You are on page 1of 9

Chương 39

Thuyết tương đối


Bài 1.
Tàu vũ trụ chuyển động với vận tốc nào để đồng hồ trên tàu chạy châm hơn một nửa so
với đồng hồ trong hệ quan sát đứng yên.
Đs: v = 0.866c.
Bài 2.
Thước đo có chiều dài 1m chuyển động với vận tốc bao nhiêu để chiều dài của nó giảm
đi 0.5 m.
Đs: v = 0.866c.
Bài 3.
Một phi hành gia đang du hành trên tàu vũ trụ chuyển động với vận tốc 0,5c so với
Trái đất. Phi hành gia đo nhịp tim là 75 nhịp mỗi phút. Các tín hiệu xung tim của phi hành
gia được truyền tới Trái đất khi tàu vũ trụ chuyển động theo hướng vuông góc với đường
nối tàu với người quan sát trên Trái đất.
a. Người quan sát trên Trái đất đo được nhịp tim của phi hành gia là bao nhiêu trên mỗi
phút.
b. Nhịp tim sẽ là bao nhiêu nếu tốc độ của tàu vũ trụ được tăng lên đến 0,99c?
Đs. a. 65 (nhịp/phút) b. 10.5 (nhịp/phút).
Bài 4.
Tàu vũ trụ chuyển động ra xa trái đất với vận tốc 0,8c. Một phi hành gia trên tàu đo
khoảng thời gian 3,0 s để cơ thể của anh ấy quay được một vòng khi lơ lửng trong tàu.
Theo người quan sát trên trái đất thì khoảng thời gian tương ứng là bao nhiêu.
Đs: 5s
Bài 5.
Thời gian sống trung bình của hạt meson pi là 2,6×10-8 s. Nếu meson di chuyển với
tốc độ 0,98c
a) tính thời gian tồn tại trung bình của nó khi được đo bởi một người quan sát đứng
trên Trái đất,
1
b) tính khoảng cách trung bình mà nó đi được trước khi phân rã, được đo bởi một
người quan sát đứng trên Trái đất?
c) Nó sẽ đi được quãng đường bao nhiêu nếu không xảy ra hiện tượng co giãn thời
gian.
Đs: a. 13×10-8 s b. 38m c. 7.6m
Bài 6.
Vật chuyển động phải có vận tốc bao nhiêu để chiều dài của nó giảm đi 25%.
Bài 7.
Hạt meson trong các tia vũ trụ chuyển động với vận tốc bằng 0,95c. Hỏi khoảng thời gian
nào theo đồng hồ người quan sát đứng trên trái đất tương ứng với khoảng thời gian sống
1 giây của hạt meson.
Bài 8.
Một tàu vũ trụ có chiều dài 300 m đi ngang qua trái đất. Người quan sát đứng trên trái đất
thấy nó mất 0,75 µs để tàu vũ trụ đi qua một điểm cố định. Xác định tốc độ của tàu vũ trụ
được đo bởi người này.
Đs: v = 0.8c
Bài 9.
Tính động lượng theo cơ học cổ điển của một proton di chuyển với vận tốc 0,99c, bỏ qua
hiệu ứng tương đối tính. Lặp lại phép tính trên trong trường hợp có các hiệu ứng tương
đối tính. Có hợp lý không nếu bỏ qua hiệu ứng chuyển động tương đối ở tốc độ như vậy?
Bài 10.
Một hạt không ổn định ở trạng thái nghỉ tự động vỡ thành hai mảnh có khối lượng không
bằng nhau. Khối lượng mảnh nhẹ là 2,50×10-28 kg và của mảnh kia là 1,67×10-27 kg. Nếu
mảnh nhẹ hơn có tốc độ 0,893c, tốc độ của mảnh nặng hơn là bao nhiêu?

Bài 11.
Một electron có động năng lớn gấp 5 lần năng lượng nghỉ ngơi của nó. Tìm tổng năng
lượng và tốc độ của nó.

2
Bài 12.
Các proton trong máy gia tốc tại phòng thí nghiệm quốc gia Fermi gần Chicago được tăng
tốc đến tổng năng lượng là 400 lần năng lượng nghỉ ngơi của nó. Tính tốc độ của các
proton này theo vận tốc ánh sáng c và động năng của nó trong đơn vị MeV?
Bài 13.
Một con tàu vũ trụ khối lượng 2,40 ×106 kg phải được tăng tốc đến tốc độ 0,700c. (a) Để
đạt đến tốc độ này yêu cầu lượng năng lượng tối thiểu là bao nhiêu từ nhiên liệu của tàu
vũ trụ, giả sử hiệu suất hoàn hảo? (b) Cần bao nhiêu lượng nhiên liệu để cung cấp lượng
năng lượng này nếu tất cả năng lượng của nhiên liệu có thể chuyển thành động năng của
tàu vũ trụ?
Chương 40
Quang lượng tử
Phát xạ của vật đen.
Bài 1.
Mô hình dây tóc vôn fram của một bóng đèn sợi đốt được xem như vật đen tuyệt đối ở
nhiệt độ 2900 K.
a. Xác định bước sóng ánh sáng mà dây tóc phát xạ mạnh nhất.
b. Sử dụng kết quả câu a giải thích tại sao năng lượng phát xạ từ dây tóc bóng đèn ở
vùng hồng ngoại mạnh hơn vùng ánh sáng khả kiến.
Bài 2.
Độ nhạy của mắt con người thích nghi với ánh sáng có bước sóng 500 nm là 4×10-11 W/m2.
Nếu ánh sáng có bước sóng này đi vào mắt và đồng tử mở ra với đường kính cực đại là
8,5 mm thì mỗi giây có bao nhiêu photon lọt vào mắt?
Giải.
Bài 3.
Bán kính mặt trời là 6,96 ×108 m và tổng công suất phát ra là 3,85 ×1026 W. Giả sử mặt
trời phát xạ như vật đen. Hãy tính nhiệt độ bề mặt của nó và tìm bước sóng mà nơi đó
cường độ phát xạ của mặt trời lớn nhất.

3
Hiệu ứng Compton.
Bài 4.
Một photon có bước sóng 0,11 nm tán xạ với một electron đứng yên. Sau va chạm, electron
chuyển động tịnh tiến về phía trước và photon chuyển động giật lùi. Tìm động lượng và
động năng của electron (tính bằng đơn vị eV).
Bài 5.
Tia X sử dụng trong thí nghiệm tán xạ Compton có bước sóng 120 pm.
a. Tìm bước sóng của photon tán xạ ở góc tán xạ 30o.
b. Tìm năng lượng của electron sau tán xạ (tính bằng đơn vị eV).
c. Với góc tán xạ nào thì photon cung cấp cho electron năng lượng lớn nhất.
Bài 6.
Một photon có bước sóng 0,0016 nm tán xạ với một electron tự do. Với góc tán xạ bao
nhiêu để động năng của electron bằng với năng lượng của ánh sáng tán xạ.
Bài 7.
Một photon có năng lượng E0 = 0.880 MeV được tán xạ với một electron ban đầu ở trạng
thái đứng yên. Góc tán xạ của photon và electron bằng
nhau như hình bên.
a. Tìm góc tán xạ θ của photon và electron.
b. Xác định năng lượng và động lượng của photon.
c. Xác định động năng và động lượng của electron.
Bài 8.
Tia X có năng lượng 300 keV tán xạ với electron trong thí nghiệm Compton. Tia tán xạ
tạo với phương tia tới một góc 370.
a. Xác định độ dịch chuyển bước sóng tia X ứng với góc tán xạ này.
b. Tính năng lượng của tia tán xạ.
c. Xác định động năng giật lùi của electron.
Bài 9.

4
Với góc tán xạ là bao nhiêu thì tỷ số giữa năng lượng mất đi và năng lượng ban đầu của
tia gamma trong tán xạ Compton với electron ban đâu đứng yên là lớn nhất. Tính tỷ số
đó.
Nguyên lý bất định
Bài 10.
Thời gian sống trung bình của hạt muon là 2 µs. Tính độ bất định nhỏ nhất đối với năng
lượng nghỉ của hạt muon.
Bài 11.
Một vật có khối lượng 0,5 kg ở trạng thái nghỉ và nằm trên mặt băng không ma sát
của một cái ao đóng băng. Nếu vị trí của vật được đo với độ chính xác 0,15 cm và khối
lượng của nó được biết chính xác, thì độ bất định vận tốc tối thiểu của vật là bao nhiêu?
Bài 12.
Một electron và một viên đạn 0,02 kg có cùng tốc độ 500 m/s với độ chính xác khoảng
0,01%. Độ bất định nhỏ nhất khi xác định vị trí của mỗi vật dọc theo hướng của vận tốc
là bao nhiêu?
Chương 41
Cơ học lượng tử
Câu hỏi lý thuyết.
Câu 1.
Nêu điều kiện của hàm sóng, ý nghĩa thống kê của hàm sóng.
Câu 2.
Viết phương trình Schrödinger độc lập thời gian. Giải thích các đại lượng trong phương
trình.
Bài tập
Hàm sóng.
Bài 1.
10 𝑥)
Một electron tự do được miêu tả bởi hàm sóng 𝜓(𝑥) = 𝐴𝑒 𝑖(5×10 , x có đơn vị mét. Tìm
bước sóng, động lượng và động năng của electron (biểu diễn bằng đơn vị eV).

5
Bài 2.
Hàm sóng miêu tả một hạt lượng tử được cho bởi biểu thức 𝜓(𝑥) = 𝐴x ở giữa x = 0 và
x =1.00. Hàm 𝜓(𝑥) = 0 ở những nơi còn lại.
a. Tìm giá trị A của hàm sóng.
b. Tính xác suất tìm thấy hạt trong khoảng x = 0.30 và x = 0.40.
c. Tính giá trị kỳ vọng của vị trí hạt lượng tử.
Bài 3.
2
Một hạt lượng tử được miêu tả bởi hàm sóng 𝜓(𝑥) = 𝐴𝑒 −𝑎𝑥 ,
a. Với giá trị nào của A thì hàm sóng được chuẩn hóa.
b. Tìm giá trị kỳ vọng của x.

Mô hình phân tích: hạt lượng tử với điều kiện biên. Hạt trong hộp thế năng (giếng
thế năng).
Bài 4.
Một electron có năng lượng xấp xỉ 6 eV di chuyển giữa các bức tường cao vô hạn cách
nhau 1,00 nm.
a. Tìm giá trị lượng tử n tương ứng với mức năng lượng trên.
b. Tìm mức năng lượng của trạng thái kế tiếp.
Bài 5.
Một electron bị giam giữa hai bức tường thế năng có khoảng cách là 0.2 nm.
a. Xác định mức năng lượng cho các trạng thái n = 1, 2 và 3.
b. Tìm vận tốc của electron ở trạng thái n = 1.
Bài 6.
Một electron được nhốt trong một hộp thế năng một chiều có bề dài hố 0,1 nm.
a. Tính các mức năng lượng mà electron có được từ n = 1 đến n = 4.
b. Tính tất cả các bước sóng của photon có thể phát ra khi electron dịch chuyển giữa
các mức năng lượng.

6
Bài 7.
Một laser hồng ngọc phát ra ánh sáng có bước sóng 694,3 nm. Giả sử ánh sáng này là do
sự dịch chuyển của một electron trong một hộp thế năng từ trạng thái n = 2 sang trạng thái
n = 1. Tìm chiều dài của hộp.
Bài 8.
Một electron bị nhốt trong vùng không gian một chiều, trong đó năng lượng ở trạng thái
cơ bản (n = 1) của nó là 2,0 eV.
a. Độ dài L của vùng không gian là bao nhiêu?
b. Với năng lượng nào để dịch chuyển electron đến trạng thái kích thích đầu tiên của nó?
Bài 9.
Một photon có bước sóng λ được hấp thụ bởi một electron giam trong hộp thế năng. Kết
quả là electron chuyển từ trạng thái n = 1 sang n = 4.
a. Tìm chiều dài của hộp.
b. Bước sóng λ’ của photon phát ra trong quá trình chuyển của electron đó từ trạng thái
n = 4 sang trạng thái n = 2 là bao nhiêu?
Bài 10.
Một hạt electron trong một giếng sâu vô tận được miêu tả bởi hàm sóng:
2 2 𝜋𝑥
𝜓1 (𝑥) = √ 𝑠𝑖𝑛 ( ),
𝐿 𝐿

với 0 ≤ 𝑥 ≤ 𝐿 và bằng không ở những nơi còn lại.


a. Tính xác suất tìm thấy hạt trong vùng x = 0 và x = L/3.
b. Sử dụng kết quả của phép tính này và tính đối xứng của hàm 𝜓1 (𝑥)2 để tính xác
suất tìm thấy hạt giữa x = L/3 và x = 2L/3, không sử dụng cách tính tích phân.

Chương 42

VẬT LÝ NGUYÊN TỬ

7
Bài 1. Một photon được phát ra khi electron trong nguyên tử hydrogen chuyển từ trạng
thái n = 5 sang trang thái n = 3.
a. Tính năng lượng của photon (theo đơn vị eV).
b. Tính bước sóng và tần số của photon phát ra.
Bài 2.
Cho một nguyên tử Hydrogen ở trạng thái cơ bản. Tính tốc độ của electron trên quỹ đạo
đó. Tính động năng của electron và thế năng tương tác tĩnh điện của nguyên tử.
Bài giải.
Bài 3.
Hai nguyên tử hydrogen va chạm trực diện nhau, sau va chạm động năng của từng nguyên
tử bằng không. Mỗi nguyên tử phát ra một ánh sáng có bước sóng 121.6 nm do electron
dịch chuyển từ trạng thái n = 2 đến trạng thái n = 1. Tính tốc độ của các nguyên tử trước
khi va chạm.
Bài giải.
Bài 4.
Nguyên tử hydrogen ở trạng thái kích thích thứ nhất n = 2.
a) Tính bán kính quỹ đạo, động lượng và mô men động lượng của electron.
b) Tính động năng của electron, thế năng của hệ và tổng năng lượng của hệ.
Bài 5.
Một photon có năng lượng 2.28 (eV) được hấp thụ bởi nguyên tử hydrogen. Tìm trạng
thái nguyên tử tương ứng với n nhỏ nhất mà nguyên tử có thể bị ion hóa bởi photon. Tính
vận tốc của electron khi rời khỏi trạng thái trên và đi ra xa.
Bài 6.
Hàm sóng xuyên tâm đơn giản nhất cho nguyên tử hydrogen ở trạng thái cơ bản 1s:
1 𝑟

𝜓1𝑠 (𝑟) = 𝑎
𝑒 0
2
√𝜋𝑎03
và mật độ phân bố xác suất xuyên tâm trong không gian đó là

8
4𝑟 2 −2𝑟
𝑃1𝑠 (𝑟) = 3 𝑒 𝑎0
𝑎0
Tìm vị trí của bán kính r mà ở đó xác suất tìm thấy electron là lớn nhất.
Bài 7.
Trong mô hình lượng tử, một nguyên tử hydrogen ở trạng thái được xác định bởi ba cặp
số n = 2, l = 1, ml = - 1. Hãy xác định năng lượng của nguyên tử, độ lớn mô men quỹ
đạo của electron, thành phần trục z của mô men quỹ đạo đó.
Lý thuyết.
Câu hỏi 1.
Phát biểu nguyên lý loại trừ Pauli và cách tính số electron cực đại trong một lớp, phân
lớp.
Câu hỏi 2.
Trình bày nguyên tắc sắp xếp các electron trong một nguyên tử.

You might also like