You are on page 1of 13

Chương 1: Giới thiệu chất HĐBM

1. Vai trò của HĐBM

- HĐBM được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực, phổ biến là trong tẩy rửa.
- Các hệ dị thể rất kém bền, khi phân tán một pha vào một pha khác thì các pha luôn có xu
hướng tách pha. Vì thế HĐBM được sử dụng để, làm bền các hệ dị thể đó ví dụ như,
Emulsifier.
Ví dụ: Dalpora
- Recipe: Hệ café, đường, nước
- Đối với – Matcha thêm lòng trắng trứng.
Các hệ này giúp tạo hệ bọt – khí phân tán trong lỏng ( Đường, lòng trắng trứng HDBM).
Ví dụ: Phụ gia Polymer
- Sulfactant = Surface active agents

1.1. Sức căng bề mặt:


- Năng lượng cần để tạo ra một đơn vị bề mặt
Các yếu tố ảnh hưởng:
-Bản chất pha tiếp xúc -Nhiệt độ -Áp suất -Độ cong bề mặt -Sự xuất hiện của chất thứ hai trong
chất lỏn
- Độ phân cực càng cao, thì tương tác nhau càng mạnh, sức căng bề mặt càng lơn
- Mật độ phân tử càng lớn thì sức căng bề mặt càng lớn.
- Có thể thay đổi SCBM bằng chất lỏng thứ 2.

Ưa nước: Waterlize, lyophilic


Ưa đầu: Oil group, lyophobic
1.2. Phân loại hoạt động bề mặt
Có thể phân loại theo các chỉ tiêu sau:
- Nhóm háo nước
- Nhóm kỵ nước
- Bản chất liên kết giữa nhóm háo nước và kỵ nước.
Phân loại theo nhóm ưa nước – Anionic, cationic, non ionic, lưỡng tính.
- Anionic: primary and secondary alcohol sulfonate, alkyl benzene sulfonate. Thường được
sử dụng để làm chất tẩy rửa.
- Cationic: Các amine bậc 4, imidazoline – không thích hợp làm chất tẩy rửa (do thường bề
mặt tích diện tích âm). Do khả năng hấp thụ vào bề mặt nên nó được ứng dụng làm chất
xả tóc hay xả vải, giúp làm mềm vải, làm mượt bề mặt. Khả năng này đạt được do đuôi kị
nước hướng ra ngoài bề mặt vải.
Ion đối của các chất HĐBM, ảnh hưởng đến lên với khả năng HĐBM. Ví dụ như muối Amoni
với sodium, muối amoni thì sẽ tương thích với da hơn so với natri. Tuy nhiên muối Amoni nhậy
cảm với pH.
Khi hệ có thêm chất điện ly sẽ làm giảm khả năng hoạt động của HĐBM, do giảm độ điện ly của
nó.
- HĐBM nonion: Gồm có khu kị nước và khu ái nước bởi các nhóm oxy, alcohol hay ether
(được tạo ra bởi ethylene glycol hay proplene glycol). Có khả năng hoạt động được trong
môi trường chất điện ly. (Dùng trong trường hợp môi trường pH và độ ion không ổn
định)
- HĐBM lưỡng tính: gồm có phần ion dương và ion âm, có khả năng hoạt động ở vùng pH
rộng. Được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm tẩy rửa. (Dùng khi muốn khoảng hoạt
động pH lớn).
Chapter 2: Tính chất hóa lý của chất hoạt động bề mặt trong dung dịch
1. Sự hấp phụ trên bề mặt

Khi cho chất HĐBM vào dung dịch, thì nó sẽ bị đẩy lên bề mặt phân chia pha. (Nồng độ trên
bề mặt phân chia pha lớn hơn trong lòng phân tử)
- Khi nồng độ thấp, mật độ phân tử trên bề mặt phân chia pha thấp, các phân tử trên bề mặt
sẽ không tương tác với nhau.
- Tuy nhiên khi nồng độ tăng lên, thì mật độ chất hoạt động bề mặt trên bề mặt sẽ bị bão
hòa – các đuôi kị nước sẽ hướng ra ngoài bề mặt và bề mặt đạt được bão hòa. Lúc đó hệ
đạt đến giá trị tới hạn – là mật độ tối đa số phân tử chất HĐBM có trên 1 đơn vị diện tích
bề mặt
−C dσ −a dσ
Γ= =
RT dC RT da
- Khi cho chất HĐBM vào thì độ hoạt động bề mặt của hệ sẽ giảm đến khi đạt tới giá trị tới
hạn thì hệ không còn giảm đáng kể nữa.
- Cấu trúc của HĐBM đóng vai trò quyết định đến điểm tới hạn hay khả năng HĐB M của
chất. HĐBM có cấu trúc càng cồng kềnh thì nồng độ để bão hòa bề mặt càng ít, do lúc
này 1 phân tử chiếm diện tích lớn hơn.
Độ mạnh H
- Chất HĐBM nào có tốc độ giảm sức căng bề mặt theo nồng độ lớn hơn thì HĐBM mạnh
hơn. Điều này dựa trên đại lượng pha Gibbs.

−dσ −dσ
G= =
da dC

Quy tắc Traube:


Trong dẫy đồng đẳng, độ hoạt động bề
mặt theo quy luật: tăng 1 nhóm CH2 thì
độ hoạt động bề mặt tăng 3 – 3.5 lần.

Ý nghĩa: Dự đoán hoạt tính của nguyên


liệu.
Methanol cũng có thể đóng vai trò HĐBM, do nó có nhóm CH3 – có hoạt tính HĐBM.
2. Sự tạo thành Micelle
Khi bề mặt bị bão hòa, thì các chất HĐBM sẽ không thể lên bề mặt
nữa mà nằm trong long dung dịch. Lúc đó các phân tử HĐBM bị
các phân tử dung môi dây, làm cho chúng co cụm lại với nhau.
Trong đó phần dầu hướng vào bên trong tạo thành nhân, và các đầu
ái nước hướng ra ngoài.
- Đựa trên lực hút Van de Walls giữa các phần kỵ nước
- Lục đẩy các điện tích cùng dấu
- Lục hút của các phân tử nước với phần ai nước.
Vai trò của Micell
- Micell đóng vai trò như là một nguồn HĐBM dự trữ. Trong trường hợp khi hệ động, lúc
này diện tích bề mặt tăng lên – lúc này các chất HĐBM trong micelle sẽ được giải phóng
lên bề mặt. Lúc đó làm bền bề mặt bọt mới tạo thành. Đóng vai trò quan trọng, trong quá
trình tạo bọt.
- Micell có khả năng hòa tan hóa các phân tử dầu, chất bẩn trong dung dịch.
Micelle có ba loại, dầu trong nước hoặc nước trong dầu:
- W/O – water in oil
- O/W – oil in water
- Bicontinuous - hệ bilayer

 Critical packing parameters (Pc)

v
PC =
a 0 lc

Từ trị số Packing parameter, ta có thể xác định được hình dạng của HĐBM.
- Nếu P < 1: Đầu nó cồng kềnh thì nó ưu tiên tạo thành water soluble micelles O/W
- Nếu P = 1: Thì không có bề mặt công và tạo thành hai pha liên tục (planar)
- Nếu P > 1: Thì tạo thành W/O or oil-soluble micelles
- Là tỷ lệ giữa đầu ưa nước chia cho đầu kị nước
 Cấu trúc của micelle:
Phụ thuộc vào:
- Nhiệt độ
- Nồng độ
- Bản chật HĐBM
- Chất điện ly
- Chất tan hữu cơ

 Nhũ hóa – Hình thái không gian của HĐBM


Bất kì chất nhũ hóa nào cũng có khả năng tao nhũ. Tuy nhiên phải chọn chất nhũ hóa phù
hợp với mục đích thì hệ mới bềnh.
Ví dụ tạo hệ dầu trong nước, nếu chọn chất có Pc < 1 tức đầu ưu nước có kích thước lớn
hơn đầu kị nước, lúc đó bên trong micle bị tương tác mạnh (do có kích thuóc đầu kị nước
lớn). Nến lúc này hệ sẽ kèm bền hơn trong trường hợp chọn Pc > 1.
Kết hợp các chất hoạt động với nhau sẽ cho hiệu qua hơn so với chỉ dùng một chất HĐBM.
Ví dụ, cần tạo hạt nhũ nhỏ hơn trong trường hợp không thể thay đổi chất HĐBM cũ. Vì
thế ta sẽ sử dụng thêm một chẩt HĐBM mới có kích thước nhỏ hơn, nó sẽ giúp cho kích
thước của hạt nhũ sẽ nhỏ hơn. Điều này sẽ giup việc tận dụng chất HĐBM cũ.
Khi phối chế các chất HĐBM với nhau thì khả năng tạo nhũ sẽ tốt hơn.
 Các phần pha của HĐBM

Trong một hệ cố định, khi bề mặt đã được lắp đầy các phân tử hoạtd động bề mặt. Các phân tử
HĐBM sẽ bị đẩy vào trong lòng phân tử. Các chất HĐBM dẩy lẫn nhàu đồng thời bị đẩy bởi các
phân tử dung môi, lúc nầy các đầu kị nước hướng vào nhau trong khi đó các phần ưa nước hướng
ra ngoài, lúc đó hình thành các cấu trúc miccel. Kích thước nhỏ nhất là miccel hình cầu với kích
thước bằng hai lần chiều dài phân tử.
Khi tiếp tục tăng nồng độ HĐBM qua điểm CMC, Miccel sẽ có kích thước ngày càng lớn và số
lượng Miccel ngày càng lớn. Nếu tiếp tục tăng nồng độ HĐBM, các hình cầu sẽ nói với nhau
thành dạng Rod, tiếp tục tăng nữa sẽ thành dạng hexagonally packed rod, và tiếp tục là dạng
bylayer. Nếu tiếp tục tăng nữa sẽ thành cấu trúc tinh thể lỏng.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến miccel
Nhiệt độ
Đối với anion, nhiệt độ tăng độ tan tăng – thì khả năng hoạt động bề mặt sẽ giảm. Thì
CMC sẽ tăng khả năng HĐBM sẽ tăng.
Chất điện ly
Đối với anion, khi thêm chất điện ly, đô tan của anion sẽ giảm, hay lượng chất HĐBM sẽ
bị đẩy lên trên bê mặt nhiều hơn từ đó làm giảm CMC của chất HĐBM. Lúc này độ HĐBM
sẽ tăng lên.
 Note – xu hương kem trộn
Cấu trúc tinh thể lỏng, phù hợp với cấu trúc của da giúp làm tăng hiệu quả của các hoạt chất
trong sản phẩm.
Xu hướng hiện nay, khi làm nhủ tương hay kem trộn thì có hai su hướng:
Đơn giản: Hỗn hợp, dễ dàng phối trộn. Số thành phần trong hỗn hợp thường dưới 10
thành phần. Công thức là có sẵn.
Phức tạp: Tính toán chi lì từng thành phần, phối từ các nguyên liệu cơ bản – tự thành lập
công thức hoạt động bề mặt.
Nhược điểm của đơn giản, là phụ thuộc vào người bán hỗn hợp nguyên liệu và khói thay
đổi công thức sản phẩm. Giá thanh của X sẽ cao hơn so với khi tự phối.
3. Nồng độ micelle tới hạn - Critical micelle concentration (CMC)

CMC là nồng độ tối thiểu cần thiết để tạo thành Micelle. Hay là khi nồng độ của hệ lớn hơn
CMC thì chắc chắn sẽ có Micelle.
Để xác định CMC, ngừoi ta có thể xác định thông qua các thông số:
- Áp suất thẩm thấu – khi tăng dần lượng chất HĐBM thì áp suất thậm thấu tăng nhanh,
nhưng tới một lúc áp suất thẩm thẩu tăng chậm lại, do lúc này các chất HĐBM tụ tập lại
tạo thành micelle nên nộng độ các chất trong dung dịch giảm đột ngột, nên độ tăng giảm.
- Sức căng bề mặt – lúc này bề mặt bị bão hòa không thể hấp thụ thêm, chất HĐBM lên bề
mặt
- Độ dẫn điện – độ dẫn điện giảm nhanh do kích thước của ion tăng lên đáng kể - linh độ
giảm.
- Độ đục – dựa vào độ tán xạ ánh sáng. Khi nồng độ micle tăng lên thì độ đục của hệ cũng
tăng lên, tại điểm độ đục tăng độ ngột thì đó làm điểm CMC
Giá trị, CMC sẽ là nồng độ mà tại đó các tính chất hóa lý của hệ thay đổi đột ngột.
Lưu ý: Trên lý thuyết CMC các phương pháp khác nhau phải giống nhau, nhưng trên thực tế các
phương pháp khác nhau, máy móc khác nhau thì sẽ khác nhau – do sai số, độ nhạy của từng
phương pháp khác nhau.
CMC, thực tế chỉ là một mức để người ta biết được để cân đối lượng chat để dùng. Trên thực tế
người ta thường dùng một lượng dư hơn CMC rất nhiều. Nên sai số giữa các phương pháp sẽ
không quan trọng.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến CMC

Các yếu tố làm giảm độ tan sẽ làm giảm CMC


- Chiều dài phần ky nước: Tăng chiều dài, CMC giảm
- Tăng tính ion tăng CMC
- Nhiệt độ: nhiệt độ giảm, giảm CMC đối với anionic và tăng với NI
- Chất điện ly: tăng chất điện ly, giảm CMC
- Chất hữu cơ: tùy thuộc bản chất – CMC giảm hay tăng tùy vào bản chất.
4. Điểm Krafft
Điểm Krafft là nhiệt độ ở đó độ hòa tan abừng CMC ( tại nồng
độ 0.1 – 10%)
o Chủ yếu liên quan chất HĐBM anion
o Chiều dài mạch C tăng – điểm Kraft tăng
o Mạch C có nhiều nhõm Oxide ethyelene – điểm
Kraft giảm
o Phụ thuộc nồng độ và các thành phần khác trong
dung dịch.
Điểm Kraft giới hạn của nhiệt độ, mà tại đó HĐBM chưa
bị kết tủa hay nồng độ bằng với nồng độ CMC. Khi giảm nhiệt độ tới một điểm, thì các
chất sẽ nằm trong tinh thể và bị kết tủa.
Vậy vùng hoạt động của chất phải lớn hơn nhiệt đô Krafft để đảm bảo chất vẫng còn khả
năng hoạt động bề mặt.
Điểm tk là nồng độ tại đó chất kết tủa, hạn chế chuẩn bị dung dịch ở nồng độ đó.
Lưu ý: Khái niệm này dùng cho chất HĐBM anion.
Yếu tố nào làm giảm độ tan thì làm tăng Kraft.
5. Điểm đục – cloud point
Điểm đục là nhiệt độ ở đó mà chất HĐBM không ion trở nên không thể hòa tan, tách ra khỏi
dung dịch
- Nhiệt độ tăng, thì liên kết hydro bị phá vỡ làm giảm độ tan của các chất HĐBM
- Chiều dài alkyl càng lớn thì điểm đục giảm
- Lượng nhóm oxide ethylene giảm thì điểm đục giảm. (tăng nhiều nhóm ái nước hơn thì
điểm đục tăng)
- Muối không ảnh hưởng nhiều đên chất HĐBM NI, ảnh hưởng đáng kể khi số EO bé hơn
15.
Chất nhũ hóa thuòng sử dụng là HĐBM không ion, chú ý điểm hoạt động phải ở dưới điểm
đục.
6. Hydrophile-Lipophile Balance (HBL) – chỉ số hình thể
Mối tương quan ái nước ai dầu
- Thang đo HLB từ 1 – 20
- HLB lớn – tính ai nước cao, tính ái dầu thấp. Càng nhỏ thì càng ái dầu.
- Giá tăng HLB, gia tăng tính ái nước
- Đô phân tán khác nhau trong dung dịch nước – HLB khác nhau
Nên tảng của khái niểm HLB, là dựa trên các chất nhũ hóa. Tuy nhiên hiện nay nó mở rộng
ra tẩy rửa, bền hóa. Hiện nay giá trị HLB có thể dao động từ 1 – 40 tuy vào một số sách.
Các chất có HLB từ 6 – 14 là chất nhữ hóa
14 – 15 là trợ tan
Lớn hơn nữa hoặc lớn hơn 20 là các chất tẩy rửa.
 Mức độ phân tán
HLB càng lớn thì hợp chất càng ưa nước, thì quá trình phân tán sẽ dễ hơn. Nếu HLB càng
nhỏ thì càng khó phân tan và sẽ có hạt có kích thước lớn và đục.
Độ hòa tan
Khi phân tán trong hệ dưới dạng phân tử thì
gọi là chất tan – dung dịch sẽ trong suốt độ
phân tán xạ thấp.
Nếu hạt có kích thước lớn > 100 nm thì hệ gọi
là hệ phân tan, và có độ tán xạ cao.
Tuy nhiên trong vùng từ phân tử đến 100nm,
hay vùng của kích thước miccle, thì hệ này
cũng được gọi là tan, hệ có độ tán xạ thấp và
trong suốt. Muốn đạt được hệ này thì chất HĐBM phải có tính ưa nước cực mạnh
HLB > 14.
Rượu thuốc – chiếc tách
Trong hương liệu hay sản phẩm tử nhiên người ta thường sử dụng MeOH và
EtOH để làm dung môi chiếc, và người ta thường nói những dung môi này là
dung môi đa năng, dung môi chiếc hết.
Mỗi chất chỉ có thể chiếc được các chất có độ phân cực gần bằng nó. Tuy nhiên
MeOH và EtOH là những chất đặc biết có thể chiếc được các hoạt chất có độ
phân cực yếu hơn rất nhiều. Điều này giải thích là do – các hợp chất có độ phân
cực cao thì tan vào trong dung môi, đối với các chất có độ phân cực thấp gần như
là dầu thì nó sẽ được hòa tan vào dung dịch theo cơ chế trợ tan, MeOH và EtOH
là các chất HĐBM sẽ giúp các hoạt chất phân tán trong môi trường, tuy nhiên do
MeOH và EtOH có kích thước rất đầu R rất nhỏ, nên nó có khả năng tạo thành
miccle, giọt dầu trong rươu, có kích thước rất bé nên nó không bị giọt tụ hoặc
hiện tượng đục do kích thước của giọt nhũ rất nhỏ.
Trên thực tế người ta nói MeOH, tốt hơn do giọt dầu do MeOH nhỏ hơn EtOH
nên các hoạt chất có thể đi qua giấy lọc.
 Để xác định HLB, ta có hai cách:
Tính toán dựa trên cấu trúc hóa học
HLB Davies:
HLB=7+ ∑ ( HL B ainuoc ) −∑ (HL Bkynuoc )
HLB Kawakami:
HLB=7+11.7 log ( )Mn
Md
Mn – Khối lượng phân tử của ưa nước trong phân tử
Md – khối lượng phân tử ưa dầu trong phân tử
HLB – ester của acid béo và rượu đa chức: - xà phòng
HLB=20(1−S / A )
S: Chỉ số xà phòng hóa của ester
A: Chỉ số acid của acid béo
HLB – khi không đo được chỉ số xà phỏng thì dùng
HLB=(E + P) /5
E,P: phần trăm khối lượng của EO và rượt đa chức trong phân tử
HLB Griffin – HLB của hỗn hợp
HL Bmixture=∑ ( x W HL Bi )

Lưu ý mỗi công thức chỉ phụ hợp trong một khoảng nào đó

Tính toán dựa trên thực nghiệm


Để xác định HLB theo thực nghiệm ta cần phải có thang đo chuẩn.

 HLB tạo nhũ O/W


Để tạo nhũ O/W mỗi thành phần dầu đều có giá trị HLB cần thiết để hòa tan.
Giá trị HLB “cần thiết” là giá trị HLB của chất nhũ hóa để có thể giảm sức căng bề mặt giữa
thành phần dầu và nước.
Giá trị HLB càng lớn sẽ càng cần đối với các chất càng có ít nhóm phân cực.
Sẽ có trường hợp phối dầu với dầu mà hệ sẽ không tan vào nhau, nên trong trường hợp dầu
với dầu thì vẫng cần chất nhũ hóa để hỗ trợ các chất có HLB thấp tan trong HLB cao
 Ý nghĩa của HLB
Nếu hệ là dầu trong nước thì cần phải dùng chất nhũ hóa có HLB cao, vì thế chất nhũ hóa sẽ
đươc cho vào pha nước. Hay hoạt động bề mặt sẽ được cho vào pha liên tục.
HLB cần thiết:
- Xác định các thành phần tan trong pha dầu (không bao gồm chất nhũ hóa) •Xác định tổng
thành phần khối lượng pha dầu
- Xác định tỷ lệ % khối lượng của từng thành phần pha dầu so với tổng pha dầu
- Nhân tỷ lệ % khối lượng với giá trị HLB “cần thiết” của từng thành phần pha dầu
- Cộng tổng các giá trị này để được HLB “cần thiết” cho hỗn hợp
- Giá trị HLB đúng sẽ cho hệ đạt trạng thái bền với lượng dùng ít
Để tạo giọt dầu trong nước – dùng HLB cao
Để tạo giọt nước trong dầu – HLB thấp
Để phân tán thành giọt nhỏ - chất trợ tan HLB > 14.
7. Góc thấm ước
Hiệu ứng lá xen:
Trên bề mặt hạt xen có nhiều cái long
tơ rất nhỏ - có diện tích bề mặt rất lớn,
và có những hạt sáp li ti nằm ở trên
đỉnh làm cho nó có tính kỵ nước.
Người ta bắt trước mô hình của la xen,
để chế tạo vật liệu self-cleaning- sử
dụng tính không thâm ước để cho các
giọt nước di chuyển lôi kéo, các hạt
bụi đi.
Trên thị trường hiện nay trên bề mặt
vải thường được phủ TiO2 lên trên bề
mặt để thực hiện các vật liệu self-
cleaning.

Cơ chế của sticky note


Lớp keo nằm trên bề mặt giấy, được phung dưới dạng hạt, bề mặt giấy được dính với bề mặt
bằng đầu của các hạt keo.
Ứng dụng của hiện tương thấp ước
- Dùng để làm tăng khả năng dẫn truyền thuốc trên bề mặt da
- Giúp các thuốc trừ sâu loang ra nhanh trên bề mặt

- ứng dụng trên thuốc nhượm tóc, hộ trợ khả năng thấp ước của màu
- Nhuộm, in cũng cần có chất HĐBM hỗ trở để có thể thấm dầu vào trong bề mặt.
Đặt tính của bề mặt ba pha, rắn lỏng khí:

Quy trình rửa rau:


Trên rau có các lớp dầu nằm trên bề mặt.
- Rửa bằng nước: sức căng bề mặt lớn – khó rửa
- Nước muối: Dựa trên môi trường ưu trương, để tiêu diệt các ấu trùng vi khuẩn (hiệu quả
tẩy rửa không cao – không tẩy được trong mao quản)
- Nước chanh/ giấm: thay đổi pH, giúp hòa tan một số chất của thể tan trong pH tương đối
thấp
- Nước nóng – tăng độ tan
- Nước vo gạo – có chưa các hạt tinh bột có thể
- Thuốc tím – giúp oxh các phân tử, giúp hòa tan tốt hơn.
- Nước rửa rau – là chất HĐBM, NI – giúp quá trình rửa tốt hơn.

You might also like