You are on page 1of 16

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN LUẬT KINH DOANH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN LUẬT MÔI TRƯỜNG

Giảng viên : TS. Nguyễn Thanh Huyền


Sinh viên thực hiện : Lê Minh Ngọc
Mã sinh viên : 19063121

HÀ NỘI, 2021
Mục lục
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 3
1. Khái quát về chất thải ..................................................................................... 4
a. Một số khái niệm về chất thải ...................................................................... 4
a.1 Khái niệm chất thải.................................................................................. 4
a.2 Khái niệm quản lý chất thải..................................................................... 5
b. Phân loại chất thải ........................................................................................ 5
2. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về quản lý chất thải .......................... 6
a. Quản lý chất thải thông thường ................................................................... 6
a.1 Giảm thiểu phát sinh chất thải thông thường .......................................... 6
a.2 Thu gom, phân loại lưu giữ chất thải thông thường ................................ 6
a.3 Tái chế, tái sử dụng chất thải thông thường ............................................ 8
a.4 Chuyển giao, vận chuyển chất thải thông thường ................................... 8
a.5 Xử lý chất thải thông thường................................................................... 9
b. Quản lý chất thải nguy hại ........................................................................... 9
b.1 Giảm thiểu phát sinh chất thải nguy hại.................................................. 9
b.2 Thu gom, phân loại, lưu giữ chất thải nguy hại .................................... 10
b.3 Chuyển giao, vận chuyển chất thải nguy hại ........................................ 10
b.4 Xử lý chất thải nguy hại ........................................................................ 11
3. Thực tiễn pháp luật quản lý chất thải tại thành phố Hà Nội ....................... 12
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 16

2
MỞ ĐẦU
Mỗi năm gần 1/3 dân số thế giới chết do các bệnh truyền nhiễm, mặt khác, nhiều quốc
gia chi hơn 1/3 chi tiêu hàng năm cho lực lượng vũ trang mà không nhận ra rằng mối
hiểm hoạ với cộng đồng chính là vấn đề môi trường.

Sự bùng nổ dân số và phát minh ra vật liệu mới đã làm cho số lượng và đặc tính chất
thải thay đổi hàng ngày. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới năm 1999, chất thải rắn
đô thị (MSW) từ các khu vực đô thị của châu Á sẽ tăng từ 760.000 tấn/ngày vào năm
1999 lên 1,8 triệu tấn/ngày vào năm 2025. Với mức độ gia tăng này ở các nước châu Á,
việc quản lý chất thải sẽ còn nhiều thách thức hơn trong thời gian tới.

Quản lý chất thải là một trong những vấn đề quan trọng được các quốc gia quan tâm.
Chất thải cần được phân loại bởi nguồn, tỷ lệ phát sinh, loại chất thải được tạo ra và
thành phần để có thể giám sát và kiểm soát được các hệ thống quản lý chất thải hiện
hành và đồng thời cải thiện hệ thống quản lý đang có.

Ở Việt Nam, quản lý chất thải là một trong những vấn đề bức xúc của cúac đô thị và khu
công nghiệp ở nước ta hiện nay. Theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi
trường), lượng chất thải rắn sinh hoạt đã và đang gia tăng về cả số lượng, thành phần và
tính chất, gây áp lực rất lớn đến môi trường. Ước tính, hiện nay trên cả nước lượng chất
thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 60.000 tấn/ngày, trong đó khu vực đô thị chiếm 60%.
Đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dự báo tăng 10-16%/năm.

Do đó, em chọn đề tài “Pháp luật về quản lý chất thải và thực trạng quản lý chất thải rắn
sinh hoạt ở Hà Nội” làm tiểu luận kết thúc học phần. Việc chọn tìm hiểu thực trạng về
chất thải rắn sinh hoạt là do vấn đề chất thải sinh hoạt là vấn đề thường gặp hàng ngày,
trực tiếp ảnh hưởng đến mỗi cá nhân trong cộng đồng.

3
1. Khái quát về chất thải
a. Một số khái niệm về chất thải
a.1 Khái niệm chất thải
Chất thải được hiểu là những vật chất không còn sử dụng được bị con người thải ra trong
các hoạt động khác nhau. Chất thải được sản sinh trong các hoạt động khác nhau của
con người được gọi với các thuật ngữ khác nhau như: chất thải sinh hoạt, phế liệu, nước
thải,..Khi bị thải bỏ, những chất này tồn tại trong môi tường dưới những trạng thái nhất
định và có thể gây ra rất nhiều tác động bất lợi cho môi trường cũng như sức khoẻ con
người1
Khái niệm chất thải cũng được sử dùng trong pháp luật quốc tế về môi trường, được đề
cập tại Công ước Basel. Điều 2 khoản 1 Công ước Basel: “ Phế thải là các chất hoặc các
đồ vật mà người ta tiêu huỷ có ý định tiêu huỷ hoặc phải tiêu huỷ chiếu theo các điều
khoản của luật lệ quốc gia”
Ở Việt Nam, khái niệm chất thải được ghi nhận ở Luật BVMT. Theo đó, Khoản 12
Điều 3 Luật BVMT 2014
“12. Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc
hoạt động khác.”
Khoản 18 Điều 3 Luật BVMT 2020 có một số thay đổi so với Luật BVMT 2014 cụ thể
như sau:
“18. Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác được thải ra từ hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.”
Quy định ở Luật BVMT 2020 nêu rõ hơn về các dạng của vật chất được thải ra (cụ thể
là rắn, lỏng, khí và dạng khác). Cả hai bộ Luật đều sử dụng thuật ngữ “được thải ra”, ta
có thể được hiểu dưới hai khía:
- Thứ nhất, chủ sở hữu chủ động từ bỏ ý định sử dụng vật chất đó vào bất cứ mục
đích nào.
- Thứ hai, chủ sở hữu phải thải bỏ vật chất và hoạt động thải bỏ này không phụ
thuộc vào ý chí của họ.
Ngoài ra, một số khái niệm về chất thải thường gặp được định nghĩa như sau:

1
Nguyễn Mạnh Hải (chủ biên) (2016), Quản lý Tài nguyên chất thải rắn, NXB ĐHQGHN, tr 19.
4
- Chất thải thông thường: là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại
hoặc thuộc danh mục Chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng
Chất thải nguy hại
- Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong
sinh hoạt thường ngày của con người
- Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải
- Chất thải nguy hại: Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ,
lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ hoặc có đặc tính nguy hại khác.
a.2 Khái niệm quản lý chất thải
Theo nghĩa rộng, quản lý chất thải là tổng hợp các biện pháp, cách thức nhằm kiểm soát
quá trình phát sinh, tồn tại, chuyển hoá, xử lý chất thải và những ảnh hưởng, tác động
của chất thải đến môi trường
Theo nghĩa hẹp, quản lý chất thải bao gồm các hoạt động giảm thiểu, thu gom, lưu giữ,
vận chuyển, tái chế, tái sử dụng chất thải và các hình thức xử lý chất thải nhằm tận dụng
khả năng có ích của chất thải và hạn chế đến mức thấp nhất tác hại đối với môi trường
do chất thải gây ra.
Khoản 15 Điều 3 Luật BVMT 2014 quy định về khái niệm quản lý chất thải song Luật
BVMT 2020 lại không quy định về khái niệm này.
“15. Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu
gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải”
b. Phân loại chất thải
Tuỳ vào các tiêu chí đánh giá mà người ta có thể phân chia chất thải làm nhiều loại khác
nhau. Dưới đây là mội số cách phân loại chất thải:
- Căn cứ vào dạng tồn tại của chất thải: chất thải tồn tại dưới dạng rắn (chất thải
rắn), chất thải tồn tại dưới dạng lỏng (chất thải lỏng), chất thải tồn tại dưới dạng
khí (khí thải), nhiệt lượng, tiếng ồn…
- Căn cứ vào độ độc hại của chất thải gồm: chất thải độc hại nguy hiểm (là chất
thải có độ độc hại cao, có khả năng gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các
chất khác gây nguy hại nghiêm trọng tới môi trường và sức khoẻ con người) và
chất thải thông thường.
- Căn cứ vào nguồn sản sinh chất thải gồm: chất thải sinh hoạt, chất thải công
nghiệp, chất thải y tế,..
5
- Căn cứ vào chu trình sản sinh ra chất thải gồm: nguyên liệu thứ phẩm, phế liệu
vật liệu thứ phẩm, sản phẩm, đồ vật hư hỏng hoặc quá hạn sử dụng…
- Chất thải rắn sinh hoạt gồm: nhóm hữu cơ dễ phân huỷ; nhóm có khả năng tái sử
dụng, tái chế; nhóm còn lại
- Chất thải rắn công nghiệp thông thường gồm: nhóm 1: được tái sử dụng, tái chế
làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất; nhóm 2: được sử dụng trong sản xuất vật
liệu xây dựng và san lấp mặt bằng; nhóm 3: phải xử lý bằng các phương pháp
đốt, chôn lấp..
Để có thể dễ dàng hơn trong việc quản lý và xử lý chất thải, mức độ độc hại của chất
thải thường được dùng làm căn cứ để phân loại chất thải.
2. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về quản lý chất thải
Pháp luật về quản lý chất thải được quy định riêng một chương trong Luật BVMT 2014
là chương IX gồm 5 Mục. Nội dung gồm: những quy định chung về quản lý chất thải,
quản lý chất thải nguy hại, quản lý chất thải rắn thông thường, quản lý nước thải và quản
lý, kiểm soát bụ, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sàng và bức xạ. Tuy nhiên, hầu hết các
quy định chỉ mang tính nguyên tắc, không trực tiếp quy định cụ thể, hướng dẫn thực thị
Điều luật.
a. Quản lý chất thải thông thường
a.1 Giảm thiểu phát sinh chất thải thông thường
Luật BVMT 2014 không quy định cụ thể trách nhiệm của từng đối tượng đối với việc
giảm thiếu phát sinh chất thải thông thường mà chỉ quy định trách nhiệm giảm thiểu
phát sinh đối với chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ làm phát sinh chất thải. Tuy
nhiên, Luật BVMT 2020 đã bổ sung quy định tại Khoản 4 Điều 72 “Tổ chức, cá nhân
có phát sinh chất thải có trách nhiệm áp dụng giải pháp tiết kiệm tài nguyên, … và các
biện pháp khác để giảm thiểu phát sinh chất thải;..”. Theo đó, hộ gia đình/cá nhân cần
phải giảm thiểu rác thải, nước sinh hoạt; không được phát tán khí thải, gây tiếng ồn, độ
rung và tác động khác vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến
cộng đồng dân cư xung quanh. Còn đối với chủ cơ sở sản xuất: giảm thiểu chất thải,
phân loại chất thải để tái chế, thu hồi năng lượng từ chất thải hoặc chuyển giao cho cơ
sở có chức năng phù hợp để tái sử dụng, tái chế và thu hồi năng lượng.
a.2 Thu gom, phân loại lưu giữ chất thải thông thường
- Phân loại chất thải thông thường.
6
Luật BVMT 2014 quy định việc phân loại, lưu giữ chất thải thông thường tại Điều 95,
theo đó mọi cá nhân và các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh; cơ quan, tổ chức, hộ gia
đình có trách nhiêm phân loại chất thải rắn thông thường tại nguồn. Việc phân loại này
sẽ thuận lợi cho việc tái sử dụng, tái chế và xử lý. Tuy nhiên, quy định này vẫn chỉ mang
tính nguyên tắc, chưa thực sự chỉ rõ cách thức phân loại chất thải rắn thông thường. Do
mang tính nguyên tắc nên quy định này không phân chia rõ quy định của chất thải rắn
sinh hoạt thông thường và chất thải công nghiệp thông thường.
Nghị định số 38/2015 Quản lý chất thải và phế liệu (sau đây xin phép được gọi là Nghị
định 38/2015) hướng dẫn chi tiết hơn về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại Điều 15.
Theo quy định này, chất thải rắn sinh hoạt được chia làm 3 nhóm và phải được lưu giữ
trong bao bì hoặc thiết bị phù hợp.
Luật BVMT 2020 kế thừa quy định trách nhiệm phân loại chất thải thông thường tại
Điều 95 Luật BVMT 2014 và phát triển thành một Điều luật riêng quy định cho chất
thải rắn sinh hoạt (Điều 75). Theo đó luật quy định đầy đủ hơn về nguyên tắc phân loại
chất rắn sinh hoạt; cách lưu giữ chất thải. Ví dụ, Khoản 3 Điều 75 quy định các hộ gia
đinh, cá nhân ở đô thị phải chứa, đựng chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân
loại theo nguyên tắc theo luật quy định vào các bao bì để chuyển giao. Điều luật này
cũng định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh có trách nhiệm quy định về việc phân loại,
thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải cồng kềnh. Ngoài ra, tại Khoản 7 Điều 75 Luật
BVMT 2020 quy định thêm trách nhiệm giám sát việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt
của hộ gia đình, cá nhân thuộc về cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở.
Về quy định đối với phân loại chất thải công nghiệp thông thường ở Điều 81 Luật BVMT
2020, Luật quy định khá cụ thể và chi tiết cách phân loại
- Thu gom, lưu giữ và vận chuyển đến nơi quy định bằng phương tiện, thiết bị
chuyên dụng
Việc quy định về thu gom, lưu giữ chất thải được quy định tại Điều 96 Luật BVMT 2014
với yêu cầu là chất thải rắn thông thường phải được thu gom, lưu giữ bằng phương tiện,
thiết bị chuyên dụng. Ngoài ra, điều luật này cũng quy định trách nhiệm tổ chức thu gom,
lưu giữ, vận chuyển rác thải thuộc về cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.
Nghị định 38/2015 quy định thêm về yêu cầu đối với các thiết bị lưu chứa chất thải rắn
sinh hoạt.

7
Với sự thay đổi, bổ sung từ việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt, Luật BVMT 2020 cũng
có nhiều quy định mới về thu gom, lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt. Cụ thể, Luật BVMT
2020 quy định về quyền và trách nhiệm của cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh
hoạt; trách nhiệm của UBND cấp xã,..
Việc bổ sung trách nhiệm và quyền của mỗi chủ thể tham gia thu gom, vận chuyển sẽ góp
phần thực thi pháp luật bảo vệ môi trường hiệu quả hơn, điều này là rất cần thiết trong
bối cảnh ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động như hiện nay.
Ngoài quy định về trách nhiệm và quyền, Luật BVMT 2020 còn quy định về chi phí thu
gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại Điều 79. Nhưng điều luật này không quy định
cụ thể chi phí mà quy định khá chi tiết về nguyên tắc tính phí và các cơ quan có quyền
quy định giá cụ thể đối với dịch vụ thu gom chất thải rắn sinh hoạt.
a.3 Tái chế, tái sử dụng chất thải thông thường
Luật BVMT 2014 quy định về tái sử dụng và tái chế chất thải rắn thông thường tại Điều
97. Song như những quy định trước đó, Điều 97 chỉ quy định cơ bản về trách nhiệm của
của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.
Luật BVMT 2020 tuy không quy định về tái chế, sử dụng chất thải thông thường thành
một Điều luật song lại được lồng ghép trong các quy định liên quan khác. Ví dụ, điểm a
Khoản 4 Điều 75 quy định: “a) Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để
làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi;”. Các quy định của Luật BVMT 2020
cho thấy Nhà nước khuyến khích việc xử lý chất thải thông thường theo hướng tái chế,
tái sử dụng.
a.4 Chuyển giao, vận chuyển chất thải thông thường
Theo Khoản 2 Điều 95 Luật BVMT 2014 thì cơ quản quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường ở địa phương có trách nhiệm vận chuyển chất thải rắn thông thường. Có thể tóm
gọn quy định về vấn đề của Luật BVMT 2020 dưới một số ý sau đây:
- Chủ sở hữu tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt có chức năng
phù hợp;
- Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có hợp đồng với chủ cơ sở tái sử
dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt quy định
- Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt được chính quyền địa phương giao
nhiệm vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt để chuyển giao cho chủ xử lý theo
quy định
8
a.5 Xử lý chất thải thông thường
Luật BVMT 2014 không quy định về xử lý chất thải thông thường, song Nghị định
38/2015 có quy định về lộ trình hạn chế xử lý chất thải rắn thông thường.
Do đó, Luật BVMT 2020 đã thêm quy đinh về xử lý chất thải rắn thông thường tại Điều
78 (đối với chất thải rắn sinh hoạt) và Điều 82 (đối với chất thải rắn công nghiệp). Luật
BVMT chỉ quy định về nguyên tắc xử lý, trách nhiệm của các cơ sở xử lý chất thải. Song
Nghị định 38/2015 có quy định về lựa chọn công nghệ xử lý rác thải, có thể áp dụng
một số công nghệ xử lý sau:
- Công nghệ chế biến phân hữu cơ;
- Công nghệ đốt;
- Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh;
- Các công nghệ tái chế, thu hồi năng lượng, sản xuất sản phẩm từ các thành phần
có ích trong chất thải rắn sinh hoạt;
- Các công nghệ khác thân thiện với môi trường
Việc xử lý chất thải thông thường cần được bảo đảm các yếu tố về bảo vệ môi trường
(các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tiết kiệm tài nguyên,..) và tiết kiệm chi phí. Điều
21 Nghị định 38/2015 còn quy định chi tiết yêu cầu đối với cơ sở xử lý chất thải rắn sinh
hoạt và trách nhiệm của chủ cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
b. Quản lý chất thải nguy hại
b.1 Giảm thiểu phát sinh chất thải nguy hại
Việc giảm thiếu phát sinh chất thải nguy hại không được quy định cụ thể song đây cũng
là một vấn đề cần thiết trong việc quản lý chất thải nguy hại. Để có thể giảm thiếu phát
sinh chất thải, ta phải nắm được đâu là những chất thải nguy hại, nguồn gốc phát sinh
chất thải nguy hại. Chất thải nguy hại có thể phát sinh ở bất kì nơi nào và tại bất kì thời
điểm nào. Một số chất thải nguy hại thường gặp trong đời sống có thể kể đến:
- Nguồn sinh hoạt: các ắc quy, pin hỏng, đèn huỳnh quang thải, chất thải có thành
phần sơn-vecni – chất kết dính – chất bịt kín – mực in, thuốc diệt trừ các loài gây
hại.
- Dịch vụ: Tráng phim, chất thải từ chăm sóc y tế, hoá trị liệu, chất thải phóng xạ,..
- Công nghiệp: Mạ kim loại là các kim loại nặng Cr, Ni, dung dịch axit,…
- Khoáng sản: Quặng sát, quặng sulfua thải, bùn thải và chất thải có chứa dầu, hắc
ín thải,..
9
- Cơ khí: Chất thải có chứa amiăng, xăng – dầu – nhớt thải, sáp – mở thải, bùn thải
từ thiết bị chặn dầu – tách dầu, bùn thải hoặc chất thải có chứ halogen hữu cơ,..
- Điện: Các thiết bị điện có PCB, CFC, HCFC, HFC, amiăng..
- Nông nghiệp:
+ Trồng trọt: Bao bì thuốc sâu, các thuốc trừ sâu cấm sử dụng, các loại thuốc hết
hạn sử dụng,..
+ Chăn nuôi: Kim tiêm, vỏ chai thuốc,… chứa dược phẩm gây độc tế bào
(cytotoxic và cytostatic), gia súc – gia cầm chết do dịch bệnh.
b.2 Thu gom, phân loại, lưu giữ chất thải nguy hại
Điều 91 Luật BVMT 2014 quy định về phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại
trước khi được xử lý. Theo đó, chủ nguồn chất thải nguy hại phải tổ chức phân loại, thu
gom, lưu giữ và xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; chất thải phải được phân loại
bắt đầu từ thời điểm đưa vào lưu giữ hoặc chuyển đi xử lý và lưu giữ trong phương tiện,
thiết bị chuyên dụng bảo đảm không tác động xấu đến con người và môi trường. Điều 8
Nghị định 38/2015 yêu cầu chủ thể thực hiện thu gom chất thải nguy hại là các tổ chứ,
cá nhân có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
Điều 5 Nghị định 38/2015 có một số quy định về việc phân loại, phân định chất thải
nguy hại như sau:
- Việc phân định chất thải nguy hại được thực hiện theo mã, danh mục và ngưỡng chất
thải nguy hiểm
- Các chất thải nguy hại phải được phân loại theo mã chất thải để lưu giữ trong các bao
bì hoặc thiết bị lưu chứa phù hợp.
Điều 83 Luật BVMT 2020 quy định vấn đề thu gom, phân loại, lưu giữ chất thải nguy
hại. Quy định mới yêu cầu việc lưu giữ chất thải nguy hại đáp ứng 4 tiêu chí cụ thể thay
vì “đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường”. Ngoài ra, quy định này cũng có thêm điều khoản
đối với đối tượng được phép vận chuyển chất thải nguy hại là chủ nguồn thải có phương
tiện, thiết bị phù hợp và cơ sở được cấp phép.
b.3 Chuyển giao, vận chuyển chất thải nguy hại
- Chất thải nguy hại phải được vận chuyển bằng phương tiện thiết bị chuyên dụng phù
hợp và được ghi trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Vận chuyển chất thải nguy
hại phải theo lộ trình tối ưu về tuyến đường, quãng đường, thời gian, bảo đảm an toàn

10
giao thông và phòng ngữa, ứng phó sự cố, phù hợp với quy định của cơ quan có thẩm
quyền về phân luồng giao thông.
- Trường hợp chủ nguồn thải chất thải nguy hại không có khả năng xử lý chất thải nguy
hại không có khả năng xử lý chất thải nguy hại đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường phải
chuyển gia cho cơ sở có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
- Giấy phép xử lý chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp
Nghị định 38/2015 hướng dẫn chi tiết hơn về Điều 92 Luật BVMT 2014 (về vận chuyển
chất thải nguy hại), theo đó, chủ thể vận chuyển chất thải nguy hại phải là các tổ chức,
cá nhân có giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Các phương tiện vận chuyển ngoài phải
đáp ứng yêu cầu kỹ thuật thì còn phải được ghi trong Giấy phép xử lý chất thải nguy
hại.
Khoản 3 Điều 83 Luật BVMT 2020 quy định thêm phương tiện vận chuyển chất thải
nguy hại phải có lắp đặt thiết bị định và hoạt động theo tuyến đường, thời gian theo quy
định của UBND tỉnh. Luật BVMT 2020 đã mở rộng đối tượng được phép vận chuyển
chất thải nguy hại, ngoài chủ nguồn thải có phương tiện phù hợp thì những cơ sở được
cấp giấy phép môi trường có chức năng xử lý chất thải cũng có thể vận chuyển chất thải
nguy hại.
b.4 Xử lý chất thải nguy hại
Xử lý chất thải nguy hại được quy định tại Điều 93 Luật BVMT 2014, quy định này chỉ
quy định điều kiện của cơ sở xử lý chất thải nguy hại. Nghị định 38/2015 hướng dẫn cho
Luật BVMT 2014, quy định rõ ràng hơn về cả thủ tục cấp giấy phép và trách nhiệnm
của những người có liên quan.
Tại Khoản 10 Điều Xử lý chất thải nguy hại không cần Giấy phép và không được coi là
cơ sở xử lý chất thải nguy thải:
+ Chủ nguồn thải tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, đồng xử lý, xử lý hoặc thu hồi năng
lượng từ chất thải nguy hại phát sinh nội bộ trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải
nguy hại
+ Tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải nguy hại trong
môi trường thí nghiệm
+ Cơ sở y tế có công trình xử lý chất thải y tế nguy hại đặt trong khuôn viên đẻ thực việc
tự xử lý và thu gom, xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở ý tế lân cận
- Các phương pháp xử lý chất thải nguy hại
11
Chất thải nguy hại có thể xử lý bằng các phương pháp hóa học, nhiệt, sinh học và vật lý.
+ Phương pháp hoá học và phương pháp hoá lý như: Hấp thu khí, chưng cất (hấp thu
hơi); hấp phụ, oxi hoá học…
+ Phương pháp sinh học như: sử dụng vi sinh vật để phân huỷ và biến đổi chất hữu cơ
trong chất thải nhằm giảm các nguy cơ của nó với môi trường.
+ Phương pháp nhiệt: đốt nhiệt độ cao, không chỉ xử lý chất độc mà còn có thể tiêu diệt
toàn bộ chất truyền nhiễm.
3. Thực tiễn pháp luật quản lý chất thải sinh hoạt tại thành phố Hà Nội
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2011, tổng khối lượng CTRSH phát
sinh trên toàn quốc là khoảng 44.400 tấn/ngày. Đến năm 2019, con số này là 64.658
tấn/ngày - tăng 46% so với năm 2010. Hà Nội là một trong những địa phương có khối
lượng chất thải rắn sinh hoạt tăng đáng kể (6.500 tấn/ngày)

Với khối lượng CTRSH phát sinh ngày càng tăng, Hà Nội đã triển khai chương trình thí
điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn. Việc phân loại CTRSH tại nguồn giữ
một vai trò quyết định và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống quản lý chất thải rắn

Năm 2007, thành phố Hà Nội đã triển khai thí điểm mô hình thu gom, phân loại CTRSH
tại nguồn trên địa bàn phường Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm). Tuy nhiên, sau khi
dự án kết thúc, Hà Nội đã dừng duy trì việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
Tại khu vực nội thành, hầu hết lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng ngày đã được
thu gom, nhưng tình trạng đổ chất thải tùy tiện vẫn xảy ra ở không ít khu vực công cộng.
12
Các chiến dịch phát động về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn chưa nhận được
sự hưởng ứng đồng bộ của chính quyền, đơn vị thu gom chất thải rắn, cộng đồng dân cư
nên hiệu quả không được như mong muốn.

Hiện nay, Hà Nội đang thực hiện thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt theo chủ
trương đổi mới công nghệ, cơ giới hóa trên địa bàn. Với chủ trương này, Thành phố Hà
Nội đạt tỷ lệ chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt là 89%, tỷ lệ đốt (không phát điện) là 11%.
Tuy nhiên, công nghệ tái chế phân compost ứng dụng tại khu xử lý Cầu Diễn và Kiêu
Kỵ không đạt hiệu quả do hạn chế đầu ra, hiện cả hai cơ sở đều đã dừng hoạt động. Đến
năm 2018, Hà Nội đã thực hiện đầu tư và vận hành các nhà máy xử lý đốt rác theo quy
hoạch xử lý chất thải rắn đã tuy nhiên qua một khoảng thời gian các nhà máy vận hành
bộc lộ một số nhược điểm phải dừng thực hiện để bảo trì, sửa chữa nên chưa đáp ứng
tốt yêu cầu xử lý rác của thành phố.

Chôn lấp là phương pháp đang được áp dụng phổ biến tại Việt Nam. Chôn lấp hợp vệ
sinh là phương pháp chủ yếu đang được áp dụng tại các đô thị lớn, và đây cũng là phương
pháp xử lý rác thải sinh hoạt chủ yếu ở Hà Nội. Theo quy hoạch xử lý chất thải rắn thủ
đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có 17 khu xử lý chất thải
có xử lý chất thải sinh hoạt. Tuy nhiên đến nay, theo Sở Xây dựng Hà Nội, chỉ có 3 khu
xử lý chất thải sinh hoạt có thể hoạt động trong đó có 2 cơ sở xử lý chất thải bằng phương
pháp chôn lấp đó là Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (bãi rác Nam Sơn) ở H.Sóc
Sơn; Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn (bãi rác Xuân Sơn) ở TX.Sơn Tây. Tuy nhiên,
việc xử lý rác thải của hai bãi rác này còn rất nhiều bất cập dẫn đến bị quá tải, đỉnh điểm
là phải dừng tiếp nhận rác nhiều lần.

Để giải quyết các vấn đề tồn tại trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, TP. Hà
Nội phải tiến hành nhiều giải pháp như ưu tiên bố trí kinh phí cho đầu tư, thu gom, xử
lý rác thải sinh hoạt; tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức, vận động người dân
phân loại và thu gom rác thải, làm vệ sinh hàng tuần tại các khu đô thị, đường làng, thôn
xóm; kêu gọi các đơn vị vệ sinh môi trường đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải
bằng phương pháp đốt (từ nguồn vốn xã hội hóa). Ngoài ra, Thành phố Hà Nội cũng cần
phải nhanh chóng mở rộng quy mô của các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

13
14
KẾT LUẬN
Cùng với sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ,
chất thải đang gia tăng cả về khối lượng và chủng loại. Ở Việt Nam, công tác quản lý
chất thải, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt còn nhiều bất cập như chất thải chưa được
phân loại tại nguồn; tỷ lệ tái chế còn thấp; phương thức xử lý chủ yếu là chôn lấp không
hợp vệ sinh…Những bất cập này một phần là do ý thức của người dân chưa cao nhưng
phần nhiều là do pháp luật quản lý chất thải còn chưa được hoàn thiện, nhiều văn bản
pháp luật điều chỉnh nhưng hệ thống văn bản còn chồng chéo, thực tế áp dụng chưa cao.

15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trung Anh (2021), Tương lai nào cho rác thải Thủ đô?
Https://dangcongsan.vn/noi-hay-dung/tuong-lai-nao-cho-rac-thai-thu-do-
598024.html
2. Nguyễn Ngọc Anh Đào “Hoàn thiện pháp luật về kiểm soát vận chuyển chất
thải nguy hại”
3. Nguyễn Mạnh Hải (chủ biên) (2016), Quản lý Tài nguyên chất thải rắn, NXB
ĐHQGHN
4. Phạm Thu Hằng “Hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam
hiện nay” Tạp chí Dân chủ Pháp luật.
5. Lưu Việt Hùng (2009) –lvths. “Pháp luật về quản lý chất thải rắn thông thường
tại Việt Nam”
6. Hồng Khánh (2016), Thực trạng và giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
Hà Nội, Tạp chí Môi trường số 9/2016
7. Tạ Thị Thùy Trang “Một số bất cập của pháp luật bảo vệ môi trường về xử lý
nước thải” Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 23 (399), tháng 12/2019.)
8. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2020), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia
năm 2019: Chuyên đề: quản lý chất thải rắn sinh hoạt
9. Luật BVMT 2014
10. Luật BVMT 2020
11. Nghị định số 38/2015 Quản lý chất thải và phế liệu
12. Nghị định số 40/2019
13. Thông tư 36/2015/BTNMT Quản lý chất thải nguy hại

16

You might also like