You are on page 1of 8

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30 THÁNG 4

TP. HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ XXVI – NĂM 2021


TRƯỜNG THPT CHUYÊN Ngày thi: 03/04/2021
LÊ HỒNG PHONG MÔN THI: HÓA HỌC – KHỐI: 10
THỜI GIAN: 180 phút
ĐỀ CHÍNH THỨC
Hình thức làm bài: Tự luận
Đề này có 03 trang

Lưu ý: - Thí sinh làm mỗi câu trên một tờ giấy riêng và ghi rõ câu số mấy ở trang 1 của mỗi tờ giấy làm bài
- Thí sinh không được sử dụng bảng HTTH các nguyên tố hóa học.

Câu 1 (4,5 điểm)


1.1. Khi bắn phá hạt nhân 235U bằng một hạt nơtron, người ta thu được các hạt nhân 138Ba, 86Kr và 12 hạt
nơtron mới.
a) Hãy viết phương trình của phản ứng hạt nhân đã xảy ra.
b) Tính năng lượng thu được (theo kJ) khi 2 gam 235U bị phân hạch hoàn toàn.
Cho: Khối lượng nơtron (n) = 1,0087 u. Nguyên tử khối của 235U, 138Ba và 86Kr lần lượt là 235,04; 137,91;
85,91 và vận tốc ánh sáng c = 3.108 m/s; 1 u = 931,5 MeV/c2; 1 eV = 1,602.10-19 J; NA = 6,02.1023.
1.2. Cuối thế kỷ 19, người ta nhận thấy rằng khi phóng điện hoặc nung nóng cacbon monoxit đến khoảng
550oC thì thu được một hỗn hợp khí gọi là “oxicacbon”. Hợp chất cacbon suboxit (C3O2) được tìm ra vào
năm 1873, C2O vào năm 1961, còn C2O2 thì mãi tới năm 2015 mới có bằng chứng thực nghiệm về nó.
a) Vẽ 4 công thức Lewis có thể có cho C3O2, từ đó hãy xác định đâu là cấu trúc khả thi nhất nếu biết
rằng nó bền ở điều kiện thường và có momen lưỡng cực μ = 0.
b) Sắp xếp các chất C3O2, N2, NO và CO theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi và giải thích ngắn gọn. Có
thể dự đoán được thứ tự về nhiệt độ nóng chảy của các chất đó được không? Vì sao?
1.3. Cho các nguyên tử và ion sau: Na, Na+, Mg, Mg2+, O2-, F- và các giá trị bán kính nguyên tử và ion là:
0,86; 1,16; 1,19; 1,26; 1,60; 1,86 (Å).
Hãy sắp xếp các giá trị bán kính tương ứng với các nguyên tử và ion đó. Giải thích?

Câu 2 (3,5 điểm)


2.1. Năm 2006, một nhóm nghiên cứu ở Thụy Sĩ đã đề xuất phương án lưu trữ H2 ở dạng axit formic. Ý
tưởng chủ đạo là sử dụng axit formic như một nhiên liệu có thể bị phân hủy trên xúc tác ruthenium tạo
thành khí hiđro và khí cacbonic theo phương trình sau: HCOOH(l) → CO2(k) + H2(k) (1)
a) Tính ρH (khối lượng riêng của hiđro theo kg/m3 ở 25oC, được định nghĩa là khối lượng của hiđro
nguyên tử trên 1 đơn vị thể tích của axit formic).
b) Tính entanpy và entropy của phản ứng ở 20oC với phản ứng (1).
c) Tính hằng số cân bằng Kp của phản ứng (1) ở 20oC. Cho rằng entanpy và entropy không phụ thuộc
vào nhiệt độ.
Cho biết khối lượng riêng của axit formic ρHCOOH = 1,22 kg/L cùng các dữ kiện nhiệt động sau đây:
Hợp chất HCOOH(k) HCOOH(l) CO2(k) H2(k) N2(k)
Hf0 kJ mol-1 - 378,60 - 425,09 - 393,51 0,00 0,00
S0 J mol-1 K-1 248,70 131,84 213,79 130,68 191,61
Cho nguyên tử khối: H =1, C = 12, O = 16.
2.2. Xét một phản ứng giả định: A + B + 2C → 2D + 3E, có biểu thức tốc độ phản ứng dạng:
v = - d[A]/dt = k[A][B]2. Một thí nghiệm đã được thực hiện, trong đó [A]0 = 1,0.10-2 M,
[B]0 = 3,0 M, [C]0 = 2,0 M. Phản ứng được bắt đầu và sau 8 giây thì nồng độ A là 3,8.10-3 M.
1
a) Tính giá trị k của phản ứng này.
b) Tính chu kì bán hủy theo A.
c) Tính nồng độ A sau 13 giây.
d) Tính nồng độ C sau 13 giây.
2.3. Tính S của quá trình hoá hơi 3 mol H2O (l) ở 25oC, 1atm.
Cho: H hh H2O (l) = 40,656 kJ/mol; C P, H 2O (l ) = 75,291 (J.K-1.mol-1); C P , H 2O ( h ) = 33,58 (J.K-1.mol-1);T = toC+273

Câu 3 (4 điểm)
Axit lactic (CH3CHOHCOOH) được hình thành trong các cơ bắp trong quá trình hoạt động cường
độ cao (trao đổi chất kị khí). Axit lactic là đơn axit (kí hiệu HL) có hằng số phân ly axit là KHL = 1,38.10-4.
Trong máu, axit lactic được trung hòa bằng phản ứng với ion hiđrocacbonat HCO3− .
Các hằng số phân ly axit của axit cacbonic là: Ka1 = 4,47.10-7 và Ka2 = 4,68.10-11.
3.1. Tính pH trong dung dịch HL nồng độ 3,00.10-3 M.
3.2. Tính giá trị của hằng số cân bằng của phản ứng giữa axit lactic và ion hiđrocacbonat.
3.3. Thêm 3,00.10-3 mol axit lactic (HL) vào 1 lít dung dịch NaHCO3 0,024 M (bỏ qua sự thay đổi thể tích
khi thêm HL vào dung dịch, HL trung hoà hoàn toàn).
a) Tính giá trị pH trong dung dịch NaHCO3 trước khi HL được thêm vào.
b) Tính giá trị pH trong dung dịch sau khi thêm HL.
3.4. Trong máu của một người đang có pH = 7,40 và [HCO3-] = 0,022 M. Khi người này hoạt động với
cường độ cao thì hình thành thêm axit lactic (HL) làm cho pH trong máu giảm xuống và có giá trị là 7. Tính
số mol axit lactic (HL) đã được hình thành thêm trong 1 lít máu người này?

Câu 4 (4 điểm)
4.1. Viết sản phẩm và cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp ion-electron và cho biết vai trò của
H2O2 trong mỗi phản ứng:
(1) H2O2 + I- + H+ ⎯⎯
→ …
(2) H2O2 + Cr2O72- + H+ ⎯⎯ → …
4.2. Cho dung dịch A chứa NaNO2 0,1M và dung dịch B chứa I2 5.10-4 M.
a) Cho 0,5 mL dung dịch A và 0,5 mL dung dịch B vào 1 mL dung dịch NaOH 0,02M cùng một vài
giọt hồ tinh bột (coi thể tích hồ tinh bột thêm vào không đáng kể) thì dung dịch thu được có màu không?
Giải thích trên cơ sở tính toán cụ thể.
b) Nếu thêm tiếp 2 mL dung dịch HCl 0,1M vào dung dịch thu được ở a) thì có biến đổi gì không?
Giải thích trên cơ sở tính toán cụ thể.
Cho biết Eo I2/2I- = 0,536V; Eo NO3-/NO2-,OH- = 0,01V; Eo H+,NO2-/NO = 0,99V; KaHNO2 = 5,1.10-4;
RT 0, 0592
ln(X) = lg(X). Giả sử hồ tinh bột chuyển màu khi nồng độ I2 lớn hơn 10-5 M.
nF n
Câu 5 (4 điểm)
5.1. Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố hoá học X, Y, Z có cùng số electron hóa trị, nhưng khác chu kì,
và có các tính chất sau:
- Bán kính của từng nguyên tố tăng dần theo thứ tự X, Y, Z.
- Đơn chất X phản ứng lần lượt với các đơn chất Y và Z tạo thành các hợp chất là YX2 và Z2X3.
- X có thể kết hợp với các trạng thái có số oxi hoá cao nhất của Y và Z, tạo thành các hợp chất YX3 và
ZX3.
- Trong những điều kiện nhất định, ZX3 có thể phản ứng với YX2 tạo thành Z2X3 và YX3.
Dựa trên những dữ liệu trên, hãy xác định các nguyên tố X, Y, Z và giải thích ngắn gọn.
2
5.2. Khi cho lưu huỳnh tác dụng với khí clo khô ở 130oC thu được một chất lỏng màu vàng A chứa 52,6%
Cl và 47,4% S về khối lượng. Tiếp tục cho A tác dụng với khí clo (với sự có mặt của FeCl3) thu được một
chất lỏng màu đỏ B dễ hút ẩm. B tác dụng với khí oxi thu được chất lỏng không màu C (59,7% Cl, 26,9% S
và 13,4% O về khối lượng) và một chất D (M = 135 g/mol) có thể nhận được trực tiếp bằng phản ứng giữa
C và khí oxi. Xác định công thức cấu tạo các chất A, B, C, D.
(Cho nguyên tử khối của O = 16, S = 32, Cl = 35,5)
5.3.
a) Oleum là hỗn hợp được tạo ra khi cho SO3 tan trong H2SO4 đậm đặc. Trong hỗn hợp đó có các axit dạng
polisunfuric có công thức tổng quát H2SO4.nSO3 hay H2Sn+1O3n+4 chủ yếu chứa các axit sau: axit sunfuric
H2SO4, axit đisunfuric H2S2O7, axit trisunfuric H2S3O10 và axit tetrasunfuric H2S4O13. Cho biết công thức
cấu tạo của các axit trên.
b) Viết các phương trình phản ứng của SO3 với HF, HCl và NH3.

-HẾT-

3
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI OLYMPIC TRUYỀN THỐNG 30 THÁNG 4
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LẦN THỨ XXVI – NĂM 2021
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
LÊ HỒNG PHONG
ĐÁP ÁN CHI TIẾT
Câu 1.

1.1. 235
U + 1n → 138Ba + 86Kr + 121n (1).
Từ phương trình phản ứng hạt nhân (1) tính ra được độ hụt khối trong phản ứng này là:
m = 235,04 u + 1,0087 u – (137,91 + 85,91 + 12.1,0087) u = 0,1243 u
Từ phương trình E = m.c2, tính được năng lượng thu được khi hụt khối 1 u là 931,5. 1,602.10-13
J và thu được khi phân hạch 2 g 235U là:
E = 0,1243.(931,5.1,602.10-13).(2/235,04).6,02.1023J = 9,5.1010 J = 9,5.107 kJ
1.2. a) Phân tử C3O2 có thể có một vài công thức Lewis như A, B, C, D, nhưng chỉ có A là phù hợp với
độ bền và với μ = 0. Vậy cacbon suboxit là phân tử thẳng A.
O C C C C
O C C C O C C C
O O
O C C O O
(A) (B) (C) (D)
b) Đối với các chất C3O2, N2, NO và CO thì nhiệt độ sôi phụ thuộc vào lực van der Waals, lực này tỉ lệ
thuận với khối lượng phân tử, độ phân cực phân tử và sự phân cực hóa của mỗi liên kết.
M(N2) = M(CO) ~ M(NO), μ(N2) = 0 còn μ(NO) > μ(CO) > 0 (lớn hơn vì liên kết cho nhận
CO ngược với chiều phân cực theo độ âm điện, tuy nhiên không lớn hơn nhiều do N có độ âm điện
lớn hơn C). Hơn nữa bậc liên kết của NO là 2,5, của CO là 3 nên NO dễ bị phân cực hóa hơn CO. Vậy
tos NO > CO > N2. M(C3O2) = 68u > M(NO) = 30u ~ M(CO) = 28u. Tuy cả phân tử thì μ(C3O2) = 0,
nhưng độ phân cực phân tử và sự phân cực hóa của từng liên kết (C=O) ở C3O2 lớn hơn CO và NO. Do
đó tos C3O2 > NO > CO.
Vậy thứ tự tos là C3O2 > NO > CO > N2
Nhiệt độ nóng chảy không chỉ phụ thuộc vào lực van der Waals, vào liên kết hiđro mà còn phụ thuộc
vào cách sắp xếp phân tử thành mạng tinh thể. Cùng một loại phân tử có thể kết tinh dưới các dạng tinh
thể khác nhau (gọi là tính đa hình) dẫn đến nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Vì vậy không thể so sánh
nhiệt độ nóng chảy của các chất trên được.
1.3. Bán kính nguyên tử của từng nguyên tố và ion tương ứng như bảng sau:
Na Mg O2- F- Na+ Mg2+
Cấu hình electron
2s22p63s1 2s22p63s2 2s22p6 2s22p6 2s22p6 2s22p6
lớp ngoài cùng
Bán kính (Å) 1,86 1,60 1,26 1,19 1,16 0,86
Giải thích:
Bán kính Mg, Na lớn hơn vì đều có 3 lớp electron nên có sự chắn mạnh của các electron lớp bên
trong với electron lớp ngoài cùng.
Bán kính Na lớn hơn Mg vì điện tích hạt nhân của Na (Z = 11) nhỏ hơn của Mg (Z = 12)
Bán kính của các ion giảm dần từ O2- đến Mg2+ vì điện tích hạt nhân tăng trong khi cấu hình
electron thì giống nhau

4
Câu 2.

2.1. a)
m H n H .M H 2m HCOOH .M H 2HCOOH .M H
H = = = =
V V M HCOOH .V M HCOOH
2(1, 22.103 )(1)
H = = 53, 0 kg/m3 .
46
b)
rH0 = (- 393, 51) – ( - 425, 09) = 31, 58 kJ mol-1.
rS0 = (213,79) + (130,68) – (- 131,84) = 212, 63 J mol-1 K-1
c)
rG0 (T) = 31,58.103 – 212,63 (293) = - 30720,59 J mol-1.
r G0

KP = e RT
= 3, 0.105.
2.2. Do [B]0 >> [A]0, nồng độ B gần như là hằng số trong suốt thí nghiệm, do đó tốc độ = k’[A] trong đó
k’ = k[B]2. Với thí nghiệm này, phản ứng gọi là giả bậc 1 theo A.
a.
[A] 3,8.10−3 M
ln( ) = −k '.t;ln( ) = − k'.(8, 0 s)
[A]0 1, 0.10−2 M
Suy ra k' = 0,12 s −1.
k' 0,12
k= 2
= 2
= 1,33.10−2 L2 mol−2s −1.
[B] 3, 0
ln 2 0, 693
b. t1/2 = = = 5,8 s.
k' 0,12
c.
[A]
ln( ) = −0,12(13 s)
1, 0.10 −2
Suy ra [A] = 2,1.10 −3 M
d. Lượng A và C đã phản ứng:
[A]p/ư = 0,01 – 0,0021  0,008 M
[C]p/ư = 0,008 x 2 = 0,016 M
Lượng C còn lại là [C]còn lại = 2 -0,0016 = 1,984 M  2,0 M
2.3. Xét chu trình:

T2
Q dT T
S1 = 1 =
T  n.C
T1
P (l ) .
T
= nCP(l)ln 2 = 3. 75,291.ln (373/298) = 50,705 (J/K)
T1

5
Q2 n.H hh.l
S2 = = = 3.40,656.103/373 = 326,991 (J/K)
T T
T1
Q3 dT T
S3 =
T
=  n.C
T2
P(h) .
T
= nCP(h)ln 2 = 3. 33,58.ln(298/373) = -22,614 (J/K)
T1

→ S = S1 + S2 + S3 = 50,705 + 326,991 + (-22,614) = 355,085 (J/K)

Câu 3.

3.1. a. H2O ⇌ H+ + OH- (1) Kw = 1,0.10-14


HL ⇌ H+ + L- (2) KHL = 1,38.10-4
[] C0 - x x x
KHL.C0 >> Kw, bỏ qua sự phân li của nước.
KHL=x2/(Co-x)=1,38.10-4; C0 = 3,00.10-3 M
Giải phương trình bậc 2 => x = 5,78.10-4 M hay [H+] = 5,78.10-4 M => pH = 3,24
3.2. HL + HCO3- ⇌ H2CO3 + L- K = KHL.Ka1-1= 308,72 = 102,49
3.3. a. pH cuả dung dịch NaHCO3 trước khi thêm HL:
HCO3- lưỡng tính, pH ≈ ½ (pKa1+pKa2) = 8,34
b. pH cuả dung dịch NaHCO3 sau khi thêm HL:
HL + HCO3- ⇌ H2CO3 + L-
Ban đầu 0,0030 0,024
Sau − 0,021 0,0030 0,0030
TPGH: HCO3-; H2CO3; L-
Hệ đệm: pHsơ bộ ≈ pKa1+log = 6,35 + 0,85 = 7,20  7
Bảo toàn điện tích: [H+] + [Na+] = [L-] + [HCO3- ]+2. [CO32- ] + [OH-]
 [L-] + [HCO3- ]+ [OH-]
(pH  7,2 nên [CO32-] << [HCO3- ]).
Giải ra [H+] = 6,38.10-8 M. Suy ra: pH  7,2.
3.4. Máu có pH = 7,40 ([H+] = 4,0.10-8 M); [HCO3- ] = 0,022 M.
Từ Ka1 => [H2CO3] = 0,00197 M => [ HCO3-] + [H2CO3] = 0,02397  0,024 M (*).
Máu có pH = 7,0 nên
 HCO3−  K
= +1 = 4, 47 hay [HCO3- ] = 4,47 [H2CO3].
 H 2CO3  [H ]
Từ (*) => [HCO3- ] = 0,0196M và [H2CO3] = 0,0044 M
Số mol HL thêm vào máu = n(HCO3-) = 0,022-0,0196 = 2,4.10-3 mol
Câu 4.

4.1. H2O2 + 2H+ + 2e → 2H2O


2I− → I2 + 2e
H2O2 + 2H+ + 2I− → I2 + 2H2O
H2O2 là chất oxi hóa

6
Cr2O72− + 14H+ + 6e → 2Cr3+ + 7H2O
3x │ H2O2 → O2 + 2H+ + 2e

Cr2O72− + 3H2O2 + 8H+ → 2Cr3+ + 3O2 + 7H2O


H2O2 là chất khử
4.2.
a) Thêm 1mL dung dịch NaOH 2.10-2M vào dung dịch thì nồng độ các chất sau khi trộn sẽ là:
[NO2-] = 2,5.10-2M ; [I2] = 1,25.10-4M ; [OH-] = 10-2M
Ta có các bán phản ứng:
I2 + 2e → 2I- Eo = 0,536V
NO2- + 2 OH- → NO3- + H2O + 2e -Eo = - 0,01V
Phản ứng tổng: NO2- + 2OH- + I2 → NO3- + 2I- + H2O  Eo = 0,526V
Hằng số cân bằng của phản ứng trên được tính như sau:
nE o
lg K = = 17, 77  K = 1017,77
0, 0592
Do hằng số cân bằng của phản ứng này rất lớn, mặt khác [I2] << [NO2-] và [OH-] nên I2 phản
ứng gần như hoàn toàn với NO2- để tạo thành I- và NO3-. Gọi nồng độ của I2 lúc cân bằng là x (vô cùng
nhỏ). Vậy nồng độ của các chất tại cân bằng được tính như sau:
NO2- + 2 OH- + I2 → NO3- + 2I- + H2 O
o -2 -2 -4
CM 2,5.10 10 1,25.10 0 0
-2 -3 -4
Cân bằng 2,4875.10 9,75.10 X 1,25.10 2,5.10-4
Nồng độ I2 được tính dựa vào hằng số cân bằng
2
 NO3−   I − 
K= = 1017,77
 NO2  OH   I 2 
− − 2

Giải phương trình trên thu được x = 5,61.10-24 M (vô cùng nhỏ). Vậy giả thiết đặt ra là hợp lý.
Chính vì lượng I2 còn lại vô cùng nhỏ nên dung dịch thu được sẽ không có màu.

b) Thêm vào hỗn hợp trên 2 mL dung dịch HCl 0,1M


Sau khi thêm 2 mL dung dịch HCl 0,1M thì nồng độ các chất trước thời điểm phản ứng sẽ như
sau: [NO2-] = 1,244.10-2 M ; [OH-] = 4,875.10-3 M ; [NO3-] = 6,25.10-5 M ; [I-] = 1,25.10-4 M và [H+] =
0,05 M.
Các phản ứng lần lượt như sau:
H+ + OH- → H2O
H+ + NO2- → HNO2
Lượng H+ còn lại = 0,05 – 4,875.10-3 – 1,244.10-2 = 3,269.10-2 M
Do dư H+ nên có thể xảy ra phản ứng sau: 2HNO2 + 2I- + 2H+ → I2 + 2NO + 2H2O
Phản ứng trên là tổ hợp của các phản ứng sau:
2 x HNO2 ⇌ H+ + NO2- K1 = (5,1.10-4)2 = 10-6,58
2NO2- + 4H+ + 2e → 2NO + 2H2O Eo = 0,99 V  K2 = 1033,45
2I- → I2 + 2e -Eo = - 0,536 V  K3 = 10-18,11
Vậy phản ứng 2HNO2 + 2I- + 2H+ → I2 + 2NO + 2H2O sẽ có K = K1K2K3 = 108,76
Vì hằng số cân bằng tương đối lớn, [I-] << [HNO2] và [H+] nên có thể xem như phản ứng xảy ra
hoàn toàn. Từ đó ta có [I2] = 1,25.10-4 / 2 = 6,25.10-5 ; [NO] = 1,25.10-4 M

Gọi x là nồng độ của I- tại cân bằng (x vô cùng nhỏ).

7
2HNO2 + 2H+ + 2I- → 2NO + I2 + 2H2O
o -2 -2 -4
CM 1,244.10 3,269.10 1,25.10 0 0
-2 -2 -4
Cân bằng 1,232.10 3,257.10 X 1,25.10 6,25.10-5
Với K = 108,76 giải ra được x = 1,03.10-7 M << 6,25.10-5 M (rất nhỏ, tức giả thiết đặt ra là đúng).
Nghĩa là lúc này toàn bộ I- đã được oxi hóa thành I2 (6,25.10-5M) nên dung dịch thu được có màu xanh
(và có khí nâu thoát ra do NO chuyển thành NO2 trong không khí).
Câu 5.

5.1.
+ X là O, Y là S, Z là Cr
+ Do ba nguyên tố trên cùng số electron hóa trị, bên cạnh đó X phản ứng với Y và Z tạo thành YX2 và
Z2X3. Ngoài ra sự tạo thành hợp chất YX3 và ZX3 trong đó Y và Z có số oxi hóa cao nhất chỉ ra rằng X
chính là oxi.
+ Oxi phản ứng với nguyên tố Y cùng số electron hóa trị chỉ thu được YO2, nhưng YO3 mới là trạng
thái Y có số oxi hóa cao nhất cho thấy Y là lưu huỳnh.
+ Z tạo ra hợp chất Z2O3 và ZO3 và Z cũng thuộc nhóm VI (do cùng số electron hóa trị) trong bảng tuần
hoàn cho thấy Z có thể là một kim loại chuyển tiếp thuộc nhóm VIB.
Phản ứng giữa ZO3 + YO2 → Z2O3 + YO3 cho thấy ZO3 là một hợp chất có tính oxi hóa mạnh, chỉ
có crom thỏa mãn điều kiện trên.
5.2.
CTCT chất A CTCT chất B CTCT chất C CTCT chất D
Cl-S-S-Cl Cl-S-Cl Cl Cl O
S Cl Cl
S
O
O
5.3.
a)

b) Phương trình phản ứng:


SO3 + HF → H[SO3F]
SO3 + HCl → H[SO3Cl]
SO3 + NH3 → H[SO3NH2]

You might also like