You are on page 1of 5

T22: ĐỒNG VÀ HỢP KIM CỦA ĐỒNG

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nhận biết một số tính chất của đồng .
- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng..
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ đồng và nêu cách bảo quản chúng.
2. Kĩ năng: Biết cách bảo quản những đồ dùng bằng đồng có trong nhà.
3. Thái độ: Thích tìm hiểu khoa học.
* GDBVMT: Nêu được đồng là những nguyên liệu quý và có hạn nên khai thác phải
hợp lí và biết kết hợp bảo vệ môi trường.
* Phát triển năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự
nhiên,vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: SGK, Ảnh minh hoạ; vài sợi dây đồng ngắn, powerpoit, video.
- Học sinh: SGK, bảng con…
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS tổ chức trò chơi "Rung - Học sinh chơi trò chơi
chuông vàng" trả lời câu hỏi:
+ Câu 1: Sắt có ở đâu ?
+ Câu 2: Quặng sắt thường được sử
dụng để làm gì ?
+ Câu 3: Cách bảo quản đồ dùng bằng
gang, thép nào sau đây là đúng?
- GV nhận xét, tổng kết trò chơi. - Lắng nghe.
- GTB: Trên tay cô là 1 đoạn dây điện,
các em hãy quan sát và cho cô biết lõi
dây điện làm bằng vật liệu gì? - Lõi dây điện làm đồng.
- Đúng rồi các em ạ. Với ưu điểm riêng
của loại vật liệu này, con người đã sớm
ứng dụng nó vào đời sống. Sự phát
triển của khoa học, kĩ thuật đem đến
những thay đổi mới khiến việc ứng
dụng đồng và hợp kim của đồng trở
nên đa dạng hơn. Vậy đồng và hợp kim - Lắng nghe.
của đồng có những tính chất gì, ứng
dụng cũng như cách bảo quản đồ dùng
bằng đồng và hợp kim của đồng như
thế nào chúng ta cùng tìm hiểu tiết 22.
- ghi bảng. - 2HS nhắc lại tên bài, cả lớp ghi vở.
2. Hoạt động thực hành:(25 phút)
* Mục tiêu:
- Nhận biết một số tính chất của đồng.
- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của đồng..
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ đồng và nêu cách bảo quản chúng.
* Cách tiến hành:
* HĐ1: Tính chất của đồng (8’)
- Giờ trước cô đã dặn các em chuẩn bị
1 đoạn dây đồng, bây giờ cả lớp đặt đồ
dùng lên mặt bàn cô kiểm tra.
- GV kiểm tra - nhận xét: Cô tuyên
dương tinh thần chuẩn bị đồ dùng của
cả lớp rất tốt.
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4
- Nhóm trưởng cho HS thảo luận, trao
- Yêu cầu HS quan sát sợi dây đồng và
đổi nhóm
thảo luận nhóm 4 trong thời gian 2’ tìm
hiểu : - Các nhóm phát biểu ý kiến
+ Màu sắc của sợi dây đồng? + Sợi dây màu đỏ
+ Độ sáng của sợi dây? + Có ánh kim, không sáng
+ Tính cứng vào dẻo của sợi dây? + Rất dẻo, uốn thành hình dạng khác
nhau
- So sánh đoạn dây đồng với dây thép? -... thép cứng hơn, có màu khác ...
- Kết luận: Dây đồng có màu đỏ nâu,
có ánh kim, không cứng bằng sắt, dẻo,
dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt.
* HĐ2: Nguồn gốc, so sánh tính chất
của đồng và hợp kim đồng (9’)
Chuyển ý: Đồng có nguồn gốc từ đâu?
Hợp kim của đồng có tính chất gì
chúng ta cùng tìm hiểu phần 2
- Yêu cầu HS mở SGK/50, đọc thông - 1HS đọc to, lớp đọc thầm.
tin
- Dựa vào thông tin SGK và hiểu biết - HS hoạt động nhóm làm phiếu
của bản thân hoàn thành bảng sau vào
phiếu học tập :
- Dự kiến bài làm của HS
Đồng Hợp kim ĐỒNG HỢP KIM
của đồng
CỦA
Tính chất
ĐỒNG
- Dự kiến phần chia sẻ của HS :
+ HS1 : Đây là bài làm của tôi xin ý Tính - Có màu đỏ - Có màu
kiến các bạn. chất nâu, có ánh nâu hoặc
+ HS2 : đồng ý với bài làm của nhóm kim vàng, có
bạn. - Dễ dát mỏng ánh kim và
+ HS3 : tôi có 1 thắc mắc hợp kim nào và kéo sợi cứng hơn
của đồng thì có màu nâu và hợp kim - Dẫn nhiệt và đồng
nào của đồng thì có màu vàng. dẫn điện tốt
+ HS1 : hợp kim của đồng với thiếc có
màu nâu, với kẽm thì có màu vàng.
+ HS1 : Vậy bạn nào có thể so sánh
điểm giống và khác nhau giữa 2 loại
hợp kim này.
+ HS4 : Giống: Đều có ánh kim và
cứng hơn đồng. Khác: hợp kim của
đồng với thiếc có màu nâu, còn với
kẽm thì màu vàng.
+ HS1 : Mời 1 bạn đọc lại bảng tính
chất của đồng và hợp kim của đồng
+ HS5 : Đọc
- GV nhận xét phần thảo luận và chia
sẻ.
- GV giảng: Đồng là vật liệu hình thành
sớm nhất, cần thiết cho cuộc sống và
được dùng rất lâu trước đây vì nó rất dễ
dàng để dát mỏng hay kéo thành sợi.
Ngoài ra tính dẫn điện và dẫn nhiệt
cũng rất tốt. Hợp kim của đồng gồm 2
loại : hợp kim của đồng với thiếc gọi là
đồng – thiếc có màu nâu, hợp kim của
đồng với kẽm gọi là đồng – kẽm hay
đồng thau có màu vàng. Các em cùng
quan sát lên MH. Vậy đồng là 1 kim
loại, đồng – thiếc, đồng – thau là hợp
kim của đồng.
- Theo em đồng có ở đâu? - Có trong tự nhiên và có trong quặng
đồng.
- GV chiếu hình ảnh quặng đồng lên
MH.
- Đây là hình ảnh về khai thác đồng.
Quá trình khai thác đồng có ảnh hưởng - Tàn phá mặt đất, xói mòn, sụt đất, ô
gì tới môi trường. nhiễm đất, nước ngầm, nguồn nước
thải, chất thải, mất đa dạng sinh học,
ảnh hưởng đến rừng và thảm thực vật.
- Theo các em cần phải làm gì để giảm - Trồng cây xanh ở các khu đã khai
được ảnh hưởng của việc khai thác thác mà không được cải tạo.
đồng tới môi trường
- Các doanh nghiệp cần đổi mới công
nghệ khai thác.
- Vậy qua phần 1 em rút ra được kết
luận gì ?
- GV chiếu kết luận lên MH.
- Chuyển ý: Đồng và hợp kim của đồng
có tính chất như vậy thì chúng được
dùng để làm gì và bảo quản đồ dùng đó
như thế nào chúng ta cùng sang phần 3
* Hoạt động 3: Một số đồ dùng làm
bằng đồng và hợp kim của đồng và - 2 HS ngồi cùng thảo luận cặp
cách bảo quản (5’) + H1: Lõi dây điện làm bằng đồng. Dẫn
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi điện và nhiệt tốt.
+ Tên đồ dùng đó là gì? + H2: Đôi hạc, tượng, lư hương, bình
+ Đồ dùng đó được làm bằng vật liệu cổ làm bằng hợp kim của đồng. Có ở
gì? Chúng thường có ở đâu? đình, chùa, miếu, bảo tàng.
+ H3: Kèn, hợp kim của đồng có ở viện
bảo tàng, ban nhạc, giàn nhạc giao
hưởng.
+ H4: Chuông đồng - hợp kim đồng, có
ở đình, chùa, miếu...
+ H5: Cửu đình Huế - từ hợp kim đồng
+ H6: Mâm đồng - hợp kim đồng có ở
gia đình địa chủ, giàu có.
+ Em có biết những sản phẩm nào khác - Trống đồng, dây quấn động cơ, thau
làm từ đồng? Hợp kim đồng? đồng, chậu đồng, vũ khí, nông cụ lao
động...
+ Ở gia đình em có đồ dùng nào làm
bằng đồng? Thường thấy bảo quản các - HS nối tiếp trả lời
đồ dùng như thế nào?
- GV nhận xét - HS nghe
3. Hoạt động nối tiếp:(3 phút)
- Bây giờ cô sẽ dành cho chúng ta 1’ để - HS nghe và thực hiện
nhớ lại bài học và cho cô biết em đã
học được những gì từ tiết học. (KT 1’)
- Đồng và hợp kim của đồng có tính
chất gì?
- Đồng và hợp kim của đồng có ứng
dụng gì trong cuộc sống?
- Chúng ta cần làm gì để nguồn tài - cần sử dụng tài nguyên này hết sức
nguyên quặng không bị cạn kiệt? hợp lí và tiết kiệm bằng cách bảo quản
cận thận các đồ dùng trong gia đình
chúng ta.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà sưu tầm tranh ảnh một số đồ
dùng làm bằng đồng có trong nhà.
- Dặn chuẩn bị tiết học sau

You might also like