, nhận số tiền bằng mệnh giá. Lãi là chênh lệch
giữa giá mua và mệnh giá.
• Trên thị trường sơ cấp, Tín phiếu Kho bạc được phát hành bằng nhiều hình
thức: đấu thầu, phát hành trực tiếp qua hệ thống Kho bạc, phát hành qua
đại lý.
• Tín phiếu kho bạc là loại tín phiếu chiết khấu. Điều đó có nghĩa là, tín phiếu
được bán thấp hơn mệnh giá và thanh toán theo mệnh giá khi đáo hạn, chứ
không trả lãi theo định kỳ. Trên Thị trường thứ cấp, TPKB ngắn hạn được
niêm yết giá trên cơ sở: khấu trừ lãi tính trên số ngày thực tế đến hạn theo
một năm là 360 ngày.
• Trong đợt phát hành 26/06/2000, chính phủ dự kiến huy động 300 tỷ đồng
(300.000 tín phiếu, mỗi tín phiếu có mệnh giá 1 triệu đồng, kỳ hạn 3 tháng).
Số thành viên dự thầu là 4.
• Phiếu đặt thầu Thành viên A Thành viên B Thành
viên C Thành viên D
• Lãi suất đặt thầu 4,50% 4,95% 4,95% 5,00%
• Khối lượng tín phiếu đặt thầu 100 tỷ đồng 140 tỷ đồng
110 tỷ đồng 100 tỷ đồng
• Các phiếu đặt thầu bao gồm thông tin về lãi suất và khối lượng tín phiếu đặt
thầu.
• Việc xác định khối lượng và lãi suất trúng thầu của tín phiếu kho bạc được
dựa vào khối lượng và lãi suất đặt thầu của các thành viên, và khối lượng tín
phiếu kho bạc chính phủ muốn huy động. Lãi suất phát hành tín phiếu là lãi
suất trúng thầu cao nhất được áp dụng chung cho tất cả các đối tượng trúng
thầu.
• Khối lượng tín phiếu kho bạc trúng thầu được tính theo thứ tự tăng lên của
lãi suất đặt thầu. Tại mức lãi suất đặt thầu cao nhất, mà khối lượng tín phiếu
đặt thầu vượt quá khối lượng dự kiến huy động, thì khối lượng tín phiếu
trúng thầu sẽ được phân chia cho mỗi phiếu đặt thầu, tỷ lệ thuận với khối
lượng tín phiếu đặt thầu của từng phiếu tại mức lãi suất đó.
• Xếp các phiếu đặt thầu theo lãi suất từ thấp đến cao, 3 thành viên đầu có
tổng khối lượng đặt mua là 350 tỷ đồng, lớn khối lượng chính phủ huy động.
Vậy, thành viên D sẽ không trúng thầu.
• Lãi suất trúng thầu là 4,95% áp dụng chung cho cả 3 thành viên A, B & C.
• Thành viên A sẽ mua được toàn bộ 100 tỷ đồng tín phiếu (100.000 tín phiếu).
• Thành viên B và C phải chia nhau khối lượng 200 tỷ đồng tín phiếu còn lại
theo tỷ lệ khối lượng đặt thầu của họ.
• Khối lượng tín phiếu B mua được: 200*140/(140+110) = 112 tỷ Đ (112.000
tín phiếu).
• Khối lượng tín phiếu C mua được: 200*110/(140+110) = 88 tỷ Đ (88.000
tín phiếu).

 Các công cụ trên Thị trường Tiền tệ


- Tín phiếu Kho bạc (Treasury Bills/T-Bills)
Đặc điểm:
• Kỳ hạn: thông thường là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng.
• Hình thức: vô danh
• Rủi ro: Thường được coi là không có rủi ro tín dụng (rủi ro phá sản)
• Tính thanh khoản: Là công cụ an toàn và có tính thanh khoản cao
nhất trong tất cả các công cụ trên thị trường tiền tệ.
• Lãi suất: TB thường được phát hành dưới hình thức chiết khấu, người
mua được mua giảm giá và nhận một số tiền nhất định vào ngày đáo
hạn và không được hưởng lãi hàng tháng.
• 12 tháng => 364 ngày
• Khối lượng của mỗi đợt phát hành tùy thuộc vào khối lượng bù đắp thiếu hụt
ngân sách tạm thời của Chính phủ được phân bổ cho các đợt phát hành.
• Các tín phiếu kho bạc rất hấp dẫn đối với dân chúng vì độ an toàn cao, dễ
chuyển nhượng hơn một số công cụ khác và lãi từ các chứng chỉ này thường
là đối tượng không phải chịu thuế.
• BT đấu thầu TPKB
 Các công cụ trên Thị trường Tiền tệ
- Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được (NCDs)
Chứng chỉ tiền gửi (Bank Certificate of Deposit – CDs) là công cụ vay nợ do
NHTM phát hành, cam kết trả lãi định kỳ cho khoản tiền gửi và sẽ hoàn trả vốn gốc
cho người gửi tiền khi đến hạn.
• Chủ thể phát hành: NHTM, tổ chức tiết kiệm.
• Mệnh giá: NCD thường có mệnh giá rất cao.
• Chủ thể tham gia: chủ yếu là công ty đầu tư, các quỹ đầu tư thị
trường tiền tệ; các ngân hàng và các bộ phận tín thác của ngân hàng,
một lượng nhỏ do hộ gia đình, công ty và TGTC khác nắm giữ.
Mệnh giá: NCD thường có mệnh giá cao (từ 100,000 USD trở lên, nhưng ít – mà chủ yếu
là bội số của 1 triệu USD).
- Trước 1961: CD là công cụ không chuyển nhượng được, nghĩa là người ta
không thể bán chúng cho người khác và NH không mua lại trước ngày đáo
hạn nếu người nắm giữ không trả một số tiền phạt đáng kể.
Lúc đó, lãi suất mà ngân hàng trả cho các loại tiền gửi khác nhau phụ thuộc vào lãi suất
trần do Cục Dự trữ Liên bang ấn định (ngoại trừ tiền gửi không kỳ hạn được định nghĩa là
tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 tháng mà theo luật là không được hưởng lãi). Vì những lý do lịch
sử phức tạp, những mức lãi suất trần này bắt đầu từ mức thấp, tăng dần theo thời hạn, và
vẫn thấp hơn lãi suất thị trường cho đến một thời hạn tương đối dài. Trước khi xuất hiện
chứng chỉ tiền gửi có thể mua bán, những người có tiền để đầu tư trong thời gian một
tháng chẳng có động cơ gì khiến họ gửi tiền vào ngân hàng cả, vì họ sẽ nhận được mức lãi
suất thấp dưới mức thị trường trừ khi họ sẵn lòng ràng buộc nguồn vốn của mình trong
một thời hạn lâu hơn nhiều.
- Vào 1961: nhằm tăng tính hấp dẫn của công cụ này, các NH đưa ra chứng
chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng (Negotiable Bank Certificate of
Deposit – NCDs) đầu tiên, được mua bán trên TT thứ cấp và trở thành một
công cụ phổ biến, quan trọng của các NHTM.
Khi xuất hiện chứng chỉ tiền gửi có thể mua bán, các nhà đầu tư có thể mua chứng chỉ tiền
gửi kỳ hạn 3 tháng hoặc lâu hơn với lãi suất thị trường, và thu lại được toàn bộ hay nhiều
hơn mức đầu tư (tuỳ thuộc vào tình hình thị trường) bằng cách bán nó trên thị trường.
Sự cách tân này giúp các ngân hàng tăng lượng tiền huy động trên thị trường tiền tệ, một
vị thế từng bị lụi tàn trong thời kỳ đầu sau chiến tranh. Nó cũng kích thích sự cạnh tranh
giữa các ngân hàng, mở ra một kỷ nguyên mới.
 Các công cụ trên Thị trường Tiền tệ
- Chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng được (NCDs)
Đặc điểm:
• Kỳ hạn: từ 2 tuần đến 1 năm.
• Hình thức: vô danh
• Rủi ro: Thường được coi là có rủi ro tín dụng (rủi ro phá sản) thấp.
• Tính thanh khoản: Là công cụ an toàn và có tính thanh khoản cao.
• Lãi suất: NCD đem lại một mức lãi suất cố định hàng năm và được
hoàn trả giá mua ban đầu vào ngày đáo hạn.
• Hiện nay, NCD được hầu như tất cả các NHTM lớn phát hành nhằm thu hút
vốn từ các công ty, quỹ hỗ tương, các tổ chức chính phủ...
• Chứng chỉ tiền gửi thường có lãi suất cao hơn lãi suất của các tín phiếu kho
bạc ngắn hạn, trong khi có khả năng thanh khoản cũng khá cao => hấp dẫn
đối với các nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận một người vay có uy tín tín dụng
thấp hơn Kho bạc đó là các ngân hàng thương mại lớn để đổi lấy lợi nhuận
cao hơn.
• So sánh NCDs với Sổ tiết kiệm?
• Giống nhau: đều là giấy nhận nợ của NH
• Khác nhau:
• NCD thường là vô danh, sổ tiết kiệm ghi danh
• NCD thường có mệnh giá lớn và đồng đều; sổ tiết kiệm từ thấp đến cao
phong phú các loại
• NCD có tính thanh khoản cao hơn; sổ tiết kiệm thanh khoản thấp
• Lãi suất: thường NCD thấp hơn, sổ tiết kiệm cao hơn
 Các công cụ trên Thị trường Tiền tệ
- Thương phiếu (Commercial Papers)
Thương phiếu là công cụ nợ ngắn hạn do các công ty có uy tín phát hành để vay
vốn ngắn hạn từ Thị trường tài chính.
• Chủ thể phát hành: Các doanh nghiệp, các định chế tài chính như
Công ty tài chính, Công ty sở hữu Ngân hàng.
• Mệnh giá: thường có mệnh giá rất cao.
• Phát hành: trực tiếp hoặc thông qua đại lý.
• Chủ thể tham gia: ngân hàng, các trung gian tài chính lớn, các doanh
nghiệp khác.
• Nguồn gốc ra đời:
Trong tín dụng thương mại, thực chất là công cụ đòi tiền của người bán đối với người
mua.
Gồm 2 loại: hối phiếu và lệnh phiếu/ kỳ phiếu.
+ Hối phiếu: do người bán phát hành để đòi tiền người mua.
+ Lệnh phiếu/ Kỳ phiếu: do người mua phát hành để cam kết trả tiền hàng hóa dịch vụ khi
đến hạn cho người bán.
Bản chất: là các giấy tờ chứng nhận quyền chủ nợ về số tiền hàng hóa, dịch vụ mua bán
chịu giữa các DN với nhau (do NH hoặc chính các công ty phát hành).
Chỉ các DN tốp trên (có uy tín, có danh tiếng trên Thị trường) mới có thể phát hành –
thương phiếu là unsecured – ko có TS đảm bảo.
Mệnh giá: tối thiểu là 100,000 USD. Chủ yếu là bội số của 1 triệu USD.
Công ty sở hữu ngân hàng (Bank Holding Company - BHC) = Công ty trực tiếp/gián tiếp
sở hữu, kiểm soát, hoặc nắm giữ >= 25% voting shares của 1 ngân hàng.
 Các công cụ trên Thị trường Tiền tệ
- Thương phiếu (Commercial Papers)
Đặc điểm:
• Kỳ hạn: chủ yếu từ 20-45 ngày, tối đa là 270 ngày.
• Hình thức: Có danh.
• Rủi ro: Có khả năng vỡ nợ.
• Tính thanh khoản: Khá thấp.
• Lãi suất: phát hành dưới hình thức chiết khấu, người mua được mua
giảm giá và nhận một số tiền nhất định vào ngày đáo hạn và không
được hưởng lãi hàng tháng.
• 270 ngày = 9 tháng. Tối đa là 9 tháng, bvi UBCK Mỹ (SEC – Securities and
Exchange Commission) quy định Thương phiếu có kỳ hạn trên 270 ngày
phải đăng ký với SEC.
• Không có thị trường thứ cấp/Thị trường thứ cấp hạn chế.
• Lãi suất của CP giống TB

• So sánh Tín phiếu kho bạc (Treasury Bills – TB),Chứng chỉ tiền gửi có thể
chuyển nhượng được, (Negotiable Bank Certificate of Deposit –
NCDs),Thương phiếu (Commercial Papers – CP)
Giống nhau:
- Kỳ hạn: ngắn <1 năm
- Khối lượng gd lớn
- Mục đích phát hành: sử dụng để vay nợ ngắn hạn
Khác nhau:
TPKB NCDs CP
Chủ thể phát Kho bạc nhà NHTM và tổ Các DN, các tổ
hành => quyết nước (chủ thể chức tiết kiệm chức tài chính
định đến các phát hành lớn có uy tín
điểm khác nhau chính: xác định
khác trong đợt phát
hành này khối
lượng phát hành
là bn, lãi suất
phát hành, thời
gian phát hành,
ai trúng thầu) và
NHNN (đại lý
trung gian giúp
KBNN phát
hành ….)
Rủi ro Không do CP có Thấp do quốc Cao
cách tăng thuế, gia nào cx có hệ
đi vay từ các thống các
quốc gia khác và NHTM trong đó
in thêm tiền => các NHTM có
giúp CP trả nợ qhe mật thiết với
nhau, 1 NH vỡ
nợ sẽ ảnh hưởng
đến nhiều NH và
DN khác. Vì vậy
CP luôn đứng
sau hỗ trợ. Nếu
NH gặp tín hiệu
rủi ro về thanh
khoản ngay lập
tức CP sẽ can
thiệp và có các
khoản hỗ trợ.
Tính thanh Cao nhất, an Cao Thấp do về mặt
khoản toàn nhất hình thức
thương phiếu có
danh nên khó có
thể chuyển từ
người nỳ sang
người khác.
Mức độ rủi ro
cao nên tìm
người khác mua
lại sẽ rất khó
Hình thức Vô danh Vô danh Có danh
Lãi suất Thấp nhất do Thấp nhưng cao Cao hơn TPKB
rủi ro thấp hơn TPKB và NCDs
Kỳ hạn
Hình thức phát
hành
Mệnh giá

 Các công cụ trên Thị trường Tiền tệ


- Chấp phiếu Ngân hàng/Giấy chấp nhận thanh toán của Ngân hàng
(Bankers’ Acceptance)
Chấp phiếu ngân hàng bản chất là thương phiếu. Khác với thương phiếu,
chấp phiếu ngân hàng có dấu đóng dấu bảo lãnh chấp nhận thanh toán của
NHTM. (Doanh nghiệp B bán chịu hh cho DN A, DNA phát hành 1 thương
phiếu để cam kết nhận hàng và sẽ trả 1 khoản tiền bằng giá trị hàng hóa và
lãi suất trong tương lai và cam kết đó thể hiện qua thương phiếu.
Đối với chấp phiếu ngân hàng, ngoài hai bên trực tiếp tham gia vào giao dịch
mua bán còn có NHTM. NHA1 nơi DN A mở TK, NH B1 nơi DN B mở TK.
A1 đóng dấu chấp nhận thanh toán lên thương phiếu. Cách 1: trong TH DN
A k có đủ tiền để thanh toán cho DN B vào thời điểm thương phiếu đáo hạn
thì khi đó NH A1 sẽ đứng ra để thanh toán thay cho DN A => chấp nhận
thanh toán của Nh đối với thương phiếu. Cách 2: NH A1 sẽ đứng ra bảo đảm
DN A có khả năng thanh toán cho DN B khi thương phiếu đáo hạn ( bảo
lãnh uy tín)
Chấp phiếu ngân hàng có an toàn cao hơn thương phiếu vì dù DN có mất
tính thanh khoản thì cx sẽ đc các NH đứng sau. Vì thế tính thanh khoản coa
hơn, mức độ rủi ro thấp hơn, lãi suất cx thấp hơn.
DN B yêu cầu sử dụng chấp phiếu ngân hàng trong trường hợp KT khó
khan, DN B k tin tưởng vào DN A, khoảng cách địa lý xa, lần đầu gd với
nhau.
Chấp phiếu Ngân hàng là các hối phiếu kỳ hạn do các công ty ký phát và được
Ngân hàng đảm bảo thanh toán bằng cách đóng dấu “đã chấp nhận” lên đó.
Đặc điểm:
• Kỳ hạn: 30 - 270 ngày.
• Rủi ro: Khả năng vỡ nợ thấp.
• Tính thanh khoản: Cao
• Lãi suất: phát hành dưới hình thức chiết khấu
• Về bản chất, Chấp phiếu Ngân hàng là Thương phiếu, nhưng có sự đảm bảo
thanh toán từ phía Ngân hàng => An toàn cao hơn.
• Ng phát hành: Công ty bán hàng. Chuyển tới Ngân hàng của ng mua, yêu
cầu NH đóng dấu Bảo lãnh chấp nhận thanh toán lên đó.
• Sử dụng khi Exporter không tin vào khả năng thanh toán/ý định thanh toán
của Importer => Yêu cầu phải có sự đảm bảo thanh toán từ 1 Ngân hàng có
uy tín.
• Điều kiện để Ngân hàng ký chấp nhận lên tờ Hối phiếu:
• + Importer phải ký quỹ gửi vào Ngân hàng toàn bộ số tiền của tờ Hối
phiếu/vay tiền từ chính NH đó để ký quỹ.
• + Nếu có đủ uy tín, thì chỉ cần gửi 1 phần số tiền hoặc thậm chí ko cần có
tài khoản ký quỹ.
• Ngoài ra, Importer cũng sẽ phải nộp cho NH 1 khoản phí bảo lãnh – tính
theo tỷ lệ % số tiền đc bảo lãnh, do Ngân hàng quyết định.
 Các công cụ trên Thị trường Tiền tệ
- Hợp đồng mua lại (Repurchase Agreements/Repos) dựa trên tín phiếu kho
bạc.
Khoản vay có sử dụng TS đảm bảo giữa các NH với nhau.
Hợp đồng mua lại là Hợp đồng trong đó người đi vay đồng ý bán một số lượng
nhất định chứng khoán chính phủ (thường là Tín phiếu kho bạc) cho người cho
vay và cam kết sẽ mua lại chúng trong tương lai gần với một mức giá định trước.
• Chủ thể tham gia: Các NHTM, tổ chức tiết kiệm, các định chế phi tài
chính.
• Kỳ hạn: 1-15 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.
• Về bản chất: Là 1 khoản vay nợ có Tài sản đảm bảo. TSĐB ở đây chủ yếu là
các TPCP – Tín phiếu Kho bạc. Thương phiếu và NCDs có nhưng ít.
• Reverse repo: đứng từ góc nhìn của ng cho vay.
• Rủi ro: Thấp (Bởi vì: trong trường hợp xảy ra rủi ro Borrower không thanh
toán được nợ cho Lender khi đến hạn, 1 triệu USD TPKB vẫn thuộc sở hữu
của Lender và Lender có thể bán nó trên thị trường tiền tệ để thu hồi vốn)
=> TPKB đc sd làm vật thế chấp để đảm bảo khả năng thanh tón của
Borrower và làm cho Lender yên tâm khi cho vay.
• Lãi suất: Cao.
• Tính thanh khoản: Thấp (Ko có thị trường thứ cấp cho Công cụ này)
 Các công cụ trên Thị trường Tiền tệ
- Hợp đồng mua lại (Repurchase Agreements/Repos) => nhanh, chủ động
được trong gd của mình, có thể sinh lời trên 100% số vốn đầu tư. => đc
uwua thích bởi các NHTM
Hợp đồng mua lại là Hợp đồng trong đó người đi vay đồng ý bán một số lượng
nhất định chứng khoán chính phủ (thường là Tín phiếu kho bạc) cho người cho vay
và cam kết sẽ mua lại chúng trong tương lai gần với một mức giá định trước.
• Chủ thể tham gia: Các NHTM, tổ chức tiết kiệm, các định chế phi tài
chính.
• Kỳ hạn: 1-15 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.
• Là công cụ huy động vốn được các NHTM cực kỳ yêu thích. Do khi
NHTM huy động vốn NH nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm ( nghiệp vụ
chính. Nhược điểm: NHở thế bị động; khi NHTM nhận tiền gửi sẽ
trích ra một phần dự trữ) => khả năng sinh lời bị hạn chế; vay qua
phát hành cổ phiếu; vay các ngân hàng khác và NHTW (Nhược điểm:
mất thời gian, chờ đợi thủ tục giấy tờ, chờ giải ngân); vay thông qua
phát hành trái phiếu
 Các công cụ trên Thị trường Tiền tệ
- Tín phiếu NHTW (Central Bank Bills)
• Chủ thể phát hành: NHTW
• Mục đích phát hành: Để kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ.
• Chủ thể tham gia: Các NHTM
• Lãi suất: không phụ thuộc vào LS thị trường, do NHTW ấn định.
• Kỳ hạn: khá ngắn (ít hơn 3 tháng)
- Mục đích phát hành: Chỉ được phát hành trong điều kiện lạm phát rất cao.
- Chủ thể tham gia: bắt buộc phải mua.
- Lãi suất: thường khá là thấp – vì nó ko phải để mục đích sinh lời mà mục
đích để ổn định tiền tệ.
- Kỳ hạn: thường theo thời hạn của lạm phát; ko duy trì kỳ hạn dài vì gây ra
nhiều hệ lụy. VD: Khủng hoảng tài chính 2008.
Tín phiếu NHTW Tín phiếu kho bạc
Mục đích Điều tiết kinh tế Vay nợ
Chủ thể NHTW Kho bạc
Bắt buộc các NHTM K bắt buộc
phải mua
Lãi suất ấn định

 Các công cụ trên Thị trường Tiền tệ


- Đô la Châu Âu (Euro Dollars)
Đô la Châu Âu là những trái phiếu ngắn hạn bằng đồng đôla Mỹ được gửi tại các
NH ngoại quốc ở bên ngoài nước Mỹ hoặc tại những chi nhánh ở ngoại quốc của
những NH Mỹ.
Thực chất là trái phiếu ngắn hạn bằng đồng đô la Mỹ ở bên ngoài nước Mỹ.
Nguồn gốc: khoảng 60s-70s XX, các NHTM Mỹ thấy rằng CA là nơi có nguồn USD rất lớn
-> tại sao lại không huy động? -> phát hành trái phiếu ngắn hạn để huy động USD tại CA.
Sau này, việc phát hành không chỉ ở CA mà cả ở Opec, & không chỉ NHTM Mỹ phát hành
mà cả các NHTM các nước khác phát hành
Ví dụ: VCB phát hành trái phiếu bằng USD tại Singapore.
 Các công cụ trên Thị trường Vốn
• Trái phiếu (Bonds)
• Cổ phiếu (Stocks)
• Hợp đồng phái sinh (Derivatives)
 Các công cụ trên Thị trường Vốn
- Đặc điểm:
 Có thời hạn từ 1 năm trở lên
 Có thể là chứng khoán nợ, chứng khoán vốn chủ sở hữu, hoặc chứng
khoán phái sinh.
 Tính thanh khoản và mức độ rủi ro tùy thuộc vào từng loại chứng
khoán.
 Lợi suất kỳ vọng khá cao.
- Tính thanh khoản và mức độ rủi ro tùy thuộc vào từng loại chứng khoán –
tùy xem đó là cổ phiếu hay trái phiếu, tùy xem ng phát hành là chính phủ hay
doanh nghiệp, doanh nghiệp có uy tín cao hay thấp, vv.
- Lợi suất kỳ vọng: cao hơn so với công cụ trên TT tiền tệ - là nơi các NĐT
tung tiền vào để kiếm lời (khác với TT tiền tệ: các NĐT tham gia vì mục đích
thanh khoản)
 Các công cụ trên Thị trường Vốn
- Trái phiếu (Bonds)
Trái phiếu là 1 chứng thư xác nhận nghĩa vụ trả những khoản lãi theo định kỳ và
vốn gốc khi đến hạn của tổ chức phát hành.
Nội dung ghi trên Trái phiếu:
• Mệnh giá (Par Value/Face Value)
• Trái suất (Coupon rate)
• Thời hạn trái phiếu (Maturity)
• Ng nắm giữ trái phiếu = Trái chủ = Chủ nợ của tổ chức phát hành.
• Mệnh giá (Par Value/Face Value): Là số tiền ghi trên bề mặt của Trái
phiếu, thể hiện số vốn gốc mà tổ chức phát hành phải hoàn trả khi trái phiếu
hết hạn.
• Là 1 trong những cơ sở để xác định giá trị của trái phiếu. VN quy định mệnh
giá trái phiếu phát hành = 100k và là bội số của 100k. Mỹ quy định mệnh
giá trái phiếu là 1000 USD.
• Trái suất (Coupon rate): tỷ lệ lãi hàng năm tính theo % trên mệnh giá; là
lãi suất của khoản vay và được thanh toán định kỳ cho đến khi đáo hạn.
• 1 trái phiếu thông thường sẽ ghi mức trái suất này – gọi là trái phiếu
Coupon (Coupon Bond).
• Thời hạn trái phiếu (Maturity): Khoảng thời gian tính từ ngày phát hành
đến khi Trái phiếu đáo hạn.
• Về cơ bản, trái phiếu là 1 công cụ có kỳ hạn (1 năm, 5 năm, 10 năm, 30
năm…).
• Các biến thể khác:
• Trái phiếu chiết khấu – ko có c, mà tiền lãi = chênh lệch giữa giá bán trái
phiếu lúc phát hành và mệnh giá.
• Trái phiếu ko có kỳ hạn – trái phiếu Consol.
• Ngoài ra còn có Trái phiếu có thể mua lại, Trái phiếu có thể chuyển nhượng
được,… có thể đọc thêm.
• Phân biệt Par, c với Price, i.
 Các công cụ trên Thị trường Vốn
- Trái phiếu (Bonds)
Thu nhập từ Trái phiếu:
• Tiền lãi:
• Lãi của lãi:sau mỗi lần nhận được tiền lãi lại gửi NH…
• Chênh lệch giá: giá bán lớn hơn giá mua
Trả đầu kỳ - Trái phiếu chiết khấu
Trả định kỳ - hàng năm hoặc nửa năm – Trái phiếu coupon (Có lãi của lãi).
Trả cuối kỳ - Công trái xây dựng Tổ quốc (chỉ áp dụng Lãi đơn và danh nghĩa).
Trái phiếu coupon:
- Trái phiếu công ty – trả nửa năm 1 lần: Nếu NĐT vì lý do nào đó ko đến nhận lãi
định kỳ, thì tiền lãi đó sẽ được nhập vào gốc, coi như là đc tái đầu tư => hình thức
lãi ghép.
- Trái phiếu chính phủ - trả 1 năm 1 lần: chỉ áp dụng lãi đơn và danh nghĩa.
 Các công cụ trên Thị trường Vốn
- Trái phiếu (Bonds) công cụ khá an toàn
Đặc điểm:
• Có thời gian đáo hạn
• Thu nhập ổn định
• Lãi vay chưa trả là nợ của công ty
• Lãi vay được tính vào chi phí HĐKD
• Người sở hữu trái phiếu là chủ nợ đối với đơn vị phát hành
• Người sở hữu trái phiếu là là đối tượng đầu tiên nhận được tiền lãi
hay giá trị tài sản khi công ty phá sản.
 Các công cụ trên Thị trường Vốn
- Trái phiếu (Bonds)
Phân loại:
• Theo người phát hành:
+ Trái phiếu chính phủ
+ Trái phiếu của DN
• Theo lợi tức TP:
+ TP có lãi suất cố định
+ TP có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi)
+ TP có lãi suất bằng không (zero-coupon)
 Các công cụ trên Thị trường Vốn
- Trái phiếu (Bonds)
Rủi ro khi đầu tư Trái phiếu:
• Rủi ro lãi suất
• Rủi ro tín dụng (rủi ro thanh toán)
• Rủi ro lạm phát
• Rủi ro tỷ giá
• Rủi ro thuế
 Các công cụ trên Thị trường Vốn
- Trái phiếu (Bonds)
Hệ số tín nhiệm tín dụng:
• Các mức tín nhiệm tín dụng được xếp theo thứ tự giảm dần
• Thứ hạng càng cao thì trái phiếu càng ít khả năng bị vỡ nợ và ngược
lại
• Xếp hạng chỉ tiến hành theo đợt phát hành trái phiếu chứ không xếp
hạng tổ chức phát hành
• Mỗi đợt phát hành mới, các trái phiếu lại được đánh giá lại
 Các công cụ trên Thị trường Vốn
- Cổ phiếu (Stocks)
Cổ phiếu là 1 chứng thư hay bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư
đối với 1 phần thu nhập và tài sản ròng của công ty cổ phần.
Một số thuật ngữ:
• Giá trị của Cổ phiếu:
+ Mệnh giá (Par Value/Face Value)
+ Giá trị ghi sổ (Book Value)
+ Giá trị thị trường (Market Value)
+ Giá trị nội tại (Intrinsic Value)
• Cổ tức (Dividend)
• Thời hạn Cổ phiếu: không có thời hạn.
Ng nắm giữ cổ phiếu = Cổ đông = Chủ sở hữu của tổ chức phát hành. Tỷ lệ sở hữu phụ
thuộc tỷ lệ cổ phiếu được nắm giữ.
1. Mệnh giá (Face Value): Là giá trị ghi trên giấy chứng nhận cổ phiếu
Chỉ là giá trị danh nghĩa, chỉ có ý nghĩa lúc phát hành => Chỉ có ý nghĩa về mặt hình
thức, không sử dụng đc để xác định giá trị cổ phiếu.
Mệnh giá quy ước ở VN là 10,000 VNĐ.

2. Giá trị sổ sách (Book Value - BV)


Là giá trị của mỗi cổ phần, căn cứ vào giá trị tài sản ròng của công ty trên Bản cân đối tài
sản.
Giá trị tài sản ròng = Giá trị tổng tài sản - (Giá trị các khoản nợ + Giá trị phần cổ phiếu
ưu đãi)
VD: 1 công ty có 5tr CP, mệnh giá 10,000 VNĐ => giá trị tài sản ròng ban đầu = 50 tỷ
VNĐ.
Sau 5 năm hoạt động, giá trị tài sản ròng của công ty theo sổ sách là 100 tỷ VNĐ
 Lúc này, giá trị của mỗi cổ phần theo sổ sách (giá trị ghi sổ) của mỗi CP là 20,000
VNĐ
3. Giá trị thị trường (market value):
Được xác định theo giá trị tại một thời điểm trên thị trường, phụ thuộc vào cung cầu, thay
đổi theo từng giây, từng ngày
4. Giá trị nội tại (intrinsic value):
Là giá trị hợp lý mà NĐT nghĩ rằng CP nên được bán, đc xác định thông qua các model
=> xác định xem CP đang được bán với giá thấp, cao hay bằng với mức giá mà nó nên
được bán => quyết định có nên đầu tư hay không.

 Các công cụ trên Thị trường Vốn


- Cổ phiếu (Stocks)
Thu nhập từ Cổ phiếu:
• Cổ tức
• Chênh lệch giá
 Các công cụ trên Thị trường Vốn
- Cổ phiếu (Stocks)
Đặc điểm:
• Không có thời gian đáo hạn
• Thu nhập không ổn định
• Cổ tức chưa trả không phải là nợ của công ty
• Cổ tức không được tính vào chi phí hoạt động kinh doanh
• Xác nhận quyền sở hữu đối với công ty phát hành
• Người sở hữu CP là đối tượng cuối cùng trong việc phân chia lợi
nhuận cũng như thanh lý tài sản khi công ty phá sản
 Các công cụ trên Thị trường Vốn
- Cổ phiếu (Stocks)
Phân loại:
• Căn cứ vào việc lưu hành trên thị trường
+ Cổ phiếu đang lưu hành (Outstanding)
+ Cổ phiếu quỹ (Treasury)
• Căn cứ vào quyền của cổ đông
+ Cổ phiếu thường (Common)
+ Cổ phiếu ưu đãi (Preferred)
Quyền được mua CP mới: tránh tình trạng pha loãng quyền lực công ty hoặc bị thâu tóm.
 Các công cụ trên Thị trường Vốn
- Cổ phiếu (Stocks)
Cổ phiếu thường:
Cổ phiếu thường (Common Stock) là loại cổ phiếu mang lại cho người sở hữu nó
những quyền lợi thông thường:
• Quyền tham gia chia lợi nhuận ròng sau thuế: được nhận cổ tức,
được chia tài sản ròng khi công ty giải thể.
• Quyền được tham gia quản lý công ty:
+ Quyền bỏ phiếu bầu và tham gia Hội đồng quản trị.
+ Quyền bỏ phiếu cho những vấn đề hoạt động của công ty (sát nhập, giải thể,…)
+ Quyền kiểm tra sổ sách của công ty
• Quyền được mua cổ phiếu mới.
• Quyền được mua CP mới: tránh tình trạng pha loãng quyền lực công ty hoặc
bị thâu tóm.
 Các công cụ trên Thị trường Vốn
- Cổ phiếu (Stocks)
Cổ phiếu ưu đãi:
Cổ phiếu ưu đãi (Preferred Stock) là cổ phiếu mang lại cho người sở hữu nó được
hưởng những khoản ưu đãi nhất định so với cổ phiếu thường:
• Quyền nhận cổ tức trước các cổ đông có cổ phiếu thường.
• Quyền được chia tài sản do giải thể công ty trước các cổ đông có cổ
phiếu thường.
• Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được xác định trước mà không phụ thuộc
nhiều vào kết quả kinh doanh của công ty.
• Tại sao lại phát hành cp ưu đãi? Và tại sao lại rất ít khi phát hành cp ưu
đãi?
• CP ưu đãi vẫn huy động được vốn mà lại giúp chặn tình trạng pha loãng
quyền lực công ty hoặc nguy cơ bị thâu tóm công ty (do không được tham
gia các quyết định của công ty),
• Hạn chế là phải chịu áp lực trả cổ tức cho cổ đông với một mức tương đối
cố định (cao hơn chi phí cơ hội, không được tính vào chi phí mà lại phải lấy
từ lợi nhuận sau thuế -> không có tác dụng đòn bẩy như khi phát hành trái
phiếu).
• Hạn chế:
• + Cổ đông nắm giữ CP ưu đãi ko đưpcj tham gia bầu cử, ứng cử vào HĐQT
=> ko có quyền tham gia quản lý công ty.
• + Khi lợi nhuận của công ty tăng lên thì cổ tức CP ưu đãi ko đc tăng lên
theo
• => Như trái phiếu.
Người cho vay Người đi vay
Trái Ưu - Thu nhập ổn định. Người cho - Chi phí vay vốn thấp do yêu cầu
phiếu điểm vay có thể dự đoán trước được về lãi suất của người cho vay
mức lãi nhận được. thấp.
- An toàn cao. Do người sở hữu - Lá chắn thuế. Do lãi vay được
trái phiếu là chủ nợ đối với đơn vị tính vào chi phí hoạt động sản
phát hành trái phiếu nên khi công xuất kinh doanh. Khi chi phí hoạt
ty phá sản thì người sở hữu trái động sản xuất kinh doanh tăng
phiếu là đối tượng đầu tiên nhận lên làm cho lợi nhuận trước thuế
được tiền lãi hay giá trị tài sản. giảm đi, dẫn đến chi phí thuế của
doanh nghiệp cũng giảm đi.

- Lãi suất thấp. Cũng vì 2 ưu điểm - Áp lực trả nợ. Do lãi vay chưa
trên nên yêu cầu đối với lãi suất trả là nợ của công ty. Khi công ty
Nhược
trái phiếu cũng thấp hơn phát hành quá nhiều trái phiếu thì
điểm
lãi vay sẽ tăng cao tạo thành áp
lực trả nợ của doanh nghiệp.
- Nếu công ty phát triển, tạo ra - Không gặp áp lực trả nợ do cổ
nguồn thu nhập quá lớn thì thu tức chưa trả không phải là một
Ưu
nhập người cho vay nhận được sẽ khoản nợ của công ty.
điểm
rất lớn từ việc chênh lệch giá.
- Lãi suất cao vì rủi ro cao.
- Rủi ro cao do: - Chi phí vay vốn cao.
+ Thu nhập không ổn định vì cổ - Không có lá chắn thuế do Cổ
tức chưa trả không phải là khoản tức không được tính vào chi phí
Cổ nợ của công ty, khi nào công ty hoạt động kinh doanh.
phiếu muốn thì sẽ trả. Hoặc do chênh
lệch giá khi đầu tư vào đợt sóng
Nhược
xuống.
điểm
+ Người sở hữu cổ phiếu là đối
tượng cuối cùng sau nhà cung cấp,
chính phủ, khách hàng,… trong
việc phân chia lợi nhuận cũng như
thanh lý tài sản khi công ty phá
sản.

• So sánh cp thường và cp ưu đãi:
• Cp thường: cổ tức do HĐQT quyết định, có quyền bầu cử/ bỏ phiếu, thường
phát hành, thứ tự chi trả cổ tức là cuối cùng.
• Cp ưu đãi: cổ tức tương đối cố định, không có quyền bầu cử/bỏ phiếu, rất ít
khi phát hành (phát hành có lựa chọn), thứ tự chi trả cổ tức là sau trái phiếu
và trước cp thường.
• So sánh việc huy động vốn bằng cp và huy động vốn bằng trái phiếu?
• So sánh cp ưu đãi và trái phiếu?
• Là nhà đầu tư bạn thích mua cp hay cp ưu đãi?
 Các công cụ trên Thị trường Phái sinh
- Chứng khoán phái sinh (Derivatives)
Chứng khoán phái sinh (Derivatives) là những hợp đồng tài chính có giá trị phụ
thuộc vào sự biến động giá trị của một tài sản khác - gọi là tài sản cơ sở
(Underlying Asset).
Ba yếu tố nhận biết:
• Phái sinh (Derivative) là một hợp đồng.
• Hợp đồng này tham chiếu đến một tài sản cơ sở (underlying asset).
• Giá trị của hợp đồng phụ thuộc vào sự thay đổi giá của tài sản tham
chiếu.
 Các công cụ trên Thị trường Phái sinh
- Chứng khoán phái sinh (Derivatives)
• Đặc điểm: Làm thay đổi rủi ro của một khoản đầu tư.
• Mục đích:
+ Phòng vệ (Hedging)
+ Đầu cơ (Speculation)
• Phân loại:
+ Quyền mua cổ phần
+ Chứng quyền
+ Hợp đồng kỳ hạn
+ Hợp đồng tương lai
+ Hợp đồng quyền chọn
+ Hợp đồng hoán đổi
• Đặc điểm: đặc điểm quan trọng của tất cả các công cụ phái sinh đều là chúng làm
thay đổi rủi ro của một khoản đầu tư (ví dụ: dự định đầu tư vào vàng).
• Mục đích giao dịch CK phái sinh là để tự bảo hiểm (hedging) hoặc đầu cơ
(speculation).
 Cơ chế phòng vệ: tài sản cơ sở làm bạn thua lỗ thì bạn sẽ có lãi từ CK phái
sinh; tài sản cơ sở làm bạn lãi thì bàn chịu lỗ từ CK phái sinh.
 Đầu cơ: dự báo biến động giá tài sản cơ sở, sau đó mua CK phái sinh dựa
trên dự báo đó.
 Các công cụ trên Thị trường Phái sinh
- Chứng khoán phái sinh (Derivatives)
(1) Quyền mua Cổ phần (Rights)
Là quyền của các cổ đông hiện thời được ưu tiên mua trước cổ phiếu mới phát
hành với giá xác định và trong thời hạn nhất định
Đặc điểm:
• Lượng quyền mua tương ứng với tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ
• Thời hạn ngắn (4-6 tuần)
• Giá trên quyền mua thấp hơn giá thị trường.
• Số lượng cổ phần mua trong đợt phát hành CP phổ thông mới tương ứng với
tỷ lệ cổ phần hiện có của họ trong công ty
• Tại mức giá xác định, thấp hơn mức giá chào mời ra công chúng
• Trong một thời hạn nhất định.
 Các công cụ trên Thị trường Phái sinh
- Chứng khoán phái sinh (Derivatives)
(2) Chứng quyền (Warrants)
Là chứng khoán mang lại cho người sở hữu quyền mua cổ phiếu phổ thông với số
lượng và giá cả nhất định, trong thời hạn nhất định.
Nội dung chứng quyền:
• Số lượng cổ phiếu được mua
• Thời hạn hiệu lực dài (5-10 năm)
• Giá mua cổ phiếu: thường cao hơn giá thị trường 10% (Giá cố định
hoặc giá tăng lên định kỳ)
Chứng quyền thường được phát hành kèm cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu công ty.
(Khác quyền mua: phát hành cho người đang nắm giữ cổ phiếu).
Giá mua cho chứng quyền thường cao hơn giá thị trường của cp tại thời điểm hiện
tại (10%..), vì thời hạn dành cho chứng quyền thường dài (5 năm, 10 năm) và công
ty phát hành chứng quyền kỳ vọng rằng giá cổ phiếu của họ sẽ tăng lên trong tương
lai, có nghĩa là đến khi thực hiện chứng quyền thì mức giá đó vẫn thấp hơn giá thị
trường tại thời điểm thực hiện và đủ hấp dẫn cho NĐT.
 Các công cụ trên Thị trường Phái sinh
- Chứng khoán phái sinh (Derivatives)
(3) Hợp đồng Kỳ hạn (Forwards)
Là một thoả thuận mua hoặc bán 1 tài sản cơ sở với khối lượng xác định, tại một
thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá ấn định vào ngày hôm nay.
Đặc điểm:
• Hợp đồng kỳ hạn được mua bán trên thị trường OTC.
• Đối lập với hợp đồng giao ngay (Spot Contract).
• Giá được hình thành mang tính cá biệt (giữa người mua và người
bán.

Chứng quyền thường được phát hành kèm cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu công ty. (Khác
quyền mua: phát hành cho người đang nắm giữ cổ phiếu).
̶ Là những hợp đồng tùy ý, không được chuẩn hóa, các chi tiết là do người mua,
người bán thỏa thuận cụ thể.
̶ Độ rủi ro cao
Ví dụ về hợp đồng kỳ hạn:
̶ Vào ngày 25/2/2014, A ký hợp đồng kỳ hạn mua của B:
+ 1 tấn gạo 5% tấm
+ Sau 3 tháng (tức là vào ngày 25/5/2014)
+ Với giá Fo=480USD/tấn
̶ B được gọi là người bán kỳ hạn và A là người mua kỳ hạn
̶ Tại thời điểm đáo hạn (sau 3 tháng), cho dù giá gạo trên thị trường là bao nhiêu đi
chăng nữa:
+ B phải bán cho A 1 tấn gạo với giá 480USD/tấn
+ A phải mua 1 tấn gạo của B với giá đó
 Các công cụ trên Thị trường Phái sinh
- Chứng khoán phái sinh (Derivatives)
(4) Hợp đồng Tương lai (Futures)
Là một thoả thuận mua hoặc bán một tài sản cơ sở tại một thời hạn xác định trong
tương lai theo một mức giá đã định trước.
Đặc điểm:
• Được niêm yết trên sở giao dịch (SGD)
+ Các nhà đầu tư mua bán Hợp đồng tương lai thông qua SGD
+ SGD là trung gian, tự động tìm đối tác mua bán
• Hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa
+ Số lượng
+ Chất lượng
+ Thời hạn giao hàng và thời điểm thanh toán
A là người mua và B là người bán trong hợp đồng tương lai VN-Index kỳ hạn 1
tháng với giá Fo, Quy mô hợp đồng: 1 triệu VND x VN-Index
+ Tài sản cơ sở: VN-Index
+ Giá trị 1triệu VND được gọi là hệ số nhân (multiplier) của HĐ, ký hiệu là m
+ Tại thời điểm hiện tại (t=0), VN-Index bằng 530 điểm: So=530
+ VN-Index sau 1 tháng theo cam kết trong hợp đồng bằng 545 điểm: Fo=545
̶ Giả sử sau 1 tháng, VN-Index tăng lên 550 điểm
+ A được lợi và B bị thiệt
+ B phải thanh toán cho A số tiền: 550-545=5 triệu
̶ Giả sử sau 1 tháng, VN-Index giảm xuống 500 điểm
+ B được lợi và A bị thiệt
+ A phải thanh toán cho B số tiền: 545-500=45 triệu
Ví dụ bên bán 100 tấn, có 2 người mua và tổng mua là 100 tấn thì trung gian vẫn có thể
bán cho cả 2 người, không giống forward là chỉ 1 người bán 1 người mua.
 Các công cụ trên Thị trường Phái sinh
- Chứng khoán phái sinh (Derivatives)
(4) Hợp đồng Tương lai (Futures)
Kiểm soát rủi ro thanh toán:
• Trung tâm thanh toán bù trừ (Clearing house) làm trung gian
+ Tìm đối tác, khớp lệnh mua bán
+ Đảm bảo việc thực hiện hợp đồng
• Clearing house yêu cầu các bên mở tài khoản đặt cọc (3-12% giá trị
giao dịch)
• Các khoản lỗ, lãi từ hợp đồng được Clearing house điều chỉnh hàng
ngày trên tài khoản

Giá được điều chỉnh hàng ngày theo điều kiện của thị trường (marking to market daily).
Điều đó có nghĩa là các khoản lãi/lỗ hàng ngày được cộng/trừ vào tài khoản bảo chứng
của mỗi bên.
Độ rủi ro giảm đáng kể bởi sự đảm bảo của SGD => Tính thanh khoản futures cao hơn
forwards
 Các công cụ trên Thị trường Phái sinh
- Chứng khoán phái sinh (Derivatives)
(5) Hợp đồng Quyền chọn (Options)
Là một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua)
hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng hoá tại một
mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định.
Đặc điểm:
• Quyền chọn là một hợp đồng được chuẩn hóa, được giao dịch tập
trung (SGD)
• Quyền chọn có phí trả trước.
 Các công cụ trên Thị trường Phái sinh
- Chứng khoán phái sinh (Derivatives)
(5) Hợp đồng Quyền chọn (Options)
a. Hợp đồng Quyền chọn Mua (Call Option)
Mang lại quyền mua tài sản cơ sở vào một thời điểm nhất định với mức giá định
sẵn (giá thực hiện).
• Mang lại quyền mua, không phải nghĩa vụ mua tài sản
• Người mua quyền chọn sẽ phải trả một khoản phí cho người bán
quyền chọn
• Người mua quyền chọn trong trường hợp dự đoán giá tăng trong
tương lai.

Khi giá TT của tài sản tăng cao hơn giá thực hiện => thực hiện quyền mua tài sản cơ sở
và bán tài sản đó trên thị trường
Khi giá tài sản cơ sở thấp hơn giá thực hiện => Không thực hiện quyền mua và mất phí
quyền chọn

 Các công cụ trên Thị trường Phái sinh


- Chứng khoán phái sinh (Derivatives)
(5) Hợp đồng Quyền chọn (Options)
b. Hợp đồng Quyền chọn Bán (Put Option)
Mang lại cho người sở hữu quyền bán tài sản cơ sở với giá nhất định, trong khoảng
thời gian nhất định.
• Mang lại quyền bán, không phải nghĩa vụ bán tài sản
• Người mua quyền chọn sẽ phải trả một khoản phí cho người bán
quyền chọn
• Người mua quyền chọn trong trường hợp dự đoán giá giảm trong
tương lai.

Khi giá TT của tài sản giảm thấp hơn giá thực hiện => mua tài sản cơ sở trên thị trường
và thực hiện quyền bán tài sản đó
Khi giá tài sản cao hơn giá thực hiện => Không thực hiện quyền bán và mất phí quyền
chọn

 Chức năng:
- Dẫn vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu
- Cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng khoán
- Cung cấp thông tin kinh tê' và đánh giá giá trị doanh nghiệp
- Là môi trường để Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ
 Vai trò:
- Thu hút, huy động các nguồn TC trong và ngoài nước để tài trợ cho nhu cầu
đầu tư và tiêu dùng.
- Khuyến khích tiết kiệm và đầu tư.
- Thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài chính.
- Vai trò trong việc thực hiện chính sách tài chính, chính sách tiền tệ của Nhà
nước.
 Điều kiện cần thiết để phát triển Thị trường tài chính:
(i) Nền kinh tế hàng hóa phát triển, tiền tệ ổn định
(ii) Hàng hoá của thị trường phải đa dạng, phong phú
(iii) Phát triển các Trung gian tài chính
(iv) Hoàn thiện hệ thống pháp luật kiểm soát thị trường tài chính, có tổ chức
quản lý Nhà nước để điều khiển, giám sát thị trường.
(v) Tạo được cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết phục vụ cho hoạt động của Thị
trường tài chính.
(vi) Có đội ngũ các nhà kinh doanh, các nhà quản lý am hiểu các kiến thức của
thị trường tài chính.
• Chương 3: Giá trị thời gian của Tiền

1. Tại sao Tiền lại có giá trị thời gian?


• Tình huống 1:
- Nhận $1,000 ngày hôm nay.
- Nhận $1,000 vào ngày này năm sau.
• Tình huống 2:
- Bỏ ra $1,000 để đầu tư vào ngày hôm nay.
- Số tiền nhận được: $600 vào cuối năm thứ nhất, và $500 vào cuối năm thứ hai.
• Kết luận:
“Tiền tệ có giá trị theo thời gian”
Tức là, 1 đồng tiền nhận được ngày hôm nay có giá trị lớn hơn 1 đồng tiền nhận được
trong tương lai.
Nguyên lý này có tầm quan trọng rất lớn đến quyết định đầu tư nói riêng và các quyết định
tài chính.
Giả sử chúng ta đầu tư 1.000USD hôm nay và sẽ nhận được 600USD ở cuối năm thứ nhất
và 500USD vào cuối năm thứ 2.
Chúng ta không thể đánh giá đầu tư trên là hiệu quả qua con số tổng số tiền thu hồi về lớn
hơn tổng số tiền chi ra.
Như chúng ta đã nói ở trên, một đồng nhận được trong tương lai có giá trị ít hơn một đồng
nhận được ngày hôm nay, do vậy tổng số tiền nhận được trong tương lai 1.100USD có thể
có giá trị ít hơn 1.000USD đầu tư ban đầu.
Tương tự chúng ta cũng không thể nói được rằng 600USD thu về cuối năm thứ nhất và
500USD thu về cuối năm thứ hai giống như 500USD thu về cuối năm thứ nhất và 600USD
thu về cuối năm thứ hai.
Nói tóm lại, tiền tệ xuất hiện ở các ở các thời điểm khác nhau không thể cộng lại đơn giản
với nhau mà không xét đến nguyên lý giá trị tiền tệ theo thời gian.
• Chú ý:
Các dòng tiền ở các thời điểm khác nhau là không thể so sánh được với nhau.
• Nguyên nhân:
- Chi phí cơ hội của tiền.
- Tính lạm phát.
- Tính rủi ro.
1. Chi phí cơ hội của tiền:
Khi bạn đầu tư vào cổ phiếu cũng có nghĩa là chấp nhận bỏ qua cơ hội sinh lời từ việc đầu
tư mua đất.
Dùng tiền đầu tư vào dự án là việc hy sinh lợi ích ngày hôm nay để kỳ vọng vào những lợi
ích lớn hơn ở ngày mai.
Ngay cả khi bạn sử dụng tiền cho tiêu dùng cũng vậy. Một sự tiêu dùng hiện tại sẽ đem lại
cho bạn độ thỏa dụng sớm hơn và cao hơn là sự chờ đợi để dành đến tương lai! Và nếu bạn
chịu “nhịn thèm” chiếc xe Spacy hôm nay để đầu tư kiếm lời và 3 năm sau chẳng lẽ
nào cũng chỉ là chiếc Spacy!  Bạn phải được “thưởng” vì sự trì hoãn tiêu dùng này, phần
thưởng đó là lãi suất (hoặc suất chiết khấu).
2. Tính lạm phát: giá trị của tiền giảm dần qua thời gian do lạm phát.
Tiền tệ sẽ bị mất sức mua trong điều kiện có lạm phát. Trong môi trường lạm phát tiên tệ
sẽ bị mất sức mua theo thời gian. Điều này làm một đồng nhận được trong tương lai có giá
trị ít hơn một đồng nhận được ngay hôm nay.
3. Tính rủi ro:
Những rủi ro của thiên tai hay chiến tranh, sự thay đổi thể chế chính sách hay những thế
lực dữ dội của thị trường cạnh tranh, trạng thái nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái, chủ
trương chính phủ tiếp tục bảo hộ hay mở ra hội nhập, bình yên hay khủng hoảng và vô
vàn những thứ rất khó định lượng khác, luôn rình rập. Bỏ ra đồng vốn trong hoàn cảnh đó,
người ta cần có một phần thưởng để bù đắp.
Trong quản lý tài chính, không chắc chắn rằng những điều mà mình đã dự đoán có thể xảy
ra trong tương lai hay không? Tương lai lúc nào cũng bao hàm một ý niệm không chắc
chắn, do đó một đồng nhận được trong tương lai không thể có cùng giá trị với một đồng
nhận được ngay hôm nay.
 Ở thời điểm hiện tại, để có thể đồng ý bỏ ra 1 khoản tiền cho người khác vay, thì
yêu cầu ngược lại đó là: phải nhận lại được 1 khoản tiền lớn hơn trong tương lai.
 Sự chênh lệch giữa tiền thu được trong tương lai và tiền bỏ ra ở thời điểm hiện tại =
Tiền lãi.
2. Lãi suất
 Định nghĩa:
• Lãi tức (Tiền lãi):
Là con số tuyệt đối phản ánh phần chênh lệch vốn tích luỹ theo thời gian trừ đi vốn
đầu tư ban đầu.
• Lãi suất:
Là tỷ lệ phần trăm tiền lãi tính trên số tiền vay mà người đi vay phải trả cho người
cho vay để có quyền sử dụng vốn vay.
 Công thức:
• Lãi tức:
Lãi tức = Tổng vốn tích luỹ theo thời gian - Vốn đầu tư ban đầu
• Lãi suất:
Lãi suất = Tiền lãi/ Tiền gốc
+ Tiền lãi (interest payment): số tiền mà người đi vay phải trả cho người cho vay
với tư cách là chi phí sử dụng vốn vay
+ Tiền gốc (principal): số tiền mà người đi vay được sử dụng theo hợp đồng tín
dụng
 Hai phương pháp tính Lãi suất cơ bản:
• Lãi đơn:
- Khoản vay đơn (Simple interest): Tiền lãi của mỗi kỳ luôn được tính trên số
vốn gốc đầu tư ban đầu.
- Lãi suất đơn: Lãi suất chỉ tính trên cơ sở tiền gốc ban đầu. Giá trị tính lãi sẽ
không thay đổi trong suốt thời kỳ hợp đồng
FVt = PV(1+i.t)
Trong đó:
+ PV (Present Value): Số tiền gốc bỏ ra ban đầu.
+ FVt (Future Value): Số tiền gốc và lãi thu được sau kỳ thứ t (t= 1 , n)
+ n: Số kỳ đầu tư
+ i: Lãi suất.
Giải thích: t chạy từ 1 đến n => Ví dụ, gửi ngân hàng $1000, lãi suất 6%, kỳ hạn 5 năm.
Tiền ở năm thứ 3 là?
Yêu cầu sinh viên lên chứng minh công thức.
PV là số vốn gốc ban đầu, i là lãi suất
Số tiền lãi mỗi kỳ là: I = I1 = I2 = … = In = PV.i
Số tiền thu được sau n kỳ:
FVn = PV + n.I = PV + n.PV.i
Hay: FVn = PV(1 +n.i)
Phân biệt n với t.
• Bài tập 1:
1 nhà đầu tư dự định mua trái phiếu chính phủ (tính theo lãi đơn) có mệnh giá là 100.000
VNĐ, lãi suất: 10%/ năm, với kỳ hạn 5 năm. Trái phiếu trả gốc và lãi 1 lần sau 5 năm.
Câu hỏi:
a. Xác định tiền lãi thu được sau 5 năm.
b. Tính tổng số tiền nhận về cả gốc và lãi sau 3 năm.
c. Tính tổng số tiền nhận về cả gốc và lãi sau 5 năm.
• Bài tập 2:
Ông A cứ mỗi 3 tháng nhận 30$ từ tài khoản tiết kiệm của mình với lãi suất hàng năm là
6%. Vậy số vốn mà ông A đã gửi vào tài khoản tiết kiệm là bao nhiêu?
 Hai phương pháp tính Lãi suất cơ bản:
• Lãi ghép:
- Khoản vay ghép (Compound interest): Tiền lãi của mỗi kỳ luôn được tính
trên cơ sở là số tiền lãi của các kỳ trước cộng vào vốn gốc làm căn cứ tính lãi
của kỳ sau.
- Lãi suất ghép: Lãi suất tính trên cơ sở tiền gốc ban đầu cộng với tổng số tiền
lãi đã phát sinh trước đó
 Giá trị tính lãi sẽ thay đổi trong suốt thời kỳ hợp đồng.
- Khi 1 khoản tiền đầu tư với lãi ghép, mỗi lần thanh toán lãi là phần lãi đó lại
được tái đầu tư: lãi mẹ đẻ lãi con.
- Giá trị tính lãi sẽ thay đổi trong suốt thời kỳ hợp đồng => Thay đổi = tăng
lên.
- Vẽ sơ đồ ghép lãi cho sv hiểu.
 Hai phương pháp tính Lãi suất cơ bản:
• Lãi ghép:
FVt = PV(1+i)t
Trong đó:
+ PV (Present Value): Số tiền gốc bỏ ra ban đầu.
+ FVt (Future Value): Số tiền gốc và lãi thu được sau kỳ thứ t (t= 1 , n)
+ n: Số kỳ đầu tư
+ i: Lãi suất.
- Trong thực tế, phần lớn các khoản vay đều giả định lãi ghép, vì lãi ghép mặc
định là người cho vay không rút lãi giữa kỳ.
• Bài tập 3:
Công ty A gửi vào ngân hàng M khoản tiền 100 triệu, với lãi suất 10%/năm,
kỳ hạn 1 năm gửi trong 5 năm, trả gốc và lãi 1 lần sau 5 năm.
Yêu cầu:
a. Xác định số tiền (gốc và lãi) có được sau mỗi năm.
b. Xác định số tiền lãi thu được sau 5 năm đầu tư theo lãi kép.
• Bài tập 4:
Bạn gửi 10 triệu VNĐ vào ngân hàng với lãi suất là 3%/năm. Hãy tính số
tiền bạn tích lũy được sau 5 năm với phương pháp tính lãi đơn và lãi ghép.
 Tần suất ghép lãi:
Khi ta gởi hay vay tiền, tổ chức tài chính sẽ báo lãi suất hàng năm (annual
percentage rate, APR).   Nhưng APR chỉ là con số trên giấy tờ.  Mức lãi ta thực
sự hưởng (nếu gởi tiền) hay thực trả (nếu đi vay) gọi là effective annual rate
(EAR), tùy thuộc vào tần suất tính lãi (compounding frequency / interval, n). 
 Tần suất ghép lãi:
• APR (Annual Percentage Rate): Lãi suất công bố theo năm với tần suất
ghép lãi nhất định.
• EAR (Effective Annualized Rate): Lãi suất hiệu quả thường niên.
• Mối quan hệ giữa APR và EAR:
EAR = (1+APR/m)m -1
Trong đó:
+ m là tần suất ghép lãi trong năm.
• Chú ý:
- Ghép lãi hàng năm: EAR = APR
- Ghép lãi liên tục: EAR = eAPR – 1
Khi tần suất ghép lãi không được quy định theo năm, có thể tìm được mối liên
hệ giữa lãi suất công bố và lãi suất hiệu quả thường niên:
3. Giá trị của một khoản tiền đầu tư
• Một khoản tiền đầu tư bất kỳ luôn có 2 giá trị:
- Giá trị hiện tại (PV – Present Value):
Là giá trị của khoản tiền đó tại thời điểm hiện tại.
- Giá trị tương lai (FVn – Future Value):
Là giá trị của khoản tiền đó được tính vào thời điểm n trong tương lai.
Giá trị tương lai (FV) = Giá trị mà khoản đầu tư sẽ đạt đến sau một thời gian nhất định
với một mức lãi suất nhất định.
Các dòng tiền ở các thời điểm khác nhau là không thể so sánh được với nhau.
 Đây là một kỹ thuật sử dụng trong tài chính nhằm đưa các dòng tiền ở các thời
điểm khác nhau về cùng một thời điểm.
Kỹ thuật: Vẽ dòng tiền.
 Giá trị tương lai của 1 khoản tiền đầu tư ở thời điểm hiện tại:
• Lãi suất không thay đổi trong suốt chu kỳ đầu tư
- Lãi đơn:
FVt = PV(1+i.t)
- Lãi ghép:
FVt = PV(1+i)t
Bài tập 7:
Giả sử bạn quyết định mang toàn bộ 100 triệu VNĐ tiền tiết kiệm của bạn đi gửi
ngân hàng, với mức lãi suất 7%, ghép lãi 2 lần/năm. Tính số tiền mà bạn nhận
được sau 2 năm.

Hầu như chúng ta luôn luôn có nhu cầu phải biết được giá trị tương lai của
một lượng tiền tệ bỏ ra ở hiện tại sẽ được thanh toán trong tương lai là bao
nhiêu. Giả sử ngày hôm nay hoặc ngay bây giờ chúng ta bỏ một lượng tiền
100USD gửi vào ngân hàng sau 1 năm nữa thì khi đó giá trị tương lai của
100USD sẽ lớn hơn 100USD và con số cụ thể là bao nhiêu thì chúng ta có
thể dễ dàng tính toán được qua công thức được xác định ngay sau đây.
BT6: Tính toán sử dụng APR và EAR.
Câu hỏi: 100tr hiện tại và 1xx tr sau 2 năm có phải là 2 khoản tiền khác nhau
ko? Thực chất nó là 1: 1xx tr thực ra chính là giá trị của 100tr sau 2 năm.
Giống 10years challenge. => PV và FVn thực tế là các con số khác nhau đo
lường cùng 1 lượng giá trị trong các thời điểm khác nhau => PV = FV0.
Chú ý: Nếu đề bài ko nói gì thì sẽ hiểu là sử dụng lãi ghép.
Chú ý: Dạng bài: biết PV, có i, t thì có thể tính FV.
 Giá trị tương lai của 1 khoản tiền đầu tư ở thời điểm hiện tại:
• Lãi suất thay đổi trong suốt chu kỳ đầu tư
Bài tập 8:
Doanh nghiệp X bỏ vốn đầu tư gửi tiết kiệm Ngân hàng A với số vốn đầu tư
ban đầu 145 triệu. Thời hạn thu hồi vốn 7 năm, lãi suất 2 năm đầu 10%/năm,
lãi suất 3 năm sau: 12%/năm, lãi suất 2 năm cuối 11%/năm. Xác định số tiền
thu được gồm cả gốc và lãi sau 7 năm đầu tư?
Kỹ thuật vẽ dòng tiền.
Chỉ để test xem hiểu bài đến đâu. Còn thường những bài toán phức tạp tính
PV, FV thì chỉ sử dụng 1 loại lãi suất.
 Giá trị tương lai của 1 khoản tiền đầu tư ở thời điểm hiện tại:
Mối quan hệ giữa FVn và PV: phụ thuộc vào 2 đại lượng – lãi suất đầu tư (i)
và thời gian đầu tư (n).
+ Mức lãi suất càng cao, thì sự tăng trưởng giá trị tiền tệ theo thời gian càng
nhanh.
+ Với cùng 1 mức lãi suất bất kỳ, thì giá trị tiền tệ ngày càng trở nên có độ
dốc cao hơn theo thời gian.
FVn tỷ lệ thuận với i và n
 Giá trị hiện tại của 1 khoản tiền dự kiến thu được trong tương lai:
Sử dụng lãi ghép:
FV
PV = n
(1+r )
Bài tập 9:
Giả sử bạn sẽ nhận được $100 sau 2 năm nữa. Với mức lãi suất là 10%, hãy
tính giá trị của khoản tiền đó ở thời điểm hiện tại.
Dạng bài: Biết FV, có i, t, tính PV. R là lãi suất chiết khấu.
Dùng khi: Bạn dự kiến nhận được khoản tiền thừa kế trong 3 năm nữa, và
muốn ước tính xem khoản tiền đó ở thời điểm hiện tại có giá bao nhiêu.
PV : Giá trị hiện tại
FVn: Dòng tiền nhận được vào thời điểm n trong tương lai
i: tỷ lệ chiết khấu
n: số năm tính tới thời điểm tương lai
Nếu không nói gì: mặc định là ghép lãi hàng năm.

 Giá trị hiện tại của 1 khoản tiền dự kiến thu được trong tương lai:
• Tiến trình xác định giá trị hiện tại của một lượng tiền tệ dự kiến trong tương
lai được gọi là chiết khấu.
• Lãi suất được sử dụng để chiết khấu gọi là lãi suất chiết khấu.
• Giá trị hiện tại phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu, hay còn gọi là tỷ lệ chiết
khấu (discount rate).
• Muốn tìm giá trị hiện tại phải xác định bằng cách chiết khấu từ giá trị tương
lai.
• Kỹ thuật đưa dòng tiền tương lai về giá trị hiện tại được gọi là kỹ thuật chiết
khấu – sử dụng rất nhiều trong hoạt động định giá tài sản.
• Giá trị hiện tại phụ thuộc vào lãi suất chiết khấu, hay còn gọi là tỷ lệ chiết
khấu (discount rate) = r. : tỷ suất lợi nhuận

• Giá trị hiện tại của 1 khoản tiền dự kiến thu được trong tương lai:
Bài tập 10:
Để có được 12 triệu sau 4 năm nữa, thì hiện tại ông A phải gửi vào ngân
hàng bao nhiêu tiền? Biết rằng lãi suất ngân hàng ổn định r = 0.5%/tháng,
gửi trong 4 năm.
Bài tập 11:
Gia đình cô B lên kế hoạch cần 15 triệu để cả gia đình đi du lịch vào cuối
năm 2019. Hỏi đầu năm 2017 gia đình cô B phải gửi vào ngân hàng một
khoản tiết kiệm là bao nhiêu? Biết rằng lãi suất tiền gửi ổn định 6%/năm,
ghép lãi hàng quý.
 Giá trị hiện tại của 1 khoản tiền dự kiến thu được trong tương lai:
• Mối quan hệ giữa PV và FVn: phụ thuộc vào 2 đại lượng – lãi suất chiết
khấu (r) và thời gian đầu tư (n).
• + Mức lãi suất càng cao, thì hiện giá tương ứng càng thấp.
• + Với cùng 1 mức lãi suất bất kỳ, thì giá trị tiền tệ ngày càng trở nên có độ
dốc thấp hơn theo thời gian.
• PV tỷ lệ nghịch với r và n
• Kết luận: 1 khoản tiền sẽ có nhiều giá trị tại nhiều thời điểm => Phải tính đc
giá trị của khoản tiền đó vào từng thời điểm tương ứng để có thể so sánh và
đưa ra quyết định.
 Dòng tiền bất kỳ phát sinh trong đầu tư [Dòng tiền biến đổi]
• Giá trị tương lai:
n
FV n=∑ CF t (1+i) n−t
t=0

- Trong đó:
+ CFt: dòng tiền xuất hiện tại thời điểm t (t= 0 , n)
Trong 1 kế hoạch – ko chỉ xuất hiện 1 khoản tiền, mà là nhiều khoản tiền ở
các thời điểm khác nhau – gọi là dòng tiền.
Trong dự án đầu tư các khoản thu nhập và chi phí thường xuyên xuất hiện ở
những thời điểm khác nhau tạo thành một dòng tiền tệ (chuỗi tiền tệ) và được
biểu diễn trên sơ đồ dòng tiền.
Xét 1 dự án đầu tư có những dòng tiền phát sinh ở các thời điểm khác nhau
=> để có thể đánh giá được dự án đó, phải đưa các khoản tiền đó về cùng 1
thời điểm.
Thời điểm có thể ở hiện tại, hoặc tương lai, vv. Tùy sự lựa chọn. Nhưng nhất
định phải đưa về cùng 1 thời điểm để so sánh.
2 đồ thị biểu hiện tiền về vào cuối kỳ và tiền về vào đầu kỳ.
Chứng minh cho sv thấy công thức. Tại sao lại là như thế.
n−0 n−1 n−2 n−3 n−n
CF 0 (1+i ) +CF 1 (1+i) +CF 2 (1+i) +CF 3 (1+i) +…+CF n (1+i) =
n

∑ CF t (1+i)n−t
t =1

 Dòng tiền bất kỳ phát sinh trong đầu tư [Dòng tiền biến đổi]
• Giá trị tương lai:
Bài tập 12:
Một dự án có các dòng tiền thu về như sau: Năm thứ nhất thu về 25 triệu,
năm thứ hai thu được 45 triệu, năm thứ ba thu được 60 triệu. Tính tổng giá trị
tương lai của các dòng tiền này sau 3 năm kể từ thời điểm hiện tại? Biết lãi
suất là 10%/năm.
Tính tổng giá trị tương lai của các dòng tiền này sau 3 năm nếu như các dòng
tiền thu về là vào đầu kỳ?
 Dòng tiền bất kỳ phát sinh trong đầu tư [Dòng tiền biến đổi]
• Giá trị hiện tại:
n
CF t
PV =∑ t
t=0 (1+r )
- Trong đó:
+ CFt: dòng tiền xuất hiện tại thời điểm t (t= 0 , n)
So với việc đưa tiền vào cùng 1 thời điểm trong tương lai để so sánh, người
ta hay thích quy đổi tiền về thời điểm hiện tại hơn (vì tương lai vẫn là 1 cái
gì đó ko chắc chắn, còn hiện tại thì chỉ cần quy đổi về là có thể ước lượng
được số tiền đó nhiều ít thế nào, có lợi hay không - ở ngay thời điểm hiện tại
có thể nhìn nhận nó rất rõ).
Vẫn có thể quy về tương lai, ngoài ra còn cách quy về hiện tại – cách này
phổ biến hơn.
Kỹ thuật chiết khấu các dòng tiền trong tương lai về thời điểm hiện tại = Kỹ
thuật sử dụng trong việc định giá.
 Dòng tiền bất kỳ phát sinh trong đầu tư [Dòng tiền biến đổi]
• Giá trị hiện tại:
Bài tập 13:
Một dự án có các dòng tiền thu về như sau: Năm thứ nhất thu về 25 triệu,
năm thứ hai thu được 45 triệu, năm thứ ba thu được 60 triệu. Biết lãi suất là
10%/năm.
Giả sử bạn đang có trong tay 110 triệu. Liệu bạn có quyết định đầu tư vào dự
án này hay không, nếu:
a. Các dòng tiền thu về vào đầu kỳ
b. Các dòng tiền thu về vào cuối kỳ
 Dòng tiền đều phát sinh trong đầu tư [Dòng tiền niên kim]
• Dòng tiền niên kim cố định (Annuity)
Là dòng tiền có các khoản tiền thu vào hoặc chi ra đều nhau trong 1 khoảng
thời gian nhất định, xuất hiện ở đầu hoặc cuối các thời điểm trong các kỳ của
thời gian đầu tư.
Khi đó: CF1 = CF2 = CF3 = CF4 = ... = CFn = A
• Trường hợp 1: Dòng tiền xuất hiện vào cuối kỳ (Ordinary Annuity)
- Giá trị tương lai:
A
FV ( A)n=
r
[ (r +1)n−1 ]

- Giá trị hiện tại:


PV ( A )=
A
r [
1−
1
(1+ r )
n
]
 Dòng tiền đều phát sinh trong đầu tư [Dòng tiền niên kim]
• Trường hợp 2: Dòng tiền xuất hiện vào đầu kỳ (Annuity Due)
- Giá trị tương lai:
A (r +1)
FV ( A)n= [( r +1)n −1 ]
r
- Giá trị hiện tại:
PV ( A )=
A (r +1)
r [
1−
1
(1+ r)n ]
 Dòng tiền đều phát sinh trong đầu tư [Dòng tiền niên kim]
• Bài tập 14:
Bạn dự định sẽ nhận được 1 khoản tiền là 10 triệu vào tháng tới. Giả sử bạn
đem số tiền đó đi gửi ngân hàng và nhận lãi suất là 0.5%/tháng, ghép lãi
hàng tháng, thì sau 2 năm kể từ thời điểm hiện tại, số tiền bạn nhận được sẽ
là bao nhiêu?
 Bài tập 15:
Bạn dự định sẽ nhận được 1 khoản tiền đều đặn là 10 triệu hàng tháng trong
vòng 2 năm tới. Nếu như cứ mỗi lần nhận tiền bạn đều mang đi gửi ngân
hàng và nhận lãi suất là 0.5%/tháng, ghép lãi hàng tháng, thì sau 2 năm số
tiền bạn nhận được sẽ là bao nhiêu?
So với việc được nhận 200 triệu ngay ở thời điểm hiện tại, bạn sẽ thích lựa
chọn phương án nào? Tại sao?
 Dòng tiền niên kim vĩnh viễn [Perpetuity]
• Dòng tiền niên kim vĩnh viễn là dòng tiền có các khoản tiền thu vào hoặc chi
ra đều nhau, xuất hiện ở đầu hoặc cuối các thời điểm trong các kỳ của thời
gian đầu tư, và kéo dài vô tận.
• Giá trị hiện tại của dòng niên kim vĩnh viễn được tính theo công thức xấp xỉ:
A
PV ( A )=
r
Bài tập 18:
Giá trị hiện tại của một trái phiếu vĩnh cửu là bao nhiêu nếu mỗi năm trả 1
triệu đồng, lãi suất là 10%/năm?
 Dòng tiền niên kim vĩnh viễn tăng trưởng [Growing Perpetuity]
• Dòng tiền niên kim vĩnh viễn tăng trưởng là dòng tiền có các khoản tiền thu
vào hoặc chi ra tăng đều qua thời gian, xuất hiện ở đầu hoặc cuối các thời
điểm trong các kỳ của thời gian đầu tư, và kéo dài vô tận.
• Giá trị hiện tại của dòng niên kim vĩnh viễn được tính theo công thức xấp xỉ:
C1
PV ( C )=
r−g
Trong đó:
+ C 1: khoản tiền nhận được vào thời điểm t=1.
+ r: lãi suất chiết khấu
+ g: tỷ lệ tăng trưởng hàng năm
 Quy tắc 72
 Lựa chọn phương án đầu tư
 Định giá các tài sản tài chính
 Tính giá trị thanh toán cho mua hàng trả góp
 Quy tắc 72
• Là quy tắc dùng để ước lượng nhanh cho một số trường hợp đặc biệt trong
giá trị thời gian.
• Được sử dụng để ước tính thời gian cần thiết để số tiền đầu tư ban đầu được
nhân đôi:
Số tiền hiện tại sẽ nhân lên gấp đôi sau một khoảng thời gian gần bằng 72
chia cho lãi suất ghép.
72
t=
i
 Lựa chọn phương án đầu tư:
• Phương pháp giá trị hiện tại ròng [NPV]
- Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value - NPV) của một khoản đầu tư là
phần còn lại sau khi lấy giá trị hiện tại của các dòng tiền dự kiến thu về trừ
đi giá trị hiện tại của số tiền đầu tư dự kiến.
NPV = PV(dòng tiền thu về) – PV (dòng tiền chi ra)
n n
Ct CF t
NPV =−∑ t
+∑
t=0 (1+r ) t=0 (1+r )t
• Ý nghĩa kinh tế: NPV là số tiền ròng mà hoạt động đầu tư dự kiến đem lại
cho chủ đầu tư, trong đó đã tính tới yếu tố giá trị thời gian của tiền.
 Lựa chọn phương án đầu tư:
• Phương pháp giá trị hiện tại ròng [NPV]
Nguyên tắc đánh giá dựa trên NPV:
- Với 1 dự án cụ thể:
Đồng ý đầu tư nếu NPV là dương, từ chối nếu NPV là âm.
+ NPV < 0 => Dự án không sinh lợi => không chấp nhận dự án
+ NPV > 0 => Dự án sinh lợi => chấp nhận dự án
- Với nhiều dự án cùng 1 lúc:
+ Các dự án độc lập: Lựa chọn tất cả các dự án có NPV > 0.
+ Các dự án loại trừ nhau: Lựa chọn dự án có NPV lớn nhất (trong điều
kiện không bị giới hạn về khả năng huy động vốn đầu tư)
Việc tính toán NPV rất hữu ích khi chuẩn bị ngân sách cho một dự án, bằng
phép tính này nhà đầu tư có thể đánh giá liệu tổng giá trị hiện tại dòng doanh
thu dự kiến trong tương lai có bù đắp nổi chi phí ban đầu hay không. Với
một dự án cụ thể, nếu NPV dương thì nhà đầu tư nên tiến hành dự án và
ngược lại khi NPV âm. Tuy nhiên trong trường hợp có hai sự lựa chọn đầu tư
loại trừ lẫn nhau trở lên thì nhà đấu tư còn phải xét đến chi phí cơ hội nữa,
lúc này, dự án nào có NPV cao nhất sẽ được tiến hành.
Lựa chọn như thế nào là loại trừ nhau?
Lựa chọn như thế nào nếu NPV = 0? Tùy thuộc vào tình hình cụ thể và sự
cần thiết của dự án mà doanh nghiệp có thể quyết loại bỏ hoặc chấp thuận dự
án. Nếu dự án có NPV = 0 mà đem lại các lợi ích phi tài chính cho DN (VD:
uy tín, danh tiếng, giữ giá trị của tiền,…) thì vẫn sẽ thực hiện dự án.
 Lựa chọn phương án đầu tư:
• Phương pháp giá trị hiện tại ròng [NPV]
- Ưu điểm:
+ Cho phép nhìn nhận hiệu quả của dự án xác đáng hơn do có tính đến yếu tố
giá trị về mặt thời gian của tiền
+ Cho phép đo lường trực tiếp giá trị tăng thêm do vốn đầu tư tạo ra, từ đó
giúp cho việc đánh giá và lựa chọn dự án phù hợp với mục tiêu tối đa hoá lợi
nhuận của doanh nghiệp.
- Nhược điểm:
+ Không phản ánh mức sinh lời của đồng vốn đầu tư.
+ Việc xác định việc sử dụng tỷ lệ chiết khấu thích hợp là rất phức tạp. Tỷ lệ
chiết khấu được sử dụng là tỷ suất sinh lời kỳ vọng của người đầu tư hay chi
phí sử dụng vốn.
Không phản ánh mức sinh lời của đồng vốn đầu tư: cùng có NPV là 10tr
nhưng 1 dự án có quy mô 100tr và 1 dự án quy mô 50tr sẽ đem lại cho DN
những lợi ích khác nhau.
 Lựa chọn phương án đầu tư:
• Phương pháp tỷ suất hoàn vốn nội bộ [IRR]
- Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return – IRR) là mức lãi suất mà
tại đó giá trị hiện tại của các khoản thu trong tương lai do đầu tư đưa lại bằng
với giá trị hiện tại của vốn đầu tư.
Nói cách khác, IRR chính là tỷ lệ chiết khấu làm cho NPV của dự án bằng 0.
n
Ct n
CF t
NPV =−∑ t
+ ∑ t
=0
t=0 (1+ IRR) t=0 (1+ IRR)
- IRR phản ánh khả năng sinh lợi của dự án, chưa tính đến chi phí cơ hội của
vốn đầu tư.
 Lựa chọn phương án đầu tư:
• Phương pháp tỷ suất hoàn vốn nội bộ [IRR]
Cách tính IRR:
- Phương pháp thử và xử lý sai số:
+  Tự chọn 1 mức lãi suất. Sử dụng lãi suất đó làm tỷ lệ chiết khấu để tìm giá
trị hiện tại của các khoản thu và giá trị hiện tại của vốn đầu tư.
+ Xác định giá trị hiện tại ròng của dự án với mức lãi suất vừa chọn:
• NPV = 0 => Lãi suất vừa chọn chính là tỷ suất doanh lợi nội bộ của
dự án.
• NPV > 0 => Tiếp tục thử lại bằng cách nâng mức lãi suất tự chọn lên.
• NPV < 0 => Tiếp tục thử lại bằng cách hạ mức lãi suất tự chọn xuống
+ Tiếp tục làm như vậy cho đến khi chọn được một lãi suất làm cho giá trị
hiện tại thuần bằng 0 hoặc xấp xỉ bằng 0 thì lãi suất đó là tỷ suất doanh lợi
nội bộ của dự án.
- Phương pháp nội suy:
+ Chọn một lãi suất r1 sao cho với lãi suất r1: NPV1 > 0
+ Chọn một lãi suất r2 sao cho với lãi suất r2: NPV2 < 0
+ Tính tỷ suất hoàn vốn nội bộ của dự án theo công thức:
 Lựa chọn phương án đầu tư:
• Phương pháp tỷ suất hoàn vốn nội bộ [IRR]
Nguyên tắc đánh giá dựa trên IRR:
- Với 1 dự án cụ thể:
So sánh IRR với tỷ suất chiết khấu thông thường (r).
+ IRR < r => Dự án không sinh lợi => không chấp nhận dự án
+ IRR > r => Dự án sinh lợi => chấp nhận dự án
- Với nhiều dự án cùng 1 lúc:
+ Các dự án độc lập: Lựa chọn tất cả các dự án có IRR > r.
+ Các dự án loại trừ nhau: Lựa chọn dự án có IRR lớn nhất (trong điều kiện
không bị giới hạn về khả năng huy động vốn đầu tư)
 Lựa chọn phương án đầu tư:
• Phương pháp tỷ suất hoàn vốn nội bộ [IRR]
- Ưu điểm:
+ Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ cho phép đánh giá được mức sinh lời
của dự án có tính đến yếu tố giá trị thời gian của tiền tệ.
+ Cho phép dễ dàng so sánh mức sinh lời của dự án với chi phí sử dụng vốn,
thấy được mối liên hệ giữa việc huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong
việc thực hiện dự án đầu tư
- Nhược điểm:
+ Tính IRR tốn nhiều thời gian.
+ Dự án có đầu tư bổ sung lớn làm cho NPV thay đổi dấu nhiều lần, khi đó
khó xác định được IRR. 
+ Do IRR là nghiệm của một phương trình bậc cao (với t>1), nên có thể nhận
ra những khuyết điểm trong những trường hợp sau:
o Phương trình vô nghiệm: không có IRR. Phương pháp hoàn toàn
không sử dụng được.
o Phương trình có nhiều nghiệm: có nhiều IRR. Không biết dùng
nghiệm nào làm mốc chuẩn để so sánh.
 Định giá các tài sản tài chính
• Nguyên tắc định giá:
Chiết khấu tất cả các dòng tiền thu về tại tỷ lệ chiết khấu phù hợp, tổng của
các giá trị hiện tại thu được là giá của tài sản tài chính cần tìm.
=> Về bản chất, định giá chính là sử dụng kỹ thuật chiết khấu dòng tiền về
giá trị hiện tại.
n
CF t
PV =∑ t
t=0 (1+r )
 Định giá các tài sản tài chính
• Định giá tài sản trên Thị trường tiền tệ:
- Các tài sản tài chính trên thị trường tiền tệ thường được bán ra với giá thấp
hơn mệnh giá (trái phiếu chiết khấu).
• Các công cụ này chỉ có một dòng tiền duy nhất là mệnh giá hoàn trả vào
ngày đáo hạn
=> Công thức định giá của tài sản tài chính trên Thị trường tiền tệ:
Par
PV =
i .n
1+
360
Trong đó:
+ Par: Mệnh giá của Tài sản tài chính khi đáo hạn.
+ i: lợi suất yêu cầu bởi nhà đầu tư.
+ n: kỳ hạn của Tài sản tài chính (tính theo đơn vị ngày)
 Định giá các tài sản tài chính
• Định giá tài sản trên Thị trường Vốn:
- Trái phiếu coupon:
Trái phiếu coupon được coi như bao gồm hai loại dòng tiền: Dòng tiền đơn
tương ứng với mệnh giá và dòng tiền niên kim tương ứng với các khoản
coupon chi trả.
PV =
C
i(1−
1
n
+
)
Par
(1+ i) (1+i)
n

Trong đó:
+ C (coupon): Tiền lãi nhận được định kỳ.
+ i: lãi suất yêu cầu của nhà đầu tư.
+ n: số kỳ tính từ thời điểm hiện tại đến khi trái phiếu đáo hạn.
+ Par: Mệnh giá của trái phiếu mà NĐT nhận được tại ngày đáo hạn.
 Định giá các tài sản tài chính
• Định giá tài sản trên Thị trường Vốn:
- Cổ phiếu doanh nghiệp:
Cổ tức không đổi theo thời gian:
D
PV =
r
Trong đó:
+ D: cổ tức thanh toán trong 1 kỳ.
+ r: tỷ suất lợi tức yêu cầu của NĐT.
Bài tập 37:
Cổ phiếu của công ty X có giá là 15USD. Công ty X dự định trả cổ tức là
2USD, và số tiền này dự kiến sẽ không thay đổi trong tương lai. Biết tỉ lệ lợi
tức yêu cầu của nhà đầu tư với cổ phiếu là 12%. Hãy đưa ra lời khuyên của
bạn cho nhà đầu tư?
 Định giá các tài sản tài chính
• Định giá tài sản trên Thị trường Vốn:
- Cổ phiếu doanh nghiệp:
Cổ tức tăng trưởng đều theo thời gian:
D1
PV =
r−g
Trong đó:
+ D 1: cổ tức thanh toán vào kỳ sắp tới gần nhất (t=1).
+ r: tỷ suất lợi tức yêu cầu của NĐT.
+ g: tỷ lệ tăng trưởng cổ tức.
Chương IV: Lợi suất và Rủi ro
1. Thống kê và Các khái niệm liên quan
Thống kê ghi chép các số liệu của một mẫu quan sát (sample) nhằm rút ra các đặc
điểm của mẫu đó, từ đó tìm cách suy rộng thành đặc điểm chung của toàn bộ tổng
thể (population) hoặc để tìm mối liên hệ giữa nhiều quan sát khác nhau.
 Thống kê đơn biến
 Thống kê đa biến
Tính ngẫu nhiên của 1 thống kê.
 Thống kê đơn biến:
- Thống kê đơn biến chỉ làm việc với một mẫu.
- Kết quả của thống kê đơn biến thường bao gồm các giá trị được tập hợp
thành một bộ thống kê mô tả (descriptive statistics). Các giá trị mô tả này
giúp bước đầu hình dung các đặc điểm của biến số đang quan sát.
- Một số giá trị mô tả tiêu biểu cho thống kê đơn biến:
+ Giá trị trung bình (Trung vị)
+ Phương sai
+ Độ lệch chuẩn

 Thống kê đơn biến:


 Giá trị trung bình (µ)
Giá trị trung bình (μ) được coi là biến số cốt lõi của bộ thống kê mô tả, nó
thể hiện giá trị trung tâm của các quan sát, và vì vậy còn được gọi là giá trị
kỳ vọng (Expected value) của biến.
Giá trị trung bình của tổng thể (μ) có thể ước lượng từ trung bình của mẫu ( x
).
- Giá trị trung bình có thể đánh giá bằng những số liệu đã xảy ra trong quá
khứ.
- Giá trị trung bình có thể đánh giá bằng những số liệu dự đoán trong tương lai
(biến ngẫu nhiên).

 Thống kê đơn biến:


 Giá trị trung bình (µ)
- Giá trị trung bình đánh giá từ những số liệu đã xảy ra trong quá khứ:
+ Trung bình cộng:

+ Trung bình nhân:

( )
n 1 /n
μ= √n x 1 x 2 … x n= ∏ xn
i=1

 Thống kê đơn biến:


 Giá trị trung bình (µ)
Áp dụng: Tỷ suất sinh lời của cổ phiếu:
- Lợi tức trong khoảng thời gian nắm giữ (Holding period return - HPR)
+ P1: Giá cổ phiếu tại cuối thời điểm nắm giữ (Giá bán)
+ P0: Giá cổ phiếu tại đầu thời điểm nắm giữ (Giá mua)
+ D1: Tiền cổ tức/Tiền lãi nhận được trong khoảng thời gian nắm giữ
Khi đầu tư vào một cổ phiếu, lợi nhuận bao gồm cổ tức (dividend) và sự chênh lệch
giá (capital gain).
Capital gain yield = Tỷ lệ vốn thặng dư = Có được từ sự thay đổi giá.
Dividend Yield = Tỷ suất cổ tức
Lợi suất trung bình sau 2 năm nắm giữ là: (100%-50%)/2 = 25% → vô lý =>
Trung bình cộng không phản ánh chính xác tính sinh lợi của khoản đầu tư theo
thời gian → sử dụng trung bình nhân → đúng thực tế.

Công thức trung bình cộng lợi suất cổ phiếu:

𝑹𝒆𝒕𝒖𝒓𝒏 (𝑹−)=(𝑹𝟏+𝑹𝟐+…+𝑹𝒏)/𝒏=  ∑𝑹𝒕/𝒏
Công thức trung bình nhân lợi suất cổ phiếu:
 n√ [(𝟏+𝑹𝟏)(𝟏+𝑹𝟐)…(𝟏+𝑹𝒏)] –𝟏
 Thống kê đơn biến:
 Giá trị trung bình (µ)
- Giá trị trung bình đánh giá từ những số liệu dự đoán trong tương lai:
Giá trị trung bình/giá trị kỳ vọng của một biến ngẫu nhiên là giá trị trung
bình trọng số của những khả năng (xác suất (Pi)) có thể xảy ra.

 Thống kê đơn biến:


 Phương sai (σ2)
• Phương sai của 1 thống kê đơn biến phản ánh khả năng các giá trị quan sát
có thể bị lệch xa khỏi giá trị kỳ vọng (μ).
• Phương sai là trung bình trọng số của bình phương các độ sai lệch (khoảng
cách) của tỷ suất sinh lời so với trung vị. Những giá trị nằm xa làm gia tăng
phương sai nhiều hơn những giá trị nằm gần trung vị.
σ 2 ( X ) =E {[ X −E( X) ] }
2

 Thống kê đơn biến:


 Phương sai (σ2)
• Phương sai của tổng thể (σ2) có thể ước lượng từ trung bình của mẫu ( s).
- Phương sai đánh giá bằng những số liệu đã xảy ra trong quá khứ.
- Phương sai đánh giá bằng những số liệu dự đoán trong tương lai (biến ngẫu nhiên).
 Thống kê đơn biến:
 Phương sai (σ2)
- Phương sai ước lượng từ bộ số liệu quá khứ:
Bài tập ví dụ 5: Tính phương sai của tỷ suất sinh lời của cổ phiếu?

 Thống kê đơn biến:


 Phương sai (σ2)
- Phương sai ước lượng từ bộ số liệu dự đoán trong tương lai:
Bài tập ví dụ 6: Tính phương sai của tỷ suất sinh lời của cổ phiếu?

 Thống kê đơn biến:


 Độ lệch chuẩn (σ)
• Độ lệch chuẩn của biến ngẫu nhiên được dùng để đo lường độ phân tán (sai
lệch) xung quanh giá trị trung bình (kỳ vọng) của biến số.
• Độ lệch chuẩn (σ) là thước đo có cùng chức năng như phương sai nhưng ở
bậc 1.
• Độ lệch chuẩn (σ) được tính bằng căn bậc hai của phương sai (σ2).
Bài tập 7: Tính độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lời của cổ phiếu trong Bài tập
5?
Bài tập 8: Tính độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lời của cổ phiếu trong Bài tập
6?
 Thống kê đa biến:
• Chúng ta chỉ tập trung vào các thống kê 2 biến
• Thống kê 2 biến mô tả sự tương quan giữa các giá trị của một cặp quan sát
bao gồm hai biến khác nhau.
• Có 3 loại tương quan chính giữa 2 cặp biến số:
- Thuận chiều
- Ngược chiều
- Không liên quan
• Có 3 thước đo chính đối với thống kê 2 biến:
- Hiệp phương sai (Covar)
- Hệ số tương quan (ρ)
- Hệ số Beta (ꞵ)
 Thống kê đa biến:
 Hiệp phương sai (Covariance/Cov):
• Phản ánh giá trị trung bình của tích các độ lệch đối với từng biến số.
Cov ( x , y ) =E[ ( x i−x ) ( y j− y ) ]
• Ý nghĩa: Hiệp phương sai đo lường độ biến thiên cùng nhau của 2 biến ngẫu
nhiên:
- Cov > 0 => 2 biến số dịch chuyển cùng chiều.
- Cov < 0 => 2 biến số dịch chuyển ngược chiều.
- Cov = 0 => 2 biến số không có sự liên quan
• Phương sai của 1 biến chính là hiệp phương sai của biến đó và chính biến
đó.
• Trong lý thuyết xác suất và thống kê, hiệp phương sai là độ đo sự biến
thiên cùng nhau của hai biến ngẫu nhiên (phân biệt với phương sai - đo
mức độ biến thiên của một biến).
• Nếu 2 biến có xu hướng thay đổi cùng nhau (nghĩa là, khi một biến có giá trị
cao hơn giá trị kỳ vòng thì biến kia có xu hướng cũng cao hơn giá trị kỳ
vọng), thì hiệp phương sai giữa hai biến này có giá trị dương. Mặt khác, nếu
một biến nằm trên giá trị kì vọng còn biến kia có xu hướng nằm dưới giá trị
kì vọng, thì hiệp phương sai của hai biến này có giá trị âm.
 Thống kê đa biến:
 Hiệp phương sai (Covariance/Cov):
- Hiệp phương sai ước lượng từ bộ số liệu quá khứ:
n

∑ ( x i− x)( y j − y )
i , j=1
Cov ( x , y ) =
n−1
- Hiệp phương sai ước lượng từ bộ số liệu dự đoán trong tương lai:
n
Cov ( x , y ) = ∑ Pi , j ( x i−x )( y j− y )
i , j =1

Công thức tính nhanh: Cov ( x , y ) =∑ x i y i−


∑ x i ∑ yi
n
Công thức tính nhanh: Cov ( x , y ) =∑ Pi x i y i−x . y

 Thống kê đa biến:
 Hệ số tương quan (ρ):
- Nhược điểm của Covar:
Hiệp phương sai chỉ phản ánh được độ biến thiên cùng nhau của 2 biến số ngẫu
nhiên, chứ không đo lường được mức độ tương quan giữa 2 biến số đó.
- Để đo lường mức độ tương quan giữa 2 biến số, chúng ta sử dụng thước đo
là Hệ số tương quan (ρ).
 Thống kê đa biến:
 Hệ số tương quan (ρ):
- Hệ số tương quan (ρ) là một giá trị được chuẩn hóa của Covar, bằng cách
chia Covar với tích độ lệch chuẩn của cả hai biến số.
Cov ( x , y )
ρ (x , y )=
σx σ y
- Ý nghĩa:
+ ρ = -1 => 2 biến số hoàn toàn ngược chiều nhau
+ ρ = 1 => 2 biến số hoàn toàn cùng chiều nhau
+ ρ = 0 => 2 biến số hoàn toàn không có mối tương quan
- Chú ý: Các giá trị của ρ luôn nằm trong khoảng [-1,1]
Các giá trị khác của ρ trong khoảng (-1,1) cho biết mức độ phụ thuộc giữa các biến.
 Thống kê đa biến:
 Hệ số Beta (β)
- Nhược điểm của Hệ số tương quan (ρ):
Hệ số tương quan (ρ) cho biết mức độ liên quan của 2 biến với nhau, nhưng ρ
không phản ánh được chiều tác động của tương quan đó đối với một trong 2 biến.
- Để đo lường độ dốc trong mối quan hệ hồi quy giữa 2 biến x và y, chúng ta
sử dụng thước đo là Hệ số Beta (β). Hệ số Beta (β) thể hiện 1 đơn vị thay đổi
của x tạo nên bao nhiêu thay đổi của y.

 Thống kê đa biến:
 Hệ số Beta (β)
- Để đo lường xem 1 đơn vị thay đổi của x dẫn đến bao nhiêu đơn vị thay đổi
của y, chúng ta sử dụng Hệ số β (y, x)
Cov ( y , x ) Cov ( y , x )
β( y , x)= =
σx σ x Var (x)
Bài tập 13: Tính hệ số Beta của tỷ suất sinh lời giữa Cổ phiếu A với Trái phiếu B
trong Bài tập 9? Có nhận xét gì về sự thay đổi của tỷ suất sinh lời giữa 2 loại tài sản
này?
Câu hỏi tương tự về sự tương quan giữa Trái phiếu B với Cổ phiếu A.
Bài tập 14: Tính hệ số Beta của tỷ suất sinh lời giữa Cổ phiếu X với Cổ phiếu Y
trong Bài tập 10? Có nhận xét gì về sự thay đổi của tỷ suất sinh lời giữa 2 loại tài
sản này?
Câu hỏi tương tự về sự tương quan giữa Cổ phiếu Y với Cổ phiếu X.
Note: Cov (y,x) = Cov (x,y)
2. Lợi suất và Rủi ro
 Sự đánh đổi giữa Lợi suất và Rủi ro:
• Lợi suất (Return) là tỷ lệ giữa các khoản thu nhận được so với khoản đầu tư
ban đầu. Trong thống kê nó được biểu thị bằng giá trị trung bình (μ).
• Rủi ro (Risk) phản ánh khả năng thu nhập thực tế có thể khác xa so với thu
nhập kỳ vọng. Trong thống kê thước đo thường dùng của rủi ro là độ lệch
chuẩn (σ).
• Quy luật quan trọng của tài chính: Rủi ro đi đôi với lợi suất
“High Risk, High Return”
Từ quan sát sự thay đổi giá cổ phiếu, có thể ước tính được Lợi suất và Rủi ro của CP đó.
Cao hơn hay thấp hơn thì đều là rủi ro => Không phải cứ rủi ro là xấu.
Vẽ đồ thị biểu diễn ra cho sinh viên nhìn, về expected value vs actual value.

Sở dĩ rủi ro phải đi đôi với lợi suất, là vì trong tài chính luôn giả định:
- Investors are all rational – luôn lựa chọn theo lý trí – cái gì có lợi thì chọn, và sự
lựa chọn đó luôn đồng nhất.
- Investors are all risk-averse.
 Các thái độ khác nhau đối với rủi ro:
• Người né tránh rủi ro là những người lựa chọn phương án ít rủi ro hơn mặc
dù phương án ít rủi ro và phương án nhiều rủi ro có lợi suất kỳ vọng giống
nhau.
• Người trung lập với rủi ro chỉ sử dụng duy nhất giá trị kỳ vọng của khoản
đầu tư làm thước đo cho quyết định đầu tư.
• Người ưa thích rủi ro lựa chọn phương án có rủi ro cao hơn để kỳ vọng thu
về được nhiều hơn.
Sở dĩ rủi ro phải đi đôi với lợi suất, là vì trong tài chính luôn giả định:
- Investors are all rational – luôn lựa chọn theo lý trí – cái gì có lợi thì chọn, và sự
lựa chọn đó luôn đồng nhất.
- Investors are all risk-averse.
Chứng minh: Trong thực tế, không phải lúc nào NĐT cũng là những người e ngại rủi ro.
 Các thái độ khác nhau đối với rủi ro:
• Theo lý thuyết, đại đa số các nhà đầu tư đều là những người né tránh rủi ro:
Tất cả những NĐT đều mong muốn đạt được mức lợi suất đầu tư tối đa ứng
với mỗi mức rủi ro của từng danh mục.
 Nếu phải lựa chọn giữa 2 loại tài sản:
+ Với cùng 1 mức lợi suất kỳ vọng μ, tài sản nào có độ lệch chuẩn σ thấp hơn sẽ
được ưu tiên hơn.
+ Với cùng 1 mức độ rủi ro σ, tài sản nào có lợi suất kỳ vọng μ cao hơn sẽ được ưu
tiên hơn.
Đây là nguyên tắc đầu tư đầu tiên.
 Các thái độ khác nhau đối với rủi ro:
• Các NĐT có mức e ngại rủi ro không giống nhau.
• Độ e ngại rủi ro (A): Mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi NĐT trong mối
tương quan với lợi suất đầu tư mà họ có thể nhận được.
• Mỗi NĐT khác nhau sẽ có 1 chỉ số A khác nhau, tùy thuộc vào tâm lý
của NĐT đó và khối lượng tài sản mà họ đang sở hữu.
• Các NĐT có mức e ngại rủi ro cao hơn sẽ đòi hỏi mức đền bù rủi ro
tương ứng nhiều hơn mới chấp nhận đầu tư.

Các NĐT có mức e ngại rủi ro cao hơn sẽ đòi hỏi mức đền bù rủi ro tương ứng nhiều hơn
mới chấp nhận đầu tư.
=> Đây là nguyên tắc đầu tư thứ 2.
 Các thái độ khác nhau đối với rủi ro:
• Hàm hữu dụng (Utility Function):
1
U =E ( r )− A σ 2
2
U = Giá trị hữu dụng của khoản đầu tư
A = Độ e ngại rủi ro của NĐT
E(r) = Lợi suất đầu tư kỳ vọng của khoản đầu tư (Giá trị trung bình)
σ = Rủi ro của khoản đầu tư (Độ lệch chuẩn)
• Các NĐT khi xem xét các danh mục đầu tư khác nhau sẽ lựa chọn DMĐT
nào đem lại cho họ giá trị hữu dụng U lớn nhất.
• Risk averse => A>0
• Risk neutral => A=0 => Các NĐT trung lập sẽ đánh giá mức độ hữu dụng
của 1 DMĐT chỉ căn cứ trên tỷ suất lợi nhuận ước tính E® mà ko quan tâm
đến mức độ biến động hay độ rủi ro của DMĐT đó. Quyết định đầu tư của họ
là căn cứ trên mức độ lợi nhuận: Lợi nhuận càng cao càng tốt, bất kể DMĐT
đó rủi ro thế nào.
• Mức độ rủi ro ko liên quan đến các NĐT trung lập, nghĩa là họ không đòi hỏi
mức đền bù cho rủi ro.
• Risk lover => A<0
• Cách tính A: Sẽ học kỹ hơn ở môn phân tích đầu tư chứng khoán, quản trị
DMĐT, QTRR, vv.
• Các NĐT khi xem xét các danh mục đầu tư khác nhau sẽ lựa chọn DMĐT
nào đem lại cho họ giá trị hữu dụng U lớn nhất. => Nguyên tắc đầu tư thứ 3.
3. Đa dạng hóa Danh mục đầu tư
 Danh mục đầu tư:
• Định nghĩa:
- Một danh mục đầu tư (Investment Portfolio) là một tập hợp của nhiều khoản
đầu tư khác nhau.
• Tính mức Lợi suất kỳ vọng và Rủi ro của 1 Danh mục đầu tư:
- Xét 1 danh mục đầu tư (P) gồm có 2 tài sản tài chính là A và B.
- Khi đó:
+ Lợi suất của P là giá trị trung bình trọng số của lợi suất từng tài sản trong
DMĐT:
E ( r P )=w A E(r A )+w B E(r B)
Bài tập 17: Tính lợi suất của 1 danh mục đầu tư (P) bao gồm 2 tài sản A và B như ở
Bài tập 9. Biết trọng số của A trong danh mục là 60%.
 Danh mục đầu tư:
- Xét 1 danh mục đầu tư (P) gồm có 2 tài sản tài chính là A và B.
- Khi đó:
+ Mức rủi ro của P được tính theo công thức:
B B
σ 2P=∑ ∑ w i w j cov ( i , j )
i=A j =A
2 2 2 2 2
σ =w σ + w σ +2 w A wB cov ( A , B )
P A A B B

Bài tập 18: Tính mức độ rủi ro của 1 danh mục đầu tư (P) trong Bài tập 17.
Bài tập 19: Tính lợi suất của 1 danh mục đầu tư (P2) bao gồm 2 tài sản X và Y như
ở Bài tập 10. Biết trọng số của X trong danh mục là 50%.
Nhận xét Std. Dev. Của P khi: Rho = 0, Rho = -1, Rho = 1.
=> Rút ra kết luận đối với đa dạng hóa: Lựa chọn các TS có sự biến động ngược chiều.
 Lợi ích của việc đa dạng hóa danh mục đầu tư:
• Thực chất, việc đa dạng hóa danh mục đầu tư là việc giúp cho các rủi ro cá
biệt (specific risk hoặc non-systematic risk) được kết hợp với nhau trong một
danh mục đầu tư.
• Đặc điểm của các rủi ro cá biệt là nó tác động theo chiều hướng khác nhau
lên các tài sản khác nhau.
• Nếu một danh mục đầu tư có các tài sản dịch chuyển ngược hướng với nhau,
Covar âm giữa các tài sản đó sẽ làm tổng σ của danh mục đầu tư nhỏ đi, đó
là lý do tại sao việc đa dạng hóa lại làm cho danh mục đầu tư có lợi hơn đầu
tư riêng lẻ.
Chương V: Tài chính Doanh nghiệp
TCDN là khâu cơ sở trong HTTC:
- Là Khâu cung cấp nguồn thu cho các khâu khác trong nền kinh tế.
 Phân biệt với Khâu Nhà nước: là khâu chủ đạo, đóng vai trò điều phối các dòng
tiền luân chuyển trong nền kinh tế.
 Còn Khâu TCDN là bộ phận tạo rao nguồn tài chính mới, là cái nôi sinh ra tiền. Vì
Tiền được quy đổi bằng giá trị hàng hóa dịch vụ tạo ra thêm cho nền kinh tế, mà
hàng hóa dịch vụ thì được sản xuất bởi DN
 TCDN là 1 Khâu cực kỳ quan trọng, không thể thiếu trong HTTC.
1. Một số vấn đề chung về TCDN
 Các hình thức tổ chức doanh nghiệp:
Định nghĩa:
Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, thực hiện các hoạt
động kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích làm tăng giá trị của chủ sở hữu.
Các hình thức tổ chức doanh nghiệp:
• Kinh doanh cá thể (Sole Proprietorship)
• Kinh doanh hợp vốn (Partnership)
• Công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability Company)
• Công ty cổ phần (Corporation)
 Các hình thức tổ chức doanh nghiệp:
Định nghĩa:
Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, thực hiện các hoạt
động kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích làm tăng giá trị của chủ sở hữu.
Các hình thức tổ chức doanh nghiệp:
• Kinh doanh cá thể (Sole Proprietorship)
• Kinh doanh hợp vốn (Partnership)
• Công ty trách nhiệm hữu hạn (Limited Liability Company)
• Công ty cổ phần (Corporation)
 Các hình thức tổ chức doanh nghiệp:
• Doanh nghiệp tư nhân (Sole Proprietorship)
- Do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của
mình.
- Trách nhiệm vô hạn.
- Lợi nhuận của DN phải chịu thuế TNCN, không phải chịu thuế TNDN.
Trách nhiệm vô hạn: DN nợ bao nhiêu thì phải chịu bấy nhiêu => Nhược điểm.
Bị đánh thuế 1 lần => Ưu điểm.
 Các hình thức tổ chức doanh nghiệp:
• Công ty hợp danh (Partnership)
- Công ty hợp danh là dạng tổ chức doanh nghiệp thỏa mãn các điều kiện sau:
(i) Có các thành viên hợp danh (general partnership) chịu trách nhiệm vô
hạn đối với công ty, và ngoài ra có thể có thành viên góp vốn (limited
partnership);
(ii) Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá
nhân đối với các nghĩa vụ của công ty;
(iii) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty
trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
- Đặc điểm:
+ Giới hạn quỹ của công ty được nâng lên
+ Khả năng huy động vốn vẫn kém và vẫn chịu thuế suất cao
 Các hình thức tổ chức doanh nghiệp:
• Công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC)
- Công ty TNHH là tổ chức doanh nghiệp cho phép bảo vệ tài sản riêng của
người sở hữu khỏi trách nhiệm nợ của doanh nghiệp, và bên cạnh đó là một
số trách nhiệm dân sự.
- Ưu điểm:
+ Các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm
vi số vốn góp.
+ Việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp;
+ Nếu muốn người tham gia có thể chuyển nhượng quyền sở hữu của mình cho
người khác mà không gặp quá nhiều khó khăn
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn bị đánh thuế thu nhập doanh nghiệp
 Các hình thức tổ chức doanh nghiệp:
• Công ty trách nhiệm hữu hạn (LLC)
- Hạn chế:
+ Vì đã là pháp nhân độc lập nên việc ra quyết định đối với công ty trách nhiệm hữu
hạn phức tạp hơn;
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu nhiều điều chỉnh pháp lý hơn là doanh nghiệp
tư nhân hay công ty hợp danh;
+ Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có
quyền phát hành cổ phiếu, và cũng vì lý do này nên việc chuyển nhượng không thể
diễn ra một cách dễ dàng.
 Các hình thức tổ chức doanh nghiệp:
• Công ty Cổ phần (Corporation)
- Công ty cổ phần là thực thể kinh tế duy nhất được phép phát hành cổ phiếu
và huy động thêm vốn chủ sở hữu từ cổ đông.
- Ưu điểm:
+ Trách nhiệm của thành viên công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn.
+ Việc phân chia tài sản thành cổ phiếu khiến việc chuyển nhượng quyền sở hữu là
tương đối dễ dàng;
+ Công ty cổ phần gần như không bị giới hạn về khả năng huy động vốn;
+ Thuế của công ty cổ phần là thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Khi niêm yết trên thị trường chứng khoán, việc chuyển nhượng quyền sở hữu dễ
dàng hơn do có thị trường thứ cấp.
 Các hình thức tổ chức doanh nghiệp:
• Công ty Cổ phần (Corporation)
- Hạn chế:
+ Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông
có thể rất lớn, thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng
nhau về lợi ích;
+ Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần là tương đối phức tạp;
+ Nguy cơ bị thâu tóm là rất cao do có sự dễ dàng chuyển nhượng quyền sở hữu;
+ Cổ đông của công ty cổ phần có nguy cơ bị đánh thuế trùng (một lần đối với thuế
thu nhập doanh nghiệp và một lần là thuế thu nhập cá nhân trên cổ tức được hưởng).
 Sự xung đột về mặt lợi ích trong Doanh nghiệp:
- Người quản lý và Cổ đông.
- Người quản lý và Người cho vay.
- Cổ đông và Người cho vay.
- Khái niệm Tài chính Doanh nghiệp:
Tài chính Doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ tài chính giữa Doanh nghiệp với
các chủ thể trong nền kinh tế trong phạm vi hoạt động của Doanh nghiệp.
Các quan hệ Tài chính Doanh nghiệp chủ yếu:
+ Quan hệ giữa Doanh nghiệp với Nhà nước
+ Quan hệ giữa Doanh nghiệp với thị trường tài chính
+ Quan hệ giữa Doanh nghiệp với các thị trường khác
+ Quan hệ trong nội bộ Doanh nghiệp
Tài chính – sự vận động vào và ra khỏi 1 quỹ tiền tệ của dòng tiền.
Đối tượng nghiên cứu của chúng ta ở chương này là Doanh nghiệp – sẽ nghiên cứu dòng
tiền vào và dòng tiền ra của DN.
Nhưng chúng ta cũng biết rằng, mỗi khi dòng tiền đi vào túi của bạn, hay mỗi khi dòng
tiền nó đi ra khỏi túi tiền bạn, thì đi kèm với nó sẽ là nảy sinh mối quan hệ kinh tế - tức là
mối quan hệ về lợi ích giữa bạn và đối tác. Với DN cũng thế. Khi DN huy động được tiền
từ việc phát hành trái phiếu, sẽ nảy sinh mqh về lợi ích giữa DN và các NĐT. Khi DN bỏ
tiền ra để mua, nhập hàng về bán, đồng thời với hoạt động đó sẽ là mqh kinh tế nảy sinh
giữa DN và nhà cung cấp, vv.
Mà các bạn thấy, 1 ngày DN nó phải có hàng chục, hàng trăm giao dịch phát sinh, nghĩa
là có hàng trăm, hàng chục mqh được tạo lập giữa DN với các đối tác khác
=> Tổng hòa các mqh đó được gọi là Hệ thống quan hệ tài chính giữa DN với các chủ thể
khác trong nền kinh tế. Và TCDN sẽ nghiên cứu về cái Hệ thống quan hệ tài chính đó.
 Khái niệm Tài chính Doanh nghiệp:
• Đặc điểm:
(i) TCDN gắn liền với các hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
(ii) TCDN gắn liền với hình thức sở hữu của Doanh nghiệp
(iii) Mọi sự vận động của các nguồn tài chính của Doanh nghiệp đều nhằm đạt tới
mục tiêu kinh doanh là tạo ra giá trị.
• Vai trò:
(iv) Đảm bảo huy động đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động của Doanh nghiệp
(v) Góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp
(vi) Giám sát kiểm tra chặt chẽ các hoạt động
 Các quyết định tài chính của Doanh nghiệp:
• Quyết định Đầu tư (Investment Decision)
- Nên mua sắm các loại máy móc, thiết bị, nhà xưởng nào để phù hợp với loại
hình sản xuất kinh doanh lựa chọn?
- Với quy mô đó, sẽ cần có bao nhiêu nguyên vật liệu và tiền dự trữ để bắt đầu
và duy trì quá trình sản xuất kinh doanh?
• Quyết định Tài trợ (Financing Decision)
- Với lượng vốn cần thiết như đã hoạch định ở trên, Doanh nghiệp sẽ huy động
nguồn quỹ dài hạn từ đâu?
- Cấu trúc vốn như thế nào thì sẽ là tối ưu?
• Quản trị Vốn lưu động (Working Capital Decisions)
- Hoạt động tài chính hàng ngày nên được quản lý như thế nào để đảm bảo
duy trì được khả năng chi trả?
Bởi mục đích kinh tế cuối cùng của các DN là tối đa hóa khả năng sinh lời của đồng vốn –
tối đa hóa lợi nhuận
 Mọi hoạt động của TCDN, từ việc huy động vốn để tài trợ cho các hoạt động kinh
doanh, phân phối các nguồn lực tài chính cho các dự án kinh doanh, cho đến việc
quản lý quá trình sử dụng vốn, tất cả đều phải hướng vào việc làm thế nào để đồng
vốn được sử dụng 1 cách hiệu quả nhất
 Các qđ tài chính quan trọng nhất của DN cũng sẽ xoay quanh 3 vấn đề: Nguồn vốn
của DN (đầu vào), quản lý tài sản và quản lý các hoạt động đầu tư của DN (đầu
ra).
2. Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp
 Chu trình kinh doanh của Doanh nghiệp:
1. Huy động quỹ để có vốn kinh doanh (với lời hứa là sẽ trả một khoản chi phí
huy động – gọi là chi phí vốn, cho người cấp vốn).
2. Sử dụng lượng vốn đã huy động được để mua sắm nguyên vật liệu, dụng cụ,
đầu tư vào tài sản cố định.
3. Sử dụng các tài sản đã mua được để tiến hành sản xuất, các nguyên vật liệu
biến mất, hàng hóa được tạo ra, nói một cách khác, giá trị của các tài sản đó
đã được chuyển vào sản phẩm, hàng hóa.
4. Sản phẩm được bán ra, tạo ra một lượng tiền. Một phần lượng tiền dùng để
bù đắp các chi phí đã bỏ ra, và trả những gì đã cam kết với người cấp vốn.
Nếu vẫn còn dư thì đó là phần lợi nhuận mới mà doanh nghiệp tạo ra.
 Nguyên tắc lập Báo cáo tài chính:
- Kinh doanh liên tục (Going concern):
Báo cáo tài chính giả định doanh nghiệp đang tiếp tục hoạt động và có đủ năng lực
để tiếp tục công việc kinh doanh của mình.
- Nguyên tắc dồn tích (Accrual):
Bất cứ khi nào một giao dịch phát sinh, các khoản mục có liên quan (tài sản, nợ, chi
phí, doanh thu ...) đều được báo cáo ngay lập tức mà không cần biết đã phát sinh
dòng tiền hay chưa.
- Nguyên tắc trọng yếu (Materiality):
Những thông tin trọng yếu riêng lẻ không được sáp nhập với những thông tin khác
mà phải trình bày riêng biệt. Ngược lại những thông tin đơn lẻ không trọng yếu, có
thể tổng hợp được thì cần được phản ánh dưới dạng thông tin tổng quát.
 Các loại Báo cáo tài chính
• Bảng cân đối kế toán
• Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
 Các loại Báo cáo tài chính
• Bảng cân đối kế toán
 Tài sản ngắn hạn
Là những tài sản có thể chuyển thành tiền mặt, bán hoặc tiêu dùng trong khoảng
thời gian ngắn hơn một năm.
- Tiền mặt (Cash)
- Chứng khoán ngắn hạn (Marketable securities)
- Khoản phải thu (Accounts receivable)
- Hàng tồn kho (Inventory)
- Chi phí trả trước (Prepaid expenses)
 Các loại Báo cáo tài chính
• Bảng cân đối kế toán
 Tài sản dài hạn
Là những tài sản không thể chuyển hết vào sản phẩm trong một năm, nghĩa là giá
trị mà doanh nghiệp bỏ ra để mua tài sản cố định cần phải được chuyển dần vào
sản phẩm trong vòng nhiều năm bằng phương pháp khấu hao.
- Các khoản đầu tư dài hạn (Investments)
- Tài sản cố định (Fixed assets)
- Tài sản cố định vô hình (Intangible assets)
 Các loại Báo cáo tài chính
• Bảng cân đối kế toán
 Nợ phải trả
Nợ phải trả (Liabilities) là những nghĩa vụ mà công ty cần thực hiện đối với các
chủ thể bên ngoài.
Thể hiện quyền lợi của người khác đối với tiền hoặc các nghĩa vụ của doanh nghiệp
phải thực hiện
- Nợ phải trả ngắn hạn (Current Liabilities)
- Nợ phải trả dài hạn (Non-current Liabilities)
 Các loại Báo cáo tài chính
• Bảng cân đối kế toán
 Nợ phải trả
Nợ phải trả ngắn hạn (Current Liabilities)
Là những khoản nợ sắp sửa phải trả trong vòng một năm tới hoặc một chu kỳ kinh
doanh tới.
- Vay ngắn hạn (Notes payable/Short term loans)
- Khoản phải trả (Accounts payable)
- Nợ lương, thuế.
- Doanh thu chưa thực hiện (Unearned revenues/customer prepayments)
- Cổ tức phải trả (Dividends payable)
- Nợ dài hạn đến hạn trả (Current portion of long-term debt)
 Các loại Báo cáo tài chính
• Bảng cân đối kế toán
 Nợ phải trả
Nợ phải trả dài hạn (Non-Current Liabilities)
Nợ phải trả dài hạn là những nghĩa vụ có thời gian còn lại lớn hơn một năm.
- Doanh thu chưa thực hiện dài hạn (Unearned revenues/customer
prepayments)
- Phải trả dài hạn
- Vay dài hạn (Long-term debts)
- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả (Deferred tax liabilities)
- Dự phòng phải trả dài hạn (Provisions)
 Các loại Báo cáo tài chính
• Bảng cân đối kế toán
 Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu (Equity) là giá trị còn lại dành cho người sở hữu sau khi tất cả các
nghĩa vụ đều đã hoàn thành. Nó còn được gọi là giá trị ròng (net worth), bao gồm
khoản vốn đầu tư ban đầu của người sở hữu và những khoản lợi nhuận còn lại được
tái đầu tư vào doanh nghiệp.
- Vốn cổ phần (Common Stock)
- Thặng dư vốn cổ phần (Paid-in Capital in excess of par)
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Retained Earnings)
- Cổ phiếu quỹ (Treasury Stocks)
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy tình hình thu nhập/chi
phí của doanh nghiệp trong một giai đoạn báo cáo.
 Các loại Báo cáo tài chính
• Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ
Các loại dòng tiền được báo cáo:
- Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh (CFO)
- Dòng tiền từ hoạt động đầu tư (CFI)
- Dòng tiền từ hoạt động tài trợ (CFF)

Vì nguyên tắc kế toán dồn tích, thu nhập và chi phí có thể phát sinh mà không làm phát
sinh dòng tiền ngay trong kỳ báo cáo, điều này có thể dẫn tới việc người sử dụng báo cáo
tài chính có thể hiểu nhầm về bản chất kinh doanh của doanh nghiệp, có thể đánh giá thấp
hoặc đánh giá cao sức mạnh tài chính của doanh nghiệp.
 Mục đích phân tích chỉ số tài chính của DN
- Để nhằm đánh giá tình hình hoạt động và tình hình tài chính hiện tại của
Doanh nghiệp.
- Chỉ số tài chính của DN sẽ được sử dụng để so sánh với:
+ Chỉ số trung bình ngành
+ Chỉ số của các đối thủ cạnh tranh
+ Chỉ số của chính DN qua thời gian
+ Chỉ tiêu đặt ra của DN
Sử dụng cho:
- Nhà đầu tư (đánh giá xem có nên đầu tư vào cổ phiếu của DN này hay ko) – Các
DN niêm yết ck trên SGD đều phải công bố công khai các BCTC đã đc kiểm toán.
- Ngân hàng (đánh giá tiềm lực của DN để quyết định cấp vốn cho vay)
- Ban giám đốc (sử dụng nội bộ - để xem DN hiện tại đang như thế nào và phương
hướng phát triển)
Các con số trên Báo cáo tài chính nếu đứng riêng rẽ sẽ có rất ít ý nghĩa.
- Các chỉ số tài chính được dùng so sánh với các kỳ trước để đánh giá xu hướng phát triển
của doanh nghiệp qua thời gian.
- Các chỉ số tài chính được sử dụng để so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành
hoặc so sánh với trung bình ngành để đánh giá điểm mạnh – yếu của doanh nghiệp.
- Bên cạnh đó, đây còn là công cụ để dự báo tài chính của doanh nghiệp trong tương lai
 Các nhóm chỉ số quan trọng:
• Chỉ số đo lường tính thanh khoản (Liquidity Ratios)
• Chỉ số phản ánh cấu trúc vốn (Capital Structure Ratios)
• Chỉ số đo lường khả năng sinh lợi (Profitability/Performance Ratios)
• Chỉ số đo lường hiệu suất hoạt động (Activity Ratios)
• Chỉ số giá thị trường (Market Ratios)
Nhóm chỉ số phản ánh khả năng thanh toán: Nhằm kiểm tra khả năng thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp chỉ có thể tồn
tại nếu đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn.
Nhóm chỉ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản: Nhằm kiểm tra
tính cân đối trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, hay mức độ tự chủ tài
chính; kiểm tra tính cân đối trong việc đầu tư tài sản doanh nghiệp…
Nhóm chỉ số hiệu suất hoạt động: Đo lường mức độ sử dụng tài sản của doanh
nghiệp.
Nhóm chỉ số hiệu quả hoạt động: Đo lường khả năng sinh lời của vốn.
Nhóm chỉ số giá thị trường: Phản ánh giá trị thị trường của doanh nghiệp.
Nhóm chỉ số phân phối lợi nhuận: Đo lường mức độ phân phối lợi nhuận so
với thu nhập mà công ty tạo ra cho cổ đông.
 Các nhóm chỉ số quan trọng:
• Chỉ số đo lường tính thanh khoản (Liquidity Ratios)
Tài sản ngắnhạn
Hệ số Khả năng thanh toán hiện hành=
Nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn−Hàng tồn kho
Hệ số Khả năng thanh toán n hanh=
Nợ ngắnhạn
Tiền+Chứng khoán ngắn hạn
Hệ số Khả năng thanh toán t ức thời=
Nợ ngắn hạn
 Các nhóm chỉ số quan trọng:
• Chỉ số phản ánh cấu trúc vốn (Capital Structure Ratios)
Tổng Nợ phải trả
Hệ số N ợ (Gearing Ratio)=
Tổng tài sản
Lợi nhuận trước thuế vàlãi vay
Hệ số Khả năng thanh toán l ãi vay =
Nợ ngắn hạn
Tổng Tài sản
Hệ số  nhân VCSH (Equity Multiplier)=
Vốn chủ sở hữu
 Các nhóm chỉ số quan trọng:
• Chỉ số đo lường khả năng sinh lợi (Profitability Ratios)
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trêndoanh thu ( ROS )=
Doanh thu thuần
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trêntổng tài sản(ROA )=
Tổngtài sản bìnhquân
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trênVCSH (ROE )=
Vốn chủ sở hữu bìnhquân
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Tỷ suất lợi nhuận trênVốn đầu tư ( ROCE)=
Vốn vay +VCSH bình quân
 Các nhóm chỉ số quan trọng:
• Chỉ số đo lường hiệu suất hoạt động (Activity Ratios)
Giá vốn hàng bán (COGS)
Hệ số Vòng quay hàng tồn kho=
Hàngtồn kho bình quân
Doanhthu thuần (Sales)
Hệ số Vòng quay tổng tài sản=
Tôngtài sản bìnhquân
Doanh thu thuần( Sales)
Hệ số Vòng quay khoản phảithu=
Các khoản phải thu bìnhquân
Giá vốn hàng bán(COGS)
Hệ số Vòng quay khoản phảitrả=
Các khoản phảitrả bình quân
 Các nhóm chỉ số quan trọng:
• Chỉ số đo lường hiệu suất hoạt động (Activity Ratios)
Giá vốn hàng bán (COGS)
Hệ số Vòng quay hàng tồn kho=
Hàngtồn kho bình quân
Doanhthu thuần (Sales)
Hệ số Vòng quay tổng tài sản=
Tôngtài sản bìnhquân
Doanh thu thuần( Sales)
Hệ số Vòng quay khoản phảithu=
Các khoản phải thu bìnhquân
Giá vốn hàng bán(COGS)
Hệ số Vòng quay khoản phảitrả=
Các khoản phảitrả bình quân
 Mô hình DuPont
- Là phương pháp tách một chỉ tiêu phân tích tài chính thành tích của các chỉ
tiêu phân tích có mối quan hệ tương hỗ với nó.
 Nhà phân tích có thể đánh giá sự tác động của các chỉ tiêu phân tích thành
phần lên chỉ tiêu phân tích ban đầu, đồng thời truy xét sự thay đổi của chỉ
tiêu phân tích ban đầu là do yếu tố nào gây ra.
- Phương pháp này được áp dụng để phân tích hai chỉ tiêu là ROA và ROE.
- Mô hình DuPont
- Phân tích ROA:
Lợi nhuận sau thuế
ROA=
Tổng tài sản bình quân
Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần
ROA= x
Doanh thu thuần Tổng tài sản bìnhquân
ROA=ROS x Vòng quay Tổng tài sản
Phương trình trên cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên tài sản phụ thuộc 2 yếu tố:
- Quy mô LNST của doanh nghiệp được tạo ra từ 1 đồng doanh thu thuần. Tỷ suất này gián
tiếp phản ánh khả năng quản lý chi phí và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu
doanh nghiệp quản lý chi phí tốt thì có thể làm tăng ROS và từ đó cải thiện ROA. Ø Quy
mô doanh thu thuần được tạo ra với mỗi đồng vốn đầu tư vào tổng tài sản. Tỷ suất này
phản ánh hiệu quả khai thác tổng tài sản của doanh nghiệp. Như vậy, nếu doanh nghiệp có
thể tăng hiệu quả khai thác tài sản thì sẽ cải thiện được ROA.
 Mô hình DuPont
• Phân tích ROA:
Lợi nhuận sau thuế
ROE=
Vốn chủ sở hữubình quân
Lợi nhuận sau thuế Doanhthu thuần Tổng tài sản bình quân
ROE= x x
Doanhthu thuần Tổng tài sản bình quân VCSH bình quân
ROE=ROS x Vòng quay Tổng tài sản x Hệ số nhân VCSH
ROE=ROA x Hệ số nhân VCSH
Phương trình trên cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên VCSH phụ thuộc 3 yếu tố:
- Hiệu quả hoạt động – khả năng quản lý chi phí của doanh nghiệp – thể hiện qua
ROS.
- Hiệu quả khai thác tài sản của doanh nghiệp – thể hiện qua Vòng quay tổng TS.
- Cơ cấu vốn của doanh nghiệp – thể hiện qua hệ số nhân vốn chủ sở hữu EM (equity
multiplier).
EM = Tổng TS bình quân / VCSH bình quân = Nợ phải trả bình quân / VCSH bình quân +
1.
EM tăng tức là doanh nghiệp tăng huy động vốn từ bên ngoài.
Như vậy, sự thay đổi của ROE có thể là do ít nhất một trong 3 yếu tố nêu trên gây ra.
Mặt khác, doanh nghiệp muốn cải thiện ROE thì cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động,
hiệu quả khai thác tài sản và lựa chọn cơ cấu vốn thích hợp.

You might also like