You are on page 1of 17

Kinh nghiệm xin PR (thường trú Úc) qua diện

định cư tay nghề


Bước 1: Các Khái Niệm Cơ Bản
Thời gian gần đây nhiều bạn quan tâm hỏi mình về kinh nghiệm xin PR (thường trú Úc) như thế nào
nên mình tóm tắt và tổng hợp lại trong note này và làm thêm kênh youtube hướng dẫn để các bạn nào
quan tâm có thể vào tham khảo.
Kênh youtube: https://www.youtube.com/c/dinhcuuc Các video tiêu biểu như:
- Sang Úc định cư để được những gì? http://bit.ly/auplus
- Hướng dẫn làm visa tay nghề https://youtu.be/QfS2-4Rc-ko
- Làm thế nào để bảo lãnh thường trú cho Ba Mẹ? http://bit.ly/parentvisa
- Làm visa du lịch Úc ntn? http://bit.ly/dulichuc

Hiểu một cách đơn giản, người có PR (Permanent Residence) do Úc cấp sẽ được sống, làm việc, học tập,
kinh doanh ở Úc vô thời hạn; được những phúc lợi xã hội như người công dân Úc (y tế/giáo dục miễn
phí, có trợ cấp thất nghiệp/tai nạn/nuôi con v.v...) và được phép ra vào nước Úc bất kỳ lúc nào. Sau 4
năm thường xuyên sống ở Úc và có tối thiểu 1 năm là thường trú nhân Úc thì được vào quốc tịch.

Để có được PR Úc có nhiều cách khác nhau như kết hôn, đầu tư, working visa v.v... Mình chỉ có kinh
nghiệm xin PR qua diện định cư tay nghề (skilled immigration) nên xin chia sẻ như sau:

1) Đầu tiên cần phải biết nghề của mình có trong Medium and Long Term list hoặc Short Term list hay
không. Chỉ nên tham khảo trên web chính thức của Bộ Di Trú Úc và các trang web của các bang ở Úc để
theo dõi thường xuyên và biết thông tin chính xác. Lưu ý các thông tin từ web môi giới (agent) hoặc
dịch vụ visa có thể không chính xác hoặc chưa cập nhật.
Combined STSOL - MLTSSL: https://archive.homeaffairs.gov.au/trav/work/work/skills-
assessment-and-assessing-authorities/skilled-occupations-lists/combined-stsol-mltssl
Một cách check nhanh khác là có thể dùng web này: https://www.anzscosearch.com/ để search real
time status nghề mình quan tâm.

�Long/Medium Term khác Short Term ở chổ nếu nghề có trong Long/Medium thì xin visa 189
(Independence được). Còn nghề trong Short Term thì phải xin các bang bên Úc bảo lãnh và phải đi theo
visa 190 hoặc 489.

2) Có 3 loại visa để đi theo skilled immigration. Mỗi loại có những yêu cầu, quyền lợi khác nhau. Nên
đọc để đánh giá khả năng mình có thể xin visa nào cho thích hợp.
Visa 189: https://immi.homeaffairs.gov.au/visas/getting-a-visa/visa-listing/skilled-independent-189
Visa 190: https://immi.homeaffairs.gov.au/visas/getting-a-visa/visa-listing/skilled-nominated-190
Visa 489: https://immi.homeaffairs.gov.au/visas/getting-a-visa/visa-listing/skilled-regional-
provisional-489

Nhìn chung để có PR theo visa 189 thì khó nhất nhưng nếu đạt được thì sướng nhất (có PR ngay và
sống ở bang nào ở Úc cũng được). 190 có PR ngay nhưng phải sống 2 năm ở vùng bang bảo lãnh. 489
thì dễ nhất trong 3 loại visa nhưng gian nan hơn (không được cấp PR ngay), PR chỉ được cấp sau khi có
thời gian 2 năm sống ở Úc (trong vùng bang bảo lãnh) và phải kiếm được việc làm Full Time ít nhất 1
năm.

190 hoặc 489 cần phải có bang bảo lãnh và mỗi bang sẽ có điều kiện bảo lãnh khác nhau nên phải vào
web từng bang để check. Follow up thường xuyên vì đk có thể thay đổi theo thời gian. Có 8 bang ở Úc.
NSW và VIC rất hot nên đk xin bảo lãnh từ NSW hoặc VIC khá cao và phải cạnh tranh với rất nhiều
strong candidates các nước (vd: England, USA, Singapore, China, India v.v...) để có vé nộp đơn visa.
Bang NSW: http://www.industry.nsw.gov.au/live-and-work-in-nsw/visas-and-immigration
Bang VIC: http://www.liveinvictoria.vic.gov.au/
Bang QLD: http://migration.qld.gov.au/
Bang ACT: http://www.canberrayourfuture.com.au/
Bang SA: http://www.migration.sa.gov.au/
Bang WA: http://www.migration.wa.gov.au/
Bang NT: http://www.australiasnorthernterritory.com.au/
Bang TAS: http://www.migration.tas.gov.au/

3) Mình có PR theo visa 190 (tự làm hồ sơ, không thông qua agent) nên xin chia sẻ kinh nghiệm như
sau.
Bước 1: Làm giấy xác nhận nghề nghiệp. Xem cột Assessing Authority trong Occupation List và tìm
hiểu nghề của mình phải được xác nhận bởi Assessing Authority nào. Xong vào trang web của
Assessing Authority đó để tìm hiểu nó yêu cầu giấy tờ gì để nộp.
Bước 2: Thi IELTS đạt yêu cầu ghi trong Occupation List hoặc bang mình có thể xin bảo lãnh. Bước 2
có thể làm song song với bước 1. Trong lúc chuẩn bị giấy tờ hoặc chờ đủ năm kinh nghiệm thì tranh
thủ ôn luyện thi IELTS.
Bước 3: Có giấy xác nhận nghề và IELTS rồi thì bắt đầu xin thư mời EOI thông qua SkillSelect system
của Bộ Di Trú Úc và nộp đơn xin bang bảo lãnh. EOI (Expression of Interest) hiểu nôm na như là mình
nộp thông tin để xin Úc cấp cho mình Có giấy xác nhận nghề và IELTS rồi thì bắt đầu xin thư mời EOI
thông qua SkillSelect system của Bộ Di Trú Úc và nộp đơn xin bang bảo lãnh. EOI (Expression of
Interest) hiểu nôm na như là mình nộp thông tin để xin Úc cấp cho mình tấm vé để được nộp hồ sơ xin
PR. Úc nó phải thông qua cách này để kiểm soát số lượng người nộp xin PR/visa mỗi năm, nếu không
sẽ quá tải và không xử lý kịp.
- Tham khảo cách làm EOI https://immi.homeaffairs.gov.au/visas/working-in-australia/skillselect
- Tham khảo web các bang ở trên để biết cách nộp xin bang bảo lãnh.
Bước 4: Sau khi được bang bảo lãnh và có vé để nộp hồ sơ visa rồi thì xem như 80% công đoạn hoàn
thành. Bước cuối này là gom toàn bộ giấy tờ và nộp tiền cho Bộ Di Trú Úc để xét hồ sơ visa. Có rất nhiều
loại giấy tờ nên nếu chuẩn bị càng kỹ và nộp càng đầy đủ thì thời gian xử lý hồ sơ và được cấp PR/visa
càng nhanh. Các giấy tờ thông thường gồm có:
- Giấy tờ cá nhân: Passport, CMND, giấy khai sinh, Form 80
- Giấy lý lịch tư pháp VN + police check (Criminal record) nếu có thời gian ở Úc hoặc các nước khác từ 1
năm trở lên.
- Giấy khám sức khỏe
- Education Docs: toàn bộ giấy tờ học vấn liên quan đến nghề chỉ định (nominated occupation): bằng
ĐH/thạc sỹ, bảng điểm, giấy chứng nhận hoàn tất chương trình học v.v...
- Employment Docs: toàn bộ giấy tờ chứng minh quá trình làm việc liên quan đến nghề chỉ định:
Reference Letter (giấy xác nhận của công ty về thời gian, chức vụ và tính chất công việc), Hợp Đồng Lao
Động, Bảng Lương (toàn bộ thời gian đi làm nếu có), Bank Statement (Bản Kê Giao Dịch ngân hàng c/m
có nhận lương), Sổ BHXH, Thông Báo Tăng Lương, chứng chỉ kỹ năng tay nghề v.v...
- Relationship Docs: Giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, một vài hình đám cưới (nếu hồ sơ xin
PR/visa bao gồm vợ, chồng, con cái...)
- Tiền: 100-200tr hoặc nhiều hơn nếu làm hồ sơ cho cả gia đình: vợ, chồng, con cái v.v... Nên trả online
bằng Credit Card. Tiền sẽ không được hoàn lại nếu hồ sơ xin visa bị từ chối. Do đó các giấy tờ nộp trong
bước này phải trung thực, hợp lệ và khớp với thông tin đã khai trong EOI thì mới được thông qua.

4) Thời gian hoàn tất bước 1 đến bước 4 (nếu apply offshore - nộp đơn từ VN) sẽ mất ít nhất 1 năm
(nếu mọi việc thuận lợi) hoặc mất 2 năm hoặc hơn tùy thuộc vào các yếu tố sau:

a) Ngành nghề của mình có bị cạnh tranh nhiều hay không. Ví dụ: IT/Accountant có nhiều người xin PR
quá thì đương nhiên sẽ bị xử lý lâu và điều kiện sẽ khó hơn so với các nghề khác có ít người nộp đơn
hơn như đầu bếp, thợ làm ống nước, lát gạch, thợ làm bánh, hớt tóc. Do đó việc chọn cho mình nghề
nào thích hợp với mình và khả dĩ có thể thành công khi nộp đơn là rất quan trọng. Nên nghiên cứu kỹ
Occupation List và yêu cầu của Assessing Authority ở bước 1 trên để quyết định nên chọn nghề nào.
Đối với các nghề khó có đủ giấy tờ để chứng minh kỹ năng, kinh nghiệm làm việc thì bắt buộc phải tốn
tiền nhờ agent làm hồ sơ dùm.
b) Khả năng Anh Văn. Ngoại trừ các nước dùng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ hoặc song ngữ như Anh, Mỹ,
Canada, Singapore, India, bước 2 thường là rào cản lớn đối với người VN. Không hiếm trường hợp du
học sinh Úc mất cả năm thi hơn chục lần IELTS vẫn chưa đạt thang điểm mong muốn. Do đó nên có kế
hoạch ôn luyện IELTS tập trung và nghiêm túc nếu muốn tiết kiệm thời gian. Nếu thấy ngoài tầm với,
nên chọn visa 489 vì visa này không đòi hỏi điểm IELTS cao như 189 và 190. Thời gian gần đây mình
nghe nói thi PTE dễ hơn IELTS nên nếu các bạn nào thi IELTS ko đạt thang điểm mong muốn thì PTE là
1 lựa chọn.
c) Thời điểm xin bang bảo lãnh và nộp EOI. Như ghi chú bên dưới, nếu nghề mình nộp đơn thuộc
ngành hot thì phải canh thời điểm để nộp cho kịp nếu không muốn mất thời gian đợi thêm 1 năm đến
khi các bang ở Úc/Bộ Di Trú mở đợt nhận hồ sơ mới. Hằng năm, thường vào tháng 7, các bang ở Úc/Bộ
Di Trú sẽ hoàn tất cập nhật các yêu cầu nộp đơn và mở hệ thống nhận hồ sơ xin bảo lãnh, làm visa/PR
v.v..
d) Các giấy tờ ở VN khi xin đóng dấu, xác nhận, dịch thuật, công chứng sẽ phải qua nhiều thủ tục và mất
nhiều thời gian cho nên cần tranh thủ chuẩn bị giấy tờ sớm để không bị động.
Ghi chú:
- Sau khi xong bước 1 và bước 2 rồi thì phải canh và làm bước 3 càng nhanh càng tốt. Úc nhận hồ sơ xin
nộp visa rất nhiều nên mỗi năm chỉ cấp 1 số lượng EOI nhất định. Năm 2014, bang NSW mở hệ thống
để nhận đơn xin bảo lãnh và phải đóng hệ thống chỉ trong 1 giờ vì chỉ 1 giờ đã nhận đủ số lượng hồ sơ
để xử lý trong vòng 1 năm. Các ngành hot như IT, Accountant chỉ trong vòng 1 tuần là hết suất để có vé
nộp visa.
- Các bước nộp đơn, giấy tờ đều online hết nên rất thuận tiện. Giấy tờ ở VN chỉ cần dịch, công chứng
quận (nếu sẵn tiếng Anh hoặc song ngữ), công chứng tư pháp (nếu từ bản dịch), scan và upload vào hệ
thống nhận hồ sơ của Úc. Toàn bộ liên lạc thông qua email. Đa số trường hợp không cần phỏng vấn,
không cần tới Đại Sứ Quán lần nào. Bộ Di Trú cấp thẳng PR và visa qua email.
- Nên thường xuyên theo dõi và theo đuổi mới đạt mục tiêu. Vào các diễn đàn như webtretho hoặc
forum này http://www.expatforum.com/expats/australia-expat-forum-expats-living-australia/ để
biết thêm tình hình và kinh nghiệm xin PR.
- Sau khi có PR/visa qua Úc rồi thì đa số trường hợp sẽ mất thêm 1-2 năm nữa để ổn định và thích nghi
với cuộc sống mới. Nên chuẩn bị tinh thần sẽ khó có thể xin được việc văn phòng hoặc công việc hoàn
toàn giống như mình đã từng làm ở VN. Tuy nhiên cần lưu ý là ở Úc chỉ cần mình chịu khó đi làm là có
dư tiền sinh hoạt, chi tiêu, giải trí. Người lao động chân tay như đầu bếp, nông dân, handy man (thợ xây
nhà) nếu giỏi và chịu khó sẽ có thu nhập hằng năm cao hơn bác sĩ, kỹ sư. Đi làm để dành tiền chừng 5-7
năm là có nhà/xe đẹp đàng hoàng. Do đó người sống ở Úc không quan trọng danh tiếng, chức vụ công
việc như ở VN. Chỉ cần tìm được việc làm hoặc kinh doanh ổn định rồi thì mọi việc trong cuộc sống ít
khi phải lo nghĩ nhiều. Lý do là khi đủ tiền sinh hoạt rồi, những sự kiện khác trong cuộc sống luôn được
trợ giúp. Ví dụ như sinh con/bệnh tật được chăm sóc/chữa trị miễn phí, tại nạn có bảo hiểm, nuôi
con/thất nghiệp/mất khả năng lao động được hưởng trợ cấp v.v...

----------
Từ lúc public note này mình nhận dc rất nhiều yêu câu kết bạn fb. Tuy nhiên do không có thời gian
check profile mỗi người để accept friend request nên mình không accept hết dc. Các bạn nào có thắc
mắc gì cứ việc inbox (send fb message) hỏi mình. Mình check message thường, nếu biết gì sẽ trả lời.

Đồng thời các anh/chị/em nào quan tâm, muốn giao lưu, trao đổi kinh nghiệm làm hồ sơ ntn thì có thể
tham gia:

Youtube Channel: https://www.youtube.com/c/dinhcuuc


Facebook Group: https://www.facebook.com/groups/dinh.cu.uc.di
Facebook Page: https://www.facebook.com/skilled.immigration/
Forum lớn nhất TG về định cư Úc và các nước.:
https://www.expatforum.com/forums/australia-expat-forum-for-expats-living-in-au.6/

Có 3 loại visa để đi theo skilled immigration. Mỗi loại có những yêu cầu, quyền lợi khác
nhau. Nên đọc để đánh giá khả năng mình có thể xin visa nào cho thích hợp.

• Visa 189: https://immi.homeaffairs.gov.au/visas/getting-a-visa/visa-listing/skilled-


independent-189/points-tested?fbclid=IwAR0zDlqlQE1jcrodPEW-
ST6My8rO8m77TP7vCQvpF2uevR7l4194mo7nrr0

• Visa 190: https://immi.homeaffairs.gov.au/visas/getting-a-visa/visa-listing/skilled-


nominated-
190?fbclid=IwAR2DJBOr1_88YSlMcUiPmxLoKKXS3uTZ2qKG2SxbZKU6wCd_OeYlNB
EkK8k

• Visa 491: https://immi.homeaffairs.gov.au/visas/getting-a-visa/visa-listing/skilled-


work-regional-provisional-
491?fbclid=IwAR3Xmcf0eCzXrOMRCKLioRwifniOVsIvjCAeC0F04pH5Q3wM3oviVqu
UoXE

Nhìn chung để có PR theo visa 189 thì khó nhất nhưng nếu đạt được thì sướng nhất (có PR
ngay và sống ở bang nào ở Úc cũng được). 190 có PR ngay nhưng phải sống 2 năm ở vùng
bang bảo lãnh. 491 thì dễ nhất trong 3 loại visa nhưng gian nan hơn (không được cấp PR
ngay), PR chỉ được cấp sau khi có thời gian 2 năm sống ở Úc (trong vùng bang bảo lãnh) và
phải kiếm được việc làm Full Time ít nhất 1 năm.
190 hoặc 491 cần phải có bang bảo lãnh và mỗi bang sẽ có điều kiện bảo lãnh khác nhau nên
phải vào web từng bang để check. Follow up thường xuyên vì đk có thể thay đổi theo thời
gian. Có 8 bang ở Úc. NSW và VIC rất hot nên đk xin bảo lãnh từ NSW hoặc VIC khá cao và
phải cạnh tranh với rất nhiều strong candidates các nước (vd: England, USA, Singapore,
China, India v.v...) để có vé nộp đơn visa.
Bang NSW: http://www.industry.nsw.gov.au/live.../visas-and-immigration
Bang VIC: http://www.liveinvictoria.vic.gov.au/
Bang QLD: http://migration.qld.gov.au/
Bang ACT: http://www.canberrayourfuture.com.au/
Bang SA: http://www.migration.sa.gov.au/
Bang WA: http://www.migration.wa.gov.au/
Bang NT: http://www.australiasnorthernterritory.com.au/
Bang TAS: http://www.migration.tas.gov.au/
Bước 2: Xác Định Và Tìm Hiểu Mã Ngành Nghề
Kiểm tra xem mã ngành của mình là gì ở trang phân loại nghề nghiệp trên trang của cơ quan số
liệu thống kê ÚC, khi xin Reference letter ở cơ quan bạn cũng bám theo description của ngành
trong trang này: https://www.abs.gov.au/ausstats/abs@.nsf/mf/1220.0
Sau đó kiểm tra xem ngành mình sẽ đi được theo dạng visa nào bằng cách đánh mã ngành của
mình vào ô search, trong kết quả sẽ có cả đường link đến các bang sponsor cho ngành của
bạn: https://www.anzscosearch.com
Cách này đối chiếu nhanh hơn là xem danh sách những ngành định cư theo tay nghề ngắn hạn và
dài hạn trên trang của bộ di trú Úc: https://immi.homeaffairs.gov.au/.../skill-occupation-list
Thực ra còn có một cách nhanh hơn nhiều, đó là dùng trang web của deltaimmigration, vào địa
chỉ: https://deltaimmigration.com.au/Australia-jobs/ và tìm ngành của mình, sẽ ra hết các
thông tin. Tuy nhiên không phải lúc nào họ cũng update kịp thời.

Bước 3: Tính Xem Mình Được Bao Nhiêu Điểm (Point Calculator)
Dùng link này để biết cách thức tính điểm: https://myimmitracker.com/en/au/points
Hoặc đối chiểu với bảng điểm chính thức của bộ di trú
Úc: https://immi.homeaffairs.gov.au/.../tools/points-calculator
Sau đây là định nghĩa cách tính điểm các hạng mục tiêu biểu. Lưu ý, các tính điểm này thay đổi
theo thời gian. Bạn muốn có cách tính điểm chính xác và cập nhật, hãy vào web của Bộ Di Trú Úc.

• Điểm tuổi: được tính từ ngày sinh của bạn tới NGÀY NHẬN ĐC LỜI MỜI của bộ di trú
(invitation date)
• Điểm bằng cấp: Kiếm tra xem bằng cấp của VN được xếp loại như nào trong bảng xếp
loại trường/cơ sở giáo dục của VN và bằng cấp tương ứng để đánh giá tay nghề di trú Úc
do bộ GD Úc đánh giá. Nếu bạn bằng cấp bạn thuộc section 1 thì bạn có thể được công
nhận tương đương với bằng Bachelor (15đ di trú), section 2 thì còn tùy trường, có
trường thì chỉ tương đương với bằng Associate (10đ di trú), có trường lại có thể claim
được tương đương với bằng Bachelor (15đ di trú), do hồ sơ hay cách làm Skilled
Assessment (SA) của bạn nữa. Lưu ý là bảng xếp hạng này chỉ là bước khởi đầu để đánh
giá tay nghề thôi, còn muốn đc công nhận bằng cấp và kinh nghiệm thì bạn phải làm SA
với tổ chức nghề nghiệp quản lý nghề nghiệp đó của Úc, ví dụ: Kỹ sư XD, Điện tử thì làm
với hiệp hội Engineer Australia (EA). Danh sách này các bạn có thể xem tại
đây: https://www.facebook.com/.../permalink/942849132566427/
• Điểm tiếng anh: phải là each band không nhỏ hơn mức y/c, ví dụ: Competent English
tương đương với IELTS không có điểm thành phần nào dưới 6 hoặc PTE ko có điểm nào
dưới 50.
• Điểm kinh nghiệm: được tính tương ứng với số năm KN của bạn liên quan tới ngành bạn
định xin làm SA ở trên. bạn phải chứng minh bằng một trong các giấy tờ như: HĐ thử
việc, Job offer, HĐLĐ, payslip (bảng lương), sao kê NH (Bank Statement), và nhất thiết
phải có third party evidence như: BHXH hoặc thuế TNCN, TNDN nếu làm chủ vì đây là
bằng chứng độc lập khó làm giả. Nếu thiếu những cái này thì có thể dù tổ chức làm SA
vẫn công nhận năm KN cho bạn nhưng bộ di trú có thể không. Khi đó thì hồ sơ Visa của
bạn có thể bị từ chối.
• Điểm học ở Úc: thêm 5 điểm nếu bạn học fulltime 2 năm hoặc 92 tuần ở Úc.
Link: https://immi.homeaffairs.gov.au/.../australian-study...
• Điểm do có bằng biên/phiên dịch ngôn ngữ thiểu số community language (bằng NAATI)
hoặc CCL: thêm 5 điểm, Link: https://www.naati.com.au/
Bước 4: Làm giấy xác nhận nghề nghiệp (Skill
Assessment - SA)
• Xem cột Assessing Authority trong Occupation List và tìm hiểu nghề của mình phải được
xác nhận bởi Assessing Authority nào. Xong vào trang web của Assessing Authority đó
để tìm hiểu nó yêu cầu giấy tờ gì để nộp.
https://immi.homeaffairs.gov.au/visas/working-in-australia/skill-occupation-list

Bước 5: Thi Anh Văn (IELTS hoặc PTE)


Thi IELTS hoặc PTE đạt yêu cầu ghi trong Occupation List hoặc bang mình có thể xin bảo lãnh.
Bước 5 có thể làm song song với bước 4. Trong lúc chuẩn bị giấy tờ hoặc chờ đủ năm kinh
nghiệm thì tranh thủ ôn luyện thi IELTS / PTE.
Nhóm học ôn PTE (Pearson Test of English) của
group: https://www.facebook.com/groups/1216422675098079/
Lý do vì sao ôn PTE để kiếm điểm English thay vì thi IELTS:
https://www.facebook.com/groups/651023875082289/permalink/682750835242926/

Bước 6: Xin thư mời (Expression Of Interest -


EOI)
Có giấy xác nhận nghề và IELTS rồi thì bắt đầu xin thư mời EOI thông qua SkillSelect system của
Bộ Di Trú Úc và nộp đơn xin bang bảo lãnh. EOI (Expression of Interest) hiểu nôm na như là
mình nộp thông tin để xin Úc cấp cho mình tấm vé để được nộp hồ sơ xin PR. Úc nó phải thông
qua cách này để kiểm soát số lượng người nộp xin PR/visa mỗi năm, nếu không sẽ quá tải và
không xử lý kịp.
- Tham khảo cách làm EOI: https://immi.homeaffairs.gov.au/visas/working-in-
australia/skillselect
- Tham khảo web các bang ở trên để biết cách nộp xin bang bảo lãnh. Visa 190 hoặc 491 cần phải
có bang bảo lãnh và mỗi bang sẽ có điều kiện bảo lãnh khác nhau nên phải vào web từng bang để
check. Follow up thường xuyên vì đk có thể thay đổi theo thời gian. Có 8 bang ở Úc. NSW và VIC
rất hot nên đk xin bảo lãnh từ NSW hoặc VIC khá cao và phải cạnh tranh với rất nhiều strong
candidates các nước (vd: England, USA, Singapore, China, India v.v...) để có vé nộp đơn visa.
Bang NSW: http://www.industry.nsw.gov.au/live-and-work-in-nsw/visas-and-immigration
Bang VIC: http://www.liveinvictoria.vic.gov.au/
Bang QLD: http://migration.qld.gov.au/
Bang ACT: http://www.canberrayourfuture.com.au/
Bang SA: http://www.migration.sa.gov.au/
Bang WA: http://www.migration.wa.gov.au/
Bang NT: http://www.australiasnorthernterritory.com.au/
Bang TAS: http://www.migration.tas.gov.au/

Bước 7: Nộp giấy tờ xin visa định cư Úc


Sau khi được bang bảo lãnh và có vé để nộp hồ sơ visa rồi thì xem như 80% công đoạn hoàn
thành. Bước cuối này là gom toàn bộ giấy tờ và nộp tiền cho Bộ Di Trú Úc để xét hồ sơ visa. Có
rất nhiều loại giấy tờ nên nếu chuẩn bị càng kỹ và nộp càng đầy đủ thì thời gian xử lý hồ sơ và
được cấp PR/visa càng nhanh. Các giấy tờ thông thường gồm có:
- Giấy tờ cá nhân: Passport, CMND, giấy khai sinh, Form 80
- Giấy lý lịch tư pháp VN + police check (Criminal record) nếu có thời gian ở Úc hoặc các nước
khác từ 1 năm trở lên.
- Giấy khám sức khỏe
- Education Docs: toàn bộ giấy tờ học vấn liên quan đến nghề chỉ định (nominated occupation):
bằng ĐH/thạc sỹ, bảng điểm, giấy chứng nhận hoàn tất chương trình học v.v...
- Employment Docs: toàn bộ giấy tờ chứng minh quá trình làm việc liên quan đến nghề chỉ định:
Reference Letter (giấy xác nhận của công ty về thời gian, chức vụ và tính chất công việc), Hợp
Đồng Lao Động, Bảng Lương (toàn bộ thời gian đi làm nếu có), Bank Statement (Bản Kê Giao
Dịch ngân hàng c/m có nhận lương), Sổ BHXH, Thông Báo Tăng Lương, chứng chỉ kỹ năng tay
nghề v.v...
- Relationship Docs: Giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu, một vài hình đám cưới (nếu hồ sơ xin
PR/visa bao gồm vợ, chồng, con cái...)
- Tiền: 100-200tr hoặc nhiều hơn nếu làm hồ sơ cho cả gia đình: vợ, chồng, con cái v.v... Nên trả
online bằng Credit Card. Tiền sẽ không được hoàn lại nếu hồ sơ xin visa bị từ chối. Do đó các
giấy tờ nộp trong bước này phải trung thực, hợp lệ và khớp với thông tin đã khai trong EOI thì
mới được thông qua.

Các Câu Hỏi Thường Gặp - FAQ


Thời gian làm tất cả các bước để có visa định cư Úc khoảng bao lâu?
Sẽ mất ít nhất 1 năm (nếu mọi việc thuận lợi) hoặc mất 2 năm hoặc hơn tùy thuộc vào các yếu tố
sau:
a) Ngành nghề của mình có bị cạnh tranh nhiều hay không. Ví dụ: IT/Accountant có nhiều người
xin PR quá thì đương nhiên sẽ bị xử lý lâu và điều kiện sẽ khó hơn so với các nghề khác có ít
người nộp đơn hơn như đầu bếp, thợ làm ống nước, lát gạch, thợ làm bánh, hớt tóc. Do đó việc
chọn cho mình nghề nào thích hợp
với mình và khả dĩ có thể thành công khi nộp đơn là rất quan trọng. Nên nghiên cứu kỹ
Occupation List và yêu cầu của Assessing Authority ở bước 1 trên để quyết định nên chọn nghề
nào.
Đối với các nghề khó có đủ giấy tờ để chứng minh kỹ năng, kinh nghiệm làm việc thì bắt buộc
phải tốn tiền nhờ agent làm hồ sơ dùm.
b) Khả năng Anh Văn. Ngoại trừ các nước dùng tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ hoặc song ngữ như
Anh, Mỹ, Canada, Singapore, India, bước 2 thường là rào cản lớn đối với người VN. Không hiếm
trường hợp du học sinh Úc mất cả năm thi hơn chục lần IELTS vẫn chưa đạt thang điểm mong
muốn. Do đó nên có kế hoạch ôn luyện IELTS tập trung và nghiêm túc nếu muốn tiết kiệm thời
gian. Nếu thấy ngoài tầm với, nên chọn visa 489 vì visa này không đòi hỏi điểm IELTS cao như
189 và 190. Thời gian gần đây mình nghe nói thi PTE dễ hơn IELTS nên nếu các bạn nào thi
IELTS ko đạt thang điểm mong muốn thì PTE là 1 lựa chọn.
c) Thời điểm xin bang bảo lãnh và nộp EOI. Như ghi chú bên dưới, nếu nghề mình nộp đơn thuộc
ngành hot thì phải canh thời điểm để nộp cho kịp nếu không muốn mất thời gian đợi thêm 1
năm đến khi các bang ở Úc/Bộ Di Trú mở đợt nhận hồ sơ mới. Hằng năm, thường vào tháng 7,
các bang ở Úc/Bộ Di Trú sẽ hoàn tất cập nhật các yêu cầu nộp đơn và mở hệ thống nhận hồ sơ
xin bảo lãnh, làm visa/PR v.v..
d) Các giấy tờ ở VN khi xin đóng dấu, xác nhận, dịch thuật, công chứng sẽ phải qua nhiều thủ tục
và mất nhiều thời gian cho nên cần tranh thủ chuẩn bị giấy tờ sớm để không bị động.
Chi phí để làm visa tay nghề?
https://www.youtube.com/watch?v=CqV83fMMQ1Q&t=30s
Huy NguyenĐỊNH CƯ & CUỘC SỐNG ÚC
5 tháng 4, 2018 ·

1. Điểm partner sao mới claim được


Trả lời: vợ/chồng/bồ phải có ielts6/pte50 và SA của 1 ngành chung list với main applicant, VD
như cùng là medium/long term hoặc cùng short term thì mới được. Còn chứng minh sao là vợ
chồng thì phai có hôn thú, địa chỉ nhà chung, còn bồ thì phải có giấy relationship cert, join bank,
địa chỉ, sống chung ít nhất 6 tháng. Vợ chồng thì đơn giản chứ bồ thì chỉ có sống ở Úc mới chứng
minh dc, ngoài Úc rất khó vì ở VN ko có kí giấy gì cả.
2. SA có cần kinh nghiệm hay IELTS ko?
Trả lời: Cái này tuỳ thuộc vào từng ngành. 1 số ngành thông dụng mọi người hay nộp là:
+ Y tá: Bachelor + IELTS 7 academic/PTE65
https://www.anmac.org.au/skilled-migration-services/overview
+ Engineer: dùng bằng đại học để xét, master (1 số course tại Úc rất hạn chế) hay phd hầu như
ko cần tới. Có 3 stream: Bachelor tại Úc thì vô tư, cỡ nào cũng ra SA, bachelor nước ngoài thuộc
hệ thống Washington accord ok luôn, bachelor VN thì viết CDR. Phải có Ielts 6/pte50 mới dc SA
https://www.engineersaustralia.org.au/.../Migration...
+Kế toán: học pro year hoặc ielts 7 academic/pte 65 + bảng điểm có những môn theo yêu cầu
của nó thì pass. Bằng VN thì vất vả ah vì khó đối chiếu môn học, thường mọi người phải học
thêm CPA
https://www.cpaaustralia.com.au/.../criteria-and...
+IT: bachelor Úc : 1 năm kinh nghiệm hoặc học pro year + Ielts 6/pte 50. Bachelor nước ngoài
vẫn ok, chủ yếu trừ kinh nghiệm thế nào thôi, nếu claim kinh nghiệm làm ở ngoài nước Úc thì bị
trừ ít nhất 2 năm.
https://www.acs.org.au/msa/information-for-applicants.html
+ các bằng nghề: IELTS 6/pte 50 và phải follow chương trình Job Ready Program mới ra SA.
http://www.tradesrecognitionaustralia.gov.au/.../default...
3. Tốt nghiệp trường ĐH section 1 2 thì như thế nào:
Trả lời: khái niệm section 1 2 này là của tổ chức VETASSESS là chủ yếu. Em có cảm tưởng như tổ
chức này nó xét tùm lum ngành nghề chứ ko như các tổ chức ở trên nên ko có chung 1
background nào hết nên kết quả ra thế nào nói thiệt chỉ có bỏ tiền ngu ra làm thử mới biết.
https://www.vetassess.com.au/skills-assessment-for-migration
4. claim điểm kinh nghiệm cho visa 189/190/489 thế nào:
claim điểm kinh nghiệm thì quan trọng nhất là evidence. Nếu làm ở Úc thì quá đơn giản, giấy tờ
đầy đủ payslip, tax, ref letter ngon lành ko có gì phải lo. Nếu làm ở ngoài nước Úc (ở đây nói chủ
yếu là VN), giấy tờ cũng như trên + bảo hiểm XH, càng đầy đủ càng tốt. Nếu cố hết sức mà vẫn ko
đào ra đầy đủ thì cầu nguyện thôi. Ai cũng hiểu giấy tờ ở VN nó nhiêu khê thế nào rồi.
Điểm kinh nghiệm tính 20h/tuần, có payslip, tax đầy đủ.Kinh nghiệm tính từ sau khi tốt nghiệp
bằng cấp dùng làm SA
5. Tại sao người phụ thuộc trên 18t nên thi ielts 4.5 each/pte 30 khi nộp skilled visa?
Cái này ko bắt buộc, nhưng nếu ko có thì phải đóng second instalment $AUD4885. Ai thích đóng
tiền thì khỏi quan tâm

https://www.homeaffairs.gov.au/.../how-can-i-prove-i-have....
6. Tôi làm ngành này, điểm thế này, liệu có cơ hội ?
Nói thiệt cái này ko ai dám trả lời chắc chắn cả. Nếu ngành long term và điểm 65 70 trở lên thì
rất hy vọng với 189 và 190. 489 thì rất hạn chế ngành nghề mà mời ít nên phải tự vào web gov
tứng state mà coi, họ update rất thường xuyên nên thay đổi liên tục. Nếu ngành short term thì
chỉ có thể khuyên là anh chị hãy cầu nguyện và chăm làm từ thiện, tích luỹ công đức đi vì cửa rất
hẹp chỉ có thể đi 190 489 mà cái này rất hạn chế
7. Làm sao để tăng điểm?
Hiệu quả nhất là điểm anh văn, cố gắng PTE65, PTE79. Ai ở Úc thì học thêm CCL, pro year, đi học
vùng regional, học khối ngành STEM research courses như Master, Phd. Nếu ở Úc thì ráng lấy
kinh nghiệm 1 năm đúng ngành sẽ thêm 5d. Kiếm điểm partner cũng là 1 ý hay.
8. 489 state và 489 relative khác nhau thế nào?
489 state process y như 190 nhưng phải ở vùng regional và xài list regional area.
489 family process y như 189 nhưng chỉ tiêu ít hơn 1/10 của 189,và phải có người thân ruột thịt
sống ở vùng designated area. Khi hold visa phải sống trong designated area. Người thân ruột thịt
là cha mẹ, cô chú bác cậu dì, anh chị em ruột, first cousin vẫn dc tính. Ngoài ra theo XH tây thì
cha dượng, mẹ ghẻ, con riêng vẫn được tính là ruột thịt.
https://www.homeaffairs.gov.au/trav/visa-1/489-
?modal=/visas/supporting/Pages/489/sponsors-definitions.aspx
9.Đã bị viêm gan B có sao ko?
cố gắng đi bệnh viện, có giấy khám theo dõi định kì, rồi sau đó cầu nguyện. Ai đi xét nghiệm mà
chưa bị thì cố gắng giữ mình, ko quan hệ bừa bãi, ko ăn nhậu bê tha
10.Khối ngành Business có cơ hội không? Câu này đã được nghe rất nhiều nhưng hiện tại chỉ có
các đường sau:
- Khả thi nhất: Kết hôn - ko thuộc skilled ko bàn
- Accounting như trên.
- Management Consultant: Ngành mới cần background finance, management, strategy and HR,
cần 1 năm kinh nghiệm làm ở third party,cần có chứng minh là đã tư vấn cho công ty khác chứ
ko phải internal. Cái này cần phải đào sâu nghiên cứu tìm hiểu thêm vì nó quá mới và rất thiếu
thông tin.
11. Khi lodge visa thì có chỗ family unit, nên hiểu cái này thế nào?
Family unit ở Úc được hiểu là vợ chồng và con cái, ngoài các đối tượng này ko phải là 1 family
unit. Câu hỏi này rất nhiều người confuse khi khai cả cha mẹ anh chị em vào nữa rất mất thời
gian và ko cần thiết.
12. Đang chờ SA hay chờ thi IELTS có nên lodge EOI ko?
Câu trả lời là tuyệt đối ko? Vì khi lodge EOI là đã lấy date of effect, khi được mời thì họ sẽ check
ngày cấp SA/IELTS sau ngày lodge EOI tức là mình đã cheat và take turn của những người khác
vì điểm mình đã ko phải như vậy lúc mình lodge, như vậy là ko fair với những người khác, có thể
bị banned 3 năm (hay 5 ko nhớ rõ).
13. Có thể tạo nhiều EOI ko?
EOI là free nên tạo thoải mái.
14. Có thể nộp nhiều SA?
Các tổ chức xét SA hoàn toàn độc lập với bộ di trú nên miễn anh chị đủ yêu cầu thì cứ nộp. Nó
giống như thi ielts vậy, đóng tiền làm bao nhiêu ngành, bao nhiêu tổ chức cũng dc, cùng lắm thì
mất tiền thôi.
15. Ngày hết hạn của Skilled Assessment?
Bộ di trú quy định 3 năm, nhưng nếu trên SA ghi ít hơn 3 năm thì phải theo ngày ghi trên SA. Ý là
3 năm hoặc ngày hết hạn ghi trên SA, cái nào tới trước chọn cái đó.
Tóm tắt các bước làm hồ sơ visa 189 của Huy Nguyen:
https://www.facebook.com/groups/651023875082289/permalink/721471548037521/
Nếu vấn đề gì trong group không trả lời được thì các bạn nên vào Expatforum.com tìm kiếm
(đánh keyword vào ô search)
File tổng hợp những đường link, câu hỏi và các nguồn do admin sưu tầm và biên tập lại có đánh
đề mục cho dễ tìm kiếm thông tin, Link:
https://app.box.com/s/pnyzsov3m7vp2w4a7jhvktyxmw8emkjb
Link thư viện file mẫu văn bản và tham khảo:
http://www.mediafire.com/.../Shared%20Folder%20for...
File được share trong group:
https://www.facebook.com/groups/651023875082289/files/...
Huy Nguyen đã chia sẻ một liên kết.
Người kiểm duyệt
· 27 tháng 9, 2017 ·
#189
Em viết bài này để mọi người tự đánh giá ngành nghề của mình chứ nhiều anh chị pm em hỏi
ngành anh/chị thế nào, có cơ hội ko? Đại loại là mấy câu hỏi rất chung chung thế này kiểu đang
mò đường. Cái này thật sự chuyên môn của mấy anh chị thì mấy anh chị biết nó thuộc code
ngành nào chứ làm sao em biết nổi. Thôi em viết cái này ai ko biết thì tham khảo, nên nhớ
GOOGLE luôn là người bạn đồng hành của internet.
Đầu tiên đọc xem ngành nào ở Úc hợp với chuyên môn hiện tại của mình. Mấy anh chị vô đây đọc
description của chính phủ Úc định nghĩa từng ngành nghề làm gì, thế nào ở đây. Thấy cái nào sát
nhất với mình thì chọn. Bước đầu tiên này để tìm chính xác tên tiếng anh của nghề mình ở Úc họ
gọi là cái gì.
http://www.abs.gov.au/.../9F38DBF4AE58BAD9CA257B950013100...
1. Dò coi nghề mình đang làm thuộc code nào, thuộc type long hay short term, tổ chức nào nó
kiểm định, tra cái bảng trong này là dc. Google keywords phòng khi đổi link hay link die:
occupation list border gov
https://immi.homeaffairs.gov.au/.../skill-occupation-list
2. Sau khi có thông tin step 1, bước 2 là coi mình đi dc những visa nào, đây là cách lười nhưng
cũng khá hiệu quả, vô đây gõ mã ngành tra ở step 1 vô. Xem coi nó tick ở những visa nào. Nếu
189 thì điểm càng cao càng tốt, ít nhất 65, còn nếu 190 491 thì coi những bang nào, vùng nào
bảo lãnh.
http://deltaimmigration.com.au/Civil-Engineer/233211.htm
3. 189 coi như xong, 190 491 thì sau khi biết ngành mình đi được chỗ nào thì mở GOOGLE ra gõ
tên state immigration nó sẽ ra web của government state đó. Kiếm chỗ skilled migration hay đại
loại vậy, click vô tiếp skilled occupation list để coi ngành mình có trong này ko. Nếu có thì click
vào ngành mình coi nó yêu cầu cụ thế thế nào nó mới chịu bảo lãnh, VD như đòi mấy năm kinh
nghiệm, đòi anh văn ielts/pte bao nhiêu nó mới chịu lãnh, đòi job offer, đòi học ở đó, đòi sống ở
đó ít nhất bao lâu, đòi còn độc thân (j/k) ... nói chung đòi đủ thứ trên đời :)).Nếu thoả mãn vùng
đó thì take note lại để xin state sponsorship sau khi có SA và nộp EOI (step 5).
4. Xong các step trên là định hình dc mình đi code nào, visa gì ở đâu rồi, thì coi tới phần làm skill
assessment ( SA). Lúc này coi thông tin tổ chức cấp SA ở step 1 tên gì. Lại GOOGLE lần nữa TÊN
TỔ CHỨC CẤP SA là ra web của nó, click vô chỗ skilled migration, kiếm yêu cầu của ngành nghề
mình xem nó đòi cái gì, thường nó cũng đòi mọi thứ trên đời như ở step 3. Chuẩn bị hồ sơ cho đủ
theo check list của nó. Thoả mãn hết thì nộp, đóng tiền ngồi chờ kết quả.
5. Có kết quả SA thì tạo EOI account trên web bộ di trú rồi khai EOI lấy Date of effect (DOE) cho
loại visa mình chọn rồi ngồi chờ sung rụng. còn EOI tạo ở đâu thì GOOGLE lần nữa: EOI border
gov
Thông tin về loại visa như thang điểm, yêu cầu của visa thì anh chị cứ GOOGLE tên subclass xxx
border gov là nó ra.
https://immi.homeaffairs.gov.au/.../skilled-independent-189
https://immi.homeaffairs.gov.au/.../skilled-nominated-190
https://immi.homeaffairs.gov.au/.../skilled-work-regional...
Làm 5 step này là anh chị ko cần phải pm hỏi mấy câu chung chung như vậy nữa. Chỉ hỏi về
những kinh nghiệm khi apply thôi chứ ko phải những kinh nghiệm lựa chọn thế này.

Chia Sẻ Của Những Người Đã Được Grant Visa


• Các giấy tờ cần khi lodge visa Pham Thi Minh
Ha: https://www.facebook.com/groups/651023875082289/permalink/7868201
68169325/
• 189 Julin
Nguyen: https://www.facebook.com/groups/651023875082289/permalink/7740
60709445271/

• 489 Cuong
Vo: https://www.facebook.com/groups/651023875082289/permalink/8310120
13750140/

• 489 (TR) sang 887 (PR) Pha


Luu: https://www.facebook.com/.../permalink/840857796098895/

• Tại sao nên đi Úc ? Chia sẻ của chị Thanh Thanh Giang :


P1: https://www.facebook.com/.../permalink/680415725476437/
P2: https://www.facebook.com/.../permalink/661622940689049/

• Visa thăm thân (visitor)


600: https://www.facebook.com/groups/651023875082289/permalink/804613
149723360/

• Thị thực Lao động kết hợp Kỳ nghỉ 462 :


https://www.facebook.com/groups/651023875082289/permalink/7521222316
39119/

Ha Pham
1 tháng 3, 2018 ·
#Au_chiase #Au_lodge_visa
Chào mọi người,
Bữa trước sau khi khe khoang vụ DG thì có hứa sẽ viết 1 bài chia sẽ về lodge visa nhưng bận quá
mãi không viết được, nhưng hôm nay đành phải dành thgian viết 1 bài chi tiết vì có quá nhiều
bạn hỏi về các giấy tờ liên quan tới employment, trả lời từng người mắc công quá. Thôi, chịu quá
ngồi đầu tư viết 1 bài chi tiết cho mọi người dể tham khảo luôn.
Các bước liên quan tới ngành nghề, EOI, mọi người chịu khó đọc lại pinned post dùm.
Còn cách thức tăng điểm, làm sao lấy được ITA (Tên đầy đủ của ITA là Invitation To Apply.
Cụm từ này có nghĩa là Lời mời đăng ký định cư, hoặc lời mời đăng ký thường trú) thì mọi
ng có thể đọc lại case nhà mình ở đây
https://www.facebook.com/groups/651023875082289/permalink/777456312439044/

#granted_visa_189
Chào mọi người,
Gia đình vừa có direct grant visa 189 vào ngày 07/02/2018, sau 83 ngày chờ mong. Cũng
không muốn phe phẩy gì nhiều vì mình biết là trong nhóm có rất nhiều người có PR mà vẫn
lặng lẽ, âm thầm. Nhưng chắc đa số các cases trong nhóm đều là đã học ở úc hoặc đã làm việc
ở úc, cũng ít trường hợp tất cả bằng cấp, kinh nghiệm đều ở VN như nhà mình, mình hay nói
đùa với anh sui Thanh Nguyen là chúng mình đều là bọn nhà quê. Mình muốn chia sẽ để ai ở
VN cũng tương tự như nhà mình có thể tự tin nộp xin visa như nhà mình. Tuy nhiên con
đường để đạt được nó không hề dể dàng chút nào nhưng bạn sẽ làm được nếu bạn có đủ quyết
tâm.
Trước hết xin chia sẽ timeline và pointed-test của nhà mình
Main applicant: OX mình
Ngành: Software eng. 2613 (nhóm ngành ICT)
Điểm tuổi : 25 đ
Điểm bằng cấp : 15 đ (bằng Đh Bách Khoa Tp.HCM)
Điểm kinh nghiệm : 15 đ
Điểm tiếng Anh : 20 đ (Pte 79+)
Tổng điểm : 75 đ cho visa 189
ITA: 09/11/2017
Lodge visa : 16/11/2017
Granted : 07/02/2018
Tiếp theo mình chia sẽ con đường nhà mình đã đi trải qua. Mình biết đến định cư skilled từ
webtretho, sau đó bắt đầu xem ngành nghề của 2 vc có nằm trong list không thì kết quả thì chỉ
có ngành của OX nằm trong long-term list nên quyết định để OX làm main applicant. Sau khi
tính toán sơ thì nhà mình chỉ được 55 đ, có nhiều cách để nâng điểm :
- Sang Úc học lên Master: bỏ qua vì già quá học không nổi mà tốn thêm thgian 2 năm rủi ro
cao nếu Úc thay đổi chính sách định cư, tiền bạc thì không có vì phải nuôi 3 tàu há mồm
- Điểm Partner: bỏ qua vì mình học FTU, tất cả các ngành có thể làm SA đều nằm short-term
list , không cộng điểm được, đành chỉ giúp chồng tiết kiệm 5k, ai trong group này cũng biết
mình là chủ tịch CLB 5k
- Bằng Naati: đang ở offshore khó học, khó thi, lại thêm thứ tiếng việt kiểu trước 75 thì thua,
bỏ qua luôn
Vậy là sau 1 vòng suy đi tính lại thì chỉ có 1 cách tăng điểm bằng AV. Mình suy nghĩ để kiếm 5 đ
bằng học ở úc + 5 đ học regional thì phải bỏ hơn 2 năm và chi phí không dưới 60k thì để kiếm
20 đ tiếng Anh thì mình chấp nhận bỏ 1 năm cho OX nghỉ ở nhà để luyện lấy Pte 79+. Tính
mình rất aggressive khi đã quyết định làm việc gì cũng làm tới cùng còn không bỏ cuộc ngay
từ đầu cho đỡ tốn công tốc sức. Mình gia nhập nhóm này khi chỉ có khoảng 30 thành viên mà
chưa đầy 1 năm đã lên 13k thành viên, 1 sự tăng trưởng khủng khiếp. Nói ra hơi phũ nhưng
mình nghĩ, nếu mọi ng không đủ quyết tâm thì nên rời nhóm, tập trung vào công việc, sự
nghiệp ở VN, chứ đừng đầu tư chưa tới để rồi cả 2 đường đều dở dang. Mình đã thành công
khi xúi nhiều nhà nghỉ làm để đầu tư toàn bộ, hy vọng không gì mắng vốn. OX mình bắt đầu
nghỉ làm từ tháng 4/2017 để tập trung chỉ luyện PTE, nhưng do tự học nên hiệu quả không
đạt, may mắn là tới tháng 7/2017 thấy 1 bạn trong nhóm đạt pte 79+ nhờ học PTE Helper nên
mình quyết định đầu tư 600 $ cho Ox học PTE . Một lần nữa cám ơn em Huy Ly đã giúp nhà chị
đạt được ước mơ, chị vẫn luôn nhớ câu nói của em : don’t leave this country just because you
cannot pass this stupid test.
Disclaimer: những thông tin này mình tự đọc trên trang web của DHA (DIBP), thỉnh giáo của mọi
người trong nhóm, lân la tám trên expat, có thể đúng đối với case nhà mình chưa chắc đúng có
các case khác vì biết đâu mình gặp CO dể tính, mọi người chỉ nên tham khảo vì quy định có thể
thay đổi liên tục, cần cập nhật trên trang web của DHA(DIBP).
Trong nhóm ad Thanh Nguyen và ConteDonne Corleoney cũng có upload danh sách các giấy tờ
cần nộp cho DHA nhưng mình cảm thấy danh sách này hơi rối, mình sẽ liệt kê theo đúng trình tự
trên imm acc yêu cầu. Lưu ý, danh sách này hình như immacc tạo ra cho case nhà mình nên có
thể không giống người khác.
Những việc cần làm sau khi nhận được ITA hoặc bạn dự đoán mình sẽ nhận được ITA trong vòng
1 tháng nữa:
- Xem passport của những người phụ thuộc có chuẩn bị expire chưa, đặc biệt là trẻ em, nếu còn
hạn 2-3 năm nữa thì nên đi làm lại
- Đến sở tư pháp làm LLTP số 2
- Tập hợp, chuẩn bị giấy tờ sẵn để lodge visa, cái nào cần công chứng thì đi công chứng, cái nào
cần dịch công chứng thì đem dịch hết. Ở SG, mọi người có thể tham khảo dịch ở Cty Việt Úc Châu,
20 Trần Cao Vân
- Tạo HAP ID (trong group Thanh Nguyen có hướng dẩn hoặc lên youtube search là ra), bạn nên
tạo HAP ID để khám trước để tận dụng cơ hội direct grant, chứ đợi CO tạo HAP ID thì sẽ bỏ qua
cơ hội có visa sớm. Sau đó gọi đt hẹn khám, có thời điểm đợi rất lâu nên tranh thủ book sớm.
Tùy ngành nghề nhưng các ngành như acc, eng. Thì họ sẽ không yêu cầu test Hep B. . Quyền
declare là tùy thuộc vào bạn và bạn có quyền chọn take risks. Một mẹo nhỏ mà mình được chỉ là
do o VN ô nhiễm do vậy trước khi đi khám nên uống nước dừa 1-2 tuần cho sạch phổi không
(chả biết có hiệu quả không, nhưng mình có apply), lỡ xui chụp X-quang có vết, họ sẽ bắt đi test
đàm, tốn thgian 3 tháng để clear health check. Ở SG, nếu có trẻ em dưới 12t thì họ chỉ nhận
khám từ T2-T4 vì phải quay lại 48h để đọc kết quả test lao dưới da. Khám ở IOM thì phí khám ng
lớn là 130 $, trẻ em 95 $. Sau khi khám, bạn có thể nhẹ nhàng tình cảm hỏi bs là em có đủ sức
khỏe không?Về nguyên tắc là họ sẽ không tiết lộ, nhưng nếu bạn cười hòa nhã, chắc bs sẽ tiết lộ
xíu nếu bạn có gặp vấn đề gì. Sau khi khám xong thì khoảng 2-3 ngày, phòng khám ở VN sẽ
upload kết quả lên website, nếu bạn đã lodge visa thì bên úc sẽ mất 2-3 ngày để clear. Khi nào
bạn thấy dòng chữ “ No action required” thì
chúc mừng
bạn, bạn đã vượt qua cửa ải health check.
Sau khi mọi người nhận được ITA thì bắt đầu bước tiếp theo là submit application. Cái
application này điền cũng khá mất thời gian, mọi ng cần điền cẩn thận, thường thì phải qua
chừng 10 steps thì nó mới tự động save lại do vậy lần đầu tiên nên cố gắng điền nhiều 1 xíu để
khỏi mắc công làm lại từ đầu. Nhà mình phải mất 2-3 ngày để điền rồi chạy loạn khắp nơi để hỏi,
cần chắc chắn những thông tin điền ở đây phải khớp với bước EOI và các thông tin upload lên
sau này. Hai VC mình phải ngồi dò kỹ từng chi tiết một đặc biệt là số passport, ngày sinh. Trước
khi submit nên giữ lại 1 bản để buồn buồn mở ra xem nếu thấy sai thì còn vội vàng đi update với
bọn DHA.
Sau khi submit xong application thì xin
chúc mừng
mọi người đã đến bước quan trọng nhất, thành tâm cúng cho DHA, nhà mình đông người nên
hao tốn xíu. Mọi người nếu đủ hạn mức credit thì không lo, nếu ko đủ thì cứ đem tiền nộp vào
Ngân hàng trước rồi quẹt thui. Rất nhanh gọn.
Sau khi đã nộp tiền xong xuôi thì mọi người có thể thoải mái upload các giấy tờ lên làm evidence.
Mỗi người có 60 slots nhưng nên để lại 10-20 slots để TH CO yêu cầu thêm.
Về nguyên tắc nộp các giấy tờ của nhà mình như sau :
- Tất cả giấy tờ bằng tiếng việt, mình đều dịch công chứng sang Tiếng Anh. Mọi ng đi dịch cần
kiểm tra cẩn thận, nhất là số BHXH, bên ngoài hay dịch sai tên cty, thời gian làm việc, cực kỳ
nguy hiểm nếu nộp cho DHA mà bị phát hiện ra, tình ngay lý gian . Sau đó scan bản gốc, bản dịch
công chứng lên chung 1 file pdf rồi upload lên
- Tất cả giấy tờ bằng tiếng Anh, mình cũng đi công chứng ở Quận. Trong Onlineimmacc, họ ghi rõ
là nộp certified copy nên mình đều đi công chứng ráo. Mục đích của việc công chứng là bên DIBP
cần 1 third party để xác nhận lại giấy tờ gốc của mình, ví dụ như nếu dùng giấy tờ giả thì không
công chứng được, đại loại là như vậy, nghe có vẻ hơi ruồi 1 xíu nhưng nó yêu cầu thì mình đi làm
cho xong. Nhưng mình biết có nhiều người không cần công chứng giấy tờ TA gì cả, cứ upload bản
gốc bằng TA lên cũng được grant ầm ầm. Nhưng tính mình cẩn thận, cẩn tắc vô áy náy nên xách
tất cả ra UBND Q3 tốn có 100k cho xong, nhẹ nợ. Sau đó scan bản gốc và bản công chứng chung 1
file pdf rồi upload lên.
Lưu ý khi upload file lên, bạn nên canh thời gian mà tốc độ internet nhanh để không bị lỗi, nhiều
người trên expat than phiền là đã upload file đó mà vẫn bị Co đòi, bà con suy đoán là có thể có lỗi
khi upload lên hoặc có thể gặp Co cùi mía.
Danh sách các giấy tờ theo yêu cầu của DHA (DIBP)
1) Skill assessment
Kết quả SA, chỉ cần upload bản pdf, không cần đi công chứng vì không có con dấu, ở VN không
công chứng được, nhưng trên đây có ref No., DHA có thể check được
2) Qualifications, overseas
a. Educational Certificate (Degree/Diploma) : Bằng ĐH, Master
b. Academic transcripts: bảng điểm
3) Work experience, overseas
a. Work reference: Employer Reference . Lưu ý : có khi bạn đưa cho sếp ký ER từ 1-2 năm trước
rồi mới có ITA hoặc cty đó bạn đã làm cách đây 10 năm rồi có thể sếp bạn chả nhớ bạn là đứa
nào khi AHC (Australia High Commission thường ở Đại sứ quán nước sở tại) gọi đt để EV
(Employment Verification) . Do vậy sau khi lodge xong visa bạn nên lên myimmtracker để theo
dõi tới khi gần tới lượt hồ sơ mình bị sờ vào thì nên mời những ng ký ER cho bạn đi nhậu nhẹt
để khi có ai hỏi đến bạn, họ ko ngẩn người ra, bảo không biết .
b. Letter/Statement – Accountant : nhà mình upload PAYGO (pay as you go) của 10 năm, Cty làm
1 xác nhận tổng lương, số tiền thuế TNCN, BHXH đóng hàng năm. Nếu ai nhận lương bằng cash
thì có thể nộp mỗi quý 1 payslip để thay thế bank statement, lưu ý là trên payslip phải đóng dấu
mộc treo của công ty thì mới có giá trị.
c. Bank Statement – Business: mọi ng chỉ cần sao kê mỗi quý một tháng, nhưng mà mình nghĩ ra
NH bắt sao kê mỗi quý 1 tháng của 10 năm thì chắc nhân viên NH cũng nổi đóa nên mình sao kê
hết 10 năm gần 50 trang, scan muốn điên, highlight những dòng nhận lương. Không biết do CO
của mình dể tính hay nó thấy oải quá, cho qua luôn. Có đứa bạn mình còn nộp sao kê NH gần 100
trang vì không lọc nổi. Mọi ng nên yêu cầu NH in sao kê song ngữ, như mình sao kê ACB không
có tiếng Anh, họ cũng chấp nhận.
d. Letter/Statement – Business/Employer: upload certificate of employment, promotion letters,
termination letters
e. Employment Contract: upload offer letters, labor contract
f. Other (Specify) : có thêm documents nào support thì có thể upload ở đây, như mình upload
letter of explanation để giải thích 1 vài điểm chưa rõ trong hồ sơ như số BHXH tự nhiên BHXH in
8 năm gần đây nhất lại ở mấy trang đầu, còn mấy năm xa nhất ở trang cuối, hơi mất trật tự nên
giải thích xíu , tùy từng case.
g. Superannuation Document: upload sổ BHXH đã dịch công chứng. Lưu ý nhắc lại: số BHXH, bên
ngoài hay dịch sai tên cty, thời gian làm việc, cực kỳ nguy hiểm nếu nộp cho DHA mà bị phát hiện
ra, tình ngay lý gian do vậy khi nhận giấy tờ nên kiểm tra cẩn thận
4) Language ability – English : Upload kết quả PDF của PTE nhưng NHỚ phải vào acc trên
Pearson kiểm tra xem đã gửi kết quả cho DIBP (DHA) chưa? Nhiều người quên không gửi sẽ bị
CO contact hỏi lại, mất thgian
5) Birth or Age
a. Birth certificate : upload giấy khai sinh để chứng minh tuổi
b. National ID card : giấy CMND, nếu đổi CMND hay căn cước phải upload giấy xác nhận đổi số
CMND
6) Character
a. Other (Specify) : mọi người nên nộp luôn form 1221 cho lành, đỡ phải bị CO contact đòi, có vài
trang điền cũng nhanh
b. Form 80 personal Particular : cái form 80 này điền vật vã hết mấy ngày vì khá dài, mọi ng có
thể điền form 80 còn chữ ký thì có thể ký ra 1 tờ giấy sau đó scan rồi cut và paste vào form 80
hoặc 1221
c. Overseas Police clearance : trong vòng 10 năm gần nhất nếu ở nước nào quá 12 tháng đều
phải nộp police check. Ở VN thì trên web DHA yêu cầu LLTP số 2 nhưng vẫn có ng trot lọt với
LLTP số 1, chắc tùy CO.
7) Travel document : upload passport
Trên đây là các giấy tờ cần phải nộp cho main applicant còn đối với depedent thì đơn giản hơn
nhiều, trẻ em thì chỉ cần nộp : passport, giấy khai sinh. Còn đối với spouse thì nộp thêm :
passport, CMND, giấy khai sinh, form 80, form 1221, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu gia
đình (gia đình nào chưa chuyển hộ khẩu về chung thì nên làm gấp), kết quả SA , TA (nếu có claim
điểm partner), nếu ai không muốn đóng 5k (vac2) thì cũng phải submit eng. cho spouse (yêu cầu
pte 30 hoặc ielts 4.5).
Hy vọng mọi người có cơ hội sử dụng những chia sẽ này của mình. Mình đang chạy đua với 1 list
dài dằng dặc những việc cần làm trước khi lượn nên có thể không trả lời được nhiều ib mong
mọi người thông cảm, thông tin ở đây cũng khá đủ. Mong sau khi vật vã với đống này xong sẽ
tiếp tục chia sẽ tiếp. Good luck tất cả.

You might also like