You are on page 1of 43

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

Chương 2: Một số tính chất hóa lý của chất hoạt động bề mặt
2.1. Các khái niệm chung
2.1.1. Sức căng bề mặt
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức căng bề mặt
2.1.3. Độ hoạt bề mặt-quy tắc TRAUBE I
2.1.4. Các phương pháp xác định sức căng bề mặt
2.5. Tính chất chất hóa lý chất hoạt động bề mặt trong dung dịch
2.5.1. Cấu tạo lớp bề mặt trên giới hạn lỏng-khí
2.5.2. Sự hình thành Micelle
2.5.3. Nồng độ Micelle tới hạn
2.5.4. Điểm KRAFT
2.5.5. Điểm đục
2.5.6. HLB (Hydrophile-lipophile balance)
2.1. Các khái niệm chung
- Các chất hoạt động bề mặt (HĐBM) là những hợp chất hóa học có khả năng làm
thay đổi tương tác pha và năng lượng ở mặt ranh giới tiếp giáp “lỏng-không khí",
“lỏng-rắn” và “dầu-nước” …v.v. Tác dụng này xuất hiện do cấu tạo phân tử, ví dụ
tính phân cực và do các điều kiện bên ngoài gây ra như nhiệt độ, dung môi, nồng
độ..
- Thông thường chất HĐBM là một phân tử hữu cơ chứa gốc hiđrocacbon và một
hay nhiều nhóm hoạt động.
+ Nhóm kỵ nước (hydrophobic, Lipophilic hydrocarbon, Lipophilicity) Phần
hiđrocacbon có thể là parafin, isoparafin, benzen, ankylbenzen, naphtalen, vòng
ngưng tụ hidrocacbon có mạch nhánh.
+ Các nhóm ưa nước (hydrophilic): Các nhóm chức chứa oxi( COOH, -OH), chứa
nitơ (nitro, amin, amit, imit…), các nhóm chứa lưu huỳnh(sunphat, sunphonat),
photpho(photphat, cacboxylat)… đều được gọi là hidrophin.
2.1.1. Sức căng bề mặt
Sức căng bề mặt được định nghĩa là lực căng trên một đơn vị chiều dài cắt ngang bề
mặt. Trong hệ đo lượng quốc tế, sức căng bề mặt được đo bằng Newton trên mét
(N·m-1).
Sự hấp phụ dương: Chất HĐBM có khả năng nằm ở trên lớp bề mặt dung dịch có độ
C dσ
hấp phụ Г > 0. Γ = − .
RT dC
+ Có sức căng bề mặt σ bé hơn của dung môi vì như thế nó mới nằm ở lớp bề mặt. Từ
đó dẫn đến sức căng bề mặt của dung dịch σdd nhỏ hơn sức căng bề mặt của dung
môi σdm
+ Có độ tan tương đối nhỏ vì nếu không nó có xu hướng rời khỏi bề mặt dung dịch
vào trong chất lỏng.
Sự hấp phụ âm: Chất HĐBM có xu hướng rời khỏi bề mặt dung dịch để tan vào
trong dung dịch, có độ hấp phụ Г < 0, tức là có độ hấp phụ âm
+ Có sức căng bề mặt σ lớn hơn sức căng bề mặt của dung môi, từ đó dẫn đến sức
căng bề mặt của dung dịch σdd lớn hơn sức căng bề mặt của dung môi σdm .
+ Có độ tan cao vì thế chất tan mới có thể rời khỏi bề mặt đi vào trong dung dịch.
2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức căng bề mặt
- Sức căng bề mặt phụ thuộc vào bản chất của chất tiếp xúc
+ Chất lỏng càng phân cực, tương tác phân tử càng lớn, nội áp càng lớn, do đó sức
căng bề mặt càng lớn
+ Sự giảm sức căng bề mặt càng nhiều nếu sự khác biệt về độ phân cực của hai chất
lỏng càng bé.
+ Các chất lỏng có độ phân cực càng gần nhau sẽ tan lẫn với nhau càng nhiều và do
đó sức căng bề mặt giữa chúng sẽ bằng không.
+ Nếu hai chất lỏng chỉ hòa tan một phần vào nhau thì sức căng bề mặt trên giới hạn
lỏng lỏng gần bằng hiệu số giữa sức căng bề mặt của mỗi chất (đã bão hòa chất kia) so
với không khí.
- Dưới tác dụng của sức căng bề mặt, thể tích khối chất lỏng sẽ hướng tới dạng hình
cầu (nếu không có ngoại lực)
2.1. Các khái niệm chung

Sức căng bề mặt của các chất lỏng tiếp xúc với không khí (δo) và của chất lỏng tiếp
xúc với nước (δI) ở 20 oC (dyn/cm). 1 dyn/cm = 0,001 Newton trên mét [N/m]
The preferential orientation of surfactant molecules at interfaces.[4]
Dividing surfaces at fluid interfaces: (a) ideal interface; (b) diffuse (realistic)
interfacial region [4]
2.1. Các khái niệm chung
Ngoài yếu tố bản chất của các pha tiếp xúc có ý nghĩa quyết định đến giá trị sức căng
bề mặt, sức căng bề mặt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như nhiệt độ, áp suất, độ
cong của bề mặt và đặc biệt là sự có mặt của chất thứ hai trong chất lỏng.
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sức căng bề mặt
Sức căng bề mặt của đa số chất lỏng giảm gần như tuyến tính khi nhiệt độ tăng

Quan hệ tuyến tính giữa sức căng bề mặt và nhiệt độ [1]


+ Ảnh hưởng của bản chất của chất tan trong dung dịch

The effect of added alcohols on the surface tension of aqueous solutions [4]
+ Ảnh hưởng của sự có mặt của chất thứ 2 trong dung dịch

Effects of simple electrolytes on the surface tension of water:


(a) LiCl; (b) NaCl; (c) NaBr. [4]
2.1.3. Độ hoạt bề mặt-quy tắc TRAUBE I
“ Độ hoạt động bề mặt tăng lên từ 3 đến 3,5 lần khi tăng chiều dài mạch
carbon lên 1 nhóm – CH2 –”. Quy tắc này là cơ sở để tổng hợp các chất
hoạt động bề mặt có độ hoạt động bề mặt theo yêu cầu.

- Độ hoạt động bề mặt -dδ/dc là biến thiên sức căng bề mặt theo nồng độ chất hoạt
động bề mặt còn gọi là đại lượng Gibbs -dδ/dc = G*.

- Độ hoạt động bề mặt của các chất trong dãy đồng đẳng biến đổi có quy luật. Ví dụ
như trong dãy đồng đẳng acid, khi nồng độ tăng lên, sức căng bề mặt của acid mà
trong phân tử có mạch carbon dài hơn sẽ giảm nhanh hơn. Hiện tượng tương tự cũng
xảy ra ở các dãy đồng đẳng khác.
Độ hoạt động bề mặt của đồng đẳng acid formic
Độ hoạt động bề mặt của đồng đẳng HC (chiều dài mạch HC), mN/m = dyn/cm)
2.1.4. Các phương pháp xác định sức căng bề mặt (Surface tension
determination method) - homework

Các phương pháp phổ biến để xác định sức căng bề mặt là:
1) Xác định sự biến đổi của mực chất lỏng trong mao quản (Capillary rise
method)
2) Cân giọt chất lỏng (tallagmometer method – drop weight method)
3) Phương pháp Lecomte du Nouy (Du Noüy ring method)
4) Bản phẳng L. Wilhelmy (Wilhelmy plate or ring method)
5) Áp suất cực đại của bọt khí (Maximum bulk pressure method)
6) Xác định hình dạng hạt và bọt khí (Methods analyzing shape of the hanging
liquid drop or gas bubble)
2.5. Tính chất chất hóa lý chất hoạt động bề mặt trong dung dịch
2.5.1. Cấu tạo lớp bề mặt trên giới hạn lỏng-khí

Phân bố của chất hoạt động bề mặt tại giới hạn lỏng-khí.
(a) khi nồng độ thấp và (b) khi nồng độ đủ lớn
Schematic representation of the role of the hydrophobe in determining the
effectiveness of surfactant adsorption: (a) n-alkyl—area determined by head
group;(b) branched or double-tailed—area determined by bulk of tail relative to
head; (c)polyoxyethylene nonionic—area determined by coiling of POE chain.
The role of surfactant structure and packing in the determination of packing
efficiency and surface tension: (a) straight-chain hydrophobes, closest packing and
maximum effectiveness—area per molecule determined by head group; (b)
branched, unsymmetric, substituted, and other types of tails reduce packing
efficiency—area determined by tail.
2.5.2. Sự hình thành Micelle- Surfactants in Solution:
Monolayers and Micelles
Giải thích sự tạo thành micelle
như sau:

+ Do lực hút Van der Waals giữa các phần


hydrocarbon kỵ nước, do lực đẩy của các
nhóm tích điện cùng dấu.
+ Do lực hút giữa các phân tử nước, các
phân tử nước sẽ đẩy mạnh hydrocarbon
kỵ nước ra khỏi dung dịch và do đó làm
cho chúng phải liên kết lại với nhau

Sự hình thành cấu trúc micelle của chất


hoạt động bề mặt
Sự hình thành cấu trúc micelle của chất
hoạt động bề mặt
Modes of surfactant action for the reduction of
surface and interfacial energies [4]
Ở các nồng độ cao hơn, các micelle có kích thước tăng lên và các gốc hydrocarbon
mỗi lúc mỗi thêm song song với nhau hình thành các micelle tấm hay các hình
dạng khác.

Các dạng cấu trúc micelle khác nhau A hypothetical spectrum of surfactant mesophases in aqueous
solution as formed with increased water content [4]
Micelle có thể được tạo thành không chỉ trong các dung dịch nước mà còn
trong dung môi khác

Giọt dầu trong nước Giọt nước trong dầu


( Mixen ) ( Mixen )

Các dạng micelle trong môi trường nước và dung môi khác nhau.
2.5.3. Nồng độ Micelle tới hạn

- Khi nồng chất hoạt động bề mặt tăng lên đến một giá trị nào đó, từ các phân tử riêng
lẻ sẽ có sự hình thành các micelle. Nồng độ dung dịch chất hoạt động bề mặt mà ở
đó sự hình thành micelle trở nên đáng kể gọi là nồng độ micelle tới hạn
(CRITICAL MICELLE CONCENTRATION-CMC).

- Khi nồng độ dung dịch chất hoạt động bề mặt đạt đến giá trị CMC, sẽ có sự thay
đổi rõ rệt tính chất vật lý của dung dịch như sự thay đổi độ đục, độ dẫn điện, sức căng
bề mặt, áp suất thẩm thấu….. Dựa vào sự thay đổi tính chất vật lý đột ngột như vậy
người ta xác định được CMC.
Sự thay đổi đột ngột tính chất vật lý của
dung dịch chất hoạt động bề mặt khi tại Some important manifestations of micelle formation:
điểm CMC abrupt changes in solution conductivity, a discontinuity in
the surface tension–concentration curve; a sudden
increase in solution turbidity [4].
Các yếu tố ảnh hưởng đến CMC
- Khi tăng chiều dài của phần kỵ nước trong phân tử chất hoạt động bề mặt sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho sự hình thành micelle, tức là giảm CMC

- Khi hạ nhiệt độ dung dịch, sẽ xúc tiến cho sự hình thành của các micelle vì khi đó
cường độ chuyển động nhiệt của các phân tử giảm, làm tăng khả năng kết hợp của các
phân tử tức làm giảm CMC.
- Khi thêm chất điện ly vào dung dịch chất hoạt động bề mặt, chúng liên kết với nước
do sự hydrate hóa, điều này tương tự như việc tăng nồng độ chất hoạt động bề mặt lên.
Mặc khác, khi có mặt chất điện ly, sự ion hóa của chất hoạt động bề mặt giảm (giảm độ
tan), xúc tiến cho sự liên kết các phân tử lại với nhau, do đó CMC giảm.
2.5.4. Điểm KRAFT
Các chất hoạt động bề mặt ion có một đặc điểm là khả năng hòa tan của chúng
tăng theo nhiệt độ. Điểm Kraft là nhiệt độ tại đó chất hoạt động bề mặt có độ hòa tan
bằng CMC. Khi đạt đến nhiệt độ này một lượng lớn chất hoạt động bề mặt sẽ được
phân tán trong dung dịch dưới dạng micelle.
Như vậy ở nhiệt độ thấp hơn điểm Kraft, độ tan của chất hoạt động bề mặt ion
không đủ lớn để hình thành micelle.
Khi nhiệt độ tăng, độ tan tăng, khi đạt đến nhiệt độ Kraft, micelle hình thành.
Đối với chất hoạt động bề mặt anion, khi chiều dài mạch C tăng, điểm Kraft cũng
tăng. Ví dụ: Điểm Kraft của dung dịch alkyl sulfate trong nước như sau:
-The Krafft pointis defined as the triple point of the surfactant monomer'ssolubility curve, the CMC
temperature curve, and the phase transition line (Tc) of hydrated solids to micelles and/or liquid crystal.
- When the surfactant solution is lower than its Krafft point and higher than the CMC, it forms a bilayer
structure hydrated solid.
- If it is higher than its Krafft point and higher than the CMC, it forms micelles.
2.5.5. Điểm đục

- Đối với các chất hoạt động bề mặt không ion, độ tan của chúng là do liên kết hydro
giữa nước và phần phân cực (chuỗi polyoxyethylene). Khi nhiệt độ tăng đến một mức
nào đó, liên kết hydro bị phá vỡ, xảy ra sự mất nước, làm độ tan của chất hoạt động
bề mặt không ion giảm.
- Điểm đục là nhiệt độ tại đó chất hoạt động bề mặt không ion không thể hòa
tan, tách ra khỏi dung dịch làm dung dịch trở nên đục.
- Đối với chất hoạt động bề mặt không ion trên cơ sở ethylene oxide, điểm đục sẽ
giảm khi độ dài gốc alkyl tăng hoặc khi lượng ethylene oxide trong phân tử giảm
xuống

R O (CH2CH2O)nH
Nonionic surfurfactant- Cloud point

The clouding phenomenon of polyoxyethylene surfactants


Nonionic surfurfactant
Nonionic surfurfactant
Nonionic surfurfactant
2.5.6. HLB (Hydrophile-lipophile balance)
- Các tính chất của các chất hoạt động bề mặt liên quan đến mối tương quan giữa
phần ái nước và phần kỵ nước.
- Nếu phần ái nước tác dụng mạnh hơn phần kỵ nước thì chất HĐBM dễ hòa tan
trong nước hơn, ngược lại nếu phần kỵ nước tác dụng mạnh hơn phần ái nước thì
chất HĐBM dễ tan trong pha hữu cơ hơn.
- Từ đó dựa vào mối tương quan giữa phần kỵ nước và ái nước mà chất hoạt động bề
mặt được sử dụng vào các mục đích khác nhau. Mối tương quan giữa phần ái
nước và kỵ nước được đặc trưng bằng giá trị HLB (cân phần ái nước-ái dầu).
- HLB cho biết tỷ lệ giữa tính ái nước so với tính kỵ nước, được biểu thị bằng
thang đo có giá trị từ 1-20.
- HLB cho biết tỷ lệ giữa tính ái nước so với tính kỵ nước, được biểu thị bằng
thang đo có giá trị từ 1-20.
- Các chất hoạt động bề mặt có tính ái nước thấp sẽ có HLB nhỏ, các chất hoạt động
bề mặt có tính ái dầu thấp sẽ có HLB lớn. Sự gia tăng HLB tương ứng với sự gia
tăng của tính ái nước.
Có thể ước lượng sơ bộ giá trị HLB dựa trên tính chất hòa tan trong nước hay tính
phân tán của chất hoạt động bề mặt trong nước. Ứng với độ phân tán khác nhau thì
giá trị HLB khác nhau
Typical Group Numbers for Calculation of HLB Numbers
HLB Ranges and Their General Areas of Application
HLB Numbers for Typically Encountered Oil Phases
Tính toán HLB (Hydrophile–Lipophile Balance )
- Nonionic surfactants with polyoxyethylene solubilizing groups, the HLB was
calculated from the formula (HBL với chất HĐBM không ion). Hydrophilic group
(nhóm ưa nước)

- HLB được tính toán dựa trên thành phần nhóm chức có trong phân tử chất HĐBM.

- Công thức của Kawakami


- Công thức tính ester của acid béo và rượu đa chức

S: Chỉ số xà phòng hóa của ester A: Chỉ số acid của acid béo

- Nếu ester không đo được chỉ số xà phòng thì có công thức sau

E, P là phần trăm khối lượng của EO và rượu đa chức trong phân tử

- Theo Griffin, nếu hỗn hợp có nhiều chất hoạt động bề mặt thì

Với xi là phần khối lượng trong tổng lượng chất hoạt động bề mặt
PHÂN BIỆT CHỈ SỐ AXIT – CHỈ SỐ ESTE HÓA, CHỈ SỐ XÀ PHÒNG HÓA
– CHỈ SỐ IOT

+ Chỉ số axit
Là số miligam KOH cần để trung hoà axit béo tự do có trong 1 gam chất béo (nói
gọn là trung hoà 1 gam chất béo).
R-COOH + KOH → R-COOK + H2O
+ Chỉ số este hóa
Là sốmiligam KOH dùng để xà phòng hoá hết lượng etse có trong 1 gam chất béo.
(RCOO)3C3H5 + 3KOH → 3RCOOK + C3H5(OH)3
+ Chỉ số xà phòng hóa
Là tổng số miligam KOH để trung hòa hết lượng axit tự do và xà phòng hóa hết
lượng este trong 1 gam chất béo.
Chỉ số xà phòng hóa = chỉ số axit + chỉ số este hóa
+ Chỉ số iot
Là số gam iot có thể cộng vào liên kết bội trong mạch cacbon của 100 gam chất béo.
+ Ví dụ tính HBL
polyethylene glycol ether của stearyl alcohol

Trọng lượng gốc kỵ nước của stearyl : C18H37 = 253


Trọng lượng gốc ái nước: 44n+17
+Nếu n=3, trọng lượng phân tử = 253+[(44.3)+17]=253+149=403
HLB= 149/403*100/5=7.4
+ Nếu n=20, trọng lượng phân tử =253+897=1150
HLB= 897/1150*100/5=15.6
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

Chương 3: Đánh giá kỹ thuật của CHĐBM


3.1. Khả năng tạo nhũ tương
3.1.1. Phân loại nhũ tương
3.1.2. Hiện tượng nhũ hóa
3.1.3. Chất nhũ hóa
3.1.4. Độ bền vững của hệ nhũ tương
3.1.5. Điều chế và phá vỡi hệ nhũ tương
3.1.6. Một số chất HĐBM được dùng làm chất nhũ hóa
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
3.2. Khả năng tạo bọt
3.1. Giới thiệu về hệ bọt
3.2. Cơ chế tạo bọt và phá bọt
3.3.Các yếu tố ảnh hưởng độ bền bọt
3.4. Ứng dụng của hệ bọt
3.3. Khả năng tẩy rửa
3.3.1. Cơ chế tẩy rửa của chất hoạt động bề mặt
3.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tẩy rửa
3.3.3. Chất HĐBM phổ biến được sử dụng
3.4. Các tính chất khác

You might also like