You are on page 1of 2

Bài tập lịch sử Đảng

Từ 1919 -1929, Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ


chức cho sự thành lập Đảng. Nguyễn Ái Quốc đã ra sức tuyên truyền chủ nghĩa
Mác - Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng chính trị.

Những năm 1928 – 1929, chủ nghĩa Mác – Lê nin được truyền bá sâu
rộng vào Việt Nam, làm cho phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát
triển mạnh mẽ. Một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải có Đảng của gia cấp vô sản
lãnh đạo. Vịêt Nam lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản. Sự hoạt động riêng
rẽ của ba tổ chức cộng sản gây ảnh hưởng không tốt đến tiến trình cách mạng
Việt Nam.

Trước 1930, phong trào yêu nước ở Việt Nam nổ ra mạnh mẽ nhưng đều
bị thất bại, do bị khủng hoảng về đường lối cách mạng.

Cuối năm 1929, những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức
cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng
cộng sản thống nhất, chấm dứt tình trạng chia rẽ phong trào cộng sản ở Việt
Nam. Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức và chủ trì hội nghị hợp nhất Đảng tại Hương
Cảng, Trung Quốc từ ngày 6-1 đến ngày 7-2-1930. Hội nghị đã quyết định hợp
nhất 3 tổ chức Đảng (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng,
Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) thành Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chủ nghĩa yêu nước có vai trò rất lớn và là nhân tố chủ đạo quyết định
thắng lợi của sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. ở Việt Nam,
phong trào yêu nước có trước phong trào công nhân. Trong những năm thực dân
Pháp đô hộ nước ta, phong trào yêu nước của nhân dân ta vẫn dâng lên mạnh
mẽ. Phong trào yêu nước liên tục và bền bỉ trong mấy nghìn năm dựng nước và
giữ nước đó đã kết thành chủ nghĩa yêu nước và, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
đã trở thành giá trị đạo đức tốt đẹp nhất trong cộng đồng dân tộc, đồng thời nó
là tinh hoa văn hóa dân tộc. 

You might also like