You are on page 1of 11

Hiện tượng bề mặt – Hấp phụ

(Tiếp)
2.3) Hấp phụ khí lên bề mặt chất rắn
2.3.1) Đặc điểm chung
- Có thể là hấp phụ vật lý hoặc hóa học.
- Xảy ra nhanh hơn hấp phụ chất tan.
- Thường chịu ảnh hưởng của áp suất.
- Bản chất hấp phụ phụ thuộc nhiệt độ
- Khí dễ hóa lỏng thì dễ bị hấp phụ.
- Khí dễ hóa lỏng có dung lượng hấp phụ lớn.
- Tính bằng thể tích hoặc số mol khí bị hấp phụ trên 1 gam chất hấp phụ.
2.3.2) Các kiểu hấp phụ
* PT Freudlich: 
- Lực hấp phụ giảm dần khi bề mặt chất hấp phụ dần bị che phủ do:

+) Bề mặt hấp phụ là không đồng nhất, các phân tử hấp phụ trước sẽ chiếm
trung tâm hấp phụ mạnh, nhiệt hấp phụ lớn, các trung tâm hấp phụ yếu hoạt
động sau có nhiệt hấp phụ yếu.
+) Các phân tử hấp phụ trước có tương tác đẩy các phân tử hấp phụ sau ->
Nhiệt hấp phụ giảm khi tăng độ che phủ bề mặt.
- Phương trình thực nghiệm hấp phụ đẳng nhiệt:
xm=K.pn
- Đúng ở vùng áp suất thấp 
* Hấp phụ đơn lớp lên bề mặt đồng nhất - phương trình Langmuir
- Các tiểu phân bị hấp phụ liên kết với bề mặt tại những trung tâm xác định.

- Các trung tâm hấp phụ độc lập, không có tương tác giữa các phân tử chất bị
hấp phụ.
- Bề mặt đồng nhất, năng lượng hấp phụ trên các trung tâm là như nhau.
- Hấp phụ đơn lớp (hấp phụ hóa học) 
a=amaxk.p1+kp
* Hấp phụ đa lớp trên bề mặt đồng nhất – phương trình BET

- Trung tâm hấp phụ độc lập, không có tương tác giữa các phân tử chất bị hấp
phụ.
- Bề mặt hấp phụ đồng nhất.
- Hấp phụ vật lý, đa lớp.
- Mỗi tiểu phân hấp phụ ở lớp trước sẽ trở thành trung tâm hấp phụ ở lớp thứ 2.

* Hấp phụ đa lớp trên bề mặt không đồng nhất – Hấp phụ có tương tác 
- Hấp phụ tại các trung tâm hấp phụ.
- Bề mặt không đồng nhất.
- Hấp phụ đa lớp.
- Có tương tác mạnh giữa các chất bị hấp phụ.
* Hấp phụ đa lớp trên bề mặt đồng nhất có ngưng tụ mao

quản 
- Dạng II có ngưng tụ mao quản
-Hai giai đoạn
+ BET
+ Ngưng tụ mao quản 
* Hấp phụ đa lớp trên bề mặt không đồng nhất có ngưng tụ mao quản

- Dạng III có ngưng tụ mao quản


-Hai giai đoạn:
+ HP không đồng nhất
+ Ngưng tụ mao quản
* Ngưng tụ mao quản: 
Xảy ra do sự chênh lệch giữa áp suất hơi bão hòa ở bề mặt bên ngoài và ở trong

mao quản.

Bán kính mao quản càng nhỏ => Khả năng hấp phụ càng tăng 
2.3.2) Quá trình phản hấp phụ
- Dạng II, III: Quá trình phản
hấp phụ là thuận nghịch
- Dạng IV, V: Quá trính phản hấp phụ không thuận nghịch tại điểm có ngưng tụ
mao quản => Hiện tượng trễ hấp phụ
=> r càng nhỏ, sự khác biệt của đường phản hấp phụ và hấp phụ khác nhau càng
nhiều 
Quá trình hấp phụ ở trong mao quản 

Quá trình phản hấp phụ ở trong mao quản 

2.3.3) Ứng dụng


- Chống độc
- Xác định diện tích, cấu trúc bề mặt: Sử dụng phương trình BET.
- Bảo quản thuốc
- Động học quá trình sấy khô
2.4) Hấp phụ chất tan từ dung dịch lên bề mặt chất rắn
2.4.1) Đặc điểm 
- Tốc độ hấp phụ chậm, lâu đạt đến trạng thái cân bằng.
- Có thể là hấp phụ vật lý hoặc hấp phụ hóa học.
- Có sự hấp phụ cạnh tranh của dung môi và chất tan lên bề mặt chất rắn.
- Khuấy trộn dung dịch tăng tốc độ khuếch tán => Tăng tốc độ hấp phụ.
2.4.2) Phương trình hấp phụ chất tan từ dung dịch
* Phương trình Langmuir
a=amaxk.p1+kp
* Phương trình Freudlich: Khi ở nồng độ trung bình của chất tan.
q= K. C n

* Phương trình BET

2.4.3) Các yếu tố ảnh hưởng đến hấp phụ chất tan
- Dung môi:
Dung môi hấp phụ cạnh tranh với chất tan. Ái lực của dung môi với bề mặt chất
tan càng yếu => Chất tan càng dễ được hấp phụ hơn.
+) Dung môi có sức căng bề mặt rắn- dung môi càng lớn.
+) Dung môi có nhiệt thấm ướt (bề mặt rắn) càng bé.
- Chất hấp phụ:
+) Chất HP có nhiều lỗ xốp (mao quản) đường kính mao quản càng nhỏ, HP
càng tăng.
+) HP xảy ra theo quy tắc Rebinder: Chất HP lên bề mặt phân cách 2 pha làm
giảm sự chênh lệch độ phân cực giữa 2 pha.
rắn > chất tan > dung môi

hoặc dung môi > chất tan > rắn

- Chất bị hấp phụ:


+) Chất tan có độ tan càng lớn, sự hấp phụ lên bề mặt rắn càng yếu.
+) Chất tan phân cực dễ HP lên bề mặt phân cực và ngược lại.
+) Phân tử có kích thước lớn dễ bị HP hơn.
+) Bề mặt sẽ ưu tiên hấp phụ các ion có cùng thành phần cấu tạo, sau đó tới
ion trái điện tích với điện tích tạo ra trên bề mặt. Ion có điện tích càng lớn
càng dễ bị HP.
+) Với các ion có cùng điện tích, bán kính ion càng lớn càng dễ bị HP.
- pH của dung dịch:
Ảnh hưởng gián tiếp qua ảnh hưởng đến độ tan và độ phân ly của chất tan.
- Nhiệt độ: 
+) Tùy vào bản chất hấp phụ vật lý hay hấp phụ hóa học. 
+) Tăng nhiệt độ làm tăng độ tan đối với 1 số chất ít tan.
+) Có thể tăng nhiệt độ làm phá hủy bề mặt chất rắn => Giảm độ hấp phụ.
🡪 Không thể kết luận chính xác được, cần xét trong các trường hợp cụ thể.
2.5) Hấp phụ trao đổi ion
2.5.1) Bản chất hấp phụ trao đổi ion
- Hấp phụ hoá học (Hấp phụ ion chất tan từ dung dịch lên bề mặt rắn, lực hấp
phụ là lực liên kết ion).
- Phản ứng trao đổi ion trên bề mặt rắn - lỏng xảy ra đồng thời với sự hấp phụ
ion.
- Chất hấp phụ trao đổi ion được gọi là các ionit. Cấu trúc gồm:
+) Khung polyme không tan (xốp, nhiều mao quản).
+) Nhóm hoạt động gắn trên khung.
- Phân loại gồm có
+) Cationit: Phân ly ra H , hấp phụ và trao đổi các cation, có tính acid mạnh
+

hoặc yếu.
+) Anionit: Phân ly ra OH , hấp phụ và trao đổi các anion, có tính base mạnh
-

hoặc yếu.
2.5.2) Nguyên lý hấp phụ trao đổi ion
Cơ chế trao đổi ion: 2 cơ chế
R H + Me 🡪 R Me + H
1
+
1
+

R OH + X 🡪 R X + OH
2
-  
2

Với Me , X là các ion tạp chất cần loại bỏ, hoặc ion dược chất, hoạt chất cần hấp
+ -

phụ để thu gom, tinh chế.


2.5.3) Ứng dụng
- Loại tạp, chất màu trong tinh chế từ dịch chiết.
- Sắc ký giấy, lớp mỏng, cột.
- Chống độc đường tiêu hoá.
- Tách các chất tinh khiết, sắc ký điều chế.
- Tăng độ tan, hòa tan của dược chất (silica làm chất mang).
- Loại ion trong nước.
III) Hấp phụ lên bề mặt chất lỏng
3.1) Giới thiệu
- Sức căng bề mặt chất lỏng thay đổi khi hòa tan 1 chất khác vào trong chất lỏng.
Đổi với các chất lỏng phân cực, sức căng bề mặt sẽ: 
+) Tăng khi cho các chất vô cơ vào.
+) Không đổi khi cho các phân tử đường vào.
+) Giảm khi cho các acid, base, muối hữu cơ vào.
3.2) Phương trình Gibbs
- Phương trình Gibbs viết cho sự hấp phụ chất tan lên bề mặt chất lỏng.
C = -CRT. dσdC
s

Trong đó: d/ dC là hoạt tính bề mặt.


C : Nồng độ dư thừa chất tan trên bề mặt dung dịch.
s
C: Nồng độ chất tan trong dung dịch.
+) dб/dC >0, C < 0 🡪 hấp phụ âm 🡪 không có hoạt tính bề mặt
s

+) dб/dC <0, C > 0 hấp phụ dương 🡪 Có hoạt tính bề mặt 🡪 Chất hoạt động
s

bề mặt.
3.3) Chất hoạt động bề mặt
3.3.1) Đặc điểm cấu trúc phân tử
- Có khả năng tập tung trên bề mặt phân cách.
- Làm giảm sức căng bề mặt phân cách.
- Cấu trúc thường được mô hình là một dùi trống gồm 2 phần: 
+) Phần thân dầu: Thường có mô hình là phần cán dùi trống, là gốc
hydrocacbon.
+) Phần thân nước: Là các nhóm chức phân cực: -OH (alcol, phenol), -COOH,
-SO H, -NH, …
3

3.3.2) Mối quan hệ của hoạt tính với cấu trúc bề mặt – chỉ số HLB
- Gốc R tăng, hoạt tính bề mặt tăng (R ≈ 10 - 18C)
- Cùng R, độ phân cực tăng, hoạt tính bề mặt tăng (-SO H > COOH > OH
3 phenol >
OH )
alcol

- Tương quan giữa 2 phần thân nước và thân dầu được biểu thị bằng chỉ số HLB.
HLB = chỉ số thân nước - chỉ số thân dầu + 7
- HLB của hỗn hợp a gam chất diện hoạt A và b gam chất diện hoạt B. 
HLB hỗn hợp = a. HLBa+b. HLBba+b

- Ý nghĩa: Giúp chọn lĩnh vực sử dụng chất HĐBM


+) Chống tạo bọt: HLB 1 - 3
+) Nhũ hoá N/D: HLB 3 - 8
+) Gây thấm: HLB 7 - 9
+) Nhũ hoá D/N: HLB 8 - 16
+) Tẩy rửa: HLB 13 - 16
+)Tăng độ tan: HLB 16 - 30, 40
3.3.3) Phân loại các chất diện hoạt
- Phân loại theo tính phân ly
+) Chất diện hoạt cationic: Các chất khi tan trong nước phân ly cho ra các gốc
cation có hoạt tính bề mặt, gồm các muối amoni bậc cao của các amin hữu cơ.

+) Chất diện hoạt anionic: Các chất khi tan trong nước phân ly cho ra các gốc
anion có hoạt tính bề mặt, gồm các acid béo và muối của nó, dẫn xuất sulfat,
sulfonat hữu cơ,…
+) Chất hoạt diện lưỡng phân (amphoteric): Các chất ở pH môi trường có sự
phân ly tạo thành phân tử chứa cả 2 nhóm cation và anion.
+) Chất diện hoạt không ion hóa (nonionic): Các chất khi tan trong nước
không phân ly. 
- Phân loại theo chỉ số HLB và lĩnh vực sử dụng: Ở phần ý nghĩa chỉ số

HLB 
3.3.4) Cơ chế nhũ hóa của chất diện hoạt
- Nhũ hóa là sự phân tán 2 pha dầu và nước vào nhau thành hệ phân tán có các
tiểu phân rất nhỏ, hệ đục trắng như sữa (nhũ tương). 
- Chất diện hoạt sẽ tập trung lên bề mặt tiếp xúc giữa 2 pha dầu nước làm giảm
sức căng bề mặt, khiến 2 pha dễ phân tán vào nhau hơn.
- Tương tác cơ học với pha ngoại tạo mặt lõm. Pha lỏng thân với với pha nào
hơn thì pha đó trở thành môi trường phân tán, pha còn lại sẽ trở thành tiểu phân
phân tán hình cầu.
- Tạo lớp bảo vệ trên bề mặt phân cách pha, tránh sự sát nhập lại giữa các tiểu
phân.

3.3.5) Sự tạo thành micell và cơ chế làm tăng độ tan của chất diện hoạt
- Khi thêm chất diện hoạt tới nồng độ bão hòa trong dung dịch cũng như trên bề
mặt, nếu tiếp tục thêm, các chất này sẽ tập hợp lại thành các tiểu phân dạng
micell. Hình dạng, kích thước của micell, cách sắp xếp các phân tử trong micell
sao cho năng lượng tự do là nhỏ nhất. Khi càng tăng nồng độ chất HĐBM thì

hình dạng micel có thể thay đổi. 


- Nồng độ tối thiểu mà tại đó tạo thành micell được gọi là nồng độ tới hạn tạo
micell – cmc
- Khi nồng độ chất diện hoạt tăng tới cmc 🡪 có sự biến đổi đột ngột về các tính
chất vật lý.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành micell cũng như cmc gồm: 
+) Bản chất của chất diện hoạt và bản chất của chất tan.
+) Chất điện ly: Tăng nồng độ chất điện ly 🡪 Giảm cmc, tăng kích thước
micell.
+) Nhiệt độ: Với các chất diện hoạt không ion hóa, tăng nhiệt độ 🡪 dung dịch
sẽ vẩn đục (điểm vẩn đục) do tăng kích thước micell, giảm cmc. Để nguội 🡪
sự vẩn đục mất đi do quá trình là thuận nghịch.
- Cơ chế tăng độ tan của chất diện hoạt: Khi sử dụng chất diện hoạt với nồng độ
vượt quá cmc 🡪 Chất diện hoạt sẽ tập hợp tạo thành micell dạng hình cầu hoặc
hình ống 🡪 Các phân tử và các tiểu phân chất tan được phân tán (giam giữ) vào
cấu trúc micell và đi vào dung môi 🡪 Tăng độ tan. Dung dịch vừa có cấu trúc
dung dịch thật, vừa có cấu trúc hệ phân tán keo.
🡪 Ứng dụng: Tăng độ tan của 1 số dược chất ít tan 

You might also like