You are on page 1of 12

 Bồi dưỡng kiến thức lớp 10 + 11 + Luyện thi quốc gia lớp 12 (46 Võ Trung Thành – Pleiku – Gia

Lai)

ÔN TẬP CHƯƠNG LIÊN KẾT HÓA HỌC


I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM BÀI 8: QUY TẮC OCTET
* Liên kết hóa học
Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.
* Quy tắc octet
Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng
tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất (hoặc 2 electron với
khí hiếm helium).
* Lưu ý
Không phải mọi trường hợp, nguyên tử của các nguyên tố khi tham gia liên kết đều tuân theo quy
tắc octet. Người ta nhận thấy một số phân tử không tuân theo quy tắc octet. Ví dụ: NO, BH3,
SF6,…
Câu 1: Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử: H2O, F2, CCl4 và NF3.
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….

Câu 2: Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự hình thành liên kết trong các phân tử: O2, CO2, CaCl2 và
KCl.

……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………….

Câu 1: Liên kết hóa học là


A. sự kết hợp của các hạt cơ bản hình thành nguyên tử bền vững.
B. sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.
C. sự kết hợp giữa các phân tử hình thành các chất bền vững.
D. sự kết hợp của chất tạo thành vật thể bền vững.
Câu 2: Theo quy tắc octet, khi hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc
góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững giống như
A. kim loại kiềm gần kề. B. kim loại kiềm thổ gần kề.
C. nguyên tử halogen gần kề. D. nguyên tử khí hiếm gần kề.
Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm
argon khi tham gia hình thành liên kết hóa học?
A. Fluorine. B. Oxygen. C. Hydrogen. D. Chlorine.
Câu 4: Để đạt quy tắc octet, nguyên tử của nguyên tố potassium (Z = 11) phải
A. nhường đi 2 electron. B. nhường đi 1 electron.
C. nhận thêm 2 electron. D. nhận thêm 1 electron.

(Biên soạn: Nguyễn Xuân Phong – Hóa Lý thuyết + Hóa Lý – Đại Học Quy Nhơn -Tel: 0974465198) Trang 1
 Bồi dưỡng kiến thức lớp 10 + 11 + Luyện thi quốc gia lớp 12 (46 Võ Trung Thành – Pleiku – Gia Lai)
Câu 5: Nguyên tử nitrogen và nguyên tử aluminium có xu hướng nhận hay nhường lần lượt bao nhiêu
electron để đạt được cấu hình electron bền vững?
A. Nhận 3 electron, nhường 3 electron. B. Nhận 5 electron, nhường 5 electron.
C. Nhường 3 electron, nhận 3 electron. D. Nhường 5 electron, nhận 5 electron.
Câu 6: Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhận thêm 1 electron khi hình thành liên kết hóa
học? A. Boron. B. Potassium. C. Helium. D. Fluorine.
Câu 7: Khi nguyên tử chlorine nhận thêm 1 electron thì ion tạo thành có cấu hình electron của nguyên tử
nào? A. Helium. B. Neon. C. Argon. D. Krypton.
Câu 8: Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau thành phân tử?
A. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đạt được cơ cấu electron ổn định, bền vững.
B. Để mỗi nguyên tử trong phân tử đều đạt 8 electron ở lớp ngoài cùng.
C. Để tổng số electron ngoài cùng của các nguyên tử trong phân tử là 8.
D. Để lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử trong phân tử có nhiều electron độc thân nhất.
Câu 9: Nguyên tử nào sau đây có khuynh hướng đạt cấu hình electron bền của khí hiếm neon khi tham gai
hình thành liên kết hóa học?
A. Chlorine. B. Sulfur. C. Oxygen. D. Hydrogen.
Câu 10: Sodium hydride (NaH) là một hợp chất được sử dụng như một chất lưu trữ hydrogen trong các
phương tiện chạy bằng pin nhiên liệu do khả năng giải phóng hydrogen của nó. Trong sodium
hydride, nguyên tử sodium có cấu hình electron bền của khí hiếm
A. helium. B. argon. C. krypton. D. neon.
Câu 11: Khi tham gia hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử lithium và chlorine có khuynh hướng đạt
cấu hình electron bền của lần lượt các khí hiếm nào dưới đây?
A. Helium và argon. B. Helium và neon. C. Neon và argon. D. Argon và helium.
Câu 12: Trong phân tử HBr, nguyên tử hydrogen và bromine đã lần lượt đạt cấu hình electron bền của các
khí hiếm nào dưới đây?
A. Neon và argon. B. Helium và xenon. C. Helium và radon. D. Helium và krypton.
Câu 13: Trog các hợp chất, nguyên tử magnesium đã đạt được cấu hình bền của khí hiếm gần nhất bằng cách
A. cho đi 2 electron. B. nhận vào 1 electron. C. cho đi 3 electron. D. nhận vào 2 electron.
Câu 14: Cho các phân tử sau: Cl2, H2O, NaF và CH4. Có bao nhiêu nguyên tử trong các phân tử trên đạt cấu
hình electron bền của khí hiếm neon?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 15: Nguyên tử trong phân tử nào sau đây ngoại lệ với quy tắc octet?
A. H2O. B. NH3. C. HCl. D. BF3.
Câu 16: Khi hình thành liên kết hóa học, nguyên tử sau đây có xu hướng nhường 1 electron để đạt cấu hình
electron bền vững theo quy tắc octet?
A. Mg (Z = 12). B. F (Z = 9). C. Na (Z = 11). D. Ne (Z = 10).
Câu 17: Công thức cấu tạo nào sau đây không đủ electron theo quy tắc octet?

A. . B. . C. . D. .
Câu 18: Trong công thức CS2, tổng số cặp electron lớp ngoài cùng của C và S chưa tham gia liên kết là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 19: Phân tử nào sau đây có các nguyên tử đều đã đạt cấu hình electron bão hòa theo quy tắc octet?
A. BeH2. B. AlCl3. C. PCl5. D. SiF4.
Câu 20: Quy tắc octet không đúng với trường hợp phân tử chất nào sau đây?
A. H2O. B. NO2. C. CO2. D. Cl2.
(Biên soạn: Nguyễn Xuân Phong – Hóa Lý thuyết + Hóa Lý – Đại Học Quy Nhơn -Tel: 0974465198) Trang 2
 Bồi dưỡng kiến thức lớp 10 + 11 + Luyện thi quốc gia lớp 12 (46 Võ Trung Thành – Pleiku – Gia Lai)
LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM BÀI 9: LIÊN KẾT ION
* Sự hình thành ion
- Khi cho electron, nguyên tử trở thành ion dương (cation).

- Khi nhận electron, nguyên tử trở thành ion âm (anion).

* Liên kết ion


- Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái
dấu.
- Liên kết ion thường được hình thành khi kim loại điển hình tác dụng với phi kim điển hình.
* Tinh thể ion

Tinh thể NaCl thực tế và mô hình ô mạng tinh thể NaCl


- Do các hợp chất ion có cấu trúc tinh thể và lực hút tĩnh điện mạnh nên:
+ Các hợp chất ion thường tồn tại ở trạng thái rắn trong điều kiện thường.
+ Khó nóng chảy, khó bay hơi và không dẫn điện ở trạng thái rắn.
+ Thường dễ tan trong nước, tạo thành dung dịch có khả năng dẫn điện.
Câu 1: Liên kết ion được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng
A. một hay nhiều cặp electron dùng chung.
B. một hay nhiều cặp electron dùng chung chỉ do một nguyên tử đóng góp.
C. lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
D. một hay nhiều cặp electron dùng chung và các cặp electron này lệch về nguyên tử có độ âm
điện lớn hơn.
Câu 2: Liên kết ion là loại liên kết hóa học được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa các phần tử
A. cation và anion. B. anion.
C. cation và electron tự do. D. electron và hạt nhân nguyên tử.
Câu 3: Ion Mg2+ có cấu hình electron giống cấu hình electron của khí hiếm nào?
A. Helium. B. Neon. C. Argon. D. Krypton.
Câu 4: Potassium iodide (KI) được sử dụng như một loại thuốc long đờm, giúp làm lỏng và phá vỡ chất
nhầy trong đường thở, thường dùng cho các bệnh nhân hen suyễn, viêm phế quản mãn tính. Trong
trường hợp bị nhiễm phóng xạ, KI còn giúp ngăn tuyến giáp hấp thụ iodide phóng xạ, bảo vệ và làm
giảm nguy cơ ung thu tuyến giáp. Trong phân tử KI, các nguyên tử K và I đều đã đạt được cơ cấu
bền của khí hiếm gần nhất. Đó lần lượt là những khí hiếm nào?
A. Neon và argon. B. Argon và xenon. C. Helium và radon. D. Argon và krypton.
Câu 5: Ion X2+ có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản 1s22s22p6. Nguyên tố X là
A. O (Z = 8). B. Mg (Z = 12). C. Na (Z = 11). D. Ne (Z = 10).
(Biên soạn: Nguyễn Xuân Phong – Hóa Lý thuyết + Hóa Lý – Đại Học Quy Nhơn -Tel: 0974465198) Trang 3
 Bồi dưỡng kiến thức lớp 10 + 11 + Luyện thi quốc gia lớp 12 (46 Võ Trung Thành – Pleiku – Gia Lai)
Câu 6: (Đề TSCĐ – 2014) Cation R+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Vị trí của nguyên tố R trong
bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. chu kì 4, nhóm IA. B. chu kì 3, nhóm VIIA.
C. chu kì 3, nhóm VIIIA. D. chu kì 4, nhóm IIA.
Câu 7: (Đề TSĐH A – 2011) Cấu hình electron của ion Cu2+ và Cr3+ lần lượt là
A. [Ar]3d9 và [Ar]3d14s2. B. [Ar]3d9 và [Ar]3d3.
7 2 1 2
C. [Ar]3d 4s và [Ar]3d 4s . D. [Ar]3d74s2 và [Ar]3d3.
Câu 8: Cho các ion sau: Ca2+, F–, Al3+ và N3–. Số ion có cấu hình electron của khí hiếm neon là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 9: Cho bảng sau:
Công thức hợp chất ion Cation Anion
CaF2 X Y
Z K+ O2–
X, Z và Z lần lượt là
A. Ca2+, F–, KO. B. Ca2+, F–, K2O. C. Ca+, F–, KO. D. Ca2+, F2–, K2O.
Câu 10: Cho mô hình tinh thể NaCl như hình dưới:

Số ion chloride (Cl–) bao quanh gần nhất với ion sodium (Na+) là
A. 3. B. 5. C. 6. D. 4.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Liên kết ion chỉ có trong đơn chất. B. Liên kết ion chỉ có trong hợp chất.
C. Liên kết ion có trong cả đơn chất và hợp chất.
D. Liên kết ion được hình thành từ những nguyên tử phi kim.
Câu 12: Điều nào dưới đây đúng khi nói về ion S2–?
A. Có chứa 18 proton. B. Có chứa 18 electron.
C. Trung hòa về điện. D. Được tạo thành khi S nhận vào 2 proton.
Câu 13: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về hợp chất sodium oxide (Na2O)?
A. Trong phân tử Na2O, các ion Na+ và ion O2– đều đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm
neon.
B. Phân tử Na2O tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa hai ion Na+ và một ion O2–.
C. Là chất rắn trong điều kiện thường.
D. Không tan trong nước, chỉ tan trong dung môi không phân cực như benzene, carbon
tetrachloride,…
Câu 14: Tính chất nào dưới đây đúng khi nói về hợp chất ion?
A. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp. B. Hợp chất ion tan tốt trong dung môi không phân cực.
C. Hợp chất ion có cấu trúc tinh thể. D. Hợp chất ion dẫn điện ở trạng thái rắn.
Câu 15: Hợp chất A có các tính chất sau: Ở thể rắn trong điều kiện thường, dễ tan trong nước tạo thành dung
dịch dẫn điện được. Hợp chất A là
A. sodium chloride. B. glucose. C. sucrose. D. fructose.
Câu 16: Tính chất nào sau đây không phải là của magnesium oxide (MgO)?
A. Có nhiệt độ nóng chảy cao hơn so với NaCl. B. Chất khí ở điều kiện thường.
C. Có cấu trúc tinh thể. D. Phân tử tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa ion Mg2+ và O2–.
Câu 17: Biểu diễn sự tạo thành ion nào sau đây là đúng?
A. Na + 1e ⎯⎯ → Na + . → 2Cl− + 2e .
B. Cl2 ⎯⎯
→ 2O2− .
C. O2 + 2e ⎯⎯ → Al3+ + 3e .
D. Al ⎯⎯
(Biên soạn: Nguyễn Xuân Phong – Hóa Lý thuyết + Hóa Lý – Đại Học Quy Nhơn -Tel: 0974465198) Trang 4
 Bồi dưỡng kiến thức lớp 10 + 11 + Luyện thi quốc gia lớp 12 (46 Võ Trung Thành – Pleiku – Gia Lai)
Câu 18: Số electron và số proton trong ion NH+4 là
A. 11 electron và 11 proton. B. 10 electron và 11 proton.
C. 11 electron và 10 proton. D. 11 electron và 12 proton.
Câu 19: Cặp nguyên tử nào sau đây không tạo ra hợp chất dạng X +2 Y 2− hoặc X 2+ Y2− ?
A. Na và O. B. K và S. C. Ca và O. D. Ca và Cl.
Câu 20: Tính chất nào sau đây là tính chất của hợp chất ion?
A. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy thấp. B. Hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy cao.
C. Hợp chất ion dễ hóa lỏng. D. Hợp chất ion có nhiệt độ sôi không xác định.
Câu 21: Cho các phân tử sau: HCl, NaCl, CaCl2 và AlCl3. Phân tử có liên kết mang nhiều tính chất ion nhất

A. HCl. B. NaCl. C. CaCl2. D. AlCl3.
Câu 22: Dãy gồm các phân tử đều có liên kết ion là
A. Cl2, Br2, I2, HCl. B. HCl, H2S, NaCl, N2O.
C. Na2O, KCl, BaCl2, Al2O3. D. MgO, H2SO4, H3PO4, HCl.
Câu 23: Cho các chất sau: K2O, H2O, H2S, SO2, NaCl, K2S, CaF2 và HCl. Số phân tử có liên kết ion là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24: Số hợp chất ion được tạo thành từ các ion F–, K+, O2–, Ca2+ là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 25: Liên kết hóa học trong NaCl được hình thành là do
A. hai hạt nhân nguyên tử hút electron rất mạnh.
B. mỗi nguyên tử Na và Cl góp chung 1 electron.
C. mỗi nguyên tử đó nhường hoặc thu electron để trở thành các ion trái dấu hút nhau.
D. Na ⎯⎯ → Na + + e; Cl + e ⎯⎯ → Cl− ; Na + + Cl− ⎯⎯→ NaCl .
Câu 26: (Đề TSĐH B – 2013) Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98); O (3,44); C (2,55); H
(2,20); Na (0,93). Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion?
A. NaF. B. CO2. C. CH4. D. H2O.
Câu 27: (Đề TSCĐ – 2014) Chất nào sau đây là hợp chất ion?
A. SO2. B. CO2. C. K2O. D. HCl.
Câu 28: (Đề TSĐH B – 2011) Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trong tinh thể NaCl, xung quanh mỗi ion đều có 6 ion ngược dấu gần nhất.
B. Tất cả các tinh thể phân tử đều khó nóng chảy và khó bay hơi.
C. Tinh thể nước đá, tinh thể iot đều thuộc loại tinh thể phân tử.
D. Trong tinh thể nguyên tử, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị.
Câu 29: Hợp chất tạo nên bởi ion Al3+ và O2– là hợp chất
(a) cộng hóa trị.
(b) ion.
(c) có công thức Al2O3.
(d) có công thức Al3O2.
Số nhận định đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 30: Cho các tính chất sau:
(a) Tồn tại ở thể khí trong điều kiện thường.
(b) Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao.
(c) Thường tồn tại ở thể rắn trong điều kiện thường.
(d) Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.
Số tính chất điển hình của hợp chất ion là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

(Biên soạn: Nguyễn Xuân Phong – Hóa Lý thuyết + Hóa Lý – Đại Học Quy Nhơn -Tel: 0974465198) Trang 5
 Bồi dưỡng kiến thức lớp 10 + 11 + Luyện thi quốc gia lớp 12 (46 Võ Trung Thành – Pleiku – Gia Lai)
LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM BÀI 10: LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ
1. Sự hình thành liên kết cộng hóa trị
- Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp
electron chung.
+ Giữa hai nguyên tử hydrogen và chlorine (hoặc 2 nguyên tử chlorine) có 1 cặp electron dùng
chung (được biểu diễn bằng một gạch nối), đó là liên kết đơn.
H  +  Cl : ⎯⎯
→ H : Cl :  H − Cl :  H − Cl  HCl
CT CT CTPT
CT e CT Lewis

: Cl +  Cl : ⎯⎯
→ : Cl : Cl :  : Cl − Cl :  Cl − Cl  Cl 2
CT CT CTPT
CT e CT Lewis

+ Giữa hai nguyên tử oxygen có 2 cặp electron dùng chung (được biểu diễn bằng hai gạch nối),
đó là liên kết đôi.
O: + :O ⎯⎯
→ O :: O  O = O  O = O  O2
CT CT CTPT
CT e CT Lewis

+ Giữa hai nguyên tử nitrogen có 3 cặp electron dùng chung (được biểu diễn bằng ba gạch nối),
đó là liên kết ba.
: N + N : ⎯⎯ → : N N :  : N  N :  N  N  N2
CT e CT Lewis CT CT CTPT

2. Liên kết cho – nhận


- Trong trường hợp cặp electron chung giữa hai nguyên tử tham gia liên kết chỉ do một nguyên tử
đóng góp thì liên kết cộng hóa trị giữa hai nguyên tử là liên kết cho – nhận.

Sơ đồ tạo thành ion NH 4+


3. Độ âm điện và liên kết hóa học
- Liên kết cộng hóa trị không phân cực là liên kết cộng hóa trị trong đó cặp electron chung không
lệch về phía nào. Ví dụ: Cl2, H2, O2,…
- Liên kết cộng hóa trị phân cực là liên kết cộng hóa trị trong đó cặp electron chung lệch về phía
nguyên tử có độ âm điện lớn hơn. Ví dụ: HCl, NH3,…
Hiệu độ âm điện (  ) Loại liên kết

0   < 0,4 Cộng hóa trị không phân cực

0, 4   < 1,7 Cộng hóa trị phân cực

  1,7 Ion

4. Mô tả liên kết cộng hóa trị bằng sự xen phủ các orbital nguyên tử
- Sự hình thành liên kết 𝝈: Liên kết σ là loại liên kết cộng hóa trị được hình thành do sự xen phủ
trục của 2 orbital.

(Biên soạn: Nguyễn Xuân Phong – Hóa Lý thuyết + Hóa Lý – Đại Học Quy Nhơn -Tel: 0974465198) Trang 6
 Bồi dưỡng kiến thức lớp 10 + 11 + Luyện thi quốc gia lớp 12 (46 Võ Trung Thành – Pleiku – Gia Lai)
Sự xen phủ giữa hai orbital 1s của 2 nguyên tử hydrogen hình thành liên kết σ
trong phân tử hydrogen

Sự xen phủ giữa hai orbital 1s của nguyên tử hydrogen với orbital 2p của nguyên tử fluorine hình
thành liên kết σ trong phân tử hydrogen fluoride

Sự xen phủ giữa hai orbital 2p của 2 nguyên tử fluorine hình thành liên kết σ trong
phân tử fluorine
- Sự hình thành liên kết 𝝅: Liên kết 𝜋 là loại liên kết cộng hóa trị được hình thành do sự xen phủ
bên của 2 orbital.

Sự xen phủ các AO hình thành liên kết σ và liên kết 𝜋 trong phân tử oxygen
5. Năng lượng liên kết (Eb)
- Năng lượng của một liên kết hóa học là năng lượng cần thiết để phá vỡ 1 mol liên kết đó ở thể khí, tạo
thành các nguyên tử ở thể khí.
- Giá trị năng lượng của một liên kết hóa học là thước đo độ bền liên kết. Năng lượng liên kết càng lớn
=> liên kết càng bền => độ dài liên kết càng ngắn.
H2 (g) ⎯⎯
→ 2H(g) Eb = 432 kJ/mol
N2 (g) ⎯⎯
→ 2N(g) Eb = 945 kJ/mol

Phần trắc nghiệm


Câu 1: Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng
A. một electron chung. B. sự cho – nhận electron.
C. một cặp electron góp chung. D. một hay nhiều cặp electron dùng chung.
Câu 2: Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không phân cực?
A. LiCl. B. CF2Cl2. C. CHCl3. D. N2.
Câu 3: Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực?
A. H2. B. CHCl3. C. CH4. D. N2.
Câu 4: Trong phân tử amomonia (NH3), số cặp electron chung giữa nguyên tử nitrogen và các nguyên tử hydrogen

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 5: Chất nào sau đây không có liên liên kết cộng hóa trị phân cực?
A. O2. B. NH3. C. HCl. D. H2O.
Câu 6: Chất vừa có liên kết cộng hóa trị phân cực, vừa có liên kết cộng hóa trị không cực là
A. HCl. B. H2O. C. NH3. D. C2H6.

(Biên soạn: Nguyễn Xuân Phong – Hóa Lý thuyết + Hóa Lý – Đại Học Quy Nhơn -Tel: 0974465198) Trang 7
 Bồi dưỡng kiến thức lớp 10 + 11 + Luyện thi quốc gia lớp 12 (46 Võ Trung Thành – Pleiku – Gia Lai)
Câu 7: Liên kết σ là liên kết hình thành do
A. sự xen phủ bên của hai orbital. B. cặp electron dùng chung.
C. lực hút tĩnh điện giữa hai ion trái dấu. D. sự xen phủ trục của hai orbital.
Câu 8: Liên kết π là liên kết hình thành do
A. sự xen phủ bên của hai orbital. B. cặp electron dùng chung.
C. lực hút tĩnh điện giữa hai ion trái dấu. D. sự xen phủ trục của hai orbital.
Câu 9: Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital p – p?
A. H2. B. Cl2. C. NH3. D. HCl.
Câu 10: Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s – s?
A. H2. B. Cl2. C. NH3. D. HCl.
Câu 11: Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s – p?
A. H2. B. Cl2. C. NH3. D. O2.
Câu 12: Các liên kết trong phân tử oxygen gồm
A. 2 liên kết π. B. 2 liên kết σ. C. 1 liên kết π, 1 liên kết σ. D. 1 liên kết σ.
Câu 13: Số liên kết σ và π có trong phân tử C2H4 lần lượt là
A. 4 và 0. B. 2 và 0. C. 1 và 1. D. 5 và 1.
Câu 14: Năng lượng liên kết của các hydrogen halide được liệt kê trong bảng sau
Hydrogen Năng lượng liên kết (kJ/mol)

HF 565

HCl 427

HBr 363

HI 295

Thứ tự chiều tăng dần độ bền liên kết trong các phân tử là

A. HI < HBr < HCl < HF. B. HF < HCl < HBr < HI.
C. HI < HBr < HF < HCl. D. HF < HCl < HI < HBr.
Câu 15: Năng lượng liên kết của các phân tử được liệt kê trong bảng sau
Liên kết Năng lượng liên kết (kJ/mol)

Cl–Cl 243

Br–Br 193

I–I 151

Hãy chọn phương án đúng khi so sánh độ bền liên kết giữa Cl2, Br2 và I2.

A. I2 > Br2 > Cl2. B. Br2 > Cl2 > I2. C. Cl2 > I2 > Br2. D. Cl2 > Br2 > I2.
Câu 16: Số liên kết σ và liên kết π trong phân tử acetylene (C2H2) lần lượt là
A. 3 và 2. B. 3 và 1. C. 2 và 1. D. 1 và 1.
Câu 17: Liên kết nào dưới đây là liên kết cộng hóa trị không phân cực?
A. Na–O. B. O–H. C. Na–C. D. C–H.
Câu 18: Lực kéo electron về phía nguyên tử nitrogen mạnh nhất ở liên kết nào dưới đây?
A. N–H. B. N–F. C. N–Cl. D. N–Br.
Câu 19: Liên kết nào trong các liên kết sau là phân cực nhất? A. C–H. B. C–F. C. C–Cl. D. C–Br.
Câu 20: Hợp chất nào sau chứa cả liên kết cộng hóa trị và liên kết ion?
A. CH3OH. B. CH4. C. Na2O. D. KOH.
Câu 21: Các liên kết trong phân tử nitrogen được tạo thành do sự xen phủ của
A. các orbital s với nhau.
B. 2 orbital s và 1 orbital p với nhau.
C. 1 orbital s và 2 orbital p với nhau.
D. 3 orbital p giống nhau về hình dạng và kích thước, chỉ khác nhau về sự định hướng trong không gian.

(Biên soạn: Nguyễn Xuân Phong – Hóa Lý thuyết + Hóa Lý – Đại Học Quy Nhơn -Tel: 0974465198) Trang 8
 Bồi dưỡng kiến thức lớp 10 + 11 + Luyện thi quốc gia lớp 12 (46 Võ Trung Thành – Pleiku – Gia Lai)
Câu 22: Điều nào sau đây sai khi nói về tính chất của hợp chất cộng hóa trị?
A. Các hợp chất cộng hóa trị có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp hơn các hợp chất ion.
B. Các hợp chất cộng hóa trị có thể ở thể rắn, lỏng hoặc khí trong điều kiện thường.
C. Các hợp chất cộng hóa trị đều dẫn điện tốt.
D. Các hợp chất cộng hóa trị không cực tan được trong dung môi không phân cực.
Câu 23: Đặt độ dài liên kết N–N, N=N và N≡N lần lượt là I1, I2 và I3. Thứ tự tăng dần độ dài các liên kết là
A. I1, I2, I3. B. I1, I3, I2. C. I2, I1, I3. D. I3, I2, I1.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng với độ bền của một liên kết?
A. Khi nhiều liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử, độ bền của liên kết sẽ giảm.
B. Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết tăng.
C. Độ bền của liên kết tăng khi độ dài của liên kết giảm.
D. Độ bền của liên kết không phụ thuộc vào độ dài liên kết.
Câu 25: Dãy nào sau đây gồm các chất chỉ có liên kết cộng hóa trị?
A. BaCl2, NaCl, NO2. B. SO2, CO2, Na2O. C. SO3, H2S, H2O. D. CaCl2, F2O, HCl.
Câu 26: Cho hai nguyên tố X (Z = 20) và Y (Z = 17). Công thức hợp chất tạo thành từ hai nguyên tố X, Y và liên kết
trong phân tử là
A. XY; liên kết cộng hóa trị. B. X2Y3; liên kết cộng hóa trị.
C. X2Y; liên kết ion. D. XY2; liên kết ion.
Câu 27: (Đề TSCĐ – 2012) Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa
liên kết cộng hóa trị không cực là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 28: Cho các phát biểu sau:
(a) Nếu cặp electron chung bị lệch về phía một nguyên tử thì đó là liên kết cộng hóa trị không cực.
(b) Nếu cặp electron chung bị lệch về phía một nguyên tử thì đó là liên kết cộng hóa trị có cực.
(c) Cặp electron chung luôn được tạo nên từ 2 electron của cùng một nguyên tử.
(d) Cặp electron chung được tạo nên từ 2 electron hóa trị.
Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 29: Cho các phát biểu sau:
(a) Liên kết đôi được tạo nên từ 2 liên kết σ.
(b) Liên kết ba được tạo nên từ 2 liên kết σ và 1 liên kết π.
(c) Liên kết đôi được tạo nên từ 1 liên kết σ và 1 liên kết π.
(d) Liên kết ba được tạo nên từ 1 liên kết σ và 2 liên kết π.
Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP CHƯƠNG 3 (VỀ NHÀ)


Câu 1: Ion nào sau đây có cấu hình electron của khí hiếm helium?
A. Mg2+. B. O2–. C. Na+. D. Li+.
Câu 2: Trong sự hình thành phân tử lithium fluoride (LiF), ion lithium và ion fluoride đã lần lượt đạt được
cấu hình electron bền của khí hiếm nào?
A. Helium và neon. B. Helium và argon. C. Neon và argon. D. Cùng là neon.
Câu 3: Không cần sử dụng hiệu độ âm điện, có bao nhiêu phân tử trong số các phân tử sau có liên kết ion
BaCl2, CS2, Na2O và HI?
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 4: Tổng số các phân tử có cực trong số các phân tử sau: Cl2, O2, CCl4, CO2 và SO2 là bao nhiêu?
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 5: Trong phân tử iodine (I2), mỗi nguyên tử iodine đã góp một electron để tạo cặp electron chung. Nhờ
đó, mỗi nguyên tử iodine đã đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm nào dưới đây?
A. Xe. B. Ne. C. Ar. D. Kr.
Câu 6: Quy tắc octet không đúng với trường hợp phân tử chất nào sau đây?
A. H2S. B. PCl5. C. SiO2. D. Br2.
(Biên soạn: Nguyễn Xuân Phong – Hóa Lý thuyết + Hóa Lý – Đại Học Quy Nhơn -Tel: 0974465198) Trang 9
 Bồi dưỡng kiến thức lớp 10 + 11 + Luyện thi quốc gia lớp 12 (46 Võ Trung Thành – Pleiku – Gia Lai)
Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng về liên kết có trong phân tử HCl?
A. Giữa nguyên tử H và Cl có một liên kết đơn.
B. Các electron tham gia liên kết đồng thời bị hút về phía hai hạt nhân.
C. Phân tử có một momen lưỡng cực.
D. Một electron của nguyên tử hydrogen và một electron của nguyên tử chlorine được góp chung
và cách đều hai nguyên tử.
Câu 8: Liên kết ion khác với liên kết cộng hóa trị ở điểm nào sau đây?
A. Tính bão hòa lớp electron ở vỏ nguyên tử. B. Tuân theo quy tắc octet.
C. Tạo ra hợp chất bền vững hơn. D. Tính không định hướng.
Câu 9: Cho chất hữu cơ A có công thức cấu tạo sau: CH3–C≡C–CH3. Số liên kết σ trong phân tử A là
A. 6. B. 8. C. 9. D. 11.
Câu 10: Cho các giá trị độ âm điện của một số nguyên tố sau: Na (0,93); Li (0,98); Mg (1,31); Al (1,61); P
(2,19); S (2,58); Br (2,96) và Cl (3,16). Phân tử nào sau đây có liên kết ion?
A. Na3P. B. MgS. C. AlCl3. D. LiBr.
Câu 11: Nguyên tố X ở nhóm IA và nguyên tố Y ở nhóm VIIA của bảng tuần hoàn. X và Y có thể tạo thành
hợp chất R. Liên kết giữa các nguyên tử trong R thuộc loại liên kết nào sau đây?
A. Ion. B. Cộng hóa trị phân cực.
C. Cộng hóa trị không phân cực. D. Hydrogen.
Câu 12: X, Y, Z là những nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lượt là 8, 19, 16. Các cặp nguyên tố có thể tạo
thành liên kết ion và cộng hóa trị phân cực lần lượt là
A. (X, Y); (X, Z) và (Y, Z). B. (X, Z); (Y, Z) và (X, Y).
C. (X, Y); (Y, Z) và (X, Z). D. (Z, Y); (Y, X) và (X, Z).
Câu 13: Cho các chất sau: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị
không phân cực là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 14: Cho các chất sau: (1) H2S; (2) SO2; (3) NaCl; (4) CaO; (5) NH3; (6) HBr; (7) CO2; (8) K2S. Số chất
có liên kết cộng hóa trị là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 15: (Đề TSĐH A – 2007) Dãy gồm các ion X+, Y– và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6
là: A. Na+, Cl–, Ar. B. Li+, F–, Ne. C. Na+, F–, Ne. D. K+, Cl–, Ar.
Câu 16: (Đề TSĐH A – 2008) Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là
A. NH4Cl. B. NH3. C. HCl. D. H2O.
Câu 17: (Đề TSCĐ – 2008) Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1, nguyên tử
của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y
thuộc loại liên kết
A. kim loại. B. cộng hoá trị. C. ion. D. cho nhận.
Câu 18: (Đề TSĐH A – 2012) Nguyên tử R tạo được cation R+. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng
của R+ (ở trạng thái cơ bản) là 2p6. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử R là
A. 10. B. 11. C. 22. D. 23.
Câu 19: (Đề TSĐH A – 2009) Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn
các nguyên tố hoá học, nguyên tố X thuộc
A. chu kì 4, nhóm VIIIB. B. chu kì 4, nhóm VIIIA.
C. chu kì 3, nhóm VIB. D. chu kì 4, nhóm IIA.
Câu 20: Dãy các chất nào dưới đây mà tất cả các phân tử đều có liên kết ion?
A. Cl2, Br2, I2, HCl. B. Na2O, KCl, BaCl2, Al2O3.
C. HCl, H2S, NaCl, Na2O. D. MgO, H2SO4, H3PO4, HCl.

(Biên soạn: Nguyễn Xuân Phong – Hóa Lý thuyết + Hóa Lý – Đại Học Quy Nhơn -Tel: 0974465198) Trang 10
 Bồi dưỡng kiến thức lớp 10 + 11 + Luyện thi quốc gia lớp 12 (46 Võ Trung Thành – Pleiku – Gia Lai)
Câu 21: Cho số lượng các electron, neutron và proton trong bốn hạt X, Y, Z và T được thể hiện trong bảng
số liệu sau:
Hạt electron neutron proton
X 9 10 9
Y 10 12 12
Z 16 16 16
T 18 18 16
Cho biết hạt nào là ion âm?
A. X. B. Y. C. Z. D. T.
Câu 22: (Đề TSĐH A – 2007) Anion X– và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị
trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là:
A. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
B. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
C. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA.
D. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA.
Câu 23: (Đề TSĐH B – 2010) Một ion M3+ có tổng số hạt proton, neutron, electron là 79, trong đó số hạt
mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M là
A. [Ar]3d54s1. B. [Ar]3d64s2. C. [Ar]3d64s1. D. [Ar]3d34s2
Câu 24: (Đề TSĐH B – 2007) Trong hợp chất ion XY (X là kim loại, Y là phi kim), số electron của cation
bằng số electron của anion và tổng số electron trong XY là 20. Biết trong mọi hợp chất, Y chỉ có
một mức oxi hóa duy nhất. Công thức XY là
A. AlN. B. MgO. C. LiF. D. NaF.
Câu 25: (Đề TSCĐ – 2009) Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là:
A. H2O, HF, H2S. B. HCl, O2, H2S. C. O2, H2O, NH3. D. HF, Cl2, H2O.
Câu 26: (Đề TSCĐ – 2010) Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết
A. ion. B. cộng hoá trị phân cực.
C. hydrogen. D. cộng hoá trị không phân cực.
Câu 27: Liên kết cộng hóa trị là liên kết
A. giữa các phi kim với nhau.
B. trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử.
C. được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau.
D. được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.
Câu 28: Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.
B. Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa 2 nguyên tử có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến nhỏ
hơn 1,7.
C. Liên kết cộng hóa trị không cực được tạo nên từ các nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hóa
học.
D. Hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu.
Câu 29: Trong phân tử nitrogen, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết
A. cộng hóa trị không có cực. B. ion yếu.
C. ion mạnh. D. cộng hóa trị phân cực.
Câu 30: (Đề TSĐH A – 2013) Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử HCl thuộc loại liên kết
A. ion. B. cộng hóa trị không cực.
C. hydrogen. D. cộng hóa trị có cực.
Câu 31: (Đề TSCĐ – 2013) Liên kết hóa học trong phân tử Br2 thuộc loại liên kết
A. ion. B. hydrogen.
C. cộng hóa trị không cực. D. cộng hóa trị có cực.
(Biên soạn: Nguyễn Xuân Phong – Hóa Lý thuyết + Hóa Lý – Đại Học Quy Nhơn -Tel: 0974465198) Trang 11
 Bồi dưỡng kiến thức lớp 10 + 11 + Luyện thi quốc gia lớp 12 (46 Võ Trung Thành – Pleiku – Gia Lai)
Câu 32: (Đề TSĐH A – 2014) Liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong phân tử NH3 là liên kết
A. cộng hóa trị không cực. B. cộng hóa trị phân cực.
C. ion. D. hydrogen.
Câu 33: (Đề TSCĐ – 2011) Mức độ phân cực của liên kết hóa học trong các phân tử được sắp xếp theo thứ
tự giảm dần từ trái sang phải là:
A. HI, HCl, HBr. B. HCl, HBr, HI. C. HI, HBr, HCl. D. HBr, HI, HCl.
Câu 34: Nếu nguyên tử X có 3 electron hoá trị và nguyên tử Y có 6 electron hoá trị, thì công thức của hợp
chất ion đơn giản nhất tạo bởi X và Y là
A. XY2. B. X2Y3. C. X2Y2. D. X3Y2.
Câu 35: Cho các chất sau: F2, Cl2, Br2, I2. Chất có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.
Câu 36: Trong các khí hiếm sau, khí hiếm có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. Ne. B. Xe. C. Ar. D. Kr.
Câu 37: Hợp chất nào sau đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử?
A. H2S. B. PH3. C. HI. D. CH3OH.
Câu 38: Điều này sau đây đúng khi nói về liên kết hydrogen liên phân tử?
A. Là lực hút tĩnh điện giữa nguyên tử H (thường trong các liên kết H–F, H–N, H–O ở phân tử
này) với một trong các nguyên tử có độ âm điện mạnh (thường là N, O, F) ở một phân tử khác.
B. Là lực hút giữa các phân tử khác nhau.
C. Là lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
D. Là lực hút giữa các nguyên tử trong một hợp chất cộng hóa trị.
Câu 39: Vì sao HF có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với HCl, HBr và HI?
A. HF có phân tử khối lớn nhất. B. HF có liên kết hydrogen.
C. HF có tương tác van der Waals lớn nhất. D. HF là hợp chất phân cực nhất.
Câu 40: Trong phân tử, các electron chuyển động không ngững, khi các electron tập trung về một phía sẽ
hình thành nên
A. cation. B. anion.
C. một lưỡng cực tạm thời. D. một lưỡng cực vĩnh viễn.

(Biên soạn: Nguyễn Xuân Phong – Hóa Lý thuyết + Hóa Lý – Đại Học Quy Nhơn -Tel: 0974465198) Trang 12

You might also like