You are on page 1of 55

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VÕ ĐỨC NGHĨA

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ


NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN VÀ SẢN XUẤT


GIỐNG NHÂN TẠO CÁ LEO – Wallago attu (BLOCH &
SCHNEIDER, 1801) TẠI BẮC MIỀN TRUNG VIỆT NAM

NGÀNH: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN


MÃ SỐ: 9620301

THỪA THIÊN HUẾ - 2022


Công trình hoàn thành tại: Trường Đại học Nông Lâm Huế, Đại học Huế
Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN HUY

Phản biện 1 : ....................................................................................


......................................................................................
......................................................................................
Phản biện 2 : ....................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
Phản biện 3 : ....................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế
họp tại:
.............................................................................................................
Vào hồi ….. giờ….., ngày…….. tháng …. năm 20…
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Trường Đại học Nông Lâm Huế
1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Cá Leo - Wallago attu phân bố tại nhiều nước Châu Á như Ấn Độ,
Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka, Nepal, Afghanistan, Indonesia,
Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam [95]. Cá Leo có tốc độ sinh
trưởng nhanh, giá trị dinh dưỡng và đặc biệt hàm lượng protein cao
[45]. Do vậy, cá Leo được xem như loài cá có giá trị thương mại tại
nhiều nước trên thế giới [50]. Tuy nhiên, dữ liệu khoa học liên quan đến
chu kỳ sinh sản và thành thục của cá Leo bố mẹ trong điều kiện nuôi
còn hạn chế.

Mặt khác, để củng cố thêm những tư liệu về cá Leo, giới thiệu


cho ngành thủy sản đối tượng nuôi mới, có giá trị kinh tế cao cần nắm
được một số đặc điểm sinh học sinh sản như hệ số thành thục, sức sinh
sản, đường kính trứng, tổ chức mô học tuyến sinh dục, sự thay đổi nồng
độ hormone steroid, vitellogenin (Vtg) trong huyết tương của cá nhằm xác
định chính xác mùa vụ sinh sản làm cơ sở cho việc xây dựng qui trình
sản xuất giống nhân tạo phục vụ mục tiêu đa dạng hóa đối tượng nuôi
ngọt ở tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực Bắc miền Trung.

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn sản xuất được sự đồng ý


của khoa Thủy sản, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, luận án
“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản và sản xuất giống nhân tạo cá
Leo – Wallago attu (Bloch & Schneider, 1801) tại Bắc miền Trung Việt
Nam” đã được thực hiện.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Cung cấp dữ liệu khoa học về một số đặc điểm sinh sản, kỹ thuật
sinh sản nhân tạo và giải pháp ương cá Leo góp phần hoàn thiện quy
trình sinh sản nhân tạo để cung cấp nguồn cá giống cho nuôi thương
phẩm phục vụ mục tiêu đa dạng hóa đối tượng nuôi nước ngọt và bảo
tồn được nguồn gen quý của loài cá có giá trị kinh tế này.
2

3. Ý nghĩa của luận án

Nội dung của luận án là cơ sở dữ liệu khoa học quan trọng, là


nguồn tài liệu tham khảo tốt cho các nghiên cứu tiếp theo trên cá Leo.
Sự thành công của luận án góp phần làm phong phú thêm các công trình
nghiên cứu cơ bản về đặc điểm sinh học sinh sản và sản xuất giống cá
Leo ở Việt Nam.

4. Những đóng góp của luận án

Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên một cách có hệ thống
và chuyên sâu về đặc điểm sinh sản của cá Leo ở điều kiện nuôi tại Việt
Nam. Nghiên cứu này cung cấp các dữ liệu về tổ chức tế bào học của tế
bào sinh dục, sự thay đổi hormone steroid, màu sắc và đường kính trứng
cá theo thời gian trong điều kiện nuôi.

Xác định được loại và nồng độ hormone tối ưu trong kích thích
sinh sản nhân tạo cá Leo và các giải pháp phù hợp để hạn chế sự ăn lẫn
nhau trong giai đoạn ương cá giống nhằm nâng cao tỷ lệ sống.

Luận án là nghiên cứu đầu tiên đánh giá sự thay đổi hàm lượng
serotonin (5-HT) trong huyết tương cá Leo khi bổ sung L-tryptophan
vào thức ăn cho cá. Ngoài ra, trong nghiên cứu này đã ghi nhận sự căng
thẳng (stress) của cá thông qua chỉ số hàm lượng cortisol phân tích bằng
phương pháp miễn dịch enzyme khi ương cá ở các mật độ và tần suất
cho ăn khác nhau.

Luận án là nghiên cứu đầu tiên về điều khiển quá trình biệt hóa
giới tính ở cá Leo thông qua hormone 17α-methyltestosterone và 17β-
estradiol. Hơn nữa, việc thành công điều khiển quá trình biệt hóa giới
tính cá Leo có thể giải quyết hai vấn đề trong thực tiễn: tạo ra nguồn cá
đực phục vụ sản xuất giống loài cá này (do tình trạng thiếu con đực cho
sản xuất) và tạo ra đàn cá cái phục vụ nuôi thương phẩm (do cá cái có
tốc độ sinh trưởng nhanh và kích cỡ lớn hơn so với cá Leo đực).
3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Tình hình nghiên cứu về cá Leo

Cá Leo phân bố rộng ở Nam và Đông Nam Châu Á [76]. Cá


Leo nằm trong danh sách 97 loài cá kinh tế nước ngọt được thống kê ở
Việt Nam, chúng phân bố chủ yếu ở Nam Bộ [173]. Cá Leo được tìm
thấy chủ yếu ở các sông, hồ lớn. Ngoài ra, có thể bắt gặp loài cá này ở
những dòng suối. Thành công của việc sinh sản nhân tạo cá Leo được
các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây công bố [212], [207],
[33]. Ở Việt Nam, một số tác giả trước đây đã nghiên cứu về đặc điểm
sinh học sinh sản ở điều kiện thu mẫu cá từ tự nhiên [19], [16]. Tuy
nhiên, dữ liệu khoa học liên quan đến chu kỳ sinh sản và thành thục của
cá Leo bố mẹ trong điều kiện nuôi là rất hạn chế.

Cá Leo đã bắt đầu được nuôi thử nghiệm tại một số vùng trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Trị với kết quả rất khả quan,
tốc độ phát triển nhanh, dễ nuôi và nhu cầu thị trường cao [24], [25].
Tuy nhiên, việc đảm bảo số lượng con giống với chất lượng cao và chi
phí sản xuất thấp đáp ứng nhu cầu thị trường được xem như một trong
những thách thức trong việc phát triển nuôi cá Leo.

1.2. Nghiên cứu sinh sản cá

Kiểm soát quá trình sinh sản của cá trong môi trường nuôi là
một trong những điều kiện tiên quyết để tạo ra con giống chủ động giúp
phát triển ngành nuôi trồng thủy sản bền vững. Để làm được điều này,
cần làm sáng tỏ giai đoạn thành thục sinh sản ở cá cái và cá đực [167].
Việc xác định các giai đoạn phát triển của buồng trứng thường dựa vào
các thông số sau: hệ số thành thục, đường kính tối đa của noãn bào
[166], [219]; vị trí của nhân [64], [122], [162]; những thay đổi của
vitellogenin và nồng độ hormone steroid trong các giai đoạn phát triển
của noãn bào [167].
4

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

+ Địa điểm triển khai nghiên cứu thực địa: Trại cá giống nước ngọt Trúc
Kinh – tỉnh Quảng Trị (16°49′51″N 107°04′02″E) và Trung tâm giống
cá nước ngọt – tỉnh Thừa Thiên Huế (16°25'07.4"N 107°34'47.3"E).

+ Địa điểm phân tích mẫu: Phân tích hàm lượng hormone steroid trong
huyết tương cá Leo được thực hiện tại Phòng thí nghiệm sinh học phân
tử khoa Thủy sản, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế và Phòng
thí nghiệm thuộc Trung tâm Khoa học và Công nghệ sinh học – Trường
Đại học Khoa học tự nhiên, Hồ Chí Minh. Phân tích dinh dưỡng thức
ăn tại Phòng thí nghiệm dinh dưỡng khoa Chăn nuôi – Thú y, trường
Đại học Nông Lâm.

+ Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1/2020 đến 10/2022.

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu

Cá Leo – Wallago attu (Bloch & Schneider, 1801).

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản của cá Leo trong điều
kiện nuôi

- Xác định đặc điểm phân biệt giới tính

- Xác định các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục

- Xác định hệ số thành thục, hệ số gan

- Xác định sức sinh sản

- Xác định kích thước và sự lệch nhân của tế bào trứng

- Xác định sự thay đổi màu sắc của trứng cá


5

- Xác định sự biến động hàm lượng hormone steroid, Vtg trong huyết
tương của cá

2.2.2. Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá Leo trong điều kiện
nuôi

- Nghiên cứu nuôi vỗ

- Nghiên cứu kích thích sinh sản

- Nghiên cứu kỹ thuật ấp trứng cá

- Theo dõi quá trình phát triển phôi cá

- Nghiên cứu ương giống giai đoạn cá bột lên cá hương

- Nghiên cứu bổ sung tryptophan vào thức ăn cho cá giống

- Nghiên cứu thử nghiệm chuyển đổi giới tính cá Leo bằng các loại
hormone khác nhau

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu một số đặc điểm sinh sản trong điều
kiện nuôi

- Giới tính của cá được phân biệt bằng quan sát trực tiếp hình thái bên
ngoài dựa theo phương pháp của Pravdin (1973).

- Phương pháp phân tích mô học sử dụng thang phân chia 6 bậc của
Xakun và Buskaia (1968) để xác định các giai đoạn phát triển của
tuyến sinh dục.

- Hệ số thành thục sinh dục (GSI), hệ số gan (HSI) được tính theo
phương pháp của Biswas (1993); Fernandes và cs (2012).

- Sức sinh sản của cá Leo được xác định theo phương pháp theo của
Banegal (1967).
6

- Phương pháp xác định kích thước và sự lệch nhân của tế bào trứng
theo phương pháp của Stoeckel (2000).

- Hàm lượng E2, T, 11-KT và Vtg trong huyết tương của cá được đo
bằng phương pháp miễn dịch liên kết enzym (Enzyme Linked
Immunosorbent Assay: ELISA).

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá Leo

- Phương pháp nghiên cứu nuôi vỗ bằng các loại thức ăn được bố trí
theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn với 3 nghiệm thức sử dụng các khẩu
phần nuôi vỗ cá Leo khác nhau.

- Các chỉ số độ béo Fullton, độ béo Clark được tính theo phương pháp
của Banegal (1967).

- Các chất kích thích sinh sản cá Leo được sử dụng trong nghiên cứu
này gồm: LRH-A3, Ovaprim và HCG; với 3 cá cái/nồng độ/loại. Cá
được tiêm 2 lần, liều sơ bộ tiêm lượng thuốc bằng 1/3 tổng liều tiêm và
sau 24 giờ sẽ tiến hành tiêm liều quyết định.

- Các giai đoạn đoạn phát triển phôi của cá Leo được xác định theo
phương pháp của Depêche và Billard (1994); Langeland và Kimmel
(1997).

- Phương pháp nghiên cứu ương cá Leo trên cơ sở kế thừa các nghiên
cứu trước đây về mật độ của Sahoo và cs (2002); về thức ăn của Sahoo
và cs (2006) và tần suất cho cá ăn của Giri và cs (2012). Thí nghiệm
được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn trong hệ thống bể nhựa và
bể composite được lặp lại 03 lần ở mỗi công thức. Thí nghiệm bổ sung
L-tryptophan vào thức ăn theo phương pháp phun sương của Krol và
Zake (2016).

- Hàm lượng cortisol và serotonin được xác định theo phương pháp
miễn dịch enzyme, bộ dụng cụ xét nghiệm Fish Cortisol ELISA kit và
Fish 5-hydroxytryptamine/serotonin – 5HT/ST.
7

- Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm chuyển đổi giới tính cá Leo sử
dụng hai loại hormone 17α-methyltestosterone và 17β-estradiol. Thí
nghiệm ngâm trứng đã thụ tinh trong thời gian ngắn 3 giờ và trong 10
ngày, với 4 nồng độ khác nhau 50 µg/l, 100 µg/l, 200 µg/l, 400 µg/l và
nhóm đối chứng (ĐC) không sử dụng hormone, mỗi nghiệm thức được
lặp lại 3 lần.

2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học trên


phần mềm Excel 2016 và SPSS (phiên bản 20.0 cho Windows) để so
sánh các giá trị trung bình của các đại lượng theo phương pháp phân
tích phương sai một yếu tố (One way - ANOVA). Kiểm định thống kê
được thực hiện ở mức ý nghĩa p < 0,05, bằng phép thử Tukey. Kiểm
định Chi bình phương (Chi-square χ2) được sử dụng để xác định xem tỷ
lệ giới tính khác nhau có ý nghĩa với tỷ lệ 1:1 như mong đợi hay không.
Phần mềm Graphpad Prism phiên bản 9.0 dành cho Windows được sử
dụng để vẽ các biểu đồ.
8

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Một số đặc điểm sinh sản của cá Leo trong điều kiện nuôi
3.1.1. Kích thước của đàn cá
Kích thước đàn cá bố mẹ có khối lượng và chiều dài trung bình
là 1.588 ± 149 g/con; 54,8 ± 3,1 cm/con đối với cá cái và 1.365 ± 133
g/con; 51,9 ± 4,2 cm/con đối với cá đực ở lần thu mẫu đầu tiên (tháng
1). Vào cuối đợt thu mẫu (tháng 12), đàn cá có khối lượng và chiều dài
trung bình là 1.763 ± 118 g/con; 59,7 ± 3,4 cm/con đối với cá cái và
1.527 ± 150 g/con; 57,6 ± 2,0 cm/con đối với cá đực.
3.1.2. Đặc điểm phân biệt giới tính
Cá Leo là loài có thể phân biệt giới tính bằng hình thái bên
ngoài. Qua quan sát hình thái và kết hợp với giải phẫu mẫu cá định kỳ,
nghiên cứu đã xác định một số đặc điểm về hình thái có sự khác biệt
giữa cá đực và cá cái (Bảng 3.1).
Bảng 3.1. Các đặc điểm phân biệt giới tính của cá Leo

Cá cái* Cá đực*

- Gai sinh dục hình trụ, gốc gai to - Gai sinh dục thon nhỏ, đỉnh gai
và đỉnh gai tù. nhọn.
- Lỗ sinh dục to, có màu hồng đỏ - Lỗ niệu và lỗ sinh dục nhập
nằm ở gần gốc của gai sinh dục chung lại thành lỗ niệu – sinh
và tách biệt với lỗ niệu; lỗ niệu dục nhỏ cùng nằm ở đỉnh của
nhỏ nằm ở đỉnh của gai sinh dục. gai sinh dục.
- Vây lưng ít phát triển và răng
- Vây lưng cá Leo đực dài và có
cưa không sắc nhọn như quan sát
dạng răng cưa sắc nhọn.
ở cá đực.
- Kích thước cá Leo cái đã thành - Kích thước cá Leo đực thành
thục sinh dục thường lớn hơn, thục thường nhỏ, thân ốm, bụng
bụng to hơn. thon.
- Cá Leo cái có buồng trứng ở giai
đoạn IV có bụng to, mềm và khi - Cá Leo đực không có đặc điểm
đặt cá nằm ngửa sẽ thấy rõ rãnh này
chẻ ở giữa bụng cá.
9

3.1.3. Đặc điểm các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục
Với tham chiếu thang phân chia các giai đoạn thành thục sinh dục
cá theo Xakun và Buskaia (1968) [37] chia quá trình phát triển của
buồng trứng cá Leo thành 6 giai đoạn. Kết quả nghiên cứu chỉ ghi nhận
và phân biệt được 3 giai đoạn phát triển của buồng trứng gồm: II, III và
IV. Buồng trứng ở giai đoạn I thu mẫu từ ao nuôi thương phẩm và giai
đoạn V thu sau khi cá được tiêm chất kích thích sinh sản. Tương tự, ở
cá đực chỉ ghi nhận và phân biệt được 3 giai đoạn phát triển của buồng
tinh gồm: II, III và IV trong điều kiện nuôi.
3.1.4. Hệ số thành thục của cá trong điều kiện nuôi
Kết quả (Hình 3.10 và Hình 3.11) cho thấy hệ số thành thục của
cá Leo tăng dần qua các tháng nuôi. Từ tháng 3 đến tháng 5 hệ số thành
thục sinh dục của cá tăng nhanh. Vào tháng 7, cá Leo có hệ số thành
thục cao nhất đạt 8,44% (cá cái) và 2,14% (cá đực). Sau đó, GSI giảm
mạnh và tuyến sinh dục bị thoái hóa dần từ tháng 9 đến tháng 12.

Hình 3.10. Sự thay đổi GSI (%) theo tháng thu mẫu ở cá Leo đực
Hình 3.11. Sự thay đổi GSI (%) theo tháng thu mẫu ở cá Leo cái
3.1.5. Sức sinh sản của cá Leo
Qua kết quả Bảng 3.4 cho thấy sức sinh sản tuyệt đối tăng tỷ lệ
thuận theo nhóm khối lượng. Sức sinh sản tuyệt đối cao nhất (140.364
± 21.358 trứng/cá cái) và sức sinh sản tương đối (74,4 ± 11,6 trứng/g
cá cái) ở nhóm có khối lượng dao động 2.500 g < W ≤ 3.000 g và chiều
dài 59 – 65 cm.
10

Bảng 3.4. Sức sinh sản của cá Leo ở điều kiện nuôi

Chiều Số
Khối lượng cá Sức SS tuyệt đối Sức SS tương đối
dài cá mẫu
(cm) (gam) (trứng/cá cái) (trứng/g cá cái)
(con)

52 – 57 1.500 < W ≤ 2.000 11 70.361 ± 10.526 40,1 ± 6,3

54 – 61 2.000 < W ≤ 2.500 12 96.531 ± 15.145 53,6 ± 5,1

59 – 65 2.500 < W ≤ 3.000 10 140.364 ± 21.358 74,4 ± 11,6

3.1.6. Đường kính và khoảng cách giữa nhân đến màng tế bào trứng
Đường kính trung bình của tế bào trứng có xu hướng thay đổi theo thời
gian, dao động từ 1,29 ± 0,07 mm đến 1,71 ± 0,05 mm, kích thước tế
bào trứng lớn nhất được quan sát vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8.

2.0
d d d d
c bc
bc bc bc bc
Đường kính trứng (mm)

1.5
a b
a
1.0

0.5

0.0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng thu mẫu

Hình 3.12. Sự thay đổi đường kính trứng theo thời gian
Khoảng cách giữa GV đến màng tế bào trứng cá Leo dao động từ
0,63 ± 0,11 mm đến 0,21 ± 0,04 mm. Khoảng cách trung bình thấp nhất
giữa GV đến màng của tế bào trứng đã được ghi nhận vào tháng 7 (Hình
3.14).
11

0.8
e

Khoảng cách từ nhân đến


e e e e
e e e
0.6

màng tế bào (mm)


d
0.4 c
b e
a f
0.2

0.0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng thu mẫu

Hình 3.14. Sự thay đổi khoảng cách từ nhân đến màng tế bào trứng
3.1.7. Tỷ lệ trứng xanh – vàng trong chu kỳ sinh sản của cá
Kết quả so sánh theo cặp (xanh – vàng) cho thấy rằng có sự khác
nhau giữa tất cả các tháng (p < 0,05; Hình 3.16).

Hình 3.16. Sự thay đổi tỷ lệ (%) trứng xanh – vàng theo thời gian thu
mẫu
3.1.8. Hàm lượng E2 và Vtg trong huyết tương cá cái
Giá trị E2 tăng từ tháng 1 đến tháng 3, đạt giá trị cao nhất vào
tháng 4 (2.974 pg/ml) và duy trì ở mức cao đến tháng 5 và tháng 6. Sau
đó, hàm lượng E2 giảm từ tháng 7. Giá trị thấp nhất của E2 được quan
sát thấy vào tháng 8 (781 pg/ml).
12

4000

d
3000 d d

E2 (pg/ml)
c c
2000 b
bc ab
bc ab ab
ab
ab
1000 a
d

0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng thu mẫu

Hình 3.17. Sự thay đổi hàm lượng E2 (pg/ml) theo tháng ở cá Leo cái
Hàm lượng Vtg trong huyết tương của cá Leo cái có sự dao động
hàng tháng (Hình 3.18). Vtg huyết tương tăng dần từ tháng 1 (72,4 ±
16,7 ng/ml) và đạt đến giá trị cao nhất (559,3 ± 123,5 ng/ml) vào tháng
6. Hàm lượng Vtg giảm xuống (302 ± 92,6 ng/ml) vào tháng 7 (p <
0,05) trước khi giảm xuống nhanh cho đến tháng 11.

800

c
Vitellogenin (ng/ml)

600 c

400 b
b d

200 a c a a
a a a a a

0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng thu mẫu

Hình 3.18. Sự thay đổi hàm lượng Vtg (ng/ml) theo tháng ở cá Leo cái

5000 b b
(A) 800
(B)
4000 b
b
Vitellogenin (ng/ml)

600
E2 (pg/ml)

3000
400
2000 a
a
a
1000 200 a
a

0 0
II III IV (Thoái hóa) II III IV (Thoái hóa)
Các giai đoạn phát triển buồng trứng Các giai đoạn phát triển buồng trứng

Hình 3.19. Hàm lượng E2 và Vtg ở các giai đoạn phát triển buồng trứng
13

3.1.9. Hàm lượng T và 11-KT trong huyết tương cá đực


Hàm lượng T ở mức thấp trong giai đoạn cá chưa thành thục từ
tháng 1 đến tháng 3, sau đó tăng nhanh từ tháng 4 đến tháng 5 và đạt
mức cao nhất vào tháng 6 (402,1 ± 16,7 pg/ml). Ngược lại, hàm lượng
T giảm đáng kể từ tháng 8 đến tháng 12, với giá trị thấp nhất (58,8 ±
2,5 pg/ml) vào tháng 11 (Hình 3.20).

500
e
400 de
Testosterone (pg/ml)

300

bc c bc
200
ab ac
a
100 a
a a

0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tháng thu mẫu

Hình 3.20. Sự thay đổi hàm lượng T (pg/ml) theo tháng ở cá Leo đực

Hàm lượng 11-KT thấp và không có sự khác biệt có ý nghĩa (p


> 0,05) từ tháng 1 đến tháng 3. Hàm lượng 11-KT huyết tương tăng
nhanh và đạt giá trị cao từ tháng 5 (76,9 ± 4,7 pg/ml) đến tháng 7; 11-
KT bắt đầu giảm nhẹ nhưng khác biệt không có ý nghĩa so với tháng 5
(p > 0,05). Mức 11-KT trong huyết tương thấp nhất (10,8 ± 0,9 pg/ml)
được ghi nhận vào tháng 11 (Hình 3.21).

100
11-ketotestosterone (pg/ml)

c c
80 c

60
b
b
40

a a
a a
20 a a
a

0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Tháng thu mẫu

Hình 3.21. Sự thay đổi hàm lượng 11-KT (pg/ml) theo tháng ở cá Leo đực
14

500 100
c (B) b b

11-Ketotestosterone (pg/ml)
(A)
b 80
400
Testosterone (pg/ml)

300 60

200 40
a
a a
100 20 a

0 0
II III IV (Thoái hóa) II III IV (Thoái hóa)
Các giai đoạn phát triển tinh sào Các giai đoạn phát triển tinh sào

Hình 3.22. Hàm lượng T và 11-KT ở các giai đoạn phát triển tinh sào

3.2. Kết quả nghiên cứu nuôi vỗ cá Leo


Kết quả cho thấy nuôi vỗ cá Leo bằng thức ăn cá Nục có tỉ lệ
thành thục cao nhất vào tháng 7 là 75,6% (cá cái) và 82,2% (cá đực);
hệ số thành thục đạt 11,2% (cá cái) và 2,4% (cá đực).
3.3. Kết quả nghiên cứu kích thích sinh sản cá Leo
3.3.1. Ảnh hưởng của liều tiêm LRH-A3 + Dom
Sử dụng LRH-A3 + Dom kích thích sinh sản cá Leo cho kết
quả khá cao ở liều 120 g LRH-A3 + 10 mg Dom và 140 g LRH-A3
+ 10 mg Dom, tỷ lệ rụng trứng và các chỉ tiêu khác đạt yêu cầu sản
xuất.
3.3.2. Ảnh hưởng của liều tiêm Ovaprim
Sử dụng Ovaprim để kích thích sinh sản cá Leo cho tỷ lệ
rụng trứng đạt 100% ở liều 0,6 ml/kg cá cái và 0,7 ml/kg cá cái. Với
liều 0,3 ml/kg cá cái và 0,4 ml/kg cá cái tỷ lệ rụng trứng đạt 33,3%, ở
liều 0,5 ml/kg cá cái tỷ lệ rụng trứng đạt 66,6%.
3.3.3. Ảnh hưởng của liều tiêm HCG
Tỷ lệ rụng trứng, tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở khi tiêm liều 4.000
IU/kg cá cái cho kết quả cao và sai khác không có ý nghĩa thống kê so
với liều tiêm 3.000 IU/kg cá cái.
15

3.4. Kết quả nghiên cứu ấp trứng cá Leo


Kết quả về ấp trứng cá Leo cho thấy hiệu quả của hai hình thức
không có sự sai khác. Ấp trứng sau khi đã khử tính dính bằng tanin có
tỉ lệ thụ tinh là 83,2%, tỉ lệ nở là 81,5% và tỷ lệ dị hình 3,62%. Ấp trứng
cho dính vào giá thể là các khung lưới có tỉ lệ thụ tinh là 84,7%, tỷ lệ
nở là 80,6% và tỷ lệ dị hình 3,13%.
3.5. Quá trình phát triển phôi cá Leo
Kết quả theo dõi quá trình phát triển phôi cá Leo cho thấy ở nhiệt
độ nước trung bình 28,0 – 29,0 oC, pH 7,4 và DO > 5 mg/l quá trình
phát triển phôi của cá Leo dao động từ 18 đến 20 giờ. Cá mới nở dinh
dưỡng bằng noãn hoàng, sau khoảng 2,5 – 3 ngày cá tiêu hết noãn hoàng
và bắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài.
3.6. Kết quả ương giống cá Leo giai đoạn cá bột lên cá hương
3.6.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến hiệu quả ương giống
Kết quả cho thấy, nghiệm thức cá được cho ăn gan bò + Moina
cho kết quả tốt nhất về mặt tăng trưởng cũng như tỷ lệ sống đạt cao nhất
(47,5 ± 2,6%).
3.6.2. Ảnh hưởng của mật độ đến hiệu quả ương giống
Khi tăng mật độ ương nuôi con giống, tỷ lệ sống của cá có xu
hướng giảm. Từ kết quả của thí nghiệm này, ương cá Leo ở giai đoạn
đầu với mật độ 2 con/l là phù hợp cho sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của
cá.
3.6.3. Ảnh hưởng của tần suất cho ăn đến hiệu quả ương giống
Kết quả cho thấy khi ương cá cho ăn nhiều lần/ngày có hiệu quả
hơn về mặt tăng trưởng. Tỷ lệ sống ở các nghiệm thức có xu hướng tăng
dần khi số lần cho cá ăn tăng lên. Từ kết quả nghiên cứu này, nên cho
cá Leo ăn 3 – 4 lần/ngày ở giai đoạn này là phù hợp về mặt tăng trưởng,
tỷ lệ sống và giảm số công lao động cho cá ăn nhiều lần/ngày. Kết quả
(Hình 3.29) cho thấy rằng, nồng độ cortisol tăng lên khi mật độ nuôi
16

càng tăng (p<0,05); ngược lại, nồng độ cortisol của cá giảm cùng với
việc tăng tần suất cho ăn (Hình 3.30).

10 10
d
d

Nồng độ cortisol (ng/ml)


Nồng độ cortisol (ng/ml)

8 8
c
c
6 6
b b b
4 4
a a a
a a a a
2 2

0
0
1 con/l 2 con/l 4 con/l 8 con/l 16 con/l 1 lần 2 lần 3 lần 4 lần 5 lần
Mật độ ương (con/l) Tần suất cho ăn (lần/ngày)

Hình 3.29. Nồng độ cortisol ở các mật độ ương cá Leo


Hình 3.30. Nồng độ cortisol ở các tần suất cho cá Leo ăn

3.6.4. Kết quả bổ sung L-tryptophan vào thức ăn đến hiệu quả ương
giống
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc bổ sung TRP vào thức ăn không
những có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng mà còn nâng cao tỷ lệ
sống, giảm tỉ lệ CR của cá so với nghiệm thức đối chứng (p<0,05). Khi
bổ sung TRP vào thức ăn đã có hiệu quả tăng mức serotonin (5-HT) trong
huyết tương cá Leo. Nồng độ serotonin tăng theo tỉ lệ thuận với liều lượng
TRP bổ sung vào thức ăn (Hình 3.34).

800

d
600 cd
c
5-HT (pg/ml)

400
b
b
200 a a a

0
ĐC T1 T2 T3 T4
Các mức bổ sung TRP

Hình 3.34. Hàm lượng 5-HT trong huyết tương cá Leo


17

3.7. Kết quả chuyển đổi giới tính cá Leo bằng hormone

3.7.1. Ảnh hưởng của 17α MT đến tỷ lệ đực cái cá Leo

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy 17α-methyltestosterone


(17α MT) được sử dụng bằng cách ngâm trứng đã thụ tinh có tác dụng
trong việc chuyển đổi giới tính ở cá Leo theo hướng đực hóa với nồng
độ 100 µg/l và 200 µg/l. Tỷ lệ cá đực cao nhất (86,67%) quan sát được
ở liều 100 µg/l (ngâm trong 3 giờ).

3.7.2. Kết quả ảnh hưởng của E2 đến tỷ lệ đực cái của cá Leo

Hormone 17β-estradiol (E2) xử lý ở nồng độ 100 µg/l và 200


µg/l trong thời gian 3 giờ đều có tác dụng tăng tỷ lệ phần trăm cái hóa
76,67% và 84,44% (p<0,05) với tỷ lệ đực:cái tương ứng là 1:3,29 và
1:5,43. Khi xử lý với thời gian 10 ngày cả 3 nồng độ 50 µg/l, 100 µg/l
và 200 µg/l đều có tác dụng tăng tỷ lệ phần trăm cá cái 62,22%, 83,33%
và 81,11% với tỷ lệ đực:cái tương ứng là 1:1,65, 1:5,0 và 1:4,29. Tuy
nhiên, ở nồng độ 400 µg/l sau 3 giờ và 10 ngày xử lý tất cả cá bột đều
chết.

3.7.4. Kết quả tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá sau xử lý hormone

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng những nghiệm thức có tỷ lệ
cá cái nhiều hơn đều cho kết quả tăng trưởng về khối lượng lớn hơn.
Như vậy, có thể đưa ra nhận định ban đầu đối với loài cá Leo cái có khả
năng tăng trưởng nhanh hơn cá đực.
18

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN

Trong nuôi trồng thủy sản, những hiểu biết về chu kỳ sinh sản
của một loài cá mới trong điều kiện nuôi là rất quan trọng làm cơ sở
khoa học cho việc quản lý cá bố mẹ, lựa chọn phương pháp kích thích
sinh sản, cải thiện chất lượng trứng và ấu trùng [182]. Cá Leo là đối
tượng nuôi có tiềm năng lớn cho nghề nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam.
Tuy nhiên, hiện chưa có đầy đủ cơ sở dữ liệu liên quan đến đặc điểm
sinh học sinh sản của loài này trong điều kiện nuôi. Để thành công trong
việc sản xuất giống nhân tạo ở cá, cần có sự đánh giá chính xác giai
đoạn phát triển của tuyến sinh dục [167]. Trong nghiên cứu này, các chỉ
số GSI, HSI, đường kính và màu sắc tế bào trứng, sự di chuyển của
nhân, nồng độ E2 và Vtg trong huyết tương cá cái, nồng độ T và 11-KT
trong huyết tương cá đực được đo để tìm ra các thông số đáng tin cậy
nhằm dự đoán giai đoạn thành thục và mùa vụ sinh sản của cá Leo trong
điều kiện nuôi.

Cho đến nay, những thay đổi E2, Vtg (cá cái) và T, 11-KT (cá
đực) theo thời gian trong huyết tương của cá Leo chưa được công bố.
Trong nghiên cứu này, nồng độ E2 đạt giá trị cao được quan sát thấy từ
tháng 4 đến tháng 6, tiếp theo là nồng độ Vtg cao vào tháng 5 và tháng
6. Những kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây trên cá Trôi
Ấn (Cirrhinus mrigala) [146] và cá Vược (Dicentrarchus labrax) [147]
cho thấy rằng hàm lượng Vtg cao nhất trong huyết tương được ghi nhận
ít nhất một tháng trước thời điểm sinh sản cao điểm của cá. Mối tương
quan giữa Vtg, E2 và sự phát triển buồng trứng được quan sát ở một số
loài cá [226], chẳng hạn như cá Tuyết Đại Tây Dương (Gadus morhua)
[81] và cá Chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis) [188]. Hàm
lượng T đạt giá trị cao từ tháng 5 đến tháng 7 và 11-KT cũng ghi nhận
giá trị cao vào tháng 6 và tháng 7, đồng thời hai chỉ số này có mối quan
hệ giữa với các giai đoạn phát triển của tinh sào và GSI ở cá Leo đực.
Bên cạnh đó, khoảng cách ngắn nhất giữa GV đến màng của tế bào
19

trứng được ghi nhận vào tháng 7. Mặt khác, việc kiểm tra mô học các
mẫu buồng trứng được thu thập trong nghiên cứu này và kết quả thấy
rằng phần lớn tế bào trứng được lấy mẫu vào tháng 6 quá trình tạo noãn
hoàn kết thúc, quan sát trên tiêu bản đã có sự di chuyển nhân từ trung
tâm ra ngoại biên tạo nên sự phân cực của noãn bào, nhân lệch tâm
(Hình 3.13b). Tương tự, ở cá đực vào tháng 6 tinh sào có kích thước lớn
và có sự phân thùy rõ, giai đoạn này quan sát trên tiêu bản trong túi tinh
có rất nhiều tinh trùng (Hình 3.7c).

Các nghiên cứu trước đây đã cho rằng cá Leo là loài sinh sản
một lần trong năm [42], [43], [203]. Ở Ấn Độ, mùa sinh sản của cá Leo
tự nhiên chủ yếu xảy ra trong đợt gió mùa từ tháng 5 đến tháng 9 [96].
Trong một nghiên cứu khác, cá Leo sinh sản tự nhiên được ghi nhận
vào mùa hè [232]. Trong nghiên cứu này, nhiệt độ nước và cường độ
ánh sáng cao nhất vào tháng 7 cùng với lượng mưa tăng đáng kể từ 43,9
mm vào tháng 7 lên hơn 200 mm vào tháng 8. Từ những dữ liệu này
cho thấy rằng thời điểm sinh sản cao điểm của cá Leo nuôi ở miền Trung
(khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa khô và ẩm ướt) có thể vào trong thời
gian lượng mưa ngày càng tăng. Với kết quả từ nghiên cứu này cho
thấy, thời điểm đẻ rộ của cá Leo có thể liên quan mật thiết đến lượng
mưa. Nhận định này tương đồng với nghiên cứu trên cá Trê vàng
(Clarias macrocephalus) ở Thái Lan (tương tự với khí hậu nhiệt đới gió
mùa); Poompoung và cs (2012) [196] cho rằng sự gia tăng GSI ở loài
C. macrocephalus có liên quan đến sự gia tăng lượng mưa và nhiệt độ.
Tuy nhiên, dữ liệu về nhiệt độ nước, cường độ ánh sáng và lượng mưa
là những tín hiệu liên quan đến nhịp điệu sinh sản của cá cần tiếp tục
theo dõi lặp lại trong nhiều năm để có nhận định chính xác trong xu thế
biến đổi khí hậu hiện nay tại miền Trung.

Tóm lại, từ những dữ liệu về đặc điểm tổ chức tế bào học, tỷ lệ


thành thục, hệ số GSI, HSI, đường kính và màu sắc tế bào trứng, sự di
chuyển của nhân, nồng độ E2 và Vtg trong huyết tương cá cái, nồng độ T
20

và 11-KT trong huyết tương cá đực đồng thời dựa trên kết quả thực tiễn
sản xuất giống cá Leo trong thời gian nghiên cứu từ năm 2020 đến 2022
cho thấy rằng mùa vụ sinh sản của cá Leo kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8
và thời điểm sinh sản chính (đẻ rộ) của cá Leo được nuôi ở miền Trung vào
tháng 6 và tháng 7 (dương lịch). Kết quả này được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi cá Leo ở Việt Nam bằng cách cung
cấp dữ liệu chính xác về chu kỳ sinh sản của loài này, từ đó giúp xác định
loại và thời điểm sử dụng chất kích thích sinh sản để sản xuất giống nhân
tạo cá Leo trong điều kiện nuôi hiệu quả.
21

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận:

- Mùa vụ sinh sản của cá Leo kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8, thời điểm
sinh sản chính (đẻ rộ) trong điều kiện nuôi ở miền Trung vào tháng 6 và
tháng 7 (dương lịch) với hệ số GSI được ghi nhận cao nhất đạt 8,44%
(cá cái) và 2,14% (cá đực) vào tháng 7.

- Cá Leo là loài có sức sinh sản cao, sức sinh sản tuyệt đối dao động
70.361 đến 140.364 trứng/cá cái với khối lượng cơ thể cá dao động từ
1,5 – 3,0 kg/con. Sức sinh sản tương đối dao động từ 40,1 đến 74,4
trứng/g cá cái.

- Hàm lượng E2, Vtg, T và 11-KT trong huyết tương biến động trong
chu kỳ sinh sản và có quan hệ với các giai đoạn phát triển của tuyến
sinh dục. Ở cá cái, E2 đạt giá trị cao trong giai đoạn tích lũy chất noãn
hoàng và thành thục. Ở cá đực T và 11-KT có mối quan hệ với nhau và
duy trì hàm lượng cao trong mùa sinh sản.

- Kết quả nuôi vỗ thành thục sinh dục cá Leo trong ao bằng thức ăn cá
Nục là tốt nhất. Cá Leo có tỷ lệ thành thục (cá cái 75,6% và cá đực
82,2%), hệ số thành thục (cá cái 11,2% và cá đực 2,4%) cao nhất vào
tháng 7.

- Các loại chất kích thích sinh sản LRH-A3 + Dom, Ovaprim và HCG
đều có khả năng gây rụng trứng trên cá Leo đã thành thục. Trong đó, để
cải thiện hiệu quả của việc sinh sản nhân tạo nên sử dụng HCG với liều
tiêm 4.000 IU/kg cá cái và cá đực tiêm ½ liều quyết định của cá cái cho
kết quả tốt nhất về thời gian hiệu ứng (8 giờ 30 phút), tỷ lệ rụng trứng
(100%), tỷ lệ thụ tinh (87,4%), tỷ lệ nở (84,5%) và năng suất cá bột đạt
(6,9 vạn/kg).

- Hiệu quả ấp trứng ở hai hình thức khử dính và không khử dính không
có sự sai khác về tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ nở và tỉ lệ dị hình. Quá trình phát
22

triển phôi của cá Leo dao động từ 18 đến 20 giờ ở nhiệt độ 28 – 29 oC.
Cá mới nở dinh dưỡng bằng noãn hoàng, sau khoảng 2,5 – 3,0 ngày cá
tiêu hết noãn hoàng và bắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài.

- Ương cá Leo từ giai đoạn cá bột lên cá hương cho ăn gan bò + Moina
đã giảm tỉ lệ cá ăn thịt lẫn nhau, mức độ phân đàn, đồng thời tăng sinh
trưởng và tỉ lệ sống. Mật độ ương cá 2 con/l và tần suất cho ăn 3 – 5
lần/ngày có kết quả sinh trưởng và tỉ lệ sống tốt nhất ở giai đoạn ương
từ cá bột lên cá hương. Ương cá Leo với mật độ thấp và tần suất cho cá
ăn nhiều lần/ngày có nồng độ cortisol của cá ở mức độ thấp hơn so với
khi ương với mật độ cao và cho ăn ít lần/ngày.

- Tăng mức bổ sung TRP vào thức ăn sẽ làm tăng hàm lượng serotonin (5-
HT) trong huyết tương cá và giảm tỉ lệ CR, nhưng không không ảnh hưởng
đến sinh trưởng của cá Leo. Bổ sung TRP ở mức 20 g TRP/kg thức ăn đã
mang lại kết quả tốt nhất trong ương nuôi cá Leo.

- Sử dụng hormone 17α MT ở nồng độ 100 μg/l và 200 μg/l cho tỷ lệ


cá đực cao (78,9% – 86,7%) và dùng hormone E2 ở nồng độ 100 μg/l
và 200 μg/l cho tỷ lệ cá cá cái (76,7% – 84,4%) thông qua xử lý ngâm
trong thời gian 3 giờ tại thời điểm xung quanh trứng nở.

Kiến nghị:

- Để hiểu rõ hơn cơ chế nội tiết sinh sản của cá Leo, ngoài việc xác định
các chỉ số E2 và Vtg ở cá cái; T và 11-KT ở cá đực trong nghiên cứu
này cần tiếp tục phân tích hàm lượng FSH, LH, Progesteron và GnRH
trong huyết tương nhằm biết được sự tương quan giữa GnRH, GTH,
hormone steroid, GSI, HSI và các giai đoạn phát triển của tuyến sinh
dục làm cơ sở khoa học xây dựng giải pháp nuôi vỗ thích hợp trong sản
xuất giống nhân tạo.

- Đối với cá đã được chuyển đổi giới tính cần có những nghiên cứu tiếp
theo để theo dõi khả năng sinh sản của đàn cá sau khi xử lý hormone và
23

tiếp tục thực hiện trên các thế hệ tiếp theo để có những đánh giá về mặt
di truyền.

- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật và quản lý để có thể cho cá đẻ sớm
hơn, đẻ trái vụ và nâng cao tỷ lệ sống của các giai đoạn ương cá nhằm
chủ động sản xuất thương mại hóa, đáp ứng nhu cầu con giống trên địa
bàn các tỉnh Bắc miền Trung.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
TT Tên bài báo Tạp chí, số Tác giả Xếp hạng

Animal Reproduction
Science Duc Nghia Vo, Van
Huy Nguyen, Duc
0378-4320 ISSN
Reproductive development Thanh Nguyen, Thi
Volume 242, July
1 of female wallago catfish Thu An Le, Matthew ISI/Q2
2022, 107014
(Wallago attu) in captivity J. Wylie, P. Mark
https://doi.org/10.1016 Lokman, Anh Tuan
/j.anireprosci.2022.107 Nguyen
014

Tạp chí Khoa học Đại


học Huế: Nông nghiệp
Vo Đuc Nghia, Danh mục
Nuôi vỗ cá Leo – Wallago và Phát triển Nông
Nguyen Anh Tuan, Hội đồng
attu
2 (Bloch & Schneider, thôn. Tập 131 Số 3A
Nguyen Đuc Thanh, chức danh
2 1801) bằng các loại thức ăn (2022).
Le Thi Thu An, giáo sư nhà
khác nhau https://doi.org/10.2645
Nguyen Van Huy nước
9/hueunijard.v131i3A.
6288

Vo Duc Nghia,
Nguyen Anh Tuan,
Ảnh hưởng của thức ăn, Tạp chí Khoa học & Danh mục
Nguyen Duc Thanh,
phân cỡ và giá thể đến hiệu Công nghệ nông Hội đồng
3 Le Thi Thu An, Tran
quả ương giống cá Leo nghiệp, ISSN 2588- chức danh
3 Nguyen Ngoc, Tran
Wallago attu (Bloch & 1256 Tập 5(2)- giáo sư nhà
Thi Thuy Hang, Ngo
Schneider, 1801) 2021:2516- 2524 nước
Trung Nhat Quang,
Nguyen Van Huy

Tạp chí Khoa học &


Ảnh hưởng của mật độ và Công nghệ nông Vo Duc Nghia, Danh mục
tần suất cho ăn đến hiệu quả nghiệp, ISSN 2588- Nguyen Duc Thanh, Hội đồng
4
ương giống và stress ở cá 1256 Tập 5(3)- Le Thi Thu An, Phan chức danh
4
Leo – Wallago attu (Bloch 2021:2633- 2644. Thanh Hiep, Nguyen giáo sư nhà
& Schneider, 1801) DOI: 10.46826/huaf- Van Huy nước
jasat.v5n3y2021.806

Dalat University
Journal of Science Indexing:
Changes in plasma levels (Natural Sciences and ACI;
Vo Duc Nghia, Le
of steroid hormones during Technology) Volume DOAJ;
5 Thi Thu An, Chau
sexual maturation of male 13, Issue 2 (2023), 13– COPE
5 Ngoc Phi, Nguyen
helicopter catfish (Wallago 24. DOI:
Van Huy
attu ) in captivity https://doi.org/10.3756
9/DalatUniversity.13.2
.1022(2023)
Hue University Journal
of Science: Natural
Effects of dietary Science ISSN (Online)
2615-9678 DOI: Vo Duc Nghia, Le
tryptophan on cannibalism,
6 10.26459 Tien Huu, Le Thi Indexing:
survival, and growth of
6 Thu An, Nguyen ACI; DOAJ
Wallago attu (Bloch & (Accepted date Van Huy
Schneider, 1801) juveniles 19/1/2022- Scheduled
for publication in
Vol.131 No.1D (2022)
HUE UNIVERSITY
UNIVERSITY OF AGRICULTURE AND FORESTRY

VO DUC NGHIA

SUMMARY OF DOCTORAL THESIS

STUDY ON REPRODUCTIVE BIOLOGY AND ARTIFICIAL


BREEDING OF Wallago attu (BLOCH & SCHNEIDER, 1801) IN
THE NORTH CENTRAL REGION OF VIET NAM

MAJOR: AQUACULTURE
CODE: 9620301

THUA THIEN HUE – 2022


The thesis has been completed at the University of Agriculture and
Forestry, Hue University

Supervisors: Dr. Nguyen Van Huy

Reviewer 1 : .......................................................................
.........................................................................
.........................................................................
Reviewer 2 : .......................................................................
.........................................................................
.........................................................................
Reviewer 3 : .......................................................................
.........................................................................
.........................................................................
The thesis will be defended at the Thesis Judging Committee, held at
Hue University at …………....o’clock…. day .......month…..year……

This thesis can be accessed in the Library:


- The National Library of Vietnam
- Library of University of Agriculture and Forestry, Hue University
1

INTRODUCTION
1. Reason to choose the topic
Wallago attu is fast-growing and has flesh with a high protein
content (Jafri and Qasim, 1964). Therefore, this species offers high
nutritional value and good market demand (Lilabati and Vishwanath,
1996). Irrespective of the wide distribution of this species in Asian
countries, W. attu has rapidly decreased due to overfishing, environmental
pollution, and the lack of suitable management (Patra et al., 2005).
However, scientific data related to the reproductive cycle and maturation
of W. attu broodstock in captivity are very limited, except for a recent study
conducted by Prasad and Desai (2020) on wild W. attu collected from
Bhadar reservoir in Gujarat, India. Nevertheless, there are no reliable
scientific records on these breeding programs because of a lack of peer
review. Therefore, the data related to the breeding of W. attu in Vietnam
are sparse, patchy, and anecdotal.

Accordingly, the present study investigated the temporal changes of


gonadosomatic index (GSI), hepatosomatic index (HSI), mean oocyte
diameter and color (greenish vs yellowish), the position of the GV, and
plasma estradiol-17β (E2) and vitellogenin (Vtg) contents of W. attu in
captivity. The results of this study are expected to contribute to advances
in the control of reproduction to further the sustainable development of W.
attu farming in Vietnam.

This is a basic on both theoretical and practical, we have chosen the


title of the project: “Study on reproductive biology and artificial breeding
of Wallago attu (Bloch & Schneider, 1801) in the North Central region of
Viet Nam” was conducted.

2. The objective of the study


Providing scientific data on some reproductive characteristics,
artificial reproduction techniques, and solutions for raising W. attu,
2

contributing to perfecting the artificial reproduction process to provide


a source of fingerlings for grow-out for commercial purposes,
diversifying freshwater aquaculture species and conserving precious
genetic resources of this economically valuable fish species.
3. Scientific of the study
The content of the thesis is an important scientific database, a
good reference source for further research on W. attu. The success of
the thesis contributes to enriching basic research on reproductive
biology and seed production of W. attu in Vietnam.
4. New contributions of the thesis
The thesis is the first research work systematically and intensively
on the reproductive characteristics of W. attu. This study provides data
on gonadosomatic index (GSI), hepatosomatic index (HSI), and the
changes in the color of oocytes combined with oocytes are considered
reliable indicators in order to predict the oocyte maturation and spawning
season of W. attu in captivity.
Spawning induction of female W. attu at dosages of 120 – 140 µg
LRH-A3 + Dom or 0,6 – 0,7 mL Ovaprim/kg or 3.000 – 4.000 IU
HCG/kg are adequate for stimulation of breeding and improve fertilized
and hatched rate, and fry production.
The dissertation is the first study to determine the change in
plasma serotonin (5-HT) content when L-tryptophan is supplemented to
the feed for juvenile W. attu to reduce mortality due to cannibalism. In
addition, we also evaluated the stress of fish by measurement of plasma
cortisol levels, which is considered one of the most important factors in
relation to cannibalism and reduces the survival rate of fish.
The dissertation has determined the concentration of 17α-
methyltestosterone and 17β-estradiol for sex reversal of W. attu by
immersing 18 h-fertilized eggs (before hatching). This result is an
important scientific basis for trials and practical application for seed
production of W. attu in Vietnam.
3

CHAPTER 1. LITERATURE REVIEW

1.1. Overview of wallago catfish


Among the new potential species for aquaculture is the wallago
catfish, a large freshwater species of the family Siluridae. Wallago attu
can inhabit both lentic and lotic environments such as rivers, lakes,
reservoirs, floodplains, tanks, beels, haors, and jheels (Tripathi, 1996).
Interest in this fish is reflected in an increase in the number of W. attu
farms in Vietnam (Farmvina, 2014). The on-growing of W. attu
fingerlings produced in captivity, as opposed to the capture of seed and
adults from the wild, is one possible solution to reduce the demand for
wild stocks (Gupta, 2015). The success of artificial breeding of this
species has been outlined previously (Sahoo et al., 2006). In Vietnam,
the success of the artificial propagation of W. attu has been reported in
several regions such as An Giang and Nghe An provinces (Tepbac,
2016). Nevertheless, there are no reliable scientific records on these
breeding programs because of lack of peer review. Therefore, the data
related to the breeding of W. attu in Vietnam are sparse, patchy, and
anecdotal.
1.2. Research on fish seed production
Controlling the reproductive processes of fish in captivity is one
of the prerequisites for domestication and establishment of a sustainable
aquaculture industry (Mylonas et al., 2010). To do this, it is necessary
to elucidate the stage of reproductive development for the successful
hormonal induction of oocyte maturation (OM) in female fish and
spermiation in male fish (Mylonas et al., 2010). The determination of
ovarian maturation tends to be based on the following parameters:
maximum oocyte diameter (Shiraishi et al., 2005); the position of the
germinal vesical (oocyte nucleus) (GV) (Yaron, 1995); the onset of
coalescence of the lipid droplets (Fauvel et al., 1999); and changes of
vitellogenin and sex steroid levels during the different stages of
gametogenesis and maturation (Mylonas et al., 2010).
4

CHAPTER 2. OBJECT, MATERIALS AND METHODOLOGY


2.1. Research location and subjects
2.1.1. Place and time of study
+ Location of field research: Truc Kinh freshwater fish hatchery, Quang
Tri province (16°49′51″N 107°04′02″E) and Freshwater Fish Breeding
Center, Thua Thien Hue Province (16°25'07.4"N 107°34'47.3"E).
+ Sample analysis site: University of Agriculture and Forestry, Hue
University and the Center for Science and Biotechnology Laboratory -
University of Natural Sciences, Ho Chi Minh City.
+ The study period runs from 2020 to 2022.
2.1.2. Research subjects
Wallago catfish – Wallago attu (Bloch & Schneider, 1801).
2.2. Research content
2.2.1. Research on some reproductive characteristics of W. attu in
captivity
- Define sex discrimination
- Identify the stages of gonadal development
- Determination of gonadosomatic index, hepatosomatic index
- Determination of fertility
- Determination of size and nuclei deviation of oocytes
- The changes in the color of oocytes
- Determination of fluctuations in the levels of steroid hormones, Vtg
in the plasma of fish
2.2.2. Research on artificial seed production

- Breeding and maturing broodstock

- Research on fertility stimulation


5

- Research on hatching techniques of fish eggs

- Research on the rearing of fry stage

- Research on adding tryptophan to the feed for fingerlings

- Testing fish sex reversal with different hormones

2.3. Research methods

2.3.1. Methods of studying some reproductive characteristics

- The sex of fish was distinguished by direct observation of the external


morphology according to the method of Pravdin (1973).

- The histological analysis method used the 6-step scale of Xakun and
Buskaia (1968) to determine the developmental stages of the gonads.

- Gonadosomatic index and hepatosomatic index were calculated


according to the method of Biswas (1993); Fernandes et al (2012).

- The fecundity of fish was determined according to the method of


Banegal (1967).

- Method to determine the size and nuclear deviation of oocytes


according to Stoeckel (2000).

- E2, T, 11-KT and Vtg concentrations in fish plasma were measured


by enzyme-linked immunosorbent assay (Enzyme-Linked
Immunosorbent Assay: ELISA).

2.3.2. Research methods for artificial seed production

- Breeding studies with different types of feed were arranged in a


completely randomized design with 3 treatments using different diets.

- The Fulton, Clark indexes are calculated according to the method of


Banegal (1967).
6

- Fertility stimulants used in this study include LRH-A3, Ovaprim and


HCG; with 3 females/concentration/type. Fish are injected twice, the
preliminary dose is 1/3 of the total dose and after 24 hours, the decisive
dose will be injected.

- The stages of embryonic development of fish were determined


according to Depêche and Billard (1994); Langeland and Kimmel
(1997).

- Research method of fish rearing on the basis of inheriting previous


studies on the density of Sahoo et al (2002); the feed of Sahoo et al
(2006) and the feeding frequency of fish by Giri et al (2012). The
experiment was arranged in a completely randomized design in a
system of plastic and composite tanks and repeated 3 times in each
treatment. The experiment of adding L-tryptophan to feed by misting
method of Krol and Zake (2016).

- Cortisol and serotonin levels were determined by enzyme


immunoassay, Fish Cortisol ELISA kit, and Fish 5-
hydroxytryptamine/serotonin – 5HT/ST.

- The fish sex change test method uses two hormones 17α-
methyltestosterone and 17β-estradiol. In the experiment of immersing
fertilized eggs for a short time of 3 hours and for 10 days, with 4
different concentrations of 50 µg/l, 100 µg/l, 200 g/l, 400 µg/l, and the
control group (DC) without using hormones, each treatment was
repeated 3 times.

2.4. Data analysis

Data were tested for Normality and equal variances using


Shapiro-Wilk and Bartlett‘s test, respectively; where needed, data were
log-transformed to obtain homogeneity of variance. An independent
samples t-test was used to compare oocyte diameter between oocytes
collected by biopsy and from dissected ovaries. The data from different
7

sampling months were analyzed separately using one-way ANOVA


followed by Tukey’s post hoc test. Linear regression analysis was
carried out to examine the correlation among E2, Vtg concentration,
and oocyte diameter. Chi-square (χ2) test was used to determine
whether the sex ratios differed from an expected 1:1 ratio (Snedecor
and Cochran, 1967). All analyses were performed using SPSS 20.0 and
all numerical data are presented as means ± SE using Graph Pad Prism
version 6.0 for Windows (Graph Pad Software, California, USA).
8

CHAPTER 3. RESEARCH RESULTS AND DISCUSSION


3.1. Some reproductive characteristics of W. attu in captivity
3.1.1. The size of the fish
The size of the broodstock has an average weight and length of
1,588 ± 149 g/fish; 54.8 ± 3.1 cm/fish for females and 1,365 ± 133
g/fish; 51.9 ± 4.2 cm/fish for males at the first sampling (January). At
the end of the sampling period (December), the average weight and
length of fish were 1,763 ± 118 g/fish; 59.7 ± 3.4 cm/fish for females
and 1,527 ± 150 g/fish; 57.6 ± 2.0 cm/fish for male fish.
3.1.2. Sexist characteristics
Wallago attu is a species that can distinguish sex by appearance.
Through morphological observation and combined with the periodic
anatomy of fish samples, the study has identified some morphological
characteristics that are different between male and female fish (Table
3.1).
Table 3.1. The sex-distinguishing characteristics of W. attu
Female Male
- Cylindrical spines, large base, and - Genital spines are small, with
obtuse apex. sharp apexes.
- The large, pinkish-red genital
foramen is located near the base of - The urogenital and genital
the genital spines and is separate foramen merge into a small
from the urogenital foramen; The urogenital orifice located at the
small urogenital orifice is located at apex of the genital spines.
the apex of the genital spines.
- The dorsal fin is less developed and
- The male dorsal fin is long and
the serrations are not as sharp as
sharply serrated.
observed in males.
- The size of sexually mature female - The size of mature male is usually
is usually larger, and the abdomen is small, thin body, and a slender
larger. belly.
- Females with stage IV ovaries have
large, soft abdomens and when
placed on their backs, the cleft is - Males do not have this feature.
clearly visible in the middle of the
abdomen.
9

3.1.3. Characteristics of the development stages of the gonads


With reference to the scale for dividing the stages of fish sexual
maturity according to Xakun and Buskaia (1968) [37] divides the
development process of the fish ovary into 6 stages. The research results
only recorded and distinguished 3 stages of ovarian development: II,
III, and IV. Ovaries in stage I were sampled from grow-out ponds and
stage V were collected after fish were injected with reproductive
stimulants. Similarly, in males, only 3 stages of spermatogenesis were
recorded and distinguished: II, III, and IV.
3.1.4. Gonadosomatic index
The results (Figure 3.10 and Figure 3.11) show that the
maturation coefficient gradually increased over the months of culture.
From March to May, the sexual maturity coefficient of fish increases
rapidly. In July, the fish with the highest maturation coefficient reached
8.44% (female) and 2.14% (male). After that, the GSI decreased sharply
and the gonads gradually deteriorated from September to December.

Figure 3.10. Temporal changes in mean GSI (%) of male W. attu


Figure 3.11. Temporal changes in mean GSI (%) of female W. attu
3.1.5. Fish fertility of female W. attu
The results of Table 3.4 show that absolute fertility increases
proportionally with the weight group. The highest absolute fecundity
(140,364 ± 21,358 eggs/female) and relative fecundity (74.4 ± 11.6
eggs/g female) were found in the group with 2,500 g < W ≤ 3,000 g
fluctuating weight and length 59 - 65 cm.
10

Table 3.4. The fertility of female W. attu

Fish Fish weight Sample Absolute fertility Relative fertility


length number
(cm) (gam) (fish) (eggs/female) (eggs/g female)

52 – 57 1,500 < W ≤ 2,000 11 70,361 ± 10,526 40.1 ± 6.3

54 – 61 2,000 < W ≤ 2,500 12 96,531 ± 15,145 53.6 ± 5.1

59 – 65 2,500 < W ≤ 3,000 10 140,364 ± 21,358 74.4 ± 11.6

3.1.6. Oocyte diameters, the distance between the germinal vesicle and
the edge of the oocyte
The mean diameter of oocytes tended to vary over time, ranging
from 1.29 ± 0.07 mm to 1.71 ± 0.05 mm, the largest oocyte size
observed in June, July, and August.

2.0
d d d d
c bc
Oocyte diameter (mm)

bc bc bc bc
1.5
a b
a
1.0

0.5

0.0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Months

Figure 3.12. Temporal changes in mean oocyte diameters


The distance between GV to the oocyte membrane ranged from
0.63 ± 0.11 mm to 0.21 ± 0.04 mm. The lowest mean distance between
GV to the membrane of oocytes was recorded in July (Figure 3.14).
11

0.8
e

and edge of oocyte (mm)


e e e e e

Distance between GV
e e
0.6
d
0.4 c
b e
a f
0.2

0.0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Months

Figure 3.14. Temporal changes in the distance between the germinal


vesicle and the edge of the oocyte
3.1.7. The ratio of green to yellow eggs in the reproductive cycle
The results of the pairwise comparison (green-yellow) show that
there is a difference between all months (p < 0.05; Figure 3.16).

Figure 3.16. Temporal changes in the proportions of yellow- and green-


coloured oocytes from female W. attu
3.1.8. E2 and Vtg concentrations in female plasma
E2 value increased from January to March, reached the highest
value in April (2,974 pg/ml), and remained high until May and June.
12

Then, E2 content decreased in July. The lowest value of E2 was observed


in August (781 pg/ml).

4000

d
3000 d d
E2 (pg/ml)

c c
2000 b
ab
bc bc ab ab
ab
ab
1000 a
d

0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Months

Figure 3.17. Temporal changes in plasma E2 of female W. attu


The concentration of Vtg in the plasma of females fluctuated
from month to month (Figure 3.18). Plasma Vtg gradually increased
from January (72.4 ± 16.7 ng/ml) and reached the highest value (559.3
± 123.5 ng/ml) in June. Vtg content decreased (302 ± 92.6 ng/ml) in
July (p < 0.05) before dropping rapidly until November.

800

c
Vitellogenin (ng/ml)

600 c

400 b
b d

200 a c a a
a a a a a

0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Months

Figure 3.18. Temporal changes in plasma Vtg of female W. attu


3.1.9. T and 11-KT concentrations in male plasma
T content is low in the juvenile stage from January to March, then
increases rapidly from April to May and reaches the highest level in
June (402.1 ± 16.7 pg/ml). In contrast, T content decreased significantly
13

from August to December, with the lowest value (58.8 ± 2.5 pg/ml) in
November (Figure 3.20).

500
e
400 de
Testosterone (pg/ml)
d

300

bc c bc
200
ab ac
a
100 a
a a

0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Months

Figure 3.20. Temporal changes in plasma T of male W. attu

The concentration of 11-KT was low and there was no significant


difference (p > 0.05) from January to March. The plasma concentration
of 11-KT increased rapidly and reached a high value in May (76.9) ±
4.7 pg/ml) to July; 11-KT started to decrease slightly but the difference
was not significant compared to May (p > 0.05). The lowest plasma
levels of 11-KT (10.8 ± 0.9 pg/ml) were observed in November (Figure
3.21).

100
11-ketotestosterone (pg/ml)

c c
80 c

60
b
b
40

a a
a a
20 a a
a

0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Months

Figure 3.21. Temporal changes in plasma 11-KT of male W. attu


14

3.2. Research results on broodstock

The results showed that rearing the fish with scad feed had the
highest maturation rate in July at 75.6% (female) and 82.2% (male);
GSI reached 11.2% (female) and 2.4% (male).

3.3. Research results on fertility stimulation

3.3.1. Effect of injection dose LRH-A3 + Dom

Using LRH-A3 + Dom to stimulate fertility gave quite high


results at a dose of 120 g LRH-A3 + 10 mg Dom and 140 g LRH-
A3 + 10 mg Dom, ovulation rate and other parameters were achieved
production requirements.

3.3.2. Effect of injection dose Ovaprim

Using Ovaprim to stimulate spawning gave a 100 % ovulation


rate at doses of 0.6 ml/kg female and 0.7 ml/kg female. With a dose
of 0.3 ml/kg female and 0.4 ml/kg female, the ovulation rate reached
33.3%, at the dose of 0.5 ml/kg female, the ovulation rate reached
66.6%.

3.3.3. Effect of injection dose HCG

Ovulation rate, fertilization rate and hatching rate when injecting


4,000 IU/kg female fish gave high results and the difference was not
statistically significant compared with the injection dose of 3,000 IU/kg
female.

3.4. Result of hatching fish eggs

The results of hatching fish showed no difference in the


effectiveness of the two methods. Incubating eggs after de-
adhesiveness with tannin had a fertilization rate of 83.2%, a hatching
rate of 81.5% and the rate of malformation of 3.62%. Incubating eggs
15

to stick to the substrate were mesh frames with a fertilization rate of


84.7%, hatching rate of 80.6% and malformation rate of 3.13%.

3.5. The embryonic development of W. attu

The results of monitoring the embryonic development showed


that at an average water temperature of 28.0 - 29.0 oC, pH 7.4 and DO
> 5 mg/l, the embryonic development of fish ranged from 18 to 20
hours. Newly hatched fish are fed with a yolk sac, and after about 2.5 -
3 days, the fish consumes all the yolk and begins to use external food.

3.6. Breeding results of fry stage

3.6.1. Effect of feed on hatchery efficiency

The results showed that the treatment of fish-fed beef liver +


Moina gave the best results in terms of growth as well as the highest
survival rate (47.5 ± 2.6%).

3.6.2. Effect of stocking density on nursery efficiency

Increasing the stocking density of fingerlings, the survival rate of


fish tends to decrease. From the results of this experiment, rearing fish
in the early stage at a density of 2 fish/l was suitable for the growth and
survival of W. attu.

3.6.3. Effect of feeding frequency on nursery efficiency

The results showed that rearing fish fed several times a day was
more effective in terms of growth. The survival rate in the treatments
tended to increase gradually as the number of feeding times increased.
From the results of this study, it is recommended to feed fish 3-4
times/day at this stage, which is suitable in terms of growth, survival
rate and reduction of labour for feeding fish several times/day. The
results showed that the concentration of cortisol increased as the
16

stocking density increased (p<0.05); in contrast, fish cortisol levels


decreased with increasing feeding frequency.

3.6.4. Results of supplementing L-tryptophan in feed

The results showed that the addition of TRP to the feed not only
had a positive effect on growth but also improved survival, and reduced
the CR rate of fish compared with the control treatment (p<0.05). When
TRP was added to the feed, it was effective to increase serotonin (5-
HT) levels in the plasma of W. attu. Serotonin concentrations increased
proportionally with the amount of TRP added to the food (Figure 3.34).

Figure 3.34. Effect of supplementary dietary tryptophan on the plasma 5-


HT levels of juveniles.

3.7. The effect of hormones on the sex reversal of W. attu

3.7.1. Effect of 17α MT treatment on sex ratios

The results of this study showed that 17α-methyltestosterone


administered by soaking fertilized eggs was effective in sex change in
male fish at concentrations of 100 µg/l and 200 µg/l. The highest
percentage of male fish (86.67%) was observed at the dose of 100 µg/l
(immersed for 3 hours).
17

3.7.2. Effect of E2 treatment on sex ratios

Hormone 17β-estradiol treated at concentrations of 100 µg/l


and 200 µg/l for 3 hours had the effect of increasing the percentage of
conversion by 76.67% and 84.44% (p<0.05) with a male:female ratio
of 1:3.29 and 1:5.43 respectively. When treated for 10 days, all three
concentrations of 50 µg/l, 100 µg/l and 200 µg/l had the effect of
increasing the percentage of female fish by 62.22%, 83.33% and 81.11
% with a male:female ratio of 1:1.65, 1:5,0 and 1:4.29, respectively.
However, at a concentration of 400 µg/l after 3 hours and 10 days of
treatment, all fry died.

3.7.4. Results of growth and survival of fish after hormone treatment

The results showed that the treatments with a higher percentage


of female fish resulted in greater body weight growth. Thus, it is
possible to make an initial assessment for the female species that can
grow faster than the male.
18

CHAPTER 4. DISCUSSION

The wallago catfish is a new potential fish for aquaculture in


Vietnam. Data related to the reproductive cycle of W. attu in captivity
are, however, not available. To provide reliable indicators for oocyte
maturation (OM) and the spawning season of the captive W. attu, this
study investigated the temporal variation in hepatosomatic and
gonadosomatic indices, oocyte diameter and color (greenish vs
yellowish), germinal vesicle migration, and plasma concentrations of
estradiol-17β (E2) and vitellogenin (Vtg) in female broodstock in
association with changes in light density, temperature and amount of
rainfall during the reproductive cycle.
The results of this study displayed a clear seasonality in all the
investigated parameters. The highest concentration of E2 was found in
April, followed by a peak of Vtg in June. Meanwhile, the largest mean
oocyte diameter (1.70 ± 0.02 mm) was observed in June. The shortest
distance between the germinal vesicle and the edge of the oocyte (0.20
± 0.01 mm) was recorded in July. Correspondingly, the amount of
rainfall increased remarkably in July from 43.9 mm to over 200 mm in
August.
In this study, temporal variations of GSI, HSI, oocyte diameter
and color, germinal vesicle migration, and plasma concentrations of E2
and Vtg were measured to find reliable parameters to predict the
maturation stage of female W. attu in captivity. Among indicators of the
stage of the reproductive cycle in teleost fishes, the GSI value has been
used widely to represent gonad development in terms of maturation and
spawning (Shendge et al., 2010). Regardless of the limitation associated
with the low numbers of fish euthanized for collecting GSI data in the
present, clear seasonality was observed for its values, ranging from less
than 2.0% in February to approximately 8.4% in June. These data are
in general agreement with results from wild W. attu collected from
Maharashtra, India, in which the minimum (0.26%) and the maximum
GSI (13.4%) were recorded in January and August, respectively
19

(Shendge et al., 2010). The differences in the GSI values between these
two studies could be because of variations in either the age or
maturation status of fish sampled.
Mean oocyte diameters tended to change seasonally, but less
dramatically than GSI values. A similar pattern in the seasonal changes
of oocyte diameter was found in wild W. attu collected throughout the
year at the Bhadar reservoir of Gujarat, India. Particularly, oocyte
diameters ranged from 1.1 to 1.9 mm (Prasad and Desai, 2020). In this
study, the largest oocytes (approximately 1.7 mm) were found in June,
July, and August. In addition, the shortest distance between GV and the
edge of oocytes was found in July. It is conceivable, therefore, that the
maturation stage of W. attu cultured in captivity in the central part of
Vietnam occurs in July. This assumption is reinforced by the
histological examination of ovarian samples collected during this study
and the observation that the majority of oocytes sampled in June had
reached advanced stages of vitellogenesis since yolk granules
completely filled the cytoplasm.
In India, the spawning season of wild W. attu chiefly occurred
during the monsoon from May to September, the peak of spawning
varying regionally (cf. Gupta, 2015). In another study, the natural
breeding of wild W. attu has similarly been observed during the summer
(Talwar and Jhingran, 1991). In our study, water temperature and light
intensity peaked in July – with the amount of rainfall increasing
remarkably from 43.9 mm in July to over 200 mm in August. Taken
together, these data suggest that the onset of the spawning season of
captive W. attu from the central part of Vietnam (tropical monsoon
climate, with dry and wet seasons) may start during the lead-up to
increasing rainfall, from late July onwards. Indeed, we successfully
trialledaled the use of human chorionic gonadotropin (4000 IU/kg) on
several female wallago catfish from the same pond in late July 2020
(28th) and 2021 (22nd) and retrieved eggs that were fertilised by
artificial means and that hatched successfully (unpublished data). Our
20

suggestion that spawning may tie in with rainfall is supported by


observations on another catfish species, the walking catfish (Clarias
macrocephalus) in Thailand (similarly, with tropical monsoon climate)
- thus, Poompoung et al. (2012), observed that a significant increase in
GSI in C. macrocephalus was related to increases in the amounts of
rainfall and temperature.
Specifically, there were some differences in oocyte diameters
between samples obtained either by biopsy through the gonopore or
dissected from the ovary of fish following euthanasia, but differences
were small, and significant only for February. This finding highlights
the usefulness of collecting ovarian biopsies through the gonopore as a
non-lethal method to accurately assess the reproductive status of W. attu
broodstock. During the sampling period, temporal differences were
observed in the percentages of greenish and yellowish-colored oocytes.
Histology of the ovary also revealed the presence of some large oocytes
during February. It is possible that the subtle changes in mean oocyte
diameters throughout the different sampling months of this present
study were perhaps due to leftover yellow oocytes within a post-
spawning ovary. Previous studies suggest that W. attu spawns once a
year (Ahmad, 1934; Ahmad, 1944; Qasim and Qayyum, 1961). While
the reason for the consistent presence of large yellow-colored oocytes
in the ovaries of cultured W. attu throughout the sampling period is still
unknown, male and female fish were cultured separately, as a measure
to reduce aggression. Thus, it is possible that culturing females without
the presence of males may impact the natural cycle of oocyte
recruitment, maturation, and spawning; co-housing of both sexes of
wallago catfish, followed by regular sampling, would be required to
address this possibility. Furthermore, based on the obvious change in
oocyte color from green to yellow as oogenesis progresses, we believe
color change may be a reliable indicator to predict OM of W. attu in
combination with data on oocyte diameters.
21

In teleost fish, E2 has been identified as one of the essential


factors stimulating gametogenesis (Wallace, 1985). Generally, E2
stimulates vitellogenin synthesis and secretion from the liver to
developing oocytes via the bloodstream (Wallace and Selman, 1990).
Until now, temporal changes in the plasma contents of E2 and Vtg in W.
attu remained undescribed. In the present study, the strong seasonal
pattern of circulating Vtg and E2 in captive W. attu confirms findings
from previous studies in other teleost fish – especially in fish species
displaying an annual breeding cycle and synchronous oocyte
development (cf. Specker and Sullivan, 1994). In captive W. attu, the
highest plasma E2 concentrations were observed in April, followed by
peak Vtg concentrations in June. These results are also in agreement
with previous studies revealing that the most Vtg in plasma is seen at
least one month prior to the spawning season (Maitra et al., 2007;
Mosconi et al., 1998). The highest HSI value was recorded in April
when the ovaries of the fish contained vitellogenic oocytes. Our
findings corroborate the existing paradigm that during vitellogenesis,
the liver synthesizes and produces Vtg under the influence of E2 in this
species. A correlation between serum Vtg, E2, and ovarian development
was also observed in several species of teleost fish (Specker and
Sullivan, 1994), such as Atlantic cod (Gadus morhua) (Dahle et al.,
2003) and waigieu seaperch (Psammoperca waigiensis) (Pham et al.,
2012).
In conclusion, oogenesis in sex-segregated captive W. attu can be
completed in earthen ponds. Cannulation was successful in allowing the
reproductive status of this species to be determined; indeed, variation
in the color of oocytes, combined with oocyte diameter, are useful
indicators to predict impending OM of captive W. attu in the central
part of Vietnam. This research is expected to facilitate the future
development of wallago farming in Vietnam by providing the first
definitive data regarding the reproductive cycle of this species which,
in turn, supports the determining of the type and time point of hormonal
administration to induce spawning of W. attu in captivity.
22

CONCLUSIONS AND RECOMMENDATIONS


Conclusion:

- The spawning season of fish is from April to August, the main


spawning time in captivity in the Central region is in June and July with
the highest GSI at 8.44% (female) and 2.14% (male) in July.

- W. attu is a species with high fertility, absolute fertility ranges from


70,361 to 140,364 eggs/female with fish body weight ranging from 1.5
to 3.0 kg/fish. Relative fecundity ranged from 40.1 to 74.4 eggs/g
female.

- Plasma concentrations of E2, Vtg, T and 11-KT fluctuate during the


reproductive cycle and are related to the developmental stages of the
gonads. In females, E2 reached high values during the yolk sac
accumulation and maturation stages. In males, T and 11-KT have a
relationship with each other and maintain high levels during the
breeding season.

- The results of maturation in ponds with scad fish feed are the best. W.
attu had the highest maturation rate (females 75.6% and males 82.2%),
GSI (females 11.2% and males 2.4%) in July.

- Fertility stimulants LRH-A3 + Dom, Ovaprim and HCG all can induce
ovulation in mature W. attu. In particular, to improve the efficiency of
artificial reproduction, it is recommended to use HCG with a dose of
4,000 IU/kg of female fish and male fish injected with ½ decisive dose
of female fish for the best results in terms of effect duration (8 hours 30
minutes), ovulation rate (100%), fertilization rate (87.4%), hatching
rate (84.5%) and fry yield (69,000 fry/kg female).

- Incubation efficiency in two forms of de-adhesion and non-adhesion


had no difference in fertilization rate, hatching rate and malformation
rate. The embryonic development of fish ranges from 18 to 20 hours at
23

a temperature of 28 – 29 oC. Newly hatched fish are fed with a yolk sac,
and after about 2.5 – 3.0 days, the fish has exhausted its yolk sac and
started using external food.

- Breeding from the frying period fed beef liver + Moina reduced the
rate of cannibalism and increased growth and survival. The stocking
density of 2 fish/l and the frequency of feeding 3 – 5 times/day had the
best growth results and survival rate in the rearing stage from fry.
Breeding fish with low density and frequency of feeding several
times/day had lower cortisol levels of fish than when rearing at high
density and fed fewer times/day.

- Increasing the level of TRP supplementation in the feed increased the


serotonin (5-HT) content in the fish plasma and decreased the CR ratio,
but did not affect the growth of the fish. Supplementation of TRP at 20
g TRP/kg feed gave the best results in rearing W. attu.

- Using hormone 17α MT at concentrations of 100 μg/l and 200 μg/l


gave a high percentage of male fish (78.9% – 86.7%) and E2 hormone
at concentrations of 100 μg/l and 200 μg/l for the percentage of female
fish (76.7% – 84.4%) through immersing for 3 hours at the time around
hatching eggs.

Recommendation:

- To better understand the reproductive endocrine mechanism of fish,


in addition to determining E2 and Vtg indices in females; T and 11-KT
in male fish in this study need to continue to analyze the plasma levels
of FSH, LH, Progesterone and GnRH in order to know the correlation
between GnRH, GTH, steroid hormones, GSI, HSI and stages.
development of gonads as a scientific basis to develop appropriate
breeding solutions in artificial seed production.
24

- For sex-changed fish, further studies are needed to monitor the fertility
of the fish after hormone treatment and continue to perform on the next
generations to have genetic evaluations transmission.

- Further studies on technical and management measures are needed to


enable fish to spawn earlier, spawn off-season and improve the survival
rate of fish rearing stages to actively commercialize production, and
meet the demand for seed in the North Central provinces.
LIST OF PUBLICATIONS RELATED TO THE THESIS

No Title Journal, Issue Author Ranking

Animal Reproduction
Science Duc Nghia Vo, Van
Huy Nguyen, Duc
0378-4320 ISSN
Reproductive development Thanh Nguyen, Thi
Volume 242, July
1 of female wallago catfish Thu An Le, Matthew ISI/Q2
2022, 107014
(Wallago attu) in captivity J. Wylie, P. Mark
https://doi.org/10.1016 Lokman, Anh Tuan
/j.anireprosci.2022.107 Nguyen
014

Hue University Journal


of Science: Agriculture
and Rural Vo Đuc Nghia, Vietnam
Effects of different diets on Development. Vol. 131 Nguyen Anh Tuan, State
2
maturity of Wallago attu No 3A (2022) Nguyen Đuc Thanh, Council for
2
(Bloch & Schneider, 1801) Le Thi Thu An, Professor
https://doi.org/10.2645 Nguyen Van Huy Titles
9/hueunijard.v131i3A.
6288

Vo Duc Nghia,
Huaf journal of Nguyen Anh Tuan,
Effect of different diet agricultural science & Vietnam
Nguyen Duc Thanh,
mixtures, segregation and technology, ISSN State
3 Le Thi Thu An, Tran
refuges on larval rearing of 2588-1256 Vol. 5(2)- Council for
3 Nguyen Ngoc, Tran
Wallago attu (Bloch & 2021:2516-2524 Professor
Thi Thuy Hang, Ngo
Schneider, 1801) Titles
Trung Nhat Quang,
Nguyen Van Huy

Huaf journal of
Effects of stocking density agricultural science & Vo Duc Nghia, Vietnam
and feeding frequency on technology, ISSN Nguyen Duc Thanh, State
the4 effectiveness of larval 2588-1256 Vol. 5(3)- Le Thi Thu An, Phan Council for
4 rearing and stress in 2021: 2633-2644 Thanh Hiep, Nguyen Professor
Wallago attu (Bloch &
DOI: 10.46826/huaf- Van Huy Titles
Schneider, 1801)
jasat.v5n3y2021.806
Dalat University
Journal of Science Indexing:
Changes in plasma levels (Natural Sciences and ACI;
Vo Duc Nghia, Le
of steroid hormones during Technology) Volume DOAJ;
5 Thi Thu An, Chau
sexual maturation of male 13, Issue 2 (2023), 13– COPE
5 Ngoc Phi, Nguyen
helicopter catfish (Wallago 24. DOI:
Van Huy
attu ) in captivity https://doi.org/10.3756
9/DalatUniversity.13.2
.1022(2023)
Hue University Journal
of Science: Natural
Effects of dietary Science ISSN (Online)
2615-9678 DOI: Vo Duc Nghia, Le
tryptophan on cannibalism,
6 10.26459 Tien Huu, Le Thi Indexing:
survival, and growth of
6 Thu An, Nguyen ACI; DOAJ
Wallago attu (Bloch & (Accepted date Van Huy
Schneider, 1801) juveniles 19/1/2022- Scheduled
for publication in
Vol.131 No.1D (2022)

You might also like