You are on page 1of 111

TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ TP.HCM

GIÁO TRÌNH
ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
Nghề: Công nghệ thông tin
Trình độ: Cao đẳng

Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày ………tháng.... năm……
của Trường Cao đẳng Công nghệ TP. HCM

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 07 NĂM 2021


LƯU HÀNH NỘI BỘ
TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ TP.HCM

GIÁO TRÌNH
ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
Nghề: Công nghệ thông tin
Trình độ: Cao đẳng

Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày ………tháng.... năm……
của Trường Cao đẳng Công nghệ TP. HCM

TÁC GIẢ
LÊ NHỰT TRUNG
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép
dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu
lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
Lời mở đầu

Thời gian gần đây, chủ đề “Điện toán đám mây” đang là một trong những chủ đề
được nhắc đến nhiều nhất trong nhiều năm qua và tại các sự kiện công nghệ ở Việt Nam.
Không nằm ngoài xu thế chung của ngành công nghệ thông tin thế giới, Việt Nam dần
đang tiếp cận với các dịch vụ “Đám mây” thông qua một số doanh nghiệp trong và ngoài
nước,…
Hiện nay theo sự phát triển và cần thiết nguồn nhân lực công nghệ thông tin đáp
ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng thì các trường Đại học, Cao đẳng đang dần đưa
chương trình “Điện toán đám mây” vào trong ngành học nhằm mục đích năng cao kiến
thức và kỹ năng của học viên, sinh viên.
Môn học “Điện toán đám mây” được áp dụng cho ngành Công nghệ thông tin hệ
Cao đẳng, Đại học. Môn học được triển khai và giảng dạy trong thời gian gần đây. Trước
khi đến với môn học này thì học viên, sinh viên cần phải trải qua những môn học nền
tảng để hiểu được khái quát ngành học. Tài liệu giảng dạy môn học “Điện toán đám mây”
bao gồm các nội dụng sau:
Chương I: Tổng quan về điện toán đám mây “Giới thiệu khái quát về hạ tầng điện toán
đám mây, mô hình, lớp dịch vụ và những nhà cung cấp dịch vụ”.
Chương II: Mô hình SOA và tiềm năng của điện toán đám mây “Giới thiệu sơ lược về mô
hình SOA, so sánh mô hình SOA với những mô hình khác, thách thức và phát triển của
điện toán đám mây”.
Chương III: Công nghệ ảo hóa “Đề cập đến những công nghệ ảo hóa trong điện toán
đám mây, các phương pháp ảo hóa thông dụng, ưu điểm và nhược điểm”.
Chương IV: Máy ảo “Công nghệ máy ảo, chức năng, nguyên lý hoạt động của máy ảo,
công nghệ RAID trong máy ảo”.
Chương V: Ảo hóa với VMWare VSPhere “Phiên bản VSPhere, chức năng, thành phần
và nguyên lý hoạt động – Cấu trúc VMWare ESX Server”.
Tài liệu giảng dạy môn học “Điện toán đám mây” giúp học viên, sinh viên tiếp cận
được công nghệ mới, giúp trau dồi kiến thức cũng như là kỹ năng nghề nghiệp trong
tương lai.
Học viên, sinh viên cần phải đọc, hiểu và nắm được vấn đề trong Tài liệu giảng
dạy, tự học và nghiên cứu để nâng cao kiến thức ngành học.
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Đầy đủ


SAN Storage Area Networking
AWS Amazon Web Services
IBM International Business Machines
ĐTĐM Điện toán đám mây
SaaS Software as a service
PaaS Platform as a Service
IaaS Infrastructure as a Service
CNTT Công nghệ thông tin
VPS Virtual Private Server
SSD Solid State Drive
SOA Service Oriented Architecture
OOP Object Oriented Programming
API Application Programming Interface
SVN Subversion
CRM Customer Relationship Management
CPU Central Processing Unit
IOT Internet of Things
PC Personal Computer
SQL Structured Query Language
SOAP Simple Object Access Protocol
REST Representational State Transfer
XML eXtensible Markup Language
GCP Google Cloud Platform
AI Artificial Intelligence
RAM Random Access Memory
APN Access Point Name
ISV Independent Software Vendor
EBS Amazon Elastic Block Store
EFS Encrypting File System
VDI Virtual Desktop Infrastructure
IT Information Technology
VM Virtual Machine
ICA International Council on Archives
RDP Remote Desktop Protocol
NIC Network Interface Card
VLAN Virtual Local Area Network
RAID Refundant Arrays of Inexpensive Disks
SATA Serial Advanced Technology Attachment
SAS Statistical Analysis System
ATA Advanced Technology Attachment
SCSI Small Computer System Interface
BIOS Basic Input/Output System
PCI Peripheral Component Interconnect
LAN Local Area Network
WAN Wide Area Network
TCP Transmission Control Protocol
IP Internet Protocol
CIFS Common Internet File Sharing
NFS Network File System
LUN Logical Unit Number
VPS Virtual Private Server
SSH Secure Socket Shell
FTP File Transfer Protocol
MỤC LỤC
Lời mở đầu ..................................................................................................................... 4
Chương I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ........................................ 15
I. ĐỊNH NGHĨA ................................................................................................ 16
1. Ai sử dụng điện toán đám mây? ................................................................... 16
2. Lợi ích của điện toán đám mây .................................................................... 16
II. CÁC ĐẶC THÙ CỦA ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ....................................... 17
1. Nhanh chóng................................................................................................... 17
2. Quy mô linh hoạt ........................................................................................... 17
3. Tiết kiệm chi phí ............................................................................................ 17
4. Thời gian triển khai toàn cầu trong thời gian ngắn ................................... 17
5. Các tính chất của điện toán đám mây.......................................................... 17
III. CẤU TRÚC VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY ........... 17
1. Hạ tầng ............................................................................................................ 18
2. Lưu trữ (Storage) ........................................................................................... 18
3. Cloud Runtime ............................................................................................... 18
4. Dịch vụ ............................................................................................................ 18
5. Ứng dụng ........................................................................................................ 19
6. Hạ tầng khách hàng ....................................................................................... 19
IV. MÔ HÌNH CÁC LỚP DỊCH VỤ.................................................................. 19
1. Mô hình dịch vụ ............................................................................................. 20
1.1. Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS) ............................................... 20
1.2. Nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS) ...................................................... 20
1.3. Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS).................................................... 21
2. Mô hình triển khai ......................................................................................... 21
2.1. Public Cloud ............................................................................................ 21
2.2. Private Cloud .......................................................................................... 21
2.3. Hybrid Cloud .......................................................................................... 22
V. LOẠI ĐÁM MÂY .......................................................................................... 22
Top những nhà cung cấp dịch vụ đám mây tại Việt Nam HostingViet ............. 22
1. Digistar............................................................................................................ 23
2. CMC ................................................................................................................ 23
3. FPT .................................................................................................................. 23
4. Viettel IDC ...................................................................................................... 23
5. Hostvn ............................................................................................................. 23
Câu hỏi và bài tập ....................................................................................................... 24
Chương II: MÔ HÌNH SOA VÀ TIỀM NĂNG CỦA ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY . 25
I. SOA VÀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY.............................................................. 25
1.1. Khái niệm ................................................................................................ 25
1.2. Kiến trúc mô hình hướng dịch vụ ......................................................... 25
1.3. Các tính chất của một hệ thống hướng dịch vụ ................................... 25
2. So sánh mô hình SOA với các mô hình truyền thống ................................ 26
2.1. Mô hình SOA với OOP (Hướng đối tượng) ......................................... 26
2.2. Mô hình SOA với WEB.......................................................................... 27
II. ĐẶC ĐIỂM GIỮA MÔ HÌNH GRIDS VÀ CLOUD ................................. 27
1. Điện toán lưới (Grid Computing)................................................................. 27
2. Kiến trúc điện toán lưới ................................................................................ 28
2.1. Tầng thiết bị ............................................................................................ 28
2.2. Tầng kết nối ............................................................................................ 28
2.3. Tầng tài nguyên ...................................................................................... 29
2.4. Tầng kết hợp ........................................................................................... 29
2.5. Tầng ứng dụng ........................................................................................ 29
3. Lợi ích điện toán lưới (Grid Computing) .................................................... 30
4. Một số ứng dụng điện toán lưới ................................................................... 30
5. Điện toán đám mây (Cloud Computing) ..................................................... 30
5.1. Kiến trúc điện toán đám mây ................................................................ 31
5.2. Lợi ích của điện toán đám mây ............................................................. 31
5.3. Ứng dụng của điện toán đám mây ........................................................ 32
6. So sánh điện toán đám mây với điện toán lưới ........................................... 32
Bảng so sánh Grid Computing và Cloud Computing .......................................... 34
6.1. Kết Luận........................................................................................................ 35
III. GIỚI THIỆU SALEFORCE.COM .............................................................. 35
1. Khái niệm ....................................................................................................... 35
2. Các sản phẩm của SALEFORCE................................................................. 35
2.1. Lightning Platform ................................................................................. 36
2.2. Community Cloud .................................................................................. 36
2.3. Work.com ................................................................................................ 36
2.4. AppExchange .......................................................................................... 36
2.5. MyTrailhead ........................................................................................... 36
2.6. Blockchain ............................................................................................... 36
3. Các tính năng của SALEFORCE CRM ...................................................... 36
3.1. Chatter ..................................................................................................... 36
3.2. Quản lý khách hàng và thông tin liên hệ .............................................. 37
3.3. Marketing và khách hàng tiềm năng .................................................... 37
3.4. Cơ hội bán hàng và báo giá ................................................................... 37
3.5. Phân tích, báo cáo và dự báo kinh doanh ............................................ 37
3.6. Thiết lập quản lý quy trình làm việc .................................................... 38
3.7. Thư viện thông tin .................................................................................. 38
3.8. Hỗ trợ trên thiết bị di động.................................................................... 38
3.9. Quản lý đối tác ........................................................................................ 39
IV. MICROSOFT AZURE, GOOGLE VÀ AMAZON .................................... 39
1. Cloud MS Azure ............................................................................................ 39
1.1. Windows Azure....................................................................................... 39
1.2. Nền tảng dịch vụ (Azure Services Platform)........................................ 39
1.3. Fabric Controller .................................................................................... 39
1.4. Windows Azure với người sử dụng và lập trình viên ......................... 40
2. Google Cloud .................................................................................................. 40
2.1. Giới thiệu ................................................................................................. 40
2.2. Những sản phẩm và dịch vụ Google Cloud.......................................... 40
2.3. Các tính năng nổi bật Google Cloud..................................................... 41
2.4. Nguyên tắc hoạt động Google Cloud .................................................... 42
2.5. Công cụ Google Cloud ........................................................................... 42
3. Amazon Cloud................................................................................................ 44
3.1. Giới thiệu ................................................................................................. 44
3.2. Ưu điểm nổi bật Amazon ....................................................................... 45
3.3. Các dịch vụ cơ bản ................................................................................. 46
3.4. Thị phần điện toán đám mây Amazon ................................................. 47
3.5. Giải pháp Amazon .................................................................................. 49
V. THÁCH THỨC VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN TOÁN ĐÁM
MÂY ................................................................................................................ 49
2. Xu hướng phát triển ...................................................................................... 50
2.1. Máy chủ ảo Cloud Server dẫn đầu xu hướng ...................................... 50
2.2. Tăng trưởng nhanh chóng trong xu hướng lưu trữ dữ liệu ............... 51
2.3. Tăng cường sử dụng các giải pháp ứng dụng công nghệ đám mây ... 51
2.4. IoT phát triển đồng bộ với lưu trữ dữ liệu ........................................... 51
Câu hỏi và bài tập ....................................................................................................... 53
Chương III: CÔNG NGHỆ ẢO HÓA ....................................................................... 42
I. LỊCH SỬ ẢO HÓA........................................................................................ 42
1. Giới thiệu ........................................................................................................ 42
2. Mục đích của ảo hóa ...................................................................................... 43
3. Lợi ích việc ảo hóa ......................................................................................... 43
3.1. Tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường ............................... 43
3.2. Máy chủ hoạt động nhanh hơn ............................................................. 43
3.3. Tăng thời gian hoạt động ....................................................................... 43
3.4. Cải thiện sự cố khôi phụ dữ liệu............................................................ 44
3.5. Ít nhiệt tích tụ.......................................................................................... 44
3.6. Giảm chi phí ............................................................................................ 44
3.7. Sao lưu dễ dàng hơn ............................................................................... 44
3.8. Di chuyển lên đám mây dễ dàng hơn.................................................... 44
3.9. Kết luận ................................................................................................... 45
4. Các phương pháp phổ biến ảo hóa............................................................... 45
4.1. Ảo hóa Type 1 ......................................................................................... 45
4.2. Ảo hóa Type 2 ......................................................................................... 46
II. ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA ẢO HÓA ........................................................ 46
1. Công nghệ ảo hóa hệ thống máy chủ ........................................................... 46
1.1. Host-based ............................................................................................... 46
1.2. Hypervisor-based.................................................................................... 47
2. Hệ thống ảo hóa máy chủ hoạt động như thế nào ...................................... 47
2.1. Phân loại Hypervisor.............................................................................. 47
2.2. Quá trình vận hành ................................................................................ 47
3. Lợi ích của giải pháp ảo hóa hệ thống máy chủ.......................................... 47
4. Mô hình ảo hóa máy chủ phổ biến hiện nay ............................................... 48
4.1. Ảo hóa máy chủ ...................................................................................... 48
4.2. Ảo hóa hệ điều hành (OS Layer)........................................................... 49
4.3. Ảo hóa song song (Para Virtual Machine – PVM) .............................. 49
III. PHÂN LOẠI ẢO HÓA.................................................................................. 50
1. Server Virtualization ..................................................................................... 50
2. Application Virtualization ............................................................................ 50
3. Presentation Virtualization ........................................................................... 51
4. Network Virtualization ................................................................................. 51
5. Storage Virtualization ................................................................................... 51
6. Hardware Virtualization ............................................................................... 51
IV. LĨNH VỰC ẢO HÓA .................................................................................... 52
2. Ảo hoá lưu trữ ................................................................................................ 52
3. Ảo hóa máy chủ.............................................................................................. 52
4. Ảo hóa dữ liệu ................................................................................................ 52
5. Ảo hóa máy trạm ........................................................................................... 52
6. Ảo hóa ứng dụng ............................................................................................ 52
Câu hỏi và bài tập ....................................................................................................... 53
Chương IV: MÁY ẢO ................................................................................................. 54
I. CÔNG NGHỆ MÁY ẢO ............................................................................... 54
1. Định nghĩa ...................................................................................................... 54
2. Chức năng máy ảo ......................................................................................... 54
2.1. Kiểm thử phần mềm............................................................................... 54
2.2. Dùng thử hệ điều hành mới ................................................................... 54
2.3. Phát triển phần mềm cho các nền tảng khác ....................................... 55
2.4. Tăng cường bảo mật Server .................................................................. 55
3. Nguyên lý hoạt động máy ảo......................................................................... 56
4. Một số máy ảo thông dụng ............................................................................ 56
4.1. VirtualBox ............................................................................................... 56
4.2. VMWare .................................................................................................. 57
II. CÔNG NGHỆ RAID ..................................................................................... 57
1. Công nghệ RAID là gì?.................................................................................. 57
2. Chức năng RAID ........................................................................................... 58
3. Nguyên tắc hoạt động RAID ......................................................................... 58
4. Các kiểu RAID ............................................................................................... 59
4.1. RAID 0 ..................................................................................................... 59
4.2. RAID 1 ..................................................................................................... 60
4.3. RAID 2 ..................................................................................................... 60
4.4. RAID 3 ..................................................................................................... 61
4.5. RAID 4 ..................................................................................................... 62
4.6. RAID 5 ..................................................................................................... 62
4.7. RAID 6 ..................................................................................................... 63
5. Cần gì để sử dụng RAID? ............................................................................. 64
6. Cài đặt RAID.................................................................................................. 64
III. CÔNG NGHỆ LƯU TRỮ SANS (STORAGE AREA NETWORK) ........ 65
1. Định nghĩa ...................................................................................................... 65
2. Lợi ích khi sử dụng SANS ............................................................................. 66
3. Tính năng SANS ............................................................................................ 67
4. Các dạng SANS .............................................................................................. 67
5. Môi trường làm việc ...................................................................................... 68
6. Ứng dụng SANS ............................................................................................. 69
6.1. Cơ sở dữ liệu và website thương mại điện tử ....................................... 69
6.2. Sao lưu nhanh. ........................................................................................ 69
6.3. Ảo hóa ...................................................................................................... 69
6.4. Chỉnh sửa video ...................................................................................... 69
7. Sự khác nhau cơ bản trong các thành phần của SANS ............................. 69
8. So sánh hệ thống lưu trữ SANS và NAS ...................................................... 70
8.1. Fabrics (Kết cấu mạng) .......................................................................... 70
8.2. Xử lý dữ liệu ............................................................................................ 70
8.3. Giao thức ................................................................................................. 70
8.4. Hiệu suất .................................................................................................. 70
8.5. Khả năng mở rộng .................................................................................. 70
IV. GIẢI PHÁP HIGH AVAILABILITY (TÍNH SẴN SÀNG CAO)............. 71
1. Định nghĩa High Availability ........................................................................ 71
2. Giải pháp High Availability trong MS SQL Server ................................... 71
2.1. Replication .............................................................................................. 71
2.2. Log Shipping ........................................................................................... 71
2.3. Mirroring ................................................................................................ 72
2.4. Clustering ................................................................................................ 72
2.5. AlwaysOn Availability Groups ............................................................. 72
3. Xây dựng hệ thống High Availability .......................................................... 73
3.1. Server Redundancy (Máy chủ dự phòng ) ........................................... 73
3.2. Router Redundancy (Tuyến dự phòng)................................................ 73
3.3. Load balancing (Cân bằng tải) .............................................................. 73
4. Lợi ích giải pháp High Availability .............................................................. 74
Câu hỏi và bài tập ....................................................................................................... 75
Chương V: ẢO HÓA VỚI VMWARE VSPHERE .................................................. 76
I. GIỚI THIỆU .................................................................................................. 76
1. Công nghệ ảo hóa với VMWare VSPHERE ............................................... 76
2. Phiên bản VMWare VSPHERE ................................................................... 76
3. Các lớp ảo hóa VMWare VSPHERE ........................................................... 77
3.1. Dịch vụ cơ sở hạ tầng (Infrastructure Services) .................................. 77
3.2. Dịch vụ ứng dụng - Application Services ............................................. 77
3.3. Trung tâm quản lý (VMware vCenter Server) .................................... 77
3.4. Người dùng (Client) ................................................................................ 77
4. Chức năng và thành phần ảo hóa VMWare VSPHERE ........................... 78
4.1. Chức năng ............................................................................................... 78
4.2. Thành phần ............................................................................................. 78
5. Nguyên lý hoạt động của công nghệ ảo hóa VMWare VSPHERE ........... 79
II. CẤU TRÚC VMWARE ESX SERVER ...................................................... 79
1. Hệ điều hành .................................................................................................. 80
2. Kernel.............................................................................................................. 80
3. Khởi động ....................................................................................................... 81
3.1. Lilo (Bộ nạp khởi động ứng dụng) ........................................................ 81
3.2. Init ............................................................................................................ 81
4. Tính năng của EXS Server ........................................................................... 81
4.1. Virtual Machine File System (VMFS) .................................................. 81
4.2. Virtual symmetric multi-processing (Virtual SMP) ........................... 82
4.3. Vmware High Availability (VMHA) .................................................... 82
5. Phần cứng ảo (HardwareVirtualization) ..................................................... 83
6. Triển khai Vsphere ........................................................................................ 83
6.1. Phần cứng tối thiểu cho Vsphere .......................................................... 83
6.2. Hướng dẫn cài đặt WMWare ESXi ...................................................... 84
7. Thực hiện xây dựng Private Cloud .............................................................. 97
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

Tên môn học: ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY


Mã môn học: MH 24
Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ; (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 55 giờ; Kiểm tra:
5 giờ)
I. Vị trí, tính chất của môn học:
- Vị trí: Môn học được bố trí học trong năm thứ hai, học sau môn Mạng máy tính.
- Tính chất: Là môn học chuyên ngành
II. Mục tiêu môn học:
- Về kiến thức:
+ Trình bày được những khái niệm, đặc thù, cấu trúc thành phần, lớp dịch vụ, kỹ
năng hiện thực private cloud.
+ Trình bày được mô hình SOA và tiềm năng của điện toán đám mây.
- Về kỹ năng:
+ Thực hiện được private cloud;
+ Triển khai được các dịch vụ điện toán đám mây;
+ Phát triển được các ứng dụng trên điện toán đám mây.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Tích cực tự học, nghiên cứu tài liệu;
+ Đóng góp ý kiến xây dựng bài.
III. Nội dung môn học:
Chương I: Tổng quan về điện toán đám mây 15

Chương I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY


Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm, đặc thù, cấu trúc và thành phần của điện toán đám mây;
- Sử dụng được mô hình lớp dịch vụ.
Nội dung chương:
Thuật ngữ điện toán đám mây (Cloud computing) được đề cập lần đầu tiên vào
năm 2007. Đây là kiểu điện toán mà tài nguyên tính toán và lưu trữ được cung cấp
như những dịch vụ trên mạng. Đám mây là hình ảnh ẩn dụ cho mạng Internet và là sự
trừu tượng cho những cơ sở hạ tầng phức tạp mà nó che giấu. Người dùng không cần
biết hay có kinh nghiệm điều khiển và vận hành những công nghệ này.
Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet và các cơ sở hạ tầng
phức tạp mà nó chứa. Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công
nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng
truy cập các dịch vụ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải
có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến
các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó.
Ví dụ nếu một website được chứa trên một máy chủ, người dùng phải lựa chọn hệ
điều hành để cài đặt (Linux/Windows/Mac) sau đó tiến hành các thiết lập máy chủ để
website có thể hoạt động. Tuy nhiên, nếu trang web được chứa trên “đám mây”, người
dùng sẽ không cần phải thực hiện thêm bất cứ điều gì khác. Điều này cũng đảm bảo
yếu tố đầu tư về phần cứng được giảm tải ở mức tối đa.
Hình 1.1 Mọi thứ đều tập trung vào đám mây

Hình 1.1 Mọi thứ đều tập trung vào đám mây
Chương I: Tổng quan về điện toán đám mây 16

Một cách đơn giản, điện toán đám mây là việc ảo hóa các tài nguyên tính toán và
các ứng dụng. Thay vì việc sử dụng một hoặc nhiều máy chủ thật (ngay trước mắt, có thể
sờ được, có thể tự ấn nút bật tắt được) thì nay sẽ sử dụng các tài nguyên được ảo hóa
(virtualized) thông qua môi trường Internet. Bản thân từ đám mây (cloud) là một từ ẩn dụ
(metaphor) cho Internet.
Các máy chủ ảo sẽ cung cấp các dịch vụ giúp cho doanh nghiệp có thể quản lý tài
nguyên một cách dễ dàng và hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí cho việc đầu tư cơ sở hạ
tầng công nghệ. Xu hướng này nhìn chung sẽ có lợi nhiều hơn cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ chưa có điều kiện đầu tư cơ sở hạ tầng mạng, server, nhân lực công nghệ
thông tin.
I. ĐỊNH NGHĨA
Điện toán đám mây là việc phân phối các tài nguyên công nghệ thông tin theo nhu
cầu qua Internet với chính sách thanh toán theo mức sử dụng. Thay vì mua, sở hữu và
bảo trì các trung tâm dữ liệu và máy chủ vật lý, có thể tiếp cận các dịch vụ công nghệ,
như năng lượng điện toán, lưu trữ và cơ sở dữ liệu, khi cần thiết từ nhà cung cấp dịch
vụ đám mây.
1. Ai sử dụng điện toán đám mây?
Các tổ chức thuộc mọi loại hình, quy mô và ngành hoạt động đang dùng dịch vụ
đám mây cho nhiều trường hợp sử dụng, như sao lưu dữ liệu, khôi phục sau thảm họa,
email, máy tính ảo, phát triển và kiểm thử phần mềm, phân tích dữ liệu lớn và ứng
dụng web tương tác với khách hàng.
Ví dụ: Các công ty chăm sóc sức khỏe đang sử dụng dịch vụ đám mây để phát
triển các phương pháp điều trị phù hợp hơn cho bệnh nhân. Các công ty dịch vụ tài
chính đang sử dụng dịch vụ đám mây để tăng cường phát hiện và ngăn chặn gian lận
theo thời gian thực. Và các nhà sản xuất trò chơi điện tử đang sử dụng dịch vụ đám
mây để cung cấp các trò chơi trực tuyến cho hàng triệu người chơi trên toàn thế giới.
2. Lợi ích của điện toán đám mây
- Tiết kiệm chi phí: Người dùng không cần đầu tư cơ sở hạ tầng như mua phần
mềm, phần cứng, lắp đặt hệ thống,…
- Tiện lợi: Người dùng nhanh chóng sử dụng tài nguyên mọi lúc, mọi nơi và
không cần cài đặt.
- An toàn: Toàn bộ dữ liệu được đồng bộ trên đám mây nên tránh rủi ro bị thất
thoát, mất dữ liệu do ổ cứng gặp vấn đề. Bên cạnh đó, định kỳ nhà cung cấp dịch
vụ sẽ thực hiện sao lưu nên dữ liệu được bảo vệ tốt hơn.
- Triển khai nhanh chóng và không giới hạn không gian: Người dùng có trải
nghiệm tốt hơn thông qua vài thao tác đơn giản là có thể truy cập tài nguyên mọi
lúc, mọi nơi.
-
Chương I: Tổng quan về điện toán đám mây 17

II. CÁC ĐẶC THÙ CỦA ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY


1. Nhanh chóng
Đám mây cho phép dễ dàng tiếp cận nhiều công nghệ để có thể đổi mới nhanh hơn
và phát triển gần như mọi thứ mà có thể tưởng tượng. Có thể nhanh chóng thu thập tài
nguyên khi cần từ các dịch vụ cơ sở hạ tầng như: Điện toán, lưu trữ, và cơ sở dữ liệu
đến Internet of Things, machine learning, kho dữ liệu và phân tích,…
Có thể triển khai các dịch vụ công nghệ một cách nhanh chóng và tiến hành từ
khâu ý tưởng đến khâu hoàn thiện nhanh hơn một số cấp bậc cường độ so với trước
đây. Điều này cho phép tự do thử nghiệm, kiểm thử những ý tưởng mới để phân biệt
trải nghiệm của khách hàng và chuyển đổi của doanh nghiệp.
2. Quy mô linh hoạt
Với điện toán đám mây, không phải cung cấp tài nguyên quá mức để xử lý các
hoạt động kinh doanh ở mức cao nhất trong tương lai. Thay vào đó, cung cấp lượng
tài nguyên mà thực sự cần. Có thể tăng hoặc giảm quy mô của các tài nguyên này
ngay lập tức để tăng và giảm dung lượng khi nhu cầu kinh doanh thay đổi.
3. Tiết kiệm chi phí
Nền tảng đám mây cho phép thay chi phí vốn (trung tâm dữ liệu, máy chủ vật
lý,...) bằng chi phí biến đổi và chỉ phải chi trả cho những tài nguyên công nghệ thông
tin mà doanh nghiệp sử dụng. Bên cạnh đó, chi phí biến đổi cũng sẽ thấp hơn nhiều so
với chi phí tự trang trải do tính kinh tế theo quy mô.
4. Thời gian triển khai toàn cầu trong thời gian ngắn
Với đám mây, có thể mở rộng SAN các khu vực địa lý mới và triển khai trên toàn
cầu trong vài phút. Ví dụ: AWS có cơ sở hạ tầng trên toàn thế giới. Vì vậy, có thể
triển khai ứng dụng của mình ở nhiều địa điểm thực tế chỉ bằng vài bước đăng ký cơ
bản. Đặt các ứng dụng gần hơn với người dùng cuối giúp giảm độ trễ và cải thiện trải
nghiệm của họ.
5. Các tính chất của điện toán đám mây
- Tự phục vụ theo nhu cầu (On-demand self-service)
- Truy xuất diện rộng (Broad network access)
- Dùng chung tài nguyên (Resource pooling)
- Khả năng co giãn (Rapid elasticity)
- Điều tiết dịch vụ (Measured service)
III. CẤU TRÚC VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
Hạ tầng cơ sở của điện toán đám mây ngày nay là sự kết hợp của các dịch vụ đáng tin
cậy được phân phối bởi các nhà phát triển công nghệ thông tin hàng đầu thế giới như
Microsoft, IBM, Google…dựa trên nền tảng của công nghệ ảo hóa(virtualized).
Chương I: Tổng quan về điện toán đám mây 18

Hình 1.2. Cấu trúc thành phần của điện toán đám mây

Về cơ bản điện toán đám mây được chia thành 4 lớp cơ bản có tác động qua lại lẫn
nhau bao gồm:
1. Hạ tầng
Cơ sở hạ tầng (Infrastructure) của ĐTĐM là phần cứng được cung cấp như là các
dịch vụ, nghĩa là được chia sẻ và có thể sử dụng lại dễ dàng. Các tài nguyên phần
cứng được cung cấp theo thời gian cụ thể theo yêu cầu. Dịch vụ kiểu này giúp cho
khách hàng giảm chi phí bảo hành, chi phí sử dụng,…
2. Lưu trữ (Storage)
Lưu trữ đám mây là khái niệm tách dữ liệu khỏi quá trình xử lý và chúng được lưu trữ
ở những vị trí từ xa. Lưu trữ đám mây cũng bao gồm cả các dịch vụ CSDL, ví dụ như
BigTable của Google, SimpleDB của Amazon,…
3. Cloud Runtime
Là dịch vụ phát triển phần mềm ứng dụng và quản lý các yêu cầu phần cứng, nhu
cầu phần mềm. Ví dụ nền dịch vụ như khung ứng dụng Web, Web hosting,…
4. Dịch vụ
Dịch vụ đám mây là một phần độc lập có thể kết hợp với các dịch vụ khác để thực
hiện tương tác, kết hợp giữa các máy tính với nhau để thực thi chương trình ứng dụng
theo yêu cầu trên mạng. Ví dụ các dịch vụ hiện nay như: Simple Queue Service,
Google Maps, các dịch vụ thanh toán linh hoạt trên mạng của Amazon,…
Chương I: Tổng quan về điện toán đám mây 19

5. Ứng dụng
Ứng dụng đám mây (Cloud application) là một đề xuất về kiến trúc phần mềm sẵn
sàng phục vụ, nhằm loại bỏ sự cần thiết phải mua phần mềm, cài đặt, vận hành và duy
trì ứng dụng tại máy tính/thiết bị của người sử dụng. Ứng dụng đám mây loại bỏ được
các chi phí để bảo trì và vận hành các chương trình ứng dụng.
6. Hạ tầng khách hàng
Client Infrastructure là những yêu cầu phần mềm hoặc phần cứng để sử dụng các
dịch vụ ĐTĐM trên mạng. Thiết bị cung cấp cho khách hàng có thể là trình duyệt,
máy tính để bàn, máy xách tay, điện thoại di động,…

Hình 1.3. Các ứng dụng của điện toán đám mây Bkav

IV. MÔ HÌNH CÁC LỚP DỊCH VỤ


Các mô hình điện toán đám mây được phân thành hai loại:
- Các mô hình dịch vụ (Service Models): Phân loại các dịch vụ của các nhà cung
cấp dịch vụ Cloud Computing.
- Các mô hình triển khai (Deployment Models): Phân loại cách thức triển khai
dịch vụ Cloud Computing đến với khách hàng.
Chương I: Tổng quan về điện toán đám mây 20

Hình 1.4. Các loại dịch vụ Cloud Computing

1. Mô hình dịch vụ

Hình 1.5. Các loại dịch vụ Cloud Computing

1.1. Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS)


IaaS chứa các khối xây dựng cơ bản cho đám mây CNTT. IaaS thường cung
cấp quyền truy cập vào các tính năng mạng, máy tính (ảo hoặc trên phần cứng chuyên
dụng và không gian lưu trữ dữ liệu. IaaS đem đến cho mức độ linh hoạt cũng như khả
năng kiểm soát quản lý tài nguyên CNTT cao nhất. IaaS gần giống với các tài nguyên
CNTT hiện tại mà nhiều bộ phận CNTT và nhà phát triển hiện nay.
1.2. Nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS)
PaaS giúp không cần quản lý cơ sở hạ tầng ngầm của tổ chức (thường là phần
cứng và hệ điều hành) cho phép tập trung vào công tác triển khai cũng như quản lý
các ứng dụng của mình. Điều này giúp làm việc hiệu quả hơn do không cần phải lo
lắng về việc thu mua tài nguyên, hoạch định dung lượng, bảo trì phần mềm, vá lỗi hay
Chương I: Tổng quan về điện toán đám mây 21

bất kỳ công việc nặng khác có liên quan đến việc vận hành ứng dụng.
1.3. Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS)
SaaS cung cấp cho sản phẩm hoàn chỉnh được nhà cung cấp dịch vụ vận hành
và quản lý. Trong hầu hết các trường hợp, khi nhắc đến SaaS, mọi người thường nghĩ
đến ứng dụng dành cho người dùng cuối (chẳng hạn như email trên nền tảng web).
Với SaaS, không cần phải nghĩ cách duy trì dịch vụ hoặc cách quản lý cơ sở hạ tầng
ngầm. Chỉ cần nghĩ cách sử dụng phần mềm cụ thể đó.
2. Mô hình triển khai
Có ba mô hình triển khai chính là: Public Cloud, Private Cloud và Hybrid Cloud.

Hình 1.5. Mô hình triển khai điện toán đám mây

2.1. Public Cloud


Các dịch vụ Cloud được nhà cung cấp dịch vụ cung cấp cho mọi người sử dụng
rộng rãi. Các dịch vụ được cung cấp và quản lý bởi một nhà cung cấp dịch vụ và các ứng
dụng của người dùng đều nằm trên hệ thống Cloud.
Đám mây công cộng (hay còn gọi là đám mây ngoài): Bất kỳ dịch vụ CNTT được
duy trì bởi một nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài và được truy cập thông qua Internet
giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả CNTT nhưng lại gặp vấn đề về mất an ninh, thiếu tin
cậy và nguy cơ thảm họa. Trong một cuộc khảo sát gần đây của Portio Research, 68%
số người được hỏi tỏ ra lo ngại về an ninh từ các dự án mây, 58% nói rằng hiệu suất
cũng là một nhược điểm.
2.2. Private Cloud
Chương I: Tổng quan về điện toán đám mây 22

Trong mô hình Private Cloud, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ được xây dựng để
phục vụ cho một tổ chức (doanh nghiệp) duy nhất. Điều này giúp cho doanh nghiệp
có thể kiểm soát tối đa đối với dữ liệu, bảo mật và chất lượng dịch vụ.
Như là hình thức phổ biến nhất của điện toán đám mây (và thuận tiện cho nhà
cung cấp máy chủ ảo VMware) các đám mây riêng (dùng cho nội bộ doanh nghiệp)
cho phép một công ty phủ các lớp ảo hóa và phần mềm quản lý lên cơ sở hạ tầng hiện
có để liên kết các máy chủ, lưu trữ, mạng, dữ liệu và các ứng dụng. Sau khi chúng
được kết nối với nhau và ảo hóa, CNTT có thể chuyển đổi lưu trữ, năng lực tính toán
hoặc các nguồn tài nguyên khác, một cách vô hình, từ một nơi tới nơi khác để cung
cấp cho tất cả các bộ phận người dùng cuối mọi nguồn tài nguyên mà họ cần bất cứ
lúc nào.
2.3. Hybrid Cloud
Hybrid Cloud là sự kết hợp của Public Cloud và Private Cloud. Trong đó doanh
nghiệp sẽ “out-source” các chức năng nghiệp vụ và dữ liệu không quan trọng, sử dụng
các dịch vụ Public Cloud để giải quyết và xử lý các dữ liệu này. Đồng thời, doanh
nghiệp sẽ giữ lại các chức năng nghiệp vụ và dữ liệu tối quan trọng trong tầm kiểm
soát (Private Cloud). Một khó khăn khi áp dụng mô hình Hybrid Cloud là làm sao
triển khai cùng một ứng dụng trên cả hai phía Public và Private Cloud sao cho ứng
dụng đó có thể kết nối, trao đổi dữ liệu để hoạt động một cách hiệu quả.
V. LOẠI ĐÁM MÂY
Hầu hết các dịch vụ điện toán đám mây được chia thành 3 loại chính:
- Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS).
- Nền tảng như một dịch vụ (PaaS).
- Phần mềm như một dịch vụ (SaaS).
Mỗi loại điện toán đám mây cung cấp các cấp độ kiểm soát, tính linh hoạt và khả
năng quản lý khác nhau để người dùng có thể lựa chọn tập hợp các dịch vụ phù hợp
với nhu cầu riêng.
Điện toán đám mây có 5 đặc điểm sau:
- Cho phép người dùng truy cập tài nguyên thông qua kết nối mạng.
- Người sử dụng tùy ý cấu hình dịch vụ theo nhu cầu.
- Sử dụng chung tài nguyên với nhiều người theo cách tối ưu nhất.
- Quá trình sử dụng tài nguyên được đo theo thời gian thực.
- Dễ dàng tự ý tăng hoặc giảm tài nguyên nhanh chóng.
Top những nhà cung cấp dịch vụ đám mây tại Việt Nam HostingViet
Hosting Việt là cái tên không còn xa lạ với dân công nghệ. Bởi đây là nhà cung
cấp dịch vụ hosting chất lượng, giá rẻ tại Việt Nam. Được thành lập từ năm 2015,
Hosting Việt chuyên cung cấp các giải pháp công nghệ điện toán đám mây như Cloud
Chương I: Tổng quan về điện toán đám mây 23

hosting, Cloud server, Cloud VPS với hạ tầng Cloud OpenStack, độ bảo mật tuyệt đối
đến 99.99%, 100% hosting sử dụng ổ đĩa SSD Enterprise cho tốc độ nhanh vượt trội
và mượt mà, thời gian uptime lên tới 99.99%.
1. Digistar
Digistar là nhà cung cấp các dịch vụ công nghệ điện toán đám mây như Cloud
VPS, Cloud hosting, Cloud server với độ bảo mật cao, mang đến sự an toàn cho người
sử dụng.
2. CMC
Đây là một doanh nghiệp nổi tiếng trong lĩnh vực hạ tầng dịch vụ viễn thông. Tuy
nhiên, đối với dịch vụ Cloud Server, họ chỉ mới gia nhập thị trường vào tháng 1/2017.
Điểm nổi bật của Cloud Server mà CMC cung cấp là tốc độ khởi tạo siêu nhanh chỉ
30 giây và sử dụng chế độ bảo mật của IBM Managed Security Services.
3. FPT
Ưu điểm của dịch vụ Cloud Server tại FPT là tốc độ truyền tải dữ liệu cao khi kết
nối trực tiếp với hệ thống mạng FPT Telecom. Hệ thống mạng này cũng được nối kết
với nhiều quốc gia trên thế giới như Nhật, Úc, Mỹ, Singapore, HongKong…
4. Viettel IDC
Với hơn 10 năm hoạt động cùng nền tảng cơ sở hạ tầng được thừa hưởng từ Tập
đoàn viễn thông Quân Đội (Viettel), Viettel IDC cung cấp dịch vụ điện toán đám mây
và trung tâm dữ liệu có độ bảo mật cao, chất lượng tốt.
Ngoài ra, chính sách chăm sóc khách hàng của nhà cung cấp khá ổn với đội ngũ
nhân viên kỹ thuật hỗ trợ 24/7. Đồng thời, Viettel IDC còn có chính sách cho người
dùng trải nghiệm dịch vụ 07 ngày trước khi quyết định mua.
5. Hostvn
Được thành lập vào năm 2007, Hostvn hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cung cấp
dịch vụ hosting giá rẻ. Ngoài ra, Hostvn còn cung cấp các dịch vụ về VPS, Cloud
Server, tên miền, phần mềm bản quyền và email marketing.
Một vài ưu điểm Cloud Server tại Hostvn: Khả năng tăng tốc dữ liệu, sử dụng
100% ổ SSD Enterprise, dữ liệu được sao lưu định kỳ hàng tuần, hỗ trợ kỹ thuật
chuyên nghiệp.
Chương I: Tổng quan về điện toán đám mây 24

Câu hỏi và bài tập

1. Điện toán đám mây bao gồm những mô hình nào? Liệt kê cụ thể từng loại mô
hình?
2. Thành phần của điện toán đám mây bao gồm những hạ tầng nào? Liệt kê những
hạ tầng đó?
3. Tìm hiểu những sản phẩm, ứng dụng của điện toán đám mây trong Internet?
Chương II: Mô hình soa và tiềm năng của điện toán đám mây 25

Chương II: MÔ HÌNH SOA VÀ TIỀM NĂNG CỦA ĐIỆN


TOÁN ĐÁM MÂY
Mục tiêu:
- Trình bày được SOA và điện toán đám mây;
- Phân biệt được sự khác biệt giữa Grids và Clouds.
Nội dung chương:
I. SOA VÀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
1. Mô hình hướng dịch vụ (Service Oriented Architechture –SOA)
1.1. Khái niệm
Mô hình hướng dịch vụ (Service Oriented Architechture – SOA) là một khái niệm
về kiến trúc hệ thống nhằm đem lại một cách thuận tiện nhất những chức năng nghiệp
vụ, hoặc là những quy trình ứng dụng, tới người sử dụng dưới dạng các dịch vụ hoạt
động trên môi trường mạng có khả năng chia sẻ và sử dụng lạị. Dịch vụ ở đây được
hiểu là những mô-đun nghiệp vụ hoặc chức năng ứng dụng với giao diện được thiết kế
theo quy định và được tương tác bằng cách gửi nhận thông điệp.
1.2. Kiến trúc mô hình hướng dịch vụ
Kiến trúc hướng dịch vụ (SOA) là một hướng tiếp cận với việc thiết kế và tích hợp
các phần mềm, chức năng, hệ thống theo dạng mô-đun, trong đó mỗi mô-đun đóng vai
trò là một “dịch vụ có tính loose coupling”, và có khả năng truy cập thông qua môi
trường mạng. Hiểu một cách đơn giản thì một hệ thống SOA là một tập hợp các dịch
vụ được chuẩn hóa trên mạng trao đổi với nhau trong ngữ cảnh một tiến trình nghiệp
vụ. Trong SOA có ba đối tượng chính
1.3. Các tính chất của một hệ thống hướng dịch vụ
1.3.1. Liên kết lỏng (Loose coupling)
Mọi kiến trúc phần mềm đều hướng đến liên kết lỏng giữa các mô-đun. Mức độ
kết dính của mỗi hệ thống ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chỉnh sửa và mở rộng
của chính nó.
Kết dính càng chặt bao nhiêu thì càng có nhiều thay đổi liên quan cần chỉnh sửa ở
phía sử dụng dịch vụ mỗi khi có sự thay đổi nào đó xảy ra hậu quả về thông tin qua
một kênh thông điệp, bên gọi không phải chờ cho đến khi thông điệp được sử lý xong.
Do bên gọi không phải chờ cho đến khi yêu cầu được xử lý xong và trả về nên không
bị ảnh hưởng bởi việc xử lý trễ và lỗi khi thực thi các dịch vụ bất đồng bộ.
1.3.2. Quản lý các chính sách
Khi sử dụng các dịch vụ chia sẻ trên mạng, tùy theo mỗi ứng dụng sẽ có một luật
kết hợp riêng gọi là policy. Các policy cần được quản lý các áp dụng cho mỗi dịch vụ
cả khi thiết kế lẫn thực thi trong thời gian thực thi.
Chương II: Mô hình soa và tiềm năng của điện toán đám mây 26
1.3.3. Khả năng cộng tác
Kiến trúc hướng dịch vụ nhấn mạnh đến khả năng cộng tác, khả năng mà các hệ
thống có thể giao tiếp với nhau trên nhiều nền tảng và ngôn ngữ khác nhau. Mỗi dịch
vụ cung cấp một interface (giao diện) có thể được gọi qua một dạng kết nối.
1.3.4. Tự động dò tìm và ràng buộc
SOA hỗ trợ khái niệm về truy tìm dịch vụ (service discovery). Một người sử dụng
cần đến một dịch vụ nào đó có thể tìm kiếm dịch vụ dựa trên các số tiêu chuẩn khi
cần. Người sử dụng chỉ cần đăng ký về dịch vụ nào thỏa yêu cầu tìm kiếm. Đăng ký
trả về một tập các điều kiện thỏa yêu cầu.
1.3.5. Tự phục hồi
Với kích cỡ và độ phức tạp của những ứng dụng phân tán ngày nay, khả năng
phục hồi của một hệ thống sau khi bị lỗi trở thành một yếu tố quan trọng. Mỗi hệ
thống tự hồi phục (self- healing) là một hệ thống có khả năng tự hồi phục sau khi bị
lỗi mà không cần sự can thiệp của con người.
1.3.6. Lợi ích và hạn chế của việc sử dụng mô hình SOA
a/ Lợi ích
- Cho phép hướng sự tập trung vào xây dựng các tính năng nghiệp vụ trong quá
trình phát triển phần mềm.
- Giảm thiểu chi phí trong quá trình phát triển.
- Giảm thiểu yêu cầu về đào tạo và kỹ năng.
- Chi phí bảo trì thấp.
- Chu trình phát triển phần mềm nhanh chóng hơn.
- Độc lập hệ thống, những service không phụ thuộc vào hệ thống và mạng cụ thể.
- Có khả năng tái sử dụng.
- Khả năng hồi đáp thích nghi tốt và nhanh hơn để đáp ứng với sự thay đổi về
yêu cầu giao dịch.
- Những xác nhận và chứng minh của dịch vụ khách hàng về những tính năng
bảo vệ dựa trên giao tiếp dịch vụ tốt hơn cơ chế kết nối chặt chẽ.
- Kiến trúc kết nối lỏng lẻo cho phép dễ dàng tích hợp thành phần những chương
trình, tiến trình hay những dịch vụ phức tạp từ những dịch vụ đơn giản.
- Cho phép dịch vụ khách hàng tìm kiếm và kết nối với những dịch vụ động
khác. b/ Hạn chế
- Hệ thống phức tạp.
- Khó miêu tả dữ liệu không cấu trúc.
2. So sánh mô hình SOA với các mô hình truyền thống
2.1. Mô hình SOA với OOP (Hướng đối tượng)
SOA sử dụng cùng một số nguyên lý như OOP, tuy nhiên triết lý SOA có khác
biệt đáng kể so với OOP. SOA có thể thực hiện với cả chương trình theo hướng đối
Chương II: Mô hình soa và tiềm năng của điện toán đám mây 27
tượng (OOP) và chương trình không hướng đối tượng. SOA hỗ trợ việc kết nối lỏng
lẻo các dịch vụ. OOP dựa nhiều trên các lớp được định nghĩa sẵn, kết quả là các đối
tượng kết nối chặt chẽ với nhau. Dịch vụ định hướng sử dụng các message để miêu tả
thông tin về dịch vụ để thực hiện chức năng của mình OOP lại sử dụng các hàm API
để miêu tả các đối tượng của mình. Phạm vi hoạt động của các dịch vụ trong SOA
rộng lớn hơn là các đối tượng của OOP. SOA khuyến khích các dịch vụ được thiết kế
phi trạng thái càng nhiều càng tốt còn OOP thì lại liên kết dữ liệu một cách logic từ đó
tạo ra các đối tượng có trạng thái. SOA hỗ trợ việc kết nối lỏng lẻo các dịch vụ với
nhau, còn OOP thì khuyến khích việc kế thừa các đối tượng từ đó các đối tượng liên
kết với nhau một cách chặt chẽ.

Hình 2.1. So sánh mô hình SOA với OOP

2.2. Mô hình SOA với WEB


Đặc điểm chính của SOA là tách rời phần giao tiếp với phần thực hiện dịch vụ.
Điều này có thể làm liên tưởng đến một công nghệ được đề cập gần đây: Dịch vụ
web. Dịch vụ web cho phép truy cập thông qua định nghĩa giao thức và giao tiếp.
SOA và dịch vụ web thoạt trông có vẻ giống nhau nhưng chúng không phải là một.
Về cơ bản, SOA là kiến trúc phần mềm xuất phát từ định nghĩa giao tiếp và xây dựng
toàn bộ mô hình ứng dụng như là mô hình các giao tiếp, hiện thực giao tiếp và
phương thức gọi giao tiếp. Giao tiếp là trung tâm của toàn bộ triết lý kiến trúc này.
Thực ra, tên gọi “kiến trúc định hướng giao tiếp” thích hợp hơn cho SOA. Dịch vụ
và mô-đun phần mềm nghiệp vụ được truy cậP.
thông qua giao tiếp, thường theo cách thức yêu cầu và đáp trả. Ngay cả với yêu cầu
dịch vụ một chiều thì nó vẫn là yêu cầu trực tiếp có chủ đích từ một phần mềm này
đến một phần mềm khác. Một tương tác định hướng dịch vụ luôn bao hàm một cặp
đối tác là nguồn cung cấp dịch vụ và khách hàng sử dụng dịch vụ.
II. ĐẶC ĐIỂM GIỮA MÔ HÌNH GRIDS VÀ CLOUD
1. Điện toán lưới (Grid Computing)
Chương II: Mô hình soa và tiềm năng của điện toán đám mây 28
Grid là một loại hệ thống song song phân tán cho phép chia sẻ, lựa chọn và kết
hợp các tài nguyên phân tán theo địa lý thuộc nhiều tổ chức khác nhau, dựa trên tính
sẵn sàng, khả năng, chi phí của chúng và các yêu cầu về chất lượng dịch vụ (QoS) của
người dùng để giải quyết các bài toán, ứng dụng có quy mô lớn trong khoa học, kỹ
thuật và thương mại. Từ đó hình thành nên các “tổ chức ảo” (Virtual Organization
(VO)), các liên minh tạm thời giữa các tổ chức và tập đoàn, liên kết với nhau để chia
sẻ tài nguyên và hoặc kỹ năng nhằm đáp ứng tốt hơn các cơ hội kinh doanh hoặc các
dự án có nhu cầu lớn về tính toán và dữ liệu, toàn bộ việc liên minh này dựa trên các
mạng máy tính.
Một hệ thống Grid có 3 đặc điểm chính:
- Có sự kết hợp, chia sẻ các tài nguyên không được quản lý tập trung.
- Sử dụng các giao diện và giao thức chuẩn, mang tính mở, đa dụng.
- Đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ.
2. Kiến trúc điện toán lưới
Lưới được xây dựng trên nền tảng kiến trúc mở và phân tầng theo vai trò của các
thành phần trong lưới, các tầng chia sẻ thuộc tính chung và mỗi tầng có thể bổ sung
thêm những tính năng mới mà không ảnh hưởng đến hoạt động của tầng khác.
2.1. Tầng thiết bị
Gồm các tài nguyên được truy cập và sử dụng bởi các dịch vụ hay các ứng dụng
thông qua giao thức lưới, thực hiện các thao tác trên tài nguyên cụ thể và được gọi bởi
các ứng dụng hay dịch vụ ở các tầng trên như tầng liên kết, tầng tài nguyên.
2.2. Tầng kết nối
Định nghĩa các giao thức truyền thông và chứng thực hiện việc giao tiếp trong
lưới. Các giao thức cho phép thực hiện trao đổi dữ liệu giữa các tài nguyên trong tầng
thiết bị. Các giao thức chứng thực cung cấp cơ chế mã hóa, giải mã, kiểm tra định
danh của người dùng cũng như tài nguyên.
Chương II: Mô hình soa và tiềm năng của điện toán đám mây 29

Hình 2.2. Điện toán lưới (Grid)

2.3. Tầng tài nguyên


Xây dựng dựa trên tầng kết nối, sử dụng các giao thức truyền thông và bảo mật
của tầng kết nối. Từ đó xây dựng dịch vụ, giao thức đàm phán khởi tạo theo dõi và
điều khiển các thủ tục giao tiếp với các tài nguyên cụ thể.
2.4. Tầng kết hợp
Quản lý các tài nguyên ở mức hệ thống. Các giao thức trong tầng này thao tác trên
tất cả các tài nguyên lưới tại các node (nút).
2.5. Tầng ứng dụng
Các ứng dụng này được xây dựng dựa trên cơ sở các hàm, các dịch vụ được cung
cấp bởi hàm dưới. Do đó, ở tầng này ta phải thiết kế và cài đặt dịch vụ, hàm cụ thể
cho các thao tác như quản lý tài nguyên, truy cập dữ liệu, tìm kiếm tài nguyên,…
Điện toán lưới về cơ bản là cung cấp khả năng tính toán và tận dụng các nguồn tài
nguyên. Để có thể thống nhất các nguồn tài nguyên trên nhiều nền tảng phần cứng
phần, mềm khác nhau cùng tồn tại và hoạt động được với nhau thì đòi hỏi phải có các
chuẩn. Sau đây là một dạng kiến trúc mở rộng của kiến trúc điện toán lưới, đó là kiến
trúc dịch vụ lưới mở Open Grid Services Architecture (OGSA).
Chương II: Mô hình soa và tiềm năng của điện toán đám mây 30
3. Lợi ích điện toán lưới (Grid Computing)
Điện toán lưới mang lại một số lợi ích như:
- Khai thác tận dụng các nguồn tài nguyên nhàn rỗi, hầu hết các tổ chức đều có
lượng lớn các tài nguyên tính toán nhàn rỗi, tính toán lưới có thể tối ưu sử dụng
các tài nguyên nhàn rỗi này theo nhiều cách khác nhau.
- Sử dụng bộ xử lý song song, một công việc được chia thành nhiều công việc
hơn, các công việc con này được thực hiện đồng thời trên các tài nguyên khác
nhau của lưới, vì vậy thời gian chạy ứng dụng sẽ được rút ngắn.
- Cho phép hợp tác trên toàn thế giới, đơn giản hợp tác hóa chia sẻ, làm việc giữa
những cộng đồng lớn trên toàn thế giới.
- Cho phép chia sẻ các loại tài nguyên, tăng tính tin cậy cho các hệ thống máy
tính, hệ thống tính toán sử dụng các phần cứng chuyên dụng để tăng độ tin cậy.
4. Một số ứng dụng điện toán lưới
- Tính toán lưới giúp nghiên cứu ung thư như “Help defeat Cancer” là dự án do
các nhà nghiên cứu tại Đại học Nha khoa và Y khoa New Jersey và Viện nghiên
cứu ung thư của Jersy đang cộng tác với tập đoàn IBM thực hiện. Dự án “Help
Defeat Cancer” có mục đích giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ về nguyên nhân cơ
bản của bệnh ung thư để có thể tăng cường hiệu quả điều trị và lập kế hoạch điều
trị cho bệnh nhân ung thư. Với sự hỗ trợ của World Community Grid của IBM,
dự án này là cơ hội cho các nhà nghiên cứu phân tích số lượng lớn mô ung thư
cùng một lúc và cho phép thực hiện nhiều thí nghiệm trong một khoảng thời
gian ngắn.
- Dự đoán cấu trúc protein: Từ các dãy amino-acid là một ứng dụng quan trọng
nhất của tin sinh học. Bài toán dự đoán cấu trúc protein có thể được mô hình hóa
như bài toán tối ưu hóa. Nó đòi hỏi số lượng tính toán rất lớn, do đó cần có các
kỹ thuật metaheuristic, tính toán hiệu năng cao, tính toán lưới.
- Tính toán lưới và bài toán quản trị mạng: Công nghệ điện toán lưới được ứng
dụng vào bài toán phân tích, cung cấp thông tin hỗ trợ quản trị mạng nhằm tận
dụng được năng lực xử lý nhàn rỗi hiện có trong các hệ thống mạng để giải
quyết bài toán hiệu quả hơn, trong giới hạn chi phí có thể chấp nhận được.
- Mô hình lập lịch trong hệ thống tính toán lưới: Bài toán lập lịch như lập thời
khóa biểu, lập kế hoạch quản lý dự án,…là tìm ra một bản kế hoạch thực hiện
các công việc một cách tối ưu nhất dựa vào tất cả các thông tin đầu vào có được
tình trạng hiện tại của hệ thống.
5. Điện toán đám mây (Cloud Computing)
Đây là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào
mạng Internet. Các máy tính trong các đám mây được cấu hình để làm việc cùng nhau
Chương II: Mô hình soa và tiềm năng của điện toán đám mây 31
và các ứng dụng khác nhau sử dụng sức mạnh điện toán tập hợp cứ như thể là chúng
đang chạy trên một hệ thống duy nhất.
Với sự ra đời của ĐTĐM, các tài nguyên được sử dụng như một máy tính gộp ảo,
trong đó mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới
dạng các dịch vụ, cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà
cung cấp nào đó trong đám mây mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về
công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ
đó.
5.1. Kiến trúc điện toán đám mây
Cơ sở hạ tầng là nền tảng của đám mây. Nó gồm có các tài sản vật lý - các máy
chủ, các thiết bị mạng, các ổ đĩa lưu trữ, v.v..
5.1.1. Cơ sở hạ tầng
Là một dịch vụ (IaaS) có các nhà cung cấp như IBM Cloud. Khi sử dụng IaaS thực
tế không kiểm soát cơ sở hạ tầng nằm dưới, nhưng có quyền kiểm soát các hệ điều
hành, lưu trữ, triển khai các ứng dụng và ở một mức độ hạn chế, có quyền kiểm soát
việc lựa chọn các thành phần mạng.
5.1.2. Tầng giữa
Là nền tảng hệ thống, nó cung cấp cơ sở hạ tầng của ứng dụng. Nền tảng hệ thống
là một dịch vụ (PaaS) cung cấp sự truy cập đến các hệ điều hành và các dịch vụ có
liên quan nhằm để đưa ra một cách để triển khai các ứng dụng lên đám mây bằng cách
sử dụng các ngôn ngữ lập trình và các công cụ do nhà cung cấp hỗ trợ.
5.1.3. Tầng trên cùng
Là tầng ứng dụng, tầng mà hầu hết mọi người xem như là đám mây. Các ứng dụng
chạy ở đây và được cung cấp theo yêu cầu của những người dùng.
5.2. Lợi ích của điện toán đám mây
Điện toán đám mây được sử dụng phổ biến hiện nay do nó có nhiều ưu điểm như:
- Tốc độ xử lý nhanh, cung cấp cho người dùng những dịch vụ nhanh chóng và
giá thành rẻ dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng tập trung.
- Chi phí đầu tư ban đầu về cơ sở hạ tầng, máy móc và nguồn nhân lực của
người sử dụng điện toán đám mây được giảm đến mức thấp nhất.
- Không còn phụ thuộc vào thiết bị và vị trí địa lý, cho phép người dùng truy cập
và sử dụng hệ thống thông qua trình duyệt web ở bất kỳ đâu và trên bất kỳ thiết
bị nào mà họ sử dụng.
- Chia sẻ tài nguyên và chi phí trên một địa bàn rộng lớn, mang lại các lợi ích
cho người dùng.
- Với độ tin cậy cao, không chỉ dành cho người dùng phổ thông, điện toán đám
mây còn phù hợp với các yêu cầu cao và liên tục của các công ty kinh doanh và
Chương II: Mô hình soa và tiềm năng của điện toán đám mây 32
các nghiên cứu khoa học.
- Khả năng mở rộng được, giúp cải thiện chất lượng các dịch vụ được cung cấp
trên đám mây.
- Khả năng bảo mật được cải thiện do sự tập trung về dữ liệu.
- Các ứng dụng của điện toán đám mây dễ dàng để sửa chữa và cải thiện về tính
năng bởi lẽ chúng không được cài đặt cố định trên một máy tính nào.
5.3. Ứng dụng của điện toán đám mây
5.3.1. Các dịch vụ SaaS
Trong quá trình phát triển phần mềm, chúng ta thường sử dụng các công cụ lưu
trữ, giao tiếp, quản lý,… Trong phần này sẽ giới thiệu một số công cụ như:
- Cá nhân và giao tiếp, có thể sử dụng bộ công cụ miễn phí Email, Cloud Drive,
Cloud Office của Google hoặc Microsoft là có thể thực hiện đầy đủ công cụ
của Email Server, File Server, Data Server,…
- Quản lý dự án, có thể sử dụng Quản lý như: Redmine Online để quản lý dự án
với chi phí thấp mà không cần cài đặt phức tạp, công cụ quản lý code, nếu phát
triển theo nhóm, người dùng không cần cài đặt các công cụ source control quá
phức tạp như SVN, mà có thể sử dụng Online với GitHub, Bitbucket một cách
dễ dàng và thuận lợi. Rất tuyệt vời cho việc phát triển các nhóm nhỏ.
5.3.2. Dịch vụ Flatform (PaaS)
Là dịch vụ hỗ trợ cho các yêu cầu phát triển các sản phẩm phổ biến như CRM,
điều hành tác nghiệp, nhân sự…Ví dụ như dịch vụ Force.com hoặc muốn phát triển
ứng dụng tương tác, chia sẻ qua mạng có thể sử dụng Google App Engine, Facebook
App Engine.
5.3.3. Dịch vụ hạ tầng CNTT (IaaS)
Là dịch vụ cung cấp máy chủ ảo trên mạng với cấu hình tùy theo nhu cầu sử dụng,
điều đó sẽ giúp cho người dùng không phải mua, thuê người quản trị, bảo trì, tốn điện,
tốn chỗ để.
Có thể kể đến các nhà cung cấp IaaS nổi tiếng như Amazon Web Service, RackSpace,
IBM Bluemix, Google Cloud Storage hay các nhà mạng cung cấp tại Việt Nam cũng bắt
đầu cung cấp dịch vụ này như Viettel, FPT Telecom…
6. So sánh điện toán đám mây với điện toán lưới
Điện toán đám mây và điện toán lưới có khả năng mở rộng, được thực hiện thông
qua cân bằng truyền tải của các ứng dụng chạy độc lập trên một loạt các hệ thống hoạt
động kết nối thông qua dịch vụ Web. Phân phối CPU và băng thông mạng khi cần
thiết, dung lượng lưu trữ hệ thống điều chỉnh theo số lượng người sử dụng, số lượng
dữ liệu chuyển giao dựa trên thời gian cụ thể.
Hai loại tính toán liên quan đến đa nhiệm vụ và nhiều bên thuê dịch vụ, đó là
Chương II: Mô hình soa và tiềm năng của điện toán đám mây 33
nhiều người sử dụng có thể thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, truy cập một hoặc
nhiều trường hợp ứng dụng. Nó có thể làm giảm chi phí cơ sở hạ tầng và cải thiện khả
năng chịu tải cao thông qua các nguồn tài nguyên lớn của người sử dụng chia sẻ.
Điện toán đám mây là một gợi ý cho tương lai, là thời điểm chúng ta không tính
toán trên các máy tính cục bộ mà thực hiện tính toán trên các tiện ích tập trung được
điều hành bởi thành phần thứ ba.

Nhanh hơn “lưới”, việc trao đổi


Tốc độ truyền dữ liệu tài nguyên thường thực hiện
(trao đổi các tài bằng đường truyền nội bộ,
nguyên trong lúc thực Tốc độ chậm hơn đám mây, được xây dựng để kết nối giữa
thi) tốc độ thường là mega byte các trung tâm dữ liệu. Tốc độ
có thể lên đến hàng giga
byte
Có khả năng mở rộng. Khi
có nhu cầu sử dụng thêm tài Có khả năng mở rộng, co lại dễ
Khả năng mở rộng nguyên thì hệ thống sẽ tìm dàng và nhanh (theo nhu cầu sử
trên mạng xem hiện có tài dụng)
nguyên nào đáp ứng phù hợp
nhu cầu của mình không
Chủ yếu hướng tới thương mại,
quan tâm đến việc phục vụ nhu
Phạm vi ứng dụng Chủ yếu hướng tới khoa học cầu của khách hàng thông qua
việc cung cấp các dịch vụ theo
nhu cầu của khách hàng

Việc sử dụng tài Cung cấp tài nguyên theo dạng


nguyên thông qua việc tài nguyên thống nhất, người
tìm kiếm các tài nguyên dùng được
Tài nguyên
trên internet, người phép cấu hình tài nguyên theo
dùng không thể cấu hình tài nhu cầu sử dụng
nguyên theo ý muốn
Bất kỳ một hệ điều hành tiêu Một máy ảo có nhiều hệ điều
Hệ điều hành chuẩn nào hành chạy
Chương II: Mô hình soa và tiềm năng của điện toán đám mây 34
Tổ chức phân cấp và ảo hoá Tập trung hoặc có thể uỷ nhiệm
Quản lý người dùng là nền tảng cho bên thứ ba
Quản lý tài nguyên Phân tán Tập trung/ Phân tán

Cấp phát/ Lập lịch Phân tán Tập trung/ Phân tán

Khả năng cộng tác Theo tiêu chuẩn lưới mở Dựa vào dịch vụ Web

Bảng so sánh Grid Computing và Cloud Computing

Đặc trưng Grid computing Cloud computing


Mục đích sử dụng Hợp tác chia sẻ các nguồn Sử dụng dịch vụ
tài nguyên
Tính toán mạnh hơn điện Sử dụng khả năng tính toán
Sức mạnh tính toán toán đám mây, sử dụng khả trong nội bộ của điện toán đám
năng tính toán của internet mây.
Lưu trữ nhiều hơn đám mây,
dùng các giao thức để tìm Khả năng lưu trữ ít hơn “lưới”,
kiếm các tài nguyên thích dùng các trung tâm dữ liệu
Lưu trữ
hợp trên mạng để lưu trong việc lưu trữ
trữ
Chương II: Mô hình soa và tiềm năng của điện toán đám mây 35

6.1. Kết Luận


Điện toán đám mây và điện toán lưới khác nhau trong phương pháp mà họ sử
dụng. Việc so sánh giữa “lưới” và “đám mây” trong thời điểm hiện tại chỉ phản ánh
được phần nào các ưu điểm và khuyết điểm hiện có của chúng. Nhưng cả hai cộng
đồng này vẫn đang không ngừng phát triển để hoàn thiện. Sử dụng các công nghệ này
như thế nào tùy thuộc vào đáp ứng nhu cầu công việc của người sử dụng.
III. GIỚI THIỆU SALEFORCE.COM
1. Khái niệm
Salesforce là một công ty chuyên cung cấp phần mềm điện toán đám mây cho
doanh nghiệp có trụ sở tại Mỹ. Vì thế, đôi khi cái tên Salesforce cũng được dùng
chung cho các phần mềm dành cho doanh nghiệp của hãng này.
Salesforce được thành lập vào năm 1999 bởi Marc Benioff, cựu giám đốc điều
hành của Oracle. Phần lớn doanh thu của công ty tới từ dịch vụ quản lý quan hệ khách
hàng (CRM). Tuy nhiên, Salesforce còn có một loạt ứng dụng doanh nghiệp khác, tập
trung vào dịch vụ khách hàng, tự động hóa marketing, phân tích và phát triển ứng
dụng...
Các dịch vụ CRM của Salesforce bao gồm các mảng như Commerce Cloud, Sales
Cloud, Service Cloud, Data Cloud (bao gồm Jigsaw), Marketing Cloud, Community
Cloud (bao gồm Chatter), Analytics Cloud, App Cloud và IOT. Hiện tại, Salesforce
đang phục vụ hàng trăm nghìn khách hàng doanh nghiệp trên toàn cầu.
2. Các sản phẩm của SALEFORCE

Hình 2.2 SALEFORCE.COM


Salesforce là sản phẩm chính trong nền tảng của Salesforce. Nó cung cấp cho các
doanh nghiệp một giao diện để quản lý các tác vụ, các tình huống và một hệ thống tự
động để định tuyến và theo dõi các sự kiện quan trọng. Cổng thông tin của
Salesforce cũng cung cấp cho doanh nghiệp khả năng theo dõi các vẫn đề diễn ra, đi
kèm với đó là một plugin mạng xã hội cho phép doanh nghiệp tham gia cuộc trò
Chương II: Mô hình soa và tiềm năng của điện toán đám mây 36
chuyện về công ty của họ trên các trang mạng xã hội. Các công cụ phân tích và dịch
vụ khác bao gồm cảnh báo email, tìm kiếm Google và truy cập vào danh sách quyền
lợi, hợp đồng.
2.1. Lightning Platform
Lightning Platform (hay còn gọi là Force.com) cho phép các nhà phát triển tạo ra
những ứng dụng bổ trợ, tích hợp vào ứng dụng Salesforce. Các ứng dụng này sẽ được
lưu trữ trên cơ sở hạ tầng của Salesforce. Hiện tại, nền tảng này đã thu hút được hàng
triệu nhà phát triển.
2.2. Community Cloud
Community Cloud cung cấp cho khách hàng của Salesforce khả năng tạo các
thuộc tính web trực tuyến để cộng tác, hỗ trợ dịch vụ khách hàng, bán hàng theo kênh
và các cổng tùy chỉnh khác. Do được tích hợp chặt chẽ với Sales Cloud, Service
Cloud và App Cloud, Community Cloud có thể được tùy chỉnh một cách nhanh chóng
để cung cấp nhiều thuộc tính web khác nhau.
Ngoài ra trong Community Cloud còn có công cụ Chatter, giúp doanh nghiệp có
thể mau chóng cập nhật và chia sẻ thông tin với khách hàng cũng như các bên liên
quan.
2.3. Work.com
Salesforce mua lại Rypple vào năm 2011 và đổi tên thành Work.com. Đây là một
nền tảng quản lý hiệu suất thông qua việc huấn luyện và phản hồi liên tục giữa quản lý
và nhân viên theo thời gian thực.
2.4. AppExchange
Ra đời năm 2005, AppExchange là một cửa hàng ứng dụng trực tuyến, nơi cung
cấp các ứng dụng của bên thứ ba cho nền tảng Force.com. Các ứng dụng trên cửa
hàng này được cung cấp miễn phí hoặc được bán theo hình thức thuê bao hàng tháng
hoặc hàng năm. AppExchange hiện có hàng chục nghìn ứng dụng với hàng chục triệu
lượt tải về.
Bên cạnh đó, AppExchange còn là nơi khách hàng có thể tìm những đối tác tư vấn
triển khai điện toán đám mây trong hệ thống của mình. Đối tác tư vấn điện toán đám
mây của Salesforce gồm IBM, Accenture và các công ty nhỏ hơn như Cloudeach.
2.5. MyTrailhead
Chính thức đi vào hoạt động từ năm 2019, myTrailhead của Salesforce là một nền
tảng đào tạo trực tuyến có thể được tùy chỉnh cho các nhu cầu cụ thể của khách hàng.
2.6. Blockchain
Nhiệm vụ của Blockchain trong hệ thống của Salesforce là tạo điều kiện xây dựng
mạng blockchain và các ứng dụng blockchain tích hợp với CRM.
3. Các tính năng của SALEFORCE CRM
3.1. Chatter
Chương II: Mô hình soa và tiềm năng của điện toán đám mây 37
Module chatter, nhân viên có thể cập nhật và chia sẻ nhanh chóng các thông tin
với khách hàng và những người liên quan. Công cụ này không chỉ mang đến hiệu quả
làm việc và phối hợp nhanh chóng giữa các nhân viên trong cùng công ty mà còn tạo
mối quan hệ chặt chẽ giữa khách hàng với các bộ phận liên quan.
Các chức năng liên quan đến profile giúp nhân viên kinh doanh có thể đăng tải
những thông tin đầy đủ và thuyết phục nhất về mình bao gồm hình ảnh, năng lực
chuyên môn, kinh nghiệm, học vấn… Nhờ đó, các khách hàng và đối tác liên quan có
thể hiểu rõ hơn về năng lực kinh doanh không chỉ của toàn công ty mà còn của từng
cá nhân mà họ làm việc, từ đó mang đến nhiều hơn các cơ hội bán hàng cho công ty.
3.2. Quản lý khách hàng và thông tin liên hệ
Chức năng quản lý khách hàng và thông tin liên hệ của Salesforce CRM giúp
nhân viên kinh doanh nắm bắt thông tin khách hàng nhanh chóng – bao gồm các lịch
sử giao dịch với khách hàng, thông tin người liên hệ, thông tin liên quan đến khách
hàng, các tương tác qua lại, năng lực tài chính của khách hàng…
Khả năng quản lý tập trung tất cả thông tin khách hàng giúp nhân viên kinh doanh
trong cùng một nhóm vừa có thể hỗ trợ qua lại với nhau, vừa nắm bắt tức thời các
thay đổi xảy ra từ phía khách hàng.
Các thông tin khách hàng lưu trữ có tác dụng như là nguồn tham khảo cho bộ phận
kinh doanh và marketing. Nhân viên có thể theo dõi các hoạt động và lịch sử trao đổi
thông tin với các khách hàng chủ chốt, từ đó giúp xây dựng kế hoạch hành động mới
phù hợp hơn với từng đối tượng khách hàng.
3.3. Marketing và khách hàng tiềm năng
Với Salesforce CRM, các hoạt động marketing (MKT) sẽ được kết nối chặt chẽ
cùng với các hoạt động kinh doanh. Với khả năng quản lý dữ liệu tập trung, từng
chiến dịch MKT được theo dõi sát sao qua mọi giai đoạn.
Nhờ đó, nhận biết được những hoạt động MKT nào mang lại hiệu quả cho công ty
và có những quyết định chính xác cho việc phân bổ ngân sách cho các hoạt động
MKT khác nhau. Công cụ này cũng tích hợp với quảng cáo Google Adwords, Email
Marketing. Ngoài ra còn có chức năng nhận diện và “chấm điểm” các khách hàng
tiềm năng, gia tăng cơ hội kinh doanh.
3.4. Cơ hội bán hàng và báo giá
Mục “Cơ hội bán hàng” của Salesforce CRM thể hiện các chi tiết quan trọng nhất
về các hợp đồng lớn mà nhóm của đang theo, ví dụ như mỗi cơ hội bán hàng có giá trị
bao nhiêu, ai là đối thủ cạnh tranh, thời điểm dự tính ký kết hợp đồng, thỏa thuận
đang được xúc tiến đến bước nào… Với “Opportunities”, có thể theo dõi sát sao các
hợp đồng của mình và gia tăng cơ hội thắng hợp đồng.
3.5. Phân tích, báo cáo và dự báo kinh doanh
Tất cả mọi người, từ nhân viên tới ban quản lý hay nhân viên kinh doanh đều có
Chương II: Mô hình soa và tiềm năng của điện toán đám mây 38
thể thấy được các số liệu kinh doanh chỉ với vài lần click chuột. Điều này giúp người
dùng ra quyết định kinh doanh nhanh và ước lượng doanh số bán hàng trong tương lai
một cách chính xác.
Các doanh nghiệp có thể ước lượng tốt hơn doanh thu mang về và nhu cầu của sản
phẩm, từ đó ban lãnh đạo có thể đưa ra các hoạch định kinh doanh tốt hơn. Với
Salesforce CRM, có thể chắc chắn rằng mình đang hành động trên các dữ liệu có giá
trị và sẽ không gặp các trường hợp trùng lặp về thông tin người liên hệ, công ty khách
hàng hay khách hàng tiềm năng.

Hình 2.3. Tài nguyên điện toán đám mây SALEFORCE

3.6. Thiết lập quản lý quy trình làm việc


Ứng dụng này cho phép ban điều hành không chỉ giám sát hoạt động thường ngày
của nhân viên, loại trừ khả năng phân công các công việc trùng lặp mà còn hỗ trợ phê
duyệt tự động cho cấp quản lý trong quy trình làm việc thông qua các tính năng: tự
động hóa quy trình bán hàng, phê duyệt tự động, phân công công việc linh hoạt, phân
bổ nguồn lực kinh doanh.
3.7. Thư viện thông tin
Thư viện thông tin được tích hợp trong Sales Cloud, giúp người dùng không còn
phải vật lộn với hàng núi thư mục và những email hỗn độn. Với các chức năng web
phổ biến với người dùng như tagging, tìm kiếm, xếp hạng,… giúp nhanh chóng tìm
thấy cái mình cần (ví dụ như file giới thiệu sản phẩm mới nhất, các case study, chia sẻ
kinh nghiệm từ đồng nghiệp…) Quản lý đối tác.
3.8. Hỗ trợ trên thiết bị di động
Bằng khả năng truy cập trên thiết bị di động, có thể ghi nhớ một cuộc điện thoại
cần gọi, phản hồi cho một khách hàng đang quan tâm tới sản phẩm, và truy cập vào
Chương II: Mô hình soa và tiềm năng của điện toán đám mây 39
các thông tin quan trọng như cơ hội bán hàng, các báo cáo dạng hình ảnh mà không
cần phải mở máy tính.
Đang có nhu cầu tìm hiểu phần mềm Salesforce, hay đăng ký ngay để được trải
nghiệm phần mềm MIỄN PHÍ.
3.9. Quản lý đối tác
Các đối tác kinh doanh trung thành có thể gia tăng doanh số bán hàng gián tiếp.
Với chức năng quản lý đối tác, việc hợp tác với các đối tác quan trọng cũng dễ dàng
như hợp tác giữa các bộ phận hoặc cá nhân trong cùng công ty.
Công cụ này cho phép có thể làm việc sát sao hơn với đối tác của mình theo thời
gian thực: Chia sẻ thông tin kinh doanh và theo dõi các công đoạn hợp tác. Giờ đây,
việc xây dựng và quản lý cộng đồng đối tác trung thành trở nên dễ dàng hơn.
IV. MICROSOFT AZURE, GOOGLE VÀ AMAZON
1. Cloud MS Azure
Windows Azure, tên mã Red Dog, là nền tảng cho việc phát triển những ứng dụng
hoạt động trong đám mây. Nói cách khác, Windows Azure là cơ sở cho nền tảng các
dịch vụ Azure (Azure Services Platform), được Microsoft phát triển nhằm mang đến
cho cộng đồng các nhà phát triển ứng dụng cơ hội được xây dựng và cung cấp các
dịch vụ trực tuyến trên nền tảng cơ sở hạ tầng Windows.
1.1. Windows Azure
Windows Azure tách biệt hoàn toàn các ứng dụng chạy trên các lớp hệ điều hành
ứng dụng công nghệ ảo hóa của Microsoft. Điều này cho phép các nhà quản trị không
cần phải nâng cấp từng PC độc lập khi ứng dụng được chỉnh sửa.
1.2. Nền tảng dịch vụ (Azure Services Platform)
Là một giải pháp hoàn thiện cho các doanh nghiệp. Microsoft sẽ lưu trữ các ứng
dụng được xây dựng từ các hãng thứ ba cũng như những dịch vụ Web của chính
Microsoft như là Office Live, Windows Live, Exchange Online, CRM Online, … Kết
hợp chặt chẽ .NET Services (cho lập trình viên), SQL Services (cho cơ sở dữ liệu và
báo biểu), Live Services (cho việc tương tác với các thiết bị người dùng) vào trong
các dịch vụ SharePoint và CRM (cho nội dung doanh nghiệp). Điểm khác biệt giữa
Azure và Azure Services Platform: Windows Azure là một hệ điều hành còn Azure
Services Platform là một sự kết hợp của Azure, lớp các dịch vụ cơ sở hạ tầng và lớp
ứng dụng trực tuyến.
1.3. Fabric Controller
Fabric Controller là gia vị chủ chốt của Windows Azure, đảm nhiệm chức năng
quản lý “vòng đời” của tất cả dịch vụ trực tuyến được triển khai. Công cụ này giúp tổ
chức và tập trung quản lý tại trung tâm dữ liệu theo mô hình chia sẻ nguồn tài nguyên
phần cứng. Điều này cho phép Azure tự động cập nhật ứng dụng chứ không cần phải
cập nhật trực tiếp trên từng PC độc lập.
Chương II: Mô hình soa và tiềm năng của điện toán đám mây 40
1.4. Windows Azure với người sử dụng và lập trình viên
Lập trình viên có thể xây dựng các ứng dụng mới hoặc hiệu chỉnh các ứng dụng
hiện tại cho Windows Azure bằng những công cụ hiện có như Visual Studio,
ASP.Net, .NET Framework và cập nhật thêm một vài công nghệ mới mà Microsoft sẽ
phổ biến trong thời gian sắp tới. .NET Services và SQL Services sẽ cung cấp những
khả năng “hướng đám mây” mới và Azure Tool cho Visual Studio, cung cấp các mẫu
(template) làm nền tảng xây dựng (Azure SDK). Ngoài ra, công cụ “Oslo” mới từ
Microsoft sẽ trợ giúp với các ứng dụng phân phối kiểu mẫu bao gồm một ngôn ngữ
lập trình mới với tên gọi “M.”. Azure cũng sẽ hỗ trợ các công cụ và ngôn ngữ thứ ba
như Eclipse, Ruby, PHP và Python cũng như các tiêu chuẩn và cổng như SOAP,
REST hay XML.
2. Google Cloud
2.1. Giới thiệu
Google Cloud Platform được viết tắt là GCP là một nền tảng của điện toán đám
mây cho phép tổ chức và các doanh nghiệp tạo ra, xây dựng và hoạt động những ứng
dụng của mình tên hệ thống google tạo ra. Những ứng dụng phổ biến của Google sử
dụng Google Cloud Platform hiện đang rất phổ biến chính là: Youtube, Chrome,
Google Apps, Google Maps, Google Search,…
Google Cloud Platform có mục đích giúp người dùng giải quyết tất cả những vấn
đề cần thiết như là: Mobile, Developer, Management, Networking, Computer Engine,
Storage, Big Data,… Từ những lợi ích của Google Cloud platform mang lại thì những
doanh nghiệp này có thể làm những việc khác cần thiết để phát triển doanh nghiệp
hơn mà không cần màng đến những hệ thống bên dưới.
2.2. Những sản phẩm và dịch vụ Google Cloud
Chương II: Mô hình soa và tiềm năng của điện toán đám mây 41

Hình 2.4. Sản phẩm và dịch đám mây MS Azure


Những sản phẩm của Google Cloud:
Google Cloud cung cấp những sản phẩm chính sau đây:
- Big Data: BigQuery, Cloud Dataproc, Cloud Dataflow…
- Services: Translate API, Prediction API…
- Storage: Cloud Storage, Cloud Datastore, Cloud SQL…
- Compute: App Engine, Compute Engine, … Những dịch vụ Google Cloud cấp
cao:
- Dịch vụ IoT (Internet of things hay còn gọi là internet vạn vật): đây chính là dịch
vụ cho phép người dùng có thể dễ dàng quản lý, sử dụng dữ liệu từ những thiết
bị IoT.
- Dịch vụ Cloud Machine Learning Engine (máy tìm kiếm đám mây): được sử
dụng để phát triển ứng dụng AI – trí tuệ nhân tạo. AI đã cho thấy sức mạnh
vượt trội của
mình trong những năm gần đây, AI đã giúp con người xử lý những dữ liệu và
thông tin khổng lồ dễ dàng và đơn giản hơn bao giờ hết.
- Dịch vụ Hadoop và Apache Spark: Bao gồm cả Google Cloud Dataproc: giúp
người dùng quản lý dữ liệu có hệ thống, bảo mật, nhanh hơn và an toàn hơn.
- Dịch vụ Google Big Query: Đây là dịch vụ giúp xử lý và phân tích các tệp dữ
liệu cực kỳ lớn. Nó hoạt động với chức năng truy vấn tương tự cơ sở dữ liệu
SQL truyền thống. Những tệp dữ liệu mà nó xử lý có thể lên đến hàng trăm triệu
terabyte.
2.3. Các tính năng nổi bật Google Cloud
- Tạo ra ứng dụng và dịch vụ mới: Nhanh chóng xây dựng, triển khai và mở rộng
ứng dụng Trên nền tảng web, di động và API. Truy cập nguồn tài nguyên cần
thiết để đạt được yêu cầu về hiệu suất, bảo mật và sự tuân thủ.
- Kiểm tra và xây dựng ứng dụng: Giảm chi phí và thời gian phát triển ứng dụng
bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng đám mây mà có thể dễ dàng mở rộng và co
giãn.
- Lưu trữ và phục hồi dữ liệu: Bảo vệ dữ liệu với mức chi phí hợp lý và ở quy mô
lớn bằng cách di chuyển dữ liệu của hệ thống qua Internet đến kho lưu trữ đám
mây có thể truy cập từ bất cứ đâu và trên mọi thiết bị.
- Phân tích dữ liệu: Đồng bộ dữ liệu của các team, các bộ phận và từ nhiều vị trí
trên Cloud. Sau đó sử dụng các dịch vụ như Machine learning và AI, để phân
tích dữ liệu và đưa ra thông tin cần thiết.
- Stream âm thanh và video: Kết nối với khán giả của mọi nơi, mọi lúc, trên mọi
thiết bị với video chất lượng cao và âm thanh được phân phối với quy mô toàn
Chương II: Mô hình soa và tiềm năng của điện toán đám mây 42
cầu.
- Embed Intelligence: Sử dụng các mô hình thông minh để giúp thu hút khách
hàng và cung cấp những thông tin có giá trị từ dữ liệu được ghi lại.
2.4. Nguyên tắc hoạt động Google Cloud
Điện toán đám mây (Cloud Computing) ngày nay giống như một kỳ tích dành cho
thế giới Internet. Nó cho phép các sản phẩm phần cứng và phần mềm cùng tồn tại từ
xa trong trung tâm dữ liệu nào đó và trên quy mô lớn.
Chúng cùng hoạt động để cung cấp các dịch vụ cụ thể cho người dùng. Những
người dùng, ở mọi cấp độ khác nhau có thể truy cập, quản lý và sử dụng các công cụ
họ yêu cầu thông qua giao diện web. Và điều đó cũng đúng với các dịch vụ của
Google Cloud Platform.
Chưa dừng lại ở đó, người dùng còn có thêm lựa chọn khi làm việc với Google
Cloud Platform nữa. Mỗi dịch vụ đều có sẵn và khá đầy đủ về mọi mặt.
2.5. Công cụ Google Cloud
2.5.1. IaaS
Đây là tầng dưới cùng của mô hình kim tự tháp dịch vụ Cloud Computing. Dịch
vụ này trên nền tảng đám mây của Google cho phép người dùng sử dụng các máy chủ
một cách ảo hoá hoàn toàn. Nghĩa là họ không cần phải tự đầu tư hoặc nhọc công để
quản lý cơ sở hạ tầng máy tính này. Với IaaS, thứ người dùng nhận được là một hạ
tầng có sẵn. Và họ có thể triển khai lên đó bất cứ thứ gì họ muốn. Thông thường,
người dùng sẽ chọn giải pháp IaaS trên Google Cloud Platform khi khối lượng công
việc là tạm thời, thử nghiệm.
2.1.2. PaaS
Là tầng tiếp theo của mô hình kim tự tháp. Nó được xây dựng trên mô hình IaaS.
Người dùng vừa sử dụng phần hạ tầng của mô hình IaaS. Đồng thời họ cũng sử dụng
các công cụ khác phục vụ cho việc phát triển dự án như các hệ điều hành, phần
mềm,... Ở Google Cloud Platform, tất cả yếu tố này đều có sẵn. Và họ chỉ việc lựa
chọn những thứ cần cho dự án của mình mà thôi.
2.1.3. SaaS
Là đỉnh trên cùng của kim tự tháp. Với mô hình SaaS, mọi thứ dường như đơn
giản và tối ưu nhất có thể dành cho người dùng. Họ sẽ không cần phải cài đặt cấu hình
phức tạp. Mọi thứ đều được thao tác thông qua các giao diện web trực quan. Google
Cloud Platform và những nền tảng khác đã tối ưu hoàn toàn những trải nghiệm của
Chương II: Mô hình soa và tiềm năng của điện toán đám mây 43
người dùng. Họ chỉ cần đăng nhập để truy cập các tài nguyên mà giải pháp cụ thể
cung cấp.
Hình 2.5. Công cụ đám mây MS Azure
Chương II: Mô hình soa và tiềm năng của điện toán đám mây 44

2.1.4. VPS Google


VPS được viết tắt của cụm từ Virtual Private Server. Hiểu một cách đơn giản
nhất, đây chính là máy chủ ảo, được tạo ra từ việc phân chia một máy chủ vật lý thành
nhiều máy chủ khác nhau có tính năng và hoạt động giống như một máy chủ riêng
biệt.
Cách thức hoạt động của nó dựa trên việc chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý ban
đầu. Mỗi VPS là một hệ thống riêng, có CPU xử lý riêng, có dung lượng RAM và ổ
cứng lưu trữ tách biệt, người dùng có toàn quyền quản lý “Root” và cập nhật, restart
hệ thống bất cứ lúc nào họ muốn. Hiện nay, VPS google đang được các doanh nghiệp
và cá nhân ưu tiên lựa chọn sử dụng bởi khả năng vượt trội kèm tính bảo mật, backup
tuyệt vời của nó, có thể kể đến các loại hình kinh doanh như:
- Sử dụng để làm máy chủ game (game server), tuy nhiên chỉ là những game có
lượng truy cập vừa phải, không quá lớn.
- Lưu trữ website (tất cả các loại website dịch vụ như bán hàng, tin tức, diễn đàn,
thương mại điện tử….).
- Làm hệ thống email cho doanh nghiệp.
- Tạo các môi trường ảo để các lập trình, nghiên cứu, thí nghiệm, phân tích dữ
liệu….
- Chạy các chương trình quảng cáo, sự kiện, truyền thông trực tiếp…
- Phát triển các loại platform, lưu trữ các dữ liệu như hình ảnh, tài liệu, video…
3. Amazon Cloud
3.1. Giới thiệu
Vào năm 2006, Amazon Web Services (AWS) bắt đầu cung cấp các dịch vụ cơ sở
hạ tầng CNTT cho các doanh nghiệp dưới hình thức dịch vụ web nay thường được gọi
là điện toán đám mây. Một trong những lợi ích chính của điện toán đám mây là cơ hội
thay thế chi phí cơ sở hạ tầng trả trước bằng các khoản phí không cố định ở mức thấp
có khả năng thay đổi quy mô theo hoạt động kinh doanh của. Với Đám mây, doanh
nghiệp không còn cần phải lên kế hoạch và mua máy chủ cũng như các cơ sở hạ tầng
CNTT khác trước nhiều tuần hay nhiều tháng. Thay vào đó, họ có thể ngay lập tức
đăng ký hàng trăm hoặc hàng nghìn máy chủ chỉ trong vài phút và mang lại kết quả
nhanh hơn.
AWS – Amazon Web Services từ lâu đã được coi là “Gã khổng lồ” trong việc
triển khai nền tảng dịch vụ điện toán đám mây, khi mà thị phần của nó còn lớn hơn thị
phần của 4 đối thủ kế tiếp là Microsoft, Google, IBM và Alibaba cộng lại.
Chương II: Mô hình soa và tiềm năng của điện toán đám mây 45

Hình 2.6. Điện toán đám mây Amazon

3.2. Ưu điểm nổi bật Amazon


3.2.1. Đầy đủ chức năng nhất
AWS có nhiều dịch vụ hơn và nhiều tính năng hơn trong các dịch vụ đó, hơn bất
kỳ nhà cung cấp đám mây nào khác từ các công nghệ cơ sở hạ tầng như máy tính, ổ
đĩa lưu trữ và cơ sở dữ liệu đến các công nghệ mới nổi, như machine learning và trí
tuệ nhân tạo, kho dữ liệu và phân tích, và Internet of Things. Điều này giúp chuyển
các ứng dụng hiện có của nhà cung cấp lên đám mây nhanh hơn, dễ dàng hơn và hiệu
quả hơn về chi phí cũng như xây dựng gần như mọi thứ có thể hình dung.
AWS cũng có chức năng sâu nhất trong các dịch vụ đó. Ví dụ, AWS cung cấp
nhiều loại cơ sở dữ liệu nhất được xây dựng có mục đích cho các loại ứng dụng khác
nhau để có thể chọn công cụ phù hợp cho công việc để có chi phí và hiệu suất tốt
nhất.
3.2.2. Cộng đồng khách hàng và đối tác lớn nhất
AWS có cộng đồng lớn và linh hoạt nhất với hàng triệu khách hàng hoạt động và
hàng chục ngàn đối tác trên toàn cầu. Khách hàng trên hầu hết các ngành công nghiệp
thuộc mọi quy mô, bao gồm công ty khởi nghiệp, doanh nghiệp và tổ chức công, đang
chạy mọi trường hợp sử dụng có thể diễn ra trên AWS. Mạng lưới đối tác AWS
(APN) bao gồm hàng nghìn đơn vị tích hợp hệ thống chuyên về dịch vụ AWS và hàng
chục nghìn nhà cung cấp phần mềm độc lập (ISV) điều chỉnh công nghệ của mình để
hoạt động trên AWS.
3.2.3. Bảo mật nhất
AWS được thiết kế để trở thành môi trường điện toán đám mây bảo mật và linh
hoạt nhất hiện nay. Cơ sở hạ tầng cốt lõi của chúng tôi được xây dựng để đáp ứng các
yêu cầu bảo mật cho quân đội, ngân hàng toàn cầu và các tổ chức khác với mức độ
nhạy cảm cao. Điều này được hỗ trợ bởi một bộ công cụ bảo mật trên đám mây
Chương II: Mô hình soa và tiềm năng của điện toán đám mây 46
chuyên sâu, với 230 tính năng cũng như dịch vụ bảo mật, tuân thủ và quản trị. AWS
hỗ trợ 90 tiêu chuẩn bảo mật và chứng nhận tuân thủ. Tất cả 117 dịch vụ AWS lưu trữ
dữ liệu khách hàng đều cung cấp khả năng mã hóa các dữ liệu đó.
3.2.4. Tốc độ đổi mới nhanh nhất
Với AWS, có thể tận dụng các công nghệ mới nhất để thử nghiệm và đổi mới
nhanh hơn. Chúng tôi liên tục đẩy nhanh tốc độ đổi mới để phát minh ra các công
nghệ hoàn toàn mới mà có thể sử dụng để chuyển đổi doanh nghiệp của mình. Ví dụ,
vào năm 2014, AWS đã tiên phong trong không gian điện toán không có máy chủ với
việc ra mắt AWS Lambda, cho phép các nhà phát triển chạy mã của họ mà không cần
cung cấp hoặc quản lý máy chủ. Và AWS đã xây dựng Amazon SageMaker, một dịch
vụ machine learning được quản lý hoàn toàn, trao quyền cho các nhà phát triển và nhà
khoa học mỗi ngày sử dụng machine learning mà không cần bất kỳ kinh nghiệm nào
trước đó.
3.2.5. Chuyên môn vận hành đã được chứng minh là tốt nhất
AWS có kinh nghiệm, sự trưởng thành, độ tin cậy, bảo mật và hiệu suất chưa từng
có mà có thể tin tưởng cho các ứng dụng quan trọng nhất của mình. Trong hơn 15
năm, AWS đã cung cấp dịch vụ đám mây cho hàng triệu khách hàng trên toàn thế
giới, phục vụ nhiều trường hợp sử dụng đa dạng. AWS có nhiều kinh nghiệm vận
hành nhất, trên quy mô lớn hơn so với bất kỳ nhà cung cấp đám mây nào.
3.3. Các dịch vụ cơ bản
Amazon Web Services (AWS) là nền tảng đám mây toàn diện và được sử dụng
rộng rãi nhất, cung cấp trên 165 dịch vụ đầy đủ tính năng từ các trung tâm dữ liệu trên
toàn thế giới. Hàng triệu khách hàng bao gồm các công ty khởi nghiệp tăng trưởng
nhanh nhất, các tập đoàn lớn nhất cũng như các cơ quan hàng đầu của chính phủ đều
tin tưởng vào AWS để phát triển cơ sở hạ tầng, trở nên linh hoạt hơn và giảm chi phí.
Dưới đây là những dịch vụ chính mà Amazon Web Services cung cấp:
- Compute: Tính toán
- Storage: Lưu trữ
- Networking & Content Delivery: Phân phối mạng và nội dung
- Management Tools: Các công cụ quản lý
- Developer Tools: Các Công cụ phát triển
- Analysis: Phân tích
- Customer Engagement: Cam kết khách hàng
- Application Intergration: Tích hợp ứng dụng
- Business Productivity: Năng suất nghiệp vụ
- Công nghệ thực tế ảo (AR & VR)
- Machine Learning: Học máy
- Desktop & App Streaming: Ứng dụng máy tính và Streaming
Chương II: Mô hình soa và tiềm năng của điện toán đám mây 47
- Mỗi dịch vụ trên lại chia ra các dịch vụ nhỏ hơn, tuỳ theo nhu cầu của doanh
nghiệp.
- Dịch vụ máy chủ đám mây (Amazon EC2)
- Dịch vụ lưu trữ gồm dịch vụ lưu trữ đơn giản (Amazon Simple Storage Service
– S3), lưu trữ theo khối (Amazon Elastic Block Storage – EBS), lưu trữ theo
file (Amazon Elastic File System – EFS)
- Dịch vụ cân bằng tải (Amazon Elastic Load Balancing)
3.4. Thị phần điện toán đám mây Amazon
Năm 2018, thị trường dịch vụ điện toán đám mây phát triển mạnh khi các doanh
nghiệp chi đến 70 tỷ USD cho các dịch vụ cloud.

Hình 2.7. Thị phần đám mây Amazon trên toàn thế giới

- Amazon chiếm 35% thị phần


- Microsoft: 15%
- Google: 7%
- IBM: 7%
- Alibaba: 5%
Chương II: Mô hình soa và tiềm năng của điện toán đám mây 48

3.4.1. Nền tảng AWS đáp ứng hầu hết mọi nhu cầu sử dụng
Hơn 60 dịch vụ sẽ sẵn sàng chỉ sau một vài thao tác với AWS, từ việc lưu trữ dữ
liệu đến các công cụ triển khai, thư mục để phân phối nội dung,… Các dịch vụ mới
được cung cấp nhanh chóng, không cần chi phí vốn trả trước, cho phép các doanh
nghiệp đã hoạt động lâu năm, các doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp vừa
và nhỏ cũng như khách hàng trong khu vực nhà nước tiếp cận các khối hợp nhất cần
thiết để đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu kinh doanh thay đổi.
3.4.2. Tính năng chuyên sâu của AWS là gì?
Sau gần một thập kỷ hợp tác chặt chẽ với nhiều tổ chức như Pinterest, GE và
MLB, Amazon Web Services cho phép khách hàng cộng tác theo cách hoàn toàn mới.
Các tính năng chuyên sâu chẳng hạn như hệ thống các công cụ cơ sở dữ liệu, cấu hình
máy chủ, mã hóa và công cụ dữ liệu mạnh mẽ cho phép tập trung vào hoạt động kinh
doanh cốt lõi của mình chứ không phải tập trung vào cơ sở hạ tầng bảo vệ hay hệ
thống làm mát.
Nếu chưa rõ về AWS là gì hay các tính năng chuyên sâu liên quan, có thể liên hệ
nhà cung cấp dịch vụ và sẽ nhanh chóng nhận được câu trả lời.
3.4.3. Tính bảo mật mạnh mẽ hơn nền tảng máy chủ vật lý
Tính bảo mật trong đám mây được công nhận là tốt hơn so với nền tảng máy chủ
vật lý. Sự công nhận và chứng nhận bảo mật rộng rãi, mã hóa dữ liệu khi ngừng hoạt
động lẫn khi chuyển tiếp, các mô đun bảo mật phần cứng và bảo mật vật lý mạnh mẽ
đều góp phần tạo ra một cách quản lý cơ sở hạ tầng CNTT của doanh nghiệp an toàn
hơn.
3.4.4. Tầm nhìn sâu rộng về tuân thủ và quản lý
Kiểm soát, kiểm tra và quản lý định danh, cấu hình và cách sử dụng là một phần
quan trọng trong cấu trúc hạ tầng CNTT ngày nay. Với Amazon Web Services, những
tính năng này được tích hợp sẵn trong nền tảng giúp đáp ứng các yêu cầu về tuân thủ,
quản lý và luật định của mình.
3.4.5. Tính năng tích hợp
Lựa chọn giữa đầu tư vào cơ sở hạ tầng như hiện tại với chuyển SANS đám mây
không phải là một quyết định dễ dàng. Nhiều doanh nghiệp thậm chí còn chưa rõ
AWS là gì và AWS có ứng dụng như thế nào cho doanh nghiệp. Các tính năng chuyên
sâu, kết nối chuyên biệt, liên kết danh tính và các công cụ tích hợp cho phép doanh
nghiệp chạy các ứng dụng “lai” trên các dịch vụ tại chỗ và đám mây, vô cùng hữu ích
cho doanh nghiệp.
3.4.6. Mạng lưới AWS các khu vực và vị trí máy chủ trên toàn cầu
AWS lan truyền các dịch vụ của mình trên khắp thế giới và có hàng triệu khách
hàng. Cơ sở hạ tầng toàn cầu của AWS đang mở rộng để khách hàng hoặc người dùng
Chương II: Mô hình soa và tiềm năng của điện toán đám mây 49
cuối cùng có khả năng nhận được kết quả với thông lượng cao hơn và độ trễ thấp hơn
và cũng để đảm bảo rằng dữ liệu khách hàng vẫn còn trong không gian hoặc khu vực
mong muốn mà họ chỉ định. Các khu vực AWS và các Vùng sẵn có có số lượng lớn
trên toàn thế giới. Mỗi khu vực bao gồm nhiều địa điểm, được đặt tên là Vùng sẵn có.
AWS có 42 Vùng sẵn có ở 16 vị trí địa lý trên toàn cầu.
3.5. Giải pháp Amazon
3.5.1. Tạo máy chủ lưu trữ cho ứng dụng
Sử dụng cơ sở hạ tầng theo yêu cầu ổn định để đem đến sức mạnh cho các ứng
dụng của, từ các ứng dụng có máy chủ lưu trữ nội bộ đến SaaS.
3.5.2. Sao lưu và Lưu trữ
Lưu trữ dữ liệu và xây dựng các giải pháp sao lưu đáng tin cậy bằng cách sử dụng
các dịch vụ lưu trữ dữ liệu giá cả hợp lý của AWS.
3.5.3. Hệ thống công nghệ thông tin doanh nghiệp
Tạo máy chủ lưu trữ cho ứng dụng CNTT bên trong hoặc bên ngoài trong môi
trường bảo mật của AWS.
3.5.4. Cơ sở dữ liệu
Tận dụng nhiều giải pháp cơ sở dữ liệu có khả năng thay đổi quy mô linh hoạt, từ
phần mềm có cơ sở dữ liệu doanh nghiệp được lưu trữ trên máy chủ đến các giải pháp
cơ sở dữ liệu phi quan hệ.
3.5.5. Phân phối nội dung
Phân phối nội dung đến người dùng cuối trên toàn thế giới một cách nhanh chóng
và dễ dàng với mức chi phí thấp và tốc độ truyền dữ liệu cao.
V. THÁCH THỨC VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
1. Thách thức
Là xu thế của thời đại công nghệ hiện đại, điện toán đám mây là một phần của nền
tảng cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Cho đến thời điểm hiện tại, điện toán đám mây
được ứng dụng mạnh mẽ hơn bao giờ hết, trở thành một trong những động lực cho sự
phát triển công nghệ thông tin, ảnh hưởng lớn đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội
như giáo dục, công nghiệp…
Với việc sử dụng điện toán đám mây góp phần giúp cho các ứng dụng công nghệ
không còn phải lệ thuộc vào mạng hạ tầng, người dùng có thể tiết kiệm được chi phí
đầu tư và hệ thống phần cứng. Tốc độ tăng trưởng của dịch vụ đám mây ngày càng
lớn mạnh, cùng với đó chính là việc doanh nghiệp phải phát triển hệ thống điện toán
đám mây mạnh mẽ hơn, các trung tâm dữ liệu ảo cũng cần được đầu tư để phục vụ
cho khả năng tương tác lẫn nhau giữa các thiết bị.
Thực tế, điện toán đám mây chỉ trong một thời gian ngắn đã chi phối và được đưa
vào ứng dụng với nhiều lĩnh vực khác nhau, được kiểm soát tốt hơn thông qua đường
truyền internet như: các thiết bị giám sát, thiết bị y tế, trường học và các hoạt động
Chương II: Mô hình soa và tiềm năng của điện toán đám mây 50
của các doanh nghiệp.

Hình 2.8. Hướng phát triển điện toán đám mây nhờ Internet

Nghiên cứu thị trường của nhiều đơn vị thiết bị công nghệ cho thấy điện toán đám
mây sẽ được ứng dụng phổ biến hơn nữa, dự tính sẽ bao phủ toàn bộ thị trường trong
khoảng thời gian ngắn và giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí, hoạt
động trao đổi thông tin dữ liệu bảo mật cao hơn.
Phát triển điện toán đám mây tại Việt Nam – còn nhiều thách thức
Không nằm ngoài xu thế chung của ngành công nghệ thông tin thế giới, Việt Nam
đang dần tiếp cận dịch vụ đám mây thông qua các dự án của một số doanh nghiệp
nước ngoài như Microsoft, Intel… Công nghệ này được coi là giải pháp cho những
vấn đề mà nhiều công ty đang gặp phải như thiếu năng lực công nghệ thông tin, chi
phí đầu tư hạn chế… Hầu hết các nhà lãnh đạo công nghệ thông tin đều khá kỳ vọng
khi nhận định về công nghệ này.
2. Xu hướng phát triển
2.1. Máy chủ ảo Cloud Server dẫn đầu xu hướng
So với các hệ thống máy chủ lưu trữ thông tin, dữ liệu truyền thống nhiều khuyết
điểm trước kia. Cloud Server được đánh giá rất cao là sự lựa chọn ưu việt không chỉ
trong những năm gần đây mà cả trong năm 2020 hay lâu dài hơn nữa. Thực tế, hệ
thống dịch vụ đám mây này có nhiều ưu điểm nổi trội. Chúng cho phép người dùng có
thể truy cập từ xa để sử dụng mọi dịch vụ phần mềm và lưu trữ dữ liệu.
Lý do là vì chúng có một hệ thống các tài nguyên được trải rộng giữa nhiều máy
chủ trong trung tâm dữ liệu. Ngoài ra, Cloud Server còn có tính năng tính toán mạnh
mẽ. Chúng thậm chí còn sở hữu nhiều ưu điểm và linh hoạt hơn so với máy chủ vật lý
Chương II: Mô hình soa và tiềm năng của điện toán đám mây 51
truyền thống. Việc đầu tư Cloud Server giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều
chi phí khác trong hoạt động. Từ đó, ngân sách, kế hoạch vốn của cũng ít tốn kém
hơn.
2.2. Tăng trưởng nhanh chóng trong xu hướng lưu trữ dữ liệu
Khi các cá nhân và tổ chức đang chuẩn bị bước vào hệ sinh thái trên điện toán
đám mây. Xu hướng tăng dung lượng lưu trữ đám mây cũng phát triển nhanh chóng.
Chúng dần trở nên hoàn hảo hơn để theo kịp sự chuyển đổi mô hình của ngày càng
nhiều trong các doanh nghiệp. Trong vài năm nữa, các nhà cung cấp dịch vụ điện toán
đám mây có khả năng mang lại sự tăng trưởng tốt cho những dữ liệu trực tuyến. Việc
này được thực hiện thông qua các thiết bị được chế tạo cho công suất lớn hơn.
Đồng thời, nhờ có sự phát triển dữ liệu đa dạng, đáp ứng được nhiều yêu cầu này.
Các doanh nghiệp lớn có thể truy cập vào kho dữ liệu lớn nhanh hơn. Từ đó, việc
chạy phân tích liền mạch và tạo thông tin chi tiết về mọi thứ mà họ muốn hiệu quả, dễ
dàng hơn. Còn đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn, chúng cũng đáp ứng được rất tốt.
Và điều này tương đương với việc giá thành lưu trữ cũng sẽ thấp hơn, tiết kiệm.
2.3. Tăng cường sử dụng các giải pháp ứng dụng công nghệ đám mây
Với ưu điểm là mô hình hoạt động đơn giản, điện toán đám mây tạo nhiều điều
kiện dễ dàng hơn cho khách hàng. Vì thế, nhiều doanh nghiệp có thể trong tương lai
sẽ tích hợp các giải pháp dựa trên đám mây để có thể truy cập các dịch vụ khách hàng.
Đặc biệt, những môi trường đám mây SaaS ngày càng chiếm lĩnh thị trường mạnh mẽ.
Bởi, một số ứng dụng hiện có đã được hiện đại hóa và có ứng dụng SaaS thay thế
mạnh mẽ. Một điểm sáng nữa là, các nhà cung cấp dịch vụ cũng đang phát triển các
công cụ để tích hợp riêng cho các ngành, lĩnh vực cụ thể. Qua đó, sáng tạo ra đám
mây có các ứng dụng SaaS hấp dẫn, đa dạng hơn.
Trong tương lai, SaaS và IaaS là những nền tảng được dự báo sẽ ngày càng phát
triển mạnh. Do chúng sở hữu nhiều tính linh hoạt và thân thiện với người dùng trong
việc phát triển ứng dụng hơn hẳn.
2.4. IoT phát triển đồng bộ với lưu trữ dữ liệu
Internet of Things (IoT) đang dần hoàn thiện và đồng bộ trên công nghệ điện toán
đám mây. Đây thực sự là một bước tiến với hàng triệu thiết bị mới được kết nối mỗi
tuần. Nhờ có nó, mọi sự lưu trữ dữ liệu cần thiết để phù hợp với môi trường kỹ thuật
số này trong tương lai có cơ hội tăng trưởng nhảy vọt hơn.
Chương II: Mô hình soa và tiềm năng của điện toán đám mây 52
IoT có liên quan mật thiết đến công nghệ điện toán đám mây. Vì thế có thể giúp
giảm bớt gánh nặng về băng thông. Đồng thời, các ứng dụng tập trung cũng nhẹ
nhàng hẳn. Việc này có khả năng thông qua truyền các dữ liệu phân tích đến các vị trí
tập trung so với việc lưu trữ dữ liệu thô. Và IoT hứa hẹn mang đến cho các doanh
nghiệp một lợi ích là giảm thiểu chi phí công nghệ tối đa. Ngoài ra, mạng cũng nhanh
hơn, thời gian phản hồi cực tốt.

Hình 2.9. IOT (Internet Of Things) trong điện toán đám mây
Chương II: Mô hình soa và tiềm năng của điện toán đám mây 53

Câu hỏi và bài tập


1. Đặc điểm của mô hình SOA? Mô hình SOA với điện toán đám mây giống và khác
nhau ở điểm nào?
2. Điện toán MS Azure với Google có những điểm gì giống nhau? Lợi thế của
Google là gì?
3. Những tìm năng phát triển điện toán đám mây ở Việt Nam như thế nào? Ứng
dụng vào những lĩnh vực nào ở Việt Nam?
Chương III: Công nghệ ảo hóa 42

Chương III: CÔNG NGHỆ ẢO HÓA


Mục tiêu:
- Trình bày được lịch sử ảo hóa, đặc điểm nổi bật của ảo hóa;
- Phân loại được các loại ảo hóa.
Nội dung chương:
I. LỊCH SỬ ẢO HÓA
1. Giới thiệu
Theo nghĩa rộng nhất, ảo hóa là quá trình tạo ra một bản sao ảo của một thực thể
nào đó. Ảo trong trường hợp này có nghĩa là một cái gì đó rất giống với bản gốc,
giống đến nỗi mà hầu như không thể phân biệt được nó với bản gốc, hầu như giống
nhau hoàn toàn.

Hình 3.1. Công nghệ ảo hóa trong điện toán đám mây

Ảo hóa là một thiết kế nền tảng kỹ thuật cho tất cả các kiến trúc điện toán đám
mây. Điện toán đám mây đề cập chủ yếu đến nền tảng ảo hóa. Ảo hóa là công nghệ
được thiết kế để tạo ra tầng trung gian giữa hệ thống phần cứng máy tính và phần
mềm chạy trên nó. Ảo hóa cho người dùng thấy các máy chủ, thiết bị lưu trữ, và phần
cứng khác được coi là một khối tổng thể các nguồn lực hơn là các hệ thống rời rạc, do
đó những nguồn tài nguyên này có thể được phân bổ theo yêu cầu. Trong điện toán
đám mây, công nghệ ảo hóa máy chủ được quan tâm hàng đầu, ở đó một máy vật lý
đơn lẻ có thể tạo thành nhiều máy ảo độc lập. Mỗi một máy ảo đều có một thiết lập
nguồn hệ thống riêng lẻ, hệ điều hành riêng và các ứng dụng riêng.
Chương III: Công nghệ ảo hóa 43

2. Mục đích của ảo hóa


- Mục đích đầu tiên của ảo hóa là sử dụng triệt để tài nguyên phần cứng, hạn chế
tối đa sự lãng phí bằng cách giảm số lượng thiết bị vật lý cần thiết.
- Thứ hai là Availability, nghĩa là giúp các ứng dụng hoạt động liên tục, không bị
gián đoạn, không xảy ra tình trạng trễ thời gian khi phần cứng gặp sự cố, khi nâng
cấp hoặc di chuyển.
- Thứ ba là Scalability, khả năng tùy biến, linh hoạt thu hẹp hay mở rộng mô hình
server một cách dễ dàng hơn mà không làm ảnh hưởng đến ứng dụng.
- Cuối cùng là Management, khả năng quản lý tập trung nhờ vào việc tạo nhiều bản
sao của tài nguyên.
3. Lợi ích việc ảo hóa
3.1. Tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường
Di chuyển các máy chủ vật lý thành các máy ảo và hợp nhất chúng vào số lượng ít
các máy chủ vật lý hơn sẽ giúp giảm chi phí điện và chi phí làm mát hàng tháng trong
trung tâm dữ liệu.
3.2. Máy chủ hoạt động nhanh hơn
Ảo hóa máy chủ cho phép khả năng mở rộng hoặc thu hẹp quy mô trong quá trình
triển khai hệ thống tại thời điểm có nhu cầu. Có thể nhanh chóng sao chép một gold
image, master template, hoặc virtual machine hiện có để có thể khởi chạy ngay một
máy chủ trong thời gian ngắn.
3.3. Tăng thời gian hoạt động
Hầu hết các nền tảng ảo hóa máy chủ hiện nay cung cấp một số tính năng nâng
cao mà máy chủ vật lý không có, giúp cải thiện tính liên tục của doanh nghiệp và tăng
thời gian làm việc. Mặc dù tên các tính năng của nhà cung cấp có thể khác nhau,
nhưng chúng thường là các tính năng sau đây: live migration, storage migration, fault
tolerance, high availability, và distributed resource scheduling.
Những công nghệ cung cấp khả năng phục hồi nhanh chóng từ các sự cố cúp điện
không có kế hoạch. Khả năng di chuyển một máy ảo từ máy chủ này SANS máy chủ
khác nhanh chóng và dễ dàng có lẽ là một trong những lợi ích lớn nhất của ảo hóa,
giúp ảo hóa được sử dụng rộng rãi. Khi công nghệ tiếp tục phát triển đến mức có thể
thực hiện di chuyển đường dài, chẳng hạn như có thể di chuyển máy ảo từ trung tâm
dữ liệu này sang trung tâm dữ liệu khác bất kể độ trễ mạng.
Chương III: Công nghệ ảo hóa 44

3.4. Cải thiện sự cố khôi phụ dữ liệu


- Máy ảo cung cấp cho tổ chức ba thành phần quan trọng trong việc xây dựng một
giải pháp khắc phục các sự cố.
- Là khả năng trừ tượng phần cứng máy tính. Bằng cách loại bỏ sự phụ thuộc vào
một nhà cung cấp phần cứng hoặc mô hình máy chủ cụ thể, một disaster
recovery site không còn cần phải giữ phần cứng giống nhau để phù hợp với môi
trường sản xuất và IT có thể tiết kiệm tiền bằng cách mua phần cứng rẻ hơn.
- Bằng cách hợp nhất các máy chủ thành ít các máy vật lý hơn trong sản xuất, một
tổ chức có thể dễ dàng tạo ra một trang web nhân bản có giá cả phải chăng.
- Hầu hết các nền tảng ảo hóa máy chủ doanh nghiệp đều có phần mềm có thể
giúp tự động chịu lỗi khi xảy ra thảm họa. Các phần mềm tương tự cũng cung
cấp một cách để kiểm tra và chuyển đổi dự phòng khi gặp sự cố, có thể thử
nghiệm kế hoạch chuyển đổi dự phòng của mình sẽ hoạt động hiệu quả như thế
nào trong thực tế, giúp chuẩn bị tốt hơn cho những sự cố bất ngờ trong tương lai.
3.5. Ít nhiệt tích tụ
Ảo hóa máy chủ sẽ giúp sử dụng ít phần cứng vật lý hơn. Sử dụng ít phần cứng vật
lý hơn do đó nhiệt lượng tỏa ra sẽ ít hơn. Ít nhiệt lượng tỏa ra hơn trong trung tâm dữ
liệu sẽ làm giảm đi một loạt các vấn đề phát sinh do nhiệt độ cao.
3.6. Giảm chi phí
Phần cứng thường chiếm mức chi phí cao nhất trong trung tâm dữ liệu do đó nếu
giảm được số lượng phần cứng được sử dụng tức đã giảm được đáng kể chi phí.
Ngoài ra còn tiết kiệm chi phí hơn nữa bởi downtime ít đi, bảo trì dễ dàng hơn, ít điện
năng tiêu thụ hơn.
3.7. Sao lưu dễ dàng hơn
Không những sao lưu toàn bộ máy chủ ảo, có thể sao lưu nhanh các máy ảo của
mình. Các máy ảo này có thể được chuyển từ máy chủ này SANS máy chủ khác và
triển khai lại dễ dàng và nhanh chóng. Snapshot có thể được chụp lại nhiều lần trong
ngày, đảm bảo dữ liệu được cập nhật hơn nhiều. Và bởi vì việc kích hoạt một
snapshot thậm chí còn nhanh hơn việc khởi động máy chủ nên thời gian trễ được cắt
giảm đáng kể.
3.8. Di chuyển lên đám mây dễ dàng hơn
Sử dụng máy ảo giúp gần gũi hơn với môi trường đám mây toàn diện. Thậm chí có
thể có thể triển khai các máy ảo và từ trung tâm dữ liệu để tạo ra một cơ sở hạ tầng
dựa trên đám mây mạnh mẽ. Ngoài các máy ảo thực tế, công nghệ ảo hóa giúp gần gũi
hơn với tư duy dựa trên đám mây, giúp việc chuyển đổi trở nên dễ dàng hơn.
Chương III: Công nghệ ảo hóa 45

3.9. Kết luận


Ảo hóa là công nghệ cho phép từ một máy chủ vật lý có thể tạo nhiều máy ảo độc
lập. Mỗi máy ảo là môt hệ thống riêng biệt, có phần cứng (ảo), hệ điều hành riêng và
các ứng dụng riêng.
Ảo hóa làm tăng tính linh hoạt, khả năng mở rộng hệ thống, đồng thời tiết kiệm
đáng kể chi phí. Máy chủ được triển khai nhanh hơn, giúp nâng cao hiệu suất sử dụng
phần cứng, nhiều tác vụ quản lý hệ thống được tự động hóa giúp giảm chi phí vận
hành và bảo dưỡng.
Các lợi ích bổ sung bao gồm:
- Giảm chi phí ban đầu và chi phí hoạt động.
- Đơn giản hóa, tự động hóa việc quản lý trung tâm dữ liệu, cho phép bộ phận IT
tập trung vào những ứng dụng và dịch vụ mới mang lại lợi ích cho người dùng
và tổ chức.
- Tăng tính linh hoạt của hệ thống, cho phép di chuyển máy chủ mà không gây
ảnh hưởng đến các ứng dụng và dịch vụ đang chạy trên các máy chủ. Cung cấp
các ứng dụng và tài nguyên nhanh hơn.
- Giảm thiểu hoặc loại bỏ thời gian dừng hệ thống cho các nhiệm vụ bảo trì thông
thường: nâng cấp phần cứng, cập nhật hệ điều hành, phần mềm,…
4. Các phương pháp phổ biến ảo hóa
4.1. Ảo hóa Type 1
Hình thức ảo hóa này được chạy trực tiếp trên phần cứng của máy chủ, cho tốc độ
xử lý nhanh do được tối ưu để sử dụng tài nguyên máy chủ. Các sản phẩm điển hình
như ESXi của VMware, XenServer của Citrix hay Hyper-V của Microsoft.

Hình 3.2. Công nghệ ảo hóa Type 1


Chương III: Công nghệ ảo hóa 46

4.2. Ảo hóa Type 2


Hình thức ảo hóa được xây dựng trên nền Hệ điều hành và phần mềm có sẵn với
các sản phẩm thông dụng như VMWare Workstation, Microsoft Virtual PC hay
Oracle VitualBox…

Hình 3.2. Công nghệ ảo hóa Type 2

II. ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA ẢO HÓA


Một hệ thống ảo hóa có 4 thành phần chính sau đây:
- Tài nguyên vật lý chính (Host): Máy chủ vật lý, CPU, RAM, ổ đĩa cứng, card
mạng… Nhiệm vụ là phân chia tài nguyên cho các máy ảo.
- Phần mềm ảo hóa (Hypervisor): Cung cấp truy cập cho mỗi máy chủ ảo đến tài
nguyên của máy chủ vật lý, cung cấp giao diện quản lý cho các máy chủ ảo,
phân chia tài nguyên vật lý cho các máy chủ ảo.
- Hệ điều hành khách (Guest): Được cài đặt trên một máy chủ ảo; thao tác như ở
trên hệ điều hành thông thường.
- Máy ảo (Virtual Machine): Hoạt động như một máy chủ vật lý thông thường,
với tài nguyên riêng, giao diện riêng, hệ điều hành riêng.
1. Công nghệ ảo hóa hệ thống máy chủ
Ảo hóa hệ thống máy chủ cho phép ta có thể chạy nhiều máy ảo trên một máy chủ
vật lý, đem lại nhiều lợi ích như tăng tính di động, dễ dàng thiết lập với các máy chủ
ảo, giúp việc quản lý, chia sẻ tài nguyên tốt hơn, quản lý luồng làm việc phù hợp với
nhu cầu, tăng hiệu suất làm việc của một máy chủ vật lý.
1.1. Host-based
Kiến trúc này sử dụng một lớp hypervisor chạy trên nền tảng hệ điều hành, sử
dụng các dịch vụ được hệ điều hành cung cấp để phân chia tài nguyên tới các máy ảo.
Hypervisor này là một lớp phần mềm riêng biệt, do đó các hệ điều hành khách của
máy ảo sẽ nằm trên lớp hypervisor rồi đến hệ điều hành của máy chủ và cuối cùng là
hệ thống phần cứng… Một số hệ thống hypervisor dạng Hosted có thể kể đến như
VMware Server, VMware Workstation, Microsoft Virtual Server…
Chương III: Công nghệ ảo hóa 47
1.2. Hypervisor-based
Hay còn gọi là (bare-metal hypervisor). Trong kiến trúc này, lớp phần mềm
hypervisor chạy trực tiếp trên nền tảng phần cứng của máy chủ, không thông qua bất
kì một hệ điều hành hay một nền tảng nào khác. Qua đó, các hypervisor này có khả
năng điều khiển, kiểm soát phần cứng của máy chủ. Đồng thời, nó cũng có khả năng
quản lý các hệ điều hành chạy trên nó. Nói cách khác, các hệ điều hành sẽ nằm trên
các hypervisor dạng bare-metal rồi đến hệ thống phần cứng. Một số ví dụ về các hệ
thống Bare-metal hypervisor như là Oracle VM, Vmware ESX Server, IBM's
POWER Hypervisor, Microsoft's Hyper-V, Citrix XenServer…
2. Hệ thống ảo hóa máy chủ hoạt động như thế nào
Ảo hóa máy chủ hoạt động dựa trên việc phân tách phần cứng và phần mềm. Sẽ
có một lớp ảo hóa ở tầng trung gian được gọi là Hypervisor.
2.1. Phân loại Hypervisor
Có nhiều loại Hypervisor, mỗi loại được sử dụng cho các mục đích khác nhau.
- Hypervisor loại 1 (phổ biến nhất): Được thiết kế chạy trực tiếp trên phần cứng
máy chủ. Nó có khả năng ảo hóa nền tảng phần cứng cho máy ảo sử dụng.
- Hypervisor loại 2: Được chạy như một phần mềm trên cùng một hệ điều hành
chủ.
Loại 2 được sử dụng nhiều trong việc chạy thử nghiệm hay Demo chương trình.
2.2. Quá trình vận hành
Để thực hiện việc ảo hóa trong máy chủ trải qua quy trình cơ bản sau:
- Quá trình 1: Xác định máy chủ mà doanh nghiệp muốn áp dụng công nghệ ảo
hóa.
- Quá trình 2: Giám sát hệ thống để xác định hiệu suất và tài nguyên nên nắm
được các thông tin về tài nguyên bộ nhớ, mức sử dụng đĩa hoặc tải của bộ vi xử
lý. Những thông tin này sẽ giúp định cỡ máy ảo (dung lượng, kích thước,…) và
phân bổ tài nguyên cho mỗi phiên bản ảo. Nếu tài nguyên được cấp ít hơn so với
yêu cầu, ứng dụng sẽ không chạy hoặc có hiệu suất hoạt động kém.
- Quá trình 3: Bắt đầu quá trình ảo hóa với sự hỗ trợ của các phần mềm, công cụ.
Tùy thuộc vào máy chủ, sẽ có các phần cần được ảo hóa trước. Chẳng hạn như các
ứng dụng hỗ trợ hoặc đĩa cứng trong máy chủ cơ sở dữ liệu. Sau quá trình ảo hóa có
thể vẫn cần điều chỉnh tài nguyên phân bổ cho mỗi phiên bản ảo, đảm bảo hiệu suất
phù hợp.
3. Lợi ích của giải pháp ảo hóa hệ thống máy chủ
- Tiết kiệm chi phí đầu tư phần cứng: Áp dụng ảo hóa sẽ giúp doanh nghiệp tiết
kiệm đáng kể các khoản đầu tư nhờ việc cắt giảm số lượng máy chủ cần thiết.
Chi phí cũng được tối ưu hơn khi giảm được lượng điện năng tiêu thụ. Bảo trì dễ
dàng hơn so với máy chủ vật lý.
Chương III: Công nghệ ảo hóa 48
- Nâng cao hiệu quả làm việc: Giải pháp ảo hóa cho phép tự động quản lý các
nguồn tài nguyên máy chủ. Đội ngũ nhân viên IT không cần tốn nhiều thời gian,
công sức chăm sóc hệ thống. Nhờ vậy sẽ tập trung hơn vào những ứng dụng và
dịch vụ mới, mang lại lợi ích cho người dùng và tổ chức.
- Bảo vệ dữ liệu an toàn: Giải pháp ảo hóa sẽ giúp bảo vệ dữ liệu một cách hiệu
quả. Khắc phục rủi ro mất dữ liệu hay rò rỉ thông tin có thể xảy ra khi lưu trữ
trên máy chủ vật lý. Ảo hóa cũng có khả năng sao lưu thường xuyên, đảm bảo
dữ liệu của luôn an toàn.
- Dễ dàng phục hồi dữ liệu sau thảm họa: Nhờ khả năng Backup và Snapshot, có
thể lấy lại dữ liệu đã mất dễ dàng và nhanh chóng. Ngay cả khi thảm họa xảy ra,
các ứng dụng trên máy chủ ảo có thể dễ dàng di chuyển SANS máy chủ khác.
Bằng cách này sẽ hạn chế được độ trễ thời gian của ứng dụng.
- Dễ dàng nâng cấp khi có nhu cầu: Với ảo hóa máy chủ, việc nâng cấp hay giảm
tải tài nguyên được thực hiện đơn giản, nhanh chóng. Nhờ vậy doanh nghiệp có
thể tận dụng triệt để và hiệu quả nguồn tài nguyên có sẵn.
4. Mô hình ảo hóa máy chủ phổ biến hiện nay
Cùng với sự phát triển của công nghệ, các mô hình ảo hóa ngày càng đa dạng.
Trong số đó, ảo hóa máy chủ, máy ảo song song (Para Virtual Machine – PVM) và ảo
hóa hệ điều hành (OS Layer) là các mô hình phổ biến nhất hiện nay.
- Ảo hóa máy chủ
- Ảo hóa song song (Para Virtual Machine – PVM)
- Ảo hóa hệ điều hành (OS Layer)
4.1. Ảo hóa máy chủ
Ảo hóa máy chủ dựa trên mô hình khách – chủ. Mỗi máy khách sẽ hoạt động trên
bản ảo hóa lớp phần cứng. Nhờ vậy, máy khách có thể chạy hệ điều hành mà không
cần có bất kỳ sửa đổi gì. Nó cũng cho phép quản trị viên tạo khách sử dụng các hệ
điều hành khác nhau.
Chương III: Công nghệ ảo hóa 49

Hình 3.4. Công nghệ ảo hóa hệ thống máy chủ

Ảo hóa máy chủ hoàn toàn sử dụng Hypervisor. Hypervisor hay còn được biết đến
với tên gọi Virtual Machine Monitor (VMM). Đây là một loại phần mềm giao tiếp
trực tiếp với không gian đĩa và CPU của máy chủ vật lý. Nó thực hiện việc giám sát
tài nguyên của máy chủ vật lý. Đồng thời giữ cho mỗi máy chủ ảo độc lập cũng như
không nhận biết được các máy chủ ảo khác. Hypervisor cũng giúp chuyển tiếp các tài
nguyên từ máy chủ vật lý đến đúng máy chủ ảo khi chạy các ứng dụng
4.2. Ảo hóa hệ điều hành (OS Layer)
Ảo hóa song song cũng có nền tảng dựa trên mô hình máy chủ – máy khách, sử
dụng VMM. Trong mô hình này, VMM sửa đổi mã của hệ điều hành khách. Thay đổi
này được gọi là Porting. Mô hình máy ảo song song có khả năng chạy nhiều hệ điều
hành.
4.3. Ảo hóa song song (Para Virtual Machine – PVM)
Khác với hai mô hình trên, ảo hóa hệ điều hành không dựa trên nền tảng mô hình
khách – chủ. Máy chủ hoạt động trên Kernel – chương trình cốt lõi trong hệ điều
hành. Thực hiện phân phối chức năng của hệ điều hành cho từng máy khách. Do vậy
máy khách phải sử dụng cùng hệ điều hành với máy chủ.
Kiến trúc phân tán của nhân hệ điều hành Kernel loại bỏ các cuộc gọi hệ thống
giữa các lớp, giúp giảm chi phí sử dụng CPU. Nó cũng yêu cầu mỗi phân vùng phải
tách biệt với các phân vùng lân cận. Đó cũng là lý do khi xảy ra lỗi hoặc vấn đề bảo
mật trong trình hoạt động, toàn bộ hệ thống sẽ không gặp sự cố.
Chương III: Công nghệ ảo hóa 50

Hình 3.5. Công nghệ ảo hóa song song

Ảo hóa song song đem lại tốc độ cao hơn so với ảo hóa toàn phần và hiệu quả sử
dụng các nguồn tài nguyên cũng cao hơn. Nhưng nó yêu cầu các hệ điều hành khách
chạy trên máy ảo phải được chỉnh sửa. Điều này có nghĩa là không phải bất cứ hệ điều
hành nào cũng có thể chạy ảo hóa song song.
Ưu điểm của ảo hóa song song là nó không giới hạn các trình điều khiển thiết bị
trong phần mềm ảo hóa thực tế là ảo hóa song song không hề có các trình điều khiển
thiết bị.
Thay vào đó, nó sử dụng các trình điều khiển thiết bị có trong một hệ điều hành
chủ, gọi là máy chủ đặc quyền. Nó cho phép các công ty tận dụng hiệu suất phần cứng
các máy chủ, chứ không bị giới hạn phần cứng mà các trình điều khiển phải sẵn có
trong phần mềm ảo hóa.
III. PHÂN LOẠI ẢO HÓA
1. Server Virtualization
Ảo hóa máy chủ: Hợp nhất nhiều máy chủ vật lý thành máy chủ ảo chạy trên một
máy chủ vật lý duy nhất.
2. Application Virtualization
Ảo hóa ứng dụng: Một ứng dụng chạy trên một máy chủ khác. Từ đó, nó được cài
đặt theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể được thực hiện bằng cách phát trực tuyến
ứng dụng, ảo hóa máy tính để bàn hoặc VDI hoặc một gói VM (như VMware ACE
tạo bằng trình phát). Microsoft Softgrid là một ví dụ về ảo hóa Ứng dụng.
Chương III: Công nghệ ảo hóa 51

3. Presentation Virtualization
Đây là những gì mà khung Citrix Met (và giao thức ICA) cũng như Microsoft
Terminal Services (và RDP) có thể tạo ra. Với ảo hóa bản trình bày, một ứng dụng
thực sự chạy trên một máy chủ khác và thấy tất cả những điều đó trên màn hình máy
khách từ nơi nó được chạy.
4. Network Virtualization
Với ảo hóa này, network được khắc phục và có thể được sử dụng cho nhiều mục
đích: như phân tích giao thức bên trong bộ chuyển mạch Ethernet. Các thành phần của
mạng ảo có thể bao gồm NIC, bộ chuyển mạch, VLAN, thiết bị lưu trữ mạng, vùng
chứa mạng ảo và phương tiện mạng.
5. Storage Virtualization
Ảo hóa lưu trữ được mô tả là trừu tượng hóa lưu trữ logic khỏi lưu trữ vật lý. Với
ảo hóa lưu trữ, phương tiện lưu trữ cho dữ liệu của được hợp nhất và quản lý bởi một
hệ thống lưu trữ ảo. Các máy chủ được kết nối với hệ thống lưu trữ không biết dữ liệu
thực sự ở đâu.
6. Hardware Virtualization
Ảo hóa phần cứng: Hoạt động bằng cách sao chép tài nguyên phần cứng bằng lớp
phần mềm (Hypervisor).

Hình 3.6. Những loại hình công nghệ ảo hóa


Chương III: Công nghệ ảo hóa 52

IV. LĨNH VỰC ẢO HÓA


1. Ảo hóa mạng
Là một phương thức kết hợp và chia băng thông mạng có sẵn thành các kênh độc
lập, các kênh này có thể tăng/giảm và được phân bổ cho một máy chủ hoặc thiết bị cụ
thể theo thời gian thực. Ý tưởng này giúp loại bỏ sự phức tạp của hệ thống mạng bằng
cách tách nó vào các phần có thể quản lý, giống như phân vùng ổ cứng để giúp việc
quản lý các tệp dễ dàng hơn.
2. Ảo hoá lưu trữ
Là sự tập trung các lưu trữ vật lý từ nhiều thiết bị lưu trữ thành một thiết bị lưu trữ
duy nhất được quản lý và điều khiển từ một giao diện quản lý duy nhất. Ảo hóa lưu
trữ thường được sử dụng trong các mạng lưu trữ.
3. Ảo hóa máy chủ
Là phân chia các tài nguyên máy chủ (vi xử lý, bộ nhớ, lưu trữ,…) cho nhiều máy
ảo độc lập. Mục đích giúp cho người sử dụng không phải biết và quản lý các chi tiết
phức tạp của tài nguyên máy chủ trong khi tăng cường việc chia sẻ và tận dụng tài
nguyên cũng như duy trì khả năng mở rộng sau này. Lớp phần mềm này gọi là
hypervisor.
4. Ảo hóa dữ liệu
Các chi tiết kỹ thuật truyền thống của dữ liệu và quản lý dữ liệu, chẳng hạn như vị
trí, hiệu suất hoặc định dạng, thuận lợi cho việc truy cập rộng hơn và khả năng phục
hồi tốt hơn gắn liền với nhu cầu kinh doanh.
5. Ảo hóa máy trạm
Việc ảo hóa máy trạm cho phép người dùng truy cập máy tính từ xa thông qua
một thiết bị đầu cuối bất kỳ (máy tính bảng, điện thoại thông minh). Các máy trạm ảo
hóa chạy trên máy chủ đặt tại trung tâm dữ liệu giúp tăng tính linh động và an toàn,
giảm chi phí quản lý.
6. Ảo hóa ứng dụng
Lớp ứng dụng được tách khỏi hệ điều hành. Bằng cách này ứng dụng có thể chạy
dưới dạng đóng gói mà không bị phụ thuộc vào hệ điều hành bên dưới. Điều này có
thể cho phép một ứng dụng Windows chạy trên Linux và ngược lại.
Ảo hóa có thể được xem như là xu thế chung của CNTT, bao gồm tính toán tự
động, môi trường CNTT có thể tự quản lý dựa trên hoạt động nhận thức và tính toán
tiện ích, trong đó quyền xử lý máy tính được xem như một tiện ích mà khách hàng chỉ
phải trả tiền khi thực sự sử dụng. Mục tiêu thông thường của ảo hóa là tập trung các
nhiệm vụ quản trị trong khi cải thiện khả năng mở rộng và khối lượng công việc.
Chương III: Công nghệ ảo hóa 53

Câu hỏi và bài tập

1. Những lĩnh vực ứng dụng công nghệ ảo hóa? Liệt kê những lĩnh vực ảo hóa?
Cho ví dụ ứng dụng áp dụng công nghệ ảo hóa?
2. Lợi ích của công nghệ ảo hóa trong ngành điện toán đám mây là gì?
Chương IV: Máy ảo 54

Chương IV: MÁY ẢO


Mục tiêu:
- Trình bày được kiến thức về các loại máy ảo;
- Sử dụng được công nghệ máy ảo.
Nội dung chương:
I. CÔNG NGHỆ MÁY ẢO
1. Định nghĩa
Máy ảo (virtual machine): Là một phần mềm chạy trên hệ điều hành cho phép xây
dựng các môi trường máy tính khác nhau thông qua việc xây dựng hệ thông phần
cứng ảo có sẵn và cài lên đó những hệ điều hành khách. Các hệ điều hành này sẽ hoạt
động như trên một hệ thống vật lý riêng biệt, sử dụng tài nguyên của máy tính thật và
hoạt động riêng biệt hoàn toàn so với hệ thống máy tính thật.
Chính vì lý do đó máy ảo thường xuyên được sử dụng để dựng nhiều môi trường
khác nhau với mục đích kiểm thử phần mềm, chạy các phần mềm trên nền tảng phù
hợp mà máy thật không làm được, thử nghiệm những hệ điều hành mới ra mắt hay
kiểm tra virus…Các hành động thử nghiệm này nếu làm trực tiếp trên máy thật sẽ gây
ra nhiều lỗi khác nhau gây hỏng hóc cả phần cứng lẫn phần mềm, tuy nhiên, với
máy ảo, chỉ cần reset trạng thái, máy tính sẽ lại trở về trạng thái ban đầu.
2. Chức năng máy ảo
2.1. Kiểm thử phần mềm
Do tính chất ảo hóa của các máy ảo, do đó có thể cài song song rất nhiều phần
mềm hay hệ điều hành cùng lúc lên máy tính, miễn là hệ thống phần cứng đáp ứng
được nhu cầu. Có thể cài đặt nhiều phiên bản hệ điều hành lên cùng một máy tính, cài
đặt một phần mềm thử nghiệm lên nhiều môi trường hệ điều hành khác nhau để tìm
lỗi hay sử dụng những phần mềm yêu cầu các hệ thống cũ như Windows XP hay
những nền tảng khác như MAC OS , Linux
Sau khi sử dụng, chỉ với một số thao tác, các đã có thể khôi phục lại máy ảo trở về
nguyên trạng thái ban đầu, từ đó tránh ảnh hưởng đến hệ thống máy tính thật.
2.2. Dùng thử hệ điều hành mới
Ví dụ: Muốn gắn bó với Windows suốt đời, nhưng lại cảm thấy thích phiêu lưu và
muốn được trải nghiệm Linux. Có một số tùy chọn để dùng thử Linux, bao gồm thiết
lập khởi động kép, nhưng ảo hóa là một cách tuyệt vời để thử với rất ít rủi ro.
Trên hệ thống Windows, chỉ cần cài đặt VirtualBox (hoặc một trình ảo hóa khác)
và tạo một máy ảo mới. Sau đó lấy bất kỳ ISO cài đặt Linux nào (như Ubuntu hoặc
Linux Mint) và cài đặt nó dưới dạng máy ảo. Bây giờ, có thể chạy Linux trong một
cửa sổ trong hệ thống Windows như bất kỳ chương trình nào khác.
Chương IV: Máy ảo 55

Có thể yên tâm vì máy ảo hoạt động như một SANSdbox. Nếu có lỗi xảy ra trong
hệ điều hành khách, chẳng hạn như nhiễm phần mềm độc hại hoặc cài đặt bị hỏng, thì
hệ điều hành chính cũng không bị ảnh hưởng.

Hình 4.1. Máy ảo dùng để dùng thử hệ điều hành mới

2.3. Phát triển phần mềm cho các nền tảng khác
Một ứng dụng quan trọng khác cho máy ảo là đơn giản hóa quy trình làm việc để
thử nghiệm các ứng dụng và trang web trên nhiều nền tảng.
Ví dụ: Lập trình viên đang phát triển một game hoạt động trên cả nền tảng máy tính
và thiết bị di động. Họ có thể sử dụng giả lập để kiểm tra các phiên bản khác nhau
ngay trên máy tính của mình. Thay vì di chuyển các tập tin cài đặt qua lại giữa điện
thoại và những máy tính thử nghiệm khác, họ chỉ có thể giả lập chúng.
Ảo hóa cũng cho phép biên dịch SANS các loại tập tin thực thi khác. Ngay cả khi
sử dụng framework đa nền tảng, cũng có thể biên dịch các tập tin APP trên Mac và
tập tin EXE trên Windows. Thay vì khởi động kép cho mọi bản cài đặt, ảo hóa giúp
đơn giản hóa quy trình.
2.4. Tăng cường bảo mật Server
Đối với những người quản trị hệ thống, máy ảo được sử dụng để quản lý máy chủ,
mỗi máy chủ được đưa vào một máy ảo riêng biệt để đảm bảo cách lý trong quá trình
hoạt động. Việc cách ly này sẽ tránh cho hệ thống phải đối mặt với những nguy cơ
bảo mật cũng như bị những lỗi phát sinh khi chạy trên máy thật. Ví dụ như xung đột
phần cứng hay nhiễm virus
Chương IV: Máy ảo 56

3. Nguyên lý hoạt động máy ảo


Công nghệ ảo hóa cho phép chia sẻ một hệ thống với nhiều môi trường ảo.
Hypervisor (phần mềm giám sát máy ảo) quản lý phần cứng và tách các tài nguyên vật
lý khỏi môi trường ảo. Những tài nguyên này được phân vùng khi cần thiết từ môi
trường vật lý đến các máy ảo.
Khi máy ảo đang chạy và người dùng hoặc chương trình đưa ra lệnh yêu cầu tài
nguyên bổ sung từ môi trường vật lý, hypervisor sẽ lập lịch yêu cầu tới tài nguyên của
hệ thống vật lý để hệ điều hành và ứng dụng của máy ảo có thể truy cập nhóm tài
nguyên vật lý được chia sẻ.
4. Một số máy ảo thông dụng
4.1. VirtualBox
VirtualBox là máy ảo miễn phí phổ biến nhất trên thế giới với đầy đủ các chức
năng của một hệ thống máy ảo hoàn thiện, VirtualBox cho phép người dùng tạo các
hệ điều hành khác nhau, các hệ thống phần cứng ảo khác nhau chỉ với một số bước
với giao diện trực quan và dễ sử dụng. VirtualBox là việc không chiếm quá nhiều tài
nguyên trên máy tính thật, được cung cấp hoàn toàn miễn phí với đầy đủ các chức
năng.

Hình 4.2. Máy ảo VirtualBox


Chương IV: Máy ảo 57

4.2. VMWare
VMWare Player là một chương trình máy ảo rất thông dụng trên cả Windows và
Linux, VMWare cung cấp đầy đủ các tính năng từ cơ bản đến nâng cao mà một máy
ảo cần có, phù hợp với những người dùng nâng cao có yêu cầu nhiều hơn về một
chương trình máy ảo. VMWare Player là phiên bản miễn phí của VMWare Station, do
đó VMWare sẽ không có nhiều các tính năng giống như VirtualBox.

Hình 4.3. Máy ảo VMWare

II. CÔNG NGHỆ RAID


1. Công nghệ RAID là gì?
RAID là từ viết tắt của cả cụm từ Refundant Arrays of Inexpensive Disks là một
trong những hình thức ghép các ổ đĩa vật lý lại với nhau thành cả một hệ thống lưu trữ
có chức năng giúp cải thiện tốc độ đọc ghi thông tin, dữ liệu và tăng thêm độ an toàn
cho các khối tập tin, dữ liệu được mã hóa. Ngày nay phân loại RAID này ra làm rất
nhiều loại như Raid 0, Raid 1, Raid 3, Raid 5, Raid 10…
Chương IV: Máy ảo 58

Hình 4.4. Công nghệ RAID trong điện toán đám mây
2. Chức năng RAID
Là hình thức ghép nhiều ổ đĩa cứng vật lý thành một hệ thống ổ đĩa cứng có chức
năng gia tăng tốc độ đọc/ghi dữ liệu hoặc nhằm tăng thêm sự an toàn của dữ liệu chứa
trên hệ thống đĩa hoặc kết hợp cả hai yếu tố trên.
3. Nguyên tắc hoạt động RAID
Cách thức hoạt động của RAID là sao chép dữ liệu lên hai hoặc nhiều ổ cứng vật
lý được liên kết với nhau bằng một RAID Controller. RAID Controller có thể dựa trên
một trong hai nền tảng phần cứng hoặc phần mềm.
Hầu hết các loại RAID khác nhau đều sử dụng kỹ thuật hạn chế lỗi gọi là dữ liệu
chẵn lẻ cho phép khả năng chịu lỗi (fault tolerance) khi dữ liệu được nhân đôi. Nhờ
vậy mà có thể giảm tác động của việc mất dữ liệu khi gặp phải lỗi phần cứng.
RAID có thể được sử dụng cho các ổ đĩa SATA, SAS và SSD.
Có nhiều cách cài đặt RAID khác nhau. Mỗi một loại RAID lại phục vụ một mục
tiêu khác nhau dựa trên những nhu cầu cụ thể để giải quyết các yêu cầu nhất định như:
- Độ tin cậy của dữ liệu/Data Reliability – đảm bảo dữ liệu không có lỗi.
- Tính sẵn sàng của dữ liệu/Data Availability – đảm bảo dữ liệu khả dụng ngay cả
trong trường hợp lỗi phần cứng.
- Hiệu suất dữ liệu/Data Performance – đảm bảo truy cập dữ liệu nhanh chóng cho
cả hoạt động đọc và ghi.
Chương IV: Máy ảo 59

4. Các kiểu RAID


RAID được phát triển theo theo nhiều chuẩn khác nhau, mỗi chuẩn lại có sự khác
biệt về hiệu năng, dung lượng lưu trữ và độ tin cậy.
Có thể gom thành hai hướng phát triển RAID như sau:
- RAID theo chuẩn chung
- RAID cải tiến và phát triển theo chuẩn riêng
4.1. RAID 0
Raid 0 cần tối thiểu hai đĩa cứng, RAID 0 cho phép máy tính ghi dữ liệu theo
phương thức đặc biệt được gọi là Striping. Ví dụ có 8 đoạn dữ liệu được đánh số từ 1
đến 8, các đoạn đánh số lẻ (1,3,5,7) sẽ được ghi lên đĩa cứng đầu tiên và các đoạn
đánh số chẵn (2,4,6,8) sẽ được ghi lên đĩa thứ hai, giúp giảm một nửa thời gian làm
việc theo lý thuyết.
Tổng quát là với n đĩa cứng thì mỗi đĩa chỉ cần phải đọc/ghi 1/n lượng dữ liệu
được yêu cầu. Lý thuyết thì tốc độ sẽ tăng n lần.
Tuy vậy RAID 0 lại có nguy cơ mất dữ liệu cao, nguyên nhân chính nằm ở cách
ghi thông tin xé lẻ vì như vậy dữ liệu không nằm hoàn toàn ở một đĩa cứng nào và
mỗi khi cần truy xuất thông tin (ví dụ một tập tin nào đó), máy tính sẽ phải tổng hợp
từ các đĩa cứng.
Chỉ cần một đĩa cứng gặp trục trặc thì thông tin (tập tin) đó coi như không thể đọc
được và hỏng hoàn toàn dữ liệu.
Có thể thấy RAID 0 thực sự thích hợp cho những người dùng cần truy cập nhanh
khối lượng dữ liệu lớn, ví dụ các game thủ hoặc những người chuyên làm đồ hoạ,
video.

Hình 4.5. Công nghệ RAID 0


Chương IV: Máy ảo 60

4.2. RAID 1
Đây là dạng RAID cơ bản nhất có khả năng đảm bảo an toàn dữ liệu. Cũng
giống như RAID 0, RAID 1 đòi hỏi ít nhất hai đĩa cứng để làm việc. Dữ liệu được ghi
vào 2 ổ giống hệt nhau (Mirroring). Trong trường hợp một ổ bị trục trặc, ổ còn lại sẽ
tiếp tục hoạt động bình thường. Có thể thay thế ổ đĩa bị hỏng mà không phải lo lắng
đến vấn đề thông tin hư hỏng.

Hình 4.6. Công nghệ RAID 1

Đối với RAID 1, hiệu năng không phải là yếu tố hàng đầu nên chẳng có gì ngạc
nhiên nếu nó không phải là lựa chọn số một cho những người mê tốc độ. Tuy nhiên
đối với những nhà quản trị mạng hoặc những ai phải quản lý nhiều thông tin quan
trọng thì hệ thống RAID 1 là lựa chọn không thể thiếu.
Dung lượng cuối cùng của hệ thống RAID 1 bằng dung lượng của ổ đơn (hai ổ
80GB chạy RAID 1 sẽ cho hệ thống nhìn thấy duy nhất một ổ RAID 80GB).
4.3. RAID 2
Cơ chế kiểm tra lỗi của loại RAID này ở mức Bit sử dụng cơ chế Hamming code,
nhưng gần như mặc định các ổ cứng hiện tại đều đã tích hợp kiểm tra mức Bit bằng
Hamming code do vậy loại RAID này hiện nay không còn được sử dụng nữa.
Chương IV: Máy ảo 61

Hình 4.7. Công nghệ RAID 2

4.4. RAID 3
Đây là loại RAID đầu tiên sử dụng cơ chế dự phòng dữ liệu bằng Parity. Parity là
kết quả được tạo ra bằng việc tính toán XOR giữa các bit trong block dữ liệu đã lưu
trữ. Ví dụ một tập tin dữ liệu được chia làm một block lưu trữ trong 6 phần, phần lưu
trữ từ Block A1 – A3 lưu trên 3 ổ cứng thì RAID 3 sẽ tính toán XOR của các Bit
trong từ Block 1 à 3 này thành một block parity lưu trữ trên ổ cứng thứ 4.
Khi xảy ra hư hỏng thì hệ thống sẽ tính toán lại dữ liệu từ phép toán:
A-Parity(1-3) = Block A1 - Block A2 - Block A3

Hình 4.8. Công nghệ RAID 3


Chương IV: Máy ảo 62

Tuy nhiên thực tế thì hiện này loại RAID này cũng không còn được sử dụng do
hiệu năng quá thấp đặc biệt là với Database do việc xử lý theo từng Bit rất mất thời
gian khi lưu trữ và truy xuất.
4.5. RAID 4
RAID 4 tương tự như RAID 3 nhưng ở một mức độ các khối dữ liệu lớn hơn chứ
không phải đến từng byte. Chúng cũng yêu cầu tối thiểu 3 đĩa cứng (ít nhất hai đĩa
dành cho chứa dữ liệu và ít nhất 1 đĩa dùng cho lưu trữ dữ liệu Parity)

Hình 4.9. Công nghệ RAID 4

4.6. RAID 5
Đây có lẽ là dạng RAID mạnh mẽ và thông dụng nhất. Dữ liệu và bản sao lưu
được chia lên tất cả các ổ cứng. Nguyên tắc này khá phức tạp.

Hình 4.10. Công nghệ RAID 5


Chương IV: Máy ảo 63

Ví dụ: Về 8 đoạn dữ liệu (1-8) và giờ đây là 3 ổ đĩa cứng. Đoạn dữ liệu số 1 và số
2 sẽ được ghi vào ổ đĩa 1 và 2 riêng rẽ, đoạn sao lưu của chúng được ghi vào ổ cứng
3. Đoạn số 3 và 4 được ghi vào ổ 1 và 3 với đoạn sao lưu tương ứng ghi vào ổ đĩa 2.
Đoạn số 5, 6 ghi vào ổ đĩa 2 và 3, còn đoạn sao lưu được ghi vào ổ đĩa 1 và sau đó
trình tự này lặp lại, đoạn số 7,8 được ghi vào ổ 1, 2 và đoạn sao lưu ghi vào ổ 3 như
ban đầu. Như vậy RAID 5 vừa đảm bảo tốc độ có cải thiện, vừa giữ được tính an toàn
cao.
Dung lượng đĩa cứng cuối cùng bằng tổng dung lượng đĩa sử dụng trừ đi một ổ. Tức
là nếu dùng 3 ổ 80GB thì dung lượng cuối cùng sẽ là 160GB.
4.7. RAID 6
RAID 6 phần nào giống như RAID 5 nhưng lại được sử dụng lặp lại nhiều hơn số
lần sự phân tách dữ liệu để ghi vào các đĩa cứng khác nhau. Ví dụ như ở RAID 5 thì
mỗi một dữ liệu được tách thành hai vị trí lưu trữ trên hai đĩa cứng khác nhau, nhưng
ở RAID 6 thì mỗi dữ liệu lại được lưu trữ ở ít nhất ba vị trí (trở lên), điều này giúp
cho sự an toàn của dữ liệu tăng lên so với RAID 5.

Hình 4.11. Công nghệ RAID 6

Trong RAID 6, khả năng chịu đựng rủi ro hư hỏng cứng được tăng lên rất
nhiều. Nếu với 4 ổ cứng thì chúng cho phép hư hỏng đồng thời đến 2 ổ cứng mà hệ
thống vẫn làm việc bình thường, điều này tạo ra một xác xuất an toàn rất lớn. Chính
do đó mà RAID 6 thường chỉ được sử dụng trong các máy chủ chứa dữ liệu cực kỳ
quan trọng.
Chương IV: Máy ảo 64

5. Cần gì để sử dụng RAID?


Để chạy được RAID, cần tối thiểu một card điều khiển và hai ổ đĩa cứng giống
nhau về dung lượng. Đĩa cứng có thể ở bất cứ chuẩn nào, từ ATA, Serial ATA hay
SCSI, tốt nhất chúng nên hoàn toàn giống nhau vì một nguyên tắc đơn giản là khi hoạt
động ở chế độ đồng bộ như RAID, hiệu năng chung của cả hệ thống sẽ bị kéo xuống
theo ổ thấp nhất nếu có.
Ví dụ khi bắt ổ 160GB chạy RAID với ổ 40GB (bất kể 0 hay 1) thì coi như đã lãng
phí 120GB vô ích vì hệ thống điều khiển chỉ coi chúng là một cặp hai ổ cứng 40GB.
Yếu tố quyết định tới số lượng ổ đĩa chính là kiểu RAID mà định chạy. Chuẩn giao
tiếp không quan trọng lắm, đặc biệt là giữa SATA và ATA.
Bộ điều khiển RAID (RAID Controller) là nơi tập trung các cáp dữ liệu nối các đĩa
cứng trong hệ thống RAID và nó xử lý toàn bộ dữ liệu đi qua đó. Bộ điều khiển này
có nhiều dạng khác nhau, từ card tách rời cho đến bộ xử lý tích hợp trên bo mạch chủ.
Đối với các hệ thống máy tính, tuy chưa phổ biến nhưng việc chọn mua bo mạch
chủ có RAID tích hợp là điều nên làm vì nói chung đây là một trong những giải pháp
cải thiện hiệu năng hệ thống rõ rệt và rẻ tiền nhất, chưa tính tới giá trị an toàn dữ liệu
của chúng. Trong trường hợp bo mạch chủ không có RAID, vẫn có thể mua được card
điều khiển PCI trên thị trường với giá không cao lắm.
Một thành phần khác của hệ thống RAID không bắt buộc phải có nhưng đôi khi là
hữu dụng, đó là các khay hoán đổi nóng ổ đĩa. Nó cho phép thay các đĩa cứng gặp trục
trặc trong khi hệ thống đang hoạt động mà không phải tắt máy (chỉ đơn giản là mở
khóa, rút ổ ra và cắm ổ mới vào). Thiết bị này thường sử dụng với ổ cứng SCSI và
khá quan trọng đối với các hệ thống máy chủ vốn yêu cầu hoạt động liên tục.
Về phần mềm thì khá đơn giản vì hầu hết các hệ điều hành hiện đại đều hỗ trợ
RAID rất tốt, đặc biệt là Microsoft Windows. Nếu sử dụng Windows XP thì bổ sung
RAID khá dễ dàng. Quan trọng nhất là trình điều khiển nhưng thật tuyệt khi chúng đã
được kèm sẵn với thiết bị.
6. Cài đặt RAID
Sau khi đã cắm ổ cứng vào đúng vị trí RAID trên bo mạch (tham khảo tài liệu đi
kèm sản phẩm), vào BIOS của bo mạch chủ để bật bộ điều khiển RAID và chỉ định
các cổng liên quan (thường trong mục Integrated Peripherals).
Việc cài đặt RAID nói chung chủ yếu dựa vào BIOS của mainboard, RAID
Controller và hầu như không có gì khó khăn.
Chương IV: Máy ảo 65

Sau thao tác này, sẽ lưu thông số rồi khởi động lại máy tính. Chú ý thật kĩ màn
hình thông báo và nhấn đúng tổ hợp phím khi máy tính yêu cầu (có thể là Ctrl+F hoặc
F4 tùy bộ điều khiển RAID) để vào BIOS RAID.
Đối với BIOS RAID, mặc dù mỗi loại có một giao diện khác nhau nhưng về cơ
bản phải thực hiện những thao tác sau:
- Chỉ định những ổ cứng sẽ tham gia RAID.
- Chọn kiểu RAID (0/1/0+1/5).
- Chỉ định Block Size: Đây là chìa khóa ảnh hưởng rất lớn tới hiệu năng của giàn
ổ cứng chạy RAID. Đối với RAID dạng Striping, Block size cũng có nghĩa là
Stripe Size. Nếu thông số này thiết lập không phù hợp với nhu cầu sử dụng thì
sẽ gây lãng phí bộ nhớ và giảm hiệu năng. Ví dụ nếu Block Size có giá trị là
64KB thì tối thiểu sẽ có 64KB được ghi vào ổ đĩa trong mọi trường hợp, ngay
cả khi đó là một tập tin text có dung lượng 2KB. Vì thế giá trị này nên xấp xỉ
tương ứng với kích thước trung bình của các tập tin dùng. Nếu ổ cứng chứa
nhiều tập tin nhỏ ví dụ tài liệu Word, nên để block size nhỏ, nếu chứa nhiều
phim ảnh hoặc nhạc, block size lớn sẽ cho hiệu năng cao hơn (nhất là với hệ
thống RAID 0).
Sau khi bộ điều khiển đã nhận biết hoàn hảo hệ đĩa cứng mới, tiến hành cài đặt hệ
điều hành cũng như định dạng ổ RAID. Windows XP là một lựa chọn sáng suốt.
Việc cài đặt Windows nói chung cũng giống như bình thường nhưng cần chuẩn bị
một ổ đĩa mềm và đĩa mềm chứa trình điều khiển (driver) cho bộ điều khiển RAID.
Ngay sau khi nhấn bàn phím để vào cài đặt, phải chú ý dòng chữ phía dưới màn hình
cài Windows để nhấn F6 kịp lúc. Sau đó chờ một lát và khi được hỏi, nhấn S để đưa
driver RAID vào cài đặt.
III. CÔNG NGHỆ LƯU TRỮ SANS (STORAGE AREA NETWORK)
1. Định nghĩa
SANS (Storage Area Networking) hay còn gọi là mạng lưu trữ là một mạng
chuyên dụng, hoàn toàn tách biệt với các mạng LAN và WAN. Nói chung mạng
SANS sẽ nối kết tất cả các tài nguyên liên quan đến lưu trữ trong mạng lại với nhau.
SANS hay còn gọi là mạng lưu trữ là một mạng chuyên dụng, hoàn toàn tách biệt
với các mạng LAN và WAN. SANS sẽ nối kết tất cả các tài nguyên liên quan đến lưu
trữ trong mạng lại với nhau. Đặc điểm nổi bật trong cấu trúc SANS là nó thường cho
tốc độ kết nối dữ liệu cao (Gigabit/sec) giữa các thiết bị lưu trữ ngoại vi, đồng thời
cho khả năng mở rộng cao. Mặc dù thường được đề cập đến phần cứng nhiều hơn,
SANS còn bao gồm những phần mềm chuyên biệt dùng cho quản lý, giám sát và cấu
hình mạng.
Chương IV: Máy ảo 66

Hình 4.12. Công nghệ lưu trữ SANS


2. Lợi ích khi sử dụng SANS
Dễ dàng chia sẻ lưu trữ và quản lý thông tin, mở rộng lưu trữ dễ dàng thông qua
quá trình thêm các thiết bị lưu trữ vào mạng không cần phải thay đổi các thiết bị như
máy chủ hay các thiết bị lưu trữ hiện có. Ứng dụng cho các hệ thống trung tâm dữ liệu
và các cụm. Và mỗi thiết bị lưu trữ trong mạng SANS được quản lý bởi một máy chủ
cụ thể. Trong quá trình quản lý của SANS sử dụng Network Attached Storage
(NAS) cho phép nhiều máy tính truy cập vào cùng một tập tin trên một mạng. Và
ngày nay có thể tích hợp giữa SANS và NAS tạo nên một hệ thống lưu trữ thông tin
hoàn thiện.
SANS được thiết kế dễ dàng cho tận dụng các tính năng lưu trữ, cho phép nhiều
máy chủ cùng chia sẻ một thiết bị lưu trữ.
Một ứng dụng khác của SANS là khả năng cho phép máy tính khởi động trực tiếp
từ SANS mà chúng quản lý. Điều này cho phép dễ dàng thay các máy chủ bị lỗi khi
đang sử dụng và có thể cấu hình lại cho phép thay đổi hay nâng cấp máy chủ một cách
dễ dàng và dữ liệu không hề ảnh hưởng khi máy chủ bị lỗi. Và quá trình đó có thể chỉ
cần nửa giờ để có một hệ thống trung tâm dữ liệu. Và được thiết kế với tốc độ truyền
dữ liệu cực lớn và độ an toàn của hệ thống được coi là vấn đề hàng đầu.
SANS cung cấp giải pháp khôi phục dữ liệu một cách nhanh chóng bằng cách
thêm và các thiết bị lưu trữ và có khả năng khôi phục cực nhanh dữ liệu khi một thiết
bị lưu trữ bị lỗi hay không truy cập được (secondary aray).
Các hệ thống SANS mới hiện nay cho phép (duplication) sao chép hay một tập tin
được ghi tại hai vùng vật lý khác nhau (clone) cho phép khôi phục dữ liêu cực nhanh.
Chương IV: Máy ảo 67

3. Tính năng SANS


- Lưu trữ được truy cập theo Block qua SCSI.
- Khả năng Input/Output với tốc độ cao.
- Tách biệt thiết bị lưu trữ và máy chủ.
- Dễ dàng chia sẻ lưu trữ và quản lý thông tin.
- Mở rộng lưu trữ dễ dàng thông qua quá trình thêm các thiết bị lưu trữ vào
mạng không cần phải thay đổi các thiết bị như máy chủ hay các thiết bị lưu trữ
hiện có.
- Cho phép nhiều máy chủ cùng chia sẻ một thiết bị lưu trữ.
- Cho phép thay đổi hay nâng cấp máy chủ một cách dễ dàng và dữ liệu không
hề ảnh hưởng khi máy chủ bị lỗi.
4. Các dạng SANS
SANS được xây dựng với thiết kế dành riêng cho việc lưu trữ và truyền thông tin.
Nó cung cấp khả năng truyền dữ liệu với tốc độ lớn với độ an toàn cao hơn các giao
thức khác như NAS. Hầu hết các công nghệ SANS là mạng cáp quang (Fiber Channel
Networking) với các thiết bị lưu trữ sử dụng các ổ địa SCSI. Một dạng cụ thể là FiBre
Channel SANS được xây dựng bởi Fibre Channel Switch được kết nối tới các thiết bị
thông qua hệ thống cáp quang. Ngày nay hầu hết các hệ thống SANS đều sử dụng giải
pháp định tuyến Fibre Channel, và mang lại khả năng mở rộng lớn cho cấu trúc SANS
cho phép kết hợp các hệ thống SANS lại với nhau. Tuy nhiên hầu hết quá trình đó đều
với mục đích dữ liệu tập trung và truyền với tốc độ cực cao với khoảng cách xa hơn
thông tầng vật lý là cáp quang, switch quang.
Một dạng khác của SANS là sử dụng giao thức iSCSI nó sử dụng giao thức SCSI
trên nền tảng TCP/IP. Trong dạng này, các switch tương tự như Ethernet Switchs.
Chuẩn iSCSI được giới thiệu năm 2003 và được triển khai rộng lớn trong quá trình
lưu trữ mạng (lưu trữ không yêu cầu tốc độ lớn) và từ khi ứng dụng cáp quang trong
quá trình truyền dữ liệu mang lại hiệu năng lớn cho iSCSI. Ngày nay hầu hết các hệ
thống iSCSI sử dụng cáp quang trong quá trình truyền dữ liệu và sử dụng giao thức
NAS như CIFS và NFS.
Một dạng khác của iSCSI là ATA-over-Ethernet hay giao thức AoE được xây
dựng sử dụng giao thức ATA trên khung nền tảng Ethernet. Trong khi giao thức
Ethernet như AoE không thể định tuyến và cung cấp các hiệu năng khác nhau.
Chương IV: Máy ảo 68

Hình 4.13 Công nghệ lưu trữ SANS

Kết nối với SANS sẽ có một hay nhiều máy chủ và một hay nhiều các thiết bị lưu
trữ khác nhau. Trong SANS máy chủ cũng sử dụng cáp quang để truyền dữ liệu (host
bus adapter and Optical fibre). iSCSI SANS sử dụng giao thức Ethernet bình thường
thông qua card mạng hay TOE card. SANS có hai dạng là: Centralized storage are
networks và distributed storage area network.
5. Môi trường làm việc
SANS được sử dụng trong môi trường yêu cầu mở rộng nhanh chóng các thiết bị
lưu trữ, và yêu cầu đáp ứng công việc cao (truyền dữ liệu với tốc độ lớn). Nó cho
phép các thiết bị disk driver kết nối trực tiếp đến SANS. Nó như các mạng bình
thường của các thiết bị lưu trữ với dung lượng lớn. SANS là giải pháp đắt tiền với hệ
thống Fibre Channel hay các card chuyên dụng cho các máy tính.
Công nghệ iSCSI SANS là giải pháp đáp ứng được với yêu cầu giá cả của SANS,
nhưng không như công nghệ sử dụng cho mạng doanh nghiệp lớn trung tâm dữ liệu.
Các máy con có thể sử dụng giao thức NAS như CIFS hay NFS. Với khả năng truy
cập từ xa và khôi phục dữ liệu nhanh chóng khi xảy ra lỗi. Đáp ứng tốt cho giải pháp
trung tâm dữ liệu. Và khả năng của iSCSI đáp ứng với các môi trường ứng dụng
không đòi hỏi khả năng đáp ứng cực lớn. Với SANS đáp ứng các yêu cầu khắt khe
nhất về ứng dụng.
Chương IV: Máy ảo 69

6. Ứng dụng SANS


6.1. Cơ sở dữ liệu và website thương mại điện tử
Phục vụ tập tin chung hoặc NAS sẽ làm cho các cơ sở dữ liệu nhỏ hơn, nhưng
môi trường giao dịch tốc độ cao cần tốc độ xử lý Input/Output cao và độ trễ rất thấp.
Điều này làm cho SANS phù hợp với cơ sở dữ liệu doanh nghiệp và các trang web
thương mại điện tử lưu lượng truy cập cao.
6.2. Sao lưu nhanh.
Các hệ điều hành máy chủ xem SANS là bộ lưu trữ đính kèm, cho phép sao lưu
nhanh vào SANS. Lưu lượng sao lưu không đi qua mạng LAN do máy chủ đang sao
lưu trực tiếp vào SANS. Điều này giúp sao lưu nhanh hơn mà không làm tăng tải trên
mạng Ethernet.
6.3. Ảo hóa
NAS hỗ trợ các môi trường ảo hóa, nhưng SANS phù hợp hơn với các triển khai
quy mô lớn hoặc hiệu suất cao. Mạng vùng lưu trữ nhanh chóng chuyển nhiều luồng
Input/Output giữa máy ảo và máy chủ ảo hóa và khả năng mở rộng cao cho phép xử lý
động.
6.4. Chỉnh sửa video
Các ứng dụng chỉnh sửa video cần độ trễ rất thấp và tốc độ truyền dữ liệu rất cao.
SANS cung cấp hiệu suất cao này vì nó kết nối trực tiếp với máy khách chỉnh sửa
video, phân phối với một lớp máy chủ bổ sung. Môi trường chỉnh sửa video cần hệ
thống tập tin phân tán SANS của bên thứ ba và kiểm soát cân bằng tải trên mỗi nút.
Trong quá trình phát triển nhanh chóng các dữ liệu của doanh nghiệp hay tổ chức
vừa và nhỏ đều yêu cầu có một thiết bị lưu trữ với dung lượng lớn và độ an toàn thông
tin cao và SANS là một giải pháp đáp ứng các yêu cầu khắt khe nhất của doanh
nghiệp.
Với tốc độ truyền dữ liệu từ 300Mbit/s đến 4Gbit/s sẽ đáp ứng được các ứng dụng
về ghi và cung cấp dữ liệu cho nhu cầu hiện nay và trong tương lai
7. Sự khác nhau cơ bản trong các thành phần của SANS
Mạng (network) có tác dụng truyền thông tin giữa thiết bị lưu trữ và hệ thống máy
tính. Một SANS bao gồm một cấu trúc truyền tin, nó cung cấp kết nối vật lý, và quản
lý các lớp, tổ chức các kết nối, các thiết bị lưu trữ, và hệ thống máy tính sao cho dữ
liệu truyền trên đó với tốc độ cao và tính bảo mật. Giới hạn của SANS thường được
nhận biết với dịch vụ Block I/O đúng hơn là với dịch vụ tập tin Access.
Chương IV: Máy ảo 70

Một hệ thống lưu trữ bao gồm các thiết bị lưu trữ, hệ thống máy tính, hay các ứng
dụng chạy trên nó, và một phần rất quan trọng là các phần mềm điều khiển, quá trình
truyền thông tin qua mạng.
8. So sánh hệ thống lưu trữ SANS và NAS
8.1. Fabrics (Kết cấu mạng)
NAS sử dụng mạng TCP/IP, phổ biến nhất là Ethernet. Các SANS truyền thống
thường chạy trên các mạng fibre channel (FC) tốc độ cao, mặc dù nhiều SANS đang
sử dụng fabric dựa trên IP vì chi phí và độ phức tạp của FC. Hiệu suất cao vẫn là một
yêu cầu SANS và các giao thức fabric dựa trên flash đang giúp thu hẹp khoảng cách
giữa tốc độ IP chậm hơn.
8.2. Xử lý dữ liệu
Hai kiến trúc lưu trữ xử lý dữ liệu khác nhau: NAS xử lý dữ liệu dựa trên tập tin
và SANS xử lý dữ liệu khối. Câu chuyện không hoàn toàn đơn giản. NAS có thể hoạt
động với không gian tên toàn cầu và SANS có quyền truy cập vào hệ thống tập tin
SANS chuyên dụng. Một không gian tên toàn cầu tổng hợp nhiều hệ thống file NAS
để trình bày một khung nhìn hợp nhất. Hệ thống tập tin SANS cho phép các máy chủ
chia sẻ tập tin. Trong kiến trúc SANS, mỗi máy chủ duy trì một LUN chuyên dụng,
không chia sẻ. Hệ thống tập tin SANS cho phép các máy chủ chia sẻ dữ liệu một cách
an toàn bằng cách cung cấp quyền truy cập cấp tập tin vào các máy chủ trên cùng
LUN.
8.3. Giao thức
NAS kết nối trực tiếp với mạng Ethernet thông qua cáp vào bộ chuyển mạch
Ethernet. NAS có thể sử dụng một số giao thức để kết nối với các máy chủ bao gồm
NFS, SMB / CIFS và HTTP. Về phía SANS, các máy chủ liên lạc với các thiết bị ổ
đĩa SANS bằng giao thức SCSI. Mạng được hình thành bằng cách sử dụng các loại
fabric SAS / SATA hoặc ánh xạ các lớp SANS các giao thức khác, chẳng hạn như
Giao thức Kênh sợi (FCP) ánh xạ SCSI qua Kênh sợi quang hoặc iSCSI ánh xạ SCSI
qua TCP/IP.
8.4. Hiệu suất
SANS là những người thực hiện cao hơn cho các môi trường cần lưu lượng tốc độ
cao như cơ sở dữ liệu giao dịch cao và các trang web thương mại điện tử. NAS
thường có thông lượng thấp hơn và độ trễ cao hơn do lớp hệ thống tập tin chậm hơn,
nhưng các mạng tốc độ cao có thể bù đắp cho tổn thất hiệu năng trong NAS.
8.5. Khả năng mở rộng
Các thiết bị NAS cấp và đầu vào không có khả năng mở rộng cao, nhưng các hệ
thống NAS cao cấp có quy mô đến petabyte bằng cách sử dụng các cụm hoặc các nút
mở rộng quy mô. Ngược lại, khả năng mở rộng là một động lực chính để mua SANS.
Chương IV: Máy ảo 71
Kiến trúc mạng của nó cho phép quản trị viên mở rộng hiệu suất và dung lượng trong
các cấu hình mở rộng hoặc mở rộng.

Hình 4.14. Dữ liệu gốc được sao chép đến điểm đích thông qua tác vụ sao lưu

IV. GIẢI PHÁP HIGH AVAILABILITY (TÍNH SẴN SÀNG CAO)


1. Định nghĩa High Availability
High availability (HA) là máy chỉ hoặc thiết bị luôn trong trạng thái sẵn sàng phục
vụ, giảm thiểu tình trạng gián đoạn của hệ thống. Hiểu một cách đơn giản hơn, High
availability là quy trình,giải pháp, công nghệ có chức năng đảm bảo cho cơ sở dữ liệu
và ứng dụng có thể truy cập 24/7 trong mọi điều kiện.
Để ứng dụng và cơ sở dữ liệu có khả năng truy cập 24/7 ở mọi hoàn cảnh thì High
availability cần tối thiểu 02 máy chủ chạy song song, hoạt động liên tục. Nếu một
trong 2 máy chủ gặp sự cố, máy chủ còn lại sẽ thay thế để đảm bảo cho hệ thống có
thể hoạt động bình thường.
2. Giải pháp High Availability trong MS SQL Server
2.1. Replication
- Thông qua tác vụ sao chép, dữ liệu gốc được chuyển đến điểm đích
- Công nghệ được sử dụng ở mức độ đối tượng
2.2. Log Shipping
- Dữ liệu gốc được sao chép đến điểm đích thông qua tác vụ sao lưu Transaction
Log.
- Dùng công nghệ ở mức độ cơ sở dữ liệu.
- Các thuật ngữ trong Log Shipping: Server sơ cấp – Primary server (server
nguồn), Server thứ cấp – Secondary server (server đích).
Chương IV: Máy ảo 72

2.3. Mirroring
- Thông qua giao dịch mạng, dữ liệu sơ cấp sẽ được sao chép SANS thứ cấp.
- Các điểm kết nối hình chiếu với số cổng hỗ trợ cho quá trình này.
- Dùng công nghệ cấp độ cơ sở dữ liệu.
- Các thuật ngữ trong Mirroring: Server gốc – Principal (server nguồn), Server
hình chiếu – Mirror server (server đích), Server chứng kiến – Witness server (tùy
chọn).
2.4. Clustering
- Đây là cách thiết lập High availability dùng cơ sở dữ liệu được lưu trữ tại địa
điểm chung.
- Sử dụng cho server thứ cấp và máy chủ sơ cấp.
- Dùng công nghệ ở mức cơ bản cài và thiết lập Windows Clustering tại khu lưu
trữ chung.
- Các thuật ngữ: Node chủ động – Active Node (nơi SQL services chạy), Node bị
động – Passive Node (nơi SQL services không chạy).
2.5. AlwaysOn Availability Groups
- Các giao dịch mạng giúp chuyển dữ liệu từ sơ cấp SANS thứ cấp.
- Sử dụng công nghệ ở mức độ nhóm cơ sở dữ liệu.
- Windows Clustering không cần thiết lập một nơi để lưu trữ chung.

Hình 4.15. AlwaysON Availability Groups sử dụng công nghệ ở mức độ nhóm cơ sở dữ liệu
Chương IV: Máy ảo 73

3. Xây dựng hệ thống High Availability


Giải pháp High availability cần sử dụng ít nhất 02 server chạy song song để đảm
bảo việc chuyển tiếp thông tin không bị gián đoạn.
Khi xây dựng giải pháp high availability cần tính đến khả năng xảy ra sự cố và
thiết kế dự phòng ở các nơi cần thiết:
- Dự phòng tất cả các tuyến từ Worksattion đến router ở lớp building access.
- Máy chủ dự phòng cho các server farm module.
- Dự phòng tuyến đường bên trong và giữa các thành phần mạng.
- Liên kết truyền thông dự phòng ở các lớp truy cập.

Hình 4.16. Giải pháp máy chủ dự phòng High Availability

3.1. Server Redundancy (Máy chủ dự phòng )


Máy chủ này được cài đặt trong hệ thống mạng cần lưu trữ các thông tin quan
trọng. Trong trường hợp bình thường, máy chủ dự phòng ở chế độ offline. Còn khi
máy chủ chính gặp sự cố thì máy chủ dự phòng sẽ được bật.
3.2. Router Redundancy (Tuyến dự phòng)
Tuyến dự phòng được thiết kế nhằm thực hiện 2 mục đích: Cân bằng tải và tăng
tính sẵn sàng.
3.3. Load balancing (Cân bằng tải)
Đây là cách chia nhỏ số lượng công việc trên một thiết bị thành nhiều thiết bị
tương ứng để xử lý yêu cầu nhanh và hiệu quả hơn.
Thực tế, các website của những doanh nghiệp lớn thường gặp vấn đề về quá tải
nên load balancing (cân bằng tải) chính là giải pháp cần thiết, nhằm định tuyến yêu
cầu truy cập đến các host server khác nhau.
Chương IV: Máy ảo 74

Phần lớn các giao thức định tuyến IP đều cân bằng tải trên các liên kết song song.
Do đó, cần sử dụng tối đa đường dẫn, thay đổi số lượng liên kết để router thực hiện
cân bằng tải, mặc định là 4 và tối đa 6 đường.
Thông thường, cứ 2 máy chủ được sử dụng để cân bằng tải thì sẽ phải có thêm 1
máy chủ thực hiện nhiệm vụ quyết định server nào đảm nhận công việc. Vì thế, bộ
cân bằng tải cần nhiều thiết bị để cài đặt và chúng được tích hợp với các dịch vụ sao
lưu, dự phòng dữ liệu. Thậm chí, trong một số tình huống, thiết bị còn được đặt ở
nhiều nơi khác nhau.
4. Lợi ích giải pháp High Availability
- Dữ liệu trong máy chủ được lưu ở các vị trí khác nhau.
- Tất cả dữ liệu đều được bảo mật, đảm bảo an toàn.
- Nếu VPS xảy ra sự cố, dữ liệu sẽ không bị ảnh hưởng.
- Người dùng có thể truy cập internet bất cứ nơi đâu mà không lo bị gián đoạn.
- VPS được lưu trữ dự phòng ở những cụm khác nhau. Nếu khi một VPS chính
bị hỏng thì VPS phụ đặt ở mỗi cụm hoạt động như VPS chính.
Chương IV: Máy ảo 75

Câu hỏi và bài tập

1. Tác dụng của máy ảo trong ngành điện toán đám mây là gì?
2. Công nghệ lưu trữ SANS trong công nghệ máy ảo có những đặc điểm gì?
3. Giải pháp tính sẵn sàng cao (High Availability) trong máy ảo có vai trò như thế
nào?
4. Thực hiện cài đặt máy ảo trên máy tính cá nhân (Phần mềm máy ảo VMWare)
Chương V: Ảo hóa với Vmware Vsphere 76

Chương V: ẢO HÓA VỚI VMWARE VSPHERE


Mục tiêu:
- Trình bày được kiến thức ảo hóa với VMWare VSPHERE;
- Thực hiện xây dựng được private cloud.
Nội dung chương:
I. GIỚI THIỆU
1. Công nghệ ảo hóa với VMWare VSPHERE
VMware là một phần mềm tạo máy ảo hoạt động trên các hệ điều hành Linux,
Windows bằng việc cài đặt trực tiếp trên máy tính hoặc máy chủ vật lý. Bên
cạnh VMware Server, VMware Workstation thì VMware vSphere là phiên bản được
nhiều người dùng biết đến. Phiên bản này được ứng dụng rộng rãi trong các tổ chức
hoặc doanh nghiệp lớn.
VMWare vSphere là bộ sản phẩm của VMWare, dùng để phục vụ nhu cầu ảo hóa
hệ thống.
Công nghệ ảo hóa VMware vSphere cho phép xây dựng hạ tầng điện toán đám
mây sử dụng nền tảng ESX/ESXi.

Hình 5.1. Máy ảo VSPhere

2. Phiên bản VMWare VSPHERE


VMware vSphere được chia thành 3 phiên bản nhỏ đó là:
- VMware vSphere Standard Edition: Giải pháp ảo hóa cơ bản, tiết kiệm về phần
cứng.
- VMware Vsphere Enterprise Edition: Giải pháp giúp người dùng tùy biến tối
ưu cơ sở hạ tầng.
- VMware Vsphere Enterprise Plus Edition: Có đầy đủ các tính năng, có thể biến
toàn bộ Data Center thành hệ thống điện toán đám mây.
Chương V: Ảo hóa với Vmware Vsphere 77

3. Các lớp ảo hóa VMWare VSPHERE


3.1. Dịch vụ cơ sở hạ tầng (Infrastructure Services)
Có chức năng tổng hợp và phân bổ tài nguyên của các máy chủ có trong cơ sở hạ
tầng vật lý với 3 loại:
- VMware vCompute: Tổng hợp tài nguyên trên những máy chủ khác nhau và
phân bố lại cho các ứng dụng.
- VMware vStorage: Là tập hợp các công nghệ để quản lý việc sử dụng và lưu trữ
dữ liệu hiệu quả nhất.
- VMware vNetwork: Giúp đơn giản hóa và tăng cường kết nối mạng trong môi
trường ảo.
3.2. Dịch vụ ứng dụng - Application Services
Là tập hợp các dịch vụ để đảm bảo tính khả dụng, mức độ bảo mật và khả năng
mở rộng các ứng dụng. Ví dụ như Fault Tolerance và High Availability.
3.3. Trung tâm quản lý (VMware vCenter Server)
Là nơi kiểm soát duy nhất cho toàn bộ trung tâm dữ liệu. VMware vCenter
Server thực hiện các công việc đặc trưng như kiểm soát việc cấu hình, kiểm soát truy
cập, giám sát hiệu suất hoạt động của hệ thống.
3.4. Người dùng (Client)
Người dùng có thể truy cập từ xa để vào trung tâm dữ liệu của VMware
vSphere thông qua trình duyệt web tại các máy khách như vSphere Client hay Web
Access.
Tham khảo VMware vSphere Component Layers dưới đây để hiểu hơn về sự kết
nối giữa các lớp của công nghệ ảo hóa VMware vSphere.

Hình 5.2. Mô hình các lớp ảo hóa WMWare VSPhere


Chương V: Ảo hóa với Vmware Vsphere 78

4. Chức năng và thành phần ảo hóa VMWare VSPHERE


4.1. Chức năng
Bộ sản phẩm của VMware vSphere cho phép cung cấp các tính năng phục vụ cho
ảo hóa như:
- Đảm bảo công việc diễn ra liên tục khi một hệ thống bất kỳ bị lỗi.
- Di chuyển các máy ảo nhanh chóng SANS một hệ thống khác mà không bị độ
trễ thời gian.
- Bảo vệ và sao lưu dữ liệu, restore các máy ảo. Có thể cho phép bên thứ 3 dùng
các APIs vào sao lưu.
- Mở rộng tài nguyên RAM, CPU của máy mà không có độ trễ thời gian.
- Di chuyển máy ảo SANS phân cùng lưu trữ khác mà không có độ trễ thời gian.
- Kết hợp các luồng truy cập từ nhiều cổng song song trong 1 giao diện quản lý.
- Quản lý tài nguyên từ nhiều máy chủ thành 1 khối, đồng thời tự động cân bằng
tải.
- Tạo máy ảo thông qua template có sẵn
- Tự động triển khai host thông qua ESXi.
- Quản lý tập trung, sử dụng Cluster level để theo dõi kết nối hệ thống mạng.
- Cho phép tạo và duy trì các vùng bảo mật riêng.
- Lựa chọn các storage theo các chính sách đã được định nghĩa sẵn.
4.2. Thành phần
VMware vSphere, người quản trị có rất nhiều các công cụ để sử dụng cho mọi
môi trường kiến trúc khác nhau từ vài máy chủ đến hàng ngàn máy chủ bởi sự năng
động trong việc điều khiển các nguồn tài nguyên, cũng như tính sẵn sàng cao, tính
năng chịu lỗi ưu việt của sản phẩm.
Bộ sản phẩm VMware vSphere bao gồm các sản phẩm với nhiều chức năng cho
phép cung cấp đầy đủ các tính năng ảo hóa:
- VMware ESX and ESXi
- VMware Virtual Symmetric Multi-Processing
- VMware vCenter Server
- VMware vCenter Update Manager
- VMware vSphere Client
- VMware vMotion and Storage vMotion
- VMware Distributed Resource Scheduler
- VMware High Availability
- VMware Fault Tolerance
- VMware Consolidated Backup
- VMware vShield Zones
Chương V: Ảo hóa với Vmware Vsphere 79
- VMware vCenter Orchestrator
5. Nguyên lý hoạt động của công nghệ ảo hóa VMWare VSPHERE
Được xây dựng dựa trên các phiên bản trước nên VMware vSphere được trang bị
các tính năng ưu việt, có khả năng mở rộng cũng như độ tin cậy cao hơn.
Nền tảng ESX/ESXi được coi như 01 lõi hệ điều hành được và được cài đặt trực
tiếp trên máy chủ vật lý. Khi đó, nó có thể tương tác trực tiếp với phần cứng và quản
lý việc chia sẻ tài nguyên cho các ứng dụng. Điều này hoàn toàn khác với phiên bản
VMware Workstation và VMware Server khi sử dụng Linux hay windows để thực
hiện công việc này.
Điều này giúp ESX/ESXi linh hoạt hơn khi quản lý và phân phối tài nguyên nên
có thể tạo ra các tính năng phù hợp với môi trường doanh nghiệp.
Với việc sử dụng VMware vSphere, quản trị viên có rất nhiều công cụ để lựa chọn
cho từng trường hợp khác nhau. Từ một vài cho đến hàng nghìn máy chủ vật lý. Nhờ
đó, có thể chủ động điều khiển việc sử dụng các nguồn tài nguyên, tạo tính sẵn sàng
cao và khả năng chịu lỗi ưu việt hơn.
II. CẤU TRÚC VMWARE ESX SERVER
Máy chủ Esx sử dụng cấu trúc VMM– Hypervisor, nghĩa là máy chủ Esx sẽ tạo
một lớp ảo hóa hypervisor để điều khiển quá trình chia sẻ và sử dụng tài nguyên của
các máy ảo.
VMware ESX bao gồm hai thành phần tương tác với nhau để cung cấp một môi
trường ảo hóa năng động và mạnh mẽ: Service Console và VMkernel. Service
Console là hệ điều hành được sử dụng để tương tác với VMware ESX và các máy ảo
chạy trên máy chủ. Service Console bao gồm các dịch vụ có thể tìm thấy trong các hệ
điều hành truyền thống chẳng hạn như tường lửa, Simple Management Protocol
(SNMP) hay web server.
Tuy nhiên Service Console cũng thiếu nhiều tính năng và lợi ích mà hệ một điều
hành truyền thống cung cấp, đây không phải là sự thiếu hụt mà vì chúng đã được loại
bỏ để Service Console chỉ bao gồm những dịch vụ cần thiết cho việc hỗ trợ ảo hóa.
Thành phần thứ hai là VMkernel, VMkernel là nền tảng thực sự của quá trình ảo hóa.
Các VMkernel quản lý truy cập của máy ảo đến các phần cứng vật lý bên dưới bằng
cách cung cấp quá trình sử dụng của CPU, quản lý bộ nhớ, và quá trình chuyển đổi dữ
liệu ảo.
Chương V: Ảo hóa với Vmware Vsphere 80

1. Hệ điều hành
Hệ điều hành điều khiển được sử dụng để khởi động hệ thống và chuẩn bị quá
trình làm việc của phần cứng cho VMKernel. Khi hệ điều hành điều khiển được tải
lên nó hoạt động như các chương trình khởi động cho vmkernel, có nghĩa là nó chuẩn
bị tất cả các tài nguyên cần thiết cho hoạt động của VMKernel. Khi COS đã tải xong
Esx thì VMKernel sẽ bắt đầu hoạt động khởi động hệ thống và đảm nhận vai trò hệ
điều hành chính. User interaction with ESX: Đây là giao diện tương tác giữa người
dùng với Esx Server. Hệ điều hành điều khiển có trách nhiệm trình bày bằng nhiều
phương pháp khác nhau để thực hiện giao tiếp giữa máy chủ Esx với hệ thống. Nó cho
phép người sử dụng tương tác với máy chủ sử dụng các dịch vụ như là:
- Giao diện truy cập trực tiếp (Direct Console Access).
- Truy cập bằng Telnet bà SSH.
- Giao diện Web (Web Interface).
- Truyền dữ liệu (FTP).
- Proc file system: Hệ thống tập tin proc được sử dụng bởi cả COS và VMKernel
để cung cấp số liệu thời gian thực và thay đổi các cấu hình.
- Authentication: Có những tiến trình trong COS đòi hỏi cung cấp chứng thực để
có cơ chế cho phép và ngăn chặn truy cập vào hệ thống.
- Running Support Application: Một số ứng dụng chạy trong COS cung cấp các
hỗ trợ mở rộng trên môi trường máy chủ. Mỗi nhà cung cấp phần cứng sẽ có một
số phương pháp đề phát hiện các vấn đề vế phần cứng khi chúng phát sinh.
Trong một số trường hợp nó còn khuyến cáo người dùng backup hệ thống lên
COS để COS sao lưu các tập tin hệ thống quan trọng.
2. Kernel
Khi hệ điều hành được nạp các Kernel bắt đầu khởi động và khởi động hệ thống.
Nó chịu trách nhiệm quản lý và phân phối tài nguyên. Các COS cũng được nạp lại
như một máy ảo và được quản lý bằng các cấu hình của nó. Các COS tự thực hiện các
quy tắc tương tự cho các nguồn tài nguyên và phân bổ nó cho người dùng trên hệ
thống.
Kernel thực hiện nhiều chức năng nhưng chức năng chính của nó là quản lý sự
tương tác giữa phần cứng máy ảo và phần cứng của máy chủ vật lý. Nó hoạt động như
một người dùng đứng giữa và điều phối tài nguyên cho máy ảo khi cần thiết.
Chương V: Ảo hóa với Vmware Vsphere 81

3. Khởi động
Là quá trình khởi động máy chủ Esx. Bằng việc quan sát quá trình khởi động của
một hệ thống máy chủ Esx này, chúng ta có thể thấy COS và VMKernel tương tác với
nhau như thế nào và lúc nào VMKernel nắm quyền quản lý tài nguyên hệ thống. Cần
phải nắm rõ quá trình này để hiểu rằng COS là một phần tách biệt với VMKernel.
Ngoài ra nếu máy chủ không thể khởi động hoặc một số dịch vụ hoặc ứng dụng không
thể hoạt động được thì những kiến thức am tường về quá trình này sẽ giúp ích rất
nhiều trong quá trình tìm kiếm, phát hiện và xử lý các sự cố. Có nhiều bước trong quá
trình khởi động hệ thống và sau đây là một số quá trình quan trọng.
3.1. Lilo (Bộ nạp khởi động ứng dụng)
Còn gọi là linux loader là một bộ nạp khởi động ứng dụng giống như loader của
windows. Khi khởi động hệ thống đọc nó từ trong ổ cứng dựa trên các thông tin có
trong tập tin etc/lilo.config hệ thống bắt đầu khởi tạo quá trình khởi động của nó trong
Esx mặc định lilo sẽ tải và khởi động VMKernel. Trong tập tin này còn chứa các
thông tin về cấu hình COS như nó khởi động. Thông tin này chứa một lượng bộ nhớ
để phân bổ cho các thiết bị được cấu hình để COS sử dụng.
Nếu bình thường lilo được cài trên master boot record thì mặc định nó sẽ tải hệ
điều hành mà phân vùng đã được đánh dấu tích cực lên để khởi động. Trong trường
hợp có nhiều hệ điều hành và có nhiều sự lựa chọn để khởi động thì lilo sẽ khởi tạo
dấu nháy báo hiệu cho người dùng lựa chọn một hệ điều hành để khởi động.
Sau khi lilo được nạp thành công thì cos sẽ được tải lên đa số các quá trình khởi
động đều nằm trong COS.
3.2. Init
Quá trình đầu tiên mà COS thực hiện là Init. Quá trình này đọc tập tin etc/inittab là
tập tin xác định runlevel mà hệ thống đó sẽ thực thi. Runlevel xác định những dịch vụ
sẽ được khởi động và thứ tự khởi động của chúng. Các giá trị runlevel biến đổi trong
linux được so sánh như các tùy chọn có sẵn trong window như là safe mode hoặc
command. Hệ thống Esx mặc định runlevel là 3.
4. Tính năng của EXS Server
4.1. Virtual Machine File System (VMFS)
Đây là một hệ thống tập tin hiệu suất cao cho phép nhiều hệ thống có thể truy cập
vào hệ thống tập tin tại cùng một thời điểm. Nó là công nghệ hỗ trợ cho VMotion và
High Availability. VMFS cho phép thêm và xóa các máy chủ Esx mà không làm ảnh
hưởng đến các máy chủ khác.
Chương V: Ảo hóa với Vmware Vsphere 82

4.2. Virtual symmetric multi-processing (Virtual SMP)


Virtual SMP cho phép Vmware ESX Server có thể tận dụng đến bốn bộ vi xử lý
vật lý trên hệ thống cùng lúc. Cân bằng tải các tác vụ giữa các bộ vi xử lý.
4.3. Vmware High Availability (VMHA)
Đây là một tiện ích hoàn hảo được thiết kế cho hệ thống máy chủ ESX và
Vmware Infrastructure. Mục đích của công nghệ này là di chuyển các máy ảo từ máy
chủ ESX này SANS một máy chủ ESX khác khi sảy ra sự cố về hỏng hóc máy chủ vật
lý hay mất kết nối mạng. Giúp các máy ảo đang ở máy ESX vật lý bị hỏng chuyển qua
máy ESX khác và phục hồi tình trạng mà không mất nhiều thời gian chết nên nó
không ảnh hưởng đến tiến trình làm việc.
Đây là một tiện ích hoàn hảo được thiết kế cho hệ thống máy chủ ESX và
Vmware Infrastructure. Mục đích của công nghệ này là di chuyển các máy ảo từ máy
chủ ESX này SANS một máy chủ ESX khác khi sảy ra sự cố về hỏng hóc máy chủ vật
lý hay mất kết nối mạng. Giúp các máy ảo đang ở máy ESX vật lý bị hỏng chuyển qua
máy ESX khác và phục hồi tình trạng mà không mất nhiều thời gian chết và không
ảnh hưởng tới khả năng làm việc.
4.3.1. Yêu cầu của Vmware High Availability
- Công nghệ High Availability chỉ hỗ trợ cho một số phần Phần mềm ảo hóa do
Vmware cung cấp như là Vmware Infrastructure hoặc Vmware ESX Server.
- Để cấu hình tính năng này phải có ít nhất là hai hệ thống máy chủ sử dụng ảo
hóa.
Phải có ít nhất một thiết bị lưu trữ mạng SANS để kết nối hai hệ thống.
- Yêu cầu phải có tương thích về hoạt động của các hệ thống máy chủ.
4.3.2. Ưu điểm của High Availability:
- Cung cấp độ an toàn cao cho các máy ảo, nhờ đó các máy ảo có thể hoạt động
được ngay khi đươc di chuyển SANS hệ thống máy chủ mới.
- Không phân loại hệ điều hành, bất cứ hệ điều hành nào được cài trên máy ảo cũng
sẽ được chuyển đổi.
- Cấu hình dễ dàng và triển khai nhanh chóng.
- Có thể kết hợp với các công nghệ khác như bộ phân phối tài nguyên (Distributed
Resource Scheduler) và VMonitor để các máy ảo di chuyển SANS hệ thống khác
mà không gây mất kết nối đối với người dùng.
- Có thể cấu hình độ ưu tiên khởi động lại khi chuyển qua máy chủ ESX Server
mới.
4.3.3. Hạn chế
- Các CPU trên mỗi máy chủ phải tương thích với nhau.
- Các máy ảo nằm trên hệ thống máy chủ gặp trục trặc cần phải khởi động lại.
Chương V: Ảo hóa với Vmware Vsphere 83
- Không đảm bảo an toàn cho các ứng dụng khi máy tự động khởi động lại sau khi
chuyển qua máy chủ mới.
4.3.4. VMotion và Storage Vmotion
Vmonitor cho phép di chuyển các máy ảo từ máy chủ Esx này SANS máy chủ
Esx khác mà không gây đứt kết nối với người dùng. Storage Vmonitor cũng giống
như Vmonitor nhưng nó cho phép di chuyển và lưu trữ máy ảo trên các thiết bị lưu trữ
mạng. Khi một máy chủ Esx bị sự cố thì các máy ảo được di chuyển đến một máy chủ
Esx hoạt động bình thường khác để hoạt động trở lại.
4.3.5. Vmware Consolidated Backup (VCB)
Vmware Consolidated Backup là một phần mềm tiện ích của Vmware được cài
trên hệ điều hành. Nó cho phép hệ thống có thể kết nối hệ thống lưu trữ SANS bên
ngoài với hệ thống tập tin của máy chủ.
- VCB thực hiện ghi lại các cấu hình và dữ liệu trên các máy ảo ra ổ đĩa.
- VCB đưa các tập tin sao lưu dự phòng này lên một máy chủ hoặc một máy ảo có
chức năng và nhiệm vụ lưu trữ.
- Máy chủ hoặc máy ảo có nhiệm vụ lưu trữ sẽ sao lưu các tập tin dự phòng này ra
ổ đĩa hoặc băng từ để thuận tiện cho việc sao lưu lần tiếp theo và phục hồi nếu có
lỗi.
4.3.6. Vcenter Update Manager
Quản lý nâng cấp: Là một tính năng mới đi kèm với Virtual Center và ESX
Server. Có thể thực hiện các nâng cấp ESX Server, các nâng cấp của hệ điều hành
Windows và Linux đối với máy ảo để vá lỗi cho các hệ thống này. Để thực hiện các
nâng cấp ESX Server. Có thể dùng kết hợp với công nghệ Vmonitor để thực hiện
update mà không ảnh hưởng đến kết nối với người dùng.
4.3.7. Vmware vShere Data Recovery
Khôi phục dữ liệu: Một trong những tính năng mới trong các máy chủ Esx.
Backup dự phòng và tránh sao lưu những phần đã sao lưu nhằm tiết kiệm không gian
lưu trữ.
5. Phần cứng ảo (HardwareVirtualization)
ESX có trách nhiệm cung cấp các phần cứng ảo cho các máy ảo. Khi một máy ảo
yêu cầu truy suất hay truy cập một tài nguyên nào đó thì VMKernel sẽ chịu trách
nhiệm thiết lập một bản đồ ảo tương tác giữa các yêu cầu của máy ảo với phần cứng
vật lý để xử lý. Một số tài nguyên như ổ cứng, card mạng có nhiều lựa chọn, vì thế am
hiểu về những phần cứng này sẽ giúp chúng ta xây dựng một hệ thống tương thích để
hoạt động một cách hoàn hảo nhất.
6. Triển khai Vsphere
6.1. Phần cứng tối thiểu cho Vsphere
- CPU hỗ trợ kiến trúc vi xử lý 64 bit. CPU cũng phải hỗ trợ tính năng ảo hoá.
Chương V: Ảo hóa với Vmware Vsphere 84
- Máy chủ phải có ít nhất 2 core CPU.
- Ít nhất máy chủ phải có 2 GB RAM. Khuyến nghị nên sử dụng 8GB RAM trở lên
cho hệ thống production.
- Tối thiểu 2 card mạng. Một card mạng cho quản lý ESXi, một card mạng cho
truyền tải dữ liệu.
6.2. Hướng dẫn cài đặt WMWare ESXi
Bước 1: Sẽ tiến hành đăng ký một account trên VMWare trang chủ, để có thể thực
hiện tải về tập tin cài đặt VMWare ESXi.
Sau khi đăng ký được account của VMware login vào vmware để tải về bộ cài đặt
ESXi 6.5.

Hình 5.1. Phiên bản phần mềm EXSi 6.5


Chương V: Ảo hóa với Vmware Vsphere 85

Tải về tập tin ISO cài đặt ESXi 6.5.


Bước 2: Bản cài đặt VMware ESXi vô cùng gọn nhẹ chỉ tầm dưới 400MB nên hoàn
toàn có thể áp dụng các hình tạo bản boot để cài đặt.
- Tạo USB Boot với Rufus.
- Burn CD/DVD để boot cài đặt CD/DVD.
Lưu ý:
Nếu làm lab bằng máy ảo VMWare Workstation hay VirtualBox thì cứ tạo VM rồi
chọn boot ISO bằng file ISO cài đặt ESXi 6.5 vừa tải về.
Đối với một số hãng sản xuất các dòng Server máy chủ nổi tiếng như Dell hoặc
HP thường sẽ hợp tác với VMware để được tinh chỉnh lại bộ cài đặt vSphere ESXi.
Việc tinh chỉnh này nhằm cung cấp đầy đủ driver, module, software,… của hãng để có
thể cài đặt và hoạt động tốt trên các server hãng.

Hình 5.2. Tải và cài đặt gói thư viện

Ví dụ: Tập tin ISO cài vSphere ESXi 6.5 dành cho server Dell R630.
Chương V: Ảo hóa với Vmware Vsphere 86
Bước 3: Giờ thì sau khi đã tạo bộ cài đặt boot ESXi 6.5 thì ta sẽ bước vào màn hình
Menu boot device đầu tiên. Hãy chọn bản cài đặt ESXi-6.5.0… installer.

Hình 5.3. Tiến hành boot EXSi Server từ USB

Chương trình bắt đầu tải bộ cài đặt ESXi 6.5 lên bộ nhớ RAM máy chủ.

Hình 5.4. Quá trình cài đặt EXSi 6.5 lên bộ nhớ RAM máy chủ
Chương V: Ảo hóa với Vmware Vsphere 87

Hình 5.5. Quá trình cài đặt EXSi “Ấn Enter để tiếp tục”

Chương trình cài đặt sẽ xuất nội dung chào mừng đến với phần cài đặt ESXi 6.5.
Nhấn Enter để tiếp tục .

Hình 5.6. Ấn Enter để tiến hành quá trình cài đặt


Chương V: Ảo hóa với Vmware Vsphere 88

Sau đó sẽ chọn ổ cứng để tiến hành cài đặt chương trình ESXi 6.5 vào ổ đĩa cứng đó.
Tiếp theo kêu xác nhận xoá mất dữ liệu trên vùng ổ cứng đó để tiến hành cài đặt.
Nhấn Enter.

Hình 5.7. Chọn phân vùng để cài đặt ESXi Server

Tiếp đến sẽ chọn ngôn ngữ hiển thị. Chọn ngôn ngữ tiếng Anh keyboard mặc định US
Default.

Hình 5.8. Chọn ngôn ngữ để tiến hành cài đặt


Chương V: Ảo hóa với Vmware Vsphere 89

Hãy cấu hình mật khẩu cho User Root. Root là tài khoản quản trị cao nhất trong hệ
thống ESXi.

Hình 5.9. Cấu hình “Password” cho hệ thống ESXi

Chương trình ESXi sẽ tiến hành scan một số thành phần hardware của server.

Hình 5.10. Chương trình ESXi tiến hành cài đặt thành phần Hardware của Server
Chương V: Ảo hóa với Vmware Vsphere 90

Ổ cứng đã được tái phân vùng và cần xác nhận việc cài đặt. Nhấn F11 để tiếp tục cài
đặt.

Hình 5.11. Ấn F11 để tiếp tục quá trình cài đặt


Quá trình cài đặt ESXi 6.5 xuống ổ cứng đang chạy ở bước này.

Hình 5.12. Quá trình cài đặt ESXi xuống ổ cứng


Chương V: Ảo hóa với Vmware Vsphere 91

Lúc này quá trình cài đặt ESXi 6.5 đã hoàn tất, hệ thống yêu cầu tiến hành khởi động
lại server. Nhấn Enter.

Hình 5.13. Quá trình cài đặt ESXi hoàn tất “Ấn Enter để hoàn tất cài đặt”

Hệ thống tiến hành chuẩn bị reboot.

Hình 5.14. Hệ thống đang tiến hành boot ESXi Server


Chương V: Ảo hóa với Vmware Vsphere 92

Hệ thống đang dừng các chương trình trước khi boot.

Hình 5.15. Hệ thống dừng tất cả các chương trình để tiến hành khởi động lại

Sau khi reboot hoàn tất sẽ truy cập vào giao diện Direct Console User Interface
(DCUI) của ESXi 6.5.

Hình 5.16. Sau khi hoàn tất cài đặt tiếp tục truy cập vào giao diện DCUI
Chương V: Ảo hóa với Vmware Vsphere 93

Khi nhấn F2, để vào bên trong giao diện DCUI gồm các chức năng cấu hình cơ bản
cho ESXi như trên hình này. Lúc này sẽ có yêu cầu nhập thông tin User Root và mật
khẩu.

Hình 5.17. Nhập thông tin Root khi vào giao diện DCUI

Giao diện màn hình menu DCUI.


Hình 5.18. Giao diện menu DCUI
Chương V: Ảo hóa với Vmware Vsphere 94

6.2.1. Cấu hình IP tĩnh cho ESXi Server


Lúc này nếu hệ thống server ESXi 6.5 của được nằm trong vùng mạng (network)
có DHCP Server cấp IP DHCP. Thì ESXi Server sẽ tự động xin cấp địa chỉ IP DHCP
để làm IP sử dụng cho truy cập quản lý ESXi.
Còn nếu không có DHCP Server thì phải cấu hình địa chỉ IP tĩnh cho ESXi 6.5
Server như sau.
Bước 1: Vào trong menu DCUI, chọn phần Configure Management Network.

Hình 5.19. Chọn Configure Management Network để tiến hành cài IP

Bước 2: Chọn IPv4 Configuration.

Hình 5.20. Thiết lập chọn IPv4


Chương V: Ảo hóa với Vmware Vsphere 95

Chọn Set static IPv4 để cấu hình IP tĩnh. Sau đó điền các thông tin địa chỉ IP,
SubnetMask, Default Gateway vào các ô dưới.

Hình 5.21. Chọn Set static IPv4 để cấu hình IP tĩnh.

Nhấn ESC thoát ra và sẽ gặp thông báo xác nhận thay đổi cấu hình network quản lý

ESXi.
Hình 5.22. Ấn ESC để thoát ra
Chương V: Ảo hóa với Vmware Vsphere 96

6.2.2. Truy cập ESXi Web Client


Bước 1: Truy cập địa chỉ IP quản lý mà ta đã cấu hình cho ESXi (cấu hình mạng) trên
trình duyệt. Tiến hành đăng nhập bằng thông tin User và mật khẩu User Root.

Hình 5.23. Đăng nhập thông tin Root để vào giao diện ESXi Web Client

Giao diện ESXi Web Client.

Hình 5.24. Giao diện chính ESX Server


Chương V: Ảo hóa với Vmware Vsphere 97

7. Thực hiện xây dựng Private Cloud


- Bước 1: Xác định mục đích: Nắm bắt các yêu cầu kinh doanh, ảnh hưởng của
các quy định về bảo mật và các vấn đề về mặt vận hành.
- Bước 2: Xác định khối lượng xử lý: Xác định loại ứng dụng và dữ liệu ứng dụng
nào sẽ chạy trên private cloud, bằng cách phân chia khối lượng xử lý vào các
ứng dụng, dữ liệu và cơ sở hạ tầng.
- Bước 3: Xác định phần cứng: Lấy tham số được xác lập ở bước trước và nâng
quy mô (sizing) lên một hệ thống hardware mà sẽ phục vụ được cho bây giờ và
cả trong tương lai.
- Bước 4: Xác định phần mềm: Quyết định xem có muốn trả phí bản quyền hay
không. Nếu đang nghĩ đến giải pháp open source, OpenStack là lựa chọn hàng
đầu.
- Bước 5: Xác định cấu trúc mạng: Xác định mô hình network của sẽ hoạt động
trên hệ thống private cloud – lên cấu hình network vật lý, các thành phần
network được định nghĩa qua phần mềm (software-defined) nếu có, bảo mật,
quản trị mạng.
- Bước 6: Xác lập bảo mật: Lập kế hoạch quản lý định danh và truy cập (IAM) –
một cách tiếp cận công nghệ và bảo mật cho phép các cá nhân thích hợp truy cập
đúng tài nguyên, vào đúng thời điểm.
- Bước 7: Xác định cơ chế quản lý: Khi áp dụng số dịch vụ cloud nhất định, sẽ
không thể theo dõi và quản lý được hết tất cả. Trừ khi lên kế hoạch trước cho mô
hình quản lý dịch vụ của .
- Bước 8: Quy trình và công cụ quản lý: Xác định các hoạt động giám sát, cơ sở
hạ tầng vật lý bao gồm mạng, nguồn điện và hơn thế nữa.
- Bước 9: Triển khai: Thực hiện triển khai cụm private cloud của, bao gồm cả
phần cứng và phần mềm trong data center.
- Bước 10: Kiểm tra: Xác định các quy trình kiểm tra để xác minh đang đáp ứng
đầy đủ các yêu cầu và chuẩn bị cho các vấn đề bảo mật, downtime hoặc các lỗi
có thể xảy ra.
- Bước 11: Vận hành: Xác định cách sẽ vận hành cloud – giám sát, tự động hóa,
bảo mật, quản trị,… Hay còn được gọi là CloudOps.
Chương V: Ảo hóa với Vmware Vsphere 98
Câu hỏi và bài tập

1. Thực hiện cài đặt máy chủ VMWare ESX Server


2. Nêu những lợi ích mà ảo hóa WMWare VSPhere mạng lại cho máy ảo?
99

Tài liệu tham khảo

[1]. Giáo trình Điện toán đám mây, khoa Công nghệ thông tin, Đại học Quy
Nhơn, 2018
[2]. Arshdeep Balga, Vijay Madisetti, Cloud Computing, A Hands-On Approach,
Arshdeep Bahga & Vijay Madisetti, 2014
[3]. Michael J. Kavis, Architecting the Cloud: Design Decisions for Cloud
Computing Service Models (SaaS, PaaS and laaS), John Wiley & Sons,
2014
[4]. Thomas Erl, Cloud Computing: Concepts, Technology & Architec

You might also like