You are on page 1of 19

Ngày soạn: …/11/2023

Ngày dạy: …/11/2023

BÀI 7: SULFUR VÀ SULFUR DIOXIDE

I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:

- Nêu được các trạng thái tự nhiên của nguyên tố sulfur (lưu huỳnh).

- Trình bày được cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản và ứng dụng của
sulfur đơn chất.

- Thực hiện được các thí nghiệm chứng minh sulfur đơn chất vừa có tính oxi hóa (tác
dụng với kim loại), vừa có tính khử (tác dụng với oxygen).

- Trình bày được tính oxi hóa (tác dụng với hydrogen sulfide) và tính khử (tác dụng
với nitrogen dioxide, xúc tác nitrogen oxide) và ứng dụng của sulfur dioxide (khả
năng tẩy màu, diệt nấm mốc,...).

- Trình bày được sự hình thành sulfur dioxide do tác động của con người, tự nhiên,
tác hại của sulfur dioxide và một số biện pháp làm giảm thiểu lượng sulfur dioxide
thải vào không khí.

2. Năng lực

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về sulfur và sulfur dioxide.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày cấu tạo,
tính chất vật lí, hóa học cơ bản và ứng dụng của sulfur và sulfur dioxide.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải
quyết các vấn đề tác hại của sulfur dioxide và một số biện pháp làm giảm thiểu lượng
sulfur dioxide thải vào không khí.

b. Năng lực hoá học

- Năng lực nhận thức hóa học: Nêu các trạng thái tự nhiên của nguyên tố lưu huỳnh:
trình bày cấu tạo, tính chất vật lí, hóa học cơ bản của lưu huỳnh đơn chất.

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thực hiện thí nghiệm chứng minh
lưu huỳnh đơn chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử; Trình bày tính oxi hóa và
tính khử của sulfur dioxide.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Trình bày một số biện pháp làm giảm
thiểu lượng sulfur dioxide thải vào không khí.

3. Phẩm chất

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện an toàn trong quá trình làm thực hành.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập hóa học.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

1. Đối với giáo viên

- SGK, SGV, SBT.

- Tranh ảnh, video liên quan đến các thí nghiệm (nếu cần).

- Dụng cụ, hoá chất:

+ Lọ bột sulfur: 04 lọ

+ Lọ bột iron: 04 lọ

+ Ống nghiệm: 04 ống

+ Bông
+ Đèn cồn: 04 cái

+ Muôi sắt đã cắm ống cao su: 04 cái

+ Bình khí oxygen: 04 cái

2. Đối với học sinh

- SGK, SBT.

- Powperpoint thuyết trình về ứng dụng của sulfur và sulfur dioxide.

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo
yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

a. Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đặt vấn đề:


+ Đưa ra video về việc sử dụng sulfur để bảo quản các loại thực phẩm và yêu cầu HS
trả lời câu hỏi: Hãy cho biết việc lạm dụng sulfur trong bảo quản thực phẩm có gây ra
những tác hại gì không?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS lắng nghe câu hỏi, suy nghĩ, thảo luận trả lời.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- GV mời 1 vài HS trả lời, các HS khác nhận xét.

- Dự kiến sản phẩm:

+ Gây tổn thương tới hệ thần kinh.


+ Suy giảm hệ miễn dịch.

+ Gây tình trạng khó thở và nghẹt thở.

Bước 4. Kết luận, nhận định:

- Dẫn dắt HS vào bài học – Bài 7: Sulfur và sulfur dioxide.

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC


Hoạt động 1: Trạng thái tự nhiên. Cấu tạo nguyên tử, phân tử. Tính chất vật lí
của sulfur

a. Mục tiêu:

- Thông qua hoạt động, HS nêu được trạng thái tự nhiên của nguyên tố sulfur, cấu tạo

nguyên tố sulfur, cấu tạo nguyên tử, phân tử và tính chất vật lí của sulfur.

b. Tổ chức thực hiện:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu nhóm HS hoàn thành Phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1


Câu 1: Nêu trạng thái tự nhiên của sulfur?

- Gợi ý:

+ Hàm lượng trong vỏ Trái Đất, các đồng vị bền.

+ Dạng tồn tại và lấy VD minh hoạ.

+ Nguồn phát sinh các hợp chất của sulfur.

Câu 2: Cho số hiệu nguyên tử của sulfur là 16:

a) Viết cấu hình electron nguyên tử, xác định vị trí của sulfur trong BTH và cho
biết sulfur là kim loại, phi kim hay khí hiếm?
b) Xác định số oxi hoá của sulfur trong các hợp chất sau: H 2S, Na2S, S, SO2,
H2SO4.

Câu 3: Nếu cấu tạo phân tử của sulfur, dự đoán nhiệt độ nóng chảy của đơn chất
sulfur?

Câu 4: Nêu tính chất vật lí của đơn chất sulfur?

- Gợi ý:

+ Các dạng thù hình của sulfur.

+ Trạng thái tồn tại ở điều kiện thường, màu sắc, khả năng tan trong các dung môi
của đơn chất sulfur.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tìm hiểu mục I, hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- Đại diện HS báo cáo kết quả thảo luận, trình bày Phiếu học tập số 1.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

- Dự kiến sản phẩm:

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1


Câu 1:

* Trạng thái tự nhiên của sulfur

- Là nguyên tố phổ biến thứ 17 trên vỏ Trái Đất, chiếm khoảng 0,03 – 0,1% khối
lượng.

- Trong cơ thể người, sulfur có trong thành phần của nhiều protein và enzyme.
- Có 4 đồng vị bền: 32S (94,98%), 33S (0,76%), 34S (4,22%) và 36S (0,02%).

- Sulfur tồn tại ở cả dạng đơn chất và hợp chất. VD: đơn chất sulfur phân bố ở
vùng lân cận núi lửa, hợp chất sulfur gồm các khoáng vật sulfide, sulfate ít tan…

- Nguồn phát sinh các hợp chất của sulfur:

+ Sulfur được giải phóng chủ yếu ở dạng sulfur dioxide và hydrogen sulfide khi
núi lửa hoạt động và chuyển hoá thành các muối ít tan hoặc các khoáng vật.

Câu 2:

a) Cấu hình electron của nguyên tử:

1s2 2s2 2p6 3s2 3p4

- > Nguyên tố sulfur ở ô 16, nhóm VIA, chu kì 3, là nguyên tố phi kim.
−2 −2 0 + 4 +6
b) Số oxi hoá của sulfur trong các hợp chất: H 2 S , Na2 S , S , S O 2 , H 2 S O4 .

Câu 3:

* Cấu tạo phân tử của sulfur:

- Phân tử sulfur (S8) có dạng vòng khép kín.

- Mỗi nguyên tử sulfur liên kết với 2 nguyên tử bên cạnh bằng 2 liên kết CHT
không phân cực.

- Eb(s-s) = 226 kL/mol và ds-s = 205pm.

- Nóng chảy ở nhiệt độ tương đối thấp.

Câu 4:

* Tính chất vật lí của sulfur:

- Có 2 dạng thù hình: dạng tà phương (bền ở nhiệt độ thường) và dạng đơn tà.

- Tồn tại ở trạng thái rắn ở điều kiện thường, màu vàng, không tan trong nước, ít
tan trong alcohol và tan nhiều trong carbon disulfide (CS2).
Bước 4. Kết luận, nhận định:

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về trạng thái tự nhiên, cấu tạo nguyên tử,
phân tử, tính chất vật lí của sulfur.

Hoạt động 2: Tính chất hoá học của sulfur

a. Mục tiêu:

- Thông qua hoạt động, HS nêu được tính chất hoá học cơ bản của sulfur, thực hiện

được thí nghiệm chứng minh sulfur vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử và hoàn
thành

Phiếu học tập số 2.

b. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập, bộ dụng cụ thí nghiệm yêu cầu HS

hoạt động nhóm và hoàn thành Phiếu học tập số 2.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2


Nhiệm vụ 1: Thực hiện thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học của sulfur

Tên thí nghiệm Chuẩn bị Cách tiến hành Hiện tượng


TN1: Sulfur tác - Bột Sulfur - Trộn đều bột
dụng với sắt (iron) sulfur với bột iron
- Bột Iron theo tỉ lệ khối
lượng khoảng 1:1.
- Ống No
- Lấy khoảng 2g
- Kẹp gỗ hỗn hợp vào ống
nghiệm.
- Đèn cồn
- Bông - Hơ nóng đều nửa
dưới ống nghiệm
trên ngọn lửa đèn
cồn, sau đó đun
tập trung vào phần
dưới hỗn hợp.
TN2: Sulfur tác - Bột Sulfur - Lấy 1 ít bột
dụng với oxygen sulfur vào muôi sắt
- Bình khí oxygen (đã cắm xuyên qua
nút cao su).
- Muôi sắt đã cắm
nút cao su - Hơ nóng muôi
sắt trên đèn cồn
- Đèn cồn đến khi sulfur
nóng chảy và cháy
1 phần trong
không khí.

- Đưa nhanh muôi


sắt vào bình khí
oxygen.
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành các PT phản ứng, xác định số oxi hoá và cho biết
vai trò của S trong từng phản ứng

Dựa vào các PT phản ứng trong SGK, em hãy hoàn thành các PT phản ứng sau,
xác định số oxi hoá và cho biết vai trò của S trong từng phản ứng:
(1) Fe + S t0
(2) Hg + S
(3) S + O2 t0
(4) H2 + S
t0

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

- Đại diện HS các nhóm lên làm thí nghiệm và hoàn thành Phiếu học tập số 2.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- Đại diện HS báo cáo kết quả thảo luận, trình bày Phiếu học tập số 2.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

- Dự kiến sản phẩm:

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2


Nhiệm vụ 1: Thực hiện thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học của sulfur

Tên thí nghiệm Chuẩn bị Cách tiến hành Hiện tượng


TN1: Sulfur tác - Bột Sulfur - Trộn đều bột - Sulfur cháy trong
dụng với sắt (iron) sulfur với bột iron không khí với
- Bột Iron theo tỉ lệ khối ngọn lửa nhỏ, màu
lượng khoảng 1:1.
- Ống No xanh nhạt và tạo
- Lấy khoảng 2g kết tủa đen FeS.
- Kẹp gỗ hỗn hợp vào ống
nghiệm.
- Đèn cồn
- Hơ nóng đều nửa
- Bông
dưới ống nghiệm
trên ngọn lửa đèn
cồn, sau đó đun
tập trung vào phần
dưới hỗn hợp.
TN2: Sulfur tác - Bột Sulfur - Lấy 1 ít bột - Sulfur cháy trong
dụng với oxygen sulfur vào muôi sắt bình khí oxygen
- Bình khí oxygen (đã cắm xuyên qua mãnh liệt hơn với
nút cao su). ngọn lửa màu xanh
- Muôi sắt đã cắm và sinh ra khí SO2.
nút cao su - Hơ nóng muôi
sắt trên đèn cồn
- Đèn cồn đến khi sulfur
nóng chảy và cháy
1 phần trong
không khí.

- Đưa nhanh muôi


sắt vào bình khí
oxygen.
Nhiệm vụ 2: Hoàn thành các PT phản ứng, xác định số oxi hoá và cho biết
vai trò của S trong từng phản ứng

Dựa vào các PT phản ứng trong SGK, em hãy hoàn thành các PT phản ứng sau,
xác định số oxi hoá và cho biết vai trò của S trong từng phản ứng:
0 −2
(1) Fe + S 0 Fe S
t

=> S thể hiện tính oxi hoá.


0 −2
(2) Hg + S Hg S

=> S thể hiện tính oxi hoá.


0 +4
(3) S + O2 0 S O2
t

=> S thể hiện tính khử.


0 −2
(4) H2 + S H2 S

=> S thể hiện tính oxi hoá.

Bước 4. Kết luận, nhận định:

- Khi tham gia phản ứng hoá học, sulfur có thể thể hiện tính oxi hoá hoặc tính khử.
- Phản ứng của sulfur với thuỷ ngân (mercury) ngay ở nhiệt độ thường được sử dụng
để xử lí mercury rơi vãi.

Hoạt động 3: Ứng dụng của sulfur

a. Mục tiêu:

- Thông qua hoạt động, HS nêu được các ứng dụng của sulfur trong thực tiễn.

b. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu đại diện 1 nhóm HS lên thuyết trình về ứng dụng của sulfur đã được
giao chuẩn bị ở nhà.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:
- Đại diện 1 nhóm HS lên trình bày sản phẩm của nhóm mình bằng Powerpoint.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- Đại diện 1 nhóm HS lên trình bày sản phẩm.

- Các nhóm khác lắng nghe, quan sát.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

- Dự kiến sản phẩm:

+ Lưu hoá cao su.

+ Sản xuất diêm, thuốc nổ.

+ Sản xuất sulfuric acid.

+ Sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc diệt nấm.

Bước 4. Kết luận, nhận định:

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về ứng dụng của sulfur.

Hoạt động 4: Tính chất vật lí của sulfur dioxide

a. Mục tiêu:

- Thông qua hoạt động, HS trình bày được tính chất vật lí của sulfur dioxide.

b. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS trình bày tính chất vật lí của SO2.

- Gợi ý:

+ Trạng thái tồn tại ở điều kiện thường, màu sắc, mùi, khả năng tan trong nước.
+ Tỉ khối của SO2 so với không khí, tính độc.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc, tìm hiểu mục II.1.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- HS trình bày tính chất vật lí của SO2.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

- Dự kiến sản phẩm:

+ Ở điều kiện thường, SO2 là chất khí không màu, mùi hắc, tan nhiều trong nước.

+ Tỉ khối hơi của SO2 nặng hơn không khí, độc.

Bước 4. Kết luận, nhận định:

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về tính chất vật lí của SO2.

Hoạt động 5: Tính chất hoá học của sulfur dioxide

a. Mục tiêu:

- Thông qua hoạt động, HS trình bày được tính oxi hóa và tính khử của sulfur dioxide
và hoàn thành Phiếu học tập số 3.

b. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV chia lớp thành 4 nhóm để hoàn thành Phiếu học tập số 3.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3


Cho các phương trình sau, hoàn thành phương trình và xác định vai trò của SO2
trong từng phản ứng:
(1) SO2 + H2S

(2) SO2 + NO2

(3) SO2 + Br2 + H2O

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc, nghiên cứu SGK mục II.2, hoạt động nhóm để hoàn thành Phiếu học tập

số 3.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- Đại diện HS báo cáo kết quả thảo luận, trình bày Phiếu học tập số 3.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

- Dự kiến sản phẩm:

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3


Cho các phương trình sau, hoàn thành phương trình và xác định vai trò của SO2
trong từng phản ứng:
+4 −2 0
(1) S O2+ 2 H 2 S 3 S + 2H2O
=> SO2 thể hiện tính oxi hóa.
+4 xt +6
(2) S O2+ NO2 S O3 + NO
=> SO2 thể hiện tính khử.
+4 +6
(3) S O2+ Br2 + 2H2O 2HBr + H 2 S O4
=> SO2 thể hiện tính khử.

Bước 4. Kết luận, nhận định:


- Trong thực tiễn, phản ứng giữa sulfur dioxide với hydrogen sulfide được dùng để
chuyển hóa hydrogen sulfide trong khí thiên nhiên thành sulfur.
- Trong không khí, sulfur dioxide chuyển hóa thành sulfur trioxide, sau đó kết hợp
với hơi nước tạo thành sulfuric acid. Đây là phản ứng giải thích quá trình hình thành
mưa acid khi không khí bị ô nhiễm bởi sulfur dioxide.
- Sulfur dioxide vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

Hoạt động 6: Ứng dụng của sulfur dioxide

a. Mục tiêu:

- Thông qua hoạt động, HS nêu được các ứng dụng của sulfur trong thực tiễn.

b. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu đại diện 1 nhóm HS lên thuyết trình về ứng dụng của sulfur dioxide đã
được giao chuẩn bị ở nhà.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

- Đại diện 1 nhóm HS lên trình bày sản phẩm của nhóm mình bằng Powerpoint.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- Đại diện 1 nhóm HS lên trình bày sản phẩm.

- Các nhóm khác lắng nghe, quan sát.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

- Dự kiến sản phẩm:

+ Là chất trung gian quan trọng trong sản xuất sulfuric acid.

+ Dùng để tẩy trắng bột giấy, khử màu trong sản xuất đường, chống nấm mốc cho

sản phẩm mây tre đan.


+ Trong nghiên cứu, SO2 lỏng là 1 dung môi phân cực, được sử dụng để thực hiện

nhiều phản ứng.

Bước 4. Kết luận, nhận định:

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về ứng dụng của sulfur dioxide.

Hoạt động 7: Sulfur dioxide và ô nhiễm môi trường

a. Mục tiêu:

- Thông qua hoạt động, HS trình bày được nguồn phát sinh, tác hại và biện pháp cắt
giảm phát thải SO2 vào khí quyển.

b. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu HS trình bày nguồn phát sinh, tác hại và biện pháp cắt giảm phát thải
SO2 vào khí quyển.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc, tìm hiểu mục II.4.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- HS trình bày nguồn phát sinh, tác hại và biện pháp cắt giảm phát thải SO 2 vào khí
quyển.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

- Dự kiến sản phẩm:

+ Nguồn phát sinh SO2: nguồn tự nhiên (khí thải núi lửa) và nguồn nhân tạo. Nguồn

nhân tạo chủ yếu từ quá trình đốt quặng, luyện kim, đốt cháy nhiên liệu có chứa tạp

chất sulfur.
+ Tác hại: ô nhiễm khí quyển, gây mưa acid, viêm đường hô hấp ở người…

+ Biện pháp cắt giảm phát thải SO2 vào khí quyển: tăng cường sử dụng năng lượng

tái tạo, năng lượng sạch, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, cải tiến công nghệ

sản xuất, có biện pháp xử lí khí thải và tái chế các sản phẩm phụ có chứa sulfur.

Bước 4. Kết luận, nhận định:

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về nguồn phát sinh, tác hại và biện pháp cắt giảm
phát thải SO2 vào khí quyển.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

- Thông qua hoạt động, HS củng cố, luyện tập được kiến thức vừa học.

b. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV cho HS tham gia trò chơi: “Ai nhanh hơn ai” với các câu hỏi sau:

Câu 1: Hãy cho biết các dạng thù hình của sulfur

A. Tà phương và đơn tà. C. Lục giác và tà phương.

B. Hình cầu và đơn tà. D. Tam tà và tà phương.

Câu 2: Ở điều kiện thường, sulfur dioxide là chất khí

A. Màu vàng lục, mùi hắc. C. Không màu, không mùi.

B. Không màu, mùi hắc. D. Màu khói trắng, không mùi.

Câu 3: Lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào dưới đây?

A. O2. B. Al.
C. H2SO4 đặc. D. F2.

Câu 4: Chất khí X tan trong nước tạo ra một dung dịch làm quỳ tím chuyển đỏ, có
thể được dùng làm chất tẩy màu. Khí X có thể là

A. NH3. C. SO2.

B. CO2. D. O3.

Câu 5: Chất nào dưới đây là 1 trong những tác nhân gây ra mưa acid?

A. Cl2. C. SO2.

B. N2. D. H2.

Câu 6: Biện pháp nào sau đây không thể giúp giảm phát thải khí SO2 vào khí quyển

A. Đốt rác thải. C. Cải tiến CN sản xuất hiện đại.

B. Sử dụng năng lượng sạch. D. Xử lí khí thải và sp phụ chứa S.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc câu hỏi và tìm câu trả lời.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- HS trình bày câu trả lời và giải thích các đáp án lựa chọn.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

- Dự kiến sản phẩm:

+ Câu 1: Đáp án B
+ Câu 2: Đáp án B
+ Câu 3: Đáp án B
0 t0 −2
2Al + S Al2 S 3
+ Câu 4: Đáp án C
SO2 + H2O H2SO3
+ Câu 5: Đáp án C
SO2 + H2O H2SO3
+ Câu 6: Đáp án A
Bước 4. Kết luận, nhận định:
- GV đưa ra kết luận kiến thức rút ra qua trò chơi.

4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:

- Luyện tập, vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

b. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đưa ra câu hỏi cho HS:

Câu hỏi: Thủy ngân rất độc, dễ bay hơi. Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì thường
dùng lưu huỳnh? Giải thích?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc câu hỏi và tìm câu trả lời.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận:

- HS trình bày câu trả lời và giải thích.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

- Dự kiến sản phẩm:

+ Thủy ngân phản ứng được với lưu huỳnh ở nhiệt độ thường tạo thành muối thủy
ngân (ít độc).
Hg + S → HgS
Bước 4. Kết luận, nhận định:

- GV kết luận, tổng kết bài học.

IV. Nhận xét của giáo viên hướng dẫn


.........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Ngày tháng năm 2023


NGƯỜI DUYỆT KẾ HOẠCH NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Nguyễn Đắc Duẩn Đào Khánh Chi

You might also like