You are on page 1of 26

DUNG DỊCH

1. Đại cương về dung dịch


1.1. Các cách biểu diễn nồng độ dung dịch
“Nồng độ dung dịch là đại lượng biểu thị lượng chất tan có trong một
lượng dung môi hoặc dung dịch nhất định”.
Các lọai nồng độ thường gặp có thể khái quát trong bảng sau:
Bảng 1. Các đại lượng chất tan và dung môi
Lượng chất tan Lượng dung môi (hoặc dung dịch)
Khối lượng Khối lượng
Thể tích Thể tích
Số mol Số mol

+ Khối lượng/khối lượng: Nồng độ phần trăm (%).


+ Khối lượng/thể tích: Nồng độ g/l
+ Thể tích/thể tích: Nồng độ phần trăm thể tích (%V)
+ Số mol/khối lượng: Nồng độ molan (Cm)
Nồng độ molan biểu thị số mol chất tan trong 1kg dung môi.
+ Số mol/số mol: Nồng độ phần mol (Ni )
Nồng độ phần mol của một chất được tính bằng tỉ số giữa số mol của chất
đó và tổng số mol của tất cả các chất trong dung dịch.
+ Nồng độ phần triệu (ppm), Nồng độ phần tỉ (ppb): cho biết lượng chất/
tổng lượng của hỗn hợp (ppm=1/106 ; ppb=1/109). Lượng chất có thể là khối lượng,
thể tích, số mol…
Tùy vào đối tượng sử dụng lựa chọn các loại nồng độ khác nhau.
Ví dụ: Trong y học thường sử dụng nồng độ khối lượng/thể tích (chỉ số
cholesterol trong máu 187mg/dL có nghĩa là 187mg cholesterol trong 1dL máu).
Nồng độ cồn trong khí thở là 0,25 mg/L có nghĩa là 0,25mg ethanol trong
1lít khí thở.
Trong lĩnh vực môi trường thường sử dụng các loại nồng độ ppm, ppb.
(QCVN 01-1:2018/BYT quy định giới hạn nồng độ nitrat có trong nước
uống ≤ 2ppm nghĩa là không vượt quá 2mg/1lít nước).

1.2. Phân loại dung dịch


+ Dựa vào trạng thái tập hợp: chia làm 3 loại
- Dung dịch khí: dung môi và chất tan đều là khí. Ví dụ: không khí.
- Dung dịch lỏng: dung môi là chất lỏng và chất tan là chất rắn, lỏng hoặc
khí. Ví dụ: nước muối.
- Dung dịch rắn: dung môi và chất tan đều là chất rắn. Ví dụ: hợp kim đồng-
kẽm, các loại thép ...
Dung dịch lỏng là loại dung dịch phổ biến và quan trọng nhất trong tự nhiên.
+ Dựa vào bản chất chất tan: chia làm 2 loại
- Dung dịch không điện li: Chất tan có mặt trong dung dịch dưới dạng phân tử
- Dung dịch điện li: Chất tan có mặt trong dung dịch dưới dạng ion hoặc cả
ion và phân tử.
1.3. Độ tan và những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan
1.3.1. Dung dịch bão hòa và độ tan
Ở điều kiện nhiệt độ, áp suất xác định, hòa tan một chất rắn vào trong nước,
ban đầu chỉ có quá trình hòa tan xảy ra (hình a), sau một thời gian xuất hiện quá
trình ngược lại (sự kết tinh) (hình b). Khi quá trình hòa tan và kết tinh xảy ra với
tốc độ bằng nhau (hình c) thì quá trình hòa tan đạt trạng thái cân bằng bền. Dung
dịch này được gọi là dung dịch bão hòa. Nồng độ chất tan không thay đổi và đạt
giá trị tối đa được gọi là độ tan.

Hình 1. Mô hình quá trình hòa tan

2
Khi nồng độ chất tan < độ tan thì dung dịch được gọi là dung dịch chưa bão
hòa.
Khi nồng độ chất tan > độ tan thì dung dịch được gọi là dung dịch quá bão
hòa. Dung dịch quá bão hòa thường không bền và chuyển sang trạng thái bão hòa
mới bền hơn.
Ví dụ độ tan berberin hydroclorid trong nước ở 20oC là 0,393mg/l.
1.3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan
Độ tan phụ thuộc vào bản chất của chất tan và dung môi, nhiệt độ, áp suất.
+ Bản chất của chất tan và dung môi
Quy tắc kinh nghiệm: Những chất tương đồng nhau về tính phân cực thì tan
tốt vào nhau. Chất tan phân cực tan tốt trong dung môi phân cực, chất tan không
phân cực tan tốt trong dung môi không phân cực.
Ví dụ: Vitamin E tan trong dung môi không phân cực (ví dụ chất béo),
Vitamin C tan trong nước.

Vitamin E Vitamin C
+ Áp suất
- Độ tan của chất rắn và chất lỏng không bị ảnh hưởng bởi áp suất, nhưng độ
tan của chất khí trong bất cứ dung môi lỏng nào cũng tăng khi tăng áp suất riêng
phần của khí trên bề mặt dung dịch.
- Định luật Henry: Độ tan của một khí trong một dung môi lỏng tỉ lệ thuận
với áp suất riêng phần của khí trên bề mặt dung dịch:

Trong đó k là hằng số Henry, có giá trị đặc trưng cho mỗi cặp khí – dung
môi ở một nhiệt độ xác định.

3
Ví dụ: Nước ngọt có ga được đóng chai dưới áp suất của khí cacbonic
khoảng 4 atm. Khi chai được mở, áp suất giảm nên khí cacbonic thoát ra bên ngoài
gây ra hiện tượng “sủi bọt khí”.
Ví dụ: Bệnh giảm áp là bệnh lý có thể xảy ra ở thợ lặn hoặc phi công do hình
thành các bóng khí trong lòng mạch máu và tổ chức, xuất hiện khi thay đổi áp suất
đột ngột dẫn đến tình trạng quá bão hoà của các chất khí (chủ yếu là khí nitrogen)
trong máu và các tổ chức của cơ thể.
+ Nhiệt độ
- Khi một chất hòa tan vào một chất khác (dung môi) có 3 quá trình xảy ra:

Hình 2. Sơ đồ hiệu ứng nhiệt quá trình hòa tan


+ Các tiểu phân chất tan tách rời nhau, quá trình thu nhiệt ∆H1 >0.
+ Các tiểu phân dung môi tách rời nhau nhường chỗ cho các tiểu phân chất
tan, quá trình thu nhiệt ∆H2 >0.
+ Các tiểu phân chất tan và dung môi hòa hợp với nhau thành một pha đồng
thể, quá trình tỏa nhiệt ∆H3 <0.
∆Hhòa tan = ∆H1 + ∆H2 + ∆H3
- Tùy thuộc vào tương quan độ lớn của 3 đại lượng ∆H 1, ∆H2, ∆H3 mà quá
trình hòa tan một chất sẽ là thu nhiệt hay tỏa nhiệt.
Ví dụ: Đối với CH3COONa, quá trình hòa tan là thu nhiệt do đó quá trình kết
tinh là tỏa nhiệt, trong thực tế người ta sử dụng nhiệt tỏa ra từ quá trình kết tinh
CH3COONa trong việc tạo ra các sản phẩm túi sưởi.

4
+ Độ tan của đa số các chất rắn trong nước tăng khi tăng nhiệt độ, chỉ rất ít
các chất có độ tan giảm khi nhiệt độ tăng.
+ Độ tan của chất khí trong nước giảm khi tăng nhiệt độ.

Hình 3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến Hình 4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến
độ tan của mốt số chất rắn độ tan của mốt số chất khí
Ví dụ: Oxy hòa tan cần thiết cho hoạt động hô hấp của cá và các loài sinh
vật biển. Độ tan của Oxy trong nước giảm từ 0,07g/lít nước ở 0 oC xuống còn 0,03
g/lít ở 50oC. Vào mùa hè, nhiệt độ của lớp nước mặt sông hồ tăng khiến cho lượng
oxy hòa tan giảm, vì thế cá và các loại sinh vật biển thường di chuyển xuống vùng
nước sâu và mát nơi có nồng độ oxy lớn hơn.
1.4. Tính chất của dung dịch chất tan không điện ly không bay hơi
1.4.1. Áp suất thẩm thấu

Hình 5. Mô hình hiện tượng thẩm thấu


Lúc đầu cột chất lỏng hai nhánh bằng nhau. Sau một thời gian ta thấy cột chất
lỏng nhánh chứa dung dịch dâng cao, nhánh chứa nước hạ xuống do các phân tử
5
nước (dung môi) di chuyển sang nhánh chứa dung dịch qua màng bán thấm. Hiện
tượng này được gọi là hiện tượng thẩm thấu.
- Sự thẩm thấu là sự khuếnh tán chọn lọc các phân tử dung môi qua màng
bán thẩm ngăn cách dung môi nguyên chất và dung dịch hoặc 2 dung dịch có nồng
độ khác nhau.
Khi chênh lệch chiều cao giữa hai nhánh (tương ứng với chiều cao h) tạo áp
suất đẩy lùi một số phân tử nước chuyển vào dung dịch thì một trạng thái cân bằng
được thiết lập. Áp suất hình thành trong điều kiện như vậy gọi là áp suất thẩm thấu
của dung dịch (). Áp suất thẩm thấu này có giá trị bằng áp suất đặt vào dung dịch
để hiện tượng thẩm thấu không xảy ra (hai nhánh bằng nhau như trạng thái ban
đầu)
- Đối với dung dịch rất loãng, dung dịch lý tưởng, áp suất thẩm thấu được
tính theo phương trình của định luật Van’t Hoff:

Trong đó: n là số mol cấu tử chất tan trong V lít dung dịch, T là nhiệt độ
tuyệt đối của dung dịch, R là hằng số khí =0,082 l.atm/mol.K,  đơn vị là atm.
Trong y- dược còn sử dụng đơn vị khác của  là Osmols (viết tắt Osm): là áp
suất thẩm thấu của dung dịch chứa 1 mol chất tan không điện ly trong 1kg nước
tinh khiết hoặc 1 kg dung môi tinh khiết (tương ứng nồng độ molan C m=1).
- Vai trò áp suất thẩm thấu: Bao quanh mọi tế bào sống là màng bán thấm
+ Sự thẩm thấu là một trong những con đường cơ bản để các phân tử nước
ra- vào các tế bào qua màng bán thấm. Một số màng còn cho phép chọn lọc một số
ion, phân tử nhỏ đi qua.
Một dung dịch là đẳng trương nếu dung dịch đó có nồng độ các tiểu phân
chất tan bằng trong dịch tế bào. Vì vậy trong dung dịch đẳng trương các tế bào giữ
nguyên hình dạng bình thường do áp suất thẩm thấu trong và ngoài tế bào bằng
nhau, số phân tử nước ra-vào tế bào bằng nhau.

6
Trong dung dịch nhược trương nồng độ các tiểu phân chất tan thấp hơn
trong dịch tế bào, nước bị kéo vào bên trong tế bào, nên các tế bào đặt trong dung
dịch nhược trương sẽ bị trương phồng và có thể gây ra hiện tượng vỡ tế bào.
Trong dung dịch ưu trương thì ngược lại, tế bào bị teo lại.

Hình 5. Mô hình hiện tượng thẩm thấu của tế bào máu


+ Trong y - dược: các dung dịch đẳng trương, ưu trương, nhược trương là so
với áp suất thẩm thấu của máu người bình thường là 7,3 ± 0,1 atm hoặc 286 ± 4
mOsm. Nếu sai khác 1 atm hoặc 50mOsm là biểu hiện của bệnh lý.
- Bệnh nhân suy thận cần được thẩm tách máu để loại bỏ các sản phẩm
chuyển hóa (creatinin, ure, acid amin) nhưng giữ lại các chất cần thiết cho cơ thể
(glucose, chất điện giải, acid amin). Máy chạy thận nhân tạo là một hệ thống màng
bán thấm thực hiện quá trình thẩm tách máu.
+ Hiện tượng thẩm thấu ngược ứng dụng trong công nghệ lọc nước RO
(Reverse Omosis), xử lý nước lợ, nước biển (khử mặn) hoặc nước thải công nghiệp
để thu được nước sạch, quá trình ứng dụng nhiều trên tàu biển và ở các quốc gia
khô hạn như các nước thuộc vùng Trung Đông.
1.4.2. Nhiệt độ sôi và nhiệt độ đông đặc của dung dịch
+ Áp suất hơi
Áp suất hơi của một chất lỏng là áp suất gây nên bởi những phân tử của nó ở
trạng thái hơi.
- Áp suất hơi bão hoà là áp suất tạo nên khi quá trình bay hơi và ngưng tụ
đạt tới trạng thái cân bằng.
- Áp suất hơi tăng khi tăng nhiệt độ của chất lỏng.

7
- Ở cùng một nhiệt độ áp suất hơi bão hoà của dung dịch luôn nhỏ hơn áp
suất của dung môi nguyên chất.
+ Nhiệt độ sôi, nhiệt độ đông đặc, định luật Raoult
- Áp suất hơi bão hòa của dung dịch luôn thấp hơn dung môi nguyên chất (ở
cùng nhiệt độ). Do đó để đủ lượng hơi đạt đến áp suất khí quyển thì đối với dung
dịch cần cung cấp nhiều năng lượng hơn hay nhiệt độ sôi cao hơn.
Tương tự, nhiệt độ hoá rắn của dung dịch thấp hơn của dung môi nguyên chất.
Độ tăng điểm sôi hay độ hạ điểm đông của dung dịch tỉ lệ với nồng độ
molan của chất tan trong dung dịch và tuân theo định luật Raoult:
Ts = (Tdd-Tdm) = Ks.Cm
Tđ = (Tdm -Tdd) = Kđ.Cm
Trong đó Ks, Kđ : hằng số nghiệm sôi, nghiệm đông của dung môi.
Cm: nồng độ molan của dung dịch.
Bảng 2: Các thông số đặc trưng của một số dung môi
Dung môi Nhiệt độ sôi Ks Nhiệt độ đông đặc Kđ
(oC) ( oC.molan-1) (oC) (oC.molan-1)
Acetic acid 117.9 3.07 16.604 3.90
Benzen 80.1 2.53 5.5 4.90
Ethanol 78.5 1.22 -117.3 0.199
Phenol 181.75 3.56 43 7.40
Nước 100 0.512 0.000 1.86
- Chất chống đông như ethylene glycol được thêm vào hệ thống làm mát của
động cơ xe hơi làm hạ thấp nhiệt độ đông đặc và tăng nhiệt độ sôi của dung dịch
trong bộ tản nhiệt.
- Propylene glycol, một chất phá băng tuyết điển hình cho cánh máy bay
được pha loãng với nước và sử dụng dạng phun xịt ở áp suất cao.
- Các loài cá Bắc cực tự tổng hợp trong cơ thể chúng một lượng lớn
glycerol để hạ thấp nhiệt độ đông đặc của máu, nhờ đó máu của chúng không bị
đông đặc ở nhiệt độ thấp.

8
1.5. Tính chất dung dịch chất tan điện ly.
Các định luật Raoult, Van’t Hoff về dung dịch loãng được áp dụng hoàn
toàn đúng với dung dịch chứa chất tan không điện ly.
Khi nghiên cứu dung dịch điện ly (dung dịch nước của acid, base và muối)
người ta thấy các giá trị đo được về độ tăng điểm sôi, độ hạ điểm đông hay áp suất
thẩm thấu đều lớn hơn so với các giá trị tính được ở cùng nồng độ theo công thức
của Van’t Hoff và Raoult.
Để áp dụng được cho cả chất điện ly thì Van’t Hoff đưa vào hệ số i cho các
công thức gọi là hệ số đẳng trương
  i.CRT ; Tđ  i.kđ .Cm ; Ts  i.ks .Cm
Để xác định i người ta đo áp suất thẩm thấu hoặc độ tăng điểm sôi, độ hạ
điểm đông đặc của dung dịch rồi so sánh chúng với các giá trị tính toán lý thuyết
theo nồng độ của dung dịch.
T ' s T ' ð  '
i=  
Ts Tð 

Dung dịch không điện ly i=1; dung dịch điện ly i>1


2. Dung dịch chất điện ly.
2. 1. Định nghĩa và phân loại.
2.1.1. Định nghĩa
Những chất ở trạng thái hòa tan hay nóng chảy có khả năng dẫn điện
được gọi là các chất điện ly.
2.1.2. Phân loại
Tùy thuộc vào khả năng phân ly, chia thành chất điện ly mạnh và chất điện
ly yếu.
- Chất điện ly mạnh là những chất có khả năng phân ly hoàn toàn thành các
ion trong dung dịch, thường là chất có liên kết ion hay phân cực mạnh. Ví dụ
các acid, base mạnh; tất cả các muối vô cơ và hầu hết muối hữu cơ.
Chất điện ly yếu là những chất phân ly không hoàn toàn trong dung dịch,
thường là những chất có liên kết cộng hóa trị phân cực yếu hay liên kết cho

9
nhận. Ví dụ hầu hết các acid và base hữu cơ, một số acid và base vô cơ yếu, các
ion phức.
2.2. Độ điện ly và hằng số điện ly.
2.2.1. Độ điện ly
Khả năng phân ly của các chất điện ly trong dung dịch gọi là độ điện ly, ký
hiệu 
Độ điện ly là tỉ số giữa số phân tử đă phân ly thành ion n và tổng số phân
tử đă hoà tan n0 n
 =
n0

Ví dụ: dung dịch HF trong nước nồng độ 0,1M ở 250C có  = 0,09 hay 9%
có nghĩa là cứ hoà tan 100 phân tử thì có 9 phân tử phân ly thành ion
- Chất không điện ly  = 0 (Ví dụ dung dịch đường)
- Chất điện ly mạnh  = 1 (Ví dụ dung dịch acid, base mạnh nồng độ loãng)
Như vậy độ điện ly có giá trị 0    1 . Độ điện ly phụ thuộc vào bản chất
của chất tan, bản chất của dung môi, nồng độ của dung dịch và nhiệt độ. Khi tăng
nồng độ của dung dịch điện ly thì  giảm xuống, còn khi pha loãng dung dịch thì
 tăng.
Trong thực tế các chất điện ly mạnh như HCl, NaOH ... thì  < 1 (  = 1 khi
dung dịch được pha loăng vô cùng)
* Công thức liên hệ giữa  và i
i 1 : độ điện ly

q 1 q: số ion mà một phân tử phân ly ra
i: hệ số đẳng trương
2.2.2. Hằng số điện ly
Với các chất điện ly yếu, quá trình điện ly trong dung dịch thực chất là một
quá trình cân bằng động giữa các phân tử và các ion phân ly
AB  A+ + B-

10
[ A ][ B  ]
K (4) được gọi là hằng số điện ly
[ AB]

K đặc trưng cho các chất điện ly yếu, phụ thuộc vào bản chất chất điện ly,
nhiệt độ và dung môi. K càng lớn phân ly càng nhiều.
Ví dụ : CH3COOH  H+ + CH3COO-
[ H  ][CH 3COO  ]
KCH3COOH   1, 76.105
[CH 3COOH ]

* Mối liên hệ giữa độ điện ly và hằng số điện ly

AB  A+ + B-
Ban đầu C 0 0
Khi điện ly C C C
Khi cân bằng C - C C C
[ A  ][ B  ]  2 .C 2  2 C
K=   (5)
[ AB ] C  C 1  

Khi  << 1 có thể coi 1 -   1 thì K = 2 C    K /C

Biểu thức 6 là biểu thức toán học của định luật pha loăng Ostwald. Khi C giảm
(pha loăng dung dịch) thì  tăng.
2.3. Thuyết acid-base
2.3.1. Thuyết Arrhenius (thuyết điện ly H+, OH-)
Acid là những chất chứa Hydro và có thể điện ly trong nước tạo ra ion H +
(H3O+). Base là những chất chứa nhóm OH và có thể điện ly trong nước tạo ra
ion hydroxyl OH-.
Tuy nhiên thuyết này bị hạn chế chủ yếu ở chỗ tính chất acid-base chỉ xét
trong môi trường nước và các base giới hạn trong phạm vi các chất chứa nhóm
hydroxyl và acid chứa H...
2.3.2. Thuyết Bronsted- Lowry (thuyết proton)
Acid là chất có khả năng nhường proton, base là chất có khả năng nhận proton.
Phản ứng giữa acid HA và base B có thể được biểu diễn theo cân bằng sau:
HA + B  BH+ + A-

11
Acid 1 base 2 acid 2 base 1
HA/A- và BH+/B là những cặp acid - base liên hợp.
Ví dụ: CH3COOH + H2O  H3O+ + CH3COO- CH3COOH/CH3COO-
NH4+ + H2O  H3O+ + NH3 NH4+ /NH3
HPO42- + H2O  H2PO4- + OH- HPO42-/H2PO4-
Thuyết Bronsted chỉ đúng cho những phản ứng acid-base trong đó tính chất
acid-base gây nên bởi proton. Trong thực tế có những chất thể hiện tính acid hoặc
base nhưng không có mặt của proton  thuyết Lewis ra đời.
2.3.3. Thuyết Lewis (thuyết electron)
Acid là chất có khả năng nhận cặp electron còn base là chất có khả năng
cho cặp electron.
F H F H
F - B + N-H F -B-N-H
F H F H

4 H3N + Cu2+ [Cu(NH3)4]2+

Tương tác acid-base là sự tạo thành liên kết cộng hoá trị cho-nhận nên
thuyết Lewis thường được sử dụng rộng răi trong hoá hữu cơ và giải thích quá
trình tạo phức và tính bền của phức chất.
Thuyết Lewis có tính khái quát cao, bao trùm một phạm vi phản ứng rất
rộng răi, nhưng không đánh giá được độ mạnh của acid và base.
2.4. Tích số ion của nước
2.4.1. Tích số ion của nước
Nước nguyên chất là chất điện ly rất yếu:
2H 2O H3O+ + OH-

[ H 3O  ][OH  ]
ở 25 C
0
K 2
 1, 8.1016
[ H 2O]
1000g / l
Nồng độ của nước không phân ly [H2O]  C H O = = 55,56 mol/l
2
18g / l

Khi đó K.[H2O]2 = [H3O+].[OH-] = (55,56)2. 1,86.10-16  10-14

12
Đặt Kn = [H3O+].[OH-]= 10-14  tích số ion của nước.

Ta có: [H+] = [OH-] = 10 14 = 10-7


2.4.2. Chỉ số hydro: pH
Tại nhiệt độ không đổi, tích số ion của nước là một hằng số. Khi ta thêm
acid vào nước thì nồng độ [H+] tăng lên còn nồng độ [OH-] giảm xuống. Do vậy có
thể dùng nồng độ của ion [H+] trong dung dịch làm thước đo độ acid hay base của
môi trường.
Thực tế người ta không dùng nồng độ của ion H+ vì nó có lũy thừa âm,
không thuận tiện. Do vậy mà người ta sử dụng một đại lượng gọi là chỉ số hydro và
được qui ước: pH = - lg[H+]

Môi trường trung tính có [H+] = [OH-] = 10-7 pH = 7


Môi trường acid có [H+] > 10-7 hay [OH-] < 10-7 pH < 7
Môi trường base có [OH-] > 10-7 hay [H+] < 10-7 pH > 7
[H+] 10-1 10-7 10-14
Dung độ acid tăng Trung độ kiềm tăng
dịch tính
pH 0 6 7 8 14
2.4.3. Hằng số điện ly của acid-base trong môi trường nước.
Hằng số acid: thực chất của phản ứng phân li acid là phản ứng của acid với nước
+ - [ H 3O  ][ A ]
HA + H2O H3O + A Ka 
[ HA]

Ka đặc trưng cho độ mạnh của acid, Ka càng lớn acid càng mạnh
[ BH  ][OH  ]
Hằng số base: B + H2O BH+ + OH- Kb 
[ B]

Giá trị của Kb càng lớn base càng mạnh. Biểu thức của Ka và Kb không có nồng độ
cân bằng của nước, coi nồng độ của nước là không đổi. Để tiện cho việc tính toán
người ta qui ước pK = - lgK. Tương ứng ta sẽ có
pKa = - log Ka

13
pKb = - logKb
Với một cặp acid và base liên hợp
+ - [ H 3O  ][ A ]
HA + H2O H3O + A Ka 
[ HA]

[ HA][OH  ]
A- + H 2O HA + OH - Kb 
[ A ]

[ H 3O  ][ A ][ HA][OH  ]
K a .Kb  = [H3O+][OH-] = Kn
[ HA][ A ]

 pKa + pKb = pKn = 14


2.5. pH của một số dung dịch
2.5.1. Acid mạnh
Phân ly hoàn toàn trong dung dịch
HnA  nH+ + An-
Ca [H+ ] = nCa

pH = - lg[H+] = - lgn. Ca

Ví dụ: Tính pH của dung dịch H2SO4 0,05M


pH = - lg 2. 0,05 = 1
2.5.2. Acid yếu
Xét trường hợp acid yếu HA, nồng độ Ca. Do dung dịch acid yếu có độ điện
ly nhỏ, nồng độ H3O+ phân ly nhỏ nên không thể bỏ qua nồng độ H3O+ do nước
phân ly. Trong dung dịch sẽ diễn ra cân bằng:
[ H 3O  ][ A ]
HA + H 2O H3O + A + -
Ka 
[ HA]

2H 2O H3O+ + OH- Kn = [H3O+].[OH-]

Phương trình bảo toàn khối lượng: Ca= [HA] + [A-]


Phương trình bảo toàn điện tích: [H3O+ ] = [A-] + [OH-]
Trong thực tế chấp nhận gần đúng 2 điều kiện sau:
- Nếu acid không quá yếu và nồng độ acid trong dung dịch không quá bé thì có thể
bỏ qua sự điện ly của nước, ta có: [H3O+ ]= [A-]

14
- Acid yếu, độ điện ly bé nên có thể coi: Ca=[HA]
Từ giả thiết này chúng ta có:
[ H 3O  ][ A ] [ H 3O  ]2
Ka  
[ HA] Ca

1 1
 pH = - lg[H+] = (- lg Ka - lg Ca) = (pKa - lg Ca)
2 2

Ví dụ: Tính pH của dung dịch acid axetic 0,01M, biết pK = 4,76
1
pH = (4,76 - lg 10-2) = 3,88
2
2.5.3. Base mạnh
Base mạnh phân ly hoàn toàn trong dung dịch
B(OH)n = nOH- + Bn+
Cb [OH-] = n. Cb
Kn 1014
 H  


[OH  ] nCb

1014
pH   lg  14  lg n.Cb
nCb

Ví dụ: Tính pH của dung dịch Ba(OH)2 0,01M


pH = 14 + lg 2. 0,01 = 12,3
2.5.4. Base yếu
Tương tự như với dung dịch acid yếu ta có:
1
pH = 14 - (pKb - lgCb)
2
Ví dụ: Tính pH của dung dịch anilin 0,01M, biết pKb = 9,4
1
pH = 14 - (9,4 - lg10-2) = 8,3
2
2.5.5. Sự điện ly của các acid amin, protein
Các acid amin là những acid yếu phân ly nhiều nấc
COOH COO - COO
-
+ H2O pK2
OH- + CH CH CH + H+
pK1 + H2O
+
NH3 NH3+ NH2

(A) (B) (C)

15
dạng B trung hoà về điện gọi là dạng đẳng điện
1 1
Khi pH = (pK1 + pK2) = (2,34 + 9,6) = 5,97 glyxin tồn tại chủ yếu ở
2 2
dạng đẳng điện gọi là pH đẳng điện (pHi).
Ở những pH < pHi glicin tồn tại dưới dạng cation (A), còn ở pH > pHi nó tồn
tại dưới dạng anion (C)
Tuỳ thuộc vào bản chất, số lượng của các nhóm chức mỗi acid amin có pH i
khác nhau
NH3+
Bảng : các giá trị pKa và pHi của một số acid amin R- CH-COOH
Tên acid -R pKa pKa pKa pHi
amin -COOH -NH3+ R
Alanin CH3- 2,35 9,69 6,02
Agrinin NH2+
2,17 9,04 12,48 10,76
H2N-C -NH-
Aspartic HOOC-CH2- 2,09 9,82 3,86 2,98
Cystein HS-CH2- 1,71 8,90 8,50 5,02
Glycin H- 2,34 9,60 5,97
Leucin H3C
CH-CH2- 2,36 9,60 5,97
H3C
Lysine H3N+-(CH2)4- 2,18 8,95 10,53 9,74
Serin HO-CH2- 2,21 9,15 5,68
threonin CH3-CHOH- 2,09 9,10 5,60
2.5.6. Acid hay base đa chức
Hầu hết các acid yếu đa chức HnA có nấc phân ly trước lớn hơn rất nhiều
nấc phân ly kế tiếp (104 lần) nên coi [H3O+] chủ yếu được tạo ra từ nấc phân ly
thứ nhất, việc tính pH của dung dịch đa chức tương tự như đối với acid yếu đơn
chức. Ví dụ:
H3PO4  H+ + H2PO4- K1 = 7,5.10-3
H2PO4-  H+ + HPO42- K2 = 6,2.10-8
HPO42-  H+ + PO43- K3 = 2,2.10-12

2.5.7. Dung dịch muối.

16
Khi hoà tan các muối, ngay cả muối trung tính vào nước, nhiều trường hợp
dung dịch có tính acid hay base. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trong dung
dịch nước, các muối bị thuỷ phân.
Hiện tượng thuỷ phân là hiện tượng các ion của muối kết hợp với nước để
tạo thành acid và base.
Ví dụ : NH4+ + H2O  NH3 + H3O+
CH3COO- + H2O  CH3COOH + OH-
+ Muối tạo bởi acid mạnh và base mạnh (NaCl, K2SO4, Ba(NO3)2...)
Các cation kim loại và các gốc acid đều không bị thủy phân nên pH = 7
+ Muối tạo bởi base mạnh và acid yếu (CH3COONa, KCN, K2CO3, Na3PO4 ..).
Các cation kim loại không bị thủy phân, các anion bị thủy phân t

1 1 1
pH = 14 - pKb + lgCm = 14 - (pKb - lgCb)
2 2 2

Ví dụ: Tính pH của dung dịch HCOONa 0,01M. Biết pKHCOOH = 3,76
Cb = [HCOO-] = 0,01 M
pKHCOO- = 14 - pKHCOOH = 10,24
1
pH = 14 - (10,24 - lg 0,01) = 7,88
2
+ Muối tạo bởi base yếu và acid mạnh (NH4Cl, (NH4)2SO4, C6H5NHCl...)
1
pH = (pKa – lgCa )
2
Ví dụ: Tính pH của dung dịch (NH4)2SO4 0,05 M . Biết pKNH3 = 4,76
Ca = [NH4+] = 2. 0,05 = 0,1M
pKNH4+ = 14 - pKNH3 = 9,24
1
pH = (9,24 - lg 0,1) = 5,12
2
+ Muối tạo bởi acid yếu và base yếu
Đối với dung dịch muối tạo bởi một acid yếu và base yếu như CH3COONH4,
NH4CN, pH không phụ thuộc vào nồng độ muối mà chỉ phụ thuộc vào pKa và pKb
của acid và base tạo ra muối đó:

17
1
pH = (14 + pKa - pKb)
2

Ví dụ: Tính pH của dung dịch NH4NO2 biết pKNH3 = 4,76, pKa(HNO2) = 3,4
1
pH = (14 + 3,4 - 4,76) = 6,32
2
3. Dung dịch đệm
3.1. Khái niệm
Dung dịch đệm là dung dịch có pH thay đổi không đáng kể khi thêm vào
đó một ít acid hoặc base hay khi pha loăng.
3.2. Thành phần và pH của dung dịch đệm.
3.2.1. Thành phần
Bản chất của dung dịch đệm là hỗn hợp dung dịch acid và base liên hợp với
nó (hay base và acid liên hợp với nó). Có hai loại hệ đệm:
- Hệ đệm acid là hệ đệm chứa đồng thời acid yếu HA và base liên hợp A -
dưới dạng muối HA/A- như CH3COOH + CH3COONa.
- Hệ đệm base là hệ đệm chứa hỗn hợp dung dịch base yếu và muối của nó
với một acid mạnh BH+/B như NH4Cl + NH3.
3.2.2. pH của dung dịch đệm
Hệ đệm acid HA/A-
Trong dung dịch chứa acid HA có nồng độ Ca, base liên hợp A- dưới dạng
muối có nồng độ Cm = Cb
Cân bằng điện ly của HA: HA + H 2O H3O+ + A-

Do sự có mặt đồng thời của HA và A- cân bằng chuyển dịch về phía trái.
Nên ta có [HA] = Ca , [A-] = Cm
[ H 3O  ][ A ] [ H 3O  ].Cm K .C
Ka   hay [H3O+] = a a
[ HA] Ca Cm

[ A ] C
pH = pKa + lg = pKa + lg m
[ HA] Ca

Hệ đệm base BH+/B

18
C BH 
Tượng tự đối với hệ đệm acid ta có pH = pKBH+ - lg
CB
Cb
pH = 14 - pKb + lg
Cm

Tổng quát cho hệ đệm bất kì:


baselienhop
pH  pKa  lg
acid

Phương trình này gọi là phương trình Henderson-Hassellbalch


+ Cơ chế đệm:
Khi thêm một lượng nhỏ acid mạnh vào hệ, dạng base liên hợp của hệ
sẽ trung hòa lượng acid thêm vào và chuyển lượng acid mạnh đó thành dạng
acid yếu của chính hệ. Nhờ đó, pH của hệ hầu như không thay đổi
Khi thêm một lượng nhỏ base mạnh vào hệ thì dạng acid của hệ sẽ
trung hòa lượng base thêm vào, chuyển lượng base mạnh đó thành dạng base
yếu của chính hệ, nhờ đó pH của hệ hầu như không thay đổi.
Vì pKa là hằng số, nên pH của dung dịch đệm chỉ phụ thuộc tỉ số
[base liên hợp]/[acid]. Khi pha loãng, tỉ số này không thay đổi (mặc dù cả 2
nồng độ này đều giảm), pH vì thế được hằng định.
Ví dụ: Tính pH của dung dịch
a. Dung dịch A chứa CH3COOH 0,5M và CH3COONa 0,5M.
b. Sau khi thêm 0,02mol NaOH vào 1 lit dd A.
c. Sau khi thêm 0,02mol HCl vào 1 lit dd A.
Cho pKa(CH3COOH)= 4,75
3.3. Dung lượng đệm
Khả năng chống lại sự thay đổi pH của các dung dịch đệm khi thêm acid
mạnh, base mạnh hay pha loãng là khác nhau và chỉ trong giới hạn nhất định nào
đó, dung lượng đệm β là một đại lượng để đánh giá hiệu lực đệm, được định nghĩa:

19
Dung lượng đệm là tỉ số giữa lượng acid mạnh thêm vào dCa (đối với dung
dịch đệm base) hay lượng base mạnh thêm vào dCb (đối với dung dịch đệm acid)
và độ thay đổi dpH của dung dịch đệm.
dCa dCb
 
dpH dpH

+ Dung lượng đệm phụ thuộc:


- Tỷ lệ [Base]/[Acid] càng lớn thì dung dượng đệm càng lớn.
- [base] và [Acid] đều lớn.
+ Ở mỗi giá trị xác định của nồng độ tổng C, dung lượng đệm cực đại khi
pH=pKa
+ Vùng đệm tốt nhất được sử dụng là trong giới hạn: pH=pKa ± 1.
Khi pha một dung dịch đệm có giá trị pH xác định, người ta chọn acid có
pKHA gần với pH cần pha, sau đó tính tỉ số nồng độ của muối và acid.
Ví dụ: muốn pha dung dịch đệm có pH = 7,4.
Chọn NaH2 PO4 làm acid vì pKa = 7,21 và muối là Na2HPO4
2
C Cm [ HPO 4 ]
7,4 = 7,21 + lg m  7,4 - 7,21 = lg  
 1.6
Ca Ca [ H 2 PO4 ]

Hệ đệm trong cơ thể


Trong cơ thể có 1 số hệ đệm quan trọng là H2CO3-HCO3-, H2PO4--HPO42-,
protein.
Hệ đệm photphat: H2PO4-  H+ + HPO42- trong tế bào chất
Hệ đệm bicacbonat: H2CO3  H+ + HCO3- trong máu
+ H2O
CO2 CO2 H2CO3 H+ + HCO3-
- H2O
hòa tan
phế nang máu

4. Dung dịch chất điện ly ít tan


4.1. Tích số tan
4.1.1. Tích số tan

20
Một số chất là những hợp chất ion nhưng rất ít tan trong nước như AgCl,
BaSO4...Tuy nhiên những phân tử đă tan thì phân ly hoàn toàn thành các ion.
Những chất đó gọi là các chất điện ly ít tan.
Trong dung dịch băo hoà các chất này luôn tồn tại một cân bằng động giữa
trạng thái rắn và các ion hoà tan.
Ví dụ: Xét quá trình hoà tan của chất điện ly ít tan AgCl
AgCl(r)  Ag+(dd) + Cl-(dd)
Với hằng số cân bằng
[Ag  ].[Cl  ]
K
[AgCl( r ) ]

Nồng độ pha rắn là hằng số nên:


[Ag+ ].[Cl-]=K.[AgCl(r)]= TAgCl(r)
Dạng tổng quát của một chất điện ly mạnh ít tan AmBn
Am Bn  mAn+ + nBm-
Ta có TAmBn = [An+]m . [Bm-]n

Tích số tan của một chất điện ly ít tan là tích số nồng độ các ion của nó
trong dung dịch băo hoà chất đó với số mũ bằng hệ số tỉ lượng trong phân tử
Tích số tan cho biết khả năng tan của một chất điện li ít tan. Tích sô tan phụ
thuộc vào bản chất của chất tan, dung môi và nhiệt độ. Tại một nhiệt độ nhất định,
chất có tích số tan càng nhỏ càng ít tan.
4.1.2. Mối quan hệ giữa độ tan với tích số tan
Gọi s là độ tan của chất điện ly it tan AmBn, có cân bằng điện ly sau:
AmBn  mAn+ + nBm-
ms ns
T = [An+]m[Bm-] = [ms]m[ns]n = mm.nn . sm+n
T
 s  m n (25)
m .n n
m

4.2. Điều kiện để kết tủa hay hòa tan của chất điện ly ít tan.

21
Một chất sẽ kết tủa khi tích số nồng độ các ion của nó trong dung dịch lớn
hơn tích số tan, và ngược lại nó sẽ còn tan khi tích số nồng độ ion của nó chưa
đạt đến tích số tan.
Ví dụ: Kết tủa PbI2 có tạo thành không khi trộn 2 thể tích bằng nhau dung
dịch Pb(NO3)2 0,01M và KI 0,01M. Nếu pha loăng dung dịch KI 100 lần rồi trộn
như trên có kết tủa không? biết T PbI 2 = 1,1.10-9
2

Giải: Pb2+ + 2I-  PbI2


Nồng độ các ion sau khi trộn: [Pb2+] = [I-] = 5.10-4 mol / l
[Pb2+]. [I-]2 = 1,25. 10-7 > T PbI
2
2

 Nên kết tủa được tạo thành.


Nồng độ các ion sau khi trộn: [Pb2+] = 5. 10-3 mol/l; [I- ] = 5. 10-5 mol/l
[Pb2+] . [I-]2 = 1,25. 10-11 < T PbI  Không tạo được kết tủa
2

+ Ví dụ: Tia X không xuyên qua chất rắn như xương nên chụp tia X dễ dàng
thu được hình ảnh của xương. Với những phần mềm như đường tiêu hoá thì tia X
xuyên qua dễ dàng nên không thu trực tiếp hình ảnh đường tiêu hoá. Để thu được
ảnh chụp bằng tia X đối với đường tiêu hóa, trước khi chụp, bệnh nhân được uống
BaSO4 (dạng huyền phù trong nước) làm chất cản quang.

Hình 2.1. Hình ảnh chụp tia X


Tuy nhiên, BaSO4 phân ly một lượng nhỏ theo cân bằng dưới đây tạo ra ion
Ba2+ tự do rất độc:
BaSO4(r) Ba2+(dd) + SO42-(dd)
22
Để giảm nguy cơ nhiễm độc do ion Ba2+ gây ra, người ta đã cho thêm MgSO4
(dễ tan) vào chất cản quang để tăng nồng độ ion SO42- dẫn đến cân bằng trên
chuyển dịch theo chiều nghịch, giảm độ tan của BaSO4.
Phần 2: Hướng dẫn tự học
1. Những kiến thức liên quan cần đọc
- Nồng độ đương lượng CN: Nắm được quy tắc xác định đương lượng gam,
nồng độ đương lượng CN, thiết lập biểu thức liên hệ giữa CN và CM (Lê Thành Phước,
Hóa đại cương – vô cơ trang 74-76; Phan An, Hoá đại cương trang 110-113)
- Các loại hệ phân tán: Phân biệt được dung dịch thật với dung dịch keo, hệ
thô. (Lê Thành Phước, Hóa đại cương – vô cơ trang 71)
- Áp suất hơi bão hòa: Giải thích được vì sao áp suất hơi bão hòa của dung dịch
luôn nhỏ hơn dung môi nguyên chất (Phan An, Hoá đại cương trang 115, Lê Thành
Phước, Hóa đại cương – vô cơ trang 106-107)
2. Tài liệu học tập
2.1. Tài liệu chính
Phan An, Hoá đại cương, NXBGD 2009 trang.
2.2. Tài liệu tham khảo
Lê Thành Phước, Hóa đại cương – vô cơ, Tập 2. NXBYH 2015 trang.
3. Câu hỏi ôn tập
1. Chất nào sau đây tan được trong cả nước và benzene C6H6 (l), tại sao?
a. 1-butanol, CH3(CH2)2CH2OH
b. Naphthalene, C10H8
c. Hexane, C6H14
d. NaCl(r)
2. Ở áp suất 1.00 atm, độ tan của O2 trong nước là 2.18x10-3 M ở 00C và
1.26x10-3M ở 250C. Hỏi thể tích O2 thoát ra ở 250C và 1.00 atm khi tăng
nhiệt độ của 515 ml nước bão hòa O2 từ 00C đến 250C?

23
3. Khi ngâm cuống hoa đã cắt hoặc bắp cải tươi vào dung dịch NaCl đặc thì
bông hoa và bắp cải đều bị héo. Hãy giải thích nguyên nhân của hiện tượng
đó.
4. Hai dung dịch trên hình vẽ dược ngăn cách với nhau bởi một màng bán thấm
(chỉ cho phép các phân tử nước đi qua). Hãy cho biết chiều di chuyển của
các phân tử nước (từ trái qua phải hay ngược lại). Biết Glycerol là
HOCH2CH(OH)CH2OH và sucrose là C12H22O11

5. Nicotinamide là một vitamin tan trong nước quan trọng trong quá trình
chuyển hóa của cơ thể. Sự thiếu hụt vitamin này gây ra căn bệnh pellagra.
Nicotinamide chứa 59.0% C, 5.0% H, 22.9% N, 13.1% O về khối lượng.
Biết rằng khi thêm 3.88g nicotinamide vào 30.0 mL nitrobenzene C6H5NO2
(d=1.204g/mL) thì nhiệt độ đông đặc giảm từ 5.7 0C xuống -1.40C. Hãy xác
định công thức phân tử của hợp chất đó.
6. Trường hợp nào sau đây có thể tạo ra dung dịch đặc hơn, (a) KNO3 trong
H2O (b) KNO3 trong carbon tetrachloride (CCl4)? Giải thích?
9. Áp suất thẩm thấu của máu ở 370C là 7,65 atm. Cần hòa tan bao nhiêu
gam glucozơ vào nước để thu được 1 lít dung dịch có áp suất thẩm thấu bằng
áp suất thẩm thấu của máu (dung dịch đẳng trương). Cho C=12, O=16, H=1.
10. Hòa tan 1,96 gam chất hữu cơ X vào 60 gam benzen. Dung dịch này sôi
ở 80,960C. Biết benzen nguyên chất sôi ở 80,080C. Xác định phân tử khối
của X (cho hằng số nghiệm sôi của benzen bằng 2,53).

24
7. Khi hòa tan 13 gam campho vào 400 gam dietyl ete thì nhiệt độ sôi tăng
thêm 0,4530C. Biết hằng số nghiệm sôi của dietyl ete là 2,110C.kg/mol. Tìm
khối lượng mol phân tử của campho.
8. Huyết thanh của máu người đông đặc ở - 0,560C. Tính áp suất thẩm thấu
của huyết thanh ở 370C. Giả thiết rằng 1,0 ml huyết thanh chứa 1,0 gam
nước. Cho biết dung môi nước có kđ = 1,86 C/molan, R = 0,082 lít.atm.mol-
1
.K-1.
9. Những đại lượng đặc trưng cho độ mạnh của acid và base?
10. Thế nào là tích số ion của nước? pH của dung dịch là gì?
11. Dung dịch đệm là gì? Tính chất đặc trưng của dung dịch đệm? Thành
phần và pH của dung dịch đệm.
12. Sự thuỷ phân của muối là gì? Muối nào bị thuỷ phân, môi trường của các
loại muối đó.
13. Tích số tan của chất điện ly ít tan? Biểu thức tính tích số tan và biểu thức
liên hệ giữa tích sô tan và độ tan.
a/Tính độ điện li  của dung dịch CH3COOH 0,1M
b/ Tính CM của dung dịch CH3COOH khi độ điện li của nó là 2%.
Biết Ka=1,58.105.
14. Dung dịch NH3 10-2M, kb = 1,8.10-5. Tính pH của dung dịch. Nếu trong
100ml dung dịch trên có 0,535g NH4Cl hoà tan thì pH sẽ là bao nhiêu?
15. Dung dịch băo hoà AgCl có pH = 7. Trộn 950ml dung dịch băo hoà
AgCl với 50ml dung dịch HCl 1M. Tính pH của dung dịch và nồng độ Ag + sau khi
trộn, biết TAgCl = 1,77.10-10.
16. Thiamine hydrocloride (C12H18ON4SCl2) là một dạng tan trong nước của
thiamine (vitamin B1, Ka= 3,37.10-7). Hỏi cần hòa tan bao nhiêu gam hydrocloride
vào 10,00 ml nước để thu được dung dịch có pH=3,5?
17. Codein (C18H21NO3) là một dẫn xuất của thuốc phiện dùng để giảm đau,
có thể hình thành muối với HCl. Hãy tính pH của dung dịch codein hydrocloride
0,05M (cho biết pKb của codein=5,8)

25
18. Các quá trình trong cơ thể người duy trì pH máu người trong một khoảng
hẹp. Trong thực tế, tình trạng được gọi là máu nhiễm acid khi pH máu nhỏ hơn
7,35, máu nhiễm kiềm khi pH máu lớn hơn 7,45. Cho pKn của máu là 13,63 ở 37oC
(nhiệt độ cơ thể người). Hỏi khoảng [H3O]+ và [OH]- bình thường trong máu người
là bao nhiêu?
19. Khi máu được cho, để tránh tình trạng đông máu, người ta sử dụng dung
dịch natri oxalate để kết tủa với ion Ca2+ có trong máu. Một mẫu máu có thể tích
104mL chứa 9,7.10-5 g Ca2+/mL. Một kỹ thuật viên xử lý mẫu trên với 100mL
Na2C2O4 0.1550M. Hỏi nồng độ của Ca2+ trong mẫu máu sau khi xử lý? Cho biết
tích số tan của CaC2O4.H2O là 2,3.10-9.
20. Tính pH của dung dịch đệm gồm:
a) 100ml NaHCO3 0,1M và 25ml Na2CO3 0,2M.
b) Hai thể tích bằng nhau của các dung dịch NaH2PO4 0,1M và Na2HPO4
0,1M. Biết pKa2 của H2CO3 là 10,23 và pKa2 của H3PO4 là 7,21.

Ngày 30 tháng 6 năm 2020


Giảng viên

Thiếu tá, TS. Phạm Thị Thu Trang

26

You might also like