You are on page 1of 2

CACBON:

I) Dạng thù hình:

1.Kim cương:

-Tinh thể thuộc dạng lập phương. Có tính đối xứng cao.

-Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.

-Độ cứng đứng đầu tất cả các chất. Giòn, có thể nghiền trong cối sắt thành bột.

- Dẫn nhiệt kém. Không dẫn điện vì các electron hóa trị đều đã liên kết bền vững
trong liên kết C-C.

-Kim cương nguyên chất hoàn toàn trong suốt, không màu nhưng có chỉ số khúc xạ
ánh sáng rất lớn nên trông lấp lánh và đẹp.

-Kim cương chứa tạp chất có màu và đục. Dùng để làm mũi khoan thép, khoan mỏ;
dao cắt kim loại, thủy tinh.

-Kim cương ở dạng bột ( bột kim cương ) dùng để đánh hạt kim cương hoặc các vật
liệu cứng khác.

2.Than chì ( Graphit ):

-Tinh thể có kiến trúc lớp, mỗi lớp gồm các vòng sáu cạnh liên kết với nhau.

-Nhiệt độ nóng chảy cao. -> Dùng để làm chén nung và nồi nấu chảy kim loại.

-Mềm, trơn, dễ tách thành các lớp do các lớp tinh thể chỉ liên kết với nhau bằng lực
van de van. -> Bột than chì được trộn với đất sét để làm ruột bút chì. Một mình bột than chì hoặc
hỗn hợp bột than chì với dầu nhờn được dùng làm chất bôi trơn cho các ổ bi.

-Dẫn điện và dẫn nhiệt. -> Được dùng làm điện cực.

-Màu xám, có ánh kim.

3. Fuleren:

- Là loại phân tử gồm n nguyên tử C ( Cn ) tạo thành các khung rỗng và kín.

-Fuleren đơn giản và bền nhất là C60.

1
-Cấu trúc gồm 12 vòng năm cạnh và ( n-10) vòng 6 cạnh.
2
Vd: C60 có 12 vòng năm cạnh và 20 vòng sáu cạnh, dạng quả bóng hình tròn.

C70 có 12 vòng năm cạnh và 25 vòng sáu cạnh, dạng quả bóng hình bầu
dục.

4. Cacbon vô định hình:

Gồm các loại như than muội, than gỗ, mồ hống,..

II) Tính chất hóa học:

1.Tính khử:
1.1.Với O2:

C + O2  CO2

Nếu C dư:

C + CO2  2CO

1.2.Với oxit kim loại:

C + 2CuO  CO2 + 2Cu

1.3.Với axit:

C + 4HNO3đ,nong  CO2 + 4NO2 + 2H2O

C + 2H2SO4đ,nong  CO2 + 2SO2 + 2H2O

1.4.Với muối:

2C + KClO4  2CO2 + KCl

2.Tính oxi hóa:

1.1.Với hidro:

C + H2  (nhiệt + xtac) CH4

1.2.Với kim loại:

3C + 4Al  Al4C3

3.Vừa oxi hóa vừa khử:

3C + 2CaO  CaC2 + CO2

You might also like