You are on page 1of 2

VĂN HÓA AN TOÀN THỰC PHẨM

1/ Tầm nhìn và Sứ mệnh


Tầm nhìn và Sứ mệnh truyền đạt lý do tồn tại của doanh nghiệp và Doanh Nghiệp phải chuyển
điều này thành Kỳ Vọng và tạo thành Thông Điệp rõ ràng sau đó truyền đạt cụ thể cho nhân viên
ở tất cả các cấp bật trong doanh nghiệp. Để làm được điều này phải đáp ứng 3 yếu tố:

1. Lãnh đạo cấp cao có tham gia vào vấn đề ATTP hay không?
2. Thông điệp được truyền đạt như thế nào?
3. Tất cả các nhân viên có thấu hiểu hay không?

2/ Con người
Con người là thành phần quan trọng của bất kỳ văn hóa an toàn thực phẩm nào. Hành vi và hoạt
động của con người cũng góp phần vào sự an toàn của thực phẩm và có khả năng làm giảm hoặc
tăng nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm.
Vấn đề liên quan đến nhân sự trong Văn Hóa An Toàn Thực Phẩm đương nhiên sẽ là một phần
phức tạp đòi hỏi nhân sự phải đóng góp vào hệ thống an toàn thực phẩm, phản hồi khi phát hiện
mối nguy mất ATTP, liên quan đến đào tạo ATTP- những kiến thức có được khi đào tạo, những
cam kết và hành động của nhân sự ở mức độ nào? Và cuối cùng là hiệu suất ATTP được đo
lường như thế nào?
3/ Tính nhất quán

Tính nhất quán đề cập đến việc điều chỉnh phù hợp các ưu tiên an toàn thực phẩm với các yêu
cầu về con người, công nghệ, nguồn lực và quy trình để đảm bảo áp dụng nhất quán và hiệu quả
chương trình an toàn thực phẩm nhằm củng cố văn hóa an toàn thực phẩm.

Câu hỏi đặt ra ở đây là: Bạn có tự tin rằng tất cả nhân viên đều biết trách nhiệm của họ và chịu
trách nhiệm về các nhiệm vụ liên quan đến an toàn thực phẩm hay không? Nhân viên có tham
gia vào việc thiết kế và cải tiến các quy trình và hướng dẫn liên quan đến an toàn thực phẩm
không? Và thêm một số yêu cầu khác NHƯNG bạn có chắc rằng nhân sự của mình có nghĩ là
chuyện ATTP chỉ là công việc của ban ISO, ban HACCP hay phòng QA/QC?

4/ Khả năng thích ứng


Khả năng thích ứng đề cập đến khả năng một tổ chức điều chỉnh trước những ảnh hưởng và điều
kiện đang thay đổi. Thích ứng trong trạng thái hiện tại hoặc chuyển sang trạng thái mới.

Đối với khả năng thích ứng yêu cầu doanh nghiệp có: Chiến lược cho phép phản ứng nhanh
chóng và hiệu quả, sự giám sát thích hợp để đảm bảo đưa ra các quyết định đúng đắn. Và doanh
nghiệp dự đoán, quản lý và ứng phó với sự thay đổi như thế nào, học hỏi từ quá khứ và chuẩn bị
cho tương lai như thế nào?

5/ Nhận thức về mối nguy và rủi ro

Chiều hướng này phân biệt văn hóa an toàn thực phẩm với văn hóa tổ chức. Nhận biết các mối
nguy và rủi ro thực tế và tiềm ẩn ở tất cả các cấp độ và chức năng là yếu tố then chốt để xây
dựng và duy trì văn hóa an toàn thực phẩm.

Đối với nhận thức về mối nguy và rủi ro: Làm thế nào để nhân viên hiểu tại sao các biện pháp
kiểm soát quản lý rủi ro trong khu vực của họ lại quan trọng và hậu quả của việc không tuân
theo chúng là gì? Làm thế nào để xem xét “những lần suýt bỏ sót” của mình và sử dụng thông tin
này để thúc đẩy các cải tiến trong hệ thống ATTP? …
 

Sau khi lướt qua những yêu cầu sơ bộ trên thì theo bạn Văn Hóa An Toàn Thực Phẩm có khó
triển khai trong doanh nghiệp hay không? Đặc biệt là doanh nghiệp thực phẩm tại Việt Nam?

Hãy cùng trao đổi thêm về chủ đề này nhé!

You might also like