You are on page 1of 17

KHOA KHTN&CN

BỘ MÔN HÓA HỌC

GIÁO TRÌNH

THỰC HÀNH
HÓA VÔ CƠ
Chuyên ngành: Sư phạm HÓA HỌC

GIẢNG VIÊN:
NINH THỊ MINH GIANG
PHAN THỊ THU HÀ
BÀI 1. HYDROGEN - OXYGEN
(4 tiết)

1.1. HYDROGEN
Thí nghiệm 1: Điều chế và kiểm tra độ tinh khiết của khí H2
Cho vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaOH, sau đó cho tiếp vào ống nghiệm 1 mảnh nhôm
(nếu cần đun nóng nhẹ). Dùng ngón tay bịt chặt miệng ống nghiệm lại cho tới khi cảm giác thấy
có áp lực tác động đến ngón tay thì đưa miệng ống nghiệm lại gần ngọn lửa và đồng thời bỏ ngón
tay ra. Quan sát và giải thích hiện tượng.
1.2. OXYGEN
Thí nghiệm 2: Điều chế và thử tính chất của khí oxygen
 Điều chế oxygen
- Lắp bộ dụng cụ như hình dưới đây.

- Mở từ từ khóa phiễu nhỏ giọt để dung dịch H2O2 chảy vào bình cầu tiếp xúc với MnO2.
 Khả năng duy trì sự cháy: Đưa tàn đóm lại đầu ống dẫn khí. Quan sát hiện tượng.
 Phản ứng với KI trong môi trường acid : Sục dòng khí thoát ra vào ống nghiệm chứa 1 ml
dung dịch KI đã có sẵn vài giọt hồ tinh bột và vài giọt dung dịch H2SO4 loãng. Quan sát và giải
thích hiện tượng.
- Thu khí oxygen vào một bình tam giác đựng đầy nước úp ngược trong chậu thủy tinh.
Khi nước trong bình tam giác được đẩy ra hết thì rút ống dẫn khí ra để cho vào bình thu khác, đậy
bình đã thu O2 lại bằng nút cao su.
 Phản ứng với sodium
Cắt một mẩu Na bằng hạt ngô, gọt bỏ hết lớp oxide xung quanh rồi dùng giấy lọc thấm
khô. Cho mẩu Na vào muỗng sắt, đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn đến khi nóng chảy hoàn toàn
có màu óng ánh rồi đưa vào lọ chứa khí oxygen. Quan sát và giải thích hiện tượng.
Chú ý: Cho sẵn vào lọ một ít nước hoặc lớp cát mỏng để tránh giọt sắt nóng chảy rơi
xuống làm nứt đáy lọ.

1
 Phản ứng với sắt
Uốn đoạn dây sắt theo hình lò xo rồi cắm vào đầu dây một mẩu than bằng hạt đậu xanh
(hoặc luồn một đoạn que diêm dài chừng 3mm vào đầu đoạn lò xo). Dùng kẹp đốt hóa chất hơ
trên ngọn lửa đèn cồn cho đến khi mẩu than và một phần đoạn dây sắt nóng đỏ rồi đưa nhanh vào
lọ đựng oxygen. Quan sát và giải thích hiện tượng.
Chú ý: Cho sẵn vào lọ một ít nước hoặc lớp cát mỏng để tránh giọt sắt nóng chảy rơi
xuống làm nứt đáy lọ.
 Phản ứng với lưu huỳnh (sulfur)
Lấy vào muỗng đốt hóa chất một lượng S bằng hạt đậu xanh rồi hơ nóng chảy trên ngọn
lửa đèn cồn đến khi S cháy với ngọn lửa xanh mờ. Đưa muỗng vào lọ chứa oxygen. Sau đó cho
một mẩu quỳ tím ẩm vào lọ. Quan sát và giải thích hiện tượng.
 Phản ứng với carbon
Cắm mẩu than gỗ có kích thước bằng hạt ngô lên đầu nhọn que sắt rồi đốt trên ngọn lửa
đèn cồn. Khi than cháy đỏ, ta đưa nhanh vào lọ chứa oxygen. Quan sát và giải thích hiện tượng.
1.3. H2O2
Thí nghiệm 3: Tính bền của phân tử H2O2
Cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch H2O2, cho tiếp vào một ít MnO2. Đưa tàn đóm lại gần
miệng ống nghiệm. Quan sát hiện tượng và giải thích.
Thí nghiệm 4: Tính oxy hóa của H2O2
- Cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch H2O2, cho tiếp vào ống nghiệm 10 giọt dung dịch
KI. Quan sát hiện tượng xảy ra.
- Lấy một phần thể tích dung dịch vừa phản ứng được vào ống nghiệm (2), nhỏ vào vài
giọt hồ tinh bột. Quan sát hiện tượng xảy ra.
- Cho một mẩu giấy quỳ tím (hoặc phenolphtalein) vào dung dịch còn lại trong ống
nghiệm (1). Quan sát hiện tượng xảy ra.
Thí nghiệm 5: Tính khử của H2O2
Nhỏ vào ống nghiệm 10 giọt dung dịch KMnO4, nhỏ tiếp lần lượt vào ống vài giọt dung
dịch H2SO4 loãng và 10 giọt dung dịch H2O2. Quan sát hiện tượng và giải thích.

2
BÀI 2. HỢP CHẤT CỦA CARBON –
NITROGEN VÀ HỢP CHẤT CỦA NITROGEN
(3 tiết)

Thí nghiệm 2.1: Điều chế và thử tính chất của khí CO2
- Cho một ít tinh thể Na2CO3 vào ống nghiệm, cho tiếp dung dịch H2SO4 loãng vào rồi nút
ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí.
- Đưa que diêm đang cháy lại gần đầu ống dẫn khí. Quan sát hiện tượng và giải thích.
- Đưa mẩu quỳ tím ẩm lại gần đầu ống dẫn khí. Quan sát hiện tượng và giải thích.
- Lấy 2ml dung dịch Ca(OH)2 vào một ống nghiệm, sục khí CO2 vào, quan sát hiện tượng và
giải thích.
Thí nghiệm 2.2: Khảo sát tính chất của ammonia
 Tính base yếu của NH3
- Lấy 1 ml ammonia đậm đặc cho vào ống nghiệm rồi đun nóng, ngửi mùi khí thoát ra.
Cho một mẩu giấy quỳ tím tẩm nước để phía trên miệng ống nghiệm, quan sát hiện tượng và giải
thích.
- Lấy 1 đũa thủy tinh sạch nhúng vào lọ HCl đậm đặc rồi đưa lại gần miệng ống nghiệm.
Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra.
 Tính chất tạo phức của NH3
- Lấy 1ml dung dịch CuSO4 1% vào ống nghiệm, cho từ từ từng giọt dung dịch NH3 vào
tới dư, quan sát hiện tượng và giải thích.
- Lấy 1ml dung dịch Al(NO3)3 vào ống nghiệm cho từ từ từng giọt dung dịch NH3 vào tới
dư, quan sát hiện tượng và giải thích.
- Lấy 1ml dung dịch muối Fe(II) vào ống nghiệm cho từ từ từng giọt dung dịch NH3 vào
tới dư, quan sát hiện tượng và giải thích.
- Lấy 1ml dung dịch Zn(NO3)2 vào ống nghiệm cho từ từ từng giọt dung dịch NH3 vào tới
dư, quan sát hiện tượng và giải thích.
- Lấy 1ml dung dịch Ni(NO3)2 vào ống nghiệm cho từ từ từng giọt dung dịch NH3 vào tới
dư, quan sát hiện tượng và giải thích.
Thí nghiệm 2.3: Khảo sát tính chất của nitric acid
 Tác dụng với kim loại
- Lấy lần lượt vào 2 ống nghiệm:
+ Ống 1: 1 mảnh Cu và 0,5 ml acid HNO3 3M.
+ Ống 2: 1 mảnh Cu và 0,5 ml acid HNO3 đặc.
Quan sát hiện tượng và giải thích.

3
- Lấy vào ống nghiệm 1ml acid HNO3 đặc, sau đó cho thêm vào ống nghiệm một mảnh Al.
Sau một thời gian lấy mảnh nhôm ra rồi cho vào ống nghiệm khác chứa 0,5 ml dung dịch acid
HCl. Quan sát hiện tượng và giải thích.
 Tác dụng với phi kim
Lấy vào ống nghiệm 0,5 ml acid HNO3 đặc. Cho tiếp vào ống nghiệm một lượng S bằng
hạt đậu xanh. Đun nóng nhẹ cho đến sôi. Khi phản ứng kết thúc, nhỏ vào vài giọt dung dịch
BaCl2. Quan sát hiện tượng và giải thích.
Thí nghiệm 2.4: Nhận biết ion nitrate (NO3-)
- Lấy vào ống nghiệm 0,5 ml dung dịch NaNO3.
- Cho tiếp vào ống nghiệm một mảnh Cu.
- Nhỏ tiếp vào vài giọt dung dịch H2SO4 loãng rồi đun nóng nhẹ.
Quan sát hiện tượng và giải thích.

4
BÀI 3: SULFUR - HỢP CHẤT CỦA SULFUR
(4 tiết)

Thí nghiệm 3.1: Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo và tính chất vật lí của sulfur
- Cho S bột vào chừng 1/3 ống nghiệm. Vừa hơ ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn vừa lắc
nhẹ cho tới khi toàn bộ S nóng chảy và biến thành chất lỏng linh động màu vàng.
- Hơi nghiêng ống nghiệm để thấy rõ sự tạo thành chất nóng chảy. Sau đó bắt đầu đun
nóng mạnh, S biến đổi màu. Thỉnh thoảng nghiêng cho ống nghiệm nằm ngang hẳn để chứng tỏ S
đặc quánh, cho đến lúc có thể dốc ngược ống nghiệm trong khoảnh khắc.
- Tiếp tục đun nóng S lỏng trở lại và sôi. Khi đó cảm nhận được sự rung nhẹ của ống
nghiệm truyền đến tay ta.
- Rót khoảng ½ lượng S sôi vào cốc nước lạnh thành một dòng nhỏ. Khi rót tay dịch
chuyển theo vòng tròn để sợi S cuộn thành những vòng tròn.
- Đặt ống nghiệm chứa phần còn lại của S nóng chảy vào giá để ống nghiệm.
Quan sát hiện tượng và giải thích.
Thí nghiệm 3.2: S tác dụng với Cu kim loại
Cho vào ống nghiệm một ít bột S. Đun nóng, bột S sẽ chảy ra, đặc lại rồi biến thành hơi
màu nâu sẫm cao khoảng 2 – 3 cm trong ống nghiệm. Lấy đoạn dây đồng có đường kính khoảng
0,5 – 1mm, uốn hình lò xo rồi đưa vào lớp hơi S. Quan sát và giải thích hiện tượng.
Thí nghiệm 3.3: Thử tính chất của muối sulfide
- Lấy vào 8 ống nghiệm lần lượt mỗi ống nghiệm 1ml các dung dịch sau: Zn(NO3)2,
Pb(NO3)2, Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, CdSO4, MnSO4. Rồi cho vào cả 8 ống nghiệm mỗi ống từ từ từng
giọt (NH4)2S, quan sát hiện tượng và giải thích.
- Cho tiếp vào mỗi ống nghiệm từ từ tới dư từng giọt acid HCl. Quan sát và giải thích hiện
tượng.
Thí nghiêm 3.4: Điều chế và thử tính chất của SO2
- Cho vào ống nghiệm một ít muối Na2SO3 rồi kẹp trên giá ống nghiệm. Cho vào ống
nghiệm một ít acid H2SO4 đặc. Đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su có cắm ống thủy tinh uốn
cong, ống thủy tinh hướng về phía dưới và nhúng vào dung dịch KMnO4 0,001M được chứa
trong ống nghiệm (2).
- Đun nóng ống nghiệm (1), một lúc thấy khí thoát ra được dẫn vào ống nghiệm (2). Quan
sát hiện tượng xảy ra ở ống nghiệm (2), giải thích.
- Tiến hành thí nghiệm tương tự, thay dung dịch KMnO4 bằng dung dịch H2S.
5
Thí nghiệm 3.5: Khảo sát tính chất của sunfuric acid đặc
- Cho vào cốc thuỷ tinh khô hai muỗng đường hạt. Nhỏ vào đó vài giọt H2SO4 đặc. Quan sát
hiện tượng và giải thích.
- Cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch acid H2SO4 đặc và một mảnh đồng. Đun nhẹ ống
nghiệm, quan sát hiện tượng và giải thích.
Thí nghiệm 3.6: Thử tính chất của muối Na2S2O3
- Lấy vào 2 ống nghiệm mỗi ống lần lượt 5 giọt các dung dịch nước Br2 và I2. Tiếp tục cho
vào đó 2 ống đó 2 giọt dung dịch Na2S2O3. Cho thêm 2 giọt dung dịch Ba(NO3)2 vào ống thứ
nhất. Quan sát hiện tượng và giải thích.
- Lấy vào ống thứ 3 vài giọt dung dịch AgNO3 rồi cho thêm một ít dung dịch NaCl. Sau đó
thêm từ từ dung dịch Na2S2O3 vào. Quan sát và giải thích hiện tượng.

6
Bài 4. HALOGEN – HỢP CHẤT CỦA HALOGEN
(4 tiết)

Thí nghiệm 4.1: Sự thăng hoa của iodine


- Cho vào ống nghiệm một ít iodine và nút ống nghiệm bằng nút cao su rồi đun nóng.
Quan sát hiện tượng và nhận xét.
- Để ống nghiệm vừa đun nóng trên giá một thời gian cho nguội, quan sát hiện tượng và
nhận xét.
Thí nghiệm 4.2: So sánh tính oxy hóa của các halogen
- Lấy vào ống nghiệm thứ nhất 1 ml dung dịch KBr, ống nghiệm thứ hai và ba 1 ml dung
dịch KI. Thêm vào 3 ống nghiệm
+ Ống 1: 0,5 ml benzene và 0,5 ml nước chlorine.
+ Ống 2: vài giọt hồ tinh bột và 0,5 ml nước chlorine.
+ Ống 3: vài giọt hồ tinh bột và 0,5 ml nước bromine.
Lắc đều 3 ống nghiệm, quan sát và giải thích hiện tượng.
Thí nghiệm 4.3: Điều chế chlorine và thử tính chất của chlorine
 Điều chế chlorine
- Lắp bộ dụng cụ điều chế khí chlorine (như thí nghiệm điều chế khí oxygen).
- Mở từ từ khóa phiễu nhỏ giọt để dung dịch HCl chảy vào bình cầu tác dụng với MnO2.
Khí chlorine được thu vào 1 bình tam giác có chứa một ít sulfuric acid đặc. Khi trong bình tam
giác xuất hiện màu vàng lục của khí chlorine thì khóa phiễu nhỏ giọt để ngừng nhỏ dung dịch
HCl vào bình cầu. Rút ống dẫn khí ra để cho vào bình thu khác, đậy bình đã thu Cl2 lại bằng nút
cao su.
 Tính tẩy màu của chlorine ẩm
Cho 1 mẩu giấy quỳ tím ẩm vào bình tam giác chứa khí chlorine khô. Quan sát hiện tượng
và giải thích.
 Phản ứng với sắt
Luồn đũa thủy tinh qua nút cao su đã đục lỗ rồi quấn đầu dây thép cỡ nhỏ vào đầu đũa
thủy tinh, đầu kia được uốn theo hình lò xo. Hơ nóng đỏ đầu dây thép nói trên rồi cho nhanh vào
lọ chứa khí chlorine. Quan sát hiện tượng và giải thích.
Thí nghiệm 4.4: Thử tính tan của hydrogen chloride trong nước
- Lấy 5g tinh thể NaCl cho vào bình cầu, cho H2SO4 đặc vào phễu chiết. Chuẩn bị đèn cồn
và bình cầu.
- Vặn khoá từ từ cho H2SO4 chảy từ từ từng giọt. Khí thoát ra thu vào các bình cầu đã
chuẩn bị trước.
- Đậy bình cầu đã thu đầy khí HCl bằng nút cao su có kèm ống thủy tinh vuốt nhọn một
đầu, đầu vuốt nhọn hướng vào trong bình cầu.
7
- Úp ngược bình cầu vào dung dịch NaOH có pha vài giọt phenolphtalein. Quan sát hiện
tượng và giải thích.
Thí nghiệm 4.5: Thuốc thử của các ion halogenide
- Lấy vào 3 ống nghiệm, mỗi ống 1 ml dung dịch KCl, KBr, KI. Thêm tiếp vào mỗi ống 10
giọt dung dịch AgNO3. Quan sát màu sắc các kết tủa tạo thành.
- Để lâu hoặc đun nóng nhẹ ống nghiệm. Quan sát và giải thích hiện tượng.

8
Bài 5. KIM LOẠI NHÓM IA – KIM LOẠI NHÓM IIA
(4 tiết)

Thí nghiệm 5.1: Tính chất của kim loại kiềm


 Kim loại kiềm tác dụng với không khí
Dùng kẹp sắt lấy 1 mẩu Na, lấy giấy lọc thấm khô dầu hỏa, sau đó dùng dao cắt. Quan sát
và so sánh vẻ sáng của kim loại ở chỗ khi mới cắt và sau thời gian để ngoài không khí. Giải thích
hiện tượng quan sát được và viết phương trình phản ứng.
 Kim loại kiềm tác dụng với nước
- Cắt 1 mẩu nhỏ Na (bằng hạt gạo), dùng giấy lọc thấm khô dầu hỏa. Cho mẩu Na vào cốc
thuỷ tinh đựng nước (khoảng 1/3 thể tích). Quan sát hiện tượng và giải thích.
- Sau khi kết thúc phản ứng, nhỏ vào dung dịch vài giọt phenolphtalein. Quan sát hiện
tượng và giải thích.
Thí nghiệm 5.2: Hydroxide của kim loại kiềm
 Phản ứng với acid
- Lấy vào ống nghiệm 1ml dung dịch NaOH 0,1M, nhỏ thêm vài giọt phenolphtalein.
- Nhỏ tiếp vào ống nghiệm từ từ từng giọt dung dịch HCl 0,1M.
Quan sát hiện tượng và giải thích.
 Phản ứng với acidic oxide
- Lấy vào ống nghiệm 2 ml dung dịch NaOH 0,1M. Sục khí CO2 vào dung dịch NaOH đến
dư. Xác dịnh pH của dung dịch thu được? Dung dịch thu được là muối gì?
- Đun nóng dung dịch vừa thu được. Khí thoát ra là khí gì? Sau khi khí ngưng thoát ra, thử
lại môi trường dung dịch. Giải thích và viết phương trình phản ứng.
 Phản ứng với muối của kim loại nặng
Lấy vào 4 ống nghiệm 1ml lần lượt các dung dịch: Mg2+, Mn2+, Fe3+, Fe2+ thêm từ từ dung
dịch NaOH 0,1M vào các ống nghiệm trên. Quan sát hiện tượng và giải thích.
Thí nghiệm 5.3: Nhận biết ion Na+, K+
Nhúng đầu đũa thủy tinh vào các dung dịch NaCl, KCl rồi đốt trên ngọn lửa đèn cồn. Quan
sát màu sắc của ngọn lửa và giải thích.
Thí nghiệm 5.4: Tính chất của kim loại nhóm IIA
 Phản ứng với nước

9
Lấy một mảnh kim loại Mg đã đánh sạch bề mặt rồi cho vào ống nghiệm có chứa 1ml
nước cất. Quan sát hiện tượng, sau đó đun nóng ống nghiệm rồi tiếp tục quan sát. Giải thích hiện
tượng xảy ra.
 Phản ứng với acid
Lấy vào 5 ống nghiệm 1ml các acid lần lượt như sau: HCl 1M, H2SO4 loãng và đặc, HNO3
loãng và đặc. Cho vào mỗi ống một mẩu nhỏ Mg kim loại. Quan sát hiện tượng và viết phương
trình phản ứng.
 Phản ứng với muối
Cho một mảnh Mg vào ống nghiệm có chứa 1ml dung dịch CuSO4 0,1M. Quan sát hiện
tượng và viết phương trình phản ứng.
Thí nghiệm 5.5: Hydroxide của kim loại nhóm IIA
 Điều chế và thử tính chất của Mg(OH)2
- Lấy vào 2 ống nghiệm lần lượt các dung dịch 1ml MgCl2 0,1M và 2ml NaOH 0,1M.
Quan sát hiện tượng.
- Lấy thêm vào 2 ống nghiệm các dung dịch sau:
+ Ống 1: từ từ từng giọt dung dịch HCl tới dư
+ Ống 2: từ từ từng giọt dung dịch NaOH 0,1M tới dư.
Quan sát hiện tượng và giải thích.
 Điều chế và thử tính chất của Ca(OH)2
Bỏ một cục nhỏ CaO mới nung vào chén sứ khô. Thấm ướt nó bằng vài giọt nước. Quan
sát hiện tượng xảy ra. Rót tiếp vào đó một ít nước. Dùng đũa thủy tinh khuấy kĩ và lọc lấy nước
trong vào một ống nghiệm. Dùng giấy quỳ tím thử môi trường của dung dịch thu được, sau đó
cho dòng khí CO2 lội qua dung dịch cho đến dư. Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra.
 Độ tan của các hydroxide kim loại kiềm thổ
Lấy riêng vào 3 ống nghiệm 1 ml dung dịch của các muối CaCl2 0.5N, SrCl2 0.5N, BaCl2
0.5N. Đun nóng nhẹ từng ống nghiệm rồi thêm vào cả 3 ống cùng thể tích như nhau của dung
dịch NaOH 2N. Quan sát hiện tượng xảy ra và so sánh độ tan của các hydroxide kim loại kiềm
thổ.

10
Bài 6. NHÔM (Aluminium) - ĐỒNG (Copper) – KẼM (Zinc)
(4 tiết)

Thí nghiệm 6.1: Khảo sát tính chất của nhôm


 Bột nhôm cháy trong oxygen không khí
- Gấp đôi mảnh giấy theo chiều dọc để tạo thành một máng. Xúc vài thìa bột nhôm đổ lên
mặt giấy.
- Đưa mảnh giấy lên phía trên ngọn lửa đèn cồn, một đầu máng hơi chúc xuống ngọn lửa.
- Tay trái cầm mảnh giấy, dùng ngón tay trỏ của bàn tay phải búng nhẹ liên tục lên thành máng.
Quan sát hiện tượng và giải thích.
 Tính chất của nhôm sau khi nhúng vào dung dịch muối Hg2+
Lấy 2 mảnh Al rồi nhỏ một ít dung dịch Hg(NO3)2 sau 3 phút thì lau khô dung dịch vừa
nhỏ. Để một mảnh ngoài không khí, mảnh còn lại cho vào ống nghiệm chứa nước nóng.
Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra trên 2 mảnh nhôm.
 Phản ứng với acid
- Lấy vào 2 ống nghiệm 1 ml dung dịch H2SO4 loãng và H2SO4 đặc, cho vào mỗi ống
nghiệm 1 mẩu nhôm. Quan sát hiện tượng.
- Đun nhẹ 2 ống nghiệm. Quan sát hiện tượng và so sánh với trước khi chưa đun. So sánh
mức độ phản ứng của Al với H2SO4 loãng và H2SO4 đặc. Viết phương trình phản ứng.
- Lấy quỳ tím ẩm đặt lên miệng 2 ống nghiệm. Quan sát hiện tượng, giải thích.
 Nhôm thụ động hóa trong acid HNO3 đặc nguội
- Lấy vào ống nghiệm 1 ml dung dịch acid HNO3 đặc nguội, cho vào 1 mẩu Al. Quan sát
hiện tượng.
- Sau 1 thời gian lấy mẩu Al ra, cho tác dụng với dung dịch acid H2SO4 loãng. Quan sát
hiện tượng và giải thích.
 Phản ứng với kiềm
Cho một mẩu nhôm vào ống nghiệm chứa 2 ml dung dịch NaOH 0,1M. Quan sát hiện
tượng, viết phương trình phản ứng.
 Phản ứng với muối
Cho một mẩu nhôm vào ống nghiệm chứa 2 ml dung dịch CuSO4 0,1M. Quan sát hiện
tượng, viết phương trình phản ứng.
Thí nghiệm 6.2: Điều chế và thử tính chất của aluminium hydroxide
 Lấy 2 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 5 – 6 giọt muối Al3+.
+ Thêm từ từ từng giọt dung dịch NH3 vào ống thứ nhất.
+ Thêm từ từ từng giọt NaOH đến dư vào ống thứ hai.
Quan sát hiện tượng xảy ra trong 2 ống nghiệm. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Từ đó
hãy cho biết nên dùng dung dịch NH3 hay dung dịch NaOH để kết tủa Al3+ từ dung dịch?
11
 Ống nghiệm thêm NaOH vào ở trên đem chia thành 2 phần:
+ Một phần cho khí CO2 qua.
+ Một phần cho thêm từ từ từng giọt dung dịch HCl loãng.
Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích? Viết phương trình phản ứng.
Thí nghiệm 6.3: Tính chất của đồng kim loại
 Phản ứng với acid
Lấy 2 ml dung dịch H2SO4 loãng và H2SO4 đặc vào 2 ống nghiệm. Cho vào mỗi ống
nghiệm một mảnh đồng. Đặt lên 2 ống nghiệm một mẩu quỳ tím ẩm. Quan sát hiện tượng và viết
phương trình phản ứng.
 Phản ứng với muối
Cho một mảnh đồng vào ống nghiệm chứa 2 ml dung dịch AgNO3. Quan sát hiện tượng và
viết phương trình phản ứng.
Thí nghiệm 6.4: Điều chế và thử tính chất của Cu(OH)2
 Lấy 1ml dung dịch muối CuSO4 0,1M vào ống nghiệm, thêm từ từ từng giọt dung dịch NaOH
0,1M. Quan sát hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
 Tiến hành thí nghiệm tương tự thí nghiệm trên, thay NaOH bằng dung dịch NH3 cho đến dư.
Quan sát hiện tượng và giải thích.
Thí nghiệm 6.5: Tính chất của kẽm kim loại
 Phản ứng với acid
- Lấy 2 ml dung dịch H2SO4 loãng và H2SO4 đặc vào 2 ống nghiệm. Cho vào mỗi ống
nghiệm một mảnh kẽm. Quan sát hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
- Cho 1 mảnh kẽm nhỏ sạch vào ống nghiệm. Thêm vào đó 1 ml dung dịch acid H2SO4
10%. Quan sát hiện tượng.
Thêm vào ống nghiệm trên vài giọt dung dịch muối CuSO4. Quan sát hiện tượng. So sánh tốc
độ phản ứng trước và sau khi thêm dung dịch CuSO4. Giải thích. Viết phương trình phản ứng.
 Phản ứng với kiềm
Cho một viên kẽm hạt vào ống nghiệm chứa 2 ml dung dịch NaOH 0,1M. Đun nhẹ ống
nghiệm. Khi phản ứng kết thúc, để nguội chắt lấy phần dung dịch trong bên trên sang 1 ống
nghiệm khá rồi sục khí CO2 qua. Quan sát hiện tượng và giải thích.
Thí nghiệm 6.6: Tính chất của hợp chất kẽm
 Lấy vào ống nghiêm vài giọt dung dịch muối ZnSO4. Thêm vào đó từ từ từng giọt dung dịch
NaOH 0,1M đến dư. Quan sát hiện tượng. Viết phương trình phản ứng.
 Lấy vài giọt dung dịch ZnSO4. Thêm vào đó từ từ từng giọt dung dịch NH3 đến dư. Quan sát
hiện tượng. Viết phương trình phản ứng.

12
Bài 7. MỘT SỐ HỢP CHẤT ĐẶC TRƯNG CỦA CHROMIUM – MANGANESE
(3 tiết)
Thí nghiệm 7.1: Tính chất của hợp chất Cr (III)
 Lấy một vài tinh thể muối CrCl3 vào ống nghiệm, hòa tan bằng nước cất. Nhận xét màu
dung dịch. Đun sôi dung dịch, màu dung dịch biến đổi như thế nào? Giải thích. Dùng giấy quỳ
thử môi trường của dung dịch.
 Lấy 1 ml dung dịch CrCl3 vào ống nghiệm rồi nhỏ từ từ dung dịch NaOH 2N vào. Quan sát
kết tủa tạo thành. Lấy kết tủa vào 2 ống nghiệm riêng, thử hòa tan kết tủa bằng dung dịch acid
HCl loãng và NaOH 2N. Từ đó hãy cho nhận xét về tính chất của Cr(OH)3. Viết các phương trình
phản ứng.
 Lấy vào ống nghiệm 1 ml dung dịch muối CrCl3, thêm từ từ 1 ml dung dịch muối Na2CO3.
Quan sát hiện tượng. Viết phương trình phản ứng.
 Lấy vào ống nghiệm 5 giọt dung dịch muối CrCl3, thêm 5 giọt dung dịch muối (NH4)2S.
Quan sát hiện tượng. Viết phương trình phản ứng.
 Lấy vài giọt dung dịch muối CrCl3 vào ống nghiệm, thêm từ từ từng giọt dung dịch NaOH
cho đến khi tủa tan hết. Thêm 10 giọt dung dịch H2O2 vào hỗn hợp trên. Đun nóng cẩn thận. Hiện
tượng quan sát được. Viết phương trình phản ứng.
Thí nghiệm 7.2: Tính chất của hợp chất Cr(VI)
 Hòa tan vài tinh thể muối K2CrO4. Acid hóa dung dịch bằng acid H2SO4. Màu của dung dịch
thay đổi như thế nào?
Sau đó kiềm hóa dung dịch trên bằng dung dịch NaOH. Màu của dung dịch thay đổi như
thế nào? Giải thích.
 Lấy vài giọt dung dịch muối K2CrO4 vào ống nghiệm. Thêm vào vài giọt dung dịch muối
AgNO3. Quan sát hiện tượng. Viết phương trình phản ứng.
Tiến hành thí nghiệm tương tự trên nhưng thay muối AgNO3 bằng lần lượt dung dịch các
muối BaCl2, Pb(NO3)2. Quan sát hiện tượng. Viết phương trình phản ứng.
 Lấy 5 giọt dung dịch muối K2CrO4 vào ống nghiệm. Acid hóa bằng vài giọt acid H2SO4 đặc.
Thêm từng giọt dung dịch muối KI. Quan sát hiện tượng. Viết phương trình phản ứng.
Thí nghiệm 7.3: Tính chất của hợp chất Mn(II)
 Lấy 1 giọt dung dịch muối MnSO4 vào ống nghiệm. Thêm từng giọt dung NaOH 2N. Quan
sát màu kết tủa vừa xuất hiện. Kết tủa có tan trong NaOH dư không?

13
 Lấy 1 giọt dung dịch muối MnSO4 vào ống nghiệm. Thêm 1 giọt dung NaOH 2N. Thêm
từng giọt dung dịch HCl 2N. Kết tủa có tan trong HCl không?
 Lấy vào ống nghiệm 2 giọt dung dịch muối MnSO4 và 2 giọt dung dịch H2O2 và 1 giọt dung
dịch NaOH 2N. Quan sát tủa xuất hiện. Cho vào hỗn hợp từng giọt dung dịch HNO3 2N. Đun
nóng nhẹ, kết tủa có tan không?
Thí nghiệm 7.4: Tính chất của hợp chất Mn(VII)
 Lấy 2 giọt dung dịch muối KMnO4 vào ống nghiệm, thêm vào 1 giọt acid H2SO4 đặc. Sau
đó thêm 1 ml dung dịch muối FeSO4 vào hỗn hợp. Quan sát hiện tượng. Viết phương trình phản
ứng.
 Lấy vào ống nghiệm vài giọt dung dịch muối KMnO4, kiềm hóa bằng vài giọt NaOH. Thêm
vào 1 ml dung dịch H2O2. Quan sát hiện tượng. Viết phương trình phản ứng.

14
Bài 8. ĐIỀU CHẾ MUỐI MOHR (FeSO4(NH4)2SO4.6H2O
(4 tiết)

8.1. Hóa chất và dụng cụ


8.1.1. Hóa chất
Bột sắt, (NH4)2SO4 tinh thể, dung dịch loãng: NaOH, KMnO4, H2SO4 20%, nước đá, giấy
lọc.
8.1.2. Dụng cụ
Cốc 100ml (14 cái), ống đong (7 cái), bình điều nhiệt (2 cái), ống nghiệm, phễu lọc (7 cái),
kính hiển vi, cân, đũa thủy tinh (14 cái).
8.2. Cách tiến hành
Dùng ống đong lấy 25ml dung dịch H2SO4 20% cho vào cốc thủy tinh 100ml. Cân 2 gam
bột sắt và cho toàn bộ lượng sắt này vào cốc đựng dung dịch H2SO4. Đun hỗn hợp phản ứng trong
bếp cách thủy ở 70 – 800C cho đến khi sắt tan hết. Lọc thu dung dịch sạch sau đó cô cách thủy
đến khi xuất hiện váng tinh thể.
Cân 4,7 gam (NH4)2SO4 tinh thể, sau đó hoàn tan bằng nước cất nóng ở 700C vào cốc
100ml khác để được dung dịch bão hòa. Đun dung dịch ở nhiệt độ 700C cho đến khi xuất hiện
váng tinh thể.
Trộn ngay hai dung dịch nóng FeSO4 và (NH4)2SO4 (đang có váng tinh thể) với nhau đồng
thời khuấy mạnh. Khi hỗn hợp dung dịch trở về nhiệt độ phòng, làm lạnh hỗn hợp bằng nước đá
khoảng 30 phút, muối kép sẽ kết tinh. Lọc hút các tinh thể muối kép qua phễu lọc, lấy tinh thể ra
và thấm khô bằng giấy lọc, sau đó sấy ở nhiệt độ 50 – 600C trong tủ sấy khoảng 30 phút.
Cân sản phẩm muối Mohr thu được, tính hiệu suất của quá trình tổng hợp muối Mohr.
Quan sát hình ảnh tinh thể qua kính hiển vi.
8.3. Thử tính chất của sản phẩm
Lấy một vài tinh thể muối Mohr vừa điều chế được đem hòa tan bằng khoảng 4 ml nước
cất rồi chia ra 2 ống nghiệm.
+ Ống 1: Thêm vài giọt dung dịch NaOH loãng vào.
+ Ống 2: Cho vào ống nghiệm khác 1 ml dung dịch KMnO4, rồi thêm tiếp tục vài giọt
H2SO4 loãng. Sau đó đổ dung dịch muối Mohr trong ống nghiệm thứ hai vào, lắc đều.
Quan sát các hiện tượng xảy ra và giải thích.

15
8.4. Tường trình thí nghiệm tổng hợp muối Mohr
8.4.1. Mục đích thí nghiệm
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
8.4.2. Cơ sở lý thuyết
- Sơ lược cách tiến hành
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
- Thiết lập công thức tính hiệu suất và giải thích
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
8.4.2. Các số liệu và kết quả thực nghiệm
1. Các số liệu thực nghiệm và kết quả
Thể tích nước
Khối lượng Thể tích Khối lượng Khối lượng Hiệu suất
hòa tan
sắt H2SO4 (NH4)2SO4 sản phẩm (%)
(NH4)2SO4

2. Kết quả thử tính chất của muối Mohr


a……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………..
b……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………..

16

You might also like