You are on page 1of 60

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


 
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT
GIẢI THƯỞNG “SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC”
NĂM 2022
 
NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ, CHẾ TẠO BỘ ĐO ĐỘ ẨM ĐẤT KHÔNG DÂY
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
DHL2022-CK-SV_07

Thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ:


Sinh viên thực hiện: 1. Nguyễn Thanh Hữu
2. Nguyễn Văn Phi
3. Trần Đắc Bình
Dân tộc: Kinh  
Lớp, khoa: Cơ khí và Công nghệ Năm thứ: 4    Số năm đào tạo: 4,5
Ngành học: Kỹ thuật Cơ-điện tử  
Người hướng dẫn chính: TS. Võ Công Anh

Huế, 11/2022
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI


1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo bộ đo độ ẩm đất không dây sử dụng năng
lượng mặt trời
- Sinh viên thực hiện: 1. Nguyễn Thanh Hữu
2. Nguyễn Văn Phi
3. Trần Đắc Bình
- Lớp: Kỹ thuật Cơ - Điện tử K52 Khoa: Cơ khí và Công nghệ
- Năm thứ: 4 Số năm đào tạo: 4,5
- Người hướng dẫn: TS. Võ Công Anh
2. Mục tiêu đề tài:
- Mục tiêu chung:
Thiết kế và chế tạo bộ đo độ ẩm đất không dây
- Mục tiêu cụ thể:
Thiết kế mạch in bằng Altium Designer
Thiết kế App Android điều khiển thông qua Google Firebase
Lắp đặt mô hình thử nghiệm thực tế
3. Tính mới và sáng tạo:
-
4. Kết quả nghiên cứu:
- Báo cáo tổng kết
- 01 bộ đo độ ẩm đất không dây
- 01 Poster
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và khả
năng áp dụng của đề tài:

6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ họ tên tác
giả, nhan đề và các yếu tố về xuất bản nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp
dụng các kết quả nghiên cứu (nếu có):
Ngày tháng năm
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực hiện
đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):

Ngày tháng năm


Xác nhận của đơn vị Người hướng dẫn
(ký tên và đóng dấu) (ký, họ và tên)
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN


CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:


Họ và tên: Nguyễn Thanh Hữu Ảnh 4x6
Sinh ngày: 06 tháng 03 năm 2000
Nơi sinh: xã Tam Ngọc, tp Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam
Lớp: Kỹ thuật Cơ điện tử Khóa: 52
Khoa: Cơ khí và Công nghệ
Địa chỉ liên hệ: kiệt 21 Lê Trung Đình, phường Thuận Lộc, tp Huế
Điện thoại: 0348304697 Email: 18L1041032@huaf.edu.vn
II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Cơ-Điện tử Khoa:Cơ khí và Công nghệ
Kết quả xếp loại học tập: Trung bình
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: Cơ-Điện tử Khoa:Cơ khí và Công nghệ
Kết quả xếp loại học tập: TB-Khá
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 3:
Ngành học: Cơ-Điện tử Khoa:Cơ khí và Công nghệ
Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 4:
Ngành học: Cơ-Điện tử Khoa:Cơ khí và Công nghệ
Kết quả xếp loại học tập: Khá
Sơ lược thành tích:
Ngày tháng năm
Xác nhận của đơn vị Sinh viên chịu trách nhiệm chính
(ký tên và đóng dấu) thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Dòng tiêu thụ và công suất của các linh kiện trong nút phát........................25
Bảng 2.2 Danh sách linh kiện nút phát........................................................................29
Bảng 2.3 Danh sách linh kiện nút thu..........................................................................31
Bảng 2.5 Bảng thông số cài đặt của hai module XBee................................................44
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
Hình 1 Mạng cảm biến không dây dưới nước...............................................................1
Hình 2 Mạng cảm biến không dây dưới lòng đất..........................................................1
Hình 3 Hệ thống theo dõi sức khỏe từ xa......................................................................2
Hình 4 Các sản phẩm thông dụng trong nhà thông minh..............................................3
Hình 5 Hệ thống đo các thông số và điều khiển các hệ thống tự động hoặc thông qua
điện thoại hoặc máy tính................................................................................................4
Hình 1.1 Cấu trúc mạng cảm biến không dây...............................................................6
Hình 1.2 Các dạng liên kết trong một mạng cảm biến..................................................7
Hình 1.3 Google Firebase............................................................................................10
Hình 1.4 “Cây” JSON trong Realtime Database.........................................................11
Hình 1.5 Firebase Authentication................................................................................11
Hình 1.6 ThingSpeak..................................................................................................12
Hình 1.7 Giao diện thiết kế của Kodular.....................................................................13
Hình 1.8 ATmega328P-PU.........................................................................................14
Hình 1.9 Modul Xbee S2C..........................................................................................16
Hình 1.10 Sơ đồ chân ESP8266-01.............................................................................17
Hình 1.11 Sơ đồ chân ESP8266-12.............................................................................18
Hình 1.12 Pin mặt trời.................................................................................................18
Hình 1.13 Cảm biến độ ẩm đất điện trở.......................................................................19
Hình 1.14 Cảm biến độ ẩm đất điện dung...................................................................20
Hình 1.15 Cảm biến nhiệt độ, độ ẩm DHT11..............................................................20
Hình 1.16 Bơm nước...................................................................................................21
Hình 1.17 Mạch sạc tích hợp.......................................................................................22
Hình 1.18 Pin 18650...................................................................................................22
Hình 2.1 Sơ đồ khối của hệ thống...............................................................................23
Hình 2.2 Sơ đồ nguyên lý nút phát..............................................................................24
Hình 2.3 Sơ đồ nguyên lý nút thu................................................................................25
Hình 2.4 Sơ đồ nguyên lý nút điều khiển....................................................................26
Hình 2.5 Mạch in nút phát...........................................................................................29
Hình 2.6 Mô phỏng mạch nút phát..............................................................................29
Hình 2.7 Mạch in nút thu............................................................................................30
Hình 2.8 Mô phỏng mạch nút thu................................................................................31
Hình 2.9 Nút thu thực tế..............................................................................................31
Hình 2.10 Mạch in nút điều khiển...............................................................................32
Hình 2.11 Mô phỏng mạch nút điều khiển..................................................................32
Hình 2.12 Mạch điều khiển thực tế.............................................................................33
Hình 2.13 Lưu đồ thuật toán nút phát..........................................................................35
Hình 2.14 Lưu đồ thuật toán nút thu...........................................................................35
Hình 2.15 Lưu đồ thuật toán nút điều khiển................................................................36
Hình 2.16 Logo phần mềm Arduino IDE....................................................................36
Hình 2.17 Giao diện lập trình của phần mềm Arduino IDE........................................37
Hình 2.18 Giao diện thiết kế của Kodular...................................................................48
Hình 3.1 Mô hình trồng rau thử nghiệm......................................................................51
Hình 3.2 Kết quả chạy thực tế.....................................................................................51
Mục Lục
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.......................................................................................................1

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.............................................................1


2. Lý do chọn đề tài....................................................................................3
3. Mục tiêu đề tài........................................................................................4
4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu.....................................................4
4.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.......................................................4
4.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ.............................................6

Chương 1: Tổng quan đề tài...............................................................................6


1.1. Tổng quan về mạng cảm biến không dây...........................................6
1.2. Tổng quan về Firebase......................................................................10
1.3. Tổng quan về Thingspeak................................................................12
1.4. Tổng quan về Kodular......................................................................12
1.5. Tổng quan về các linh kiện...............................................................13
Chương 2: Tính toán và thiết kế......................................................................23
2.1. Thiết kế sơ đồ khối hệ thống............................................................23
2.2. Tính toán chọn linh kiện...................................................................26
2.3. Thi công hệ thống.............................................................................28
Chương 3: Thử nghiệm và đưa ra kết quả.......................................................51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................54
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 55
MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
 Trên thế giới
Những năm gần đây, cảm biến không dây phát triển mạnh mẽ trên thế giới với
các ứng dụng trong rất nhiều ngành khoa học kỹ thuật. Nó giúp con người thu thập
được được các thông số từ các môi trường nguy hiểm như ở những nói có chất phóng
xạ,... hoặc những nơi con người không thể tiếp cận núi lửa, đáy biển,...

Hình 1 Mạng cảm biến không dây dưới nước

Hình 1 Mạng cảm biến không dây dưới lòng đất

1
Ngoài ra nó còn đóng góp trong đời sống xã hội như:
- Lĩnh vực y tế và giám sát sức khỏe: Kiểm tra tình trạng của bệnh nhân; chẩn
đoán; quản lý dược phẩm trong bệnh viện; kiểm tra sự di chuyển và các cơ
chế sinh học bên trong của côn trùng và các loài sinh vật nhỏ khác; kiểm tra
từ xa các số liệu về sinh lý con người; giám sát, kiểm tra các bác sĩ và bệnh
nhân bên trong bệnh viện.
- Tự động hóa trong gia đình và điện dân dụng: SmartHome là thuật ngữ để chỉ
một ngôi nhà thông minh với sự ứng dụng toàn diện của các thiết bị cảm biến
không dây. Một ứng dụng được điều khiển chung từ xa, một PDA có thể điều
khiển TV, máy nghe DVD, dàn âm thanh nổi và các thiết bị điện tử gia đình
khác hay các bóng đèn, các cánh cửa, và các ổ khoá cũng được trang bị với
kết nối mạng cảm biến không dây. Với điều khiển chung từ xa, một bộ có thể
điều khiển ngôi nhà từ tiện ích trên ghế.
- Môi trường: theo dõi sự di chuyển của các loài chim, loài thú nhỏ, côn trùng;
kiểm tra các điều kiện môi trường ảnh hưởng tới mùa màng và vật nuôi; tình
trạng nước tưới; các công cụ vĩ mô cho việc giám sát mặt đất ở phạm vi rộng
và thám hiểm các hành tinh; phát hiện hóa học, sinh học; tính toán trong nông
nghiệp; kiểm tra môi trường không khí, đất trồng, biển; phát hiện cháy rừng;
nghiên cứu khí tượng và địa lý; phát hiện lũ lụt; vẽ bản đồ sinh học phức tạp
của môi trường và nghiên cứu ô nhiễm môi trường.
- Ngành nông nghiệp:  Người chăn nuôi có thể sử dụng các mạng cảm biến
trong quá trình quyết định vị trí của động vật trong trang trại và với các cảm
biến được gắn theo mỗi động vật, xác định yêu cầu cho các phương pháp điều
trị để phòng chống các động vật ký sinh. Người chăn nuôi lợn hoặc gà có các
đàn trong các chuồng nuôi mát, thoáng khí. Mạng cảm biến không dây có thể
được sử dụng cho việc giám sát nhiệt độ khắp chuồng nuôi, đảm bảo an toàn
cho đàn.

Hình 2 Hệ thống theo dõi sức khỏe từ xa

2
 Ở Việt Nam
Ở nước ta hiện nay cũng đang có những ứng dụng của mạng cảm biến không dây
như: Hệ thống chiếu sáng, độ ẩm, phòng cháy, chống trộm, hệ thống điều hòa nhiệt
độ ,... nhìn chung đây vẫn còn là một công nghệ mới mẻ ở Việt Nam. Được sử dụng
phổ biến nhất trong lĩnh vực nhà thông minh với các thiết bị như chốt cửa, công tắc, hệ
thống chiếu sáng sử dụng mạng Wifi hoặc Zigbee.

Hình 4 Các sản phẩm thông dụng trong nhà thông minh
Ứng dụng của cảm biến không dây
 Giám sát và điều khiển công nghiệp
 Tự động hoá gia đình và điện dân dụng
 Triển vọng của mạng cảm biến không dây trong quân sự
 Mạng cảm biến không dây trong y tế và giám sát sức khoẻ
 Mạng cảm biến không dây với môi trường và ngành nông nghiệp
2. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng, các nước đang ngày càng áp
dụng những kỹ thuật tiên tiến vào tất cả lĩnh vực như: kinh tế, công nghiệp, nông
nghiệp v.v. Với những quốc gia có thế mạnh là nông nghiệp như nước ta việc nâng
cao năng suất, đồng thời cố gắng giảm chi phí đầu tư đến mức có thể, là hết sức cần
thiết. Ngoài ra còn phải chú ý đến việc tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên mà ở
đây đó là nước ngọt.
Trong một loạt các hoạt động nông nghiệp, chẳng hạn như lập lịch tưới tiêu và
quản lý chất dinh dưỡng, hàm lượng nước trong đất cũng là một trong những thông số
đóng vai trò thiết yếu. Vậy nên việc giám sát hàm lượng nước trong đất là rất cần thiết.
Bên cạnh đó việc cung cấp điện cho hệ thống giám sát bằng dây cáp đường dài trong
phạm vi trồng trọt hầu như không khả dụng.

3
Hình 5 Hệ thống đo các thông số và điều khiển các hệ thống tự động
hoặc thông qua điện thoại hoặc máy tính
Ngày nay việc kết nối các thiết bị với nhau không chỉ còn là đấu nối thông qua các
đường dây mà ngày dần chuyển sang các thiết bị được kết nối bằng nhiều loại sóng vô
tuyến khác nhau như Wifi, Bluetooth, Zigbee... Việc sử dụng các kết nối không dây
giúp ta kết nối ở những khoảng cách xa hơn, tiện lợi hơn rất nhiều.
Từ những vấn đề trên, nên nhóm đã chọn thực hiện đề tài “Nghiên cứu, thiết kế và
chế tạo bộ đo độ ẩm đất không dây sử dụng năng lượng mặt trời” giúp cho nông dân
có thể giám sát độ ẩm đất một cách dễ dàng, tiết kiệm thời và công sức và thân thiện
với môi trường.
3. Mục tiêu đề tài
- Mục tiêu chung
Thiết kế và chế tạo bộ đo độ ẩm đất không dây
- Mục tiêu cụ thể:
Thiết kế mạch in bằng Altium Designer
Thiết kế App Android điều khiển thông qua Google Firebase
Lắp đặt mô hình thử nghiệm thực tế
4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
a) Phạm vi nghiên cứu
Địa điểm: xưởng cơ khí khoa Cơ khí và Công nghệ
Thời gian: tháng 1/2022 – 11/2022
Tham khảo: Giáo trình điều khiển tự động hóa, tài liệu tham khảo, internet…
b) Đối tượng nghiên cứu
 Pin mặt trời

4
 Cảm biến độ ẩm đất và các phương pháp đo
 Các phương pháp giao tiếp không dây

4.2. Phương pháp nghiên cứu


 Nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu lý thuyết
 Phương pháp tính toán thiết kế
 Phương pháp thực nghiệm thông qua mô phỏng và hệ thống thực tế

5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
Chương 1: Tổng quan đề tài
1.1. Tổng quan về mạng cảm biến không dây
1.1.1. Khái niệm
Mạng cảm biến không dây (Wireless Sensor Networks – WSNs) là một mạng tập
hợp các thiết bị giao tiếp thông tin thu thập được từ hiện trường được giám sát thông
qua các liên kết không dây, sóng vô tuyến.
WSN bao gồm các trạm gốc và các nút. Các nút thường là các cảm biến không
dây (wireless sensors), có thiết kế nhỏ gọn, được phân bố với số lượng lớn trên phạm
vị rộng. Các nút này được sử dụng để theo dõi các điều kiện vật lý hoặc môi trường
như nhiệt độ, âm thanh, rung động, áp suất, chuyển động hoặc các chất ô nhiễm và hợp
tác truyền dữ liệu của chúng qua mạng tới trạm thu phát (Sink) hoặc trạm gốc nơi dữ
liệu có thể được quan sát và phân tích.
1.1.2. Cấu trúc của một nút cảm biến
Các nút cảm biến có thể giao tiếp với nhau bằng tín hiệu vô tuyến. Một nút cảm
biến được tạo thành từ bốn thành phần cơ bản gồm: bộ phận cảm biến, bộ xử lý, bộ thu
phát vô tuyến và nguồn cấp. Tuỳ theo ứng dụng cụ thể, nút cảm biến còn có thể có các
thành phần bổ sung như hệ thống định vị GPS, bộ phát điện và thiết bị di động.
Các đơn vị cảm biến thường bao gồm hai đơn vị con: cảm biến và bộ chuyển đổi
tương tự sang kỹ thuật số (ADC). Các tín hiệu tương tự do cảm biến tạo ra được ADC
chuyển đổi thành tín hiệu kỹ thuật số, sau đó được đưa vào bộ xử lý. Đơn vị xử lý
thường được liên kết với một đơn vị lưu trữ nhỏ và nó có thể quản lý các thủ tục làm
cho nút cảm biến cộng tác với các nút khác để thực hiện các nhiệm vụ cảm biến được
giao.
Bộ thu phát kết nối nút với mạng. Một trong những thành phần quan trọng nhất
của nút cảm biến là khối nguồn. Các đơn vị năng lượng điện có thể được hỗ trợ bởi
một đơn vị thu gom năng lượng như pin mặt trời. Các đơn vị con khác của nút phụ
thuộc vào ứng dụng.

6
Hình 1.1 Cấu trúc mạng cảm biến không dây

1.1.3. Cấu trúc liên kết mạng cảm biến không dây

Hình 1.2 Các dạng liên kết trong một mạng cảm biến
1.1.3.1. Cấu trúc hình sao – Star
Cấu trúc liên kết hình sao là một cấu trúc liên kết truyền thông, trong đó mỗi nút
kết nối trực tiếp với trạm gốc. Trạm gốc duy nhất có thể gửi hoặc nhận tin nhắn đến
một số nút từ xa. Các nút không được phép gửi thông báo cho nhau.
Ưu điểm: Tính đơn giản, khả năng giữ mức tiêu thụ điện năng của nút từ xa ở
mức tối thiểu. Nó cũng cho phép thông tin liên lạc có độ trễ thấp giữa nút từ xa và
trạm gốc.
Nhược điểm: Trạm gốc phải nằm trong phạm vi truyền dẫn vô tuyến của tất cả
các nút riêng lẻ và khả năng mở rộng không bằng các mạng khác do sự phụ thuộc của
nó vào một trạm gốc để quản lý mạng.
1.1.3.2. Cấu trúc cây – Tree
Cấu trúc liên kết cây còn được gọi là cấu trúc liên kết hình sao nhiều tầng. Trong
cấu trúc liên kết cây, mỗi nút kết nối với một nút được đặt cao hơn trong cây, sau đó
gateway.
Ưu điểm: Có thể dễ dàng mở rộng mạng và việc phát hiện lỗi cũng trở nên dễ
dàng.
Nhược điểm: Phụ thuộc rất nhiều vào cáp bus, nếu nó bị hỏng, tất cả mạng sẽ
sụp đổ.
1.1.3.3. Cấu trúc liên kết lưới – Mesh
Các cấu trúc liên kết Mesh cho phép truyền dữ liệu từ nút này sang nút khác, nằm
trong phạm vi truyền dẫn vô tuyến của nó. Điều này cho phép cái được gọi là truyền
thông đa bước, nghĩa là, nếu một nút muốn gửi một thông điệp đến một nút khác nằm
ngoài phạm vi liên lạc vô tuyến, nó có thể sử dụng một nút trung gian để chuyển tiếp
thông điệp đến nút mong muốn.

7
Ưu điểm: Có lợi thế về khả năng dự phòng và khả năng mở rộng. Nếu một nút
riêng lẻ bị lỗi, một nút từ xa vẫn có thể giao tiếp với bất kỳ nút nào khác trong phạm vi
của nó, do đó, có thể chuyển tiếp thông điệp đến vị trí mong muốn. Ngoài ra, phạm vi
của mạng không nhất thiết bị giới hạn bởi phạm vi giữa các nút đơn lẻ; nó chỉ có thể
được mở rộng bằng cách thêm nhiều nút hơn vào hệ thống.
Nhược điểm: Tiêu thụ năng lượng cho các nút triển khai truyền thông đa bước
thường cao hơn so với các nút không có khả năng này, thường làm hạn chế tuổi thọ
pin. Ngoài ra, khi số lượng các bước truyền thông tin đến đích tăng lên, thời gian để
gửi thông điệp cũng tăng lên. Chi phí đầu tư mạng lưới lớn và đòi hỏi vốn đầu tư
nhiều.
1.1.4. Các loại mạng cảm biến không dây
Tùy thuộc vào môi trường, các loại mạng được quyết định để chúng có thể được
triển khai dưới nước, dưới lòng đất, trên cạn… Các loại WSN khác nhau bao gồm:
WSN trên cạn (Terrestrial wireless sensor networks)
Các WSN trên mặt đất có khả năng giao tiếp các trạm gốc một cách hiệu quả và
bao gồm hàng trăm đến hàng nghìn nút cảm biến không dây được triển khai theo cách
phi cấu trúc hoặc có cấu trúc (được lên kế hoạch trước). Trong WSN này, nguồn pin bị
hạn chế; tuy nhiên, pin được trang bị pin mặt trời như một nguồn năng lượng thứ cấp.
WSN ngầm (Underground wireless sensor networks)
Mạng cảm biến không dây ngầm đắt hơn mạng WSN trên mặt đất về mặt triển
khai, bảo trì. Mạng WSNs bao gồm một số nút cảm biến được ẩn trong lòng đất để
theo dõi các điều kiện dưới lòng đất. Để chuyển tiếp thông tin từ các nút cảm biến đến
trạm gốc, các nút chìm bổ sung được đặt trên mặt đất.
Các mạng cảm biến không dây ngầm được triển khai trong lòng đất rất khó để sạc
pin lại. Thêm vào đó, môi trường ngầm khiến giao tiếp không dây trở thành một thách
thức do mức độ suy giảm và mất tín hiệu cao.
WSN dưới nước (Under Water wireless sensor networks)
Hơn 70% diện tích trái đất là nước. Các mạng này bao gồm một số nút cảm biến
và các phương tiện được triển khai dưới nước. Các phương tiện tự hành dưới nước
được sử dụng để thu thập dữ liệu từ các nút cảm biến này. Một thách thức của liên lạc
dưới nước là độ trễ truyền dài, băng thông và cảm biến bị lỗi.
Ở dưới nước, WSN được trang bị một loại pin hạn chế không thể sạc lại hoặc
thay thế. Vấn đề bảo tồn năng lượng cho các WSN dưới nước liên quan đến sự phát
triển của các kỹ thuật mạng và truyền thông dưới nước.
WSN đa phương tiện (Multimedia wireless sensor networks)
Mạng cảm biến không dây đa phương tiện đã được đề xuất để cho phép theo dõi
và giám sát các sự kiện dưới dạng đa phương tiện, chẳng hạn như hình ảnh, video và

8
âm thanh. Các mạng này bao gồm các nút cảm biến chi phí thấp được trang bị micrô
và máy ảnh. Các nút này được kết nối với nhau qua kết nối không dây để nén dữ liệu,
truy xuất dữ liệu và tương quan.
Những thách thức với WSN đa phương tiện là tiêu thụ năng lượng cao, yêu cầu
băng thông cao, xử lý dữ liệu và kỹ thuật nén. Ngoài ra, nội dung đa phương tiện yêu
cầu băng thông cao để nội dung được truyền tải đúng cách và dễ dàng.
Mạng cảm biến không dây di động (Mobile Wireless Sensor Networks)
Các mạng này bao gồm một tập hợp các nút cảm biến có thể tự di chuyển và có
thể tương tác với môi trường vật lý. MWSN linh hoạt hơn nhiều so với WSN tĩnh vì
các nút cảm biến có thể được triển khai trong bất kỳ tình huống nào và đối phó với
những thay đổi cấu trúc liên kết nhanh chóng… Ưu điểm của MWSN so với mạng
cảm biến không dây tĩnh bao gồm phạm vi phủ sóng tốt hơn và được cải thiện, hiệu
quả năng lượng tốt hơn, dung lượng kênh vượt trội, v.v.
1.1.5. Ứng dụng của mạng cảm biến không dây
 Môi trường và ngành nông nghiệp
Kiểm tra các điều kiện môi trường ảnh hưởng tới mùa màng và vật nuôi, tình
trạng nước tưới, kiểm tra môi trường không khí, đất trồng, phát hiện cháy rừng; nghiên
cứu khí tượng và địa lý; phát hiện lũ lụt; vẽ bản đồ sinh học phức tạp của môi trường
và nghiên cứu ô nhiễm môi trường.
 Y tế và giám sát sức khỏe
Kiểm tra tình trạng của bệnh nhân; chẩn đoán; quản lý dược phẩm trong bệnh
viện; kiểm tra sự di chuyển và các cơ chế sinh học bên trong của côn trùng và các loài
sinh vật nhỏ khác; kiểm tra từ xa các số liệu về sinh lý con người; giám sát, kiểm tra
các bác sĩ và bệnh nhân bên trong bệnh viện.
 Quân sự
Một số ứng dụng của mạng cảm biến trong quân sự có thể kể đến: kiểm tra lực
lượng, trang bị, đạn dược, giám sát chiến trường, trinh sát vùng và lực lượng địch, tìm
mục tiêu, đánh giá thiệt hại trận đánh, trinh sát và phát hiện các vũ khí hóa học – sinh
học – hạt nhân.
 Tự động hóa gia đình, Smart Home
 Giám sát và điều khiển công nghiệp
Mạng cảm biến không dây được ứng dụng trong lĩnh vực này chủ yếu phục vụ
việc thu thập thông tin, giám sát trạng thái hoạt động của hệ thống như trạng thái các
van, trạng thái thiết bị, nhiệt độ và áp suất…
1.1.6. Những thách thức của mạng cảm biến không dây
 Khả năng chịu lỗi
 Tính ổn định khi mở rộng hệ thống

9
 Chi phí sản xuất
 Môi trường hoạt động
 Chất lượng dịch vụ
 Nén dữ liệu
 Độ trễ
 Vấn đề bảo mật
1.2. Tổng quan về Firebase
Firebase là một nền tảng sở hữu bởi google giúp chúng ta phát triển các ứng dụng
di động và web. Họ cung cấp rất nhiều công cụ và dịch vụ tiện ích để phát triển ứng
dụng nên một ứng dụng chất lượng. Điều đó rút ngắn thời gian phát triển và giúp ứng
dụng sớm ra mắt với người dùng.

Hình 1.3 Google Firebase


Firebase cung cấp cho người dùng các dịch vụ cơ sở dữ liệu hoạt động trên nền
tảng đám mây với hệ thống máy chủ cực kỳ mạnh mẽ của Google. Chức năng chính
của firebase là giúp người dùng lập trình ứng dụng, phần mềm trên các nền tảng web,
di động bằng cách đơn giản hóa các thao tác với cơ sở dữ liệu.
Với firebase, bạn có thể tạo ra những ứng dụng real-time như app chat, cùng
nhiều tính năng như xác thực người dùng, Cloud Messaging... Bạn có thể dùng
firebase giống như phần backend của app.
Các dịch vụ của firebase hoàn toàn miễn phí, tuy nhiên bạn cần phải trả thêm tiền
nếu muốn nâng cấp lên. Điều này bạn nên cân nhắc nếu muốn xây dựng một ứng dụng
lớn sử dụng phần backend là firebase, vì cái giá khi muốn nâng cấp còn khá đắt đỏ so
với việc xây dựng backend truyền thống.
1.2.1. Firebase Realtime Database
Realtime Database của Firebase: lưu trữ và đồng bộ dữ liệu người dùng thời gian
thực. Các ứng dụng hỗ trợ tính năng này có thể lưu trữ và lấy dữ liệu từ máy chủ rất

10
nhanh. Các dữ liệu được lưu trữ trong hệ thống cơ sở dữ liệu hỗ trợ NoSQL và được
đặt trên nền tảng máy chủ đám mây. Dữ liệu được ghi và đọc với thời gian thấp nhất
tính bằng mili giây. Nền tảng này hỗ trợ đồng bộ hóa dữ liệu của người dùng kể cả khi
không có kết nối mạng. Tạo nên trải nghiệm xuyên suốt bất chấp tình trạng kết nối
internet của người sử dụng.

Hình 1.4 “Cây” JSON trong Realtime Database


1.2.2. Firebase Authentication
Firebase Authentication là chức năng xác thực người dùng. Hiểu một cách đơn
giản, app của bạn cần phải đăng nhập/ đăng ký tài khoản để sử dụng, Firebase cung
cấp cho chúng ta chức năng xác thực người dùng bằng email, số điện thoại, hay tài
khoản Facebook, Google…

Hình 1.5 Firebase Authentication


Việc xác thực người dùng là một chức năng vô cùng quan trọng trong việc phát
triển ứng dụng. Tuy nhiên, khi bạn muốn xác thực với nhiều phương thức khác nhau
như email, số điện thoại, google, facebook sẽ tốn nhiều thời gian và công sức. Firebase
Authentication giúp thực hiện việc đó một cách dễ dàng, giúp người dùng nhanh
chóng tiếp cận sản phẩm hơn.

11
Vì thế, nó là một chức năng vô cùng hữu ích của firebase. Nếu bạn muốn xây
dựng sản phẩm một cách nhanh chóng, hay chỉ đơn giản là làm bài tập, đồ án thì việc
tích hợp Firebase Authentication và Firebase Realtime Database vào ứng dụng sẽ giúp
bạn giảm rất nhiều thời gian so với các cách khác.
1.3. Tổng quan về Thingspeak
Thingspeak là một nền tảng mà bạn có thể trực quan hóa và phân tích dữ liệu trên
đám mây. Nó là một sản phẩm Matlab và bạn có thể xử lý và phân tích dữ liệu trực
tiếp từ đám mây. Chủ yếu nó được sử dụng trong các dự án IoT cần phân tích để theo
dõi những thay đổi về giá trị cảm biến trên đám mây.

Hình 1.6 ThingSpeak


1.4. Tổng quan về Kodular
Kodular là một phần mềm lập trình xây dựng ứng dụng điện thoại thông minh
cho phép người dùng tạo các ứng dụng Android đơn giản, tiện dụng mà không cần
phải có kiến thức đặc biệt về lập trình. Nó cho phép mọi người bắt đầu lập trình mà
không cần mất nhiều năm học một ngôn ngữ mã hóa nào. Việc lập trình App dựa trên
công cụ kéo thả các thành phần đã được Kodular xây dựng sẵn. Kodular lập trình trực
tuyến trên trang web kodular.io nên người dùng cũng không cần phải cài đặt bất kỳ
phần mềm lập trình trên máy tính
Với ưu điểm
 Giao diện mới cực kỳ đẹp mắt
 Component đa dạng hơn rất nhiều App Inventor
 Có hỗ trợ đặt quảng cáo vào trong App, đơn vị quảng cáo đa dạng từ Admob
đến facebook
 Xây dựng trên nền android cao nên App trông đẹp và chuyên nghiệp hơn
App Inventor
 Được cập nhật và sửa lỗi liên tục Cập nhật API liên tục để phù hợp với chính
sách của Google Play

12
Nhưng do có quá nhiều component nên có nhiều component bị xung đột nên bị
lỗi vặt, tuy nhiên những lỗi đó sẽ sớm được khắc phục vì đội ngũ bảo dưỡng và phát
triển liên tục tìm kiếm lỗi để nâng cấp và khắc phục

Hình 1.7 Giao diện thiết kế của Kodular


1.5. Tổng quan về các linh kiện
1.5.1. Arduino
Arduino là một board mạch vi xử lý, nhằm xây dựng các ứng dụng tương tác với
nhau hoặc với môi trường được thuận lợi hơn. Phần cứng bao gồm một board mạch
nguồn mở được thiết kế trên nền tảng vi xử lý AVR Atmel 8bit, hoặc ARM Atmel 32-
bit. Những Model hiện tại được trang bị gồm 1 cổng giao tiếp USB, 6 chân đầu vào
analog, 14 chân I/O kỹ thuật số tương thích với nhiều board mở rộng khác nhau
Atmega328P-PU là một chíp vi điều khiển được sản xuất bởi hãng Atmel thuộc
họ MegaAVR. Atmega 328 là một bộ vi điều khiển 8 bit dựa trên kiến trúc RISC bộ

13
nhớ chương trình 32KB ISP flash có thể ghi xóa hàng nghìn lần, 1KB EEPROM, một
bộ nhớ RAM vô cùng lớn trong thế giới vi xử lý 8 bit (2KB SRAM)
Với 23 chân có thể sử dụng cho các kết nối vào hoặc ra i/O, 32 thanh ghi, 3 bộ
timer/counter có thể lập trình, có các gắt nội và ngoại (2 lệnh trên một vector ngắt),
giao thức truyền thông nối tiếp USART, SPI, I2C. Ngoài ra có thể sử dụng bộ biến đổi
số tương tự 10 bit (ADC/DAC) mở rộng tới 8 kênh, khả năng lập trình được watchdog
timer, hoạt động với 5 chế độ nguồn, có thể sử dụng tới 6 kênh điều chế độ rộng xung
(PWM), hỗ trợ bootloader

Hình 1.8 ATmega328P-PU


Bảng 1.1 Thông số cơ bản của ATmega328
Vi điều khiển ATmega328 họ 8bit
Điện áp hoạt động 5VDC
Tần số hoạt động lớn nhất 20MHz
Số chân Digital I/O 14 (6 chân hardware PWM)
Số chân Analog 6 (độ phân giải 10bit)
Dòng tối đa trên mỗi chân I/O 40mA
Dòng ra tối đa (5V) 200Ma
Bộ nhớ flash 32KB (ATmega328) với 0.5 KB dùng bởi
bootloader
Bộ nhớ RAM 2KB (ATmega328)
Bộ nhớ EEPROM 1KB (ATmega328)

 Lý do chọn vi điều khiển ATmega328P-PU


 Lập trình dễ dàng với ngôn ngữ tương tự như C, C ++…
 Được sử dụng trong board Arduino Uno R3 phổ biến hiện nay
 Giá thành rẻ nhưng đáp ứng đầy đủ những gì cần thiết.
14
 Dễ bảo quản, sữa chữa và tin cậy.
 Dung lượng khá lớn đủ để chứa được những chương trình phức tạp.
 Giao tiếp được với các thiết bị khác như máy tính, điện thoại và nối mạng.
1.5.2. Mạch Thu Phát RF 2.4Ghz Xbee S2C
Mạch thu phát RF 2.4Ghz Xbee S2C sử dụng công nghệ truyền sóng Zigbee
không dây tần số 2.4Ghz, với phần mềm cấu hình từ chính hãng Digi giúp bạn có thể
dễ dàng thiết lập được một mạng Zigbee không dây, hỗ trợ các mạng point-to- point,
point to multipoint, 802.15.4 protocol stack...
XBee là loại module RF và có một số ưu điểm so với các module khác như:
 Nó cung cấp nhiều giao thức giao tiếp cho cho vi điều khiển và bo mạch.
 Ngoài ra, nó có một số chân GPIO có thể sử dụng trực tiếp trên module XBee
nên nó không yêu cầu sử dụng Arduino hoặc bị điều khiển để hoạt động.
 Phần mềm IDE (Phần mềm phát triển) có thể làm module trở thành một thiết bị
hoạt động độc lập. Nhưng chúng ta có thể giao tiếp với vi điều khiển một cách
nhanh chóng thông qua các chân UART.
 Kích thước nhỏ gọn, có tính thay thế lấp dẫn cao.
 Có thể hoạt động trong một thời gian dài mà chỉ tiêu tốn rất ít năng lượng.
 Dễ dàng cấu hình lại khi có sự thay đổi về mạng giao tiếp.
 Tốc độ truyền dữ liệu của Xbee rất cao. Đặc biệt ngoài nhận tín hiệu từ bộ phát
XBee nó còn thể nhận từ Zigbee, RF
 Khoảng cách thu phát xa và ổn định nhờ công suất thu phát cao.
 Khả năng kết nối rộng, số lượng nút có trong một mạng lớn.
Bảng 1.2 Bảng so sánh giữa Xbee, Wi-Fi và Bluetooth
Bluetooth Wi-Fi XBee
Băng tần hoạt động (kB/s) 1000-3000 11000+ 20-250
20-70
Khoảng cách có thể kiểm 20
100+ 100+( bộ khuếch
soát (m) 100+
đại)
Số lượng nút 7 32 25400
42
Tiêu thụ năng lượng (mA) 300 30
<150
Khả năng lưu trữ 50+ 70+ 40+
Giá cả hợp lý Tiêu thụ điện năng
Ưu điểm về kỹ thuật Băng tần cao
Có hiệu quả và chi phí thấp

15
Hình 1.9 Modul Xbee S2C
Thông số kỹ thuật:
- Tần số thu phát
Dải xa: 900/868 MHz
Dải ngắn: 2.4 GHz
- Điện áp sử dụng: 2.1-3.6 VDC
- Dòng tiêu thụ khoảng 30mA
- Tốc độ truyền: 5Mbps
- Khoảng cách truyền lý tưởng: 1200m
1.5.3. Mạch thu phát Wifi ESP8266
ESP8266 là một hệ thống trên chip (SoC), do công ty Espressif của Trung Quốc
sản xuất. Nó bao gồm bộ vi điều khiển Tensilica L106 32-bit (MCU) và bộ thu phát
Wi-Fi. Nó có 11 chân GPIO (Chân đầu vào / đầu ra đa dụng) và một đầu vào analog,
có nghĩa là bạn có thể lập trình nó giống như với Arduino hoặc vi điều khiển khác.
Bản thân chip ESP8266 có 17 chân GPIO, nhưng 6 trong số các chân này (6-11) được
sử dụng để giao tiếp với chip nhớ flash trên bo mạch. Ngoài ra nó có kết nối Wi-Fi, vì
vậy bạn có thể sử dụng nó để kết nối với mạng Wi-Fi, kết nối Internet, lưu trữ máy chủ
web với các trang web thực, để điện thoại thông minh của bạn kết nối với nó… Khả
năng là vô tận! Không có gì lạ khi con chip này đã trở thành thiết bị IoT phổ biến nhất
hiện có.
1.5.3.1. ESP-01
Tính năng
 Mạch nhỏ, gọn (24.75mm x 14.5mm)
 Điện áp làm việc 3.3v
 Tích hợp sẵn anten PCB trace trên module
 Có hai led báo hiệu: led nguồn, led TXD
 Có các chế độ: AP, STA, AT + STA
 Lệnh AT rất đơn giản, dễ dàng sử dụng

16
 Khoảng cách giữa các chân 2.54mm
Sơ đồ chân

Hình 1.10 Sơ đồ chân ESP8266-01


1.5.3.2. ESP-12
Tính năng
- Điện áp hoạt động: 3.0 ~ 3.6VDC
- Tích hợp anten PCB trace trên module
- Tiêu chuẩn wifi: 802.11b/g/n, với tần số 2.4GHz và hổ trợ bảo mật
WPA/WPA2
- Khoảng cách giữa các chân 2mm
- Chân IO: 9
- Kích thước: 24 x 16 x 3 mm
- Trọng lượng: 4g
Sơ đồ chân

17
Hình 1.11 Sơ đồ chân ESP8266-12
1.5.4. Pin mặt trời
Pin mặt trời hay pin quang điện có tên tiếng Anh là Solar panel, nó bao gồm
nhiều tế bào quang điện (gọi là solar cells). Tế bào quang điện này là các phần tử bán
dẫn có chứa trên bề mặt nhiều các cảm biến của ánh sáng là đi ốt quang, nó làm biến
đổi năng lượng của ánh sáng thành năng lượng điện.
Các chỉ số Cường độ dòng điện, hiệu điện thế hay điện trở của tấm pin thay đổi
phụ thuộc vào lượng ánh sáng chiếu lên chúng. Các tế bào quang điện này được ghép
lại thành một khối để trở thành pin mặt trời (thông thường sẽ từ 60 hoặc 72 tế bào
quang điện trên một tấm pin).

Hình 1.12 Pin mặt trời

18
Thông số kỹ thuật
 Điện áp: 6V
 Dòng điện: 300mA
 Công suất đầu ra: 2.5-3W
 Kích thước sản phẩm: 151mm x 96mm
 Độ dày tấm pin: khoảng 4.8mm
 Cân nặng: 150g
1.5.5. Cảm biến độ ẩm đất
1.5.5.1. Cảm biến độ ẩm đất điện trở
Cảm biến độ ẩm đất thường được sử dụng trong các mô hình tưới nước tự động,
vườn thông minh... cảm biến giúp xác định độ ẩm của đất qua đầu dò và trả về giá trị
Analog, Digital qua 2 chân tương ứng để giao tiếp với Vi điều khiển để thực hiện vô
số các ứng dụng khác nhau.

Hình 1.13 Cảm biến độ ẩm đất điện trở


Thông số kỹ thuật:
 Điện áp làm việc: 3.3-5V.
 Tín hiệu đầu ra:
- Analog: theo điện áp cấp nguồn tương ứng.
- Digital: High hoặc Low, có thể điều chỉnh độ ẩm mong muốn bằng biến trở
thông qua mạch so sánh LM393 tích hợp.
 Kích thước: 3x1.6 cm.

19
1.5.5.2. Cảm biến độ ẩm đất điện dung
Cảm biến độ ẩm đất điện dung này được phân biệt với hầu hết các cảm biến điện
trở trên thị trường và sử dụng cảm biến điện dung để phát hiện độ ẩm của đất. Cảm
biến độ ẩm đất điện dung khó bị ăn mòn, không giống như các loại cảm biến độ ẩm
đất quen thuộc trước đây, giúp tăng tuổi thọ làm việc lên rất nhiều

Hình 1.14 Cảm biến độ ẩm đất điện dung


Thông số kỹ thuật
Cảm biến này có chip điều chỉnh điện áp tích hợp hỗ trợ môi trường vận hành
điện áp rộng 3,3-5,5V, có nghĩa là nó hoạt động ngay cả trên bảng điều khiển chính
của Arduino 3.3V. Một máy tính thu nhỏ như Raspberry Pi chỉ cần một module
chuyển đổi tín hiệu analog (tín hiệu analog sang tín hiệu số) để hoạt động.
 Điện áp làm việc: 3.3-5.5 VDC
 Điện áp đầu ra: 0-3 VDC 
 Giao diện: PH2.54-3P
 Kích thước: 98 x 23mm (LxW)
1.5.6. Cảm biến nhiệt độ, độ ẩm DHT11
DHT11 là cảm biến rất thông dụng hiện nay vì chi phí rẻ và rất dễ lấy dữ liệu
thông qua giao tiếp 1-wrie (giao tiếp digital 1-wire truyền dữ liệu duy nhất). Cảm biến
được tích hợp bộ xử lý tín hiệu giúp dữ liệu nhận về được chính xác mà không cần
phải qua bất kỳ tính toán nào.

20
Hình 1.15 Cảm biến nhiệt độ, độ ẩm DHT11
Thông số kỹ thuật
 Điện áp hoạt động: 3-5VDC
 Dải độ ẩm hoạt động: 20%-90% RH, sai số ± 5%RH
 Dải nhiệt độ hoạt động: 0-50°C, sai số ± 2°C
 Khoảng cách truyền tối đa: 20m
1.5.7. Bơm nước

Hình 1.16 Bơm nước


Thông số kỹ thuật:
 Điện áp: 9 - 12V
 Công suất: 12W
 Lưu lượng: 2L/phút
 Trọng lượng: 0.2 Kg
 Dài: 88mm
 Ngang: 39mm
 Bơm cao lên được đến 2m
 Loại bơm màng, khả năng tự hút
1.5.8. Mạch sạc và pin dự phòng
1.5.8.1. Mạch sạc
Mạch được sử dụng để sạc cho các loại pin Lithium-ion có điện áp 3.7~4.2VDC.
Mạch có những ưu điểm như giá thành rẻ và cấu tạo nhỏ gọn. Giúp hệ thống nên nhỏ

21
gọn hơn. Bên cạnh chức năng sạc, mạch còn có đầu ra ổn áp 5VDC và led báo dung
lượng pin.

Hình 1.17 Mạch sạc tích hợp


Thông số kỹ thuật
 Nguồn đầu vào: 4.5~5VDC: Chân nguồn vào + / -
 Nguồn sạc đầy: 4.2VDC
 Nguồn ra ổn áp: 5VDC, có nút nhấn để bật/tắt nguồn ra.
 Dòng sạc: 2A.
 4 led báo dung lượng tương ứng: 25, 50, 75, 100%.
1.5.8.2. Pin Lithium-ion 18650
Pin sạc 18650 3.7V 2200mAh 3A thường được sử dụng để làm sạc dự phòng,
cấp nguồn cho mạch điện hoặc các cấu trúc robot đơn giản, pin có giá cả phải chăng,
chất lượng tốt, độ bền cao.

Hình 1.18 Pin 18650


Thông số kỹ thuật:
 Kiểu pin: 18650.
 Điện áp trung bình 3.7V, sạc đầy 4.2V.
 Dung lượng: 2200mAh.
 Dòng xả: 3A
 Kích thước: 18x65mm.
 Trọng lượng: 38g.

22
Chương 2: Tính toán và thiết kế
2.1. Thiết kế sơ đồ khối hệ thống

Hình 2.1 Sơ đồ khối của hệ thống


Hệ thống gồm 3 nút: Nút phát, nút thu và nút điều khiển. Nút phát là nơi thu tín
hiệu từ cảm biến và gửi đi thông qua RF 2.4Ghz Xbee. Nút thu là nơi nhận tín hiệu từ
nút phát và gửi lên Realtime Database Firebase. Nút điều khiển nhận giá trị cảm biến
và tín hiệu điều khiển từ Database để điều khiển Relay đóng mở bơm nước.
Chức năng của các khối nút phát:
 Pin mặt trời: chuyển hóa năng lượng mặt trời thành năng lượng điện để cung
cấp cho hệ thống.
 Mạch sạc: biến đổi điện áp cung cấp bởi pin mặt trời cho các thiết bị tiếp sau.
 Pin: tích trữ năng lượng điện đảm bảo cung cấp điện khi cần.
 Ổn áp 5V: đảm bảo đầu ra ổn định để cung cấp cho mạch phát.
 Cảm biến: thu thập tín hiệu từ môi trường và gửi về vi điều khiển.
 Vi điều khiển Atmega328p: Xử lý dữ liệu nhận được từ cảm biến gửi về và
truyền dữ liệu đến XBee.
 Module XBee phát: gửi đi tín hiệu nhận được đến khối XBee nhận.
Chức năng của các khối nút thu:
 Modul Xbee nhận: nhận dữ liệu từ khối Xbee phát và gửi dữ liệu đến
Nodemcu ESP8266.
 ESP8266-01: Xử lý dữ liệu nhận được và gửi dữ liệu lên Realtime Database
Firebase.

23
Chức năng của các khối nút điều khiển:
 ESP8266-12: Nhận dữ liệu điều khiển và giá trị cảm biến từ Realtime Database
Firebase, qua đó điều khiển Relay.
 Relay: Tắt và mở các thiết bị gián tiếp, ở đây là bơm nước.
2.1.1. Thiết kế nút phát

Hình 2.2 Sơ đồ nguyên lý nút phát


Sử dụng vi điều khiển ATmega328P có 28 chân digital I/O 9 chân, 4 đầu vào
tương tự (Analog Inputs), 1 UARTs (0, 1), 1 I2C (A4, A5), 1 SPI (11, 12, 13) một
thạch anh dao động 16 MHz. Nó chứa tất cả mọi thứ cần thiết để tạo thành khối xử lý
và điều khiển với đầy đủ các port.
Điện áp 5V nhận từ pin dùng để chạy vi điều khiển và qua IC ổn áp LM1117-
3.3V để hạ áp xuống 3.3V dùng cho XBee.
Mạch chạy 2 cảm biến độ ẩm đất và cảm biến nhiệt độ, độ ẩm DHT11.
- Điện áp hoạt động của các cảm biến: 5V
- Dòng tiêu thụ:
- DHT11: 2.5mA
- Cảm biến độ ẩm đất: 20mA
Tính công suất tiêu thụ của nút phát:
Ta có:

24
Bảng 2.1 Dòng tiêu thụ và công suất của các linh kiện trong nút phát
Dòng tiêu Công suất
STT Tên linh kiện Điện áp Số lượng
thụ(mA) (W)
1 ATmega328P-PU 5 20 1 0.1
2 Module XBee 3.3 33 1 0.1
3 DHT11 5 2.5 1 0.015
4 CB độ ẩm đất 5 20 1 0.1
5 Led báo 3 10 1 0.03
Tổng 85.5 0.345

2.1.2. Thiết kế nút thu


Mạch sử dụng ESP8266-01 nhỏ gọn, giao tiếp UART với Module XBee. Hai nút
nhấn dùng để Reset và thay đổi thông tin Wifi.
Nguồn cấp qua USB, nhận 5V và hạ áp xuống 3.3V nhờ IC ổn áp LM1117-3.3V.

Hình 2.3 Sơ đồ nguyên lý nút thu

25
2.1.3. Thiết kế nút điều khiển
Nút điều khiển sử dụng ESP8266-12 có nhiều cổng I/O hơn để điều khiển Relay.
Tương tự như nút thu, trên mạch có 2 nút nhấn để Reset và thay đổi thông tin Wifi.
Mạch cấp nguồn 12V qua cổng DC_Socket 5.5mm, có thể sử dụng nguồn này để
chạy các thiết bị nhỏ như máy bơm, quạt… thông qua Domino bên cạnh Socket. Vì lý
do tỏa nhiệt lớn nên mạch chuyển từ 12V xuống 3.3V gián tiếp qua LM7805 về 5V,
bên cạnh đó còn gắn thêm quạt tản nhiệt để mạch hoạt động lâu dài.

Hình 2.4 Sơ đồ nguyên lý nút điều khiển


2.2. Tính toán chọn linh kiện
2.2.1. Tính chọn pin mặt trời
Cho thời gian hoạt động tối đa khi không có mặt trời là: 18h
Tốc độ tiêu thụ là 0.7
Chọn pin 3.7V 2200mAh
Hiệu suất chuyển đổi sang 5V là 85%
a. Dung lượng khả dụng đầu ra 5V
= (dung lượng pin x 3.7 x hiệu suất chuyển đổi)/5
= (2200 x 3.7 x 85%)/5
= 1383(mAh)
b. Dung lượng pin cần có để thiết bị có thể duy trì hoạt động là

26
18
= 85.5 x = 2199(mAh)
0.7
Vậy ta dùng 2 viên Pin như trên, mắc song song
c. Dòng cấp
= dung lượng pin/ thời gian sạc
= 4.4/6 = 0.73(A)
d. Chọn pin năng lượng mặt trời
Sử dụng Pin năng lượng mặt trời loại 6V- 3W
Công suất của pin mặt trời cần thiết là:
= (UxI)/0.8 = 5.5(W)
Vậy ta cần 2 tấm pin 6V- 3 W mắc song song.
2.2.2. Tính chọn trở cho nút điều khiển

Chọn relay 12 VDC, cuộn dây có công suất 0.36W nên loại này chỉ cần đặt áp 12
VDC vào 2 đầu cuộn dây và dòng trên cuộn dây đảm bảo trên 30mA. Mặt khác, dòng
tối đa mà relay này có thể chịu được trên tiếp điểm là 10A, nên đảm bảo dòng điện
trong quạt, bơm khi chạy qua các tiếp điểm sẽ an toàn.
Sử dụng Transistor đóng ngắt loại NPN C1815, loại này rất thông dụng có dòng
ICE = 150mA để đóng ngắt cho relay.
Gắn thêm 1 Diode giữa 2 đầu cuộn dây mỗi Relay, để chống quá áp ngược từ
cuộn dây, tránh hỏng các transistor. Chọn diode loại 1N4007, loại này chịu được áp
ngược tối đa 700V.
Để đảm bảo an toàn cho mạch điều khiển thì nhóm sử dụng thêm Opto PC817
(hay cách ly quang). Nó là linh kiện tích hợp có cấu tạo gồm 1 Led và 1 photodiot hay
1 phototransistor, Được sử dụng để cách ly giữa khối điều khiển với khối ngõ ra công
suất. Ta có điện áp và dòng tối đa của đầu vào là 6V-50mA, mà đầu ra cổng Digital
của ESP8266 chỉ là 3.3V-12mA. Vậy có thể có hoặc không cần trở hạn dòng vào cho
opto quang.

27
Công suất ngõ ra của ESP8266:
PESP = UESP x IESP = 3.3x0.012 = 0.0396(W)
Giá trị trở tối đa cho ngõ ra ESP8266:
Ta có dòng tối thiểu để opto hoạt động là 5mA. Suy ra
P ESP 0.0396
RESP = = = 1584(Ω)
¿ ¿ ¿¿ 0.005 2
Vậy chọn trở 330Ω là phù hợp.
Led đỏ cần dòng 10mA và áp rơi là 1.63 – 2.03V. Từ đó ta suy ra giá trị:
V cc −V led 12−1.63
Rledmax = = = 1037(Ω)
I led 0.01
V cc −V led 12−2.03
Rledmin = = = 997(Ω)
I led 0.01
Vậy chọn Rled = 1kΩ.
2.3. Thi công hệ thống
2.3.1. Board mạch
2.3.1.1. Thiết kế board mạch bằng Altium Designer
Altium ngày nay đang là một trong những phần mềm vẽ mạch điện tử mạnh và
được ưa chuộng ở Việt Nam. Ngoài việc hỗ trợ tốt cho hoạt động vẽ mạch, Altium còn
hỗ trợ tốt trong việc quản lý mạch, trích xuất file thống kê linh kiện.
Altium Designer là một phần mềm thiết kế tích hợp được phát triển bởi Altium
Limited – Canada. Nó bao gồm tất các những công cụ cần thiết cho một bản thiết kế
điện tử hoàn thiện, ví dụ như công cụ thiết kế bản vẽ nguyên lý, bản vẽ mạch in, mô
phỏng mạch điện, phân tích tín hiệu, môi trường lập trình VHDL, môi trường thiết kế
và phát triển hệ thống nhúng FPGA…
a) Nút phát

28
Hình 2.5 Mạch in nút phát

Hình 2.6 Mô phỏng mạch nút phát


Bảng 2.2 Danh sách linh kiện nút phát
STT Tên linh kiện Giá trị SL Chú thích

1 ATmega 328P-PU 5VDC 1 Vi điều khiển trung tâm

2 Module XBee 3.3VDC 1 RF 2.4GHz

3 Domino KF301 1 Nguồn vào

4 Domino KF350 2 Đấu với 2 cảm biến

5 AMS1117 3.3V 1 Xuất nguồn 3.3V sử dụng cho XBee

6 Thạch anh 16MHz 1

7 Tụ gốm 22pF 2

8 Nút nhấn 1 Reset


9 Led 3V 1 Báo nguồn
10 Trở 1/4W 220/10k 1/1
11 Hàng rào đực 2.54mm 1
12 Hàng rào cái 2.00mm 2
13 Đế IC 28P 1

29
b) Nút thu

Hình 2.7 Mạch in nút thu

Hình 2.8 Mô phỏng mạch nút thu


Bảng 2.3 Danh sách linh kiện nút thu
STT Tên linh kiện Giá trị SL Chú thích

1 ESP8266-01 3.3VDC 1 WiFi

2 Module XBee 3.3VDC 1 RF 2.4GHz

3 Hàng rào cái đôi 2.54mm 1

4 Hàng rào cái 2.00mm 2

5 AMS1117 3.3V 1 Xuất nguồn 3.3V sử dụng cho XBee

6 Đầu USB đực 1 Nguồn vào

7 Trở 1/4W 10k 3

30
8 Nút nhấn 2 Reset, Thay đổi WiFi

Hình 2.9 Nút thu thực tế


c) Nút điều khiển

Hình 2.10 Mạch in nút điều khiển

31
Hình 2.11 Mô phỏng mạch nút điều khiển
Bảng 2.4 Danh sách linh kiện nút điều khiển
STT Tên linh kiện Giá trị SL Chú thích

1 ESP8266-12 3.3VDC 1 Vi điều khiển trung tâm, WiFi

2 Module XBee 3.3VDC 1 RF 2.4GHz

3 Domino KF7620 3 Nguồn ra, Ngõ ra relay

4 DC Socket 1 Nguồn vào

5 AMS1117 3.3V 1 Xuất nguồn 3.3V sử dụng cho


XBee

6 LM7805 5V 1 Xuất nguồn 5V gián tiếp hạ 3.3V

7 Transistor C1815 2

8 Nút nhấn 2 Reset, Thay đổi WiFi


9 Led 3V 2 Báo relay
10 Trở 1/4W 330/10k/1k 2/4/2
11 Opto quang PC817 2
12 Hàng rào cái 2.00mm 2
13 Diot 1N4007 2
14 Relay 12V 2

Hình 2.12 Mạch điều khiển thực tế


32
2.3.1.2. Thi công board mạch
a. Làm mạch in thủ công
Chuẩn bị vật liệu: Một cây thước, một cây kéo, một dao cắt mạch, một bàn ủi
quần áo, giấy nhám làm nhám board đồng để mực dễ dính vào, một cây bút vẽ mạch
để vẽ lại đường mạch nếu trong quá trình ủi bị đứt đường mạch, chì hàn, một mỏ hàn,
một bộ khoan, thuốc rửa mạch (axit), nhựa thông để làm cho mạch in bóng và chống
oxi hóa cho lớp đồng, chậu rửa, một kìm bấm chân linh kiện, một VOM để đo thông
mạch và một số dụng cụ cần thiết khác.
In mạch vào giấy in chuyên dụng, sau đó cắt board đồng vừa với mạch in áp vào
mặt có mực in của giấy, giữ thật chặt, để bàn ủi ở chế độ nóng nhất rồi ủi lên mặt sau
của tờ giấy in cho đến khi mực in thấm ra mặt sau của giấy thì dừng. (Lưu ý: tránh
trường hợp ủi quá lâu sẽ làm hỏng mạch).
Sau đó để 2-3 phút cho nguội rồi bóc lớp giấy in ra một cách nhẹ nhàng để tránh
bị đứt các đường mạch, nếu đường mạch bị đứt, dùng bút vẽ mạch vẽ lại những đường
mạch bị đứt. Tiếp theo, ngâm với thuốc rửa (axit) cho đến khi lớp đồng còn lại bị mất
hết. Sau đó rửa sạch lớp mực, ta được board mạch hoàn chỉnh. Sau đó quét một lớp
nhựa thông lỏng lên bề mặt đồng vừa rửa để bảo vệ khỏi oxi hóa. Dùng VOM đo xem
mạch có thông nhau không, nếu có lỗi thì hàn lại cho thông mạch.
b. Lắp ráp và kiểm tra
Sau khi đã hoàn thành phần mạch in ta bắt tay vào khoan lỗ, lắp linh kiện để hàn.
Các mũi khoan để khoan: mũi 0.8 ly dùng để khoan các con trở và IC, mũi1ly dùng để
khoan lỗ Jump. Khi in mạch ra để ý vào tâm của chân linh kiện có các lỗ trắng, khoan
vào những lỗ đó để thể hàn linh kiện được đẹp.
Kiểm tra mạch xem hệ thống bị đứt hay chập mạch hay không nhờ vào đồng hồ
VOM. Kiểm tra chân nguồn, chân điều khiển. Chú ý, quan sát kĩ các đường mạch có bị
sát vào nhau hay không, nếu có thì dùng mũi khoan cỡ 0.8 ly tách nhẹ đường mạch bị
sát vào nhau. Kiểm tra nếu có bị đứt dây thì ta dùng dây điện nối lại.

33
2.3.2. Lập trình hệ thống
2.3.2.1. Lưu đồ thuật toán
a. Nút phát

Hình 2.13 Lưu đồ thuật toán nút phát


Giải thích lưu đồ:
Ban đầu khởi tạo ATmega328P: khai báo thư viện, định nghĩa các chân vào ra và
cài tốc độ Baud cho giao tiếp UART. Các cảm biến sau khi khởi tạo thành công sẽ liên
tục gửi giá trị đo được đến cho ATmega328P và đưa qua XBee phát để gửi đến XBee
thu.
b. Nút thu

Hình 2.14 Lưu đồ thuật toán nút thu


34
Giải thích lưu đồ:
Khi XBee thu nhận dữ liệu từ XBee phát thì sẽ gửi đến ESP8266 đã được khởi
tạo trước đó để đưa lên Realtime Database Firebase.
c. Nút điều khiển

Hình 2.15 Lưu đồ thuật toán nút điều khiển


Giải thích lưu đồ:
Sau khi ESP8266 được khởi tạo thì sẽ xác định chế độ hoạt động có phải là
AUTO không, sai thì sẽ nhận tín hiệu điều khiển thông qua App Android đã tạo còn
đúng thì nhận giá trị cảm biến và giá trị đã cài trên Realtime Database Firebase. Ở chế
độ AUTO, nếu độ ẩm đất thấp hơn giá trị cài thì sẽ bật bơm nước, còn ngược lại sẽ tắt
bơm.
2.3.2.2. Lập trình ứng dụng và vi điều khiển
a. Phần mềm lập trình Arduino IDE

Hình 2.16 Logo phần mềm Arduino IDE

35
Môi trường phát triển tích hợp (IDE) của Arduino là một ứng dụng đa nền tảng
được viết bằng Java, và từ IDE này sẽ được sử dụng cho ngôn ngữ lập trình xử lý và
Wiring. Nó được thiết kế để dành cho những người mới tập làm quen với lĩnh vực phát
triển phần mềm. Arduino IDE bao gồm một chương trình code editor với các chức
năng như đánh dấu cú pháp, và tự động canh lề, cũng như biên dịch và upload chương
trình lên board chỉ với 1 cú nhấp chuột.

Hình 2.17 Giao diện lập trình của phần mềm Arduino IDE
b. Cấu hình thông tin cho XBee
Bước 1: Mở XCTU phần mềm và nhấp vào "Discover devices".

Discover devices

36
Bước 2: Chọn cổng COM mà mô-đun XBee được kết nối và nhấp vào "Next".

Bước 3: Giữ thiết đặt mặc định và nhấp vào "Finish".

37
Bước 4: Bây giờ, trên cửa sổ bật lên, nhấp vào "Add selected devices".

Bước 5: Bây giờ, mô-đun XBee sẽ xuất hiện ở phía bên trái của cửa sổ. Nhấp vào
nó để cập nhật giao diện người dùng.

Bước 6: Để cập nhật firmware, nhấp vào "Update", chọn "802.15.4 TH" trong bộ
Chức năng và chọn firmware mới nhất trong phiên bản Firmware và nhấp vào cập
nhật. Sau đó, một cửa sổ bật lên sẽ xuất hiện. Nhấp vào "Update".

38
Bước 7: Nhập bất kỳ chữ số nào dưới dạng PAN ID. PAN ID là mã định danh
mạng khu vực cá nhân (PANs). Mỗi mạng phải được cung cấp một ID duy nhất. Đảm
bảo rằng đối với cả hai mô-đun XBee, cùng một PAN ID được nhập. Điều này chỉ ra
rằng cả hai mô-đun XBee đều nằm trong cùng một mạng.

39
Bước 8: Cung cấp bất kỳ chữ số nào cho Destination Address. Số tương tự này
phải được nhập dưới dạng Source Address cho mô-đun XBee khác.

Bước 9: Cung cấp bất kỳ chữ số nào cho Source Address. Số tương tự này phải
được nhập như Destination Address cho mô-đun XBee khác.

40
Bước 10: Trong CE (Coordinator Enable). Đặt một thiết bị là " Coordinator [1]"
và thiết bị khác là "End Device [0]".

Bước 11: Bây giờ, nhấp vào Write ở thanh trên cùng. Sau khi thành công, thiết bị
là Coordinater sẽ có biểu tượng chữ “C”, thiết bị là End Device sẽ có biểu tượng chữ
“E”.

Như đã đề cập ở các bước, điều này phải được thực hiện cho cả hai modul XBee.
Sự khác biệt duy nhất giữa cả hai là Destination Address và Source Address. Hãy chọn
hai số khác nhau ở modul này và tráo lại ở modul khác. Phải đảm bảo rằng cả hai
modul XBee đều được cung cấp một địa chỉ ID PAN.

41
Bảng 2.5 Bảng thông số cài đặt của hai module XBee

  Destination Address Source Address PAN ID

XBee module 1
9999 8888 2000
(Coordinator)

XBee module 2 (End


8888 9999 2000
Device)

a) Chạy thử nghiệm giao tiếp giữa các modul XBee


Bước 1: Sau khi kết nối các modul với máy tính. Mở phần mềm XCTU để quét
chọn và thêm cả hai thiết bị vào danh sách.
Bước 2: Nhấp chọn vào một trong hai modul đang hiển thị. Để bắt đầu gửi tin
nhắn, chúng ta phải mở Console. Để làm điều này ta nhấp vào biểu tượng bảng điều
khiển để xem bản điều khiển. Để bắt đầu nhấn Open.

Bước 3: Lập lại tương tự với Modul khác để mở cả hai bảng điều khiển. Sau đó,
nhập vào một bảng điều khiển và chuyển sang bảng điều khiển khác để xem tin nhắn
vừa gửi.

42
Bây giờ cả hai modul đã có thể truyền tín hiệu cho nhau. Ta có thể kết nối chúng
với vi xử lý Arduino hay Node MCU để tiến hành truyền nhận tín hiệu.
c. Lập trình phần mềm cho Smartphone
Kodular là một phần mềm lập trình xây dựng ứng dụng điện thoại thông minh
cho phép người dùng tạo các ứng dụng Android đơn giản, tiện dụng mà không cần
phải có kiến thức đặc biệt về lập trình. Nó cho phép mọi người bắt đầu lập trình mà
không cần mất nhiều năm học một ngôn ngữ mã hóa nào. Việc lập trình App dựa trên
công cụ kéo thả các thành phần đã được Kodular xây dựng sẵn. Kodular lập trình trực
tuyến trên trang web kodular.io nên người dùng cũng không cần phải cài đặt bất kỳ
phần mềm lập trình trên máy tính
Với ưu điểm
Giao diện mới cực kỳ đẹp mắt
Component đa dạng hơn rất nhiều App Inventor
Có hỗ trợ đặt quảng cáo vào trong App, đơn vị quảng cáo đa dạng từ Admob đến
facebook
Xây dựng trên nền android cao nên App trông đẹp và chuyên nghiệp hơn App
Inventor
Được cập nhật và sửa lỗi liên tục Cập nhật API liên tục để phù hợp với chính
sách của Google Play
Nhưng do có quá nhiều component nên có nhiều component bị xung đột nên bị
lỗi vặt, tuy nhiên những lỗi đó sẽ sớm được khắc phục vì đội ngũ bảo dưỡng và phát
triển liên tục tìm kiếm lỗi để nâng cấp và khắc phục
43
Hình 2.18 Giao diện thiết kế của Kodular
2.3.3. Hướng dẫn sử dụng và thao tác
2.3.3.1. Phần cứng
a. Nút phát
Bước 1: Kết nối cảm biến với board
Bước 2: Cấp nguồn từ năng lượng mặt trời và pin dự phòng
b. Nút thu
Bước 1: Cấp nguồn 5VDC thông qua đầu USB
Bước 2: Kết nối WiFi cho ESP8266
Chờ khoảng 5-10s. Nếu:
- Đèn báo nháy chậm thì ESP8266 đã kết nối Internet thành công.

44
-
Đèn báo nháy nhanh thì ESP8266 phát ra mạng wifi có tên là NCKH
CKCN Node 2 với password là 12345678 để chúng ta kết nối và nhập
thông tin mạng Wifi mà ta muốn ESP8266 kết nối đến.
- Sau khi kết nối thành công sẽ tự đưa đến trang kết nối WiFi
- Chọn Configure WiFi, lựa chọn mạng Wifi mà mình muốn kết nối, nhập
mật khẩu.
- Kéo xuống và đăng nhập email đã tạo trên Firebase Authentication.
- Nếu thành công đèn báo sẽ nháy chậm và thoát khỏi mạng Wifi của
ESP8266. Nếu không sẽ kết nối lại mạng Wifi của ESP.
c. Nút điều khiển
Bước 1: Nối dây cho thiết bị với ngõ ra Rely
Bước 2: Cấp nguồn 12VDC thông qua cổng DC Socket
Bước 3: Kết nối WiFi cho ESP8266 (Giống như bước 2 của nút thu)
2.3.3.2. Phần mềm
Bước 1: Đăng ký tài khoản người dùng

Đăng nhập Firebase được sử dụng để lưu dữ liệu, vào Authentication sử dụng
gmail và mật khẩu tùy ý để đăng ký tài khoản người dùng cho app android.
Bước 2: Mở ứng dụng sẽ xuất hiện trang đăng nhập. Sử dụng tài khoản Firebase
đã đăng ký trước đó để đăng nhập.

45
Sau khi đăng nhập thành công sẽ chuyển đến trang chính, nơi hiển thị giá trị cảm
biến, điều khiển và cài đặt giá trị các thông số

Nếu muốn đăng xuất hay xem thông tin thêm về ứng dụng thì chọn vào ở góc
trái màn hình.

46
Chương 3: Thử nghiệm và đưa ra kết quả
Bô đo độ ẩm đất không dây đã hoạt động và đáp ứng được yêu cầu giám sát độ
ẩm đất tại thực địa thông qua trang web Thingspeak. Hình dưới cho ta thấy rằng các
giá trị nhận được từ nút cảm biến được biểu diễn thành một biểu đồ gồm nhiều điểm
nối lại với nhau. Mỗi một điểm trên biểu đồ là một giá trị đo được từ cảm biến ngay tại
thời điểm đó.

Hình 3.1 Mô hình trồng rau thử nghiệm


Từ biểu đồ này giúp ta nắm được tình trạng độ ẩm hiện tại của đất tại thực địa.
Từ đó đưa ra quyết định phù hợp.

Hình 3.2 Kết quả chạy thực tế


47
Nhận xét về hệ thống:
 Ưu điểm:
- Có thể hoạt động lâu dài nhờ năng lượng cung cấp từ pin mặt trời.
- Mạch nhỏ gọn.
- Tiêu thụ ít năng lượng.
- Khoảng cách truyền dữ liệu tương đối xa (Khoảng hơn 500m).
- Dễ lắp đặt và sử dụng.
- Dễ thay thế linh kiện khi xảy ra trường hợp hư hỏng.
- Dễ dàng thiết lập lại thông tin WiFi, tài khoản cho các nút thu và nút điều
khiển.
 Nhược điểm:
- Thời gian cập nhật dữ liệu lên Thingspeak có độ trễ nhất định so với thời gian
thực tế.
- Điểm nút được đặt ở một vị trí cố định nên lượng quang năng nhận được không
được tối ưu nhất.
 Đề xuất cải tiến:
- Mở rộng thêm các cổng kết nối để có thể kết nối với từng loại cảm biến tùy theo
nhu cầu sử dụng.
- Mở rộng mạng lưới các nút để đo nhiều vị trí khác nhau. Đảm bảo tính khách
quan của số liệu.
- Pin mặt trời quay theo hướng nắng đảm bảo quang năng thu được là lớn nhất.
Chú thích:
Vì bộ đo độ ẩm đất không dây mà ta đang thực hiện chỉ có một nút và một nút
thu, nên ta thiết lập hai mô-đun Xbee này theo mạng liên kết point-to-point. Đặc biệt,
với thiết lập trên thì trạm gốc chỉ có thể nhận được dữ liệu duy nhất từ nút cảm biến
này mà thôi.
Khi có từ 2 nút trở lên ta phải thiết lập lại các thông số của các mô-đun Xbee này
lại, để đảm bảo rằng trạm gốc có thể nhận được cùng lúc nhiều tín hiệu từ nhiều nút
cảm biến khác nhau. (xem Phụ Lục)

48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Qua quá trình thực hiện nghiên cứu, nhóm em đã đạt được các kết quả sau:
- Viết chương trình điều khiển của hệ thống đo độ ẩm đất không dây.
- Đưa ra được lưu đồ thuật toán cho trương trình điều khiển hệ thống đo độ
ẩm đất không dây và cài đặt cho module XBee.
- Tính toán và thiết kế bộ đo độ ẩm đất, phần điện và phần điện tử cho hệ
thống.
- Chế tạo thành công bộ đo độ ẩm đất không dây.
- Tạo App Android từ Kodular cho hệ thống.
KIẾN NGHỊ

49
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
[1] IoT Maker Việt Nam, Internet of Things cho người mới bắt đầu.
[2] PGS. TS Nguyễn Đức Quý, TS Nguyễn Văn Dung (2006), Độ ẩm đất và tưới nước
hợp lý cho cây trồng
[3] Giáo trình “Lập Trình IoT Với ESP8266 – Lê Mỹ Hà, Phạm Quang Huy” – Nhà
Xuất Bản Thanh Niên - 2015.
[4] Giáo trình “Kỹ Thuật Vi Điều Khiển – Nguyễn Đình Phú” – Đại học Sư Phạm Kỹ
Thuật tp.HCM - 2005.
Tài liệu nước ngoài
[5] Alaa Sagheer (06-2021), A Cloud-Based IoT Platform for Precision Control of
Soilless Greenhouse Cultivation.
[6] A. Kumar, K. Kamal (24-5-2022), Smart Irrigation Using Low-Cost Moisture
Sensors and XBee-based Communication
[7] J. Phys.: Conf (2018), Soil Moisture Monitoring System using Wireless Sensor
Network
Tài liệu trên Internet
[8] https://www.alldatasheet.com
[9] Wireless sensor networks for greenhouses - An end-to-end review.pdf.

50
PHỤ LỤC
Các bước cấu hình giúp trạm gốc có thể nhận được dữ liệu từ nhiều nút cảm biến
khác nhau sử dụng firmware 802.15.4 TH.
Thiết lập điều phối viên
Kênh CH: Điều này mặc định là C
PAN ID:
Đây là một con số duy nhất cho thiết lập mạng của ta và cần phải giống nhau trên
tất cả các mô-đun XBee. Để tránh xung đột với XBee khác, hãy thay đổi điều này
thành bất kỳ số thập lục phân nào giữa 0 và FFFF. Ở đây ta chọn 1729
Địa chỉ đích DH: Được để mặc định là 0
Địa chỉ đích DL thấp:
Bởi vì thiết bị XBee mà chúng ta đang thiết lập là Điều phối viên, ta cần cho
phép nó giao tiếp với tất cả các XBee khác trên cùng một mạng. Để làm điều này, ta
đặt giá trị này thành FFFF là địa chỉ phát sóng cho tất cả các mô-đun khác..
Địa chỉ nguồn 16 bit ta để điều này ở mức 0

Tiếp tục xuống trong cài đặt, ở mục CE Coordinator Enable. Thay đổi điều này
để mô-đun này là Điều phối viên (Coodinator).

51
Nhấp vào Write để lưu thay đổi

52

You might also like