You are on page 1of 4

KHÁI NIỆM VỀ KHÍ CHẤT

*Mục lục*
1.Khí chất là gì?
2.Các loại khí chất, thần kinh và đặc điểm
I.Khái niệm khí chất
-Khí chất là thuộc tính phức hợp của cá nhân, biểu hiện
cường độ, tốc độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lý thể
hiện sắc thái, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của mỗi cá
nhân.
-Khí chất được thể hiện bên ngoài của tâm lí cá nhân
trong điều kiện bình thường, tương đối ổn định và bền
vững.
-Khí chất của mỗi người là bẩm sinh và được thừa
hưởng quen thuộc.
II.Các kiểu thần kinh và các loại khí chất
*Các kiểu thần kinh:
-Theo Paplóp, hoạt động thần kinh con người gồm hai
quá trình thần kinh cơ bản: hưng phấn và ức chế. Có 3
thuộc tính: cường độ, sự linh hoạt và tính cân bằng
-Có bốn kiểu cơ bản:
+Kiểu 1: mạnh, cân bằng, linh hoạt.
+Kiểu 2: mạnh, cân bằng, không linh hoạt.
+Kiểu 3: mạnh, không cân bằng (hưng phấn mạnh
hơn cả ức chế)
+Kiểu 4: yếu (hưng phấn yếu hơn ức chế).
-Ngoài ra còn rất nhiều kiểu thần kinh trung gian và
chuyển tiếp do muôn hình muôn vẻ của các kiểu trên và
sự kết hợp khác nhau của ba thuộc tính.
*Các loại khí chất:
-Hiện nay dựa vào 4 dạng hoạt động của hệ thần kinh thì
khí chất được chia ra thành 4 loại khí chất cụ thể sau:
1.Khí chất sôi nổi:
-Loại khí chất này tương ứng với kiểu thần kinh cân
bằng, linh hoạt. Do thuộc tính mạnh, cân bằng, linh hoạt
của hưng phấn và ức chế nên người thuộc kiểu này hoạt
động mạnh mẽ dễ thành lập phản xạ có điều kiện.
 Ưu điểm: Có tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, vui
vẻ, dễ ham mê, lạc quan. Quan hệ rộng rãi, dễ thân,
dễ gần. Dễ nhìn thấy thiếu sót và dễ tiếp thu phê
bình.
 Nhược điểm: Nhận thức rộng mà không sâu; thiếu
kiên trì, bền bỉ, chóng chán, dễ phân tán sức lực.
2. Khí chất bình thản:
-Khí chất này tương ứng với kiểu thần kinh mạnh, cân
bằng, không linh hoạt, khó thành lập phản xạ có điều kiện
phản xạ nhưng khi đã lập được thì khó bị phá vỡ.
 Ưu điểm: Bình tĩnh, tâm lí bền vững, chín chắn trong
hành động, thận trọng, kiên trì và chu đáo, có năng
lực kiềm chế, năng lực tự chủ cao.
 Hạn chế: Chậm chạp, ít biểu lộ sự hăng hái, hay do
dự nên dễ bị bỏ lỡ thời cơ, có tính ỉ cao, ít tháo vác
3. Khí chất nóng nảy:
-Khí chất này tương ứng với kiểu thần kinh mạnh,
không cân bằng. Tâm lí thường biểu hiện mạnh mẽ, nhận
thức tương đối mạnh nhưng không sâu sắc dễ bị biểu hiện
bên ngoài đánh lừa
-Người này thường có tính kiềm chế kém, dễ bị xúc
động, tính khí thất thường, vì sự không cân bằng của quá
trình thần kinh-hưng phấn mạnh hơn ức chế, dễ nóng nảy
và hay “Đao to búa lớn”.
 Ưu điểm: Thẳng thắn, trung thực, dũng cảm, sẵn
sàng hiến thân cho sự nghiệp với lòng nhiệt tình
say sưa.
 Nhược điểm: Vội vàng, hấp tấp, nóng nảy, tình
cảm bộc lộ mãnh liệt nhưng thiếu tế nhị, quả quyết
nhưng dễ đi đến liều mạng.
4. Khí chất ưu tư:
-Loại này tương ứng với kiểu thần kinh yếu. Do ức chế
mạnh hơn hưng phấn, các kích thích bên ngoài kìm hãm,
đình chỉ hoạt động. Người này nhận thức sâu sắc, tế nhị,
có suy nghĩ chín chắn, năng lực dồi dào, lường trước
được hậu quả của hành động, tình cảm bền vững và thắm
thiết, ít cởi mở nhưng dễ thông cảm, làm việc tốt và có
trách nhiệm.
 Nhược điểm: Thiếu tinh thần vươn lên, nếu có tác
động của hoàn cảnh bên ngoài, đặc biệt là tác động
mạnh mẽ sẽ làm họ có thái độ e ngại, sợ sệt, khiến họ
có vẻ yếu đuối, ủy mị và chậm chạp.
*Kết luận
-Loại khí chất nào cũng có ưu điểm và nhược điểm,
không có xấu hoặc tốt hoàn toàn.
-Trong thực tế, ở mỗi người thường bao gồm nhiều
thành phần trong cả 4 loại trên. Ta xếp họ vào một loại
khí chất nào đó do những biểu hiện khí chất điển hình
nhất, nổi bật nhất.
-Ở người có nhiều kiểu thần kinh trung gian chuyển
tiếp, nhiều kiểu khí chất.
-Khí chất có thể biến đổi với tác động của hoàn cảnh
sống, của rèn luyện và giáo dục. Điều đó nói lên bản chất
xã hội của khí chất.

You might also like