You are on page 1of 19

The Eurofins Assurance Việt Nam

Quy trình đánh giá chứng nhận Hệ thống Quản lý


1. MỤC ĐÍCH ............................................................................................................................................................................. 3
2. PHẠM VI ................................................................................................................................................................................ 3
3. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................................................................ 3
4. ĐỊNH NGHĨA.......................................................................................................................................................................... 3
5. ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN .............................................................................................................................................. 5
5.1.1 ĐÁNH GIÁ GIAI ĐOẠN 1 (STAGE 1) .......................................................................................................... 5
5.1.1.1 YÊU CẦU CHUNG .......................................................................................................................................... 5
5.1.1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐÁNH GIÁ GIAI ĐOẠN 1 .................................................................................................... 5
5.1.1.3 CHUẨN BỊ ĐÁNH GIÁ .................................................................................................................................... 6
5.1.1.4 THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ.................................................................................................................................. 6
5.1.1.5 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ..................................................................................................................................... 7
5.1.1.6 XÁC ĐỊNH THỜI GIAN ĐÁNH GIÁ GIỮA GIAI ĐOẠN 1 VÀ GIAI ĐOẠN 2 ................................................. 7
5.1.2 ĐÁNH GIÁ GIAI ĐOẠN 2 (STAGE 2) .......................................................................................................... 8
5.1.2.1 YÊU CẦU CHUNG .......................................................................................................................................... 8
5.1.2.2 MỤC TIÊU CỦA ĐÁNH GIÁ GIAI ĐOẠN 2 .................................................................................................... 8
5.1.2.3 CHUẨN BỊ ĐÁNH GIÁ .................................................................................................................................... 8
5.1.2.4 THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ.................................................................................................................................. 9
5.1.2.5 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ................................................................................................................................... 10
5.1.2.6 XEM XÉT HĐKP VÀ THẨM XÉT HỒ SƠ CHỨNG NHẬN:....................................................................... 11
5.1.2.7 XÁC NHẬN THÔNG TIN CẤP CHỨNG CHỈ .............................................................................................. 11
5.1.3 ĐÁNH GIÁ GIÁM SÁT ....................................................................................................................................... 12
5.1.3.1 YÊU CẦU CHUNG.................................................................................................................................................... 12
5.1.3.2 CHUẨN BỊ ĐÁNH GIÁ ............................................................................................................................................. 12
5.1.3.3 THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ............................................................................................................................... 12
5.1.3.4 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ .................................................................................................................................. 13
5.1.3.5 GIÁM SÁT LẦN CUỐI CHU KỲ CHỨNG NHẬN (GIÁM SÁT LẦN 2) ..................................................... 13
5.1.4 ĐÁNH GIÁ TÁI CHỨNG NHẬN ......................................................................................................................... 14
5.1.5 ĐÁNH GIÁ ĐẶC BIỆT ........................................................................................................................................ 14
5.1.5.1 ĐÁNH GIÁ MỞ RỘNG/ THU HẸP PHẠM VI ................................................................................................... 14
5.1.5.2 ĐÁNH GIÁ ĐỘT XUẤT ...................................................................................................................................... 14
5.1.6 ĐÌNH CHỈ VÀ THU HỒI CHỨNG NHẬN ............................................................................................................ 15
5.1.7 ĐÁNH GIÁ CHUYỂN ĐỔI .................................................................................................................................. 15
5.1.7.1 YÊU CẦU CHUNG ............................................................................................................................................. 15
5.1.7.2 XEM XÉT VÀ XÁC ĐỊNH NGÀY CÔNG ĐÁNH GIÁ TẠI CƠ SỞ .................................................................. 15
5.1.7.3 ĐÁNH GIÁ CHUYỂN ĐỔI CHỨNG NHẬN .................................................................................................................. 15
5.1.8 ĐÁNH GIÁ ĐỒNG CHỨNG NHẬN .................................................................................................................... 16
5.1.8.1 YÊU CẦU CHUNG.................................................................................................................................................... 16
5.1.8.2 CHUẨN BỊ ĐÁNH GIÁ .............................................................................................................................................. 16
5.1.8.3 ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN ............................................................................................................................... 17
5.1.8.4 ĐÁNH GIÁ GIÁM SÁT ............................................................................................................................................. 18
5.1.9 ĐÁNH GIÁ ĐA ĐIỂM .......................................................................................................................................... 18
1. MỤC ĐÍCH
Đảm bảo rằng Hệ thống quản lý được thực hiện và ghi lại một cách nhất quán và được kiểm
soát.

2. PHẠM VI
Quy trình này được áp dụng cho các dịch vụ đánh giá của Eurofins Assurance Việt Nam. Tất
cả các cuộc đánh giá chứng nhận Hệ thống quản lý đều được phân phối đến khách hàng bởi
tổ chức chứng nhận

3. TÀI LIỆU THAM KHẢO


Quality Manual/ Sổ tay chất lượng

ISO/ IEC 17021: Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá chứng nhận HTQL CL và MT;
ISO/TS 22003: Yêu cầu đối với tổ chức đánh giá hệ thống quản lý ATTP;

IAF MD 1: 2018: Chứng nhận nhiều địa điểm dựa trên việc lựa chọn mẫu;
IAF MD 2: 2017: Chuyển giao chứng nhận giữa các tổ chức chứng nhận (không áp dụng);

IAF MD 3: 2008: Giám sát và chứng nhận lại dựa trên kết quả tự ĐG của KH (không áp dụng);
IAF MD 11: 2019: Đánh giá tích hợp hệ thống quản lý.

ISO 19011: 2018: Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý.

4. ĐỊNH NGHĨA
HTQLATTP (FSMS) – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
HACCP – Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn.
Đánh giá giai đoạn 1 (Stage 1) - Một cuộc đánh giá, được thực hiện để xác định mức độ
sẵn sàng của hệ thống quản lý của khách hàng cho đánh giá chứng nhận chính thức (bao
gồm các yêu cầu của tiêu chuẩn và các luật định liên quan) và được xem như là một cơ sở
để lên kế hoạch đánh giá chính thức.
Đánh giá chứng nhận (Stage 2) - Đánh giá tại địa điểm của khách hàng để đảm bảo hệ
thống quản lý của khách hàng được thiết lập, thực hiện và duy trì có hiệu quả, đạt được
chính sách và mục tiêu của tổ chức, phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn. Đối với hệ
thống FSMS cần phải xem xét đến kế hoạch HACCP, các điều kiện tiên quyết PRPs, việc
tuân thủ và hiệu lực thực thi kế hoạch HACPP, PRPs).
Đánh giá giám sát - Đánh giá tại hiện trường, nhưng không nhất thiết là đánh giá toàn bộ hệ
thống và phải được hoạch định cùng với các hoạt động giám sát khác sao cho tổ chức chứng
nhận có thể duy trì sự tin cậy rằng hệ thống quản lý của khách hàng được chứng nhận luôn
được duy trì và tuân thủ liên tục các yêu cầu của tiêu chuẩn.
Đánh giá đặc biệt: Đánh giá tại địa điểm của khách hàng để mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi
chứng nhận (khi có sự thay đổi phạm vi chứng nhận về mặt địa lý, hoặc về mặt kỹ thuật) hay
đánh giá đột xuất (khi phát hiện các sự cố nghiêm trọng hoặc các vi phạm nghiêm trọng của
Tổ chức được chứng nhận đối với các yêu cầu pháp luật, với các quy định của Eurofins
Assurance Việt Nam hoặc của tổ chức công nhận).

 Thay đổi phạm vi chứng nhận về mặt địa lý: một hoặc nhiều địa điểm của Tổ chức được
chứng nhận được bổ sung hoặc loại bỏ khỏi phạm vi chứng nhận.
 Thay đổi phạm vi chứng nhận về mặt kỹ thuật: phạm vi chứng nhận được bổ sung hoặc
bớt đi hoặc thay đổi để phản ảnh sự tăng hay giảm về mặt năng lực của tổ chức được
đánh giá.
Đánh giá hệ thống quản lý tích hợp: đánh giá hệ thống quản lý của một tổ chức dựa trên
hai hoặc nhiều bộ tiêu chuẩn được tiến hành cùng một lúc.
Điểm không phù hợp nặng: Là sự không đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn gây ảnh hưởng đến hệ
thống quản lý hoặc sự không phù hợp nhẹ mang tính hệ thống (có hơn 03 NC nhẹ tại một bộ
phận hoặc cùng 01 NC nhẹ tại từ 03 bộ phận)

Điểm không phù hợp nhẹ: Là sự không đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn nhưng không ảnh hưởng
đến hệ thống và sự phù hợp của sản phẩm hoặc là sự không đáp ứng yêu cầu hệ thống tài liệu
mà tổ chức đã thiết lập
Điểm khuyến nghị cải tiến: Tại thời điểm đánh giá, chưa đủ bằng chứng kể kết luận đó là một
điểm không phù hợp hoặc Là những kiến nghị cải tiến của chuyên gia để hệ thống quản lý của
tổ chức ngày càng hoàn thiện hơn
CAR - Yêu cầu hành động khắc phục: được lập đối với sự không phù hợp nặng hoặc sự
phù hợp nhẹ. Thông báo cho khách hàng các sự không phù hợp được phát hiện cùng mức
độ nặng/nhẹ trong quá trình đánh giá.
Đánh giá đa điểm: là đánh giá một tổ chức với nhiều địa điểm đảm bảo rằng việc đánh giá
cung cấp đủ sự tin cậy và phù hợp liên quan tới các điểm được liệt kê và sự đánh giá bao
gồm tính thực tế, tính khả thi và điều kiện hoạt động.

Một địa điểm: là một vị trí cố định, nơi mà tổ chức thực hiện công việc sản xuất hoặc cung
cấp dịch vụ.

Địa điểm tạm thời: là một trong những địa điểm được thiết lập bởi một tổ chức để thực hiện
công việc cụ thể hoặc một dịch vu trong hữu hạn về thời gian và đó sẽ không trở thành một
địa điểm cố định (ví dụ như địa điểm xây dựng).

Một địa điểm bổ sung: Là một địa điểm mới hoặc một nhóm các điểm sẽ được bổ sung vào
mạng lưới đa điểm được chứng nhận.
Tổ chức đa điểm: là một tổ chức có một chức năng trung tâm được xác định (sau đây được
gọi là văn phòng trung tâm – nhưng không nhất thiết phải là trụ sở của tổ chức đó) mà tại đó
các hoạt động nào đó đang có kế hoạch, điều kiển hoặc quản lý một mạng lưới các văn phòng
địa phương hoặc chi nhánh (các địa điểm) mà tại đó các hoạt động như vậy được thực hiện
hoàn toàn hoặc một phần.

5. ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN


Việc đánh giá chứng nhận lần đầu hệ thống quản lý (HACCP; FSMS) phải được tiến hành
theo hai giai đoạn: giai đoạn 1 và giai đoạn 2.

5.1.1 ĐÁNH GIÁ GIAI ĐOẠN 1 (STAGE 1)

5.1.1.1 YÊU CẦU CHUNG

Đối với FSMS và HACCP, đánh giá giai đoạn 1 phải được thực hiện tại cơ sở của khách hàng.

5.1.1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐÁNH GIÁ GIAI ĐOẠN 1

 Xem xét thông tin dạng văn bản về hệ thống quản lý của khách hàng;
 Thu thập các thông tin cần thiết để hỗ trợ việc thực hiện đánh giá giai đoạn 2 một cách
hiệu lực và hiệu quả;
 Đánh giá mức độ sẵn sàng của Khách hàng: Quy trình, quy định, hướng dẫn theo yêu cầu
của tiêu chuẩn cần lập; Chính sách, mục tiêu; kế hoạch HACCP; nhận biết các PRPs thích
hợp với công việc; Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của tổ chức có các quá trình và
phương pháp thích hợp để nhận biết và đánh giá các mối nguy an toàn thực phẩm của tổ
chức, sự lựa chọn và phân loại các biện pháp kiểm soát; Quy định về an toàn thực phẩm
thích hợp với các lĩnh vực liên quan của tổ chức; Phạm vi đăng ký chứng nhận; Điều khoản
loại trừ; Các quy định và yêu cầu của luật định liên quan;

 Lập kế hoạch và chỉ định nguồn lực cho đánh giá giai đoạn 2 (đánh giá chứng nhận);
 Đánh giá xem các cuộc đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo có được thực hiện hoạch
định và thực hiện hay không và mức độ áp dụng của Hệ thống quản lý có chứng tỏ rằng
khách hàng sẵn sàng để đánh giá giai đoạn 2;

 Lập báo cáo bằng văn bản về việc thực hiện đánh giá giai đoạn 1 và sự sẵn sàng cho giai
đoạn 2;

 Trao đổi với khách hàng về kết quả đánh giá bao gồm cả việc nhận biết mọi khu vực quan
tâm có thể phân loại là không phù hợp trong giai đoạn 2.
5.1.1.3 CHUẨN BỊ ĐÁNH GIÁ

Căn cứ vào đơn đăng ký được phê duyệt, Bộ phận Operation thông báo chương trình đánh giá
đến khách hàng.

Đánh giá giai đoạn 1 yêu cầu kế hoạch đánh giá chính thức.
EUROFINS ASSURANCE VIỆT NAM sẽ xếp thời gian đánh giá và nhóm đánh giá để đáp ứng
các yêu cầu về ngày công và lĩnh vực chuyên môn được mô tả trong đơn đăng ký được phê
duyệt

Trưởng đoàn đánh giá hoạch định các công việc đánh giá cho giai đoạn 1 có xem xét đến các
kỹ năng và hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn liên quan (Industry Code). Điều này bao gồm:

 Mục đích, phạm vi, tiêu chí, địa điểm và thời gian đánh giá,
 Kỹ năng đánh giá hệ thống quản lý;

 Tình trạng phê duyệt của chuyên gia đánh giá;


 Lĩnh vực chuyên môn (Industry Code) được phê duyệt.

5.1.1.4 THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ


Các tài liệu và hồ sơ liên quan của Khách hàng trong giai đoạn 1 sẽ được xem xét để xác định
sự sẵn sàng cho hoạt động đánh giá. Việc xem xét này được thực hiện bởi Trưởng đoàn đánh
giá hoặc chuyên gia đánh giá được trưởng đoàn phân công nhằm xác định sự phù hợp của hệ
thống tài liệu của Khách hàng đối với yêu cầu của tiêu chuẩn.
Việc xem xét này có lưu ý tới quy mô và mức độ phức tạp của hoạt động của Khách hàng và
mục đích của cuộc đánh giá. Các thông tin này sẽ được hỗ trợ bằng các quan sát thực tế tại địa
điểm đánh giá.

Khi đánh giá nhiều địa điểm, các địa điểm được đánh giá đều được ghi nhận trong báo cáo.
Trong trường hợp phát hiện hệ thống tài liệu của Khách hàng chưa đầy đủ để thỏa mãn được
mục đích và phạm vi đánh giá, đoàn đánh giá phải thông báo điều này cho Khách hàng. Các
hoạt động đánh giá sẽ không được tiếp tục cho đến khi các vấn đề được giải quyết thỏa đáng
theo đánh giá của Trưởng đoàn đánh giá.
Trong trường hợp việc đánh giá giai đoạn 1 cho thấy cần thiết phải thay đổi thành phần đoàn
đánh giá hoặc các hoạch định cho cuộc đánh giá tiếp theo, Trưởng đoàn đánh giá sẽ kết hợp
với Eurofins Assurance Việt Nam và Khách hàng để thực hiện các thay đổi đó.
5.1.1.5 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ

 Báo cáo đánh giá


Các phát hiện trong cuộc đánh giá giai đoạn 1 được tóm tắt với Khách hàng trong cuộc họp kết
thúc (nếu đánh giá tại địa điểm của Khách hàng) và thông báo đến Khách hàng thông qua Báo
cáo đánh giá

Báo cáo đánh giá cần chỉ ra những phần còn thiếu hoặc chưa phù hợp trong hệ thống tài liệu
của Khách hàng. Báo cáo đánh giá giai đoạn 1 không yêu cầu xác nhận của Khách hàng nhưng
khách hàng phải nắm bắt được các nội dung này trước khi thực hiện đánh giá giai đoạn 2 (đánh
giá chứng nhận).

Khách hàng phải được thông báo rằng kết quả của giai đoạn 1 được phép dẫn đến việc hoãn
hoặc hủy bỏ giai đoạn 2.

 Các phát hiện đánh giá


 Điểm không phù hợp nặng: Khách hàng phải tiến hành khắc phục các sự không phù hợp
nặng được phát hiện và gửi bằng chứng bằng văn bản về Eurofins Assurance Việt Nam trong
thời gian tối đa 30 ngày khắc phục kể từ ngày Eurofins Assurance Việt Nam tiến hành đánh
giá onsite tại Khách hàng. Eurofins Assurance Việt Nam sẽ tiến hành thẩm tra để xác định có
cần tiến hành đánh giá thẩm tra tại hiện trường hay không

 Điểm không phù hợp nhẹ: Khách hàng phải tiến hành khắc phục các sự không phù hợp
nặng được phát hiện và gửi bằng chứng bằng văn bản về Văn phòng EUROFINS
ASSURANCE VIỆT NAM trong thời gian không quá 90 ngày.
 Điểm khuyến nghị cải tiến: Khách hàng không phải tiến hành khắc phục các khuyến nghị
cải tiến nhưng cần lưu ý để đưa ra các biện pháp phòng ngừa nội bộ. EUROFINS
ASSURANCE VIỆT NAM sẽ xem xét các khuyến nghị cải tiến này trong các lần đánh giá tiếp
theo.
Việc thẩm tra các hành động khắc phục tuân thủ các nội dung của quy trình P24

5.1.1.6 XÁC ĐỊNH THỜI GIAN ĐÁNH GIÁ GIỮA GIAI ĐOẠN 1 VÀ GIAI ĐOẠN 2
 Khoảng thời gian giữa đánh giá giai đoạn 1 và giai đoạn 2 cần được xác định dựa và các
yếu tố như nhu cầu của Khách hàng và thực hiện trong khoảng thời gian không quá 03 tháng
kể từ ngày kết thúc đánh giá giai đoạn 1.

 Trong trường hợp cuộc đánh giá giai đoạn 1 không có sự không phù hợp thì cuộc đánh
giá giai đoạn 2 có thể được tiến hành ngay sau khi kết thúc giai đoạn 1.

 Trong tối đa 90 ngày, sự không phù hợp nặng/ nhẹ phát sinh không được Khách hàng tiến
hành khắc phục thì kết quả đánh giá giai đoạn 1 sẽ được hủy bỏ. Quá thời gian khắc phục
nêu trên, trường hợp Khách hàng vẫn muốn được EUROFINS ASSURANCE VIỆT NAM đánh
giá cấp chứng nhận sẽ phải bố trí một cuộc đánh giá giai đoạn 1 khác như một hợp đồng
mới.
 Khoảng cách thời gian giữa đánh giá Giai đoạn 1 và 2 không quá 6 tháng

5.1.2 ĐÁNH GIÁ GIAI ĐOẠN 2 (STAGE 2)


5.1.2.1 YÊU CẦU CHUNG

Là đánh giá việc áp dụng, bao gồm cả tính hiệu lực của hệ thống quản lý của khách hàng.
Giai đoạn 2 phải thực hiện tại các điểm của khách hàng.

5.1.2.2 MỤC TIÊU CỦA ĐÁNH GIÁ GIAI ĐOẠN 2


 Khẳng định rằng hệ thống quản lý của Khách hàng và các hoạt động liên quan phù hợp
với các yêu cầu của tiêu chuẩn liên quan và các yêu cầu khác mà Khách hàng phải tuân thủ;
 Để khẳng định rằng hệ thống quản lý của Khách hàng có năng lực cần thiết cho việc duy
trì được sự phù hợp;
 Theo dõi, đo lường, báo cáo và xem xét việc thực hiện theo các mục tiêu và chỉ tiêu thực
hiện chính (phù hợp mong đợi trong các tiêu chuẩn hoặc tài liệu quy định thích hợp khác về
hệ thống quản lý);

 Khả năng và việc thực hiện hệ thống quản lý của Khách hàng trong việc đáp ứng các yêu
cầu của luật định, chế định và hợp đồng;

 Kiểm soát việc thực hiện các quá trình của khách hàng;
 Đánh giá nội bộ và xem xét lãnh đạo;

 Trách nhiệm của lãnh đạo đối với các chính sách của khách hàng;
 Cung cấp các phản hồi để hỗ trợ Khách hàng cải tiến liên tục.

5.1.2.3 CHUẨN BỊ ĐÁNH GIÁ


Căn cứ vào đơn đăng ký đã được đã được xem xét, Bộ phận Operation thông báo ngày đánh
giá và chuẩn bị đánh giá đến khách hàng.
Kế hoạch đánh giá sẽ được lập trên cơ sở các quá trình, hoạt động, bộ phận được xác định.
Kế hoạch đánh giá (áp dụng cho mọi cuộc đánh giá) phải đảm bảo đủ số ngày công như chỉ ra
trong đơn đăng ký được phê duyệt, và đảm bảo chuyên gia đánh giá mang Code hoặc chuyên
gia kỹ thuật được bố trí phù hợp với lĩnh vực.
Kế hoạch đánh giá phải bao gồm yêu cầu đối với một phòng/khu vực riêng biệt để trao đổi trong
đoàn đánh giá và bố trí ăn trưa thích hợp. Nó cũng cần chỉ ra trình tự làm việc với các bộ phận
hoặc khu vực của Khách hàng, khoảng thời gian (dự kiến) sẽ làm việc.
Khách hàng sẽ được thông báo về Kế hoạch đánh giá và thành phần của đoàn đánh giá tối
thiểu là 07 ngày trước khi tiến hành đánh giá. Khách hàng có thể yêu cầu thay đổi thành viên
đoàn đánh giá hoặc các nội dung thích hợp khác, và trong trường hợp như vậy các thay đổi cẩn
thiết sẽ được thực hiện.
Với các cuộc đánh giá kéo dài, Kế hoạch đánh giá phải chỉ ra thời gian cho việc thảo luận riêng
trong đoàn đánh giá và có thể cả phần tóm tắt kết quả sơ bộ từng ngày/giai đoạn với Khách
hàng.

Kế hoạch đánh giá được đảm bảo linh hoạt để có thể thay đổi trong quá trình đánh giá dựa trên
các diễn biến đánh giá. Mọi thay đổi như vậy phải được thống nhất giữa các bên liên quan trước
khi tiếp tục cuộc đánh giá.
Trong trường hợp đánh giá nhiều địa điểm, Kế hoạch đánh giá phải đảm bảo các hoạt động
điều phối và trao đổi thông tin trong đoàn đánh giá.

5.1.2.4 THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ

Văn phòng Eurofins Assurance Việt Nam sẽ xếp thời gian đánh giá và nhóm đánh giá để đáp
ứng các yêu cầu về ngày công và lĩnh vực chuyên môn được mô tả trong đơn đăng ký được
phê duyệt
Trưởng đoàn đánh giá hoặc chuyên gia đánh giá được phân công sẽ chuẩn bị Kế hoạch đánh
giá cho đánh giá giai đoạn 2 dựa trên các thông tin từ kết quả của cuộc đánh giá giai đoạn 1.
Trong mọi trường hợp này đoàn đánh giá phải đảm bảo rằng các hoạt động đánh giá và báo
cáo đánh giá giai đoạn 1 được hoàn tất trước khi bắt đầu đánh giá giai đoạn 2.
Bộ phận Operation Eurofins Assurance Việt Nam sẽ kết hợp với Trưởng đoàn đánh giá để thiết
lập kênh thông tin, cung cấp thông tin về thành phần đoàn và thời gian đánh giá, các yêu cầu
về tài liệu, hồ sơ cần thiết cho hoạt động đánh giá.

 Họp khai mạc


Trưởng đoàn đánh giá chủ trì cuộc họp khai mạc. Các nội dung Hướng dẫn họp khai mạc và
kết thúc phải tuân thủ theo quy định của công nhận
Danh sách tham dự họp sẽ được điền và ký xác nhận

Trong cuộc họp khai mạc, lãnh đạo của Khách hàng được đề nghị giới thiệu tóm tắt về tổ chức
của mình (sản phẩm, thị trường chính, lịch sử và cơ cấu của hệ thống chất lượng…) để các
thành viên trong đoàn đánh giá có cái nhìn chung về hệ thống được đánh giá.

 Họp lập báo cáo đánh giá của đoàn:

Đoàn đánh giá sẽ họp riêng trước khi họp kết thúc để:
 Đảm bảo rằng quá trình đánh giá được hoàn tất và mọi yếu tố của tiêu chuẩn đã được xem
xét;
 Xem xét các phát hiện và đi đến thống nhất về kết luận đánh giá;

 Đảm bảo rằng các hồ sơ đánh giá đầy đủ và hoàn thiện;


 Mọi sự không phù hợp và điểm lưu ý sẽ được xem xét bởi Trưởng đoàn đánh giá để phân
loại sự không phù hợp nặng hay nhẹ, hay để là các điểm lưu ý cải tiến. Các điểm nhận xét
tích cực cũng sẽ được thảo luận và thống nhất.

 Họp kết thúc:


Trưởng đoàn đánh giá chủ trì cuộc họp khai mạc. Các nội dung Hướng dẫn họp khai mạc và
kết thúc phải tuân thủ theo quy định của công nhận
Trưởng đoàn đánh giá cùng các thành viên đoàn đánh giá thực hiện thông báo kết quả đánh
giá đến Khách hàng qua báo cáo đánh giá và yêu cầu hành động khắc phục theo quy định
chứng nhận (nếu có sự không phù hợp được phát hiện).

5.1.2.5 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ


Mọi Yêu cầu hành động khắc phục và Báo cáo đánh giá phải được gởi đến Đại diện có trách
nhiệm của Khách hàng xác nhận nội dung và cam kết với việc thực hiện các hành động cần
thiết.

 Báo cáo đánh giá:


Báo cáo được hoàn thành phải mô tả một cách trung thực các phát hiện và quá trình đánh giá.
Trưởng đoàn đánh giá còn cần xác định các nhận xét về điểm mạnh và yếu hoặc cơ hội cải tiến
cho Khách hàng trong phần tương ứng của báo cáo.

Báo cáo đánh giá phải xác định rõ ràng tiêu chuẩn và các quá trình, hoạt động và bộ phận chức
năng được đánh giá.

Khi đánh giá nhiều địa điểm, tất cả các địa điểm được đánh giá phải được chỉ ra trong báo cáo
đánh giá.

Phần kết luận của báo cáo phải bao gồm những nhận xét rõ ràng về việc có hoặc không kiến
nghị chứng nhận/tiếp tục chứng nhận. Một nhận xét tổng hợp các phát hiện chung của cuộc
đánh giá và một tuyên bố về năng lực của Khách hàng trong việc đáp ứng các yêu cầu trong
phạm vi đánh giá cũng có thể được chỉ ra trong báo cáo. Báo cáo đánh giá cũng nên bao gồm
các nhận xét về mức độ hoàn thiện và tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng.
Trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình đánh giá chuyên gia đánh giá chỉ được phép làm rõ
phạm vi khách hàng đã đăng ký với EUROFINS ASSURANCE VIỆT NAM, hoặc thu hẹp phạm
vi căn cứ vào kết quả đánh giá. Kết quả của việc làm rõ phạm vi hoặc thu hẹp phạm vi đánh
giá được xác nhận với khách hàng thông qua báo cáo đánh giá.

Đối với việc thay đổi liên quan mở rộng pham vi đánh giá chuyên gia đánh giá phải thông báo
về văn phòng EUROFINS ASSURANCE VIỆT NAM. Các thủ tục về việc mở rộng pham vi
đánh giá được thực hiện theo P20.

 Các phát hiện đánh giá:


 Điểm không phù hợp nặng: Khách hàng phải tiến hành khắc phục các sự không phù hợp
nặng được phát hiện và gửi bằng chứng bằng văn bản về Văn phòng EUROFINS
ASSURANCE VIỆT NAM trong thời gian tối đa 30 ngày khắc phục kể từ ngày EUROFINS
ASSURANCE VIỆT NAM tiến hành đánh giá onsite tại Khách hàng. EUROFINS
ASSURANCE VIỆT NAM Việt Nam sẽ tiến hành thẩm tra để xác định có cần tiến hành đánh
giá thẩm tra tại hiện trường hay không
 Điểm không phù hợp nhẹ: Khách hàng phải tiến hành khắc phục các sự không phù hợp
nặng được phát hiện và gửi bằng chứng bằng văn bản về Văn phòng EUROFINS
ASSURANCE VIỆT NAM trong thời gian không quá 90 ngày

 Điểm khuyến nghị cải tiến: Khách hàng không phải tiến hành khắc phục các khuyến nghị
cải tiến nhưng cần lưu ý để đưa ra các biện pháp phòng ngừa nội bộ. EUROFINS
ASSURANCE VIỆT NAM sẽ xem xét các khuyến nghị cải tiến này trong các lần đánh giá tiếp
theo.

Việc thẩm tra các hành động khắc phục tuân thủ các nội dung của quy trình chứng nhận

5.1.2.6 XEM XÉT HĐKP VÀ THẨM XÉT HỒ SƠ CHỨNG NHẬN:

Thực hiện theo sổ tay chất lượng (HACCP/ FSMS)

5.1.2.7 XÁC NHẬN THÔNG TIN CẤP CHỨNG CHỈ

Sau khi nhận được hồ sơ thẩm xét. Bản xác nhận thông tin cấp chứng chỉ được Bộ phận
Operation gửi đến Khách hàng để xác nhận lại các thông tin trước khi chính thức ban hành
chứng chỉ.
5.1.3 ĐÁNH GIÁ GIÁM SÁT
5.1.3.1 YÊU CẦU CHUNG

Trong một chu kỳ chứng nhận 03 năm, cuộc đánh giá giám sát được thực hiện đảm bảo 01
năm/ lần.
Các hoạt động giám sát sẽ được hoạch định và bố trí với việc xem xét đến các yếu tố sau:

 Kỹ năng đánh giá hệ thống quản lý;


 Kiến thức về các nguyên lý ảnh hưởng đến hệ thống quản lý;

 Lĩnh vực chuyên môn (Industry code) ;


Cuộc đánh giá giám sát được xếp lịch trên cơ sở thống nhất với Khách hàng vào thời điểm
thích hợp.

Cuộc đánh giá giám sát lần đầu tiên sau chứng nhận lần đầu không được quá 12 tháng tính từ
ngày ban hành quyết định chứng nhận. Tất cả các cuộc đánh giá giám sát lần đầu đối với khách
hàng được thực hiện muộn hơn quy định trên đều phải thực hiện tạm đình chỉ chứng nhận.
Các cuộc đánh giá giám sát lần hai trong chu kỳ chứng nhận đầu hay các cuộc đánh giá giám
sát các lần tiếp theo của các chu kỳ chứng nhận sau sẽ được thực hiện 01 lần/ năm, tính từ
ngày ban hành quyết định chứng nhận

5.1.3.2 CHUẨN BỊ ĐÁNH GIÁ

Căn cứ vào hồ sơ xem xét và phê duyệt hợp đồng, Bộ phận Operation lập thông báo lịch
đánh giá giám sát và gửi đến Khách hàng, xác nhận thời gian có thể tiến hành đánh giá và
thu thập những thay đổi nếu có từ phía Khách hàng. Sau khi xác nhận được ngày đánh giá
giám sát từ phía Khách hàng, quản lý dự án nhận Kế hoạch đánh giá từ trưởng đoàn đánh
giá thông báo đến khách hàng.

Việc lập Kế hoạch đánh giá cho các lần giám sát phải đảm bảo mọi yếu tố của tiêu chuẩn được
đánh giá tối thiểu một lần trong chu kỳ chứng nhận.

5.1.3.3 THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ


Cuộc họp khai mạc và kết thúc được thực hiện với Khách hàng theo quy định của công nhận

Mọi thay đổi đối với hệ thống quản lý chất lượng của Khách hàng so với lần đánh giá trước sẽ
được thảo luận và đánh giá so với các yêu cầu của tiêu chuẩn.

Các chuyên gia đánh giá sẽ xem xét phạm vi, quy mô và số nhân viên của Khách hàng tại thời
điểm hiện tại để đánh giá xem có thay đổi đáng kể nào xảy ra hay không. Các thay đổi này phải
được ghi nhận trong báo cáo đánh giá giám sát.
Trong đánh giá giám sát, mọi điểm không phù hợp phát sinh trong lần đánh giá trước được kiểm
tra xem có hành động nào được tiến hành.
Các tài liệu được xem xét phải bao gồm các tài liệu quảng cáo, quảng bá hiện hành đển xác
định tính tuân thủ về tuyên bố về chứng nhận và sử dụng dấu hiệu chứng nhận. Mọi sự vi phạm
về tuyên bố về chứng nhận và sử dụng dấu hiệu chứng nhận đều được ghi nhận như là một sự
không phù hợp.

5.1.3.4 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ


 Báo cáo đánh giá:
Khi kết thúc cuộc đánh giá giám sát, báo cáo đánh giá giám sát và Hành động khắc phục sẽ
được chuẩn bị và để lại cho Khách hàng hoặc gửi đến cho Khách hàng (nếu chuẩn bị sau khi
rời khỏi cơ sở của Khách hàng).

Khi có các thay đổi đối với các chi tiết về Khách hàng như tên gọi, địa chỉ, …thì các thay đổi này
sẽ phải được ghi nhận đầy đủ trong phần tương ứng của báo cáo để Văn Eurofins Assurance
Việt Nam có thể cập nhật các thông tin một cách kịp thời.
Báo cáo đánh giá phải chỉ ra tiêu chuẩn và các bộ phận được đánh giá cũng như mức độ hoàn
thiện của hệ thống quản lý chất lượng. Báo cáo cũng nên chỉ ra mức độ tin cậy của hoạt động
đánh giá nội bộ như là thước đo của sự phù hợp và công cụ cải tiến.

Trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình đánh giá chuyên gia đánh giá chỉ được phép làm rõ
phạm vi khách hàng đã đăng ký với Eurofins Assurance Việt Nam, hoặc thu hẹp phạm vi căn
cứ vào kết quả đánh giá. Kết quả của việc làm rõ phạm vi hoặc thu hẹp phạm vi đánh giá
được xác nhận với khách hàng thông qua báo cáo đánh giá.

Đối với việc thay đổi liên quan mở rộng pham vi đánh giá chuyên gia đánh giá phải thông báo
về văn phòng Eurofins Assurance Việt Nam. Các thủ tục về việc mở rộng pham vi đánh giá
được thực hiện theo quy trình chứng nhận

 Các phát hiện đánh giá

Tương tự như chu kỳ đánh giá chứng nhận.

5.1.3.5 GIÁM SÁT LẦN CUỐI CHU KỲ CHỨNG NHẬN (GIÁM SÁT LẦN 2)

Các cuộc đánh giá chứng nhận lại (tái chứng nhận) được thực hiện 3 năm một lần. Cuộc đánh
giám giám sát ngay trước lần tái đánh giá chứng nhận là cuộc giám sát cuối chu kỳ chứng nhận
(giám sát lần 2).
Các bước đánh giá đối với lần giám sát lần hai về cơ bản giống như với các lần giám sát lần
một. Tuy nhiên nó phải bao gồm việc xem xét quá trình chứng nhận để chỉ ra các điểm cần lưu
ý trong đánh giá chứng nhận lại. Việc xem xét này tập trung vào những thay đổi trong hệ thống,
các sự không phù hợp được phát hiện, các khiếu nại và sự cố nghiêm trọng.
Các kết quả của hoạt động xem xét này phải được chỉ ra trong báo cáo đánh giá.
Cuộc giám sát lần hai cũng phải đảm bảo mọi khu vực, yếu tố của hệ thống quản lý đều đã
được đánh giá trong một chu kỳ chứng nhận.
5.1.4 ĐÁNH GIÁ TÁI CHỨNG NHẬN
Đánh giá tái chứng nhận được thực hiện 3 năm một lần. Các yêu cầu đối với việc đánh giá
chứng nhận lại về cơ bản giống như với đánh giá chứng nhận ban đầu.
Đối với tái chứng nhận, đánh giá giai đoạn 1 có thể không áp dụng

Trưởng đoàn đánh giá phải tham khảo các nhận xét, ghi chú từ cuộc đánh giá giám sát cuối chu
kỳ chứng nhận để nắm được các khu vực cần sự chú ý đặc biệt.

Báo cáo đánh giá tại cơ sở của Khách hàng cho lần chứng nhận lại sẽ được thực hiện theo Báo
cáo đánh giá

5.1.5 ĐÁNH GIÁ ĐẶC BIỆT


5.1.5.1 ĐÁNH GIÁ MỞ RỘNG/ THU HẸP PHẠM VI
Trong thời gian hiệu lực của chứng chỉ mà khách hàng được chứng nhận có thay đổi lớn về:
quyền sở hữu; địa điểm; cơ cấu tổ chức, mở rộng/thu hẹp nhà xưởng; sản phẩm hoặc phạm
vi sản xuất; số lượng nhân viên (trên 30%); các nguồn lực có tác động quan trọng đến hệ
thống, sản phẩm và cập nhật tiêu chuẩn thì EUROFINS ASSURANCE VIỆT NAM phải thực
hiện đánh giá đặc biệt tại hiện trường để mở rộng/thu hẹp phạm vi chứng nhận.

Cuộc đánh giá đặc biệt để mở rộng hay thu hẹp phạm vi chứng nhận được phép tiến hành kết
hợp với một cuộc đánh giá giám sát.

Chuyên gia đánh giá phải có các kỹ năng chung và lĩnh vực chuyên môn được phê duyệt (NACE
code) thích hợp với phạm vi chứng nhận của Khách hàng.

Các thay đổi về mặt địa lý hoặc kỹ thuật sẽ được ghi nhận đầy đủ trong báo cáo đánh giá, sử
dụng mẫu Báo cáo đánh giá

Hồ sơ đánh giá đặc biệt mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi chứng nhận sẽ được xem xét như
đối với hồ sơ chứng nhận. Sau khi hồ sơ thẩm xét được chấp nhận, Bản xác nhận thông tin
cấp chứng chỉ được Bộ phận Operation gửi đến Khách hàng để xác nhận lại các thông tin
trước khi chính thức ban hành lại chứng chỉ cho khách hàng.

5.1.5.2 ĐÁNH GIÁ ĐỘT XUẤT


Trong trường hợp Eurofins Assurance Việt Nam phát hiện các sự cố nghiêm trọng hoặc các vi
phạm nghiêm trọng của Tổ chức được chứng nhận đối với các yêu cầu pháp luật, với các quy
định của Eurofins Assurance Việt Nam hoặc của tổ chức công nhận, Quản lý dự án thực hiện
kiến nghị Giám đốc Eurofins Assurance Việt Nam phê duyệt hoạt động đánh giá đột xuất. Trong
trường hợp như vậy, Eurofins Assurance Việt Nam có thể tổ chức đánh giá đột xuất hoặc tiến
hành sớm hoạt động đánh giá giám sát. Nội dung này sẽ được thông báo bằng văn bản và thoả
thuận trước với tổ chức được chứng nhận.
Mức độ liên quan của sự cố hoặc sự vi phạm trong từng trường hợp sẽ được xem xét để xác
định phạm vi và các yêu cầu về báo cáo đối với các cuộc đánh giá đột xuất.

5.1.6 ĐÌNH CHỈ VÀ THU HỒI CHỨNG NHẬN

Theo quy trình đình chỉ và thu hồi chứng nhận


5.1.7 ĐÁNH GIÁ CHUYỂN ĐỔI

5.1.7.1 YÊU CẦU CHUNG


Một chứng nhận được cấp bởi một tổ chức chứng nhận trong tình trạng chứng nhận tốt, hoặc
đang bị đình chỉ, hủy bỏ hoặc có sự không phù hợp nặng chưa đóng thì việc chuyển đổi phải
được xem như chứng nhận mới và yêu cầu đánh giá toàn bộ hệ thống.

5.1.7.2 XEM XÉT VÀ XÁC ĐỊNH NGÀY CÔNG ĐÁNH GIÁ TẠI CƠ SỞ
Khách hàng tiềm năng được yêu cầu gửi đến các hồ sơ liên quan đến quá trình chứng nhận
trước đây cùng với Đăng ký chứng nhận.Các hồ sơ này được chuyển cho quản lý dự án hoặc
một chuyên gia đánh giá trưởng được phân công để xem xét.

Người xem xét sẽ kiểm tra lịch sử chứng nhận để xác định xem chứng nhận của Tổ chức đăng
ký chứng nhận có ở tình trạng “tốt”.

Việc xem xét cần phải lưu ý đến lý do chuyển đổi, các sự liên quan đến cơ quan pháp luật, các
khiếu nại nhận được và hành động thực hiện để xử lý.

Kết quả của hoạt động xem xét này sẽ lập thành văn bản trong một bản cùng với các nhận xét
khác. Báo cáo này cũng phải chỉ ra tình trạng của chứng nhận là “thỏa mãn yêu cầu” hoặc
“không thỏa mãn yêu cầu” và các thông tin sau:
 Thời gian dự kiến cho đánh giá có thích hợp?

 Có cần đánh giá tại cơ sở của Tổ chức đăng ký chứng nhận trước khi chuyển đổi chứng
nhận, và thời gian kiến nghị cho hoạt động đánh giá.

Sau khi hoạt động xem xét đánh giá chuyển đổi này lập thành báo báo, các hoạt động xem xét
yêu cầu chứng nhận, xác định ngày công, lập hợp đồng v.v... được thực hiện theo Quy trình
xem xét hợp đồng (PR.20).

5.1.7.3 ĐÁNH GIÁ CHUYỂN ĐỔI CHỨNG NHẬN

 Trưởng đoàn đánh giá được phân công lập kế hoạch, chuẩn bị và thực hiện cuộc đánh giá
chuyển đổi chứng nhận như với đánh giá giám sát (nếu là chuyển đổi giữa chu kỳ) với các nội
dung tối thiểu sau:
 Hệ thống tài liệu được xem xét nhưng không cần đầy đủ và chính thức như đánh giá giai
đoạn 1.
 Hoạt động đánh giá được thực hiện như đối với đánh giá giai đoạn 2. Trong quá trình đánh
giá chuyên gia đánh giá xem xét tối thiểu các yếu tố sau của hệ thống quản lý: Trách nhiệm của
lãnh đạo; Hành động khắc phục và hành động phòng ngừa; Đánh giá nội bộ, xem xét của lãnh
đạo; Kiểm soát tài liệu và kiểm soát hồ sơ; Xem xét tình trạng các sự không phù hợp đưa ra
trong các lần đánh giá của tổ chức chứng nhận trước (nếu có).

Nếu chuyên gia đánh giá phát hiện thấy có các sự không phù hợp từ lần đánh giá chứng nhận
trước vẫn chưa đóng, thì cần xem xét mức độ nghiêm trọng trong ảnh hưởng đến sự phù hợp
chung của hệ thống. Mọi sự không phù hợp phải được theo dõi để đảm bảo không có các vấn
đề đáng kể nào tồn tại khi kiến nghị chứng nhận.

Báo cáo đánh giá sẽ sử dụng các biểu mẫu như trong đánh giá giai đoạn 2, báo cáo đánh giá
phải bao gồm các nhận xét về quá trình chứng nhận của tổ chức chứng nhận trước và tình trạng
của hệ thống quản lý tại thời điểm đánh giá chuyển đổi chứng nhận
Khi việc chuyển đổi chứng nhận được tiến hành sau khi kết thúc chu kỳ chứng nhận, thì việc
đánh giá được tiến hành tương tự như chứng nhận lần đầu.
5.1.8 ĐÁNH GIÁ ĐỒNG CHỨNG NHẬN
5.1.8.1 YÊU CẦU CHUNG

Các hoạt động đánh giá trong cuộc đánh giá chung cũng phải tuân thủ đầy đủ theo các yêu cầu
của quy trình này. Ngoài ra các yêu cầu riêng sau đây đối với các cuộc đánh giá đồng chứng
nhận phải được lưu ý và tuân thủ.
5.1.8.2 CHUẨN BỊ ĐÁNH GIÁ

Trong quá trình chuẩn bị đánh giá, các điểm sau đây cần được lưu ý để tạo điều kiện thuận
lợi cho Khách hàng chứng nhận:

 Hai tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá cùng một đợt. Các ngày đánh giá được hai
bên thống nhất trước khi gửi đến cho Khách hàng để cho ý kiến,

 Đoàn đánh giá hỗn hợp phải có ít nhất một người mang code thích hợp với lĩnh vực đánh
giá. Hai tổ chức chứng nhận sẽ trao đổi để quyết định bên nào bố trí người mang code trong
đoàn đánh giá,
 Đoàn đánh giá phải có số người đủ để đảm bảo số ngày công đánh giá. Nếu số chuyên
gia đánh giá từ EUROFINS ASSURANCE VIỆT NAM không đủ số công, chuyên gia đánh giá
của tổ chức chứng nhận kia có thể được chấp nhận với điều kiện đáp ứng yêu cầu về chuyên
gia đánh giá bên ngoài.
Trưởng đoàn đánh giá của một bên sẽ thay mặt bên kia chuẩn bị Kế hoạch đánh giá, tuy
nhiên kế hoạch này phải được cả hai bên đồng ý trước khi gửi tới Khách hàng.
5.1.8.3 ĐÁNH GIÁ CHỨNG NHẬN

Các cuộc đánh giá đồng chứng nhận (trừ giám sát) sẽ được thực hiện bởi một đoàn đánh giá
hỗn hợp, trong đó bao gồm một Trưởng đoàn đánh giá của Eurofins Assurance Việt Nam
hoặc Trưởng đoàn đánh giá do Eurofins Assurance Việt Nam công nhận thực hiện các hoạt
động đánh giá tuân thủ theo các quy trình và yêu cầu Eurofins Assurance Việt Nam Trong
quá trình đánh giá, các lưu ý sau đây sẽ được thực hiện một cách thích hợp:
 Trưởng đoàn đánh giá sẽ giới thiệu với thành viên của đoàn đánh giá của tổ chức chứng
nhận còn lại về thủ tục và các yêu cầu hợp tác trong quá trình đánh giá,
 Trưởng đoàn đánh giá sẽ cùng chủ trì cuộc họp khai mạc để giới thiệu các thủ tục của
Eurofins Assurance Việt Nam và các yêu cầu khác trong đánh giá có sự khác biệt với tổ chức
chứng nhận còn lại,

 Chuyên gia đánh giá của mỗi bên sẽ chấp nhận các phát hiện đánh giá của bên còn lại với
điều kiện các chuyên gia của đoàn đánh giá kia có đầy đủ bằng chứng về việc đáp ứng các
yêu cầu của Eurofins Assurance Việt Nam. Nếu có sự chưa thống nhất nào, trưởng đoàn
đánh giá hai bên sẽ thảo luận để đi đến thống nhất trước khi họp kết thúc.

 Ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đánh giá và báo cáo sẽ là ngôn ngữ thích hợp với các
trường hợp cụ thể, tuy nhiên hai ngôn ngữ thông thường là Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh.

 Trong cuộc họp kết thúc, Trưởng đoàn đánh giá sẽ cùng chủ trì với trưởng đoàn của tổ
chức đồng chứng nhận để làm rõ các phát hiện đánh giá, các thủ tục và yêu cầu về các hành
động tiếp theo và các hoạt động khác liên quan đến chứng nhận mà có sự khác biệt so với
thủ tục của tổ chức đồng chứng nhận.
Trưởng đoàn đánh giá đảm bảo thực hiện các yêu cầu về báo cáo như quy định ở các phần
liên quan của Quy trình này. Các biểu mẫu và báo cáo liên quan được sử dụng tuân thủ theo
quy trình này và yêu cầu khác của tổ chức đồng đánh giá nếu có. Đối với các ghi chép đánh
giá, để thuận lợi cho thủ tục của cả hai tổ chức chứng nhận, có thể sử dụng trang đầu theo
mẫu quy định của quy trình này và của tổ chức đồng chứng nhận. Các trang tiếp theo có thể
ghi trên giấy trắng với điều kiện có đánh số bằng viết tay để dễ kiểm soát. Các nội dung còn
lại (báo cáo đánh giá, mô tả sự không phù hợp, điểm khuyến nghị và cải tiến v.v...) khi được
viết trên hai biểu mẫu khác nhau của hai tổ chức chứng nhận, phải đảm bảo nội dung trùng
hợp và phải có giải thích với Khách hàng.
5.1.8.4 ĐÁNH GIÁ GIÁM SÁT

Sau khi cấp chứng chỉ, các cuộc đánh giá giám sát có thể được thực hiện bởi đoàn đánh giá
của Eurofins Assurance Việt Nam hoặc của tổ chức đồng chứng nhận hoặc bởi đoàn đánh
giá hỗn hợp.
 Chuyên gia đánh giá của Eurofins Assurance Việt Nam tiến hành hoạt động giám sát thay
mặt cho tổ chức đồng chứng nhận (theo thỏa thuận trong hợp đồng) sẽ tuân thủ theo các yêu
cầu của Quy trình này và chuẩn bị các báo cáo theo biểu mẫu của Eurofins Assurance Việt
Nam và gửi copy đến cho họ hoặc chuẩn bị báo cáo theo cả biểu mẫu của tổ chức đồng
chứng nhận nếu được yêu cầu trong hợp đồng. Eurofins Assurance Việt Nam đảm bảo việc
có các biểu mẫu cần thiết cho chuyên gia và chuyển báo cáo đến tổ chức đồng chứng nhận.
Trong trường hợp hoạt động giám sát do bên đồng chứng nhận thực hiện thay mặt cho
Eurofins Assurance Việt Nam, Eurofins Assurance Việt Nam chấp nhận các báo cáo của tổ
chức đồng chứng nhận như là của Nhà thầu phụ đánh giá. Văn phòng Eurofins Assurance
Việt Nam chịu trách nhiệm tiếp nhận báo cáo để tiến hành cập nhật và xem xét hồ sơ giám
sát theo quy định của Eurofins Assurance Việt Nam.

5.1.9 ĐÁNH GIÁ ĐA ĐIỂM


Tổ chức nhiều địa điểm là tổ chức có chức năng trung tâm được xác định (sau đây được gọi
là văn phòng trung tâm - nhưng không nhất thiết là trụ sở của tổ chức) tại đó các hoạt động
FSMS nhất định được lập kế hoạch, kiểm soát hoặc quản lý và một mạng lưới các địa điểm
tại đó các hoạt động đó được thực hiện toàn bộ hoặc một phần.

Đối với chứng nhận ISO 22000 & HACCP codex của các tổ chức đa địa điểm, các quy tắc
sau sẽ được áp dụng:

a) Tất cả các trang web đều được vận hành dưới một FSMS được kiểm soát và quản lý tập
trung.

b) Đánh giá nội bộ đã được thực hiện trên từng địa điểm trong vòng một năm trước khi chứng
nhận

c) Các phát hiện đánh giá của các vị trí riêng lẻ sẽ được coi là dấu hiệu của toàn bộ hệ thống
và việc hiệu chỉnh phải được thực hiện tương ứng.

Trong trường hợp có không quá 20 địa điểm, tất cả các địa điểm sẽ được đánh giá trong giai
đoạn 2 và đánh giá giám sát. Ở Giai đoạn 1, số lượng địa điểm có thể được giảm bớt, nhưng
trong Giai đoạn 2, tất cả các địa điểm sẽ được kiểm tra. Việc sử dụng phương pháp lấy mẫu
tại nhiều địa điểm chỉ có thể thực hiện được đối với các loại thực phẩm A, B, E, F và G và đối
với tổ chức có hơn 20 địa điểm đang thực hiện các quy trình tương tự trong các danh mục
này. Khi việc lấy mẫu được cho phép, đánh giá nội bộ hàng năm của chương trình khách
hàng sẽ bao gồm tất cả các địa điểm.
Đối với chứng nhận nhiều địa điểm, chương trình lấy mẫu sẽ được sử dụng để đảm bảo đánh
giá hiệu quả FSMS trong đó:

a) Việc lấy mẫu cho hơn 20 địa điểm phải theo tỷ lệ 1 địa điểm trên 5 địa điểm với tối thiểu
20 địa điểm được truy cập. Tất cả các vị trí sẽ được chọn ngẫu nhiên.

b) Đánh giá các phát hiện đánh giá tại các địa điểm được lấy mẫu phải được coi là tương
đương với các phát hiện đánh giá nội bộ tại các địa điểm tương tự của tổ chức.

c) Ít nhất hàng năm, một cuộc đánh giá của FSMS trung tâm sẽ được thực hiện.

d) Ít nhất hàng năm, đánh giá giám sát phải được thực hiện trên các địa điểm được lấy mẫu,

e) Các phát hiện đánh giá của các vị trí được lấy mẫu phải được coi là dấu hiệu của toàn bộ
hệ thống và việc hiệu chỉnh phải được thực hiện tương ứng.

You might also like