You are on page 1of 6

Trường THPT Lê Quý Đôn – Hà Đông

Họ và tên giáo viên thực tập: Nguyễn Thị Trang


Môn: Hóa học
BÀI 33: AXIT SUNFURIC - MUỐI SUNFAT
Lớp: 10A4

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
HS trình bày được
- Tính chất vật lý của axit sunfuric.
- Tính chất hóa học của axit sunfuric loãng, đặc.
- Phương pháp điều chế axit sunfuric trong công nghiệp.
2. Về năng lực
- Hình thành kỹ năng tư duy phán đoán.
- Hình thành kỹ năng làm việc nhóm,
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, ham học, tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập, có ý chí vượt qua khó khăn để
đạt kết quả tốt trong học tập.
- Trung thực:
+ Quan sát và mô tả hiện tượng thí nghiệm đúng, trung thực.
+ Có ý thức đấu tranh với hiện tượng gian lận trong học tập, thi cử.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


1. Giáo viên
- Giáo án, SGK.
- Máy tính, máy chiếu và bài giảng powerpoint.
- Nghiên cứu tài liệu, thiết kế kế hoạch dạy học cho học sinh.
2. Học sinh
- Chuẩn bị trước bài 33 – Hóa 10
- SGK hóa học lớp 10, vở ghi.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


Hoạt động 1: Tìm hiểu về tính chất vật lí của axit sunfuric
a) Mục tiêu
- Tìm hiểu tính chất vật lí của H2SO4 và cách pha loãng H2SO4 đặc
b) Nội dung
- Học sinh tham gia tìm hiểu về tính chất vật lí và xem clip pha loãng H2SO4 đặc
c) Sản phẩm
- Học sinh ghi tính chất vật lí của H2 và cách pha loãng H2SO4 đặc
d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- Em hãy nêu những tính chất vật lí của axit sunfuric - Trả lời câu hỏi.
mà em biết.
- Các em hãy xem 1 đoạn video sau và trình bày bước
pha loãng axit sunfuric đặc. - Xem video và trả lời câu hỏi.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính chất hóa học của axit sunfuric
a) Mục tiêu
- Tìm hiểu tính chất hóa học của H2SO4
b) Nội dung
- Học sinh tham gia tìm hiểu về tính chất hóa H2SO4 loãng và đặc
c) Sản phẩm
- Học sinh ghi tính chất hóa học và so sánh sự khác nhau của H2SO4 loãng và đặc
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Đặt vấn đề: Cả lớp mình đều đã biết về axit sunfuric ở
các lớp dưới. Qua bài học về hôm nay chúng ta sẽ
được hiểu thêm tính chất hóa học của axit này và hãy
nhớ rằng đây sẽ là 1 chất cực kì nguy hiểm nếu chúng
ta không hiểu kĩ càng về nó.
1. Tính chất của dd H2SO4 loãng
GV: Nêu tính chất hóa học chung của axit và lấy ví dụ
minh họa với H2SO4 loãng?
(Gọi 1 học sinh trả lời và lên bảng lấy ví dụ, cả lớp lấy
ví dụ vào vở và 1 học sinh nhận xét).

HS:
-Đổi màu quỳ tím thành đỏ.
-Tác dụng với kim loại hoạt động
và giải phóng khí H2
-Tác dụng với bazo và oxit bazo.
-Tác dụng với muối.

2. Tính chất của H2SO4 đặc.


GV: Các em hãy cho cô biết S có các mức oxi hóa nào
và số oxi hóa của S trong H2SO4? Từ đó dự đoán -S có các mức oxi hóa là: -2, 0, +2,
H2SO4 đặc có tính chất gì? (gọi 1 học sinh đứng lên trả +4, +6.
lời và gọi học sinh khác nhận xét). -Trong H2SO4 thì S có số oxi hóa là
a.Tính oxi hóa mạnh +6 nên H2SO4 đặc sẽ có tính oxi
Tính oxi hóa mạnh của H2SO4 đặc thể hiện khi oxi hóa: hóa mạnh.
+ hầu hết kim loại (trừ Au,Pt)
+ nhiều phi kim (C,S,P…)
+ nhiều hợp chất
- Tác dụng với kim loại (trừ Au,Pt)
GV mô tả thí nghiệm hoặc cho xem video.
-Có 2 ống nghiệm, mỗi ống chứa 1 vài mảnh Cu nhỏ.
Nhỏ vài giọt dd H2SO4 loãng vào ống 1, nhỏ vài giọt
H2SO4 đặc vào ống thứ 2. Sau đó hơ 2 ống nghiệm.
Quan sát hiện tượng và viết PTHH.
- Tác dụng với phi kim 
GV: gọi 1 học sinh lên bảng viết PTHH.
- Tác dụng với các chất khử khác
GV: gọi 1 học sinh lên bảng viết PTHH.
HS: ống 1: không có hiện tượng
ống 2: dung dịch chuyển sang
b. Tính háo nước màu xanh và khí bay ra có mùi sốc.
GV mô tả thí nghiệm hoặc cho HS xem video. 2H2SO4đ + Cu CuSO4 +
- Thí nghiệm: Cho  H2SO4 đặc vào cốc đựng đường. SO2+ 2H2O
-Cho từ từ H2SO4 đặc vào cốc đựng đường saccarozo.
Quan sát hiện tượng thu được, giải thích và viết
PTHH. HS: 1 học sinh lên bảng và cả lớp
viết vào vở ví dụ.

HS: 1 học sinh lên bảng và cả lớp


viết vào vở ví dụ.

Hiện tượng: Đường chuyển sang


màu đen và sôi trào
Giải thích: Khí CO2 cùng với SO2
bay lên làm sủi bọt, đẩy C ra ngoài
cốc.
PTHH:
C12H22O11 + H2SO4 →12C+11H2O
C + 2H2SO4  CO2 + 2SO2 + 2H2O

Hoạt động 3: Tìm hiểu về ứng dụng của axit sunfuric


a) Mục tiêu
- Tìm hiểu ứng dụng của H2SO4
b) Nội dung
- Hoạt động nhóm
c) Sản phẩm
- Ghi được các ứng dụng của H2SO4
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm sau đó gọi 1 nhóm 1 nhóm trình bày và các nhóm khác
trình bày. nhận xét và hoàn thiện bảng.

Hoạt động 4: Tìm hiểu về phương pháp sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp
a) Mục tiêu
- Tìm hiểu cách sản xuất H2SO4 trong CN
b) Nội dung
- HS tham gia tìm hiểu về tính chất hóa H2SO4 loãng và đặc bằng việc xem video
c) Sản phẩm
- HS nêu được cách sản xuất H2SO4 và viết pthh
d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
GV cho học sinh xem video sản xuất H2SO4 trong Học sinh quan sát video và trả lời
công nghiệp và đặt câu hỏi: câu hỏi của giáo viên.
- Sản xuất H2SO4 trong công nghiệp bằng phương
pháp nào?
- Sản xuất H2SO4 trong công nghiệp gồm các công
đoạn chính nào? Viết PTHH minh họa?

Hoạt động 5: Củng cố


GV: tổ chức trò chơi chuyến xe cuối cùng
HS: tham gia

Câu 1: Cho những chất sau đây : sắt, sắt(II) oxit, sắt(III) oxit, đồng, sắt(II) hidroxit, bari
clorua. Có bao nhiêu chất trong số các chất đã cho tác dụng với axit sunfuric loãng?
Câu 2. Tại sao pha loãng axit sunfuric đặc bằng cách đổ từ từ axit sunfuric đặc vào nước?
Câu 3. Axit sunfuric đặc, nguội thụ động với những kim loại nào?
Câu 4. Cân bằng phương trình hóa học sau:
Zn + H 2 SO4 đặc ,nóng → ZnSO 4+ H 2 S + H 2 O
Câu 5. Trong PTN các phản ứng của H2SO4 đặc với các chất thì thường sinh ra khí SO 2. Làm
thế nào để hạn chế khí sunfuro thoát ra ngoài không khí?

You might also like