You are on page 1of 70

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRƢỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XÔ


KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ NGOẠI NGỮ

GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN
THIẾT KẾ MẠNG LAN
NGHỀ: KỸ THUẬT SỬA CHỮA LẮP
RÁP MÁY TÍNH
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày ..... tháng.... năm 20
…….. của ………………

Tam Điệp, năm 2019


Trang: 1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

Trang: 2
LỜI GIỚI THIỆU
Từ khi chiếc máy tính đầu tiên ra đời cho đến nay máy tính vẫn khẳng định
vai trò lớn của nó trong sự phát triển kinh tế - xã hội.

Công nghệ thông tin ngày nay đã phát triển vƣợt bậc, tin học đƣợc ứng
dụng rộng rãi trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là trong
lĩnh vực quản lý.. .Mạng LAN đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ biến, các sở, ban
ngành, cơ quan, xí nghiệp đều lắp đặt hệ thống quản trị mạng. Tạo điều kiện cho
công việc quản lý thuận tiện nhanh chóng , chính xác hơn, hiệu quả công việc
cao hơn.
Mô đun thiết kế mạng LAN là một mô đun chuyên môn của học viên nghề
kỹ thuật sửa chữa lắp ráp máy tính. Mô đun này nhằm trang bị cho học viên các
trƣờng công nhân kỹ thuật và các trung tâm dạy nghề những kiến thức về mạng
máy tính, cách xây dựng mạng quy mô nhỏ và lớn trong doanh nghiệp, các kiến
thức này học viên có thể áp dụng trực tiếp vào lĩnh vực kinh doanh cũng nhƣ đời
sống. Mô đun này cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ kỹ thuật,
các học viên của các nghề khác quan tâm đến lĩnh vực này.
Mặc dù đã có những cố gắng để hoàn thành giáo trình theo kế hoạch,
nhƣng do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm soạn thảo giáo trình, nên tài liệu
chắc chắn còn những khiếm khuyết. Rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến
của các thầy cô cũng nhƣ các em học sinh, sinh viên và những ai sử dụng tài liệu
này.
Ninh Bình, 2019
Tham gia biên soạn
Khoa Công Nghệ Thông Tin
Trƣờng Cao Đẳng Cơ điện xây dựng Việt Xô
Địa Chỉ: Đƣờng Quyết Thắng, Phƣờng Trung sơn, TP Tam Điệp, Ninh
Bình
Điện thoại: 02293.864.773
Tham gia biên soạn
1. Chủ biên
2. ………..

Trang: 3
MỤC LỤC

ĐỀ MỤC TRANG
LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. 3
MỤC LỤC ............................................................................................................. 4
MÔ ĐUN: THIẾT KẾ MẠNG LAN .................................................................... 7
BÀI MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ MẠNG .................................... 10
1. Giới thiệu ......................................................................................................... 10
1.1. Giới thiệu về mạng máy tính ........................................................................ 10
1.2. Mục đích nối mạng ....................................................................................... 11
1.3. Phân loại mạng ............................................................................................. 12
1.3.1. Mạng cục bộ LAN .................................................................................... 12
1.3.2. Mạng diện rộng WAN .............................................................................. 13
1.3.3. Mạng toàn cầu INTERNET ..................................................................... 14
1.4. Mô hình mạng ............................................................................................. 16
1.4.1. Sự cần thiết phải có mô hình truyền thông ............................................... 16
1.4.2. Mô hình truyền thông đơn giản 3 tầng ...................................................... 17
1.4.3. Các nhu cầu về chuẩn hóa đối với mạng................................................... 21
1.4.4. Một số mô hình chuẩn hóa ........................................................................ 21
2. Tiến trình xây dựng mạng ............................................................................... 24
2.1. Mô hình OSI ................................................................................................. 24
2.1.1. Các giao thức trong mô hình OSI ............................................................. 25
2.1.2. Các chức năng chủ yếu của các tầng trong mô hình OSI ......................... 26
2.2. Thiết bị mạng tƣơng ứng với từng tầng trong mô hình OSI ........................ 31
2.2.1. Card mạng – NIC(Network Interface Card) ............................................. 31
2.2.2. Repeater (Bộ tiếp sức) ............................................................................... 32
2.2.3. Bridge (Cầu nối) ........................................................................................ 33
2.2.4. Router (Bộ tìm đƣờng) .............................................................................. 36
2.2.5. Gateway (cổng nối) ................................................................................... 38
2.2.6. Hub (Bộ tập trung) .................................................................................... 39
2.3. Quy trình thiết kế hệ thống mạng ................................................................. 39
2.3.1. Thu thập yêu cầu của khách hàng ............................................................. 40
2.3.2. Phân tích yêu cầu....................................................................................... 40
2.3.3. Thiết kế giải pháp ...................................................................................... 41
2.3.3.1. Thiết kế sơ đồ mạng ở mức luận lý ........................................................ 41
2.3.3.2. Xây dựng chiến lƣợc khai thác và quản lý tài nguyên mạng ................. 42
2.3.3.3. Thiết kế sơ đồ mạng ở mức luận lý ........................................................ 42
2.3.3.4. Chọn hệ điều hành mạng và các phần mềm ứng dụng .......................... 42
2.3.4. Cài đặt mạng.............................................................................................. 42
2.3.4.1. Lắp đặt phần cứng .................................................................................. 42
2.3.4.2. Cài đặt và cấu hình phần mềm ............................................................... 42
2.3.5. Kiểm thử mạng .......................................................................................... 43
2.3.6. Bảo trì hệ thống ......................................................................................... 43
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ..................................................................................... 44

Trang: 4
BÀI 1: MẠNG LAN VÀ THIẾT BỊ MẠNG LAN ............................................ 47
1. Các chuẩn mạng cục bộ................................................................................... 47
1.1. Tổ chức chuẩn quốc tế OSI .......................................................................... 47
1.2. Mục đích và ý nghĩa của mô hình OSI......................................................... 48
2. Cơ sở về bộ chuyển mạch ............................................................................... 49
2.1. Chức năng của bộ chuyển mạch ................................................................... 49
2.2. Các giải thuật hoán chuyển của bộ chuyển mạch ........................................ 50
3. Cơ sở về bộ định tuyến .................................................................................... 51
3.1. Tổng quan về Router .................................................................................... 51
3.2. Giải thuât chọn đƣờng .................................................................................. 54
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ..................................................................................... 57
BÀI 2: THIẾT KẾ MẠNG LAN ........................................................................ 63
1. Các yêu cầu thiết kế ........................................................................................ 63
1.1. Lấy yêu cầu .................................................................................................. 63
1.2. Phân tích yêu cầu.......................................................................................... 63
2. Qui trình thiết kế mạng.................................................................................... 64
2. 1. Khảo sát địa điểm thi công .......................................................................... 64
2. 2. Vẽ sơ đồ thi công......................................................................................... 65
2. 3. Lập bảng dự trù kinh phí ............................................................................. 66
2. 4. Lập kế hoạch thi công ................................................................................. 66
3. Hồ sơ thiết kế mạng......................................................................................... 67
3. 1. Lập hồ sơ tổng quát hệ thống mạng ............................................................ 67
3. 2. Lập hồ sơ chi tiết hệ thống mạng ................................................................ 67
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ..................................................................................... 69
BÀI 3: THI CÔNG CÔNG TRÌNH MẠNG ....................................................... 71
1. Đọc bản vẽ ....................................................................................................... 71
2. Các kỹ thuật thi công công trình mạng ........................................................... 72
2.1. Một số nguyên tắc thi công mạng ................................................................ 72
2.2. Thi công hệ thống cáp .................................................................................. 73
2. 3. Lắp đặt thiết bị mạng ................................................................................... 75
2.4. Thiết lập hệ thống quản trị ........................................................................... 76
2.Giám sát thi công mạng .................................................................................... 77
3. 1. Giám sát thi công cáp .................................................................................. 77
3. 2. Giám sát lắp đặt thiết bị .............................................................................. 78
3. 3. Lập hồ sơ thi công mạng ............................................................................. 80
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ..................................................................................... 81
BÀI 4: CÀI ĐẶT HỆ THỐNG MẠNG .............................................................. 82
1. Cài đặt hệ điều hành mạng .............................................................................. 82
1.1. Cài đặt hệ điều hành mạng cho Server ......................................................... 82
1. 2. Cài đặt hệ điều hành mạng cho Client ........................................................ 83
2. Cài đặt giao thức mạng.................................................................................... 83
2. 1. Mô hình Internet TCP/IP ............................................................................. 83
2.2. Bộ giao thức TCP/IP .................................................................................... 85
2.2.1. Tổng quan về bộ giao thức TCP/IP ........................................................... 85

Trang: 5
2.2.2. Một số giao thức trong bộ giao thức TCP/IP ............................................ 87
2.2.2.1. Giao thức hiệu năng IP (Internet Protocol) ............................................ 87
2.2.2.2. Giao thức hiệu năng UDP(User Datagram Protocol) ............................ 89
2.2.2.3. Giao thức TCP(Tranmission Control Protocol) ..................................... 90
2.3. Một số giao thức khác .................................................................................. 90
2.3.1. NetBEUI .................................................................................................... 90
2.3.2. IPX/SPX .................................................................................................... 90
2.3.3. DECnet ...................................................................................................... 91
3. Cài đặt các dịch vụ mạng ................................................................................ 91
3.1. Dịch vụ DHCP ............................................................................................. 91
3.2. Dịch vụ DNS ................................................................................................ 99
3.2.1. Giới thiệu DNS .......................................................................................... 99
3.2.2. Đặt điểm của DNS trong Windows 2003................................................ 102
3.2.3. Cách phân bổ dữ liệu quản lý domain name ........................................... 102
3.2.4. Cơ chế phân giải tên ................................................................................ 103
3.2.5. Cài đặt và cấu hình dịch vụ DNS ............................................................ 106
3.3. Dịch vụ AD (Active Directory).................................................................. 116
3.3.1. Giới thiệu Active Directory..................................................................... 116
3.3.2. Chức năng của Active Directory ............................................................. 116
3.3.3. Kiến trúc của Active Directory ............................................................... 117
3.3.3.1. Objects .................................................................................................. 117
3.3.3.2. Organizational Units ............................................................................ 117
3.3.3.3. Domain ................................................................................................. 118
3.3.3.4. Domain Tree ........................................................................................ 119
3.3.3.5 Forest ..................................................................................................... 119
3.3.4. Cài đặt và cấu hình dịch vụ AD .............................................................. 120
3.3.4.1. Nâng cấp Server thành Domain Controller ......................................... 120
3.3.4.2. Gia nhập máy trạm vào Domain .......................................................... 125
4. Cấu hình bảo mật........................................................................................... 127
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ................................................................................... 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 140

Trang: 6
MÔ ĐUN: THIẾT KẾ MẠNG LAN

Mã mô đun: MĐ24
Vị trí, ý nghĩa, vai trò của mô đun:
- Vị trí:
+ Mô đun đƣợc bố trí sau khi sinh viên học xong các môn học chung.
+ Mô đun đƣợc bố trí sau khi sinh viên học xong các môn học/mô đun:
Lắp ráp và cài đặt máy tính, Mạng máy tính, Quản trị mạng 1, 2.
- Tính chất:
+ Là mô đun chuyên môn nghề thuộc các môn học, mô đun đào tạo nghề
bắt buộc.
- Ý nghĩa, vai trò của mô đun
+ Hiện nay ở nhiều nơi mạng máy tính đã trở thành một nhu cầu không
thể thiếu đƣợc. Việc kết nối các máy tính thành mạng cho chúng ta những khả
năng mới to lớn nhƣ: Sử dụng chung tài nguyên, nâng cao chất lƣợng và hiệu
quả khai thác thông tin, tăng cƣờng năng lực xử lý nhờ kết hợp các bộ phận
phân tán, ...
+ Mô đun này cho chúng ta hiểu đƣợc tầm quan trọng của mạng máy tính
trong khoa học máy tính, đó là mạng máy tính luôn đƣợc biến đổi nâng cấp sao
cho phù hợp với hoàn cảnh và mục đích sử dụng
+ Mô đun này giúp chúng ta có khả năng triển khai xây dựng mạng LAN
để phục vụ cho việc quản lý dự liệu nội bộ tổ chức của mình đƣợc thuận lợi,
đảm bảo tính an toàn dự liệu
+ Ngoài ra còn giúp cho ngƣời quản trị mạng sử dụng một số kiến thức về
hệ điều hành Windows Server để phân quyền sử dụng tài nguyên cho từng đối
tƣợng là ngƣời dùng một cách rõ ràng và thuận tiện
Mục tiêu của mô đun:
- Về kiến thức:
+ Xác định đƣợc mô hình mạng thích hợp theo yêu cầu của ngƣời sử dụng
+ Lựa chọn đƣợc cấu hình máy tính và thiết bị truyền dẫn thích hợp cho hệ
thống mạng
- Về kỹ năng:
+ Lựa chọn đƣợc hệ điều hành mạng
+ Lập đƣợc hồ sơ thiết kế mạng
+ thức tự giác trong học tập.
+ Tính cẩn thận, chính xác khi lập kế hoạch thiết kế hệ thống mạng LAN.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Tự tin trong thao tác, tiếp cận phần mềm máy tính.
+ Bố trí làm việc khoa học đảm bảo an toàn cho ngƣời và phƣơng tiện học tập.

Trang: 7
 Nội dung mô đun:

Thời gian
Số
Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm
TT
số thuyết hành tra*
Bài 1: Tổng quan về thiết kế mạng 6 4 2
1. Giới thiệu
1.1. Giới thiệu về mạng máy tính 4 2 2
1.2. Mục đích nối mạng
1.3. Phân loại mạng
1.4. Mô hình mạng 0.5
2. Tiến trình xây dựng mạng 0.5 1
2.1. Mô hình OSI và TCP/IP 1 1
2.2. Thiết bị mạng tƣơng ứng với 2 2
từng tầng trong mô hình OSI 0.5
2.3. Quy trình thiết kế hệ thống 0.5
mạng
2.3.1. Thu thập yêu cầu của khách
hàng 1
2.3.2. Phân tích yêu cầu
2.3.3. Thiết kế giải pháp
2.3.4. Cài đặt mạng
2.3.5. Kiểm thử mạng
2.3.6. Bảo trì hệ thống
Bài 2: Mạng cục bộ (LAN) và 10 5 4 1
thiết bị mạng LAN
1. Các chuẩn mạng cục bộ 5 2 2 1
1.1. Tổ chức chuẩn quốc tế OSI 0.5
1.2. Mạng Ethernet 0.5
1.2.1. Lịch sử hình thành
1.2.2. Một số chuẩn mạng Ethernet 1 2
phổ biến
2. Cơ sở về bộ chuyển mạch 3 1.5 1.5
2.1. Switch/hub 0.5
2.2. Cấu hình cơ bản Switch 1 1.5
3. Cơ sở về bộ định tuyến 2 1.5 0.5
3.1. Router 0.5
3.2. Cấu hình cơ bản Router 1 0.5
Bài 3: Thiết kế mạng LAN 20 6 13 1
1. Các yêu cầu thiết kế 4 2 2
1.1. Lấy yêu cầu 1
1.2. Phân tích yêu cầu 1 2
2. Qui trình thiết kế mạng 7 2 5
2.1. Khảo sát địa điểm thi công 0.5
Trang: 8
Thời gian
Số
Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm
TT
số thuyết hành tra*
2.2. Vẽ sơ đồ thi công 0.5 1
2.3. Lập bảng dự trù kinh phí 0.5 2
2.4. Lập bảng kế hoạch thi công 0.5 1
3. Hồ sơ thiết kế mạng 9 2 6 1
3.1. Lập hồ sơ tổng quát hệ thống 1 3
mạng
3.2. Lập hồ sơ chi tiết hệ thống 1 3
mạng
Bài 4: Thi công công trình mạng 26 6 20
1. Đọc bản vẽ
1.1. Các loại bản vẽ 6 2 4
1.2. Các lƣu ý khi đọc bản vẽ 1 2
2. Các kỹ thuật thi công công trình 8 1 3
mạng 2 6
2.1. Một số nguyên tắc thi công 0.5 3
mạng 0.5
2.2. Thi công hệ thống cáp 1 3
2.3. Lắp đặt thiết bị mạng 10
3. Giám sát thi công mạng 2 8
3.1. Giám sát thi công cáp 0.5 4
3.2. Giám sát lắp đặt thiết bị. 0.5 3
3.3. Lập hồ sơ thi công mạng 1 1
Bài 5: Cài đặt hệ thống mạng 28 6 21 1
1. Cài đặt hệ điều hành mạng 8 2 6
1.1. Cài đặt hệ điều hành mạng cho Server 1 3
1.2. Cài đặt hệ điều hành mạng cho Client 1 3
2. Cài đặt giao thức mạng 2 5
2.1. Mô hình Internet TCP/IP
2.1. Bộ giao thức TCP/IP 7 3
2.3. Một số giao thức khác 2
3. Cài đặt các dịch vụ mạng 2 5
3.1. Dịch vụ DHCP 1 2
3.2. Dịch vụ DNS 8 0.5 2 1
3.3. Dịch vụ AD 0.5 1
4. Cấu hình bảo mật 5 1 4

Cộng 90 27 60 3

Trang: 9
BÀI MỞ ĐẦU
TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ MẠNG
Mã bài: MĐ24-01
Giới thiệu
Bài này nhằm giới thiệu cho ngƣời học những vấn đề sau :
- Nhắc lại mô hình OSI
- Các thiết bị mạng tƣơng ứng với mỗi tầng OSI
- Các bƣớc cần phải thực hiện để xây dựng một mạng máy tính và các vấn đề
liên quan
Mục tiêu:
- Trình bày đƣợc quy trình thiết kế một hệ thống mạng
- Trình bày đƣợc chức năng hoạt động của các lớp trong mô hình OSI
- Xây dựng đƣợc các bƣớc của một hệ thống mạng
- Tuân thủ, đảm bảo an toàn cho ngƣời và thiết bị
- Có tinh thần trách nhiệm cao trong học tập và làm việc
- Tiết kiệm vật tƣ
Nội dung chính
1. Giới thiệu
Mục tiêu:
- Trình bày được lịch sử phát triển của mạng máy tính
- Biết được lợi ích của việc kết nối mạng máy tính
- Phân loại được các loại mạng máy tính
- Nêu được một số mô hình chuẩn hóa
1.1. Giới thiệu về mạng máy tính
Vào giữa những năm 50, những hệ thống máy tính đầu tiên ra đời sử
dụng các bóng đèn điện tử nên kích thƣớc rất cồng kềnh và tiêu tốn nhiều năng
lƣợng. Việc nhập dữ liệu vào máy tính đƣợc thực hiện thông qua các bìa đục lỗ
và kết quả đƣợc đƣa ra máy in, điều này làm mất rất nhiều thời gian và bất tiện
cho ngƣời sử dụng.
Đến giữa những năm 60, cùng với sự phát triển của các ứng dụng trên
máy tính và nhu cầu trao đổi thông tin với nhau, một số nhà sản xuất máy tính
đã nghiên cứa chế tạo thành công các thiết bị truy cập từ xa tới các máy tính của
họ, và đây chính là những dạng sơ khai của hệ thống mạng máy tính.
Đến đầu những năm 70, hệ thống thiết bị đầu cuối 3270 của IBM ra đời
cho phép mở rộng khả năng tính toán của các trung tâm máy tính đến các vùng ở
xa. Đến giữa hững năm 70, IBM đã giới thiệu một loạt các thiết bị đầu cuối
đƣợc thiết kế chế tạo cho lĩnh vực ngân hàng, thƣơng mại. Thông qua dây cáp
mạng các thiết bị đầu cuối có thể truy cập cùng một lúc đến một máy tính dùng
chung. Đến năm 1977, công ty Datapoint Corporation đã tung ra thị trƣờng hệ
điều hành mạng của mình là “Attache Resource Computer Network” (Arcnet)
cho phép liên kết các máy tính và các thiết bị đầu cuối lại bằng dây cáp mạng,
và đó đánh dấu sự ra đời đầu tiên của mạng máy tính.

Trang: 10
Nói một cách cơ bản, mạng máy tính là hai hay nhiều máy tính đƣợc kết
nối với nhau theo một cách nào đó sao cho chúng có thể trao đổi thông tin qua
lại với nhau.

Hình 1.1: Mô hình mạng cơ bản


Mạng máy tính ra đời xuất phát từ nhu cầu muốn chia sẻ và dùng chung
dữ liệu. Không có hệ thống mạng thì dữ liệu trên các máy tính độc lập muốn
chia sẻ với nhau phải thông qua việc in ấn hay sao chép qua đĩa mềm, CD ROM,
… điều này gây rất nhiều bất tiện cho ngƣời dùng. Các máy tính đƣợc kết nối
thành mạng cho phép các khả năng:
• Sử dụng chung các công cụ tiện ích
• Chia sẻ kho dữ liệu dùng chung
• Tăng độ tin cậy của hệ thống
• Trao đổi thông điệp, hình ảnh,
• Dùng chung các thiết bị ngoại vi (máy in, máy vẽ, Fax, modem …)
• Giảm thiểu chi phí và thời gian đi lại.
1.2. Mục đích nối mạng
Ngày nay với một lƣợng lớn về thông tin, nhu cầu xử lý thông tin ngày
càng cao. Mạng máy tính hiện nay trở nên quá quen thuộc đối với chúng ta,
trong mọi lĩnh vực nhƣ khoa học, quân sự, quốc phòng, thƣơng mại, dịch vụ,
giáo dục... Hiện nay ở nhiều nơi mạng đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu
đƣợc. Ngƣời ta thấy đƣợc việc kết nối các máy tính thành mạng cho chúng ta
những khả năng mới to lớn nhƣ:

Hình 1.2: Chia sẻ máy in qua mạng


+ Sử dụng chung tài nguyên: Những tài nguyên của mạng (nhƣ thiết bị,
chƣơng trình, dữ liệu) khi đƣợc trở thành các tài nguyên chung thì mọi thành
viên của mạng đều có thể tiếp cận đƣợc mà không quan tâm tới những tài
nguyên đó ở đâu.
Ngƣời ta có thể dễ dàng bảo trì máy móc và lƣu trữ (backup) các dữ liệu
chung và khi có trục trặc trong hệ thống thì chúng có thể đƣợc khôi phục nhanh

Trang: 11
chóng. Trong trƣờng hợp có trục trặc trên một trạm làm việc thì ngƣời ta cũng
có thể sử dụng những trạm khác thay thế.
+ Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả khai thác thông tin: Khi thông tin
có thể đƣợc sữ dụng chung thì nó mang lại cho ngƣời sử dụng khả năng tổ chức
lại các công việc với những thay đổi về chất nhƣ:
- Đáp ứng những nhu cầu của hệ thống ứng dụng kinh doanh hiện đại.
- Cung cấp sự thống nhất giữa các dữ liệu.
- Tăng cƣờng khả năng xử lý thông tin nhờ kết hợp các bộ phận phân tán
- Tăng cƣờng truy nhập tới các dịch vụ mạng khác nhau đang đƣợc cung
cấp trên thế giới.
Với nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội nên vấn đề kỹ thuật trong
mạng là mối quan tâm hàng đầu của các nhà tin học. Ví dụ nhƣ làm thế nào để
truy xuất thông tin một cách nhanh chóng và tối ƣu nhất, trong khi việc xử lý
thông tin trên mạng quá nhiều đôi khi có thể làm tắc nghẽn trên mạng và gây ra
mất thông tin một cách đáng tiếc.
Hiện nay việc làm sao có đƣợc một hệ thống mạng chạy thật tốt, thật an
toàn với lợi ích kinh tế cao đang rất đƣợc quan tâm. Một vấn đề đặt ra có rất
nhiều giải pháp về công nghệ, một giải pháp có rất nhiều yếu tố cấu thành, trong
mỗi yếu tố có nhiều cách lựa chọn. Nhƣ vậy để đƣa ra một giải pháp hoàn chỉnh,
phù hợp thì phải trải qua một quá trình chọn lọc dựa trên những ƣu điểm của
từng yếu tố, từng chi tiết rất nhỏ.
Để giải quyết một vấn đề phải dựa trên những yêu cầu đặt ra và dựa trên
công nghệ để giải quyết. Nhƣng công nghệ cao nhất chƣa chắc là công nghệ tốt
nhất, mà công nghệ tốt nhất là công nghệ phù hợp nhất.
1.3. Phân loại mạng
1.3.1. Mạng cục bộ LAN
Mạng máy tính cục bộ gọi tắt là LAN. Các LAN bao gồm các thành phần
sau :
+ Máy tính
+ Các card giao tiếp mạng
+ Đƣờng truyền thiết lập mạng
+ Các thiết bị mạng
Mạng cục bộ LAN tạo điều kiện cho công việc kinh doanh, trong đó dùng
kỹ thuật máy tính để chia sẻ tập tin và máy in cục bộ một cách hiệu quả và mở
ra khả năng truyền thông nội bộ. Ví dụ điển hình đó là e-mail. Chúng kết dính số
liệu, truyền thông cục bộ và phƣơng tiện tính toán lại với nhau.
Vài công nghệ LAN phổ dụng là :
+ Ethernet
+ Token Ring
+ FDDI

Trang: 12
Hình 1.2 : Mô hình mạng cục bộ LAN
1.3.2. Mạng diện rộng WAN
Mạng máy tính diện rộng gọi tắt là WAN. Các WAN liên nối các LAN, từ
các LAN cung cấp truy xuất đến các máy tính hay các file server tại các vị trí
khác. Bởi các WAN kết nối các mạng user qua một phạm vi địa lý rộng lớn, nên
chúng mở ra khả năng cung ứng hoạt động thông tin cự ly xa cho doanh nghiệp.
sử dụng WAN cho phép các máy tính, máy in và các thiết bị khác trên một LAN
chia sẻ và đƣợc chia sẻ với các vị trí ở xa. WAN cung cấp truyền thông tức thời
qua các miền địa lý rộng lớn. Khả năng truyền một instant message đến một ai
đó ở bất cứ nơi đâu trên thế giới tạo ra một khả năng truyền thông tƣơng tự nhƣ
dạng truyền thông giữa hai ngƣời ở tại một vị trí địa lý. Phần mềm chức năng
cung cấp truy xuất thông tin và tài nguyên thời gian thực cho phép hội họp đƣợc
tổ chức từ xa. Thiết lập mạng diện rộng cũng tạo ra một lớp nhân công mới đƣợc
gọi là telecommuter, đó là những ngƣời làm việc mà chẳng bao giờ phải dời
khỏi nhà. Các WAN đƣợc thiết kế để làm các công việc sau:
+ Hoạt động qua các vùng tách biệt về mặt địa lý rộng lớn
+ Cho phép các user có khả năng thông tin thời gian thực với các user
khác
+ Cung cấp kết nối liên tục các tài nguyên xa vào dịch vụ cục bộ
+ Cung cấp e-mail, www, FTP và các dịch vụ thƣơng mại điện tử
- Vài công nghệ WAN phổ biến là:
+ Modem
+ ISDN
+ DSL
+ Frame Relay
+ Các đƣờng truyền dẫn số theo chuẩn Bắc Mỹ và châu Âu T1, E1, T3,
E3
+ Mạng quang đồng bộ SONET

Trang: 13
Hình 1.3: Mô hình mạng diện rộng WAN

1.3.3. Mạng toàn cầu INTERNET


Cùng với sự phát triển của NFSNET và ARPANET nhất là khi giao thức
TCP/IP đã trở thành giao thức chính thức duy nhất trên các mạng trên thì số
lƣợng các mạng, nút muốn tham gia kết nối vào hai mạng trên đã tăng lên rất
nhanh. Rất nhiều các mạng vùng đƣợc kết nối với nhau và còn liên kết với các
mạng ở Canada, châu Âu.
Vào khoảng giữa những năm 1980 ngƣời ta bắt đầu thấy đƣợc sự hình
thành của một hệ thống liên mạng lớn mà sau này đƣợc gọi là Internet. Sự phát
triển của Internet đƣợc tính theo cấp số nhân, nếu nhƣ năm 1990 có khoảng
200.000 máy tính với 3.000 mạng con thì năm 1992 đã có khoảng 1.000.000
máy tính đƣợc kết nối, đến năm 1995 đã có hàng trăm mạng cấp vùng, chục
ngàn mạng con và nhiều triệu máy tính. Rất nhiều mạng lớn đang hoạt động
cũng đã đƣợc kết nối vào Internet nhƣ các mạng SPAN, NASA network,
HEPNET, BITNET, IBM network, EARN. Việc liên kết các mạng đƣợc thực
hiện thông qua rất nhiều đƣờng nối có tốc độ rất cao.
Hiện nay một máy tính đƣợc gọi là thành viên của Internet nếu máy tính
đó có giao thức truyền dữ liệu TCP/IP, có một địa chỉ IP trên mạng và nó có thể
gửi các gói tin IP đến tất cả các máy tính khác trên mạng Internet.
Tuy nhiên trong nhiều trƣờng hợp thông qua một nhà cung cấp dịch vụ
Internet ngƣời sử dụng kết nối máy của mình với máy chủ của nhà phục vụ và
đƣợc cung cấp một địa chỉ tạm thời trƣớc khi khai thác các tài nguyên của
Internet. Máy tính của ngƣời đó có thể gửi các gói tin cho các máy khác bằng
địa chỉ tạm thời đó và địa chỉ đó sẽ trả lại cho nhà cung cấp khi kết thúc liên lạc.
Vì máy tính của ngƣời đó sử dụng trong thời gian liên kết với Internet cũng có
một địa chỉ IP nên ngƣời ta vẫn coi máy tính đó là thành viên của Internet.
Vào năm 1992 cộng đồng Internet đã ra đời nhằm thúc đẩy sự phát triển
của Internet và điều hành nó. Hiện nay Internet có 5 dịch vụ chính:

Trang: 14
+ Thƣ điện tử (Email): đây là dịch vụ đã có từ khi mạng ARPANET mới
đƣợc thiết lập, nó cho phép gửi và nhận thƣ điện tử cho mọi thành viên khác
trong mạng.
+ Thông tin mới (News): Các vấn đề thời sự đƣợc chuyển thành các diễn
đàn cho phép mọi ngƣời quan tâm có thể trao đổi các thông tin cho nhau, hiện
nay có hàng nghìn diễn đàn về mọi mặt trên Internet.
+ Đăng nhập từ xa (Remote Login): Bằng các chƣơng trình nhƣ Telnet,
Rlogin ngƣời sử dụng có thể từ một trạm của Internet đăng nhập (logon) vào
một trạm khác nếu nhƣ ngƣời đó đƣợc đăng ký trên máy tính kia.
+ Chuyển file (File transfer): Bằng chƣơng trình FTP ngƣời sử dụng có
thể chép các file từ một máy tính trên mạng Internet tới một máy tính khác.
Ngƣời ta có thể chép nhiều phần mềm, cơ sở dữ liệu, bài báo bằng cách trên.
+ Dịch vụ WWW (World Wide Web): WWW là một dịch vụ đặc biệt
cung cấp thông tin từ xa trên mạng Internet. Các tập tin siêu văn bản đƣợc lƣu
trữ trên máy chủ sẽ cung cấp các thông tin và dẫn đƣờng trên mạng cho phép
ngƣời sử dụng dễ dàng truy cập các tập tin văn bản, đồ họa, âm thanh.

Hình 1.4: Ví dụ một trang Web cho phép dễ dàng khai thác các trang Web khác

Ngƣời sử dụng nhận đƣợc thông tin dƣới dạng các trang văn bản, một
trang là một đơn thể nằm trong máy chủ. Đây là dịch vụ đang mang lại sức thu
hút to lớn cho mạng Internet, chúng ta có thể xây dựng các trang Web bằng
ngôn ngữ HTML (Hypertext Markup Language) với nhiều dạng phong phú nhƣ
văn bản, hình vẽ, video, tiếng nói và có thể có các kết nối với các trang Web
khác. Khi các trang đó đƣợc đặt trên các máy chủ Web thì thông qua Internet
ngƣời ta có thể xem đƣợc sự thể hiện của các trang Web trên và có thể xem các
trang web khác mà nó chỉ đến.

Trang: 15
Các phần mềm thông dụng đƣợc sử dụng hiện nay để xây dựng và duyệt
các trang Web là Mosaic, Navigator của Netscape, Internet Explorer của
Microsoft, Web Access của Novell.
1.4. Mô hình mạng
1.4.1. Sự cần thiết phải có mô hình truyền thông
Để một mạng máy tính trở một môi trƣờng truyền dữ liệu thì nó cần phải
có những yếu tố sau:
+ Mỗi máy tính cần phải có một địa chỉ phân biệt trên mạng.
+ Việc chuyển dữ liệu từ máy tính này đến máy tính khác do mạng thực
hiện thông qua những quy định thống nhất gọi là giao thức của mạng.
Khi các máy tính trao đổi dữ liệu với nhau thì một quá trình truyền giao
dữ liệu đã đƣợc thực hiện hoàn chỉnh. Ví dụ nhƣ để thực hiện việc truyền một
file giữa một máy tính với một máy tính khác cùng đƣợc gắn trên một mạng các
công việc sau đây phải đƣợc thực hiện:
+ Máy tính cần truyền cần biết địa chỉ của máy nhận.
+ Máy tính cần truyền phải xác định đƣợc máy tính nhận đã sẵn sàng nhận
thông tin
+ Chƣơng trình gửi file trên máy truyền cần xác định đƣợc rằng chƣơng
trình nhận file trên máy nhận đã sẵn sàng tiếp nhận file.
+ Nếu cấu trúc file trên hai máy không giống nhau thì một máy phải làm
nhiệm vụ chuyển đổi file từ dạng này sang dạng kia.
+ Khi truyền file máy tính truyền cần thông báo cho mạng biết địa chỉ của
máy nhận để các thông tin đƣợc mạng đƣa tới đích.
Điều trên đó cho thấy giữa hai máy tính đã có một sự phối hợp hoạt động
ở mức độ cao. Bây giờ thay vì chúng ta xét cả quá trình trên nhƣ là một quá
trình chung thì chúng ta sẽ chia quá trình trên ra thành một số công đoạn và mỗi
công đoạn con hoạt động một cách độc lập với nhau. Ở đây chƣơng trình truyền
nhận file của mỗi máy tính đƣợc chia thành ba module là: Module truyền và
nhận File, Module truyền thông và Module tiếp cận mạng. Hai module tƣơng
ứng sẽ thực hiện việc trao đổi với nhau trong đó:
+ Module truyền và nhận file: cần đƣợc thực hiện tất cả các nhiệm vụ
trong các ứng dụng truyền nhận file. Ví dụ: truyền nhận thông số về file, truyền
nhận các mẫu tin của file, thực hiện chuyển đổi file sang các dạng khác nhau nếu
cần. Module truyền và nhận file không cần thiết phải trực tiếp quan tâm tới việc
truyền dữ liệu trên mạng nhƣ thế nào mà nhiệm vụ đó đƣợc giao cho Module
truyền thông.
+ Module truyền thông: quan tâm tới việc các máy tính đang hoạt động và
sẵn sàng trao đổi thông tin với nhau. Nó còn kiểm soát các dữ liệu sao cho
những dữ liệu này có thể trao đổi một cách chính xác và an toàn giữa hai máy
tính. Điều đó có nghĩa là phải truyền file trên nguyên tắc đảm bảo an toàn cho
dữ liệu, tuy nhiên ở đây có thể có một vài mức độ an toàn khác nhau đƣợc dành
cho từng ứng dụng. Ở đây việc trao đổi dữ liệu giữa hai máy tính không phụ
thuộc vào bản chất của mạng đang liên kết chúng. Những yêu cầu liên quan đến

Trang: 16
mạng đã đƣợc thực hiện ở module thứ ba là module tiếp cận mạng và nếu mạng
thay đổi thì chỉ có module tiếp cận mạng bị ảnh hƣởng.
+ Module tiếp cận mạng: đƣợc xây dựng liên quan đến các quy cách giao
tiếp với mạng và phụ thuộc vào bản chất của mạng. Nó đảm bảo việc truyền dữ
liệu từ máy tính này đến máy tính khác trong mạng.
Nhƣ vậy thay vì xét cả quá trình truyền file với nhiều yêu cầu khác nhau
nhƣ một tiến trình phức tạp thì chúng ta có thể xét quá trình đó với nhiều tiến
trình con phân biệt dựa trên việc trao đổi giữa các Module tƣơng ứng trong
chƣơng trình truyền file. Cách này cho phép chúng ta phân tích kỹ quá trình file
và dễ dàng trong việc viết chƣơng trình.
Việc xét các module một cách độc lập với nhau nhƣ vậy cho phép giảm
độ phức tạp cho việc thiết kế và cài đặt. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng rộng rãi
trong việc xây dựng mạng và các chƣơng trình truyền thông và đƣợc gọi là
phƣơng pháp phân tầng (layer).
Nguyên tắc của phƣơng pháp phân tầng là:
+ Mỗi hệ thống thành phần trong mạng đƣợc xây dựng nhƣ một cấu trúc
nhiều tầng và đều có cấu trúc giống nhau nhƣ: số lƣợng tầng và chức năng của
mỗi tầng.
+ Các tầng nằm chồng lên nhau, dữ liệu đƣợc chỉ trao đổi trực tiếp giữa
hai tầng kề nhau từ tầng trên xuống tầng dƣới và ngƣợc lại.
+ Cùng với việc xác định chức năng của mỗi tầng chúng ta phải xác định
mối quan hệ giữa hai tầng kề nhau. Dữ liệu đƣợc truyền đi từ tầng cao nhất của
hệ thống truyền lần lƣợt đến tầng thấp nhất sau đó truyền qua đƣờng nối vật lý
dƣới dạng các bit tới tầng thấp nhất của hệ thống nhận, sau đó dữ liệu đƣợc
truyền ngƣợc lên lần lƣợt đến tầng cao nhất của hệ thống nhận.
+ Chỉ có hai tầng thấp nhất có liên kết vật lý với nhau còn các tầng trên
cùng thứ tƣ chỉ có các liên kết logic với nhau. Liên kết logic của một tầng đƣợc
thực hiện thông qua các tầng dƣới và phải tuân theo những quy định chặt chẽ,
các quy định đó đƣợc gọi giao thức của tầng.

Hình 1.5: Mô hình phân tầng gồm N tầng

1.4.2. Mô hình truyền thông đơn giản 3 tầng


Nói chung trong truyền thông có sự tham gia của các thành phần: các
chƣơng trình ứng dụng, các chƣơng trình truyền thông, các máy tính và các
mạng. Các chƣơng trình ứng dụng là các chƣơng trình của ngƣời sử dụng đƣợc
thực hiện trên máy tính và có thể tham gia vào quá trình trao đổi thông tin giữa

Trang: 17
hai máy tính. Trên một máy tính với hệ điều hành đa nhiệm (nhƣ Windows,
UNIX) thƣờng đƣợc thực hiện đồng thời nhiều ứng dụng trong đó có những ứng
dụng liên quan đến mạng và các ứng dụng khác. Các máy tính đƣợc nối với
mạng và các dữ liệu đƣợc trao đổi thông qua mạng từ máy tính này đến máy tính
khác.
Việc gửi dữ liệu đƣợc thực hiện giữa một ứng dụng với một ứng dụng
khác trên hai máy tính khác nhau thông qua mạng đƣợc thực hiện nhƣ sau: Ứng
dụng gửi chuyển dữ liệu cho chƣơng trình truyền thông trên máy tính của nó,
chƣơng trình truyền thông sẽ gửi chúng tới máy tính nhận. Chƣơng trình truyền
thông trên máy nhận sẽ tiếp nhận dữ liệu, kiểm tra nó trƣớc khi chuyển giao cho
ứng dụng đang chờ dữ liệu.
Với mô hình truyền thông đơn giản ngƣời ta chia chƣơng trình truyền
thông thành ba tầng không phụ thuộc vào nhau là: tầng ứng dụng, tầng chuyển
vận và tầng tiếp cận mạng.
+ Tầng tiếp cận mạng: liên quan tới việc trao đổi dữ liệu giữa máy tính và
mạng mà nó đƣợc nối vào. Để dữ liệu đến đƣợc đích máy tính gửi cần phải
chuyển địa chỉ của máy tính nhận cho mạng và qua đó mạng sẽ chuyển các
thông tin tới đích. Ngoài ra máy gửi có thể sử dụng một số phục vụ khác nhau
mà mạng cung cấp nhƣ gửi ƣu tiên, tốc độ cao. Trong tầng này có thể có nhiều
phần mềm khác nhau đƣợc sử dụng phụ thuộc vào các loại của mạng ví dụ nhƣ
mạng chuyển mạch, mạng chuyển mạch gói, mạng cục bộ.
+ Tầng truyền dữ liệu: thực hiện quá trình truyền thông không liên quan
tới mạng và nằm ở trên tầng tiếp cận mạng. Tầng truyền dữ liệu không quan tâm
tới bản chất các ứng dụng đang trao đổi dữ liệu mà quan tâm tới làm sao cho các
dữ liệu đƣợc trao đổi một cách an toàn. Tầng truyền dữ liệu đảm bảo các dữ liệu
đến đƣợc đích và đến theo đúng thứ tự mà chúng đƣợc xử lý. Trong tầng truyền
dữ liệu ngƣời ta phải có những cơ chế nhằm đảm bảo sự chính xác đó và rõ ràng
các cơ chế này không phụ thuộc vào bản chất của từng ứng dụng và chúng sẽ
phục vụ cho tất cả các ứng dụng.
+ Tầng ứng dụng: sẽ chứa các module phục vụ cho tất cả những ứng dụng
của ngƣời sử dụng. Với các loại ứng dụng khác nhau (nhƣ là truyền file, truyền
thƣ mục) cần các module khác nhau.

Hình 1.6: Mô hình truyền thông 3 tầng

Trang: 18
Trong một mạng với nhiều máy tính, mỗi máy tính một hay nhiều ứng
dụng thực hiện đồng thời (Tại đây ta xét trên một máy tính trong một thời điểm
có thể chạy nhiều ứng dụng và các ứng dụng đó có thể thực hiện đồng thời việc
truyền dữ liệu qua mạng). Một ứng dụng khi cần truyền dữ liệu qua mạng cho
một ứng dụng khác cần phải gọi 1 module tầng ứng dụng của chƣơng trình
truyền thông trên máy của mình, đồng thời ứng dụng kia cũng sẽ gọi 1 module
tầng ứng dụng trên máy của nó. Hai module ứng dụng sẽ liên kết với nhau nhằm
thực hiện các yêu cầu của các chƣơng trình ứng dụng.
Các ứng dụng đó sẽ trao đổi với nhau thông qua mạng, tuy nhiên trong 1
thời điểm trên một máy có thể có nhiều ứng dụng cùng hoạt động và để việc
truyền thông đƣợc chính xác thì các ứng dụng trên một máy cần phải có một địa
chỉ riêng biệt. Rõ ràng cần có hai lớp địa chỉ:
+ Mỗi máy tính trên mạng cần có một địa chỉ mạng của mình, hai máy
tính trong cùng một mạng không thể có cùng địa chỉ, điều đó cho phép mạng có
thể truyền thông tin đến từng máy tính một cách chính xác.
+ Mỗi một ứng dụng trên một máy tính cần phải có địa chỉ phân biệt trong
máy tính đo. Nó cho phép tầng truyền dữ liệu giao dữ liệu cho đúng ứng dụng
đang cần. Địa chỉ đó đƣợc gọi là điểm tiếp cận giao dịch. Điều đó cho thấy mỗi
một ứng dụng sẽ tiếp cận các phục vụ của tầng truyền dữ liệu một cách độc lập.
+ Các module cùng một tầng trên hai máy tính khác nhau sẽ trao đổi với
nhau một cách chặt chẽ theo các qui tắc xác định trƣớc đƣợc gọi là giao thức.
Một giao thức đƣợc thể hiện một cách chi tiết bởi các chức năng cần phải thực
hiện nhƣ các giá trị kiểm tra lỗi, việc định dạng các dữ liệu, các quy trình cần
phải thực hiện để trao đổi thông tin.

Hình 1.7: Ví dụ mô hình truyền thông đơn giản


Chúng ta hãy xét trong ví dụ (nhƣ hình vẽ trên): giả sử có ứng dụng có
điểm tiếp cận giao dịch 1 trên máy tính A muốn gửi thông tin cho một ứng dụng
khác trên máy tính B có điểm tiếp cận giao dịch 2. Úng dụng trên máy tính A
chuyển các thông tin xuống tầng truyền dữ liệu của A với yêu cầu gửi chúng cho

Trang: 19
điểm tiếp cận giao dịch 2 trên máy tính B. Tầng truyền dữ liệu máy A sẽ chuyển
các thông tin xuống tầng tiếp cận mạng máy A với yêu cầu chuyển chúng cho
máy tính B (Chú ý rằng mạng không cần biết địa chỉ của điểm tiếp cận giao dịch
mà chỉ cần biết địa chỉ của máy tính B). Để thực hiện quá trình này, các thông
tin kiểm soát cũng sẽ đƣợc truyền cùng với dữ liệu.
Đầu tiên khi ứng dụng 1 trên máy A cần gửi một khối dữ liệu nó chuyển
khối đó cho tầng vận chuyển. Tầng vận chuyển có thể chia khối đó ra thành
nhiều khối nhỏ phụ thuộc vào yêu cầu của giao thức của tầng và đóng gói chúng
thành các gói tin (packet). Mỗi một gói tin sẽ đƣợc bổ sung thêm các thông tin
kiểm soát của giao thức và đƣợc gọi là phần đầu (Header) của gói tin. Thông
thƣờng phần đầu của gói tin cần có:
+ Địa chỉ của điểm tiếp cận giao dịch nơi đến (Ở đây là 3): khi tầng vận
chuyển của máy B nhận đƣợc gói tin thì nó biết đƣợc ứng dụng nào mà nó cần
giao.
+ Số thứ tự: của gói tin, khi tầng vận chuyển chia một khối dữ liệu ra
thành nhiều gói tin thì nó cần phải đánh số thứ tự các gói tin đó. Nếu chúng đi
đến đích nếu sai thứ tự thì tầng vận chuyển của máy nhận có thể phát hiện và
chỉnh lại thứ tự. Ngoài ra nếu có lỗi trên đƣờng truyền thì tầng vận chuyển của
máy nhận sẽ phát hiện ra và yêu cầu gửi lại một cách chính xác.
+ Mã sửa lỗi: để đảm bảo các dữ liệu đƣợc nhận một cách chính xác thì
trên cơ sở các dữ liệu của gói tin tầng vận chuyển sẽ tính ra một giá trị theo một
công thức có sẵn và gửi nó đi trong phần đầu của gói tin. Tầng vận chuyển nơi
nhận thông qua giá trị đó xác định đƣợc gói tin đó có bị lỗi trên đƣờng truyền
hay không.
Bƣớc tiếp theo tầng vận chuyển máy A sẽ chuyển từng gói tin và địa chỉ của
máy tính đích (ở đây là B) xuống tầng tiếp cận mạng với yêu cầu chuyển chúng
đi. Để thực hiện đƣợc yêu cầu này tầng tiếp cận mạng cũng tạo các gói tin của
mình trƣớc khi truyền qua mạng. Tại đây giao thức của tầng tiếp cận mạng sẽ
thêm các thông tin điều khiển vào phần đầu của gói tin mạng.

Hình 1.8: Mô hình thiết lập gói tin


Trong phần đầu gói tin mạng sẽ bao gồm địa chỉ của máy tính nhận, dựa
trên địa chỉ này mạng truyền gói tin tới đích. Ngoài ra có thể có những thông số
nhƣ là mức độ ƣu tiên.

Trang: 20
Nhƣ vậy thông qua mô hình truyền thông đơn giản chúng ta cũng có thể
thấy đƣợc phƣơng thức hoạt động của các máy tính trên mạng, có thể xây dựng
và thay đổi các giao thức trong cùng một tầng.
1.4.3. Các nhu cầu về chuẩn hóa đối với mạng
Trong phần trên chúng ta đã xem xét một mô hình truyền thông đơn giản,
trong thực tế việc phân chia các tầng nhƣ trong mô hình trên thực sự chƣa đủ.
Trên thế giới hiện có một số cơ quan định chuẩn, họ đƣa ra hàng loạt chuẩn về
mạng tuy các chuẩn đó có tính chất khuyến nghị chứ không bắt buộc nhƣng
chúng rất đƣợc các cơ quan chuẩn quốc gia coi trọng. Hai trong số các cơ quan
chuẩn quốc tế là:
+ ISO (The International Standards Organization): Là tổ chức tiêu chuẩn
quốc tế hoạt động dƣới sự bảo trợ của Liên hợp Quốc với thành viên là các cơ
quan chuẩn quốc gia với số lƣợng khoảng hơn 100 thành viên với mục đích hỗ
trợ sự phát triển các chuẩn trên phạm vi toàn thế giới. Một trong những thành
tựu của ISO trong lãnh vực truyền thông là mô hình hệ thống mở (Open Systems
Interconnection - gọi tắt là OSI).
+ CCITT (Commité Consultatif International pourle Telegrapheet là
Téléphone): Tổ chức tƣ vấn quốc tế về điện tín và điện thoại làm việc dƣới sự
bảo trợ của Liên Hiệp Quốc có trụ sở chính tại Geneva - Thụy sỹ. Các thành
viên chủ yếu là các cơ quan bƣu chính viễn thông các quốc gia. Tổ chức này có
vai trò phát triển các khuyến nghị trong các lãnh vực viễn thông.
1.4.4. Một số mô hình chuẩn hóa
Mô hình OSI (Open Systems Interconnection)
Mô hình OSI là một cơ sở dành cho việc chuẩn hoá các hệ thống truyền
thông, nó đƣợc nghiên cứu và xây dựng bởi ISO. Việc nghiên cứu về mô hình
OSI đƣợc bắt đầu tại ISO vào năm 1971 với mục tiêu nhằm tới việc nối kết các
sản phẩm của các hãng sản xuất khác nhau và phối hợp các hoạt động chuẩn hoá
trong các lĩnh vực viễn thông và hệ thống thông tin. Theo mô hình OSI chƣơng
trình truyền thông đƣợc chia ra thành 7 tầng với những chức năng phân biệt cho
từng tầng. Hai tầng đồng mức khi liên kết với nhau phải sử dụng một giao thức
chung. Trong mô hình OSI có hai loại giao thức chính đƣợc áp dụng: giao thức
có liên kết (connection - oriented) và giao thức không liên kết (connectionless)
+ Giao thức có liên kết: trƣớc khi truyền dữ liệu hai tầng đồng mức cần
thiết lập một liên kết logic và các gói tin đƣợc trao đổi thông qua liên kết náy,
việc có liên kết logic sẽ nâng cao độ an toàn trong truyền dữ liệu.
+ Giao thức không liên kết: trƣớc khi truyền dữ liệu không thiết lập liên
kết logic và mỗi gói tin đƣợc truyền độc lập với các gói tin trƣớc hoặc sau nó.
Nhiệm vụ của các tầng trong mô hình OSI:
+ Tầng ứng dụng (Application layer): tầng ứng dụng quy định giao diện
giữa ngƣời sử dụng và môi trƣờng OSI, nó cung cấp các phƣơng tiện cho ngƣời
sử dụng truy cập vả sử dụng các dịch vụ của mô hình OSI.
+ Tầng trình bày (Presentation layer): tầng trình bày chuyển đổi các thông
tin từ cú pháp ngƣời sử dụng sang cú pháp để truyền dữ liệu, ngoài ra nó có thể
nén dữ liệu truyền và mã hóa chúng trƣớc khi truyền để bảo mật.

Trang: 21
+ Tầng giao dịch (Session layer): tầng giao dịch quy định một giao diện
ứng dụng cho tầng vận chuyển sử dụng. Nó xác lập ánh xa giữa các tên đặt địa
chỉ, tạo ra các tiếp xúc ban đầu giữa các máy tính khác nhau trên cơ sở các giao
dịch truyền thông. Nó đặt tên nhất quán cho mọi thành phần muốn đối thoại
riêng với nhau.
+ Tầng vận chuyển (Transport layer): tầng vận chuyển xác định địa chỉ
trên mạng, cách thức chuyển giao gói tin trên cơ sở trực tiếp giữa hai đầu mút
(end-to-end). Để bảo đảm đƣợc việc truyền ổn định trên mạng tầng vận chuyển
thƣờng đánh số các gói tin và đảm bảo chúng chuyển theo thứ tự.

Hình 1.9: Mô hình 7 tầng OSI


+ Tầng mạng (Network layer): tầng mạng có nhiệm vụ xác định việc
chuyển hƣớng, vạch đƣờng các gói tin trong mạng, các gói tin này có thể phải đi
qua nhiều chặng trƣớc khi đến đƣợc đích cuối cùng.
+ Tầng liên kết dữ liệu (Data link layer): tầng liên kết dữ liệu có nhiệm vụ
xác định cơ chế truy nhập thông tin trên mạng, các dạng thức chung trong các
gói tin, đóng các gói tin...
+ Tầng vật lý (Phisical layer): tầng vật lý cung cấp phƣơng thức truy cập
vào đƣờng truyền vật lý để truyền các dòng Bit không cấu trúc, ngoài ra nó cung
cấp các chuẩn về điện, dây cáp, đầu nối, kỹ thuật nối mạch điện, điện áp, tốc độ
cáp truyền dẫn, giao diện nối kết và các mức nối kết..
Mô hình SNA (Systems Netword Architecture)
Tháng 9/1973, Hãng IBM giới thiệu một kiến trúc mạng máy tính SNA
(System Network Architecture). Đến năm 1977 đã có 300 trạm SNA đƣợc cài
đặt. Cuối năm 1978, số lƣợng đã tăng lên đến 1250, rồi cứ theo đà đó cho đến
nay đã có 20.000 trạm SNA đang đƣợc hoạt động. Qua con số này chúng ta có
thể hình dung đƣợc mức độ quan trọng và tầm ảnh hƣởng của SNA trên toàn thế
giới.
Cần lƣu ý rằng SNA không là một chuẩn quốc tế chính thức nhƣ OSI
nhƣng do vai trò to lớn của hãng IBM trên thị trƣờng CNTT nên SNA trở thành
một loại chuẩn thực tế và khá phổ biến. SNA là một đặc tả gồm rất nhiều tài liệu
mô tả kiến trúc của mạng xử lý dữ liệu phân tán. Nó định nghĩa các quy tắc và
các giao thức cho sự tƣơng tác giữa các thành phần (máy tính, trạm cuối, phần
mềm) trong mạng.

Trang: 22
SNA đƣợc tổ chức xung quanh khái niệm miền (domain). Một SNA
domain là một điểm điều khiển các dịch vụ hệ thống (Systems Services control
point - SSCP) và nó sẽ điều khiển tất cả các tài nguyên đó, Các tài nguyên ở đây
có thể là các đơn vị vật lý, các đơn vị logic, các liên kết dữ liệu và các thiết bị.
Có thể ví SSCP nhƣ là "trái tim và khối óc" của SNA. Nó điều khiển SNA
domain bằng cách gói các lệnh tới một đơn vị vật lý, đơn vị vật lý này sau khi
nhận đƣợc lệnh sẽ quản lý tất cả các tài nguyên trực tiếp với nó. đơn vị vật lý
thực sự là một "đối tác" của SSCP và chứa một tập con các khả năng của SSCP.
Các Đơn vị vật lý đảm nhiệm việc quản lý của mỗi nút SNA.
SNA phân biệt giữa các nút miền con (Subarea node) và các nút ngoại vi
(peripheral node).
+ Một nút miền con có thể dẫn đƣờng cho dữ liệu của ngƣời sử dụng qua
toàn bộ mạng. Nó dùng địa chỉ mạng và một số hiệu đƣờng (router suember) để
xác định đƣờng truyền đi tới nút kế tiếp trong mạng.
+ Một nút ngoại vi có tính cục bộ hơn. Nó không dẫn đƣờng giữa các nút
miền con. Các nút đƣợc nối và điều khiển theo giao thức SDLC (Synchronous
Data Link Control). Mỗi nút ngoại vi chỉ liên lạc đƣợc với nút miền con mà nó
nối vào.
Mạng SNA dựa trên cơ chế phân tầng, trƣớc đây thì 2 hệ thống ngang
hàng không đƣợc trao đổi trực tiếp. Sau này phát triển thành SNA mở rộng: Lúc
này hai tầng ngang hàng nhau có thể trao đổi trực tiếp. Với 6 tầng có tên gọi và
chức năng tất nhƣ sau:
+ Tầng quản trị chức năng SNA (SNA Function Manegement): Tầng này
thật ra có thể chia tầng này làm hai tầng nhƣ sau:
+ Tầng dịch vụ giao tác (Transaction): cung cấp các dịch vụ ứng dụng đến
ngƣời dùng một mạng SNA. Những dịch vụ đó nhƣ : DIA cung cấp các tài liệu
phân bố giữa các hệ thống văn phòng, SNA DS (văn phòng dịch vụ phân phối)
cho việc truyền thông bất đồng bộ giữa các ứng dụng phân tán và hệ thống văn
phòng. Tầng dịch vụ giao tác cũng cung cấp các dịch vụ và cấu hình, các dịch
vụ quản lý để điều khiển các hoạt động mạng.
+ Tầng dịch vụ trình diễn (Presentation Services): tầng này thì liên quan
với sự hiển thị các ứng dụng, ngƣời sử dụng đầu cuối và các dữ liệu hệ thống.
Tầng này cũng định nghĩa các giao thức cho việc truyền thông giữa các chƣơng
trình và điều khiển truyền thông ở mức hội thoại.
+ Tầng kiểm soát luồng dữ liệu (Data flow control): tầng này cung cấp các
dịch vụ điều khiển luồng lƣu thông cho các phiên từ logic này đến đơn vị logic
khác (LU - LU). Nó thực hiện điều này bằng cách gán các số trình tự, các yêu
cầu và đáp ứng, thực hiện các giao thức yêu cầu về đáp ứng giao dịch và hợp tác
giữa các giao dịch gởi và nhận. Nói chung nó yểm trợ phƣơng thức khai thác hai
chiều đồng thời (Full duplex).
+ Tầng kiểm soát truyền (Transmission control): Tầng này cung cấp các
điều khiển cơ bản của các phần tài nguyên truyền trong mạng, bằng cách xác
định số trình tự nhận đƣợc, và quản lý việc theo dõi mức phiên. Tầng này cũng
hỗ trợ cho việc mã hóa dữ liệu và cung cấp hệ thống hỗ trợ cho các nút ngoại vi.

Trang: 23
+ Tầng kiểm soát đƣờng dẫn (Path control): Tầng này cung cấp các giao
thức để tìm đƣờng cho một gói tin qua mạng SNA và để kết nối với các mạng
SNA khác, đồng thời nó cũng kiểm soát các đƣờng truyền này.
+ Tầng kiểm soát liên kết dữ liệu (Data Link Control): Tầng này cung cấp
các giao thức cho việc truyền các gói tin thông qua đƣờng truyền vật lý giữa hai
node và cũng cung cấp các điều khiển lƣu thông và phục hồi lỗi, các hỗ trợ cho
tầng này là các giao thức SDLC, System/370, X25, IEEE 802.2 và 802.5.
+ Tầng kiểm soát vật lý (Physical control): Tầng này cung cấp một giao
diện vật lý cho bất cứ môi trƣờng truyền thông nào mà gắn với nó. Tầng nào
định nghĩa các đặc trƣng của tín hiệu cần để thiết lập, duy trì và kết thúc các
đƣờng nối vật lý cho việc hỗ trợ kết nối.

Hình 1.10: Tương ứng các tầng các kiến trúc SNI và OSI
2. Tiến trình xây dựng mạng
Mục tiêu:
- Biết được lịch sử phát triển và các giao thức của mô hình OSI
- Trình bày được các chức năng chủ yếu trong mô hình OSI
- Nêu được các thiết bị mạng tương ứng với từng tầng trong mô hình OSI
- Trình bày được quy trình thiết kế mạng

2.1. Mô hình OSI


Việc nghiên cứu về OSI đƣợc bắt đầu tại ISO vào năm 1971 với các mục
tiêu nhằm nối kết các sản phẩm của các hãng sản xuất khác. Ƣu điểm chính của
OSI là ở chỗ nó hứa hẹn giải pháp cho vấn đề truyền thông giữa các máy tính
không giống nhau. Hai hệ thống, dù có khác nhau đều có thể truyền thông với
nhau một các hiệu quả nếu chúng đảm bảo những điều kiện chung sau đây:
+ Chúng cài đặt cùng một tập các chức năng truyền thông.
+ Các chức năng đó đƣợc tổ chức thành cùng một tập các tầng. các tầng
đồng mức phải cung cấp các chức năng nhƣ nhau.
+ Các tầng đồng mức khi trao đổi với nhau sử dụng chung một giao thức
Mô hình OSI tách các mặt khác nhau của một mạng máy tính thành bảy
tầng theo mô hình phân tầng. Mô hình OSI là một khung mà các tiêu chuẩn lập
mạng khác nhau có thể khớp vào. Mô hình OSI định rõ các mặt nào của hoạt

Trang: 24
động của mạng có thể nhằm đến bởi các tiêu chuẩn mạng khác nhau. Vì vậy,
theo một nghĩa nào đó, mô hình OSI là một loại tiêu chuẩn của các chuẩn.
2.1.1. Các giao thức trong mô hình OSI
Trong mô hình OSI có hai loại giao thức chính đƣợc áp dụng: giao thức
có liên kết (connection - oriented) và giao thức không liên kết (connectionless).
+ Giao thức có liên kết: trƣớc khi truyền dữ liệu hai tầng đồng mức cần
thiết lập một liên kết logic và các gói tin đƣợc trao đổi thông qua liên kết náy,
việc có liên kết logic sẽ nâng cao độ an toàn trong truyền dữ liệu.
+ Giao thức không liên kết: trƣớc khi truyền dữ liệu không thiết lập liên
kết logic và mỗi gói tin đƣợc truyền độc lập với các gói tin trƣớc hoặc sau nó.
Nhƣ vậy với giao thức có liên kết, quá trình truyền thông phải gồm 3 giai
đoạn phân biệt:
+ Thiết lập liên kết (logic): hai thực thể đồng mức ở hai hệ thống thƣơng
lƣợng với nhau về tập các tham số sẽ sử dụng trong giai đoạn sau (truyền dữ
liệu).
+ Truyền dữ liệu: dữ liệu đƣợc truyền với các cơ chế kiểm soát và quản lý
kèm theo (nhƣ kiểm soát lỗi, kiểm soát luồng dữ liệu, cắt/hợp dữ liệu...) để tăng
cƣờng độ tin cậy và hiệu quả của việc truyền dữ liệu.
+ Hủy bỏ liên kết (logic): giải phóng tài nguyên hệ thống đã đƣợc cấp
phát cho liên kết để dùng cho liên kết khác.
Đối với giao thức không liên kết thì chỉ có duy nhất một giai đoạn truyền
dữ liệu mà thôi.
Gói tin của giao thức: Gói tin (Packet) đƣợc hiểu nhƣ là một đơn vị thông
tin dùng trong việc liên lạc, chuyển giao dữ liệu trong mạng máy tính. Những
thông điệp (message) trao đổi giữa các máy tính trong mạng, đƣợc tạo dạng
thành các gói tin ở máy nguồn. Và những gói tin này sẽ đƣợc kết hợp lại thành
thông điệp ban đầu. Một gói tin có thể chứa đựng các yêu cầu phục vụ, các
thông tin điều khiển và dữ liệu.

Hình 1.11: Phương thức xác lập các gói tin trong mô hình OSI
Trên quan điểm mô hình mạng phân tầng mỗi tầng chỉ thực hiện một chức
năng là nhận dữ liệu từ tầng bên trên để chuyển giao xuống cho tầng bên dƣới và
ngƣợc lại. Chức năng này thực chất là gắn thêm và gỡ bỏ phần đầu (header) đối
với các gói tin trƣớc khi chuyển nó đi. Nói cách khác, từng gói tin bao gồm phần
đầu (header) và phần dữ liệu. Khi đi đến một tầng mới gói tin sẽ đƣợc đóng
thêm một phần đầu đề khác và đƣợc xem nhƣ là gói tin của tầng mới, công việc

Trang: 25
trên tiếp diễn cho tới khi gói tin đƣợc truyền lên đƣờng dây mạng để đến bên
nhận.
Tại bên nhận các gói tin đƣợc gỡ bỏ phần đầu trên từng tầng tƣớng ứng và
đây cũng là nguyên lý của bất cứ mô hình phân tầng nào.
Chú ý: Trong mô hình OSI phần kiểm lỗi của gói tin tầng liên kết dữ liệu
đặt ở cuối gói tin
2.1.2. Các chức năng chủ yếu của các tầng trong mô hình OSI
Tầng 1: Vật lý (Physical)
Tầng vật lý (Physical layer) là tầng dƣới cùng của mô hình OSI là. Nó mô
tả các đặc trƣng vật lý của mạng: Các loại cáp đƣợc dùng để nối các thiết bị, các
loại đầu nối đƣợc dùng , các dây cáp có thể dài bao nhiêu v.v... Mặt khác các
tầng vật lý cung cấp các đặc trƣng điện của các tín hiệu đƣợc dùng để khi
chuyển dữ liệu trên cáp từ một máy này đến một máy khác của mạng, kỹ thuật
nối mạch điện, tốc độ
Ví dụ: Tiêu chuẩn Ethernet cho cáp truyền dẫn.
Tầng vật lý không qui định một ý nghĩa nào cho các tín hiệu đó ngoài các
giá trị nhị phân 0 và 1. Ở các tầng cao hơn của mô hình OSI ý nghĩa của các bit
đƣợc truyền ở tầng vật lý sẽ đƣợc xác định.
Khác với các tầng khác, tầng vật lý là không có gói tin riêng và do vậy
không có phần đầu (header) chứa thông tin điều khiển, dữ liệu đƣợc truyền đi
theo dòng bit. Một giao thức tầng vật lý tồn tại giữa các tầng vật lý để quy định
về phƣơng thức truyền (đồng bộ, phi đồng bộ), tốc độ truyền.
Các giao thức đƣợc xây dựng cho tầng vật lý đƣợc phân chia thành phân
chia thành hai loại giao thức sử dụng phƣơng thức truyền thông dị bộ
(asynchronous) và phƣơng thức truyền thông đồng bộ (synchronous).
+ Phương thức truyền dị bộ: không có một tín hiệu quy định cho sự đồng
bộ giữa các bit giữa máy gửi và máy nhận, trong quá trình gửi tín hiệu máy gửi
sử dụng các bit đặc biệt START và STOP đƣợc dùng để tách các xâu bit biểu
diễn các ký tự trong dòng dữ liệu cần truyền đi. Nó cho phép một ký tự đƣợc
truyền đi bất kỳ lúc nào mà không cần quan tâm đến các tín hiệu đồng bộ trƣớc
đó.
+ Phương thức truyền đồng bộ: sử dụng phƣơng thức truyền cần có đồng
bộ giữa máy gửi và máy nhận, nó chèn các ký tự đặc biệt nhƣ SYN
(Synchronization), EOT (End Of Transmission) hay đơn giản hơn, một cái "cờ"
(flag) giữa các dữ liệu của máy gửi để báo hiệu cho máy nhận biết đƣợc dữ liệu
đang đến hoặc đã đến.
Tầng 2: Liên kết dữ liệu (Data link)
Tầng liên kết dữ liệu (data link layer) là tầng mà ở đó ý nghĩa đƣợc gán
cho các bít đƣợc truyền trên mạng. Tầng liên kết dữ liệu phải quy định đƣợc các
dạng thức, kích thƣớc, địa chỉ máy gửi và nhận của mỗi gói tin đƣợc gửi đi. Nó
phải xác định cơ chế truy nhập thông tin trên mạng và phƣơng tiện gửi mỗi gói
tin sao cho nó đƣợc đƣa đến cho ngƣời nhận đã định.
Tầng liên kết dữ liệu có hai phƣơng thức liên kết dựa trên cách kết nối các
máy tính, đó là phƣơng thức "một điểm - một điểm" và phƣơng thức "một điểm

Trang: 26
- nhiều điểm". Với phƣơng thức "một điểm - một điểm" các đƣờng truyền riêng
biệt đƣợc thiết lâp để nối các cặp máy tính lại với nhau. Phƣơng thức "một điểm
- nhiều điểm " tất cả các máy phân chia chung một đƣờng truyền vật lý.

Hình 1.12: Các đường truyền kết nối kiểu "một điểm - một điểm" và "một điểm -
nhiều điểm".
Tầng liên kết dữ liệu cũng cung cấp cách phát hiện và sửa lỗi cơ bản để
đảm bảo cho dữ liệu nhận đƣợc giống hoàn toàn với dữ liệu gửi đi. Nếu một gói
tin có lỗi không sửa đƣợc, tầng liên kết dữ liệu phải chỉ ra đƣợc cách thông báo
cho nơi gửi biết gói tin đó có lỗi để nó gửi lại.
Các giao thức tầng liên kết dữ liệu chia làm 2 loại chính là các giao thức
hƣớng ký tự và các giao thức hƣớng bit. Các giao thức hƣớng ký tự đƣợc xây
dựng dựa trên các ký tự đặc biệt của một bộ mã chuẩn nào đó (nhƣ ASCII hay
EBCDIC), trong khi đó các giao thức hƣớng bit lại dùng các cấu trúc nhị phân
(xâu bit) để xây dựng các phần tử của giao thức (đơn vị dữ liệu, các thủ tục.) và
khi nhận, dữ liệu sẽ đƣợc tiếp nhận lần lƣợt từng bit một.
Tầng 3: Mạng (Network)
Tầng mạng (network layer) nhắm đến việc kết nối các mạng với nhau bằng
cách tìm đƣờng (routing) cho các gói tin từ một mạng này đến một mạng khác.
Nó xác định việc chuyển hƣớng, vạch đƣờng các gói tin trong mạng, các gói này
có thể phải đi qua nhiều chặng trƣớc khi đến đƣợc đích cuối cùng. Nó luôn tìm
các tuyến truyền thông không tắc nghẽn để đƣa các gói tin đến đích.
Tầng mạng cung cấp các phƣơng tiện để truyền các gói tin qua mạng, thậm
chí qua một mạng của mạng (network of network). Bởi vậy nó cần phải đáp ứng
với nhiều kiểu mạng và nhiều kiểu dịch vụ cung cấp bởi các mạng khác nhau.
hai chức năng chủ yếu của tầng mạng là chọn đƣờng (routing) và chuyển tiếp
(relaying). Tầng mạng là quan trọng nhất khi liên kết hai loại mạng khác nhau
nhƣ mạng Ethernet với mạng Token Ring khi đó phải dùng một bộ tìm đƣờng
(quy định bởi tầng mạng) để chuyển các gói tin từ mạng này sang mạng khác và
ngƣợc lại.
Đối với một mạng chuyển mạch gói (packet - switched network) - gồm tập
hợp các nút chuyển mạch gói nối với nhau bởi các liên kết dữ liệu. Các gói dữ
liệu đƣợc truyền từ một hệ thống mở tới một hệ thống mở khác trên mạng phải
đƣợc chuyển qua một chuỗi các nút. Mỗi nút nhận gói dữ liệu từ một đƣờng vào
(incoming link) rồi chuyển tiếp nó tới một đƣờng ra (outgoing link) hƣớng đến
đích của dữ liệu. Nhƣ vậy ở mỗi nút trung gian nó phải thực hiện các chức năng
chọn đƣờng và chuyển tiếp.

Trang: 27
Việc chọn đƣờng là sự lựa chọn một con đƣờng để truyền một đơn vị dữ
liệu (một gói tin chẳng hạn) từ trạm nguồn tới trạm đích của nó. Một kỹ thuật
chọn đƣờng phải thực hiện hai chức năng chính sau đây:
+ Quyết định chọn đƣờng tối ƣu dựa trên các thông tin đã có về mạng tại
thời điểm đó thông qua những tiêu chuẩn tối ƣu nhất định.
+ Cập nhật các thông tin về mạng, tức là thông tin dùng cho việc chọn
đƣờng, trên mạng luôn có sự thay đổi thƣờng xuyên nên việc cập nhật là
việc cần thiết.

Hình 1.1 3: Mô hình chuyển vận các gói tin trong mạng chuyễn mạch gói
Ngƣời ta có hai phƣơng thức đáp ứng cho việc chọn đƣờng là phƣơng
thức xử lý tập trung và xử lý tại chỗ.
+ Phương thức chọn đường xử lý tập trung đƣợc đặc trƣng bởi sự tồn tại
của một (hoặc vài) trung tâm điều khiển mạng, chúng thực hiện việc lập
ra các bảng đƣờng đi tại từng thời điểm cho các nút và sau đó gửi các
bảng chọn đƣờng tới từng nút dọc theo con đƣờng đã đƣợc chọn đó.
Thông tin tổng thể của mạng cần dùng cho việc chọn đƣờng chỉ cần cập
nhập và đƣợc cất giữ tại trung tâm điều khiển mạng.
+ Phương thức chọn đường xử lý tại chỗ đƣợc đặc trƣng bởi việc chọn
đƣờng đƣợc thực hiện tại mỗi nút của mạng. Trong từng thời điểm, mỗi
nút phải duy trì các thông tin của mạng và tự xây dựng bảng chọn đƣờng
cho mình. Nhƣ vậy các thông tin tổng thể của mạng cần dùng cho việc
chọn đƣờng cần cập nhập và đƣợc cất giữ tại mỗi nút.
Thông thƣờng các thông tin đƣợc đo lƣờng và sử dụng cho việc chọn đƣờng
bao gồm:
+ Trạng thái của đƣờng truyền.
+ Thời gian trễ khi truyền trên mỗi đƣờng dẫn.
+ Mức độ lƣu thông trên mỗi đƣờng.
+ Các tài nguyên khả dụng của mạng.
Khi có sự thay đổi trên mạng (ví dụ thay đổi về cấu trúc của mạng do sự
cố tại một vài nút, phục hồi của một nút mạng, nối thêm một nút mới... hoặc
thay đổi về mức độ lƣu thông) các thông tin trên cần đƣợc cập nhật vào các cơ
sở dữ liệu về trạng thái của mạng.
Hiện nay khi nhu cầu truyền thông đa phƣơng tiện (tích hợp dữ liệu văn
bản, đồ hoạ, hình ảnh, âm thanh) ngày càng phát triển đòi hỏi các công nghệ
truyền dẫn tốc độ cao nên việc phát triển các hệ thống chọn đƣờng tốc độ cao
đang rất đƣợc quan tâm.
Tầng 4: Vận chuyển (Transport)

Trang: 28
Tầng vận chuyển cung cấp các chức năng cần thiết giữa tầng mạng và các
tầng trên. nó là tầng cao nhất có liên quan đến các giao thức trao đổi dữ liệu giữa
các hệ thống mở. Nó cùng các tầng dƣới cung cấp cho ngƣời sử dụng các phục
vụ vận chuyển.
Tầng vận chuyển (transport layer) là tầng cơ sở mà ở đó một máy tính của
mạng chia sẻ thông tin với một máy khác. Tầng vận chuyển đồng nhất mỗi trạm
bằng một địa chỉ duy nhất và quản lý sự kết nối giữa các trạm. Tầng vận chuyển
cũng chia các gói tin lớn thành các gói tin nhỏ hơn trƣớc khi gửi đi. Thông
thƣờng tầng vận chuyển đánh số các gói tin và đảm bảo chúng chuyển theo đúng
thứ tự.
Tầng vận chuyển là tầng cuối cùng chịu trách nhiệm về mức độ an toàn
trong truyền dữ liệu nên giao thức tầng vận chuyển phụ thuộc rất nhiều vào bản
chất của tầng mạng. Ngƣời ta chia giao thức tầng mạng thành các loại sau:
+ Mạng loại A: Có tỷ suất lỗi và sự cố có báo hiệu chấp nhận đƣợc (tức là
chất lƣợng chấp nhận đƣợc). Các gói tin đƣợc giả thiết là không bị mất. Tầng
vận chuyển không cần cung cấp các dịch vụ phục hồi hoặc sắp xếp thứ tự lại.
+ Mạng loại B: Có tỷ suất lỗi chấp nhận đƣợc nhƣng tỷ suất sự cố có báo
hiệu lại không chấp nhận đƣợc. Tầng giao vận phải có khả năng phục hồi lại khi
xẩy ra sự cố.
+ Mạng loại C: Có tỷ suất lỗi không chấp nhận đƣợc (không tin cậy) hay là
giao thức không liên kết. Tầng giao vận phải có khả năng phục hồi lại khi xảy ra
lỗi và sắp xếp lại thứ tự các gói tin.
Trên cơ sở loại giao thức tầng mạng chúng ta có 5 lớp giao thức tầng vận
chuyển đó là:
+ Giao thức lớp 0 (Simple Class - lớp đơn giản): cung cấp các khả năng
rất đơn giản để thiết lập liên kết, truyền dữ liệu và hủy bỏ liên kết trên mạng "có
liên kết" loại A. Nó có khả năng phát hiện và báo hiệu các lỗi nhƣng không có
khả năng phục hồi.
+ Giao thức lớp 1 (Basic Error Recovery Class - Lớp phục hồi lỗi cơ bản)
dùng với các loại mạng B, ở đây các gói tin (TPDU) đƣợc đánh số. Ngoài ra
giao thức còn có khả năng báo nhận cho nơi gửi và truyền dữ liệu khẩn. So với
giao thức lớp 0 giao thức lớp 1 có thêm khả năng phục hồi lỗi.
+ Giao thức lớp 2 (Multiplexing Class - lớp dồn kênh) là một cải tiến của
lớp 0 cho phép dồn một số liên kết chuyển vận vào một liên kết mạng duy nhất,
đồng thời có thể kiểm soát luồng dữ liệu để tránh tắc nghẽn. Giao thức lớp 2
không có khả năng phát hiện và phục hồi lỗi. Do vậy nó cần đặt trên một tầng
mạng loại A.
+ Giao thức lớp 3 (Error Recovery and Multiplexing Class - lớp phục hồi
lỗi cơ bản và dồn kênh) là sự mở rộng giao thức lớp 2 với khả năng phát hiện và
phục hồi lỗi, nó cần đặt trên một tầng mạng loại B.
+ Giao thức lớp 4 (Error Detection and Recovery Class - Lớp phát hiện và
phục hồi lỗi) là lớp có hầu hết các chức năng của các lớp trƣớc và còn bổ sung
thêm một số khả năng khác để kiểm soát việc truyền dữ liệu.
Tầng 5: Giao dịch (Session)

Trang: 29
Tầng giao dịch (session layer) thiết lập "các giao dịch" giữa các trạm trên
mạng, nó đặt tên nhất quán cho mọi thành phần muốn đối thoại với nhau và lập
ánh xa giữa các tên với địa chỉ của chúng. Một giao dịch phải đƣợc thiết lập
trƣớc khi dữ liệu đƣợc truyền trên mạng, tầng giao dịch đảm bảo cho các giao
dịch đƣợc thiết lập và duy trì theo đúng qui định.
Tầng giao dịch còn cung cấp cho ngƣời sử dụng các chức năng cần thiết để
quản trị các giao dịnh ứng dụng của họ, cụ thể là:
+ Điều phối việc trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng bằng cách thiết lập và
giải phóng (một cách lôgic) các phiên (hay còn gọi là các hội thoại - dialogues)
+ Cung cấp các điểm đồng bộ để kiểm soát việc trao đổi dữ liệu.
+ Áp đặt các qui tắc cho các tƣơng tác giữa các ứng dụng của ngƣời sử
dụng.
+ Cung cấp cơ chế "lấy lƣợt" (nắm quyền) trong quá trình trao đổi dữ liệu.
Trong trƣờng hợp mạng là hai chiều luân phiên thì nẩy sinh vấn đề: hai
ngƣời sử dụng luân phiên phải "lấy lƣợt" để truyền dữ liệu. Tầng giao dịch duy
trì tƣơng tác luân phiên bằng cách báo cho mỗi ngƣời sử dụng khi đến lƣợt họ
đƣợc truyền dữ liệu. Vấn đề đồng bộ hóa trong tầng giao dịch cũng đƣợc thực
hiện nhƣ cơ chế kiểm tra/phục hồi, dịch vụ này cho phép ngƣời sử dụng xác
định các điểm đồng bộ hóa trong dòng dữ liệu đang chuyển vận và khi cần thiết
có thể khôi phục việc hội thoại bắt đầu từ một trong các điểm đó
Ở một thời điểm chỉ có một ngƣời sử dụng đó quyền đặc biệt đƣợc gọi các dịch vụ
nhất định của tầng giao dịch, việc phân bổ các quyền này thông qua trao đổi thẻ bài (token).
Ví dụ: Ai có đƣợc token sẽ có quyền truyền dữ liệu, và khi ngƣời giữ token trao token cho
ngƣời khác thi cũng có nghĩa trao quyền truyền dữ liệu cho ngƣời đó.
Tầng giao dịch có các hàm cơ bản sau:
+ Give Token cho phép ngƣời sử dụng chuyển một token cho một ngƣời
sử dụng khác của một liên kết giao dịch.
+ Please Token cho phép một ngƣời sử dụng chƣa có token có thể yêu
cầu token đó.
+ Give Control dùng để chuyển tất cả các token từ một ngƣời sử dụng
sang một ngƣời sử dụng khác.
Tầng 6: Trình bày (Presentation)
Trong giao tiếp giữa các ứng dụng thông qua mạng với cùng một dữ liệu có thể có
nhiều cách biểu diễn khác nhau. Thông thƣờng dạng biểu diễn dùng bởi ứng dụng nguồn
và dạng biểu diễn dùng bởi ứng dụng đích có thể khác nhau do các ứng dụng đƣợc chạy
trên các hệ thống hoàn toàn khác nhau (nhƣ hệ máy Intel và hệ máy Motorola). Tầng trình
bày (Presentation layer) phải chịu trách nhiệm chuyển đổi dữ liệu gửi đi trên mạng từ một
loại biểu diễn này sang một loại khác. Để đạt đƣợc điều đó nó cung cấp một dạng biểu diễn
chung dùng để truyền thông và cho phép chuyển đổi từ dạng biểu diễn cục bộ sang biểu
diễn chung và ngƣợc lại.
Tầng trình bày cũng có thể đƣợc dùng kĩ thuật mã hóa để xáo trộn các dữ
liệu trƣớc khi đƣợc truyền đi và giải mã ở đầu đến để bảo mật. Ngoài ra tầng
biểu diễn cũng có thể dùng các kĩ thuật nén sao cho chỉ cần một ít byte dữ liệu

Trang: 30
để thể hiện thông tin khi nó đƣợc truyền ở trên mạng, ở đầu nhận, tầng trình bày
bung trở lại để đƣợc dữ liệu ban đầu.
Tầng 7: Ứng dụng (Application)
Tầng ứng dụng (Application layer) là tầng cao nhất của mô hình OSI, nó
xác định giao diện giữa ngƣời sử dụng và môi trƣờng OSI và giải quyết các kỹ
thuật mà các chƣơng trình ứng dụng dùng để giao tiếp với mạng.
Để cung cấp phƣơng tiện truy nhập môi trƣờng OSI cho các tiến trình ứng dụng,
Ngƣời ta thiết lập các thực thể ứng dụng (AE), các thực thể ứng dụng sẽ gọi đến các phần tử
dịch vụ ứng dụng (Application Service Element - viết tắt là ASE) của chúng. Mỗi thực thể
ứng dụng có thể gồm một hoặc nhiều các phần tử dịch vụ ứng dụng. Các phần tử dịch vụ
ứng dụng đƣợc phối hợp trong môi trƣờng của thực thể ứng dụng thông qua các liên kết
(association) gọi là đối tƣợng liên kết đơn (Single Association Object - viết tắt là SAO).
SAO điều khiển việc truyền thông trong suốt vòng đời của liên kết đó cho phép tuần tự hóa
các sự kiện đến từ các ASE thành tố của nó.
2.2. Thiết bị mạng tƣơng ứng với từng tầng trong mô hình OSI
2.2.1. Card mạng – NIC(Network Interface Card)
+ Card mạng - NIC là một thiết bị đƣợc cắm vào trong máy tính để cung
cấp cổng kết nối vào mạng.Card mạng đƣợc coi là thiết bị hoạt động ở lớp 2 của
mô hình OSI. Mỗi card mạng có chứa một địa chỉ duy nhất là địa chỉ MAC-
Media Access Control. Card mạng điều khiển việc kết nối của máy tính vào các
phƣơng tiện truyền dẫn trên mạng. Card thực hiện các chức năng quan trọng:
- Điều khiển liên kết luận lý: liên lạc với các lớp trên trong máy tính.
- Danh định: cung cấp một danh định là địa chỉ của MAC.
- Đóng Frame: định dạng, đóng gói các bit để truyền tải.
- Điều khiển truy xuất môi trƣờng: cung cấp truy xuất có tổ chức để
chia sẻ môi trƣờng.
- Báo hiệu: tạo các tín hiệu và giao tiếp với môi trƣờng bằng cách
dùng các bộ thu phát tích hợp sẵn.
+ Card mạng quyết định phần lớn các đặc tính của LAN nhƣ:
- Kiểu cáp.
- Topo.
- Phƣơng pháp truy nhập mạng.
- Tốc độ truyền thông tin.
Thiết bị host không phải là một phần của bất cứ lớp nào của mô hình OSI,
chúng hoạt động tại tất cả 7 lớp của mô hình OSI: kết nối vật lý với môi trƣờng
mạng bằng một card mạng với các lớp OSI khác đƣợc thực hiện bằng phần mềm
bên trong host.

Trang: 31
2.2.2. Repeater (Bộ tiếp sức)
Repeater là loại thiết bị phần cứng đơn giản nhất trong các thiết bị liên kết
mạng, nó đƣợc hoạt động trong tầng vật lý của mô hình hệ thống mở OSI.
Repeater dùng để nối 2 mạng giống nhau hoặc các phần một mạng cùng có một
nghi thức và một cấu hình. Khi Repeater nhận đƣợc một tín hiệu từ một phía của
mạng thì nó sẽ phát tiếp vào phía kia của mạng.

Hình 1.14:
Mô hình liên
kết mạng của Repeater.
Repeater không có xử lý tín hiệu mà nó chỉ loại bỏ các tín hiệu méo,
nhiễu, khuếch đại tín hiệu đã bị suy hao (vì đã đƣợc phát với khoảng cách xa) và
khôi phục lại tín hiệu ban đầu. Việc sử dụng Repeater đã làm tăng thêm chiều
dài của mạng.

Hình 1.15: Hoạt động của bộ tiếp sức trong mô hình OSI
Hiện nay có hai loại Repeater đang đƣợc sử dụng là Repeater điện và
Repeater điện quang.
+ Repeater điện: nối với đƣờng dây điện ở cả hai phía của nó, nó nhận tín
hiệu điện từ một phía và phát lại về phía kia. Khi một mạng sử dụng
Repeater điện để nối các phần của mạng lại thì có thể làm tăng khoảng
cách của mạng, nhƣng khoảng cách đó luôn bị hạn chế bởi một khoảng
cách tối đa do độ trễ của tín hiệu. Ví dụ với mạng sử dụng cáp đồng trục
50 thì khoảng cách tối đa là 2.8 km, khoảng cách đó không thể kéo thêm
cho dù sử dụng thêm Repeater.
+ Repeater điện quang: liên kết với một đầu cáp quang và một đầu là cáp
điện, nó chuyển một tín hiệu điện từ cáp điện ra tín hiệu quang để phát

Trang: 32
trên cáp quang và ngƣợc lại. Việc sử dụng Repeater điện quang cũng làm
tăng thêm chiều dài của mạng.
Việc sử dụng Repeater không thay đổi nội dung các tín hiện đi qua nên nó
chỉ đƣợc dùng để nối hai mạng có cùng giao thức truyền thông (nhƣ hai mạng
Ethernet hay hai mạng Token ring) nhƣng không thể nối hai mạng có giao thức
truyền thông khác nhau (nhƣ một mạng Ethernet và một mạng Token ring).
Thêm nữa Repeater không làm thay đổi khối lƣợng chuyển vận trên mạng nên
việc sử dụng không tính toán nó trên mạng lớn sẽ hạn chế hiệu năng của mạng.
Khi lƣa chọn sử dụng Repeater cần chú ý lựa chọn loại có tốc độ chuyển vận
phù hợp với tốc độ của mạng.
2.2.3. Bridge (Cầu nối)
Bridge là một thiết bị có xử lý dùng để nối hai mạng giống nhau hoặc
khác nhau, nó có thể đƣợc dùng với các mạng có các giao thức khác nhau. Cầu
nối hoạt động trên tầng liên kết dữ liệu nên không nhƣ bộ tiếp sức phải phát lại
tất cả những gì nó nhận đƣợc thì cầu nối đọc đƣợc các gói tin của tầng liên kết
dữ liệu trong mô hình OSI và xử lý chúng trƣớc khi quyết định có chuyển đi hay
không.
Khi nhận đƣợc các gói tin Bridge chọn lọc và chỉ chuyển những gói tin
mà nó thấy cần thiết. Điều này làm cho Bridge trở nên có ích khi nối một vài
mạng với nhau và cho phép nó hoạt động một cách mềm dẻo.
Để thực hiện đƣợc điều này trong Bridge ở mỗi đầu kết nối có một bảng
các địa chỉ các trạm đƣợc kết nối vào phía đó, khi hoạt động cầu nối xem xét
mỗi gói tin nó nhận đƣợc bằng cách đọc địa chỉ của nơi gửi và nhận và dựa trên
bảng địa chỉ phía nhận đƣợc gói tin nó quyết định gửi gói tin hay không và bổ
xung bảng địa chỉ.

Hình 1.16: Hoạt động của Bridge


Khi đọc địa chỉ nơi gửi Bridge kiểm tra xem trong bảng địa chỉ của phần
mạng nhận đƣợc gói tin có địa chỉ đó hay không, nếu không có thì Bridge tự
động bổ sung bảng địa chỉ (cơ chế đó đƣợc gọi là tự học của cầu nối).
Khi đọc địa chỉ nơi nhận Bridge kiểm tra xem trong bảng địa chỉ của phần
mạng nhận đƣợc gói tin có địa chỉ đó hay không, nếu có thì Bridge sẽ cho rằng
đó là gói tin nội bộ thuộc phần mạng mà gói tin đến nên không chuyển gói tin đó

Trang: 33
đi, nếu ngƣợc lại thì Bridge mới chuyển sang phía bên kia. Ở đây chúng ta thấy
một trạm không cần thiết chuyển thông tin trên toàn mạng mà chỉ trên phần
mạng có trạm nhận mà thôi.

Hình 1.17: Hoạt động của Bridge trong mô hình OSI


Để đánh giá một Bridge ngƣời ta đƣa ra hai khái niệm : Lọc và chuyển
vận. Quá trình xử lý mỗi gói tin đƣợc gọi là quá trình lọc trong đó tốc độ lọc thể
hiện trực tiếp khả năng hoạt động của Bridge. Tốc độ chuyển vận đƣợc thể hiện
số gói tin/giây trong đó thể hiện khả năng của Bridge chuyển các gói tin từ mạng
này sang mạng khác.
Hiện nay có hai loại Bridge đang đƣợc sử dụng là Bridge vận chuyển và
Bridge biên dịch. Bridge vận chuyển dùng để nối hai mạng cục bộ cùng sử dụng
một giao thức truyền thông của tầng liên kết dữ liệu, tuy nhiên mỗi mạng có thể
sử dụng loại dây nối khác nhau. Bridge vận chuyển không có khả năng thay đổi
cấu trúc các gói tin mà nó nhận đƣợc mà chỉ quan tâm tới việc xem xét và
chuyển vận gói tin đó đi.
Bridge biên dịch dùng để nối hai mạng cục bộ có giao thức khác nhau nó
có khả năng chuyển một gói tin thuộc mạng này sang gói tin thuộc mạng kia
trƣớc khi chuyển qua
Ví dụ : Bridge biên dịch nối một mạng Ethernet và một mạng Token ring.
Khi đó Cầu nối thực hiện nhƣ một nút token ring trên mạng Token ring và một
nút Enthernet trên mạng Ethernet. Cầu nối có thể chuyền một gói tin theo chuẩn
đang sử dụng trên mạng Enthernet sang chuẩn đang sử dụng trên mạng Token
ring.
Tuy nhiên chú ý ở đây cầu nối không thể chia một gói tin ra làm nhiều gói
tin cho nên phải hạn chế kích thƣớc tối đa các gói tin phù hợp với cả hai mạng.
Ví dụ nhƣ kích thƣớc tối đa của gói tin trên mạng Ethernet là 1500 bytes và trên
mạng Token ring là 6000 bytes do vậy nếu một trạm trên mạng token ring gửi
một gói tin cho trạm trên mạng Ethernet với kích thƣớc lớn hơn 1500 bytes thì
khi qua cầu nối số lƣợng byte dƣ sẽ bị chặt bỏ.

Trang: 34
Hình 1.18: Ví dụ về Bridge biên dịch
Chúng ta sử dụng Bridge trong các trƣờng hợp sau :
+ Mở rộng mạng hiện tại khi đã đạt tới khoảng cách tối đa do Bridge sau
khi sử lý gói tin đã phát lại gói tin trên phần mạng còn lại nên tín hiệu tốt hơn bộ
tiếp sức.
+ Giảm bớt tắc nghẽn mạng khi có quá nhiều trạm bằng cách sử dụng
Bridge, khi đó chúng ta chia mạng ra thành nhiều phần bằng các Bridge, các gói
tin trong nội bộ tùng phần mạng sẽ không đƣợc phép qua phần mạng khác.
+ Để nối các mạng có giao thức khác nhau.
Một vài Bridge còn có khả năng lựa chọn đối tƣợng vận chuyển. Nó có
thể chỉ chuyển vận những gói tin của nhửng địa chỉ xác định. Ví dụ : cho phép
gói tin của máy A, B qua Bridge 1, gói tin của máy C, D qua Bridge 2.

Hình 1.19 : Liên kết mạng với 2 Bridge


Một số Bridge đƣợc chế tạo thành một bộ riêng biệt, chỉ cần nối dây và
bật. Các Bridge khác chế tạo nhƣ card chuyên dùng cắïm vào máy tính, khi đó
trên máy tính sẽ sử dụng phần mềm Bridge. Việc kết hợp phần mềm với phần
cứng cho phép uyển chuyển hơn trong hoạt động của Bridge.

Trang: 35
2.2.4. Router (Bộ tìm đƣờng)
Router là một thiết bị hoạt động trên tầng mạng, nó có thể tìm đƣợc
đƣờng đi tốt nhất cho các gói tin qua nhiều kết nối để đi từ trạm gửi thuộc mạng
đầu đến trạm nhận thuộc mạng cuối. Router có thể đƣợc sử dụng trong việc nối
nhiều mạng với nhau và cho phép các gói tin có thể đi theo nhiều đƣờng khác
nhau để tới đích.

Hình 1.20: Hoạt động của Router.


Khác với Bridge hoạt động trên tầng liên kết dữ liệu nên Bridge phải xử
lý mọi gói tin trên đƣờng truyền thì Router có địa chỉ riêng biệt và nó chỉ tiếp
nhận và xử lý các gói tin gửi đến nó mà thôi. Khi một trạm muốn gửi gói tin qua
Router thì nó phải gửi gói tin với địa chỉ trực tiếp của Router (Trong gói tin đó
phải chứa các thông tin khác về đích đến) và khi gói tin đến Router thì Router
mới xử lý và gửi tiếp.
Khi xử lý một gói tin Router phải tìm đƣợc đƣờng đi của gói tin qua
mạng. Để làm đƣợc điều đó Router phải tìm đƣợc đƣờng đi tốt nhất trong mạng
dựa trên các thông tin nó có về mạng, thông thƣờng trên mỗi Router có một
bảng chỉ đƣờng (Router table). Dựa trên dữ liệu về Router gần đó và các mạng
trong liên mạng, Router tính đƣợc bảng chỉ đƣờng (Router table) tối ƣu dựa trên
một thuật toán xác định trƣớc.
Ngƣời ta phân chia Router thành hai loại là Router có phụ thuộc giao thức
(The protocol dependent routers) và Router không phụ thuộc vào giao thức (The
protocol independent router) dựa vào phƣơng thức xử lý các gói tin khi qua
Router.
+ Router có phụ thuộc giao thức: Chỉ thực hiện việc tìm đƣờng và truyền
gói tin từ mạng này sang mạng khác chứ không chuyển đổi phƣơng cách
đóng gói của gói tin cho nên cả hai mạng phải dùng chung một giao thức
truyền thông.
+ Router không phụ thuộc vào giao thức: có thể liên kết các mạng dùng
giao thức truyền thông khác nhau và có thể chuyển đổi gói tin của giao

Trang: 36
thức này sang gói tin của giao thức kia, Router cũng chấp nhận kích thƣớc
các gói tin khác nhau (Router có thể chia nhỏ một gói tin lớn thành nhiều
gói tin nhỏ trƣớc truyền trên mạng).

Hình 1.21: Hoạt động của Router trong mô hình OSI


Để ngăn chặn việc mất mát số liệu Router còn nhận biết đƣợc đƣờng nào
có thể chuyển vận và ngừng chuyển vận khi đƣờng bị tắc.
Các lý do sử dụng Router :
+ Router có các phần mềm lọc ƣu việt hơn là Bridge do các gói tin muốn
đi qua Router cần phải gửi trực tiếp đến nó nên giảm đƣợc số lƣợng gói
tin qua nó. Router thƣờng đƣợc sử dụng trong khi nối các mạng thông qua
các đƣờng dây thuê bao đắt tiền do nó không truyền dƣ lên đƣờng truyền.
+ Router có thể dùng trong một liên mạng có nhiều vùng, mỗi vùng có
giao thức riêng biệt.
+ Router có thể xác định đƣợc đƣờng đi an toàn và tốt nhất trong mạng
nên độ an toàn của thông tin đƣợc đảm bảo hơn.
+ Trong một mạng phức hợp khi các gói tin luân chuyển các đƣờng có thể
gây nên tình trạng tắc nghẽn của mạng thì các Router có thể đƣợc cài đặt
các phƣơng thức nhằm tránh đƣợc tắc nghẽn.

Hình 1.22: Ví dụ về bảng chỉ đường (Routing table) của Router.

Trang: 37
Các phƣơng thức hoạt động của Router
Đó là phƣơng thức mà một Router có thể nối với các Router khác để qua
đó chia sẻ thông tin về mạng hiện có. Các chƣơng trình chạy trên Router luôn
xây dựng bảng chỉ đƣờng qua việc trao đổi các thông tin với các Router khác.
+ Phƣơng thức véc tơ khoảng cách : mỗi Router luôn luôn truyền đi thông
tin về bảng chỉ đƣờng của mình trên mạng, thông qua đó các Router khác
sẽ cập nhật lên bảng chỉ đƣờng của mình.
+ Phƣơng thức trạng thái tĩnh : Router chỉ truyền các thông báo khi có
phát hiện có sự thay đổi trong mạng và chỉ khi đó các Router khác có đề
cập nhật lại bảng chỉ đƣờng, thông tin truyền đi khi đó thƣờng là thông tin
về đƣờng truyền.
Một số giao thức hoạt động chính của Router
+ RIP(Routing Information Protocol) đƣợc phát triển bởi Xerox Network
system và sử dụng SPX/IPX và TCP/IP. RIP hoạt động theo phƣơng thức
véc tơ khoảng cách.
+ NLSP (Netware Link Service Protocol) đƣợc phát triển bởi Novell dùng
để thay thế RIP hoạt động theo phƣơng thức véctơ khoảng cách, mỗi
Router đƣợc biết cấu trúc của mạng và việc truyền các bảng chỉ đƣờng
giảm đi..
+ OSPF (Open Shortest Path First) là một phần của TCP/IP với phƣơng
thức trạng thái tĩnh, trong đó có xét tới ƣu tiên, giá đƣờng truyền, mật độ
truyền thông...
+ OSPF-IS (Open System Interconnection Intermediate System to
Intermediate System) là một phần của TCP/IP với phƣơng thức trạng thái
tĩnh, trong đó có xét tới ƣu tiên, giá đƣờng truyền, mật độ truyền thông...
2.2.5. Gateway (cổng nối)
Gateway dùng để kết nối các mạng không thuần nhất chẳng hạn nhƣ các
mạng cục bộ và các mạng máy tính lớn (Mainframe), do các mạng hoàn toàn
không thuần nhất nên việc chuyển đổi thực hiện trên cả 7 tầng của hệ thống mở
OSI. Thƣờng đƣợc sử dụng nối các mạng LAN vào máy tính lớn. Gateway có
các giao thức xác định trƣớc thƣờng là nhiều giao thức, một Gateway đa giao
thức thƣờng đƣợc chế tạo nhƣ các Card có chứa các bộ xử lý riêng và cài đặt
trên các máy tính hoặc thiết bị chuyên biệt.

Hình 1.23: Hoạt động của Gateway trong mô hình OSI

Trang: 38
Hoạt động của Gateway thông thƣờng phức tạp hơn là Router nên thông
suất của nó thƣờng chậm hơn và thƣờng không dùng nối mạng LAN -LAN.
2.2.6. Hub (Bộ tập trung)
Hub thƣờng đƣợc dùng để nối mạng, thông qua những đầu cắm của nó
ngƣời ta liên kết với các máy tính dƣới dạng hình sao.
Ngƣời ta phân biệt các Hub thành 3 loại nhƣ sau sau :
+ Hub bị động (Passive Hub): Hub bị động không chứa các linh kiện
điện tử và cũng không xử lý các tín hiệu dữ liệu, nó có chức năng duy
nhất là tổ hợp các tín hiệu từ một số đoạn cáp mạng. Khoảng cách giữa
một máy tính và Hub không thể lớn hơn một nửa khoảng cách tối đa cho
phép giữa 2 máy tính trên mạng (ví dụ khoảng cách tối đa cho phép giữa 2
máy tính của mạng là 200m thì khoảng cách tối đa giữa một máy tính và
hub là 100m). Các mạng ARCnet thƣờng dùng Hub bị động.
+ Hub chủ động (Active Hub): Hub chủ động có các linh kiện điện tử có
thể khuyếch đại và xử lý các tín hiệu điện tử truyền giữa các thiết bị của
mạng. Qúa trình xử lý tín hiệu đƣợc gọi là tái sinh tín hiệu, nó làm cho tín
hiệu trở nên tốt hơn, ít nhạy cảm với lỗi do vậy khoảng cách giữa các thiết
bị có thể tăng lên. Tuy nhiên những ƣu điểm đó cũng kéo theo giá thành
của Hub chủ động cao hơn nhiều so với Hub bị động. Các mạng Token
ring có xu hƣớng dùng Hub chủ động.
+ Hub thông minh (Intelligent Hub): cũng là Hub chủ động nhƣng có
thêm các chức năng mới so với loại trƣớc, nó có thể có bộ vi xử lý của
mình và bộ nhớ mà qua đó nó không chỉ cho phép điều khiển hoạt động
thông qua các chƣơng trình quản trị mạng mà nó có thể hoạt động nhƣ bộ
tìm đƣờng hay một cầu nối. Nó có thể cho phép tìm đƣờng cho gói tin rất
nhanh trên các cổng của nó, thay vì phát lại gói tin trên mọi cổng thì nó có
thể chuyển mạch để phát trên một cổng có thể nối tới trạm đích.
2.3. Quy trình thiết kế hệ thống mạng
Ngày nay, mạng máy tính đã trở thành một hạ tầng cơ sở quan trọng của
tất cả các cơ quan xí nghiệp. Nó đã trở thành một kênh trao đổi thông tin không
thể thiếu đƣợc trong thời đại công nghệ thông tin. Với xu thế giá thành ngày
càng hạ của các thiết bị điện tử, kinh phí đầu tƣ cho việc xây dựng một hệ thống
mạng không vƣợt ra ngoài khả năng của các công ty xí nghiệp. Tuy nhiên, việc
khai thác một hệ thống mạng một cách hiệu quả để hỗ trợ cho công tác nghiệp
vụ của các cơ quan xí nghiệp thì còn nhiều vấn đề cần bàn luận. Hầu hết ngƣời
ta chỉ chú trọng đến việc mua phần cứng mạng mà không quan tâm đến yêu cầu
khai thác sử dụng mạng về sau. Điều này có thể dẫn đến hai trƣờng hợp: lãng
phí trong đầu tƣ hoặc mạng không đáp ứng đủ cho nhu cầu sử dụng.
Có thể tránh đƣợc điều này nếu ta có kế hoạch xây dựng và khai thác
mạng một cách rõ ràng. Thực tế, tiến trình xây dựng mạng cũng trải qua các giai
đoạn nhƣ việc xây dựng và phát triển một phần mềm. Nó cũng gồm các giai
đoạn nhƣ: Thu thập yêu cầu của khách hàng (công ty, xí nghiệp có yêu cầu xây
dựng mạng), Phân tích yêu cầu, Thiết kế giải pháp mạng, Cài đặt mạng, Kiểm
thử và cuối cùng là Bảo trì mạng.

Trang: 39
Phần này sẽ giới thiệu sơ lƣợc về nhiệm vụ của từng giai đoạn để ta có thể
hình dung đƣợc tất cả các vấn đề có liên quan trong tiến trình xây dựng mạng.
2.3.1. Thu thập yêu cầu của khách hàng
Mục đích của giai đoạn này là nhằm xác định mong muốn của khách hàng
trên mạng mà chúng ta sắp xây dựng. Những câu hỏi cần đƣợc trả lời trong giai
đoạn này là:
 Chúng ta thiết lập mạng để làm gì? sử dụng nó cho mục đích
gì?
 Các máy tính nào sẽ đƣợc nối mạng?
 Những ngƣời nào sẽ đƣợc sử dụng mạng, mức độ khai thác sử
dụng mạng của từng ngƣời / nhóm ngƣời ra sao?
 Trong vòng 3-5 năm tới chúng ta có nối thêm máy tính vào
mạng không, nếu có ở đâu, số lƣợng bao nhiêu ?
Phƣơng pháp thực hiện của giai đoạn này là chúng ta phải phỏng vấn
khách hàng, nhân viên các phòng mạng có máy tính sẽ nối mạng. Thông thƣờng
các đối tƣợng mà chúng ta phỏng vấn không có chuyên môn sâu hoặc không có
chuyên môn về mạng. Cho nên chúng ta nên tránh sử dụng những thuật ngữ
chuyên môn để trao đổi với họ. Chẳng hạn nên hỏi khách hàng “Chúng ta có
muốn ngƣời trong cơ quan chúng ta gởi mail đƣợc cho nhau không?”, hơn là hỏi
“ Chúng ta có muốn cài đặt Mail server cho mạng không?”. Những câu trả lời
của khách hàng thƣờng không có cấu trúc, rất lộn xộn, nó xuất phát từ góc nhìn
của ngƣời sử dụng, không phải là góc nhìn của kỹ sƣ mạng. Ngƣời thực hiện
phỏng vấn phải có kỹ năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Phải biết cách
đặt câu hỏi và tổng hợp thông tin.
Một công việc cũng hết sức quan trọng trong giai đoạn này là “Quan sát
thực địa” để xác định những nơi mạng sẽ đi qua, khoảng cách xa nhất giữa hai
máy tính trong mạng, dự kiến đƣờng đi của dây mạng, quan sát hiện trạng công
trình kiến trúc nơi mạng sẽ đi qua. Thực địa đóng vai trò quan trọng trong việc
chọn công nghệ và ảnh hƣởng lớn đến chi phí mạng. Chú ý đến ràng buộc về
mặt thẩm mỹ cho các công trình kiến trúc khi chúng ta triển khai đƣờng dây
mạng bên trong nó. Giải pháp để nối kết mạng cho 2 tòa nhà tách rời nhau bằng
một khoảng không phải đặc biệt lƣu ý. Sau khi khảo sát thực địa, cần vẽ lại thực
địa hoặc yêu cầu khách hàng cung cấp cho chúng ta sơ đồ thiết kế của công trình
kiến trúc mà mạng đi qua.
Trong quá trình phỏng vấn và khảo sát thực địa, đồng thời ta cũng cần tìm
hiểu yêu cầu trao đổi thông tin giữa các phòng ban, bộ phận trong cơ quan khách
hàng, mức độ thƣờng xuyên và lƣợng thông tin trao đổi. Điều này giúp ích ta
trong việc chọn băng thông cần thiết cho các nhánh mạng sau này.
2.3.2. Phân tích yêu cầu
Khi đã có đƣợc yêu cầu của khách hàng, bƣớc kế tiếp là ta đi phân tích
yêu cầu để xây dựng bảng “Đặc tả yêu cầu hệ thống mạng”, trong đó xác định rõ
những vấn đề sau:

Trang: 40
 Những dịch vụ mạng nào cần phải có trên mạng ? (Dịch vụ chia sẻ
tập tin, chia sẻ máy in, Dịch vụ web, Dịch vụ thƣ điện tử, Truy cập
Internet hay không?, ...)
 Mô hình mạng là gì? (Workgoup hay Client / Server? ...)
 Mức độ yêu cầu an toàn mạng.
 Ràng buộc về băng thông tối thiểu trên mạng.
2.3.3. Thiết kế giải pháp
Bƣớc kế tiếp trong tiến trình xây dựng mạng là thiết kế giải pháp để thỏa
mãn những yêu cầu đặt ra trong bảng Đặc tả yêu cầu hệ thống mạng. Việc chọn
lựa giải pháp cho một hệ thống mạng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể liệt kê
nhƣ sau:
 Kinh phí dành cho hệ thống mạng.
 Công nghệ phổ biến trên thị trƣờng.
 Thói quen về công nghệ của khách hàng.
 Yêu cầu về tính ổn định và băng thông của hệ thống mạng.
 Ràng buộc về pháp lý.
Tùy thuộc vào mỗi khách hàng cụ thể mà thứ tự ƣu tiên, sự chi phối của
các yếu tố sẽ khác nhau dẫn đến giải pháp thiết kế sẽ khác nhau. Tuy nhiên các
công việc mà giai đoạn thiết kế phải làm thì giống nhau. Chúng đƣợc mô tả nhƣ
sau.
2.3.3.1. Thiết kế sơ đồ mạng ở mức luận lý
Thiết kế sơ đồ mạng ở mức luận lý liên quan đến việc chọn lựa mô hình
mạng, giao thức mạng và thiết đặt các cấu hình cho các thành phần nhận dạng
mạng.
Mô hình mạng đƣợc chọn phải hỗ trợ đƣợc tất cả các dịch vụ đã đƣợc mô
tả trong bảng Đặc tả yêu cầu hệ thống mạng. Mô hình mạng có thể chọn là
Workgroup hay Domain (Client / Server) đi kèm với giao thức TCP/IP,
NETBEUI hay IPX/SPX.
Ví dụ:
 Một hệ thống mạng chỉ cần có dịch vụ chia sẻ máy in và thƣ
mục giữa những ngƣời dùng trong mạng cục bộ và không đặt
nặng vấn đề an toàn mạng thì ta có thể chọn Mô hình
Workgroup.
 Một hệ thống mạng chỉ cần có dịch vụ chia sẻ máy in và thƣ
mục giữa những ngƣời dùng trong mạng cục bộ nhƣng có yêu
cầu quản lý ngƣời dùng trên mạng thì phải chọn Mô hình
Domain.
 Nếu hai mạng trên cần có dịch vụ mail hoặc kích thƣớc mạng
đƣợc mở rộng, số lƣợng máy tính trong mạng lớn thì cần lƣu ý
thêm về giao thức sử dụng cho mạng phải là TCP/IP.
Mỗi mô hình mạng có yêu cầu thiết đặt cấu hình riêng. Những vấn đề
chung nhất khi thiết đặt cấu hình cho mô hình mạng là:

Trang: 41
 Định vị các thành phần nhận dạng mạng, bao gồm việc đặt tên
cho Domain, Workgroup, máy tính, định địa chỉ IP cho các máy,
định cổng cho từng dịch vụ.
 Phân chia mạng con, thực hiện vạch đƣờng đi cho thông tin trên
mạng.
2.3.3.2. Xây dựng chiến lƣợc khai thác và quản lý tài nguyên mạng
Chiến lƣợc này nhằm xác định ai đƣợc quyền làm gì trên hệ thống mạng.
Thông thƣờng, ngƣời dùng trong mạng đƣợc nhóm lại thành từng nhóm và việc
phân quyền đƣợc thực hiện trên các nhóm ngƣời dùng.
2.3.3.3. Thiết kế sơ đồ mạng ở mức luận lý
Căn cứ vào sơ đồ thiết kế mạng ở mức luận lý, kết hợp với kết quả khảo
sát thực địa bƣớc kế tiếp ta tiến hành thiết kế mạng ở mức vật lý. Sơ đồ mạng ở
mức vật lý mô tả chi tiết về vị trí đi dây mạng ở thực địa, vị trí của các thiết bị
nối kết mạng nhƣ Hub, Switch, Router, vị trí các máy chủ và các máy trạm. Từ
đó đƣa ra đƣợc một bảng dự trù các thiết bị mạng cần mua. Trong đó mỗi thiết
bị cần nêu rõ: Tên thiết bị, thông số kỹ thuật, đơn vị tính, đơn giá,…
2.3.3.4. Chọn hệ điều hành mạng và các phần mềm ứng dụng
Một mô hình mạng có thể đƣợc cài đặt dƣới nhiều hệ điều hành khác
nhau. Chẳng hạn với mô hình Domain, ta có nhiều lựa chọn nhƣ: Windows NT,
Windows 2000, Netware, Unix, Linux,... Tƣơng tự, các giao thức thông dụng
nhƣ TCP/IP, NETBEUI, IPX/SPX cũng đƣợc hỗ trợ trong hầu hết các hệ điều
hành. Chính vì thế ta có một phạm vi chọn lựa rất lớn. Quyết định chọn lựa hệ
điều hành mạng thông thƣờng dựa vào các yếu tố nhƣ:
 Giá thành phần mềm của giải pháp.
 Sự quen thuộc của khách hàng đối với phần mềm.
 Sự quen thuộc của ngƣời xây dựng mạng đối với phần mềm.
Hệ điều hành là nền tảng để cho các phần mềm sau đó vận hành trên nó.
Giá thành phần mềm của giải pháp không phải chỉ có giá thành của hệ điều hành
đƣợc chọn mà nó còn bao gồm cả giá thành của các phầm mềm ứng dụng chạy
trên nó.
Hiện nay có 2 xu hƣớng chọn lựa hệ điều hành mạng: các hệ điều hành
mạng của Microsoft Windows hoặc các phiên bản của Linux.
Sau khi đã chọn hệ điều hành mạng, bƣớc kế tiếp là tiến hành chọn các
phần mềm ứng dụng cho từng dịch vụ. Các phần mềm này phải tƣơng thích với
hệ điều hành đã chọn.
2.3.4. Cài đặt mạng
Khi bản thiết kế đã đƣợc thẩm định, bƣớc kế tiếp là tiến hành lắp đặt phần
cứng và cài đặt phần mềm mạng theo thiết kế.
2.3.4.1. Lắp đặt phần cứng
Cài đặt phần cứng liên quan đến việc đi dây mạng và lắp đặt các thiết bị
nối kết mạng (Hub, Switch, Router) vào đúng vị trí nhƣ trong thiết kế mạng ở
mức vật lý đã mô tả.
2.3.4.2. Cài đặt và cấu hình phần mềm
Tiến trình cài đặt phần mềm bao gồm:

Trang: 42
 Cài đặt hệ điều hành mạng cho các server, các máy trạm
 Cài đặt và cấu hình các dịch vụ mạng.
 Tạo ngƣời dùng, phân quyền sử dụng mạng cho ngƣời dùng.
Tiến trình cài đặt và cấu hình phần mềm phải tuân thủ theo sơ đồ thiết kế
mạng mức luận lý đã mô tả. Việc phân quyền cho ngƣời dùng pheo theo đúng
chiến lƣợc khai thác và quản lý tài nguyên mạng.
Nếu trong mạng có sử dụng router hay phân nhánh mạng con thì cần thiết
phải thực hiện bƣớc xây dựng bảng chọn đƣờng trên các router và trên các máy
tính.
2.3.5. Kiểm thử mạng
Sau khi đã cài đặt xong phần cứng và các máy tính đã đƣợc nối vào mạng.
Bƣớc kế tiếp là kiểm tra sự vận hành của mạng.
Trƣớc tiên, kiểm tra sự nối kết giữa các máy tính với nhau. Sau đó, kiểm
tra hoạt động của các dịch vụ, khả năng truy cập của ngƣời dùng vào các dịch vụ
và mức độ an toàn của hệ thống.
Nội dung kiểm thử dựa vào bảng đặc tả yêu cầu mạng đã đƣợc xác định
lúc đầu.
2.3.6. Bảo trì hệ thống
Mạng sau khi đã cài đặt xong cần đƣợc bảo trì một khoảng thời gian nhất
định để khắc phục những vấn đề phát sinh xảy trong tiến trình thiết kế và cài đặt
mạng.

Trang: 43
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1: Mạng máy tính là gì? Định nghĩa ngắn gọn nhất của mạng máy tính là
gì? Mục đích của mạng máy tính?
Câu 2: Cho biết các tầng của mô hình 7 tầng OSI?
Câu 3: Cho biết mục đích của mô hình 7 tầng OSI?
Câu 4: Cho biết các chức năng chính của các tầng trong mô hình OSI?
Câu 5: So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa mô hình OSI và mô hình
TCP/IP.
Hƣớng dẫn trả lời:
+ Giống nhau:
- Cả hai đều có kiến trúc phân lớp;
- Cả hai đều có lớp ứng dụng, mặc dù các dịch vụ mỗi lớp khác nhau;
- Cả hai đều có lớp vận chuyển và lớp mạng;
- Sử dụng kỹ thuật chuyển mạch gói;
Các nhà quản trị mạng chuyên nghiệp cần biết rõ cả hai mô hình trên.
+ Khác nhau:
- TCP/IP kết hợp lớp mô tả và lớp phiên vào lớp ứng dụng của nó;
- TCP/IP kết hợp lớp liên kết dữ liệu và lớp vật lý thành một lớp;
- TCP/IP phức tạp hơn OSI vì có ít lớp hơn;
Các giao thức TCP/IP là các chuẩn phát triển phổ biến phát triển trên Internet, vì
thế mô hình TCP/IP lần nữa đƣợc tín nhiệm chỉ vì các giao thức của nó. Ngƣợc
lại các mạng điển hình không đƣợc xây dựng trên các giao thức OSI.
Câu 6: Trình bày các bƣớc cần phải thực hiện để xây dựng một mạng máy tính.
Trong các bƣớc trên bƣớc nào quan trọng nhất? Vì sao?
Hƣớng dẫn trả lời:
1. Thu thập yêu cầu của khách hàng
 Bạn thiết lập mạng để làm gì? sử dụng nó cho mục đích gì?
 Các máy tính nào sẽ đƣợc nối mạng?
 Những ngƣời nào sẽ đƣợc sử dụng mạng, mức độ khai thác sử dụng mạng
của từng ngƣời / nhóm ngƣời ra sao?
Trong vòng 3-5 năm tới bạn có nối thêm máy tính vào mạng không, nếu có ở
đâu, số lƣợng bao nhiêu ?
2. Phân tích yêu cầu
 Những dịch vụ mạng nào cần phải có trên mạng ? (Dịch vụ chia sẻ tập tin,
chia sẻ máy in, Dịch vụ web, Dịch vụ thƣ điện tử, Truy cập Internet hay
không?, ...);
 Mô hình mạng là gì? (Workgroup hay Client/ Server? ...);
 Mức độ yêu cầu an toàn mạng;
Ràng buộc về băng thông tối thiểu trên mạng.
3. Thiết kế giải pháp
 Kinh phí dành cho hệ thống mạng;
 Công nghệ phổ biến trên thị trƣờng;
 Thói quen về công nghệ của khách hàng;
 Yêu cầu về tính ổn định và băng thông của hệ thống mạng;
Trang: 44
 Ràng buộc về pháp lý;
 Thiết kế sơ đồ mạng ở mức luận lý;
 Xây dựng chiến lƣợc khai thác và quản lý tài nguyên mạng;
 Thiết kế sơ đồ mạng ở vật lý;
 Chọn hệ điều hành mạng và các phần mềm ứng dụng;
 Giá thành phần mềm của giải pháp;
 Sự quen thuộc của khách hàng đối với phần mềm;
Sự quen thuộc của ngƣời xây dựng mạng đối với phần mềm.
4. Cài đặt mạng
 Lắp đặt phần cứng;
Cài đặt và cấu hình phần mềm.
5. Kiểm thử mạng
+ Trong các bƣớc trên bƣớc nào quan trọng nhất?
Trong các bƣớc trên bƣớc thiết kế giải pháp là quan trọng nhất vì liên quan đến
vấn đề:
 Kinh phí dành cho hệ thống mạng;
 Công nghệ phổ biến trên thị trƣờng;
 Thói quen về công nghệ của khách hàng;
 Yêu cầu về tính ổn định và băng thông của hệ thống mạng;
Ràng buộc về pháp lý.
Câu 6: Trình bày các bƣớc cơ bản trong tiến trình xây dựng hệ thống mạng
LAN ?
Hƣớng dẫn trả lời :
Trong tiến trình xây dựng mạng khi thiết kế giải pháp để thỏa mãn
những yêu cầu đặt ra trong bảng Đặc tả yêu cầu hệ thống mạng. Việc chọn lựa
giải pháp cho một hệ thống mạng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có thể liệt kê nhƣ
sau:
- Kinh phí dành cho hệ thống mạng.
- Công nghệ phổ biến trên thị trƣờng.
- Thói quen về công nghệ của khách hàng.
- Yêu cầu về tính ổn định và băng thông của hệ thống mạng.
Ràng buộc về pháp lý.
Tùy thuộc vào mỗi khách hàng cụ thể mà thứ tự ƣu tiên, sự chi phối của
các yếu tố sẽ khác nhau dẫn đến giải pháp thiết kế sẽ khác nhau. Tuy nhiên
các công việc mà giai đoạn thiết kế phải làm thì giống nhau. Chúng đƣợc mô tả
nhƣ sau:
- Thiết kế sơ đồ mạng ở mức luận lý
- Xây dựng chiến lƣợc khai thác và quản lý tài nguyên mạng
- Thiết kế sơ đồ mạng ở vật lý
- Chọn hệ điều hành mạng và các phần mềm ứng dụng

Câu 7: Dựa vào những tiêu chí nào để phân loại mạng máy tính? Trình bày các
loại mạng dựa vào khoảng cách địa lý. Phân biệt sự khác nhau giữa mạng
Internet và Intranet.
Trang: 45
Hƣớng dẫn trả lời:
+ Các tiêu chí phân loại mạng
Có nhiều cách phân loại mạng khác nhau tuỳ thuộc vào yếu tố chính
đƣợc chọn dùng để làm chỉ tiêu phân loại, thông thƣờng ngƣời ta phân
loại mạng theo các tiêu chí nhƣ sau
- Khoảng cách địa lý của mạng;
- Kỹ thuật chuyển mạch mà mạng áp dụng;
- Kiến trúc mạng;
- Hệ điều hành mạng sử dụng ...
Tuy nhiên trong thực tế nguời ta thƣờng chỉ phân loại theo hai tiêu chí đầu
tiên.
+ Phân loại mạng theo khoảng cách địa lý:
Nếu lấy khoảng cách địa lý làm yếu tố phân loại mạng thì ta có mạng cục bộ,
mạng đô thị, mạng diện rộng, mạng toàn cầu.
Mạng cục bộ ( LAN - Local Area Network ) :
Là mạng đƣợc cài đặt trong phạm vi tƣơng đối nhỏ hẹp nhƣ trong một toà
nhà, một xí nghiệp...với khoảng cách lớn nhất giữa các máy tính trên mạng
trong vòng vài km trở lại.
Mạng đô thị ( MAN - Metropolitan Area Network ) :
Là mạng đƣợc cài đặt trong phạm vi một đô thị, một trung tâm văn hoá xã
hội, có bán kính tối đa khoảng 100 km trở lại.
Mạng diện rộng ( WAN - Wide Area Network ) :
Là mạng có diện tích bao phủ rộng lớn, phạm vi của mạng có thể vƣợt biên
giới quốc gia thậm chí cả lục địa.
Mạng toàn cầu ( GAN - Global Area Network ) :
Là mạng có phạm vi trải rộng toàn cầu.
+ Phân biệt sự khác nhau giữa mạng Internet và mạng Intranet:
+ Mạng Internet:
 Là một mạng toàn cầu;
 Là sự kết hợp của vô số các hệ thống truyền thông, máy chủ cung cấp
thông tin và dịch vụ, các máy trạm khai thác thông tin;
 Dựa trên nhiều nền tảng truyền thông khác nhau, nhƣng đều trên nền
giao thức TCP/IP;
 Là sở hữu chung của toàn nhân loại;
 Càng ngày càng phát triển mãnh liệt.
+ Mạng Intranet :
 Là một mạng Internet thu nhỏ;
 Thƣờng triển khai trong một công ty, tổ chức, cơ quan hoặc xí nghiệp;
 Có giới hạn phạm vi ngƣời sử dụng;
Sử dụng công nghệ kiểm soát truy cập và bảo mật thông tin.

Trang: 46
BÀI 1
MẠNG LAN VÀ THIẾT BỊ MẠNG LAN
Mã bài: MĐ24-02
Giới thiệu
Bài này nhằm giới thiệu cho người đọc những vấn đề sau :
- Các loại thiết bị sử dụng trong mạng LAN
- Các tổ chức chuẩn hóa về mạng
- Chức năng của bộ hoán chuyển (Switch) trong việc mở rộng băng thông
mạng cục bộ
- Kiến trúc bộ hoán chuyển
- Các giải thuật hoán chuyển:
- Nguyên tắc hoạt động của bộ chọn đƣờng
- Các vấn đề liên quan đến việc thiết kế giải thuật chọn đƣờng
Mục tiêu:
- Mô tả đƣợc chức năng của bộ chuyển mạch Switch trong việc mở rộng băng
thông mạng
- Trình bày đƣợc kiến trúc bộ chuyển mạch, bộ định tuyến.
- Phân loại đƣợc các bộ chuyển mạch, bộ định tuyến.
- Ý thức tự giác trong học tập, tƣ duy logic cao.

Nội dung chính


1. Các chuẩn mạng cục bộ
Mục tiêu:
- Biết được lịch sử phát triển của tổ chức chuẩn quốc tế OSI
- Hiểu được mục đích và ý nghĩa của mô hình OSI
1.1. Tổ chức chuẩn quốc tế OSI
Ở thời kỳ đầu của công nghệ nối mạng, việc gửi và nhận dữ liệu ngang
qua mạng thƣờng gây nhầm lẫn do các công ty lớn nhƣ IBM, HoneyWell và
Digital Equipment Corporation tự đề ra tiêu chuẩn riêng cho hoạt động kết nối
máy tính .
Năm 1984 tổ chức tiêu chuẩn hoá Quốc tế – ISO(International Standard
Oranization) chính thức đƣa ra mô hình OSI(Open Systems Interconnect) là tập
hợp các đặc điểm kỹ thuật mô tả kiến trúc mạng dành cho việc kết nối các thiết
bị không cùng chủng loại.

Trang: 47
Mô hình OSI đƣợc chia thành 7 tầng, mỗi tầng bao gồm các hoạt động
thiết bị và giao thức mạng khác nhau.

Hình 2.1:Mô hình OSI bảy tầng


1.2. Mục đích và ý nghĩa của mô hình OSI
Mô hình OSI (Open System Interconnection ): là mô hình tƣơng kết
những hệ thống mở, là mô hình đƣợc tổ chức ISO đƣợc đề xuất năm 1977 và
công bố năm 1984. Để các máy tính và các thiết bị mạng có thể truyền thông với
nhau phải có những quy tắc giao tiếp đƣợc các bên chấp nhận. Mô hình OSI là
một khuôn mẫu giúp chúng ta hiểu đƣợc các chức năng mạng diễn ra tại mỗi
lớp.
Trong mô hình OSI có bảy lớp, mỗi lớp mô tả một phần chức năng độc
lập. Sự tách rời của mô hình này mang lại lợi ích sau:
Chia hoạt động thông tin mạng thành những phần nhỏ hơn, đơn
giản hơn giúp chúng ta dễ khảo sát và tìm hiểu hơn.
- Chuẩn hoá các thành phần mạng để cho phép phát triển mạng từ nhiều
nhà cung cấp sản phẩm.
- Ngăn chặn đƣợc tình trạng sự thay đổi của một lớp làm ảnh hƣởng đến
các lớp khác, nhƣ vậy giúp mỗi lớp có thể phát triển độc lập và nhanh chóng hơn
Mô hình tham chiếu OSI định nghĩa các quy tắc cho các nội dung sau:
Cách thức các thiết bị giao tiếp và chuyền thông đƣợc với nhau.
+ Các phƣơng pháp để các thiết bị trên mạng khi nào thì đựơc truyền dữ
liệu, khi nào thì không đƣợc.
+ Các phƣơng pháp để đảm bảo truyền đúng bên nhận.
+ Cách thức vận tải, truyền, sắp xếp và kết nối với nhau.
+ Cách thức đảm bảo các thiết bị mạng duy trì tốc độ truyền dữ liệu thích
hợp
+ Cách biểu diễn một bit thiết bị truyền dẫn.
- Mô hình tham chiếu OSI đƣợc chia thành 7 lớp với các chức năng sau:
+ Application Layer ( lớp ứng dụng ): giao diện giữa ứng dụng và mạng.
+ Presentation Layer (lớp trình bày ): thoả thuận khuôn dạng trao đổi dƣc
liệu.
+ Session Layer (lớp phiên ): cho phép ngƣời dùng thiết lập các kết nối.

Trang: 48
+ Transport Layer (lớp vận chuyển ): đảm bảo truyền thông giữa hai hệ
thống.
+ Network Layer (lớp mạng ): định hƣớng dữ liệu truyền trong môi
trƣờng liên mạng
+ Data link Layer (lớp liên kết dữ liệu ): xác định truy xuất đến các thiết
bị.
+ Physical Layer (lớp vật lý ): chuyển đổi dữ liệu thành các bit và truyền
đi.
2. Cơ sở về bộ chuyển mạch
Mục tiêu:
- Nêu được chức năng của bộ chuyển mạch
- Trình bày được các giải thuật hoán chuyển của bộ chuyển mạch
2.1. Chức năng của bộ chuyển mạch
LAN Switch là một thiết bị hoạt động ở tầng 2, có đầy đủ tất cả các tính
năng của một cầu nối trong suốt nhƣ:

Hình 2.3: Nối mạng bằng switch Học vị trí các máy tính trên mạng
- Chuyển tiếp khung từ nhánh mạng này sang nhánh mạng khác một cách
có chọn lọc .
Ngoài ra Switch còn hỗ trợ thêm nhiều tính năng mới nhƣ:
- Hỗ trợ đa giao tiếp đồng thời: Cho phép nhiều cặp giao tiếp diễn ra một
cách đồng thời nhờ đó tăng đƣợc băng thông trên toàn mạng

Hình 2.4: Switch hỗ trợ đa giao tiếp đồng thời


- Hỗ trợ giao tiếp song công (Full-duplex communication): Tiến trình gởi

Trang: 49
khung và nhận khung có thể xảy ra đồng thời trên một cổng.Điều này làm tăng gấp
đôi thông lƣợng tổng của cổng.
- Điều hòa tốc độ kênh truyền: Cho phép các kênh truyền có tốc độ khác
nhau giao tiếp đƣợc với nhau. Ví dụ, có thể hoán chuyển dữ liệu giữa một kênh
truyền 10 Mbps và một kênh truyền 100 Mbps.

Hình 2.5: Switch hỗ trợ chế độ giao tiếp song công


+ Switch đƣợc cấu tạo gồm hai thành phần cơ bản là:
- Bộ nhớ làm Vùng đệm tính toán và Bảng địa chỉ (BAT-Buffer and
Address Table).
- Giàn hoán chuyển (Switching Fabric) để tạo nối kết chéo đồng thời giữa
các cổng

Cổng
ng
ng
Giàn
hoán
chuyển

Hình 2.6: Cấu trúc bên trong của switch


2.2. Các giải thuật hoán chuyển của bộ chuyển mạch
Việc chuyển tiếp khung từ nhánh mạng này sang nhánh mạng kia của switch
có thể đƣợc thực hiện theo một trong 3 giải thuật hoán chuyển sau:
+ Giải thuật hoán chuyển lƣu và chuyển tiếp (Store and Forward
Switching)
Khi khung đến một cổng của switch, toàn bộ khung sẽ đƣợc đọc vào trong bộ
nhớ đệm và đƣợc kiểm tra lỗi. Khung sẽ bị bỏ đi nếu nhƣ có lỗi. Nếu khung
không lỗi, switch sẽ xác định địa chỉ máy nhận khung và dò tìm trong bảng địa
chỉ để xác định cổng hƣớng đến máy nhận. Kế tiếp sẽ chuyển tiếp khung ra cổng

Trang: 50
tƣơng ứng. Giải thuật này có thời gian trì hoãn lớn do phải thực hiện thao tác
kiểm tra khung. Tuy nhiên nó cho phép giao tiếp giữa hai kênh truyền khác tốc
độ.
+ Giải thuật xuyên cắt (Cut-through)
Khi khung đến một cổng của switch, nó chỉ đọc 6 bytes đầu tiên của khung
(là địa chỉ MAC của máy nhận khung) vào bộ nhớ đệm. Kế tiếp nó sẽ tìm trong
bảng địa chỉ để xác định cổng ra tƣơng ứng với địa chỉ máy nhận và chuyển
khung về hƣớng cổng này.
Giải thuật cut-through có thời gian trì hoãn ngắn bởi vì nó thực hiện việc
hoán chuyển khung ngay sau khi xác định đƣợc cổng hƣớng đến máy nhận. Tuy
nhiên nó chuyển tiếp luôn cả các khung bị lỗi đến máy nhận.
+ Hoán chuyển tƣơng thích (Adaptive - Switching)
Giải thuật hoán chuyển tƣơng thích nhằm tận dụng tối đa ƣu điểm của hai
giải thuật hoán chuyển Lƣu và chuyển tiếp và giải thuật Xuyên cắt. Trong giải
thuật này, ngƣời ta định nghĩa một ngƣỡng lỗi cho phép. Đầu tiên, switch sẽ hoạt
động theo giải thuật Xuyên cắt. Nếu tỉ lệ khung lỗi lớn hơn ngƣỡng cho phép,
switch sẽ chuyển sang chế độ hoạt động theo giải thuật Lƣu và chuyển tiếp.
Ngƣợc lại khi tỷ lệ khung lỗi hạ xuống nhỏ hơn ngƣỡng, switch lại chuyển về
hoạt động theo giải thuật Xuyên cắt.
+ Thông lƣợng tổng (Agregate throughput)
Thông lƣợng tổng (Agregate throughput) là một đại lƣợng dùng để đo hiệu
suất của switch. Nó đƣợc định nghĩa là lƣợng dữ liệu chuyển qua switch trong
một giây. Nó có thể đƣợc tính bằng tích giữa số nối kết tối đa đồng thời trong
một giây nhân với băng thông của từng nối kết. Nhƣ vậy, thông lƣợng tổng của
một switch có N cổng sử dụng, mỗi cổng có băng thông là B đƣợc tính theo công
thức sau:
Agregate throughput = (N div 2) * (B*2) = N*B
Ví dụ: Cho một mạng gồm 10 máy tính đƣợc nối lại với nhau bằng một
switch có các cổng 10 Base-T. Khi đó, số nối kết tối đa đồng thời là 10/2. Mỗi
cặp nối kết trong một giây có thể gởi và nhận dữ liệu với lƣu lƣợng là 10Mbps*2
(do Full duplex). Nhƣ vậy thông lƣợng tổng sẽ là: 10/2*10*2 = 100 Mbps
3. Cơ sở về bộ định tuyến
Mục tiêu:
- Nêu được chức năng và nguyên tắc hoạt động của bô định tuyến
- Phân loại được các giải thuật chọn đường
3.1. Tổng quan về Router
Các khái niện chung
Bridge và switch là các thiết bị nối mạng ở tầng hai. Switch cho phép liên
kết nhiều mạng cục bộ lại với nhau thành một liên mạng với băng thông và hiệu
suất mạng đƣợc cải thiện rất tốt. Nhiệm vụ của switch là chuyển tiếp các
khung từ nhánh mạng này sang nhánh mạng khác một cách có chọn lọc dựa
vào địa chỉ MAC của các máy tính. Để làm đƣợc điều này, switch cần phải
duy trì trong bộ nhớ của mình một bảng địa chỉ cục bộ chứa vị trí của tất cả
các máy tính trong mạng. Mỗi máy tính sẽ chiếm một mục từ trong bảng địa chỉ.

Trang: 51
Mỗi switch đƣợc thiết kế với một dung lƣợng bộ nhớ giới hạn. Và nhƣ thế, nó
xác định khả năng phục vụ tối đa của một switch. Chúng ta không thể dùng
switch đế nối quá nhiều mạng lại với nhau. Hơn nữa, các liên mạng hình thành
bằng cách sử dụng switch cũng chỉ là các mạng cục bộ, có phạm vi nhỏ. Muốn
hình thành các mạng diện rộng ta cần sử dụng thiết bị liên mạng ở tầng 3. Đó
chính là bộ chọn đƣờng (Router).

Hình 2.7: Xây dựng liên mạng bằng router


Trong mô hình trên, các mạng LAN 1, LAN 2, LAN 3 và mạng Internet
đƣợc nối lại với nhau bằng 3 router R1, R2 và R3. Router là một thiết bị liên
mạng ở tầng 3, cho phép nối hai hay nhiều nhánh mạng lại với nhau để tạo thành
một liên mạng. Nhiệm vụ của router là chuyển tiếp các gói tin từ mạng này đến
mạng kia để có thể đến đƣợc máy nhận. Mỗi một router thƣờng tham gia vào ít
nhất là 2 mạng. Nó có thể là một thiết bị chuyên dùng với hình dáng giống nhƣ
Hub hay switch hoặc có thể là một máy tính với nhiều card mạng và một phần
mềm cài đặt giải thuật chọn đƣờng. Các đầu nối kết (cổng) của các router đƣợc
gọi là các Giao diện (Interface).
Các máy tính trong mạng diện rộng đƣợc gọi là các Hệ thống cuối (End
System), với ý nghĩa đây chính là nơi xuất phát của thông tin lƣu thông trên
mạng, cũng nhƣ là điểm dừng của thông tin.
Về mặt kiến trúc, các router chỉ cài đặt các thành phần thực hiện các chức
năng từ tầng 1 đến tầng 3 trong mô hình OSI. Trong khi các End System thì cài
đặt chức năng của cả bảy tầng. .
Chức năng của bộ định tuyến
Trong một mạng diện rộng, thƣờng có nhiều đƣờng đi khác nhau cho cùng
một đích đến. Ta xét trƣờng hợp A gởi cho C một gói tin. Gói tin đƣợc chuyển
đến router R1, và đƣợc lƣu vào trong hàng đợi các gói tin chờ đƣợc chuyển đi của
R1. Khi một gói tin trong hàng đợi đến lƣợt đƣợc xử lý, router sẽ xác định đích
đến của gói tin, từ đó tìm ra router kế tiếp cần chuyển gói tin đến để có thể đi đến
đích. Đối với Router 1, có hai đƣờng đi, một nối đến router R2 và một nối đến
R3. Khi đã chọn đƣợc đƣờng đi cho gói tin, router R1 sẽ chuyển gói tin từ hàng
đợi ra đƣờng đã chọn. Một quá trình tƣơng tự cũng xảy ra trên Router kế tiếp. Cứ
nhƣ thế, gói tin sẽ đƣợc chuyển từ router này đến router khác cho đến khi nó đến
đƣợc mạng có chứa máy tính nhận và sẽ đƣợc nhận bởi máy tính nhận.
Nhƣ vậy, hai chức năng chính mà một bộ chọn đƣờng phải thực hiện là:
- Chọn đƣờng đi đến đích với „chi phí‟ (metric) thấp nhất cho một gói tin.

Trang: 52
- Lƣu và chuyển tiếp các gói tin từ nhánh mạng này sang nhánh mạng khác
Nguyên tắc hoạt động của bộ chọn đƣờng
+ Bảng chọn đƣờng (Routing table)
Để xác định đƣợc đƣờng đi đến đích cho các gói tin, các router duy trì một
Bảng chọn đƣờng (Routing table) chứa đƣờng đi đến những điểm khác nhau trên
toàn mạng. Hai trƣờng quan trọng nhất trong bảng chọn đƣờng của router là Đích
đến (Destination) và Bƣớc kế tiếp (Next Hop) cần phải chuyển gói tin để có thể
đến đƣợc Đích đến.

Hình 2.8: Nhiều đường đi cho một đích đến


Thông thƣờng, đích đến trong bảng chọn đƣờng là địa chỉ của các mạng.
Trong khi Next Hop là một router láng giềng của router đang xét. Hai router đƣợc
gọi là láng giềng của nhau nếu tồn tại một đƣờng nối kết vật lý giữa chúng. Thông
tin có thể chuyển tải bằng tầng hai giữa hai router láng giềng. Trong mô hình
mạng ở trên, router R1 có hai láng giềng là R2 và R3.
+ Nguyên tắc hoạt động
Cho hệ thống mạng nhƣ hình dƣới đây :

Hình 2.9: Đường đi của một gói tin qua liên mạng

Trang: 53
Giả sử máy tính X gởi cho máy tính Y một gói tin. Con đƣờng đi của gói
tin đƣợc mô tả nhƣ sau:
+ Vì Y nằm trên một mạng khác với X cho nên gói tin sẽ đƣợc chuyển đến
router A.
+ Tại router A:
Tầng mạng đọc địa chỉ máy nhận để xác định địa chỉ của mạng đích có
chứa máy nhận và kế tiếp sẽ tìm trong bảng chọn đƣờng để biết đƣợc
next hop cần phải gởi đi là đâu. Trong trƣờng hợp này là Router B.
Gói tin sau đó đƣợc đƣa xuống tầng 2 để đóng vào trong một khung và
đƣa ra hàng đợi của giao diện/cổng hƣớng đến next hop và chờ đƣợc
chuyển đi trên đƣờng truyền vật lý.
Tiến trình tƣơng tự diễn ra tại router B và C.
Tại Router C, khung của tầng 2 sẽ chuyển gói tin đến máy tính Y
+ Vấn đề cập nhật bảng chọn đƣờng
Quyết định chọn đƣờng của router đƣợc thực hiện dựa trên thông tin về
đƣờng đi trong bảng chọn đƣờng. Vấn đề đặt ra là bằng cách nào router có đƣợc
thông tin trong bảng chọn đƣờng. Hoặc khi mạng bị thay đổi thì ai sẽ là ngƣời cập
nhật lại bảng chọn đƣờng cho router. Hai vấn đề này gọi chung là vấn đề cập nhật
bảng chọn đƣờng.
 Có ba hình thức cập nhật bảng chọn đƣờng:
+ Cập nhật thủ công: Thông tin trong bảng chọn đƣờng đƣợc cập nhật bởi
nhà quản trị mạng. Hình thức này chỉ phù hợp với các mạng nhỏ, có hình trạng
đơn giản, ít bị thay đổi. Nhƣợc điểm của loại này là không cập nhật kịp thời bảng
chọn đƣờng khi hình trạng mạng bị thay đổi do gặp sự cố về đƣờng truyền.
+ Cập nhật tự động: Tồn tại một chƣơng trình chạy bên trong router tự
động tìm kiếm đƣờng đi đến những điểm khác nhau trên mạng. Loại này thích
hợp cho các mạng lớn, hình trạng phức tạp, có thể ứng phó kịp thời với những
thay đổi về hình trạng mạng. Vấn đề đặt ra đối với cập nhật bảng chọn đƣờng
động chính là giải thuật đƣợc dùng để tìm ra đƣờng đi đến những điểm khác nhau
trên mạng. Ngƣời ta gọi giải thuật này là giải thuật chọn đƣờng (Routing
Algorithme).
+ Cập nhật hỗn hợp: Vừa kết hợp cả hai phƣơng pháp cập nhật bảng chọn
đƣờng thủ công và cập nhật bảng chọn đƣờng tự động. Đầu tiên, nhà quản trị
cung cấp cho router một số đƣờng đi cơ bản, sau đó giải thuật chọn đƣờng sẽ
giúp router tìm ra các đƣờng đi mới đến các điểm còn lại trên mạng
3.2. Giải thuât chọn đƣờng
 Chức năng của giải thuật vạch đƣờng
Chức năng của giải thuật chọn đƣờng là tìm ra đƣờng đi đến những điểm
khác nhau trên mạng. Giải thuật chọn đƣờng chỉ cập nhật vào bảng chọn đƣờng
một đƣờng đi đến một đích đến mới hoặc đƣờng đi mới tốt hơn đƣờng đi đã có
trong bảng chọn đƣờng
 Đại lƣợng đo lƣờng (Metric)
Một đƣờng đi tốt là một đƣờng đi «ngắn ». Khái niệm « dài », « ngắn » ở
đây không thuần túy là khoảng cách địa lý mà chúng đƣợc đo dựa vào một thƣớc

Trang: 54
đo (metric) nào đó. Có thể dùng các thƣớc đo sau để đo độ dài đƣờng đi cho các
giải thuật chọn đƣờng
+ Chiều dài đƣờng đi (length path): Là số lƣợng router phải đi qua trên
đƣờng đi.
+ Độ tin cậy (reliable) của đƣờng truyền
+ Độ trì hoãn (delay) của đƣờng truyền
+ Băng thông (bandwidth) kênh truyền
+ Tải (load) của các router
+ Cƣớc phí (cost) kênh truyền
Cùng một đích đến nhƣng đo với hai tiêu chuẩn khác nhau có thể sẽ chọn
đƣợc hai đƣờng đi khác nhau.
Mỗi giải thuật chọn đƣờng phải xác định rõ tiêu chuẩn chọn lựa đƣờng đi mà
mình sử dụng là gì. Có thể chỉ là một thƣớc đo hoặc là sự phối hợp của nhiều tiêu
chuẩn lại với nhau.
 Mục đích thiết kế
Chức năng chính của giải thuật chọn đƣờng là tìm ra đƣợc đƣờng đi đến
những điểm khác nhau trên mạng. Tuy nhiên, tùy vào mục tiêu khi thiết kế giải
thuật chọn đƣờng sẽ dẫn đến chất lƣợng về đƣờng đi sẽ khác nhau. Các giải thuật
chọn đƣờng có thể đƣợc thiết kế cho các mục tiêu sau:
+ Tối ƣu (optimality): Đƣờng đi do giải thuật tìm đƣợc phải là đƣờng đi tối
ƣu trong số các đƣờng đi đến một đích đến nào đó
+ Đơn giản,ít tốn kém (Simplicity and overhead):Giải thuật đƣợc thiết kế
hiệu quả về mặt xử lý,ít đòi hỏi về mặt tài nguyên nhƣ bộ nhớ,tốc độ xử lý của
router.
+ Tính ổn định (stability): Giải thuật có khả năng ứng phó đƣợc với các sự
cố về đƣờng truyền.
+ Hội tụ nhanh (rapid convergence): Quá trình thống nhất giữa các router
về một đƣờng đi tốt phải nhanh chóng.
+ Tính linh hoạt (Flexibility): Đáp ứng đƣợc mọi thay đổi về môi trƣờng
vận hành của giải thuật nhƣ băng thông, kích bộ nhớ, độ trì hoãn của đƣờng
truyền
 Phân loại giải thuật chọn đƣờng
Thông thƣờng các giải thuật chọn đƣờng đƣợc phân loại bằng các tiêu
chuẩn có tính chất đối ngẫu nhau, ví dụ nhƣ:
+ Giải thuật chọn đƣờng tĩnh - Giải thuật chọn đƣờng động
+ Giải thuật chọn đƣờng bên trong - Giải thuật chọn đƣờng bên ngoài khu
vực
+ Giải thuật chọn đƣờng trạng thái nối kết - Giải thuật véctơ khoảng cách.
Giải thuật chọn đƣờng tĩnh - Giải thuật chọn đƣờng động
+ Giải thuật chọn đƣờng tĩnh (static routing): Bảng chọn đƣờng đƣợc cập
nhật bởi nhà quản trị mạng. Hình thức này chỉ phù hợp cho các mạng nhỏ, có hình
trạng đơn giản, ít bị thay đổi. Nhƣợc điểm của loại này là không cập nhật kịp thời
bảng chọn đƣờng khi hình trạng mạng bị thay đổi do gặp sự cố về đƣờng truyền.
+ Giải thuật chọn đƣờng động (dynamic routing): Router tự động tìm kiếm

Trang: 55
đƣờng đi đến những điểm khác nhau trên mạng. Loại này thích hợp cho các mạng
lớn, hình trạng phức tạp. Nó có thể ứng phó kịp thời với những thay đổi về hình
trạng mạng
Giải thuật chọn đƣờng bên trong (khu vực - liên khu vực )
Một số giải thuật chọn đƣờng xem các router đều cùng một cấp. Các router
có vai trò ngang bằng nhau. Ngƣời ta gọi là giải thuật chọn đƣờng phẳng (Flat
routing).

Hình 2.10: Mạng cấu trúc phẳng và mạng phân cấp


Tuy nhiên, trong các mạng lớn ngƣời ta thƣờng xây dựng mạng theo kiểu
phân cấp. Ở đó các máy tính lại nhóm lại với nhau thành những vùng tự trị
(Autonomous System) và có sự phân cấp các router. Các router bình thƣờng
(Normal Router) đảm nhiệm việc vạch đƣờng bên trong một Autonomous
System. Công việc vạch đƣờng giữa các autonomous system thì đƣợc giao về cho
các router nằm ở đƣờng trục (Backbone router).
Một autonomous system là một tập hợp các mạng và các router chịu sự
quản lý duy nhất của một nhà quản trị mạng. Ví dụ là mạng của một công ty, một
trƣờng đại học hay mạng đƣờng trục của một quốc gia.
Việc phân cấp các router thành hai loại dẫn đến có hai loại giải thuật chọn
đƣờng: Giải thuật chọn đƣờng bên trong vùng (Intradomain hay Interior Protocol)
và liên vùng (Interdomain hay Exterior protocol).
Giải thuật chọn đƣờng theo kiểu trạng thái nối kết (Link State Routing)
và Giải thuật chọn đƣờng theo kiểu vector khoảng cách (Distance vector)
+ Trong giải thuật vạch đƣờng theo kiểu trạng thái nối kết
- Mỗi router sẽ gởi thông tin về trạng thái nối kết của mình (các mạng nối
kết trực tiếp và các router láng giềng) cho tất cả các router trên toàn mạng. Các
router sẽ thu thập thông tin về trạng thái nối kết của các router khác, từ đó xây
dựng lại hình trạng mạng, chạy các giải thuật tìm đƣờng đi ngắn nhất trên hình
trạng mạng có đƣợc. Từ đó xây dựng bảng chọn đƣờng cho mình.
+ Khi một router phát hiện trạng thái nối kết của mình bị thay đổi, nó sẽ
gởi một thông điệp yêu cầu cập nhật trạng thái nối kết cho tất các các router trên
toàn mạng. Nhận đƣợc thông điệp này, các router sẽ xây dựng lại hình trạng
mạng, tính toán lại đƣờng đi tối ƣu và cập nhật lại bảng chọn đƣờng của mình.
- Giải thuật chọn đƣờng trạng thái nối kết tạo ra ít thông tin trên mạng.
Tuy nhiên nó đòi hỏi router phải có bộ nhớ lớn, tốc độ tính toán của CPU phải
cao.

Trang: 56
+ Trong giải thuật chọn đƣờng theo kiểu vectơ khoảng cách:
Đầu tiên mỗi router sẽ cập nhật đƣờng đi đến các mạng nối kết trực tiếp với
mình vào bảng chọn đƣờng.
- Theo định kỳ, một router phải gởi bảng chọn đƣờng của mình cho các
router láng giềng.
- Khi nhận đƣợc bảng chọn đƣờng của một láng giềng gởi sang, router sẽ
tìm xem láng giềng của mình có đƣờng đi đến một mạng nào mà mình
chƣa có hay một đƣờng đi nào tốt hơn đƣờng đi mình đã có hay không. Nếu có sẽ
đƣa đƣờng đi mới này vào bảng chọn đƣờng của mình với Next hop để đến đích
chính là láng giềng này.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


Câu 1: Trình bày một số đặc điểm của tổ chức chuẩn quốc tế OSI?
Câu 2: Trình bày kiến trúc của bộ chuyển mạch. Trong kiến trúc này thành phần
nào quan trọng nhất? Vì sao? Vẽ mô hình minh họa.
Hƣớng dẫn trả lời:
+ Trình bày kiến trúc của bộ chuyển mạch.
Switch đƣợc cấu tạo gồm hai thành phần cơ bản là:
- Bộ nhớ làm Vùng đệm tính toán và Bảng địa chỉ (BAT-Buffer anh
Address Table).
Giàn hoán chuyển (Switching Fabric) để tạo nối kết chéo đồng thời giữa các
cổng
+ Thành phần quan trọng nhất là
Đối với bộ chuyển mạch bộ phận quan trọng nhất là giàn hoán chuyển
+ Bởi vì
Việc chuyển tiếp khung từ nhánh mạng này sang nhánh mạng kia của switch có
thể đƣợc là nhờ vào các giải thuật của giàn hoán chuyển.
+ Mô hình
Cổng

Giàn hoán
chuyển

Trang: 57
Câu 3: Vẽ và trình bày bảng chọn đƣờng cho ba liên mạng (sử dụng bộ chọn
đƣờng Router để kết nối các mạng).
Hƣớng dẫn trả lời:
Trong mô hình này, các mạng LAN 1, LAN 2, LAN 3 và mạng Internet
đƣợc nối lại với nhau bằng 3 router R1, R2 và R3

R1 - Routing Table R2 - Routing Table


Destination Next Hop Destination Next Hop
LAN 1 Local LAN 1 R1
LAN 2 Local LAN 2 Local
LAN 3 R2 LAN 3 R3

R3 - Routing Table
Destination Next Hop
LAN 1 R2
LAN 2 R2
LAN 3 Local

Câu 4: Trình bày chức năng và nguyên tắc hoạt động của bộ chọn đƣờng?
+ Chức năng của bộ chọn đƣờng
Hai chức năng chính mà một bộ chọn đƣờng phải thực hiện là:
- Chọn đƣờng đi đến đích với „chi phí‟ (metric) thấp nhất cho một gói tin;
- Lƣu và chuyển tiếp các gói tin từ nhánh mạng này sang nhánh mạng khác.
+ Nguyên tắc hoạt động của bộ chọn đƣờng
+ Bảng chọn đƣờng (Routing table)
Để xác định đƣợc đƣờng đi đến đích cho các gói tin, các router duy trì một
Bảng chọn đƣờng (Routing table) chứa đƣờng đi đến những điểm khác nhau trên
toàn mạng. Hai trƣờng quan trọng nhất trong bảng chọn đƣờng của router
là Đích đến (Destination) và Bƣớc kế tiếp (Next Hop) cần phải chuyển gói tin
để có thể đến đƣợc Đích đến.
+ Nguyên tắc hoạt động

Trang: 58
Cho một ví dụ cụ thể của bộ chọn đƣờng và nói cụ thể cách di chuyển của
một gói tin qua các Router.
+ Vấn đề cập nhật bảng chọn đƣờng
Quyết định chọn đƣờng của router đƣợc thực hiện dựa trên thông tin về
đƣờng đi đi trong bảng chọn đƣờng. Vấn đề đặt ra là bằng cách nào router có
đƣợc thông tin trong bảng chọn đƣờng. Hoặc khi mạng bị thay đổi thì ai sẽ là
ngƣời cập nhật lại bảng chọn đƣờng cho router. Hai vấn đề này gọi chung là vấn
đề cập nhật bảng chọn đƣờng.
* Có ba hình thức cập nhật bảng chọn đƣờng:
- Cập nhật thủ công
- Cập nhật tự động
- Cập nhật hỗn hợp
Câu 5: Trình bày vai trò của switch trong Vlan. Nêu các lợi ích khi sử dụng
Vlan?
Hƣớng dẫn trả lời:
+ Vai trò của Switch trong VLAN
Switch là một trong những thành phần cốt lỗi thực hiện việc truyền
thông trong VLAN. Chúng là điểm nối kết các trạm đầu cuối vào giàn hoán
chuyển của switch và cho các cuộc giao tiếp diễn ra trên toàn mạng. Switch
cung cấp một cơ chế thông minh để nhóm những ngƣời dùng, các cổng hoặc
các địa chỉ luận lý vào các cộng đồng thích hợp. Switch cung cấp một cơ chế
thông minh để thực hiện các quyết định lọc và chuyển tiếp các khung dựa trên
các thƣớc đo của VLAN đƣợc định nghĩa bởi nhà quản trị.
Tiếp cận thông thƣờng nhất để phân nhóm ngƣời sử dụng mạng một cách
luận lý vào các VLAN riêng biệt là lọc khung (filtering frame) và nhận
dạng khung (frame Identification).
+ Sử dụng VLAN có các lợi ích sau
 Phân tách các vùng quảng bá để tạo ra nhiều băng thông hơn cho ngƣời sử
dụng;
 Tăng cƣờng tính bảo mật bằng cách cô lập ngƣời sử dụng dựa vào kỹ thuật
của cầu nối;
Triển khai mạng một cách mềm dẻo dựa trên chức năng công việc của ngƣời
dùng hơn là dựa vào vị trí vật lý của họ. VLAN có thể giải quyết những vấn đề
liên quan đến việc di chuyển, thêm và thay đổi vị trí các máy tính trên mạng.
Câu 6: Giải thuật chọn đƣờng theo kiểu trạng thái nối kết (Link State Routing)
và Giải thuật chọn đƣờng theo kiểu vector khoảng cách (Distance vector)?
+ Trong giải thuật vạch đƣờng theo kiểu trạng thái nối kết
 Mỗi router sẽ gởi thông tin về trạng thái nối kết của mình cho tất cả các
router trên toàn mạng. Các router sẽ thu thập thông tin về trạng thái nối
kết của các router khác, từ đó xây dựng lại hình trạng mạng, chạy các giải
thuật tìm đƣờng đi ngắn nhất trên hình trạng mạng có đƣợc. Từ đó xây dựng
bảng chọn đƣờng cho mình;
 Khi một router phát hiện trạng thái nối kết của mình bị thay đổi, nó sẽ gởi
một thông điệp yêu cầu cập nhật trạng thái nối kết cho tất các các router
Trang: 59
trên toàn mạng. Nhận đƣợc thông điệp này, các router sẽ xây dựng lại
hình trạng mạng, tính toán lại đƣờng đi tối ƣu và cập nhật lại bảng chọn
đƣờng của mình;
Giải thuật chọn đƣờng trạng thái nối kết tạo ra ít thông tin trên mạng. Tuy
nhiên nó đòi hỏi router phải có bộ nhớ lớn, tốc độ tính toán của CPU phải
cao.
+ Trong giải thuật chọn đƣờng theo kiểu vectơ khoảng cách
- Đầu tiên mỗi router sẽ cập nhật đƣờng đi đến các mạng nối kết trực tiếp với
mình vào bảng chọn đƣờng;
- Theo định kỳ, một router phải gởi bảng chọn đƣờng của mình cho các router
láng giềng;
- Khi nhận đƣợc bảng chọn đƣờng của một láng giềng gởi sang, router sẽ tìm
xem láng giềng của mình có đƣờng đi đến một mạng nào mà mình chƣa có hay
một đƣờng đi nào tốt hơn đƣờng đi mình đã có hay không. Nếu có sẽ đƣa
đƣờng đi mới này vào bảng chọn đƣờng của mình với Next hop để đến
đích chính là láng giềng này.
Câu 7: Hãy cho biết nguyên tắc hoạt động và các phƣơng pháp chuyển gói dữ
liệu trên mô hình OSI khi gởi một thông điệp từ máy tính A sang máy tính B
trên hệ thống liên mạng (sử dụng bộ chọn đƣờng Router)?
Hƣớng dẫn trả lời:
- Vẽ mô hình OSI
- Trình bày nguyên tắc hoạt động của một gói dữ liệu truyền từ máy tính A sang
máy tính B trên hệ thống mạng
- Trình bày các phƣơng pháp chuyển gói dữ liệu (Switching) trên đƣờng truyền
(Message, Packet, Curcuit, Virtual)
Câu 8: Cho sơ đồ mạng nhƣ hình vẽ. Lập bảng định tuyến cho mỗi router
15.0.0.1
20.0.0.1
R1
20.0.0.2 25.0.0.1 15.0.0.2

R2 R4
10.0.0.2 25.0.0.2 30.0.0.2

10.0.0.1 R3 30.0.0.1

Hƣớng dẫn làm bài tập:


+ R1:
 15.0.0.0/8 (RIP)
 20.0.0.0/8
25.0.0.0/8
+ R2:
 10.0.0.0/8
 20.0.0.0/8

Trang: 60
+ R3:
 10.0.0.0/8
 25.0.0.0/8
30.0.0.0/8
+ R4:
 15.0.0.0/8
 30.0.0.0/8
Câu 9: Cho sơ đồ sau :

Trong đó : A, B, C, D, E, G là các
Router và Metric.
Yêu cầu:
1. Thuật toán định tuyến là gì?
2. Phân tích ƣu và nhƣợc điểm của giao thức định tuyến theo trạng thái đƣờng
liên kết (Link-state routing protocol ).
3. Kể tên các giao thức sử dụng thuật toán định tuyến theo trạng thái đƣờng liên
kết.
4. Sử dụng thuật toán tìm đƣờng theo trạng thái liên kết, hãy tìm đƣờng đi cho
gói tin từ Router A đến Router G trong sơ đồ.
Hƣớng dẫn làm bài tập:
1. Thuật toán định tuyến : Thuật toán định tuyến là cách mà các Router có thể
dựa vào đó để tìm đƣợc con đƣờng đi tới đích tốt nhất cho các gói tin trên mạng
2. Phân tích ƣu và nhƣợc điểm của giao thức định tuyến theo trạng thái đƣờng
liên kết (Link-state routing protocol ).
+ Ƣu điểm:
- Sử dụng thông số chi phí để quyết định đƣờng đi, thông số này có thể phản án
đƣợc dung lƣợng đƣờng truyền;
- Mỗi khi hệ thống mạng có sự thay đổi thif ngay lập tức đƣợc cập nhật kịp thời.
Điều này giúp thời gian hội tụ đƣợc nhanh hơn;
- Mỗi Router có đầy đủ thông tin về toàn bộ cấu trúc hệ thống mạng, đƣợc cập
nhật ngay những thông tinmới nhất do vậy không bị lặp vòng và nhanh chóng có
quyết định chọn đƣờng;
- Mỗi Router sử dụng sơ đồ cấu trúc mạng riêng nên khi xảy ra sự cố thì có thể
xử lý dễ dàng.
+ Hạn chế
- Đòi hỏi dung lƣợng bộ nhớ và năng lực xử lý cao do đó gây ra cản trở về mặt
tài chính;
- Đòi hỏi hệ thống mạng phải thiết kế theo mô hình phân cấp;
- Đòi hỏi nhà quản trị mạng phải nắm rõ giao thức;

Trang: 61
- Khi hệ thống mạng có bất kỳ sự thay đổi nào đều đƣợc cập nhật ngay, điều này
có thể làm giảm dung lƣợng đƣờng truyền.
4. Sử dụng thuật toán tìm đƣờng theo trạng thái liên kết, hãy tìm đƣờng đi cho
gói tin từ Router A đến Rouer G trong sơ đồ :
- Thuật toán tìm đƣờng theo trạng thái liên kết sử dụng Thuật toán Dijkstra để
tìm đƣờng đi. Thuật toán này sử dụng chi phí (trọng số) của mỗi tuyến đƣờng
làm cơ sở của việc chọn đƣờng. Tuyến đƣờng nào có chi phí nhỏ hơn thì tuyến
đƣờng đó đƣợc chọn là đƣờng đi tốt nhất.
- Từ A ta thấy có nhiều con đƣờng để tới G, ta xét lần lƣợt nhƣ sau:
+ A có hai hàng xóm là: B và C. Ta thấy tuyến từ A đến C có trọng số nhỏ hơn
(5<7), do đó sẽ chọn tuyến đƣờng A C;
+ C chỉ có một hàng xóm là E, do vậy tuyến đƣờng này sẽ đƣợc chọn ngay;
+ E có 02 hàng xóm là D và G. Ta thấy tuyến từ E đến G có trọng số nhỏ hơn
(5<7), do đó sẽ chọn tuyến đƣờng E G
Đến đây thuật toán kết thúc. Nhƣ vậy tuyến đƣờng đƣợc chọn là: A->C->E->G.

Trang: 62
BÀI 2
THIẾT KẾ MẠNG LAN
Mã bài: MĐ24-03
Giới thiệu
Một trong những bƣớc quan trọng nhất để đảm bảo một hệ thống mạng
nhanh và ổn định chính là khâu thiết kế mạng. Nếu một mạng không đƣợc thiết
kế kỹ lƣỡng, nhiều vấn đề không lƣờng trƣớc sẽ phát sinh và khi mở rộng mạng
có thể bị mất ổn định
Bài này nhằm giới thiệu cho người học những vấn đề sau :
- Các yêu cầu thiết kế
- Quy trình thiết kế
- Cách làm tài liệu, hồ sơ mạng
Mục tiêu:
- Phân tích đƣợc yêu cầu của dự án thi công mạng LAN
- Khảo sát và vẽ đƣợc sơ đồ thi công vật lý và luận lý
- Lựa chọn thiết bị và lập đƣợc bản dự trù kinh phí thi công
- Lập đƣợc kế hoạch thi công.
- Ý thức tự giác trong học tập, tƣ duy logic cao.
- Tính cẩn thận, chính xác khi thiết kế hệ thống mạng LAN
Nội dung chính
1. Các yêu cầu thiết kế
Mục tiêu:
- Lấy được yêu cầu của khách hàng
- Phân tích được các yêu cầu của khách hàng đặt ra
1.1. Lấy yêu cầu
Các yêu cầu thiết kế của LAN về mặt cấu trúc cũng tƣơng tự nhƣ thiết kế
WAN, dƣới đây bao gồm các yêu cầu sau:
- Yêu cầu kỹ thuật.
- Yêu cầu về hiệu năng.
- Yêu cầu về ứng dụng.
- Yêu cầu về quản lý mạng.
- Yêu cầu về an ninh-an toàn mạng.
- Yêu cầu ràng buộc về tài chính, thời gian thực hiện, yêu cầu về chính trị
của dự án, xác định nguồn nhân lực, xác định các tài nguyên đã có và có thể tái
sử dụng.
1.2. Phân tích yêu cầu
- Số lƣợng nút mạng (rất lớn trên 1000 nút, vừa trên 100 nút và nhỏ dƣới
10 nút). Trên cơ sở số lƣợng nút mạng, chúng ta có phƣơng thức phân cấp, chọn
kỹ thuật chuyển mạch, và chọn thiết bị chuyển mạch.
- Dựa vào mô hình phòng ban để phân đoạn vật lý đảm bảo hai yêu cầu an
ninh và đảm bảo chất lƣợng dịch vụ.
- Dựa vào mô hình topo lựa chọn công nghệ đi cáp.
- Dự báo các yêu cầu mở rộng.
Trang: 63
Chúng ta phải tìm hiểu rõ các yêu cầu của doanh nghiệp về các vấn đề
nhƣ: vị trí thi công ,số lƣợng máy tính ,số lƣợng phòng ban ,chất lƣơng dich vụ
,thời gian bảo hành…

Yêu cầu về thi công


+ Theo tiêu chuẩn
+ Thẩm mỹ
+ Chi phí tốt nhất
Yêu cầu về dịch vụ
+ Hoàn thành đúng thời hạn
+ Cam kết về tốc độ truyền tải.
+ Thời gian bảo hành hệ thống
Ngoài ra trong quá trình thiết kế mạng LAN chúng ta cũng cần tuân thủ
những yêu cầu về kỹ thuật, cấu trúc đặt ra nhƣ:
Yêu cầu về kỹ thuật
+ Yêu cầu về hiệu năng
+ Yêu cầu về ứng dụng
+ Yêu cầu về quản lý mạng
+ Yêu cầu về an ninh-an toàn mạng.
+ Yêu cầu về ràng buộc về tài chính,thời gian thực hiện
+ Yêu cầu về chính trị của dự án ,xác định nguồn nhân lực xác định các
tài nguyên đã có và có thể tái sử dụng.
2. Qui trình thiết kế mạng
Mục tiêu:
- Vẽ được sơ đồ thi công mạng
- Lập được bảng dự trù kinh phí
- Lập được kế hoạch thi công
2. 1. Khảo sát địa điểm thi công
Chúng ta phải khảo sát khu vực hay toà nhà chuẩn bị thi công có vị trí địa
lý , cơ sở hạ tầng, cấu trúc… nhƣ thế nào để lựa chọn giải pháp và thiết bị thi
công cũng nhƣ môi trƣờng truyền là tốt nhất. Đồng thời chúng ta phải lập ra bản
vẽ kỹ thuật để thuật lợi trong quá trình thi công
Khảo sát
+ Vị trí khu vục thi công

Trang: 64
+ Vị trí đặt thiết bị
+ Kích thƣớc cụ thể từng phòng ban
+ Lối đi cáp,…
Ví dụ: Mô hình công ty tin học bao gồm 3 tầng.
- Tầng một: Là nơi giao dịch với khách hàng và cũng là nơi trƣng bày
các trang thiết bị máy móc. Phòng này đƣợc lắp đặt : 5 máy tính đƣợc dùng cho
nhân viên nơi giao dịch cùng khách hàng cũng nhƣ tìm kiếm trao đổi thêm thông
tin trên Internet
- Tầng 2 : Là phòng bảo trì hệ thống, phòng gồm 2 phòng nhỏ : 1phòng
lớn
+ 1 phòng là nơi nhận bảo trì các thiết bị cho khách hàng
+ 1 phòng là nơi kiểm tra bảo trì các lỗi thông dụng cho khách hàng trong
quá trình sử dụng bị hƣ hỏng. Nếu trong quá trình kiểm tra lỗi không thể sử
đƣợc thì chuyển đi đến phòng bảo trì cho khách hàng.
+ 1 Phòng lớn là nơi cài đặt máy và thiết bị cho khách hàng, cũng là nơi
bảo trì hệ thống các lỗi cho khách hàng, giao nhận máy cho khách hàng….
- Tầng trên cùng là tầng dành riêng cho phòng giám đốc, phó giám đốc,
và phòng hội đồng quản trị công ty.
2. 2. Vẽ sơ đồ thi công
Sơ đồ luận lý

Sơ đồ vật lý tổng thể

Trang: 65
Sơ đồ vật lý tổng thể trong mỗi tầng

2. 3. Lập bảng dự trù kinh phí


Trƣớc khi thi công bất kỳ hệ thống mạng hay công trình nào chúng ta
cũng cần phải dự toán trƣớc về các yều tố liên quan để cho việc thi công đƣợc
thuận lợi và dễ dàng hơn.
Ví dụ nhƣ mẫu dự toán sau:

2. 4. Lập kế hoạch thi công


Sau khi đã lên bảng dự trù thiết bị và các danh sách các loại thiết bị chúng
ta nên dùng rồi, thì điều cũng thật quan trọng trong giai đoạn này là lập kế hoạch
thực hiện, triển khai lắp đặt chính thức. Cách sắp xếp bố trí công việc thế nào
cho hợp lý, vừa tốt chi phí thấp nhất vừa đem lại hiệu quả cao. Và việc lập kế
hoạch thực hiện tốt thì tránh cho chúng ta những khó khăn gặp phải trong quá
trình thực hiện: Những nảy sinh ngoài dự tính và lập kế hoạch thì chúng ta có
thể kiểm tra đƣợc công việc triển khai đến đâu và chất lƣợng thề nào.
Khi nhận thi công một hệ thống mạng chúng ta phải có một kế hoạch thi
công rõ ràng, cụ thể nhƣ ngày bắt đầu, ngày kết thúc,….
Một kế hoạch thi công cần có các yếu tố chính sau:
+ Số lƣợng nhân công
+ Thời gian bắt đầu thực hiện
+ Thời gian hoàn thành từng hạng mục
+ Thời gian hoàn thành công trình
Trang: 66
+ Thời gian nghiệm thu và bàn giao
3. Hồ sơ thiết kế mạng
Mục tiêu:
- Lập được hồ sơ tổng quát hệ thống mạng
- Lập được hồ sơ chi tiết hệ thống mạng
3. 1. Lập hồ sơ tổng quát hệ thống mạng
Khi thiết kế mạng LAN cho một công ty, doanh nghiệp, tòa nhà hay
trƣờng học ta cần có các bƣớc thực hiện sau:
1. Lấy yêu cầu khách hàng
2. Phân tích yêu cầu sử dụng
3. Lựa chọn các thiết bị phần cứng
4. Lựa chọn phần mềm
5. Công cụ quản trị
3. 2. Lập hồ sơ chi tiết hệ thống mạng
+ Yêu cầu thiết kế
Thực hiện xây dựng một hệ thống mạng nội bộ trong phạm vi một toà nhà
1 tầng có 100 nốt mạng đƣợc bố trí các thiết bị (Các tủ phân phối, các thiết bị
mạng, các máy tính và máy chủ…) nhƣ trong bản thiết kế
Hệ thống mạng đƣợc thiết kế theo TOPO hình sao hai mức, gồm các
Switch 100/1000 Mbps đặt tại trung tâm mạng (mức 1), các switch 10/100 Mbps
bố trí tạo phân khu làm việc, các tầng (mức 2).
Hệ thống máy chủ phục vụ đƣợc đặt tại trung tâm mạng gồm có 1 máy
chủ mail phục vụ việc gửi / nhận thƣ điện tử, máy phục vụ ( Gateway,Proxy,
DHCP), máy chủ phục vụ nhƣ một trung tâm dữ liệu và cung cấp các công cụ
cho việc quản trị hệ thống.
Hệ thống cáp truyền dẫn cần đƣợc đảm bảo về yêu cầu kết nối tốc độ cao,
khả năng dự phòng để hạn chế thấp nhất những sự cố xảy ra trong quá trình vận
hành ngoài ra đáp ứng đƣợc khả năng mở rộng mạng trong tƣơng lai.
+ Phân tích yêu cầu sử dụng:
- Xác định muc tiêu sử dụng LAN: ai sử dụng LAN và yêu cầu dung lƣợng
trao đổi dữ liệu loại hình dịch vụ , thời gian đáp ứng…, yêu cầu phát triển của
LAN trong tƣơng lai, xác định chủ sở hữu và quản trị LAN.
- Xác định số lƣợng nút mạng hiện thời và tƣơng lai (rất lớn trên 1000 nút,
vừa trên 100 nút và nhỏ dƣới 10 nút ). Trên cơ sở số lƣợng nút mạng, chúng ta
có phƣơng thức phân cấp, chọn kỹ thuật chuyển mạch, và chọn kỹ thuật chuyển
mạch.
- Dựa vào mô hình phòng ban để phân đoạn vật lý để đảm bảo hai yêu cầu
an ninh và đảm bảo chât lƣợng dịch vụ.
- Dựa vào mô hình TOPO lựa chọn công nghệ đi cáp.
- Dự báo các yêu cầu mở rộng.
+ Lựa chọn các thiết bị phần cứng:
Dựa trên các phân tích yêu cầu và kinh phí dự kiến cho việc triển khai,
chúng ta sẽ lựa chọn nhà cung cấp thiết bị lớn nhất nhƣ là Cisco, Nortel, 3COM,
Intel… Các công nghệ tiên tiến nhất phù hợp với điều kiện VIệt Nam (kinh tế và

Trang: 67
kỹ thuật ) hiện đã có trên thị trƣờng, và sẽ có trong tƣơng lai gần. Các công nghệ
có khả năng mở rộng.
Phần cứng chia làm 3 phần: hạ tầng kết nối (hệ thống cáp ), các thiết bị nối
(hub, switch, bridge, router ), các thiết bị xử lý (các loại server, các loại máy in,
các thiết bị lƣu trữ…)
+ Lựa chọn phần mềm:
- Lựa chọn hệ điều hành Unix (AIX, OSP, HP, Solais,… ), Linux,
Windows dựa trên yêu cầu về xử lý số lƣợng giao dịch, đáp ứng giao dịch, đáp
ứng thời gian thực, kinh phí, an ninh an toàn.
- Lựa chọn các công cụ phát triển ứng dụng phần mềm nhƣ các phần mềm
quản trị cơ sở dữ liệu (Oracle, Informix, SQL, Lotusnote,…) các phần mềm
portal nhƣ Websphere,…
- Lựa chọn các phần mềm mạng nhƣ thƣ điện tử (Sendmail, PostOffice,
Netscape,… ), Webserver (Apache, IIS,…).
- Lựa chọn các phần mềm đảm bảo an ninh an toàn mạng nhƣ phần mềm
tƣờng lửa (PIX, Checkpoint, Netfilter,…), phần mềm chống virut (VirutWall,
NAV,…) phần mềm chống đột nhập và phần mềm quét lỗ hổng an ninh trên
mạng.
- Lựa chọn các phần mềm quản lý và quản trị mạng.
+ Công cụ quản trị:
Các công cụ quản trị có thể đƣợc cài đặt trên máy chủ hoặc cài đặt trên
máy trạm (Cài đặt Administrative Tools).
Các công cụ quản trị có thể không xuất hiện trong các nhóm công cụ quản
trị.
Chúng bao gồm những công cụ thƣờng dùng và những công cụ nâng cao
sau:
 Component Services.
 Computer Management.
 Data Source (ODBC).
 Distributed File System.
 Event Viewer.
 Internet Services Manager.
 Licensing.
 Local Security Pollcy.
 Performance.
 Routing And Remote Access.
 Server Extention Adminstrator.
 Services.
 Telnet Servser Adminstrator.
 Active Directory User And Computer.
 Active Directory Sites And Services.

Trang: 68
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1: Phân tích yêu cầu của dự án thi công mạng LAN?
Câu 2: Khảo sát và vẽ sơ đồ thi công vật lý và luận lý?
Câu 3: Lập kế hoạch thi công?
Câu 4: Cho sơ đồ mạng nhƣ hình sau:

Hãy tính số lƣợng cáp kết nối các máy tính trong phòng?
Hƣớng dẫn trả lời:
- Dựa vào số máy tính đƣợc sử dụng trong phòng máy
- Dựa vào vị trí đặt các thiết bị mạng
- Dựa vào phần mềm quản lý các máy trong phòng
Câu 5: Phân loại và nêu đặc điểm, cấu tạo các loại cáp mạng (cáp xoắn cặp, cáp
đồng trục, cáp quang)?
Hƣớng dẫn trả lời:
+ Cáp xoắn cặp
Đây là loại cáp gồm hai đƣờng dây dẫn đồng đƣợc xoắn vào nhau nhằm làm
giảm nhiễu điện từ gây ra bởi môi trƣờng xung quanh và giữa chúng với nhau.
Có hai loại cáp xoắn:
- Cáp có bọc kim loại (STP): Lớp bọc bên ngoài có tác dụng chống nhiễu điện
từ, có loại một đôi dây xoắn với nhau và loại nhiều đôi dây xoắn với nhau.
- Cáp không bọc kim loại (UTP): Tính tƣơng tự nhƣ STP nhƣng kém hơn về khả
năng chống nhiễu và suy hao vì không có vỏ bọc.
STP và UTP có các loại (Category - Cat) thƣờng dùng:
• Loại 1 & 2 (Cat 1 & Cat 2): thƣờng dùng cho truyền thoại và những
đƣờng truyền tốc độ thấp (nhỏ hơn 4Mb/s).
• Loại 3 (Cat 3): tốc độ truyền dữ liệu khoảng 16 Mb/s , nó là chuẩn cho
hầu hết các mạng điện thoại.
• Loại 4 (Cat 4): thích hợp cho đƣờng truyền 20Mb/s.
• Loại 5 (Cat 5): thích hợp cho đƣờng truyền 100Mb/s.
• Loại 6 (Cat 6): thích hợp cho đƣờng truyền 300Mb/s.
Đây là loại cáp rẻ, dễ cài đặt tuy nhiên nó dễ bị ảnh hƣởng của môi trƣờng.
+ Cáp đồng trục

Trang: 69
Có hai đƣờng dây dẫn và có cùng một trục chung, trong đó một dây dẫn trung
tâm (thƣờng là dây đồng cứng), đƣờng dây còn lại tạo thành đƣờng ống bao
xung quanh dây dẫn trung tâm (có chức năng chống nhiễu). Giữa hai dây dẫn
trên có một lớp cách ly, và bên ngoài cùng là lớp vỏ plastic để bảo vệ cáp.
Cáp đồng trục có độ suy hao ít hơn so với các loại cáp đồng khác (ví dụ nhƣ cáp
xoắn đôi) do ít bị ảnh hƣởng của môi trƣờng. Các mạng cục bộ sử dụng cáp
đồng trục có thể có kích thƣớc trong phạm vi vài ngàn mét, cáp đồng trục đƣợc
sử dụng nhiều trong các mạng dạng đƣờng thẳng. Hai loại cáp thƣờng đƣợc sử
dụng là cáp đồng trục mỏng (đƣờng kính 0.25 inch) và cáp đồng trục dày
(đƣờng kính 0,5 inch). Cả hai loại cáp đều làm việc ở cùng tốc độ nhƣng cáp
đồng trục mỏng có độ suy hao tín hiệu lớn hơn
+ Cáp quang (Fiber - Optic Cable)
Cáp sợi quang bao gồm một dây dẫn trung tâm (là một hoặc một bó sợi
thủy tinh có thể truyền dẫn tín hiệu quang) đƣợc bọc một lớp vỏ bọc có tác dụng
phản xạ các tín hiệu trở lại để giảm sự mất mát tín hiệu. Bên ngoài cùng là lớp
vỏ plastic để bảo vệ cáp. Cáp sợi quang không truyền dẫn các tín hiệu điện mà
chỉ truyền các tín hiệu quang (các tín hiệu dữ liệu phải đƣợc chuyển đổi thành
các tín hiệu quang và khi nhận chúng sẽ lại đƣợc chuyển đổi trở lại thành tín
hiệu điện).

Trang: 70

You might also like