You are on page 1of 30

10/17/2022

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

PHÒNG THÍ NGHIỆM


AN TOÀN SINH HỌC
Bộ môn Y Dược học cơ sở

ĐỊNH NGHĨA
Khái niệm phòng thí nghiệm an toàn sinh học (ATSH)
được hiểu gồm:
• Các phòng thí nghiệm nghiên cứu của các trường đại học, các
viện nghiên cứu liên quan đến các tác nhân sinh học nguy hại
• Cơ sở nghiên cứu và triển khai công nghệ thuộc các cơ sở sản
xuất
• Các phòng khám bệnh, chẩn đoán bệnh thuộc các cơ sở y tế,
bệnh viện…

1
10/17/2022

Thiết bị an
toàn
Thực hành Thiết kế điều
và kỹ thuật kiện làm việc
PTN an toàn an toàn

AN TOÀN
SINH
HỌC

THỰC HÀNH VÀ KĨ THUẬT


• Người làm việc với các tác nhân gây hại, vật liệu có nguy cơ lây nhiễm
phải có kiến thức về các tác nhân gây hại đó và thành thạo các kĩ
năng.

• Nhân viên mới tuyển dụng phải được chỉ dẫn chu đáo về các tác nhân
gây hại, thực hiện đúng các quy định của PTN.

• Trưởng PTN có trách nhiệm lựa chọn bổ sung các phương thức thực
hành an toàn.

2
10/17/2022

THIẾT BỊ AN TOÀN

Trang thiết bị an toàn


PTN sinh học gồm: tủ cấy
ATSH, bình thủy tinh, ống
nghiệm, bình chứa mẫu
vật…

THIẾT KẾ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC

• Giúp bảo vệ những người làm việc trong PTN và cộng


đồng dân cư khỏi các rủi ro khi thất thoát các tác nhân
lây nhiễm.

• Thiết kế phải phù hợp với chức năng và cấp độ của


PTN.

3
10/17/2022

PHÒNG ATSH

• Trên cơ sở phân loại các nhóm nguy cơ để xây dựng


tiêu chuẩn các cấp độ ATSH khác nhau:
• Cấp độ 1,2: PTN ATSH cơ sở
• Cấp độ 3: PTN ATSH mức ngăn chặn
• Cấp độ 4: PTN ATSH phòng ngừa

Nhóm nguy cơ của VSV


Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm
Đặc điểm phân loại
nguy cơ 1 nguy cơ 2 nguy cơ 3 nguy cơ 4
Nguy cơ lây nhiễm Chưa hoặc ít Trung bình Cao Cao
cho cá thể
Nguy cơ lây nhiễm Chưa hoặc ít Thấp Trung bình Cao
cho cộng đồng
Khả năng gây bệnh Chưa phát Trung bình Nặng Nặng
cho người hiện
Khả năng lây truyền Chưa phát Có Có Có
sang người hiện
Biện pháp phòng, Có Có Có Chưa
chống lây nhiễm, điều
trị hiệu quả
Một số ví dụ Bacillus subtilis, VR viêm gan VR cúm Reston
Aspergillus niger A,B,C; virus A/H5N1, ebolavirus
sởi SARS
Coronavirus
Nghị định số 103/2016/NĐ-CP quy định về đảm bảo an toàn sinh học phòng xét nghiệm

4
10/17/2022

PHÒNG THÍ NGHIỆM ATSH


CẤP ĐỘ 1, 2

MỤC ĐÍCH
• Phòng thí nghiệm ATSH cấp độ 1: nghiên cứu tác nhân sinh học
thuộc nhóm nguy cơ số 1 (nấm men, nấm mốc…), làm mẫu vật trong
các trường học.

• Phòng thí nghiệm ATSH cấp độ 2: các PTN chẩn đoán, chăm sóc sức
khỏe, PTN nghiên cứu chuyên sâu…

10

5
10/17/2022

THỰC HÀNH VÀ KĨ THUẬT


• Người đứng đầu PTN:
• Đảm bảo quản lí và vận hành tốt PTN

• Tập huấn cho các nhân viên PTN về các quy định

• Đảm bảo mọi nhân viên phải nắm vững các quy định này.

• Nhân viên PTN:


• Phải được phổ biến về các chất nguy hại đặc biệt

• Phải đọc sổ tay an toàn, nắm vững và thực hiện đúng các quy định

• Có ý thức bảo quản PTN trước các tác nhân gây hại.

11

MỘT SỐ NỘI QUY


• Không sử dụng miệng tiếp xúc với hóa chất và dụng cụ trong PTN.
• Không sử dụng kim tiêm và ống chích dưới da vào bất kì mục đích nào khác
ngoài hút dịch động vật thí nghiệm.
• Phải có sổ ghi chép chi tiết, hướng dẫn về những máy móc, thiết bị và những tác
nhân có nguy cơ lây nhiễm cao.
• Sổ ghi chép phải được bảo quản, tránh nhiễm khuẩn, khi đưa ra ngoài phải khử
trùng.
• PTN phải sạch sẽ, được khử trùng sau khi rơi vãi các vật liệu có nguy cơ gây hại.
• PTN phải ngăn nắp, loại bỏ những dụng cụ không cần thiết.
• Nước thải, các dụng cụ, vật liệu… trước khi bị thải bỏ phải được khử trùng, bao
gói và vận chuyển theo các quy chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.
• Không được ăn uống, hút thuốc, sử dụng mĩ phẩm … trong khu vực phòng thí
nghiệm. Nghiêm cấm mang áo quần bảo hộ ra khỏi phòng thí nghiệm hoặc các
nơi công cộng.
12

6
10/17/2022

THIẾT BỊ AN TOÀN
• Được thiết kế đặc biệt để hạn chế, phòng chống sự tiếp xúc giữa
người thực hiện và tác nhân gây nhiễm.

• Xây dựng bằng các vật liệu không thấm, chống ăn mòn, đáp ứng yêu
cầu về cấu trúc đặc trưng, tránh gây ồn…

• Thiết kế, lắp đặt thuận tiện cho việc thao tác, bảo quản, khử nhiễm…

13

Thiết bị bảo hộ cá nhân


Người làm việc trong PTN:
• Luôn mặc quần áo bảo hộ phù hợp, quần áo phải che kín

• Áo khoác hoặc quần áo đồng phục của PTN phải mặc trong suốt thời
gian làm việc trong PTN.

• Phải đeo găng tay phù hợp trong khi tiến hành các thao tác với các vật
liệu có nguy cơ lây nhiễm (DNA, máu, vi sinh vật, các vật liệu có nguy cơ
lây nhiễm …). Sau khi được loại bỏ, khử trùng và sau đó phải rủa tay sạch
sẽ bằng các dung dịch khử trùng.

• Sử dụng kính an toàn, kính che mặt hoặc các phương thức bảo vệ khác
khi cần thiết để bảo vệ mắt và mặt khỏi sự vấy bẩn hoặc khi làm việc với
tia UV và nguồn bức xạ.
14

7
10/17/2022

Quần áo bảo hộ, giày dép dành riêng cho PTN, găng tay phù hợp, kính an
toàn…

PTN cấp 2 Viện Nông nghiệp và


Sinh học Ấn Độ 15

Lối vào phòng thí nghiệm


• Lối vào PTN tốt nhất nên được cách biệt khỏi khu vực công cộng.

• Các biển cảnh báo và ký hiệu cảnh báo nguy hại sinh học (BIOHAZAD)
phải đươc đặt ngay cửa các PTN.

16

8
10/17/2022

Trang bị PTN
• Sử dụng các hỗ trợ pipet để hút mẫu

Một số loại pipet thông dụng


17

•Tủ an toàn sinh học

Mô hình tủ an toàn sinh học (BSC) loại I

9
10/17/2022

Nồi hấp và các thiết bị khác dùng để khử trùng


hoặc bảo quản các vật liệu nhiễm trùng.

Tủ ấm Nồi hấp 19

Tủ bảo quản lạnh Tủ sấy

20

10
10/17/2022

Một phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 1 (BSL1)

•Phải có các hệ thống phòng cháy chữa cháy, an toàn các sự cố về điện, điều kiện
tắm rửa. Cần xem xem xét lắp đặt hệ thống quạt hướng không khí vào, tránh để tuần
hoàn khép kín. Nếu không trang bị hệ thống quạt gió thì cửa sổ phải mở được.

PHÒNG XÉT NGHIỆM AN TOÀN SINH HỌC CẤP 2 (BSL-2)

Giống cấp 1, có bổ sung:

• Tủ an toàn sinh học loại II


• Lò hấp ướt (autoclave) ở cửa phòng
• Thùng chứa rác sinh học
• Biển báo nguy hại sinh học

11
10/17/2022

ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC

• Chiếu sáng đầy đủ, đảm bảo khoảng trống giữa các thiết bị để có thể
thao tác dễ dàng.

• Bố trì khu vực lưu giữ thiết bị cá nhân, nơi ăn uống, nghỉ ngơi ngoài
khu vực làm việc.

• Khu vực để dụng cụ sơ cứu phải thích hợp và dễ tới gần.

24

12
10/17/2022

ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC


• Lắp đặt hệ thống quạt hướng không khí vào, tránh để tuần hoàn khép
kín.

• PTN phải có đường nước riêng chất lượng tốt.

• Hệ thống cấp điện đầy đủ.

• Đề phòng đột nhập trái phép PTN.

• PTN phải có không gian cho việc quản lí, vệ sinh, bảo trì.

25

XỬ LÝ CHẤT THẢI
• Nguyên tắc quan trọng nhất là đảm bảo tất cả các vật liệu gây ô
nhiễm được tẩy uế, hấp thanh trùng hoặc tiêu hủy trong phòng
thí nghiệm.
• Vật sắc nhọn : Các dụng cụ chứa chất thải sắc nhọn phải được
tiêu hủy hoặc hấp khử trùng trước khi thiêu tùy vào yêu cầu
của từng phòng thí nghiệm. Các dụng cụ chứa rác thải sắt nhọn
không được thải ra bãi rác.
• Dụng cụ nhiễm trùng, bẩn phải được khử trùng bằng cách hấp
thanh trùng và sau khi rửa sạch có thể tái sử dụng hoặc vòng
lại.
• Các vật liệu nhiễm khuẩn phải được hấp thanh trùng trước khi
bị loại thải

26

13
10/17/2022

PHÒNG THÍ NGHIỆM AN TOÀN SINH HỌC


CẤP 3 (BSL3)

Virus rabies

Bacillus anthracis

GIỚI THIỆU CHUNG


 PTN ATSH cấp 3
- Được thiết kế để làm
việc với vi sinh vật nhóm
nguy cơ 3 và nhóm nguy
cơ 2 nhưng ở mức độ tập
trung vi sinh vật cao hơn
và có nguy cơ tăng sự
nguy hiểm khi lan toả khí
dung.
 Đòi hỏi một chương
trình thao tác và an toàn
cao hơn so với mức độ an
toàn sinh học cấp 1 và 2.

BSL2 BSL3

14
10/17/2022

QUY TẮC THỰC HÀNH


Áp dụng tất cả các nguyên tắc thực hành phòng thí nghiệm
cấp 1, 2 có bổ sung thêm một số điểm cơ bản sau:

 Biểu tượng cảnh báo nguy hại  Quần áo bảo hộ phòng thí
sinh học được dán ngay trên nghiệm không được mặc ra
cửa ra vào. ngoài, khử trùng trước khi
giặt là

 Các dấu hiệu và biểu tượng cảnh


báo quốc tế về nguy hiểm sinh học
(BIOHAZARD) phải được đặt ngay
cửa các phòng thí nghiệm làm việc
 Chỉ những người có trách nhiệm
mới được phép ra vào khu vực
làm việc
 Luôn đóng cửa phòng thí nghiệm
 Không cho phép trẻ em vào khu
vực làm việc
 Chỉ có những người có trách
nhiệm đặc biệt mới được ra vào
khu vực nuôi động vật thí nghiệm.
 Chỉ đưa vào những động vật can
cho công việc của phòng thí
nghiệm

15
10/17/2022

BẢO HỘ CÁ NHÂN
1.Phải mặc quần áo bảo. Không
được mặc quần áo bảo hộ ra
ngoài, quần áo phải đượckhử
trùng đúng cách
2.Không được mang giày dép, hở
mũi trong phòng thínghiệm. Luôn
đeo kính bảo hộ hoặc mặt nạ
3.Nhân viên phải rửa tay trước khi
làm thí nghiệm và trước khi ra
khỏi phòng thí nghiệm
4.Cấm để đồ ăn hay thức uống,
dùng mỹ phẩm trong khu vực làm
thí nghiệm
5.Không để lẫn quần áo bảo hộ với
quần áo ngoài đường

Quần áo bảo hộ cá nhân trong phòng thí nghiệm cấp 3 ở


Việt Nam
32

16
10/17/2022

QUY TRÌNH THỰC HÀNH


 Không hút pipet bằng miệng
 Không ngậm vật gì trong miệng,
không dùng nước bọt dán nhãn
 Mọi thao tác phải thực hiện đúng
phương pháp
 Hạn chế dùng bơm tiêm, kim tiêm
ngoại trừ mục đích hút dịch, tiêm
truyền động vật
 Các thao tác có nguy cơ tạo khí
dung, lây nhiễm cần thực hiện
trong tủ cấy atsh
 Sảy ra sự cố cần báo cáo với quản
lý ptn, khắc phục sự cố ghi lại bằng
văn bản
 Dụng cụ, chất thải phải được khử
nhiễm trước khi thải bỏ hoặc tái sử
dụng

KHU VỰC LÀM VIỆC


1. Phòng thí nghiệm phải ngăn nắp, sạch
.
sẽ, chỉ để những gì cần thiết cho công việc
2. Cuối mỗi ngày làm việc, các mặt bàn,
ghế phải được khử nhiễm sau khi làm đổ
các vật liệu nguy hiểm.

3. Tất cả các vật liệu, vật phẩm và môi


trường nuôi cấy nhiễm trùng phải được
khử trùng trước khi thải bỏ hoặc rửa sạch
để sử dụng lại.
4. Đóng gói và vận chuyển phải tuân theo
quy định quốc gia và/hoặc quốc tế.
5. Khi mở cửa sổ cần phải có lưới chống
côn trùng.

17
10/17/2022

ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC


• PXN được xây dựng tách biệt với khu vực đi lại.

• Phía trước có khu vực khử trùng, phòng đệm hoặc nút khí.

• Cửa phòng đệm có thể khóa tự động hoặc liên động để trong một thời
điểm chỉ có một cửa mở.

Cửa liên động 35

ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC


• PTN phải được giữ được áp suất khác với không gian xung
quanh và các phòng khác (áp suất dương).
• Xây dựng bằng các vật liệu chống thấm dễ lau chùi.
• Hệ thống ống thông khí: khử trùng khí đi vào và khí thải ra.
• Hệ thống quạt: giữ dòng khí theo định hướng vào trong PTN.
• Hệ thống hút gió: đảm bảo khí từ PTN không quay lại các khu
vực khác trong tòa nhà.
• Khí cầp phải qua hệ thống lọc HEPA mới có thể đi quay vòng
trong PTN.
• Xậy dựng hệ thống chuông, đèn báo cảnh báo hỏng HVAC.
• Sơ đồ PTN phải được dán ở nơi dễ quan sát
36

18
10/17/2022

QUẢN LÝ AN TOÀN SINH HỌC


1.Trách nhiệm của trưởng PTN: bảo
đảm xây dựng và thông qua kế hoạch
quản lý ATSH và tài liệu về làm việc/ an
toàn.
2.Giám sát viên PTN phải bảo đảm
việc tập huấn thường xuyên về AT
PTN.
3.Nhân viên cần phải hiểu rõ về những
nguy hiểm đặc biệt và phải đọc các tài
liệu về làm việc hoặc về an toàn và tuân
thủ theo các thao tác và quy trình
chuẩn.
4.Cần phải khám sức khỏe, giám sát
và điều trị cho tất cả nhân viên trong
trường hợp cần thiết. Cần lưu giữ lại
sổ khám sức khỏe và bệnh án.

THIẾT KẾ VÀ TRANG THIẾT BỊ

1. Phòng thí nghiệm thiết kế


tách khỏi khu vực lối đi
chung, lối vào phải có
phòng chờ hoặc nút khí

2. Cửa phòng chờ có thể


khóa tự động hoặc liên
động để trong 1 thời
điiểm chỉ có 1 của mở

19
10/17/2022

THIẾT KẾ VÀ TRANG THIẾT BỊ

3. Màn hình quan sát có


thể được trang bị và
đặt ở cửa thoát hiểm

4. Xây dựng bằng các


vật liệu chống thấm ,
dễ lau chùi

THIẾT KẾ VÀ TRANG THIẾT BỊ


9.Hệ thống thông khí phải được xây
dựng sao cho không khí từ phòng thí
nghiệm không được hoàn lưu tới các
khu vực khác trong cùng tòa nhà

10.Tất cả hệ thống lọc HEPA phải


được lắp đặt theo cách cho phép
khử độc và kiểm tra khí .

20
10/17/2022

THIẾT KẾ VÀ TRANG THIẾT BỊ


11. Các tủ an toàn sinh học cần
đặt xa nơi hay đi lại và cách xa
dòng nước, cửa hệ thống thông
hơi.

12. Phải có nồi hấp để khử


trùng các chất thải ô nhiễm
trong phòng thí nghiệm

Tủ nuôi cấy và tiệt trùng

Hình ảnh một PXN


cấp 3 nuôi cấy vi sinh
tại Pháp.

42

21
10/17/2022

THIẾT KẾ VÀ TRANG THIẾT BỊ


• Đối với PTN an toàn sinh học cấp 3 thường sử dụng tủ
cây an toàn sinh học loại I hoặc II.

Mô hình tủ an toàn sinh học cấp II


43

Tủ an toàn sinh học cấp II

44

22
10/17/2022

• Chậu rửa tay tự động nên đặt gần cửa ra vào, nước tự
động chảy khi cho tay vào rửa
• Các trang thiết bị như máy li tâm, tủ sây, tủ ấm,... cần
có thêm bộ phân hỗ trợ để tăng cường hiệu quả năng
ngừa ở mức cao nhất.

Bồn rửa tay tự động Máy li tâm


45

Năm 2006, Tổ chức JICA


(Nhật Bản) đã hỗ trợ Việt
Nam xây dựng PTN an
toàn sinh học cấp độ 3 Khảo sát ban đầu PTN cấp 3 của Viện
tại Viện Vệ sinh Dịch tễ
Trung ương cùng các
trang thiết bị cần thiết
kèm theo để chẩn đoán
bệnh cúm A/H5N1 và các
bệnh dịch nguy hiểm
khác.
Phòng nghiện cứu vaccine H5N1
46

23
10/17/2022

GIÁM SÁT SỨC KHỎE VÀ Y TẾ


Người đứng đầu phòng thí nghiệm, có trách nhiệm đảm bảo sức
khỏe của người làm việc của phòng thí nghiệm.

Mục tiêu giám sát là kiểm tra bệnh nghề nghiệp và bảo vệ sức
khỏe con người.

Mặt trước thẻ Mặt sau thẻ


47

PHÒNG THÍ NGHIỆM AN TOÀN SINH HỌC CẤP 3 (BSL-3)

Giống cấp 2, có bổ sung:


• PTN ở khu vực riêng biệt
• Có áp lực âm, thông khí một chiều có điều khiển
• Có buồng đệm, vào PTN phải qua 2 lần cửa có khoá khí liên động, mỗi lần chỉ mở được 1 cửa
• Tường, trần, sàn nhà có lớp bảo vệ đặc biệt
• Có lò hấp ướt đặt bên trong PTN
• Trang phục bảo hộ toàn thân
• Biển báo hạn chế ra vào

24
10/17/2022

NGUYÊN TẮC THỰCHÀNH


 BSL 3:
- BSL 1 & BSL 2
- Tiêu độc chất thải.
- Khám định kì huyết thanh
Nhãn cảnh báo chất nguy hại sinh học

25
10/17/2022

PHÒNG XÉT NGHIỆM AN TOÀN SINH HỌC CẤP 4 (BSL-4)

26
10/17/2022

Một phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp 4 (BSL-4)

CÁC CẤP ĐỘ AN TOÀN SINH HỌC CỦA PXN

27
10/17/2022

TRANG THIẾT BỊ CƠ BẢN CHO CÁC CẤP ĐỘ


AN TOÀN SINH HỌC CỦA PXN

TRANG THIẾT BỊ CƠ BẢN CHO CÁC CẤP ĐỘ


AN TOÀN SINH HỌC CỦA PXN

28
10/17/2022

TÓM TẮT CÁC YÊU CẦU VỀ TRANG THIẾT BỊ CHO PXN Ở CÁC CẤP ĐỘ ATSH
CẤP ĐỘ AN TOÀN SINH HỌC
1 2 3 4
Phòng xét nghiệm riêng biệt a - - + +
Phòng có thể bịt kín để tiệt trùng - - + +

Thông gió:

-Hướng khí vào trong - +/- + +


-Hệ thống thông gió có điều khiển - +/- + +
-Bộ lọc khí thải HEPA - - +/- (b) +
Lối vào cửa 2 lớp - - + +
Khóa khí liên động - - - +
Vòi tắm trong trường hợp khẩn cấp - - - +
Phòng đệm (anteroom) - - + +
Phòng đệm có vòi tắm - - +/- (c) +
Xử lý nước thải - - +/- (c) +
Nồi hấp ướt tiệt trùng (autoclave):
-Trong cùng tòa nhà - + + +
-Trong phòng xét nghiệm - - +/- +
-Nồi hấp 2 cửa - - +/- +
Tủ an toàn sinh học - +/- + +
Biện pháp kiểm soát an toàn cho nhân viên (d) - - +/- +
a Cách ly với nơi đông người qua lại; b Tùy thuộc vào vị trí của của ống thoát khí;
c Phụ thuộc vào tác nhân sử dụng trong PXN; d Ví dụ như cửa sổ, hệ thống camera, liên lạc hai chiều.

29
10/17/2022

THANK YOU

60

30

You might also like