You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA HÓA HỌC

BÁO CÁO CUỐI KÌ


GIỚI THIỆU NGÀNH CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT HÓA HỌC HỆ
CHÍNH QUY ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
Nhóm : OVERNIGHT

Người hướng dẫn : Vũ Ngọc Anh

Thành viên : Ngô Đình Thi

Đinh Thị Khánh Linh

Lê Trương Hoàng Khang

Lý Hiền Long

Hồ Ngọc Anh Thư

Nguyễn Thanh Trúc


Nguyễn Lê Kim Ngân

Nguyễn Hoàng Hồng Thắm

I.MỤC LỤC

I.Thế Nào Là Chất Hoạt Động Bề Mặt?

1.Định Nghĩa, Cấu Tạo Chất Hoạt Động Bề Mặt?


1.1. Định nghĩa chất hoạt động hóa bề mặt.
1.2. Cấu tạo chất hoạt động bề mặt.
2.Nguyên Tắc Hoạt Động Của Chất Hoạt Động Bề Mặt Hóa Học.
2.1.Nguyên tắc hoạt động của chất hoạt động hóa học.
2.2.Nguyên tắc hoạt động của mixue.
3.Phân Loại Chất Hoạt Động Hóa Học.
3.1.Chất hoạt động bề mặt sinh ra ion.
3.1.1. Chất hoạt động bề mặt phân cực âm ( anionic surfactants).
3.1.2. Chất hoạt động bề mặt phân cực dương ( Cationic surfactants).
3.1.3. Chất hoạt động bề mặt lưỡng tình ( Amphoteric surfactants).
3.2. Chất hoạt động bề mặt không sinh ra ion.
4.Tính Chất Cơ Bản Của Chất Hoạt Động Bề Mặt.
4.1 Khả năng thẩm ướt.
4.2 Khả năng tạo bọt.
4.3 Khả năng hòa tan.
4.4 Khả năng hoạt động bề mặt.
4.5 Khả năng tẩy rửa.
4.6 Khả năng nhũ hóa.
4.7 Nồng độ mixue tới hạn.
4.8 Điểm Kraft- điểm đục.
4.9 Độ cân bằng ưa kị nước.

II.Ý Nghĩa Của Chất Hoạt Động Bề Mặt Trong Cuộc Sống.

1.Các ứng dụng phổ biến của chất hoạt động bề mặt trong cuộc sống .

2.Tìm hiểu sơ lược các ứng dụng của chất hoạt động bề mặt trong cuộc
sống.
2.1.Chất phá bọt.

2.1.1.Định nghĩa về chất phá bọt.

2.1.2.Thành phần chất phá bọt.

2.1.3.Phân loại chất phá bọt.

2.1.4.Tác dụng của chất phá bọt.

2.1.5.Ý nghĩa của chất phá bọt.

2.1.6.Tính chất cơ bản của chất phá bọt.

2.1.7.Nguyên lý hoạt động của chất phá bọt.

2.1.8.Ứng dụng cơ bản của chất phá bọt.

2.2.Chất hoạt động bề mặt có nhũ hóa nước trong dầu.


2.2.1.Định nghĩa chất nhũ hóa nước trong dầu.

2.2.2.Cấu trúc của chất nhũ hóa nước trong dầu.

2.2.3.Đặc điểm của chất nhũ hóa dầu trong nước.

2.2.4.Tính chất của chất nhũ hóa nước trong dầu.

2.2.5.Nguyên lý hoạt động của chất nhũ hóa dầu trong nước.

2.2.6.Ứng dụng của chất nhũ hóa trong ngành mĩ phẩm.

2.3.Chất hoạt động bề mặt thấm ướt.

2.3.1.Định nghĩa chất bề mặt thấm ướt.

2.3.2.Thành phần cấu tạo chất bề mặt thấm ướt.

2.3.3.Phân loại chất bề mặt thấm ướt.

2.3.4.Tác dụng của chất bề mặt thấm ướt.

2.3.5.Ý nghĩa của chất bề mặt thấm ướt.

2.3.6.Ứng dụng của chất bề mặt thấm ướt.

2.4.Chất hoạt động bề mặt của chất nhũ hóa dầu trong nước.

2.4.1.Định nghĩa của chất nhũ hóa dầu trong nước.

2.4.2.Thành phần của chất nhũ hóa dầu trong nước.

2.4.3.Ý nghĩa của chất nhũ hóa dầu trong nước.


2.4.4.Đặc điểm của chất nhũ hóa dầu trong nước.

2.4.5.Tính chất cơ bản của chất nhũ hóa dầu trong nước.

2.4.6.Nguyên lý hoạt động của chất nhũ hóa dầu trong nước.

2.4.7.Ứng dụng của chất nhũ hóa dầu trong nước.

2.4.8.Ưu điểm và nhược điểm của chất nhũ hóa dầu trong nước.

III.Trích Dẫn Và Phụ Lục.


I. Thế Nào Là Chất Hoạt Động Bề Mặt?
1.Định Nghĩa Và Cấu Tạo Của Các Chất Hoạt Động Bề Mặt. [1][2][3]
1.1. Định nghĩa.
Chất hoạt động bề mặt (Surfactant) là những hợp chất hữu cơ có ít nhất một nhóm ưa
dung môi và một nhóm kị dung môi. Nói một cách cách đơn giản một chất hoạt động bề mặt sẽ có
một đầu phân cực (đầu ưa nước) và một đầu không phân cực (đầu kị nước). Mục đích chính của
chất hoạt động bề mặt là giảm sức căng bề mặt và liên vùng và ổn định bề mặt.

1.2. Thành phần và cấu tạo chất hoạt động bề mặt.

  Cấu trúc của chất hoạt động bề mặt là một phân tử bao gồm cả tính ưa nước (hidrophilic)
và tĩnh kị nước (hidrophobic). Chính vì vậy, hoạt chất này bao gồm cả phần không tan trong nước
và phần tan trong nước.

 Phần không tan trong nước (kỵ nước) thường là một mạch hydro cacbon dài 8-21
ankyl thuộc mạch ankal, ankle mạch thẳng hay có gắn vòng clo hay benzen. 
 Phần tan trong nước (ưa nước) thường là một nhóm ion hoặc non-ionic là nhóm
phân cực mạnh như Cacboxyl (COO-), Hydroxyl (-OH), Amin (NH 2), sulfat (-
OSO3).. 
* Sự hình thành mixen:
Các phân tử của chất hoạt động bề mặt gồm một phần kỵ nước và một phần ra nước.
Mixen được hình thành khi ở một nồng độ nhất định, các phân tử chất hoạt động bề mặt tập hợp
lại với nhau, đầu ưa nước được bao quanh bởi các phân tử nước sẽ hướng ra ngoài và đầu kỵ nước
tụ vào bên trong hình thành các Mixen có dạng hình cầu, hình trụ hay mảng. Nồng độ phù hợp với
việc hình thành các Mixen được gọi là nồng độ mixen tới hạn (CMC).

Mixen hình cầu

Các mixen hỗn hợp hình thành khi các chất hữu cơ bị hòa tan vào trong mixen và được
chia làm 3 loại: phân tử không cực, phần tử bán cực và phân tử có cực.
Sự hòa tan chất hữu cơ của các mixen phụ thuộc vào số lượng và kích thước của các
mixen. Số lượng các mixen càng nhiều, kích thước mixen càng lớn thì độ hòa tan càng tốt. 

2.Nguyên Lý Của Chất Hoạt Động Bề Mặt.[4]


Nguyên tắc hoặc cơ chế chính đằng sau hoạt động của chất hoạt động bề mặt là sự hình
thành mixen. Chất hoạt động bề mặt có đầu ưa nước và đầu kỵ nước. Khi được ngâm trong nước,
đầu ưa nước hướng về phía trước trong khi đầu kỵ nước hướng về phía trung tâm của cấu trúc.
Kiểu hình thành này tạo ra các mixen có hình dạng khác nhau như hình cầu, hình trụ,… 

Hình dạng của mixen phụ thuộc vào bản chất của chất hoạt động bề mặt. Khi có dầu hoặc
bụi bẩn, phần kỵ nước của cấu trúc sẽ dính vào nó. Bụi bẩn hoặc dầu dày được loại bỏ khỏi bề
mặt. Chất hoạt động bề mặt tổng hợp được hình thành khi các ion Mg 2+ hay Ca2+ của chất hoạt
động bề mặt được thay thế bằng các thành phần khác. Điều này được thực hiện để tăng hiệu quả
của chất hoạt động bề mặt. Các ion Mg2+ hay Ca2+ trong chất hoạt động bề mặt tạo ra cặn bã vô ích
khi được sử dụng trong nước cứng, do đó gây lãng phí tài nguyên.

3.Phân Loại Các Chất Hoạt Động Bề Mặt.[5]


Phân loại theo cấu tạo hóa học (điện tích của đầu ưa nước), chất hoạt động bề mặt chia ra
làm 2 loại: chất sinh ra ion và chất không sinh ra ion. Chất sinh ra ion được chia làm 3 loại: hoạt
tính anion, hoạt tính caction và lưỡng tính.
3.1. Chất hoạt động bề mặt sinh ra ion.

3.1.1. Chất hoạt động bề mặt phân cực âm. (Anionic surfactants)
Nếu đầu ưa nước của chất hoạt động bề mặt mang điện tích âm, thì đó là chất hoạt
động bề mặt anion. Điện tích âm giúp các phân tử của chất hoạt động bề mặt nâng và lơ lửng
trong mixen. Các chất này khi trộn với nước sẽ tạo ra các anion tích điện âm. Các chất hoạt động
bề mặt này gắn với các hạt tích điện dương trong nước. Do đó, mixen được hình thành xung
quanh bụi bẩn và dầu giống như hạt tích điện dương và chúng được loại bỏ khỏi các bề mặt khác.
Mặc dù các chất hoạt động bề mặt anion rất tuyệt vời để nâng và làm lơ lửng các loại đất dạng hạt,
nhưng chúng không tốt trong việc nhũ hóa các loại đất có dầu. 

Ví dụ:

SDS: Sodium Dodecyl Sulfate 

LES: Ammonium Lauryl Sulfate 

SLS: Sodium Laureth Sulfate

SLES: Sodium Lauryl Ether Sulfate

3.1.2. Chất hoạt động bề mặt phân cực dương. (Cationic surfactants)

Nếu đầu ưa nước của chất hoạt động bề mặt mang điện tích dương thì đó là chất hoạt
động bề mặt cation. Điện tích dương làm cho chúng hữu ích trong các sản phẩm chống tĩnh điện.
Công dụng cụ thể của chất hoạt động bề mặt cation là nó có thể được sử dụng trong môi trường
axit. Bản chất của chất hoạt động bề mặt cation này cũng có thể phá vỡ màng tế bào. Điều này
làm cho chúng hữu ích trong việc sản xuất thuốc chống vi trùng. Tuy nhiên, chúng có khả năng
làm sạch yếu hơn so với chất hoạt động bề mặt anion. Nếu trộn lẫn chất hoạt động bề mặt cation
tích điện dương với chất hoạt động bề mặt anion tích điện âm, chúng sẽ bị hòa tan và không còn
tác dụng.

Ví dụ: 

CTAB: Cetyl Trimethylammonium Bromide.

CPC: Cetylpyridinium Chloride.

POEA: Polyethoxylated Tallow Amine.

3.1.3. Chất hoạt động bề mặt lưỡng tính . (Amphoteric surfactants)


Có điện tích kéo ở đầu ưa nước. Các điện tích kéo triệt tiêu lẫn nhau tạo ra điện tích thực
bằng 0 được gọi là zwitterionic. Độ pH của bất kì dung dịch nhất định nào sẽ xác định cách các
chất hoạt động bề mặt lưỡng tính phản ứng. Trong dung dịch axit, chất hoạt động bề mặt lưỡng
tính trở nên tích điện dương và hoạt động tương tự như chất hoạt động bề mặt cation. Trong dung
dịch kiềm, chúng phát triển điện tích âm và hoạt động tương tự như chất hoạt động bề mặt anion.

Ví dụ:

Alkyl Amido Propyl Betaine.

Alkyl Amido Propyl Sulfobetaine.

3.2. Chất hoạt động bề mặt không phân cực/không ion (nonionic
surfactants).
Thuộc dạng trung tính, không có bất kỳ điện tích nào ở đầu ưa nước. Chất hoạt động bề
mặt không ion có một thuộc tính duy nhất được gọi là điểm đám mây. Điểm vẩn đục là nhiệt độ
tại đó chất hoạt động bề mặt không ion bắt đầu tách ra khỏi dung dịch làm sạch, được gọi là tách
pha. Nhiệt độ của điểm vẩn đục phụ thuộc vào tỷ lệ phần kỵ nước và ưa nước của chất hoạt động
bề mặt không ion. Một số chất hoạt động bề mặt không ion không có điểm vẩn đục vì chúng có tỷ
lệ rất cao giữa các gốc ưa nước và kỵ nước. Chúng ít bị ảnh hưởng bởi nước cứng và pH của môi
trường tuy nhiên vẫn có khả năng tạo ra phức với ion kim loại nặng. 
Ví dụ:

Alkyl Polyglucosides

Octyl Glucoside

Cocamide MEA, cocamide DEA, cocamide TEA

4. Tính Chất Cơ Bản Của Chất Hoạt Động Bề Mặt.[1][3]

4.1. Khả năng thẩm ướt.

 Hiện tượng thấm ướt bề mặt xảy ra khi góc thẩm ướt. Tính thẩm ướt tạo điều kiện để
vật cần giặt rửa các vết bẩn với nước một cách dễ dàng và nhanh chóng.
 Vải sợi có khả năng thấm ướt dễ dàng nhưng khó thấm sâu vào cấu trúc của vải, nhất là
khi bị dính dầu mỡ, các vết bẩn cứng đầu, có ứng dụng nhiều để giải quyết các vấn đề
thực tế trong kĩ thuật sơn, nhuộm, tẩy trắng, trung hòa các chất diệt côn trùng ,... Vì thế
các chất hoạt động bề mặt sẽ làm giảm sức căng bề mặt của nước giúp cho việc thẩm
ướt dễ dàng hơn .

4.2. Khả năng tạo bọt.

 Bọt được hình thành do sự phân tán khí trong chất lỏng. Hiện tượng này làm cho bề mặt
dung dịch chất tẩy rửa tăng lên.
 Khả năng tạo bọt còn phụ thuộc vào cấu tạo của chính chất đó, nồng độ nhiệt độ của
các dung dịch, độ PH và hàm lương Ca2+ Mg2+ trong dung dịch tẩy rửa.
 Độ bền vững cực đại của bọt ứng với chất hoạt động bề mặt có gốc hydrocacbon trung
bình và với dung dịch có nồng độ trung bình. Những chất thấp hơn trong dãy đồng đẳng
có tính hoạt động kém, những chất cao hơn có độ hòa tan thấp. 
 Thời gian tồn tại của bọt còn phụ thuộc vào nhiệt độ, độ nhớt,...Tốc độ phá vỡ bọt
thường tăng theo  nhiệt độ do sự giải hấp thụ chất tạo bọt trên bề mặt phân chia và cho
dự bong trương chất lỏng, làm cho màng bị mỏng đi dần dần phá vỡ. Sự tăng độ nhớt
làm tăng độ bền của bọt.

4.3. Khả năng hòa tan: Tính hòa tan phụ thuộc vào các yếu tố:

 Bản chất và vị trí của nhôm ưa nước, nhóm ưa nước ở đầu mạch dễ hòa tan hơn nhóm
ưa nước ở giữa mạch.
 Chiều dài của mạch Hydrocacbon, nhóm kỵ nước mạch thẳng dễ hòa tan hơn mạch
nhánh
 Nhiệt độ
 Bản chất của ion kim loại: Na+, K+ dễ hòa tan hơn Ca2+, Mg2+,... 
4.4. Khả năng hoạt động bề mặt.

Nước có sức căng bề mặt lớn. Khi hòa tan xà phòng vào nước, sức căng bề mặt nước
giảm. Một lớp hấp thụ định hướng hình thanh trên bề mặt nhóm ưa nước hướng vào nước, nhóm
kỵ nước hướng ra ngoai. Nhờ có lớp hấp thụ đó mà sức căng bề mặt nước giảm vì bề mặt nước -
không khí được thay bằng kỵ nước - không khí.

4.5. Khả năng tẩy rửa :Sự tẩy rửa là làm sạch mặt của một vật thể rắn với một tác nhân
riêng biệt theo một tiến trình lý hóa. Chất hoạt động bề mặt là tác nhân chính cho quá trình
tẩy rửa có một số tính chất sau:

 Khi chất hoạt đông bề mặt trong nước thì sức căng bề mặt dung dịch giảm làm tăng
tính thẩm ướt đối với vải sợi.
 Dưới sự ảnh hưởng của sức căng bề mặt không đổi trên ranh giới chất bẩn - vải, chất
bẩn se lại thành giọt và dễ dàng tách ra khỏi bề mặt sợi nước dưới tác dụng cơ học.
 Chất hoạt động bề mặt tạo các màng hấp thụ trên bề mặt các hạt chất bẩn làm cho
chúng có độ bền vững cao và ngăn ngừa chúng liên kết lại trở lại lên trên bề mặt sợi
vải.
 Bọt được hình thành từ chất hoạt động bề mặt làm tăng thêm sự tách cơ học của các
chất bẩn hay sự nổi của chúng.

4.6. Khả năng nhũ hóa.

 Nhũ tương là hệ phân tán không bền vững nên muốn thu hệ bền vững thì phải cho thêm
nhũ hóa.
 Chất hoạt bề mặt có trong xà phòng thường được dùng làm chất ổn định nhũ tương. Tác
dụng của chúng làm giảm sức căng bề mặt giữa hai hướng dầu - nước, sau đó làm cho
hệ nhũ tương ổn định.
 Để đánh giá khả năng tạo huyền phù của chất hoạt động bề mặt, có nhiều phương pháp,
đơn giản nhất là phương pháp đo độ đục hỗn hợp than hoặc CaCO3 phân tán trong
dung dịch chất hoạt động bề mắt hoặc đo thời gian lắng tủa của huyền phù để đánh giá.

4.7. Nồng độ micell tới hạn.

 Khi chất hoạt động bề mặt tăng lên đến một giá trị nào đó, từ các phân tử riêng lẻ sẽ
có sự hình thành các micell. Nồng độ dung dịch chất hoạt động bề mặt mà ở đó sự
hình thành micell trở nên đáng kể gọi là micell tới hạn.
 Khi nồng độ dung dịch chất hoạt động bề mặt đạt đến giá trị CMC, sẽ có sự thay đổi
rõ rệt tính chất vật lý  của dung dịch  như thay đổi độ đục, độ dẫn điện, sức căng bề
mặt,… Dựa vào sự thay đổi đột ngột ta gọi nó là CMC.

4.8. Điểm Kraft – điểm đục.

 Khả năng hòa tan của các chất hoạt động bề mặt anion tăng lên theo nhiệt độ. Điểm
Kraft là nhiệt độ tại đó chất hoạt động bề mặt có độ hòa tan bằng CMC. Khi đạt đến
nhiệt độ này một lượng lớn chất hoạt động bề mặt sẽ được phân tán trong dung dịch
dưới dạng micelle, ở nhiệt độ thấp hơn thì độ tan của chất hoạt động bề mặt ion không
đủ lớn để hình thành micelle và khi chiều dài mạch C tăng, điểm Kraft cũng tang. 
 Đối với các chất hoạt động bề mặt không ion. Độ tan của chúng là do liên kết hydro
giữa nước và phần phân cực (chuỗi polyoxyethylene). Khi tăng nhiệt độ đến mức nào
đó, liên kết hydro bị phá vỡ , xảy ra sự mất nước làm giảm độ tan. Điểm đục là điểm tại
nhiệt độ đó các chất hoạt động bề mặt không ion không hòa tan được, tách ra khỏi dung
dịch làm dung dịch trở nên đục . Điểm đục sẽ giảm khi độ dài gốc ankyl tăng  hoặc khi
lượng ethylene trong phân tử giảm xuống.

4.9. Độ cân bằng ưa kỵ nước (HLB).

Tính ưa và kỵ nước của chất hoạt động bề mặt được đặc trưng bởi một thông số  là độ cân
bằng ưa kỵ nước (Tiếng Anh: Hydrophilic Lipophilic Balance - HLB), có giá trị từ   0 - 40. Chỉ
số này càng cao thì hoá chất càng dễ hòa tan trong nước và ngược lại, chỉ số càng thấp thì nó càng
dễ hòa tan trong các dung môi không phân cực như dầu. Theo chỉ số HLB, tính chất của chất hoạt
động bề mặt sẽ như sau:
 
 1- 3 : chất hoạt động bề mặt có tính phá bọt. [7]
 4- 9 : chất hoạt động bề mặt nhũ nước trong dầu.
 9- 11 : chất hoạt động bề mặt thấm ướt.
 11- 15 : chất hoạt động bề mặt nhũ dầu trong nước.
 15 trở lên:  chất hoạt động bề mặt khuếch tán, chất phân tán.
II.Ý Nghĩa Của Chất Hoạt Động Bề Mặt Trong Cuộc Sống.

1.Các Ứng Dụng Phổ Biến Của Chất Hoạt Động Bề Mặt Trong Cuộc
Sống. [6]

 Chất hoạt động bề mặt có tính phá bọt.


 Chất hoạt động bề mặt nhũ nước trong dầu.
 Chất hoạt động bề mặt thấm ướt.
 Chất hoạt động bề mặt nhũ dầu trong nước.
 Chất hoạt động bề mặt khuếch tán, chất phân tán.

2.Tìm Hiểu Sơ Lược Các Ứng Dụng Của Chất Hoạt Động Bề Mặt
Trong Cuộc Sống.

2.1.Chất Hoạt Động Bề Mặt Có Tính Phá Bọt.


2.1.1.Định Nghĩa Chất Phá Bọt[8] : Chất phá bọt (chất chống tạo bọt) là hợp chất của
silicone, là tác nhân loại bỏ các lớp bọt được sinh ra trong quá trình sản xuất hoặc xử lý nước thải,
tránh tình trạng có bọt trong sơn, mực in, giấy,... gây ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng sản
phẩm. Bọt được sinh ra trong quá trình xử lý nước cũng gây ảnh hưởng đến môi trường cũng như chất
lượng nước sau khi xử lý, vì vậy cần được loại bỏ.

2.1.2.Thành Phần Chất Phá Bọt.[10]


 Chất vận chuyển (Carrier): Water, Polyether glycols, Oils, Polydimethylsiloxane
(PDMS)… Đóng vai trò là môi trường gìn giữ và bảo vệ hoạt tính của chất phá bọt
(Actives).
 Hoạt chất chính (Actives): 3D Siloxane, PDMS, Organo-Modified Siloxane
(OMS) Hydrophobic Silica, Wax, Oil. Có nhiệm vụ duy nhất là làm biến mất hoàn
toàn sự hiện diện của bọt trong sơn và khi thi công.
 Chất nhũ hóa (Emulsifiers): Non-ionic ethoxylate surfactants, OMS. Đóng vai tròn
dẫn dắt để chất phá bọt thâm nhập vào hỗn hợp một cách dễ dàng và tiếp cận bọt
nhanh chóng ngay từ khi bọt đang được hình thành… Hoặc có thể nhũ hóa ngay
trước khi sử dụng.

2.1.3.Phân Loại Chất Phá Bọt .     


 Chất phá bọt gốc dầu silicone: phổ biến nhất, trong cả công nghiệp và thực phẩm,
sức căng bề mặt thấp, tình trơ hóa học, ổn định nhiệt, không hòa tan hoàn toàn
trong nước.
 Chất phá bọt gốc cồn béo (không chứa silicone): được sử dụng phổ biến trong
ngành công nghiệp, có khả năng phân tán tuyệt vời trong nước và giảm cặn do bọt
gây ra.
 Chất phả bọt gốc dầu khoáng( không chứa silicone) đa năng: là sản phẩm nhũ hóa
dầu khoang,các hợp chất este của axit béo và vật liệu kị nước. An toàn ở nhiệt độ
cao và áp suất cao với khả năng chống kiềm tuyệt vời
 https://goeco.link/jnHXN
2.1.4.Tác Dụng Của Chất Phá Bọt[8].: Chất phá bọt là tác nhân nhằm loại bỏ bọt
một cách hiệu quả và hạn chế bọt sinh ra trong quy trình sản xuất thực phẩm và thi công sản phẩm công
nghiệp.
2.1.5.Ý Nghĩa Của Việc Sử Dụng Chất Phá Bọt.
   Ở các ngành sản xuất công nghiệp, trong quy trình sản xuất và thi công sản phẩm thường xuất hiện
rất nhiều bọt, ảnh hưởng đến thẩm mĩ của sản phẩm cũng như quá trình xử lý nước thải sau sản xuất.
Chính vì vậy, ta cần sử dụng chất phá bọt – một trong những hóa chất phụ gia quan trọng nhằm hạn chế
bọt sinh ra trong quy trình sản xuất và loại bỏ bọt một cách hiệu quả. 
2.1.6.Tính Chất Cơ Bản Của Chất Phá Bọt[9].
 Nhũ tương màu trắng hoặc màu vàng nâu.
 Không tan trong môi trường mà nó thực hiện phá bọt.
 Hoạt động tốt cả trong môi trường trung tính, kiềm, axit.
 Có chức năng mang và dàn trải các chất: Mineral Oil, Wax Parafin – Oxo Oil ,
Native Oil và Fatty Alcohol.
 Có chức năng hấp thụ phân tử các chất hoạt động bề mặt như: Wax soap và Amide
– Hydrophobic Silica .
 Có chức năng phá hủy cấu trúc cơ học của lớp bọt tiệm cận.
 Độ pH: 5 – 8.
2.1.7.Nguyên Lý Hoạt Động Của Chất Phá Bọt[8].
 Có thể hiểu đơn giản rằng, hoá chất phá bọt sẽ tác động đến bề mặt cục bộ của
bong bóng để khiến bong bóng vỡ. 
 Nguồn gốc của nguyên lí này là dầu thực vật hoặc cồn cao phân tử được rắc lên
bọt, khi chúng hoà tan vào chất lỏng bọt, sức căng bề mặt sẽ được giảm đáng kể. 
 Khả năng tan trong nước của hoá chất khử bọt khá kém nên sự sụt giảm sức căng
về mặt sẽ chỉ giới hạn trong diện tích của bọt, trong khi ở khu vực xung quanh
dường như không có sự thay đổi. 
 Khi sức căng bề mặt giảm, bị các phân tử xung quanh kéo mạnh nên bọt sẽ bị phá
vỡ. Hoá chất khử bọt trong nước thải (chất phá bọt) sẽ trực tiếp phá vỡ độ đàn hồi
của màng chất lỏng khiến bong bóng vỡ ra. 
 Cụ thể, khi người ta thêm chất chống tạo bọt, các phân tử chất này sẽ khuếch tán
đến bề mặt phân cách giữa chất khí và chất lỏng. Điều này sẽ cản trở chất hoạt
động bề mặt vốn có tác dụng ổn định bọt và tăng độ đàn hồi của màng chất lỏng.

2.1.8. Ứng Dụng Của Chất Phá Bọt Trong Các Ngành Công Nghiệp:[11]
 
Sản xuất sơn Chế biến thực phẩm

Xử lý nước công nghiệp Chế biến giấy Hệ thống chống, phá bọt trong xử
lý nước thải công nghiệp.

2.2.Chỉ Số Hlb 4-9: Chất Hoạt Động Bề Mặt Có Nhũ Hóa Nước Trong
Dầu.

2.2.1.Định Nghĩa Chất Nhũ Hóa Nước Trong Dầu : Chất nhũ hóa là một chất làm
ổn định nhũ tương bằng cách tăng độ ổn định động học của nhũ tương [1*] (hỗn hợp dầu và nước khi
được phối trộn chung với nhau ). Chất nhũ hóa giúp hòa tan dầu và nước lại với nhau .Nhũ tương nước
trong dầu là một hỗn hợp trong đó một pha nước( pha phân tán ) được phân tán trong dầu( pha liên
tục).
  2.2.2.Cấu Trúc Chất Nhũ Hóa Nước Trong Dầu : Một mạch dài có liên kết với oxy
và nhóm OH.[2.2.2]
2.2.3. Đặc Điểm Chất Nhũ Hóa Nước Trong Dầu : Chất nhũ hóa nước trong dầu
thích hợp dùng trong các sản phẩm mỹ phẩm vì lớp màng lipid tự nhiên trên da của chúng ta là nhũ
tương nước trong dầu.

2.2.4.Tính Chất Của Chất Nhũ Hóa Nước Trong Dầu : Có một đầu kỵ nước và một
đầu ưa nước, khi đưa vào nhũ tương dạng dầu, đầu kỵ nước sẽ đưa ra ngoài liên kết với gốc dầu. Làm
giảm bớt tình trạng tách nước của sản phẩm.[2.2.2]
2.2.5. Cơ Chế Hoạt Động Của Chất Nhũ Hóa Nước Trong Dầu : Chất nhũ hóa nước
trong dầu cải thiện tính ổn định của nhũ tương bằng cách bảo vệ các giọt nước khỏi sự kết tụ .Phần ưa
nước chịu trách nhiệm bám chắc vào trong pha nước, các đầu phân nhánh cao tạo ra hiệu ứng cản trở
không gian.

2.2.6.Ứng Dụng Của Chất Nhũ Hóa Nước [2.2.1] Trong Dầu Trong Ngành Mỹ
Phẩm: Có tác dụng giữ cho các giọt nước được lơ lửng trong dầu, dầu là thành phần tiếp xúc với da
trước tiên. Chất nhũ hóa W / O được sử dụng để tạo cảm giác “béo” dày, đậm, mịn màng như thể kem
chống nắng và kem dưỡng ban đêm.

 
  2.3.Chỉ Số Hlb 9-11: Chất Hoạt Động Bề Mặt Thấm Ướt.
2.3.1.Định Nghĩa Chất Hoạt Động Bề Mặt Thấm Ướt: Chất thấm ướt là một phân
tử hoạt động bề mặt được sử dụng để giảm sức căng bề mặt của nước. Sức căng bề mặt cao của nước là
vấn đề trong nhiều ứng dụng đòi hỏi sự lan rộng và thẩm thấu của nước.[2.3.1]
                               Chất thấm ướt  

2.3.2.Thành Phần Cấu Tạo Của Chất Hoạt Động Bề Mặt Thấm Ướt: Cấu tạo của
chất thấm ướt có một đầu ưa nước và một đuôi kị nước, tương tự như chất hoạt động bề mặt nên chất
thấm ướt có thể tạo thành các mixen. Sự hình thành của các mixen dẫn đến sức căng bề mặt giảm
xuống, cho phép nước lan truyền trên bề mặt dễ dàng hơn.[2.3.2]
2.3.3.Phân Loại Chất Hoạt Động Bề Mặt Thấm Ướt:
Có bốn loại chất làm ướt chính: anion, cation, lưỡng tính và không ion.
 Các chất làm ướt anion, cation và lưỡng tính bị ion hóa khi trộn với nước.
 Anion có điện tích âm, cation có điện tích dương.
 Chất làm ướt lưỡng tính có thể động vai trò là anion hoặc cation, tùy thuộc vào độ
axit của dung dịch.
 Các chất làm ướt không ion không bị ion hóa trong nước. Một lợi thế có thể có khi
sử dụng chất làm ướt không ion là nó không phản ứng với các ion khác trong
nước, điều này có thể dẫn đến sự hình thành kết tủa.[2.3.3]
2.3.4.Tác dụng của chất hoạt động bề mặt thấm ướt.
 Tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của nước tăng diện tích tiếp xúc của bột màu
và dung dịch, chất kết dính. 
 Góp phần tăng tốc độ thâm nhập của chất lỏng vào bột màu. [2.2.4]
2.3.5.Ý Nghĩa Của Chất Hoạt Động Bề Mặt Thấm Ướt
 Mục đích chính của chất làm ướt là làm giảm sức căng bề mặt của nước.[2.2.4]

2.3.6.Ứng Dụng Của Chất Hoạt Động Bề Mặt Thấm Ướt :Chất làm ẩm được sử
dụng trong nhiều sản phẩm khác nhau:

 Trong ngành sơn phủ.


 Trong thuốc trừ sâu.
 Xà phòng rửa chén.[2.2.3]

2.4.Chỉ Số Hlb 11-15: Chất Hoạt Động Bề Mặt Nhũ Hóa Dầu Trong
Nước 
2.4.1.Định Nghĩa Chất Nhũ Hóa Dầu Trong Nước: Chất nhũ hóa là một chất làm
ổn định nhũ tương bằng cách tăng độ ổn định động học của nhũ tương (hỗn hợp dầu và nước khi được
phối trộn chung với nhau ).Chất nhũ hóa giúp hòa tan dầu và nước lại với nhau. Nhũ hóa dầu trong
nước là một hỗn hợp trong đó một pha dầu ( pha phân tán) được phân tán trong nước hoặc một chất
lỏng khác ( pha liên tục).
2.4.2.Thành Phần Của Chất Nhũ Hóa Dầu Trong Nước : Chất nhũ hóa có cấu trúc
phân tử bao gồm 2 thành phần:phần háo nước và phần háo béo.
 Phần háo nước (hydrophilic): gồm nhiều nhóm chức phân cực, dễ tạo liên kết với
nước như -OH, -COO, -O-...
 Phần háo dầu (lipophilic): gồm một mạch hydrocacbon dài có nguồn gốc từ dầu
thực vật.
2.4.3.Ý Nghĩa Của Chất Nhũ Hóa Dầu Trong Nước

 Tạo sự ổn định cho hệ keo phân tán trong pha liên tục
 Giảm sức căng bề mặt của các giọt phân tán để giảm năng lượng hình thành các
giọt trong hệ.

2.4.4.Đặc Điểm Của Chất Nhũ Hóa Dầu Trong Nước

 Có khả năng giảm sức căng bề mặt tại bề mặt tiếp xúc giữa hai chất lỏng.
 Hình thành hiện tượng "nồng độ tạo đám tới hạn".
 Tăng cường độ nhớt của pha này hoặc được dùng để hấp thụ vào bề mặt liên pha.
 Đối với các chất không hòa tan và có độ chia nhỏ có thể thấm ướt được bởi hai
pha, khi được hấp thụ vào bề mặt liên pha sẽ tạo ra vật rắn chống lại hiện tượng
hợp giọt.
 Giúp tăng diện tích tiếp xúc giữa hai chất lỏng không hòa tan vào với nhau.
 Giúp tạo nên các hình dạng khác nhau như hình cầu, hình trụ, khi hòa tan chất nhũ
hóa trong một chất lỏng,..
2.4.5.Tính Chất Cơ Bản Của Chất Nhũ Hóa Dầu Trong Nước

 Cho các chất điện ly vô cơ để cung cấp điện tích cho các giọt, để các giọt đẩy
nhau.
 Các chất cao phân tử hoà tan được trong pha liên tục hoặc để tăng độ nhớt của pha
này hoặc để hấp thụ vào bề mặt liên pha.
 Các chất không hòa tan có thể thấm ướt được cả 2 pha, hấp thụ vào bề mặt liên
pha sẽ tạo ra vật chắn chống hiện tượng hợp giọt.
 Các phân tử chất hoạt động bề mặt có tính chất lưỡng cực sẽ tự định hướng để hai
cực kị nước và háo nước của chúng ứng với hai phía của bề mặt liên pha
dầu/nước. Các chất hoạt động cũng cung cấp điện tích.

2.4.6.Nguyên Lý Hoạt Động Của Chất Nhũ Hóa Dầu Trong Nước

 Chất nhũ hóa diện hoạt sẽ tập trung trên bề mặt phân cách của hai pha và làm giảm
sức căng bề mặt hai pha cũng như làm giảm năng lượng để phân tán hai pha vào
nhau, nhờ đó, nhũ tương dễ hình thành. Chất này thân với pha nào thì sẽ kéo bề
mặt hai pha lõm về phía pha đó, biến pha đó thành môi trường phân tán trong khi
pha còn lại sẽ đóng vai trò làm giọt phân tán khi hình thành sự cân bằng.
 Các chất nhũ hóa có thể được hòa tan từ bên ngoài hoặc được tạo thành từ quá
trình phối hợp hai pha.

        
Cơ chế hoạt động của chất nhũ hóa trong hệ nhũ tương
2.4.7.Ứng Dụng Của Chất Nhũ Hóa Dầu Trong Nước

 2.4.7.1.Trong thực phẩm: Chất nhũ hóa dầu trong nước là nguyên liệu quan trọng
dùng trong sản xuất nước giải khát, các loại bánh kẹo, bơ, sữa chua, kem,… nhằm tạo cảm giác ngon
miệng và kéo dài thời gian sử dụng cho sản phẩm.

Hình sản phẩm ngũ cốc

 
                                            Sản xuất kẹo 

2.4.7.2.Trong mỹ phẩm : Với khả năng kết hợp dầu và nước mà chất nhũ hóa được
sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm - Đây là thành phần không thể thiếu trong các loại kem face, sữa
dưỡng da,... Chúng có tác dụng chống trôi, liên kết dầu với nước lại với nhau.
                    Chất nhũ hóa có mặt hầu hết trong các loại kem dưỡng da                          
 
2.4.8.Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Chất Nhũ Hóa Dầu Trong Nước

2.4.8.1.Ưu điểm : Có tình ứng dụng cao. Chất nhũ hóa dầu trong nước được ứng
dụng cực kỳ nhiều trong cả ngành thực phẩm và mỹ phẩm. Đây đều là những ngành có sản phẩm trực
tiếp đi vào hoặc tiếp xúc cơ thể con người. Các chất nhũ hóa được phép sử dụng trong một liều lượng
phù hợp. 

2.4.8.2.Nhược điểm : Nếu dùng quá liều lượng cho phép có thể gây ảnh hưởng đến
sức khỏe con người như:

 Bệnh viêm ruột


 Bệnh béo phì  
Tuy nhiều tác hại, nhưng hiện nay cũng có kha khá sản phẩm chất nhũ hóa dầu chiết xuất từ
những thành phần tự nhiên, giảm bớt tác hại tới cơ thể con người sử dụng. Đồng thời những chất
nhũ hóa dầu trong nước trong các sản phẩm đều được kiểm soát nghiêm ngặt về liều lượng theo
quy định. Do đó, nếu không sử dụng quá nhiều sẽ không gây tác hại quá lớn. 

III.TRÍCH DẪN VÀ PHỤ LỤC

[1] Biolin Scientific – Surface Science Instruments.

[2] Tác giả của chương sách: David R Karsa, Joel Houston

Năm xuất bản: 2006

Tên chương: Chất hoạt động bề mặt là gì? – What are surfactants?
Mục 1.1: Lịch sử và ứng dụng của chất hoạt động bề mặt (1.1.1-1.1.2)

Nhà biên soạn: Richard J. Farn

Trích từ sách: Hóa học và kỹ thuật của chất hoạt động bề mặt - Chemistry and technology of
surfactants (trang 1-3)

Nhà xuất bản: Wiley-Blackwell

[3] Bộ Công Thương trường đại học sao đỏ ( 2015). Công Nghệ các hợp chất hoạt động bề mặt ( trang
8 – trang 10, trang 24 - trang 30)

[4]Truy cập ngày 01/12/2022 từ Working Of Surfactants

[5] International Products. (2022). An Easy Guide to Understanding How Surfactants Work. Truy cập
ngày 01/12/2022

[2.2.1] Truy cập ngày 12/12/2022 từ Biolin Scientific.

[2.2.2] Truy cập ngày 12/12/2022 từ Ingrecore.

[2.2.3] Truy cập ngày 12/12/2022 từ LibreTest Chemistry.

[9]

[10]

[11]

[2.2.6] ORGANIC FLOWERS .Truy cập ngày 01/12/2022

[2.2.2] S.D. Williams , W.H.Schmitt (1992). Chemistry and Technology of the Cosmetics and
Toiletries Industry.Chapman and Hall , 2-6 Poundary Row , London SE1 8HN,UK:Blackle Academic
and Professional
PHỤ LỤC

[1*] Nhũ tương: Nhũ tương là một hệ phân tán của hai hay nhiều chất lỏng không hòa tan vào nhau.
Trong khi đó, chất lỏng thường tồn tại dạng những giọt nhỏ của pha bị phân tán, pha còn lại ở dạng liên
tục.Nhũ tương còn được xem là một dạng phân loại của hệ keo, đôi khi chúng được dùng thay thế cho
nhau. Nhũ tương nên dùng khi cả 2 pha (pha phân tán và pha liên tục) là chất lỏng. Trong nhũ tương,
một chất lỏng được phân tán ở trong chất lỏng khác.

You might also like