You are on page 1of 35

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY THỞ CHỨC NĂNG CAO

MODEL: Evolution 3e
Hãng sản xuất: eVent / Mỹ
1. Giới thiệu hệ thống trợ thở Evolution 3e
1.1. Mục đích sử dụng
Hệ thống máy thở evolution được thiết kế để cung cấp hỗ trợ thở cho bệnh nhân trong các
môi trường chăm sóc sức khỏe như các phòng ICU, phòng điều trị tích cực, các bệnh viện sử
dụng đòi hỏi tính di động.Sản phẩm được thiết kế dùng được cho cả trẻ em và người lớn
thông qua các chế độ trợ thở xâm nhập và không xâm nhập.Bởi vì máy thở có bao gồm máy
nén khí trong và pin nên nó có thể hoạt động độc lập mà không cần tới nguồn điện lưới hoặc
hệ thống khí nén trung tâm.Máy thở là loại thiết bị y tế thuộc loại II b, được sử dụng bởi
những người có trình độ, được đào tạo dưới sự hướng dẫn của bác sỹ.
Các tính năng của hệ thống :
 Người sử dụng có thể lựa chọn nồng độ oxy đưa vào bệnh nhân.
 Thể tích và áp lực thở của bệnh nhân được kiểm soát, các chế độ tự thở hoặc chế độ
thở đồng bộ.
 Trigger thở áp lực hoặc lưu lượng.
 Theo dõi quá trình ngưng thở và có chế độ back-up khi ngưng thở.
 Hiển thị dữ liệu dạng bảng hoặc dạng sóng của nhiều bệnh nhân.
 Theo dõi chức năng hô hấp.
 Chế độ thở sâu có thể được thiết lập ở tần số và biên độ thở do người sử dụng xác
định.
 Người sử dụng có thể kích hoạt tính năng khí dung trên hệ thống.
 Hệ thống báo động ưu tiên.
 Chế độ trợ thở 2 mức PEEP (SPAP) và chế độ thở mục tiêu thể tích (VTV).
 Phương pháp trợ thở không xâm nhập đối với tất các các mode thở.
 Chế độ AUTO CONTROL.
 Hệ thống CliniNet® cho phép truy cập theo thời gian thực tới các dữ liệu của các máy
thở được giám sát tập trung thông qua 1 hệ thống CliniNet®.
 Người dùng có thể thao tác thông qua giao diện đồ họa ,thông số trọng lượng cơ thể lý
tưởng (IBW) sẽ được máy tự động tính toán.
1.2. Đặc tính kỹ thuật.
1.2.1. Các Mode thở.
 Chế độ thở điều khiển bắt buộc (CMV).
 Chế độ thở đồng bộ (SIMV).
 2 chế độ thở mục tiêu thể tích (Điều khiển áp lực, giới hạn thể tích) (PRVC-CMV ;
PRVC-SIMV).
 Trợ thở mục tiêu thể tích (Hỗ trợ thể tích): VS.
 Chế độ tự thở (SPONT (CPAP + PS)).
 Trợ thở 2 mức PEEP (SPAP).
 Chế độ AUTO CONTROL.
 Thông khí không xâm nhập (NIV).
1.2.2. Các kiểu thở.
 Thở điều khiển thể tích (V-CMV ; V-SIMV)
 Thở điều khiển áp lực (P-CMV;P-SIMV).
1.2.3. Kiểu bệnh nhân có thể sử dụng máy.
 Người lớn (IBW > 41 kg).
 Trẻ em (10< IBW < 40kg).
1.2.4. Chế độ back –up khi ngưng thở.
Sử dụng cho các kiểu thở, mode thở sau: V-CMV ; P-CMV; PRCV-CMV.
1.2.5. Các kiểu Trigger thở.
 Trigger áp lực : -0.5 tới -20 cmH2O.
 Trigger lưu lượng : 0.5 tới 20l/phút
1.2.6. Các chế độ khác.
 Nhịp thở : từ 0 tới 120 nhịp/phút.Độ chính xác (0 tới 100 là ±1 nhịp/phút ; >100 là ±2
nhịp/phút).
 Thể tích khí lưu thông: từ 50 tới 2000 ml.Độ chính xác (50 tới 200 là ±10 ml +5%; từ
201 tới 2000 ml là ± 10%).
 PEEP/CPAP : từ 0 tới 40 cmH2O .Sai số ± 10% hoặc 2cmH2O.
 Pcontrol : 2 -80 cmH2O
 Psupport : từ 0 tới 60 cmH20.
 Lưu lượng dòng khí đỉnh Ppeak (chế độ thở cưỡng bức) : 5 – 120 l/phút
 Lưu lượng dòng khí đỉnh PF (chế độ tự thở) : 1 – 180 l/phút
 Chế độ tự động bù dò : Mở/Tắt.
 Base flow : 2.5 tới 25 l/phút (khi NIV Off và Leak Comp On). 2.5 tới 60 l/phút (khi
NIV ON và Leak Comp Off)
 Thời gian hít vào (Ti) : 0.02 tới 5 giây.
 Tỉ số I:E : từ 1:99.9 tới 99.9:1.
 Chế độ đo không xâm nhập có thể được kích hoạt bởi người sử dụng.
 Thời gian ngừng hít vào (với tiêu chuẩn của Mỹ): 0 tới 2 giây.Sai số ± (0.02 giây ).
 Nồng độ Oxy trong khí thở : 21-100%.Sai số: ± 3%
 Rise time : Có các mức từ 1 (chậm) , 5 (trung bình), 10 (nhanh).
 Dạng sóng: Giảm tốc , giảm tốc 50%, hoặc vuông.
 Lưu lượng dòng thở ra: bằng 10 tới 80% lưu lượng dòng đỉnh.
 Chế độ AUTO CONTROL.
 Thời gian ngưng thở (sử dụng trong chế độ AUTO CONTROL) : từ 3 tới 60 giây.
1.2.7. Cài đặt chế độ Back-Up khi ngưng thở.
 Các chế độ back Up cho người lớn, trẻ em hoặc trẻ sơ sinh: V-CMV; P-CMV; PRVC-
CMV; OFF.
1.2.8. Các chế độ cài đặt hiển thị.
 Chức năng khí dung:Người sử dụng lựa chọn thời gian và lượng bù thể tích.
 Chức năng thở sâu: Người sử dụng lựa chọn: tần số và biên độ của lần thở sâu.Biên
độ thở sâu từ 0 tới 50% thể tích hoặc áp lực cài đặt.
 Đồ thị hiển thị : Số lượng dạng sóng: 1,2 hoặc 3. Vòng lặp: 1 hoặc 2
 Kiểu làm ẩm: Không, HME, bình làm ấm ,làm ẩm.
 Số thông số trên màn hình hiển thị : 5,8 hoặc 10
 Chế độ tự động kiểm soát sự rò rỉ ống : ON/OFF
 Lưu lượng O2 thấp : ON/ OFF
 Điều chỉnh độ sáng màn hình: 20- 100%.
 Điều chỉnh âm báo : 35- 100%
1.2.9. Cài đặt chế độ SPAP.
 P cao: 5 tới 50 cmH2O.
 Pthấp : 0 cmH2O tới 50 hoặc tới mức cài đặt P cao.
 Psupport mức cao: 0 tới 80cmH2O .
 Psupport mức thấp: 0 tới 80cmH2O.
 Dạng SPAP : Chu trình+thời gian; chu trình+ tỉ số; chỉ thời gian.
 Thigh: từ 0.1 tới 59.8 giây.
 Tlow : từ 0.2 tới 59.9 giây.
 Chu trình/thời gian : từ 1 – 120 chu trình/phút
 Tỉ số H:L từ 1:59 tới 59:1.
1.2.10. Hiển thị các thông số bệnh nhân.
 Giá trị áp lực :
 Áp lực đỉnh Ppeak : từ 0 tới 100 cmH2O. Sai số ± (2 cmH2O hoặc 10%).
 Áp lực trung bình Pmean : từ 0 từ 100 cmH2O. Sai số ± (2 cmH2O hoặc 10%).
 Mức PEEP: từ 0 tới 100cmH20.Sai số ± (2 cmH2O hoặc 10%).
 Giá trị thể tích/lưu lượng.
 Vte : 0-3000 ml
 Vti : 0- 3000 ml
 Ve : 0 – 99 l/phút
 Dòng rò : 20 – 100%
 Giá trị thời gian.
 Nhịp thở : 0 – 150 nhịp/phút.
 Thời gian hít vào Ti : 0.1 – 99.9 giây.
 Thời gian thở ra Te : 0.1 – 99.9 giây.
 Tỉ số I:E từ 1:99.9 tới 99.9:1
 Ti/Ttot : 1 – 99%
 H:L từ 1:599 tới 299:1
 Spont %1h từ 0 tới 100%
 Spont %8h từ 0 tới 100%
 Các thông số cơ học.
 Cstat : 0 – 300 ml/cmH2O
 Rinsp : 0 – 1000 cmH2O/l/giây
 Rexp : 0 – 1000 cmH2O/l giây
 AUTO PEEP : 0 – 100 cmH2O
 Pplateau : 0 – 100 cmH2O
 RSBI : 0 – 3000 b/min/l
 Đồ thị thời gian thực.
 Đồ thị áp lực + thời gian.
 Đồ thị lưu lượng + thời gian.
 Đồ thị Thể tich +thời gian.
 Đồ thị áp lực + thể tích.
 Đồ thị Lưu lượng + thể tích.
 Đồ thị Áp lực+ lưu lượng.
 Máy có thể hiển thị cùng 1 lúc 1, 2 hay 3 đồ thị.Máy đo và hiển tự
động các thông số của các loại đồ thị.Phần mềm CLININET™ cho
phép quan sát đồ thị từ xa .
 Nồng độ Oxy trong 1 lần hít vào : từ 15 tới 103% .Sai số ±3%.
1.2.11. Cài đặt chuông báo.
 Chuông báo áp suất:
 Áp suất đỉnh mức cao(Ppeak high): từ 5 tới 85 cmH2O (hoặc >1 so với áp suất
đỉnh mức thấp)
 Áp suất đỉnh mức thấp(Ppeak low):từ 1 tới 84 cmH2O (hoặc <1 so với áp suất
đỉnh mức cao).
 PEEP mức cao : từ 3 tới 50 cmH2O
 PEEP mức thấp : từ 2 tới 49 cmH2O
 Chuông báo thể tích:
 Thể tích Vti limit: từ 50 tới 2500 ml
 Thể tích khí thở ra cao (Vte) : từ 10 tới 2500ml (hoặc >2 so với thể tích thở ra
thấp)
 Thể Thể tích khí thở ra thấp (Vte) : từ 2 tới 2495ml (hoặc <2 so với thể tích
thở ra cao)
 Ve thấp: từ 0.1 tới 98.9 l/phút (hoặc < 0.1 so với Ve cao).
 Ve cao: từ 0.1 tới 99.0 l/phút (hoặc >0.1 so với Ve thấp).
 Chuông báo nhịp thở:
 Nhịp thở nhanh: 2 tới 120 nhịp/phút (hoặc >1 so với nhịp thở chậm).
 Nhịp thở chậm : 1 tới 119 nhịp /phút (hoặc <1 so với nhịp thở nhanh).
 Chuông báo nồng độ Oxy:
 Nồng độ FiO2 cao: Máy thở sẽ tự động cài đặt giới hạn báo động khi quá 7%
giá trị thiết lập nồng độ Oxy.
 Nồng độ FiO2 thấp: Máy thở sẽ tự động cài đặt giới hạn báo động khi quá 7%
giá trị thiết lập nồng độ Oxy.
 Báo động khác:
 Thời gian ngưng thở : từ 3 tới 60 giây.
 Cài đặt ngưng thở: chế độ ON/OFF.
 Dòng rò Leak: 20 tới 100%
1.2.12. Chuông báo ưu tiên.
 Chuông báo ưu tiên mức cao:
 Báo kết nối Pin.
 Báo áp lực nguồn cấp khí thấp.
 Báo thể tích khí cao.
 Nồng độ Oxy cung cấp cao.
 Thể tích khí lưu thông cao.
 Tắc khí.
 Ngưng thở.
 Nguồn cấp Oxy bị hỏng.
 Chế độ backup khi ngừng thở được kích hoạt.
 Mất kết nối với bệnh nhân.
 Nguồn cấp khí bị hỏng.
 Lỗi vật lý.
 Áp suất khí cao.
 Thể tích khí thở thấp.
 Nồng độ Oxy thấp.
 Thể tích khí lưu thông thấp.
 Áp lực thấp.
 Loa cảnh báo bị lỗi.
 Chuông báo ưu tiên mức trung bình:
 Vti limit vượt ngưỡng
 Thể tích không đạt
 Tần số cao.
 Mức PEEP thấp
 Kiểm tra Pcontrol/Pmax
 Dòng rò cao
 Nhiệt độ cao
 Tần số thấp
 Mức PEEP cao
 Kiểm tra Psupport/Pmax
 Điện áp cao
 Pin yếu.
 Chuông báo ưu tiên mức thấp (dạng các thông báo):
 Chức năng khí dung không được cung cấp.
 Pin không được cung cấp.
 Sử dụng pin
 Tỉ lệ I:E ngược
1.2.13. Bộ cung cấp nguồn và khí.
 Đầu vào nguồn cấp: 90 tới 240 VAC (47/63Hz).
 Dòng 1 chiều đầu vào: 12 VDC ±10%.
 Pin sử dụng khi có máy nén khí : <= 120 phút.
 Pin sử dụng khi không có máy nén khí : >= 120 phút
 Khi kết hợp với Pin di động bổ sung:
 Pin sử dụng khi có máy nén khí : <= 240 phút.
 Pin sử dụng khi không có máy nén khí : >= 600 phút
 Áp lực cấp Oxy trong mức cao: từ 30 tới 90 psi .
 Áp lực cấp Oxy trong mức thấp: từ 5 tới 30 psi .
1.2.14. Các thông số về môi trường sử dụng.
 Nhiệt độ hoạt động : từ 5 tới 40°C .
 Nhiệt độ lưu trữ : từ -10 tới 60°C .
 Độ ẩm hoạt động : 15 – 95%
 Độ ẩm lưu trữ : 5 – 95%
 Độ cao máy thở có thể hoạt động tốt : < 3536m so với mực nước biển.
1.2.15. Thông số vật lý .
 Hệ thống máy thở chính :
 Kích thước (Dài x rộng x cao): 35.5 x 35.5 x 30.5cm.
 Trọng lượng : 15.9 kg.
 Độ ồn : ≤ 55 dBa
1.2.16. Thông số kỹ thuật.
 Áp suất tối đa: 90 cmH2O thông qua 1 vản xả áp lực chuyên dụng.
 Áp suất hoạt động tối đa: 80cmH2O được điều khiển bởi quá trình cài đặt chuông báo
áp lực cao.
 Thiết bị đo lường và hiển thị : Đo áp lực được thực hiện bằng đầu dò bởi tranducers
để đo các thông số hoạt động, áp lực mạch khi hít vào hoặc thở ra.
 Đo lưu lượng và thể tích: Đo lưu lượng được thực hiện bởi 1 trong 2 cảm biến lưu
lượng khác nhau và được tích hợp thời gian để tính toán thể tích hít vào và thở ra
trong 1 lần thở.
 Đo nồng độ Oxy : 1 tế bào điện được đặt song song với ống hít để đo nồng độ Oxy từ
0 tới 103%.
 Màn hình hiển thị : Các thông số sẽ hiển thị trên màn hình cảm ứng LCD
2. Cài Đặt Máy Thở.
2.1. Kết nối với nguồn điện.
 Trước khi kết nối máy thở với nguồn điện, kiểm tra điện áp đầu vào (100 – 240 VAC,
47 – 63 Hz).Phải sử dụng chân nối đất để đảm bảo an toàn và tránh shock điện.Sử
dụng cầu chì 5x20mm, 3.15AT với hộp đựng bằng sứ theo tiêu chuẩn điện IEC 60127
– 2/5.

 Bộ cấp nguồn 1 chiều (Pin trong) : Máy thở có thể hoạt động với nguồn pin điện áp
12 VDC. Nguồn 1 chiều đầu vào nằm ở phía sau của máy thở được thiết kế để có thể
sử dụng chỉ với pin ngoài hoặc kết hợp.

2.2. Kết Nối Bộ Cung Cấp Khí.


 Máy thở có thể được kết nối tới bộ cung cấp khí Oxy tinh khiết.
2.2.1. Kết nối với các thiết bị giao tiếp (Ethernet, RS232, gọi y tá).

 Kết nối Ethernet.


 Kết nối Ethernet cho phép máy chủ CliniNet và phần mềm báo cáo từ xa có
thể được kết nối và truyền dữ liệu cho các máy tính ở xa.Kết nối này cũng cho
phép cập nhật các ứng dụng của CliniNet bằng cách sử dụng cáp tiêu chuẩn
RJ45.
 Kết nối RS232.
 Kết nối RS232 cho phép tải phần mềm từ máy tính chủ thông qua cáp tiêu
chuẩn RJ45.
 Kết nối gọi y tá.
 Kết nối gọi y tá cho phép máy thở được kết nối với hệ thống cảnh báo từ xa.
2.3. Kết Nối Với Mạch Thở.

2.3.1. Chức năng khí dung.


 Đặt chức năng khí dung vào đường thở của bệnh nhân phải dựa trên đánh giá lâm
sàng của nhân viên y tế và sử dụng thuốc theo chỉ định.
 Gắn bộ tạo áp lực của máy khí dung, bộ lọc khuẩn, ống khí dung vào vị trí khí dung
trên bề mặt máy thở.
 Thiết bị khí dung cung cấp 1 áp lực từ 14 tới 22 psi, tạo ra lưu lượng phun sương từ 6
tới 8 l/phút.Khi thiết bị khí dung hoạt động , lượng khí cung cấp cho bệnh nhân được
điều chỉnh để các thông số thở (thể tích, lưu lượng và FiO2) không bị ảnh hưởng.
 Nếu trigger lưu lượng được kích hoạt trước khi kích hoạt máy khí dung, máy thở sử
dụng trigger áp lực trong quá trình sử dụng khí dung và sẽ phục hồi lại trigger lưu
lượng khi quá trình khí dung kết thúc.
 Để bắt đầu chế độ khí dung, chọn chức năng Smart Nebulizer từ tab Config.
3. Hoạt Động.
3.1. Tắt/ Mở máy thở.
 Bật /Tắt máy thở bằng tổ hợp phím ON/OFF/Standby trên bề mặt máy thở

 Các phím điều khiển hoạt động của máy thở.


 Sau khi đã chọn nhập bệnh nhân mới hoặc chọn bệnh nhân cũ, nhấn phím Standby
cho phép chọn 1 trong 3 chức năng sau:

 Cài đặt dữ liệu bệnh nhân: Quay về màn hình thiết lập dữ liệu về bệnh nhân.
 Standby: Đặt máy thở trong chế độ chờ.
 Cancel: Máy lại tiếp tục hoạt động bình thường

3.2. Sử dụng màn hình để thay đổi các thông số bệnh nhân.
 Sử dụng màn hình cảm ứng và sử dụng núm quay Rotary Knob, thay đổi và kích hoạt
các thông số của máy thở.Để thay đổi giá trị các thông số, xoay núm điều chỉnh
Rotary Knob sau đó chạm vào các thông số 1 lần nữa hoặc nhấn núm Rotary Knob.

Các phím chức năng Mô tả


Patient Option Chọn bệnh nhâ : Mới hoặc cũ
Ideal Body Weight Calculator Chọn chiều cao, giới tính và khổ người bệnh nhân để tính toán
chỉ số IBW.IBW có thể được nhập trực tiếp
Humidification Selection Chọn HME, bộ làm ấm làm ẩm hoặc không
Pre – Patient Tests Kiểm tra độ co giãn ống và độ rò rỉ trong đường thở.
O2 Sensor Calibration Accept Hiệu chuẩn lại Sensor O2

 Dạng bệnh nhân (Patient Type).


 New patient : Cài đặt các thông số trên màn hình chính để tính toán chỉ số
IBW : chiều cao, giới tính, khổ người.Chỉ số IBW cũng có thể nhập trực tiếp

 Previous patient : Cài đặt thông số IBW và Humidification Selection tại thời
điểm được lưu trước đó.Người sử dụng có thể hiệu chỉnh lại thông số máy :
Sensor lưu lượng thở ra, System Test và Sensor Oxy.
 Ideal Body Weight Calculator.
 Đầu nhập các thông số : Chiều cao bệnh nhâ, khổ người, và giới tính để tính
toán chỉ số IBW, hoặc cũng có thể nhập thông số IBW trực tiếp.

 Pre –Patient Tests.


 System Test : Kiểm tra độ co giãn và rò rỉ ống.
 Tự động hiệu chuẩn sensor lưu lượng thở ra.
 Nút “Back” : Cho phép quay trở lại màn hình Previous.

 Humidification Selection : Người sử dụng có thể chọn các chức năng : HME, bình
làm ấm làm ẩm hoặc không.

 Hiệu chuẩn sensor O2.


 Sau đó ấn nút “ACCEPT” để vào màn hình chính.
3.3. Cài đặt các thông số thở.
 Sau khi chọn ACCEPT, màn hình cài đặt sẽ hiện ra với các thông số được mặc định

dựa theo thông số IBW của bệnh nhân.

Cài đặt Mô tả
Màn hình Cài đặt Mode Cài đặt các Mode CMV: P- CMV ,V-CMV, PRVC-CMV ; SIMV: P-
SIMV , V-CMV , PRVC-SIMV ; SPONT : PS,VS, SPAP
Màn hình Current Màn hình cài đặt các thông số cao cấp
Setting
Thanh cài đặt các thông Cài đặt các thông số cơ bản (Thanh dưới cùng của màn hình hiển thị)
số cơ bản
Thanh hiển thị các thông Có thể lựa chọn hiển thị 5 , 8 hoặc 10 thông số
số của bệnh nhân
ACTIVE Phím cho phép các mode được chọn hoạt động

 Chọn các Mode thở và kiểu thở.


 Để lựa chọn các Mode thở, người sử dụng có thể chọn CMV, SIMV , SPONT
từ màn hình Mode.
 Khi 1 Mode đã được chọn, người sử dụng có thể chọn kiểu thở : Áp lực (P),
thể tích (V) hoặc kiểu thở áp lực đảm bảo mục tiêu thể tích (PRVC), hỗ trợ áp
lực (PS), hỗ trợ thể tích (VS) hoặc chế độ tự thở dựa trên 2 nền áp lực (SPAP).
 Khi 1 mode thở và kiểu thở đã được lựa chọn , người sử dụng có thể cài đặt
các thông số nâng cao trên màn hình Advanced Parameter.Khi 1 thông số được
cài đặt, nó sẽ được hiển thị.
 Các thông số cài đặt cơ bản và nâng cao.
Thông số Mô tả Khoảng giá trị
AUTO AUTO CONTROL là chức năng trong máy thở event, cho On hoặc Off
CONTROL phép tự động chuyển giữa 2 chế độ CMV và SPONT khi
bệnh nhân thực hiện 2 hơi tự thở liên tiếp
AUTO AUTO CONTROL Time là giá trị thời gian mà bệnh nhân 3 – 60 giây
CONTROL không thực hiện được hơi tự thở nào, khi đó máy sẽ tự
Time động chuyển về chế độ CMV nếu AUTO CONTROL được
mở
Apnea Backup Là 1 chức năng cho phép backup hơi thở sau khoảng thời On hoặc Off
gian cài đặt thời gian Apnea trôi hết mà không có hơi tự thở
nào được thực hiện. Chế độ Apnea Backup sử dụng các
mode : P-CMV,V-CMV,PRVC-CMV
Cycle Trong chế độ SPAP (2 mức PEEP), Cycle là số lần chuyển 1 – 120 Cycle/phút
đổi từ mức PEEP thấp lên mức PEEP cao trong 1 phút.Sự
chuyển đổi giữa mức PEEP cao và thấp là đồng bộ với hơi
tự thở của bệnh nhân.
Esens% Độ nhạy của trigger thở ra.Là phần trăm của lưu lượng khí 10-80% lưu lượng
hít vào đỉnh tại thời điểm máy thở đang chuyển từ kỳ thở đỉnh
vào sang kỳ thở ra.
Ứng dụng cho hơi tự thở.
Flow Pat Cài đặt dạng sóng của hơi thở hiển thị.Chỉ áp dụng trong Square,
chế độ thở cưỡng bức điều khiển thể tích Decelerating,Decel
50%
Trigger Giá trị cài đặt trước kỳ thở ra yêu cầu phải chọn kiểu kích Flow:0.5-20l/phút
thở cho bệnh nhân.Người sử dụng có thể chọn Trigger lưu Pressure:-5 tới -20
lượng hoặc Trigger áp lực cmH2O
H:L Trong chế độ SPAP, H:L là tỉ lệ giữa thời gian hơi thở ở 1:59 tới 59:1
mức PEEP cao trên thời gian ở mức PEEP thấp.
NIV Chức năng cài đặt cho tất cả các Mode, cho phép người sử On hoặc Off
dụng chọn khi bệnh nhân đang được kích thở kiểu không
xâm nhập
Oxygen (%) Nồng độ % Oxy được cung cấp 21 – 100%
Pcontrol Áp lực trên mức PEEP được đặt trong kỳ hít vào. Áp dụng 0 – 80 cmH2O
cho các chế độ thở cưỡng bức: P-CMV, P-SIMV
Peak flow Cài đặt lưu lượng hít vào đỉnh.Áp dụng cho các chế độ thở 1 – 120 l/phút
cưỡng bức điều khiển thể tích : V – CMV, V- SIMV
PEEP/CPAP Mức PEEP (mức áp lực dương cuối kỳ thở ra) và mức 0 – 40 cmH2O
CPAP (Áp lực dương liên tục trên đường khí), là mức áp
lực cơ bản được cung cấp trong kỳ thở ra.Áp dụng trong tất
cả các mode trừ SPAP
Phigh Giá trị cài đặt áp lực trong khoảng thời gian Thigh.Chỉ áp 5 – 50cmH2O
dụng cho mode SPAP
Pause Giá trị cài đặt thời gian, kỳ thở vào sẽ được ngưng lại 1 0 – 2 giây
khoảng Pause sau khi đã chọn Vti.Chỉ áp dụng cho chế độ
thở cưỡng bức điều khiển thể tích
Plow Giá trị cài đặt áp lực trong khoảng thời gian Tlow.Chỉ áp 0 tới mức cài đặt
dụng cho mode SPAP Phigh
Psup high Mức cài đặt áp lực dương trên đường khí trong SPAP.Áp 0 tới 80 cmH2O
lực này được áp dụng cho 1 hơi tự thở của bệnh nhân trong
thời gian Thigh trong SPAP
Psup low Mức cài đặt áp lực dương trên đường khí trong SPAP.Áp 0 tới 80 cmH2O
lực này được áp dụng cho 1 hơi tự thở của bệnh nhân trong
thời gian Tlow trong SPAP
Psupport Áp lực hỗ trợ trên mức PEEP/CPAP được sử dụng cho hơi 0 tới 80 cmH2O
tự thở của bệnh nhân trong kỳ thở vào
Áp dụng cho hơi tự thở trong mode SIMV và PS
Rate Nhịp thở, được cài đặt cho hơi thở cưỡng bức được cung 1 tới 60 nhịp/phút
cấp bởi máy thở
Áp dụng cho các mode CMV và SIMV
Rise time Rise time điều chỉnh thời gian được yêu cầu để áp lực kỳ 1 (chậm)
thở vào đạt tới giá trị áp lực mục tiêu được cài đặt 5(Trung bình)
Áp dụng cho tất cả các hơi thở áp lực : P-CMV , P- 10 (nhanh)
SIMV ,PS, SPAP , PRVC-CMV, PRVC-SIMV, VS
Sigh(Smart sigh) Hơi thở sâu được cung cấp với biên độ áp lực hoặc thể tích Thể tích:0-50%
cao hơn mức thông thường. Áp lực:0 – 50%
Cài đặt tần số thở sâu, biên độ thở sâu.
Áp dụng cho chế độ thở mục tiêu thể tích: V-CMV ; V-
SIMV ; P-CMV; P-SIMV ; SPONT
Thigh Khoảng thời gian trong mức áp lực đường khí ở Phigh 0.1 tới 60 giây
Ti Cài đặt thời gian cho phép cung cấp khí cho hơi thở cưỡng 0.2 tới 0.4 giây
bức.Áp dụng cho P-CMV , P-SIMV, PRVC-CMV , PRVC-
SIMV
Tlow Khoảng thời gian trong mức áp lực đường khí ở Plow 0.2 tới 59.9 giây
Vt Dung tích sống được cài đặt để cung cấp trong kỳ thở vào 50 tới 2000 ml
Áp dụng cho hơi thở điều khiển thể tích hoặc hơi thở mục
tiêu thể tích : V-CMV, V-SIMV, PRVC-CMV, PRVC-
SIMV,VS
Leak Máy thở sẽ tự động xác nhận và bù rò rỉ trong khi đang thở On hoặc Off
Compensation máy
Base flow Giá trị này chỉ được mở khi Leak Compensation Off.Cài 4 – 22 l/phút
đặt giá trị base flow cho hệ thống với trigger lưu lượng
+O2 Thông số này chỉ được cài đặt trong chế độ Apnea Backup. 10 – 80%
Cài đặt thông số FiO2 trong Apnea Backup.FiO2 được
cung cấp bằng lượng FiO2 cài đặt ở các mode cộng với
nồng độ +O2 tăng thêm vừa cài đặt
Dạng SPAP Cài đặt cấu hình cho hơi thở SPAP Chỉ thời gian, thời
gian+Cycle,
Cycle+ tỉ số
3.4. Kích hoạt máy thở.
 Sau khi các thông số được chọn, người sử dụng chạm vào phím để bắt
đầu hoạt động.Khi đó sẽ hiển thị màn hình chính như sau :

Hiển thị và cài đặt Mô tả


Hiển thị thông số Thông số ngày tháng và thời gian được hiển thị ở bên trên phía trái màn
ngày tháng và thời hình chính.có thể cài đặt lại ngày giờ trong mục Technical trong Tab
gian Config
Tab trạng thái Tab trạng thái cho phép hiển thị các chức năng đang được sử dụng hoặc
(Status bar) các sự kiện được yêu cầu,gồm :
Tắt báo động (Alarm Silence), Tắt Sensor O2, Yêu cầu Calibration, 100%
O2,Manual Inspiration, Chức năng khí dung được sử dụng,Chức năng thở
sâu được sử dụng, Chức năng backup khi ngưng thở được sử dụng,Chức
năng AUTO CONTROL được sử dụng
Hiển thị mức Pin Icon Battery hiển thị trạng thái pin đang sử dụng khi nguồn AC bị ngắt kết
nối
Hiển thị trạng thái 3 trạng thái của mode đang được sử dụng là :
Mode đang sử dụng BOLD BULE :Chế độ mode thông thường sẽ được hiển thị dạng màu
xanh da trời.Khi máy thở ở chế độ Standby, từ ‘‘Standby’’  cũng được
hiển thị màu xanh da trời.
BOLD GREEN : Khi chế độ AUTO CONTROL được mở, và bệnh nhân
có thể tự kích hoạt hơi tự thở , các mode PS và VS sẽ được hiển thị bởi
màu xanh lá cây.
BOLD RED : Khi chế độ Apnea Backup được sử dụng thì trạng thái của
mode sẽ có màu đỏ
Hiển thị nỗ lực tự 1 biểu tượng tròn bên cạnh biểu tượng hiển thị mode.
thở của bệnh nhân Khi bệnh nhân không thực hiện hơi tự thở icon sẽ có màu đỏ
Khi bệnh nhân thực hiện hơi tự thở thì icon sẽ có màu xanh lá cây
Navigation Tabs Tabs này sẽ bao gồm các tab : Main, Setting, Monitoring, Alarms ,Config
Active Alarm 3 mức báo động sẽ được hiển thị ở trên Tab này thông qua các màu đỏ,
Indicators vàng,xanh lá cây tương ứng với các báo động mức cao,trung bình và thấp
Monitoring bar Thanh hiển thị các thông số bệnh nhân.Người sử dụng có thể chọn số
thông số hiển thị trong tổng số 26 thông số.Bạn có thể chọn 5,8 hoặc 10
thông số
Left Display Panel Panel này hiển thị các icon chức năng cho người sử dụng.Khi các chức
năng này được kích hoạt nó sẽ làm thay đổi panel bên phải.Ở màn hình
chính, người sử dụng có thể chọn vòng lặp P/V, F/V hoặc chức năng
Manuever.
Right Display Panel Panel này hiển thị các dạng sóng, vòng lặp.Người sử dụng có thể lựa chọn
hiển thị 1,2 hoặc 3 dạng sóng và 1 ,2 vòng lặp
Setting bar Thanh cài đặt, cho phép người sử dụng thay đổi giá trị các thông số.
Phím ACTIVATE ACTIVATE : bắt đầu hoạt động máy thở
LOCK/UNLOCK LOCK/UNLOCK : Để khóa/mở khóa ,tránh bị thay đổi các thông số 1
Ngừng chuông báo cách không mong muốn.
Tắt chuông báo Alarm Pause/Alarm Off : Ngừng hoặc tắt chuông báo động.

3.4.1. Chức năng tự động điều khiển AUTO CONTROl.


 Chức năng tự động điều khiển cho phép máy thở hoạt động giữa chế độ CMV và chế
độ SPONT để đáp ứng nỗ lực thở của bệnh nhân.Sự chuyển đổi tự động này diễn ra
mà không có sự can thiệp của người sử dụng hoặc chuông báo.Chức năng tự động
điều khiển được thiết kế để phát hiện khả năng của bệnh nhân có thể thở độc lập, cung
cấp nhịp thông khí theo nhịp thở tự nhiên của bệnh nhân để tránh sự khó chịu cho
bệnh nhân.
 Nếu bệnh nhân gây nên 2 hơi thở liên tiếp khi chế độ tự động đang được bật, máy thở
sẽ tự động chuyển sang chế độ SPONTANEOUS.
 Nếu bệnh nhân không thể thực hiện 1 hơi thở trong khoảng thời gian cài đặt tự động,
máy thở sẽ chuyển về chế độ CMV.Cài đặt thời gian tự động điều khiển thường là
ngắn hơn đáng kể so với giới hạn báo động ngưng thở thông thường.
 Chức năng tự động điều khiển sẽ hiển thị và chọn giá trị Rise Time thích hợp cho chế
độ tự thở
 Khi sử dụng chế độ tự động, máy thở sẽ chuyển đổi giữa chế độ thở tự nhiên và thở
cưỡng bức.
 Các chế độ thở cưỡng bức : PRCV-CMV ; V-CMV ; P-CMV.
 Các chế độ thở tự nhiên : VS ; PS .
 Khi chế độ tự động điều khiển được kích hoạt thì chế độ back-up khi ngưng thở tắt và
ngược lại.
3.4.2. Màn hình hiển thị thông số Monitoring Screen
Thông số hiển thị Mô tả
Ppeak Đo lường áp suất khí đỉnh (cmH2O)
Pmean Đo lường áp suất khí trung bình cuối kỳ thở ra (cmH2O)
PEEP Đo lường mức áp suất dương cuối kỳ thở ra (cmH2O)
Vti Đo lường tổng thể tích khí hít vào (ml)
Vte Đo lường tổng thể tích khí thở ra (ml)
Ve Giá trị thể tích trên thời gian: tổng thể tích khí cung cấp (cưỡng bức +
tự thở)/ thời gian thở (l/phút)
Ve Spont Giá trị thể tích trên thời gian: tổng thể tích khí cung cấp ( tự thở)/ thời
gian thở (l/phút)
Tốc độ thở Đo lường số nhịp thở (cưỡng bức và tự thở) trong vòng 1 phút
(b/phút)
Tốc độ thở tự Đo lường số nhịp thở ( tự thở) trong vòng 1 phút (b/phút)
nhiên
Ti Thời gian hít vào (s)
Te Thời gian thở ra (s)
PF Lưu lượng hít vào ở áp suất đỉnh Ppeak (l/phút)
PFe Lưu lượng thở ra ở áp suất đỉnh Ppeak (l/phút)
I:E Tỉ số thời gian hít vào/ thời gian thở ra.
H:L Tỉ số thời gian mức PEEP cao/ thời gian mức PEEP thấp (chế độ
SPAP)
Ti:Ttot Tỉ số thời gian hít vào/ tổng số thời gian của 1 chu kỳ thở (%)
Dòng rò Đo lường giá trị dòng rò (%)
O2 Nồng độ O2 khi hít vào (%)
Spont %1h Tỉ số số lần hô hấp tự nhiên với tổng số lần hô hấp trước đó 1h (%)
Spont %8h Tỉ số số lần hô hấp tự nhiên với tổng số lần hô hấp trước đó 8h (%)
AUTO PEEP Tự động đặt mức áp lực cuối kỳ thở ra (cmH2O)
Pplateau Mức áp suất Pplateau (cmH2O)
RSBI Tỉ số của tốc độ hô hấp với tổng thể tích hít vào trong 1 đơn vị thời
gian.
Cstat Độ co giãn tĩnh của phổi (ml/cmH2O)
Rinsp Trở kháng dòng của mạch thở bệnh nhân khi hít vào (cmH2O/s)
Rexp Trở kháng dòng của mạch thở bệnh nhân khi thở ra (cmH2O/s).Được
kích hoạt khi cảm biến lưu lượng mở.
3.4.3. Màn hình báo động Alarm Screen

Thông số Định nghĩa Đơn vị


Ve high Chuông báo thể tích khí phút mức cao l/phút
Ve low Chuông báo thể tích khí phút mức thấp l/phút
Vte High Dung tích sống thở ra mức cao ml
Vte low Dung tích sống thở ra mức thấp ml
Rate high Nhịp thở mức cao Nhịp/phút
Rate low Nhịp thở mức thấp Nhịp/phút
Ppeak High Áp lực đỉnh kỳ hít vào mức cao cmH2O
Ppeak Low Áp lực đỉnh kỳ hít vào mức thấp cmH2O
PEEP high Áp lực dương cuối kỳ thở ra mức cao cmH2O
PEEP low Áp lực dương cuối kỳ thở vào mức thấp cmH2O
Leak Tốc độ rò rỉ hiển thị dưới dạng phần trăm : (1- Vte/Vti) %
Apnea time Giới hạn báo động thời gian ngưng thở s
Vti Limit Giới hạn báo động dung tích thở vào ml
3.4.4. Bảng lưu trữ các sự kiện.
3.4.5. Màn hình cấu hình máy.

Cài đặt Giá trị Mô tả


Dạng làm ấm làm HME,Bình làm Cho phép chọn 1 trong 3 kiểu làm ấm làm ẩm sau:
ẩm ấm làm ẩm hoặc Chọn HME khi tạo nhiệt vào màng lọc đặt giữa mạch chữ
không Y và bệnh nhân.
CHọn Humidifier khi sử dụng bình làm ấm làm ẩm riêng.
Chọn None khi không sử dụng hoặc khi Test máy thở với
phổi giả
Smart Nebulizer ON/Off, On Chức năng khí dung có thể được ON/OFF và có thể cài
(chức năng khí Time, Interval đặt thời gian khí dung cũng như khoảng thời gian giữa 2
dung) ON/OFF, lần sử dụng
Interval Time
Smart Sigh (Chức On/Off, Sigh Chức năng thở sâu có thể được ON/OFF và có thể cài đặt
năng thở sâu) Factor,Sigh biên độ thở sâu, số lần thở sâu, nồng độ Oxy tăng thêm
Frequency,Sigh cho lần thở sâu.
Number
Graph Settings Waveforms:1,2,3 Có thể thay đổi số dạng sóng hiển thị trên màn hình: 1,2
Loops : 1,2 hay 3 dạng sóng.
Có thể thay đổi số vòng lặp hiển thị trên màn hình: 1,2
vòng lặp
Trend Data 1,2,3 Có thể thay đổi số đồ thị xu hướng được hiển thị trên màn
Setting hình Monitoring : 1,2 hay 3 đồ thị
Monitors 5,8,10 Có thể thay đổi số giá trị hiển thị trên tab Monitoring : 5,8
hoặc 10 giá trị
Compliance On/Off Bù theo độ giãn nở ống
Compensation
Low Flow O2 On/Off Có thể bật/tắt áp lực đầu vào Oxy lưu lượng thấp
Có thể bật/tắt Sensor O2.
3.4.6. Chức năng thở sâu

 Chọn chức năng thở sâu thông qua phím Smart Sigh trong tab Configuration.Người
sử dụng có thể cấu hình các thông số:
 Tắt/bật chức năng.
 Chọn biên độ thở sâu, tăng từ 0 – 50% biên độ so với hơi thở thường.
 Cài đặt số nhịp thở bình thường mà sau đó sẽ có nhịp thở sâu.
 Chọn số nhịp thở sâu trong khoảng nhịp bình thường được cài đặt trong Sigh
Every breaths.
3.4.7. Chức năng khí dung.

 Chọn chức năng khí dung thông qua phím Smart Nebulizer trong Tab
Configuration.Người sử dụng có thể cấu hình các thông số:
 Bật/tắt chức năng.
 Cài đặt thời gian khí dung.
 Bật /tắt chức năng hẹn giờ khí dung
 Cài đặt giá trị thời gian giữa 2 lần khí dung liên tiếp.
4. Chuông báo.
Mức độ ưu Tín hiệu cảnh báo dạng Tín hiệu cảnh báo dạng
Đáp ứng với báo động
tiên hình ảnh âm thanh
Tín hiệu cảnh báo hiện trên Chức năng gọi y tá được
Mức cao nền màu đỏ.Chỉ số báo động Tín hiệu lặp lại 5 lần kích hoạt, chuông báo
nhấp nháy với tần số 2Hz. không thể tắt.
Tín hiệu cảnh báo hiện trên
Chức năng gọi y tá được
Mức trung nền màu vàng.Chỉ số báo
Tín hiệu lặp lại 3 lần kích hoạt, chuông báo
bình động nhấp nháy với tần số
không thể tắt.
0.5Hz.
Mức thấp Tín hiệu cảnh báo hiện trên Tín hiệu lặp lại 1 lần Không cần kích hoạt
chức năng gọi y tá,
chuông báo có thể tắt
nền màu trắng.Chỉ số báo
nếu bạn chạm vào biểu
động không nhấp nháy.
tượng chuông báo trên
màn hình.

 Các báo động có thể xảy ra trong quá trình thông khí.
Dạng báo động Mô tả Cách khắc phục
BÁO ĐỘNG MỨC
CAO
Áp lực đầu vào mức cao Áp lực cấp khí vào bệnh nhân vượt Máy thở sẽ tự động khóa van thở
quá ngưỡng áp lực báo động cài đặt ra.Quá trình thông khí tiếp tục
nhưng áp lực cấp khí chỉ đạt tới
ngưỡng báo động.
Áp lực đầu vào thấp Áp lực cấp khí không đủ để cấp khí Quá trình thông khí vẫn tiếp tục.
qua mạch thở , có rò rỉ hoặc mạch thở
bị mất kết nối với bệnh nhân.
Thời gian ngưng thở Thời gian ngưng thở cài đặt đã trôi Thiết bị sẽ cho phép bệnh nhân thở
qua mà bệnh nhân vẫn không thực với chế độ hỗ trợ khi phát hiện ra
hiện hơi tự thở hoặc hơi thở cưỡng bệnh nhân có 2 hơi tự thở liên
bức của máy được cung cấp trong tiếp.Nếu chế độ Backup bị tắt, khi
phần backup khi ngưng thở có chuông báo ngưng thở thì quá
trình backup vẫn sẽ không được
diễn ra
Mất kết nối Mất kết nối giữa máy thở với bệnh Quá trình thông khí vẫn tiếp tục
nhân
Mạch thở bị tắc Áp lực tại thời điểm đầu vào của kỳ Van hít vào được đóng, van an toàn
hít vào ở mức cao mở ra và van thở ra mở trong khi
áp lực cấp khí cho bệnh nhân vẫn ở
mức cơ bản.Sau đó quá trình thông
khí vẫn tiếp tục.
Dung tích sống mức cao Dung tích thở ra ở mức cao so với thể Quá trình thông khí vẫn tiếp tục
tích thở ra báo động được cài đặt trước
đó Vte.Nếu Sensor lưu lượng thở ra bị
hỏng thì thể tích khí hít vào Vti sẽ là
đại lượng thay thế
Dung tích sống ở mức Dung tích thở ra ở mức thấp so với thể Quá trình thông khí vẫn tiếp tục
thấp tích thở ra báo động được cài đặt trước
đó Vte.Nếu Sensor lưu lượng thở ra bị
hỏng thì thể tích khí hít vào Vti sẽ là
đại lượng thay thế
Thể tích khí phút ở mức Thể tích khí phút thở ra ở mức cao so Quá trình thông khí vẫn tiếp tục
cao với ngưỡng cài đặt báo động được cài
đặt trước đó Ve High.Nếu Sensor lưu
lượng thở ra bị hỏng thì thể tích khí
phút hít vào Vi Low sẽ là đại lượng
thay thế
Thể tích khí phút ở mức Thể tích khí phút thở ra ở mức thâp so Quá trình thông khí vẫn tiếp tục
thấp với ngưỡng cài đặt báo động được cài
đặt trước đó Ve High.Nếu Sensor lưu
lượng thở ra bị hỏng thì thể tích khí
phút hít vào Vi Low sẽ là đại lượng
thay thế
Nồng độ Oxy ở mức cao Nồng độ Oxy ở khí kỳ hít vào mức Quá trình thông khí vẫn tiếp tục
cao.Có thể do :Hệ thống cấp khí bị lỗi,
Giá trị hiển thị ở mức cao so với giá
trị điều khiển,van Oxy bị lỗi, cần hiệu
chỉnh lại sensor Oxy
Nồng độ Oxy ở mức Nồng độ Oxy ở khí kỳ hít vào mức Quá trình thông khí vẫn tiếp tục
thấp thấp.Có thể do :Hệ thống cấp khí bị
lỗi, Giá trị hiển thị ở mức cao so với
giá trị điều khiển,van Oxy bị lỗi, cần
hiệu chỉnh lại sensor Oxy
Áp lực cấp Oxy đầu vào Áp lực cấp Oxy đầu vào đạt giá trị cao Quá trình thông khí vẫn tiếp tục
mức cao nhất
Áp lực cấp Oxy đầu vào Bộ cấp khí Oxy bị gián đoạn.Có thể Quá trình thông khí vẫn tiếp tục
mức thấp do : Bộ cấp Oxy không được cung cấp
trong khi chức năng 100% O2 bị khóa
hoặc đang trong quá trình hiệu chỉnh
sensor Oxy
Dùng khí nén áp lực Blower không đạt được tốc độ cài đặt
thấp Blower trong khoảng thời gian quy định.
Sử dụng Pin Pin trong máy được sử dụng Quá trình thông khí vẫn tiếp tục
BÁO ĐỘNG MỨC
TRUNG BÌNH
Nhịp thở mức cao Nhịp thở ở mức cao so với nhịp thở Quá trình thông khí vẫn tiếp tục
báo động
Nhịp thở mức thấp Nhịp thở ở mức thấp so với ngưỡng Quá trình thông khí vẫn tiếp tục
báo động
PEEP ở mức thấp Áp lực cuối kỳ thở ra của bệnh nhân Quá trình thông khí vẫn tiếp tục
PEEP ở mức thấp so với ngưỡng báo
động
PEEP ở mức cao Áp lực cuối kỳ thở ra của bệnh nhân Quá trình thông khí vẫn tiếp tục
PEEP ở mức cao so với ngưỡng báo
động
Nhiệt độ cao Nhiệt độ bên trong thiết bị ở mức cao Quá trình thông khí vẫn tiếp tục
Tốc độ rò rỉ ở mức cao Giá trị hiển thị độ rò rỉ ở mức cao so Quá trình thông khí vẫn tiếp tục
với ngưỡng đặt báo động
Mức Pin yếu Mức pin yếu.Hãy kết nối thiết bị với Quá trình thông khí vẫn tiếp tục
nguồn điện lưới
Thể tích khí không được Mức giới hạn áp lực hoạt động cho Quá trình thông khí vẫn tiếp tục
cung cấp đủ chế độ VTV đạt đỉnh , không thể tăng
thêm được nữa (Poperation = Ppeak –
5 mbar)
Vti đạt giá trị ngưỡng Thể tích cung cấp đạt ngưỡng báo Quá trình thông khí vẫn tiếp tục
động
Áp suất khí quyển mức Áp suất khí quyển ở mức thấp hơn so Quá trình thông khí vẫn tiếp tục
thấp với giới hạn 9,5 psi
Áp suất khí quyển mức Áp suất khí quyển ở mức cao hơn so Quá trình thông khí vẫn tiếp tục
cao với giới hạn 9,5 psi
Bộ làm ấm bị lỗi Nhiệt độ khí đường thở vào ở mức cao Tắt chế độ làm ấm và Quá trình
thông khí vẫn tiếp tục
BÁO ĐỘNG MỨC
THẤP
Pin không được cung Pin không được gắn vào máy Quá trình thông khí vẫn tiếp tục
cấp
Pin được sử dụng Quá trình thông khí vẫn tiếp tục
Sensor lưu lượng bị lỗi Sensor lưu lượng đầu ra bị lỗi Quá trình thông khí vẫn tiếp tục
Chức năng khí dung Khóa chức năng khí dung bị tắt
không được cung cấp
Cài đặt tỉ lệ I:E ngược Cài đặt thời gian thở ra nhỏ hơn thời Quá trình thông khí vẫn tiếp tục
gian hít vào
Chức năng 100% O2 Quá trình thông khí vẫn tiếp tục
không được cung cấp
Pin NVRAM yếu Quá trình thông khí vẫn tiếp tục

5. Nguyên Lý Hoạt Động.


5.1. Các Mode thở.
 Hệ thống máy thở Inspiration cung cấp các chế độ thông khí:
 V - CMV (thông khí liên tục bắt buộc điều khiển thể tích).
 V – SIMV(thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ điều khiển thể tích).
 PRVC – CMV (thông khí liên tục bắt buộc điều khiển thể tích, có hỗ trợ áp
lực).
 PRVC – SIMV (thông khí bắt buộc đồng bộ ngắt quãng điều khiển thể tích, hỗ
trợ áp lực).
 P – CMV (thông khí liên tục bắt buộc điều khiển áp lực).
 P – SIMV (thông khí bắt buộc ngắt quãng đồng bộ điều khiển áp lực).
 SPONT (Chế độ tự thở, CPAP+PS ) và NIV (thông khí không xâm
lấn,CPAP+PS).
 VS (thông khí hỗ trợ thể tích); thông khí mục tiêu thể tích.
 SPAP (thông khí tự nhiên áp lực dương, 2 mức PEEP).
 NCPAP+ (thông khí liên tục áp lực dương qua đường mũi điều khiển tốc độ và
lưu lượng).
5.1.1. Chế độ V – CMV.
 Trong chế độ V – CMV, các kỳ thở được điều khiển lưu lượng hoặc
thời gian.Người sử dụng cài đặt dung tích thở và chế độ thông khí
được điều khiển lưu lượng hoặc thời gian để chắc chắn rằng tổng
dung tích thở đạt được sau kỳ hít vào.
 Bệnh nhân có thể gây ra 1 hơi thở bắt buộc trong kỳ thở ra. Hơi thở
ra được hạn chế áp lực nếu áp lực mạch đạt tới giá trị báo động áp
lực cao.
 Cài đặt V – CMV bao gồm các thông số: Tốc độ, Vt ,PEEP, O2, lưu
lượng, tỷ số I:E , Tplateau , Trigger.
 Máy thở sẽ tự động cài đặt khoảng giới hạn của các thông số Tốc
độ, I:E , lưu lượng đỉnh , Plateau đảm bảo rằng:
o Thời gian hít vào không nhỏ hơn 100ms hoặc 10% hơi thở.
o Thời gian thở ra không nhỏ hơn 200ms hoặc 20% hơi thở.
5.1.2. Chế độ V – SIMV.
 Chế độ V – SIMV là chế độ kết hợp giữa tự thở và thở cưỡng
bức.Hơi thở cưỡng bức được điều khiển thể tích và hơi thở tự nhiên
được hỗ trợ áp lực. Cả hơi thở tự nhiên và cưỡng bức đều được
giới hạn áp lực nếu áp lực dòng khí đạt tới ngưỡng báo động áp lực
cao.
 Chế độ SIMV bao gồm 1 kỳ thở cưỡng bức, sau đó là 1 kỳ tự thở.
o Tại thời điểm bắt đầu của chế độ SIMV, bệnh nhân có thể
gây ra 1 hơi thở bắt buộc trong kỳ Expectation (tCMV).Nếu
bệnh nhân không gây ra hơi thở trong kỳ này, máy thở sẽ
cung cấp 1 hơi thở cưỡng bức ngay khi kỳ này kết thúc.
o Hơi thở tự nhiên có thể kéo dài 200ms , sau khi bắt đầu kỳ
thở ra và có thể kéo dài đến khi 1 kỳ Expectation mới được
bắt đầu.Nếu bệnh nhân gây nên 1 hơi thở, máy thở sẽ cung
cấp 1 hơi thở điều khiển áp lực bao gồm việc cài đặt mức
hỗ trợ áp lực và mức PEEP.Bệnh nhân có thể gây ra 1 hơi
thở tự nhiên cho đến khi 1 kỳ Expectation mới được bắt
đầu.
o Một khi chu kỳ SIMV trôi qua , kỳ Expectation mới (của 1
chu kỳ mới) được kích hoạt và bệnh nhân có thể gây ra 1
hơi thở bắt buộc khi 200ms của kỳ thở ra trước đó kết thúc.
 Trong kỳ tự thở, lưu lượng đỉnh dòng hít vào là tiêu chuẩn cho việc
chuyển đổi giữa kỳ hít vào và thở ra (hơi thở không điều khiển thời
gian).Khi lưu lượng dòng hít vào giảm tới mức cài đặt độ nhạy hơi
thở ra (phần trăm của lưu lượng đỉnh), kỳ thở ra bắt đầu.
 Trong chế độ SIMV, thông số tốc độ được xác định bởi số lượng hơi
thở bắt buộc mỗi phút.Tỷ lệ I:E và lưu lượng đỉnh chỉ được áp dụng
cho hơi thở cưỡng bức.
 Cài đặt thông số trong chế độ SIMV bao gồm: Tốc độ, PEEP, Vt,
O2, lưu lượng, I:E, Tplateau, Trigger, Psupport, Esens, và Rise Time.
 Máy thở sẽ tự động cài đặt khoảng giới hạn của các thông số Tốc
độ, I:E , lưu lượng đỉnh , Plateau đảm bảo rằng:
o Thời gian hít vào không nhỏ hơn 100ms hoặc 10% hơi thở.
o Thời gian thở ra không nhỏ hơn 200ms hoặc 20% hơi thở.
o Lưu lượng đỉnh tối đa 180l/phút (3l/giây)
5.1.3. Chế độ P – CMV.
 Trong chế độ P – CMV , ở cả kỳ hít vào và kỳ thở ra đều được điều
khiển thời gian.Người sử dụng cài đặt áp lực hít vào (P control) trên
mức PEEP và máy thở duy trì mức P control trong kỳ hít vào.Bệnh
nhân có thể gây ra 1 hơi thở bắt buộc trong khoảng Trigger window
 Cài đặt thông số trong chế độ P - CMV bao gồm: Tốc độ, PEEP,
O2, lưu lượng, I:E, Ti, Trigger, Pcontrol, Trigger, và Rise Time.
 Máy thở sẽ tự động cài đặt khoảng giới hạn của các thông số Tốc
độ, I:E , Ti và Rise Time đảm bảo rằng:
o Thời gian hít vào không nhỏ hơn 100ms hoặc 10% hơi thở.
o Thời gian thở ra không nhỏ hơn 200ms hoặc 20% hơi thở.
o Pcontrol lớn hơn hoặc bằng mức PEEP 5 cmH2O.
5.1.4. Chế độ P – SIMV.
 Chế độ P – SIMV là chế độ kết hợp giữa tự thở và thở cưỡng
bức.Hơi thở cưỡng bức được điều khiển áp lực và hơi thở tự nhiên
được hỗ trợ áp lực.

 Cài đặt thông số trong chế độ P - SIMV bao gồm: Tốc độ, PEEP,
O2, lưu lượng, I:E, Ti, Trigger, Pcontrol, Psupport,Trigger, Esens và Rise
Time.
5.1.5. Chế độ VTV (PRVC – CMV ; PRVC – SIMV ; VS).
 Thông khí mục tiêu thể tích (VTV) cung cấp áp lực dựa trên hơi
thở () mà mục tiêu là Vt bằng cách điều chỉnh áp lực trên cơ sở
breath to breath.
 Chế độ VTV cung cấp kiểu điều khiển áp lực hoặc hỗ trợ áp lực ,áp
lực thay đổi nếu cần thiết để đạt được mục tiêu thể tích.
 Các mức áp lực được cung cấp không thay đổi hơn 3cmH 2O trong
mỗi hơi thở hoặc 1,5 cmH2O khi thiết lập Vt dưới 5ml.Máy thở bắt
đầu bằng cách cung cấp 1 hơi thở kiểm tra thể tích tiêu chuẩn
đường giảm lưu lượng và thời gian plateau ngắn.
 Nếu áp lực Plateau ổn định,máy thở sẽ tính toán và thiết lập 1 áp
lực mục tiêu cho hoi thở PRVC đầu tiên.Sau đó máy thở cung cấp
hơi thở dạng áp lực điều khiển với việc cài đặt tỉ số I:E hoặc Ti tại
thời điểm bắt đầu áp lực.
 PRVC – CMV là chế độ hỗ trợ kiểm soát trong tất cả các hơi thở
cưỡng bức.Máy thở cung cấp hơi thở kết hợp với nỗ lực thở của
bệnh nhân hoặc theo nhịp hô hấp được cài đặt.Máy thở cung cấp
hơi thở dạng kiểm soát áp lực với mức áp lực có thể thay đôi để đạt
được mục tiêu thể tích quy định.
 PRVC – SIMV tương tự như chế độ PRVC – CMV trừ việc tất cả
các hơi thở vượt quá nhịp thở của hơi thở tự phát.Hơi thở tự phát
trong PRVC – SIMV có thể được hỗ trợ áp lực.
 VS là chế độ tự thở.Máy thở sẽ cung cấp hơi thở phù hợp với nỗ
lực tự thở của bệnh nhân và nỗ lực của bệnh nhân phải định rõ nhịp
thở và thời gian hít vào.Máy thở sẽ cung cấp hơi thở dạng hỗ trợ áp
lực với mức áp lực có thể thay đổi nếu cần để đạt được mục tiêu
thể tích Vt.Quá trình bắt đầu với hơi thở kiểm tra dạng hỗ trợ áp
lực tại 10cmH2O (6cmH2O nếu Vt được cài đặt dưới mức 5ml) và
hơi thở tiếp theo dạng hỗ trợ áp lực được cung cấp với áp lực mục
tiêu được tăng hoặc giảm từ áp lực cài đặt.Áp lực sẽ không thay đổi
hơn 3 cmH2O trong mỗi 1 lần thở hoặc 1,5 cmH 2O khi Vt được cài
đặt dưới 5ml.Hỗ trợ thể tích được cung cấp chỉ trong chế đọ tự thở
và không có trong chế độ SIMV.
 Cài đặt thông số trong chế độ VTV bao gồm: Tốc độ, PEEP, O2,
lưu lượng, I:E, Ti, Trigger, Pcontrol, Psupport,Trigger, Esens và Rise
Time.
 Máy thở sẽ tự động cài đặt khoảng giới hạn của các thông số đảm
bảo rằng:
o Thời gian hít vào không nhỏ hơn 100ms hoặc 10% hơi thở.
o Thời gian thở ra không nhỏ hơn 200ms hoặc 20% hơi thở.
5.1.6. Chế độ SPONT.
 SPONT là chế độ thông khí dựa trên áp lực khi bệnh nhân đạt tới
ngưỡng hít vào.Áp lực hỗ trợ được cài đặt sẽ xác định mức hỗ trợ
áp lực trên mức PEEP trong quá trình thở.
 Cài đặt thông số trong chế độ SPONT bao gồm: PEEP, O2,
Psupport,Trigger, Esens và Rise Time.
5.1.7. Chế độ SPAP.
 SPAP là chế độ thông khí dựa trên áp lực cho phép bệnh nhân tự
thở tại 2 mức PEEP có thể cài đặt trước được.Người sử dụng cài
đặt 2 mức PEEP cao, thấp (P high và Plow) và mức áp lực hỗ trợ tại
mỗi mức PEEP (Psup high và Psup low).
 Người sử dụng cũng chọn thời gian bệnh nhân thở tại mỗi mức
PEEP tùy thuộc vào nguyên tắc cài đặt SPAP được lựa chọn trong
màn hình cài đặt SPAP.Nếu nguyên tắc cài đặt SPAP là:
o Chu kỳ + thời gian:Người sử dụng chọn số chu kỳ trong 1
phút và thời gian tại mức PEEP cao (Thigh).
o Chu kỳ + tỷ số: Người sử dụng chọn số chu kỳ trong 1 phút
và tỉ số thời gian mức PEEP cao /thấp (H:L).
o Chỉ thời gian: Người sử dụng chọn cài đặt thời gian cho cả
2 mức PEEP cao và thấp.
 Tại mỗi mức PEEP, máy thở cung cấp hơi thở tự nhiên dựa trên cài
đặt Psupport, Rise Time, O2 khi bệnh nhân tự tạo 1 hơi thở.Hơi thở tự
nhiên sẽ kết thúc dựa trên mức cài đặt Esens.Quá trình chuyển đổi
giữa mức PEEP cao với mức PEEP thấp được đồng bộ hóa với hơi
thở tự nhiên mà bệnh nhân gây ra.

 Chế độ SPAP ảnh hưởng đến các thông số hiển thị:


o Vte (tổng thể tích thở ra): Chỉ phản ảnh thể tích thở ra tự
nhiên tại các mức PEEP khác nhau khi SPAP hoạt động.
o Ve (thể tích khí thở ra trong 1 phút): Bao gồm thể tích trong
phút bao gồm thể tích thở tự nhiên tại 2 mức PEEP và trong
khoảng chuyển tiếp giữa 2 mức PEEP.
o H:L (tỉ lệ thời gian giữa 2 mức PEEP cao và thấp) : Được
hiển thị trên màn hình, nằm trong tab Monitoring.
 Giới hạn áp lực xảy ra trong chế độ SPAP nếu áp lực dòng vượt
quá giới hạn báo động áp lực cao.
 Cài đặt thông số trong chế độ SPAP bao gồm: Chu trình, H:L, Phigh ,
Plow , Thigh , Tlow, Psup high, Psup low, O2,Trigger, Esens và Rise Time.
 Máy thở sẽ tự động cài đặt khoảng giới hạn của các thông số đảm
bảo rằng:
o Thời gian hít vào không nhỏ hơn 100ms.
o Thời gian thở ra không nhỏ hơn 200ms.
5.1.8. Chế độ NCPAP+.
 Chế độ NCPAP+ được thiết kế dành cho bệnh nhân là trẻ sơ
sinh.Phần mềm máy thở sẽ tự động cài đặt mặc định tốc độ dòng và
mức PEEP, để điều chỉnh áp lực thấp tối ưu và phát hiện ngắt kết
nối để phù hợp với nghạnh mũi có kích thước khác nhau.1 phương
pháp để điều chỉnh là cài đặt lưu lượng mức cao nhất mà kết quả
vẫn còn trong báo động khi cả 2 nghạnh được mở ra không khí.
 Phần mềm máy thở xác định giá trị giới hạn báo động trong suốt
chế độ NCPAP+ làm giảm sự cần thiết phải điều chỉnh âm báo.Màn
hình chính hiển thị đồ thị áp lực – thời gian (không có biểu đồ nào
khác trong NCPAP+).Giá trị giám sát thông số O2 được hiển thị
trong chế độ NCPAP+.
 Cài đặt thông số trong chế độ NCPAP+ bao gồm: Tốc độ, O2,
Ti, ,PEEP, I:E , P control, và lưu lượng.
5.1.9. Trigger thở (Tất cả các Mode).
 Máy thở cung cấp Trigger lưu lượng, áp lực trong các chế độ xâm
lấn và không xâm lấn.Bởi vì NCPAP+ là chế độ không Trigger,
cảm biến lưu lượng là không cần thiết.
 Trigger áp lực được dựa trên thông tin từ 1 cảm biến áp lực bên
trong.Bệnh nhân gây nên 1 hơi thở bằng cách giảm áp lực trong
mạch thở (so với mức PEEP) thông qua mức cài đặt mức Ptrig.
 Trigger lưu lượng được dựa trên thông tin từ 1 cảm biến áp lực
được gắn trực tiếp vào mạch chữ Y bệnh nhân.Trigger lưu lượng
đòi hỏi dòng chảy liên tục thông qua các mạch với tốc độ 2.0l/phút
trên mức cài đặt Ftrig.
 Vì lý do an toàn, 1 bản back – up của trigger áp lực 2cmH 2O luôn
hoạt động.Trigger lưu lượng bị vô hiệu hóa nếu cảm biến lưu lượng
hiệu chuẩn không chính xác hoặc có báo động cảm biến dòng chảy.
5.2. Hiển thị dữ liệu bệnh nhân.
 Nếu được kích hoạt trong cấu hình máy thở, cảm biến lưu lượng sẽ đo dữ liệu dòng
khí.Trong trường hợp báo động hoặc hiệu chỉnh không chính xác ,hoặc cảm biến lưu
lượng không được cài đặt, máy thở sẽ sử dụng cảm biến trong để đo các thông số lưu
lượng .

6. Bảo Trì.
 Quá trình bảo trì bao gồm các hoạt động vệ sinh làm sạch, kiểm tra hiệu chuẩn, bảo trì
phòng ngừa, kiểm tra hệ thống báo động.
6.1. Làm sạch và kiểm tra.
 Thực hiện quá trình vệ sinh làm sạch và tiệt trùng cẩn thận theo các
quy định an toàn để đảm bảo rằng các chức năng máy thở hoạt động an
toàn và hiệu quả.
 Làm sạch màn hình: Làm ẩm 1 miếng vải mềm với rượu isoproply, rồi
lau phía vỏ ngoài màn hình.Tránh để màn hình cảm ứng bị trầy xước.
 Làm sạch vỏ ngoài của máy thở : Lau với 1 dung dịch diệt khuẩn trước
mỗi lần sử dụng.Không sử dụng rượu làm chất tiệt trùng vì rượu không
phải là chất tiệt trùng hiệu quả.Làm sạch bao gồm xe đẩy, dây nguồn,
adaptor, cáp, ống cấp khí.Không làm sạch các thành phần bên trong
máy thở.
 Làm sạch mạch thở bệnh nhân và ống khí dung : Làm sạch và khử
trùng mạch thở có thể sử dụng lại theo khuyến nghị của nhà sản
xuất.Thay thế và xử lý các thành phần chỉ sử dụng 1 lần để tránh lây
chéo cho các bệnh nhân.
 Làm sạch bộ làm ấm làm ẩm : Làm sạch và khử trùng bộ làm ấm, làm
ẩm được sử dụng lại theo khuyến nghị của nhà sản xuất.Thay thế và xử
lý các thành phần chỉ sử dụng 1 lần trong bộ làm ấm, làm ẩm.
 Mask thở (silicone) : Có thể tiệt trùng bằng nồi hấp, hóa chất tiệt trùng,
hoặc tiệt khuẩn nhiệt độ thấp bằng khí EO.Tránh tiếp xúc với dầu mỡ,
chất bôi trơn, dung môi hữu cơ (benzen, ether, ketone, hydrocarbons
clo…), axit, kiềm, phenol, và các dẫn xuất.
 Sensor đo lưu lượng EZ : Cảm biến đo lưu lượng EZ có thể tái sử
dụng.Thực hiện làm sạch sử dụng nồi hấp 250°F (121°C) hoặc 275°F
(134°C).
o Thay thế cảm biến lưu lượng nếu bị hỏng hoặc sau 50 kỳ khử
trùng.
o Hủy bỏ và lọa bỏ cảm biến dòng chảy trước khi tiệt trùng bộ
cảm biến.
o Cảm biến lưu lượng dùng 1 lần (SPU): Phải thay thế sử dụng
trước khi sử dụng cho mỗi bệnh nhân.
 Van thở ra : Có thể tiệt trùng bằng nồi hấp, hóa chất tiệt trùng hoặc tiệt
trùng nhiệt độ thấp sử dụng khí EO.Sử dụng nồi hấp loại nhiệt 250°F
hoặc 275°F.
o Thay thế nếu van hỏng hoặc sau 100 kỳ khử trùng.
o Không khử trùng bằng clo hoặc hydrocarbons.
6.2. Hiệu chuẩn máy.
 Máy thở event cho phép hiệu chuẩn lại máy thông qua màn hình
chính.Hiệu chỉnh lại cảm biến lưu lượng, hệ thống theo dõi rò rỉ, hiệu
chỉnh cảm biến oxy.

 Màn hình hiệu chuẩn cho phép bạn lựa chọn điều chỉnh để thực hiện và
hiệu chỉnh và hiển thị trạng thái hiệu chỉnh hiện hành.

6.2.1. Hiệu chỉnh cảm biến lưu lượng.


 Hiệu chỉnh cảm biến lưu lượng bao gồm hiệu chỉnh các thông số
của cảm biến lưu lượng trước khi sử dụng.Các dữ liệu hiệu chuẩn
được lưu trữ trong NVRAM và được sử dụng trong hoạt động bình
thường để đảm bảo phép đo lưu lượng chính xác.

 Hiệu chỉnh cảm biến lưu lượng trước mỗi lần sử dụng và thay thế
cảm biến sau mỗi lần tiệt trùng.Việc hiệu chuẩn cảm biến lưu
lượng có thể dẫn tới không chính xác trong việc đo lường khí thở
ra (Vte) hoặc các vấn đề trigger lưu lượng (không kích hoạt hoặc tự
động kích hoạt)
6.2.2. Test hệ thống.
 Quá trình Test hệ thống sẽ kiểm tra hệ thống ống dẫn khí có
nguyên vẹn không, hệ thống đo lượng rò rỉ, định lượng lưu lượng
khí.Máy thở sử dụng hệ thống tính toán breath- by – breath để bù
đắp cho các hiệu ứng mạch và đảm bảo cung cấp và đo lường chính
xác.
 Màn hình sẽ hiển thị các trạng thái hiệu chuẩn hiện tại.Máy thở sẽ
hiện 1 thông báo yêu cầu bạn phải ngăn chặn mạch chữ Y, nếu như
mạch chữ Y đóng lại nhấn OK để tiếp tục.Nếu tất cả các bước
thành công, hiệu chuẩn hoàn tất.
 Nếu có bất cứ 1 lỗi nào trong quá trình hiệu chuẩn, quá trình hiệu
chuẩn sẽ dừng lại và máy thở sẽ hiển thị thông số và mô tả
lỗi.Chạy lại quá trình hiệu chuẩn đảm bảo rằng mạch được đóng
kín.Nếu vấn đề vẫn còn tồn tại, liên hệ với nhà sản xuất.
6.2.3. Hiệu chuẩn sensor đo nồng độ oxy.
 Hiệu chuẩn các thông số của sensor đo nồng độ Oxy trước khi sử
dụng tại 2 điểm (21% và 100%).Các dữ liệu được lưu trữ trong bộ
nhớ và được sử dụng trong quá trình hoạt động để đảm bảo cung
cấp nồng độ Oxy FiO2 chính xác.

 Màn hình hiển thị trạng thái hiệu chuẩn hiện tại và khi hiệu chuẩn
hoàn thành.
 Nếu có bất cứ 1 lỗi nào trong quá trình hiệu chuẩn, quá trình hiệu
chuẩn sẽ dừng lại và máy thở sẽ hiển thị thông số và mô tả
lỗi.Kiểm tra lại xem sensor đo nồng độ O2 được kích hoạt chưa,
các cáp kết nối, sau đó hiệu chuẩn lại.
6.3. Bảo trì dự phòng.
Khoảng thời gian Thủ tục bảo trì
Sau 250 h Làm sạch hoặc thay thế tấm chắn quạt làm mát
Thay thế tấm chắn quạt làm mát
Thay thế bộ lọc của bộ cấp khí
Mỗi năm
Thay thế cảm biến đo nồng độ Oxy
Kiểm tra hoạt động các chức năng của máy
Thay thế pin trong máy
Hai năm
Hiệu chuẩn pin trong sau khi thay thế pin
Theo yêu cầu Thay thế cầu chì
6.3.1. Làm sạch hoặc thay thế tấm chắn quạt làm mát.
 Sử dụng 1 bộ tuốc nơ vít nhỏ để tháo các ốc giữ.
 Thay tấm chắn và rửa bằng nước sạch.Không lắp tấm chắn vào cho
đến khi khô hoàn toàn.
 Đậy lại và vặn ốc lại như cũ.

6.3.2. Thay thế bộ lọc của bộ cấp khí.


 Bộ lọc của bộ cấp khí tại mặt sau của panel máy bảo vệ đường khí
khỏi bị nước và các chất ô nhiễm xâm nhập vào.
 Xoay bình lọc ngược chiều kim đồng hồ để tháo dỡ ra.Làm sạch
với nước và chất tẩy rửa.
 Thay thế các phần tử của bộ lọc.Không làm sạch các phân tử của
bộ lọc.
 Lắp bình lọc trở lại bằng cách vặn theo chiều kim đồng hồ.

6.3.3. Thay thế cảm biến đo nồng độ Oxy.


 Sử dụng cờ lê 2.5mm để mở các ốc an toàn trên panel sau máy.
 Cẩn thận tháo dỡ cáp của cảm biến đo nồng độ Oxy.
 Xoay cảm biến đo nồng độ Oxy ngược chiều kim đồng hồ và dỡ bỏ
 Lắp cảm biến Oxy mới vào theo chiều kim đồng hồ.
 Kết nối cáp mới vào sensor Oxy vừa cài đặt.
 Thay thế lớp vỏ đậy và cố định bằng ốc.
6.3.4. Thay thế pin trong máy.
 Tháo dây nguồn, ống cấp khí, bộ lọc ống cấp khí.
 Đuổi khí và dỡ bỏ bẫy nước đầu vào đường khí.
 Dỡ bỏ các ốc gắn vào tế bào cảm biến Oxy hoặc bẳng điều khiển
khoang pin phía sau máy.
 Trượt và tháo pin từ khoang này ra.Thay thế pin mới vào 2 năm 1
lần thay.

6.3.5. Thay thế cầu chì.


 Rút phích cắm dây nguồn.
 Đẩy đoạn giữa 2 cầu chì và kéo cầu chì ra khỏi khoang chứa.
 Thay thế cầu chì loại 3.15A, kiểu H,t , điện áp 250V.
 Lắp lại ngăn chứa cầu chì.

You might also like