You are on page 1of 3

KHÓA CHUYÊN ĐỀ LIVE VIP 2K4|TYHH

ÔN THI ĐGNL ĐHQG TPHCM – ĐỀ SỐ 2


(Slidenote dành riêng cho lớp VIP)

Câu 71: Phần đầu mỗi que diêm được nhúng, tẩm hỗn hợp của KClO3, Sb2S3 và chất kết dính. Phần
quẹt trên vỏ bao diêm chứa hỗn hợp bột ma sát, chất kết dính và chất X có cấu trúc polime. Chất X
là?
A. Graphit B. Pđỏ C. Ptrắng D. KCl
Câu 72: Cho các chất sau: Cao su Buna (1), metan (2), etilen (3), axetilen (4), đivinyl (5), ancol etylic
(6). Dãy nào sau đây được sắp xếp theo đúng thứ tự xảy ra trong quá trình điều chế cao su Buna là?
A. 4 → 6 → 3 → 5 → 2 → 1. B. 6 → 4 → 2 → 3 → 5 → 1.
C. 3 → 4 → 2 → 6 → 5 → 1. D. 2 → 4 → 3 → 6 → 5 → 1.
Câu 73: Cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 1 ml CH3COOC2H5. Thêm vào ống nghiệm thứ
nhất 2 ml H2O, ống nghiệm thứ hai 2 ml dung dịch H2SO4 20% và ống nghiệm thứ ba 2 ml dung dịch
NaOH đặc (dư). Lắc đều 3 ống nghiệm, đun nóng 70-80°C rồi để yên từ 5–10 phút. Phát biểu nào sau
đây không đúng?
A. Hiệu suất phản ứng thủy phân ở ống nghiệm thứ hai cao hơn ống nghiệm thứ nhất.
B. H2SO4 trong ống nghiệm thứ hai có tác dụng xúc tác cho phản ứng thủy phân.
C. Hiệu suất phản ứng thủy phân trong ống nghiệm thứ nhất cao nhất.
D. Hiệu suất phản ứng thủy phân trong ống nghiệm thứ ba cao nhất.
Câu 74: Cho hỗn hợp A gồm Fe, Ag, Cu, Al tác dụng với oxi dư khi đun nóng được chất rắn B. Cho
B vào dung dịch HCl dư, khuấy kĩ, sau đó lấy dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH
loãng, dư. Lọc lấy kết tủa tạo thành đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được
chất rắn C. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần của C gồm:
A. Fe2O3, CuO. B. Fe2O3, CuO, Ag. C. Fe2O3, Al2O3. D. Fe2O3, CuO, Ag2O.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 94
Sự điện phân là quá trình oxi hóa – khử xảy ra ở bề mặt các điện cực khi có dòng điện một chiều đi
qua chất điện li nóng chảy hoặc dung dịch chất điện li nhằm thúc đẩy một phản ứng hóa học mà nếu
không có dòng điện, phản ứng sẽ không tự xảy ra. Trong thiết bị điện phân:
▪ Anot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng oxi hóa. Anot được nối với cực dương của nguồn
điện một chiều.
▪ Catot của thiết bị là nơi xảy ra bán phản ứng khử. Catot được nối với cực âm của nguồn điện
một chiều.
Cho dãy điện hóa sau:
Thí nghiệm 1. Một sinh viên thực hiện quá trình điện phân dung dịch chứa đồng thời Pb(NO3)2 và
Mg(NO3)2 bằng hệ điện phân sử dụng các điện cực than chì. Dựa theo dãy điện hóa đã cho ở trên và
từ Thí nghiệm 1, hãy cho biết:
Câu 91: Bán phản ứng nào xảy ra ở catot?
A. Mg2+ + 2e → Mg. B. Pb2+ + 2e → Pb.
C. O2 + 4H+ + 4e → 2H2O. D. H2O + 2e → H2 + 2OH-.
Câu 92: Bán phản ứng nào xảy ra ở anot?
A. Pb → Pb2+ + 2e. B. Mg → Mg2+ + 2e.
C. 2H2O → O2 + 4H+ + 4e. D. 4NO3- → 2N2O5 + O2 + 4e.
Câu 93: Giá trị pH của dung dịch thay đổi như thế nào?
A. pH giảm do H+ sinh ra ở anot.
B. pH tăng do OH- sinh ra ở catot.
C. pH không đổi do không có H+ và OH- sinh ra.
D. pH không đổi do lượng H+ sinh ra ở anot bằng với lượng OH- sinh ra ở catot.
Câu 94: Nếu người sinh viên đổi 2 điện cực than chì bằng 2 điện cực kim loại Pb, phản ứng nào xảy
ra ở catot và anot?
A. Catot: Pb2+ + 2e → Pb; Anot: 2H2O → O2 + 4H+ + 4e.
B. Catot: Mg2+ + 2e → Mg; Anot: Pb → Pb2+ + e.
C. Catot: 2H2O + 2e → H2 + 2OH–; Anot: Pb → Pb2+ + e.
D. Catot: Pb2+ + 2e → Pb; Anot: Pb → Pb2+ + e.
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 95 đến 96
Thí nghiệm 2. Người sinh viên đó tiếp tục thực hiện điện phân
theo sơ đồ như hình bên. Sau một thời gian, sinh viên quan sát
thấy có 3,24 gam kim loại bạc bám lên điện cực của bình 2.
Biết trong hệ điện phân nối tiếp, số điện tử truyền dẫn trong các
bình là như nhau. Nguyên tử khối của Ag, Zn và Al lần lượt là
108,65 và 27 đvC.
Từ Thí nghiệm 2, hãy tính:
Câu 95: Số gam kim loại Zn bám lên điện cực trong bình 1 là:
A. 0 gam. B. 0,975 gam. C. 3,9 gam. D. 1,95 gam.
Câu 96: Số gam kim loại Al bám lên điện cực trong bình 3 là:
A. 0 gam. B. 1,62 gam. C. 0,405 gam. D. 0,81 gam.

You might also like