You are on page 1of 4

Pushkin

Đề tài tình yêu chiếm một vị trí quan trọng trong thơ trữ tình của Pushkin. Tuy
mảng thơ tình của Pushkin chiếm một số lượng khiêm tốn trong toàn bộ tác
phẩm nhưng bài thơ tình nào của ông cũng được độc giả Nga và thế giới yêu
thích. Mỗi bài thơ đều là một tuyệt tác đủ để đưa tên tuổi nhà thơ trở thành bất
tử trong lòng bạn đọc yêu thơ. Chất liệu dệt nên những bài thơ tình diễm lệ,
trong sáng, chân thành của ông là những cảm xúc cụ thể, những trải nghiệm sâu
xa của con tim, chinh phục chúng ta bằng vẻ đẹp giản dị, nhưng hết sức tinh tế
của thế giới nội tâm con người. Đặc điểm nổi bật của thơ tình Pushkin là tình
cảm chân thành, trong sáng, giản dị mà sâu lắng. Đó là những cảm xúc tinh tế
của trái tim nhạy cảm và biết yêu thương bằng một tình yêu thuần khiết. Tình
yêu trong thơ Pushkin như những viên ngọc ẩn trong đá, là kết tinh của một cảm
xúc tinh tế nhất, một thế giới nội tâm sâu kín của một con người có văn hóa và
nhân cách cao thượng. Pushkin nói về tình yêu như một nguyên lí trong sáng
đẹp đẽ, có khả năng thức tỉnh, tái tạo con người, tiếp sức sống, sức mạnh cho
con người. Tình yêu ấy sáng như gương, soi vào gương con người thêm đẹp.
Ngợi ca tình yêu cao đẹp cũng là cách Pushkin phủ định thói giả dối, thấp hèn,
ích kỉ của người đời trong tình yêu. Cảm xúc tình yêu trong thơ Pushkin rất
chân thành, trong sáng. Đó là cảm xúc vẹn nguyên, thuần khiết của lần đầu rung
động trước người con gái Anna Kerno:

Anh nhớ mãi phút giây huyền diệu

Trước mắt anh em bỗng hiện lên

Như hư ảnh mong manh vụt biến

Như thiên thần sắc đẹp trắng trong …

Quả tim lại rộn ràng náo nức

Vì trái tim sống dậy đủ điều


Cả thiên thần, cả nguồn cảm xúc

Cả đời, cả lệ, cả tình yêu.

(Gửi K., 1828, Thúy Toàn dịch)

Đó là sự cảm thông cái ngỡ ngàng, e lệ của người con gái và niềm vui sướng
của chàng trai trong cái “buổi ban đầu e ấp ấy” khi nàng buộc miệng gọi nhầm
trong xưng hô: thay tiếng “ngài” trang trọng bằng tiếng “anh” thân thương (Bài
thơ “Ngài và anh, cô và em”). Thơ tình yêu Pushkin thể hiện nhiều cung bậc
cảm xúc tình yêu của những đôi lứa đang yêu. Những bài thơ tình hay nhất của
ông có thể kể đến như Gửi, Trên đồi Gruzia đêm xuống, Tôi yêu em, một chút
tên tôi đối với nàng,…Rất nhiều bài thơ tình của ông được phổ nhạc, tạo nên
những bản tình ca mang âm hưởng dân ca và được người Nga mọi thế hệ yêu
mến.

Puskin viết và nghĩ về tình yêu như về một nguyên lí trong sáng, đẹp đẽ, có khả
năng thức tỉnh, tái tạo con người Tình yêu ấy sáng như gương, soi vào gương
thêm đẹp. Ngợi ca tình yêu cao đẹp cũng là cách Puskin phủ định sự giả dối,
kênh kiệu, vụ lợi, ích kỉ của người đời trong tình yêu. Chẳng thể mà
Tachyana(nhân vật trong tiểu thuyết Épghênh: Ôghênhin) ra giữa đám tiểu thư
hang tỉnh và tiểu thư Matxcova như đưa tâm hồn Nga tốt đẹp, trong sáng ra làm
đẹp, làm sáng cuộc đời

Tình yêu là cảm thông, cảm thông cái ngỡ ngàng, e ngại trong buổi ban đầu, cái
niềm vui của chàng trai trong bài thơ nhỏ, duyên dáng Ngày và Anh, Cô và Em
Cảm thông với một bông hoa bị bỏ quên trong trang sách, nghĩ về bản tình ca
ngày nào.

Chàng hay nàng nay còn sống chứ?

Và giờ này họ ở nơi nào?

Hay cuộc đời cũng đã tàn ta Và lãng quên như hoa ngày nào
(Bông hoa nhỏ)

Puskin viết những bài thơ tình yêu rất hay cho những người đang yêu Những
bài Gửi, Trên đồi Grizi đêm xuống, Tôi yêu em là những bản tình ca muôn điệu.
Mỗi lần đọc bài thơ Tôi yêu em lại thấy ngời lên cái điểm sáng “cầu em được
người tình như tôi đã yêu em”. Chàng trai đã yêu và vẫn còn yêu nhưng biết
nghĩ đến niềm vui của bạn hơn nỗi niềm của mình, lại còn tìm niềm vui của
mình trong niềm vui của bạn, vượt được thói thưởng ích kỷ, nhỏ nhen, người ta
đi tới tỉnh yêu cao đẹp. Mong em cũng gặp được người cũng yêu em “chân
thành”, “đằm thắm”, “như anh đã yêu em".

Cũng với một tình cảm đôn hậu như vậy Puskin kết thúc bài thơ Một chút tên
tôi đổi với nàng như một niềm an ủi, nâng đỡ, dịu dàng của Pu-skin cũng xuất
phát từ chính những thành kiến kiểu quý tộc ấy mà Pu-skin đã không thể tự
vượt qua. Những mối tình thượng lưu kiểu ấy đã khiến nhà thơ suy ngẫm về
một tình yêu đích thực.

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm

(Tôi yêu em)

“Chân thành”, “đằm thắm” là hai phẩm chất mà mọi tình yêu đều muốn đạt tới,
đó là tiêu chuẩn lí tưởng của mọi mối tình. Nếu thiếu hai “tiêu chuẩn” thì không
còn là tình yêu nữa. Và mức độ chân thành, đằm thắm được xác nhận và cụ thể
hoá một cách khéo léo và đầy thuyết phục ở dòng thơ cuối cùng :

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em

(Tôi yêu em)

Tư tưởng và giá trị của bài thơ được cô đọng ở câu thơ này. Chỉ một lời cầu
chúc thôi nhưng nói được bao điều. Nó khẳng định tấm tình chân thành của
“tôi”, đồng thời thể hiện “tôi yêu em” là tình yêu mãnh liệt và chân chính. Lời
cầu chúc giản dị mà thể hiện được cả một nhân cách. Đó là lời cầu chúc tuyệt
vời nhất của nhân loại. Thói thường tình yêu thưởng kèm theo sự ích kỉ, ai đã
yêu mà không từng “hậm hực lòng ghen”. Nhân vật “tôi” cũng như vậy. Nhưng
sự ích kỉ không thể chiến thắng được sự cao thượng của một trái tim biết yêu
thương. Nếu chỉ là lời cầu mong cho người mình yêu những điều tốt đẹp nhất
thì đơn giản quá và không có khả năng thể hiện tình yêu như “cầu em được
người tình như tôi đã yêu em”

You might also like