You are on page 1of 3

7.

Hướng dẫn cách làm tiểu luận 


Cách làm hiệu quả nhất của bất cứ bài tiểu luận nào cũng đều là bám sát vào
cấu trúc của chính dạng bài tiểu luận đó. 
Và một bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học cũng không ngoại lệ.
Từ đó bạn sẽ luôn xác định được đúng hướng, phân bố được thời gian, khai
thác sâu vào những phần nội dung quan trọng, tạo điểm nhấn và ghi điểm với
thầy cô.
Cấu trúc chung của một bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học sẽ
bao gồm ba phần giống như các dạng khác: mở đầu, nội dung và kết luận. 

Chia Sẻ Cách Làm Tiểu Luận Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học

7.1. Phần mở đầu


Bài tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học có phần mở bài khá phức
tạp, đòi hỏi bạn phải xác định và phân tích kỹ đề bài, xác định cụ thể các vấn
đề xung quanh nó. 
– Lý do chọn đề tài: 
Với tất cả các bài luận thì lý do chọn đề tài luôn là một phần bắt buộc. 
Đây là phần mà bạn sẽ trả lời rằng “Tại sao tôi lại nghiên cứu về vấn đề
này?”. 
Nhiệm vụ của bạn đó là cần nêu ra được lý do cả về lý luận và thực tiễn cũng
như sự cấp bách, cần thiết của việc nghiên cứu. 
Nên nhớ, nếu không có tính “thời sự” ở trong vấn đề cần nghiên cứu thì bài
tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học của bạn sẽ thiếu đi tính thực tế
và gây mất điểm 
– Mục đích nghiên cứu: 
Nhiều bạn thường nhầm lẫn giữa lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu và
cho rằng hai điều này là một. 
Tuy nhiên, trong phần mục đích nghiên cứu, điều bạn cần làm đó là trình bày
một cách hệ thống và logic các phương pháp nghiên cứu khoa học có liên
quan đến đề tài mà bạn chọn. Sau đó bạn cần giải thích những khái niệm, nội
dung cơ bản của từng phương pháp. 
– Nhiệm vụ nghiên cứu, phân tích đề tài: 
Dựa trên những cơ sở mục đích đã đề ra trước đó, bạn cần khẳng định rằng
nhiệm vụ nghiên cứu của bài tiểu luận này đó chính là giải quyết những vấn
đề sau: 
 Làm rõ cơ sở lý luận
 Nghiên cứu thực tiễn 
 Đưa ra kết luận, kiến nghị, đề xuất giải pháp 

– Đối tượng và khách thể trong phân tích, nghiên cứu đề tài: 
Ở đây bạn cần phân biệt được hai khái niệm là đối tượng và khách thể
nghiên cứu. 
 Đối tượng nghiên cứu: là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem
xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.
 Khách thể nghiên cứu: là những cá nhân, nhóm xã hội cụ thể chứa
đựng vấn đề cần nghiên cứu.
– Phạm vi phân tích, nghiên cứu đề tài: 
Một bài tiểu luận không nên trình bày trong một khuôn khổ phạm vi quá rộng,
nó cần được thu hẹp lại trong một phạm vi nhất định khi xét đến các khía
cạnh: không gian, thời gian và lĩnh vực. 
– Phương pháp phân tích, nghiên cứu đề tài: 
Trình bày đầy đủ và chi tiết các phương pháp mà bạn sẽ sử dụng trong bài
tiểu luận. 
7.2. Phần nội dung

You might also like