You are on page 1of 13

Tiết 43.

Bài 11. CÁC THAO TÁC VỚI CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ


(Tiết 2)

Ngày soạn: 2/3/2020


Lớp Ngày dạy Tiết T.Số Số HS Vắng Ghi chú
12A
12B
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
a. Về kiến thức
- Biết các thao tác khai thác CSDL: Sắp xếp các bản ghi, truy vấn CSDL,
xem dữ liệu, kết xuất báo cáo.
b. Về kĩ năng
- Biết cách sắp xếp các bản ghi, truy vấn CSDL, xem dữ liệu, kết xuất báo
cáo.
c. Về thái độ
- Có thái độ nghiêm túc trong học tập.
- Học sinh ngày càng say mê với cơ sở dữ liệu quan hệ.
2. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải
quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức.

- Khai thác được CSDL quan hệ trong thực tế cuộc sống hằng ngày.
3. Phương pháp kỹ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện, thực hành, làm việc cá
nhân, thảo luận nhóm.
II. Chuẩn bị của GV và HS
* GV: Giáo án, Phòng máy, máy chiếu, máy tính
* HS: SGK, vở ghi bài, đọc trước nội dung bài mới
III. Chuỗi các hoạt động học
1) Kiểm tra bài cũ. Có
2) Nội dung bài mới:
A. Hoạt động khởi động (12’) kiểm tra bài cũ

(1) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các thao tác tạo lập và cập nhật với CSDL
quan hệ.
(2) Phương pháp/kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện. Khai thác mối quan hệ giữa thực
tiễn với tin học.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học ở tiết một tham gia trò
chơi ô chữ.
Nội dung hoạt động
TRÒ CHƠI ĐOÁN TỪ
Thể lệ: GV lần lượt đưa ra các câu hỏi và gợi ý. Các nhóm có 30s để thảo luận
và sau đó giơ tay dành quyền trả lời. Nếu nhóm nào trả lời đúng câu hỏi, một mảnh
ghép của bức hình gợi ý mở ra và một số kí tự của từ khóa được lật đồng thời
nhóm đó được cộng 1 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên. Nhóm nào tìm được từ
khóa ở câu đầu tiên được 10 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên và là đội thắng
cuộc. Nhóm nào tìm được từ khóa ở câu thứ 2 được +9 điểm vào bài kiểm tra
thường xuyên và là đội thắng cuộc. Nhóm nào tìm được từ khóa ở câu thứ 3 được
+8 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên và là đội thắng cuộc. Nhóm nào tìm được
từ khóa ở câu thứ 4 được +3 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên và là đội thắng
cuộc. Nhóm nào tìm được từ khóa ở câu thứ 5 được cộng +2 điểm vào bài kiểm tra
thường xuyên và là đội thắng cuộc. Nhóm nào tìm được từ khóa ở câu cuối cùng
được cộng +1 điểm vào bài kiểm tra thường xuyên và là đội thắng cuộc.
Các câu hỏi như sau:
Câu 1: Công việc đầu tiên để tạo lập CSDL quan hệ là gì? (Có 7 chữ cái)
-> TẠO BẢNG
Câu 2: Thông thường các bảng liên kết với nhau thông qua thuộc tính nào? (Có 4
chữ cái)
-> KHÓA
Câu 3: Đây là một thao tác trong khai báo cấu trúc bảng? (Có 17 chữ cái)
-> CHỈ ĐỊNH KIỂU DỮ LIỆU
Câu 4: Khi dùng Access tạo lập CSDL, nếu ta không chọn khóa thì ai sẽ chọn?
(Có 6 chữ cái)
-> ACCESS
Câu 5: Trong quá trình khai báo cấu trúc bảng, thao tác nào có thể bỏ qua? (Có 4
chữ cái)
-> MÔ TẢ
Câu 6: Xem hình ảnh và trả lời câu hỏi (Có 13 chữ cái)
-> CẬP NHẬT DỮ LIỆU
Đáp án: TẠO LIÊN KẾT
B. Hình thành kiến thức
* Hoạt động 1 (6’) Khai thác cơ sở dữ liệu – a) Sắp xếp các bản ghi
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được hệ QTCSDL tổ chức hoặc cung cấp phương
tiện để sắp xếp các bản ghi trong CSDL quan hệ.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện. Khai thác mối quan hệ
giữa thực tiễn với tin học.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết được hệ QTCSDL tổ chức hoặc cung cấp phương tiện
để sắp xếp các bản ghi trong CSDL quan hệ.
Nội dung hoạt động
Giáo viên Học sinh Nội dung
(?) Hãy cho biết mục đích - Suy nghĩ và trả lời: 3. Khai thác cơ sở dữ liệu
của việc tạo lập CSDL Phục vụ nhu cầu khai a) Sắp xếp các bản ghi
quan hệ là gì? thác thông tin của
người dùng.
- Nhận xét và dẫn dắt vào - Lắng nghe, quan sát
phần 3. và ghi nhớ.
(?) Khai thác cơ sở dữ liệu - Tham khảo SGK và
là làm những công việc trả lời: Sắp xếp các
gì? bản ghi, truy vấn
CSDL, xem dữ liệu,
kết xuất báo cáo.
- Lắng nghe, quan sát
- Nhận xét, chốt nội dung và ghi nhớ.
và minh họa. - Suy nghĩ và trả lời:
(?) Sắp xếp các bản ghi Có thứ tự tăng dần
nhằm mục đích gì? hoặc giảm dần.
- Nhận xét và bổ sung.
- Gọi HS khác nhận xét,
bổ sung nếu có thiếu sót. - Lắng nghe, quan sát
- Nhận xét, chốt nội dung. và ghi nhớ.
- Tham khảo SGK và - Một hệ QTCSDL phải tổ
(?) Ai tổ chức hoặc cung trả lời. chức hoặc cung cấp phương
cấp tiện để sắp xếp các bản ghi.
phương tiện để sắp xếp - Lắng nghe, quan sát
các bản ghi? và ghi bài.
- Nhận xét, chốt nội dung - Lắng nghe, quan sát - Các bản ghi có thể được
và minh họa. và ghi bài. sắp xếp theo nội dung của
- Đưa ra tình huống minh một hay nhiều trường.
họa cho trường hợp sắp - Lắng nghe và ghi
xếp theo nhiều trường. nhớ.
- Tóm tắt nội dung phần 3.
a) Sắp xếp các bản ghi và
dẫn dắt vào phần 3. b)
Truy vấn CSDL.
* Hoạt động 2 (10’) Khai thác cơ sở dữ liệu – b) Truy vấn cơ sở dữ liệu
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được truy vấn cơ sở dữ liệu.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện. Khai thác mối quan hệ
giữa thực tiễn với tin học.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh truy vấn cơ sở dữ liệu với nhiều trường hợp khác nhau trong
CSDL quan hệ.
Nội dung hoạt động
Giáo viên Học sinh Nội dung
(?) Truy vấn là gì? - Tham khảo SGK và b) Truy vấn cơ sở dữ liệu:
trả lời. là việc khai thác, thu thập
- Nhận xét, minh họa và - Lắng nghe, quan sát thông tin từ nhiều bảng
chốt nội dung. và ghi bài. trong CSDL quan hệ đáp
ứng yêu cầu của người
- Truy vấn nhằm mục đích - Tham khảo SGK và dùng.
gì? trả lời: Định vị bản
ghi, thiết lập mối quan
hệ giữa các bảng, liệt
kê một tập con các bản
ghi, thực hiện các phép
toán, thực hiện các
thao tác quản lý dữ liệu
- Gọi HS khác nhận xét, khác.
bổ sung nếu có thiếu sót. - Nhận xét và bổ sung.
- Nhận xét, chốt nội dung
và minh họa. - Lắng nghe, quan sát Ví dụ: Khi khai thác CSDL
- Nhận xét, tóm tắt nội và ghi nhớ. BAN_HANG. Người bán
dung phần 3. b) Truy vấn - Lắng nghe và ghi hàng có thể tạo ra mẫu hỏi
CSDL và dẫn dắt vào nhớ. để biết khách hàng có mã
phần c) Xem dữ liệu. A1 mua những mặt hàng gì
và với số lượng bao nhiêu.
* Hoạt động 3 (5’) Khai thác cơ sở dữ liệu – c) Xem dữ liệu
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được cách xem dữ liệu.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện. Khai thác mối quan hệ
giữa thực tiễn với tin học.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh xem dữ liệu với nhiều cách khác nhau trong CSDL quan hệ.
Nội dung hoạt động
Giáo viên Học sinh Nội dung
(?) Có mấy cách để xem - Suy nghĩ và trả lời. c) Xem dữ liệu
dữ liệu? - Xem toàn bộ bảng
- Gọi HS khác nhận xét, - Nhận xét và bổ sung. - Xem các bản ghi bằng
bổ sung nếu có thiếu sót. biểu mẫu.
- Nhận xét và chốt nội - Lắng nghe, quan sát - Dùng công cụ lọc để xem
dung, minh họa cụ thể. và ghi bài. một số bản ghi.
- Nhận xét, tóm tắt nội - Lắng nghe và ghi
dung phần c) Xem dữ liệu nhớ.
và dẫn dắt vào phần d)
Kết xuất báo cáo.
* Hoạt động 4 (5’) Khai thác cơ sở dữ liệu – d) Kết xuất báo cáo.
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh biết được cách kết xuất báo cáo trong CSDL quan hệ.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện. Khai thác mối quan hệ
giữa thực tiễn với tin học.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh kết xuất báo cáo với nhiều tình huống khác nhau trong
CSDL quan hệ.
Nội dung hoạt động
Giáo viên Học sinh Nội dung
(?) Muốn tạo ra mẫu như - Tham khảo SGK và 4. Kết xuất báo cáo.
hình ta phải sử dụng thao trả lời: Kết xuất báo - Thông tin trong báo
tác khai thác nào? cáo. cáo được thu thập bằng
- Nhận xét và chốt nội cách tập hợp dữ liệu theo
dung. - Lắng nghe và ghi bài. các tiêu chí do người sử
(?) Thông tin trong báo - Tham khảo SGK và dụng đặt ra. Báo cáo
cáo được thu thập bằng trả lời. thường in ra hay hiển thị
cách nào? trên màn hình theo mẫu
- Nhận xét và chốt nội - Lắng nghe và ghi bài. định sẵn.
dung. - Tham khảo SGK và - Báo cáo có thể xây
(?) Báo cáo có thể được trả lời: Truy vấn. dựng dựa trên các truy vấn.
xây dựng dựa trên đối - Lắng nghe và ghi bài,
tượng nào? quan sát.
- Nhận xét, chốt nội dung - Quan sát và ghi nhớ.
và minh họa.
- Chiếu một số hình ảnh
minh họa về việc khai thác
CSDL.
- Nhận xét, tóm tắt nội
dung phần d) Kết xuất báo
cáo.
C. Hoạt động luyện tập, vận dụng (5’)
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các thao tác khai thác CSDL.
(2) Phương pháp/kĩ thuật: Đàm thoại. Khai thác mối quan hệ giữa thực tiễn với tin
học.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, Projector, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi
Nội dung hoạt động
Hoạt động luyện tập
- Nắm các thao tác khai thác CSDL quan hệ: Sắp xếp các bản ghi, truy vấn
CSDL, xem dữ liệu, kết xuất báo cáo.
Hoạt động vận dụng
- Về nhà trả lời các câu hỏi và làm các bài tập (SGK trang 93).
D. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (2’)
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh có nhu cầu mở rộng thêm kiến thức của mình.
(2) Phương pháp/kĩ thuật: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Ngoài lớp học.
(4) Phương tiện: SGK, máy tính.
(5) Kết quả: Học sinh biết mở rộng các kiến thức của mình thông qua một dự án
thực tế.
- HS về nhà học bài, tìm thêm một số ví dụ về khai thác cơ sở dữ liệu trong
thực tế cuộc sống.
IV. Rút kinh nghiệm của gv
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
...........................
Tiết 44.
BÀI TẬP

Ngày soạn: 2/1/2022


Lớp Ngày dạy Tiết T.Số Số HS Vắng Ghi chú
12
12
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
a. Về kiến thức:
- Biết một số khái niệm về mô hình dữ liệu quan hệ;
- Hiểu các khái niệm bảng, thuộc tính, khóa, liên kết và các thao tác với CSDL
quan hệ.
b. Về kĩ năng:
- Học sinh chọn được khóa cho các bảng đơn giản và xác lập được liên kết giữa
một số bảng đơn giản.
c. Về thái độ:
- Có ý thức trong học tập, hăng hái phát biểu xây dựng bài trong khi làm bài tập
2. Định hướng phát triển năng lực
Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực quan sát, năng lực phát hiện và giải
quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức.
Tạo lập, cập nhật được CSDL quan hệ trong thực tế hàng ngày, khai thác được
CSDL quan hệ trong thực tế cuộc sống hằng ngày.
3. Phương pháp kỹ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện, thực hành, làm việc cá
nhân, thảo luận nhóm.
II. Chuẩn bị của GV và HS
* GV: Giáo án, Phòng máy, máy chiếu, máy tính
* HS: SGK, vở ghi bài, học bài cũ
III. Chuỗi các hoạt động học
1) Kiểm tra bài cũ. Có
2) Nội dung bài mới:
A. Hoạt động khởi động (5’) lồng với kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Hãy nêu khái niệm về CSDL quan hệ?
B. Hình thành kiến thức.
Nội dung chính Hoạt động của GV & HS
* Hoạt động 1 (10 ): Nhắc lại lý GV: nhắc lại những vấn đề cần nắm

thuyết trong chương III. vững trong chương III, đó là:


- Mô hình dữ liệu quan hệ là 1 tập các HS: chú ý nghe giảng và chép bài
khái niệm dùng để mô tả cấu trúc dữ GV: cho hs ôn tập hệ thống các bài
liệu, các thao tác, phép toán trên dữ trong chương III.
liệu, các ràng buộc dữ liệu.
- CSDL được xây dựng dựa trên mô
hình dữ liệu quan hệ gọi là CSDL
quan hệ. Hệ QTCSDL dùng để tạo lập,
cập nhật và khai thác CSDL quan hệ
gọi là hệ QTCSDL quan hệ.
- Một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ
có các đặc trưng chính sau:
- Mỗi quan hệ có một tên phân biệt với
tên các quan hệ khác.
- Các bộ là phân biệt và thứ tự các bộ
là không quan trọng.
- Mỗi thuộc tính có một tên phân biệt,
thứ tự các thuộc tính không quan
trọng.
- Quan hệ không có thuộc tính đa trị
hay phức hợp.
- Các thao tác với CSDL quan hệ: Tạo
lập CSDL quan hệ, cập nhật dữ liệu,
khai thác CSDL; GV: Đưa ra câu hỏi
* Hoạt động 2 (20’): Làm bài tập. HS: suy nghĩ và trả lời
Câu 1. sgk-93
Hãy nêu một công việc (trong gia đình
hay xã hội) có thể dùng máy tính để
quản lí
Một số công việc có thể dùng máy tính
để quản lí đó là:
- quản lí thu-chi, thực đơn trong gia
đình: Giúp bố mẹ có thể cân đối thu –
chi hợp lí, giúp lên thực đơn cho các
bữa ăn,…
- Quản lí, phân luồng giao thông , lưu
lượng xe ra vào thành phố,…
- Quản lí học sinh trong trường học,
quản lí bệnh nhân trong bệnh viện,…
Câu 2. sgk-93 GV: nêu câu hỏi, gợi ý câu trả lời
Trong bài toán quản lí ở câu hỏi 1, hãy HS: tập trung suy nghĩ tham gia xây
cho biết đối tượng cần quản lí và dựng bài
thông tin cần lưu trữ.
Đối tượng cần quản lí và thông tin cần
lưu trữ trong bài toán: quản lí thu – chi
và thực đơn trong gia đình:
- Đối tượng cần quản lí: tiền, các món
ăn, các thành viên trong gia đình.
- Thông tin lưu trữ: tên người thu –
chi; ngày thu – chi; lí do thu – chi; số
tiền thu – chi; danh sách món ăn; ngày
mua thức ăn; số tiền cho mỗi món,…..
Câu 3. sgk-93
Khi nào thông tin trong CSDL nói trên GV: nêu câu hỏi, gợi ý câu trả lời
cần được cập nhật và cập nhật những HS: tập trung suy nghĩ tham gia xây
gì? dựng bài
Thông tin trong bài toán quản lí thu – GV: đưa ra những nhận xét cho các câu
chi nói trên cần được cập nhật khi: trả lời của học sinh
- Có thành viên mới hoặc bớt một
thành viên trong gia đình (thêm vào
danh sách hoặc xóa khỏi ds tên người
thu - chi);
- Có một thành viên nào đó thực hiện
hành động thu – chi (đưa tiền về nhà
hoặc lấy tiền chi tiêu);
- Có món ăn mới được đưa vào danh
sách hoặc loại bỏ món ăn không hợp
khẩu vị ra khỏi danh sách;
- lên thực đơn món ăn hàng ngày cho
gia đình,…
Câu 4: Xét bảng thông tin đăng kí sinh
hoạt ngoại khóa: GV: nêu câu hỏi, gợi ý câu trả lời
Lớp ngoại khóa
Họ và tên Lớp Thể
HS: tập trung suy nghĩ tham gia xây
Văn hóa
thao
Tin,
dựng bài
Trần Văn Đức 12A Toán,
Hóa GV: đưa ra những nhận xét cho các câu
Vũ Lan Anh 12B Văn, Tin
Lê Văn Phúc Cầu trả lời của học sinh
12A
Trần Khắc Viện lông
Nguyễn Tiến Bóng
12B Hóa, Lí
Vinh rổ
Bảng thông tin này có phải là một
quan hệ không? Hãy lí giải cho câu trả
lời.
- Bảng thông tin này không phải
GV: nêu câu hỏi, gợi ý câu trả lời
là một quan hệ vì có cột 1 là đa
HS: tập trung suy nghĩ tham gia xây
trị và cột 3 là phức hợp.
dựng bài
Câu 5: Hệ QTCSDL sử dụng khóa vào
GV: đưa ra những nhận xét cho các câu
mục đích gì?
trả lời của học sinh
- Để phân biệt các bộ dữ liệu, đảm bảo
trong một bảng không có hai bộ dữ
liệu nào giống nhau hoàn toàn.
- Kiểm soát tính nhất quán của dữ liệu
và dựa vào thuộc tính khóa để tạo liên
kết giữa các bảng.

C. Hoạt động luyện tập, vận dụng (8’)


- GV nhắc lại một số kiến thức trọng tâm của chương III.
Bài tập: Để quản lí việc xử phạt các lỗi vi phạm an toàn giao thông người ta xây
dựng một csdl, trong đó có một số bảng như sau:
Bảng Lỗi vi phạm Bảng Xử phạt
Stt Mã lỗi Biển kiểm soát Ngày vi phạm
1 V-002 63A2-3333 01/01/2008
2 V-003 29U8-1234 02/01/2008
3 V-002 29U8-1234 03/01/2008
… … … …
a. Có ý kiến cho rằng cột Stt trong bảng xử phạt là thừa. Ý kiến này đúng hay sai?
Tại sao?
b. Hãy xác định khóa và khóa chính ở mỗi bảng.
D. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (2’)
Câu hỏi: 1. Hệ qtcsdl sử dụng khóa vào mục đích gì?
2. Có thể tổ chức một csdl có nhiều bảng, nhưng không có mối liên kết nòa giữa
các bảng hay không?
- Học bài và làm một số bài tập trong sbt
- Chuẩn bị bài thật kĩ để cho giờ sau kiểm tra 1 tiết
V. Rút kinh nghiệm của gv.
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Đã kiểm tra: Ngày tháng năm 2022


Tổ trưởng chuyên môn.
N«ng ThÞ D¬ng LiÔu

You might also like