You are on page 1of 346

Tủ sách SOS2

HIỆN ĐẠI HÓA

SỰ THAY ĐỔI VĂN HÓA

và DÂN CHỦ

Trình tự Phát triển con Người

DONALD INGLEHART
CHRISTIAN WELZEL

Người dịch: Nguyễn Quang A


NXB Dân Khí-2022
MODERNIZATION

CULTURAL CHANGE

and DEMOCRACY

The Human
Development Sequence

DONALD INGLEHART
CHRISTIAN WELZEL
Hiện đại hóa, sự Thay đổi Văn hóa, và Dân chủ
Trình tự Phát triển con Người

Cuốn sách này chứng minh rằng các giá trị và miềm tin cơ bản của mọi người
đang thay đổi, theo những cách tác động đến hành vi chính trị, tình dục, kinh tế,
và tín ngưỡng của họ. Các thay đổi này đại thể có thể tiên đoán được: trong mức
độ lớn, chúng có thể được giải thích bởi phiên bản được xét lại của lý thuyết hiện
đại hóa được trình bày ở đây. Dựa vào một lượng khổng lồ bằng chứng từ các xã
hội chiếm 85 phần trăm dân số thế giới, các tác giả chứng minh rằng hiện đại hóa
là một quá trình phát triển con người, trong đó sự phát triển kinh tế gây ra
những sự thay đổi văn hóa mà làm cho sự tự trị cá nhân, sự bình đẳng giới,
và dân chủ ngày càng có khả năng. Các tác giả trình bày một mô hình về sự thay
đổi xã hội tiên đoán các hệ thống giá trị có khả năng tiến hóa như thế nào trong
các thập niên tới. Họ chứng minh rằng các giá trị quần chúng số đông (mass
values) đóng một vai trò cốt yếu trong sự nổi lên và sự hịnh vượng của các định
chế dân chủ.

Ronald Inglehart là giáo sư khoa học chính trị và giám đốc chương trình tại Viện
Nghiên cứu Xã hội tại Đại học Michigan. Ông đã giúp lập các khảo sát
Eurobarometer và là chủ tịch của World Values Survey Association. Các sách
mới nhất của ông là Modernization and Postmodernization: Cultural, Economic
and Political Change in 43 Societies (1997), Rising Tide: Gender Equality in
Global Perspective (với Pippa Norris, Cambridge University Press, 2003), và
Sacred and Secular: Religion and Politics Worldwide (với Pippa Norris,
Cambridge University Press, 2004). Tác giả của gần 200 xuất bản phẩm,
Inglehart đã là giáo sư hay học giả thỉnh giảng ở Pháp, Đức, Hà Lan, Thụy Sĩ,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Brazil, và Nigeria, và ông đã phục vụ như một
nhà tư vấn cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu.

Christian Welzel là phó giáo sư về khoa học chính trị và điều phối viên
chương trình tại Đại học Quốc tế Bremen và là một thành viên Ủy ban Điều
hành của World Values Survey Association. Ông đã là một Thành viên (Fellow)
nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Xã hội Berlin và giáo
sư thỉnh giảng tại Đại học Potsdam. Ông là người hai lần nhận được trợ cấp từ
Viện Nghiên cứu Xã hội, và đã công bố nhiều bài báo trong European Journal of
Political Research, Comparative Politics, Comparative Sociology, International
Journal of Comparative Sociology, và Political Văn hóa and Democracy, giữa
các tạp chí khác. Ông cũng công bố rộng rãi bằng tiếng Đức.

v
Modernization, Cultural Change, and Democracy

The Human Development Sequence

RONALD INGLEHART
University of Michigan

CHISTIAN WELZEL
International University Bremen

vi
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU ........................................................................................................................ viii
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................. xii
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................................ xiv
DẪN NHẬP ................................................................................................................................. 1
PHẦN 1..................................................................................................................................... 13
CÁC LỰC ĐỊNH HÌNH SỰ THAY ĐỔI GIÁ TRỊ ............................................................................. 13
1. Một Lý thuyết Hiện đại hóa được Xét lại .................................................................. 15
2. Thay đổi Giá trị và sự Bền bỉ của các Truyền thống Văn hóa .......................................... 48
3. Khám phá Điều chưa Biết ................................................................................................ 77
4. Sự Thay đổi Giá trị giữa Thế hệ ......................................................................................... 94
5. Các sự Thay đổi Giá trị theo Thời gian ...................................................................... 115
6. Chủ nghĩa Cá nhân, các Giá trị Tự-thể hiện, và các Đức hạnh Công dân ..................... 135
PHẦN II................................................................................................................................... 147
CÁC HỆ QUẢ CỦA SỰ THAY ĐỔI GIÁ TRỊ ................................................................................ 147
7. Liên kết Nhân quả giữa các Giá trị Dân chủ và các Định chế Dân chủ .......................... 149
8. Liên kết Nhân quả giữa các Giá trị Dân chủ và các Định chế Dân chủ .......................... 173
9. Các Lực Xã hội, Hành động Tập thể, và các Sự kiện Quốc tế......................................... 210
10. Các Giá trị Mức-Cá nhân và Dân chủ Mức-Hệ thống ................................................... 231
11. Các Thành phần của một Văn hóa Công dân ủng hộ Dân chủ................................... 245
12. Bình đẳng Giới, các Giá trị Giải phóng, và Dân chủ ................................................... 272
13. Các Ngụ ý của sự Phát triển con Người ..................................................................... 285
Kết luận ................................................................................................................................. 299
Thư mục Tham khảo .............................................................................................................. 301
INDEX ..................................................................................................................................... 322

vii
LỜI GIỚI THIỆU

Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ 56 của tủ sách SOS2,* cuốn HIỆN ĐẠI HÓA, SỰ
THAY ĐỔI VĂN HÓA và DÂN CHỦ – Trình tự Phát triển con Người
(MODERNIZATION, CULTURAL CHANGE, and DEMOCRACY – The Human
Development Sequence) của Ronald Inglehart và Christian Welzel do Cambridge
University Press xuất bản năm 2005.
Giáo sư Ronald Inglehart (1934-2021) là nhà khoa học chính trị Mỹ nổi tiếng thế
giới. Ông đã nghiên cứu về sự thay đổi văn hóa từ giữa cuối năm 1960 và ông là nhà
sáng lập của World Values Survey Association (Hội Khảo sát các Giá trị Thế giới)
tổ chức tiến hành nhiều đợt Khảo sát các Giá trị Thế giới (WVS) từ 1981 đến nay.
Giáo sư Christian Welzel là nhà khoa học chính trị Đức, hợp tác chặt chẽ với Ronald
Inglehart trong dự án WVS.
Bạn đọc nên đọc lại cuốn thứ 34 của tủ sách này, cuốn Tự do đang lên của
Christian Welzel sau khi đọc xong cuốn sách này, vì cuốn thứ 34 cải thiện nhiều
khái niệm cơ bản của cuốn sách này và cập nhật dữ liệu khảo sát đến 2013. Đợt 7
gần đây nhất của WVS (2017-2020) vừa hoàn tất (Việt Nam được khảo sát trong 3
đợt từ 2001 đến 2020). Có thể nói lượng dữ liệu khổng lồ của WVS từ gần 100 quốc
gia chiếm gần 90% dân số thế giới trong suốt 40 năm qua (1981 đến 2020) đã xác
nhận lý thuyết hiện đại hóa mới được trình bày trong cuốn sách này (từ 2005) và
trong cuốn Tự do đang lên (2013).
Hai cuốn sách này tạo thành một trọn bộ về lý thuyết hiện đại hóa mới, bổ sung
cho và sửa những thiếu sót của lý thuyết hiện đại hóa và văn hóa chính trị cổ điển (từ
Karl Marx, Max Weber, Lipset, đến Almond và Verba), cũng như của các tác phẩm
tương đối gần đây hơn (như Coleman, Putnam, và Fukuyama).
Lý thuyết hiện đại hóa mới xem sự phát triển lựa chọn con người như chủ đề cơ
sở của sự phát triển kinh tế xã hội, các giá trị giải phóng, và sự củng cố của các
định chế dân chủ. Nó dựa vào ý tưởng của Amartya Sen (1999) về phát triển là
quyền tự do và công trình năm 2000 của Anand và Sen, cho rằng việc mở rộng sự
lựa chọn con người là bản chất của sự phát triển xã hội. Cuốn sách này mở rộng
khái niệm của Sen về sự phát triển con người để bao gồm văn hóa, cung cấp mối
liên kết thiết yếu giữa sự phát triển kinh tế và quyền tự do dân chủ (được thể hiện

*
Những cuốn trước:
1. Kornai János, Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, Hội Tin học Việt Nam 2001, Nhà Xuất Bản Văn hóa Thông
tin 2002.
2. Kornai János, Hệ thống xã hội chủ nghĩa, Nhà Xuất Bản Văn hóa Thông tin 2002.
……….
33. Christian Welzel, Tự do đang lên, NXB Dân Khí, 2016
……….
48. Tom Hartman, Lịch sử bị Che giấu của Chính thể Đầu sỏ Mỹ: Đòi lại nền Dân chủ của Chúng ta từ Giai cấp Thống
trị. NXB Dân Khí, 2021
49. Adam Jetlesson, Công tắc Ngắt: sự Lên của Thượng Viện Hiện đại và sự làm Què nền Dân chủ Mỹ, NXB Dân Khí,
2021
50. Kornai János, Suy ngẫm, 2021
51. Slavoj Žižek, Đại Dịch! – Covid-19 làm lung lay thế giới, NXB Dân Khí, 2021
52. Slavoj Žižek, Đại Dịch! 2 – Biên niên sử của một thời đã mất, NXB Dân Khí, 2021
53. Amartya Sen, Quê Nhà trong Thế giới, NXB Dân Khí, 2021
54. Desmond Shum, Roulete Đỏ, NXB Dân Khí, 2021
55. Katherine M. Gehl và Michael E. Porter, Ngành Chính trị, NXB Dân Khí, 2021

viii
trong tiêu đề của cuốn sách: hiện đại hóa, sự thay đổi văn hóa, và dân chủ).
Một điểm rất quan trọng của lý thuyết mới này là nó đưa ra các khẳng định
mang tính nhân quả theo trình tự: (1) sự phát triển kinh tế xã hội ⇒ (2) sự thay
đổi văn hóa nhất là sự nổi lên của các giá trị giải phóng (các giá trị tự-thể hiện
trong cuốn sách này) ⇒ (3) các phong trào xã hội ⇒ (4) dân chủ.
Không có nước dân chủ đích thực nào là nước nghèo (thí dụ được đo bằng
GDP trên đầu người), nhưng có những nước giàu phi-dân chủ.
Không có hiện đại hóa (1) sẽ không có dân chủ (4). Cho nên muốn có dân
chủ phải hiện đại hóa đất nước (nhưng đó là điều kiện cần nhưng chưa đủ). Các
nhà lý luận hiện đại hóa kinh điển từ K. Marx đến M. Weber về cơ bản đã đúng
khi cho rằng sự phát triển kinh tế xã hội mang lại những sự thay đổi lớn về văn
hóa và chính trị, tuy cách nhìn cổ điển về hiện đại hóa của họ và những người
khác đã có nhiều điểm thiếu sót. Lý thuyết hiện đại hóa mới khắc phục các
thiếu sót này. Đóng góp quan trọng của Inglehart và Welzel là làm rõ vai trò
của văn hóa, của các phong trào xã hội và của các elite, trong đó vai trò của văn
hóa là trung tâm.
Hiện đại hóa dẫn tới những sự thay đổi lớn về văn hóa (chủ yếu qua kinh
nghiệm sống của các năm hình thành (formative) của thế hệ trẻ và sự thay thế
thế hệ của dân cư (thế hệ già chết đi và thế hệ trẻ đến tuổi trưởng thành và đóng
vai trò cốt yếu trong xã hội)). Những thay đổi này vì thế là liên tục và chậm.
Các tác giả thấy rằng sự biến thiên ngang văn hóa của thế giới diễn ra theo hai
chiều chính: chiều các giá trị truyền thống [traditional values] versus (đối lại)
các giá trị thế tục-duy lý [secular-rational values] (gắn với quá trình công
nghiệp hóa); và chiều các giá trị sinh tồn [survival values] vs các giá trị tự-thể
hiện [self-expression values] (gắn với quá trình hậu công nghiệp). Nếu xác định
vị trí của một nước bằng số điểm các giá trị truyền thống/thế tục duy lý (y) và
số điểm các giá trị sinh tồn/tự-thể hiện (x) của nó trên hệ tọa độ hai chiều (x-y)
chúng ta có được bản đồ văn hóa thế giới Inlehart-Welzel nổi tiếng (Hình 2.4 là
một bản đồ như thế vào khoảng năm 2000 và Hình ở mặt sau của trang bìa là
bản đồ tương ứng cho năm 2020). Vị trí của một nước trên bản đồ này (tức là
các giá trị truyền thống vs. thế tục duy lý cũng như các giá trị sinh tồn vs. tự thể
hiện của nó) có thể tiên đoán được dựa vào sự phát triển kinh tế xã hội và tư
cách thành viên của vùng văn hóa mà nó thuộc về.
Các giá trị tự-thể hiện (Welzel cải thiện chúng và gọi là các giá trị giải phóng
[emancipative values]) đóng vai trò cốt yếu trong dân chủ hóa. Các xã hội mà
đa số dân chúng nhấn mạnh các giá trị sinh tồn, không nhấn mạnh đến các giá
trị tự-thể hiện thì là thuận lợi cho các chế độ độc đoán: không có sự phát triển
kinh tế xã hội trong thời gian dài đi cùng với các chế độ độc tài trong phần lớn
lịch sử con người. Chỉ khi có sự phát triển kinh tế xã hội trong thời gian dài thì
các giá trị tự-thể hiện mới tăng lên (và sự sa sút của tình hình kinh tế đẩy các
giá trị của quần chúng theo hướng sinh tồn, bất lợi cho dân chủ). Pha công
nghiệp hóa của hiện đại hóa có thể dẫn đến các chế độ chuyên quyền (phát xít,
cộng sản) hay các chế độ dân chủ. Nói cách khác sự tăng lên của các giá trị thế
tục-duy lý (gắn với công nghiệp hóa) không nhất thiết dẫn đến dân chủ, nhưng
sự tăng lên của các giá trị giải phóng với xác suất cao sẽ dẫn đến dân chủ. Các
giá trị giải phóng tạo ra cầu về dân chủ, các quyền dân sự và chính trị được thể
chế hóa và thực thi tạo ra cung dân chủ. Độ vênh (cầu-cung) nói cho chúng ta

ix
nhiều điều.
Luận đề phù hợp (congruence thesis) của cuốn sách nói rằng độ vênh cung-
cầu dân chủ này xác định độ lớn và hướng (tới nhiều dân chủ hơn hay ít dân
chủ hơn) của quá trình dân chủ hóa. Cầu càng cao hơn cung thì xác suất tới dân
chủ càng cao, ngược lại cầu càng thấp hơn cung thì khả năng dân chủ hóa thụt
lùi càng lớn. Luận đề này giúp chúng ta hiểu tình hình ở một số nước, chẳng
hạn Hungary, Ba Lan, Phillipine nơi cung dân chủ vượt cầu hay Việt Nam và
Trung Quốc nơi cầu vượt cung, dễ hơn.
Nếu cầu dân chủ cao hơn cung nhưng không có phong trào xã hội mạnh gây
áp lực lên các elite cầm quyền thì cung dân chủ không tăng để đáp ứng và xã
hội căng thẳng. Xu hướng các giá trị giải phóng (dân khí) tăng lên cũng gây áp
lực làm cho tính liêm chính elite tăng lên, và các elite nắm quyền có khả năng
đáp ứng đòi hỏi của nhân dân tăng lên.
Lý thuyết hiện đại hóa mới đưa ra các tiên đoán xác suất có thể kiểm chứng
được bằng dữ liệu. Chúng là các tiên đoán mang tính xác suất, không phải là
tiên đoán tất định (tuy các tác giả đôi khi vẫn đưa ra các tiên đoán rất cụ thể ở
một vài nơi liên quan đến dân chủ hóa ở một vài nước mà có lẽ chưa thật thấm
tính xác suất và có lẽ chưa đúng, dù xu thế dài hạn là hoàn toàn đúng).
Các tiên đoán mang tính xác suất là quan trọng cho việc hoạch định chiến
lược, cũng như chính sách dài hạn (không chỉ cho những người nắm quyền mà
cả cho các nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền).
Một chiến lược cho dân chủ hóa ở Việt Nam đã được đưa ra gần mười năm
nay dựa vào kinh nghiệm dân chủ hóa trên thế giới, vào các ý tưởng hơn một
thế kỷ trước của Phan Châu Trinh, tức là các chủ trương: (1) nâng cao dân trí,
cải thiện dân sinh nhằm tạo ra các nguồn lực vật chất, trí tuệ và kết nối ⇒ (2)
chấn hưng dân khí ở tầng văn hóa ⇒ (3) xây dựng các phong trào xã hội với
các ý tưởng về “quyền ta ta cứ làm,” “đảng vận,” “an ninh vận,” “binh vận,”
v.v. để “nâng cao quan trí” và gây áp lực 24/7 lên chính quyền ⇒ (4) buộc
chính quyền phải tôn trọng các quyền của người dân được nêu rõ trong
công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã tham gia
từ 1982, cũng như các quyền hiến định trong hiến pháp hiện hành do bản
thân chính quyền soạn ra ⇒ đó chính là quá trình xây dựng dân chủ. Có thể
thấy các chủ trương này được lý thuyết hiện đại hóa mới củng cố về mặt lý
luận, kể cả chủ trương xây dựng các yếu tố của dân chủ, nhất là văn hóa dân
chủ ngay trong lòng chế độ độc tài.
Dân chủ là gì vẫn là câu hỏi gây tranh luận. Có rất nhiều định nghĩa về dân
chủ, mỗi định nghĩa có thể soi sáng một số khía cạnh. Theo lý thuyết hiện đại
hóa mới, có thể định nghĩa dân chủ là quá trình thể chế hóa và thực thi các
quyền dân sự và chính trị trên thực tế; đó chính là quá trình phát triển con
người. Một mặt, cách hiểu dân chủ như vậy là thực chất nhất, mặt khác nó có
thể dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ chấp nhận hơn (kể cả cho những người cộng sản, vì
họ nói “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân…[Điều 2, Hiến pháp]”), có thể khiến các
cuộc vận động như “đảng vận”… dễ được tiếp thu hơn một chút (dù họ có thể
vẫn coi là “diễn biến hòa bình”).
Chúng ta thấy từ cuốn sách và những nghiên cứu tiếp sau (đễ thấy nhất là từ

x
bản đồ văn hóa thế giới 2020) rằng tại Việt Nam cầu dân chủ cao hơn cung khá
nhiều. Vì sự phát triển của đất nước các elite cầm quyền nên thấu hiểu điều này
và thực thi nghĩa vụ pháp lý của mình (với công ước quốc tế về các quyền dân
sự và chính trị và chính hiến pháp Việt Nam) để thể chế hóa và thực thi các
quyền đó của công nhân nhằm thu hẹp độ vênh cung cầu làm cho xã hội ổn
định và phát triển.
Lý thuyết hiện đại hóa mới cung cấp cơ sở lý luận vững chắc cho sự phát triển đất
nước, chính vì thế việc hiểu lý thuyết này góp phần quan trọng cho sự phát triển,
cũng như cho dân chủ hóa đất nước. Việc đọc, hiểu, và truyền bá nội dung của cuốn
sách này và cuốn Tự do đang lên là rất quan trọng (kể cả việc soạn một phiên bản
phổ thông về lý thuyết này). Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với tất cả những ai
quan tâm đến sự phát triển của đất nước.
1-2-2022, đầu xuân Nhâm Dần
Nguyễn Quang A

xi
LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi muốn bày tỏ lời cảm ơn đến nhiều bạn và đồng nghiệp. Cuốn sách này
phân tích một cơ sở dữ liệu đơn nhất được tạo ra qua World Values Surveys
(WVS-Khảo sát Giá trị Thế giới) và European Values Surveys (EVS- Khảo sát Giá
trị Âu châu). Chúng tôi mang ơn nhiều với những người tham gia WVS và EVS vì
việc tạo ra và chia sẻ bộ dữ liệu phong phú và phức tạp này: Anthony M. Abela,
Q. K. Ahmad, Rasa Alishauskene, Helmut Anheier, Jose Arocena, Wil A. Arts,
Soo Young Auh, Taghi Azadarmaki, Ljiljana Bacevic, Olga Balakireva, Josip
Baloban, Miguel Basanez, Elena Bashkirova, Abdallah Bedaida, Jorge Benitez,
Jaak Billiet, Alan Black, Ammar Boukhedir, Rahma Bourquia, Fares al Braizat,
Pavel Campeanu, Augustin Canzani, Marita Carballo, Henrique Carlos de O. de
Castro, Pi-Chao Chen, Pradeep Chhibber, Mark F. Chingono, Hei-yuan Chiu,
Margit Cleveland, Andrew P. Davidson, Jaime Diez Medrano, Juan Diez
Nicolas, Herman De Dijn, Karel Dobbelaere, Peter J. D. Drenth, Javier Elzo,
Yilmaz Esmer, P. Estgen, T. Fahey, Nadjematul Faizah, Georgy Fotev, James
Georgas, C. Geppaart, Renzo Gubert, Linda Luz Guerrero, Peter Gundelach,
Jacques Hagenaars, Loek Halman, Mustafa Hamarneh, Sang-Jin Han, Stephen
Harding, Mari Harris, Bernadette C. Hayes, Camilo Herrera, Virginia
Hodgkinson, Nadra Muhammed Hosen, Kenji Iijima, Ljubov Ishimova,
Wolfgang Jagodzinski, Aleksandra Jasinska-Kania, Fridrik Jonsson, Stanislovas
Juknevicius, Jan Kerkhofs S.J., Johann Kinghorn, Hans-Dieter Klingemann,
Hennie Kotze, Zuzana Kusá, Marta Lagos, Bernard Lategan, Abdel-Hamid
Abdel-Latif, M. Legrand, Carlos Lemoine, Noah Lewin-Epstein, Ola Listhaug, Jin-
yun Liu, Brina Malnar, Mahar Mangahas, Mario Marinov, Carlos Matheus,
Robert Mattes, Rafael Mendizabal, Felipe Miranda, Mansoor Moaddel, José
Molina, Alejandro Moreno, Gaspar K. Munishi, Neil Nevitte, Elone Nwabuzor,
F. A. Orizo, Dragomir Pantic, Juhani Pehkonen, Paul Perry, Thorleif Pettersson,
Phạm Minh Hạc, Phạm Thanh Nghị, Gevork Pogosian, Bi Puranen, Ladislav
Rabusic, Angel Rivera-Ortiz, Catalina Romero, David Rotman, Rajab Sattarov,
Sandeep Shastri, Shen Mingming, Renata Siemienska, John Sudarsky, Tan Ern Ser,
Farooq Tanwir, Jean-Franç ois Tchernia, Kareem Tejumola, Larissa Titarenko,
Miklos Tomka, Alfredo Torres, Niko Tos, Jorge Vala, Andrei Vardomatskii,
Malina Voicu, Alan Webster, Friedrich Welsch, Seiko Yamazaki, Ephraim
Yuchtman-Yaar, Josefina Zaiter, Brigita Zepa, và Paul Zulehner.
Hầu hết các khảo sát này được hỗ trợ bởi các nguồn lực bên trong nước cho trước,
nhưng sự giúp đỡ cho các khảo sát nơi sự tài trợ như vậy không sẵn có, và sự điều
phối trung tâm, được cung cấp bởi Quỹ Khoa học Quốc gia (National Science
Foundation-NSF), Quỹ Kỷ niệm 300 năm Ngân hàng Thụy Điển (Bank of Sweden
Tercentenary Foundation), Cơ quan Phát triển Quốc tế Thụy Điển, Quỹ
Volkswagen, và Quỹ BBVA. Nhiều thông tin hơn về World Values Survey, xem
Website, http://www.worldvaluessurvey.org, và Ronald Inglehart et al. (eds.),
Human Values and Beliefs: A Cross-Cultural Sourcebook Based on the 1999–2001

xii
Values Surveys (Mexico City: Siglo XXI, 2004). Các khảo sát Âu châu được sử dụng
ở đây được thu thập bởi nhóm European Values Survey. Về các phát hiện chi tiết của
EVS, xem Loek Halman, The European Values Study: A Sourcebook Based on the
1999/2000 European Values Study Surveys (Tilburg: EVS, Tilburg University Press,
2001). Về nhiều thông tin hơn, xem Website của EVS, http://evs.kub.nl.
Ngoài ra, chúng tôi mang ơn nhiều đồng nghiệp đã cho các bình luận có giá trị,
gồm Johan Akerblom, Dirk Berg-Schlosser, Klaus Boehnke, Russell J. Dalton,
Franziska Deutsch, Barry Hughes, Gerald Inglehart, William Inglehart, Max Kaase,
Markus Klein, Hanspeter Kriesi, Seymour Martin Lipset, Kenneth Newton, Pippa
Norris, Guillermo O’Donnell, Daphna Oyserman, Bi Puranen, Dieter Rucht,
Manfred G. Schmidt, Carsten Schneider, Dietlind Stolle, Charles L. Taylor, Eric
Uslaner, Stefan Walgrave, và Ulrich Widmaier. Chúng tôi đặc biệt cám ơn ban
“Institutions and Social Change” trước kia tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Xã
hội, Berlin (WZB). Dưới sự chỉ huy của Hans-Dieter Klingemann, ban này đã tạo ra
một số nghiên cứu xuất sắc về các nền tảng xã hội của dân chủ. Trong khung cảnh
này, chúng tôi đã được lợi từ các bình luận có giá trị và phê bình của Dieter Fuchs,
Hans-Dieter Klingemann, Edeltraud Roller, Kai-Uwe Schnapp, và Bernhard
Wessels.
Sự ủng hộ của Cambridge University Press đã là vô giá, đặc biệt lời khuyên và sự
nhiệt tình của biên tập viên của chúng tôi, Lewis Bateman, cũng như các bình luận
của các nhà bình duyệt nặc danh. Phần lớn của phân tích này được tiến hành tại Trung
tâm Nghiên cứu Khoa học Xã hội, Berlin; chúng tôi mang ơn sự hỗ trợ của trung tâm.
Cuối cùng, đã không thể có cuốn sách này mà không có sự cổ vũ và kích thích của
nhiều đồng nghiệp và sinh viên tại Đại học Quốc tế Bremen (IUB) và Bộ môn Khoa
học Chính trị và Viện Nghiên cứu Xã hội tại Đại học Michigan.

Ronald Inglehart và Christian Welzel


Ann Arbor, Michigan, và Bremen, Germany

xiii
LỜI NÓI ĐẦU
Cuốn sách này có một đóng góp lớn cho sự hiểu biết của chúng ta về sự thay đổi xã
hội và chính trị. Nó kiểm định (test) tác động của văn hóa lên đời sống chính trị và
xã hội, phân tích cơ sở thực nghiệm rộng nhất từng được thu thập cho mục đích này.
Nó diễn giải bằng chứng trong một khung khổ lý thuyết mới táo bạo – một phiên bản
được xét lại của lý thuyết hiện đại hóa. Phân tích một lượng dữ liệu to lớn từ quan
điểm của lý thuyết phát triển con người, các tác giả đã tạo ra cái gì đó mà được công
bố là đã chết: lý thuyết lớn.
Họ chứng minh rằng những thay đổi cơ bản đang xảy ra trong các hệ thống niềm
tin của các công chúng khắp thế giới. Họ cho thấy các sự thay đổi này được định
hình ra sao bởi một sự tương tác giữa các lực của sự phát triển kinh tế xã hội và các
truyền thống văn hóa dai dẳng. Và sử dụng dữ liệu của các khảo sát quốc gia đại
diện trong tám mươi xã hội, các tác giả chứng minh rằng sự thay đổi các giá trị quần
chúng đang tạo ra các áp lực tăng lên cho việc thiết lập và củng cố dân chủ.
Các phiên bản sớm hơn của lý thuyết hiện đại hóa đã không thấy trước sự liên
kết mạnh to lớn mà các tác giả tìm thấy giữa các giá trị tự-thể hiện (self-expression
values) tăng lên và sự nổi lên và sự hưng thịnh của các định chế dân chủ. Dựa
vào công trình trước của Welzel, các tác giả lý lẽ một cách thuyết phục rằng sự
hiện đại hóa kinh tế xã hội, các khát vọng tự do tăng lên, và sự tìm kiếm các định
chế dân chủ tất cả đều phản ánh quá trình cơ bản chung của sự phát triển con
người, mà chủ đề của nó là việc mở rộng sự lựa chọn con người.
Cuốn sách này thành công trong việc tích hợp lượng mênh mông của bằng chứng
kinh nghiệm thành một khung khổ lý thuyết, làm giàu sự hiểu biết của chúng ta
về dân chủ nổi lên và sống sót như thế nào. Các phát hiện của nó có tầm quan
trọng thực chất to lớn. Các tác giả cho rằng sự phát triển kinh tế xã hội và sự lên
của xã hội tri thức có các hệ quả đại thể có thể tiên đoán được. Sau đó họ phát triển
một mô hình cho phép họ đưa ra một số tiên đoán rõ ràng về những gì sẽ được
quan sát trong tương lai, trong lĩnh vực thay đổi văn hóa và dân chủ hóa.
Đây là một việc làm táo bạo. Các tiên đoán thành công là hiếm trong các
khoa học xã hội. Nhưng các tiên đoán này dựa vào một nền tảng đã dẫn đến một số
tiên đoán tỏ ra là chính xác. Trong năm 1971 Inglehart đã tiên đoán rằng sự thay
đổi giữa thế hệ sẽ dẫn đến sự lan ra của các giá trị hậu duy vật (postmaterialist).
Lúc đó, các nhà duy vật đông hơn các nhà hậu duy vật rất nhiều – với khoảng bốn

xiv
trên một – trong sáu xã hội Tây phương mà từ đó ông có dữ liệu. Ngày nay, các
nhà hậu duy vật đã trở nên đông như các nhà duy vật trong cả sáu xã hội này. Tôi
thích thú để làm việc với Inglehart như phần của nhóm Nghiên cứu Hành động
Chính trị mà, sau phi phân tích các hình mẫu hành vi chính trị và sự thay đổi xã hội
trong các năm 1970, đã tiên đoán sự lan tỏa của cái khi đó được gọi là “hành vi
chính trị không quy ước,” kể cả các hoạt động như các kiến nghị, các cuộc tẩy
chay, và các cuộc biểu tình (Barnes and Kaase et al., 1979). Ba thập niên sau, sự
tham gia vào các hình thức hành vi này đã tăng khoảng hai lần trong tám nước được
bao gồm trong Nghiên cứu Hành động Chính trị. Tại thời điểm này, là không
thể nói các tiên đoán được trình bày trong cuốn sách này sẽ chính xác ra sao –
nhưng tôi sẽ không sẵn sàng giảm bớt chúng.
Cuốn sách là một cột mốc trong nghiên cứu về văn hóa chính trị và dân chủ hóa.
Nó sẽ phân cực ý kiến, gây ra cả sự ca ngợi mạnh mẽ và sự phê bình dữ dội, vì
công trình mày đưa ra bằng chứng mạnh mẽ phủ nhận các trường phái tư duy lớn
trong khoa học xã hội, Nó sẽ được tranh luận và trích dẫn bây giờ và trong những
năm tới.

Hans-Dieter Klingemann
Tháng Tám 2004
Fondation National des Sciences Politiques
Institut d’Etudes Politiques de Paris

xv
DẪN NHẬP

Cuốn sách này trình bày một phiên bản được xét lại của lý thuyết hiện đại hóa mà
tích hợp sự phát triển kinh tế xã hội, sự thay đổi văn hóa, và dân chủ hóa dưới chủ
đề bao quát của sự phát triển con người. Mặc dù cách nhìn cổ điển về hiện đại
hóa được Marx, Weber, và những người khác phát triển đã sai về nhiều điểm, sự
thấu hiểu trung tâm – rằng sự phát triển kinh tế xã hội mang lại các thay đổi văn
hóa, và chính trị lớn – về cơ bản là đúng. Sự thấu hiểu này được xác nhận bởi một
khối khổng lồ bằng chứng được phân tích trong cuốn sách này, kể cả dữ liệu khảo
sát từ tám mươi mốt xã hội chiếm 85 phần trăm dân cư thế giới, được thu thập từ
1981 đến 2001, mà chứng minh rằng các giá trị và niềm tin cơ bản của các công
chúng trong các xã hội tiên tiến là khác đầy kịch tính với các giá trị và niềm tin cơ
bản được tìm thấy trong các xã hội ít phát triển hơn – và rằng các giá trị này đang
thay đổi theo một chiều có thể tiên đoán được khi sự phát triển kinh tế xã hội xảy ra.
Các giá trị thay đổi, đến lượt, có các hệ quả quan trọng cho cách các xã hội được cai
quản, thúc đẩy bình đẳng giới, quyền tự do dân chủ, và sự cai quản tốt (good
governance).
Các phiên bản sớm của lý thuyết hiện đại hóa đã quá đơn giản. Sự phát triển
kinh tế xã hội đã có một tác động mạnh mẽ lên cái người dân muốn và làm, như
Karl Marx đã lý lẽ, nhưng di sản văn hóa của một xã hội tiếp tục định hình các
niềm tin thịnh hành và các động cơ của nó, như Max Weber đã lý lẽ. Hơn nữa,
sự thay đổi văn hóa xã hội là không tuyến tính. Công nghiệp hóa mang lại sự
duy lý hóa, sự thế tục hóa, và sự quan liêu hóa, nhưng sự lên của xã hội tri thức
mang lại một tập khác của những sự thay đổi mà chuyển động theo một hướng mới,
đặt sự nhấn mạnh tăng lên vào sự tự chủ cá nhân, sự tự-thể hiện, và lựa chọn tự do.
Các giá trị tự-thể hiện nổi lên biến hiện đại hóa thành một quá trình phát triển
con người, gây ra một kiểu mới của xã hội nhân văn ngày càng lấy nhân dân-
làm trung tâm.
Pha đầu tiên của hiện đại hóa đã huy động quần chúng, làm cho dân chủ hiện
đại là có thể – cùng với chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản. Pha hậu công
nghiệp của hiện đại hóa tạo ra các nhu cầu quần chúng ngày càng mạnh mẽ
cho dân chủ, hình thức chính phủ cung cấp phạm vi rộng nhất cho các cá nhân để
chọn sống cuộc đời họ như thế nào.
Cuốn sách này chứng minh rằng các thay đổi cố kết đang xảy ra về các chuẩn
mực chính trị, tôn giáo, xã hội, và tình dục khắp các xã hội hậu công nghiệp. Nó
trình bày một mô hình về sự thay đổi xã hội tiên đoán các hệ thống giá trị của các xã
hội cho trước sẽ tiến hóa như thế nào trong các thập niên tới. Và nó chứng minh
rằng các giá trị quần chúng (mass values) đóng một vai trò cốt yếu trong sự nổi lên
và sự hưng thịnh của các định chế dân chủ. Hiện đại hóa đang tiến hóa thành một
quá trình phát triển con người, trong đó sự phát triển kinh tế xã hội đem lại các sự
thay đổi văn hóa làm cho sự tự trị cá nhân, bình đẳng giới, và dân chủ ngày càng
có khả năng, sinh ra một kiểu xã hội mới thúc đẩy sự giải phóng con người trên
nhiều mặt trận.
Dân chủ không đơn giản là kết quả của sự mặc cả elite và sự thiết kế hiến pháp

1
(constitutional engineering). Nó phụ thuộc vào các định hướng bám rễ sâu giữa bản
thân nhân dân. Các định hướng này thúc đẩy họ đòi quyền tự do và chính phủ có
phản ứng nhanh nhạy – và hành động để bảo đảm rằng các elite cai quản phản ứng
nhanh nhạy với họ. Dân chủ đích thực không đơn giản là một bộ máy mà, một khi
được dựng lên, tự nó hoạt động. Nó phụ thuộc vào nhân dân.
Cuốn sách này trình bày một lý thuyết thống nhất về hiện đại hóa, sự thay đổi
văn hóa, và dân chủ hóa. Dựa vào công trình gần đây của Welzel, chúng tôi diễn
giải sự thay đổi xã hội đương thời như một quá trình phát triển con người, tạo ra
các xã hội ngày càng nhân văn đặt sự nhấn mạnh tăng lên vào quyền tự do con
người và sự tự-thể hiện. Một lượng dữ liệu ngang quốc gia to lớn chứng minh rằng
(1) sự hiện đại hóa kinh tế xã hội, (2) một sự dịch chuyển văn hóa tới sự nhấn
mạnh tăng lên vào các giá trị tự-thể hiện, và (3) dân chủ hóa đều là các thành
phần của một quá trình cơ bản duy nhất: sự phát triển con người. Chủ đề cơ bản
của quá trình này là sự mở rộng lựa chọn con người. Sự hiện đại hóa kinh tế xã hội
làm giảm các ràng buộc bên ngoài lên sự lựa chọn con người bằng việc làm tăng
các nguồn lực vật chất, nhận thức, và xã hội của nhân dân. Việc này đem lại sự nhấn
mạnh quần chúng tăng lên đến các giá trị tự-thể hiện, mà đến lượt dẫn đến các cầu
công chúng tăng lên cho các quyền tự do dân sự và chính trị, bình đẳng giới, và
chính phủ phản ứng nhanh nhạy, giúp thiết lập và duy trì các định chế phù hợp
nhất để tối đa hóa sự lựa chọn con người – nói ngắn gọn, dân chủ.
Cốt lõi của trình tự phát triển con người là sự mở rộng sự lựa chọn con người
và sự tự trị. Khi khía cạnh này của hiện đại hóa trở nên nổi bật hơn, nó mang
lại các sự thay đổi văn hóa làm cho dân chủ là kết cục thể chế có tính logic. Trong
những giải thích trước về hiện đại hóa, vai trò trung tâm do sự thay đổi văn hóa
đóng hoặc đã bị bỏ qua hay đã bị đánh giá thấp.
Phần lớn, văn hóa được truyền từ một thế hệ sang thế hệ tiếp. Nhưng các giá trị
cơ bản của nhân dân phản ánh không chỉ những gì họ được dạy mà cả các kinh
nghiệm trực tiếp của họ nữa. Trong nửa thế kỷ qua, sự phát triển kinh tế xã hội đã
làm thay đổi các điều kiện hình thành (formative condition) của mọi người một
cách sâu sắc và với tốc độ chưa từng có. Tăng trưởng kinh tế, các mức giáo dục tăng
lên và thông tin, và các tương tác con người đa dạng làm tăng các nguồn lực vật
chất, nhận thức, và xã hội của mọi người, khiến cho họ độc lập hơn về mặt vật chất,
trí tuệ, và xã hội. Các mức tăng lên của sự an toàn sinh tồn và sự tự trị làm thay
đổi kinh nghiệm trực tiếp của mọi người một cách cơ bản, dẫn họ đến nhấn
mạnh các mục tiêu mà trước kia được trao sự ưu tiên thấp hơn, kể cả sự theo
đuổi quyền tự do. Sự nhấn mạnh văn hóa chuyển từ kỷ luật tập thể sang tự do cá
nhân, từ sự tuân theo nhóm sang sự đa dạng con người, và từ uy quyền nhà nước
sang sự tự trị cá nhân, gây ra một hội chứng chúng tôi gọi là các giá trị tự-thể hiện.
Các giá trị này mang lại sự nhấn mạnh tăng lên đến tự do dân sự và chính trị tạo
thành dân chủ, mà cung cấp phạm vi rộng hơn cho nhân dân để theo đuổi quyền tự
do bày tỏ và sự tự-thực hiện. Các giá trị tự-thể hiện tăng lên biến hiện đại hóa
thành một quá trình phát triển con người, tạo ra một xã hội ngày càng lấy nhân dân
làm trung tâm. Điều này phản ánh một sự biến đổi nhân văn của tính hiện đại.
Nói ngắn gọn, hiện đại hóa kinh tế xã hội mang lại các năng lực khách quan cho
phép mọi người đặt cơ sở cuộc sống của họ trên các lựa chọn tự trị. Sự nhấn mạnh
tăng lên về các giá trị tự-thể hiện dẫn mọi người để đòi và bảo vệ quyền tự do lựa
chọn. Và các định chế dân chủ thiết lập các quyền cho mọi người để sử dụng

2
sự lựa chọn tự do trong các hoạt động của họ. Ba quá trình này đều tập trung
vào sự tăng lên của sự lựa chọn tự trị con người. Bởi vì sự lựa chọn tự trị là một
năng lực con người riêng biệt, chúng ta mô tả đặc trưng các quá trình phát triển
tiềm năng này như phát triển “con người” (Bảng I.1).

BẢNG I.1 Quá trình Phát triển Con người

Sự phát triển con người


Chiều kinh tế xã hội Chiều văn hóa Chiều thể chế
Quá trình thúc Hiện đại hóa Thay đổi giá trị Dân chủ hóa
đẩy sự phát
triển con người
Thành phần của Các nguồn lực kinh Các giá trị tự-thể Các quyền tự do dân
sự phát triển tế xã hội hiện sự và chính trị
con người
Các đóng góp Tăng cường các Làm tăng ưu tiên Mở rộng các quyền
cho sự phát năng lực của người của người dân để hưởng của người
triển con người dân để hành động hành động theo các dân để hành động
theo các lựa chọn lựa chọn của họ theo các lựa chọn
của họ của họ
Chủ đề cơ bản Sự mở rộng các lựa chọn con người
(Một xã hội ngày càng nhân văn)
Nguồn: phỏng theo Welzel (2002: 46)

Như chúng tôi sẽ chứng minh, một văn hóa nhân văn nhấn mạnh các giá trị tự-
thể hiện tỏa vào tất cả các chiều chủ yếu của đời sống, giúp để định hình lại các
chuẩn mực tình dục, các vai trò giới, các giá trị gia đình, tín ngưỡng, các động cơ
thúc đẩy làm việc, quan hệ của mọi người với tự nhiên và môi trường, và các hoạt
động công cộng và sự tham gia chính trị của họ. Sự nhấn mạnh gia tăng về sự tự trị
con người là hiển nhiên trong tất cả các lĩnh vực này, biến đổi kết cấu của các xã
hội đương thời. Nhân dân trong các xã hội hậu công nghiệp đang đòi sự lựa
chọn tự do hơn trong mọi khía cạnh của đời sống. Các vai trò giới, các định
hướng tín ngưỡng, các hình mẫu người tiêu dùng, các thói quen làm việc, và
hành vi bỏ phiếu tất cả ngày càng đều trở thành các nội dung của sự lựa
chọn cá nhân. Những thay đổi đương thời to lớn – từ bình đẳng giới gia tăng và
các chuẩn mực thay đổi liên quan đến định hướng tình dục, đến sự quan tâm gia
tăng cho dân chủ đích thực, hữu hiệu – phản ánh sự nhấn mạnh gia tăng lên sự tự
trị con người. Các sự thay đổi này không phải là một sự chắp vá của các hiện tượng
liên hệ lỏng lẻo mà là một hình mẫu cố kết tích hợp các sự kiện có vẻ cô lập thành
một cái toàn thể chung. Khi nó hợp lại, quá trình phát triển con người này mở rộng
sự lựa chọn con người và sự tự trị trong mọi lĩnh vực của đời sống.
Tuy nhiên, bất chấp sự toàn cầu hóa thế giới không trở nên đồng nhất, và dấu ấn
của các truyền thống văn hóa không biếm mất. Hoàn toàn ngược lại, các mức phát
triển con người cao phản ánh một xu hướng tương đối gần đây mà cho đến nay đã
tập trung trong các các xã hội hậu công nghiệp và chỉ nổi lên ở các xã hội đang phát
triển trong chừng mực chúng trải nghiệm sự tăng trưởng kinh tế bền vững. Hầu hết

3
các xã hội thu nhập-thấp và nhiều xã hội hậu-Soviet cho thấy tác động tương đối ít
từ xu hướng tới sự tự trị con người và lựa chọn lớn hơn. Các hệ thống giá trị của
các xã hội này tiếp tục áp đặt các ràng buộc mạnh lên sự tự-thể hiện con người.
Tính đa dạng của các giá trị văn hóa cơ bản giúp giải thích các sự khác biệt khổng lồ
tồn tại trong việc các định chế thực hiện như thế nào trong các xã hội quanh thế
giới. Mức độ mà các công chúng trao ưu tiên cao cho sự tự-thể hiện định hình
phần lớn mức mà các xã hội cung cấp các quyền dân chủ, mức mà phụ nữ được đại
diện trong các vị trí quyền lực, và mức mà các elite cai quản đáp ứng nhanh và theo
luật trị ( rule of law). Đi quá các giải thích tinh hoa chủ nghĩa và thể chế về nền dân
chủ, chúng tôi chứng minh rằng dân chủ, bình đẳng giới, và chính phủ đáp ứng
nhanh là các yếu tố của một hội chứng phát triển con người rộng hơn. Cuốn sách
này khảo sát tỉ mỉ sự dịch chuyển cân bằng giữa hiện đại hóa và các truyền thống
định hình thế nào các giá trị con người, và các giá trị này tác động ra sao đến các
định chế chính trị, tạo ra một trình tự phát triển con người trong đó hiện đại hóa gây
ra các giá trị tự-thể hiện, mà là thuận lợi cho các định chế dân chủ.
Trình tự này cũng có thể hoạt động theo chiều ngược lại, với các mối đe dọa sống
sót dẫn tới sự nhấn mạnh tăng lên về các giá trị sinh tồn, mà đến lượt dẫn đến các
định chế độc đoán. Hoạt động theo cả hai chiều, trình tự có một chủ đề chung:
việc mở rộng hay thu hẹp sự tự trị con người và sự lựa chọn. Hoạt động theo một
chiều, nó mang lại sự phát triển con người và các xã hội ngày càng nhân văn. Hoạt
động theo chiều ngược lại, nó đem lại sự giật lùi theo hướng các xã hội độc đoán và
bài ngoại.
Cuốn sách này có hai phần chính. Phần thứ nhất, “Các Lực Định hình sự Thay
đổi Giá trị,” khảo sát các chiều chính của sự biến thiên ngang quốc gia trong các giá
trị cơ bản, vẽ đồ thị các giá trị thay đổi như thế nào, và xem xét hiện đại hóa và
truyền thống tương tác thế nào để định hình các thay đổi này. Phần thứ hai,
“Các hệ quả của sự Thay đổi Giá trị,” xem xét tác động của một chiều chính của sự
biến thiên ngang quốc gia – các giá trị tự-thể hiện – lên dân chủ. Chúng tôi tìm
thấy các liên kết mạnh nổi bật giữa các giá trị này và dân chủ, bất chấp nó được đo
như thế nào. Thực ra, các giá trị tự-thể hiện tỏ ra liên kết mạnh với dân chủ hơn bất
kể nhân tố khác nào, kể cả các biến được hình dung xuất sắc trong văn liệu về dân
chủ hóa, như sự tin cậy giữa cá nhân, tư cách thành viên hội, và GDP trên đầu
người. Sự thịnh vượng kinh tế liên kết mạnh với sự nổi lên và sự sống sót của các
định chế dân chủ, nhưng nó hoạt động chủ yếu qua xu hướng của nó để gây ra các
giá trị tự-thể hiện. Kiểm soát cho (controlling for) các giá trị tự-thể hiện, tác động
của sự phát triển kinh tế và các nhân tố cấu trúc khác, như sự phân mảnh sắc tộc,
giảm thình lình. Phát hiện này là còn xa mới hiển nhiên và gợi ý rằng nghiên cứu
tương lai về dân chủ và dân chủ hóa cần chú ý hơn đến vai trò của các giá trị quần
chúng.
Phân tích rộng về mối liên kết nhân quả giữa các giá trị tự-thể hiện và dân chủ
cho biết mũi tên nhân quả chỉ chủ yếu từ văn hóa đến các định chế hơn là ngược lại,
một vấn đề hết sức gây tranh cãi trong nghiên cứu gần đây. Các phát hiện này
mâu thuẫn với khẳng định rằng dân chủ có thể được thiết lập dễ dàng ở bất kể xã
hội nào, bất chấp văn hóa cơ bản của nó: được cho rằng nếu người ta cung cấp các
định chế chính thức được thiết kế-khéo, thì một văn hóa chính trị dân chủ có tầm
quan trọng thứ yếu. Ngược với khẳng định này, bằng chứng kinh nghiệm được
trình bày ở đây cho biết rằng dân chủ hóa đòi hỏi nhiều hơn chỉ việc áp đặt hiến

4
pháp đúng. Kết luận này cũng được kinh nghiệm lịch sử hỗ trợ rộng rãi, từ kinh
nghiệm của nước Đức Weimar, đến các nhà nước nối nghiệp Soviet, đến Iraq
đương thời.

Một Tổng quan Ngắn về cuốn Sách

Chương 1 trình bày một phiên bản mới và thống nhất của lý thuyết hiện đại hóa.
Mặc dù các phiên bản trước của lý thuyết hiện đại hóa đã có thiếu sót trong vài
khía cạnh quan trọng, một lượng khổng lồ bằng chứng cho thấy rằng tiền đề
trung tâm nhất của nó đã đúng: sự phát triển kinh tế xã hội mang lại các thay đổi
lớn về xã hội, văn hóa, và chính trị. Bốn đợt dữ liệu khảo sát từ hơn tám mươi xã
hội chứng minh rằng sự phát triển kinh tế xã hội có khunh hướng biến đổi các giá trị
cơ bản và các niềm tin của mọi người – và nó làm vậy theo cách đại thể có thể tiên
đoán được. Tuy nhiên, các phiên bản sớm hơn của lý thuyết hiện đại hóa cần
được xét lại ít nhất trong ba khía cạnh chính.
Thứ nhất, mặc dù sự phát triển kinh tế xã hội có khuynh hướng đem lại các sự
thay đổi có thể tiên đoán được về thế giới quan của mọi người, các truyền thống văn
hóa – như liệu một xã hội được Đạo Tin lành, Khổng giáo, hay Chủ nghĩa Cộng
sản định hình về mặt lịch sử – tiếp tục cho thấy một dấu ấn kéo dài trên thế giới
quan của một xã hội. Lịch sử là quan trọng, và các định hướng giá trị thịnh hành
của một xã hội phản ánh một sự tương tác giữa các lực thúc đẩy hiện đại hóa và
ảnh hưởng làm chậm của truyền thống.
Thứ hai, hiện đại hóa là không tuyến tính. Nó không di chuyển mãi mãi theo
cùng chiều mà đạt các điểm uốn tại đó chiều hướng thịnh hành thay đổi. Như thế,
hiện đại hóa đi qua các pha khác nhau, mỗi pha mang lại các thay đổi phân biệt
trong thế giới quan của mọi người. Cách mạng Công nghiệp liên kết với một sự
chuyển từ các giá trị truyền thống sang các giá trị thế tục, mang lại sự thế tục hóa
của uy quyền. Trong pha hậu công nghiệp của hiện đại hóa, một sự thay đổi
văn hóa khác trở nên chi phối – một sự chuyển từ các giá trị sinh tồn sang các giá
trị tự-thể hiện, mà mang lại sự giải phóng tăng lên khỏi uy quyền. Các giá trị tự-thể
hiện tăng lên biến hiện đại hóa thành một quá trình phát triển con người làm tăng
quyền tự do con người và sự lựa chọn.
Thứ ba, bản chất giải phóng cố hữu của các giá trị tự-thể hiện khiến cho dân chủ
ngày càng có khả năng nổi lên; quả thực, vượt quá một điểm nhất định thì ngày
càng trở nên khó hơn để tránh dân chủ hóa. Như thế, hiện đại hóa mang lại các thay
đổi văn hóa mà dẫn đến sự nổi lên và sự hưng thịnh của các định chế dân chủ. Sự
phát triển của sự tự trị con người là chủ đề tạo nền móng cho quá trình hiện đại hóa,
các giá trị tự-thể hiện tăng lên, và dân chủ hóa. Các quá trình này sinh ra các xã hội
ngày càng nhân văn, tức là, các xã hội với một định hướng lấy dân-làm trung tâm.
Chương 2 phân tích các chiều quan trọng nhất của sự biến thiên ngang-văn hóa,
tạo ra một bản đồ toàn cầu hai chiều phản ánh các sự khác biệt về các số điểm
(score) của các chuẩn mực và các giá trị khác nhau. Sự biến thiên ngang-văn
hóa tỏ ra cố kết một cách đáng ngạc nhiên, và một dải rộng của các thái độ (phản
ánh các niềm tin và các giá trị của nhân dân trong các lĩnh vực đời sống khác nhau
như gia đình, việc làm, tôn giáo, môi trường, chính trị, và hành vi tình dục) phản
ánh chỉ hai chiều chính: một chiều đề cập đến sự sự phân cực giữa các giá trị truyền

5
thống và các giá trị thế tục-duy lý; và một chiều thứ hai đề cập đến sự phân cực giữa
các giá trị sinh tồn và các giá trị tự-thể hiện. Hơn tám mươi xã hội chiếm 85 phần
trăm dân số thế giới được vẽ (như các điểm) trên hai chiều này. Thật đáng chú ý,
các xã hội này cụm lại thành các vùng văn hóa tương đối đồng đều, phản ánh di
sản lịch sử của chúng – và các vùng văn hóa này bền bỉ một cách vững chãi theo
thời gian. Bất chấp dấu ấn kéo dài của di sản văn hóa của một xã hội, sự phát triển
kinh tế xã hội có khuynh hướng dịch chuyển vị trí của một xã hội trên hai chiều giá
trị này theo một cách có thể tiên đoán được: khi lực lượng lao động chuyển từ khu
vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp, thế giới quan của mọi người có
khuynh hướng chuyển từ một sự nhấn mạnh đến các giá trị truyền thống sang
một sự nhấn mạnh đến các giá trị thế tục-duy lý. Rồi sau đó, khi lực lượng lao
động chuyển từ khu vực công nghiệp sang khu vực dịch vụ, một sự dịch chuyển lớn
thứ hai trong các giá trị xảy ra, từ sự nhấn mạnh đến các giá trị sinh tồn sang các
giá trị tự-thể hiện.
Chương 3 làm cái gì đó được xem là sự kiểm định (test) quyết định của các
lý thuyết trong các khoa học tự nhiên, nhưng các nhà khoa học xã hội đã thường
cưỡng lại: sự tiên đoán. Trong cuốn Logic of Scientific Discovery, Popper (1992
[1959]) cho rằng nhằm để được xác nhận tính hợp lệ về mặt kinh nghiệm, các lý
thuyết phải có khả năng đưa ra các tiên đoán chính xác một cách hợp lý về các
sự kiện tương lai. Tuy nhiên các nhà khoa học xã hội hiếm khi kiểm chứng các lý
thuyết của họ đối lại các tiên đoán đích thực. Bởi vì lý thuyết hiện đại hóa ngụ
ý cung cấp một sự diễn giải có hệ thống về sự phát triển kinh tế xã hội định
hình các xã hội ra sao, chúng tôi sử dụng lý thuyết này để đưa ra và kiểm định
các tiên đoán về sự thay đổi văn hóa.
Thứ nhất, chúng tôi sử dụng dữ liệu từ ba đợt khảo sát đầu tiên để “tiên đoán”
các câu trả lời tương lai, sử dụng các phân tích hồi quy của dữ liệu hiện có để
nghĩ ra các công thức tiên đoán sử dụng các chỉ số về sự phát triển kinh tế xã hội
của một xã hội cùng với các biến đề cập đến di sản văn hóa lịch sử của nó. Chúng
tôi sử dụng các công thức này để “tiên đoán” các câu trả lời tìm thấy trong Đợt Bốn,
được tiến hành trong 1999–2001. Tất nhiên, các thứ này không phải là các tiên
đoán đích thực mà là các hậu-đoán (postdiction) giải thích các phát hiện trong
dữ liệu đã được thu thập rồi. Nhưng một sự so sánh của các giá trị đã tiên đoán và
các giá trị quan sát được chứng tỏ rằng các tiên đoán là gần đúng (thậm chí cho
các xã hội không được khảo sát trong ba đợt đầu tiên) và rằng một mô hình dựa vào
phiên bản lý thuyết hiện đại hóa được xét lại của chúng tôi tạo ra các dự đoán
chính xác hơn các tiên đoán ngẫu nhiên rất nhiều. Sau đó chúng tôi sử dụng mô
hình của chúng tôi để tiên đoán các công chúng của 120 xã hội sẽ trả lời cho các câu
hỏi chủ chốt sẽ được hỏi trong World Values Survey 2005–6 – tiên đoán các giá trị
và các niềm tin không chỉ của các công chúng được phủ trong các khảo sát quá khứ
mà cả các câu trả lời chúng tôi kỳ vọng tìm thấy từ công chúng của vài chục xã hội
không được khảo sát trước đây. Phụ lục Internet của cuốn sách này có thể được tải
từ (http://www.worldvaluessurvey.org/publications/humandevelopment.html)
trình bày các giá trị đã được tiên đoán mà chúng tôi kỳ vọng tìm thấy trong đợt
tiếp theo của các Khảo sát Giá trị, cho phép các nhà nghiên cứu để kiểm định các
tiên đoán này khi dữ liệu trở nên sẵn có trong năm 2007.
Các chương 4 v à 5 phân tích các giá trị con người theo một góc nhìn dọc, xem
xét các thay đổi quan sát được ngang bốn đợt Khảo sát Giá trị được thực hiện cho

6
đến nay. Chúng tôi thấy rằng các xã hội hậu công nghiệp giàu có cho thấy các
sự khác biệt giữa thế hệ (intergenerational) lớn, với các nhóm tuổi (cohort) trẻ
hơn đặt sự nhấn mạnh lớn hơn nhiều đến các giá trị thế tục-duy lý và các giá trị
tự-thể hiện so với các nhóm tuổi già hơn. Ngược lại, các xã hội thu nhập-thấp chưa
trải nghiệm tăng trưởng kinh tế đáng kể trong năm thập niên qua không biểu lộ các
sự khác biệt giữa thế hệ; các nhóm tuổi trẻ hơn và già hơn bày tỏ các giá trị truyền
thống hay hiện đại đại thể ngang nhau. Kết quả này gợi ý rằng các sự khác biệt
giữa thế hệ này phản ánh các thay đổi lịch sử hơn là bất cứ thứ gì vốn có trong
chu kỳ đời sống con người. Sự diễn giải này được củng cố bởi sự thực rằng, khi
chúng ta theo các định hướng giá trị của một nhóm sinh cho trước theo thời gian,
nhóm tuổi không trở nên định hướng truyền thống hay định hướng-sống sót khi nó
già đi, như sự diễn giải chu kỳ-sống (vòng-đời: life-cycle) ngụ ý. Thay vào đó, các
sự khác biệt thế hệ là một thuộc tính kéo dài của các nhóm tuổi cho trước, mà có vẻ
phản ánh các điều kiện hình thành khác nhau họ đã trải nghiệm khi các nhóm tuổi
kế tiếp nhau lớn lên dưới các điều kiện ngày càng thuận lợi hơn. Các sự khác biệt
giữa thế hệ được tìm thấy trong các xã hội hậu công nghiệp có vẻ phản ánh
các sự thay đổi kinh tế xã hội dài hạn nảy sinh từ các phép màu kinh tế đã
xảy ra trong các thập niên sau Chiến tranh Thế giới II.
Chương 5 xem xét các thay đổi theo thời gian mà đã xảy ra trong các thành
phần cụ thể của hai chiều giá trị. Thí dụ, một khía cạnh quan trọng của sự lên của
các giá trị tự-thể hiện là sự lan ra của các hình thức hành động quần chúng thách
thức-elite: mọi người ngày càng trở nên có khả năng ký các bản kiến nghị và tham
gia vào các cuộc biểu tình và các cuộc tẩy chay. Một sự thay đổi lớn khác liên quan
đến các giá trị gia đình và các chuẩn mực tình dục. Về truyền thống, gia đình là đơn
vị tái sinh sản của bất kể xã hội nào. Vì vậy, các nền văn hóa truyền thống có
khuynh hướng lên án khắc nghiệt bất kể hành vi nào có vẻ đe dọa sự tái sinh sản và
việc nuôi dạy trẻ con bên trong gia đình, như sự đồng tính dục, sự ly hôn, và sự phá
thai. Nhưng trong các xã hội hậu công nghiệp với các định chế phúc lợi tiên
tiến, một gia đình mạnh không còn cần thiết cho sự sống sót nữa. Các chuẩn
mực cứng nhắc này dần dần mất chức năng của chúng, và nhiều chỗ hơn được trao
cho sự tự-thể hiện cá nhân. Điều này không xảy ra một sớm một chiều. Các chuẩn
mực thay đổi liên quan đến phá thai và sự đồng tính dục đã gây ra cuộc tranh luận
chính trị nóng bỏng trong các xã hội đã phát triển ngày nay, nhưng sự chấp nhận ly
dị, sự đồng tính dục, và sự phá thai đang lan ra ồ ạt khắp các xã hội hậu công
nghiệp giàu có – nhưng không trong các xã hội thu nhập-thấp, nơi sự bất an toàn
sinh tồn vẫn phổ biến.
Chương 6 khảo sát tỉ mỉ các đặc điểm tâm lý của các giá trị tự-thể hiện, cho thấy
các sự liên kết mật thiết của chúng với các thang chủ nghĩa cá nhân và tự trị được
sử dụng rộng rãi và được phát triển bởi các nhà tâm lý học xã hội. Các thang này
dựa vào các lý thuyết khác nhau và các nguồn dữ liệu khác nhau, sử dụng các
phương pháp khác nhau. Nhưng như chúng tôi chứng minh, chủ nghĩa cá nhân, sự
tự trị, và các giá trị tự-thể hiện tất cả đều đề cập đến cùng chiều cơ bản: chúng
phản ánh định hướng cơ bản hướng tới sự giải phóng con người. Bài tập về
giải tam giác này không chỉ xác nhận tính hợp lệ của chiều các giá trị tự-thể
hiện. Nó cũng soi sáng bản chất chống-kỳ thị của các giá trị tự-thể hiện, cho biết
rằng sự lan ra của các giá trị này sẽ làm cho các công chúng nhân văn hơn nhưng
không ích kỷ hơn.

7
Sau khi phân tích các lực định hình các giá trị con người, phần thứ hai của cuốn
sách này xem xét tác động xã hội của các định hướng giá trị thay đổi. Chúng
tôi tập trung vào các giá trị tự-thể hiện, các định hướng giá trị mà là trung tâm
nhất cho sự phát triển con người và sự nổi lên của dân chủ. Chiều chính khác của
sự biến thiên ngang-văn hóa của chúng ta – các giá trị truyền thống đối lại thế
tục-duy lý – được xem xét trong một cuốn sách khác gần đây (Norris and
Inglehart, 2004), cho nên chúng tôi cho nó tương đối ít sự chú ý ở đây. Thay vào
đó, chúng tôi đề cập đến các câu hỏi được tranh luận nhiều nhất trong các khoa học
xã hội: mối liên kết nhân quả giữa các giá trị và các định chế. Trong khoa học
chính trị, cuộc tranh luận này tập trung vào câu hỏi, Một văn hóa chính trị thân dân
chủ giữa công chúng có là một điều kiện trước (precondition) cho thành công của
các định chế dân chủ ở mức hệ thống? Hay các giá trị quần chúng thân dân chủ
đơn giản là một hệ quả của việc sống dưới các định chế dân chủ?
Chương 7 thảo luận liên kết nhân quả giữa các giá trị dân chủ và các định chế
dân chủ bên trong khung khổ phát triển con người, tập trung vào các điều kiện
xác định mọi người có bao nhiêu quyền tự do trong việc định hình đời sống của
họ. Dân chủ tự do (liberal democracy) là sống còn trong khía cạnh này bởi vì nó
bảo đảm các quyền dân sự và chính trị mà trao quyền cho người dân để đưa ra các
lựa chọn tự trị trong các hoạt động riêng tư và công của họ: nó thể chế hóa
quyền tự do hành động. Sự lựa chọn con người là ở tâm của dân chủ tự do, và đòi
hỏi quần chúng cho dân chủ phản ánh sự ưu tiên mà mọi người trao cho sự lựa
chọn tự trị. Mặc dù mong muốn quyền tự do là một khát vọng con người phổ quát,
nó không lấy sự ưu tiên cao nhất khi người dân lớn lên với cảm giác rằng sự
sống sót là không chắc chắn. Nhưng khi sự sống sót có vẻ chắc chắn, sự nhấn
mạnh tăng lên đến các giá trị tự-thể hiện làm cho sự nổi lên của dân chủ ngày càng
có khả năng nơi nó vẫn chưa tồn tại và làm cho dân chủ ngày càng hiệu quả ở nơi nó
tồn tại rồi. Ngược lại, việc chấp nhận các định chế dân chủ không tự động làm cho
các giá trị tự-thể hiện của người dân có ưu tiên cao nhất. Các giá trị này nổi lên khi
sự phát triển kinh tế xã hội làm giảm các ràng buộc vật chất, nhận thức, và xã hội
lên sự lựa chọn con người, nuôi dưỡng một cảm giác chủ quan về sự an toàn sinh
tồn. Điều này có thể xảy ra dưới các định chế hoặc dân chủ hay độc đoán, phụ
thuộc vào liệu chúng có đạt các mức cao của sự phát triển kinh tế xã hội hay
không. Sự nhấn mạnh tăng lên đến sự tự-thể hiện không phản ánh sự tồn tại trước
của dân chủ; hoàn toàn ngược lại, nó có thể nổi lên dưới các định chế hoặc dân chủ
hay độc đoán, và khi nó có nổi lên, nó gây ra các đòi hỏi quần chúng cho dân chủ.
Vì vậy, Chương 7 cho rằng mũi tên nhân quả trong mối quan hệ giữa dân chủ tự do
và các giá trị tự-thể hiện chạy từ sự thay đổi văn hóa đến dân chủ chứ không phải
ngược lại.
Chương 8 kiểm định (test) các định đề này về mối liên kết nhân quả giữa các
giá trị quần chúng và các định chế dân chủ, phân tích một lượng lớn bằng chứng
kinh nghiệm nhằm để xác định liệu các giá trị tự-thể hiện gây ra các định chế dân
chủ, hay liệu các định chế dân chủ gây ra các giá trị tự-thể hiện để nổi lên. Chúng
tôi làm việc này trong một chiến lược bốn bước, sử dụng vài cách tiếp cận giải tích
khác nhau và những cách khác nhau để đo các biến then chốt của chúng ta, để phân
tích các nguyên nhân của dân chủ tự do.
Thứ nhất, chúng tôi sử dụng các số điểm về các quyền dân sự và chính trị của
Freedom House như các chỉ số của dân chủ tự do. Tận dụng sự thực rằng làn Sóng

8
dân chủ hóa thứ Ba đã mang lại một sự mở rộng ồ ạt của dân chủ, chúng tôi phân
tích liệu mức dân chủ tự do mà một nước cho trước đã có trước làn Sóng thứ Ba có
một tác động mạnh hơn lên mức tiếp sau của các giá trị tự-thể hiện của nó; hay
liệu các mức này của các giá trị tự-thể hiện có một tác động lớn hơn lên các mức
dân chủ sau làn Sóng thứ Ba. Các kết quả ủng hộ mạnh mẽ diễn giải sau cùng.
Thứ hai, chúng tôi kiểm định luận đề phù hợp (congruence thesis), phân tích mức
mà các sự sai lệch giữa mức cầu quần chúng cho dân chủ của một nước và mức
dân chủ của nó có vẻ định hình các sự thay đổi theo sau về mức dân chủ. Các
kết quả cho thấy rằng các sự thay đổi lớn tới các định chế dân chủ hơn chắc
có khả năng xảy ra nhất trong các xã hội nơi cầu quần chúng cho tự do vượt
cung thể chế của quyền tự do. Ngược lại, mặc dù hầu hết các nước đã chuyển tới
các mức dân chủ cao hơn trong thời kỳ này, ít nước đã di chuyển theo chiều ngược
lại – và chúng đã thường là các xã hội trong đó cung tự do trước đó đã tương đối
cao, so với mức cầu quần chúng cho tự do. Những sự thay đổi chế độ tới và khỏi
dân chủ phần lớn phản ánh sự sai lệch [cung-cầu] có trước giữa cầu quần chúng
đích thực và mức dân chủ thực sự của xã hội.
Thứ ba, chúng tôi dựa vào văn liệu gần đây liên quan đến “các nền dân chủ phi tự
do,” “các nền dân chủ bầu cử,” “các nền dân chủ thiếu sót,” và “các nền dân chủ
chất lượng-thấp,” mà cho rằng nhiều nền dân chủ mới của làn Sóng thứ Ba là dân
chủ chỉ trên danh nghĩa. Các quyền dân sự và chính trị không nhất thiết tồn tại
trong thực tế; chúng có thể bị làm cho vô hiệu bởi hành vi elite thối nát vi phạm luật
trị (rule of law). Chúng tôi sử dụng các chỉ số hành vi elite tuân thủ-luật (tức là,
“tính liêm chính elite [elite integrity]”) để đo nền dân chủ thực sự hiệu quả như thế
nào; việc này cho phép chúng tôi kiểm định tác động của các giá trị tự-thể hiện lên
các mức tiếp sau của dân chủ hiệu quả, kiểm soát cho các biến khác nổi bật trong
văn liệu dân chủ hóa. Các giá trị tự-thể hiện cho thấy một tác động dương vững
chãi và mạnh lên dân chủ hiệu quả ngay cả khi chúng tôi kiểm soát cho các nhân tố
khác – và ngay cả khi chúng tôi kiểm soát cho một kinh nghiệm trước của xã hội
với dân chủ.
Thứ tư, chúng tôi xem xét các sự sai lệch giữa dân chủ hình thức và dân chủ hiệu
quả, như chúng được tạo ra bởi các biến đổi về tính liêm chính elite. Các phân
tích này chứng minh rằng các giá trị tự-thể hiện hoạt động như một lực xã hội mà
khép lại khe hở giữa dân chủ danh nghĩa và dân chủ thật bằng việc gây ra các áp lực
lên tính liêm chính elite. Như thế, một khía cạnh căn bản của hành vi elite – tính
liêm chính elite – không độc lập với các thuộc tính mức-quần chúng. Nó phản ánh
chúng.
Các phân tích này sử dụng bốn cách khác nhau của việc đo và phân tích dân chủ,
nhưng chúng đều chỉ tới cùng kết luận: các giá trị tự-thể hiện có một tác động to lớn
lên thành tích dân chủ tiếp sau của một xã hội nhưng bản thân chúng chỉ bị ảnh
hưởng khiêm tốn bởi mức dân chủ trước của một xã hội.
Các chương 9 và 10 giải quyết các vấn đề lý thuyết và phương pháp luận quan
trọng trong nghiên cứu dân chủ hóa và sự thay đổi giá trị. Chương 9 liên hệ các
phát hiện của chúng tôi với các lý thuyết thay thế, mà nhấn mạnh các nhân tố nhân
quả khác đằng sau sự nổi lên và sự củng cố của dân chủ hơn là các lực xã hội
giải phóng liên kết với các giá trị tự-thể hiện tăng lên. Hầu hết các lý thuyết bỏ qua
hay bác bỏ tác động của các lực xã hội rộng hơn lên dân chủ hóa, nhấn mạnh vai
trò của khung cảnh quốc tế và các diễn viên tập thể. Cả hai góc nhìn là đúng

9
một phần, nhưng chúng không làm mất hiệu lực của vai trò của các lực xã hội thúc
đẩy, như các giá trị tự-thể hiện của công chúng. Thực ra, tác động lẫn nhau giữa
khung cảnh quốc tế, các diễn viên tập thể, và các lực xã hội là quan trọng. Những
thay đổi trong khung cảnh quốc tế đôi khi đã là cần thiết nhằm để khai thông
tác động của các lực xã hội bám rễ vào các giá trị tự-thể hiện của công chúng.
Nhưng khung cảnh quốc tế không thể tạo ra các giá trị này – chúng được tạo ra bởi
các kinh nghiệm tồn tại trực tiếp của công chúng. Nơi thiếu vắng các giá trị này, các
điều kiện quốc tế thuận lợi không giúp để thiết lập các định chế dân chủ hiệu
quả. Hơn nữa, dân chủ hóa luôn luôn diễn tiến qua hành động tập thể. Nhưng
phải có các lực thúc đẩy hướng các hành động tới các kết cục cụ thể. Các giá trị tự-
thể hiện của số đông là một lực như vậy, vì chúng chuyển các hành động tập thể tới
các kết cục dân chủ, khi các điều kiện bên ngoài cho phép nó.
Chương 10 giải quyết một vấn đề phương pháp luận căn bản mà vẫn bị hiểu lầm
một cách rộng rãi. Ngay cả ngày nay, nhiều nhà khoa học xã hội cho rằng các hiện
tượng phải hoạt động theo cùng cách ở mức cá nhân như ở mức hệ thống – và rằng
trừ phi chúng hoạt động, bất kể mối liên kết nào giữa chúng chẳng hiểu vì sao là
“giả”. Trong khung cảnh của cuốn sách này, câu hỏi là, Làm sao các giá trị và niềm
tin của số đông, mà tồn tại chỉ bên trong các cá nhân, lại có một tác động lên dân
chủ, mà tồn tại chỉ ở mức xã hội? Chúng tôi cho thấy rằng các thái độ mức-cá nhân,
như các giá trị tự-thể hiện, có các xu hướng trung tâm đích thực là các đặc trưng
mức-xã hội mà có thể tác động đến các đặc trưng mức-xã hội khác, như dân chủ,
theo những cách mà không được – và không thể được – phản ánh ở mức cá nhân
(nơi dân chủ không tồn tại). Như chúng tôi sẽ cho thấy, liệu các mối liên kết như
vậy có là “giả” hay là thực chỉ có thể được phân tích ở mức nơi mối liên kết tồn tại:
mức xã hội. Nhằm để xem xét các mối quan hệ giữa hệ thống chính trị và văn hóa
chính trị, ta phải tổng hợp (aggregate) các giá trị mức-cá nhân lên mức quốc gia.
Hầu hết nghiên cứu về văn hóa chính trị dựa vào giả thiết rằng các thái độ số
đông nào đó, như sự ủng hộ cho dân chủ hay sự tin cậy công dân, là cốt yếu cho dân
chủ ở mức xã hội. Nhưng các nghiên cứu này sau đó đi tiếp để phân tích sự xác định
các thái độ này ở mức cá nhân, để giả thiết rằng chúng có các hệ quả mức xã hội
như một sự tin không cần được xem xét. Chúng tôi thì không. Có dữ liệu từ tám
mươi xã hội chiếm hầu hết dân số thế giới, chúng tôi có thể tiến hành các kiểm tra ý
nghĩa thống kê của các mối liên kết thực tế giữa các giá trị và các thái độ số đông cụ
thể, và các hiện tượng mức-xã hội như dân chủ. Một số phát hiện gây ngạc
nhiên. Nhiều thái độ số đông mà xuất hiện nổi bật trong nghiên cứu về văn hóa
chính trị cho thấy các mối liên kết kinh nghiệm yếu đáng ngạc nhiên với dân chủ,
trong khi các mối liên kết khác, mà đã bị bỏ qua, lại cho thấy các mối liên kết mạnh
nổi bật.
Chương 11 khảo sát các biến mà văn liệu văn hóa chính trị coi là cốt yếu cho dân
chủ, nhằm để xem xét cái nào trong số các thái độ này là thực sự xác đáng cho dân
chủ, việc kiểm tra tác động mức xã hội của chúng lên các mức dân chủ tiếp sau. Các
chỉ số này gồm các giá trị công xã chủ nghĩa (communitarian values), như sự tin
cậy vào các định chế công, tư cách thành viên trong các hiệp hội, và sự tuân theo
chuẩn mực. Các kết quả là rõ: sự nhấn mạnh đến các giá trị tự-thể hiện là quan
trọng cho dân chủ hơn các nhân tố công xã và các biến khác được kiểm tra. Và đáng
ngạc nhiên như nó có chể có vẻ, các giá trị tự-thể hiện đóng một vai trò thậm chí cốt
yếu trong việc củng cố dân chủ hơn bản thân sự ủng hộ công khai cho dân chủ – mà

10
thường bị thổi phồng bởi các tác động đáng mong muốn xã hội và sự ủng hộ
được thúc đẩy về mặt phương tiện. Các giá trị tự-thể hiện, ngược lại, được đo
theo những cách mà không có sự ám chỉ rõ ràng nào đến dân chủ và như thế
không bị thổi phồng bởi lời nói cửa miệng với một từ mà ngày nay có ngụ ý về tính
đáng mong muốn xã hội hầu như ở mọi nơi. Các giá trị này phải ánh một sự cam
kết nội tại đối với sự lựa chọn tự trị con người, yếu tố cốt lõi của dân chủ. Các phát
hiện này ủng hộ sự diễn giải rằng dân chủ hóa trên hết là một quá trình giải phóng
con người mà trao quyền cho người dân. Bản chất của nó là sự thể chế hóa sự lựa
chọn tự do, và quá trình này chủ yếu được thúc đẩy bởi các lực xã hội liên kết với
sự tự-thể hiện con người.
Chương 12 đề cập đến một hệ quả khác của các lực giải phóng liên kết với các
giá trị tự-thể hiện: xu hướng của chúng để thúc đẩy bình đẳng giới. Ngày nay, xu
thế tới sự bình đẳng giới tăng lên tỏa khắp các xã hội hậu công nghiệp. Xu thế này
là gần đây về mặt lịch sử, phản ánh sự thực rằng dân chủ là một khái niệm tiến hóa.
Sự trao quyền giới đã ngày càng trở thành thuộc tính được chấp nhận rộng rãi của
dân chủ, và, như chúng tôi chứng minh, sự nhấn mạnh quần chúng tăng lên đến
sự tự-thể hiện là một trong những lực xã hội mạnh mẽ nhất đằng sau xu thế này.
Như thế, bình đẳng giới tăng lên là một khía cạnh chính khác của quá trình phát
triển con người. Nhà nước phúc lợi, sự nổi lên của xã hội tri thức, và các truyền
thống dân chủ cũng là xác đáng cho bình đẳng giới, nhưng chủ yếu cho đến nay khi
chúng được liên kết với sức đẩy giải phóng của các giá trị tự-thể hiện. Bình đẳng
giới tăng lên là một thành phần cốt yếu của sự lên của các xã hội nhân văn.
Chương 13 xem xét các hệ lụy chuẩn tắc và khung cảnh lịch sử của phiên bản
thống nhất của chúng tôi về lý thuyết hiện đại hóa. Chúng tôi cho rằng các giá trị tự-
thể hiện không phải là ích kỷ mà là nhân văn: chúng nhấn mạnh không chỉ sự tự trị
cho bản thân mình mà cho cả những người khác nữa, các phong trào thúc đẩy cho
các quyền của trẻ em, phụ nữ, những người đồng tính, những người khuyết tật, và
các thiểu số sắc tộc và các mục tiêu phổ quát như vậy như bảo vệ môi trường và
tính bền vững sinh thái. Dải rộng này của các phong trào xã hội chống kỳ thị
phản ánh một xu hướng rộng đặt sự nhấn mạnh tăng lên đến các chuẩn mực
nhân văn.
Phần Kết luận tóm tắt các phát hiện của chúng tôi trong một “Lý thuyết Giải
phóng về Dân chủ,” cho rằng sự lên của các lực xã hội giải phóng liên kết với
các giá trị tự-thể hiện tạo thành nhân tố duy nhất quan trọng nhất thúc bách cho dân
chủ. Việc củng cố và duy trì dân chủ không đơn giản là vấn đề thiết kế hiến pháp
đúng hay có các elite tận tâm với các chuẩn mực dân chủ. Nó phản ánh sự nhấn
mạnh tăng lên của quần chúng đến sự tự trị con người.
Các phát hiện của chúng tôi cảnh cáo chống lại niềm tin ngây thơ rằng việc thiết
kế các dàn xếp hiến pháp đúng và việc làm lễ nhậm chức cho các elite tận tụy với
dân chủ là tất cả cái người ta cần để thiết lập nền dân chủ. Nền dân chủ hiệu quả
gồm nhiều hơn sự thiết kế hiến pháp và các elite tận tụy rất nhiều; nó phản ánh các
lực giải phóng rộng hơn vốn có trong sự phát triển con người. Phần lớn văn liệu gần
đây về dân chủ hóa đã bỏ qua chủ đề trung tâm nhất của dân chủ: sự giải phóng con
người.
Cuốn sách này tích hợp một lượng khổng lồ bằng chứng kinh nghiệm vào một
phiên bản thống nhất của lý thuyết hiện đại hóa. Khi nó đạt các mức cao của sự
phát triển, các giá trị tự-thể hiện tăng lên biến hiện đại hóa thành một quá trình

11
phát triển con người, sinh ra các xã hội ngày càng nhân văn. Sự nổi lên và sự hưng
thịnh của các định chế dân chủ là một thành phần chính của quá trình rộng hơn
này.

12
PHẦN 1

CÁC LỰC ĐỊNH HÌNH SỰ THAY ĐỔI GIÁ TRỊ

13
14
1. Một Lý thuyết Hiện đại hóa được Xét lại

Sự Tranh cãi về Lý thuyết Hiện đại hóa

Người dân trong các xã hội khác nhau thấy thế giới khác nhau và có các giá trị nổi
bật khác nhau. Trong một số nước, 95 phần trăm dân số nói rằng Chúa là rất quan
trọng trong đời họ; trong các xã hội khác, chỉ 3 phần trăm nói thế. Trog một số xã
hội, 90 phần trăm dân số tin rằng nếu việc làm là hiếm, đàn ông có nhiều quyền hơn
phụ nữ với việc làm; trong các xã hội khác, chỉ 8 phần trăm nghĩ thế. Các sự khác
biệt ngang-quốc gia này là vững chãi và bền bỉ. Nhưng như cuốn sách này chứng
minh, các giá trị này và nhiều giá trị quan trọng khác đang thay đổi từ từ trong
các nước đã phát triển khắp thế giới.
Các thay đổi này đại thể có thể tiên đoán được, vì chúng liên kết mật thiết với
sự phát triển kinh tế xã hội. Chúng đang xảy ra trong hầu như tất cả các xã hội
hiện đại, và chúng có các hệ quả quan trọng. Các giá trị thay đổi đang định hình lại
các niềm tin tôn giáo, các động cơ thúc đẩy việc làm, các tỷ lệ sinh đẻ, các vai trò
giới, và các chuẩn mực tình dục và đang mang lại các đòi hỏi quần chúng tăng
lên cho các định chế dân chủ và hành vi elite đáp ứng nhanh nhạy hơn. Như
chúng tôi sẽ chứng minh, sự phát triển kinh tế xã hội đem lại các sự thay đổi văn hóa
đại thể có thể tiên đoán được – và vượt quá một điểm nào đó, các thay đổi này làm
cho dân chủ ngày càng có khả năng nổi lên ở nơi nó vẫn chưa tồn tại, và trở nên
mạnh hơn và trực tiếp hơn ở nơi nó tồn tại rồi.
Lý thuyết hiện đại hóa dựa vào ý tưởng về sự tiến bộ con người (Carneiro,
2003). Về mặt lịch sử, ý tưởng này là tương đối mới. Chừng nào con người chưa có
sự kiểm soát đối với môi trường tự nhiên của họ, và các nền kinh tế nông nghiệp
bị sập bẫy trong một cân bằng trạng thái dừng nơi hầu như không sự thay đổi
có thể cảm nhận nào xảy ra từ một thế hệ sang thế hệ tiếp, thì ý tưởng về sự tiến
bộ con người có vẻ phi thực tế (Jones, 1985; McNeill, 1990). Tình hình đã bắt đầu
thay đổi chỉ với sự xuất hiện của tăng trưởng kinh tế bền vững (North, 1981; W.
Bernstein, 2004).
Tăng trưởng kinh tế bắt đầu vượt nhịp độ tăng trưởng dân số một cách bền vững
khi Cách mạng Thương mại dẫn đến chủ nghĩa tư bản trước công nghiệp tại các
vùng đô thị Tây Âu cuối trung cổ (Hall, 1989; Lal, 1998; Landes, 1998). Khi
điều này xảy ra, các triết lý của chủ nghĩa nhân văn và khai sáng nổi lên. Ý
tưởng, rằng các đổi mới công nghệ dựa vào nghiên cứu có hệ thống sẽ cho phép con
người khắc phục các hạn chế tự nhiên áp đặt lên họ, đã có được sự đáng tin, tranh
cãi quan điểm được thiết lập rằng tự do và sự ứng nghiệm có thể đến chỉ trong kiếp
sau. Khoa học bắt đầu cung cấp một nguồn thấu hiểu cạnh tranh với sự mặc khải
thiêng liêng, thách thức độc quyền trí tuệ của nhà thờ, mà quyết liệt bảo vệ xã hội
phong kiến như một trật tự vĩnh cửu không thể thay đổi (Landes, 1998). Ý tưởng về
sự tiến bộ con người được sinh ra và với nó lý thuyết hiện đại hóa bắt đầu nổi lên.

15
Lý thuyết hiện đại hóa phát sinh trong thời Khai sáng, với niềm tin rằng sự tiến
bộ công nghệ sẽ cho loài người sự kiểm soát tăng lên đối với tự nhiên. Antoine de
Condorcet (1979 [1795]) đã là trong những người đầu tiên liên kết rõ ràng sự phát
triển kinh tế và sự thay đổi văn hóa, cho rằng sự tiến bộ công nghệ và sự phát triển
kinh tế sẽ tất yếu mang lại các sự thay đổi về các giá trị đạo đức của người dân. Ý
tưởng về sự tiến bộ con người đã có một tác động to lớn lên các nhà triết học xã hội,
nhưng từ khởi đầu của nó đến hiện nay, nó bị phản đối bởi các quan niệm về sự suy
đồi xã hội mà thấy loài người hướng tới một thời đại đen tối. Edmund Burke (1999
[1790]) trình bày một quan điểm phản-hiện đại như vậy trong cuốn Reflections on
the Revolution in France của ông. Theo cùng cách, Thomas R. Malthus (1970
[1798]) đã phát triển một lý thuyết khoa học về các tai họa nhân khẩu học mà
vọng lại trong các lý thuyết đương thời về các giới hạn tăng trưởng và các rủi ro
sinh thái (Meadows et al., 1972; U. Beck,1992).
Phiên bản có ảnh hưởng nhất của lý thuyết hiện đại hóa được Karl Marx (1973
[1858]) đề xuất. Phiên bản Marxist cung cấp một chỉ trích sự bóc lột tàn nhẫn
đặc trưng cho xã hội công nghiệp ban đầu và đề xuất một giải pháp không
tưởng được cho là sẽ mang lại hòa bình và một sự chấm dứt bóc lột. Nhiều
tiên đoán của Marx đã sai rành rành. Ngày nay, hầu như không ai tin rằng một cuộc
cách mạng vô sản sắp xảy ra mà sẽ hủy bỏ tài sản tư nhân và mang lại một sự
chấm dứt của lịch sử. Nhưng sự thấu hiểu rằng các thay đổi công nghệ và sự phát
triển kinh tế xã hội có các hệ quả văn hóa và chính trị có thể tiên đoán được vẫn có
hiệu lực. Khi Marx và Engels công bố Tuyên ngôn Cộng sản trong năm 1848, công
nghiệp hóa đã hạn chế ở vài nước, và giai cấp lao động đã nhỏ, bất lực, và bị bóc
lột tàn nhẫn. Marx và Engels cho rằng công nghiệp hóa là làn sóng của tương
lai và rằng các công nhân công nghiệp sẽ ngày càng đông hơn và chiếm quyền
lực. Mặc dù Marx đã không thấy trước sự lên của giai cấp dịch vụ và xã hội tri
thức, mà đã bỏ dở sự trội hơn số công nhân ông đã tiên đoán, các công nhân công
nghiệp đã trở thành một lực lượng chính trị lớn trong hầu hết các xã hội, và
ngày nay hầu hết dân cư thế giới sống trong các nước hoặc đã công nghiệp hóa hay
đang công nghiệp hóa (Rowen, 1996; Barro, 1997; Estes, 1998; Hughes, 1999).
Adam Smith (1976 [1776]) và Karl Marx (1973 [1858]) đã truyền bá các phiên
bản cạnh tranh nhau của hiện đại hóa, với Smith thúc đẩy chủ nghĩa tư bản và
Marx bênh vực chủ nghĩa cộng sản. Nhưng ngoại trừ các quan điểm mâu thuẫn
gay gắt của họ về con đường tốt nhất vào sự hiện đại, cả hai nhà tư tưởng đã
xem sự đổi mới công nghệ và các hệ quả kinh tế xã hội của nó như cơ sở của sự tiến
bộ con người, với các hệ lụy tỏa khắp cho văn hóa và các định chế chính trị. Marx
đã rõ ràng nhất về điểm này, cho rằng sự phát triển kinh tế xã hội quyết định các sự
thay đổi văn hóa tiếp sau trong các định hướng giá trị của người dân: các định
hướng giá trị và các tiêu chuẩn đạo đức thịnh hành của một xã hội tạo thành “thượng
tầng kiến trúc tư tưởng” mà phản ánh “cơ sở kinh tế xã hội” của một xã hội, và ý
thức hệ nhất thiết thay đổi khi cơ sở kinh tế xã hội thay đổi. Vì thế, sự xóa bỏ tài sản
tư nhân sẽ mang lại sự kết thúc của lịch sử – một xã hội không giai cấp trong đó
người dân không còn xác định bản sắc (identity-căn cước) của họ dọc theo các
tuyến phân chia của sự phân biệt giai cấp nữa mà thấy bản thân họ và những người
khác khắp thế giới như ngang nhau. Xã hội phi giai cấp bình quân này sẽ làm cho
các giá trị nhân văn chi phối.
Các phiên bản cạnh tranh nhau của lý thuyết hiện đại hóa đã có một sự hồi

16
sinh mới sau Chiến tranh Thế giới II khi các siêu cường tư bản và cộng sản theo
các ý thức hệ đối lập nhau như các hướng dẫn liên quan đến con đường tốt nhất tới
hiện đại. Mặc dù chúng cạnh tranh khốc liệt, cả hai ý thức hệ đã cam kết với tăng
trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, và hiện đại hóa, và cả hai đã đưa sự tham gia quần
chúng rộng hơn vào chính trị (Moore, 1966). Vả lại, bởi vì cả hai bên tin rằng các
quốc gia đang phát triển của Thế giới thứ Ba sẽ tìm kiếm hiện đại hóa qua hoặc
con đường cộng sản hay con đường tư bản, hai siêu cường đã vật lộn để lôi kéo
họ. Nhưng công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế hóa ra là khó hơn dự kiến rất
nhiều (Randall and Theobald, 1998). Thay cho hiện đại hóa, hầu hết các quốc
gia mới đã vẫn nghèo và bị các chế độ thối nát cai trị. Mặc dù các chế độ này đã
nói đãi bôi với các phiên bản tư bản, cộng sản, hay “không liên kết” của hiện đại
hóa, trong thực tế hầu hết chúng được vận hành bởi các elite kiếm đặc lợi (rent-
seeking) những người tạo ra “các nhà nước đểu cáng” để làm giàu bản cho thân họ,
làm ít để hiện đại hóa đất nước họ (Rueschemeyer, Stephens, and Stephens, 1992).
Tại Hoa Kỳ sau chiến tranh, một phiên bản của lý thuyết hiện đại hóa đã nổi lên
xem sự kém phát triển như một hệ quả trực tiếp của các đặc tính bên trong của
một nước, nhất là các nền kinh tế truyền thống, các đặc điểm tâm lý và văn hóa
truyền thống của nó (Lerner, 1958; Almond and Coleman, 1960; Pye and Verba,
1963; Almond and Powell, 1966; Weiner, 1966; Binder et al., 1971; Inkeles and
Smith, 1974). Từ góc nhìn này, các giá trị truyền thống không chỉ có thể biến
đổi mà có thể – và phải – được thay thế bằng các giá trị hiện đại, cho phép các
xã hội này theo con đường phát triển tư bản chủ nghĩa (hầu như không thể tránh
khỏi). Các tác nhân nhân quả trong quá trình phát triển này được xem như các
quốc gia giàu, đã phát triển kích thích sự hiện đại hóa của các quốc gia “lạc hậu”
qua sự giúp đỡ kinh tế, văn hóa, và quân sự.
Các lý lẽ này đã bị chỉ trích như sự đổ lỗi cho nạn nhân, bởi vì các lý thuyết gia
hiện đại hóa đã giả thiết rằng các xã hội kém phát triển cần chấp nhận các giá trị
và các định chế “hiện đại” để trở thành các xã hội phát triển (thí dụ, Bradshaw
and Wallace, 1996). Lý thuyết hiện đại hóa đã không chỉ bị chỉ trích; nó bị
tuyên bố đã chết rồi (Wallerstein, 1976). Các lý thuyết gia các hệ thống thế giới và
Marxist-Mới cho rằng các nước giàu bóc lột các nước nghèo, khóa họ trong các vị
trí bất lực và phụ thuộc cấu trúc (thí dụ, Frank, 1966; Wallerstein, 1974; Chirot,
1977, 1994; Chase-Dunn, 1989). Sự kém phát triển, Frank cho là, đã phát triển.
Trường phái tư tưởng này truyền đạt thông điệp tới các nước nghèo rằng sự nghèo
chẳng liên quan gì đến các vấn đề bên trong cả: nó là lỗi của chủ nghĩa tư bản toàn
cầu. Trong các năm 1970 và các năm 1980, lý thuyết hiện đại hóa đã có vẻ bị
mất tín nhiệm (O’Donnell, 1973), và lý thuyết phụ thuộc trở thành mốt (Cardoso
and Faletto, 1979). Những người ủng hộ lý thuyết phụ thuộc cho rằng các quốc gia
Thế giới thứ Ba có thể chỉ thoát khỏi sự bóc lột toàn cầu nếu họ rút lui khỏi thị
trường thế giới và chấp nhận các chính sách thay thế-nhập khẩu.
Trong những năm gần đây, trở nên hiển nhiên rằng các chiến lược thay thế-nhập
khẩu đã ít thành công hơn. Thay cho là thành công nhất, các nước tham gia ít nhất
vào chủ nghĩa tư bản toàn cầu đã cho thấy sự tăng trưởng kinh tế ít nhất (Firebaugh,
1992, 1996). Các chiến lược định hướng-xuất khẩu đã hiệu quả hơn trong việc mang
lại sự tăng trưởng kinh tế bền vững và thậm chí, cuối cùng, dân chủ (Barro, 1997;
Randall and Theobald, 1998). Con lắc đung đưa lại: lý thuyết phụ thuộc không
còn được ưa chuộng, trong khi phiên bản tư bản Tây phương của hiện đại hóa đã

17
lấy lại sự tín nhiệm (Pye, 1990). Sự phát triển nhanh của Đông Á và sự dân chủ
hóa sau đó của Đài Loan và Hàn Quốc đã có vẻ xác nhận các khẳng định cơ bản
của nó: việc sản xuất các mặt hàng chi phí thấp cho thị trường thế giới khởi động sự
tăng trưởng kinh tế; việc tái đầu tư lợi tức vào vốn con người làm cho lực lượng lao
động đủ phẩm chất để sản xuất các hàng hóa công nghệ-cao, mà sự xuất khẩu chúng
mang lại lợi tức còn cao hơn và mở rộng các giai cấp trung lưu đô thị được giáo
dục; và một khi giai cấp trung lưu trở nên đủ lớn, áp lực của nó cho dân chủ tự do
không còn có thể cưỡng lại được nữa (L. Diamond, 1993a; Lipset, Seong, and
Torres, 1993). Lý thuyết các hệ thống thế giới bị chỉ trích gay gắt. Evans (1995) cho
rằng cấu trúc của sự phân chia lao động toàn cầu đưa ra các cơ hội, cho phép các
quốc gia đang phát triển biến đổi bản thân và thay đổi vị trí của chúng trong nền
kinh tế toàn cầu. Sự dính líu của các công ty đa quốc gia vào các quốc gia kém
phát triển không có vẻ tai hại như các lý thuyết gia các hệ thống thế giới xác
nhận. Thực ra, đầu tư nước ngoài có vẻ kích thích sự tăng trưởng (Firebaugh, 1992)
và cải thiện phúc lợi quốc gia, làm lợi cho quần chúng và không chỉ cho các elite
(Firebaugh and Beck, 1994). Hein (1992), Dollar (1992), và Firebaugh (1996) đã
chứng minh rằng các quốc gia buôn bán nhiều nhất và có đầu tư nhiều nhất từ các
nước tư bản đã cho thấy các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế tiếp sau cao hơn, chứ không
phải thấp hơn các nước khác.
Nhưng là rõ rằng bất cứ phiên bản quá đơn giản nào của lý thuyết hiện đại hóa
có các thiếu sót nghiêm trọng. Lý thuyết hiện đại hóa cần được xét lại vì một số
lý do. Một trong các lý do hiển nhiên nhất là sự thực rằng, mặc dù các lý thuyết gia
hiện đại hóa cổ điển ở cả phương Tây và phương Đông đã nghĩ rằng tôn giáo và các
truyền thống sắc tộc sẽ mất đi, chúng đã chứng tỏ có sức bật đáng ngạc nhiên khắp
thế giới. Quả thực, với sự khép lại của Chiến tranh Lạnh, Huntington (1996) đã
cho rằng các cuộc xung đột chính trị tương lai sẽ chủ yếu dựa vào các sự chia tách
văn hóa bền bỉ, phần lớn phản ánh truyền thống tín ngưỡng của một xã hội.

Tính bền bỉ của các nền văn hóa Truyền thống

Huntington (1996), Putnam (1993), và Fukuyama (1995) cho rằng các truyền
thống văn hóa hết sức bền bỉ và định hình hành vi chính trị và kinh tế của các xã
hội của chúng ngày nay.1 Nhưng các lý thuyết gia hiện đại hóa từ Marx và Weber
đến Bell và Toffler cho rằng sự lên của xã hội công nghiệp liên kết với các sự thay
đổi văn hóa cố kết khỏi các hệ thống giá trị truyền thống.2 Đáng ngạc nhiên
như nó có thể có vẻ, cả hai lời xác nhận đều đúng, như cuốn sách này sẽ chứng
minh.
Trong các năm gần đây, nghiên cứu và lý thuyết về sự phát triển kinh tế xã hội đã
sinh ra hai trường phái tư tưởng tranh cãi. Một bên nhấn mạnh sự hội tụ của các
giá trị như một kết quả của hiện đại hóa – lực áp đảo thúc đẩy sự thay đổi văn hóa.

1
Về ảnh hưởng độc lập của văn hóa, xem, giữa các công trình khác, Gibson, Duch, and Tedin, 1992; Putnam 1993; DiMaggio,
1994; Gibson and Duch, 1994; Miller, Hesli, and Reisinger, 1994; Gibson, 1997; Fleron and Ahl, 1998; Dalton, 1999, 2000;
Crothers and Lockhard, 2000; Fukuyama, 2000; Inglehart and Baker, 2000; Lipset and Lenz, 2000.
2
Về tác động của sự phát triển kinh tế lên văn hóa, xem, giữa các công trình khác, Abramson, 1989; Inglehart, 1990, 1997;
L. Diamond, 1993c; Putnam, 1993; Dalton, 1994; Reisinger, Miller, Hesli, and Maher, 1994; Gasiorowski and Power, 1998;
Rohrschneider, 1999; Inglehart and Baker, 2000.

18
Trường phái này tiên đoán sự giảm sút của các giá trị truyền thống và sự thay thế
chúng bằng các giá trị hiện đại (thí dụ, Meyer, Boli, Thomas, and Ramirez, 1997;
Stevenson, 1997). Một trường phái tư tưởng khác nhấn mạnh tính bền bỉ của các giá
trị truyền thống bất chấp các thay đổi kinh tế và chính trị và giả thiết rằng các giá
trị là tương đối độc lập với các điều kiện kinh tế (thí dụ, DiMaggio, 1994). Vì thế,
nó tiên đoán rằng sự hội tụ quanh bộ nào đó của các giá trị “hiện đại” là không chắc;
các giá trị truyền thống sẽ tiếp tục có một ảnh hưởng độc lập lên các sự thay đổi
văn hóa do sự phát triển kinh tế xã hội gây ra.
Khẳng định trung tâm của lý thuyết hiện đại hóa là sự phát triển kinh tế xã hội
liên kết với các sự thay đổi cố kết và, ở mức độ nào đó, có thể tiên đoán được
trong văn hóa cũng như đời sống chính trị (Deutsch, 1963; Pye and Verba, 1963;
Stinchcomb, 1965; Huntington, 1968). Như chúng ta sẽ thấy, bằng chứng từ khắp
thế giới cho biết rằng sự phát triển kinh tế xã hội có khuynh hướng để đẩy các xã hội
khác nhau theo một hướng đại thể có thể tiên đoán được. Sự phát triển kinh tế xã hội
bắt đầu từ các sự đổi mới công nghệ làm tăng năng suất lao động; sau đó nó đem
lại sự chuyên nghiệp hóa nghề nghiệp, làm tăng các mức giáo dục, và làm tăng
các mức thu nhập; nó đa dạng hóa tương tác con người, dịch chuyển sự nhấn
mạnh từ uy quyền sang hướng các quan hệ mặc cả; trong dài hạn việc này mang
lại các sự thay đổi văn hóa, như sự thay đổi các vai trò giới, sự thay đổi các thái độ
với quyền uy, sự thay đổi các chuẩn mực tình dục, các tỷ lệ sinh giảm sút, sự tham
gia chính trị rộng hơn, và các công chúng phê phán hơn và ít dễ dẫn dắt hơn.
Nhưng sự thay đổi văn hóa là phụ thuộc con đường. Sự thực rằng một xã hội là
Tin lành hay Chính thống giáo hay Islamic hay Khổng giáo về mặt lịch sử thể hiện
mình trong các vùng văn hóa cố kết với các hệ thống giá trị phân biệt bền bỉ ngay cả
khi người ta kiểm soát cho các tác động của sự phát triển kinh tế xã hội. Các vùng
văn hóa này là vững chãi. Mặc dù các hệ thống giá trị của các nước khác nhau đang
di chuyển theo cùng hướng dưới tác động của các lực hiện đại hóa mạnh mẽ, các hệ
thống giá trị của chúng đã không hội tụ, như các quan niệm quá đơn giản về toàn
cầu hóa văn hóa gợi ý (Meyer et al., 1997; Stevenson, 1997).
Điều này có thể có vẻ nghịch lý, nhưng không phải. Nếu các xã hội của thế giới
đều dịch chuyển theo cùng hướng với cùng tốc độ, các khoảng cách giữa chúng sẽ
vẫn lớn như từ trước đến giờ, và chúng sẽ chẳng bao giờ hội tụ cả. Thực tế, tất nhiên,
là không đơn giản thế nhưng điều này minh họa một nguyên lý quan trọng: các xã
hội hậu công nghiệp đang thay đổi nhanh chóng và đang di chuyển theo một hướng
chung, nhưng các sự khác biệt văn hóa giữa chúng là lớn về mặt kinh nghiệm trong
năm 2001 như chúng đã là trong năm 1981.3 Mặc dù sự phát triển kinh tế xã hội
có khuynh hướng tạo ra các sự thay đổi có hệ thống trong cái mọi người tin và muốn
từ cuộc sống, ảnh hưởng của các truyền thống văn hóa không biến mất. Các hệ
thống niềm tin có một tính bền và sức bật đáng chú ý. Trong khi các giá trị có thể và
có thay đổi, chúng tiếp tục phản ánh di sản lịch sử của một xã hội. Sự thay đổi văn
hóa là phụ thuộc con đường.
Tuy nhiên, có vẻ rõ rằng sự phát triển kinh tế xã hội mang lại các thay đổi dài hạn
có thể tiên đoán được. Một dấu hiệu của điều này là sự thực rằng thế giới quan và
hành vi của người dân sống trong các xã hội phát triển hết sức khác với thế giới quan
và hành vi của người dân sống trong các xã hội đang phát triển. Một dấu hiệu khác là

3
Bằng chứng kinh nghiệm hỗ trợ luận điệu này được trình bày trong Chương 2.

19
sự thực rằng các hệ thống giá trị của các xã hội phát triển đang thay đổi theo một
hướng cố kết và đại thể có thể tiên đoán được. Các thay đổi này không phản ánh
một xu hướng đồng đều hóa – chúng không thể được quy, chẳng hạn, cho tác
động của một mạng truyền thông toàn cầu được cho là truyền một bộ chung của
các giá trị mới khắp thế giới. Nếu giả như điều này đúng, cùng các sự thay đổi giá
trị sẽ xuất hiện trong tất cả các xã hội bị phơi ra với truyền thông toàn cầu. Nhưng
đấy không phải là cái đã xảy ra, như chúng tôi sẽ chứng minh. Vì các sự thay
đổi giá trị này không xảy ra trong các xã hội mà đã trải nghiệm các tiêu chuẩn sống
giảm sút đột ngột, như các nhà nước kế vị Soviet, mặc dù các xã hội này đã hội nhập
vào mạng truyền thông toàn cầu. Các thay đổi này xảy ra chỉ khi nhân dân của một
xã hội cho trước đã trải nghiệm các mức cao của sự thịnh vượng kinh tế trong các
thời kỳ dài. Sự phát triển kinh tế xã hội mang lại các thay đổi văn hóa và chính trị
có thể tiên đoán được, và sự sụp đổ kinh tế có khuynh hướng đem lại các sự thay
đổi theo chiều ngược lại.
Các thay đổi này có tính xác suất. Chúng không phải là các quy luật tất đinh,
như Chủ nghĩa Xã hội Khoa học mà Karl Marx đề xuất. Hơn nữa, sự thay đổi văn
hóa là không tuyến tính, di chuyển liên tục theo một hướng khi sự phát triển kinh tế
xảy ra, cho đến khi ta đạt sự kết thúc của lịch sử. Thay vào đó, công nghiệp hóa
mang lại một sự dịch chuyển từ các giá trị truyền thống sang các giá trị thế tục-
duy lý; với sự lên của xã hội hậu công nghiệp, tuy vậy, sự thay đổi văn hóa bắt đầu
di chuyển theo một hướng khác. Sự dịch chuyển từ các giá trị truyền thống sang các
giá trị thế tục-duy lý trở nên chậm hơn và đình trệ, trong khi sự thay đổi khác
trở nên mạnh mẽ hơn – sự dịch chuyển từ các giá trị sinh tồn sang các giá trị tự-
thể hiện, qua đó người dân đặt sự nhấn mạnh tăng lên đến sự lựa chọn con người,
sự tự trị, và sự sáng tạo. Sự thay đổi này dich chuyển chậm trong quá độ từ các xã
hội trước công nghiệp sang các xã hội công nghiệp, nhưng nó trở thành xu hướng chi
phối khi xã hội công nghiệp nhường đường cho xã hội hậu công nghiệp. Các lý
thuyết gia hiện đại hóa đã thấy trước các sự thay đổi giá trị liên kết với quá trình
phát triển kinh tế xã hội, nhưng họ đã tập trung vào sự lên của các giá trị thế
tục-duy lý, không thấy trước một làn sóng thay đổi muộn hơn – sự lên của các giá
trị tự-thể hiện. Các lý thuyết gia hiện đại hóa cổ điển, khá dễ hiểu, đã không thấy
trước xung lực giải phóng nổi lên trong các giai đoạn muộn hơn của hiện đại hóa.
Xung lực này là không tương thích với chủ nghĩa độc đoán kỹ trị mà nhiều lý
thuyết gia hiện đại hóa (và các nhà văn như George Orwell) nghĩ sẽ là kết cục của
sự hiện đại hóa chính trị. Ngược với các kỳ vọng này, các giá trị tự-thể hiện
làm cho dân chủ là kết cục có khả năng nhất của sự phát triển chính trị.
Moore (1966) chỉ ra một cách đúng đắn rằng pha công nghiệp hóa của hiện đại
hóa không nhất thiết dẫn đến dân chủ mà đi theo các đường khác cho phép các phiên
bản độc đoán, phát xít, và cộng sản của việc huy động quần chúng vào chính trị.
Nhưng trong pha hậu công nghiệp của hiện đại hóa, các giá trị tự-thể hiện tăng lên
cung cấp một lực xã hội nghi ngờ quyền uy và ủng hộ dân chủ đích thực phản ứng
nhanh với quần chúng, không chỉ dân chủ bầu cử, như chúng tôi sẽ chứng minh.
Sự tiến bộ không phải chắc chắn xảy ra. Các sự thay đổi giá trị liên kết với các
giai đoạn khác nhau của hiện đại hóa là có thể đảo ngược. Sự phát triển kinh tế xã
hội mang lại các sự thay đổi văn hóa to lớn và đại thể có thể tiên đoán được, nhưng
nếu sự sụp đổ kinh tế xảy ra, các sự thay đổi văn hóa sẽ có khuynh hướng di
chuyển theo chiều ngược lại. Tuy nhiên, sự phát triển đã là xu hướng chi phối của

20
các thế kỷ gần đây: hầu hết các nước là thịnh vượng hơn đáng kể ngày nay so với hai
trăm năm trước. Một logic mạnh mẽ liên kết các mức cao của sự phát triển kinh tế xã
hội; các sự thay đổi văn hóa nhấn mạnh sự tự trị con người, tính sáng tạo, và sự tự-
thể hiện; và dân chủ hóa. Qua quá trình này, bản thân dân chủ tiến hóa để trở nên
ngày càng có phản ứng nhanh nhạy (responsive). Với các giá trị tự-thể hiện tăng
lên, ngay cả các nền dân chủ được thiết lập lâu đời trở nên có phản ứng nhanh nhạy
hơn với các sở thích số đông, và chính trị trở thành một trò chơi ngày càng ít hạn
chế cho các elite chỉ chú ý đến quần chúng trong các cuộc bầu cử.
Các xã hội khác nhau theo các quỹ đạo khác nhau ngay cả khi chịu cùng các lực
hiện đại hóa, bởi vì các nhân tố đặc thù, như di sản văn hóa của một xã hội cho
trước, cũng định hình cách xã hội này phát triển. Weber (1958 [1904]) cho rằng các
giá trị tôn giáo truyền thống có một ảnh hưởng lâu dài, và các học giả từ các môn
học khác nhau đã quan sát rằng các đặc điểm văn hóa phân biệt kéo dài trong các
thời kỳ dài và tiếp tục định hình thành tích chính trị và kinh tế của một xã hội. Thí
dụ, Putnam (1993) cho thấy rằng các vùng của Italy nơi các định chế dân chủ hoạt
động thành công nhất ngày nay là các vùng trong đó xã hội dân sự đã tương đối
phát triển trong thế kỷ thứ mười chín và thậm chí sớm hơn. Theo Fukuyama
(1995), các xã hội với một di sản văn hóa “tin cậy-thấp” bị một bất lợi cạnh tranh
trong các thị trường toàn cầu bởi vì chúng ít có khả năng hơn để phát triển các định
chế xã hội lớn và phức tạp. Hamilton (1994) cho rằng, mặc dù chủ nghĩa tư bản đã
trở thành một cách sống hầu như phổ quát, các nhân tố văn minh tiếp tục định hình
sự tổ chức của các nền kinh tế và các xã hội. “Cái chúng ta chứng kiến với sự
phát triển của một nền kinh tế toàn cầu không phải là sự đồng nhất tăng lên,
dưới dạng của sự phổ quát hóa văn hóa Tây phương, mà đúng hơn là sự tiếp
tục của tính đa dạng văn minh nhờ sự sáng chế lại tích cực và sự hợp nhất lại
của các hình mẫu văn minh phi-Tây phương” (Hamilton, 1994: 184). Như thế
có các sự biến thiên nổi bật ngang-văn hóa trong sự tổ chức sản xuất tư bản chủ
nghĩa và các ý thức hệ quản lý liên kết (DiMaggio, 1994; Guillén, 1994).
Ấn tượng rằng chúng ta đang di chuyển tới một “McWorld” đồng đều là một
ảo tưởng. Như Watson và các đồng nghiệp của ông (1998) chứng minh, các quán
ăn McDonald có vẻ y hệt nhau lan ra khắp thế giới thực sự có các ý nghĩa xã hội
khác nhau và thực hiện các chức năng xã hội khác nhau trong các vùng văn hóa
khác nhau. Mặc dù sự sắp đặt vật lý trông như nhau, việc ăn trong một quán
McDonald’s ở Nhật Bản là một trải nghiệm xã hội khác với việc ăn trong một quán
McDonald’s ở Hoa Kỳ hay Trung Quốc. Sự toàn cầu hóa truyền thông là hiển
nhiên. Nhưng chính xác bởi vì các sự thể hiện của nó là quá hiển nhiên, các tác động
của chúng có khuynh hướng bị đánh giá quá cao. Ta có thể nói thoáng qua về
những người trẻ khắp thế giới mặc quần bò, truyền tin trên internet, và uống Coca-
Cola. Sự bền bỉ của các sự khác biệt giá trị cơ bản là ít hiển nhiên hơn nhiều nhưng
quan trọng ngang thế.
Sự thực rằng một xã hội về mặt lịch sử được định hình bởi một di sản văn hóa Tin
lành hay Khổng giáo hay Islamic để lại một tác động lâu dài, đặt xã hội đó lên một
quỹ đạo mà tiếp tục ảnh hưởng đến sự phát triển tiếp sau – cho dù ngày nay ảnh
hưởng trực tiếp của các định chế tín ngưỡng là khiêm tốn. Như thế, mặc dù ít người
đi nhà thời trong châu Âu Tin lành ngày nay, các xã hội được định hình về mặt lịch
sử bởi Đạo Tin lành tiếp tục biểu thị một tập phân biệt của các giá trị và niềm
tin. Cùng đúng thế về các xã hội Công giáo về mặt lịch sử và các xã hội Islamic hay

21
Chính thống giáo hay Khổng giáo về mặt lịch sử. Luận đề thế tục hóa là đúng chỉ
một nửa. Trong pha công nghiệp hóa, vai trò của tôn giáo có trở nên ít quan trọng
hơn, và ngay cả trong các xã hội hậu công nghiệp khả năng của các nhà chức
trách tôn giáo đã xác lập để ra lệnh cho quần chúng đang tan rã nhanh chóng.
Nhưng các sự quan tâm tâm linh, được định nghĩa rộng, không biến mất – chúng
đang trở nên phổ biến hơn. Như thế, trong khi sự ủng hộ cho các giáo hội có thứ
bậc cũ đang xói mòn đi trong các xã hội hậu công nghiệp, đời sống tâm linh
được biến đổi thành các hình thức mà ngày càng tương thích với sự tự-thể hiện cá
nhân.

Tính Ưu việt Nhân quả của sự Phát triển Kinh tế xã hội

Sự thôi thúc sống sót là chung cho tất cả các sinh vật, và sự sinh tồn thông thường là
bấp bênh. Điều này phản ánh một nguyên lý sinh thái cơ bản: quần thể của bất cứ
sinh vật nào có khuynh hướng tăng để đáp ứng cung thức ăn sẵn có; sau đó nó
được giữ không đổi bởi sự đói, bệnh tật, hay các thú săn mồi. Suốt hầu hết lịch sử,
sự sống sót của tất cả sinh vật, kể cả loài người, đã là bấp bênh (Birch and Cobb,
1981).
Con người đã phát triển các nền văn hóa giúp làm dịu sự cạnh tranh sinh tồn. Hầu
như tất cả các xã hội truyền thống đã có các chuẩn mực văn hóa bày tỏ các khát
vọng cho tính di động xã hội. Chúng biện minh sự chấp nhận trật tự xã hội hiện tồn
bởi những người nghèo. Hơn nữa, các chuẩn mực văn hóa hạn chế sự tái sinh sản
làm dịu sự cạnh tranh sinh tồn tàn nhẫn do số dân đông quá gây ra.
Ngoài các tai họa và chiến tranh, không hiện tượng khác nào tác động lên đời
sống hàng ngày của nhân dân to lớn hơn và mang lại các thay đổi được cảm nhận
trực tiếp hơn sự phát triển kinh tế xã hội (Nolan and Lenski, 1999; Carneiro,
2003). Sự phát triển kinh tế xã hội làm thay đổi cơ sở sinh hoạt vật chất của một xã
hội và kết cấu xã hội của nó (Sen, 1999). Nó tác động trực tiếp đến cảm giác an toàn
sinh tồn (existential security), xác định liệu sự sống sót thận thể là không chắc chắn
hay có thể được coi là đương nhiên. Các mối đe dọa kinh tế liên quan đến các
nhu cầu cơ bản nhất của người dân và được cảm thấy trực tiếp. Sự xác đáng
của nó với bản thân sự sống sót đặt sự phát triển kinh tế xã hội vào gốc rễ của các
chuỗi nhân quả trong sự phát triển của các xã hội (Jones, 1985).
Như thế, các giá trị và các niềm tin được tìm thấy trong các xã hội đã phát triển
khác một cách đáng chú ý với các giá trị và niềm tin được thấy trong các xã hội
đang phát triển. Một số trong các sự khác biệt ngang-văn hóa quan trọng sâu sắc
nhất gồm tôn giáo, và tầm quan trọng mọi người gắn cho tôn giáo thay đổi rất nhiều.
Trong các xã hội nông nghiệp, tín ngưỡng có khunh hướng là trung tâm cho đời sống
của người dân; trong các xã hội công nghiệp, nó có khuynh hướng trở nên một mối
quan tâm tương đối ngoại vi. Một chiều chủ yếu khác của sự biến thiên ngang-văn
hóa gồm các vai trò giới, sự tự-thể hiện, và các quan tâm chất lượng sống, và cả ở
đây nữa sự biến thiên là to lớn. Trong một số xã hội thu nhập-thấp, 99 phần trăm
người dân nói rằng đàn ông làm các lãnh đạo chính trị tốt hơn đàn bà; trong các xã
hội hậu công nghiệp, chỉ một thiểu số nhỏ đồng ý với lời xác nhận này.
Các định hướng giá trị đặt các tiêu chuẩn cho các mục tiêu đáng mong muốn

22
và không đáng mong muốn. Chức năng đặt-mục tiêu này làm cho các định hướng
giá trị là một bộ điều tiết (regulator) động lực thúc đẩy mạnh mẽ của hành vi con
người (Rokeach, 1960, 1968, 1973). Các nhà nhân học văn hóa (Durham, 1991;
Barkow, Cosmides, and Tooby, 1992) cho rằng chức năng của các định hướng giá
trị khác nhau nằm trong “sự thích hợp văn hóa (cultural fitness)” của chúng: sự
thay đổi giá trị là một quá trình tiến hóa trong đó các giá trị thích hợp nhất để đối
phó với cuộc sống dưới các điều kiện sinh tồn cho trước có một lợi thế chọn lọc đối
với các giá trị ít phù hợp hơn với các điều kiện này. Sự chọn lọc này phản ánh một
nguyên lý tiến hóa, làm cho các giá trị có khả năng nhất để sống sót và lan ra mà là
hiệu quả nhất trong việc đối phó với các điều kiện cho trước. Nguyên lý tiến hóa
này có hai ngụ ý. Thứ nhất, các định hướng giá trị thịnh hành phản ánh các điều
kiện sinh tồn thịnh hành. Thứ hai, nếu các điều kiện sinh tồn thay đổi, các định
hướng giá trị chắc có khả năng thay đổi một cách tương ứng – nhưng chỉ sau một
thời gian trễ đáng kể cần để phản ứng với tác động của những sự thay đổi sinh tồn và
để thử nghiệm với các chiến lược sống mới phù hợp tốt hơn với các điều kiện
mới.
Hơn nữa, các chiến lược sống mới chắc có khả năng hơn để được chấp nhận
bởi những người trẻ hơn là bởi những người già, mà thấy khó hơn để bỏ các thói
quen và các thế giới quan được khắc sâu. Nhưng một khi một phong cách sống mới
đã nổi lên, các thế hệ kế tiếp có một sự lựa chọn giữa các tấm gương khác nhau và sẽ
làm theo các tấm gương phù hợp nhất với các kinh nghiệm sinh tồn của họ.
Sự phát triển kinh tế xã hội là cốt yếu bởi vì nó tác động mạnh mẽ đến các điều
kiện sinh tồn của người dân và các cơ hội sống sót của họ. Điều này đặc biệt đúng
trong các xã hội khan hiếm. Sự sống sót là một mục tiêu cơ bản đến mức khi nó là
không chắc chắn, toàn bộ chiến lược sống của người ta bị định hình bởi cuộc đấu
tranh để sống sót. Liệu người dân lớn lên trong một xã hội với một thu nhập trên đầu
người hàng năm 300 $ hay 30.000 $ có tác động trực tiếp hơn đến đời sống hàng
ngày của họ hơn liệu họ lớn lên trong một nước có các cuộc bầu cử tự do hay không.
Suốt lịch sử, sự sống sót đã là bấp bênh và sự lựa chọn con người đã bị hạn chế cho
hầu hết người dân. Trong các thập niên gần đây, công chúng của các xã hội hậu
công nghiệp đã trải nghiệm các mức an toàn sinh tồn chưa từng thấy: các mức
thu nhập thực tế là nhiều lần cao hơn chúng đã từng là trước Chiến tranh Thế giới II,
và các nhà nước phúc lợi đã nổi lên để cung cấp các mạng lưới an ninh toàn diện cho
hầu hết người dân. Tuổi thọ trung bình đã tăng lên các mức chưa từng thấy: trong
năm 1900, ngay cả ở Hoa Kỳ – nước giàu nhất thế giới khi đó – tuổi thọ trung bình
đã chỉ là bốn mươi chín; một thế kỷ sau, nó là bảy mươi tám. Ngày nay, hầu hết
người dân trong các nước giàu đã lớn lên coi là đương nhiên rằng họ sẽ không chết
đói. Các sự phát triển này đã làm thay đổi đời sống của nhân dân một cách căn bản.
Các sự kiện đương thời như khủng hoảng của nhà nước phúc lợi, các thị trường
chứng khoán dễ biến động, và rủi ro thất nghiệp là quan trọng nhưng không đe dọa
tính mạng.
Sự phát triển kinh tế xã hội làm giảm các ràng buộc khách quan lên sự tự trị, sự
sáng tạo, và sự lựa chọn con người theo ba cách. Thứ nhất, sự giảm nghèo giảm
bớt các ràng buộc vật chất lên sự lựa chọn con người và nuôi dưỡng một cảm giác
về sự an toàn cuộc sống. Thứ hai, sự phát triển kinh tế xã hội có khuynh hướng làm
tăng các mức giáo dục chính thức của mọi người và cho họ sự tiếp cận lớn hơn đến
thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng (Lerner, 1958; Inkeles and Smith,

23
1974; Inkeles, 1983). Theo cùng cách, các đòi hỏi của xã hội tri thức đang nổi lên
huy động các năng lực nhận thức của mọi người (Bell, 1973; Inglehart, 1990). Như
thế, tác động lớn thứ hai của sự phát triển kinh tế xã hội là nó hạ bớt các ràng buộc
nhận thức và thông tin lên sự lựa chọn con người, khích thích một cảm giác về sự
độc lập trí tuệ.

Bảng 1.1. Các Tác động Giải phóng của sự Phát triển kinh tế xã hội

Sự phát triển kinh tế xã hội


⇓ ⇓ ⇓
Tăng trưởng kinh tế Các mức tăng lên của Tính phức tạp xã hội
và nhà nước phúc lợi giáo dục, sự mở rộng tăng lên và sự đa dạng
làm tăng các nguồn truyền thông đại chúng, hóa các tương tác con
lực kinh tế của người và công việc thâm người mở rộng các
dân dụng trí tuệ mở rộng nguồn lực xã hội của
các nguồn lực trí tuệ người dân
của người dân
⇓ ⇓ ⇓
Người dân trở nên an Người dân trở nên tự Người dân trở nên
toàn hơn về mặt vật trị hơn về mặt nhận độc lập hơn về mặt xã
chất thức hội
⇓ ⇓ ⇓
Các ràng buộc giảm bớt lên sự lựa chọn con người

Sự nhấn mạnh tăng lên về sự tự trị con người

Hệ quả quan trọng thứ ba của sự phát triển kinh tế xã hội là sự thực rằng nó làm
tăng sự chuyên môn hóa nghề nghiệp và tính phức tạp xã hội, các tương tác con
người đa dạng. Tính đa dạng tăng lên của tương tác con người giải phóng họ:
nó giải phóng họ khỏi các đặc tính quy cho cộng đồng (ascriptive communalties)
và các giới xã hội đóng, đưa họ để tương tác với những người khác trên một cơ sở
mặc cả. Các xu hướng này được nhận ra bởi các nhà xã hội học nhận diện một sự
chuyển dịch từ “sự đoàn kết cơ học” sang “sự đoàn kết hữu cơ” (Durkheim,
1988 [1893]) và từ “cộng đồng” sang “sự kết hợp” (Tönnies, 1955 [1887]). Theo
cùng cách, Simmel (1984 [1908]) nhấn mạnh sự cá nhân hóa và tác động giải
phóng khi mọi người bắt đầu phát triển các mối quan hệ vắt ngang các giới xã hội
(xem cả Granovetter, 1973). Sự đa dạng hóa tương tác con người giải phóng mọi
người khỏi các vai trò xã hội và các ràng buộc xã hội bị gắn trước, làm cho họ tự trị
trong việc bản thân họ xác định các vai trò xã hội của họ và trong việc định hình
các mối quan hệ xã hội của họ với những người khác. Như U. Beck (2002) diễn
đạt, có một sự dịch chuyển từ “các cộng đồng bắt buộc (communities of
necessity)” sang “các mối quan hệ lựa chọn (elective affinities)” với những người
khác. Sự hòa nhập xã hội (socialization) và việc hòa nhập xã hội (socializing) trở
thành một vấn đề lựa chọn: mọi người tự do để kết nối và ngắt kết nối với bất cứ ai
họ muốn; và các vai trò cố định cứng nhắc cho các loại như giới và giai cấp đang
xói mòn đi, trao cho mọi người nhiều khả năng hơn để bày tỏ bản thân họ như các
cá nhân. Tóm lại, tác động thứ ba của sự phát triển kinh tế xã hội là để giảm bớt các

24
ràng buộc xã hội lên sự lựa chọn con người, nuôi dưỡng cảm giác về sự tự trị xã
hội.
Bằng việc làm giảm sự bất an kinh tế, bằng sự huy động nhận thức, và bằng việc
đa dạng hóa các trao đổi con người, sự phát triển kinh tế xã hội làm giảm bớt các
ràng buộc khách quan lên sự lựa chọn con người. Mọi người trở nên an toàn hơn về
mặt vật chất, tự trị hơn về mặt trí tuệ, và độc lập hơn về mặt xã hội. Như thế, người
dân trải nghiệm một cảm giác lớn hơn về sự tự trị con người. Bảng 1.1 tóm tắt
tác động giải phóng này của sự phát triển kinh tế xã hội.

Hai Chiều của sự Thay đổi Văn hóa

Tác động của sự phát triển kinh tế xã hội lên sự thay đổi văn hóa hoạt động trong hai
pha. Công nghiệp hóa gây ra một quá trình chính của sự thay đổi văn hóa: mang
lại sự quan liêu hóa và sự thế tục hóa. Sự lên của xã hội hậu công nghiệp dẫn
đến một quá trình chính thứ hai của sự thay đổi văn hóa: thay cho sự hợp lý hóa,
sự tập trung hóa, và sự quan liêu hóa, xu hướng mới là tới sự nhấn mạnh tăng
lên đến sự tự trị cá nhân và các giá trị tự-thể hiện. Cả hai sự thay đổi văn hóa
định hình lại các định hướng quyền uy (authority orientations) của người dân,
nhưng chúng định hình nó theo những cách khác nhau. Giai đoạn công nghiệp
của hiện đại hóa mang lại sự thế tục hóa của quyền uy, trong khi giai đoạn hậu
công nghiệp mang lại sự giải phóng (emancipation) khỏi quyền uy.
Các xã hội đang công nghiệp hóa tập trung vào tối đa hóa đầu ra vật chất, với
bất cứ giá nào, như cách tốt nhất để tối đa hóa sự an lạc (well-being) con người.
Chiến lược này đã hết sức thành công trong việc làm nhẹ bớt sự đói và tăng tuổi thọ
trung bình, nhưng nó tạo ra lợi tức giảm dần trong các xã hội hậu công nghiệp.
Hiện đại hóa hậu công nghiệp đem lại một sự dịch chuyển căn bản trong các
chiến lược kinh tế, từ tối đa hóa các tiêu chuẩn vật chất của sự sống sang tối đa hóa
sự an lạc qua các sự thay đổi phong cách sống. “Chất lượng trải nghiệm” thay thế
cho chất lượng của các hàng hóa như tiêu chuẩn hàng đầu cho việc kiếm sống tốt
(Florida, 2002). Sự lên của các giá trị tự-thể hiện đã làm thay đổi chương trình
nghị sự chính trị của các xã hội hậu công nghiệp, thách thức sự nhấn mạnh đến
tăng trưởng kinh tế với bất cứ giá nào bởi một sự quan tâm tăng lên cho sự bảo vệ
môi trường. Nó cũng đã mang lại một sự dịch chuyển từ các sự chia tách chính
trị dựa vào xung đột giai cấp xã hội tới các sự chia tách dựa vào các vấn đề văn hóa
và các mối quan tâm chất lượng sống.
Như thế, sự phát triển kinh tế xã hội tạo ra không phải một mà hai chiều chính
của sự biến thiên ngang-văn hóa, một chiều liên kết với công nghiệp hóa và
chiều kia liên kết với sự lên của xã hội hậu công nghiệp. Cả hai chiều phản ánh các
sự thay đổi trong các định hướng quyền uy của người dân. Các giá trị thế tục-duy
lý tăng lên mang lại một sự thế tục hóa của quyền uy, mà dịch chuyển từ sự
được hợp pháp hóa bởi các niềm tin tôn giáo truyền thống sang sự được hợp pháp
hóa bởi các niềm tin thế tục-duy lý. Nhưng các niềm tin thế tục này không ít giáo
điều hơn các niềm tin tôn giáo. Các niềm tin thế tục và các giáo lý không nhất thiết
thách thức quyền lực chính trị vô hạn; chúng thường hợp pháp hóa nó, như các ý
thức hệ phát xít và cộng sản đã hợp pháp hóa. Ngược lại, sự lên của các giá trị tự-thể
hiện mang lại sự giải phóng khỏi quyền uy: mọi người ngày càng có khuynh

25
hướng bác bỏ quyền uy bên ngoài mà xâm phạm các quyền cá nhân. Quyền uy
được nội hóa (internalized) bên trong bản thân người dân.

Công nghiệp hóa và các Giá trị Thế tục-Duy lý tăng lên

Tăng trưởng kinh tế bền vững bắt đầu với công nghiệp hóa khi năng suất bắt đầu
vượt sự tăng trưởng dân số (Landes, 1998; W. Bernstein, 2004). Trong các xã hội
nông nghiệp, loài người đã bị phó mặc cho các lực tự nhiên khó hiểu và không thể
kiểm soát được. Bởi vì các nguyên nhân của chúng được hiểu lơ mơ, người dân
đã có khuynh hướng quy các sự kiện cho các thần được nhân cách hóa. Tuyệt
đại đa số dân cư kiếm sống từ nông nghiệp và đã phụ thuộc vào các thứ đến từ trời,
như mặt trời và mưa. Người ta cầu nguyện cho thời tiết tốt, cho sự giảm nhẹ khỏi
bệnh tật, hay khỏi các bệnh dịch của các sâu bọ.
Trong xã hội công nghiệp, sản xuất chuyển vào trong nhà, vào một môi trường
nhân tạo. Người ta không đợi cho mặt trời lên và các mùa thay đổi; khi trở nên tối,
người ta bật đèn lên, và khi trở nên lạnh, người ta bật lò sưởi lên. Người ta không
cầu nguyện cho mùa vụ tốt bởi vì sản xuất đến từ các máy được xây dựng bởi tài
khéo léo con người. Với sự phát hiện ra vi trùng và các thuốc kháng sinh, thậm chí
bệnh tật ngừng được xem như một sự viếng thăm thần thánh; nó trở thành một vấn
đề bên trong sự kiểm soát công nghệ. Khi công nghệ cho mọi người sự kiểm soát
tăng lên đối với môi trường của họ, Chúa trở nên ít trung tâm hơn.
Sự dịch chuyển từ xã hội trước-công nghiệp sang xã hội công nghiệp đã mang
lại các sự thay đổi sâu sắc trong các trải nghiệm và thế giới quan thịnh hành
của người dân (Bell, 1973; Spier, 1996; Inglehart, 1997). Cuộc sống trước-công
nghiệp, Bell (1976: 147) lý lẽ, đã là một “trò chơi đối lại tự nhiên” trong đó “ý thức
của người ta về thế giới bị điều kiện hóa bởi sự thăng trầm của các yếu tố – các
mùa, các trận bão, sự màu mỡ của đất, lượng nước, độ sâu của các vỉa mỏ, các đợt
hạn hán và các trận lụt.” Công nghiệp hóa đã mang lại sự phụ thuộc ít hơn vào tự
nhiên, mà được xem như được cai trị bởi các lực lượng bí hiểm hay các quỷ thần
được nhân cách hóa. Cuộc sống bây giờ trở thành một “trò chơi đối lại tự nhiên được
chế tạo” (Bell, 1973: 147), một thế giới kỹ thuật, cơ học, được hợp lý hóa, quan liêu
hướng tới việc tạo ra và chi phối môi trường. Khi sự kiểm soát công nghệ của môi
trường tăng lên, vai trò được quy cho tôn giáo và Chúa bị co lại. Việc cầu nguyện
Chúa cho một vụ thu hoạch tốt đã không còn cần thiết nữa khi người ta có thể dựa
vào phân bón và thuốc trừ sâu. Các ý thức hệ duy vật nổi lên, đưa ra các diễn giải
thế tục về lịch sử và các không tưởng (utopia) thế tục sẽ đạt được bằng kỹ nghệ con
người hoạt động qua các tổ chức quan liêu được tổ chức một cách duy lý. Nhưng
các ý thức hệ này đã giáo điều như tôn giáo, phản ánh cách có kỷ luật cứng nhắc
và được chuẩn hóa theo đó các xã hội công nghiệp tổ chức lực lượng lao động và
đời sống nói chung (Whyte, 1956; Florida, 2002). Vì thế, sự lên của các giá trị
thế tục-duy lý không mang lại một sự suy giảm của quyền uy: nó chỉ chuyển cơ
sở của quyền uy từ các nguồn tôn giáo truyền thống sang các nguồn thế tục-duy lý.
Khoa học duy lý và niềm tin của nó vào sự tiến bộ công nghệ trở thành nguồn
mới của quyền uy trong một thế giới hết sức cơ học.
Một lý do cho sự suy giảm của các niềm tin tôn giáo truyền thống trong các

26
xã hội công nghiệp là một ý thức tăng lên về sự kiểm soát công nghệ đối với tự
nhiên làm giảm nhu cầu cho sự dựa vào các quyền lực siêu nhiên. Trong một thế giới
không chắc chắn của các xã hội chỉ đủ sống, niềm tin rằng một quyền lực cao hơn
không thể sai lầm sẽ bảo đảm rằng các thứ cuối cùng hóa ra đáp ứng tốt một nhu cầu
tâm lý lớn. Một trong các chức năng then chốt của tôn giáo là để cung cấp một cảm
giác về sự chắc chắn trong một môi trường không an toàn. Sự không an toàn thân
thể cũng như kinh tế làm tăng nhu cầu này: ngạn ngữ xưa nói rằng “không có kẻ
vô thần nào trong các hang cáo” phản ánh sự thực rằng các nguy hiểm thời chiến làm
tăng nhu cầu cho lòng tin vào quyền lực cao hơn. Nhưng khi sản xuất công nghiệp
vượt sự tăng trưởng dân số và khi sự tiến bộ khoa học kéo dài tuổi thọ trung bình, có
một nhu cầu co lại cho sự trấn an mà tôn giáo đã cung cấp về mặt truyền thống.
Trong thế giới tiền-công nghiệp, con người có ít sự kiểm soát đối với tự nhiên.
Họ tìm cách để bù cho sự thiếu sự kiểm soát vật lý của họ bằng việc cầu khẩn các
quyền lực siêu hình mà có vẻ kiểm soát thế giới: sự thờ phụng được xem như một
cách để ảnh hưởng đến số phận của người ta, và là dễ hơn để chấp nhận sự bất lực
của mình nếu người ta biết kết cục nằm trong tay của một đấng toàn năng mà có thể
nhận được lòng nhân từ của ngài bằng việc theo các quy tắc cư xử cứng nhắc và có
thể tiên đoán được. Đấy là các chức năng quan trọng của tôn giáo trong một thế
giới nơi con người có ít hay không có sự kiểm soát nào đối với môi trường của họ.
Công nghiệp hóa làm tăng hết sức sự kiểm soát trực tiếp của con người đối với
môi trường trong đó họ sống và làm việc. Quá trình này làm xói mòn chức năng
truyền thống của tôn giáo để cung cấp sự trấn an trong một thế giới bất trắc.
Nhưng công nghiệp hóa không làm tăng cảm giác của người dân về sự tự trị
cá nhân bởi vì cách có kỷ luật và nghiêm ngặt theo đó các xã hội công nghiệp
được tổ chức. Trong các xã hội công nghiệp, nhân dân – và nhất là các công nhân
nhà máy – bị nhúng trong các giai cấp xã-hội đồng-đều với các sự kiểm soát xã hội
cứng nhắc và các áp lực tuân theo. Cuộc sống trong xã hội công nghiệp bị chuẩn
hóa như các sản phẩm hàng loạt đồng đều của nó. Sự tổ chức có kỷ luật của
quần chúng trong các xã hội công nghiệp, mà diễu hành các đoàn quân công nhân
từ các doanh trại của họ tới dây chuyền sản xuất và quay lại, tạo ra một nhu cầu cho
các quy tắc ứng xử cứng nhắc. Mặc dù nó có khuynh hướng thay thế các giáo điều
tín ngưỡng bằng các giáo điều thế tục, công nghiệp hóa không giải phóng người
dân khỏi quyền uy. Sự tiêu chuẩn hóa công nghiệp của đời sống làm nản lòng
các giá trị tự-thể hiện.

Hậu Công nghiệp hóa và các Giá trị Tự-Thể hiện tăng lên

Sự nổi lên của xã hội hậu công nghiệp mang lại một làn sóng khác của sự thay
đổi văn hóa, di chuyển theo một hướng khác. Tại Hoa Kỳ, Canada, Tây Âu, và
một phần tăng lên của Đông Á, đa số của lực lượng lao động không còn làm việc
trong các nhà máy nữa. Thay cho việc sống trong một môi trường cơ học, bây giờ
ngày càng nhiều người dùng các giờ hữu ích của họ để đối xử với mọi người,
xử lý các ký hiệu, và thông tin. Các nỗ lực con người không còn tập trung nhiều
vào việc sản xuất các đồ vật chất nữa như vào liên lạc với những người khác
và xử lý thông tin; các sản phẩm cốt yếu là đổi mới, tri thức, và các ý tưởng. Sự

27
sáng tạo con người trở thành nhân tố di sản xuất quan trọng nhất (Florida, 2002). Tại
Hoa Kỳ thế kỷ thứ mười chín, 80 phần trăm lực lượng lao động đã vẫn làm nông
nghiệp; ngày nay, chỉ 2 phần trăm làm nông nghiệp. Vào đầu thế kỷ thứ hai mươi,
sản xuất công nghiệp đã chi phối xã hội Mỹ; ngày nay, Hoa Kỳ đã trở thành
một xã hội tri thức mà dành nhiều thời gian riêng trên các máy tính hơn trên tất cả
các thiết bị công nghiệp kết hợp lại. Một trong các khía cạnh cốt yếu nhất của sự
dịch chuyển này trong các hoạt động kinh tế là sự thực rằng người dân trải nghiệm
sự tự trị cá nhân trong việc làm công việc của họ nhiều hơn các công nhân công
nghiệp trải nghiệm rất nhiều. Các nhiệm vụ thường nhật ngày càng được các máy
tính và các robot tiếp quản. Thay cho là các đinh ốc trong một cỗ máy khổng lồ,
những người lao động trong khu vực tri thức thực hiện sự đánh giá và lựa chọn cá
nhân. Ngay cả ở ngoại vi của các dịch vụ người hầu, người ta có nhiều sự linh hoạt
trong việc thực hiện các nhiệm vụ của họ hơn các công nhân dây chuyền-sản xuất đã
có trong thời đại công nghiệp.
Thời đại hậu công nghiệp làm giảm các ràng buộc khách quan lên sự lựa chọn con
người theo ba cách chính. Thứ nhất, các xã hội hậu công nghiệp đạt các mức
thịnh vượng cao chưa từng thấy và có các nhà nước phúc lợi làm cho thực phẩm,
quần áo, chỗ ở, nhà ở, giáo dục, và dịch vụ sức khỏe sẵn có cho hầu như mọi người.
Ngay cả ở Hoa Kỳ, với một nhà nước phúc lợi tương đối hạn chế, hơn một phần tư
của sản phẩm quốc gia được tái phân phối qua nhà nước cho phúc lợi công. Bất
chấp sự giảm bớt gần đây về các trợ cấp phúc lợi, chưa bao giờ trước đây trong
lịch sử quần chúng đã trải nghiệm các mức an toàn sinh tồn so sánh được với các
mức đã nổi lên trong các xã hội hậu công nghiệp. Sự sinh tồn thân thể, một tiêu
chuẩn sống tối thiểu, và một tuổi thọ trung bình gần tám mươi tuổi có thể
được coi là đương nhiên bởi hầu hết người dân sống trong các xã hội này.
Mức độ cao chưa từng thấy này của sự an toàn sinh tồn cho phép người dân ngày
càng tập trung vào các mục tiêu vượt xa sự sinh tồn trực tiếp.
Thứ hai, mặc dù sự biết đọc biết viết đại chúng đã trở nên phổ biến với công
nghiệp hóa, hậu công nghiệp hóa khởi động một quá trình ồ ạt của sự huy
động nhận thức. Các hoạt động dịch vụ hiện đại ngày càng dính líu đến các kỹ
năng nhận thức. Các nhà nghiên cứu, các kỹ sư, các giáo viên, các nhà văn, các luật
sư, các nhà kế toán, các nhà tư vấn, và các nhà phân tích tất cả đều thuộc về “giai
cấp sáng tạo” (Florida, 2002), mà các thành viên của nó làm việc với tri thức, thực
hiện các nhiệm vụ giải tích, và sử dụng công nghệ thông tin. Họ có một mức độ tự
trị cao trong làm công việc của họ, cho dù họ làm việc bên trong các tổ chức có
thứ bậc. Hơn nữa, nhu cầu cho các kỹ năng nhận thức làm tăng cầu cho giáo dục bậc
cao, và các mức giáo dục đã lên đột ngột trong tất cả các xã hội hậu công
nghiệp. Giáo dục làm cho người dân độc lập hơn về trí tuệ bởi vì họ không còn phụ
thuộc vào sự diễn giải của những người khác về thế giới. Giáo dục chính thức và
kinh nghiệm việc làm của người ta ngày càng giúp phát triển tiềm năng cho việc ra
quyết định tự trị (Bell, 1973, 1976). Sự thịnh hành của các công việc tay chân
thường nhật cứng nhắc trong nhà máy điển hình đã đòi hỏi (và cho phép) rất ít sự
đánh giá tự trị. Những người lao động dịch vụ và tri thức cư xử với người khác và
các khái niệm, hoạt động trong một thế giới nơi sự đổi mới và quyền tự do để thực
hiện đánh giá cá nhân là thiết yếu. Sự sáng tạo, sức tưởng tượng, và sự độc lập trí
tuệ trở nên trung tâm. Ngoài ra, sự tiến hóa của các phương tiện truyền thông đại
chúng và công nghệ thông tin hiện đại cho người dân sự tiếp cận dễ đến tri

28
thức, làm tăng sự tự trị thông tin của họ. Như thế, các mức giáo dục tăng lên, các
đòi hỏi nhận thức và thông tin tăng lên trong các hoạt động kinh tế, và sự sinh sôi
nảy nở tăng lên của tri thức qua các phương tiện truyền thông đại chúng làm cho mọi
người độc lập hơn về trí tuệ, làm giảm các ràng buộc nhận thức lên sự lựa chọn
con người.
Thứ ba, xã hội hậu công nghiệp có một tác động giải phóng về mặt xã hội.
Vì các nền kinh tế dựa vào-dịch vụ đảo ngược những cách có kỷ luật, được chuẩn hóa
theo đó các xã hội công nghiệp tổ chức các hoạt động hàng ngày của người dân.
Trong thời đại công nghiệp, hệ thống sản xuất hàng loạt bắt lực lượng lao động chịu
sự kiểm soát tập trung cứng nhắc, và các công nhân bị nhúng vào các nhóm gắn
bó mật thiết với các áp lực tuân thủ mạnh. Ngược lại, hậu công nghiệp hóa giải
tiêu chuẩn hóa (destandardize) các hoạt động kinh tế và đời sống xã hội. Sự tổ
chức linh hoạt của các nền kinh tế dựa vào dịch vụ và sự tự trị, mà chúng trao cho
những người lao động, tỏa vào mọi lĩnh vực cuộc sống: tương tác con người
ngày càng được giải phóng khỏi các mối quan hệ liên kết của các nhóm gắn bó mật
thiết, cho phép người dân lập và phá vỡ các mối quan hệ xã hội dễ dàng. Nhà nước
phúc lợi ủng hộ xu hướng cá nhân hóa này (U. Beck, 2002). Trước kia, sự sinh
tồn của trẻ con chủ yếu phụ thuộc vào liệu cha mẹ chúng có cung cấp cho chúng, và
chúng có chăm sóc cha mẹ chúng khi họ đến tuổi già. Mặc dù vai trò của gia đình
vẫn quan trọng, bản chất sống-chết của mối quan hệ này đã bị làm xói mòn bởi
nhà nước phúc lợi. Việc duy trì các mối quan hệ gia đình ngày nay là một vấn
đề lựa chọn, không phải tất yếu. Các gia đình một-bố hay mẹ và những người
già không có con là khả thi dưới các điều kiện hiện thời hơn họ một thời đã
là rất nhiều. Cái Durkheim (1988 [1893]), Tönnies (1955 [1887]), và Simmel
(1984 [1908]) một thời đã đoán trước, ngày càng trở nên thực tế: các mối quan hệ xã
hội chuyển từ “các cộng đồng bắt buộc” sang “các mối quan hệ lựa chọn” (U.
Beck, 2002). Việc này làm cho người ta độc lập hơn về mặt cá nhân, giảm bớt các
ràng buộc xã hội lên sự lựa chọn con người.
Hậu công nghiệp hóa mang lại thậm chí các điều kiện sinh tồn thuận lợi hơn
công nghiệp hóa, làm cho người ta an toàn hơn về mặt kinh tế, tự trị hơn về mặt
trí tuệ, và độc lập hơn về mặt xã hội hơn bao giờ hết. Quá trình giải phóng này
trao cho mọi người một ý thức căn bản về sự tự trị con người, dẫn họ đến trao một
ưu tiên cao hơn cho quyền tự do lựa chọn và khiến họ ít có thiên hướng hơn
để chấp nhận quyền uy và các chân lý giáo điều. Sự dịch chuyển từ các giá trị
truyền thống sang các giá trị thế tục-duy lý liên kết với công nghiệp hóa mang lại
một sự thế tục hóa của quyền uy. Nhưng sự dịch chuyển từ các giá trị sinh tồn
sang các giá trị tự-thể hiện liên kết với hậu công nghiệp hóa mang lại sự giải
phóng khỏi quyền uy.
Công nghiệp hóa cho con người sự kiểm soát tăng lên với môi trường của
họ, giảm bớt sự tôn kính của họ với quyền năng siêu nhiên và cổ vũ sự lên của
các giá trị thế tục-duy lý. Nhưng công nghiệp hóa không nuôi dưỡng một ý
thức về sự tự trị con người hay dẫn mọi người đến nghi ngờ quyền uy tuyệt
đối, mà bền bỉ trong các ý thức hệ thế tục. Ngược lại, hậu công nghiệp hóa cho
người dân một ý thức về sự tự trị con người dẫn họ đến nghi ngờ quyền uy,
chủ nghĩa giáo điều, và các hệ thống thứ bậc, dù tôn giáo hay thế tục. Và bởi vì
sự sinh tồn được xem như đương nhiên, mọi người ngày càng phê phán các rủi ro
của công nghệ và đánh giá cao tự nhiên. Các sự quan tâm tinh thần về vị trí của

29
loài người trong vũ trụ lấy lại sự nổi bật. Điều này không mang lại một sự quay lại
với tính tín ngưỡng giáo điều, nhưng nó có mang lại sự nổi lên của các hình thức
mới của tâm linh và các sự quan tâm phi vật chất.

BẢNG 1.2. Các sự Khác biệt giữa Tác động của các Pha Hiện đại hóa Công nghiệp và Hậu Công
nghiệp lên các Giá trị con Người

Công nghiệp hóa Hậu công nghiệp hóa


⇓ ⇓ ⇓ ⇓
Tăng cường khai Sự tổ chức các Việc tiếp tục khai Cá nhân hóa sự
thác các nguồn hoạt động con thác tự nhiên làm tổ chức các hoạt
lực tự nhiên người theo đoàn tăng các rủi ro động con người
sinh thái
⇓ ⇓ ⇓ ⇓
Ý thức về sự kiểm Ý thức yếu về sự Sự sống lại của Ý thức về sự tự
soát công nghệ tự trị cá nhân các mối quan tâm trị trong xã hội
đối với các lực tự trong xã hội về sự bảo vệ sự
nhiên Sáng tạo
⇓ ⇓ ⇓ ⇓
Sự nhấn mạnh Sự nhấn mạnh Sự nhấn mạnh Sự nhấn mạnh
tăng lên ồ ạt đến tăng lên chậm tăng lên chậm tăng lên ồ ạt đến
các giá trị thế đến các giá trị tự- đến các giá trị thế các giá trị tự-thể
tục-duy lý thể hiện tục-duy lý hiện

Bảng 1.2 đối sách những cách theo đó các pha hiện đại hóa công nghiệp và hậu
công nghiệp mang lại các sự thay đổi văn hóa. Tăng trưởng kinh tế và sự thịnh
vượng vật chất tăng lên là chung cho cả hai pha hiện đại hóa, mà có khuynh
hướng làm tăng ý thức về an toàn sinh tồn của mọi người. Sự an toàn sinh tồn là
có lợi cho cả các giá trị thế tục-duy lý và các giá trị tự-thể hiện. Vì thế, cả hai bộ
các giá trị có khuynh hướng lên suốt hai pha hiện đại hóa. Nhưng ngoài xu hướng
chung của chúng để làm tăng sự an toàn sinh tồn, hai pha hiện đại hóa khác
nhau trong việc chúng thúc đẩy xa đến đâu sự tự trị cá nhân, mà làm cho chúng
thúc đẩy hai bộ giá trị theo các mức độ khác nhau.
Trong pha công nghiệp, một cảm giác tăng lên về sự kiểm soát con người đối với
tự nhiên liên kết với một thế giới quan cơ học, làm cho nhu cầu cho tôn giáo để xoa
dịu các sức mạnh siêu nhiên có vẻ thừa. Thế giới quan cơ học củng cố xu hướng tới
các giá trị thế tục-duy lý nổi lên từ sự an toàn sinh tồn tăng lên. Nhưng các xã hội
công nghiệp tiếp tục tổ chức các hoạt động con người theo cách cơ học và
theo bầy: các ràng buộc kinh tế bắt đầu lùi xa, nhưng các ràng buộc xã hội tiếp tục
tồn tại. Như thế, ý thức đang nổi lên về an toàn sinh tồn không biến đầy đủ thành
một ý thức rộng hơn về sự tự trị con người trong công nghiệp hóa. Các ràng
buộc mạnh lên cảm giác của mọi người về sự tự trị làm chậm sự lên của các giá
trị tự-thể hiện. Vì thế, công nghiệp hóa mang lại một sự dịch chuyển nổi bật tới
các giá trị thế tục-duy lý nhưng chỉ một sự dịch chuyển khiêm tốn tới các giá

30
trị tự-thể hiện.
Trong pha hậu công nghiệp, sự khan hiếm kinh tế tiếp tục rút lui, củng cố cảm
giác của mọi người về sự an toàn sinh tồn còn hơn nữa. Ngoài ra, sự giải-tiêu
chuẩn hóa các hoạt động kinh tế và đời sống xã hội xuất hiện trong thời đại hậu-
công nghiệp làm giảm bớt các ràng buộc xã hội theo những cách chưa từng thấy.
Trong pha này, cảm giác của mọi người về an toàn sinh tồn có chuyển thành một ý
thức rộng hơn về sự tự trị con người. Khi điều này xảy ra, các giáo điều nổi lên
trong thời đại công nghiệp xói mòn với sự lan ra của các giá trị tự-thể hiện. Như thế,
vào lúc khi xã hội hậu công nghiệp tăng tốc sự nổi lên của các giá trị tự-thể hiện,
nó làm chậm xu hướng tới các giá trị thế tục-duy lý.

Các Hình thức Cá nhân hóa của Tâm linh

Với sự lên của xã hội tri thức, thế giới cơ học của nhà máy định hình đời sống hàng
ngày của ngày càng ít người. Kinh nghiệm sống của người ta liên quan nhiều đến
người dân và các ý tưởng hơn là đến các thứ vật chất. Máy tính trở thành dụng cụ chi
phối, và các máy tính hầu như ma thuật, tạo ra gần như vô số thực tế ảo. Trong xã
hội tri thức, năng suất phụ thuộc vào các ràng buộc vật chất ít hơn vào các ý
tưởng và sức tưởng tượng. Điều này tạo ra một bầu không khí sáng tạo trí tuệ và
sự kích thích trong đó các sự quan tâm về tâm linh lại trở nên trung tâm hơn. Mặc dù
quyền uy của các giáo hội được thiết lập tiếp tục giảm sút, trong hai mươi năm qua
công chúng của các xã hội hậu công nghiệp đã dành ngày càng nhiều thời gian
suy ngẫm về ý nghĩa và mục đích của cuộc sống. Liệu người ta có xem các sự
quan tâm này như tín ngưỡng hay không phụ thuộc vào định nghĩa của người ta về
tôn giáo, nhưng là rõ rằng chủ nghĩa thế tục duy vật của xã hội công nghiệp đang
biến đi. Có một sự dịch chuyển từ các hình thức cố định về mặt thể chế của tôn giáo
mang tính giáo điều sang các hình thức linh hoạt về mặt cá nhân của tôn giáo tâm
linh. Thậm chí các ý tưởng tín ngưỡng của người ta trở thành một vấn đề lựa chọn,
sáng tạo, và tự-thể hiện.
Một cảm giác về sự bất an toàn đã chẳng bao giờ là nhân tố duy nhất thúc đẩy tôn
giáo. Khát vọng để hiểu chúng ta đến từ đâu và chúng ta sẽ đi đến đâu và vì sao
chúng ta ở đây là cố hữu trong loài người, và các nhà triết học và các nhà thần
học đã quan tâm đến các câu hỏi này suốt lịch sử. Nhưng suốt hầu hết lịch sử sự bất
an toàn sinh tồn đã chi phối cuộc sống của hầu hết mọi người, và các câu hỏi thần
học lớn đã là sự quan tâm chính của chỉ một thiểu số. Tuyệt đại đa số dân cư cần sự
trấn an và một cảm giác về tính có thể tiên đoán được trong một thế giới nơi con
người có ít sự kiểm soát đối với môi trường của họ – và đấy là nhân tố chi phối làm
cơ sở cho sự kìm kẹp của tôn giáo truyền thống lên các công chúng đông đảo.
Mặc dù các giáo hội truyền thống (giống hầu hết các tổ chức quan liêu từ các
nghiệp đoàn lao động đến các đảng chính trị) tiếp tục mất các thành viên trong các
xã hội hậu công nghiệp, chúng tôi không tìm thấy bằng chứng nào rằng các mối
quan tâm tâm linh, được hiểu rộng, đang thất thế. Hoàn toàn ngược lại, so sánh các
kết quả của các Khảo sát Giá trị 1981 với các kết quả từ 1989–91, 1995–97, và
1999–2001, chúng tôi thấy rằng người dân trong các xã hội hậu công nghiệp
đang dùng nhiều thời gian suy ngẫm về ý nghĩa và mục đích của cuộc sống

31
hơn họ đã từng suy ngẫm. Tôn giáo không biến mất. Cái chúng tôi quan sát là một
sự biến đổi chức năng của tôn giáo, từ các hình thức được thể chế hóa của tính tín
ngưỡng giáo điều mà cung cấp các quy tắc ứng xử tuyệt đối trong một thế giới bất an
sang các mối quan tâm tâm linh được cá nhân hóa phục vụ nhu cầu cho ý nghĩa và
mục đích trong các xã hội nơi hầu như không ai chết đói.
Tư tưởng tôn giáo có vẻ đã trở nên thừa vì xã hội công nghiệp chứng minh sự
kiểm soát con người dường như vô tận đối với tự nhiên và các ý thức hệ thế tục
hứa hẹn một con đường chắc chắn về mặt khoa học đến utopia. Nhưng công
chúng của các xã hội hậu công nghiệp biểu lộ một nhận thức tăng lên về các rủi
ro và các hạn chế của khoa học và công nghệ, và các câu hỏi tín ngưỡng ban đầu
về mối quan hệ của nền văn minh con người và đời sống tự nhiên lại trở thành trung
tâm. Điều này là rõ ràng nhất trong các cuộc tranh luận về các chiều đạo đức của kỹ
nghệ di truyền (genetic engineering), công nghệ sinh học, và các công nghệ mới
khác (Gaskell and Bauer, 2001).
Sự tự trị cá nhân tăng lên làm xói mòn sự cần cho các hướng dẫn giáo điều và
quyền uy cứng nhắc, dù tôn giáo hay thế tục. Các mối quan tâm tâm linh lấy lại sự
nổi bật. Sự sống lại này liên kết với một nhận thức tăng lên về các rủi ro của nền văn
minh (Giddens, 1990, 1991; U. Beck, 1992). Một số người tăng lên có thời gian,
thông tin, và giáo dục để hiểu rằng hiện đại hóa đã cho loài người nhiều sức
mạnh đối với môi trường của nó đến mức nó có thể phá hủy cuộc sống trên
hành tinh này. Sự thấu hiểu này truyền bá sự tôn trọng cuộc sống và các hạn chế
của tính khéo léo con người. Việc này đã dẫn đến sự nở rộ của các hình thức tâm
linh mới, nhiều trong số đó tập trung vào một sự cân bằng mới giữa con người và
tự nhiên. Hậu công nghiệp hóa làm cho tính hiện đại ngày càng “self-reflexive
(phản thân),” như Giddens diễn đạt (1991). Hậu công nghiệp hóa thay thế sự thất
thế của tính tín ngưỡng giáo điều được thể chế hóa bằng các mối quan tâm tâm linh
được cá nhân hóa. Dù chúng ta định nghĩa việc này như tôn giáo hay không, chức
năng của nó đã thay đổi – từ việc cung cấp các quy tắc ứng xử tuyệt đối sang việc
cung cấp một ý thức về ý nghĩa của cuộc sống.

Các Rủi ro Nhân văn và các Đe dọa Ích kỷ

Sự không chắc chắn là phần của thân phận con người, và các rủi ro vẫn còn trong
xã hội hậu công nghiệp, như U. Beck (1992) đã chỉ ra một cách thuyết phục, và
các cảm nhận rủi ro mà phong trào sinh thái tập trung vào là một hình thức quan tâm
mới. Nhưng các cảm nhận rủi ro của xã hội hậu công nghiệp là khác căn bản với
các mối lo sinh tồn của các pha phát triển tiền-công nghiệp và công nghiệp.
Trong các pha sớm hơn này, đói và sự khan hiếm kinh tế là một mối đe dọa trực tiếp
đối với sinh tồn cá nhân mà là một kinh nghiệm trực tiếp. Nó không đòi hỏi tri thức
đặc biệt hay sự thấu hiểu trí tuệ nào để cảm nhận chúng: đói được cảm thấy ngay
lập tức.
Các rủi ro của xã hội hậu công nghiệp, ngược lại, là trừu tượng. Chúng
không dựa vào kinh nghiệm trực tiếp mà đòi hỏi các sự thấu hiểu nhận thức. Ngay
cả các nhà chuyên môn toàn thời gian bất đồng về sự nóng lên toàn cầu đang xảy ra
nhanh thế nào và các hệ quả của nó sẽ là gì. Các rủi ro của các công nghệ mới, như

32
kỹ nghệ di truyền, là các rủi ro dài hạn đối với loài người, không phải các rủi ro
trực tiếp đối với cá nhân. Các rủi ro này không được cảm nhận ngay lập tức mà phải
cần được hiểu, đòi hỏi các mức thông tin cao và một sự hiểu lý lẽ phức tạp. Như
thế, các cảm nhận rủi ro liên quan được xây dựng về mặt xã hội. Điều này làm cho
có thể cho phần lớn dân cư để bỏ qua các rủi ro này hay xem chúng như mang tính
giả thuyết. Không sự đe dọa trực tiếp nào buộc mọi người tính đến các rủi ro của
sự nóng lên toàn cầu hay của nhân bản di truyền trong các hoạt động hàng ngày của
họ. Nhưng chính xác sự nhẹ bớt này từ các mối đe dọa trực tiếp cũng cho phép
người ta tập trung vào các vấn đề không phải là một mối lo trực tiếp cho bản
thân họ. Các mức cao của sự an toàn sinh tồn và sự tự trị cho phép người ta mở
rộng tầm nhìn của họ, cho phép một mức cao hơn về nhận thức rủi ro. Sự nhận
thức rủi ro này là sản phẩm của các thấu hiểu nhận thức giữa những người mà – như
các cá nhân – là tương đối an toàn và tự do để dành năng lực cho các mối lo không
đe dọa họ trực tiếp. Khi sự an toàn cá nhân và sự tự trị làm giảm tính ích kỷ, chúng
làm tăng chủ nghĩa đồng tâm [homocentrism] (Maslow, 1988 [1954]).
Khía cạnh được lập tư liệu tốt nhất của quá trình này là sự dịch chuyển từ các ưu
tiên duy vật sang các ưu tiên hậu duy vật – một sự dịch chuyển từ việc trao ưu tiên
cao nhất cho sự an toàn kinh tế và thân thể, sang sự tự-thể hiện và chất lượng cuộc
sống. Sự dịch chuyển này từ các giá trị duy vật sang các giá trị hậu duy vật đã
được đo hàng năm từ 1970 đến nay, trong các khảo sát được thực hiện ở một số xã
hội Tây phương (bằng chứng về sự dịch chuyển này được trình bày trong
Chương 4). Các nhà hậu duy vật là an toàn về kinh tế hơn các nhà duy vật,
nhưng nhạy cảm hơn với các rủi ro môi trường. Sự an toàn cá nhân làm tăng sự
thấu cảm, làm cho mọi người nhận biết nhiều hơn về các rủi ro dài hạn. Sự lên của
các giá trị tự-thể hiện kích thích các cảm nhận nhân văn về rủi ro. Các cảm nhận rủi
ro này là khác căn bản với các cảm nhận đe dọa ích kỷ mà làm cơ sở cho các giá trị
sinh tồn.

Sự Thay đổi Giá trị như một Quá trình Văn hóa

Mọi người đã luôn luôn cần ăn, và họ luôn luôn sẽ cần. Sự nhấn mạnh tăng lên đến
các giá trị tự-thể hiện không chấm dứt các mong muốn vật chất. Nhưng các định
hướng kinh tế thịnh hành đang được định hình lại một cách từ từ. Những người làm
việc trong khu vực tri thức tiếp tục tìm kiếm lương cao hơn, nhưng họ đặt sự nhấn
mạnh ngang thế hay lớn hơn đến làm công việc kích thích và có khả năng theo các
lịch biểu thời gian của riêng họ (Florida, 2002). Sự tiêu dùng ngày càng ít được
quyết định bởi nhu cầu sinh sống và tính hữu dụng thực tiễn của các hàng hóa được
tiêu thụ. Mọi người vẫn ăn, nhưng một thành phần tăng lên của giá trị thức ăn được
xác định bởi các khía cạnh phi vật chất của nó. Người ta trả giá cao để ăn các món ăn
kỳ lạ mang lại một sự trải nghiệm lý thú hay biểu thị một phong cách sống phân biệt.
Công chúng của các xã hội hậu công nghiệp đặt sự nhấn mạnh gia tăng đến “chủ
nghĩa tiêu dùng chính trị,” như tẩy chay các hàng hóa mà sự sản xuất chúng vi phạm
các tiêu chuẩn sinh thái hay đạo đức. Sự tiêu thụ ngày càng ít là một vấn đề sinh sống
và ngày càng nhiều là một vấn đề phong cách sống – và lựa chọn.
Thế giới quan và các định hướng giá trị của mọi người phản ánh các trải nghiệm

33
cuộc sống cơ bản của họ. Các định hướng giá trị mang tính chức năng: chúng cung
cấp các hướng dẫn cho phép mọi người làm chủ cuộc sống dưới các điều kiện sinh
tồn cho trước (Durham, 1991; Mark, 2002). Các chuẩn mực văn hóa có khuyenh
hướng được nội hóa (internalized) vào tuổi ban đầu và được củng cố bởi các trừng
phạt không-duy lý (nonrational sanctions). Sức mạnh của các trừng phạt này không
dựa vào tính duy lý của chúng; nó dựa vào tính xúc cảm của chúng, sao cho các
sự vi phạm các chuẩn mực gây ra các cảm giác tội lỗi và xấu hổ, mà là bộ điều tiết
(regulator) hành vi con người tin cậy hơn các trừng phạt pháp lý thuần túy rất nhiều
(Lal, 1998).
Việc người ta không thích ly dị không đơn giản phản ánh các tính toán chi phí duy
lý. Thay vào đó, các hệ thống giá trị truyền thống có khuynh hướng làm cho sự ly dị
bám sâu vào các cảm xúc của mọi người đến mức nó trở thành một vấn đề về cái tốt
và cái xấu. Các chuẩn mực mà có thể chế ngự hành vi của người dân, ngay cả khi lợi
ích duy lý của họ là để làm cái gì đó khác, là các chuẩn mực được dạy như các quy
tắc tuyệt đối và được khắc sâu đến mức lương tri của họ hành hạ họ nếu chúng bị vi
phạm. Các chuẩn mực xã hội như vậy có đà đáng kể. Sự thực đơn thuần rằng chức
năng của một hình mẫu văn hóa cho trước yếu đi hay biến mất không có nghĩa
rằng bản thân chuẩn mực biến mất.
Nhưng nếu lý do ban đầu ở đằng sau một chuẩn mực cho trước biến mất, nó có
mở đường cho chuẩn mực đó yếu đi từ từ. Mọi người bắt đầu thử nghiệm với các ý
tưởng và các chuẩn mực mới, tạo ra các phong cách sống mới. Các thế hệ mới khi
đó đối mặt với một sự đối đầu giữa các chuẩn mực và phong cách sống cũ và mới,
mà đưa ra cho họ các tấm gương thay thế từ đó họ có thể chọn. Trong chừng mực
thế giới quan mới hợp với kinh nghiệm hình thành (formative) trực tiếp của thế hệ
mới, họ có khuynh hướng chấp nhận nó. Như thế, các giá trị, các phong cách sống,
và các tấm gương mới có thể thay thế các thứ cũ trong một quá trình từ từ của sự
thay thế thế hệ.
Các chuẩn mực liên kết với việc duy trì gia đình hai cha mẹ khác giới rõ ràng
đang yếu đi vì các lý do đa dạng, trải từ sự lên của nhà nước phúc lợi đến sự giảm
đột ngột của tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, có nghĩa rằng một cặp không còn cần đẻ
bốn hay năm con nữa nhằm để thay thế dân số. Trong các lĩnh vực này, người ta
sẽ kỳ vọng sự thử nghiệm xảy ra; từ từ, các hình thức hành vi mới sẽ nổi lên mà lệch
khỏi các chuẩn mực truyền thống, và các nhóm có khả năng nhất để chấp nhận các
hình thức hành vi mới này là những người trẻ hơn là những người già, những người
tương đối an toàn hơn những người bất an toàn, những người có giáo dục hơn những
người ít giáo dục, và những người có các tương tác con người đa dạng hơn những
người bị nhúng trong các mạng lưới gắn bó mật thiết.

Sự Thay đổi Giá trị trong Lịch sử

Hiện đại hóa là không tuyến tính, và sự thay đổi văn hóa không di chuyển theo
một đường thẳng từ công nghiệp hóa đến sự Kết thúc của Lịch sử. Nó thay đổi
hướng đáp lại các thay đổi lớn về các điều kiện sinh tồn. Như thế, công nghiệp hóa
ban đầu đã không mang lại sự dịch chuyển nổi bật tới các giá trị tự-thể hiện. Quả

34
thực, có vẻ có khả năng rằng sự nhấn mạnh đến sự tự trị cá nhân làm cơ sở cho các
giá trị tự-thể hiện đã phổ biến trong một số xã hội tiền-công nghiệp hơn trong xã
hội công nghiệp. Công nghiệp hóa liên kết với sự nhấn mạnh tăng lên đến sự
tích lũy kinh tế và tăng trưởng kinh tế – và dây chuyển sản xuất hàng loạt đòi hỏi
sự tuân thủ và kỷ luật hơn sự sáng tạo và sự tự-thể hiện cá nhân. Bản chất được
tiêu chuẩn hóa của công việc trong thời đại công nghiệp Fordist đòi hỏi sự đều
đặn thường ngày (routine) và kỷ luật nghiêm ngặt, trong nhà máy hay trong các bộ
máy quan liêu tư và công (Whyte, 1956). Hơn nữa, đức hạnh hàng đầu mà nhờ
nó phong trào lao động có được sức mạnh là sự đoàn kết, dựa vào tính tuân thủ
nhóm. Các xã hội nông dân-tự do và buôn bán-tự do tiền-công nghiệp đã cho
phép nhiều sự tự trị cá nhân hơn các xã hội công nghiệp, và khái niệm về các
quyền con người sinh ra trong các cuộc Cách mạng Anh, Mỹ, và Pháp tiền-công
nghiệp do các nhà buôn và các nông dân tự do lãnh đạo. Không giống các công
nhân công nghiệp, các nông dân và các nhà buôn tự do trong các nền kinh tế tư bản
chủ nghĩa tiền-công nghiệp trải nghiệm một mức độ đáng kể sự lựa chọn tự do
trong các hoạt động hàng ngày của họ, mà là cốt yếu cho sự nổi lên của các giá trị
tự-thể hiện.
Đây không phải là lần đầu tiên trong lịch sử sự thay đổi văn hóa đã đổi chiều. Sự
nhấn mạnh đến các giá trị sinh tồn đối lại các giá trị tự-thể hiện có thể đã dịch
chuyển thậm chí sớm hơn. Ember and Ember (1996), chẳng hạn, cho rằng hình
mẫu sinh kế của các xã hội săn bắn, chăn thả, và bắt cá đã ít nhàm chán (routinized)
hơn và đã cho phép sáng kiến cá nhân hơn đã thấy trong các đế chế nông
nghiệp mà “các chế độ áp bức lao động” của chúng đã làm giảm sự tự trị con
người xuống tối thiểu của nó (Wittfogel, 1957; J. Diamond, 1997). Vì vậy, cả
McNeill (1990) và Nolan and Lenski (1999) suy đoán rằng các xã hội săn bắt và hái
lượm nhấn mạnh các giá trị giải phóng nhiều hơn các đế chế nông nghiệp nhấn mạnh
kỷ luật tập thể, sự tuân thủ nhóm, và quyền uy thần thánh như các tất yếu cho sự sinh
tồn. Các ngụ ý chính trị là rõ ràng; đáng lưu ý là các xã hội săn bắt và hái lượm có
khuynh hướng tương đối khai phóng (liberal), bình quân, và dân chủ, trong khi chính
phủ chuyên chế đã là dấu xác nhận của các đế chế nông nghiệp (McNeill, 1990; J.
Diamond, 1997; Ember, Ember, and Russett, 1997; Nolan and Lenski, 1999).
Thật lý thú, không phải tất cả các xã hội nông nghiệp đã tiến hóa thành các đế chế
chuyên chế áp bức lao động. Hình mẫu này đã là điển hình của “các nhà nước thủy
lực (hydraulic states)” (Wittfogel, 1957) trong vành đai văn minh từ Ai Cập đến
Trung Hoa cổ, trong đó công việc tưới tiêu tập thể cần thiết để thuần hóa các con
sông lớn đã đòi hỏi quyền lực tập trung và sự tập trung quyền lực. Ngược lại, nông
nghiệp nước mưa (rainfall), mà trở nên đặc biệt năng sản ở Tây Âu trong cuối
thời trung cổ, đã tiến hóa thành một hệ thống các trang trại gia đình với các quyền tài
sản và dựa rộng rãi vào sự tiếp cận thị trường, cho mọi người sự tự trị hơn trong
các hoạt động hàng ngày của họ (Jones, 1985; Hall, 1989; Landes, 1998).4 Không

4
Như Jones (1985) và Lal (1998) lý lẽ, nông nghiệp nước mưa có khuynh hướng dẫn đến một tỷ lệ lao động-trên-đất mà có lợi
cho sự phát triển con người hơn nông nghiệp đồng bằng sông. Nông nghiệp đồng bằng sông ở vùng Lưỡi Liềm Màu Mỡ (Fertile
Crescent) và ở Trung Quốc đã có năng suất đất cao hơn ở Tây Bắc Âu, nhưng nông nghiệp nước mưa Tây bắc Âu châu đã đạt
năng suất lao động cao hơn. Năng suất lao động cao có nghĩa rằng lao động là có giá trị, mà làm tăng giá trị kinh tế của cá
nhân. Và khi giá trị kinh tế của cá nhân phát triển trong Cách mạng Thương mại cuối thời trung cổ, giá trị đạo đức của cá
nhân đã lên – với triết lý của chủ nghĩa nhân văn. Mặc dù nông nghiệp nước mưa đã thuận lợi hơn cho sự phát triển con
người, nông nghiệp đồng bằng sông đã thuận lợi hơn cho việc xây dựng đế chế – và các đế chế nông nghiệp lớn, hùng mạnh
nói chung đã có khả năng vượt qua các xã hội nhỏ hơn dựa vào nông nghiệp nước mưa (McNeill, 1990). Các ngoại lệ hiếm hoi

35
ngẫu nhiên, triết lý nhân văn, ý tưởng về các quyền con người, và các phiên bản
hiện đại sớm của dân chủ hạn chế5 đã nổi lên trong các vùng này (Moore, 1966;
Huntington, 1968; Dahl, 1973; Jones, 1985; Downing, 1992).
Các xã hội truyền thống hòa nhập xã hội mọi người vào các nhóm gắn bó chặt
chẽ được giữ cùng nhau bởi các mối liên kết thúc đẩy mọi người hợp tác vì sự sinh
tồn nhóm. Các chuẩn mực này hạn chế bạo lực nội-nhóm, buộc mọi người vào kỷ
luật và hệ thống thứ bậc, và kìm nén các khát vọng cho sự di động xã hội. Một
cách để làm nản lòng bạo lực nội bộ là bằng khuyến khích những người nghèo chấp
nhận chỗ của mình do Chúa trao cho trong xã hội (bằng cách ấy được cứu rỗi trong
thế giới tiếp theo). Nhưng các chuẩn mực khác nhấn mạnh sự chia sẻ và từ thiện của
những người khá giả, bêu xấu sự tích tụ cá nhân như tham lam.
Trong các thế kỷ thứ mười bốn và mười lăm, công nghệ mới như cối xay nước đã
làm tăng thặng dư nông nghiệp và đã khởi động một Cách mạng Thương mại ở
Tây Âu (Lal, 1998). Sự lên của một nông nghiệp ngày càng được thương mại hóa
và mạng lưới buôn bán dày đặc bắt đầu đan kết Tây Âu đã sinh ra các giai cấp trung
lưu nông thôn và đô thị mà bắt đầu phát triển các quyền tài sản, và sản xuất bắt
đầu vượt sự tăng trưởng dân số (Tilly, 1997). Sự lên của chủ nghĩa tư bản tiền-
công nghiệp trong các thế kỷ thứ mười bốn và mười lăm đã làm cho các xã hội
dễ tiếp thu Đạo Tin lành, đặc biệt phiên bản Calvinist; bởi vì nó cổ vũ sự tích tụ
và tái đầu tư vốn vào các mục đích sinh lời, phái Calvin đã thuận lợi cho sự nở rộ
của các xã hội thương mại (Landes, 1998). Như thế, sự bêu xấu truyền thống
chống lại sự tích tụ kinh tế đã co lại, và thế-giới-quan trọng thương đã bắt đầu tự
biểu lộ. Cho dù sự khan hiếm kinh tế đã không biến mất, các nông dân và các nhà
buôn ở Tây Âu đã trải nghiệm nhiều sự tự trị cá nhân trong các hoạt động hàng
ngày của họ hơn các nông dân và thương gia trong các chế độ áp bức-lao động
của Đông Âu và các nền văn minh Đông phương từ Trung Đông đến Trung Quốc.
Các đặc tính công dân giải phóng mà đã thiết lập các phiên bản dân chủ hạn chế
qua các cuộc cách mạng tự do trong các xã hội thương mại tiền-công nghiệp đã
không tiếp tục theo cách tuyến tính qua công nghiệp hóa, mà đã có khuynh
hướng đem lại quyền bầu cử phổ quát cho giai cấp lao động nhưng không nhất
thiết nền dân chủ (Rueschemeyer et al., 1992). Vì quyền bầu cử phổ quát thường đã
lên đỉnh điểm trong các chế độ phát xít và cộng sản. Nền dân chủ công nghiệp đã
có khả năng nhất để nổi lên trong các xã hội mà đã thiết lập các phiên bản dân chủ
hạn chế trong thời tiền-công nghiệp (Huntington, 1968; Dahl, 1973).

đã tồn tại ở Hy Lạp cổ điển và Tây Âu cuối trung cổ – chính môi trường sinh ra đặc tính giải phóng và các phiên bản hạn chế
của dân chủ dựa vào các quyền tự do dân sự và chính trị.
5
Với dân chủ chúng tôi muốn nói đến chính phủ bị ràng buộc bởi một khế ước xã hội (thường biểu hiện trong một hiến pháp)
bảo vệ sự tự trị cá nhân của các công dân bằng trao cho họ các quyền dân sự và cho các công dân một tiếng nói trong
chính trị bằng việc ban cho các quyền chính trị. Với dân chủ “hạn chế”, chúng tôi ý nói rằng khối công dân được hưởng các
quyền dân sự và chính trị bị hạn chế bởi các đòi hỏi tài sản hay các sự hạn chế thêm khác. Ý nghĩa của dân chủ đã tiến hóa theo
thời gian. Một thí dụ hiển nhiên là quyền bầu cử của phụ nữ. Theo các tiêu chuẩn ngày nay, Athens dưới Pericles không được
tính như một nền dân chủ bởi vì nó loại trừ một đa số dân cư trưởng thành (phụ nữ, các nô lệ, và những người nước ngoài) khỏi
tư cách công dân. Tuy vậy, ý tưởng rằng quyền lực của chính phủ bị ràng buộc bởi các quyền dân sự và chính trị của một khối
công dân mà gồm ít nhất một phần đáng kể của công chúng, thường là các chủ tài sản (freeholder) và các nhà buôn tự do, đã
có mặt rồi. Điều này đánh dấu một sự khác biệt căn bản với tất cả các hình thức chính phủ khác. Về mặt lịch sử, các phiên bản
hạn chế của dân chủ đã xuất hiện trong “các nền dân chủ sơ khai (protodemocracies)” của các thành bang Sumerian;
các nền cộng hòa của miền bắc Ấn Độ trong thế kỷ thứ sáu trước công nguyên; Athens cổ điển; Cộng hòa Roman; và Iceland,
Thụy Sĩ, bắc Italy, Hà Lan, Anh, và Scandinavia trong thời trung cổ (McNeill, 1990; Downing, 1992; Midlarski, 1997; Lal,
1998; Finer, 1999).

36
Tình hình này đã thay đổi với sự lên của xã hội hậu công nghiệp. Các xã hội
hậu công nghiệp mang lại các mức an toàn sinh tồn và sự tự trị cá nhân cao hơn
nhiều, mà thuận lợi cho sự lan ra của các giá trị tự-thể hiện. Vì thế, trong các xã
hội hậu công nghiệp, dân chủ ngày càng trở nên có khả năng thắng thế các chế độ
cộng sản, phát xít, và độc đoán khác.

Nhận thức và Kinh nghiệm như các Nguồn Thay đổi Giá trị

Lý thuyết hiện đại hóa cổ điển cần được sửa đổi trong một khía cạnh khác:
chúng ta cần sửa sự nhấn mạnh một chiều của nó đến các nhân tố nhận thức trong
việc định hình sự thay đổi văn hóa. Weber đã quy sự lên của một thế giới quan thế
tục, duy lý cho sự truyền bá tri thức khoa học. Các phát kiến khoa học đã làm cho
các giải thích tôn giáo truyền thống lỗi thời; khi nhận thức về các diễn giải
khoa học lan ra, tôn giáo không tránh khỏi nhường đườn cho tính duy lý. Chúa đã
chết, và khoa học đã giết ngài – hay, chí ít, nó đã làm vậy. Tương tự, các nhà lý
thuyết hiện đại hóa như Lerner (1958), Inkeles và Smith (1974), và Inkeles (1983)
đã cho rằng giáo dục thúc đẩy quá trình hiện đại hóa: bên trong bất kể nước nào,
những người có giáo dục nhất thường có các thế giới quan hiện đại, và khi các mức
giáo dục tăng lên, các thế giới quan tôn giáo truyền thống không tránh khỏi
nhường đường cho các thế giới quan thế tục-duy lý.
Sự nhấn mạnh này đến các lực nhận thức thâu tóm một phần quan trọng của câu
chuyện nhưng chỉ một phần. Các nhân tố kinh nghiệm, như liệu mọi người cảm thấy
rằng sự sinh tồn là an toàn hay không an toàn, ít nhất cũng quan trọng ngang thế
trong việc định hình các thế giới quan của người dân. Các mức cao hơn của giáo
dục chính thức có khuynh hướng liên kết với sự hiện diện của các giá trị thế tục-
duy lý và các giá trị tự-thể hiện. Nhưng giáo dục cao hơn không chỉ là một chỉ báo
về mức độ mà người ta đã hấp thu tri thức khoa học, tính duy lý, và các lý tưởng
nhân văn. Nó là một chỉ báo chí ít ngang thế về mức độ mà người ta đã trải nghiệm
các điều kiện an toàn tương đối trong các năm hình thành của mình, khi giáo dục
chính thức xảy ra. Khắp thế giới, trẻ em từ các gia đình an toàn về mặt kinh tế chắc
có khả năng nhất để nhận được giáo dục cao hơn.
Một mức giáo dục cao là một chỉ báo rằng một cá nhân lớn lên với một mức an
toàn sinh tồn đủ cao để coi sự sống sót là đương nhiên – và vì thế cho sự tự trị, sự
lựa chọn cá nhân, và sự tự-thể hiện ưu tiên cao nhất. Trong hầu như mọi xã hội
được khảo sát, những người với một sự giáo dục đại học đạt sự nhấn mạnh lớn hơn
lên sự tự-thể hiện so với công chúng nói chung. Điều này phản ánh sự thực rằng
những người được giáo dục cao có khuynh hướng được chiêu mộ từ các tầng lớp
có đặc quyền hơn và đã lớn lên dưới các điều kiện sinh tồn tương đối thuận lợi,
trải nghiệm nhiều an toàn và sự tự trị hơn các công dân khác của xã hội của họ.
Nhưng không chỉ sự an toàn v à sự tự trị riêng của người ta khiến cho một thế
giới quan hiện đại có khả năng hơn. Bầu không khí xã hội chung của một xã hội
cũng giúp định hình ý thức về an toàn và sự tự trị của người dân. Như thế, mặc dù
có một xu hướng phổ quát cho giáo dục cao hơn để cổ vũ người dân đặt sự nhấn
mạnh hơn lên các giá trị tự-thể hiện, có sự khác biệt hơn nhiều trong mức độ nhấn
mạnh đến các giá trị tự-thể hiện giữa những người có giáo dục cao của các quốc gia

37
khác nhau so với sự khác biệt giữa những người có giáo dục cao và công chúng nói
chung bên trong cùng quốc gia (xem Hình 9.1).
Như thế, chúng ta có thể phân biệt giữa giáo dục như một chỉ báo về mức độ mà
người dân đã trải nghiệm một cảm giác về sự an toàn và giáo dục như một chỉ báo
về mức độ mà người dân đã quen với tư duy khoa học và các lý tưởng nhân văn.
Bởi vì những người được giáo dục cao ở tất cả các nước tương đối quen thuộc với tư
duy khoa học và các lý tưởng nhân văn, các sự khác biệt giá trị ngang-quốc gia
giữa những người được giáo dục cao không phản ánh sự phơi ra chênh lệch với tư
duy khoa học, nhiều như chúng phản ánh các sự khác biệt về cảm giác thịnh
hành của một xã hội về sự an toàn sinh tồn và sự tự trị con người.
Thành phần nhận thức của giáo dục, cho tất cả các mục đích thực tiễn, là không
thể đảo ngược được, trong khi cảm giác của người ta về sự an toàn và sự tự trị thì
có thể. Cảm giác, rằng thế giới là an toàn hay không an toàn, là một khía cạnh được
thiết lập sớm và tương đối ổn định của quan điểm của người ta. Nhưng các cảm
giác này có thể bị xói mòn bởi các tác động ngắn hạn và, còn thế hơn, bởi
các sự kiện tai họa như sự sụp đổ toàn bộ xã hội và nền kinh tế. Các sự kiện tai
họa như vậy là hiếm, nhưng một toàn bộ nhóm của các xã hội trải nghiệm chúng
trong giai đoạn được các Khảo sát Giá trị bao phủ. Trong 1989–91 chủ nghĩa cộng
sản đã sụp đổ khắp Trung và Đông Âu. Trong các nhà nước kế vị Soviet, sự kiện
này đã mang lại sự giảm đột ngột về tiêu chuẩn sống, tuổi thọ trung bình đình trệ hay
giảm, và kinh nghiệm đau thương của sự sụp đổ của các hệ thống xã hội và chính trị
và cả các hệ thống niềm tin dưới đó những người này đã sống trong nhiều thập
niên. Tri thức khoa học đã không biến mất – nó đã tiếp tục tăng lên – và các mức giáo
dục đã vẫn cao như đã từng có trong các xã hội này. Nhưng cảm giác thịnh hành về an
toàn sinh tồn và sự kiểm soát cá nhân đối với đời sống của người ta đã giảm đột
ngột. Nếu sự nổi lên của các giá trị hiện đại giả như chỉ được xác định bởi các
lực nhận thức, thì các giá trị tự-thể hiện sẽ phải tiếp tục lan ra. Nhưng trong chừng
mực các giá trị này bị định hình bởi các cảm giác về an toàn hay bất an và một cảm
giác về sự tự trị hay sự lệ thuộc (heteronomy), chúng ta sẽ kỳ vọng để chứng kiến
sự trì trệ hay một sự thoái lui tới các giá trị truyền thống và các giá trị sinh tồn
trong các xã hội nguyên-Soviet. Như chúng ta sẽ thấy, đấy chính xác là cái đã xảy ra.
Mặc dù thập niên qua đã là một thời kỳ tăng trưởng kinh tế chậm, các nền dân chủ
giàu có đã không trải nghiệm bất cứ thứ gì gống các thay đổi tai họa được cảm nhận
trong thế giới nguyên-Soviet. Hơn nữa, sự trì trệ tương đối từ 1990 đã được bù
bằng đà của sự thay thế dân số giữa thế hệ, mà tiếp tục đẩy các nền dân chủ giàu có
tới các giá trị ngày càng hiện đại. Sự hiện đại hóa văn hóa đã tiếp tục ở đó, như
người ta kỳ vọng. Sự diễn giải nhận thức ngụ ý rằng hiện đại hóa văn hóa là một
quá trình không nghịch đảo vì tri thức tiếp tục tăng lên. Diễn giải của chúng tôi ngụ
ý rằng nó là nghịch đảo, và dưới các điều kiện đã thịnh hành từ 1989, chúng ta kỳ
vọng nó tự đảo chiều trong các năm gần đây trong hầu hết các xã hội nguyên-Soviet.
Bằng chứng kinh nghiệm cho biết rằng nó đã đảo chiều. Cảm giác thịnh hành của
một xã hội về an toàn sinh tồn là quan trọng hơn các nhân tố nhận thức.
Tóm lại, sự thay đổi văn hóa được xác định không đơn giản bởi sự nhận thức và
sự lựa chọn duy lý mà bởi sự phơi ra của người dân với các điều kiện sinh tồn khác
nhau (Mark, 2002). Thế mà sự thay đổi văn hóa là không phải phi logic. Hoàn toàn
ngược lại, có một logic tiến hóa ở đằng sau nó, thúc đẩy mọi người chấp nhận các
giá trị phù hợp với các điều kiện sinh tồn cho trước.

38
Sự Thay đổi Văn hóa và các sự Biểu hiện Thể chế của nó

Các sự thay đổi lớn về các giá trị văn hóa ở mức cá nhân được phản ánh trong các sự
thay đổi ở mức xã hội, nhưng hiếm có quan hệ một-một giữa sự thay đổi văn hóa cơ
sở và các biểu hiện mức-xã hội của nó. Thí dụ, bắt đầu trong giữa các năm 1960,
các tỷ lệ sinh đã giảm khắp các xã hội hậu công nghiệp. Vào năm 1990 các tỷ lệ
sinh đã dưới mức thay thế dân số trong hầu như tất cả các xã hội hậu công nghiệp.
Sự thay đổi văn hóa đã đóng một vai trò đáng kể trong sự dịch chuyển này (xem
Inglehart and Norris, 2003).
Từ 1960 đến 1990 các tỷ lệ ly dị đã tăng đột ngột trong hầu như tất cả các xã hội
hậu công nghiệp trừ một nước: Cộng hòa Ireland, nơi ly dị đã vẫn bất hợp pháp
cho đến 1995. Tại Italy và Tây Ban Nha, ly dị đã trở nên hợp pháp trong các năm
1970, và sự hợp pháp hóa đã tiếp theo bởi một đợt dâng trào ly dị. Người ta có thể
quy sự tăng ly dị đột ngột này cho những thay đổi pháp lý đi trước chúng. Diễn giải
này là đúng nhưng hời hợt, tập trung chỉ vào nguyên nhân trực tiếp. Nếu người ta
đào sâu hơn, câu hỏi đầu tiên nổi lên là, Vì sao sự ly dị đã đột ngột trở nên hợp
pháp ở các nước này? Ly dị đã là bất hợp pháp trong hàng thế kỷ bởi vì nó đã vi
phạm các chuẩn mực tín ngưỡng sâu. Điều này đã vẫn đúng ở Cộng hòa Ireland, nơi
một đa số công chúng đã bỏ phiếu chống lại việc hợp pháp hóa ly dị mới gần đây
vào năm 1987. Nhưng như dữ liệu của chúng tôi cho biết, các chuẩn mực này đã yếu
đi từ từ theo thời gian. Sự ủng hộ công chúng cho việc hợp pháp hóa ly dị đã trở
nên ngày càng phổ biến và rõ ràng ở Italy và Tây Ban Nha, cho đến khi bản thân
các luật được thay đổi trong các năm 1970. Vào 1995 ngay cả những người Irish
cuối cùng đã chấp nhận sự ly dị trong một trưng cầu dân ý toàn quốc. Một hệ quả đã
là một đợt dâng trào của các vụ ly dị ngay sau khi các luật được thay đổi. Mặc dù sự
thay đổi hành vi đã đột ngột và vón cục, nó phản ánh một quá trình dài của sự thay
đổi giá trị tăng dần.
Sự lên của Đảng Xanh ủng hộ-môi trường ở Tây Đức cho một minh họa khác
về sự chênh lệc giữa nhịp độ tăng dần của sự thay đổi văn hóa và sự nổi lên đột
ngột của sự biểu lộ thể chế của nó. Trong năm 1983 các đảng viên Xanh đạt sự
nổi bật đột ngột khi họ thắng đủ phiếu để bước vào quốc hội Tây Đức lần đầu tiên,
mang lại một sự thay đổi căn bản trong chính trị Đức. Nhưng sự đột phá đột ngột
này đã phản ánh một sự lên từ từ giữa thế hệ của sự ủng hộ quần chúng cho các
chính sách bảo vệ môi trường. Các rào cản thể chế, như sự thực rằng một đảng
phải giành được 5 phần trăm số phiếu để có được các ghế trong quốc hội Đức, đã
làm cho sự đột phá của đảng tới sự nổi bật trở nên đột ngột và đầy kịch tính.
Nhưng sự lên đã phản ánh các quá trình dài hạn của sự thay đổi tăng dần. Nếu
người ta tập trung chỉ vào các nguyên nhân trực tiếp, các quy tắc bầu cử của một
xã hội có vẻ là nhân tố quyết định: các đảng viên đảng Xanh đã có ít sự thấy được
cho đến khi họ vượt ngưỡng 5 phần trăm; và trong các xã hội không có sự đại diện
tỷ lệ, như Hoa Kỳ và Đại Anh, các đảng sinh thái có thể chẳng bao giờ đóng một vai
trò quan trọng. Nhưng ngay cả trong các nước này, một sự quan tâm tăng lên cho
bảo vệ môi trường đã biến đổi các chương trình nghị sự của các đảng hiện có.
Trong hầu hết xã hội, các nhà hoạt động Xanh chủ yếu là các nhà hậu duy vật, và có

39
vẻ không chắc rằng các đảng Xanh hay các phong trào bảo vệ môi trường đã nổi
lên mà không có các sự thay đổi văn hóa giữa thế hệ đã sinh ra một thế giới quan
hậu công nghiệp phản ánh một nhận thức tăng lên về các rủi ro sinh thái. Bắt đầu
từ sự mờ mịt trong đầu các năm 1980, các đảng Xanh đã đi một con đường dài. Vào
lúc viết các dòng này, các đảng bảo vệ môi trường đã là phần của các liên minh
cầm quyền ở Đức và bảy nước Âu châu.
Tương tự, trong năm 2001 Hà Lan đã trải nghiệm một đợt trào dâng về hôn nhân
đồng giới, bắt đầu từ một cơ sở zero. Nguyên nhân trực tiếp của sự dịch chuyển này
đã là sự thực rằng quốc hội Hà Lan đã vừa hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới – mà
đã không chỉ là bất hợp pháp mà hầu như không thể tưởng tượng nổi trong hàng thế
kỷ. Nguyên nhân gốc rễ của sự thay đổi mức-xã hội này đã là sự thực rằng một sự
dịch chuyển từ từ đã xảy ra trong thái độ của công chúng Hà Lan đối với sự đồng
tính dục. Trong trường hợp này, sự thay đổi mức xã hội là gần đây đến mức đợt thứ
tư của các Khảo sát Giá trị cung cấp thông tin chi tiết về các sự thay đổi văn hóa mà
đã đi trước sự thay đổi mức-xã hội. Hoàn toàn không ngẫu nhiên rằng Hà Lan là
nước đầu tiên trên thế giới hợp pháp hóa hôn nhân động giới: các Khảo sát Giá trị
chứng minh rằng công chúng Hà Lan đã nhất quán khoan dung sự đồng tính dục
hơn bất kể công chúng nào trên thế giới. Nhưng ngay cả ở Hà Lan, các thái độ
thịnh hành đã vẫn không thuận lợi cho sự đồng tính dục cho đến gần đây. Trong
Khảo sát Giá trị 1981, 22 phần trăm của công chúng Hà Lan nói rằng sự đồng tính
dục chẳng bao giờ có thể được biện minh, chọn điểm 1 trên một thang 10-điểm
mà trên đó “1” có nghĩa rằng sự đồng tính dục chẳng bao giờ có thể được biện
minh, và điểm 10 cho biết rằng sự đồng tính dục luôn luôn được biện minh. Vào
lúc đó, 40 phần trăm của những người Hà Lan đã chọn các điểm 1 đến 5, cho biết
sự không tán thành tương đối. Sự không tán thành đồng tính dục đã vẫn phổ biến ở
Hà Lan trong năm 1981, mặc dù những người Hà Lan đã có thiện chí hơn bất kể
công chúng khác nào. Trong hầu hết các nước, sự không tán thành đồng tính dục đã
được bày tỏ bởi các đa số tuyệt đối áp đảo, trải từ 75 đến 99 phần trăm của công
chúng.
Các thái độ này đã thay đổi một cách nổi bật từ năm 1981 khắp các xã hội hậu
công nghiệp, như phần của một sự dịch chuyển giá trị rộng giữa thế hệ tới các giá
trị khoan dung hơn. Khắp các xã hội hậu công nghiệp, các lứa tuổi sinh trẻ hơn là
khoan dung sự đồng tính dục hơn nhiều so với các lứa tuổi sinh già hơn của họ. Tại
Hà Lan, chẳng hạn, trong năm 1981 toàn bộ 52 phần trăm của những người già
hơn sáu mươi lăm tuổi đã cảm thấy rằng sự đồng tính dục chẳng bao giờ có thể
được biện minh, đặt bản thân họ vào điểm 1 trên thang đó. Trong số những người
từ mười tám đến hai mươi tư tuổi, chỉ 11 phần trăm đã lấy lập trường này. Vào năm
1999 chỉ 7 phần trăm của công chúng Hà Lan đã vẫn ở điểm 1, biểu lộ sự không tán
thành tuyệt đối, và chỉ 22 phần trăm ở tại các điểm 1 đến 5. Sự không tán thành đã
giảm còn ít hơn một mửa mức năm 1981 của nó. Một năm sau, trong năm 2000,
quốc hội Hà Lan hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Trong năm 2002 tòa án hiến
pháp Đức đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới, tiếp theo là Canada trong năm
2003 và Tây Ban Nha trong năm 2004. Không ngạc nhiên, công chúng Hà Lan đã có
các thái độ thuận lợi nhất đối với sự đồng tính dục so với bất cứ nước nào trên
thế giới, và những người Đức, những người Tây Ban Nha, và những người Canadia
cũng xếp hạng trong số những người có thái độ thuận lợi nhất, như Bảng 1.3
cho thấy. Trong chỉ chín nước ít hơn một nửa công chúng không tán thành sự đồng

40
tính dục, và tất cả bốn nước này đã rơi vào nhóm đó.

BẢNG 1.3. Không Tán thành sự Đồng tính dục trong Mười Xã hội Phóng túng Nhất (tỷ lệ phần
trăm tại các điểm 1 đến 5 trên một thang 10-điểm)

Nước Không tán thành (%)


Hà Lan 22
Thụy Điển 26
Iceland 32
Đan Mạch 41
Thụy Sĩ 43
Đức a
45
Tây Ban Nha 47
Canada 49
Luxembourg 49
Cộng hòa Czech 51
Na Uy 52

Ghi chú: Đây là các xã hội duy nhất (trong số 77) trong đó ít hơn 53 phần trăm dân cư đã
không tán thành sự đồng tính dục trong khảo sát sẵn có gần đây nhất, như được cho
biết bằng việc chọn các điểm 1–5. Tại Hoa Kỳ trong năm 2000, 60 phần trăm đã
không tán thành sự đồng tính dục – nhưng nó xếp hạng giữa 18 xã hội khoan dung
nhất. Trong 24 xã hội, toàn bộ 95 phần trăm hay hơn của công chúng đã không tán thành.
a Dữ liệu Đức dựa vào các kết quả kết hợp từ các khảo sát trong các vùng đông và tây
của nước Đức trong năm 1997 và 1999.

Các Thay đổi Tích lũy và các Đột phá Đột ngột

Thông thường được giả thiết rằng chỉ các số đo thay đổi có thể giải thích sự thay đổi
xã hội. Giả thiết này có vẻ thuyết phục cho đến khi người ta xem xét nó kỹ
lưỡng hơn. Trong nhiều trường hợp, nhất là các trường hợp dính líu đến các sự liên
kết xuyên-mức như tác động của sự thay đổi văn hóa lên sự biểu hiện thể chế của
nó, mức tuyệt đối của một xã hội về một biến cho trước là bộ tiên đoán mạnh
hơn nhiều của sự thay đổi thể chế so với những sự thay đổi gần đây trên một
biến cho trước. Để minh họa, hãy giả sử rằng trong năm 2000, 78 phần trăm công
chúng Hà Lan đã chí ít khoan dung vừa phải với sự đồng tính dục (ở đâu đó bên
phải của điểm “5,” điểm giữa của thang). Đồng thời, chỉ 8 phần trăm công chúng
Nigeria khoan dung ngang thế. Nhưng lượng thay đổi quan sát được ở Nigeria
từ 1995 đến 2000 đã thực sự lớn hơn lượng ở Hà Lan: trong năm 1995, chỉ 4 phần
trăm công chúng Nigeria đã ở nửa phải của thang, một con số đã tăng gấp đôi trong
năm 2000, tăng lên 8 phần trăm. Trong cùng thời kỳ, sự khoan dung với sự đồng
tính dục ở Hà Lan chỉ tăng một chút, từ 76 lên 78 phần trăm.
Các con số này có tính giả thuyết nhưng gần với thực tế, và chúng minh họa một
điểm quan trọng: cả về mặt tuyệt đối và tương đối, lượng thay đổi thái độ quan sát

41
được ở Nigeria từ 1995 đến 2000 đã lớn hơn lượng ở Hà Lan; nhưng Hà Lan chắc
có khả năng hơn nhiều để biểu thị sự thay đổi thể chế. Không giống Nigeria, Hà
Lan đã vượt qua ngưỡng tại đó một đa số của công chúng đã khoan dung với sự
đồng tính dục. Vì thế, sự thay đổi thể chế đã xảy ra ở Hà Lan, trong hình thức
của luật hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Sự thay đổi này rất ít có khả năng xảy
ra ở Nigeria trong tương lai có thể thấy được. Sự khác biệt cốt yếu nằm ở sự thực
rằng công chúng Hà Lan có mức khoan dung cao hơn công chúng Nigeria rất nhiều:
“trữ lượng (stock)” tuyệt đối của sự khoan dung là quan trọng hơn các sự
biến động ngắn hạn hay “lưu lượng (flows)” của sự khoan dung rất nhiều.
Mức tương đối cao của sự khoan dung của công chúng Hà Lan là một trữ lượng
được tăng lên từ từ, qua một quá trình thay đổi giá trị giữa thế hệ mà đã xảy ra
trong năm mươi đến sáu mươi năm qua. Nếu người ta thử sử dụng các phương
pháp chuỗi thời gian tiêu chuẩn để phân tích mối quan hệ này, người ta sẽ kết luận
rằng các sự thay đổi thái độ mà đã xảy ra trong công chúng Hà Lan từ 1940 đến
1995 đã không có tác động nào lên hôn nhân đồng giới và rằng các thay đổi thái độ
ngắn hạn từ 1995 đến 2000 đã tương quan âm với các thay đổi tiếp sau trong tỷ lệ
hôn nhân đồng giới. Mức khoan dung tương đối cao quan sát được giữa công chúng
Hà Lan trong các khảo sát gần đây là vững chãi, cho thấy các sự khác biệt lớn giữa
thế hệ, và đã tăng lên từ từ – và mức tương đối cao này cung cấp một bộ tiên
đoán tốt hơn nhiều của các sự đột phá thể chế so với các thăng giáng ngắn
hạn, mà tương đối nhỏ và có thể dao dộng theo cả hai hướng, như thế chúng thậm
chí có dấu sai khi sự thay đổi xảy ra.
Một hình mẫu tương tự áp dụng cho mối quan hệ giữa sự thay đổi văn hóa và dân
chủ hóa. Như chúng tôi sẽ chứng minh, đã có một sự dịch chuyển từ từ giữa thế
hệ tới sự nhấn mạnh gia tăng lên sự tự trị và sự tự-thể hiện giữa các công chúng
của Ba Lan, Hungary, Tiệp Khắc, Đông Đức, và các nước Trung Âu khác trong
các thập niên trước 1989. Nhưng một nhân tố cốt yếu khác đã xảy ra trong năm
1988, khi Gorbachev tuyên bố rằng các đội quân Soviet sẽ không còn được sử
dụng để chống đỡ các chế độ cộng sản mất lòng dân ở Đông Âu nữa. Trong vòng
một năm các chế độ cộng sản đã bắt đầu sụp đổ khắp khu vực. Các đòi hỏi quần
chúng cho sự giải phóng đã tăng lên từ từ trong nhiều năm tại các nước này;
nhưng nhân tố tích lũy này đã không thể tự biểu thị trong một sự đột phá thể chế cho
đến khi nhân tố cản trở – trong trường hợp này, Hồng Quân – được dỡ bỏ. Khi sự
thay đổi văn hóa dẫn đến sự thay đổi thể chế, việc vượt qua các ngưỡng hay khắc
phục các nhân tố ngăn cản là quy tắc, hơn là ngoại lệ.
Hiếm khi có một sự tương ứng một-một giữa các thay đổi ở mức cá nhân và mức
hệ thống. Do đó, mức phát triển kinh tế của một xã hội là một bộ tiên đoán dân chủ
hóa tốt hơn tỷ lệ tăng trưởng kinh tế rất nhiều. Thực ra, các tỷ lệ tăng trưởng kinh
tế ở bất kể điểm cho trước nào là lầm lạc như một bộ tiên đoán dân chủ – và chúng
có thể thậm chí có dấu sai (Doorenspleet, 2004). Chúng có khuynh hướng cao nhất
trong các nước thu nhập thấp như Trung Quốc mà ở trong pha ban đầu của công
nghiệp hóa nhưng đã chưa đạt một mức phát triển nơi dân chủ trở nên có khả
năng xảy ra. Nếu sự tăng trưởng tiếp tục, chúng ta kỳ vọng rằng Trung Quốc cuối
cùng sẽ tiến hành chuyển đổi sang dân chủ – không phải bởi vì nó có các tỷ lệ tăng
trưởng cao lúc đó mà bởi vì nó đã đạt mức phát triển cao.
Chúng tôi bác bỏ chủ nghĩa tất định cả kinh tế và văn hóa. Là rõ rằng các elite,
các lãnh đạo, và các nhân tố đặc thù-tình huống cho trước đóng các vai trò cốt yếu.

42
Nguyên nhân trực tiếp của sự thay đổi thể chế hầu như luôn luôn có thể được
tìm thấy ở mức elite, hầu như bởi định nghĩa, bởi vì những người thương lượng các
sự thay đổi chính trị được định nghĩa như các elite (cho dù họ đã không rơi vào phạm
trù đó một năm sớm hơn). Nhưng các sự thay đổi văn hóa cơ sở cũng đóng một vai
trò chính trong sự nổi lên của các sự thay đổi thể chế quan trọng, từ thay đổi pháp
luật liên quan đến những người đồng tính đến sự dịch chuyển ồ ạt tới dân chủ mà đã
xảy ra từ 1985 đến 1995.
Nếu người ta tin rằng một mình các sự thay đổi văn hóa xác định sự thay đổi thể
chế, người ta sẽ cho rằng phải có một sự trào dâng đột ngột của sự ủng hộ dân
chủ giữa các công chúng Đông Âu trong năm 1989, và một sự trào dâng ồ ạt của
sự tán thành sự đồng tính dục ở Hà Lan trong năm 1999. Điều này đã không đúng
trong cả hai trường hợp: thay vào đó, một sự thay đổi giá trị chậm giữa thế hệ nhưng
đều đặn đã xảy ra trong các thập niên đi trước cả hai sự đột phá thể chế này. Sự định
thời gian chính xác về khi nào sự đột phá thể chế xảy ra được xác định bởi các
nhân tố mức-elite. Nhưng các sự thay đổi giá trị cơ bản từ từ đã là nguyên nhân gốc
rễ của sự thực rằng Đông Đức đã đột nhiên dân chủ hóa trong 1989–90, và rằng
hôn nhân đồng giới cuối cùng đã trở nên hợp pháp ở Hà Lan trong năm 2000.
Các sự thay đổi văn hóa giữa thế hệ đã từ từ biến đổi các hệ thống giá trị của
người dân trong nhiều nước, mang lại một sự dịch chuyển từ các giá trị sinh tồn
sang các giá trị tự-thể hiện. Như cuốn sách này chứng minh, mức độ mà một công
chúng cho trước đặt ưu tiên cao lên các giá trị tự-thể hiện khi một cửa sổ cơ hội
mở ra trong năm 1988 (khi Gorbachev tuyên bố rằng quân đội Soviet sẽ không
còn yểm trợ cho các chế độ cộng sản ở Trung và Đông Âu nữa) đã là cốt yếu
trong việc xác định dân chủ sau đó sẽ di chuyển xã hội của họ xa đến đâu – và
các định chế dân chủ sẽ phát đạt thế nào một khi chúng được chấp nhận.

Các Hệ quả của sự Thay đổi Văn hóa

Sự dịch chuyển từ các giá trị công nghiệp sang các giá trị hậu công nghiệp làm
xói mòn nhiều định chế then chốt của xã hội công nghiệp. Trong lĩnh vực chính
trị, sự lên của các giá trị hậu công nghiệp mang lại sự tôn trọng giảm sút cho uy
quyền và sự nhấn mạnh gia tăng đến sự tham gia và sự tự-thể hiện. Các xu hướng
này là thuận lợi cho dân chủ hóa ở các xã hội độc đoán và cho một hình thức dân chủ
thách thức-elite nhiều hơn, định hướng-vấn đề, và trực tiếp trong các xã hội dân chủ-
rồi. Trong mọi trường hợp, các giá trị tự-thể hiện tăng lên thúc đẩy cho dân chủ đích
thực hơn. Các giá trị tự-thể hiện mang tính giải phóng và lấy-nhân dân-làm-trung
tâm một cách cố hữu, sinh ra một kiểu mới của xã hội nhân văn thúc đẩy quyền
tự do con người và sự tự trị trên vô số mặt trận.
Sự tôn trọng quyền uy đang xói mòn, và xu hướng dài hạn tới sự tham gia quần
chúng tăng lên đã lấy một đặc tính mới. Trong các xã hội nông nghiệp quy mô lớn,
sự tham gia chính trị đã hạn chế ở một thiểu số hẹp. Trong các xã hội đang công
nghiệp hóa, quần chúng đã được huy động bởi các đảng chính trị có kỷ luật do
elite lãnh đạo. Việc này đã là một bước tiến lớn cho dân chủ hóa, và nó đã dẫn
đến các số người dân chưa từng có tham gia vào chính trị bằng việc bỏ phiếu;
tuy vậy, sự tham gia quần chúng đã tiếp tục được các elite hướng dẫn, phù hợp với

43
Luật Sắt của Chế độ Đầu sỏ [Iron Law of Oligarchy] (Michels, 1962 [1912]).
Trong xã hội hậu công nghiệp sự nhấn mạnh là sự dịch chuyển từ bỏ phiếu
sang các hình thức tự phát hơn, đặc thù vấn đề, và thách thức-elite của hoạt động
công dân. Các hình thức mới của sự tự-thể hiện chính trị mở rộng ranh giới của
chính trị từ lĩnh vực hẹp của các cuộc vận động bầu cử do elite-lãnh đạo thành các
hình thức ngày càng tự trị của sự tự-thể hiện công khai. Hình thức đại diện truyền
thống của dân chủ lấy-elite-làm-trung tâm [elite-centered] biến thành một hình
thức dân chủ lấy-dân-làm-trung tâm [people-centered] (Cain, Dalton, and
Scarrow, 2003). Ngược với các luận điệu thường được lặp lại rằng vốn xã hội
và sự tham gia quần chúng đang xói mòn, ngày nay công chúng của các xã hội
hậu công nghiệp đang xen vào chính trị tích cực hơn bao giờ hết; tuy vậy, họ
đang thay đổi cách theo đó họ tham gia.
Các hình thức tham gia do elite-lãnh đạo đang co lại. Các sự trung thành quần
chúng với các đảng chính trị có thứ bậc được thiết lập từ lâu đang yếu đi. Không còn
bằng lòng để là các đoàn quân có kỷ luật nữa, công chúng đã ngày càng trở nên tự trị
và thách thức-elite. Cho nên, tuy tỷ lệ người bỏ phiếu đang trì trệ hay giảm sút
(Dalton and Wattenberg, 2000), mọi người đang tham gia vào chính trị theo những
cách tích cực và đặc thù-vấn đề hơn (Dalton, 2001; Norris, 2002). Trong nhiều nước,
các cuộc biểu tình chống sự can thiệp quân sự Mỹ ở Iraq trong 2002–3 đã là lớn
nhất trong lịch sử. Nhân dân ngày càng sử dụng lĩnh vực công như một sân khấu cho
việc bày tỏ các sự cam kết với các phong cách sống thay thế (Cain et al., 2003).
Khi các lãnh đạo của bộ máy chính trị đang mất khả năng của họ để huy động cử
tri đi bỏ phiếu, công chúng của các xã hội hậu công nghiệp đang can dự vào các
hình thức tham gia mới, phần lớn tự-tổ chức và tự-thể hiện (Welzel, Inglehart,
and Deutsch, 2004). Mọi người tham gia vào các hoạt động này cho dù họ nghĩ nó
không chắc làm thay đổi các quyết định chính thức. Sự tự-thể hiện chính trị trở thành
một giá trị tự nó và không chỉ là một cách để đạt các mục tiêu cụ thể.

Các Phản ứng phản-Hiện đại với tính Hiện đại

Các thay đổi nhanh liên kết với hậu công nghiệp hóa kích thích các phản ứng
phòng vệ giữa các phần bị đặt ra ngoài lề của dân cư. Hậu công nghiệp hóa
mang lại quyền tự do cá nhân tăng lên và các cơ hội lớn lên cho sự tự-thực hiện
(self-actualization) cho các phần lớn của xã hội, nhưng các thiểu số đáng kể –
nhất là những người ít giáo dục và những người thất nghiệp – vẫn cảm thấy các
mối đe dọa sinh tồn. Về mặt sự tước đoạt tương đối, họ có thể thậm chí tồi hơn
những người nghèo trong các xã hội nghèo. Giáo dục là hình thức quan trọng
nhất của vốn trong xã hội tri thức, mà đặt những người ít giáo dục vào một vị trí tồi
hơn vị trí họ đã có trong thời đại công nghiệp.
Trong thời đại công nghiệp, các tổ chức quần chúng có kỷ luật đã là một tài sản to
lớn cho các giai cấp dưới bởi vì chúng đã cho phép họ chuyển số đông to lớn của họ
thành sức mạnh chính trị. Họ đã có thể gây áp lực để tái phân phối của cải từ những
người giàu cho những người nghèo, mang lại một mức độ tăng lên của sự bình đẳng
thu nhập (Esping-Andersen, 1990). Xu hướng cá nhân hóa của các xã hội hậu công
nghiệp đã đảo ngược một phần xu hướng này. Giai cấp lao động đã giảm về số

44
đông và đã mất sự cố kết mà cho nó sức mạnh chính trị; các nghiệp đoàn lao động
đang yếu đi. Ngoài ra, các giai cấp lao động trong các xã hội hậu công nghiệp
đang dưới áp lực tăng lên từ toàn cầu hóa và nhập cư; lực lượng lao động chi
phí cao của các nước giàu bây giờ đang cạnh tranh với lực lượng lao động của các
nước thu nhập-thấp. Xu hướng làm ngang bằng trong phân bố thu nhập đã đảo
chiều từ các năm 1980 (Goesling, 2001). Việc này nuôi dưỡng các sự nhận thức đe
dọa và các phản ứng phòng vệ, cung cấp cơ sở xã hội cho các giáo điều mới, kể
cả chủ nghĩa dân túy cánh hữu và các hình thức mới của trào lưu chính thống tôn
giáo. Ngược với niềm tin phổ biến, những người theo trào lưu chính thống tôn
giáo đã không trở nên đông hơn trong các xã hội Tây phương, nhưng họ đã trở nên
tích cực hơn và nổi bật hơn (Norris and Inglehart, 2004). Một mảng trước kia tương
đối yên lặng của công chúng, trong các năm gần đây họ buộc phải tin (một cách
chính xác) rằng một số trong các chuẩn mực cơ bản nhất của họ đang xói mòn nhanh
chóng, mà đã kích động những người với các niềm tin tôn giáo truyền thống
thành chủ nghĩa hành động (activism) chính trị được tăng cường, phản đối các thứ
như sự phá thai và hôn nhân đồng giới. Vì vậy, pha hậu công nghiệp của hiện
đại hóa không phải là không có xung đột. Nhìn tổng thể, hậu công nghiệp hóa
mang lại sự cá nhân hóa, sự tự trị nhiều hơn, và quyền tự do lựa chọn nhiều
hơn, nhưng nó cũng đem lại các xung đột mới. Nó kích thích các phản ứng chống-
hiện đại hóa giữa các phần bị gạt sang bên lề của dân cư, nuôi hàng ngũ của các
đảng cánh hữu (U. Beck, 2002).

An toàn Sinh tồn, sự Tự trị Cá nhân, và Xã hội Tri thức

Sự phát triển kinh tế xã hội mang lại các mức an toàn sinh tồn tăng lên, mà là đóng
góp cơ bản nhất của nó cho sự phát triển con người. Quá trình này giải thoát người
dân khỏi các ràng buộc vật chất lên các sự lựa chọn cuộc sống của họ. Việc này đóng
góp cho các giá trị tự-thể hiện nổi lên bởi vì nó cho phép mọi người di chuyển quá
sự sống sót thuần túy và tập trung vào các mục tiêu khác. Nhưng việc cung cấp an
toàn sinh tồn không phải là cách duy nhất mà sự phát triển kinh tế xã hội là thuận lợi
cho các giá trị tự-thể hiện. Kinh nghiệm tăng lên về sự tự trị liên kết với sự lên của
xã hội tri thức, và các sự phức tạp xã hội, các mạng cắt-ngang và các tương tác con
người đa dạng của nó, là cũng quan trọng.
Một số nước xuất khẩu-dầu, như Bahrain và các Tiểu Vương quốc Arab Thống
nhất (UAE), là các nước giàu và đã tối đa hóa an toàn sinh tồn của dân cư của họ
qua các chương trình chuyển giao rộng rãi. Tuy vậy, Như Barro (1997), M. Ross
(2001), và những người khác đã chứng minh, các xã hội này đã không phát triển sự
đa dạng hóa nghề nghiệp, tính phức tạp xã hội, và cường độ tri thức mà đặc trưng
cho các nền kinh tế sáng tạo của các xã hội hậu công nghiệp. Sự sẵn có các nguồn
lực tự nhiên to lớn đã làm cho không cần thiết để đầu tư lớn vào vốn con người, hay
để thiết lập một xã hội tri thức. Thay vào đó, họ đã thiết lập các nền kinh tế kiếm-đặc
lợi [tô] (rent-seeking, hay rentier) dựa vào thu nhập của các độc quyền nhà nước
trong xuất khẩu dầu. Các nền kinh tế rentier có thể trở nên rất giàu, nhưng chúng
không cho thấy xu hướng cá nhân hóa ồ ạt mà xảy ra ở các nền kinh tế hậu công
nghiệp, Mặc dù dân cư của họ được hưởng các mức an toàn sinh tồn cao, công
chúng của các nước giàu xuất khẩu dầu không cho thấy một sự nhấn mạnh đến các

45
giá trị tự-thể hiện có thể so sánh được với sự nhấn mạnh được thấy ở các xã hội hậu
công nghiệp. An toàn sinh tồn dẫn đến các giá trị tự-thể hiện nếu nó gắn liền với sự
cá nhân hóa và kinh nghiệm về sự tự trị. Kinh nghiệm này nổi lên từ sự giải tiêu
chuẩn hóa (destandardization) và sự đa dạng hóa của các hoạt động kinh tế, các
vai trò xã hội, và các tương tác con người điển hình của các nền kinh tế hậu công
nghiệp. Kinh nghiệm về an toàn sinh tồn tiến hóa thành một ý thức rộng hơn về sự
tự trị con người trong các nền kinh tế hậu công nghiệp nhiều hơn trong các
nền kinh tế rentier hay các nền kinh tế công nghiệp rất nhiều.6

Kết luận

Cuốn sách này trình bày một lượng bằng chứng đồ sộ ủng hộ sự thấu hiểu trung tâm
của lý thuyết hiện đại hóa: sự phát triển kinh tế xã hội mang lại các sự thay đổi có
tính hệ thống trong đời sống chính trị, xã hội, và văn hóa. Nhưng là rõ rằng các
phiên bản sớm hơn của lý thuyết hiện đại hóa cần sự xét lại. Chúng tôi đề xuất các
sửa đổi sau:
1. Mặc dù sự phát triển kinh tế xã hội có khuynh hướng biến đổi các xã hội theo
một hướng có thể tiên đoán được, quá trình là không tất định. Dính líu đến nhiều
nhân tố khác bên cạnh sự phát triển kinh tế xã hội, như thế các tiên đoán của
chúng ta mang tính xác suất: các thứ khác ngang nhau, thì sự phát triển kinh tế
xã hội có khuynh hướng làm cho người dân thế tục hơn, khoan dung, và tin cậy
hơn và để đặt sự nhấn mạnh nhiều hơn đến sự tự-thể hiện, sự tham gia, và chất
lượng cuộc sống. Nhưng các nhân tố kinh tế xã hội không phải là các ảnh hưởng
quan trọng duy nhất.
2. Tôn giáo và các khía cạnh khác của di sản văn hóa truyền thống của một xã hội
không lụi tàn và sẽ không biến mất với hiện đại hóa. Ngược với các kỳ vọng
Marxist, di sản văn hóa lịch sử của một xã hội tiếp tục định hình các giá trị và hành
vi của nhân dân của nó. Mặc dù công chúng của các xã hội đang công nghiệp hóa
đang trở nên giàu hơn và được giáo dục hơn, chúng ta không di chuyển tới một
văn hóa toàn cầu đồng đều: sự hội tụ văn hóa không xảy ra. Di sản văn hóa của
một xã hội là bền chắc một cách đáng chú ý.
3. Hiện đại hóa văn hóa không phải là không nghịch đảo. Nó là kết quả từ sự phát
triển kinh tế xã hội và sự sụp đổ kinh tế kéo dài có thể đảo ngược nó, như đã xảy ra
trong các năm 1990 trong hầu hết các nhà nước kế vị Soviet.
4. Quá trình thay đổi văn hóa là không tuyến tính. Hướng thịnh hành của sự thay
đổi đã dịch chuyển lặp đi lặp lại trong lịch sử. Công nghiệp hóa gây ra một quá
trình lớn của sự thay đổi văn hóa, mang lại sự quan liêu hóa và sự thế tục hóa.
Nhưng sự lên của các xã hội hậu công nghiệp dẫn đến một quá trình lớn khác
của sự thay đổi văn hóa mà di chuyển theo một hướng khác: thay cho duy lý
hóa, tập trung hóa, và sự quan liêu hóa, xu hướng mới là tới sự nhấn mạnh
tăng lên đến sự tự trị cá nhân và các giá trị tự-thể hiện. Như thế, sự phát triển kinh
tế tạo ra không chỉ một mà hai chiều chính của sự biến thiên ngang-văn hóa,

6
Landes (1998) thảo luận một thí dụ lịch sử về sự tương phản này trong việc so sánh các đế chế thực dân Tây Ban Nha và Hà
Lan. Đế chế Tây Ban Nha đã thiết lập một nền kinh tế rent-seeking dựa vào sự khai thác các mỏ bạc Mỹ Latin. Đế chế Hà
Lan đã dựa vào một nền kinh tế thương mại đổi mới. Do đó, ý thức về sự tự trị cá nhân, tự do, và quyền tự do biểu đạt
đã nổi bật trong xã hội Hà Lan hơn xã hội Tây Ban Nha rất nhiều trong thời thuộc địa.

46
một chiều liên kết với công nghiệp hóa và chiều kia liên kết với sự lên của xã
hội hậu công nghiệp.
5. Một phiên bản vị chủng (ethnocentric) sớm của hiện đại hóa đã diễn giải
quá trình như phương Tây hóa. Không phải thế. Về mặt lịch sử, quá trình công
nghiệp hóa đã bắt đầu ở phương Tây, nhưng trong vài thập niên qua Đông Á đã
dẫn đầu thế giới về nhiều khía cạnh của hiện đại hóa. Tương tự, các thay đổi này
không tạo thành sự Mỹ hóa. Hoa Kỳ không dẫn đầu thế giới về sự thay đổi văn hóa;
nó là một trường hợp lệch lạc, thể hiện các giá trị truyền thống và tôn giáo hơn các
xã hội giàu khác rất nhiều. Hoa Kỳ không phải là tấm gương cho các sự thay đổi
văn hóa mà đang xảy ra, và các xã hội đang công nghiệp hóa nói chung đang
không trở nên giống Hoa Kỳ, như một phiên bản bình dân của lý thuyết hiện đại
hóa giả định.
6. Quan trọng nhất, các giá trị tự-thể hiện đang nổi lên biến đổi hiện đại hóa
thành một quá trình phát triển con người, sinh ra một kiểu mới của xã hội nhân
văn thúc đẩy sự giải phóng con người trên nhiều mặt trận, từ các quyền bình đẳng
cho những người đồng tính, khuyết tật, và phụ nữ cho các quyền của nhân dân nói
chung. Quá trình này phản ánh một sự biến đổi nhân văn của hiện đại hóa.
Suốt lịch sử, sự thay đổi văn hóa đã lặp đi lặp lại thay đổi tiến trình. Trong các
xã hội hậu công nghiệp trong các thập niên gần đây, sự nhấn mạnh tăng lên đến
các giá trị tự-thể hiện đã trở thành sự biểu hiện chính của hiện đại hóa. Sự lựa
chọn con người và sự giải phóng đã trở thành các chủ đề hàng đầu trong tất cả
các lĩnh vực cuộc sống từ chính trị đến chăm sóc trẻ em đến các quan hệ giới đến
các động cơ thúc đẩy công việc đến các định hướng tín ngưỡng và sự can dự công
dân. Các giá trị tự-thể hiện và sự nhấn mạnh tăng lên đến quyền tự do lựa chọn nổi
lên khi các điều kiện sinh tồn ngày càng thuận lợi cho phép khát vọng phổ quát cho
sự ưu tiên sự tự trị. Sự nhấn mạnh tăng lên đến sự lựa chọn con người có các hệ
quả hết sức quan trọng, gây ra các áp lực cho sự trao quyền cho phụ nữ, các elite
phản ứng nhanh nhạy hơn, các quyền tự do dân sự và chính trị hiệu quả, và các
định chế dân chủ.
Trong giai đoạn hậu công nghiệp, sự phát triển kinh tế xã hội, sự tự-thể hiện
tăng lên, và nền dân chủ hữu hiệu làm việc cùng nhau, cung cấp các phương tiện,
các giá trị, và các quyền mà làm cho nhân dân ngày càng có khả năng, mong
muốn, và được quyền để định hình cuộc sống của họ theo các sự lựa chọn tự trị
của họ – tương đối tự do khỏi các ràng buộc bên ngài. Quá trình này tạo thành sự
phát triển “con người” bởi vì nó nhấn mạnh khả năng con người khác biệt nhất:
năng lực để đưa ra các quyết định và các hành động dựa vào các sự lựa chọn tự trị.
Quá trình phát triển con người dẫn đến sự nổi lên của các đòi hỏi xã hội ngày càng
mạnh cho dân chủ. Một mình văn hóa không xác định kết cục: các thay đổi này
mang tính xác suất. Các sự kiện thế giới, các cuộc chiến tranh, các cuộc suy thoái,
các sự thay đổi thể chế, các quyết định elite, và thậm chí các lãnh đạo cụ thể có thể
ảnh hưởng đến cái xảy ra; nhưng sự thay đổi văn hóa là một nhân tố chính trong sự
nổi lên và sự sống sót của dân chủ, và một nhân tố mà nói chung đã bị đánh giá thấp.

47
2. Thay đổi Giá trị và sự Bền bỉ của các Truyền thống Văn
hóa

Các nhà lý thuyết hiện đại hóa từ Karl Marx đến Daniel Bell cho rằng sự phát
triển kinh tế xã hội mang lại các sự thay đổi văn hóa lan khắp. Nhưng các nhà lý
thuyết văn hóa từ Max Weber đến Samuel Huntington cho rằng các giá trị văn hóa
có một ảnh hưởng lâu dài và tự trị lên xã hội. Một cách nghịch lý, như có thể có vẻ,
cả hai trường phái đều đúng. Chương này trình bày bằng chứng kinh nghiệm về sự
thay đổi văn hóa to lớn và sự bền bỉ của các truyền thống văn hóa phân biệt.
Chúng tôi phân tích bằng chứng về sự thay đổi văn hóa từ các Khảo sát Giá trị,
điều tra nghiên cứu lớn nhất được tiến hành từ trước đến giờ về các thái độ, các giá
trị, và các niềm tin quanh thế giới. Các khảo sát này được tiến hành bốn đợt khảo
sát đại diện quốc gia, trong 1981–3, 1989–91, 1995–97, và 1999–2001. Chúng
phủ tám mươi mốt xã hội trên tất cả sáu lục địa có người ở, chiếm hơn 85 phần
trăm dân cư thế giới.1
Luận đề của chúng tôi cho rằng sự phát triển kinh tế xã hội được liên kết với một
hội chứng rộng của các định hướng giá trị phân biệt. Một hội chứng như vậy có
tồn tại? Các Khảo sát Giá trị chứa hàng trăm khoản (item), và không phải tất cả
chúng đề cập đến các khía cạnh quan trọng của sự biến thiên ngang-văn hóa.
Nhằm để kiểm định (test) luận đề rằng sự phát triển kinh tế xã hội mang lại các sự
thay đổi có tính hệ thống trong các giá trị cơ bản, đầu tiên chúng ta cần nhận diện
một số hạn chế các chiều then chốt đề cập đến các giá trị quan trọng và sau đó xác
định liệu chúng có liên kết với sự phát triển kinh tế xã hội. Khung khổ lý thuyết
của chúng tôi ngụ ý rằng chúng ta phải tìm hai chiều như vậy, một liên kết với
công nghiệp hóa và chiều kia với sự lên của xã hội hậu công nghiệp.

1
Để tránh tính dài dòng, các hình và các bảng của chúng tôi nhắc đến các vòng 1981, 1989–91, 1995–97, và 1999–2001
của các Khảo sát Giá trị như dữ liệu 1980, 1990, 1995, và 2000, một cách tương ứng. Cho các sự định rõ biến của các phân
tích suốt cuốn sách này, xem Phụ lục Internet tại http://www.
worldvaluessurvey.org/publications/humandevelopment.html.

48
BẢNG 2.1. Hai Chiều của Biến thiên Ngang-Văn hóa: Phân tích Mức-Tổng hợp

Hệ số tải
Các giá trị truyền thống nhấn mạnh (Các giá trị thế tục-duy
lý nhấn mạnh điều ngược lại) sau đây:a
Chúa là rất quan trọng trong đời sống của người trả lời. 0,91
Là quan trọng cho một đứa trẻ để học vâng lời và niềm tin tôn 0,88
giáo hơn sự độc lập và sự quyết tâm. (Index tự trị)
Sự phá thai chẳng bao giờ được biện minh. 0,82
Người trả lời có ý thức mạnh về sự tự hào dân tộc 0,81
Người trả lời thích nhiều sự tôn trọng hơn cho quyền uy 0,73
Các giá trị sinh tồn nhấn mạnh (Các giá trị tự-thể hiện nhấn
mạnh điều ngược lại) sau đây:b
Người trả lời trao ưu tiên cho an toàn kinh tế và thân thể 0,87
trên sự tự-thể hiện và chất lượng cuộc sống (Index các Giá trị
Duy vật/hậu Duy vật 4 khoản)
Người trả lời tự mô tả như không rất hạnh phúc 0,81
Sự đồng tính dục chẳng bao giờ được biện minh. 0,77
Người trả lời đã không và sẽ không ký kiến nghị 0,74
Bạn phải rất cẩn trọng về việc tin cậy mọi người 0,46
Ghi chú: Các sự phân cực ban đầu thay đổi; các tuyên bố trên cho thấy mỗi khoản liên hệ thế nào với
nhân tố cho trước (factors = 2, quay varimax, xóa listwise).
a Nhân tố đầu tiên giải thích 46 phần trăm của toàn bộ sự biến thên ngang-quốc gia; thế tục = cực
dương.
b Nhân tố thứ hai giải thích 25 phần trăm của toàn bộ sự biến thiên ngang-quốc gia; sự tự-thể hiện =
cực dương.
Nguồn: World Values Dữ liệu khảo sát từ hơn 200 khảo sát được tiến hành trong bốn đợt ở 78 xã hội.

Trong nghiên cứu trước, Inglehart (1997) phân tích dữ liệu tổng hợp mức-quốc
gia từ 43 xã hội được bao gồm trong Values Survey 1989–91, tìm thấy các sự
khác biệt ngang-văn hóa lớn và cố kết. Mỗi trong hai chiều quan trọng nhất mà
nổi lên từ phân tích này khai thác nhiều biến và chứng minh rằng các thế giới quan
của người dân trong các xã hội giàu khác một cách có hệ thống với thế giới quan
thịnh hành trong các xã hội thu nhập-thấp, ngang một dải rộng của các chuẩn mực
và niềm tin chính trị, xã hội, và tôn giáo. Hai chiều này phản ánh sự phân cực
ngang-quốc gia giữa các giá trị truyền thống versus các giá trị thế tục-duy lý và các
giá trị sinh tồn versus các giá trị tự-thể hiện. Hai chiều này làm cho có thể để định vị
mỗi xã hội trên một bản đồ toàn cầu của sự biến thiên ngang-văn hóa (Inglehart,
1997: 81–98; Inglehart and Baker, 2000).
Chúng tôi dựa vào các phát hiện này bằng xây dựng các số đo có thể so sánh
được của biến thiên ngang-văn hóa có thể được sử dụng với cả bốn đợt Khảo sát
Giá trị, ở cả mức cá nhân và mức quốc gia. Bắt đầu với các biến được nhận diện
trong phân tích của các khảo sát 1989–91, chúng tôi chọn các biến mà không chỉ
khai thác hai chiều này mà đã được dùng trong cùng format (định dạng) trong cả
bốn đợt Khảo sát Giá trị. Inglehart (1997) sử dụng các số điểm nhân tố (factor

49
scores) dựa vào hai mươi hai biến, nhưng chúng tôi giảm số này xuống mười
khoản (item) để tối thiểu hóa các vấn đề dữ liệu thiếu (khi một biến thiếu, người ta
mất toàn bộ một quốc gia khỏi sự phân tích). Mười khoản được thấy trong Bảng
2.1. Sự lập tư liệu đầy đủ về các biến trong phân tích của chúng tôi được đo như
thế nào có thể nhận được từ Phụ lục Internet trên website của World Values
Surveys Association.2
BẢNG 2.2. Hai Chiều của Biến thiên Ngang-Văn hóa: Phân tích Mức-Cá nhân
Hệ số tải
Các giá trị truyền thống nhấn mạnh (Các giá trị thế tục-
duy lý nhấn mạnh điều ngược lại) sau đây:a
Chúa là rất quan trọng trong đời sống của người trả lời. 0,70
Là quan trọng cho một đứa trẻ để học vâng lời và niềm tin tôn 0,61
giáo hơn sự độc lập và sự quyết tâm. (Index tự trị)
Sự phá thai chẳng bao giờ được biện minh. 0,60
Người trả lời có ý thức mạnh về sự tự hào dân tộc 0,60
Người trả lời thích nhiều sự tôn trọng hơn cho quyền uy 0,51
Các giá trị sinh tồn nhấn mạnh (Các giá trị tự-thể hiện nhấn
mạnh điều ngược lại) sau đây:b
Người trả lời trao ưu tiên cho an toàn kinh tế và thân thể 0,59
trên sự tự-thể hiện và chất lượng cuộc sống (Index các Giá trị
Duy vật/hậu Duy vật 4 khoản)
Người trả lời tự mô tả như không rất hạnh phúc 0,59
Sự đồng tính dục chẳng bao giờ được biện minh. 0,58
Người trả lời đã không và sẽ không ký kiến nghị 0,54
Bạn phải rất cẩn trọng về việc tin cậy mọi người 0,44

Ghi chú: Các sự phân cực ban đầu thay đổi; các tuyên bố trên cho thấy mỗi khoản liên hệ thế nào với
nhân tố cho trước. Tổng N = 165.594; N nhỏ nhất của bất kể biến trên nào là 146.789.
a Nhân tố thứ nhất giải thích 26 phần trăm của tổng biến thiên cá nhân; thế tục = cực dương.
b Nhân tố thứ hai giải thích 13 phần trăm của tổng biến thiên cá nhân; sự tự-thể hiện = cực dương.
Nguồn: World Values Dữ liệu khảo sát từ 125 các khảo sát được tiến hành trong ba đợt ở 65 xã hội.

Bảng 2.1 cho thấy mười khoản này đề cập thế nào đến chiều truyền thống versus
thế tục-duy lý và chiều sinh tồn versus tự-thể hiện, sử dụng một phân tích nhân tố
của dữ liệu Khảo sát Giá trị được tổng hợp (aggregated) lên mức quốc gia bằng
việc lấy số điểm trung bình cho mỗi quốc gia. Các khoản trong mỗi chiều tương
quan cao với nhau; cùng nhau, hai chiều giải thích 71 phần trăm của tổng biến
thiên ngang-quốc gia trong mười biến này. Điều này phản ánh sự thực rằng sự

2
Phụ lục Internet liệt kê tất cả các biến được dùng trong phân tích này, với thông tin cụ thể về thao tác hóa
(operationalization), sự lập thang (scaling), và các nguồn dữ liệu. Chúng tôi lưu ý đến một điểm đặc biệt: để tránh việc bỏ
toàn bộ một xã hội khỏi phân tích của chúng tôi khi một trong các biến này không sẵn có , bộ dữ liệu tổng hợp mức-
quốc gia (nhưng không phải bộ dữ liệu mức-cá nhân) đôi khi sử dụng các kết quả từ khảo sát khác trong cùng nước. Thí dụ, bộ
câu hỏi duy vật-hậu duy vật đã không được bao gồm trong các khảo sát 1981 ở Hoa Kỳ và Australia; nhưng bộ câu hỏi này
đã được gồm trong các Khảo sát Bầu cử Quốc gia 1980 ở cả hai nước, và các kết quả từ các khảo sát đó được dùng trong các
trường hợp này. Tương tự, câu hỏi liên quan đến đồng tính dục đã không được hỏi trong khảo sát 1995 ở Bangladesh, nhưng
nó được hỏi trong khảo sát 2000 ở nước đó, và chúng tôi đã sử dụng giá trị đó cho Bangladesh 1995 trong bộ dữ liệu tổng
hợp. Việc này làm giảm lượng thay đổi theo thời gian trên các giá trị sinh tồn/các giá trị tự-thể hiện được biểu thị cho
Bangladesh, nhưng sự thay thế sẽ là bỏ Bangladesh 1995 hoàn toàn khỏi bộ dữ liệu tổng hợp. Bởi vì chúng tôi có dữ liệu cho
bốn biến có hệ số tải cao khác trên chiều đó, điểm số của Bangladesh cho 1995 có lẽ là gần đúng. Trong vài trường hợp, khi
một biến cho trước là không sẵn có từ khảo sát khác từ cùng nước, chúng tôi xếp hạng tất cả các xã hội trên biến tương quan
mật thiết nhất với biến bị thiếu và gán số đo trung bình của hai nước kề sát trong sự xếp hạng này. Biện pháp cực đoan này
được dùng ít hơn 1 phần trăm thời gian. Trong 96 phần trăm của các trường hợp, biến đúng đã sẵn có từ nước cho trước vào
bất kể thời gian cho trước nào; trong tuyệt đại đa số các trường hợp còn lại, nó đã sẵn có từ khảo sát khác trong cùng nước.

50
biến thiên ngang-văn hóa là cố kết (coherent) một cách đáng ngạc nhiên. Sự cố
kết này tồn tại mặc dù chúng tôi cố ý chọn các khoản phủ dải rộng của các chủ đề.
Với chiều thứ nhất, thí dụ, chúng tôi có thể chọn năm khoản nhắc tới tôn giáo và
nhận được một cụm tương quan còn chặt hơn, nhưng mục tiêu của chúng tôi để đo
các chiều rộng của sự biến thiên ngang-văn hóa mà khai thác một sự đa dạng
của các giá trị và niềm tin quan trọng.
Các số điểm nhân tố được tạo ra bởi mười khoản được dùng trong phân tích này
tương quan cao với các số điểm nhân tố dựa vào hai mươi hai khoản (Inglehart,
1997: 334–35, 388). Chiều truyền thống versus thế tục-duy lý dựa vào năm
khoản mà được sử dụng ở đây hầu như tương quan hoàn hảo (r = 0,95) với các
số điểm nhân tố từ chiều có thể so sánh được dựa vào mười một biến; và chiều sinh
tồn versus tự-thể hiện dựa vào năm biến tương quan hầu như hoàn hảo (r = 0,96)
với chiều sinh tồn versus tự-thể hiện dựa vào mười một biến. Các chiều này là
vững chãi và phản ánh một nhóm các khoản rộng hơn nhiều. Mười chỉ báo được
dùng ở đây (năm để đề cập đến mỗi chiều) được chọn vì các lý do kỹ thuật: nhằm
để có khả năng so sánh các phát hiện theo thời gian, chúng tôi sử dụng các chỉ báo
được bao gồm trong cả bốn đợt Khảo sát Giá trị. Mười chỉ báo này phản ánh
chỉ một nhúm trong số nhiều niềm tin và giá trị mà hai chiều này đề cập đến,
và chúng không nhất thiết là các chỉ báo nhạy nhất của các chiều này. Chúng làm
một công việc tốt về đề cập đến hai chiều cực kỳ quan trọng của sự biến thiên
ngang-văn hóa, nhưng chúng ta phải nhớ rằng các khoản cụ thể này chỉ là các chỉ
báo của các chiều cơ bản rộng hơn nhiều của sự biến thiên ngang-văn hóa.
Chúng tôi nhận được về cơ bản cùng các kết quả khi chúng tôi đặt cơ sở phân
tích của chúng tôi trên hai mươi hay ba mươi biến, nhưng khi chúng tôi làm vậy,
chúng tôi mất nhiều trường hợp vì dữ liệu thiếu.3
Mục tiêu đo tối ưu các giá trị này bị kiềm chế bởi sự thực là, nhằm để xét sự thay
đổi theo thời gian (như chúng tôi làm trong Chương 5), chúng tôi bị hạn chế để sử
dụng chỉ các khoản được bao gồm trong cả bốn đợt. Thực ra, người ta có thể đo các
giá trị này thậm chí chính xác hơn nếu người ta dùng các biến tối ưu như các chỉ
báo, bất chấp liệu chúng có được bao gồm trong cả bốn đợt hay không. Chúng tôi
làm vậy trong Phần II của cuốn sách này, mà không so sánh theo thời gian, nhưng
tập trung vào phân tích các liên kết của các giá trị này với các định chế dân chủ.
Bảng 2.2 cho thấy các kết quả từ một phân tích nhân tố của cùng các biến sử
dụng dữ liệu mức-cá nhân. Thay cho khoảng 200 trường hợp mức-quốc gia, bây giờ
chúng ta có hơn 250.000 trường hợp mức-cá nhân. Như người ta có thể kỳ
vọng, các hệ số tải (factor loading) ở đây là thấp đáng kể hơn ở mức quốc gia, nơi
phần lớn sai số đo ngẫu nhiên được tìm thấy thông thường trong dữ liệu khảo sát
triệt tiêu lẫn nhau. Tuy nhiên, các khoản này tạo ra hai chiều được xác định rõ ràng
với một cấu trúc cơ bản rất giống với cấu trúc tìm thấy ở mức quốc gia (xem thảo
luận của chúng tôi về mức của các vấn đề phân tích trong Chương 9).
Mỗi nhân tố đề cập đến một chiều rộng của sự biến thiên ngang-văn hóa dính
líu đến hàng chục biến thêm. Bảng 2.3 cho thấy hai mươi tư biến thêm trong các
Khảo sát Giá trị mà tương quan chặt với chiều các giá trị truyền thống versus các
giá trị thế tục-duy lý (tương quan trung vị là .61). Chiều này phản ánh sự tương

3
Chúng tôi cũng nhận được về cơ bản các kết quả tương tự từ việc chiết hai chiều giá trị bằng một thủ tục thay thế (xoay
oblimin), mặc dù các nhân tố không còn không tương quan nữa; xem Phụ lục Internet (note 2).

51
phản giữa các xã hội trong đó tôn giáo là rất quan trọng và các xã hội trong đó nó
không, nhưng sự tôn kính quyền uy của Chúa, tổ quốc, và gia đình tất cả đều liên
kết mật thiết với nhau. Tầm quan trọng của gia đình là một chủ đề lớn: trong các
xã hội truyền thống, một mục tiêu chính trong đời của hầu hết mọi người là để làm
cho cha mẹ họ tự hào; và người ta luôn luôn phải yêu và kính trọng cha mẹ bất luận
họ ứng xử ra sao; ngược lại, cha mẹ phải cố gắng hết sức cho các con họ, ngay cả
với cái giá của sự an lạc (well-being) riêng của họ; và mọi người lý tưởng hóa các
gia đình lớn (và thực sự có các gia đình lớn: các số điểm cao về chiều này tương
quan mạnh với các tỷ lệ sinh cao). Mặc dù người dân của các xã hội truyền thống
có các mức cao của sự tự hào dân tộc, ủng hộ sự tôn trọng hơn cho uy quyền, có
các thái độ bảo hộ chủ nghĩa với ngoại thương, và cảm thấy rằng các vấn đề
môi trường có thể được giải quyết mà không có các thỏa thuận quốc tế, họ chấp
nhận uy quyền quốc gia một cách thụ động: họ hiếm khi thảo luận chính trị. Trong
các xã hội tiền-công nghiệp gia đình là cốt yếu cho sự sinh tồn. Vì thế, các xã
hội ở cực truyền thống của chiều này bác bỏ sự ly dị và có lập trường bảo vệ-sự
sống (pro-life) về sự phá thai, cái chết êm ái, và sự tự tử. Họ nhấn mạnh sự tuân
thủ xã hội hơn là sự cố gắng cá nhân chủ nghĩa, ủng hộ sự tôn trọng quyền uy, và
có các mức tự hào dân tộc cao và một quan điểm dân tộc chủ nghĩa. Các xã hội với
các giá trị thế tục-duy lý có các sở thích ngược lại về tất cả các chủ đề này.
Chiều sinh tồn versus sự tự-thể hiện đề cập đến một hội chứng về sự khoan dung,
sự tin cậy, nhấn mạnh đến sự an lạc chủ quan, chủ nghĩa hoạt động công dân (civic
activism), và sự tự-thể hiện nổi lên trong các xã hội hậu công nghiệp với các
mức an toàn sinh tồn và tự trị cá nhân cao. Ở cực ngược lại, mọi người trong các
xã hội bị định hình bởi sự bất an toàn sinh tồn và các ràng buộc trí tuệ và xã hội
cứng nhắc lên sự tự trị con người có khuynh hướng nhấn mạnh trên hết đến an toàn
kinh tế và thân thể; họ cảm thấy bị đe dọa bởi những người nước ngoài, tính đa
dạng sắc tộc, và sự thay đổi văn hóa – mà dẫn đến sự bất khoan dung với những
người đồng tính và các nhóm ngoài (outgroup) khác, khăng khăng về các vai trò
giới truyền thống, và một quan điểm chính trị độc đoán.
Một thành phần trung tâm của chiều này gồm sự phân cực giữa các giá trị duy vật
và các giá trị hậu duy vật. Các giá trị này đề cập đến một sự dịch chuyển giữa
thế hệ từ sự nhấn mạnh đến sự an toàn kinh tế và thân thể, tới sự nhấn mạnh tăng
lên đến sự tự-thể hiện, sự an lạc chủ quan, và chất lượng cuộc sống (Inglehart
1977, 1990, 1997). Sự dịch chuyển văn hóa này được tìm thấy khắp xã hội hậu
công nghiệp; nó nổi lên giữa các nhóm sinh mà đã lớn lên dưới các điều kiện trong
đó người ta có thể coi sự sinh tồn là đương nhiên. Các giá trị này liên kết với sự nổi
lên của sự nhấn mạnh gia tăng đến bảo vệ môi trường, phong trào phụ nữ, và
các đòi hỏi tăng lên cho sự tham gia vào việc ra quyết định trong đời sống kinh tế
và chính trị. Trong ba mươi năm qua, các giá trị này đã trở nên ngày càng phổ biến
trong hầu hết các xã hội hậu công nghiệp, như được chứng minh trong Chương
4.
Bảng 2.4 cho thấy dải rộng của các giá trị liên kết với chiều sinh tồn versus tự-
thể hiện. Các xã hội mà nhấn mạnh các giá trị sinh tồn có các mức tương đối thấp
về an lạc chủ quan, báo cáo sức khỏe tồi tương đối, và là thấp về sự tin cậy giữa cá
nhân, sự bất khoan dung tương đối về các nhóm ngoài, và sự ủng hộ thấp cho bình
đẳng giới. Họ nhấn mạnh các giá trị duy vật, có các mức tương đối cao về sự tin
tưởng vào khoa học và công nghệ, và hoạt động bảo vệ môi trường tương đối thấp

52
và tương đối tán thành chính phủ độc đoán. Các xã hội có xếp hạng cao về các giá
trị tự-thể hiện có khuynh hướng có các sở thích ngược lại về tất cả các chủ đề này.
Tổng thể, các giá trị tự-thể hiện phản ánh một đặc tính giải phóng và nhân văn,
nhấn mạnh sự tự trị con người và sự lựa chọn.
BẢNG 2.3. Tương quan của các giá trị truyền thống versus thế tục-duy lý
Tương quan với các giá trị
truyền thống/thế tục-duy lýa
Các giá trị truyền thống nhấn manh (Các giá trị thế tục-duy
lý nhấn mạnh điều ngược lại) sau đây:
Tôn giáo là rất quan trọng trong đời sống của người ta. 0,89
Người trả lời tin vào Thiên đường. 0,88
Một mục tiêu chính trong đời của người trả lời là làm cho 0,81
cha mẹ tự hào.
Người trả lời tin vào Địa ngục 0,76
Người trả lời đi nhà thờ đều đặn 0,75
Người trả lời rất tin vào các giáo hội của đất nước. 0,72
Người trả lời có được sự thoải mái và sức mạnh từ tôn 0,71
giáo.
Người trả lời tự mô tả như “người theo đạo”. 0,66
Cái chết êm ái không bao giờ được biện minh. 0,65
Làm việc là rất quan trọng trong đời của người trả lời. 0,63
Phải có các hạn chế nghiêm hơn về bán hàng nước ngoài 0,61
ở đây
Tự tử không bao giờ được biện minh. 0,60
Nghĩa vụ của cha mẹ là làm hết sức cho các con họ ngay 0,57
cả với cái giá của sự an lạc riêng của họ.
Người trả lời hiếm khi hay chẳng bao giờ thảo luận 0,57
chính trị.
Người trả lời đặt mình ở bên hữu của thang tả-hữu. 0,57
Ly dị không bao giờ được biện minh. 0,56
Có các hướng dẫn rõ tuyệt đối về cái tốt và cái xấu. 0,56
Bày tỏ sở thích của mình rõ ràng là quan trọng hơn việc 0,56
hiểu các sở thích của những người khác.
Các vấn đề môi trường của nước tôi có thể được giải 0,53
quyết mà không có bất kể thỏa thuận quốc tế nào để xử
lý chúng.
Nếu một phụ nữ kiếm được nhiều tiền hơn chồng bà, nó 0,49
hầu như chắc chắn gây ra vấn đề.
Phải luôn luôn yêu và kính trọng cha mẹ mình bất chấp 0,45
hành vi của họ.
Gia đình là rất quan trọng trong đời của người trả lời. 0,43
Người trả lời tương đối ủng hộ quân đội cai trị đất nước. 0,41
Người trả lời thích có tương đối nhiều con. 0,40
a Số cho thấy mỗi biến tương quan mạnh thế nào với index các giá trị truyền thống/thế tục-duy
lý. Các cực ban đầu thay đổi; các tuyên bố cho thấy mỗi khoản liên hệ như thế nào với index các
giá trị truyền thống/thế tục-duy lý. Nguồn: Dữ liệu mức-quốc gia từ 65 xã hội được khảo sát
trong World Value Surveys 1990 và 1996.

Khi sự sinh tồn là không chắc chắn, sự đa dạng văn hóa có vẻ đe dọa. Khi
không có đủ để thỏa mãn đòi hỏi, những người nước ngoài được cảm nhận

53
như những người ngoài nguy hiểm có thể lấy mất sinh kế của mình. Mọi
người bám vào các vai trò giới và các chuẩn mực tình dục truyền thống, nhấn mạnh
các quy tắc tuyệt đối và các chuẩn mực cũ quen thuộc, trong một cố gắng để tối đa
hóa tính có thể tiên đoán được trong một thế giới không chắc chắn. Ngược lại, khi
sự sinh tồn được coi là đương nhiên, tính đa dạng sắc tộc và văn hóa ngày càng trở
nên có thể chấp nhận được – quả thực, vượt quá một điểm nhất định, tính đa dạng
không chỉ được khoan dung mà được đánh giá tích cực bởi vì nó là lý thú và kích
thích. Trong các xã hội hậu công nghiệp, mọi người tìm các quán ăn nước ngoài
để nếm các loại ẩm thực mới; họ trả các khoản tiền lớn và đi các quãng đường dài
để trải nghiệm các nền văn hóa kỳ lạ. Sự thay đổi các vai trò giới và các chuẩn
mực tình dục không còn có vẻ đe dọa nữa.
Các thập niên vừa qua đã chứng kiến một trong những sự thay đổi văn hóa kịch
tính nhất mà đã xảy ra từ bình minh của lịch sử thành văn, sự dịch chuyển tới
bình đẳng giới, cho phép phụ nữ chọn giữa một dải rộng hơn nhiều của các quỹ đạo
sống từ trước đến giờ. Sự phân cực về các vai trò giới mới là một thành phần chính
của chiều sinh tồn versus tự-thể hiện: một trong những vấn đề có hệ số tải cao nhất
dính líu đến liệu đàn ông là các lãnh đạo chính trị tốt hơn phụ nữ. Trong thế giới
như một toàn thể, một đa số vẫn chấp nhận ý tưởng rằng đàn ông là các lãnh đạo
chính trị tốt hơn phụ nữ; tuy vậy, quan điểm này bị bác bỏ bởi các đa số tăng lên
trong các xã hội hậu công nghiệp và bị bác bỏ áp đảo bởi thế hệ trẻ hơn bên
trong các xã hội này. Các quyền ngang nhau cho phụ nữ, những người đồng giới,
những người nước ngoài, và các nhóm ngoài (outgroup) khác có khuynh hướng
bị bác bỏ trong các xã hội nơi sự sinh tồn có vẻ không chắc chắn nhưng ngày
càng được chấp nhận trong các xã hội nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện.
Như thế, mỗi trong hai pha chính của hiện đại hóa – công nghiệp hóa và sự
nổi lên của xã hội hậu công nghiệp – gây ra một chiều chính của sự biến thiên
ngang-văn hóa.
Sự biến thiên ngang-văn hóa hết sức bị ràng buộc. Như các hệ số tải của
chiều thứ nhất cho thấy (xem các Bảng 2.1 và 2.2), nếu người dân của một xã hội
cho trước đặt nhiều sự nhấn mạnh lên tôn giáo, người ta có thể tiên đoán rằng vị trí
tương đối của xã hội đó trên nhiều biến khác, từ các thái độ với sự phá thai, cảm
giác tự hào dân tộc, và sự đáng mong muốn của sự tôn trọng uy quyền hơn đến
thái độ với sự nuôi dạy con cái. Chiều thứ hai phản ánh một cụm trải rộng nhưng
tương quan mạnh khác của các biến liên quan đến các giá trị duy vật (như duy trì
trật tự và chống lạm phát) versus các giá trị hậu duy vật (như quyền tự do và sự
tự-thể hiện), an lạc chủ quan, sự tin cậy giữa cá nhân, hoạt động chính trị, và sự
khoan dung các nhóm ngoài (được đo bởi sự chấp nhận hay bác bỏ đồng tính dục,
một chỉ báo nhạy của sự khoan dung với các nhóm ngoài nói chung).
Các giá trị tự-thể hiện nhấn mạnh sự khoan dung tính đa dạng và các đòi hỏi tăng
lên cho sự tham gia vào việc ra quyết định trong đời sống kinh tế và chính trị. Sự
dịch chuyển từ các giá trị sinh tồn sang các giá trị tự-thể hiện liên kết với một cảm
giác tăng lên về an toàn sinh tồn và sự tự trị con người, mà tạo ra văn hóa nhân
văn của sự khoan dung và sự tin cậy, nơi mọi người đặt một giá trị cao lên
quyền tự do cá nhân và sự tự-thể hiện và có các định hướng chính trị nhà hoạt
động.

54
BẢNG 2.4. Tương quan của các Giá trị Sinh tồn versus tự-thể hiện
Tương quan với
các giá trị sinh tồn/tự
thể hiệna

Các giá trị sinh tồn nhấn mạnh (Các giá trị tự-thể hiện nhấn mạnh
điều ngược lại) sau đây:
Đàn ông làm lãnh đạo chính trị tốt hơn phụ nữ. 0,86
Người trả lời bất mãn với tình hình tài chính của hộ gia đình mình. 0,83
Một phụ nữ phải có con nhằm để được mãn nguyện. 0,83
Người trả lời từ chối những người nước ngoài, những người đồng 0,81
tính, và những người với HIV như các hàng xóm
Người trả lời thích sự nhấn mạnh hơn đến phát triển công nghệ 0,78
Người trả lời đã không tái chế các thứ để bảo vệ môi trường. 0,78
Người trả lời đã không dự họp hay ký kiến nghị để bảo vệ môi 0,75
trường.
Khi tìm việc làm, việc làm có thu nhập tốt và an toàn là quan trọng 0,74
hơn một cảm giác về thành tựu và làm việc với những người bạn
thích.
Người trả lời tương đối ủng hộ sở hữu nhà nước của doanh nghiệp 0,74
và ngành.
Một đứa trẻ cần một nhà với cả hai bố mẹ để lớn lên hạnh phúc. 0,73
Người trả lời không mô tả sức khỏe riêng như rất tốt 0,73
Phải luôn yêu và kính trọng cha mẹ mình bất chấp hành vi của họ. 0,71
Khi việc làm là hiếm, đàn ông có quyền đến việc làm hơn đàn bà. 0,69
Mãi dâm không bao giờ được biện minh. 0,69
Chính phủ phải có trách nhiệm hơn để bảo đảm rằng mọi người 0,68
được cung cấp.
Người trả lời không có nhiều lựa chọn tự do hay sự kiểm soát đối 0,67
với cuộc sống của mình.
Giáo dục đại học là quan trọng cho con trai hơn con gái. 0,67
Người trả lời không ủng hộ sự nhấn mạnh ít hơn đến tiền và của 0,66
cải vật chất.
Người trả lời từ chối người với hồ sơ tội phạm như hàng xóm. 0,66
Người trả lời từ chối những người nghiện rượu như các hàng xóm. 0,65
Làm việc siêng năng là một trong các thứ quan trọng nhất để dạy 0,64
một đứa trẻ.

55
BẢNG 2.4. (Tiếp tục)
Tương quan với
các giá trị sinh tồn/tự thể
hiệna
Sự tưởng tượng không phải là một trong các thứ quan trọng nhất để 0,62
dạy một đứa trẻ.
Sự khoan dung và sự tôn trọng những người khác không phải là các 0,62
thứ quan trọng nhất để dạy một đứa trẻ.
Các phát minh khoa học sẽ giúp, hơn là làm hại, loài người. 0,60
Giải trí là không rất quan trọng trong đời sống 0,60
Các bạn là không rất quan trọng trong đời sống. 0,58
Có một lãnh đạo mạnh người không phải khó chịu với quốc hội và 0,56
các cuộc bầu cử sẽ là hình thức tốt của chính phủ.
Người trả lời đã không và sẽ không tham gia vào một cuộc tẩy chay. 0,56
Sở hữu chính phủ của doanh nghiệp và nghành công nghiệp phải 0,55
tăng lên.
Dân chủ không nhất thiết là hình thức chính phủ tốt nhất. 0,45
Người trả lời phản đối gửi viện trợ kinh tế cho các nước nghèo. 0,42

a Số cho thấy mỗi biến tương quan mạnh thế nào với index các giá trị sinh tồn/tự-thể hiện. Các
cực ban đầu thay đổi; các tuyên bố cho thấy mỗi khoản liên hệ như thế nào với index các giá trị
sinh tồn/tự-thể hiện.
Nguồn: Dữ liệu mức-quốc gia từ 65 xã hội được khảo sát trong World Value Surveys 1990 và 1996.

Sự Phát triển Kinh tế xã hội và sự Thay đổi Văn hóa

Chúng ta đã nhận diện hai chiều chính của sự biến thiên ngang-văn hóa. Chúng
có liên kết với sự phát triển kinh tế xã hội, như chúng tôi giả thuyết? Hình 2.1
cho thấy một bản đồ văn hóa toàn cầu dựa vào hai chiều được tạo ra bởi phân
tích nhân tố vừa được thảo luận. Trục dọc phản ánh sự phân cực giữa các giá trị
truyền thống và các giá trị thế tục-duy lý: các xã hội nhấn mạnh các giá trị truyền
thống rơi vào gần đáy của bản đồ, trong khi các xã hội với các giá trị thế tục-duy
lý rơi gần trên đỉnh. Trục ngang phản ánh sự phân cực giữa các giá trị sinh tồn và
các giá trị tự-thể hiện: các xã hội nhấn mạnh các giá trị sinh tồn rơi gần nửa bên trái
của bản đồ, trong khi các xã hội với các giá trị tự-thể hiện rơi gần bên phải. Như
bản đồ này chứng tỏ, sự phát triển kinh tế xã hội liên kết mạnh với các giá trị văn
hóa cơ bản của một xã hội. Các hệ thống giá trị của các nước giàu có khác đầy kịch
tính và có tính hệ thống với các hệ thống giá trị của các nước nghèo. Tất cả các xã
hội “thu nhập cao” (như được World Bank xác định) xếp hạng tương đối cao
trên cả hai chiều, rơi vào một vùng hướng tới góc bên phải trên cùng. Ngược lại,
tất cả các xã hội “thu nhập thấp” rơi vào một vùng bên trái thấp của Hình 2.1.
Các xã hội thu nhập trung bình rơi vào một vùng văn hóa-kinh tế trung gian. Người
ta hiếm khi tìm thấy một hình mẫu nhất quán như vậy trong dữ liệu khoa học xã
hội: Không có ngoại lệ nào đối với hình mẫu này trong số tám mươi xã hội mà
chúng ta có dữ liệu. Sự phát triển kinh tế xã hội có khuynh hướng đẩy các xã hội

56
theo một hướng chung, bất chấp di sản văn hóa của chúng.

Các giá trị truyền thống -------------------- Các giá trị thế tục-duy lý

Các giá trị sinh tồn ----------------------------------------- Các giá trị tự-thể hiện

HÌNH 2.1. Các mức phát triển kinh tế và vị trí của 80 xã hội trên bản đồ văn hóa. Các vị trí văn
hóa phản ánh số điểm nhân tố của mỗi xã hội trên hai chiều chính của sự biến thiên ngang-văn
hóa. Các vùng kinh tế là từ World Bank, World Development Indicators, 2002.

GDP trên đầu người chỉ là một chỉ báo về mức phát triển kinh tế xã hội của
một xã hội. Như Marx lý lẽ, sự lên của giai cấp lao động công nghiệp đã là một sự
kiện then chốt trong lịch sử hiện đại. Hơn nữa, bản chất thay đổi của lực lượng lao
động xác định ba giai đoạn phân biệt của sự phát triển kinh tế xã hội: xã hội nông
nghiệp, xã hội công nghiệp, và xã hội hậu công nghiệp (Bell 1973, 1976). Như
thế, ta có thể vẽ thêm một bộ khác của các đường ranh giới quanh các xã hội trong
Hình 2.1: các xã hội với một tỷ lệ phần trăm cao của lực lượng lao động trong
nông nghiệp được định vị ở gần đáy của bản đồ, các xã hội với một tỷ lệ phần trăm
cao của các công nhân công nghiệp gần đỉnh, và các xã hội với một tỷ lệ phần
trăm cao trong khu vực dịch vụ gần phía phải của bản đồ.
Chiều truyền thống versus thế tục-duy lý kết hợp với sự quá độ từ xã hội
nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, cho thấy một tương quan dương với tỷ lệ
phần trăm của lực lượng lao động trong khu vực công nghiệp (r = 0,61) và một
tương quan âm với phần trăm trong khu vực nông nghiệp ( r = − 0,49); nó chỉ liên
kết yếu với tỷ lệ phần trăm trong khu vực dịch vụ (r = 0,19). Sự dịch chuyển từ một
phương thức sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp được liên kết với một sự dịch
chuyển từ các giá trị truyền thống tới sự duy lý hóa và sự thế tục hóa tăng lên.
Chiều sinh tồn versus tự-thể hiện liên kết với sự lên của một nền kinh tế dịch vụ.

57
Nó cho thấy một tương quan r = 0,73 với độ lớn của lực lượng lao động trong khu
vực dịch vụ (và một tương quan −0,46 với khu vực nông nghiệp), nhưng chỉ
liên hệ yếu (và âm) với độ lớn của khu vực công nghiệp (r = −0,21). Chiều các giá
trị truyền thống versus các giá trị thế tục-duy lý và chiều các giá trị sinh tồn
versus các giá trị tự-thể hiện phản ánh công nghiệp hóa và sự lên của xã hội
hậu công nghiệp, một cách tương ứng. Điều này phản ánh một quá trình hai-giai
đoạn của hiện đại hóa văn hóa. Trong giai đoạn hiện đại hóa thứ nhất, khu vực
công nghiệp phát triển với cái giá của khu vực nông nghiệp. Quá trình này có
thể được đo bằng việc trừ tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động trong nông nghiệp
khỏi tỷ lệ phần trăm trong công nghiệp. Quá trình công nghiệp hóa này liên kết với
sự duy lý hóa của quyền uy, được phản ánh trong các giá trị thế tục-duy lý
tăng lên. Trong pha hiện đại hóa thứ hai, khu vực dịch vụ phát triển với cái giá
của khu vực công nghiệp. Quá trình này có thể được đo bằng việc trừ tỷ lệ phần
trăm của lực lượng lao động trong công nghiệp khỏi tỷ lệ phần trăm trong các dịch
vụ. Sự biến đổi kinh tế hậu công nghiệp này liên kết với một thay đổi khác của
các định hướng quyền uy, sự giải phóng khỏi quyền uy, được phản ánh trong
các giá trị tự-thể hiện tăng lên.
(Các giá trị quần chúng 1995-2001) Thế tục-duy lý
Truyền thống

Pha Công nghiệp của Hiện đại hóa 1990


Nông nghiệp
(% lao động công nghiệp trừ % lao động nông nghiệp) Công nghiệp

HÌNH 2.2a. Tác động của công nghiệp hóa lên các giá trị truyền thống/thế tục-duy lý.

Các Hình 2.2 và 2.3 chứng minh các điểm này. Hình 2.2a cho thấy rằng, khi
tỷ lệ lực lượng lao động trong khu vực công nghiệp vượt tỷ lệ lực lượng lao động
trong nông nghiệp, hệ thống niềm tin của một xã hội có khuynh hướng dịch
chuyển từ các giá trị truyền thống sang các giá trị thế tục-duy lý. Biến thiên
ngang-quốc gia trong sự quá độ từ một xã hội nông nghiệp sang một xã hội
công nghiệp giải thích 32 phần trăm của biến thiên trong sự thế tục hóa. Nhưng
quá trình này có tác động không đáng kể lên chiều các giá trị sinh tồn versus các

58
giá trị tự-thể hiện: công nghiệp hóa không thúc đẩy sự lên của các giá trị tự-thể
hiện, như Hình 2.2b minh họa. Đấy là một lý do vì sao công nghiệp hóa đem lại
quyền bỏ phiếu phổ quát nhưng không nhất thiết đem lại dân chủ. Quyền bỏ
phiếu phổ quát có thể, và thường được các nhà nước độc đoán, như Trung Quốc
hay Liên Xô cộng sản thường xuyên tạo ra các tỷ lệ cử tri đi bàu cao hơn các nền
dân chủ tự do từng đạt rất nhiều, chấp nhận. Các giá trị quần chúng (mass
values) nhấn mạnh sự tự trị cá nhân và sự giải phóng vẫn chưa phổ biến trong hầu
hết các xã hội công nghiệp ban đầu, mà về mặt lịch sử đã hầu như chắc có khả
năng chấp nhận các hệ thống phát xít hay cộng sản như chúng chấp nhận các
định chế dân chủ. Các hệ thống giá trị của các xã hội công nghiệp nhấn mạnh sự
duy lý hóa quyền uy, hơn là sự giải phóng khỏi quyền uy. Sự thực rằng công
nghiệp hóa không ủng hộ một đặc tính giải phóng giải thích vì sao không có
liên kết cụ thể mạnh giữa công nghiệp hóa và dân chủ. Tất cả các xã hội công
nghiệp tạo ra các công chúng được huy động, đưa vào quyền bỏ phiếu phổ quát
và các hình thức tham gia do elite-chỉ huy khác nhau. Nhưng công nghiệp hóa đã
có khả năng tạo ra các hình thức độc đoán của sự tham gia quần chúng như
các hình thức dân chủ.4
Tự-thể hiện
Các giá trị số đông 1995-2001
Sinh tồn

Pha Công nghiệp của Hiện đại hóa 1990


Nông nghiệp Công nghiệp
(% lao động công nghiệp trừ % lao động nông nghiệp)

HÌNH 2.2b. Tác động của công nghiệp hóa lên các giá trị sinh tồn/tự-thể hiện.

4
Như Moore (1966) chỉ rõ, công nghiệp hóa dẫn đến dân chủ chỉ trong các xã hội mà đã đặt rồi các giới hạn lên quyền lực
nhà nước trong thời tiền-công nghiệp. Như Tilly (1997) chỉ rõ, việc này có khả năng nhất để xảy ra trong các xã hội mà
thiếu các chế độ áp bức lao động (như các chế độ áp bức ở Đông Âu và các đế chế phương Đông) và đã theo một “phương
thức thâm dụng vốn” của sự tích hợp quốc gia. Mức độ của sự tự trị sinh tồn mà người dân trải nghiệm trong các nền
kinh tế chủ thái ấp tiền-công nghiệp trong phần lớn Tây Âu và các thuộc địa định cư Anh đã thiết lập đặc tính giải
phóng đủ mạnh để áp đặt lên quyền lực chính trị vô hạn.

59
Hình 2.3a chứng minh rằng, khi tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động trong
khu vực dịch vụ lớn lên và độ lớn của khu vực công nghiệp co lại, hệ thống niềm
tin của một xã hội có khuynh hướng dịch chuyển từ các giá trị sinh tồn sang các giá
trị tự-thể hiện: quá trình này giải thích 67 phần trăm của biến thiên trong các giá trị
tự-thể hiện. Nhưng sự lên của xã hội hậu công nghiệp không có tác động nào
lên chiều các giá trị truyền thống versus các giá trị thế tục-duy lý, như Hình 2.3b
chứng minh. Hậu công nghiệp hóa mang lại sự giải phóng từ cả quyền uy
truyền thống và quyền uy thế tục, gây ra một đặc tính giải phóng. Đấy là vì sao
dân chủ tự do trở thành hệ thống chính trị thịnh hành trong các xã hội hậu công
nghiệp, như chúng ta sẽ thấy.5
Tự-thể hiện
Các giá trị quần chúng 1995-2001
Sinh tồn

Pha Hậu Công nghiệp của Hiện đại hóa 1990


Công nghiệp Dịch vụ
(% lực lượng lao động trong dịch vụ trừ % trong công nghiệp)

HÌNH 2.3a. Tác động của xã hội hậu công nghiệp lên các giá trị sinh tồn/tự-thể hiện.

Sự liên kết giữa sự lên của khu vực dịch vụ và cường độ của các giá trị tự-thể
hiện được lặp lại ở mức cá nhân. Bên trong bất kể xã hội cho trước nào, những
người với thu nhập cao hơn, giáo dục cao hơn, và việc làm trong khu vực
dịch vụ có khuynh hướng nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện mạnh hơn phần còn lại
của đồng bào của họ, rơi cao hơn và vào bên phải trên bản đồ này. Như thế, như

5
Trong các xã hội như Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, và Hà Lan, mà đã có một nền kinh tế thương mại chủ trang trại trong thời tiền-
công nghiệp, sự lên của xã hội hậu công nghiệp đã củng cố đặc tính giải phóng truyền thống của chúng. Đối với các xã
hội có các chế độ áp bức-lao động trong thời tiền-công nghiệp, sự lên của xã hội hậu công nghiệp đánh dấu sự đến của một
đặc tính giải phóng.

60
phiên bản lý thuyết hiện đại hóa được xét lại của chúng tôi ngụ ý, sự phát triển kinh
tế xã hội liên kết với các giá trị đang thay đổi ở cả mức quốc gia và mức cá nhân.
Thế tục-duy lý
Các giá trị quần chúng 1995-2001
Truyền thống

Pha Hậu Công nghiệp của Hiện đại hóa 1990


Công nghiệp
(% lực lượng lao động trong dịch vụ trừ % trong công nghiệp Dịch vụ

HÌNH 2.3b. Tác động của xã hội hậu công nghiệp lên các giá trị truyền thống/thế tục-duy lý.

Bản đồ Văn hóa Toàn cầu

Hình 2.4 cho thấy vị trí của tám mươi xã hội được khảo sát trên hai chiều chính của
sự biến thiên ngang-văn hóa của chúng ta. Trục dọc trên bản đồ văn hóa toàn
cầu phản ánh sự phân cực giữa quyền uy truyền thống và quyền uy thế tục-duy lý
liên kết với quá trình công nghiệp hóa. Trục ngang phản ánh sự phân cực giữa
các giá trị sinh tồn và các giá trị tự-thể hiện liên kết với sự lên của xã hội hậu
công nghiệp. Các ranh giới quanh các nhóm nước trong hình này được vẽ sử dụng
các vùng văn hóa của Huntington (1996) như một chỉ dẫn6 (chúng tôi kiểm định
sức mạnh giải thích của sự phân loại này muộn hơn). Bản đồ văn hóa này giống
một bản đồ sớm hơn của Inglehart (1997: 334–37) dựa vào các Khảo sát Giá trị
1989–91. Mặc dù Hình 2.4 dựa vào một phân tích nhân tố mà sử dụng ít hơn nửa
số các biến như đã được Inglehart (1997) sử dụng – và dựa vào hầu như hai lần
nhiều nước hơn – các vị trí của các xã hội tương ứng trên bản đồ này là nổi bật
tương tự với các vị trí trên các bản đồ văn hóa được tạo ra sớm hơn. Sự giống nhau
giữa bản đồ này và các bản đồ sớm hơn phản ánh sự thực rằng hai chiều then chốt

6
Một chiến lược thay thế nhưng không có cơ sở lý thuyết là sử dụng một trong nhiều kỹ thuật tạo cụm (clustering) sẵn có để
nhận diện các nhóm quốc gia và vẽ các đường ranh giới. Chúng tôi thích sử dụng các sự phân loại lý thuyết do
Huntington đề xuất hơn và sau đó để kiểm định (test) sức mạnh giải thích của chúng. Tuy nhiên, các kỹ thuật tạo cụm
tạo ra các kết quả đại thể giống các kết quả cho thấy ở đây.

61
này của sự biến thiên ngang-văn hóa là rất vững chãi. Sử dụng các phân tích
nhân tố dựa vào một tập nhỏ hơn nhiều của các khoản, cùng các vùng văn hóa rộng
xuất hiện, về cơ bản trong cùng các vị trí, ngay cả khi chúng tôi thêm hàng chục xã
hội mà đã không được bao gồm trước đó.
Vẽ bản đồ vị trí của sáu mươi sáu xã hội được khảo sát trong đợt 1995–97 của
các Khảo sát Giá trị tạo ra một bức tranh rất giống với bản đồ dựa vào các khảo sát
1989–91 (xem Inglehart and Baker, 2000, để xem xét bản đồ này). Các khảo sát
1995–97 gồm một số nước thêm mà đã không được khảo sát trong 1989–91, thêm
sáu nước Mỹ Latin và thêm hai nước nói tiếng Anh, tất cả số đó rơi vào các
vùng văn hóa tương ứng mà đã xuất hiện trên bản đồ 1990.
Các giá trị truyền thống ---------------- Các giá trị thế tục-duy lý

HÌNH 2.4. Bản đồ văn hóa của thế giới vào khoảng 2000.

Đợt bốn của các Khảo sát Giá trị trao ưu tiên cao cho việc phủ tốt hơn các vùng
văn hóa Islamic và Phi châu, mà trước đó phần lớn đã bị bỏ qua bởi vì các khó khăn
về tài trợ, hạ tầng cơ sở, và sự tiếp cận. Như thế, đợt 1999–2001 đã thêm Algeria,
Morocco, Ai Cập, Jordan, Iran, Indonesia, Tanzania, Uganda, và Zimbabwe
cũng như Việt Nam, Hy Lạp, và Luxembourg vào nhóm các xã hội được khảo
sát. Tuy nhiên, hình mẫu tổng thể được thấy trong Hình 2.4 là giống một cách đáng
chú ý với hình mẫu nhận được trong các khảo sát trước, mặc dù chúng tôi đã thêm

62
một số xã hội có các đặc trưng kinh tế xã hội và văn hóa rất khác với các xã hội
được khảo sát trong các đợt Khảo sát Giá trị sớm hơn.
Các phiên bản trước của bản đồ văn hóa và phiên bản hiện thời đầy đủ hơn tất cả
đều cho thấy các cụm văn hóa nhất quán. Mặc dù các cụm này đại diện toàn bộ di
sản lịch sử của một xã hội, kể cả các nhân tố mà là độc nhất của một nước cho
trước, các cụm là hết sức cố kết. Chúng cho thấy một hình mẫu có tính hệ thống tồn
tại bất chấp các sự kỳ dị của mỗi xã hội. Hai nhân tố lịch sử có tính hệ thống là đặc
biệt quan trọng trong việc nhóm các xã hội vào các cụm cố kết: truyền thống tôn
giáo của các các xã hội và lịch sử thuộc địa của họ. Như thế, các xã hội Tin lành
về mặt lịch sử có khuynh hướng xếp hạng cao trên chiều sinh tồn/tự-thể hiện
hơn các xã hội Công giáo La Mã về mặt lịch sử. Ngược lại, tất cả các xã hội
nguyên-cộng sản xếp hạng tương đối thấp trên chiều sinh tồn/tự-thể hiện. Các xã
hội Chính thống giáo về mặt lịch sử tạo thành một cụm cố kết bên trong vùng
nguyên-cộng sản rộng hơn – trừ Hy Lạp, một xã hội Chính thống giáo mà đã
không trải qua sự cai trị cộng sản và xếp hạng cao hơn nhiều trên các giá trị tự-
thể hiện so với các xã hội Chính thống giáo khác. Các xã hội Islamic rơi vào hai
cụm: một nhóm lớn hơn chứa các xã hội Islamic dòng chính (Indonesia, Iran,
Bangladesh, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Morocco, Algeria, Jordan, và Ai Cập) tạo
thành một nhóm tương đối chặt trong phần tư tây nam của bản đồ, trong khi các xã
hội Islamic mà đã trải nghiệm sự cai trị cộng sản (Azerbaijan và Albania) là thế
tục hơn các xã hội Islamic khác rất nhiều. Các sự khác biệt về GDP trên đầu người
và cấu trúc nghề nghiệp có các ảnh hưởng quan trọng lên các thế giới quan thịnh
hành, nhưng các ảnh hưởng văn hóa là bền bỉ.
Các truyền thống tôn giáo có một tác động lâu bền lên các hệ thống giá trị
đương thời của các xã hội này, như Weber, Huntington, và những người khác đã
chỉ rõ. Nhưng văn hóa của một xã hội phản ánh toàn bộ di sản lịch sử của nó. Một
sự kiện lịch sử trung tâm của thế kỷ thứ hai mươi là sự lên và sự sụp đổ của một đế
chế cộng sản mà một thời đã cai trị một phần ba dân số thế giới. Chủ nghĩa
cộng sản đã để lại một dấu ấn rõ trên các hệ thống giá trị của những người đã
sống dưới nó. Tất cả các xã hội đã trải qua sự cai trị cộng sản rơi vào một cụm
lớn trong phần tư trên bên trái của bản đồ. Đông Đức vẫn gần về văn hóa với
Tây Đức bất chấp bốn thập niên của sự cai trị cộng sản, nhưng hệ thống giá trị của
nó đã bị kéo tới vùng cộng sản. Và mặc dù Trung Quốc là một thành viên của
vùng Khổng giáo, nó cũng rơi vào bên trong vùng bị ảnh hưởng cộng sản rộng
hơn.
Ảnh hưởng của các quan hệ thuộc địa là rõ ràng trong sự tồn tại của một vùng
văn hóa Mỹ Latin. Philippines cũng có thể được đặt vào vùng này, phản ánh sự thực
rằng bất chấp sự xa cách địa lý của chúng, Philippines và Mỹ Latin chia sẻ dấu ấn
của sự cai trị thuộc địa Hispanic và Giáo hội Công giáo Roma. Các quan hệ cựu
thuộc địa cũng giúp giải thích sự tồn tại của một vùng nói tiếng Anh chứa nước Anh
và các xã hội nói tiếng Anh khác. Tất cả bảy xã hội nói tiếng Anh được bao gồm
trong nghiên cứu này cho thấy các đặc trưng văn hóa tương đối giống nhau. Tác
động của thuộc địa hóa có vẻ đặc biệt mạnh khi được tăng cường bởi sự di cư ồ ạt
từ xã hội thuộc địa. Như thế, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italy, Uruguay, Chile, và
Argentina tất cả đều tương đối gần nhau trên ranh giới giữa châu Âu Công giáo và
Mỹ Latin: dân cư của Uruguay, Chile, và Argentina phần lớn có nguồn gốc từ
những người nhập cư từ Tây Ban Nha và Italy. Củng cố các phát hiện này, Rice

63
and Feldman (1997) tìm thấy các tương quan mạnh giữa các giá trị của các nhóm
sắc tộc khác nhau ở Hoa Kỳ và các giá trị thịnh hành trong các nước nguồn gốc của
họ – hai hoặc ba thế hệ sau khi gia đình họ di cư sang Hoa Kỳ.
Các bản đồ này cho biết rằng Hoa Kỳ không phải là một nguyên mẫu của hiện
đại hóa văn hóa cho các xã hội khác noi theo, như một số tác giả hiện đại hóa sau
chiến tranh cho là thế. Thực ra, Hoa Kỳ là một trường hợp lệch lạc, có một hệ
thống giá trị truyền thống hơn rất nhiều so với bất kể xã hội hậu công nghiệp
khác nào trừ Ireland. Trên chiều truyền thống/thế tục, Hoa Kỳ xếp hạng dưới
các xã hội giàu có khác, với các mức về tín ngưỡng và sự tự hào dân tộc so sánh
được với các mức được thấy ở một số xã hội đang phát triển. Hiện tượng chủ nghĩa
ngoại lệ Mỹ đã được Lipset (1990, 1996), W. Baker (2005), và những người khác
thảo luận; các kết quả của chúng tôi ủng hộ lý lẽ của họ. Hoa Kỳ có xếp hạng giữa
các xã hội tiên tiến nhất trên chiều sinh tồn/tự-thể hiện, nhưng ngay cả ở đây, nó
không dẫn đầu thế giới. Những người Thụy Điển, những người Hà Lan, và những
người Australia là gần đỉnh cao của sự thay đổi văn hóa hơn những người Mỹ. Rõ
ràng, hiện đại hóa không phải là Mỹ hóa.

Các Vùng Văn hóa Thực tế Đến đâu?

Vị trí của mỗi xã hội trên bản đồ văn hóa toàn cầu là khách quan, được xác định bởi
một phân tích nhân tố của dữ liệu khảo sát từ mỗi nước. Các ranh giới được vẽ
quanh các xã hội này là chủ quan, sử dụng sự phân chia thế giới của Huntington
(1996) thành vài vùng văn hóa. Các vùng này là “thực tế” như thế nào? Các ranh
giới này đã có thể được vẽ theo một số cách khác nhau, bởi vì các xã hội này đã bị
ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố. Như thế, một số ranh giới chồng gối lên nhau – thí
dụ, vùng nguyên-cộng sản chồng gối các vùng văn hóa Tin lành, Công giáo,
Khổng giáo, Chính thống giáo, và Islamic. Tương tự, nước Anh được định vị
tại chỗ giao nhau của vùng nói tiếng Anh và châu Âu Tin lành; về mặt kinh
nghiệm, nó gần với tất cả sáu xã hội nói tiếng Anh khác, và bản đồ của chúng tôi
tính đến nước Anh trong vùng đó. Nhưng với chỉ sự sửa đổi nhẹ, chúng tôi đã có
thể vẽ các ranh giới này để đặt nước Anh trong châu Âu Tin lành, vì nó cũng gần
về văn hóa với các xã hội đó. Thực tế là phức tạp. Nước Anh cả là một nước Âu
châu Tin lành về mặt lịch sử và một nước nói tiếng Anh, và vị trí theo kinh
nghiệm của nó phản ánh cả hai khía cạnh của thực tế đó. Tương tự, chúng tôi đã vẽ
một ranh giới quanh các xã hội Mỹ Latin mà Huntington coi là một vùng văn hóa
phân biệt: tất cả mười xã hội đó quả thực cho thấy các giá trị tương đối giống nhau
trong phối cảnh toàn cầu. Nhưng chỉ với những sự thay đổi nhỏ, chúng tôi đã có thể
vẽ ranh giới này để xác định một vùng văn hóa Hispanic mà gồm cả Tây Ban Nha
và Bồ Đào Nha, mà theo kinh nghiệm cũng tương đối gần với các xã hội Mỹ
Latin. Chúng ta cũng có thể vẽ một đường ranh giới còn rộng hơn mà gồm cả Mỹ
Latin, châu Âu Công giáo, và Philippines và Ireland trong một vùng văn hóa
Công giáo Roma rộng hơn. Tất cả các vùng này có thể được biện minh cả về mặt
khái niệm và kinh nghiệm.
Các bản đồ văn hóa hai-chiều dựa vào sự giống nhau của các giá trị cơ bản,
nhưng chúng cũng phản ánh khoảng cách tương đối giữa các xã hội này trên

64
nhiều chiều khác, như tôn giáo, các ảnh hưởng thuộc địa, tác động của sự cai trị
cộng sản, cơ cấu của lực lượng lao động, và mức phát triển kinh tế. Đáng chú ý
rằng ảnh hưởng của nhiều nhân tố lịch sử khác nhau đến vậy có thể được tóm tắt
bởi một bản đồ hai-chiều tằn tiện (parsimonious). Nhưng bởi vì các nhân tố khác
nhau này không luôn luôn trùng khớp nhau ngăn nắp, có một số sự dị thường. Thí
dụ, Đông Đức và Nhật Bản rơi khá gần nhau. Điều này là thích đáng theo nghĩa cả
hai xã hội là hết sức thế tục, tương đối giàu, và có các tỷ lệ công nhân công
nghiệp cao; nhưng nó cũng có vẻ gây ngạc nhiên bởi vì Nhật Bản được định hình
bởi một di sản Khổng giáo, trong khi đó Đông Đức được định hình bởi Đạo Tin
lành (mặc dù, thật lý thú, khi những người Nhật soạn một hiến pháp kiểu Tây
phương, họ đã chọn hiến pháp Phổ như tấm gương của họ). Bất chấp các sự dị
thường như vậy, các xã hội với một di sản văn hóa chung có rơi vào các cụm
chung. Nhưng vị trí của chúng đồng thời phản ánh mức phát triển kinh tế xã hội, kết
cấu nghề nghiệp, di sản tôn giáo, và các mối quan hệ đế quốc quá khứ, như di sản
thuộc địa Hispanic hay Anh hay dấu ấn của đế chế Soviet. Không gian hai-chiều
này phản ánh một thực tế đa chiều, và mức đáng chú ý của sự cố kết kinh tế
xã hội và văn hóa mà chúng ta tìm thấy phản ánh sự thực rằng văn hóa của
một xã hội được định hình bởi toàn bộ di sản lịch sử của nó.
Lý thuyết hiện đại hóa ngụ ý rằng khi các xã hội phát triển về mặt kinh tế, các
nền văn hóa của chúng sẽ có khuynh hướng dịch chuyển theo một hướng có thể
tiên đoán được, và các phát hiện của chúng tôi hợp với tiên đoán này. Các sự
khác biệt kinh tế xã hội được liên kết với các sự khác biệt văn hóa lớn và tỏa khắp,
như chúng ta đã thấy trong Hình 2.1. Tuy nhiên, chúng tôi tìm thấy bằng chứng rõ
ràng về ảnh hưởng của các vùng văn hóa lâu đời. Sử dụng dữ liệu từ các khảo sát
1995–97 cho mỗi xã hội, chúng tôi đã tạo ra các biến giả (dummy) để phản ánh liệu
một xã hội cho trước có chủ yếu nói tiếng Anh hay không, hay có nguyên-cộng sản
hay không, và vân vân, cho mỗi trong các cụm được phác họa trên các bản đồ văn
hóa. Phân tích theo lối kinh nghiệm của các biến này cho thấy rằng vị trí văn hóa
của các xã hội cho trước còn xa mới ngẫu nhiên. Tám trong chín vùng được
phác họa trên các bản đồ văn hóa cho thấy các mối quan hệ có ý nghĩa thống kê
với ít nhất một trong hai chiều chính của sự biến thiên ngang-văn hóa (ngoại lệ
duy nhất là cụm châu Âu Công giáo: nó là khá cố kết nhưng có một vị trí trung lập
trên cả hai chiều). Thí dụ, biến giả cho châu Âu Tin Lành cho thấy một tương quan
0,46 với chiều truyền thống/thế tục-duy lý và một tương quan 0,41 với chiều sinh
tồn/tự-thể hiện (cả hai tương quan là có ý nghĩa tại mức 0,0001). Tương tự, biến
giả nguyên-cộng sản tương quan tại 0,43 với chiều truyền thống/thế tục-duy lý và
tại −0,74 với chiều sinh tồn/tự-thể hiện.
Các cụm văn hóa này có đơn giản phản ánh các sự khác biệt kinh tế xã hội? Thí
dụ, có phải các xã hội Âu châu Tin Lành có các giá trị giống nhau đơn giản chỉ bởi
vì chúng là giàu? Câu trả lời là không. Như các phân tích của chúng tôi cho thấy, dù
một xã hội có một di sản Công giáo hay Tin lành hay Khổng giáo hay Chính
thống giáo hay cộng sản có một sự đóng góp độc lập cho vị trí của nó trên
bản đồ văn hóa toàn cầu. Tuy nhiên, ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế xã hội là
rộng khắp. GDP trên đầu người cho thấy một tác động quan trọng lên các giá trị
truyền thống/thế tục-duy lý, cho năm trong tám vùng văn hóa (dùng một biến giả

65
cho mỗi vùng văn hóa trong một hồi quy riêng rẽ).7 Hơn nữa, GDP trên đầu
người cho thấy một tác động đáng kể lên các giá trị sinh tồn/tự-thể hiện đối lại sự
kiểm soát cho mỗi trong tám vùng văn hóa. Tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao
động trong khu vực công nghiệp ảnh hưởng đến các giá trị truyền thống/thế tục-duy
lý còn nhất quán hơn GDP trên đầu người, cho thấy một tác động đáng kể tại bảy
trong tám phân tích hồi quy. Tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động trong khu vực
dịch vụ có một tác động đáng kể tại sáu trong tám hồi quy về các giá trị sinh tồn/tự-
thể hiện (Inglehart and Baker, 2000).
Tuy nhiên, tác động của di sản văn hóa lịch sử của một xã hội bền bỉ khi
chúng ta kiểm soát cho GDP trên đầu người và cơ cấu lực lượng lao động trong các
phân tích hồi quy đa biến (multiple regression). Như thế, biến giả nguyên-cộng
sản cho thấy một tác động mạnh và có ý nghĩa thống kê lên các giá trị truyền
thống/thế tục-duy lý, kiểm soát cho sự phát triển kinh tế xã hội. Tác động thế tục
hóa của chủ nghĩa cộng sản thậm chí còn lớn hơn tác động của độ lớn của khu vực
công nghiệp và hầu như lớn như tác động của GDP trên đầu người. Biến giả
nguyên-cộng sản cũng có một tác động âm có ý nghĩa lên các giá trị sinh tồn/tự-
thể hiện. Biến giả Âu châu Tin Lành và các biến nói tiếng Anh đều có các tác
động có ý nghĩa lên chiều truyền thống/thế tục-duy lý. Nhưng, mặc dù các xã hội
nói tiếng Anh tụ thành cụm gần cực bên phải của chiều sinh tồn/tự-thể hiện, xu
hướng này biến mất khi chúng ta kiểm soát cho sự thực rằng chúng là tương đối
giàu và có tỷ lệ lực lượng lao động cao trong khu vực dịch vụ. Nhưng mỗi trong
tám biến giả cho thấy một tác động có ý nghĩa lên ít nhất một trong hai chiều.
Khi chúng ta kết hợp các cụm được thấy trong Hình 2.4 thành các vùng văn
hóa rộng hơn với khích thước mẫu lớn hơn, chúng ta tạo ra các biến có sức
mạnh giải thích còn lớn hơn. Như hình chứng minh, các xã hội Công giáo của Đông
Âu tạo thành một cụm con phân biệt của thế giới Công giáo – nửa đường giữa các
xã hội Công giáo Tây Âu và các xã hội Chính thống giáo. Cụm Mỹ Latin cũng ở
gần hai nhóm Công giáo; và hai xã hội Công giáo về mặt lịch sử khác, Philippines
và Ireland, ở gần, như thế chúng ta có thể kết hợp tất cả các nhóm này để hình
thành một siêu vùng Công giáo Roma rộng. Tương tự, vùng Âu châu Tin lành và tất
cả vùng nói tiếng Anh trừ Ireland có thể được hợp nhất thành một vùng Tin lành
rộng về mặt lịch sử. Mỗi trong hai vùng này phủ một dải địa lý, lịch sử, và kinh tế
mênh mông, nhưng chúng phản ánh tác động của các ảnh hưởng lịch sử-tôn giáo
chung – và mỗi trong số chúng là tương đối cố kết trong phong cảnh toàn cầu.
Cho đến giờ chúng ta đã xem xét toàn bộ các xã hội hợp thế nào vào các vùng
văn hóa rộng được di sản tôn giáo lịch sử của chúng định hình. Nhưng một số xã
hội chứa số đông cả những người Công giáo và Tin lành (hay Hindu và Muslim,
hay Kitô và Muslim). Các nhóm con này hợp vào đâu trong bức tranh? Phân rã các
kết quả mức-quốc gia theo các đặc trưng mức-cá nhân cho sự thấu hiểu vào tác
động của các truyền thống tôn giáo được truyền như thế nào ngày nay. Có hai khả
năng chính: các định chế tôn giáo cho trước bây giờ đang truyền dẫn các giá trị Tin
lành hay Công giáo hay Islamic một cách phân biệt vào các tín đồ tương ứng của
chúng bên trong mỗi xã hội; hay các truyền thống tôn giáo cho trước đã định hình

7
Các biến giả được tạo ra cho biết tư cách thành viên của một xã hội trong một vùng văn hóa cho trước (được mã hóa 1) hay
sự không thuộc về nó (được mã hóa 0), gồm một vùng nguyên-cộng sản, một vùng Tin lành Âu châu, một vùng nói
tiếng Anh, một vùng Mỹ Latin, một vùng Phi châu, một vùng Nam Á, một vùng Kitô-Chính thống giáo, và một vùng
Khổng giáo. Xem Hình 2.4 cho các xã hội cá biệt bao gồm trong các vùng này.

66
văn hóa quốc gia của các xã hội cho trước, nhưng ngày nay tác động của chúng
được truyền chủ yếu qua các định chế toàn quốc đến dân cư như một toàn thể, kể cả
những người có ít hay không có tiếp xúc với các định chế tôn giáo. Nếu giả
như cách trước là đúng, chúng ta có thể kỳ vọng tìm thấy những người Công giáo
Đức rơi vào vùng văn hóa Công giáo, với các đồng bào Tin lành của họ định vị
xa khỏi họ, gần góc đông bắc của bản đồ. Nếu cách diễn giải sau là đúng, chúng ta
sẽ kỳ vọng để thấy chỉ các sự khác biệt khiêm tốn giữa những người Công giáo và
Tin lành bên trong một xã hội cho trước.
Như Hình 2.5 cho biết, bằng chứng kinhh nghiệm rõ ràng ủng hộ diễn giải sau
cùng. Mặc dù các xã hội Công giáo hay Tin lành hay Islamic về mặt lịch sử cho
thấy các giá trị rất phân biệt, các sự khác biệt giữa những người Công giáo và Tin
lành hay Muslim bên trong các xã hội cho trước là tương đối nhỏ. Tại Đức, chẳng
hạn, các giá trị cơ bản của những người Công giáo Đức là giống với các giá trị cơ
bản của những người Tin lành Đức hơn là với các giá trị cơ bản của những
người Công giáo ở các nước khác rất nhiều. Những người Công giáo Đức là Đức
hơn Công giáo rất nhiều. Cùng đúng thế ở Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Hà Lan, và các xã hội
hỗn hợp tôn giáo khác: những người Công giáo có khuynh hướng một chút truyền
thống hơn các đồng bào Tin lành của họ, nhưng họ không rơi vào vùng văn hóa
Công giáo lịch sử hay bất kể đâu gần nó. Khá ngạc nhiên, điều này cũng đúng về
các sự khác biệt giữa những người Hindu và Muslim ở Ấn Độ và những người
Kitô và Muslim ở Nigeria: các giá trị cơ bản của những người Muslim Nigeria là
gần với các giá trị cơ bản của các đồng bào Kitô của họ hơn với các giá trị cơ bản
của những người Muslim Ấn Độ. Về các vấn đề mà trực tiếp gợi lên bản sắc
Islamic hay Kitô, điiều này hầu như chắc chắn không đúng; nhưng về hai chiều giá
trị cơ bản này, các sự khác biệt ngang-quốc gia làm còi cọc các sự khác biệt bên
trong-quốc gia. Cũng có các hình mẫu tương tự cho các biến khác: các sự khác
biệt giáo dục, thế hệ, nghề nghiệp, và sắc tộc trên hai chiều giá trị này là nhỏ bên
trong hơn giữa các xã hội rất nhiều. Các quốc gia, và các vùng văn hóa trong đó
chúng được nhúng vào, có một tác động lớn đến các hệ thống niềm tin của người
dân trong việc tạo ra các hệ thống niềm tin quần chúng quốc gia phân biệt (cho một
thảo luận chi tiết hơn về điểm này, xem Chương 9).
Các xã hội Tin lành hay Công giáo bày tỏ các giá trị phân biệt ngày nay chủ
yếu bởi vì tác động lịch sử mà các giáo hội tương ứng của chúng đã có lên các xã
hội như một toàn thể, hơn là qua ảnh hưởng đương thời của các giáo hội lên các cá
nhân cho trước. Vì lý do này chúng tôi phân loại nước Đức, Thụy Sĩ, và Hà Lan
như các xã hội Tin lành về mặt lịch sử: Đạo Tin lành đã định hình các nước này
về mặt lịch sử, mặc dù ngày nay (như một kết quả của sự di cư, tỷ lệ sinh Tin lành
tương đối thấp, và tỷ lệ thế tục hóa Tin lành tương đối cao) chúng có thể có
nhiều người Công giáo hành đạo hơn người Tin lành hành đạo.
Các phát hiện này gợi ý rằng, một khi đã được thiết lập, các sự khác biệt ngang-
văn hóa liên kết với tôn giáo đã trở thành một phần của một văn hóa quốc gia mà
được truyền bởi các định chế quốc gia và các phương tiện truyền thông đại chúng
của các xã hội cho trước tới nhân dân của quốc gia đó như một toàn thể. Bất chấp
sự bàn bạc rộng rãi về toàn cầu hóa văn hóa, quốc gia vẫn là một đơn vị then
chốt của kinh nghiệm chung, với các định chế giáo dục và văn hóa của nó đang
định hình các giá trị của hầu như mọi người trong xã hội đó.

67
CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG Vs. CÁC GIÁ TRỊ THẾ TỤC-DUY LÝ

CÁC GIÁ TRỊ SINH TỒN Vs. TỰ THỂ HIỆN

HÌNH 2.5. Các sự Khác biệt giữa các Giá trị của các nhóm Tín ngưỡng bên trong các xã hội hỗn
hợp.
Nguồn: Các Khảo sát Giá trị 1999–2001.

Hình 2.6 cung cấp một minh họa khác về nguyên lý này, so sánh các giá trị của
các nhóm thu nhập cao, trung bình, và thấp bên trong mỗi của các xã hội được thấy
trong Hình 2.5. Các mức phát triển kinh tế cao liên kết với sự nhấn mạnh lớn hơn
đến các giá trị thế tục và các giá trị tự-thể hiện, mà là vì sao các nước giàu có
khuynh hướng định vị ở khu vực cao bên phải của bản đồ văn hóa toàn cầu. Vì
thế, chúng ta kỳ vọng các tầng lớp an toàn hơn về kinh tế bên trong mỗi xã hội
sẽ rơi gần góc phải trên cao của bản đồ hơn các tầng lớp ít an toàn hơn, nhưng
câu hỏi là, Bao nhiêu? Những người giàu có đều rơi vào góc phải trên cao, bất chấp
quốc tịch – hay xu hướng trung tâm của một nước trói buộc ngay cả những
người giàu đặc biệt và những người nghèo trong quỹ đạo văn hóa của quốc gia
này? Như Hình 2.6 minh họa, môi trường quốc gia vẫn là một ảnh hưởng quan
trọng lên các giá trị của người dân. Bên trong các xã hội giàu có, các công dân giàu
hơn có khả năng hơn để nhấn mạnh một cách nhất quán các giá trị thế tục-duy lý
và các giá trị tự-thể hiện hơn những người nghèo, nhưng các giá trị của những
người Đức giàu (được định nghĩa như một phần ba trên đỉnh của phân bố thu
nhập) là giống hơn với các giá trị của những người Đức nghèo (một phần ba
dưới đáy của phân bổ thu nhập) hơn họ giống các giá trị của những người giàu

68
Thụy Sĩ hay Mỹ. Mặc dù bên trong các nước giàu các thành viên giàu hơn và có
giáo dục hơn của xã hội có khuynh hướng có các giá trị thế tục hơn những người
ít giàu hơn, điều này không nhất thiết đúng trong các nước thu nhập thấp: như Hình
2.6 cho biết, tại Ấn Độ (India) và Nigeria những người giàu hay có các giá trị hơi
truyền thống hơn những người nghèo. Nhưng điểm chính được hình này minh
họa là, bên trong một nước cho trước, các tầng lớp giàu và nghèo có khuynh hướng
có các giá trị giống nhau hơn so với các giá trị của các công dân của các nước khác
– giàu hay nghèo. Ngay cả trong thời đại internet, quốc tịch của người ta vẫn là
một bộ tiên đoán mạnh về các giá trị của người đó.
QUYỀN UY TRUYỀN THỐNG Vs. THẾ TỤC-DUY LÝ

SINH TỒN Vs. TỰ THỂ HIỆN

HÌNH 2.6. Các sự khác biệt giữa các giá trị của các nhóm thu nhập (theo các phân vị ba
[tertiles]: Thấp-Lower; Giữa-Middle; và Cao-Upper) bên trong năm xã hội.
Nguồn: Các Khảo sát Giá trị 1999–2001.

Tính bền bỉ của các hệ thống giá trị phân biệt có vẻ phản ánh sự thực rằng văn
hóa là phụ thuộc con đường. Các định chế tôn giáo Tin lành đã giúp định hình
đạo đức Tin lành, các mức tương đối cao của sự tin cậy giữa cá nhân, và một mức
độ tương đối cao của chủ nghĩa đa nguyên xã hội – tất cả điều đó có lẽ đã đóng
góp cho sự thực rằng công nghiệp hóa đã xảy ra sớm trong các nước Tin lành
hơn là trong phần còn lại của thế giới. Rồi sau đó, sự thực rằng các xã hội Tin
lành đã (và vẫn) là tương đối thịnh vượng đã định hình chúng theo những cách
phân biệt. Mặc dù chúng đã trải nghiệm sự thay đổi xã hội và văn hóa nhanh, các

69
xã hội Tin lành và Công giáo (và Khổng giáo, Islamic, Chính thống giáo, và
khác) về mặt lịch sử vẫn phân biệt. Việc nhận diện các cơ chế cụ thể qua đó các
sự phát triển phụ thuộc con đường này xảy ra sẽ đòi hỏi các phân tích lịch sử
chi tiết mà chúng tôi sẽ không thử ở đây. Nhưng bằng chứng khảo sát từ các xã
hội quanh thế giới chứng minh rằng các nền văn hóa này đã vẫn phân biệt.
Phần trăm nói: Hầu hết mọi người là có thể tin cậy được

GNP/đầu người (theo sức mua ngang giá PPP, U.S. = 100

HÌNH 2.7. Di sản văn hóa và sự tin cậy giữa cá nhân, kiểm soát cho mức phát triển kinh tế.

Để minh họa các cụm này cố kết thế nào, hãy xem xét một trong các biến then
chốt trong văn liệu về các sự khác biệt ngang-văn hóa, sự tin cậy giữa cá nhân
(một thành phần của chiều sinh tồn/tự-thể hiện). Almond and Verba (1963),
Coleman (1990), Putnam (1993), và Fukuyama (1995) cho rằng sự tin cậy giữa
cá nhân là thiết yếu cho việc xây dựng các hiệp hội mà trên đó dân chủ dựa
vào, và các tổ chức xã hội phức tạp mà trên đó các doanh nghiệp kinh tế quy mô
lớn dựa vào. Như Hình 2.7 chứng minh, hầu như tất cả các xã hội Tin lành về
mặt lịch sử xếp hạng cao về sự tin cậy giữa cá nhân hơn hầu như tất cả các xã
hội Công giáo về mặt lịch sử. Điều này đúng ngay cả khi chúng ta kiểm soát cho
các mức phát triển kinh tế: như văn liệu ngụ ý, sự tin cậy giữa cá nhân tương
quan đáng kể với mức GDP trên đầu người, (r = 0,60), nhưng ngay cả các xã
hội Công giáo giàu xếp hạng thấp hơn các xã hội Tin lành về mặt lịch sử thịnh
vượng ngang nhau. Một di sản của sự cai trị cộng sản cũng có vẻ có một tác
động lên biến này, với các xã hội hậu-Soviet xếp hạng đặc biệt thấp. Như thế, các
xã hội Tin lành về mặt lịch sử duy nhất xếp hạng tương đối thấp về sự tin cậy là hai

70
xã hội đã trải nghiệm sự cai trị cộng sản – Estonia và Latvia. Trong số hai mươi
xã hội trong đó hơn 35 phần trăm công chúng tin rằng có thể tin cậy hầu hết mọi
người, thì mười bốn là Tin lành về mặt lịch sử, ba bị ảnh hưởng Khổng giáo,
một chủ yếu Hindu, một xã hội khác là Islamic, và duy nhất một (Tây Ban Nha) là
Công giáo về mặt lịch sử. Không chỉ các nước Tin lành mà cả các xã hội bị ảnh
hưởng Khổng giáo có khuynh hướng xếp hạng cao về sự tin cậy giữa cá nhân.
Và, mặc dù chúng có khuynh hướng có các mức thu nhập thấp hơn các xã hội Công
giáo về mặt lịch sử rất nhiều, về trung bình các nước Islamic xếp hạng về sự tin cậy
cao hơn các xã hội Công giáo. Trong số mười xã hội xếp hạng thấp nhất trong Hình
2.7, sáu là Công giáo về mặt lịch sử, và không xã hội nào là Tin lành về mặt lịch
sử cả.
Bên trong các xã hội cho trước, những người Công giáo xếp hạng khoảng cũng
cao về sự tin cậy giữa cá nhân như những người Tin lành xếp hạng. Không
phải là một vấn đề về tính cách cá nhân mà kinh nghiệm chung của các quốc
gia cho trước mới là cái cốt yếu. Như Putnam (1993) đã chỉ rõ, các tổ chức
ngang, được kiểm soát cục bộ là thuận lợi cho sự tin cậy giữa cá nhân; sự cai trị
của các bộ máy quan liêu lớn, có thứ bậc, tập trung có vẻ làm xói mòn sự tin
cậy giữa cá nhân. Về mặt lịch sử, Giáo hội Công giáo Roma đã là nguyên mẫu
của định chế có thứ bậc, được kiểm soát tập trung; các giáo hội Tin lành đã
tương đối phi tập trung và mở hơn cho sự kiểm soát địa phương (cục bộ). Sự
tương phản giữa sự kiểm soát cục bộ và sự thống trị của một hệ thứ bậc xa xôi
có vẻ có các hệ quả dài hạn quan trọng cho sự tin cậy giữa cá nhân. Các xã hội
mà nhấn mạnh các mối quan hệ dọc dựa vào các hệ thứ bậc mạnh có khuynh hướng
làm vậy với cái giá của các mối quan hệ ngang mà tạo ra sự tin cậy giữa cá nhân
suy rộng. Rõ ràng, các sự khác biệt ngang-văn hóa này không phản ánh ảnh
hưởng đương thời của các giáo hội tương ứng. Giáo hội Công giáo đã thay đổi rất
nhiều trong các thập niên gần đây. Và trong nhiều nước, nhất là các nước Tin lành,
sự đi nhà thờ đã co lại đến điểm nơi chỉ một thiểu số nhỏ dân cư đi nhà thờ đều đặn.
Đa số có ít hay không có tiếp xúc nào với nhà thờ ngày nay, nhưng tác động
của việc sống trong một xã hội mà về mặt lịch sử được định hình bởi các định chế
Công giáo hay Tin lành hùng mạnh một thời vẫn còn ngày nay, định hình tất cả
mọi người – Tin lành, Công giáo, hay khác – những người hòa nhập vào văn
hóa của quốc gia đó.

Tạo ra các Nhân tố vùng Văn hóa

Ta có thể tạo ra một phân tích hà tiện hơn rất nhiều nếu ta tóm tắt tác động của các
vùng văn hóa trong một biến duy nhất hơn là sử dụng tám hay chín biến giả riêng
rẽ. Chúng tôi đã làm vậy như sau: sử dụng dữ liệu từ tất cả các khảo sát sẵn có từ
một vùng văn hóa cho trước nhận được từ ba đợt Khảo sát Giá trị (tiến hành từ 1981
đến 1997), chúng tôi tính mức mà các xã hội của một vùng cho trước lệch khỏi số
điểm trung bình được tiên đoán cho nhóm đó bởi một sự kết hợp của GDP trên
đầu người (sử dụng các ước lượng ngang giá sức mua [PPP] của World Bank), tỷ lệ
phần trăm lực lượng lao động trong khu vực công nghiệp (cho nhân tố các giá trị
truyền thống/thế tục-duy lý) hay khu vực dịch vụ (cho nhân tố các giá trị sinh
tồn/tự-thể hiện), và số năm trải nghiệm dưới sự cai trị cộng sản. Chúng tôi sử

71
dụng phân tích phân loại đa biến (multiple classification) để tính các số điểm hiệu
chỉnh này. Các số điểm này đo mức mà các xã hội trong một vùng văn hóa cho
trước cho thấy các giá trị phân biệt, kiểm soát cho sự giàu có kinh tế, cơ cấu xã hội,
và số năm dưới sự cai trị cộng sản của chúng.
Như đã được nhắc đến, đợt 1999–2001 của các Khảo sát Giá trị đã trao ưu tiên
cao cho việc nhận được sự phủ các xã hội Islamic hơn đã nhận được trong ba đợt
đầu tiên. Các xã hội Islamic chủ yếu mà được khảo sát trước đã là Thổ Nhĩ Kỳ,
Albania, và Azerbaijan – tất cả các xã hội đó được định hình bởi các chế độ mà
đã dành các nỗ lực mạnh để tối thiểu hóa ảnh hưởng của Islam – cộng Bangladesh
và Pakistan, mà đã gồm trong khảo sát 1995–97 nhưng không trong bất kể đợt
trước nào. Vì thế cơ sở dữ liệu Islamic của chúng tôi đã ít ỏi và đại diện quá các
xã hội Islamic thế tục nhất. Để bù cho việc này, trong tính nhân tố vùng văn hóa
Islamic, chúng tôi tận dụng sự thực rằng cả Nigeria và Ấn Độ có đông dân số
Islamic (khoảng nửa dân số trong trường hợp Nigeria). Chúng tôi đã phân rã
Nigeria và Ấn Độ thành các mẫu Islamic và không-Islamic riêng rẽ và đối xử hai
mẫu Islamic cứ như chúng là các nước riêng biệt, kể cả số điểm trung bình của
chúng như phần của mẫu được dùng để tính nhân tố vùng Islamic trên cả hai chiều.
Việc này cho chúng tôi bảy nước Islamic từ đó để tạo ra các hằng số vùng văn hóa
Islamic mà được dùng như một thành phần của mô hình mà tiên đoán các vị trí
1999–2001 của tất cả các nước Islamic –phần lớn số nước đó đã chưa bao giờ
được khảo sát trước. Bảng 2.5 cho thấy các nhân tố vùng văn hóa được tính cho mỗi
vùng văn hóa. Như bảng này cho biết, các xã hội châu Âu Tin lành về mặt lịch sử
rơi khoảng nửa độ lệch chuẩn cao hơn trên cả các chiều so với các xã hội khác,
ngay cả kiểm soát cho sự thực rằng chúng là tương đối giàu và đã không trải
nghiệm sự cai trị cộng sản. Các xã hội nói tiếng Anh xếp hạng cao trên các giá trị
tự-thể hiện hơn các mức kinh tế của chúng tiên đoán, nhưng chúng có các giá trị
truyền thống hơn các đặc trưng khác của chúng tiên đoán.
Sử dụng các nhân tố dịch chuyển vùng văn hóa này trong các phân tích hồi quy
cung cấp sự ủng hộ thêm cho việc kết luận không chỉ rằng hệ thống giá trị của một
xã hội bị ảnh hưởng một cách có hệ thống bởi sự phát triển kinh tế xã hội mà cả
rằng các vùng văn hóa và một di sản nguyên-cộng sản có một ảnh hưởng bền bỉ
và tỏa khắp lên các giá trị và các niềm tin đương thời. Các Bảng 2.6 v à 2.7 cho
thấy các kết quả của các phân tích hồi quy OLS (Ordinary Least Quare-Bình
phương Tối thiểu Thông thường) của các sự khác biệt ngang-quốc gia về các giá
trị truyền thống/thế tục-duy lý (Bảng 2.6) và các giá trị sinh tồn/tự-thể hiện
(Bảng 2.7), như được đo trong sáu mươi tư xã hội. Cho cả hai chiều, chúng tôi thấy
rằng GDP trên đầu người (được đo theo sức mua ngang giá, PPP) và cơ cấu của
lực lượng lao động đóng các vai trò chính. Quá trình công nghiệp hóa (được đo
bằng tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động trong khu vực công nghiệp) có một tác
động lớn lên các giá trị truyền thống/thế tục-duy lý, trong khi hậu công nghiệp
hóa (được đo như tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động trong khu vực dịch vụ)
có một tác động lớn lên các giá trị sinh tồn/tự-thể hiện.
Người dân của các xã hội nghèo hơn, trong đó khu vực nông nghiệp vượt khu
vực công nghiệp, có khuynh hướng giữ các giá trị truyền thống, trong khi người
dân trong các xã hội giàu hơn, trong đó khu vực công nghiệp lớn hơn khu vực
nông nghiệp, có khuynh hướng giữ các giá trị thế tục-duy lý. Nhưng di sản lịch sử
của một xã hội cho trước cũng có một ảnh hưởng quan trọng lên các giá trị và hành

72
vi hiện thời của nhân dân của nó, ngay cả khi chúng ta kiểm soát cho sự thịnh
vượng kinh tế và cơ cấu nghề nghiệp.8 Như Bảng 2.6 cho biết, vị trí vùng văn
hóa của một xã hội cũng cho thấy một mối quan hệ đáng kể với các giá trị truyền
thống/thế tục-duy lý. Điều này phản ánh các thứ như sự thực rằng các xã hội
Khổng giáo, trong hàng thế kỷ, đã được đặc trưng bởi một thế giới quan tương đối
thế tục. Chúng vẫn thế ngày nay. Các chế độ Cộng sản đã có các cố gắng lớn để
xóa sạch các giá trị tôn giáo truyền thống, và họ đã có thành công nào đó.
Nhưng các xã hội Công giáo Roma đã tỏ ra tương đối chống cự sự thế tục hóa,
ngay cả kiểm soát cho các tác động của sự phát triển kinh tế xã hội và sự cai trị
cộng sản.

BẢNG 2.5. Các Nhân tố độ Lệch vùng Văn hóa trên Hai Chiều

Số các khảo Nhân tố cho các giá trị Nhân tố cho các giá trị
sáta truyền thống/thế tụcb sinh tồn/tự-thể hiệnc
Vùng văn hóa
Châu Âu Tin lành 35 0,59 0,54
Nói tiếng Anh 20 –0,72 0,58
Châu Âu Công giáo 44 –0,19 0,05
Khổng giáo 13 1,25 –0,49
Chính thống giáo 30 0,40 –0,50
Mỹ Latin 22 –0,49 –0,03
Nam Á 10 –0,44 –0,29
Islamic 22 –0,53 –0,71
Châu Phi hạ-Sahara 11 –0,95 –0,45
a Trong cả bốn đợt.
b Dựa vào các khảo sát đợt 1–3, điều chỉnh cho GDP đầu người, tỷ lệ phần trăm trong khu vực công
nghiệp, số năm cai trị cộng sản.
c Dựa vào các đợt 1–3, điều chỉnh cho GDP đầu người, tỷ lệ phần trăm trong khu vực dịch vụ, số
năm cai trị cộng sản.

Lý thuyết hiện đại hóa cho rằng quá trình phát triển kinh tế xã hội và sự lên
của khu vực công nghiệp là thuận lợi cho một thế giới quan thế tục-duy lý. Như
Bảng 2.6 chứng minh, khi chúng ta kiểm soát cho di sản văn hóa của một xã
hội, tác động của GDP trên đầu người có ý nghĩa ở mức 0,001, trong khi tác động
của công nghiệp hóa trở nên không đáng kể khi chúng ta tính cả số năm dưới
sự cai trị cộng sản (Mô hình 3). Mô hình 4 giải thích hầu hết biến thiên ngang-

8
Bằng việc kiểm soát cho sự phát triển kinh tế xã hội, chúng ta có thể đánh giá thấp tác động của di sản lịch sử của một
xã hội. Vì là có thể rằng Đạo Tin lành, Khổng giáo, hay chủ nghĩa cộng sản đã giúp định hình mức phát triển kinh tế xã hội
đương thời của một xã hội. Thí dụ, Weber quy một vai trò cốt yếu cho Đạo Tin lành trong việc khởi động tăng trưởng kinh
tế ở châu Âu, và là một sự thực lịch sử rằng – trong pha ban đầu của nó, tuy rõ ràng không phải ngày nay – công nghiệp hóa
đã tập trung áp đảo trong các xã hội chủ yếu Tin lành và giữa mảng Tin lành của các xã hội hỗn hợp.

73
quốc gia trong các giá trị truyền thống/thế tục-duy lý với bốn biến: GDP trên
đầu người, độ lớn của lực lượng lao động công nghiệp, số năm dưới chủ nghĩa
cộng sản, và nhân tố dịch chuyển vùng văn hóa. Như các Mô hình 3 và 5 chứng
minh, cả số năm dưới sự cai trị cộng sản và nhân tố dịch chuyển vùng văn
hóa có đóng góp đáng kể cho tỷ lệ phần trăm của phương sai được giải thích. Và
cho thêm cả hai chỉ báo văn hóa vào hồi quy làm tăng tỷ lệ phần trăm của
phương sai được giải thích từ 45 lên 80 phần trăm. Di sản lịch sử của một xã hội
tạo ra sự khác biệt lớn.

BẢNG 2.6. Tiên đoán các Giá trị truyền thống versus thế tục-duy lý trong 1999-2001

Biến phụ thuộc: Các Giá trị Truyền thống/Thế


tục-Duy lý 1999-2001a

Biến độc lập Model 1 Model 2 Model 3 Model 4 Model 5


GDP trên đầu người thực tế, 0,38** 0, 33** 0,65** 0,50** –
1995 (1,000 USD)
(0,05) (0,04) (0,08) (0,06)
Tỷ lệ phần trăm làm việc trong – 0,54** 0,17** 0,04 –
khu vực công nghiệp 1990
(0,06) (0,02) (0,004)
Số năm dưới sự cai trị cộng sản – – 0,62** 0,45** –
(0,02) (0,017)
Nhân tố vùng văn hóa (dựa vào – – – 0,50** 0,77**
3 đợt đầu tiên)
(0,91) (1,42)
R bình phương được hiệu chỉnh 0,14 0,45 0,63 0,80 0,59
Số nước 64 64 64 64 64
a
Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa, (với hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa ở trong ngoặc). Các mức có ý
nghĩa thống kê: * p ≤ 0 ,05; ** p ≤ 0 ,01. Công thức cho tiên đoán số điểm của một xã hội trên
chiều các giá trị truyền thống/thế tục-duy lý: Loading = −1,046 + 0,063 * GDP/capita + 0,0037
* LaborIndus + 0, 017 * ExComm + 0, 91 * CultZone.
Nguồn: Các Khảo sát Giá trị 1999–2001.

Các chỉ báo hiện đại hóa kinh tế xã hội (GDP trên đầu người và lực lượng lao
động hậu công nghiệp) trong Mô hình 1 của Bảng 2.7 giải thích 61 phần trăm của
biến thiên ngang-quốc gia trong các giá trị sinh tồn/tự-thể hiện. Lần nữa, ảnh
hưởng của các nhân tố truyền thống là cũng đáng kể, thêm 23 phần trăm vào tổng
phương sai được giải thích trong các giá trị sinh tồn/tự-thể hiện. Cả hiện đại
hóa và truyền thống văn hóa của một xã hội định hình cả các giá trị thế tục-
duy lý và các giá trị tự-thể hiện, nhưng các nhân tố lịch sử có một tác động tương
đối lớn hơn lên các giá trị thế tục-duy lý, trong khi các nhân tố hiện đại hóa có
một tác động tương đối lớn hơn lên các giá trị tự-thể hiện.

74
BẢNG 2.7 Tiên đoán các Giá trị Sinh tồn/Tự-Thể hiện trong 1999–2001

Biến phụ thuộc: Các Giá trị Sinh tồn/Tự-Thể hiện


1999-2001b
Biến độc lậpa Model 1 Model 2 Model 3 Model 4 Model 5
GDP trên đầu người PPP, 1995 0,78** 0,70** 0,52** 0,24** –
(1,000 USD)
(0,10) (0,09) (0,07) (0,03)
Tỷ lệ phần trăm làm việc trong – 0,13** 0,16** 0,12** –
khu vực dịch vụ 1990
(0,01) (0,01) (0,009)
Số năm dưới sự cai trị cộng sản – – –0,39** –0,45** –
(–0,015) (–0,018)
Nhân tố vùng văn hóa (dựa vào 3 – – – 0,43** 0,73**
đợt đầu tiên)
(1,06) (1,84)
R bình phương được hiệu chỉnh 0,60 0,61 0,74 0,84 0,52
Số nước 64 64 64 64 64
a
PPP = purchasing power parity = ngang giá sức mua.
b
Hệ số hồi quy đã chuẩn hóa, với hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa ở trong ngoặc. Các mức có ý
nghĩa thống kê: * p ≤ 0, 05; ** p ≤ 0, 01. Công thức cho tiên đoán số điểm của một xã hội trên chiều
các giá trị sinh tồn/tự-thể hiện: Loading = −0,215 + 0,031* GDP/capita + 0.0093 * LaborServ –
0,0175 * ExComm + 1,06 * CultZone.
Nguồn: Các Khảo sát Giá trị 1999–200.

Tóm tắt

Mức độ mà cả các giá trị thế tục-duy lý và các giá trị tự-thể hiện có mặt, có thể
được giải thích bằng một sự kết hợp của các lực làm chậm và thúc đẩy, với truyền
thống và hiện đại hóa ảnh hưởng đến cả hai quá trình thay đổi văn hóa. Nhưng
sự cân bằng giữa các lực này khác nhau hết sức. Truyền thống văn hóa của một xã
hội có tác động mạnh hơn nhiều lên các giá trị truyền thống/thế tục-duy lý so
với lên các giá trị sinh tồn/tự-thể hiện, trong khi các giá trị tự-thể hiện bị định
hình mạnh hơn nhiều bởi các lực hiện đại hóa so với bởi các lực truyền thống.
Trong phối cảnh lịch sử rộng hơn này, ta phải đi xa hơn Weber: không phải là sự
duy lý hóa của quyền uy mà là sự giải phóng khỏi quyền uy là cái trở thành
xu hướng chi phối của hiện đại hóa, biến đổi hiện đại hóa thành một quá trình
phát triển con người mà thúc đẩy sự giải phóng con người trên mọi mặt trận. Sự

75
biến đổi nhân văn này của sự hiện đại có các hệ quả mức-xã hội quan trọng.
Như chúng ta sẽ thấy trong nửa thứ hai của cuốn sách này, sự phát triển con người
tăng cường xã hội dân sự, các quyền tự do chính trị, sự cai quản tốt, và bình đẳng
giới – và làm cho dân chủ ngày càng có khả năng, nơi nó chưa tồn tại, và ngày càng
phản ứng nhanh nhạy, nơi nó tồn tại rồi. Các giá trị tự-thể hiện đóng một vai trò
chính trong quá trình này.

76
3. Khám phá Điều chưa Biết

Tiên đoán các Phản ứng của Quần chúng

Trong chương trước, chúng tôi cho rằng sự thay đổi văn hóa là có thể tiên đoán
được, trong chừng mực nó được định hình bởi các nhân tố trong mô hình hiện
đại hóa văn hóa của chúng tôi. Nhưng sự thay đổi văn hóa cũng bị tác động bởi
các nhân tố khác như chiến tranh, các sự kiện đặc thù quốc gia, và các đảng chính
trị và các nhà lãnh đạo của một xã hội, cho nên bất kể tiên đoán nào dựa vào một
mình lý thuyết hiện đại hóa sẽ không chính xác đúng. Tuy nhiên, trong chương
này chúng tôi tiên đoán các vị trí trên hai chiều văn hóa chính của tất cả các nước
mà có khả năng một cách hợp lý để được gồm trong đợt tiếp theo của các Khảo sát
Giá trị, trong 2005–6. Sử dụng một mô hình tiên đoán đơn giản dựa vào phiên bản
lý thuyết hiện đại hóa được xét lại của chúng tôi, đầu tiên chúng tôi “tiên đoán” và
kiểm định vị trí mà 80 xã hội phải có trên hai chiều chính của chúng ta về sự biến
thiên ngang-văn hóa trong đợt gần đây nhất của các khảo sát (được thực hiện
trong 1999–2001). Rồi sau đó chúng tôi sử dụng cùng mô hình này để tiên
đoán các giá trị cơ bản mà chúng tôi kỳ vọng tìm thấy giữa các công chúng của
hơn 120 nước chắc có khả năng được khảo sát trong đợt tiếp theo của các khảo sát,
trong 2005–6. Hơn 40 nước trong số các nước này đã không được bao gồm trong
các đợt trước của các Khảo sát Giá trị, và vài trong số chúng đã chưa bao giờ được
thăm dò trong bất kể khảo sát nào mà chúng tôi biết.
Sự tiên đoán là một thách thức quan trọng cho các nhà khoa học xã hội. Khoa học
xã hội hiếm khi đưa ra các tiên đoán mò và sau đó kiểm định các lý thuyết của nó
đối lại chúng. Nó thường đưa ra các giả thuyết và kiểm định chúng đối lại dữ liệu có
sẵn. Các giả thuyết mà không được ủng hộ có thể bị bỏ đi hay được trình bày lại
dưới ánh sáng của dữ liệu thực tế; và các biến độc lập có thể được thêm vào hay
được biến đổi nhằm để khớp các giả thuyết tốt hơn. Mặc dù các nhà khoa học xã
hội hiếm khi công bố các tiên đoán về các phát hiện được kỳ vọng từ dữ liệu
vẫn chưa sẵn có, các ngoại lệ đã là quan trọng. Các dự báo kinh tế đã đóng một vai
trò quý giá trong việc xây dựng chính sách phản-chu kỳ (counter-cyclical). Và các
mô hình kinh tế chính trị tiên đoán về các cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ có một
thành tích ấn tượng; mặc dù các dự đoán về chúng là không hoàn hảo, sự thực rằng
các tiên đoán về chúng được công bố trước đã kích thích sự xem xét kỹ lưỡng

77
công khai về các mô hình này hoạt động ra sao, và làm thế nào có thể cải thiện
chúng.
Các tiên đoán của chúng tôi sẽ không đúng một cách chính xác; trong một số
trường hợp, chúng thậm chí sẽ không gần đúng. Vì các tiên đoán của chúng tôi
dựa vào một số nhỏ của các biến và không thử bao gồm rất nhiều nhân tố (vài
trong số chúng đặc thù cho các quốc gia cho trước) mà giúp định hình các thái độ
quần chúng. Nhằm để cung cấp một sự giải thích cố kết về mặt lý thuyết về
động học của sự thay đổi giá trị, chúng tôi sẽ sử dụng một mô hình tằn tiện
hơn là một mô hình phức tạp hơn mà có thể giải thích về mặt thống kê nhiều
sự khác biệt (phương sai) hơn. Một mô hình giải thích 75 phần trăm của phương
sai với năm biến là hiệu quả hơn mô hình giải thích 80 phần trăm phương sai với
mười biến. Chúng tôi nhắm tới một mô hình hiệu quả giải thích phương sai càng
nhiều càng tốt với càng ít biến càng tốt; khi sự giải thích là phức tạp như thực tế, ta
không còn có một lý thuyết nữa. Các tiên đoán của chúng tôi sẽ không hoàn hảo,
nhưng chúng tôi tự tin rằng trong hầu hết trường hợp chúng sẽ đến gần các kết quả
thực tế hơn sự đoán ngẫu nhiên rất nhiều. Sự tự tin của chúng tôi dựa vào sự thực
rằng phân tích dữ liệu từ sáu mươi tư xã hội được khảo sát trong các đợt trước của
các Khảo sát Giá trị cho biết rằng các sự khác biệt ngang-văn hóa trong các giá
trị cơ bản có một mối quan hệ nhất quán đáng ngạc nhiên với sự phát triển kinh tế
xã hội. Mặc dù chúng thay đổi rất nhiều về mặt ngang-quốc gia, các giá trị và
các niềm tin của đại chúng thay đổi theo một cách đại thể có thể tiên đoán được mà
phản ánh phiên bản lý thuyết hiện đại hóa được xét lại được phác họa trong
Chương 1.
Lý thuyết này giả thiết rằng (1) sự phát triển kinh tế xã hội có khuynh hướng
mang lại các sự thay đổi có thể tiên đoán được trong các giá trị quần chúng.
Nhưng nó không là một quá trình tuyến tính đơn giản: công nghiệp hóa mang lại
một bộ các thay đổi, trong khi sự lên của xã hội hậu công nghiệp mang lại một bộ
khác. Hơn nữa, (2) sự thay đổi văn hóa là phụ thuộc con đường: di sản lịch sử của
một xã hội có một ảnh hưởng lâu dài lên hệ thống giá trị của nó, vậy nên các xã hội
được định hình bởi Đạo Tin lành, Islam, hay các lực lịch sử khác cho thấy các giá
trị phân biệt ngày nay mà phân biệt chúng với các xã hội với các di sản văn hóa
khác.
Bước đầu tiên của chúng tôi là kiểm định mô hình này đối lại dữ liệu từ sáu mươi
tư xã hội được khảo sát trong đợt 1999–2001 của các Khảo sát Giá trị, tiên đoán vị
trí của mỗi xã hội trên hai chiều chính của sự biến thiên ngang-văn hóa, chiều
các giá trị truyền thống/thế tục-duy lý và chiều các giá trị sinh tồn/tự-thể hiện.
Mô hình tiên đoán của chúng tôi dựa vào các phân tích hồi quy của các Bảng 2.6 và
2.7 và dùng hai nhân tố hiện đại hóa: (1) GDP trên đầu người của một nước và
(2) tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động trong khu vực công nghiệp hay khu vực
dịch vụ; và hai nhân tố phản ánh di sản lịch sử của một xã hội: (3) số năm của sự
cai trị cộng sản nó đã trải qua, nếu có, và (4) nhân tố dịch chuyển vùng văn hóa
được thảo luận trong Chương 2. Hằng số vùng văn hóa này được dẫn ra từ các kết
quả của ba đợt đầu của các khảo sát này (được tiến hành trong 1981–97) và phản
ánh mức mà một nước với một di sản văn hóa cho trước lệch khỏi số điểm được
tiên đoán bởi các thành phần khác của mô hình.
Chúng tôi dùng GDP trên đầu người của một nước 5 năm trước khảo sát 2000 để
tiên đoán số điểm của một nước trên hai chiều văn hóa. Chúng tôi làm việc này

78
nhằm để đặt các biến trong trình tự nhân quả thích hợp: các nguyên nhân đi trước
các kết quả của chúng, và lý thuyết của chúng tôi giả thuyết rằng sự phát triển kinh
tế xã hội định hình các giá trị của một xã hội. Tất cả các biến khác được dùng để
tiên đoán các giá trị – kể cả dữ liệu mà từ đó các hằng số vùng văn hóa được dẫn
xuất – cũng dựa vào dữ liệu được đo vào một thời gian trước các giá trị chúng tiên
đoán.
Như chúng ta sẽ thấy, mô hình tằn tiện này tiên đoán, với sự chính xác đáng chú
ý, các giá trị thực sự được quan sát trong các khảo sát của sáu mươi tư nước được
thực hiện trong 1999–2001. Đấy không chỉ là các khảo sát mới của các nước đã
được nghiên cứu trước; chúng cũng gồm mười hai nước đã không được khảo sát
trước đây: chúng là các tiên đoán ngoài-mẫu đích thực.
Rồi sau đó chúng tôi tiếp tục tiên đoán các vị trí trên hai chiều mà mà chúng tôi
sẽ kỳ vọng tìm thấy trong 2005 cho 120 xã hội, nhiều trong số đó chúng tôi đã chưa
bao giờ khảo sát trước đây. Chúng tôi kỳ vọng rằng nhiều trong số các nước này sẽ
được bao gồm trong đợt 2005–6 của các Khảo sát Giá trị, nhưng cho dù chúng
không, các tiên đoán này có thể được kiểm định bởi bất cứ ai muốn khảo sát một
nước cho trước. Các tiên đoán này được post lên website của World Values Survey
trong tháng Chín 2004. Chúng tôi sẽ kiểm chứng các tiên đoán này khi dữ liệu có
liên quan trở nên sẵn có; chúng tôi công bố chúng trước nhằm để kích thích sự tiên
đoán trong khoa học xã hội. Chúng tôi cũng mời bất kể ai quan tâm đến việc sử
dụng các công thức được công bố ở đây để kiểm định mô hình của chúng tôi.
Phiên bản lý thuyết hiện đại hóa được xét lại của chúng tôi có bốn thành phần
của tính có thể tiên đoán: sự phát triển kinh tế xã hội của một xã hội tiên đoán nó
sẽ rơi vào đâu trên bản đồ ngang-văn hóa và hướng theo đó nó được tiên đoán để di
chuyển. Các xã hội với GDP trên đầu người cao phải xếp hạng cao trên cả hai
chiều truyền thống/thế tục-duy lý và chiều sinh tồn/tự-thể hiện, rơi theo hướng
góc phải trên cao của bản đồ; các xã hội với một GDP trên đầu người thấp phải xếp
hạng thấp trên cả hai chiều, rơi theo hướng góc dưới bên trái. Hơn nữa, các xã
hội giàu phải dịch chuyển từ từ theo hướng cực dương của cả hai chiều, di
chuyển theo hướng phía trên bên phải. Các xã hội thu nhập-thấp sẽ bắt đầu gần
đầu đối diện của đường chéo và sẽ không nhất thiết cho thấy bất kể sự chuyển
động nào. Hơn nữa, phiên bản lý thuyết hiện đại hóa được xét lại của chúng tôi tiên
đoán sự biến thiên về độ lớn của lực lượng lao động công nghiệp liên kết với sự
biến thiên trong chiều truyền thống/thế tục-duy lý, với một lực lượng lao động
công nghiệp tương đối lớn có khuynh hướng mang lại một xã hội gần hơn với
các giá trị thế tục-duy lý so với giá trị mà một mình GDP trên đầu người của nó
tiên đoán. Tương tự, lý thuyết của chúng tôi tiên đoán rằng một tỷ lệ phần trăm
tương đối lớn của lực lượng lao động trong khu vực dịch vụ có khuynh hướng dịch
chuyển các xã hội sang bên phải của bản đồ của chúng ta, đưa chúng đến gần các
giá trị tự-thể hiện hơn một mình GDP trên đầu người của chúng tiên đoán.
Nhưng lý thuyết được xét lại này về hiện đại hóa không phụ thuộc chỉ vào các
lực của sự phát triển kinh tế xã hội; nó cũng tính đến tác động của di sản lịch sử của
một xã hội, mà không tiên đoán lượng thay đổi sẽ xảy ra, nhưng có giúp tiên đoán vị
trí tương đối của một xã hội trên bản đồ ngang-văn hóa. Như chúng tôi đã chỉ ra,
truyền thống tôn giáo của một xã hội giúp định hình văn hóa của một xã hội, và các
quan hệ thuộc địa quá khứ cũng đóng một vai trò quan trọng. Các đế chế Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha, Anh, và Soviet đã để lại một dấu ấn lâu bền lên văn hóa của

79
một xã hội. Thí dụ, các xã hội nói tiếng Anh có khuynh hướng có các hệ thống giá
trị truyền thống hơn hệ thống giá trị mà ta kỳ vọng về các xã hội ở mức phát
triển kinh tế của chúng có. Hơn nữa, kinh nghiệm về đã sống dưới sự cai trị
cộng sản có khuynh hướng làm cho người dân nhấn mạnh cả các giá trị thế tục
và các giá trị sinh tồn nhiều hơn một mình mức kinh tế của chúng tiên đoán. Sự
phát triển kinh tế xã hội là một bộ tiên đoán mạnh mẽ về hệ thống giá trị của một xã
hội, nhưng nó cần được bổ sung bằng việc tính đến di sản lịch sử của xã hội đó.
Khi có các sự khác biệt thế hệ, chúng cung cấp một chỉ dẫn nữa về liệu một xã
hội có đang trải nghiệm sự thay đổi văn hóa và hướng mà theo đó nó chuyển động.
Các tác động của sự thay thế dân cư giữa thế hệ hoạt động chậm nhưng đều đều, và
trong các thời kỳ của vài thập niên chúng có thể có các tác động tích lũy lớn, mà có
thể được dùng để tiên đoán các thay đổi dài hạn. Nhưng trong các giai đoạn tương
đối ngắn, như tầm năm năm được nói tới ở đây, các tác động của nó là tương đối
khiêm tốn và việc đưa chúng vào mô hình của chúng tôi sẽ làm cho nó phức tạp
hơn. Vì mục đích tằn tiện, chúng ta sẽ sử dụng một mô hình tiên đoán đơn giản
dựa vào hai nhân tố hiện đại hóa và hai nhân tố di sản lịch sử.
Sự phát triển kinh tế xã hội và truyền thống văn hóa chia sẻ nhiều phương sai
chồng gối. Các nước Âu châu Tin lành và vùng nói tiếng Anh là giàu có hơn nhiều
và có lực lượng lao động hậu công nghiệp lớn hơn các nước Nam Á hay châu
Phi hạ-Sahara rất nhiều, và là khó để phân chia phương sai chồng gối giữa văn
hóa và sự phát triển kinh tế xã hội. Như thế, trong các phân tích hồi quy được
trình bày trong Chương 2, bản thân các nhân tố kinh tế xã hội (GDP trên đầu
người và tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động làm thuê trong khu vực công
nghiệp) giải thích 45 phần trăm của phương sai ở nơi các xã hội cho trước rơi trên
chiều các giá trị truyền thống/thế tục-duy lý. Kết quả này là đáng kể; tuy vậy, nhân
tố dịch chuyển vùng văn hóa của chúng tôi, tự nó, giải thích 59 phần trăm của
phương sai trên chiều này. Kết quả kết hợp của các nhân tố kinh tế xã hội và các
nhân tố di sản lịch sử giải thích đầy đủ 80 phần trăm của phương sai về vị trí của
một xã hội trên chiều này, như thế bản thân các nhân tố di sản giải thích chỉ thêm 35
phần trăm của phương sai, ngoài cái có thể quy cho các nhân tố kinh tế xã hội.
Nhưng điều ngược lại cũng đúng: các biến kinh tế xã hội giải thích chỉ thêm 21
phần trăm ngoài cái có thể quy cho các truyền thống lịch sử của các xã hội này.
Như thế, di sản văn hóa có thể được diễn giải như giải thích bất kể gì từ 35 đến 59
phần trăm của mức biến đổi trong các vị trí trên chiều các giá trị truyền thống/thế
tục-duy lý. Nếu ta đơn giản chia đôi hiệu số, ta sẽ quy 47 phần trăm của phương
sai cho di sản văn hóa. Tương tự, các biến kinh tế xã hội có thể được diễn giải như
giải thích bất cứ gì từ 21 đến 45 phần trăm của mức biến đổi, và việc chia đôi
hiệu số sẽ quy 33 phần trăm của phương sai cho các nhân tố kinh tế xã hội.
Tương tự, một mình các biến di sản lịch sử giải thích 52 phần trăm của phương
sai trên chiều sinh tồn/tự-thể hiện, nhưng một mình các nhân tố kinh tế xã hội giải
thích 61 phần trăm của phương sai trên chiều này, và kết quả kết hợp của kinh tế và
văn hóa giải thích 84 phần trăm của toàn bộ phương sai. Trong trường hợp này,
một nhà tất định chủ nghĩa kinh tế có thể cho rằng di sản văn hóa của một xã hội
thêm chỉ 23 phần trăm cho phương sai trong các giá trị sinh tồn/tự-thể hiện mà
được giải thích bởi một mình sự phát triển kinh tế xã hội [84-61=23], trong khi
một nhà tất định luận văn hóa có thể cho rằng sự phát triển kinh tế xã hội thêm chỉ
32 phần trăm của phương sai mà được giải thích bởi một mình di sản văn hóa. Tùy

80
thuộc vào sở thích nhận thức luận của người ta, sức mạnh giải thích được quy cho
sự phát triển kinh tế xã hội có thể thay đổi từ 32 đến 61 phần trăm và sức mạnh
giải thích được quy cho di sản văn hóa có thể trải từ 23 đến 52 phần trăm. Chia
đôi hiệu số, người ta sẽ quy khoảng 47 phần trăm của phương sai cho sự phát triển
kinh tế xã hội và khoảng 38 phần trăm cho di sản văn hóa.
Việc chia đôi hiệu số, hiển nhiên, là cách rất thô để quyết định vấn đề, nhưng có
lẽ nó đến gần chân lý hơn chủ nghĩa tất định cực đoan hoặc kinh tế hay văn
hóa. Cho đến khi chúng ta có một chuỗi thời gian dài hơn đáng kể của dữ liệu khảo
sát, chúng ta sẽ không có khả năng đạt một câu trả lời chính xác. Bât giờ, là rõ rằng
các nhân tố cả văn hóa và kinh tế xã hội giải thích các phần đáng kể của phương sai
về một xã hội rơi vào đâu trên bản đồ toàn cầu của sự biến thiên ngang-văn hóa.
Mô hình của chúng tôi tính đến cả hai bộ nhân tố.
Các đợt trước của các Khảo sát Giá trị đã đại diện quá các xã hội với các mức
phát triển kinh tế xã hội tương đối cao: đã là khó hơn nhiều để chiêu mộ các đồng
nghiệp và để gây quỹ trong các nước nghèo so với các nước giàu. Bởi vậy, hầu hết
trong mười hai xã hội chưa được khảo sát trước đây mà chúng tôi sẽ đưa ra các tiên
đoán ở đây là kém phát triển về mặt kinh tế – một số xếp hạng giữa các nước
nghèo nhất trên thế giới. Hơn nữa, các đợt trước của các khảo sát này đã gồm ít
xã hội Islamic, và chúng tôi đã cho ưu tiên cao để phủ chúng một cách thích hợp
trong đợt 1999–2001. Do đó, sáu trong mười hai trường hợp chưa khảo sát trước là
chủ yếu Islamic và thêm ba trường hợp ở châu Phi hạ-Sahara (ba trong số các
trường hợp Islamic nằm ở Bắc Phi, làm cho có sáu trường hợp Phi châu mới). Mặc
dù cả hai khu vực là các vùng văn hóa phân biệt, chúng tôi đã có cơ sở kinh nghiệm
tương đối hẹp cho việc phóng chiếu các giá trị của chúng. Mười hai trường hợp mới
mà chúng tôi sẽ đưa ra các tiên đoán không chỉ là các trường hợp mới, ngoài-
mẫu (out-of-sample); chúng cũng khác một cách có hệ thống với cơ sở dữ liệu
mà trên đó mô hình tiên đoán của chúng tôi dựa vào.
Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tiến hành tiên đoán các vị trí trên hai chiều văn hóa cơ
bản cho sáu mươi tư nước đã được khảo sát trong 1999–2001, chú ý đặc biệt đến
mười hai nước đã chưa được khảo sát trước đây.

Phát triển các Công thức Tiên đoán

Như Chương 2 chứng minh, sử dụng một sự kết hợp của các biến hiện đại hóa
và truyền thống, ta có thể phát triển các mô hình giải thích các phần rất cao của
phương sai trong số điểm nhân tố của một xã hội trên hai chiều giá trị then chốt.
Chúng tôi sẽ làm vậy ở đây, đầu tiên phân tích các bộ tiên đoán (predictor) của số
điểm trên chiều các giá trị truyền thống/thế tục-duy lý, và sau đó chuyển sang chiều
các giá trị sinh tồn /tự-thể hiện.
Bảng 2.6 trình bày năm mô hình giải thích sự biến thiên ngang-quốc gia trong
các giá trị truyền thống/thế tục-duy lý, sử dụng các sự kết hợp khác nhau của các
biến hiện đại hóa và truyền thống. Mặc dù GDP trên đầu người thường là một bộ
tiên đoán tốt của các hiện tượng xã hội, trong trường hợp này tự nó không làm rất
tốt, giải thích chỉ 14 phần trăm của phương sai ngang-quốc gia. Nhưng hai biến hiện
đại hóa kết hợp lại, GDP trên đầu người và tỷ lệ lực lượng lao động trong khu vực

81
công nghiệp, giải thích rất nhiều phương sai ngang-quốc gia trong số điểm trên
chiều các giá trị truyền thống/thế tục-duy lý, tạo ra một R-bình phương đã hiệu
chỉnh là 0,45, giải thích 45 phần trăm của phương sai ngang-quốc gia.
Tuy nhiên, chúng ta phải đưa vào một nhân tố di sản lịch sử để giải thích phần
lớn phương sai trong các giá trị truyền thống versus thế tục-duy lý. Là một xã hội
nguyên-cộng sản phản ánh hai thứ: tác động văn hóa của việc trải qua vài thập
niên của chủ nghĩa cộng sản dưới sự kiểm soát Soviet; và điều kiện kinh tế xã hội
của các nước này trong các năm gần đây, tiếp sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng
sản. Việc cho thêm vào phương trình một biến đo số năm một xã hội trải qua dưới
sự cai trị cộng sản nâng phương sai được giải thích lên 63 phần trăm.
Nhân tố độ lệch vùng văn hóa của chúng tôi phản ánh tác động của một di sản
văn hóa cho trước lên nhân tố truyền thống/thế tục-duy lý, kiểm soát cho các tác
động của các biến kinh tế xã hội và biến nguyên-cộng sản. Thêm nhân tố đó vào
Mô hình 4 làm cho có thể để giải thích đầy đủ 80 phần trăm của phương sai
ngang-quốc gia. Công thức ở chân của Bảng 2.6 được dẫn xuất từ phân tích này;
ta có thể sử dụng công thức này để tiên đoán vị trí của một xã hội trên chiều các giá
trị truyền thống/thế tục-duy lý. Như Bảng 2.4 chứng minh, hàng chục thái độ
được đo trong các Khảo sát Giá trị tương quan mật thiết với số điểm của một xã
hội trên chiều này. Biết GDP trên đầu người, tỷ lệ phần trăm của các công nhân
công nghiệp trong lực lượng lao động của một xã hội, và di sản lịch sử của nó cho
phép ta tiên đoán với sự chính xác đáng kể một công chúng cho trước sẽ trả lời như
thế nào cho một dải rộng các câu hỏi khảo sát liên quan đến tôn giáo, quyền uy, tự
hào dân tộc, và các chủ đề khác.
Bởi vì các nguyên nhân đi trước các kết quả, tất cả các biến độc lập được dùng ở
đây được đo vào các điểm thời gian trước 1999–2001, khi các giá trị của các công
chúng tương ứng được đo. Phù hợp với giả thiết của chúng tôi rằng các nhân tố
kinh tế xã hội giúp định hình các giá trị của một xã hội, chúng tôi thấy rằng GDP
trên đầu người thực tế của một nước trong 1995 tiên đoán các giá trị trong đợt
1999–2001 của các khảo sát chính xác hơn một số đo của GDP trên đầu người
trong 2000, vào thời của các khảo sát, tiên đoán. Kết cục này có nghĩa rằng chúng ta
có thể sử dụng số đo GDP trên đầu người của năm 2000 để tiên đoán số điểm
trên hai chiều giá trị trong 2005 – mà là thuận tiện, bởi vì chúng ta vẫn chưa có các
số đo GDP trên đầu người của năm 2005 khi các dòng này được viết.
Có một sự mơ hồ hiển nhiên trong việc diễn giải các phát hiện trong Bảng 2.6.
Các vùng văn hóa khác nhau có các mức phát triển kinh tế xã hội rất khác nhau,
nhưng thủ tục này quy sức mạnh giải thích được chia sẻ bởi sự phát triển kinh
tế xã hội và các vùng văn hóa cho các biến kinh tế xã hội, mà có thể đánh giá thấp
tầm quan trọng của tư cách thành viên vùng văn hóa. Vì thế chúng tôi đã định rõ
một mô hình thứ năm, dùng chỉ các tư cách thành viên vùng văn hóa, để tính một
giá trị trung bình trên nhân tố tương đối với trung bình toàn thể (một nhân tố
dịch chuyển từ trung bình thô, hơn là từ giá trị được tiên đoán với các biến kinh tế
xã hội). Thật lý thú, một mình nhân tố vùng văn hóa này giải thích 59 phần trăm
của phương sai – nhiều hơn hai nhân tố kinh tế xã hội trong Mô hình 2 kết hợp lại.
Điều này có thể được diễn giải để có nghĩa rằng các nhân tố văn hóa thậm chí quan
trọng hơn các nhân tố kinh tế xã hội trong việc giải thích số điểm nhân tố trên nhân
tố truyền thống/thế tục-duy lý, nhưng kết luận này là mạo hiểm. Các sự khác biệt
kinh tế xã hội giữa các vùng văn hóa khác nhau có lẽ giải thích cho một phần đáng

82
kể của phương sai chúng có vẻ để giải thích, như là rõ ràng khi ta kiểm soát cho
các nhân tố kinh tế xã hội. Là khó để phân chia các phương sai giữa các nhân tố
kinh tế xã hội và văn hóa một cách chắc chắn, nhưng có vẻ rõ rằng cả hai bộ nhân tố
là quan trọng, và các tiên đoán của chúng tôi tính đến cả hai bộ nhân tố.
Bảng 2.7 phân tích các nhân tố kinh tế xã hội và văn hóa mà giải thích số điểm
nhân tố trên chiều sinh tồn/tự-thể hiện. Trong trường hợp này, bản thân GDP trên
đầu người giải thích nhiều phương sai (đầy đủ 60 phần trăm) đến mức thêm một
biến kinh tế xã hội thứ hai (phần trăm lao động trong khu vực dịch vụ) nâng toàn
thể phương sai được giải thích lên chỉ một chút [61%] trong Mô hình 2. Nhưng có
một sự tăng đáng kể về phương sai được giải thích trong Mô hình 3 khi biến giả
nguyên-cộng sản được thêm vào. Ba nhân tố này giải thích 74 phần trăm của
phương sai.
Thêm các các nhân tố vùng văn hóa nâng cao thêm sức mạnh giải thích của Mô
hình 4, đưa toàn bộ phương sai được giải thích lên 84 phần trăm thật đáng chú ý.
Chúng tôi lại cũng tính phương sai được giải thích bởi một mình tư cách thành viên
vùng văn hóa và thấy nó giải thích cho 52 phần trăm; tuy vậy, các nhân tố kinh tế xã
hội là các bộ tiên đoán còn mạnh hơn của số điểm trên chiều sinh tồn/tự-thể hiện.
Tư cách thành viên vùng văn hóa của một xã hội có vẻ đặc biệt quan trọng trong
việc định hình các giá trị truyền thống/thế tục-duy lý, mà bám rễ sâu vào các
nhân tố lịch sử lâu đời – trên hết, di sản tôn giáo của một xã hội. Nhưng các biến
hiện đại hóa có vẻ đóng vai trò chi phối trong việc định hình các giá trị sinh
tồn/tự-thể hiện, mà ít bám rễ mạnh vào di sản văn hóa truyền thống của một xã
hội. Vì thế, các giá trị tự-thể hiện hơn là các giá trị thế tục-duy lý phản ánh sự
biểu thị văn hóa bản chất nhất của hiện đại hóa. Phát hiện này nhấn mạnh tầm
quan trọng của các giá trị tự-thể hiện như yếu tố trung tâm của trình tự phát triển
con người dẫn từ sự phát triển kinh tế xã hội đến dân chủ, như chúng tôi sẽ
chứng minh.
Công thức trong ghi chú của Bảng 2.7, được dẫn xuất từ phân tích này, làm cho
có thể để tiên đoán vị trí của một xã hội trên chiều các giá trị sinh tồn/tự-thể hiện từ
vài chỉ báo kinh tế xã hội và văn hóa.
Bảng A-1 trong Phụ lục Internet1 cho thấy hai phương trình này được dẫn xuất
thành công thế nào từ các phân tích hồi quy trong Bảng 2.6 và 2.7 tiên đoán vị trí
của một xã hội trên hai chiều này cho tất cả các nước được khảo sát trong 1999–
2001. Bảng A-1 cho thấy số điểm nhân tố chúng tôi tiên đoán cho mỗi nước, số
điểm thực sự được quan sát trong khảo sát 1999–2001, và sự khác biệt giữa số
điểm được tiên đoán và được quan sát. Các sự khác biệt giữa số điểm được tiên
đoán và số điểm được quan sát trải từ 0,00 đến 1,15, nhưng toàn thể các giá trị được
tiên đoán đến gần với các giá trị được quan sát. Ngang sáu mươi tư xã hội này, sự
khác biệt trung bình giữa số điểm được tiên đoán và số điểm được quan sát trên
các giá trị truyền thống/thế tục-duy lý chỉ là 0,36. Sự khác biệt trung bình giữa
số điểm được tiên đoán và số điểm được quan sát trên chiều các giá trị sinh tồn/tự-
thể hiện hầu như giống hệt: 0,37.
Bảng A-2 trong Phụ lục Internet cho thấy lỗi trung bình của các tiên đoán của
chúng tôi cho mỗi xã hội, xếp hạng chúng từ các tiên đoán chính xác nhất của

1
Phụ lục Internet có thể được thấy tại http://www.worldvaluessurvey.org/publications/
humandevelopment.html.

83
chúng tôi (Nam Phi và Tây Đức) đến các tiên đoán ít chính xác nhất của chúng
tôi (Puerto Rico và Thụy Điển). Mặc dù các tiên đoán của chúng tôi cho thấy
một dải rộng của sự chính xác, chúng có độ chính xác ấn tượng theo hầu hết các
tiêu chuẩn so sánh. Lỗi trung bình trong sự tiên đoán là 0,36, trên một bản đồ
văn hóa trải từ dưới −2,00 đến trên +2,00 trên mỗi chiều. Tiên đoán trung bình của
chúng tôi rơi vào bên trong bán kính 0,36 của giá trị thực sự được quan sát cho xã
hội đó, tạo thành một vòng tròn chiếm khoảng 2 phần trăm diện tích của bản đồ.
Các tiên đoán này là tốt hơn ngẫu nhiên rất nhiều. Và, thật ngạc nhiên, các tiên
đoán chính xác đúng vậy cho mười hai xã hội mà chúng tôi đã chưa bao giờ khảo
sát trước đây (cho thấy trong chữ in đậm trên Bảng A-2) như cho các xã hội khác đã
được khảo sát trước ít nhất một lần. Mô hình của chúng tôi cũng làm tốt trong việc
tiên đoán các giá trị của các công chúng mà đã chưa bao giờ được khảo sát trước
như nó làm trong tiên đoán các giá trị 1999–2001 của các công chúng mà chúng ta
có ý kiến trước.

BẢNG 3.1. Các Tiên đoán Thay thế cho 12 Xã hội Chưa được Khảo sát Trước

Tiên đoán Dựa vào Tiên đoán như Số điểm


Điểm giữa của Mỗi Nhân tố Trung bình
Thang
Các giá Các giá Các giá trị Các giá trị
trị truyền trị sinh truyền sinh tồn/tự
thống/thế tồn/tự thể thống/thế thể hiện
Nước tục-duy lý hiện tục-duy lý
Luxemburg 0,46 0,30 0,37 1,18
Hy Lạp 0,82 –0,86 0,73 0,62
Zimbabwe 1,37 2,81 1,46 1,33
Tanzania 1,77 1,62 1,86 0,14
Việt Nam 0,61 1,21 0,70 0,27
Indonesia 0,96 1,89 1,05 0,41
Uganda 1,31 1,96 1,40 0,48
Ai Cập 1,48 1,88 1,57 0,40
Morocco 1,53 2,61 1,62 1,13
Iran 1,10 1,81 1,19 0,33
Jordan 1,48 2,49 1,57 1,01
Algeria 1,56 2,20 1,65 0,72
Trung bình 1,20 1,66 1,26 0,67
Trung bình (cả hai) 1,43 0,99

Ghi chú: Các giá trị là các sự khác biệt giữa số điểm nhân tố được tiên đoán và số điểm được quan sát.

Các tiên đoán này, dựa vào một phiên bản lý thuyết hiện đại hóa được xét lại,
so sánh thế nào với các tiên đoán ngẫu nhiên? Bảng 3.1 trình bày hai tập hợp các
tiên đoán cho mỗi trong số mười hai nước chưa bao giờ được khảo sát trước đây.

84
Hai cột đầu tiên trên bảng này cho thấy các kết quả của một tiên đoán ngẫu nhiên
đích thực: không biết bất cứ gì về các phân bố thật sự, người ta tiên đoán rằng
những người trả lời sẽ rơi vào điểm giữa của thang trên mỗi biến được sử dụng để
xây dựng bản đồ này (thí dụ, thang được dùng để đo sự chấp nhận phá thai trải từ
1 đến 10, như thế chúng ta tiên đoán một số điểm trung bình 5,5 cho mỗi xã hội).
Sử dụng thủ tục này cho tất cả mười biến trong phân tích nhân tố tạo ra một số điểm
1,48 trên trục dọc (trên trung bình kinh nghiệm thực tế rất nhiều) và một số điểm –
0,09 trên trục ngang (rất gần với trung bình kinh nghiệm). Các tiên đoán ngẫu
nhiên này là tương đối xa với các kết quả thực sự được quan sát: chỉ bảy trong
số sáu mươi tư xã hội rơi vào bên trong một độ lệch chuẩn của vị trí được tiên đoán
này; và mười hai xã hội trong Bảng 3.1 lệch khỏi số điểm được tiên đoán của
chúng như được chỉ ra. Trung bình của hai lỗi là 1,43. Như Bảng 3.2 cho biết, mô
hình dựa vào lý thuyết của chúng tôi tạo ra một lỗi tiên đoán trung bình chỉ 0,34 – ít
hơn một phần tư của lỗi trung bình sinh ra từ các tiên đoán ngẫu nhiên.

BẢNG 3.2 Các Tiên đoán dựa vào Lý thuyết của Vị trí của 12 Xã hội Không được Khảo sát Trước

Độ chính xác của các Tiên đoán Dựa vào Phiên bản Lý
thuyết Hiện đại hóa
Các Giá trị Truyền Các Giá trị Sinh
thống /Thế tục-duy lý tồn/Tự-thể hiện
Nước
Luxembourg 0,40 0,00
Hy Lạp 0,28 0,54
Zimbabwe 0,04 0,93
Tanzania 0,50 0,45
Việt Nam 0,03 0,10
Indonesia 0,02 1,14
Uganda 0,19 0,25
Ai Cập 0,42 0,14
Morocco 0,64 0,48
Iran 0,15 0,14
Jordan 0,15 0,65
Algeria 0,17 0,22
Trung bình 0,26 0,41
Trung bình (cả hai) 0,34

Ghi chú: Các giá trị là sự khác biệt giữa số điểm nhân tố được tiên đoán và số
điểm được quan sát.

Tiên đoán thứ hai là một tiên đoán mà một nhà khoa học xã hội am hiểu có thể
đưa ra: nó tiên đoán rằng mỗi xã hội sẽ có số điểm nhân tố trung bình trên mỗi

85
chiều. Chúng ta biết rằng trong một phân bố chuẩn khoảng hai phần ba của các
mẫu rơi vào bên trong một độ lệch chuẩn của điểm [trung bình] này, cho nên
đấy là một dự đoán xuất sắc. Cách tiếp cận này tạo ra một lỗi tiên đoán trung bình
0,99 ngang mười hai xã hội này (phản ánh rằng số điểm nhân tố được chuẩn hóa để
có một độ lệch chuẩn là 1,0). Mặc dù kém chính xác hơn lỗi tiên đoán trung bình
0,36 rất nhiều, mô hình đó của chúng tôi tạo ra cho cùng mười hai xã hội, nó là
một cải thiện đáng kể đối với tiên đoán ngẫu nhiên trong cột đầu tiên của Bảng
3.1. Nhưng tiên đoán này là không ngẫu nhiên hay a priori (tiên nghiệm): ta
không biết số điểm nhân tố trung bình cho đến khi ta đã khảo sát tất cả các xã hội và
phân tích các phân bố của chúng. Cách tiếp cận này đơn giản chọn một điểm mà
chỉ có thể được biết sau khi tất cả dữ liệu đã được thu thập và được phân tích. Tuy
nhiên, mô hình của chúng tôi tạo ra các tiên đoán a priori, ngoài mẫu đích thực
(gồm các xã hội chưa bao giờ được khảo sát trước đó) mà chính xác hơn “tiên
đoán” ex post facto này rất nhiều.

Các Tiên đoán Ngẫu nhiên versus có Hệ thống

Chúng ta vừa xem xét một số tiên đoán ngoài-mẫu đích thực. Sử dụng một mô
hình dựa vào phân tích dữ liệu từ ba đợt khảo sát đầu tiên, chúng tôi đã tiên đoán
vị trí của tất cả sáu mươi tư xã hội được khảo sát trong đợt thứ tư, trong 1999–
2001. Mô hình của chúng tôi gồm một nhân tố lệch vùng văn hóa mà là một hằng
số cho mỗi vùng văn hóa: nó không sử dụng vị trí của một quốc gia cụ thể trong các
đợt sớm hơn để tiên đoán vị trí của nó trong đợt bốn. Vì thế, nó là một mô hình
tổng quát không chỉ tiên đoán vị trí của các nước đã được khảo sát rồi mà cũng tiên
đoán các vị trí của mười hai nước đã không được phủ trong các Khảo sát Giá trị
trước (đối với vài trong các nước này, như Iran, Zimbabwe, Tanzania, và Việt
Nam, hầu như không dữ liệu khảo sát đại diện trước nào đã sẵn có từ bất kể nguồn
nào: chúng tôi đã giúp thiết kế khung khổ lấy mẫu quốc gia đầu tiên được dùng
trong vài trong số nước này).
Bất chấp các sự dịch chuyển được quan sát từ một đợt sang đợt tiếp theo, mô
hình của chúng tôi tiên đoán vị trí của hầu hết các nước trong 1999–2001 khá
chính xác, như Hình 3.1 chứng minh. Chúng tôi không thử trưng bày các vị trí
được tiên đoán và được quan sát của tất cả sáu mươi tư xã hội trên bản đồ này
(thông tin đó được Bảng A-1 trong Phụ lục Internet cung cấp). Hình 3.1 đơn giản
minh họa vài thí dụ đại diện. Thí dụ, vị trí được tiên đoán (predicted) cho Phần Lan
(Findland) trong đợt khảo sát thứ tư và vị trí thật sự được quan sát (observed) xuất
hiện tại phần tư góc trên bên phải, ngay trên vòng tròn (vị trí được tiên đoán
xuất hiện như một chấm đen, và vị trí được quan sát như một chấm trắng). Hai
chấm này là rất gần nhau, vì đấy là một trong số các tiên đoán chính xác nhất của
chúng tôi. Hai tiên đoán chính xác nhất của chúng tôi (cho Tây Đức và Nam
Phi) không được cho thấy, bởi vì trong cả hai trường hợp vị trí quan sát được hầu
như giống hệt với vị trí được tiên đoán: hai chấm sẽ không thể phân biệt được. Hình
này có cho thấy hai tiên đoán kém chính xác nhất của chúng tôi, tiên đoán cho
Thụy Điển (Sweden) và Puerto Rico. Ngay cả hai trường hợp này đại thể rơi vào
vùng gần đúng, gần các góc cao hơn và thấp hơn ở bên phải, một cách tương ứng,

86
nhưng chúng là các tiên đoán tồi nhất. Hình 3.1 cũng minh họa thêm hai tiên đoán
tốt nhất của chúng tôi, cho thấy các vị trí được tiên đoán và được quan sát cho
Lithuania (viết tắt như Lith.) và Uganda. Trong mỗi trường hợp, giá trị được tiên
đoán là rất gần với vị trí quan sát được.
Các Giá trị Truyền thống/Thế tục-duy lý

HÌNH 3.1. Các vị trí được tiên đoán và được quan sát trên bản đồ văn hóa toàn cầu. Tiên đoán của
Pháp (France) có độ chính xác trung bình; vòng tròn quanh vị trí tiên đoán của Pháp minh họa lỗi
tiên đoán trung bình của chúng tôi. Thụy Điển và Puerto Rico là hai tiên đoán kém chính xác nhất
trong số sáu mươi lăm tiên đoán. Phần Lan, Lithuania, và Uganda là trong số sáu tiên đoán chính
xác nhất.

Các vị trí được tiên đoán và quan sát cho Pháp minh họa độ chính xác trung bình
cho các tiên đoán của chúng tôi: vòng tròn nhỏ quanh vị trí được tiên đoán của Pháp
trên Hình 3.1 cho thấy dải lỗi trung bình của mô hình của chúng tôi. Vòng tròn lớn
hơn trong nửa trên của Hình 3.1 cho thấy kết quả của một tiên đoán ngẫu nhiên,
dựa vào thủ tục được thấy trong nửa đầu tiên của Bảng 3.1 (tiên đoán rằng

87
những người trả lời sẽ rơi vào điểm giữa của mỗi thang). Chỉ bảy trong số sáu mươi
tư xã hội rơi vào bên trong một lệch chuẩn của vị trí được tiên đoán này. Để bao
gồm nửa số xã hội sẽ cần một vòng tròn với một bán kính 2,1 độ lệch chuẩn. Hình
này cung cấp một sự so sánh đồ thị giữa lỗi trung bình của các tiên đoán trong mô
hình của chúng tôi và dải lỗi lớn hơn nhiều của các tiên đoán ngẫu nhiên: vòng
tròn lớn hơn phủ một diện tích lớn gấp mười sáu lần diện tích của vòng tròn
nhỏ hơn. Các tiên đoán do mô hình của chúng tôi tạo ra dựa vào dữ liệu từ ba đợt
đầu tiên là không hoàn hảo, nhưng nói chung rơi khá gần địa điểm thực sự được
quan sát trong đợt thứ tư. Nếu giả như chúng tôi đã bao gồm dữ liệu đợt bốn trong
việc tính mô hình của chúng tôi, chúng tôi có lẽ đã có khả năng tạo ra “các tiên
đoán” thậm chí chính xác hơn của các vị trí này, nhưng khi đó chúng sẽ không
là các tiên đoán ngoài-mẫu đích thực nữa.

Việc Tiên đoán các câu Trả lời của 120 Công chúng trong 2005–2006

Trong các khoa học tự nhiên, nói chung được chấp nhận rằng ta có thể khớp một mô
hình với bất kể sưu tập nào của các quan sát, nhưng sự kiểm định cuối cùng của
một lý thuyết là khả năng của nó để tiên đoán các hiện tượng chưa được quan sát
trước đây. Sự kiểm đinh này là khó hơn nhiều để thỏa mãn trong các khoa học
xã hội so với trong các khoa học tự nhiên, bởi vì khoa học xã hội xử lý các hiện
tượng phức tạp hơn nhiều, mà được định hình bởi các tương tác giữa nhiều mức
phân tích. Một tương tác giữa hai hạt có thể được phân tích chỉ ở mức vật lý; những
sự lựa chọn con người dính líu đến các nhân tố vật lý, hóa học, sinh học, tâm lý học,
kinh tế, xã hội, địa lý, lịch sử, và văn hóa. Tuy nhiên, có những sự đều đặn nào đó
mà có giá trị tiên đoán có thể quan sát được trong hành vi con người. Các tiên đoán
về hành vi tương lai sẽ nhất thiết mang tính xác suất và chỉ chính xác một cách đại
thể, nhưng chúng có thể cung cấp sự hướng dẫn hữu ích cho các lựa chọn và chính
sách.
Bởi vậy, hãy để chúng tôi tiên đoán người dân của các xã hội khác nhau sẽ nói
cho chúng ta những gì họ tin và quý trọng trong đợt tiếp theo của các Khảo sát Giá
trị được tiến hành trong 2005–6. Mô hình của chúng tôi có thể tạo ra các tiên đoán
cho tất cả 192 nước là thành viên của Liên Hiệp Quốc, nhưng chúng tôi sẽ hạn
chế mình cho việc tiên đoán các giá trị của các công chúng của khoảng 120 nước
mà, theo đánh giá lạc quan nhất của chúng tôi, có lẽ có thể được bao gồm trong các
khảo sát 2005–6. Các nước này chiếm khoảng 95 phần trăm dân số thế giới.
Chúng tôi sẽ sử dụng dữ liệu từ tất cả các đợt của các Khảo sát Giá trị, được tiến
hành từ 1981 đến 2001, trong việc đưa ra các tiên đoán này. Cho nên, chúng tôi
sẽ cập nhật các nhân tố lệch vùng văn hóa và các công thức tiên đoán được dùng
đến nay trong chương này, mà dựa vào dữ liệu từ ba đợt khảo sát đầu tiên. Bảng
A-3 trong Phụ lục Internet cho thấy phiên bản các nhân tố lệch vùng văn hóa và các
công thức tiên đoán được xét lại. Cả các nhân tố lẫn công thức đều không khác
nhiều với các phiên bản sớm hơn, nhưng chúng tôi tin chúng sẽ tạo ra các tiên
đoán chính xác hơn một chút của các kết quả từ các khảo sát sẽ được tiến hành
trong 2005–6 và được phân tích không lâu sau đó.
Sử dụng dữ liệu từ tất cả các khảo sát sẵn có, chúng tôi ước lượng số điểm trên

88
mỗi chiều trong 2005 cho tất cả các xã hội mà sẵn có dữ liệu trước. Sau đó chúng
tôi sử dụng các số điểm này như các biến độc lập trong các phân tích hồi quy cho
phép chúng tôi dẫn xuất các hệ số cho các phương trình mới, để tiên đoán số điểm
cho các nước chưa được khảo sát trước đây. Bảng A-4 trong Phụ lục Internet cho
thấy mô hình của chúng tôi tiên đoán rằng mỗi trong 122 xã hội sẽ rơi vào đâu trên
chiều các giá trị truyền thống/thế tục-duy lý và trên chiều sinh tồn/tự-thể hiện trong
2005–6. Các giá trị cơ bản có khuynh hướng ổn định, cho nên chúng tôi kỳ vọng
rằng các vị trí của các nước được khảo sát trước sẽ gần một cách hợp lý với các vị
trí chúng đã có trong 2000, ngoại trừ một xu hướng cho các xã hội giàu có để di
chuyển cao hơn trên cả hai chiều trong giai đoạn 5 năm từ 2000 đến 2005. Sai số
đo sẽ cũng tạo ra một lượng di động biểu kiến nào đó. Để tối đa hóa sự chính
xác, các vị trí trong 2005 của các nước đã được khảo sát trước được tiên đoán từ
dữ liệu trước cho nước đó, hơn là từ nhân tố vùng văn hóa cho tất cả các xã hội
trong vùng của chúng. Các vị trí được tiên đoán của các xã hội mà đã chưa được
khảo sát trước dựa vào giả thiết rằng các giá trị của chúng sẽ được định hình bởi
cùng các nhân tố, liên kết với hiện đại hóa và sự bền bỉ văn hóa mà ảnh hưởng
đến các giá trị của các xã hội khác và được phản ánh trong mô hình của chúng
tôi. Chúng ta sẽ gặp một số ngạc nhiên: hầu như chắc chắn, các công chúng của một
số xã hội sẽ lệch một cách nổi bật khỏi các tiên đoán này, hệt như công chúng Hoa
Kỳ có các giá trị tôn giáo và truyền thống hơn mô hình của chúng tôi tiên đoán,
vì các lý do mà không được thâu tóm trong mô hình. Mô hình này chứa chỉ vài
nhân tố, nhưng các giá trị của một xã hội phản ánh toàn bộ kinh nghiệm lịch sử của
nó. Tuy nhiên, chúng tôi khá tự tin rằng về tổng thể các khảo sát được tiến hành
trong 2005 sẽ mang lại các kết quả khá gần với các tiên đoán tại Bảng A-4 trong
Phụ lục Internet.

89
Các Giá trị Thế tục-duy lý
Các Giá trị Truyền thống ----------------------

Các Giá trị Sinh tồn --------------------------- Các Giá trị Tự thể hiện

HÌNH 3.2. Các vị trí được tiên đoán trên bản đồ văn hóa của các xã hội có thể được khảo sát trong
2005–6. Các vị trí được tiên đoán của mười bốn xã hội chưa được khảo sát trước được cho thấy trong
chữ in nghiêng.

Hình 3.2 cho thấy các vị trí được tiên đoán của một số xã hội này trên bản đồ
văn hóa. Đặt tất cả hơn 120 xã hội lên bản đồ này sẽ làm cho nó không thể đọc
được (mặc dù bạn đọc có thể vẽ vị trí của bất kể xã hội thêm nào có thể được quan
tâm, sử dụng dữ liệu tại Bảng A-4 trong Phụ lục Internet). Hình 3.2 đặc biệt chú ý
đến việc cho thấy các vị trí được tiên đoán của mười lăm xã hội chưa được khảo sát
trước, trong khung cảnh với một số xã hội đã được khảo sát trước. Bởi vì hầu hết
các nước giàu đã được phủ rồi trong các khảo sát trước, hầu hết các nước mới được
khảo sát rơi vào nửa thấp của bản đồ, với Guatemala, Ecuador, và Paraguay rơi
vào một cụm gần các nước Mỹ Latin khác, và Kenya, Ethiopia, và Angola rơi
gần cực truyền thống và ở bên trái của điểm giữa của chiều sinh tồn/tự-thể hiện.
Yemen cũng được kỳ vọng rơi vào khu vực này, nhưng mô hình của chúng tôi tiên
đoán rằng Kuwait, bởi vì mức phát triển kinh tế cao của nó, sẽ cho thấy các giá trị
thế tục hơn hầu hết các xã hội Islamic. Trái ngược với hầu hết các xã hội mới được
khảo sát, Hồng Kông được tiên đoán để rơi vào khu vực phía trên – gần các xã hội
thu nhập cao như Nhật Bản, Đức, và Slovenia. Cyprus cũng là một xã hội có thu
nhập tương đối cao, và chúng tôi kỳ vọng nó rơi gần trung tâm, không xa Tây Ban

90
Nha và Croatia. Mặc dù Cuba là một xã hội Mỹ Latin, nó là xã hội duy nhất đã trải
qua sự cai trị cộng sản, cho nên mô hình của chúng tôi tiên đoán rằng nó sẽ là một
trường hợp nằm ngoài (outlier), có các giá trị thế tục hơn hầu hết các nước Mỹ
Latin. Tương từ, Kazakhstan và Kyrgyzstan là các xã hội Islamic đã trải qua nhiều
thập niên của sự cai trị cộng sản, và mô hình của chúng tôi tiên đoán rằng chúng
sẽ là các outlier khỏi khối chính của các xã hội Islamic, cho thấy các giá trị thế
tục-duy lý đáng kể hơn các xã hội Islamic dòng chính. Các mức thu nhập thấp của
chúng cũng ngụ ý rằng chúng sẽ có khuynh hướng nhấn mạnh các giá trị sinh tồn
thậm chí còn nhiều hơn hầu hết các nước nguyên-cộng sản.

Việc Tiên đoán các Câu Trả lời cho các Câu Hỏi Cụ thể trong 2005–2006

Mỗi trong hai chiều mà trên đó bản đồ văn hóa của chúng tôi dựa vào đề cấp đến số
điểm của các niềm tin và các giá trị quan trọng. Như thế, nếu ta biết vị trí của một
xã hội trên bản đồ này, ta có thể tiên đoán câu trả lời của công chúng cho nhiều câu
hỏi thêm. Để minh họa điểm này, Bảng A-5 trong Phụ lục Internet tiên đoán các
câu trả lời của 120 công chúng cho hai vấn đề cụ thể: tỷ lệ phần trăm của những
người trả lời trong mỗi xã hội mà sẽ nói rằng “tôn giáo là rất quan trọng trong đời
tôi”; và tỷ lệ phần trăm của những người trả lời mà đồng ý với tuyên bố rằng “Khi
các việc làm là khan hiếm, đàn ông có nhiều quyền hơn đàn bà đối với một việc
làm.”
Không biến nào trong hai biến này được dùng để xây dựng hoặc chiều các giá trị
truyền thống/thế tục-duy lý hay chiều các giá trị sinh tồn/tự-thể hiện. Chúng tôi
trình bày các tiên đoán này để minh họa sự thực rằng mô hình của chúng tôi làm cho
có thể để tiên đoán các câu trả lời cho nhiều biến thêm bên cạnh mười biến đã được
dùng để xây dựng các chiều này. Việc này là có thể bởi vì mỗi chiều tương quan
mạnh với một dải rộng của các biến thêm, như các Bảng 2.2 và 2.3 đã chứng tỏ.
Các thái độ đối với bình đẳng giới đã thay đổi nhanh trong hai thập niên được phủ
bởi các Khảo sát Giá trị, như thế trong việc tiên đoán các thái độ đối với bình đẳng
giới chúng ta không chỉ tiên đoán các câu trả lời của các xã hội chưa được khảo sát
trước đây, chúng ta cũng đang thử đạt tới một mục tiêu di động.
Các tiên đoán này là các tiên đoán đích thực. Không khảo sát nào trong số
các khảo sát này đã được tiến hành khi cuốn sách này được viết, và nhiều trong số
các xã hội này đã không được bao gồm trong bất kể đợt khảo sát trước nào của các
Khảo sát Giá trị (vài trong số chúng đã chưa bao giờ được gồm trong bất kể khảo
sát trước nào).2 Khi chương này được soạn, đã là không thể để nói các tiên đoán này
sẽ chính xác ra sao. Chúng tôi có thể an toàn cho rằng chúng sẽ chỉ chính xác gần
đúng, và trong một số trường hợp chúng sẽ không chính xác chút nào, bởi vì mô
hình của chúng tôi sử dụng chỉ bốn biến trong số rất nhiều nhân tố xác đáng có thể
hình dung được. Sự thực rằng Hoa Kỳ trệch khỏi vị trí được kỳ vọng của nó trên
chiều truyền thống/thế tục-duy lý (tuy không trên chiều sinh tồn/tự-thể hiện) phản
ánh một đặc điểm quan trọng của văn hóa Mỹ không được bao gồm trong mô hình
của chúng tôi.

2
Khi bản thảo này được soạn, dữ liệu nhân được từ Saudi Arabia và Kyrgyzstan nhưng vẫn chưa được phân tích.

91
Cho dù mô hình của chúng tôi có đưa ra các tiên đoán hoàn hảo, chúng tôi vẫn
sẽ phải đối phó với sự thực rằng dải bình thường của lỗi lấy mẫu trong việc đo các
khoản này là khoảng 5 đến 6 điểm, cho nên ngay cả với một mô hình hoàn hảo, các
tiên đoán của chúng tôi sẽ chỉ đến bên trong dải này của các giá trị được quan sát.
Nói tóm lại, một lỗi tiên đoán trung bình, 5 hay 6 điểm là khoảng gần với sự hoàn
hảo như ta có thể đạt được. Tại đầu kia của thang, các tiên đoán ngẫu nhiên sẽ tạo
ra lỗi trung bình khoảng 30 đến 33 điểm.
Trong các thí nghiệm tương tự như các thử nghiệm được dùng trong việc tiên
đoán vị trí của mỗi nước trên bản đồ văn hóa hai-chiều trong 2000, chúng tôi đã
tiên đoán các câu trả lời cho hai biến này, sử dụng mô hình của chúng tôi dựa vào
một phiên bản lý thuyết hiện đại hóa được xét lại. Lỗi trung bình trong việc tiên
đoán tỷ lệ phần trăm nói rằng “tôn giáo là rất quan trọng trong đời tôi” đã là 10,5
điểm; lỗi trung bình trong việc tiên đoán tỷ lệ phần trăm những người đồng ý rằng
“đàn ông có nhiều quyền hơn đàn bà đối với một việc làm” đã là 10,3 điểm. Kết
quả này là không hoàn hảo nhưng chính xác hơn các kết quả từ tiên đoán ngẫu
nhiên rất nhiều. Chúng tôi cũng đưa ra một tập các tiên đoán ngẫu nhiên
(dùng một bộ tạo số ngẫu nhiên), mà tạo ra một lỗi trung bình 32 điểm trong
việc tiên đoán tỷ lệ phần trăm đồng ý rằng “đàn ông có nhiều quyền hơn đàn bà đối
với một việc làm,” và một lỗi trung bình 31 điểm trong việc tiên đoán tỷ lệ phần
trăm nói rằng “tôn giáo là rất quan trọng trong đời tôi.” Về mặt kinh nghiệm, mô
hình hiện đại hóa của chúng tôi tạo ra các tiên đoán có lề sai số hay lề lỗi
(error-margin) nhỏ hơn các kết quả của các tiên đoán ngẫu nhiên rất nhiều.
Phân tích này áp dụng giả thiết trung tâm của tất cả các thống kê suy luận: các mô
hình giải thích được thiết kế để làm giảm lỗi tiên đoán. Các thống kê thích hợp
(fitness statistics) trong các phân tích hồi quy dựa vào các so sánh giữa cái được
tiên đoán và dữ liệu thực tế: các giá trị được tiên đoán càng đến gần dữ liệu thực tế,
sự thích hợp càng tốt hơn, có khuynh hướng xác nhận lý thuyết cơ bản.

Kết luận

Chương này đã kiểm định một mô hình cho phép chúng ta tiên đoán các niềm tin và
các giá trị của công chúng của các xã hội cho trước, dựa vào một phiên bản lý
thuyết hiện đại hóa được xét lại. Mô hình này là tằn tiện, sử dụng hai nhân tố hiện
đại hóa: (1) GDP trên đầu người thực tế 5 năm trước khảo sát, và (2) tỷ lệ phần
trăm của lực lượng lao động làm thuê trong các khu vực cho trước; và hai nhân
tố di sản lịch sử: (3) xã hội đã trải qua sự cai trị cộng sản bao nhiêu năm, và (4)
một hằng số cho mỗi trong tám vùng văn hóa phản ánh mức độ di sản văn hóa của
vùng đó khiến nó lệch khỏi tất định luận kinh tế-lịch sử đơn giản. Mô hình giải
thích hơn 80 phần trăm của phương sai trên mỗi trong hai chiều chính của sự biến
thiên ngang-văn hóa. Chúng tôi sử dụng mô hình này để tiên đoán các giá trị của
65 xã hội được khảo sát trong 1999–2001, kể cả 12 xã hội đã không được khảo sát
trước. Khi chúng tôi vẽ các tiên đoán của chúng tôi lên bản đồ hai-chiều, chúng tôi
thấy rằng vị trí được tiên đoán của xã hội trung bình rơi vào bên trong một bán kính
nhỏ của vị trí thực sự của nó – bên trong một vòng tròn chiếm khoảng 2 phần trăm
diện tích của bản đồ. Các vị trí này phản ánh các câu trả lời cho rất nhiều câu hỏi

92
chính trị và xã hội quan trọng. Sau đó chúng tôi đã sử dụng mô hình này để tiên
đoán vị trí của hơn 120 xã hội có thể được khảo sát trong 2005–6; và các câu trả lời
của mỗi công chúng cho hai câu hỏi cụ thể mà sẽ được hỏi trong các khảo sát này.
Các tiên đoán này được post như phần của Phụ lục Internet của chúng tôi trên
website của World Values Survey Association trong tháng Chín 2004. Các tiên
đoán này sẽ là không hoàn hảo, như nhất thiết chúng phải là; cho dù mô hình của
chúng tôi hoàn hảo, chúng ta sẽ vẫn phải cho phép một lề sai số lấy mẫu. Tuy nhiên,
chúng tôi kỳ vọng các tiên đoán này sẽ khá gần với các con số được quan sát.
Mô hình của chúng tôi có vẻ thâu tóm vài trong số các nhân tố quan trọng nhất
định hình sự biến thiên ngang-quốc gia trong các hệ thống niềm tin của quần
chúng. Chúng tôi đã đặt nền tảng cho việc kiểm định thêm và cải thiện loại mô
hình này. Chúng tôi tin rằng cố gắng để tạo ra một hình tiên đoán về sự thay đổi văn
hóa có thể đóng góp cho một sự hiểu biết tốt hơn về sự thay đổi văn hóa xảy ra như
thế nào và sự thấu hiểu lớn hơn vào các xu hướng dài hạn quan trọng.
Các tiên đoán của chúng tôi mang tính xác suất, không phải tất định, và chúng
tôi kỳ vọng chúng chỉ là đại thể chính xác. Nhưng các kết quả của các phân tích
trong chương này làm cho chúng tôi khá tự tin rằng các tiên đoán được trình bày
ở đây sẽ gần hơn nhiều với các kết quả thực sự được quan sát trong 2005–6 so
với các tiên đoán ngẫu nhiên. Mức độ mà các tiên đoán này tỏ ra chính xác sẽ
cung cấp một sự kiểm định mạnh về tính hợp lệ của phiên bản lý thuyết hiện đại hóa
được xét lại của chúng tôi.

93
4. Sự Thay đổi Giá trị giữa Thế hệ

Như Chương 2 đã chứng minh, chúng ta thấy các sự khác biệt to lớn và nhất
quán giữa các giá trị do các công chúng của các xã hội đã phát triển và đang phát
triển bày tỏ. Các sự khác biệt này gợi ý (nhưng không chứng minh) rằng sự phát
triển kinh tế xã hội mang lại các sự dịch chuyển có hệ thống từ các giá trị truyền
thống sang thế tục-duy lý và từ các giá trị sinh tồn sang tự-thể hiện.
Hai chương tiếp trình bày bằng chứng thêm về các thay đổi này. Chương 5 cho
thấy các công chúng của các xã hội hậu công nghiệp di chuyển như thế nào tới
sự nhấn mạnh tăng lên đến các giá trị thế tục-duy lý và các giá trị tự-thể hiện
trong giai đoạn từ 1981 đến 2001. Sự dịch chuyển này là bằng chứng trực tiếp rằng
các sự thay đổi văn hóa theo các hướng được tiên đoán thực sự đang xảy ra, tuy nó
chỉ phủ một giai đoạn hai mươi năm. Chương hiện thời xem xét các hình mẫu cơ
bản của các sự khác biệt thế hệ dẫn đến các thay đổi này. Vì chúng ta thấy rằng
trong các xã hội phát triển, các thế hệ trẻ hơn nhấn mạnh các giá trị thế tục-duy
lý và các giá trị tự-thể hiện nhiều hơn các thế hệ già hơn rất nhiều. Kết quả này
chính xác là cái chúng ta kỳ vọng tìm thấy nếu các sự dịch chuyển giữa thế hệ
đang xảy ra.
Dưới một số hoàn cảnh, người ta có thể cho rằng các sự khác biệt liên kết-tuổi
này đơn giản phản ánh các tác động vòng đời – cho rằng mọi người có một xu
hướng vốn có để đặt sự nhấn mạnh tăng lên đến các giá trị truyền thống và các giá
trị sinh tồn khi họ già đi – không phải sự thay đổi giữa thế hệ. Nếu có một tác
động vòng đời như vậy, các nhóm tuổi (cohort) trẻ hơn sẽ đặt sự nhấn mạnh nhiều
lên các giá trị thế tục-duy lý và các giá trị tự-thể hiện hơn các nhóm tuổi già hơn
trong bất kể xã hội nào. Nhưng luận điệu này là không thể biện hộ được trong
trường hợp hiện thời, vì các sự khác biệt giữa thế hệ này được tìm thấy trong
các xã hội phát triển nhưng không trong các xã hội thu nhập-thấp. Không có xu
hướng vốn có nào cho mọi người để dịch chuyển tới các giá trị truyền thống hơn
hay nhấn mạnh các giá trị sinh tồn mạnh hơn khi họ già đi.1 Tương tự, không có
xu hướng phổ quát nào cho những người trẻ để đặt nhiều sự nhấn mạnh hơn những
người già đến các giá trị thế tục-duy lý và các giá trị tự-thể hiện. Sự hiện diện của
các sự khác biệt giữa thế hệ phụ thuộc vào liệu một xã hội có đã đạt các mức phát

1
Tuy vậy, sự thay thế dân cư giữa thế hệ có khuynh hướng cho ấn tượng đó: khi các nhóm tuổi trẻ hơn với các giá trị
ngày càng hiện đại thay thế các nhóm tuổi già hơn với các giá trị tương đối truyền thống, nhóm tuổi sinh trẻ nhất có
khuynh hướng đi từ việc có các giá trị hiện đại nhiều hơn các nhóm tuổi khác, sang việc có ít các giá trị hiện đại hơn các
nhóm tuổi khác – không bởi vì các giá trị của chúng đã thay đổi, mà bởi vì các nhóm tuổi với ít các giá trị hiện đại đã chết
đi.

94
triển kinh tế xã hội cao hay không. Các sự khác biệt thế hệ được thấy trong các xã
hội phát triển có vẻ phản ánh các thay đổi kinh tế xã hội dài hạn hơn là các tác động
vòng đời.
Các sự khác biệt liên quan đến tuổi được xem xét trong chương này gợi ý rằng
một quá trình thay đổi giá trị giữa thế hệ đã xảy ra trong sáu thập niên qua và
dài hơn – nhưng đấy chỉ là bằng chứng gián tiếp của sự thay đổi văn hóa. Nhằm để
chứng minh trực tiếp rằng các sự thay đổi văn hóa dài hạn đang xảy ra, chúng ta
cần bằng chứng từ các khảo sát đo các giá trị này trong cả các nước giàu và các
nước nghèo suốt sáu mươi hay bảy mươi năm qua. Dữ liệu như vậy không sẵn
có và sẽ không sẵn có cho một nửa thế kỷ nữa. Chương 5 xem xét các thay
đổi theo thời gian do bằng chứng khảo sát từ các Khảo sát Giá trị 1981–2001 cho
thấy. Các khảo sát này phủ hai mươi năm trong một số nước, và cho hầu hết các
nước chúng phủ một thập niên hay ít hơn. Giai đoạn thời gian này là ngắn hơn thời
gian cần rất nhiều cho một kiểm định thuyết phục về sự thay đổi văn hóa giữa thế
hệ: trong các thời kỳ tương đối ngắn, các thăng giáng ngắn hạn và các tác động
thời kỳ đặc thù-tình huống có thể dễ dàng làm mất các tác động của sự thay đổi
văn hóa dựa vào sự thay thế dân cư giữa thế hệ. Tuy nhiên, dữ liệu chuỗi-thời
gian mà bây giờ sẵn có cho thấy các thay đổi theo hướng được tiên đoán (tới các
giá trị thế tục-duy lý và các giá trị tự-thể hiện) trong hầu hết các xã hội thu nhập
cao nhưng không trong các xã hội thu nhập-thấp. Chúng ta không thấy một sự dịch
chuyển phổ quát tới các giá trị thế tục-duy lý và tự-thể hiện, như có thể sinh ra từ
quá trình phổ quát nào đó của sự khuếch tán văn hóa dựa vào toàn cầu hóa hay
internet. Như phiên bản lý thuyết hiện đại hóa được xét lại của chúng tôi ngụ ý,
các sự thay đổi văn hóa này liên kết với sự phát triển kinh tế xã hội và không xảy ra
ở nơi nó vắng mặt.
Bằng chứng từ ba kiểu phân tích khác nhau đều chỉ theo cùng hướng, cho biết
rằng chúng ta đang chứng kiến một quá trình thay đổi giá trị giữa thế hệ liên kết
với sự phát triển kinh tế xã hội. Nếu bằng chứng từ chỉ một trong các nguồn này chỉ
ra tới kết luận này, nó sẽ ít thuyết phục hơn. Nhưng sự phân tích của một khối
khổng lồ bằng chứng từ tám mươi xã hội, sử dụng ba cách tiếp cận khác nhau – so
sánh các nước giàu và các nước nghèo, các so sánh thế hệ, và bằng chứng chuỗi-
thời gian từ hai thập niên qua – tất cả đều chỉ tới cùng kết luận. Các sự thay đổi văn
hóa lớn đang xảy ra, phản ánh một quá trình thay đổi giá trị giữa thế hệ liên kết
với công nghiệp hóa và hậu công nghiệp hóa.

Các sự Khác biệt Thế hệ và sự Thay đổi Văn hóa

Sự dịch chuyển từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp và sự dịch chuyển
theo sau từ xã hội công nghiệp sang xã hội hậu công nghiệp là các quá trình
xảy ra từ từ trong nhiều thập niên; bằng chứng theo chiều dọc của chúng ta về các
xu hướng từ các khảo sát hiện có phủ hai mươi hay giỏi nhất ba mươi năm, và cho
hầu hết các xã hội thu nhập-thấp, chúng ta có dữ liệu phủ các thời kỳ 5 hay 10
năm. Đấy là thời kỳ quá ngắn để cung cấp các phép đo trực tiếp về các sự thay đổi
giữa thế hệ, mà phản ánh các điều kiện thay đổi trong nhiều thập niên.
Cho các nước nguyên-cộng sản (với sự ngoại lệ duy nhất của Hungary, đã được

95
khảo sát lần đầu tiên trong 1981), chúng ta chỉ có dữ liệu khảo sát kể từ 1989–91,
bởi vì đã hầu như không thể thực hiện các khảo sát độc lập trong các nước này cho
đến sau khi các chế độ độc đoán đã sụp đổ. Hơn nữa, các năm kể từ 1990 đã là
một thời kỳ không điển hình cho các xã hội nguyên-cộng sản, một thời kỳ được
định hình bởi việc cải tổ lại hoàn toàn các hệ thống kinh tế, xã hội, và chính trị của
chúng và sự tan vỡ của Liên Xô thành mười lăm nhà nước kế vị. Trong các xã hội
nguyên-Soviet, thu nhập thực tế đã rớt xuống ít hơn một nửa của mức trước kia của
nó, mạng lưới phúc lợi xã hội đã tan rã, luật và trật tự bị phá vỡ, hệ thống niềm tin
cộng sản đã mất sự tín nhiệm của nó, và bản thân tuổi thọ trung bình đã giảm đột
ngột. Đấy đã là một thời kỳ đau thương cho các xã hội nguyên-Soviet, và chúng ta
kỳ vọng các sự thay đổi ngắn hạn phản ánh các điều kiện khó khăn này. Như được
lưu ý trong Chương 9, kinh nghiệm này giúp giải thích vì sao các nhà nước kế vị
Soviet – với ngoại lệ của các nước Baltic – đã ít thành công trong việc chuyển đổi
sang dân chủ hơn hầu hết các xã hội cộng sản trước kia.
Nhưng trong phần lớn của thế kỷ thứ hai mươi, Liên Xô đã trải nghiệm các tỷ lệ
tăng trưởng kinh tế cao. Trong các năm 1960, bình luận về sự thực rằng các nền
kinh tế xã hội chủ nghĩa tăng trưởng với các tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng trưởng của các
nền dân chủ Tây phương rất nhiều, Khrushchev đã nói, “Chúng tôi sẽ chôn các vị!”
Mối đe dọa đã có vẻ hợp lý đối với nhiều nhà quan sát Tây phương. Tại thời điểm
đó, Liên Xô là một trong hai siêu cường thế giới và đã có vẻ có một tương lai chói
lọi. Nhưng các năm kể từ 1990 là một thời kỳ khó chịu và bất an nghiêm trọng,
Chúng ta kỳ vọng các thay đổi ngắn hạn giữa các công chúng này phản ánh các điều
kiện này. Vì thế, chúng ta kỳ vọng các so sánh thế hệ cho một sự phản ánh chính
xác về các sự thay đổi văn hóa dài hạn mà đã xảy ra giữa các công chúng nguyên-
cộng sản hơn được phản ánh bởi dữ liệu chuỗi-thời gian từ thời kỳ đặc biệt kể từ
1990, mà được đặc trưng bởi sự sụp đổ của các hệ thống chính trị, kinh tế, và xã hội
cộng sản.
Trong sự thiếu vắng dữ liệu khảo sát đo các giá trị này trong nhiều thập kỷ, các
so sánh thế hệ của các khảo sát mặt cắt ngang (cross-sectional) cung cấp một chỉ
dẫn gián tiếp hữu ích về sự thay đổi văn hóa dài hạn. Nếu các giá trị cơ bản của một
thế hệ cho trước có khuynh hướng được thiết lập trong các năm hình thành trước
trưởng thành và thay đổi tương đối ít sau đó, thì các sự khác biệt giữa thế hệ
trong các giá trị cơ bản có thể cho một chỉ dẫn về các xu hướng dài hạn, nhất là
nếu chúng ta có bằng chứng phụ giúp chúng ta phân biệt giữa các tác động vòng
đời và sự thay đổi giữa thế hệ.
Trong các xã hội được định hình bởi các mức cao của an toàn sinh tồn trong các
thời kỳ kéo dài, chúng ta kỳ vọng tìm thấy các sự khác biệt đáng kể giữa các giá trị
của các thế hệ già hơn và trẻ hơn. Trong các xã hội như vậy, các nhóm sinh trẻ hơn
sẽ đặt hầu hết sự nhấn mạnh lên các giá trị tự-thể hiện, trong khi các nhóm tuổi già
hơn sẽ tiếp tục nhấn mạnh các giá trị sinh tồn.
Chúng ta giả thuyết rằng sự lan ra của các giá trị tự-thể hiện không phản ánh một
quá trình phổ quát của sự khuếch tán văn hóa toàn cầu; nó còn tùy thuộc vào liệu
người dân của một xã hội có trải nghiệm các mức cao của sự an toàn sinh tồn và sự
tự trị hay không, hặc liệu họ đã trải nghiệm sự sụp đổ kinh tế và xã hội, như
trong các nền kinh tế nguyên-cộng sản ít thành công hơn.
Nếu các sự khác biệt thế hệ này phản ánh sự phát triển kinh tế xã hội, chúng ta sẽ
không kỳ vọng để thấy các sự khác biệt giá trị lớn theo thế hệ trong các xã hội đã

96
không trải nghiệm sự tăng lên lớn về an toàn sinh tồn trong vài thập niên qua. Trong
các nền kinh tế trì trệ, chúng ta kỳ vọng những người trẻ là truyền thống hệt như
những người già. Tính sẵn có của dữ liệu từ các kiểu khác nhau căn bản của các xã
hội rọi ánh sáng lên sự diễn giải của các tác động này, bởi vì (như chúng tôi sẽ
chứng minh) chúng ta không tìm thấy bất kể xu hướng phổ quát nào cho người
dân đặt nhiều sự nhấn mạnh lên các giá trị sinh tồn khi họ già đi: chúng tôi tìm
thấy sự nhấn mạnh lớn hơn lên các giá trị tự-thể hiện giữa các nhóm tuổi trẻ hơn so
với giữa các nhóm tuổi già hơn trong các xã hội hậu công nghiệp, nhưng không
thấy trong các xã hội trải nghiệm ít hay không sự phát triển kinh tế nào.
Cho một phân tích mang tính quyết định, chúng ta cần phân tích các đợt kế tiếp
nhau của dữ liệu khảo sát được thu thập tại nhiều điểm thời gian trong nhiều thập
kỷ. Việc này sẽ cho phép chúng ta gỡ rối các tác động vòng đời, các tác động thời
kỳ, và các tác động nhóm sinh (birth cohort). Chúng tôi không có cơ sở dữ liệu
theo chiều dọc lớn cần thiết cho việc này. Trong sự vắng mặt của nó, không một
cách tiếp cận nào có thể mang tính quyết định tuyệt đối, nhưng nếu một sự kết hợp
của các phương pháp, các chỉ báo, và các bộ dữ liệu đưa ra các phát hiện mà tất cả
đều chỉ tới cùng kết luận, nó nâng cao sự tự tin của chúng ta vào sự diễn giải của
chúng ta.
Cho đến giờ khối dữ liệu chuỗi-thời gian dài nhất và chi tiết nhất liên quan đến sự
thay đổi giá trị là dữ liệu đo các ưu tiên giá trị duy vật versus hậu-duy vật. Các giá
trị này được đo ở nhiều nước, và chúng được đo trong các khảo sát Eurobarometer
hầu như mọi năm từ 1970 đến nay. Chúng ta hãy bắt đầu với việc xem xét sự dịch
chuyển giữa thế hệ từ các giá trị duy vật sang hậu duy vật. Bởi vì các giá trị này là
một thành phần chủ chốt của chiều sinh tồn/tự-thể hiện, phân tích của chúng tôi
cho một ý tưởng về cái chúng ta sẽ tìm thấy với các thành phần khác của nó nếu
chúng ta đã đo chúng hàng năm trong ba thập niên, như chúng ta làm với các giá
trị duy vật và hậu duy vật. Hơn nữa, phân tích này là hữu ích về một khía cạnh khác:
nó minh họa các vấn đề về phân biệt giữa các sự thay đổi dài hạn giữa thế hệ, các
tác động vòng đời, và các tác động thời kỳ liên kết với những thay đổi hiện thời về
các điều kiện kinh tế xã hội.

Sự lên của các Giá trị Hậu duy vật

Hơn ba thập niên trước, Inglehart (1977) đã giả thuyết rằng, khắp các xã hội công
nghiệp tiên tiến, các ưu tiên giá trị của mọi người đang dịch chuyển từ các mục
tiêu “duy vật”, mà nhấn mạnh sự an toàn kinh tế và thân thể, tới các mục tiêu
“hậu-duy vật”, mà nhấn mạnh sự tự-thể hiện và chất lượng cuộc sống. Sự dịch
chuyển văn hóa này đã được đo hàng năm kể từ 1970 trong các khảo sát được tiến
hành trong nhiều xã hội Tây phương. Một khối bằng chứng to lớn chứng minh
rằng một sự dịch chuyển giữa thế hệ đã xảy ra theo hướng được tiên đoán.
Lý thuyết này về thay đổi giá trị giữa thế hệ dựa vào hai giả thuyết then chốt
(Inglehart, 1990):

1. Một giả thuyết khan hiếm. Hầu như tất cả mọi người đều muốn tự do và sự
tự trị, nhưng các ưu tiên của mọi người phản ánh các điều kiện kinh tế

97
xã hội của họ, đặt giá trị chủ quan cao nhất lên các nhu cầu cấp bách nhất
của họ. Phương tiện sinh sống vật chất và sự an toàn thân thể là các đòi hỏi
đầu tiên cho sự sống sót. Như thế, dưới các điều kiện khan hiếm, mọi người
trao ưu tiên cao nhất cho các mục tiêu duy vật, trong khi dưới các điều kiện
thịnh vượng, họ có nhiều khả năng hơn để nhấn mạnh các mục tiêu hậu-
duy vật.
2. Một giả thuyết hòa nhập xã hội (socialization). Mối quan hệ giữa sự khan
hiếm vật chất và các ưu tiên giá trị không phải là một mối quan hệ chủ yếu của
sự điều chỉnh tức thời: một thời gian trễ đáng kể có liên quan bởi vì, phần
lớn, các giá trị cơ bản của người ta phản ánh các điều kiện thịnh hành trong
các năm trước trưởng thành của họ. Chúng thay đổi chủ yếu qua sự thay thế
dân cư giữa thế hệ. Hơn nữa, các thế hệ già hơn trong mỗi xã hội có khuynh
hướng truyền các giá trị cho các con họ; di sản văn hóa này là không dễ bị
xua tan, nhưng nếu nó không phù hợp với kinh nghiệm trực tiếp của người ta,
nó có thể xói mòn từ từ.

Giả thuyết khan hiếm là giống với nguyên tắc về độ thỏa dụng biên giảm bớt trong
lý thuyết kinh tế. Nó phản ánh sự phân biệt cơ bản giữa nhu cầu vật chất cho sự
sống sót và sự an toàn thân thể và nhu cầu phi-vật chất như nhu cầu cho sự quý
trọng, sự tự-thể hiện, và sự thỏa mãn thẩm mỹ. Bởi vì nhu cầu vật chất là cốt yếu
ngay lập tức cho sự sống sót, khi thiếu thì chúng có khuynh hướng lấy ưu tiên trên
bất kể nhu cầu khác nào, kể cả nhu cầu hậu-duy vật. Ngược lại, khi nhu cầu vật
chất chắc chắn được thỏa mãn, chúng có khuynh hướng được coi là đương nhiên và
các mục tiêu hậu-duy vật nhận được ưu tiên cao hơn, mở rộng đường chân trời
của mọi người cho các mục tiêu cao hơn trên tháp động lực Maslow.
Lịch sử kinh tế của các xã hội công nghiệp tiên tiến trong năm mươi năm qua có
các hệ lụy đáng kể dưới ánh sáng của giả thuyết khan hiếm. Vì các xã hội này là
một ngoại lệ nổi bật đối với hình mẫu lịch sử thịnh hành: hầu hết dân cư của
chúng không sống dưới các điều kiện đói và bất an kinh tế. Việc này đã dẫn đến
một sự dịch chuyển từ từ, trong đó nhu cầu cho sự thuộc về, sự kính trọng, và sự
thỏa mãn trí tuệ và thẩm mỹ trở nên nổi bật hơn. Chúng ta kỳ vọng các thời kỳ
thịnh vượng cao kéo dài để cổ vũ sự lan ra của các giá trị hậu duy vật, và sự sa
sút kinh tế kéo dài có tác động ngược lại. Các diễn tiến gần đây, như thất nghiệp
tương đối cao, sự sụp đổ của các thị trường chứng khoán và sự cắt xén nhà nước
phúc lợi, đã làm tăng sự bất an toàn kinh tế; nếu việc này đi đủ xa, nó có thể làm
xói mòn cảm giác thịnh hành rằng sự sống sót có thể được coi là đương nhiên và,
trong dài hạn, mang lại một sự trỗi dậy của các giá trị duy vật.
Nhưng không có mối quan hệ một-một giữa sự phát triển kinh tế xã hội và sự
phổ biến của các giá trị hậu duy vật, vì các giá trị này phản ánh cảm giác chủ quan
của người ta về sự an toàn, không phải bản thân mức kinh tế khách quan của người
ta. Hơn nữa, cảm giác chủ quan của người ta về sự an toàn không chỉ phản ánh sự
an toàn cá nhân riêng của người ta mà bị ảnh hưởng bởi cảm giác an toàn chung phổ
biến trong bối cảnh xã hội của người ta. Trong khi các cá nhân và quốc gia giàu có
khuynh hướng cảm thấy an toàn hơn các cá nhân nghèo, các cảm giác này
cũng bị ảnh ưởng bởi khung cảnh văn hóa và các định chế phúc lợi xã hội trong đó
người ta được nuôi dưỡng. Như thế, giả thuyết khan hiếm phải được diễn giải
trong quan hệ với giả thuyết hòa nhập xã hội.

98
Một trong những khái niệm phổ biến nhất trong khoa học xã hội là quan niệm về
cấu trúc nhân cách con người cơ bản có khuynh hướng kết tinh vào lúc một cá nhân
đạt tuổi trưởng thành, với tương đối ít sự thay đổi sau đó. Quan niệm này thấm
vào văn liệu từ Plato đến tận Freud và được xác nhận bởi các phát hiện từ nghiên
cứu khảo sát đương thời. Sự hòa nhập xã hội ban đầu có khuynh hướng mang trọng
lượng lớn hơn sự hòa nhập xã hội muộn hơn. Một khối bằng chứng lớn cho biết
rằng các giá trị cơ bản của mọi người phần lớn được cố định vào thời gian họ
đến tuổi trưởng thành và thay đổi tương đối ít sau đó (Rokeach, 1968, 1973;
Inglehart, 1977, 1997; K. Baker, Dalton, and Hildebrandt, 1981). Như Shuman
and Scott (1989) chỉ rõ, các thế hệ có “các ký ức tập thể,” được in sâu vào thời
thiếu niên và thanh niên, mà dai dẳng suốt vòng đời. Nếu thế, chúng ta sẽ kỳ
vọng tìm thấy các sự khác biệt đáng kể giữa các giá trị của những người trẻ và
những người già trong các xã hội đã trải nghiệm một cảm giác an toàn tăng lên.
Hơn nữa, mặc dù các truyền thống văn hóa có khuynh hướng bền bỉ qua sự hòa
nhập xã hội, quá trình này không nhất thiết tái tạo một hệ thống giá trị cho trước
không đổi. Trong các năm hình thành của họ, mọi người không nhất thiết hấp thu
tất cả các giá trị mà xã hội của họ thử truyền vào họ. Các cá nhân có khả năng
nhất để chấp nhận các giá trị hợp với kinh nghiệm trực tiếp của họ trong các năm
hình thành của họ và rời xa các giá trị không hợp với kinh nghiệm trực tiếp của
riêng họ. Việc này làm cho có thể cho sự thay đổi giá trị giữa thế hệ xảy ra. Nếu
các thế hệ trẻ hơn được hòa nhập xã hội dưới các điều kiện khác đáng kể với các
điều kiện đã định hình các thế hệ sớm hơn, các giá trị của toàn bộ xã hội sẽ thay đổi
từ từ qua sự thay thế giữa thế hệ.
Cùng nhau, các giả thuyết này gây ra một tập rõ ràng của các tiên đoán liên
quan đến sự thay đổi giá trị. Thứ nhất, giả thuyết khan hiếm ngụ ý rằng sự thịnh
vượng là thuận lợi cho sự lan ra của các giá trị hậu duy vật, nhưng giả thuyết hòa
nhập xã hội ngụ ý rằng cả các giá trị của các cá nhân lẫn các giá trị của một xã hội
như một toàn thể không chắc thay đổi ngày một ngày hai. Thay vào đó, sự thay đổi
giá trị cơ bản xảy ra từ từ; phần lớn, nó xảy ra khi một thế hệ trẻ hơn thay thế thế hệ
già hơn trong dân cư trưởng thành của một xã hội.
Vì thế, sau một thời kỳ kéo dài của sự an toàn kinh tế và thân thể tăng lên,
người ta kỳ vọng tìm thấy các sự khác việt đáng kể giữa các ưu tiên giá trị của các
nhóm già hơn và trẻ hơn: họ được định hình bởi các kinh nghiệm khác nhau trong
các năm hình thành của họ. Nhưng có một sự trễ thời gian khá lớn giữa các sự thay
đổi kinh tế và các tác động chính trị của chúng. Mười hay mười lăm năm sau một
thời kỳ thịnh vượng bắt đầu, các nhóm tuổi mà đã có các năm hình thành của họ
trong sự thịnh vượng sẽ bắt đầu trở thành cử tri. Một hay hai thập niên có thể trôi đi
trước khi họ bắt đầu đóng các vai trò elite của họ.

Kiểm định Giả thuyết Thay đổi Giá trị

Giả thuyết thay đổi giá trị được kiểm định lần đầu tiên năm 1970 trong các khảo sát
ngang-quốc gia ở các nước Anh, Pháp, Tây Đức, Italy, Bỉ, và Hà Lan. Tất cả sáu
nước đã cho thấy các sự khác biệt nhóm tuổi được tiên đoán bởi giả thuyết hòa
nhập xã hội. Như Hình 4.1 chứng minh, trong năm 1970 các nhà duy vật đông hơn

99
các nhà hậu-duy vật rất nhiều giữa nhóm già nhất; nhưng khi chúng ta di chuyển tới
các nhóm trẻ hơn, tỷ lệ các nhà duy vật giảm và tỷ lệ các nhà hậu-duy vật tăng lên
(Inglehart, 1977). Giữ nhóm tuổi già nhất (những người trên sáu mươi lăm tuổi),
các nhà duy vật đông hơn các nhà hậu-duy vật với hơn mười bốn trên một;
nhưng giữa nhóm tuổi trẻ nhất, các nhà hậu-duy vật đã đông hơn các nhà duy vật
một chút.
Hình mẫu này có phản ánh các tác động vòng đời, sự thay đổi thế hệ, hay sự kết
hợp nào đó của hai thứ? Lý thuyết tiên đoán rằng chúng ta sẽ tìm thấy các sự khác
biệt thế hệ; nhưng các sự khác biệt mà chúng ta quan sát giữa những người trẻ và
già có thể phản ánh xu hướng vốn có nào đó cho mọi người để trở nên duy vật hơn
khi họ già đi. Nếu vậy, thì, khi thời gian trôi đi, các giá trị của các nhóm trẻ hơn
cuối cùng sẽ trở nên giống các giá trị của các nhóm già hơn, tạo ra không sự thay
đổi nào cả trong xã hội như một toàn thể. Cách duy nhất để xác định liệu các sự
khác biệt theo tuổi này phản ánh sự thay đổi thế hệ hay các tác động già đi là theo
dõi các nhóm sinh cho trước để xem nếu họ có trở nên duy vật hơn khi họ già đi.
Phần trăm nhóm tuổi theo kiểu Giá trị cho trước

HÌNH 4.1. Kiểu giá trị theo nhóm tuổi, giữa các công chúng của các nước Anh, Pháp, Tây Đức,
Italy, Bỉ, và Hà Lan trong năm 1970. Nguồn: European Community survey of February 1970, dựa
vào bộ câu hỏi bốn khoản các giá trị duy vật/hậu duy vật ban đầu. In lại từ Inglehart, 1990: 76.

May thay, chúng ta có thể làm vậy: bộ câu hỏi bốn-khoản các giá trị duy vật-

100
hậu duy vật đã được hỏi trong các khảo sát ngang-quốc gia trong hầu như mỗi
năm từ 1970 đến nay.
Hình 4.2 cho thấy các giá trị của mỗi nhóm sinh tiến hóa như thế nào theo thời gian,
từ 1970 đến 1999, lại sử dụng dữ liệu được tập hợp từ các nước Anh, Pháp, Tây
Đức, Italy, Bỉ, và Hà Lan. Vị trí của mỗi nhóm tuổi tại một thời gian cho trước
được tính bằng việc trừ tỷ lệ phần trăm của các nhà duy vật trong nhóm tuổi đó
khỏi tỷ lệ phần trăm của các nhà hậu-duy vật. Như thế, tại điểm zero trên trục
dọc, hai nhóm đông ngang nhau (nhóm sinh trong 1946–55 được đặt gần điểm này
trong năm 1970). Tỷ lệ của các nhà hậu-duy vật tăng lên khi chúng ta di chuyển
lên; tỷ lệ của các nhà duy vật tăng khi chúng ta di chuyển xuống. Nếu các sự khác
biệt theo tuổi phản ánh một tác động vòng đời, thì mỗi đường nhóm tuổi sẽ di
chuyển xuống, tới cực duy vật, khi ta di chuyển từ trái sang phải ngang thời kỳ gần
ba thập niên này.

% Tăng Chỉ số Giá tiêu dùng trong năm trước


Hậu duy vật trừ Duy vật (phần trăm)

HÌNH 4.2. Phân tích nhóm tuổi (cohort) với tỷ lệ lạm phát xếp chồng lên (sử dụng thang đảo
ngược ở bên phải): phần trăm của các nhà hậu-duy vật trừ phần trăm của các nhà duy vật trong sáu
xã hội Tây Âu, 1970–99. Nguồn: Dựa vào mẫu có trọng số được kết hợp của các khảo sát
Eurobarometer được tiến hành ở Tây Đức, Pháp, Anh, Italy, Hà Lan, và Bỉ, trong các năm cho
trước, sử dụng chỉ số các giá trị duy vật/hậu duy vật bốn-khoản.

Chúng ta thấy không sự chuyển động xuống như vậy nào. Thay vào đó, các nhóm
sinh trẻ hơn vẫn hậu-duy vật hơn các nhóm già hơn của họ suốt thời kỳ từ 1970
đến 1999: mọi người đã không trở nên duy vật hơn khi họ già đi – quả thực, nhiều
nhóm sinh này đã ít duy vật vào cuối thời kỳ này hơn họ đã là vào lúc bắt đầu.
Hơn nữa, nếu giả như các tác động vòng đời là cơ chế thịnh hành, không sự
thay đổi giá trị toàn thể nào sẽ xảy ra. Nhưng, như chúng ta sẽ thấy, các sự thay
đổi giá trị lớn đã thực sự xảy ra từ 1970 đến 1999, và chúng di chuyển theo hướng
được tiên đoán. Các thay đổi này phản ánh sự thực rằng mỗi nhóm sinh mới, mà
bước vào các khảo sát, là hậu-duy vật hơn nhóm sinh trước và vẫn như thế, tạo ra

101
một sự dịch chuyển tới các giá trị hậu duy vật khi các nhóm tuổi trẻ hơn thay thế
các nhóm già hơn. Là rõ rệt từ Hình 4.2 rằng các tác động thời kỳ cũng hiện diện,
và chúng tạo ra các thăng giáng ngắn hạn về các mức của chủ nghĩa hậu duy vật tác
động đến tất cả các nhóm tuổi với mức độ đại thể như nhau. Các điều kiện hiện thời
có thể di chuyển tất cả các nhóm sinh lên hay xuống, phụ thuộc vào liệu chúng là
thuận lợi hay bất lợi. Nhưng trong dài hạn, các sự lắc lên ngắn hạn của các tác động
thời kỳ có khuynh hướng triệt tiêu các sự lắc xuống của chúng, sao cho chúng
không có tác động dài hạn nào. Các sự khác biệt giữa thế hệ là tương đối ổn định,
cho nên tác động của sự thay thế dân cư giữa thế hệ có thể chuyển động theo cùng
hướng trong nhiều thập niên, tạo ra các thay đổi tích lũy lớn.

Cái gì Gây ra các Tác động Thời kỳ?

Các nguyên nhân của các tác động thời kỳ được cho biết trong Hình 4.2, mà cho
thấy tỷ lệ lạm phát hiện hành, được xếp chồng lên như đường tô đậm trên các đường
cho mỗi nhóm sinh. Bởi vì lý thuyết tiên đoán rằng các giá trị hậu duy vật sẽ tăng
khi lạm phát rớt, chỉ số lạm phát chạy từ các tỷ lệ thấp ở đỉnh đồ thị tới các tỷ lệ
cao theo hướng xuống đáy. Điều này làm cho rõ rệt rằng [đường] lạm phát và
các giá trị hậu duy vật lên và xuống cùng nhau [do thang ngược của lạm phát,
nên trên thực tế là ngược nhau] – bên trong một dải thăng giáng hạn chế mà duy trì
các sự khác biệt thế hệ.
Các tác động thời kỳ nổi bật là rõ rệt: đã có một xu hướng rõ cho mỗi nhóm tuổi
để nhào xuống theo hướng cực duy vật trong suy thoái của giữa các năm 1970 và lại
lần nữa trong các cuộc suy thoái của đầu các năm 1980 và đầu các năm 1990. Các
tác động này được ngụ ý bởi lý thuyết của chúng tôi, mà liên kết các giá trị hậu
duy vật với sự an toàn kinh tế. Các tỷ lệ lạm phát cao có khuynh hướng làm cho
mọi người cảm thấy bất an về mặt kinh tế, và như đồ thị chứng minh, có một sự
khớp chặt giữa các điều kiện kinh tế hiện hành và các thăng giáng ngắn hạn trong
các giá trị duy vật và hậu-duy vật. Các mức lạm phát cao nén tỷ lệ của các nhà hậu-
duy vật xuống. Nhưng các tác động thời kỳ này là tạm thời; chúng biến mất khi
các điều kiện kinh tế trở lại bình thường. Trong dài hạn, các giá trị của một nhóm
sinh cho trước là đặc biệt ổn định. Bất chấp các thăng giáng liên kết với các điều
kiện kinh tế hiện hành, các sự khác biệt giữa thế hệ vẫn còn: tại hầu như mọi
điểm theo thời gian, mỗi nhóm tuổi trẻ hơn ít duy vật hơn đáng kể so với các nhóm
tuổi già hơn. Các sự khác biệt thế hệ kéo dài này phản ánh các sự khác biệt về
các điều kiện hình thành mà đã định hình các nhóm sinh tương ứng: các nhóm
sinh già hơn đã bị ảnh hưởng bởi sự đói và sự bất an phổ biến trong Chiến tranh Thế
giới I, Đại Suy Thoái, và Chiến tranh Thế giới II; các nhóm sinh trẻ hơn đã lớn lên
trong các nhà nước phúc lợi tiên tiến, trong một thời đại thịnh vượng và hòa bình
chưa từng có về mặt lịch sử.
Có cả các tác động thời kỳ và các tác động hòa nhập xã hội, phản ánh các khía
cạnh khác nhau của thực tế, với các tác động thời kỳ phản ánh tác động của các lực
ngắn hạn và các tác động hòa nhập xã hội phản ánh tác động của các thay đổi
dài hạn giữa thế hệ. Mỗi nhóm sinh phản ứng lại với các cảm giác hiện thời về sự
bất an sinh tồn, liên kết với các thăng giáng kinh tế chu kỳ. Nhưng các sự thích nghi

102
này dao động quanh tập hợp điểm ổn định.
Giả thuyết thay đổi thế hệ, được công bố lâu trước khi các dữ liệu này được thu
thập, đã tiên đoán cả các sự khác biệt nhóm sinh vững chãi lẫn các tác động thời kỳ
mà sau đó được quán sát. Luận đề thay đổi giá trị giữa thế hệ cũng tiên đoán rằng
trong dài hạn điều này phải tạo ra một sự dịch chuyển từ các giá trị duy vật hướng
tới hậu duy vật giữa dân cư của các xã hội này. Hơn ba thập niên đã trôi qua từ
khi các giá trị này được đo lần đầu tiên. Chúng ta có tìm thấy sự dịch chuyển giá trị
được tiên đoán? Như Hình 4.3 chứng minh, quả thực chúng ta tìm thấy.
Hình 4.3 cho thấy sự dịch chuyển thuần được quan sát ở mỗi trong sáu nước Tây
Âu được khảo sát đầu tiên trong năm 1970, bổ sung các kết quả này với dữ liệu từ
Khảo sát Bầu cử Quốc gia Hoa Kỳ 1972 và từ các khảo sát Eurobarometer được
tiến hành đầu tiên ở Đam Mạch và Ireland trong năm 1973, khi các nước này gia
nhập Cộng đồng Âu châu (EC). Dữ liệu gần đây nhất cho mỗi nước đến từ đợt
1999–2001 của các Khảo sát Giá trị. Như thế, chúng ta có dữ liệu chuỗi-thời gian
cho các nước này phủ hầu như ba thập niên.
% Hậu duy vật trừ % Duy vật

HÌNH 4.3. Sự dịch chuyển hướng tới các giá trị hậu duy vật giữa các công chúng của chín xã
hội Tây phương, 1970–2000. [Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Tây Đức, Italy, Hà Lan, Bỉ, Đan Mạch,
Ireland]

Chúng ta tìm thấy một sự dịch chuyển thuần từ các giá trị duy vật sang hậu duy
vật trong tất cả chín nước. Thang dọc của hình này phản ánh tỷ lệ phần trăm của
các nhà hậu-duy vật trừ tỷ lệ phần trăm của các nhà duy vật – mà có nghĩa rằng
điểm zero trên thang này cho biết rằng các nhà duy vật và các nhà hậu-duy vật là
đông ngang nhau. Trong đầu các năm 1970, các nhà duy vật đông hơn các nhà
hậu-duy vật trong tất cả chín nước này, tất cả đều rơi dưới điểm zero trên trục

103
dọc. Thí dụ, trong khảo sát Hoa Kỳ sớm nhất, các nhà duy vật đông hơn các nhà
hậu-duy vật với 24 điểm phần trăm; ở Tây Đức, họ đông hơn các nhà hậu-duy
vật với 34 điểm. Trong ba thập niên tiếp sau 1970, một sự dịch chuyển lớn đã xảy
ra: theo các khảo sát 1999–2001, các nhà hậu-duy vật đã đông hơn các nhà duy
vật trong tất cả chín nước. Bất chấp các thăng giáng ngắn hạn đáng kể, sự dịch
chuyển được tiên đoán hướng tới các giá trị hậu duy vật đã xảy ra.
Hình 4.3 cho thấy chỉ điểm xuất phát và điểm kết thúc của chuỗi thời gian của
mỗi nước. Trong một phân tích chi tiết hơn, dựa vào ít nhất ba mươi ba khảo sát
cho mỗi quốc gia, Inglehart and Abramson (1999) xem xét các xu hướng của mỗi
trong tám nước Tây Âu; rồi, sử dụng phân tích hồi quy, họ chứng minh rằng các
nước Anh, Pháp, Tây Đức, Italy, Hà Lan, Ireland, và Đan Mạch đều cho thấy các
xu hướng dài hạn lớn và có ý nghĩa thống kê từ các giá trị duy vật sang hậu duy
vật từ 1970 đến 1994. Trong trường hợp thứ tám (Bỉ), xu hướng đã không có ý
nghĩa thống kê bởi vì một sự tăng lên độ ngột của các mức thất nghiệp phần lớn bù
lại các tác động của sự thay thế dân cư giữa thế hệ. Nhưng một phân tích, mà
kiểm soát cho các tác động chung của lạm phát và thất nghiệp, chứng minh rằng
đã có một xu thế có ý nghĩa thống kê hướng tới chủ nghĩa hậu duy vật trong tất cả
các nước Tây Âu mà chuỗi thời gian chi tiết này là sẵn có.
Luận đề thay đổi giá trị giữa thế hệ tiên đoán một sự dịch chuyển từ các giá trị
duy vật tới hậu duy vật giữ dân cư của các xã hội này. Bằng chứng kinh nghiệm
được thu thập trong một thời kỳ ba thập niên phù hợp với tiên đoán này: các sự
khác biệt lớn và bền bỉ mà chúng tôi tìm thấy giữa các nhóm sinh già hơn và
trẻ hơn có vẻ phản ánh một quá trình thay đổi giá trị giữa thế hệ. Rất nhiều sự
thay thế dân cư giữa thế hệ đã xảy ra kể từ 1970, đóng góp cho một sự dịch
chuyển quan trọng tới các giá trị hậu duy vật. Xu hướng dài hạn giữa thế hệ này,
tất nhiên, sẽ đảo chiều nếu các điều kiện kinh tế xã hội thay đổi sấu sắc đến mức
các thế hệ mới trải nghiệm sự bất an sinh tồn suốt các năm hình thành của họ.
Sự dịch chuyển giữa thế hệ tới các giá trị hậu duy vật có các hệ lụy quan
trọng liên quan đến các sự thay đổi chính trị mà chúng ta có thể kỳ vọng trong các
thập niên tới; như chúng tôi sẽ chứng minh, sự dịch chuyển hướng tới các giá trị
hậu duy vật là phần của một sự dịch chuyển văn hóa rộng hơn nhiều mang lại các
đòi hỏi ngày càng mạnh cho dân chủ (ở nơi nó chưa tồn tại) và cho nền dân chủ
phản ứng nhanh nhạy hơn (ở nơi nó tồn tại rồi).
Một sự nhấn mạnh đang nổi lên đến các vấn đề chất lượng sống đã được xếp
chồng lên các sự chia tách cũ hơn, dựa vào giai cấp của xã hội công nghiệp. Từ
giữa thế kỷ thứ mười chín đến giữa thế kỷ thứ hai mươi, chính trị đã bị chi phối
bởi xung đột giai cấp về sự phân phối thu nhập và quyền sở hữu công nghiệp.
Trong các thập niên gần đây, việc bỏ phiếu theo giai cấp xã hội đã giảm sút và
bây giờ chia sẻ sân khấu với các vấn đề hậu duy vật mới hơn mà nhấn mạnh các
vấn đề phong cách sống và bảo vệ môi trường.
Sự lên của chủ nghĩa hậu duy vật không có nghĩa rằng các vấn đề và các nỗi
lo duy vật biến mất. Các xung đột về làm sao để bảo đảm sự thịnh vượng và sự phát
triển kinh tế bền vững sẽ luôn luôn là các vấn đề chính trị quan trọng. Hơn nữa, các
công chúng trong các xã hội hậu công nghiệp đã phát triển các hình thức tinh
tế hơn của chủ nghĩa tiêu dùng, chủ nghĩa duy vật, và chủ nghĩa khoái lạc.
Nhưng các hình thức mới này của chủ nghĩa duy vật đã được định hình bởi sự lên
của các giá trị hậu duy vật. Các hình thức mới của sự tiêu dùng không còn hoạt

104
động chủ yếu để cho biết giai cấp kinh tế của mọi người nữa. Chúng ngày càng là
một phương tiện của sự tự-thể hiện cá nhân mà mọi người sử dụng để bày tỏ sở
thích cá nhân và phong cách sống của họ. Sự nhấn mạnh này đến sự tự-thể hiện là
một đặc điểm vốn có của chủ nghĩa hậu duy vật, là thành phần trung tâm của
các giá trị tự-thể hiện.
Bằng chứng cho thấy rõ các sự khác biệt giá trị giữa thế hệ tìm thấy trong các xã
hội hậu công nghiệp không phản ánh các tác động vòng đời. Như Hình 4.2 chứng
minh, các nhóm sinh cho trước đã không trở nên duy vật hơn khi họ già đi. Hình
4.4 chứng minh rằng hình mẫu này cũng vẫn đúng cho sự dịch chuyển văn hóa
rộng hơn bao quanh các giá trị hậu duy vật – sự dịch chuyển từ các giá trị sinh tồn
sang tự-thể hiện.2 Từ bắt đầu của chuỗi thời gian này, các nhóm sinh trẻ hơn đặt
nhiều sự nhấn mạnh lên các giá trị tự-thể hiện hơn các nhóm tuổi già hơn đã đặt, và
các nhóm sinh cho trước đã không di chuyển từ các giá trị tự-thể hiện tới các giá trị
sinh tồn khi họ già đi từ 1981 đến 1999–2001 (vì các lý do cho sự đơn giản, các
điểm này trong thời gian được nhắc đến như 1980 và 2000, một cách tương ứng,
trong Hình 4.4). Suốt giai đoạn này, các nhóm sinh trẻ hơn tiếp tục đặt nhiều sự
nhấn mạnh lên các giá trị tự-thể hiện hơn các nhóm sinh già hơn. Và mặc dù mỗi
trong các nhóm sinh đã già đi hai mươi tuổi trong thời kỳ được phủ trong Hình 4.4,
chẳng nhóm nào đặt ít sự nhấn mạnh lên sự tự-thể hiện trong 1999–2001 hơn
nó đã đặt trong 1981 – như sẽ xảy ra nếu các sự khác biệt theo tuổi này phản ánh
các tác động vòng đời. Hoàn toàn ngược lại, chúng tôi thấy rằng tất cả các nhóm
sinh thực sự đã đặt sự nhấn mạnh nhiều hơn một chút lên các giá trị tự-thể hiện khi
thời gian trôi đi. Điều này đặc biệt đúng về các nhóm tuổi trẻ hơn, mà cho thấy một
sự dịch chuyển đáng kể tới các giá trị tự-thể hiện từ 1981 đến 1999–2001; các
nhóm tuổi già hơn đã vẫn tương đối ổn định, nhưng chẳng nhóm nào trong số chúng
đã dịch chuyển hướng tới các giá trị sinh tồn.

2
Các phân tích trong Hình 4.4 bao gồm tất cả các xã hội hậu công nghiệp đã được khảo sát trong các đợt thứ nhất, thứ
hai, và thứ tư của các Khảo sát Giá trị; chúng gồm Bỉ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đại Anh, (Tây) Đức,
Ireland, Italy, Nhật Bản, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, và Hoa Kỳ.

105
Các giá trị tự-thể hiện
Các giá trị sinh tồn

Nhóm tuổi +

HÌNH 4.4. Sự nhấn mạnh lên các giá trị tự-thể hiện trong các nhóm sinh cho trước trong các xã
hội hậu công nghiệp.

Chúng ta vừa xem xét bằng chứng về sự thay đổi giá trị giữa thế hệ trong một
số nước mà từ đó bằng chứng chuỗi thời gian dài nhất và chi tiết nhất là sẵn có.
Nhưng tất cả các nước này đều là các nền dân chủ giàu, hậu công nghiệp. Cái gì
đã xảy ra trong phần còn lại của thế giới? Hãy xem xét bằng chứng từ số lớn hơn
nhiều của các xã hội được phủ trong các Khảo sát Giá trị.
Sự dịch chuyển tới các giá trị hậu duy vật không phản ánh một sự khuếch tán
toàn cầu của các giá trị. Lý thuyết của chúng tôi quy sự dịch chuyển này cho một
sự thay đổi giữa thế hệ liên kết với sự nổi lên của các mức phát triển kinh tế xã
hội cao hơn, mà ngụ ý rằng sự dịch chuyển tới chủ nghĩa hậu duy vật sẽ là rõ
rệt nhất trong các xã hội hậu công nghiệp giàu có và có thể không xảy ra
trong các nước vẫn nghèo. Trong khảo sát các năm 1970, dữ liệu từ các xã hội thu
nhập-thấp đã rất hiếm, và dữ liệu khảo sát từ các xã hội cộng sản và độc đoán
khác đã hầu như không thể để có được. Nhưng các Khảo sát Giá trị bây giờ
cung cấp dữ liệu từ một dải rộng hơn nhiều của các xã hội.

106
Các giá trị thế tục-duy lý
Các giá trị truyền thống

Già hơn Các nhóm tuổi Trẻ hơn

HÌNH 4.5. Các sự khác biệt thế hệ về các giá trị truyền thống/thế tục-duy lý trong năm kiểu
xã hội.

Bảng A-6 trong Phụ lục Internet3 cho thấy các sự dịch chuyển từ các giá trị duy
vật sang hậu-duy vật xảy ra trong ba mươi ba xã hội thêm không được phủ trong
Hình 4.4, từ khảo sát sớm nhất sẵn có cho đến khảo sát muộn nhất sẵn có. Trong
một số trường hợp, khảo sát sớm nhất được tiến hành trong 1981, nhưng trong nhiều
trường hợp khảo sát sớm nhất là trong 1989–91 và khảo sát muộn nhất trong 1999–
2001, phủ một khoảng thời gian chỉ 10 năm (chúng tôi không bao gồm dữ liệu
phủ ít hơn 10 năm). Chỉ 14 trong số các xã hội trong bảng này cho thấy các sự dịch
chuyển dương, 18 xã hội cho thấy các sự dịch chuyển âm (xa khỏi các giá trị hậu
duy vật), và hướng của các sự dịch chuyển này phản ánh các mức thu nhập quốc
gia.
Trong Bảng A-6 các dấu hoa thị (*) xuất hiện cạnh tên của các nước “thu nhập-
cao” – các nước với thu nhập trên đầu người nhiều hơn 15.000 $ trong năm 2000
(sử dụng các ước lượng ngang sức mua của World Bank). Đủ 10 trong số 14 xã hội
thu nhập cao cho thấy các sự dịch chuyển dương trong thời kỳ này. Số này không
bao gồm 9 nước thu nhập cao thêm mà đã được phân tích sớm hơn; tính cả chúng,
19 trong số 23 nước thu nhập cao mà chúng ta có dữ liệu đã di chuyển hướng tới sự
nhấn mạnh tăng lên đến các giá trị hậu duy vật. Nhưng 14 trong số 19 xã hội với

3
Phụ lục Internet có thể tìm thấy tại http://www.worldvaluesurvey.org/publications/
humandevelopment.html.

107
thu nhập trên đầu người thực tế dưới 15.000 $ đã cho thấy các sự dịch chuyển
âm. Nói cách khác, 83 phần trăm của các nước thu nhập cao đã dịch chuyển hướng
tới chủ nghĩa hậu duy vật, bất chấp các khó khăn kinh tế của các năm 1990;
nhưng 74 phần trăm của các nước ít thịnh vượng hơn đã dịch chuyển theo hướng
ngược lại. Điều này là điển hình của hình mẫu nổi lên từ phân tích về sự thay
đổi văn hóa trong các thập niên gần đây: những người sống trong các nước giàu
đã di chuyển tới sự nhấn mạnh tăng lên đến các giá trị tự-thể hiện và hành vi liên kết
với chúng. Nhưng thế giới như một toàn thể đã không di chuyển theo hướng này –
ngược lại, các công chúng của các nước nghèo đã vẫn giữ sự nhấn mạnh của họ đến
các giá trị sinh tồn. Do đó, các sự khác biệt giữa các thế giới quan của những
người sống trong các nước giàu và nghèo đã tăng lên hơn là giảm xuống.

Các sự Khác biệt Giá trị giữa Thế hệ quanh Thế giới

Hình 4.5 cho thấy các khác biệt giữa thế hệ về các giá trị truyền thống/thế tục-
duy lý giữa 7 nhóm sinh, sinh trong khoảng thời gian 70 năm từ 1907 đến 1976. Ở
đây, chúng ta không còn xem xét các sự thay đổi theo thời gian nữa, mà đơn giản
so sánh các giá trị của các nhóm sinh khác nhau. Bất cứ đồ thị nào thử vẽ các sự
khác biệt tuổi giữa rất nhiều xã hội sẽ không thể đọc được, cho nên chúng tôi kết
hợp các xã hội này thành 5 nhóm, dựa vào lịch sử kinh tế của chúng trong thế kỷ
thứ hai mươi:4
Các nền dân chủ hậu công nghiệp có GDP đầu người trên 10.000$ (dựa vào các
ước lượng ngang giá sức mua của World Bank trong năm 1995). Các nước này
đã trải nghiệm sự tăng trưởng kinh tế đáng kể trong thế kỷ thứ hai mươi: theo dữ
liệu từ các bảng Penn World (see http://pwt.econ.upenn.edu), GDP trên đầu
người trung bình thực tế của chúng trong 1992 đã cao hơn mức trong 1950 đến 6,3
lần.
Các xã hội đang phát triển gồm tất cả các nước không-cộng sản với GDP trên đầu
người thực tế từ 5.000$ đến 10.000$ một năm. Tăng trưởng kinh tế dài hạn của
chúng đã ngang với tăng trưởng của các nền dân chủ hậu công nghiệp cho nên, về
trung bình, khoảng cách thịnh vượng giữa các nền dân chủ hậu công nghiệp và
các xã hội đang phát triển đã vẫn không đổi.
Các xã hội thu nhập-thấp gồm tất cả các nước không-cộng sản với GDP trên
đầu người thực tế dưới 5.000$. Nhóm này đã trải nghiệm sự tăng trưởng dài hạn ít
nhất, với GDP trên đầu người thực tế trong 1992 chỉ cao hơn 2,4 lần mức trong
năm 1950. Các xã hội này đã nghèo từ lúc bắt đầu, và sự nghèo tương đối của
chúng thực sự đã tăng lên trong quan hệ với thế giới hậu công nghiệp.
Các xã hội nguyên-cộng sản Tây phương, gồm các xã hội nguyên-cộng sản với
một di sản Công giáo Roma hay Tin lành, thuộc hạng thu nhập-trung bình của
World Bank (GDP từ 5.000$ đến 10.000$ trên đầu người). Trong 50 năm qua, các
nền kinh tế của chúng đã tăng đáng kể, đến mức trong năm 1992 các mức thu nhập
của chúng đã cao hơn 4,2 lần mức của chúng trong năm 1950. Hơn nữa, các xã hội
này đã tìm được cách để chuyển đổi sang các nền kinh tế thị trường thành công hơn
các nước nguyên-cộng sản Đông phương rất nhiều.

4
Xem Phụ lục Internet (#67 dưới Variables) để kiểm tra việc các nước của mẫu các Khảo sát Giá trị được sắp xếp như thế nào
vào sự phân loại năm nhóm này.

108
Các xã hội nguyên-cộng sản Đông phương gồm các xã hội với một di sản tôn
giáo Chính thống giáo Đông phương hay Islamic, bao gồm tất cả các nhà nước
kế vị Soviet (trừ ba nước cộng hòa Baltic) cộng thêm Albania, Bulgaria,
Romania, Serbia, và Bosnia. Bắt đầu từ các mức thu nhập thấp trong các năm
1950, hầu hết các nước này đã đạt sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong vài thập kỷ,
cho nên trong 1992 chúng đã có các mức thu nhập 7 lần cao hơn mức trong 1950.
Nhưng các nước này đã trải nghiệm các khó khăn kinh tế tăng lên sau năm 1980, lên
đỉnh điểm trong sự sụp đổ kinh tế của Liên Xô, mà đã mang lại sự giảm đột ngột thu
nhập trên đầu người và thậm chí tuổi thọ trung bình giảm sút trong vài trường hợp.5
Như Hình 4.5 cho biết, những người trẻ là ít truyền thống hơn những người già
rất nhiều trong các nền dân chủ hậu công nghiệp và trong các xã hội nguyên-
cộng sản, đặc biệt các xã hội nguyên-cộng sản tây phương.6 Nhưng chúng tôi tìm
thấy rất ít xu hướng cho những người trẻ để là thế tục hơn những người già trong
các xã hội đang phát triển, và không xu hướng như vậy chút nào trong các xã hội
thu nhập thấp, mà đã trải nghiệm ít sự tăng trưởng kinh tế thực tế kể từ 1950. Sự
thay đổi về các điều kiện kinh tế xã hội có vẻ đóng một vai trò đáng kể trong các sự
khác biệt ngang các nhóm sinh, nhưng đó chỉ là một phần của câu chuyện. Lưu ý
rằng các nhóm sinh già hơn trong các xã hội nguyên-cộng sản cả tây phương và
đông phương có các giá trị thế tục-duy lý nhiều hơn các nhóm già hơn trong
bất kể kiểu xã hội khác nào. Trong cả hai kiểu xã hội nguyên-cộng sản, các năm
hình thành của những người già được đặc trưng bởi sự tăng trưởng kinh tế nhanh
trong một thời đại khi chủ nghĩa cộng sản có vẻ vượt qua chủ nghĩa tư bản. Hơn
nữa, họ đã phải chịu các chiến dịch mạnh mẽ để xóa bỏ tôn giáo và các giá trị
truyền thống. Vì vậy, chúng ta tìm thấy các sự khác biệt giá trị dốc đứng giữa các
nhóm già hơn và trẻ hơn trong các xã hội nguyên-cộng sản. Nhưng trong hai thập
niên qua, các xã hội này trải nghiệm sự trì trệ kinh tế và sự nhiệt tình ý thức hệ
suy giảm. Các sự khác biệt giữa thế hệ phẳng ra và hầu như biến mất giữa
những người trẻ. Điều này đặc biệt đúng trong các xã hội nguyên-cộng sản đông
phương (hầu hết nguyên-Soviet và Chính thống giáo); trong các nước nguyên-
cộng sản tây phương (hầu hết Công giáo) độ dốc phẳng ra, nhưng các nhóm
sinh trẻ nhất trong nhóm tây phương là thế tục hơn các nhóm sinh trẻ nhất ở nhóm
Đông phương một cách đáng kể. Ngược lại, các nhóm già nhất giữa các xã hội hậu

5
Chỉ báo tốt nhất về an toàn sinh tồn trong các năm hình thành của người ta là các mức tuổi thọ trung bình của một nước
từ 1900–10 (trong thời tuổi thơ của những người trả lời già nhất của chúng tôi) cho đến hiện nay. Mặc dù chúng tôi
không có dữ liệu chuỗi-thời gian như vậy cho hầu hết các nước, chúng tôi có biết rằng các tuổi thọ trung bình đã tương đối
thấp một thế kỷ trước và đã tăng lên đầy kịnh tính trong tất cả các xã hội mà đã trải nghiệm sự tăng trưởng kinh tế, đã cải
thiện chế độ ăn uống và chăm sóc y tế, và các nhân tố liên quan. Ngay cả ở Hoa Kỳ (là xã hội giàu nhất trên trái đất rồi),
tuổi thọ trung bình trong năm 1900 đã chỉ là 48 năm; một thế kỷ sau, nó đã tăng lên 78 năm. Tất cả các xã hội với các tuổi
thọ trung bình cao ngày nay đã trải nghiệm những sự tăng lớn về sự an toàn kể từ 1900. Bởi vì tuổi thọ trung bình là chỉ
báo khách quan tốt nhất của chúng ta về an toàn sinh tồn, điều này gợi ý rằng cảm giác thịnh hành về an toàn sinh tồn
phải cũng đã tăng lên trong các nước này. Nếu điều này đúng, chúng ta kỳ vọng để tìm thấy các tương quan mạnh giữa tuổi
thọ trung bình của một xã hội cho trước và độ lớn của các sự khác biệt giá trị giữa thế hệ trong xã hội đó. Chúng tôi có tìm
thấy. Các sự khác biệt giá trị giữa thế hệ là lớn nhất trong các xã hội với các tuổi thọ trung bình cao nhất. Ngang 61 xã hội,
tương quan giữa tuổi thọ trung bình 1995 và độ lớn của các sự khác biệt giữa thế hệ trong các giá trị truyền thống/thế
tục-duy lý là 0,56, có ý nghĩa thống kê ở mức 0,000. Và tương quan giữa tuổi thọ trung bình và các giá trị sinh tồn/tự-
thể hiện là 0 , 41, có ý nghĩa ở mức 0,001. Mặc dù các điều kiện trong các xã hội nguyên-cộng sản đông phương đã xấu
đi đột ngột trong những năm gần đây, suốt phần lớn thế kỷ thứ hai mươi các tuổi thọ trung bình đã tăng lên đáng chú ý
không chỉ trong các xã hội hậu công nghiệp mà cả trong hầu hết các nước cộng sản nữa.
6
Vài nước thu nhập thấp được bao gồm trong các Khảo sát Giá trị trước các đợt 1995–97 hay 1999–2001. Vì thế, chúng tôi
hạn chế các phân tích trong các Hình 4.5 và 4.6 cho dữ liệu trên hai đợt này, nhằm để so sánh các nhóm sinh từ các kiểu
xã hội khác nhau đồng thời. Xem Phụ lục Internet, Variables, #67 cho việc các nước cho trước được nhóm lại như thế nào
trong năm loại này.

109
công nghiệp cho thấy các giá trị truyền thống hơn các nhóm già nhất trong
các xã hội nguyên-cộng sản rất nhiều. Nhưng các xã hội hậu công nghiệp cho
thấy một độ dốc đứng dốc hơn mà tiếp tục lâu hơn, cho nên các nhóm trẻ nhất của
chúng là thế tục như các nhóm trẻ nhất trong các xã hội nguyên-cộng sản đông
phương.7
Hình mẫu trong Hình 4.5 nhất quán với kỳ vọng mà chúng ta phải tìm thấy các
sự khác biệt giá trị giữa thế hệ lớn nhất trong các xã hội đã trải nghiệm tuổi thọ
trung bình tăng lên và sự tăng trưởng kinh tế dài hạn, và các sự khác biệt giá trị giữa
thế hệ nhỏ hơn trong các xã hội chỉ bắt đầu làm vậy.
Hình 4.6 cho thấy các mức giá trị sinh tồn/tự-thể hiện giữa 7 nhóm sinh trong
5 kiểu xã hội. Lại lần nữa, chúng ta tìm thấy các sự khác biệt giữa thế hệ dốc nhất
trong các xã hội hậu công nghiệp và trong các xã hội nguyên-cộng sản cả tây
phương và đông phương, các sự khác biệt giữa thế hệ khiêm tốn trong các xã
hội đang phát triển, và hầu như không sự khác biệt nào giữa các giá trị của các
nhóm già hơn và trẻ hơn trong các xã hội thu nhập-thấp. Nhưng Hình 4.6 tương
phản với Hình 4.5 trong một khía cạnh quan trọng. Các xã hội nguyên-cộng sản
đông phương xếp hạng thấp hơn các xã hội khác rất nhiều về hội chứng của sự tin
cậy, sự khoan dung, sự an lạc chủ quan, hoạt động công dân, và sự tự-thể hiện mà
tạo thành chiều chính thứ hai này của sự biến thiên ngang-văn hóa. Điều này có
vẻ phản ánh các tác động thời kỳ liên kết với khủng hoảng đau thương trong các
xã hội này: trong thập niên qua tất cả các xã hội nguyên-cộng sản đông phương
đã trong hỗn loạn, với nhân dân của các nhà nước kế vị Soviet trải nghiệm sự sụp
đổ của các hệ thống kinh tế, chính trị, và xã hội của họ. Cuộc sống đã bất an và
không thể tiên đoán được. Như thế, mặc dù chúng ta tìm thấy một độ đốc giữa
thế hệ tương đối dốc, gợi ý rằng xu hướng dài hạn trong 60 năm qua đã là xu
hướng trong đó đời sống của nhân dân trở nên ngày càng an toàn, nhân dân của các
xã hội nguyên-cộng sản đông phương bây giờ nhấn mạnh các giá trị sinh tồn
thậm chí còn mạnh hơn nhân dân của các xã hội thu nhập-thấp. Nói cách khác,
chúng tôi tìm thấy các tác động thời kỳ xếp chồng lên các tác động nhóm tuổi.

7
Các xã hội với các giá trị truyền thống cũng có các tỷ lệ sinh cao hơn xã hội với các giá trị thế tục-duy lý rất nhiều, mà có
nghĩa rằng các giá trị truyền thống vẫn phổ biến bất chấp các lực hiện đại hóa. Chỉ số các giá trị truyền thống/thế
tục-duy lý của chúng tôi cho thấy một tương quan âm mạnh với các tỷ lệ sinh 1995 của các xã hội này (r = –0,75).
Ngày nay, hầu hết các xã hội công nghiệp có các tỷ lệ sinh dưới mức thay thế dân cư. Tại Đức, Nga, Nhật Bản, Tây Ban
Nha, và Italy, phụ nữ trung bình thuộc tuổi sinh con bây giờ sinh từ 1,2 đến 1,6 con (2,1 là tỷ lệ thay thế). Ngược lại, các xã
hội thu nhập-thấp tiếp tục có các tỷ lệ sinh cao hơn nhiều (một phần, do tỷ lệ sinh sản cao được cổ vũ bởi các giá trị truyền
thống). Tại Nigeria, thí dụ, phụ nữ trung bình hiện thời sinh 5,5 con, và có con sớm hơn trong đời, làm cho khoảng cách
giữa các thế hệ ngắn hơn. Sự khác biệt khả năng sinh sản giữa các xã hội công nghiệp và đang phát triển là lớn đến mức
chúng ta tìm thấy hai xu hướng có vẻ không tương thích: hầu hết các xã hội đang công nghiệp hóa, và công nghiệp hóa
có khuynh hướng mang lại các thế giới quan ngày càng thế tục; nhưng ngày nay có nhiều người hơn bao giờ hết giữ các
giá trị truyền thống. Trong 1970, 73 phần trăm dân số thế giới sống trong các nước đang phát triển, và 27 phần trăm sống
trong các nước đã phát triển. Vào năm 1996 các nước đã phát triển chiếm chỉ 20 phần trăm dân số thế giới; vào 2020
chúng sẽ chiếm khoảng 16 phần trăm dân số thế giới (U.S. Bureau of the Census, 1996). Nhân dân của các nước đã phát
triển nhất có các giá trị ngày càng hiện đại, nhưng các xã hội của họ chiếm một phần giảm dần của dân số thế giới.

110
Các giá trị tự-thể hiện
Các giá trị sinh tồn

Già hơn Các nhóm tuổi Trẻ hơn

HÌNH 4.6. Các sự khác biệt thế hệ về các giá trị sinh tồn/tự-thể hiện trong 5 kiểu xã hội.

Sự yếu của các giá trị tự-thể hiện trong các xã hội nguyên-cộng sản đông
phương được phản ánh trong sự thiếu dân chủ nổi bật trong các nước này
(Rose, 2001). Như Chương 8 chứng minh, các giá trị tự-thể hiện có một tác động
to lớn lên mức độ mà nền dân chủ đích thực nổi lên trong một xã hội. Và sự yếu
tương đối của các giá trị tự-thể hiện trong các xã hội nguyên-cộng sản đông
phương tiên đoán chính xác các thiếu sót của chúng về dân chủ. Các xã hội
nguyên-cộng sản tây phương, ngược lại, cho thấy sự nhấn mạnh rõ rệt hơn lên
các giá trị tự-thể hiện, và đã đạt các định chế dân chủ hiệu quả hơn các xã hội
nguyên-cộng sản đông phương rất nhiều, như chúng ta sẽ thấy. Các xã hội hậu
công nghiệp cho thấy sự nhấn mạnh lớn nhất hơn hẳn lên các giá trị tự-thể hiện, và
chúng tạo thành hầu hết các nền dân chủ đích thực. Ngược lại, các giá trị tự-thể hiện
yếu dẫn đến hoặc các chế độ phi-dân chủ (như trong hầu hết các xã hội thu nhập-
thấp) hay các nền dân chủ phi hiệu quả (như trong hầu hết các xã hội nguyên-cộng
sản đông phương).
Bởi vì chúng tôi chỉ có dữ liệu từ các khảo sát 1990 và 1995 cho hơn một nửa
các xã hội này, chúng tôi không thể thực hiện loại phân tích nhóm tuổi mà cho phép
chúng tôi tách các tác động của các thay đổi dài hạn và ngắn hạn này. Sự thực rằng
các xã hội nguyên-cộng sản đông phương hiện nay xếp hạng thấp đến vậy gợi ý

111
rằng sự sụp đổ kinh tế và chính trị đã có một tác động đáng kể. Bằng chứng Từ
Khảo sát các Giá trị 1981 (trong đó khu Tambov, một khu đại diện của nước Nga,
đã là xã hội cộng sản phương đông duy nhất được bao gồm) gợi ý rằng các xã
hội này đã có các mức an lạc chủ quan trong 1981 cao hơn chúng có hiện nay rất
nhiều. Các mức an lạc tổng thể đã xói mòn đột ngột với sự sụp đổ của các hệ thống
cộng sản, hầu hết số đó bây giờ cho thấy các mức an lạc chủ quan dưới xa mức của
các nước thu nhập thấp. Bởi vì an lạc chủ quan là một thành phần lõi của chiều giá
trị này, chúng tôi nghi rằng sự nhấn mạnh rõ rệt lên các giá trị sinh tồn hiện thời cho
thấy bởi nhóm nguyên-cộng sản đông phương trong Hình 4.7 liên kết với sự sụp
đổ của hệ thống kinh tế và xã hội trong các xã hội này.
Có ít bằng chứng về sự thay đổi giữa thế hệ trong các xã hội thu nhập-thấp; sự
yếu của các sự khác biệt liên quan đến tuổi gợi ý một sự nhấn mạnh tiếp tục lên
các giá trị sinh tồn bởi đa số áp đảo của nhân dân của chúng suốt nhiều thập niên
qua. Trong các xã hội nguyên-cộng sản đông phương, ngược lại, chúng tôi tìm
thấy các dấu hiệu rằng các nhóm sinh liên tiếp đã trải nghiệm các mức tăng
lên của sự an toàn kinh tế cho đến các tác-động-thời-kỳ to lớn liên kết với sự
sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản đã kéo tất cả chúng xuống đột ngột.
Hình 4.7 cho thấy các sự khác biệt thế hệ trong các nước chọn lọc, vẽ nơi các
nhóm tuổi khác nhau từ khảo sát sẵn có mới nhất rơi trên bản đồ hai-chiều của
chúng tôi. Tây Đức8 cho thấy vài trong số các sự khác biệt lớn nhất liên quan đến
tuổi của bất cứ nước nào trên thế giới, và các giá trị của các nhóm sinh tương ứng
của nó mở rộng ra ngang bản đồ văn hóa, với nhóm già nhất được định vị gần trung
tâm bản đồ, và nhóm trẻ nhất gần góc đông bắc (chúng tôi đã phải mở rộng các ranh
giới bắc và đông được dùng trên các bản đồ sớm hơn nhằm để vẽ các vị trí của các
nhóm tuổi trẻ nhất Tây Đức và Thụy Điển. Sáu nhóm tuổi Tây Đức phản ánh sáu
thập niên của các kinh nghiệm hình thành khác nhau: hai nhóm già nhất đã trải
nghiệm Đại Suy thoái (mà đã nghiêm trọng ở Đức hơn ở bất cứ nước khác nào) và
sự tàn phá và tổn thất to lớn về sinh mạng của Chiến tranh Thế giới II. Bốn
nhóm tuổi sau-chiến tranh đã lớn lên trong một nước Đức mà đã trở thành một trong
các xã hội thịnh vượng nhất trên thế giới với một trong các nhà nước phúc lợi tiên
tiến nhất và một trong các nền dân chủ ổn định nhất.
Chúng tôi cũng tìm thấy các khoảng cách lớn đặc biệt giữa các giá trị của các
nhóm trẻ nhất và già nhất ở Tây Ban Nha và Hàn Quốc. Trong cả hai trường hợp,
các nhóm tuổi già nhất đã lớn lên trong các nước khác với nước họ sống bây giờ.
Thời thơ ấu của họ đã ở trong các chế độ chuyên quyền không ổn định mà đã có
các tiêu chuẩn sống thấp và tuổi thọ trung bình thấp; bây giờ họ sống trong các nền
dân chủ thịnh vượng và ngày càng ổn định.

8
Chúng tôi tiếp tục phân tích dữ liệu từ khu vực tây của Cộng hòa Liên bang Đức tách biệt khỏi dữ liệu từ khu vực đông
(Cộng hòa Dân chủ Đức trước kia), bất chấp sự thực rằng Đức đã thống nhất trong 1990. Chúng tôi làm vậy bởi vì các kinh
nghiệm hình thành của hai công chúng đã khác nhau một cách đáng kể, và các sự khác biệt này tiếp tục được phản ánh trong
các giá trị và các niềm tin của họ.

112
Các giá trị truyền thống -------------------- Các giá trị thế tục-duy

Các giá trị sinh tồn -------------------------------- Các giá trị tự-thể hiện

HÌNH 4.7. Các sự khác biệt thế hệ trên bản đồ văn hóa. Mỗi mũi tên chạy từ nhóm tuổi già nhất
đến trẻ nhất.

Pháp, Anh, Thụy Điển, và Hoa Kỳ cũng cho thấy các sự khác biệt giữa thế hệ ít
hơn nhưng đáng kể. Và ba xã hội nguyên-cộng sản được xem xét ở đây – Nga,
Trung Quốc,9 và Romania – cũng cho thấy các sự khác biệt giữa thế hệ đáng kể,
tuy không lớn như ở Đức, Tây Ban Nha, và Hàn Quốc. Trong hầu như mọi trường
hợp nơi sự thay đổi giữa thế hệ xảy ra, có vẻ di chuyển hướng tới sự nhấn mạnh
tăng lên đến các giá trị cả thế tục và tự-thể hiện.
Nhưng các sự khác biệt giữa thế hệ không phải là một hình mẫu phổ quát.
Ấn Độ (India), Nigeria, và Tanzania cho thấy không xu hướng rõ nào: các sự khác
biệt giữa một nhóm tuổi và nhóm khác là đủ nhỏ để được quy cho lỗi lấy mẫu, và
chúng nảy từ một hướng sang hướng khác, cho thấy rất ít chuyển động thuần.
Pakistan và Zimbabwe cho thấy sự chuyển động thuần nào đó hướng tới sự nhấn
mạnh tăng lên đến các giá trị tự-thể hiện, nhưng khiêm tốn.

9
Mặc dù Trung Quốc tiếp tục bị cai trị bởi một đảng cộng sản, nền kinh tế v à văn hóa của nó đã di chuyển khỏi mô hình
cộng sản kể từ 1978 – đến điểm nơi hơn một nửa sản lượng (output) của nó bây giờ được sản xuất trong khu vực thị
trường. Theo nghĩa này, Trung Quốc tạo thành một nước nguyên-cộng sản khác.

113
Kết luận

Các sự thay đổi giá trị giữa thế hệ phản ánh các thay đổi lịch sử trong các điều kiện
sinh tồn của một xã hội. Còn xa mới là phổ quát, các thay đổi này được tìm thấy
chỉ trong các xã hội trong đó các thế hệ trẻ hơn đã trải nghiệm các điều kiện hình
thành khác đáng kể với các điều kiện mà đã định hình các thế hệ già hơn.
Phân tích nhóm tuổi và các so sánh giữa thế hệ cho biết rằng chúng ta đang
chứng kiến một quá trình từ từ của sự thay đổi giá trị giữa thế hệ liên kết với sự
phát triển kinh tế xã hội, phản ánh sự thực rằng các điều kiện sinh tồn ngày càng
thuận lợi có khuynh hướng làm cho mọi người ít phụ thuộc vào tôn giáo và dẫn họ
để đặt sự nhấn mạnh tăng lên đến sự tự-thể hiện. Các phát hiện này củng cố bằng
chứng từ Chương 2, mà đã chứng minh rằng các công chúng của các xã hội giàu
chắc có khả năng hơn nhiều để nhấn mạnh các giá trị thế tục-duy lý và các giá
trị tự-thể hiện so với các công chúng của các xã hội thu nhập-thấp. Ngoài ra, các
phát hiện hội tụ với bằng chứng chuỗi thời gian liên quan đến các thay đổi về các
giá trị hậu duy vật được trình bày trong chương này, và bằng chứng chuỗi thời
gian liên quan đến nhiều biến khác được trình bày trong chương tiếp theo. Một khối
bằng chứng khổng lồ, sử dụng ba cách tiếp cận khác nhau – các so sánh các nước
giàu và nghèo, các so sánh thế hệ, và bằng chứng thời gian từ hai thập niên qua –
tất cả đều chỉ ra kết luận rằng các sự thay đổi văn hóa lớn đang xảy ra, và chúng
phản ánh một quá trình về sự thay đổi giữa thế hệ, liên kết với các mức an toàn
sinh tồn tăng lên.

114
5. Các sự Thay đổi Giá trị theo Thời gian

Trong Chương 4, chúng ta đã tìm thấy các sự khác biệt lớn giữa thế hệ liên kết
với chiều các giá trị sinh tồn/tự-thể hiện – nhưng chúng ta đã không tìm thấy
chúng ở mọi nơi. Trong các nền dân chủ hậu công nghiệp và nhóm tây phương
của các xã hội nguyên-cộng sản, những người trẻ chắc có khả năng nhấn mạnh
các giá trị tự-thể hiện hơn những người già nhiều; các sự khác nhau nhỏ hơn theo
tuổi được tìm thấy trong các xã hội đang phát triển và trong nhóm nguyên-cộng
sản đông phương; và ít hay không sự khác biệt giữa thế hệ nào được tìm thấy
trong các xã hội thu nhập-thấp. Nếu các sự khác biệt giữa thế hệ này báo trước
các sự dịch chuyển dài hạn tới sự nhấn mạnh tăng lên đến các giá trị tự-thể hiện
trong các xã hội hậu công nghiệp, thì chúng có các hệ lụy quan trọng. Vì (như nửa
thứ hai của cuốn sách này chứng minh) sự nhấn mạnh tăng lên đến các giá trị tự-thể
hiện liên kết với các nhu cầu quần chúng tăng lên cho dân chủ nơi nó chưa tồn tại,
và áp lực gia tăng để làm sâu sắc nền dân chủ ở nơi nó tồn tại rồi.
Các giá trị duy vật/hậu duy vật là một thành phần chủ chốt của chiều sinh
tồn/tự-thể hiện, và, như chúng ta vừa thấy, các sự khác biệt lớn liên quan-đến tuổi
được tìm thấy với các giá trị này trong 1970 thực sự đã tiên đoán các sự thay đổi
dài hạn về các giá trị thịnh hành của các xã hội hậu công nghiệp. Hình mẫu này
có đúng tổng quát hơn, với các sự khác biệt theo tuổi liên kết với các giá trị sinh
tồn/tự-thể hiện tiên đoán các sự thay đổi xã hội dài hạn? Như chúng ta sẽ thấy,
chúng có. Hãy xem xét các sự thay đổi theo thời gian được tìm thấy với các thành
phần khác của chiều sinh tồn/tự-thể hiện, bắt đầu với thành phần tham gia của nó.

Sự lên của Hành động Công dân Thách thức-Elite

Hơn 25 năm trước, Inglehart (1977: 5, 317–21) đã tiên đoán các tỷ lệ giảm sút của
sự huy động chính trị do elite-chỉ huy và các tỷ lệ tăng lên của hoạt động quần
chúng thách thức-elite giữa các công chúng Tây phương. Một lý do cho sự tiên
đoán này đã là sự dịch chuyển giữa thế hệ từ các giá trị duy vật sang hậu duy vật mà
chúng ta vừa xem xét: các nhà duy vật có khuynh hướng bận tâm với việc thỏa mãn
các nhu cầu sinh tồn trực tiếp, trong khi đó các nhà hậu-duy vật cảm thấy tương
đối an toàn về các nhu cầu sinh tồn và có nhiều năng lượng tâm thần hơn để đầu
tư vào các mối quan tâm khác. Lưu ý rằng khắp các xã hội công nghiệp tiên tiến,
các nhóm sinh trẻ hơn cũng có các mức kỹ năng chính trị cao hơn các nhóm tuổi già
hơn, ông đã kết luận rằng các quá trình thay đổi giá trị và huy động nhận thức có
khuynh hướng đi cùng nhau: các công chúng này đang đặt giá trị tăng lên đến sự

115
tự-thể hiện, và các mức kỹ năng tăng lên của họ cho phép họ tham gia vào chính trị
ở một mức cao hơn, định hình các quyết định tác động đến đời họ hơn là đơn giản
giao phó chúng cho các elite. Sau đó, phân tích dữ liệu về hoạt động chính trị
thách thức-elite, Inglehart (1990: 361–62) đã thấy rằng
các nhà hậu-duy vật có khả năng để tham gia vào phản kháng chính trị không
theo quy ước hơn các nhà duy vật. Hơn nữa, các giá trị của người ta tương tác với
sự huy động nhận thức theo một cách mà tại các mức cao của sự huy động nhận thức,
các sự khác biệt giữa các kiểu giá trị được phóng to một cách đáng kể. . . . Giữa những
người với các giá trị duy vật và các mức huy động nhận thức thấp, chỉ 12 phần trăm
đã tham gia, hay sẵn sàng tham gia vào một cuộc tẩy chay hay hoạt động khó khăn hơn.
Giữa các nhà hậu-duy vật với các mức huy động nhận thức cao, 74 phần trăm đã
làm vậy hay sẵn sàng tham gia. Quá trình huy động nhận thức có vẻ làm tăng khả
năng cho hoạt động chính trị thách thức-elite giữa các công chúng Tây phương.
Tiên đoán này đã có vẻ gây ngạc nhiên bởi vì trong nhiều năm tỷ lệ cử tri đi bầu đã
giảm sút khắp các xã hội hậu công nghiệp, và đã có sự suy đoán rộng rãi rằng vốn
xã hội giảm sút đang tạo ra các công chúng trì trệ về mặt chính trị (Putnam, 2000).
Chúng tôi không đồng ý với sự chẩn đoán này (cho một phê phán, xem Boggs,
2001). Thay vào đó, chúng tôi tìm thấy hai xu hướng phân kỳ. Một mặt, các hình
thức bị quan liêu hóa và do elite-chỉ huy của sự tham gia như bỏ phiếu và tư cách
thành viên đảng chính trị đã giảm; nhưng các hình thức được thúc đẩy nội tại, bày
tỏ, và thách thức-elite của sự tham gia đã tăng lên đầy kịch tính. Quá trình này phán
ánh bản chất thay đổi của vốn xã hội: vốn xã hội đã không xói mòn mà lấy một
hình thức mới, dẫn đến các kiểu thay đổi của hành động tập thể. Trong xã hội công
nghiệp, các khối đông người bị kiểm soát bởi các đảng chính trị và các bộ máy
thứ bậc, mà đã diễu hành họ đến các nơi bỏ phiếu theo cách có kỷ luật, để cho các
elite đưa ra các quyết định cụ thể từ đó trở đi. Mọi người đang ngày càng trực tiếp
bày tỏ các sở thích của họ về các vấn đề cụ thể như sự phá thai, các quyền của
phụ nữ và những người đồng tính, sự tham nhũng elite, và các vấn đề môi
trường. Mặc dù các vấn đề này là đặc thù, chúng có sự xác đáng tượng trưng rộng,
trình bày các mối quan tâm phong cách sống của các xã hội ngày càng nhân văn.
Barnes, Kaase, et al. (1979) đã tiên đoán sự lan ra của cái khi đó được gọi là “sự
tham gia chính trị không quy ước.” Họ đã phát triển các thang để đo cả hoạt
động chính trị “quy ước”, như bỏ phiếu và viết cho đại diện của người ta trong
quốc hội; và hoạt động chính trị “không quy ước”, như các cuộc biểu tình, các
cuộc tẩy chay, và sự chiếm giữ các tòa nhà. Thấy rằng các hình thức “không quy
ước” của hành động chính trị đã tương quan mạnh với các giá trị hậu duy vật
và phổ biến giữa các nhóm sinh trẻ hơn là giữa các nhóm sinh già, họ đã tiên đoán
rằng hành động chính trị “không quy ước” sẽ trở nên phổ biến: “Chúng tôi
diễn giải sự tăng lên này về khả năng cho phản kháng là một đặc trưng lâu dài của
các công chúng dân chủ số đông và không chỉ như một sự trào dâng đột ngột về sự
tham gia chính trị nhất thiết tàn phai đi khi thời gian trôi đi” (Barnes, Kaase, et al.,
1979: 524).
Một phần tư thế kỷ sau, là rõ rằng họ đã đúng, ngược với các giả thiết phổ biến về
sự suy tàn của chủ nghĩa hoạt động (activism) công dân và chính trị ở các xã hội
hậu công nghiệp, được mô tả như một “cuộc khủng hoảng dân chủ” (Pharr and
Putnam, 2000). Các lý thuyết khủng-hoảng-dân-chủ từ lâu đã tiên đoán sự yếu đi
của các nền dân chủ đại diện, và cuối cùng sự yếu đi của vai trò của các công dân,

116
trong các quốc gia Tây phương. Gần đây nhất, Putnam and Goss (2002: 4) đã cho
rằng
một cách mỉa mai – đúng vào thời khắc của thắng lợi lớn nhất của dân chủ tự do cũng
có sự bất hạnh về thành tích của các định chế xã hội chính, kể cả các định chế của
chính phủ đại diện, giữa các nền dân chủ lâu đời của Tây Âu, Bắc Mỹ, và Đông Á.
Chí ít tại Hoa Kỳ, có lý do để nghi rằng một số tiền đề xã hội và văn hóa cơ bản cho
nền dân chủ hiệu quả có thể đã xói mòn trong các thập niên gần đây, kết quả của một
quá trình từ từ nhưng phổ biến của sự giải-can-dự công dân (civic disengagement).
Bất chấp các tiên đoán này, dữ liệu chuỗi-thời gian từ các khảo sát Hành động
Chính trị (Barnes, Kaase, et al., 1979) cùng với dữ liệu từ bốn đợt của các Khảo
sát Giá trị, chứng minh rằng một sự tăng lên đáng kể về hành động quần chúng
thách thức-elite đã xảy ra, nhiều đến mức các kiến nghị, các cuộc biểu tình, các
cuộc tẩy chay, và các hình thức khác của các hành động thách thức-elite không
còn là phi quy ước nữa mà đã trở thành các hành động ít nhiều bình thường cho
phần lớn công dân của các quốc gia hậu công nghiệp. Chúng tôi không tìm thấy
một hình mẫu phổ biến của sự giải-can-dự công dân, hoặc ở Hoa Kỳ hay ở nơi
khác.1 Cái chúng tôi tìm thấy là phức tạp hơn.
Các phát hiện của chúng tôi phủ nhận các xác nhận rằng các công chúng của các
xã hội hậu công nghiệp đang giải-can-dự bản thân khỏi đời sống công dân nói
chung. Các xác nhận này chỉ đúng một phần. Chúng tôi đồng ý một cách nhấn
mạnh rằng Putnam (2000) đã đúng trong việc cho rằng mọi người đang bỏ rơi các tổ
chức như Elks, Moose, và các liên đoàn bowling. Hầu như tất cả các tổ chức kiểu-
cổ có thứ bậc do elite-chỉ huy như các nghiệp đoàn lao động và các nhà thờ đang
mất các thành viên. Số thành viên trong các đảng chính trị đang giảm mạnh (Dalton
and Wattenberg, 2000). Các bộ máy chính trị thành phố lớn đã mất sự kiểm soát
các khối cử tri trung thành một thời đáng tin cậy, vì thế tỷ lệ cử tri đi bàu trì trệ hay
giảm (Wattenberg, 1996). Tương tự, có sự tin tưởng suy giảm vào chính phủ, vào
các định chế dựa vào nhà nước, và vào các tổ chức quy mô lớn giữa các công
chúng của các nền dân chủ giàu nhất (xem Nye, Zelikow, and King, 1997; Norris,
1999; Dalton, 2000). Các công chúng của các xã hội hậu công nghiệp đang trở
nên phê phán quyền uy được thể chế hóa nói chung, và quyền lực chính trị nói
riêng, và chắc ít có khả năng trở thành các thành viên của các tổ chức bị quan
liêu hóa. Bởi vì các tổ chức như vậy giữ các danh sách thành viên, một hồ sơ thành
văn sẵn có để cho thấy một xu hướng phần lớn đi xuống. Nhưng đấy chỉ là một mặt
của đồng xu.
Cùng các công chúng này đang trở nên có khả năng hơn để tham gia vào các loại
hành động mà không để lại các danh sách thành viên, bởi vì chúng là các hành động
thách thức-elite nổi lên từ các mạng công dân liên kết lỏng lẻo nhưng trải rộng.
Công chúng không rút lui khỏi hoạt động công dân theo nghĩa rộng này. Hoàn
toàn ngược lại, sự dịch chuyển tới các mức tăng lên của các hành động thách thức-
elite được tiên đoán hơn 25 năm trước đã xảy ra trong hầu như mọi xã hội hậu
công nghiệp. Xu hướng này không cho biết một sự xói mòn vốn xã hội nói chung

1
Thật lý thú, hầu hết các nhà lý luận vốn xã hội không xem hành fđộng tập thể thách thức-elite như phản ánh vốn xã hội.
Điều này không nhất quán với định nghĩa của vốn xã hội, mà phủ tất cả các hình thức của các mạng hành động tập thể
(Coleman, 1990). Hơn nữa, việc coi thường hành động tập thể thách thức-elite có nghĩa là bỏ qua tầm quan trọng của
hình thức hoạt động công dân này cho dân chủ. Cả sự sáng chế ra các phiên bản hạn chế ban đầu của dân chủ qua các
cuộc cách mạng khai phóng trong các thế kỷ thứ mười bảy và mười tám và sự lan ra của các nền dân chủ hiện
đại qua làn Sóng thứ Ba đã được thúc đẩy bởi hoạt động tập thể thách thức-elite (xem Markoff, 1996).

117
mà một sự thay đổi về bản chất của vốn xã hội, sự dịch chuyển từ các ràng buộc
được áp đặt bên ngoài dựa vào các cơ chế kiểm soát xã hội sang các mối quan hệ
được chọn một cách tự trị, mà bản thân người dân tạo ra. Tư cách thành viên nhà
thờ và tư cách thành viên nghiệp đoàn, phần lớn, được quyết định bởi di sản tôn
giáo hay giai cấp xã hội của người ta; việc tham gia vào một nhóm bảo vệ môi
trường hay một sáng kiến các quyền dân sự thường phản ánh một sự lựa chọn
tự trị. Việc hòa nhập vào các xã hội hậu công nghiệp là sự dịch chuyển từ “các
cộng đồng bắt buộc” sang “các mối quan hệ lựa chọn” (U. Beck, 2002).
Các hình thức do elite-chỉ huy của hành động quần chúng, như bỏ phiếu và đi nhà
thờ, đã trì trệ hay suy giảm, nhưng các hình thức thách thức-elite của hành động
công dân đã trở nên ngày càng phổ biến. Các mạng liên kết lỏng lẻo điều phối
các hành động này không giữ các danh sách thành viên cố định. Các tỷ lệ tham
gia của chúng không được ghi lại trừ phi ai đó thực hiện các khảo sát để đo chúng
một cách chủ động. May thay, các khảo sát Hành động Chính trị, cùng với các
Khảo sát Giá trị, đã làm đúng việc này, và các kết quả rõ ràng phủ định thẳng
thừng hình ảnh về một công chúng ngày càng không-dấn-thân (disengaged). Hóa
ra là các công chúng của Hoa Kỳ và các xã hội hậu công nghiệp khác đang ít có
khả năng trở thành những người đi theo trung thành của các tổ chức bị đầu sỏ
chính trị kiểm soát, nhưng có khả năng hơn nhiều để tham gia vào các hành
động bày tỏ sự phản đối các quyết định elite.
Một sự thay đổi lớn đang xảy ra, được đặc trưng không phải bởi một xu hướng tới
sự trơ lỳ công dân mà bởi một sự dịch chuyển giữa thế hệ từ sự tham gia do elite-chỉ
huy tới sự tham gia thách thức-elite. Khi các nhóm tuổi trẻ hơn, có giáo dục
hơn, và hậu-duy vật hơn thay thế các nhóm tuổi già hơn trong dân cư trưởng
thành, sự thay thế dân cư giữa thế hệ đang mang lại một sự dịch chuyển tới các
công chúng ngày càng tự-quyết đoán và bày tỏ.
Sự thay đổi công dân được thúc đẩy không chỉ bởi một mình sự thay đổi văn hóa.
Nó tương tác với sự phát triển kinh tế, xã hội, và chính trị trong xã hội cho trước đó.
Như chúng tôi đã vừa chứng minh, sự dịch chuyển tới các giá trị hậu duy vật
phản ánh cả một sự dịch chuyển dài hạn giữa thế hệ và các tác động thời kỳ
ngắn hạn. Các cuộc suy thoái mang lại một sự dịch chuyển tới chủ nghĩa duy vật
giữa tất cả các nhóm tuổi, nhưng với sự thịnh vượng quay lại, các nhóm tuổi
tương ứng phục hồi nhanh chóng để trở nên hậu-duy vật như xưa.
Chúng tôi kỳ vọng các sự thay đổi văn hóa cơ bản này làm tăng khả năng cho sự
tham gia quần chúng vào các hành động thách thức-elite. Nhưng mọi người không
phản kháng trong chân không: họ phản ứng với các vấn đề hiện thời, như chiến
tranh hay hòa bình, sự thịnh vượng hay sự sụp đổ kinh tế, các ý thức hệ của các
đảng chính trị cụ thể, và tính cách của các nhà lãnh đạo cho trước.
Vì vậy, chúng ta kỳ vọng các xu hướng dài hạn này, dựa vào sự thay thế dân cư
giữa thế hệ, và các tác động thời kỳ ngắn hạn sẽ tiếp tục. Sự thay thế dân cư
giữa thế hệ là một lực dài hạn hoạt động theo một hướng nhất quán và có thể đoán
trước trong nhiều thập niên, nhưng tác động của nó tại bất cứ thời gian cho trước
nào được tăng hay bị giảm bởi các sự kiện kinh tế và chính trị hiện thời. Hãy kiểm
định các kỳ vọng này sử dụng dữ liệu từ các Khảo sát Giá trị từ 1981 đến 1999–
2001. Bởi vì giai đoạn này gồm sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản và làn Sóng dân
chủ hóa thứ Ba lên đỉnh điểm trong 1987–1995, chúng ta đối phó với một thời
đại trong đó chúng ta có thể kỳ vọng một số các tác động thời kỳ đầy kịch tính.

118
Các cuộc chuyển đổi sang dân chủ đã xảy ra trong hàng chục nước. Các sự chuyển
đổi sang dân chủ này được thúc đẩy ở mức độ đáng kể bởi hành động quần chúng
thách thức-elite (Bernhard, 1993; Foweraker and Landman, 1997). “Sức mạnh
Nhân dân” đã giúp đưa các chế độ dân chủ lên nắm quyền trong nhiều nước từ
Đông Á đến Mỹ Latin và đặc biệt rõ ràng trong sự sụp đổ của các chế độ cộng sản
– nhất là trong nhóm tây phương của các xã hội nguyên-cộng sản (L. Diamond,
1993a; Paxton, 2002). Nhưng trong hậu quả của các sự chuyển đổi này, ta tìm thấy
các tác động “sau-tuần lễ trăng mật” (Inglehart and Catterberg, 2003). Các
chuyển đổi sang dân chủ là các thời đặc biệt của sự huy động quần chúng – trong
các nước cộng hòa Baltic, chẳng hạn, hầu như toàn bộ dân cư đã ở trên đường phố
trong năm 1990. Khi nhu cầu cho sự tham gia rút xuống sau một sự chuyển
đổi thành công và khi sự phởn phơ dân chủ hóa mất dần, chúng ta kỳ vọng tìm
thấy các mức giảm sút của sự tham gia quần chúng, đặc biệt ở các nước nơi dân
chủ hóa đã mang lại sự vỡ mộng nghiêm trọng.
Các động lực của các chuyển đổi dân chủ huy động sự ủng hộ quần chúng cho
dân chủ. Tuy vậy, khá thường xuyên, sự ủng hộ quần chúng cho dân chủ không
được thúc đẩy một cách nội tại mà phản ánh các động cơ phương tiện, như niềm tin
rằng dân chủ sẽ mang lại sự thịnh vượng giống sự thịnh vượng của các nền dân chủ
lâu đời. Sự ủng hộ dân chủ được thúc đẩy nội tại nếu nhân dân quý trọng các quyền
tự do dân sự và chính trị của dân chủ như các mục đích tự chúng. Các giá trị tự-thể
hiện cung cấp một động cơ thúc đẩy nội tại như vậy bởi vì chúng đặt giá trị cao lên
các quyền tự do dân sự và chính trị mà là cốt yếu cho sự tự-thể hiện tự do. Nhưng
trong nhiều xã hội, sự ủng hộ công khai cho dân chủ là mạnh mặc dù các giá trị tự-
thể hiện không phổ biến. Trong các trường hợp này, mọi người ủng hộ dân chủ
trước hết vì các động cơ phương tiện hơn là vì các quyền tự do vốn có trong nền dân
chủ (xem Hofferbert and Klingemann, 1999). Loại ủng hộ phương tiện này là dễ
bị tổn thương nếu chuyển đổi sang dân chủ mang lại các kết quả thất vọng (xem
Chương 11 cho một sự xác nhận tính hợp lệ của điểm này). Sự vỡ mộng với các kết
quả trực tiếp của nó có thể dẫn đến sự ủng hộ giảm sút cho dân chủ, nếu sự ủng hộ
dân chủ không bén rễ một cách nội tại vào các giá trị tự-thể hiện.
Trong làn Sóng dân chủ hóa thứ Ba, một niềm tin công khai phổ biến – thường
được củng cố bởi diễn ngôn elite – rằng dân chủ không chỉ cung cấp quyền tự do
mà cũng cải thiện sự an lạc kinh tế đã là một nhân tố cốt yếu trong sự ủng hộ quần
chúng công khai tăng lên cho dân chủ đến các mức cao chưa từng thấy, ngay cả
trong các xã hội với các mức thấp của các giá trị tự-thể hiện. Nếu nền kinh tế sau đó
có thành tích xấu, sự vỡ mộng với dân chủ xảy ra. Hơn nữa, kinh nghiệm của việc
sống dưới một chế độ độc đoán gây ra các kỳ vọng phi thực tế về dân chủ và
chính trị dân chủ: “Các kỳ vọng giữa các nhà hoạt động đã có lẽ không thực tế,
hợp nhất một niềm tin quá lý tưởng vào ảnh hưởng thật từ bên dưới… [Tuy nhiên]
Chính trị như được tiến hành, trong con mắt của nhiều người, không làm việc cho
nhân dân” (Rueschemeyer, Rueschemeyer, and Wittrock, 1998: 101–2).
Nếu sự ủng hộ dân chủ trước hết dựa vào các kỳ vọng chính sách cao phi thực tế
hơn là một sự đánh giá cao một cách nội tại của sự lựa chọn tự do, nó có thể mang
lại sự thất vọng tăng lên giữa những người trở nên tích cực trong các chuyển đổi dân
chủ. Một sự trái ngược tăng lên giữa các kỳ vọng và thực tế đã dẫn đến sự vỡ mộng
trong nhiều nền dân chủ mới, nhất là ở nơi các chế độ mới có thành tích tồi. Mặt
khác, các giá trị tự-thể hiện tương đối mạnh cung cấp sự ủng hộ nội tại cho dân

119
chủ, mà có khuynh hướng kéo dài cho dù các kết cục chính sách của chế độ mới gây
thất vọng.2 Như thế, sự vỡ mộng với dân chủ đã phổ biến trong các xã hội nguyên-
cộng sản đông phương và nhiều xã hội Mỹ Latin, nhưng không trong nhóm tây
phương của các xã hội nguyên-cộng sản. Trong nhóm trước, như chúng ta sẽ thấy,
các kết cục chính sách gây thất vọng đã hạ thấp đột ngột các kỳ vọng về hiệu
quả của sự tham gia dân chủ và đã dẫn đến sự rút lui khỏi các mức cao không
bình thường của sự tham gia thách thức-elite mà đã giúp mang lại sự chuyển đổi
sang dân chủ.
Sự phản kháng chính trị không đơn giản là một hàm của việc bao nhiêu người
phàn nàn về nó một cách khách quan. Nếu giả như thế, thì các hoạt động phản
kháng sẽ là cao nhất trong các xã hội nghèo nhất và thấp nhất trong các nước giàu,
nhưng chính xác điều ngược lại là đúng. Trong các xã hội thu nhập-thấp, sự thất
vọng thường dẫn đến sự cam chịu và sự không-dấn-thân (disengagement). Nhưng
nếu sự thất vọng được gắn với một sự nhấn mạnh phổ biến đến các giá trị tự-thể
hiện, nó chắc có khả năng gây ra hành động quần chúng thách thức-elite hiệu quả.
Thật mỉa mai, cái một số nhà công xã chủ nghĩa khuyến nghị như phương thuốc
chữa trị cho sự không-dấn-thân công dân, một sự dịch chuyển xa khỏi các giá trị
tự-thể hiện, thực sự sẽ gây ra sự không-dấn-thân công dân.
Công chúng Nga, chẳng hạn, bày tỏ sự quan ngại lớn về mức tham nhũng giữa
các elite của đất nước. Nhưng các giá trị tự-thể hiện tương đối yếu ở Nga (và các
xã hội hậu-Soviet khác) không thúc đẩy mọi người bày tỏ sự thất vọng của họ trong
các hành động quần chúng thách thức-elite kéo dài. Ngược lại, tại Bỉ – một nước ít
tham nhũng hơn Nga rất nhiều – các vụ bê bối chính trị trong cuối các năm 1990 đã
gây ra một sự huy động quần chúng khổng lồ trong Phong trào Diễu hành Trắng
(Walgrave and Manssens, 2000). Sự trái ngược này trong các phản ứng quần chúng
với thất bại chính sách và hành vi elite đồi bại là không ngẫu nhiên: công chúng Bỉ
đặt sự nhấn mạnh lên các giá trị tự-thể hiện mạnh hơn công chúng Nga rất nhiều.
Các phản ứng quần chúng với thất bại elite không đơn giản là một hàm của độ lớn
khách quan của các thất bại này mà là hàm của tính phê phán công chúng, mà tăng
lên với các giá trị tự-thể hiện tăng lên. Đấy là vì sao hành động quần chúng thách
thức-elite là một thành phần trung tâm của hội chứng các giá trị tự-thể hiện.
Như thế, chúng ta kỳ vọng để tìm thấy một xu hướng dài hạn tới các tỷ lệ tăng
lên của hành động quần chúng thách thức-elite trong các nền dân chủ lâu đời, nhất
là các nền dân chủ với các mức cao của các giá trị tự-thể hiện. Ngược lại, trong
các nền dân chủ mới nổi lên trong làn Sóng thứ Ba, chúng ta kỳ vọng một sự
giảm sút hậu-chuyển đổi của hành động quần chúng thách thức-elite, một phần bởi
vì các chuyển đổi dân chủ là thời của sự huy động quần chúng đặc biệt, mà thường
tiếp theo bởi một sự lắng xuống các mức bình thường. Tuy vậy, phản ứng ngắn
hạn này không chắc trở thành một sự sụt giảm dài hạn về sự tham gia trừ phi các
giá trị tự-thể hiện là yếu đến mức mọi người phản ứng với sự thất bại elite bằng sự

2
Tại Chile và Tây Ban Nha, sự ủng hộ cho dân chủ đã không giảm bất chấp sự thực rằng các chế độ dân chủ mới được thiết
lập đã cho thấy một thành tích kinh tế yếu hơn các chế độ độc đoán trước, mà đã cực kỳ thành công trong việc tạo ra sự tăng
trưởng kinh tế trong các thời kỳ kéo dài. Trong các nước này, các giá trị tự-thể hiện đã phổ biến giữa công chúng; khi điều
này đúng, các thất bại kinh tế không làm mất tính chính đáng của các chế độ dân chủ. Ngược lại, các chế độ độc đoán
luôn luôn mất tính chính đáng nếu chúng không có khả năng duy trì sự tăng trưởng kinh tế. Trong trường hợp này, sự vỡ
mộng với chính phủ độc đoán có thể tạo ra sự ủng hộ quần chúng được thúc đẩy về mặt phương tiện cho dân chủ (tìm kiếm
các kết cục kinh tế tốt hơn). Thật mỉa mai, các chế độ độc đoán cuối cùng mất tính chính đáng thậm chí còn sâu sắc hơn nếu
chúng duy trì sự tăng trưởng kinh tế trong một thời gian dài, vì sự phát triển kinh tế nuôi dưỡng các định hướng cung cấp sự
ủng hộ nội tại cho dân chủ: các giá trị tự-thể hiện.

120
cam chịu.

BẢNG 5.1a. Tỷ lệ phần trăm những Người đã Ký một Kiến nghị, 1974–2000

Ký các Kiến nghị


Nước 1974 1981 1990 1995 2000 Thay đổi thuần
Anh 23 63 75 81 +58
Tây Đức 31 47 57 66 47 +16
Italy 17 42 48 55 +38
Hà Lan 22 35 51 61 +39
Hoa Kỳ 60 64 72 71 81 +21
Phần Lan 20 30 41 39 51 +31
Thụy Sĩ 46 63 68 +22
Áo 39 48 56 +17
Trung bình 32 42 57 58 63 +30

BẢNG 5.1b. Tỷ lệ phần trăm những Người đã tham gia một cuộc Biểu tình, 1974–2000
Tham gia các cuộc Biểu tình
Nước 1974 1981 1990 1995 2000 Thay đổi thuần
Anh 6 10 14 13 +7
Tây Đức 9 15 21 26 22 +13
Italy 19 27 36 35 +16
Hà Lan 7 13 25 32 +25
Hoa Kỳ 12 13 16 16 21 +9
Phần Lan 6 14 14 13 15 +9
Thụy Sĩ 8 16 17 +9
Áo 7 10 16 +9
Trung bình 9 13 19 20 21 +12

BẢNG 5.1c. Tỷ lệ phần trăm những Người đã Tham gia một cuộc Tẩy chay Tiêu dùng

Tham gia vào các cuộc Tẩy chay Tiêu dùng


Nước 1974 1981 1990 1995 2000 Thay đổi thuần
Anh 6 7 14 17 +11
Tây Đức 5 8 10 18 10 +5
Italy 2 6 11 10 +8
Hà Lan 6 7 9 22 +16
Hoa Kỳ 16 15 18 19 25 +9
Phần Lan 1 9 14 12 15 +14
Thụy Sĩ 5 11 +6
Áo 3 5 10 +7
Trung bình 6 8 11 12 15 +9

Ngược với các tiên đoán này, nếu trường phái khủng hoảng-dân chủ là đúng

121
trong sự xác nhận của nó về một sự không-dấn-thân công dân tràn lan mở rộng
đến tất cả các kiểu tham gia, thì chúng ta phải thấy các tỷ lệ giảm xuống của hành
động quần chúng thách thức-elite ở tất cả các nền dân chủ lâu đời, đặc biệt ở nơi
các giá trị tự-thể hiện là tương đối mạnh. Vì những người chủ trương luận đề khủng
hoảng-dân chủ quy nguyên nhân của cái được cho là sự không-dấn-thân công dân,
cho xu hướng cá nhân hóa, liên kết với sự nhấn mạnh tăng lên đến các giá trị tự-thể
hiện (xem Lawler and McConkey, 1998; Putnam, 2000; Flanagan et al., sắp xuất
bản).
Để kiểm định các tiên đoán này, may thay chúng ta có một chuỗi thời gian
tương đối dài của dữ liệu khảo sát sẵn có cho phân tích, sử dụng dữ liệu từ các khảo
sát Hành động Chính trị 1974 và bốn đợt của các Khảo sát Giá trị. Hãy bắt đầu với
việc xem xét các sự thay đổi trong phản ứng với 5 số đo của hành động thách thức-
elite được phát triển trong khảo sát Hành động Chính trị và được lặp lại trong các
Khảo sát Giá trị.
Các Bảng 5.1a–c cho thấy tỷ lệ phần trăm của công chúng nói rằng họ đã thực sự
can dự vào các hình thức khác nhau của hành động quần chúng thách thức-elite ở
mỗi trong 8 nền dân chủ Tây phương được khảo sát trong nghiên cứu Hành động
Chính trị 1974 và cả hành vi này đã thay đổi thế nào trong một phần tư thế kỷ tiếp
theo. Bảng 5.1a cho thấy tỷ lệ phần trăm kể lại việc ký một kiến nghị.3 Bên ngoài
Hoa Kỳ việc này đã vẫn là một hành động tương đối hiếm trong 1974: ngang 8
nước, một trung bình chỉ 32 phần trăm đã thuật lại việc ký một kiến nghị (với các
con số trải từ một mức thấp 17 phần trăm ở Italy đến mức cao 60 phần trăm ở Hoa
Kỳ). Trong hai mươi lăm năm tiếp theo, tỷ lệ phần trăm xác nhận đã ký một kiến
nghị đã tăng lên ở mỗi trong 8 xã hội và sự tăng lên đã đầy kịch tính. Toàn bộ, tỷ
lệ phần trăm hầu như đã tăng gấp đôi, từ 32 phần trăm trong 1974 lên 63 phần
trăm trong năm 2000. Vào 2000 việc này đã trở thành một hành động bình thường,
cái gì đó mà một đa số công chúng trong hầu như mọi nước kể lại đã làm.
Một hình mẫu tương tự áp dụng cho các hình thức khác của hành động
chính trị mà các Bảng 5.1b và 5.1c cung cấp bằng chứng. Tại mọi nước trong số 8
nước mà chúng tôi có dữ liệu dài hạn, tỷ lệ phần trăm kể lại việc tham gia vào một
cuộc biểu tình đã tăng từ 1974 đến 2000. Như Bảng 5.1b chứng minh, toàn bộ tỷ
lệ phần trăm xác nhận tham gia vào một cuộc biểu tình đã tăng hơn gấp đôi, tăng từ
9 phần trăm trong 1974 lên 21 phần trăm trong 2000. Tỷ lệ phần trăm kể lại sự
tham gia vào một cuộc tẩy chay tiêu dùng cũng đã tăng lên tại mỗi trong 8
nước này (Bảng 5.1c). Toàn thể, việc tẩy chay cũng tăng hơn gấp đôi, tăng từ 6
phần trăm trong 1974 lên 15 phần trăm trong 2000. Chúng tôi có dữ liệu về ba
kiểu hành động thách thức-elite ngang 8 xã hội, tạo ra 24 kiểm định. Trong số
chúng, chúng tôi tìm thấy sự tăng lên được tiên đoán trong tất cả 24 trường hợp. Xu
hướng thuần là hướng tới các tỷ lệ tăng lên của hành động quần chúng thách
thức-elite – không có ngoại lệ.
Sự tăng lên về hành động thách thức-elite là một xu hướng áp đảo tới hành động
công dân: các hành động quần chúng bạo lực ít được ủng hộ rộng rãi hơn nhiều và
không cho thấy một sự tăng lên nhất quán. Các Bảng A-7a và A-7b trong Phụ lục

3
Putnam (2000) tìm thấy một xu hướng ngược lại ở Hoa Kỳ, nhưng dữ liệu ông dùng từ Roper Archive có vẻ bất thường.
Các Khảo sát Giá trị cho thấy một sự tăng lên rõ ràng về ký các kiến nghị, không chỉ ở Hoa Kỳ mà ở tất cả các nền dân
chủ Tây phương mà dữ liệu là sẵn có.

122
Internet4 minh họa điểm này, cho thấy các tỷ lệ phần trăm nói, một cách tương
ứng, rằng họ đã tham gia trong một cuộc đình công không chính thức và nói họ đã
chiếm các tòa nhà. Đấy đã vẫn là các hoạt động không quy ước ngay cả trong 2000,
và số người tham gia chúng đã rất nhỏ.
Sự tăng lên của các hành động thách thức-elite không phải là phổ quát. Lý thuyết
của chúng tôi cho rằng các tỷ lệ tăng lên của hành động thách thức-elite là một
thành phần của một sự dịch chuyển văn hóa từ các giá trị sinh tồn tới các giá trị
tự-thể hiện. Sự dịch chuyển này không phải là phổ quát nhưng liên kết với các mức
phát triển kinh tế xã hội cao, như thế nó chắc có khả năng hơn nhiều để được
thấy trong các nước giàu, hơn là trong các nước nghèo. Tất cả 8 xã hội mà chúng
tôi có dữ liệu từ 1974 đều là các nước thu nhập cao (như là điển hình trong thời đó).
Các Khảo sát Giá trị, mà cung cấp dữ liệu từ một dải rộng hơn nhiều của các
nước (tuy cho một khoảng thời gian ngắn hơn), giúp bổ sung cho bức tranh. Bảng
A-8 trong Phụ lục Internet cho thấy các sự thay đổi về tỷ lệ phần trăm của những
người trả lời nói họ đã ký một kiến nghị, ngang tất cả 50 xã hội mà chúng tôi có dữ
liệu từ nhiều hơn một điểm thời gian. Hình thức này của hành động chính trị đã
tăng lên trong 30 xã hội này và đã giảm tại 19 trong số chúng.
(+)
(-) Thay đổi về các Hành động Phản kháng (tỷ lệ khảo sát muộn nhất/sớm nhất)

SI SINH TỒN Các giá trị quần chúng (từ khảo sát sớm nhất sẵn có) TỰ-THỂ HIỆN

HÌNH 5.1. Các giá trị tự-thể hiện và các sự thay đổi về mức của các hành động thách thức-elite, từ
khảo sát sẵn có sớm nhất đến gần đây nhất.

Hình mẫu còn xa mới ngẫu nhiên. Như Hình 5.1 cho biết, mức các giá trị tự-
thể hiện của một xã hội cho trước giải thích một phần lớn của sự thay đổi của
nó về hành động thách thức-elite: mức các giá trị tự-thể hiện càng cao, sự tăng

4
Phụ lục Internet có thể thấy tại http://www.worldvaluessurvey.org/publications/
humandevelopment.html.

123
sau đó về hành động quần chúng thách thức-elite càng lớn – trong cả các nền dân
chủ cũ và mới.5 Như gần như luôn luôn thế, các tác động thời kỳ cũng có mặt. Sự
tăng dốc đứng đặc biệt của Bỉ, chẳng hạn, phản ánh Phong trào Diễu hành Trắng,
một phản ánh quần chúng mạnh với các vụ bê bối của cuối các năm 1990. Tổng
thể, tuy vậy, hình mẫu là rõ ràng. Các sự giảm sau-chuyển đổi về hành động
thách thức-elite đã lớn hơn nhiều trong các xã hội với các giá trị tự-thể hiện yếu;
chúng là yếu hay hoàn toàn vắng trong các xã hội với các giá trị tự-thể hiện tương
đối mạnh. Về khía cạnh này, sự tương phản giữa nhóm tây phương và đông phương
của các xã hội nguyên-cộng sản một lần nữa nổi bật hơn. Romania, Bulgaria, và
Nga ( Russia) có các giá trị tự-thể hiện yếu hơn Cộng hòa Czech, Ba Lan (Poland),
và Slovenia; và trong khi các nước trước trải nghiệm các hành động thách thức-
elite giảm xuống, các nước sau trải nghiệm sự tăng lên về các hành động thách
thức-elite sau khi chuyển đổi.
Phần trăm nói họ đã ký một kiến nghị

HÌNH 5.2. Các thay đổi về tỷ lệ phần trăm của những người trả lời mà đã ký một kiến nghị, trong
năm kiểu xã hội.

5
Tỷ lệ phần trăm của những người kể lại đã ký một kiến nghị là một trong năm thành phần của số đo của chúng tôi về các
giá trị tự-thể hiện, cho nên có thể có vẻ rằng việc kiểm định tác động của các giá trị tự-thể hiện lên các hành động thách thức-
elite là một phần mang tính lặp thừa (tautological). Tuy vậy, điều này không đúng thế bởi vì biến phụ thuộc trong phân tích
này phản ánh các sự thay đổi (không phải các mức) trong các hành động thách thức-elite mà xảy ra sau khi biến độc lập, các
mức của các giá trị tự-thể hiện, đã được đo. Hơn nữa, nó phản ánh các sự thay đổi trong cả ba loại hành động thách thức-elite
(kiến nghị, biểu tình, và tẩy chay), không phải về một mình kiến nghị.

124
Như Hình 5.2 minh họa, trong các nền dân chủ hậu công nghiệp tỷ lệ phần trăm
xác nhận đã ký một kiến nghị đã tăng đáng kể – từ một trung bình toàn bộ 43 phần
trăm trong 1981 lên một trung bình toàn bộ 62 phần trăm trong 1999–2001. Đấy
là các xã hội với các giá trị tự-thể hiện mạnh nhất. Các xã hội nguyên-cộng sản
Tây phương và các xã hội đang phát triển có các giá trị tự-thể hiện yếu hơn nhưng
vẫn tương đối mạnh, mà là thuận lợi cho các hoạt động do sự tự-thể hiện-thúc đẩy,
như ký các kiến nghị. Nhưng các xã hội này gần đây đã trải qua sự chuyển đổi dân
chủ, mà được kỳ vọng tiếp theo bởi một sự giảm sau-chuyển đổi về các hoạt động
này. Hai xu hướng có vẻ khử lẫn nhau, như thế không xu thế toàn bộ rõ nào có thể
quan sát được trong các xã hội nguyên-cộng sản tây phương và đang phát triển.
Ngoại trừ các nền dân chủ hậu công nghiệp, chỉ nhóm đông phương giữa các
xã hội nguyên-cộng sản cho thấy một xu hướng nổi bật về ký kiến nghị – trong
trường hợp này, một sự giảm mạnh từ 26 phần trăm trong 1990 xuống 11 phần
trăm trong 2000. Sự giảm này phản ánh sự kết hợp của một sự giảm hậu-chuyển đổi
của các hành động thách thức-elite và sự thiếu các giá trị tự-thể hiện mạnh.
Các xu hướng tìm thấy với việc ký kiến nghị áp dụng cho hành động quần chúng
thách thức-elite rộng hơn. So sánh các sự thay đổi từ hai khảo sát sớm hơn với hai
khảo sát mới nhất, về tỷ lệ phần trăm những người đã tham gia trong ít nhất một
trong năm loại hành động thách thức-elite, chúng tôi tìm thấy các sự tăng lên trong
tất cả 17 nền dân chủ giàu có6 mà sẵn có dữ liệu.
Các nền dân chủ mới, ngược lại, cho thấy một hình mẫu hỗn hợp. So sánh
các sự thay đổi xảy ra từ thời kỳ trước hay trong chuyển đổi sang dân chủ với
một thời kỳ sau khi chuyển đổi, chúng tôi có dữ liệu “trước khi” và “sau khi”
cho tổng cộng 15 nền dân chủ.7 Tại 9 trong số 15 nước này, chúng tôi thấy các sự
giảm về hoạt động chính trị thách thức-elite, nhưng độ lớn của sự suy giảm thì thay
đổi.8 Nó là lớn nhất trong nhóm nguyên-cộng sản đông phương, mà có các giá trị
tự-thể hiện yếu nhất. Ngược lại, ba xã hội của nhóm nguyên-cộng sản tây phương
(Hungary, Ba Lan, và Slovenia) cho thấy các hành động thách thức-elite tăng lên
và ba nước khác (Cộng hòa Czech, Slovakia, và Đông Đức) cho thấy các sự giảm
chỉ khiêm tốn. Các giá trị tự-thể hiện tương đối mạnh đã cản các công chúng này
khỏi có một sự giảm mạnh sau-chuyển đổi về các hành động thách thức-elite.

Các Khía cạnh Khác của sự Dịch chuyển tới các Giá trị Tự-thể hiện

Cả sự dịch chuyển tới chủ nghĩa hậu duy vật và sự lên của hoạt động chính trị
thách thức-elite là các thành phần của một sự dịch chuyển rộng hơn tới các giá trị
tự-thể hiện mà đang định hình lại các định hướng đối với quyền uy, chính trị, các
vai trò giới, và các chuẩn mực tình dục giữa các công chúng của các xã hội hậu
công nghiệp. Các nhà hậu-duy vật và những người trẻ là khoan dung sự đồng
tính dục hơn các nhà duy vật và những người già một cách rõ rệt, và đấy là phần

6
Các nền dân chủ giàu có lâu đời trong phân tích này gồm Australia, Bỉ, Anh, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, (Tây)
Đức, Italy, Nhật Bản, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, và Hoa Kỳ.
7
Các nước này gồm Argentina, Chile, Mexico, Belarus, Estonia, Nga, Bulgaria, Cộng hòa Czech, (Đông) Đức, Hungary,
Latvia, Lithuania, Ba Lan, Slovenia, và Slovakia.
8
Các xã hội Baltic là nhỏ đến mức đã là có thể để huy động hầu như toàn bộ dân cư trưởng thành trong 1990. Vì mức cao đặc
biệt này của sự huy động quần chúng, sự giảm sau đó là hầu như không thể tránh khỏi.

125
của một hình mẫu tỏa khắp – sự lên của các chuẩn mực nhân văn nhấn mạnh sự
giải phóng con người và sự tự-thể hiện. Các chuẩn mực ủng hộ gia đình hai bố mẹ
dị-giới đang yếu đi vì các lý do khác nhau, trải từ sự lên của nhà nước phúc lợi đến
sự giảm đột ngột của các tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh. Khi các hình thức hành vi mới
nổi lên trệch khỏi các chuẩn mực truyền thống, các nhóm chắc có khả năng nhất để
chấp nhận các hình thức hành vi mới này là những người trẻ và những người tương
đối an toàn. Các nhà hậu-duy vật được định hình bởi các mức cao của sự an
toàn sinh tồn trong các năm hình thành của họ và có thiện chí hơn các nhà duy
vật rất nhiều đối với sự phá thai, sự ly dị, ngoại tình, mãi dâm, và sự đồng tính
dục.9 Các nhà duy vật, ngược lại, có khuynh hướng bám chặt vào các chuẩn mực
xã hội truyền thống ủng hộ việc nuôi dạy con cái – nhưng chỉ bên trong hệ thuyết
(paradigm) sinh tồn truyền thống của gia đình bố mẹ dị-giới, mà được củng cố
bởi các chuẩn mực bêu xấu mọi hoạt động tình dục bên ngoài khung khổ đó.
Inglehart (1990: 195), phân tích dữ liệu từ các Khảo sát Giá trị 1981, đã thấy các
sự khác biệt lớn theo lứa tuổi về các thái độ đối với những người đồng tính nam, mà
đã dẫn ông để tiên đoán các sự thay đổi về các chuẩn mực này:
Trong hầu như mọi xã hội, những người trẻ là khoan dung sự đồng tính dục hơn
những người già một cách rõ rệt. Trong mười sáu quốc gia như một toàn thể, nhóm
già nhất hầu như chắc có khả năng gấp đôi để nói rằng sự đồng tính dục chẳng bao
giờ có thể được biện minh, so với nhóm trẻ. . . . Tự nó, điều này không chứng minh
rằng một sự dịch chuyển giữa thế hệ đang xảy ra. Các sự khác biệt liên quan đến tuổi là
nổi bật nhưng chúng có thể phản ánh các tác động vòng đời hơn là sự thay đổi lịch sử
dựa vào các tác động nhóm tuổi. . . . tuy vậy, một sự diễn giải vòng đời có vẻ hết sức
bất hợp lý: nó không chỉ ngụ ý rằng những người trẻ sẽ không khoan dung sự đồng
tính dục đúng như những người già khi họ già đi; nó cũng ngụ ý rằng trong hầu hết
các nước này, đa số những người bây giờ hơn 65 tuổi đã khoan dung sự đồng tính dục
hơn 40 hay 50 năm trước. Điều này là cực kỳ ít có khả năng.

Bằng chứng từ các Khảo sát Giá trị làm rõ rằng thái độ quần chúng đối với sự
đồng tính dục đã đang thay đổi. Bảng A-9 trong Phụ lục Internet cho thấy các tỷ
lệ phần trăm nói rằng sự đồng tính dục chẳng bao giờ có thể được biện minh
trong tất cả 51 xã hội mà chúng tôi có dữ liệu từ hai hay nhiều điểm thời gian hơn.
Trong thế giới như một toàn thể, các thái độ đối với sự đồng tính dục có khuynh
hướng là hết sức bất khoan dung: trong hầu hết các khảo sát này, một đa số dân
cư chọn điểm “1” trên một thang 10-điểm nơi “1” có nghĩa nó chẳng bao giờ có thể
được biện minh và “10” có nghĩa nó luôn luôn có thể được biện minh. Là rất bất
thường để thấy các câu trả lời hết sức bị lệch như vậy trong nghiên cứu khảo sát:
chúng phản ánh sự thực rằng, tại điểm này của lịch sử, những người đồng tính là
một nhóm ngoài rất không được ưa chuộng trong hầu hết các nước. Nhưng các thái
độ đối với sự đồng tính dục đã đang thay đổi nhanh trong hai thập niên qua.
Tỷ lệ phần trăm nói rằng sự đồng tính dục là “chẳng bao giờ có thể được biện
minh” đã giảm tại bốm mươi hai trong năm mươi mốt xã hội. Các sự thay đổi là đầy
kịch tính nhất trong các nước giàu: Hình 5.3 xếp hạng các nước này theo độ lớn
tương đối của sự dịch chuyển tới các thái độ khoan dung hơn. Đủ mười bảy

9
Sự thực rằng các nhà hậu-duy vật là tương đối có thiện chí đối với các chủ đề này không có nghĩa rằng các nhà hậu-
duy vật là những người hư vô chủ nghĩa (nihilist) đạo đức. Các nhà hậu-duy vật là tương đối bất khoan dung với các biện
pháp vi phạm các quyền dân sự, tính liêm chính cá nhân, và nhân phẩm.

126
trong số mười tám nước cho thấy tỷ lệ dịch chuyển cao nhất là các xã hội “thu
nhập-cao,” như được World Bank xác định (ngoại lệ duy nhất đã là Chile).
Ngược lại, ba xã hội (Serbia, Montenegro, Croatia) cho thấy các sự giảm lớn nhất
về sự khoan dung đã bị phơi ra cho các mối đe dọa sinh tồn đặc biệt trong các cuộc
chiến tranh liên kết với sự tan rã của Nam Tư. Điều này phản ánh một xu hướng
tràn lan cho sự bất an sinh tồn để tạo ra sự bất khoan dung và sự bài ngoại.
Phần trăm nói “đồng tính dục chẳng bao giờ được biện minh”

HÌNH 5.3. Sự giảm về sự bất khoan dung đồng tính dục trong năm kiểu xã hội.

Các sự khác biệt giữa thế hệ mà Inglehart đã tìm thấy trong dữ liệu 1981 là hiển
nhiên rõ ràng trong mẫu lớn hơn nhiều được xem xét ở đây. Như Hình 5.3 chứng
minh, các nền dân chủ hậu công nghiệp cho thấy các mức thấp hơn nhiều của sự
bất khoan dung so với các kiểu xã hội khác. Chỉ nhóm nguyên-cộng sản tây
phương đạt mức khoan dung trong năm 2000 có thể so sánh được với mức mà
các nền dân chủ hậu công nghiệp đã đạt rồi trong năm 1981. Các nền dân chủ
giàu có cũng cho thấy các sự khác biệt lớn giữa thế hệ hơn các kiểu xã hội khác.
Giữa nhóm tuổi già nhất trong các nền dân chủ giàu có, 70 phần trăm nói rằng sự
đồng tính dục chẳng bao giờ có thể được biện minh; giữa nhóm trẻ nhất, tuy vậy, ít

127
hơn một phần ba (20 phần trăm) lấy lập trường này. Có các sự khác biệt thế hệ nhỏ
hơn nhưng đáng kể trong các xã hội đang phát triển (nhóm tuổi già nhất: 74 phần
trăm, nhóm tuổi trẻ nhất: 49 phần trăm) và trong nhóm tây phương của các xã hội
nguyên-cộng sản (nhóm tuổi già nhất: 75 phần trăm, nhóm tuổi trẻ nhất: 31 phần
trăm). Ngược lại, nhóm đông phương của các xã hội nguyên-cộng sản cho thấy
các sự khác biệt giữa thế hệ nhỏ hơn nhiều (nhóm tuổi già nhất: 90 phần trăm,
nhóm tuổi trẻ nhất: 80 phần trăm), và các sự khác biệt giữa thế hệ hầu như vắng mặt
trong các xã hội thu nhập-thấp (nhóm tuổi già nhất: 83 phần trăm, nhóm tuổi trẻ
nhất: 81 phần trăm). Lần nữa, là hiển nhiên rằng lịch sử kinh tế của một xã hội tác
động đến các sự thay đổi về các giá trị cơ bản.
Hình 5.3 cho thấy các sự thay đổi theo thời gian tại mỗi trong số năm kiểu xã hội.
Các sự thay đổi trong các nền dân chủ giàu có từ 1981 đến 1999–2001 là thực sự
đáng chú ý. Trong 1981 gần như 50 phần trăm công chúng trong mười bảy nền dân
chủ giàu nói rằng sự đồng tính dục chẳng bao giờ có thể được biện minh. Hai mươi
năm sau, con số này gần như bị cắt một nửa: chỉ 26 phần trăm nói sự đồng tính
dục chẳng bao giờ có thể được biện minh. Các sự thay đổi ít kịch tính hơn nhưng
đáng kể đã xảy ra trong nhóm tây phương của các xã hội nguyên-cộng sản và
trong các nước đang phát triển, nhưng sự thay đổi là nhỏ trong nhóm đông
phương của các xã hội nguyên-cộng sản và trong các xã hội thu nhập-thấp.
Hình 5.3 có khuynh hướng phóng đại lượng thay đổi xảy ra trong các nước đang
phát triển và thu nhập thấp bởi vì nó dựa vào dữ liệu từ Argentina, Chile, Ấn Độ,
Mexico, Nigeria, và Nam Phi – các nước đang phát triển và thu nhập thấp duy nhất
mà chúng tôi có dữ liệu về chủ đề này từ cả 1989–91 và 1999–2001. Chúng tôi
không có dữ liệu chuỗi-thời gian về các thái độ đối với sự đồng tính dục từ bất kể
xã hội Islamic nào bởi vì các đồng nghiệp Islamic của chúng tôi đã cực kỳ không
sẵn lòng ngay cả để hỏi về chủ đề này. Với cố gắng đáng kể, chúng tôi đã có khả
năng nhận được các ý kiến tại một thời điểm duy nhất cho mười xã hội Islamic và
tìm thấy các tỷ lệ phần trăm sau đây nói rằng sự đồng tính dục chẳng bao giờ có
thể được biện minh: Bangladesh, 99; Ai Cập, 99; Jordan, 98; Pakistan, 96;
Indonesia, 95; Iran, 94; Algeria, 93; Azerbaijan, 89; Thổ Nhĩ Kỳ, 84; và Albania,
68. Mặc dù không có dữ liệu chuỗi-thời gian, là rõ rằng không thể đã có nhiều
chuyển động tới sự khoan dung tăng lên với sự đồng tính dục trong hầu hết các
nước này. Nếu khảo sát sẵn có gần đây nhất cho thấy rằng 95 phần trăm công
chúng xem sự đồng tính dục là “chẳng bao giờ” có thể được biện minh, là hiển
nhiên rằng không có sự dịch chuyển giải phóng lớn nào đã xảy ra. Bức tranh này
được củng cố bởi dữ liệu của chúng tôi từ Nigeria, nơi khoảng một nửa công chúng
là Islamic; nơi tỷ lệ phần trăm nói rằng sự đồng tính dục chẳng bao giờ có thể
được biện minh đã tăng từ 72 phần trăm trong 1990 lên 78 phần trăm trong 2000.
Chúng tôi thấy rằng các sự dịch chuyển đầy kịch tính tới sự khoan dung tăng lên đối
với những người đồng tính đã xảy ra trong các nền dân chủ hậu công nghiệp. Các
thay đổi này đã có ít tác động hơn trong các nước nguyên-cộng sản và đang phát
triển, và hầu như không chút nào trong thế giới Islamic, khu vực với số điểm các
quyền dân sự thấp nhất (Freedom House, 2002).

Thái độ đối với Bình đẳng Giới

128
Bảng A-10 trong Phụ lục Internet cho thấy tỷ lệ phần trăm không đồng ý với tuyên
bố “Khi các việc làm khan hiếm, đàn ông phải có nhiều quyền hơn đàn bà tới một
việc làm.” Đây là một chỉ báo xuất sắc về thái độ đối với bình đẳng giới và có
hệ số tải cao trên chiều các giá trị sinh tồn/tự-thể hiện, mà ngụ ý rằng các nước giàu
phải cho thấy các mức ủng hộ bình đẳng giới tương đối cao. Câu hỏi này đã không
được hỏi trong đợt đầu tiên của các Khảo sát Giá trị, như thế nó đã không được sử
dụng ở đây để xây dựng chỉ số các giá trị sinh tồn/tự-thể hiện ở đây (mà chỉ sử
dụng các khoản được hỏi trong tất cả bốn đợt của các Khảo sát Giá trị). Hơn nữa,
như với sự khoan dung đối với sự đồng tính dục, những người trả lời trẻ hơn
cho thấy nhiều sự ủng hộ cho bình đẳng giới hơn những người già; và các sự
khác biệt thế hệ trong các nền dân chủ hậu công nghiệp là lớn hơn các sự khác biệt
trong các nước đang phát triển. Điều này gợi ý rằng chúng ta sẽ thấy một sự dịch
chuyển lớn theo thời gian tới bình đẳng giới trong các nền dân chủ hậu dân công
nghiệp hơn trong các kiểu xã hội khác.
Giữa 50 xã hội mà chúng tôi có dữ liệu từ hai hay hơn các điểm thời gian, 37
(hay 74 phần trăm) cho thấy các mức ủng hộ tăng lên cho bình đẳng giới. Giữa các
nước “thu nhập-cao”, mười bảy trong số hai mươi xã hội cho thấy sự ủng hộ tăng
lên cho bình đẳng giới, và hai trong số các nước đó cho thấy các sự giảm (Hàn
Quốc và Đông Đức) đi xuống chỉ một điểm phần trăm. Chỉ một trong 9 nước di
chuyển xuống hơn một điểm phần trăm là một nước thu nhập-cao (Nhật Bản). Tất
cả 8 nước khác là các nước đang phát triển.
Bảng A-11 trong Phụ lục Internet cho thấy tỷ lệ phần trăm công chúng của 62
nước mà không đồng ý với tuyên bố rằng “đàn ông là các lãnh đạo chính trị tốt hơn
đàn bà.” Câu hỏi này được hỏi chỉ trong các Khảo sát Giá trị 1995–97 và 1999–
2001, như thế chúng ta chỉ có một chuỗi thời gian ngắn, nhưng các kết quả là lý thú.
Các nước được xếp hạng theo tỷ lệ phần trăm không đồng ý rằng đàn ông là các
lãnh đạo chính trị tốt hơn đàn bà, trong khảo sát mới nhất sẵn có cho mỗi nước. 9
trong số 10 nước cho thấy các thái độ bình quân chủ nghĩa nhất là các nước thu
nhập-cao, như được World Bank xác định; và tất cả các nước thu nhập-cao rơi vào
nửa trên cao của Bảng A-11, với 50 phần trăm hay hơn công chúng của chúng
không đồng ý rằng đàn ông là các lãnh đạo chính trị tốt hơn đàn bà. Trong các
nước khác, tỷ lệ phần trăm không đồng ý rằng đàn ông là các lãnh đạo tốt hơn trải
từ 70 đến 12 phần trăm. Giữa 8 nước trong đó ít hơn 30 phần trăm không đồng ý
với tuyên bố này, 5 là nước Islamic áp đảo và một nước thứ sáu (Nigeria) là
khoảng một nửa Islamic.
Bảng A-11 cũng cho thấy các sự thay đổi theo thời gian trong tất cả các nước mà
chúng ta có nhiều hơn một điểm thời gian. Trong số các nước trong nửa trên của
bảng, tất cả trừ một nước cho thấy các sự dịch chuyển tới bình đẳng giới lớn hơn.
Giữa các nước trong nửa thấp hơn của bảng, tất cả dịch chuyển tới bình đẳng giới
ít hơn. Lần nữa ở đây, chúng ta không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào về sự khuếch
tán văn hóa phổ quát, tạo ra một sự dịch chuyển toàn cầu tới các giá trị mà là đáng
mong muốn về mặt xã hội ở các nền dân chủ giàu có. Thay vào đó, chúng ta tìm
thấy một hình mẫu về sự phân kỳ văn hóa trong đó các nước xếp hạng cao (mà là
các xã hội hậu công nghiệp) di chuyển tới sự nhấn mạnh nhiều hơn đến bình đẳng
giới, trong khi các nước xếp hạng thấp hơn là trì trệ hay di chuyển theo hướng
ngược lại.

129
Hạnh phúc và sự Tin cậy giữa Cá nhân

Các giá trị hậu duy vật, hoạt động chính trị thách thức-elite, và sự khoan dung với
sự đồng tính dục liên kết mật thiết với nhau, tất cả chúng là các thành phần của
chiều sinh tồn/tự-thể hiện. Sự thực rằng cả hoạt động chính trị thách thức-elite và sự
khoan dung với sự đồng tính dục có quan hệ mật thiết với chủ nghĩa hậu duy
vật và cho thấy các sự khác biệt thế hệ đáng kể đã dẫn đến các tiên đoán rằng
chúng sẽ tăng từ từ theo thời gian qua một quá trình thay thế dân cư giữa thế hệ
giống với quá trình đã tạo ra một sự dịch chuyển tới các giá trị hậu duy vật.
Như thế, chúng tôi đã tiên đoán rằng các giá trị hậu duy vật, hành động chính trị
thách thức-elite, và sự khoan dung với sự đồng tính dục sẽ trở nên phổ biến hơn
trong các nền dân chủ hậu công nghiệp. Như chúng ta đã vừa thấy, tất cả ba sự
thay đổi được tiên đoán này sau đó đã xảy ra.
Không tiên đoán nào đã được đưa ra liên quan đến hai biến khác mà sau đó
cũng được tìm thấy là các thành phần của chiều sinh tồn/tự-thể hiện: sự tin cậy
giữa cá nhân và hạnh phúc. Hạnh phúc và sự tin cậy có các tương quan mức cá
nhân yếu hơn nhiều với các giá trị hậu duy vật so với sự khoan dung về sự đồng
tính dục và hoạt động chính trị thách thức-elite; và chúng cho thấy các tương quan
yếu hơn với tuổi. Mặc dù đã không được tiên đoán, các mức hạnh phúc đã tăng lên
trong hầu hết các nước mà chúng tôi có dữ liệu chuỗi-thời gian, như Bảng A-12
trong Phụ lục Internet chứng minh. Bốn mươi trong số 53 nước (75 phần trăm
của toàn bộ) cho thấy các sự tăng lên; chỉ 9 nước (17 phần trăm của toàn bộ) cho
thấy các sự giảm. Các nước thu nhập cao đặc biệt có khả năng cho thấy các sự tăng
lên: 88 phần trăm số chúng cho thấy các mức hạnh phúc tăng lên từ khảo sát sớm
nhất đến khảo sát mới nhất. Các nước nguyên-cộng sản ít có khả năng hơn để
làm vậy: chỉ 61 phần trăm số chúng cho thấy các mức hạnh phúc tăng lên; trong số
chúng chỉ nhóm nguyên-cộng sản tây phương cho thấy các sự tăng lên hơn 2 phần
trăm. Điều này xác nhận các phát hiện của chúng tôi trong Hình 6.2: các điều kiện
sinh tồn ngày càng thuận lợi nuôi dưỡng một cảm giác về sự tự trị con người, mà
thúc đẩy một cảm giác về sự an lạc chủ quan.
Sự tin cậy giữa cá nhân mở rộng là hầu như không tương quan với tuổi của
những người trả lời (r = −0,01) và cho thấy không xu hướng lên nào – trong thực
tế, hơn một nửa một chút của các nước mà chúng tôi có dữ liệu chuỗi-thời gian cho
thấy các mức tin cậy giảm từ khảo sát sớm nhất đến muộn nhất sẵn có (xem Bảng
A-13 trong Phụ lục Internet). Nhưng các xu hướng này được phân biệt sắc nét theo
kiểu xã hội: 81 phần trăm của các xã hội nguyên-cộng sản cho thấy các mức tin
cậy giảm; nhưng chỉ 43 phần trăm của các nước thu nhập-cao cho thấy sự giảm. Sự
sụp đổ của các nền kinh tế do nhà nước vận hành đã gây ra sự không chắc chắn và
(nhất là ở Liên Xô–trước kia) một sự giảm đột ngột về các tiêu chuẩn sống. Nhiều
công chúng nguyên-cộng sản đã phản ứng đối với sự không chắc chắn này với
sự tin cậy bị hạ thấp. Các phát hiện trái ngược này là phù hợp với một hình mẫu
tràn khắp trong đó các nền dân chủ giàu có khả năng hơn nhiều để cho thấy các xu
hướng lên trong các biến liên kết với chiều sinh tồn/tự-thể hiện so với các nước
nguyên-cộng sản (nhất là các nước trong nhóm đông phương, chủ yếu nguyên-
Soviet) và các xã hội thu nhập-thấp.

130
Các Thay đổi trên Chiều Sinh tồn/Tự-thể hiện như một Toàn thể

Chúng ta đã xem xét chi tiết một chút các thay đổi kinh nghiệm được quan sát trong
các năm gần đây với các thành phần khác nhau của chiều các giá trị sinh tồn/tự-
thể hiện. Bây giờ hãy xem xét hình mẫu toàn bộ của các sự thay đổi mà đã xảy ra
trên chiều này như một toàn thể. Hình 4.6 cho thấy các sự khác biệt liên quan đến
tuổi được tìm thấy trong năm kiểu xã hội. Hơn ba thập niên trước, sự hiện diện của
các sự khác biệt liên quan đến tuổi như vậy trong các nền dân chủ hậu công
nghiệp đã gợi ý rằng sự thay thế dân cư giữa thế hệ sẽ mang lại các sự thay đổi có
thể tiên đoán được về các giá trị phổ biến trong các xã hội này. Bằng chứng kinh
nghiệm chứng minh rằng các tiên đoán này là chính xác – cho các nền dân chủ
hậu công nghiệp. Các nền dân chủ hậu công nghiệp cho thấy các sự khác biệt
liên quan đến tuổi, với những người trẻ nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện mạnh
hơn những người già rất nhiều, mà ngụ ý rằng sự thay thế dân cư giữa thế hệ sẽ
mang lại sự dịch chuyển toàn bộ tới các giá trị tự-thể hiện. Như Hình 5.4 chứng
minh, đấy chính xác là cái chúng ta tìm thấy. Từ 1981 đến 1990, và lần nữa từ
1990 đến 2000, các giá trị này trở nên phổ biến hơn đáng kể giữa các công chúng
của các nền dân chủ giàu có. Trong 1981 nhóm này đã xếp hạng trên trung bình
toàn cầu10 với 0,51 của một độ lệch chuẩn về các giá trị sinh tồn/tự-thể hiện.
Trong 1990 số điểm trung bình trên chiều sinh tồn/tự-thể hiện cho các công chúng
của nhóm 17 nền dân chủ giàu có này đã lên một vị trí 0,98 của một độ lệch
chuẩn trên cùng trung bình toàn cầu. Và vào đợt 2000, số điểm trung bình
của 17 công chúng này đã tăng lên mức 1,25 độ lệch chuẩn trên trung bình
toàn cầu – một sự tăng thuần 0,74 độ lệch chuẩn theo hướng được tiên đoán,
trên một chiều chính của sự biến thiên ngang-văn hóa. Sự tiên đoán dựa vào sự
thay đổi thế hệ nhận được sự ủng hộ to lớn từ các phát hiện này.
Nhưng sự tiên đoán này không áp dụng cho tất cả các kiểu xã hội. Lý do hiển
nhiên nhất vì sao nó có thể không áp dụng ở mọi nơi là, chúng ta không tìm thấy
cùng các sự khác biệt thế hệ trong tất cả các kiểu xã hội: các sự khác biệt thế hệ này
phản ánh các cải thiện dài hạn về các điều kiện sống mà định hình các năm hình
thành của các thế hệ tương ứng, và các sự cải thiện này không được trải nghiệm
trong tất cả các xã hội. Như Hình 4.6 đã chứng minh, chúng ta tìm thấy các sự
khác biệt lớn liên quan đến tuổi trong các nền dân chủ hậu công nghiệp, các
sự khác biệt nhỏ hơn trong nhóm nguyên-cộng sản và trong các xã hội đang
phát triển; và ít hay không sự khác biệt nào giữa các giá trị của các thế hệ khác
nhau trong các xã hội thu nhập-thấp. Vì thế, quá trình thay thế dân cư giữa thế hệ
sẽ không được kỳ vọng để tạo ra nhiều sự thay đổi trên chiều này trong các xã
hội sau cùng đó. Hình 5.4 xác nhận kỳ vọng này: chúng ta tìm thấy một sự dịch
chuyển lớn tới các giá trị tự-thể hiện trong các nền dân chủ hậu công nghiệp hơn
trong các xã hội khác.
Nhưng các sự khác biệt liên quan đến tuổi, cho dù có hiện diện, không nhất thiết

10
Trung bình toàn cầu này dựa vào dữ liệu từ tất cả 195 khảo sát được tiến hành trong bốn đợt của các Khảo sát Giá trị
(như thế trung bình toàn cầu mà so với nó chúng tôi đo sự thay đổi được giữ không đổi trong các phân tích này). Tổng số
265.037 người trả lời đã được phỏng vấn từ 1981 đến 2001.

131
chuyển thành các sự thay đổi theo thời gian, như nhóm đông phương của các xã hội
nguyên-cộng sản chứng minh. Vì lượng thay đổi quan sát được tại bất kể thời
gian cho trước nào phản ánh hai thành phần: sự thay đổi thế hệ và các tác động
thời kỳ. Các thay đổi theo thời gian phản ánh cả môi trường kinh tế xã hội hiện thời
và sự hiện diện của các sự khác biệt thế hệ. Mặc dù các sự khác biệt thế hệ là ổn
định và bền bỉ suốt thời kỳ ba mươi năm được xem xét trong Hình 4.6 ở chương
trước, trong một cuộc suy thoái tất cả các nhóm tuổi đều trở nên ít hậu-duy vật
hơn; và dưới các điều kiện thuận lợi họ trở nên hậu-duy vật hơn. Mặc dù sự thay
thế dân cư giữa thế hệ có khuynh hướng đẩy (hàm) phân bố ngày càng hướng
tới các giá trị hậu duy vật, các tác động thời kỳ có thể lớn hơn tác động này vào
bất kể thời gian cho trước nào.
Tự-thể hiện
Sinh tồn

HÌNH 5.4. Các sự dịch chuyển tới các giá trị tự-thể hiện trong năm kiểu xã hội.

Các xã hội nguyên-cộng sản đông phương đã cho thấy các sự khác biệt liên quan
đến tuổi khá lớn trong Hình 4.6. Thành tích kinh tế ảm đạm của họ trong các năm
gần đây không được làm cho chúng ta quên rằng trong các thập niên đầu sau chiến
tranh, hầu hết các nước này đã có các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn hầu hết các
nền dân chủ Tây phương, cùng với các mức tương đối cao của sự bình đẳng thu
nhập và các trợ cấp xã hội rộng lớn. Ngay cả trong thời đình trệ, và bất chấp các
sự kém hiệu quả khét tiếng, các xã hội cộng sản đã đạt các mức tương đối cao về

132
sự an toàn sinh tồn, mà được phản ánh trong các sự khác biệt giữa thế hệ về sự
nhấn mạnh đến các giá trị sinh tồn/tự-thể hiện. Nhưng thời kỳ từ các khảo sát
1990 đến 2000, các hệ thống kinh tế, chính trị, và xã hội của các nước nguyên-
cộng sản đông phương đã sụp đổ, tạo ra sự không chắc chắn to lớn. Đấy là một tác
động thời kỳ mà làm lùn tịt tác động của các suy thoái gần đây đã có lên các nước
Tây phương – và có vẻ đã hoạt động theo cách giống với các tác động thời kỳ
được cho thấy trong Hình 4.2, đẩy tất cả các nhóm tuổi theo hướng sự nhấn mạnh
lớn hơn đến các giá trị sinh tồn nhưng để các sự khác biệt thế hệ nguyên vẹn.
Kết quả là, bất chấp các sự khác biệt thế hệ đáng kể được thấy trong các xã
hội nguyên-cộng sản đông phương, chúng không cho thấy một sự dịch chuyển
thuần tới sự nhấn mạnh tăng lên đến các giá trị tự-thể hiện trong Hình 5.4; thay
vào đó, chúng đã cho thấy sự dịch chuyển nhẹ tới sự nhấn mạnh lớn hơn đến các
giá trị sinh tồn từ 1989–91 đến 1999–2001. Tác động của sự thay thế dân cư giữa
thế hệ đã bị áp đảo bởi một tác động thời kỳ to lớn. Lý thuyết của chúng tôi ngụ
ý rằng tác động này sẽ phai mờ đi với sự phục hồi kinh tế: khi điều này xảy ra, các
sự khác biệt giữa thế hệ lớn được tìm thấy trong các nước nguyên-cộng sản sẽ
không còn bị bù bởi các tác động thời kỳ tiêu cực, như thế với sự phục hồi kinh
tế sự thay thế dân cư giữa thế hệ sẽ đẩy các xã hội nguyên-cộng sản đông phương
tới sự nhấn mạnh tăng lên đến các giá trị tự-thể hiện. Quá trình này đã diễn ra rồi
trước sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, có khuynh hướng làm mất tính chính
đáng của các chế độ cộng sản. Bởi vì các giá trị tự-thể hiện liên kết mạnh với dân
chủ, chúng tôi tiên đoán rằng sự phục hồi kinh tế và sự thay thế thế hệ sẽ tạo ra một
áp lực dài hạn để duy trì và mở rộng các định chế dân chủ trong các xã hội
nguyên-cộng sản, kể cả nhóm đông phương.

Kết luận

Trong các thập niên gần đây, một phiên bản quá đơn giản của lý thuyết toàn cầu
hóa đã có được sự thịnh hành rộng rãi, cho rằng sự toàn cầu hóa của các phương
tiện truyền thông đại chúng và các mạng truyền thông đã tạo ra sự hội tụ văn
hóa; chúng ta tiến đến một “làng toàn cầu” trong đó mọi người đều trên cùng bước
sóng. Bằng chứng được trình bày ở đây chứng minh rằng quan điểm này là sai –
thật ra, các xu hướng toàn cầu đang chuyển động theo hướng chính xác ngược lại.
Các giá trị của các công chúng của các nước giàu đang thay đổi nhanh chóng,
nhưng các giá trị của các xã hội thu nhập-thấp đang thay đổi chậm hơn nhiều hay
chẳng chút nào. Như một kết quả, một khoảng cách gia tăng đang mở ra giữa các
giá trị cơ bản của các công chúng của các nước giàu versus các nước nghèo (như
các phiên bản tinh tế hơn của toàn cầu hóa ngụ ý – xem, thí dụ, Held et al.,
2003).
Sự phát triển kinh tế xã hội có khuynh hướng tạo ra các sự khác biệt giá trị giữa
thế hệ và một sự dịch chuyển tới sự nhấn mạnh nhiều hơn đến các giá trị tự-thể
hiện. Mức mà các giá trị này hiện diện giúp giải thích xu hướng gần đây tới dân
chủ, như chúng tôi sẽ chứng minh trong các chương tiếp theo. Nhưng các sự biến
thiên trong các giá trị tự-thể hiện cũng giúp giải thích vì sao một số nước đã di
chuyển gần tới các nền dân chủ đủ lông đủ cánh hơn các nước khác và vì sao một số

133
nước trở thành các nền dân chủ hiệu quả hơn các nước khác rất nhiều. Như các
chương tiếp theo cho thấy, các giá trị tự-thể hiện tác động đến cả sự hiện diện và
chất lượng của dân chủ. Điều này phản ánh luận đề trung tâm của chúng tôi, mà
được tóm tắt bởi trình tự phát triển con người được miêu tả trong Bảng I.1 trong
Dẫn Nhập: các điều kiện sinh tồn ngày càng thuận lợi dẫn mọi người đặt sự
nhấn mạnh lớn hơn đến quyền tự do con người và sự lựa chọn, mà gây ra các áp
lực để thiết lập và củng cố các quyền tự do dân chủ. Luận đề về sự phát triển con
người này có thể được vẽ biểu đồ như sau:
Sự thay đổi Kinh tế → Sự thay đổi Văn hóa → Sự thay đổi Chính trị
(an toàn sinh tồn) (các giá trị tự-thể hiện) (các định chế dân chủ)
PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI

Như chúng ta sẽ chứng minh, sự thay đổi văn hóa then chốt là sự dịch chuyển từ
các giá trị sinh tồn sang các giá trị tự-thể hiện. Sự dịch chuyển tới các giá trị thế
tục-duy lý không là trung tâm cho dân chủ hóa. Chừng nào các nhà chức trách
tôn giáo không thử kiểm soát hệ thống chính trị, các định chế dân chủ có vẻ
hoạt động tốt gần ngang nhau trong các xã hội tôn giáo và các xã hội thế tục.
Sự dịch chuyển từ các giá trị truyền thống sang các giá trị thế tục-duy lý là quan
trọng tự nó – quan trọng đến mức một cuốn sách tách biệt đã được dành cho nó
(xem Norris and Inglehart, 2004). Chúng tôi không đề cập đến các thay đổi này ở
đây bởi vì chúng không là trung tâm cho sự lên của dân chủ và bởi vì chúng đã
được thảo luận đầy đủ hơn nhiều ở nơi khác.

134
6. Chủ nghĩa Cá nhân, các Giá trị Tự-thể hiện, và các Đức hạnh
Công dân

Cội rễ Tâm lý học của sự Phát triển con Người

Trong các năm gần đây, văn hóa đã bước vào dòng chính của tâm lý học, với các
khái niệm về chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể đóng các vai trò nổi bật.
Triandis (1995) cho rằng có nhiều nghiên cứu ngang-văn hóa về chủ nghĩa cá
nhân-chủ nghĩa tập thể hơn về bất kể chiều tâm lý khác nào, và Oyserman, Coon,
and Kemmelmeier (2002) trích hàng trăm nghiên cứu xử lý nó. Greenfield (2000)
xem chủ nghĩa cá nhân-chủ nghĩa tập thể như “cấu trúc sâu” của các sự khác
biệt văn hóa, từ đó mọi sự khác biệt khác tiến hóa. Phân tích xã hội Tây phương
từ lâu đã nhấn mạnh sự tương phản giữa một tiêu điểm cá nhân và một tiêu điểm tập
thể.
Durkheim (1988 [1893]) đã tương phản các mối ràng buộc thân mật, cố định, và
toàn cục (holistic) giữa những người khác nhau tương tự (similar others) trong
“các xã hội phân đoạn” (mà ông dán nhãn “sự đoàn kết cơ học”) và các mối ràng
buộc lỏng hơn, linh hoạt, và đặc thù giữa những người khác nhau không giống nhau
(dissimilar others) trong các xã hội “được phân biệt về chức năng” (mà ông dán
nhãn “sự đoàn kết hữu cơ”). Durkheim đã coi sự chuyển đổi từ đoàn kết cơ học
sang đoàn kết hữu cơ là một khía cạnh chung của hiện đại hóa, cho rằng nó thay
thế các hình mẫu tập thể của sự tự-nhận diện bằng các hình mẫu cá nhân chủ
nghĩa hơn. Weber (1958 [1904]) cho rằng sự khác biệt mấu chốt các xã hội Tin
lành và Công giáo là tiêu điểm cá nhân của xã hội trước versus tiêu điểm tập thể của
xã hội sau. Tönnies (1955 [1887]) đã nhấn mạnh sự phân biệt giữa Gemeinschaft
và Gesellschaft, hay cộng đồng và hiệp hội. Cộng đồng phản ánh “các mối ràng
buộc gắn kết” thân mật và toàn cục mà dẫn tới sự cố kết nội nhóm (ingroup) rất
mạnh nhưng cũng tới các nhóm đóng, hướng nội. Các hiệp hội gồm “các mối ràng
buộc bắc cầu” lỏng hơn và đặc thù-hơn mà kết nối các cá nhân ngang các ranh giới
của các giới xã hội dựa vào các cam kết chung với các lợi ích chung. “Cộng động”
nuôi dưỡng các bản sắc tập thể chủ nghĩa, trong khi “hiệp hội” nuôi dưỡng
các bản sắc cá nhân chủ nghĩa.
Sự phân biệt rộng giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể tiếp tục là một chủ
đề trung tâm trong nghiên cứu tâm lý học về các sự khác biệt ngang-văn hóa.
Hofstede (1980) định nghĩa chủ nghĩa cá nhân như một sự chú tâm vào các quyền
trên các nghĩa vụ, một sự quan tâm cho bản thân mình và gia đình trực tiếp của
mình, một sự nhấn mạnh đến sự tự trị cá nhân và sự tự mãn, và đặt cơ sở bản sắc
(căn cước-identity) vào các thành tựu cá nhân của mình; ông đã phát triển một

135
dụng cụ khảo sát đo chủ nghĩa cá nhân-chủ nghĩa tập thể giữa các nhân viên
IBM trong hơn bốn mươi xã hội. Gần đây hơn, chủ nghĩa cá nhân đã được
Triandis (1989, 2001, 2003) đo ngang-quốc gia. Schwartz (1992, 1994, 2003) đã
đo khái niệm liên quan về sự tự trị-sự gắn kết (autonomy-embeddedness) giữa
các sinh viên và các giáo viên ở nhiều nước. Và, như chương này chứng minh,
chủ nghĩa cá nhân-chủ nghĩa tập thể, như được Hofstede và Triandis đo, và sự tự
trị-sự gắn kết, như được Schwartz đo, đề cập đến cùng chiều biến thiên ngang-
văn hóa như các giá trị sinh tồn/tự-thể hiện: một sự nhấn mạnh đến sự lựa chọn tự
trị con người.
Chủ nghĩa cá nhân-chủ nghĩa tập thể, tính gắn kết-tự trị và các giá trị sinh
tồn/tự thể hiện tất cả đều liên kết với quá trình phát triển con người, phản ánh
các ràng buộc giảm bớt lên sự lựa chọn con người. Sự thực rằng chủ nghĩa cá
nhân, sự tự trị, và các giá trị tự-thể hiện đề cập đến một cực chung của sự biến
thiên ngang-văn hóa là không hoàn toàn ngạc nhiên. Các giá trị tự-thể hiện được
định nghĩa theo cách rất giống với sự nhấn mạnh của Hofstede đến sự tự trị cá
nhân và sự tự mãn như các yếu tố lõi của chủ nghĩa cá nhân; và sự nhấn mạnh của
Schwartz đến sự tự trị trí tuệ và sự tự trị xúc cảm (affective autonomy) thâu tóm
các yếu tố lõi của các giá trị tự-thể hiện. Tất cả các biến này đều phản ánh một chủ
đề chung: một sự nhấn mạnh đến sự lựa chọn tự trị con người.
Yếu tố lõi của chủ nghĩa tập thể là giả thiết rằng các nhóm trói buộc và bắt buộc
các cá nhân với nhau (Oyserman, 2001; Kü hnen and Oyserman, 2002). Trong
các xã hội tập thể chủ nghĩa, các đơn vị xã hội có một số phận chung và các mục
tiêu chung; cá nhân đơn giản là một thành phần của cuộc tụ họp, làm cho ingroup
(nhóm nội) là cốt yếu. Chủ nghĩa tập thể ngụ ý rằng tư cách thành viên nhóm là một
khía cạnh trung tâm của bản sắc, và sự hy sinh các mục tiêu cá nhân cho lợi ích
chung được đánh giá cao. Hơn nữa, chủ nghĩa tập thể ngụ ý rằng sự thỏa mãn đến từ
việc thực hiện các nghĩa vụ được xác định bên ngoài, mà có nghĩa rằng mọi người
được thúc đẩy từ bên ngoài, chú tâm vào việc thỏa mãn các kỳ vọng của những
người khác. Vì thế, sự tự kiềm chế xúc cảm được đánh giá cao để bảo đảm sự hài
hòa (mặc dù sự tự kiềm chế như vậy có khuynh hướng hạ thấp sự an lạc chủ
quan, như chúng tôi sẽ chứng minh). Trong các xã hội tập thể chủ nghĩa, bối cảnh
xã hội là nổi bật trong nhận thức của mọi người và lập luận nhân quả, và ý nghĩa bị
ngữ cảnh hóa. Cuối cùng, chủ nghĩa tập thể ngụ ý rằng các tư cách thành viên nhóm
quan trọng được xem như “thực tế không thể tránh” cố định mà mọi người phải
thích ứng – mà không có sự lựa chọn nào. Các ranh giới giữa các ingroup và các
outgroup (nhóm ngoại) là ổn định, tương đối không thẩm thấu được, và quan
trọng; và các sự trao đổi dựa vào các nghĩa vụ chung và các mối ràng buộc gia
trưởng.
Ngày nay, các đo lường kinh nghiệm của chủ nghĩa cá nhân, sự tự trị, và các giá
trị tự-thể hiện là sẵn có từ nhiều xã hội, và hóa ra tất cả chúng đều đề cập đến một
chiều chung của sự biến thiên ngang-văn hóa, phản ánh một sự nhấn mạnh đến
sự lựa chọn tự trị con người. Số điểm trung bình quốc gia trên ba biến này cho thấy
các tương quan trải từ 0,62 đến 0,70, với một trung bình 0,66. Phân tích nhân tố
của số điểm trung bình quốc gia tiết lộ rằng chủ nghĩa cá nhân, sự tự trị, và các giá
trị tự-thể hiện đo một chiều cơ bản duy nhất, mà giải thích cho đầy đủ 78 phần trăm
phương sai ngang-quốc gia (xem Bảng 6.1). Số đo chủ nghĩa cá nhân của Triandis
cũng tương quan mạnh với chiều này (r = 0,88), nhưng ít có ý nghĩa để thêm nó

136
vào phân tích nhân tố này bởi vì số điểm của ông dựa vào dữ liệu của Hofstede,
được bổ sung với số điểm được ước lượng cho một số nước thêm.1

BẢNG 6.1. Các Thang các Giá trị Tự-thể hiện và Chủ nghĩa Cá nhân và sự Tự trị Đề cập đến một
chiều chung

Chiều Chủ nghĩa Cá nhân/sự Tự trị/sự Tự-thể hiện: Nhấn 78% Phương
mạnh đến sự Lựa chọn con Người Nội tại (Phân tích sai được Giải
Thành phần Chính-PCA) thích
Inglehart: Các giá trị sinh tồn vs. tự-thể hiện 0,91
Hofstede: Các xếp hạng Chủ nghĩa Cá nhân vs. Chủ nghĩa Tập 0,87
thể
Schwartz: Sự Tự trị vs. sự Gắn kết (trung bình của các mẫu 0,87
sinh viên/giáo viên)

Các mức cao của chủ nghĩa cá nhân đi với các mức cao của sự tự trị và các mức
cao của các giá trị tự-thể hiện. Các số đo của Hofstede, Schwartz, Triandis, và
Inglehart đều đề cập đến sự biến thiên ngang-văn hóa theo cùng khía cạnh cơ
bản của tâm lý học con người – sự cố gắng tới sự lựa chọn con người rộng hơn.
Chúng cũng đo cái gì đó vượt xa việc liệu các nền văn hóa cho trước có một quan
điểm cá nhân hay tập thể. Các xã hội xếp hạng cao về sự tự-thể hiện có khuynh
hướng nhấn mạnh sự tự trị cá nhân và chất lượng cuộc sống, hơn là sự an toàn kinh
tế và thân thể. Các công chúng của chúng có các mức tin tương đối thấp vào công
nghệ và các phát kiến khoa học như các giải pháp cho các vấn đề con người và
tương đối chắc có khả năng hành động để bảo vệ môi trường. Các xã hội này cũng
xếp hạng tương đối cao về bình đẳng giới và sự khoan dung với những người đồng
tính, những người nước ngoài, và các outgroup khác; cho thấy các mức tương đối
cao của sự an lạc chủ quan và sự tin cậy giữa cá nhân; và nhấn mạnh sự tưởng
tượng và sự khoan dung, như các thứ quan trọng để dạy một đứa trẻ.
Nhưng chủ nghĩa cá nhân, sự tự trị, và sự tự-thể hiện không phải là các đặc
trưng tĩnh của các xã hội. Chúng thay đổi với sự diễn tiến của sự phát triển kinh tế
xã hội. Như chúng ta đã thấy, sự phát triển kinh tế xã hội mang lại các mức tăng lên
của sự an toàn sinh tồn (nhất là trong pha hậu công nghiệp của nó), mà dẫn đến
sự nhấn mạnh tăng lên đến chủ nghĩa cá nhân, sự tự trị, và sự tự-thể hiện. Birch
and Cobb (1981) xem quá trình này như phản ánh một xu hướng tiến hóa tới “sự
giải phóng đời sống.” Chúng tôi mô tả nó như một quá trình phát triển con người
trong đó khả năng “con người” điển hình nhất – khả năng để đưa ra các sự lựa
chọn tự trị – trở thành một đặc điểm trung tâm hơn bao giờ hết của các xã hội hiện
đại, cho chúng một định hướng ngày càng nhân văn. Như chúng ta sẽ thấy, hội
chứng này của chủ nghĩa cá nhân, sự tự trị, và sự tự-thể hiện là thuận lợi cho sự
nổi lên và sự sống sót của các định chế dân chủ.
Chiều chung này làm cơ sở cho chủ nghĩa cá nhân, sự tự trị, và sự tự-thể hiện là
vững chãi một cách đáng chú ý. Nó nổi lên khi người ta sử dụng các cách tiếp cận
đo khác nhau, các kiểu mẫu khác nhau, và các thời kỳ khác nhau. Hofstede đã

1
Các xếp hạng khoảng cách quyền lực (power distance) của Hofstede cũng liên hệ mạnh với chiều này: r = −0,72.

137
tìm thấy nó trong cuối các năm 1960 và đầu các năm 1970, phân tích các giá trị của
một mẫu ngang-quốc gia của các nhân viên IBM. Schwartz đã đo nó trong các
khảo sát về sinh viên và giáo viên được tiến hành từ 1988 đến 2002; và Inglehart
đầu tiên thấy nó trong một phân tích của các mẫu đại diện quốc gia của các công
chúng của 43 xã hội được khảo sát trong 1989–91; cùng chiều đã nổi lên trong các
mẫu đại diện quốc gia của 60 xã hội, được phỏng vấn trong 1995–97; và trong các
khảo sát công chúng của hơn 70 xã hội được tiến hành trong 1999–2001. Chiều
này có vẻ là một đặc điểm kéo dài của sự biến thiên ngang-văn hóa, kéo dài
đến mức người ta có thể hầu như kết luận rằng là khó để tránh tìm thấy nó nếu
người ta đo các giá trị cơ bản của một mẫu rộng của các nền văn hóa.

Chủ nghĩa Cá nhân, sự Tự trị, và sự Tự-thể hiện như Hiện tượng Tiến hóa

Hầu hết lý thuyết tâm lý học-văn hóa đã xử trí sự phân cực chủ nghĩa cá nhân-chủ
nghĩa tập thể như một thuộc tính tĩnh của các nền văn hóa cho trước, bỏ qua khả
năng rằng các định hướng cá nhân chủ nghĩa và tập thể chủ nghĩa phản ánh các điều
kiện kinh tế xã hội của một xã hội tại một thời gian cho trước. Lý thuyết của chúng
tôi cho rằng mức mà các giá trị tự-thể hiện (hay chủ nghĩa cá nhân) chiếm ưu thế
hơn các giá trị sinh tồn (hay chủ nghĩa tập thể) phản ánh mức phát triển kinh tế xã
hội của một xã hội: khi các ràng buộc bên ngoài lên sự lựa chọn con người giảm
xuống, mọi người (và các xã hội) đặt sự nhấn mạnh tăng lên đến các giá trị tự-thể
hiện hay chủ nghĩa cá nhân. Hình mẫu này không phải đặc thù-văn hóa. Nó là phổ
quát.
Ràng buộc bên ngoài căn bản nhất lên sự lựa chọn con người là mức độ mà sự
sinh tồn thân thể là chắc chắn hay không chắc chắn. Suốt phần lớn lịch sử, sự sống
sót đã là bấp bênh cho hầu hết mọi người. Hầu hết trẻ con đã không sống sót
cho đến tuổi trưởng thành, và suy dinh dưỡng và các bệnh liên quan đã là
nguyên nhân hàng đầu của cái chết. Mặc dù tình trạng này là xa với kinh nghiệm
của các công chúng Tây phương ngày nay, sự bấp bênh sinh tồn vẫn là thực tế chi
phối trong phần lớn thế giới. Dưới các điều kiện như vậy, các giá trị sinh tồn có ưu
tiên cao nhất. Sự sống sót là một mục tiêu căn bản đến mức nếu nó có vẻ không
chắc chắn, toàn bộ chiến lược sống của người ta được định hình bởi sự thực này.
Các mức phát triển kinh tế xã hội thấp không chỉ áp đặt các ràng buộc vật chất lên
các sự lựa chọn của mọi người; chúng cũng liên kết với các mức thấp của giáo dục
và thông tin. Sự nghèo trí tuệ này áp đặt các ràng buộc nhận thức lên các lựa
chọn của mọi người. Cuối cùng, trong sự vắng mặt của nhà nước phúc lợi, các nghĩa
vụ nhóm mạnh là hình thức duy nhất của bảo hiểm xã hội, áp đặt các ràng buộc xã
hội lên các lựa chọn của mọi người.
Trong lịch sử gần đây một số tăng lên của các xã hội đã đạt các mức phát triển
kinh tế chưa từng thấy. Việc làm giảm các ràng buộc vật chất, nhận thức, và xã
hội lên sự lựa chọn con người là thuận lợi cho một sự dịch chuyển từ sự nhấn mạnh
đến các giá trị sinh tồn sang sự nhấn mạnh đến các giá trị tự-thể hiện – và từ một
tiêu điểm tập thể sang một tiêu điểm cá nhân, với các động cơ thúc đẩy ngoài
(extrinsic) nhường đường cho các động cơ thúc đẩy nội tại (intrinsic).
Sự phát hiện rằng sự biến thiên văn hóa ngang-quốc gia phản ánh các sự biến

138
thiên trong tâm lý học cá nhân là cơ bản. Nó cho biết rằng sự thay đổi văn hóa
xã hội đi theo các quá trình bén rễ sâu trong tâm lý học con người, một phát
hiện mà nhiều nhà lý luận văn hóa đã bỏ qua. Cảm giác chủ quan về sự tự trị con
người trở nên mạnh hơn khi các ràng buộc sinh tồn khách quan lên sự lựa chọn
con người giảm đi. Việc này có các hệ quả thêm, như chúng tôi sẽ chứng minh. Sự
nhấn mạnh quần chúng lên sự lựa chọn con người có khuynh hướng ủng hộ hệ
thống chính trị tạo ra chỗ rộng nhất cho sự lựa chọn: dân chủ. Như thế, dân chủ
không đơn giản là vấn đề của tính duy lý thể chế. Nó là một sự biểu thị thể chế
tiến hóa của một quá trình phát triển con người rộng hơn mà rốt cục được neo
vào bản chất con người.

Lực Tâm lý học hướng tới sự Tự-thể hiện con Người: sự An lạc Chủ quan

Khi các ràng buộc khách quan lên sự lựa chọn con người dịu đi, mong muốn cho sự
tự-thể hiện có ưu tiên cao hơn trong một xã hội. Các khát vọng cho sự lựa chọn và
sự tự-thể hiện là các khát vọng con người phổ quát: việc đạt được chúng mang lại
các cảm giác toại-nguyện, như Abraham Maslow đã chỉ ra từ lâu (Maslow, 1988
[1954]). Lời xác nhận của Maslow rằng sự tự-thể hiện liên kết với các cảm giác
mạnh hơn về sự toại-nguyện đã được chứng minh về mặt kinh nghiệm bởi
nghiên cứu tâm lý cho thấy rằng những người tự-điều khiển được thúc đẩy bởi
các động cơ nội tại có khuynh hướng hạnh phúc hơn những người được thúc đẩy
bởi các động cơ bên ngoài, bất chấp sự nhấn mạnh của xã hội của họ lên chủ
nghĩa tập thể hay lên chủ nghĩa cá nhân (Schmuck, Kasser, and Ryan, 2000).
Tương tự, Chirkov et al. (2003) chứng minh rằng sự tự trị cá nhân liên hệ với các
cảm giác về sự an lạc giữa những người trong các nền văn hóa cả cá nhân chủ nghĩa
và tập thể chủ nghĩa.
Con người có một nhu cầu nội tại để bày tỏ mình. Nếu nhu cầu này bị kìm nén
bởi sự bất an sinh tồn hay các chuẩn mực xã hội hạn chế, mọi người cảm thấy ít toại
nguyện hơn và cho biết các mức thấp hơn về sự hài lòng với đời sống tổng thể. Dữ
liệu kinh nghiệm từ các Khảo sát Giá trị cho biết rằng việc có các cơ hội cho sự
tự-thể hiện liên kết với các mức cao tương đối của sự hài lòng với cuộc sống.
Trong mỗi trong 191 khảo sát đại diện quốc gia, được tiến hành trong 73 xã hội đa
dạng trải từ Hoa Kỳ đến Uganda, Trung Quốc, Iran, Brazil, Thụy Điển, và Ba
Lan, ta tìm thấy một tương quan hết sức có ý nghĩa giữa sự sự hài lòng với cuộc
sống của các cá nhân và nhận thức của họ về bao nhiêu lựa chọn họ có trong việc
định hình đời họ.2 Tương quan trung bình mức cá nhân bên trong các quốc gia là r
= 0,37. Tương quan này có sai số chuẩn (standard error: SE = 0,07), ngụ ý rằng
sự liên kết giữa sự hài lòng với cuộc sống và cảm giác về sự lựa chọn không khác
đáng kể cho quốc gia mà bên trong đó nó được đo. Hơn nữa, như Hình 6.1 chứng

2
Sự hài lòng với cuộc sống trong các Khảo sát Giá trị được đo trên một thang đánh giá 10-điểm từ 1 “hoàn toàn không hài
lòng” đến 10 “hoàn toàn hài lòng.” Nhận thức lựa chọn cũng được đo trên một thang đánh giá 10-điểm dựa vào câu hỏi
sau: “Một số người cảm thấy họ có sự lựa chọn hoàn toàn tự do và sự kiểm soát đối với đời họ, trong khi những người khác
cảm thấy rằng cái họ làm không có tác động thực tế nào đến cái xảy ra với họ. Hãy sử dụng thang này nơi ‘1’ có nghĩa là
‘không chút nào’ và ‘10’ có nghĩa là ‘rất nhiều’ để cho biết bao nhiêu quyền tự do lựa chọn và sự kiểm soát bạn cảm thấy
bạn có đối với cách đời bạn diễn ra.” Trong 191 khảo sát trong đó các biến này có thể được tạo ra, ta thấy một tương quan
dương hết sức có ý nghĩa. Tương quan trung bình bên trong-khảo sát là r = 0,37. Tập hợp ngang tất cả các khảo sát,
tương quan mức cá nhân là r = 0,40 (N = 248.000). Tại mức tổng hợp của các quốc gia, tương quan là r = 0,78.

139
minh, có sự liên kết giữa sự hài lòng với cuộc sống và cảm giác về sự lựa chọn
ngang các vùng văn hóa. Nó không phải là một đặc tính độc nhất của các xã hội Tin
lành Tây phương. Chúng tôi tìm thấy sự biến thiên nào đó về sức mạnh của sự liên
kết này trong mỗi vùng văn hóa, nhưng nó là đáng kể trong tất cả các vùng văn hóa.
Trong một số xã hội phi-Tây phương, tuy vậy, sự liên kết giữa sự hài lòng với cuộc
sống và cảm giác về sự lựa chọn là mạnh hơn trong vài xã hội Tây phương. Như
thế, sự liên kết giữa sự hài lòng với cuộc sống và quyền tự do lựa chọn là mạnh hơn
ở Trung Quốc, Indonesia, và Zimbabwe so với ở Hà Lan, Đan Mạch, Iceland,
hay Phần Lan.

HÌNH 6.1. Các tương quan giữa sự hài lòng với cuộc sống và cảm giác rằng người ta có sự lựa
chọn tự do (ở mức cá nhân).

Sự liên kết giữa sự hài lòng với cuộc sống và một cảm giác về sự lựa chọn con
người là phổ quát bởi vì mong muốn cho sự lựa chọn tự trị được neo vào tâm lý
con người, với sự lựa chọn tự do hơn mang lại sự hài lòng lớn hơn ngay cả
trong các nền văn hóa tập thể chủ nghĩa. Khát vọng cho sự lựa chọn là không cá
biệt cho các nền văn hóa cá nhân chủ nghĩa Tây phương, mà tồn tại ở mọi nơi. Cái
có khác nhau là lượng của ràng buộc bên ngoài mà các xã hội cho trước áp đặt lên
quyền tự do lựa chọn của nhân dân của chúng. Và các sự khác biệt này được phản

140
ánh trong các mức khác nhau của sự hài lòng với cuộc sống. Các xã hội có thể
truyền các chuẩn mực văn hóa khiến người ta nản lòng mạnh khỏi việc thực hiện
các lựa chọn tự trị, nhưng chúng có khuynh hướng làm giảm mức thịnh hành của
sự hài lòng với cuộc sống.
CAO
Sự hài lòng với cuộc sống (1981-2001)
THẤP

THẤP Lựa chọn tự do được cảm nhận (1981-2001) CAO

HÌNH 6.2. Sự hài lòng với cuộc sống theo nước và (năm) và cảm giác rằng người ta có lựa chọn tự
do (ở mức xã hội).

Sự liên kết giữa cảm giác về lựa chọn tự do và sự hài lòng với cuộc sống là đặc
biệt mạnh tại mức xã hội, như Hình 6.2 chứng minh. Ngang các quốc gia và thời
gian, cảm giác quần chúng thịnh hành về sự lựa chọn con người giải thích 61 phần
trăm của mức hài lòng với cuộc sống của một xã hội. Hạnh phúc con người phát đạt
trong bầu không khí của sự lựa chọn tự do. Các cá nhân cho trước có thể không biết
rõ về sự liên kết giữa sự lựa chọn tự trị và hạnh phúc, nhưng những người cảm
thấy họ có các mức tương đối cao của sự kiểm soát và lựa chọn đối với đời họ cho
biết một cách có hệ thống về mức hài lòng với cuộc sống cao hơn của họ. Việc
phát hiện rằng sự lựa chọn tự trị có khuynh hướng làm cho mọi người hạnh
phúc hơn tạo thành một lực thúc đẩy trong quá trình phát triển con người. Lực
này ủng hộ các chuẩn mực và các định chế nâng cao quyền tự do con người.

141
Bản chất Công dân của các Giá trị Tự-thể hiện

Các mối đe dọa sinh tồn thúc đẩy mọi người tìm kiếm sự an toàn trong các nhóm
gắn bó chặt chẽ. Việc này nuôi dưỡng các mối quan hệ gắn kết mật thiết và toàn thể
(holistic), mà thu hẹp sự đoàn kết của mọi người với giới dòng họ mở rộng (Geertz,
1963). Bản chất đóng của các ingroup ủng hộ sự tin cậy giữa cá nhân thân mật
với cái giá của sự tin cậy giữa cá nhân tổng quát. Việc này có tác động khổng lồ
đến bản chất của các mối quan hệ xã hội, hay vốn xã hội: dưới các điều kiện bất an
toàn, vốn xã hội là gắn kết (bonding) hơn là cầu nối (bridging).
Vì thế, cuộc tranh luận liệu vốn xã hội có đang giảm sút trong các xã hội hậu
công nghiệp đang bỏ qua một điểm quan trọng. Vốn xã hội không giảm sút trong
các xã hội này nhưng đang dịch chuyển từ một hình thức sang hình thức khác.
Không xã hội nào có thể tồn tại mà không có các mối quan hệ xã hội. Cái
khác nhau là đặc tính của các mối quan hệ này. Vốn xã hội gắn kết và vốn xã hội
bắc cầu có khuynh hướng cạnh tranh với nhau và không thể được tối đa hóa
đồng thời. Có một sự đánh đổi không thể tránh khỏi giữa cường độ và độ rộng
của các mối quan hệ xã hội của mọi người, với các mối quan hệ ingroup mạnh hạn
chế năng lực của người ta để tham gia vào các mối quan hệ lỏng lẻo hơn với nhiều
người khác (Fukuyama, 2000).3 Như thế chúng tôi không đồng ý với quan điểm
của Putnam (2000) rằng sự can dự giảm sút vào các hiệp hội chính thức ở Hoa Kỳ
biểu thị một sự xói mòn của vốn xã hội. Các phát hiện của ông phản ánh sự giảm sút
của kiểu đặc thù của vốn xã hội gắn kết. Nhưng, đồng thời, vốn xã hội bắc cầu đã
tăng lên, khi các hành động tập thể được tự-tổ chức và thách thức-elite đã trở nên
phổ biến hơn một cách đáng chú ý. Bản chất của vốn xã hội đang thay đổi trong
các xã hội hậu công nghiệp. Sự cá nhân hóa tăng lên khiến cho mọi người ngày
càng độc lập về mặt xã hội: các mối quan hệ xã hội trong đó họ tham gia phản
ánh sự lựa chọn tự trị của họ hơn là sự tuân thủ các nhóm được áp đặt từ bên
ngoài. Việc định hình các mối quan hệ xã hội trong các xã hội hậu công nghiệp
ngày càng trở thành một vấn đề về sự lựa chọn tự trị (U. Beck, 2002; Florida,
2002). Các mối quan hệ ngày càng được định hình một cách nội tại hơn là được áp
đặt từ bên ngoài.
Các nhóm đóng bày tỏ sự tuân thủ giữa những người bên trong và sự kỳ thị
chống lại những người ngoài cuộc (Monroe, Hankin, and van Vechten, 2000).
Sự tuân thủ giữa những người bên trong có các tác động phi-cá nhân hóa, làm
cho mọi người sẵn sàng hơn để ủng hộ các hạn chế về các quyền tự do cá nhân vì kỷ
luật nhóm (Pettigrew, 1998). Tương tự, sự kỳ thị chống lại những người ngoài cuộc
có các tác động phi nhân nhân tính, tước đoạt các quyền con người của những người
ngoài cuộc – đôi khi đến mức việc diệt chủng có vẻ có thể chấp nhận được vì phúc
lợi của ingroup. Các giá trị sinh tồn là một phản ứng con người duy lý đối với các
mối đe dọa sinh tồn: khi các nguồn lực là hiếm đến mức là vấn đề của một nhóm

3
Điều này phản ánh một sự đánh đổi giữa cường độ và độ rộng trong sự hợp tác con người, liên kết với một cân bằng giữa
sự hợp tác và sự cạnh tranh. Nếu cạnh tranh trở nên mạnh dữ dội (thí dụ, trong một nội chiến), sự hợp tác bên trong các
phe cạnh tranh trở nên mạnh một cách tương ứng (mọi người hợp tác mạnh đến mức họ thậm chí hy sinh đời họ cho nhau).
Nếu cạnh tranh trở nên ít gay gắt hơn, mọi người có thể hạ thấp cường độ của sự hợp tác của họ với những người bên
trong và mở rộng các phạm vi hợp tác của họ với những người ngoài. Tuy vậy, sự hợp tác như một tổng của cường độ và
độ rộng của nó có khuynh hướng vẫn không đổi mặc dù bản chất của sự hợp tác thay đổi đầy kịch tính.

142
hay nhóm khác sống sót, sự kỳ thị chống lại những người ngoài cuộc, các nghĩa vụ
lẫn nhau mạnh, và chủ nghĩa thiên vị người trong cuộc4 là không thể tránh khỏi. Sự
bài ngoại trở nên phổ biến khi các mối đe dọa sinh tồn chi phối cuộc sống của mọi
người. Các giá trị sinh tồn hoạt động dưới các điều kiện này, nhưng chúng buộc
mọi người chấp nhận một đạo lý chú tâm vào sự an lạc của ingroup của mình
hơn là của loài người như một toàn thể. Các giá trị sinh tồn nhấn mạnh vốn xã hội
gắn kết, mà thường được sử dụng theo những cách kỳ thị. Xu hướng để kỳ thị chống
lại những người ngoài cuộc để lại các giá trị sinh tồn với một dấu ấn phần lớn chống
công dân (anticivic).
Các giá trị sinh tồn đã được xem xét từ các phối cảnh đa dạng. Rokeach (1960)
khám phá “trí óc đóng (closed mind),” mà – theo Popper (1966 [1945]) – dẫn đến
một “xã hội đóng” được cai quản bởi “tinh thần bầy đàn.” Putnam (1993) nhấn
mạnh đặc tính phi công dân của “các mối quan hệ gắn kết,” Banfield (1958)
nghiên cứu các giá trị của “chủ nghĩa gia đình phi luân lý” và Monroe et al.
(2000) xem xét cặp hiện tượng chủ nghĩa thiên vị ingroup và sự kỳ thị
outgroup. Tất cả các thứ này là các sự thể hiện của một hội chứng rộng hơn
của các giá trị sinh tồn, mà có khuynh hướng hiện diện trong hình thức cực đoan
nhất của chúng khi sự sống sót của một nhóm bị đe dọa. Vì thế, cái Hofstede
(1980) mô tả như “các bản sắc tập thể” và cái Kühnen and Oyserman (2002) mô tả
như các sự tự-nhận thức (self-conception) “tương thuộc” không đơn giản là các
thuộc tính tâm lý tĩnh của các nền văn hóa cho trước. Các đặc điểm tâm lý này
phản ánh sự chi phối của các giá trị sinh tồn, dưới các điều kiện của sự bất an sinh
tồn. Các giá trị này nhấn mạnh kỷ luật tập thể trên quyền tự do cá nhân, sự tuân thủ
nhóm trên sự đa dạng con người, và uy quyền nhà nước trên sự tự trị công dân.
Ngược lại, các giá trị tự-thể hiện có khuynh hướng trở nên phổ biến hơn khi các
mối đe dọa sinh tồn rút đi. Các giá trị tự-thể hiện nổi lên khi mọi người lớn lên trải
nghiệm sự an toàn sinh tồn và sự tự trị cá nhân, làm giảm nhu cầu cho sự bảo vệ
nhóm. Việc này làm yếu các áp lực cho sự tuân thủ nhóm. Mọi người ngày
càng chấp nhận các nhận thức độc lập về bản thân mình. Việc tạo các mối quan
hệ với những người khác không còn là một vấn đề của các ràng buộc bên ngoài mà
là một vấn đề của sự lựa chọn nội tại, mà giúp mọi người di chuyển quá các ranh
giới hẹp của các mối quan hệ họ hàng mở rộng. Các mối quan hệ bắc cầu
(bridging ties) thay thế các mối quan hệ gắn kết ( bonding ties), và sự tin cậy suy
rộng thay thế sự tin cậy thân thiết. Mọi người trở nên ít có khả năng chấp nhận các
sự hạn chế các quyền tự do cá nhân vì sự tuân thủ nhóm và trở nên có khả năng hơn
để xem các kiểu con người khác như các cá nhân có giá trị thực sự. Do đó, các giá trị
tự-thể hiện khiến mọi người ủng hộ hơn các quyền tự do cá nhân và các quyền con
người. Các giá trị tự-thể hiện có một xu hướng không kỳ thị và nhân văn. Điều này
cho các giá trị này một đặc tính phần lớn ủng hộ công dân.
Các nhà khoa học xã hội đã xem xét các khía cạnh khác nhau của hiện tượng này,
sử dụng các nhãn khác nhau, như tâm trí mở (open mind), các mối quan hệ bắc
cầu, sự tự-nhận thức (self-conception) độc lập, chủ nghĩa cá nhân, và chủ nghĩa vị
tha. Từ phối cảnh của sự phát triển con người, đấy đều là các khía cạnh của một
hiện tượng rộng hơn mà chúng tôi mô tả như các giá trị tự-thể hiện. Các giá trị tự-

4
Chủ nghĩa bộ lạc, chủ nghĩa gia đình trị và chủ nghĩa gia đình là các hình thức hiển nhiên của chủ nghĩ a thiên
vị ( favoritism).

143
thể hiện ngày càng trở nên phổ biến khi các ràng buộc sinh tồn lên sự lựa chọn con
người lùi xa, tạo nhiều chỗ hơn cho các khát vọng con người phổ quát cho sự hiện
thực hóa-bản thân (self-realization) và sự tự trị cá nhân nổi lên. Từ quan điểm phát
triển con người, sự đa dạng này của các đặc điểm tâm lý và văn hóa không đại diện
các khía cạnh tư chất của các nền văn hóa cho trước mà thường được liên kết với
tình trạng kinh tế xã hội.
Phù hợp với lập luận này, “lý thuyết tiêu điểm quy định (regulatory focus
theory)” trong tâm lý học thực nghiệm cho rằng tình hình xã hội định hình các định
hướng của mọi người (Förster, Higgins, and Idson, 1998). Nếu tình hình xã hội tràn
đầy sự bất an và các mối đe dọa, các định hướng của mọi người được hướng vào
một “tiêu điểm trước” trong đó họ áp dụng các chiến lược sống sót để thử tránh
các tổn thất tai hại và thất bại. Nhưng nếu tình hình xã hội là an toàn và đưa ra các
cơ hội cho sự thành đạt, các định hướng của mọi người được hướng vào một “tiêu
điểm thăng tiến” nhấn mạnh sự phấn đấu cho sáng kiến, sự sáng tạo, và sự tự-thể
hiện. Từ quan điểm này, sự phát triển kinh tế xã hội là cốt yếu bởi vì nó làm thay
đổi tình hình xã hội của toàn bộ dân cư, cho nên “tiêu điểm thăng tiến” trở thành
kiếu định hướng phương thức trong một xã hội. Như thế, các giá trị tự-thể hiện tăng
lên có thể được diễn giải như phản ánh sự chi phối xã hội tăng lên của một tiêu điểm
thăng tiến. Sự thay đổi văn hóa đi theo các cơ chế tâm lý cơ bản.
Trong văn liệu về các đức hạnh tạo ra các công dân dân chủ tốt (xem Sullivan and
Transue, 1999; Galston, 2001), các nhà lý luận và các nhà nghiên cứu đã nhận diện
hai sự phân cực, mà được thảo luận tách biệt: sự bài ngoại versus sự vị tha trong các
định hướng của mọi người đối với những người ngoài cuộc (thí dụ, những người
không phải công dân); và chủ nghĩa độc đoán versus chủ nghĩa tự do (liberalism)
trong định hướng của mọi người đối với những người trong cuộc (thí dụ, các công
dân đồng bào). Hai sự phân biệt này hội tụ trong sự phân cực rộng hơn giữa các giá
trị sinh tồn versus các giá trị tự-thể hiện. Xung lực kỳ thị của các giá trị sinh tồn kết
hợp một xu hướng bài ngoại đối với những người ngoài cuộc với một xu hướng độc
đoán giữa những người trong cuộc. Ngược lại, xung lực nhân văn của các giá trị tự-
thể hiện kết hợp một xu hướng thế giới chủ nghĩa ủng hộ các quyền con người phổ
quát với một xu hướng tự do chủ nghĩa ủng hộ các quyền tự do cá nhân.
Trong thảo luận về các đức hạnh công dân, chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa nhân
văn thường được xem như mâu thuẫn. Nhưng quan điểm này dựa vào giả thiết sai
rằng chủ nghĩa cá nhân phải được đánh đồng với chủ nghĩa vị kỷ phi xã hội (asocial
egoism). Từ quan điểm này, được cho rằng chủ nghĩa cá nhân có các các hệ quả
phản công dân [anticivic] (Lawler and McConkey, 1998; Flanagan et al., sắp xuất
bản). Quan điểm này có thể truy nguyên về thời Hy Lạp cổ đại khi các nhà
Epicurean ca ngợi tư-lợi, trong khi các nhà Stoic ca ngợi lòng từ thiện (xem
Coleman, 1990: 302). Nhưng sự mâu thuẫn giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa
nhân văn bị hiểu lầm. Thực ra, chủ nghĩa cá nhân thường đi cùng với một định
hướng nhân văn, không phải một định hướng ích kỷ. Không ngẫu nhiên rằng triết
lý của chủ nghĩa nhân văn, mà hình thành trong thời Phục hưng trong thế kỷ thứ
mười lăm, đã nổi lên từ các trung tâm đô thị thịnh vượng của xứ Flanders và
Lombardy khi chủ nghĩa tư bản trước công nghiệp đã cho các xã hội này một
quan điểm cá nhân chủ nghĩa hơn bất cứ xã hội khác nào của thời đó (Jones, 1985).

144
Kết luận

Chúng tôi cho rằng sự biến thiên ngang-văn hóa về các đặc trưng tâm lý cơ bản
– kể cả chủ nghĩa tập thể versus chủ nghĩa cá nhân, sự gắn kết (embeddedness)
versus sự tự trị, và tiêu điểm ngăn ngừa versus tiêu điểm thăng tiến – liên kết
mật thiết với chiều các giá trị sinh tồn versus các giá trị tự-thể hiện. Chủ nghĩa cá
nhân, sự tự trị, tiêu điểm thăng tiến, và sự tự-thể hiện phản ánh một chủ đề chung cơ
bản, nhấn mạnh sự lựa chọn tự trị con người. Việc này có hai hệ lụy. Thứ nhất,
chiều phân cực giữa các giá trị sinh tồn và các giá trị tự-thể hiện được neo vào tâm
lý học con người: nó là một chiều áp dụng cho tất cả các nền văn hóa, mặc dù chúng
thay đổi hết sức về cực nào chúng nhấn mạnh. Thứ hai, quan điểm thịnh hành rộng
giữa các nhà tâm lý học văn hóa rằng các đặc điểm như chủ nghĩa cá nhân hơn là
chủ nghĩa tập thể là các đặc điểm cố định của các nền văn hóa cho trước phải được
sửa đổi: chúng quả thực có phản ánh một di sản văn hóa cho trước ở mức độ nào đó,
nhưng sự nhấn mạnh có thể thay đổi theo thời gian. Phần lớn, sự nổi lên của các
định hướng nhân văn phản ánh sự phát triển con người. Không xã hội nào được
miễn nhiễm với sự phát triển con người. Hoàn toàn ngược lại, như các chương
trước đã cho thấy, các giá trị tự-thể hiện liên kết với sự phát triển kinh tế xã hội.
Chúng không phải là một đặc điểm tĩnh của các nền văn hóa, mà là một hiện
tượng tiến hóa liên kết với một logic phổ quát: sự nhấn mạnh chủ quan đến quyền tự
do con người tăng lên khi các ràng buộc bên ngoài lên sự lựa chọn nội tại rút lui.
Sự lên của các định hướng giải phóng, như chủ nghĩa cá nhân, sự tự trị, định
hướng thăng tiến, và các giá trị tự-thể hiện, phản ánh quá trình phát triển con
người. Điều này có các hệ quả công dân đáng mong muốn, bởi vì sự nhấn mạnh tăng
lên đến sự lựa chọn tự trị con người là thuận lợi một cách cố hữu cho các quan niệm
chống kỳ thị về sự an lạc con người. Cuối cùng, các định hướng giải phóng vốn lấy
nhân dân làm trung tâm, mà là một lý do chính vì sao sự nhấn mạnh tăng lên đến
các giá trị tự-thể hiện liên kết mạnh với dân chủ. Điều này có nghĩa rằng sự nổi
lên và sự thịnh vượng của bản thân dân chủ là phần của quá trình phát triển con
người rộng hơn – như phần còn lại của cuốn sách này sẽ chứng minh.

145
146
PHẦN II

CÁC HỆ QUẢ CỦA SỰ THAY ĐỔI GIÁ TRỊ

147
148
7. Liên kết Nhân quả giữa các Giá trị Dân chủ và các Định chế
Dân chủ

Thảo luận Lý thuyết

Các giá trị tự-thể hiện tăng lên biến hiện đại hóa thành một quá trình phát triển
con người, gây ra một kiểu xã hội nhân văn mới thúc đẩy sự giải phóng con
người trên nhiều mặt trận. Sự biến đổi này có một số hệ quả xã hội quan trọng. Một
trong số chúng là nó cổ vũ sự nổi lên và sự thịnh vượng của các định chế dân chủ.
Chương này phác họa quá trình này, thảo luận sự liên kết nhân quả giữa các giá trị
tự-thể hiện của quần chúng và các định chế dân chủ. Dựa vào công trình trước
của Welzel (2002), Chương 8 kiểm định các đề xuất và các kết luận được trình
bày ở đây, sử dụng các phân tích kinh nghiệm định lượng.
Từ quan điểm về sự phát triển con người, yếu tố cốt yếu của dân chủ hóa là nó
trao quyền cho nhân dân. Dân chủ cung cấp các quyền dân sự và chính trị, cho
nhân dân quyền tự do lựa chọn trong các hành động tư và công của họ (xem Dahl,
1973, 2003; Rose, 1995; Sen, 1999: 152–54). Sự phát triển con người không liên
kết với mọi hình thức dân chủ theo cùng mức độ; nó liên kết một cách cụ thể nhất
với khía cạnh tự do (khai phóng-liberal) của dân chủ mà thể chế hóa sự lựa chọn
con người.
Làn Sóng thứ Ba đã sinh ra một số đông các nền dân chủ mới mà ban đầu được
đón chào với sự nhiệt tình (Pye, 1990; Fukuyama, 1992). Sau đó, tuy vậy, một số
gia tăng các nhà quan sát đã lưu ý rằng nhiều trong số các nền dân chủ mới cho thấy
các thiếu sót nghiêm trọng trong việc thực hành thật sự các quyền tự do dân sự và
chính trị (Ottaway, 2003). Sự quan ngại phổ biến đã được bày tỏ về “các nền dân
chủ có cường độ thấp,” “các nền dân chủ bầu cử,” “nền dân chủ thiếu sót,” hay
“các nền dân chủ không tự do (illiberal)” (D. Collier and Adcock, 1999; Bollen
and Paxton, 2000; Merkel et al., 2003; O’Donnell, Vargas Cullel, and Iazzetta,
2004). Nhiều tác giả nhấn mạnh sự cần để phân biệt giữa nền dân chủ chỉ hình
thức hay dân chủ bầu cử và dân chủ tự do hiệu quả đích thực (xem, thí dụ, Gills and
Rocamora, 1992; O’Donnell, 1996; Bunce, 2000; Heller, 2000; Rose, 2001). Sử
dụng sự phân biệt này, một điểm cốt yếu trở nên hiển nhiên. Nền dân chủ hình
thức có thể được áp đặt lên hầu như bất kể xã hội nào, nhưng liệu nó có cung cấp sự
lựa chọn tự trị đích thực cho các công dân của nó hay không lại phần lớn phụ
thuộc vào các giá trị quần chúng. Và giữa các giá trị liên kết với dân chủ hiệu quả,
các giá trị tự-thể hiện tỏ ra là cốt yếu nhất, như chương này và chương tiếp theo sẽ
chứng minh.

149
BẢNG 7.1. Tương quan giữa các Chỉ báo Phát triển Kinh tế xã hội và các Giá trị Tự-thể hiện

Tương quan với Index tỷ lệ


Tương quan phần trăm của các Giá trị
Tự-thể hiện, giữa các năm
1990a
GDP trên đầu người (PPP) trong năm 1995 (World 0,86*** (73)
Bank, 2000)b
Chỉ số Phát triển con Người (UNDP, 1998) 0,75*** (69)
Chỉ số Tiến bộ Xã hội, 1995 (Estes, 1998) 0,65*** (72)
Hậu công nghiệp hóa, 1990 (% lực lượng lao động 0,74*** (71)
dịch vụ trừ % lực lượng lao động công nghiệp)
Chỉ số các Nguồn lực Kinh tế xã hội, đầu các năm 0,88*** (73)
1990 (Vanhanen, 1997)
a
Khảo sát sẵn có sớm nhất từ các Khảo sát Giá trị II–IV (1989–2001). Số đo trung bình là trong
1995. Mức có ý nghĩa thống kê: *p < 0,10; **p < 0,01; ***p < 0,001 (số trong ngoặc là số mẫu-
số nước).
b
PPP = purchasing power parity (ngang sức mua).

Tính Trung tâm của các Giá trị Tự-thể hiện

Các chương trước đã cho thấy rằng sự nhấn mạnh quần chúng lên các giá trị tự-thể
hiện là một chiều chính của sự biến thiên ngang-văn hóa. Sự nhấn mạnh của một
xã hội lên các giá trị tự-thể hiện liên kết mật thiết với các đặc trưng kinh tế xã hội
và chính trị của nó. Các Bảng 7.1 và 7.2 chứng minh điểm này, cho thấy các
tương quan giữa một chỉ số (index) tỷ lệ phần trăm cho biết các giá trị tự-thể hiện
là phổ biến thế nào trong một xã hội cho trước1 và các số đo khác nhau về sự phát
triển kinh tế xã hội (Bảng 7.1) và dân chủ (Bảng 7.2).2 Số đo này của các giá trị tự-
thể hiện tương quan mạnh với các số điểm nhân tố được dùng trong Phần I của cuốn
sách này (r = 0,96), nhưng nó được dùng ở đây vì hai lý do: tỷ lệ phần trăm của
một công chúng có số điểm cao về các giá trị này có một ý nghĩa về mặt trực giác rõ
hơn ý nghĩa của số điểm nhân tố; và bởi vì chúng ta không đưa ra các so sánh theo
thời gian trong tiết đoạn này của cuốn sách, chúng ta không còn bị ràng buộc bởi
sự cần để dùng chỉ các biến được bao gồm trong tất cả bốn đợt Khảo sát Giá trị
nữa, mà chúng ta có thể dùng sự đo lường hiệu quả nhất sẵn có.

1
Index (chỉ số) tỷ lệ phần trăm này là một bình quân gia quyền (weighted average) của các tỷ lệ phần trăm của 5 thành phần
của nó (với trọng số là hệ số tải của chúng): (1) các khát vọng hậu-duy vật cho quyền tự do dân sự và chính trị; (2) sự
khoan dung về tự do của những người khác, như được cho biết bởi sự khoan dung về sự đồng tính dục; (3) hành động công
dân thách thức-elite, như được cho biết bởi việc ký các kiến nghị; (4) sự tin cậy giữa cá nhân khái quát hóa; và (5) sự
nhấn mạnh đến sự an lạc chủ quan được đo bởi sự hài lòng với cuộc sống. Về index tỷ lệ phần trăm được xây dựng chính
xác như thế nào, xem Phụ lục Internet, #49 dưới Variables. Thang tỷ lệ phần trăm cho một ý tưởng trực giác về các giá trị
tự-thể hiện phổ biến ra sao trong các xã hội. Việc này là quan trọng nếu ta coi sự tự-thể hiện như một lực xã hội cung cấp
một nguồn của các hành động tập thể. Chi tiết hơn, xem Phụ lục Internet tại
http://www.worldveluessurvey.org/publications/humandevelopment.html.
2
Về các chi tiết đo lường trên các biến còn lại được dùng trong các Bảng 7.1 v à 7.2, xem dưới mục Variables trong Phụ
lục Internet, #04 (hậu công nghiệp hóa), #05 (GDP trên đầu người), #06 (Index phát triển con người), #07 (Index
Tiến bộ xã hội), #08 (các nguồn lực xã hội kinh tế), #16 (dân chủ hiến định), #17 (dân chủ bầu cử), #18 (dân chủ tự do),
#20 (tính liêm chính elite), #21 (dân chủ hiệu quả).

150
BẢNG 7.2. Tương quan giữa các Số đo của Dân chủ và các Giá trị Tự-thể hiện

Tương quan với Index


Tương quan tỷ lệ phần trăm của các
Giá trị Tự-thể hiện,
giữa các năm 1990a
Sự hiện diện của dân chủ
Dân chủ Hiến định, 1998-2001 (dữ liệu Polity IV) 0,62*** (66)
Dân chủ Bầu cử, 2001 Vanhanen, 2003) 0,75*** (71)
Dân chủ Tự do, 2000-2002 (Freedom House 2003) 0,75*** (73)
Chất lượng của dân chủ
Index Xã hội Dân sự, 2001 (Anheire et al., 2004) 0,85*** (31)
Trao quyền giới, 2000 (UNDP, 2002) 0,85*** (55)
Tính liêm chính Elite, 2000-2002 (Số điểm Chống- 0,89*** (73)
Tham nhũng, World Bank, 2003)
Dân chủ Hiệu quả (Sự hiện diện của dân chủ ×
Chất lượng của dân chủ):
Dân chủ Tự do × Tính liêm chính Elite 0,90*** (73)
a
Khảo sát sẵn có sớm nhất từ các Khảo sát Giá trị II–IV (1989–2001). Số đo trung bình là trong
1995. Mức có ý nghĩa thống kê: *p < 0,10; **p < 0,01; ***p < 0,001.

Tỷ lệ của người dân nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện trong một xã hội tương
quan mạnh mẽ với các số đo của cả sự phát triển kinh tế xã hội và các định chế dân
chủ, gợi ý rằng có một chiều chung làm cơ sở cho ba hiện tượng này. Thực ra,
chúng là ba miếng của một câu đố (xếp hình) trong đó chủ đề tích hợp là sự phát
triển con người: sự phát triển kinh tế xã hội, các giá trị tự-thể hiện, và các định chế
dân chủ hoạt động cùng nhau để mở rộng sự lựa chọn tự trị con người.
Ba thành phần này hoàn thành việc này như thế nào? Quá trình bắt đầu với sự
phát triển kinh tế xã hội làm giảm các ràng buộc lên sự lựa chọn tự trị con người
bằng việc làm tăng các nguồn lực kinh tế, nhận thức, và xã hội của mọi người. Các
nguồn lực kinh tế gồm của cải và thu nhập (tức là, vốn tài chính) làm cho mọi
người độc lập hơn về mặt vật chất. Các nguồn lực nhận thức xuất phát từ sự tiếp
cận thông tin và giáo dục chính thức (tức là, vốn con người), mà làm cho mọi
người độc lập hơn về mặt trí tuệ. Các nguồn lực xã hội (tức là, vốn xã hội) tăng
lên khi tính phức tạp xã hội cho phép mọi người kết nối và ngắt kết nối với nhau tự
do hơn, mà làm cho họ độc lập hơn về mặt xã hội. Sự phát triển kinh tế xã hội làm
tăng tất cả ba loại nguồn lực này bằng việc nâng thu nhập và các mức giáo dục và
đa dạng hóa tương tác con người. Cùng nhau, các nguồn lực kinh tế, nhận thức,
và xã hội tạo thành các nguồn lực “kinh tế xã hội.” Các nguồn lực kinh tế xã
hội tăng lên mở rộng dải hành động mà mọi người có thể thực hiện, cho họ
các năng lực khách quan để hành động theo các lựa chọn riêng của họ.
Bởi vì sự phát triển kinh tế xã hội có khuynh hướng làm cho mọi người độc lập
hơn về mặt vật chất, trí tuệ, và xã hội, nó nuôi dưỡng một cảm giác về sự an toàn
sinh tồn và sự tự trị. Một cảm giác tăng lên về sự tự trị sinh tồn dẫn mọi người
để cho sự ưu tiên đến các giá trị tự-thể hiện nhân văn nhấn mạnh sự giải phóng
con người, cho tự do sự ưu tiên trên kỷ luật, sự đa dạng trên sự tuân thủ, và sự

151
tự trị trên uy quyền. Khi các nguồn lực kinh tế xã hội gia tăng mở rộng dải hành
động mà mọi người có thể lựa chọn, các giá trị tự-thể hiện mở rộng dải hành động
đối với cái họ khao khát. Tóm lại, các năng lực khách quan về lựa chọn thúc đẩy các
khát vọng chủ quan cho sự lựa chọn.
Các giá trị tự-thể hiện tăng lên dẫn mọi người đến đòi hỏi các định chế cho phép
họ hành động theo các lựa chọn riêng của họ. Vì thế, các giá trị tự-thể hiện thúc
đẩy mọi người tìm các quyền dân sự và chính trị xác định nền dân chủ tự do. Vì
các quyền này trao quyền hợp pháp cho mọi người để theo đuổi các lựa chọn riêng
của họ trong các hoạt động tư và công của họ. Tóm lại, các khát vọng chủ quan cho
sự lựa chọn dẫn đến các đòi hỏi cho các quyền hưởng sự lựa chọn.
Sự phát triển con người tiến lên với sự tăng lên của ba thành phần: (1) các năng
lực khách quan, dựa vào các nguồn lực kinh tế xã hội, mà cho phép mọi người hành
động theo các lựa chọn của riêng họ; (2) các động cơ thúc đẩy chủ quan, dựa vào
các giá trị tự-thể hiện, mà nhấn mạnh việc hành động theo các sự lựa chọn tự trị
của người ta; (3) và các quyền hưởng hợp pháp, dựa vào các quyền tự do dân sự
và chính trị, mà cho phép mọi người hành động trên cơ sở của các lựa chọn tự trị
của họ. Ba thành phần này có một tiêu điểm chung về sự lựa chọn tự trị con
người. Bảng I.1 trong Dẫn nhập tóm tắt quan niệm này về sự phát triển con
người.
Các chương đã khám phá sự liên kết chính đầu tiên trong quá trình phát triển con
người, sự liên kết giữa sự phát triển kinh tế xã hội và các giá trị tự-thể hiện. Các
chương tiếp theo xem xét sự liên kết chính thứ hai của quá trình nhân văn này, sự
liên kết giữa các giá trị tự-thể hiện và các định chế dân chủ. Như Bảng 7.2 minh
họa, các giá trị tự-thể hiện liên kết mạnh với tất cả các số đo được chấp nhận rộng
rãi của dân chủ. Nhưng sức mạnh của các mối liên kết này thay đổi theo một chỉ
báo (indicator) cho trước của dân chủ đề cập thế nào đến yếu tố lõi của quyền
tự do: mức độ mà mọi người có sự lựa chọn đích thực trong đời sống hàng ngày của
họ.
Chỉ báo Polity IV đo “dân chủ hiến định” dựa vào khái niệm của Eckstein and
Gurr (1975) về “các hình mẫu quyền uy.” Chỉ báo này dựa vào các điều khoản
thể chế cho tính cạnh tranh của sự tuyển dụng chính trị, các ràng buộc lên quyền
hành pháp, và sự mở của sự cạnh tranh chính trị (Gurr and Jaggers, 1995; Marshall
and Jaggers, 2000).3 Index này tập trung vào các thủ tục quy định hoạt động chính
thức của các định chế nhà nước chỉ huy các xã hội. Quan điểm từ trên-xuống này
chắc chắn đề cập đến một yếu tố quan trọng của dân chủ, nhưng nó tập trung vào
một khía cạnh tương đối xa khỏi mức mà những người bình thường có quyền tự do
hữu hiệu trong cuộc sống hàng ngày của họ. Vì thế, dân chủ hiến định cho thấy
sự liên kết yếu nhất với các giá trị tự-thể hiện quần chúng của các chỉ báo khác
nhau: r = 0,62.
Index “dân chủ bầu cử” của Vanhanen (1997, 2003) là một index kết hợp của
tính bao hàm và tính cạnh tranh của các cuộc bầu cử quốc hội toàn quốc, với index
mang lại số điểm cao hơn khi tỷ lệ cử tri đi bàu cao hơn và sự tập trung quyền lực

3
Cho nhiều chi tiết hơn về các định nghĩa biến, các thủ tục mã hóa, và các nguồn dữ liệu, xem website của dự án:
http://www.bsos.umd.edu/cidcm/inscr/polity.

152
của các đảng trong quốc hội trở nên thấp hơn.4 Index này đến gần hơn việc đo các
lựa chọn hiệu quả của mọi người bởi vì nó không hạn chế ở các điều khoản hiến
pháp mà tập trung vào khía cạnh thật của sự lựa chọn của người dân, của các cuộc
bầu cử quốc hội thật sự. Vì thế, dân chủ bầu cử cho thấy một sự liên kết mạnh với
các giá trị tự-thể hiện quần chúng hơn dân chủ hiến định: r = 0,75.
Các số đo được Freedom House công bố cũng xác đáng với các sự lựa chọn hữu
hiệu của người dân hơn index Polity IV về dân chủ hiến định, bởi vì Freedom
House đo dân chủ từ dưới lên hơn là từ trên xuống: nó cho biết mức độ mà nhân
dân được hưởng các quyền dân sự và chính trị.5 Giống “dân chủ bàu cử,” số đo
này của “dân chủ tự do” liên kết gần với các giá trị tự-thể hiện quần chúng (r =
0,75) hơn dân chủ hiến định.
Hình 7.1 cho thấy sự liên kết giữa các giá trị tự-thể hiện và dân chủ tự do, như
được đo bởi số điểm Freedom House – chỉ báo được dùng rộng rãi nhất về
quyền tự do dân chủ. Mối quan hệ là mạnh một cách đáng chú ý, nhất là khi người
ta xem xét sự thực rằng hai biến được đo ở các mức khác nhau và bằng các dụng cụ
hoàn toàn khác nhau: các giá trị tự-thể hiện đề cập đến các giá trị của các cá nhân,
như được đo bởi các khảo sát độc lập tại mỗi trong số rất nhiều xã hội, trong khi số
điểm Freedom House là các xếp loại của chuyên gia về mức độ mà các định chế của
các xã hội cho trước thực hiện các quyền chính trị và các quyền dân sự. Bất chấp
các sự khác biệt căn bản này về bản chất của chúng, mối quan hệ giữa các biến này
là mạnh và hết sức có ý nghĩa (thống kê). Trong một khía cạnh quan trọng, mối
quan hệ thậm chí có vẻ tất định: không có ngoại lệ nào, bất cứ xã hội nào trong đó
hơn một nửa dân cư nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện đạt ít nhất 90 phần trăm số
điểm tối đa về dân chủ tự do.
Các số đo về dân chủ bàu cử do Vanhanen phát triển và các số đo về dân chủ tự
do do Freedom House phát triển là chắc chắn hữu ích, nhưng cả hai đều có các hạn
chế đáng kể. Index Vanhanen suýt bỏ qua mọi thứ ngoài các cuộc bầu cử; và số
điểm Freedom House bị hạn chế bởi vì chúng đo chỉ mức độ mà các quyền tự do
dân sự và chính trị được thể chế hóa, mà không nhất thiết phản ánh mức độ mà
các quyền tự do này thực sự được các elite chính trị tôn trọng. Văn liệu gần đây
đã nhấn mạnh sự phân biệt giữa dân chủ hình thức và dân chủ tự do đích thực
(Ottaway, 2003; O’Donnell et al., 2004). Nhằm để đề cập đến cái sau, chúng ta cần
một số đo về “dân chủ hiệu quả,” mà phản ánh không chỉ mức độ các quyền tự
do dân sự và chính trị hình thức được thể chế hóa mà cũng đo mức độ các
quyền tự do này thực sự được thực hành – cho biết bao nhiêu lựa chọn tự do
mọi người thực sự có trong đời của họ. Để xây dựng một index như vậy về dân chủ
hiệu quả, chúng tôi nhân các số đo Freedom House về các quyền dân sự và chính trị
với số điểm chống tham nhũng của World Bank (Kaufman, Kraay, and Mastruzzi,
2003), mà chúng tôi xem như một chỉ báo về “tính liêm chính elite,” hay mức độ
4
Bởi vì index này chỉ dựa vào dữ liệu bầu cử, chúng tôi phân loại nó như một index về “dân chủ bầu cử,” hơn là về bản
thân dân chủ. Điều này không có nghĩa rằng chúng tôi coi các cuộc bầu cử là không quan trọng, nhưng ta phải nhận thức
được về “ngụy biện bầu cử (electoral fallacy)” (Linz and Stepan, 1996: 4), mà quá dễ đánh đồng các cuộc bầu cử dân
chủ với bản thân dân chủ. Các cuộc bầu cử là một trong các khía cạnh trung tâm của dân chủ, nhưng chúng không phản ánh
liệu các quyền dân sự cốt yếu cho dân chủ tự do có hiện diện hay không. Cho nhiều chi tiết hơn về sự đo lường, xem, Phụ lục
Phụ lục Internet, #17 dưới Variables.
5
Khái niệm dân chủ tự do (xem Berlin, 1969; Rose, 1995) gồm cả quyền tự do “phủ định” khỏi nhà nước (các quyền tự do
dân sự) cũng như quyền tự do “khẳng định” đối với nhà nước (các quyền tự do chính trị). Vì thế, số đo của chúng tôi về dân
chủ tự do luôn luôn sử dụng số điểm Freedom House được kết hợp cho các quyền tự do dân sự và chính trị. Về các chi tiết
đo lường, xem http://www.freedomhouse.org.

153
mà những người nắm quyền thực sự theo các chuẩn mực pháp lý (xem
Chương 8 cho một thảo luận chi tiết hơn về index này). Khi chúng tôi xem xét sự
liên kết giữa số đo này của dân chủ đích thực và các giá trị tự-thể hiện quần chúng,
chúng tôi tìm thấy một tương quan mạnh đáng kinh ngạc với r = 0,90 ngang 73 quốc
gia. Điều này phản ánh một sự liên kết mạnh mẽ, kết nối các giá trị quần chúng
nhấn mạnh sự lựa chọn tự do và mức độ mà các định chế xã hội thực sự cung cấp sự
lựa chọn tự do.
CAO
Mức Dân chủ Hình thức (2000-2002)
THẤP

Phần trăm dân cư nhấn mạnh các Giá trị Tự-thể hiện (giữa các năm 1990) +

HÌNH 7.1. Các giá trị tự-thể hiện và dân chủ hình thức.

Hình 7.2 miêu tả mối quan hệ giữa index này về dân chủ hiệu quả và các giá trị tự-
thể hiện quần chúng. Mức độ mà các giá trị tự-thể hiện có mặt trong một xã hội, giải
thích đầy đủ 80 phần trăm của phương sai ngang-quốc gia trong mức độ mà dân
chủ tự do thực sự được thực hành. Các phát hiện này gợi ý rằng tầm quan trọng của
sự liên kết giữa các giá trị mức cá nhân và các định chế dân chủ đã bị đánh giá
thấp. Các sở thích quần chúng đóng một vai trò cốt yếu trong sự nổi lên của
dân chủ đích thực (Welzel, Inglehart, and Deutsch, 2004).
Như Hình 7.1 gợi ý, dân chủ “hình thức” có khuynh hướng nổi lên khi hơn
30 phần trăm công chúng nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện. Và, như Hình 7.2 gợi ý,
dân chủ hiệu quả đích thực có khuynh hướng nổi lên khi ít nhất 45 phần trăm công
chúng nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện. Tất nhiên, đấy chỉ là các xác suất: chừng
nào elite cai trị còn kiểm soát quân đội, nó có thể ngăn chặn các áp lực quần chúng
cho dân chủ. Nhưng các mối quan hệ thống kê là mạnh một cách đáng kinh ngạc:
mức các giá trị tự-thể hiện của một xã hội giải thích cho đầy đủ 80 phần trăm của

154
phương sai trong mức dân chủ hiệu quả của nó.
CAO
Mức Dân chủ Hiệu quả (2000-2002)
THẤP

Phần trăm dân cư nhấn mạnh các Giá trị Tự-thể hiện (giữa các năm 1990) +

HÌNH 7.2. Các giá trị tự-thể hiện và dân chủ hiệu quả.

Sự liên kết giữa các giá trị tự-thể hiện quần chúng và dân chủ hình thức là mạnh
và nhất quán, có chỉ vài trường hợp nằm ngoài (outlier), nhưng các outlier này là
đáng kể. Trung Quốc và Việt Nam cho thấy các mức dân chủ thấp đáng kể hơn các
giá trị của các công chúng của họ tiên đoán. Cả hai nước có các chế độ độc đoán
mà đã hết sức tăng phạm vi cho sự lựa chọn cá nhân trong lĩnh vực kinh tế và hiện
đang thí nghiệm với dân chủ cấp-địa phương, nhưng các chế độ độc đảng của họ
đã cực kỳ không sẵn lòng cho phép cạnh tranh ở mức quốc gia. Các chế độ này đang
dưới áp lực xã hội gia tăng để tự do hóa, và chúng tôi tiên đoán rằng chúng sẽ trở
thành các nền dân chủ tự do trong vòng mười lăm đến hai mươi năm tiếp.* Thành
công của các cải cách kinh tế của chúng đang gây ra các áp lực xã hội mà có khuynh
hướng làm xói mòn các chế độ độc đảng của chúng. Các nhà cai trị độc đoán của
một số xã hội Á châu cho rằng “các giá trị Á châu” phân biệt của các xã hội này
làm cho chúng không thích hợp với dân chủ (Lee and Zakaria, 1994; Thompson,
2000). Thực ra, vị trí của hầu hết các nước Á châu trên các Hình 7.1 và 7.2 là
khoảng ở nơi mức phát triển kinh tế xã hội của chúng tiên đoán. Nhật Bản xếp hạng

*
Các tác giả tỏ ra khá lạc quan trong năm 2005, 15 năm đã trôi qua, chắc 4 năm nữa tiên đoán của họ có lẽ chưa trở thành hiện
thực, nhưng xu hướng là chắc chắn, sớm hay muộn là tùy thuộc vào chính người dân của hai nước này để làm sao đẩy tỷ lệ dân
cư nhấn mạnh đến các giá trị tự thể hiện từ mức dưới 25% khi đó lên chẳng hạn 35-40% và đẩy mạnh các phong trào xã hội
(ghi chú của người dịch).

155
với các nền dân chủ Tây phương có uy tín, cả trên chiều các giá trị tự-thể hiện và về
mức dân chủ của nó. Và vị trí của Hàn Quốc trên cả hai chiều là giống với vị trí của
các nền dân chủ tương đối mới như Chile và Uruguay. Các công chúng của các xã
hội khổng giáo ủng hộ dân chủ hơn mức thường được tin.
Mặt khác, ít hơn 30 phần trăm công chúng nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện trong
mẫu của chúng tôi về các xã hội Islamic, mà xếp hạng thấp nhất thứ hai giữa các
nhóm văn hóa chính (trên các xã hội Chính thống giáo nguyên-cộng sản một
chút). Mục tiêu của dân chủ có thể là hấp dẫn cho các xã hội Islamic (và nó thực
sự là, như Chương 11 chứng minh), nhưng các mức khoan dung và sự tin cậy
và ưu tiên họ cho sự tự-thể hiện thiếu cái được thấy trong tất cả các nền dân chủ có
uy tín. Nhưng chúng tôi không tìm thấy một vực thẳm không thể bắc cầu nổi giữa
các xã hội Islamic và phần còn lại của thế giới. Các hệ thống niềm tin của các nước
Islamic này rơi vào khoảng nơi người ta kỳ vọng chúng được định vị, trên cơ sở
của mức phát triển kinh tế xã hội của chúng. Nước phát triển nhất trong số chúng,
Thổ Nhĩ Kỳ, bây giờ ở trong vùng chuyển đổi cùng với các nước khác như
Philippines, Nam Phi, Ba Lan, và Slovenia mà gần đây đã trải qua các chuyển đổi
sang dân chủ. Iran là một ngoại lệ đáng kể trong chừng mực nó có mức dân chủ
thấp hơn các giá trị của công chúng của nó gợi ý. Trong số tất cả các nước Islamic,
Iran cho thấy các áp lực tự do hóa mạnh nhất từ bên trong xã hội của nó. Sự căng
thẳng này dẫn chúng ta đến kỳ vọng rằng sự ủng hộ quần chúng gia tăng cuối cùng
sẽ giúp giải phóng các lực để chiến thắng sự cai trị thần quyền độc đoán, đưa nước
này lên con đường tới dân chủ tự do.
Cái gì đến đầu tiên – một văn hóa chính trị dân chủ hay các định chế dân chủ?
Mức độ mà nhân dân nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện liên kết mật thiết với sự
hưng thịnh của các định chế dân chủ. Nhưng cái nào gây ra cái nào? Chúng tôi
gợi ý rằng các định chế dân chủ có một tác động tương đối nhỏ lên các giá trị
tự-thể hiện, mà chủ yếu được định hình bởi sự phát triển kinh tế xã hội. Nhưng các
giá trị tự-thể hiện tăng lên có một tác động lớn đến các định chế dân chủ bởi vì
các giá trị này liên quan một cách cố hữu đến các quyền tự do dân sự và chính trị
mà tạo thành dân chủ.
Để chứng minh rằng các liên kết nhân quả này là đúng đòi hỏi một phân tích kinh
nghiệm phức tạp sẽ được trình bày trong chương tiếp. Nhưng nghiên cứu trước cho
biết rằng sự phát triển kinh tế xã hội dẫn đến dân chủ, hơn là ngược lại (mặc dù
nghiên cứu không chứng minh vai trò trung gian của sự thay đổi văn hóa). Như
thế, hướng nhân quả của mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế xã hội và dân chủ đã
được Burkhart and Lewis-Beck (1994) phân tích, sử dụng dữ liệu kinh nghiệm từ
131 nước. Trên cơ sở của các kiểm định tính nhân quả Granger, họ kết luận rằng sự
phát triển kinh tế xã hội gây ra dân chủ, nhưng rằng dân chủ không gây ra sự phát
triển kinh tế xã hội. Helliwell (1993) đi đến các kết luận tương tự. Hơn nữa, khẳng
định của Przeworski and Limongi (1997) rằng sự phát triển kinh tế xã hội chỉ
giúp các nền dân chủ hiện tồn để sống sót nhưng không giúp thiết lập các nền dân
chủ mới đã bị Boix and Stokes (2003) bác bỏ, họ chứng minh rằng sự phát triển
kinh tế xã hội giúp cả các nền dân chủ hiện tồn để sống sót và các nền dân chủ
mới để nổi lên. Các phân tích trong Chương 8 xác nhận rằng điều này đúng và
chứng minh rằng văn hóa là biến ở giữa, giải thích vì sao sự phát triển kinh tế xã hội
dẫn đến dân chủ: nó làm vậy chủ yếu bởi vì nó gây ra các giá trị tự-thể hiện quần
chúng.

156
Tính nhân quả này mang tính xác suất, không phải tất định. Thế giới xã hội là
phức tạp và hiếm khi hoạt động qua tính nhân quả đơn. Thí dụ, mối quan hệ giữa
hút thuốc và ung thư phổi là một mối quan hệ ngẫu nghiên được xác lập. Mặc
dù có nhiều ngoại lệ cá thể, về trung bình, việc hút thuốc làm tăng rõ rệt rủi ro ung
thư. Tương tự, chúng tôi cho rằng – (khi) các điều kiện khác là ngang nhau – các giá
trị tự-thể hiện tăng lên làm tăng mạnh xác suất rằng một xã hội sẽ trở thành dân chủ
(nếu nó vẫn chưa là) hay sẽ vẫn là dân chủ (nếu nó là dân chủ rồi). Có các ngoại lệ
riêng rẽ, nhưng chúng không bác sự thực rằng các giá trị tự-thể hiện tăng lên là một
lực chính trong sự thúc đẩy dân chủ.

Văn hóa và các Định chế: Cái nào Xác định Cái nào?

Câu hỏi về vị trí nhân quả hàng đầu là trung tâm cho một trong những tranh luận
gây tranh cãi nhất về dân chủ hóa: Có phải một văn hóa duy trì nền dân chủ phần
lớn nảy sinh từ các định chế dân chủ được thiết kế khéo? Hay có phải một văn
hóa chính trị thân dân chủ bắt nguồn từ các nguyên nhân khác và gây ra các định
chế dân chủ hiệu quả? Các câu hỏi này vẫn chưa được giải quyết. Như Dahl
(1998: 35) lưu ý, “Bản chất chính xác của mối quan hệ giữa hiện đại hóa kinh tế
xã hội, dân chủ hóa, và sự tạo ra một văn hóa dân chủ, hầu như là thách đố ngày
nay như một phần tư thế kỷ trước.” Kể từ nghiên cứu văn hóa công dân mở đường
của Almond and Verba (1963), các nhà nghiên cứu văn hóa chính trị cho rằng các
giá trị quần chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố dân chủ. Các tác
giả có ảnh hưởng cho rằng sự tin cậy, sự khoan dung, và các cảm giác về hiệu quả
tiêu biểu cho “các đức hạnh công dân” cho phép các định chế dân chủ hoạt động
một cách hiệu quả (Lasswell, 1958b; Sniderman, 1975; Putnam, 1993; Gibson,
1997; Inglehart, 1997; Pettigrew, 1998; Dalton, 2000; Newton, 2001; Norris,
2002). Tương tự, Eckstein (1966) và Eckstein et al. (1996) cho rằng một hệ thống
dân chủ sẽ trở nên ổn định chỉ nếu nhân dân tiếp thu các chuẩn mực dân chủ và thực
hành chúng trong các mối quan hệ hàng ngày của họ (xem cả Nevitte, 1996; và cho
một tổng quan về văn liệu, xem Sullivan and Transue, 1999).6
Lời xác nhận cơ bản của trường phái văn hóa chính trị là các định chế chính trị và
các giá trị quần chúng phải phù hợp nhằm để tạo ra các chế độ ổn định và hiệu quả.
Như thế, một chế độ độc đoán không chắc có khả năng hoạt động hiệu quả nếu nó ở
dưới áp lực mạnh từ các lực xã hội tìm cách thể chế hóa sự tự trị con người, sự lựa
chọn, và sự tự-thể hiện. Các công dân đánh giá cao sự tự-thể hiện con người có
khuynh hướng rút lại sự ủng hộ khỏi một chế độ hạn chế quyền tự do biểu đạt của

6
Các giả thiết cơ bản của cách tiếp cận văn hóa chính trị quay lại đến tận Montesquieu (1989 [1748]) và đến Aristotle, cả
hai ông cho rằng các định chế của một xã hội phản ánh “các đức hạnh” đặc thù thịnh hành giữa các công dân của nó.
Tocqueville (1994 [1837]), trong nghiên cứu của ông về nền dân chủ Mỹ ban đầu, đã đi đến một kết luận tương tự: sự hoạt
động của các định chế ở Hoa Kỳ phản ánh “tính thần công dân” của nhân dân của nó. Herodotus và Thucydides đã thiết
lập ý tưởng này sớm hơn nhiều trong các thảo luận của họ về các sự khác biệt văn hóa giữa nhân dân Hy Lạp và nhân dân
Ba tư (Persian) và giữa nhân dân Athens và nhân dân Sparta, cho rằng các đức hạnh tương phản mà các xã hội này nhấn
mạnh giải thích các đặc trưng phân biệt của các chính thể của chúng. Như thế, sự thấu hiểu rằng các hệ thống chính trị phản
ánh các giá trị thịnh hành của các công chúng của chúng được nhận ra kể từ sự phân tích chính trị bắt đầu; sự xác đáng của
nó đã tiếp tục được các nhà khoa học chính trị hiện đại nhận ra, như Almond and Verba (1963), những người đã đưa nó vào
nghiên cứu kinh nghiệm. Tính bền bỉ của sự thấu hiểu này theo thời gian phản ánh sự thực rằng nó là một phần lâu dài của
thực tế.

157
họ, buộc các chế độ như vậy phải chịu các chi phí của “sự đàn áp khát vọng”
(Kuran, 1991), mà tăng lên khi công chúng đặt sự nhấn mạnh tăng lên đến các giá
trị tự-thể hiện. Các chi phí đàn áp gia tăng có khuynh hướng làm cho sự cai trị độc
đoán ngày càng ít hiệu quả, dẫn đến những căng thẳng trong elite và sự phát triển
của các nhóm bất đồng ý kiến và các phong trào chống chế độ (xem Welzel, 1999:
105–13; Paxton, 2002: 256–57). Tương tự, dân chủ tự do là không chắc được củng
cố hay hoạt động hiệu quả nếu nó tồn tại trong một nền văn hóa bị chi phối bởi các
giá trị sinh tồn, mà đặt tự do con người xuống dưới sự tuân thủ xã hội và quyền uy
nhà nước. Dưới các điều kiện như vậy, các nhà lãnh đạo có sức lôi cuốn thấy dễ
để kích những cảm nhận đe dọa giữa công chúng, để nuôi dưỡng các áp lực nhóm
xã hội, và để khuyến khích sự tuân thủ sự cai trị độc đoán – thậm chí đến điểm mà
nhân dân ủng hộ sự xóa bỏ các quyền tự do của chính họ.
Bằng chứng được thấy trong các Hình 7.1 và 7.2 có vẻ xác nhận các định đề
này: mức độ mà dân chủ hình thức hiện diện – và, thậm chí còn hơn thế, mức độ
mà dân chủ là hiệu quả – phần lớn phụ thuộc vào công chúng nhấn mạnh các giá trị
tự-thể hiện mạnh ra sao. Để là chính xác, ngang một mẫu của 73 xã hội từ các Khảo
sát Giá trị lần thứ hai đến thứ tư, biến thiên ngang-quốc gia trong các giá trị tự-thể
hiện giải thích 52 phần trăm của phương sai trong dân chủ hình thức và 80 phần
trăm của phương sai trong dân chủ hiệu quả. Vì trật tự thời gian của các biến liên
quan, với các giá trị tự-thể hiện được đo từ hai đến mười hai năm trước hai phiên
bản dân chủ, người ta sẽ cần bằng chứng thêm rất mạnh để diễn giải sự liên kết này
như phản ánh tác động nhân quả của dân chủ lên các giá trị.
Đối mặt với bằng chứng trong các Hình 7.1 và 7.2, thì một học giả được thuyết
phục rằng các định chế dân chủ gây ra các giá trị ủng hộ dân chủ có thể viện
dẫn đến các lý lẽ nào để bảo vệ lời xác nhận này? Một cách lập luận có thể cho
rằng hai hình này không kiểm soát cho sự thực rằng bản thân các giá trị tự-thể hiện
được định hình bởi sự tồn tại trước của dân chủ, cho nên tác động mà các giá trị này
có vẻ có lên dân chủ tiếp sau đơn giản phản ánh sự tự-tương quan của dân chủ
theo thời gian. Do đó, nếu người ta kiểm soát cho dân chủ trước, thì tác động của
các giá trị tự-thể hiện lên dân chủ tiếp sau sẽ biến mất (như chương tiếp theo chứng
minh, điều này không xảy ra).
Chúng tôi sử dụng các kỹ thuật định lượng để kiểm định các điều này và các diễn
giải thay thế khác trong Chương 8. Trong chương này, chúng tôi trình bày các lý lẽ
trọng yếu liên quan đến vì sao là có vẻ hợp lý hơn rằng hướng nhân quả chi phối
trong quan hệ giữa các giá trị con người và các định chế dân chủ chạy từ các giá
trị đến các định chế hơn là ngược lại.
Một cách để giải thích sự liên kết mạnh giữa các giá trị tự-thể hiện quần chúng và
các định chế dân chủ là để giả thiết rằng các giá trị ủng hộ dân chủ được gây ra
bởi sự hiện diện của dân chủ, nổi lên qua “thói quen” hay “sự học thể chế” từ
việc sống dưới các định chế dân chủ (Rustow, 1970; Muller and Seligson, 1994;
Jackman and Miller, 1998). Nói cách khác, dân chủ làm cho mọi người khoan dung,
tin cậy, và hạnh phúc và truyền các khát vọng hậu duy vật cho quyền tự do dân sự
và chính trị. Diễn giải này là hấp dẫn và gợi ý rằng chúng ta có một cách sửa nhanh
chóng cho hầu hết các vấn đề của thế giới: hãy chấp nhận một hiến pháp dân chủ và
sống hạnh phúc mãi mãi sau đó.
Đáng tiếc, kinh nghiệm của hầu hết nhà nước kế vị Soviet không ủng hộ diễn
giải này. Kể từ khi sự di chuyển đầy kịch tính của chúng sang dân chủ trong

158
1991, nhân dân của hầu hết các xã hội này đã không trở nên tin cậy hơn, khoan dung
hơn, hạnh phúc hơn, hay hậu-duy vật hơn (Inglehart and Baker, 2000). Như các
Hình 7.1 và 7.2 chứng minh, Nga ( Russia) và nhóm đông phương của các nước
nguyên-cộng sản (Albania, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bosnia-Herzegovina,
Bulgaria, Georgia, Macedonia, Moldova, Romania, Serbia-Montenegro, và
Ukraine) xếp hạng còn thấp về các giá trị tự-thể hiện hơn bất cứ nước Islamic nào
mà chúng tôi có dữ liệu, và thấp hơn các xã hội Islamic tiên tiến hơn như Thổ Nhĩ
Kỳ hay Iran rất nhiều. Điều này không đúng đồng đều về các nước nguyên-cộng
sản: một số của nhóm tây phương nguyên-cộng sản (nhất là Đông Đức, Cộng hòa
Czech, Slovakia, Croatia, và Slovenia) cho thấy sự nhấn mạnh tương đối mạnh
đến các giá trị tự-thể hiện – quả thực, hơi cao hơn công chúng của các nền dân
chủ được thiết lập sớm hơn như Bồ Đào Nha. Đấy là các xã hội thịnh vượng
trong đó sự chuyển đổi hậu-cộng sản đã diễn ra tương đối êm ả. Nhưng hầu như
tất cả các nhà nước kế vị Soviet cho thấy các mức thấp của sự nhấn mạnh đến các
giá trị tự-thể hiện hơn hầu hết các xã hội Islamic, bất chấp sự thực rằng các công
chúng của chúng sống dưới các định chế dân chủ mà thiếu vắng trong tất cả các
nước Islamic trừ Thổ Nhĩ Kỳ. Dân chủ có bén rễ hay không có vẻ phụ thuộc vào
cường độ của các giá trị tự-thể hiện hơn là vào thói quen đơn giản qua việc sống
dưới các định chế dân chủ rất nhiều. Mặc dù mức độ mà một văn hóa ủng hộ
dân chủ hiện diện hết sức thay đổi từ một xã hội sang xã hội khác, không vùng
văn hóa nào có vẻ được miễn khỏi các áp lực cho dân chủ. Bất chấp sự hiện diện
của “các giá trị Á châu,” hay một di sản văn hóa Islamic, sự nổi lên của xã hội hậu
công nghiệp là thuận lợi cho sự nhấn mạnh tăng lên đến sự tự-thể hiện, mà đến
lượt có vẻ mang lại các đòi hỏi quần chúng tăng lên cho dân chủ.
Ngay cả các định chế được thiết kế tốt nhất cần một văn hóa quần chúng. Các
định chế không thể hoạt động tốt trừ phi công chúng tiếp thu một bộ các chuẩn
mực nhất quán với các định chế này. Điều này là đặc biệt đúng về các định chế
dân chủ, mà phụ thuộc vào sự chấp nhận và sự ủng hộ của quần chúng. Quả
thực, các định chế dân chủ của một trong các nền dân chủ hiệu quả và ổn định
nhất thế giới, Đại Anh, tồn tại chỉ như một bộ các chuẩn mực phi chính thức, mà
không có một hiến pháp thành văn. Nếu người ta phải chọn giữa một hiến pháp
thành văn tuyệt vời mà không có sự chấp nhận của quần chúng và một bộ các chuẩn
mực dân chủ chẳng bao giờ được ban hành như các luật nhưng được nhân dân tiếp
thu sâu sắc, thì cái sau rõ ràng được ưa thích hơn. Các thực hành thật sự khác rất
nhiều với các chuẩn mực thể chế khi các giá trị thịnh hành của một xã hội mâu
thuẫn với chúng, làm cho chúng không xác đáng. Đấy là một trong các thấu hiểu
căn bản nhất của cách tiếp cận văn hóa chính trị: ta không thể cho rằng việc làm
cho dân chủ hoạt động đơn giản là một vấn đề của việc có các dàn xếp hiến
pháp đúng.

Các Tương phản có tính Minh họa

Xu hướng cho dân chủ đi cùng với các mức cao của sự phát triển kinh tế xã hội đã
trở thành một trong những liên kết thống kê được xác nhận tính hợp lệ rộng rãi
nhất trong các khoa học xã hội (xem Lipset, 1959a; L. Diamond, 1992; Boix and
Stokes, 2003). Tuy nhiên, các nhà phê bình khác nhau cho rằng luận đề hiện đại

159
hóa không đứng vững, chỉ ra các trường hợp lệch lạc để hỗ trợ cho lời xác nhận
của họ: thí dụ, thường được chỉ ra rằng Ấn Độ là một nền dân chủ mặc dù nó là một
xã hội thu nhập-thấp; và ngược lại, Singapore và các xã hội xuất khẩu dầu khác
nhau là giàu nhưng không phải dân chủ. Một sự xem xét kỹ hơn các trường hợp
này cho thấy rằng chúng không trái với lý thuyết hiện đại hóa.
Các nhà lý thuyết hiện đại hóa đã xem sự phát triển kinh tế xã hội như một hội
chứng rộng của những thay đổi trong các điều kiện sống của nhân dân, gồm giảm
nghèo, các mức giáo dục tăng lên, và sự đa dạng hóa của các quan hệ xã hội, tất cả
số đó có khuynh hướng làm cho người dân tự trị hơn trong các hoạt động hàng ngày
của họ. Các nước xuất khẩu dầu trở nên giàu qua các nền kinh tế thu tô (rent-
seeking) nơi của cải được tập trung cao độ vào tay của elite cai trị; quá trình này đã
không dính líu đến hiện đại hóa và đã không làm cho người dân tự trị hơn trong
việc định hình cuộc sống của họ. Sự chi phối của thu nhập dầu trong các xã hội
này đã không dẫn tới sự lên của sự tự trị cá nhân cho quần chúng; nó làm cho nhân
dân phụ thuộc hơn vào các độc quyền dầu nhà nước. Vì thế, các tác động giải phóng
mà hiện đại hóa tạo ra phần lớn là thiếu vắng trong các nước xuất khẩu dầu, chỉ
đóng góp yếu cho các giá trị giải phóng và các định chế dân chủ, mà chính xác là
cái lý thuyết hiện đại hóa gợi ý.
Singapore là một trường hợp có vẻ lệch lạc theo hướng khác. Trong bốn mươi
năm, nó có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới và đã nổi lên từ sự nghèo khó
để trở thành một xã hội thu nhập-cao. Không giống các nhà nước xuất khẩu dầu,
Singapore đã hiện đại hóa. Trong ngắn hạn, thành công kinh tế nổi bật của nó đã
giúp hợp pháp hóa các sự hạn chế của nó lên cạnh tranh chính trị. Nhưng trong dài
hạn nó đang tạo ra một hạ tầng cơ sở xã hội mà phải gây ra các đòi hỏi tăng lên cho
dân chủ. Singapore hiện thời được Freedom House phân loại như “tự do một
phần”. Chúng tôi tiên đoán rằng Singapore sẽ hoàn toàn chấp nhận dân chủ trong
vòng mười năm tiếp sau sự xuất bản của cuốn sách này.*
Ngược lại, Ấn Độ quả thực dân chủ một cách đáng chú ý cho mức phát triển của
nó, và một văn liệu dồi dào đã được dành cho việc giải thích vì sao một ngoại lệ nổi
bật như vậy đối với hình mẫu tổng thể: trong số sáu mươi tư xã hội mà World
Bank xác định như “thu nhập thấp,” chỉ hai nước, kể cả Ấn Độ, được Freedom
House xác định là “tự do”; ngược lại, trong số 51 xã hội “thu nhập-cao,” hầu như
tất cả đều là “tự do.” Ấn Độ minh họa sự thực rằng, mặc dù dân chủ hình thức là
có khả năng ở các mức phát triển cao hơn rất nhiều so với ở các mức thu nhập
thấp, mối quan hệ này mang tính xác suất, không phải tất định. Ngoài ra, mặc dù
Ấn Độ là một ngoại lệ nổi bật trong chừng mực nó là một nước nghèo với một hiến
pháp dân chủ hoạt động, đã có sự nghi ngờ liệu Ấn Độ có là một nền dân chủ tự
do đích thực mà các lãnh đạo của nó cho phép nhân dân thực hành hiệu quả các
quyền dân sự và chính trị mà hiến pháp về mặt lý thuyết trao cho họ (xem Heller,
2000). Thực ra, số điểm của Ấn Độ về dân chủ hiệu quả là ở khoảng nơi người ta

*
Lại lần nữa các tác giả hơi chủ quan khi nêu ra con số cụ thể trong tiên đoán của mình và chưa thật thấm tính xác suất của
các tiên đoán; 17 năm đã trôi qua từ năm xuất bản của cuốn sách (2005), sự tiên đoán với con số cụ thể (trong vòng 10
năm) không chính xác, nhưng về dài hạn chắc chắn các tác giả đúng; còn một quá trình nữa mà Welzel đã bổ sung kỹ trong
cuốn Tự do Đang lên (2013) của ông: các giá trị giải phóng (các giá trị tự-thể hiện) thúc đẩy các phong trào hoạt động xã hội
(chương 9 của cuốn sách này có đề cập đến như hành động tập thể) và chính các phong trào của quần chúng này mới là cái
trực tiếp gây ra áp lực đòi dân chủ và có lẽ Singapore chưa có các phong trào hoạt động xã hội đủ mạnh, và kết cục còn phụ
thuộc vào hoạt động của elite mà sự tiên đoán quá cụ thể như tiên đoán này đã không để ý tới, tuy các tác giả luôn nhấn
mạnh tính xác suất của tiên đoán (chú thích của người dịch).

160
kỳ vọng nó ở trên cơ sở của mức phát triển kinh tế của nó hay sự nhấn mạnh của
công chúng của nó lên các giá trị tự-thể hiện (xem Hình 7.2).
Sự thực rằng dân chủ đã không sống sót ở nước Đức Weimar, mặc dù nó là một
nước đã công nghiệp hóa cao, đôi khi cũng được nêu ra để bác luận đề hiện đại
hóa, nhưng lý lẽ này không xác đáng. Như một kết quả của siêu lạm phát của đầu
các năm 1920 và Đại Suy thoái của các năm 1930, Đức đã bị một tai họa kinh tế
gay gắt hơn hầu như bất kể nước khác nào trên thế giới (Vermeil, 1956: 120;
James, 1986: 311–28). Thất nghiệp đã gay gắt ở Hoa Kỳ lúc đó, nhưng chỉ lan rộng
một nửa như ở Đức, nơi nó bị làm cho trầm trọng thêm bởi một siêu lạm phát
mà đã xóa sạch các khoản dành dụm suốt đời của hầu như toàn bộ giai cấp
trung lưu. Thảm họa kinh tế, không phải sự thịnh vượng kinh tế, đã dẫn tới sự sụp
đổ dân chủ ở nước Đức Weimar (James, 1986: 45–48; Lieberman, 1998: 184–94).
Dưới các áp lực sinh tồn gay gắt, các giá trị ủng hộ dân chủ mà nhấn mạnh sự
tự-thể hiện con người không thể bén rễ. Sự không an toàn sinh tồn là thuận lợi cho
sự nhấn mạnh đến các giá trị sinh tồn, dẫn mọi người tìm kiếm sự bảo vệ được
đưa ra bởi các nhà lãnh đạo mạnh, quyền uy cứng nhắc, và kỷ luật nhóm. Việc này
làm tăng sự hấp dẫn của những kẻ cực đoan có sức thu hút lợi dụng các cảm giác lo
âu và các mối đe dọa từ các kẻ thù nước ngoài hay trong nước. Nước Đức Weimar
đã kế thừa một văn hóa độc đoán từ xã hội bị quân phiệt Phổ chi phối tồn tại trước
Chiến tranh Thế giới I. Sự thịnh vượng kinh tế dài hạn có thể đã nuôi dưỡng một
cảm giác về an toàn sinh tồn và sự tự trị con người, từ đó các giá trị ủng hộ dân chủ
đã có thể được phát triển, nhưng đáng tiếc các sự kiện đã di chuyển chính xác theo
hướng ngược lại. Các cuộc khủng hoảng kinh tế thường tái diễn đã củng cố văn hóa
độc đoán truyền thống của nước Đức, cản trở sự nổi lên của các giá trị giải phóng
(Conradt, 1980; Dalton, 1988: 3–6). Do đó, Weimar đã là một “nền dân chủ mà
không có các nhà dân chủ” (Bracher, 1971 [1955]).
Các hình mẫu văn hóa có thể thay đổi, như được minh họa bởi các kết cục
tương phản của hai sự thử của nước Đức để thiết lập nền dân chủ, sau Chiến
tranh Thế giới I và sau Chiến tranh Thế giới II. Dân chủ không phải đã thất bại
trong nước Đức Weimar đơn giản bởi vì các định chế được thiết kế tồi. Rào cản
5 phần trăm cho sự đại diện quốc hội và chức tổng thống yếu hơn được chấp nhận
sau Chiến tranh Thế giới II đã là các ý tưởng tốt, nhưng các nhân tố hiến pháp như
các nhân tố này đã không phải là cái quyết định sự thất bại của dân chủ ở Cộng hòa
Weimar và sự nổi lên thành công của nền dân chủ ổn định dưới Cộng hòa Bonn.
Nếu Weimar có được phép màu kinh tế như Bonn đã có, Hitler hầu như chắc chắn
không lên nắm quyền: ngay cả sự thịnh vượng hạn chế của cuối các năm 1920 đã
hầu như loại bỏ Đảng Nazi như một đối thủ nghiêm túc, nhưng Đại Suy thoái đã
đưa nó lại với một sự báo thù. Ngược lại, nếu giả như Bonn đã chịu đựng Đại Suy
thoái, không chắc có khả năng rằng sự dịch chuyển từ từ nhưng đều đặn giữa thế hệ
tới một văn hóa chính trị dân chủ đã xảy ra, như đã được chứng minh bằng tư liệu
trong văn liệu (Boynton and Loewenberg, 1973; K. Baker et al., 1981). Bằng
chứng kinh nghiệm gợi ý rằng một thời kỳ thịnh vượng kinh tế kéo dài là cần nhằm
để tạo ra cảm giác an toàn sinh tồn và sự tự trị từ đó các giá trị tự-thể hiện nảy sinh.
Đáng tiếc, các sự kiện đã chuyển động chính xác theo hướng ngược lại trong
thời Weimar, cho các nhà lãnh đạo cực đoan một cơ hội để kích sự bài ngoại và các
cảm giác chống dân chủ mà đã giúp Hitler cướp quyền lực trong năm 1933.
Theo cùng cách, nền dân chủ hậu chiến của Đức đã thành công không đơn giản

161
bởi vì nó đã có một hiến pháp được thiết kế tốt. Bonn đã bắt đầu với các điều kiện
tốt hơn bởi vì hệ thống Nazi đã lên đỉnh điểm trong thảm họa rõ ràng mà làm chủ
nghĩa phát xít mất uy tín; và thành tích ảm đạm của chủ nghĩa xã hội kiểu-Soviet ở
Đông Đức đã giúp làm mất uy tín của lựa chọn thay thế độc đoán chính khác.
Nhưng một mình điều này đã không tạo ra các giá trị giải phóng cung cấp sự
ủng hộ nội tại cho dân chủ. Hoàn toàn ngược lại, ban đầu Bonn đã có một văn hóa
phản dân chủ giống văn hóa của Weimar (xem Almond and Verba, 1963; Conradt,
1980; Dalton, 1988: 8). Nhân tố then chốt cần để biến đổi văn hóa độc đoán này
thành một văn hóa dân chủ đã là một giai đoạn kéo dài của sự thịnh vượng kinh tế
mà tạo ra một cảm giác an toàn sinh tồn và sự tự trị con người. Sự tương phản là
nổi bật: trong chế độ Weimar, các tai họa kinh tế tái diễn đã cản trở các cố gắng
để phát triển một văn hóa dân chủ; trong chế độ Bonn, tăng trưởng kinh tế bền
vững đã dẫn đến một sự biến đổi dân chủ.
Trong việc so sánh Weimar và Bonn, các sự khác biệt về các điều kiện sinh tồn là
căn bản hơn các sự khác biệt về các chi tiết hiến pháp. Hiến pháp Weimar được
xem là một tấm gương về thiết kế hiến pháp thời đó. Dân chủ chắc chắn đã sống
sót trong một nước Đức sau-1945 được trang bị với hiến pháp Weimar – và Cộng
hòa Weimar có lẽ đã sụp đổ ngay cả với hiến pháp Bonn.
Các trường hợp tương phản này minh họa một trình tự trong đó các ràng buộc
sinh tồn nuôi dưỡng một văn hóa về sự kiểm soát xã hội và chủ nghĩa tuân thủ công
dân, bị chi phối bởi các giá trị sinh tồn. Một tình hình như vậy không loại trừ sự nổi
lên của dân chủ tự do, như thí dụ Ấn Độ cho thấy, nhưng nó làm cho nó ít có khả
năng hơn nhiều. Mọi người bị cuốn hút vào chỉ sự sống sót thân thể có khuynh
hướng đặt ít sự nhấn mạnh lên sự giải phóng con người, cho nên họ sẵn sàng hơn
để chấp nhận – và đôi khi thậm chí đòi hỏi – các sự hạn chế về các quyền tự do
dân sự và chính trị xác định dân chủ. Ngược lại, sự phát triển kinh tế xã hội làm
giảm các ràng buộc sinh tồn lên sự tự trị con người bằng việc làm tăng các nguồn
lực kinh tế, nhận thức, và xã hội của mọi người. Việc này có khuynh hướng được
phản ánh trong một văn hóa tự-thể hiện mà xem dân chủ như hình thức chính phủ
phù hợp nhất để tối đa hóa sự lựa chọn tự trị.
Putnam (1993) trình bày bằng chứng lý thú về các nhân tố văn hóa ảnh hưởng
thế nào đến các định chế dân chủ. Miền bắc và miền nam Italy sống dưới cùng
các định chế chính trị, nhưng các định chế này hoạt động hiệu quả ở miền bắc
Italy hơn ở miền nam Italy rất nhiều – phản ánh văn hóa công dân bén rễ sâu hơn
của miền bắc thương mại, đô thị hơn. Các nhà xã hội học sớm, như Émile
Durkheim (1988 [1893]), Ferdinand Tönnies (1955 [1887]), và Georg Simmel
(1984 [1908]), đã chỉ ra rằng các xã hội đô thị dựa vào thị trường đa dạng hóa các
giao dịch con người, mở rộng sự trao đổi giữa cá nhân vượt quá các mối ràng
buộc thân mật, và nâng cao tầm quan trọng của các quan hệ hợp đồng đối lại các
quan hệ bảo trợ chủ nghĩa (clientelistic) (xem cả Granovetter, 1973; Coleman,
1990). Các quan hệ hợp đồng phần lớn là quan hệ ngang. Chúng cắt qua các
mối ràng buộc dọc bảo trợ chủ nghĩa và bắc cầu các nhóm xã hội; chúng làm
giảm sự phơi ra của một cá nhân với áp lực tuân thủ của các nhóm gắn kết-mật thiết;
chúng hạ thấp sự phụ thuộc của một cá nhân vào uy quyền bên ngoài và, bằng việc
làm thế, làm giảm các ràng buộc xã hội lên sự tự trị con người và sự lựa chọn. Các
xu hướng này, đến lượt, có khuynh hướng thúc đẩy sự tự trọng cá nhân, sự tin
cậy tổng quát giữa cá nhân, và các đức hạnh công dân khác thuận lợi cho dân chủ

162
(Dahl, 1973: 33–47). Các đặc điểm này của một xã hội ngang giai cấp trung lưu liên
kết với các nguồn lực được phân tán rộng hơn và có khuynh hướng tạo ra một loại
bắc cầu của vốn xã hội liên kết với các giá trị tự-thể hiện.
Miền nam Italy, ngược lại, đã không phải là một xã hội giai cấp trung lưu
dựa vào thị trường. Ngay cả ngày nay, phần lớn miền nam Italy cho thấy nhiều
đặc tính của một xã hội bị chi phối bởi các quan hệ kẻ bảo trợ-người được bảo trợ
có tính thứ bậc, với các cấu trúc băng đảng giống mafia. Các cấu trúc này liên kết
với các nguồn lực khan hiếm, áp đặt các ràng buộc cứng nhắc lên sự tự trị con
người, ép mọi người vào các mạng lưới gắn kết chặt chẽ được thắt chặt bởi kỷ
luận nhóm nghiêm ngặt và được cai quản bởi các hình mẫu quyền lực cứng nhắc.
Như Banfield (1958) lý lẽ, sự hoạt động của các xã hội dọc như vậy làm xói mòn
các đức hạnh công dân, nuôi dưỡng “chủ nghĩa gia đình phi đạo đức.” Các ràng
buộc sinh tồn lên sự tự trị con người được phản ánh trong sự nhấn mạnh đến các giá
trị sinh tồn tuân thủ chủ nghĩa. Sự bất an sinh tồn gây ra các cảm gác đe dọa, dẫn
mọi người có đầu óc đóng, với sự khoan dung thấp và ít sự tin cậy những người
ngoài (Rokeach, 1960); dưới các điều kiện như vậy, mọi người tìm kiếm trật tự, kỷ
luật, và quyền uy mạnh (xem Lerner, 1958; Inkeles and Smith, 1974).
Các chính quyền địa phương Italia được dựng lên trong các năm 1970 đã hoạt
động hiệu quả ở miền bắc Italy hơn ở miền nam Italy rất nhiều. Sự tương phản này
không phản ánh các sự khác biệt thể chế bởi vì chính xác cùng các định chế được
chấp nhận khắp Italy cùng một lúc. Thành tích tương phản nhau của các định chế
này phản ánh các sự khác biệt văn hóa khu vực mà có thể được truy vết về các ràng
buộc sinh tồn khác nhau lên sự tự trị con người, mà dựa vào các điều kiện kinh tế
xã hội khác nhau cơ bản.
Sự diễn giải này ở mức độ nào đó đã được các phiên bản sớm hơn của lý thuyết
hiện đại hóa báo trước. Khi Lerner (1958), Lipset (1959a), Dahl (1973: 79), và
Huntington (1991: 69) thử giải thích vì sao sự phát triển kinh tế là thuận lợi cho
dân chủ, mỗi người trong số họ nhắc đến vai trò trung gian của các giá trị quần
chúng: sự phát triển kinh tế xã hội là thuận lợi cho dân chủ bởi vì nó có khuynh
hướng định hình các giá trị quần chúng theo những cách làm cho chúng ít tương
thích hơn với chế độ chuyên quyền và hữu dụng hơn cho dân chủ. Không ai trong
các tác giả sớm hơn này đã theo đuổi lý lẽ này thêm nữa bởi vì khi họ viết, dữ liệu
khảo sát từ một dải rộng của các xã hội đã không sẵn có để cho phép họ kiểm định
luận đề này, nhưng logic của lý lẽ này mạnh đến mức nó đã được trình bày rõ lặp đi
lặp lại.
Rõ ràng, việc trở nên giàu không tự nó tạo ra nền dân chủ. Nếu giả như nó đã,
Kuwait sẽ là một nền dân chủ được thiết lập từ lâu. Phải có cơ chế trung gian
nào đó, như sự thay đổi văn hóa. Logic của lý lẽ này là khi mọi người nổi lên từ
cuộc vật lộn vì sự tồn tại đơn thuần, họ trở nên ngày càng độc lập về mặt kinh tế,
nhận thức, và xã hội. Việc này làm tăng cảm giác của mọi người về sự tự trị,
dẫn họ tới để đặt sự nhấn mạnh tăng lên đến quyền tự do lựa chọn và cuối cùng để
đòi hỏi các quyền tự do dân sự và chính trị tạo thành dân chủ – cho dù cho đến nay
mọi người không có kinh nghiệm nào với dân chủ. Sự phát triển kinh tế xã hội mở
rộng vốn tiết mục của các hành động có thể của mọi người, trao ưu tiên cao hơn cho
các giá trị tự-thể hiện. Các giá trị tự-thể hiện tăng lên đặt các định chế dưới áp lực
tăng lên để cung cấp quyền tự do lựa chọn, làm xói mòn tính chính đáng của sự
cai trị độc đoán.

163
Sự liên kết giữa sự phát triển kinh tế xã hội, các giá trị tự-thể hiện tăng lên, và sự
thi hành các quyền tự do dân sự và chính trị có thể được thấy giữa các cá nhân.
Nghiên cứu khảo sát đã lặp đi lặp lại cho thấy rằng thu nhập cao hơn và giáo dục
chắc có khả năng nhất để nhấn mạnh sự tự-thể hiện chính trị và có khuynh
hướng nhất để thực hành các quyền tự do của họ qua sự tham gia chính trị
(Inglehart, 1977; Verba, Nie, and Kim, 1978; Barnes, Kaase, et al. 1979; Brint,
1984; Scarbrough, 1995; Nevitte, 1996; Dalton, 2001; Welzel, 2002; Norris,
2002). Như Verba et al. (1978: 73) lưu ý: “Trong tất cả các quốc gia, nhân dân có
khuynh hướng biến đổi các nguồn lực kinh tế xã hội thành sự tham gia.” Sự liên
kết này giữa các nguồn lực kinh tế xã hội, các giá trị tự-thể hiện, và sự thực hành
các quyền tự do dân chủ không chỉ hiện diện ở mức cá nhân. Nó cũng tồn tại ở mức
xã hội nữa, như các Bảng 7.1 v à 7.2 chứng minh: trong các xã hội nơi mọi người
có nhiều nguồn lực kinh tế xã hội hơn, các giá trị tự-thể hiện là phổ biến hơn các xã
hội nơi mọi người có ít nguồn lực hơn. Và trong các xã hội trong đó các giá trị tự-
thể hiện phổ biến hơn, các quyền tự do dân sự và chính trị được thể chế hóa
mạnh hơn và các quyền tự do này được các elite tôn trọng đích thực hơn. Sự
nhấn mạnh tăng lên đến các giá trị tự-thể hiện ngụ ý một sự dịch chuyển của tính
chính đáng từ các chế độ độc đoán sang các chế độ dân chủ bởi vì chỉ các nền dân
chủ cung cấp quyền tự do mà các giá trị tự-thể hiện đòi hỏi. Như thế, sự dịch
chuyển từ các giá trị sinh tồn sang các giá trị tự-thể hiện ủng hộ dân chủ.

Chủ nghĩa Địa phương Hẹp hòi Chú tâm đến Elite và Chú tâm đến Định chế

Sự liên kết giữa sự phát triển kinh tế xã hội, các giá trị tự-thể hiện tăng lên, và các
định chế dân chủ là căn bản. Không nhận ra sự liên kết này, thì không thể hiểu
sự nổi lên và sự củng cố của dân chủ. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu làn Sóng dân
chủ hóa thứ Ba đã không chỉ bỏ qua sự liên kết này mà khăng khăng rằng sự nổi lên
của các nền dân chủ không liên kết với các lực xã hội rộng hơn, như sự phát triển
kinh tế xã hội hay các giá trị tự-thể hiện tăng lên. Xu hướng này được minh họa
bởi Karl and Schmitter (1991: 270), những người cho rằng “Việc tìm kiếm các
nguyên nhân của dân chủ, từ các sự liên kết xác suất với các nhân tố kinh tế, xã hội,
văn hóa, tâm lý hay quốc tế cho đến nay đã không mang lại bất kể quy luật chung
nào của dân chủ hóa, nó cũng không chắc có khả năng làm vậy trong tương lai
gần, bất chấp sự tăng nhanh gần đây của các trường hợp.” Lời xác nhận này rõ ràng
là sai, như chương tiếp theo sẽ cho thấy. Những người chủ trương của nó và nhiều
người khác (xem O’Donnell and Schmitter, 1986; DiPalma, 1990; Marks, 1992;
Przeworski, 1992; Casper and Taylor, 1996) tự cho là đã khắc phục chủ nghĩa tất
định xã hội mà họ thấy trong lý thuyết hiện đại hóa, nhưng họ đã thay nó bằng cái
gì đó có vấn đề ngang thế: chủ nghĩa tất định lấy elite-làm trung tâm hay lấy định
chế-làm trung tâm (cho một phê phán, xem Foweraker and Landman, 1997;
Gasiorowski and Power, 1998).
Chủ nghĩa tất định lấy elite-làm trung tâm ngụ ý rằng sự nổi lên và sự sống sót
của các định chế chính trị được xác định bởi hành vi của các elite, đặc biệt các
lựa chọn thể chế của họ: “Nếu các lãnh đạo chính trị … được hiểu là các nhà sáng
lập của nền dân chủ, thì họ cũng hoạt động, sau sự đột phá ban đầu đó, như những
người duy trì nó hay những người làm xói mòn nó” (Bunce, 2000: 709). Lời

164
xác nhận này cho rằng những người nắm quyền lực là độc lập với các giá trị và các
niềm tin của dân cư mà họ cai trị (xem cả Higley and Burton, 1989; Higley and
Gunther, 1992). Theo quan điểm này, hành vi elite là tự trị với các ảnh hưởng quần
chúng. Mỉa mai thay, điều này cho rằng các sở thích quần chúng thực sự là không
quan trọng trong nền dân chủ – khi toàn bộ vấn đề của dân chủ là chúng là quan
trọng. Tương tự, chủ nghĩa tất định lấy định chế-làm trung tâm cho rằng sự thất
bại và thành công của các nền dân chủ phụ thuộc vào sự ban hành các dàn xếp
thể chế phù hợp hơn là vào các lực xã hội rộng hơn (xem Mainwaring, O’Donnell,
and Valenzuela, 1992; Linz and Valenzuela, 1994; Lijphart and Waisman, 1996).
Các giải thích tinh hoa chủ nghĩa và thể chế chủ nghĩa này xem dân chủ hiệu quả
như một vấn đề của việc ban hành các dàn xếp thể chế đúng bởi các elite được khai
sáng. Công chúng bị giảm thành một đám khán giả thụ động.
Những người chủ trương các cách tiếp cận này cho rằng các định chế dân chủ
hoạt động tốt là một điều kiện trước hơn là một hệ quả của một văn hóa quần chúng
ủng hộ dân chủ (Muller and Seligson, 1994; Jackman and Miller, 1998; Seligson,
2002). Rustow (1970), chẳng hạn, cho rằng một văn hóa công dân ủng hộ dân chủ
không thể nổi lên trong một hệ thống không dân chủ; khi một văn hóa dân chủ quần
chúng nổi lên, nó nảy sinh từ “sự làm quen” với các định chế dân chủ đã được
xác lập trước. Sự làm quen chỉ có thể xảy ra nếu các dàn xếp định chế phù hợp
được ban hành, sao cho các cuộc bầu cử, sự hình thành chính phủ, và sự làm luật
hoạt động không có ma sát. Mọi người sau đó sẽ học để đánh giá cao các định chế
này và tiếp thu các chuẩn mực của chúng: dân chủ hiệu quả chủ yếu là vấn đề của
sự dàn xếp thể chế.
Tương tự, trong một phê bình của Putnam (1993) và Inglehart (1997), Jackman
and Miller (1998: 53–57) cho rằng một văn hóa công dân ủng hộ dân chủ là “nội
sinh” đối với các định chế dân chủ hoạt động tốt: một văn hóa quần chúng mà
ủng hộ dân chủ được tạo ra bởi các định chế dân chủ hoạt động tốt. Sự phát triển
kinh tế có thể giúp tạo ra các giá trị ủng hộ dân chủ, nhưng chỉ nếu các định chế
đã có rồi. Theo lý lẽ này, các giá trị quần chúng ủng hộ dân chủ chỉ có thể nổi lên
trong các xã hội có các định chế dân chủ: nó loại trừ khả năng rằng các giá trị
dân chủ quần chúng có thể nổi lên bên trong các xã hội độc đoán.
Giả thiết này là sai rõ ràng. Nó bị phủ định bởi sự thực rằng trong lịch sử hiện đại
các đòi hỏi cho sự tự-thể hiện chính trị, sự đại diện, và quyền đi bàu đã nảy sinh
trước khi nền dân chủ hiện đại được thiết lập trong sự đáp lại các nguồn lực kinh tế
xã hội tăng lên làm cho mọi người độc lập hơn về mặt kinh tế, nhận thức, và xã hội
(Markoff, 1996). Sự ủng hộ quần chúng cho dân chủ đã không nảy sinh từ nền dân
chủ có trước – nó đã dẫn tới dân chủ. Chính nguồn gốc của dân chủ đã là sự kháng
cự công chúng đối với chế độ chuyên quyền (Finer, 1999). Sự đại diện và quyền
đi bàu đã tiến hóa qua các cuộc cách mạng tự do của các thế kỷ thứ mười bảy
và mười tám. Các cuộc cách mạng này được lãnh đạo bởi các nhóm xã hội tự trị:
các giai cấp trung lưu thương mại của các nông dân và các nhà buôn tự do. Các
nhóm này được thúc đẩy bởi các giá trị giải phóng và cho rằng sự độc lập sống
còn của họ là một vấn đề của các quyền “tự nhiên” – các quyền phải được bảo vệ
chống lại các mưu toan của các nhà chức trách trung ương muốn áp đặt thuế lên
người dân mà không có sự đồng ý của họ: “không có sự đánh thuế mà không có sự
đại diện,” như nó được gọi tại Tiệc Trà (Tea Party) Boston trong năm 1773 (xem
Downing, 1992; Tilly, 1997).

165
Hơn nữa, như chương tiếp theo chứng minh, một sự dịch chuyển thế hệ tới sự
nhấn mạnh tăng lên của quần chúng đến các giá trị tự-thể hiện đã nảy sinh bên
trong các xã hội độc đoán, từ Ba Lan đến Đài Loan, và đã dẫn đến các đòi hỏi quần
chúng cho dân chủ trước khi các định chế dân chủ được chấp nhận. Cả sự sáng
chế lịch sử của dân chủ hiện đại và sự lan ra gần đây của nó có các gốc rễ
giải phóng, liên kết với các cuộc cách mạng tự do của thế kỷ thứ mười tám
và các phong trào giải phóng của làn Sóng thứ Ba (Markoff, 1996). Bản chất
thật sự của dân chủ là cái nó phản ánh sức mạnh của nhân dân và không đơn giản là
các lựa chọn định chế của các elite được khai sáng (Foweraker and Landman,
1997). Hầu hết các quá trình dân chủ hóa trong lịch sử đã thành công bởi vì
chúng được ủng hộ bởi các phong trào giải phóng có cơ sở-quần chúng và các cuộc
vận động quyền tự do. Dân chủ hóa thu hút những người bình thường bởi vì nó
trao quyền cho họ với các quyền tự do dân sự và chính trị. Mục tiêu này là quan
trọng nhất cho những người được thúc đẩy bởi các giá trị giải phóng nhấn mạnh sự
tự-thể hiện con người. Các giá trị tự-thể hiện đến lượt nổi lên một cách tự nhiên khi
các ràng buộc sinh tồn giảm đi nuôi dưỡng một cảm giác về sự tự trị con người. Quá
trình này có thể và có xảy ra ngay cả trong các hệ thống độc đoán. Và nó làm cho
mọi người ủng hộ chính ý tưởng về dân chủ, cho dù họ không có kinh nghiệm nào
với sự thực hành dân chủ.
Trong một số trường hợp, các định chế dân chủ được lắp đặt như kết quả của
các cuộc chiến tranh và không phải của hiện đại hóa. Tại nước Đức Weimar,
nước Đức sau chiến tranh, Italy sau chiến tranh, và Nhật Bản sau chiến tranh, các
định chế dân chủ được áp đặt lên dân cư bởi các quân đội nước ngoài. Nhưng
chẳng nước nào trong các nước này “đã chỉ chấp nhận” các nền dân chủ sau chiến
tranh trở thành một nền dân chủ hiệu quả trừ phi công chúng bắt đầu ủng hộ nó
thật sự bởi vì các giá trị tăng lên nhấn mạnh sự tự-thể hiện con người.
Dân chủ hóa được áp đặt từ bên ngoài đã không là điển hình của làn Sóng
thứ Ba (nó cũng đã chẳng là điển hình của sự sáng chế ra dân chủ). Trừ
Grenada ra, tất cả các trường hợp của làn Sóng Dân chủ hóa thứ Ba được đẩy
bởi các lực giải phóng bên trong các xã hội. Như chúng tôi sẽ chứng minh, các
giá trị tự-thể hiện quần chúng đã thúc đẩy các lực giải phóng này. Điều này cho
phép hai giả thuyết. Thứ nhất, các giá trị tự-thể hiện tăng lên tạo thuận lợi cho sự
chấp nhận dân chủ, nếu sự chuyển đổi được lãnh đạo bởi các lực lượng bên trong
hơn là bị áp đặt từ bên ngoài. Thứ hai, bất chấp dân chủ nổi lên theo cách nào, các
giá trị tự-thể hiện tăng lên là cần thiết để biến các định chế dân chủ mới thành
một nền dân chủ hiệu quả đích thực. Dân chủ hình thức có thể đươc áp đặt ngay
cả khi các giá trị tự-thể hiện là không phổ biến (mặc dù điều này chắc không có
khả năng); nhưng trừ phi các giá trị quần chúng nhấn mạnh sự tự-thể hiện con
người là phổ biến, dân chủ hiệu quả đích thực là hầu như không thể để nổi lên, như
chúng tôi sẽ chứng minh.
Các làn sóng dân chủ hóa lớn phản ánh các cơ chế hùng mạnh của sự khuếch
tán chuyển đổi (Huntington, 1991). Điều này là đặc biệt rõ khi dân chủ lan ra từ
nước này sau nước khác trong làn Sóng dân chủ hóa thứ Ba ở Mỹ Latin, Đông Á, và
Đông Âu trong các năm 1980 và các năm 1990 (Starr, 1991; L. Diamond, 1993a).
Sự lan ra gần đây của dân chủ rõ ràng được tạo thuận lợi bởi sự thực rằng một mô
hình hoạt động thành công đã có rồi, và người ta đã không phải sáng chế ra dân
chủ một lần nữa. Nhưng sự khuếch tán đã không lan ra đồng đều khắp thế giới.

166
Một số xã hội đã dễ dàng chấp nhận hơn các xã hội khác rất nhiều, mà phần lớn
được xác định bởi các nhân tố bên trong, như sự hiện diện của các lực lượng xã
hội nhấn mạnh sự tự-thể hiện con người. Gần như tất cả các xã hội thu nhập-cao
(trừ các nước giàu xuất khẩu dầu) đã là dân chủ rồi vào năm 1989, như thế hầu
hết các nền dân chủ nổi lên kể từ đó đã là các xã hội thu nhập trung bình, như
được World Bank xác định. Hầu như chẳng nền dân chủ mới nào đã nổi lên trong
các xã hội thu nhập-thấp (cho dù người ta có tính Nepal và Mông Cổ như các nền
dân chủ). Tương tự, bên trong cái một thời là Nam Tư, Slovenia đã chấp nhận các
định chế dân chủ sớm hơn và suôn sẻ hơn Croatia, trong khi Croatia đã làm
thế sớm hơn và trong một chừng mực lớn hơn Serbia – phản ánh các mức phát
triển kinh tế khác nhau của chúng và sự thiếp thu dân chủ khác nhau của chúng.
Như chúng tôi sẽ chứng minh, cường độ của các giá trị tự-thể hiện đóng một vai
trò lớn trong việc định hình sự dễ tiếp thu dân chủ của một xã hội.

Hiện đại hóa và Thay đổi Chế độ

Luận đề rằng sự phát triển kinh tế xã hội là thuận lợi cho dân chủ đã là một lời xác
nhận được củng cố của lý thuyết hiện đại hóa: “một quốc gia càng sung túc, cơ hội
rằng nó duy trì dân chủ càng tốt” (Lipset, 1959a: 32). Cho đến nay, tuy vậy, chỉ
vài nghiên cứu định lượng đã xử lý tác động của sự phát triển kinh tế xã hội lên
các chuyển đổi sang dân chủ (xem Hannan and Carroll, 1981; Burkhart and
Lewis-Beck, 1994; Muller and Seligson, 1994; Inglehart, 1997: ch. 6; Przeworski
and Limongi, 1997; Welzel and Inglehart, 2001; Welzel, 2002). Hầu hết các
nghiên cứu định lượng phân tích các mức dân chủ tại một thời gian cho trước hay số
năm dưới sự cai trị dân chủ.7 Các thiết kế giải tích này khiến nó không chắc chắn
liệu sự phát triển kinh tế xã hội chỉ duy trì các nền dân chủ hiện tồn hay liệu nó cũng
thúc đẩy sự nổi lên của của các nền dân chủ mới.
Nhận ra sự khác biệt này, Przeworski and Limongi (1997) tập trung vào sự nổi
lên của các nền dân chủ. Sử dụng một mẫu toàn cầu, họ đã phân loại các chế độ
chính trị như hoặc dân chủ hay chuyên chế và sau đó đã nhận diện tất cả các trường
hợp thay đổi chế độ từ chế độ chuyên quyền sang dân chủ giữa 1950 và 1990.
Kết luận chính của họ là sự phát triển kinh tế xã hội có thể là thuận lợi cho sự sống
sót của các nền dân chủ hiện tồn nhưng không cho sự thiết lập của các nền dân chủ
mới (pp. 176–77). Các tác giả cho rằng phát hiện này làm mất hiệu lực lý thuyết
hiện đại hóa, xác nhận cách tiếp cận lấy-elite-làm trung tâm của O’Donnell and
Schmitter (1986) theo đó dân chủ hóa là “một kết cục của các hành động,
không chỉ các điều kiện” (p. 176).
Để đạt kết luận này, Przeworski và Limongi so sánh các thay đổi chế độ từ chế
độ chuyên quyền sang dân chủ ngang bảy hạng thu nhập trên đầu người. Họ
tìm thấy rằng các chế độ chuyên chế trong hạng giàu nhất của các nước không
chắc có khả năng để chuyển sang dân chủ hơn các chế độ chuyên chế trong các
nước nghèo hơn (p. 160) – mà họ diễn giải như sự bác bỏ lời xác nhận rằng sự phát
triển kinh tế xã hội là thuận lợi cho các chuyển đổi sang dân chủ.

7
Các nghiên cứu gần đây hơn gồm Arat (1991), Hadenius (1992), Helliwell (1993), Lipset et al. (1993), Burkhart and
Lewis-Beck (1994), Barro (1997), Vanhanen (1997), Gasiorowski and Power (1998), và Boix and Stokes (2003).

167
Kết luận này là sai. Nó bỏ qua các sự khác biệt khổng lồ về tính ổn định chế độ
giữa các nước giàu và nghèo. Các nước nghèo có khuynh hướng không ổn định
hơn các nước giàu rất nhiều, cho nên chúng có nhiều hơn nhiều sự thay đổi chế
độ theo cả hai hướng. Các nước nghèo cho thấy các số tương đối lớn về sự dịch
chuyển tới dân chủ đơn giản bởi vì chúng là không ổn định, nhưng các thay đổi này
bị bù nhiều hơn bởi các số còn lớn hơn của các sự dịch chuyển rời xa khỏi dân chủ.
Là cốt yếu để đo mức độ mà các sự thay đổi chế độ theo một hướng bị bù bởi các
thay đổi theo hướng ngược lại, nhằm để đạt bất kể kết luận có ý nghĩa nào về tác
động của sự phát triển kinh tế lên quá trình dân chủ hóa. Câu hỏi xác đáng là
liệu sự phát triển kinh tế có tạo ra nhiều sự thay đổi tới dân chủ hơn là tới chế độ
chuyên quyền hay không. Lý thuyết hiện đại hóa ngụ ý rằng sự phát triển kinh
tế làm chính xác điều này.
Tỷ lệ Thay đổi sang Dân chủ vs. Thay đổi sang chế độ Chuyên quyền (195-1990)

Thu nhập trên đầu người USD

HÌNH 7.3. Cán cân của sự thay đổi chế độ dọc theo các nhóm thu nhập.

Sử dụng dữ liệu của chính Przeworski và Limongi (p. 162, bảng 2), chúng tôi
tính cán cân giữa các sự dịch chuyển tới dân chủ và các sự dịch chuyển tới chế độ
chuyên quyền – chia số thay đổi tới dân chủ cho số thay đổi tới chế độ chuyên
quyền. Tỷ số này càng cao, các sự dịch chuyển tới dân chủ càng có nhiều tác dụng
hơn các sự dịch chuyển tới chế độ chuyên quyền. Chúng tôi tính tỷ lệ này cho
mỗi trong bảy nhóm thu nhập của Przeworski và Limongi. Các kết quả của bài
tập này tạo ra một bức tranh hoàn toàn khác với bức tranh họ trình bày.

168
Hình 7.3 chứng minh rằng cán cân của các sự thay đổi chế độ dịch chuyển
mạnh và đơn điệu thuận lợi cho dân chủ khi thu nhập tăng lên. Trong các nước với
thu nhập trên đầu người ít hơn 1.000$, các sự thay đổi tới dân chủ nổi lên chỉ một-
phần mười thường xuyên như các thay đổi tới chế độ chuyên quyền. Nhưng
trong các nước với thu nhập trên đầu người lớn hơn 7.000$, các sự thay đổi tới
dân chủ xảy ra hai mươi tám lần thường xuyên như các thay đổi tới chế độ chuyên
quyền. Mỗi đơn vị 1.000$ thu nhập trên đầu người đại thể làm tăng gấp đôi tỷ
lệ của các thay đổi tới dân chủ, trong quan hệ với các thay đổi theo hướng ngược lại.
Như thế, với các mức thu nhập tăng lên, sự lựa chọn chế độ ngày càng ủng hộ dân
chủ.
Việc tính đến cán cân thay đổi chế độ đảo ngược các kết luận của Przeworski và
Limongi: sự phát triển kinh tế xã hội có đóng góp cho sự nổi lên của dân chủ và
nó làm vậy một cách đầy kịch tính. Sự phát triển kinh tế xã hội là một lực tiến
hóa hoạt động trên quá trình chọn chế độ, đưa vào một thiên kiến mạnh ủng hộ dân
chủ. Làm việc từ một viễn cảnh khác, Boix and Stokes (2003) cung cấp một sự bác
bỏ có sức thuyết phục khác đối với các phát hiện của Przeworski và Limongi. Dân
chủ hóa phản ánh các điều kiện xã hội và không đơn giản các lựa chọn của các
elite. Như Geddes (1999: 117) diễn đạt, “Przeworski và Limongi diễn giải các phát
hiện của họ như một thách thức với lý thuyết hiện đại hóa, mặc dù đối với tôi nó
có vẻ là một sự xác nhận xét lại – thực ra, sự xác nhận kinh nghiệm mạnh nhất từ
trước đến nay.”

Các Giới hạn của sự Hiện đại hóa Kinh tế Xã hội

Như chúng tôi đã chỉ ra, sự phát triển kinh tế xã hội chỉ là một phần của câu
chuyện. Việc trở nên giàu không tự động biến một nước thành dân chủ; giả như nó
có, thì các nước xuất khẩu dầu sẽ là các nền dân chủ gương mẫu (xem M. Ross,
2001). Thay vào đó, chúng tôi cho rằng tác động của sự phát triển kinh tế xã hội
lên dân chủ hoạt động chủ yếu qua xu hướng của nó để gây ra các sự thay đổi văn
hóa mà đặt sự nhấn mạnh tăng lên đến sự giải phóng con người và sự tự-thể hiện.
Các lựa chọn của các elite và các sự kiện quốc tế, như sự chấm dứt của Chiến
tranh Lạnh, không nghi ngờ gì cũng là quan trọng: dù một số nước Đông Âu đã
phát triển các tiền đề mức quần chúng rồi cho dân chủ hóa, các sở thích quần
chúng này đã bị cản trở chừng nào mối đe dọa can thiệp của Hồng Quân còn hiện
diện (Huntington, 1984). Nhưng ngay khi mối đe dọa được rút lại, các nhân tố xã
hội bên trong mà đã có vẻ không liên quan, như các giá trị quần chúng, đột nhiên trở
thành các yếu tố cốt yếu trong việc quyết định liệu dân chủ sẽ có nổi lên hay không.
Như chúng ta đã thấy (xem các Bảng 7.1 và 7.2 và các Hình 7.1 và 7.2), sự phát
triển kinh tế xã hội, các giá trị tự-thể hiện, và các định chế dân chủ liên kết mật
thiết với nhau. Bằng chứng dựa vào các tương quan bậc-zero mạnh, nhưng một sự
diễn giải nhân quả đòi hỏi nhiều kiểm định có tính quyết định hơn xem xét thứ tự
thời gian của các nguyên nhân và các kết quả và việc kiểm soát cho các biến giải
thích thay thế. Inglehart (1997), chẳng hạn, đã cho thấy rõ một tương quan mạnh
giữa các giá trị tự-thể hiện trong 1989–91 và số năm mà một nước trải nghiệm sự
cai trị dân chủ kể từ 1920. Ông đã diễn giải mối quan hệ này như phản ánh tác động

169
nhân quả của các giá trị tự-thể hiện lên các định chế dân chủ, cho rằng các sự
khác biệt ngang-quốc gia về các giá trị tự-thể hiện là tương đối bền bỉ theo thời
gian, như thế các sự khác biệt được tìm thấy trong năm 1990 có lẽ cho một chỉ báo
tốt về các sự khác biệt văn hóa mà đã tồn tại rồi trong thời kỳ từ 1920 đến 1990.
Nhưng giả thiết cốt yếu này đã không thể được chứng minh bởi vì đã không có dữ
liệu khảo sát từ sớm hơn 1981. Chương tiếp theo giải quyết vấn đề này.
Mặc dù lý thuyết của Inglehart tập trung vào sự thay đổi văn hóa, lý lẽ của ông ở
đây nhấn mạnh sự bền bỉ của văn hóa, mà không hề mâu thuẫn chút nào. Với các
hiện tượng tiến hóa như văn hóa, sự bền bỉ và sự thay đổi là hai mặt của cùng
đồng xu. Các hệ thống giá trị của các xã hội có khuynh hướng thay đổi từ từ, như
chúng ta đã thấy, nhưng các vị trí tương đối của các xã hội cho trước vẫn không đổi
trong các thời gian dài. Văn hóa là một hiện tượng quán tính được đặc trưng bởi sự
thay đổi tích tụ xảy ra đều đặn nhưng chậm. Vì vậy, điểm xuất phát của một xã
hội cho trước có khuynh hướng được phản ánh trong vị trí tiếp sau của nó. Các
hiện tượng tiến hóa như văn hóa một cách điển hình cho thấy một sự kết hợp của sự
thay đổi và sự bền bỉ như vậy. Như chúng ta đã thấy trong Chương 1, sự xuất phát
từ các mức khác nhau hầu hết các xã hội được bao gồm trong các Khảo sát Giá trị
đã di chuyển chậm tới sự nhấn mạnh tăng lên đến các giá trị tự-thể hiện, trừ nơi sự
trì trệ hay sự sụp đổ kinh tế đã duy trì sự bền bỉ của các giá trị sinh tồn. Trong
chừng mực mà sự phát triển kinh tế xã hội xảy ra, sự thay đổi văn hóa đều đặn là
hình mẫu phổ biến. Tuy nhiên, các mức tương đối của các giá trị tự-thể hiện của
các nước khác nhau là ổn định một cách đáng chú ý: chúng tôi tìm thấy một tương
quan r = 0,89 giữa các mức giá trị tự-thể hiện trong 1981 và 1989–91 giữa 21 nước
được khảo sát tại cả hai thời điểm. Tương tự, tương quan giữa các giá trị tự-thể
hiện của các xã hội trong 1989–91 và 1995–97 là r = 0,94 trong số 30 nước được
khảo sát tại cả hai thời điểm. Sức ì (quán tính) vốn có trong sự thay đổi văn hóa có
khunh hướng kéo dài mãi sự biến thiên ngang-quốc gia trong các giá trị ngay cả khi
sự thay đổi xảy ra.

Kết luận

Chương này thảo luận các trường hợp lệch lạc được sử dụng trong các cố gắng để
bác luận đề rằng sự phát triển kinh tế xã hội kích các sự thay đổi văn hóa ủng hộ sự
nổi lên, sự sống sót, và sự củng cố của nền dân chủ. Mặc dù các trường hợp lệch lạc
là quan trọng, và chứng minh rằng sự phát triển kinh tế không phải là nhân tố duy
nhất liên quan đến, chúng không đời nào bác bỏ sự thực rằng có một mối quan hệ
xác suất cực kỳ mạnh giữa sự phát triển và dân chủ. Tương tự, một sự thảo luận về
hai cố gắng của nước Đức để lắp đặt nền dân chủ sau các cuộc Chiến tranh Thế giới
I và II minh họa tầm quan trọng của sự tương phản giữa các tai họa kinh tế dẫn tới
sự thất bại của dân chủ trong Cộng hòa Weimar và phép màu kinh tế đóng góp cho
thành công của dân chủ trong Cộng hòa Bonn.
Các phiên bản hạn chế ban đầu của dân chủ hiện đại bắt nguồn từ sự kháng cự
công dân đối với quyền lực nhà nước tuyệt đối trong các cuộc cách mạng tự do của
các thế kỷ thứ mười bảy và mười tám. Như thế, các lực văn hóa ủng hộ dân chủ ban
đầu đã nổi lên dưới các xã hội độc đoán – mà phủ nhận thẳng thừng lời xác nhận

170
rằng các định chế dân chủ phải có sẵn rồi nhằm để tạo ra một văn hóa ủng hộ
chúng. Cũng thế, trong làn Sóng thứ Ba các sự chuyển đổi dựa rộng rãi vào sự ủng
hộ quần chúng cho dân chủ đã nổi lên bên trong các xã hội độc đoán, và hoạt động
quần chúng đã đóng một vai trò quan trọng trong các chuyển đổi sang dân chủ.
Không có lý do logic nào vì sao – và không có cơ chế nào cho làm sao – sự hiện
diện thuần túy của các định chế dân chủ có thể làm cho các giá trị tự-thể hiện thấm
nhuần vào nhân dân. Các giá trị này phản ánh một sự nhấn mạnh đến sự tự trị con
người được nuôi dưỡng bởi các điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi. Các giá trị này
không nhất thiết trở nên phổ biến dưới các định chế dân chủ (như trường hợp
Weimar minh họa), và chúng đã thường xuyên nổi lên bên trong các xã hội độc
đoán, trong cả lịch sử sớm và gần đây. Sự liên kết kinh nghiệm mạnh mà chúng tôi
tìm thấy giữa các giá trị tự-thể hiện quần chúng và các định chế dân chủ có vẻ
phản ánh sự thực rằng các giá trị tự-thể hiện là thuận lợi cho các định chế dân chủ
– chính xác là kiểu các định chế cung cấp các quyền tự do dân sự và chính trị
mà các giá trị tự-thể hiện nhấn mạnh.
Phân tích của Przeworski và Limongi, dù được tin rộng rãi là làm mất hiệu lực lý
thuyết hiện đại hóa, không đứng vững dưới sự xem xét kỹ lưỡng hơn. Dữ liệu của
chính họ chứng minh rằng cán cân giữa các thay đổi tới chế độ chuyên quyền
và các thay đổi tới dân chủ dịch chuyển một cách đầy kịch tính ủng hộ dân chủ với
các mức phát triển tăng lên. Các mức hiện đại hóa cao trao một lợi thế lựa chọn
ngày càng mạnh lên dân chủ. Hiện đại hóa tự nó không thiết lập nền dân chủ,
vì hiện đại hóa chỉ là một quá trình khách quan với không diễn viên tập thể
nào dính líu đến. Nhân tố trung gian nào đó là cần thiết để tạo ra các lực xã hội và
các hành động tập thể hoạt động ủng hộ dân chủ hóa. Các giá trị tự-thể hiện tạo
thành nhân tố này: chúng thúc đẩy các hoạt động tập thể hướng tới dân chủ hóa
(như Chương 9 chứng minh).
Tóm lại, chúng tôi cho rằng: (1) sự phát triển kinh tế xã hội mang lại các điều
kiện sinh tồn ngày càng thuận lợi; (2) việc này gây ra các giá trị tự-thể hiện quần
chúng, mà đặt một ưu tiên cao lên quyền tự do con người và sự lựa chọn; (3) các
giá trị này huy động các lực lượng xã hội tìm kiếm sự chọn dân chủ, nếu nó vẫn
chưa có, và ủng hộ sự sống sót và sự làm sâu sắc dân chủ, nếu nó đã có rồi. Chương
tiếp theo kiểm định các giả thuyết này về mặt kinh nghiệm.

171
172
8. Liên kết Nhân quả giữa các Giá trị Dân chủ và các Định chế
Dân chủ

Phân tích Kinh nghiệm

Các Giải thích Thể chế versus Văn hóa

Chương trước thảo luận sự liên kết nhân quả giữa các giá trị quần chúng và các
định chế dân chủ từ quan điểm của một lý thuyết về sự phát triển con người.
Chương này kiểm định các kỳ vọng lý thuyết này về mặt kinh nghiệm, sử dụng các
số đo về các định chế dân chủ và các giá trị quần chúng từ nhiều xã hội. Sự liên
kết mạnh giữa các giá trị quần chúng và các định chế dân chủ đã được giải thích
cả về mặt thể chế và văn hóa – và hai diễn giải có các ngụ ý khác nhau hoàn
toàn.
Sự giải thích thể chế cho rằng việc sống dưới các định chế dân chủ gây ra các
giá trị ủng hộ dân chủ để nổi lên giữa công chúng. Sự giải thích văn hóa đảo
ngược mũi tên nhân quả, cho rằng các giá trị quần chúng ủng hộ dân chủ là thuận
lợi cho sự nổi lên và sự sống sót của các định chế dân chủ. Có thể hình dung
được rằng có thể có các hiệu ứng có đi có lại trong mối quan hệ giữa các định chế
dân chủ và các giá trị quần chúng dân chủ, trong trường hợp đó câu hỏi then chốt
là liệu mũi tên nhân quả có là mạnh theo một chiều hơn theo chiều kia. Sự giải
thích thể chế cho rằng kinh nghiệm dân chủ có trước của một xã hội có tác
động nhân quả mạnh hơn lên văn hóa quần chúng của nó. Sự giải thích văn hóa
cho rằng các giá trị quần chúng của một xã hội có tác động nhân quả lên thành tích
dân chủ sau đó của nó.
Chương trước phác họa một số lý do lý thuyết vì sao sự giải thích văn hóa về mối
quan hệ giữa các giá trị quần chúng và dân chủ là hợp lý hơn sự giải thích thể
chế. Trong chương này chúng ta xem xét một cơ sở bằng chứng rộng hơn, sử dụng
các phân tích định lượng để kiểm định liệu bằng chứng kinh nghiệm ủng hộ sự
giải thích văn hóa hay thể chế. Phân tích của chúng tôi tập trung vào dân chủ “tự

173
do” bởi vì lý thuyết của chúng tôi ngụ ý rằng sự phát triển con người liên kết một
cách cố hữu với các khía cạnh giải phóng của dân chủ. Chúng tôi tiến hành theo
bốn bước.
Thứ nhất, chúng tôi xem xét mức mà các quyền dân sự và chính trị tạo thành dân
chủ tự do được thể chế hóa về mặt hình thức. Làn Sóng dân chủ hóa thứ Ba đã
truyền bá dân chủ tự do vào một số nước mới. Việc tập trung vào các thay đổi
xảy ra trong thời kỳ này làm cho có thể để thực hiện một sự kiểm định dọc
của quan hệ giữa các giá trị tự-thể hiện và dân chủ tự do. Chúng ta có thể kiểm
định liệu các giá trị tự-thể hiện được đo trong làn Sóng thứ Ba có một tác động
mạnh hơn lên dân chủ tự do sau làn Sóng thứ Ba, hay liệu các giá trị này chủ yếu
đã là kết quả của bao nhiêu dân chủ tự do đã có mặt trước làn Sóng thứ Ba.
Thứ hai, chúng tôi giải quyết một trong các giả thiết căn bản – nhưng chưa bao
giờ được kiểm định – của lý thuyết văn hóa chính trị: luận đề phù hợp
(congruence thesis). Theo luận đề này, các định chế chính trị chắc không có khả
năng tồn tại trừ phi chúng thích hợp với văn hóa quần chúng cơ sở. Vì thế, các
sự dịch chuyển tới dân chủ sẽ phản ánh bao nhiêu sự không phù hợp (incongruence)
đã hiện diện giữa các đòi hỏi quần chúng cho dân chủ và sự thiếu vắng các định
chế dân chủ: các đòi hỏi quần chúng cho dân chủ [cầu dân chủ của quần chúng]
càng vượt mức độ có mặt các định chế dân chủ [cung dân chủ], thì càng có khả
năng rằng một sự dịch chuyển tới dân chủ sẽ xảy ra. Chúng tôi cũng kiểm định
luận đề ngược lại, rằng các chế độ dân chủ sẽ không bền bỉ nếu chúng liên kết với
một văn hóa quần chúng chủ yếu độc đoán. Chúng tôi đo cả hai loại không phù hợp
và kiểm định liệu nó có giúp giải thích các sự dịch chuyển tới dân chủ đã xảy ra
trong làn Sóng thứ Ba.
Thứ ba, sự thể chế hóa các quyền tự do dân sự và chính trị là một thành phần
cần của dân chủ tự do, nhưng nó không đủ để làm cho dân chủ hiệu quả đích
thực. Dân chủ tự do có hiệu quả chỉ nếu các elite thực hiện quyền lực nhà nước
theo những cách tôn trọng và phản ánh các quyền của nhân dân. Dân chủ hiệu quả
phải dựa vào luật trị [rule of law] (Rose, 2001). Vì thế, chúng tôi sử dụng các số đo
về hành vi elite tôn trọng pháp luật để định vị các xã hội trên một thể liên tục phản
ánh các mức độ khác nhau của dân chủ hiệu quả. Thể liên tục này cho biết mức mà
các quyền tự do dân sự và chính trị được thể chế hóa về mặt hình thức và được các
elite chính trị tôn trọng trong thực tế. Sau đó chúng tôi sử dụng số đo này để kiểm
định liệu các giá trị tự-thể hiện trước hay truyền thống dân chủ của một xã hội
đóng vai trò chính trong việc định hình mức mà một nước có dân chủ hiệu quả.
Thứ tư, vì sự phân biệt giữa dân chủ hình thức và dân chủ hiệu quả chỉ có ý
nghĩa nếu có các sự khác biệt đáng kể giữa hai phiên bản này của dân chủ tự do,
chúng tôi trực tiếp xem xét sự khác biệt này. Chúng tôi tìm thấy rằng các giá trị tự-
thể hiện hoạt động như một lực xã hội giúp làm giảm khoảng cách giữa dân chủ
hình thức và dân chủ hiệu quả.
Các phân tích này kiểm định sự phụ thuộc của dân chủ tự do vào các giá trị tự-
thể hiện từ bốn góc nhìn khác nhau. Và cả bốn kiểm định đều chỉ tới cùng kết
luận, cho biết rằng các giá trị tự-thể hiện có một tác động nhân quả lớn đến dân chủ
tự do.

174
Định nghĩa Dân chủ

Người ta đo dân chủ thế nào một phần phụ thuộc vào tiêu điểm lý thuyết của người
ta (D. Collier and Adcock, 1999). Cách tiếp cận của chúng tôi – khái niệm về phát
triển con người – tập trung vào quyền tự do lựa chọn. Từ quan điểm này, khía cạnh
tự do của dân chủ là quan trọng nhất bởi vì các quyền tự do dân sự và chính trị cho
nhân dân quyền để thực hiện các sự lựa chọn tự do trong các hoạt động tư và công
của họ (Berlin, 1969; Rose, 1995, 2001; Sen, 1999). Các quyền tự do dân sự và
chính trị trao quyền cho các công dân để đưa ra các sự lựa chọn tự trị trong việc
định hình cuộc sống của họ. Suốt lịch sử, sự tìm kiếm các quyền tự do dân sự và
chính trị đã cung cấp một động cơ thúc đẩy chủ yếu cho nhân dân để đấu tranh vì
dân chủ, tìm kiếm sự tự-quyết chính trị (Macpherson, 1977; Markoff, 1996;
Foweraker and Landman, 1997; Shapiro, 2003). Sự tham gia quần chúng vào các
phong trào giải phóng và các cuộc vận động tự do là một yếu tố cốt yếu của dân
chủ hóa (Bernhard, 1993; Casper and Taylor, 1996; R. Collier, 1999; McAdam,
Tarrow, and Tilly, 2001).
Các quyền tự do dân sự và chính trị xác định phạm vi lựa chọn mà nhân dân phải
định hình đời sống của họ theo các giá trị của riêng họ. Các quyền bỏ phiếu là một
phần quan trọng của lịch sử nhưng chỉ là một phần, như thế sẽ là không thích đáng
để chú tâm hẹp vào chúng. Dân chủ bàu cử có thể dễ dàng bị lạm dụng để che giấu
các thiếu sót nghiêm trọng trong sự thực hành thật sự của các quyền tự do dân sự và
chính trị. Dưới cấu trúc hình thức của một nền dân chủ bàu cử, các cơ chế độc đoán
có thể xác định cái gì thực sự xảy ra, như là đúng trong nhiều nhà nước kế vị Soviet
(Rose, 2001). Sức mạnh nhân dân không nằm một mình trong các quyền bỏ phiếu
và quyền bỏ phiếu phổ quát mà đòi hỏi một bộ rộng hơn của các quyền tự do dân sự
và chính trị. Theo Isaiah Berlin (1969), các quyền tự do này gồm các quyền đối
với quyền tự do ra quyết định riêng tư (quyền tự do “phủ định (negative)” khỏi
quyền lực nhà nước) và các quyền đối với quyền tự do ra quyết định chính trị
(quyền tự do “khẳng định (positive)” đối với quyền lực nhà nước).
Przeworski and Limongi (1997) sử dụng một sự phân loại phân đôi đơn giản
chia các chế độ chính trị thành các nền dân chủ và phi dân chủ. Ngoài các thiếu sót
quan niệm và phương pháp luận nghiêm trọng (về điểm này, xem một phê bình
mạnh mẽ của Elkins, 2000), cách tiếp cận này có thể thích hợp nếu người ta chỉ
quan tâm đến dân chủ bàu cử. Vì một nước hoặc có hay không có các đại diện và
chính phủ được bàu một cách tự do (D. Collier and Adcock, 1999). Nhưng sự đơn
giản hóa nhị phân như vậy không áp dụng cho dân chủ tự do (Bollen and Paxton,
2000). Thay cho là hoàn toàn hiện diện hay vắng mặt, các yếu tố của dân chủ tự do
hiện diện hay vắng mặt theo các mức đội khác nhau. Có các sự khác biệt khổng
lồ về mức độ mà các nước được phân loại phân đôi như các chế độ phi dân chủ thực
sự thực hiện hay đàn áp các quyền tự do. Trong một sự phân loại phân đôi, chẳng
hạn, Singapore được phân loại như một chế độ không dân chủ, đánh đồng nó với
Bắc Triều Tiên, mặc dù hầu như tất cả các nhà quan sát đồng ý rằng Bắc Triều Tiên
đàn áp các quyền tự do dân sự và chính trị nghiêm trọng hơn Singapore rất nhiều.
Dân chủ tự do là một vấn đề về mức độ, bắc qua thể liên tục từ sự vắng mặt hoàn
toàn của các quyền tự do dân sự và chính trị đến sự hiện diện đầy đủ của chúng.
Trong dân chủ tự do, các cuộc bầu cử chỉ là một thành phần quan trọng giữa
nhiều thành phần.

175
(với ít nhất 4 điểm trên các đánh giá kết hợp của Freedom House)
Số Quốc gia chuyển tới hay khỏi Dân chủ

Khoảng cách hai năm (các trung bình di động)

HÌNH 8.1. Các sự dịch chuyển tới và khỏi dân chủ trên thế giới như một toàn thể, 1973–
2001.
Chúng tôi kết hợp số điểm Freedom House cho các quyền tự do dân sự và chính
trị (Freedom House, 2002)1 để đo mức độ mà dân chủ tự do hiện diện một cách
hình thức – chí ít trên giấy. Mặc dù có các số đo thay thế, như số điểm Chính thể
(Polity) do Marshall and Jaggers (2000) phát triển, chúng tôi sử dụng số điểm
Freedom House bởi vì quan điểm lý thuyết của chúng tôi tập trung vào sự lựa chọn
con người. Từ quan điểm này, quyền tự do ra quyết định và các quyền bảo vệ nó là
các yếu tố cốt yếu nhất của dân chủ. Như thế, mức độ mà dân chủ tự do hiện diện
chính thức được đo trên một thang từ 0 đến 12 như sau:
Các tự do dân sự và chính trịt = (Các tự do dân sựt + Các tự do chính trịt) − 2
(thang 0 đến 12) (thang 1 đến 7) (thang 1 đến 7)

1
Freedom House đo sự hiện diện của quyền tự do cá nhân trên các thang từ 1 đến 7 cho “các quyền tự do dân sự” và “các
quyền chính trị.” Trên cả hai thang quyền tự do, 1 cho biết mức cao nhất và 7 mức thấp nhất của tự do. Chúng tôi đảo các
thang này sao cho các con số cao hơn cho biết một tập lớn hơn của các quyền tự do. Sau đó chúng tôi cộng cả hai thang lại để
tạo ra một index dân chủ tự do tổng thể, trải từ 0 đến 12 (thực sự từ 2 đến 14, như thế chúng tôi trừ 2 để có 0 như cực tiểu).
Rồi chúng tôi chuẩn hóa cực đại (12) thành giá trị 100 để cung cấp một thang tỷ lệ phần trăm của mức dân chủ tự do. Về tính
hiệu lực của các số đo Freedom House và các tương quan mạnh của chúng với các số đo dân chủ, xem Bollen and Paxton
(2000).

176
Theo dõi làn Sóng Dân chủ hóa thứ Ba

Sử dụng số đo này về sự tồn tại hình thức của dân chủ tự do, Hình 8.1 cho thấy khi
nào các dịch chuyển đáng kể tới và rời xa dân chủ xảy ra từ 1972 đến 2002. Các
đường xu hướng riêng biệt cho thấy số nước di chuyển tới nhiều dân chủ hơn (bằng
việc có được các quyền tự do dân sự và chính trị) và số nước di chuyển tới ít dân
chủ hơn (bằng việc mất các quyền tự do dân sự và chính trị) trong một năm cho
trước. Huntington (1991) xác định sự bắt đầu của làn Sóng thứ Ba quay lại giữa-
các năm 1970 khi các chuyển đổi sang dân chủ xảy ra ở Bồ Đào Nha, Tây Ban
Nha, và Hy Lạp. Nhưng viết sớm hơn – trong 1984 – ông đã không phát hiện ra
một xu hướng dân chủ; vào lúc đó, ông trả lời không cho câu hỏi “Sẽ có nhiều nước
hơn trở thành dân chủ?”. Tuy nhiên, trong cuốn sách 1991 của mình nhìn lại ông
cho rằng các cuộc chuyển đổi ở Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, và Hy Lạp là khởi đầu
của làn Sóng thứ Ba. Thực ra, đấy là các điềm báo trước của một làn sóng dân chủ
hóa vẫn còn để đến, như bằng chứng in Hình 8.1 cho biết.
Bằng chứng kinh nghiệm trong Hình 8.1 không ủng hộ sự định thời gian của
Huntington về làn Sóng thứ Ba. Như nó cho thấy, đến 1987 những thay đổi theo
hướng dân chủ hơn ở một số nước đã bị bù bởi những thay đổi tới ít dân chủ hơn ở
các nước khác, với một trung bình hai đến ba hay đổi theo cả hai hướng. Như
thế, đã không có sự dịch chuyển toàn cầu nào tới dân chủ tự do trước 1987: các
chuyển đổi sang dân chủ ở Nam Âu trong các năm 1970 bị đối trọng bởi những
thay đổi theo hướng ngược lại ở nơi khác. Các phân tích khác gần đây chỉ ra cùng
kết luận (Kurzman, 1998).
Hình 8.1 cho thấy không dịch chuyển lớn toàn cầu nào tới dân chủ cho đến cuối
các năm 1980. Nhưng bắt đầu khoảng 1987, một “sự bùng nổ dân chủ hóa”
(Doorenspleet, 2000) thực sự xảy ra bên trong một thời kỳ tám năm, thiết lập một
đường phân nước lịch sử lớn giữa các mức dân chủ trước 1987 và sau 1996.
Các phân tích của chúng tôi nhận ra thời kỳ quan trọng về mặt lịch sử này, phân
tích tác động của các giá trị lên dân chủ khi các điều kiện quốc tế thuận lợi làm cho
các chuyển đổi sang dân chủ là có thể. Phân tích nhiều sự thay đổi xảy ra trong
thời kỳ này làm cho có thể để thực hiện một kiểm định có cơ sở rộng rãi về mức độ
mà một văn hóa ủng hộ dân chủ dẫn đến sự nổi lên của các định chế dân chủ,
hay liệu các định chế dân chủ tạo ra một văn hóa ủng hộ dân chủ. Chúng tôi giả
thuyết rằng các nhân tố văn hóa định hình các mức dân chủ mạnh hơn các định
chế dân chủ định hình văn hóa. Việc này ngụ ý rằng các mức cho trước của các
giá trị tự-thể hiện ảnh hưởng đến các mức tiếp sau của dân chủ mạnh hơn các mức
trước của dân chủ dân chủ ảnh hưởng đến các mức cho trước của các giá trị tự-thể
hiện. Phân tích của chúng tôi sẽ tập trung vào sự dịch chuyển toàn cầu giữa các
mức dân chủ đã hiện diện trước 1987 và các mức dân chủ hiện diện sau 1996.
Chúng tôi sẽ phân tích các sự thay đổi xảy ra trong thời kỳ này, theo số điểm của
các nước quanh thế giới. Nhằm để làm giảm tác động của các thăng giáng ngẫu
nhiên trước 1987 và sau 1996, chúng tôi sử dụng các mức dân chủ trong giai đoạn
sáu năm trước và sau hai thời điềm này như các đường cơ sở “trước” và “sau”
của chúng tôi. Nói cách khác, chúng tôi xem xét các thay đổi xảy ra giữa mức dân
chủ trung bình hiện diện từ 1981 đến 1986 và mức dân chủ trung bình hiện diện từ
1997 đến 2002. Sử dụng các phân tích hồi quy trình tự thời gian, chúng tôi đo (1)

177
các mức cho trước của các giá trị tự-thể hiện đã ảnh hưởng mạnh thế nào đến các
mức sau đó của dân chủ trong 1997–2002; rồi chúng tôi so sánh kết quả này
với (2) các mức trước của dân chủ trong 1981–86 đã ảnh hưởng mạnh thế nào đến
các mức tiếp sau của các giá trị tự-thể hiện – kiểm soát cho sự phát triển kinh tế xã
hội và sự tự tương quan theo thời gian, trong cả hai trường hợp.

Phân tích Thống kê về Tính nhân quả

Việc nhận diện hướng nhân quả trong một mối quan hệ thống kê là phức tạp.
Nhưng là có thể, miễn là người ta có dữ liệu cho phép người ta mô hình ba điều
kiện cơ bản của tính nhân quả: thứ tự thời gian, sự không xác thực (spuriousness),
và sự tự tương quan (xem Cox and Wermuth, 2001).
Thứ tự thời gian ngụ ý rằng tác động của một biến độc lập X lên một biến phụ
thuộc Y chỉ có thể được xem là nhân quả nếu X được đo trước Y, bởi vì các nguyên
nhân phải đi trước các kết quả. Thí dụ, một tương quan mạnh giữa các giá trị tự-
thể hiện và dân chủ không thể được diễn giải như một tác động nhân quả của các
giá trị tự-thể hiện lên dân chủ nếu các giá trị tự-thể hiện được đo đồng thời hay
muộn hơn dân chủ. Nếu các giá trị tự-thể hiện gây ra dân chủ, chúng phải có trước
dân chủ.
Điều kiện thứ hai, sự không xác thực hay giả (spuriousness), đòi hỏi chúng
ta kiểm định liệu tác động của một biến độc lập X lên một biến phụ thuộc Y có
giữ vững khi ta kiểm soát cho các biến thứ ba liên quan. Việc này là cần nhằm loại
trừ khả năng rằng tác động của X lên Y chỉ là một tác động lạ của một biến thứ ba
Z, mà gây ra cả X và Y. Trong trường hợp này tác động của X lên Y sẽ là không
xác thực. Nếu điều này đúng, tác động của X lên Y sẽ biến mất khi ta kiểm soát
cho Z. Thí dụ, tác động của các giá trị tự-thể hiện lên dân chủ không thể được coi
là nhân quả nếu nó biến mất khi ta kiểm soát cho các mức phát triển kinh tế xã
hội. Trong trường hợp này, sự phát triển kinh tế xã hội hoạt động như nguyên nhân
chung của cả các giá trị tự-thể hiện và dân chủ, nhưng bản thân các giá trị tự-thể
hiện không gây ra dân chủ – chúng sẽ cho thấy một tác động lên dân chủ chỉ trong
chừng mực chúng liên kết với sự phát triển kinh tế xã hội.
Sự tự tương quan, điều kiện thứ ba, đòi hỏi chúng ta kiểm định liệu tác
động của X lên Y giữ vững khi ta kiểm soát cho các số đo trước của Y. Nếu nó
không đứng vững, X chẳng thêm gì vào sự giải thích các thay đổi trong Y theo thời
gian. Như thế, một tác động của các giá trị tự-thể hiện lên dân chủ chỉ được coi là
nguyên nhân nếu nó giữ vững khi ta kiểm soát cho các số đo sớm hơn của dân chủ.
Điều này được biết đến như “tính nhân quả-Granger” (Granger, 1969): nếu các
mức của một biến hầu như hoàn toàn được giải thích bởi các mức trước của biến
này, thì các nhân tố ngoại sinh có thể không có tác động nhân quả mạnh nào (ít
phương sai được để lại cho chúng để giải thích).
Trong phần tiếp theo, chúng tôi mô hình mỗi trong ba điều kiện của tính nhân
quả, đầu tiên một cách tách biệt và sau đó đồng thời, trong các hồi quy trong đó
chúng tôi đảo ngược các biến phụ thuộc và độc lập, thay đổi thứ tự thời gian của
chúng một cách tương ứng.
Chúng tôi có các số đo của các giá trị tự-thể hiện trong thời kỳ liên quan cho 61

178
nước với bối cảnh văn hóa đa dạng, kể cả một số lớn các nước trở thành dân chủ
trong làn Sóng thứ Ba, như Hàn Quốc, Đài Loan, Chile, Ba Lan, Hungary, Nga,
và Nam Phi. Các giá trị này được đo khoảng 1990 và 1995, vào thời gian bên trong
thời kỳ chyển đổi lịch sử được thấy trong Hình 8.1.2 Như thế, các số đo của chúng
tôi về các giá trị tự-thể hiện đã được lấy sau số đo trước-chuyển đổi của chúng tôi
về dân chủ (trong 1981–86) và trước các số đo sau-chuyển đổi của chúng tôi
về dân chủ (trong 1997–2002). Nhằm để định vị số đo về các giá trị tự-thể hiện
càng sớm càng tốt trong thời kỳ chuyển đổi, chúng tôi sử dụng số đo được đo
quanh 1990 hễ khi nào nó sẵn có – mà áp dụng cho 41 xã hội.3 Cho 20 xã hội còn
lại, chúng tôi sử dụng số đo từ 1995. Việc sử dụng số đo sau cùng này là khả thi bởi
vì sự tự tương quan thời gian mạnh giữa các số đo tổng hợp của các giá trị tự-thể
hiện trong đầu và giữa-các năm 1990: có một tương quan r = 0,94 cho 30 nước mà
cả hai số đo là sẵn có. Do đó, các giá trị tự-thể hiện được đo quanh 1995 là một chỉ
báo tốt về mức các giá trị tự-thể hiện hơi sớm hơn quanh 1990.4 Phần lớn các sự
đo lường được tiến hành gần thời gian sớm hơn như thế về trung bình các giá trị tự-
thể hiện được đo trong 1992 (chúng tôi sẽ nhắc tới số đo này như “số đo đầu các
năm 1990”). Trong mọi trường hợp, các giá trị tự-thể hiện được đo trước mức
sau-chuyển đổi của dân chủ trong 1997–2002, tức là, trước khi các nền dân chủ
mới của làn Sóng thứ Ba đã ổn định về mức dân chủ sau-chuyển đổi của chúng.
Bởi vì các nguyên nhân phải đi trước các kết quả, chúng tôi sử dụng sự đánh thứ
tự thời gian “trước-chuyển đổi” (1981–86), “giữa-chuyển đổi” (đầu các năm
1990), và “sau-chuyển đổi” (1997–2002) trong các hồi quy thứ tự-thời gian
trong đó chúng tôi kiểm định dân chủ trước-chuyển đổi như một bộ tiên đoán của
các giá trị tự-thể hiện giữa-chuyển đổi; và các giá trị tự-thể hiện giữa-chuyển
đổi như một bộ tiên đoán của dân chủ sau-chuyển đổi. Nếu sự diễn giải thể chế
về mối quan hệ giữa các giá trị tự-thể hiện và dân chủ là đúng, thì dân chủ trước-
chuyển đổi phải có một tác động mạnh lên các giá trị tự-thể hiện giữa-chuyển
đổi hơn các giá trị này có lên dân chủ sau-chuyển đổi. Nếu diễn giải văn hóa là
đúng, và các giá trị tự-thể hiện là thuận lợi cho dân chủ, thì điều ngược lại phải
đúng.
Nhưng mô hình này vẫn quá đơn giản. Nhằm để kiểm định hướng nguyên nhân
trong mối quan hệ giữa hai biến, ta không chỉ phải đưa các biến phụ thuộc và độc
lập vào thứ tự thời gian đúng, sao cho biến độc lập được đo sớm hơn biến phụ
thuộc. Ta cũng phải kiểm định liệu tác động của biến trước lên biến tiếp sau vẫn giữ
vững khi ta kiểm soát cho các biến có thể liên quan khác. Trong trường hợp này,
chúng ta biết rằng cả các giá trị tự-thể hiện và dân chủ tự do tương quan mạnh với
sự phát triển kinh tế xã hội – mà có nghĩa hoàn toàn có thể hình dung được rằng sự
phát triển kinh tế xã hội gây ra cả hai. Để kiểm định liệu điều này có đúng không,

2
Cho các lý do về thứ tự thời gian, các phân tích tiếp theo được giới hạn cho các nước mà các đợt thứ hai và thứ ba của các
Khảo sát Giá trị đã thu thập dữ liệu vào đầu hay giữa các năm 1990.
3
Nhằm để nhận diện cho nước nào dữ liệu được lấy từ đợt nào của các Khảo sát Giá trị, xem Phụ lục Internet, ghi chú 4.
Cho các dẫn chiếu này và tiếp sau tới Phụ lục Internet, xem
http://www.worldvaluessurvey.org/publications/humandevelopment.html.
4
Tuyên bố này đứng vững, cho dù các giá trị tự-thể hiện đã giảm trong các xã hội nguyên-cộng sản (nhất là các nhà nước
kế vị Soviet). Đối với ngay cả các trường hợp này, các xã hội đã không rời vị trí gần đúng của chúng đối với các xã hội
khác.

179
chúng ta phải kiểm định liệu quan hệ giữa các giá trị tự-thể hiện và dân chủ vẫn có
ý nghĩa khi chúng ta kiểm soát cho ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế xã hội. Vì
thế, chúng tôi sẽ sử dụng sự phát triển kinh tế xã hội như một biến độc lập thêm
trong hồi quy của giá trị tự-thể hiện lên dân chủ trước và hồi quy của dân chủ lên
các giá trị tự-thể hiện trước.
Cần thêm một bước nữa để cho phép chúng ta rút ra các kết luận về hướng nhân
quả của mối quan hệ giữa dân chủ tự do và các giá trị tự-thể hiện. Chúng ta phải
tính đến sự thực rằng các biến có khuynh hướng tự tương quan theo thời gian. Một
biến có thể phụ thuộc-con đường mạnh, như thế các mức sớm hơn của biến này
giải thích hầu hết phương sai trong các mức muộn hơn, để lại ít phương sai để
được giải thích bởi các nhân tố khác. Chúng tôi kỳ vọng điều này là thế với các giá
trị tự-thể hiện bởi vì chúng tôi biết rằng các mức của các giá trị này tương quan
mạnh theo thời gian (phản ánh sự thực rằng chúng tích tụ trong quá trình tiến hóa từ
từ). Do đó, chúng tôi không kỳ vọng rằng các mức trước của dân chủ sẽ giải thích
nhiều phương sai trong các giá trị tự-thể hiện một khi chúng tôi kiểm soát cho các
mức trước của các giá trị tự-thể hiện. Mặt khác, như chúng ta đã thấy, các mức của
dân chủ đã có thay đổi đầy kịch tính trong làn Sóng thứ Ba, mà có nghĩa rằng các số
đo trước-chuyển đổi và sau-chuyển đổi của dân chủ tương quan ít mạnh hơn
theo thời gian, để lại nhiều phương sai để được giải thích bởi các nhân tố ngoại
sinh, như các giá trị tự-thể hiện. Các phân tích kinh nghiệm sẽ cho thấy nếu các kỳ
vọng này được bằng chứng ủng hộ.

Bước 1: Giải thích sự Hiện diện của Dân chủ Hình thức

Các giá trị tự-thể hiện có thuận lợi cho dân chủ, hay dân chủ gây ra một văn hóa
nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện? Các Hình 8.2a–c tóm tắt các kết quả của sáu
mô hình hồi quy kiểm định hai lựa chọn thay thế này. Tại mỗi trong các đồ thị
này, các mô hình hồi quy trong nửa trên sử dụng các giá trị tự-thể hiện được đo
trong đầu các năm 1990 như một bộ tiên đoán về dân chủ sau-chuyển đổi được
đo trong 1997–2002. Các đồ thị trong nửa dưới xem xét khả năng nguyên nhân
ngược lại, sử dụng dân chủ trước-chuyển đổi được đo trong 1981–86 như một bộ
tiên đoán về các giá trị tự-thể hiện trong đầu các năm 1990.

180
Các Giá trị tác động lên các Định chế (N=61):
SỚM HƠN MUỘN HƠN

Tự-Thể hiện, đầu 1990s 0,49**


Dân chủ, 1997-2002
Các nguồn lực, đầu 1990s
0,26

Các Định chế tác động lên các Giá trị (N=61):
SỚM HƠN MUỘN HƠN

Dân chủ, 1981-1986 0,11

Tự thể hiện, đầu 1990s


đầ1990002
Các nguồn lực, giữa 1980s
0,81***

HÌNH 8.2a. Cái gì gây ra cái gì? Kiểm định thứ tự thời gian, kiểm soát cho biến thứ ba.

Trong hai mô hình của Hình 8.2, chúng tôi sử dụng index “sức mạnh nguồn
lực” của Vanhanen như một bộ tiên đoán thêm (Vanhanen, 1997). Đấy là một
index về các nguồn lực kinh tế xã hội cho biết mức và sự phân bố của các nguồn lực
vật chất, nhận thức, và xã hội. Nó gồm các số đo về phân bố tài sản và thu nhập, đề
cập đến các nguồn lực kinh tế; các số đo tổng hợp về giáo dục, đề cập đến phân bố
của các nguồn lực nhận thức; và các chỉ báo về tính phức tạp xã hội, đo các
nguồn lực xã hội sẵn có cho các cá nhân bị phơi ra cho các tương tác con
người đa dạng của các xã hội phức tạp.5 Index này cung cấp một số đo có cơ sở
rộng của các nguồn lực kinh tế xã hội, hay sự hiện đại hóa của một xã hội, và nó
được đo trước biến phụ thuộc tương ứng.6

5
Cho các chi tiết về các chỉ báo Vanhanen dùng để tạo ra các index của ông, xem Phụ lục Internet, #08 dưới Variables.
6
Trong Phần I chúng tôi đã muốn phân tích tác động của sự phát triển kinh tế xã hội lên các giá trị một cách tách biệt cho ba
loại nguồn lực do sự phát triển kinh tế xã hội cung cấp. Tại đây trong Phần II chúng tôi quan tâm đến sự phát triển kinh tế
xã hội như một nhân tố kiểm soát mà chúng tôi chỉ cần một chỉ báo tổng thể. Việc này giải thích vì sao chúng tôi giới
thiệu index cô đọng của Vanhanen về các nguồn lực kinh tế xã hội tại điểm này. Chúng tôi xem index này thích hợp hơn
Index Phát triển con người bởi vì sự kết hợp nhân (multiplicative) của nó về các nguồn lực tránh việc trung bình hóa chúng
trong một sự kết hợp cộng. Index Phát triển con Người (UN Development Program, 1995, 2000), ngược lại, kết hợp các
số đo thành phần của nó bằng cách cộng. Hơn nữa, Index Phát triển con Người không bao gồm một số đo về tính phức tạp
xã hội mà có thể được dùng như một proxy (đại diện) cho sự tăng nhanh của các nguồn lực xã hội.

181
Các Giá trị tác động lên các Định chế (N=61):
SỚM HƠN MUỘN HƠN

Tự-Thể hiện, đầu 1990s 0,77***

Dân chủ, 1997-2002

Dân chủ, 1981-1986 -0,07

Các Định chế tác động lên các Giá trị (N=19):
SỚM HƠN MUỘN HƠN

Dân chủ, 1981-1986 0,32**

Tự thể hiện, đầu 1990s


đầ1990002
Tự thể hiện, 1981
0,70***

HÌNH 8.2b. Kiểm định thứ tự thời gian, kiểm soát cho sự tự tương quan.

Trong hai mô hình của Hình 8.2b, một số đo của biến phụ thuộc tương ứng tại
một thời gian sớm hơn được đưa vào như một bộ tiên đoán thêm để kiểm soát
cho sự tự tương quan của biến này theo thời gian. Cuối cùng, ở hai mô hình
trong Hình 8.2c, cả các nguồn lực kinh tế xã hội và số đo trước của biến phụ thuộc
được dùng như các bộ tiên đoán.
Các kết quả của bài tập này là dễ hiểu. Thứ nhất, kiểm soát cho các nguồn lực
kinh tế xã hội, các giá trị tự-thể hiện giữa-chuyển đổi có một tác động hết sức
có ý nghĩa lên dân chủ sau-chuyển đổi (Hình 8.2a, mô hình trên). Tác động này
thậm chí mạnh hơn tác động các nguồn lực kinh tế xã hội lên dân chủ sau-chuyển
đổi. Vì thế, tác động của các giá trị tự-thể hiện lên dân chủ không phải là một thành
phần lạ (artifact) của sự phát triển kinh tế xã hội. Mặc dù bản thân các giá trị tự-
thể hiện bị định hình bởi các nguồn lực kinh tế xã hội, chúng có một tác động độc
lập đáng kể lên dân chủ.

182
Các Giá trị tác động lên các Định chế (N=61):
SỚM HƠN MUỘN HƠN
Tự-Thể hiện, đầu 1990s
0,53**

Các nguồn lực, đầu 1990s 0,40* Dân chủ, 1997-2002

Dân chủ, 1981-1986 -0,21

Các Định chế tác động lên các Giá trị (N=19):
SỚM HƠN MUỘN HƠN

Dân chủ, 1981-1986 0,12

Các nguồn lực, giữa 1980s 0,27 Tự thể hiện, đầu 1990s

Tự thể hiện, 1981 0,64***

HÌNH 8.2c. Kiểm định thứ tự thời gian, kiểm soát cho biến thứ ba và sự tự tương quan.

Thứ hai, khi chúng tôi kiểm soát cho các nguồn lực kinh tế xã hội, dân chủ
trước-chuyển đổi không có tác động có ý nghĩa nào lên các giá trị tự-thể hiện
giữa-chuyển đổi (Hình 8.2a, nửa dưới), trong khi đó các nguồn lực kinh tế xã hội
có một tác động nổi bật lên các giá trị này. Như thế, mặc dù mức sớm hơn của một
xã hội về dân chủ cho thấy một tương quan bậc-zero với mức tiếp sau của nó về
các giá trị tự-thể hiện (r = 0,78), sự liên kết này là một thành phần lạ của sự phát
triển kinh tế xã hội, và sự tương quan này biến mất khi ta giữ sự phát triển không
đổi.

183
Các tương quan từng phần giữa các Giá trị Tự-thể hiện đầu 1990s và các số đo
hàng năm của Dân chủ (Kiểm soát cho các nguồn lực kinh tế xã hội)

Năm đo dân chủ


HÌNH 8.3. Tương quan giữa các giá trị tự-thể hiện và các mức trước và đến sau của dân chủ.

Hình 8.3 cho một cái nhìn đồ thị về phát hiện này. Kiểm soát cho các nguồn lực
kinh tế xã hội, hình minh họa sự thực rằng chúng ta tìm thấy các tương quan mạnh
hơn giữa các giá trị tự-thể hiện và các số đo đến sau của dân chủ so với giữa các
giá trị tự-thể hiện và các số đo trước của dân chủ rất nhiều: nói cách khác, mối
quan hệ là mạnh hơn nhiều khi chúng ta xem các giá trị tự-thể hiện như gây ra dân
chủ so với khi chúng ta xem dân chủ như gây ra các giá trị tự-thể hiện. Chúng ta tìm
thấy một bước nhảy về cường độ của các tương quan khi sự chuyển đột ngột xảy
ra từ việc dân chủ được đo theo thời gian trước các giá trị tự-thể hiện sang việc
dân chủ được đo cùng thời và sau các giá trị tự-thể hiện. Kiểm soát cho sự phát
triển kinh tế xã hội, các số đo trước theo thời gian của dân chủ hầu như không
tương quan với số đo đầu các năm 1990 của các giá trị tự-thể hiện; nhưng các số đo
cùng thời và đến sau của dân chủ, cho thấy các tương quan dương mạnh và hết
sức có ý nghĩa với các giá trị tự-thể hiện. Điều này cho biết rằng sự biến thiên
trong các giá trị tự-thể hiện mà tồn tại độc lập với các nguồn lực kinh tế xã hội
không bị tác động bởi các mức trước của dân chủ. Ngược lại, sự biến thiên độc lập
này trong các giá trị tự-thể hiện có tác động đến các mức đến sau của dân chủ, ngay
cả khi chúng ta kiểm soát cho các nguồn lực kinh tế xã hội.7 Hơn nữa, bởi vì
cường độ của các tương quan trong Hình 8.3 tăng lên, là rõ rằng dân chủ tự do và
7
Chúng tôi chạy một thủ tục tương quan từng phần (partial correlation) trong đó chúng tôi tính tương quan số đo đầu
các năm 1990 của các giá trị tự-thể hiện với các số đo hàng năm khác nhau của dân chủ, kiểm soát cho số đo cuối các năm
1980 của Vanhanen về các nguồn lực kinh tế xã hội.

184
các giá trị tự-thể hiện đã di chuyển vào sự phù hợp sát hơn với nhau. Tuy vậy, chỉ
các số đo dân chủ thay đổi trong phân tích này, trong khi đó các giá trị tự-thể hiện
vẫn không thay đổi. Vì thế, động học trong Hình 8.3 chứng minh rằng các mức
dân chủ điều chỉnh với sự nhấn mạnh cho trước của một xã hội đến các giá trị tự-thể
hiện – mà cho biết một tác động nhân quả của các giá trị mức cá nhân lên các định
chế.
Hình 8.2b xem xét mối quan hệ giữa các giá trị tự-thể hiện và dân chủ, kiểm
soát cho sự tự tương quan thời gian của biến phụ thuộc, dân chủ. Như nó cho
biết, các giá trị tự-thể hiện giữa-chuyển đổi cho thấy một tác động mạnh và
hết sức có ý nghĩa lên dân chủ sau-chuyển đổi, cho dù chúng ta kiểm soát cho
dân chủ trước-chuyển đổi (Hình 8.2b, nửa trên).8 Và các mức trước-chuyển đổi
của dân chủ không có tác động có ý nghĩa nào lên dân chủ sau-chuyển đổi, kiểm
soát cho các giá trị tự-thể hiện giữa chuyển đổi. Các kết quả này phản ánh sự thực
rằng dân chủ đã trải qua những thay đổi lớn ở nhiều nước trong thời kỳ
chuyển đổi – và rằng lượng của sự thay đổi phụ thuộc một mức độ đáng kể vào
cường độ của các giá trị tự-thể hiện đã hiện diện trong xã hội vào lúc bắt đầu
chuyển đổi. Ngược lại, khi kiểm soát cho sự tự tương quan theo thời gian trong
các giá trị tự-thể hiện, dân chủ trước-chuyển đổi có một tác động tương đối yếu
lên các giá trị tự-thể hiện giữa-chuyển đổi (Hình 8.2b, nửa dưới),9 phản ánh sự
thực rằng các giá trị tự-thể hiện là phụ thuộc-con đường mạnh, để lại ít phương sai
để được giải thích bởi dân chủ trước.
Việc đưa vào cả hai sự kiểm soát đồng thời xác nhận các kết quả trước, như
Hình 8.2c chứng minh. Các giá trị tự-thể hiện được đo gần sự bắt đầu thời kỳ
chuyển đổi có một tác động mạnh mẽ và có ý nghĩa lên dân chủ sau-chuyển đổi,
trong khi các nguồn lực kinh tế xã hội có một tác động yếu hơn nhưng vẫn có ý
nghĩa lên dân chủ (Hình 8.2c, nửa trên). Ngược lại, khi chúng tôi kiểm soát cho
các giá trị tự-thể hiện và các nguồn lực kinh tế xã hội, các mức trước-chuyển đổi
của dân chủ không có tác động có ý nghĩa nào lên các giá trị tự-thể hiện (Hình
8.2c, nửa dưới). Các giá trị tự-thể hiện phụ thuộc trên hết vào các mức trước riêng
của chúng và cũng bị ảnh hưởng một cách có ý nghĩa bởi sự phát triển kinh tế xã
hội, nhưng chúng không bị ảnh hưởng bởi các mức trước-chuyển đổi của dân
chủ. Một văn hóa nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện không có vẻ phản ánh sự tồn tại
trước của dân chủ tự do, nhưng là thuận lợi cho dân chủ tự do.
Nếu chúng ta tính đến trình tự lịch sử của làn Sóng thứ Ba, mối quan hệ giữa
dân chủ tự do và các giá trị tự-thể hiện không thể được diễn giải như do tác động
của các định chế dân chủ lên các giá trị quần chúng. Bằng chứng từ số điểm của
các nước phủ nhận thẳng thừng sự giải thích thể chế của mối quan hệ này. Kiểm
soát cho thứ tự thời gian, sự không xác đáng, và sự tự tương quan, các giá trị tự-thể

8
Hadenius and Teorell (2004) tiến hành một phân tích tương tự, nhưng họ dùng số đo Freedom House 1990 về dân chủ
để kiểm soát cho sự tự tương quan thời gian của dân chủ. Thủ tục này không tính đến hình mẫu của các sự thay đổi
chế độ lịch sử được thấy ở đây, như thế nó không tách một cách thỏa đáng các số đo trước-chuyển đổi và sau-chuyển
đổi của dân chủ. Thay vào đó, các số đo 1990 nhắc đến một điểm theo thời gian mà tại đó dân chủ là một mục tiêu di
động trong nhiều nước. Để tính đến làn Sóng thứ Ba, ta phải kiểm soát cho sự tự tương quan của các mức sau-chuyển
đổi của dân chủ với các mức trước-chuyển đổi của dân chủ.
9
Trong nửa dưới của các Hình 8.2b v à 8.2c, trong đó chúng tôi kiểm soát cho sự tự tương quan theo thời gian của các giá
trị tự-thể hiện, mẫu được giảm xuống các nước đã tham gia các Khảo sát Giá trị đầu tiên trong 1981. Trong các trường hợp
này, các khát vọng tự do hậu-duy vật đã không thể tính được trên cơ sở của ba khoản [item] (xem Phụ lục Internet,
#43 dưới Variables) mà chỉ trên cơ sở hai khoản (bởi vì những sự thay đổi về bảng câu hỏi). Điều này có nghĩa rằng index
tỷ lệ phần trăm của các giá trị tự-thể hiện đã được tính trên cơ sở hơi khác cho dữ liệu 1981.

185
hiện có một tác động nhân quả có ý nghĩa và mạnh lên dân chủ đến sau, nhưng sự
đảo ngược không đúng. Bằng chứng ủng hộ mạnh mẽ sự giải thích văn hóa, hơn là
sự giải thích thể chế, của mối quan hệ giữa các giá trị quần chúng và các định
chế dân chủ.
Tương quan 0,89 giữa số đo tổng hợp của sự tự-thể hiện trong 1981 và 1990
dựa vào 21 nước đã được đo vào cả hai thời điểm.10
Hầu hết các nước này là các nền dân chủ Tây phương lâu đời. Có phải sự tự
tương quan theo thời gian mạnh mà chúng tôi thấy giữa các giá trị tự-thể hiện
trong 1981 và 1990 là độc nhất cho các nền dân chủ ổn định? Rõ ràng không, vì
chúng tôi cũng có dữ liệu từ 4 xã hội được khảo sát trong 1981 nhưng vẫn chưa là
các nền dân chủ – Hàn Quốc, Hungary, Nam Phi, và Mexico. Các nước này cho
thấy sự ổn định về các giá trị tự-thể hiện của họ không ít hơn được tìm thấy trong
các nền dân chủ ổn định. Giữa các nền dân chủ lâu đời, các giá trị tự-thể hiện đã
thay đổi trung bình 10 phần trăm của mức tích lũy của chúng từ 1981 đến 1990.
Tại Hungary chúng đã thay đổi 12 phần trăm, ở Mexico 5 phần trăm, ở Nam
Phi 4 phần trăm, và ở Hàn Quốc 0,5 phần trăm. Bởi vì các thay đổi này giải thích
cho một tỷ lệ nhỏ của các mức trong các giá trị tự-thể hiện được tích tụ theo thời
gian, các thay đổi này tác động đến vị trí tương đối của một xã hội rất ít, như thế
các xã hội với các giá trị tự-thể hiện tương đối mạnh trong 1981 vẫn có các giá trị
tự-thể hiện tương đối mạnh mười năm sau. Tính ổn định tương đối theo thời gian
trong các giá trị tự-thể hiện đặc trưng cho tất cả các kiểu xã hội, ngay cả các nhà
nước kế vị Soviet, trong đó chúng tôi đã đo những sự sụt giảm đáng kể về các giá
trị tự-thể hiện trong các năm gần đây. Bất chấp sự sụt giảm này, các xã hội này đã
ở hầu như cùng vị trí chúng đã chiếm sớm hơn, tương đối với các xã hội khác.
Các phát hiện này làm mất hiệu lực của giả thiết rằng các giá trị tự-thể hiện được
tìm thấy trong các nước chuyển đổi được tạo ra bởi các chuyển đổi này. Điều
ngược lại là đúng: chúng đã giúp gây ra các chuyển đổi này. Không ngẫu nhiên
rằng các sự chuyển đổi đã dừng lại hay đã đảo chiều chính xác ở các nước
với các giá trị tự-thể hiện yếu nhất (thí dụ, các nhà nước kế vị Soviet trừ các nước
Baltic).

Bước 2: Giải thích các sự Dịch chuyển tới và xa khỏi Dân chủ

Hãy kiểm định luận đề rằng các giá trị tự-thể hiện là thuận lợi cho dân chủ từ một
góc nhìn khác. Ở đây, chúng tôi dựa vào một giả thuyết căn bản của cách tiếp cận
văn hóa chính trị chưa bao giờ được kiểm định một cách tực tiếp: luận đề phù hợp
(congruence thesis). Eckstein (1966), Eckstein and Gurr (1975), Almond and
Verba (1963) và nhiều nhà khoa học xã hội khác cho rằng sự ổn định của các chế
độ chính trị phụ thuộc vào mức độ phù hợp giữa các định chế chính trị và các giá
trị quần chúng: các định chế chính trị phải phù hợp với các định hướng giá trị
của các công dân hoặc chúng sẽ không được xem như có tính chính đáng, và sự ổn
định của chúng sẽ thấp. Độ vênh giữa các giá trị quần chúng và các định chế chính

10
Như được lưu ý trong ghi chú trước, các số đo tổng hợp (aggregate) của các giá trị tự-thể hiện dựa vào các số đo thành
phần hơi khác cho 1981 và 1990. Bất chấp sự không nhất quán này, tương quan là mạnh trên cả hai điểm thời gian.

186
trị càng lớn, chế độ sẽ càng bất ổn định. Nếu giả thuyết này là đúng, nó gợi ý rằng
các sự thay đổi chế độ hoạt động như một hàm của độ vênh (sự không phù hợp)
giữa các định chế và văn hóa: độ vênh càng lớn, sự thay đổi chế độ đến sau sẽ
càng lớn.11 Nếu các sự thay đổi chế độ xảy ra, chúng phải có khuynh hướng lớn
nhất ở các nước bắt đầu với khoảng cách lớn nhất giữa văn hóa và các định chế.
Từ góc nhìn này, các sự thay đổi chế độ có khuynh hướng thu hẹp (sửa) các độ
vênh giữa văn hóa và các định chế.

BẢNG 8.1. Sự phù hợp và sự Không phù hợp về Cung Tự do và Cầu Tự do

CẦU văn hóa của Tự do


CUNG thể chế của Tự do CẦU YẾU: Các Giá trị CẦU CAO: Các Giá
Sinh tồn thịnh hành trị Tự-thể hiện thịnh
hành
CUNG CAO: Không phù hợp (cung Phù hợp (cả cung và
Dải rộng của các quyền dân sự cao hơn cầu): nền dân cầu đều cao): nền dân
chủ không ổn định chủ ổn định
CUNG THẤP: Phù hợp (cả cung và Không phù hợp (cầu
Dải hẹp của các quyền dân sự cầu đều thấp): nền phi cao hơn cung): nền phi
dân chủ ổn định dân chủ không ổn định

Ta có thể xem sự liên kết giữa các định chế dân chủ và các giá trị tự-thể hiện
như phản ánh sự phù hợp giữa cung và cầu cho tự do. Các định chế dân chủ đại
diện cung thể chế của tự do bởi vì dân chủ thể chế hóa các quyền tự do dân sự và
chính trị; và các giá trị tự-thể hiện tạo ra một cầu văn hóa cho tự do bởi vì các giá
trị này nhấn mạnh quyền tự do lựa chọn. Việc này làm cho có thể để nhận diện hai
hình thức không phù hợp, tùy thuộc vào mối quan hệ giữa cung và cầu cho tự do.
Bảng 8.1 minh họa điều này trong một phân loại học bốn lần. Sự không phù hợp
giữa cung thể chế của tự do và cầu văn hóa cho tự do có thể xảy ra ở cả các nền dân
chủ và các nhà nước độc đoán. Một nhà nước độc đoán có sự không phù hợp thấp
nếu mọi người nhấn mạnh các giá trị sinh tồn, đặt ít sự nhấn mạnh đến sự tự-thể
hiện con người. Ở đây, một cầu văn hóa thấp cho tự do trùng với một cung thể chế
thấp của tự do. Trong các nền dân chủ, ngược lại, có một sự không phù hợp thấp
nếu mọi người nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện, tạo ra một cầu văn hóa mạnh cho
tự do, mà phù hợp với cung thể chế rộng của tự do.
Sự không phù hợp giữa văn hóa và các định chế cũng có thể lớn. Nếu các công
dân của một xã hội với các mức dân chủ cao đặt sự nhấn mạnh thấp đến quyền tự
do con người, có một sự dư cung thể chế của tự do. Nếu các sự dịch chuyển tới
nhiều hay ít dân chủ hơn theo một logic làm giảm sự vênh cung-cầu, ta sẽ kỳ vọng
một sự dịch chuyển xa khỏi dân chủ trong trường hợp này, làm giảm sự dư cung thể
chế của tự do. Ngược lại, trong một nhà nước độc đoán nơi công chúng đặt sự nhấn
mạnh lớn lên các giá trị tự-thể hiện, một sự di chuyển tới dân chủ sẽ làm giảm độ
vênh cung-cầu, tăng mức tự do sao cho nó trở nên tương ứng sát hơn với cầu

11
Lập luận này áp dụng cho các thay đổi chế độ do xã hội dẫn dắt, nhưng không cho các sự thay đổi chế độ do bên ngoài áp
đặt.

187
văn hóa cơ bản.
Công thức sau đây cho phép chúng ta tính độ vênh giữa cung tự do và cầu cho
tự do, phản ánh sự vênh giữa các mức dân chủ tự do và các giá trị tự-thể hiện:

Độ vênht = Cầu cho Tự dot – Cung Tự dot


(các giá trị tự-thể hiện) (dân chủ tự do)*

Sự vênh (sự không phù hợp) giữa cung thể chế của tự do và cầu văn hóa cho tự
do được tính bằng việc trừ cung khỏi cầu. Bởi vì chúng tôi muốn đo độ vênh
hiện diện trước thời kỳ chuyển đổi, chúng tôi sử dụng các số đo trước-chuyển đổi
của dân chủ từ 1981–86 để cho biết cung tự do. Để tính cầu văn hóa cho tự do,
chúng tôi sử dụng các giá trị tự-thể hiện được đo quanh 1990 như một sự xấp xỉ về
các giá trị này mạnh thế nào trước chuyển đổi. Số đo này sẽ đại thể chính xác bởi
vì cường độ của các giá trị tự-thể hiện tại một thời điểm cho trước cho một sự biểu
thị mạnh của các giá trị tương ứng tại một thời điểm sớm hơn một chút, như các mô
hình hồi quy trong Hình 8.2 đã chứng minh.
Chúng ta không thể đơn giản trừ số đo thô về các giá trị tự-thể hiện khỏi các số
đo dân chủ trước-chuyển đổi bởi vì hai biến được đo trên các thang khác nhau:
chúng ta phải biến chúng thành các thang có thể so sánh nhằm để tính hiệu số giữa
dân chủ và các giá trị tự-thể hiện. Cho mục đích này chúng tôi chuẩn hóa cả hai
biến, chuẩn hóa cả hai thang cho cực đại kinh nghiệm của chúng, mà được đánh
đồng như 1,0. Sau đó chúng tôi trừ dân chủ khỏi các giá trị tự-thể hiện, mang lại
một thang không phù hợp (incongruence) từ –1 đến +1, trên đó –1 đại diện cho tình
hình trong đó có dân chủ tự do cực đại và hầu như thiếu vắng các giá trị tự-thể hiện,
trong khi +1 cho biết điều ngược lại. Do đó, ta di chuyển càng cao trên thang không
phù hợp từ –1 đến +1, xu hướng càng mạnh cho các giá trị tự-thể hiện để xứng với
hay vượt qua mức dân chủ (tức là, cầu văn hóa cho tự do tăng lên trong quan hệ với
cung thể chế của tự do). Như thế, một số điểm −1 đánh dấu sự thiếu-cầu cực đại
cho tự do; trong khi một số điểm +1 đánh dấu dư-cầu cực đại cho tự do. Mẫu
của chúng tôi gồm một số nền dân chủ Tây phương ổn định trong đó các mức dân
chủ đã vẫn không đổi kể từ sự đo bắt đầu. Rõ ràng, các xã hội này ở tại một cân
bằng, với cung và cầu cho dân chủ cân bằng nhau. Như thế, không ngẫu nhiên rằng
điểm zero trên thang không phù hợp – nơi cung dân chủ chính xác bằng cầu cho
dân chủ – là giá trị vênh trung bình của các nền dân chủ ổn định Tây phương này.12
Thang không phù hợp nảy sinh từ các cuộc biến đổi này là một thể liên tục phản
ánh mức mà cầu cho tự do vượt, hay kém, cung của nó. Theo giả thuyết của chúng
tôi, số điểm của một xã hội trên thang không phù hợp phải tiên đoán cả hướng và
mức độ mà một xã hội trải nghiệm các sự thay đổi tới nhiều hay ít dân chủ hơn: các
nước với số điểm dương trên thang không phù hợp phải di chuyển tới nhiều dân
chủ hơn, trong khi các nước với số điểm không phù hợp âm sẽ có khả năng
nhất để di chuyển tới ít dân chủ hơn. Hơn nữa, các sự di chuyển tới dân chủ sẽ
là lớn nhất giữa các nước với số điểm dương cao nhất trên thang không phù hợp
(tương tự, các sự di chuyển tới ít dân chủ hơn sẽ là lớn nhất giữa các nước với số

*
Chắc do nhầm, trong nguyên bản các tác giả đảo ngược công thức này: vênh = cung – cầu.
12
Cho các chi tiết về sự xây dựng thang không phù hợp, xem Phụ lục Internet, #50 dưới Variables.

188
điểm âm cao nhất trên thang không phù hợp). Tóm lại, các sự thay đổi chế độ hoạt
động như một hàm của sự vênh cung-cầu tự do, sao cho các thay đổi xảy ra trong
làn Sóng dân chủ hóa thứ Ba phản ánh mức độ vênh cung-cầu tự do tồn tại ngay
trước khi các thay đổi này xảy ra.
+
(Từ đầu 1980s đến cuối 1990s)
Thay đổi về mức Dân chủ
|

Độ vênh giữa Cung và Cầu cho Dân chủ


Thiếu-Cầu Dư Cầu
(ước lượng cho đầu các năm 1980)

HÌNH 8.4. Tác động lên dân chủ của sự không phù hợp (vênh) giữa cung và cầu cho tự do.

Các tiên đoán này là đúng trên mục tiêu, như Hình 8.4 chứng minh: cầu văn hóa
cho tự do càng vượt cung thể chế của nó quanh 1986, các sự di chuyển đến
sau, từ 1987 đến 2002, tới nhiều dân chủ hơn càng lớn.13 Mối quan hệ đảo
ngược cũng đúng: cầu văn hóa cho tự do càng kém cung thể chế của nó, các sự
di chuyển tới ít dân chủ hơn càng lớn. Các di chuyển lớn tới nhiều dân chủ hơn đã
xảy ra chỉ giữa các xã hội có một dư-cầu cho tự do. Và hầu như không sự thiệt hại
nào về các mức dân chủ đã xảy ra giữa các xã hội nơi cầu vượt cung (Trung Quốc
là ngoại lệ duy nhất). Tổng thể, sự vênh giữa cầu cho tự do của một xã hội và cung

13
Số điểm thay đổi về dân chủ đo hiệu số giữa mức dân chủ hình thức trước-chuyển đổi (trong 1981–86) và mức dân chủ
sau-chuyển đổi (1997–2002), trừ cái trước khỏi cái sau. Xem Phụ lục Internet, #19 dưới Variables.

189
của tự do của nó giải thích đầy đủ 73 phần trăm của phương sai trong những thay
đổi tới các mức cao hơn hay thấp hơn của dân chủ trong làn Sóng thứ Ba. Đấy
là một mô hình động giải thích quá trình dân chủ hóa, không chỉ sự vắng mặt
hay hiện diện của dân chủ.
Hình 8.4 cũng cho thấy rằng các thiệt hại giữa các nước với một sự thiếu-cầu là
nhỏ hơn các lợi lộc giữa các nước với một dư-cầu, phản ánh sự thực rằng xu
hướng tổng thể trong làn Sóng thứ Ba là tới nhiều dân chủ hơn. Xu hướng tổng thể
này cũng có thể được giải thích bằng cách tiếp cận không phù hợp: số xã hội trong
đó cầu cho tự do vượt cung của nó nhiều hơn số xã hội trong đó cầu cho tự do kém
cung của nó rất nhiều. Nhưng đã có vài nước trong loại sau cùng [cung vượt cầu]
(như Venezuela và Peru), và chúng chính xác là các trường hợp trong đó ta thấy các
mức giảm của dân chủ trong thời kỳ này.
Hình 8.4 cung cấp cơ sở cho sự tiên đoán cái gì sẽ được kỳ vọng xảy ra trong
các trường hợp cụ thể. Trung Quốc đã là một trong vài nước đi ngược các tiên đoán
của chúng tôi. Như Hình 8.4 cho biết, đã có một sự căng thẳng giữa cầu cho tự do
và cung của nó ở Trung Quốc, ngụ ý rằng đã có áp lực xã hội tiềm tàng cho dân
chủ hóa. Các lực này tự biểu hiện trong Phong trào Dân chủ 1989, khi những
người biểu tình chiếm Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, đòi quyền tự do
ngôn luận lớn hơn. Trong vài tháng chính phủ đã do dự, nhưng trong tháng Sáu
1989 các lãnh đạo chóp bu đã ra lệnh cho quân đội đàn áp phong trào. Các xe tank
đã được dùng trong vụ tàn sát những người biểu tình sau đó. Sự đàn áp Phong trào
Dân chủ chứng minh sự thực rằng các đòi hỏi quần chúng cho tự do không
luôn luôn thành công. Các elite độc đoán quyết tâm có thể đàn áp các áp lực quần
chúng, chừng nào họ kiểm soát quân đội. Nhưng sự đàn áp thuần túy này là tốn kém
và cuối cùng là nguy hiểm. Trong 1989 Phong trào Dân chủ đã chủ yếu tập trung
giữa những mảng trẻ hơn và có giáo dục hơn của cư dân đô thị, trong một xã hội
vẫn chủ yếu nông thôn. Trung Quốc là một xã hội trong đó các đòi hỏi quần
chúng cho tự do đã vượt cung thể chế rồi. Nếu sự phát triển kinh tế xã hội tiêp tục
với nhịp độ hiện thời (như nó cho thấy mọi dấu hiệu làm vậy), sự nhấn mạnh quần
chúng lên sự tự-thể hiện sẽ trở nên còn phổ biến hơn, và sẽ có lẽ cũng bắt đầu
thấm vào quân đội và các elite đảng trẻ hơn, làm cho ngày càng khó để cưỡng lại
dân chủ hóa. Chúng tôi tiên đoán rằng quá trình tự do hóa kinh tế của Trung Quốc
và sự thí nghiệm của nó với dân chủ mức-địa phương sẽ lan ra mức quốc gia sao
cho Trung Quốc sẽ làm một sự chuyển đổi sang dân chủ tự do trong vòng hai thập
niên tới.14
Là hầu như không thể để diễn giải mối quan hệ được mô tả trong Hình 8.4 như
phản ánh tác động của các định chế dân chủ lên các giá trị tự-thể hiện. Trong các
chương 1 v à 2, chúng tôi đã chứng minh rằng các sự thay đổi về các giá trị tự-
thể hiện xảy ra đều đặn nhưng chậm. Vì thế, các giá trị tự-thể hiện được đo quanh
1990 phải đã tích tụ trong một thời kỳ dài, và các mức này đã tồn tại ngay trước khi

14
Chắc chắn, có các sự vi phạm rõ ràng về các quyền con người, và Đảng Cộng sản Trung quốc vẫn không chấp nhận sự
đối lập công khai. Trung Quốc không phải là một nền dân chủ bàu cử. Nhưng cũng rõ rằng các cải cách kinh tế, hành
chính, và chính trị địa phương đã làm tăng sự tự trị và sự lựa chọn của mọi người trong việc định hình cuộc sống
của họ. Các quyền tự do chính trị ở mức địa phương và các quyền tự do dân sự trong các lĩnh vực kinh tế xã hội và văn
hóa đã được mở rộng đáng kể ở Trung Quốc. Điều này không được phản ánh trong các đánh giá Freedom House của
Trung Quốc, mà vẫn ở đáy của thang. Đấy là một dấu hiệu khác rằng Freedom House có khuynh hướng cho một nước số
điểm tự do thấp nói chung, chừng nào nó không có các cuộc bầu cử cạnh tranh ở mức quốc gia [xem thêm các chú thích
liên quan của người dịch ở Chương 7].

190
các sự thay đổi chế độ đột ngột xảy ra. Là không thể về mặt logic rằng các sự thay
đổi chế độ đó đã có thể tạo ra các mức giá trị tự-thể hiện đã có sớm hơn. Mũi tên
nhân quả chỉ có thể chạy từ các giá trị tự-thể hiện được tích tụ tới các sự thay đổi
chế độ đột ngột. Cho nên, các di chuyển tới dân chủ phản ánh một sự bắt kịp các
đòi hỏi quần chúng được tích tụ: cung tự do đã di chuyển theo hướng sự phù hợp
hơn với cầu tự do cơ bản của các xã hội.
Hình mẫu này xác nhận điểm đã được chứng minh bởi các Hình 8.2a–c, cho
thấy rằng – khi chúng ta kiểm soát cho các biến thứ ba và sự tự-tương quan theo
thời gian – quan hệ giữa các giá trị tự-thể hiện và dân chủ tự do hoạt động chủ yếu
theo một hướng: từ các giá trị đến dân chủ. Các mức trước của dân chủ cho thấy
không tác động nào đến các giá trị tự-thể hiện khi chúng ta kiểm soát cho sự tự
tương quan theo thời gian của các giá trị tự-thể hiện; nhưng, ngược lại, các giá
trị tự-thể hiện có một tác động đáng kể lên các mức dân chủ, ngay cả khi chúng ta
kiểm soát cho sự tự tương quan theo thời gian của dân chủ.

Bước 3: Giải thích các Mức Dân chủ Hiệu quả

Lời xác nhận trung tâm của chúng tôi là các giá trị tự-thể hiện biến hiện đại hóa
thành một sự phát triển con người, gây ra các xã hội nhân văn nhấn mạnh sự
giải phóng con người. Phần của quá trình này là sự nổi lên của các quyền tự do dân
sự và chính trị nơi chúng vẫn chưa có và làm sâu sắc và tăng tính hiệu quả của các
quyền tự do này nơi có chúng rồi.
Các quyền tự do dân sự và chính trị là một thành phần cần của dân chủ tự do,
nhưng trừ phi chúng được các elite cai trị thực hành thật sự, chúng chỉ thiết lập
dân chủ hình thức. Để làm cho các quyền tự do dân sự và chính trị là một thực tế
được thực hành hiệu quả đòi hỏi rằng các elite cai trị chấp nhận luật trị (rule of
law), và mức độ mà điều này là đúng thay đổi hết sức từ một xã hội đến xã hội khác.
Các nhà khoa học xã hội cũng dễ dàng đánh đồng dân chủ hình thức với dân chủ
hiệu quả đích thực. Trong thực tiễn thật sự chúng hiếm khi trùng khớp, và khoảng
cách thay đổi từ sự khác biệt tương đối khiêm tốn tới một sự khác biệt làm cho dân
chủ là một sự giả vờ rỗng tuếch. Từ đầu, các quyền dân sự và chính trị được thiết kế
để hạn chế quyền lực nhà nước và chính phủ bạo ngược (Finer, 1999). Nhưng để
làm cho điều này hữu hiệu, các quyền dân sự và chính trị cũng đòi hỏi các elite
trung thực, tuân theo luật pháp. Tham nhũng, được hiểu theo nghĩa rộng, phản
ánh chủ nghĩa gia đình trị, sự thiên vị, và các cơ chế bất hợp pháp khác được các
elite sử dụng để né tránh luật trị và lạm dụng quyền lực của họ cho lợi ích riêng
của họ, tước mất các quyền hợp pháp của những người dân thường (Sandholtz and
Taagepera, 2005). Tương tự, một mình dân chủ hình thức là không đủ để bảo
đảm rằng các sự vi phạm các quyền con người sẽ được tránh; tính liêm chính elite
là cần thiết cho các quyền con người trở thành thực tế (Davenport and Armstrong,
2004).15 Sự tham nhũng elite thường đạt đến một điểm làm cho các chuẩn mực dân

15
Davenport and Armstrong (2004) chứng minh rằng những sự tăng từ từ về dân chủ hình thức không có tác động làm
giảm nhất quán nào lên các sự vi phạm các quyền con người, xác nhận rằng dân chủ hình thức thuần túy làm ít để đảm
bảo rằng hoặc các quyền chính trị hay các quyền con người của các công dân được những người nắm quyền tôn trọng
đích thực: tính liêm chính elite cũng phải có mặt.

191
chủ hoàn toàn vô hiệu (Stiglitz, 2002). Vì thế, bước tiếp theo của chúng tôi là để
xem xét quan hệ giữa các giá trị tự-thể hiện và các phiên bản hiệu quả của dân chủ
tự do.
Thuật ngữ dân chủ “hiệu quả”, như được dùng ở đây, không ám chỉ đến liệu dân
chủ có thành công trong các kết cục chính sách của nó. Nó ám chỉ đến sự hiệu quả
liên quan đến các yếu tố xác định của dân chủ tự do – các quyền dân sự và chính trị.
Dân chủ hiệu quả theo nghĩa này có nghĩa là mức độ mà các quyền dân sự và chính
trị được thể chế hóa chính thức là hữu hiệu trong thực tiễn thật sự – tức là, được tôn
trọng trong việc các elite sử dụng quyền lực nhà nước (Rose, 2001).
Cho đến nay chúng tôi đã dùng các đánh giá Freedom House để đo các quyền
dân sự và chính trị. Các đánh giá này đo sự vắng mặt hay sự có mặt thể chế của các
quyền dân sự và chính trị nhưng không phải việc nhà nước thực hành hiệu quả của
các quyền này. Trừ phi các quan chức cai trị và các nhà ra quyết định tôn trọng các
quyền này khi họ thực thi quyền lực, chúng chỉ tồn tại trên giấy. Nhằm để đo dân
chủ hiệu quả, ta cần tính đến mức độ mà các quyền tự do dân sự và chính trị hình
thức được luật trị làm cho hữu hiệu.16
Dân chủ hiệu quả phản ánh mức độ mà công chức sử dụng quyền lực của họ theo
những cách không tước đoạt các quyền hình thức của những người bình thường như
các công dân. Như thế, sự vi phạm nghiêm trọng nhất của dân chủ hiệu quả là sự
tham nhũng elite (Linz and Stepan, 1996; Heller, 2000; Brzezinski, 2001; Brown,
2001; Fairbanks, 2001; Rose, 2001; Shevtsova, 2001). Theo định nghĩa, tham
nhũng có nghĩa rằng công chức không cung cấp cho nhân dân các dịch vụ mà luật
cho họ hưởng. Thay vào đó, các elite cung cấp dịch vụ chỉ cho những người có
đặc ân mà có khả năng mua chúng bằng trả tiền hối lộ hay ưu ái. Việc này vi phạm
luật trị và các quyền bình đẳng. Tham nhũng có khuynh hướng thiết lập các
mạng lưới âm mưu được thắt chặt bằng các nghĩa vụ lẫn nhau, nuôi dưỡng chủ
nghĩa gia đình trị, sự thiên vị, và chủ nghĩa bảo trợ (clientelism). Tham nhũng
phân phối các đặc ân theo những cách hết sức phân biệt đối xử và chọn lọc, tước
quyền công dân của quần chúng. Tham nhũng làm xói mòn sức mạnh nhân
dân. Nó là ngược lại với luật trị. Nó có thể làm xói mòn các quyền dân sự và chính
trị đến mức làm cho chúng vô nghĩa.
Nhằm để đo dân chủ hiệu quả, ta cần đo không chỉ mức độ mà các quyền dân sự
và chính trị được thể chế hóa mà cả mức độ mà các công chức thực sự tôn trọng các
quyền này. Thành phần đầu tiên trong số hai thành phần này được đo bởi số điểm
Freedom House. Mặc dù các số đo này có ý định để đo các quyền dân sự và chính
trị đích thực, chúng sao lãng mức độ mà các quyền này thực sự được thực hành bởi
các elite tuân theo pháp luật. Freedom House có khuynh hướng đánh giá một xã
hội tổ chức các cuộc bầu cử tự do như là “tự do,” cho nó số điểm ở hay ở gần đỉnh
của các thang. Như thế, các nền dân chủ mới ở Đông Âu được trao số điểm cao như
các nền dân chủ Tây Âu lâu đời, mặc dù bất cứ phân tích sâu nào (xem Rose, 2001)

16
Rose (2001) cũng đưa ra lý lẽ này. Trong việc đo dân chủ hiệu quả, tuy vậy, ông đơn giản lấy trung bình các số đo của
sự hiện diện hình thức của các quyền dân sự và luật trị. Một sự kết hợp cộng như vậy là không thích hợp về mặt lý thuyết
bởi vì nó cho phép các mức cao của luật trị để bù cho các mức thấp của các quyền dân sự và chính trị. Như thế, một nước
có thể xuất hiện với một mức trung bình của dân chủ hiệu quả, cho dù nó không có các quyền dân sự và chính trị chút nào,
nếu các elite của nó hành xử theo luật hiện tồn. Cho đến gần đây, Singapore là một thí dụ. Vì lý do này, chúng tôi sử dụng
một thủ tục cân đo trong đó các số đo về luật trị được dùng để xếp loại các số đo cho trước của các quyền dân sự và
chính trị. Việc này không cho phép số điểm cao về luật trị để bù cho số điểm thấp về các quyền dân sự và chính trị. Trong
trường hợp giỏi nhất, số điểm luật trị cao đơn giản tái tạo một số điểm về các quyền dân sự và chính trị cho trước.

192
cho biết rằng các nền dân chủ mới này trong thực tiễn thối nát hơn số điểm
Freedom House của chúng cho biết. Bởi vì số điểm Freedom House có khuynh
hướng đánh đồng dân chủ hình thức với dân chủ hiệu quả, là cần thiết để bổ sung
cho chúng, nhằm để đo mức độ mà các định chế dân chủ thực sự hữu hiệu, cung
cấp quyền tự do lựa chọn đích thực cho các công dân.
Số điểm “kiểm soát tham nhũng” do World Bank (Kaufman et al., 2003) phát
triển cung cấp số đo toàn diện nhất và lành mạnh nhất về mặt phương pháp luận về
hành vi tuân theo-pháp luật và trung thực của elite, hay “tính liêm chính elite.” Các
số đo này được tính từ các thăm dò ý kiến chuyên gia và các khảo sát dân cư
phản ánh mức độ mà các công chức lạm dụng quyền lực công cho các lợi ích tư.
Một phương pháp “các thành phần không quan sát được” tinh vi được sử dụng
để làm cho các cảm nhận tham nhũng từ 25 nguồn khác nhau so sánh được
ngang các nước và để tóm tắt chúng thành một thang nhân tố duy nhất, trong
đó số điểm cao cho biết sự vắng mặt của tham nhũng, hay tính liêm chính elite.
Chúng tôi biến đổi số điểm kiểm soát-tham nhũng của World Bank thành một
thang từ 0 đến 1,0.17 Chúng tôi dùng số đo này về tính liêm chính elite để xếp loại
số điểm dân chủ hình thức (sau khi đã biến đổi số điểm Freedom House kết hợp
thành một thang phần trăm trong đó cực đại được đánh ngang với 100). Bởi vì
chúng tôi sử dụng số điểm Freedom House và World Bank gần nhất từ 2000–2,
chúng tôi nhận được một số đo về dân chủ hiệu quả trong 2000–2.18 Thủ tục này
mang lại một index về dân chủ hiệu quả đo dân chủ hình thức được tính trọng số
hiệu quả:19

Dân chủ hình thức * Tính liêm chính elite


(tỷ lệ phần trăm) (phân số từ 0 đến 1)

Mặc dù tính liêm chính elite nhân với tính hiệu quả của các quyền tự do dân sự
và chính trị cho trước, nó không thể bù cho sự vắng mặt của các quyền tự do dân sự
và chính trị. Như một nhân tố xếp loại, tính liêm chính elite không thể làm nhiều
hơn việc tái tạo một mức cho trước của dân chủ hình thức. Cho dù chúng ta có một
mức tính liêm chính elite cực đại 1,0 (không có tham nhũng elite), nhân tố này
không thể nâng một mức dân chủ hình thức thấp mà đơn giản duy trì nó. Tuy vậy,
một mức độ thấp của tính liêm chính elite có thể hạ một mức dân chủ hình thức
cao, phản ánh sự thực rằng có các biến thiên lớn về mức độ mà dân chủ hiệu quả
thực sự hiện diện giữa các xã hội được xếp hạng như các nền dân chủ hình thức.
Một mức dân chủ hình thức cao là điều kiện cần cho việc đạt một số điểm cao về
dân chủ hiệu quả, nhưng nó không đủ. Hãy hình dung một nước với một hiến pháp
bảo đảm một bộ đầy đủ của các quyền dân sự và chính trị; nếu nước này bị cai trị

17
Cho các chi tiết đo lường về tính liêm chính elite, xem Phụ lục Internet, #20 dưới Variables.
18
Xem cả Phụ lục Internet, #21 dưới Variables.
19
Hadenius and Teorell (2004) phê phán sự đo này, cho rằng nó phản ánh sự lẫn lộn quan niệm bởi vì nó kết hợp hai thứ
khác nhau. Điều này tương tự với việc cho rằng muối ăn là một sự lẫn lộn quan niệm bởi vì nó là một sự kết hợp của natri và
chlorine, một kim loại ăn da và một khí màu hơi xanh, mà là hai thứ rất khác nhau. Thực ra, các thứ hoàn toàn khác nhau có
thể và thường xuyên có tương tác với nhau để tạo ra các kết cục quan trọng. Phê phán của Hadenius là xác đáng hơn nếu
chúng tôi đã đơn giản tính trung bình dân chủ hình thức và tính liêm chính elite, mà chúng tôi đã không làm bởi vì chúng là
hai thứ khác nhau. Nhưng dân chủ hình thức và tính liêm chính elite có thể và có tương tác để tạo ra dân chủ hiệu quả. Sự
kết hợp nhân của chúng – trong đó chẳng cái nào có thể thay thế cái kia – đo chính xác tương tác này.

193
bởi các elite thối nát không tôn trọng các quyền này, nó làm cho chúng không thích
đáng. Trong một trường hợp như vậy, ngay cả số điểm cao nhất cho dân chủ hình
thức có thể bị hạ cấp, rơi xuống gần zero nếu số điểm tính liêm chính elite là gần
zero. Như thế, một xã hội có thể nhận được một số điểm thấp về dân chủ hiệu quả
vì một trong hai lý do: hoặc nó không có dân chủ hình thức nào, như thế ngay cả
tính liêm chính elite hoàn hảo sẽ không tạo ra dân chủ hiệu quả; hay nó có dân chủ
hình thức, nhưng tính liêm chính elite thấp làm cho nó phi hiệu quả. Trong cả hai
trường hợp nhân dân bị tước đoạt các quyền của họ. Số đo này cung cấp một đại
diện có ý nghĩa của thực tế – và của mức độ mà nhân dân thực sự có lựa chọn hữu
hiệu.
Tóm lại, dân chủ hiệu quả đo không chỉ mức độ một xã hội có các quyền tự do
trên giấy nhưng đo mức độ các quyền tự do này thực sự được thực hành bởi nhà
nước và các quan chức của nó. Biến này trải một thể liên tục từ ít hay không dân
chủ thật nào đến dân chủ hiệu quả đầy đủ.
CAO
Mức Dân chủ Hiệu quả (1981-2001)
THẤP

THẤP Mức Dân chủ Hình thức (2000-2002) CAO

HÌNH 8.5. Dân chủ hình thức versus dân chủ hiệu quả.

Như Hình 8.5 minh họa, là khó cho một nước để nhận được một số điểm cao về
dân chủ hiệu quả hơn về dân chủ hình thức. Dân chủ hình thức chuyển thành dân

194
chủ hiệu quả theo một cách cong phi tuyến: một biến thiên tương đối lớn trên nửa
thấp của thang dân chủ hình thức tạo ra một sự biến thiên tương đối nhỏ trong dân
chủ hiệu quả, trong khi một sự biến thiên nhỏ trong tứ phân vị (quartile) đỉnh trên
thang dân chủ hình thức chuyển thành các biến thiên lớn trong dân chủ hiệu
quả. Các kết quả này phản ánh sự thực rằng dân chủ hình thức là một điều kiện cần
để tạo ra dân chủ hiệu quả: chỉ các quốc gia có số điểm cao về các quyền dân sự và
chính trị (tức là, trên điểm bách phân thứ 75) có thể đạt số điểm cao về dân chủ
hiệu quả. Nhưng các quyền dân sự và chính trị không phải là điều kiện đủ cho dân
chủ hiệu quả: không phải tất cả các nước có số điểm cao về các quyền dân sự và
chính trị cũng có số điểm cao về dân chủ hiệu quả bởi vì nó phụ thuộc vào mức tính
liêm chính elite của chúng. Tính liêm chính elite là một nhân tố cốt yếu trong sự
phân biệt giữa dân chủ hình thức và dân chủ hiệu quả.
Điều này phản ánh một khía cạnh quan trọng của thực tế. Thí dụ, Freedom
House gán cho Latvia và Slovakia cùng số điểm về dân chủ hình thức như nước
Anh hay Đức (khoảng 90 phần trăm của số điểm cực đại trong mỗi trường hợp),
nhưng nước Anh và Đức có số điểm cao hơn đáng kể về dân chủ hiệu quả so với
Latvia và Slovakia (khoảng 75 phần trăm của số điểm cực đại so với khoảng 35
phần trăm). Nếu chúng ta coi số đo dân chủ hình thức ở giá trị danh nghĩa của nó,
chúng ta sẽ kết luận rằng Latvia và Slovakia đúng là dân chủ như nước Anh và
Đức. Nhưng trong thực tế, chúng có các elite tương đối thối nát những người làm
mất giá trị của các quyền hiến định mà nhân dân của chúng có về mặt lý thuyết
(xem Rose, 2001; Sandholtz and Taagepera, 2005). Ngược lại, trong khi có biến
thiên lớn về mức của dân chủ hình thức giữa các nước thu nhập thấp, trải từ dưới
phân vị bách phân (percentile) thứ 10 trong trường hợp của Trung Quốc đến phân
vị bách phân thứ 75 trong trường hợp của Ấn Độ, tham nhũng elite phổ biến làm
giảm các sự khác biệt này một cách đáng kể: Trung Quốc có số điểm tại bách phân
vị thứ 5 về dân chủ hiệu quả và Ấn Độ chỉ dưới bách phân vị thứ 30. Tính đến sự
hiệu quả của các quyền dân sự và chính trị của một xã hội, tình hình ở Ấn Độ là
gần hơn một chút với tình hình của Trung Quốc so với tình hình của Nhật Bản, mặc
dù Ấn Độ xếp hạng về dân chủ hình thức cao hơn Trung Quốc rất nhiều. Dân chủ
hiệu quả là một số đo đòi hỏi khắt khe hơn và có ý nghĩa hơn dân chủ hình thức: nó
phản ánh nhân dân thực sự có bao nhiêu quyền tự do hơn là họ có bao nhiêu quyền
tự do trên giấy. Bởi vì dân chủ hiệu quả là cái nhân dân thực sự tìm kiếm khi họ
nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện, chúng ta kỳ vọng các giá trị này liên kết còn sát
hơn với dân chủ hiệu quả hơn là với dân chủ hình thức.20
Hình 7.2 xác nhận điểm này. Chúng ta đã thấy rồi bằng chứng trong Hình 7.1
cho thấy rằng các giá trị tự-thể hiện liên kết một cách đáng kể với dân chủ hình
thức. Nhưng như Hình 7.2 minh họa, các giá trị này liên kết còn mật thiết hơn
với dân chủ hiệu quả. Cường độ của các giá trị tự-thể hiện giải thích 80 phần trăm
của phương sai ngang-quốc gia trong các số đo đến sau của dân chủ hiệu quả, với
không outlier [trường hợp nằm ngoài] nổi bật nào (không ngay cả Ấn Độ). Tuy
vậy, các phân tích thêm là cần thiết trước khi chúng ta có thể kết luận rằng mối
quan hệ này là nhân quả.

20
Trung Quốc có số điểm tại bách phân vị thứ 5 của dân chủ hiệu quả trong khi sự phân loại phân đôi đơn giản mã hóa nó
như phi dân chủ dứt khoát. Sự mã hóa tinh tế hơn này cung cấp nhiều thông tin hơn vì nó cho thấy Trung Quốc là
phi dân chủ thế nào, hơn là đơn giản nói rằng Trung Quốc là phi dân chủ.

195
Các Giá trị Tự-thể hiện và Dân chủ Hiệu quả

Như trước đây, chúng tôi áp dụng tính nhân quả Granger để kiểm định liệu các giá
trị tự-thể hiện có một tác động lên các số đo đến sau của dân chủ hiệu quả, kiểm
soát cho các số đo dân chủ trước theo thời gian. Bởi vì các số đo dân chủ hiệu quả
không sẵn có sớm hơn 1998 (khi các số đo “kiểm soát tham nhũng” của World
Bank bắt đầu), chúng tôi sử dụng độ dài thời gian mà một xã hội được cai quản bởi
các định chế dân chủ – hay “truyền thống dân chủ” – như một vật thay thế. Độ
dài của truyền thống dân chủ là một nhân tố then chốt, theo một số nhà lý luận xuất
sắc những người cho rằng sự nổi lên của các giá trị dân chủ nội tại phụ thuộc
vào các định chế dân chủ kéo dài bao lâu (xem Rustow, 1970; Linz and Stepan,
1996). Theo các tác giả này, các định chế dân chủ càng kéo dài, chúng càng trở
thành một phần không thể thiếu được của bản sắc tập thể của một xã hội giữa cả các
elite và quần chúng. Nếu lý lẽ này đúng, bản chất trước dân chủ của các giá trị tự-
thể hiện đơn giản là một hệ quả của việc một xã hội sống lâu bao nhiêu dưới các
định chế dân chủ, mà có nghĩa rằng các giá trị này sẽ không có tác động nào lên
dân chủ hiệu quả khi chúng ta kiểm soát cho sự liên kết của chúng với truyền thống
dân chủ. Chúng tôi kiểm định giả thuyết này ở đây. Hơn nữa, đi theo Bunce (2000:
715–17) và Kopstein and Reilly (2000), những người cho rằng sự khuếch tán
không gian hoạt động như một yếu tố xác định (determinant) tự trị lên dân chủ,
chúng tôi xem xét sự khuếch tán bên trong các vùng văn hóa như một bộ tiên đoán
thêm, kiểm soát cho các tác động ngoại sinh do sự khuếch tán vùng.

BẢNG 8.2. Tác động của Dân chủ lên các Giá trị Tự-thể hiện, Kiểm soát cho sự Phát triển Kinh tế
Xã hội và sự Khuếch tán Văn hóa

Biến Phụ thuộc: Phần trăm Cao về các Giá trị Tự-thể hiện trong
đầu các năm 1990sa
Các bộ tiên Model Model Model Model Model Model
đoán 1 2 3 5 6 7
Số năm dưới 0,79*** 0,15n.s. 0,42*** 0,08n.s.
chính phủ dân (9,83) (1,53) (5,14) (0,91)
chủ cho đến
1990
Index các nguồn 0,90*** 0,78*** 0,58***
lực kinh tế xã (15,97) (7,99) (6,15)
hội vào cuối
1980s
Mức vùng văn 0,82*** 0,55*** 0,35***
hóa của biến (10,93) (6,76) (4,86)
phụ thuộc
R2 hiệu chỉnh 0,62 0,81 0,67 0,81 0,77 0,85
Ghi chú: các mục (số) là các hệ số hồi quy đã chuẩn hóa (các giá trị-T ở trong ngoặc). Các mức có ý
nghĩa: *p < 0,100; **p < 0,010; ***p < 0,001; n.s. not significant- không có ý nghĩa; Các thống kê kiểm
định cho tính cộng tuyến (colinerity), phương sai thay đổi (heteroskedasticity) và các trường hợp ảnh
hưởng tất cả đều dưới các ngưỡng tới hạn.
a
Khảo sát sẵn có sớm nhất từ các Khảo sát Giá trị II-III (1989-91 đến 1995-97). Số đo trung bình là
trong năm 1992; N = 61.

196
Các phân tích trong các chương trước cho thấy rằng các biến kinh tế, văn hóa, và
chính trị thay đổi hết sức ngang các vùng văn hóa. Quả thực, chỉ tám vùng văn hóa
thâu tóm khoảng 85 phần trăm của phương sai ngang-quốc gia về các nguồn lực
kinh tế xã hội của một xã hội, các giá trị tự-thể hiện của nó, và mức độ dân chủ hiệu
quả của nó ngang hơn 70 quốc gia. Phát hiện này gợi ý rằng sự phát triển kinh tế xã
hội, các giá trị quần chúng, và các định chế không thể được xem như các đặc
tính nội sinh thuần túy của các quốc gia mà cũng phản ánh các quá trình khuếch tán
ngoại sinh, thấm vào và đồng nhất hóa các quốc gia của các vùng văn hóa cho trước
(xem Starr, 1991; L. Diamond, 1993a; Whitehead, 1996; Kopstein and Reilly,
2000). Nhằm để kiểm soát cho các tác động khuếch tán, chúng tôi bao gồm các
trung bình vùng văn hóa trên các biến độc lập như một nhân tố kiểm soát thêm (cho
một thủ tục tương tự, xem Gasiorowski and Power, 1998).
Thí dụ, trong việc tiên đoán các giá trị tự-thể hiện trong đầu các năm 1990, chúng
tôi dùng mức trung bình của các giá trị tự-thể hiện trong mỗi vùng văn hóa như một
bộ tiên đoán thêm, gán cho mỗi nước số điểm các giá trị tự-thể hiện trung bình
của tất cả các nước khác trong vùng văn hóa của nó, loại trừ giá trị riêng của nước
đó.21 Việc này bảo đảm rằng chúng tôi gán cho mỗi nước một số điểm trung bình
độc lập với số điểm riêng của nó. Tương tự, trong việc tiên đoán các mức đến sau
của dân chủ hiệu quả, chúng tôi bao gồm mức dân chủ hiệu quả trung bình của
mỗi vùng như một bộ tiên đoán thêm. Như thế, chúng tôi mô hình mỗi biến phụ
thuộc như một hàm của sự khuếch tán của nó bên trong các vùng văn hóa.
Hãy để chúng tôi nhấn mạnh rằng các trung bình này đã được tính theo cách làm
cho chúng là ngoại sinh đối với mỗi nước, với số điểm riêng của mỗi nước bị loại
trừ khỏi sự tính toán trung bình vùng văn hóa được gán cho nước đó. Điều này có
nghĩa rằng chúng tôi gán một trung bình vùng văn hóa hơi khác nhau cho mỗi
nước trong vùng văn hóa đó. Về mặt kinh nghiệm việc này tạo ra ít sự khác biệt,
nhưng về mặt quan niệm là quan trọng bởi vì quan niệm về các tác động ngoại sinh
là cốt yếu cho khái niệm khuếch tán (Starr, 1991).
Bảng 8.2 cho thấy các kết quả hồi quy từ chuỗi các mô hình đầu tiên của chúng
tôi. Chúng tiên đoán các giá trị tự-thể hiện như được đo vào đầu các năm 1990, sử
dụng các biến độc lập sau đây: độ dài của truyền thống dân chủ của một xã hội
trước 1990 (tức là, số năm dân chủ nó trải nghiệm trước thời gian đó);22 mức phát
triển kinh tế xã hội của xã hội trước 1990 (sử dụng số đo Vanhanen về mức và sự
phân bố của các nguồn lực kinh tế xã hội); và các mức vùng văn hóa của các giá
trị tự-thể hiện. Các mô hình đầu tiên của chúng tôi là các mô hình hồi quy hai
biến, và các mô hình tiếp theo là các sự kết hợp đa biến, kiểm soát cho tác động
của truyền thống dân chủ cho một trong các bộ tiên đoán khác.
Các mô hình được thấy trong Bảng 8.3 đảo ngược hướng nhân quả từ các mô
hình trong Bảng 8.2, kiểm định tác động của các giá trị tự-thể hiện trong đầu các
năm 1990 lên các mức đến sau của dân chủ hiệu quả trong 2000–2, kiểm soát cho
sự phát triển kinh tế xã hội, truyền thống dân chủ trước, và mức vùng văn hóa

21
Về các chi tiết của việc đo trung bình vùng văn hóa của các giá trị tự-thể hiện, xem Phụ lục Internet, #51 dưới Variables.
22
Để xây dựng số đo về các năm của dân chủ, chúng tôi sử dụng thang “Chế độ Chuyên quyền-Dân chủ” được cung cấp
bởi dự án Polity IV (Marshall and Jaggers, 2000). Chúng tôi đã tính cho mỗi nước số năm trong đó nó có số điểm ít nhất
+7. Cho nhiều chi tiết hơn, xem Phụ lục Internet, #23 dưới Variables.

197
của dân chủ hiệu quả.23 Nhằm để kiểm định giả thuyết của chúng tôi, chúng tôi so
sánh các kết quả từ các Bảng 8.2 và 8.3.

BẢNG 8.3. Tác động của các Giá trị Tự-thể hiện lên Dân chủ, kiểm soát cho sự Phát triển Kinh tế
Xã hội, Truyền thống Dân chủ, và sự Khuếch tán Văn hóa

Biến Phụ thuộc: Mức độ của Dân chủ Hiệu quả trong 2000-2002
Các bộ Model Model Model Model Model Model Model Model
tiên 1 2 3 4 5 6 7 8
đoán
Phần 0,89*** 0,59*** 0,80*** 0,63*** 0,57***
trăm (15,33) (4,97) (8,38) (7,02) (4,56)
cao về
các giá
trị tự-
thể hiện
trong
đầu
1990s
Index 0,87*** 0,35*** 0,33*
các (13,34) (2,94) (2,67)
nguồn
lực kinh
tế xã
hội
trong
đầu
1990s
Năm 0,75*** 0,12n.s. 0,04n.s.
dưới (8,82) (1,29) (0,41)
chính
phủ dân
chủ cho
đến
1995
Mức 0,84*** 0,33***
vùng (11,67) (3,64)
văn hóa
của
biến
phụ
thuộc
R2 hiệu 0,80 0,74 0,56 0,69 0,82 0,80 0,83 0,80
chỉnh
Ghi chú: các mục (số) là các hệ số hồi quy đã chuẩn hóa (các giá trị-T ở trong ngoặc). N= 61. Các
mức có ý nghĩa: *p < 0,100; **p < 0,010; ***p < 0,001; n.s. not significant- không có ý nghĩa; Các
thống kê kiểm định cho tính cộng tuyến (colinerity), phương sai thay đổi (heteroskedasticity) và các
trường hợp ảnh hưởng tất cả đều dưới các ngưỡng tới hạn.

Mô hình 1 trong Bảng 8.2 gợi ý rằng truyền thống dân chủ của một quốc gia có

23
Về các chi tiết về việc đo biến này, xeme Phụ lục Internet, #22 dưới Variables.

198
một tác động hết sức có ý nghĩa lên sự nhấn mạnh đến sau của nó lên các giá trị tự-
thể hiện. Cụ thể, số năm dưới dân chủ giải thích 62 phần trăm của phương sai
ngang-quốc gia đến sau trong các giá trị tự-thể hiện – miễn là chúng ta không
kiểm soát cho bất kể biến khác nào. Tác động này là đáng kể. Tuy vậy, nó giải
thích phương sai ít hơn đáng kể trong các giá trị tự-thể hiện so với được giải thích
bởi mức các nguồn lực kinh tế xã hội (81 phần trăm). Quan trọng hơn, nó cũng ít
hơn đáng kể so với mức độ mà các giá trị tự-thể hiện giải thích các mức đến sau
của dân chủ hiệu quả (80 phần trăm), như Mô hình 1 của Bảng 8.3 chứng minh.
Quyết định nhất, tác động của truyền thống dân chủ lên các giá trị tự-thể hiện
giảm xuống một mức đáng kể khi chúng ta kiểm soát cho các nguồn lực kinh tế xã
hội. Khi chúng ta làm vậy, độ dài của truyền thống dân chủ của một xã hội giải
thích không phương sai nào trong các giá trị tự-thể hiện vượt quá cái một mình
các nguồn lực kinh tế xã hội giải thích, như ta thấy khi so sánh các Mô hình 2 và 5
trong Bảng 8.2.
+
(Phần dư không được giải thích bởi truyền thống dân chủ )
Dân chủ Hiệ quả
|

Các Giá trị Tự-thể hiện


– (Phần dư không được giải thích bởi truyền thống dân chủ) +

HÌNH 8.6a. Tác động của các giá trị tự-thể hiện lên dân chủ hiệu quả, kiểm soát cho thời gian ở
dưới dân chủ.

Ngược lại, tác động của các giá trị tự-thể hiện lên mức dân chủ hiệu quả đến sau
của một quốc gia vẫn hết sức có ý nghĩa đối lại mọi sự kiểm soát, ngay cả khi chúng
tôi kiểm soát cho số năm nó ở dưới dân chủ. Thực ra, truyền thống dân chủ của
một nước thêm chẳng gì cho tác động của các giá trị tự-thể hiện lên dân chủ
hiệu quả, như một so sánh các Mô hình 1 và 6 trong Bảng 8.3 chứng minh. Đây,
lại một lần nữa, là một kiểm định tích cực của tính nhân quả-Granger: các giá trị

199
tự-thể hiện có một tác động tích cực hết sức lên dân chủ, ngay cả khi chúng ta kiểm
soát cho tương quan của dân chủ với các số đo trước của chính nó.24
+
(Phần dư không được giải thích bởi các giá trị tự-thể hiện)
Dân chủ Hiệ quả
|

Truyền thống Dân chủ


– (Phần dư không được giải thích bởi các Giá trị Tự-thể hiện) +

HÌNH 8.6b. Tác động của thời gian ở dưới dân chủ lên dân chủ hiệu quả, kiểm soát cho mức các giá
trị tự-thể hiện.

Các phát hiện này tranh luận chống lại sự giải thích thể chế của các giá trị dân
chủ quần chúng. Là không đúng rằng các định hướng ủng hộ dân chủ cơ bản như
vậy như các giá trị tự-thể hiện chỉ có thể nổi lên từ kinh nghiệm dài dưới các định
chế dân chủ. Các giá trị này có thể nảy sinh ngay cả trong các xã hội độc đoán
nhất, và chúng có một tác động mạnh hơn nhiều lên thành tích dân chủ đến
sau của một xã hội so với kinh nghiệm trước của nó với dân chủ. Cường độ của
các giá trị tự-thể hiện trong một xã hội không phụ thuộc vào dân chủ trước đó
nhưng bị ảnh hưởng mạnh bởi mức các nguồn lực kinh tế xã hội của xã hội đó.
Các Hình 8.6 v à 8.7 minh họa các sự thực này về mặt đồ thị.

24
Granger (1969) cho rằng tác động của một bộ tiên đoán lên một biến phụ thuộc là nhân quả, nếu tác động này giữ vững đối
lại các số đo trước theo thời gian của biến phụ thuộc. Các phát hiện của chúng tôi thỏa mãn đòi hỏi này, cho thấy rằng các
giá trị tự-thể hiện có một tác động đáng kể lên dân chủ, ngay cả kiểm soát cho các số đo trước của dân chủ.

200
+
(Phần dư không được giải thích bởi Truyền thống Dân chủ)
| Các Giá trị Tự-thể hiện

HÌNH 8.7a. Tác động của các nguồn lực kinh tế xã hội lên các giá trị tự-thể hiện, kiểm soát cho độ
dài thời gian ở dưới dân chủ.

Hình 8.6a mô tả tác động của các giá trị tự-thể hiện lên dân chủ hiệu quả, kiểm
soát cho độ dài của truyền thống dân chủ của xã hội. Chúng ta thấy rằng các xã
hội có các mức cao của các giá trị tự-thể hiện hơn truyền thống dân chủ của chúng
cũng gợi ý có các mức cao của dân chủ hiệu quả hơn truyền thống dân chủ của
chúng gợi ý (xem các vị trí của Đông Đức, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Hà
Lan, và Tây Đức). Theo cùng cách, các xã hội với các giá trị tự-thể hiện yếu hơn
kinh nghiệm trước của chúng với dân chủ cũng gợi ý các mức dân chủ hiệu quả
thấp hơn kinh nghiệm của chúng với dân chủ gợi ý (xem các vị trí của Hoa Kỳ, Bỉ,
Ấn Độ, Venezuela, hay Nigeria). Tổng thể, sự biến thiên độc lập trong các giá trị
tự-thể hiện giải thích 53 phần trăm của sự biến thiên độc lập trong dân chủ hiệu
quả. Các giá trị tự-thể hiện có một tác động lên dân chủ hiệu quả, ngay cả khi chúng
ta kiểm soát cho thời kỳ dài bao nhiêu mọi người sống dưới các định chế dân chủ.
Hình 8.6b mô tả tác động của truyền thống dân chủ lên dân chủ hiệu quả, kiểm
soát cho mức các giá trị tự-thể hiện của mỗi xã hội. Như rõ ràng ngay lập tức, hình
này giống một biểu đồ phân tán ngẫu nhiên. Rất nhiều biến thiên trong các
truyền thống dân chủ là độc lập với mức các giá trị tự-thể hiện của một xã hội,
nhưng nó chỉ giải thích 4 phần trăm không đáng kể của sự biến thiên độc lập trong

201
dân chủ hiệu quả: các xã hội có một truyền thống dân chủ dài hơn các giá trị tự-thể
hiện của chúng gợi ý không có nhiều dân chủ hiệu quả hơn các giá trị tự-thể hiện
của chúng gợi ý. Như thế, tách khỏi cường độ của các giá trị tự-thể hiện, độ dài
truyền thống dân chủ của một xã hội không có tác động có ý nghĩa nào lên mức độ
dân chủ hiệu quả. Truyền thống dân chủ liên kết với dân chủ hiệu quả trong
chừng mực – và hầu như chỉ trong chừng mực – nó liên kết với các giá trị tự-thể
hiện mạnh. Vì thế, tác động này biến mất hầu như hoàn toàn khi chúng ta kiểm
soát cho các mức của các giá trị tự-thể hiện.
+
(Phần dư không được giải thích bởi các Nguồn lực Kinh tế Xã hội)
| Các Giá trị Tự-thể hiện

HÌNH 8.7b. Tác động của Truyền thống Dân chủ lên các Giá trị Tự-thể hiện, kiểm soát cho các
nguồn lực kinh tế xã hội.

Hình 8.7a xem các giá trị tự-thể hiện như biến phụ thuộc, minh họa nó bị ảnh
hưởng như thế nào bởi mức của các nguồn lực kinh tế xã hội, kiểm soát cho độ dài
của truyền thống dân chủ. Như hình này chứng minh, các xã hội có nhiều nguồn
lực kinh tế xã hội hơn truyền thống dân chủ của chúng gợi ý cũng có các giá trị
tự-thể hiện mạnh hơn truyền thống dân chủ của chúng gợi ý (xem các vị trí của
Đông Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, và Argentina). Tương tự, các xã hội với các mức
nguồn lực thấp hơn truyền thống dân chủ của chúng gợi ý cũng có các giá trị tự-

202
thể hiện yếu hơn truyền thống dân chủ của chúng gợi ý (xem các vị trí của Hoa
Kỳ, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, và Thụy Sĩ). Về tổng thể, sự biến thiên trong
các nguồn lực kinh tế xã hội mà độc lập với độ dài của truyền thống dân chủ của
một xã hội giải thích 54 phần trăm của sự biến thiên độc lập trong các giá trị tự-
thể hiện. Như thế, các nguồn lực kinh tế xã hội của một xã hội có một tác động
quan trọng lên cường độ của các giá trị tự-thể hiện, và tác động này phần lớn độc
lập với việc xã hội sống dưới các định chế dân chủ lâu thế nào.
Hình 8.7b cho thấy tác động của truyền thống dân chủ lên các giá trị tự-thể
hiện, kiểm soát cho các nguồn lực kinh tế xã hội. Có sự biến thiên trong truyền
thống dân chủ mà là độc lập với các nguồn lực của một xã hội, nhưng nó giải
thích chỉ 4 phần trăm không đáng kể biến thiên độc lập của các giá trị tự-thể hiện.
Số năm dân chủ mà một xã hội trải nghiệm không có tác động đáng kể nào lên các
giá trị tự-thể hiện khi chúng ta kiểm soát cho mức các nguồn lực kinh tế xã hội của
nó.
Các phát hiện này giải quyết câu đố của Dahl về cái gì quyết định cái gì, được
trích trong Chương 7. Chúng cho biết rằng hội chứng phát triển con người nổi lên
qua một trình tự trong đó các nguồn lực kinh tế xã hội tăng lên có khuynh hướng
nuôi dưỡng các lực xã hội giải phóng, được phản ánh trong các giá trị tự-thể hiện
tăng lên, mà đến lượt là thuận lợi cho dân chủ.

Vai trò của các Nhân tố Cấu trúc Khác

Sự phát triển kinh tế xã hội là yếu tố quyết định được chấp nhận rộng rãi nhất của
dân chủ trong văn liệu dân chủ hóa. Các kết quả của chúng tôi xác nhận rằng
sự phát triển kinh tế xã hội có một tác động quan trọng lên dân chủ, nhưng một
tác động yếu hơn tác động của các giá trị tự-thể hiện: phần lớn, nó liên kết với dân
chủ bởi vì nó mang lại các thay đổi trong các giá trị mà là thuận lợi cho dân chủ.
Hơn nữa, chúng tôi đã kiểm soát tác động của các giá trị tự-thể hiện trên thành tích
dân chủ đến sau của một xã hội cho truyền thống dân chủ trước của xã hội này và
sự khuếch tán khu vực của dân chủ. Cả hai nhân tố này đã không làm cho tác động
của các giá trị tự-thể hiện trở nên không đáng kể.
Kết quả này có đứng vững khi chúng ta kiểm soát cho các nhân tố cấu trúc thêm
mà cũng được thảo luận như các yếu tố quyết định của dân chủ trong văn liệu? Hãy
để sang một bên các thái độ quần chúng khác (mà chúng tôi xem xét trong Chương
11), các yếu tố cấu trúc của dân chủ được thảo luận rộng rãi gồm các ảnh hưởng
quốc tế, truyền thống tôn giáo, và các sự chia tách (cleavage) xã hội (cho một
tổng quan, xem Bollen and Jackman 1985; Gasiorowski and Power, 1998; Berg-
Schlosser and Mitchell, 2000; Doorenspleet, 2004).
Giữa các nhân tố quốc tế, lý thuyết hệ thống thế giới cho rằng sự phát triển kinh
tế xã hội sẽ thuận lợi cho dân chủ chỉ nếu một nước có một vị thế thuận lợi trong
nền kinh tế thế giới, có khả năng để trao đổi ngang hàng với các trung tâm tư bản
chủ nghĩa (Wallerstein, 1974). Từ một quan điểm khác, lý thuyết thương mại tự do
kết luận rằng các nước mà có khả năng tích tụ sự giàu có qua thương mại tự do sẽ
phát triển một cách tự nhiên các xu hướng tự do (liberal) bởi vì chúng liên tục bị
phơi ra cho các ý tưởng mới đa dạng từ bên ngoài (Bollen and Jackman, 1985;

203
McNeill, 1990; Landes, 1998). Liệu một xã hội có một vị trí thuận lợi trong thị
trường thế giới được cho biết bởi giá trị xuất khẩu của nó trên đầu người: giá trị này
càng cao, vị thế của một nước càng tốt. Vì thế, ta sẽ kỳ vọng một giá trị xuất khẩu
cao trên đầu người để có một tác động tích cực lên dân chủ tự do.25
Các nhân tố chia tách xã hội đã được thảo luận rộng trong văn liệu dân chủ hóa.
Các sự phân chia giai cấp sắc nét, sự phân cực xã hội, và phân bổ của cải cực kỳ
không đều được xem là thù nghịch với dân chủ (Muller, 1997). Sự bất bình đẳng
xã hội khiến các giai cấp trên hùng mạnh sợ rằng dân chủ sẽ cho phép các giai cấp
thấp hơn thực hiện các biện pháp tái phân phối mà sẽ tước quyền chiếm hữu của họ.
Việc này cho các giai cấp trên một khuyến khích mạnh mẽ để ngăn cản dân chủ
đích thực. Ngược lại, một sự phân bổ của cải bình đẳng hơn dẫn tới sự chi phối của
các giai cấp trung lưu ôn hòa về mặt chính trị, mà có ít để sợ và nhiều để được từ
dân chủ. Vì thế, các sự phân bổ của cải tương đối bình đẳng phải có một tác
động tích cực lên dân chủ (Boix, 2001).26
Khi có các sự mất cân bằng cực kỳ về phân phối của cải, các nhà nước có khuynh
hướng thiết lập các năng lực cưỡng chế mạnh, bởi vì các giai cấp có đặc quyền cần
quyền lực cưỡng chế để bảo vệ địa vị của họ chống lại các đòi hỏi tái phân phối của
các giai cấp thấp hơn (Dahl, 1973). Vì thế, sự hiện diện của các năng lực nhà nước
cưỡng bức phải có một tác động tiêu cực lên dân chủ, đặc biệt khi chi tiêu nhà nước
cho các phương tiện cưỡng bức đến với cái giá của chi tiêu cho phúc lợi công.27
Sự phân đoạn hóa (fractionalization) sắc tộc cũng được coi là thù nghịch với
dân chủ (Muller and Seligson, 1994). Sự đa dạng sắc tộc có thể được dùng để tạo
ra các sự thù nghịch giữa các nhóm sắc tộc, làm xói mòn ý tưởng dân chủ về một
cộng đồng của những người bình đẳng; vì thế được cho rằng sự phân đoạn hóa sắc
tộc có một tác động tiêu cực lên dân chủ.28
Một nhân tố cấu trúc cuối cùng là truyền thống tín ngưỡng của một xã hội.
Nhiều tác giả đã quy một thế giới quan cá nhân chủ nghĩa cho Đạo Tin lành
(Bollen and Jackman, 1985). Điều này ngụ ý rằng dân chủ tự do với sự nhấn mạnh
của nó đến các quyền cá nhân phải thấy mảnh đất màu mỡ nhất trong các xã hội Tin
lành. Nếu điều này là đúng và dấu ấn Tin lành của một xã hội được phản ánh
trong tỷ lệ phần trăm của những người Tin lành của nó, phải có một tác động
tích cực lên dân chủ. Ngược lại, một xu hướng chống dân chủ đặc thù đã được
quy cho các xã hội Islamic (Huntington, 1996). Nếu điều này cũng đúng và dấu ấn
Islamic của một xã hội được phản ánh trong tỷ lệ phần trăm của những người
Muslim của nó, thì nó phải có một tác động tiêu cực lên dân chủ. Nếu các số đo này
được kết hợp thành một index tỷ lệ phần trăm khác biệt mà trở nên ngày càng
dương khi những người Tin lành càng đông hơn những người Muslim, một tác
động tích cực lên dân chủ sẽ được kỳ vọng.29

25
Cho việc đo giá trị xuất khẩu trên đầu người trong 1990, xem Phụ lục Internet, #09 dưới Variables.
26
Để đo sự bất bình đẳng của phân bố thu nhập, chúng tôi sử dụng index Gini vào khoảng 1990. Về chi tiết hơn, xem Phụ
lục Internet, #10 dưới Variables.
27
Để đo chi tiêu nhà nước cho các phương tiện cưỡng chế đi xa đến đâu với cái giá của các chi phí cho phúc lợi công, chúng
tôi tính hiệu số trong các ngân sách nhà nước đầu tư cho quân đội và vào sức khỏe và giáo dục. Về chi tiết hơn, xem Phụ
lục Internet, #13.
28
Chúng tôi sử dụng các index về phân đoạn hóa sắc tộc và ngôn ngữ được Alesina and Devleeschauwer (2002) và Roeder
(2001) cung cấp. Về chi tiết hơn, xem Phụ lục Internet, #11 dưới Variables.
29
Cho các chi tiết đo lường, xem Phụ lục Internet, #14 dưới Variables.

204
BẢNG 8.4. Tác động của các giá trị tự-thể hiện lên Dân chủ, Kiểm soát cho các Nhân tố Cấu trúc Khác
nhau

Biến Phụ thuộc: Mức Dân chủ Hiệu quả trong 2000-2002
Các bộ tiên đoán Model Model Model Model Model Model
1 2 3 4 5 6
Số năm dưới chính 0,14 0,24* 0,17 0,10 0,17* 0,15.
phủ dân chủ cho (1,51) (2,58) (1,62) (1,10) (1,88) (1,65)
đến 1995
Phần trăm cao về 0,65*** 0,67*** 0,71*** 0,64*** 0,56*** 0,61***
các giá trị tự-thể (5,95) (7,11) (6,72) (5,93) (5,31) (4,77)
hiện vào đầu
1990s
Giá trị xuất khẩu 0,18*
trên đầu người (2,18)
(USD) trong 1990
Index phân đoạn hóa –0,20**
sắc tộc ngôn ngữ (–3,45)
1985
Bất bình đẳng thu –0,16*
nhập (hệ số Gini) (–2,36)
1995
Số năm đi học ở độ 0,25**
tuổi 20-24 trong (2,88)
1992
Chi phí chính phủ 0,30***
cho phúc lợi trừ (– (4,25)
) cho quân sự
1990
Phần trăm người Tin 0,21*
lành trừ (–) (2,20)
Muslim trong
1990
R2 hiệu chỉnh (N) 0,83 0,83 0,79 0,84 0,85 0,81
(59) (61) (51) (54) (51) (61)
Ghi chú: các mục (số) là các hệ số hồi quy đã chuẩn hóa (các giá trị-T ở trong ngoặc). N= 61. Các
mức có ý nghĩa: *p < 0,100; **p < 0,010; ***p < 0,001; n.s. not significant-không có ý nghĩa; Các
thống kê kiểm định cho tính cộng tuyến (colinerity), phương sai thay đổi (heteroskedasticity) và các
trường hợp ảnh hưởng tất cả đều bên trong các giới hạn có thể chấp nhận được.

Bảng 8.4 chứng minh cái gì xảy ra khi chúng ta đưa mỗi trong số các nhân
tố cấu trúc này vào, ngoài các giá trị tự-thể hiện. Đi theo nguyên lý của tính nhân
quả Granger, chúng tôi kiểm soát cho truyền thống dân chủ của một xã hội kéo
dài bao lâu để nhận diện các tác động của các biến này lên dân chủ đến sau trong
chừng mực chúng hoạt động một cách độc lập với dân chủ trước của một xã hội.
Các kết quả được thấy trong Bảng 8.4 cho biết rằng một số nhân tố cấu trúc
được đề xuất trong văn liệu có các tác động thêm đáng kể lên dân chủ hiệu
quả, nhưng không nhân tố nào trong số đó làm giảm một mức đáng kể tác động của
các giá trị tự-thể hiện lên dân chủ hiệu quả. Quả thực, không nhân tố nào trong số

205
chúng có một tác động mạnh như tác động của các giá trị tự-thể hiện. Vì thế, chúng
ta có thể kết luận rằng tác động của các giá trị tự-thể hiện lên dân chủ không phải là
một thành phần lạ của các nhân tố cấu trúc khác được thảo luận trong văn liệu dân
chủ hóa.

Bước 4: Giải thích các sự Khác biệt giữa Dân chủ Hình thức và Hiệu quả

Việc phân biệt giữa dân chủ hình thức và hiệu quả chỉ có ý nghĩa nếu có các sự
khác biệt đáng kể giữa hai phiên bản này của dân chủ tự do. Như Hình 8.5 chứng
minh, các sự khác biệt đầy kịch tính quả thực có tồn tại giữa dân chủ hình thức
và hiệu quả.
CAO
Mức Tính liêm chính elite (2000-2002)
THẤP

HÌNH 8.8. Tác động của các giá trị tự-thể hiện lên tính liêm chính elite.

Tính liêm chính elite tạo ra toàn bộ sự khác biệt giữa dân chủ hình thức và dân
chủ hiệu quả: sự khác biệt giữa dân chủ hình thức và dân chủ hiệu quả phản ánh
các thiếu sót trong tính liêm chính elite. Các mức tương đối cao của tính liêm chính
elite đưa mức dân chủ hiệu quả của một xã hội lên mức dân chủ hình thức của nó,
nhưng các mức thấp của tính liêm chính elite hạ cấp mức dân chủ hiệu quả của một

206
xã hội xuống xa dưới mức dân chủ hình thức của nó. Vì thế, nhằm để hiểu các giá
trị tự-thể hiện tác động thế nào đến các sự khác biệt giữa dân chủ hữu hiệu và dân
chủ hình thức, ta phải xem xét tác động của các giá trị tự-thể hiện lên tính liêm
chính elite.
Như Hình 8.8 chứng minh, các giá trị tự-thể hiện có một tác động mạnh nổi bật
lên các số đo đến sau của tính liêm chính elite, giải thích 79 phần trăm của biến
thiên ngang-quốc gia trong tính liêm chính elite. Điều này ngụ ý rằng các giá trị
tự-thể hiện tăng lên hoạt động như một lực xã hội mà khép lại khoảng cách giữa dân
chủ hiệu quả và hình thức, bằng việc tăng cường tính liêm chính elite – nhân tố làm
giảm bớt sự khác biệt giữa dân chủ hình thức và dân chủ hiệu quả.
Tác động của các giá trị tự-thể hiện lên dân chủ hình thức là hơi khác, như Hình
7.1 chứng minh. Một mặt, tác động là mạnh và hết sức có ý nghĩa, giải thích
khoảng 50 phần trăm của biến thiên trong dân chủ hình thức. Ngoài ra, tác động có
vẻ hoạt động theo một hướng cụ thể: các giá trị tự-thể hiện mạnh là một điều kiện
đủ để tạo ra dân chủ hình thức, bởi vì bất cứ xã hội nào xếp hạng trên bách phân vị
thứ 33 trên thang các giá trị tự-thể hiện (tức là, tại hay trên mức của Venezuela) có
số điểm tại hay trên bách phân vị thứ 60 về dân chủ hình thức – không có ngoại
lệ nào. Mặt khác, tác động của các giá trị tự-thể hiện lên dân chủ hình thức bị làm
yếu đi bởi sự thực rằng các giá trị tự-thể hiện mạnh không phải là một điều kiện cần
cho dân chủ hình thức: các cuộc bầu cử tự do có thể được tổ chức hầu như ở bất cứ
đâu, và bách phân vị thứ 80 trong dân chủ hình thức có thể đạt được thậm chí bởi
các xã hội bên dưới bách phân vị thứ 25 trong các giá trị tự-thể hiện.
Bulgaria, Romania, và Ấn Độ là các trường hợp nơi chúng ta thấy các mức cao
của dân chủ hình thức, mặc dù các giá trị tự-thể hiện là yếu. Nhưng trong tất cả
các trường hợp này, các giá trị tự-thể hiện yếu liên kết với các sự thiếu sót nghiêm
trọng trong tính liêm chính elite, làm cho các mức dân chủ hình thức cao của
chúng chuyển thành các mức dân chủ hiệu quả thấp. Nói cách khác, các mức dân
chủ hình thức cao có khuynh hướng bị làm cho vô hiệu nếu chúng tồn tại trong một
xã hội nơi công chúng đặt sự nhấn mạnh yếu lên sự tự-thể hiện. Ngược lại, khi các
giá trị tự-thể hiện là mạnh, tính liêm chính elite cũng có khuynh hướng là cao, làm
cho các mức cho trước của dân chủ hình thức có hiệu quả. Như thế, các mức dân
chủ hình thức cao hầu như luôn luôn có hiệu quả nếu công chúng đặt sự nhấn mạnh
mạnh lên các giá trị tự-thể hiện. Các giá trị tự-thể hiện là một lực xã hội khép lại
khoảng cách giữa dân chủ hình thức và dân chủ hiệu quả lại bằng việc nuôi dưỡng
tính liêm chính elite.
Từ một góc nhìn khác, các giá trị tự-thể hiện yếu ngụ ý các giá trị sinh tồn
mạnh, mà thúc mọi người tìm kiếm sự bảo vệ trong các nhóm gắn kết chặt chẽ và
tạo ra các mối quan hệ gắn kết mạnh, nuôi dưỡng sự thiên vị cho sự bảo hiểm chống
lại các rủi ro của đời sống. Sự thiên vị cung cấp một mảnh đất màu mỡ cho tham
nhũng. Tham nhũng trở thành hành vi tiêu chuẩn mà mọi người kỳ vọng từ
các elite trong một văn hóa sinh tồn. Ngược lại, bản chất giải phóng của các giá
trị tự-thể hiện cổ vũ các quan niệm không phân biệt đối xử và phổ quát về sự an lạc
con người. Sự lên của một văn hóa giải phóng mang lại sự phản đối quần chúng
tăng lên đối với sự thiên vị và tham nhũng. Như thế, khi dân chủ hình thức được
kết hợp với các giá trị tự-thể hiện phổ biến, các lực xã hội mạnh tạo ra các áp lực
cho tính liêm chính elite cao, làm cho dân chủ hình thức có hiệu quả. Các giá trị
tự-thể hiện tăng lên mang lại các áp lực xã hội mà có khuynh hướng khép lại

207
khoảng cách giữa dân chủ hình thức và dân chủ hiệu quả.

Kết luận

Chương này xem xét tác động của các giá trị tự-thể hiện lên dân chủ từ vài góc
nhìn khác nhau. Chúng ta thấy rằng các giá trị tự-thể hiện liên kết một cách đáng kể
với các số đo khác nhau của dân chủ, kể cả dân chủ hiến định, dân chủ bàu cử, và
dân chủ tự do. Từ góc nhìn phát triển con người, dân chủ tự do là đặc biệt quan
trọng, và phân tích của chúng tôi tập trung vào nó, phân biệt giữa các phiên
bản hình thức và hiệu quả của dân chủ tự do. Rồi chúng tôi chứng minh rằng: (1)
các giá trị tự-thể hiện có một tác động nhân quả mạnh đến sự nổi lên của dân chủ
hình thức, nhưng (2) các giá trị này có một tác động thậm chí mạnh hơn đến sự nổi
lên của dân chủ hiệu quả, và (3) các giá trị tự-thể hiện là thuận lợi cho tính liêm
chính elite, nhân tố khép lại khoảng cách giữa dân chủ hình thức và dân chủ hiệu
quả. Các tác động nhân quả theo hướng ngược lại, tức là, từ các định chế dân chủ
tới các giá trị tự-thể hiện, được thấy là không đáng kể. Các phát hiện này ủng hộ
mạnh mẽ sự giải thích văn hóa của dân chủ và không xác nhận một sự giải thích thể
chế về văn hóa chính trị. Chúng cho biết rằng các giá trị tự-thể hiện tăng lên đóng
một vai trò trung tâm trong xu hướng tới dân chủ.

208
209
9. Các Lực Xã hội, Hành động Tập thể, và các Sự kiện Quốc tế

Chúng ta vừa thấy bằng chứng mạnh rằng các giá trị tự-thể hiện quần chúng thúc
đẩy sự nổi lên và tính hiệu quả của dân chủ. Nhưng các sự thay đổi văn hóa bản
thân chúng không phải là toàn bộ câu chuyện. Thí dụ, ta có thể cho một cách hợp lý
rằng làn Sóng dân chủ hóa thứ Ba chẳng bao giờ xảy ra, nếu Mikhail Gorbachev
đã không từ bỏ học thuyết Brezhnev, và trừ phi Hoa Kỳ đã ủng hộ dân chủ hóa
trong các nước như Philippines và Hàn Quốc. Vì dân chủ hóa không được gây
ra bởi các xu hướng quần chúng vô nhân xưng, như các giá trị tự-thể hiện, mà
bởi các hành động tập thể trong đó các diễn viên cụ thể, kể cả các elite và các
phản-elite, đóng các vai trò then chốt.
Sẽ là phi lý để cho rằng các sự thay đổi văn hóa tự động tạo ra các thay đổi thể
chế như dân chủ hóa, nhưng chúng có vẻ là một nhân tố đóng góp quan trọng.
Câu hỏi là, các giá trị tự-thể hiện tăng lên tương tác Thế nào với các sự kiện mức-
elite, như quyết định của Gorbachev không can thiệp quân sự vào Đông Âu để yểm
trợ cho các chế độ cộng sản lung lay, trong việc gây ra và củng cố các nền dân
chủ? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải giải quyết ba kiểu nhân tố nhân quả (xem
Tilly, 1984).
Thứ nhất, hoàn cảnh quốc tế thay đổi, được minh họa bằng thí dụ bởi các sự kiện
như sự đồng thuận Washington hay sự chấm dứt của học thuyết Brezhnev, đóng
các vai trò then chốt trong việc khởi động các làn sóng quốc tế về dân chủ hóa
(Pridham, 1991; L. Diamond, 1993a; W. I. Robinson, 1996; Markoff, 1996;
Whitehead, 1996). Tác động của các sự kiện quốc tế này là hiển nhiên đối với bất
kể ai quan tâm đến các vấn đề dân chủ hóa, nhưng chúng chỉ là phần của câu
chuyện. Vì cần các điều kiện xã hội phù hợp cho dân chủ để bén rễ trong bất kể
nước cho trước nào. Hoa Kỳ đã cung cấp sự hỗ trợ cho các phong trào ủng hộ
dân chủ ở Philippines và Hàn Quốc và cũng cho các phong trào ở cả Iran và
Pakistan nữa. Nhưng một lượng hỗ trợ cho trước đã thành công trong một số nước
hơn ở những nước khác rất nhiều, vì các lý do phản ánh các điều kiện bên trong.
Tương tự, Liên Xô từ bỏ sự ủng hộ quân sự cho các chế độ cộng sản ở Trung
Đông Âu trong cuối các năm 1980 đã mở ra một cơ hội làm cho dân chủ hóa là
có thể. Nhưng cơ hội này đã gây ra các kết cục rất khác nhau trong các xã hội

210
khác nhau. Sự chấm dứt của học thuyết Brezhnev áp dụng đều nhau cho Ba Lan và
Romania, nhưng các điều kiện bên trong khác nhau đã dẫn tới các kết cục
khác nhau: Ba Lan đã di chuyển nhanh chóng tới dân chủ được củng cố hoàn toàn
và hiệu quả vừa phải, trong khi Romania vẫn phải vật lộn hướng tới một thành
tựu như vậy.
Các điều kiện nội bộ của một nước có thể phát triển đến một điểm nơi xã hội là
chín muồi cho dân chủ hóa, nhưng các elite độc đoán có thể cản trở quá trình này,
đặc biệt nếu họ được các cường quốc bên ngoài hỗ trợ. Một khi sự ủng hộ bên ngoài
này phai mờ, các elite độc đoán sẽ bị phơi ra cho các lực dân chủ hóa bên
trong các xã hội của họ – nếu các lực như vậy đã nổi lên. Các sự kiện quốc tế có
thể hoặc ngăn cản hay huy động các lực dân chủ hóa bên trong một xã hội. Tuy vậy,
chúng chỉ có thể huy động các lực dân chủ hóa tồn tại rồi; chúng không thể tạo ra
chúng. Nếu các lực này không có hay vẫn chưa đủ mạnh (như có vẻ thế ở
Trung Quốc, Việt Nam, Saudi Arabia, và các xã hội độc đoán khác đang tìm cách
để sống sót trong môi trường quốc tế ngày càng chống-độc đoán), các điều kiện
quốc tế thuận lợi sẽ không có tác động nào.
Bất chấp cái gì xảy ra trên sân khấu quốc tế, dân chủ hóa xảy ra qua hành động
tập thể, như các cuộc biểu tình quần chúng, các cuộc vận động giải phóng, và
các quá trình mặc cả ở mức elite, nơi các nhà cầm quyền và các đối thủ chế độ
thương lượng các chi tiết của một quá trình chuyển đổi (giữa các tác phẩm khác,
xem O’Donnell and Schmitter, 1986; Karl and Schmitter, 1991; Higley and
Gunther, 1992; Bernhard, 1993; Casper and Taylor, 1996; Foweraker and
Landman, 1997). Nhưng các mô tả về các trình tự hành động tập thể có sức mạnh
giải thích hạn chế, cho dù chúng được xây dựng lại thành các phân loại học tổng
quát hơn. Vì các hành động tập thể là phần không thể tách rời của bản thân các quá
trình chuyển đổi. Chúng mô tả các cuộc chuyển đổi diễn tiến như thế nào, nhưng
chúng không giải thích vì sao chúng xảy ra.
Dân chủ hóa luôn luôn xảy ra qua các hành động tập thể, dù quá trình được
định hình bởi sự huy động quần chúng hay bởi sự mặc cả elite. Những người đưa
ra các quyết định quan trọng được định nghĩa như các elite, như thế theo định
nghĩa các hành động elite luôn luôn là nhân tố gần nhất trong việc mang lại dân chủ
– nhưng điều này không có nghĩa rằng các elite hoạt động trong chân không. Hoàn
toàn ngược lại, các hành động của họ thường bị điều kiện hóa bởi các lực xã
hội có gốc rễ sâu hơn như các lực được các giá trị tự-thể hiện quần chúng đề cập
đến: các lực này định hình các hành động tập thể, hướng chúng vào các hành lang
tạo ra một số kết cục – như dân chủ hiệu quả – có nhiều khả năng hơn các hành
động khác. Chúng tôi xem các lực xã hội như các xu hướng quần chúng thúc đẩy
các hành động tập thể, hướng dẫn chúng tới các kết cục cá biệt, như các cấu hình
thể chế khác nhau trong đó dân chủ hiệu quả có thể được thực hiện. Các hành động
tập thể dẫn các sự chuyển đổi. Nhưng các lực xã hội hướng các hành động tập thể
theo một hướng cụ thể.
Quan niệm này về các lực xã hội là nhất quán với cái được bày tỏ trong các lý
thuyết về các phong trào xã hội và sự huy động quần chúng. Lý thuyết huy động
các nguồn lực của Tilly (1978) cho rằng cần các nguồn lực để huy động các lực xã
hội. Và hiện đại hóa cung cấp cho mọi người các nguồn lực kinh tế, nhận thức,
và xã hội cần để tạo thành các lực xã hội. Nhưng một mình các nguồn lực không
xác định hướng theo đó các lực xã hội sẽ di chuyển và các mục đích chúng sẽ theo

211
đuổi. Các xu hướng thái độ quần chúng cũng đóng một vai trò cốt yếu, làm cho mọi
người thích một số mục tiêu hơn các mục tiêu khác. McAdam (1986), chẳng hạn, đã
chứng minh rằng sự huy động trong Mùa Hè Tự do Mississippi trong 1964
không chỉ gồm sự huy động nguồn lực mà đã phụ thuộc vào sự huy động thúc đẩy
cái ông gọi là “các sự đồng cảm thái độ (attitudinal affinities).” Các nhà hoạt
động phong trào giúp định khung các mục tiêu mà huy động mọi người (Benford
and Snow, 1988). Nhưng các mục tiêu chính trị nào có khả năng nhất để thu hút
nhân dân lại phụ thuộc vào các sự đồng cảm thái độ của McAdam, mà làm cho nhân
dân dễ tiếp thu một số mục tiêu hơn các mục tiêu khác. Như thế, những người nhấn
mạnh các giá trị tự-thể hiện sẽ dễ tiếp thu các biểu hiện của các quyền dân sự
hơn các biểu hiện của nhà lãnh đạo mạnh, còn những người với các giá trị sinh tồn
chắc có khả năng hơn để phản ứng theo cách ngược lại.
Các giá trị tự-thể hiện là các xu hướng thái độ quần chúng nhấn mạnh đến các
quyền tự do dân sự và chính trị và đến dân chủ hiệu quả đích thực. Bản thân các giá
trị này không lắp đặt các định chế dân chủ hay làm cho chúng có hiệu quả.
Nhưng chúng chuyển các hành động tập thể vào các hướng làm cho các kết cục dân
chủ ngày càng có khả năng hơn. Tác động mạnh của các giá trị tự-thể hiện lên dân
chủ hiệu quả tồn tại bởi vì các giá trị này giúp gây ra các hành động tập thể tạo ra
và duy trì dân chủ. Kết luận này là không thể tránh khỏi bởi vì dân chủ luôn luôn
được tạo ra và được duy trì bởi các hành động tập thể. Nếu các giá trị tự-thể hiện
không giúp gây ra các hành động tập thể mà cuối cùng thiết lập và làm sâu sắc dân
chủ, thì các giá trị này không thể có tác động đáng kể nào lên sự nổi lên và tính
hiệu quả của dân chủ.
Bất cứ cuộc chuyển đổi dân chủ nào đều phản ánh sự tương tác của ba loại
nhân tố nhân quả: các sự kiện quốc tế kích thích các lực xã hội cho trước bên
trong các xã hội; các lực xã hội hướng các hành động tập thể theo hướng các kết
cục chính trị nào đó; và các hành động tập thể thực hiện các quá trình tạo ra các
kết cục này. Như thế, có một sự tương tác của các nhân tố kích thích (các sự kiện
quốc tế), các nhân tố hướng (các lực xã hội), và các nhân tố thực hiện (các hành
động tập thể). Trong tương tác này, các lực xã hội tạo thành nhân tố cơ bản nhất.
Chúng cung cấp nguyên ngân gốc rễ của các quá trình như dân chủ hóa, còn các
hành động tập thể cung cấp nguyên nhân gần nhất. Để đạt một sự hiểu sâu về dân
chủ hóa, chúng ta không được chỉ ngó tới các nguyên nhân gần nhất; chúng ta
cũng phải xem xét nguyên nhân gốc rễ của nó: các lực xã hội. Các lực này được
phản ánh trong các xu hướng thái độ quần chúng, như các giá trị tự-thể hiện.

Nhịp độ Thay đổi

Như Chương 8 đã chứng minh, các mức của dân chủ và các giá trị tự-thể hiện
cho thấy các mức độ tương phản sắc nét về sự ổn định. Các giá trị tự-thể hiện có
khuynh hướng tích tụ chậm, cho thấy chỉ những thay đổi nhỏ bên trong các khoảng
cách thời gian ngắn. Vì thế, các giá trị tự-thể hiện tại một điểm thời gian cung cấp
một sự tiên đoán khá chính xác về các giá trị tự-thể hiện tại một điểm thời gian
muộn hơn một chút. Ngược lại, các mức dân chủ thay đổi mạnh mẽ trong nhiều xã
hội trong làn Sóng thứ Ba: sự tự tương quan của dân chủ theo thời gian là yếu

212
hơn đáng kể, mà có nghĩa rằng chúng ta phải quay sang các nhân tố khác (như
các giá trị tự-thể hiện) để giải thích các sự dịch chuyển tới dân chủ. Các sự khác
biệt này về sự ổn định theo thời gian ngụ ý các logic khác nhau của sự thay đổi, mà
phải được tính đến trong việc diễn giải các mối quan hệ nhân quả.
Hình mẫu về các sự thay đổi chế độ đột ngột biểu thị trong làn Sóng thứ Ba tương
phản với sức ỳ của sự thay đổi kinh tế xã hội và văn hóa, cả hai đều có khuynh
hướng chuyển động liên tục nhưng chậm. Các chế độ chính trị có thể thay đổi từ
chế độ chuyên quyền sang dân chủ một sớm một chiều, nhưng các xã hội cần
hàng thập niên để chuyển từ nghèo sang thịnh vượng, hay từ một văn hóa nhấn
mạnh các giá trị sinh tồn sang một văn hóa nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện.
Các biến thay đổi từ từ, như sự phát triển kinh tế xã hội, cho thấy một quán tính
rất lớn. Những sự tăng thêm hay tổn thất trong bất cứ năm nào là nhỏ so với các
lượng đã được tích tụ đến thời điểm đó. Sự tăng lên hàng năm về GDP của một xã
hội là một tỷ lệ phần trăm nhỏ của GDP của xã hội đó. Các biến thay đổi từ từ như
các biến này cho thấy sự thay đổi đáng kể chỉ trong dài hạn. Chúng tôi nhắc đến các
biến như vậy như “các biến tích lũy.” Ngược lại, các biến thay đổi đột ngột, như
dân chủ hóa và các sự thay đổi thể chế khác, cho thấy các thời kỳ dài không đổi
nhưng có thể đi những bước đầy kịch tính làm thay đổi hoàn toàn tình hình, mang
lại các sự đột phá lịch sử. Chúng tôi nhắc đến các biến này như “các biến gãy
(break variable).” Sự khác biệt trong động học thay đổi giữa các biến tích lũy và
các biến gãy tác động đến sự diễn giải về mối quan hệ nhân quả của chúng theo hai
cách.
Thứ nhất, mối quan hệ nhân quả giữa một biến tích lũy và một biến gãy là không
liên tục: nó bộc lộ chỉ tại thời khắc khi biến gãy đột ngột làm một bước nhảy lớn.
Ngoại trừ các sự nhảy này, người ta hiếm khi thấy bất kể thay đổi nào trong một
biến gãy. Để phân tích các thay đổi như vậy, ta phải tập trung sự phân tích vào thời
gian cá biệt trong đó biến gãy đột ngột có thay đổi to lớn. Việc này làm cho các kỹ
thuật chuỗi thời gian không thích hợp bởi vì chúng xử trí mỗi đoạn thời gian ngang
nhau, trộn các bước nhảy trong biến gãy xuất hiện tại một điểm thời gian với các
giai đoạn kéo dài không đổi trong đó chẳng gì xảy ra cả. Đặc trưng theo hồi của các
sự thay đổi trong một biến gãy phải được xử lý bằng việc tập trung vào các giai
đoạn thay đổi cụ thể, thay cho việc lấy trung bình chúng ngang nhiều năm trong đó
một biến gãy ở các mức không thay đổi. Các phân tích của chúng tôi trong Chương
8 phản ánh chiến lược này. Thay cho việc phân tích dân chủ trên một cơ sở hàng
năm, chúng tôi đã tập trung vào làn sóng lớn của các sự thay đổi tách biệt sắc nét
thời kỳ trước 1987 khỏi thời kỳ tiếp sau 1996.
Thứ hai, các bước nhảy đột ngột mà một biến gãy cho thấy trong một thời kỳ cụ
thể không phản ánh các sự nhảy tương ứng trong một biến tích lũy, vì các biến tích
lũy không nhảy. Dù nền kinh tế của một nước gần đây đã tăng 1 hay 3 phần trăm
sẽ không quyết định liệu đất nước có đột ngột nhảy vào dân chủ. Nhưng liệu thu
nhập trung bình trên đầu người của một nước đã tích lũy đến 500$ hay đến 10.000$
trước sự nhảy có thể đóng một vai trò quyết định về liệu nước đó dịch chuyển
đến dân chủ hay không. Như các phân tích gần đây cho thấy (Boix and Stokes,
2003), hầu như không nước thu nhập thấp nào đã dịch chuyển sang dân chủ trong
làn Sóng thứ Ba cả – nhưng một số lớn các nước thu nhập trung bình đã chuyển
sang: Chile đã có khả năng nhảy sang dân chủ hơn Benin rất nhiều. Các biến tích
lũy, như sự phát triển kinh tế xã hội và sự thay đổi văn hóa, có sức ỳ, không nhất

213
thiết cho thấy bất kể sự thay đổi nào trong thời kỳ ngắn trong đó một biến gãy thay
đổi mạnh mẽ.
Do hình mẫu thay đổi từ từ nhưng liên tục của chúng, các biến tích lũy cho
thấy sự biến thiên lớn về các mức đã được tích lũy cho đến bất kể điểm thời gian
cho trước nào. Các sự khác biệt về các tỷ lệ tăng trưởng hiện hành là tương đối nhỏ
so với các sự khác biệt về các mức thu nhập trên đầu người, nơi quốc gia giàu nhất
trong mẫu của chúng tôi giàu hơn quốc gia nghèo nhất 200 lần.
Vài thí dụ về các biến tích lũy versus các biến gãy được thảo luận trong Chương
1, nơi chúng ta đã thấy rằng các sự thay đổi văn hóa giữa thế hệ xảy ra trong
nhiều thập niên đột nhiên lên đỉnh điểm trong một đột phá thể chế, như sự
hợp pháp hóa ly dị ở Tây Ban Nha, Italy, và Ireland, hay sự hợp pháp hóa hôn
nhân đồng giới ở Hà Lan, Đức, và Canada. Trong các trường hợp như vậy, bất
kể cố gắng nào để giải thích sự đột phá thể chế về mặt các thay đổi thái độ gần đây
sẽ là vô nghĩa. Các sự thay đổi thái độ gần đây liên quan đến sự đồng tính dục đã
thực sự lớn ở Nigeria hơn ở Hà Lan; nhưng ở Nigeria chỉ 8 phần trăm công chúng
có thái độ khoan dung với đồng tính dục, còn ở Hà Lan là 78 phần trăm công
chúng – cho nên Hà Lan đã là nơi sự đột phá thể chế xảy ra. Một phân tích về các
thay đổi thái độ gần đây sẽ không chỉ cho thấy các tác động yếu, nó thưởng chỉ ra
hướng sai.
Các sự thay đổi ngắn hạn trong các biến tích lũy, như các giá trị tự-thể hiện, là
khiêm tốn và sẽ không có một tác động quan trọng lên các sự thay đổi mạnh mẽ
trong các biến gãy. Khi các sự thay đổi chế độ mang tính quyết định xảy ra, các
thăng giáng nhỏ gần đây trong các giá trị tự-thể hiện của mọi người là không thích
hợp. Cái quan trọng là liệu các giá trị tự-thể hiện đã đạt một mức mà tại đó chúng là
tương đối phổ biến, bởi vì chính mức độ mà một công chúng nhấn mạnh các giá trị
tự-thể hiện là cái xác định cường độ cầu của công chúng cho tự do. Điều này cũng
được phản ánh trong các phân tích của chúng tôi: chúng tôi giải thích sự thay đổi về
mức dân chủ bằng mức của các giá trị tự-thể hiện, không phải bằng các thay đổi về
mức của các giá trị tự-thể hiện.
Tóm lại, sự phân tích về các thay đổi tới các mức cao hơn hay thấp hơn của dân
chủ phải nhận ra 3 điểm chính. Thứ nhất, các sự thay đổi chế độ là các sự kiện độc
nhất, thiết lập các sự đột phá lịch sử lớn. Chúng không nổi lên từ từ trong nhiều
năm mà nổi lên bên trong các giai đoạn được tập trung sắc nét, đôi khi xảy ra
chỉ một lần trong lịch sử của một nước. Vì thế, bất cứ phân tích quy mô lớn nào về
các sự thay đổi chế độ phải tập trung vào các giai đoạn khi các làn sóng lớn của các
sự thay đổi chế độ xảy ra. Thứ hai, nếu ta muốn giải thích tác động của một biến
tích lũy, như các giá trị tự-thể hiện, lên các sự thay đổi chế độ, các thăng giáng gần
đây trong các biến tích lũy là không thích hợp; cái quan trọng là các mức của các
biến tích lũy. Các thay đổi ngắn hạn trong các biến tích lũy nói chung là không
đáng kể, so với các mức đã được tích lũy tại một điểm thời gian cho trước. Thứ ba,
ta phải nhận ra rằng tác động của một biến tích lũy lên các sự thay đổi chế độ
thường là có điều kiện, tương tác với các điều kiện bên ngoài mà kích hoạt tác động
của chúng. Vì các lý do này, kiểu tiêu chuẩn của phân tích chuỗi thời gian là không
thích hợp cho việc phân tích các sự thay đổi chế độ, mà là vì sao chúng tôi đã sử
dụng một cách tiếp cận khác trong các phân tích nhân quả ở chương này và chương
trước.

214
Các nhân tố Kích thích bên Ngoài

Một mình các biến tích lũy không giải thích các sự nhảy đột ngột trong một
biến gãy; chúng tương tác với các sự kiện bên ngoài liên quan. Với dân chủ hóa ở
Đông Âu, sự kiện bên ngoài liên quan là sự hủy bỏ học thuyết Brezhnev. Chừng
nào các chế độ cộng sản được hậu thuẫn bởi Hồng Quân,1 không sự thay đổi chế
độ nào đã có thể – không quan trọng mọi người đặt bao nhiêu sự nhấn mạnh lên sự tự-
thể hiện. Nhưng một khi Gorbachev tuyên bố rằng Hồng Quân sẽ không còn
can thiệp nữa để ủng hộ các chế độ cộng sản trong năm 1988, các lực bên trong,
như sự nhấn mạnh của quần chúng lên các giá trị tự-thể hiện, có một tác động ngay
lập tức, gây ra các sự dịch chuyển lớn và lâu dài tới dân chủ nơi các giá trị này đã
phổ biến (thí dụ, Ba Lan, Cộng hòa Czech, Slovenia) nhưng các thay đổi nhỏ hơn
và ít thành công hơn ở nơi các giá trị này đã không phổ biến (thí dụ, Belarus, Nga,
Serbia). Các sự thay đổi chế độ đã đột ngột. Các sự thay đổi xã hội và văn hóa mà
điều kiện hóa chúng đã phản ánh các thời kỳ dài của sự phát triển từ từ.
Các giá trị tự-thể hiện tương đối phổ biến ở các nước như Chile, Hàn Quốc, và
Hungary đã không thể khởi động các sự thay đổi chế độ tới dân chủ hơn chừng
nào các chế độ độc đoán của các nước này nhận được sự ủng hộ tài chính,
quân sự, và chính trị từ một trong hai siêu cường. Nhưng một khi sự ủng hộ
này được rút lại, các giá trị tự-thể hiện đã không còn là không thích đáng nữa và
đã có thể tác động đến các chế độ chính trị của các xã hội này, mà nhường đường
cho dân chủ chẳng bao lâu sau khi các điều kiện bên ngoài đã thay đổi. Các chế độ
độc đoán cánh hữu ở Nam Á, Mỹ Latin, và châu Phi mà trước đây được Hoa Kỳ
ủng hộ đã mất sự ủng hộ này sau đồng thuận Washington trong giữa-các năm
1980 (xem Pridham, 1991; Gills and Rocamora, 1992; Pridham and Vanhanen,
1995; W. I. Robinson, 1996; Whitehead, 1996; Randall and Theobald, 1998).
Từ đó trở đi, Hoa Kỳ đã bắt đầu ủng hộ các phong trào các quyền dân sự trên khắp
thế giới, và World Bank bắt đầu ràng buộc các điều kiện “cai quản tốt.” Tại thời
điểm này, các chế độ độc đoán đã mất sự ủng hộ Tây phương (với ngoại lệ
của vài nước xuất khẩu dầu, như Saudi Arabia). Vì thế, hầu hết các sự dịch chuyển
chế độ tới dân chủ ở Đông Á (Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan,
Indonesia), Mỹ Latin (Chile, Panama, Guyana, Paraguay, Suriname), và châu Phi
(Benin, Ghana, Mali, Nam Phi, Zambia) đã bắt đầu sau cuối các năm 1980 và
không sớm hơn (Diamond, 1993b).
Các thành viên của Hiệp ước Warsaw đã mất sự bảo đảm bên ngoài của họ còn
đột ngột hơn trong 1988, khi Gorbachev tuyên bố rằng Hồng Quân sẽ không còn
can thiệp để ủng hộ các chế độ cộng sản ở Trung và Đông Âu nữa (Diamond,
1993b; W. I. Robinson, 1996). Sự sụp đổ tiếp sau của chủ nghĩa cộng sản và sự tan
rã của Liên Xô đã đột ngột, nhưng đã có một dải rộng của các kết cục. Trong một số
trường hợp, kết quả đã là sự cai trị độc đoán được phục hồi lại, như ở Belarus và
Trung Á; trong những trường hợp khác, nó đã dẫn đến “các nền dân chủ độc
đoán,” như ở Nga và Serbia; và trong các trường hợp khác, nó đã dẫn tới các nền
dân chủ đích thực, như ở Slovenia, Cộng hòa Czech, và các nhà nước Baltic. Như
chúng tôi đã chứng minh, các kết cục này phần lớn phản ánh mức của các giá

1
Tương tự, trong Chiến tranh Lạnh Hoa Kỳ đã ủng hộ một số chế độ độc đoán chống cộng.

215
trị tự-thể hiện đã có mặt ở một xã hội cho trước tại lúc khởi động chuyển đổi.
Sự tương tác này giữa các điều kiện bên ngoài và các điều kiện bên trong đã được
Huntington hiểu thấu nhiều năm trước sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản
(1984: 211) khi ông kết luận rằng “về mặt truyền thống văn hóa, sự phát triển kinh
tế và cấu trúc xã hội, Tiệp Khắc chắc sẽ là một nền dân chủ ngày nay (và có lẽ
Hungary và Ba Lan) nếu giả như không có sự phủ quyết áp đảo của sự hiện diện
Soviet.” Sự chẩn đoán này đã trúng mục tiêu. Nó ngụ ý rằng không có mối đe dọa
về sự can thiệp Soviet, các lực xã hội nội bộ trong các nước này sẽ tác động đến
các định chế hiện tồn của chúng, mà chính xác là cái đã xảy ra. Sự ủng hộ bên
ngoài cho các chế độ chuyên chế đã kết thúc đột ngột sau 1988, dẹp bỏ một
nhân tố ngăn cản mà đã cản trở các chuyển đổi sang dân chủ trong các xã hội nơi
các điều kiện bên trong đã chín muồi rồi. Một khi nhân tố ngăn cản này biến mất,
các sự khác biệt trong các định hướng giá trị mà có vẻ không thích hợp trong hàng
thập niên đã đột ngột đóng một vai trò quyết định trong các chuyển đổi sang dân
chủ.
Lập luận của chúng tôi tương thích với lý thuyết kỳ vọng giá trị trong nghiên cứu
huy động (Klandermans, 1984). Lý thuyết kỳ vọng giá trị cho rằng các hoạt động
phong trào huy động phản ánh sự tương tác giữa kỳ vọng của mọi người rằng các
hành động này có một cơ hội hợp lý để thành công và mức độ mà mọi người quý
trọng các mục tiêu của phong trào. Mọi người sẽ không tham gia vào các phong
trào xã hội nếu họ kỳ vọng rằng các hành động của họ không có cơ hội thành công
nào, cho dù họ hoàn toàn ủng hộ các mục tiêu của phong trào. Nhưng họ cũng sẽ
không tham gia nếu họ không quý trọng các mục tiêu đó, bất chấp các kỳ vọng
thành công của họ.
Sự tương tác giữa các sự kiện quốc tế, như sự hủy bỏ học thuyết Brezhnev, và
các mức cho trước của các giá trị tự-thể hiện phản ánh cùng logic này. Để cho mọi
người tham gia trong một phong trào ủng hộ dân chủ, họ phải kỳ vọng rằng các
hành động của họ có một cơ hội hợp lý để đạt một chế độ dân chủ. Nếu thiếu vắng
kỳ vọng này, họ sẽ không tham gia, cho dù họ ủng hộ mục tiêu của dân chủ
hóa. Điều này giải thích vì sao các giá trị tự-thể hiện đã vẫn không có hiệu quả
chừng nào học thuyết Brezhnev vẫn có hiệu lực: các kỳ vọng của quần chúng rằng
các cuộc phản kháng của họ chống lại các xe tank Soviet sẽ thành công là gần với
zero. Nhưng các khát vọng quần chúng cho dân chủ, bén rễ trong các giá trị tự-
thể hiện, trở nên có hiệu quả ngay lập tức sau khi mối đe dọa của sự can thiệp
quân sự Soviet được rút lại. Sự thay đổi đột ngột trong các điều kiện bên ngoài kích
hoạt các giá trị tự-thể hiện đã có mặt rồi, nhưng nó không thể tạo ra chúng. Bởi vì
các giá trị này đã nổi lên theo các mức độ khác nhau trong các xã hội khác nhau,
cùng các sự thay đổi bên ngoài đã tạo ra các mức độ rất khác nhau của sự huy động
dân chủ.
Tích số của các giá trị nhân với các kỳ vọng là gần zero khi các kỳ vọng là gần
với zero, làm cho số hạng giá trị không thích đáng. Đấy đã là tình hình trước 1988.
Nhưng khi các kỳ vọng thay đổi, tích số của các kỳ vọng và các giá trị trở nên phụ
thuộc vào số hạng giá trị, cho nên sau 1988, các sự khác biệt về các giá trị tự-thể
hiện giải thích các sự khác biệt về sự huy động quần chúng trong các phong trào
dân chủ và các kết cục dân chủ.
Các sự thay đổi chế độ có thể được hiểu như sự tương tác giữa các điều kiện bên
trong và các sự kiện bên ngoài liên quan, với các nhân tố bên ngoài thường có khả

216
năng ngăn cản hay kích thích tác động của các điều kiện bên trong. Do đó, các
phân tích của chúng tôi tập trung vào các thay đổi từ trước đến sau làn Sóng thứ Ba,
khi các sự kiện bên ngoài làm cho các nhân tố bên trong xác đáng. Các phân tích
của chúng tôi đã nhận ra tầm quan trọng của các nhân tố quốc tế bên ngoài theo hai
cách: bằng việc phân tích các sự thay đổi chế độ khi các thay đổi quốc tế cho phép
chúng xảy ra; và bằng việc tính đến sự khuếch tán không gian, trong việc xem xét
mức độ mà sự thay đổi chế độ của một nước cho trước phản ánh các thay đổi trong
vùng lân cận của nó.
Các chế độ phi dân chủ không nhất thiết cần sự ủng hộ quốc tế để sống sót.
Các chế độ phi dân chủ tiếp tục sống sót mà không có sự ủng hộ bên ngoài trong
các nước như Trung Quốc và Belarus, nơi các lực xã hội ủng hộ dân chủ vẫn tương
đối yếu. Cũng đúng thế về các chế độ mà là dân chủ hình thức nhưng thiếu sót
nghiêm trọng về các tiêu chuẩn dân chủ, như thành tích các quyền dân sự của
chúng. Nhưng như chúng tôi đã chứng minh, trong các nước nơi các chế độ
phi dân chủ và các nền dân chủ không hiệu quả vẫn dai dẳng mà không có sự
ủng hộ bên ngoài, văn hóa quần chúng đặt sự nhấn mạnh tương đối yếu lên các
giá trị tự-thể hiện. Theo cùng cách, như chúng ta đã thấy, các chế độ phi dân chủ và
các nền dân chủ không hiệu quả không chắc có khả năng vẫn kéo dài mà không
có sự ủng hộ bên ngoài ngày nay, một khi các giá trị tự-thể hiện đã trở nên phổ
biến trong xã hội.

Văn hóa Quần chúng và Hành vi Elite

Các giá trị tự-thể hiện điều kiện hóa như thế nào các hành động tập thể mang lại
dân chủ hóa? Từ công trình có ảnh hưởng sâu rộng của O’Donnell and
Schmitter (1986) trở đi, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng các hành động tập thể do
elite-quản lý luôn luôn là nguyên nhân trực tiếp của các chuyển đổi chế độ sang
dân chủ (Karl and Schmitter, 1991; Higley and Gunther, 1992; Marks, 1992;
Przeworski, 1992; Linz and Stepan, 1996). Do đó, các chuyển đổi sang dân chủ
có thể được xem như kết quả của “các trò chơi người bảo vệ-người thách thức”
(Casper and Taylor, 1996) giữa các elite đương chức và các phản elite thách thức
họ. Cho dù các sự huy động quần chúng quy mô lớn kéo theo các mảng rộng hơn
của dân cư, một số tương đối nhỏ của các elite chính trị và các nhà hoạt động
đóng các vai trò then chốt. Cùng lý lẽ được đưa ra cho sự ổn định chế độ: các chế
độ dân chủ là ổn định nếu các elite cho rằng dân chủ “là trò chơi duy nhất trong
thành phố” (Linz and Stepan, 1996: 4).
Sự thấu hiểu rằng sự ổn định chế độ và sự thay đổi chế độ nảy sinh từ các hành
động tập thể trong đó các elite chính trị và các phản-elite đóng các vai trò chủ
yếu tập trung hạn hẹp vào các nguyên nhân gần nhất của dân chủ hóa, bỏ qua
các lực xã hội rộng hơn mà hướng các hành động của họ vào các hướng cụ thể. Nó
thậm chí gần sự lặp thừa (tautology) để cho rằng một sự chuyển đổi từ một chế
độ chuyên quyền sang một chế độ dân chủ thành công bởi vì các nhà thách thức
ủng hộ dân chủ đã chơi bài của họ giỏi hơn các nhà bảo vệ chống-dân chủ. Là đúng
rằng hành vi elite luôn luôn là nhân tố gần nhất trong việc mang lại sự thay đổi chế
độ, nhưng việc này không cho sự thấu hiểu nào liên quan đến các lực xã hội rộng

217
hơn khiến các elite hành động như họ đã hành động (Huntington, 1991: 36). Sự
thực là số phận của các chế độ chính trị “là một kết cục của các hành động, không
chỉ của các điều kiện” (Przeworski and Limongi, 1997: 176) không có nghĩa rằng
các hành động này không được định hình bởi các lực xã hội rộng hơn, như các giá
trị tự-thể hiện quần chúng.
Là đúng bởi định nghĩa rằng việc tạo ra, việc thực hiện, và việc soạn thảo các
định chế dân chủ là cái gì đó do các elite làm. Nhưng điều này có nghĩa rằng có
một cách duy nhất trong đó các giá trị tự-thể hiện có thể có tác động mạnh lên dân
chủ mà các phân tích trước cho thấy chúng có: các sở thích quần chúng phải ảnh
hưởng đến hành vi elite. Bởi vì hành vi elite là nguyên nhân gần nhất của dân chủ
hóa, tác động của các giá trị tự-thể hiện lên dân chủ cho biết rằng văn hóa quần
chúng ảnh hưởng đến hành vi elite. Câu hỏi là, ảnh hưởng Thế nào?
Có hai cách khả dĩ theo đó các lực xã hội giải phóng được các giá trị tự-thể hiện
đề cập đến có thể thúc đẩy hành vi elite thuận lợi cho dân chủ. Khả năng thứ nhất
có xuất xứ từ các tính chất của một xã hội trong đó các giá trị tự-thể hiện là phổ
biến. Theo định nghĩa, một xã hội như vậy chứa một phần lớn những người coi
trọng sự giải phóng con người và có thiên hướng tích cực phản đối hành động
elite không thể chấp nhận được. Trong một xã hội với các giá trị tự-thể hiện phổ
biến, mọi người chắc có khả năng gia nhập các phong trào xã hội quần chúng và
ủng hộ các cuộc vận động công chúng gây áp lực lên các elite để đáp ứng với các
đòi hỏi của họ và tôn trọng các quyền của họ. Hơn nữa, bởi vì các giá trị tự-thể
hiện có khuynh hướng nổi lên với các mức phát triển kinh tế xã hội cao, một công
chúng nhấn mạnh các giá trị này có khuynh hướng có các nguồn lực cần thiết để
giúp làm cho các đòi hỏi của họ có hiệu quả. Vì thế, một cách mà theo đó các giá trị
tự-thể hiện mức-quần chúng tác động lên hành vi elite là các giá trị này tạo ra áp
lực quần chúng lên các elite. Áp lực như vậy có thể có hình thức của các phong trào
quần chúng, các cuộc vận động công chúng, và các hoạt động phản kháng – tất cả
đều đặt áp lực hiệu quả lên các elite neo-vào nhà nước (xem L. Diamond, 1993b;
Markoff, 1996; Paxton, 2002: 256).
Các elite độc đoán thường có đủ sức mạnh để đàn áp các đòi hỏi quần
chúng, chừng nào họ kiểm soát quân đội và sẵn sàng sử dụng sự ép buộc. Nhưng
các nguồn lực mà nhân dân đầu tư, và quyết tâm mà họ đầu tư chúng vào các cuộc
vận động tự do và các phong trào giải phóng, có thể bù cho sức mạnh cưỡng ép của
chế độ (Dahl, 1973; Markoff, 1996; Tilly, 1997). Các phong trào tự do to lớn và
mạnh bày tỏ quyền lực dân-sự chống lại một nhà nước áp bức, ngụ ý rằng chế độ sẽ
bị đối mặt với các chi phí đàn áp cao nếu các elite của nó chọn dùng các phương
tiện quân sự. Việc bị đối mặt với các chi phí đàn áp cao hơn sẽ tác động đến sự tính
toán rủi ro về phần các elite, làm tăng khả năng rằng họ sẽ lưỡng lự để chọn đàn áp
(Marks, 1992: 50–55; Karklins and Petersen, 1993; Gibson, 2001). Nếu giả như
các cuộc biểu tình quần chúng cho dân chủ ở Trung Quốc 1989 đã lan ra khắp các
thành phố lớn và đã kéo theo tất cả các nhóm dân cư, chắc có ít khả năng rằng
các lãnh đạo Đảng Cộng sản đã có khả năng đàn áp phong trào. Ngược lại, nếu
giả như các cuộc biểu tình cho dân chủ ở Tiệp Khắc và Cộng hòa Dân chủ Đức
1989 đã tập trung chỉ ở Prague và Đông Berlin và chỉ được số sinh viên mỏng ủng
hộ, thì các lãnh đạo Đảng Cộng sản đối mặt với các rủi ro thấp hơn khi thử phái
binh lính chống lại những người biểu tình.
Người ta không thể đơn giản kết luận rằng các elite chỉ cần ý chí để bám lấy

218
quyền lực và để bảo vệ vị trí của họ bằng mọi phương tiện, nhằm để bảo đảm sự
sống sót của một chế độ độc đoán. Các elite độc đoán thường thường muốn giữ
quyền lực; câu hỏi là liệu họ có thể hay không. Sức mạnh của sự phản đối quần
chúng là một nhân tố cốt yếu trong khía cạnh này, và bằng chứng gợi ý rằng các giá
trị tự-thể hiện phổ biến nuôi dưỡng đối lập quần chúng dân chủ chống lại các chế
độ độc đoán, còn các giá trị tự-thể hiện yếu thì hạn chế nó. Điều này giúp giải
thích vì sao Phong trào Dân chủ đã thất bại ở Trung Quốc trong 1989 nhưng đã
thành công ở Tiệp Khắc trong 1989.
Một lý do khác vì sao các giá trị tự-thể hiện tăng lên hoạt đông chống lại các chế
độ độc đoán là các sự thay đổi giá trị thế hệ xảy ra không chỉ giữa quần chúng mà
cả giữa các elite nữa. Nếu các nhóm tuổi elite trẻ hơn nhấn mạnh các giá trị tự-thể
hiện, bản chất giải phóng của các giá trị này làm xói mòn niềm tin của họ vào tính
chính đáng của việc sử dụng vũ lực chống lại các phong trào các quyền dân sự ôn
hòa. Các elite hầu như luôn luôn muốn giữ quyền lực nhưng không nhất thiết với
bất cứ giá nào. Các chuẩn mực giải phóng có khuynh hướng hạ thấp giá mà các
elite sẵn sàng trả để giữ quyền lực, loại bỏ lực lượng quân sự chống lại một đối lập
dân sự như một lựa chọn hợp pháp. Hãy xem xét lại lần nữa các thách thức chế độ ở
Trung Quốc và Tiệp Khắc trong 1989: các elite Trung quốc phái binh lính chống
lại những người biểu tình ôn hòa, còn các elite Czech thì không. Như chúng tôi
đã chỉ ra, các cuộc biểu tình vì dân chủ đã phổ biến hơn và mạnh hơn ở Tiệp Khắc
so với ở Trung Quốc cho nên bất cứ cố gắng nào để đàn áp các cuộc biểu tình bằng
vũ lực đã có nghĩa là một rủi ro lớn hơn nhiều ở Tiệp Khắc so với ở Trung Quốc.
Nhưng cũng chắc có khả năng rằng các elite ở Tiệp Khắc đã chọn chống lại việc
sử dụng vũ lực bởi vì các chuẩn mực giải phóng mạnh hơn (mà chắc chắn đã hiện
diện trong xã hội như một toàn thể) khiến họ ít sẵn sàng để sử dụng đàn áp hơn các
elite Trung quốc. Hơn nữa, họ có thể đã cảm thấy rằng các elite mức thấp hơn có
thể không tuân lệnh để bắn những người biểu tình nếu họ xem hành động là bất
hợp pháp (mà chính xác là cái đã xảy ra ở Cộng hòa Dân chủ Đức trong 1989; xem
Friedheim, 1993). Nhưng vì sao các elite ở Tiệp Khắc đã có các giá trị giải phóng
mạnh hơn các elite Trung quốc?
Các elite và quần chúng khác nhau theo nhiều cách. Các nghiên cứu trước cho
thấy rằng các định hướng của các elite khác một cách có hệ thống với các định
hướng của công chúng nói chung (Dalton, 1985; Iversen, 1994). Nhưng khung
cảnh quốc gia tác động lên cả các elite và quần chúng, với sự thịnh vượng tăng lên
biến đổi cả các giá trị elite và quần chúng. Điều này được phản ánh trong sự thực
rằng các sự khác biệt giá trị giữa các elite và quần chúng bên trong các quốc gia là
nhỏ hơn các sự khác biệt giá trị ngang các quốc gia rất nhiều, như chúng tôi sẽ chứng
minh. Các giá trị tự-thể hiện có khuynh hướng được nhấn mạnh bởi các elite của
một xã hội cho trước còn mạnh hơn bởi công chúng nói chung. Bởi vì các giá trị
này liên kết với các mức cao của an toàn kinh tế và giáo dục đặc trưng cho các
elite, kết cục này là không ngạc nhiên – nhưng nó có các hệ lụy quan trọng. Nó gợi ý
rằng khi các giá trị tự-thể hiện nổi lên giữa quần chúng, chúng cũng có khuynh
hướng nổi lên giữa các elite của xã hội đó. Điều này có nghĩa rằng văn hóa quần
chúng của một xã hội trở nên thù nghịch hơn với sự thiên vị, tham nhũng, chủ
nghĩa độc đoán, elite văn hóa chắc có khả năng cũng làm thế.
Chúng tôi không có các mẫu của các elite từ hơn tám mươi xã hội được bao gồm
trong Khảo sát Giá trị, nhưng trong hầu như mọi xã hội các elite chính trị chủ yếu

219
được tuyển mộ từ những người với giáo dục cao hơn. Vì thế, chúng tôi xử trí các
định hướng giá trị của những người có giáo dục đại học như một chỉ báo thô
của các định hướng giá trị của các elite, kỳ vọng những người có giáo dục đại học
đặt sự nhấn mạnh hơn lên các giá trị tự-thể hiện so với công chúng nói chung trong
xã hội của họ.
+
Phần trăm nhấn mạnh các giá trị tự thể hiện giữa những người có giáo dục cao (1990-2001)

HÌNH 9.1. Các giá trị tự-thể hiện giữa những người có giáo dục đại học và giữa phần còn lại của
công chúng.

Bằng chứng trong Hình 9.1 ủng hộ mạnh mẽ sự kỳ vọng này. Trục ngang của
hình này cho thấy tỷ lệ phần trăm của các công dân bình thường nhấn mạnh các giá
trị tự-thể hiện cho mỗi nước. Trục dọc cho thấy tỷ lệ phần trăm nhấn mạnh các giá
trị tự-thể hiện giữa những người với ít nhất sự giáo dục đại học nào đó.2 “Đường
đồng mức (isoline)” đánh dấu các vị trí mà trên đó mỗi công chúng sẽ rơi
vào nếu giả như các giá trị tự-thể hiện là phổ biến ngang nhau giữa những người có

2
Các Khảo sát Giá trị yêu cầu những người trả lời cho biết mức giáo dục chính thức của họ (V227) trên một thang từ 1 đến
9 trong đó 8 có nghĩa “sự giáo dục đại học nào đó” và 9 có nghĩa “có một bằng đại học.” Chúng tô lấy tổng hai hạng này
để nhận diện những người có giáo dục đại học.

220
giáo dục đại học và các công dân thường. Các độ lệch khỏi “đường đồng mức”
cho biết sự chênh lệch mà theo đó các giá trị tự-thể hiện là phổ biến hơn giữa
những người có giáo dục so với các công dân bình thường. Các độ lệch đi xuống từ
“đường đồng mức” cho biết các giá trị tự-thể hiện giữa những người có giáo dục
đại học phổ biến ít hơn công chúng nói chung của nước họ bao nhiêu; các độ lệch
lên trên cho biết các giá trị này phổ biến nhiều hơn giữa các tầng lớp có giáo dục.
Như Hình 9.1 cho thấy, hầu như tất cả các công chúng quốc gia rơi bên trên
“đường đồng mức,” mà có nghĩa rằng những người có giáo dục đại học đặt
sự nhấn mạnh nhiều hơn lên các giá trị tự-thể hiện so với công dân trung bình. Ta
có thể diễn giải phát hiện này như sự cho biết rằng giáo dục đại học có khuynh
hướng thúc đẩy một định hướng giải phóng, được phản ánh trong sự nhấn
mạnh nhiều hơn đến sự tự-thể hiện con người. Hay điều này đơn giản phản ánh sự
thực rằng những người có giáo dục đại học đã lớn lên với các mức an toàn an toàn
sinh tồn cao hơn công chúng số đông như một toàn thể.
Trong mọi trường hợp, các sự chênh lệch theo đó những người có giáo dục lệch
khỏi dân cư (được phản ánh trong độ dài của khoảng cách từ “isoline”) là tương
đối nhỏ và ít nhiều không đổi, tính trung bình khoảng 7 điểm phần trăm. Dải
các sự khác biệt ngang-quốc gia là khoảng mười lần lớn như thế này. Không
khoảng cách nào từ “isoline” thậm chí tiến gần đến các sự khác biệt ngang-
quốc gia khổng lồ trải từ Tanzania ở góc trái bên dưới của phân bố toàn thể đến
Thụy Điển ở góc phải bên trên. Các sự khác biệt về sự nhấn mạnh đến các giá trị tự-
thể hiện giữa các quốc gia là lớn hơn nhiều các sự khác biệt giữa những người có
giáo dục và không được giáo dục bên trong các quốc gia. Thực ra, toàn bộ 92 phần
trăm của biến thiên ngang-quốc gia trong các giá trị tự-thể hiện giữa những người
có giáo dục đại học có thể được giải thích bởi các giá trị mức-quần chúng tương
ứng trong cùng nước. Mặc dù có một xu hướng gần như phổ quát cho những người
có giáo dục để đặt nhiều sự nhấn mạnh lên các giá trị tự-thể hiện hơn công chúng
nói chung, tác động này bị ràng buộc bởi một xu hướng mạnh cho các giá trị elite
để tương ứng với các giá trị của công chúng rộng hơn bên trong một xã hội cho
trước. Các elite có khuynh hướng phản ánh các giá trị thịnh hành trong xã hội của
họ.
Nhìn chung, các giá trị của công chúng rộng hơn có một tác động mạnh hơn
nhiều lên các giá trị tự-thể hiện của những người có giáo dục hơn là mức giáo dục
cao hơn của họ. Nói cách khác, những người có giáo dục không đơn giản áp đặt các
giá trị của họ lên các công chúng: các giá trị này phản ánh mức phát triển kinh tế xã
hội của xã hội. Elite của mỗi xã hội được tuyển mộ từ xã hội riêng của nó và hiếm
khi chạy trước (hay tụt hậu) rất xa các giá trị thịnh hành của xã hội đó.
Các phát hiện này gợi ý rằng văn hóa quần chúng và văn hóa elite có khuynh
hướng trùng nhau trong các giá trị cơ bản nhất của họ, mà có các hệ lụy quan trọng,
Trong chừng mực nào đó, dân cư thậm chí không cần đẩy các elite để chấp nhận
hành vi phản ứng nhanh-với-quần chúng và tuân thủ pháp luật; cùng các nhân tố mà
có khuynh hướng phát triển các giá trị tự-thể hiện giữa quần chúng có khuynh
hướng truyền các giá trị này vào các nhóm tuổi elite kế tiếp.
Ta có thể giải thích các lựa chọn elite bằng sự tính toán rủi ro duy lý trong chừng
mực nào đó, nhưng ta không được quên rằng nhận thức elite về các lựa chọn là ràng
buộc-văn hóa. Các chuẩn mực văn hóa và các giá trị được tiếp thu rõ ràng hạn
chế phạm vi của các lựa chọn mà được đưa vào sự tính toán duy lý. Nói cách khác,

221
các chuẩn mực văn hóa và các giá trị được tiếp thu định hình tỷ lệ chi phí-lợi ích
liên quan đến các lựa chọn cá biệt (Lal, 1998). Các lựa chọn vi phạm các chuẩn
mực được tiếp thu của người ta gây ra các chi phí thêm mà làm cho việc chọn các
sự lựa chọn này ít có khả năng hơn. Các chi phí này là các chi phí tâm lý và được
biểu lộ trong sự đau xúc cảm mà người ta trải nghiệm khi hành động chống lại các
giá trị được tiếp thu của mình. Phụ thuộc vào cường độ của giá trị được tiếp thu, các
chi phí tâm lý mà một sự vi phạm như vậy gây ra có thể nặng hơn các lợi ích vật
chất gắn với sự vi phạm này. Thí dụ, trong một số xã hội giá trị của sự trinh tiết
trước hôn nhân có thể được tiếp thu mạnh đến mức một cô gái thà hy sinh đời mình
hơn là để mất trinh của mình. Tương tự, giá trị của sự khoan dung có thể được tiếp
thu sâu đến mức người ta từ chối phân biệt chống lại các kẻ thù đáng ghét nhất của
mình, cho dù người ta có thể được lợi trực tiếp từ việc làm thế. Như thế, chính phủ
Anh không xem xét việc sử dụng binh lính để đàn áp đối lập, cho dù nó đã là khả
thi. Điều này không phải là kết quả của một tính toán có cân nhắc. Thủ tướng và
nội các của ông không quyết định chống lại việc sử dụng binh lính bởi vì họ đã
xem xét sự lựa chọn này và đã tính toán rằng nó sẽ không có kết quả; họ thậm chí
không đưa sự lựa chọn đó vào việc xem xét. Sự lựa chọn này – một sự lựa chọn
rất phổ biến trong phần lớn thế giới – là hoàn toàn bên ngoài vũ trụ của họ về các
sự lựa chọn chính đáng về mặt văn hóa. Đấy là vì sao có vẻ phi lý để thảo luận liệu
thủ tướng Anh sẽ thậm chí nghĩ về việc dùng binh lính để đàn áp đối lập. Nó nằm
ngoài sự cân nhắc. Vào năm 1989 điều này có vẻ cũng trở nên đúng ở Tiệp Khắc
– nhưng không phải ở Trung Quốc.

Phân tích con Đường

Trong đoạn trước, chúng tôi cho rằng các giá trị quần chúng tác động đến dân chủ
qua tác động của chúng lên hành vi elite. Các giá trị tự-thể hiện, nói cách khác,
có một tác động lên dân chủ hiệu quả bởi vì chúng thúc đẩy tính liêm chính elite
mà làm cho dân chủ hình thức có hiệu quả. Điều này bây giờ có thể được kiểm định
theo hai cách. Nếu chúng tôi đúng, các giá trị tự-thể hiện phải có một tác động còn
mạnh lên dân chủ hiệu quả hơn lên dân chủ hình thức bởi vì dân chủ hiệu quả bao
gồm tính liêm chính elite. Mặt khác, nếu chúng ta phân rã dân chủ hiệu quả thành
hai thành phần của nó – dân chủ hình thức và tính liêm chính elite – các giá trị
tự-thể hiện phải chỉ có một tác động gián tiếp lên dân chủ hình thức, hoạt động
chủ yếu qua tác động của chúng lên tính liêm chính elite, mà đến lượt phải là
nguyên nhân gần nhất của dân chủ hình thức.
Phân tích con đường trong Hình 9.2 xác nhận các giả thiết này. Như là rõ ràng,
tác động của các giá trị tự-thể hiện lên dân chủ hình thức trở nên không có ý nghĩa
khi chúng tôi kiểm soát cho tính liêm chính elite. Phù hợp với các kỳ vọng của các
nhà lý thuyết elite, tính liêm chính elite hóa ra có tác động có ý nghĩa chỉ lên dân
chủ hình thức; tuy vậy, bản thân tính liêm chính elite không là một nhân tố độc lập,
như các nhà lý thuyết elite có khuynh hướng giả thiết. Thay vào đó, tính liêm chính
elite bị ảnh hưởng mạnh bởi các giá trị tự-thể hiện quần chúng. Trong phân tích đa
biến, sự phát triển kinh tế xã hội có một tác động thêm, bởi vì một mức cho trước
của các giá trị tự-thể hiện sẽ tạo ra các áp lực mạnh hơn đối với tính liêm chính elite
nếu người dân có nhiều nguồn lực hơn. Nhưng độ dài của truyền thống dân chủ

222
của một xã hội không có tác động có ý nghĩa nào: không lên các giá trị tự-thể
hiện, không lên tính liêm chính elite, và không lên dân chủ hình thức. Lý thuyết
quen (habituation) về một văn hóa dân chủ nổi lên như thế nào không tìm thấy
bất kể sự ủng hộ kinh nghiệm nào. Thay vào đó, mô hình con đường được mô tả
trong Hình 9.2 cho thấy một trình tự mà bắt đầu với sự phát triển kinh tế xã hội,
chuyển tới các giá trị tự-thể hiện và sau đó đến tính liêm chính elite, và kết thúc
trong dân chủ hiệu quả – xác nhận sơ đồ chúng tôi mô tả ở cuối Chương 7 và
xác nhận trình tự phát triển con người được thấy trong Bảng I.1.

HÌNH 9.2. Trình tự phát triển con người: Một phân tích con đường. Các hệ số là các hệ số con
đường được chuẩn hóa. Các mũi tên đậm cho biết tác động mạnh nhất lên biến phụ thuộc tương
ứng. Các mũi tên đứt cho thấy các tác động không có ý nghĩa. Không có sự khớp toàn bộ nào cho
mô hình được nhận diện toàn bộ này. Việc bỏ các tác động của “số Năm Dân chủ,” Chỉ số Mức độ
Phù hợp được Hiệu chỉnh (AGFI- Adjusted Goodness of Fit Index) là 0,88, cho thấy tác động
của truyền thống dân chủ là không đáng kể. Số trường hợp: N = 68

Sẽ là phi logic trong sự cực đoan để diễn giải sự liên kết mạnh chúng tôi tìm thấy
giữa các giá trị tự-thể hiện quần chúng và tính liêm chính elite như có nghĩa rằng
tính liêm chính elite tạo ra một văn hóa quần chúng về khoan dung, các khát vọng
tự do, sự nhấn mạnh đến sự an lạc chủ quan, sự tin cậy, và một quan điểm thách
thức-elite – không chỉ bởi vì tính liêm chính elite được đo gần mười năm sau các giá
trị tự-thể hiện, mà bởi vì các giá trị rộng và bén rễ sâu như vậy như các giá trị này
phản ánh các quá trình dài hạn của sự thay đổi giữa thế hệ. Các elite có thể hấp
dẫn với các giá trị như vậy nhưng không tạo ra chúng. Cho dù họ có thể, là khó để
hình dung vì sao các elite lại muốn tạo ra một công chúng tự khẳng định, đòi hỏi, và
thách đố đối với uy quyền elite – tất cả các thứ đó là các đặc trưng xác định của các
giá trị tự-thể hiện. Tư lợi duy lý của các elite là để có một công chúng tuân thủ,
chiều theo uy quyền được thể chế hóa, hơn là chỉ trích nó. Vì thế, không có lý do
nào để cho rằng sự liên kết mạnh giữa các giá trị tự-thể hiện và tính liêm chính elite
tồn tại bởi vì tính liêm chính elite tạo ra các giá trị quần chúng nhấn mạnh sự khoan
dung, tự do, và thách thức-hành vi elite. Các giá trị tự-thể hiện tạo thành một lực
mạnh mẽ thúc ép cho tính liêm chính elite – hoặc bằng việc truyền các giá trị này
vào bản thân các elite hay bằng việc phơi các elite ra cho các áp lực như vậy từ
công chúng rộng hơn. Chúng tôi nghi rằng cả hai nhân tố đang hoạt động. Diễn giải
có logic duy nhất về bằng chứng là các giá trị tự-thể hiện hoạt động để tối đa hóa

223
tính liêm chính elite.

Sự thay đổi văn hóa và Hành động tập thể

Những người ủng hộ cách tiếp cận lấy diễn viên-làm trung tâm (actor-centered)
cho rằng ta không thể giải thích sự thực hiện và sự củng cố dân chủ bằng các nhân
tố ngoại sinh với các hành động tập thể qua đó các quá trình này diễn tiến
(O’Donnell and Schmitter, 1986: 16; Karl and Schmitter, 1991: 270). Họ khẳng
định rằng các quá trình do hành động tập thể dẫn dắt chỉ có thể được giải thích bằng
việc tái dựng lại các hành động đó. Cho nên, Przeworski and Limongi (1997: 176)
cho rằng tất cả các quá trình tác động đến sự ổn định của các chế độ chính trị là “về
các hành động, không chỉ các điều kiện.” Điều này là đúng nhưng thiển cận:
nó bỏ qua sự thực rằng các hành động có các điều kiện trước. Chắc chắn, để
mô tả một quá trình ta phải tái dựng lại trình tự hành động gây ra nó, nhưng ta
không thể giải thích một quá trình bằng các hành động mà là nội sinh đối với bản
thân quá trình. Bất kể sự giải thích nào như vậy không thể tránh khỏi trở thành vòng
quanh. Và quả thực, sự thấu hiểu trung tâm của phần lớn nghiên cứu lấy diễn viên-
làm trung tâm về dân chủ hóa được tóm tắt trong lời xác nhận rằng “sự thực
hiện và sự ổn định hóa của các nền dân chủ phụ thuộc vào tính hơn hẳn của các diễn
viên với các lợi ích ủng hộ dân chủ trên các diễn viên với các lợi ích chống-dân
chủ” (Rössel, 2000: 629). Sự thấu hiểu này là đúng nhưng tầm thường. Nhìn lại,
luôn luôn là rõ rằng những kẻ thắng là mạnh hơn những người thua, nhưng điều này
không cho sự thấu hiểu nào vào các lực xã hội rộng hơn giúp giải thích vì sao những
kẻ thắng lại đã mạnh hơn. Các hành động tập thể cần được xem xét trong khung
cảnh với các lực xã hội rộng hơn giúp định hình chúng. Sự liên kết mạnh giữa các
giá trị tự-thể hiện quần chúng và sự nổi lên và sự tăng cường của các nền dân
chủ giúp giải thích vì sao các diễn viên ủng hộ dân chủ trở nên ngày càng
chắc có khả năng là những kẻ thắng.
Nghiên cứu này không được thiết kế để điều tra nghiên cứu các quá trình cụ thể
của hành động tập thể qua đó các giá trị tự-thể hiện tác động lên các định chế dân
chủ trong mỗi xã hội. Thay vào đó, chúng tôi đã xem xét các kết cục của các hành
động tập thể – một cách cụ thể, những thay đổi về các mức của dân chủ hình thức
và các mức độ thay đổi của dân chủ hiệu quả. Nếu các giá trị tự-thể hiện tác động
đến các kết cục này, nó có thể chỉ xảy ra bởi vì các giá trị này gây ra các hành động
tập thể mà cuối cùng tạo ra các kết cục này. Bởi vì các hành động tập thể luôn luôn
là nguyên nhân trực tiếp của việc thay đổi các định chế chính trị, giả thuyết này
không phải được kiểm định: chúng ta có thể an toàn cho rằng nó đúng.
Chính xác các giá trị tự-thể hiện gây ra như thế nào các hành động tập thể mà tạo
ra và duy trì dân chủ hiệu quả trong bất kể trường hợp cho trước nào giỏi nhất có
thể được xem xét bởi các nghiên cứu trường hợp như các nghiên cứu trường hợp
được Rueschemeyer et al. (1992), Casper and Taylor (1996), hay Foweraker and
Landman (1997) thực hiện. Các nghiên cứu trường hợp về các hành động tập thể
trong các xã hội cho trước là cần nếu chúng ta muốn hiểu toàn bộ quá trình. Chúng
tạo thành một nhiệm vụ quan trọng, một nhiệm vụ khổng lồ mà có thể không hợp
vào cuốn sách này, tập trung vào sự liên kết hệ thống-dân cư rộng hơn mà bên trong

224
đó các hành động tập thể hoạt động. Tuy nhiên, chúng tôi phác họa vài cách tổng
quát theo đó các giá trị tự-thể hiện giúp định hình sự nổi lên của của các diễn viên
tập thể thúc ép cho dân chủ. Bởi vì lực đẩy giải phóng của các giá trị tự-thể hiện
tạo ra các đòi hỏi (cầu) cho các quyền dân sự và chính trị định nghĩa dân chủ tự
do, các giá trị tự-thể hiện có khuynh hướng chuyển các hành động tập thể ủng hộ
dân chủ hóa theo những cách như sau.
Thứ nhất, cường độ của các giá trị tự-thể hiện giữa dân cư xác định kích thước
của tập hợp người mà từ đó các nhà hoạt động chính trị ủng hộ dân chủ nổi lên, với
các giá trị tự-thể hiện ngày càng phổ biến làm tăng tập hợp của các nhà hoạt động
tiềm năng. Trong các chế độ phi dân chủ, các nhà hoạt động chính trị này tạo thành
một phản-elite (counterelite), tạo thành các mạng lưới bất đồng chính kiến tạo
nên lõi của một xã hội dân sự mà sự tồn tại thuần túy của nó làm xói mòn các sự
kiểm soát độc đoán (Bernhard, 1993; Markoff, 1996; Paxton, 2002). Các mạng
lưới xã hội dân sự được tạo thành bởi các giới những người bất đồng chính kiến dân
chủ đóng một vai trò cốt yếu trong nhiều quá trình làn Sóng dân chủ hóa thứ Ba, và
các quá trình này có khuynh hướng thành công hơn nơi các giới bất đồng chính kiến
tương đối rộng về quy mô và đông về các thành viên (L. Diamond, 1993b;
Joppke, 1994; Foweraker and Landman, 1997).
Các giá trị tự-thể hiện tương đối phổ biến giữa dân cư cũng làm tăng các cơ hội
mà các nhà bất đồng chính kiến có thể huy động các mảng lớn của công chúng cho
các cuộc vận động lớn đòi các quyền dân sự và chính trị và các cuộc bầu cử dân
chủ. Các sự huy động quần chúng như vậy đã là một nhân tố cốt yếu trong nhiều
cuộc chuyển đổi chế độ gần đây, đặc biệt ở Argentina, Philippines, Hàn Quốc, các
nước Baltic, Tiệp Khắc, Đông Đức, Hungary, Nga, và Indonesia, nơi các phần
lớn của dân cư đã xuống đường, biểu tình đòi quyền tự do biểu đạt và đòi các cuộc
bầu cử dân chủ. Tại Trung Quốc 1989, ngược lại, các cuộc biểu tình vì dân chủ đã
chủ yếu tập trung ở một chỗ (Quảng trường Thiên An Môn) và chủ yếu được ủng
hộ bởi số sinh viên tương đối nhỏ. Lúc đó, Phong trào Dân chủ đã có một cơ sở
quần chúng tiềm tàng tương đối nhỏ trong nước như một toàn thể, phản ánh sự thực
rằng các giá trị tự-thể hiện đã vẫn chưa phổ biến ở Trung Quốc, như khảo sát
1990 của chúng tôi chứng minh.
Các cuộc vận động quần chúng rộng rãi cho dân chủ là đặc biệt quan trọng nếu
elite chính trị đương chức thống nhất trong ý chí của nó để bám lấy quyền lực, như
đã là thế ở Trung Quốc, Tiệp Khắc, và Đông Đức. Các cuộc vận động rộng rãi hơn
và mạnh mẽ hơn ngụ ý rằng chế độ đối mặt với các chi phí đàn áp cao nếu các
elite chọn để sử dụng các phương tiện quân sự. Việc này tác động đến các tính toán
rủi ro của các elite. Nó cũng ngụ ý một rủi ro cao hơn rằng các quan chức địa
phương và các chỉ huy binh lính sẽ không tuân lệnh để bắn (Marks, 1992). Bị ra
lệnh để bắn vào những người biểu tình ôn hòa có thể đặt sự căng thẳng tâm lý lớn
lên những kẻ bắn; và một lệnh để bắn thậm chí còn ít có khả năng để được tuân
theo nếu nó có nghĩa là sự giết nhiều ngàn người phản kháng ở nhiều nơi
khắp đất nước. Như thế, các cuộc vận động quần chúng rộng rãi có thể xui khiến
các nhà cầm quyền độc đoán để nhường đường cho các cuộc bầu cử tự do, hoặc bởi
vì họ dè trước một cách đúng đắn rằng họ không còn có thể huy động đủ lực lượng
để đàn áp đối lập, như đã xảy ra ở Philippines, Hàn Quốc, và Tiệp Khắc; hay bởi
vì họ thử làm vậy nhưng thất bại, như đã xảy ra ở Đông Đức, nơi nhà độc tài cộng
sản Erich Honecker đã ra lệnh cho quân đội bắn những người biểu tình, nhưng

225
lệnh đã bị các elite địa phương (Friedheim, 1993) không tuân theo. Tóm lại, sự
truyền bá của các giá trị tự-thể hiện giữa dân cư ảnh hưởng đến độ lớn của cơ sở
quần chúng của đối lập dân chủ và các chi phí và các rủi ro của sự đàn áp, làm
tăng xác suất của sự chuyển đổi thành công sang dân chủ.
Đôi khi elite cai trị bị chia rẽ thành phe của những người bảo thủ bảo vệ hiện
trạng (status quo) và một phe khác của các nhà cải cách tự do ( liberal reformer)
những người cho thấy sự sẵn sàng nào đó để đưa ra các sự nhượng bộ cho đối lập
dân chủ (Przeworski, 1992; Marks, 1992). Cả ở đây nữa, cường độ của các giá trị
tự-thể hiện và sức mạnh là hậu quả của cơ sở quần chúng của đối lập dân chủ tạo ra
một sự khác biệt, bởi vì một đối lập dân chủ có cơ sở rộng cho các nhà cải cách
một lựa chọn liên minh khả thi, tăng cường vị thế mặc cả của họ và làm cho chắc
có khả năng hơn rằng phe bảo thủ sẽ đưa ra các nhượng bộ – như đã xảy ra ở
Tây Ban Nha, Ba Lan, Chile, và Nam Phi (Casper and Taylor, 1996).
Các giá trị tự-thể hiện phổ biến giữa dân cư cũng làm cho chắc có khả năng hơn
rằng một phe cải cách tự do sẽ tự xác lập mình giữa các elite cai trị. Vì nếu các giá
trị tự-thể hiện là tương đối phổ biến trong xã hội, chắc có khả năng hơn rằng bản
thân thế hệ trẻ hơn của elite cai trị sẽ bị ảnh hưởng bởi các giá trị này, làm xói mòn
niềm tin của họ vào tính chính đáng của các phương pháp cưỡng chế và làm cho có
khả năng hơn rằng họ sẽ tách ra như các nhà cải cách tự do. Đấy là cái đã xảy ra
ở Hungary, Mexico, và Đài Loan, nơi đã trở nên hiển nhiên rằng thế hệ elite kế vị
đã có nhiều ý tưởng tự do hơn các nhà sáng lập của chế độ xã hội chủ nghĩa, PRI
(Đảng Cách mạng Thể chế của Mexico), và của chế độ Quốc dân Đảng, một cách
tương ứng, rất nhiều (L. Diamond, 1993b). Một khi các elite cải cách giữ số chức
vụ chóp bu tăng lên, các lãnh đạo của nó bắt đầu khởi động các cải cách dân chủ.
Trong trường hợp này đã không cần một đối lập dân chủ mạnh trên đường phố
bởi vì các giá trị đang thay đổi đã thấm vào bản thân các elite. Điều này có khả
năng nhất để xảy ra trong các chế độ độc đoán đã thử đương đầu với thách
thức của xã hội tri thức bằng việc mở rộng giáo dục đại học và bằng việc tuyển
mộ thế hệ elite tiếp theo trên cơ sở phẩm chất chuyên môn thay cho sự trung thành
ý thức hệ, như đã xảy ra ở Hungary và Đài Loan (về Hungary, xem Konrad
and Szelenyi, 1991; về Đài Loan, xem Domes, 1990).
Để kết luận, không chỉ sự hình thành của một đối lập dân chủ mạnh mà cả sự
nổi lên của các nhà cải cách tự do giữa elite cai trị có vẻ ngày càng trở nên có khả
năng hơn khi các giá trị tự-thể hiện trở nên ngày càng phổ biến giữa dân cư.
Trong các chế độ mà là dân chủ rồi (chí ít về mặt hình thức), các giá trị tự-thể
hiện cũng đóng một vai trò quan trọng. Khi các giá trị tự-thể hiện là tương đối
phổ biến, người dân có thiên hướng hơn để phản đối chống lại các hành động
elite không được lòng dân và để thực hành các quyền tự do mà họ có quyền hình
thức. Mọi người với các giá trị tự-thể hiện mạnh cũng có khuynh hướng có các
phương tiện để làm cho các cuộc phản kháng của họ có hiệu quả, bởi vì các giá
trị này có khả năng nhất để nổi lên trong các xã hội với các nguồn lực kinh tế xã hội
phong phú. Hơn nữa, khi các giá trị tự-thể hiện lan ra giữa công chúng rộng hơn,
chúng có khuynh hướng thấm vào các phương tiện truyền thông đại chúng, làm cho
các nhóm tuổi kế vị của các nhà báo phê phán hơn và có khả năng hơn để xem xét
kỹ lưỡng tham nhũng elite và sự thất bại nhà nước kỹ hơn. Các giá trị tự-thể
hiện tạo ra một lực xã hội gây áp lực lên các elite dân chủ để phản ứng nhanh nhạy
hơn và chịu trách nhiệm hơn, tăng cường dân chủ và làm cho nó hiệu quả hơn.

226
Bảng 9.1 tóm tắt các đề xuất của chúng tôi về các giá trị tự-thể hiện điều kiện hóa
như thế nào các hình trạng diễn viên tập thể mà là xác đáng cho dân chủ và dân
chủ hóa.

BẢNG 9.1. Các Giá trị Tự-thể hiện Hướng Hành động Tập thể và Năng lực Hành động tới Dân chủ Thế
nào

Các Giá trị Tự-thể hiện Tăng lên


Trong các chế độ phi dân chủ chúng làm tăng Trong các chế độ dân chủ chúng làm tăng

Tập hợp của Sự ủng hộ Xác suất Tập hợp Sự ủng hộ Tỷ lệ của
các nhà hoạt quần của sự của các quần các elite
động các chúng cho hình thành nhà hoạt chúng cho phản ứng
quyền dân sự các phong của các động các phong nhanh
và bán kính trào các elite cải phong trào trào xã hội nhạy-với
của các giới quyền dân cách tự do xã hội mới quần
bất đồng sự chúng
chính kiến

Tất cả điều này làm cho dân chủ chắc có khả Tất cả điều này làm cho các nền dân chủ
năng hơn để được chấp nhận hiện tồn hiệu quả hơn
Các Giá trị Tự-thể hiện tăng lên giúp mang lại và tăng cường dân chủ

Hình 9.3 chứng minh rằng các giá trị tự-thể hiện quả thực có giúp định hình
năng lực của một xã hội cho hành động tập thể. Trục dọc trong hình này là một
index đo sức mạnh của xã hội dân sự, dựa vào dữ liệu từ dự án Xã hội Dân sự
Toàn cầu (Anheier, Glasius, and Kaldor, 2001).3 Là rõ rằng các công chúng đặt sự
nhấn mạnh tương đối mạnh lên các giá trị tự-thể hiện có khuynh hướng có các xã
hội dân sự mạnh hơn. Bằng chứng này ủng hộ lời xác nhận của chúng tôi rằng các
giá trị tự-thể hiện tăng lên liên kết tích cực với năng lực của một công chúng để
thực hiện hành động tập thể.
Nếu ta xem xét các hệ lụy của phát hiện này cho các chế độ độc đoán, nó gợi ý
rằng các giá trị tự-thể hiện tăng lên đóng góp cho sự tăng nhanh của các giới bất
đồng chính kiến, các phong trào các quyền dân sự, và các sự biểu hiện công khai
của sức mạnh nhân dân chống lại chính phủ độc đoán. Khi các chế độ độc đoán
đối mặt với một thách thức chế độ, các cuộc chuyển đổi dân chủ thành công có
nhiều khả năng hơn để xảy ra nếu các giá trị tự-thể hiện tương đối phổ biến nuôi
các phong trào các quyền dân sự và các cuộc vận động tự do. Cách tiếp cận do
Casper and Taylor (1996) sử dụng trong các nghiên cứu trường hợp của họ xác nhận
các kỳ vọng này. Casper và Taylor đã phân tích 24 chế độ độc đoán ban đầu
trong đó vấn đề thay đổi chế độ đã ở trên chương trình nghị sự vào lúc nào

3
Index tóm tắt dữ liệu về tư cách thành viên trong các hiệp hội tự nguyện, mật độ tổ chức của các tổ chức phi-chính phủ, các
thái độ khoan dung với những người nhập cư, và giáo dục trẻ em, cũng như sự tham gia vào các hoạt động phản
kháng, tạo thành một index tổng thể của xã hội dân sự (về sự xây dựng index và các nguồn dữ liệu, xem website:
http://www.lse.ac.uk/depts/global/yearbook). Số đo này chồng gối một phần với số đo của chúng tôi về các giá trị tự-thể
hiện bởi vì cả hai bao gồm sự tham gia vào ký các kiến nghị. Để tránh việc mô tả một mối quan hệ một phần lặp thừa trong
Hình 9.3, chúng tôi đã tính toán lại các giá trị tự-thể hiện dưới sự loại trừ việc ký kiến nghị. Xem cả Phụ lục Internet, #24
dưới Varianles. Về các dẫn chiếu đến Phụ lục Internet, xem
http://www.worldvaluessurvey.org/publications/humandevelopment.html.

227
đó giữa đầu các năm 1980 và giữa các năm 1990, và kết cục đã tạo ra một trong
ba kết quả: (1) chủ nghĩa độc đoán tiếp tục, trong đó chế độ độc đoán đương
nhiệm đã sống sót hay một chế độ độc đoán mới được dựng lên; (2) dân chủ
hóa thiếu sót, trong đó dân chủ bầu cử được chấp nhận nhưng các hạn chế lên các
quyền tự do của nhân dân đã tiếp tục; và (3) dân chủ hóa hoàn thành, trong đó
dân chủ bàu cử đã nổi lên, được đỡ bởi một bộ đầy đủ của các quyền dân sự và
chính trị như được Freedom House đo (Casper and Taylor, 1996: 41). Loại trừ tất
cả các nền dân chủ được thiết lập lâu đời, chúng tôi sử dụng các tiêu chuẩn của
Casper và Taylor để phân loại các xã hội được bao gồm trong mẫu Khảo sát Giá trị
vào một trong ba loại này.4
+
Idex Xã hội Dân sự (2000)
|

HÌNH 9.3. Các giá trị tự-thể hiện và sức mạnh của xã hội dân sự.

4
Như “chủ nghĩa độc đoán tiếp tục,” chúng tôi phân loại tất cả các xã hội có số điểm dưới bách phân vị thứ 50 trong dân
chủ hình thức trong 2000–2. Các xã hội ở tại hay trên bách phân vị thứ 50 nhưng dưới bách phân vị thứ 75 được phân loại như
“dân chủ hóa thiếu sót.” Các xã hội có số điểm trên bách phân vị thứ 75 được phân loại như “dân chủ hóa đã hoàn
thành.” Lưu ý rằng các nền dân chủ được thiết lập lâu đời được loại trừ khỏi sự phân loại về các kết cục chuyển đổi
này. Về các nước thuộc về các hạng này, xem Phụ lục Internet, #68 dưới Variables.

228
Ba loại này của các xã hội khác nhau một cách đáng kể về mức độ mà các giá trị
tự-thể hiện được nhấn mạnh: (1) mười tám xã hội trong hạng “chủ nghĩa độc đoán
tiếp tục” rơi trung bình vào bách phân vị thứ 21 trên các giá trị tự-thể hiện; (2)
mười sáu xã hội mà đã trải nghiệm “dân chủ hóa thiếu sót” rơi vào bách phân vị
thứ 27 trên các giá trị tự-thể hiện; và (3) mười chín xã hội đạt “dân chủ hóa hoàn
tất” rơi trung bình vào bách phân vị thứ 34. Dân chủ hóa thiếu sót tỏ ra là một
vùng trung gian giữa hai thái cực, mà cho thấy hầu như không sự chồng gối nào:
hầu hết các xã hội dưới chủ nghĩa độc đoán tiếp tục có số điểm giữa bách phân vị
thứ 14 và 25 trong các giá trị tự-thể hiện, còn hầu hết các xã hội với dân chủ hóa
hoàn tất có số điểm bách phân vị thứ 29 và 38 trên các giá trị tự-thể hiện. Các phát
hiện này cho biết rằng các sự khác biệt trong sự nhấn mạnh quần chúng về các giá
trị tự-thể hiện có khuynh hướng chuyển các hành động tập thể tới các mức độ
khác nhau của dân chủ, như lý thuyết về sự phát triển con người gợi ý.

Kết luận

Sự tập trung của chúng tôi vào hướng và cường độ của sự liên kết giữa các giá trị
tự-thể hiện và các định chế dân chủ không loại trừ các cách tiếp cận thay thế,
như những cách tiếp cận nhấn mạnh sự mặc cả elite và các liên minh giai cấp. Hoàn
toàn ngược lại, mô hình của chúng tôi bổ sung cho các cách tiếp cận này, mà thăm
dò các nhân tố làm trung gian gắn các đặc trưng xã hội cho các xu hướng quần
chúng. Các phần dư của các mô hình của chúng tôi cung cấp một chỉ báo thô về tác
động của các nhân tố làm trung gian này. Nếu thế, ta có thể kết luận rằng các
nhân tố này giải thích cho khoảng 25 đến 30 phần trăm của biến thiên trong dân
chủ hóa và dân chủ hiệu quả. Đây là một phần đáng kể của câu chuyện, nhưng ít
hơn mức được giải thích bởi các giá trị quần chúng.
Dân chủ, và đặc biệt dân chủ hiệu quả, là một hiện tượng xã hội bén rễ quá sâu
để đơn giản là sản phẩm của các lựa chọn elite được khai sáng và các dàn xếp thể
chế thông minh. Dân chủ không chỉ là một vấn đề của sự đồng thuận elite hay tính
duy lý thể chế. Nó được neo chặt vào một hội chứng rộng của sự phát triển con
người mà liên kết hiện đại hóa với sự nhấn mạnh quần chúng tăng lên đến sự
tự-thể hiện, và các giá trị tự-thể hiện với dân chủ.

229
230
10. Các Giá trị Mức-Cá nhân và Dân chủ Mức-Hệ thống

Vấn đề của sự Phân tích Xuyên-Mức

Các Diễn giải sai về Ngụy biện Sinh thái

Như chúng ta đã thấy, sự phát triển kinh tế xã hội mang lại sự nhấn mạnh tăng lên
đến các giá trị tự-thể hiện, mà là thuận lợi cho dân chủ tự do. Chúng tôi đã phân
tích các sự liên kết này ở mức xã hội, sử dụng tỷ lệ người dân nhấn mạnh các giá
trị tự-thể hiện trong mỗi quốc gia, để đo tác động của thái độ quần chúng lên dân
chủ. Bởi vì dân chủ tồn tại chỉ ở mức xã hội, đây là mức thích hợp (quả thực, mức
khả dĩ duy nhất) tại đó để phân tích quá trình, mặc dù các giá trị này ban đầu được
đo ở mức cá nhân. Nhưng phân tích về các sự liên kết xuyên-mức, như sự liên kết
giữ các giá trị mức-cá nhân và dân chủ mức-xã hội, là hơi bất bình thường (vì nó
đòi hỏi dữ liệu khảo sát có thể so sánh được từ số điểm của các xã hội, mà hiếm khi
sẵn có) và nó vẫn bị hiểu lầm rộng rãi. Như thế, thí dụ, Seligson (2002) cho rằng
các tương quan mạnh mức-tổng hợp mà Inglehart tìm thấy giữa văn hóa chính trị
và sự ổn định dân chủ là “giả” bởi vì Seligson không tìm thấy các tương quan
mạnh giữa các chỉ báo mức-cá nhân của Inglehart về văn hóa chính trị và sự ủng
hộ dân chủ mức-cá nhân, cho rằng sự liên kết xuyên-mức giữa các giá trị quần
chúng và dân chủ là một “ngụy biện sinh thái (ecological fallacy).”
Mọi người đã nghe về ngụy biện sinh thái, một vấn đề có thể nảy sinh khi dữ
liệu mức-cá nhân được tổng hợp (aggregated) lên mức xã hội. Nhưng vấn đề
thường bị hiểu lầm, thậm chí bởi các nhà khoa học xã hội xuất sắc. Bởi vì việc
tổng hợp (aggregating) dữ liệu mức-cá nhân lên mức xã hội được thực hiện trong
các phân tích trung tâm nhất của cuốn sách này, hãy xem xét kỹ hơn nó hoạt động
thế nào.
Hơn năm mươi năm trước, trong bài báo kinh điển của mình về ngụy biện sinh
thái, W. S. Robinson (1950) đã chỉ ra rằng các mối quan hệ giữa hai biến mà tồn
tại ở mức tổng hợp không nhất thiết giống các mối quan hệ tồn tại ở mức-cá nhân:
sự tương quan mức-cá nhân có thể yếu hơn nhiều hay thậm chí có thể đảo dấu của
nó, hoạt động theo hướng ngược lại với mối quan hệ được tìm thấy ở mức tổng
hợp. Để minh họa sự thực này, trước thời đại các quyền dân sự, các khu vực bầu cử
lập pháp Hoa Kỳ mà có tỷ lệ phần trăm cao nhất của những người Mỹ gốc Phi đã
có khuynh hướng bàu các ứng viên theo chủ nghĩa tách biệt mạnh mẽ. Nếu người

231
ta ấu trĩ cho rằng cùng mối quan hệ giữa các sở thích chủng tộc và chính trị tồn
tại ở cả mức cá nhân và mức tổng hợp, người ta sẽ kết luận rằng những người Mỹ
gốc Phi đã ủng hộ sự tách biệt chủng tộc. Chẳng cần phải nói, diễn giải này là sai:
họ phản đối nó, nhưng các khu vực bầu cử lập pháp của họ đã bị chi phối bởi những
người da trắng phân biệt chủng tộc theo chủ nghĩa tách biệt một cách hiểm độc
(một phần bởi vì họ cảm thấy bị đe dọa bởi số đông những người Mỹ gốc Phi trong
các khu vực của họ).
Mối quan hệ giữa bất kể hai biến nào không nhất thiết là như nhau ở mức cá
nhân như ở mức tổng hợp. Điều này đã đúng nửa thế kỷ trước, nó đúng ngày nay,
và nó sẽ đúng ngày mai – nhưng nó đã bị và vẫn bị diễn giải sai (Inglehart and
Welzel, 2003). Khá thường xuyên, người ta nhắc đến ngụy biện sinh thái cứ như nó
có nghĩa rằng việc tổng hợp dữ liệu mức-cá nhân lên mức xã hội bằng cách nào đó
bị làm bẩn, nâng cao sự phát hiện của Robinson thành lệnh huấn thị, “Bạn sẽ
không tổng hợp dữ liệu mức-cá nhân và đối xử với chúng như một hiện tượng
mức xã hội.” Đây là sai lầm. Nếu giả như nó được coi là nghiêm túc, nó sẽ làm
mất hiệu lực hầu hết công trình của lý thuyết dân chủ, mà tập trung vào sự liên kết
giữa các xu hướng quần chúng về các sở thích mức-cá nhân và các định chế dân
chủ ở mức hệ thống. Các sở thích mức-cá nhân được tổng hợp thành một hiện
tượng mức-xã hội đôi khi được nhắc tới như “ý chí của nhân dân” hay “quy tắc
đa số.” Các sở thích quần chúng có một tác động lên các định chế dân chủ, mà
tồn tại chỉ ở mức xã hội. Trừ phi các sự liên kết xuyên-mức này hoạt động, dân
chủ không thể vận hành. Văn liệu về văn hóa chính trị dựa vào giả thiết rằng các giá
trị và niềm tin mức-cá nhân được tổng hợp có một tác động lên các hiện tượng
mức-xã hội như mức dân chủ của một xã hội. Cuốn sách này kiểm định về mặt kinh
nghiệm giả thiết này, trên một cơ sở rộng hơn đã được làm trước đây. Lệnh huấn thị
phải được rút ra từ các phát hiện của Robinson tốt hơn có thể được tuyên bố như,
“Đôi khi việc tổng hợp dữ liệu mức-cá nhân lên mức xã hội chính xác là cái bạn cần
làm – nhưng Bạn sẽ không được mù quáng cho rằng các mối quan hệ hoạt
động cùng cách ở cả hai mức.”
Mỉa mai thay, bài học của Robinson đôi khi được diễn giải để có nghĩa chính xác
ngược lại: người ta cho rằng các mối quan hệ phải hoạt động theo cùng cách ở cả
mức tổng hợp và mức cá nhân – và nếu chúng không, thì sự phát hiện mức-tổng
hợp là “giả” bằng cách nào đó. Đây là một sự hiểu lầm hoàn toàn. Điểm
trung tâm của luận đề ngụy biện sinh thái là các mối quan hệ mức-tổng hợp mạnh
không nhất thiết được tái tạo ở mức cá nhân. Khi Robinson viết, các khu vực (bầu
cử) với tỷ lệ phần trăm lớn của những người Mỹ gốc Phi (khi đó chủ yếu ở miền
Nam) nói chung đã bầu các ứng viên theo chủ nghĩa tách biệt; nhưng mối quan hệ
này đã không được tái tạo ở mức cá nhân – bản thân những người Mỹ gốc Phi
đã không bầu cho các ứng viên theo chủ nghĩa tách biệt. Điều này không có
nghĩa rằng mối quan hệ mức-tổng hợp bằng cách nào đó đã là “giả”; không ai
nghi ngờ sự thực rằng các khu vực bầu cử với số đông những người Mỹ gốc
Phi thực sự đã bầu loại tồi tệ nhất của những người theo chủ nghĩa tách biệt, trong
một hình mẫu đàn áp mà đã kéo dài hàng thập niên. Mặc dù chúng hoạt động
theo các hướng ngược nhau, cả hai hiện tượng mức-cá nhân và mức-tổng hợp đã là
đích thực và đã có các hệ quả quan trọng.
Tương tự, ở nước Pháp đương đại phiếu bàu cho Front Nationale (FN) bài ngoại
có khuynh hướng là cao nhất ở các khu vực bầu cử với tỷ lệ phần trăm cao của

232
những người nhập cư Islamic. Điều này không có nghĩa rằng những người nhập
cư ủng hộ FN. Họ không. Và ngược lại, sự thực rằng những người nhập cư không
bỏ phiếu cho FN không có nghĩa rằng sự liên kết giữa sắc tộc và chính trị bằng
cách nào đó là “giả:” sự hiện diện của một tỷ lệ phần trăm tương đối cao của những
người nhập cư trong một khu vực bầu cử có khuynh hướng thổi phồng số phiếu cho
FN, mặc dù sự tương quan giữa số phiếu và địa vị nhập cư đảo chiều phân cực
của nó từ một mức phân tích sang mức phân tích khác.
Việc quyết định liệu một mối quan hệ là đích thực hay giả trên cơ sở của liệu
mối quan hệ có tồn tại ở mức khác của sự phân tích chính xác là cái Robinson
cảnh báo chúng ta không được làm: nó là một suy luận xuyên-mức không thể chấp
nhận. Liệu một mối quan hệ có là giả hay không chỉ có thể được quyết định bởi
bằng chứng ở cùng mức của sự phân tích. Như thế, lời xác nhận nổi tiếng của
Przeworski and Teune (1970: 73) rằng một “tương quan sinh thái” là giả nếu nó
không được phản ánh ở mức cá nhân bên trong mỗi đơn vị tổng hợp (aggregate
unit) đơn giản là không đúng. Seligson (2002) dẫn châm ngôn này như thẩm quyền
khi ông cho rằng các sự liên kết mức-xã hội mà chúng tôi tìm thấy giữa các giá trị
quần chúng và dân chủ là giả, bởi vì (ông cho là) ở mức cá nhân các giá trị này
không liên kết với sự ủng hộ công khai dân chủ.
Thất bại đầu tiên trong lý lẽ này là niềm tin rằng sự liên kết giữa các giá trị mức
cá nhân được tổng hợp và các định chế dân chủ ở mức xã hội phải là như nhau ở
mức cá nhân, và nếu không, thì sự liên kết mức-tổng hợp bị mất hiệu lực. Hơn
nữa, Seligson kiểm định lời xác nhận của ông rằng tương quan giữa các giá trị
quần chúng và dân chủ không tồn tại ở mức cá nhân bằng việc xem xét tương
quan giữa các giá trị mức-cá nhân và sự ủng hộ công khai dân chủ. Khi làm vậy,
ông đánh đồng sự ủng hộ dân chủ mức cá nhân với bản thân dân chủ – mà tồn tại
chỉ ở mức xã hội. Đây là sự suy luận xuyên-mức không thể chấp nhận được. Như
Chương 11 chứng minh, sự ủng hộ công khai dân chủ thường phản ánh chẳng gì
hơn lời nói đãi bôi nông cạn cho một thuật ngữ đáng mong muốn về mặt xã hội: là
sự đánh đồng điều này với bản thân dân chủ, bản thân Seligson đang đưa ra chính
xác loại suy luận xuyên-mức mà văn liệu ngụy biện sinh thái cảnh báo chống lại.
Thực ra, các giá trị tự-thể hiện liên kết với sự ủng hộ dân chủ mức-cá nhân, như sẽ
được chứng minh trong Chương 11, nhưng điều này là không thích hợp ở đây.
Điều quan trọng là, ở mức xã hội, các giá trị tự-thể hiện có một tác động chính lên
dân chủ hiệu quả trong khi sự ủng hộ quần chúng công khai cho dân chủ không có
tác động nào, khi chúng ta kiểm soát cho các giá trị tự-thể hiện (xem Chương 11).
Việc kết luận rằng các sự liên kết giữa các giá trị quần chúng và dân chủ là giả
bởi vì các sự liên kết này không được phản ánh theo cùng cách ở mức cá nhân ngụ
ý một sự hiểu lầm sâu sắc về phân tích xuyên-mức.

Các Xu hướng Quần chúng và các Đặc trưng Hệ thống

Chúng ta hãy hỏi, ý nghĩa của dữ liệu được tổng hợp, như tỷ lệ phần trăm của một
công chúng nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện, là Gì? Tỷ lệ phần trăm này là một
đặc trưng xã hội đích thực? Tỷ lệ phần trăm này được tính toán từ các câu trả lời
của các cá nhân. Nhưng đối với bất kể cá nhân cho trước nào, tỷ lệ phần trăm hầu

233
như được xác định hoàn toàn bởi các câu trả lời của các cá nhân khác. Như thế, dữ
liệu tổng hợp đại diện các xu hướng quần chúng mà hầu như hoàn toàn là ngoại
sinh với mỗi trong các cá nhân mà từ đó chúng được tính toán. Tỷ lệ những
người nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện không phải là một đặc trưng mức-cá nhân;
nó là một tính chất tập thể, như là thế với một đặc trưng hệ thống đích thực
như dân chủ. Các tính chất tập thể có thể và có tác động lên các định chế dân chủ
ở mức xã hội – mức duy nhất tại đó chúng có thể được phân tích.
Ngược lại với các số đo tổng hợp của các giá trị tự-thể hiện, dân chủ là một đặc
trưng hệ thống mà không thể được giải tổng hợp (disaggregated-phân rã) xuống
mức cá nhân. Theo nghĩa này, các xu hướng quần chúng và các đặc trưng hệ thống là
các loại khác của các hiện tượng mức-xã hội, nhưng cả hai là các hiện tượng mức-
xã hội. Sự thực rằng các xu hướng thái độ quần chúng và dân chủ là các hiện
tượng mức-xã hội thuộc bản chất khác nhau không làm mất hiệu lực mối quan hệ
của chúng; nó làm cho nó đặc biệt lý thú. Kiểu mối quan hệ này nằm ở tâm của
lý thuyết dân chủ, mà liên quan cố hữu với các sự liên kết giữa các sở thích
quần chúng và hệ thống chính quyền. Không chỉ hoàn toàn hợp lệ để phân tích
các sự liên kết giữa các biến mức-cá nhân và các đặc trưng mức-hệ thống; nếu ta
quan tâm đến các vấn đề trung tâm của lý thuyết dân chủ, đấy là cách duy nhất
theo đó chúng có thể được phân tích về mặt kinh nghiệm.

Giải thích các sự Khác biệt xuyên-Mức

Ta có thể tìm thấy các sự liên kết khá khác nhau giữa bất kể hai biến nào ở mức cá
nhân và mức xã hội. Khi các sự khác biệt như vậy hiện diện, chúng không làm mất
hiệu lực mối quan hệ tồn tại ở mỗi trong hai mức. Nhưng những cách trong đó các
sự liên kết khác nhau giữa mức xã hội và mức cá nhân giúp làm sáng tỏ bản chất
của các cơ chế xã hội tạo ra chúng. Có ba cách theo đó các sự liên kết tồn tại ở mức
xã hội có thể khác với các sự liên kết giữa cùng các biến ở mức mức cá nhân.
Chúng cho biết các hiệu ứng thiểu số, các hiệu ứng khung cảnh, và một sự kết hợp
của các ngưỡng hiệu ứng và các xu hướng trung tâm.

Các sự liên kết mức-xã hội và mức-cá nhân với các Dấu Ngược nhau
Một sự liên kết tồn tại ở mức xã hội có thể có một dấu ngược lại ở mức cá nhân,
như W. S. Robinson (1950) đã chỉ ra từ lâu. Như chúng tôi đã lưu ý, tuy vậy ở mức
khu vực (bầu cử) đã có một tương quan dương mạnh giữa tỷ lệ của những người
Mỹ gốc Phi và sự ủng hộ cho các chính sách tách biệt chủ nghĩa, ở mức cá nhân đã
có một mối quan hệ âm giữa việc là người Mỹ gốc Phi và việc ủng hộ các chính
sách tách biệt chủ nghĩa.
Loại này của một sự lệch của các tương quan mức-xã hội với các tương quan
mức-cá nhân cho biết các hiệu ứng thiểu số: sự tương quan âm mức-cá nhân giữa
những người nhập cư và sự ủng hộ các chính sách tách biệt chủ nghĩa ở mức cá
nhân không chuyển thành một tương quan mức-xã hội tương tự, chừng nào
những người nhập cư vẫn là một thiểu số.

234
Các sự Liên kết mức-Xã hội Mà Không Tồn tại ở mức-Cá nhân
Có thể có một sự liên kết giữa hai biến ở mức xã hội, nhưng cùng các biến có thể
không cho thấy sự liên kết có ý nghĩa nào ở mức cá nhân. Một thí dụ là mối quan hệ
giữa thất nghiệp và sự ủng hộ cho bọn Nazi trong nước Đức Weimar lúc cuối. Tại
mức toàn bộ cử tri đã có một tương quan mạnh giữa tỷ lệ của những người không
có việc làm và phiếu bàu cho bọn Nazi (Falter, 1991). Nhưng ở mức cá nhân, đã có
ít hay không tương quan nào giữa sự thất nghiệp và sự ủng hộ Nazi.
Trong trường hợp này, sự thất nghiệp tăng lên đã làm tăng sự ủng hộ cho những
kẻ Nazi giữa nhân dân của các khu vực (bầu cử) cho trước, bất chấp liệu những
người trả lời có thất nghiệp hay không. Người ta không nhất thiết ủng hộ bọn Nazi
bởi vì bản thân họ là những người thất nghiệp, mà bởi vì nhiều người khác trong
khu vực của họ bị thất nghiệp, tạo ra một bầu không khí đe dọa thuận lợi cho sự
bài ngoại và chủ nghĩa cực đoan. Vì thế, tương quan dương giữa sự thất nghiệp
và sự ủng hộ Nazi đã không được phản ánh trong các sự khác biệt giữa các cá nhân
bên trong cùng khu vực. Nhưng đã rõ ràng giữa các khu vực: các khu vực với các tỷ
lệ thất nghiệp cao cũng đã có phiếu cao hơn cho bọn Nazi, và khi các mức thất
nghiệp tăng lên theo thời gian, phiếu cho Nazi cũng đã tăng lên.
Loại này của một sự lệch giữa các tương quan mức-cá nhân và mức-xã hội phản
ánh một hiệu ứng khung cảnh: một đặc trưng cho trước, như sự thất nghiệp, tác
động đến hành vi của người dân như một tính chất của khung cảnh, không
phải của bản thân cá nhân.

Các sự Liên kết Mạnh mức-Xã hội Mà Yếu ở mức Cá nhân


Một khả năng khác là một tương quan mạnh ở mức xã hội là có ý nghĩa và có
cùng dấu nhưng yếu hơn đáng kể ở mức cá nhân. Các tương quan giữa các biến
thường là yếu ở mức cá nhân hơn ở mức xã hội nhiều. Lý do cho điều này là sự
hoạt động chung của các xu hướng trung tâm và ngưỡng hiệu ứng. Vì hiện tượng sơ
đẳng này thường không được hiểu rõ, chúng tôi thảo luận nó chi tiết hơn.

Các Ngưỡng Hiệu ứng và các Xu hướng Trung tâm

Biến thiên trong một biến độc lập X hầu như chẳng bao giờ chuyển hoàn hảo
thành một sự biến thiên tương ứng trong biến phụ thuộc Y. Hầu như tất cả các mối
quan hệ xã hội là có tính xác suất, cho thấy một dải không chắc chắn bên trong đó
các sự biến thiên nhỏ trong X không nhất thiết được phản ánh trong các biến thiên
nhỏ tương ứng trong Y. Chỉ các biến thiên trong X mà đủ lớn để vượt ngưỡng nào
đó được phản ánh trong các biến thiên tương ứng trong Y, cho biết sự tồn tại của
một ngưỡng hiệu ứng: biến thiên trong X phải vượt ngưỡng này nhằm để có một
tác động lên Y (Inglehart and Welzel, 2003). Hiện tượng này có thể so sánh được
với độ dung sai trong phản ứng với chuyển động của bánh lái của một xe tải lớn.
Chỉ nếu một vòng quay của bánh lái vượt độ dung sai này thì các bánh xe trên
đường phản ứng theo cách dự định. Dung sai này có thể nhỏ, nhưng trong chừng
mực nào đó nó hầu như luôn luôn tồn tại, phản ánh ngưỡng mà một nguyên nhân
phải vượt qua nhằm để tạo ra một hiệu ứng. Chỉ các hiệu ứng hoàn toàn tất định
mới không có các ngưỡng như vậy. Cho đến nay, không hiệu ứng tất định như vậy

235
nào đã được chứng tỏ trong các khoa học xã hội (Sekhon, 2004).
Sự tồn tại của các ngưỡng hiệu ứng là đặc biệt quan trọng trong sự kết hợp với
các xu hướng trung tâm giữa dân cư. Vì các xu hướng trung tâm ràng buộc các biến
thiên mức-cá nhân bên trong một dải hạn chế, như thế sự biến thiên trong X có thể
hiếm khi vượt ngưỡng mà vượt qua ngưỡng thì tác động của nó lên Y mới
trở nên rõ ràng. Điều này nhất thiết dẫn đến các tương quan mức-cá nhân nhỏ
giữa X và Y bên trong các dân cư.
Các đơn vị xã hội như các quốc gia mà tạo ra các bản sắc tập thể chung giữa các
cử tri của chúng có các xu hướng trung tâm mạnh. Điều này có nghĩa rằng các đặc
trưng xã hội của các cá nhân bên trong các quốc gia cho trước có khuynh hướng bị
ràng buộc bên trong một dải hạn chế. Một số outlier (ngoại lệ) với các sự lệch cực
độ khỏi đa số sẽ hiện diện, nhưng tuyệt đại đa số các cá nhân tụm lại bên trong một
dải hạn chế của công dân trung vị. Nhưng các xu hướng trung tâm này thường khác
rất nhiều từ đơn vị này sang đơn vị khác, mà có nghĩa rằng người ta sẽ thấy các sự
biến thiên lớn hơn nhiều giữa các cá nhân từ các đơn vị khác nhau so với giữa
các cá nhân từ cùng đơn vị. Thí dụ, sự hài lòng với cuộc sống giữa cả những người
Thụy Điển và những người Nga là tương đối tập trung, với cả những người Nga
và những người Thụy Điển ở gần với trung bình quốc gia của họ, trong khi các
trung bình này khác nhau rất nhiều giữa hai quốc gia: người Thụy Điển trung vị hài
lòng hơn nhiều (có số điểm 8,1 trên một thang 10-điểm) so với người Nga trung vị
(có số điểm 3,9). Đồng thời hai dân cư tập trung quanh các mức hài lòng trung
bình của họ mạnh đến mức họ hầu như không chồng gối lên nhau. Điều này minh
họa bằng thí dụ về các xu hướng trung tâm có thể nổi bật đến thế nào.
Hình 10.1 cho một minh họa về kiểu hình mẫu này. Nó cho thấy một mối
quan hệ dương giữa hai biến (trong thí dụ này, các biến là các nguồn lực kinh tế
xã hội và các giá trị tự-thể hiện), nơi cả hai biến cho thấy các phân bổ tập trung bên
trong các quốc gia và các sự khác biệt lớn giữa các xu hướng trung tâm của các
quốc gia này. Trong một trường hợp như vậy, hầu hết các cá nhân bên trong bất kể
quốc gia cho trước nào rơi vào bên trong dải trong đó các biến thiên về các nguồn
lực kinh tế xã hội là nhỏ và không nhất thiết tạo ra các biến thiên nhỏ về các giá trị
tự-thể hiện.
Ngưỡng hiệu ứng trong quan hệ giữa các nguồn lực kinh tế xã hội và các giá trị
tự-thể hiện được miêu tả bởi khoảng cách ngang giữa đường ranh trái và phải của
khoảng tin cậy trong Hình 10.1. Tại bất cứ điểm nào của đường ranh trái khoảng tin
cậy từ đó ta bắt đầu di chuyển sang phải (tức là, tới các nguồn lực lớn hơn), vẫn
không chắc chắn rằng dấu chấm tiếp theo ta gặp có số điểm cao hơn về các giá trị
tự-thể hiện, chừng nào sự di chuyển của ta vẫn bên trong ngưỡng hiệu ứng. Nhưng
ngay sau khi vượt quá ngưỡng hiệu ứng, hầu như chắc chắn rằng dấu chấm tiếp
theo có số điểm cao hơn về các giá trị tự-thể hiện. Như Hình 10.1 minh họa, các
ngưỡng hiệu ứng có thể là lớn, ngay cả trong một mối quan hệ tuyến tính mạnh.
Kết quả này nhất thiết tạo ra các tương quan mức-cá nhân tương đối nhỏ bên
trong các quốc gia. Nhưng giữa các quốc gia có sự biến thiên nhiều hơn nhiều về
các nguồn lực kinh tế xã hội của nhân dân, và ngưỡng hiệu ứng – mà vượt qua đó
các biến thiên tương ứng về các giá trị tự-thể hiện xảy ra – được một tỷ lệ lớn hơn
nhiều của các cá nhân vượt qua. Vì thế, tương quan mức-cá nhân được gộp
(pooled) sẽ lớn hơn nhiều các tương quan mức-cá nhân bên trong các quốc gia.
Như Hình 10.1 minh họa, khi hai biến có các phân bố tương đối tập trung giữa các

236
cá nhân bên trong cùng quốc gia, nhưng các sự khác biệt lớn giữa các quốc gia,
người ta sẽ tìm thấy các sự liên kết mạnh hơn nhiều ở mức xã hội hơn bên trong
bất kể nước cho trước nào.
Đặc trưng Cá nhân Y (chẳng hạn, các giá trị tự-thể hiện)

Đặc trưng Cá nhân X (chẳng hạn, các nguồn lực kinh tế xã hội) [Nation = Quốc gia]

HÌNH 10.1. Các phân bố tập trung bên trong và các sự tập trung tản mác giữa các quốc gia (mô hình minh họa).

Hơn nữa, các số đo mức-cá nhân, đặc biệt dữ liệu khảo sát, chứa một thành
phần lớn của sai số đo ngẫu nhiên (xem Converse, 1970; Inglehart, 1977; Page
and Shapiro, 1993; Erikson, MacKuen, and Stimson, 2002). Việc tổng hợp dữ liệu
cho mức xã hội có khuynh hướng loại bỏ sai số đo này bởi vì các sự lệch ngẫu
nhiên quanh một trung bình quốc gia có khuynh hướng khử lẫn nhau. Việc này
làm giảm số hạng ngẫu nhiên trong tương quan, như thế sự tương quan một cách
hệ thống trở nên lớn hơn khi ta di chuyển từ mức cá nhân sang mức xã hội.
Tóm lại, các tương quan có khuynh hướng là nhỏ ở mức cá nhân bên trong các
quốc gia hơn mức cá nhân được gộp lại, nếu có (như thường là thế) một dải rộng
của sự biến thiên trong mẫu được gộp hơn bên trong các quốc gia cho trước. Hơn
nữa, các tương quan là nhỏ ở mức cá nhân được gộp hơn ở mức xã hội, nếu
(như thường là vậy) dữ liệu mức-cá nhân chứa sai số đo ngẫu nhiên mà bị khử qua
việc tổng hợp. Hình 10.2 chứng minh hai điểm này, cho thấy dữ liệu thế giới-thực
cho các thái độ khác nhau gây ra các giá trị tự-thể hiện. Sự liên kết giữa các thái độ
này là yếu nhất ở mức cá nhân bên trong các quốc gia, nơi mọi thành phần của
hội chứng các giá trị tự-thể hiện cho thấy các hệ số tải yếu nhất của nó. Sự liên
kết này là mạnh hơn đáng kể ở mức cá nhân được gộp lại nơi các hệ số tải của các
thành phần là lớn hơn. Và nó là mạnh nhất ở mức xã hội, nơi mọi thành phần
của hội chứng các giá trị tự-thể hiện cho thấy hệ số tải mạnh nhất của nó.

237
Hệ số tải nhân tố (Factor loadings)

HÌNH 10.2. Hệ số tải nhân tố của các thành phần của các giá trị tự-thể hiện, ở ba mức phân tích:
mức cá nhân bên trong các mẫu; mức cá nhân được gộp ngang các mẫu; và mức tổng hợp (các mẫu
quốc gia).

Sự thực rằng một sự liên kết mức-xã hội không được phản ánh ở mức cá nhân
không làm mất hiệu lực sự liên kết mức-xã hội. Thí dụ, sự liên kết mức-cá nhân
giữa sự khoan dung đồng tính dục và hài lòng với cuộc sống là hoàn toàn không có
ý nghĩa (thống kê) trong hầu hết các mẫu quốc gia của các Khảo sát Giá trị. Nhưng
ở mức xã hội, chúng tôi tìm thấy mối quan hệ hết sức có ý nghĩa giữa các mức
khoan dung và sự hài lòng với cuộc sống (r = 0,50, N = 194 quốc gia trên đợt). Vì
thế, các xã hội mà nhân dân của chúng khoan dung hơn với sự đồng tính dục có các
mức hài lòng với cuộc sống cao hơn. Điều này không có nghĩa rằng mọi người
hài lòng hơn với cuộc sống của họ bởi vì bản thân họ là tương đối khoan dung
với những người đồng tính. Thay vào đó, các xã hội mà trong đó sự khoan dung
là phổ biến có một bầu không khí xã hội thân thiện hơn mà tác động đến tất cả các
thành viên của xã hội, làm tăng mức tổng thể của sự hài lòng với cuộc sống. Như
thế, sự khoan dung không tác động lên sự hài lòng với cuộc sống như một đặc
trưng cá nhân mà như một đặc trưng của xã hội của người ta: nhân dân không phải
hài lòng hơn với cuộc sống của họ bởi vì bản thân họ là khoan dung, mà bởi vì họ
sống trong một xã hội trong đó bầu không khí xã hội chung là khoan dung hơn. Các
hiệu ứng khung cảnh như vậy không tự biểu lộ trong các sự khác biệt giữa
các cá nhân bên trong cùng xã hội; chúng trở nên rõ ràng chỉ khi ta so sánh các xã
hội khác nhau. Vì thế, tác động của các thái độ được định hình bởi bối cảnh xã hội
phải được phân tích ở mức xã hội – mức mà tại đó chúng là xác đáng với các định
chế dân chủ.

238
Sự Tương đương của các Giá trị Quần chúng ngang các Văn hóa

Như chúng tôi đã cho thấy, các quá trình xã hội quan trọng hoạt động rất khác nhau
ở các mức phân tích khác nhau. Tuy nhiên, là quan trọng để chắc chắn rằng các số
đo của chúng ta về các giá trị mức-cá nhân khai thác các thứ giống nhau trong các
nước khác nhau. Các Khảo sát Giá trị sử dụng các câu hỏi được chuẩn hóa để đo
các giá trị trong các nước với các bối cảnh văn hóa thay đổi rộng. Chúng đối mặt
với các vấn đề cố hữu trong tất cả nghiên cứu so sánh, như sự thực rằng các từ
cho trước có thể có các ý nghĩa khác nhau trong các khung cảnh văn hóa khác nhau.
Các Khảo sát Giá trị giải quyết vấn đề này bằng việc tránh các câu hỏi đặc thù-tình
huống với các ý nghĩa thay đổi hết sức từ một khung cảnh sang khung cảnh khác;
và tránh các câu hỏi xa đời sống hàng ngày của người dân đến mức những người trả
lời không có khả năng bày tỏ một sở thích rõ ràng. Thay vào đó, các khảo sát này
tập trung vào các câu hỏi phổ quát – như sự hài lòng với cuộc sống, sự khoan
dung, tính tôn giáo, hay sự bình đẳng giới – mà liên quan đến đời sống hàng ngày
của mọi người hầu như ở mọi nơi và đối với chúng hầu như mọi người đều chắc có
khả năng có một thái độ thích hợp với kinh nghiệm sống riêng của họ.
Phần trăm nói – Đồng tính dục chẳng bao giờ được biện minh

HÌNH 10.3. Các khát vọng tự do hậu-duy vật và sự khoan dung đồng tính dục.

239
Liệu các câu hỏi được các Khảo sát Giá trị hỏi có các ý nghĩa tương đương ngang
các kiểu xã hội khác nhau có thể được kiểm định về mặt kinh nghiệm. Quả thực đôi
khi chúng tôi thấy rằng các câu hỏi cho trước được hỏi trong các khảo sát này có
các ý nghĩa khác nhau cơ bản trong các khung cảnh khác nhau: khi ta phân tích các
mối quan hệ của chúng với các biến khác, ta thấy rằng chúng có các nghĩa rộng
khác nhau và các tương quan nhân khẩu học khác nhau.
Như một thí dụ đặc biệt cốt yếu, hãy xem xét tính có thể so sánh được ngang-văn
hóa của một số đo văn hóa trung tâm được dùng trong cuốn sách này: các khát
vọng hậu-duy vật cho tự do cá nhân (“tự do ngôn luận”) và quyền tự do chính trị
(“nhiều tiếng nói hơn”). Các khát vọng tự do này là thành phần trung tâm của các
giá trị tự-thể hiện, cho thấy hệ số tải nhân tố mạnh nhất trong số bất kể thành
phần nào của hội chứng này. Các khát vọng tự do đề cập đến bản chất của các giá
trị tự-thể hiện, tập trung vào sự lựa chọn con người.
Các khát vọng tự do phản ánh một thành phần đặc thù của các định hướng
hậu-duy vật. Chủ nghĩa hậu duy vật như một toàn thể gồm không chỉ các khát
vọng tự do mà cả các định hướng sinh thái và lý tưởng mà nhấn mạnh sự bảo vệ
môi trường và một xã hội nhân văn. Các khát vọng tự do là phần của phức hợp
này, nhưng chúng liên quan cụ thể hơn với dân chủ, vì chúng nhấn mạnh các quyền
tự do cá nhân và chính trị. Vì thế, phân tích này sẽ tập trung vào các khát vọng tự
do sử dụng ba trong số sáu mục (item) hậu-duy vật: “bảo vệ quyền tự do ngôn
luận,” “cho người dân nhiều tiếng nói hơn trong các quyết định chính phủ quan
trọng,” và “đảm bảo rằng mọi người có nhiều tiếng nói hơn về các thứ được làm
như thế nào ở chỗ làm việc của họ và trong các cộng đồng của họ.”
Ưu tiên mà những người trả lời gán cho mỗi trong số các mục này (tức là, ưu
tiên cao nhất, ưu tiên thứ hai, hay không ưu tiên nào) tạo ra số điểm trên một index
6-điểm, với 0 cho biết mức thấp nhất và 5 mức cao nhất của các khát vọng tự do.1
Số điểm trung bình của mẫu quốc gia tạo ra một thang liên tục, đo cường độ tổng
thể của các khát vọng tự do giữa một dân cư. Các số điểm trung bình này đại diện
xu hướng trung tâm của một quốc gia về các khát vọng tự do, bởi vì trong mỗi quốc
gia hầu hết dân cư được phân bố gần quanh trung bình quốc gia; chúng tôi đã chẳng
bao giờ thấy các phân bố hai đỉnh hay phân cực.
Một dấu hiệu về liệu các khát vọng tự do có các ý nghĩa tương đương trong các
kiểu xã hội khác nhau là liệu chúng có cho thấy các sự liên kết tương tự với các thái
độ khác. Như chúng ta sẽ thấy, mặc dù các mức tuyệt đối của các khát vọng tự do
hậu-duy vật thay đổi đáng kể từ xã hội này sang xã hội khác, các tương quan
thái độ của nó là giống nhau một cách nổi bật ngang các kiểu xã hội khác nhau.
Các Hình 10.3–10.6 minh họa các sự liên kết mức-cá nhân giữa các khát vọng
tự do hậu-duy vật và vài thái độ khác trong các kiểu xã hội khác nhau, so sánh các
hình mẫu tìm thấy trong các nền dân chủ hậu công nghiệp, các xã hội đang
phát triển, các nước nguyên-cộng sản phương tây và phương đông, các nước thu
nhập thấp.2 Bên trong mỗi kiểu xã hội, những người trả lời được nhóm vào sáu hạng
dựa vào cường độ của các khát vọng tự do của họ. Sáu thanh trong mỗi kiểu xã
hội đại diện các mức tăng lên của các khát vọng tự do khi ta di chuyển từ trái

1
Về các chi tiết đo lường, xem Phụ lục Internet, #43 dưới Variables. Cho dẫn chiếu này và các dẫn chiếu tiếp sau đến Phụ lục
Internet, xem http://www.worldvaluessurvey.org/publications/ humandevelopment.html.
2
Xem Phụ lục Internet, #67 dưới Variables, cho sự phân loại các nước vào các hạng này.

240
sang phải: cột 0 bên trái nhất cho thấy những người trả lời với các khát vọng tự
do tối thiểu, tiếp sau bởi những người trả lời với các khát vọng tự do yếu, yếu
đến vừa phải, vừa phải-đến-mạnh, mạnh, và các khát vọng tự do cực đại trong
cột 5 bên phải nhất.
So sánh chiều cao của các cột này, ta thấy thái độ cá biệt hiện diện mạnh thế
nào (1) giữa những người trả lời với các khát vọng tự do khác nhau trong cùng
kiểu xã hội, và (2) giữa những người trả lời với cùng các khát vọng tự do trong
các kiểu xã hội khác nhau. Liệu các khát vọng tự do hậu-duy vật có liên kết với
các thái độ khác theo cùng cách trong các kiểu xã hội khác nhau được cho biết
bởi sự giống nhau của các hình dáng cột. Các hình mẫu này càng giống nhau, sự
liên kết giữa các khát vọng tự do và các thái độ quan trọng khác càng giống
nhau, và ý nghĩa của các khát vọng tự do ngang các kiểu xã hội khác nhau càng
giống nhau.
Phần trăm nói đã ký một kiến nghị

HÌNH 10.4. Các khát vọng tự do hậu-duy vật và hành động thách thức-elite.

Hình 10.3 mô tả mối quan hệ mức-cá nhân giữa các khát vọng tự do và sự
khoan dung với những người đồng tính trong các nền dân chủ hậu công nghiệp,
các xã hội đang phát triển, các nước nguyên-cộng sản phương tây và phương
đông, các nước thu nhập thấp. Như là hiển nhiên, hình dáng cột có cấu trúc giống
nhau trong mỗi kiểu xã hội: các độ cao của cột giảm một cách có hệ thống từ trái
sang phải, phản ánh sự thực rằng ngày càng ít người bác bỏ sự đồng tính dục như
chẳng bao giờ được biện minh với các mức tăng lên của các khát vọng tự do

241
hậu-duy vật trong mọi kiểu xã hội.3
Phần trăm bày tỏ sự tin tưởng vào các định chế nhà nước

HÌNH 10.5. Các khát vọng tự do hậu-duy vật và sự tin tưởng vào các định chế.

Các hình dáng cột không khác giữa các kiểu xã hội khác nhau, cho biết rằng
logic nội tại của mối quan hệ giữa các khát vọng tự do và sự khoan dung không
phải là hàm của kiểu xã hội mà trong đó nó được quan sát. Thay vào đó, nó là phổ
quát: những người với các khát vọng tự do yếu hơn có số điểm dưới mức khoan
dung trung bình của xã hội của họ; những người với các khát vọng tự do mạnh hơn
có số điểm trên mức khoan dung trung bình của xã hội của họ. Ngược với các hình
dáng cột, các mức cột có khác nhau một cách nhất quán giữa năm kiểu xã hội. Các
mức khoan dung là cao nhất một cách nhất quán trong các nền dân chủ hậu công
nghiệp, bên trong mỗi hạng của các khát vọng tự do. Vì vậy, một cường độ cho
trước của các khát vọng tự do không cố định sự khoan dung của mọi người ở một
mức tuyệt đối không đổi khắp mọi kiểu xã hội. Thay vào đó, các khát vọng tự do
dịch chuyển sự khoan dung của mọi người bên trên hay bên dưới đường cơ sở thay
đổi của một xã hội. Nói chung, các nền dân chủ hậu công nghiệp cho thấy mức
cao nhất của các khát vọng tự do và mức khoan dung cao nhất, còn các xã hội thu
nhập-thấp cho thấy các mức thấp nhất về các khát vọng tự do và các mức khoan
dung thấp nhất, như lý thuyết phát triển con người gợi ý. Nhưng bất chấp mức

3
Xem Phụ lục Internet, #44 dưới Variables, cho sự khoan dung sự đồng tính dục được đo thế nào.

242
trung bình của một xã hội về các khát vọng tự do và sự khoan dung, các khát vọng
tự do mạnh hơn khiến các cá nhân khoan dung hơn trong bất kể kiểu xã hội nào.
Phần trăm không đồng ý rằng Đàn ông làm các lãnh đạo chính trị tốt hơn

HÌNH 10.6. Các khát vọng tự do hậu-duy vật và sự ủng hộ bình đẳng giới.

Cùng hình mẫu áp dụng cho mối quan hệ giữa các khát vọng tự do hậu-duy
vật và các hành động thách thức-elite, mà được cho thấy trong Hình 10.4.4 Chiều
cao cột tăng lên một cách có hệ thống từ trái sang phải, phản ánh sự thực rằng các
hành động thách thức-elite tăng lên với các mức tăng lên của các khát vọng tự do
trong mỗi kiểu xã hội. Tương tự, sự tin tưởng của người dân vào các định chế nhà
nước (tức là, cảnh sát, hệ thống pháp luật, và quốc hội) giảm một cách có hệ
thống với các khát vọng tự do của họ (Hình 10.5).5 Hơn nữa, như Hình 10.6
chứng minh, các khát vọng tự do liên kết một cách có hệ thống với sự nhấn
mạnh đến bình đẳng giới:6 trong mỗi kiểu xã hội, sự nhấn mạnh của mọi người lên
bình đẳng giới tăng lên với các khát vọng tự do của họ.
Sự giống nhau nổi bật giữa các hình dáng cột được thấy trong các Hình 10.3,
10.4, 10.5, v à 10.6 cho biết rằng các khát vọng tự do hậu-duy vật liên hệ với
nhiều thái độ quan trọng và các giá trị theo những cách giống nhau, bất chấp kiểu

4
Hành động thách thức-elite được đo bằng việc ký các kiến nghị. Xem Phụ lục Internet, #45 dưới Variables.
5
Cho việc đo sự tin tưởng vào các định chế nhà nước, xem Phụ lục Internet, #52 dưới Variables.
6
Sự nhấn mạnh đến bình đẳng giới được đo bằng việc bác bỏ tính ưu việt đàn ông trong sự lãnh đạo chính trị. Xem Phụ lục
Internet, #66 dưới Variables.

243
xã hội mà trong đó khảo sát được tiến hành. Chúng ta có thể mở rộng chi tiết danh
sách đáng kể (cho các minh họa thêm, xem Inglehart and Abramson, 1999),
nhưng nguyên lý cơ bản là rõ ràng. Ý nghĩa của các khát vọng tự do và các giá trị
tự-thể hiện có vẻ là giống nhau cơ bản ngang các kiểu xã hội khác nhau, biện minh
cho các so sánh ngang-quốc gia mà chúng tôi đã tiến hành trong cuốn sách này.

Kết luận

Niềm tin phổ biến rằng các sự liên kết mức-xã hội là “giả” trừ phi chúng cũng
tồn tại trong cùng dạng ở mức cá nhân phản ánh một sự diễn giải sai về vấn đề
ngụy biện sinh thái. Liệu một sự liên kết có là giả hay không chỉ có thể được quyết
định ở mức nơi sự liên kết tồn tại, và không bởi các suy luận xuyên-mức không thể
chấp nhận được.
Nếu đúng rằng sự liên kết mức-xã hội mạnh giữa các giá trị tự-thể hiện và dân
chủ không được phản ánh ở mức cá nhân, nó sẽ không làm mất hiệu lực sự liên kết
mức-xã hội. Thực ra, việc tìm kiếm sự liên kết này ở mức cá nhân là vô nghĩa vì
dân chủ là một hiện tượng mức-xã hội mà không tồn tại ở mức cá nhân. Nếu dân
chủ bị ảnh hưởng bởi các định hướng giá trị của nhân dân, chỉ các xu hướng quần
chúng trong các định hướng giá trị này có thể sử dụng một ảnh hưởng như vậy –
mà chúng có ảnh hưởng, như chúng ta đã thấy.
Các sự liên kết giữa các thành phần khác nhau của các giá trị tự-thể hiện là yếu
một cách đáng kể ở mức cá nhân bên trong các quốc gia hơn ở mức xã hội, như là
đúng về hầu hết các cấu hình của các thái độ. Điều này không làm mất hiệu lực
các sự liên kết ở mức xã hội. Nó phản ánh các sự khác biệt có tính hệ thống giữa
các sự liên kết mức-cá nhân và các sự liên kết mức-xã hội, và sự thực rằng một số
sự liên kết mang tính khung cảnh hơn mang tính cá nhân về đặc tính. Trong việc
phân tích dân chủ, các sự liên kết khung cảnh này (không phải các liên kết mang
tính cá nhân) là xác đáng.
Cuối cùng, một thành phần trung tâm của các giá trị tự-thể hiện – các khát
vọng tự do hậu-duy vật – liên kết với các thái độ khác nhau theo cùng cách trong
tất cả các kiểu xã hội mà có dữ liệu, cho biết rằng các giá trị tự-thể hiện có ý nghĩa
rộng giống nhau trong tất cả các xã hội. Khi so sánh cường độ và phân bố của các
giá trị tự-thể hiện trong các xã hội khác nhau, chúng ta đang so sánh các thứ có thể
so sánh được.

244
11. Các Thành phần của một Văn hóa Công dân ủng hộ Dân chủ

Các Lý thuyết Ganh đua về Văn hóa Chính trị

Ngay từ đầu, các học giả về văn hóa chính trị đã cho rằng sự vận hành và sự sống
sót của các định chế dân chủ ở mức hệ thống liên kết chặt chẽ với định hướng giá
trị mức-cá nhân (Lerner, 1958; Almond and Verba, 1963; Eckstein, 1966). Như
thế, quan niệm về một sự liên kết dân cư-hệ thống buộc các định chế chính trị vào
các xu hướng quần chúng trong các giá trị mức-cá nhân là thiết yếu cho toàn bộ
văn liệu về văn hóa chính trị. Từ góc nhìn này, số phận của một hệ thống chính trị
phần lớn được xác định bởi các thái độ chính trị và các định hướng giá trị của nhân
dân của nó. Aristotle trong thế kỷ thứ tư trước công nguyên và Montesquieu (1989
[1748]) trong thế kỷ thứ mười tám cho rằng các hình thức chính phủ khác nhau
phản ánh các loại đức hạnh thịnh hành giữa một dân tộc. Nhận thức về sự thấu hiểu
này đã lại nổi lên trong các giải thích về sự tiếp quản Nazi ở nước Đức Weimar, với
nhiều nhà quan sát kết luận rằng tai họa này đã có thể lần vết đến sự thực rằng
Weimar đã là một “nền dân chủ mà không có các nhà dân chủ” (Bracher, 1971
[1955]).
Xuất phát từ giả thuyết rằng các định hướng quần chúng là cốt yếu cho dân chủ,
Almond and Verba (1963) đã khởi động cuộc khảo sát kinh nghiệm so sánh đầu
tiên về các thái độ quần chúng liên kết với sự ổn định và sự vận hành của các nền
dân chủ. Họ kết luận rằng một sự hỗn hợp lành mạnh của “các định hướng thần
dân” và “các định hướng người tham gia” thuận lợi cho một “văn hóa công
dân” mà giúp các nền dân chủ phát đạt. Các nghiên cứu so sánh theo sau nhấn
mạnh tầm quan trọng của các thái độ và các giá trị mức-cá nhân, trong việc duy
trì các định chế dân chủ ở mức hệ thống (giữa các công trình khác, xem Barnes,
Kaase, et al., 1979; K. Baker et al., 1981; Putnam, 1993; Klingemann and Fuchs,
1995; Inglehart, 1997; Pharr and Putnam, 2000; Dalton, 2001; Norris, 2002). Sự
nổi lên của các nền dân chủ mới ở Mỹ Latin, Đông Nam Á, và Trung Đông Âu đã
kích một thác lũ khác của các nghiên cứu văn hóa chính trị (giữa nhiều công trình
khác, xem Gibson, Duch, and Tedin, 1992; Hofferbert and Klingemann, 1999;
Gibson, 2001; Mishler and Rose, 2001; Bratton and Mattes, 2001; Newton and
Norris, 2000; Diamond, 2003). Gần như tất cả các nghiên cứu này cho rằng các xu

245
hướng quần chúng trong các thái độ và các định hướng giá trị mức-cá nhân là quan
trọng cho sự vận hành của dân chủ ở mức hệ thống. Giả thiết này là sự biện minh
cơ bản làm cơ sở cho nghiên cứu về văn hóa chính trị.
Bất chấp tính trung tâm của lời xác nhận này, ít nghiên cứu đã thực sự kiểm định
nó (this dụ, Putnam, 1993; Muller and Seligson, 1994; Inglehart, 1997: ch. 6;
Newton, 2001; Paxton, 2002). Hầu hết nghiên cứu văn hóa chính trị đơn giản giả
thiết rằng các thái độ mức-cá nhân nào đó là quan trọng cho dân chủ ở mức hệ
thống, và giả thiết này được dùng để biện minh cho các phân tích về các yếu tố
quyết định mức-cá nhân của các thái độ này. Nhưng giả thiết rằng các xu
hướng quần chúng trong các thái độ này có các hiệu ứng mức-hệ thống vẫn dựa
vào niềm tin, trong hầu hết nghiên cứu về văn hóa chính trị. Nó hiếm khi được
kiểm định, mặc dù nếu nó không đúng thì nghiên cứu văn hóa chính trị chả có mấy
ý nghĩa.
Thay cho việc xem là đương nhiên rằng các xu hướng quần chúng về các thái
độ và các định hướng giá trị nào đó có các hiệu ứng mức-hệ thống lên dân chủ,
chương này kiểm định lời xác nhận này về mặt kinh nghiệm. Bởi vì rất ít nghiên
cứu đã thực sự kiểm định lời xác nhận này, không ngạc nhiên là luận đề rằng các
thái độ quần chúng thúc đẩy sự hoạt động và sự bền bỉ của các nền dân chủ đã bị
nghi ngờ. Đã có một tranh luận không ngớt về hướng nhân quả làm cơ sở cho
mối quan hệ giữa các thái độ quần chúng và các định chế dân chủ. Rustow (1970),
thí dụ, cho rằng sự ủng hộ quần chúng cho dân chủ có thể nảy sinh từ các kinh
nghiệm thất vọng với sự cai trị độc đoán, nhưng các giá trị dân chủ “thực chất”
phản ánh một sự cam kết bén rễ sâu cho các chuẩn mực dân chủ chỉ có thể nổi
lên qua sự quen (habituation) – tức là, việc học các chuẩn mực dân chủ qua thực
hành dưới các định chế dân chủ hiện tồn. Theo Rustow, các giá trị dân chủ quần
chúng không phải là một tiền đề (điều kiện trước) cho các nền dân chủ vận hành mà
là một hệ quả của chúng. Tương tự, trong một phê bình gay gắt Putnam (1993) và
Inglehart (1997), Jackman and Miller (1998) đã cho rằng văn hóa dân chủ quần
chúng nảy sinh từ việc sống dưới các định chế dân chủ, thay cho là thuận lợi cho
chúng (xem cả Muller and Seligson, 1994).
Trong Chương 8 chúng tôi đã xem xét các lý lẽ mâu thuẫn này, giả thuyết rằng
các giá trị tự-thể hiện phản ánh một cam kết nội tại với các chuẩn mực dân chủ,
như tự do và khoan dung. Vì thế, chúng tôi đã kiểm định theo kinh nghiệm liệu các
giá trị tự-thể hiện được định hình bởi kinh nghiệm trước dưới các định chế dân chủ
hay liệu các giá trị này giúp định hình các định chế dân chủ đến sau. Các kết quả
là rõ ràng: kiểm soát cho sự phát triển kinh tế xã hội, các định chế dân chủ trước
chỉ có một tác động thứ yếu lên các giá trị tự-thể hiện; nhưng các giá trị tự-thể
hiện có một tác động mạnh và có ý nghĩa lên các định chế dân chủ đến sau, ngay
cả giữ sự phát triển kinh tế xã hội không đổi. Tương tự, kiểm soát cho sự tự
tương quan theo thời gian, các giá trị tự-thể hiện cho thấy một tác động đáng kể
lên các định chế dân chủ, nhưng điều ngược lại không đúng. Các phát hiện này
gợi ý rằng mũi tên nhân quả chính hoạt động từ các giá trị quần chúng tới các định
chế dân chủ, và không phải ngược lại.
Bởi vì bằng chứng cho biết rằng các giá trị quần chúng tác động đến dân chủ, là
quan trọng để biết chính xác các giá trị quần chúng nào tác động mạnh nhất đến dân
chủ. Lý thuyết phát triển con người ngụ ý rằng các giá trị tự-thể hiện phải cốt yếu
nhất cho dân chủ, nhưng các nhà khoa học xã hội khác nhấn mạnh các giá trị và các

246
thái độ khác. Chương này phân tích bằng chứng kinh nghiệm từ số điểm của các
xã hội để xác định các định hướng quần chúng nào có tác động mạnh nhất lên dân
chủ.

Ba cách Tiếp Cạnh tranh

Nghiên cứu về văn hóa chính trị rơi vào ba cách tiếp cận chính, với các môn đồ
của mỗi cách tiếp cận nhấn mạnh các kiểu giá trị quần chúng khác nhau như quan
trọng nhất trong củng cố dân chủ. Chúng tôi dán nhãn các cách tiếp cận này là cách
tiếp cận tính chính đáng (hay cách tiếp cận ủng hộ-hệ thống), cách tiếp cận công xã
chủ nghĩa (hay cách tiếp cận vốn xã hội), và cách tiếp cận phát triển con người
(hay cách tiếp cận giải phóng).
Trong một công trình có ảnh hưởng, David Easton (1965) cho rằng tất cả các hệ
thống chính trị cần tính chính đáng, mà chúng nhận được nếu công chúng của chúng
ủng hộ các định chế cụ thể của hệ thống và hệ thống như một toàn thể. Vì thế,
các môn đồ của cách tiếp cận tính chính đáng cho rằng sự ủng hộ quần chúng
cho một hệ thống quản trị cho trước, và sự tin tưởng quần chúng vào các định chế
của nó, cung cấp cho các hệ thống chính trị tính chính đáng mà chúng cần để
hoạt động một cách hiệu quả (xem Gibson, 1997; Klingemann, 1999; Mishler
and Rose, 2001; Seligson, 2002). Những người chủ trương cách tiếp cận này xem
sự ủng hộ quần chúng cho dân chủ là cốt yếu trong việc làm mất tính chính đáng
chế độ chuyên quyền và hợp pháp hóa dân chủ (xem Chanley, Rudolph, and
Rahn, 2000; Newton and Norris, 2000; Anderson and Tverdova, 2001; Newton,
2001).
Hai cách tiếp cận khác – cách tiếp cận công xã chủ nghĩa và cách tiếp cận phát
triển con người – đi theo truyền thống của trường phái văn hóa công dân trong việc
cho rằng việc làm cho dân chủ hoạt động đòi hỏi nhiều hơn chỉ việc có sự tin tưởng
vào các định chế và sự ưa thích dân chủ hơn các hệ thống chính phủ thay thế
khác; nó đòi hỏi một bộ rộng hơn của các giá trị công dân.
Cách tiếp cận công xã chủ nghĩa nhấn mạnh các giá trị liên kết các công dân với
đời sống công hàng ngày và tăng cường các mối ràng buộc xã hội của họ và sự
trung thành của họ với cộng đồng (Bell, 1993; Etzioni, 1996). Theo Putnam (1993,
2000), các định hướng công xã như vậy tạo ra vốn xã hội và được phản ánh
trong các hoạt động của mọi người trong các hiệp hội tự nguyện và trong sự tin cậy
của họ vào các công dân đồng bào của họ. Như thế, các nhà công xã chủ nghĩa và
các nhà lý luận vốn xã hội nhấn mạnh tư cách thành viên trong các các hiệp hội tự
nguyện v à sự tin cậy giữa cá nhân như cơ sở chung trên đó các nền dân chủ
phát đạt (xem Norris, 2002: ch. 8). Một trường phái khác trong sự tranh luận công
xã nhấn mạnh sự tuân thủ luật của các công dân và sự trung thành của họ với các
quy tắc hành vi tốt, hay cái họ gọi là “tính lương thiện công dân” hay “tính đáng
tin cậy,” như nguồn lực đạo đức duy trì và củng cố dân chủ (Crozier, Huntington,
and Watanuki, 1975; Levi and Stoker, 2000; Rothstein, 2000). Ngược với các
chế độ độc tài, các nền dân chủ chỉ có khả năng đàn áp hạn chế nhằm để thực
thi pháp luật. Như thế, nhiều hơn bất kể hệ thống chính phủ khác nào dân chủ phụ
thuộc vào sự tự nguyện tuân thủ của các công dân, hay cái chúng tôi sẽ gọi là “sự

247
tuân theo chuẩn mực.”
Cách tiếp cận phát triển con người chia sẻ với cách tiếp cận công xã niềm tin rằng
các giá trị công dân, hơn là chỉ các định hướng cụ thể đối với hệ thống chính trị
và các định chế của nó, là quan trọng cho dân chủ. Lý thuyết phát triển con
người là một lý thuyết về các điều kiện xã hội hạn chế hay mở rộng các lựa
chọn của nhân dân. Dân chủ là một trong những điều kiện then chốt của các điều
kiện này. Nó thể chế hóa các quyền tự do dân sự và chính trị, cung cấp cho nhân
dân các bảo đảm pháp lý để đưa ra các lựa chọn tự do trong các hoạt động riêng tư
và công của họ. Và vì sự lựa chọn con người là ở tâm của dân chủ, các giá trị công
dân làm cho nó hoạt động hiệu quả là các giá trị nhấn mạnh sự lựa chọn con người,
mà chúng tôi gọi là các giá trị tự-thể hiện. Như thế, không phải tất cả các giá trị
công xã và các hình thức của vốn xã hội là quan trọng ngang nhau cho dân chủ, mà
trên hết các giá trị được thúc đẩy bởi khát vọng của nhân dân cho quyền tự do và sự
lựa chọn con người. Các giá trị tự-thể hiện đề cập đến chiều này. Các giá trị này
được hướng thực chất nhất tới bản chất giải phóng của dân chủ.
Sự tin cậy giữa cá nhân, sự tuân theo chuẩn mực, và hoạt động trong các hiệp
hội chắc chắn phản ánh các giá trị cộng đồng và vốn xã hội, nhưng chúng không
nhất thiết phản ánh các giá trị giải phóng và các hình thức của vốn xã hội được thúc
đẩy bởi chúng. Các giá trị cộng đồng có thể là độc đoán và bài ngoại, tạo ra các
hình thức “ràng buộc” hơn là “bắc cầu” của vốn xã hội; các hình thức ràng buộc
của vốn xã hội tồn tại trong dạng của các mạng lưới hướng nội phơi mọi người ra
với áp lực nhóm, hơn là giải phóng họ. Từ góc nhìn của lý thuyết phát triển con
người, các hình thức này của các giá trị cộng đồng và vốn xã hội sẽ không hoạt
động ủng hộ dân chủ; chỉ các giá trị giải phóng và các hình thức bắc cầu của vốn xã
hội mà chúng thúc đẩy làm vậy. Các giá trị giải phóng trao ưu tiên cho tự do cá
nhân hơn kỷ luật tập thể, sự đa dạng con người hơn sự tuân thủ nhóm, và sự tự trị
công dân hơn quyền uy nhà nước. Các hình thức bắc cầu của vốn xã hội được
thúc đẩy bởi các giá trị giải phóng. Chúng làm giảm sự phụ thuộc của người dân
vào các nhóm hướng nội trong khi tích hợp họ vào các mạng lưới của các tương tác
con người lỏng lẻo hơn nhưng đa dạng hơn.
Không phải tất cả các hình thức giá trị cộng đồng và vốn xã hội là thuận lợi cho
mục tiêu của dân chủ lên sự lựa chọn con người. Dân chủ đòi hỏi các giá trị nhấn
mạnh sự tự-thể hiện con người, mà được hướng một cách thực chất chống lại sự kỳ
thị và tập trung một cách cụ thể vào các yếu tố giải phóng của dân chủ. Cách
tiếp cận phát triển con người không ủng hộ lời xác nhận của Almond and Verba
(1963) rằng một thành phần mạnh của “các định hướng thần dân” là một phần
không thể tách rời của một văn hóa dân chủ công dân. Hoàn toàn ngược lại, chúng
tôi cho rằng nền dân chủ yếu hay phi hiệu quả không phản ánh một sự thiếu kỷ luật
tập thể, sự tuân tủ nhóm, và sự tuân theo chuẩn mực. Chắc có khả năng hơn rằng
thiếu sự không tuân lệnh công dân và sự tự-thể hiện khiến việc làm của các nhà
cai trị độc đoán quá dễ. Không phải một cách nhìn phục tùng hơn mà giải phóng
hơn là cái hầu hết các xã hội cần để trở nên dân chủ hơn.
Các giá trị tự-thể hiện gồm một sự nhấn mạnh hậu-duy vật lên tự do cá nhân
và chính trị, các hoạt động phản kháng dân sự, sự khoan dung với quyền tự do
của những người khác, và một sự nhấn mạnh lên sự an lạc chủ quan được phản ánh
trong sự hài lòng với cuộc sống. Sự tin cậy giữa cá nhân cũng thuộc về hội

248
chứng này của các giá trị tự-thể hiện (xem Hình 10.2).1 Tuy vậy, chúng tôi giả
thuyết rằng sự liên kết của nó với dân chủ là gián tiếp, hoạt động qua sự liên kết
của nó với các thành phần khác của hội chứng các giá trị tự-thể hiện – trên hết,
các khát vọng tự do. Giữa các thành phần khác nhau của hội chứng các giá trị tự-
thể hiện, các khát vọng hậu-duy vật cho quyền tự do cá nhân và chính trị được
tập trung trực tiếp nhất vào sự lựa chọn con người và các quyền mà đảm bảo nó.
Vì vậy, chúng tôi giả thuyết rằng các khát vọng tự do này liên kết mật thiết nhất
với dân chủ.
Tóm lại, ba cách tiếp cận riêng biệt nhấn mạnh ba khía cạnh khác nhau của văn
hóa quần chúng như thuận lợi nhất cho dân chủ. Thứ nhất, cách tiếp cận tính
chính đáng (hay cách tiếp cận ủng hộ hệ thống) nhấn mạnh sự tin tưởng thể chế và
sự ủng hộ dân chủ. Sự ủng hộ dân chủ được xem là đặc biệt cốt yếu trong việc làm
mất tính chính đáng chế độ chuyên quyền và hợp pháp hóa dân chủ, bất chấp các
động cơ thúc đẩy và các giá trị làm cơ sở cho sự ủng hộ dân chủ. Thứ hai, cách tiếp
cận công xã chủ nghĩa (hay cách tiếp cận vốn xã hội) nhấn mạnh sự tuân theo
chuẩn mực, hoạt động hiệp hội, và sự tin cậy giữa cá nhân như tạo ra các ràng
buộc cộng đồng và các sự trung thành công dân cho phép dân chủ phát đạt. Thứ
ba, cách tiếp cận phát triển con người nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện, đặc biệt
các khát vọng tự do, như sự định hướng quần chúng xác đáng thực chất nhất
cho dân chủ và sự nhấn mạnh của nó lên sự lựa chọn con người.

Chiến lược Giải tích

Các định hướng quần chúng nào là cốt yếu nhất cho dân chủ? Các Bảng 11.1 và
11.2 trình bày tương quan và các phân tích hồi quy đo tác động lên dân chủ của
mỗi trong các định hướng chúng ta vừa thảo luận. Hãy để chúng tôi nhấn mạnh
rằng các số đo của chúng tôi về cả dân chủ hình thức và hiệu quả được đo trong
2000–2, còn tất cả bộ tiên đoán văn hóa chính trị được đo năm hay mười năm sớm
hơn: thứ tự thời gian này cho phép chúng tôi diễn giải các kết quả chúng tôi tìm thấy
như phản ánh ảnh hưởng của văn hóa chính trị lên các định chế dân chủ.2 Hơn
nữa, các hồi quy trong Bảng 11.2 kiểm soát cho sự tự tương quan theo thời gian
của dân chủ, đưa vào độ dài kinh nghiệm của một xã hội với dân chủ cho đến giữa-
các năm 1990 như một bộ tiên đoán thêm, để kiểm soát cho khả năng rằng dân
chủ trong 2000–2 đơn giản phản ánh các mức trước của dân chủ – và cho khả
năng rằng sự liên kết giữa các giá trị quần chúng và dân chủ đơn giản là một
artifact (thành phần lạ) của sự phụ thuộc của các giá trị này lên dân chủ trước đó.

1
Tuyên bố này áp dụng chỉ riêng cho sự tin cậy khái quát hóa giữa cá nhân, không phải sự tin cậy thân tình giữa cá
nhân. Cái trước là ít mạnh mẽ hơn nhưng có một bán kính xã hội rộng hơn, mà là quan trọng trong việc duy trì sự
đa dạng của các tương tác con người giữ cho các xã hội hiện đại phức tạp hoạt động. Sự tin cậy thân mật giữa cá nhân,
ngược lại, là hạn chế ở các nhóm gắn bó chặt chẽ mà có thể tồn tại trong sự cách ly khỏi nhau với không mối
quan hệ bắc cầu nào. Sự tin cậy thân mật giữa cá nhân không tạo ra loại vốn xã hội cần cho các tương tác đa dạng của
các xã hội phức tạp.
2
Như trong các phân tích của Chương 8, tất cả dữ liệu thái độ được lấy từ khảo sát sẵn có sớm nhất của các Khảo sát Giá trị
II (1989–91) và III (1995–97). Chúng tôi làm việc này nhằm để giữ dữ liệu trước về thời gian đối với các biến phụ
thuộc, dân chủ hình thức và hiệu quả, được đo trong 2000–2.

249
Khoảng thời gian kinh nghiệm của một xã hội với dân chủ nói chung có một ảnh
hưởng tích cực lên thành tích đến sau của nó (Wessels, 1997). Kiểm soát cho hiệu
ứng này, chúng tôi xem xét liệu các giá trị quần chúng cho trước có tác động độc
lập đích thực không lên các số đo đến sau của dân chủ.
Giữ truyền thống dân chủ không đổi cũng giúp chúng tôi kiểm soát cho ảnh
hưởng của văn hóa Tây phương, mà có thể là một nhân tố bởi vì các xã hội Tây
phương có truyền thống dân chủ dài nhất. Do đó, chúng tôi xem xét các hiệu
ứng của các giá trị quần chúng cho trước lên dân chủ trong chừng mực chúng độc
lập với một di sản dân chủ Tây phương.
Các bảng trong chương này được tổ chức sao cho ta thấy các hiệu ứng của các
kiểu cụ thể của các giá trị quần chúng lên thành tích dân chủ của một xã hội, phân
biệt giữa các phiên bản hình thức và hiệu quả của dân chủ tự do. Là rõ từ các bảng
này rằng phương sai được giải thích trong dân chủ hình thức đơn thuần là thấp hơn
đáng kể phương sai được giải thích trong dân chủ hiệu quả, mà cho biết rằng dân
chủ hình thức là hiện tượng bén rễ về mặt xã hội ít hơn dân chủ hiệu quả – một phát
hiện đã được thăm dò chi tiết rồi trong Chương 8. Ngoài việc này ra, cùng hình
mẫu áp dụng cho cả dân chủ hình thức và dân chủ hiệu quả: các giá trị quần chúng
mà cung cấp sự giải thích mạnh nhất về dân chủ hiệu quả cũng cung cấp sự giải
thích mạnh nhất về dân chủ hình thức. Bởi vì dân chủ hiệu quả là biến phụ thuộc
cốt yếu hơn, sự diễn giải của chúng tôi tập trung vào việc giải thích nó.

Cách tiếp cận tính chính đáng

Sự tin tưởng vào các định chế đã giảm sút trong vài thập niên, trong hầu như tất
cả các nền dân chủ phương Tây tiên tiến (Pharr, Putnam, and Dalton 2000; Newton
and Norris, 2000; Newton, 2001). Bởi vì thường được cho rằng sự tin tưởng cao
vào các định chế là cốt yếu cho dân chủ, sự giảm mạnh này của sự tin tưởng đã
thu hút nhiều sự chú ý, làm sống lại luận để về một khủng hoảng tính chính
đáng mà Crozier et al. (1975) đã nói rõ ràng trong các năm 1970. Nhưng một mức
tin tưởng cao vào các định chế có thực sự cốt yếu cho sự hưng thịnh của dân chủ
không? Các mức tin tưởng thấp hơn vào các định chế có tạo ra các nền dân chủ ít
hiệu quả hơn không? Nhằm để trả lời các câu hỏi này, chúng tôi đã đo mức tin
tưởng trung bình vào các định chế lõi của nhà nước của mỗi công chúng (“sự tin
tưởng vào các định chế nhà nước”) và vào tất cả các kiểu định chế mà đã được
hỏi (“sự tin tưởng chung vào các định chế”).3
Các đánh giá sự tin tưởng tương quan dương ngang tất cả các kiểu định chế, và
các phân tích nhân tố tiết lộ không sự khác biệt nào giữa sự tin tưởng vào các
kiểu định chế khác nhau: tổng kết lại sự tin tưởng thể chế đối với các định chế
khác nhau là có ý nghĩa. Sử dụng chúng, hai hàng đầu trong Bảng 11.1 minh họa
rằng hầu như không có mối quan hệ đáng kể nào giữa sự tin tưởng của mọi người
vào các định chế và thành tích dân chủ xảy ra sau của một xã hội ngang các kiểu xã
hội khác nhau.

3
Về các chi tiết đo lường, xem Phụ lục Internet, #52–53 dưới Variables. Về dẫn chiếu này và các dẫn chiếu sau đến Phụ lục
Internet, xem http://www.worldvaluessurvey.org/publications/ humandevelopment.html.

250
BẢNG 11.1. Các tương quan của Dân chủ được Nhấn mạnh bởi Ba cách Tiếp cận (khảo sát sẵn
có sớm nhất)

Các tương Các tương


Yếu tố tương quan quan với Dân quan với Dân
chủ Hình thức chủ Hiệu quả
2000-2002 2000-2002
Cách tiếp cận tính chính đáng
Sự tin cậy vào các định chế nhà nước (đầu 0,13 (61) 0,33**(61)
1990s)
Sự tin cậy nói chung vào các định chế (đầu –0,12 (61) –0,04 (61)
1990s)
Chấp thuận Dân chủ (giữa 1990s) 0,38** (60) 0,42** (60)
Sở thích Dân chủ-chuyên chế (giữa 1990s) 0,57*** (60) 0,58*** (60)
Cách tiếp cận công xã chủ nghĩa
Hoạt động tự nguyện trong các hiệp hội (đầu –0,06 (60) –0,06 (60)
1990s)
Hoạt động tự nguyện nói chung trong các –0,13 (60) –0,11 (60)
hiệp hội (đầu 1990s)
Tuân theo chuẩn mực (đầu 1990s) 0,13 (61) 0,25* (61)
Sự tin cậy giữa cá nhân (đầu 1990s) 0,37** (61) 0,63*** (61)
Cách tiếp cận phát triển con người
Các khát vọng tự do hậu-duy vật (đầu 1990s) 0,70*** (61) 0,80*** (61)
Khoan dung tự do tính dục (đầu 1990s) 0,50*** (60) 0,67*** (60)
Ký các kiến nghị (đầu 1990s) 0,64*** (61) 0,76*** (61)
Hài lòng với cuộc sống (đầu 1990s) 0,59*** (61) 0,73*** (61)
Hội chứng các giá trị tự-thể hiện (đầu 1990s) 0,72 ***
(61) 0,89*** (61)

Ghi chú: Đầu 1990s: dữ liệu từ khảo sát sẵn có sớm nhất của Các khảo sát Giá trị II–III (1989–91
hay 1995–97). Giữa-1990s: dữ liệu từ khảo sát sẵn có sớm nhất của Các khảo sát Giá trị III–IV
(1995–97 hay 1999–2001). Các mức có ý nghĩa: *p < 0,100; * * p < 0,010; * * * p < 0,001.

Sự tin tưởng vào các định chế, tuy vậy, có thể không hoạt động theo cùng
cách ngang các kiểu xã hội khác nhau nhưng là thuận lợi cho dân chủ chỉ bên
trong các giới hạn của một di sản dân chủ. Trong trường hợp này tác động của sự
tin tưởng vào các định chế sẽ chỉ trở nên rõ ràng nếu ta kiểm soát cho kinh
nghiệm trước dưới dân chủ. Chúng tôi làm vậy trong các phân tích hồi quy trong
Bảng 11.2, mà kiểm soát cho truyền thống dân chủ trước của một xã hội.
Nhưng ngay cả việc giữ dân chủ trước không đổi, sự tin tưởng công chúng vào
các định chế không có tác động có ý nghĩa nào lên thành tích dân chủ xảy ra
sau của một xã hội. Điều này đúng dù ta phân tích tác động của sự tin tưởng vào
các định chế nhà nước hay sự tin tưởng vào tất cả các kiểu định chế. Quả thực, nếu
sự tin tưởng công chúng vào các định chế có bất kể tác động nào, nó có khuynh
hướng âm hơn là dương, như dấu âm của các hệ số tương quan và hồi quy khác

251
nhau cho biết.

BẢNG 11.2. Việc giải thích Dân chủ bởi các bộ Tiên đoán Văn hóa Chính trị từ Ba Trường phái
Cạnh tranh (các hồi quy tách biệt, mỗi được kiểm soát cho truyền thống dân chủ đến 1995)

Dân chủ Hình thức Dân chủ Hiệu quả


2000-2002 2000-2002

Các bộ Tiên đoán Beta Partial Beta Partial


R2 (%) R2 (%)
Cách tiếp cận tính chính đáng
Sự tin cậy vào các định chế nhà nước (đầu 1990s) –0,09 02 0,06 00
Sự tin cậy nói chung vào các định chế (đầu 1990s) –0,18 *
05 –0,13 00
Chấp thuận Dân chủ (giữa 1990s) 0,20* 05 0,16* 05
Sở thích Dân chủ-chuyên chế (giữa 1990s) 0,38** 15 0,38*** 20
Cách tiếp cận công xã
Hoạt động tự nguyện ở các hiệp hội (đầu 1990s) –0,09 00 –0,11 00
Hoạt động tự ng. nói chung ở các hiệp hội (đầu 1990s) –0,10 00 –0,08 00
Tuân theo chuẩn mực (đầu 1990s) –0,03 00 0,04 00
Sự tin cậy giữa cá nhân (đầu 1990s) 0,09 *
00 0,31 **
15
Cách tiếp cận phát triển con người
Các khát vọng tự do hậu-duy vật (đầu 1990s) 0,61*** 29 0,54*** 37
Khoan dung đồng tính dục (đầu 1990s) 0,28 **
07 0,37 ***
20
Ký các kiến nghị (đầu 1990s) 0,50*** 17 0,46*** 23
Hài lòng với cuộc sống (đầu 1990s) 0,40** 13 0,42*** 23
Hội chứng các giá trị tự-thể hiện (đầu 1990s) 0,77*** 32 0,80*** 55

Ghi chú: Đầu 1990s: dữ liệu từ khảo sát sẵn có sớm nhất của Các khảo sát Giá trị II–III (1989–91
hay 1995–97). Giữa-1990s: dữ liệu từ khảo sát sẵn có sớm nhất của Các khảo sát Giá trị III–IV
(1995–97 hay 1999–2001). Cho số các trường hợp trong mỗi hồi quy, xem Bảng 11.1. Các mức có ý
nghĩa: *p < 0,100; * * p < 0,010; * * * p < 0,001.

Ngạc nhiên như nó có thể có vẻ dưới ánh sáng của văn liệu về chủ đề này (xem
Pharr et al., 2000), sự tin tưởng công chúng vào các định chế có vẻ không tác
động đến thành tích dân chủ của một xã hội theo bất kể cách có hệ thống nào.
Các mức tin tưởng cao hay thấp vào các định chế có thể được thấy trong bất kể
kiểu hệ thống chính trị nào, bất chấp thành tích dân chủ của nó. Một số nhà nước
độc đoán lâu đời, như Trung Quốc, cho thấy các mức tin tưởng cao vào các định
chế, còn một số nền dân chủ lâu đời, như Hoa Kỳ, cho thấy các mức tin tưởng thấp
vào các định chế. Sự tin tưởng công chúng vào các định chế không khác nhau
một cách có hệ thống giữa các xã hội mà có kinh nghiệm dài hay ngắn với dân
chủ. Và nó không có tác động đáng kể nào lên thành tích dân chủ xảy ra sau của
một xã hội, bất chấp dù chúng ta kiểm soát cho dân chủ trước. Phát hiện này gây
nghi ngờ nghiêm trọng lên tầm quan trọng đã được gán cho sự tin tưởng vào các
định chế và sự giảm sút gần đây của nó trong hầu hết các xã hội phát triển. Nó
xác nhận sự diễn giải (được đưa ra trong Chương 4) rằng sự giảm tin tưởng vào
các định chế không gây ra một sự đe dọa cho dân chủ. Ngược lại, nó phản ánh sự
nổi lên của các công chúng ít cung kính hơn, thách thức-elite hơn trong các xã hội

252
hiện đại, mà chúng tôi diễn giải như thuận lợi cho dân chủ.
Các phát hiện của chúng tôi gợi ý rằng các mức cao của sự tin tưởng công chúng
vào các định chế không phải là một chỉ báo hợp lệ cho văn hóa công dân ủng
hộ dân chủ. Theo cùng cách, các mức thấp của sự tin tưởng công chúng vào các
định chế không nhất thiết gây ra một đe dọa cho dân chủ. Điều này không có
nghĩa rằng sự tin tưởng vào các định chế là hoàn toàn không thích hợp; nó có
thể là xác đáng theo những cách cụ thể hơn mà đã chưa được kiểm định ở đây.
Nhưng cho dù giả như điều này là thế, vẫn đúng rằng sự tin tưởng vào các định chế
không có tác động nhất quán nào lên dân chủ mà hoạt động theo cùng cách ngang
tất cả các đơn vị quan sát. Phát hiện này làm mất hiệu lực sự tin tưởng vào các định
chế như một chỉ báo chung của văn hóa công dân ủng hộ dân chủ.
Mặc dù sự tin tưởng quần chúng vào các định chế là không liên quan đến dân
chủ ở mức hệ thống, điều này có thể không đúng về sự ủng hộ dân chủ của nhân dân
nói chung. Về mặt trực giác, người ta cho rằng sự ủng hộ quần chúng cho một hệ
thống dân chủ tạo ra các áp lực để đạt hay duy trì dân chủ. Không nghi ngờ gì, đấy
là vì sao nhiều chương trình khảo sát khu vực, kể cả Phong vũ biểu các nền Dân
chủ Mới (New Democracies Barometer), Latinobarometer, và Afrobarometer, đã
gồm các câu hỏi về sự hài lòng của nhân dân với dân chủ, và sự chấp nhận dân chủ.
Chúng tôi sẽ xem xét các số đo này. Nhưng chúng tôi đồng ý với Klingemann
(1999) và Rose (1995), những người cho rằng ta không được chỉ xem xét sự ủng hộ
dân chủ của nhân dân mà cả sự bác bỏ hay sự ủng hộ của họ cho các chế độ thay thế
phi dân chủ nữa. Như thế, chúng tôi đo sở thích của nhân dân cho dân chủ
versus chế độ chuyên quyền bằng việc trừ sự chấp nhận chế độ chuyên quyền
khỏi sự chấp nhận dân chủ của họ, tạo ra một số đo phản ánh sở thích thuần của
nhân dân cho dân chủ. Việc đo các sở thích chế độ theo cách này là quan trọng bởi
vì một số người không có một sự hiểu rõ về dân chủ, bày tỏ sự ủng hộ mạnh cho
cả các hình thức chính phủ dân chủ và phi dân chủ. Trong các trường hợp
như vậy, sự ủng hộ dân chủ của các cá nhân bù lại bởi sự ủng hộ của họ cho các
chế độ độc đoán, cho biết rằng họ có các quan điểm lẫn lộn. Ngược lại, những
người khác bày tỏ sự ủng hộ dân chủ mạnh và bác bỏ mạnh mẽ các hình thức
chính phủ độc đoán, cho thấy một sở thích thuần mạnh cho dân chủ. Những
người này được phân loại như “các nhà dân chủ vững vàng.”4
Người ta kỳ vọng sự đồng ý với tuyên bố rằng “các nền dân chủ là hình thức
chính phủ tốt nhất” sẽ cho thấy tương quan đáng kể với các số đo đến sau của
cả dân chủ hình thức và hiệu quả, và nó có, như Bảng 11.1 cho thấy. Nhưng nếu
chúng ta kiểm soát cho dân chủ trước, tác động này trở nên không có ý nghĩa, như
Bảng 11.2 cho thấy. Ngược lại, các sở thích của người dân cho dân chủ hơn
các chế độ độc đoán thay thế cho thấy một hình mẫu khác. Các tương quan
hai biến trong Bảng 11.1 cho thấy một sự liên kết dương đáng kể giữa sự ưa thích
hệ thống của một công chúng cho dân chủ hơn chế độ chuyên quyền và các số đo
đến sau của dân chủ hình thức và hiệu quả. Nếu chúng ta kiểm soát cho kinh
nghiệm trước dưới dân chủ, hiệu ứng vẫn hết sức có ý nghĩa, giải thích 25 phần
trăm của biến thiên trong dân chủ hiệu quả mà không được dân chủ trước giải
thích.

4
Cho các chi tiết về chúng tôi đo thế nào sự chấp thuận dân chủ, xem Phụ lục Internet, #55 dưới Variables; cho các sở thích
chế độ dân chủ-chuyên quyền, xem #56; cho sự ủng hộ dân chủ vững vàng, xem #57.

253
Các mức tin tưởng thấp vào các định chế công có thể và có đi cùng với các sở
thích mạnh cho dân chủ hơn chế độ chuyên quyền. Cho dù mọi người sống
trong một nền dân chủ và thích dân chủ mạnh mẽ hơn sự cai trị độc đoán, họ có
thể phê phán việc các elite của họ hiện thời vận hành các định chế cụ thể như thế
nào – mà dẫn đến sự tin tưởng thấp vào các định chế này. Điều này là thế trong
nhiều nền dân chủ Tây phương ngày nay: tuyệt đại đa số công chúng ủng hộ dân
chủ hơn các hình thức chính phủ thay thế, nhưng đồng thời bày tỏ sự tin tưởng
thấp vào các định chế và sự hài lòng thấp với dân chủ hoạt động thế nào
(Klingemann, 1999; Newton, 2001). Việc sống dưới các mức độ an toàn sinh tồn
cao dẫn mọi người đặt ưu tiên lên sự tự-thể hiện và dân chủ, nhưng, đồng thời, họ
ngày càng phê phán quyền uy.
Sự tin tưởng giảm vào các định chế không nhất thiết phản ánh sự xói mòn
các giá trị dân chủ. Và rõ ràng, các định hướng này không phải là các chỉ báo
hợp lệ của một văn hóa công dân ủng hộ dân chủ. Các sở thích cho dân chủ
versus chế độ chuyên quyền, ngược lại, đúng có vẻ là một chỉ báo hợp lệ của
một văn hóa công dân ủng hộ dân chủ, và một chỉ báo hoạt động theo cùng cách
ngang tất cả các đơn vị quan sát.

Cách tiếp cận công xã chủ nghĩa

Cả trường phái vốn xã hội và công xã nhấn mạnh tầm quan trọng của các hiệp hội
tự nguyện, cho rằng chúng duy trì cuộc sống cộng đồng và xã hội dân sự mà nền
dân chủ mạnh dựa vào (Putnam, 1993, 2000; Norris, 2002: ch. 8). Quan điểm này
có thể truy nguyên về tận Tocqueville (1994 [1837]), người xem các hiệp hội tự
nguyện như “các trường dân chủ.” Chúng tôi tạo ra hai index đo mức hoạt động
tự nguyện trong các hiệp hội của một xã hội, một đo tỷ lệ phần trăm của người dân
tích cực trong các hiệp hội xã hội riêng và index khác đo tỷ lệ phần trăm của người
dân tích cực trong bất kể loại hội từ nguyện nào.5
Như các Bảng 11.1 và 11.2 cho biết, mức hoạt động trong các hiệp hội của một
xã hội không cho thấy bất cứ hiệu ứng có ý nghĩa nào lên mức dân chủ, bất chấp
liệu chúng ta có kiểm soát cho dân chủ trước hay không. Hoạt động tình nguyện
trong các hiệp hội không giải thích một lượng biến thiên đáng kể trong hoặc dân chủ
hình thức hay dân chủ hiệu quả. Phát hiện này đúng cho hoạt động trong các hiệp
hội xã hội và hoạt động tổng thể trong các hiệp hội. Giống sự tin tưởng công chúng
vào các định chế, hoạt động tình nguyện trong các hiệp hội không tác động đến
dân chủ theo cách nhất quán nào – và có lẽ vì cùng các lý do. Cả sự tin tưởng công
chúng vào các định chế lẫn hoạt động trong các hiệp hội đều không nhất thiết
liên kết với tiêu điểm của dân chủ lên sự lựa chọn con người. Việc đơn giản biết
mức hoạt động trong các hiệp hội của một xã hội không cho chúng ta biết liệu nhân
dân của nó ủng hộ các nguyên tắc độc đoán hay các nguyên tắc dân chủ. Đức đã nổi
tiếng vì các tỷ lệ cao về hoạt động trong các hiệp hội tự nguyện dưới các kaiser
(hoàng đế), nhưng cho đến thời sau chiến tranh đời sống hiệp hội hưng thịnh của
Đức đã không giúp nuôi dưỡng dân chủ.

5
Về các chi tiết đo lường, xem Phụ lục Internet, #61 và #62 dưới Variables.

254
BẢNG 11.3. Tác động của Các giá trị tự-thể hiện lên Dân chủ, Kiểm soát cho các Chỉ báo Văn hóa
Chính trị khác

Biến Phụ thuộc:


Các bộ tiên đoán Dân chủ hiệu quả, 2000-2002
Số năm dưới dân chủ trước 1990 0,12 0,11 0,13 0,11 0,08
(1,16) (1,20) (1,38) (1,12) (0,85)
Phần trăm nhấn mạnh các giá trị tự-thể 0,80*** 0,72*** 0,78*** 0,80*** 0,72***
hiện trong đầu 1990s (8,04) (7,36) (7,99) (8,36) (6,89)
Sự tin tưởng chung vào định chế trong 0,01 0,05
đầu 1990s (0,23) (0,85)
Sở thích dân chủ-chuyên quyền giữa- 0,15* 0,16*
1990s (2,11) (2,03)
Hoạt động trong các hiệp hội trong –0,07 –0,05
đầu 1990s (–1,06) (0,79)
Tuân theo chuẩn mực trong đầu 1990s 0,05 0,04
(0,75) (0,69)
R2 đã hiệu chỉnh 0,80 0,83 0,79 0,80 0.82
N 61 60 59 61 58
Ghi chú: Các giá trị là các hệ số beta được chuẩn hóa với (các giá trị-T trong ngoặc)
Các mức có ý nghĩa: *p < 0,100; **
p < 0,010; ***
p < 0,001.

Phát hiện này sẽ làm ngạc nhiên bất kể ai cho rằng tư cách thành viên tích cực
trong các hiệp hội đóng một vai trò then chốt trong việc làm cho dân chủ là có thể,
nhưng bằng chứng kinh nghiệm là rõ ràng: nó không cho sự giả định này sự ủng
hộ nào, cho dù di sản dân chủ của một xã hội được giữ không đổi nhằm để
kiểm định liệu hoạt động hiệp hội có giúp chỉ bên trong các giới hạn của dân
chủ hiện tồn. Kết quả này không nhất thiết có nghĩa rằng mức hoạt động hiệp hội
của người dân là hoàn toàn không xác đáng cho dân chủ, nhưng sự xác đáng của
nó có thể phụ thuộc vào kiểu các giá trị thúc đẩy các hoạt động này.
Phát hiện rằng hoạt động tình nguyện trong các hiệp hội là không thuận lợi
một cách cố hữu cho dân chủ dẫn chúng ta để xem xét các giá trị được cho là
thuận lợi cho dân chủ. Bên trong phe công xã chủ nghĩa, đã được cho rằng một
công chúng mà các công dân của nó cho thấy mức đáng tin cậy cao và theo các
chuẩn mực xã hội và tuân theo luật pháp là đặc biệt quan trọng cho các nền dân
chủ. Các giá trị này đã được mô tả như “sự đáng tin cậy,” “đạo đức công dân,”
hay “sự trung thực công dân” (Coleman, 1990; Scholz and Lubell, 1998; Tyler,
1998; Uslaner, 1999; Levi and Stoker, 2000; Rothstein, 2000; Rose-Ackerman,
2001). Đi theo các tác giả này, chúng tôi đã tạo ra một index “tuân theo chuẩn
mực” dựa vào việc người dân không chấp nhận hành vi bất lương, như gian lận
thuế hay tránh phí giao thông.6
Các Bảng 11.1 và 11.2 chứng minh rằng sự tuân theo chuẩn mực không có
mối quan hệ đáng kể nào với dân chủ hình thức hay dân chủ hiệu quả, bất chấp

6
Về việc đo sự tuân theo chuẩn mực hay sự không chấp thuận hành vi bất lương, xem Phụ lục Internet, #63 dưới Variables.

255
chúng ta có kiểm soát cho dân chủ trước hay không. Vấn đề của sự tuân theo
chuẩn mực là cùng như với sự tin tưởng vào các định chế và hoạt động tình
nguyện trong các hiệp hội: nó không đặc thù cho tiêu điểm giải phóng của dân
chủ lên sự lựa chọn con người. Sự tuân theo như vậy có thể phản ánh sự trung thành
với các chuẩn mực dân chủ, nhưng nó cũng có thể phản ánh sự trung thành của
Adolf Eichmann với các thủ tục Nazi. Sự tuân theo chuẩn mực không nhất thiết là
một dấu hiệu của sức khỏe công dân. Nếu sự không chấp thuận mạnh mẽ các sự vi
phạm chuẩn mực là phổ biến, điều này đơn giản có thể phản ánh nhận thức về sự
thực rằng các tỷ lệ cao của các sự vi phạm chuẩn mực đã trở thành một vấn đề
lớn trong xã hội của ta – như được gợi ý bởi sự thực rằng những người Nga có
số điểm cao về sự tuân theo chuẩn mực hơn những người Phần Lan. Trong mọi
trường hợp, sự tuân theo chuẩn mực cho thấy không tác động nào lên thành tích
dân chủ của một xã hội và không có vẻ là một chỉ báo hợp lệ của một văn hóa
công dân ủng hộ dân chủ.
Sự tin cậy giữa cá nhân, ngược lại, có cho thấy một sự liên kết dương đáng kể
với cả dân chủ hình thức và hiệu quả (Bảng 11.1). Khi chúng ta kiểm soát cho kinh
nghiệm trước với dân chủ (Bảng 11.2), tác động của sự tin cậy giữa cá nhân lên
dân chủ hình thức trở nên ít có ý nghĩa hơn, nhưng tác động của nó lên dân chủ hiệu
quả vẫn hết sức có ý nghĩa, giải thích 15 phần trăm của phương sai ngang-quốc gia.7
Sự tin cậy giữa cá nhân đúng là có một tác động có ý nghĩa lên dân chủ hiệu
quả và có vẻ là một chỉ báo hợp lệ về một văn hóa công dân ủng hộ dân chủ.
Cho đến nay chúng ta có một bức tranh hỗn tạp. Hai chỉ báo được nhấn mạnh
bởi cách tiếp cận tính chính đáng, sự tin tưởng công chúng vào các định chế và sự
chấp nhận dân chủ, không có tác động nhất quán nào lên dân chủ; trong khi một chỉ
báo, các sự ưa thích cho dân chủ hơn chế độ chuyên quyền, đúng là có một
tác động nhất quán và có ý nghĩa lên dân chủ. Tương tự, hai chỉ báo được nhấn
mạnh bởi phe công xã, hoạt động tình nguyện trong các hiệp hội và sự tuân theo
chuẩn mực, hóa ra không có tác động nhất quán nào lên dân chủ, trong khi chỉ
báo khác, sự tin cậy giữa cá nhân, có một tác động có ý nghĩa lên dân chủ.

Cách tiếp cận phát triển con người

Khi chúng ta xem xét các chỉ báo được nhấn mạnh bởi phiên bản giải phóng của
chúng ta về lý thuyết phát triển con người, bằng chứng là rõ ràng. Như các Bảng
11.1 và 11.2 minh họa, mọi thành phần của hội chứng các giá trị tự-thể hiện có
một tác động hết sức có ý nghĩa lên chất lượng dân chủ đến sau của một xã hội, bất
chấp dù chúng ta có kiểm soát cho dân chủ trước hay không. Chúng ta đã thấy rồi
rằng điều này là đúng về sự tin cậy giữa cá nhân, mà thuộc về hội chứng này, mặc
dù nó là thành phần yếu nhất của nó. Nhưng các thành phần khác của các giá trị
tự-thể hiện cho thấy các hiệu ứng còn lớn hơn lên dân chủ, và chúng giải thích
nhiều hơn đáng kể sự biến thiên về dân chủ hiệu quả, kiểm soát cho độ dài thời
gian một xã hội đã sống dưới các định chế dân chủ. Kết cục này là đặc biệt

7
Đi theo Norris (2002: chap. 8) trong việc kết hợp sự tin cậy công dân với hoạt động công dân (civic activism) trong các hiệp
hội nhằm để tạo ra một index toàn thể của vốn xã hội không cải thiện sự giải thích thành tích dân chủ của một xã hội. Tất cả
tác động của index vốn xã hội toàn bộ đến từ sự tin cậy công dân và chẳng gì từ activism.

256
đúng về định hướng tập trung trực tiếp nhất vào quyền tự do con người: các
khát vọng hậu-duy vật cho tự do cá nhân và tự do chính trị. Các khát vọng tự do
cho thấy hiệu ứng mạnh nhất lên chất lượng dân chủ của một xã hội, giải thích 37
phần trăm của phương sai trong dân chủ hiệu quả mà không được giải thích bởi độ
dài truyền thống dân chủ của một xã hội.
Các hành động thách thức-elite cũng có một tác động độc lập đáng kể lên dân
chủ, phản ánh rằng các hành động này đặt áp lực lên các elite để có phản hứng
nhanh nhạy hơn và đã giúp để lật đổ các chế độ độc đoán và thiết lập nhiều nền
dân chủ làn Sóng thứ Ba, như các nền dân chủ ở Philippines, Hàn Quốc, Nam
Phi, hay Cộng hòa Czech (Bernhard, 1993; L. Diamond, 1993a; Foweraker and
Landman, 1997; Paxton 2002: 255–57). Nhưng mặc dù các hành động thách thức-
elite thường gây áp lực cho dân chủ, chúng cũng có thể được hướng tới các mục
tiêu phi dân chủ, nếu chúng không liên kết với các giá trị tự-thể hiện. Điều này giải
thích vì sao các hành động thách thức-elite có một tác động nhỏ hơn một chút lên
dân chủ so với các khát vọng tự do – yếu tố trung tâm của hội chứng các giá trị tự-
thể hiện. Ngoài ra, mặc dù các hành động thách thức-elite có thể đặt các định chế
dưới áp lực cho dân chủ, các hành động này đến lượt được làm cho dễ dàng khi có
các định chế dân chủ, đơn giản bởi vì các định chế dân chủ cung cấp các quyền
dân sự và chính trị làm cho các hành động thách thức-elite hợp pháp, hạ các rủi ro
của việc tham gia vào chúng. Các hành động thách thức-elite vì thế bị ảnh hưởng
bởi kinh nghiệm trước dưới dân chủ, như thế truyền thống dân chủ thâu tóm phần
tác động của các hành động thách thức-elite lên các số đo đến sau của dân chủ hiệu
quả. Nhưng cho dù chúng ta kiểm soát cho việc một xã hội trải nghiệm dân chủ dài
bao nhiêu, các hành động thách thức-elite vẫn có một tác động độc lập đáng kể lên
dân chủ đến sau. Các hành động thách thức-elite không chỉ là một sản phẩm của
dân chủ; chúng cũng là động cơ của dân chủ hóa, nhất là khi chúng được các giá trị
tự-thể hiện thúc đẩy (Welzel et al., 2005). Lại lần nữa, điều này xác nhận sự bén rễ
của dân chủ vào sức mạnh nhân dân.
Như chúng ta đã thấy, sự tin cậy giữa cá nhân có một tác động đáng kể lên
dân chủ, nhưng hiệu ứng này là yếu hơn đáng kể so với hiệu ứng của các khát
vọng tự do. Cùng thế áp dụng cho hai thành phần khác của các giá trị tự-thể
hiện: sự khoan dung về đồng tính dục và sự hài lòng với cuộc sống, một số đo về
sự nhấn mạnh của người dân đến sự an lạc chủ quan. Lý do vì sao sự khoan dung
sự đồng tính dục và sự hài lòng với cuộc sống cho thấy một tác động khiêm tốn
hơn lên dân chủ là tương tự với trường hợp của sự tin cậy giữa cá nhân: cả sự tin
cậy, sự hài lòng, sự khoan dung đều không tập trung sắc nét lên quyền tự do dân sự
và chính trị như các khát vọng tự do. Tuy vậy, sự tin cậy, sự hài lòng với cuộc
sống, và sự khoan dung có tác động nào đó lên dân chủ, như các phần của hội
chứng rộng hơn của các giá trị tự-thể hiện. Việc này dẫn chúng ta đến để xem xét
tác động của hội chứng này như một toàn thể.
Hội chứng rộng của các giá trị tự-thể hiện liên kết các khát vọng tự do với hoạt
động phản kháng, sự khoan dung đồng tính dục, sự an lạc chủ quan, và sự tin cậy
giữa cá nhân. Như các hệ số tải nhân tố trong Hình 10.2 cho biết, các khát vọng tự
do hậu-duy vật có hệ số tải cao nhất lên các giá trị tự-thể hiện, tiếp theo bởi các
hành động thách thức-elite, sự hài lòng với cuộc sống, sự khoan dung đồng tính
dục, và sự tin cậy giữa cá nhân, mà có hệ số tải yếu nhất. Điều này tạo ra một sự
liên kết bất đối xứng với dân chủ, mà được định hình mạnh nhất bởi các khát vọng

257
tự do và ít mạnh nhất bởi sự tin cậy giữa cá nhân. Nhưng mặc dù sự liên kết này là
bất đối xứng, hội chứng các giá trị tự-thể hiện như một toàn thể cho thấy một tác
động lớn hơn lên dân chủ so với bất kể thành phần nào của nó, kể cả các khát
vọng tự do. Như Bảng 11.2 chứng minh, cường độ của các giá trị tự-thể hiện giải
thích 55 phần trăm biến thiên trong dân chủ hiệu quả, kiểm soát cho việc một xã
hội sống bao lâu dưới các định chế dân chủ. Toàn thể là lớn hơn trung bình của
các phần của nó.
Phát hiện cốt yếu là sự thực rằng hội chứng các giá trị tự-thể hiện giải thích
phương sai trong dân chủ hiệu quả nhiều hơn nhiều so với bất kể biến khác nào
được nhấn mạnh trong văn liệu văn hóa chính trị. Các hồi quy đa biến được thấy
trong Bảng 11.3 xác nhận điểm này một cách nổi bật. Nếu chúng ta kiểm soát cho
hội chứng các giá trị tự-thể hiện, thì chẳng cái nào trong các thái độ mà không là
phần của hội chứng này có một tác động đáng kể lên dân chủ cả; nhưng tác
động của các giá trị tự-thể hiện vẫn hết sức có ý nghĩa và hầu như hoàn toàn không
giảm khi chúng ta kiểm soát cho các chỉ báo văn hóa chính trị khác, bất chấp
chúng ta sử dụng chỉ báo nào. So các phát hiện này với các phát hiện trong Bảng
8.4 cho biết rằng tác động của các giá trị tự-thể hiện lên dân chủ không phải là một
artifact (thành phần lạ) của các sự liên kết của nó với bất kể nhân tố xã hội khác
nào, dù là nhân tố cấu trúc hay văn hóa. Mặc dù tất cả các lý thuyết xuất sắc trong
văn liệu văn hóa chính trị nhấn mạnh các nhân tố khác, các giá trị tự-thể hiện có vẻ
đóng vai trò trung tâm. Nhiều nhân tố khác quả thực tương quan với dân chủ,
nhưng điều này đúng chủ yếu trong chừng mực chúng liên kết với các giá trị tự-thể
hiện. Tách rời khỏi các giá trị tự-thể hiện, các nhân tố văn hóa chính trị khác có vẻ
không xác đáng với dân chủ.
Các phát hiện này ủng hộ sự diễn giải rằng sự lên của một văn hóa nhấn mạnh sự
tự-thể hiện con người tạo thành một lực quan trọng nhất duy nhất trong việc tăng
cường dân chủ. Được xem xét dưới ánh sáng này, dân chủ hiệu quả có thể được
hiểu như sự biểu thị thể chế của các lực xã hội nhấn mạnh sự lựa chọn con người và
sự tự-thể hiện – như lý thuyết phát triển con người của chúng tôi cho là. Các giá trị
tự-thể hiện có vẻ là thành phần cốt yếu nhất của một văn hóa công dân dân chủ.

Tính Trung tâm của các Khát vọng Tự do

Tất cả các thành phần của hội chứng các giá trị tự-thể hiện cho thấy các sự liên kết
đáng kể với dân chủ. Hội chứng này gồm các khát vọng hậu-duy vật cho tự do
con người, sự tin cậy giữa cá nhân, các hành động thách thức-elite, sự khoan
dung với các nhóm ngoài (out-group), và một sự nhấn mạnh đến sự an lạc chủ quan.
Các thuộc tính này đi cùng với nhau bởi vì chúng phản ánh một văn hóa trong đó sự
sống sót là đủ an toàn để các nhóm ngoài không có vẻ đe dọa, mọi người cảm thấy
đủ an toàn để tin cậy những người khác, và sự tự-lực, sự sáng tạo, và sáng kiến
có ưu tiên cao. Quyền tự do biểu đạt và quyền tự do lựa chọn ngày càng được đánh
giá cao, cả cho chính mình và cho những người khác.
Sự nhấn mạnh rõ rệt đến sự lựa chọn con người nằm tại lõi của hội chứng các giá
trị tự-thể hiện. Sự thực này trở nên rõ hơn khi chúng ta tập trung vào các khát vọng
tự do hậu-duy vật, mà nhấn mạnh quyền tự do cá nhân và chính trị. Các khát vọng

258
này liên quan trực tiếp nhất đến sự lựa chọn con người. Các khát vọng tự do là một
hiện tượng hậu-duy vật có khuynh hướng phổ biến nhất trong các xã hội hậu
công nghiệp. Nhưng các khát vọng tự do không độc nhất cho các xã hội hậu công
nghiệp. Chúng tồn tại ở các mức độ thay đổi trong tất cả các xã hội, và trong
chừng mực chúng hiện diện, chúng có khuynh hướng định hình sự lôi cuốn của một
xã hội với dân chủ.
Mối quan hệ mà các thái độ quần chúng khác có với các khát vọng tự do phản
ánh việc các thái độ này liên hệ mật thiết ra sao với bản chất giải phóng của dân
chủ – các giá trị tự-thể hiện, hay sự đối lập của chúng, chủ nghĩa tuân thủ xã hội.
Các thái độ mà tương quan dương với các khát vọng tự do có một tác động dương
lên dân chủ; các thái độ không tương quan thì không. Đấy là vì sao các thái độ
được nhấn mạnh bởi cách tiếp cận công xã và cách tiếp cận tính chính đáng được
thấy không có tác động nào đến dân chủ, trong khi các thái độ khác thì có.
Thí dụ, sự tin tưởng công chúng vào các định chế không có tác động nào đến
dân chủ (xem Bảng 11.2), phản ánh sự thực rằng sự tin tưởng vào các định chế
không liên hệ với các khát vọng tự do. Sự tin tưởng vào các định chế có thể
mạnh trong các xã hội độc đoán như trong các xã hội dân chủ. Như thế, các khát
vọng tự do quần chúng về cơ bản không tương quan với sự tin tưởng công chúng
vào các định chế nhà nước (r = 0,05, N = 61), và chúng có một tương quan âm (tuy
không có ý nghĩa) với sự tin tưởng tổng thể vào các định chế (r = −0,18, N = 61).
Ngược lại, chỉ báo nhiều-khoản của chúng tôi về các sự ưa thích quần chúng cho
dân chủ hơn chế độ chuyên quyền có một tác động đáng kể lên dân chủ, phản
ánh rằng các sự ưa thích này tương quan mạnh và có ý nghĩa với các khát vọng tự
do với r = 0,53.
Tương tự, chẳng kiểu nào của các hành động tự nguyện trong các hiệp hội cho
thấy một tác động đáng kể lên dân chủ, phản ánh rằng hành động tình nguyện trong
các hiệp hội không liên kết một cách đáng kể với các khát vọng tự do. Nhưng mức
quần chúng của sự an lạc chủ quan, các hành động thách thức-elite, và sự khoan
dung tất cả đều cho thấy các hiệu ứng đáng kể lên dân chủ, phản ánh rằng tất cả các
thành phần này tương quan mạnh với các khát vọng tự do, gây ra hội chứng các
giá trị tự-thể hiện.
Hình 11.1 tóm tắt các phát hiện này, cho thấy rằng sự liên kết giữa một chỉ báo
văn hóa chính trị cho trước và dân chủ hiệu quả là một hàm tuyến tính của sự liên
kết của chỉ báo với các khát vọng tự do. Các chỉ báo mà liên kết dương với các khát
vọng tự do cũng cho thấy một tương quan dương với dân chủ, và các chỉ báo liên
kết âm với các khát vọng tự do liên kết âm với dân chủ –và một chỉ báo liên kết
càng mạnh với các khát vọng tự do, sự liên kết với dân chủ càng mạnh. Phát hiện
này xác nhận phiên bản giải phóng của lý thuyết phát triển con người, cho biết rằng
dân chủ là một sự phản ánh thể chế của sự nhấn mạnh quần chúng đến sự lựa chọn
và quyền tự do con người.

259
+
Tương quan với Dân chủ Hiệu quả (2000-02)
|

-̶ Tương quan với các Khát vọng Tự do, đầu 1990s +

HÌNH 11.1. Các thái độ quần chúng liên kết với dân chủ hiệu quả chủ yếu trong chừng mực chúng
liên kết với các khát vọng tự do.

Sự Tin tưởng Thể chế và sự Tin cậy giữa Cá nhân

Là quan trọng rằng sự tin tưởng vào các định chế và sự tin cậy giữa cá nhân có
các mối quan hệ khác nhau với các khát vọng tự do. Phát hiện này là nhất quán
với sự phân biệt của Putnam (1993) giữa sự tin cậy “ngang” và sự tin cậy
“dọc.”
Sự tin tưởng vào các định chế được định hướng dọc bởi vì nó phản ánh sự tin
cậy vào các hệ thứ bậc được thể chế hóa qua đó các nhà chức trách sử dụng quyền
lực đối với công chúng. Như Putnam lý lẽ, các hình thức mạnh của sự tin cậy dọc là
điển hình của các xã hội với các ràng buộc thứ bậc mạnh. Các ràng buộc này củng
cố cường độ của sự tin cậy nhưng đồng thời hạn chế bán kính xã hội của nó: sự tin
cậy của người ta tập trung hẹp vào quyền uy của các lãnh đạo nhưng không bao
gồm những người ngang hàng bên ngoài nhóm chính của người ta (xem cả
Banfield, 1958; Fukuyama, 1995, 2000).
Ngược lại, sự tin cậy suy rộng giữa cá nhân được định hướng ngang bởi vì
nó phản ánh sự tin cậy giữa các công dân bình đẳng. Sự tin cậy ngang đặc trưng
cho các xã hội giai cấp trung lưu quân bình trong đó mọi người liên kết với nhau
bằng các mạng lưới tương tác kinh tế và công dân đa dạng. Sự tin cậy ngang
không nhất thiết mạnh mẽ, nhưng bán kính xã hội của nó là tương đối lớn. Sự tin
cậy ngang phản ánh “sức mạnh của các mối ràng buộc yếu” trong đó nó “bắc

260
cầu” hơn là “gắn kết” (xem Granovetter, 1973). Bởi vì sự tin cậy ngang phản
ánh và tạo ra các tương tác công dân có động cơ thúc đẩy một cách tự trị, nó liên
kết với sự giải phóng hơn là chủ nghĩa tuân thủ. Do đó, sự tin cậy ngang là
thuận tiện hơn cho sự hợp tác công dân mà đặt các elite dưới áp lực dân chủ hóa
hơn là sự tin cậy dọc. Sự tin cậy dọc có thể giúp làm cho nhân dân ngoan ngoãn với
quyền lực độc tài.
Rokeach (1960) và Rosenberg and Owens (2001) cho rằng các mức cao của sự
tin cậy vào những người khác cho biết một bầu không khí xã hội “cởi mở,” điển
hình cho các xã hội nhấn mạnh tự do. Điều này giải thích sự liên kết mức-xã hội
dương giữa sự tin cậy giữa cá nhân và các khát vọng tự do. Theo định nghĩa,
các xã hội trong đó các khát vọng tự do được nhấn mạnh rõ rệt được thúc đẩy bởi
một tính thần giải phóng, mà đến lượt ngụ ý một sự định hướng phê phán đối với
các hệ thống thứ bậc và các nhà chức trách (Nevitte, 1996). Điều này giải thích sự
liên kết yếu nhưng âm giữa các khát vọng tự do và sự tin tưởng vào các định chế
(II). Bởi vì các khát vọng tự do phản ánh sự tự trị khỏi, hay thậm chí sự bất tuân
đối với, quyền uy được thể chế hóa, chúng làm giảm sự tin tưởng công chúng
vào các định chế – đặc biệt trong chừng mực sự tin tưởng này phản ánh một
quan điểm độc đoán.
Theo một số nhà lý luận vốn xã hội, sự tin cậy giữa cá nhân giữa các công dân
và sự tin tưởng công chúng vào sự hoạt động của các định chế phải đi cùng nhau
(xem Newton, 2001). Thực ra, chúng không, bởi vì chúng được liên kết theo những
cách ngược nhau với các khát vọng tự do.

Các Hình thức Tuân thủ và Thách thức của Chủ nghĩa Hoạt động Công dân

Các khát vọng tự do hậu-duy vật giúp phân biệt giữa các loại tin cậy khác nhau
cũng như giữa các loại can dự công dân khác nhau. Các hình thức thách thức-elite
của chủ nghĩa hoạt động (activism) – như sự tham gia vào các cuộc biểu tình, các
cuộc tẩy chay, và các kiến nghị – liên kết dương với các khát vọng tự do quần
chúng: tỷ lệ phần trăm của những người đã ký một kiến nghị, đã dự một cuộc biểu
tình, hay một cuộc tẩy chay tương quan với các khát vọng tự do hậu-duy vật ở
mức hết sức có ý nghĩa (r = 0,62). Các hành động thách thức-elite phản ánh một
toàn thể công dân phê phán mà các thành viên của nó có khả năng và sẵn sàng đặt
các nhà chức trách đương chức dưới áp lực để đáp ứng với các đòi hỏi của họ.
Vì thế, chúng ta thấy rằng các khát vọng tự do quần chúng liên kết dương với
hành động thách thức-elite; nhưng hành động tự nguyện trong các hiệp hội chính
thức cho thấy một mối quan hệ hơi âm với các khát vọng tự do (xem Hình 11.1).
Phù hợp với sự thực này, hoạt động thách thức-elite có một tác động đáng kể lên
dân chủ, nhưng hoạt động trong các hiệp hội thì không, như các Bảng 11.1 và 11.2
đã chứng minh.
Nhiều hiệp hội truyền thống, đặc biệt các nhà thờ, các nghiệp đoàn lao động, và
các đảng chính trị, được tổ chức một cách quan liêu và bị chi phối bởi các giới lãnh
đạo nhỏ. Chúng phản ánh Quy luật Sắt của nhóm Đầu sỏ của Michels (1962
[1912]). Cho nên, khi các khát vọng tự do trở nên phổ biến hơn trong các xã hội
hậu công nghiệp, số thành viên trong các hiệp hội quan liêu truyền thống đã giảm

261
xuống (xem Putnam, 2000; Norris, 2002: ch. 9). Florida (2002) mô tả điều này như
“sự kết thúc của thời đại tổ chức” trong đó các bộ máy tổ chức tạo ra các đoàn quân
của những người đi theo đồng dạng. Điều này không có nghĩa rằng những người với
các khát vọng tự do mạnh là những kẻ hư vô chủ nghĩa chính trị chỉ tìm cách để tối
đa hóa các mục tiêu riêng của họ. Ngược lại, trong các xã hội định hướng tự do
mọi người có khuynh hướng can dự vào các hình thức biểu cảm của hành động công
dân mà cho phép sự tự trị cá nhân và sự tự-quyết nhiều hơn. Các hành động
này, mà cho phép người dân can dự và rời khỏi như họ chọn, đã trở nên ngày
càng phổ biến hơn trong các thập niên gần đây (xem Norris, 2002: ch. 10). Như
Chương 4 đã chứng minh, tỷ lệ người dân tham gia vào các kiến nghị, các cuộc
biểu tình, và các cuộc tẩy chay công dân đã tăng rõ rệt từ 1974 đến 2001 trong tất
cả tám xã hội Tây phương mà có sẵn dữ liệu (xem cả Dalton, 2001; Welzel,
Inglehart, and Deutsch, 2004).8 Mức tổng thể của hoạt động công dân trong các
nền dân chủ hiện đại đã không giảm; nó vẫn không đổi hay đã tăng lên (Norris,
2002: ch. 8). Nhưng nó đã dịch chuyển xa khỏi các hình thức tuân thủ của sự tham
gia, tới các hình thức thách thức-elite của hoạt động diễn cảm. Các hoạt động này
đã trở thành một phần không thể tách rời của vốn tiết mục thông thường của người
dân đến mức họ không còn coi là không theo quy ước nữa và không còn gắn nhiều
sự đưa tin trong các phương tiện truyền thông đại chúng nữa.
Cho đến bây giờ, các nhà lý luận vốn xã hội chủ yếu đã đo hoạt động trong các
hiệp hội chính thức nhằm để đánh giá các mức hợp tác công dân, bỏ qua tính xác
đáng của các hành động thách thức-elite, mặc dù các hành động này cũng phản ánh
sự hoạt động của các mạng xã hội, hành động tập thể được phối hợp, và sự hợp tác
công dân – lõi của định nghĩa về vốn xã hội từ Bourdieu (1986) đến Coleman
(1990) đến Putnam (1993). Chúng tôi thậm chí cho rằng các hành động thách thức-
elite là một chỉ báo tốt hơn về kiểu công dân của vốn xã hội hoạt động cho lợi
ích của dân chủ hơn là các hoạt động công dân quy ước. Vì các hành động thách
thức-elite phản ánh một công chúng định hướng tự do và phê phán có khả năng tổ
chức sự kháng cự và huy động sức mạnh nhân dân. Lịch sử đã cho thấy rằng đấy
là thuốc giải độc hiệu quả nhất cho các phương pháp độc đoán và các lãnh đạo
chuyên chế.
Tác động mà các chỉ báo khác nhau của văn hóa chính trị có lên thành tích dân
chủ đến sau của một xã hội phản ánh việc chỉ báo này liên kết mật thiết ra sao
với các khát vọng tự do, như Hình 11.1 đã chứng minh. Phát hiện này nhấn mạnh
bản chất giải phóng của dân chủ: dân chủ hoạt động tốt nhất trong một văn hóa
nhấn mạnh sự lựa chọn con người.

Sự Ủng hộ Dân chủ Nội tại và Phương tiện

Hầu hết nghiên cứu về các sự liên kết giữa các thái độ quần chúng và dân chủ đã
tập trung vào việc đo sự ủng hộ công khai cho các định chế dân chủ. Điều này

8
Dữ liệu từ Roper Institute mà Putnam (2000) trình bày như bằng chứng rằng người dân trở nên ít có khả năng hơn để ký các
kiến nghị ở Hoa Kỳ mâu thuẫn với các kết quả từ các Khảo sát Giá trị Thế giới, mà cho thấy một sự tăng rõ ràng về các tỷ
lệ tham gia các kiến nghị ở Hoa Kỳ, và trong hầu như tất cả các nền dân chủ phương Tây khác. Vì một hình mẫu tương tự
về sự tăng lên ở tất cả các nền dân chủ phương Tây mà sẵn có dữ liệu, đấy có vẻ là xu hướng thịnh hành.

262
là có thể hiểu được: cách hiển nhiên và trực tiếp nhất để đo sự ủng hộ dân chủ
là để hỏi mọi người nếu họ ủng hộ dân chủ, và liệu họ thích nó hơn các hình thức
chính phủ khác. Nhưng, như chúng ta đã thấy, các thái độ nào đó, tạo thành hội
chứng các giá trị tự-thể hiện, thậm chí là chỉ báo tốt hơn về mức độ mà văn hóa
chính trị của một xã hội cho trước là thuận lợi cho dân chủ hơn bản thân sự ủng hộ
công khai cho dân chủ.
Một thập niên đã trôi qua kể từ làn Sóng dân chủ hóa thứ Ba sinh ra một dòng
thác của các nền dân chủ mới, nêu ra câu hỏi, sự ủng hộ dân chủ vững vàng Thế nào
trong các nước này? Trong các năm ở giữa, sự ủng hộ công chúng cho dân chủ đã
nhạt phai trong một số nước, nhiều trong số đó là dân chủ chỉ trên danh nghĩa. Các
nghiên cứu về văn hóa chính trị Nga (Gibson and Duch, 1994; Miller et al., 1994;
Gibson, 1996, 1997, 2001; Fleron and Ahl, 1998; Rose, 2000) đã chỉ ra rằng một đa
số vững chắc của nhân dân Nga ủng hộ các định chế dân chủ. Với các sắc thái
thay đổi, các nghiên cứu này kết luận rằng triển vọng cho dân chủ là tốt.
Mặc dù văn liệu này hoàn toàn đúng trong việc phát hiện rằng hầu hết những
người Nga có các thái độ thuận lợi đối với dân chủ, khi các phát hiện này được
xem xét trong một viễn cảnh ngang-văn hóa rộng hơn, ta thấy rằng sự ủng hộ dân
chủ là tương đối yếu ở Nga – quả thực, nó là yếu hơn hầu như bất kể nước khác nào
trong số hơn bảy mươi xã hội được các Khảo sát Giá trị phủ. Hơn nữa, theo một số
chỉ báo quan trọng, các định hướng ủng hộ dân chủ giữa nhân dân Nga trở
nên yếu hơn, không phải mạnh hơn, trong các năm 1990. Đối với một số nhà quan
sát, là không rõ ngay cả sự giả bộ của dân chủ bàu cử sẽ sống sót bao lâu trong các
nhà nước kế vị Soviet, ngoại trừ các nước cộng hòa Baltic (Brzezinski, 2001).
Các triển vọng cho dân chủ trong các nước Islamic cũng đã bị nghi ngờ, với một
số tác giả cho rằng các giá trị cơ bản của các công chúng Islamic có thể không
tương thích với dân chủ tự do (Huntington, 1996). Ngược với lời xác nhận này,
chúng tôi thấy sự ủng hộ dân chủ phổ biến một cách đáng ngạc nhiên trong số mười
hai công chúng Islamic được bao gồm trong đợt 1999–2001 của các Khảo sát
Giá trị Thế giới. Nhưng các chỉ báo tiêu chuẩn của sự ủng hộ dân chủ đáng tin
cậy thế nào?
Vài chương trình nghiên cứu kinh nghiệm lớn giám sát sự ủng hộ công chúng cho
các định chế dân chủ, kể cả Phong vũ biểu các nền Dân chủ Mới (New
Democracies Barometer), Barometer Nga Mới, Latinobarometer, Afrobarometer,
và các Khảo sát Giá trị. Mức độ đồng thuận nào đó đã được phát triển liên quan
đến các mục nào là hiệu quả nhất, để cho các câu hỏi nhất định, đo sự ủng hộ công
khai dân chủ, thường xuyên được dùng trong các khảo sát này. Các câu hỏi này có
vẻ được thiết kế khéo, và chúng chứng tỏ sự nhất quán nội tại: những người nói họ
ủng hộ dân chủ trên một chỉ báo có khuyng hướng ủng hộ dân chủ trên các chỉ
báo khác. Nhưng niềm tin của chúng ta vào các số đo này dựa hoàn toàn vào
sự hợp lệ danh nghĩa của chúng: không ai đã chứng minh rằng một mức cao
của sự ủng hộ quần chúng cho các khoản này thực sự là thuận lợi cho các định chế
dân chủ.
Ngày nay, sự ủng hộ công khai cho dân chủ là phổ biến giữa các công chúng
khắp thế giới. Trong nước này sau nước khác, các đa số rõ ràng của dân cư ủng hộ
dân chủ. Trong hai đợt gần nhất của các Khảo sát Giá trị, một đa số áp đảo của dân
cư trong hầu như mọi xã hội đã mô tả “có một hệ thống chính trị dân chủ” như hoặc
“tốt” hay “rất tốt.” Trong nước trung vị, đầy đủ 92 phần trăm của những người

263
được phỏng vấn đã cho một sự đánh giá tích cực về dân chủ. Công chúng Nga đã
xếp hạng thấp nhất, với 62 phần trăm bày tỏ một ý kiến thuận lợi về dân chủ. Số
thấp nhất tiếp theo được thấy ở Pakistan, nơi 68 phần trăm ủng hộ dân chủ. Mặc
dù Pakistan xếp hạng tương đối thấp, hầu hết các nước Islamic được khảo sát xếp
hạng tương đối cao: ở Albania, Ai Cập, Bangladesh, Azerbaijan, Indonesia,
Morocco, và Thổ Nhĩ Kỳ, từ 92 đến 99 phần trăm của công chúng ủng hộ các
định chế dân chủ – một tỷ lệ cao hơn Hoa Kỳ. Các công chúng Islamic có thể
chống-phương Tây trong nhiều khía cạnh, nhưng, ngược với niềm tin phổ biến, lý
tưởng dân chủ có sự hấp dẫn mạnh mẽ trong thế giới Islamic.
Tại điểm này trong lịch sử, dân chủ có một hình ảnh tích cực áp đảo khắp hành
tinh. Điều này đã không luôn luôn đúng. Trong các năm 1930 và 1940, các chế độ
phát xít đã nhận được sự chấp thuận quần chúng áp đảo trong nhiều nước; và
trong nhiều thập niên, các chế độ cộng sản đã có sự ủng hộ rộng rãi. Nhưng
trong thập niên qua, dân chủ đã trở thành hầu như mô hình chính trị duy nhất với sự
hấp dẫn toàn cầu. Mặc dù Francis Fukuyama có thể đã phóng đại trong việc gọi
điều này là “sự Kết thúc của Lịch sử,” chúng ta có vẻ đang sống trong một
thời đại mới thực sự trong đó các thay thế chính của dân chủ đã bị mất tín
nhiệm.
Nghiên cứu về văn hóa chính trị được thúc đẩy bởi giả thiết rằng các thái độ ủng
hộ dân chủ là thuận lợi cho các định chế dân chủ. Nếu điều này đúng, dân chủ
phải là thịnh hành nhất trong các nước nơi các thái độ ủng hộ dân chủ là phổ
biến. Nhưng đấy là một vấn đề kinh nghiệm, không phải cái gì đó có thể đơn
giản được giả thiết. Và bằng chứng cho biết rằng, mặc dù các câu trả lời quần chúng
cho các câu hỏi này có khuynh hướng tương quan với dân chủ ở mức xã hội, nhiều
trong số chúng là các bộ tiên đoán yếu.
Tuyệt đại đa số đồng ý rằng “Có một hệ thống chính trị dân chủ là một
cách tốt để cai quản nước này,” nhưng khoản này hóa ra là một bộ tiên đoán
tương đối khiêm tốn của dân chủ mức-xã hội, cho thấy các tương quan chỉ 0,38 và
0,42 với các phiên bản hình thức và hiệu quả của dân chủ trong Bảng 11.1.
Những người Albania và Armenia là chắc có khả năng đồng ý với khoản này hơn
những người Thụy Điển và Thụy Sĩ. Index nhiều-khoản (multi-item) được thiết kế
khéo, mà đo các sở thích hệ thống cho dân chủ versus chế độ chuyên quyền, có
sức mạnh giải thích mạnh hơn bất kể thành phần nào của nó, như Bảng 11.1
cũng chứng minh. Index này cho thấy một tương quan 0,57 với dân chủ hình thức
và một tương quan 0,68 với dân chủ hiệu quả. Các nước xếp hạng cao về sự ủng
hộ dân chủ và bác bỏ sự cai trị độc đoán có khuynh hướng là các nền dân chủ
hiệu quả. Như thế, các khoản tiêu chuẩn được dùng để giám sát sự ủng hộ quần
chúng cho dân chủ không thể được lấy theo giá trị danh nghĩa, nhưng một index
nhiều-khoản được thiết kế khéo cung cấp một bộ tiên đoán tốt về một xã hội cho
trước thật sự dân chủ thế nào.
Nhưng nhiều thành phần thái độ của các giá trị tự-thể hiện (không cái nào
trong số đó nhắc tường minh đến dân chủ) thậm chí là bộ tiên đoán mạnh của dân
chủ hiệu quả hơn index này của sự ủng hộ tường minh, như nửa dưới của Bảng
11.1 chứng minh. Mức độ mà một xã hội có một văn hóa cơ sở về hành động
thách thức-elite và mức độ mà nhân dân của nó trao ưu tiên cao cho sự an lạc
chủ quan, quyền tự do ngôn luận, và sự tự-thể hiện thậm chí là các bộ tiên đoán về
dân chủ hiệu quả còn mạnh hơn liệu mọi người nói họ thích dân chủ hơn chế độ

264
chuyên quyền. Các khát vọng tự do là bộ tiên đoán mạnh nhất duy nhất về một xã
hội là dân chủ thế nào. Những người nhấn mạnh quyền tự do con người quý trọng
quyền tự do dân chủ một cách nội tại (thực chất) và không ủng hộ dân chủ chỉ
chừng nào nó liên kết với sự thịnh vượng. Như thế, các khát vọng tự do cho thấy
một tương quan 0,80 với mức dân chủ hiệu quả của một xã hội – một sự liên kết
mạnh hơn bất kể khoản nào đo sự ủng hộ tường minh cho dân chủ; quả thực, nó là
một bộ tiên đoán về dân chủ mức-hệ thống mạnh hơn rất nhiều so với index bốn-
khoản đo sự ưa thích dân chủ hơn chế độ chuyên quyền của người dân.
Có lẽ phát hiện gây ngạc nhiên nhất là sự thực rằng các sự ưa thích quần chúng
cho dân chủ hơn chế độ chuyên quyền không có tác động độc lập nào lên dân
chủ, khi chúng ta kiểm soát cho các giá trị tự-thể hiện (xem Bảng 11.3). Các khoản
được dùng để đo sự ưa thích hệ thống hỏi rõ ràng về sự ủng hộ dân chủ và các thay
thế độc đoán. Về mặt nội dung danh nghĩa, chúng có thể có vẻ cung cấp các số đo
lý tưởng về một văn hóa chính trị dân chủ, nhưng về mặt kinh nghiệm chúng tỏ ra là
các bộ tiên đoán dân chủ yếu hơn nhiều so với các giá trị tự-thể hiện. Phát hiện này
là quan trọng và không hề hiển nhiên. Để minh họa nó, các Hình 11.2a và 11.2b cho
thấy tác động của các sự ưa thích hệ thống cho dân chủ versus chế độ chuyên
quyền và các giá trị tự-thể hiện lên dân chủ hiệu quả, với các sự kiểm soát lẫn nhau.
+
(Phần dư không được giải thích bởi các nhà dân chủ “vững vàng”)
Dân chủ Hiệ quả
|

Các Giá trị tự-thể hiện


– (phần dư không được giải thích bởi các nhà dân chủ “vững vàng”) +

HÌNH 11.2a. Tác động của các giá trị tự-thể hiện lên dân chủ hiệu quả, kiểm soát cho tỷ lệ phần
trăm “các nhà dân chủ vững vàng” của mỗi nước.

Dựa vào bằng chứng từ tất cả bốn đợt Khảo sát Giá trị, Hình 11.2a cho thấy tác

265
động của các giá trị tự-thể hiện lên dân chủ hiệu quả, kiểm soát cho tỷ lệ phần
trăm của những người bày tỏ sự ưa thích mạnh cho dân chủ hơn chế độ chuyên
quyền (“các nhà dân chủ vững vàng”) trong mỗi xã hội. Như hình này cho biết,
các xã hội với các giá trị tự-thể hiện phổ biến hơn mức mà tỷ lệ phần trăm của các
nhà dân chủ vững vàng của chúng gợi ý cũng có các mức dân chủ hiệu quả cao
hơn mức mà tỷ lệ phần trăm các nhà dân chủ vững vàng của chúng gợi ý (xem vị
trí của Phần Lan, New Zealand, Thụy Điển, Thụy Sĩ, và Australia). Ngược lại,
các xã hội với các giá trị tự-thể hiện ít phổ biến hơn mức mà tỷ lệ phần trăm của các
nhà dân chủ vững vàng gợi ý có các mức dân chủ hiệu quả thấp hơn mức mà tỷ lệ
phần trăm nhà dân chủ vững vàng của chúng gợi ý (xem vị trí của Nigeria, Nam
Tư, Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ, và Venezuela). Tổng thể, sự biến thiên về cường độ
của các giá trị tự-thể hiện mà là độc lập với tỷ lệ phần trăm của các nhà dân chủ
vững vàng giải thích 76 phần trăm của biến thiên về dân chủ hiệu quả mà là độc lập
với tỷ lệ phần trăm của các nhà dân chủ vững vàng. Các giá trị tự-thể hiện có một
tác động rất mạnh lên dân chủ hiệu quả, cho dù chúng ta kiểm soát cho tỷ lệ phần
trăm của các nhà dân chủ vững vàng.
+
(Phần dư không được giải thích bởi các giá trị tự-thẻ hiện)
| Dân chủ Hiệu quả

Các nhà dân chủ “vững vàng”


– (phần dư không được giải thích bởi các giá trị tự-thể hiện) +

HÌNH 11.2b. Tác động của tỷ lệ phần trăm của “các nhà dân chủ vững vàng” trong một nước, lên
mức dân chủ hiệu quả của nó, kiểm soát cho mức các giá trị tự-thể hiện của nó.

Hình 11.2b cho thấy tác động của các sở thích quần chúng cho dân chủ versus
chế độ chuyên quyền (tỷ lệ phần trăm của “các nhà dân chủ vững vàng”) lên dân
chủ hiệu quả, kiểm tra cho cường độ các giá trị tự-thể hiện. Có một mối quan hệ yếu

266
mà chỉ tồn tại bởi vì một trường hợp lực đòn bẩy duy nhất: Việt Nam.9 Không có
Việt Nam, thì không có mối quan hệ chút nào. Dù sao đi nữa, tỷ lệ phần trăm của
các nhà dân chủ vững vàng trong các xã hội như Hungary, Nigeria, hay Croatia
là cao hơn mức mà cường độ các giá trị tự-thể hiện trong các xã hội này gợi ý,
trong khi các nước như Mexico, Nga, hay Đài Loan có một tỷ lệ phần trăm các nhà
dân chủ vững vàng thấp hơn mức cường độ các giá trị tự-thể hiện trong các nước
này gợi ý. Phần lớn biến thiên trong tỷ lệ phần trăm của các nhà dân chủ vững
vàng là độc lập với cường độ của các giá trị tự-thể hiện. Nhưng biến thiên độc lập
này trong tỷ lệ các nhà dân chủ vững vàng giải thích cho chỉ 12 phần trăm trong
biến thiên của dân chủ hiệu quả. Như thế, tách rời khỏi các giá trị tự-thể hiện, các
sự ưa thích dân chủ hơn chế độ chuyên quyền không có một tác động mạnh lên
dân chủ hiệu quả. Các sự ưa thích này liên kết với dân chủ hiệu quả chủ yếu trong
chừng mực chúng liên kết với các giá trị tự-thể hiện.
+
Phần trăm các nhà dân chủ “vững vàng” ( cuối 1990s)

Phần trăm nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện (giữa 1990s) +

HÌNH 11.3. Tác động của các giá trị tự-thể hiện lên sự ủng hộ công khai dân chủ.

Mối quan hệ giữa các giá trị tự-thể hiện và sự ủng hộ dân chủ có vẻ vững
chắc thật tiết lộ, như Hình 11.3 chứng minh. Các giá trị tự-thể hiện giải thích
khoảng 25 phần trăm của phương sai trong tỷ lệ phần trăm của các nhà dân chủ
vững vàng. Nhưng hiệu ứng này phản ánh một mối quan hệ cong phi tuyến, cho
biết rằng các giá trị tự-thể hiện phổ biến là một điều kiện đủ nhưng không phải điều

9
Tỷ lệ phần trăm rất thấp “của các nhà dân chủ vững vàng” trong trường hợp Việt Nam phản ánh tỷ lệ rất cao của những người
trả lời bày tỏ sự ủng hộ cho sự cai trị quân sự. Trong một nước trong đó quân đội là một biểu tượng của sự giải phóng dân
tộc, các con số này đòi hỏi một sự diễn giải khác. Tuy vậy, chúng tôi trình bày dữ liệu như chúng là, không loại bỏ các trường
hợp không khớp vào hình mẫu.

267
kiện cần để tạo ra các đa số các nhà dân chủ vững vàng. Nếu hơn 43 phần trăm
công chúng nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện (mà là mức của Mexico), một đa số
công dân của nó sẽ là “các nhà dân chủ vững vàng.” Không có ngoại lệ nào: trên
mức này của các giá trị tự-thể hiện, ta luôn luôn tìm thấy một đa số của các nhà dân
chủ vững vàng. Nhưng điều ngược lại không đúng: các xã hội mà các công dân
của nó đặt sự nhấn mạnh tương đối thấp lên sự tự-thể hiện con người có thể cho thấy
các mức hoặc thấp hay cao của sự ủng hộ công khai dân chủ, trải từ gần 0 phần
trăm ở Việt Nam đến 95 phần trăm ở Bangladesh. Lời nói đãi bôi cho dân chủ có
thể dựa vào các động cơ đa dạng, kể cả niềm tin rằng trở thành dân chủ có nghĩa là
giàu có và hùng mạnh. Do đó, sự ủng hộ công khai dân cho chủ không nhất thiết
phản ánh một văn hóa nhấn mạnh sự lựa chọn con người.
Ở mức cá nhân, sự ủng hộ dân chủ có khuynh hướng liên kết với các giá trị tự-
thể hiện bởi vì hầu như tất cả mọi người nhấn mạnh rõ rệt đến sự tự-thể hiện cũng
ủng hộ dân chủ. Nhưng nhiều người không nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện cũng
ủng hộ dân chủ vì các lý do khác, như tin rằng dân chủ có nghĩa là an toàn và thịnh
vượng. Các động cơ khác này mang tính phương tiện; chúng không phản ánh
một sự đánh giá cao bản thân dân chủ; chúng phản ánh sự ủng hộ dân chủ trong
chừng mực nó được cho là liên kết với sự thịnh vượng và trật tự. Loại ủng hộ này có
thể nhanh chóng biến mất nếu kinh nghiệm của một xã hội dưới dân chủ gây thất
vọng. Các phát hiện của chúng tôi gợi ý rằng sự ủng hộ quần chúng công khai cho
dân chủ đẫn đến dân chủ hiệu quả chỉ trong chừng mực nó liên kết với các giá trị tự-
thể hiện.
Sự thực rằng các thái độ khác nhau có thể thúc đẩy để bày tỏ sự ủng hộ công
khai cho dân chủ đã được Bratton and Mattes (2001) chứng minh. Sử dụng dữ
liệu khảo sát từ Afrobarometers, Bratton và Mattes đã thấy rằng sự ủng hộ mức-
cá nhân cho dân chủ liên kết mạnh với các sự đánh giá thành tích, đặc biệt các
đánh giá liên quan đến kinh tế và luật và trật tự: những người tin rằng các nền
dân chủ là thành công hơn các chế độ khác trong việc quản lý sự phát triển kinh
tế và làm giảm căng thẳng xã hội có khuynh hướng thích các nền dân chủ hơn các
hệ thống chính trị khác. Chúng tôi lặp lại phân tích này với dữ liệu từ các Khảo sát
Giá trị, với những kết quả tương tự (xem Bảng 11.4): cái mọi người tin về thành
tích chính sách của các nền dân chủ10 (mà đề cập đến sự ủng hộ phương tiện) là một
bộ tiên đoán mạnh hơn về sự ưa thích hệ thống cho dân chủ hơn là sự nhấn mạnh
của họ đến các giá trị tự-thể hiện (mà đề cập đến sự ủng hộ nội tại). Hình mẫu này
là phổ quát vì nó đúng cho tất cả năm kiểu xã hội: trong tất cả các kiểu xã hội, từ
các xã hội hậu công nghiệp đến các xã hội nguyên-cộng sản đến các xã hội thu
nhập-thấp, các động cơ ủng hộ phương tiện giải thích nhiều sự ưa thích hệ thống
của người dân cho dân chủ hơn các động cơ ủng hộ nội tại giải thích. Chắc chắn,
những người với các giá trị tự-thể hiện mạnh ủng hộ mạnh mẽ cho dân chủ, nhưng
những người đặt ít sự nhấn mạnh lên các giá trị tự-thể hiện cũng bày tỏ sự ủng hộ
dân chủ, nếu họ tin rằng các nền dân chủ là tốt trong việc vận hành nền kinh tế và
duy trì trật tự.

10
Chúng tôi đo các sự đánh giá thành tích của dân chủ nói đến các tuyên bố như “các nền dân chủ vận hành nền kinh tế tồi,”
hay “các nền dân chủ là kém trong duy trì trật tự.” Sự phân cực của các khoản này đã được đảo ngược. Về các chi
tiết, xem Phụ lục Internet, #65 dưới Variables.

268
BẢNG 11.4. Giải thích sự Ủng hộ Dân chủ mức-Cá nhân bởi các Động cơ Phương tiện và Nội tại

Nhấn Thành R2 được


Biến Phụ thuộc: Sở thích Dân mạnh lên tích hiệu
chủ–Chuyên quyền các Giá được Kỳ chỉnh
trị Tự- vọng của N
thể hiện Dân chủ
Các nền dân chủ hậu công
nghiệp
Nội tại 0,26 – 0,07 13.119
Phương tiện – 0,39 0,15 27.950
Kết hợp 0,20 0,38 0,21 12.307
Các xã hội đang phát triển
Nội tại 0,13 – 0,02 18.831
Phương tiện – 0,33 0,11 21.082
Kết hợp 0,12 0,34 0,14 17.571
Các xã hội nguyên-cộng sản Tây
phương
Nội tại 0,22 – 0,04 4.835
Phương tiện – 0,41 0,17 11.333
Kết hợp 0,15 0,38 0,19 4.586
Các xã hội nguyên-cộng sản
Đông phương
Nội tại 0,17 – 0,03 16.816
Phương tiện – 0,48 0,23 21.654
Kết hợp 0,11 0,45 0,23 15.580
Các xã hội thu nhập thấp
Nội tại 0,02 – 0,00 18.576
Phương tiện – 0,27 0,07 19.845
Kết hợp 0,02 0,26 0,07 17.088

Ghi chú: Các giá trị là các hệ số beta được chuẩn hóa. Tất cả các hệ số có ý nghĩa ở mức 0,001.
Nguồn: Dữ liệu lấy từ Các khảo sát Giá trị III–IV (1995–2001).

Sự ủng hộ dân chủ không nhất thiết phản ánh sự ủng hộ nội tại, ngay cả khi số
đo của ta là một index nhiều-khoản được thiết kế khéo của các sự ưa thích thuần
cho dân chủ hơn chế độ chuyên quyền. Sự ủng hộ công khai cho dân chủ phản
ánh sự ủng hộ nội tại chỉ trong chừng mực nó liên kết với các giá trị tự-thể hiện, và
sự liên kết này thâu tóm chỉ một phần nhỏ của phương sai trong sự ủng hộ dân
chủ. Trong nhiều nước, sự ủng hộ dân chủ bị các động cơ phương tiện thổi phồng
mạnh. Chính xác bởi vì các câu hỏi được dùng để đo các giá trị tự-thể hiện không
đưa ra dẫn chiếu rõ ràng nào đến dân chủ, chúng không bị thổi phồng bởi lời nói đãi
bôi với dân chủ, mà đã trở thành một từ đáng mong muốn về mặt xã hội. Bản thân
sự ủng hộ công khai cho dân chủ không phải là thành phần quan trọng nhất

269
trong một văn hóa công dân ủng hộ dân chủ. Còn quan trọng hơn là các động cơ
làm cơ sở cho sự ủng hộ này, cho biết liệu sự ủng hộ mang tính phương tiện
thuần túy hay phản ánh cam kết nội tại cho dân chủ được các giá trị tự-thể hiện
khai thác.
Thế giới đương thời không còn bị chia giữa những người ủng hộ và những người
phản đối dân chủ nữa; tuyệt đại đa số ủng hộ dân chủ, và sự phân biệt chủ yếu bây
giờ là liệu mọi người ủng hộ dân chủ vì các lý do phương tiện hay nội tại. Trong
các nền dân chủ hậu công nghiệp, những người ủng hộ thực chất tạo thành một đa
số lớn của những người ủng hộ dân chủ. Trong các nước nguyên-cộng sản đông
phương và các xã hội thu nhập-thấp, mặt khác, mặc dù các tỷ lệ cao của công
chúng bày tỏ sự ủng hộ công khai cho dân chủ, những người ủng hộ thực chất tạo
thành chỉ một phần nhỏ của nhóm này.11 Các xã hội này chính xác là nơi chúng tôi
thấy các mức thực tế thấp nhất của dân chủ. Quả thực, giữa năm mươi bảy nước mà
các biến này là sẵn có, sự biến thiên ngang-quốc gia trong sự ủng hộ mang tính
phương tiện cho dân chủ tương quan âm, –0,51, với các số đo đến sau của dân
chủ hiệu quả. Nhưng sự biến thiên trong sự ủng hộ thực chất cho dân chủ tương
quan, +0,84 với dân chủ hiệu quả. Các giá trị tự-thể hiện tăng lên cung cấp sự ủng
hộ thực chất cho dân chủ – loại sự ủng hộ cốt yếu nhất cho dân chủ để nổi lên và
sống sót.

Tóm tắt

Các phát hiện của chúng tôi chỉ ra ba kết luận:

1. Chúng tôi thấy bằng chứng mạnh rằng một bộ rộng của các giá trị công dân tập
trung vào quyền tự do và sự tự-thể hiện là quan trọng cho dân chủ hơn sự ủng
hộ công khai cho các định chế dân chủ. Điều này là đúng bởi vì dân chủ
không chỉ là một hiện tượng thể chế; nó cũng gồm các công dân. Như
Tocqueville, Almond và Verba, Eckstein, Putnam, và những người khác lý lẽ,
việc làm cho dân chủ hoạt động đòi hỏi các giá trị công dân giữa công chúng.
2. Giữa các giá trị công dân, sự tin cậy vào những người khác là quan trọng cho
dân chủ, nhưng chủ yếu qua sự liên kết của nó với các thành phần khác của
các giá trị tự-thể hiện như các khát vọng tự do, mà có mối quan hệ trực tiếp
hơn với dân chủ. Các khát vọng tự do hậu-duy vật phản ánh một sự ưa
thích nội tại cho các thủ tục và các quy tắc dân chủ và một sự ưa thích
thực chất, không phải mang tính phương tiện, cho dân chủ.
3. Sự tham gia quần chúng vào các hiệp hội cổ điển được tổ chức một cách quan
liêu và sự tin tưởng công chúng vào các định chế được tổ chức theo thứ bậc
thường phản ánh một sự nhấn mạnh đến chủ nghĩa tuân thủ xã hội hơn là
đến sự tự trị. Bởi vì sự tự trị con người là ở tâm của tiêu điểm của dân
chủ lên sự lựa chọn, các thái độ nhấn mạnh chủ nghĩa tuân thủ xã hội không

11
Để làm các tính toán này, chúng tôi đã phân đôi “các nhà ủng hộ vững chắc” của dân chủ (xem Phụ lục Internet, #57).
Những người đặt sự nhấn mạnh tương đối mạnh lên các giá trị tự-thể hiện (tức là, những có số điểm trên zero trên thang
nhân tố) được phân loại như “những người ủng hộ nội tại (thực chất)”; những người với sự nhấn mạnh yếu hơn lên các
giá trị tự-thể hiện rơi vào nhóm khác (xem Phụ lục Internet, #58).

270
liên kết dương với dân chủ ở mức hệ thống.

Dân chủ không chỉ là một bộ quy tắc phụ thuộc chỉ vào kỹ nghệ thiết kế thể chế. Nó
là một khái niệm chuẩn tắc thực chất nhấn mạnh sự lựa chọn tự do, sự tự trị, và sự
giải phóng (xem Macpherson, 1977; Donnelly, 1993). Để đưa các chuẩn mực này
vào thực tiễn đòi hỏi nhiều hơn lời nói đãi bôi với từ dân chủ đang là mốt-ngày nay.
Nó đòi hỏi một sự cam kết với sự lựa chọn con người và sự tự trị, mà được các
giá trị tự thể hiện đề cập đến. Các giá trị này trao sự ưu tiên cho quyền tự do cá
nhân hơn kỷ luật tập thể, sự đa dạng con người hơn sự tuân thủ nhóm, và sự tự trị
công dân hơn uy quyền nhà nước. Trừ phi sự ủng hộ dân chủ được gắn với các
giá trị giải phóng này, nó hầu như là không xác đáng cho dân chủ hiệu quả ở mức hệ
thống. Dân chủ hiệu quả không đơn giản là một vấn đề của các dàn xếp thể chế; nó
phản ánh các cam kết chuẩn tắc bén rễ sâu. Các cam kết này đảm nhận sự nổi
bật mới với sự dịch chuyển từ các giá trị sinh tồn sang các giá trị tự-thể hiện, định
hình lại sự nhấn mạnh của các lực xã hội từ chủ nghĩa tuân thủ xã hội sang sự giải
phóng công dân, phù hợp với logic của sự phát triển con người. Chỉ báo của
chúng tôi về các giá trị tự-thể hiện được phát triển chỉ trong những năm gần đây và
không nghi ngờ gì có thể được cải thiện. Nhưng nó có vẻ là chỉ báo mạnh mẽ nhất
của một văn hóa dân chủ công dân mà hiện thời sẵn có.

271
12. Bình đẳng Giới, các Giá trị Giải phóng, và Dân chủ

Bình đẳng Giới như một Khía cạnh của sự Phát triển con Người

Sự lên của bình đẳng giới là một khía cạnh khác của quá trình phát triển con người
mà có thể so sánh được về tầm quan trọng với xu hướng toàn cầu tới dân chủ và
liên kết mật thiết với nó. Kể từ buổi bình minh của lịch sử, phụ nữ đã có một vị trí
xã hội thấp hơn trong hầu như mọi xã hội. Vai trò của phụ nữ phần lớn bị giới hạn ở
các chức năng tái sinh sản và chăm sóc; việc ra quyết định công và quyền lực
chính trị đã chủ yếu là lãnh địa của đàn ông (Daly, 1978; Ember and Ember,
1996: 124; Nolan and Lenski, 1999: 102; Fulcher and Scott, 2003: 164–68). Ngay
cả ngày nay, đàn ông vẫn chi phối hầu hết các lãnh vực của đời sống kinh tế và đời
sống công.
Nhưng trong pha hậu công nghiệp, một xu hướng tới bình đẳng giới trở thành
một khía cạnh trung tâm của hiện đại hóa (Inglehart and Norris, 2003: 29–48). Sự
biến đổi này của các vai trò giới vững chắc là phần của một sự dịch chuyển nhân
văn rộng hơn liên kết với các giá trị tự-thể hiện tăng lên, mang lại sự khoan dung
tăng lên của sự đa dạng con người và các phong trào chống kỳ thị trên nhiều mặt
trận (xem Fulcher and Scott, 2003: 179–91).
Bình đẳng giới đã trở nên cốt yếu đối với chất lượng của dân chủ. Dân chủ dựa
vào ý tưởng rằng tất cả mọi người là quý giá, bất chấp các đặc trưng sinh học như
chủng tộc và giới (Birch and Cobb, 1981; Rose, 1995; Sen, 1999; Dahl, 2003). Ý
tưởng về dân chủ nhắm tới việc trao quyền cho nhân dân cứ như các xã hội được
tạo ra qua một khế ước xã hội giữa những người ngang nhau, tất cả họ có cùng khả
năng đưa ra các lựa chọn tự trị và có trách nhiệm (Sen, 1999: ch. 6). Như thế, bất kể
sự kỳ thị nào dựa vào chủng tộc hay giới mâu thuẫn với ý tưởng dân chủ về sự bình
đẳng con người (McDonagh, 2002; Welzel, 2003).
Sự phát triển con người phản ánh mức độ mà các điều kiện xã hội cho phép mọi
người phát triển khả năng của họ cho sự lựa chọn (Anand and Sen, 2000; Welzel,
2002; Welzel, Inglehart, and Klingemann, 2003). Vì thế, bình đẳng giới là một số
đo nhạy về sự phát triển con người đã tiến bộ xa đến đâu trong một xã hội. Ngay cả
ngày nay, phụ nữ đối mặt với các bất lợi xã hội mà làm khó cho họ hơn cho đàn ông

272
để phát triển tài năng của họ trong các sự nghiệp bên ngoài hộ gia đình (Inglehart
and Norris, 2003). Về khách quan, phụ nữ có cùng các tài năng như đàn ông và có
thể phát triển chúng vượt xa hơn các vai trò bị hạn chế theo truyền thống của họ. Về
chủ quan, họ được hòa nhập xã hội để chấp nhận các sự hạn chế vai trò này suốt lịch
sử.
Nhưng lịch sử gần đây đã lấy một hướng mới cơ bản. Trong các xã hội hậu công
nghiệp, phụ nữ không còn chấp nhận các hạn chế vai trò truyền thống của họ nữa,
và sự trao quyền phụ nữ đã di chuyển tới một chỗ cao trên chương trình nghị sự
chính trị (Inglehart, Norris, and Welzel, 2002). Bình đẳng giới đã trở thành một yếu
tố trung tâm trong định nghĩa về sự phát triển con người, vì nó là một khía cạnh
thiết yếu của sự bình đẳng con người, như các quyền tự do dân sự và chính trị và
các quyền con người. Chưa bao giờ trước đây trong lịch sử của nền văn minh phụ
nữ được hưởng nhiều sự bình đẳng và nhiều quyền tự do trong việc lựa chọn sự giáo
dục của họ, sự nghiệp của họ, bạn đời của họ, và các phong cách sống của họ hơn
trong các xã hội hậu công nghiệp đương thời. Sự thay đổi này là gần đây. Mặc dù
nó có thể truy nguyên về sự đưa vào quyền bầu cử phụ nữ trong một số nước sau
Chiến tranh Thế giới I, sự trao quyền phụ nữ chỉ trở thành một xu hướng rộng
khắp gần đây. Nó được phản ánh trong một xu hướng ồ ạt tới sự đại diện phụ nữ
tăng lên trong các quốc hội quốc gia và trong một sự dịch chuyển tới các định
hướng giá trị giải phóng trong đó niềm tin truyền thống rằng “đàn ông làm các lãnh
đạo chính trị tốt hơn đàn bà” đang nhạt phai đầy kịch tính – chí ít trong các xã hội
hậu công nghiệp. Sự nhấn mạnh tăng lên này đến bình đẳng giới là phần của một
sự thay đổi nhân văn đẩy các lực chống kỳ thị, nuôi dưỡng sự phát triển con người
và chất lượng của dân chủ.
Chúng tôi cho rằng bình đẳng giới – cùng với sự khoan dung các nhóm ngoài
(outgroup), như những người thuộc các chủng tộc khác, những người nước
ngoài, và những người đồng tính – đang trở thành một yếu tố thiết yếu của dân
chủ. Đây có phải là một lời xác nhận vị chủng (ethnocentric), áp đặt các tiêu chuẩn
văn hóa Tây phương lên phần còn lại của thế giới? Thoạt nhìn, nó có thể có vẻ thế,
bởi vì các xã hội Tây phương hiện thời nhấn mạnh các giá trị này mạnh hơn hầu
hết các xã hội khác. Nhưng chúng không là các giá trị vốn dĩ Tây phương. Vài thế
hệ trước, chúng đã đúng là xa lạ với các công chúng Tây phương như bây giờ chúng
có vẻ đối với một số công chúng không-Tây phương; quả thực, cho đến tương đối
gần đây, một số xã hội không-Tây phương đã khoan dung đối với các nhóm ngoài
này hơn các công chúng Tây phương. Sự nhấn mạnh đến bình đẳng giới và sự
khoan dung đối với những người đồng tính nam và các nhóm ngoài khác đã nổi
lên trong các xã hội hậu công nghiệp khắp địa cầu qua một quá trình thay đổi
giá trị giữa thế hệ – và các nhóm sinh già hơn trong các xã hội này vẫn tương đối
gần với các nhóm sinh già hơn trong các xã hội kém-phát triển (Inglehart and
Norris, 2003). Ý tưởng rằng dân chủ đòi hỏi các tiêu chuẩn bao hàm (inclusive)
rộng như bình đẳng giới đang trở nên ngày càng nổi bật: nó liên kết với một sự dịch
chuyển nhân văn tỏa khắp trong đó các giá trị tự-thể hiện tăng lên biến hiện đại hóa
thành một quá trình phát triển con người.

273
Phụ nữ trong quốc hội ( % số ghế)

Thời gian

HÌNH 12.1. Sự tăng lên của sự đại diện phụ nữ trong quốc hội ở các nước chọn lọc.

Dân chủ đã nổi lên về mặt lịch sử lâu trước khi bình đẳng giới trở thành một vấn
đề. Nhưng khi dân chủ hiện đại nổi lên ở Đại Anh và Hoa Kỳ, nó đã là một phiên
bản hạn chế chấp nhận tình trạng nô lệ, các đòi hỏi tài sản cho việc bỏ phiếu, và sự
loại trừ phụ nữ khỏi các quyền chính trị. Các xã hội đó không được coi là các nền
dân chủ theo các tiêu chuẩn ngày nay. Vì dân chủ không phải là một khái niệm
tĩnh. Nó tiến hóa theo thời gian. Các sự thay đổi văn hóa đang biến đổi chính định
nghĩa của dân chủ, và bình đẳng giới đang trở thành một thành phần trung tâm
của những thứ tạo thành dân chủ.
Các Hình 12.1 và 12.2 chứng minh các điểm này. Sử dụng dữ liệu từ Liên
minh Nghị viện Thế giới (IPU), Hình 12.1 cho thấy rằng sự đại diện phụ nữ trong
các quốc hội quốc gia đã tăng lên trong mười lăm năm qua ở nhiều nước với những
bối cảnh văn hóa đa đạng. Mặt dù xu hướng này xảy ra ở các mức khác nhau và
tiến triển với các tốc độ khác nhau trong các nước khác nhau, hình mẫu tổng
thể là rõ: sự đại diện của phụ nữ đang tăng nhanh, từ Bỉ (Belgium) đến Botswana.

274
NHIỀU HƠN
ÍT HƠN Tỷ lệ mạnh mẽ bác bỏ tuyên bố: Đàn ông làm lãnh đạo chính trị tốt hơn đàn bà

TRẺ HƠN Các nhóm tuổi GIÀ HƠN

HÌNH 12.2. Các sự khác biệt thế hệ về sự ủng hộ bình đẳng giới trong các nước giàu vs nghèo.

Hình 12.2 vẽ biểu đồ công chúng bác bỏ tuyên bố rằng “đàn ông làm các lãnh
đạo chính trị tốt hơn đàn bà,” theo giới, tuổi, và mức phát triển kinh tế của một
xã hội. Phụ nữ trong các xã hội cả nghèo và giàu bác bỏ tuyên bố này nhiều hơn
đàn ông. Nhưng sự khác biệt giới trong các xã hội nghèo là tương đối nhỏ và nhỏ
hơn đáng kể so với các sự khác biệt giữa các xã hội giàu và nghèo: đàn ông trong
các nước giàu bác bỏ tuyên bố với tỷ lệ cao hơn đàn bà trong các xã hội thu nhập-
thấp rất nhiều. Như thế, là rõ rằng các niềm tin về các vai trò giới không đơn giản đi
theo tư lợi duy lý của giới cho trước. Các niềm tin này đang thay đổi, nhưng
chúng bén rễ sâu trong văn hóa của một xã hội: trong các văn hóa gia trưởng, cả đàn
ông và phụ nữ có những định hướng tương đối gia trưởng. Ngược lại, trong các văn
hóa hiện đại hơn, ngay cả đàn ông có các định hướng tương đối quân bình đối
với các vai trò giới.
Sự nhấn mạnh tăng lên được đặt vào bình đẳng giới, nhất là trong các xã hội giàu
có, và nó xảy ra phần lớn qua sự thay thế giữa thế hệ. Vì thế, chúng ta thấy các

275
sự khác biệt-độ tuổi lớn, với các thành viên của các thế hệ trẻ hơn chắc có khả
năng ít hơn nhiều để tin vào tính ưu việt của đàn ông so với các thành viên của các
thế hệ già hơn. Các sự khác biệt này cũng lớn hơn các sự khác biệt giới rất nhiều:
đàn ông trẻ hơn trong các xã hội giàu có các định hướng giới quân bình hơn các phụ
nữ già trong các xã hội giàu. Điều này giải thích vì sao vấn đề giới đã trở nên nổi
bật chỉ gần đây: những thay đổi mà thúc đẩy nó đã hoạt động trong thời gian nào
đó, nhưng nó nổi lên như một lực chính trị mạnh mẽ chỉ sau khi sự thay thế thế hệ
đủ đã xảy ra để biến đổi toàn bộ cử tri trưởng thành. Ngoài ra, khoảng cách giới đã
trở nên lớn hơn nhiều giữa các thế hệ trẻ hơn, với phụ nữ trẻ hơn di chuyển tới
các thái độ quân bình hơn nhanh hơn các đàn ông trẻ. Tuy nhiên, trong thế giới
như một toàn thể, ngay cả giữa các phụ nữ trẻ hơn chúng ta vẫn chưa thấy một đa số
tuyệt đối mạnh mẽ bác bỏ ý tưởng về sự ưu việt của đàn ông, mặc dù trong một số
xã hội, như Thụy Điển và Hà Lan, có các đa số như vậy giữa cả các đàn ông và
các phụ nữ.1
+
Phần trăm phụ nữ trong quốc hội (2000)
|

-̶ Phần trăm không đồng ý rằng “đàn ông làm lãnh đạo chính trị tốt hơn” (cuối 1990s) +

HÌNH 12.3. Các thái độ quần chúng đối với bình đẳng giới, và sự đại diện của phụ nữ trong quốc
hội.

Niềm tin lâu đời rằng “đàn ông làm các lãnh đạo chính trị tốt hơn đàn bà” đang
thay đổi, khi các thế hệ trẻ hơn thay thế các thế hệ già hơn. Niềm tin này không chỉ
là vấn đề lời nói đãi bôi. Nó có các hệ quả chính trị quan trọng.

1
Nếu ta kết hợp các tỷ lệ phần trăm của những người không tán thành “khá” hay “mạnh mẽ” với tuyên bố “đàn ông làm các
lãnh đạo chính trị tốt hơn đàn bà,” ta nhận được các tỷ lệ phần trăm lớn hơn đáng kể của sự không tán thành. Chúng tôi
đặt cơ sở cho Hình 12.3 trên các tỷ lệ phần trăm của những người “không tán thành một cách mạnh mẽ” với ý tưởng về sự
ưu việt đàn ông bởi vì chúng tôi nghĩ nó là một chỉ báo tốt hơn của các niềm tin chắc được neo sâu. Xem Phụ lục
Internet, #66 dưới Variables. Về dẫn chiếu này và những dẫn chiếu tiếp sau đến Phụ lục Internet, xem
http://www.worldvaluessurvey.org/publications/humandevelopment. html.

276
Như Hình 12.3 chứng minh, trong các nước nơi công chúng bác bỏ ý tưởng
rằng đàn ông làm lãnh đạo chính trị tốt hơn, tỷ lệ cao hơn nhiều của phụ nữ thực sự
được bàu vào quốc hội. Trong chừng mực mà niềm tin này hiện diện nó là một bộ
tiên đoán về số phụ nữ trong quốc hội còn mạnh hơn mức dân chủ của xã hội
(Inglehart et al., 2002), mà gợi ý rằng các chuẩn mực văn hóa có tác động đến tỷ lệ
phần trăm của phụ nữ trong quốc hội còn hơn các định chế dân chủ. Hơn nữa,
mặc dù các nước giàu hơn có các tỷ lệ phụ nữ trong quốc hội cao hơn các nước
nghèo hơn, điều này có vẻ chủ yếu phản ánh sự thực rằng sự phát triển kinh tế xã
hội dẫn đến các sự thay đổi văn hóa. Phân tích hồi quy cho biết rằng mức kinh tế
của một xã hội giải thích chỉ 30 phần trăm của phương sai trong tỷ lệ phần trăm của
phụ nữ trong quốc hội. Sự ủng hộ quần chúng cho bình đẳng giới đóng vai trò giải
thích chính: cả xu hướng tới dân chủ và sự dịch chuyển tới bình đẳng giới trong
quốc hội phản ánh các sự thay đổi văn hóa cơ sở mà đang biến đổi xã hội
(Inglehart et al., 2002).

Các Nguyên nhân Truyền thống của Bất bình đẳng Giới

Làm sao đàn ông đã có khả năng chi phối đời sống kinh tế và chính trị trong hầu
như mọi xã hội suốt lịch sử thành văn? Để bắt đầu, tính lưỡng hình tình dục con
người đã gây ra sự thực tầm thường nhưng cơ bản rằng tính trung bình đàn ông có
sức mạnh thân thể nhiều hơn phụ nữ và sản xuất ra nhiều testosterone hơn, mà liên
kết với sự hung hăng, còn chỉ phụ nữ có thể mang thai và nuôi dưỡng trẻ con. Trong
sự phân công lao động tình dục nảy sinh này, đàn ông đã thực hiện các chức năng
võ thuật sinh tồn, nhất là săn bắn và chiến đấu, trong khi đàn bà thực hiện các
chức năng nuôi dưỡng con cái và chăm sóc. Với các tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao,
đã cần tạo ra một số lớn trẻ con nhằm để tái sinh dân số; và với tuổi thọ trung bình
ba mươi lăm đến bốn mươi năm, vào thời gian một phụ nữ sinh và nuôi nấng bốn
đến sáu con, bà đã gần cuối đời mình. Sự phân chia vai trò này đã buộc phụ nữ vào
hộ gia đình, trong khi đàn ông chi phối tất cả các hoạt động bên ngoài hộ gia
đình, kể cả chính trị. Vì chính trị bắt đầu với sự tổ chức quyền lực cưỡng chế cho
sự bảo vệ và thực thi luật và trật tự. Chừng nào sự tổ chức bảo vệ và an ninh vẫn
còn là hoạt động nhà nước chi phối, phụ nữ đã bị loại trừ (Service, 1962;
Flannery, 1972; Daly, 1978; Carneiro, 1988; Fedigan, 1991; Peterson and
Wrangham, 1997). Hơn nữa, trong các xã hội cả nông nghiệp và công nghiệp,
các hoạt động sản xuất gồm công việc thân thể nặng nhọc, mà dẫn đàn ông đến
chi phối các hoạt động này. Phụ nữ phần lớn bị loại trừ khỏi đời sống kinh tế bên
ngoài hộ gia đình cho đến khi các hoạt động kinh tế chính ngày càng bắt đầu gồm
các hoạt động trí tuệ hơn là các hoạt động thân thể (Daly, 1978; Nolan and Lenski,
1999).
Các sự tiến bộ công nghệ gần đây và sự phân biệt chức năng của các hoạt động
nhà nước đã biến đổi tất cả các nhân tố này. Trong xã hội tri thức, sức mạnh cơ
bắp hầu như là không thỏa đáng cho sự sản xuất: nó phụ thuộc vào sự sáng tạo,
kỹ năng về đối xử với mọi người, và khả năng trí tuệ – trong tất cả số đó phụ nữ ít
nhất có tài như đàn ông. Hơn nữa, trong các xã hội hậu công nghiệp tỷ lệ tử
vong trẻ sơ sinh đã giảm xuống các mức rất thấp; tuổi thọ trung bình đã tăng
hơn gấp đôi; và công nghệ kiểm soát sinh đẻ làm cho có thể để một phụ nữ chọn có

277
mấy con, và khi nào. Phụ nữ không còn dùng hầu hết đời trưởng thành của họ để
sinh đẻ và nuôi dạy con nữa. Cuối cùng, thậm chí hoạt động quân sự đã trở nên tách
khỏi sức mạnh cơ bắp. Thành công quân sự không còn phụ thuộc nặng vào việc có
số đông đàn ông khỏe, hung hăng nữa: nó ngày càng được chiến đầu từ xa, và thành
công phụ thuộc vào việc lập kế hoạch khéo léo và công nghệ cao – hay, còn tốt
hơn, ngoại giao hiệu quả. Hơn nữa, với sự mở rộng của các chức năng phúc lợi
của nó, việc tổ chức các phương tiện cưỡng bức ngừng là tiêu điểm của
nhà nước hiện đại. Khi điều này xảy ra, sự độc quyền đàn ông về chính trị bắt
đầu xói mòn.
Các sự biến đổi công nghệ và tổ chức này làm thay đổi căn bản đặc trưng của
quyền lực, phù hợp với xu hướng chung của sự phát triển con người: quyền lực
ngày càng giảm mang tính thân thể và cưỡng bức, và ngày càng tăng mang tính giao
tiếp và trí tuệ. Các hệ quả của những thay đổi này, về mặt bình đẳng giới trong đời
sống kinh tế và chính trị, đã nổi lên chỉ gần đây, phản ánh sự thực rằng các đặc
trưng văn hóa bén rễ sâu như các vai trò giới có khuynh hướng thay đổi từ từ,
phần lớn qua sự thay thế dân cư liên thế hệ.
Khắp xã hội công nghiệp, và thậm chí còn mạnh hơn trong các xã hội hậu
công nghiệp, có các sự khác biệt lớn giữa thế hệ trong các thái độ đối với bình
đẳng giới (Inglehart and Norris, 2003). Chúng phản ánh một “Thủy triều Dâng”
của sự thay đổi tới sự chấp nhận xã hội lớn hơn của bình đẳng giới nói riêmg và
bình đẳng con người nói chung. Bình đẳng giới tăng lên là một khía cạnh chính của
xu hướng phát triển con người.
Các nhân tố thêm giúp giải thích những sự thay đổi đột ngột trong các vai trò giới
đang nổi lên, đặc biệt trong các xã hội hậu công nghiệp, kể cả những thay đổi liên
quan đến hiện đại hóa, các định chế, và văn hóa. Trong chương này, chúng tôi
phác họa các sự giải thích này và kiểm định chúng về mặt kinh nghiệm, sử dụng
index trao quyền giới được phát triển trong Báo cáo Phát triển con Người của
Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc -UNDP (2000) như biến phụ thuộc của
chúng tôi.2

Các Nhân tố Mới Thúc đẩy Bình đẳng Giới: Nhà nước Phúc lợi

Nhà nước cưỡng bức truyền thống đã cho đàn ông một sự độc quyền trong chính trị
(Carneiro, 1988). Và sự chuyển đổi từ nhà nước cưỡng bức sang nhà nước phúc lợi
đóng một vai trò quan trọng trong việc mở các vai trò kinh tế và công cộng
cho phụ nữ. Nhà nước phúc lợi đảm nhận các trách nhiệm chăm sóc, làm giảm
các rủi ro của sự già đi, bệnh tật, thất nghiệp, và sự vô gia cư. Các sự phát triển này
đã giải phóng các gia đình hiện đại khỏi nhu cầu có nhiều con nhằm để tái sinh dân
cư, nâng tuổi thọ trung bình, và cung cấp giáo dục cho phụ nữ cũng như đàn
ông, làm tăng các lựa chọn của phụ nữ cho các hoạt động bên ngoài hộ gia đình.
Sự thể chế hóa các trách nhiệm chăm sóc cũng tạo lợi thế của phụ nữ, với các hệ

2
“Số đo trao quyền giới” do UNDP phát triển phản ánh sự đại diện phụ nữ trong các quốc hội, trong các vị trí quản lý, và
trong các chức năng hành chính, cũng như bình đẳng giới về lương. Cho các chi tiết, xem Phụ lục Internet, #26 dưới
Variables.

278
thống trường công, chăm sóc sức khỏe, và hưu bổng dỡ gánh nặng cho họ khỏi
nhiều trách nhiệm truyền thống của họ bên trong hộ gia đình (Poggi, 1978). Phụ nữ
hiện đại không cần trói mình vào một gia đình hay một người đàn ông kiếm cơm
để kiếm sống. Cho nên, nhà nước phúc lợi nới lỏng các ràng buộc của phụ nữ với
hộ gia đình, cho phép họ đóng một vai trò nổi bật hơn trong các giới rộng hơn
của đời sống kinh tế, chính trị, và xã hội (Sainsbury, 1996; Liebert, 1999;
Hirschmann, 2001; Tronto, 2001).

BẢNG 12.1. Các Tương quan của sự Trao quyền Giới

Tương quan Pearson với Index


Tương quan Trao quyền Giới 2000 (N)

Phần trăm nhấn mạnh các giá trị tự thể hiện, 0,86***(50)
đầu 1990s
Đầu tư phúc lợi công trừ (–) đầu tư quân sự, 0,77*** (48)
1990
Các chế độ nhà nước phúc lợi (Esping- 0,60** (17)
Andersen 1990)
Số host internet trên 1.000 dân, 1998 0,77*** (49)
Số năm dưới chính phủ dân chủ cho đến 1995 0,65*** (50)
Consociationalism (dân chủ chia sẻ quyền 0,11 (23)
lực), chiều thứ nhất, Lijhart 1990)
Phần trăm Tin lành trừ Muslim 1995 0,74*** (50)

Ghi chú: Các mức có ý nghĩa: *p < 0,100; **


p < 0,010; ***
p < 0,001.

Sự mở rộng của nhà nước phúc lợi cũng phản ánh sự nổi lên của một khế ước xã
hội mới. Trước khi sự lên của các nền dân chủ quần chúng và các nhà nước phúc
lợi, các nhà nước truyền thống chủ yếu đã hoạt động như các bộ máy thu-sự cống
nạp. Chúng dùng quyền lực cưỡng ép của chúng để bòn rút bất kể thặng dư kinh tế
nào từ nhân dân, để thỏa mãn các lợi ích của những kẻ nắm quyền (Jones, 1985; J.
Diamond, 1997: 265). Ngược lại, các nhà nước phúc lợi dân chủ mà chịu trách
nhiệm với công chúng tái đầu tư các nguồn lực được bòn rút cho phúc lợi của công
chúng rộng hơn – chính định nghĩa của một khế ước xã hội (Boix, 2001; Stiglitz,
2002: 160–62). Do đó, các elite trong các nhà nước phúc lợi được định hướng
mạnh mẽ hơn tới hàng hóa công, mà được phản ánh trong sự tham nhũng thấp hơn
giữa các elite: có một tương quan r = 0,69 (N = 51) hết sức có ý nghĩa giữa tính liêm
chính elite (tức là, nghịch đảo của tham nhũng elite) và tỷ lệ của ngân sách nhà
nước được đầu tư vào phúc lợi công (tức là, sức khỏe và giáo dục).3 Tương tự,
chi tiêu phúc lợi công tương quan mạnh với tất cả các chỉ báo “cai quản tốt” được
Kaufmann et al. (2003) phát triển. Sự nổi lên của khế ước xã hội đã giúp làm
giảm các sự bất bình đẳng xã hội: hệ số Gini của các sự chênh lệc về thu nhập gia
đình tương quan với chi tiêu nhà nước phúc lợi với r = –0,50 (N = 48). Như Bảng
12.1 chứng minh, chính phủ đầu tư càng nhiều vào phúc lợi xã hội, và càng ít
vào các lực lượng cưỡng bức truyền thống do-đàn ông chi phối như quân sự,

3
Cho các chi tiết, xem Phụ lục Internet, #13 dưới Variables.

279
thì bình đẳng giới hiện diện càng nhiều. Các sự khác biệt về quy mô của nhà
nước phúc lợi tương quan tại r = 0,77 với biến thiên về bình đẳng giới.
Một cách khác để phân tích các biến thiên trong nhà nước phúc lợi là phân loại
học của Esping-Andersen (1990) về các chế độ nhà nước phúc lợi, mà phân biệt
giữa các kiểu nghiệp đoàn chủ nghĩa (corporatist), tự do (liberal), và dân chủ-xã
hội. Kiểu nghiệp đoàn chủ nghĩa tồn tại ở Tây Âu lục địa, nơi các đảng Dân chủ
Thiên chúa giáo (Kitô) mạnh thúc đẩy một nhà nước phúc lợi gia trưởng, theo một
chiến lược nhắm tới việc làm xói mòn sự trung thành của giai cấp lao động với các
nhà Dân chủ Xã hội. Các đảng Dân chủ Thiên chúa giáo đã thiết kế nhà nước phúc
lợi dựa vào các hệ thống bảo hiểm xã hội mở rộng ủng hộ mô hình gia đình truyền
thống trong đó có chỉ một thu nhập, thường thường kiếm được bởi người đàn ông
kiếm cơm. Kiểu này của nhà nước phúc lợi cung cấp các khuyến khích yếu nhất
cho phụ nữ để bỏ vai trò truyền thống của họ trong hộ gia đình. Dưới các điều kiện
mặt khác ngang nhau, ta kỳ vọng kiểu này của nhà nước phúc lợi tạo ra mức độ
thấp nhất của bình đẳng giới. Nhà nước phúc lợi tự do, ngược lại, đặc trưng hầu
hết của thế giới Anglo-Saxon. Kích thước ngân sách nhà nước trong các nhà nước
phúc lợi tự do là tương đối nhỏ, nhưng nó không gồm các khuyến khích ngân sách
ủng hộ các vai trò giới truyền thống. Vì thế, người ta kỳ vọng kiểu này của nhà
nước phúc lợi cho thấy một vị trí trung gian về mặt bình đẳng giới. Cuối cùng nhà
nước phúc lợi dân chủ-xã hội, mà đặc biệt mạnh ở Scandinavia, không chỉ là nhà
nước phúc lợi rộng rãi nhất mà cũng cung cấp hạ tầng cơ sở chăm sóc công rộng
nhất, giải phóng phụ nữ khỏi các ràng buộc truyền thống của họ với hộ gia
đình. Do đó, người ta kỳ vọng thấy mức độ cao nhất của bình đẳng giới trong nhà
nước phúc lợi dân chủ-xã hội.
Trên một cơ sở hạn chế (chỉ các xã hội hậu công nghiệp được Esping-
Andersen phân loại), bằng chứng trong Bảng 12.1 xác nhận các giả thiết này. Mặc
dù dải biến thiên giữa các nhà nước phúc lợi nghiệp đoàn chủ nghĩa là lớn, tính
trung bình chúng rõ ràng cho thấy các mức độ thấp nhất về bình đẳng giới. Ngược
lại, các nhà nước phúc lợi tự do Anglo-Saxon cho thấy các mức cao hơn về bình
đẳng giới, còn các nhà nước phúc lợi dân chủ-xã hội Scandinavia cho thấy mức
cao nhất về bình đẳng giới. Tổng thể, các sự khác biệt này về kiểu các định chế
phúc lợi tương quan tại 0,60 với biến thiên ngang-quốc gia về bình đẳng giới
giữa các nền kinh tế Tây phương tiên tiến.

Xã hội Tri thức đang Nổi lên

Một lý lẽ khác liên kết với hiện đại hóa nhắc tới các thay đổi về bản chất của
các hoạt động kinh tế xã hội. Khi lực lượng lao động của một xã hội dịch chuyển từ
các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp sang các khu vực dịch vụ và tri thức
– như tài chính, marketing, kế toán, tư vấn, truyền thông, giáo dục, và nghiên
cứu – sự nhấn mạnh của các hoạt động kinh tế dịch chuyển từ công việc thân thể
sang công việc trí tuệ (Bell, 1973; Giddens, 1990). Khi điều này xảy ra, lợi thế
tương đối mà sức mạnh cơ bắp ban cho đàn ông biến mất. Các điều kiện khác ngang
nhau, chúng ta kỳ vọng bình đẳng giới tiến lên với sự nổi lên của các xã hội tri
thức.

280
Một dấu hiệu tốt của xã hội tri thức đang nổi lên là sự truyền bá của công nghệ
thông tin, mà có thể được đo bằng số các host internet trên 1.000 cư dân.4 Như
Bảng 12.1 chứng minh, bình đẳng giới quả thực có tương quan với sự thâm nhập
của internet với r = 0,67.

Chuyển đổi Chế độ và các Đặc trưng Thể chế

Đã được cho rằng các truyền thống dân chủ có khuynh hướng ủng hộ bình đẳng
giới. Lý lẽ là dễ hiểu (McDonagh, 2002): các định chế dân chủ cung cấp cho
phụ nữ nhiều quyền hơn và nhiều kênh hơn để làm cho tiếng nói của họ được
lắng nghe hơn được hiện diện trong các chế độ chuyên quyền. Nhưng cần thời
gian cho các cơ hội thể chế này để đóng các vai trò giới được xác lập. Cho điều
này xảy ra, các quy tắc dân chủ phải trở thành một phần của bản sắc tập thể của một
xã hội. Việc này không xảy ra một sớm một chiều; trong chừng mực nó liên kết với
sự nổi lên của một thế hệ phụ nữ mới đã lớn lên với các cơ hội dân chủ. Chúng tôi
giả thuyết rằng khi số năm một nước sống dưới các định chế dân chủ tăng lên,
bình đẳng giới sẽ cũng tăng lên.5 Như Bảng 12.1 chứng minh, điều này quả thực
là thế, mặc dù tương quan (r = 0,65) là yếu hơn đáng kể so với tương quan với
nhà nước phúc lợi (r = 0,77).
Một nhân tố thể chế khác mà được cho là quan trọng, là kiểu chế độ dân chủ,
như được cho biết bởi index của Lijphart (1999) về dân chủ đa số versus dân chủ
chia sẻ quyền lực (consociational democracy). Các biến thiên dọc chiều
consociational được hạn chế cho các nền dân chủ hình thức, loại trừ tất cả các xã
hội phi dân chủ, cho nên index chỉ sẵn có cho hai mươi ba quốc gia trong mẫu của
chúng tôi. Nhưng Lijphart cho rằng dân chủ chia sẻ quyền lực có một tác động lớn
lên các khía cạnh đa dạng của sự phát triển xã hội. Đặc biệt, ông cho rằng các nền
dân chủ chia sẻ quyền lực có định hướng đồng thuận hơn trong sự tìm kiếm của họ
cho một cân bằng tốt hơn giữa các nhóm xã hội và các lợi ích đối lập nhau. Nếu
cái Lijphart mô tả như triển vọng “hiền lành hơn” của các nền dân chủ chia sẻ
quyền lực áp dụng cho sự chia tách giới, chúng ta kỳ vọng để thấy sự công
nhận lớn hơn về các lợi ích phụ nữ, được phản ánh trong các mức độ cao hơn
của bình đẳng giới, trong các xã hội với các mức cao của dân chủ chia sẻ quyền
lực.
Bằng chứng không ủng hộ giả thiết này, như Bảng 12.1 chứng minh. Biến
thiên trong mức độ của dân chủ chia sẻ quyền lực6 là không tương quan với
biến thiên trong bình đẳng giới. Các nước có số điểm cao về dân chủ chia sẻ
quyền lực như Thụy Sĩ, Bỉ, hay Hà Lan cho thấy các mức độ bình đẳng giới thấp
hơn các nước với mức độ dân chủ chia sẻ quyền lực thấp hơn, như Canada hay
New Zealand. Các nền dân chủ chia sẻ quyền lực là không “hiền lành hơn”
4
Xem Phụ lục Internet, #12 dưới Variables.
5
Cho việc đo số năm dưới dân chủ, xem Phụ lục Internet, #23 dưới Variables.
6
Chúng tôi sử dụng số điểm trên chiều thứ nhất của Lijphart (1999) về dân chủ chia sẻ quyền lực, mà ông gọi là chiều
“đảng-hành pháp”. Chiều thứ hai của ông về dân chủ chia sẻ quyền lực, chiều “chủ nghĩa liên bang”, cũng cho thấy
không sự liên kết nào với bình đẳng giới.

281
các nền dân chủ khác về khía cạnh bình đẳng giới, nhưng các nhà nước phúc lợi
dân chủ xã hội là “hiền lành hơn” các nhà nước phúc lợi khác. Các biến thiên về
kiểu nhà nước phúc lợi có vẻ có tác động nhiều hơn lên bình đẳng giới so với các
biến thiên về kiểu dân chủ.

Di sản Tôn giáo: các Xã hội Tây phương versus không-Tây phương

Một trường phái tư tưởng nổi bật khác truy nguyên các sự khác biệt trong bình đẳng
giới về các truyền thống văn hóa liên kết với di sản tôn giáo của một xã hội. Đi theo
Max Weber (1958 [1904]), các nhà xã hội học cho rằng các truyền thống tôn giáo
có một tác động lâu dài lên cấu trúc tổng thể của xã hội. Cụ thể hơn, được cho rằng
truyền thống Tin lành của các nhà thờ phi tập trung và sự nhấn mạnh của nó
đến sự can dự tự nguyện của dân thường vào đời sống cộng đồng đã để các xã hội
Tin lành với một dấu ấn cá nhân chủ nghĩa, tự do, dân chủ, và xã hội-dân sự hơn.
Như thế, các xã hội Tin lành đã dẫn đường trong việc đưa quyền bầu cử của phụ nữ
vào. Nếu các lý tưởng hoạt động-bình quân Tin lành cũng tác động đến phụ nữ,
nó sẽ kích các đòi hỏi cho bình đẳng giới. Dưới các điều kiện mặt khác ngang nhau,
các xã hội Tin lành vẫn phải có các mức độ bình đẳng giới cao hơn các xã hội
không-Tin lành.
Sự phân chia sắc nét nhất trong các giá trị cá nhân chủ nghĩa và dân chủ, theo
Huntington (1996: 159), tách biệt các xã hội Tây phương Tin lành khỏi các xã hội
Đông phương Islamic. Được cho là, về mặt lịch sử Islam dựa vào các bộ lạc du mục
mà cho Islam một dấu ấn gia trưởng mạnh (Jawad, 1998). Nếu truyền thống gia
trưởng này vẫn còn, người ta sẽ thấy các mức độ thấp nhất của bình đẳng giới trong
các xã hội với một di sản Islamic. Nhìn chung, các biến thiên trong bình đẳng giới
có thể được cấu trúc dọc một sự phân cực giữa các tôn giáo Tin lành và Islamic.
Nhằm để định vị một xã hội trong sự phân cực Tin lành-versus-Muslim, chúng
tôi đã tính một index hiệu tỷ lệ phần trăm mà trừ tỷ lệ phần trăm của dân cư
Islamic của một xã hội khỏi tỷ lệ phần trăm dân cư Tin lành, sao cho một nước có
được số điểm dương cao trên index này khi dân cư Tin lành của nó vượt dân cư
Muslim của nó. Như Bảng 12.1 chứng minh, index Tin lành-versus-Muslim này
tương quan tại 0 , 74 với bình đẳng giới.7

Các Giá trị Tự-thể hiện Tăng lên

Vì sao các truyền thống tôn giáo của một xã hội giúp định hình các mức bình đẳng
giới? Lý do, có lẽ, là bởi vì tôn giáo định hình các định hướng giá trị mà có một tác
động lên bình đẳng giới. Nếu điều này đúng, thì bản thân các định hướng giá trị
phải có một tác động trực tiếp lên bình đẳng giới hơn tôn giáo. Cũng thế phải
đúng cho các nhân tố liên quan khác như nhà nước phúc lợi và xã hội tri thức, mà
hoạt động phần lớn qua việc thay đổi các niềm tin quần chúng. Nói cách khác, các
7
Cho các chi tiết về việc đo index hiệu tỷ lệ phần trăm này, xem Phụ lục Internet, #14.

282
truyền thống tôn giáo, nhà nước phúc lợi, dân chủ, và xã hội tri thức phải có một
hiệu ứng lên bình đẳng giới bởi vì các các nhân tố này có khuynh hướng định hình
các lực văn hóa giải phóng mà được đề cập đến bởi các giá trị tự-thể hiện, mang lại
các định hướng thay đổi đối với các vai trò giới. Như Hình 12.4 chứng minh,
các giá trị tự-thể hiện quả thực có một tác động mạnh hơn lên bình đẳng giới so với
bất kể biến nào chúng ta đã xem xét đến nay, giải thích 65 phần trăm của phương
sai trong bình đẳng giới.
Index Trao quyền giới (2000)

Phần trăm nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện (giữa 1990s) +

HÌNH 12.4. Các giá trị tự-thể hiện và phạm vi thực sự của sự trao quyền giới trong một xã hội.

Bảng 12.2 đưa các nhân tố giải thích khác nhau của chúng ta vào một phân tích
hồi quy (chúng tôi chỉ bao gồm các biến tỏ ra có ý nghĩa trong các phân tích tương
quan được cho thấy trong Bảng 12.1). Phân tích này chứng minh rằng các giá trị
tự-thể hiện có hiệu ứng mạnh nhất lên bình đẳng giới, bất chấp các nhân tố giải
thích khác nào được bao gồm trong phân tích.

283
BẢNG 12.2. Giải thích sự Trao quyền Giới (hồi quy đa biến)

Biến Phụ thuộc: Index


Các bộ Tiên đoán Trao quyền Giới 2000

Phần trăm nhấn mạnh các giá trị tự thể hiện, 0,45***(3,64)
đầu 1990s
Đầu tư phúc lợi công trừ đầu tư quân sự, 1990 0,33*** (3,51)
Phần trăm Tin lành trừ Muslim khoảng 1990 0,09 (0,84)
Số Internet host trên 1.000 dân, 1998 0,15 (1,61)
R được hiệu chỉnh
2
0,79

Ghi chú: Các giá trị là các hệ số hồi quy được chuẩn hóa (các giá trị-T trong ngoặc). N = 48. Các
mức có ý nghĩa: *p < 0,100; * * p < 0,010; * * * p < 0,001.

Kết luận

Cùng với sự lan ra và sự làm sâu sắc của các định chế dân chủ, bình đẳng giới
tăng lên phản ánh xu hướng nhân văn vốn có trong sự phát triển con người. Quả
thực, bình đẳng giới tăng lên là một khía cạnh thiết yếu trong việc củng cố các
định chế dân chủ. Bình đẳng giới phản ánh mức độ mà phụ nữ có cơ hội bình đẳng
để phát triển tiềm năng của họ cho sự lựa chọn tự trị. Phù hợp với lý thuyết của
chúng tôi, các lực xã hội giải phóng được sự nhấn mạnh lên các giá trị tự-thể hiện
đề cập đến có vẻ đóng vai trò cốt yếu nhất trong việc gây ra bình đẳng giới. Chỉ một
nhân tố khác, mức độ mà các chi tiêu xã hội nhấn mạnh nhà nước phúc lợi hơn là
các phương tiện cưỡng bức, đến gần tầm quan trọng của các giá trị tự-thể hiện.
Các nhân tố khác, đặc biệt số năm mà xã hội sống dưới các định chế dân chủ và di
sản tôn giáo của nó, có một tác động bị giảm hết sức đến bình đẳng giới khi chúng
ta tính đến các giá trị tự-thể hiện. Các biến này là xác đáng chủ yếu với bình đẳng
giới trong chừng mực chúng liên kết với các giá trị tự-thể hiện. Các lực xã hội
giải phóng được phản ánh trong các giá trị tự-thể hiện thúc đẩy sự phát triển con
người trên nhiều mặt trận: chúng không chỉ làm tăng tính liêm chính elite và củng
cố dân chủ hiệu quả; chúng cũng thúc đẩy sự trao quyền phụ nữ và nền dân chủ
bình đẳng giới. Xu hướng này là một dấu hiệu khác của tầm quan trọng trung tâm
của các giá trị tự-thể hiện tăng lên trong việc thúc đẩy sự lựa chọn con người.
Bình đẳng giới tăng lên là một thành phần chính trong sự nổi lên của các xã hội
nhân văn; nó có thể so sánh được về độ lớn với xu hướng toàn cầu tới dân chủ và
liên kết mật thiết với nó.
Bình đẳng giới đã không là phần của định nghĩa ban đầu của dân chủ. Tại Athens
cổ xưa, tấm gương ban đầu của dân chủ, ít hơn 10 phần trăm của dân cư đã có các
quyền chính trị, và phụ nữ đã bị loại khỏi chính trị (Bollen and Paxton, 1997). Ngay
cả ngày nay, phụ nữ vẫn bị loại khỏi chính trị trong một số xã hội. Nhưng dân chủ
là một khái niệm tiến hóa, và nó cho thấy một xu hướng tỏa khắp tới việc trở thành
bao hàm và nhân văn hơn.

284
13. Các Ngụ ý của sự Phát triển con Người

Một sự Biến đổi Nhân văn của Hiện đại hóa

Như các chương trước đã chứng minh, sự phát triển kinh tế xã hội, các giá trị tự-
thể hiện, và các định chế dân chủ tương quan chặt chẽ với nhau đến mức chúng
đề cập đến một chiều cơ bản duy nhất. Mỗi trong ba thành phần này giúp phát
triển tiềm năng con người của một xã hội – tức là, khả năng của người dân để định
hình cuộc sống của họ trên cơ sở của các sự lựa chọn tự trị của họ. Cho nên, chiều
này phản ánh sự phát triển con người.
Những sự liên kết giữa sự phát triển kinh tế xã hội, các giá trị văn hóa, và các
định chế chính trị mà tạo thành sự phát triển con người một phần đã được báo
hiệu bởi các nhà lý luận hiện đại hóa (xem Lipset, 1959a; Almond and Coleman,
1960; Pye and Verba, 1963; Apter, 1965; Almond and Powell, 1966; Weiner, 1966;
Coleman, 1968; Huntington, 1968; Binder et al., 1971; Pye, 1990). Nhưng trong
khi nhiều trong số các nhà khoa học xã hội này đã suy đoán rằng bộ nào đó của các
giá trị “hiện đại” đã cung cấp mối liên kết thiết yếu giữa sự phát triển kinh tế xã
hội và các định chế dân chủ, ít người đã xem xét sự liên kết này về mặt kinh
nghiệm, và những người đã thì xem xét chỉ một nhúm quốc gia (xem Lerner, 1958;
Inkeles and Smith, 1974; Inkeles, 1983). Hơn nữa, họ đã tập trung vào sự nổi lên
của các giá trị thế tục-duy lý như sự biểu hiện chủ chốt của tính hiện đại. Quan
điểm này đã là đủ chính xác trong pha công nghiệp hóa của hiện đại hóa,
nhưng ngày nay nó đã lỗi thời. Trong xã hội hậu công nghiệp, tình hình đã thay
đổi theo những cách có các hệ quả chính trị quan trọng. Chừng nào sự thế tục hóa,
duy lý hóa, và quan liêu hóa đã là các xu hướng văn hóa chi phối, hiện đại hóa
đã không nhất thiết dẫn tới; nó tương thích hoàn hảo với các chế độ độc đoán và
toàn trị, như các nhà lý luận về “chủ nghĩa toàn trị” (Friedrich and Brzezinski,
1965), “các chế độ huy động” (Johnson, 1970), và “chủ nghĩa độc đoán quan
liêu” (O’Donnell, 1973) đã lưu ý một cách đúng đắn.
Dữ liệu của chúng tôi xác nhận quan điểm này, chứng minh rằng các giá trị thế
tục-duy lý – dấu xác nhận của xã hội công nghiệp – không cho thấy một sự liên
kết mạnh với dân chủ. Vì các giá trị thế tục-duy lý không nghi ngờ quyền uy vô
hạn; chúng đơn giản dịch chuyển cơ sở của nó từ tôn giáo sang khoa học và từ
quyền uy tôn giáo sang nhà nước quan liêu. Sự lên của các giá trị thế tục-duy lý
quả thực có mang lại một sự thay đổi quan trọng: nó làm cho tính chính đáng của
bất kể quyền uy nào ngày càng phụ thuộc vào sự chấp nhận của quần chúng và các
lời xác nhận của elite để làm việc vì lợi ích chung (Meyer et al., 1997). Như thế, tất
cả các hệ thống chính trị hiện đại đều đưa vào quyền bỏ phiếu phổ quát nhằm để

285
chứng minh rằng họ cai trị với sự tán thành của quần chúng. Nhưng các chế độ
phát xít và chế độ cộng sản đều đã khá giỏi để nghĩ ra các hình thức quyền bỏ
phiếu phổ quát do elite-kiểm soát – quả thực, chúng đã đạt các mức tham gia cao
trong các cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý hơn các nền dân chủ tự do đã từng đạt.
Trong khi sự thế tục hóa và duy lý hóa đã là xu hướng văn hóa chi phối, quyền
bỏ phiếu phổ quát đã có khả năng sinh ra các chế độ phát xít, cộng sản, và độc
đoán như các chế độ dân chủ đích thực.
Các giá trị thế tục-duy lý là tương thích hoàn hảo với các hệ thống phi-dân
chủ. Các quá trình thế tục hóa và duy lý hóa đòi hỏi rằng quần chúng được bao
gồm trong chính trị, bởi vì sự ưng thuận công chúng trở thành nguồn duy nhất của
tính chính đáng. Nhưng sự ưng thuận công chúng có thể được huy động theo những
cách độc đoán mà không nhất thiết mang lại sự thất vọng và sự phản kháng quần
chúng, chừng nào hầu hết người dân trao một ưu tiên cao hơn cho các giá trị sinh
tồn tuân thủ hơn cho các quyền tự do dân sự và chính trị.
Các nhà lý luận hiện đại hóa đã đánh giá thấp tầm quan trọng của các giá trị
giải phóng nghi ngờ quyền uy và kích các áp lực quần chúng cho các quyền dân sự
và chính trị mà tạo thành dân chủ tự do. Vì thế, chiều được đề cập đến bởi các giá
trị tự-thể hiện đã hầu như bị các nhà lý luận về hiện đại hóa và văn hóa chính trị bỏ
qua hoàn toàn. Nhưng với sự nổi lên của xã hội hậu công nghiệp, ngày càng trở
nên rõ ràng rằng các giá trị giải phóng giữa công chúng là thiết yếu cho dân chủ.
Các giá trị tự-thể hiện có một sức đẩy vốn có chống-độc đoán, làm xói mòn sự cai trị
chuyên quyền và cả “định hướng thần dân” mà Almond and Verba (1963) đã coi
như một phần không thể tách rời của văn hóa công dân dân chủ. Các giá trị tự-thể
hiện (hay cái các nhà khoa học xã hội khác nhắc tới như “chủ nghĩa cá nhân” hay
các giá trị “tự trị”) thúc đẩy lực xã hội cốt yếu dính líu đến sự lên của dân chủ hiệu
quả. Sự phổ biến của các giá trị giải phóng tự-thể hiện tạo thành mối liên kết chủ
chốt trong quá trình phát triển con người, liên kết sự phát triển kinh tế xã hội với
các định chế dân chủ.
Cuốn sách này đã trình bày một phiên bản lý thuyết hiện đại hóa được xét lại mà
xem sự phát triển lựa chọn con người như chủ đề cơ sở của sự phát triển kinh tế xã
hội, các giá trị tự-thể hiện tăng lên, và sự củng cố của các định chế dân chủ.
Chúng tôi dựa vào Sen (1999) và Anand and Sen (2000), cho rằng việc mở rộng
sự lựa chọn con người là bản chất của sự phát triển xã hội. Nhưng chúng tôi mở
rộng khái niệm của Sen về sự phát triển con người để bao gồm văn hóa, mà cung
cấp mối liên kết thiết yếu giữa sự phát triển kinh tế và quyền tự do dân chủ.
Sự giải thích của Anand và Sen về sự phát triển con người tập trung vào các điều
kiện khách quan định hình sự lựa chọn con người, như các nguồn lực kinh tế xã hội
và các quyền dân sự và chính trị. Nhưng sự lựa chọn không chỉ là một vấn đề về các
nhân tố khách quan như vậy như các nguồn lực và các quyền; nó cũng gồm các
giá trị của người dân. Nhân dân có thể có các nguồn lực rộng và các quyền pháp lý,
nhưng nếu họ sống trong một văn hóa nhấn mạnh sự sinh tồn trên mọi thứ khác, nó
không trao ưu tiên cao cho quyền tự do lựa chọn. Trong một văn hóa tuân thủ, đầu
óc của người dân có khuynh hướng bị đóng, loại trừ các lựa chọn quan trọng tiềm
tàng. Dải cho sự lựa chọn tự trị vẫn hẹp. Một xã hội thuận lợi cho sự lựa chọn
đòi hỏi một văn hóa nhấn mạnh sự tự trị con người và các giá trị tự-thể hiện.

286
Trình tự Phát triển con Người

Chương 8 đã chứng minh bằng tư liệu các sự liên kết giữa sự phát triển kinh tế
xã hội, các giá trị tự-thể hiện, và các định chế dân chủ. Như chúng tôi đã chứng
minh, các sự liên kết này là hết sức mạnh – mạnh đến mức chúng đề cập đến một
chiều cơ sở duy nhất, chiều phát triển con người. Trong một phân tích nhân tố, sự
phát triển kinh tế xã hội (như được đo bằng index về các nguồn lực kinh tế xã hội
của Vanhanen trong giữa-các năm1990), các giá trị tự-thể hiện quần chúng trong
giữa-các năm 1990, và dân chủ hiệu quả trong 2000–2 hội tụ trong một nhân tố
chung giải thích 91 phần trăm của tổng phương sai giữa ba thành phần của nó,
với các hệ số tải 0,96 cho mỗi trong số ba thành phần ở bảy mươi ba quốc gia.
Chiều này có vẻ được gây ra bởi một trình tự nhân quả cụ thể: các phát hiện của
chúng tôi cho thấy rằng sự phát triển kinh tế xã hội dẫn tới các giá trị tự-thể hiện
tăng lên, mà đến lượt dẫn tới dân chủ hiệu quả.
Mỗi trong ba thành phần của sự phát triển con người là một sự biểu hiện riêng
biệt của một chủ đề cơ sở chung: sự lựa chọn tự trị con người. Sự phát triển kinh tế
xã hội làm tăng các nguồn lực của nhân dân, cho nhân dân các phương tiện khách
quan cho phép họ đưa ra các sự lựa chọn tự trị. Với các giá trị tự-thể hiện, mọi
người trao ưu tiên cao cho việc hoạt động theo các sự lựa chọn tự trị của họ. Và
dân chủ cung cấp các quyền tự do dân sự và chính trị, ban cho nhân dân các quyền
để hoạt động theo các sự lựa chọn tự trị của họ.
Như thế, các sự liên kết giữa sự phát triển kinh tế xã hội, các giá trị tự-thể hiện,
và các định chế dân chủ phản ánh các sự liên kết giữa kinh nghiệm lựa chọn sống
của nhân dân, sự nhấn mạnh chủ quan của họ lên sự lựa chọn, và các quyền hưởng
(entitlement) hợp pháp của họ đối với sự lựa chọn.
Các định hướng giá trị thịnh hành của nhân dân phản ánh các kinh nghiệm sống
của họ. Nếu mọi người lớn lên với các nguồn lực bị hạn chế nghiêm trọng, điều này
nuôi dưỡng các giá trị sinh tồn hạn chế sự tự-thể hiện. Việc lớn lên với các nguồn
lực dư giả, ngược lại, dẫn họ để đặt sự nhấn mạnh nhiều hơn lên các giá trị tự-thể
hiện. Phát hiện của chúng tôi rằng sự nhấn mạnh lên các giá trị sinh tồn phổ biến
trong các xã hội nghèo, trong khi sự nhấn mạnh lên các giá trị tự-thể hiện phổ biến
trong các xã hội giàu, ủng hộ sự diễn giải rằng mức an toàn sinh tồn là có trước một
cách nhân quả với sự nhấn mạnh chủ quan lên sự lựa chọn. Tóm lại, sự phát triển
kinh tế xã hội dẫn đến sự nổi lên của các giá trị tự-thể hiện hơn là ngược lại.
Mối quan hệ giữa các giá trị tự-thể hiện và các định chế dân chủ cũng có thể
được suy ra từ nguyên lý của sự lựa chọn tự trị con người: nó phản ánh sự liên kết
giữa sự nhấn mạnh của mọi người lên sự lựa chọn và các quyền hưởng lựa chọn của
họ. Khi nhân dân trao ưu tiên cao cho sự lựa chọn, nó gây ra các đòi hỏi cho các
quyền hưởng lựa chọn – trong lĩnh vực chính trị và mọi nơi khác. Nếu các định chế
hiện tồn không thỏa mãn đòi hỏi (cầu) này, nó dẫn tới áp lực tăng lên cho các sự
thay đổi chế độ tới dân chủ, mang lại các quyền hưởng lựa chọn cao hơn. Ngược lại,
như chúng tôi đã chứng minh, nếu các định chế dân chủ có rồi nhưng sự nhấn
mạnh lên các giá trị tự-thể hiện là yếu, dân chủ có khuynh hướng trở nên không
hiệu quả. Bởi vì các quyền hưởng lựa chọn không thể trở nên hiệu quả trừ phi nhân
dân nhấn mạnh sự lựa chọn, các giá trị tự-thể hiện là có trước về mặt nhân quả đối
với các định chế dân chủ bền vững và hiệu quả.

287
Sự mở rộng lựa chọn con người làm cơ sở cho trình tự phát triển con người, một
trình tự di chuyển từ kinh nghiệm lựa chọn đến một sự nhấn mạnh lên sự lựa chọn –
hay từ sự phát triển kinh tế xã hội đến các giá trị tự-thể hiện tăng lên đến sự thiết lập
và củng cố của các định chế dân chủ.

Các Khía cạnh Đạo đức của sự Phát triển con Người

Khái niệm của chúng tôi về sự phát triển con người được thể hiện (operationalized)
bằng việc dùng các biến mà có thể được đo và được phân tích về mặt kinh nghiệm.
Nhưng sự lựa chọn các biến này được hướng dẫn bởi một tiêu chuẩn chuẩn tắc sử
dụng mức độ lựa chọn con người như tiêu chuẩn phát triển của nó (xem Anand and
Sen, 2000). Góc nhìn này làm cơ sở cho câu hỏi kinh nghiệm: trong chừng mực nào
các xã hội là khác nhau về dải các lựa chọn chúng đưa ra cho các cử tri của chúng?
Năng lực để hành động theo các sự lựa chọn tự trị của mình là vốn có trong mọi
con người. Nó, quả thực, là một phần căn bản của cái xác định con người như một
loài khác biệt (xem Marx, 1973 [1858]; Quigley, 1961; Birch and Cobb, 1981;
Barkow et al., 1992).
Chúng tôi đi theo Birch and Cobb (1981) trong việc cho rằng khả năng để đi xa
hơn các hình mẫu hành vi bản năng và để đặt cơ sở cho các hoạt động của
mình trên các lựa chọn tự do và có tính toán là năng lực con người độc đáo
nhất, phân biệt con người như một loài khỏi tất cả các sinh vật khác (xem cả
Alexander, 1987; Ehrlich, 2000). Vì thế, việc đặt cơ sở một lý thuyết phát triển con
người trên nguyên lý lựa chọn không thiết lập một tiêu chuẩn chuẩn tắc bị thiên vị
chống lại các văn hóa nào đó, vì khả năng để hành động phù hợp với sự lựa chọn tự
trị của mình là một năng lực phổ quát của loài người. Năng lực này tạo thành
khả năng con người của bất kể xã hội nào. Các xã hội không khác nhau về sự hiện
diện của khả năng con người này; chúng khác nhau về chúng đưa ra bao nhiêu
không gian cho khả năng này phát triển. Khái niệm của chúng tôi được thiết kế
để đo và phân tích không gian này.
Sự lựa chọn tự trị con người là một tiêu chuẩn phù hợp về nhân học để khái niệm
hóa sự phát triển con người, bởi vì việc hoạt động theo các lựa chọn tự trị của mình
không chỉ là một năng lực con người phổ quát mà cũng là một khát vọng con người
phổ quát. Như chúng tôi đã chứng minh trong Chương 6, các cơ hội cho việc
đưa ra các sự lựa chọn tự trị liên kết mật thiết với hạnh phúc con người. Sự kết
hợp này đúng theo một cách có hệ thống hoạt động ngang các văn hóa: trong tất cả
các vùng văn hóa, các xã hội mà đưa ra cho nhân dân của họ nhiều không gian hơn
cho sự lựa chọn tạo ra các mức cao hơn của sự hài lòng tổng thể với cuộc sống và
hạnh phúc. Mức an lạc chủ quan của một xã hội là một chỉ báo mạnh về thân phận
con người, và nó liên kết một cách có hệ thống với quyền tự do lựa chọn.
Những người trả lời có thể không biết về sự liên kết này, nhưng những người cảm
thấy rằng họ có ít lựa chọn trong việc định hình đời họ kể lại mức an lạc chủ quan
thấp hơn một cách có hệ thống. Chắc chắn, khát vọng con người cho lựa chọn bị
ràng buộc nghiêm trọng bởi các chuẩn mực văn hóa cứng nhắc ở nhiều nơi. Như thế,
các văn hóa thành công với các mức độ thay đổi trong việc áp đặt các ràng buộc lên
sự lựa chọn con người. Nhưng “thành công” trong khía cạnh này có các chi phí con

288
người: nó làm giảm sự an lạc con người. Trong dài hạn, sự làm giảm sự an lạc con
người áp đặt các thế bất lợi tiến hóa lên các xã hội kiềm chế sự lựa chọn con người,
vì chúng ít có khả năng hơn để huy động các động cơ thúc đẩy tự trị của nhân dân,
làm giảm sự sáng tạo và năng suất của các thần dân của chúng.
Cách tiếp cận của chúng tôi có đề xuất một tiêu chuẩn Tây phương duy nhất mà
không thể áp dụng cho các văn hóa không-Tây phương hay không? Trong cuộc
tranh luận về “các giá trị Á châu,” cựu thủ tướng Singapore, Lý Quang Diệu, cho
rằng quan niệm Tây phương về quyền tự do cá nhân là xa lạ với các văn hóa Á châu
nhấn mạnh sự tuân thủ với cộng đồng (Thompson, 2000). Các quan chức Trung
quốc nhanh chóng ủng hộ quan điểm này, biện minh các hạn chế của nước họ lên
các quyền con người với lý do sự đa dạng văn hóa. Thậm chí trong thế giới Tây
phương, lý lẽ này đã tìm thấy những người ủng hộ cho rằng tính đa dạng văn hóa có
nghĩa rằng sự nhấn mạnh của phương Tây đến các quyền con người phổ quát là
ngạo mạn (xem Orwin and Pangle, 1982; Beitz, 2001).
Các phê phán như vậy có căn cứ đạo đức vững chắc hơn “tính phổ quát đạo đức”
bị họ chỉ trích? Chúng tôi đồng ý với Anand and Sen (2000) rằng chúng không.
Bản thân việc cho rằng sự trao quyền lựa chọn cho nhân dân là mối quan tâm độc
đáo Tây phương, mà các dân tộc khác chẳng cần cũng không mong muốn, là ngạo
mạn và trịch thượng; và nó cung cấp một cách để biện minh sự đàn áp quyền tự
do nhân danh sự đa dạng văn hóa. Sự đa dạng văn hóa quả thực có tồn tại, như
chúng tôi đã nhấn mạnh suốt cuốn sách này. Chúng tôi quý trọng nó và thấy nó
quyến rũ. Nhưng sẽ là bất lương về mặt trí tuệ để giả vờ rằng văn hóa không có ảnh
hưởng nào lên mức độ mà một xã hội tạo thuận lợi cho quyền tự do lựa chọn. Phải
cấm để nói rằng một nước có một mức phát triển con người cao hơn nước khác? Báo
cáo Phát triển con Người của Liên Hợp Quốc làm vậy mỗi năm – và nó bị chỉ trích
cay nghiệt bởi chính phủ của các nước xếp hạng thấp với lý do rằng nó không
lành mạnh về mặt phương pháp luận hay vị chủng (ethnocentric). Có thật là chỉ
các công chúng Tây phương thích là giàu hơn là nghèo? Để thích tuổi thọ trung
bình dài hơn một tuổi thọ ngắn? Để mong ước được giáo dục thay cho ngu dốt? Tất
cả các bằng chứng kinh nghiệm cho biết rằng đấy là các khát vọng con người phổ
quát. Diễn giải của chúng tôi về sự phát triển con người cho rằng sự mở rộng sự
lựa chọn tự trị con người là một thành phần trung tâm của sự phát triển con người,
và bằng chứng chúng tôi đã trình bày cho biết rằng sự lựa chọn tự trị cũng là một
khát vọng phổ quát. Về điểm này, không có sự khác biệt nào giữa các xã hội con
người. Cái khác nhau là mức độ mà hoàn cảnh của chúng cho phép nhân dân nhấn
mạnh khát vọng phổ quát cho sự lựa chọn.
Việc tạo ra các sự xếp hạng rõ rệt về sự phát triển con người không chỉ là một sự
thử thách hàn lâm. Báo cáo Phát triển con Người được các elite chính trị lo âu chờ
đợi mỗi năm. Các nước xếp hạng thấp có thể chỉ trích báo cáo, nhưng nó đặt áp lực
lên chúng để làm tốt hơn – và có bằng chứng rằng chúng thực sự có phản ứng lại, ít
nhất tiến hành các bước khiêm tốn nhất để mở rộng sự tiếp cận giáo dục hay để cải
thiện sức khỏe công cộng. Tương tự, là một giả thiết an toàn rằng các elite độc
đoán sẽ kháng cự sự gợi ý rằng quyền tự do biểu đạt là một thành phần của sự
phát triển con người: tuyến phòng thủ đầu tiên là để gắn nhãn vị chủng lên nó, như
trong tranh luận “các giá trị Á châu”.
Cái là đúng trong lời xác nhận “các giá trị Á châu” của Lý Quang Diệu là, có một
sự phân cực phổ quát giữa các giá trị tự-thể hiện nhấn mạnh sự giải phóng con

289
người và các giá trị sinh tồn nhấn mạnh sự tuân thủ xã hội. Nhưng trong mọi văn
hóa, ta thấy một phổ rộng của các lập trường trên thể liên tục này, với các môn
đồ của cả hai lập trường cực đoan. Lập trường của các quan chức Á châu mà
nhấn mạnh tính tuân thủ xã hội bị phản đối bởi những người bất đồng chính kiến có
ảnh hưởng, như Aung San Suu Kyi hay Dalai Lama, những người chủ trương
quyền tự do biểu đạt (Dalai Lama, 1999). Ngược lại, thậm chí các xã hội Tây
phương có các môn đồ của các giá trị tuân thủ, kể cả các Kitô hữu quá khích, các
nhà cực đoan cánh hữu, và những người khác lên án các quyền tự do cá nhân quá
đáng trong các xã hội Tây phương như một dấu hiệu của sự suy tàn (xem, thí dụ,
Lawler and McConkey, 1998).
Các giá trị giải phóng không, các giá trị tuân thủ cũng chẳng là độc nhất của các
văn hóa cụ thể. McNeill (1990: 337–41), thí dụ, chỉ ra rằng Đạo Judai, Đạo Kitô,
Đạo Hindu, Đạo Phật, và Islam ban đầu tất cả đã thu được sự ủng hộ quần chúng
bởi vì chúng truyền bá ý tưởng về sự cứu rỗi cho mọi người, bất chấp địa vị xã hội.
Theo nghĩa này, ý tưởng về sự cứu rỗi là bình quân, dân chủ, và cá nhân chủ nghĩa
một cách cố hữu. Giống sự giải phóng, sự cứu rỗi là một ý tưởng về sự giải thoát;
và giống khái niệm giải phóng về sự giải thoát, quan niệm cứu rỗi đề cập tính duy
nhất vốn có và nhân phẩm của cá nhân, và nó làm vậy cho mỗi cá nhân một cách
bình đẳng (Lal, 1998: 37). Không có các giai cấp xã hội nào trên thiên đường, và
ông chủ phải đối mặt với cùng sự trừng phạt trong thế giới bên kia như người hầu
hay nô lệ vì hành vi sai trái trong thế giới này. Các ý tưởng cơ bản về sự bình đẳng
con người và sự giải thoát cá nhân (mà cuối cùng làm cơ sở cho dân chủ) không hề
là chỉ Tây phương. Chúng là phổ biến trong tất cả các ý tưởng tôn giáo về sự cứu rỗi
cũng như trong các ý tưởng thế tục về sự giải phóng. Sự khác biệt cốt yếu là, sự
cứu rỗi trì hoãn sự giải thoát sang kiếp sau, còn sự giải phóng tìm kiếm sự giải
thoát trong kiếp này – ngày càng, qua dân chủ (Dumont, 1986). Nhưng các ý
tưởng về sự bình đẳng con người và quyền tự do cá nhân là trung tâm cho cả hai.
Sự hấp dẫn của sự giải phóng có khuynh hướng thay thế sự hấp dẫn của sự cứu
rỗi khi các ràng buộc sống còn lên sự lựa chọn con người rút lui, bởi vì nếu quyền
tự do có thể được thực hiện trong thế giới này, nó không cần bị hoãn sang thế giới
bên kia. Do đó, trong các xã hội nghèo các giá trị giải phóng có khuynh hướng liên
kết với các giá trị tôn giáo. Nhưng khi các xã hội phát triển về mặt kinh tế, các giá
trị giải phóng được tách khỏi các giá trị tôn giáo và được liên kết với các giá trị thế
tục. Trong các nước giàu, các giá trị giải phóng được liên kết với các giá trị thế
tục: các cực “hiện đại” của hai chiều chính đi cùng với nhau, cho thấy các tương
quan mức cá nhân cao như r = 0,24. Nhưng trong các nước thu nhập thấp, tương
quan bị đảo ngược, như thế ở Bangladesh, Pakistan, Ai Cập, Nigeria, Uganda,
Tanzania, Zimbabwe, và các nước thu nhập thấp khác, các giá trị giải phóng đi cùng
với các giá trị tôn giáo, cho thấy các tương quan cao như r = 0,47.1 Với các ràng
buộc sống còn lên sự lựa chọn con người rút lui, quan niệm về sự giải thoát cá nhân
dịch chuyển từ sự cứu rỗi tôn giáo sang sự giải phóng thế tục. Tuy nhiên, cả sự cứu
rỗi và sự giải phóng đều dựa vào một cảm giác về sự tự trị con người, nhân
phẩm, và sự lựa chọn. Lý tưởng tự do dựa vào một cảm giác về sự bình đẳng con
người và tự do cá nhân. Các lý tưởng này không phải không tương thích với các văn

1
Hoa Kỳ là một ngoại lệ trong hai khía cạnh. Nó là nước giàu duy nhất trong đó sự nhấn mạnh rõ rệt đến các giá trị tự-thể
hiện cùng tồn tại với các định hướng tín ngưỡng truyền thống tương đối mạnh. Và nó cũng cho thấy một tương quan
mức-cá nhân tương đối thấp giữa các giá trị tự-thể hiện và các giá trị thế tục-duy lý (r = 0,04).

290
hóa không-Tây phương, và sẽ là ngạo mạn trong sự cực đoan để cho rằng các ý
tưởng này là một đặc điểm duy nhất của xã hội Tây phương (xem Dalai Lama,
1999; Sen, 1999).
Sự phân cực giữa sự giải phóng và chủ nghĩa tuân thủ là phổ quát. Ta có thể thấy
các yếu tố nhấn mạnh cả hai cực này trong bất kể văn hóa nào. Tại bất kể thời gian
cho trước nào, các văn hóa nào đó có thể đặt sự nhấn mạnh tương đối rõ rệt đến sự
giải phóng hay đến chủ nghĩa tuân thủ. Mười thế kỷ trước, các xã hội Islamic đã
cung cấp mức tự do lớn hơn cho quyền tự do tôn giáo, nghệ thuật, và kinh tế so với
các xã hội Kitô cùng thời, được đặc trưng bởi các áp lực tuân thủ cực đoan và Tòa
án Dị giáo, đã cung cấp. Sự khác biệt này đã kéo dài cho tới sự đến của một xã
hội thị trường đô thị trong thời Phục Hưng, khi sự thịnh vượng kinh tế mang lại
quyền tự do trí tuệ, một đặc tính nhân văn, và sự đại diện chính trị trong các trung
tâm đô thị của Hà Lan và bắc Italy (xem Jones, 1985; Hall, 1989). Nếu ngày nay
các xã hội Islamic đặt sự nhấn mạnh tương đối thấp lên sự tự-thể hiện con người,
điều này chủ yếu bởi vì các ràng buộc sống còn lên sự tự trị con người trong các
xã hội này là tương đối gay gắt, và các giá trị sinh tồn thịnh hành. Mong muốn cho
sự giải thoát cá nhân hiện diện trong mọi văn hóa. Cái thay đổi là sự nhấn mạnh
tương đối lên quan niệm tôn giáo của nó hay lên quan niệm thế tục của nó, phản ánh
các ràng buộc sống còn lên sự lựa chọn con người.

Các giá trị Ích kỷ versus Nhân văn?

Flanagan et al. (sắp xuất bản) gần đây đã lên tiếng báo động chống lại các mối
hiểm nguy họ thấy trong sự dịch chuyển từ “các giá trị độc đoán sang các giá trị tự
do chủ nghĩa (libertarian).” Mặc dù các giá trị tự do chủ nghĩa của Flanagan không
đồng nhất với các giá trị tự-thể hiện, chúng chồng gối nhiều và các lời cảnh báo của
ông áp dụng cho chúng. Hơn nữa, chúng cộng hưởng với các sự quở trách khác
về sự xói mòn tinh thần công chúng, tính thần cộng đồng, và đời sống xã hội dân
sự trong các xã hội đương thời, nhắc nhở người ta về các lý lẽ được Crozier et al.
(1975) nêu ra sớm hơn về “khủng hoảng tính có thể cai quản,” và gần đây hơn
trong luận đề của Putnam (2000) về sự biến mất của vốn xã hội ở Mỹ.
Flanagan cho rằng sự chuyển đổi từ xã hội tiền-công nghiệp sang các xã hội
công nghiệp đã mang lại một sự dịch chuyển từ quyền uy tôn giáo sang quyền uy
thế tục, nhưng sự dịch chuyển này đã không làm thay đổi sự thực rằng quyền uy đã
vẫn là bên ngoài đối với cái tôi (self), được ghi khắc trong các cơ quan tôn giáo hay
thế tục mà cá nhân bị gán vào mà không có sự lựa chọn cá nhân nào. Ngược lại, sự
chuyển đổi từ các xã hội công nghiệp sang các xã hội hậu công nghiệp mang
lại một sự đứt gãy sắc nét, như thế các cá nhân trở nên ít sẵn sàng hơn để tán thành
quyền uy bên ngoài, dù là tôn giáo hay thế tục. Vì thế, các cá nhân không còn chấp
nhận các quy tắc và các chuẩn mực được quy định và không còn trao lòng trung
thành của họ cho các định chế, các tổ chức, và các hiệp hội mà giữ cho các hoạt
động xã hội dân sự và cộng đồng sống động. Flanagan cho rằng sự nổi lên của các
giá trị phản ánh một tinh thần hậu hiện đại, trong đó không có các quy tắc và các
nguyên tắc đạo đức tuyệt đối, nhưng mọi thứ được xây dựng về mặt xã hội và tương
đối, như thế mọi thứ phải được khoan dung. Hơn nữa, mọi người đặt cơ sở cho

291
bất cứ sự đầu tư nào vào đời sống cộng đồng trên các tính toán ích kỷ, dấn
thân chỉ nếu họ thấy lợi nhuận trực tiếp và nếu sự can dự không tác động quá
nhiều đến tự do cá nhân. Nói chung, có một sự lạm phát của các đòi hỏi mà không
có một sự sẵn sàng tương ứng để chịu trách nhiệm và các nghĩa vụ đối với cộng
đồng rộng hơn. Các ngụ ý là rõ: các giá trị tự-thể hiện tăng lên làm xói mòn các
cộng đồng dân chủ một cách có hệ thống.
Các nỗi sợ về các hệ quả ăn mòn của hiện đại hóa có một lịch sử dài, như là
hiển nhiên trong một bình luận của Inkeles (1983: 48): “Không niềm tin nào phổ
biến hơn giữa các nhà phê phán công nghiệp hóa hơn niềm tin chắc rằng công
nghiệp hóa phá vỡ các mối quan hệ xã hội cơ bản, phá vỡ các sự kiểm soát xã hội,
và vì thế tạo ra một đoàn người, … mà cuối cùng dẫn đến khốn khổ và, … sự suy
sụp.” Theo cùng cách, Lawler and McConkey (1998: xi) cho rằng “cộng đồng bị
đe dọa bởi các cá nhân quá tự-giác, liên hệ với những người khác chỉ thái quá về
mặt các tính toán ích kỷ. Nguồn của sự bận tâm với việc tính toán ích kỷ là, …
tư tưởng tự do.” Có một nỗi sợ phổ biến rằng các giá trị tự-thể hiện là ích kỷ
một cách cố hữu và có khuynh hướng hủy hoại các liên kết cộng đồng mà các nền
dân chủ cần để phát đạt. Các nỗi sợ này tập trung vào tính ích kỷ quá đáng về một số
khía cạnh của đời sống xã hội, nhiều trong số đó quả thực có hiện diện. Flanagan et
al. dựa vào một sự hiểu mang tính ấn tượng của các thí dụ như vậy.
Tuy nhiên, nhiều điểm trong sự diễn giải của Flanagan có tính đổi mới sáng tạo và
sáng suốt. Đặc biệt, việc thấy một sự dịch chuyển căn bản về quyền uy từ các cơ
quan thể chế bên ngoài sang bản thân cá nhân là cốt yếu để hiểu logic của các giá trị
tự-thể hiện. Tuy vậy, chúng tôi gợi ý rằng một sự hiểu nhân văn – diễn giải điều
này như phản ánh một sự nội hóa, sự tiếp thu của quyền uy – là chính xác hơn sự
hiểu mang tính tích kỷ mà Flanagan và các cộng sự của ông đề xuất.
Theo quan điểm của chúng tôi, các giá trị tự-thể hiện tăng lên biểu lộ xu hướng
tới các xã hội nhân văn trong đó tiềm năng con người bẩm sinh cho sự lựa chọn tự
trị trở thành một chuẩn mực cuối cùng và một quyền lực đạo đức tự nó.
Không phải đúng rằng mọi thứ được khoan dung ngày nay, theo tinh thần của chủ
nghĩa tương đối hậu hiện đại. Thực ra, nhiều thứ được khoan dung trong những thời
sớm hơn không còn được coi là có thể chấp nhận được nữa ngày nay, đặc biệt
nếu chúng vi phạm các chuẩn mực nhân văn. Như các sự vi phạm bị cấm bởi một
cơ quan lập pháp mở rộng được thiết kế để ngăn ngừa sự kỳ thị chống lại các sắc tộc
thiểu số, phụ nữ, những người già, trẻ em, những người khuyết tật, và các nhóm
khác. Hành động khẳng định, các quyền của trẻ em, các quyền của phụ nữ, sự nhấn
mạnh đến các quyền của những người đồng tính dục và các sắc tộc thiểu số, sự
bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, và bảo vệ dữ liệu tất cả đều ngày
càng trở nên nổi bật. Ngoài ra, sự phản đối tăng lên với các sự vi phạm các quyền
con người (và các quyền của sinh vật nói chung); một sự tăng nhanh của các quy tắc
liêm chính trong giáo dục, khoa học, và công nghệ; sự sàng lọc được tăng cường
của hành chính công và quản trị công ty cho các quy tắc ứng xử tốt; và sự truyền
bá của ngôn ngữ phải đạo (politically correct) tất cả đều chứng minh rằng các vấn
đề đạo đức tiếp tục có sự nổi bật phổ biến trong đời sống công. Các chuẩn mực quả
thực đã thay đổi, nhưng các sự quan tâm đạo đức vẫn nổi bật như xưa.
Tình trạng nô lệ một thời được chấp nhận trong hầu như mọi nền văn hóa; chỉ
tương đối gần đây mới bị xem hầu như phổ quát như không tương thích với các
quyền con người. Sự thay đổi này đã diễn ra vào những thời gian khác nhau

292
trong các nền văn hóa khác nhau. Nước Anh đã dẫn đường trong việc cấm tình
trạng nô lệ trong 1830; ở Hoa Kỳ, sự giải phóng trở nên có hiệu lực khắp nước chỉ
trong 1865; trong 140 năm tiếp theo, nó bị xóa bỏ khắp thế giới trong các giai
đoạn khác nhau. Trong các thập niên đó, lập trường tương đối chủ nghĩa văn hóa
đã cho rằng việc lên án tình trạng nô lệ đã phản ánh chủ nghĩa vị chủng Tây
phương hẹp hòi, nhưng ngày nay tình trạng nô lệ bị lên án hầu như trong mọi
các xã hội, vẫn còn chỉ trong các nhóm biệt lập nhỏ (Sowell, 1994).
Việc thiến đàn ông để phục vụ như các hoạn quan một thời đã được thực
hành trong các xã hội quanh thế giới; bây giờ nó bị coi một cách phổ quát là không
tương thích với các chuẩn mực của các xã hội văn minh. Sự cắt âm vật của phụ nữ
vẫn được thực hành trong một số xã hội, nhưng nó ngày càng bị coi như không thể
chấp nhận được trong hầu hết xã hội, kể cả một đa số xã hội Islamic. Việc tra tấn
đang trên quỹ đạo tương tự. Vào các điểm sớm hơn trong lịch sử, việc cho rằng
các thực hành này là không tương thích với các quyền con người đã có thể bị bác bỏ
như vị chủng. Chính ý tưởng rằng có một thứ như các quyền con người phổ quát là
tương đối gần đây (Donnelly, 1993).
Các chuẩn mực cũ như sự cấm đồng tính dục quả thực đang xói mòn, khi các
xã hội hậu công nghiệp chấp nhận một đặc tính nhân văn hơn, nhấn mạnh
quyền của các cá nhân để chọn các phong cách sống riêng của họ. Các nguyên tắc
đạo đức ngày càng tập trung vào sự giải phóng con người và chống lại các sự vi
phạm sự tự trị cá nhân. Xu hướng nhân văn này có khuynh hướng tối đa hóa sự an
lạc con người, đặt các elite dưới các áp lực ngày càng mạnh mẽ để phản ứng nhanh
nhạy với nhân dân. Nó có khuynh hướng củng cố xã hội dân sự và dân chủ, như
được phản ánh trong sự liên kết mật thiết giữa sự nhấn mạnh đến các giá trị tự-thể
hiện và dân chủ hiệu quả. Khắp các xã hội hậu công nghiệp, các công chúng quần
chúng đang trở nên có khả năng hơn bao giờ hết để tham gia vào các hình thức ngày
càng hiệu quả của hoạt động chính trị thách thức-elite, như chúng ta đã thấy trong
Chương 4. Bằng chứng này phủ nhận diễn giải rằng các giá trị tự-thể hiện tăng lên
làm xói mòn xã hội dân sự và dân chủ.
Xu hướng làm cơ sở cho các sự thay đổi giá trị trong các nước đã phát triển
không phải đơn giản là một sự ăn mòn quyền uy mà là một sự dịch chuyển nhân văn
trong quan niệm thịnh hành về quyền uy. Quyền uy bên ngoài không phục vụ an
lạc con người có khuynh hướng bị bác bỏ, khi các giá trị tự-thể hiện trở nên phổ
biến hơn. Điều này nhất quán với mục tiêu cốt lõi của dân chủ: trao quyền cho nhân
dân theo cách làm cho đời sống cộng đồng phản ánh các sự lựa chọn tự trị của họ.

Sự Phát triển con Người và Vốn Xã hội

Các giá trị tự-thể hiện không phải là phi-công dân (uncivic). Vì mục tiêu của sự giải
phóng con người, mà các giá trị này tập trung vào, gồm một sự định hướng cố hữu
không kỳ thị, cung cấp cho mọi người một động cơ thúc đẩy mạnh để tham gia
vào các phong trào xã hội, chiến đấu cho sự cải thiện trong nhiều lĩnh vực từ
thương mại công bằng đến bảo vệ môi trường đến bình đẳng giới.
Các giá trị tự-thể hiện tăng lên đã không mang lại một sự suy giảm trong mọi hoạt
động công dân. Các tổ chức quan liêu một thời đã kiểm soát quần chúng, như các bộ

293
máy chính trị, các nghiệp đoàn lao động, và các nhà thờ, đang mất sự kìm kẹp của
chúng, nhưng các hình thức tham gia tự phát, diễn cảm, và định hướng-vấn đề hơn,
như gia nhập trong các kiến nghị và các cuộc biểu tình, đang trở nên phổ biến
hơn. Sự lên của các giá trị tự-thể hiện liên kết với các mức cao hơn của hành động
chính trị, tập trung vào làm cho các elite phản ứng nhanh nhạy hơn với các đòi hỏi
bình dân. Về điểm này, chúng tôi không đồng ý với Putnam (2000), người nhìn với
sự báo động sự giảm sút trong các loại hoạt động “gắn kết (bonding)” khác nhau
như các liên đoàn bowling và các câu lạc bộ đánh bài. Các xã hội hậu công nghiệp
làm giảm sự phơi ra của người dân với các sự kiểm soát xã hội, làm cho họ ít phụ
thuộc vào các nhóm gắn kết mật thiết mà người dân bị phân vào mà không có sự lựa
chọn, như họ hàng hay hàng xóm của người ta. Ngày nay, trong một chừng mực
tăng lên, khi mọi người tương tác với các thành viên gia đình, các hàng xóm,
hay các đồng nghiệp, đấy là các mối quan hệ mà mọi người chọn một cách tự trị.
Sự dịch chuyển này xa khỏi “các mối quan hệ gắn kết (bonding ties)” làm cho
mọi người cởi mở hơn với “các mối quan hệ bắc cầu (bridging ties)” kết nối mọi
người ngang các ranh giới của các sự phân nhóm đã định trước (Simmel, 1984
[1908]; Mutz, 2002). Các mối quan hệ bắc cầu thiếu yếu tố tất yếu làm cơ sở cho
các mối quan hệ gắn kết. Mọi người có thể nới lỏng và thắt chặt các mối quan hệ
bắc cầu như họ chọn. Và như Granovetter (1973) lý lẽ một cách thuyết phục, các
mối quan hệ bắc cầu tạo ra vốn xã hội với một tầm rộng hơn tầm của các mối quan
hệ gắn kết, cải thiện năng lực tự-tổ chức của một xã hội (Wessels, 1997).
Các thay đổi này đã được thấy trước bởi các nhà xã hội học cổ điển. Durkheim
(1988 [1893]) đã nhấn mạnh sự chuyển đổi từ “sự đoàn kết cơ học” sang “sự
đoàn kết hữu cơ.” Sự đoàn kết cơ học xảy ra một cách tự động giữa các thành
viên của các nhóm gắn kết chặt chẽ mà người ta thuộc về do sự sinh hay sự
gán cho từ bên ngoài. Sự đoàn kết hữu cơ tiến hóa giữa những người chọn
phối hợp các hành động của họ bởi vì họ đồng ý về các sự quan tâm chung. Vì
thế, sự đoàn kết cơ học dựa vào các mối quan hệ gắn kết và sự đoàn kết hữu cơ dựa
vào các mối quan hệ bắc cầu. Theo cùng cách, Tönnies (1955 [1887]) đã phân biệt
giữa cộng đồng truyền thống (Gemeinschaft) được giữ lại với nhau bởi các mối
quan hệ gắn kết và hiệp hội hiện đại (Gesellschaft) được giữ lại với nhau bởi các mối
quan hệ bắc cầu. Nó là một sự dịch chuyển từ “các cộng đồng tất yếu” sang “các
mối quan hệ lựa chọn (elective affinities)” (U. Beck, 2002).
Sự cởi mở tăng lên của mọi người với các mối quan hệ bắc cầu mở rộng vô cùng
các khả năng để khởi xướng các cuộc vận động công chúng, để huy động số đông
người cho hành động tập thể, và để tạo ra các phong trào xã hội vượt ngang các
giới xã hội gắn bó chật chẽ và các biên giới quốc gia. Trong một thời đại trong đó
internet hoạt động như một cơ quan huy động ảo, mọi người không phải duy trì các
liên kết cá nhân sâu nhằm để tham gia vào các hành động tập thể (Walgrave and
Manssens, 2000). Nếu ta định nghĩa vốn xã hội như bất kể nguồn xã hội nào làm cho
có khả năng để kết hợp các hành động của người dân, thì các bản sắc biểu tượng
được duy trì bởi các tổ chức như Greenpeace tạo ra nhiều vốn xã hội hơn các liên
kết cá nhân được tạo ra bởi các câu lạc bộ chơi bài hay các liên đoàn bowling.
Greenpeace có khả năng phối hợp các hành động của hàng ngàn người trong các
cuộc tẩy chay người tiêu dùng và các cuộc biểu tình công chúng, bất chấp sự thực
rằng họ không có các liên kết cá nhân với nhau (xem Boggs, 2001). Các mối
quan hệ bắc cầu được tạo ra bởi các bản sắc biểu tượng là một thành phần mạnh mẽ

294
của vốn xã hội hơn các mối quan hệ gắn kết được tạo ra bên trong các mạng lưới cá
nhân gắn bó chặt chẽ, hướng nội.
Trong cuốn The Rise of the Creative Class (Sự Lên của Giai cấp Sáng tạo), Florida
(2002) cho thấy rằng hầu như tất cả các thành phố mà Putnam xếp hạng cao về vốn
xã hội lại xếp hạng thấp trên “index sáng tạo” về tính sáng tạo – tức là, chúng cho
thấy các tỷ lệ thấp về tính đa dạng sắc tộc, ít người đồng tính, tương đối ít người
sáng tạo, và các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thấp. Những chỗ xếp hạng cao nhất trên số
đo vốn xã hội của Putnam là các thị trấn đình trệ với rất ít sự di cư, như Bismarck,
North Dakota. Các chỗ xếp hạng thấp trên số đo vốn xã hội của Putnam là các
nơi như Silicon Valley; Austin, Texas; Boulder, Colorado; và Ann Arbor,
Michigan. Như chúng tôi đã chỉ ra, cái Putnam định nghĩa như vốn xã hội là kiểu
vốn xã hội truyền thống, tuân thủ chủ nghĩa-loại trừ-nghiêm khắc – mà quả thực
đang giảm sút. Nhưng điều này đang nhường đường cho một loại vốn xã hội mới,
cởi mở hơn, thuận lợi hơn rất nhiều cho các loại hợp tác mà là trung tâm cho xã hội
tri thức. Hơn nữa, Putnam tìm thấy rằng, mặc dù truyền hình và sự ngổn ngang đô
thị đóng góp cho cái ông thấy như sự sụt giảm vốn xã hội, nhân tố lớn nhất – vượt
xa – là một “sự thay đổi thế hệ” bí ẩn. Ông chẳng bao giờ giải thích vì sao sự thay
đổi thế hệ này đã xảy ra. Chúng tôi có một sự giải thích: chính sự dịch chuyển thế
hệ từ các giá trị sinh tồn hướng nội sang các giá trị tự-thể hiện cởi mở hơn, mà
Florida liên kết đúng đắn với sự lên của giai cấp sáng tạo.
Như Bourdieu (1986) và Coleman (1990) đã lập luận, bất kể hình thức nào của sự
tương tác và mối quan hệ xã hội đều phản ánh vốn xã hội. Ngay cả tham nhũng,
chủ nghĩa gia đình trị, và chủ nghĩa thiên vị tạo thành vốn xã hội. Nhưng các hệ
thống này của vốn xã hội là không “công dân (civic)”; chúng nhắm tới các phiên
bản chọn lọc-nhóm và kỳ thị của sự an lạc con người (xem thảo luận về vốn “xã
hội” và “phi-xã hội” của Levi, 1996; Rose, 2000). Như thế, không phải tất cả vốn
xã hội là thuận lợi cho dân chủ. Vốn xã hội phi-công dân, như tham nhũng và chủ
nghĩa gia đình trị là có hại cho dân chủ. Liệu vốn xã hội là civic hay uncivic
phụ thuộc vào các giá trị cơ sở của nó, mà định hình nó được dùng ra sao. Các giá
trị tự-thể hiện là đặc biệt xác đáng trong khía cạnh này: chúng tạo ra vốn xã hội civic
bởi vì chúng hướng sự sử dụng của nó tới các mục tiêu chống kỳ thị, nhân văn.

Sự Phát triển con Người trong Viễn cảnh Lịch sử

Sự nổi lên của các hình thức thậm chí rất hạn chế của dân chủ là một sự kiện hiếm
trong lịch sử con người thành văn,2 và mỗi khi người dân đấu tranh vì các quyền tự
do dân sự và chính trị, các cố gắng của họ đều dựa vào một cảm giác tương đối
mạnh về sự tự trị sống còn. Thí dụ, các chủ thái ấp ở Athens cổ xưa đã đấu tranh
thành công cho “quyền bầu cử của lính bộ (hoplite suffrage)” trong thế kỷ thứ sáu
trước công nguyên. Các chủ thái ấp lại đã đấu tranh thành công cho “quyền bầu
cử của người bình dân (plebeian suffrage)” trong đầu Cộng hòa La Mã. Tương tự,
các chủ cửa hàng, các thợ thủ công, và các nhà buôn tự do đã thành lập các cộng

2
Diễn giải này dựa vào việc chúng tôi hiểu văn liệu sau đây: Moore (1966), Dahl n(1973: 33–47), North (1981: ch. 10),
Jones (1985: 225–38), McNeill (1990: 189–205, 578–98), Downing (1992: 18–55), Tilly (1997: 38–66), Lal (1998: 69–98),
Landes (1998: ch. 2), Finer (1999: 38–78, 341–68, 395–420, 1024–51), Midlarski (1999).

295
hòa thành phố trong cuối thời trung cổ, viện dẫn nguyên tắc “không có sự đánh thuế
nào mà không có sự đại diện.” Muộn hơn, nguyên tắc này đã được thiết lập thành
công bởi các chủ thái ấp và dân đô thị trên quy mô quốc gia trong các cuộc cách
mạng tự do (liberal) của các thế kỷ thứ mười bảy và mười tám. Theo cùng cách,
được cho rằng một hình thức của “dân chủ đầu tiên (protodemocracy)” được
thành lập bởi những người đô thị trong các thành-bang Sumerian (McNeill, 1990;
Finer, 1999; Midlarski, 1999) và bởi các chủ thá ấp trong các cộng hòa cổ xưa của
bắc Ấn Độ (McNeill, 1990; Lal, 1998). Trong mỗi trường hợp, việc thành lập các
phiên bản dân chủ tiền-công nghiệp hạn chế này được thúc đẩy bởi các khát vọng
tự do của những người có một mức độ tự trị sống còn đáng kể. Có một sự liên kết
vốn có giữa sự tự trị sống còn, các giá trị giải phóng, và tự do dân sự và chính trị.
Trong hầu hết lịch sử tiền-công nghiệp, sự thiếu sự tự trị sống còn (existential
autonomy) đã cản trở sự lên của các giá trị giải phóng, dẫn đến sự vắng mặt của
cuộc đấu tranh cho quyền tự do dân chủ. Các đế chế nông nghiệp, từ Trung Đông
đến Trung Quốc, đã thiếu các quyền tài sản và đã có các chế độ đàn áp-lao
động, làm giảm nguồn lực và sự tự trị của hầu hết mọi người xuống mức tối
thiểu (Jones, 1985; McNeill, 1990; J. Diamond, 1997). Các giá trị giải phóng
chắc đã không có khả năng có ưu tiên cao trong các xã hội như vậy, và các đòi hỏi
cho các quyền dân sự và chính trị phần lớn đã thiếu vắng. Chắc chắn, lịch sử của
Trung Quốc đế quốc đầy dẫy các cuộc nổi loạn nông dân, nhưng chúng đã là các
cuộc bùng nổ tự phát của sự thất vọng tập thể giữa những người bị bóc lột – và họ
đã chẳng bao giờ nêu ra các đòi hỏi cho ngay cả một phiên bản dân chủ hạn chế.
Công nghiệp hóa đã mang lại một sự thay đổi quyết định trong lịch sử con
người, huy động quần chúng vào chính trị dựa vào quyền bầu cử phổ quát (của đàn
ông). Nhưng quyền bỏ phiếu phổ quát đã không nhất thiết có nghĩa là dân chủ tự do.
Nó cũng có khả năng ngang nhau để mang lại các chế độ độc đoán, phát xít hay
cộng sản với không quyền tự do dân sự nào hay các quyền tự do dân sự yếu.
Cái Lipset (1959b) mô tả như “chủ nghĩa độc đoán giai cấp lao động” minh họa
sự thực rằng công nghiệp hóa không nhất thiết liên kết với một đặc tính giải
phóng và không nhất thiết mang lại dân chủ hiệu quả đích thực. Ngay cả trong các
nền dân chủ Tây phương truyền thống, công nghiệp hóa đã ủng hộ một mô hình
lấy elite làm trung tâm trong đó các nhà chức trách được bàu có thể tính một cách
đáng tin cậy đến sự trung thành của các phe đồng dạng của các cử tri.
Sự thay đổi lớn đã đến chỉ gần đây, với xã hội hậu công nghiệp, đẩy các xã hội
lấy elite-làm trung tâm sang mô hình lấy nhân dân-làm trung tâm trong đó các nhà
chức trách không còn có thể coi sự trung thành quần chúng là đương nhiên nữa và
buộc phải ngày càng phản ứng nhanh nhạy với các đòi hỏi quần chúng. Các nền dân
chủ do elite-lãnh đạo ngày càng trở nên nhân văn. Hơn nữa, với hậu công nghiệp
hóa, dân chủ đã mở rộng tầm với của nó vượt xa phương Tây. Cùng lực xã hội làm
cơ sở cho cả sự biến đổi nhân văn của các nền dân chủ truyền thống và sự truyền bá
của dân chủ – sự lên của một đặc tính giải phóng dựa vào các giá trị tự-thể hiện
tăng lên. Hậu công nghiệp hóa vượt xa những cách theo bầy đàn trong đó xã
hội công nghiệp chi phối cuộc sống của người dân, cho họ một cảm giác mới về
sự tự trị sống còn trong việc định hình đời của họ.
Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến một giai đoạn mới của lịch sử, trong đó một
đặc tính giải phóng đang trở thành một hiện tượng quần chúng có cơ sở rộng
trong nhiều xã hội. Quá trình này tự biểu lộ trong sự lên của các giá trị tự-thể hiện

296
giữa các xã hội hậu công nghiệp, bên trong và vượt xa phương Tây. Nó phản ánh
trình tự phổ quát của sự phát triển con người: (1) một cảm giác tăng lên về an toàn
sinh tồn và sự tự trị (2) gây ra một đặc tính giải phóng dựa vào các giá trị tự-thể
hiện (3), mà là thuận lợi cho sự nổi lên và sự củng cố của dân chủ hiệu quả.

Các Ngụ ý Chính sách Đối ngoại

Chúng tôi đã trình bày bằng chứng rằng sự phát triển kinh tế xã hội mang lại một sự
dịch chuyển từ quan điểm bài ngoại và độc đoán liên kết với các giá trị sinh tồn tới
quan điểm ngày càng khoan dung và dân chủ liên kết với các giá trị tự-thể
hiện. Nếu điều này là đúng, nó có các ngụ ý chính sách đối ngoại quan trọng.
Chính sách Hoa Kỳ hiện thời trao tầm quan trọng trung tâm cho chiến
tranh chống khủng bố. Việc dừng chủ nghĩa khủng bố là một mục tiêu được
chia sẻ bởi hầu hết những người văn minh. Câu hỏi là, làm Thế nào?
Thường được quan sát rằng ngay cả trong các cuộc cách mạng xã hội do sự tước
đoạt kinh tế thúc đẩy, bản thân các nhà hoạt động cách mạng hiếm khi đến từ các
tầng lớp bị tước đoạt nhất. Giống các loại nhà hoạt động khác, họ nói chung đến từ
các gia đình tương đối thịnh vượng cung cấp cho họ giáo dục và các nguồn lực cho
phép họ đóng các vai trò nhà hoạt động. Những kẻ khủng bố cũng thường nổi lên
từ các bối cảnh tương đối thịnh vượng, mà đôi khi được diễn giải như sự
chứng minh rằng sự tước đoạt kinh tế chẳng liên quan gì đến chủ nghĩa khủng
bố cả. Chắc chắn, không có mối quan hệ một-một nào, nhưng bằng chứng được
xem xét ở đây cho thấy rằng có một mối quan hệ mạnh giữa sự bất an sống còn và
sự thịnh hành của tệ bài ngoại, sự bất khoan dung, và chủ nghĩa cực đoan trong một
xã hội (tương quan mức xã hội giữa GNP thực tế trên đầu người và các giá trị
sinh tồn là 0,81). Bản thân những kẻ khủng bố bài ngoại thường thường không thiếu
thốn, nhưng chúng có khuynh hướng nổi lên trong các xã hội được định hình bởi sự
bất an sống còn.
Nếu điều này là đúng thì cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa khủng bố hiện thời
của chính phủ Hoa Kỳ được hình dung quá nông cạn để có mấy cơ hội thành công.
Không nghi ngờ gì, đôi khi là cần thiết để sử dụng vũ lực chống lại những kẻ
khủng bố, nhưng việc giết cá nhân những kẻ khủng bố chỉ là xử lý các triệu
chứng trong khi bỏ qua các nguyên nhân. Chiến thắng quân sự đối với các nước
chứa chấp những kẻ khủng bố, như Afghanistan, hay được tin là chứa chấp
những kẻ khủng bố, như Iraq, là tương đối dễ – vấn đề là cái gì đến tiếp sau.
Việc chỉ lật đổ chính phủ và sau đó rút lui sẽ chẳng giải quyết được vấn đề gì. Việc
thành lập các xã hội dân chủ ổn định được xem như bước tiếp theo, nhưng việc này
tỏ ra khó hơn nhiều. Giả thiết dễ dãi rằng dân chủ thực sự dễ thiết lập đã cung cấp
một ý thức hệ cảm thấy hay, nhưng nó va chạm với thực tế. Tất cả bằng chứng được
xem xét ở đây cho biết rằng, mặc dù việc tổ chức các cuộc bầu cử là tương đối
dễ, chẳng hề dễ chút nào để thiết lập nền dân chủ ổn định dưới các điều kiện bấn an
sống còn nghiêm trọng. Dân chủ ổn định và hiệu quả thông thường nổi lên qua một
quá trình phát triển con người bắt đầu với sự phát triển kinh tế, mà dẫn đến văn hóa
khoan dung, sự tin cậy, và sự nhấn mạnh đến sự tự trị con người. Chừng nào một
phần lớn của công chúng cảm thấy rằng sự sống sót thân thể là không an toàn,

297
dân chủ chắc không có khả năng để phát đạt.
Chiến tranh chống chủ nghĩa khủng bố sẽ không thắng theo bất kể cách bền vững
chừng nào cuộc sống của một phần lớn dân cư thế giới bị định hình bởi một cảm giác tuyệt
vọng và một nhận thức rằng phần lớn thế giới là thịnh vượng hơn một cách
không thể so sánh nổi, nuôi dưỡng các cảm giác rằng thế giới là bất công và
tạo ra các điều kiện dưới đó những kẻ mị dân cực đoan có thể thao túng nhân dân
vào việc chấp nhận các ý thức hệ bài ngoại. Sự tàn sát không phân biệt những người
vô tội được chủ trương bởi những kẻ khủng bố như bin Laden là một ý thức hệ bị
bóp méo đi ngược lại các truyền thống Islamic dòng chính, khắc sâu tính khoan
dung, tính độ lượng, và cách cư xử nhân văn. Nhưng các điều kiện gây thất vọng và
tuyệt vọng cung cấp mảnh đất màu mỡ cho các ý thức hệ cực đoan như các ý thức
hệ của Hitler và bin Laden.
Mặc dù Hoa Kỳ đã phân bổ hàng tỷ dollar cho chi tiêu quân sự, nó đã cho ưu
tiên thấp cho sự phát triển kinh tế toàn cầu. Các nước giàu đã định một mục tiêu
phân bổ 0,7 phần trăm của tổng thu nhập quốc gia (GNI) của họ cho viện trợ phát
triển; có một sự thống nhất rộng rãi giữa các nhà kinh tế học phát triển rằng nếu họ
đạt mục tiêu này, các Mục tiêu Thiên niên Kỷ của Liên Hiệp Quốc để xóa nghèo cực
độ, đạt được giáo dục tiểu học phổ quát, thúc đẩy bình đẳng giới, và các bước
tiến lên quan trọng khác có thể đạt được trong mười lăm năm tiếp. Nhưng, trong
thực tiễn, các nước đã phát triển đã không đạt được mục tiêu này, và Hoa Kỳ đã là
một nước đạt kém khi so với các nước đã phát triển khác, cung cấp chỉ 0,15 phần
trăm của tổng thu nhập quốc gia Hoa Kỳ, thấp hơn rất nhiều tỷ lệ phần trăm đã chi
của các nước OECD khác, mà trải từ gần 1 phần trăm của Na Uy, đến một phần
bảy của một 1 phần trăm được Hoa Kỳ cung cấp trong năm 2003.
Việc chế ngự sự nghèo toàn cầu là một mục tiêu có thể đạt được. Trung Quốc
và Ấn Độ, mà cùng nhau chứa gần 40 phần trăm dân cư thế giới, bây giờ đang di
chuyển từ sự nghèo mức-tồn tại sang các điều kiện an toàn vừa phải. Các
nước bị bần cùng khác có thể làm cùng thế. Các nguồn lực cần thiết là sẵn có: số
tiền mà có vẻ tương đối nhỏ của các nền kinh tế của các quốc gia giàu có thể tạo ra
một sự khác biệt lớn trong các nước thu nhập thấp. Hoa Kỳ hiện thời chi 405 tỷ $
hàng năm cho quốc phòng và 60 tỷ $ cho rượu bia; nó chi 3 tỷ $ về viện trợ phát
triển cho các nước kém phát triển. Một mình EU chi 350 tỷ $ hàng năm về trợ cấp
nông nghiệp nội bộ, hầu hết số đó làm lợi cho các doanh nghiệp nông nghiệp lớn và
có quan hệ chính trị. Việc đơn giản chấm dứt các khoản trợ cấp này tạo ra một sự
đóng góp quan trọng, cho phép các xã hội nông nghiệp thu nhập thấp kiếm được
ngoại tệ hết sức cần.
Sự thật đáng buồn là một phần lớn của viện trợ phát triển quá khứ đã bị lãng phí
trên các dự án thanh thế vô nghĩa chỉ phục vụ việc chống đỡ bất kỳ ai nắm quyền.
Các Mục tiêu Thiên niên Kỷ của Liên Hiệp Quốc cung cấp một cách tiếp cận thay
thế đầy hứa hẹn. Chúng là thực tế và tập trung vào việc giải quyết các vấn đề
cấp bách, cốt yếu cho sự phát triển hiệu quả, tức là, trao quyền cho những người
bình thường để giúp định hình cuộc sống riêng của họ.
Không có giải pháp nhanh và dễ nào cho sự nghèo thế giới, nhưng nếu các Mục
tiêu Thiên niên Kỷ của Liên Hiệp Quốc đạt được vào thời gian mục tiêu năm 2015,
nó sẽ tạo thành sự tiến bộ ấn tượng. Hơn nữa, nó sẽ chứng minh rằng sự tiến bộ là
có thể và rằng thế giới là không hiểm ác. Sẽ có hy vọng cho tương lai.

298
Kết luận

Một Lý thuyết Giải phóng của Dân chủ

Sự phát triển kinh tế xã hội mang lại các điều kiện sống còn ngày càng thuận lợi và
làm giảm các ràng buộc bên ngoài lên sự lựa chọn con người nội tại. Các điều kiện
sinh tồn thuận lợi đóng góp cho các giá trị tự-thể hiện đang nổi lên cho sự ưu tiên tự
do cá nhân hơn kỷ luật tập thể, sự đa dạng con người hơn sự tuân thủ nhóm, và sự
tự trị công dân hơn quyền uy nhà nước. Sự nổi lên của các giá trị này biến hiện
đại hóa thành một sự phát triển con người trong đó chủ đề cơ sở là sự phát triển
của sự lựa chọn tự trị con người, gây ra một kiểu mới của xã hội nhân văn chưa
từng tồn tại trước đây. Các giá trị tự-thể hiện tăng lên cung cấp một lực xã hội hoạt
động ủng hộ dân chủ, giúp để thiết lập dân chủ ở nơi nó vẫn chưa tồn tại, và củng cố
dân chủ nơi nó có rồi, cải thiện tính hiệu quả của các định chế dân chủ.
Dân chủ hình thức thuần túy liên kết với sức đẩy giải phóng của các giá trị tự-thể
hiện tăng lên, nhưng dân chủ hiệu quả đích thực còn gắn kết mạnh hơn với nó. Tính
liêm chính elite tạo ra sự khác biệt giữa dân chủ hình thức và dân chủ hiệu quả –
giữa dân chủ chỉ trên danh nghĩa, nơi các cuộc bầu cử được tổ chức và nơi các
quyền tự do dân sự và chính trị tồn tại trên giấy nhưng các elite cai trị cảm thấy tự
do để bỏ qua các quyền của người dân và cai trị nhân danh chính họ; và dân chủ
phản ứng đích thực với các sở thích quần chúng và tôn trọng các quyền tự do dân
sự và chính trị của nhân dân. Vì tham nhũng elite có thể làm cho hiến pháp dân chủ
tốt nhất thành vô nghĩa, làm cho các quyền tự do dân sự và chính trị của nhân dân
không hiệu quả. Và bản thân tính liêm chính elite phần lớn được xác định bởi
cường độ của các giá trị tự-thể hiện trong xã hội. Vì một công chúng nhấn mạnh
các giá trị tự-thể hiện có khuynh hướng đặt các elite của nó dưới áp lực để cai quản
theo luật trị (rule of law), và một xã hội nhấn mạnh các giá trị này có khuynh
hướng tạo ra các thế hệ elite mới mà bản thân họ chắc có các lý tưởng giải phóng
được tiếp thu.
Sự nổi lên của dân chủ hiệu quả đích thực phần lớn phản ánh trình tự phát triển
con người của sự phát triển kinh tế xã hội, các giá trị tự-thể hiện tăng lên, và các
định chế dân chủ. Dân chủ là sự phản ánh thể chế của các lực giải phóng vốn có
trong sự phát triển con người, và các giá trị tự-thể hiện là chỉ báo sẵn có tốt nhất
của các lực này. Dưới ánh sáng của phát hiện này, thật ngạc nhiên rằng văn liệu
dân chủ hóa gần đây đã có ít sự chú ý đến các giá trị này như thế nào (xem các
tổng quan của Geddes, 1999; Bunce, 2000). Một văn liệu đồ sộ đã phần lớn không
nhìn thấy khía cạnh căn bản nhất của dân chủ: sự giải phóng con người.

299
Dân chủ không đơn giản là kết quả của sự mặc cả elite và kỹ nghệ thiết kế hiến
pháp thông minh. Nó phụ thuộc vào các định hướng bén rễ sâu giữa bản thân
nhân dân. Các định hướng này thúc đẩy họ gây áp lực cho quyền tự do, các
quyền dân sự và chính trị hữu hiệu, và chính phủ phản ứng nhanh nhạy đích thực –
và để liên tục cảnh giác để bảo đảm rằng các elite cai quản vẫn phản ứng nhanh
nhạy với họ. Dân chủ đích thực không đơn giản là một bộ máy mà, một khi được
dựng lên, sẽ tự hoạt động một cách hiệu quả. Nó phụ thuộc vào nhân dân.
Sự phát triển con người trên quy mô lớn là một hiện tượng gần đây, nhưng các
giá trị tự-thể hiện đã luôn luôn tồn tại. Cho đến gần đây, chúng phần lớn được hạn
chế cho các giới elite có đặc quyền, nhưng trong vài thập niên qua chúng đã biến
đổi các hệ thống niềm tin quần chúng. Trong nửa thứ hai của thế kỷ thứ mười chín,
đã được tin rộng rãi rằng sự tiến bộ là không thể tránh khỏi: sự phát triển công
nghệ và kinh tế xã hội sẽ tự động mang lại một cuộc sống tốt hơn cho nhân dân
khắp thế giới.
Sự tàn sát hàng loạt của Chiến tranh Thế giới I và sự đau khổ của Đại Suy thoái đã
làm cho ý tưởng về sự tiến bộ có vẻ ấu trĩ một cách vô vọng, và Chiến tranh Thế giới
II đã làm nó mất uy tín hoàn toàn: sự phát triển công nghệ chỉ làm cho có thể để
chiến đấu các cuộc chiến tranh ngày càng tai họa. Sự lên của chủ nghĩa tương đối
văn hóa đã hoàn tất quá trình, làm cho ý tưởng về tiến bộ bị nguyền rủa bởi vì nó
ngụ ý rằng một số xã hội là tiên tiến hơn các xã hội khác. Ý thức hệ này xuất phát từ
các ý định tốt, nhưng nó có một khía cạnh nguy hại sâu sắc: nó biện minh cho tất
cả các hình mẫu quan hệ xã hội, không quan trọng áp bức hay gây hại cho
nhân phẩm con người như thế nào. Tình trạng nô lệ và nạn diệt chủng một thời đã
được chấp nhận trong hầu như mọi văn hóa; việc tra tấn các tù nhân và đối xử với
phụ nữ như những con người hạng-hai vẫn còn phổ biến. Chủ nghĩa tương đối
văn hóa nhất quán sẽ bác bỏ lời xác nhận rằng các thực hành này là không tương
thích với các quyền con người, dán nhãn các lời xác nhận như vậy như là vị
chủng. Khái niệm về các quyền con người phổ quát là tương đối gần gây.
Nhưng nó liên kết với các xu hướng lịch sử bén rễ sâu mà đang tiến tới trên toàn
cầu bởi vì chúng phản ánh các khát vọng con người phổ quát. Chừng nào sự sống
sót có vẻ không chắc chắn, các khát vọng này có khuynh hướng bị các mối lo
sinh tồn làm lu mờ; nhưng khi các ràng buộc bên ngoài lên sự lựa chọn con người
nội tại rút lui, chúng trở nên ngày càng nổi bật.
Theo nghĩa này, sự phát triển con người tạo thành sự tiến bộ. Như chúng tôi đã
lập luận, sự lên của dân chủ là vốn có trong các mức cao của sự phát triển con
người. Như chúng ta đã tấy trong Chương 7, dân chủ hiệu quả là rất có khả năng
nổi lên khi hơn 45 phần trăm công chúng của một xã hội xếp hạng cao về các giá trị
tự-thể hiện. Đây là một mối quan hệ xác suất, không phải một mối quan hệ tất
định, nhưng mối quan hệ thống kê là rất mạnh. Sự phát triển kinh tế là thuận lợi cho
các sự thay đổi văn hóa làm cho dân chủ ngày càng có thể xảy ra. Và có bằng
chứng rộng rãi rằng các nền dân chủ hầu như chẳng bao giờ đánh các nền dân chủ
khác. Nếu thế, ý tưởng rằng các sự tiến bộ công nghệ chỉ mang lại các cuộc chiến
tranh ngày càng hủy diệt có thể tỏ ra là không đúng. Thật hiển nhiên một cách đau
buồn rằng sự tiến bộ và sự phát triển con người không phải là không thể tránh khỏi.
Nhưng chúng là có thể, và chúng đáng để phấn đấu.

300
Thư mục Tham khảo

Abramson, Paul. 1989. “Generations and Political Change in the United States.”
Research in Political Sociology 4: 235–80.
Abramson, Paul, and Ronald Inglehart. 1995. Value Change in Global Perspective. Ann
Arbor: University of Michigan Press.
Alesina, Alberto, and Arnaud Devleeschauwer. 2002. “Fractionalization.” Harvard
University: http://www.wcfia.harvard.edu/papers/548 fractjune20.pdf.
Alexander, Richard D. 1987. The Biology of Moral Systems. New York: de Gruyter.
Alker, Hayward R., Jr. 1969. “A Typology of Ecological Fallacies.” In Mattei Dogan and
Stein Rokkan (eds.), Quantitative Ecological Analysis in the Social Sciences.
Cambridge, MA: MIT Press, pp. 69–86.
Almond, Gabriel A., and James S. Coleman (eds.). 1960. The Politics of the Developing
Areas. Princeton: Princeton University Press.
Almond, Gabriel A., and G. Bingham Powell. 1966. Comparative Politics: A Developmen-
tal Approach. Princeton: Princeton University Press.
Almond, Gabriel A., and Sidney Verba. 1963. The Civic Culture: Political Attitudes in Five
Western Democracies. Princeton: Princeton University Press. (eds.) 1980. The Civic
Culture Revisited. Boston: Little, Brown.
Anand, Sudhir, and Amartya Sen. 2000. “Human Development and Economic
Sustainability.” World Development 28: 2029–49.
Anderson, Christopher J., and Yuliya V. Tverdova. 2001. “Winners, Losers, and Attitudes
about Government in Contemporary Democracies.” International Political Science
Review 22: 321–38.
Anheier, Helmut K., Marlies Glasius, and Mary Kaldor. 2001. Global Civil Society, 2001.
Oxford: Oxford University Press. 2004. Global Civil Society Yearbook. Oxford:
Oxford University Press.
Apter, David E. 1965. The Politics of Modernization. Chicago: University of Chicago

301
Press.
Arat, Zehra F. 1991. Democracy and Human Rights in Developing Countries. Boulder, CO:
Lynne Rienner.
Arrighi, Giovanni. 1994. The Long Twentieth Century: Money, Power, and the Origins of
Our Times. London: Verso.
Arrighi, Giovanni, and Jessica Drangel. 1986. “The Stratification of the World-Economy:
An Exploration of the Semiperipheral Zone.” Review 10: 9–74.
Axelrod, Robert. 1984. The Evolution of Cooperation. London: Penguin Books. Baechler,
Jean, John A. Hall, and Michael Mann (eds.). 1989. Europe and the Rise of Capitalism.
Oxford: Basil Blackwell.
Baker, Kendall L., Russell J. Dalton, and Kai Hildebrandt. 1981. Germany Transformed.
Cambridge, MA: Harvard University Press.
Baker, Wayne E. 2005. America’s Crisis of Values: Reality and Perception. Princeton:
Princeton University Press.
Baker, Wayne E., and David Obstfeld. 1999. “Social Capital by Design: Structures,
Strategies, and Institutional Context.” In R. T. A. J. Leenders and Shaul Gabbay
(eds.), Corporate Social Capital and Liability. Norwell, MA: Kluwer Academic, pp. 31–
58.
Banfield, Edward. 1958. The Moral Basis of Backwardness. New York: Free Press.
Barkow, Jerome, Leda Cosmides, and John Tooby. 1992. The Adapted Mind: Evolutionary
Psychology and the Generation of Culture. Oxford: Oxford University Press.
Barnes, Samuel H., Max Kaase, et al. 1979. Political Action: Mass Participation in Five
Western Democracies. Beverly Hills, CA: Sage.
Barnet, Richard, and John Cavanagh. 1994. Global Dreams: Imperial Corporations and
the New World Order. New York: Simon and Schuster.
Barro, Robert J. 1997. Determinants of Economic Growth: A Cross-Country Empirical
Study. Cambridge, MA: MIT Press.
Beck, Nathaniel, and Jonathan N. Katz. 1995. “What to Do (and Not to Do) with Time-
Series Cross-Section Data.” American Political Science Review 89 (September): 634–47.
Beck, Ulrich. 1992. Risk Society. London: Sage. 2002. “Losing the Traditional:
Individualization and ‘Precarious Freedoms.’” In Ulrich Beck and Elisabeth Beck-
Gernsheim (eds.), Individualization. London: Sage, pp. 1–21.
Beitz, Charles. 2001. “Human Rights as a Common Concern.” American Political Science
Review 95: 269–81.
Bell, Daniel. 1973. The Coming of Postindustrial Society. New York: Basic Books. 1976.
The Cultural Contradictions of Capitalism. New York: Basic Books. 1993.
Communitarianism and Its Critics. Oxford: Clarendon Press.
Benford, Robert D., and David A. Snow. 1988. “Ideology, Frame Resonance, and
Participant Mobilization.” In Bert Klandermans, Hanspeter Kriesi, and Sidney Tarrow
(eds.), From Structure to Action. Greenwich, CT: JAI, pp. 197–218.
Berg-Schlosser, Dirk. 2003. “Comment on Welzel, Inglehart & Klingemann’s Theory of
Human Development.” European Journal for Political Research 42: 381–86.
Berg-Schlosser, Dirk, and Jeremy Mitchell. 2000. Conditions of Democracy in Europe,
1919–1939. London: Macmillan.
Berlin, Isaiah. 1969. Four Essays on Liberty. Oxford: Oxford University Press.
Bernhard, Michael. 1993. “Civil Society and Democratic Transitions in East Central
Europe.” Political Science Quarterly 108: 307–26.

302
Bernstein, Mary. 1997. “Celebration and Suppression: The Strategic Uses of Identity by
the Lesbian and Gay Movement.” American Journal of Sociology 103: 531–65.
Bernstein, William J. 2004. The Birth of Plenty. New York: McGraw Hill
Binder, Leonard, et al. (eds.). 1971. Crises and Sequences in Political Development.
Princeton: Princeton University Press.
Birch, Charles, and John B. Cobb Jr. 1981. The Liberation of Life: From the Cell to the
Community. Cambridge: Cambridge University Press.
Blalock, Hubert M., Jr. 1964. Causal Inferences in Nonexperimental Research. New York:
Seminar Press.
Blau, Peter M. 1994. Structural Contexts of Opportunity. Chicago: University of Chicago
Press.
Boggs, Carl. 2001. “Social Capital and Political Fantasy.” Theory and Society 30: 281–
97.
Boix, Carles. 2001. “Democracy, Development and the Public Sector.” American Journal
of Political Science 45: 1–17.
Boix, Carles, and Susan L. Stokes. 2003. “Endogenous Democratization.” World Politics
55: 517–49.
Bollen, Kenneth A., and Robert W. Jackman. 1985. “Political Democracy and the Size
Distribution of Income.” American Sociological Review 50: 438–57.
Bollen, Kenneth A., and Pamela M. Paxton. 1997. “Democracy before Athens.” In Manus
Midlarski (ed.), Inequality, Democracy and Economic Development. Cambridge:
Cambridge University Press, pp. 13–44. 2000. “Subjective Measures of Liberal
Democracy.” Comparative Political Studies 33: 58–86.
Borgatti, Stephen P., Candace Jones, and Martin G. Everett. 1998. “Network Measures
of Social Capital.” Connections 21: 27–36.
Borre, Ole, and Elinor Scarbrough (eds.). 1995. The Scope of Government (Beliefs in
Government, vol. 3). Oxford: Oxford University Press.
Bourdieu, Pierre. 1986. “The Forms of Capital.” In J. G. Richardson (ed.), Handbook of
Theory and Research for the Sociology of Education. New York: Greenwood.
Boynton, Robert, and Gerhard Loewenberg. 1973. “The Development of Public Support
for Parliament in Germany, 1951–1959.” British Journal of Political Science 3: 169–89.
Bracher, Karl Dietrich. 1971 [1955]. Die Auflö sung der Weimarer Republik [The
Dissolution of the Weimar Republic] (5th ed.). Kö nigstein, Germany: Deutsche
Verlagsanstalt.
Bradshaw, York W., Rita Noonan, Laura Gash, and Claudia Buchmann. 1993. “Borrowing
against the Future: Children and Third World Indebtedness.” Social Forces 71: 629–56.
Bradshaw, York W., and Michael Wallace. 1996. Global Inequalities. Thousand Oaks, CA:
Pine Forge.
Bratton, Michael, and Robert Mattes. 2001. “Support for Democracy in Africa: Intrinsic
or Instrumental?” British Journal of Political Science 31: 447–74.
Brint, Steven. 1984. “New Class and Cumulative Trend Explanations of the Liberal
Political Attitudes of Professionals.” American Journal of Sociology 90: 30–71.
Brown, Archie. 2001. “From Democratization to ‘Guided Democracy.’” Journal of
Democracy 12: 35–41.
Brzezinski, Zbigniew. 2001. “The Primacy of History and Culture.” Journal of Democracy
12: 20–26.
Bunce, Valerie. 2000. “Comparative Democratization: Big and Bounded

303
Generalizations.” Comparative Political Studies 33: 703–34.
Burke, Edmund. 1999 [1790]. Reflections on the Revolution in France. Oxford:
OxfordUniversity Press.
Burkhart, Ross E., and Michael S. Lewis-Beck. 1994. “Comparative Democracy:
TheEconomic Development Thesis.” American Political Science Review 88 (December):
903–10.
Burt, Ronald S. 1992. Structural Holes. Cambridge, MA: Harvard University Press.
Cain, Bruce E., Russell J. Dalton, and Susan E. Scarrow. 2003. Democracy Transformed?
Expanding Political Opportunities in Advanced Industrial Democracies. Oxford: Oxford
University Press.
Cardoso, Fernando Henrique, and Enzo Faletto. 1979. Dependency and Development
inLatin America. Berkeley: University of California Press.
Carneiro, Robert. 1988. “The Circumscription Theory: Challenge and Response.”
American Behavioral Scientist 31: 497–511. 2003. Evolutionism in Cultural
Anthropology. Boulder, CO: Westview Press.
Casper, Gretchen, and Michelle M. Taylor. 1996. Negotiating Democracy: Transitions from
Authoritarian Rule. Pittsburgh: University of Pittsburgh Press.
Castles, Francis G. (ed.). 1993. Families of Nations: Patterns of Public Policy in Western
Democracies. Aldershot: Dartmouth.
Cavalli-Sforza, Luigi Luca. 1996. Gene, Vö lker und Sprachen: Die biologischen Grundlagen
unserer Zivilisation [Genes, Peoples, and Languages: The Biological Foundations of
Civilization]. Munich: Carl Hanser.
Chanley, Virginia A., Thomas J. Rudolph, and Wendy M. Rahn. 2000. “The Origins and
Consequences of Public Trust in Government: A Time Series Analysis.” Public Opinion
Quarterly 64: 239–56.
Chase-Dunn, Christopher. 1989. Global Formations: Structures of the World-Economy.
Cambridge, MA: Basil Blackwell.
Chase-Dunn, Christopher, and Thomas D. Hall. 1997. Rise and Demise: Comparing
World-Systems. Boulder, CO: Westview Press.
Chirkov, V. I., R. M. Ryan, Y. Kim, and U. Kaplan. 2003. “Differentiating Autonomy
from Individualism and Independence: A Self-Determination Theory Perspective on
Internalization of Cultural Orientations and Well-Being.” Journal of Personality and
Social Psychology 84: 97–110.
Chirot, Daniel. 1977. Social Change in the Twentieth Century. New York: Harcourt Brace
Jovanovich. 1994. How Societies Change. Thousand Oaks, CA: Pine Forge.
Cingranelli, David Louis (ed.). 1996. Human Rights and Development. Greenwich, CT:
JAI Press.
Coleman, James S. 1968. “Modernization: Political Aspects.” In David L. Sills (ed.),
International Encyclopedia of the Social Sciences (vol. 10). Washington, DC: Free Press,
pp. 395–402. 1988. “Social Capital in the Creation of Human Capital.” American
Journal of Sociology 94: 95–121. 1990. Foundations of Social Theory. Cambridge, MA:
Harvard University Press. Collier, David, and Robert Adcock. 1999. “Democracy and
Dichotomies.” Annual Review of Political Science 2: 537–65.
Collier, Ruth B. 1999. Paths toward Democracy. Cambridge: Cambridge University Press.
Condorcet, Jean-Antoine-Nicolas de Caritat. 1979 [1795]. Sketch for a Historical Picture
of the Progress of Human Mind. Westport, CT: Hyperion Press.
Conradt, David. 1980. “Changing German Political Culture.” In Gabriel A. Almond and

304
Sidney Verba (eds.), The Civic Culture Revisited. Boston: Little, Brown, pp. 212–72.
Converse, Philip E. 1964. “The Nature of Belief Systems among Mass Publics.” In David
E. Apter (ed.), Ideology and Discontent. New York: Free Press, pp. 206–61. 1970.
“Attitudes and Non-Attitudes.” In E. R. Tufte (ed.), The Quantitative Analysis of
Social Problems. Reading, MA: Addison-Wesley, pp. 168–89.
Costa, Paul T., Robert R. McCrae, and Alan B. Zonderman. 1987. “Environmental and
Dispositional Influences on Well-Being.” British Journal of Psychology 78: 299–306.
Cox, David R., and Nanny Wermuth. 2001. “Some Statistical Aspects of Causality.”
European Sociological Review 17: 65–74.
Crenshaw, Edward. 1997. “Democracy and Proto-Modernity: Technoecological In-
fluences on the Growth of Political and Civil Rights.” In Manus Midlarski (ed.),
Inequality, Democracy and Economic Development. Cambridge: Cambridge University
Press, pp. 80–109.
Crothers, Lane, and Charles Lockhard (eds.). 2000. Culture and Politics: A Reader. New
York: St. Martin’s Press.
Crozier, Michel, Samuel H. Huntington, and Joji Watanuki. 1975. The Crisis of Democ-
racy. New York: New York University Press.
Cummins, Robert A. 2000. “Objective and Subjective Quality of Life: An Interactive
Model.” Social Indicators Research 52: 55–72.
Dahl, Robert A. 1973. Polyarchy: Participation and Opposition (1st ed., 1971). New Haven:
Yale University Press. 1989. Democracy and Its Critics. New Haven: Yale University
Press. 1998. “Development and Democratic Culture.” Journal of Democracy 9: 34–39.
2003. How Democratic Is the American Constitution? New Haven: Yale University
Press.
Dalai Lama. 1999. “Buddhism, Asian Values, and Democracy.” Journal of Democracy
10: 3–7.
Dalton, Russell J. 1985. “Political Parties and Political Representation: Party Supporters
and Party Elites in Nine Nations.” Comparative Political Studies 18: 267–99. 1988.
Politics and Culture in West Germany. Samuel Barnes (ed.), Politics and Culture Series
(No. 10). Ann Arbor: University of Michigan. 1994. The Green Rainbow:
Environmental Groups in Western Europe. New Haven: Yale University Press. 1999.
“Political Support in Advanced Industrial Democracies.” In Pippa Norris (ed.), Critical
Citizens. Oxford: Oxford University Press, pp. 57–77. 2000. “Value Change and
Democracy.” In Susan J. Pharr and Robert D. Putnam (eds.), Disaffected Democracies:
What’s Troubling the Trilateral Countries? Princeton: Princeton University Press, pp.
252–69. 2001. Citizen Politics: Public Opinion and Political Parties in Advanced Western
Democ- racies (3rd ed.). Chatham, NJ: Chatham House.
Dalton, Russell J., and Martin P. Wattenberg (eds.). 2000. Parties without Partisans:
Political Change in Advanced Industrial Democracies. Oxford: Oxford University Press.
Daly, Mary. 1978. Gyn/Ecology: The Metaethics of Radical Feminism. London: Women’s
Press.
Davenport, Christian, and David A. Armstrong. 2004. “Democracy and the Violation
of Human Rights: A Statistical Analysis from 1976 to 1996.” American Journal of
Political Science 48: 538–54.
Deutsch, Karl. 1963. The Nerves of Government. New York: Free Press.
Diamond, Jared. 1997. Guns, Germs, and Steel: The Fate of Human Societies. New York:
W. W. Norton.
Diamond, Larry. 1992. “Economic Development and Democracy Reconsidered.” In

305
Larry Diamond and Gary Marks (eds.), Reexaming Democracy. London: Sage, pp. 93–
139. 1993a. “The Globalization of Democracy.” In Robert O. Slater, Barry M. Schutz,
and Steven R. Dorr (eds.), Global Transformation and the Third World. Boulder, CO:
Lynne Rienner, pp. 31–69. 1993b. “Causes and Effects.” In Larry Diamond (ed.),
Political Culture and Democracy in Developing Countries. Boulder, CO: Lynne Rienner,
pp. 411–35. (ed.). 1993c. Political Culture and Democracy in Developing Countries.
Boulder, CO: Lynne Rienner. 2003. “How People View Democracy: Findings from
Public Opinion Surveys in Four Regions.” Paper presented to the Stanford Seminar on
Democratization, January 2003.
Diamond, Larry, Juan J. Linz, and Seymour M. Lipset (eds.). 1995. Politics in Developing
Countries: Experiences with Democracy (2nd ed.). Boulder, CO: Lynne Rienner.
Diamond, Larry, and Gary Marks (eds.). 1992. Reexamining Democracy (Essays in Honor
of Seymour Martin Lipset). London: Sage.
Diamond, Larry, and Marc F. Plattner (eds.). 1993. The Global Resurgence of Democracy.
Baltimore: Johns Hopkins University Press.
Diener, Ed, M. Diener, and C. Diener. 1995. “Factors Predicting the Subjective Well-
Being of Nations.” Journal of Personality and Social Psychology 69: 851–64.
DiMaggio, Paul. 1994. “Culture and Economy.” In Neil J. Smelser and Richard Swedberg
(eds.), The Handbook of Economic Sociology. Princeton: Princeton University Press, pp.
27–57.
DiMaggio, Paul, John Evans, and Bethany Bryson. 1996. “Have Americans’ Social
Attitudes Become More Polarized?” American Journal of Sociology 102: 690–755.
DiPalma, Guiseppe. 1990. To Craft Democracies: An Essay on Democratic Transitions.
Berkeley: University of California Press.
Dogan, Mattei, and Dominique Pelassy. 1984. How to Compare Nations: Strategies in
Comparative Politics. Chatham, NJ: Chatham House.
Dollar, David. 1992. “Outward-Oriented Developing Economies Really Do Grow More
Rapidly: Evidence from 95 LDCs, 1976–1985.” Economic Development and Cultural
Change 13: 523–44.
Domes, Jü rgen. 1990. After Tiananmen Square. Washington, DC: Brassey’s.
Donnelly, Jack. 1993. Human Rights and World Politics. Boulder, CO: Westview Press.
Doorenspleet, Renske. 2000. “Reassessing the Three Waves of Democratization.” World
Politics 52: 384–406. 2004. “The Structural Context of Recent Transitions to
Democracy.” European Journal of Political Research 43: 309–36.
Downing, Brian M. 1992. The Military Revolution and Political Change: Origins of
Democracy and Autocracy in Early Modern Europe. Princeton: Princeton University Press.
Dumont, Louis. 1986. Essays on Individualism. Chicago: University of Chicago Press.
Durham, William H. 1991. Coevolution: Genes, Culture, and Human Diversity. Stanford:
Stanford University Press.
Durkheim, É mile. 1988 [1893]. Ü ber soziale Arbeitsteilung [On Social Division of
Labor]. Frankfurt am Main: Suhrkamp.
Dworkin, Ronald. 1988. The Theory and Practice of Autonomy. Cambridge: Cambridge
University Press.
Easton, David. 1965. A Systems Analysis of Political Life. New York: Wiley.
Eckersley, Richard. 2000. “The State and Fate of Nations: Implications of Subjective
Measures of Personal and Social Quality of Life.” Social Indicators Research 52: 3–27.
Eckstein, Harry. 1966. A Theory of Stable Democracy. Princeton: Princeton University

306
Press.
Eckstein, Harry, Frederic J. Fleron Jr., Erik P. Hoffmann, and William M. Reisinger (eds.).
1996. Can Democracy Take Root in Post-Soviet Russia? Explorations in State-Society
Relations. Lanham, MD: Rowman and Littlefield.
Eckstein, Harry, and Ted R. Gurr. 1975. Patterns of Authority: A Structural Basis for
Political Inquiry. New York: Wiley-Interscience.
Ehrlich, Paul R. 2000. Human Natures: Genes, Cultures, and the Human Prospect. Covelo,
CA: Island Press.
Elkins, Zachary. 2000. “Gradations of Democracy? Empirical Tests of Alternative Con-
ceptualizations.” American Journal of Political Science 44: 293–300.
Ember, Carol R., and Melvin Ember. 1996. Cultural Anthropology. London: Prentice- Hall.
Ember, Melvin, Carol R. Ember, and Bruce M. Russett. 1997. “Inequality and Democracy
in the Anthropological Record.” In Manus Midlarski (ed.), Inequality, Democracy and
Economic Development. Cambridge: Cambridge University Press, pp. 110–30.
Erikson, Robert S., Michael B. MacKuen, and James A. Stimson. 2002. The Macro Polity.
Cambridge: Cambridge University Press.
Esping-Andersen, Gøsta. 1990. The Three Worlds of Welfare Capitalism. Princeton:
Princeton University Press.
Esposito, John L., and John O. Voll. 1996. Islam and Democracy. New York: Oxford
University Press.
Estes, Richard J. 1984. The Social Progress of Nations. New York: Praeger. 1998. “Trends
in World Social Development, 1970–1995: Development Challenges for a New
Century.” Journal of Developing Societies 14: 11–39.
Etzioni, Amitai. 1996. The New Golden Rule: Community and Morality in a Democratic
Society. New York: Basic Books.
Evans, Peter. 1995. Embedded Autonomy: States and Industrial Transformation. Princeton:
Princeton University Press.
Fairbanks, Charles H. 2001. “Disillusionment in the Caucasus and Central Asia.” Journal
of Democracy 12: 49–56.
Falter, Jü rgen. 1991. Hitlers Wä hler [Hitler’s Voters]. Munich: C. H. Beck.
Fedigan, Linda Marie. 1991. Sex Roles and Social Bonds. Chicago: University of Chicago
Press.
Finer, Samuel E. 1999. The History of Government (3 vols.). Oxford: Oxford University
Press.
Finke, Roger, and Rodney Stark. 1989. “Evaluating the Evidence: Religious Economies
and Sacred Canopies.” American Sociological Review 53: 41–49. 1992. The Churching of
America, 1776–1990: Winners and Losers in Our Religious Economy. New Brunswick,
NJ: Rutgers University Press.
Firebaugh, Glenn. 1992. “Growth Effects of Foreign and Domestic Investment.” American
Journal of Sociology 98: 105–30. 1996. “Does Foreign Capital Harm Poor Nations?”
American Journal of Sociology 102: 563–75.
Firebaugh, Glenn, and Frank Beck. 1994. “Does Economic Growth Benefit the Masses?
Growth, Dependence, and Welfare in the Third World.” American Sociological Review
59: 631–53.
Flanagan, Scott. 1987. “Value Change in Industrial Society.” American Political Science
Review 81: 1303–19.
Flanagan, Scott, et al. Forthcoming. “Shifting Worldviews and the Authoritarian-

307
Libertarian Value Change in Advanced Industrial Democracies.”
Flannery, Kent V. 1972. “The Cultural Evolution of Civilizations.” Annual Review of
Ecology and Systematics 3: 399–426.
Fleron, Frederick, and Richard Ahl. 1998. “Does Public Opinion Matter for Democra-
tization in Russia?” In Harry Eckstein (ed.), Can Democracy Take Root in Post-Soviet
Russia? Lanham, MD: Rowman and Littlefield, pp. 249–85.
Florida, Richard. 2002. The Rise of the Creative Class. New York: Basic Books.
Förster, Jens, E. T. Higgins, and L. C. Idson. 1998. “Approach and Avoidance Strength
during Goal Attainment: Regulatory Focus and the ‘Goal Looms Larger’ Effect.”
Journal of Personality and Social Psychology 75: 1115–31.
Foweraker, John, and Todd Landman. 1997. Citizenship Rights and Social Movements: A
Comparative Statistical Analysis. Oxford: Oxford University Press.
Frank, Andre Gunder. 1966. “The Development of Underdevelopment.” Monthly Review
18: 17–30.
Freedom House (ed.). Annual. Freedom in the World. Lanham, MD: University Press of
America.
Friedheim, Daniel K. 1993. “Regime Collapse in Democratic Transition: The East German
Revolution of 1989.” German Politics 2: 97–112.
Friedrich, Carl Joachim, and Zbigniew Brzezinski. 1965. Totalitarian Dictatorship and
Autocracy (2nd ed.). Cambridge: Cambridge University Press.
Fukuyama, Francis. 1967. Capitalism and Underdevelopment in Latin America. New York:
Monthly Review Press. 1992. The End of History and the Last Man. New York: Free
Press. 1995. Trust: Social Virtues and the Creation of Prosperity. New York: Free Press.
2000. “Social Capital.” In Lawrence E. Harrison and Samuel P. Huntington (eds.),
Culture Matters: How Values Shape Human Progress. New York: Basic Books, pp. 99–111.
Fulcher, James, and John Scott. 2003. Sociology. Oxford: Oxford University Press.
Galston, William A. 2001. “Political Knowledge, Political Engagement, and Civic
Education.” Annual Review of Political Science 4: 217–34.
Gasiorowski, Mark J., and Timothy J. Power. 1998. “The Structural Determinants of
Democratic Consolidation: Evidence from the Third World.” Comparative Political
Studies 31: 740–71.
Gaskell, George, and Martin Bauer. 2001. Biotechnology: The Making of Global
Controversy. Cambridge: Cambridge University Press.
Geddes, Barbara. 1999. “What Do We Know about Democratization after Twenty
Years?” Annual Review of Political Science 2: 115–44.
Geertz, Clifford. 1973. The Interpretation of Cultures. New York: Basic Books.
Gereffi, Gary. 1994. “The International Economy and Economic Development.” In Neil
J. Smelser and Richard Swedberg (eds.), The Handbook of Economic Sociology.
Princeton: Princeton University Press, pp. 206–33.
Gibson, James L. 1996. “‘A Mile Wide but an Inch Deep’? The Structure of Democratic
Commitments in the Former USSR.” American Journal of Political Science 40: 396–
420. 1997. “Mass Opposition to the Soviet Putsch of August 1991: Collective Action,
Rational Choice, and Democratic Values.” American Political Science Review 91: 671–
84. 2001. “Social Networks, Civil Society, and the Prospects for Consolidating
Russia’s Democratic Transition.” American Journal of Political Science 45: 51–69.
Gibson, James L., and Raymond M. Duch. 1992. “The Origins of a Democratic Culture
in the Soviet Union: The Acquisition of Democratic Values.” Paper presented at the

308
1992 annual meeting of the Midwest Political Science Association, Chicago, September,
1994. “Postmaterialism and the Emerging Soviet Democracy.” Political Research
Quarterly 47: 5–39.
Gibson, James L., Raymond M. Duch, and Kent L. Tedin. 1992. “Democratic Values
and the Transformation of the Soviet Union.” Journal of Politics 54: 329–71.
Giddens, Anthony. 1990. The Consequences of Modernity. Cambridge: Polity Press. 1991.
Modernity and Self-Identity: Self and Society in the Late Modern Age. Cambridge: Polity
Press.
Gills, B., and J. Rocamora. 1992. “Low Intensity Democracy.” Third World Quarterly
13: 501–24.
Goesling, Brian. 2001. “Changing Income Inequalities within and between Nations: New
Evidence.” American Sociological Review 66: 745–61.
Granger, C. W. J. 1969. “Investing Causal Relations by Econometric Methods and
Spectral Methods.” Econometrica 34: 424–38.
Granovetter, Mark S. 1973. “The Strength of Weak Ties.” American Journal of Sociology
78: 1360–80.
Greenfield, P. M. 2000. “Three Approaches to the Psychology of Culture: Where Do
They Come From? Where Can They Go?” Asian Journal of Social Psychology 3: 223–40.
Guillén, Mauro. 1994. Models of Management: Work, Authority, and Organization in a
Comparative Perspective. Chicago: University of Chicago Press.
Guo, Guang, and Elizabeth Stearns. 2002. “The Social Influences on the Realization of
Genetic Potential for Intellectual Development.” Social Forces 80 (3): 881–910.
Gurr, Ted R. 1974. “Persistence and Change in Political Systems, 1800–1971.” American
Political Science Review 68: 1482–1504.
Gurr, Ted R., and Keith Jaggers. 1995. “Tracking Democracy’s Third Wave with the
Polity III Data.” Journal of Peace Research 32: 469–82.
Habermas, Jü rgen. 1975. Legitimation Crisis. Boston: Beacon Press.
Hadenius, Axel. 1992. Democracy and Development. Cambridge: Cambridge University
Press.
Hadenius, Axel, and Jan Teorell. 2004. “Cultural and Economic Prerequisites of
Democracy: Reassessing Recent Evidence.” Studies in Comparative International
Development 39: 89–111.
Haggard, Stephan, and Robert R. Kaufman. 1995. The Political Economy of Democratic
Transitions. Princeton: Princeton University Press.
Hajnal, John. 1982. “Two Kinds of Pre-Industrial Household Formation Systems.” In
Richard Wall, Jean Robin, and Peter Laslett (eds.), Family Forms in Historic Europe.
Cambridge: Cambridge University Press, pp. 65–104.
Hall, John A. 1989. “States and Societies: The Miracle in Comparative Perspective.” In
Jean Baechler, John Hall, and Michael Mann (eds.), Europe and the Rise of Capitalism.
Oxford: Basil Blackwell, pp. 20–38.
Hamilton, Gary G. 1994. “Civilizations and Organization of Economies.” In Neil J.
Smelser and Richard Swedberg (eds.), The Handbook of Economic Sociology. Princeton:
Princeton University Press, pp. 183–205.
Hampden-Turner, Charles, and Alfons Trompenaars. 1993. The Seven Cultures of
Capitalism. New York: Currency/Doubleday.
Hannan, Michael T., and Glenn R. Carroll. 1981. “Dynamics of Formal Political
Structure: An Event-History Analysis.” American Sociological Review 46: 19–35.

309
Hein, Simon. 1992. “Trade Strategy and the Dependency Hypothesis: A Comparison of
Policy, Foreign Investment and Economic Growth in Latin America and East Asia.”
Economic Development and Cultural Change 13: 495–521.
Held, David, Anthony G. McGrew, David Goldblatt, and Jonathan Perraton. 2003.
Global Transformations: Politics, Economics and Culture. London: Polity.
Heller, Patrick. 2000. “Degrees of Democracy: Some Comparative Lessons from India.”
World Politics 52: 484–519.
Helliwell, John F. 1993. “Empirical Linkages between Democracy and Economic
Growth.” British Journal of Political Science 24: 225–48.
Henrich, Joe, and Robert Boyd. 1998. “The Evolution of Conformist Transmission and
the Emergence of Between-Group Differences.” Evolution and Human Behavior 19:
215–41.
Higgins, E. T. 1998. “Promotion and Prevention: Regulatory Focus as a Motivational
Principle.” Advances in Experimental Social Psychology 46: 1–46.
Higley, John, and Michael G. Burton. 1989. “The Elite Variable in Democratic
Transitions and Breakdowns.” American Sociological Review 54: 17–32.
Higley, John, and Richard Gunther (eds.). 1992. Elites and Democratic Consolidation in
Latin America and Southern Europe. Cambridge: Cambridge University Press.
Hirschman, Albert O. 1970. Exit, Voice, and Loyalty: Responses to Decline in Firms,
Organizations, and States. Cambridge, MA: Harvard University Press.
Hirschmann, Nancy. 2001. “A Question of Freedom: A Question of Rights? Women and
Welfare.” In Nancy Hirschmann and Ulrike Liebert (eds.), Women and Welfare. New
Brunswick, NJ: Rutgers University Press, pp. 84–110.
Hofferbert, Richard I., and Hans-Dieter Klingemann. 1999. “Remembering the Bad Old
Days: Human Rights, Economic Conditions, and Democratic Performance in
Transitional Regimes.” European Journal of Political Research 36: 155–74.
Hofstede, Geert. 1980. Culture’s Consequences: Intentional Differences in Work-Related
Values. Beverly Hills, CA: Sage.
Hughes, Barry B. 1999. International Futures: Choices in the Face of Uncertainty (3rd ed.).
Boulder, CO: Westview Press.
Humana, Charles. 1992. World Human Rights Guide (3rd ed.). New York: Oxford
University Press.
Humphrey, Nicholas. 1984. Consciousness Regained: Chapters in the Development of
Mind. New York: Oxford University Press.
Hunter, Allen. 1995. “Globalization from Below? Promises and Perils of the New
Internationalism.” Social Policy 25: 6–14.
Hunter, Shireen T. 1998. The Future of Islam and the West. Westport, CT: Praeger.
Huntington, Samuel P. 1968. Political Order in Changing Societies. New Haven: Yale
University Press. 1984. “Will More Countries Become Democratic?” Political Science
Quarterly 99: 193–218. 1991. The Third Wave: Democratization in the Late Twentieth
Century. Norman: University of Oklahoma Press. 1996. The Clash of Civilizations and
the Remaking of the World Order. New York: Simon and Schuster.
Inglehart, Ronald. 1977. The Silent Revolution. Princeton: Princeton University Press.
1990. Culture Shift in Advanced Industrial Societies. Princeton: Princeton University
Press. 1997. Modernization and Postmodernization: Cultural, Economic and Political
Change in 43 Societies. Princeton: Princeton University Press.
Inglehart, Ronald, and Paul Abramson. 1999. “Measuring Postmaterialism.” American

310
Political Science Review 93: 665–77.
Inglehart, Ronald, and Wayne E. Baker. 2000. “Modernization, Cultural Change, and the
Persistence of Traditional Values.” American Sociological Review 65: 19–51.
Inglehart, Ronald, and Gabriela Catterberg. 2003. “Trends in Political Action: The
Development Trend and the Post-Honeymoon Decline.” In Ronald Inglehart (ed.),
Islam, Gender, Culture, and Democracy. Willowdale, Canada: de Sitter, pp. 77–93.
Inglehart, Ronald, and Pippa Norris. 2002. “Islamic Culture and Democracy: Testing the
Clash of Civilization Thesis.” Comparative Sociology 1: 235–64. 2003. Rising Tide:
Gender Equality and Cultural Change around the World. Cambridge: Cambridge
University Press.
Inglehart, Ronald, Pippa Norris, and Christian Welzel. 2002. “Gender Equality and
Democracy.” Comparative Sociology 1: 321–46.
Inglehart, Ronald, and Christian Welzel. 2002. “Political Culture and Democracy.” In
Howard Wiarda (ed.), New Directions in Comparative Politics. New York: Westview
Press, pp. 141–64. 2003. “Political Culture and Democracy: Analyzing the Cross-Level
Linkages.” Comparative Politics 36: 61–79.
Inkeles, Alex. 1983. Exploring Individual Modernity. New York: Columbia University
Press. (ed.). 1993. On Measuring Democracy: Its Consequences and Concomitants. New
Brunswick, NJ: Transaction.
Inkeles, Alex, and David Smith. 1974. Becoming Modern: Individual Changes in Six
Developing Societies. Cambridge, MA: Harvard University Press.
Iversen, Torben. 1994. “Political Leadership and Representation in Western European
Democracies.” American Journal of Political Science 38: 46–74.
Jackman, Robert W., and Ross A. Miller. 1998. “Social Capital and Politics.” Annual
Review of Political Science 1: 47–73.
James, Harold. 1986. The German Slump. Oxford: Oxford University Press.
Jawad, Haifaa. 1998. The Rights of Women in Islam: An Authentic Approach. London:
Macmillan.
Jennings, M. Kent, and Jan van Deth (eds.). 1989. Continuities in Political Action. Berlin:
de Gruyter.
Johnson, Chalmers (ed.). 1970. Change in Communist Systems. Stanford: Stanford
University Press.
Jones, Eric L. 1985. The European Miracle: Environments, Economies and Geopolities in
the History of Europe and Asia (3rd ed.). Cambridge: Cambridge University Press.
Joppke, Christian. 1994. “Revisionism, Dissidence, Nationalism: Opposition in Leninist
Regimes.” British Journal of Sociology 45: 543–61.
Kaase, Max, and Kenneth Newton (eds.). 1995. Beliefs in Government (4 vols.). Oxford:
Oxford University Press.
Karklins, Rasma, and Roger Petersen. 1993. “Decision Calculus of Protestors and
Regimes.” Journal of Politics 55: 588–614.
Karl, Terry Lynn, and Philippe C. Schmitter. 1991. “Modes of Transition in Latin
America, Southern and Eastern Europe.” International Social Science Journal 128: 269–
84.
Katznelson, Ira, and Aristide Zolberg (eds.). 1986. Working Class Formation: Nine- teenth
Century Patterns in Western Europe and the United States. Princeton: Princeton
University Press.
Kaufmann, Daniel, Aart Kraay, and Massimo Mastruzzi. 2003. “Governance Matters

311
III: Governance Indicators for 1996–2002.” World Bank Policy Research Department
Working Paper, No. 2195. Washington, DC: World Bank.
Kennedy, Paul. 1996. “Globalization and Its Discontents: The Triumph of Capitalism
Revisited.” New Perspectives Quarterly 13: 31–33.
Kittel, Bernhard. 1999. “Sense and Sensitivity in Pooled Analyses of Political Data.”
European Journal of Political Research 35: 225–53.
Klandermans, Bert. 1984. “Mobilization and Participation.” American Sociological
Review 49: 583–600.
Klingemann, Hans-Dieter. 1999. “Mapping Political Support in the 1990s: A Global
Analysis.” In Pippa Norris (ed.), Critical Citizens: Global Support for Democratic
Governance. New York: Oxford University Press, pp. 31–56.
Klingemann, Hans-Dieter, and Dieter Fuchs (eds.). 1995. Citizens and the State (Beliefs in
Government, vol. 1). Oxford: Oxford University Press.
Kmenta, Jan, and J. B. Ramsey (eds.). 1980. Evaluation of Econometric Models. New
York: Academic Press.
Konrad, György and Ivan Szelenyi. 1991. “Intellectuals and Domination in Post-
Communist Societies.” In Pierre Bourdieu and James S. Coleman (eds.), Social Theory
for a Changing Society. Boulder, CO: Westview Press, pp. 337–61.
Kopstein, Jeffrey S., and David A. Reilly. 2000. “Geographic Diffusion and the Trans-
formation of the Postcommunist World.” World Politics 53 (October): 1–37.
Korten, David C. 1996. When Corporations Rule the World. San Francisco: Berrett-
Koehler.
Kü hnen, Ulrich, and Daphna Oyserman. 2002. “Thinking about the Self Influences
Thinking in General: Cognitive Consequences of Salient Self-Concept.” Journal of
Experimental Social Psychology 38: 492–99.
Kuran, Timur. 1991. “Now Out of Never: The Element of Surprise in the East European
Revolution of 1989.” World Politics 44: 7–48.
Kurzman, Charles. 1998. “Waves of Democratization.” Studies in Comparative
International Development 33: 42–64.
Lal, Deepak. 1998. Unintended Consequences: The Impact of Factor Endowments, Culture,
and Politics on Long Run Economic Performance. Cambridge, MA: MIT Press.
Landes, David S. 1998. The Wealth and Poverty of Nations: Why Some Are So Rich and
Some So Poor. New York: W. W. Norton.
Laslett, Peter. 1989. “The European Family and Early Industrialization.” In Jean
Baechler, John Hall, and Michael Mann (eds.), Europe and the Rise of Capitalism.
Oxford: Basil Blackwell, pp. 234–42.
Lasswell, Harold D. (ed.). 1958a. The Political Writings. Glencoe, IL: Free Press. 1958b.
Politics: Who Gets What, When, and How. New York: Meridian Books.
Lawler, P. A., and D. McConkey (eds.). 1998. Community and Political Thought Today.
Westport, CT: Praeger.
Lee Kuan Yew, and Fareed Zakaria. 1994. “Culture Is Destiny: A Conversation with
Lee Kuan Yew.” Foreign Affairs 73: 109–26.
Lerner, Daniel. 1958. The Passing of Traditional Society: Modernizing the Middle East. New
York: Free Press. 1968. “Modernization: Social Aspects.” In David L. Sills (ed.), The
International Encyclopedia of the Social Sciences (vol. 10). New York: Free Press, pp.
386–95.
Levi, Margaret. 1996. “Social and Unsocial Capital.” Politics & Society 24 (1): 45–55.

312
Levi, Margaret, and Laura Stoker. 2000. “Political Trust and Trustworthiness.” Annual
Review of Political Science 3: 475–507.
Levitt, Theodore. 1983. “The Globalization of Markets.” Harvard Business Review 61:
92–102.
Lewis, W. A. 1955. The Theory of Economic Growth. Homewood, IL: Richard D. Irvin.
Lieberman, Benjamin. 1998. From Recovery to Catastrophe: Municipal Stabilization and
Political Crisis in Weimar. New York: Berghahn.
Liebert, Ulrike. 1999. “Gender Politics in the European Union: The Return of the Public.”
European Societies 1: 201–38.
Lijphart, Arend. 1999. Patterns of Democracy. New Haven: Yale University Press.
Lijphart, Arend, and Carlos H. Waisman (eds.). 1996. Institutional Design in New
Democracies: Eastern Europe and Latin America. Boulder, CO: Westview Press.
Linz, Juan J., and Alfred Stepan. 1996. Problems of Democratic Transition and Con-
solidation: Southern Europe, South America, and Post-Communist Europe. Baltimore:
Johns Hopkins University Press.
Linz, Juan J., and Arturo A. Valenzuela (eds.). 1994. The Failure of Presidential Democracy.
Baltimore: Johns Hopkins University Press.
Lipset, Seymour Martin. 1959a. “Some Social Requisites of Democracy: Economic
Development and Political Legitimacy.” American Political Science Review 53: 69–105.
1959b. “Democracy and Working-Class Authoritarianism.” American Sociological
Review 24: 482–501. 1960. Political Man: The Social Bases of Politics. Garden City, NY:
Doubleday. 1991. “American Exceptionalism Reaffirmed.” In Byron Shafer (ed.), Is
America Different? Oxford: Oxford University Press, pp. 1–45. 1996. American
Exceptionalism. New York: W. W. Norton.
Lipset, Seymour Martin, and Gabriel S. Lenz. 2000. “Corruption, Culture and Mar-
kets.” In Lawrence E. Harrison and Samuel P. Huntington (eds.), Culture Matters: How
Values Shape Human Progress. New York: Basic Books, pp. 112–24.
Lipset, Seymour Martin, Kyoung-Ryung Seong, and John C. Torres. 1993. “A Compar-
ative Analysis of the Social Requisites of Democracy.” International Social Science
Journal 45: 155–75.
Macpherson, Crawford B. 1977. The Life and Times of Liberal Democracy. Oxford:
Oxford University Press.
Mainwaring, Scott, Guillermo O’Donnell, and Arturo Valenzuela (eds.). 1992. Issues in
Democratic Consolidation: The New South American Democracies in Comparative
Perspective. Notre Dame: University of Notre Dame Press.
Mainwaring, Scott, and Matthew Soberg Shugart (eds.). 1997. Presidentialism and
Democracy in Latin America. Cambridge: Cambridge University Press.
Malthus, Thomas R. 1970 [1798]. An Essay on the Principle of Population.
Harmondsworth: Penguin.
Mark, Noah P. 2002. “Cultural Transmission, Disproportionate Prior Exposure, and the
Evolution of Cooperation.” American Sociological Review 67: 323–44.
Markoff, John. 1996. Waves of Democracy: Social Movements and Political Change.
Thousand Oaks, CA: Pine Forge.
Marks, Gary. 1992. “Rational Sources of Chaos in Democratic Transitions.” In Gary
Marks and Larry Diamond (eds.), Reexamining Democracy: Essays in Honor of Seymour
Martin Lipset. London: Sage, pp. 47–69.
Marks, Gary, and Larry Diamond (eds.). 1992. Reexamining Democracy: Essays in Honor

313
of Seymour Martin Lipset. London: Sage.
Marshall, Monty G., and Keith Jaggers. 2000. Polity IV Project. Data Users Manual.
University of Maryland.
Marx, Karl. 1973 [1858]. Grundrisse. Harmondsworth: Penguin.
Maslow, Abraham. 1988 [1954]. Motivation and Personality (3rd ed.). New York: Harper
and Row.
Mayer, Lawrence G. 2001. Comparative Politics: Nations and Theories in a Changing
World. London: Prentice-Hall.
McAdam, Douglas. 1986. “Recruitment to High-Risk Activism: The Case of Freedom
Summer.” American Journal of Sociology 92: 64–90.
McAdam, Douglas, Sidney Tarrow, and Charles Tilly. 2001. Dynamics of Contention.
Cambridge: Cambridge University Press.
McDonagh, Eileen. 2002. “Political Citizenship and Democratization: The Gender
Paradox.” American Political Science Review 96: 535–52.
McMichael, Philip. 1996. “Globalization: Myths and Realities.” Rural Sociology 61: 25–
56.
McNeill, William. 1990. The Rise of the West: A History of the Human Community.
Chicago: University of Chicago Press.
Meadows, Donella H., et al. 1972. The Limits to Growth. New York: Universe Books.
Merkel, Wolfgang, Hans-Jü rgen Puhle, Aurel Croissant, Claudia Eicher, and Peter Thierry.
2003. Defekte Demokratien: Theorien und Probleme [Deficient Democracies: Theories
and Problems]. Opladen: Leske and Budrich.
Meyer, John W., John Boli, George M. Thomas, and Francisco O. Ramirez. 1997. “World
Society and the Nation-State.” American Journal of Sociology 103: 144–81.
Michels, Robert. 1962 [1912]. Political Parties. London: Collins Books.
Midlarski, Manus I. (ed.). 1997. Inequality, Democracy and Economic Development.
Cambridge: Cambridge University Press. 1999. The Evolution of Inequality: War, State
Survival, and Democracy in Comparative Perspective. Stanford: Stanford University
Press.
Miller, Arthur H., Vicki L. Hesli, and William Reisinger. 1994. “Reassessing Mass Support
for Political and Economic Change in the Former USSR.” American Political Science
Review 88: 399–411.
Mishler, William, and Richard Rose. 2001. “Political Support for Incomplete Democracies:
Realist vs. Idealist Theories and Measures.” International Political Science Review 22:
303–20.
Monroe, Kristen R. 1996. The Heart of Altruism. Princeton: Princeton University Press.
2003. “How Identity and Perspective Constrain Moral Choice.” International Political
Science Review 24: 405–26.
Monroe, Kristen R., J. Hankin, and R. van Vechten. 2000. “The Psychological
Foundations of Identity Politics.” Annual Review of Political Science 3: 419–47.
Montesquieu, Charles de. 1989 [1748]. The Spirit of the Laws. Cambridge: Cambridge
University Press.
Moore, Barrington. 1966. The Social Origins of Democracy and Dictatorship: Lord and
Peasant in the Making of the Modern World. Boston: Beacon Press.
Mouzelis, Nicos. 1999. “Modernity: A Non-European Conceptualization.” British Jour-
nal of Sociology 50: 141–59.
Muller, Edward N. 1997. “Economic Determinants of Democracy.” In Manus I.

314
Midlarski (ed.), Inequality, Democracy and Economic Development. Cambridge:
Cambridge University Press, pp. 133–55.
Muller, Edward N., and Mitchell A. Seligson. 1994. “Civic Culture and Democracy: The
Question of Causal Relationships.” American Political Science Review 88: 635–52.
Mutz, Diana C. 2002. “Cross-Cutting Social Networks: Testing Democratic Theory in
Practice.” American Political Science Review 96 (March): 111–26.
Nagle, John D., and Alison Mahr. 1999. Democracy and Democratization. London: Sage.
Nevitte, Neil. 1996. The Decline of Deference. Petersborough, Ontario: Broadview Press.
Newton, Kenneth. 2001. “Trust, Social Capital, Civil Society, and Democracy.”
International Political Science Review 22: 201–14.
Newton, Kenneth, and Pippa Norris. 2000. “Confidence in Public Institutions: Faith,
Culture, or Performance?” In Susan J. Pharr and Robert D. Putnam (eds.), Disaffected
Democracies: What’s Troubling the Trilateral Countries? Princeton: Princeton University
Press, pp. 52–73.
Nolan, Patrick, and Gerhard Lenski. 1999. Human Societies: An Introduction to
Macrosociology (8th ed.). New York: McGraw-Hill.
Norris, Pippa (ed.). 1999. Critical Citizens: Global Support for Democratic Governance.
New York: Oxford University Press. 2002. Democratic Phoenix: Political Activism
Worldwide. Cambridge: Cambridge University Press.
Norris, Pippa, and Ronald Inglehart. 2004. Sacred and Secular: Religion and Politics
Worldwide. Cambridge: Cambridge University Press.
North, Douglas C. 1981. Structure and Change in Economic History. New York: W. W.
Norton.
Nye, Joseph S., Philip D. Zelikow, and David King (eds.). 1997. Why People Don’t Trust
Government. Cambridge, MA: Harvard University Press.
O’Donnell, Guillermo. 1973. Modernization and Bureaucratic Authoritarianism: Studies in
South American Politics. Berkeley: University of California Press. 1996. “Illusions about
Consolidation.” Journal of Democracy 7: 34–51.
O’Donnell, Guillermo, and Philippe C. Schmitter. 1986. “Tentative Conclusions about
Uncertain Democracies.” In Guillermo O’Donnell, Philippe C. Schmitter, and Laurence
Whitehead (eds.), Transitions from Authoritarian Rule (vol. 4). Baltimore: Johns
Hopkins University Press, pp. 1–78.
O’Donnell, Guillermo, Jorge Vargas Cullel, and Osvaldo Miguel Iazzetta (eds.). 2004.
The Quality of Democracy: Theory and Applications. Notre Dame: University of Notre
Dame Press.
Orwin, Clifford, and Thomas Pangle. 1982. “The Philosophical Foundation of Human
Rights.” This World 4: 1–22.
Ottaway, Marina. 2003. Democracy Challenged: The Rise of Semi-Authoritarianism.
Washington, DC: Carnegie Endowment for International Peace.
Oyserman, Daphna. 2001. “Self-Concept and Identity.” In A. Tesser and N. Schwarz
(eds.), The Blackwell Handbook of Social Psychology (vol. 1). Malden, MA: Blackwell,
pp. 402–15.
Oyserman, Daphna, Heather McCoon, and Markus Kemmelmeier. 2002. “Rethinking
Individualism and Collectivism.” Psychological Bulletin 128: 3–72.
Page, Benjamin, and Robert Y. Shapiro. 1992. The Rational Public: Fifty Years of Trends in
Americans’ Policy Preferences. Chicago: University of Chicago Press. 1993. “The
Rational Public and Democracy.” In G. E. Marcus and R. L. Hanson (eds.),

315
Reconsidering the Democratic Public. University Park: Pennsylvania State University
Press, pp. 35–64.
Paxton, Pamela. 2002. “Social Capital and Democracy: An Interdependent Relation-
ship.” American Sociological Review 67: 254–77.
Peterson, Dale, and Richard Wrangham. 1996. Demonic Males: Apes and the Origin of
Human Violence. Boston: Houghton Mifflin.
Pettigrew, Thomas F. 1998. “Reactions towards the New Minorities of Western Europe.”
Annual Review of Sociology 24: 77–103.
Pharr, Susan, and Robert D. Putnam (eds.). 2000. Disaffected Democracies. Princeton:
Princeton University Press.
Pharr, Susan, Robert D. Putnam, and Russell J. Dalton. 2000. “Trouble in Advanced
Democracies? A Quarter Century of Declining Confidence.” Journal of Democracy 11:
6–25.
Poggi, Gianfranco. 1978. The Development of the Modern State: A Sociological
Introduction. London: Hutchinson.
Popper, Karl Raimund. 1966 [1945]. The Open Society and Its Enemies (2 vols.). Princeton:
Princeton University Press. 1992 [1959]. The Logic of Scientific Discovery. New York:
Routledge.
Porter, Michael E. (ed.). 1986. Competition in Global Industries. Boston: Harvard Business
School Press.
Pridham, Geoffrey (ed.). 1991. Encouraging Democracy: The International Context of
Regime Transition in Southern Europe. Leicester: Leicester University Press.
Pridham, Geoffrey, and Tatu Vanhanen (eds.). 1995. Democratization in Eastern Europe:
Domestic and International Perspectives. London: Routledge.
Przeworski, Adam. 1992. “The Games of Transition.” In Scott Mainwaring, Guillermo
O’Donnell, and Arturo Valenzuela (eds.), Issues in Democratic Consolidation: The New
South American Democracies in Comparative Perspective. Notre Dame: Univer- sity of
Notre Dame Press, pp. 105–52.
Przeworski, Adam, and Fernando Limongi. 1997. “Modernization: Theories and Facts.”
World Politics 49: 155–83.
Przeworski, Adam, and Henry Teune. 1970. The Logic of Comparative Social Inquiry.
New York: John Wiley.
Putnam, Robert D. 1993. Making Democracy Work: Civic Traditions in Modern Italy.
Princeton: Princeton University Press. 2000. Bowling Alone: The Collapse and Revival of
American Community. New York: Simon and Schuster.
Putnam, Robert D., and Kristin A. Goss. 2002. Introduction. In Robert D. Putnam (ed.),
Democracies in Flux: The Evolution of Social Capital in Contemporary Society. Oxford:
Oxford University Press, pp. 3–20.
Pye, Lucian W. 1990. “Political Science and the Crisis of Authoritarianism.” American
Political Science Review 84: 3–19.
Pye, Lucian W., and Sidney Verba (eds.). 1963. Political Culture and Political Development.
Princeton: Princeton University Press.
Quigley, Carroll. 1961. The Evolution of Civilizations: An Introduction to Historical Anal-
ysis. New York: Harper.
Randall, Vicky, and Robin Theobald. 1998. Political Change and Underdevelopment (2nd
ed.). Durham: Duke University Press.
Reisinger, William, Arthur H. Miller, Vicki L. Hesli, and Kristen Maher. 1994. “Political

316
Values in Russia, Ukraine and Lithuania: Sources and Implications for Democracy.”
British Journal of Political Science 45: 183–223.
Rice, Tom W., and Jan L. Feldman. 1997. “Civic Culture and Democracy from Europe
to America.” Journal of Politics 59: 1143–72.
Ritzer, George. 1996. “Cultures and Consumers: The McDonaldization Thesis: Is
Expansion Inevitable?” International Sociology 11: 291–308.
Robertson, Hector M. 1973 [1933]. Aspects of the Rise of Economic Individualism: A
Criticism of Max Weber and His School. London: Kelley Publishers.
Robinson, William I. 1996. Promoting Polyarchy: Globalization, US Intervention, and
Hegemony. Cambridge: Cambridge University Press.
Robinson, William S. 1950. “Ecological Correlations and the Behavior of Individuals.”
American Sociological Review 15: 351–57.
Roeder, Philip G. 2001. “Ethnolinguistic Fractionalization Indices. 1961 and 1985.”
http://www.ucsd.edu/∼proeder/elf.htm.
Rohrschneider, Robert. 1999. Learning Democracy: Democratic and Economic Values in
Unified Germany. Oxford: Oxford University Press.
Rokeach, Milton. 1960. The Open and Closed Mind: Investigations into the Nature of Belief
Systems and Personality Systems. New York: Basic Books. 1968. Beliefs, Attitudes and
Values. San Francisco: Jossey-Bass. 1973. The Nature of Human Values. New York: Free
Press.
Rokkan, Stein. 1970. “Nation-Building, Cleavage Formation and the Structuring of
Mass Politics.” In Angus Campbell et al. (eds.), Citizens, Elections, Parties: Approaches to
the Comparative Study of the Processes of Development. Oslo: Universitetsforlaget, pp.
72–144. 1980. “Territories, Centers and Peripheries: Toward a Geo-Ethnic-Economic-
Political Model of Differentiation within Western Europe.” In J. Gottmann (ed.),
Center and Periphery: Spatial Variation in Politics. Beverly Hills, CA: Sage, pp. 163–
204. 1983. “The Territorial Structuring of Western Europe.” In Stein Rokkan and D.
Urwin (eds.), Economy, Territory, Identity: Politics of Western European Peripheries.
London: Sage, pp. 19–65.
Rose, Richard. 1995. “Freedom as a Fundamental Value.” International Social Science
Journal 145: 457–71. 2000. “Uses of Social Capital in Russia: Modern, Pre-modern,
and Anti-modern.” Post-Soviet Affairs 16: 33–57. 2001. “A Divergent Europe.” Journal
of Democracy 12: 93–106.
Rose-Ackerman, S. 2001. “Trust and Honesty in Post-Socialist Societies.” Kyklos 54:
415–44.
Rosenberg, Morris, and Timothy J. Owens. 2001. “Low Self-Esteem People: A Collective
Portrait.” In Timothy J. Owens, Sheldon Stryker, and Norman Goodman (eds.),
Extending Self-Esteem Theory and Research: Social and Psychological Currents.
Cambridge: Cambridge University Press, pp. 400–36.
Ross, Michael L. 2001. “Does Oil Hinder Democracy?” World Politics 53: 325–61.
Ross, Robert J. S., and Kent C. Trachte. 1990. Global Capitalism: The New Leviathan.
Albany: State University of New York Press.
Rö ssel, Jö rg. 2000. “Mobilisierung, Staat und Demokratie [Modernization, the State
and Democracy].” Kö lner Zeitschrift fü r Soziologie und Sozialpsychologie 52: 609–35.
Rothstein, Bo. 1998. Just Institutions Matter: The Moral and Political Logic of the
Universal Welfare State. Cambridge: Cambridge University Press. 2000. “Trust, Social
Dilemmas and Collective Memories.” Journal of Theoretical Politics 12: 477–501.

317
Rowen, Henry S. 1996. “World Wealth Expanding: Why a Rich, Democratic, and
(Perhaps) Peaceful Era Is Ahead.” In Ralph Landau, Timothy Taylor, and Gavin Wright
(eds.), The Mosaic of Economic Growth. Stanford: Stanford University Press, pp. 93–
125.
Rueschemeyer, Dietrich, Marilyn Rueschemeyer, and Bjorn Wittrock. 1998. Participa- tion
and Democracy, East and West: Comparisons and Interpretations. Armonk, NY: M. E.
Sharpe
Rueschemeyer, Dietrich, Evelyn Huber Stephens, and John D. Stephens. 1992. Capitalist
Development and Democracy. Chicago: University of Chicago Press.
Rustow, Dankwart A. 1970. “Transitions to Democracy: Toward a Dynamic Model.”
Comparative Politics 2: 337–63.
Sainsbury, Diane. 1996. Gender Equality and Welfare States. Cambridge: Cambridge
University Press.
Sandholtz, Wayne, and Rein Taagepera. 2005. “Corruption, Culture, and Communism.”
International Review of Sociology.
Scarbrough, Elinor. 1995. “Materialist-Postmaterialist Value Orientations.” In Jan van
Deth and Elinor Scarbrough (eds.), The Impact of Values (Beliefs in Government, vol. 4).
Oxford: Oxford University Press, pp. 123–59.
Schmuck, Peter, Tim Kasser, and Richard M. Ryan. 2000. “Intrinsic and Extrinsic Goals.”
Social Indicators Research 50: 225–41.
Scholz, J. T., and M. Lubell. 1998. “Trust and Taxpaying.” American Journal of Political
Science 42: 398–417.
Schwartz, Shalom H. 1992. “Universals in the Content and Structure of Values:
Theoretical Advances and Empirical Tests in 20 Countries.” In Mark P. Zanna (ed.),
Advances in Social Psychology. New York: Academic Press, pp. 1–65. 1994. “Beyond
Individualism/Collectivism: New Cultural Dimensions of Values.” In U. Kim, H. C.
Triandis, C. Kagitcibasi, S.-C. Choi, and G. Yoon (eds.), Individualism and Collectivism:
Theory, Method and Applications. Newbury Park, CA: Sage, pp. 85–119. 2003.
“Mapping and Interpreting Cultural Differences around the World.” In Henk Vinken,
Joseph Soeters, and Peter Ester (eds.), Comparing Cultures, Dimensions of Culture in a
Comparative Perspective. Leiden: Brill, pp. 43–73.
Sekhon, Jasjeet S. 2004. “Quality Meets Quantity: Case Studies, Conditional Probability,
and Counterfactuals.” Perspectives on Politics 2: 281–93.
Seligson, Mitchell. 2002. “The Renaissance of Political Culture or the Renaissance of the
Ecological Fallacy.” Comparative Politics 34: 273–92.
Sen, Amartya. 1999. Development as Freedom. New York: Knopf.
Service, Elman. 1962. Origins of the State and Civilization. New York: W. W. Norton.
Shapiro, Ian. 2003. The State of Democratic Theory. Princeton: Princeton University Press.
Shevtsova, Lilia. 2001. “Russia’s Hybrid Regime.” Journal of Politics 12: 65–70.
Shugart, Matthew Soberg, and John M. Carey. 1992. Presidents and Assemblies:
Constitutional Design and Electoral Dynamics. Cambridge: Cambridge University Press.
Shuman, Howard, and Jacqueline Scott. 1989. “Generations and Collective Memories.”
American Sociological Review 54: 359–81.
Simmel, Georg. 1984 [1908]. Das Individuum und die Freiheit [The Individual and
Freedom]. Berlin: Duncker & Humblodt.
Slater, Robert O., Barry M. Schutz, and Steven R. Dorr (eds.). 1993. Global Transforma-
tion and the Third World. Boulder, CO: Lynne Rienner.

318
Smith, Adam. 1976 [1776]. An Inquirey into the Nature and Causes of the Wealth of
Nations. Chicago: University of Chicago Press.
Sniderman, Paul. 1975. Personality and Democratic Politics. Berkeley: University of
California Press.
Sorensen, Georg. 1993. Democracy and Democratization: Processes and Prospects in a
Changing World. Boulder, CO: Westview Press.
Sowell, Thomas. 1994. Race and Culture: A World View. New York: Basic Books.
Spier, Fred. 1996. The Structure of Big History: From the Big Bang until Today. Amsterdam:
Amsterdam University Press.
Starr, Harvey. 1991. “Diffusion Approaches to the Spread of Democracy in the
International System.” Journal of Conflict Resolution 35: 356–81.
Stevenson, Mark. 1997. “Globalization, National Cultures, and Cultural Citizenship.”
Sociological Quarterly 38: 41–67.
Stiglitz, Joseph. 2002. Globalization and Its Discontents. New York: W. W. Norton.
Stinchcomb, Arthur L. 1965. “Social Structure and Organization.” In J. G. March (ed.),
Handbook of Organizations. Chicago: Rand McNally, pp. 142–93.
Stokes, Randall G., and Anthony Harris. 1978. “Modernization from the Center: Racial
Particularism in South Africa.” Economic Development and Cultural Change 26: 245–
69.
Stokes, Randall G., and Susan Marshall. 1981. “Tradition and the Veil: Female Status
in Tunisia and Algeria.” Journal of Modern African Studies 19: 625–46.
Sullivan, J. L., and J. E. Transue. 1999. “The Psychological Underpinnings of Democracy:
A Selective Review of Research on Political Tolerance, Interpersonal Trust, and Social
Capital.” Annual Review of Psychology 50: 625–50.
Swindler, Ann, and Jorge Arditti. 1994. “The New Sociology of Knowledge.” Annual
Review of Sociology 20: 305–29.
Tarrow, Sidney. 1998. Power in Movement: Social Movements and Contentious Politics.
Cambridge: Cambridge University Press.
Thompson, John B. 2000. “The Survival of Asian Values as ‘Zivilisationskritik.’” Theory
and Society 29: 651–86.
Tilly, Charles. 1978. From Mobilization to Revolution. Reading, MA: Addison-Wesley.
1984. Big Structures, Large Processes, Huge Comparisons. New York: Russell Sage
Foundation. 1997. Coercion, Capital, and European States, AD 990–1992. Oxford:
Blackwell.
Tocqueville, Alexis de. 1994 [1837]. Democracy in America. London: Fontana Press.
Toffler, Alvin. 1970. Future Shock. New York: Random House.
Tö nnies, Ferdinand. 1955 [1887]. Community and Association. London: Routledge and
Kegan Paul.
Triandis, Harry C. 1989. “The Self and Social Behavior in Differing Cultural Contexts.”
Psychological Review 96: 506–20. 1995. Individualism and Collectivism. Boulder, CO:
Westview Press. 2001. “Individualism and Collectivism.” In D. Matsumoto (ed.),
Handbook of Cross-Cultural Psychology. New York: Oxford University Press, pp. 406–
20. 2003. “Dimensions of Culture beyond Hofstede.” In Henk Vinken, Joseph Soeters,
and Peter Ester (eds.), Comparing Cultures: Dimensions of Culture in a Comparative
Perspective. Leiden: Brill, pp. 28–42.
Tronto, Joan. 2001. “Who Cares? Public and Private Caring and the Rethinking of
Citizenship.” In Nancy J. Hirschmann and Ulrike Liebert (eds.), Women and Welfare.

319
New Brunswick, NJ: Rutgers University Press, pp. 65–83.
Tyler, T. R. 1998. “Trust and Democratic Governance.” In V. Braithwaite and Margaret
Levi (eds.), Trust and Government. New York: Russell Sage Foundation, pp. 175–
201.
United Nations (ed.). Annual. United Nations Statistical Yearbook. New York: United
Nations Publication.
United Nations Development Program (ed.). Annual. Human Development Report. New
York: Oxford University Press.
U.S. Bureau of the Census (ed.). 1996. World Population Profile: 1996. Washington, DC.
Uslaner, Eric M. 1999. The Moral Foundations of Trust. Cambridge: Cambridge
University Press.
Vago, Steven. 1999. Social Change (4th ed.). Upper Saddle River, NJ: Prentice-Hall.
van Deth, Jan, and Elinor Scarbrough (eds.). 1995. The Impact of Values (Beliefs in
Government, vol. 4). Oxford: Oxford University Press.
Vanhanen, Tatu (ed.). 1997. Prospects of Democracy: A Study of 172 Countries. London:
Routledge. 2003. Democratization: A Comparative Analysis of 170 Countries. London:
Routledge.
Verba, Sidney, Norman H. Nie, and Jae-On Kim. 1978. Participation and Political Equality:
A Seven Nation Comparison. Cambridge: Cambridge University Press.
Verba, Sidney, Kay L. Schlozman, and Henry E. Brady. 1995. Voice and Equality.
Cambridge, MA: Harvard University Press.
Vermeil, Edmond. 1956. Germany in the Twentieth Century: A Political and Cultural
History of Weimar and the Third Reich. New York: Praeger.
von Barloewen, Wolf D., and Constantin von Barloewen. 1988. Die Gesetzmä ßigkeit der
Geschichte [The Regularity of History]. Frankfurt am Main: Athenä um.
Walgrave, Stefan, and Jan Manssens. 2000. “The Making of the White March: The Mass
Media as a Mobilizing Alternative to Movement Organizations.” Mobilization 5: 217–
39.
Wallerstein, Immanuel. 1974. The Modern World System I. New York: Academic Press.
1976. “Modernization: Requiescat in Pace.” In Lewis A. Coser and Otto N. Larsen
(eds.), The Uses of Controversy in Sociology. New York: Free Press, pp. 131–35.
Watson, James (ed.). 1998. Golden Arches East: McDonald’s in East Asia. Stanford:
Stanford University Press.
Wattenberg, Martin. 1996. The Decline of American Political Parties. Cambridge, MA:
Harvard University Press.
Weber, Max. 1958 [1904]. The Protestant Ethic and the Spirit of Capitalism. New York:
Charles Scribner’s Sons.
Weil, Frederick D., and Mary Gautier (eds.). 1994. Political Culture and Political Structure:
Theoretical and Empirical Studies. Greenwich, CT: JAI Press.
Weiner, Myron (ed.). 1966. Modernization: The Dynamics of Growth. New York: Basic
Books. 1992. “The Indian Paradox: Violent Social Conflict and Democratic Politics.” In
Shmuel N. Eisenstadt (ed.), Democracy and Modernity. Leiden: Brill, pp. 67–85.
Welzel, Christian. 1999. “Elite Change and Democracy’s Instant Success in Eastern
Germany.” In John Higley and Gyorgy Lengyel (eds.), Elites after State Socialism:
Theories and Analyses. Lanham, MD: Rowman and Littlefield, pp. 103–22. 2002.
Fluchtpunkt Humanentwicklung: Ü ber die Grundlagen der Demokratie und die
Ursachen ihrerAusbreitung [Focal Point Human Development: On the Foundations of

320
Democracy and the Causes of its Spread]. Opladen: Westdeutscher Verlag. 2003.
“Effective Democracy, Mass Culture, and the Quality of Elites: The Human
Development Perspective.” International Journal of Comparative Sociology 43: 269–98.
Welzel, Christian, and Ronald Inglehart. 2001. “Human Development and the ‘Explosion’
of Democracy: Variations of Regime Change across 60 Societies.” WZB-Discussion
Paper Series, FS III 01-202. Berlin. 2005. “Liberalism, Postmaterialism, and the Growth
of Freedom: The Human Development Perspective.” International Review of Sociology.
Welzel, Christian, Ronald Inglehart, and Franziska Deutsch. 2005. “Civil Society, Social
Capital and Collective Action: Which Type of Civic Activity Is Most Democratic?”
Paper presented at the HPSA annual meeting, Chicago, 11 April.
Welzel, Christian, Ronald Inglehart, and Hans-Dieter Klingemann. 2003. “The Theory of
Human Development: A Cross-Cultural Analysis.” European Journal of Political
Research 42: 341–80.
Wessels, Bernhard. 1997. “Organizing Capacity of Societies and Modernity.” In Jan van
Deth (ed.), Private Groups and Public Life. London: Routledge, pp. 198–219.
Whitehead, Laurence. 1996. “Three International Dimensions of Democratization.” In
Laurence Whitehead (ed.), The International Dimensions of Democratizations. Oxford:
Oxford University Press, pp. 3–25.
Whyte, William H., Jr. 1956. The Organization Man. New York: Simon and Schuster.
Wittfogel, Karl. 1957. Oriental Despotism. New Haven: Yale University Press.
World Bank (ed.) Annual. World Development Indicators. Washington, DC:
World Bank. (ed.). Annual. World Development Report. New York: Oxford University
Press.
Yule, G. U., and M. G. Kendall. 1950. An Introduction to the Theory of Statistics. London:
Charles Griffin.
Zaller, John. 1992. The Nature and Origins of Mass Opinion. Cambridge: Cambridge
University Press.

321
INDEX
bảo vệ dữ liệu, 292
Á châu, các nước, 156 bảo vệ môi trường, 12, 25, 52, 104, 292, 293
Abramson, Paul, 19, 104, 244 bảo vệ người tiêu dùng, 292
Adcock, Robert, 149, 174, 175 Barkow, Jerome, 23, 288
Afghanistan, 297 Barnes, Samuel, 116, 117, 164, 245
Afrobarometer, 253, 263 Barometer các Nền dân chủ Mới, 253, 263
Ahl, Richard, 19, 263 Barometer Nga Mới, 263
Ai Cập, 85, 86, 128 Barro, Robert, 16, 18, 45
Albania, 128 bất an toàn sống còn, sự, (existential insecurity), 104, 138,
139, 143, 161, 163, 297
Alexander, Richard, 288
bất an toàn, sự (insecurity), 31, 102, 143
Algeria, 85, 86, 128
bất bình đẳng xã hội, 205
Almond, Gabriel, 17, 71, 157, 162, 186, 245, 248, 285,
286 bất khoan dung, sự (intolerance), 128, 297
Ấn Độ, 113, 160, 161, 195, 296, 298 bầu cử tự do, 208
an lạc, sự (well-being); tối đa hóa, 295; chủ quan, 54, 111, Bauer, Martin, 32
139, 141, 223, 248, 259, 265, 288 Beck, Ulrich, 18, 29, 32, 45, 118, 142, 290, 294
an toàn (security), 33, 98 Beitz, Charles, 289
an toàn sống còn [sinh tồn], sự, (existential security), 2, 22, Belarus, 215
29, 30, 31, 33, 34, 37, 38, 45, 56, 96, 108, 114, 126,
134, 143, 162, 221, 254, 287, 299 Bell, Daniel, 19, 24, 26, 28, 58, 247, 280
an tử, cái chết êm ái (euthanasia), 52 Benford, Robert, 212
Anand, Sudhir, 272, 286, 288, 289 Berg-Scholosser, Dirk, 204
Anderson, Christopher, 247 Berlin, Isaiah, 175
ảnh hưởng quần chúng, 165 Bernhard, Michael, 119, 175, 211, 225, 257
Anheier, Helmut, 227 Bỉ, 101, 104, 120
Apter, David, 285 biến gãy, các, (break variables), 213, 214
Armstrong, David, 192 biến thiên ngang-văn hóa (cross-cultural variations), 49,
50
Athens, 284, 295
biến tích lũy, các, (cumulating variables), 213, 214
Australia, 50, 65
biểu tình quần chúng, 123, 211, 218, 219
Austria, 121
biểu tình, các cuộc, (demonstrations), 123, 261, 262, 294
Azerbaijan, 128
Bin Laden, Osama, 298
B
Binder, Leonard, 285
Ba Lan, 126, 156, 166, 210, 215, 216
bình đẳng con người, 290, 291
Bắc cầu (Bridging); vốn xã hội, 142; các mối quan hệ, 143,
294 bình đẳng giới, 11, 54, 91, 129, 130, 244, 272, 273, 275,
277, 278, 280, 282, 284, 293, 298
Bắc Italy, 163, 291
Birch, Charles, 22, 137, 272, 288
Bắc Triều Tiên, 175
bộ máy tổ chức, các, 262
bài ngoại, sự (xenophobia), 4, 142, 144, 162, 297
bỏ phiếu theo giai cấp xã hội (social-class voting), 104
Baker, Kendall, 99, 162
bỏ phiếu, 118
Baker, Wayne, 19, 49, 63, 65, 67, 159, 245
Boggs, Carl, 116, 294
Baltic states, 108, 216
Boix, Carles, 157, 160, 169, 205, 213, 279
bản đồ văn hóa, 6, 66, 89
Boli, John, 19, 286
Banfield, Edwin, 143, 163, 260
Bollen, Kenneth, 149, 175, 204, 205, 284
bằng chứng chuỗi-thời gian, 95
Bonn; hiến pháp, 162; cộng hòa, 162
Bangladesh, 128
Bourdieu, Pierre, 262, 295
Báo cáo Phát triển Con người của LHQ xem UN Human
Development Report bowling, các liên đoàn, 294
bảo hiểm xã hội, 138 Boynton, Robert, 162

322
Bracher, Karl Dietrich, 161, 245 Chiến tranh Thế giới I, 161
Bradshaw, York, 17 Chiến tranh Thế giới II, 102, 113, 162
Bratton, Michael, 245, 268 chiều sinh tồn/tự-thể hiện (survival/self-expression
dimension), 50, 52, 79, 115, 131
Brezhnev, học thuyết, 210, 215–16
chiều then chốt, các (key dimensions), 48, 62
Brint, Steven, 164
chiều truyền thống vs. thế tục-duy lý, các, (traditional vs.
Brown, Archie, 193
secular-rational dimensions), 50
Brzezinski, Zbigniew, 193, 263, 285
Chile, 156, 215
Bunce, Valerie, 149, 196, 300
chính trị, 156, 157, 160, 209, 245, 246, 258, 259, 286;
Burke, Edmund, 16 hoạt động, 116, 123, 294; chủ nghĩa hoạt động (activism),
Burkhart, Ross, 157, 167 117; sự thay đổi, 134; các lãnh đạo, 129; các quyền tự do,
76, 159, 191, 194, 248, 287; các bộ máy, 294; sự tham
Burton, Michael, 165 gia, 164; các đảng, 262; phản kháng, 98, 104, 116, 120,
C 161, 235; các quyền, 192, 195, 225; các kỹ năng, 116
cá nhân chủ nghĩa /chủ nghĩa cá nhân, 8, 135, 136, 137, Chirkov, V. I., 139
144, 286; giải thoát (deliverance), 290-291; quyền tự do Chirot, Daniel, 17
(freedom), 290, 291; đánh giá, 29; tự do (liberty), 143,
271, 290, 299; tự-thể hiện, 22 chơi bài, các câu lạc bộ, 294
cá nhân hóa (individualization), 29, 45, 142 chủ nghĩa cá nhân/chủ nghĩa tập thể, 136, 138

các cộng đồng bắt buộc (communities of necessity), 29, chủ nghĩa cực đoan (extremism), 297–98
118, 294 chủ nghĩa độc đoán giai cấp-lao động, 296
cách cư xử nhân văn, 298 chủ nghĩa độc đoán/độc đoán, 144, 229; văn hóa, 161;
cách mạng, các cuộc, 16 các nền dân chủ, 216; các elite, 190, 218; rule, 158; các
xã hội, 43, 158, 171, 220, 286; các giá trị, 291
cách tiếp cận công xã chủ nghĩa (communitarian
approach), 247, 249, 254 chủ nghĩa gia đình phi đạo đức, 143, 163

cách tiếp cận lấy diễn viên-làm trung tâm, 224 chủ nghĩa khủng bố, 297

cách tiếp cận phát triển con người, 139, 249, 256 chủ nghĩa ngoại lệ Mỹ, 65

cai quản tốt, quản trị tốt (good governance), 279 chủ nghĩa phát xít, 1, 264

cai trị thần quyền, sự, 156 chủ nghĩa tất định lấy định chế-làm trung tâm, 165

Cain, Bruce, 44 chủ nghĩa tất định lấy elite-làm trung tâm (elite-centered
determinism), 165
Canada, 40
chủ nghĩa tất định văn hóa, 42
cạnh tranh vì sinh tồn (competition for survival), 22
chủ nghĩa tiêu dùng, 33
Cardoso, Fernando, 18
chủ nghĩa toàn trị, 285
Carneiro, Robert, 15, 22, 277, 278
chủ nghĩa tương đối hậu-hiện đại (postmodern
Carrol, Glenn, 167 relativism), 292
Casper, Gretchen, 165, 175, 211, 217, 224, 226, 227 chủ nghĩa tương đối văn hóa (cultural relativism), 300
cắt âm vật, 293 chủ nghĩa vị chủng Tây phương ( Western ethnocentrism),
Catterberg, Gabriela, 119 293
cầu cho tự do (demand for freedom), 189 chủ nghĩa vị tha, 144
cầu nguyện, 26 Chúa, 15, 37, 52
chắc chắn, sự (certainty), 27 chuẩn mực tình dục, các, (sexual norms), 54, 126
Chanley, Virginia, 247 chuẩn mực văn hóa, các, 22, 33, 221, 288
Chase-Dunn, Christopher, 17 Cobb, John, 22, 137, 272, 288
chất lượng cuộc sống, 31, 33, 97, 104 Coleman, James, 17, 71, 144, 163, 255, 262, 285, 295
châu Phi hạ-Saharan, 80, 81 Collier, David, 174, 175
chế độ chuyên quyền, 168 Condorcet, Jean-Antoine, 16
chế độ đàn áp-lao động, các, 36, 296 công chúng Nga, 159, 165, 196, 246, 264
chế độ huy động, các, (mobilization regimes), 285 công dân, toàn thể, phê phán (critical citizenry), 261
chi phí đàn áp, các, (suppression costs), 218 cộng đồng, ý thức về, 24, 291–92
Chỉ số Phát triển Con người xem HDI Công giáo La Mã, các xã hội, 64
chiếm các tòa nhà, 123 Công giáo, Đạo/Công giáo, 69; các vùng văn hóa, 65–68;
các xã hội, 71, 135
chiến tranh chống chủ nghĩa khủng bố, 297
Cộng hòa La mã (Roman Republic), 295
Chiến tranh Lạnh, 170;
công nghiệ kiểm soát sinh, 277

323
công nghiệp/công nghiệp hóa, 1, 26, 27, 30, 59, 285; khu Donnelly, Jack, 271, 293
vực, 58, 75, 78; xã hội, 23, 26, 31, 285, 296; các công
Doorenspleet, Renske, 42, 177, 204
nhân, 82
Downing, Brian, 36, 166
cộng sản/chủ nghĩa cộng sản, 1, 38, 112; di sản, 66 ; các
chế độ, 286; sự cai trị, 76, 78, 92; các xã hội, 64, 109 dữ liệu mức-cá nhân, 51, 232
công thức tiên đoán (predictive formulas), 81 Duch, Raymond, 19, 263
công ty đa quốc gia, các, 18 Dumont, Louis, 290
Conradt, David, 161, 162 Durham, William, 23, 33
Converse, Philip, 237 Durkheim, Emile, 24, 29, 135, 163, 294
Coon, Heather, 135 Dutch, 65, 245
Cosmides, Leda, 23, 288 duy lý hóa, 1, 76, 285, 286
Cox, D. R., 178 duy vật/các nhà duy vật, 99, 103; các mục tiêu, 97; các giá
trị, 33, 54, 97, 101
Croatia, 167
Đ
Crothers, Lane, 19
đa dạng con người, sự, 143, 271, 299
Crozier, Michel, 117, 247, 250, 291
đa dạng sắc tộc, tính (ethnic diversity), 52, 205
cứu rỗi, sự (salvation), 36, 290
đa dạng văn minh, tính (civilizational diversity), 21
Czech, Cộng hòa, 126, 215, 216
Đại Anh, 101, 104, 113, 121, 160, 195
D
Đại Suy thoái, 102, 113, 161, 162
Dahl, Robert, 36, 149, 157, 163, 205, 218, 272
đàn áp khát vọng, 158
Dalai Lama, 290, 291
Đan Mạch, 103, 104, 298
Dalton, Russell, 19, 44, 99, 117, 157, 161, 162, 164, 219,
245, 252, 262 đàn ông độc quyền chính trị, 276, 278
Daly, Mary, 272, 277 Đảng Nazi, 162
dân chủ /nền dân chủ, 1–2, 59, 139, 145, 149, 167, 168, đánh giá thành tích (performance evaluation), 268
174, 188, 216, 224, 249, 299; phân chia quyền lực Đánh thuế mà không có sự đại diện, 296
(consociational), 281; hiệu quả (effective), 10, 12, 149,
151, 154, 158, 161, 165, 167, 174, 192, 193, 194, 196, đầu óc đóng (closed mind), 163
197, 198, 200, 201, 202, 207, 208, 209, 212, 222, 223, đế chế Soviet, 66, 79
250, 256, 258, 259, 265, 284, 286, 287, 296, 297, 299;
bầu cử, 149, 151, 153, 175, 263; hình thức, 10, 149, 153, điều kiện bên ngoài, các, 215, 216, 217
158, 161, 167, 191, 193, 194, 196, 207, 208, 209, 222, điều kiện bên trong, các, 216, 217
250, 299; phi-tự do (illiberal), 149; các định chế, 134,
điều kiện trước (preconditions), 224
151, 156, 171, 229, 285, 286; tự do (liberal), 9, 151, 153,
158, 161, 173, 174, 175, 176, 180, 185, 286, 296; cường định chế, các/thể chế, 271; các thay đổi, 43, 210; các sự
độ-thấp, 149; giữa-chuyển đổi sang, 179; phong trào, giải thích, 173, 200, 209; học, 159
190, 219 ; đối lập, 226; luận đề hòa bình (peace thesis), đình công phi-chính thức (unofficial), 123
300; hậu-chuyển đổi, 179, 180, 185; trước-chuyển đổi,
179, 180, 185; ủng hộ, 119, 120, 231, 233, 247, 249, định hướng tham gia, các (participant orientations), 245
253, 263, 264, 268, 270; truyền thống, 196, 197, 202, định hướng thần dân, các, (subject orientations), 245, 286
203, 250; chuyển đổi sang, 119, 120, 121, 125, 167,
198, 201, 211, 217 đoàn kết cơ học (mechanical solidarity), 24, 135, 294

dân chủ hóa, 6, 42, 43, 166, 177, 190, 210, 211, 212, 225, đoàn kết hữu cơ (organic solidarity), 24, 135, 294
229 Đông Á, 18
Dân chủ Thiên chúa giáo (Kitô giáo), các đảng, 279 động cơ thúc đẩy chủ quan (subjective motivations), 152
dân chủ vững vàng, các nhà, (solid democrats), 267 Đông Đức, 43, 126, 225
Davenport, Christian, 192 đồng thuận Washington xem Washington, đồng thuận
Deutsch, Karl, 19, 44, 257, 262 đồng tính dục, 7, 40, 41, 43, 47, 126, 127, 128, 273, 293
di sản lịch sử, 80, 81, 82, 92 đồng tính dục, những người, 12, 52, 54, 137, 292
di sản thuộc địa, 66 đồng tính nữ, những người, 12, 52, 54, 137
di sản văn hóa, 46, 76, 80, 92 đột phá đột ngột, 41
Diamond, Larry, 18, 19, 35, 119, 160, 167, 197, 215, 218, đột phá lịch sử, các, 214
225, 226, 245, 257, 279, 296
Đức Weiner, nước, 17, 285
diệt chủng, 142, 300
Đức, 113, 161, 166, 195
DiMaggio, Paul, 19, 21
E
DiPalma, Giuseppe, 165
Easton, David, 247
Dollar, David, 18
Eckstein, Harry, 157, 186, 245
Domes, Jurgen, 226
Ehrlich, Paul, 286–88

324
Eichmann, Adolf, 256 giá trị Á châu, các, 156, 159, 289
elite, các/elite, 219; hoạt động, 211; quyền uy, 191, 223; giá trị công dân (civic), các, 157, 247, 255
mặc cả, 211, 300; hành vi, 165, 217, 218; các lứa tuổi,
giá trị công xã, các, (communal values) 248
219; tham nhũng, 192, 196, 279, 299; văn hóa, 220,
221; tính liêm chính, 9, 151, 154, 192, 194, 207–9, 222, giá trị duy vật/hậu duy vật, các, 100
223, 279, 284, 299 giá trị giải phóng, các, (emancipative values), 166, 284, 286,
Elkins, Zachary, 175 290, 296
Ember and Ember, 35, 272 giá trị mức-cá nhân, các, 61, 149, 164, 233, 234
Engels, Friedrich, 16 giá trị mức-quốc gia, các, 61
Erikson, Robert, 237 giá trị quần chúng, các, 164, 165, 218, 300
Esping-Andersen, Gøsta, 44, 279, 280 giá trị sinh tồn/tự-thể hiện, các, (survival/self-expression
values) 73, 81, 83, 86, 110, 136, 144
Estes, Richard, 16
giá trị thế tục-duy lý, các, (secular-rational values) 6, 20,
Etzioni, Amitai, 247
26, 27, 30, 37, 49, 57, 58, 76
Eurobarometer, các khảo sát, 97, 103 giá trị truyền thống vs. thế tục-duy lý, các, (traditional vs.
Evans, Peter, 18 secular-rational values) 8, 52, 73, 79, 80, 81, 83, 86
F giá trị tự do chủ nghĩa (libertarian), các, 291
Fairbanks, Charles, 193 giá trị tự-thể hiện, các, (self-expression values), 1–3, 6–8,
12, 20, 26, 27–30, 37, 43, 45, 49, 54–61, 69, 76, 95,
Fajnzylber, Pablo, 277
105, 111, 121, 123, 129, 133, 134, 136–38, 143, 144,
Faletto, Enzo, 18 149–56, 157, 158, 162, 163, 164–67, 170, 178, 185, 191,
Fedigan, Linda, 277 196–203, 207, 208, 211, 212, 214, 219–29, 237, 248,
257, 265, 273, 282, 284, 285–87, 293, 295, 296, 299
Feldman, Jan, 64
giá trị ủng hộ dân chủ, các, 159
Finer, Samuel, 166, 192, 296
giai cấp trung lưu, 163, 166
Firebaugh, Glenn, 18
giai cấp, 104, 204
Flanagan, Scott, 121, 144, 291, 292
giải phóng con người, sự, (human emancipation), 12, 290,
Flannery, Kent, 277 293, 300
Fleron, Frederick, 19, 263 giải phóng, sự, (emancipation), 25, 29, 60, 290; khỏi
Florida, Richard, 25, 27, 28, 33, 142, 262 quyền uy, 76
Forster, Jens, 143 giải thích văn hóa, các sự, 173, 209
Foweraker, John, 119, 165, 166, 175, 211, 224, 225, 257 giải thoát cá nhân (personal deliverance), 291
Frank, Andre Gunder, 17 giải-can dự công dân (civic disengagement), 117, 120, 121
Freedom House, 9, 153, 175, 192, 193, 195 giáo dục đại học, 221
Friedheim, Daniel, 225 giáo dục, 37; tiểu học, 298
Friedrich, Carl, 285 Gibson, James, 19, 157, 218, 245, 247, 263
Front Nationale, 232 Giddens, Anthony, 32, 280
Fuchs, Dieter, 245 Gills, B., 149, 215
Fukuyama, Francis, 18, 19, 21, 71, 142, 149, 260, 264 Glasius, Marlies, 227
Fulcher, John, 272 Gorbachev, Mikhail, 42, 43, 210, 215
G Gosling, Brian, 45
Galston, William, 144 Goss, Kristin, 117
gắn kết, tính bị, (embeddedness), 144 Granger, C. W., 178
Gasiorowski, Mark, 19, 165, 197, 204 Granger, tính nhân quả, 157, 178, 196, 200, 205
Gaskell, George, 32 Granovetter, Mark, 163, 261, 290, 294
Geddes, Barbara, 169, 300 Greenfield, P. M., 135
Geertz, Clifford, 141 Greenpeace, 294
Gemeinschaft, 135, 294 Guillén, Mauro, 21
Gesellschaft, 135, 294 Gunther, Richard, 165, 211, 217
gia đình trị, chủ nghĩa (nepotism), 192, 295 Gurr, Ted, 152
gia đình, 34, 52, 294 H
giả thuyết hòa nhập xã hội (socialization hypothesis), 98, Hà Lan, 40, 41, 101, 104, 121, 291
99 Habermas, Jürgen, 117
giả thuyết khan hiếm, các (scarcity hypotheses), 97, 98, 99 hài lòng với cuộc sống, sự, (life satisfaction), 139, 140, 238,
257

325
Hall, John, 15, 35, 291 hoạt động hiệp hội, 249
Hamilton, Gary, 21 hoạt động, các, trong các hiệp hội, 248, 254, 255, 259
Hàn Quốc, 18, 113, 156, 210, 215, 225 Hofferbert, Richard, 119, 245
hàng xóm, các, 294 Hofstede, Geert, 135, 136, 137, 143
hành động công dân (civic action), 123 hội chứng các giá trị tự-thể hiện, (self-expression values
syndrome), 256, 259
hành động phản kháng, các, 120, 218, 248
hội tụ, sự, 19
hành động quả quyết, 292
hôn nhân đồng-giới, 40, 43, 214
hành động thách thức-elite, các, 115, 117, 118, 120, 121,
123, 223, 243, 257, 259, 261, 262 Hồng Quân, 42, 170, 215
hạnh phúc, sự, 130 Honnecker, Erich, 225
hành vi được xác định trước (predetermined behavior), 137 Hughes, Barry, 16
Hankin, J., 142 Human Development Index, 150
Hannan, Michael, 167 Hungary, 126, 215, 216, 226
hậu công nghiệp hóa, 27, 29, 30, 44 Huntington, Samuel, 18, 19, 36, 61, 64, 117, 163, 167,
177, 197, 216, 218, 247, 250, 263, 282, 285, 291
hậu duy vật, các nhà, 99, 101, 115, 116, 126
hướng nhân quả (causal direction), 156, 159, 173, 178, 179,
hậu duy vật/chủ nghĩa hậu duy vật, 104, 126, 248; các
mục tiêu, 97; các vấn đề, 104; các khát vọng tự do, 159, 287
257, 258; các giá trị, 33, 52, 97–106, 130, 239, 244 huy động nhận thức, sự, (cognitive mobilization), 24, 28,
HDI xem Human Development Index 116

hệ thống thế giới (world systems), 18 Hy Lạp, 85, 86, 298

Hein, Simon, 18 I

Held, David, 133 Idson, L. C., 143

Heller, Patrick, 149, 161, 193 Index nhiều-khoản (multi-item Index) , 264

Helliwell, John, 157 Index Xã hội Dân sự, 151

Hesli, Vicki, 19 Indonesia, 85, 86, 128

hiện đại hóa văn hóa, 38, 46, 58; mô hình (model), 77 Inglehart, Ronald, 8, 19, 24, 26, 39, 44, 45, 48, 49, 50, 52,
63, 67, 99, 100, 104, 116, 119, 134, 137, 138, 155, 157,
hiện đại hóa, 1, 12, 76, 160, 171, 191, 211, 273, 280, 285, 159, 164, 165, 168, 170, 231, 232, 235, 237, 244, 245,
286, 292, 299 246, 257, 262, 272, 273, 276, 277, 278
hiến pháp/hiến định, 160; các dàn xếp, 160; dân chủ, 151, in-group, (nhóm-trong) 136, 143
152, 153; kỹ nghệ thiết kế (engineering), 2, 300
Inkeles, Alex, 17, 24, 37, 163, 285, 292
hiệp hội tự nguyện, các (voluntary associations), 247, 254
internet, 70
hiệp hội, 24, 294
Iran, 85, 86, 128, 156, 159, 210
hiệu ứng có đi có lại (reciprocal effects), 173
Iraq, 44, 297
hiệu ứng già đi, các, 100
Ireland, 39, 65, 103, 104
hiệu ứng hòa nhập xã hội (socialization effects), 99, 102
Islamic, các truyền thống, 298
hiệu ứng mức-hệ thống (system-level effects), 246
Islamic, các vùng văn hóa, 22, 73
hiệu ứng thời kỳ (period effects), 38, 97, 101, 102, 111, 119,
Islamic, các xã hội, 64, 68, 73, 81, 128, 129, 156, 159, 205,
132, 294
263, 291, 293
hiệu ứng vòng đời, các, (life-cycle effects), 94–101, 105
Italy, 39, 101, 104, 121
Higgins, E. T., 143
Iversen, Torben, 219
Higley, John, 165, 211, 217
J
Hildebrandt, Kai, 99, 162, 245
Jackman, Robert, 159, 165, 204, 205, 246
hình mẫu hành vi, các, 288
Jaggers, Keith, 152, 176
Hirschmann, Albert, 279
James, Harold, 161
Hitler, Adolf, 162, 298
Jawad, Haifaa, 282
Hoa Kỳ, 47, 50, 65, 89, 91, 103, 113, 121, 161, 210, 215,
Johnson, Chalmers, 285
264, 298
hoạn quan, 293 Jones, Eric, 15, 23, 35, 36, 144, 279, 291, 296

hoạt động chính trị do elite-chỉ huy, 115 Joppke, Christian, 225

hoạt động chính trị thách thức-elite, 116, 117, 126, 130, 142, Jordan, 85, 86, 128
293 K
hoạt động gắn kết (bonding), các, 294; vốn xã hội, 142; các Kaase, Max, 116, 117, 164, 245
mối quan hệ (ties), 143, 294, 295

326
Kaldor, Mary, 227 Lenz, Gabriel, 19
Karklins, Rasma, 218 Lerner, Daniel, 17, 24, 37, 163, 245, 285
Karl, Terry, 159, 165, 211, 217, 224 Levi, Margaret, 247, 255, 295
Kasser, Tim, 139 Lewis-Beck, Michael, 157, 167
Kaufmann, Daniel, 154, 193, 279 lịch sử kinh tế, 128
Kemmelman, Markus, 135 Lieberman, Benjamin, 161
kết thúc của lịch sử (end of history), 264 liên kết mức-xã hội, các, (societal-level linkages), 233, 234
khả năng khách quan (objective capabilities), 152 liên kết xuyên-mức, các, (cross-level linkages), 231, 232
Khảo sát các Giá trị Thế giới xem World Values Survey Liên Xô, 42, 96, 210, 215
khảo sát các giá trị, các cuộc, 6–7, 31, 40, 48–50, 62, 63, Lijphart, Arend, 165, 281
77, 81, 86, 88, 103, 117, 118, 121, 158, 263
Limongi, Fernando, 157, 168, 169, 171, 175, 218, 224
khảo sát hành động chính trị, 117, 118, 121
Linz, Juan, 165, 192, 196, 217
khát vọng phổ quát, các, 288, 289
Lipset, Seymour Martin, 18, 19, 65, 160, 163, 285, 296
khát vọng tự do, các, (liberty aspirations), 223, 239, 241, Lithuania, 87
249, 257–62, 265, 296
Loayza, Norman, 277
khoa học, 285; tri thức, 38; chủ nghĩa xã hội, 20; tư duy, 38
Lockhart, Charles, 19
khoan dung (tolerance), sự, 56, 223, 238, 242, 248; đồng
tính dục, 129, 130, 257, 273; các nhóm ngoài, 258, 273 Loewenberg, Gerhard, 162
Khổng giáo, các xã hội, 22, 64, 66, 75, 156 lợi ích chung (common good), 286
không xác thực, giả, sự (spuriousness), 178, 185 lựa chọn có cân nhắc, các, (deliberate choices), 288
khu vực dịch vụ, 16, 58, 61, 67, 78 lựa chọn con người, sự, 2, 20, 139, 141, 152, 248, 268, 286,
288
khu vực nông nghiệp, 58, 75
lựa chọn hiệu quả (effective choice), 153
khủng hoảng; về dân chủ, 117, 121; về tính có thể cai quản
được, 291 lựa chọn, 139, 140
kiến nghị, 122, 124, 125, 261, 262, 294 luận đề phù hợp (congruence thesis), 9, 174, 186
Kim, Jae-on, 164 luận đề thế tục hóa (secularization thesis), 1, 5, 22, 25, 26,
58, 75, 285, 286
King, David, 117
Luật Sắt của Chế độ Đầu sỏ, 44, 262
kinh nghiệm sống (còn), các, (existential experiences), 161,
287 luật trị (rule of law), 193, 299
Klingemann, Hans-Dieter, 119, 245, 247, 253, 254, 272 Lubell, M., 255
Konrad, György, 226 lực xã hội, các, (social forces), 10, 211, 212, 224
Kopstein, Jeffrey, 196, 197 Luxembourg, 41, 85, 86
Kraay, Aart, 154, 193, 279 ly dị, 39, 52, 126
Kühnen, Ulrich, 136, 143 Lý Quang Diệu, 156
Kuran, Timur, 158 lý thuyết hiện đại hóa, 1–6, 15–18, 37–38, 160, 165, 167,
168, 285, 286
Kurzman, Charles, 177
lý thuyết huy động nguồn lực, 211
Kuwait, 164
lý thuyết làm quen (habituation theory), 223
kỹ nghệ di truyền (genetic engineering), 32
lý thuyết phụ thuộc (dependency theory), 18
kỳ thị, phân biệt đối xử, sự, 142, 292
lý thuyết tiêu điểm quy định (regulatory focus theory), 143
L
M
Lal, Deepak, 15, 36, 222, 290, 296
MacKuen, Michael, 237
lạm phát, 102, 104
Macpherson, Crawford, 175, 271
Làn sóng dân chủ hóa thứ Ba, 9, 121, 149, 165–67, 174, 176,
185, 190, 213, 217, 225 mại dâm, 126
Landes, David, 16, 26, 35, 36, 204 Mainwaring, Scott, 165
Landman, Todd, 119, 165, 166, 175, 211, 224, 225, 257 Malthus, Thomas, 16
Lasswell, Harold, 157 mạng lưới bất đồng chính kiến (dissident networks), 225
Latinobarometer, 253, 263 Manssens, Jan, 121, 294
Latvia, 195 Mark, Noah, 33, 38
Lawler, P. A., 121, 144, 290, 292 Markoff, John, 166, 175, 218, 225
Lederman, Daniel, 277 Marks, Gary, 165, 217, 218, 225, 226
Lenski, Gerhard, 22, 35, 272, 277 Marshall, Monty, 152, 176

327
Marx, Karl, 1, 16, 19, 20, 288 nguồn lực kinh tế, các, 151
Maslow, Abraham, 33, 139 nguồn lực nhận thức, các, (cognitive resources), 28, 151
Mastruzzi, Massimo, 154, 193, 279 ngụy biện sinh thái (ecological fallacy), 231, 232, 233
Mattes, Robert, 245, 268 Nguyên nhân gần nhất (proximate cause), 218
McAdam, Douglas, 175, 211 nhà hoạt động cách mạng, các, 297
McConkey, D., 121, 144, 290, 292 nhà máy, các, 27
McDonagh, Eileen, 272, 281 nhà nước cưỡng bức, 218
McNeill, William, 15, 35, 204, 290, 296 nhà nước kế vị Soviet, các, 38, 96, 109, 111, 120, 159, 186
Merkel, Wolfgang, 149 nhà nước phúc lợi xã hội-dân chủ, 280
Michels, Robert, 44, 262 nhà nước phúc lợi, 28, 29, 98, 102, 278–80, 284
Midlarski, Manus, 296 nhà nước thủy lực (hydraulic state), 35
miền nam Italy, 163 nhà thờ (giáo hội), các, 31, 118, 262, 294
Miller, Arthur, 19, 263 nhân văn/chủ nghĩa nhân văn, 144; văn hóa, 3; đặc tính,
Mishler, William, 245, 247 291; các chuẩn mực, 126, 292, 293; định hướng, 137; sự
dịch chuyển, 273; các xã hội, 4, 292; các giá trị, 17, 291
Mitchell, Jeremy, 204
Nhật Bản, 66, 156, 166
mô hình tiên đoán (predictive model), 77
nhóm ngoài (outgroup), 54, 136; sự kỳ thị, 143
mối quan hệ chọn lựa, các, (elective affinities) 29, 118, 294
nhóm sinh, các, (birth cohorts), 97, 101, 102, 105, 107, 112
mối quan hệ dọc (vertical), các, 72
nhóm thu nhập, các, 69
mối quan hệ ngang, các, 72
nhóm tuổi (cohort); phân tích, 111, 113; các sự khác biệt,
mối quan hệ nhân quả (causal relationships), 213 102
mối quan hệ xác suất, 161 nhóm; sự tuân thủ, 143, 271, 294, 299; kỷ luật, 161
Monroe, Kristen, 142, 143 nhóm-nội xem in-group
Montesquieu, Charles de, 245 nhu cầu, phi vật chất, các, 98, 289, 291
Moore, Barrington, 17, 21, 36 Nie, Norman, 164
Morocco, 85, 86 Nigeria, 41, 129
mức kỹ năng, các, 116 nổi loạn nông dân, các cuộc, 296
Mục tiêu Thiên niên Kỷ của LHQ xem UN Millennium Goals Nolan, Patrick, 22, 35, 272, 277
mức xã hội (societal level), 10, 149, 164 Norris, Pippa, 8, 39, 44, 45, 117, 134, 157, 164, 245, 247,
Muller, Edward, 159, 165, 167, 205, 246 254, 262, 272, 273, 276, 277, 278

Mutz, Diana, 294 North, Douglas, 15

Mỹ hóa, 47, 65 nước giàu, các, 287, 290

Mỹ Latin, các nước, 63, 65 Nye, Joseph, 117

Mỹ Latin, cụm, 67 O

N O’Donnell, Guillermo, 18, 149, 154, 165, 168, 211, 217,


224
năm hình thành, các, (formative years), 99, 113, 126, 132
ổn định chế độ, sự, 217
Nam Phi, 87, 156
Orwell, George, 21
Nam Tư, 128, 167
Orwin, Clifford, 289
năng lực cưỡng bức, các, (coercive capaciry) 205
Ottaway, Marina, 149, 154
nền dân chủ công nghiệp tiên tiến, các, 108
Owens, Timothy, 261
nền kinh tế thu tô, kiếm đặc lợi, các, (rentier economies), 45
Oyserman, Daphna, 135, 136, 143
Nevitte, Neil, 157, 164, 261
P
Newton, Kenneth, 157, 245, 246, 247, 254
Page, Benjamin, 237
Nga, 113, 120, 159, 215, 216, 263
Pakistan, 113, 128, 210, 264
Ngân hàng Thế giới xem World Bank
Pangle, Thomas, 289
nghèo, sự 107, 287, 298
Paxton, Pamela, 119, 149, 158, 175, 218, 225, 246, 257,
nghiệp đoàn lao động, 44, 262, 294 284
ngoại tình, các vụ (extramarital affairs), 126 Peru, 190
ngôn ngữ phải đại (politically correct language), 292 Petersen, Roger, 218, 277
người nước ngoài, 54, 137 Pettigrew, Thomas, 98, 157
nguồn lực kinh tế xã hội, các, 182, 197, 203 phá thai, 7, 52, 126

328
Phân bố của cải (distribution of wealth), 205 Quigley, Carroll, 288
phân công lãnh đạo tình dục, sự, (sexual division of labor), quốc tịch, 70
277
quy tắc đa số (majority rule), 232
phân cực xã hội, sự, (social polarization), 204
quy tắc liêm chính, các, (codes of integrity), 292
phân đoạn hóa sắc tộc, sự (ethnic fractionalization), 205
quy tắc tuyệt đối, các, 292
phản elite (counterelite), 217, 225
quyền bầu cử của lính bộ (hoplite suffrage), 295
Phần Lan, 86, 121
quyền bỏ phiếu (suffrage), 59, 286, 295, 296
phân tích chuỗi-thời gian, 213, 214
quyền con người, các, 142, 143, 192, 289, 292, 293, 300
phân tích con đường, 222
quyền dân sự và chính trị, các, 153, 176
Phân tích mức tổng hợp (aggregate), 49
quyền hưởng, các, (entitlements), 152, 287
phân tích mức-cá nhân, 51
quyền lực (power), 19, 165, 197, 204
phân tích nhân tố (factor analysis), 50
quyền lực cao hơn, đấng, (higher power), 27
phân tích xuyên mức (cross-level analysis), 10
quyền tự do dân sự, các (civil liberties), 9
Pháp, 88, 101, 104, 113, 232 quyền tự do lựa chọn, 174, 271
Pharr, Susan, 117, 245, 252 quyền tự do ngôn luận, 265
phát triển con người, sự, 1–4, 12, 47, 76, 134, 135, 141, quyền tự do trí tuệ, 291
145, 149, 152, 173, 174, 191, 247, 272, 273, 284, 286–
89, 293, 297, 299, 300 quyền uy bên goài, 291, 293
phát triển kinh tế xã hội, 25, 82, 151, 164, 170, 171, 204, quyền uy nhà nước, 299
213, 285, 287 quyền uy, 5, 26, 27, 29, 43, 52, 59, 292, 293
Phi châu, các vùng văn hóa, 63 quyền, các; của những người đồng tính, 292; đối với một
Philippines, 64, 156, 210, 225 việc làm, 91; của các sinh vật, 292
phong trào bảo vệ môi trường, các, 39, 118 R
phong trào quần chúng, 121, 211, 217, 218 Rahn, Wendy, 247
phong trào ủng hộ dân chủ, các, (prodemocracy Ramirez, Francisco, 19, 286
movements), 210 Randall, Vicky, 17, 18, 215
phong trào xã hội, các, 211, 218, 293, 294 Reilly, David, 196, 197
Phụ lục Internet, 7, 50, 92 Reisinger, William, 19
phụ nữ trong quốc hội, 277 Rice, Tom, 64
phụ nữ, các quyền, 282, 292 Rössel, Jörg, 224
phụ nữ, phong trào, 52 Robinson, William, 215, 231
phụ thuộc con đường, sự, 19, 20 Rocamora, J., 149, 215
Phục hưng, 291 Rohrschneider, Robert, 19
phúc lợi công chúng (public welfare), 279 Rokeach, Milton, 23, 99, 143, 163, 261
Popper, Karl, 6, 143 Romania, 113, 210
Powell, G. Bingham, 17, 285 rộng lượng, sự, 298
Pridham, Geoffrey, 210, 215 Rose, Richard, 111, 149, 174, 175, 193, 195, 245, 247,
Przeworski, Adam, 157, 165, 168, 169, 171, 175, 217, 218, 253, 263, 272, 295
224, 226, 233 Rose-Ackerman, S., 255
Puerto Rico, 87 Rosenberg, Morris, 261
Putnam, Robert D., 18, 21, 71, 116, 117, 121, 142, 143, Ross, Michael, 45, 170
157, 163, 165, 245, 246, 247, 252, 254, 260, 262, 291,
294 Rothstein, Bo, 247, 255
Pye, Lucian, 17, 18, 19, 149, 285 Rudolph, Thomas, 247
Q Rueschemeyer, Dietrich, 17, 36, 120, 224
quá trình khuếch tán, các, 197 rủi ro, 32, 33
quá trình mặc cả, các, 211 Russett, Bruce, 35
quan hệ bảo trợ chủ nghĩa, các, 163 Ryan, Richard, 139
quan hệ hợp đồng, các, 163 S
quan liêu, các hệ thống/quan liêu, 1, 71, 285; các hiệp hội, sai số đo, 237
262; chủ nghĩa độc đoán, 285; các tổ chức, 271, 294; Sainsbury, Diane, 279
nhà nước, 286
sản xuất hàng loạt, 34
quen (làm) (habituation), 159, 165, 246
Sandholtz, Wayne, 192, 195

329
sáng kiến các quyền dân sự (civil rights initiative), 118 sự chấp thuận quần chúng (mass approval), 286
sáng kiến, 144 sự kiện quốc tế, các, 212
sáng tạo, tính/sáng tạo, 20, 28; giai cấp, 28 sức mạnh cơ bắp, 277, 280
Saudi Arabia, 211, 215 sức mạnh dân sự (civilian power), 218
Scarbrough, Elinor, 164, 245 sức mạnh nhân dân (people power), 119, 166, 175, 193,
227, 262
Scarrow, Susan, 44
Sullivan, J. L., 144, 157
Schmitter, Phillippe, 159, 165, 168, 211, 217, 224
sụp đổ xã hội, sự, (social collapse), 96
Schmuck, Peter, 139
Szelenyi, Ivan, 226
Scholz, J. T., 255
Schwartz, Shalom, 136, 137, 138 T
Taagepera, Rein, 192, 195
Scott, Jacqueline, 99, 272
tác động nhân quả (causal impact), 185
Sekhon, Jasjeet, 235
tách biệt chủ nghĩa (segregationist), 234
Seligson, Mitchell, 159, 165, 167, 205, 231, 233, 246, 247
Sen, Amartya, 22, 149, 175, 272, 286, 288, 289, 291 tai họa kinh tế, 161

Seong, Kyoung-Ryung, 18 Taiwan, 18, 166, 226

Serbia, 167, 216 tâm linh/tinh thần, 31, 32; các mối quan tâm, 30, 32; đời
sống, 22
Service, Elman, 277
tầng lớp trung lưu xem giai cấp trung lưu
Shapiro, Ian, 175, 237
Tanzania, 85, 86, 113, 221
Shuman, Howard, 99
tập thể chủ nghĩa, các văn hóa, 139
siêu lạm phát, 161
tập thể/chủ nghĩa tập thể, 136, 144; các hành động, 10, 211,
Simmel, Georg, 24, 29, 163, 294 212, 217, 224–29, 262, 294; kỷ luật, 143, 271, 299; các
Singapore, 160, 175 ký ức, 99
sinh thái, các đảng, 39 Tarrow, Sidney, 175
sinh tồn, sống sót (survival), 23, 28, 37, 49, 54, 98, 142, tất định luận xã hội (social determinism), 165
286, 297; các mối quan tâm, 300; các giá trị, 6, 54, 56, tật nguyền, những người bị, 47, 292
57, 105, 107, 123, 133, 142, 143, 161, 208
Tây Ban Nha, 39, 113
Slovakia, 126, 195
tẩy chay, các cuộc người tiêu dùng (consumer boycotts), 294
Slovenia, 126, 156, 167, 215, 216
tẩy chay, các cuộc, 123, 261, 262
Smith, Adam, 16
Tây Đức, 39, 87, 101, 104, 112, 121
Smith, David, 17, 24, 37, 285
Tây phương hóa, 47
Sniderman, Paul, 157
Taylor, Michelle, 165, 175, 211, 217, 224, 226, 227
Snow, David, 212
Tedin, Kent, 19, 245
số điểm chính thể (polity scores), 153, 176
Teune, Henry, 233
số điểm chống tham nhũng, 154
thái độ mức-cá nhân, các, 232, 246
số điểm được tiên đoán (predicted score), 83
Thái độ, các mối quan hệ (attitudinal affinities), 212
số điểm quan sát được (observed score), 83
tham gia, sự, 43, 44, 52, 56, 59, 116, 163, 286
so sánh được ngang-văn hóa, tính, (cross-cultural
tham gia, sự, do elite-chỉ huy, 118
comparability), 239
sổi mới, sự (innovation), 28 tham nhũng, sự/thối nát, 192, 193, 208, 220, 295; kiểm
soát, 193, 196; các elite, 195
Sowell, Thomas, 293
thang không phù hợp (incongruence scale), 188, 189
Spier, Fred, 26
thay đổi chế độ, sự, 169, 191, 213, 214, 215, 217, 225
Starr, Harvey, 167, 197
thay đổi giá trị giữa thế hệ (intergenerational value
Stepan, Alfred, 193, 196, 217 changes), 95, 106, 107, 113, 114
Stephens, John, 17, 36, 224 thay đổi giá trị, 33, 34, 99
Stevenson, Mark, 19 thay đổi giữa (liên) thế hệ, các sự (intergenerational
Stiglitz, Joseph, 192, 279 changes), 94, 96, 97, 111, 223; các so sánh, 114; các sự
khác biệt, 102, 110, 113, 115, 128
Stimson, James, 237
thay đổi kinh tế, sự, 25, 134
Stinchcomb, Arthur, 19
thay đổi tích lũy, các sự (cumulative changes), 41
Stoker, Laura, 247, 255
thay đổi văn hóa, 18, 19, 25, 43, 46, 52, 54, 95, 96, 97,
Stokes, Randall, 157, 160, 169, 213 104, 134, 171, 215, 285, 289
Stokes, Susan, 157, 160, 169, 213 thay đổi, các sự, 1, 132

330
thay thế dân cư giữa thế hệ (intergenerational population tổ quốc, 52
replacement), 99, 132, 133
Tönnies, Ferdinand, 24, 29, 135, 163, 294
thay thế nhập khẩu, 18
toàn cầu/toàn cầu hóa, 4, 19, 22, 45; chủ nghĩa tư bản, 18;
thế hệ kế vị, các, 226 dự án xã hội dân sự, 227; truyền thông, 20; bản đồ văn
thế hệ, các /sự thay đổi thế hệ, 100, 132; các so sánh, 95, hóa, 56, 61, 66, 69, 81, 87; ~ văn hóa, 69; phát triển kinh
tế, 298
96; các sự khác biệt, 94, 95, 102
thế tục/chủ nghĩa thế tục (secular/secularism), 75; sự giải Tocqueville, Alexis de, 254
phóng (emancipation), 291; các ý thức hệ, 29; các giá trị, Toffler, Alvin, 19
69, 290
tôn giáo/tín ngưỡng, 31, 46, 91, 285; quyền uy, 285; các
theo trào lưu chính thống, những người (fundamentalists), giáo điều, 27; di sản, 281; sự cứu rỗi (salvation), 291; các
45, 290 truyền thống, 64; các giá trị, 21, 290
Theobald, Robin, 17, 18, 215 Tooby, John, 23, 288
Thiên An Môn, Quảng trường, 190, 225 Torres, John, 18
thịnh vượng kinh tế, sự, 162 tra tấn, 293, 300
Thổ Nhĩ Kỳ, 128, 156, 159 Transue, J. E., 144, 157
thờ phụng (worship), 27 trao quyền cho phụ nữ, sự, (female empowerment), 273,
Thompson, John, 156, 289 284
trao quyền giới, sự, (gender empowerment), 151, 278–80,
thông tin, 28
282–83
thứ bậc, hệ thống (hierarchy), 71
Trật tự thời gian, 178, 185
thương mại công bằng (fair trade), 293
trẻ em, các quyền của, 292
Thụy Điển, 65, 87, 113, 221
Triandis, Harry, 135, 136
Thụy Sĩ, 121
trình tự phát triển con người, 287, 299
tiềm năng con người, 285, 288
trò chơi người bảo vệ-người thách thức, các (defender-
tiến bộ, sự, 300 challenger games), 217
tiên đoán ngẫu nhiên, sự, 84 Tronto, Joan, 279
tiên đoán, sự, 6–7, 77–79, 81–92, 93 Trung Quốc, 42, 64, 113, 155, 190, 195, 211, 218, 219,
Tiệp Khắc (Czechoslovakia), 216, 218, 219, 222, 225 222, 225, 296, 298; các elite, 219

tiêu chuẩn văn hóa Tây phương, các, ( Western cultural truyền thông đại chúng, 226
standards), 273, 289 truyền thống văn hóa, các, 76, 99
tiêu điểm ngăn ngừa (prevention focus), 143, 144 truyền thống, 4, 15–18, 76; cộng đồng, 294; các niềm tin
tiêu điểm thăng tiến (promotion focus), 144 tôn giáo, 27; các hạn chế vai trò, 273; các giá trị, 6, 19,
49, 57
Tilly, Charles, 36, 166, 175, 210, 211, 218, 279
tư cách thành viên nghiệp đoàn, 118
tin cậy dọc, sự, (vertical trust), 260, 261
tự do/chủ nghĩa tự do (liberal/liberalism), 144; các cải cách,
tin cậy ngang, sự, 260, 261 226; các cuộc cách mạng, 166, 296; nhà nước phúc lợi,
tin cậy, sự (trust), 21, 131, 143, 223, 247; giữa cá nhân 280
(interpersonal), 71, 130, 247–49, 256, 257, 260; thân tự mãn, sự, (self-fulfillment), 135
mật, 143
tự trị con người, sự, 54, 56, 287
Tin lành/Đạo Tin lành (Protestant/ Protestantism), 22, 36,
68, 205; đạo đức, 71; châu Âu, 65, 66, 80; các xã hội, 64, tự trị công dân, sự (civic autonomy), 299
69, 71, 135, 282; truyền thống, 282 tự trị sống còn, sự (existential autonomy), 141, 296
Tin tưởng, sự, vào các định chế, 243, 250–54, 259, 260, tự trị, sự/sự gắn kết (autonomy/embeddedness), 136
261; vào công nghệ, 137
tự trị, sự/tự trị, 2, 8, 20, 27, 31, 33, 37, 45, 135, 136–38,
tính chính đáng, 164, 247, 249, 250, 259, 286 144, 162, 271, 286; lựa chọn, 136, 137, 140, 149, 285,
tính cởi mở, 261 287, 288, 299; đánh giá, 28, 289

tính đáng tin cậy, 247, 255 tự tử, 52

tính di động xã hội (social mobility), 36 tự tương quan, 159, 178, 179, 184, 185, 191

tính nhân quả đơn (monocausality), 157 tuân thủ /chủ nghĩa tuân thủ, 142, 259, 286, 289; các
chuẩn mực, 160, 247–49, 255, 256, 288; các giá trị, 290
tinh thần công chúng, sự xói mòn (erosion of public
morale), 291 tuân thủ xã hội, sự (social conformity), 52, 139, 271, 290

tinh thần hậu-hiện đại, 291 tuổi thọ trung bình, 24, 28, 108, 277

tính toán chi phí ích kỷ, các, 292 tương đương của các giá trị quần chúng, sự, 239

tính toán rủi ro duy lý, 221 tương quan mức-cá nhân, 234, 236

tình trạng nô lệ (slavery), 273, 293, 300 tự-thể hiện, sự, (self-expression), 23, 33, 43, 97, 137, 144,
254, 265
tổ chức do elite-chỉ huy, các, 117

331
Tverdova, Yulia, 247 W
tỷ lệ sinh sản, 39, 109 Walgrave, Stefan, 121, 294
tỷ lệ sinh, 39 Wallace, Michael, 17
tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, 34, 277 Wallerstein, Immanuel, 17, 204
Tyler, T. R., 255 Washington, đồng thuận, 210
U Watanuki, Joji, 117, 247, 250, 291
Uganda, 85, 86, 87 Wattenberg, Martin, 44, 117
UN Human Development Report (Báo cáo Phát triển Con Weber, Max, 1, 19, 21, 37, 64, 76, 135, 281
người của LHQ), 289
Weimar Germany, 161, 162, 166
UN Millennium Goals (Mục tiêu Thiên niên Kỷ của LHQ),
Welzel, Christian, 2, 44, 149, 155, 158, 164, 168, 232, 235,
298 257, 262, 272, 273, 276, 277
ủng hộ hệ thống (system support), 247, 249
Wermuth, Nanny, 178
ủng hộ Nazi, sự, 235
Wessels, Bernhard, 249, 294
ưng thuận công chúng, sự (public consent), 223, 286
Whitehead, Laurence, 197, 215
Uruguay, 156
Whyte, William, 27, 34
Uslaner, Eric, 255
Wittfogel, Karl, 35
Ư World Bank, 154, 193
ưu tiên giá trị, các (value priorities), 99, 221, 285
World Values Survey, 7, 83, 92
V Wrangham, Richard, 277
vai trò giới, các, 52, 54, 126, 278, 281
WVS xem World Values Survey
vai trò nhà hoạt động, các, 297
X
Valenzuela, Arturo, 165
xã hội chỉ đủ sống, các, (subsistence societies) 27
vấn đề đạo đức, các, (ethical issues), 289, 292, 293
xã hội Chính thống giáo, 64, 109
vấn đề thần học, các, 31
xã hội dân sự, 21, 76, 225, 227, 293
van Deth, Jan, 245
xã hội hậu công nghiệp, 20, 60, 118, 286, 296
vận động công chúng, các cuộc (public campaigns), 218
xã hội không có giai cấp, các, 17
vận động giải phóng, các cuộc (liberation campaigns), 211
xã hội Kitô giáo, các, 291
vận động tự do, các cuộc, (freedom campaigns), 218
xã hội lấy-elite làm trung tâm, các, 296
văn hóa Á châu, 289
xã hội nguyên-cộng sản, các, 82, 96, 108, 109, 110, 128,
văn hóa công dân (civic), 11, 157, 245, 247, 286 131, 133, 156
văn hóa công dân ủng hộ dân chủ (prodemocratic civic xã hội nói tiếng Anh, các, 63, 64, 65, 73, 79, 80
culture), 254 xã hội nông nghiệp, các, 23, 26, 296
văn hóa dân tộc, 52, 68
xã hội Tây phương, các 133, 140
văn hóa gia trưởng (patriarchic), 275
xã hội thu nhập trung bình (middle-income), các, 57, 167,
văn hóa Mỹ, 91 213
văn hóa quần chúng, 165, 217, 220, 221 xã hội thu nhập-cao, các, 57, 106, 128, 129, 131, 167
Van Vechten, R., 142 xã hội thu nhập-thấp, các, 57, 108, 111, 167, 213, 290
Vanhanen index, 153 xã hội tri thức, 1, 16, 28, 31, 44, 45, 280
Vanhanen, Tatu, 180, 215 xã hội, các, 1–6, 108, 110, 135
Vargas Cullel, Jorge, 149, 154 Xanh, các đảng, 39
Venezuela, 190 xu hướng dài hạn, các, 115, 119
Verba, Sidney, 17, 19, 71, 157, 162, 164, 186, 245, 248, xuất khẩu dầu, các nước, 45, 160
285, 286
Y
Vermeil, Edmond, 161
ý chí của nhân dân (will of the people), 232
Việt Nam, 85, 86, 155, 211
Z
vô thần, những người, 27
Zelikow, Phillip, 117
Von Barloewen, Wolf, 288
Zimbabwe, 85, 86, 113
vốn con người, 45
vốn xã hội, 116–18, 141, 142, 247–49, 254, 262, 291–95
vùng văn hóa, các (cultural zones), 62, 65–69, 72, 74, 82,
86, 92, 197, 198, 288; nhân tố lệch (deviation factor), 73,
76, 78, 80, 82, 86, 88

332

You might also like