You are on page 1of 6

Chương 1

CẤU TẠO NGUYÊN TỬ


2.12 Thuyết cơ học lượng tử không chấp nhận điều nào trong các điều sau đây:
1) Có thể đồng thời xác định chính xác vị trí và tốc độ của electron.
2) Electron vừa có tính chất sóng và tính chất hạt.
3) Electron luôn chuyển động trên một quỹ đạo xác định trong nguyên tử.
4) Không có hàm sóng nào có thể mô tả trạng thái của electron trong nguyên
tử.
a) Chỉ 1,3 b) 2,4 c) 1,2,3 d) 1,3,4
2.13 Chọn tất cả các tập hợp các số lượng tử có thể tồn tại trong các
trường hợp sau:
1) n = 3, ℓ = 3, mℓ = +3. 2) n = 3, ℓ = 2, mℓ = +2.
3) n = 3, ℓ = 1, mℓ = +2. 4) n = 3, ℓ = 0, mℓ = 0.
a) 1,3. b) 2,3. c) 2,4. d) 1,4.
2.14 Chọn tập hợp các ký hiệu phân lớp lượng tử đúng.
a) 1s, 3d, 4s, 2p, 3f. b) 2p, 3s ,4d, 2d, 1p.
c) 3g, 5f, 2p, 3d, 4s. d) 1s, 3d, 4f, 3p, 4d.
2.15 Chọn phát biểu đúng về orbital nguyên tử (AO):
a) Là vùng không gian quanh nhân bên trong đó có xác suất gặp electron ≥
90%.
b) Là quỹ đạo chuyển động của electron.
c) Là vùng không gian bên trong đó các electron chuyển động.
d) Là bề mặt có mật độ electron bằng nhau của đám mây electron.
2.16 Chọn phát biểu đúng:
1) Các orbital nguyên tử s có tính đối xứng cầu.
2) Các orbital nguyên tử pi có mặt phẳng phản đối xứng đi qua tâm O và vuông
góc với trục tọa độ i.
3) Các orbital nguyên tử p i có mật độ xác suất gặp electron cực đại dọc theo
trục tọa độ i.
4) Các orbital nguyên tử d nhận tâm O của hệ tọa độ làm tâm đối xứng.
a) Chỉ 1,3,4 b) Chỉ 2,4 c) Chỉ 1,2,3 d) 1,2,3,4
2.17 Chọn câu đúng:
Dấu của hàm sóng được biểu diễn trên hình dạng của các AO như sau:
a) AO s chỉ mang dấu (+).
b) AO s có thể mang dấu (+) hay dấu (–).
c) AO p có dấu của hai vùng không gian giống nhau (cùng mang dấu (+) hoặc
dấu (–)).
d) AO p chỉ có dấu (+) ở cả hai vùng không gian.
2.18 Orbital 1s của nguyên tử H có dạng hình cầu nghĩa là:
a) Khoảng cách của electron này đến hạt nhân nguyên tử H luôn không đổi.
b) Xác suất tìm thấy electron này giống nhau ở mọi hướng trong không gian.
c) Electron 1s chỉ di chuyển bên trong khối cầu này.
d) Electron 1s chỉ di chuyển trên bề mặt khối cầu này.
2.19 Chọn câu đúng. Trong cùng một nguyên tử:
1) Orbital 2s có kích thước lớn hơn orbital 1s.
2) Orbital 2px có mức năng lượng thấp hơn orbital 2py.
3) Orbital 2pz có xác xuất phân bố e lớn nhất trên trục z.
4) Orbital 3dxy có xác suất phân bố e lớn nhất trên trục x và y.
5) Phân lớp 4f có khả năng chứa số electron nhiều nhất trong lớp e thứ 4.
a) 3,4,5. b) 1,2,3. c) 1,3,5. d) 1,4,5.
2.20 Chọn câu sai. Trong cùng một nguyên tử
1) Năng lượng của orbital 2px khác năng lượng của orbital 2p z vì chúng định
hướng trong không gian khác nhau.
2) Năng lượng của orbital 1s của 8O bằng năng lượng của orbital 1s của 9F.
3) Năng lượng của các phân lớp trong cùng một lớp lượng tử của nguyên tử
Hydro thì khác nhau.
4) Năng lượng của các orbital trong cùng một phân lớp thì khác nhau.
a) Chỉ 1,2,4. b) Chỉ 2,4. c) Chỉ 1,4. d) 1,2,3,4.
2.21 Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
1) Trong cùng một nguyên tử, orbital np có kích thước lớn hơn orbital (n-1)p.
2) Trong cùng một nguyên tử, electron trên orbital ns có mức năng lượng lớn
hơn electron trên orbital (n-1)s.
3) Trong cùng một nguyên tử, electron trên orbital 3d xy có mức năng lượng lớn
hơn electron trên orbital 3dyz.
4) Xác suất gặp electron trên orbital 4f ở mọi hướng là như nhau.
a) 1,2,3,4. b) Chỉ 1,3. c) Chỉ 2,4. d) Chỉ 1,2.
2.22 Chọn trường hợp đúng:
Số orbital tối đa tương ứng với các ký hiệu sau: 3p; 4s; 3dxy ; n = 4; n = 5.
a) 3,1,5,16,25. b) 3,4,5,9,16. c) 3,1,1,16,25. d) 1,4,5,16,25.
2.23 Chọn phương án sai theo thuyết cơ học lượng tử áp dụng cho nguyên tử đa
electron:
a) Năng lượng của orbital chỉ phụ thuộc vào số lượng tử chính.
b) Ở trạng thái cơ bản, các electron chiếm các mức năng lượng sao cho tổng
năng lượng của chúng là nhỏ nhất.
c) Các electron trong cùng một nguyên tử không thể có 4 số lượng tử giống
nhau.
d) Trong mỗi phân lớp, các electron sắp xếp sao cho số electron độc thân là tối
đa.
2.24 Chọn câu sai:
1) Khi phân bố electron vào một nguyên tử đa electron phải luôn luôn phân bố
theo thứ tự từ lớp bên trong đến lớp bên ngoài.
2) Cấu hình electron của nguyên tử và ion tương ứng của nó thì giống nhau.
3) Cấu hình electron của các nguyên tử đồng vị thì giống nhau.
4) Các orbital s có dạng khối cầu có nghĩa là electron s chỉ chuyển động bên
trong khối cầu ấy.
5) Bán kính của ion Fe2+ lớn hơn ion Fe3+ vì chúng có cùng điện tích hạt nhân
nhưng ion Fe3+ lại có số electron ít hơn ion Fe2+.
a) Chỉ 1,2,4. b) Chỉ 2,5. c) Chỉ 1,3,4. d) 1,2,4,5.
2.25 Chọn các cấu hình e nguyên tử ở trạng thái cơ bản sai:
1) 1s22s22p63p5. 2) 1s22s22p63s13p5.
3) 1s22s22p63s23p53d14. 4) 1s22s22p63s23p64s23d10.
a) Chỉ 1,2. b) Chỉ 1,2,3. c) 1,2,3,4. d) Chỉ 2,3,4.
2.26 Cho biết giá trị của số lượng tử chính n và số electron tối đa của lớp lượng tử O
và Q?
a) Lớp O: n = 4 có 32e và lớp Q: n = 6 có 72e.
b) Lớp O: n = 5 có 50e và lớp Q: n = 7 có 98e.
c) Lớp O: n = 3 có 18e và lớp Q: n = 5 có 50e.
d) Lớp O: n = 2 có 8e và lớp Q: n = 4 có 32e.
2.27 Chọn câu sai:
a) Các electron lớp bên trong có tác dụng chắn mạnh đối với các electron lớp
bên ngoài.
b) Các electron trong cùng một lớp chắn nhau yếu hơn so với khác lớp.
c) Các electron lớp bên ngoài hoàn toàn không có tác dụng chắn với các
electron lớp bên trong.
d) Các electron trong cùng một lớp, theo chiều tăng giá trị ℓ sẽ có tác dụng
chắn giảm dần.
2.28 Chọn phát biểu đúng:
1) Hiệu ứng xâm nhập càng nhỏ khi các số lượng tử n và ℓ của electron càng
nhỏ.
2) Một phân lớp bão hòa hay bán bão hòa có tác dụng chắn yếu lên các lớp bên
ngoài.
3) Hai electron thuộc cùng một ô lượng tử chắn nhau rất yếu nhưng lại đẩy
nhau rất mạnh.
a) Chỉ 2 b) Chỉ 3 c) Chỉ 1 d) 1,2,3
2.29 Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tử Brom (Z = 35) ở trạng thái cơ bản:
a) 1s2 2s22p6 3s2 3p6 4s2 3d5 4p10 b) 1s2 2s22p6 3s2 3p6 4s2 3d10 4p5
c) 1s2 2s2 2p63s2 3p6 4s1 3d10 4p6 d) 1s2 2s2 2p6 3s23p6 3d10 4p7
2.30 Cấu hình electron nguyên tử của Cr (Z = 24) và Cu (Z = 29) ở trạng thái cơ bản
theo thứ tự là:
1) Cr: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d4 2) Cr: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 3d5
3) Cr: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4) Cu: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 3d10
5) Cu: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d9 6) Cu: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4p1
a) (2);(4). b) (1);(5). c) (3);(6). d) (2);(6).
2.31 Nguyên tử X có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 36, số hạt không
mang điện bằng nửa số hạt mang điện. Cấu hình e của nguyên tử X là:
a) 1s2 2s2 2p6. b) 1s2 2s2 2p6 3s1.
c) 1s2 2s2 2p6 3s2. d) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6.
2.32 Cho biết nguyên tử Fe (Z = 26 ). Cấu hình electron của ion Fe2+ là:
a) Fe2+(Z = 24): 1s22s22p63s23p64s23d4.
b) Fe2+(Z = 24): 1s22s22p63s23p44s23d6
c) Fe2+(Z = 26): 1s22s22p63s23p64s03d6.
d) Fe2+(Z = 26): 1s22s22p63s23p64s13d5
2.33 Cấu hình e của ion Cu2+ và S2- lần lượt là (cho 29Cu và 16S):
1) 1s22s22p63s23p64s23d7. 2) 1s22s22p63s23p64s13d8.
3) 1s22s22p63s23p64s03d9. 4) 1s22s22p63s23p64s23d104p1.
5) 1s22s22p63s23p6. 6) 1s22s22p63s23p2.
a) (3) và (5). b) (1) và (5). c) (2) và (6). d) (4) và (5).
2.34 Cho biết số e độc thân có trong các cấu hình e hóa trị của các nguyên tử sau
(theo thứ tự từ trái sang phải):
1) 27Co(4s23d7). 2) 24Cr(4s13d5). 3) 44Ru(5s14d7). 4) 58Ce(6s25d14f1).
a) 7,5,7,1. b) 9,1,8,4. c) 3,6,4,2. d) 2,1,1,1.
2.35 Chọn số electron độc thân đúng cho các cấu hình e hóa trị của các nguyên tử ở
trạng thái cơ bản sau đây theo thứ tự:
1) 4f75d16s2. 2) 5f 46d17s2. 3) 3d54s1. 4) 5f76d17s2.
a) 8,5,6,8. b) 1,7,1,2. c) 7,2,6,8. d) 2,7,5,10.
2.36 Nguyên tố nào trong chu kỳ 4 có tổng spin trong nguyên tử bằng +3 theo qui
tắc Hund?
a) 26Fe b) 24Cr c) 36Kr d) Không có nguyên tố nào
2.37 Electron cuối cùng của nguyên tử P có bộ 4 số lượng tử là (qui ước
15

electron phân bố vào các orbital trong phân lớp theo thứ tự mℓ từ -ℓ đến +ℓ):
a) n =3, ℓ =1, mℓ = +1, ms = -½. b) n =3, ℓ =1, mℓ = +1, ms = +½.
c) n =3, ℓ =1, mℓ = -1, ms= +½. d) n =3, ℓ =2,mℓ =+1, ms = +½.
2.38 Electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử 30Zn có bộ 4 số lượng tử là (qui ước
electron phân bố vào các orbital trong phân lớp theo thứ tự mℓ từ -ℓ đến +ℓ):
a) n = 4, ℓ = 0, mℓ = 0, ms = ±½. b) n = 3, ℓ = 2, mℓ = +2,ms =-½.
c) n = 4, ℓ = 0, mℓ = 0, ms = -½. d) n = 3, ℓ = 2, mℓ = -2, ms =-½.
2.39 Ion X4+ có cấu hình e phân lớp cuối cùng là 3p 6. Vậy giá trị của 4 số lượng tử
của e cuối cùng của nguyên tử X là (qui ước mℓ có giá trị từ -ℓ đến +ℓ)
a) n = 3, ℓ = 2, mℓ =+1, ms = +½ b) n = 3, ℓ = 2, mℓ = -1, ms = +½
c) n = 3, ℓ = 2, mℓ =+1, ms = -½ d) n = 4, ℓ = 1, mℓ = -1, ms = -½

You might also like