You are on page 1of 14

Hạ tầng CNTT:

1. Khái niệm
- Thương mại điện tử là hệ quả tất yếu của sự phát triển kỹ thuật số hoá của
công nghệ thông tin và viễn thông tạo ra cơ sở hạ tầng công nghệ
(Technology infrastructure), đó là mạng máy tính và Internet.
Hạ tầng thị trường bao gồm các mạng điện tử, phần cứng, phần mềm và các
yếu tố khác, bao gồm:
 Cơ sở hạ tầng dịch vụ kinh doanh thông thường như: bảo mật, thẻ
thông minh, chứng thực, thanh toán điện tử, lưu trữ, . . . 54  Cơ sở hạ
tầng phân phối và chu chuyển thông tin thí dụ như EDI, email, siêu
văn bản, phòng chat, ..
 Cơ sở hạ tầng mạng và truyền thông xã hội, thí dụ như HTML, JAVA,
XML,. ..
 Cơ sở hạ tầng mạng lưới như telcom, truyền hình cáp không dây,
Internet, WAN, LAN, VAN, Wifi, .. .
 Cơ sở hạ tầng tương tác là cơ sở dữ liệu, đối tác kinh doanh, . . các
ứng dụng, các dịch vụ web, ERP
- Khi xét đến hạ tầng công nghệ thông tin của logistics và thương mại điện
tử thường bao gồm: Mạng máy tính; Website; các công cụ trao đổi thông tin;
cơ sở dữ liệu; an toàn và bảo mật trong logistics và thương mại điện tử, các
công nghệ ứng dụng trong logistics
2. Vai trò
Trong TMĐT, thông tin chiếm vị trí quan trọng bởi nó là nền tảng cho cả
các quyết định chiến lược quan trọng lẫn các giao dịch tác nghiệp. Thông tin
được sử dụng để đưa ra nhiều quyết định khác nhau liên quan đến từng bộ
phận của từng bộ phận hệ thống logistics như mạng lưới cơ sở logistic, bộ
phận quản trị dự trữ, quản trị vận chuyển và ảnh hưởng đến các quyết định
thuê ngoài.
2. Cấu trúc hạ tầng CNTT:
Nhìn chung hạ tầng CNTT trong doanh nghiệp TMĐT bao gồm những bộ
phận sau:
- Phần cứng: thiết bị xử lí dữ liệu và thiết bị ngoại biên
- Mạng máy tính: Đây là một hệ thống gồm nhiều máy tính được kết nối để
trao đổi dữ liệu với nhau, gồm có: thiết bị mangh, thiết bị, dịch vụ.
- Phần mềm: Phần mềm có thể phân thành 2 nhóm chính là phần mềm hệ
thống và phần mềm ứng dụng.
- Cơ sở dữ liệu: là một tập hợp các tệp tin có liên quan với nhau, được thiết
kế và tổ chức hợp lí để dễ dàng truy xuất và khai thác CSDL được coi là trái
tim của hệ thống thông tin.
4. Hệ thống thông tin tổng thể trong TMĐT:
Hệ thống thông tin tổng thể gồm có các bộ phận là các hệ thống con như
sau:
- Hệ thống quản trị cung ứng: SRM bao gồm các bộ phận cơ bản là mua
hàng, quản trị dự trữ, thiết kế mạng lưới và tuyến đường vận chuyển.
- Hệ thống thông tin hậu cần: LIS tập trung vào việc quản trị thông tin nội
bộ trong doanh nghiệp. LIS hỗ trợ việc đưa ra các quyết định tối ưu liên
quan đến chất lượng dịch vụ và chi phí hậu cần.
- Quản trị quan hệ khách hàng: gồm marketing, bán hàng và trung tâm dịch
vụ khách hàng.
- Quản trị giao dịch: TMF đảm bảo các giao dịch giữa các doanh nghiệp với
khách hàng và với nhà cung ứng diễn ra nhanh chóng, chính xác và an toàn.
5. Hệ thống thông tin hậu cần:
- Khái niệm: là một cấu trúc bao gồm con người, phương tiện và các quy
trình để thu thập, phân tích, định lượng và truyền tải thông tin một cách hợp
lí nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động hậu cần trong doanh nghiệp.
- Vai trò của LIS: Nắm vững thông tin về biến động thị trường và nguồn
hàng, đảm bảo sử dụng linh hoạt các nguồn lực và xây dựng chiến lược hậu
cần hiệu quả về thời gian, không gian và phương pháp vận hành. Thông tin
là căn cứ để đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời và táo bạo.
- Chức năng của LIS: LIS liên kết các hoạt động hậu cần trong quá trình
thống nhất. Sự phân phối đó được xây dựng dựa trên 3 chức năng: tác
nghiệp, phân tích ra quyết định, hoạch định chiến lược.
- Yêu cầu đối với LIS: đáp ứng nguyên tắc đầy đủ, sẵn sàng, chọn lọc, chính
xác, linh hoạt, kịp thời, dễ sử dụng
2.1.2 Mạng máy tính
-Khái niệm: được hiểu là tập hợp các máy tính đợc lập được kết nối
với nhau thông qua các đường truyền vật lý và tuân theo các quy ước
truyền thông nào đó
-Theo khoảng cách thì hiện nay mạng máy tính được chia ra thành các
loại mạng:
 Mạng cục bộ LAN (Local Area Networks): kết nối các máy tính
đơn lẻ thành mạng nội bộ, tạo khả năng trao đổi thông tin và
chia sẻ tài nguyên trong cơ quan, xí nhiệp... Có hai loại mạng
LAN khác nhau: LAN nối dây (sử dụng các loại cáp) và LAN
không dây (sử dụng sóng cao tần hay tia hồng ngoại).
+ Đặc trưng cơ bản:
Quy mô của mạng nhỏ, phạm vi hoạt động khoảng vài km.
Công nghệ truyền dẫn sử dụng trong mạng LAN thường là
quảng bá (Broadcast)
Tốc độ truyền dữ liệu cao, từ 10÷100 Mbps đến hàng trăm
Gbps, thời gian trễ nhỏ (cỡ 10μs), độ tin cậy cao, tỷ số lỗi bit từ
10-8 đến 10-11 .
 Mạng đô thị MAN (Metropolitan Area Networks): hoạt động
theo kiểu quảng bá, LAN to LAN.
+ Cung cấp dịch vụ thoại, phi thoai, truyền hình cáp
 Mạng diện rộng WAN (Wide Area Networks): Hoạt động trên
phạm vi một quốc gia hoặc trên toàn cầu.
+ Tốc đọ truyền dữ liệu thấp.
+ Mạng diện rộng điển hình: Mạng X25, Mạng tích số hợp đa
dịch vụ ISDN (Integrated Services Digital Network),…
 Kết nối liên mạng (Internet Connectivity) : Internet là mạng 57
của các mạng máy tính toàn cầu kết nối lại với nhau trên phạm
vi toàn thế giới và hoạt động sử dụng giao thức có tên là
TCP/IP để kết nối và truyền dữ liệu giữa các máy tính.
2.1.3. Website
- Trang Web là một tệp văn bản có chứa đựng ngôn ngữ lập
trình siêu văn bản (HyperText Markup Language - HTML) để
tích hợp hình ảnh, âm thanh và những trang Web khác.
- . Trang Web có 2 đặc trưng cơ bản:
 Giữa các trang Web có các siêu liên kết cho phép người sử
dụng có thể từ trang này sang trang khác mà không tính đến
khoảng cách địa lý.
 Ngôn ngữ HTML cho phép trang web có thể sử dụng
Multimedia để thể hiện thông tin.
- Mỗi trang Web sẽ có một địa chỉ được gọi là Uniform
Resource Locators (URL). URL là đường dẫn trên Internet để
đến được trang Web.

- Tùy theo tiêu chí mà có các cách phân loại khác nhau :

- Theo cấu trúc và cách hoạt động

+ Website tĩnh: chủ yếu sử dụng ngôn ngữ html (và css, javascript), nội dung trên đó ít
khi hoặc hiếm khi được chỉnh sửa (sau khi đăng), thường không có tương tác của người
dùng. Do những hạn chế, hiện nay website tĩnh rất ít được sử dụng.

+ Website động: ngoài html, css và javascript, còn dùng thêm 1 ngôn ngữ lập trình
server như ASP.NET hay PHP ... và một cơ sở dữ liệu như SQL Server, MySQL, web có
nội dung thường xuyên và dễ dàng thay đổi, có thể dựa trên tương tác với người dùng. Đa
số hiện nay chúng ta thấy là website động.

- Bên cạnh sử dụng ngôn ngữ HTML thì ngôn ngữ đánh dấu mở rộng - XML
(eXtensible Markup Language) là một kỹ thuật phát triển tương tự ngôn ngữ đánh
dấu siêu văn bản HTML (HyperText Markup Language). Vì XML có thể được sử
dụng với nhiều hệ thống và nền tảng, các công ty có thể cung cấp dữ liệu danh mục
của nó trên nhiều địa chỉ trao đổi B2B.

Một số lĩnh vực ứng dụng mô hình trang web elogistic B2B có thể kể đến như:

- Các website cung cấp dịch vụ marketing, xây dựng thương hiệu cho các doanh
nghiệp khác
- Các website cung cấp hạ tầng điện tử: internet, nền tảng, ứng dụng, hệ điều hành,
máy chủ... cho các doanh nghiệp khác
- Các website cung cấp phần mềm quản lý, phần mềm điều hành, phần mềm kế
toán... cho các doanh nghiệp khác
- Các website là Nhà sản xuất cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho các doanh nghiệp là
các đại lý phân phối tại từng khu vực

Mô hình website thương mại điện tử logistics B2B thường được biết đến nhiều
nhất hiện nay như: Amazon, Taobao, Alibaba,...

2.1.4. Các công cụ trao đổi thông tin trên Mạng.

 Thư điện tử

- Email (Electronic mail) là dịch vụ trao đổi các thông điệp điện tử bằng mạng viễn thông. Các
thông điệp này thường được mã hóa dưới dạng văn bản ASCII.

- Để sử dụng dịch vụ email, cần phải có: Địa chỉ email, Tên đăng nhập và mật khẩu để truy cập
vào hộp thư: Địa chỉ email được quản lý bởi 1 mail server.

 Truyền, tải tập tin

- FTP (File Transfer Protocol) là dịch vụ dùng để trao đổi các tập tin giữa các máy tính trên
Internet với nhau. FTP thường được dùng để truyền (upload) các trang web từ những người thiết
kế đến các máy chủ. Nó cũng thường được dùng để tải (download) các chương trình và các tập
tin từ các máy chủ trên mạng về máy của người sử dụng

 Tán gẫu - Chat

- Dịch vụ tán gẫu cho phép người dùng có thể trao đổi trực tuyến với nhau qua mạng
Internet. Cách thông dụng nhất là trao đổi bằng văn bản.

 Làm việc từ xa - Telnet

- Dịch vụ telnet cho phép người sử dụng kết nối vào 1 máy tính ở xa và làm việc trên máy
đó. Để sử dụng dịch vụ này, cần phải có 1 chương trình máy khách (telnet client
program). Và máy chủ để kết nối phải bật dịch vụ Telnet server.

 Nhóm tin tức - Usenet, newsgroup

- Dịch vụ usenet hay newsgroup là dịch vụ cho phép người sử dụng tham gia vào các
nhóm tin tức, để đọc và tham gia trao đổi, thảo luận theo từng chủ đề với mọi người trên
thế giới. Để sử dụng dịch vụ này, cần phải có 1 chương trình máy khách (newsreader)
-Dịch vụ mạng xã hội Dịch vụ mạng xã hội (Social Networking Service - SNS) là dịch vụ
nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác
nhau không phân biệt không gian và thời gian.

-Dịch vụ mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat,
chia sẻ file, blog và xã luận.

-Dịch vụ mạng xã hội được phân thành bốn loại:

- Các dịch vụ mạng xã hội giao lưu được sử dụng chủ yếu để giao lưu với bạn bè
hiện tại (ví dụ: Facebook)

- Mạng xã hội trực tuyến là mạng máy tính phân tán, nơi người dùng giao tiếp với
nhau thông qua các dịch vụ internet.

-Dịch vụ mạng xã hội được sử dụng chủ yếu trong việc giao tiếp phi xã hội giữa
các cá nhân (ví dụ: LinkedIn, một trang web định hướng nghề nghiệp và việc làm)

- Các dịch vụ mạng xã hội điều hướng được sử dụng chủ yếu để giúp người dùng
tìm thông tin hoặc tài nguyên cụ thể (ví dụ: Goodreads)

2.1.5. Cơ sở dữ liệu.

Cơ sở dữ liệu điện tử là một hệ thống các thông tin có cấu trúc được lưu trữ
trên các thiết bị lưu trữ thông tin thứ cấp như băng từ, đĩa từ, .. để có thể
thoả mãn yêu cầu khai thác thông tin đồng thời với nhiều người sử dụng hay
nhiều chương trình ứng dụng với nhiều mục đích khác nhau

Các hệ quản trị CSDL quan hệ này đều có 2 chức năng cơ bản sau :

 Tổ chức lưu trữ dữ liệu: dưới dạng 1 bảng, gồm các cột (field) và các
dòng (record). Các bảng thường có quan hệ với nhau, trên đó có cài
đặt các cơ chế đảm bảo nhất quán và toàn vẹn dữ liệu.
 Truy vấn dữ liệu: sử dụng ngôn ngữ SQL là 1 ngôn ngữ theo chuẩn
ANSI & ISO để truy vấn dữ liệu 1 cách nhanh chóng và hiệu quả.
Ngoài ra, các HQTCSDL còn có thể có các chức năng sau:

 Quản lý sao lưu và phục hồi dữ liệu.

 Quản lý bảo mật và cấp phát quyền cho người dùng CSDL

 Quản lý nhập, xuất và chuyển đổi dữ liệu.

 Quản lý giao tác & lưu vết cập nhật dữ liệu…

2.1.6. Cơ sở hạ tầng về an toàn và bảo mật

Trên mạng một Website thương mại điện tử thường có khả năng gặp các loại tấn công
sau:

- Các cuộc tấn công kĩ thuật

- Tấn công từ chối dịch vụ (DOS- Denial-of-service)

- Tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DDOS- Distributed denial - of- service)

Một số kỹ thuật cơ bản mà tin tắc (hacker) hay sử dụng để tấn công:

-Vi-rút là một đoạn mã chương trình được chèn vào trong máy chủ bao gồm cả hệ điều
hành, thường lây lan qua thư điện tử, cửa sổ chat.

- Sâu (Worm) là một chương trình phần mềm chạy độc lập sử dụng nguồn lực của máy
chủ để tự duy trì và có khả năng lan truyền vào máy tính khác.

- Vi-rút macro hoặc sâu macro là một vi-rút hoặc sâu có thể thực hiện được khi một
đối tượng ứng dụng có chứa macro được sử dụng khi thực hiện chương trình.
- Con ngựa thành Tơ-roa (Troy) là kỹ thuật che giấu các đoạn mã dưới vỏ bọc của các
loại virus khác hoặc trong phần mềm máy tính thông thường để bí mật xâm nhập thông
tin cá nhân, mật khẩu, chiếm quyền điều khiển máy tính.

2.2 Hạ tầng cơ sở pháp lý

Để thúc đẩy phát triển logistics và thương mại điện tử, nhà nước cần đảm bảo cải thiện
môi trường pháp lý, thông qua việc ban hành và thực thi các đạo luật liên quan đến hợp
đồng điện tử, quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ thông tin thanh toán, bảo vệ người tiêu dùng,..
Đồng thời, ban hành các văn kiện dưới luật điều chỉnh các hoạt động thương mại, thích
ứng với pháp lý và tập quán quốc tế về giao dịch Thương mại điện tử.

Việc xây dựng khuôn khổ pháp lý logistics và thương mại điện tử phải dựa trên hai
nguyên tắc cơ bản:

Một là, khuôn khổ pháp lý logistics và thương mại điện tử phải được xây dựng trên cơ
sở nền tảng của các khuôn khổ pháp lý điều chỉnh giao dịch thương mại, logistics truyền
thống.

Hai là, khuôn khổ pháp lý logistics và thương mại điện tử phải xoá bỏ các rào cản kiềm
chế sự phát triển của logistics và thương mại điện tử.

Cơ sở pháp lý của logistics và thương mại điện tử bao gồm:

- Thừa nhận tính pháp lý của các văn bản điện tử, chữ ký điện tử và có các thiết chế
pháp lý

- Bảo vệ về mặt pháp lý các thanh toán điện tử (bao gồm cả việc pháp chế hoá các tổ
chức phát hành thẻ thanh toán).

- Bảo vệ pháp lý đối với vấn đề sở hữu trí tuệ (bao gồm vấn đề bản quyền tác giả) liên
quan đến mọi hình thức giao dịch điện tử.

- Bảo vệ pháp lý với mạng thông tin, chống tội phạm thâm nhập với các mục đích bất
hợp pháp.
- Tiêu chuẩn hóa công nghiệp và thương mại.

- Các quy định về thuế quan và hệ thống thuế trên mạng.

2.3. Hạ tầng thanh toán

2.3.1. Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (Tel banking)

- Telephone banking là một tiện ích ngân hàng mà khi sử dụng nó khách
hàng chỉ cần dùng hệ thống điện thoại thông thường. Chỉ với một máy điện
thoại (cố định hay di động) và ở bất kỳ nơi nào, với những thao tác đơn giản
nhất, khách hàng có thể truy cập được những thông tin mới nhất về số dư tài
khoản khách hàng, tỷ giá hối đoái, lãi suất tiền gửi, tiền vay...v.v.

- Với hệ thống telephone banking, khách hàng sẽ tiết kiệm được rất nhiều
thời gian, không cần đến ngân hàng vẫn giám sát được các giao dịch phát
sinh trên tài khoản của mình mọi lúc kể cả ngoài giờ hành chính, mọi nơi
trong phạm vi cả nước và quốc tế.

2.3.2. Dịch vụ ngân hàng tại nhà (PC/ Home banking)

-Dịch vụ ngân hàng tại nhà là một loại dịch vụ ngân hàng điện tử cho phép
khách hàng có thể chủ động kiểm soát hoạt động giao dịch ngân hàng từ văn
phòng của họ. Hệ thống này giúp khách hàng tiết kiệm được rất nhiều thời
gian và tiền bạc

-Dịch vụ ngân hàng tại nhà có thể cho phép thực hiện 3 chức năng chính sau:

 Chuyển tiền
 Xem số dư và các giao dịch trên tài khoản
 Thư tín dụng
2.3.3. Dịch vụ ngân hàng qua mạng di động (Mobile Banking)
- Mobile Banking là ứng dụng được cài đặt trên các điện thoại di động
thông minh (Smart phone), máy tính bảng (tablet) hoặc trên các thiết
bị cầm tay khác nhằm thực hiện các giao dịch trên tài khoản qua Ngân
hàng cung ứng dịch vụ mà không cần phải đến trực tiếp quầy giao
dịch Ngân hàng.
- Mobile banking cung cấp các dịch vụ: dịch vụ tài khoản, chuyển
tiền, thanh toán hóa đơn, đăng ký vay online, đăng ký mở thẻ online,...
-Tiện ích của Mobile Banking:
+Đối với khách hàng: không cần phải di chuyển, có thể truy vấn các
thông tin.
+Đối với nhà cung ứng: Đa dạng hoá các hình thức thanh toán cung
cấp cho khách hàng, giảm nhẹ được các khâu quản lý thủ công.
2.3.4. Dịch vụ ngân hàng qua Internet (Internet banking)
- Internet banking là một loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại và cho
phép khách hàng có thể giao dịch ngân hàng thông qua mạng Internet
vào bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu mà khách hàng cho là phù hợp nhất
-Với Internet banking khách hàng có thể:
 Xem thông tin về các giao dịch đã thực hiện trên tài khoản
 Kiểm tra số dư
 Chuyển tiền giữa các tài khoản trong cùng hệ thống ngân hàng
 Xem thông tin về tài khoản như số dư hiện tại (current balances) và số
dư có thể sử dụng (available balances); lãi suất …
 Tìm kiếm thông tin về một giao dịch cụ thể nào đó, ví dụ: số séc, số
tiền và ngày séc đó được thanh toán…
 Làm lệnh thanh toán
 Thanh toán hoá đơn
 Xem số dư và các giao dịch trên thẻ tín dụng

 Yêu cầu ngừng thanh toán séc


 Xem chi tiết và sửa đổi các lệnh thanh toán định kỳ (standing orders)
và lệnh ghi nợ trực tiếp (Direct Debit)
 Thông báo thay đổi địa chỉ liên lạc…
 Thông báo định kỳ bằng e-mail khi số dư tài khoản đạt đến mức tối đa
hay tối thiểu mà khách hàng đặt ra từ trước.
 Chuyển các thông tin dữ liệu từ internet banking xuống phần mềm kế
toán riêng của mình như Quicken hay Microsoft Money
2.3.5. Dịch vụ thanh toán bằng thẻ ghi nợ EFTPOS
- Dịch vụ thanh toán bằng thẻ ghi nợ EFTPOS (Electronic Funds
Transfer Point Sale) thực chất chính là dịch vụ chuyển tiền điện tử tại
các điểm bán hàng, áp dụng khi khách hàng thực hiện các hoạt động
mua hàng tại các điểm bán vật lý, thí dụ như việc thanh toán tại các
siêu thị hay tại các trạm bán xăng dầu.
-Chuyển khoản điện tử đang được thực hiện phổ biến trên các mạng
như SWIFT, FEDWIRE, CHIPS
-EFTPOS được thiết kế cho phép sử dụng các loại thẻ tín dụng và thẻ
ghi nợ trong thanh toán.
2.3.6. Thanh toán bằng EDI
EDI (electronic data interchange)- trao đổi dữ liệu điện tử là công
nghệ cho phép trao đổi trực tiếp dữ liệu có cấu trúc giữa các máy tính
thông qua phương tiện điện tử.
-Tác dụng của EDI cho phép doanh nghiệp gửi và nhận một lượng lớn
giao dịch thông tin thông thường nhanh hơn trên phạm vi toàn cầu.
Rất ít lỗi trong việc truyền dữ liệu vì được truyền qua mạng máy tính.
-EDI tạo ra một môi trường giao dịch không giấy tờ, vì vậy rất tiết
kiệm chi phí và tăng tính hiệu quả. Thanh toán được rút ngắn lại. Dữ
liệu có thể được nhập khi không cần kết nối Internet. Khi nhận được
tài liệu được truyền bằng EDI, dữ liệu có thể được sử dụng ngay.
Thông tin về bán hàng được thông báo tới nhà sản xuất, bộ phận vận
chuyển và bộ phận kho kịp thời.
Quy trình hoạt động của EDI được tiến hành qua các bước sau:
Bước 1 - Chuẩn bị tài liệu điện tử
Bước 2 - Dịch dữ liệu để chuyển đi
Bước 3 - Truyền
Bước 4 - Dịch dữ liệu
Bước 5 - Xử lý tài liệu điện tử
2.3.8. Thanh toán bằng các loại thẻ.
-Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt
mà người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền
mua hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ
hoặc các máy rút tiền tự động. Là một loại thẻ giao dịch tài chính
được phát hành bởi ngân hàng, các tổ chức tài chính hay các công ty.
-Thẻ thanh toán là phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán
thông qua máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối
giữa Ngân hàng/Tổ chức tài chính với các điểm thanh toán
(Merchant).
-Lợi ích của thẻ thanh toán bao gồm:
+Sự tiện lợi
+Sự linh hoạt
+Sự an toàn và nhanh chóng
Phân loại thẻ thanh toán:
- Căn cứ vào cấu tạo thẻ:
o Thẻ khắc chữ nổi (Embossing card)
o Thẻ sử dụng băng từ (Magnectic stripe)
o Thẻ thông minh (Smart card)
-Căn cứ vào tính chất thanh toán:
o Thẻ tín dụng (Credit Card)
o Thẻ ghi nợ (Debit Card)
o Thẻ rút tiền (Cash Card)
- Căn cứ vào chủ thể phát hành
o Thẻ do ngân hàng phát hành (bank card
o Thẻ do tổ chức phi Ngân hàng phát hành +
Để sử dụng được thẻ thanh toán thì cần có
các thiết bị đi kèm đó là:
o Máy chà hoá đơn
o Máy quẹt thẻ POS
o Máy rút tiền tự động ATM
2.3.9. Các phương tiện thanh toán khác
2.3.9.1. Tiền điện tử, tiền số hóa (E-CASH,
DIGITAL CASH)

3.3.9.2 ví điện tử


Hình thức thanh toán hoá đơn bằng ví điện tử được sử dụng rộng rãi trong thời đại
ngày nay. Chỉ với một vài thao tác đơn giản là bạn có thể thanh toán tại bất kỳ nơi nào
chấp nhận thanh toán. Một số ví điện tử phổ biến hiện nay: Momo, Zalo Pay, SmartPay,
Shopee Pay,…

Hầu hết việc đăng ký tài khoản, dịch vụ ví điện tử tại Việt Nam đều miễn phí. Bằng
cách cài đặt ứng dụng và liên kết ngân hàng để chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng hoặc
nộp tiền mặt là bạn đã có thể thanh toán.

Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ cũng hỗ trợ người dùng nhiều chi phí trong quá
trình sử dụng. Thanh toán hoá đơn bằng ví điện tử giúp người tiêu dùng có thể thực hiện
các giao dịch mua sắm một cách nhanh chóng.

2.3.9.3. Chuyển tiền điện tử

Đây là phương thức thanh toán chủ yếu giữa các doanh nghiệp kinh doanh
thương mại điện tử B2B.

2.2.9.4 Séc điện tử

Séc điện tử là hình thức thanh toán hoá đơn cho phép người dùng thanh toán qua
Internet thay vì dùng séc bằng giấy như trước. Người thanh toán sẽ chuyển tờ séc điện tử
tới ngân hàng của mình.

Sau khi ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của tờ séc sẽ tiến hành chuyển tiền cho người
được thanh toán. Toàn bộ quá trình thanh toán được thực hiện trực tuyến nên tiết kiệm
thời gian, chi phí hơn so với séc bằng giấy.

Các chuyên gia ước tính chi phí sử dụng séc điện tử chỉ bằng 1/3 so với chi phí sử
dụng séc bằng giấy.

2.4. CƠ SỞ HẠ TẦNG LOGISTICS CHO THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

You might also like