You are on page 1of 49

QUY TRÌNH CHĂN NUÔI

HEO NÁI CHỜ PHỐI


& MANG THAI
BAN BIÊN SOẠN TÀI LIỆU KỸ THUẬT HEO
GREENFEED
NỘI DUNG

1. Mục tiêu khu mang thai 10.Xử lý heo chậm lên giống.

2. Tính toán quy mô chuồng trại 11.Phương pháp đánh dấu heo nái trong chuồng

3. Khái niệm chu kỳ sinh sản và các phương mang thai


thức sản xuất 12.Chương trình cho ăn
4. Nhân sự cần cho khu mang thai 13.Chương trình vaccine
5. Thể trạng và phương pháp đo thể trạng
14.Xử lý heo vấn đề
6. Quản lý giai đoạn chờ phối
15.Nhu cầu nước uống, nhiệt độ và thông gió, ánh
7. Tiếp xúc nọc
sáng
8. Xác định thời điểm phối giống heo
16.Loại thải và thay thế đàn
9. Quy trình phối giống heo
17.Các công việc chính trong khu mang thai.
1. CÁC MỤC TIÊU

Stt Các chỉ tiêu ĐVT Mục tiêu


1 Tỷ lệ đậu thai qua 21 ngày % ≥ 93
2 Tỷ lệ đẻ % ≥ 90
3 Số con sinh ra/ổ Con ≥ 14
4 Số con chọn nuôi/ổ Con ≥ 13
5 Trọng lượng sơ sinh bình quân Kg/con ≥ 1,30
6 Số con cai sữa/ổ Con ≥ 12
7 Sự ổn định của nái Không giảm năng suất ở lứa 2
≥ 75% HB được giữ lại đến lứa
8 Tỷ lệ giữ lại %
3
9 Tỷ lệ nái vấn đề % ≤ 1%
1. MỤC TIÊU – CƠ CẤU ĐÀN
Cấu trúc nhóm giống - Breeding Group Structure - Phù hợp với nái năng suất cao
COMPATIBLE WITH HIGH REPRODUCTIVE PERFORMANCE

Targeted Breeding Group Structure


Mục tiêu đàn giống theo lứa
20% 19%
18% 17%
16%
16% 14%
14% 12%
12% 10%
10%
8% 7%
6% 5%
4%
2%
0%
P0 P1 P2 P3 P4 P5 P6 P7
P0 & P1: 36 % P2 to P5: 52 % P6 & P7: 12 %
2. TÍNH TOÁN QUY MÔ CHUỒNG TRẠI
2. TÍNH TOÁN QUY MÔ CHUỒNG TRẠI
2. TÍNH TOÁN QUY MÔ CHUỒNG TRẠI
ÁP DỤNG THỰC TẾ
Cơ sở cần ghi nhớ
 Tỷ lệ phối/ tuần: 5.25%/ tổng đàn
 Tỷ lệ đẻ/ tuần: 4.73% / tổng đàn
 Thay đàn: 40% năm=> 0.77%/ Tổng đàn
 Thời gian nuôi heo hậu bị (nhập=> phối: 12 tuần)
 Tỷ lệ chuồng bầu: 95%/ tổng đàn
 Tỷ lệ chuồng đẻ: 24 %/ tổng đàn

Bài toán trong thực tế


Trại heo có 135 chuồng bầu, 26 chuồng đẻ: nuôi được bao nhiêu nái?
• Theo chuồng bầu: 135/ 95%= 142 nái
• Theo chuồng đẻ: 26/24%= 108 nái ( vận hành chuồng đẻ 5 tuần)
• Khuyến cáo:
o Nuôi 108 nái và dư chuồng bầu sử dụng nuôi phát triển hậu bị.
o Nuôi: 142 nái: làm thêm (142 x 24%)-26=34-26=8 lồng đẻ và xem xét lại chuồng hậu bị và cai sữa,
thịt tương ứng
3. KHÁI NIỆM CHU KỲ SINH SẢN

Tỷ lệ phối tiêu chuẩn là 5.25%/ tuần, tương đương 22.81%/ tháng/ tổng nái sinh sản
3. CÁC PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT
4. NHÂN SỰ CẦN CHO KHU MANG THAI
• Số lượng: tiêu chuẩn theo đầu nái hiện diện ở trại bầu:

• Chất lượng:
Được đào tạo
Có kinh nghiệm phối
Tỉ mỷ, có trách nhiệm
Yêu thích công việc
5. THỂ TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO
THỂ TRẠNG
ĐO THỂ TRẠNG HEO NÁI

 Mục đích: điều chỉnh lượng cám ăn phù


hợp, nhằm duy trì thể trạng heo ở mức 3
điểm ( tương đương độ dày mỡ lưng 16-
18 mm).
 Tần suất: đo lần đầu khi heo cai sữa
xuống, ( ghi lên thẻ), lặp lại cho nhóm đó
mỗi 3-4 tuần sau.
 Hàng tuần có thể đánh giá thể trạng để
chỉnh cám bằng mắt và sờ.
 Phương pháp đo: cho nái đứng lên, xác
định xương sườn cuối, hướng mặt thước
về hướng mình.
5. THỂ TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
ĐO THỂ TRẠNG
THỂ TRẠNG THAY ĐỔI – HB ĐẾN LỨA 2
175
BS <3.5
170
Controlled Feed in take
165 to maintain BS 3 Kiểm Lactation >2.7
soát lượng cám ăn để Nuôi con
160 duy trì điểm 3

155 WEI
BS 3
150

145
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25

Body Condition determines how much to feed


Thể trạng quyết định lượng cám cho ăn
5. THỂ TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO THỂ TRẠNG

Bước 2: Đặt phần giữa của cây thước lên xương


Bước 1: Sờ nắn để tìm vị trí xương sườn cuối cùng sống của heo nái tại vị trí xương sườn cuối cùng
của heo nái.
5. THỂ TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐO THỂ TRẠNG

Bước 3: Trượt hai tay cầm thước theo hướng từ trên xuống Bước 4. Đọc chỉ số trên cây thước
dưới cho đến khi hai đầu cây thước vừa chạm vào da của
heo nái.

Chú ý: không đè hoặc ấn 2 đầu thước quá mạnh để tránh làm heo giật mình hoặc bị thương.
6. QUẢN LÝ GIAI ĐOẠN CHỜ PHỐI

MỤC TIÊU:
Lên giống hơn 90% nái cai sữa sau 7 ngày
Rút ngắn thời cai sữa đến phối tập trung vào ngày 3-6
Phối đủ số lượng theo kế hoạch
6. QUẢN LÝ GIAI ĐOẠN CHỜ PHỐI

THỜI GIAN CAI SỮA - LÊN GIỐNG LẠI


Wean to Estrus Interval (WEI)

 Đây là phần khó nhất để làm đúng, nhưng rất quan trọng
 Ảnh hưởng đến sinh sản các lứa tiếp theo: năng suất
 Ảnh hưởng đến chỉ số lứa/nái/năm
• Số ngày không sản xuất
 Rối loạn dòng sản xuất ở mang thai/ phối không đúng kế
hoạch của nhóm.
6. QUẢN LÝ GIAI ĐOẠN CHỜ PHỐI
TỈ LỆ ĐẺ THEO WEI

17
6. QUẢN LÝ GIAI ĐOẠN CHỜ PHỐI
SỐ HEO SƠ SINH THEO WEI
6. QUẢN LÝ GIAI ĐOẠN CHỜ PHỐI
MỘT SỐ CÔNG VIỆC CẦN CHÚ Ý
 Thực hiện sắp xếp heo theo nhóm, chuẩn bị khu nhận heo heo nái cai sữa
 Đo điểm thể trạng: phân loại, sắp xếp heo ( chú ý heo bệnh và heo có thể trạng dưới 2 điểm vào 1
khu)
 Đánh dấu bằng kẹp thẻ
 Kiểm tra và điều trị heo bệnh: đau chân, viêm mủ ( vài ngày sau cai sữa), loại những con nặng khó
hồi phục.
 Chích ADE nếu bên chuồng đẻ chưa chích
 Xác định con nào cần cho ăn thêm vì ốm
 Tiếp xúc nọc từ ngày thứ 2
 Cho ăn tự do bằng cám nái đẻ
 Kiểm tra lên giống tất cả heo cai sữa nhưng bỏ qua 1 chu kỳ những con dưới 2 điểm, tích cực kích
thích chu kỳ sau ( 18 ngày sau lần lên giống trước)
6. QUẢN LÝ GIAI ĐOẠN CHỜ PHỐI
SẮP XẾP TRƯỚC KHI PHỐI (TRẠI ≥ 600 NÁI)
6. QUẢN LÝ GIAI ĐOẠN CHỜ PHỐI
CƠ CẤU PHỐI/ TUẦN
• Lên kế hoạch phối cho nhóm tới: chú ý có đủ nguồn heo hâu bị để phối đủ
số lượng
6. QUẢN LÝ GIAI ĐOẠN CHỜ PHỐI

 Sắp xếp heo,


 Treo thẻ,
 Đánh dấu
 Lên kế hoạch
7. TIẾP XÚC ĐỰC (NỌC)
Mục đích: Kích thích heo lên giống,  Đối tượng: heo nái cai sữa,
rụng trứng nhiều, phát hiện heo lên heo hậu bị chuẩn bị phối, heo
giống và thời điểm chịu nọc, lốc lốc, heo vấn đề

 Mục tiêu:
 Trên 90% nái phối lại 7 ngày
sau cai sữa
 Trên 85% nái lốc, không
bầu được phát hiện giai
đoạn trước 28 ngày và trên
95% được phát hiện giai
đoạn trước 45 ngày
7. TIẾP XÚC ĐỰC
(NỌC)

NỌC THÍ TÌNH:


 Nọc trưởng thành ( > 12 tháng tuổi), có mùi mạnh.
 Sung sức nhưng không hung hăng, loại (thay thế)
nọc thí tình khi quá to hoặc lười biếng
 Sử dụng nọc hằng ngày và thay thế con khác khi
nó biểu hiện mệt (với trại lớn), 1 nọc thí tình cho
500 nái
 1-1,5 giờ/ lần sử dụng tùy sức khỏe.
 Dùng 1 con khi phát hiện lên giống, dùng 2 con
khi phối. Mệt
quá !!
7. TIẾP XÚC ĐỰC
(NỌC)
Dẫn nọc đi chậm rãi trước mắt nái, hoặc sử
dụng thanh chặn nọc 4-6 con nái/ nhóm.
Cùng lúc có 1-2 nhân viên có kinh nghiệm đi
sau nái để kiểm tra lên giống.
Thời gian: mỗi nái 30 giây/ lần/ ngày: bắt nái
đứng dậy, cọ xát vú, âm hộ, cọ xát 2 bên hông
và đè (ngồi) lên lưng heo
Quan sát dịch, màu sắc âm hộ.
Xác định con nào lên giống, phê.
8. XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM PHỐI

 Cần người kinh nghiệm phát hiện chính xác


 Luôn có heo nọc đứng trước
 Nái đứng im: cho người ngồi lên, mắt lim dim, vễnh tai
 Âm hộ có dịch nhầy, dính, màu sắc hơi tai lại
8. XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM PHỐI

Thời điểm
PHỐI NÁI TRƯỜNG HỢP LÝ TƯỞNG phối lý
tường

 Thời gian rụng trứng 36-42 sau Thời điểm


rụng trứng
thời gian bắt đầu đứng im
 Trứng thoái hóa 4-12 sau khi rụng
 Thời gian phối tốt nhất 1-12 giờ.
Thời
trước khi trứng rụng
điểm
phát hiên
nái đứng
Trong thự tế chúng khó phát hiện im
chính xác thơi điểm bắt dầu nái đứng
im ( điểm 0)

Giờ 0 12 24 36 48
Bắt đầu đứng im Hết đứng im
8. XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM PHỐI
liều 1 Liều 2

THỜI ĐIỂM PHỐI THÍCH HỢP


Rụng trứng

Liều 1: khi phát hiện nái đứng yên


Liều 2: cách liều 1: 20-25 giờ
Cùng khung thời gian: sang- sáng

Giờ 0 12 24 36 48
Bắt đầu đứng im Hết đứng im
9. QUY TRÌNH PHỐI GIỐNG HEO
TINH HEO

BẢO QUẢN:
Trong khoảng 15-18 oC: kiểm tra kỹ khi nhận tinh
Vận chuyển trong thùng xốp
Bảo quản trong tủ chuyên dụng nếu sử dụng cho hôm sau và đảo tinh ngày 1
lần
Ghi chép nhiệt độ các khung giờ
SỬ DỤNG:
Thời gian sử dụng tinh là 75% thời gian khuyến cáo của môi trường pha tinh.
VD: 3 ngày x75% = 2.25 ngày từ lúc lấy tinh
9. QUY TRÌNH PHỐI GIỐNG HEO
Phối tinh càng mới càng tốt

100% Motility (%)

90% Acrosin Activity (%)

80%

70%

60%

50%

40%

30%
1 2 3 4 5 6 7 8

Days after collection


9. QUY TRÌNH PHỐI GIỐNG HEO

CHUẨN BỊ DỤNG CỤ:


Bình xịt nước
Khăn sạch
Giấy mềm
Ống phối: cho hậu bị và rạ
Gel bôi trơn
Bao tay
Kẹp phối
Bao cát
9. QUY TRÌNH PHỐI GIỐNG HEO
Bước 1/ Vệ sinh (có thể giao cho người chưa có kinh nghiệm làm).
 Lùa heo nọc trước 4-5 heo nái mỗi nhóm.
 Cào phân sạch sẽ trên sàn (nền), sử dụng thanh chắn để nái không lùi về phí sau.
 Lau sạch các chất bẩn hữu cơ xung quanh vùng âm hộ, có thể xịt và lau nếu cần
(Lưu ý: Tránh xịt nước vào bên trong âm đạo).
 Lau âm hộ: Thao tác nhẹ nhàng và dùng giấy mới và sạch.
• 1 miếng giấy lau bên ngoài mép và 1 miếng lau nhẹ phía trong.
• Lau 2 lần dùng 2 miếng giấy mới.
 Kích thích trước khi phối: nhấn đè thân sau và mát xa phần hông của nái, cho đến khi nái đứng im
 Lắp kẹp phối
9. QUY TRÌNH PHỐI GIỐNG HEO

Bước 2. Quy trình phối (do người có kinh nghiệm thực hiện).
 Kích thích để đảm bảo nái đã sẵn sang phối: nhấn đè thân sau và mat xa phần hông
 Bắt đầu phối: đưa ống phối đã được bôi trơn vào trong âm đạo một cách cẩn thận
 đẩy ống phối vào tử cung.
 Kiểm tra vị trí bằng cách kéo nhẹ ra: nếu cảm giác chặt thì đã đúng, nếu long, tuột ra thì làm lại.
 Lắp lọ tinh vào và gắn lên kẹp phối
 Kích thích co bóp để tinh chảy vào
 Nhấn đè thân sau và massage phần hông heo nái cho đến khi các cơ co bóp tử cung hút tinh vào
bên trong.
 Không cần bóp tuýp tinh nếu làm tốt các khâu
 Khi đang phối nếu heo nái nằm xuống: tiếp tục kích thích, không đánh nái dậy.
 Tiếp tục cho đến hết và chuyển qua nái tiếp theo và bắt đầu lại quy trình.

Chỉnh lại ống phối nếu:


 Tinh không chảy vào được: kích thích nhiều hơn, chỉnh lại ống tinh.
 Tinh vào quá nhanh: tinh có bị trào ra khỏi âm hộ hay không, kiểm tra ông phối có đúng vị trí hay
không
9. QUY TRÌNH PHỐI GIỐNG HEO

Bước 3: Kết thúc


 Kiểm tra tuýp tinh đã hết chưa và có
tinh chảy xuống sàn không.
 Tiếp tục kích thích.
 Lấy ống phối ra sau 10 phút khi:
 Tinh đã được hút hết vào tử cung
 Nái không còn hưng phấn nữa:
nái bồn chồn không yên hoặc
nằm xuống
 Kiểm tra đầu ống phối xem các dấu
hiệu bất thường: có máu, có mủ dính
 Ghi chép các thông số: Người phối,
Phản xạ đứng im: độ phê, Trào tinh,
Các bất thường,...
9. QUY TRÌNH PHỐI GIỐNG HEO

Cổ tử cung heo nái

Thực hiện phối bằng kẹp phối với trại lớn

Phối giống cổ điển


10. XỬ LÝ HEO CHẬM LÊN GIỐNG

 Nái cai sữa: từ ngày thứ 8- thường có 10%

 Trên 8 ngày: kéo dài thời gian kích thích 60 giây, tăng cường độ và thời gian kích thích,
sử dụng kẹp phối và cho kẹp giữa nhưng nái đang phối để tăng kích thích

 18-25 ngày không lên giống, cho tiếp xúc nọc trực tiếp trong ô

 Sau 28- 30 ngày vẫn chưa lên giống lại: cho tiếp xúc nọc trực tiếp và chích PG600

 Dùng hormone có nghĩa là các biện pháp kia thất bại, hoặc con nái có vấn đề: nếu tỷ lệ
nái điều trị dưới 3% thì vấn đề do nái, nếu trên 5% thì khả năng do chăm sóc, quản lý

 40 ngày mà không lên giống: loại thải.


11. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH DẤU HEO NÁI TRONG
.

CHUỒNG MANG THAI


 Mục đích: dễ nhận biết, thuận tiện cho việc chăm sóc
1. Heo nái và hậu bị chưa lên giống
2. Heo lên giống và đã phối 1 liều 9 1 2
3. Heo đã phối xong đến dưới 21 ngày ( dưới 3 tuần)
3
4. Heo mang thai 28-49 ngày (4-7 tuần) 8 4
5. Heo mang trên 49 ngày ( 7 tuần)
7 5
6. Heo tăng cám 6

7. Vấn đề sức khỏe: đau chân, bỏ ăn, sốt, hồng lỵ…


8. Heo không bầu, sẩy thai, mủ ( vấn đề sinh sản)
9. Heo đề nghị loại
12. CHƯƠNG TRÌNH ĂN KHU MANG THAI

Chú ý: heo mang thai cho ăn 1 hoặc 2 lần/ ngày


Đánh giá và chỉnh thực ăn hằng tuần
Với trại sử dụng Silo: giai đoạn trước phối cho ăn cám mang thai
13. CHƯƠNG TRÌNH VACCINE KHU MANG THAI

Chú ý: chương trình vaccine có thể thay đổi theo tình hình dịch tể
13. CHƯƠNG TRÌNH VACCINE KHU MANG THAI
CHÚ Ý KHI CHÍCH NGỪA  Lên kế hoạch
 Chuẩn bị nhân sự
 Làm ấm đối với vắc xin chết trước khi
chích (Kĩ thuật xem phần Sử dụng vắc xin)
 Lắc kỹ mỗi lần hút vắc xin
 Mỗi heo nái sử dụng 1 kim
14. CHƯƠNG TRÌNH KIỂM SOÁT HEO VẤN ĐỀ
lốc mủ, sẩy thai, không mang thai…
Tỷ lệ heo vấn đề dưới tổng đàn 1% là đạt, nếu trên 2% tổng đàn cần xem xét lại các khâu
Trong khu bầu luôn chừa ra 1 khu (2-3% số lồng ép) để nhốt những con heo có vần đề, thường khu cuối
gần quạt
1. Heo bị viêm mủ:
Cai sữa xuống bị viêm: tiến hành điều trị, nếu bị nhiều kiểm tra lại khu nuôi con, chú ý tiếp xúc nọc và
kích thích khi 16-18 ngày:
Lên giống tiếp tục ra mủ: Loại
Lên giống bình thường phối lại và theo dõi.
Sau khi phối 16-21 ngày nếu ra mủ tiếp: loại
Cai sữa xuống bình thường, sau khi phối ra mủ: kiểm tra
Nếu nặng: Loại
Nếu nhẹ: tiến hành xử lý như trên.
Nếu tỷ lệ nhiều: kiểm tra lại quy trình tiếp xúc nọc, phát hiện heo chịu nọc và kỹ thuật phối.
14. CHƯƠNG TRÌNH KIỂM SOÁT HEO VẤN ĐỀ
lốc mủ, sẩy thai, không mang thai…
2. Heo không mang thai
 Kiểm tra xem heo có vấn đề gì không để xử lý: bệnh, ốm
 Tiến hành cho tiếp xúc nọc 7-8 ngày
 Nếu không lên giống: tiêm PG600
 Nếu vẫn không lên giống: loại
3. Heo sẩy thai
 Nếu tỷ lệ sẩy thai quá 3% tổng đàn trong tháng cần kiểm tra tổng thể: nhiệt độ, bệnh truyền
nhiễm, hay có nguyên nhân gây stress
 Kiểm tra heo nái: nếu kèm sốt, nhợt nhạt, yếu: loại
 Nếu nái bình thường:
 Chích kháng sinh ( như khi heo sinh),
 Theo dõi lên giống, phối lại
 Nếu không đậu thai hoặc đậu thai và bị sẫy thai tiếp thì loại nái đó
15. NHU CẦU NƯỚC UỐNG, NHIỆT ĐỘ VÀ
THÔNG GIÓ, ÁNH SÁNG

15.1 NHU CẦU NƯỚC UỐNG

Lượng nước uống 15-25 lít/ ngày, uống tự


do
Nước mát ( 20-22 oC), sạch: thường xuyên
kiểm tra, vệ sinh bồn nước, ông dẫn, núm
Uống núm uống: Núm uống phi 27.
 Độ cao: ngang vai (70-90 cm từ mặt nền)
Uống bằng máng (máng dài)
 Sau khi nái ăn 30 phút
 Làm sạch máng
 Cho nước vào đầy máng.
 Thường xuyên kiểm tra, châm thêm, đặc
biệt là những vùng cao của máng
15. NHU CẦU NƯỚC UỐNG, NHIỆT ĐỘ VÀ
THÔNG GIÓ, ÁNH SÁNG

15.2 NHU CẦU NHIỆT ĐỘ VÀ THÔNG GIÓ

Nhiệt độ thích hợp 17-21 độ C

Nhiệt độ ảnh hưởng (stress) Trên 26 độ

Độ ẩm 50-70 %

Tốc độ gió 1.5-2 m/ s

Nhu cầu trao đổi khí 30-40 lần/ phút


15. NHU CẦU NƯỚC UỐNG, NHIỆT ĐỘ VÀ
THÔNG GIÓ, ÁNH SÁNG
15.3 NHU CẦU ÁNH SÁNG.

 Heo cần được có ánh sáng tối thiểu 80lux.


 Thời gian chiếu sáng (ánh sáng tự nhiên hoặc cưỡng
bức): ít nhất 8 giờ/ 24 giờ.
 Nếu không có ánh sáng tự nhiên đủ: thì sử dụng ánh
sáng cưỡng bức ( bóng đèn điện).
(Theo yêu cầu của tiêu chuẩn GlobalGap - PG 5.3.1)
16. LOẠI THẢI VÀ THAY THẾ ĐÀN

Mục đích:

 Duy trì năng suất cao và ổn định qua nhiều năm.

 Ổn định miễn dịch đàn: hạn chế dịch bệnh.

 Cập nhật tiến bộ di truyền của đàn giống (giống PIC mỗi năm cải tiến 3% về di
truyền).

Tỷ lệ loại và thay đàn

 Năm thứ nhất: 25%

 Năm thứ 2: 35%

 Năm thứ 3 trở đi: 40%


16. LOẠI THẢI VÀ THAY THẾ ĐÀN
NHỮNG NGUYÊN NHÂN LOẠI THẢI
Hậu bị: 40 tuần tuổi, 6 tuần tiếp xúc nọc mà không lên giống
Lứa 2 trở đi: có 2 lần số con sinh thấp ( trong nhóm 10 % thấp nhất
của trại)
Từ lứa 7- 8: Số con thấp so với trung bình đàn, nuôi con kém sữa
Sẩy thai 2 lần liên tiếp, sẩy thai trên 90 ngày
Lốc mủ 2 lần, lốc thường 3 lần liên tiếp
Heo cai sữa sau 40 ngày không lên giống lại
Heo bệnh: viêm mủ nặng, đau chân, viêm dạ dầy, viêm hư vú
Thể trạng quá kém không hồi phục
Chết đột tử, bệnh quá cấp: không quá 1%/ tháng
17. CÁC CÔNG VIỆC CHÍNH
TRONG KHU MANG THAI
TT Công việc Thời gian
1 Lên kế hoạch công việc Hàng ngày, hàng tuần

2 Ghi chép: thẻ, sổ phối, sổ bàn giao, porcitec Ngày 1 lần ( cuối ngày)

3 Hốt phân ( chuồng sàn + nền) Hằng ngày


4 Theo dõi sức khỏe và điều trị Hằng ngày
5 Cho heo ăn Ngày 1 lần
6 Vệ sinh máng ăn Ngày 1 lần
7 Tiếp xúc nọc Ngày 1 lần
8 Phun sát trùng bênh ngoài Ngày 1 lần
9 Phun sát trùng bên trong chuồng Tuần 2 lần
10 Sắp xếp heo Tuần 1 lần
11 Điều chỉnh thức ăn Tuần 1 lần
12 Xịt dán, ruồi dưới gầm Tuần 1 lần
13 Lên kế hoạch và chích vaccin Tuần 1 lần
14 Diệt nhện: khò hoặc quét, phun thuốc Tháng 1 lần
15 Vệ sinh dưới gầm 2 tháng 1 lần
16 Vệ sinh quạt, dàn lạnh, dây dò nhiệt độ 2 tháng 1 lần
17 Bảo trì quạt ( vô nhớt), dàn lạnh, dây dò, điện 6 tháng 1 lân
Xin chân thành cảm ơn!

You might also like