You are on page 1of 4

ĐỀ TỔNG HỢP KIM LOẠI - ĐỀ 1 THÁNG 4/2022

Câu 1: Chất nào sau đây có thể làm mềm nước cứng tạm thời và làm mềm nước cứng vĩnh cửu?
A. Ca(OH)2 B. NaCl C. Na2CO3 D. H2SO4
Câu 2: Cho phương trình phản ứng: aFeO + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO2 + eH2O
Tổng (a+ b) của hệ số tối giản phương trình trên là
A. 5 B. 13 C. 9 D. 16
Câu 3: Vật liệu nào sau đây thường dùng đúc tượng, bó bột trong y học?
A. Ca(NO3)2 B. CaSO4.2H2O C. CaCO3 D. CaSO4.H2O
Câu 4: Dẫn 4,48 lít khí CO (đktc) qua hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4, ( dư) cho toàn bộ khí
sinh ra qua bình đựng nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Tìm m, biết hiệu suất của quá
trình khử đạt 75%?
A. 13g B. 14g C. 20 g D. 15g
Câu 5: Criolit không đóng vai trò nào trong quá trình điện phân nhôm oxit?
A. tạo hỗn hợp lỏng có tỉ khối nhỏ hơn nổi lên trên bề mặt ngăn không cho nhóm bị oxihoa
B. tạo thành hỗn hợp lỏng có khả năng điện li tốt hơn nhóm oxit
C. Làm giảm nhiệt độ nóng chảy của hệ.
D. Bảo vệ điện cực trong quá trình điện phân
Câu 6: Quặng nào sau đây chứa nhiều sắt nhất?
A. Hematit B. Manhetit C. Xiđerit D. Pirit sắt
Câu 7: Cho tan hoàn toàn 20g hỗn hợp gồm Al và Al2O3 trong dung dịch NaOH dư, thu được
10,08 lít H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp là
A. 50% B. 40.5%. C. 52% D. 91,13%
Câu 8: Hòa tan hòan toàn 5,4 gam một kim loại vào dd HCl(dư) ,thì thu được 6,72 lít khí ở
(đktc). Kim loại là:
A. Mg B. Ca C. Ba D. Al
Câu 9: Nhỏ từ từ dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch Al2(SO4)3 hiện tượng xảy ra là:
A. Dung dịch trong suốt không có hiện tượng.
B. Có kết tủa keo trắng xuất hiện .
C. Có kết tủa keo trắng, sau kết tủa tan dung dịch trở nên trong suốt.
D. Có kết tủa keo trắng và có khí thoát ra.
Câu 10: Cho các dung dịch chứa các ion: Na+, K+, Cu2+, Cl-, SO42-, NO3-. Các ion nào không bi
điện phân ở trạng thái dung dịch?
A. Na+, K+, SO42-, NO3-. B. Na+, K+, Cl-, SO42-.
C. K+, Cu2+, SO42-, NO3-. D. Na+, Cu2+, Cl-, NO3-.
Câu 11: Để điều chế bạc bằng phương pháp thủy luyện người ta dùng phản ứng
A. Cu + 2 AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag B. Ca + 2AgNO3 → 2Ag + Ca(NO3)2
C. 2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2 D. Na + AgNO3 → Ag + NaNO3
Câu 12: Cho 3,9 g kim loại K vào 200 g H2O thu được dung dịch A. Nồng độ % của dung dịch A

A. 7,25 % B. 2,75% C. 2, 57 % D. 7,52%
Câu 13: Dùng kim loại nào sau đây để gắn vào vỏ tàu biển phần chìm trong nước biển để bảo
vệ vỏ tàu?
A. Zn B. Sn C. Ni D. Cu

Trang 1/4 - Mã đề thi ÔN KIM LOẠI


Câu 14: Khi nung hỗn hợp các chất Fe(NO3)2, Fe(OH)3 và FeCO3 trong không khí đến khối
lượng không đổi, thu được một chất rắn là
A. Fe2O3 B. FeO C. Fe3O4 D. Fe
Câu 15: Để điều chế kim loại kiềm người ta có thể dùng phương pháp
A. điện phân dung dịch NaOH hoặc NaCl
B. Dùng kim loại Mg tác dụng với dung dịch NaCl
C. điện phân nóng chảy NaOH hoặc NaCl
D. Khử Na2O thành Na bằng chất khử CO; H2.
Câu 16: Cho đinh sắt nặng m gam vào 200 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xong, lấy
đinh sắt ra làm khô cẩn thận rồi cân lại thấy khối lượng đinh sắt nặng 17,6 gam. Giá trị của m là
A. 16. B. 15. C. 17. D. 14.
Câu 17: Điện phân nóng chảy muối clorua của một kim loại kiềm thu được 0,896 lít khí (đktc) ở
anod và 3,12 gam kim loại ở catot. Công thức hoá học của muối là:
A. RbCl B. LiCl C. KCl D. NaCl
Câu 18: Dụng cụ làm bằng chất nào sau đây không dùng để đựng dung dịch nước vôi
A. nhôm B. đồng C. bạc D. sắt
Câu 19: Cho dãy các chất: Al, Cr2O3, NaHCO3, Al(OH)3, AlCl3, NaCl, Al2O3, Fe(OH)2. Số
chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là:
A. 3 B. 5 CO C. 4 D. 6
Câu 20: Khi cho luồng khí hidro ( có dư) đi qua ống nghiệm chứa Al2O3 , Fe2O3, BaO nung
nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm gồm
A. Al2O3, Fe, BaO B. Al2O3, Fe2O3,Ba C. Al2O3, Fe, Ba D. Al, Fe, Ba
Câu 21: Cho 4,65 gam hỗn hợp Al và Zn tác dụng với HNO3 loãng dư, thu điện 2,688 lít khí NO
( đktc). Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp lần lượt là
A. 2,7 gam và 1,95 gam B. 1,4 gam và 2,25 gam
C. 1,35 gam và 3,3 gam D. 2,05 gam và 2,6 gam
Câu 22: Kim loại M có thể được điều chế bằng cách khử ion của nó trong oxit bới khí H2 ở nhiệt
độ cao. Mặt khác, kim loại M khử được ion H+ trong dung dịch axit loãng thành H2. Kim loại M
là :
A. Al B. Mg C. Fe D. Cu
Câu 23: Cho các hóa chất sau: HCl, H2O ,CaCl2, quỳ tím, NaOH. Có thể dùng bao nhiêu chất
trong số các chất trên để phân biệt 2 dung dịch Na2CO3 và NaCl?
A. 4 B. 2 C. 3 D. 5
Câu 24: Cho các chất rắn dạng bột: Al, Mg, CaO, K. Chỉ dùng thêm một chất nào trong các chất
dưới đây có thể nhận biết được các chất trên?
A. H2O B. dung dịch H2SO4 lo·ng
C. dung dịch AgNO3 D. dung dịch NaOH
Câu 25: Phản ứng nào sau đây giải thích hiện tượng xâm thực của nước mưa vào núi đá vôi?
A. CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2 B. Ca(OH)2 + 2CO2 → Ca(HCO3)2
C. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O D. Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O
Câu 26: Cho từ từ từng giọt và khuấy đều đến hết 250 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch chứa
0,1 mol Na2CO3 và 0,2 mol KHCO3 thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 3,36. B. 4,48. C. 5,04. D. 2,24.

Trang 2/4 - Mã đề thi ÔN KIM LOẠI


Câu 27: Cho hỗn hợp X gồm Ba và Al đều có số mol là a (mol) hòa tan hoàn toàn trong nước dư
thu được dung dịch Y và khí Z. Nhỏ tiếp a mol H2SO4 vào dung dịch Y thu được kết tủa T. Nung
T ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn G. Thành phần của chất rắn G là
A. BaSO4. B. BaSO4 và Al2(SO4)3.
C. Al(OH)3. D. Al2O3 và BaSO4.
Câu 28: Cho 24,4 g hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản
ứng thu được 39,4 g kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thu được m (g) muối clorua. Vậy
m có giá trị là:
A. 15,0 g B. 22,6 g C. 26,6g D. 63,8 g
Câu 29: Cho 4,48 lít CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 500 ml dung dịch X gồm NaOH 0,1M và
Ca(OH)2 0,2M sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Gía trị m là:
A. 20 B. 10. C. 5. D. 15.
Câu 30: Cho các phát biểu sau
(a) Điện phân nóng chảy NaCl thì ở anot thu được kim loại Na
(b) Để bảo quản kim loại Natri người ta ngâm nó trong dầu hỏa
(c) Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2 thì thu được kết tủa trắng.
(d) Thạch cao nung có công thức CaSO4.2H2O
(e) Nước cứng tạm thời có chứa anion HCO3- , SO42- , Cl-
(f) Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.
Số phát biểu đúng là
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 31: Tiến hành các thí nghiệm sau:
- TN 1: Cho hơi nước đi qua ống sứ đựng bột sắt nung nóng.
- TN 2: Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch
CuSO4.
- TN 3: Nhúng lá Al vào dung dịch AgNO3.
- TN 4: Để thanh thép (hợp kim của sắt với cacbon) trong không khí ẩm.
- TN 5: Đốt bột Fe trong bình khí clo
Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hoá học là:
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 32: Phát biểu nào sau đây là không đúng
A. Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+
B. Dùng phương pháp trao đổi ion để làm giảm tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.
C. Đun sôi nước có thể làm mất tính cứng vĩnh cửu.
D. Có thể dùng Na2CO3 (hoặc Na3PO4) để làm mềm nước cứng.
Câu 33: Trộn 40 ml dung dịch H2SO4 0,25M với 60ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị pH của
dung dịch thu được sau khi trộn là
A. 12,3. B. 13,0. C. 1,0. D. 12,0.
Câu 34: Đốt cháy m gam Fe trong oxi thu được 12,16 gam hỗn hợp gồm các chất Fe, FeO,
Fe2O3, Fe3O4. Hoà tan hỗn hợp trên bằng dung dịch HNO3 đ đ dư thu được 1,792l khí NO2 duy
nhất (đktc). Giá trị của m là:
A. 13,44 B. 9,86 C. 8,96 D. 20,16
Câu 35: Cho các phát biểu sau:
(a) Nhôm là kim loại nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt, dễ dát mỏng.
(b) Nguyên liệu để sản xuất nhôm là quặng boxit.
(c) Phèn chua là muối sunfat kép ngậm nước của nhôm và kali có công thức
K2SO4.Al2(SO4)3.12H2O
24H2O Trang 3/4 - Mã đề thi ÔN KIM LOẠI
(d) Số oxi hóa đặc trưng của nhôm trong hợp chất là +3
(e) Nhôm và hợp kim nhôm được dùng nhiều trong lĩnh vực sản xuất xe hơi, máy bay, tên
lửa...
(f) Để điều chế nhôm có thể điện phân nóng chảy AlCl3.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Câu 36: Cho hỗn hợp các kim loại kiềm Na, K, Ba hòa tan hết vào nước được dung dịch E và
0,672 lít khí H2( ở đktc ). Thể tích dung dịch HCl 0,1M cần để trung hòa hết ½ dung dịch E là:
A. 600 ml B. 400 ml C. 300 ml D. 100 ml
Câu 37: Dẫn V lít CO2 vào 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm Ca(OH)2 2M và NaOH 1M thu được
20 gam kết tủa. Giá trị của V là bao nhiêu ?
A. 4,48 hoặc 17,92. B. 5,60 hoặc 8,40. C. 2,24 hoặc 6,72. D. 4,48 hoặc 15,76.
Câu 38: Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH
(dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch
Y, thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 37,6. B. 48,3. C. 37,5. D. 52,4.
Câu 39: Khử hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al2O3, CuO, Fe2O3 bằng 8,96 lít (đktc) CO thu
được hỗn hợp rắn M và hỗn hợp khí Y. Tỉ khối hơi của Y so với H2 là 20. Hòa tan hết M cần tối
đa 1,4 mol HNO3 thu được dung dịch Z và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của NO3-). Cho dung
dịch NaOH dư vào dung dịch Z thu được kết tủa T có khối lượng là 24,6 gam. Giá trị của m là
A. 28,6. B. 29,4 C. 24,9. D. 26,8.
Câu 40: Cho m gam bột sắt vào dung dịch chứa 0,2 mol Cu(NO3)2 và 0,2 mol H2SO4 (loãng),
thấy thoát ra khí NO (đktc) và sau phản ứng thu được 6,4 gam kết tủa. (giả thiết NO là sản phẩm
khử duy nhất của NO3-). Giá trị của m là
A. 12,0 gam. B. 11,2 gam. C. 14,0 gam. D. 16,8 gam.

----------- HẾT ----------

Trang 4/4 - Mã đề thi ÔN KIM LOẠI

You might also like