You are on page 1of 84

Hướng dẫn sử dụng nhanh

Máy xét nghiệm Huyết Học tự động

XP-100
Công ty TNHH Sysmex Việt Nam

Tài liệu này được sử dụng như Phiên bản tháng 02 - 2013
một hướng dẫn bổ sung trong
các khóa huấn luyện chính hãng
của Sysmex tại Viêt Nam.
Sysmex sẽ không chịu trách
nhiệm đối với bất cứ thiệt hại nào
có thể xảy ra khi sử dụng tài liệu
này một cách không phù hợp
hoặc khi chưa có sự chấp thuận
và giám sát của Sysmex Việt
Nam.
MỤC LỤC

1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MÁY HUYẾT HỌC TỰ ĐỘNG XP-100 ..................................... 4
1.1 KÍCH THƯỚC CỦA MÁY ............................................................................................. 4
1.2 MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY ...................................................................... 4
1.3 MÀN HÌNH HIỂN THỊ VÀ CÁC PHÍM CHỨC NĂNG ..................................................... 5
1.4 CHỨC NĂNG TỰ ĐỘNG NGẮT CỦA BỘ NÉN KHÍ ..................................................... 7
1.5 ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT CỦA MÁY HUYẾT HỌC TỰ ĐỘNG XP-100 ............................ 8
1.5.1 Các thông số phân tích ............................................................................................ 8
1.5.2 Giới hạn hiển thị ....................................................................................................... 8
1.5.3 Hóa chất................................................................................................................... 9
1.5.4 Công suât................................................................................................................. 9
1.5.5 Nguyên lý phân tích ................................................................................................. 9
1.5.6 Độ lặp lại (Reproducibility).......................................................................................10
1.5.7 Độ chính xác (Accuracy) .........................................................................................10
1.5.8 Độ tuyến tính (Linearity) ..........................................................................................11
1.5.9 Sai số khi vận chuyển (Carryover)...........................................................................11
1.5.10 Thể tích hút mẫu ...................................................................................................11
1.5.11 Kết nối nguồn điện ................................................................................................11

2 QUY TRÌNH THỰC HIỆN PHÂN TÍCH ............................................................................12


2.1 KIỂM TRA TRƯỚC KHI MỞ MÁY : .............................................................................12
2.2 BẬT NGUỒN CHO MÁY..............................................................................................13
2.3 CHẠY QC ....................................................................................................................14
2.3.1 Quy trình thực hiện chạy QC ...................................................................................15
2.3.2 Hiển thị kết quả chạy QC trên biểu đồ Levey Jenning .............................................19
2.3.3 In dữ liệu QC ..........................................................................................................19
2.3.4 Xóa dữ liệu QC ......................................................................................................20
2.3.4 Nhập dữ liệu cho lô QC mới ...................................................................................21
2.4 ĐĂNG KÝ VÀ CHẠY MẪU ............................................................................................25
2.4.1 Quy trình chuyển đổi chế độ chạy mẫu ..................................................................25
2.4.2 Quy trình chạy mẫu chung .....................................................................................25
2.4.3 Chạy mẫu chế độ toàn phần ( WB ) .......................................................................26
2.4.2 Chạy mẫu chế độ pha loãng ( PD ) .........................................................................27

Trang 1
MỤC LỤC
2.5 HIỂN THỊ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH....................................................................................28
2.6 TẮT MÁY CUỐI NGÀY ( Shutdown ) ..............................................................................36

3. PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ .....................................................................................38


3.1 PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ BẠCH CẦU ( WBC HISTOGRAM ) .............................38
3.1.1 WBC Histogram ......................................................................................................38
3.1.2 Ý nghĩa các cờ báo lỗi trên WBC Histogram ..........................................................39
3.1.3 Một số trường hợp về cờ báo lỗi trên WBC Histogram ............................................41
3.2 PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ HỒNG CẦU VÀ TIỂU CẦU ( RBC/PLT HISTOGRAM)
.............................................................................................................................................45
3.2.1 RBC Histogram .......................................................................................................45
3.2.2 PLT Histogram .......................................................................................................46
3.2.2 Ý nghĩa các cờ báo lỗi trên RBC Histogram ...........................................................47
3.2.3 Một số trường hợp về cờ báo lỗi trên RBC Histogram ............................................48
3.2.4 Ý nghĩa các cờ báo lỗi trên PLT Histogram ............................................................51
3.2.5 Một số trường hợp về cờ báo lỗi trên PLT Histogram .............................................52

3. HƯỚNG DẪN XỬ LÝ CÁC LỖI THÔNG THƯỜNG ..............................................................54


3.1 XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN GÂY LỖI ............................................................................54
3.2 HIỂN THỊ DANH SÁCH LỖI............................................................................................54
3.3 CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH XỬ LÝ ..................................................................54
3.3.1 Pressure and Vacuum Error ....................................................................................54
3.3.2 Chamber error .........................................................................................................55
3.3.3 Motor errors ............................................................................................................56
3.3.4 Transducer Errors ...................................................................................................56
3.2....................................................................................................................................56
3.3.5 Temperature Errors : ...............................................................................................56
3.3.6 Analysis and order errors ........................................................................................56
3.3.7 Memory errors .........................................................................................................58
3.3.8 Others .....................................................................................................................58
3.3.9 Mainternance Errors ................................................................................................59
3.3.10 Internal Printer Errors ............................................................................................59
3.3.11 External Device Errors ..........................................................................................60

Trang 2
MỤC LỤC

4. BẢO TRÌ VÀ THAY THẾ ..................................................................................................61


4.1 BẢO TRÌ HÀNG NGÀY : ..............................................................................................62
4.1.1 Tắt máy cuối ngày ..............................................................................................62
4.1.2 Kiểm tra Trap Chamber và lau sạch ( nếu có rò rỉ nước ) ...................................62
4.2 BẢO TRÌ HÀNG TUẦN : ..............................................................................................63
4.2.1 Vệ sinh SRV Tray ...............................................................................................63
4.3 BẢO TRÌ HÀNG THÁNG .............................................................................................64
4.3.1 Rửa buồng thải ( chương trình rửa )...................................................................64
4.3.2 Rửa buồng Transducer ( chương trình rửa ) ......................................................65
4.4 BẢO TRÌ MỖI 3 THÁNG ..............................................................................................67
4.4.1 Vệ sinh SRV .......................................................................................................67
4.5 BẢO TRÌ KHI CẦN THIẾT ...........................................................................................70
4.5.1 Rửa tự động (Auto rinse) ....................................................................................70
4.5.2 Vệ sinh đầu rửa kim ( Clean Rinse Cup )............................................................71
4.5.3 Vệ sinh WBC/RBC Transducer Aperture ............................................................72
4.5.4 Đổ nước thải ......................................................................................................75
4.5.5 Reset lại số đếm SRV.........................................................................................75
4.5.6 Calib màn hình LCD ...........................................................................................76
4.5.7 Điều chỉnh áp suất 0.05 MPa ..............................................................................77
4.5.8 Điều chỉnh vacuum -0.0333 MPa ........................................................................78
4.6 THAY THẾ HÓA CHẤT VÀ VẬT TƯ ............................................................................79
4.6.1 Thay hóa chất .....................................................................................................79
4.6.2 Thay cầu chì .......................................................................................................81
4.6.3 Thay giấy in nhiệt ...............................................................................................81

Trang 3
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MÁY HUYẾT HỌC TỰ ĐỘNG XP-100

1.1 KÍCH THƯỚC CỦA MÁY

1.2 MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY

 Nhiệt độ môi trường từ 15 – 30 độ C.

 Độ ẩm biến thiên trong khoảng : 30 – 85%.

 Sử dụng máy trong môi trường thông thoáng, tránh nắng mặt trời trực tiếp.

 Không đặt máy gần các thiết bị thông tin tạo ra sóng cao tần hoặc nhiễu sóng Radio.

 Tránh khu vực quá nóng, quá lạnh hoặc bụi bặm

Trang 4
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

Tổng quan về cách phân tích mẫu :

 Chế độ phân tích máu toàn phần : sử dụng ống đựng mẫu không có nắp đậy. Thực
hiện phân tích tuần tự từng mẫu

 Chế độ phân tích pha loãng : thực hiện trong trường hợp mẫu ít ( mẫu nhi khoa).
Mẫu được pha loãng với Cellpack theo tỉ lệ 1:26 bên ngoài (20 µL mẫu + 500 L
dung dịch Cellpack).Trong chế độ này các biểu đồ kết quả phân tích sẽ không được
hiển thị, kết quả phân tích sẽ hiển thị 8 thông số chính.

1.3 MÀN HÌNH HIỂN THỊ VÀ CÁC PHÍM CHỨC NĂNG

Main Screen/ Menu Screen

Trang 5
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

System area

(1) In hoặc xóa dữ liệu hiển thị. Phím này còn dùng để hiển thị màn
hình menu khi kết nối chức năng SNCS

(2) Sử dụng cho chức năng SNCS, lưu tập tin định dạng bmp.

(3) Hiển thị tình trạng của hệ thống, có 5 tình trạng như sau :
[Ready] : Sẵn sàng phân tích mẫu
[Aspirating] : Máy đag hút mẫu
[Running] : Đang thực hiện phân tích
[Not Ready] : Lỗi xảy ra trong lúc máy đang hoạt động.
[PU sleep] : Bộ nén khí đang tạm ngừng

(4) Tên màn hình đang thực hiện

(5) Thanh kéo giấy in

(6) Hiển thị hành động cần thực hiện trong trường hợp máy báo lỗi

(7) Nhấn chọn khi muốn quay trở về màn hình menu chính

Trang 6
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

Điều chỉnh độ sáng cho màn hình hiển thị LCD


 Nút chỉnh độ sáng cho màn hình hiển thị LCD nằm phía bên phải của máy.
 Xoay núm chỉnh sang phải sẽ làm độ sáng màn hình giảm đi, xoay núm chỉnh sang
bên trái sẽ làm tăng độ sáng của màn hình.

1.4 CHỨC NĂNG TỰ ĐỘNG NGẮT CỦA BỘ NÉN KHÍ

Máy XP-100 khi không sử dụng trong vòng 15 phút , bộ nén khí sẽ tự động được tắt,

giúp tiết kiệm nguồn và máy chạy bền hơn. Đồng thời máy sẽ quay trở về trạng thái sẵn

sàng hoạt động (Ready) nhanh hơn so với khi mở máy ban đầu. Có thể đưa máy vào

trạng thái này một cách thủ công thông qua phím PU sleep trên máy. Nhấn công tắc

Start Switch máy sẽ quay về trạng thái sẵn sàng.

Trang 7
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

1.5 ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT CỦA MÁY HUYẾT HỌC TỰ ĐỘNG XP-100

1.5.1 Các thông số phân tích


WBC White Bloodcell Count Số lượng bạch cầu
RBC Red Bloodcell Count Số lượng hồng cầu
HGB Hemoglobin Huyết sắc tố
HCT Hematocrit Thể tích khối hồng cầu
MCV Mean cell volume Thể tích tế bào hồng cầu
MCH Mean cell hemoglobin Lượng huyết sắc tố tế bào hồng cầu
MCHC Mean cell hemoglobin Nồng độ huyết sắc tố tế bào hồng cầu
concentration
PLT Platelet Số lượng tiểu cầu
RDW-SD RBC distribution width- Dải phân bố kích thước Hồng cầu -
standard deviation Độ lệch chuẩn
RDW-CV RBC distribution width- Dải phân bố kích thước Hồng cầu -
coefficient ofvariation Độ biến thiên
PDW Platelet distribution width Dải phân bố kích thước tiểu cầu
MPV Mean platelet volume Lượng tiểu cầu trung bình
P-LCR Platelet large cell ratio Tỉ lệ tiểu cầu có kích thước lớn
LYM% W-SCR Tỉ lệ % tế bào Lympho
MXD% W-MCR Tỉ lệ % tổng số tế bào bạch cầu
Mono,Baso và Eo
NEUT% W-LCR Tỉ lệ % tế bào bạch cầu Neutro
LYM# W-SCC Số lượng tế bào bạch cầu Lympho
MXD# W-MCC Số lượng tế bào bạch cầu Mono,Baso
và Eo
NEUT# W-LCC Số lượng tế bào bạch cầu Neutro

1.5.2 Giới hạn hiển thị


WBC 0.00 - 299.9 ( x10^3/ul )
RBC 0.00 - 19.99 ( x10^6/ul )
HGB 0 - 25.0 ( g/dL)
PLT 0 – 1999 ( x10^3/ul )

Trang 8
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

1.5.3 Hóa chất

Tiêu hao thực hiện cho 1 xét


Tên hóa chất Chức năng
nghiệm
CELLPACK Dung dịch pha loãng 30 ml
STROMATOLYSER -WH Dung dịch ly giải 1 ml
CELLCLEAN Dung dịch rửa đậm đặc 3 ml

Hóa chất Đóng gói Số test/thùng Độ ổn định sau khi mở nắp

CELLPACK Thùng 20L 600 60 ngày

STROMATOLYSER-WH Chai 500 mL 470 90 ngày

1.5.4 Công suất


Xấp xỉ 60 test/ 1 giờ

1.5.5 Nguyên lý phân tích


WBC : DC detection method ( phương pháp dòng điện một chiều )
RBC : DC detection method ( phương pháp dòng điện một chiều )
HGB : Non-cyanide hemoglobin analysis method

Trang 9
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

1.5.6 Độ lặp lại (Reproducibility)

1.5.7 Độ chính xác (Accuracy)

Trang 10
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

1.5.8 Độ tuyến tính (Linearity)

1.5.9 Sai số khi phân tích giữa các mẫu (Carryover)

1.5.10 Thể tích hút mẫu


 Chế độ máu toàn phần : 50 ul

 Chế độ tiền pha loãng : 200 ul mẫu máu đã pha loãng

(tối thiểu 20ul máu toàn phần)

1.5.11 Kết nối nguồn điện


Nguồn điện: 117/220/230/240 VAC ± 10% (50/60 Hz)

Điện năng tiêu thụ: nhỏ hơn hoặc bằng 230 VA

Trang 11
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

2 QUY TRÌNH THỰC HIỆN PHÂN TÍCH

Trước khi thực hiện việc phân tích mẫu, cần chuẩn bị máy, thuốc thử và mẫu theo các bước
như sau:

2.1 KIỂM TRA TRƯỚC KHI MỞ MÁY :

Trước khi bật nguồn cho máy,cần kiểm tra các yếu tố sau :

 Kiểm tra thuốc thử trước khi tiến hành đo mẫu. Nếu hóa chất bị thiếu trong quá trình
chạy, máy sẽ tự động ngừng chạy. Máy sẽ không sử dụng được cho đến khi hóa
chất được thay thế đầy đủ.

 Kiểm tra các kết nối đường ống và đường dây điện.

 Kiểm tra bình thải : Đổ bỏ dung dịch trong bình thải (nằm bên trái máy).

 Kiểm tra giấy in : Mở nắp phía trước và kiểm tra xem có đủ giấy in không.

Trang 12
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

2.2 BẬT NGUỒN CHO MÁY

Thực hiện việc bật nguồn cho máy theo các bước sau :

 Bật công tắc nguồn để khởi động. Máy sẽ tự động thực hiện quá trình tự kiểm
tra trong khoảng 2 phút và chạy chế độ rửa tự động (Auto rinse) và kiểm tra
Background. Auto rinse sẽ được thực hiện từ 3 đến 5 lần đến khi kết quả
background đạt.

 Trong trường hợp máy thực hiện được 1500 mẫu, máy sẽ báo thực hiện rửa
TD Cleaning

Trang 13
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

 Hoặc trong tường hợp tắt máy giữa chừng và không thực hiện quy trình
Shutdown, máy sẽ báo hộp thoại như sau:

 Khi quá trình Selftest không thành công, các thông tin lỗi sẽ được hiển thị trên màn
hình. Trong trường hợp này, thử tắt máy và bật máy lại. Nếu lỗi vẫn còn xuất hiện
cần liên lạc với công ty Sysmex Việt Nam. Để đảm bảo quá trình vận hành tối ưu
cho máy cần phải thực hiện quá trình bảo trì theo đúng kế hoạch.

 Nếu máy phát hiện đã quá thời gian mà chưa được bảo trì. Màn hình sẽ hiển thị
thông báo cần phải thực hiện bảo trì theo đúng kế hoạch. Người dùng sẽ nhấn phím
C, sau đó thực hiện quá trình bảo trì theo các hướng dẫn trong tài liệu này.

2.3 CHẠY QC
Việc phân tích QC được thực hiện với mục đích bảo đảm độ tin cậy và độ chính xác của
máy phân tích XP-100 trong thời gian sử dụng máy, đồng thời phát hiện và ngăn ngừa
các nguy cơ có thể xảy ra trên máy. Công tác chạy QC cần được thực hiện trong các
trường hợp sau :

 Trước khi phân tích mẫu

 Sau khi thay hóa chất mới

 Sau khi thực hiện bảo trì cho máy

 Khi có bất cứ vấn đề nào liên quan đến độ chính xác và độ lặp lại của các thông
số phân tích

 Thực hiện theo quy trình của phòng xét nghiệm

Trang 14
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

2.3.1 Quy trình thực hiện chạy QC

 Từ màn hình chính nhấn chọn Select và chọn QC

Trang 15
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

 Chọn file QC cần thực hiện trong danh sách bên dưới :

 Máy hiển thị hộp thoại như sau :

 Lúc này, đưa mẫu QC vào để thực hiện phân tích, QC chỉ được thực hiện bằng
phương pháp đo máu toàn phần, không sử dụng cho phương pháp pha loãng.

 Lấy mẫu QC trong tủ lạnh ra ngoài, lắc trộn đều mẫu QC theo đúng quy trình
trước khi đưa vào phân tích.

 Gỡ nắp đậy QC và tránh không làm nhiễu ra bên ngoài.

Trang 16
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

 Đặt lọ QC vào vị trí kim hút mẫu và nhấn phím Start Switch, khi máy báo 2 tiếng
bip bip và trên màn hình hiển thị dòng chữ “ Analyzing “. Máy sẽ tự động phân
tích mẫu và đưa ra kết quả.

 Kết quả đo được xuất ra theo dạng cột trên màn hình sau đó so sánh với
ngưỡng chuẩn dưới cột Judment đã được cài đặt. Kết quả được hiển thị trên 3

màn hình,có thể chuyển tiếp bằng cách nhấn các phím di chuyển
trên màn hình.

Trang 17
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

 Sau khi thực hiện phân tích xong, nhấn chọn phím IP để in kết quả QC, NG để
không chấp nhận kết quả hoặc phím Quit và OK để lưu lại kết quả QC.

 Nếu các kết quả đo vượt ngưỡng cho phép, thì sẽ xuất hiện các dấu + và – trong
cột Judgement, kèm theo tiếng chuông báo và hiển thị dòng chữ QC Error.

 Nhấn để kiểm tra lỗi đang xảy ra và nhấn Back để tắt âm báo lỗi.

Trang 18
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

2.3.2 Hiển thị kết quả chạy QC trên biểu đồ Levey Jenning
 Từ màn hình Menu nhấn phím QC chart, màn hình biểu đồ QC sẽ hiển thị

 Hiển thị màn hình biểu đồ QC của tập tin QC01

 Nhấn sau đó nhấn chọn lô QC cần xem biểu đồ trong danh sách hiển
thị.

2.3.3 In dữ liệu QC

 Chọn trong màn hình QC Chart

Trang 19
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

: In dữ liệu QC đang chọn

: In biểu đồ QC cho tất cả các thông số

: In tất cả dữ liệu QC được hiển thị ( tối đa 60 điểm)

: Thoát khỏi màn hình Out/Del

2.3.4 Xóa dữ liệu QC


 Để thực hiện chạy lô QC mới, quá 6 file QC lưu trữ thì các dữ liệu cũ cần phải
được xóa.

 Chọn tập tin cần xóa, nhấn chọn ngay tại vị trí Delete

Trang 20
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

 Và chọn OK để xác nhận:

2.3.4 Nhập dữ liệu cho lô QC mới


Trước khi thực hiện chạy QC lô mới cần phải nhập thông tin cho máy bao gồm số lô,
hạn sử dụng,giá trị ngưỡng và giới hạn bằng các cách sau

2.3.4.1 Nhập thông tin QC bằng bàn phím


 Từ màn hình chính chọn QC

 Nhấn chọn vào ô trống tiếp theo để cài đặt hoặc nếu đã đầy thì xóa bớt các lô cũ
để cài đặt thêm.

Trang 21
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

 Nhấn 2: Settings, máy sẽ hiển thị màn hình cho phép nhập vào các giá trị
ngưỡng và giới hạn.

 Sử dụng con trỏ di chuyển đến từng vị trí như Lot No (nhập mã
lô thuốc), Exp.date (nhập hạn sử dụng) và các màn hình kế tiếp Target / Limit
để nhập các giá trị cho từng thông số tương ứng theo tờ giá trị đính kèm của nhà
sản xuất. Nhấn phím Clear để xóa ký tự nhập sai.

 Sau khi nhập các thông tin xong, nhấn phím Save → OK để lưu lại.

Lưu ý : Biểu đồ QC chỉ hiển thị khi tất cả các thông số Target và Limit được
nhập vào.

Trang 22
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

2.3.4.1 Nhập thông tin QC bằng đầu đọc barcode


 Từ màn hình chính chọn QC

 Nhấn chọn vào ô trống tiếp theo để cài đặt hoặc nếu đã đầy thì xóa bớt các lô cũ
để cài đặt thêm.

 Nhấn 2: Settings, máy sẽ hiển thị màn hình cho phép nhập vào các giá trị
ngưỡng và giới hạn.

Trang 23
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

 Sử dụng con trỏ di chuyển đến từng vị trí như Lot No (nhập mã
lô thuốc), Exp.dat và các màn hình kế tiếp Target / Limit và dùng đầu đọc
barcode để nhập các giá trị cho từng thông số tương ứng có trên tờ giá trị đính
kèm của nhà sản xuất.

 Sau khi nhập các thông tin xong, nhấn phím Save → OK để lưu lại.

Trang 24
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

2.4 ĐĂNG KÝ VÀ CHẠY MẪU

2.4.1 Quy trình chuyển đổi chế độ chạy mẫu


 Khi máy phân tích được khởi động, máy sẽ tự động mặc định chọn chế độ phân
tích máu toàn phần
 Để chọn và chuyển đổi chế độ phân tích máu toàn phần WB và chế độ phân tích
pha loãng PD cần thực hiện như sau : khi máy đang ở trạng thái Ready, nhấn

chọn hoặc , chế độ WB được chọn sẽ có màu đỏ và chế độ PD


được chọn sẽ có màu vàng.

2.4.2 Quy trình chạy mẫu chung

Màn hình hiện thị Ready (Sẵn sàng hoạt động)

Chọn mode sử dụng : máu toàn phần Đo pha loãng

Nhập mã số cho mẫu cần đo Pha loãng mẫu cần đo theo tỉ lệ (1:26)

Nhập mã số cho mẫu cần đo

Đặt mẫu vào kim hút mẫu

Nhấn công tắc START SWITCH

Quá trình phân tích được tiến hành

Kết thúc quá trình phân tích

Màn hình hiển thị Ready

Kiểm tra lại quá trình phân tích

Thực hiện quá trình tắt máy (Shutdown cuối ngày)

Tắt nguồn điện cấp cho máy

Trang 25
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

2.4.3 Chạy mẫu chế độ toàn phần ( WB )


 Chuẩn bị mẫu bệnh nhân, thể tích hút mẫu ở chế độ này là 50 µl

 Chọn chế độ chạy mẫu toàn phần

 Từ màn hình chính ở trạng thái Ready, di chuyển đến vị trí Sample No, dùng
phím số hoặc barcode cầm taynhập ID bệnh nhân và xác nhận bằng phím Ent ,
nếu nhập sai nhấn phím C để xóa bỏ và nhập lại.

 Lắc đều mẫu bệnh nhân và đưa vào vị trí kim hút và nhấn phím START SWITCH
để bắt đầu việc phân tích mẫu

Trang 26
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

 Màn hình hiển thị dòng chữ Aspirating nghĩa là đang hút mẫu, khi máy báo 2 tiếng

bíp bíp, màn hình LCD hiển thị dòng chữ Running có nghĩa là đã hút xong thì rút

ống mẫu ra (cẩn thận không làm cong kim hút mẫu của máy). Máy sẽ tự động phân

tích và hiển thị kết quả trên màn hình. Sau đó quay trở về trạng thái sẵn sàng để đo

mẫu bệnh phẩm mới.

Lưu ý : Nếu Sample no không được thay đổi bởi người sử dụng thì sẽ tự động
tăng lên theo thứ tự tăng dần.

2.4.2 Chạy mẫu chế độ pha loãng ( PD )


 Chuẩn bị mẫu bệnh nhân, pha loãng mẫu bệnh nhân bên ngoài với dung dịch
CELLPACK theo tỉ lệ 1:26 ( 20 µl mẫu và 500 µl CELL PACK ), thể tích mẫu pha
loãng được hút ở chế độ này là 200 µl mẫu

 Chọn chế độ chạy mẫu pha loãng

 Từ màn hình chính ở trạng thái Ready, nhấn chọn Sample No, nhập ID bệnh
nhân và xác nhận bằng phím Ent

Trang 27
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

 Lắc đều mẫu bệnh nhân và đưa vào vị trí kim hút và nhấn phím START SWITCH
để bắt đầu việc phân tích mẫu

 Màn hình hiển thị dòng chữ Aspirating, khi máy báo 2 tiếng bíp bíp, màn hình

LCD hiển thị dòng chữ Running có nghĩa là đã hút xong thì rút ống mẫu ra (cẩn

thận không làm cong kim hút mẫu của máy). Máy sẽ tự động phân tích và hiển

thị kết quả trên màn hình. Sau đó quay trở về trạng thái sẵn sàng để đo mẫu

bệnh phẩm mới.

2.5 HIỂN THỊ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH


2.5.1 Màn hình hiển thị kết quả mới phân tích
 Máy có khả năng lưu trữ đến 300 kết quả đo, các kết quả này vẫn được lưu trữ
khi tắt công tắc nguồn. Khi số lượng kết quả vượt quá 300 thì kết quả đo thứ
nhất sẽ tự động mất đi.

Trang 28
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

 Kết quả của mẫu phân tích bao gồm các giá trị đo và biểu đồ được hiển thị trên
màn hình LCD (4 trang) sử dụng phím mũi tên di chuyển qua ◄► để chuyển
trang cần hiển thị :

2.5.2 Màn hình hiển thị kết quả phân bố từng nhóm ( Manual Discrimination)
 Từ màn hình chính của kết quả bệnh nhân vừa phân tích, nhấn chọn M.Discri.

Trang 29
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

 Màn hình sẽ hiển thị kết quả vừa phân tích theo từng nhóm WBC/RBC/PLT

 Phân bố nhóm bạch cầu

Trang 30
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

 Phân bố nhóm hồng cầu

 Phân bố nhóm tiểu cầu

2.5.3 Xuất kết quả bệnh nhân đã phân tích


 Người sử dụng có thể chọn lựa 3 kiểu định dạng in kết quả từ trên máy như sau :

 Type 1: in kết quả + biểu đồ histogram.

 Type 2: chỉ in kết quả, không in ra biểu đồ (thường sử dụng)

 Type 3: chỉ in ra 8 kết quả máy đo trực tiếp.

Trang 31
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

 Thực hiện cài đặt :

Trang 32
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

 Để in lại kết quả bệnh nhân đã phân tích cần làm theo các bước sau : Từ màn

hình chính nhấn phím → STORE DATA → dùng phím để


chọn bệnh nhân và nhấn ENTER→ Chọn Out/Del

 Chọn loại máy in cần xuất kết quả trong hộp thoại hiển thị :

 Và nhấn để in kết quả hiện tại đang chọn hoặc nhấn để in lại
toàn bộ kết quả.

2.5.4 Tìm và hiển thị kết quả bệnh nhân đã phân tích

 Từ màn hình chính nhấn phím → STORE DATA

 Màn hình hiển thị các kết quả lưu trữ sẽ xuất hiện, sử dụng các phím

để chọn kết quả bệnh nhân cần hiển thị

 Nhấn Enter để xác nhận

 Kết quả sẽ được hiển thị trên màn hình, nhấn mũi tên trái phải để chuyển đổi
màn hình xem các thông số kết quả đã đo.

Trang 33
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

Dấu hiệu báo lỗi giá trị kết quả bất thường:

! Dữ liệu ngoài giới hạn đo của máy

+ Dữ liệu cao hơn giá trị bình thường cài đặt cho máy

- Dữ liệu thấp hơn giá trị bình thường cài đặt cho máy

* Kết quả có độ tin cậy thấp vì lỗi trên biểu đồ phân bố Histogram

++++.+ Dữ liệu vượt quá giá trị hiển thị của máy

****.* Dữ liệu lỗi tính toán do lỗi hệ thống


----.-
Dữ liệu lỗi tính toán do lỗi dữ liệu

Trang 34
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

2.5.5 Chỉnh sửa thông tin bệnh nhân trên kết quả đã phân tích

 Nhấn chọn đến kết quả bệnh nhân đã được phân tích và cần chỉnh sửa thông tin

 Chọn phím ID Edit, màn hình chỉnh sửa thông tin sẽ hiển thị :

 Sử dụng phím số để nhập ID mới của bệnh nhân vào ô Sample ID và nhấn Ent

 Nhấn chọn Next để xác nhận và quay trở về màn hình ban đầu hoặc Cancel để
hủy việc thay đổi thông tin bệnh nhân

Trang 35
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

2.6 TẮT MÁY CUỐI NGÀY ( Shutdown )


Khuyến cáo thực hiện việc tắt máy mỗi ngày hoặc sau 24 giờ để đảm bảo máy phân tích
hoạt động tốt
Các bước thực hiện như sau :

 Từ màn hình Ready nhấn phím , hộp thoại thông báo tắt máy sẽ hiển
thị :

 Đưa dung dịch CELL CLEAN vào kim hút mẫu và nhấn phím START SWITCH,
máy sẽ bắt đầu thực hiện chương trình rửa

Trang 36
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY

 Sau khi rửa xong, máy sẽ hiển thị thông báo như sau :

 Nhấn phím để khởi động máy trở lại hoặc tắt công tắc bên phải máy
phân tích

 Tắt máy in

 Tắt các nguồn điện

Trang 37
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRÊN BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ

3. PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ


Việc phân tích biểu đồ phân bố sẽ đánh giá được các báo cờ trên máy là do lỗi của mẫu thử
hay do lỗi máy phân tích

Biểu đồ phân bố của WBC,RBC và PLT có thể được tính toán trong giưới hạn sau :

 WBC : xấp xỉ 30 – 300 fL

 RBC : xấp xỉ 25 – 250 fL

 PLT : xấp xỉ 2 – 30 fL

3.1 PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ BẠCH CẦU ( WBC HISTOGRAM )

3.1.1 WBC Histogram


Biểu đồ phân bố bạch cầu phân biệt 3 thành phần bạch cầu theo kích thước nhỏ, trung
bình và lớn dựa trên 4 yếu tố :

 Lower Discriminator (LD) : xác định vị trí giữa 30fL và 60 fL.

 Upper Discriminator (UD) : cố định tại 300 fL

 Chỗ lõm giữa khoảng cách LD và UD sẽ được xác định : chỗ lõm đầu tiên
(Trough Discriminator 1) gọi là T1 và chỗ lõm thứ hai (Trough Discriminator2)
gọi là T2

 LYM# ( W-SCC WBC Small cell count )

Tế bào lympho nằm giữa LD và T1 tương ứng với số lượng bạch cầu Lympho

 MXD# (W-MCC Medium cell count)

Trang 38
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRÊN BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ

Tổng các tế bào cùng kích thước nằm giữa T1 và T2 tương ứng với số lượng
bạch cầu mono, baso và eo

 NEUT# ( W-LCC Large cell count )

Tế bào neutro có kích thước lớn hơn T2, tương ứng với số lượng bạch cầu
Neutro

 LYM% ( W-SCC WBC Small cell ratio)

Tỉ lệ % bạch cầu Lympho so với tổng bạch cầu

 MXD% (W-MCC Medium cell ratio)

Tỉ lệ % bạch cầu cùng kich thước so với tổng bạch cầu

 NEUT% ( W-LCC Large cell ratio )

Tỉ lệ % bạch cầu Neutro so với tổng bạch cầu

3.1.2 Ý nghĩa các cờ báo lỗi trên WBC Histogram


Một biểu đồ phân bố bạch cầu được gọi là bình thường khi có 3 đỉnh rõ rệt, có một
chỗ lõm thấp T1 và một chỗ lõm cao T2 nằm giữa LD và UD.

Khi T1 hoặc T2 không thể được thiết lập hoặc vị trí thiết lập cao hơn ngưỡng cho
phép,sẽ xuất hiện báo cờ với lỗi biểu đồ phân bố WBC ( WBC Histogram Error ).
Các cờ báo lỗi dưới đây được liệt kê theo thứ tự ưu tiên, nếu có nhiều cờ báo thì lỗi
ưu tiên hơn sẽ được thực hiện trước.

 WL : LD vượt quá giới hạn cho phép. Nguyên nhân có thể do tiêu cầu kết cụm
hoặc tiểu cầu lớn…

 T1: Tại điểm lõm thấp T1, không phân biệt được kich thước tế bào Lympho và tế
bào có kích thước bằng nhau

Trang 39
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRÊN BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ

 T2 : Tại điểm lõm cao T2, không phân biệt được kich thước tế bào tế bào có kích
thước bằng nhau và tế bào Neutro

 F1 : Small cell histogram error – Lỗi biểu đồ các tế bào có kích thước nhỏ, liên
quan đến T1 vượt quá giới hạn cho phép

 F2 : Middle cell histogram error – Lỗi biểu đồ các tế bào có kích thước bằng
nhau, liên quan đến T1 hoặc T2 vượt quá giới hạn cho phép

 F3 : Large cell histogram error – Lỗi biểu đồ các tế bào có kích thước lớn, liên
quan đến T2 vượt quá giới hạn cho phép

 WU : LD vượt quá giới hạn cho phép. Nguyên nhân có thể do mẫu tán huyết,
hồng cầu kháng lyse hoặc có nhiều tế bào bất thường

 AG : tổng số đếm các thành phần bằng hoặc nhỏ hơn giới hạn LD, thường do
tiểu cầu kết cụm, số lượng bạch cầu không đổi nhưng số lượng tiểu cầu giảm.

Bảng hiển thị sự kết hợp các cờ báo lỗi biểu đồ phân bố bạch cầu

Trang 40
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRÊN BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ

3.1.3 Một số trường hợp về cờ báo lỗi trên WBC Histogram

1A. Biểu đồ WBC có LD cao và có 2 điểm lõm T1 và T2


Cờ báo WL với tất cả các thông số bạch cầu

1B. Biểu đồ WBC có LD cao và có điểm lõm T1 và không có điểm lõm T2


Cờ báo WL báo cho tất cả thông số bạch cầu

Kết quả MXD%,NEUT%,MXD#,NEUT# không phân tích được (---.-)

1C. Biểu đồ WBC có LD cao và không có điểm lõm T1


Cờ báo WL báo cho tất cả thông số bạch cầu và không có kết quả nào được
hiển thị.

Giá trị bạch cầu vượt quá giới hạn đo của bệnh nhân ( Patient Mark Limit)

Trang 41
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRÊN BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ

2A. Biểu đồ WBC không có điểm lõm T1


Tất cả thông số báo cờ T1 và không có kết quả phân tích

Giá trị bạch cầu vượt quá giới hạn đo của bệnh nhân

2B. Biểu đồ WBC có UD cao và không có điểm lõm T1


Tất cả thông số báo cờ WU và T1 và không có kết quả phân tích

3A. Biểu đồ WBC có T1 cao và không có điểm lõm T2


WBC không báo cờ.

Báo cờ F1 trên thông số Lympho ( LYM# và LYM%).

MXD và NEUT báo cờ T2 và không có kết quả phân tích

3B. Biểu đồ WBC có T1 cao, UD cao và không có điểm lõm T2


WBC báo cờ WU

Thông số Lympho báo cờ F1.

Thông số MXD và NEUT báo cờ T2 và không có kết quả phân tích.

Trang 42
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRÊN BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ

3C. Biểu đồ WBC có T1và không có điểm lõm T2


WBC và Lympho không báo cờ.

Thông số MXD và NEUT báo cờ T2 và không có kết quả phân tích

Số lượng WBC vượt quá giới hạn đo của bệnh nhân

3D. Biểu đồ WBC có T1 cao, UD cao và không có điểm lõm T2


WBC báo cờ WU.

Thông số Lympho không báo cờ.

Thông số MXD và NEUT báo cờ T2 và không có kết quả phân tích .

4A. Biểu đồ WBC có T1 cao


WBC và thông số Neutro không báo cờ.

Thông số Lympho báo cờ F1

Thông số MXD bị báo cờ F2

Trang 43
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRÊN BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ

4B. Biểu đồ WBC có T1 cao và UD cao


WBC báo cờ WU

Thông số Neutro không báo cờ

Thông số Lympho bị báo cờ F1 và Thông số MXD bị báo cờ F2

4C. Biểu đồ WBC có T1 cao và T2 cao


WBC không báo cờ

Thông số Lympho báo cờ F1

Thông số MXD báo cờ F2

Thông số Neutro bị báo cờ F3

4D. Biểu đồ WBC có T1,T2 và UD đều cao


WBC báo cờ WU

Thông số Lympho báo cờ F1

Thông số MXD báo cờ F2

Thông số Neutro bị báo cờ F3

5A. Biểu đồ WBC có T2 cao


WBC và thông số Lympho không báo cờ

Thông số MXD báo cờ F2

Thông số Neutro báo cờ F3

WBC và MXD vượt quá giới hạn đo của bệnh nhân

Trang 44
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRÊN BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ

6. Biểu đồ WBC có UD cao


WBC báo cờ WU

Các thông số khác không báo cờ

WBC vượt quá giới hạn đo của bệnh nhân.

7. Tổng các thành phần bằng hoặc nhỏ hơn LD thì cao hơn giới hạn
PLT bị báo cờ AG, các thông số khác không bị báo cờ

3.2 PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ HỒNG CẦU VÀ TIỂU CẦU ( RBC/PLT HISTOGRAM)

3.2.1 RBC Histogram


Biểu đồ hồng cầu được xác định dựa trên các điểm giữa LD (25fL-75 fL) và UD
(200fL – 250 fL)

Trên biểu đồ, kiểm tra được thực hiện cho các lỗi có tần số tương đối về sự
phân bố có trên một đỉnh và lỗi chiều rộng phân bố.

Ngoài ra, máy huyết học KX21 còn có thể tính độ phân bố hồng cầu RDW theo
2 phương pháp sau :

 RDW-CV : sau khi xác định được điểm L1 và L2 của 68,26% của tổng các
thành phần,RDW-CV được tính theo công thức sau :

Trang 45
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRÊN BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ

 RDW-SD được xác lập dựa trên 20% độ cao tương đối của đỉnh (100%)

3.2.2 PLT Histogram


Biểu đồ phân bố tiểu cầu được xác định dựa trên 3 yếu tố là LD ( 2-6 fL),

UD( 12-30fL) và một điểm xác định tại 12 fL.

Trên biểu đồ, kiểm tra được thực hiện cho các lỗi có tần số tương đối về sự

phân bố có trên một đỉnh và lỗi chiều rộng phân bố.

 PDW ( Platelet Distribution Width) : được xác lập dựa trên 20% độ cao
tương đối của đỉnh (100%)

Trang 46
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRÊN BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ

 MPV ( Mean Platelet volume ) : được tính theo công thức

 P-LCR ( Platelet large cell ratio ) : tỉ lệ tiểu cầu có kích thước lớn vượt
quá 12fL, được tính dựa trên tỉ lệ giữa điểm 12fL- UD trên khoảng LD-UD

3.2.2 Ý nghĩa các cờ báo lỗi trên RBC Histogram


Khi biểu đồ phân bố hồng cầu bất thường, cờ báo lỗi sẽ hiển hiển thị tương ứng
với giá trị phân tích của các thông số lỗi. Các cờ báo lỗi dưới đây được liệt kê theo
thứ tự ưu tiên, nếu có nhiều cờ báo thì lỗi ưu tiên hơn sẽ được thực hiện trước.

 RL : LD vượt quá giới hạn cho phép. Nguyên nhân có thể do các yếu tố gây
nhiều, thay đổi trong hình thái tế bào RBC, tiểu cầu kết cụm hoặc các trường
hợp tương tự

 RU : UD vượt quá giới hạn cho phép, nguyên nhân có thể do yếu tố gây nhiễu

 MP : Có bằng hoặc nhiều hơn hai đỉnh trên biểu đồ phân bố

 DW : Lỗi độ rộng phân bố của các thành phần khi đường tỉ lệ 20% không cắt
biểu đồ tại hai điểm

Trang 47
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRÊN BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ

Kết hợp cờ báo lỗi trên 8 loại biểu đồ phân bố RBC

3.2.3 Một số trường hợp về cờ báo lỗi trên RBC Histogram

1A. Biểu đồ RBC có LD cao

Tất cả các thông số sẽ báo cờ RL

MCV và RDW-SD vượt quá giới hạn của bệnh nhân

MCHC thấp hơn giới hạn của bệnh nhân.

Trang 48
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRÊN BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ

1B. Biểu đồ RBC có LD cao và lỗi độ rộng phân bố tại 20%

Tất cả các thông số sẽ báo cờ RL

RDW-CV báo cờ MP và có kết quả

RDW-SD báo cờ MP và không có kết quả phân tích.

1C. Biểu đồ RBC có LD cao và có bằng hoặc nhiều hơn 2 đỉnh

Tất cả các thông số sẽ báo cờ RL

RDW-CV báo cờ RL và có kết quả

RDW-SD báo cờ DW và không có kết quả phân tích.

2A. Biểu đồ RBC có UD cao

Tất cả các thông số sẽ báo cờ RU

MCV, MCHC,RDW-SD nằm ngoài giới hạn phân tích của bệnh nhân

2B. Biểu đồ RBC có UD cao và lỗi độ rộng phân bố tại 20%

Tất cả các thông số sẽ báo cờ RU hoặc DW

RDW-CV báo RU và có kết quả

RDW-SD bị báo cờ với DW và không có kết quả phân tích

MCV và MCHC nằm ngoài giới hạn phân tích của bệnh nhân.

Trang 49
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRÊN BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ

2C. Biểu đồ RBC có UD cao và và có bằng hoặc nhiều hơn 2 đỉnh

Tất cả các thông số sẽ báo cờ RU

RDW-CV báo cờ MP và có kết quả

RDW-SD báo cờ MP và không có kết quả phân tích.

3. Biểu đồ RBC có lỗi độ rộng phân bố tại 20%

Tất cả các thông số không báo cờ

RDW-SD báo cờ DW và không có kết quả phân tích.

4. Biểu đồ RBC có bằng hoặc nhiều hơn 2 đỉnh

Tất cả các thông số không báo cờ

RDW-CV vượt quá giới hạn bệnh nhân và báo cờ MP và có kết quả

RDW-SD báo cờ MP và không có kết quả phân tích.

Trang 50
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRÊN BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ

3.2.4 Ý nghĩa các cờ báo lỗi trên PLT Histogram


Khi biểu đồ phân bố tiểu cầu bất thường, cờ báo lỗi sẽ hiển hiển thị tương ứng với
giá trị phân tích của các thông số lỗi. Các cờ báo lỗi dưới đây được liệt kê theo thứ
tự ưu tiên, nếu có nhiều cờ báo thì lỗi ưu tiên hơn sẽ được thực hiện trước.

 PL : LD vượt quá giới hạn cho phép. Nguyên nhân có thể do các yếu tố gây
nhiều, hoặc các trường hợp tương tự

 PU : UD vượt quá giới hạn cho phép, nguyên nhân có thể do yếu tố gây nhiễu
hoặc tiểu cầu kết cụm…

 MP : Có bằng hoặc nhiều hơn hai đỉnh trên biểu đồ phân bố

 DW : Lỗi độ rộng phân bố của các thành phần khi đường tỉ lệ 20% không cắt
biểu đồ tại hai điểm

Kết hợp cờ báo lỗi trên 8 loại biểu đồ phân bố PLT

Trang 51
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRÊN BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ

3.2.5 Một số trường hợp về cờ báo lỗi trên PLT Histogram

1A. Biểu đồ PLT có LD cao


Thông số PLT, PDW, MPV và P-LCR sẽ bị báo cờ PL

1B. Biểu đồ PLT có LD cao và lỗi độ rộng phân bố tại 20%


PLT báo cờ PL
PDW báo cờ DW và không ra kết quả phân tích
MPV, P-LCR báo cờ PL và không ra kết quả phân tích

1C. Biểu đồ PLT có LD cao và có bằng hoặc nhiều hơn 2 đỉnh


PLT báo cờ PL
PDW báo cờ MP và không ra kết quả phân tích
MPV và P-LCR báo cờ PL và không ra kết quả phân tích

2A. Biểu đồ PLT có UD cao


PLT, PDW, MPV và P-LCR báo cờ PU

2B. Biểu đồ PLT có UD cao và lỗi độ rộng phân bố tại 20%


Thông số PLT báo cờ PU
PDW báo cờ DW và không ra kết quả phân tích
MPV, P-LCR báo cờ PU và không ra kết quả phân tích

Trang 52
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRÊN BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ

2C. Biểu đồ PLT có UD cao và và có bằng hoặc nhiều hơn 2 đỉnh

Thông số sẽ báo cờ PU

PDW báo cờ MP và không ra kết quả phân tích

MPV , P-LCR báo cờ PU và không ra kết quả phân tích

3. Biểu đồ PLT có lỗi độ rộng phân bố tại 20%

Tất cả các thông số không báo cờ

RDW-SD bị báo cờ DW và không có kết quả phân tích.

4. Biểu đồ RBC có bằng hoặc nhiều hơn 2 đỉnh

Thông số PLT không bị báo cờ.

PDW, MPV , P-LCR báo cờ MP và không ra kết quả phân tích

Trang 53
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ

3. HƯỚNG DẪN XỬ LÝ CÁC LỖI THÔNG THƯỜNG

3.1 XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN GÂY LỖI

Hiện tượng lỗi Nguyên nhân

Mở máy có xuất hiện logo nhưng Có thể do card chương trình bị lỗi, tắt máy và khởi động
không xuất hiện màn hình chính lại

Khi mở máy phân tích, máy không Kiểm tra lại dây nối, nguồn điện, cầu chì và các thiết bị
khởi động. kết nối khác

Sau khi mở máy, màn hình trắng Chưa mở màn hình, do lỗi bộ nhớ, tắt máy trong vòng 1-
và không có tín hiệu 2 phút rồi mở lại

Nước chảy ra từ máy Tắt máy, lau sạch nước,tìm kiếm nguyên nhân rò rỉ nước

Có lỗi hiển thị Tùy theo từng loại mà có cách xử lý khác nhau

Có âm báo lỗi nhưng không thấy Kiểm tra lại độ tương phản của màn hình và điều chỉnh
hiển thị lỗi trên máy lại cho chính xác

3.2 HIỂN THỊ DANH SÁCH LỖI

 Nhấn chọn vào biểu tượng khi máy báo lỗi,máy sẽ dừng âm báo và hộp thoại
hiển thị lỗi sẽ xuất hiện.

 Nhấn chọn OK để xác nhận lỗi và tắt âm báo, chọn Detail để xem thông tin của lỗi

 Nhấn chọn Back để quay về màn hình hiển thị lỗi.

3.3 CÁC LỖI THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH XỬ LÝ

3.3.1 Pressure and Vacuum Error


0.05MPa Pressure Error
-0.0333 MPa Pressure Error
Pressure/Vac Error

1> Ống Silicon không được gắn vào bình rửa hoặc bình thải →
Gắn lại ống
Nguyên nhân và
2> Nắp đậy trên bình thải hoặc bình rửa không được gắn
cách khắc phục chặt→ Vặn chặt lại nắp
4> Bơm bị hư hoặc dây nối bị sứt→ liên lạc với Sysmex VN

Trang 54
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ

3.3.2 Chamber error

Waste Not Drained

Đường dây nước thải bị nghẹt → kiểm tra lại đường dây dẫn
Nguyên nhân và Dây nối cảm biến mực chất lỏng bị sứt hoặc lỗi → kiểm tra và
cách khắc phục gắn lại.
Van đường thải bị hỏng → liên hệ công ty Sysmex Việt Nam

Replace CELLPACK

Bình hóa chất pha loãng hết (Cellpack) → thay bình hóa chất
mới
Dây nối cảm biến mực chất lỏng bị sứt hoặc lỗi → kiểm tra và
gắn lại.
Nguyên nhân và cách
khắc phục Có không khí trong đường ống chân không → thực hiện chạy
Autorinse

Cảm biến hóa chất Diluent/lyse bị hư → liên hệ công ty


Sysmex Việt Nam

Replace STROMATOLYSER

Nguyên nhân và cách Bình hóa chất nhuộm hết ( Stromatolyser WH) → Thay bình
khắc phục hóa chất mới

CELLPACK expired

Bình hóa chất pha loãng hết hạn sử dụng (Cellpack) → thay
Nguyên nhân và cách bình hóa chất mới
khắc phục

STROMATOLYSER expired

Nguyên nhân và cách Bình hóa chất nhuộm hết hạn sử dụng ( Stromatolyser WH) →
khắc phục Thay bình hóa chất mới

Trang 55
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ

3.3.3 Motor errors


Rinse Motor Error

Nguyên nhân và Rinse motor ở sai vị trí → Tắt máy, dùng hai tay nâng Rinse
cách khắc phục Motor về lại vị trí ban đầu và mở máy lại.

Rinse MC Error

3Nguyên nhân và Rinse cup nằm ở sai vị trí → Tắt máy, kiểm tra Rinse cup có
. khắc phục
cách tiếp xúc với vị trí của tube và mở máy lại.
3
.
4 Transducer Errors
Aperture Clog(WBC)
Aperture Clog(RBC)

Nguyên nhân và Tắc nghẽn trong buồng hồng cầu và bạch cầu → Nhấn phím
3 phục
cách khắc số 1 để thực hiện quá trình loại bỏ tắc nghẽn từng bước theo
. chỉ dẫn trong phần bảo trì máy hàng tháng
2
3.3.5 Temperature Errors :
Room Temp (H)
Room Temp (L)

Nguyên nhân và Nhiệt độ phòng vượt quá giới hạn 10→ 400C → Kiểm tra lại
cách khắc phục điều kiện nhiệt độ phòng xét nghiệm.
Sensor nhiệt độ bị lỗi → Liên lạc công ty Sysmex Việt Nam

3.3.6 Analysis and order errors


Blank Error

Nguyên nhân và - Có bọt khí


cách khắc phục - Màng đếm bị dơ
- Hóa chất bị hư
→ Chạy Auto Rinse.
→ Loại bỏ tắc nghẽn : chọn vào biểu tượng Clean Transducer,
Clean WBC/RBC Transducer Aperture., Clean Sampling Valve

Trang 56
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ

(SRV) trong Mainternance để máy tự rửa


→Thay hóa chất Cellpack ( nếu cần )
Nếu vẫn không hết thì sử dụng chổi (kèm theo máy) để vệ sinh
màng đếm.

PLT Sampling Error

RBC Sampling Error

WBC Sampling Error

- Màng đếm bị dơ
→ Loại bỏ tắc nghẽn : chọn vào biểu tượng Clean
Nguyên nhân và Transducer, Clean WBC/RBC Transducer Aperture trong
cách khắc phục Mainternance để máy tự rửa
Loại bỏ các yếu tố gây nhiễu, tắt máy và khởi động lại →
nếu vẫn báo lỗi liên hệ công ty Sysmex Việt Nam

PLT Noise Error

RBC Noise Error

WBC Noise Error

- Buồng đếm bị nhiễu nguồn điện


Nguyên nhân và
Loại bỏ các yếu tố gây nhiễu, tắt máy và khởi động lại →
cách khắc phục
nếu vẫn báo lỗi liên hệ công ty Sysmex Việt Nam

HGB Error

Buồng đo HGB bị dơ
Có khi trong đường ống đo HGB
Nguyên nhân và
Buồng đo WBC TD bị dơ
cách khắc phục
→ Nhấn phím 1 để máy thực hiện chương trình rửa Clean
Transducer

Trang 57
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ

WBC Analysis Error


RBC Analysis Error

Lỗi phân tích do hóa chất STROMATOLYSER WH hoặc


CELLPACK bị hư
Nguyên nhân và
→ Thực hiện thay và mồi bình hóa chất mới sau đó thực
cách khắc phục
hiện quy trình rửa máy tự động và phân tích lại mẫu bệnh
nhân.

3.3.7 Memory errors


RAM Error
ROM Error

Nguyên nhân và Lỗi dữ liệu xuất hiện do lỗi RAM hoặc ROM của máy tính
cách khắc phục →Thực hiện tắt máy và khởi động lại máy tính và máy phân
tích

Store Error
Setting Error
QC Data Error

Nguyên nhân và Lỗi dữ liệu xuất hiện do lỗi cài đặt của người sử dụng, lỗi cài
cách khắc phục đặt của nhà sản xuất trong Store Data, QC data
→Tham khảo phần hướng dẫn cài đặt máy (Instrument Set up)
→Tắt máy và khởi động lại .

3.3.8 Others
QC(L-J) Error
QC(X-bar) Error
QC Error

Nguyên nhân và Nhập dữ liệu QC sai, dữ liệu QC vượt quá giới hạn cho phép
cách khắc phục do lỗi QC ( QC hết hạn,chất lượng giảm,quá ít…) hoặc do lỗi
máy.
→ Kiểm tra lại chất lượng QC
→ Thực hiện lại QC với lọ QC mới
→ Kiểm tra và thực hiện các chương trình rửa máy

Trang 58
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ

Calibration Error

Nguyên nhân và Dữ liệu Calib vượt quá giới hạn cho phép (khác biệt quá 5% so
cách khắc phục với giá trị calib cũ )
→ Nhập lại giá trị calib mới trong Manual Calibration
→ Thực hiện rửa máy và calib lại với Auto Calibration
→ Chạy QC kiểm tra và chạy mẫu

3.3.9 Mainternance Errors


Clean the SRV

Nguyên nhân và Máy báo đến thời điểm thực hiện rửa SRV ( 3 tháng hoặc quá
cách khắc phục 4500 chu kỳ )
→ Nhấn OK để thực hiện rửa tự động, sau đó tắt máy và rửa
SRV theo quy trình bảo trì máy.

Clean the Waste Chamber

Nguyên nhân và Máy báo đến thời điểm thực hiện rửa buồng thải ( 1 tháng
cách khắc phục hoặc quá 1500 chu kỳ )
→ Nhấn phím 1 để máy tự thực hiện chương trình rửa buồng
thải

Clean the Transducer

Nguyên nhân và Máy báo đến thời điểm thực hiện rửa buồng thải ( 1 tháng
cách khắc phục hoặc quá 1500 chu kỳ )
→ Nhấn phím 1 để máy tự thực hiện chương trình rửa buồng
thải

3.3.10 Internal Printer Errors


Print Buffer Full

Nguyên nhân và Bộ nhớ máy in đầy do in quá nhiều cùng một lúc
cách khắc phục → Nhấn OK để xác nhận, máy sẽ từ từ thực hiện in các dữ liệu

No Printer paper

Nguyên nhân và Hết giấy in trên máy


cách khắc phục → Nạp thêm giấy in vào máy.

Trang 59
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ

IP Cover Open

Nguyên nhân và Nắp máy in đang mở


cách khắc phục → Đóng nắp máy in lại và nhấn Retry để tiếp tục in hoặc nhấn
Cancel để hủy bỏ lệnh in.

3.3.11 External Device Errors


HC Buffer Full
LAN no response

Nguyên nhân và Lỗi kết nối với hệ thống mạng chủ Host
cách khắc phục → Kiểm tra lại các đường dây nối mạng, kiểm tra và mở lại
máy tính và cài đặt lại nối mạng Host Interface trong phần
Instrument Setup

LAN Buffer Full

Nguyên nhân và Số lượng dữ liệu cần xuất ra quá nhiều so với khả năng thực
cách khắc phục hiện của máy in.
→ Nhấn chọn Back để xác nhận lỗi xảy ra và máy sẽ tiếp tục in
các dữ liệu đã được chọn.

HC Offline
HC ACK timeout
HC NAK Retry

Nguyên nhân và Lỗi kết nối với hệ thống mạng chủ Host
cách khắc phục → Kiểm tra lại các đường dây nối mạng, kiểm tra và mở lại
máy tính và cài đặt lại nối mạng Host Interface trong phần
Instrument Setup

SNCS Comm. Error


SNCS Status Error
SNCS Connection Error
SNCS Setting Error

Nguyên nhân và Lỗi kết nối với hệ thống mạng chủ SNCS
cách khắc phục → Kiểm tra lại các đường dây nối mạng, kiểm tra và mở lại
máy tính và liên hệ công ty Sysmex Việt Nam nếu cần.

Trang 60
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ

4. BẢO TRÌ VÀ THAY THẾ

Trang 61
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ

4.1 BẢO TRÌ HÀNG NGÀY :

4.1.1 Tắt máy cuối ngày

 Thực hiện tắt máy theo quy trình tắt máy cuối ngày để rửa sạch Transducer
chamber và các đường ống.

 Tắt máy in

4.1.2 Kiểm tra Trap Chamber và lau sạch ( nếu có rò rỉ nước )

Sau ngày làm việc, kiểm tra nếu thấy có nước trong trap chamber thì tháo đổ
bỏ sau đó gắn nắp lại theo các bước như sau:

 Tắt máy và chờ khoảng 30 giây.

 Xoay trap chamber theo chiều bên trái ngược chiều kim đồng hồ để tháo
ra.

 Kiểm tra và đổ bỏ nước đọng bên trong trap chamber, dùng khăn thấm nước hay
gạc để lau sạch nếu có đọng nước.

 Gắn trap chamber lại vị trí như ban đầu

Trang 62
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ

4.2 BẢO TRÌ HÀNG TUẦN :

4.2.1 Vệ sinh SRV Tray


 Tắt máy trước khi thực hiện và chờ khoảng 30 giây.

 Mở nắp đậy máy

 Lấy SRV Tray ra khỏi vị trí

 Rửa SRV Tray bằng bằng nước sạch

 Dùng khăn hoặc gạc lau sạch nước

 Gắn SRV Tray trở về vị trí ban đầu

 Đóng nắp đậy của máy lại.

Trang 63
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ

4.3 BẢO TRÌ HÀNG THÁNG

4.3.1 Rửa buồng thải ( chương trình rửa )

 Thực hiện định kỳ hàng tháng hoặc khi máy thực hiện được 1500 mẫu.

 Máy sẽ hiển thị bảng thông báo như sau :

 Nhấn chọn Clean Waste Chamber :

 Đặt Cell Clean vào vị trí kim hút và nhấn nút Start Switch

Trang 64
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ

 Việc thực hiện rửa sẽ được tự động,và hộp thoại thông báo sau sẽ hiển thị

 Sau khi hoàn tất, máy sẽ trở về lại trạng thái Ready và đồng thời máy cũng
sẽ tự động reset lại số đếm của Waste Chamber

4.3.2 Rửa buồng Transducer ( chương trình rửa )


 Thực hiện định kỳ hàng tháng hoặc khi máy thực hiện được 1500 mẫu.
 Máy sẽ hiển thị bảng thông báo như sau :

 Đặt Cell Clean vào vị trí kim hút và nhấn nút Start Switch:

Trang 65
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ

 Mở nắp đậy máy


 Mở nắp đậy buồng Transducer

 Sử dụng ống hút (kèm theo máy) hút dung dịch Cellclean, mở nắp đậy buồng
Transducer sau đó lần lượt nhỏ dung dịch Cellclean vào 2 buồng WBC và RBC.

 Đậy nắp buồng đếm và nhấn phím Start Switch. Máy sẽ tự thực hiện quá trình
rửa.Hộp thoại thông báo chờ sẽ hiển thị :

 Sau khi thực hiện xong, máy sẽ tự động trởvề màn hình Ready

Trang 66
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ

4.4 BẢO TRÌ MỖI 3 THÁNG

4.4.1 Vệ sinh SRV


 Thực hiện định kỳ 3 tháng hoặc sau khi máy thực hiện được 4500 mẫu
 Máy sẽ hiển thị thông báo như sau :

 Nhấn OK để reset lại số đếm của SRV và thực hiện tắt máy
 Tắt máy và chờ khoảng 30 giây
 Mở nắp đậy máy ra
 Lấy SRV Tray ra khỏi vị trí

 Dùng hai tay đẩy nhẹ đầu rửa kim ra khỏi vị trí và chắc chắn rằng đầu rửa kim đã
được tách biệt hoàn toàn với kim hút mẫu

Trang 67
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ

 Tháo vít cố định SRV:

 Tháo toàn bộ SRV ra ngoài

Trang 68
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ

 Tháo tay xoay rotor valve:

 Vệ sinh tay xoay SRV với nước cất hoặc pha loãng 1:10 dung dịch rửa Cellclean
 Làm sạch bề mặt cố định của tay xoay bằng một miếng gạc ẩm. Sử dụng
Cellclean với nước cất để loại bỏ các bụi bẩn dễ dàng hơn.

 Chắc chắn rằng bề mặt tiếp xúc của SRV đã sạch bụi.
 Lắp lại các bộ phận của SRV.
 Đưa SRV về vị trí ban đầu, nhẹ nhàng đẩy đầu rửa kim lên bằng cả hai tay.
 Đóng nắp phía trước của máy.
 Bật máy lại và kiểm tra đo background.

Trang 69
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ

4.5 BẢO TRÌ KHI CẦN THIẾT

4.5.1 Rửa tự động (Auto rinse)

 Thực hiện Auto rinse để chạy Back ground cho máy hoặc khi máy đang trong
trạng thái nghỉ,nhằm mồi lại các đường dây và thoát nước thải ra ngoài.

 Nhấn chọn → →
 Nhấn chọn Execute, việc rửa tự động sẽ được thực hiện và đồng thời chạy
background cho máy

Trang 70
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ

 Máy sẽ tự động trở về màn hình Ready nếu kết quả chạy Background nằm trong
giới hạn cho phép

4.5.2 Vệ sinh đầu rửa kim ( Clean Rinse Cup )

 Thực hiện khi thấy trên Rinse cup có máu đông hoặc vật lạ gây nghẹt

 Tắt máy và chờ khoảng 30 giây


 Mở nắp đậy máy ra

 Dùng hai tay đẩy nhẹ đầu rửa kim ra khỏi vị trí và chắc chắn rằng đầu rửa kim đã
được tách biệt hoàn toàn với kim hút mẫu

 Lấy Rinse cup ra theo thứ tự 1-2-3.

 Rửa Rinse Cup với nước và lau khô

Trang 71
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ

 Gắn lại Rinse cup theo thứ tự ngược lại. Lưu ý các ống nhựa mảnh phải áp vào
phía sau của Rinse Cup.

4.5.3 Vệ sinh WBC/RBC Transducer Aperture


Nếu Transducer bị nghẹt,sử dụng bàn chải để vệ sinh theo các bước sau :

 Từ màn hình Ready nhấn → → Drain TD Chamber

Trang 72
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ

 Khi không còn hóa chất trong buồng Transducer. Máy sẽ đưa ra thông báo như
dưới đây, lúc này quá trình vệ sinh màng đếm Transducer bằng bàn chải (kèm
theo máy) đã sẵn sàng.

 Dùng bàn chải đi theo máy để thực hiện vệ sinh Transducer Aparture theo các
bước dưới đây :
 Tắt nguồn cho máy và đợi khoảng 30 giây.

 Mở nắp đằng trước của máy. Tháo lỏng ốc và mở nắp đậy của Transducer.

Trang 73
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ

 Lưu ý : không bao giờ mở nắp đậy của Transducer khi chưa tắt nguồn cho
máy tránh trường hợp máy bị sốc điện .

 Kiểm tra lại xem 2 buồng đếm đã được rút hết hóa chất chưa.

 Tháo nút chặn của buồng Transducer ra ngoài. Sử dụng khăn khô để lau nếu
hóa chất vẫn còn sót lại trong buồng đếm.

 Nhúng bàn chải (đi kèm với máy) vào dung dịch Cell Clean và chà nhẹ lên
trên màng đếm. (Khi đã vệ sinh xong, rửa lại bàn chải bằng nước sạch và
cất giữ cho các lần sử dụng sau).

Trang 74
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ

 Gắn lại nút chặn buồng Transducer.

 Đóng nắp đậy buồng Transducer và nắp đậy trước của máy.

 Bật công tắc nguồn và kiểm tra lại Background của máy.

4.5.4 Đổ nước thải

 Tắt máy đợi khoảng 5 phút


 Mở nắp đậy bình thải và rút ống ra ngoài,sau đó đem nước thải đi đổ vào rác
thải y tế và gắn bình vào lại vị trí cũ.
 Vặn chặt nắp lại.
 Sử dụng băng keo để cố định ống thải.

4.5.5 Reset lại số đếm SRV

 Từ màn hình Ready nhấn → → SRV reset

Trang 75
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ

 Số đếm SRV sẽ được reset về 0

4.5.6 Calib màn hình LCD

 Từ màn hình Ready nhấn → → Calibration LCD

 Nhấn vào vị trí giao điểm của dấu + được hiển thị trên màn hình ở mỗi lần xuất
hiện.

Trang 76
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ

 Nhấn chọn OK để thực hiện lại hoặc nhấn Cancel để thoát về màn hình chính.

4.5.7 Điều chỉnh áp suất 0.05 MPa


 Khi áp suất vượt ngoài giới hạn cho phép 0.039 – 0.059 MPa, máy sẽ báo lỗi :

 Dùng tay điều chỉnh nút áp suất theo hướng dẫn như hình sau để đưa áp suất
về giới hạn cho phép

Trang 77
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ

4.5.8 Điều chỉnh vacuum -0.0333 MPa


 Khi vacuum vượt ngoài giới hạn cho phép (-0.0307) – (-0.0360) MPa, máy sẽ
báo lỗi :

 Dùng tay điều chỉnh nút vacuum theo hướng dẫn như hình sau để đưa áp suất
về giới hạn cho phép

Trang 78
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ

4.6 THAY THẾ HÓA CHẤT VÀ VẬT TƯ

4.6.1 Thay hóa chất

 Trong khi chạy mẫu, nếu hết hóa chất máy sẽ báo lỗi và hiển thị trong phần danh
sách lỗi như sau:

 Thay bình hóa chất đã hết bằng bình hóa chất mới
 Nhấn chọn Execute, máy sẽ hiển thị màn hình thay hóa chất
 Nhấn chọn Chg.Reag

 Màn hình nhập thông tin hóa chất sẽ hiển thị và chọn loại hóa chất cần thay :

Trang 79
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ

 Dùng barcode cầm tay hoặc bàn phím trên máy để nhập thông tin của bình hóa
chất mới vào vị trí CODE và nhấn OK để xác nhận thông tin

 Nhấn Execute để máy bắt đầu thực hiện thay hóa chất.

Trang 80
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ

 Máy sẽ tự động mồi hóa chất trong bình mới và trở về màn hình Ready

4.6.2 Thay cầu chì

 Tắt công tắc phía bên phải máy phân tích và rút dây điện nguồn để tránh sốc điện

 Nhấn mở nắp bảo vệ cầu chì và lấy cầu chì ra

 Thay cầu chì mới và đóng nắp bảo vệ lại

4.6.3 Thay giấy in nhiệt


 Mở nắp đậy máy

 Đẩy cần gài giấy in lên

 Gắn cuộn giấy in mới vào máy theo hướng dẫn như hình

Trang 81
HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ

 Kéo giấy theo hướng như hình và đẩy cần gài giấy xuống

 Cắt bỏ giấy thừa và đóng nắp đậy máy lại

 In lại các kết quả còn tồn trong bộ nhớ máy.

Trang 82
Trang 83

You might also like