You are on page 1of 5

Bài 1.

Lịch sử hiện thực và nhận thức lịch sử


Câu 1. Nội dung nào sau đây là hiện thực lịch sử?

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam giành thắng lợi.

Câu 2. Nội dung nào sau đây là lịch sử được con người nhận thức?

Câu chuyện Con ngựa thành Tơ-roa.

Câu 3 : Lịch sử là “quá trình tương tác không ngừng giữa nhà sử học và sự thật
lịch sử, là cuộc đối thoại không bao giờ dứt giữa hiện tại và quá khứ” (Ét-uốt Ha-
lét Ca). Em hiểu về quan điểm này thế nào?
Để nhận thức được lịch sử cần có sự tương tác không ngừng giữa nhà sử học, giữa
hiện tại với quá khứ.
Câu 4 : Hiện thực lịch sử là gì?
Là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.
Câu 5: Nhận thức lịch sử là gì?
Là những hiểu biết của con người về quá khứ, được tái hiện hoặc trình bày theo những
cách khác nhau.
Câu 6: So với hiện thực lịch sử, nhận thức lịch sử có đặc điểm gì?
Nhận thức lịch sử không thể tái hiện đầy đủ hiện thực lịch sử.
Câu 7: Ý nào dưới đây không phải là đối tượng nghiên cứu của sử học?
Những hiện tượng tự nhiên đã xảy ra trong quá khứ.
Câu 8: Ý nào dưới đây không thuộc chức năng của sử học?
Giáo dục tình yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.
Câu 9: Ý nào dưới đây không thuộc nhiệm vụ của sử học?
Đề ra những chính sách phù hợp để phát triển đất nước.
Câu 10: Các viên quan chép sử trong câu chuyện Thôi Trữ giết vua sẵn sàng đón
nhận cái chết để bảo vệ nguyên tắc nào khi phản ánh lịch sử?
Khách quan, trung thực.
Câu 11: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên tắc cơ bản trong nghiên
cứu lịch sử?
Vì người lao động.
Câu 12: G. M. Cla-đen-ni-ớt - nhà sử học người Đức thế kỉ XVIII cho rằng: "Đòi
hỏi người viết sử phải tự đặt mình vào vị thế của người không tôn giáo, không tổ
quốc, không gia đình, thì đó là một sai lầm lớn, vì họ đang đòi hỏi những điều
không thể". Quan điểm này nên được hiểu thế nào cho đúng?
Tính khách quan, trung thực trong nghiên cứu lịch sử có ý nghĩa tương đối

Bài 2. Tri thức lịch sử và cuộc sống

1
Câu 1: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử?
Cung cấp những tri thức về sự phát triển của sinh giới.
Câu 2: Điền từ thích hợp vào câu văn sau:
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn cần ………….. những tri thức, kinh
nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, định hướng cho tương lai
hiểu biết và vận dụng
Câu 3: Hình thức học tập nào dưới đây không phù hợp với môn Lịch Sử?
Học trong phòng thí nghiệm.
Câu 4: Tri thức lịch sử có vai trò?
Trang bị những hiểu biết về quá khứ
Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa
Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững
Câu 5: Điểm chung trong nội dung phản ánh của hai đoạn trích dẫn sau là gì?
“Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”.
(Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, Sđd, tr. 101)
“Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
(Hồ Chí Minh, Lịch Sử nước ta, 1942)
Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống.
Câu 6: Tri thức lịch sử có vai trò như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội?
Giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng,
dân tộc
Là điều kiện cơ bản, kiên quyết để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa trong thời đại
toàn cầu hóa
Câu 7: Ý nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần phải học tập lịch sử suốt
đời?
Lịch Sử là môn học khó, cần phải học suốt đời để hiểu biết được lịch sử.
Câu 8: Điền từ thích hợp vào câu văn sau: 
“Với mỗi cộng đồng, dân tộc, hiểu biết về…… chính là một trong những yếu tố cốt lõi
tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc đó”
Lịch sử
Câu 9: Điền từ thích hợp vào câu văn sau: 
“Lịch sử cung cấp cho con người những thông tin hữu ích………..về chính con người
và xã hội loài người đó. Nhờ đó con người biết được nguồn gốc, tổ tiên của bản thân,
gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại”.
Quá khứ

2
Bài 4. Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện
đại
Câu 1: Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể có đóng góp
gì? 
Hạn chế, khắc phục những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và con người. 
 Câu 2. Di tích Chùa Thiên Mụ là di sản văn hóa nào dưới đây?.
Di sản văn hóa vật thể.
 Câu 3. Hát Xẩm là di sản văn hóa nào dưới đây?
Di sản văn hóa phi vật thể.
Câu 4. Trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, yêu cầu quan trọng nhất đặt
ra là gì?
Phải đảm bảo giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học vì sự phát triển bền vững.
Câu 5. Giá trị lịch sử của di sản được giữ gìn thông qua việc
bảo tồn.
Câu 6. Trong việc phát triển du lịch, yếu tố nào sau đây có vai trò đặc biệt
Những giá trị về lịch sử, văn hóa truyền thống.
Câu 7. Sự phát triển của du lịch sẽ góp phần
quảng bá lịch sử, văn hóa cộng đồng ra bên ngoài.

Câu 8. Các địa danh: Phố cổ Hà Nội, Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), Cố đô Huế, Phố
cổ Hội An (Quảng Nam), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)...có điểm chung gì?

Có sức hấp dẫn của các yếu tố về lịch sử, văn hóa, cảnh quan.

Câu 9: Kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là:


Cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của
di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh đời sống hiện tại.
Câu 10: Nhiệm vụ nào sau đây là nhiệm vụ thường xuyên và và quan trọng hàng
đầu trong công tác quản lí di sản của mỗi quốc gia?
Bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi
Câu 11: “Di sản văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng
đồng người sáng tạo và tích luỹ trong một quá trình lịch sử lâu dài được lưu
truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau”. Như vậy, di sản văn hoá không gồm loại
nào sau đây?
Những sản phẩm được tạo ra trong cuộc sống hiện tại.
Câu 12: Hoạt động bảo tồn di sản phải đảm bảo những đặc điểm gì?

3
Đảm bảo tính nguyên trạng, “yếu tố gốc cấu thành di tích”, “tính xác thực, “tính toàn
vẹn”, “giá trị nổi bật” 
Câu 13: Điểm khác của công nghiệp văn hoá so với các ngành công nghiệp khác
là gì?
Các sản phẩm được tạo ra trên cơ sở khai thác và phát huy giá trị của di sản văn hoá.
Câu 14: Trong bảo tồn giá trị của di sản, sử học đóng vai trò như thế nào?
Thành tựu nghiên cứu của sử học về di sản sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo
tồn.
Câu 15: Trong hoạt động bảo tồn di sản cần phải đảm bảo một số yêu cầu như:
tính nguyên trạng, giữ được yếu tố gốc cấu thành di tích”, đảm bảo tính xác
thực”, “giá trị nổi bật” và dựa trên cơ sở các cứ liệu và phương pháp khoa học,...
Các yêu cầu đó thể hiện điểm chung cốt lõi là gì?
Cần đảm bảo những giá trị lịch sử của di sản trên cơ sở khoa học.
Câu 16: Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thiên nhiên góp phần: 
Phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
Bảo tồn nhiều loại động, thực vật quý hiếm.
Phát triển đa dạng sinh học, làm tăng giá trị khoa học của di sản.

Bài 5. Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh


phương Đông thời kì cổ - trung đại
Câu 1: Văn minh là gì?
 Văn minh là sự tiến bộ về mặt vật chất của xã hội loài người.
Câu 2: Nhà nước Ai cập thống nhất ra đời vào thời gian nào?
Năm 3200 TCN
Câu 3: Những nền văn minh đầu tiên trên thế giới hình thành ở đâu?
Tây Á, Đông Bắc châu Phi.
Câu 4: Loại hình kiến trúc tiêu biểu nhất của Ai Cập cổ đại:

4
Cung điện, đền thờ và kim tự tháp
Câu 5: Nét đặc sắc của văn hóa Ấn Độ từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI được cho là
gì?
Song song luôn tồn tại 2 nền văn minh đặc sắc là Ấn Độ Hin-đu giáo và hồi giáo
Câu 6: Nền văn minh Trung Hoa hình thành và phát triển gắn liền với sông nào?
Sông Hoàng Hà và Trường Giang
Câu 7: Nền văn minh Ấn Độ hình thành và phát triển gắn liền với sông nào?
Sông Ấn và sông Hằng
Câu 8: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nội hàm của khái niệm văn minh?
Là tổng thể những giá trị vật chất, tinh thần của xã hội, hay của một nhóm người.
Câu 9: Chủ nhân đầu tiên của nền văn minh Trung Hoa là tộc người nào?
Người Hoa Hạ.
Câu 10: Một đặc trưng quan trọng của xã hội Ấn Độ thời kì cổ - trung đại là gì?
Sự tồn tại lâu dài và gây ảnh hưởng sâu sắc của chế độ đẳng cấp.
Câu 11: Thành tựu nào dưới đây không thuộc “Tứ đại phát minh” về kĩ thuật
của người Trung Quốc thời kì cổ - trung đại?
Kĩ thuật làm lịch.
Câu 12: Người đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là
pha-ra-ông.
Câu 13: Từ thời cổ đại, so với các nền văn minh Ai Cập và Trung Hoa, điều kiện
tự nhiên hình thành nền văn minh Ấn Độ có điểm gì chung?
Được hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn.
Câu 14: Mặt hàng nổi tiếng trong quan hệ buôn bán với nước ngoài của người
Trung Quốc thời kì cổ - trung đại là gì?
Tơ lụa, gốm sứ
Câu 15: Tôn giáo nào không được khởi nguồn từ Ấn Độ?
Hồi giáo.

You might also like