You are on page 1of 10

VẤN ĐỀ ÔN TẬP HỌC PHẦN

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

PHẦN TỰ LUẬN
Chương 1:
1. Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học.
2. Ý nghĩa của các tiền đề khoa học tự nhiên và tư tưởng lý luận đối với sự ra đời
của Chủ nghĩa xã hội khoa học.
3. Giá trị và hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng - phê phán đối với sự ra đời
của Chủ nghĩa xã hội khoa học
4. Nhiệm vụ, đối tượng và ý nghĩa của việc nghiên cứu Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Chương 2:
1. Các tiêu chí xác định giai cấp công nhân theo quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin? Trong thời đại hiện nay, các tiêu chí đó có còn nguyên giá trị không?
2. Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân.
3. Điều kiện chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiện thắng lợi sứ
mệnh lịch sử của mình. (Quy luật ra đời và vai trò của Đảng cộng sản trong việc thực hiện
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân).
4. Điểm tương đồng và khác biệt giữa giai cấp công nhân truyền thống với giai cấp
công nhân hiện nay.
5. Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam. Sự biến biến đổi của giai cấp công
nhân Việt Nam hiện nay. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam trên
các lĩnh vực cụ thể.
Chương 3:
1. Tính tất yếu, khách quan của sự ra đời hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ
nghĩa.
2. Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội.
3. Khái niệm, loại hình, đặc điểm, thực chất và tính tất yếu khách quan của thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội?

1
4. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bắt đầu từ khi nào? Tính tất yếu
khách quan của quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa
ở Việt Nam? Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Chương 4:
1. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
2. Bản chất và chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
3. Đặc điểm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Chương 5:
1. Sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp trong trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội.
2. Tính tất yếu của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội.
3. Nội dung của liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam.
Chương 6:
1. Đặc trưng cơ bản của dân tộc quốc gia, đặc trưng nào là quan trọng nhất?
2. Hai xu hướng khách quan của sự phát triển quan hệ dân tộc, biểu hiện của hai xu
hướng đó trong giai đoạn hiện nay.
3. Nội dung cơ bản trong Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin.
4. Phân tích những đặc điểm cơ bản của dân tộc Việt Nam, đặc điểm nào là quan
trọng nhất, vì sao? Quan điểm và chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước trong việc giải
quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam hiện nay.
5. Khái niệm, bản chất, nguồn gốc, tính chất của tôn giáo theo quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin. Phân biệt tôn giáo với tín ngưỡng và mê tín dị đoan.
6. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
7. Đặc điểm cơ bản của tôn giáo ở Việt Nam.
Chương 7:
1. Khái niệm, vị trí, chức năng của gia đình trong xã hội.
2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chế độ hôn nhân tiến bộ.
3. Sự biến đổi các chức năng của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ
2
nghĩa xã hội.

3
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Chương 1:
1. Tiền đề tư tưởng lý luận, khoa học tự nhiên cho sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội
khoa học?
2. Ba phát kiến vĩ đại của C.Mác và Ph.Ăngghen là gì và ý nghĩa của nó?
3. Bản chất và tính chất của quy luật chính trị - xã hội?
4. Tác phẩm nào đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?
5. Sự khác nhau căn bản nhất giữa Chủ nghĩa xã hội khoa học với chủ nghĩa xã hội
không tưởng - phê phán?
6. Đối tượng, chức năng của chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?
7. Chủ nghĩa xã hội không tưởng thể hiện tinh thần phê phán, lên án chế độ nào?
8. Các giá trị của chủ nghĩa xã hội không tưởng - phê phán?
9. Theo V.I.Lênin, chuyên chính vô sản là gì?
10. Mảnh đất hiện thực cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?

Chương 2:
1. Phạm trù cơ bản nhất của Chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?
2. Điều kiện khách quan dẫn đến sự ra đời và phát triển của giai cấp công nhân là
gì?
3. Tại sao giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất?
4. Tại sao giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để?
5. Bản chất quốc tế của giai cấp công nhân xuất phát từ đâu?
6. Ý thức tổ chức kỷ luật của giai cấp công nhân được hình thành và phát triển từ
đâu?
7. Về phương diện chính trị - xã hội, Học thuyết sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của
giai cấp công nhân luận chứng điều gì?
8. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định: giai
cấp công nhân không thể tự giải phóng mình nếu không đồng thời giải phóng đối tượng
nào?
9. Thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là sự nghiệp cách mạng của ai?
4
10. Giai cấp công nhân chỉ hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình khi nào?
11. Mục tiêu cao nhất của giai cấp công nhân trong việc giành quyền lực thống trị
xã hội để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới là gì?
12. Đối tượng nào cần xóa bỏ trong cuộc cách mạng của giai cấp công nhân?
13. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản là biểu hiện về mặt xã
hội của mâu thuẫn nào?
14. Sau khi giành chính quyền, giai cấp nào sẽ lãnh đạo công cuộc xây dựng xã hội
mới?
15. Nhân tố chủ quan quan trọng nhất để giai cấp công nhân thực hiện thắng lợi sứ
mệnh lịch sử của mình là gì?
16. Đảng Cộng sản bao gồm những phần tử nào?
17. Vai trò của Đảng Cộng sản? Vì sao Đảng Cộng sản là lãnh tụ chính trị của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa những yếu tố
nào?
19. Giai cấp công nhân hiện nay hoạt động sản xuất và dịch vụ bằng phương thức
nào để tạo nên cơ sở vật chất cho sự tồn tại và phát triển của thế giới?
20. Giai cấp nào đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến nhất trong thời đại ngày
nay.

21. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ tác động đến giai cấp công nhân như thế
nào?

22. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tri thức, giai cấp công nhân sẽ biến đổi
theo xu hướng nào?
23. Giai cấp công nhân thế giới hiện nay đã được trung lưu hóa, vì vậy họ không
còn là giai cấp lao động làm thuê và bị bóc lột giá trị thặng dư. Nhận định này có đúng
không?
24. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh nào? Trước hay sau giai
cấp tư sản? Tuyệt đại bộ phận công nhân Việt Nam có nguồn gốc xuất thân từ đâu?
25. Giai cấp công nhân trở thành giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ khi nào?
26. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay là gì?
5
Chương 3:
1. Điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là gì?
2. Hình thái kinh tế - xã hội Cộng sản chủ nghĩa được chia thành mấy giai đoạn và
mấy thời kỳ?
3. Biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản
xuất trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là gì?
4. Điều kiện quan trọng để thực hiện mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội (giải
phóng con người) là gì?
5. Các đặc trưng của chủ nghĩa xã hội?
6. Mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là gì?
7. Quan hệ sản xuất của chủ nghĩa xã hội có tự phát nảy sinh trong lòng chủ nghĩa
tư bản không?
8. Thế nào là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
9. Thời đại ngày nay có còn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội?
10. Trong các loại hình quá độ lên chủ nghĩa xã hội, loại hình quá độ nào gặp nhiều
khó khăn hơn?
11. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn sự khác biệt giữa lao động trí óc
với lao động chân tay, giữa thành thị với nông thôn không?
12. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cuộc đấu tranh giai cấp đã hoàn
thành đã hoàn thành chưa?
13. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội có phải thời kỳ đấu tranh giành chính
quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động?
14. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bắt đầu từ khi nào?
15. Đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?
16. Đặc điểm lớn nhất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là gì?
17. Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước có chế độ chính trị - xã hội
như thế nào?

6
Chương 4:
1. Dân chủ là gì? Nền dân chủ đầu tiên xuất hiện từ khi nào?
2. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, dân chủ được xem xét trên những
phương diện nào?
3. Trong lịch sử đã tồn tại những nền dân chủ nào?
4. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa chính thức được xác lập từ khi nào?
5. Trong xã hội có giai cấp, nền dân chủ mang bản chất của giai cấp nào?
6. So với các nền dân chủ trước đó, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có điểm khác
biệt cơ bản nào?
7. Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là gì?
8. Quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện thông qua cơ quan nào?
9. Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp nào?
8. Chức năng chủ yếu nhất của nhà nước xã hội chủ nghĩa là gì?
10. Bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa là gì?
11. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa quản lý mọi mặt của đời sống xã hội
bằng công cụ nào?
12. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng và hoạt động
của tổ chức nào?
13. Bộ phận đóng vai trò trụ cột của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là gì?
14. Nhân dân thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của mình thông qua cơ quan nào?
15. Cơ quan quyền lực cao nhất trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là gì?
16. Vị trí, vai trò của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được Đảng Cộng sản Việt Nam
xác định như thế nào?
17. Ở Việt Nam quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp,
kiểm soát giữa các cơ quan nào?

Chương 5:
1. Trong xã hội có giai cấp, loại hình cơ cấu xã hội nào giữ vị trí quyết định nhất,
chi phối các loại hình cơ cấu xã hội khác? Tại sao?

7
2. Sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp gắn liền và được quy định bởi sự biến đổi
của loại hình cơ cấu nào?
3. Đặc trưng cơ bản của cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội là gì?
4. Trong cơ cấu xã hội - giai cấp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì giai
cấp nào giữ vai trò chủ đạo, tiên phong trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cải
tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới?
5. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cơ cấu xã hội - giai cấp biến đổi như
thế nào?
6. Thành phần nào giữ vị trí nòng cốt trong khối liên minh công nhân - nông dân -
trí thức?
7. C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định “người bạn đồng minh tự nhiên” của giai cấp
công nhân là ai?
8. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nội dung nào của liên minh giai cấp,
tầng lớp giữ vai trò quyết định nhất, là cơ sở chủ yếu để liên minh các lĩnh vực khác?
9. Nội dung chính trị của liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và tầng lớp trí thức?
10. Nội dung nào của liên minh là nội dung cơ bản quyết định nhất, là cơ sở vật chất
- kỹ thuật của liên minh các giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
11. Cơ cấu xã hội - giai cấp của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội bao gồm những giai cấp, tầng lớp cơ bản nào?
13. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, sự biến đổi cơ cấu xã hội - giai cấp
của xã hội Việt Nam diễn ra như thế nào?
14. Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc
trên nền tảng nào?

Chương 6:
1. Tiêu chí quan trọng nhất để xác định một dân tộc - tộc người và cũng là tiêu chí
quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi dân tộc - tộc người là gì?

8
2. Nội dung quan trọng nhất để liên kết các nội dung của Cương lĩnh dân tộc thành
một chỉnh thể thống nhất là gì?
3. Nội dung cơ bản của quyền dân tộc tự quyết là gì? Trong các nội dung đó, nội
dung nào cơ bản nhất, tiên quyết nhất?
4. Khẩu hiệu “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!” là của
ai?

5. Khái niệm tôn giáo?


6. Tại sao tôn giáo là một phạm trù lịch sử?
7. Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo dưới góc độ
nào?

8. Bản chất của tôn giáo là gì?


9. Tính chất của tôn giáo? Tính chính trị của tôn giáo xuất hiện khi nào?
10. Tôn giáo có xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của con người không?
11. Thế giới quan của chủ nghĩa Mác - Lênin có đối lập với thế giới quan tôn giáo
không?
12. Tại sao dưới chủ nghĩa xã hội phải bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không
tín ngưỡng của nhân dân?
13. Trong tác phẩm Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen - Lời nói
đầu, C. Mác đã viết như thế nào về bản chất của tôn giáo?
14. Đại hội XII, Đảng ta khẳng định: Đoàn kết các dân tộc có vị trí như thế nào
trong sự nghiệp cách mạng?
15. Hiện nay tôn giáo có còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân hay
không?

Chương 7:
1. Khái niệm gia đình?
2. Luận điểm: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình
càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội chính là gia đình” là của ai?
3. Hôn nhân một vợ một chồng xuất hiện trong chế độ xã hội nào?

9
4. Các mối quan hệ cơ bản trong gia đình? Quan hệ nào là cơ sở, nền tảng hình
thành nên các mối quan hệ khác trong gia đình, là cơ sở pháp lý cho sự tồn tại của mỗi gia
đình?
5. Bản chất của tình yêu là gì?
6. Vị trí của gia đình trong xã hội?
7. Chức năng nào được coi là chức năng đặc thù của gia đình?
8. Thế nào là chế độ hôn nhân tiến bộ?
9. Cơ sở kinh tế cho việc xây dựng quan hệ bình đẳng trong gia đình và giải phóng
phụ nữ là gì?
10. Điểm tương đồng giữa giáo dục gia đình truyền thống và giáo dục của xã hội
mới ở Việt Nam là gì?
11. Các tiêu chí của gia đình văn hóa ở Việt Nam là gì?

1
0

You might also like