You are on page 1of 4

Pham Van Trong Education Chuyên đề VDC-trộn este,hidrocacbon..

BÀI TẬP TRỘN ESTE-HIDROCACBON (VẬN DỤNG CAO)

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,33 mol hỗn hợp X gồm metyl propionat, metyl axetat và 2 hidrocacbon
mạch hở cần vừa đủ 1,27 mol O2, tạo ra 14,4 gam H2O. Nếu cho 0,33 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số
mol Br2 phản ứng tối đa là
A. 0,40. B. 0,30. C. 0,33. D. 0,26.
Câu 2: Đốt cháy toàn bộ 0,1 mol hỗn hợp X gồm metyl propionat, metyl axetat, axit acrylic và 2
hidrocacbon mạch hở cần vừa đủ 0,35 mol O2, tạo ra 4,32 gam H2O. Nếu cho 0,1 mol X vào dung dịch
Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là:
A. 0,09 B. 0,06 C. 0,08 D. 0,12
Câu 3: Hỗn hợp X gồm hai este (đều no, đơn chức, mạch hở) và hai hiđrocacbon mạch hở. Đốt cháy
hoàn toàn 0,05 mol X cần vừa đủ 0,14 mol O2, thu được CO2 và 0,1 mol H2O. Số mol Br2 trong CCl4 tối
đa phản ứng với 0,05 mol X là
A. 0,04 mol. B. 0,06 mol. C. 0,18 mol. D. 0,03 mol.
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 0,7 mol hỗn hợp X gồm metyl axetat, metyl metacrylat, vinyl axetat, axit
glutamic và hai hidrocacbon no, mạch hở cần vừa đủ V lít O2 (đktc), tạo ra CO2, 1,12 lít N2 (đktc) và
35,1 gam H2O. Mặt khác, 0,7 mol X phản ứng tối đa với 0,85 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của V là
A. 67,76. B. 89.60. C. 44,80. D. 67,20.
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,19 mol hỗn hợp X gồm (axit acrylic, etyl axetat và hai hidrocacbon mạch
hở) cần vừa đủ 0,69 mol O2, tạo ra CO2 và 8,64 gam H2O. Nếu có 0,19 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số
mol Br2 phản ứng tối đa là
A. 0,16 mol B. 0,18 mol C. 0,21 mol D. 0,19 mol
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X gồm vinyl axetat, metyl axetat và 2 hidrocacbon mạch hở
cần vừa đủ 1,35 mol O2, tạo ra 16,2 gam H2O. Nếu cho 2a mol X vào dung dich Br2 dư thì số mol Br2
phản ứng tối đa 0,8 mol. Gía trị của a là:
A. 0,4. B. 0,5. C. 0,2. D. 0,3.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp X (gồm metyl axetat, một ancol đơn chức mạch hở và hai
hiđrocacbon mạch hở) thu được 0,82 mol CO2 và 0,84 mol H2O. Cho 0,3 mol X tác dụng hết với dung
dịch NaOH dư thu được 12,3 gam muối. Nếu cho 0,3 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản
ứng tối đa là
A. 0,105. B. 0,1. C. 0,13. D. 0,25.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X (gồm etyl acrylat, phenyl axetat và hai hiđrocacbon mạch hở) cần
vừa đủ 1,75 mol O2 tạo ra 1,42 mol CO2. Mặt khác cho 0,3 mol X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch
NaOH 1,1M thu được 20,88 gam muối. Nếu cho 0,3 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản
ứng tối đa là
A. 0,46. B. 0,38. C. 0,18. D. 0,16.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X (gồm metyl axetat, etyl acrylat, metyl metacrylat và 3
hidrocacbon mạch hở) cần vừa đủ 2,71 mol O2 và 28,44g H2O. Mặt khác, a mol X vào dung dịch Br2 dư
thì số mol Br2 phản ứng tối đa là 0,94 mol. Giá trị của a là
A. 0,4 mol. B. 0,6 mol. C. 0,3 mol. D. 0,25 mol.

Inbox Page để đăng kí khóa xuất phát sớm cho 2k5 và các khóa học dành cho 2k4
Pham Van Trong Education Chuyên đề VDC-trộn este,hidrocacbon..

Câu 10: Hỗn hợp X gồm CH3COOH, CH2=CHCOOC3H7, CH2=C(COOCH3)2, CH3OOC-C≡C-COOH và


(C17H33COO)3C3H5. Đốt cháy hoàn toàn x mol X cần dùng 1,89 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O
được dẫn qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc, dư thấy khối lượng bình tăng 22,32 gam. Hiđro hóa
hoàn toàn x mol X cần dùng 0,25 mol H2 (Ni, t°). Giá trị của x là:
A. 0,25. B. 0,22. C. 0,28. D. 0,27.
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 0,26 mol hỗn hợp X (gồm etyl axetat, metyl acrylat và hai hiđrocacbon
mạch hở) cần vừa đủ 0,79 mol O2, tạo ra CO2 và 10,44 gam H2O. Nếu cho 0,26 mol X vào dung dịch Br2
dư thì số mol Bra phản ứng tối đa là
A. 0,16 mol. B. 0,18 mol. C. 0,21 mol. D. 0,19 mol.
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm một axit, một este (đều no, đơn chức, mạch hở) và
2 hidrocacbon mạch hở cần vừa đủ 0,28 mol O2, tạo ra 0,2 mol H2O. Nếu cho 0,1 mol X vào dung dịch
Br2 dư trong CCl4 thì số mol Br2 phản ứng tối đa là
A. 0,04 mol B. 0,06 mol C. 0,03 mol D. 0,08 mol
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp X gồm axit propionic, vinyl axetat và hai hiđrocacbon
mạch hở) cần dùng vừa đủ 0,895 mol O2, thu được hỗn hợp Y. Cho Y qua bình đựng H2SO4 đặc thấy
khối lượng bình tăng 12,42 gam. Nếu cho 0,25 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối
đa là
A. 0,06. B. 0,11. C. 0,55. D. 0,17.
Câu 14: Hỗn hợp X gồm amin no đơn chức và hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp (mạch hở). Đốt
cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 1,1 mol hỗn hợp Y gồm khí và
hơi nước. Cho Y đi qua dung dịch axit sunfuric đặc (dư) thì còn lại 0,5 mol hỗn hợp khí có tỉ khối so với
H2 là 21,2. Mặt khác, dẫn 0,2 mol X vào dung dịch brom dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa với
hiđrocacbon trong X là
A. 0,40 mol. B. 0,30 mol. C. 0,20 mol. D. 0,10 mol.
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 0,14 mol X (gồm một este hai chức mạch hở, một este đơn chức, mạch hở
và 2 hai hiđrocacbon mạch hở) cần dùng 0,545 mol O2 thu được 0,48 mol CO2 và 6,66 gam H2O. Nếu
cho 0,14 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là
A. 0,15. B. 0,35. C. 0,13. D. 0,105.
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol X gồm (metyl axetat, etyl benzoat và hai hiđrocacbon mạch hở)
tạo ra a mol CO2 và 0,81 mol H2O. Mặt khác cho 0,25 mol X tác dụng vừa đủ với 150ml dung dịch NaOH
1M thu được 5,5 gam ancol Y. Nếu cho 0,25 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa
là 0,08 mol. Giá trị của a là
A. 0,28. B. 0,09. C. 0,97. D. 0,99
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X gồm một axit, một este (đều no, đơn chức, mạch hở)
và 2 hiđrocacbon mạch hở cần vừa đủ 0,42 mol O2 tạo ra 5,4 gam H2O. Nếu cho 0,15 mol X vào dung
dịch Br2/CCl4 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là
A. 0,08. B. 0,06. C. 0,12. D. 0,15.
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X gồm metyl axetat, etyl propionat và hai hidrocacbon
mạch hở cần vừa đủ 0,74 mol O2, tạo ra CO2 và 0,54 mol H2O. Nếu cho 0,30 mol X tác dụng với dung
dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là
A. 0,08 B. 0,24 C. 0,16 D. 0,36

Inbox Page để đăng kí khóa xuất phát sớm cho 2k5 và các khóa học dành cho 2k4
Pham Van Trong Education Chuyên đề VDC-trộn este,hidrocacbon..

Câu 19: Hỗn hợp X gồm vinyl axetat, axit propionic và hai hiđrocacbon, trong đó hai hiđrocacbon
chiếm 11/13 số mol của hỗn hợp X). Đốt cháy hoàn toàn 0,52 mol hỗn hợp X cần vừa đủ 1,02 mol O2,
tạo ra CO2 và H2O có tỉ lệ nCO2 : n H2O = 3 : 5 . Nếu cho 0,78 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2
phản ứng tối đa là
A. 0,02. B. 0,04. C. 0,06. D. 0,08.
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X (gồm axit propionic, vinyl benzoat và hai hai
hiđrocacbon mạch hở) cần vừa đủ 1,035 mol O2, tạo ra 0,87 mol CO2. Mặt khác cho 0,2 mol X tác dụng
vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 1,3M thu được m gam muối Z. Đốt cháy hoàn toàn m gam Z thu
được 0,525 mol CO2. Nếu cho 0,2 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là
A. 0,15. B. 0,35. C. 0,2. D. 0,1.
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 0,14 mol hỗn hợp X gồm vinyl axetat, metyl acrylat và hai hidrocacbon là
đồng đẳng kế tiếp cần vừa đủ 1,05 mol O2, thu được 0,76 mol CO2 và 0,74 mol H2O. Khối lượng của
hidrocacbon có phân tử khối lớn hơn trong 0,14 mol X là
A. 4,00. B. 2,24. C. 2,28. D. 3,92.
Câu 22: Hỗn hợp khí và hơi X gồm vinyl acrylat, metyl axetat, etyl propionat, isopren và butilen có tỉ
khối hơi so với H2 là 40,125. Đốt cháy hoàn toàn 64,2 gam X cần 4,55 mol O2 thu được 3,1 mol H2O.
Nếu đem 64,2 gam X trộn với lượng H2 vừa đủ, rồi cho qua Ni, t0, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với H2 là x. Giá trị của x là
A. 41,50. B. 42,00. C. 40,85. D. 41,00.
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X (gồm phenyl axetat, metyl acrylat và hai hiđrocacbon
mạch hở) thu được 1,09 mol CO2 và 0,65 mol H2O. Mặt khác cho 0,2 mol X tác dụng vừa đủ với 200 ml
dung dịch NaOH 1,1M thu được 21,68 gam muối. Nếu cho 0,2 mol X vào dung dịch Br 2 dư thì số mol
Br2 phản ứng tối đa là
A. 0,52. B. 0,24. C. 0,12. D. 0,1.
Câu 24: Hỗn hợp T gồm axetilen, vinylaxetilen và hai este (trong đó có một este đơn chức và một este
hai chức đều mạch hở). Biết 2,395 gam T tác dụng được vừa đủ với 250 ml dung dịch NaOH 0,1M. Nếu
đốt cháy hoàn toàn 0,075 mol T cần vừa đủ 5,992 lít khí O2 (đktc) thu được H2O và 10,560 gam CO2.
Mặt khác, 3,832 gam T tác dụng được với tối đa với p mol Br2 trong CCl4. Giá trị của p tần nhất với giá
trị nào sau đây?
A. 0,09 B. 0,07 C. 0,08 D. 0,10
Câu 25: Hỗn hợp X gồm Glu, Lys, Val, Ala và Gly. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X cần 0,5625
mol O2 thu được H2O, N2 và 0,43 mol CO2. Mặt khác 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với 0,13 mol HCl thu
được dung dịch Y. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với a mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng được
m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với?
A. 13,5 B. 14,0 C. 16,5 D. 21,5
Câu 26: Hỗn hợp X gồm Glu, Lys, Val, Ala và Gly. Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol hỗn hợp X cần 0,7125
mol O2 thu được H2O, N2 và 0,58 mol CO2. Mặt khác 0,12 mol X phản ứng vừa đủ với 0,15 mol HCl thu
được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được được m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với?
A. 21 B. 19 C. 22 D. 24

Inbox Page để đăng kí khóa xuất phát sớm cho 2k5 và các khóa học dành cho 2k4
Pham Van Trong Education Chuyên đề VDC-trộn este,hidrocacbon..

Câu 27: Cho a gam hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và valin phản ứng với 100 ml dung dịch HCl 1M thu
được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần 380 ml dung dịch KOH 0,5M.
Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp X rồi cho sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch
Ba(OH)2 dư, sau phản ứng khối lượng dung dịch trong bình giảm 43,74 gam. Giá trị của a là
A. 7,57. B. 8,85. C. 7,75. D. 5,48.
Câu 28: Hỗn hợp X gồm axit glutamic, glyxin. Hỗn hợp Y gồm axit maleic (HOOC-CH=CHCOOH). axit
acrylic, buten. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp M chứa a mol X và b mol Y cần 7,56 lít O2 đktc, thu
được tổng khối lượng CO2 và H2O là 18,67 gam. Mặt khác, m gam M trên tác dụng vừa đủ với dung
dịch chứa 0,11 mol NaOH. Khi cho a mol X tác dụng tối đa được với bao nhiêu mol HCl ?
A. 0,02 B. 0,04. C. 0,03. D. 0,05
Câu 29: Cho hỗn hợp E gồm amin X, axit Y, peptit Z (tất cả đều mạch hở). Biết 0,6 mol hỗn hợp E có
khả năng phản ứng cộng với tối đa 0,32 mol Br2. Mặt khác 0,6 mol hỗn hợp E phản ứng vừa đủ với 1,4
mol HCl hoặc 1,2 mol NaOH. Nếu đốt cháy 0,6 mol hỗn hợp E trong oxi vừa đủ, dẫn toàn bộ hỗn hợp
khí và hơi thu được cho đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa và khối lượng dung
dịch giảm 163,56 gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào dưới
đây?
A. 424. B. 434. C. 450. D. 412.
Câu 30: Hỗn hợp X gồm glyxin, axit glutamic và hai axit cacboxylic no, đơn chức kế tiếp nhau trong
dãy đồng đẳng. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 41,05 gam
hỗn hợp muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 17,64 lít khí O2. Cho sản phẩm cháy
qua dung dịch H2SO4 đặc, dư thì thu được 20,72 lít hỗn hợp khí CO2 và N2. Thành phần % theo khối
lượng của axit cacboxylic có phân tử khối nhỏ hơn trong X là
A. 28,64% B. 19,63%. C. 30,62%. D. 14,02%.
Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 0,7 mol hỗn hợp X gồm metyl axetat, metyl metacrylat, vinyl axetat, axit
glutamic và hai hidrocacbon mạch hở cần vừa đủ V lít O2 (đktc), tạo ra CO2, 1,12 lít N2 (đktc) và 35,1
gam H2O. Mặt khác, 0,7 mol X phản ứng tối đa với 0,85 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của V là
A. 67,76. B. 89,60. C. 44,80. D. 67,20.

----------------HẾT---------------

Inbox Page để đăng kí khóa xuất phát sớm cho 2k5 và các khóa học dành cho 2k4

You might also like